00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 010A (NỮ) - ƯỚC NGUYỆN CỦA THẦY VỀ TRUNG TÂM AN DƯỠNG - PHỔ CẬP NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ THẢO MỘC - ĐẨY BỆNH

CK 010A (NỮ) - ƯỚC NGUYỆN CỦA THẦY VỀ TRUNG TÂM AN DƯỠNG - PHỔ CẬP NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ - THẢO MỘC - ĐẨY BỆNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 09/11/2005

Thời lượng: [01:08:16]

1. ƯỚC NGUYỆN CỦA THẦY VỀ TRUNG TÂM AN DƯỠNG TỪ THIỆN

(00:00)Trưởng lão: Các con ngồi xuống hết con…​

Cái hôm thứ 2 cái lớp học của mình là 24 người, hôm nay thì chắc có lẽ là số lượng nó đông hơn rồi mấy con, phải không?

Máy gì mà cứng ngắc, thôi được rồi.

Cái số lượng hôm thứ 2, bữa nay là thứ 4, thứ 2 bữa mình vô mình học đó là thứ 2 con, là cái số mà các con ghi là 24 người, 25? À, thêm một người nữa là 25 người.

Rồi cái số lượng thì bây giờ chắc có lẽ là nó lên chứ không có dưới. Bữa nay 30 rồi hả con? À như vậy con có đếm rồi phải không con?

Ba chục người. Rồi để Thầy sẽ khóa sổ Thầy không cho thêm nữa. Thêm nữa cái lớp đông quá Thầy dạy không xuể đâu. Cho nên mình sẽ khóa sổ lại, bao nhiêu được bấy nhiêu thôi.

Và cố gắng mà tu tập, thì theo Thầy thiết nghĩ số lượng mà 30 người mà tu tập được thì nó được hết, không có rớt người nào hết thì rất quý. Do đó một cái số cũng quá đông chứ không ít đâu.

Còn bên nam thì chắc bữa nay cũng đông lắm.

(01:28) Trước khi mà vào cái bài học, thì Thầy sẽ đọc cho mấy con nghe cái ước nguyện của Thầy. Thầy cố gắng Thầy làm sao để sau khi đào tạo cái lớp này xong mà mấy con tu xong đó, mấy con sẽ thay Thầy làm công việc trong cái Trung Tâm An Dưỡng. Và cái Trung Tâm An Dưỡng nó sẽ có cái chi nhánh, chi nhánh của cái Trung tâm, từng các tỉnh nó có những cái chi nhánh. Mỗi chi nhánh đều có sự tổ chức chứ không phải là thiếu tổ chức. Và hôm nay, thì ở ngoài miền Bắc thì có Công ty An Phước đã xin cái giấy phép xong rồi, vì vậy là sẽ xin phép để mở Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện. Nếu mà có giấy phép hẳn hoi thì vừa đánh fax cho Thầy, một cái bản đồ của cái khu đất chỗ cái người Hà Nội họ thầu được cái khu đất đó. Và sau đó thì cái Công ty An Lạc nó sẽ mua cái khu đất đó luôn, và đồng thời nó mở cái Trung Tâm An Dưỡng ở đó.

Do như vậy thì đưa cái khu đất đó cho Thầy xem, thì Thầy nghĩ rằng cái khu đất đó mà muốn vẽ cái đồ án, thì phải có một người kiến trúc sư họ phải trực tiếp đi trên khu đất đó, họ sẽ chụp hình toàn bộ khu đất đó để rồi họ mới phân. Nếu có dịp thì Thầy sẽ cho mấy con xem cái đồ án của cái Trung Tâm An Dưỡng ở Phước Hải, từ cái núi non, từ cái hòn đá chỗ nào người ta chụp người ta lấy hết. Thì người ta vẽ ra, người ta lập cái bản đồ ra như thế này, cái đồ án trên đó cái khu nào cất cho Tăng, cho Ni, rồi những người già như thế nào, rồi cái khu cho nam nữ như thế nào, khu an dưỡng của nam nữ như thế nào, nó từng khu, mỗi cái khu như vậy nó có đường xá ở trong đó như thế nào, thế nào. Chúng ta lật cái bản đồ ra chúng ta thấy như là chúng ta ở trên máy bay mà chúng ta nhìn xuống cái mặt đất, chúng ta thấy rất rõ ràng. Từng cây lá, cách thức mà người ta trồng cái cây ở khu vực đó nó như thế nào là người ta cũng vẽ hết. Cái người mà kiến trúc sư họ làm hết cái công việc đó.

(03:49) Cho nên đó là một cái ước nguyện mà Thầy đã làm từ lâu rồi, cách đây hai mươi mấy năm chứ không phải mới đây. Nhưng hôm nay vì cái nhân duyên mà Thầy thấy tuổi Thầy cũng lớn rồi, mà nếu mà không có đủ cái điều kiện để mà xây dựng làm được thì sợ sau này mấy con không có đủ khả năng mà làm. Thì coi như đây là nó cũng nằm trong cái giấc mộng chứ nó không thực hiện được. Cho nên trong cái bức thư mà Thầy gửi nó không phải, mọi người hiểu rằng, có nhiều người đọc cái bức thư này hiểu rằng chúng ta phải lập thành những cái Hội từ thiện, rồi phải xin Nhà Nước, xin Giáo hội, để lập những cái Hội từ thiện chúng ta mới góp với nhau để làm việc từ thiện. Không phải đâu. Cái mục đích của Thầy khác lắm mấy con. Không phải như các Hội từ thiện mà người ta lập từ lâu đến bây giờ người ta đã nghĩ.

(04:34) Đây Thầy đọc cái bức thư tâm nguyện của Thầy:

“Chơn Như, ngày 19 tháng 9 năm 2005.

Kính gửi: Quý Phật tử ở khắp mọi miền đất nước cùng quý Phật tử ở hải ngoại.

Kính thưa quý vị, từ lâu Thầy có một ước nguyện muốn thành lập một khu An Dưỡng Từ Thiện để giúp đỡ mọi người, không phân biệt già trẻ, Phật tử hay không Phật tử, đều được về đó nghỉ ngơi, an dưỡng dù chỉ trong một tuần lễ. Một tuần lễ tuy thời gian quá ngắn ngủi nhưng ở đó quý vị được hướng dẫn học tập đạo đức nhân bản, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Nơi đó còn có một khu điều dưỡng, hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn, đó là một bệnh xá tư từ thiện, do một số y bác sĩ Việt Nam và ngoại quốc giàu lòng thương người đảm nhận, để giúp đỡ cho những người tu sĩ Phật giáo, không phân biệt hệ phái tôn giáo nào. Họ đã bỏ hết cuộc đời vào chùa tu hành chỉ còn ba y một bát, sống đời độc thân, không nhà cửa, không gia đình.

Bệnh xá còn giúp đỡ cho quý Phật tử trong các nhóm từ thiện cũng như những người nghèo đều có thể đến đó điều trị mà ở đó không nhận một chi phí nào cả. Những người tu sĩ, những Phật tử và những người nghèo khi có bệnh tật là một điều đau khổ nhất vì tiền bạc không có, nhất là tu sĩ, vì họ là những người sống độc thân, tu hành trong các chùa, các Tu viện. Khi đã đi tu mà bệnh đau lại nằm bệnh viện là một điều rất ngại ngùng, nhất là không tiền khi gặp những bệnh ngặt nghèo, còn trở về gia đình nhờ con cháu làm khán hộ thì không thể được, phải không quý Phật tử.

Muốn thành lập một khu an dưỡng như vậy, thì phải do quý Phật tử khắp mọi miền mọi nơi, nhất là những Phật tử Việt Nam phải đoàn kết chung lưng đấu cật, thành lập nhiều hội từ thiện từ mọi nơi trong nước và ở hải ngoại để giúp nhau vượt khó trong mọi hoàn cảnh, để an ủi cho nhau khi bệnh tật và tai nạn khổ đau…​”.

(06:57) Ở chỗ này khi mà lập thành hội Từ Thiện, trong một gia đình chúng ta ba người, chúng ta ý thức được cái sự đau khổ của một người thì chúng ta cũng thành lập cái hội từ thiện nữa. Bây giờ mọi người chúng ta, hàng ngày chúng ta dành một đồng, một trăm đồng hay hoặc là nhiều nữa. Thí dụ như mười ngàn đồng, thì một tháng một năm chúng ta dành dụm từng chút chúng ta bỏ vào cái quỹ làm từ thiện. Mỗi người một chút, không cần mình phải bỏ nhiều, nhưng nói lên được cái tấm lòng của mình. Trong gia đình mình góp hết trong một năm mà có thể mình được có một trăm ngàn đồng thôi, nhưng một trăm ngàn đồng rất quý đối với cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện, rất quý, họ nhận được cái lòng. Còn những người giàu có thừa tiền thì họ bỏ ra hàng trăm triệu, hàng tỷ bạc hoặc là nhiều hơn nữa để họ an ủi những người bất hạnh trong xã hội. Thì cái người giàu họ thừa, còn chúng ta chỉ có cái lòng của chúng ta mà thôi, cái lòng ít của chúng ta nhưng nói được cái lòng chia sẻ những nỗi đau khổ bất hạnh của người trong xã hội. Chia sẻ, cùng chung lưng đấu cật với Thầy để an ủi nỗi bất hạnh của xã hội, đó là cái ước nguyện của Thầy.

Cho nên các con đọc các con nói phải làm phải kêu gọi người này người kia, đừng mấy con. Chỉ trong của mình hiểu biết, mình có cái nơi mình bỏ một cái giọt mồ hôi của mình, làm một cái điều thiện, một cái điều chân thật. Thầy đã nêu lên Thầy không bao giờ để cái đồng tiền của mấy con nó lọt vào một cái bàn tay không đúng Chánh Pháp đâu. Thầy sẽ cẩn thận, kỹ lưỡng khi mà thành lập cái Trung Tâm An Dưỡng.

(08:36) Thì cái đồng tiền của mấy con gửi về nó phải có một cái ban để giữ gìn cái tài khoản đó để chi cho đúng lúc, đúng cái đối tượng bất hạnh trong xã hội. Đúng với những tu sĩ đang tha thiết cần thiết để an ủi khi bệnh tật, để họ mạnh khỏe để họ cố gắng tu hành, để đền đáp công ơn của quý Phật tử đã từng giọt mồ hôi mà đóng góp để cứu mạng sống họ để họ vượt qua những cái nghiệp lực của họ. Thì cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện nó ra đời nó nhằm để chúng ta đóng góp nhau từng cái lòng thương yêu của chúng ta, đóng góp nhau từng giọt mồ hôi của chúng ta trở lại mà đem cái sự an ủi cho nhau, đem cái tình thương cho nhau. Cái Trung Tâm Từ Thiện nó chỉ là một cái nhịp cầu để mà chúng ta nối với nhau mà thôi.

Vì ở đây là cái lòng chứ không phải là chúng ta thành lập cái hội từ thiện hô hào thế này thế khác mà phải xin phép xin tắc. Nhưng các con phải hiểu nó có những điều kiện mà cần phải làm giấy tờ, thí dụ như bây giờ ở trong nước Thầy không xin phép được làm cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện, thì ở ngoại quốc có những người có khả năng họ hợp nhau, năm người mười người hoặc là hai chục người họ thành lập một cái hội từ thiện, họ xin Chính phủ của ngoại quốc, của Anh, Pháp hay Mỹ, cái nơi nào họ ở đó, họ xin ở đó cho giấy họ thành lập hội từ thiện. Tức là cho cái giấy phép họ rồi thì họ có thể kêu gọi những con người làm từ thiện đóng góp vào cái chỗ này, để rồi họ về Việt Nam họ xin mở cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện, các con hiểu điều đó không? Bởi vì ở đây Thầy xin không được nhưng mà họ có cái tài khoản, có các hội từ thiện ở ngoại quốc và họ có giấy tờ của nước khác người ta về đây làm từ thiện để giúp đỡ cho đồng bào ở đây thì Nhà nước sẽ chấp nhận. Và đồng thời họ xin họ mở một cái bệnh viện hoặc là họ mở một cái khu an dưỡng, cái Trung Tâm An Dưỡng thì chắc chắn là Nhà nước sẽ cho hơn là chính Thầy đứng ra xin phép.

Cho nên đó là cái mục đích để mà cái người đó có giấy tờ để đứng về xin. Còn không thì chúng ta âm thầm từng gia đình chúng ta, từng tổ Thọ Bát Quan Trai chúng ta hợp tay nhau, cùng nhau mình là trong tổ Bát Quan Trai, cái tâm nguyện của Thầy, mình cùng nhau đóng góp giúp Thầy, từng giọt mồ hôi nước mắt của mình với Thầy để làm nên việc từ thiện cho nó đúng đắn. Để không khéo chúng ta làm việc từ thiện nhiều lắm mấy con, nhưng nó không từ thiện, nó không đúng cách.

(11:12) Bởi vì các con thấy rằng khi mấy con đến khu an dưỡng mấy con được học đạo đức, cái thứ nhất là đem lại cho mấy con có cái sự sống rất tốt, tức là không làm khổ mình, khổ người. Và đồng thời mấy con ở đó được người ta đem lại cái tình thương cho mấy con bằng cái khu, cái bệnh viện hoặc là cái trạm xá để mấy con khi có bệnh đau mấy con nằm đó. Khi mà người ta trị (bệnh) với (sự) tận tình của các y bác sĩ đó, bởi vì mình làm việc từ thiện mà, y bác sĩ họ sẽ tận tình họ giúp đỡ mình. Và đồng thời không lấy một đồng, một chi phí gì cả, người ta đem hết sức của người ta để đem lại sự bình an mạnh giỏi cho mình. Thì trong khi cái người được nuôi dưỡng ở trong cái bệnh viện của cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện, họ mới thấy được cái tình thương chân thật của con người đối xử với nhau.

Còn bây giờ các con đến một cái bệnh viện các con nằm bệnh, trị bệnh nhiều khi không có tiền người ta sẽ bỏ mấy con, hoặc là mấy con không có tiền cho mấy cô đẩy xe mấy con thì họ đẩy (dục chạc) lắm, họ làm cho mấy con rất đau. Do đó những cái hành động như vậy nó thiếu đạo đức. Nhưng mà đến cái Trung tâm của chúng ta nó không có vậy đâu, nghĩa là cái người y tá, người lao công làm cái công việc đẩy xe hoặc là lau dọn này kia chúng ta đều trả lương cho họ rất đầy đủ cái đời sống của họ. Thậm chí như con em của họ được vào Trung tâm ở đó, chúng ta có trường học Tiểu học mở tại đó cho con em của họ ở đó học, cái trung tâm chúng ta có đủ mà.

Cho nên khi mà đọc cái phương án của Thầy, mấy con thấy cái vấn đề mà tổ chức nó phải như vậy. Để nó an ủi cuộc đời của con người chúng ta sinh ra đời rất đau khổ, mà không có cái nơi nào gọi là an ủi cuộc đời chúng ta hết vì chúng ta thấy quá khổ. Như một số người mà vào đây mấy con thấy đời khổ mấy con mới bỏ đi, mấy con mới vào tu, chứ cỡ mà đời hạnh phúc thì làm gì mấy con vào đây để mà ngồi đây. Vì đời khổ rồi mang cái thân của chúng ta quá khổ, cho nên chúng ta mới đi tìm con đường thoát khổ. Thế mà đi tìm con đường thoát khổ lại là càng khổ hơn mà không thấy có sự an ủi, chỉ có Trung Tâm An Dưỡng mới đem lại sự an ủi cho chúng ta mà thôi.

(13:21) Cho nên hôm nay Thầy đọc bức thư của Thầy để mấy con thấy tâm niệm của Thầy là một tâm niệm của một người biết thương yêu mọi người, thành thật làm tất cả những công việc mà Thầy là người chịu khó, rất là chịu khó rất nhiều.

“…​ Bệnh xá còn giúp đỡ cho quý Phật tử trong các nhóm từ thiện cùng những người nghèo đều có thể đến đó điều trị mà ở đó không nhận một chi phí nào cả. Những người tu sĩ, những Phật tử và những người nghèo khi có bệnh tật là một điều đau khổ nhất vì tiền bạc không có, nhất là tu sĩ vì họ là những người sống độc thân, tu hành trong các chùa, các Tu viện, khi đã đi tu mà bệnh đau lại đi nằm bệnh viện là một điều rất ngại ngùng".

Như quý sư, quý thầy khi mà bệnh đau hoặc sư cô mà bệnh đau mà mình là tu sĩ, đến đó bác sĩ nói ăn thịt cá là chúng tôi mới trị được, mà ăn chay thì chúng tôi trị không được.

Như vậy mấy con nghĩ sao, không lẽ mình tu sĩ bây giờ mình ham sống mình ăn thịt sao, mà nói tôi ăn chay tôi không thể ăn thịt được thì bác sĩ nói thôi đi về đi chứ ở đây ăn như vậy thì…​ mấy con nghĩ sao. Cho nên nhiều cái nó làm cho chúng ta thấy rất khổ tâm, người ta đâu hiểu là cái người tu sĩ người ta đã tránh xa những sự đau khổ của chúng sanh, nhưng nghiệp đời trước người ta còn vương vấn trên thân người ta mới thọ lấy những cái bệnh đau như vậy. Mà những bác sĩ họ đâu hiểu được, họ đâu có tâm mà họ thương chúng sanh đâu, cho nên họ bảo chúng ta phải ăn thịt chúng sanh để rồi họ mới trị được, đó là những cái điều kiện rất đau khổ mấy con.

Vì vậy mà hôm nay, nếu mà Trung tâm chúng ta có được cái trạm xá cái bệnh viện cũng là một nguồn an ủi lớn cho tu sĩ, tất cả những tu sĩ. Nghĩa là không riêng gì tu sĩ mà các vị theo Thầy, các con theo Thầy mà tất cả các tu sĩ trong các hệ phái của Phật giáo, dù là Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Tông, tất cả những tu sĩ đều được có thể đến bệnh viện của chúng ta điều trị với cái sự điều trị miễn phí hoàn toàn. Nhưng chúng ta không phải là cái người ngu, nghĩa là người ta miễn phí là người ta lợi dụng mình nhiều lắm mấy con. Chúng ta phải chấp nhận bằng cái trí tuệ, người đáng giúp đỡ là chúng ta giúp đỡ, người không đáng giúp đỡ thì chúng ta không bao giờ giúp đỡ. Nghĩa là người ta lừa đảo mà mình để cho người ta lừa đảo tức là mình dẫn người ta đi vào ác pháp.

*(15:53)* “…​ Muốn thành lập một khu an dưỡng như vậy thì phải do quý Phật tử khắp mọi miền mọi nơi, nhất là những Phật tử Việt Nam phải đoàn kết chung lưng đấu cật, thành lập nhiều hội từ thiện từ mọi nơi trong nước và hải ngoại để giúp nhau vượt khó trong mọi hoàn cảnh, để an ủi cho nhau khi bệnh tật và tai nạn khổ đau. Nhóm Phật tử nơi nào đều lấy tên địa phương mà đặt tên cho hội từ thiện của mình. Thí dụ như Nhóm Phật tử Nguyên thủy Hà Nội, mà ở đó có nhiều nhóm thì chúng ta từng nhóm chúng ta đặt tên thí dụ như Hội từ thiện Nguyên thủy Hà Nội A, B, C, D, hay hoặc là 1, 2, 3, 4. Rồi Nhóm từ thiện Nguyên thủy Thành phố Hồ Chí Minh mà ở đó nó nhiều nhóm thì chúng ta cũng 1, 2, 3 hoặc là A, B, C để chúng ta đặt, thì như vậy nó không lộn nhóm này vào nhóm kia. Rồi nhóm từ thiện An Giang, rồi nhóm từ thiện Hải Phòng, rồi nhóm từ thiện Nguyên thủy Cam Ranh, rồi Nghệ An, Hà Tĩnh, ở Mỹ, Pháp, Úc, v.v..

Mà trong gia đình chúng ta thành lập hội từ thiện chúng ta vẫn lấy tên hội từ thiện gia đình của chúng ta thì chúng ta cũng đặt một cái tên cho gia đình của mình. Hội từ thiện gia đình Nguyên thủy, mình ở đâu, thí dụ như Lâm Đồng, Đà Lạt hoặc chỗ nào đó mình lấy cái tên đó mình đặt nhóm từ thiện gia đình, gia đình của mình thành một nhóm từ thiện, cho nên mình để Nhóm gia đình từ thiện nguyên thủy Lâm Đồng hay thành phố Hồ Chí Minh. Mình đặt cái tên để cho cái vị trí đó khi mình gởi cái tài khoản vào trong cái người, cái ban bệ mà giữ cái số tiền đó thì người ta biết là cái Hội từ thiện gia đình ở Lâm Đồng gửi đến…​”.

Đó thì tự mình đặt cái tên mà nó nghe rất là hay vì đây là hoàn toàn tinh thần của Phật giáo Nguyên thủy, tinh thần của đức Phật gọi là ..(17:53) nghe không rõ.

“…​ Tất cả các hội từ thiện này sẽ hợp nhau mà thành lập Khu An Dưỡng Chơn Lạc để giúp đỡ tăng ni và tu sĩ trong nước cũng như ở nước ngoài để an tâm tu tập để làm chủ sinh già bệnh chết và chấm dứt luân hồi. Về tinh thần Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc là nơi để Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử về đó an dưỡng tinh thần và cơ thể. Nhất là về tinh thần thì được học tập và tu luyện đạo đức làm người, sống không làm khổ mình khổ người theo 8 lớp học của Phật giáo Bát Chánh Đạo Phật giáo Nguyên thủy…​”.

(18:29) Nghĩa là ở trong cái phương án thì nó có cái khu học tập, cái khu tu tập, tức là cái khu đó sẽ có trường học ở trong đó luôn. Cho nên quý Phật tử hoặc Tăng, Ni được về đó mà sống ở trong khu an dưỡng đó thì được luôn luôn những người an dưỡng từ người già người trẻ đều đến đó được học tập cái đạo đức làm người. Tức là chúng ta học cái lớp Chánh Kiến đầu tiên, cũng như hôm nay chúng ta về đây học lớp Chánh Kiến, bằng cách là Thầy cho mấy con làm bài vở rồi hướng dẫn, gợi ý để cho mấy con triển khai cái tri kiến của mình, rồi đôn đốc hướng dẫn cho mấy con cách thức tập tỉnh thức để cho mấy con phá được hôn trầm, thùy miên. Nhưng cái chương trình mà giáo án hoặc là cái chương trình học tập của cái lớp Chánh Kiến này, nó phải học từ Tứ Bất Hoại Tịnh: Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, (Niệm Giới).

Niệm Phật tức là các con phải học cái lịch sử, cái đời sống của đức Phật, rồi học tất cả các pháp để đem lại sự lợi ích cho các con. Đó bây giờ các con bắt đầu vào đó thì các con thấy học cái pháp của Phật tức là Định Vô Lậu đó, tức là Niệm Pháp đó, mấy hôm rồi mấy con làm bài đó là mấy con Niệm Pháp đó mấy con. Mấy con đang chuyên chú niệm Pháp đó, để cho mình thông suốt được pháp gọi là Niệm Pháp đó.

Còn Niệm Tăng là qua cái gương hạnh thúc đẩy của Thầy, các con thấy hình dáng của Thầy, thấy lời nói của Thầy nó làm cho các con tinh tấn. Khi mấy con gặp những khó khăn thì có Thầy đến an ủi mấy con liền, đó là mấy con đang Niệm Tăng đó mấy con. Chỉ có ông Tăng mới đem lại cái nguồn sống cho mấy con, có một cái nguồn an ủi. Có khi gặp những rắc rối, đau khổ thì ngay đó thì Thầy xuất hiện đem lại cái sự bình an cho mấy con mà không còn lo lắng nữa, đó là Niệm Tăng.

Niệm Giới là mấy con phải sống đúng giới như Thầy bảo mấy con sống độc cư cho trọn vẹn đừng có nói chuyện, hoặc là ăn uống đừng có phi thời, hoặc là ngủ nghỉ đừng phi thời. Tất cả những cái đó là cái giới căn bản để mà chúng ta tu tập cho đạt được.

(20:34) Đó bắt đầu chúng ta học Chánh Kiến thì chúng ta phải học Tứ Bất Hoại Tịnh, thì cái giáo trình của nó là như vậy. Nhưng cái Niệm Phật thì bây giờ mà chúng ta đem cái lịch sử của đức Phật mà chúng ta cho mấy con học thì cái lịch sử ấy nó không đúng, năm tháng nó viết sai. Có chỗ thì nói đức Phật thì 19 tuổi xuất gia, có chỗ thì nói tới 29, 30 tuổi mới chứng đạo, thì 19 mà xuất gia đi tu mà cho tới 30 tuổi thì các con thấy có 6 năm khổ hạnh, tu có 6 năm à, mà từ 19 tuổi mà có 6 năm thì các con thấy có 25 năm thì chứng đạo chứ đâu mà tới 30 năm. Thì như vậy thêm 4-5 năm nữa thì đức Phật làm gì đây, hay là ngồi trong rừng chơi. Cho nên những lịch sử mà ghi chép như vậy nó không đúng.

Các con cứ so sánh những điều mà Thầy viết về cái bộ Giới luật Mười Giới Đức Thánh Sa Di, mà bây giờ gọi là Văn Hóa Truyền Thống tập 1 đó, thì các con thấy so sánh những cái giới luật mà Thầy đưa ra nó chưa có đúng mấy con. Nhưng mà tại sao Thầy đưa ra, tại vì nó có những bài vở của lịch sử cho nên Thầy phải đưa ra, nhưng mà xét ra năm tháng nó còn chệch, nó còn sai lắm, sai nhiều lắm.

Cho nên lúc bấy giờ để chấn chỉnh được, là có một số người tu chứng dùng Tam Minh chúng ta quan sát tại cái thời điểm đó để rồi chúng ta thành lập cái lịch sử của đức Phật. Và bây giờ thì muốn viết được cái lịch sử của đức Phật thì phải biết cái đời sống của đức Phật rất rõ ràng, đức Phật sống như thế nào, đầu có cạo không hay là để tóc như kia, cách thức đó mình phải rõ. Mà nếu mà có chỗ thì nó có những bài kinh nói, nhưng mà có chỗ nó không nói mà chúng ta nói họ có tin không? Cho nên đó là một điều khó.

Cho nên hiện mà soạn thảo cái giáo trình để mà tu tập cái lớp Bát Chánh Đạo mà cái bài học đầu tiên cho mấy con học, học để niệm Phật đó, thì mấy con phải thông suốt cái lịch sử của đức Phật, năm tháng phải cụ thể rõ ràng như thật, chứ không thể mà nói sai được. Bởi vì đạo Phật là đạo như thật mà, không thể nói sai được, nó là cái chân lý rồi, không có thể nói sai. Nhưng mà vì quá lâu và ngày xưa những người xưa họ thờ ơ, cho nên cái lịch sử nó lệch lạc. Người sau họ thêm bớt quá nhiều, làm cho chúng ta thấy năm tháng, cứ so sánh cái năm tháng này với năm tháng kia nó trật, so sánh bên Nam Tông với bên Đại Thừa thì nó xa lắc xa lơ nó không giống nhau, nó nhiều cái sai. Vì vậy mà chúng ta rất là khó trong cái giai đoạn mà chỉnh đốn lại lịch sử đời sống của đức Phật ngày xưa rất là khó, chỉ có những người tu chứng Tam minh thì người ta thấy dễ dàng.

*(23:21)* “…​Thứ hai về cơ thể thì được học tập và tu luyện các phương pháp, về cơ thể chúng ta thì được học tập và tập tu, nghĩa là tu luyện các pháp Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ để nhiếp phục những đau khổ nơi thân tâm…​”.

Nghĩa là thân chúng ta có bệnh đau thì chúng ta tu học pháp Tứ Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ để chúng ta khắc phục được thân tâm chúng ta không còn đau khổ.

“…​ Có nghĩa là đẩy lui bệnh nơi thân và sự ưu phiền nơi tâm, khiến cho thân tâm được an ổn khi đứng trước ác pháp, bệnh đau và sự sống chết không còn lo lắng sợ hãi nữa. Đó là về pháp môn để đối trị những sự đau khổ của kiếp làm người mà không ai tránh khỏi. Về vật chất Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc lại còn có một khu điều dưỡng để trị bệnh cho Tăng, Ni và cư sĩ khi tu tập chưa đủ đạo lực để nhiếp phục bệnh khổ, làm chủ sự sống chết…​”.

Nghĩa là mình tu chưa được thì khi mình bệnh đau thì mình có bệnh viện mình đến trị, và những y bác sĩ ở đó với những người đầy đủ lòng thương yêu, với cái đạo đức không làm khổ mình khổ người họ là nguồn an ủi cho những người bệnh tật. Họ như những người cha người mẹ mà ôm ẵm đứa con bệnh đau trong lòng họ, đó là y đạo của họ, chứ không như bác sĩ, y tá hiện giờ chỉ biết tiền mà không biết sự đau khổ của người khác.

“…​ Khu điều dưỡng để cho Tăng, Ni và cư sĩ an tâm tu tập không lo sợ khi có bệnh tật xảy đến. Ước nguyện của Thầy là như vậy nhưng có thành công được là phải hội đủ phước lành của nhiều người, và cần phải có sự đoàn kết chung lưng đấu cật của mọi người.

Một cây làm chẳng lên non,

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

Sức mạnh đoàn kết của mọi người không có việc gì mà không làm nên, dù cho lấp biển dời non. Vậy Thầy xin kêu gọi quý Phật tử hãy vì nền đạo đức Nhân bản - Nhân quả của Phật giáo phải được phổ cập đến với loài người, để đem lại sự sống an vui cho hành tinh này và Phật giáo phải được mãi mãi trường tồn với nhân loại.

Giờ này, Thầy chỉ ước mong các Phật tử hãy hưởng ứng lời kêu gọi của Thầy để đem lại lợi ích chung cho tất cả những tu sĩ và cư sĩ hiện giờ và các thế hệ con cháu của chúng ta mai sau. Để có chỗ an dưỡng tinh thần và cơ thể. Đây là một việc làm hết sức quan trọng cho loài người, biến cảnh thế gian thành cảnh Thiên đàng Cực lạc. Với việc làm này còn gặp biết bao nhiêu khó khăn gian khổ thử thách, nếu chúng ta không bền chí, không một lòng một dạ thiếu sự đoàn kết từ hội từ thiện này đến nhóm từ thiện khác thì khó mà thành công…​”.

(26:23) Như các con cũng đã biết khi mà có người đọc bức thư của Thầy họ không hiểu, rồi có những cái ý họ nêu lên như thế này như thế khác là tại vì, mình không trách họ mà mình phải hiểu rằng, vì có những nhóm từ thiện mượn danh từ thiện mà không làm từ thiện đã lừa đảo họ nhiều quá, cho nên họ rất dè dặt là đúng. Họ không biết mình có làm đúng hay không. Cho nên những cái việc làm của Thầy hiện giờ đó, bây giờ thực sự ra gợi ý các con thôi.

Nhưng mà Bức Tâm Thư thứ hai là lúc bấy giờ Thầy nắm trong tay Thầy giấy phép, có giấy phép Nhà Nước cho phép rồi thì bắt đầu Bức Tâm Thư thứ hai ra đời Thầy sẽ kêu gọi mấy con thật sự. Thầy đã có giấy phép, Thầy đang xúc tiến làm công việc với pháp lý hẳn hoi chứ không phải là cái chuyện mơ hồ. Còn bây giờ chưa có gì mà kêu gọi các con đóng góp sau đó Thầy không làm được cái gì hết, thì như vậy thứ nhất là nó rất là tốn hao tiền bạc, mấy con gửi qua bưu điện hoặc là vào tài khoản thì mấy con cũng phải tốn tiền với số tiền của con gửi. Nhưng mà không làm được thì buộc lòng Thầy phải trả lại thì từng gia đình của mấy con, từng địa chỉ của mấy con thì cái số tiền trả lại bằng bưu điện hoặc là bằng một cái dịch vụ nào đó thì nó cũng phải tốn hao, từ cái tốn hao này đến cái tốn hao kia.

Cho nên hiện giờ chúng ta cố gắng việc làm chúng ta hợp nhau, bây giờ dự phòng để chờ đó, khi nào mà Thầy có giấy tờ hẳn hoi, cái đồ án của Thầy đưa ra hẳn hoi, Thầy gửi đến cho mấy con, những cái tổ, những cái hội từ thiện sẽ thấy cái đồ án của Thầy. Tức là cái bản đồ vẽ cái khu an dưỡng, vẽ cái bệnh viện, vẽ cái nơi mà có thể nói rằng đây là cái nơi mà chứng thật rằng Thầy sẽ làm những cái công việc này. Và đồng thời những người nào mà đã có gửi trước thì Thầy lấy cái chi phí cái tiền đó Thầy xây dựng cụ thể bằng chứng Thầy đang làm cái chuyện đó, nó cụ thể. Thì người ta thấy Thầy đang làm cái chuyện đó rõ ràng thì người ta cứ đổ dồn vào cái tài khoản đó rồi đưa ra chi phí cho đến khi hoàn thành, thì cái số tiền đó còn lại thì chúng ta lại chi cho y bác sĩ, chi cho những người ở trong trung tâm, những cán bộ những nhân viên ở trung tâm điều hành đó họ được cái đời sống họ đầy đủ không thiếu, để họ lo tất cả mọi cái sự việc cho mọi người về đây an dưỡng.

(28:47) Đó là một ý của Thầy là muốn như vậy, chúng ta sẽ trả tiền lương cho họ tất cả. Và đồng thời chúng ta cũng có thể nơi cái khu an dưỡng của chúng ta, Trung Tâm An Dưỡng nó có những nhà máy, những cơ sở sản xuất những cái điều kiện cần thiết. Thí dụ như bây giờ mình sản xuất đồ chay, làm cái đồ chay để tiêu thụ cho những người ở trong Trung tâm thì chúng ta lại đỡ đi một cái số tiền tiêu về cái vấn để phải mua những cái thực phẩm ăn đó. Thì cái nhà máy đó sản xuất để cho cái trung tâm của chúng ta tiêu thụ. Như vậy chúng ta lấy tiền từ của Trung tâm mà rồi chúng ta chi cho những công nhân viên làm đó để mà nuôi dưỡng một cái số người có nghề nghiệp, không có thất nghiệp. Rồi những người đó con em được học tập tại Trung tâm chúng ta, được đào luyện từ cái đức hạnh mà đức Phật đã để lại cho chúng ta, đó là đem lại hạnh phúc chung cho con người. Và đồng thời đó là những cái điều mà Thầy mong muốn, rất là mong muốn mà từ lâu chưa làm được.

“…​Vậy một lần nữa Thầy kêu gọi các nhóm Phật tử trong nước cũng như ở hải ngoại hãy vì lợi ích cho bản thân mình, cho gia đình, cho mọi người, cho xã hội, cho đất nước quê hương của mình, cho nhân loại trên hành tinh này mà hãy cùng nhau tay nắm chặt bàn tay, kết vòng tay thương yêu để bắt đầu tiến hành công việc ngày một tốt hơn…​”.

(30:07) Thì bằng chứng là mấy con thấy hiện giờ có nhiều người rất là tha thiết, họ đang tiến hành họ làm cái công việc đó. Như ở ngoài Bắc thì cũng có nhiều người rất là tha thiết. Nhưng mà họ chưa hiểu cách thức làm cho nên Thầy hướng dẫn họ từng bước. Phải thành lập Công ty, đứng trên Công ty rồi mình sẽ thành lập khu an dưỡng. Nếu mà ở ngoài này không được thì sẵn sàng cái nơi nào đó người ta thành lập cái khu an dưỡng được, cái Trung Tâm An Dưỡng được thì ở đó người ta sẽ đưa giấy tờ về người ta xin làm chi nhánh ở đó chứ không có gì mà phải sợ.

Do đó hiện giờ nó nó ba nơi, một là ở Miền Nam chúng ta lấy khu đất ở Phước Hải làm cái Trung tâm, hai là thành phố Hà Nội, cái cơ sở nào đó nếu mà ngoài đó thành lập cái Công ty An Phước, thì từ công ty đó mà xin phép để mà xây dựng cái Trung Tâm An Dưỡng, thì do một số Phật tử ở đó họ đang làm. Còn ở Miền Trung thì có một số Phật tử ở đó, chính quyền thì họ chấp nhận họ đồng ý khi họ đọc bức thư của Thầy, họ đọc họ rất đồng ý và đồng thời họ được xem cái phương án của Thầy thì họ chấp nhận.

Nhưng phải xin phép đứng ở cái cơ sở nào, họ nói rằng nếu Thầy có một tỷ thì họ sẽ cấp đất cho Thầy để mà làm cái Trung Tâm An Dưỡng. Ở ngoài Miền Trung họ đã, chính quyền ở đó, cái tỉnh ở đó họ đã có cái ý như vậy. Nhưng mà hiện giờ thì nói về một tỷ thì Thầy chưa có, nhưng mà điều kiện khi có Thầy đã có một tỷ tức là Thầy phải có chứng minh hẳn hoi là Thầy phải có giấy phép đàng hoàng chứ. Nếu mà chưa có gì hết mà đòi hỏi xin một tỷ thì chắc chắn là Phật tử, mặc dù là hiện giờ là hiện giờ xin một tỷ thì Thầy chắc có chứ không phải không. Thầy kêu gọi Phật tử thì họ rất tin tưởng Thầy, nhưng mà bằng chứng nó không cụ thể. Thầy muốn làm sao Thầy có cái giấy phép hẳn hoi. Còn bây giờ nói như vậy thì Thầy chỉ có một tỷ thì ở ngoài đó người ta làm giấy người ta cho mình, như vậy thì cũng chưa được là vì coi như là Thầy nói như vậy thì kêu gọi như vậy là sai.

Cũng như trước kia khi mà in cái bộ sách Đường Về Xứ Phật mà cái giá đến một tỷ mốt, mà Thầy thấy rằng cái hiện Thầy đang in một bộ sách rõ ràng mà, nó cụ thể cho nên Thầy kêu gọi người ta chứ không có …​, Thầy đâu có lừa đảo ai đâu. Cho nên cái vấn đề Thầy làm cái việc gì nó phải có cái bằng chứng cụ thể. Còn bây giờ mình chưa có làm được gì hết mình kêu gọi mọi người đóng góp một đồng một cắc nghe chừng thấy xót xa lắm. Giống như một cái tên lừa đảo, chưa có bằng chứng, cho nên Thầy thấy mình làm cái việc mà chưa có bằng chứng làm như một người lừa đảo người khác, cho nên Thầy không thể nào làm được như vậy.

(32:43) Cho nên vì vậy mà các con chuẩn bị trên tinh thần đoàn kết nhau, chúng ta cùng nhau mỗi người một giọt mồ hôi mà chúng ta xây dựng Trung Tâm An Dưỡng, xây dựng cái bệnh viện cho mọi người, cho chúng ta. Thì mấy con, đừng nghĩ rằng tôi ít quá, tôi không có tiền nhiều, mấy con chỉ cần, Thầy nói chỉ cần một đồng nhưng mà cái lòng biết thương mọi người, biết chia sẻ nhau thì cái đồng bạc của mấy con Thầy rất quý, rất quý trọng cái tình của mấy con. Cho nên cái Trung Tâm An Dưỡng nó chấp nhận ở cái lòng thương yêu chân thật chứ không phải chấp nhận ở số tiền, dù một người đó có hàng tỷ bạc cúng dường Thầy, mà cái lòng không chân thật thì Thầy thấy một tỷ bạc nó cũng không có ra gì đâu. Đối với Thầy thì cái tình là hơn, cái lòng chân thật là hơn. Đó là cái bức tâm thư của Thầy, các con thấy cái lòng tâm nguyện của Thầy là như vậy đó.

Cho nên hôm nay mà Thầy chịu cực khổ để mà Thầy dạy cái lớp của mấy con để mong đào tạo cho mấy con để sớm được mà tu tập nó hoàn chỉnh được thì mấy con sẽ thay Thầy trở về các khu an dưỡng khi nó thành hình được. Thì đây nó cũng là cái duyên, Thầy mong mấy con cố gắng hiện giờ thì mấy con chẳng làm gì hơn là mấy con cố gắng mà tu tập, những gì mà Thầy dạy thì mấy con ráng. Và Thầy luôn luôn lúc nào cũng cố gắng để mà hướng dẫn các con tới nơi tới chốn, miễn là mấy con chịu tu, miễn là mấy con chịu phá đi những gì mà Thầy bảo, bây giờ hôn trầm, thùy miên là phải phá, không được. Nhưng các con biết rằng có những người đệ tử của Thầy viết ở trong cái tập mà ghi lại những nhật ký, nó rất nhiều cái khó khăn, trong bước đường tu có nhiều khó khăn. Khi mình chiến đấu với hôn trầm thùy miên, hoặc là như tất cả những cái nghiệp của mình nó rất là gặp những cái khó khăn. Một lúc nữa thì Thầy sẽ đọc cho mấy con nghe những tâm trạng của những người tu mà họ đang có cái được và có cái không và có những cái khó khăn.

(34:32) Hôm nay thì các con được nghe cái bức Tâm thư của Thầy, và đây là cái phương án của Thầy mấy con, cái phương án. Còn cái đồ án hiện bây giờ là chú Chân Tâm ở thành phố chú giữ cái đồ án của Thầy, tức là những cái hình vẽ, những cái ngôi nhà, thậm chí như về tu sĩ đó, nó có những cái hang mấy con. Nghĩa là Thầy thì Thầy yêu cầu là cất những túp lều tranh bằng tre lá, nhưng mà cái người kiến trúc sư họ nói chúng con được cái dịp mà chúng con làm cái việc này để muôn đời, mà tre lá thì chúng con làm đẹp lắm, nhưng mà có cái điều kiện là nó có thời gian nó hư. Cho nên chúng con muốn làm sao người tu sĩ chúng ta ở hang nhưng mà cái hàng làm sao mà cho nó thoáng và nó có những phòng vệ sinh tắm rửa rất là sạch sẽ, chúng con sẽ tơi những cục đá lớn bằng máy móc chúng con đem lại những cái nơi đó chúng con làm cái hang, rồi chúng con sẽ trồng những cái cây cho nó hợp với những cái hang đó, và đồng thời mỗi tu sĩ đều một cái hang của mình ở.

Cái khu an dưỡng của tu sĩ là như vậy, từng mỗi người có một cái hang. Cho nên có những cái dòng suối, những dòng suối mà kiến trúc sư họ sẽ làm, cho nên khi mà vẽ cái đồ án ra chúng ta thấy như là cái cảnh thần tiên đó mấy con. Nhưng mà Thầy không mong cái điều đó đâu, nhưng mà Thầy mong sao mình được yên ổn tu thôi. Nhưng mà cái người kiến trúc sư đó, họ nghĩ rằng cái cuộc đời mà họ học được kiến trúc sư họ cũng muốn để lại cho đời ngàn năm nó còn lại một cái gì của sự học của họ. Cho nên họ cũng dốc hết cái tâm trí của họ ra để họ làm những cái mô hình rất đẹp. Đó là cái nguyện vọng của họ, còn riêng Thầy thì muốn yên mà tu mà thôi. Có chỗ an dưỡng, có chỗ trị bệnh là hạnh phúc cho những người tu theo đạo Phật, là hạnh phúc rồi.

(36:25) Đối với Thầy thì không có các cái tượng Phật ở trong cái khuôn viên đó đâu, mà chỉ có những cái bảng kinh. Những cái bảng kinh như ở đây những cái bảng kinh như Thầy thôi. Những cái bảng kinh đó là những cái bài thuyết pháp không lời mấy con, tự cái người đó đến đọc nó sẽ nhắc nhở cho cái người đọc những cái bảng kinh đó chứ nó không có cái người thuyết pháp, nhưng mà nó thuyết pháp không lời. Thầy thấy rằng ở trong cái, nhất là cái khu mà nghỉ ngơi của tất cả mọi người trong cái khu Trung Tâm An Dưỡng, thì nơi đó đều có những bảng ghi kinh ngắn gọn do Thầy soạn thảo từ lời đức Phật, từ chú thích do Thầy. Nó đem lại cái giá trị rất lớn là khi người ta đọc người ta có cái sự sống cho đúng đắn, để đem lại hạnh phúc cho cái người đọc. Dù ít dù nhiều họ đọc họ cũng thấy sự thay đổi trong người họ.

Đó là Thầy ước ao cái Trung Tâm An Dưỡng chúng ta sẽ ra đời, và đây là cái phương án. Còn cái bản đồ, gọi là đồ án nó là một cái bản đồ rất lớn được xếp lại thành một cuốn tập, nhưng mà khi mà chúng ta kéo nó ra thì nó thành một cái bản đồ, trong đó rất đẹp. Ở đây coi như là chú Chân Tâm thì chú giữ cái đồ án đó vì khu đất thì bây giờ nó con đang ở Phước Hải, chỉ xin phép được thì cái phương án và cái đồ án nó sẽ theo đó mà thực hiện chứ nó không có gì hết.

Đó thì hôm nay mấy con thấy Thầy đã dự định sẵn sàng, bây giờ ở chỗ nào làm trước thì Thầy sẽ đem ở đó. Cho nên vừa rồi thì ở Hà Nội có gửi Thầy cái bản đồ cái khu đất, nhưng Thầy biết rằng bây giờ Thầy phải đi ra ngoài Hà Nội với một người kiến trúc sư, ra đó xem khu đất trực tiếp họ sẽ chụp hình rồi họ sẽ vẽ thì như vậy cái mô hình họ mới vẽ không sai. Chứ còn bây giờ nhìn cái bản đồ mà vẽ những đường lằn vậy thì chắc chắn họ không làm sao mà họ vẽ cái đồ án cho chúng ta được hết. Thầy chỉ là con người gợi ý họ thôi chứ không có cách nào khác hơn hết.

2. THẦY KÊU GỌI TU SINH TU TẬP XONG Ở LẠI GIÚP ĐỜI

(38:28) Đó là cái phần hôm nay để mấy con hiểu được Thầy đang lo một cái việc lợi ích chung, không riêng gì chúng ta trong tu ở đây mà còn cho mọi người nữa. Và cái Trung Tâm An Dưỡng và các chi nhánh an dưỡng ra đời đó là các cái lớp học của Bát Chánh Đạo. Thì nếu mà Thầy còn sống được ngày nào Thầy cố gắng soạn thảo cái giáo trình để cho các con đứng lớp mà các con theo giáo trình đó mà dạy. Còn Thầy mà có mất đi thì mấy con cũng vẫn còn có được cái đường hướng và cách thức tu tập mấy con đã xong rồi thì Thầy thấy được Phật giáo nó không mất. Và như vậy là Thầy cũng an tâm là mấy con đã thừa kế Thầy, và Thầy cũng kêu gọi mấy con khi tu tập, hồi hôm kia hôm qua thì các thầy đến đây, quý thầy đó, là khi tu tập xong quý thầy đừng bỏ đi vì chúng sanh còn đau khổ nhiều lắm, đừng có bỏ đi.

Có nhiều thầy nói thấy Thầy quá cực khổ mà cái người tu họ tu chơi, họ ngủ nhiều, họ làm biếng đi kinh hành, họ cứ rúc rúc trong thất rồi ngồi gục tới gục lui. Cho nên họ nói rằng nếu mà con tu hành xong con xin Thầy con nhập diệt, con thấy con độ chúng sinh không nổi, Thầy hết sức khuyên lơn họ mà con thấy hầu hết con nhìn cái người mà quyết tu nó không có mấy người, mà cái người mà quyết ngủ thì nó nhiều. Cho nên họ cũng khuyên Thầy, nhưng Thầy nói chúng sanh nghiệp nặng biết làm sao, cố gắng nhắc nhở khuyến khích họ, được mức độ nào tốt chừng nấy.

Nhưng mà khi học xong cái lớp này thì mấy con tu chứng, mấy con đừng có ngại khó khăn, mấy con ở lại mà thương yêu chúng sanh, họ còn khổ nhiều lắm. Chúng ta phải cố gắng đem hết sức mình, đem những kinh nghiệm mình dạy lại cho họ. Mặc dù hiện giờ thì họ không nghe nhưng ngày mai chừng họ nghe, ngày mai họ không nghe thì ngày mốt họ sẽ nghe, mình bền chí dắt họ, dắt họ đi hết đường đời thì họ không còn khổ nữa. Chứ còn mình nản chí mình thấy rằng họ cứng đầu quá nói gì họ cũng không nghe thôi mình bỏ đi cho rồi, thì như vậy mình ích kỷ lắm, mấy con đừng ích kỷ nữa mấy con hãy thương yêu họ, tội họ. Bởi vì họ vô minh họ không hiểu, cho nên họ đắm đuối họ chạy theo cái ăn cái ngủ vì vậy mà họ lầm lạc. Vì vậy mấy con phải nhớ kỹ.

(40:50) Đó là những cái lời mà Thầy khuyên quý thầy. Thầy khuyên quý thầy thì hôm nay Thầy lại khuyên mấy con, bên nữ mấy con. Mấy con biết rằng cuộc đời sinh ra người nữ mấy con biết, thứ nhất là từ xưa đến giờ thì người ta áp đặt cái người phụ nữ nhiều lắm mấy con, theo cái đôi mắt của Thầy thấy thì người ta áp đặt cái người phụ nữ nhiều lắm. “Trai thì năm thê bảy thiếp, gái thì chính chuyên một chồng”, họ đặt ra cái đạo đức rất là áp đặt cái người phụ nữ, gói ghém người phụ nữ. Thậm chí như cái người dân họ, những cái nước độc đáo hơn nữa nó bắt người phụ nữ đi ra nó phải có cái vải che mặt lại, không cho người khác xem, nó đủ cách làm cho cái người phụ nữ rất là khổ đau. Rồi các con thấy khi sinh con trong gia đình các con đều là những khổ đau hơn là người đàn ông, các con hiểu người phụ nữ sinh ra là người phụ nữ quá khổ, chịu đựng mọi thứ đau khổ. Trong cuộc đời mấy con quá khổ, mà mấy con không tu để mà mình giải quyết cho bao nhiêu chị em phụ nữ khác, họ cũng đang khổ như mình chứ không khác nào ai hết. Cho nên vì vật chất, vì cuộc sống dục lạc thế gian mà đưa dắt một số chị em rất là đau khổ, họ biết chứ, nhưng mà cái sự đua đòi, cái sự ham muốn họ không giằng được. Cho nên họ trở thành những con thiêu thân đem vào cái chỗ đau khổ nhất cuộc đời của họ.

Cho nên chúng ta làm sao có một cái nền đạo đức, có một cái sự học, có những cái lớp học mà chính chị em đứng ra để hướng dẫn để thông cảm được sự cái đau khổ của người phụ nữ, nó rất dễ nó không có khó khăn. Thí dụ như trong cái lúc mà mấy con tu tập có những cái khó khăn, “Thầy ơi Thầy cứu con”, nhưng làm sao Thầy cứu con trong khi mà khuya lơ khuya lắc như thế này Thầy làm sao đến thất mấy con được, mấy con hiểu. Nếu là một người phụ nữ, Thầy như là người phụ nữ Thầy đến ngay thất mấy con liền, Thầy gõ cửa thất vô Thầy cứu mấy con liền: “Như vậy con hãy dừng lại, đừng có tu như vậy nữa mà con hãy tu như thế này thế này, con sẽ tác ý như thế này thì tâm con sẽ an ổn liền tức khắc”. Nhưng mà Thầy nói một người mà đã tu xong rồi, thì khi mà cái người đệ tử của mình đang gặp khó khăn mình chỉ cần đến cửa thất họ thôi thì họ cũng thấy nhẹ nhàng vì bên họ có Thầy.

(43:03) Thầy còn nhớ ngày xưa khi ở Chân Không mà Thầy tu với Hòa thượng Thanh Từ, khi Thầy ngồi nó đau quá, bởi vì ở Chân Không nó có cái điều kiện là phải ngồi, ngồi đau quá ngồi đến run người chịu không có nổi, thế mà thầy Thanh Từ đã thông cảm được cái sự đau khổ của Thầy, cho nên thầy thấy con người Thầy run, tức là nó hơi nhức nhức nó run thôi chứ chưa phải gì, nhưng mà thầy biết là Thầy đau lắm, cho nên thầy để cái bàn tay trên lưng của Thầy, Thầy cảm thấy như có một cái hơi ấm nào đó cho nên làm Thầy bớt đau. Cho nên thông cảm những nỗi khổ đó qua một vị thầy của mình mà Thầy hiểu được nỗi khổ đau của những người học trò ngồi trước mặt Thầy khi họ gặp khó khăn, Thầy biết điều đó.

Cho nên Thầy dạy mấy con không cần ngồi, không cần luyện tập như vậy, nó không đúng, nó sai. Cho nên Thầy sợ nhất là nó lạc vô tưởng, nó gặp những cái khó khăn của tinh thần của mấy con, lúc bấy giờ nó mới khó, chứ còn cái đau đó nó không có khó đâu. Thế mà mình còn thấy run người còn huống hồ những cái sai kia. Cho nên vì vậy nếu mà mấy con hiểu được thì mấy con sẽ ráng tu, ráng tu không nghỉ, cứu mình thoát khỏi sự đau khổ bản thân của mình mà còn biết bao nhiêu chị em khác. Con cháu của mình bên phái nữ họ đang nương tựa vào mình rất lớn. Họ đang khổ và họ chưa sanh ra nhưng cái khổ của họ khi sanh ra mở mắt ra họ vẫn ôm cái khổ đó, cho nên mấy con ráng tu mấy con. Tu không phải vì mấy con nữa, mà tu vì các thế hệ, vì những người hiện tại đồng thời với mấy con, và vì những cái thế hệ con cháu của chúng ta sau này nữa. Làm gì mà nhân quả hết sanh người nữ sao, sẽ sanh người nữ, cho nên mấy con phải ráng.

Mấy con càng cố gắng tu tập nhiều chừng nào thì tốt chừng nấy mấy con, ráng cố gắng, nhưng sự cố gắng đó phải được thưa hỏi Thầy. Chứ mấy con cố gắng quá thì ức chế thì mấy con cũng sẽ tiêu đó, không có đúng hướng đâu. Các con nhớ kỹ trong cái vấn đề mà tu nó phải đúng, chứ còn nó không đúng là nó sẽ không được. Cho nên những gì mà muốn tăng muốn giảm đều phải thưa hỏi Thầy hết, chứ không thưa hỏi Thầy là một cái điều sẽ đưa đến những cái tai hại, nó không ích cho mấy con.

3. NHẬN DIỆN TÂM HAM MUỐN, ƯA THÍCH

(45:29) Ở đây Diệu Đức thưa hỏi Thầy, nói những cái công phu tu tập của mình, thì con thấy còn thùy miên thì con nên đi Thân Hành Niệm để tâm cho thật tỉnh táo, không còn một chút nào buồn ngủ thì nó mới đạt được. Nhớ về cái thao tác Thân Hành Niệm có thể nói rằng mình thấy mình còn buồn ngủ nhiều thì mình tu cái pháp Thân Hành Niệm nhiều hơn để cho nó tỉnh thức hơn, còn các pháp kia thì mình tu ít lại. Như vậy mình biết được cái phương pháp đi kinh hành là cái phương pháp để đẩy lui cái Vô Minh Lậu, tức là hôn trầm thùy miên nó thuộc về Vô Minh Lậu, nó thuộc về niệm si, cho nên con hãy cố gắng đi kinh hành nhiều một chút. Mà khi nó muốn ngồi thiền rồi đó, mà nó tỉnh táo thì thôi, mà nó lọt trong tưởng thì cũng đứng dậy đi kinh hành để phá. Nó có những cái trạng thái thích thú mà nó gây mình thích thú ngồi thiền tức là trạng thái dục tưởng rồi, thấy bây giờ sao nó muốn ngồi thiền tức là nó có dục nó mới muốn đó mấy con.

Cho nên mình tu mình phải biết được từng tâm niệm của mình, dù là thích tu coi chừng nó cũng bị cái dục của nó rồi. Mà nó nằm ở trong cái dục, bởi vì nói là Dục Lậu, Hữu Lậu mà nó đã hướng tu nhưng mà nó thích tu, nó muốn ngồi, nó thích ngồi mãi thì đó là cái thích, mà cái thích thì có cái dục. Ở đây chúng ta tu nó không phải thích, mà chúng ta làm chủ. À bây giờ chúng ta tu mà nó có sự an ổn làm cho chúng ta thích thì đây là tu ở trong dục chứ không phải. Mà tu ở đây mục đích là chúng ta đi kinh hành không phải cầu cho nó thích, mà nhìn coi cái hôn trầm, thùy miên nó có còn hay là không. Nếu còn thì chúng ta đi, mà nếu không còn thì chúng ta ngồi lại, tập thư giãn thanh thản, an lạc, vô sự. Các con thấy rất rõ mà, đâu có gì đâu.

Bây giờ tỉnh bơ nó đâu có ngủ gì, bây giờ ngồi lại coi sao. Tồi ngồi bất kỳ, mấy con ngồi xếp bằng, bán già, kiết già gì cũng được, ngồi trên ghế như Thầy cũng được, ngồi dựa lưng vào vách cũng được, nhưng xem coi tâm mình nó có buồn ngủ không. Mà nó tỉnh mà nó thanh thản, nó an ổn nó không có gì hết được rồi. Chứ không phải vì nó làm cho chúng ta thích thú để mà chúng ta muốn ngồi, muốn tu.

(47:56) Cho nên ở đây con thấy cái muốn ngồi thiền cũng là muốn, cho nên chúng ta: “Không được, mày muốn thì không được. Ở đây thì chỉ biết được cái tâm thanh thản an lạc vô sự, mà có cái muốn thanh thản an lạc vô sự cũng không được, mà chỉ thanh thản an lạc vô sự với một cách tự nhiên. Còn mày hơi buồn ngủ là tao sẽ đi kinh hành, có những cái phương pháp tao sẽ phá vỡ, không để cho mày ngủ”, và cứ như vậy mà con tiến bước. Và đồng thời cái trạng thái mà tu thanh thản an lạc vô sự tức là Tứ Niệm Xứ, nó kéo dải khoảng thời gian 12 tiếng đồng hồ hoặc 24 tiếng đồng hồ, không có một niệm hôn trầm thùy miên, không có một niệm nào xẹt vô, luôn luôn thanh thản, an lạc, tâm quay vô trong thân của mình, không cần lưu ý bên ngoài, biết là nó không phóng dật, thì lúc bấy giờ cứ để tự nhiên như vậy. Mà nếu mà mình ngồi một lúc mà nó mỏi thì mình có quyền đi, mà đi mỏi chân thì mình có quyền ngồi hoặc nằm, nhưng luôn luôn cảnh giác từng hành động như Phật đã dạy, trước khi nằm ngồi đều phải cảnh giác kỹ, không có để cho cái niệm hôn trầm thùy miên, lười biếng xen vào đó, thì cái kết quả của con sẽ tốt đẹp.

4. QUÁN NHÂN QUẢ THẢO MỘC ĐỂ BIẾT NHÂN QUẢ CON NGƯỜI

(49:09) À về phần câu hỏi của Diệu Hiền, thì con hỏi: “Con hỏi Thầy sao đức Phật không nói về vấn đề mà tái sanh một người mà sanh ra nhiều người, một câu hỏi mà hôm nay mấy con học về nhân quả thảo mộc, mấy con thấy rằng mình có thể kết luận rằng một con người chết không phải sanh ra một con người. Vậy nó ở đâu mà chỗ này đức Phật có dạy không? Thầy xin trả lời cho con thấy rõ”.

Đức Phật đã nói rồi, tức là đức Phật đã dạy cho mình câu đó rồi. Đầu tiên đức Phật nói, con người chúng ta là thừa tự của nhân quả. Tức là mình từ nhân quả sinh ra, mấy con. Mà nhân quả nó đâu phải sinh ra một người, như mấy con thấy nhân quả thảo mộc chứ gì, vậy nó là bằng chứng cụ thể mà. Một cái trái, một cái hạt nó lên làm cái cây, cái cây nó không ra một trái đâu và một cái trái nó nhiều hạt chứ không phải một hạt. Bằng chứng mấy con có đọc lại Thầy trả lời cho chú Minh Hoàng ở bên Mỹ mà đã hỏi câu hỏi ở trên email đó, thì Thầy trả lời chú thấy rằng dịch cúm gia cầm nó rất là đau khổ, làm sao mà làm cho người ta hiểu được nhân quả đừng có ăn thịt chúng sanh.

Thì thật sự ra chú hỏi thì nó hơi muộn rồi, cho nên dịch cúm gia cầm nó nước này rồi đến nước kia, bây giờ chắc chắn là họ cũng không dám ăn thịt gà nữa đâu, phải không? Bởi vì chết quá họ đâu có dám ăn. Nhưng mà sự thật ra mình phải hiểu nhân quả.

Cho nên con thấy tại sao Thầy đưa cái nhân quả thảo mộc, để chúng ta lần lượt chứng minh cụ thể nhân quả khó mà xác định cho con người, một người sanh ra nhiều người chứ không phải một người. Một người sanh ra nhiều con vật chứ không phải là chỉ có một người sanh ra một người. Nhưng từ xưa đến giờ chúng ta không nghe ai xác định điều đó, nhưng đức Phật xác định. Đức Phật xác định một cách khó hiểu thật “Con người là thừa tự của nhân quả. Con người từ trong nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết đi về nhân quả”.

Có không mấy con? Ông Phật đã xác định rồi. Mà nói nhân quả thì mấy con cứ nhìn qua thảo mộc có phải là một cái hạt nó có một quả đâu. Nếu một cái hột mà có một quả thì chắc chắn là chúng ta sẽ sanh một con người, nhưng mà nó nhiều quả quá, mà nhiều quả quá mà trong mỗi quả nó có nhiều hột nữa, có loại nhiều hột lắm. Thì cái hành động chúng ta, có hành động nó có một quả à, nó một hạt à, nhưng mà có cái hành động nó nhiều quả lắm mấy con.

Thí dụ như bây giờ Thầy ăn cắp, cái người đó họ bắt được Thầy, phải không? Thầy có ăn cắp có, Thầy lén Thầy lấy có mỗi cái bánh thôi chứ Thầy chưa có lấy tiền họ đâu, Thầy thấy cái bánh đó ngon quá Thầy chộp tay Thầy lấy chứ bà bán đó bà quay lại bà chụp được tay Thầy, bà lôi Thầy, bà đánh Thầy, bà đạp Thầy mấy cái. Mà mỗi cái đánh là một quá chứ gì mấy con, có phải không? Đánh Thầy một bợp tai, thì đó là một quả, đánh Thầy bên đây một bớp thì đó là hai quả, đạp Thầy thêm một đạp là ba, rồi ba bốn người khác thấy thằng ăn cắp này tức quá họ lại họ đạp bởi vì hôm rày họ cũng bị mất, họ xúm vào họ đạp Thầy lung tung. Trời đất ơi, một nhân mà trời đất ơi nhiều quả quá vậy. Rồi từng cái bị đòn đó, các con biết không? Cái từ trường nó phóng ra mấy con, nó phóng ra nó tương ưng mấy con, rồi nó sanh ra biết bao nhiêu hạt. Đó, cái nhân quả nó như vậy mà, cái hình ảnh của cái nhân quả thảo mộc nói lên cái hình ảnh của nhân quả con người chúng ta.

(52:39) Bởi vì chúng ta là một loài sống như muôn loài sống trong cái nhân quả này, trong cái hành tinh sống này, cho nên cái nhân quả nào nó cũng không khác nhau đâu. Con hiểu chưa? Mà ông Phật có xác định rồi. Đó thì Thầy sẽ trả lời cho con thấy đức Phật đã nói rồi, “Đức Phật nói con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết đi về nhân quả, vậy nhân quả đâu có sinh một người, phải không con?”

Đó cái câu trả lời mình xét qua cái nhân quả thảo mộc mình biết rõ lắm. Cho nên Thầy muốn xác định cho con người một người mà sinh ra nhiều người, Thầy không dám nói đại, mà Thầy đem cái bằng chứng cụ thể của nhân quả thảo mộc mà chính Thầy hướng dẫn cho mấy con, gợi ý mấy con, rồi từ đó mấy con quan sát các con thấy lạ thật. Mà nhân quả nó không có nghĩa là, mấy con học nhân quả rồi mấy con thấy từ cái mắt nó cũng là cái nhân để thành cái quả nữa mấy con, có phải không? Từ cái cây nó cũng là cái quả nữa, nó nhiều cái quả lắm, nó đủ thứ, mà nó nhiều cái nhân, ghê gớm lắm, trùng trùng duyên khởi mấy con.

Đó, khi học nhân quả rồi mấy con mới biết, mới suy ngẫm được cái thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả lợi dụng cái lòng ham muốn của chúng ta mà đẩy chúng ta đi Địa Ngục, không bao giờ mà chúng ta có con đường chúng ta trở về với sự giải thoát thực sự.

5. TU HƠI THỞ TÙY THEO ĐẶC TƯỚNG

(54:04) Về hơi thở, con trình bày cho Thầy về hơi thở thì con không nên tu hơi thở. Mục đích của con hiện giờ đó, thay vì tu hơi thở thì nó có 19 cái đề mục, mục đích của hơi thở là nó trợ giúp cho cái pháp Tứ Niệm Xứ, nhưng mà nó nằm ở trong Tứ Chánh Cần để mà luyện tập. Còn tới Tứ Niệm Xứ là nó là cái pháp để đẩy lui chướng ngại pháp. Nhưng chúng ta không cần nó đâu mấy con, nếu chúng ta không có duyên với nó mà chúng ta gặp tu hơi thở nó có khó khăn thì mấy con đừng tu hơi thở mấy con.

Mấy con giữ tâm thanh thản, an lạc vô sự. Khi thân mấy con đau, mấy con bất động đừng có dao động thì mấy con tác ý cái bệnh đau trên thân của con, cái trạng thái thanh thản nó vẫn hết. Nó không phải đợi mình an trú được trong hơi thở, hoặc an trú được trong bước đi mới đẩy lui được, không cần đâu, tại vì mình nhiếp tâm vô an trú trước.

Cho nên chỉ đi kinh hành để phá hôn trầm, nhiếp tâm được là điều tốt, mà nhiếp tâm không được cũng tốt, cũng không sao đâu. Nhưng mà có vấn đề là Thầy phải xét cái người này không có duyên nhiếp tâm. Con nhiếp tâm bị nhức đầu này, con nhiếp tâm con cố gắng vô thì nó xảy ra tưởng này. Tất cả những cái này nếu mà nhiếp tâm tốt thì Thầy sẽ cho các con nhiếp tâm tốt vì nó có cái lợi ích cho mấy con hơn chút. Nhưng mà không nhiếp tâm tốt Thầy cho mấy con giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự mấy con tu tập để giữ tâm bất động của mấy con tới nơi tới chốn mấy con cũng chứng quả A La Hán, chứ không phải đợi ngồi tu hơi thở đâu. Nó chỉ là cái vấn đề, biết là nó có lợi ích. Nhưng mà cái lợi ích của nó mà khi một cái người mà hợp với nó, còn không hợp với nó mà chúng ta tập tu là chúng ta bị rối loạn hô hấp, nó rất khó khăn.

Cho nên về vấn đề mà hơi thở thì con thấy khó thôi con đừng tu. Con sẽ tập tu Tứ Niệm Xứ và đi kinh hành, phá hôn trầm thùy miên thôi, đủ rồi con. Tập nội bây nhiêu đó là cũng thấy là mệt. Con có nghe thầy Chân Thành, bữa cái lớp của thầy Chân Thành không? Thầy đi Thân Hành Niệm mà hai cái bánh chè của thầy nó rớt ra, thầy đi hết muốn nổi. Thầy kêu Thầy cứu, cho nên vì vậy Thầy sách tấn thầy, bắt đầu đó: “Chết bỏ, đứng dậy đi liền tức khắc, không có còn mà nằm đó mà lúc lắc”. Cho nên vì vậy mà thầy mạnh dạn, nghĩa là nó rụng rời, tất cả cái tay chân và cái đầu gối nó không có còn bước đi nữa, vậy mà khi Thầy sách tấn rồi, đứng dậy đi như thường một chút xíu sau nó hết, mà nó an trú một cách kỳ lạ.

6. THẦY SÁCH TẤN TU SINH

(56:12) Đó mấy con thấy chỉ gan dạ thôi có gì đâu, mình sẽ chiến thắng được. Và các con ở đây các con đâu có nghe cái chú Thiện Thảo gì, chú nói như thế này: “Nếu mình nghe chú Hai mà nói tu ba bốn năm mới hết hôn trầm thùy miên, mới giảm được hôn trầm thùy miên, trời đất ơi vậy là tu ba bốn năm lâu quá trời vậy sao”.

Chú nói thà chết thôi mình tu nghe Thầy nói một là chết, hai chứng đạo cho nên chú thức suốt đêm, sống chết không có sợ hôn trầm thùy miên, cuối cùng thì chú chiến thắng hôn trầm thùy miên, (nó) không tấn công chú được nữa. Đó là những cái gan dạ, những cái quyết tâm và cái tuổi trẻ, cái sức nồng nhiệt mạnh bạo, nhiệt tâm lắm.

Cho nên tất cả bên nữ mấy con là tuổi trẻ, như mấy con còn tuổi trẻ mấy con nỗ lực tu. Luôn luôn lúc nào thực sự ra mấy con gan dạ một chút, đừng có sợ chết nữa, thì mấy con nhớ rằng từ trường của Thầy lúc nào cũng theo dõi mấy con để hộ trì mấy con hết, lúc nào nó cũng phủ trùm trên cái người mà quyết tâm tu thì nó sẽ trợ giúp cho mấy con. Khi mà gặp khó khăn mấy con chỉ cần kêu Thầy ơi cứu con, thì ngay đó mấy con giữ tâm bất động, giữ tâm bất động liền, đừng có dao động, đừng có sợ. Khi mà gặp khó khăn thì mấy con đừng có sợ trước khó khăn đó. Mặc dù bây giờ mấy con thấy con ma nó ngồi trước cái bước cái đi kinh hành của mấy con, nó ngồi lù lù một đống, đừng có sợ, mấy con kêu Thầy: “Có ma ngồi đây con sợ quá”, thì lúc bấy giờ mấy con cứ đi thẳng con ma nó sẽ biến mất, đó là cái gan dạ mấy con, cái gan dạ để cho mình vượt qua cái khó khăn.

(57:40) Mà cái phần của Diệu Hiền thì con nhớ những cái lời mà Thầy dặn.

Còn Liễu Huệ, nhớ đi kinh hành để phá hôn trầm thùy miên, con nhớ đi kinh hành nhiều con, tác ý và tu tập như vậy là đúng, nhưng phải tu ít lại cho có chất lượng, đừng tu nhiều. Cái sức mà Liễu Huệ một, con tu như vậy là nhiều đó con, cho nên con lui lại, bớt cái thời gian nó lui lại ít là con sẽ tu tốt con.

Còn Liễu Châu thì Thầy đã nhắc rồi, con theo cái thời khóa này con tu tập mà từ từ mà lần lượt mà tu, thì rất tốt.

Tâm Nhẫn, tức là Vũ Thị Chiêm con, con tu ít, chất lượng cao. Con tu ít lại, con tu nhiều quá thì cái chất lượng nó không cao cho nên nó có niệm nó xẹt ra xẹt vô. Con tu ít lại để mình dẫn cái tâm mình đi vào cái chỗ pháp làm chủ nó, chứ đừng để cho nó có xẹt ra xẹt vô. Tác ý đuổi đi khi nó có những cái điều kiện con thấy nó làm cho con nhiếp tâm không được đó thì con nên tác ý đuổi nó đi. Lấy 30 phút làm tiêu chuẩn chứ con đừng có tu hơn trong 30 phút theo cái bức thư con hỏi, Thầy có ghi trong này đó. Thì sau này con đọc lại những cái chỗ mà Thầy ghi đó để mà con tùy tiện mà con thiện xảo, con khéo léo để đạt được cái chất lượng cho cao. Thầy thấy con rất tội, lớn tuổi rồi mà đem hết sức lực của mình tu tập, cho nên cố gắng con, phải cố gắng lắm. Những cái điều mà con ghi vào trong này đó, tuy rằng nó chưa hết cái ý nhưng mà Thầy ghi ở đây để con đọc lại, theo đó mà con gia giảm cho nó đúng cái cách thức tu tập.

(59:36) Đây là cái bài nhân quả của Nguyệt Cảo, con làm cái bài này tạm đủ nhưng mà con tiếp tục con làm tới cái bài nhân quả khẩu hành, con tiếp tục con làm rồi sẽ nộp lại Thầy.

Còn Tuệ Hạnh, con sẽ làm lại cái bài mà nhân quả thân hành của con người, con làm lại cái bài nhân quả thân hành. Và đồng thời con phải ôn lại, con phải làm lại cái bài nhân quả thảo mộc, bắt đầu theo thứ tự mà làm, lặp đi lặp lại nhiều lần để cho nó thấm nhuần được cái lý của nhân quả thảo mộc cho nó trọn vẹn đầy đủ. Và khi thấy một cái phần nào thiếu, ví dụ duyên hợp thiếu thì mình tăng thêm, mà duyên tan thiếu thì mình tăng thêm. Có những phần nó có nói nhưng mà nó ít quá, cho nên sau khi làm, vừa làm cái bài đó mà vừa quan sát lại nhân quả. Và đồng thời trong những cái bài nhân quả của con người thì nó có điều kiện là hoàn toàn khi nói về con người thì nó có đem cái nhân quả thảo mộc để chứng minh cho cái hành động đó là cái nhân hay là cái quả của nó, là cái đặc tướng hay là cái đặc tính của nó, của cái nhân quả của con người qua cái hành động của thảo mộc. Như vậy thì con mới có tiến bộ được. Con nhớ làm kỹ, lặp đi lặp lại nhiều lần. Nghĩa là trong một tháng nay thì nội cái bài nhân quả thảo mộc phải nhuần nhuyễn, phải thông suốt thì mới có thể đi qua một cái bài khác mới được.

Còn Thiện Phương tức là Diệu Vân, cái bài của con làm, cái bài của con thì làm nó khá đầy đủ. Về cái duyên sinh và duyên diệt thì ít lắm, con làm rất ít về cái phần đó, cho nên con hãy làm lại duyên sanh và duyên diệt cho nhiều hơn nữa, bởi vì sanh diệt nó trùng trùng, nó muôn mặt, nó sanh ra nó muôn mặt.

Thí dụ như cái hạt gieo lên thành cái cây, rồi cái dây mình gieo lên thành, rồi từ cái mảnh đất, cái đất ẩm ướt mà nó thành cái rông, nó cũng là cái nhân con, cái nhân quả. Cho nên tất cả những cái duyên sanh nó nhiều cái điều kiện để mà nó sanh ra những cái loài thảo mộc, do đó nó là cái nhân, rồi tiếp tục nó là cái quả.

Con thêm hai cái phần này nữa thì cái bài của con nó được đầy đủ hơn. Cố gắng làm hai cái phần duyên sanh và duyên diệt, cứ hễ nó sanh rồi nó diệt. Thí dụ như bây giờ con cho một cái nắm hạt đu đủ, con gieo xuống nó lên một cái lá đu đủ con, thì trong khi nó lên như vậy, thì khi mà gieo xuống như vậy thì có những cái hạt nó bị thối, nó không có lên được, nhưng có hạt nó lên. Có hạt nó lên yếu, có hạt nó lên mạnh, rồi cái hạt lên yếu nó sẽ bị bệnh rồi nó chết, rồi nó bị con côn trùng cắn chết, nó bị nước mưa ẩm ướt quá nhiều nó cũng chết. Đó là sanh diệt, sanh diệt các con thấy nó sanh diệt trùng trùng. Cho nên qua cái diễn tả của cái sự sanh diệt đó mà chúng ta thấy rằng nhân quả nó luôn luôn nó kề kẹp một bên, dù là nó là thảo mộc, nhưng mà nó vẫn chịu ảnh hưởng của nhân quả, không chạy trốn đường nào của nhân quả được hết.

(01:03:03) Đó thì nói về duyên sanh duyên diệt cho nó đầy đủ hơn, cứ hễ nó diệt là mình nói bị diệt.

Thí dụ như một trận bão đi qua nó tàn hại biết bao nhiêu rừng, biết bao nhà cửa, nhiều khi con người chết nữa, đó là cái duyên diệt, diệt tất cả mọi sự sống ở trên hành tinh này, chứ không phải là riêng có một người nào, đó là duyên diệt.

Hoặc là một cơn hỏa hoạn cháy rừng, thì các con biết nó thiêu đốt biết bao nhiêu loài động vật, côn trùng ở dưới đất đó không? Và đồng thời biết bao nhiêu cây cỏ cháy không, biết bao nhiêu, đó là duyên diệt. Mà những hình ảnh mà nó diệt như vậy đó chúng ta thấy ghê gớm, rất là ghê gớm chứ không phải là không.

Trong cái sự mà viết cho rõ, chúng ta thấy khi mà như cái người ta hỏi về cúm gia cầm đó, thì chúng ta thấy rất rõ nó có duyên diệt mà, nó xảy ra những cái trường hợp đó nó diệt. Mà có thể nói rằng cái người này bệnh mới ấm ấm đầu nó chết, tới người kia trong gia đình chết hết không người nào sống hết, gọi là toi dịch đó. Cho nên dịch gia cầm nó là do cái bệnh của gà.

Cho nên các con biết chẳng hạn bây giờ trên thế giới nước nào mà có những trại chăn nuôi gà nhiều đó, bây giờ nó giết hàng loạt hàng loạt, biết bao nhiêu là gà chết, chết ghê gớm lắm. Mà cái nghiệp của con gà, mấy con có bao giờ mấy con nghĩ mấy con sanh ra con gà không? Có chứ, mấy con có ăn thịt gà không? Có chứ, mấy con có ăn thì mấy con có làm con gà chứ không trật đi đâu. Các con thấy cái cây nó lên trái mít nó có chết chưa mà nó lên cây mít khác được chứ.

(01:04:34) Đó mấy con thấy cái thời gian của sự sinh diệt nó không có chờ đâu. Nó không có chờ đợi chúng ta chết rồi nó mới sanh đâu, cho nên mấy con làm một điều ác là coi chừng nó thành cái từ trường nó tương ưng là nó đi sanh rồi.

Cho nên mình thấy nó vô cùng lận chứ đâu có phải, vì vậy mà mình nghe cái chỗ đó chết thì cái người tu theo đạo Phật, cái tâm Từ của họ se thắt cái lòng lại. Thấy cái chết của một con vật, các con có bao giờ thấy cái chết của một con chó của cô Út nuôi trong này không mấy con? Có con thì nó đau bệnh nó chết, nó khổ sở ghê lắm, có con thì nó buồn buồn nó không ăn, bữa hai bữa nó chết. Nhưng mà mỗi lần mình đi qua, mình đi ngang qua mình không thấy bóng dáng của nó mình cũng se thắt cái lòng của mình chứ, các con hiểu không? Thật sự là con người mà, con người nó phải có cái cảm nhận đó chứ. Vắng mặt nó cũng làm cho chúng ta có cái buồn ở trong lòng chúng ta chứ, chứ đâu phải nói cái người tu chúng ta vô tri vô giác không biết đâu. Nhưng mà chúng ta làm chủ nó, chúng ta không để cái sự đau khổ đó kéo dài để trái tim chúng ta day dứt mãi.

Các con thấy con người của chúng ta nó phải sống mà vì vậy đạo Phật nó mới có cái Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỉ, tâm Xả đó mấy con, cho nên chúng ta sống, nhưng mà chúng ta không sướt mướt đâu mấy con. Có nhiều người trước cái cảnh mà đau khổ họ sướt mướt họ khóc quá trời, họ quá yếu đuối, họ quá mềm. Chúng ta biết nó có cái cảm nhận chúng ta mới thương xót chứ chúng ta không đến nỗi yếu đuối như vậy đâu.

(01:06:00) Đó là cái bài mấy con nhớ rằng khi mà nói duyên tan, thì cái duyên tan khi mà nói đến con người thì có sự chia ly mấy con. Mấy con sẽ viết cái bài mà nói đến nhân quả con người mà nói đến duyên tan, mấy con sẽ xót xa. Nếu mà mấy con chưa đạt được cái tâm mà đủ cái định tĩnh thì mấy con sẽ khóc sướt mướt. Các con nhìn thấy cái sự tiêu hoại mọi vật mấy con sẽ khổ đau.

Mấy con có đem nộp giao cho người ta hết chưa mấy con? Trả hết rồi hả con. À, cái tiệm cơm thì nó kiểm qua những cái hộp xem có còn hay không, đặng mới kiểm cái số người của chúng ta mà nó đem cơm mấy con. Bây giờ mấy con đem thiếu ngày mai nó không có đem cơm mấy con. Tại vì nó nói cái khẩu phần nó không có. Cho nên vì vậy mà quên, để Thầy nói về vấn đề cơm nước, bởi vậy cho nên Thầy nói tổ chức như thế này, nhưng mà cái nó cũng khó. Là vì người ta muốn kiểm duyệt coi cái số người của mình là bao nhiêu, phải không? Bao nhiêu. Bởi vì mình thừa ra thì người ta sẽ phải trả tiền, mà mình vừa đủ thì thôi, mà mình thiếu thì người ta sẽ đưa thêm cho mình chứ không gì.

Nhưng mà điều kiện là nó quá cực, cho nên Thầy đề nghị là thực phẩm khô, cho vào cơm và thực phẩm vào một cái hộp mút, như mình ăn cơm đĩa mà mình đi đâu mình mua vậy mấy con. Sau đó mình đến đó mình trút vô cái bát của mình hết, còn canh rồi này kia họ cho vô cái bọc nilon, để tôi túm ngay đó tôi xách về tôi ăn rồi tôi ném vô thùng rác rồi tôi khỏi có tôi rửa, tôi khỏi gì hết, cuộc đời tôi lo tu chứ không có ngồi đó mà rửa hộp.

Rồi tôi quên đi tôi để tôi thấy cái hộp này cũng tốt tốt thôi tôi để dành để xà bông hay để cái gì đó…​ Trời đất ơi ngày mai cái chúng hỏi cái hộp không có chúng không có cho mình đâu. Có phải không? Mấy con thấy cái điều đó cái điều quá tai hại. Cho nên vì vậy sáng này Thầy đến Thầy kiểm tra Thầy mới thấy được cái điều nó làm quá vất vả, cái người tu của chúng ta quá vất vả. Đi xin thôi làm ơn ném đại cho tôi về rồi tôi ăn rồi tôi muốn bỏ muốn lấy gì kệ chứ còn bây giờ cứ đổi tới đổi lui như vậy thì…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy