00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 001B - DỰNG LẠI CHÁNH PHÁP – ĐI KINH HÀNH – ĐỊNH VÔ LẬU – TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC

CK 001B (CHUNG) - DỰNG LẠI CHÁNH PHÁP - KINH HÀNH - ĐỊNH VÔ LẬU - TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC - THÂN HÀNH NIỆM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (chung)

Ngày giảng: 02/11/2005

Thời lượng: [01:04:44]

1. DỰNG LẠI CHÁNH PHÁP

(00:00) Trưởng lão: Thương tất cả những chị em, con cháu bên nữ sau này đang nương nhờ vào cánh tay, sức lực tu tập của các con ngày hôm nay. Các con có trọng trách rất lớn! Và bên nam sẵn sàng nhường lại cho mấy con làm được điều này để giúp cho bên phái nữ, các con cố gắng và cố gắng hơn! Và nhớ, bây giờ chúng ta đã phân lớp rồi, ngày mai nữ đến học 23 người, Thầy kiểm tra rất chặt chịa.

Và bên nam thì các con - tuy rằng có Thầy tu xong nhưng Thầy mong các con sẽ là những người thắp lại ngọn đèn sáng của Phật pháp. Các con cố gắng tu, đừng phụ ơn Thầy, mấy con! Đừng phụ ơn đức Phật, Phật ngày xưa khổ hạnh 6 năm trời để rồi chứng đạt, để lại cho chúng ta ngày hôm nay bằng máu và nước mắt của đức Phật; bằng sự sống chết hy sinh sinh mạng của đức Phật để cho chúng ta có được những giáo pháp như ngày hôm nay. Mà để nó chìm mất, để nó lu (mờ) mất cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả này, Thầy tin rằng quá uổng mấy con, Thầy đem hết sức lực của mình, bỏ hết cuộc đời của mình, 10 năm giam mình trong cái thất, nỗ lực tu cho đạt được để đền đáp công ơn ấy, thế mà Thầy đã làm được! Sao bây giờ các con lại không làm được, làm sao đền đáp ơn Phật được?

Các con thấy 6 năm chịu đựng những sự khổ hạnh của đức Phật ghê gớm vô cùng! Thầy không bằng một góc đức Phật, mấy con! Tuy rằng ăn rau sống nhưng không khổ đến mức khổ như vậy; còn Phật khổ đến mức độ mà đứng dậy không nổi; nghĩa là ăn uống ít quá, cơ thể nằm mà không đứng dậy nổi thì các con hiểu - trước khi mà cái cơ thể nằm mà đứng dậy không nổi nó hoành hoành đức Phật như thế nào các con biết không? Thế mà dám hy sinh ôm pháp khổ hạnh như vậy, chịu đựng như vậy. Còn chúng ta sá gì, hiện giờ có khổ hạnh gì đâu! Cho nên ráng mấy con! Thầy sẽ cố gắng giúp đỡ mấy con để mấy con đền đáp công ơn của đức Phật trong muôn một. Nhớ lại cái hình ảnh mà đức Phật khổ hạnh 6 năm, 6 năm khổ hạnh ghê gớm lắm, 6 năm chịu đựng những điều đó mà làm sao chúng ta quên được công ơn đó, mấy con! Chúng ta cố gắng, mấy con! Thực hiện cho được, bằng được để đền đáp công ơn của Phật.

(02:31) Hôm nay, Thầy ra công ngày đêm viết sách dựng lại những gì của đạo Phật. Mấy con biết Thầy thức đêm, thức khuya, nhiều khi trăn trở, nhìn thấy đệ tử của mình tu không được, rất là đau lòng! Mỗi khi mấy con tu mà gặp ác pháp, tâm mấy con phiền não, sân lên, Thầy đau khổ vô cùng! Tại sao bờ bên kia mà mấy con không ở mà lại ở bờ bên đây để đau khổ như vậy? Cho nên Thầy rất khổ tâm, khổ tâm vô cùng! Các con biết, Thầy không khóc nhưng trăn trở lắm mấy con!

Thay vì nếu người đời, người ta đổ biết bao nhiêu nước mắt khi thấy đệ tử của mình - một cơn ác pháp đến mà mấy con dằn không được, xả tâm không được, mấy con tức giận, mấy con đau khổ - Thầy hiểu hết nhưng biết làm sao cứu giúp mấy con được vì phải tự mình cứu lấy, chứ làm sao hơn! Cho nên Thầy chỉ im lặng mà trăn trở, lo lắng không biết Phật pháp ngày mai sẽ ra sao? Nền đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người sẽ đi về đâu? Và loài người sẽ còn chịu biết bao nhiêu đau khổ nếu không sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả này. Chắc chắn điều đó không thể tránh khỏi!

Cho nên hôm nay, cái khóa tu này là vì cái sự đau khổ của chúng sanh, mình là những người tu phải chứng thực sự thoát khổ này!

Đến đây, Thầy xin chấm dứt và Thầy sẽ đi kinh hành để cho mấy con thấy cái cách thức đi kinh hành đúng mà các con tập cho đúng, đừng tập sai.

2. KINH HÀNH

(04:32) Đầu tiên, mấy con đi cho đúng cách. Bây giờ, Thầy sẽ đi kinh hành cho mấy con thấy để rồi về tập tu cho đúng cách. Ngày mốt, mấy con sẽ gặp lại Thầy để trình bày. Còn bên nữ, các con ngày mai sẽ trình Thầy về cách đi kinh hành.

Bây giờ là cái phần thực hành để cho mấy con thấy. Đây! Mấy con thấy Thầy đứng thẳng như thế này, trước khi mà đi kinh hành thì mình sẽ đứng thật yên lặng để trấn tĩnh, yên tĩnh rồi mới bước đi chứ đừng có vội bước đi là sai, là không nên! Do đó các con đừng có đi như kiểu mà cúi cái đầu xuống, nhìn xuống dưới chân mình. Cho nên mấy con nhìn thấy Thầy đi kinh hành để rồi các con tập bước đi cho đúng.

Trước khi đi thì mình tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, đó là mình nhắc. Rồi, khi mình nhắc mình như vậy, cứ như vậy thì mình cảm nhận cái bước đi của mình hơn là mình nhìn ở dưới bước đi. Vì mình nhìn là mình phải cúi đầu; còn mình lắng nghe thì mình phải nghiêng cái tai, tức là cái cổ mình nó nghiêng qua một bên, mấy con thấy không? Nếu mình lắng nghe thì cái đầu không nhìn để cho mình lắng nghe cái bước đi. Còn nếu mình tu mình cúi đầu xuống để mình nhìn cái bước chân đi - đó là sai, cái tu đó là sai, không đúng!

(06:22) Cho nên, nhiều khi chúng ta cố gắng tập trung, chúng ta cúi đầu rồi chúng ta đi: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành” mà đi như thế này là sai - cái đầu cuối xuống mình nhìn. Đó, mình cúi xuống tức là mình tập trung đó mấy con, như vậy là sai! Cho nên khi đi mà cúi đầu xuống là không đúng.

Còn bước đi mà mình lại nương như thế này mình lắng nghe; thật sự ra cái lắng nghe tập trung rất cao để nó nặng đầu của chúng ta. Vì vậy mà cái tai, cái cổ mình nghiêng nghiêng lắng nghe, chứ ít ai mà lắng nghe - đi mà nhìn thẳng ra đằng trước mà lắng nghe, khó lắm mấy con!

Cho nên khi nghe bước đi thì thật ra là mình cảm giác bước đi chứ không phải lắng nghe. Lắng nghe khi nào cũng có nghiêng cái tai của mình, cho nên khi mình lắng tai mình nghe bước đi thì mình nghiêng cần cổ qua một bên, mình lắng tai mình nghe “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, đó, mình nghe như vậy, tức là cần cổ mình nó hơi nghiêng qua một chút thì đó là đi sai, tức là lắng nghe. Cho nên bảo mình lắng nghe - lắng nghe cái gì chứ không phải là lắng nghe cái bước đi. Vì lắng nghe bước đi có nghĩa là mình tập trong trong cái lỗ tai của mình.

(07:55) Bắt đầu mình đi kinh hành, đi khất thực, ôm bình bát đi kinh hành, khi Thầy đi kinh hành thì Thầy nói “Tâm phải lắng nghe vào bước đi của mình đừng có nghe bên ngoài tiếng động”, tức là mình phòng hộ tai của mình. Cho nên mình đi ra đường, ra phố, ra chợ đi xin, mình đưa cái lỗ tai của mình, tác ý mình lắng nghe, cho nên vì vậy mà mình lắng nghe cái thân, do đó mình lắng nghe bước đi của mình tức là mình nói như thế rồi mình đi, chứ sự thật ra là mình đang cảm giác bước đi. Đó, mình ôm cái bát thế này - tức là mình sẽ lắng nghe cái bước đi nhưng mà sự thật ra mình cảm nhận bước đi chứ không phải lắng nghe, nhưng mà cái tai của mình nó không có nghe ra ngoài, chứ không phải nó lắng nghe mình đi.

Còn đi đúng thì phải đi như thế này, ngó thẳng ra trước, luôn luôn cảm nhận bước đi, mình thẳng lưng: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, đó bắt đầu bây giờ Thầy bước đi. Nếu mà Thầy đếm thì Thầy sẽ: “một", "hai", "ba", "bốn", "năm", "sáu", "bảy", "tám", "chín", "mười", "mười một", "mười hai", "mười ba", "mười bốn", "mười lăm", "mười sáu", "mười bảy", "mười tám", "mười chín", "hai mươi”; tới đây hai chục - mình đứng lại. Hồi nãy Thầy đếm đến mười thì đứng lại, nhưng mà Thầy thấy đây là cái phương pháp mình bước 20 bước; sau khi 20 bước mình quay lại để mình tiếp tục mình đi đoạn đường 20 bước.

Thường thường mình nhìn đằng trước và mình cảm nhận qua cái bước đi của mình chứ không phải nhìn bước đi, vì nhìn bước đi mình phải cúi cái đầu mình xuống, mình lắng nghe thì nghiêng cổ. Vì đi để biết mình đi chứ không phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mà là tập trung mình cảm nhận bước đi.

Đó là hướng dẫn cho mấy con thấy, cái bước đi đầu tiên cho thấy rằng khi mình đi thì mình phải đi như thế nào đúng - đi phải nhìn ra trước; thậm chí như mấy con có thể ngó qua bên đây hoặc ngó đường. Bởi vì nhiều khi mình nhìn ra trước mà mình chăm chăm mình nhìn; chăm chăm mình nhìn - vẫn còn tập trung nó không tự nhiên. Cho nên mình thấy có sự cảm nhận bước đi thật tự nhiên thì cứ nhìn ra trước; còn mình thấy nó gom tâm, nó gom tâm nó nhìn ra trước nó hơi mỏi mắt mình thì mình ngó qua bên này, nghiêng cái đầu ngó bên đây hoặc ngó ra bên đây để cho nó tự nhiên chứ không phải gò bó để cái đầu của mình cứ nhìn thẳng nó cũng mỏi mệt, cúi cũng mỏi mệt, mà ngước lên nó cũng mỏi mệt, cho nên mình nhìn thẳng mình bước đi.

(11:00) Đi như thế này là đúng! Đó, bây giờ Thầy dạy lại cho mấy con thấy, khi mà chúng ta đi như vậy thì nó rất là tự nhiên - không ngó qua, ngó lại mà để tự nhiên chứ đừng mất cảm nhận dưới bước chân đi của mình là được, đó là cách thức đi.

Còn tất cả những phương pháp khác, ví dụ như đi kinh hành cộng với cái hơi thở của chúng ta thì bây giờ Thầy chọn lấy 10 bước để mà thực hiện, cộng với cái thân hành nội; rồi bắt đầu Thầy tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, bắt đầu mình đếm: “Một", "hai", "ba", "bốn", "năm", "sáu", "bảy", "tám", "chín", "mười”; rồi đứng lại tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi thở 5 hơi, "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Tức là Thầy thở 5 hơi thở đầu, tác ý - rồi tiếp tục Thầy đi, Thầy ngó xa ra trước không cúi xuống, thành ra mấy con thấy cái cổ của Thầy nó không bị cúi xuống. Mà Thầy ngó ra như thế này mà Thầy tu lâu mà Thầy cứ ngó thẳng vậy Thầy cũng sẽ bị mỏi cổ; cho nên Thầy có thể nhìn qua, có thể nhìn lại bên này. Cho nên có cái sự động dụng của cái cần cổ mình qua lại mà mình vẫn có cái sự cảm nhận bước đi của mình thì nó sẽ không bị mỏi cổ, nó không bị 2 cái vai mình mỏi. Cho nên do cái sự tu tập như vậy là đúng. Đó là cách thức bước đi cộng thêm 5 hơi thở và đứng dậy.

Còn bây giờ ngồi - Thầy dạy cho mấy con hết tất cả những cái phương pháp mấy con ngồi - đây là cái giai đoạn tu Chánh Niệm Tĩnh Giác thứ 3, tức là ngồi. “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, rồi mấy con nhìn phía trước rồi bước đi: “Một", "hai", "ba", "bốn", "năm", "sáu", "bảy", "tám", "chín", "mười”, rồi bắt đầu bây giờ mấy con ngồi xuống. Hồi nãy đứng mình đếm, còn bây giờ ngồi xuống, mình ngồi xuống mình tréo chân, nếu ngồi kiết già được thì mình tréo chân ngồi kiết già, còn không được thì mình ngồi bán già, không có sao hết.

(13:56) Mình sửa y áo đàng hoàng thẳng thớm trước - sau, rồi bắt đầu mình tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, nếu mà mình, cái đầu của mình nếu mà mình cúi xuống mình nhìn sát đây thì nó cúi xuống như thế này, rồi mình ngồi mình khụm xuống mình ngồi thì nó sai pháp. Ngồi thẳng, ngồi lưng thẳng nhìn ra xa, cái đầu mình ngước lên, tức là nhìn đây tới cái mái đó mình ngước lên, mình chỉ nhìn tới khoảng đó thì cần cổ của mình nó vẫn tốt mà nó không có sai, mà nó không bị lệch, nó không bị cúi. Do đó, cách thức mình ngồi sao cho cổ đừng có bị cúi là tốt; còn nó cúi mà cái lưng mình cong như thế này thì không tốt; ngồi thẳng lưng như thế này, đừng có thẳng quá thì cũng không được. Do đó mà cái sự tu tập thì mấy con phải dùng cái cơ thể mình, như các con thấy cơ thể Thầy ngồi thanh thản. Đừng cúi đầu thì như vậy chúng ta mới khi mà sửa cái thân chúng ta ngồi cho nó thẳng lưng hẳn hòi rồi tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra".

Đó, thì mấy con thấy đúng 5 hơi thở bắt đầu bây giờ mình xả ra, nó không phải là cái pháp Thân Hành Niệm đâu mà là pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác kết hợp 5 hơi thở, cho nên chúng ta không cần tác ý từng hành động của chúng ta; đúng 5 hơi thở đứng lên rồi tác ý: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành", rồi bắt đầu mình ngó thẳng ra xa, rồi mình bước đi: "Một", "hai", "ba", "bốn", "năm", "sáu", "bảy", "tám", "chín", "mười".

Đó, thì bắt đầu bây giờ mình ngồi xuống, hít thở 5 hơi thở rồi nhìn ra, rồi mình tác ý, ngồi lưng thẳng hẳn hòi, đừng có để cho nó cúp cổ là không đúng; (cái tướng mấy con ngồi phải thẳng nhưng không có ưỡn ra trước, vậy mới đúng).

Bây giờ về pháp đi kinh hành thứ 3.

3. NHIẾP TÂM - AN TRÚ TÂM

(17:02) Còn cái pháp Thân Hành Niệm cũng là đi kinh hành, mà pháp Thân Hành Niệm thì mấy con thấy ở trong cái thọ Bát Quan Trai, Thầy có hướng dẫn từng bước đi, từng tác ý, từng hơi thở, từng tác ý. Cái pháp đó là cái pháp để chúng ta sau khi tu Tứ Niệm Xứ mà tâm thanh thản, an lạc, vô sự mà chưa có Tứ Thần Túc, nghĩa là chưa có bốn cái thần lực hiện ra; nghĩa là chưa có những cái Định Như Ý Túc, Dục Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc và Tuệ Như Ý Túc - chưa có bốn thần lực thì chúng ta cứ ôm cái pháp Thân Hành Niệm tác ý từng hành động thì sẽ có Bốn Thần Túc thể hiện ra. Cho nên trong cái sự tu tập, biết cái pháp nào mà tu lúc nào thì nó mới đúng.

Đầu tiên, mấy con sẽ tập đi kinh hành ba giai đoạn đầu đó. Nếu hôn trầm, thùy miên nặng mà mấy con đẩy lui không được, thì nên ôm pháp Thân Hành Niệm tác ý từng hành động, từng bước đi, từng cử chỉ đứng lên, ngồi xuống, đưa tay, đưa chân. Tất cả cái phương pháp đó thì sẽ giúp các con sẽ đẩy lui được trạng thái hôn trầm, thùy miên.

Còn hiện giờ thì mấy con tập cho nó quen với cái pháp đó thôi chứ không được tập nhiều, hãy nhớ kỹ! Chỉ có bị hôn trầm, thùy miên thì mấy con mới ôm pháp đó để mà phá nó thôi; còn nếu không có, nó ít, hôn trầm, thùy miên nhẹ thì mấy con chỉ có bổn phận mấy con tu ba cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác - "Đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành” rồi kết hợp với hơi thở đứng, rồi kết hợp với 5 hơi thở ngồi là đủ sức tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác.

(19:18) Nhưng tu tập làm sao nhiếp tâm cho được mà không có 1 niệm xen vào. Nếu các con đi như vậy suốt 30 phút mà không có 1 niệm nào xen vào thì các con đã đạt được chất lượng Chánh Niệm Tĩnh Giác và an trú dưới bước đi.

Nếu đi kinh hành mà chỉ trong vòng 1 phút mà có niệm thì các con chưa đạt được 1 phút; nếu đi kinh hành mà 1 phút không có niệm là các con đạt được 1 phút. Nếu 2 phút có niệm là các con chỉ mới đạt được 1 phút, chứ 2 phút chưa được. Cho nên cần phải tập nhuần nhuyễn, nếu tập theo sự hướng dẫn của Thầy là mấy con tập cho đúng cách, đừng để nhìn bước đi; nhìn bước đi các con sẽ bị nặng đầu, lắng nghe bước đi các con cũng sẽ bị nặng đầu, mà chỉ cảm nhận bước đi thì các con sẽ không bị nặng đầu. Và sự cảm nhận nó sẽ giúp cho các con không có tạp niệm xen vào.

Cố gắng tập từng bước đi, cảm nhận từng bước đi của mình! Mỗi bước đi là nhiệt tâm, nhiệt tình trong bước đi thật sự chú ý rất kỹ, cảm nhận rất kỹ từng bước đi của mình. Đừng tu với số lượng quá nhiều mà sức cảm nhận của mình không đủ, cho nên vẫn có hôn trầm, thùy miên xen vào, vẫn có các niệm khác xen vào.

Và đồng thời Thầy xin nhắc lại, khi chúng ta đi 5 bước, hoặc 10 bước, hoặc 10 phút, hoặc 20 phút mà chúng ta vẫn có 1 niệm xen vào, chúng ta vẫn biết bước đi, vẫn cảm nhận bước đi, vẫn biết bước đi đó là chúng ta đạt được chất lượng tĩnh giác, chứ chưa được an trú.

Nghĩa là Thầy nói như thế này, khi chúng ta đi 10 bước mà trong 10 bước đó có 1 niệm xen vào nhưng chúng ta vẫn biết bước đi rõ ràng và chúng ta biết có 1 niệm xen vào, chúng ta biết có 1 niệm xen vào thì người đó vẫn là người đạt được chất lượng nhiếp tâm; bởi vì không quên cái bước đi, cho nên đó là vẫn đạt được chất lượng của sự nhiếp tâm nhưng chưa an trú. Bởi vì an trú thì không có niệm - chưa an trú! Cho nên phải bước qua một cái giai đoạn, cái giai đoạn tiến tới là phải an trú.

(22:15) Vậy muốn an trú thì chúng ta phải tu pháp nào để an trú được?

Chúng ta trở về Định Vô Lậu - đưa đề tài quán xét, từ đó tri kiến của chúng ta giúp chúng ta ly dục, ly ác pháp, ly những cái tâm tham, sân, si của chúng ta; do đó, chúng ta trở lại chúng ta tập thì chúng ta sẽ không bị!

Chứ không phải chúng ta tập cố gắng ức chế để không niệm. Mà khi chúng ta cố gắng tập trung cao để không niệm thì lúc bấy giờ chúng ta lọt vào cái trạng thái tưởng chứ không phải trạng thái của ly dục, ly ác pháp - cho nên sai! Đó, các con lưu ý kỹ trong vấn đề này!

Khi chúng ta đi kinh hành mà có 1 niệm xẹt mà chúng ta vẫn biết cảm giác bước đi của chúng ta rất rõ ràng, vẫn biết niệm thì chúng ta mới đạt được chất lượng nhiếp tâm trong bước đi - tỉnh thức! Nhưng chúng ta chưa an trú vì còn niệm. Mà muốn diệt hết cái niệm này chỉ có Định Vô Lậu mới diệt nổi!

Cho nên, cái sự mà người ta gọi là tu Thiền Quán, tức là dùng cái tư duy, suy nghĩ của chúng ta để cho các ác pháp không tác động vào thân tâm chúng ta được, các dục không có sai khiến chúng ta được bằng cái sự hiểu biết của chúng ta, cho nên tất cả các niệm này sẽ không còn có tác động vào được nữa, là tại vì chúng ta ly dục, ly ác pháp.

Ly dục, ly ác pháp cho nên cuối cùng chúng ta ngồi tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ chúng ta tu Tứ Niệm Xứ mới dễ. Còn nếu chúng ta không tu Định Vô Lậu thì tu Tứ Niệm Xứ rất khó, không bao giờ đạt được chất lượng sung mãn Tứ Niệm Xứ. Cho nên, khi đi kinh hành chúng ta lắng nghe sự tỉnh thức của chúng ta. Chúng ta biết rằng tất cả thời chúng ta tu đều là chúng ta tỉnh thức, có niệm xen chúng ta biết rất rõ mà không mất bước đi, chúng ta biết chúng ta tỉnh thức. Vậy chúng ta biết chúng ta nhiếp tâm được giai đoạn thứ nhất.

4. ĐỊNH VÔ LẬU

(24:22) Giai đoạn thứ hai chúng ta vẫn thấy có niệm thì chúng ta phải chuyển qua một pháp tu - Định Vô Lậu. Tại sao có cái Định Vô Lậu?

Tại vì mục đích của chúng ta tu là làm sao cho hết lậu hoặc, không còn lậu hoặc nữa. Mà hết lậu hoặc thì nó là giải thoát chứ có gì! Cho nên cái quả gọi là A La Hán, tức là cái quả vô lậu! Không có lậu mới là A La Hán, còn người còn lậu hoặc là không bao giờ là A La Hán. A La Hán có nghĩa là không lậu hoặc, cho nên người chứng quả A La Hán là người không có lậu hoặc.

Vậy thì cái Định Vô Lậu làm chúng ta không có lậu hoặc, cái định đó đưa chúng ta đi đến cứu cánh. Chúng ta đi kinh hành nhiếp tâm, an trú tâm chẳng qua là trợ giúp cho cái Định Vô Lậu mà thôi. Định Vô Lậu trợ giúp cho chúng ta tỉnh thức để mà chúng ta đi vào, an trú vào để chuyển đổi cái thọ khổ ở trên thân của chúng ta.

Chẳng hạn như giờ Thầy ngồi đây mà tâm Thầy thanh thản, an lạc, vô sự, không có 1 niệm nào xen vào, thì trên thân Thầy có cái bệnh đau nào, Thầy tác ý dẫn cái bệnh đau đó, vẫn đẩy lui và không còn bệnh đau nữa! Đó là chúng ta đã vô lậu. Cho nên, khi mà chúng ta nhiếp tâm và an trú tâm trong một bước đi hay hoặc là hơi thở chúng ta mà không còn một niệm nào, thì lúc bấy giờ thân chúng ta có đau nhức chỗ nào thì chúng tác ý đẩy lui rất dễ dàng, không có khó, gọi là an trú.

Cho nên, trong Định Niệm Hơi Thở đức Phật gọi: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”. Có nghĩa là an trú vào trong hơi thở thì cái thân nó sẽ được an ổn, nó không còn đau nhức nữa. Đó là những điều mà chúng ta hiểu biết cái pháp chúng ta áp dụng để vào đối tượng bệnh tật, đau khổ của chúng ta và cái sự đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác đó, nó giúp chúng ta không còn niệm si. Như vậy thì hiện giờ các con đã thấy được cái bước đi kinh hành nó rất quan trọng là vì nhiếp tâm và an trú để đo lường lại cái sự tu tập chúng ta còn niệm hay hết niệm, an trú được hay chưa an trú được, tỉnh thức được hay chưa tỉnh thức được, tu thì phải biết kết quả của nó. Nếu mà nhiếp tâm phải biết kết quả của sự nhiếp tâm như Thầy vừa nói hồi nãy. Nghĩa là nhiếp tâm - vẫn luôn luôn biết bước đi mà có niệm xen vào thì chúng ta biết rằng chúng ta nhiếp tâm được nhưng chưa an trú.

Vậy muốn an trú thì chúng ta phải tu pháp nào để an trú? Thì chúng ta tu Định Vô Lậu, nhờ Định Vô Lậu quét sạch cho nên tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự - không niệm. Do đó, chúng ta nhiếp vào bước đi thì nó không có niệm và như vậy là rất tự nhiên không bị ức chế, không bị căng đầu. Đó là cách thức của đạo Phật dạy chúng ta, phải có pháp để đối trị! Nhớ những điều Thầy dạy, mấy con sẽ tu không sai; còn không nhớ, mấy con sẽ tu sai và bị ức chế tâm! "Tôi tu, tôi không niệm nhưng vẫn bị ức chế là sai; tôi tu, tôi không biết cách thức để quán xét xả tâm thì sai!".

5. TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC

(27:55) Vậy thì hôm nay, Thầy sẽ cho mấy con cái đề tài. Đầu tiên, chúng ta muốn nhìn các pháp như thật thì phải nhìn nó bằng đôi mắt nhân quả. Vì đôi mắt nhân quả là đôi mắt chánh kiến của Phật pháp. Bởi vì vạn vật sinh ra đều do nhân quả, mọi vật trên hành tinh chúng ta sinh ra đều do nhân quả, chúng ta đang sống trong một cái môi trường nhân quả.

Vậy thì chúng ta phải hiểu nhân quả chứ! Vậy thì Thầy cho một cái đề tài, cho mấy con cái đề tài về nhân quả. Vậy các con quán “thân nhân quả” các con quán nổi không? "Thân nhân quả" chắc các con quán khó quá - bởi vì các con phải biết cái nhân nào mà sanh ra các con, từ đâu mà sanh ra các con - thì Thầy thấy chắc khó quá!

Nhưng bây giờ Thầy cho các con cái đề tài quán nhân quả như thế này, cụ thể rõ ràng *"Quán nhân quả thảo mộc”*:

Từ 1 cái trái, từ 1 cái hạt đem ươm trồng lên thành 1 cái cây; từ cái cây cho ra 1 cái trái, đó là nhân quả phải không mấy con, có phải không? Cái hạt là cái nhân mà, rồi bây giờ cái cây ươm lên thành ra cái trái, nó là quả. Cụ thể quá mà, khoa học chứ đâu có phải mơ hồ đâu! Chứ còn nếu mà nói cái thân của chúng ta từ nhân quả sanh, không biết là nó như thế nào, mấy con nói chưa chuẩn đâu! Do đó, cần phải có cái sự gợi ý và giúp đỡ của Thầy hơn, bây giờ các con có cái để các con quán được.

Nhân là từ cái hạt, bây giờ quán về nhân quả của thảo mộc, các con quán được. Bây giờ mấy con làm cái bài này để cho Thầy xem coi, đây là phải nói thật, cái sự thật mà! Nó không có cái hạt thì làm sao lên được cái cây, mà không có được cái cây thì làm sao có cái trái, phải không?

Đó, bây giờ mấy con quán nhân quả của đoạn này, Thầy cho cái đề tài chung cho mấy con. Ở đây mọi người đều làm cái bài luận về nhân quả thảo mộc. Đây là nhân quả thảo mộc; rồi nhân quả vũ trụ, nó khó hơn rồi đó mấy con; nhân quả của thời tiết - nắng, mưa, gió, bão là nhân quả đó; rồi bắt đầu đi dần tới nhân quả bản thân của mấy con. Phải đi từ cái chỗ dễ cho đến chỗ khó chứ, chứ không khéo chúng ta chỉ hiểu chung chung

(30:35) Từ đây, bắt đầu mấy con phải làm việc với cái Định Vô Lậu đó, không có người nào mà không làm việc hết! Bởi vì mấy con buộc mấy con phải suy tư mấy con mới biết được chứ! Mà mấy con nói cho suông qua làm sao Thầy kiểm tra được, phải không?

Mấy con phải viết thành cái bài, do cái bài đó, Thầy kiểm tra cái bài đó Thầy mới biết mấy con viết đủ hay là chưa đủ, còn thiếu hay là dư, tức là thừa. Thầy chỉ mong rằng mấy con vét hết đầu óc của mình ra tư duy, suy nghĩ, viết lên trang giấy đầy đủ nhân quả thảo mộc. Đó là cái bài đầu tiên của mấy con.

Cái bài này các con thấy dễ rồi chứ không có khó đâu, bởi vì Thầy nhắc các con thấy dễ mà! Sau khi Thầy nhắc tới nhân quả của vũ trụ hay hoặc là nhân quả của thời tiết thì Thầy sẽ gợi ý thêm cho mấy con, rồi từ đó mấy con sẽ viết; viết rồi Thầy chỉnh lại cái bài của mấy con. Chừng nào mà cái bài của mấy con xong, trọn vẹn, Thầy bảo mấy con phải thấm nhuần cái bài này, phải đọc đi, đọc lại để suy nghĩ như thật thì Thầy mới cho một cái bài khác.

Bởi vì đây là tu mà, đây là học, đây là tu mà! Bởi vì mình đã viết ra được cái bài, mà mình viết ra rồi mình ném - chưa hẳn mình đã thấm nhuần nó đâu! Mình phải đọc đi, đọc lại rồi mình suy ngẫm, rồi mình phải kết luận của cái bài đó.

Chẳng hạn như bây giờ các con nói nhân quả thì ít ra các con cũng phải có một cái kết luận của nhân quả đó. Ví dụ như bây giờ mấy con phải kết luận nó chứ mấy con nói nhân quả suông để làm gì? Kết luận để biết đó là cái sự lợi ích cho cái sự tu tập của chúng ta, để chúng ta buông xả cho được, để chúng ta không còn thấy cái nhân quả đó làm cho chúng ta đau khổ.

(32:24) Đó, bây giờ nhân quả thảo mộc thì cái kết luận của nhân quả thảo mộc là cái hạt của cây ớt thì nó sẽ cho cái quả ớt; mà quả ớt thì kết luận của quả ớt là cay, có phải không?! Nếu mà con không kết luận thì để quả ớt để làm gì đây? Thấy nhân quả thôi, kết luận của quả ớt là cay, cay là đau khổ, có phải không?

Bây giờ, các con kết luận của một cái hạt và cái quả của trái xoài thì trái xoài cho các con có cái quả, cây xoài cho các con cái quả. Từ cái hạt xoài nó lên thành cây xoài, nó cho cái trái xoài thì trái xoài đó nó ngọt, có phải không? Còn cái kia (cây ớt) nó cay. Để kết luận được cái ngọt, cái cay, cái đắng, cái bùi mới thấy là cái nhân quả có thiện - có ác chứ! Nghĩa là Thầy muốn nói trái ớt - hạt ớt lên cây ớt - có trái ớt - đó là hành động ác. Đó, mấy con thấy không?

Rồi bây giờ nói về cái nhân quả của con người, tức là nói cái hành động thiện - ác của con người - sau đó Thầy sẽ dạy, Thầy sẽ gợi ý cho mấy con. Còn đây là mình nói nhân quả của thảo mộc, thì trái xoài, cái hạt xoài nó lên cây xoài nó cho trái xoài ngọt, tức là thiện. Cũng như mình làm cái hành động thiện thì phải hưởng được cái phước chứ gì, phải không? Còn bây giờ cái hạt chanh mình gieo cái cây chanh - nó cho trái chanh thì trái chanh nó phải chua chứ, thì đó là ác, mấy con!

Phải không? Mấy con thấy, cái nhân quả nó cụ thể, nó rõ ràng! Để cho năm đầu, chúng ta học nhân quả - cụ thể là hạt, nhân là hạt, quả là trái, nó thực tế, nó cụ thể rồi - đó là thảo mộc. Bây giờ có trái chua, trái đắng, có trái ngọt, phải không, các con thấy không? Thì nó có thiện - có ác đó chứ!

(34:21) Đó, là bắt đầu chúng ta sẽ đi vào cái bài mà tư duy, suy nghĩ về nhân quả, nó phải thấm nhuần và nó cụ thể, nó rõ ràng, đủ nghĩa; và lần lượt chúng ta đi tới cái khó hơn và chúng ta giải thích rất khoa học - nó không sai chút nào, và kết luận. Kết luận - thiện là đem lại hạnh phúc cho mình, ác là đem lại sự đau khổ.

Kết luận - hạt chanh thì cho trái chanh chua; hạt ớt, cho trái ớt cay; mà hạt xoài, cho trái xoài ngọt. Để chúng ta thấy cái thiện - cái ác; cái giống đó nó sẽ cho chúng ta cái gì?

Cũng như, vì vậy cuối cùng khi mà chúng ta đi đến cái nhân quả của con người thì cái hành động thiện đó thì đem lại cái phước của chúng ta; mà làm ác thì đem lại cái quả khổ, ai làm cho mình? Cũng như bây giờ, trái chanh thì phải chua, mà trái ớt phải cay; làm sao mà sai được cái việc này, đâu có sai cái điều này!

Cho nên, hành động ác thì phải chịu lấy quả khổ; mà hành động thiện thì cái nhân mà thiện thì sẽ hưởng được phước. Chứ không ai ban cho chúng ta cái phước được, mà cũng không ai giáng cho chúng ta cái họa được, mà chính chúng ta làm thiện - ác đó.

Mục đích của chúng ta là phải triển khai nó cụ thể, nó rõ ràng; mà nó đi từng phần để nó xác định được cái nghĩa lý của nó.

Bây giờ thì về tu, các con! Rồi ngày mai, mấy con có làm được thì ngày mai cứ nộp, cái lớp ngày mai. Còn ngày mốt, bên nam mấy con cũng đem nộp cho Thầy; Thầy chịu khó, Thầy sẽ dạy mấy con, Thầy sẽ hướng dẫn mấy con để mấy con thấm nhuần được cái lý nhân quả.

Hồi nãy về vấn đề đi kinh hành Thầy cũng dạy rồi, bây giờ về Định Vô Lậu Thầy cũng dạy rồi. Vậy thì Thầy cho cả cái đề tài “Nhân quả thảo mộc”, bởi vì cây, cỏ, trái, quả của nó. Đó, thì mấy con có những cái đề tài tu học.

Bây giờ về thất thì bắt đầu mấy con đi kinh hành - trong cái giờ đi kinh hành, mấy con đi. Tới giờ tu Định Vô Lậu thì mấy con đem ra một tập giấy rồi mấy con quán xét.

(36:36) Ở đây, có một số Phật tử cúng dường mà không biết là có giấy tập không? Nếu mà cái người nào có thì viết thành bài, còn không có thì Phật tử cúng dường Thầy sẽ gửi cho mấy con những cái giấy để cho mấy con tập ghi ở trên cái giấy tập - ghi bài luận của mấy con, bài quán xét đó cho Thầy để Thầy kiểm tra.

Thầy góp ý riêng cái phần - bởi vì với cái đôi mắt của Thầy, Thầy đã thấy suốt cái nhân quả, còn mấy con thì chưa thấy suốt. Cho nên Thầy là Thầy của mấy con để giúp gợi ý cho mấy con thấy suốt được cái lý nhân quả. Mà khi thấy được suốt cái lý nhân quả như thật thì không còn ai mà có thể làm cho mấy con động tâm được hết, làm cho các con đau khổ hết.

Đây là cái bài đầu tiên, rồi sau đó có những cái bài mà mấy con sẽ làm tới như các pháp vô thường, rồi thực phẩm bất tịnh, rồi thân bất tịnh - tất cả những cái pháp này - rồi thân Thập Nhị Nhân Duyên, Thân Ngũ Uẩn đều mấy con sẽ được quán đúng y như chương trình của đạo Phật đã dạy, cái giáo trình học tập để cho các con được cái điều kiện mấy con quán xét, tư duy suy nghĩ rất là chính xác.

6. PHÂN LỚP - CÁCH THỨC ĐÀO TẠO

(37:52) Đó như vậy thì hôm nay, mấy con tới đây thì cái buổi thuyết giảng vừa thực hành mà cũng vừa tạm để cho mấy con có những cái bài vở học này. Rồi Thầy sẽ sắp xếp lớp, kế tới là cái trình độ của mấy con khi mà cái lớp của mấy con chia làm hai lớp. Thì trong cái lớp nam, Thầy sẽ chia ra chứ không có được học chung đâu.

Cái người nào trình độ nhiếp tâm 1 phút thì cho vào 1 phút; mà 10 phút cho vào 10 phút. Một cái người thức suốt đêm được thì người đó sẽ ở trong lớp nào? Còn người chưa thức suốt đêm được thì ở lớp nào? Cho nên cái lớp của mấy con còn phân chia ra nhiều lớp tu tập, chứ không phải là - đó, bây giờ Thầy phân như vậy rồi; lớp các con 19 người, cứ vô 19 người không phải đâu! Thì tới chừng đó Thầy chia ra. Trong 1 tuần lễ, có lẽ cái lớp nào đó sẽ được trực tiếp với Thầy trong 5 hoặc 3 người mà thôi.

Thầy chịu khó như vậy, Thầy chia ra cái lớp của mấy con có thể làm 5 lớp hay 3 lớp không chừng, bên nữ cũng vậy. Cho nên có thể ngày nào Thầy cũng đứng lớp dạy chứ không phải là 1 tuần lễ chỉ có 1 ngày đâu! Rồi Thầy sẽ cho, Thầy sắp xếp lớp rồi Thầy sẽ cho, mấy con! Bây giờ lớp mấy con trình độ mà nhiếp tâm đi kinh hành 10 phút thì mấy con ở cái lớp cùng nhau, chung vô đó mấy con đi, mấy con tập.

Còn nếu mấy con nói sai - mấy con nhiếp không được mà nói nhiếp được - vô tu mấy con sẽ bị rớt đó, bởi vì người ta tăng lên được; mà mấy con nhiếp không được - ở lớp đó mình tu, mình nhiếp cũng không được, cuối cùng thì mình dậm chân tại chỗ rồi, khi người ta lên cao nữa là mình vô không nổi, tức là người ta thức suốt đêm thì mình thức không được. Người ta thức suốt đêm người ta đi kinh hành; còn mình thức suốt đêm không được - mình gục tới, gục lui, đi nó lũi qua, lũi lại thì như vậy người ta cho mình xuống lớp liền; mình không tỉnh là mình bị cho xuống lớp liền.

Nghĩa là tới đây mấy con sẽ thấy rằng mấy con đi kinh hành là Thầy tới, cái giờ mấy con tu, mấy con đi kinh hành là có mặt Thầy hết. Cái giờ mấy con tu là mấy con phải tập luyện - Thầy phải chịu khó Thầy dẫn dắt học trò, mấy con tu sai là Thầy khõ liền. Thầy sắm 1 cây roi mây hoặc 1 cây thước - như học trò nhỏ vậy - đánh cho nó mới tu, nó mới học; chứ còn làm biếng - không đánh nó đâu có được, phải vậy mới được, mấy con!

Đã giáo dục, đào tạo, huấn luyện chứ không phải để suông suông! Các con nghe cái chương trình giáo dục đào tạo chứ gì! Người dạy, đào tạo cho nó được thì nó sai thì phải đánh cho nó nhớ chứ nói suông nó không nhớ, các con hiểu điều đó!

(40:24) Cho nên mấy con nhớ, nếu mà bên nữ mà tu được 1 người chứng rồi thì mấy con phải biết ban đêm cái cô đó là phải canh gác mấy con. Bên nam, Thầy đến Thầy gác mấy thầy, mấy sư này hết, không có người nào mà chạy khỏi đâu! Còn bên nữ thì Thầy không tới đó chứ! Bên nữ mấy con có phước hơn, chứ mà có cô nào tu chứng rồi thì mấy con chết! Tu mà lũi tới, lũi lui là bị xuống lớp hết!

Không! Thật sự, đào tạo là phải vậy đó mấy con! Huấn luyện, đào tạo để cho người ta trở thành 1 cái người vô lậu mà, đâu có phải mà còn lười biếng được, buộc học trò phải siêng năng hết! Thầy nói trong 1 cái lớp học mà học trò siêng năng - nó sẽ giỏi; mà nhờ cái ông thầy, nhờ cô giáo dạy mà học trò siêng năng; còn ông thầy - cô giáo lười biếng, chấm bài sơ sơ thì học trò dở! Nghĩa là kỷ luật đúng, hướng dẫn đúng cách thức, theo dõi từng học trò; đứa dở nâng nó lên, làm cho nó tu, nó học cho được, thì học trò sẽ giỏi. Mà hầu hết là thầy giáo - cô giáo không có chịu khó lắm đâu!

Cho nên vô cái ông nào ở trong lớp mà học trò nào siêng năng thì coi như là được bao nhiêu hay bao nhiêu, còn bao nhiêu cho chung chung, cho nên học trò thường thường nó hay bị dở! Nhất là cái trường bị thiếu kỷ luật là học trò cúp cua nó còn dở hơn nữa. Cái lớp này không được cúp cua mấy con! Thầy nhất định là mấy con cúp cua là Thầy cho mấy con xuống lớp hết! Nghĩa là bữa nay thấy cúp cua: "Thôi kệ, ráng chui chỗ nào đi ngủ đi!" - mấy con trốn Thầy không khỏi đâu, ngủ là bị đuổi đó!

Không, Thầy nói thật mà! Kỷ luật hẳn hòi, đàng hoàng chứ không phải là tu lơ mơ đâu! Nói: "Tôi già yếu quá, tôi mệt, để tôi ngủ!" - không có được! Già yếu - chết bỏ, cũng phải đi kinh hành chứ đừng có nói mà già yếu! Hễ vô cái lớp này thì không có ai già yếu nữa hết đó! Thầy nói đến chỗ này là bây giờ mấy con nói: “Tôi già, tôi đi không có nổi!” - đi không nổi thì bò, thì lăn, chứ còn không có được lên giường nằm! Chết thì Thầy chôn, Thầy có đồng mả ngoài kia kìa! Không! Thật sự mà, mấy con tu mà mấy con chết thì Thầy đem ra Thầy chôn.

(42:30) Ở đây, các con thấy Thầy làm đám ma không có thầy chùa tụng đâu, chết thì Thầy bỏ vô cái hòm, Thầy đem ra Thầy đào lỗ Thầy lấp lại chứ Thầy không có lo! Cái thân này là cái thứ gì mà phải để đó làm đám ma cho nó cực, chết thì chôn quách cho rồi!

Người nào thấy cái chết của người này thì người kia ớn rồi mới lo tu, chứ có gì đâu, không có lo cái điều đó! Cho nên mấy con yên tâm, nếu mà mấy con nói: “Bây giờ tôi mệt mỏi quá, tôi tu không nổi”, mệt mỏi đi không được thì lăn cho Thầy, đi không được thì lăn, chứ còn không có nằm ở đó mà ngủ! Có như vậy thì mới tu được; đối với Thầy cái khóa này như vậy!

Bởi vì Thầy nói với mấy con mà, không được Thầy nhập diệt, Thầy bỏ, Thầy ra đi, Thầy không cần nữa! Đối với Thầy thì trong cái sự tự tại sinh tử của Thầy, Thầy muốn đi hồi nào thì Thầy đi. Mà bây giờ Thầy hướng dẫn mấy con không được, mấy con đã bỏ hết cái đời của mấy con vào đây, ăn ngày 1 bữa, sống như thế này mà mấy con tu không được là Thầy dẹp bỏ hết, Thầy ra đi Thầy không ở trên thế gian này nữa! Cái duyên chúng sanh không đủ, ra đi khỏi cái thế gian này còn khỏe hơn ở đây dạy quá vất vả mà nó tu như vậy đây! Nó cứ nó sợ chết, sợ này kia, nó sợ mỏi mệt; nó lo nó ngủ, nó lo nó hưởng cái dục lạc - thôi để cho nó hưởng đi, khỏi cần dạy. Phải không mấy con? Thầy đi cho rồi chứ Thầy ở lại làm cái gì cho cực!

Còn mấy con nỗ lực tu, thực hành đúng - bảo lăn là lăn chứ đừng có sợ chết thì được! Đó, như các bác, các cụ mà lớn tuổi vậy, vô đây dự cái lớp này, tới chừng đó mà buồn ngủ hoặc là muốn mỏi chân, mỏi cẳng - Thầy bảo mỏi chân, mỏi cẳng thì đưa đây, Thầy chặt bỏ cái giò mỏi đó đi, cái chân mỏi đó đi! Nó ớn, nó không dám mỏi nữa, chứ còn làm nhẹ nhẹ, mấy con mỏi!

Cho nên nếu mà đi không được thì lăn, lăn chứ không có được nằm ở đó mà ngủ! Bởi vì nằm đó rồi mấy con thấy nó ngủ đó. Cho nên bảo lăn, làm sao cho cục cựa cái thân cho được thì mới được!

Đó là cách thức hướng dẫn, đào tạo của Thầy là như vậy, nó khó khăn như vậy, Thầy chịu cực! Thầy chịu cực mà mấy con tu - Thầy mừng lắm! Mà mấy con lười biếng là Thầy đuổi, không chịu tu là phải đuổi thôi chứ ở đây cực quá mà! Không chịu tu mà cứ bắt Thầy cứ canh gác hoài vậy rồi làm sao?!

Rồi, bắt đầu bây giờ, thôi mấy con về nghỉ đặng chút nữa ăn cơm! Rồi tới đây, cái lớp tới đây Thầy dạy từ cái ăn nè, từ cái mặc y - áo của mấy con nè, Thầy dạy hết cho nghiêm chỉnh, bước đi như thế nào, Thầy bắt mấy con cái lớp nào đó mà tới cái giờ Thầy dạy ăn thì mấy con sẽ ngồi ăn cơm dưới đây, tại cái Tổ đường này luôn nè! Thầy dạy ăn từng chút, cách thức ăn như thế nào, tĩnh giác như thế nào trong cái lúc ăn cơm.

(45:14) Bởi vì đạo Phật dạy chúng ta tỉnh thức từng cái hành động mà; chứ không phải dạy mà để chúng ta tự ăn thế này, thế khác đâu, không phải! Cách thức của oai nghi tế hạnh từng bước, khi cái miếng ăn bỏ vào miệng phải như thế nào cho nó trọn vẹn, đó là cách thức dạy đức hạnh oai nghi tế hạnh.

Cho nên, trong cái lớp này là cái lớp đào tạo; và đồng thời, cái tập mà "Văn Hóa Truyền Thống - tập 3" sẽ dạy oai nghi tế hạnh để mà Thầy dạy trong cái lớp này. Thầy sẽ viết tới đâu Thầy dạy tới đó. Từ cái ăn, cái uống, đi, đứng, ngồi, nằm, tất cả mọi hành động để mấy con thấy được cái oai nghi tế hạnh của một người tu. Người cư sĩ của mấy con cũng vẫn được hướng dẫn hẳn hòi, đàng hoàng, chứ không phải nói: "Tôi cư sĩ, tôi làm vậy không nổi!".

Mấy con đến đây tu để làm tu sĩ hay làm cư sĩ, Thầy không cần tu sĩ hay cư sĩ mà đến đây là phải làm những bậc A La Hán là phải có oai nghi tế hạnh. Thầy không có nói là bây giờ tôi còn tóc, tôi mặc đồ đời, tôi còn mặc đồ tây - đồ nào thì mặc, nhưng mà oai nghi tế hạnh phải đủ hễ khi mà bước vào lớp này tu! Chứ không phải nói rằng: "Tôi bây giờ tôi còn tóc tai thế này, tôi không giống tu sĩ, tôi đâu có làm cái này nổi!". Thầy nói người ta, mọi cư sĩ người ta không cần cạo tóc, người ta không cần mặc y - áo tu sĩ, người ta mặc đồ đời nhưng mà người ta làm được về tâm, về thân người ta chứ đâu có phải bộ đồ, cái đầu mới làm mấy cái chuyện đó được sao?!

Cái đầu trọc, cái y - áo của ông Thầy không làm nên 1 ông Thầy tu đâu mấy con! Thầy nói thẳng - thật, không làm nên 1 ông thầy tu đâu! Mà chỉ có tâm chúng ta, chỉ có hành động chúng ta, chỉ có oai nghi tế hạnh của chúng ta mới làm nên ông thầy tu, mới làm nên cái sự giải thoát!

Cái hình ảnh của 1 người tu sĩ là hình ảnh "xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, đó là cái hình ảnh, nói lên cái hình ảnh chứ chưa thực người đó đã xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Cho nên cái người tu - cư sĩ vẫn chứng đạo như thường, đừng lo mấy con! Thầy dạy, phải học tu đúng cách thì chiếc áo nào cũng thành Phật được hết, cũng chứng quả A La Hán được hết! Chỉ trừ ra mấy con không quyết tâm, còn để đầu tóc để mà bước 2 chân - đời cũng muốn ôm mà đạo cũng không chịu bỏ thì cái này là cái sai!

Bởi vì các con còn cái chiếc áo cư sĩ, còn cái đầu tóc thì mấy con làm sai đâu có ai cười. Chính là mấy ông thầy mới cạo tóc, đắp y, vấn y, người ta mới cười nhiều. Cho nên người ta sợ, người ta e ấp, người ta không dám làm, nhưng không khéo lại bị ức chế. Cho nên ở đây tu thật, làm thật để được giải thoát chứ không phải ức chế chút nào hết!

(48:05) Hôm nay, cái buổi đầu tiên nhắc nhở để cho mấy con hiểu biết cách thức bắt đầu sự tu tập của mấy con. Nghĩa là bắt đầu 1 cái khóa đào tạo, tu tập thật sự! Được là được mà không được là dẹp không có dạy nữa! Đó là quyết định, phải không mấy con? Để làm chi cho người ta khổ quá như thế này! Bỏ hết cuộc đời không làm gì, cuối cùng chẳng ích lợi gì! Ăn không, ngồi không mà người ta đem đồ ăn cúng dường mình đã là 1 cái rất là sai! Cho nên ở đây phải làm cho được!

Đến đây thì Thầy xin chấm dứt! Bây giờ thì mấy con lần lượt trở về thất của mình yên nghỉ. Nhớ chưa - những điều mà Thầy giảng? Còn những người nào tu được những cái gì thì mấy con cứ giữ gìn y như vậy. Ngày mai các con sẽ gặp Thầy, rồi Thầy sẽ phân ra từng lớp của mấy con; r ồi bắt đầu Thầy mới kiểm tra lại những sự tu tập của mấy con được những gì, chưa được những gì, Thầy sắp lớp hết! Lớp nào hễ đến cái trình độ cao thì dạy theo trình độ cao; trình độ thấp - dạy trình độ thấp; dễ dàng cho Thầy. Mấy con nhớ chưa?

7. THÂN HÀNH NIỆM

(49:19)Tu sinh: Bạch Thầy! (Xin Thầy dạy pháp Thân Hành Niệm!).

Trưởng lão: Được chứ! Nhưng mà Thầy sợ mấy con về tập bậy, nó mới chết đó!

Tu sinh: …​

Trưởng lão: Bây giờ về cái pháp Thân Hành Niệm: như lúc nãy thì thật sự ra thì Thầy cũng chưa muốn phổ biến cái pháp này lắm. Tại vì cái pháp này nó có 10 cái công đức Như Lai, nó có những cái thần lực. Do cái chỗ tu tập khi mà tâm chúng ta chưa ly dục, ly ác pháp mà chúng ta thực hiện cái pháp này thì nó sanh ra những cái thần lực nhưng mà thuộc về thần lực tưởng; nó làm cho cái người tu bị cái trạng thái tưởng, thần lực của tưởng. Ví dụ như đang đi như vầy mà có cái lực nó đẩy chúng ta bước tới hoặc nó đẩy chúng ta bay ra thì cái đó là cái rất là nguy hiểm và 18 loại tưởng đó do từ cái tu tập này, nó sẽ sanh ra.

Cho nên, tâm chúng ta hoàn toàn chưa hết ly dục, ly ác pháp mà chúng ta thực hiện cái pháp này thì nó rất nguy hiểm! Vừa rồi thì có Thanh Trí xin Thầy để mà hướng dẫn cái pháp này để quay phim, nhưng Thầy thấy rất là nguy hiểm! Là tại vì khi mà quay trong phim thì người ta thấy được những cái hành động tập luyện như vậy, thì người ta lại ôm cái pháp này người ta tập đi; rồi nó có những cái chướng ngại gì đó, nó rối loạn thần kinh, nó sanh ra những cái trạng thái tưởng - Thầy thấy rất là nguy hiểm!

Nguy hiểm, bởi vì cái tu tập phải đi từ lớp cao đến lớp thấp (lớp thấp đến lớp cao); mà lỡ quay phim, đưa ra bà con ở ngoài kia không biết: “Trời ơi, thấy cái pháp này ngộ!”, rồi chổng khu nhau mà tu tập, rồi xúm nhau mà điên mà đi Biên Hòa hết là chết Thầy đó chứ! Các con hiểu không? Cho nên Thầy chưa có muốn được quay phim cái pháp này.

Có một lúc Thầy đã tập cái pháp này để hướng dẫn cho các vị tu pháp Thân Hành Niệm trong thọ Bát Quan Trai. Nhưng mà gần đây như thế nào Thầy không biết, nhưng có số người về đây, Thầy bảo xả tâm thì họ không chịu xả mà họ cũng không xả cái tưởng của họ; họ làm như nó có cái trạng thái gì, nó không bình thường. Cho nên Thầy thấy không biết mấy người này họ tu như thế nào mà họ đã lạc - chắc chắn là họ đã tu cái pháp Thân Hành Niệm này, cho nên họ có cái lạc rồi.

(52:03) Thầy đã thấy có cái dạng người ôm chặt cái pháp này tu tập mà bị. Như cô Hòa ở ngoài Hải Phòng chẳng hạn, rồi cô gì vừa rồi đây, Thầy thấy cô Tung hay cô gì, Út đó!

Tu sinh: Thưa Thầy! Cô Tung.

Trưởng Lão: Cô Tung hả con? Không biết ôm cái pháp đó tu như thế nào mà cái tinh thần nó cũng không vững. Cho nên Thầy thấy cái pháp để chúng ta tu tập sau khi Tứ Niệm Xứ đã sung mãn, các con biết Tứ Niệm Xứ sung mãn - ngồi chơi mà tâm thanh thản, an lạc, vô sự 12 tiếng đồng hồ vẫn thản nhiên không 1 niệm nào - bắt đầu chúng ta ôm cái pháp đó mà tập thì chỉ trong vòng 5, 3 tiếng đồng hồ thì Mười Thần Lực, Mười Như Lai lực hiện ra đầy đủ, Tứ Thần Túc đầy đủ trên pháp đó. Bởi vì pháp đó tu cái lệnh - ví dụ như: "Chân mặt bước!"; "Dở gót lên!” - truyền lệnh rồi mới dở gót lên; “Dở chân lên!” - tức là dở cái chân lên cao; “Đưa chân tới!” - cái chân đưa tới; “Hạ chân xuống!” - rồi mới hạ gót xuống. Từng hành động, từng lệnh!

Do đó, cái pháp được hướng dẫn cụ thể như vậy thì chúng ta có sức tập trung; và cái lệnh đó, nó trở thành 1 cái lực. Nhưng mà người mà chưa ly dục, ly ác pháp - tâm chưa thanh thản, an lạc, vô sự mà tập pháp này, lệnh như vậy nó sẽ có cái lực tưởng. Cho nên từ cái lực tưởng đó mà nó hiện ra những cái điều kiện rất là tai hại cho cái người tu.

Cho nên Thầy thấy cái pháp hay nhưng nó hay với cái người phải đúng giới luật nghiêm chỉnh thì nó mới ly dục, ly ác pháp. Còn không khéo dạy thình lình như thế này, người ta nghe cái pháp như vậy rồi người ta tu tập thì nó xảy ra có nhiều điều rất là đau buồn. Nếu có Thầy được ở bên thì Thầy xả; còn nếu không có Thầy thì muôn đời chỉ ôm 1 cái bệnh thần kinh, rất là khổ! Khổ cho bản thân rồi khổ cho gia đình. Cho nên Thầy không muốn cái pháp này, mà Thầy chờ cái người nào, Thầy chờ cho cái người nào tu được giới luật nghiêm chỉnh, Tứ Niệm Xứ được thanh thản, an lạc, vô sự - tức là được sung mãn thì Thầy mới dạy cái pháp này.

8. TU ĐỂ LY DỤC LY ÁC PHÁP KHÔNG PHẢI TU ĐỂ CÓ THẦN THÔNG - PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

(54:35) Tại vì trước kia người ta nói như thế này, Thầy mới dạy cho mấy con chứ Thầy không bao giờ dạy cái pháp Thân Hành Niệm. Người ta nói: "Thầy Thông Lạc không bao giờ có thần thông! Ông có trí tuệ chứ ông không có thần thông. Ông A La Hán chứng về trí tuệ chứ còn chưa có thần thông".

Cho nên muốn cho người ta biết rằng Thầy biết pháp nào tu có thần thông, chứ không phải không biết! Cho nên, buộc lòng Thầy phải đem cái pháp đó ra để nói cho họ biết rằng cái pháp này có thần thông. Mà cái người biết cái pháp đó thì chắc chắn là người đó phải có đủ sức làm, chứ không phải là không. Ý Thầy muốn nói vậy mà, nhưng mà Thầy không khoe mình có thần thông; và Thầy không thực hiện thần thông. Tại sao?

Tại vì đem thần thông ra là lừa đảo người khác - không dạy đạo đức cho người ta được mà gieo vào lòng người ta cái thần thông, làm cho người ta ham muốn thần thông. Cho nên Thầy chỉ đem cái pháp Thân Hành Niệm của Phật mà dạy cho người ta thấy rằng cái pháp này sẽ thần thông đó quý vị! Nếu quý vị chưa ly dục, ly ác pháp - nó sẽ có thần thông đẩy quý vị bay ra khỏi cửa sổ đó! Quý vị liệu thân!

Cho nên vì vậy mà lúc mà Thầy đưa ra thì các con biết có lúc ở đây, cô Kim Tiên và Nguyên Thanh ở đây. Thì lúc bây giờ mấy người này họ áp dụng cái pháp này, họ thấy hiệu quả ghê gớm! Nhưng mà những người này họ đã được những gì mấy con? Chỉ toàn là cái thần thông tưởng không mấy con! Cuối cùng, cái ngã của họ cũng vẫn lớn như thường, họ làm sao mà diệt ngã được! Ly dục, ly ác pháp mới diệt ngã được chứ còn cái chuyện thần thông - có cái ngã làm sao diệt? Cho nên có lợi ích gì? Có lợi ích gì đâu, mấy con thấy chưa?!

Cái lợi ích là mình tu tập ly dục, ly ác pháp - chỉ cái nơi đó để cho tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự là cái Chân Lý của đạo Phật, là cái sự giải thoát thật sự nơi đó thôi, chúng ta chỉ ở nơi đó đủ rồi!

Còn có thần thông hay không thần thông đâu quan trọng nữa, mấy con! Cho nên vì vậy mà tới cuối cùng chúng ta tu được Tứ Niệm Xứ sung mãn rồi, chúng ta chẳng cần tu pháp Thân Hành Niệm làm gì. Thật sự tu làm gì? Có để chơi chứ làm cái gì mấy con? - Để lòe thiên hạ! Mình còn danh, còn lợi chỗ nào nữa mà mình tu tập cái đó làm gì?

Cho nên Thầy chỉ mong mấy con chỉ tu tập ly dục, ly ác pháp; chỉ thanh thản, an lạc, vô sự trên Tứ Niệm Xứ, đủ rồi mấy con! Niết Bàn tại chỗ đó chứ không phải Niết Bàn chỗ Tứ Thần Túc đâu! Cho nên, tại vì mọi người nói rằng Thầy chẳng biết thần thông, chẳng có thần thông - thật sự Thầy biết rất rõ pháp của Phật, pháp nào tu luyện có thần thông, Thầy biết rất rõ! Không cần niệm chú, không cần đọc bùa mà vẫn có nội lực, vẫn có đạo lực, vẫn có thần thông! Thì các con đủ biết rằng Thầy đã là 1 người rất am tường tất cả những cái phương pháp của Phật rất là cụ thể, rõ ràng!

(57:48) Cho nên Thầy đưa ra để cho người ta biết; và đồng thời, có 1 số vị biết. Đó mấy con thấy không, cái tâm mà tham đắm của họ, thần thông đã dẫn dắt họ đi đến cái chỗ loạn thần kinh, rất là nguy hiểm! Và mấy con biết những cái phương pháp mà của các giáo phái khác, người ta tu để luyện có thần thông là người ta đã đi đến cái chỗ loạn thần kinh người ta rồi, chứ không phải hay ho gì đâu!

Còn đạo Phật ly dục, ly ác pháp - có thần thông nhưng như không có thần thông; có thần thông để người ta sử dụng cái gì lợi ích người ta sử dụng, chứ không phải có thần thông để người ta làm cái chuyện! Người ta sử dụng lợi ích như thế nào? Bây giờ muốn chết hồi nào thì chết - thì người ta tịnh chỉ hơi thở - người ta chết một cách rất tự tại, không phải đó là thần thông sao? Các con thấy cái này nó đâu có dùng tri kiến gì được đâu, cái này phải chỉ dùng cái nội lực như thế nào để hơi thở chúng ta tịnh chỉ mà, có phải thần thông không?

Các con thấy cái bệnh đau trên thân mà chúng ta tác ý mà cái bệnh nó hết thì không phải cái đó là thần thông sao? Nhưng cái thần thông đó là thần thông giáo hóa, mấy con! Cho nên pháp Thân Hành Niệm, hôm nay Thầy không muốn mấy con quay phim là vì Thầy sợ có nhiều người hiểu lầm rồi tập sai - cái thứ nhất; rồi tập không có được Thầy hướng dẫn.

Thấy cái pháp, có nhiều người thấy như vậy - cho nên có những điều mà đức Phật giảng ở trong cái bài kinh Thân Hành Niệm, đức Phật có nói về kết quả - nhưng mà hầu hết là người ta chưa triển khai đúng nhất của nó cho nên người ta tu Thân Hành Niệm người ta chỉ tỉnh thức ở trên đó mà thôi chứ không phải tu cái lệnh như là Thầy đã hướng dẫn.

Còn Thầy biết cách thức của nó hướng dẫn bằng cái lệnh của Thân Hành Niệm mà nó đạt được cái ý của nó. Thầy biết ý thức lực của chúng ta ghê gớm lắm, nhưng mà vì cái tâm dục của chúng ta chưa hết cho nên cái tưởng lực nó còn. Do đó khi mà thực hiện cái lực đó, nó thể hiện cái tưởng chứ không có gì! Còn nếu mà dục nó hết - ly dục, ly ác pháp nó hết - tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì cái lực của tưởng, nó trở thành cái lực của ý thức - tức là Tứ Thần Túc đó mấy con! Dục Như Ý Túc mà, muốn cái gì là thân tâm nó phải làm theo!

Trước khi các con - Thầy không phải không muốn cho mấy con thu cái hình ảnh của cái bài pháp này đâu; nhưng mà Thầy ngại, sợ có sự tai hại cho những người tu. Khi các con sẽ thu rồi các con sẽ có cái sự phổ biến - có nhiều người chưa biết Thầy, họ lại nhìn được cái hình ảnh đó, họ thấy tuyệt vời quá cho nên họ lại chốt cái phương pháp đó họ tu và họ lệch.

(01:00:39) Lẽ ra thì như thế này thì tu nó mới tốt; cái bài pháp Thân Hành Niệm là cái bài pháp mà tập thể thao, thể dục rất là tuyệt vời! Nhưng mà phải tập có người hướng dẫn cho đúng cái thời gian để đạt cái điều đó thì nó sẽ không sanh ra tưởng. Còn người nào mà bị tưởng rồi thì không nên tập pháp này; mà người nào không có bị tưởng thì người này lấy cái pháp này trở thành cái môn thể thao, thể dục rất là tuyệt vời! Mỗi buổi sáng tu tập chừng 30 phút hoặc 1 giờ là cơ thể người đó không bệnh, Thầy bảo đảm cái pháp Thân Hành Niệm như vậy! Nó vừa tập luyện được tinh thần, cũng như các con thấy pháp thể dục, thể thao chứ gì; thì nó đếm "một", "hai", "ba", "bốn" - nó đưa tay ra - đếm "một", "hai", "ba" - chơi thể thao mà con. Nhưng mà cái "một" của họ đó là họ cũng tập trung và ý ra lệnh đó mấy con; còn cái này nó ra lệnh từng hành động cho nên do đó nó cụ thể, nó thực tế hơn; nó rèn luyện được cái tư tưởng của nó, cái tinh thần của nó, nó rèn luyện được cái cơ bắp của nó nữa cho nên nó kết hợp cả 2 - tinh thần và vật chất. Cho nên cái pháp Thân Hành Niệm là phương pháp thể thao trọn vẹn. Còn cái kia nó đếm: "một", "hai", "ba", "bốn", rồi đưa tay chân lên xuống hạ xuống rồi co tay, co chân nhưng mà cái sức tập trung về tinh thần nó không mạnh bằng pháp Thân Hành Niệm.

(01:02:02) Cho nên cái người đau bệnh nào, thầy nói ở trong đây, cái người nào mà đau bệnh ngặt nghèo nhất mà ôm cái pháp Thân Hành Niệm mà người đó đừng bị tưởng, cái người nào yếu mà bị tưởng thì không nên tập, cái người mà không bị tưởng nên tập cái pháp đó, bệnh nào nó cũng đẩy lui ra hết. Như bây giờ mấy con bị ung thư, bệnh gì, kệ chứ, không cần biết nhưng mà cứ ôm pháp Thân Hành Niệm mấy con tập đi, rồi mấy con sẽ hết bệnh!

Nó là phương pháp từ tinh thần cho tới các cơ của mấy con phải vận động, mà tập luyện suốt nữa tiếng hoặc một tiếng đồng hồ thì các con biết, cái sự vận động của cơ thể sẽ có một cái lực, cái lực đẩy tất cả các bệnh của con ra. Cho nên người ta tập dưỡng sinh, người ta tập thể thao thể dục là cơ thể người ta ít bệnh, ít đau là tại nó có cái sự vận dụng của các cơ của nó.

Còn cái này chúng ta tập hợp cả cơ và tinh thần chúng ta tập luyện, thành ra nó có sự hoạt động làm cho cơ thể chúng ta thải trừ những chất độc tố ở trong người chúng ta ra rất nhiều. Đó là 1 cái phương pháp mà đạo Phật đã tìm ra được cái phương pháp thể dục, thể thao rất tuyệt; nhưng nó là cái pháp luyện thần thông cũng là hay nhất; nhưng mà sai là chúng ta cũng bị chết với nó! Nó hay chừng nào là nó độc chừng nấy!

(01:03:20) Cho nên ở đây thì như về Định Niệm Hơi Thở - 19 đề mục của Định Niệm Hơi Thở, riêng về hơi thở thì có 16 cái đề mục; những cái đề mục nào cũng là tuyệt vời hết nhưng mà ai nếm vào hơi thở thì coi chừng bị rối loạn hô hấp, nó không dễ đâu! Cho nên phải được cái người có kinh nghiệm dạy thì nó mới được; còn không thì chúng ta nên tập đi kinh hành, thân hành ngoại là tốt nhất, kết hợp chút ít hơi thở chúng ta là được, đừng kết hợp nhiều. Đó là những điều mà Thầy căn dặn!

Hôm nay, đến đây thầy cũng xin là cái pháp Thân Hành Niệm - các vị dừng lại! Trừ ra, được Thầy thấy người đó phải tu pháp Thân Hành Niệm để phá cái gì đó, Thầy mới cho; còn Thầy không cho thì mấy con đừng tu tập. Vì trải qua thời gian Thầy thấy quá khổ! Cho nên dạy, đem cái pháp hay mà dạy chung chung thì chắc chết người ta hết, không được!

Cho nên Thầy xin mấy con hoan hỷ, là tại sao Thầy không muốn đưa cái pháp này ra trong buổi học hôm nay. Mà Thầy để cái người nào, đệ tử của Thầy trong những cái lớp tu học này cần phải tu pháp này, Thầy sẽ dạy trực tiếp, Thầy dạy không sợ họ loạn thần kinh. Đó là những cái pháp rất tuyệt vời của đạo Phật gọi là pháp Thân Hành Niệm.

Đến đây thì Thầy xin chấm dứt!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy