00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 002B (NỮ) - SẮP XẾP LỚP CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - TRANG BỊ TRI KIẾN GIẢI THOÁT

CK 002B (NỮ) - SẮP XẾP LỚP CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC - TRANG BỊ TRI KIẾN GIẢI THOÁT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (nữ)

Thời gian: 03/11/2005

Thời lượng: [39:50]

1. SẮP XẾP LỚP CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC

(00:00) Trưởng lão: Thầy sắp xếp cái lớp để tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác. Nếu mà mấy con nhiếp tâm dở quá, nửa phút mà đã có niệm vọng tưởng khởi vào thì như vậy sức mấy con chưa đủ thì chưa xếp vào trong cái lớp tu này được. Vì vậy mà mấy con phải cố gắng tập, tập hơn nữa để rồi mấy con tiến lên; còn 1 phút thì được xếp vào cái lớp để mà Thầy hướng dẫn cho dễ thì mấy con tự mấy con phải ráng cố gắng tu đạt được 1 phút, 1 phút có nghĩa như thế nào? Các con đi kinh hành trong 1 phút - là từ đây mà bước tới cửa là được 1 phút thì các con nhắc: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, rồi các con bước đi, cảm nhận bước đi mình rõ ràng; cho đến khi đứng tới đó là 1 phút thì các con đã nhiếp tâm được 1 phút. Trong 1 phút đó, nhiếp trong buổi sáng - các con tốt; nhiếp trong buổi chiều - các con tốt; nhiếp trong buổi tối - các con tốt; nhiếp trong buổi khuya - các con tốt; 4 thời công phu đều mấy con tu tập tốt thì đó là mấy con đạt được chất lượng nhiếp tâm trong 1 phút. Còn nếu chưa được thì mấy con phải tập trở lại mấy giây, ví dụ như 30 giây hoặc 40 giây, nhiếp tâm cho kỹ từng hơi thở, nhiếp tâm cho rất kỹ!

Thì trong sự nhiếp tâm kỹ như vậy thì nó mới có đạt được chất lượng của sức tỉnh giác; không lẽ bây giờ các con tỉnh giác trong 1 phút mà tỉnh không được sao?! Nghĩa là bây giờ mình bước đi, mình biết cảm nhận sự bước đi của mình - mà mình không tỉnh đó sao, mấy con thấy, 1 phút mà!

Vậy thì ở đây ai là người đã nhiếp tâm được 1 phút thì ghi cho Thầy, Thầy sẽ gửi tập giấy này cho mấy con; mỗi người sẽ là 1 tờ giấy ghi tên mình và cái sự nhiếp tâm của mình; được 1 phút thì cứ ghi, mà 2 phút thì mấy con ghi, mà 5 phút thì mấy con ghi 5 phút.

Vì hiện giờ người nào cũng có tập tỉnh thức hết, cũng có đi kinh hành hết rồi, biết cái khả năng của mình ở cái mức nào. Nếu mấy con thấy mình được 30 phút thì ghi 30 phút, được 50 phút thì ghi 50 phút; và đồng thời, trong cái tờ giấy thì mấy con ghi cho Thầy thêm là thời khóa tức là giờ; ví dụ 7 giờ tối thì mấy con sẽ đi nghỉ hay là 10 giờ hoặc là 9 giờ. Nhưng mà khi đặt thời khóa giờ giấc như vậy rồi thì các con không được thay đổi nữa, hiện bây giờ mấy con lượng sức của mình để Thầy sắp lớp mà; còn nếu các con nói sai là mấy con tu không nổi đó.

(02:48) Ví dụ như bây giờ, đặt thành vấn đề giờ giấc, như thầy Chơn Thành thức suốt đêm mà thầy tu được; hôn trầm thùy miên - thầy hết thì thầy ghi rằng: “Con chỉ có nghỉ buổi trưa 30 phút và đồng thời con tu suốt và tới cuối cùng thì suốt đêm con tu như vậy. Con chỉ có nghỉ lúc ăn cơm - ăn cơm xong con nghỉ có 30 phút thôi, bắt đầu dậy là con tiếp tục con tu”. Thì như vậy cái người đó Thầy sẽ sắp lớp của họ ở trên cái chỗ là đã phá hôn trầm thùy miên, đã phá được. Còn mấy con chưa được như vậy thì mấy con ghi theo cái trình độ, cái lịch trình cái thời gian của mình tu tập; ví dụ như sức các con tu từ 7 giờ tối cho đến 8 giờ, Thầy nói 8 giờ thôi, cái sức nó 1 giờ thôi thì mấy con ghi; mà từ khuya dậy từ 3 giờ mấy con tu đến 5 giờ thì mấy con ghi, hay hoặc là từ 4 giờ đến 5 giờ tùy theo cái sức.

Thầy không ép mấy con tu nhiều, mà Thầy chỉ cần mấy con tu đúng với cái thời gian mà mấy con đã lập thành cho cái sự tu tập của mình. Ngắn thì lần lượt mấy con sẽ tăng lên; mà dài thì lần lượt mấy con sẽ tiến tới cái khoảng khác nữa.

Đó! Cho nên đặt thành vấn đề như Thầy nêu thầy Chơn Thành ở đây để thấy rằng thầy tu bây giờ thời gian tu của thầy đã nối liền; thầy chỉ còn ăn cơm, ăn cơm xong thì thầy không thể nào tu cho nên thầy phải nghỉ 30 phút rồi thầy tiếp tục tu.

(04:21) Đó, thì bắt đầu bây giờ mấy con sắp xếp những cái thời gian để cho Thầy biết cái thời khóa của mấy con tu để mà Thầy phân mấy con ở cái lớp nào. Để khi mà kiểm tra để giúp cho mấy con tu đúng chứ không khéo bỏ lơ thì mấy con thấy cái sự lười biếng - thì mấy con thấy “Bữa nay nó mệt nhọc quá, thôi đi ngủ sớm 1 chút!” - thì như vậy không được; phải chiến thắng tận cùng, chết là chết chứ khi mình đặt ra thời khóa là coi như là mình đặt ra cái giới để mình giữ gìn rồi, nhất định là không phạm! Chết bỏ chứ nhất định lúc bây giờ tu là nhất định là phải chiến đấu tận cùng; buồn ngủ gì, mệt nhọc gì thì mấy con cũng phải đúng giờ mấy con mới đi ngủ!

Như vậy là cách thức tập làm chủ thân tâm mình chứ không để cái dục đó nó sai mình! Bởi vì cái ăn, cái ngủ đều là dục hết, mà nó làm cho mình uể oải, làm cho mình mệt nhọc, làm cho mình đi ngủ trước giờ là mình bị dục sai khiến chứ không phải mình ly dục, buộc lòng mình phải giữ giờ giấc nghiêm chỉnh để cho mình ly.

Như vậy, Thầy sẽ cho mấy con hoặc là mấy con về có giấy mấy con sẽ ghi hoặc là hiện giờ Thầy sẽ cho mấy con ghi cái tờ giấy này; hoặc là mấy con về mấy con ghi giờ giấc của mình như thế nào: sáng tu từ mấy giờ, rồi đến mấy giờ nghỉ, rồi ăn cơm như thế nào, rồi chiều mấy con tu mấy giờ, rồi tới gần tối, chiều tối thì mấy con nghỉ mấy giờ, ghi cái thời khóa mấy giờ, rồi tối tu mấy giờ cho đến mấy giờ con nghỉ, giờ khuya thức dậy mấy giờ.

Thầy không cần mấy con phải ghi cái giờ quá nhiều mà mấy con không đủ sức. Bởi vì không đủ sức - mình ráng cố gắng thì cái cơ thể của mình nó sẽ mệt mỏi; và mệt mỏi nhiều thì tức là nó bị hôn trầm, thùy miên nhiều mà tu như vậy nó không chất lượng. Thầy chỉ mong mấy con ghi thật sự với cái khả năng của mình để lần lượt mình tu tập mình đẩy lui dần, mình tiến tới thì nó có căn bản và nó tiến bộ hơn.

(06:33) Đây là những cái lớp mà đào tạo thì phải thực chứ không thể nào không thực mà phải sắp cho đúng cái trình độ, cái khả năng, cái đặc tướng của những người tu trong giờ giấc đó để cho họ tu cho đạt được cái chất lượng. Chứ không thể…​ Các con thấy người nào cũng thức 7 giờ cho đến 10 giờ đi ngủ, rồi cái khả năng của người đó không có đủ sức như vậy mà họ phải ráng để theo bạn bè của mình - thì những cái giờ mà họ ráng đó nó vô dụng lắm, nó không có kết quả gì đâu! Chỉ là ráng vậy thôi, mà còn sanh ra mệt mỏi nữa. Rồi từ cái ngày này mệt mỏi nó sang qua ngày khác mệt mỏi; và như vậy thì coi như 1 thời gian sau thì các con sẽ bỏ cuộc, không có còn tu tập được nữa.

Tu sinh: Thưa Thầy! Cho con xin quyển tập.

Trưởng lão: Rồi, con lấy đi con!

Vậy thì hôm nay thì thôi Thầy nói như vậy, ngày mai là bên nam rồi thì bữa nay các con sẽ ghi cho Thầy, rồi ngày mai mấy con sẽ đem nộp cái thời khóa, cái nhiếp tâm của mấy con để Thầy biết cái pháp tu về Chánh Niệm Tĩnh Giác của mấy con; đi kinh hành, khoảng thời gian nhiếp tâm như thế nào để mà Thầy căn cứ vào đó mà sắp lớp cho mấy con và đồng thời cái thời khóa tu tập của mấy con nữa. Đó là những điều mà cần thiết của cái buổi sắp lớp hôm nay.

Rồi sau đến khi mà sắp lớp rồi đó thì bắt đầu mấy con sẽ đi kinh hành, Thầy sẽ xem xét cái hành động tu tập của mấy con coi đúng - sai để mà Thầy chỉnh lại. Và đồng thời, sự quán xét của mấy con sâu - cạn thì để Thầy trợ giúp thêm những cái hiểu biết về nhân quả tức là tu Định Vô Lậu.

Đó là những cái phần mà Thầy sẽ làm việc; ngày mai thì bên nam Thầy cũng phân như vậy. Để rồi bên nam họ sẽ ghi lại cho Thầy cụ thể để Thầy biết được cái đặc tướng, cái khả năng của mấy con tu hành từ lâu tới giờ được cái gì và chưa được cái gì.

2. CÁCH XẾP LỚP ĐỂ LOẠI BỎ “CÁI TƯỞNG” TRONG TU TẬP

(08:41) Và đồng thời, mấy con cũng nên ghi thêm cái phần nếu mà mấy con thấy có cái trạng thái tưởng nào thì các con ghi thêm cái phần đó để Thầy lưu ý về cái phần mấy con bị những cái trạng thái đó mà Thầy trợ giúp cho mấy con xả những cái sai hoặc là lọt vào những cái định tưởng thì Thầy sẽ trợ giúp cho mấy con vượt ra khỏi định tưởng đó. Để cho mấy con…​

Bởi vì cái phần Chánh Niệm Tĩnh Giác - thường thường do tu tập mà chúng ta cố gắng để cho nó hết niệm thì chúng ta thường hay lọt vào những cái định tưởng. Cho nên do vì vậy mà khi mấy con thấy những cái trạng thái gì hoặc là những cái sắc tưởng gì hoặc là những thinh tưởng nào thì mấy con ghi vào trong cái tập sách, tập sổ của mấy con để rồi Thầy sẽ theo đó mà hướng dẫn cho mấy con cụ thể để giúp cho mấy con tu tập đạt kết quả.

Cái phần hôm nay, lẽ ra hôm qua Thầy phải nói trước cho mấy con ghi cái thời khóa nhưng vì Thầy muốn hôm nay để mà chia các lớp của bên nữ để cho mấy con có cái trình độ hợp mà mấy con tu. Cho nên đây là cái đầu tiên, ngày mai các con ghi lại rồi các con sẽ trước 7 giờ các con sẽ đem các con chồng lên đây rồi các con về. Nghĩa là trước 7 giờ.

Thay vì phải có 1 cái phòng học, cái Tổ đường riêng cho bên nữ thì rất tiện là vì các con sẽ đến cái phòng đó nộp bài để đó thì Thầy sẽ đến đó lấy bài về Thầy xem xét, Thầy sắp lớp rồi Thầy báo cho mấy con lớp nào học ngày nào, lớp nào học ngày nào.

Bởi vì cái trình độ, chẳng hạn bây giờ, trong số mấy con học đây thì nếu mà phân ra làm 3 lớp thì Thầy phải dạy 3 buổi trong 1 tuần lễ, nếu phân làm 4 lớp thì Thầy cũng phải chịu khó dạy 4 buổi bởi vì mỗi lớp nó theo trình độ, không thể cho lớp kia ngồi nghe lớp này được.

Ví dụ cái lớp này thấp, lớp kia cao; hoặc là cái lớp này cao, cái lớp kia thấp thì mấy con nghe thì mấy con sẽ bị ảnh hưởng mà không tốt, do cái sự tu tập. Vì vậy mà Thầy muốn lớp nào ra lớp nấy để rồi Thầy hướng dẫn chuyên về cái lớp đó mà thôi.

Các con cứ lo những gì mà Thầy dạy để cho các con không còn bị nghe những cái khác; làm cho mấy con chuyên vào cái chỗ mà Thầy dạy mấy con tu thì lần lượt mấy con sẽ lên lớp 1 cách rất dễ dàng.

(11:13) Còn chung chung như thế này thì nói cho 1 người nhưng mọi người khác nghe nhưng mà khi nghe mình cứ ngỡ tưởng mình nghe là mình đã tu tập được, nhưng mà sự thật cái đó là bị tưởng. Sự tu tập là phải tập luyện nó mới đạt được, chứ không thể…​ Và đồng thời, mình nghe 1 cái gì đó mà mình chưa làm được tới đó thì cái tưởng của mình nó sẽ hoạt động, nó sẽ tạo cho mình có cái tưởng đó; cho nên vì vậy nó rất nguy hiểm!

*Bởi vì trong chúng ta có cái tưởng uẩn, nó lắng nghe cái ý thức của nó; cái tai nó lắng nghe. Nhưng mà cái “tưởng” nó rất hiểu biết vì cái tưởng uẩn nó ở trong cái thân ngũ uẩn này. Cho nên mọi tâm niệm của chúng ta có cái gì là cái “tưởng” nó đều biết hết, đó là 1 cái thằng giặc, mà nó là cái thằng gián điệp ở trong chúng ta.* *Cho nên ví dụ như mấy con tu cái gì đó, mấy con nói ra thì nó biết liền, nó biết liền thì nó quậy phá mấy con liền tức khắc. À, vừa tu sao tốt - mà nói tốt cái là bắt đầu tu không được nữa.*

Nó biết rồi bởi vì nó là cái thằng gián điệp nó đang nằm ở trong tâm của mấy con, đó là thằng "tưởng" chứ không có gì hết, cho nên nó rất rõ. Cho nên nhiều khi tu không dám nói gì hết; nói ra là nó biết, nó làm cho mình rất là khó khăn, khổ sở. Cho nên ở đây, khi mà mình nghe 1 cái gì mà nó hay rồi thì thằng tưởng nó nhận ra thì nó làm cho mình tu mình được cái đó. Nhưng sự thật ra là mình tưởng chứ không phải là mình đã đạt được cái đó đâu. Rất nguy hiểm là cái tưởng.

Cho nên ở đây, đức Phật lấy ý thức mà tu chứ không lấy tưởng mà tu. Nhưng chúng ta biết sử dụng cái tưởng nhưng mà tưởng đúng chứ không phải tưởng sai - ví dụ tưởng nghĩ thân bất tịnh, tưởng hôi thối, tưởng sình…​ tất cả những cái đó đều là tưởng. Tưởng thực phẩm bất tịnh thì cái đó cũng là cái tưởng thôi nhưng mà đó là sự thật - thực phẩm có bất tịnh, thân chúng ta có bất tịnh thật cho nên chúng ta tưởng.

Bây giờ thân chúng ta không có hôi thúi nhưng mà chúng ta tưởng hôi thúi, mà sự thật thân chúng ta sẽ hôi thúi chứ đâu phải là không hôi thúi, cho nên vì vậy cái tưởng đúng chứ không phải tưởng sai. Nhưng mà vì cái tu tập dùng cái tưởng đó để chúng ta ly dục, ly ác pháp cho nên nó trở thành đúng pháp; còn chúng ta tưởng để có thần thông, tưởng nó có trạng thái hỷ lạc, tưởng có hào quang ánh sáng thì cái tưởng này nó không có lợi ích cho chúng ta mà nó tạo cho chúng ta có những chướng ngại - ngồi thiền mà lại hào quang ánh sáng phát ra sáng trời, sáng đất thì như vậy không phải lợi ích cho chúng ta mà là tai hại cho chúng ta.

Cho nên ở đây, Thầy muốn nói cái điều kiện sắp lớp là nó có những cái khó là làm sao cho các con phải đúng cái trình độ, đúng cái đặc tướng, đúng với cái khả năng của mấy con để tu cho được, chứ nếu mà trật là mấy con tu không được, tu không kết quả, buộc lòng. Bởi vì cái chương trình đào tạo, giáo dục của 8 lớp Bát Chánh Đạo - nó là chân lý, là chương trình giáo dục rồi mà nếu mình sắp lớp sai thì người tu đó họ sẽ không đạt được. Cũng như bây giờ trình độ của các con mới vào lớp 1 mà cho các con vào lớp 5 thì các con làm sao các con học?!

Cũng như bây giờ, trình độ các con còn ở tiểu học mà cho lên trung học làm sao các con học được?! Rồi mấy con ở trên đó cứ ngỡ tưởng mình là trung học nhưng cuối cùng không tiếp thu được cái gì hết.

Cho nên phải sắp làm sao cho đúng lớp, cho đúng trình độ của mấy con để Thầy dẫn dắt các con, làm cho mấy con đi lên thì kết quả đó mới bảo đảm. Thầy biết rằng mấy con có tu tập nhưng mà sự tu tập đó thì phải sắp cho đúng cái công phu tu tập đó nó mới không phí; mà không khéo thì sắp nó phí.

Ví dụ như khả năng các con tu tới đó mà bây giờ buộc lòng mấy con phải vào lớp 1 mà ngồi tu thì mấy con thấy thừa sức rồi, mấy con có tu gì được đâu, ngồi chơi vậy thôi thì nó phí thời gian của mấy con không ít, cho nên rất uổng cái thời gian.

3. HUẤN LUYỆN TU TẬP SỨC TỈNH THỨC CHO CÓ CHẤT LƯỢNG

(14:57) Đến đây, bắt đầu thì coi như buổi hôm nay thì mấy con về cố gắng tập sức tỉnh thức, đi kinh hành như Thầy đã dạy hôm qua rồi, mấy con nhớ đi như vậy.

Hôm qua tại sao mà Thầy đi 10 bước mà Thầy ngồi lại mà Thầy không đi 20 bước? Mọi lần Thầy dạy mấy con đi 20 bước mà hôm qua Thầy dạy đi có 10 bước, có phải đúng không mấy con? Tại sao Thầy thu ngắn lại mấy con? Thầy muốn các con phải rèn luyện cái nghị lực của các con, nghĩa là phải can đảm bởi vì lớp này là lớp chuyên rồi chứ không thể là lớp dạy chung chung nữa, là lớp chuyên! Đi có 10 bước buộc lòng ngồi xuống mà thở 5 hơi thở rồi đứng dậy đi nữa; và cứ như vậy, để làm gì? 10 bước - sức của chúng ta nhiếp tâm hoàn toàn không có 1 niệm xen vào, các con hiểu điều đó; 20 bước có thể vẫn còn niệm xen vào cho nên vì vậy mà Thầy thu ngắn lại và hít thở 5 hơi thở. Thì mấy con tập như vậy, mấy con nỗ lực tập chứ nếu mấy con lười biếng thì mấy con bị văng liền cái pháp này. Thầy nói tu 1 thời gian sau người ta bỏ pháp này, người ta không dám rớ tới nó, người ta sợ! Mà đồng thời, Thầy lưu ý mấy con khi tu pháp này sẽ có sự phản ứng làm cho mấy con bỏ pháp. Nhưng vì rèn luyện nghị lực - chúng ta gan dạ thà chết không bỏ pháp. Vì cuộc đời chúng ta chỉ chọn lấy con đường này là chọn lấy con đường giải thoát, cho nên trước gian khổ nào chúng ta cũng phải bền chí mà vượt qua. Đứng lên ngồi xuống, rụng rời tay chân, rụng rời 2 đầu gối của mấy con. Nếu mà tu suốt cái thời gian 30 phút, 1 giờ mà nếu mà nó phản ứng thì mấy con giở chân không lên, 2 bắp chuối mấy con sẽ bị đau nhức rất là khổ sở. Thầy nói trước những cảm thọ đó nó sẽ đánh mấy con. Nhưng mấy con phải bền chí, chết bỏ! Giờ tu mà đi không được - nhất định cũng cục cựa mà đi, nhất định chết bỏ thì mấy con sẽ vượt qua và mấy con sẽ được an ổn.

(17:05) Nhớ những lời mà Thầy dạy, mấy con sẽ được chiến thắng; còn nếu không thì mấy con sẽ không chiến thắng và mấy con bỏ cuộc và từ đó mấy con bỏ lớp chứ mấy con không tu nổi. Đó là cái phương pháp hồi hôm qua Thầy đã dạy mấy con: đi 10 bước rồi ngồi xuống hít thở 5 hơi thở rồi đứng dậy đi 10 bước.

Đầu tiên thì mấy con tập đi kinh hành: “Tôi đi, tôi biết tôi đi", đi 10 bước rồi đếm hoặc là 20 bước, nhưng mà đi 10 bước thì tốt hơn. Để nhiếp tâm cho được, để dẫn tâm vào cho đúng rồi sau đó mấy con tiến tới, nếu mà được, thấy đi 1 tiếng đồng hồ được tốt. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng mấy con sẽ được tốt với cái đi thôi, còn cái nhiếp tâm mà để cho nó được nhiếp tâm thì chắc chắn rằng mấy con chưa trọn đâu; và cuối cùng thì mấy con cũng không an trú được nó đâu bởi vì còn niệm khác xẹt ra, xẹt vô mấy con chưa có an trú đâu. Nếu mấy con đi 30 phút, 1 giờ thì mấy con chưa trọn vẹn vì vậy mấy con phải ghi kỹ cho Thầy thêm cái phần này để Thầy biết cái trình độ của mấy con nhiếp được bao nhiêu.

Như hồi nãy Thầy nói từ 1 phút đến 10 phút, 30 phút; 30 phút thôi không cần đòi hỏi mấy con được 1 giờ. Rồi cái thời khoá có đủ, nếu mà mấy con đi được như vậy thì mấy con thay đổi cái đi đó, tức là mấy con sẽ đi 10 bước mấy con đứng lại, thở 5 hơi thở; rồi mấy con đi tiếp tục.

Làm như vậy, tu tập như vậy rồi mấy con lại đi 10 bước, ngồi xuống hít thở 5 hơi thở rồi đi 10 bước. Còn pháp Thân Hành Niệm thì Thầy không dạy, Thầy chưa dạy. Sau này mấy con tu nhuần nhuyễn cho đến mức độ nào Thầy thấy ly dục, ly ác pháp rồi thì Thầy sẽ dạy pháp Thân Hành Niệm.

Đó, mấy con thấy cái lớp học của chúng ta thì chỉ có lặp đi, lặp lại những cái pháp Thầy đã dạy mà thôi chứ không có gì khác hơn. Nhưng hôm nay tu có chất lượng, kỹ lưỡng hẳn hòi, không phải tu lơ mơ nữa được. Người nào mà tu mà theo kiểu như hồi trước tới giờ thì mấy con sẽ không đạt được kết quả. Vì ở đây là cái sự đào tạo huấn luyện rõ ràng sự tu tập kỹ lưỡng hẳn hòi chứ không phải là để mấy con tự tu.

Còn hồi nào tới giờ là để cho mấy con tự tu, cho nên mấy con tự tu được chút nào hay chút nấy, cho nên mấy con tu cũng có kết quả đó nhưng mà cái kết quả đó nó sẽ đứng lại 1 chỗ cho nên mấy con sẽ tiến tới nữa không được. Buộc lòng hôm nay, Thầy mở lớp này để đào tạo cho được những cái người tu chứng hoàn toàn. Vậy thì mấy con phải cố gắng, cố gắng!

Thầy sẽ nhận lấy những bài này, và đồng thời kế tiếp thì cái thời gian nó sẽ nhiều hơn vì mỗi bài của mấy con khi trả lại bài của mấy con thì Thầy có ghi ở trong cái bài của mấy con và Thầy có nhắc nhở về cái sự gợi ý cho mấy con. Và đồng thời, nếu cái bài nào mà mấy con kém quá thì ít ra Thầy cũng phải giảng cho mấy con hiểu sơ về cái nhân quả của cái đề tài để mấy con tập mấy con làm trở lại.

Nếu mà cái người nào mà làm dở quá, Thầy bắt mấy con làm bài đó lại. Và đồng thời thì sau khi xét thì cái người nào mà dở thì được Thầy cho vào lớp khác, Thầy sẽ giảng cho mấy con hiểu. Bởi vì thay vì bây giờ giảng cho mấy con từng bài như vầy thì mất thời giờ của Thầy; bây giờ lớp của mấy con 5 người hay 10 người Thầy sẽ giảng về nhân quả để gợi ý cho mấy con nắm cho vững rồi mấy con làm cái bài lại theo những điều mấy con đã được học rồi từ đó các con tự triển khai cái sự hiểu biết đó rộng ra nữa thì như vậy thì nó mới có căn bản của cái sự tu tập của mấy con.

4. TRANG BỊ TRI KIẾN GIẢI THOÁT

(20:52) Ngày mai này thì bên nam, ngày mốt thì mấy con đến đây; nghĩa là cứ 1 ngày bên nam, 1 ngày bên nữ. Để Thầy sắp lớp của mấy con xong rồi Thầy mới cho 1 tuần lễ/ 1 ngày; cái lớp đó 1 tuần lễ được học 1 ngày; ví dụ như đây là 3 lớp, như bên nữ mấy con 3 lớp thì Thầy chọn trong 1 tuần lễ 3 ngày; bên nam nếu được sắp 3 lớp thì trong tuần lễ học 3 ngày.

Như vậy Thầy dạy trong tuần hết 6 ngày rồi, không ngày nào mà Thầy không dạy. Nếu hơn nữa, phân ra nhiều lớp hơn nữa; ví dụ bên nữ các con chia làm 4 lớp, bên nam chia làm 3 lớp thì coi như là 7 ngày rồi - bởi vì 1 lớp phải dạy riêng ra chứ không dạy chung được - cho nên nó 7 ngày của Thầy rồi. Mà 7 ngày, ngày nào Thầy cũng ra dạy hết 1 buổi ở đây thì Thầy thấy cái điều mà huấn luyện và đào tạo mấy con như vậy thì mấy con phải cố gắng, 1 tuần lễ Thầy không có ngày nào mà Thầy rảnh rang hết, coi như là lúc nào Thầy cũng có mặt ở trường chứ không có không có mặt.

Như vậy thì nếu mà của mấy con phân ra làm 2 lớp thì có 2 ngày/1 tuần lễ thì đỡ cho Thầy, Thầy có ngày nghỉ. Mà bên nam có 1 lớp thì Thầy dạy có 3 ngày trong tuần. Còn nếu bên nam chia làm 2 lớp nữa thì Thầy mất 4 ngày. Mà chia nhỏ ra nữa để cho đúng cái đặc tướng, cái khả năng của mấy con thì lại nhiều ngày nữa, do đó Thầy phải mất cả tuần lễ. Cho nên chắc chắn là không thể nào mà cái trình độ của mấy con không thể nào mà chia 2 lớp đâu, có lẽ các con cũng phải chia ra làm 3 lớp. Mà nếu nhiều nữa thì Thầy hết cả tuần lễ rồi không còn ngày nào hết.

(22:41) Nếu mà bây giờ thí dụ như trong các con mà chia làm 9 lớp thì làm sao trong 1 tuần lễ mà Thầy dạy đủ, có phải không? Như vậy là phải dạy luôn cả buổi chiều nữa, chứ làm sao?! Thì bây giờ cái trình độ mấy con đã đăng ký như thế này mà Thầy làm sao hơn được, nếu mà bây giờ chia làm 9 lớp đi thì tức là nó hơn 1 tuần lễ rồi, thì Thầy phải dạy buổi chiều; buổi sáng lớp đó thì buổi chiều phải dạy lớp kia. Coi như 1 ông thầy giáo này làm việc 24 trên 24 rồi, còn cái gì nữa?! Nhưng mà Thầy mong muốn rằng mấy con vì cái chỗ mà giải thoát, làm cái gương tốt cho người sau, làm sáng tỏ lại Phật giáo thì cực khổ như thế nào Thầy cũng chịu đựng nổi, nhưng mà mấy con phải ráng, đừng phụ lòng Thầy thì Thầy chịu khó.

Nếu mà buổi sáng dạy lớp này, buổi chiều dạy lớp khác cũng được, không sao! Thầy chịu khó Thầy dạy mấy con. Dù ở lớp đó chia ra mà chỉ có 1 người thôi, Thầy nói 1 người - cái trình độ người đó quá kém hoặc là quá tuyệt - thì người đó Thầy cũng phải chia.

Ví dụ như bây giờ trong chúng có người nào mà thức như thầy Chơn Thành không? Thì chắc chắn cái lớp của thầy Chơn Thành chỉ có mình ông ta với Thầy thôi. Thầy cũng đành chịu, chứ bây giờ nói: “Có 1 ông thôi, tôi không dạy, để chờ mấy người đó lên bằng ông rồi tôi sẽ dạy!” thì tội nghiệp cho ông này, ông cứ ngồi đó ông chờ mấy con thì chắc cũng mất cả năm rồi làm sao, các con hiểu không? Cho nên vì vậy buộc lòng Thầy phải dạy chứ không thể nào. Bởi vì cái trình độ của người ta tu tập như vậy thì mình phải tiếp tục để mà hướng dẫn cho người ta đi lên nữa. Người ta tu trước, người ta xong thì cũng là cái gương hạnh cho mấy con, sách tấn mấy con chứ có gì đâu! Còn để ông ta chờ để mà cho đủ số học sinh, đủ số người mới dạy thì rất tội. Các con hiểu?

(24:34) Cho nên vì vậy mà Thầy cần phải phân lớp, dù như như thế nào Thầy cũng phải phân lớp; và nếu mà sáng - chiều Thầy đều dạy. Như vậy là chỉ còn có buổi tối, mà buổi tối mà lại kiểm bài của mấy con nữa thì ông Thầy này chắc chết! Đâu còn viết sách phải không mấy con? Bởi vì ban ngày dạy thì ban đêm phải chấm bài cho học trò chứ, chứ không lẽ - luôn luôn lúc nào các con cũng phải học Định Vô Lậu - chứ làm sao?! Mà thầy giáo thì người ta cho học trò làm bài luận có 1 ngày mà thôi, tuần lễ người ta cho có 1 bài luận thôi, nó là tiểu học mà, người ta cho như vậy.

Còn ở đây thì coi như là các lớp như vậy đó thì lúc nào mấy con cũng có bài luận hết rồi chứ làm sao? Bởi vì đó là Định Vô Lậu mà, buộc lòng mấy con phải tư duy, quán xét. Cho nên vì vậy mà vừa soạn bài cho các con thấm nhuần được cái Định Vô Lậu mà vừa là sửa bài cho các con thì như vậy là Thầy phải làm việc cả đêm, ban ngày dạy, ban đêm phải làm việc thì cái sự viết mấy bộ sách Đạo Đức hoặc là Giới Luật chắc phải đình chỉ; khi nào mấy con chứng đạo, Thầy mới bắt đầu làm chuyện này.

Nhưng dù sao đi nữa, Thầy nói thế nào Thầy cũng phải soạn thảo cái bộ Giới Luật Oai Nghi Tế Hạnh cho những người mà tu tập, mấy con! Bởi vì nó là oai nghi tế hạnh của người tu mà nếu mà không dạy thì làm sao mấy con biết, cho nên phải dạy!

Từ cái ăn - phải Chánh Niệm Tĩnh Giác, từ cái đi, tất cả những cái điều kiện; như hôm nay, các con thấy mình phải đi khất thực như thế nào cho đúng oai nghi, chứ đâu phải đi ào ào như ngày hôm qua - đi lộn xộn. Cho nên Thầy thấy nó chưa có đúng oai nghi, chưa đúng cách vì vậy mà phải hướng dẫn cho mọi người. Chứ mọi người tới giờ đi khất thực - đi ào ào ra, kẻ đi trước, người đi sau; rồi người đến thọ cơm thì đứng tụng niệm, không biết bài kinh gì mà y như tụng kinh Pháp Hoa, nó dài quá trời quá đất! Bao nhiêu người đứng để mà lấy cơm mà chờ: "Không biết cái ông này tụng cái gì mà dữ vậy?!", các con thấy đó là những cái sai!

*Khi đó mình đến, mình ước nguyện, mình nhận cái của cúng dường, mình nhận bữa cơm đó, mình ước nguyện cho những người cúng dường mình được gặp chánh pháp, tu tập như mình - đủ rồi mấy con!* *Chứ đâu có tụng bài kinh Bát Nhã Tâm Kinh gì trong đó mà cho dài hoặc là niệm chú Đại Bi làm chi ở trong đó cho nhiều. Đừng có tụng đọc nhiều, chỉ có ước nguyện mà thôi. Mà mình cũng không hồi hướng nữa vì mình tu tập có được gì đâu mà dám hồi hướng cho ai! Mình chỉ ước nguyện cho họ được - người cúng dường mình - được gặp chánh pháp Phật để họ tu hành như mình thôi. Ước nguyện của mình vừa ngắn gọn mà đủ ý nghĩa.* Đó mình chỉ ước nguyện trong đầu. Cho nên vừa nhanh chóng mà nó không có bị động.

Hôm nay Thầy nói như vậy, còn bao nhiêu chuyện mà chúng ta còn phải học tu và Thầy còn bao nhiêu việc để Thầy làm việc. Và mấy con biết, khi mấy con ngồi đây mà Thầy còn phải làm việc trả lời thư trên mạng nữa mấy con - nhiều người hỏi Thầy những điều họ không hiểu, cho nên vì vậy Thầy còn làm việc nhiều lắm. Cho nên mấy con ráng mà tu tập, Thầy sắp xếp lớp xong, Thầy dạy thì mấy con nỗ lực tu. Và Thầy kiểm lại những cái bài của mấy con và gợi ý giúp cho mấy con tu tập về Định Vô Lậu cho nó trọn vẹn. Sau khi mấy con tập xong hết những tri kiến, hiểu biết về cái Vô Lậu hết và thấm nhuần được hết thì mấy con thấy lúc bây giờ hoàn toàn sống với cái tri kiến của mấy con vậy là mấy con đã giải thoát rồi.

(28:02) Đến đây thì Thầy xin chấm dứt buổi học hôm nay, cái buổi sắp lớp này. Vậy thì mấy con về ghi lại thời gian và sự nhiếp tâm của mấy con được cái chỗ nào thì để Thầy sắp xếp lớp cho mấy con.

Mấy con có hỏi Thầy gì nữa không?

Có người nào còn điều gì muốn hỏi Thầy nữa không?

Con muốn hỏi gì không con?

Mấy con muốn hỏi gì thì cứ hỏi, còn không sắp lớp rồi mấy con ghi lại cái vấn đề tu Chánh Niệm Tĩnh Giác, mấy con ghi cái trường hợp, cái trạng thái - hồi nãy Thầy nói có cái trạng thái gì thì mấy con ghi - nhiếp tâm được như thế nào; rồi giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự đó cũng là Chánh Niệm Tĩnh Giác của mấy con đó. Các con ghi lại cái đó cho Thầy để Thầy nắm cái đó để Thầy biết được cái đó mà hướng dẫn các con nằm ở trong cái lớp đó.

Ví dụ tu Tứ Niệm Xứ - giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự ngồi bất động mà thấy tâm mình thanh thản trong khoảng thời gian 1 giờ hoặc 2 giờ rồi nó có những cái niệm xẹt như thế nào mấy con trình bày cho Thầy những cái điều đó để Thầy biết để mà Thầy hướng dẫn cho mấy con tiếp tục ở trên cái pháp Chánh Niệm - Tứ Niệm Xứ, mấy con.

Bởi vì Tứ Niệm Xứ là cái pháp rất tuyệt vời, nó là cái pháp để nhiếp phục tất cả những tham ưu ở trên thân tâm của chúng ta trên các pháp đó - cái pháp Tứ Niệm Xứ. Cho nên mấy con mà tu Tứ Niệm Xứ thì căn cứ vào chỗ đó mà Thầy biết qua cái đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác của mấy con, Thầy biết cái phần đó nó cụ thể rõ ràng mà Thầy xếp loại mới đúng.

Lấy Tứ Niệm Xứ xếp qua cái Chánh Niệm Tĩnh Giác - cái bước đi kinh hành; để rồi trợ giúp cho mấy con phải tu cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác nào để đẩy lui tất cả những trạng thái hôn trầm, thùy miên. Để khi mấy con ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà hôn trầm, thùy miên không rơi vào; mà không bị mệt mỏi. Còn nếu không, mấy con tu tập mệt mỏi thì Tứ Niệm Xứ mấy con bị mờ mịt đó, bị hôn trầm, thùy miên đó.

Cho nên ghi lại những cái này cho rõ ràng. Bởi vì mấy con là những người có tu rồi cho nên mấy con ghi kỹ thì mấy con sẽ không mất cái thì giờ; còn mấy con ghi không kỹ thì sắp lớp mấy con sẽ bị mất thì giờ của mấy con - bởi vì bắt buộc mình phải tu theo cái lớp của mình thì nó sẽ mất (thời gian). Thay vì cái trường hợp mà mình nhiếp tâm, mình an trú được như vậy, như vậy thì chỉ có Thầy xét nó đúng hay là sai để cho chúng ta sửa lại cho đúng cách. Mà nó đúng để chúng ta tiến tới chứ mà không ghi ra thì Thầy không biết, Thầy cho mấy con vào lớp khác thì mấy con sẽ mất thì giờ, uổng!

Cho nên ghi kỹ lưỡng về cái trạng thái khi mình nhiếp tâm, an trú; khi mình nhiếp tâm trên bước đi; khi mình nhiếp tâm trong hơi thở; khi mình nhiếp tâm trong tâm thanh thản, an lạc, vô sự trong Tứ Niệm Xứ thì tất cả những cái này các con ghi cho kỹ cho Thầy để Thầy sắp cái lớp này cho mấy con tu đạt được chất lượng đó mấy con. Nó quan trọng lắm chứ không phải không đâu!

(30:55) Còn cái lớp mà Định Vô Lậu này thì khởi sự triển khai tri kiến của mấy con; mục đích là triển khai cho 1 người nào cũng có chánh kiến - cái nhìn tất cả các ác pháp; và làm cho mấy con trước cái nhìn của ác pháp đó mà tâm mấy con không bao giờ còn bị động; nghĩa là không bao giờ động, để cho mấy con hoàn toàn chủ động làm chủ được sự bình an cho tâm của mình trước mọi ác pháp đến.

Đó thì trọng chỗ Thầy dạy ở đây là mấy con tu tập đúng là mấy con sẽ thấy bình an vô cùng đó! Nghĩa là biến ngay cái cuộc sống của mấy con ở trong thế gian này nó là cảnh Cực lạc thiên đàng; nó bình an vô cùng, nó không còn khổ đau, nó không còn lo lắng, nó không còn sợ hãi 1 cái gì hết. Trước những sự sống chết, trước những tai nạn, trước những thiên tai, hỏa hoạn gì, mấy con cũng bình tĩnh, mấy con không còn dao động nữa. Thầy giúp cho mấy con có những tri kiến đó để cho mấy con sống rất là bình an. Thì mấy con phải học, mấy con phải tu, mấy con phải tập thì mấy con mới đạt được; chứ mấy con không tu tập thì không đạt được!

Và đây cũng là 1 cái lớp cũng gọi là đầu tiên kể từ khi mà Bát Chánh Đạo ra đời mà mãi cho đến hôm nay; trong thời đức Phật thì đức Phật đã dạy chúng Tỳ kheo nhưng mà qua thời đức Phật tịch rồi thì cái lớp Bát Chánh Đạo này người ta chỉ còn lý thuyết - người ta nói, người ta giải thích mà thôi, chứ không có đưa vào học tập như ngày hôm nay.

Cho nên ngày hôm nay Thầy đưa vào cho mấy con học tập, đào tạo cho mấy con trở thành những người tâm bất động, những người tâm không còn khổ đau nữa - đứng trước ác pháp trong cuộc đời của mấy con. Cho nên mấy con phải ráng cố gắng mấy con!

5. XẾP LỚP NAM - NỮ ĐỂ PHÒNG HỘ

(32:40) Rồi, mấy con không có hỏi gì thì mấy con về mà tập rồi ghi lại những điều của mấy con cho kỹ để Thầy sắp lớp. Còn người nào có muốn hỏi thì ở lại hỏi Thầy.

Tu sinh: Con có ý kiến thưa Thầy! Con có ý nghĩ như vầy: nếu khi bên nam và bên nữ được sắp lớp Một thì bên nam lớp Một có thể tạo chung 2 lớp vô 1 vậy đó; chia lớp ra Một, Hai, Ba, Bốn; thí dụ như vậy thì bên lớp Một nữ thì bên nam cũng lớp Một thì 2 cái cho học chung lại nó đỡ tốn thời gian và sức khoẻ của Thầy. Con thấy như vậy mà không biết có được hay không?

Trưởng lão: Có lẽ cũng được, không sao!

Tu sinh: Như vậy thì nhiều khi nam với nữ vì ghen tị với nhau, sợ; nghĩa là để trông nhau mà học tập còn hơn. Cũng như nam với nữ người nào cũng muốn học giỏi để tranh tài với nhau thì lớp học nhanh tiến hơn nữa, mà đỡ tốn thời gian của Thầy.

Trưởng lão: Ý kiến của con để Thầy thu nhận ý kiến đó rồi Thầy sẽ xem xét; chứ nó cũng có nhiều cái điều mà trong các chùa phòng hờ, rất là sợ về cái vấn đề về nam nữ đó con! Thầy rất lo, bởi vì tâm mình còn yếu lắm; nếu mà các con đều là tâm nó vững vàng về cái sự mà Định Vô Lậu - các con quán xét nó thâm sâu như những lớp cao thì người ta không sợ đâu! Nghĩa là về cái ái dục - người ta sẽ biết nó là cái nỗi khổ như thế nào; vì sau này mấy con cũng sẽ học quán đến chỗ đó mà; không có người nào mà không học đâu! Để thấy nó - cái nỗi khổ nó chồng chất trên cái vai của người phụ nữ, mà cái người thanh niên cũng vậy, khi mà thấy trách nhiệm nó rất là đau khổ, mấy con!

Cho nên vì vậy mà khi quán nó thâm sâu rồi thì bây giờ nam cũng như nữ học chung 1 lớp bình thường, không có gì hết! Nhưng mà vì Thầy cũng ngại là vì người đời người ta không có hiểu - người ta nói thế này, thế khác làm cho trong gia đình Phật giáo mình - cái tai tiếng nó cũng rất là nhiều. Cho nên Thầy thấy nếu cần thiết thì Thầy xét lại; mình ở đây là những người quyết tâm tu, bỏ hết rồi, cần gì cái điều mà không có ra gì đó! Để rồi chúng ta gộp lại cho đỡ cái thời gian của Thầy.

Ví dụ như bây giờ bên nam có 5 người sắp được lớp Một, bên nữ có được 5 người sắp vào lớp Một thì 2 bên sắp vào 1 lớp thì Thầy quá tiện! Thầy chỉ dạy có 1 lớp mà được 10 người; còn không, Thầy dạy riêng thì bữa nay mất 1 ngày dạy có 5 người, ngày mai thì mất 1 ngày dạy có 5 người thì quá cực khổ Thầy!

(35:37) Cho nên trong cái vấn đề đó để Thầy tư duy, quán xét kỹ để mà gom lại trong 1 lớp đó cho dễ, tiện cho Thầy. Và đồng thời, Thầy nghĩ rằng chúng ta là những người quyết tâm tu rồi thì còn xá gì cái tâm ái dục đó nữa, chúng ta hãy dẹp đi! Và đồng thời, chúng ta cũng sẽ tu tập đi đến chỗ mà diệt nó, chứ không phải mà chúng ta để như thế này đâu! Bởi vì nó là cái nguồn gốc khổ đau, cái nguồn gốc sanh tử cho nên chúng ta cần phải hiểu! Nhưng mà trước mắt, có ai hiểu được lòng chúng ta không hay là người ta cứ nghi ngờ mình hoài thì thật lòng rất là khó khăn. Cho nên vì vậy mà Thầy cố gắng để khắc phục điều này để làm sao cho nó đỡ mất thời giờ Thầy nhiều để Thầy còn làm nhiều việc khác nữa.

Thầy mong rằng ý kiến của con…​ Nghĩa là coi như sức khoẻ của Thầy cũng ghê lắm, chứ còn cỡ mà nó không có đủ cái lực thì chắc không có làm sao mà đảm đương được cái lớp này.

Thầy định là có 20 người nhưng mà bây giờ, hôm qua thì ở bên nam thì có thêm chú Hai về; rồi bên nữ cũng sẽ có 1 vài người đến nữa rồi không lẽ mình bỏ ra - người ta cũng tha thiết tu. Cho nên trong thời gian mà sắp lớp này thì có thể nó còn có 1 số người bổ sung. Thì 42 người, bây giờ nó là 43 người rồi; rồi bắt đầu bây giờ nó sẽ không còn 43 người nữa mà là mình dự tính trong lớp học này phải là 50 người.

(37:19) Trước kia Thầy nghĩ rằng chừng 20 người thôi - đủ cái sức của Thầy để mà dạy. Mà bây giờ tới 50 người thì Thầy thấy nó cũng quá cái sức của mình nhiều lắm! Nhưng dù sao Thầy cũng không nỡ bỏ, cho nên cố gắng để cố gắng hơn, sắp xếp lớp được mà nếu mà dồn lớp được theo ý của con thì đỡ cho Thầy. Còn nếu mà không dồn lớp được thì Thầy quá vất vả, Thầy quá cực! Thầy mong rằng để sắp xếp rồi, Thầy thấy được cái trình độ rồi thì Thầy sẽ xếp lớp lại như ý kiến của con để tiện cho Thầy đỡ mất thì giờ nhiều. Rồi, bắt đầu mấy con còn ý kiến gì nữa không? Rồi, không có còn ý kiến gì nữa thì mấy con về.

Mấy con xá Thầy thôi con!

Tu sinh: Con bạch Thầy! Cho con xin gặp Thầy.

Trưởng lão: Rồi, 1 chút nữa gặp Thầy…​

Con về phải không con?…​

Con về! Xin Quy y phải không con?

Tu sinh: Dạ! Con xin Quy y.

Trưởng lão: Đây, Thầy có đem sắp giấy đó con. Tên là gì con?

Tu sinh: Con tên Tăng Thị Phiến.

Trưởng lão: Tăng Thị Phiến phải không con?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Đây Thầy gửi con!

Tu sinh: Con bạch Thầy! Là con ở ngoài thì con ở nhà con tu tập thì con có, bạch Thầy là trong trường hợp mà bạn con đau ốm đó Thầy, con vào, ai đến, cũng nhiều người đến thăm,…​ khi bị ức chế nên là nghẹt thở, như kiểu sắp chết đó…​ bị thắt và bị nghẹt cho nên là con khi đó con có đến nói là: "Em phải sống với tâm không chấn động!", từ đó là bạn con tác ý câu đó, bình thường là tác ý vậy đúng không Thầy?

Trưởng lão: Đúng đó con! Cái tâm nó bình tĩnh lại, con!

Tu sinh: Dạ, con nhắc bạn là: “Em phải sống với tâm không chấn động và mọi cái em phải sống với tâm bình thường, không chấn động!”…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy