00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 011B (NAM) - CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - TRUNG TÂM AN DƯỠNG - THẦY ĐỨNG-TRÊN ĐẦU NGỌN SÓNG - VẤN ĐẠO ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI

CK 011B (NAM) - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC - TRUNG TÂM AN DƯỠNG - THẦY ĐỨNG TRÊN ĐẦU NGỌN SÓNG - VẤN ĐẠO ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI.

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 11/2005

Thời lượng: [01:01:28]

1. ĐỊNH CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC

(00:00) Cho nên cái Định Vô Lậu nó sẽ hợp với cái Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, để giúp cho mấy con đi tới cái chỗ cái tâm thanh thản an lạc vô sự hoàn toàn. Hai phương pháp này nó kìm với nhau để cho nó xả được cái, ba cái lậu hoặc, ba cái lậu hoặc, hai pháp này nó kìm để mà phá ba cái lậu hoặc của mấy con. Khi xả hết ba cái lậu hoặc của mấy con thì mấy con thành tựu, chứ không có khó khăn gì hết.

Cho nên phải tập cho kĩ lưỡng hẳn hòi. Và hôm nay, thì lẽ ra thì Thầy dự định là chương trình mỗi buổi chỉ nhận 6 người để hướng dẫn tập luyện về Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhưng chúng ta bây giờ ta chỉ cần cao hơn là mọi người chúng ta hãy, hãy thực hành chứ. Nếu mà không thực hành mà cứ ngồi nghe không thì nó không có đi đến đâu. Mỗi người phải thực hành cho Thầy xem, và đồng thời cách thức đi Chánh Niệm Tĩnh Giác của mấy con đi như thế nào, mà tập để được tỉnh thức thì mấy con hãy đi cho Thầy xem ý thức của mấy con tu tập. Bây giờ trong cái số lượng người hiện giờ, đông đảo như thế này thì chắc chắn là chúng ta không kiểm tra được, không kiểm tra được phải không mấy con. Thế đông như thế này đâu được.

(01:16) Bây giờ thì có lẽ là, đây là cái số lượng người là hai mươi mấy người, 24 người, thì chia ra làm hai lớp để kiểm tra, mỗi lớp nó là 12 người. Mười hai người kiểm tra trong một buổi chứ không phải ít đâu. Còn bây giờ dồn như thế này thì chúng ta thấy cái tổ đường của chúng ta chật, chúng ta không thể, không thể sẽ đi qua đi lại. Cho nên chúng ta chia làm 2 lớp. Một lớp để kiểm tra 12 người, mà nếu thêm nữa thì lại rất cực Thầy nữa, vì kiểm tra không hết, nghĩa là kiểm tra sơ sơ thì không được, kiểm tra kỹ. Khi mấy con đi qua một vòng, thì Thầy khi mà đi qua một vòng thì Thầy kiểm tra vòng thứ nhất, thì mấy con đi lại một vòng thứ hai, Thầy kiểm tra lần thứ 2, kiểm tra lần thứ 3, cho đến kiểm tra lần thứ 6, thứ 7. Mỗi người mà đi như vậy, thì mấy con nghĩ cái thời gian mà chúng ta mất được nhiều, chứ đâu ít được, nhưng mà kỹ lưỡng. Chứ mấy con đi qua rồi Thầy kiểm tra thì sơ sơ thì coi như là không nắm được cái sự tu tập của mấy con, cần phải mấy con phải đi tới đi lui năm ba vòng, thì trong khi năm ba vòng đó thì cách thức. Đầu tiên thì mấy con thấy đông như thế này thì cái tâm mấy con động là thứ nhất, không được thanh tịnh, buộc lòng nó phải ít người. Trong khi đó mình đi tới, đi lui để Thầy kiểm tra đặng từng người như vậy thì mình mới xét thấy trong ngưỡng tu như vậy được hay là không được, để mình phát hiện cho cái người đó chứng tu về cái pháp đó.

(02:55) Thí dụ như bây giờ con đi kinh hành với Chánh Niệm Tĩnh Giác. Cái pháp thứ nhất là đi mình biết mình đi, rồi mình đi, rồi mình đứng lại tác ý mình đi, mình tiếp tục mình đi. Đó là cái pháp thứ nhất. Nếu mà mình hợp với cái pháp đó thì mình đi, Thầy xem xét cái nhiếp tâm coi như thế nào và cái bước đi nó có đúng hay không, nó có đúng như cái người thư giãn hay không. Do đó thì Thầy xác định cho bây giờ tui phải tu cái pháp này chứ đừng tu pháp khác. Còn bây giờ nếu mà mình tu cái pháp mà đi mười bước, rồi đứng lại hít thở 5 hơi thở, rồi tiếp tục tác ý để đi mười bước nữa. Và nếu mình thấy hợp cái pháp này thì qua cái sự mà xem xét thành công, con thấy con tu cái pháp này con thích và con thấy nó dễ tỉnh táo, bắt đầu con ôm pháp đó con tập, con đi Thầy xem, xem coi sự nhiếp tâm của con nó thích, nó thích ở chỗ tưởng hay nó thích cái gì đây.

Phải tìm cho nó đúng hay là sai, nếu đúng thì mấy con ôm cái pháp đó mà tu. Còn nếu mấy con thích cái pháp mà thứ ba, thì mấy con đi mười bước rồi ngồi xuống hít thở 5 hơi thở, thì đứng dậy rồi đi 10 bước nữa, sau hoặc là 20 bước tùy, do mấy con chọn mà nó hợp với đặc tướng của mấy con, thì lúc bấy giờ mấy con trình bày cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác đó cho Thầy xem. Khi xem xong rồi thì xác định cho mấy con làm. Như vậy là con nên ôm cái pháp này mà tu, còn cái này Thầy thấy như vậy là không được, con sẽ thắng không được, con sẽ không có thắng được hôn trầm thùy miên đâu hoặc là con bị lạc trong tưởng. Thì mấy con không tu tập cái pháp đó, mà hướng dẫn cho các con tu tập cái pháp khác.

Còn đến cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp cuối cùng, nếu mà các con thích cái pháp này, con thấy tu cái pháp này con rất tỉnh và không có những hôn trầm, thùy miên thì hãy tập cái pháp Thân Hành Niệm. Thầy sẽ xem xét coi thử con nhiếp tâm tác ý như thế nào, đúng sai, Thầy sẽ giúp cho mấy con thực hiện cái pháp mà mình thấy mình có duyên với cái pháp đó. Tức là mình tu mình thích nhất thì nó mới có ham tu, còn tu mà nghe ngán quá thì đó là tu bị ức chế, nó làm cho mình tu không tiến bộ.

Cho nên khi mà chọn lấy những cái pháp đó rồi, thì lúc bấy giờ mấy con phải đi cho Thầy xem coi. Rồi sau một thời gian tu tập trong một tuần lễ hoặc là hai tuần lễ, mấy con tăng lên, tăng lên thì Thầy cũng xem xét lại nữa, chứ không phải là có một lần thôi. Phải xem xét để giúp cho mấy con tăng lên cho cái chất lượng của mấy con tu như vậy có đúng hay là sai nữa, đó sẽ giúp đỡ cho mấy con như vậy.

2. PHÂN CHIA LỚP

(05:27) Thì bây giờ cái lớp của chúng ta phải chia làm hai lớp, bên nữ thì đông hơn, chắc có lẽ là lớp bên nữ chắc có lẽ chia làm ba lớp. Coi như là năm lớp. Mà vừa dạy về Định Vô Lậu, vừa dạy về Chánh Niệm Tĩnh Giác thì có lẽ một tuần lễ ngày nào Thầy cũng có mặt, không có bỏ sót. Phải không, năm lớp, năm lớp mà chia ra dạy năm ngày về cái Chánh Niệm Tĩnh Giác, còn hai ngày nữa dạy về Định Vô Lậu. Hai ngày nữa dạy Định Vô Lậu, Định Vô Lậu làm sao chen vô Chánh Niệm Tĩnh Giác được, và như vậy là Thầy bảy ngày luôn, chỉ còn có ngày chủ nhật mà thôi. Và như vậy thì Thầy cũng chịu thôi chứ bây giờ làm sao bây giờ, có một mình. Thì bắt đầu bây giờ có thể là phải chia ra hai lớp.

Vậy thì hôm nay, thì chúng ta được học và nhớ bây giờ đi khất thực, rồi ngày mai thì Thầy sẽ đến Thầy phân lớp cho bên phía nữ, bên nữ. Rồi, xong rồi thì bữa kia thì mấy con trở lại đây, mấy con sẽ cái lớp thứ nhất. Rồi, có lẽ là Thầy sẽ chia như thế này cho nó dễ hơn. Buổi sáng cái lớp thứ nhất, buổi chiều cái lớp thứ 2, hai buổi khác đó con. Chứ còn bây giờ Thầy sáng, Thầy kiểm tra một lớp, rồi ngày sau Thầy kiểm tra nữa thì nó đụng bên nữ rồi, phải không? Cho nên Thầy phải chia hai lớp, thì coi như là buổi sáng cái lớp ở bên đây, mấy con ngồi phía đây bên đây ngay Thầy, là cái lớp thứ nhất. Cái lớp kia thì buổi chiều, phải không để mà Thầy kiểm tra. Như vậy là mới bảo đảm chứ.

Thì bắt đầu bây giờ là chúng ta chuẩn bị để mà phân lớp đi. Thì ai mà ở bên đây, thì phải ngồi cái dãy bên đây, không có được, cái chỗ của con còn thiếu một người nữa, có ai đó muốn bên kia, thôi qua bên kia đi. Còn không là Thanh Trí, Thanh Trí lại đây cũng được, không sao đâu. Thanh Trí qua bên đây ngồi bên đây, bên cái bàn bên đây. Còn con ngồi bên đó thì cứ ngồi luôn đi. Rồi đó, như vậy đó, xích lên con, dồn lên để mà cái lớp của mình sau đó, cái vị trí của ai thì người nấy ngồi. Đừng có khiêm tốn bằng cách này, bằng cách kia, mấy con đừng nghĩ rằng tui cư sĩ không có xuất gia thì không được. Do đó thì nó không được.

(08:00) Thầy trả lại cái bài của con, con hãy viết lại con. Nhớ xoáy vào cái đề tài của nó là nhân quả, đặc tướng của nhân quả thảo mộc, nói xoáy ngay cái chỗ đó con, đừng có nói mênh mông cái khác, con xoáy ngay chỗ đó con, rồi. Rồi, Thầy trả về làm như vậy, rồi.

Thì coi như Thầy phân lớp cho mấy con như vậy, cái lớp này 12 người. Cái lớp bên đây là 12 người mấy con, bên kia cũng 12 người, là 24 người, con. Ừ, mỗi bên là 12 người. Thiện Thảo, có đến không con? Như vậy là bên đây là 23 người, Thiện Thảo là chắc là say mê rồi. Ờ, vậy là 24 người, ở bên đây là 14 người, ở bên đó là 14 người, 2 người nữa. Ân Thi bữa hồi sáng này đi phải không? Rồi với Thiện Thảo phải không? Để lát nữa ra coi Thiện Thảo coi nó đang vui hay sao đây, hay nó lên nó thăm cung trăng rồi chứ gì, nó đi thăm Biên Hòa đó. Cho nên nó quên vô đây rồi thì chắc chắn là nó đang đi thăm Hằng Nga ở trên cung trăng, nó đi thám hiểm ở trên, để rồi Thầy sẽ đến thăm nó mới được.

Như vậy thì lớp bên đây là 12 người, lớp bên đây là 14 người. Như vậy là Thầy chia lại cho nó đồng, mỗi lớp bên đây là bớt bên kia qua bên đây. Bên đây là 12, cho nó là 13 người đi, cho bên kia 13 người, phải không? chứ còn dồn lại chia, cho nó chia đôi một buổi. Thì Thầy thấy như vậy nó dễ cho cái sự mà hướng dẫn của Thầy, không có gì. Vậy thì, bây giờ thì thôi, cái số người mà vắng mặt thì thôi, coi như chúng ta bên đây 12 người, bên đây 12 người, phải không, vậy 12 người.

(10:16) Vậy thì, bây giờ mấy giờ rồi mấy con? còn có giờ thì mình sẽ kiểm tra được không? chắc là mình không kịp, bây giờ có kiểm tra cũng không kịp. Tại 12 người lận, mình kiểm tra sao được, không lẽ kiểm tra nửa rồi chiều nó dồn lại rồi kiểm tra sao được, thôi kiểm tra là riêng một buổi là làm sao cho dứt điểm để cho cái buổi khác, bởi vì nó gối đầu mà. Với mình, dù bây giờ nó có lỡ cái thời gian có ấy, mình phải kiểm tra cho hết, còn bây giờ không, Thầy kiểm tra rồi tới giờ đi khất thực thì làm sao đây. Không lẽ rồi khất thực ăn rồi vô đây kiểm tra nữa. Không được, phải không mấy con? cho nên vì vậy, mà bây giờ mình có thể mình nghỉ được rồi, để chuẩn bị cho cái phân lớp này cho xong. Rồi ngày mai Thầy phân lớp cho bên nữ, rồi mốt bắt đầu đó, buổi sáng mấy con nhớ cái vị trí của mấy con chứ gì? Mấy con sẽ đến đây, còn buổi chiều thì mấy con bên kia, để mà cho tiện cái sự sắp xếp đó để mà Thầy kiểm tra mấy con.

3. CHIẾN ĐẤU VỚI HÔN TRẦM, THÙY MIÊN

(11: 14) Về vấn đề tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác nó không đơn giản đâu mấy con, đó bây giờ mấy con thấy như Thiện Thảo bây giờ, nó tỉnh quá rồi bây giờ nó không đi nữa, ở trong thất. Thì bây giờ mấy con biết nó đã có cái sự chiến đấu của nó, mà cái sự chiến đấu đó để thắng được cái hôn trầm, thùy miên. Bây giờ nó tỉnh, nó ở trên cái phương pháp nào, nó đã có trình cho Thầy rồi, nó đã nói cho Thầy.

Như vậy mà, hôm này Thầy ra Thầy thấy, mọi người thì ngủ hết rồi nhưng mà Thầy thấy nó đi kinh hành đi qua, đi lại, tích cực dữ lắm. Nó thấy Thầy đi ngang thì nó có chào Thầy. Còn Thầy thấy đến cái thất của thầy Chơn Thành đó, thì thầy đang giữ tu Tứ Niệm Xứ, mà thầy đang giữ cái tâm của mình mà đang tu cái oai nghi nằm, à người ta cứ ngỡ tưởng là thầy Chơn Thành ngủ, nhưng sự thật không phải đâu mấy con, thầy đang giữ tâm mình tỉnh giác ở trên cái oai nghi nằm. Để xem coi nằm coi nó có ngủ không, nằm rồi rất khó con. Cho nên Thầy thấy mấy con đừng tưởng mấy con, Thầy nói thật sự mấy con kiểu cách nào, mấy con sao Thầy cũng biết hết.

Cho nên khi mà Thầy đến cái thất của Thiện Thảo đó, thì Thầy thấy nó đi tới, đi lui, nó đi nó, Thầy biết là đó là cách thức để nhiếp tâm khi nó đang cố gắng để mà khắc phục cho hết hôn trầm, thùy miên. Mặc dù bây giờ thầy Chơn Thành tỉnh như vậy, nhưng mà hở là cũng bị hôn trầm đánh vô liền, chứ không phải là sạch đâu. Chừng nó sạch rồi mấy con không có lo gì hết, nằm nó cũng tỉnh bơ à, mà đi cũng được, nằm cũng được, ngồi cũng được, không có cảnh giác.

Còn bây giờ là cảnh giác lắm đó, mới chiến thắng nó như vậy được, mới chiến thắng nó được, chứ không có thả lỏng nó được đâu, nó còn, nó còn núp á, nó còn núp ở đâu đó. Tức là cái hôn trầm thùy miên nó núp ở trong mấy cái bụi cây, mà hở cái nó nhào vô chụp mấy con liền ngay tức khắc đó.

Cho nên thầy Chơn Thành hoặc là Thiện Thảo cũng vậy, cho nên có Thầy đi tới đi lui thì nó đỡ, vì cái từ trường của Thầy nó giúp đỡ cho mấy vị đó tỉnh chút, chứ nếu không có thì nó ở trong bụi nó nhảy ra nó chụp cổ liền. Nó chụp cổ mà nó nhai sống chứ không phải đâu, nó chỉ trong vòng nó sơ suất một chút là một giờ nó đi qua nhanh như chớp, nó ôm cổ một giờ nó đi tuốt luốt một giờ, chứ không phải dễ với nó đâu, khó thắng nó lắm. Nghe nói hôn trầm thùy miên là ai cũng sợ hết chứ không phải thường đâu. Cho nên Thầy rất là tội, nếu mà không có Thầy, mà không có sự hỗ trợ thì cái hôn trầm thùy miên mấy thầy cũng khó thắng lắm chứ không phải dễ. Cho nên Thầy đi ra Thầy thấy, người thì nằm còn người thì đi. Cho nên Thầy biết hai người này hết, Thầy biết hết.

(13:55) Còn mấy con thì bây giờ giờ giấc của mấy con giữ đúng thôi, chứ còn mấy con chưa, khi nào mà Thầy thấy mấy con tu tập, Thầy kiểm tra hết mà, Thầy nói ờ bây giờ đây là lúc chiến thắng hôn trầm thùy miên à, mấy con phải chuẩn bị. Mở chiến dịch rồi đó, chứ không có phải là chuyện chơi nữa. Bắt đầu từ đây cho tới một tuần lễ, một tháng, phải đánh cho rốc, đánh cho giải phóng luôn đó, thì mấy con phải nỗ lực. Nghĩa là dù là mấy con chết thôi chứ nhất định là không đầu hàng đó. Nghĩa là đánh rốc, đánh cho thẳng tay, đánh cho mạnh, đánh cho không có còn giặc hôn trầm thùy miên còn nữa. Nghĩa là không còn nữa. Còn quý vị này thì coi như là đang chiến đấu chứ chưa phải thắng giặc đâu. Mà chiến đấu mà nếu mà không có ngoại viện kể như là, không có đồng minh mà tiếp thì chắc chắn là tiêu đó, chứ không phải dễ.

Nói vậy chứ giặc hôn trầm ghê lắm, Thầy nói mà không có sự ngoại viện của Thầy thì kể như mấy người đó đầu hàng rồi. Đầu hàng là sao mấy con biết không, lên giường nằm ngủ chứ không có gì. Vậy thôi, cho nên Thầy rất thương đệ tử của Thầy, cực khổ lắm, cho nên Thầy phải đi tới đi lui, Thầy giúp đỡ, Thầy trợ giúp và đồng thời khi mà có Thầy nó có cái lực mấy con, họ cố gắng chiến đấu, cố gắng chiến đấu cho thành công.

(15:13) Đó thì hôm nay như vậy thì tạm đủ rồi, thì bây giờ bắt đầu mấy con nghỉ để mà chuẩn bị thọ trai. Cho nên cái lớp nào mà buổi sáng học, là cái lớp đó đó phải vô đầu là bắt đầu phải kiểm tra liền, để kịp thời mà đi khất thực. Chứ nếu mà trễ tới, buổi chiều thì có thể mấy con, Thầy có chậm chạp đi nữa, tới 5 giờ, 6 giờ thì cũng không sao. Nhưng mà mấy con đi khất thực mà qua 11h thì nguy hiểm cho mấy con. Đây mà đi chầm chậm ra tới đó về là quá 1 giờ, ăn đâu có được phải không. Cho nên vì vậy chuẩn bị, bởi vì mình đi khất thực chứ đâu phải mình chạy như người ta chạy đua, đâu có được. Vì vậy mà mấy con phải lập hạnh.

Cho nên trong cái giờ buổi sáng, mà cái lớp học buổi sáng là cái lớp học đó phải có giờ nhất định. Ví dụ như 10 giờ là mấy con phải nghỉ rồi chứ không thể nào còn kéo dài, dù như thế nào nữa thì cũng đành thôi chứ không thể nào mà thêm được nữa. Thì các con nhớ rằng 10 giờ là phải xả nghỉ, mà bây giờ đây là mới 8 giờ mấy, còn bao nhiêu nữa, nhưng mà hôm nay mình nghỉ trước cũng không sao.

4. ĐẶC SAN MỪNG SINH NHẬT THẦY

(16:20) Để Thầy còn lo chuẩn bị cho một cái tập nữa, Thầy in ra để giao cho một thằng photo, sau đó Thầy sẽ gửi cho mấy con cái tập – Đặc san mừng sinh nhật Thầy- mà chắc chắn là mấy con chưa có đọc, có người có đọc nhưng mà có người chưa đọc. Vì cái tập đặc san đó do Thanh Trí làm ra, nhưng mà những cái bài vở của mọi người gửi về, đọc cũng thấy có những cái điều kiện cũng rất hay.

Vì vậy mà Thầy chỉ, hôm rày mắc bận công việc đó cho nên Thầy không có đưa lên máy để mà chỉnh lại. Bây giờ Thầy đưa lên máy chỉnh lại để thành cuốn sách, chứ Thanh Trí nó đưa vô thành cái tạp chí, thành ra nó hình ảnh nó nhiều thứ lung tung đủ hết. Thầy muốn nó trở thành, mình là người lớn rồi không còn ham thích nhìn hình đâu, chỉ nhìn chữ đọc để hiểu. Cho nên Thầy biến nó thành tập sách nó hơn là, đơn giản một cái hình của Thầy ở trước cái cuốn sách đó thôi.

Mừng sinh nhật Thầy thì có cái hình, một cái hình lớn ở trước cái tập sách đó là đủ rồi. Còn ở trong đó đơn giản không có để hình ảnh gì hết, không có hoa hòe gì hết, để chữ bài thôi rồi mấy con sẽ đọc, rồi mấy con suy ngẫm những huynh đệ của mình bốn phương. Những cái duyên Phật Pháp nó gặp nó cũng kỳ lạ, nó cũng có những cái hay. Cho nên đó những cái sách tấn cho mấy con. Cho nên hôm nay Thầy đưa lên máy hồi hôm này, cho đến bây giờ Thầy in gần xong rồi. Thầy vừa chỉnh Thầy in gần xong rồi. Cho nên chỉ còn có mấy tép nữa là xong, là coi như đưa cho Mật Hạnh nó photo rồi nó đóng thành tập, thì Thầy sẽ gửi cho mấy con trong cái dịp này mấy con đọc.

(18:06) Người nào chưa đọc mấy con sẽ đọc, và cũng là một cái hay để cho mình có cái nối, cái vòng tay của mình với những huynh đệ của mình, mặc dù hiện giờ họ chưa có mặt đây. Nhưng mình đọc mình cũng thấy được tâm tư của họ, nguyện vọng của họ. Thì coi như là nó có một cái tình tha thiết, gắn bó nhau trên con đường tu học Phật giáo Nguyên Thủy mấy con. Chúng ta sẽ là những huynh đệ, những anh em ruột thịt trong một nhà. Cho nên, vì vậy mà tuy không gặp nhưng mà đã hiểu được qua những cái sự liên hệ bằng những bài vở mà mình đã viết ra, thì đó là cái hay mấy con.

Cho nên, vì vậy mà càng trao đổi cho nhau những kinh nghiệm, nhưng khi mà đến Tu viện rồi thì nhất định là mình không trao đổi bằng miệng nữa, mà trao đổi bằng thân hành của chúng ta. Các con thấy, cái đẹp đẽ nhất là chúng ta ở đây, chúng ta trao đổi bằng cái hành động của chúng ta. Cái người này tu nó như vậy, nó làm cho cái người kia sách tấn, mình không có chuyện mấy con để cho nó bị phóng tâm, phóng dật. Nhưng mà mình lấy cái hành động của mình mình nói ra. Còn cái gì muốn hỏi thì chỉ mấy con hỏi Thầy mà thôi. Còn hiện mình đọc những cái bài viết của các bạn bốn phương để mình nối chập được cái tâm tình của mình, cái vòng tay của mình, mình đang trên con đường tu tập, họ cũng đang từng phút từng giây đang tu tập. Nhưng mình may mắn hơn được gần mấy Thầy, còn họ không may mắn hơn, chỉ nương vào sách vở, nương vào những lời dạy của Thầy tu tập, có khi đúng và cũng có khi sai.

Cho nên mình cũng ước ao một ngày nào đó huynh đệ mình được cùng sống với nhau trong một mái nhà, để cùng chia sẻ nhau những cái thân hành của mình, những cái thân giáo của mình hơn. Đó là một cái điều rất là đẹp đẽ mà Thầy mong rằng chúng ta có những giờ phút để mà nối chập vòng tay tu tập cho nhau. Để an ủi, để giúp cho đời, làm cho cuộc đời của mọi người bớt đau khổ. Đó là cái ước nguyện, mà Thầy nghĩ ước nguyện đó không riêng Thầy đâu mà trong mấy con, cho nên mấy con cố gắng mấy con.

Con đường tu tập là như vậy, cho nên Thầy bắt đầu Thầy nghĩ, chắc Thầy cũng không nghĩ mà Thầy làm cái công đốt đèn. Bây giờ Thầy ra Thầy tiếp tục Thầy in, in cho xong cái tập này cái đã. Rồi Thầy sẽ đưa cho Mật Hạnh làm xong Thầy sẽ gửi cho mấy con. Thỉnh thoảng trong cái giờ tu Định Vô Lậu, mấy con làm sao mấy con đọc cái giờ tu Định Vô Lậu. Còn cái giờ kia thì mấy con đừng thấy hay quá rồi cứ đọc say mê bỏ hết thì không hay đâu, cho nên tới giờ mà tu Chánh Niệm Tĩnh Giác thì mấy con giờ giấc nghiêm chỉnh, cái giờ tu Định Vô Lậu mấy con đọc được.

Cái Định Vô Lậu nó triển khai cái tri kiến, mà chúng ta đọc nó cũng làm thêm cái sự hiểu biết của chúng ta, nó làm chúng ta sách tấn chúng ta trên con đường tu tập. Cho nên, nó là cái Định Vô Lậu, do đó mấy con đọc sách kinh hoặc là đọc những cái điều lợi ích cho đường tu tập của mình trong giờ mà tu Định Vô Lậu, chứ đừng phi thời mấy con, đừng phi thời. Trừ ra khi nào bị hôn trầm, thùy miên trong cái giờ mà Định Vô Lậu mà mình thấy mình ngồi mà gây buồn ngủ, thì mình mới đứng dậy mình đi thôi. Đó là những điều Thầy dặn mấy con.

5. VẤN ĐẠO VIỆC ĐI KHẤT THỰC - Y ÁO - ÁP DỤNG

(21:05) Thì đến đây thì chúng ta sẽ nghỉ con. Sao bây giờ nghỉ, có gì không con? bây giờ mấy con có hỏi gì không con?

Tu sinh: Dạ, lúc Thầy dạy, con có câu hỏi này.

Trưởng lão: Ừ

Tu sinh: Lúc nãy Thầy có nói về vấn đề đi khất thực, mà bây giờ chưa biết chia ra mấy khu để đi đó. Mỗi khu đi vậy như vậy thì cách 15 phút, bây giờ cũng chưa xác định được khu nào khu A, khu B, khu C. Còn có một cái chùa ở phía ngoài kia nữa. Thì bây giờ Trưởng lão chia khu nào khu A, khu B, khu C để tiện đi lại.

Trưởng lão: Cái khu mà ở bên kia đó, cái khu mà ở từ cái rào bên kia đó, mấy cái đất đó đi qua tới cái đường mà ở chỗ nhà cô Trang có cái cổng đi thẳng vô đây, thì khu đó là khu A. Bắt đầu bên đó A. Còn cái khu mà chỗ thầy Chơn Thành với Thanh Quang mà ở đó, cái nhà của Thanh Quang ở, rồi con ở đó là khu C, phải không. Còn cái khu mà qua bên kia có mấy người cư sĩ ở bên đó, ở bên đó có Đức Hoài ở đó, thì cái khu bên đó là một cái A, B. Cái khu của con đó là khu B, còn khu đó khu C con. Mà khu C thì đi chung với cổng chú Lĩnh thì đó là khu C đó, khu C hết. Rồi bắt đầu cái khu mà ở đằng trước mà nam đó, ở đằng trước này mà nam, thì nó nằm khu D, khu đó là khu D. Bốn, đó cái khu mà của chỗ mà của Phước Châu. Bốn bên, cái phần đó khu D. Còn bên nữ thì họ chia mấy cái khu của họ được. Họ đi riêng rồi. Còn mình ở đây thì. Vậy thì cái khu A đi trước, rồi khu B, rồi tới khu C, rồi tới khu D. Tức là ở đằng trước họ đi gần họ lại đi sau hết.

Tu sinh: Cách nhau 15 phút thôi thầy ơi.

Trưởng lão: Cỡ khoảng cách 15 phút. Cái khu đó đi rồi 15 phút thì khu khác đi, cỡ 15 phút.

Tu sinh: Thầy chừng 10 giờ.

Trưởng lão: Thì bắt đầu 10 giờ, không biết rẳng là ở ngoài đó họ đem cơm vào lúc nào nữa, Thầy chưa hiểu. 10 giờ rưỡi hay là 10 giờ? 10 giờ hả con, 10 giờ có rồi phải không? 10 giờ, như vậy là bắt đầu 10 giờ đi được rồi. Còn nếu mà họ đem vào 10 giờ rưỡi thì mình cứ 10 giờ rưỡi mình đi.

Tu sinh: …​…​…​ mình đi cách cách khoảng cũng được …​…​…​.

(23:38) Trưởng lão: Coi như là cứ cái khu này đi xong rồi đó, đi cách mười. Thay vì bây giờ con coi giờ đồng hồ, 10 giờ thì cái khu A đi, sau 15 phút, qua 15 phút thì cái khu B đi, phải không, thì coi như là 30 phút thì cái khu C đi, 45 phút sau, gì chứ. Khu B đi, khu A đi thì 10 giờ, mà khu C, khu B đi là 10 giờ 15 phút, phải không? 10 giờ 15 phút mới đi. Khu kia người ta đi, phải chờ cho người ta đi xong đã 15 phút. Mà đây ra đó cái thời gian thì mình cũng đi chậm, chứ đâu có đi nhanh đâu. Rồi cái khu C thì nó là 4 giờ 30 phút, 10 giờ 30 phút con, 10 giờ 30 phút. Rồi 10 giờ 30 phút thì tới khu C. Khu cuối cùng là 10 giờ 45 phải không. Rồi, như vậy là mấy con lượng theo đúng cái giờ đó thì mình sẽ đi thì nó không có sao hết. Ở bên cái khu của mình bên nam thì mình chia vậy để mà đi. Thì như vậy là, cuối cùng cái giờ đó thì mấy con ở cái khu ngoài đó, khu chót cuối cùng đó, thì mấy con đi sau hết. Thì chờ ví dụ như cái khu trong này người ta đi vô rồi thì mấy con ở đó, mấy con đi ra đó mấy con khất thực thì dễ. Ở ngoài đó dường như là 5 người, 5 người.

(25:33) Tu sinh: Bạch Thầy! Thầy cho con hỏi, Thầy giải thích cái tam y. Con có giữ 2 y dài, 2 cái áo, 2 y trung nữa, xin Thầy giải thích cho con hiểu cái áo còn dư. Xin Thầy giải thích dùm.

Trưởng lão: Dư, thì khi mà nó dư 2 cái y đó, thì bây giờ con còn cất, mà con chưa có bố trí cho ai được hết. Thì hỏi xem có ai? Ai cũng có, đủ hết rồi?

Tu sinh: Đủ hết rồi, con gởi cho cô Út hết rồi, nhưng còn 2 cái y hạ với 2 cái áo, còn dư, mà dư bao nhiêu Thầy?

Trưởng lão: Nghĩa là mỗi người một cái thôi, mà 2 cái là dư. Thí dụ con có cái y vấn con vậy đó, mà con ở thất con còn cái nữa thì con thừa đó.

Tu sinh: Một cái, thừa cái y vấn 1 cái.

Trưởng lão: Một cái được rồi, còn cái y trung, y hạ con đó, thì con được 2 cái, 2 cái y trung, 2 cái y hạ để thay đổi đó con. Còn nếu mà con thiếu thì phải xin thêm.

Tu sinh: Áo lạnh có dư không Thầy?

Trưởng lão: Không, không dư, cái đó là thêm áo lạnh để khi mùa lạnh con mặc thì không dư. Mà con 2 cái áo lạnh là dư.

Tu sinh: Con một cái, vậy con đủ.

Trưởng lão: Có một cái đủ con, hễ một cái là được, không sao hết, đó là tứ sự mà. Tứ sự của một người tu sĩ, không thừa đâu. Con nhớ ngày xưa đức Phật 3 y, 1 bát rất là vất vả mấy con. Nghĩa là bây giờ cái y trung, y hạ mà bỏ ra thì vấn y thượng lên. Còn cái này mình có được cái y trung, y hạ 2 bộ. Thành ra sau cái thời gian mà sống 3 y, 1 bát theo thời đức Phật, thầy thấy khó quá, cực quá. Lỡ mà ướt hết thì chắc chết. Cho nên vì vậy mà Thầy, thành ra Thầy thấy nó vừa đủ, mình 2 bộ vừa đủ. Còn bên nữ thì cho 3 bộ con. Bởi vì người nữ khi họ ấy họ quá khổ, cho họ mặc 3 bộ. Tức là họ có 3 bộ y ngắn họ. Còn cái y thượng thì 1, nhất định là 1 chứ không được 2.

(27:39) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con giờ có câu hỏi: chính là bây giờ con có 1 cái y thượng rồi, con có một cái áo tràng có được hay không?

Trưởng lão: Bây giờ là con, nếu trong cái vấn đề mà con có cái y thượng như vậy, thì coi đương nhiên là cái áo tràng là cái y thượng của con rồi. Nhưng hiện giờ đó, con là một tu sĩ Bắc Tông mà con được chuyển qua, chuyển qua bên đây, tức là con chuyển qua cái hệ khất sĩ con. Thì đương nhiên là con còn giữ được cái áo Bắc Tông của con để con hòa đồng với Bắc Tông, với Đại Thừa, để có điều kiện mà để con chuyển hóa họ. Cho nên con cần phải con mặc cái y áo như họ, chứ con không khéo con mặc cái đó nói con theo hệ phái Nguyên Thủy, họ không có chơi với con đâu, con không có lọt vô cửa họ được. Nhưng mà con mặc cái áo này con lọt vô cửa họ con nói chuyện được đó. Vậy con khéo léo con tìm cách để mà gỡ cho họ ra khỏi những cái không đúng của Phật Giáo, họ rất đáng thương chứ không phải. Cho nên vì vậy, mà con có được cái áo tràng như thế này, mà con từ hệ phái Bắc Tông mà con qua. Bây giờ con được trao y bát của Nguyên Thủy, con để mà khất sĩ đó, thì con nên giữ cái áo tràng, để chờ cơ hội để cứu giúp bạn mình, cứu những người Đại Thừa đó, cái đó là cái tốt. Chứ mình không có, mình không cần thiết.

Như bây giờ mấy con vô đây, mấy con vấn y đó rồi mấy con cứ vấn y đó, đều là tốt hết. Nhưng mà sau khi có cái cuộc họp chung với Đại Thừa là mấy con có cái áo tràng, chứ chừng đó chạy đi mượn ai, có phải không con? Mà nó cũng gọn nữa, khi mấy con đi ra với mọi người, hòa hợp với bên Đại Thừa, con mặc cái áo tràng vô cái con đi, đây, nói đây là ông thầy Đại Thừa rồi, còn dễ, phải không, nó dễ giống nhau. Cho nên mấy con hòa hợp với họ, rồi trong khi đó sự sinh hoạt đó, thì mình gần gũi với người ta mình mới nói được cho họ thấy. Với mình sống qua cái đời sống giới của mình, cái thân giáo của mình, họ ủa, sao thầy này ăn mặc cái áo tràng này mà thầy lại ăn ngày có bữa vậy. Nói không, tôi tập dần, tập dần và tôi thấy cái này hay lắm, ăn vầy mà sao nó không có bệnh, mà tôi thấy quý thầy ăn 3 bữa mà sao nó bệnh, còn tôi bây giờ thấy nó không bệnh. Mình nói vậy cái họ bắt đầu cái họ thấy cũng hay đó, cái bắt đầu họ bắt chước mình họ ăn, mình dẫn họ đi vào Nguyên Thủy.

(29:52) Giữ giới phải không? Đó là cách khéo léo của mình, chứ mình đừng có nói tui ăn ngọ là không được, đừng có nói vậy, mà tui thấy tui ăn ngày một bữa mà tôi thấy sao tôi giữ giới, mà tôi thấy thân tôi ít có bệnh lắm, mà nó cũng không có hôn trầm, ngồi thiền nó cũng không có hôn trầm. Mấy ông Đại Thừa nghe nói vậy mấy ông ham lắm, rồi bắt đầu mấy ông giữ, nhưng mà không ngờ mình dẫn ông đi vô giới, phải không. Nhưng mà mấy con vấn y đó là mấy con nói là họ không nghe đâu, nhưng mà mấy con mặc cái áo như thầy đó, thì mấy con nói mấy ông Đại thừa nghe đó. Mấy ông tưởng là mình Đại Thừa nhưng vì mình bệnh rồi, nói bây giờ ăn ngày một bữa hết bệnh. Mình khéo léo để lôi người ta trở về giới. Sau khi giới rồi đó mình lần lượt, thầy nói không bệnh mà sao tôi chay rồi tôi cũng bệnh dữ vậy, ủa, tôi ăn ngày một bữa tôi cũng bệnh dữ vậy, phải không? Tại vì thầy quên tác ý, lần lần mình dẫn nó vô, mình dẫn mấy thầy đó vô. Cái họ tác ý cái có hiệu nghiệm, cái hiệu nghiệm, như vậy hay quá. Rồi bắt đầu đó mình mới nói, đó, thầy thấy chưa, tu Đại Thừa nó không có pháp, nhưng tu Nguyên Thủy có pháp hết bệnh đó

Từ cái ăn rồi mình dẫn họ tới cái pháp con, mình khéo léo. Mà không có chiếc áo này con dẫn không được. Họ nói Nguyên Thủy họ không có theo đâu. Cho nên con có được chiếc áo con giữ, cái đó không có tội. Chỉ còn có cái là, mấy con là bên Nguyên Thủy đó, mấy con lại thêm cái áo tràng nữa thì không được. Cái ông này tui thấy hôm đó ông ở bên khất sĩ, bên Nguyên Thủy đây mà bữa nay ông ấy mặc cái áo này, ông mạo nhận ông vô đây ông làm cái gì đây? Có nguy hiểm, con hiểu chưa? Bởi vì nói chứ mấy ông thầy Đại Thừa họ biết con, con đi sinh hoạt này kia đồ họ cũng để ý lắm. Còn bây giờ hồi nào tới giờ mình, cũng như thầy bây giờ Thầy sinh hoạt, họ nói thầy Nguyên Thủy sao được. Tui hồi nào tới giờ tôi Đại Thừa tui ra mà, phải không, nhưng mà sự thật ở trong bụng mình Nguyên Thủy họ biết đâu. Mình phải khéo léo chớ, khéo léo để giúp đỡ họ, giúp đỡ những người, họ cũng đều là những người đáng thương chứ đâu phải là đáng ghét đâu. Họ mình đâu có ghét, nhưng mà vì cái pháp sai chứ đâu phải họ sai đâu. Nhưng vì cái kiến kiết sử, cái kiến chấp của họ thôi, cho nên mình khéo léo, khéo léo để mình cứu. thương hết mọi người.

6. TRUNG TÂM AN DƯỠNG

(31:57) Cho nên khi mà, khi mà Thầy viết ở trong bức tâm thư. Đầu tiên thì Thầy không có để các hệ phái, những tu sĩ mà các hệ phái khác mà bệnh đau được vào cái bệnh viện của Thầy để trị bệnh từ thiện đó, thì có người nói với Thầy, nếu mà mấy ông Đại Thừa mà vô bệnh viện của thầy chắc nước Thầy có chết, tiền đâu mà Thầy nuôi cho hết, đông lắm. Thầy nói, bởi vì mình làm cái việc từ thiện, mặc dù là họ vào, họ thấy được cái sự hướng dẫn và cái sự huấn luyện của mình và đồng thời mình an ủi họ trên cái từ thiện của mình. Từ cái chỗ họ đến bệnh viện mình họ nằm tu rồi, họ mới thấy được con đường đi của mình, từ đó họ trở thành những người tu sĩ Nguyên Thủy hết.

Đó là cái điều kiện mình mở cổng cho họ vào, cái tu tập của mình chứ đâu có phải gì đâu mà mình lại sợ. Cầu cho họ vô hết để mình trị bệnh chứ sao. Nhưng mà cuối cùng họ trở thành Nguyên Thủy hết ráo.

Các con biết không, từ cái ơn, họ thấy cái ơn của cái Trung Tâm An Dưỡng, nhưng mà không ngờ là họ vô đây cái họ thấy hoàn toàn mình đi vào Bát Chánh Đạo hết. Người nào mà được trị bệnh mình cũng trị bệnh bằng tinh thần, chứ đâu phải vô đó nằm có nước mà để trị bệnh cho hết rồi về đâu.

Ông trị bệnh cũng được, ông vô đây ông nằm chứ ông được học hỏi đủ thứ hết chứ đâu phải mình trị có nhiêu đó đâu, phải không. Đâu phải về đây uống thuốc hay mổ xẻ mấy ông rồi để nằm đó rồi chờ về, đâu phải. Vô đây, trong những cái buổi mà ông vô đấy, tôi có thể tôi mở băng hoặc là tôi cho phóng loa trong lớp cho mấy ông nghe bài thuyết pháp, chứ tôi đâu có để cho ông nằm yên đâu, phải không. Rồi mấy ông đi dạo chơi, khỏe khỏe đi dạo chơi, có những mấy cái bia đá người ta để trong cái khuôn viên đó, tự nhiên mấy ông đọc mấy cái bài này thì mấy ông thấy hay quá rồi, do nó từ Đại Thừa chuyển qua Tiểu Thừa cũng dễ dàng chứ đâu có gì khó.

(33:46) Đó là cách thức tổ chức của Thầy, để đưa cái người mà người ta bị kiến chấp người ta đi vào, người ta vào bằng cái tình thương chân thật của mình. Mình sẵn sàng giúp đỡ cho tất cả các hệ phái của Phật Giáo. Tu sĩ mà đau bệnh cứ đến là Thầy trị, Thầy trị đâu phải như Thầy trị mình, con thấy Thầy Trường cũng đâu phải trị như thầy Chơn Huệ ngoài đó, trị mà rồi còn phải cúng dường cho Phật Quan Âm phù hộ thì cái kiểu này không được, Thầy không có trị được. Mà Thầy đưa cho họ nghe những cái bài pháp, Thầy giúp cho họ có đủ cái điều kiện thuận tiện khi mà họ trị bệnh. Họ ở đó, mặc dù họ Niệm Phật, cúng bái gì kệ họ nhưng họ được sự hướng dẫn về Chánh Pháp, bắt buộc họ phải nghe thôi. Nghĩa là đây là bắt buộc chứ không có gì hết, nhưng bắt buộc mà không bắt buộc, nhưng mà nó cứ lọt lỗ tai họ, đó là cái khéo léo của mình.

Cho nên, vì vậy mình vừa trị bệnh mà không có đưa họ những cái tà pháp, mà về tinh thần thì xen vào cái chỗ làm cho họ tự họ, họ giác ngộ ra. Mình không bắt buộc họ, mà tự họ giác ngộ, giúp cho họ đi đến cái chỗ tu hành tốt.

Đó là cái mục đích của Thầy mà, chuyển tất cả những tu sĩ của Đại Thừa nó trờ thành Nguyên Thủy theo đúng con đường của Đạo Phật đó. Nhưng mà mình không có đủ, mình chưa có đủ duyên, có đủ duyên rồi mình làm đó, Thầy nói mà cái cơ sở, bệnh viện đó, nó trang bị không phải là vô đó trị bệnh để rồi hết bệnh đi về, mà vô đó để học đạo đức, để vô đó để học được Chánh Pháp. Từ đó về đó mà họ có những cái sự an ủi rất lớn cho họ. Đó là cái mục đích của Thầy đó.

(35:19) Mấy con không có ngờ mà Thầy làm cái công việc mà Thầy đã tính toán rất kĩ rồi đó, tính toán rất kĩ. Thầy không bỏ một cái người nào ở trên cái thế gian này đâu, không bỏ một ai hết. Bất kì một cái tôn giáo nào, thậm chí như sách vở của Thầy đều luồn vào bên Cao Đài hết, Thầy cho mấy ông đó, mấy ông Cao Đài thích lắm nhưng mà mấy ông không dám tu, chứ mấy ông thích lắm. Mấy ông để cái địa chỉ cái giáo hội của Cao Đài ở trên đó, họ đưa cho cái địa chỉ cho Thầy, họ xin Thầy có những cuốn sách gì cho. Thầy nói con biết, Cao Đài nó vẫn phải thấy được cái pháp của Phật quá tuyệt nữa, mặc dù nó rất tin, nó rất tin tưởng nhưng mà cái tin tưởng của nó là, nó tin nhưng mà điều kiện nó đọc sách này nó thấy quá hay, quá hay thực tế.

Do mà lại Thầy nói tôn giáo nào cũng kệ, bởi vì nó là đạo đức của con người rồi, người nào dù tôn giáo nào cũng vậy, nhưng mà khi mà người ta đọc, người ta đọc rồi người ta tập luyện rồi người ta thấy ích lợi, người ta thấm, lần lượt người ta thấm nhuần, thâm nhuyễn thì lần lượt người ta sẽ có những cái Chánh Tri Kiến, người ta sẽ nhìn thấy được cái sai, cái đúng, rồi lần lượt người ta không có ngại gì mà người ta không có rời khỏi, để người ta xây dựng mình trên một cái đạo đức cho bản thân họ.

Mà Thầy sẽ biến dần, Thầy biến dần cái đạo đức của Phật Giáo, nó không phải Phật giáo của Phật giáo nữa mà của con người, vì nó chân lý của con người. Cho nên cái tôn giáo nào cũng được và từ đó họ đi về với cái đạo đức của con người, đạo đức nhân bản của con người rồi thì họ không còn tôn giáo nữa, họ mất cái tôn giáo rồi. Bởi vì cái đó là cái sự thật, cho nên vì vậy mà không có cái giả mà ở trong đầu của họ được.

Vì tự họ cứu họ, họ làm cho họ thoát khỏi rồi thì họ còn cầu Phật, cầu Quan Âm làm gì nữa, các con thấy họ không cầu ai nữa hết. Bởi vì chính họ đã biết là chính mình cứu mình rồi, họ đang sống trong thiện mà. Do đó thì họ hết cầu khẩn ai nữa, họ bỏ hết. Do đó thì, bây giờ thì họ còn tiếc, nhưng một ngày nào đó nó được phổ biến cái đạo đức này rộng rồi, họ thấy mình tôn giáo mà mình cầu không cho linh hết, buộc mình cũng lòng phải đi vào cái ngõ này mình mới thấy được giải thoát.

Thì từ đó thế gian này không còn tôn giáo nữa. Mà Thầy nói rằng xây dựng được cái nền đạo đức này rồi, những cái triết học, triết lý đưa vào cũng bị dập chứ không ai mà gạt nó được. Những cái triết lý mà của những cái nhà triết học, họ đưa ra những cái triết lý, nó nhận xét qua cái đó có đạo đức hay không, đưa ra cái điều đó có đạo đức hay không, nó biết được. Cái người mà học hành Chánh Kiến của đạo Phật nó thấy mọi pháp như thật rồi, thì không có một pháp nào đưa vô cái đầu nó được hết, không có xen vô cái đầu nó được.

(37:56) Cho nên cái mục đích mà Thầy phổ biến qua cái Trung Tâm An Dưỡng, qua cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện, đó là Thầy đưa rộng ra. Mà cái duyên nó đủ thì, còn không đủ mà Thầy ra đi rồi, thì không biết có người nào mà làm được. Chứ còn Thầy còn sống, cái ước vọng của Thầy nhắm vào từ khi mà Thầy tu chứng rồi, Thầy đã vẽ phương án đó ra. Những ngày đầu tiên mà Thầy ra Phước Hải, thầy Chơn Tịnh, rất vất vả cho thầy, hai thầy trò mà đi trên chiếc Honda mà từ Trảng Bàng mà đi thành phố nghỉ, rồi sáng mới đi ra ngoài đó, rồi ở ngoài đó đi qua bên nữ, ở bên nữ, rồi bên nam, lăn lộn ở trên cuộc đời để xây dựng cái cơ sở mấy con. Ghê lắm, chứ không phải Thầy tính. Nhưng mà cái duyên nó không đủ, Thầy xếp lại mà Thầy về đây Thầy mới hoạt động.

Thầy mới mở mang, mà mấy con biết rồi, Thầy thương chúng sanh lắm, Thầy cố gắng để làm. Nhưng mà hồi đó Thầy không hở môi nói chút nào hết, bây giờ những cái sách Thầy viết rồi mấy con mới thấy đường lối của Thầy đi, chứ hồi đó người ta không biết. Người ta thấy Thầy với Đại Thừa, với Thiền Tông, nói chung là nó bán quân sự. Lúc thì hở ra thì nói thế này thế khác, mấy ông Đại Thừa ông giật mình, nhưng mà lúc thì coi như là Thầy Đại Thừa, thành ra họ không biết gì hết. Thầy âm thầm để mà lo công chuyện.

7. THẦY VƯỢT LÊN TRÊN ĐẦU SÓNG

(39: 20) Bây giờ thì nó có khá khá, vì Phật tử biết Thầy nhiều rồi, cho nên cái hình, thành hình nó lộ ra, nó lộ ra cho đến khi mà sóng gió Chơn Như thì bắt đầu nó bước thêm một bước nữa, nó vượt lên, nó không đầu hàng. Thầy không đầu hàng trước những hoàn cảnh khó khăn, khi người ta cố ý dập mình thì mình vươn lên. Bởi vì đức Phật nói là "Đứng lại thì chìm xuống, tiến tới thì trôi dạt, chỉ có vượt lên", vượt lên, vượt lên trên nó.

Sóng gió nó chụp mình đứng trên ngọn sóng chứ mình không có để nó đè mình xuống, mà mình vươn lên trên ngọn sóng. Thì với cái người mà tu hành của đạo Phật trí tuệ, bao giờ họ cũng vượt lên ngọn, không chịu đầu hàng đâu. Chết bỏ nhất định, thà là cái duyên không đủ là chết chứ nhất định không lùi. Họ tạo đủ điều kiện mà tổ chức để vượt lên, không bao giờ mà họ bị như vậy rồi cái họ co rồi, cái họ khiếp sợ, họ tiêu cực mà chết.

Lấy ví dụ như trong những ngày sóng gió Chơn Như mà Thầy đầu hàng trước cái vấn đề đó, thì Thầy co lại Thầy tìm cái hang, cái hốc nào Thầy chui vào thì ngày này, hôm nay không bao giờ có cái hình dáng này, phải không mấy con. Cho nên đó là cái mình đứng lại, đứng lại mình chìm xuống, đứng lại.

Biết rằng vì chúng sanh thì mình phải chịu khổ nhiều hơn một chút, thì chịu khổ nhiều hơn một chút nhưng mình đứng trên đầu sóng, chứ không chịu nằm ở dưới sóng. Cho nên sóng thần mà Thầy cũng đứng ở trên ngọn sóng mà Thầy đi. Có thấy không, những ngày mà sóng gió Chơn Như, là Thầy đứng trên ngọn sóng Thầy đi. Thầy hễ bước ra khỏi Tu viện Chơn Như thì Thầy sẽ làm cái gì, cái gì, Thầy tổ chức cái gì, cái gì. Thậm chí Nguyên Thanh, Thầy đưa ra Hà Nội, mà cái tiêu chuẩn của ngoài đó, họ bắt đầu ở ngoài đó lộn xộn lên liền, xáo lộn lên liền, nhưng mà xáo trộn vậy mà lại bảo đảm tiến bước. Cho nên Thầy thấy, nó, cái vấn đề mà Thầy tính toán, Thầy tính toán kĩ hết, chứ Thầy không có để mà thất bại đâu, Thầy vượt lên.

(41:20) Và trong những ngày mà Thầy tổ chức cái lớp này, Thầy đang vượt lên những cái đợt, không có dễ đâu, mấy con đừng có tưởng mà Thầy ngồi yên mà được yên như thế này đâu. Thầy không có yên đâu. Nhớ là lúc nào Thầy cũng đứng ở trên ngọn sóng, chứ còn Thầy không có chịu mà Thầy bị sóng dập, đứng trên ngọn sóng. Thầy giải quyết một cách rất là tài ba, Thầy không phải khoe mình đâu. Khi mà Thanh Trí báo cho Thầy biết, thì nó cũng không ngờ, nó không ngờ ngày hôm qua mà mấy con đi ra khất thực, nó cũng không ngờ rằng mấy con sẽ đi khất thực như vậy. Nếu không thì ngày hôm qua, mà nếu không Thầy giải quyết được thì mấy con không có đi khất thực như vậy đâu, mà trong Tu Viện chúng ta chia làm 2 nhóm. Một nhóm thì đi khất thực ngoài kia, một nhóm đi khất thực trong này. Nhưng mà Thầy chuyển biến thành ra chúng ta đi ra một chỗ vừa bên nữ, vừa bên nam ra đó khất thực hết. Thầy đứng trên đầu, cái đầu cái ngọn sóng chứ không thể để sóng chụp, cho nên không được ai chia rẽ cái cư sĩ của Thầy.

Thầy nói thẳng, nói thật mấy con, Thầy nói thà là chết nhưng mà chết ở trong đạo chứ không có chết kỳ cục, không có để sóng gió. Cho nên mấy con không có ngờ đâu, Thầy sẽ giải quyết từng phút, từng giây và bảo đảm cho cái sự tu tập. Thầy đã nói rằng trừ ra Thầy chết Thầy mới bỏ lớp, chứ còn Thầy còn thì Thầy dẫn dắt mấy con tới nơi, chứ Thầy không để mấy con, trừ ra nó cái duyên nó không đủ mà Thầy phải ra đi thôi. Thì lúc bấy giờ thì đành chịu, nghĩa là Thầy nhập diệt thì đó là cái duyên cuối cùng, mà Thầy chưa nhập diệt thì không sao hết, còn tiến bước. Cuộc đời của Thầy là cuộc đời chiến thắng chứ không phải là chiến bại. Thầy không bao giờ là người chiến bại.

Hôm đó mấy con đến đây mấy con thấy, mấy con ở đây mới tu, mấy con thấy sóng gió kể như là sẽ vắng bóng và đồng thời mà cỡ sức mà Thầy không có, không có duy trì mà Thầy bỏ Thầy đi luôn, thì bây giờ không một bóng người ở đây. Nghĩa là Thầy không tới tới, lui lui ở đây thì không còn, mấy con không còn một người nào ở đây hết. Thầy biết là mấy con sẽ đi hết. Nhưng mà Thầy không phải, Thầy lo cái mặt bên ngoài và đồng thời củng cố, là phải, nghĩa là phải mở ngay cái lớp ở tại đây chứ không được để vắng bóng. Vậy mà hôm nay mấy con thấy, sáu mấy người về tu tập, mấy con thấy không? Mà mấy con là những người được duyên may đứng theo Thầy trên đầu ngọn sóng mà đi, chứ không phải là bị sóng chụp đâu, không phải bị đâu và từng đợt mấy con vượt qua.

Mấy con yên tâm, có Thầy là người tay lái rất vững, rất vững để hộ trì cho Tu Viện Chơn Như lèo lách vượt lên trên sóng gió, để bảo đảm nơi mà Thầy đã từng tu, từng học ở đây, từng sống để đến khi làm chủ sanh, già, bệnh, chết của mình. Cái nơi quê hương này, nơi mà Thầy đã cha sanh mẹ đẻ của mình. Do đó mà Thầy không bao giờ bỏ và đồng thời cũng là nơi mình tu hành tới nơi, tới chốn. Cho nên Thầy không bao giờ bỏ nó, vì vậy Thầy quyết định Thầy làm bên ngoài tất cả mọi cái để hộ trì cái nơi này. Mà hộ trì nơi này thì phải đào tạo nơi này, là phải đào tạo nơi này cho có người thành tài.

Bởi vì nơi này, là người đã thành công được là Thầy, thì Thầy nghĩ rằng cái nơi đây là cũng là cái nơi đất tốt, để đào tạo những con người thành đạt được chính quả. Cho nên ở chỗ nào thì chúng ta chưa thấy người tu làm chủ, mà nơi mà đất này đã có người tu làm chủ, thì mấy con về đây tu thì mấy con phải làm chủ chứ sao, đâu có sai đâu. Cho nên vì vậy mấy con ráng tu, ráng tu.

(45:21) Đời không có gì mấy con đừng bận bịu, hết rồi mấy con, các pháp đều vô thường, những thanh danh, tình cảm chúng ta đều là nhân quả, buông xuống hết. Rồi theo Thầy mấy con sẽ thấy cuộc đời mấy con vững vàng, mấy con sẽ bỏ hết và chấm dứt luân hồi tái sinh trong một kiếp này, hoặc là không còn nữa. Thầy dẫn dắt mấy con tu tập bằng những cái phương pháp đào tạo mấy con, huấn luyện mấy con, chứ không phải để mấy con nói suông, để mấy con tự tu đâu.

Và hôm nay, thì nửa tháng nay mấy con đã theo Thầy, và mấy con đã thấy cái sự nhiệt tâm và quyết tâm tu. Từng cái bài, mà mấy con viết bài này xong thì viết bài khác. Như vậy là Định Vô Lậu mấy con quán nhiều rồi, quán rất nhiều. Nếu mấy con không quán mấy con có làm được cái này không? Cho nên đó là Định Vô Lậu. Còn về định Chánh Niệm Tĩnh Giác, Thầy thấy mấy con vượt được lên, có nhiều người xin Thầy để chiến đấu với hôn trầm thùy miên nhưng Thầy chưa cho là tại vì Thầy biết cái căn bản của mấy con chưa tới.

(46:34) Và ở đây có 2 người mà Thầy rất lo là tại vì từ xưa đến giờ Thầy để họ tự tu, rồi họ tập luyện như vậy. Nhưng mà họ đẩy lui được, nhưng mà Thầy rất lo là tại vì sợ đẩy lui của họ nó lại kẹt vào cái trạng thái tưởng mà thôi. Cho nên Thầy kiểm tra họ rất kĩ, rất kĩ, Thầy không để cho họ bị rơi đâu. Trước kia thì có sư Vinh với 2 sư nữa mà Thầy quên tên, bên Nam Tông, sư Quán với sư Hiệp. Sư Hiệp thì trẻ tuổi, sư Quán lớn lớn tuổi chút. Nhưng về đầy cũng nỗ lực lắm, nhưng mà lúc bấy giờ, Thầy không có kiểm tra chặt cho nên họ nỗ lực họ chiến đấu với hôn trầm chỉ có thời gian rồi họ bị thua cuộc, họ rút lui họ bỏ.

Qua cái kiểu, qua kinh nghiệm đó cho nên Thầy thấy thầy Chơn Thành hoặc là Thiện Thảo mà đang nỗ lực chiến đấu với mặt trận hôn trầm, thùy miên. Nếu mà Thầy không trợ giúp thì 2 ông này cắp dù mà chạy cũng như mấy ông sư kia mà thôi. Thấy cái tình trạng của sư huynh mà tu mà bị hôn trầm, cái đầu u một cục nè mấy con, thấy tội lắm chứ, nhưng mà bây giờ thầy ngán tu quá rồi, thầy sợ. Chứ không, bây giờ tu từ từ chứ còn không dám tu nhiều nữa. Thành ra do như vậy mà thầy Chơn Thành hôm đó thầy bị hôn trầm thùy miên vô ký, nó chụp thầy một cái thầy đổ như một cái cây. Tưởng đâu nó lõi bánh chè thầy ra, nó gẫy giò thầy rồi chứ đâu như vầy. Mà may mắn Thầy dặn trước. Bây giờ thì coi như là có Thầy theo dõi, Thầy không bỏ. Coi như hôm đó Thầy lo công việc viết sách, mà Thầy, tới bây giờ Thầy chưa có những cái tài liệu gì hết, thôi cố gắng viết.

Rồi mấy sư dạy như vậy rồi ráng tu tập, không ngờ nhiệt tâm của người ta quá, cái nhiệt tâm mấy con. Do cái sự nhiệt tâm quyết đánh bại cái hôn trầm, thùy miên mà nỗ lực tu. Cho nên Thầy thì bận công việc, do đó thì Thầy không có thể nào mà trợ giúp cho tận tình được. Còn hôm nay là cái lớp mở rồi, cái trách nhiệm của Thầy rồi, không thể đem bỏ, cho nên buộc lòng Thầy phải theo sát. Nên hư là do một vị Thầy lãnh đạo, cho nên vì vậy mà Thầy có trách nhiệm rất lớn mấy con. Hôm đó sư Vinh tu dữ quá, chưa gì mà bỏ tu Thầy thấy rất tội, rất thương. Nhưng biết sao hơn là khi mà Thầy chưa có soạn thảo những bộ giới luật. “Đường Về Xứ Phật” nó cũng chưa có hoàn thành được, tức là chưa dựng lại cho trọn vẹn.

Chính hôm nay cái bộ “Đường Về Xứ Phật” Thầy cũng chưa dựng lại trọn vẹn nữa các con, nó còn nữa, cho nên vì vậy mà còn mấy tập nữa, nó chưa xong. Rồi cái bộ “Những Lời Phật Dạy” lúc bấy giờ nó cũng có những cái tập mỏng, nó cũng “ Những Lời Phật Dạy” nhưng không được đủ như bây giờ đâu. Rồi, hôm rồi dường như là Từ Quang về phụ giúp với Thầy nữa thì cái bộ “Những lời Phật dạy” nó bắt đầu nó tăng trang lên. Nhưng bây giờ nó mới được đầy đủ, nó mới đầy đủ, chứ còn lúc trước nó chưa đầy đủ.

Do đó, mà vì cái công việc mà viết sách thành ra Thầy bỏ lỏng đệ tử của mình, quá tội. Cho nên bây giờ Thầy có thể nói rằng, Thầy dẹp viết sách mà Thầy phải giúp cho đệ tử của mình bằng những tác phẩm sống thật, chứ không phải bằng chữ nghĩa nữa. Cho nên những gì mà Thầy làm là Thầy dồn lại cho mấy con, chứ không phải là làm để lại cần danh hoặc để lại cho đời sau bằng cách này hay cách khác, không phải đâu.

Mà làm cho đời hiện tại, cho lợi ích của mấy con hiện tại, hiện tại bây giờ thôi. Được thì nó là cái duyên của chúng sanh, mà không được Thầy cũng hết sức mình rồi. Chứ không phải là Thầy không hết sức.

Cho nên tất cả mà sự tu tập hôm nay mấy con ráng cố gắng, ráng cố gắng có nghĩa là tu đúng chứ không phải ráng mà cái kiểu ức chế. Ráng mà ức chế thì sai mấy con. Như vậy là bây giờ thì mấy con nghỉ, thì chuẩn bị, có hỏi gì Thầy không? Còn ai hỏi gì nữa không?

8. VẤN ĐẠO ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CỦA CON NGƯỜI

(50:30) Tu sinh: Mô Phật, bạch Thầy. Dạ! Thưa Thầy đường đi nhân quả của con người, con chưa …​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Cái đường đi của nhân quả mà của con người phải không con? Đường đi của nhân quả của con người nó có 3 nơi để xuất phát cái đường đi của nhân quả. Nơi thứ nhất là thân hành. Nơi thứ hai là khẩu hành. Nơi thứ ba là ý hành.

Nó đi 3 kiểu đó, nhân quả của con người thì nó đi cái đường đi đó. Cho nên bây giờ đó con muốn nói đường đi của nhân quả con người, thì con phải nói 3 cái đường này, 3 cái đại khái để mình giúp cho người ta hiểu được cái đường đi của nó mà thôi. Sau đó thì chúng ta đi sâu vào những chi tiết nó thì chúng ta sẽ nói cái nhân quả thân hành. Nghĩa là cái đề tựa của nó là “Nhân quả thân hành”, phải không? Rồi cái đề tựa, cái bài kế nữa thì “Nhân quả khẩu hành”, cái khẩu hành, cái miệng của mình nè, chỉ con người mới có miệng. Thân hành là con người có cái hành động, nhưng mà đầu tiên thì mình nói đường đi của nhân quả, đường đi nhân quả của con người, phải không?

Mình giới thiệu vô cái đoạn tổng quát cho nó thấy được cái đường đi, nó bao nhiêu xuất phát nó đi. Sau đó mình đi vào cái bài, từng chi tiết của nó đưa vào. Thì bây giờ nó, thân hành nó đi trước, rồi khẩu hành, rồi mới tới ý hành.

Mà sau thân hành, khẩu hành, ý hành thì coi như cái đường đi toàn bộ của cái nhân quả của con người, đều là thông suốt hết rồi. Mà thông suốt rồi thì cái mở miệng ra nói là nó biết chỗ nào, đưa cái hành động bước đi là biết chỗ nào rồi, nó là nhân quả gì rồi. Đó để cho mình thấy như thật, mình thông suốt như thật mấy con.

Còn miệng, không còn cái chỗ nào mà không hiểu. Cho nên, đầu tiên mình giới thiệu cái đường đi của nhân quả của con người, đó là 3 nơi. Rồi kế đó thì mình đi từng phần vô, mỗi một phần thì nó rộng rãi mênh mông lắm mấy con.

Trong đó mấy con triển khai được, thì tất cả những cái hành động của mấy con trở thành hành động thiện, không còn ác nữa được. Rồi cái lời nói của mấy con luôn luôn, lời nói của mấy con ôn tồn nhã nhặn, thành thật, không nói dối. Nó sẽ học cái về vấn đề này, nó biến mấy con trở thành những con người có những cái ngôn ngữ ái ngữ, nó có những ngôn ngữ thành thật chứ không có ngôn ngữ xảo trá nữa.

Vậy còn mấy con xảo trá là cái ngôn ngữ ác rồi. Cái nhân ác của mấy con tạo rồi mai mốt họ chửi mấy con nghe. Thì tất cả những cái ngôn ngữ đó là ý của mấy con, nó thanh tịnh tức là mấy con đã ly dục, ly ác pháp. Phải hiểu nó như vậy, cho nên cái bài học về cái đường đi của nhân quả mà tới, học tới cái ý hành rồi thì cái tâm của mấy con rất là thanh tịnh. Bởi vì cái ý là cái sự suy tư trong đầu óc của mấy con đó. Mà các con đã thông suốt được cái nhân quả của nó rồi thì nó thanh tịnh. Nó thanh tịnh tức là nó ly dục, ly ác pháp hết.

(53:23) Mà mấy con phải làm tới những cái bài này thì con nhẩm đi nhẩm lại nhiều lắm. Có bài nhân quả để chứng minh cụ thể cho biết cái nhân quả thôi. Hạt hay trái thôi. Nhưng mà tới cái bài này là luôn luôn nó có sự áp dụng vào cái bản thân của mình rất nhiều, thân và tâm của mình rất nhiều trong những cái hành động thân, rồi lời nói, rồi cái sự suy nghĩ của mấy con.

Buộc lòng cái tri kiến của mấy con phải triển khai toàn triệt, để mọi vật, mọi ác pháp tác động vào con thì bắt đầu con biết nó ở chỗ nào chỗ đường đi của nhân quả. Cứu cánh của mấy con ở chỗ đó. Rồi còn phá hôn trầm thì Chánh Niệm Tĩnh Giác thôi, không có gì. Cho nên ở đây mấy con thấy, cái đường đi mà, cái chương trình giáo dục mà đào tạo cho mấy con để trở thành vô lậu đó, thì mấy con thấy rõ ràng là những pháp Thầy đưa ra là rõ ràng.

Chỉ có mấy con chịu khó hay không chịu khó, chịu tu hay là không chịu tu thôi. Cái đó là còn cái trách nhiệm của mấy con, chứ còn Thầy dạy rất rõ, và Thầy dạy biết cách áp dụng nữa. Nghĩa là áp dụng từng chút đó. Khi nói về nhân quả của con người rồi đó thì các con đã thông suốt rồi, thì bắt buộc mấy con áp dụng. Mà nếu mấy con mà áp dụng mà lơ mơ thì bị đòn đó. Nghĩa là phải áp dụng, bây giờ Thầy dạy toán rồi, bắt buộc mấy con phải áp dụng vô để mà làm bài toán chứ gì, mà làm không được thì bị đòn chứ sao, bị khẻ tay đó chứ. Phải áp dụng cho được đó. Còn áp dụng học pháp rồi thông suốt rồi, bây giờ áp dụng vô, áp dụng vô cái đời sống của mình liền.

Cho nên học tới đâu áp dụng tới đó. Mà áp dụng chưa trọn vẹn thì áp dụng nữa. Áp dụng trong đó chúng ta có pháp Như Lý Tác Ý. Nghĩa là có pháp mà, đàng hoàng mà, tới đâu Thầy hướng dẫn cho mấy con cách thức áp dụng.

(55:03) Vậy mấy con yên tâm, Thầy hướng dẫn tới đâu thì mấy con sẽ thấy là Thầy hướng dẫn tới đâu, thì mấy con sẽ được giải thoát tới đó, bình an. Có gì không con?

Tu sinh: Dạ thưa Thầy, ngày mai con xin Thầy chấp nhận cho con được phát nguyện thọ Sadi ngũ giới.

Trưởng lão: Được rồi, chút xíu thì các huynh đệ đi về khất thực thì Thầy sẽ làm lễ thọ Sadi ngũ giới cho con trước. Rồi, bắt đầu bây giờ thì mấy con còn ai hỏi gì nữa không? Rồi, con hỏi Thầy con.

Tu sinh: Dạ! thưa Thầy cho con biết học buổi chiều mấy giờ?

Trưởng lão: Lớp buổi chiều của con hả con, bắt đầu 2 giờ con. Hai giờ. Vô đây, con hỏi gì con?

Tu sinh: Dạ! thưa Thầy, con được nghe là …​ đi 2 đến 1, ngồi ba, nằm bốn, rồi con hiểu được nằm 3 ngồi 4, hay là đi 2 đếm 1 hay là đếm 1 đi 2, con chưa có hiểu.

Trưởng lão: Cái đó là qua cái thiện xảo của mấy con con. Con thiện xảo như thế nào để mà nhiếp tâm và an trú tâm được, và cái đó là cái thiện xảo chứ không có gì đâu. Cho nên mặc đức Phật dạy mình hít vô, tui biết tui hít vào, thở ra, tui biết tui thở ra. Thì cái thiện xảo của mình đưa tay ra, đưa tay vô. Đức Phật dạy mình như vậy nhưng cái thiện xảo để mình dùng cái pháp tác ý, cho nên mình có thể mình 5 hơi thở, 3 hơi thở, 2 hơi thở, cái đó tùy cái đặc tướng của mình mình tập thôi. Con hiểu không? Cái thiện xảo khéo léo để mình nhiếp phục được cái tâm của mình thôi, chứ không có gì hết. Cho nên nó không phải là cái cố định bắt buộc là phải tu như vậy, như vậy. Không phải đâu. Nó là cái thiện xảo khéo léo của mình thôi.

Cho nên cái, thí dụ như đức Phật dạy Định Niệm Hơi Thở, nhưng mà mình thiện xảo khéo léo thì mình đưa cánh tay ra, đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô. Đó, đức Phật dạy: "An tịnh thân hành tôi đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô''. Cái đó Thầy thiện xảo, Thầy khéo léo qua cái thân hành, tức cánh tay của mình.

Còn đức Phật dạy ở trong kinh Xuất tức Nhập tức á, thì đức Phật nói: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", tức là dạy vậy. Rồi mình cứ cố chấp là phải thở, là phải hít vậy, còn bây giờ đưa tay ra vô thì không được. Thì như vậy là mình không thiện xảo, có phải không. Chứ nó không phải là cố chấp, nó không phải tu cái Định Niệm Hơi Thở là phải vậy. Cho nên vì vậy mà Thầy có thể áo dụng vào bước đi, Thầy cũng nhắc được an tịnh thân hành tôi biết tôi đi kinh hành, rồi mình bước đi thì cũng được. Đó là cái thiện xảo mấy con. Thiện xảo thì mấy con sẽ đạt được kết quả.

Tu sinh: Con hỏi thêm, đi hai đếm một…​..

Trưởng lão: Đi 2 bước hả con? đứng lại 1 bước?

Tu sinh: Ngồi 3 nằm 4 đó Thầy?

Trưởng lão: Mình đến đó con, theo cái số đếm của mình đó.

Tu sinh: Con đi nằm, đi với đứng.

Trưởng lão: Thì đó là mình thiện xảo, mình khéo léo để cho mình nhiếp phục được tâm đó con.

Tu sinh: Thưa Thầy, chừng nào huynh đệ trở lại đây để gặp Thầy?

Trưởng lão: Cái bữa nay coi như là, cái ngày mai là bên nữ con, ngày mốt là bên nam mấy con. Ngày mốt, sáng thì mấy con ngồi ngay thẳng vầy, là buổi sáng, buổi chiều thì dây bên kia để Thầy kiểm tra. Còn buổi chiều nay thì nghỉ để Thầy lo cái tập sách cho xong. Chứ chiều nay mấy con đến nữa thì Thầy làm không kịp.

Tu sinh: Thưa Thầy, đồng hồ con hết pin. Trưa nay Thầy cho con đi chút xíu ra ngoài Trảng Bàng.

Tu sinh: Dạ, thưa Thầy người ta đem cơm vô, nhờ ra phụ, ông kêu con ra phụ …​

Tu sinh: Thưa Thầy, nãy Thầy dạy là không có lấy đồ ăn chỗ khác, thì cô Út hồi nãy cô đem chuối với lại nhãn vô để trong đó có lấy được không?

Trưởng lão: Bây giờ phải đem ra ngoài kia, chứ không lẽ mình đi khất thực hai, ba chỗ sao, phải không? Để rồi Thầy sẽ ra ngoài đó Thầy sắp xếp lại. Bây giờ những cái gì mà để trong này, bây giờ ở đây, trong này, ở trong khu vực chúng ta không có được để đồ ăn vậy. Ngày xưa Thầy đã nói cô Út á, là bây giờ không cho chứa cái gì, đem ra ngoài đó. Bây giờ chỉ có Thầy để điều khiển, chứ không có Thầy điều khiển lát mấy con khất thực rồi chứa ở trong này, bánh trái ở trong này mà ngoài kia lấy cơm, ở đây điều khiển. Bởi vậy, nó chưa thành cái nề nếp, nó chưa quen đó, nó chưa quen. Cho nên để trong đó thì như vậy là chúng ta chỉ đi ra ngoài đó khất thực, bây giờ ghé đây lấy một mớ nữa, như vậy đi xin 2 chỗ sao. Đâu được, đâu có cái quyền kì lạ vậy. Chỉ xin một chỗ phải không mấy con.

Tu sinh: Con thấy cô Út thương tu sĩ, sợ kiến.

Trưởng lão: Thầy biết rồi, nhưng mà cứ đem ra ngoài kia.

Tu sinh: Thưa Thầy! Trưa cho con đi nạp pin đồng hồ, con không có đồng hồ xài.

Trưởng lão: Rồi rồi, được rồi con, được. Thôi, bây giờ để Thầy ra Thầy điều khiển vấn đề cơm nước, chứ không khéo lát rồi không có Thầy rồi nó lộn xộn nữa. Thầy đủ thứ chuyện hết mà. Nghĩa là từ trong ra ngoài, nghĩa là, rồi.

Mấy con gửi vậy nó lộn, thôi, được rồi để Thầy về Thầy chuẩn bị, mất công Thầy lựa ra, ráng tu đi.

Thôi, Thầy chào mấy con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy