20090913- PHẬT PHÁP KHÔNG KHÓ
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 13/09/2009
Thời lượng: [01:51:18]
(00:00) Phật tử: Kính thưa Thầy! Hôm nay là sinh nhật lần (. . .) chúng con mua trái cây mừng sinh nhật Thầy.
Trưởng lão: Mừng sinh nhật sớm chút tốt chứ sao?
Phật tử: Chúng con kính chúc Thầy sức khoẻ dồi dào.
Trưởng Lão: Thầy cám ơn mấy con. Thôi mấy con ngồi xuống hết đi. Mấy con còn thưa hỏi gì nữa không? Mừng sinh nhật Thầy, bây giờ Thầy mừng sinh nhật mấy con. Các con biết đó, Phật pháp cũng đơn giản lắm, không có khó mấy con. Chỉ khi mình lắng, mình nghe lại cái tâm của mình coi nó còn ham muốn cái gì nữa không, coi nó còn giận hờn, phiền não, lo lắng không. Nếu mà tất cả những cái điều kiện đó không có thì nó là giải thoát đó mấy con.
Mình không giận hờn, không phiền não, ai làm gì mình như cục đất thì đó là mình giải thoát đó con. Cho nên mình xét lại cái tâm của mình. Thì đức Phật đã dạy, các pháp đều vô thường, trên đời này không có pháp gì mà thường hằng, cho nên đâu còn cái gì đâu mà giữ? Cái gì cũng vô thường hết mấy con! Thân của mình mình cũng giữ không được thì thử hỏi mình còn giữ cái gì được đây? Nhà cửa, tiền của, con cái… tất cả mọi cái không có giữ được cái gì hết, khi nó chết là nó chết. Như vậy thì mình biết, các pháp đều vô thường, có cái gì đâu mà giữ? Cho nên Thầy có làm cái bài kệ để nhắc nhở mấy con:
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì,
Thở ra chẳng lại còn chi nữa,
Vạn sự vô thường buông xuống đi!
(02:02) Các con thấy không, đời không có cái gì hết, chỉ có cái tâm bất động là còn lại (cái tâm bất động). Mà bây giờ không có cái ác pháp nào, không có cái điều kiện gì làm cho tâm mình động, thì tức là giải thoát chứ gì? Giờ khi cái thân này bỏ rồi thì chúng ta sẽ ở đâu? Cái tâm bất động thì sẽ ở chỗ bất động chứ sao, mà bất động thì đâu còn tái sanh. Còn mấy con động nè, thì ham muốn cái này, cái kia, thì nó sẽ tương ưng với bà con mà còn ham muốn - tức là con người đó - các con không tránh khỏi đâu!
Cho nên vì vậy mà Thầy dạy rất đơn giản, rất dễ dàng: “tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự”. Có nhiêu đó thôi, không có nhiều mấy con! Ngồi lại, mấy con ngồi lại, nghiệm lại cái tâm của mình coi nó còn lo lắng, còn ham muốn, còn buồn rầu, còn giận hờn… thì mau mau dừng nó lại đi, diệt nó đi! Đừng có để cho cái tâm của mình bị những cái ác pháp đó làm cho nó động thì cuối cùng thì mình giải thoát chứ còn gì nữa? Có cần tu cái gì nữa đâu, đâu có cần phải ngồi thiền. Có nhiều người viết thơ hỏi Thầy: “Con từ lúc mà con biết Phật pháp, con ngồi thiền, con tu tập, con nhiếp trong hơi thở. Bây giờ sao mỗi lần nhiếp hơi thở con nghe nó ngộp, nó thở không được”. Ai bảo nhiếp trong hơi thở cho nhiều chi cho ngộp? Ở đây Thầy bảo tâm bất động, chứ Thầy có bảo nhiếp thở hơi thở sao?
(03:31) Nhưng sự thật ra mấy con muốn giữ được tâm bất động, thì mình phải tập nhiếp tâm và an trú trong hơi thở chứ, phải không? Nhưng nhiếp tâm đâu có nghĩa là trong cái thời gian nào đó thôi, chứ không phải mấy con nhiếp một năm, hai năm rồi cho tới bốn chục năm cũng còn nhiếp trong hơi thở hoài thì nó phải bị rối loạn trong hơi thở chứ sao? Cái tu sai của mấy con là sai. Là tại vì các con tu lâu quá mà không đạt được, cứ lo mà nhiếp tâm cho hết vọng tưởng, cứ ở trong hơi thở tu hoài, cho nên vì vậy bây giờ cái hơi thở nó bị ngộp. Còn Thầy dạy mấy con nhiếp tâm, an trú tâm chỉ trong vòng một tháng cho đến sáu tháng là cùng, không có tu tập nó nữa, thì như vậy đâu còn có rối loạn hô hấp, mấy con!
Các con thấy chưa? Nếu tu đúng thì nó đâu có cực, bởi vì Phật pháp nó có ba mươi bảy pháp tu tập, mà đức Phật gọi là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, giúp cho cái tâm mình bất động. Ba mươi bảy pháp giúp cho cái tâm bất động, gọi là “trợ” tức là giúp nó - trợ đạo. Vậy thì đâu có nghĩa là tu có một cái hơi thở? Sao bây giờ chúng ta lại tu có một cái hơi thở à? Rồi tu tập nhiếp tâm cho hết vọng tưởng, chỉ có một pháp đó thôi thành Phật được sao? Ba mươi bảy pháp của người ta mà? Chứ không lẽ ông Phật ông dạy ba mươi bảy pháp mà về tu có một pháp, thì cái đó là cái mấy con hiểu qua cái kiến giải của mình. Làm cho lệch lạc con đường tu tập.
(05:00) Cho nên đơn giản, rất đơn giản và dễ dàng, không có khó khăn. Như bây giờ Thầy cần gì phải tu đâu, ngồi lại nghiệm xét thấy cái tâm mình, ai chửi không giận. Ai làm gì không buồn phiền, không trách ai hết, tất cả các pháp đều vô thường, không trách người nào hết, thì lúc bấy giờ mình là Phật, khỏi cần tu! Sung sướng quá không có cực nữa, phải không mấy con? Đó là, người nào cũng có thể làm được. Nhưng tại vì mình còn dính mắc, mình còn chấp đắm, mình cho cái đó đúng, cái kia sai, cho nên mình bị. Chứ còn đối với Thầy thì không có cái gì đúng sai hết, mà chỉ có tâm bất động mà thôi.
Do hiểu biết như vậy thì chúng ta thử gạn lọc tâm tư của mình trong vòng ba bữa, một tuần lễ, một tháng rồi ba tháng ở trong thất. Sau khi ở trong thất mình sống một ngày độc cư, suốt một ngày đó mình nghiệm xem xét lại cái tâm của mình trong một ngày, không nói chuyện, không chơi với ai hết, cố nhìn lại cái tâm của mình, coi nó còn tham sân si hay không? Thấy nó hết, không có tham, sân, si thì ngày thứ hai, ngày thứ ba… cho đến một tuần lễ mà vẫn thấy nó không có cô đơn. Mà trong mới có một ngày mà ở trong đó một mình, bữa sau nghe nó buồn quá, “thôi mình đi nói chuyện” thì mấy người này không có được! Đó là mấy con còn dục đó mấy con, bởi mình còn ham vui mà, mình thích nói chuyện là nó dục chứ sao? Mình xét lại trong cái sự sống cô đơn một mình mình á, mà mình không bị ảnh hưởng, không bị buồn, không bị cô đơn, mà nó thích sống một mình nó để nó nghiệm lại cái tâm của nó, nó thích sống như vậy, thì nó đã đạt được rồi. Còn mình thấy nó cô đơn, nó buồn, nghe nó khổ sở thì như vậy mấy con chưa đạt, phải tập.
(06:54) Thì khi chưa được thì mình tập, có gì đâu! Mình đến mình xin mình tập một ngày sống một mình. Rồi một ngày mình thấy được rồi, thì mình xin tập hai ngày; hai ngày được rồi thì ba ngày; ba ngày được rồi thì một tuần; một tuần được rồi thì hai tuần; hai tuần rồi một tháng, ba tháng… Mà ba tháng cho đến sáu tháng sống độc cư được thì mấy con mới chứng đạt. Bởi vì trong sáu tháng, sống trong sáu tháng mấy con sống một mình, không có buồn khổ, không có gì hết, hoàn toàn mà mình xét thấy tâm mình nó an vui trong cái sự độc cư của nó, thì do đó mấy con đã thành tựu. Đơn giản quá đơn giản, không có khó. Mà nó còn buồn, nó còn nhớ nghĩ cái này, cái kia nọ thì chưa được, thì phải sử dụng pháp tác ý. Phải sử dụng pháp tác ý thôi, phải không? Cho nên luôn luôn, lúc nào chúng ta có pháp như lý tác ý để giúp chúng ta, để giữ gìn bảo dưỡng nó. Tại sao vậy? Tại sao chúng ta còn pháp như lý tác ý, có pháp như lý tác ý đó mấy con.
(08:04) Như Thầy đã nói mấy con biết, đơn giản lắm mấy con! Nhất là mấy con lớn tuổi rồi, mấy con nhớ phải giữ được cái tâm bất động là mấy con sẽ không còn tái sinh luân hồi. Mười một cái phương pháp để chúng ta nhập Niết bàn, mười một cái phương pháp, mà trong mười một pháp chúng ta chỉ cần một pháp chúng ta cũng nhập vào Niết bàn. Cũng như Thầy nói “tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự” - mấy con ngồi đây mấy con nghiệm lại xem cái tâm của mình có bất động không? Khi ngồi mấy con tác ý “tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự”, mấy con ngồi im lặng thì sẽ thấy sự im lặng không khởi một niệm nào, thì đó là tâm mấy con bất động. Nó không nghĩ một cái điều gì đó, nhưng nó không lâu.
Nhưng mà mình đâu cần nó phải ngưng luôn đâu? Mình đâu có bắt buộc nó phải ngưng, bởi vì ý thức của chúng ta chính là cái sự hoạt động của nó, thì nó chỉ cần chúng ta nhận ra được, biết nó chỉ trong một phút im lặng của nó thôi, là đủ rồi mấy con. Chúng ta đừng có bắt buộc nó phải im lặng từ giờ này đến giờ khác, là coi chừng chúng ta lại rớt trong “không” tưởng, nó còn nguy hiểm hơn. Bởi vì rớt trong “không” mấy con còn biết cái gì đâu, nó không còn nghĩ nữa. Kêu là khi mà nó rớt trong “không” rồi, tức là nó không có suy tư, không có nghĩ ra một cái niệm nào nữa hết thì nó vô phân biệt.
(09:23) Cái ý thức mà nó vô phân biệt thì mấy con thấy nó như thế nào? Cởi trần các con đi không biết mình mặc áo nữa bởi vì nó vô phân biệt rồi, thì đi ra ngoài đường người ta nói cái bà này bà điên rồi sao, có phải không? Các con thấy nó đâu có phải là con người bình thường của chúng ta nữa. Con người bình thường phải biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái dơ, cái sạch. Còn đằng này lăn ra nằm ở trong đống phân mà không có nghĩ đó là đống phân dơ, cho đó là cái “vô phân biệt” của chúng ta thì sai rồi. Cho nên đứng trong góc độ của một phương pháp khác thì cho “vô phân biệt” là đúng, nhưng mà đứng về góc độ của Phật giáo thì đó là sai.
Phật giáo dạy chúng ta ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện - tức là dạy chúng ta ý thức, dạy chúng ta có ý thức đàng hoàng mà! Biết cái ác thì ngăn và diệt, mà sanh ra những cái thiện pháp để đem lại cái sự bình an cho mình cho người, thì đó là đúng Phật pháp. Phật dạy chúng ta như thế nào: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Tại sao chúng ta diệt ý thức chúng ta không cho làm việc? Thì cái đó là cái sai, mấy con! Bởi vì, đâu có nghĩa là kinh sách toàn bộ là đúng. Ta biết kinh sách sai, kinh sách đúng chớ! Cái gì dạy sai là chúng ta biết chứ, không lẽ dạy chúng ta thành người điên mà chúng ta tin là đúng sao? Dạy chúng ta trở thành con người có đạo đức, sống không làm khổ mình, khổ người thì như vậy mới được chớ! Kinh sách gì dạy chúng ta trở thành thằng điên, khùng khùng, đi cà ngơ cà ngẩn không biết cái gì hết thì như vậy đâu phải là kinh sách!
(11:01) Cho nên toàn bộ những kinh sách kiến giải của các Tổ mà giải ra là do họ đã tu chưa tới, hoặc là đã tới đã trở thành tiên. Các con nghe Hoà thượng chùa Phước Hậu, là một cái chùa từng dạy người ta tu, các con biết sao không? Hoà thượng đi qua sông thì lột quần áo lội qua sông, vì vùng đó là vùng sông nước không à. Rồi cái chú Thị giả đi sau đội quần áo của Hòa thượng đi qua. Hoà thượng tới chừng lên trên bờ đi rồi Hoà thượng cứ ở truồng đi hoài. Chú Thị giả chạy theo Hoà thượng kêu Hoà thượng mặc quần áo vào chứ Hoà thượng đi gì mà kỳ vậy, thì Hoà thượng mới nhớ. Coi như là vô phân biệt rồi mấy con. Cho nên khi Hòa thượng viết một bức để lại cái sự tu tập của mình thì Hoà thượng viết như thế này:
“Kinh điển Phật truyền tám vạn tư,
Tu hành không thiếu cũng không dư.
Đến nay thì đã chừng quên hết,
Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như.”
Nghe hay quá mà, đi ở truồng mà như vậy chắc chết mất, người ta nói mình điên mấy con, có phải không? Mình đâu còn sự kiểm tra, kiểm soát con người của mình được? Còn đạo Phật, hoàn toàn đi không bao giờ sụp hố, đi phải nghiêm trang tề chỉnh trong oai nghi tế hạnh của người tu, cái nào có đạo đức, cái nào không đạo đức, chứ đâu phải như một người khùng! Các con thấy thiền Đông độ dạy có đúng không? Đâu có đúng mấy con! Phật thì dạy rất rõ ràng. Pháp của Phật bắt đầu dạy chúng ta tu tập là đạo đức nhân bản, nhân quả, tức là năm giới của đức Phật mà! Năm giới luật mấy con vô chùa mấy con trở thành một Phật tử, mấy con quy y Tam bảo - thì mấy con thọ năm giới. Mà thọ năm giới thì mấy con thấy giới cấm: giới sát sanh, giới tham lam trộm cắp, giới không nói dối, giới cấm uống rượu, giới tà dâm, tất cả những cái giới này cấm nhưng mà không ngờ (giới) nó là cái đạo đức đó mấy con!
(13:21) Cái đức thứ nhất là - cái giới sát sanh - là Đức hiếu sinh, cái lòng thương yêu. Cái giới thứ hai là Đức ly tham - không tham lam trộm cắp. Cái giới thứ ba là cái Đức chung thuỷ, tức là không tà dâm là chung thuỷ đó mấy con. Cái giới thứ tư là Đức thành thật. Cái giới thứ năm là giới không uống rượu, không nghiện ngập, tức là Đức minh mẫn. Cả năm cái giới đó triển khai năm cái đức của con người gọi là “đạo đức nhân bản”, cái gốc của con người. Các con cứ nghĩ, một con người mà giữ gìn đúng năm giới này thì còn khổ không? Không làm khổ mình, khổ người; chỉ năm giới thôi, đâu có cần phải nhiều đâu? Nhưng mà người ta không triển khai nó thành một cái đạo đức nhân bản - nhân quả, cho nên chúng ta chỉ thấy nó là giới thôi chứ không biết cái gì hết.
(14:12) Cho nên sự tu tập của đạo Phật nó đòi hỏi chúng ta phải có một cái tri kiến, cái tri kiến hiểu biết về Phật pháp. Hiện giờ mấy con có cái tri kiến hiểu biết là tri kiến của thế gian từ cha ông chúng ta truyền lại cho chúng ta theo cái hiểu biết đó, cho nên là cái hiểu biết mà chúng ta thường “ai chửi thì giận”, có phải không? Cha ông chúng ta dạy ai chửi là mình giận, tại vì ông giận thì mình bắt chước giận theo chứ! Nghĩa là từ hồi nào đến giờ, cha mẹ truyền lại cái gì là mình tích luỹ những cái đó vào trong sự hiểu biết.
Bây giờ Phật ra đời mới dạy cho mình có cái sự hiểu biết khác, cho nên dạy mình: người ta chửi không giận, Nó khác rồi! Hồi đó dạy thì ông cha mình ông dạy, mà thật sự ông không có nói cho mình biết là như thế nào. Nhưng ai chửi, ông cứ giận ầm ầm lên à, ông muốn đánh người ta nữa, thì mình sống, mình là con của ông, thì mình phải ảnh hưởng, mình bắt chước chứ sao, phải không? Người ta đánh mình thì mình đánh lại chứ đâu có nhịn! Còn trái lại, ông Phật ông bảo: Người ta đánh mình thì mình nhịn, bình tĩnh; Người ta dí mình thì mình chạy.
(15:16) Ông Phật dạy khác mà ông cha chúng ta dạy khác! Ông cha chúng ta dạy con người chết có linh hồn - cho nên mình cúng bái nhiều chừng nào tốt chừng ấy! Rồi cầu khẩn linh hồn ông bà của mình, hoặc tổ tiên của mình, hay hoặc kêu Phật, kêu Thánh - ông nào cũng có hồn hết! Bởi vì họ có chết đi nữa, ông Phật Thích Ca cũng còn cái linh hồn, nên mình cầu chắc ông cũng phù hộ mình.
Cho nên từ đó mà biến dần cái sự truyền thừa của ông cha của chúng ta, của ông bà, tổ tiên chúng ta cho đến bây giờ. Chúng ta trở thành con người mê tín, mù quáng. Chúng ta cứ tin thôi chứ chúng ta chưa biết cái đó là có đúng hay không, có linh hồn hay không có linh hồn? Cứ nghĩ là chết có linh hồn, nhưng cái gì mà tạo ra chúng ta cảm thấy như có một cái linh hồn nhập người khác? Như các con thấy, như các nhà ngoại cảm, các ông đồng, bà bóng, các ông thầy mà lên đồng, nhập cốt…, sao lại có cái dạng mà như là hồn nhập. Như vậy thì cái hồn là cái gì nhập vô? Do những cái trạng thái đó mà chúng ta không thể giải thích được, nên chúng ta tin (chúng ta tin có linh hồn). Nhưng sự thật đức Phật đã dạy, thân ngũ uẩn chúng ta, chết rồi thì không còn uẩn nào cả, trong thân ngũ uẩn chúng ta không có cái gì gọi là linh hồn. Bây giờ Thầy hỏi phật tử: các con tin Phật hay là các con tin ông bà, cha mẹ của mình? Mình tin Phật chứ! vì Phật là con người đã tu chứng. Cho nên khi mà Ngài đã tu chứng rồi thì Ngài nói cái câu nói mà làm cho lục sư ngoại đạo trong cái thời đức Phật tan nát: Ngài nói ba mươi ba cõi trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri. Tưởng tri là mình tưởng ra chứ làm sao mà có ba mươi ba cõi trời, các con hiểu không?
(17:13) Như vậy rõ ràng là đức Phật đã xác định cho chúng ta biết là không có thế giới siêu hình, không có thế giới siêu hình thì làm sao có linh hồn? Vậy thì mình là người theo Phật hay là theo ngoại đạo? Thôi mấy con theo Thiên chúa thì thôi Thầy không dám nói, phải không? Bởi vì mấy con tin có Chúa mà, Thầy đâu có dám nói. Nhưng mà ở đây thì theo Phật thì chúng ta phải tin lời của Phật chứ chúng ta không có tin theo Chúa được. Mà chúng ta tin theo lời của Phật, thì linh hồn không có. Và từ đó chúng ta không phải là con người mê tín, dị đoan - nghĩa là chúng ta, cái gì mà thực tế, cái gì mà không hiểu chúng ta sẽ hiểu, tìm hiểu.
Thí dụ bây giờ thấy cái trạng thái cái cô đó - cô lên đồng, cô nhập xác, cô ấy nói chuyện này kia, xảy ra cái này cái kia - chúng ta không hiểu làm sao mà có cái chuyện đó, thì tìm một cái người mà người ta am hiểu tận tường Phật giáo, người ta sẽ giải thích cho mình biết trạng thái đó do đâu mà làm ra. Trong thân chúng ta có cái tưởng uẩn, nó có năm uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn, nó có năm uẩn. Do đó mà chúng ta thấy, khi mà tưởng uẩn của chúng ta làm việc, hầu hết mà mấy con thấy tưởng uẩn mấy con có làm việc, các con biết nó làm việc cái gì không? Ban đêm các con ngủ thì tưởng chiêm bao làm việc, chứ không lẽ mấy con ngủ mà mấy con còn nói chuyện với ai đây, có phải có chiêm bao không? Mấy con có chiêm bao hết, người nào cũng có chiêm bao, chứ người nào không có chiêm bao đâu? Thì cái chiêm bao đó là tưởng.
Phật tử: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng con là những phật tử, đệ tử tại Lâm Đồng, Bảo Lộc và Di Linh, trong thời buổi mạt chược, tham nhược, Phật giáo thoái hóa suy đồi, và trong thời gian vừa qua chúng con cũng nhiều lần lắng nghe pháp thoại của Sư ông. Và trong thời buổi như vậy có một người chuyên sâu như Sư ông, chúng con lâu nay vẫn khao khát, khát ngưỡng được gặp Sư ông. Kính bạch Sư ông, hôm nay nhân duyên lành đã đến và đủ điều kiện, chúng con tổ chức về đây kính kính viếng Sư ông, đảnh lễ Sư ông và cầu chúc sức khoẻ Sư ông. Và nương vào công đức của Sư ông cho chúng con những lời khai thị, để chúng con làm hành trang trên con đường gieo nhân học tập. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
(20:45) Trưởng Lão: Mấy con xá Thầy thôi con, chật lắm. Bây giờ mấy con ngồi im hết mấy con. Hôm nay có cái duyên, mấy con về Thầy chỉ dạy tóm tắt như thế này thôi. Các con nhớ kỹ tóm tắt để cho mấy con tu cho được kết quả. Rồi lần lượt mấy con có đủ duyên, mấy con còn về đây tu tập, các con sẽ tu một lần. Vì Phật pháp có ba mươi bảy phẩm trợ đạo, ba mươi bảy pháp đệ nhất giúp chúng ta tu tập để thành tựu được đạo giải thoát, chứ không phải một pháp. Cho nên Thầy dạy tóm tắt, để khi mấy con về trụ xứ của mình, mấy con tập. Tập rồi có đủ duyên, mấy con về đây, để rồi mấy con sẽ xin Thầy trong một ngày, hoặc là một tuần lễ, hoặc là một tháng mấy con ở đây, Thầy sẽ trực tiếp đến thầy dạy mấy con cách thức tu tập, cái nào đúng, cái nào sai như thế nào.
Nhưng bây giờ cái căn bản nhất là mấy con sẽ tập, đây là mấy con nhớ lắng nghe cho kỹ (lắng nghe cho kỹ) để mấy con nhận ra cho được cái chân lý của đạo Phật. Một người chưa tu vẫn nhận ra được cái chân lý chứ không phải tu rồi mới nhận ra chân lý. Chân lý của đạo Phật là tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự đó mấy con. Mấy con nghiệm lại, ngồi im lặng lại để nghe thử xem tâm mình có bất động không? Tâm bất động tức là nó không có niệm gì hết, nó chỉ trong vòng nửa phút hoặc một phút thôi, thì mấy con sẽ thấy có sự tâm bất động. Rồi nó thanh thản, cả thân tâm mấy con nó cũng vẫn nhận ra được cái sự an lạc, thanh thản của nó, thì mấy con nhắc “tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, rồi mấy con ngồi im lặng thì mấy con mới cảm nhận được cái điều đó - cảm nhận được cái tâm bất động, thanh thản, an lạc.
(22:38) Mà khi cảm nhận được một chút xíu thôi, chứ Thầy không bảo mấy con sống với cái trạng thái đó, mấy con nhận ra được thì hàng ngày có những sự buồn phiền, có những chuyện nó làm cho mấy con chướng ngại tâm của mình, thì mấy con chỉ cần nhắc. Khi thấy nó có chướng ngại, khi nó có buồn phiền trong lòng thì mấy con nhắc “các pháp đều vô thường”. Bởi vì, thật sự nó vô thường mấy con, chứ không phải lời nói vô thường là chỉ tạm bợ để nói vô thường. Mấy con cứ xét, không có một việc gì trên thế gian này là thường hằng, có đó rồi nó phải diệt chứ nó không có thường hằng được, cho nên nói “vô thường” là một pháp Phật.
Và cái “tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, nó bất động không những ở trong thân tâm của mấy con, bởi vì thân tâm mấy con nó là cái vật vô thường, nó nhận ra được cái sự thanh thản, bất động thanh thản của nó. Nhưng trong không gian vũ trụ chúng ta cũng có cái bất động, thanh thản của nó chứ đâu phải không, cho nên cảm nhận trong thân tâm chúng ta có thì cảm nhận ra ngoài không gian vũ trụ vẫn thấy có sự bất động thanh thản. Tất cả cái cây kia không có rung động, hàng cây và ngọn cỏ không rung động, im lặng, thì đó là bất động.
Trong tâm chúng ta không khởi một niệm nào hết là nó bất động. Bất động trong và bất động ngoài, như vậy nó có một sự bất động hoà hợp. Chỉ nhận ra tâm bất động thôi mấy con, thì mọi chướng ngại pháp, mấy con chỉ cần nhắc “tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, thì lúc bấy giờ tất cả các ác pháp bị đẩy lùi ra ngay lập tức, để lại cho tâm mấy được sự an ổn. Đó là cái pháp tu ngắn gọn nhất giúp cho mấy con tu đạt được kết quả sự giải thoát của đạo Phật. Cho nên đức Phật nói “pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, đến để mà thấy mấy con, ngay liền, chúng ta phải tác ý nó ngay liền! Cho nên đức Phật nói có như lý tác ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt. Bây giờ cái thân của chúng ta đang đau nhức mà tác ý “tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, đau mặc đau, không sợ, thì mấy con chỉ không sợ trong vòng một tiếng hay nửa tiếng hoặc là một hai tiếng đồng hồ, thì cái thân đau của mấy con cũng sẽ hết.
(24:51) Các con cứ làm thử đi, thì các con sẽ thấy sự bất động nó vô cùng tuyệt vời, nó sẽ giúp cho mấy con thoát mọi sự đau khổ. Đau khổ của thân là bệnh đau nhức chỗ này chỗ kia; đau khổ của tâm là phiền não, giận hờn, thương ghét. Mà có như lý tác ý thì nó sẽ diệt tất cả cái sự đau khổ đó, các con nhớ lời đức Phật dạy như vậy. Chứ bây giờ mà bắt mấy con ngồi như thế này thì cũng như mà hầm mấy con vậy, một lát nó nực lắm mấy con, phải không?
Cho nên vì vậy có dịp khác, thì có một cái nơi rộng rãi hơn, có cái dịp mấy con về thăm Thầy, được nghe Thầy dạy từng người phải tu tập như vầy, như vầy, lần lượt tới người này đến người khác. Mấy con tập, mấy con ngồi giữ tâm bất động như thế nào, tác ý như thế nào, Thầy theo dõi từng tâm niệm để giúp mấy con tu tập cho đạt được kết quả. Còn bây giờ chỉ nói, để các con về mấy con chỉ cần tác ý để nhiếp được tâm của các con, là giải thoát được ngay liền thôi, chứ còn đi sâu thì chưa được, mấy con nhớ!
(26:00) Cho nên vì vậy, mà khi mấy con giữ tâm bất động được rồi thì mấy con báo cho Thầy biết: “Tâm con đã giữ được bất động, không có một ác pháp nào làm động, vậy thì con sẽ tu pháp gì nữa?” thì Thầy sẽ hướng dẫn tới. Chứ được bất động rồi thì cứ ngồi bất động đó hoài à? Bất động nó đi tới chỗ nào mấy con biết không? Nó sẽ (là vào trong chỗ) thân “mất”, tức là mấy con sai đường rồi. Bởi vì ba mươi bảy pháp, chỗ bất động đó nó mới khởi sự cho bắt đầu tu tập của mấy con thôi, và đồng thời sẽ đi tới cái phương pháp nào để chúng ta đạt được Tứ thần túc. Bởi vì đạo Phật chúng ta phải tu cho đến bốn cái lực như thần, cho nên gọi là Tứ thần túc. Bây giờ các con không có thể nào ngồi thiền nhập định được, mà khi có Tứ thần túc ở trong tâm bất động đó, nó sẽ xuất hiện ra bốn cái lực như thần, thì có Định như ý túc. Khi mà có Định như ý túc thì mấy con mới nhập các định, chứ không thể nào mấy con ngồi thiền mà nhập định được.
(27:00) Cho nên vào các thiền đường mà quí thầy, quí sư dạy ngồi thiền nhập định, mà với chiếc áo cư sĩ của mấy con là tu điên hết, không có làm sao mà tu được! Với chiếc áo tu sĩ của Thầy mà phải đi từ căn bản, giới luật như thế nào, 250 giới tỳ kheo, 348 giới tỳ kheo ni, mỗi giới là một đức hạnh. Mấy con có đọc “Mười Giới Đức Thánh Sadi” Thầy viết chưa? Mấy con thấy, một cái giới của Sadi nó là thánh chứ đâu phải là thường, cái đức hạnh của một thánh. Mà Thầy mới chỉ viết có mười giới đức thánh Sadi, còn 250 giới thánh của tỳ kheo, mấy con có đọc chưa? Chưa. Như vậy mấy con biết thánh tỳ kheo như thế nào không? Bậc đó là bậc lớn mà, đâu phải bậc nhỏ, bậc cụ túc mà, thọ đầy đủ. Cho nên vì vậy phải học những cái hành động giới luật đó, để nói lên được sự sống của chúng ta trong những hành động giới luật đó, thì mới được gọi là một bậc thánh tỳ kheo. Còn bây giờ, chúng ta chỉ biết giới cấm à, làm sao thành thánh được?
(28:10) Cho nên hôm nay, tuy rằng Thầy rất bận công việc là lo soạn thảo cái bộ 250 giới thánh đức tỳ kheo, 348 giới đức thánh tỳ kheo ni đó mấy con, để giúp cho mấy người đang tu, đang thọ cụ túc, đang giữ gìn 250 giới, đang giữ gìn 348 giới, để người ta thông suốt, để từ đó người ta không lỗi, không lỗi lầm trên giới luật. Đó mấy con thấy không, từ mấy chú Sadi mà xuất gia thì phải học mười giới đức thánh Sadi, thì đó là Sadi xong rồi. Bây giờ còn tỳ kheo, còn tỳ kheo tăng, tỳ kheo ni, cái nhiệm vụ trọng trách của Thầy là một vị tu sĩ là phải giúp cho tu sĩ phải thông suốt những giới luật, không thể bỏ. Rồi còn những sự tu tập để chúng ta giữ gìn được tâm thanh tịnh của chúng ta nữa, chứ không phải nội nguyên giới luật không, mà giới là hàng đầu. Giới luật mà không giữ nghiêm chỉnh thì bây giờ tu pháp gì nó cũng lọt vào pháp tà chứ không chánh được đâu mấy con!
Cho nên hôm nay, mấy con nhớ kỹ, cố gắng! Đến đây có duyên gặp Thầy, thì cố gắng giữ gìn tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự cho thầy coi. Có chuyện gì mà trái ý, nghịch lòng thì ngay đó tác ý ra liền, mau mau tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Ở đây không có sự khổ đau nữa!” Cứ như vậy thì mấy con được giải thoát. Và như vậy là đúng như lời đức Phật dạy “pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Không phải tu lâu mới được giải thoát mà người mới tu không được giải thoát. Người mới tu chỉ cần biết tác ý là có giải thoát rồi mấy con, đã có giải thoát rồi! Đó là cái phương pháp thực tế và cụ thể. Bởi vì Phật pháp là pháp của con người, pháp của loài người chứ không phải pháp của những bậc Thánh. Cho nên đức Phật ra đời, nhắm vào bốn sự đau khổ sanh-già-bệnh-chết, phải không? Con người mới có sanh, già, bệnh, chết. Chứ ông Thánh ông có sanh, già, bệnh, chết đâu? Cho nên nhắm vào con người mà dạy con người, đức Phật giải quyết bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết của con người, mới đem giáo pháp đó dạy lại cho chúng ta.
(30:17) Trong thời của chúng ta may mắn Thầy làm chủ được bốn sự đau khổ này, cho nên Thầy đem kinh nghiệm dạy lại cho mấy con, quá thực tế. Nếu không làm chủ được bốn sự đau khổ này thì coi chừng chúng ta sẽ kiến giải nó đi lệch sang đường khác đó mấy con. Cho nên kinh sách nhiều, nhưng mà có kinh sách nào dám nói làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết đâu? Chỉ có đức Phật, nhờ đức Phật dạy, kinh sách đức Phật dạy, mới nói đến làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết. Và Thầy là người chỉ dạy cho mấy con tu để mấy con làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết, các con thấy chưa?
Cho nên vì vậy chúng ta có bốn sự đau khổ. Đời sống hàng ngày là cuộc sống của chúng ta gọi là “sanh”, mà chúng ta không làm chủ được nó thì giận hờn, phiền não, thương ghét, lo sợ, rầu rĩ thế này thế khác. Đó là chúng ta không làm chủ được đời sống của chúng ta thì làm sao gọi là làm chủ “sanh” được? Rồi nếu mà đời sống lo lắng, buồn phiền, khổ não thì già yếu, lọm khọm, quên trước quên sau đủ thứ. Bởi vì cái tâm của mình như thế nào thì cái thân nó chịu ảnh hưởng (như vậy). Còn một người sống an lạc, thanh thản, bất động, không giận hờn, phiền não thì cái tuổi già của họ nó rất là khoẻ khoắn và nó không bao giờ quên trước lẫn sau. Tâm ảnh hưởng thân rất nhiều, cái tâm chúng ta làm sao thì cái thân như vậy. Các con thấy Thầy tám mươi mấy tuổi rồi, nhưng mà vẫn sáng suốt, đi không run rẩy, rất là mạnh khoẻ, có thể Thầy trèo núi, đi núi lên dốc rất là dễ dàng, không có khó khăn.
(31:57) Có một lần Thầy lên đền Hùng, đi ra Hà Nội lên đền Hùng, mấy chú cũng đi theo Thầy, chú nào đi cũng thở ồ ồ hết, đi có chút lại nghỉ. Đền Hùng là đi lên cái dốc mà, riêng Thầy đi một nước tới trên, không có ngồi nghỉ chỗ nào hết. Tại sao Thầy khỏe được như vậy mấy con? Tại vì Thầy biết cách điều phục được hơi thở. Còn mấy con cứ lên thì cái áp lực nó khác, mà bước lên thì các con cứ thở theo kiểu thở cho nó đầy đủ, cho nó khoẻ, mà thở nhiều thì nó lại mệt. Cho nên mấy con chưa biết điều phục hơi thở, vì vậy các con đi một lèo không thể nào đến trên đền Hùng được, còn Thầy thì một lượt đi luôn tới trên đó được. Thì mấy con đi trong cái đoàn cũng có nhiều người chứ không phải một mình Thầy. Có chú Mật Hạnh cũng đi với Thầy, chú cũng còn thở dốc chứ đâu, mà tuổi trẻ vậy đó mà thở đó mấy con. Còn Thầy thì không thở, thấy càng đi càng khoẻ, tại vì Thầy giữ gìn được cái hơi thở cho mình đúng cách của nó, biết điều phục được hơi thở.
(33:04) Cho nên tập hơi thở là điều phục hơi thở, chứ không phải tập hơi thở là để vận dụng ức chế ý thức. Các con hít thở để làm cho cái vọng tưởng của mình được thoát chứ gì, cái đó là cái chết đó mấy con! Đấy mấy con thấy cái sai của mấy con, cứ tu hơi thở mà tu kiểu đó. Cho nên, cái người mà người ta thông suốt hơi thở người ta dạy, thì người ta dạy cách thức mình nhiếp phục hơi thở bằng cách nào, vận dụng hơi thở bằng cách nào.
Hơi thở, mấy con thấy cái bài định niệm hơi thở Phật dạy, có ba hơi thở: hơi thở bình thường, hơi thở dài và hơi thở ngắn đó mấy con. Lúc nào cần sử dụng hơi thở dài thì chúng ta dùng hơi thở dài; lúc nào cần sử dụng hơi thở ngắn thì chúng ta dùng hơi thở ngắn; lúc nào dùng hơi thở bình thường thì chúng ta dùng hơi thở bình thường. Bây giờ mấy con hôn trầm, thùy miên quá, ngồi cứ gục tới gục lui, thì lúc bấy giờ mấy con sử dụng hơi thở dài, thì mấy con sẽ không có mà hôn trầm thùy miên chứ! Bởi vì cái hơi thở đó sử dụng để làm chúng ta tỉnh táo, để làm chúng ta rất an tịnh, cho nên mấy con lấy cái đề mục của hơi thở “an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Còn cái tâm của chúng ta không an tịnh được, nó lăng xăng niệm này đến niệm khác thì “an tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.
Nó có tất cả cái đề mục của hơi thở để giúp chúng ta tu tập, nhưng trước tiên chúng ta phải rèn luyện ba hơi thở đầu tiên: hơi thở bình thường, hơi thở dài, hơi thở ngắn. Rèn luyện được ba cái hơi thở này rồi mới nói “an tịnh thân hành”, “an tịnh tâm hành”, còn chưa được thì đừng có mong. Mà khi được rồi mà tâm chúng ta còn tham, sân, si thì “quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, thì bắt đầu bây giờ chúng ta mới ly tham, sân, si. Mà ly tham, sân, si hết rồi thì coi như chúng ta giải thoát, nó sẽ ở trong tâm bất động. Nội hơi thở không, về đề mục hơi thở không, mấy con tu cũng vẫn là chứng đạo rồi. Nhưng phải tu đúng cách, còn tu sai mà lo ức chế ý thức, mấy con để nó không niệm khởi thì mấy con tu sai.
(35:14) Đó, cho nên trong cái sự tu tập thì chỉ có cái sự hướng dẫn của một vị Thầy, người ta đi trước, người ta biết đường người ta hướng dẫn. Nếu nói về hơi thở thì phải thân cận thiện hữu tri thức, chứ đừng xa vị thiện hữu tri thức mấy con tu sẽ bị lạc, và mấy con sẽ bị tức ngực, mấy con sẽ bị đau đầu, mấy con sẽ bị rối loạn hô hấp. Còn mấy con tu về hơi thở thì mấy con nên gần những cái bậc mà người ta sử dụng được hơi thở để người ta dạy mấy con kẻo mấy con tu sai, hiểu không?
Mấy con bây giờ nhớ chưa: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.” Thầy xin nhắc lại: có một cái sự gì mà tâm không an ổn, thì mấy con sẽ tác ý cái câu đó thì nó giúp cho tâm mấy con sẽ trở về bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là cứu cánh của mấy con. Có cái duyên mấy con nhớ kỹ nhiêu đó: là hôm nay mấy con đến đây học có một bài pháp là “tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”. Rồi, được rồi, nhớ chưa? Không có lẽ nào mà Thầy nói mấy con quên đâu, không quên đâu phải không? Có bấy nhiêu đó thôi. Bây giờ bất cứ cái chuyện gì xảy ra, khó khăn cách gì mấy con nhắc “tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự” mà thấy nó chưa bất động thì nhắc “các pháp đều vô thường, có cái gì của mình đâu mà mình giữ nó làm chi!”, đó thì mấy con sẽ được giải thoát.
(36:27) Đến đây được gặp Thầy, được nghe Thầy dạy cho mình được giải thoát là đủ rồi, đâu cần gì phải nhiều mấy con? Còn muốn nhiều, muốn làm chủ sự sống chết - muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống - thì về đây, Thầy cho cái thất, phải không? Giam mình ở trong đó đi, Thầy đóng cửa, Thầy khoá lại, không cho đi ra. Rồi Thầy dạy trong đó. Chừng nào mà ở trong đó chui ra khỏi vách đi được mà khỏi cần mở cửa thì chừng đó là xong, có như vậy thôi mấy con. Bây giờ thì mấy con nỗ lực đi, có vậy thôi. Rồi bây giờ mấy con còn hỏi Thầy điều gì không? Hỏi Thầy gì thì hỏi, không thì nhớ bấy nhiêu đó đủ rồi, không cần hỏi gì thêm.
Phật tử: Thưa Thầy, con hỏi một câu là ngày xưa đức Phật có nhận lời Ma ba tuần là ba tháng sau nhập Niết bàn không ạ?
Trưởng Lão: À, sự thật ra kinh sách mà con biết rằng họ phải bịa. Làm sao Ma ba tuần gạt đức Phật được mà hứa với Ma ba tuần là mình phải nhập ba tháng, không bao giờ có! Đức Phật thấy cái duyên của mình đã giảng cho chúng sanh đủ rồi, bây giờ còn hỏi lại là thừa, cho nên đức Phật nhập, chứ không có hứa với Ma ba tuần nào hết. Mấy ông ma mà đến nói chuyện với tôi à, có phải không? Cho nên, con đọc kinh sách đó là mấy ông Đại thừa viết chứ không phải ông Phật viết đâu. Ông Phật mà làm sao hứa với ma là ba tháng nữa ta mới nhập Niết bàn, chứ bây giờ chưa nhập Niết bàn được. Ma nó xúi ông Phật để nhập. Trời đất ơi, Ta làm chủ rồi mà ma nào xúi được, có phải không con, con phải hiểu chứ? Rồi còn gì nữa không con, con hỏi đi?
Phật tử: Thưa Thầy, câu hỏi thứ hai là, Thầy vẫn nói là, đức Phật sinh ra là một người bình thường ngay từ cái cõi (. . .) và trong cuốn sách nói là đức Phật trong quá khứ là bồ tát Hộ Minh gì đấy, ở trên cõi trời Đâu suất xuống.
Trưởng Lão: Ờ, vậy đức Phật từ trên cõi trời Đâu suất mà xuống, đức Phật nói 33 cõi trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri, tức là không có, như vậy rõ ràng là không phải đạo Phật nói. Cho nên đức Phật chỉ là con người bình thường, cha sinh, mẹ đẻ ra. Rồi đi ra bốn cửa thành thấy bốn cái sự đau khổ, cho nên Ngài thấy một con người nào cũng không thoát bốn cái sự đau khổ này, cho nên Ngài mới bỏ cung vàng, điện ngọc. Thay vì làm hoàng tử thay thế vua cha chứ gì, Ngài bỏ, Ngài đi tu. Cuối cùng Ngài làm chủ được, Ngài mới dạy lại chúng ta. Cho nên Ngài là người bình thường chứ không phải là một vị bồ tát nào ở trên cõi trời Đâu suất. Tại sao mà ở trên cõi trời Đâu suất mà Ngài ra đời, Ngài tu chứng, Ngài lại nói ba mươi ba cõi trời là tưởng tri? Như vậy là Ngài có chấp nhận cái thế giới cõi trời Đâu suất không? Cho nên mấy ông Đại thừa này đặt ra, bây giờ chúng ta bắt chước, chết không?
(39:16) Thật sự ra, Phật không có bao giờ mà tin tưởng vào cái thế giới siêu hình. Cho nên nếu có bồ tát ở trên cõi trời Đâu suất mà xuất hiện ra như vậy thì chúng ta bồ tát không đây sao, có phải không? Không có đâu mấy con! Chúng ta là người phàm phu. Từ cái phàm phu, chúng ta cũng cha sanh, mẹ đẻ ra cũng như biết bao nhiêu người khác, cũng chịu đau chịu đớn, cũng khổ đau nuôi lớn tới bây giờ. Bao nhiêu sự cực nhọc của cha mẹ, biết bao nhiêu sự đau khổ của chúng ta mới lớn lên được thế này. May mắn chúng ta gặp được Chánh pháp của Phật, chúng ta được nghe, chúng ta được tu, đó là may mắn. Còn có biết bao nhiêu người không may mắn, người ta đâu có biết được Phật pháp mấy con. Rồi cái tư tưởng mà không biết Phật pháp á, có nhiều người mấy con biết, có nhiều người lại đi vào một cái tư tưởng của một tôn giáo khác thì làm sao mà gặp Phật pháp được? Và khi mà vào cái tư tưởng một tôn giáo khác, người ta chấp chặt ở trên cái tôn giáo ấy, khó mà người ta trở về. Nếu bây giờ mình theo Cao đài đi, hoặc mình theo Thiên chúa, bây giờ trở về Phật pháp, trở về Phật giáo, thì coi như là mình là người bất trung, bởi vì họ nghĩ theo cái kiểu thế gian mà! Bất trung có nghĩa là không có chung thuỷ, không có trung thành với cái tôn giáo của mình. Mình là người không có trung thành, đó là cái mà người ta nghĩ.
(40:38) Sự thật ra, đức Phật đã theo ngoại đạo nhiều vị thầy, nhưng cuối cùng đức Phật vẫn không giải thoát: “Bỏ!” không cần phải trung thành với ông ta, có phải đúng không mấy con? Cho nên cuối cùng đức Phật tìm ra, tự mình tu để rồi mình hoàn toàn giải thoát, không có một vị thầy nào dạy mình hết.
Còn đối với Thầy hiện giờ, thì hoàn toàn là phải theo đức Phật, bởi vì Ngài là người đã vạch ra, thì mình đâu có vạch ra cái con đường mới. Bởi vì trước Ngài chưa có người nào vạch cả, cho nên khi mà nói trước đức Phật Thích Ca có bảy vị Phật phải không? Sự thật không có mấy con! Nếu có thì sao mà Tứ diệu đế không có, phải không? Tới đức Phật Thích Ca mới có bài thuyết pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, đó là bài Tứ diệu đế, bốn chân lý, có đúng không? Nếu mà có bảy vị Phật thì phải có bốn chân lý đó rồi, thì ông Phật Thích Ca chỉ là học trò thôi.
Còn Thầy bây giờ ra đời, thì Thầy đã có bốn chân lý rồi, có phải không? Cho nên Thầy chỉ là đệ tử của đức Phật mà thôi, chứ Thầy có hơn được đâu? Thầy có phải là chế ra tám cái diệu đế đâu? Thầy có bốn diệu đế à, thì như vậy là Thầy lập lại của ông Phật Thích Ca chứ không phải là cái mới, mấy con hiểu chưa? Cho nên những cái điều mà chúng ta đọc trong kinh sách chúng ta thấy đây là mấy ông tổ khôn khéo lắm, họ đặt ra chứ sự thật ra không có. Đức Phật đã phá dỡ thế giới siêu hình, thì làm gì có thế giới cõi trời mà gọi là đức Phật từ đó mà ra đời. Cho nên không có, hoàn toàn không có.
(42:12) Cho nên vì vậy, xét qua những cái lời của đức Phật trong kinh Nguyên thuỷ, thì chúng ta thấy đức Phật chỉ là một con người bình thường, cũng cha sanh, mẹ đẻ. Người ta hay ca ngợi một vị Phật, một vị giáo chủ: nào là đức Phật sinh ra đi trên bảy hoa sen… Trời ơi hoa sen mọc kỳ vậy, đất khô đây mà mọc, sen phải mọc dưới nước chứ, các con thấy không? Cho nên cái đản sanh mà các con thấy cái hình ảnh của đức Phật không? Họ tưởng tượng ra họ vẽ, họ tưởng tượng ra bằng bồ tát này, bồ tát kia với mục đích giáo chủ. Nhưng một sự thật, Thầy thấy con người là con người. Thầy cũng là con người, Thầy có phải là bồ tát ở đâu, hoặc là Thầy là một vị thánh thần nào đâu mới là tu chứng đâu?
Nhưng mà Thầy cũng làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Thứ nhất là ông Phật. Cũng vậy thôi, tức là ông Phật cũng như Thầy. Qua kinh nghiệm bản thân Thầy thì Thầy thấy ông Phật cũng như Thầy, cũng là con người, nhưng mà tu đúng là làm chủ được, thì Thầy làm chủ được. Thầy cũng thấy cha mẹ của mình sinh mình ra, cũng như bao nhiêu người khác, thì Thầy nghĩ rằng mấy con cũng cha mẹ sinh ra y như Thầy, thì chắc chắn mấy con cũng tu được như Thầy, không có người nào mà không được. Đó mấy con thấy chưa? Cho nên vì vậy mà với cái kinh sách mà thêu dệt huyền thoại một đấng tu hành thì Thầy không bao giờ Thầy tin điều đó. Đây là cách đây, chừng khi mà Thầy tịch rồi, chừng một trăm năm sau người sẽ thêu dệt về Thầy: “À, cái ông đó đó, ông ở trên cái cõi nào đó ông ra đây á!” có không mấy con? Các con còn hỏi gì nữa không?
Phật tử: Thưa Thầy, cái ý câu nói của đức Phật là, “Ta là ta nói lại những lời đức Phật quá khứ nói, là những lời đức Phật ta sẽ nói,” vậy có đúng không? Con hỏi, nếu mà người bình thường phàm phu như chúng con, thông thường cũng phải tu một kiếp, mà mới bắt đầu tu đã thấy thành đức thánh quả ví dụ như Thầy, đức Phật, hay là như Thầy, đức Phật ở đây tu nhiều kiếp, (. . .)
(44:11) Trưởng Lão: Thầy thấy, Thầy có gieo duyên, chứ Thầy không có tu nhiều kiếp, Thầy tu nhiều kiếp thì đã thành Phật lâu rồi, chứ đâu còn kiếp này? Chỉ có Thầy có gieo duyên, cũng như bây giờ mấy con đến nghe Thầy, đó là cái duyên mấy con đã gieo đó. Và bây giờ, nội trong kiếp này mấy con quyết tâm tu mà về sắp xếp gia đình hết, bắt đầu lên đây xin cái thất để trong kiếp này chứng đạo. Còn mấy con thấy còn lung tung đủ thứ chuyện thì thôi từ từ, thì cái này là mấy con gieo duyên thôi. Nhưng mà kiếp sau mấy con tái sanh lên, thì ngay đó mấy con chưa có lập gia đình, chưa gì hết. Bởi vì khi bây giờ mấy con lập gia đình rồi này kia là mấy con mới biết Phật pháp, cho nên bây giờ mấy con mới gieo duyên mà thôi, phải không?
(44:49) Vì vậy mà những cái duyên của gia đình, mấy con thấy rất khó, mình muốn tu mà chồng không cho đi là đâu có dễ. Đối với Thầy, lên đây mà chồng không cho thì Thầy không cho ở tu, Thầy bảo mấy con về sắp xếp đàng hoàng thì Thầy mới cho, chứ không vô đây không có được. Vô đây rồi nó kêu công an đến đây làm động Thầy, có phải không, mấy con thấy không?
Cho nên vì vậy, khi mấy con sắp xếp, mà chồng con đồng ý cho vợ con mình đi tu, thì Thầy chấp nhận cho tu liền, không bỏ người nào hết! Nhưng mà không cho là không được, bởi vì mình là phải là người có đạo đức, không thể bỏ chồng con đi khi nó chưa đồng ý. Cho nên mình phải sống có trách nhiệm, bổn phận của mình, mình phải thuyết phục nó chứ không thể mình đi ngang, mình bỏ ngang như vậy được. Mặc dù là pháp luật của Nhà nước người ta cho mình tự do tín ngưỡng, không ai mà bắt buộc mình theo tôn giáo và cũng không ai không cho mình tu tập. Pháp luật của Nhà nước hẳn hoi đó mấy con, tự do tín ngưỡng mà! Mấy con muốn tu, chồng cấm mà không được đâu, đó là cái quyền tự do của mấy con. Nhưng cái trách nhiệm, bổn phận, đạo đức gia đình của mấy con có, nên mấy con không thể. Khi mà đã có chồng con rồi thì mình không thể đi ngang như vậy được, mặc dù pháp luật Nhà nước bảo vệ mấy con hết. Mấy con đến đây tu, không ai được phá cái tu viện này đâu, pháp luật nó bảo vệ. Nhưng mà có cái điều kiện là mấy con thiếu trách nhiệm, bổn phận, phải thuyết phục chồng con của mình, như vậy nó mới đúng cái nghĩa đạo đức của nó, phải không?
(46:14) Cho nên, đối với Thầy, thì lấy đạo đức làm đầu chứ không phải lấy pháp luật. Pháp luật nó sẵn sàng nó bảo vệ mình, nhưng chúng ta đừng dựa trong pháp luật mà nó lại trở thành khô khan. Bởi vì Thầy đứng trong góc độ đạo đức “sống không làm khổ mình, khổ người”, tại sao chúng ta đi tu mà làm khổ cho gia đình chúng ta, cho những người thân chúng ta? Thì không nên!
Cho nên chúng ta phải thuyết phục cho vui vẻ, mình đặt ra nhiều câu hỏi mình hỏi. Bây giờ ví dụ mấy con có chồng hoặc có vợ không cho đi tu, thì mấy con hỏi: “Bây giờ lỡ anh/em đau bệnh thì anh/em có thay thế bệnh giùm anh/em được không?” Hoặc là, “Vợ có thay thế đau bệnh cho mình được không? Nếu trả lời không được thì làm ơn cho đi tu. Còn trả lời được, tức là đau bệnh thế được, thì tôi ở nhà. Mà đau bệnh thế không được, thì cho tôi đi tu đặng tôi làm chủ cái sự sống chết đau khổ chứ? Bây giờ đau bệnh mà cứ nằm đó rên la thì bây giờ có thương đi nữa, thì có chịu đau được những cái sự đau đớn trên cái thân tôi được đâu? Cho nên phải cho tôi đi tu đi! Tôi đi tu làm chủ, chứ đâu phải tôi đi tu đến đó, vô đó để tôi quét sân chùa, hoặc là tôi quét chùa, hoặc là tôi cúng bái, tụng kinh này kia… làm chú tiểu ở trong đó đâu? Mà đây là tôi nỗ lực để làm chủ được sự sống chết của tôi, thì bây giờ phải chấp nhận cho chứ làm sao mà không cho?” Mình thuyết phục bằng những cái điều kiện mà trả lời không được là người ta sẽ cho mình đi. Đó là cái cách mình thuyết phục, chứ đừng có đi ngang, mấy con! Đừng có đi ngang, mình nhiều cái điều kiện thuyết phục lắm! Thuyết phục đúng pháp để rồi mình thực hiện con đường tu tập của mình.
(47:58) Vậy thì trong cái sự tu tập của đạo Phật nó thực tế, nó giúp chúng ta giải thoát từng cái sự sống của chúng ta, từng cái bộ phận, từng cái phần chứ không thể một lúc mà mấy con làm chủ bốn sự đau khổ một lượt.
Đầu tiên thì mấy con còn sống trong gia đình, còn cha mẹ, còn chồng con, còn vợ con, thì mấy con tu tập để giữ tâm bất động, luôn luôn lúc nào cũng vui vẻ. Chứ không phải bất động mà mặt trầm dằm thế này thì không được, làm như giận hờn thì không có được. Nên vui vẻ! Bây giờ vợ con nói gì thì nói, không cãi cọ trở lại, không rầy la nhưng vẫn vui vẻ, nhưng không làm theo ác pháp mấy con, nghĩa là chúng ta không bị cuốn trong ác pháp.
(48:42) Bây giờ, thí dụ mấy con biết Phật pháp rồi thì mấy con sẽ ăn chay, vợ con gắp bỏ thịt, cá gì đi nữa thì không ăn là không ăn. Rồi mấy con mới hỏi, “Mỗi một con vật nó chết để làm thực phẩm ăn, nó đau khổ lắm! Khi mà anh không hiểu thì anh mới ăn nó được, mà khi hiểu rồi thì nỡ lòng nào ăn nó được? Vậy thì em chưa hiểu thì em cứ ăn, chừng nào hiểu rồi thì thôi.” Đó là cách thức mình khuyên, “Còn bây giờ anh hiểu thì đừng có ép, đừng có ép ăn, anh thấy quá đau khổ. Mình lấy dao mình cắt cái ngón tay của mình thôi mà mình thấy còn đau, huống hồ là mình đập đầu nó, mình giết nó, rồi mình cắt ra, mình kho rồi thì mình ăn mình vui sướng được sao?” Một con người có lương tâm, có đạo đức thì không nỡ tâm nhìn thấy cái sự sống chết của loài vật khác để làm thực phẩm để nuôi thân sống của mình. Cho nên nhất định từ khi biết Phật pháp, nhất định không ăn thịt chúng sanh nữa, thịt heo, thị bò cũng không ăn nữa. Có gì hỏi con?
Phật tử: Kính Trưởng Lão, con thấy con người mình, ít người tin vào mình, mà tin vào thần linh, tin vào Phật, tin vào Thánh, mà chúng con nói chung là bá tánh tầm thường thôi. Nhưng mà quý sư, quý thầy đều vào trong chùa mấy chục năm, nhưng mà rồi dẫn bao nhiêu đệ tử vào đó, cầu xin Phật từ bi gia hộ. Mà cầu miết bao nhiêu năm trời rồi mà bây giờ vẫn vậy và vẫn còn cầu hoài… thì bây giờ kính Trưởng lão, có một phương kế gì để cho bá tánh bớt cái sự mê mờ, cũng như quý sư, quý thầy nhận định được cái chuyện cầu xin đó là một cái chuyện thất vọng không có sự thật.
(50:32) Trưởng Lão: Để rồi Thầy sẽ trả lời, những người cầu xin mà vào trong chùa để cầu xin Phật, là những người đó không phải đạo Phật, họ là người đạo Chúa hay đạo gì đó chứ không phải đạo Phật. Ông Phật đã nói, “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi con đường đó thay các con được”, ông Phật từ chối rồi mà ta cứ cầu xin ông Phật, thì mình đi ngược lời đức Phật dạy rồi còn gì? Con nghe ông Phật nói không: các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi thay con đường đó cho mấy con được, có phải không? Bây giờ mình cầu cho mạnh giỏi thì mình phải thắp đuốc lên mà sống cái thiện pháp, thì mình mới được cái mạnh giỏi đó. Chứ cầu xin Phật để mà gia hộ cho mình được à? Bây giờ mình đi ăn trộm, ăn cắp, công an nó bắt bỏ tù. Giờ cầu Phật gia hộ cho mình thoát tù, thế cái điều này thì chắc cái xã hội chúng ta còn là cái gì, phải không?
Cho nên ông Phật từ chối ngay từ lúc đầu “các con tự thắp đuốc lên mà đi”, nghĩa là mình phải tự đi, phải tự soi đuốc trên con đường đó đi, chứ còn ông Phật không có soi đuốc cho mình được nữa chứ đừng có nói là đi cho mình!
Vậy thì bây giờ tại sao trong các chùa, quí thầy, quí sư làm như vậy? Vậy thì quí thầy, quí sư đâu phải là những người đệ tử của Phật! Toàn là ngoại đạo đó, đạo của Trung Quốc. Không, Thầy nói thẳng mà, Trung Quốc truyền Phật giáo qua bên mình phải không? Cái đạo mê tín mới cúng bái, cầu siêu, cầu an này kia. Bởi vì ở bên Trung Quốc nó có cái đạo Khổng Tử, mà cái đạo Khổng Tử là cái đạo “đạo đức”, cho nên nó cúng bái, nó cầu khẩn thế này thế khác. Cho nên từ Phật giáo truyền sang qua Trung Quốc bị ảnh hưởng cái tôn giáo đó. Bởi vì người Trung Quốc có tư tưởng tôn giáo đó rồi, bây giờ Phật giáo qua đây dạy không có cúng bái, không cầu ai hết, thì nó đi sai với cái tư tưởng của nó, cho nên nó chịu không được, nó chuyển Phật giáo thành bây giờ Phật dạy là cúng bái. Nhưng mà nó quên lời ông Phật đã nói “các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi thay con đường của mấy con được”, cho nên nó làm ngược lại để nó thực hiện qua cái Phật giáo của Trung Quốc, chứ không phải Phật giáo của chúng ta. Cho nên, Phật giáo của Trung Quốc nó truyền sang qua cho dân tộc Việt Nam chúng ta. Chúng ta chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, chứ Việt Nam của chúng ta có Phật giáo sao?
(52:46) Cho nên bây giờ Việt Nam của chúng ta có Phật giáo là ngay bây giờ chúng ta phải thực hiện đạo Phật của Việt Nam, chứ không chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nữa mấy con! Dẹp ba cái ông Trung Quốc! Cúng bái, cầu siêu, cầu an đều là của mấy ông Trung Quốc chứ của Việt Nam chúng ta à? Chúng ta có truyền thống gia đình của chúng ta, ông bà của chúng ta, tổ tiên của chúng ta thì có cúng bái chứ không phải không có, nhưng mà không đến nỗi mê tín như Trung Quốc. Người Trung Quốc mê tín lắm mấy con!
Cho nên vì vậy, cái ảnh hưởng của mê tín này nó đưa đến Việt Nam, làm cho dân tộc Việt Nam chúng ta trở thành mê tín. Mà mê tín thì mang tính chất mù quáng, nó không rõ, nó không giải thích được, nó cứ tin có linh hồn. Cho nên thậm chí như mấy con thấy là Thầy phải viết cuốn sách không có linh hồn, thì xin phép người ta không cho đó mấy con. Người ta nói thuở giờ người ta tin có linh hồn mà bây giờ không có linh hồn, mất cái truyền thống thì làm sao, chu choa tội nó quá! Có linh hồn mới đốt tiền, vàng mã cúng cho linh hồn. Mà không biết là ai bày đặt ra cái chuyện đó! Trời đất ơi, giấy gì, phải giấy được tốt như thế này cũng được. Giấy gì mà thô, to, xấu, giấy tiền vàng mã, mà đám ma thì rải, ra đường làm nó dơ, làm ô nhiễm vô cùng, có phải không, mấy con thấy không?
Tất cả những cái này đều là cái sai, quá sai, làm hao tốn tiền bạc. Rồi người chết đi mặc đồ giấy, rồi phải đốt. Mấy con thấy, khi mà làm tuần làm tự cho người chết, mấy con đặt mấy ông thầy: giày, nón, quần áo (. . .). Rồi đem đến, làm tuần xong rồi đem đốt cho mấy người đó lấy xài. Không biết cái linh hồn nó lấy cái đó nó xài, nó xài sao Thầy cũng chẳng hiểu.
Bây giờ Thầy hỏi mấy con nè, cỡ có linh hồn thì linh hồn ăn cái gì? Mấy con trả lời Thầy đi, nó ăn cái gì để nó sống đây? Thế mới có linh hồn chứ, không lẽ linh hồn nó không ăn gì hết à, nó không ăn thì sao mấy con cúng? Mấy con cúng thực phẩm này kia đồ phải không? Rõ ràng là thực phẩm đó là tứ đại để nuôi cái thân tứ đại chứ đâu phải nuôi cái linh hồn? Bởi vì đức Phật nói, bây giờ thí dụ như cơm, gạo, thực phẩm chúng ta làm ra nó đều nằm trong tứ đại; tứ đại này mới nuôi tứ đại này. Do chúng ta có tứ đại mà phải ăn để mà sống, đó là tứ đại nuôi tứ đại. Nhưng nếu chúng ta không ăn tứ đại bên ngoài để nuôi sống thân tứ đại này, thì tứ đại này nó bị huỷ diệt, nó diệt đi.
Cho nên tất cả những điều mà con vừa hỏi đó, sự thật ra Phật giáo đó là ngoại đạo chứ đâu, phải không? Quý thầy cũng mặc áo tu sĩ, cũng này kia, cũng xưng mình là Phật giáo, nhưng con đọc lại kinh sách Đại thừa con biết kinh sách đó có phải của Phật giáo không? Chúng ta muốn nghiên cứu kinh sách của Phật giáo thì phải nghiên cứu kinh sách nguyên thuỷ, lời gốc của Phật dạy, chứ đừng có nghiên cứu kinh sách Đại thừa, là những cái người sau người ta kiến giải (rồi) người ta viết ra, chứ không phải là của Phật. Nhưng người ta muốn cho mọi người tin thì người ta để: “Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại… ”, để ông A Nan nghe lời Phật nói như vậy, như vậy để mà nhắc lại. Chứ sự thật là kinh Pháp Hoa, mà sự thật Phật dạy những cái điều đó sao? Đây mấy con nghe kinh Pháp Hoa:
“ Dù cho tạo tội hơn núi cả,
Diệu pháp Liên Hoa tụng mấy hàng.”
Mấy con bây giờ tạo ra tội gì nữa như núi, như non gì đó, thì chỉ tụng mấy hàng kinh Pháp Hoa là hết tội, vì vậy bà con mình xúm tụm tụng kinh Pháp Hoa ghê gớm lắm mấy con, có không? Cho nên, kinh mà nói như vậy làm sao chúng ta tin được mấy con? Làm sao tin được ông Phật Thích Ca nói như vậy? Không bao giờ có cái điều đó đâu! Mà kinh Pháp Hoa là bộ kinh Đại thừa có uy tín lắm đó, mà hầu như là lừa đảo mấy con. Mê tín, mù quáng còn lừa đảo được, chứ mấy người chân tu là không được, không gạt họ được.
(56:59) Rồi kinh sách mấy con thấy Lục tổ Huệ Năng là cái người Trung Quốc, Lục tổ Huệ Năng đâu phải người Việt Nam, đưa sang thiền, dạy thiền. Vậy thì Phật giáo được truyền qua Trung Quốc, tại sao có Tịnh độ cúng bái, cầu siêu, cầu an? mà tại sao có thiền tông? Thiền tông là do cái tư tưởng của người Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Lão Tử vô vi về phương pháp tu.
Khi Phật giáo truyền sang thông qua những cái người mà theo Lão Tử tu tập, gọi là tiên đạo đó, mang cái ảnh hưởng vô vi này. Cho nên cái anh vô vi này mới nghĩ ra cái Phật tánh, bởi vì muốn tu tập cái pháp vô vi thì chẳng có niệm thiện, niệm ác chứ sao, các con hiểu không? Cho nên trong Pháp Bảo Đàn kinh có dạy, “chẳng niệm thiện, niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”. Đây là phương pháp diệt ý thức đó mấy con. Trong khi đức Phật dạy “ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, chứ đâu dạy mình diệt ý thức? Thế mà “chẳng niệm thiện, niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”, thì câu nói này có đúng Phật giáo không? Ai đặt ra? Mấy ông Trung Quốc này chứ ai? Không, Thầy nói thẳng mà, Thầy nói tại gốc mà, chứ mấy ông Việt Nam này có đặt ra được đâu, có đúng không mấy con, phải không?
(58:20) Bây giờ thiền Việt Nam mà mấy con thường nghe chúng ta có cái tên là thiền Việt Nam á, là Trúc Lâm Yên Tử, Thiền Trúc Lâm Yên Tử đó mấy con. Trần Nhân Tông là một cái người làm vua đời nhà Trần danh tiếng lắm, mà thành lập ra phái Thiền gọi là Trúc Lâm Yên Tử. Nhưng ông Trần Nhân Tông này ông không có làm cái gì mới hết mấy con. Ông ăn cắp Tịnh độ một mớ, Thiền tông một mớ của Trung Quốc chế ra làm phái Thiền của ổng, chứ ông không có cái gì của ổng hết.
Cho nên nhìn lại là những tu sĩ Phật giáo của Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng Trung Quốc mà không làm cái gì mới cho Phật giáo của dân tộc Việt Nam. Nghĩa là bây giờ mấy con thấy, bao nhiêu cái thiền đường, bao nhiêu nơi rất vĩ đại, nhưng cuối cùng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, của Phật giáo Trung Quốc. Người theo Thiền thì bớt Tịnh độ, không còn cúng bái, cầu siêu, cầu an giảm đi, nhưng còn lạy sám hối. Cố gắng làm tội cho nhiều, lạy sám hối cho hết thì cái đó còn bị ảnh hưởng chứ, ảnh hưởng Tịnh độ đó mấy con! Bởi vì Tịnh độ, mấy con thấy đó, nó dạy cho chúng ta niệm hồng danh để mà cầu sám hối. Thường thường ở trong các chùa bên Tịnh độ, các chùa mấy con thấy bữa rằm, ba mươi thì tụng kinh hồng danh sám hối đó, cứ mỗi tên Phật thì lạy một lạy, mỗi tên Phật lạy một lạy để mà sám hối.
Đó thì mấy con thấy, trong cái vấn đề mà Phật giáo chúng ta nó lệch lạc, mà nó không đem lại cho một sự tu tập, như vậy có giải thoát thật sự không? Mấy con dựa lưng vào đó để có an ủi tinh thần mấy con, có chư Phật hoặc có bồ tát gia hộ mấy con thôi, chứ sự thật ra không có giải thoát được mấy con! Còn ở đây Thầy dạy mấy con giải thoát thật sự. Bây giờ ở trong gia đình mấy con có sự việc buồn phiền thì mấy con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Tất cả các pháp đều vô thường, có gì phải buồn phiền!” Các con nhắc tâm mấy con đi, rồi nó sẽ bất động, thanh thản thì nó là giải thoát rồi. Đó có phải pháp Phật không mấy con?
Còn cái kia mấy con dựa lưng, bây giờ đau bệnh, nhức cái đầu thì mấy con vái chư Phật phù hộ cho cái bệnh đau này nó bớt đi, nó giảm đi. Thì mấy con lạy Phật, mấy con cúng bái, thì tư tưởng của mấy con, tinh thần của mấy con an trú vào cái sự mà dựa lưng để cầu khẩn đó mà thôi, nhưng không thành. Còn ở đây, Thầy thấy cái đầu nhức này, thì nhắc: “Tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự. Các pháp đều vô thường. Thọ cũng là một pháp vô thường, có gì mà sợ nó!” Một cái tinh thần, một cái sự tác ý như vậy nó làm cho ý chí Thầy nó vững mạnh. Mà nó dũng mãnh như vậy thì cái nhức đầu đó giảm xuống, mười phần nó giảm còn năm. Nó không hết nhưng mà nó giảm còn năm, bởi vì cái nghiệp thân mà! Tự nó giảm. Cái ý chí của chúng ta dũng mạnh lên, chẳng sợ nó thì nó giảm. Còn ý chí chúng ta yếu đuối, thì cái bệnh nó tăng lên đó mấy con. Do đó, lần thứ hai tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Cho mày chết, tao chẳng sợ nhức đầu, chết bỏ!” Rồi bắt đầu cứ giữ im lặng ở trong cái trạng thái bất động đó; rồi lại tác ý, giữ im lặng; tác ý, giữ im lặng trong vòng một giờ hoặc hai giờ, cái đầu hết đau.
(01:01:53) Mấy con cứ làm đi rồi mấy con biết. Thầy nói bây giờ mấy con đau bệnh gì đi nữa, nào là nhồi máu cơ tim, nào là bán thân bất toại, nào là tất cả mọi bệnh ngặt nghèo, dù bệnh lao phổi có vi trùng, con vẫn tác ý diệt sạch vi trùng hết. Nó phục hồi lại cơ thể của mấy con, không còn bệnh đau nào hết. Mấy con thấy nó hay đến mức độ như vậy. Mà tại sao chúng ta có pháp, có phương pháp? Bởi vì đức Phật đã nói mà, “có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, đã sanh thì bị diệt”. Lậu hoặc là cái gì? Lậu hoặc là đau khổ, phiền não của tâm và của thân mấy con. Tâm với thân của con bị bệnh đau là lậu hoặc đã hiện ra rồi, mà “có như lý tác ý thì lậu hoặc đã sanh sẽ bị diệt”, tại sao mấy con không tin lời Phật, phải không? Mà cái lòng tin đó mấy con có tốn tiền bạc gì đâu? Khỏi đi bác sĩ, khỏi nằm nhà thương. Một đêm đau bệnh mà ở trên giường của mình, không báo cho gia đình người nào biết hết, họ ngáy họ ngủ khò khò hết, mình chỉ cần tác ý trong vòng vài tiếng đồng hồ cái là hết bệnh. Sáng ra thấy mình vẫn mạnh khoẻ như thường, họ đâu có biết mình đau. Chứ cỡ khi mình đau như vậy, mình nghĩ cho cả gia đình họ đều thức hết, rồi họ lật đật phải chở mình đi nhà thương hoặc này kia thì quá cực khổ! một người đau mà bao nhiêu người khổ! Còn trái lại, chúng ta biết pháp, ôm chặt pháp tác ý “tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự” thì tất cả các cảm thọ đều bị diệt hết. Như vậy trong một đêm không làm động một người nào khác mà mình lại mạnh giỏi. Sáng hôm sau không tốn một đồng xu thuốc nào cả mà bệnh hết.
(01:03:31) Đó là cái phương pháp rất hay mấy con, bởi vậy Thầy nói với các con là vừa đối trị được tâm mình an vui không có khổ đau, vừa đối trị được thân bệnh mình không có khổ đau. Còn mấy con muốn tu tập tới để mà cái thân của mấy con bình thường này, muốn chết thì con tịnh chỉ hơi thở chết. Tức là mấy con phải đạt được Tứ thần túc, tức là Định như ý túc hay Dục như ý túc. Tức là mấy con muốn cho hơi thở ngưng thì nó sẽ ngưng, đó là mấy con phải đạt tới cái mức cuối cùng của tâm bất động của mấy con.
Mức cuối cùng tâm bất động tức là trên Tứ niệm xứ, tức là trên thân quán thân. Tức là tâm bất động nó sẽ ở trên thân của mấy con bảy ngày đêm, nó mới có bốn thần túc đó. Bảy ngày đêm, nghe nói thì nó không lâu, nhưng bảy ngày đêm là cả một vấn đề tu tập. Bây giờ một giờ, hai giờ thì mấy con có thể làm được rồi, nhưng mà bảy ngày đêm là phải đòi hỏi rất khó chứ không có phải dễ. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng, khi một giờ, hai giờ đạt được thì mấy con sẽ nỗ lực tu tập cho đến ba giờ, năm giờ, cho đến mười hai tiếng đồng hồ. Mười hai tiếng mà đạt được trong một ngày thì mấy con bảy ngày đêm sẽ dễ dàng không còn khó nữa đâu. Nó khó là trong từ một giờ đến hai giờ nó khó. Chứ còn cái đoạn cuối cùng phía sau đó thì không còn khó nữa. Chỉ cần mình muốn là nó sẽ kéo dài thời gian đó, rất dễ dàng, không khó khăn.
(01:05:05) Thầy nói, già như cô này vẫn tu tập được nè, chứ đừng nói chi trẻ trẻ như mấy con. Thầy nói cỡ già như cô cũng là làm được nữa chứ đừng nói. Chỉ giữ tâm bất động của mình rồi nhắc cái là kéo dài từ bảy ngày đêm luôn, khỏi đói khát, khỏi ăn uống gì hết. “Đừng có đem cơm vô đây động, tao không có ăn đâu, đem ra hết đi!” Ngồi đây bảy ngày đêm mà không ăn, không uống gì hết mấy con, mà còn khởi ăn uống tức là còn bị động. Bất động mà! Mà giờ còn thèm ăn, còn đói là niệm đó niệm khổ rồi, xả hết đi con! Không cho cái niệm nào vô hết thì nó là bảy ngày đêm như vậy, tức là trên Tứ niệm xứ đủ bảy ngày đêm, thì khi tâm bất động, thì mấy con sẽ thấy ở đâu mấy con biết không? Nãy giờ Thầy nói bất động mà mấy con? Mấy con sẽ thấy hơi thở mấy con, và mấy con sẽ cảm nhận toàn thân mấy con. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Cái câu Định niệm hơi thở đó là dạy chúng ta ở trên Tứ niệm xứ để tu tập đó, chứ không phải gì khác. Bởi vì mình cảm nhận toàn thân, từ đầu chí chân, từ chân đến đầu, mà luôn luôn theo dõi có cái hơi thở, không tập trung trong hơi thở không, mà chỉ nhẹ nhàng cảm nhận toàn thân của chúng ta qua hơi thở chứ gì? Mà suốt bảy ngày đêm là đủ sức làm chủ sự sống chết, chúng ta sẽ làm được như vậy.
(01:06:30) Thầy nói như cô lớn tuổi già vậy đó mà cô vẫn làm được đó mấy con. Chỉ bền chí chút xíu thôi! Đừng nói “tôi già tôi làm không nổi”. Nghĩa là còn ăn được bát cơm như vầy là còn làm được, thì tu tập được, không có cái gì mà làm không được, thì huống hồ mấy con còn trẻ tuổi nữa? Thầy nói người nào làm cũng được hết, không có người nào làm không được. Mấy con cứ bỏ xuống hết đi rồi mấy con tu đi. Đừng có để nay chuyện này, mai chuyện khác, tất cả những cái ác pháp đều vô thường, chỉ có bỏ thôi! “Không có rắc rối gì nữa hết, dẹp!” thì mấy con dẹp nó đi, mấy con sẽ giải thoát, phải không? Đến đây mấy con còn hỏi gì nữa không?
Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi một câu, Thầy có giảng thế giới vô hình, chúng con đọc biết như vậy nhưng mà thực sự ví dụ như cái cõi A tu la, địa ngục, ngạ quỷ con chưa hiểu thế nào? Kinh sách các chi tiết ví dụ như là bồ tát Địa tạng độ chúng sanh dưới địa ngục hay là A tỳ địa ngục vô gián, đức Phật có dạy là “nếu mà phạm năm đại hình tội như là (. . .) còn như chi tiết đức Phật hóa độ cho phụ mẫu mình là hồ ma giao và các (. . .)” là thế nào thưa Thầy cho chúng con được rõ.
(01:07:44) Trưởng Lão: À bây giờ nói về lục đạo, sáu cái nẻo luân hồi phải không? Sự thật ra là sáu cái trạng thái của tâm, như bình thường vậy đó. Cái tâm bình thường của mấy con không buồn phiền, không giận hờn, mấy con giữ gìn trong năm giới đó là cái tâm của một con người tức là cái cõi người. Nhưng các con giận lên một cái là A tu la hiện ra rồi, các con thấy không? Cũng một con người mà mấy con tức giận lên một cái là cái con đoạ vào cõi A tu la rồi, có phải không? Mà bây giờ mấy con ngồi đây từ nãy giờ, ngồi nghe Thầy nói mà bụng đói quá, ngạ quỷ đã hiện ra trong mấy con rồi đó! Cho nên cái trạng thái chứ không phải là cõi giới, bởi vì đức Phật đã nói, ba mươi ba cõi trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri. Không có cái cõi nào hết, mà có cái trạng thái của con người. Bây giờ địa ngục ở chỗ nào mấy con biết không? Cái đầu mấy con nhức, trời ơi cái bụng này nó đau quá trời, đó là địa ngục mở cửa mấy con vào rồi đó, mấy con vào cảnh địa ngục rồi. Nó đau khổ đó là địa ngục, các con thấy không? Đói là ngạ quỷ, các con hiểu chưa?
(01:08:53) Cho nên nói về các cõi mà để mà mình sinh vào các cõi đó thì nó không có, mà trạng thái thì có. Trạng thái của một con người nó có sáu cái trạng thái đầy đủ, phải không? Còn nói về cái vấn đề địa ngục này kia là chẳng qua người ta hù doạ mấy con, để người ta doạ mấy con đừng có làm ác, “làm ác ở đây là xuống cõi diêm vương nó cắt lưỡi mấy con nè, nó cưa hai nó nấu dầu mấy con nè”, để cho mấy con sợ chứ gì! Cho nên các con vô chùa thấy hình thập nhị Diêm vương đủ mà. Mà mấy cái ông thập nhị Diêm vương các con thấy giống ai không? Giống ông vua của mình, cái ông phong kiến, mấy ông vua phong kiến đó. Các con cứ nhìn mấy ông vua mà triều Nguyễn xem, có giống mấy ông thập nhị Diêm vương không? Cũng đội mão, cũng mang hia, cũng râu có đúng không? Chứ có làm cái hình thập nhị Diêm vương khác đâu? Lẽ ra mấy cái ông Diêm vương đừng có giống mình, ít ra ông cũng mọc sừng, năm bảy cái sừng trên đầu chứ, thì vậy mới là vua Diêm vương chứ? Còn đằng này cũng giống mình à! Tại sao mà cõi nào cũng giống người ta vậy? Thậm chí cái ông Ngọc Hoàng thì nó phải có khác chứ, ông ở cõi trên mà, con người ông phải như thế nào, sao ông cũng giống mình y vậy? Cho nên khi mà con người mang cái thân xác này, thì tất cả cõi giới người ta cũng nghĩ ra, tưởng ra cũng y như mình, do con người tưởng ra chứ đâu có con!
Phật tử: khi đức Phật tu chứng, Ngài lên cung trời Đao lợi hoá độ cho hoàng hậu Ma da thì sao ạ?
Trưởng Lão: À, bây giờ Thầy mới trả lời, khi mà đức Phật đã tu chứng rồi thì mẹ đã mất rồi, có phải không? Cho nên muốn độ mẹ mình, mà khi bà sanh ra đứa con như đức Phật là trong thiện pháp, một người mẹ như mẹ đức Phật là hoàn toàn là người mẹ rất sống trong thiện pháp. Cho nên bà chết đi, từ trường bà còn, từ trường còn chứ đâu phải có cái linh hồn còn. Cho nên đức Phật mới nhìn thấy từ trường, bởi vì khi mà có Tam minh thì người ta nhìn từ trường chứ đâu có phải đi tìm cái cảnh giới nào đâu? Do đó người ta biết cái từ trường đó, và cái từ trường đó phải cần phải như thế nào để giúp đỡ cái từ trường đó tốt hơn, thì người ta sẽ giúp đỡ bằng cách là ước nguyện, chứ không có thể nào là để sửa cái từ trường đó được!
Cũng như bây giờ mấy con giữ gìn năm giới, làm điều thiện mấy con giữ gìn, ước nguyện cho những người thân của mình, như mẹ mình mất, hoặc những người thân của mình còn, như mẹ mình còn, ước nguyện cho mẹ mình để ăn chay được, vì để bà ăn không được rất tội, phải không? Nhưng mà thời gian ngầm để trong tâm ước nguyện nó chuyển biến, nó thay đổi, những ngày con ăn, con giữ gìn giới luật của Phật, năm giới của Phật, con cứ tha thiết ước nguyện cho mẹ mình cũng giữ gìn được như mình. Nhưng mà không ngờ có một ngày nào đó bà ăn chay. Đó là cái ước nguyện, nó thay đổi được cái từ trường ác của bà nó thành thiện.
(01:11:58) Cho nên vì vậy đức Phật muốn độ mẹ của mình để cho nó đi vào ở trong cái Niết bàn mà không còn ở trong cái thiện, (vì) thiện nó chưa phải đi vào Niết bàn mà. Cho nên muốn vào Niết bàn phải ở trong tâm bất động mà thôi. Cho nên đức Phật mới ước nguyện làm sao mà cho cái từ trường thiện của mẹ mình á, nó sẽ ở trong trạng thái bất động tâm. Ước nguyện thôi thì cái từ trường đó nó chuyển biến với cái nhân quả của đức Phật là con của bà. Con hiểu không, nó có cái nhân quả là con mà?
Cho nên, khi ước nguyện như vậy thì đức Phật không có làm gì được, bởi vì đức Phật đã nói các con tự thắp đuốc lên mà đi mà, ta không có cứu khổ các con được đâu, làm sao cứu được mẹ mình, có phải không mấy con? Đã là không cứu khổ được ai thì làm sao cứu khổ mẹ mình được, thì chỉ có ước nguyện mà thôi. Ước nguyện thì do đó từ cái từ trường thiện đó, nó nhận ra được cái từ trường thiện đó, nó chuyển biến, nó thay đổi được cái tâm bất động của nó, thì nó ở Niết bàn chứ sao? Từ cái thiện, nó sẽ ở trong trạng thái bất động của nó rồi, nó có rồi. Nhưng mà nó, bây giờ người ta chửi Thầy không giận nữa, thì ở trong tâm bất động rồi chứ gì, đó là thiện chứ gì? Các con thấy không, đó là “ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp” thì bất động rồi. Mà bây giờ, chỉ có bà chưa có từ trường đó, chưa nhận ra được thôi. Cho nên ước nguyện, có từ trường đó nó sẽ nhận ra tâm bất động. Do đó chỉ có ước nguyện thôi, chứ không cứu gì được ai hết, ước nguyện thôi. Cho nên nói, mình không cứu nhưng mình ước nguyện, ước nguyện làm cho cái người đó đang ở trong cái sự tu tập nào đó mà để chuyển biến cho nhanh, để nghiệp đó thay đổi cho nhanh, để được thiện mà thôi, đó là ước nguyện đó con.
Phật tử: Thưa Thầy, thế còn trời Đế thích ạ?
Trưởng Lão: Nãy Thầy nói rồi, trời Đế thích không có con.
Phật tử: Thưa Thầy, trong đức Phật và Phật pháp, đại đức Ananda có nói là, bọn ngạ quỷ nghĩa là những ma quỷ vô hình, mà những hình thù xấu xa trước mắt không thấy được á, nếu như thế thì có người nói là người ta đọa vô trong cõi địa ngục không phải cõi hữu hình (. . .) có đúng không ạ?
Trưởng Lão: Không phải vô cảm, nếu mà vô cảm…
Phật tử: “Chiêu cảm” ạ.
(01:14:18) Trưởng Lão: Chiêu cảm có nghĩa là tương ưng, chiêu cảm tức là nó hút, nó tương ưng nó mới hút. Ví dụ như con sân thì con sẽ hút với cái người sân. Cũng như bây giờ cái tâm con giận hờn, hay sân giận, thì khi con bỏ thân này, những người nào sân hận như con thì con sẽ làm con họ, gọi là chiêu cảm hay là tương ưng. Tương ưng tức là con giống với người đó thì nó mới chiêu cảm, mới trở thành con người ta được, chứ không phải chiêu cảm là chiêu cảm trong cái sự đau khổ.
Thí dụ như trong cái cảnh địa ngục, nó chiêu cảm cảnh địa ngục, tức là nó tương ưng với cảnh địa ngục, thì không có bao giờ có một cái người khác mà nhức cái đầu mà con nhức cái đầu được cho họ, thì làm sao gọi là tương ưng? Nhưng mà khi con nhức đầu, thì con cảm nhận được sự nhức đầu của cái người đang bị nhức đầu, nhưng mà cái nhức đầu của họ có cái cấp bậc cao hay thấp chứ không thể có cái nhức đầu như con được, cho nên không thể nào nó tương ưng được. Tương ưng nó phải đồng nhau một nhịp, thí dụ như cấp độ nhức đầu đó mười, thì con phải là mười thì con mới tương ưng được, mà người ta có năm mà mình có mười, thì không tương ưng được, thì không thể gọi là chiêu cảm. Con hiểu chưa?
Phật tử: Thưa Thầy, nếu vậy chứ, nói thế vậy không có linh hồn như đức Phật nói thì mâu thuẫn. Dạ thưa Thầy, nếu như cái cõi chúng sanh trong cái cõi đó và chúng con là hai cơ thể khác nhau, mà tâm trạng đâu giống chúng con, mong Thầy giải thích ạ?
(01:15:54) Trưởng Lão: Bởi vì ở đây, tất cả chúng sanh thì trong đó có loài người, nói chúng sanh từ con vật nhỏ nhất như con kiến, con trùng, con vật li ti nhỏ nhất cũng là chúng sanh. Con thì phân biệt con bò với con người khác nhau, không có, con cứ lấy cái roi con quất con bò một roi, con một roi xem hai người có đau không? Nó y như nhau, cảm nhận như nhau. Nhưng con người là một con vật cao cấp, người ta gọi con người là con vật cao cấp, có cái trí tuệ hiểu biết hơn con bò. Nó cao cấp hơn thì cái con vật thấp hơn con bò nó có cái hiểu biết thấp hơn.
Thí dụ như bây giờ là vi trùng, hoặc là loài kiến, hoặc là loài này kia, tất cả các loài nó có cái sự hiểu biết thấp hơn, thấp hơn các con vật khác, thì con người là một loài vật cao cấp hơn, tức là con người là một loại động vật cao cấp hơn các loại động vật khác, các con hiểu điều đó chưa? Cho nên con người mới có thể tu làm Phật được mà con vật không thể tu làm Phật được. Bây giờ con dạy con bò, nó chỉ hiểu tầm vóc đó thôi chứ nó không thể hiểu hơn được nữa. Nhưng con người chúng ta phân biệt rất rõ thiện ác, rồi biết cách tu tập, biết cách làm, còn con bò không thể làm được, nói thí dụ như vậy, cho nên con bò với chúng ta cùng là động vật.
Phật tử: Thưa Thầy, thế con bò nó có sáu trạng thái luân hồi như con người không ạ?
(01:17:20) Trưởng Lão: Không. Cùng là một động vật như nhau, bởi vì động vật - nhưng mà, coi như là tất cả các loài động vật ở trên hành tinh chúng ta - nó do duyên hợp mà tạo thành. Cho nên vì vậy mà Đại thừa phân biệt loài bàng sanh, loài người cho nó nhiều cấp. Chứ ở đây không có nhiều cấp như vậy, mà cứ đổ thừa ông Phật, tội. Ông Phật không có phân chia các cấp nào cả hết, mà ông chỉ thấy chỉ có con người là có thể tu chứng thôi, chứ hoàn toàn ngoài con người không có loài vật nào tu chứng. Mà con người chỉ là loài động vật như bao nhiêu động vật khác, nhưng mà là động vật cao cấp. Chúng ta hiểu vậy thôi, chứ đừng thấy bây giờ chúng ta phân biệt con bò cấp thấp, chúng ta cấp cao. Do cái hiểu “cấp thấp, cấp cao” do cái hiểu vậy nên con người mới giết hại con bò ăn thịt, mới đánh con bò, mới đập con bò, đó là chúng ta mới tàn ác đó. Cái hiểu đó đó, cái hiểu để đưa đến chúng ta nó lệch lạc lắm. Có gì hỏi không mấy con?
Phật tử: Thưa Thầy, con muốn hỏi một câu hỏi là rất nhiều người trên thực tế cũng muốn hỏi, nếu cho rằng ba mươi ba cõi trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri, như vậy là số người ta theo cái bà nước ngoài gọi là bên Mỹ, mà theo con hiểu thế gian gọi là đất của bên Mỹ là đất dữ, (. . .). Thì cái này giải thích như thế nào Thầy?
(01:20:07) Trưởng Lão: À, cái này giải thích dễ thôi con, cái tưởng của bà khác, giao cảm được, bà nói ra cái sự việc của bà làm. Cái tưởng của người này á, người này ít ra cũng là cái hạng mà ngoại cảm, hoặc là cái hạng người ngoại cảm, hoặc là cái hạng người đồng bóng, đồng cốt đó. Cái bà mà nói này là bà đó có cái tưởng hay hoạt động, cho nên bà nói sao mà trúng phốc. Còn bà đốt tiền vàng mã này á, thì bà đốt nhưng cũng không tìm thấy con bả, có phải không, bà không biết gì hết. Mà cái bà này lại nói con của bà được tiền vàng mã này kia nọ đó, nói sao trúng phốc. Sự thật ra cái bà này do cái tưởng của bà nó hoạt động, nó giao cảm nó nói ra.
Chính cái bà này bà nói như vậy, thì cái sự hoạt động giao cảm của tưởng nó thúc đẩy bà nói, chứ không phải bà muốn nói cái điều này ra. Gặp bà này á bà nói liền, đó là cái tưởng hoạt động. Bởi vì trong thân của chúng ta người nào cũng có cái tưởng uẩn, nhưng mà có người đang hoạt động, có người không hoạt động. Con biết cái tưởng uẩn của cô Bích Hằng không? Cái tưởng uẩn hoạt động, cô nhìn dưới lòng đất cô thấy hài cốt của người liệt sĩ nằm dưới đó, cô đi tìm hài cốt. Tại sao con mắt của con người bình thường như thế này, chúng ta không thấy, mà cô ấy lại thấy, đó là tưởng cô hoạt động.
(01:21:28) Cũng như bây giờ cái tưởng nó hoạt động trên đôi bàn tay của người khác. Cái người bị bệnh nhức cái tay, hoặc nhức cái đầu, cái tay của người ta cái tưởng hoạt động, người ta rờ lên cái chỗ bệnh của người khác làm cho hết bệnh. Còn chúng ta rờ không hết, là tưởng của chúng ta có hoạt động đâu? Chúng ta có, nhưng mà nó nằm ỳ, nó ngủ đó, nó không có làm việc.
Cho nên cái điều mà con hỏi đó, là cái điều của tưởng uẩn, “tưởng” của cái người làm việc đó, mà hiện tượng đó người ta cứ nghĩ rằng đó là linh hồn. Nhưng sự thật ai mà giải thích? Bởi vì không có người giải thích rõ cho nên người ta mới tin đó là linh hồn. Chứ sự thật đức Phật là một con người đã xác định trong thân ngũ uẩn của chúng ta không có linh hồn. Ngài thậm chí xác định ba mươi ba cõi trời không có. Còn cái mà miếu, đình chúng ta thấy linh hiển là do cái tưởng của chúng ta. Bây giờ chỗ nào linh đi nữa, một cái người đó không sợ thì cái chỗ đó không linh. Mà cái người nào cứ sợ sợ đó, chỗ đó nó ảnh hưởng bởi cái tưởng, vì vậy mà cái người đó mà làm cái gì bậy bạ là bị bệnh đau đó. Cho nên nó ảnh hưởng về tinh thần của mấy con ghê gớm lắm!
(01:22:39) Cho nên mà ở đây tại sao mà Thầy dạy cho mấy con rèn luyện cái nghị lực, ý chí của mấy con mạnh mẽ để mấy con chiến thắng được cái yếu đuối của mấy con. Phần nhiều là con người của mấy con có cái yếu đuối khiếp đảm và sợ hãi. Mà đức Phật dạy, chúng ta tu tập là mục đích chúng ta phải nhiếp phục cái sợ hãi và khiếp đảm của chúng ta, thì chỉ có pháp như lý tác ý mà thôi. Thường thường mấy con thấy cái chỗ nào mà ảnh hưởng chung, nghe chỗ đó nói linh hiển, màu nhiệm này kia, ai đến đó mà phá bậy bạ thì bị đau bị bệnh này kia. Cái gốc cây, cái cây đa thôi, có cái gì đâu mà sợ? Thế mà người nào cũng truyền nhau, rồi đem nhang, đem đèn đốt đó, rốt cuộc bà con đứa nào mà lớ quớ lại đó bị nhức đầu bệnh hết ráo. Ai bắt mấy con? Tư tưởng, tưởng của mấy con làm mấy con bệnh chứ ai! Nó khiếp đảm, nó sợ hãi; nó ảnh hưởng về tư tưởng của mấy con; mấy con mới sợ; mấy con mới bệnh. Chứ còn mấy con không sợ, có người gan dạ thì cái cây đa này có gì mà sợ? Nhưng mấy người làm bộ cũng nói, mà cái tâm hồi hộp thì cái người này mới bị bệnh á! Người ta nói, người ta không sợ thật; còn cái này mình nói mà mình cũng nghe hồi hộp thì không được. Sợ mà làm bộ, hơi làm bộ, hơi dạn thì không được, gan dạ cái chuyện này thì coi chừng đó!
Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi, ví dụ như là, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con, như lời đức Phật nói, ba mươi ba cõi trời là tưởng tri, nghĩa là thế giới vô hình không có, và thế giới vô hình như là thần thánh, ma, quỷ nó không thể làm hại được con người?
Trưởng Lão: Đúng rồi, bởi vì khi mà thế giới siêu hình không có thì thần thánh, ma, quỷ cũng không có, có là do cái tưởng của mình nghĩ tưởng ra cho nên nó làm hại lại mình, phải không, chứ còn sự thật là nó không có. Cho nên cái người không tin là không có thần thánh, ma, quỷ. Cho nên thế giới siêu hình không có thì không có thần thánh, ma, quỷ đâu, con hiểu điều đó chưa? Nó không có, mà mình tin có tức là mình yếu đuối, mình sợ hãi rồi. Cho nên nó ảnh hưởng của tư tưởng của mình, cái tưởng, cái tâm của mình, nó làm cho mình khổ, chính mình chứ không phải thần thánh, ma, quỷ làm khổ mình.
Phật tử: Thưa Thầy, hôm nay con dẫn đi có một cái anh đó, từ nhỏ anh cũng hay bị ma nhập á, có nghĩa là từ khi bị té cái vũng nước đó, mắt anh không thấy đường, bị mù suốt cả ngày lẫn đêm. Đi bệnh viện rất là nhiều không hết, thầy, bà chữa không hết. Sau có người mách là đem tới cái chỗ té đó mà lễ đi, thì nó hết. Rồi anh cũng đến chỗ đó lễ thì lại hết thật, hết có buổi sáng thì buổi tối lại mù. Nhưng mà có người khác lại nói là: “Bà lễ mà bà không quỳ, phải quỳ xuống đó mà lễ!” thì bà mẹ cứ quỳ xuống cái vũng nước mà lễ. Thì cái chuyện này không phải là chuyện của con, nhưng con thực sự thấy là những người bạn họ thương con, một số người họ lại bị như vậy, cái cuộc đời của họ trải qua những chuyện rất là lạ thường, cho nên họ rất là tin cái chuyện ma quỷ, thần thánh. Hôm nay, người đó cũng có mặt ở đây nhưng mà con không tiện chỉ. Xin Thầy giải thích cho anh ấy hiểu, bởi vì con cũng rất là hoang mang vì chính cuộc đời của anh trải qua như vậy. Một điều kỳ lạ là, khi bà mẹ tới cái vũng nước á, bắt đầu mới quỳ xuống, nói “Con (của) con hôm qua không biết, không có quỳ, không có lễ. Hôm nay con xin Cô tha thứ cho! Xin Cô cho con con hết mù!” Vậy không hiểu sao giờ đã hết mù, bây giờ nhắc lại cũng bằng thừa.
(01:26:01) Trưởng Lão: Sự thật ra, tất cả các nghiệp trên thân chúng ta bị mù bị này kia là do cái nghiệp nhân quả, mà trong thời gian mà ảnh hưởng cái điều này là do chuyển biến của luật nhân quả, do đó có lòng tin của người này đối với vũng nước này, con hiểu không? Vì do lòng tin của người này, chứ cái vũng nước nó không có linh hiển cái gì hết, không có tà ma, bà quỷ bà quái nào hết, không có cái gì nằm trong đó phù hộ mình đâu! Nhưng mà vì cái lòng tin, bởi vì cái trường hợp xảy ra của cái người con này, do đó (được) người khác người ta chỉ bảo. Nhưng cái người khác chỉ bảo hoàn toàn đều nằm trong cái “tưởng” mà người ta chỉ. Cho nên đến cái người khác, hoàn toàn mà không có ở trong tưởng mà chỉ á, thì chúng ta làm không hết đâu! Còn cái người ở trong tưởng họ chỉ, thì chúng ta làm nó hết bệnh luôn. Vậy cho nên con biết không, cái người mà bảo mình làm đúng mà hết bệnh, mà cái người họ nói cũng như là ai bắt buộc họ nói thôi. Họ chỉ nói: “Bà, bà lạy cái vũng nước này, thì con bà sẽ hết bệnh, nhưng phải quỳ xuống đàng hoàng, cẩn thận!” do đó bà làm đúng cách như vậy là con bà hết. Thì tức là cái niềm tin, cái niềm tin của bà đối với cái vũng nước này, bà tỏ cái lòng của bà hết vì cái tình thương con, đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai, cái niềm tin của bà nó đặt cái chỗ này, nó thành một cái màu nhiệm, chứ còn cái vũng nước này nó không màu nhiệm. Đối với những người mà người ta không tin thì không có làm gì được hết. Cho nên, từ cái tưởng của bà nó lưu xuất để nó biến cái nơi này nó trở thành cái huyền diệu, cái linh hiển, để mà cứu con bà. Mà cứu con bà qua một cái nhân quả của nó sắp hết rồi, chứ nếu cái nhân quả nó chưa hết, thì bây giờ bà có lạy cả cái vũng nước này, cái vũng nước này có khô đi nữa nó cũng không hết.
Phật tử: Nhưng mà cuối cùng cái gia đình này đã làm cái bát nhang để thờ cái linh hồn ở ngay chỗ vũng nước, cho nên là xin Thầy trải lòng từ bi cho một cái lời khuyên với cái người mù quáng này.
(01:28:10) Trưởng Lão: Bây giờ, trong cái lòng tin đó, nhiều khi con thấy, mình đi trên đường, con thấy người ta lập những cái miếu nho nhỏ đó, là do những tai nạn giao thông thường xảy ra, để rồi người ta lập những cái miếu người ta thờ. Còn cái chỗ này vì người ta có cái lòng tin, người ta lập cái lư hương người ta thờ thôi. Trong khi đó mình phải học hiểu để tinh thần mình nó mạnh mẽ, để nó thấy rằng cái này là mù quáng, mê tín, không đúng, để tạo thành một cái số người khác cũng theo cái hướng này sẽ trở thành mê tín, mù quáng. Bởi vì, một người này tin tưởng làm cái lư hương, làm cái miếu nhỏ thờ, thì bao nhiêu người cũng tin tưởng thắp hương. Một người làm thì bao nhiêu người dẫn dắt đều dẫn dắt chúng ta đi vào cái mê tín, cái mù quáng đó. Thật là tội nghiệp, mặc dù người ta không xảy ra nhưng mà người ta vẫn tin tưởng! Cái tinh thần của người ta yếu đuối đến mức độ thật sự ra quá là như cây sậy, quá sợ hãi đó con. Cho nên vì vậy khi đã biết được nhân quả, đứa con mà nhân quả hết rồi thì không có vũng nước này đâu, “không có tin, không có thờ gì nữa, dẹp! lư hương này bỏ, cho mày bắt chết đi!” Mạnh mẽ như vậy, đừng có tin gì nữa hết, thì đứa con vẫn mạnh như thường, không gì hết. Nhưng mà đừng có sợ, nửa tin nửa sợ thì không được, đừng có làm, thôi để đốt hương đi cho nó an!
Phật tử: Như trong trường hợp ấy là nửa tin, nửa sợ hả Thầy?
Trưởng Lão: Ờ, phải cho mạnh mẽ vào, còn không dám thì bữa nào mời Thầy đến, Thầy đem Thầy quăng cho, giỏi thì bắt Thầy đi!
Phật tử: Thưa Thầy, cho con hỏi, con thì cũng học cũng có ít, kinh sách xem cũng có ít, xin Thầy cho biết những cái đức, cái công (. . .) con cũng dốt lắm, lý do sao vậy thưa Thầy?
(01:30:34) Trưởng Lão: Theo Thầy thiết nghĩ, con, mình đặt cái lòng tin của mình nơi cái niềm tin nào đấy thì con cứ đặt cái chỗ đó mà con tin thôi. Con đừng có nay thờ chỗ này, mai thờ cái khác thì không có nên. Và bây giờ mình đặt cái về Cao Đài thì mình tin mình thờ; về Phật thì mình tin Phật, chỉ có đức Phật Thích Ca thôi, đừng có thờ cái ông Phật Di Lặc, đừng có thờ đức Phật Di Đà. Bởi vì chỉ có một đức Phật duy nhất là đức Phật Thích Ca, đó là mình thờ đúng.
Chớ còn không khéo trong phật tử mấy con nào là thờ Quan Âm nè, nào là Di Đà nè, nào là Thế Chí, nào là Di Lặc nè, tất cả những Phật đó là Phật tưởng, mấy con! Mình chỉ thờ duy nhất có đức Phật Thích Ca mà thôi, bởi vì trước Phật Thích Ca thì không có một vị Phật, không có bảy vị Phật quá khứ. Mà sau Phật Thích Ca thì những người nào tu thì cũng được giải thoát như Phật Thích Ca thôi, chứ không phải là Phật vị lai, không thể nào có Phật vị lai. Bởi vì từ đức Phật Thích Ca trở về sau, những người nào mà được làm chủ bốn sự khổ đau sinh, già, bệnh, chết thì cũng đều là Phật, nhưng mà không được gọi là Phật vị lai. Chứ không phải nói Phật vị lai là có đức giáo chủ, hay đức Phật Di Lặc, thì cái đó là cái tưởng tượng của người ta thôi. Đã có ông Phật Thích Ca ra đời thì không thể có ông Phật Di Lặc mà làm giáo chủ nữa. Chỉ tưởng tượng, cho nên vì vậy chúng ta đừng có tin. Còn con bây giờ cứ theo thờ một vị nào thì con cứ tin cái vị đó con thờ thôi, đừng có để tư tưởng nay vầy, mai khác, làm cho con bị xáo động, xáo động cái tinh thần. Duy nhất mình chỉ biết có một cái vị mình tin tưởng, mình đặt cái lòng tin của mình ở vị đó mà thôi. Còn đối với đạo Phật…
Phật tử: (. . .) thí dụ như vậy đó, tin đức Phật thì theo đức Phật Thích Ca, tin đức chúa Giêsu thì theo đức chúa Giêsu.
Trưởng Lão: Đừng có tin cái gì khác nữa con, đó là duy nhất của mình, một cái thôi con.
Phật tử: Thưa Sư ông cho con hỏi, niệm Phật, rồi vãng sanh, như con đọc sách của Sư ông, thì không có cõi Phật A Di Đà, vậy thì khi mình đã thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, vậy thì khi mình thoát khỏi cái thân này thì về cõi nào và ai là người cai quản cõi đó?
(01:33:16) Trưởng Lão: Ở trong cái cõi mà gọi là Niết bàn thì không có ai cai quản, không có ai làm vua hết, chứ không phải có ông Phật Di Đà làm vua trong đó. Cõi này là cái cõi tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự, người nào cũng có thì trong đó không có ai mà làm vua gì hết. Con có thấy cái tâm bất động của con chưa? Đó là khi con vào cái trạng thái đó là cái trạng thái Niết bàn. Cho nên khi mà hiểu rồi, lúc bấy giờ Thầy sẽ nhắc mấy con, khi mà cơ thể mấy con sắp sửa chết thì nó đau nhức, nó đau lắm. Cho nên mấy con tác ý “tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự, đừng có sợ cái đau nhức”, thì mấy con cứ tác ý như vậy, thì cái tâm bất động của mấy con cứ còn tác ý “tâm bất động”. Khi cái thân của con chết thì mấy con sẽ ở trong bất động, thì mấy con cũng vào Niết bàn của chư Phật, không còn tái sanh đâu! Cái tâm bất động là ở đó nó không có cõi nữa, cái trạng thái thôi, trạng thái bất động. Thì Phật Thích Ca cũng ở trong đó, tất cả những người mà giữ được cái tâm bất động cũng đều ở trong đó hết. Nhưng mà không có ai cai trị mình, ở đó nó bình đẳng lắm con, nó bình đẳng, không có vị thấp, vị nhỏ mà cai trị với nhau. Ráng tu, ở chỗ đó là chỗ bình đẳng nhất. Còn hỏi Thầy gì nữa không con?
Phật tử: Thưa Thầy (. . .)
Trưởng Lão: À! Được, con cứ sắp xếp cho nó yên ổn hết, rồi con về đây con tu. Rồi Thầy sẽ cho con một cái thất, rồi sau khi mà về thì con viết bức con gửi Thầy, để rồi Thầy biết con đến con ở tu , rồi con sẽ trình trong bức thư đó, con sẽ trình trong cái sự tu tập của , xả tâm như thế nào, tâm con còn bị lo lắng cái gì nữa không? Con trình hết khi Thầy thấy nó được yên ổn á, thì Thầy sẽ dạy tiếp con tu cái pháp giải thoát đi tới nữa.
Phật tử: Dạ cho con bạch Sư ông cho con hỏi, sách của Sư ông con cũng có đọc rồi, cũng theo cái cách của Sư ông là định niệm hơi thở với lại tác ý, nhưng mà nếu con định niệm hơi thở thì sao cái tâm của con cái gì trước kia nó cứ hiện ra, cái tâm con nó lăng xăng, thì Sư ông chỉ cho con làm sao cho cái tâm con nó được thanh tịnh?
(01:35:47) Trưởng Lão: À, bắt đầu các con sẽ tập như thế này, nó sẽ không có niệm khởi nghĩ cái này cái kia nữa. Tức là con tập nhiếp tâm, con sẽ tác ý từng cái câu rồi con sẽ thở, con thấy tâm con nó hay lăng xăng phải không? Ngồi lại nhiếp tâm thì sẽ có niệm này, niệm kia khởi thì con nhắc, “an tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô, thở ra. Con yên lặng hít vô, thở ra, con biết hơi thở ra, vô phải không? Rồi con lại tác ý lần nữa, “an tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô, thở ra nữa. Còn con muốn nhanh thì con sẽ không tác ý một cái câu nó dài như vậy, mà con chỉ tác ý câu đầu thôi, “an tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô, thở ra con bảo, con nhắc “hít” thì con sẽ hít, bảo “thở” con sẽ thở; “hít”/“thở”, “hít”/“thở”, con sẽ hít vô, thở ra. Con sẽ tu tập như vậy. Con đừng tu nhiều, con tu từ một phút rồi lần lên năm phút; năm phút được rồi con tu mười phút thôi. Tới chỗ này con dừng lại, con dừng lại, để hỏi Thầy rồi sẽ tiếp tục. Bởi vì con nhiếp tâm được mười phút, con đừng tăng nữa, mà con tăng nữa con sẽ bị ức chế, con hiểu không?
(01:37:09) Hết mười phút thì dừng lại, thì lúc bấy giờ Thầy sẽ dạy tiếp cho con sẽ an trú, an trú “an tịnh tâm hành” á, làm cho cái tâm của con sẽ an ổn, làm cho thân con sẽ an ổn, thì lúc bấy giờ dạy cho con an trú chứ không phải nhiếp tâm nữa. Nhiếp tâm thì con cứ tác ý một câu hít thở chứ gì? Nghĩa là con nhớ, nè bây giờ “an tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra” đó là nhiếp tâm, chứ chưa an đâu, phải không? Bây giờ, cứ mỗi khi thở con hít thở, hít thở rồi còn tác ý hít thở đó là còn động, cho nên nó chỉ nhiếp tâm thôi. Bây giờ an tịnh là con nhiếp tâm được mười phút rồi, thì bắt đầu bây giờ con sẽ tác ý một câu thôi, “an tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô”, cũng câu đó, “an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô thở ra, hít vô thở ra năm hơi thở không tác ý, không tác ý tức là không bị động, mà không bị động tức là an, tức là an trú trong hơi thở thôi. Còn tác ý là còn động, con hiểu chưa?
Bây giờ tập an trú, tập hồi trước đó là tập nhiếp tâm, nhiếp tâm trong hơi thở, bây giờ tập an trú trong hơi thở là không tác ý nữa. Nhưng mà con tập lần lượt, hồi nãy con tập mười phút rồi, nhiếp tâm rồi, bắt đầu bây giờ con sẽ tác ý. Khi mà con tập cho đến khi con tác ý một câu mà con giữ được mười phút, hoàn toàn biết hơi thở ra, vô, tức là con an trú được ở trong hơi thở được mười phút, thì con dừng lại không được tu nữa, không tiếp tục mà an trú nữa. Mà tiếp tục an trú nữa con sẽ rơi vào không tưởng, không được! Tới đây rồi bắt đầu Thầy mới dạy con cách thức xả tâm. Xả tâm, ly dục, ly ác pháp nó khác, bởi vì cái tâm mình đã nhiếp phục được rồi, bắt đầu con ngồi con xả tâm thì sẽ, bởi vì khi mà nó an trú được trong mười phút rồi thì mà con ngồi đây mười phút thì nó sẽ có niệm, mà có niệm tức là phải sử dụng cái pháp để xả tâm. Há, nó đi từng bước con: nhiếp tâm rồi, an trú tâm rồi mới xả tâm, rồi xả tâm ly dục ly ác pháp. Xả tâm ly dục ly ác pháp xong rồi thì bắt đầu mới dạy con trên Tứ niệm xứ, con thấy không đi từng pháp một.
Phật tử: (. . .) tụi con không làm được.
Trưởng Lão: Ờ! Đúng rồi con, phải đi từng phần, từng phần rồi còn kiểm tra, thí dụ bây giờ ở trong mười phút này mà Thầy thấy con bị vận dụng cái hơi thở nhiều quá, ức chế tâm, trong mười phút này vẫn bị vận dụng là sai con à. Phải được Thầy hướng dẫn, chứ còn nói là nói, nhưng mà tu là phải được người hướng dẫn mới được con.
Phật tử: Thưa Thầy, Thầy cho con hỏi, như Thầy vừa nói là con người không có linh hồn, vậy thì khi mà linh hồn chết có đầu thai không ạ, và cái nghiệp báo về nhân quả là như thế nào?
(01:40:04) Trưởng Lão: À, người ta nói nghiệp đi tái sanh luân hồi chứ người ta đâu có nói linh hồn đi tái sanh luân hồi con? Con nghe nghiệp đi tái sanh luân hồi, nghiệp là cái gì? Cái hành động, bữa nay con làm một cái điều tốt, con giúp đỡ một người nghèo, con cho người đó một bát cơm, một đồng bạc cho người nghèo đó là cái hành động đó gọi là nghiệp con hiểu không. Phải không? Bây giờ đó con chửi, con giận, con mắng, con chửi người ta đó là cái nghiệp, nghiệp chửi, nghiệp sân, những cái nghiệp đó nó sẽ là từ trường. Khi con bỏ cái thân này chết rồi, những cái từ trường mà thiện, ác của con á, nó sẽ tương ưng với ai để nó làm con, cho nên nói là nghiệp đi tái sanh luân hồi, chứ không phải linh hồn đâu con.
Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi, (. . .) ví dụ như là mình lưu luyến mà mình lên, xuống mộ hoài thì cái người đó có siêu thoát được không thưa Thầy?
Trưởng Lão: À, nói chung là khi chết thì đức Phật đã bảo chết đây thì sống kia, người chết rồi thì tương ưng rồi, nó không còn. Nhưng mà vì cái tình cảm con lưu luyến á, nó làm cho con, nó ray rứt trong lòng, con thương yêu nó, con đến lui, đến lui hoài, nó làm cho người đó đi tái sanh không được? Không phải! Người đó đã tái sanh rồi, con hiểu không? Nhưng mà cái từ trường, cái từ trường mà còn sống của họ, họ đã phóng ra, cho nên con có thể giao cảm qua cái từ trường đó bằng cái ý niệm con, cái tình cảm của con đối với cái người đã mất á, con sẽ nằm chiêm bao hay thấy người đó, phải không?
Nhưng mà mình đừng có cầu siêu cầu an, nó thuộc về mù quáng mê tín đi con. Nó không được, mà con phải làm bằng một cách thực tế hơn. Phật giáo dạy mình làm cái gì nó phải thực tế. Chẳng hạn mà bây giờ cái người mất, người đã mất rồi như cha, mẹ mình mất rồi. Bây giờ mình muốn làm cái lợi ích cho cha, mẹ mình, bởi vì mình là con của cái người đó, thì cái nhân quả của mình với người đó. Nó có cái nhân quả đó con, con hiểu không, bởi vì nó không nhân quả sao được? Cho nên vì vậy con giữ gìn năm giới, hoặc là con thọ Bát quan trai giữ gìn chín giới, chín giới bát quan trai, nó là chín giới đó con! Con giữ gìn chín giới trong ngày thọ Bát quan trai không phải con tu cho con, mà con tu cho cái người thân của con, con ước nguyện cái hành động sống mà tu này đó, cho mẹ con sẽ gặp được Bát quan trai, hiểu không? Cho gặp được năm giới để mà những người này sống trong thiện pháp. Đó, là cái ước nguyện đó sẽ đạt được cái chỗ mà cha, mẹ ta sanh vào cái chỗ nào đó con không biết, nhưng mà cái người mà, đứa bé mà sanh ra đó, nó lớn lên nó sẽ gặp những cuốn sách kinh đó mấy con, nó sẽ gặp Phật như đó đó.
Phật tử: Dạ thưa Thầy, như vậy thì ví dụ như (. . .) nó không ảnh hưởng, vậy thì mình làm việc thiện để hồi hướng.
Trưởng Lão: Đó mình làm việc thiện, mình sống thiện con, chẳng hạn bây giờ con bố thí mình ước nguyện cho cha, mẹ con, thì không ngờ cha, mẹ con lại sanh vào trong cái nhà giàu có, nó được đầy đủ, chứ nó sanh trong cái nhà nghèo thì (túng thiếu). Đó, mình làm cái gì nó cũng được những ảnh hưởng tốt của nó con.
Phật tử: Dạ mô Phật, thưa Sư ông, con cũng đi được nhiều, tại con không có (. . .) con bên Tịnh độ á, mỗi lần con ngồi con nhiếp tâm thì con cũng bị như nó quay cuồng, bên thiền cũng quay cuồng, con không biết là con có duyên đi đúng về cái chánh pháp hay không con không biết, nhưng mà con cứ hỏi hoài, thì con được một cái cô phật tử cho một cái (. . .) Sư ông viết ấy. Cho nên hôm nay con muốn hỏi là con phải đi thế nào nào cho đúng? Con muốn đi hướng nào từ đầu cho nó chắc Thầy?
Trưởng Lão: À con muốn tu phải không?
Phật tử: Dạ
(01:44:01) Trưởng Lão: Thì bắt đầu con thấy mỗi lần con nhiếp tâm niệm Phật thì nó đều quay cuồng à con?
Phật tử: Dạ
Trưởng Lão: Thôi bây giờ con phải xả hết cái đó đi, đừng có tu tập cái đó, nó sai rồi! Nó không đúng rồi á. Bắt đầu bây giờ đó, cái giai đoạn của con theo cái quay cuồng đó quá cái sức tu tập của con rồi, mà con đi tới nữa nó sẽ thành bệnh.
Phật tử: Dạ
Trưởng Lão: Cho nên con dừng lại, đừng tu tập nó nữa, đừng tu pháp đó nữa, đừng nhiếp tâm, niệm Phật nữa, mà con nên bây giờ trong cái giai đoạn này nên xả tâm, coi như là nhiếp tâm, an trú tâm rồi mới xả tâm. Bây giờ nhiếp tâm an trú mà con đi quá sức, nó sai đó con hiểu không? Hồi đầu con mới tu tập nó không có vậy đâu. Nhưng mà vì con đi nó hơi quá cái sức của con rồi, nó bị sai rồi, thì bây giờ con dừng lại không tu tập. Bởi vì Phật pháp không tu tập một pháp đâu, nhiều pháp lắm con. Bây giờ đó, con sẽ ngồi lại bình thường như thế này, để quan sát từng tâm niệm của mình để xả nó thôi con, chứ còn không có tu gì nữa hết. Không có nhiếp tâm trong cái gì hết thì không có bị nó quay cuồng con đâu. Nhưng mà nhớ, khi nào muốn tu con cứ lên đây Thầy giúp cho, để việc tu tập cho nó được.
Phật tử: Con muốn đọc sách để tham khảo.
Trưởng Lão: À, con muốn đọc sách con sẽ xin, quý vị sẽ cho con. Con muốn đọc cuốn sách nào cũng được, đọc “Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Nào”, mình muốn chứng đạo mà, thì mình phải tu pháp môn nào, cái tựa sách nó như vậy đó mấy con, mấy con cứ xin. Ai tu mà không muốn chứng đạo, muốn chứng đạo thì phải đọc coi cái bài pháp nào dạy mình chứng đạo? Vậy mấy con xin mấy cái cuốn sách đó đọc, phải không? Thì mấy con mới nắm được các pháp, cái gì mà không hiểu á, thì mấy con sẽ đến hỏi Thầy sau.
Phật tử: Thưa Thầy, (. . .) bây giờ mình là một cư sĩ tại gia, thì cái xuất phát của quý thầy như vậy không có điều kiện, chứ có điều kiện là (. . .) thì con thấy đây là một cái điều rất nặng nề, cũng có nhiều tư tưởng, chứ đâu tại gia đúng với hoàn cảnh của nhiều gia đình. Cũng như vô đây Thầy giảng, nếu mà những cư sĩ trước khi vô đây học thì phải được sự đồng ý của chồng. Nhưng mà, thí dụ như bây giờ, người chồng không có chịu trình, đôi khi mình đi thì cũng có thể cho đi, nhưng mà sau đó mình lại có sự đổ vỡ thì nó cũng không đem lại sự an lạc, an vui cho xã hội và gia đình. Cho nên là bây giờ xin Thầy cho những cách nào, những cái pháp nào mà người cư sĩ rồi là, thí dụ như một người đó cư sĩ, nhưng tất cả các những gia đình đều sống trong cái hạnh thánh cư sĩ, thì làm sao có điều kiện, có phương tiện hay một cái lực nào đó cảm hoá được gia đình đi theo con đường thánh cư sĩ.
(01:46:50) Trưởng Lão: À, nó có giới luật con, nó chuyển biến gia đình hết à. Giới luật của Phật nó làm thay đổi gia đình. Ông chồng không đồng ý, không cho tu, nhưng mà một thời gian sau con bền chí, con sống trong giới luật. Trong gia đình, con vui vẻ, tất cả mọi sự kiện đối với gia đình, cái gì con cũng làm hết bổn phận, con vui vẻ, không có rầy rà, không có gì hết toàn bộ. Hồi đó con còn cãi cọ, rầy rà. Bây giờ không cãi cọ, rầy rà chồng con gì nữa hết, phải không? Cái đúng sai con cũng nói lời nhỏ nhẹ, còn nghe hay không nghe thì thôi, bổn phận con làm hết rồi mà, phải không? Do đó con sống được năm giới. Bắt đầu từ đó con sẽ không ăn thịt chúng sanh. Đầu tiên thì nấu một cái tô thịt có rau cải, con ăn rau cải còn thịt không ăn. Đó, con dẫn dắt từ gia đình của con lên đó bằng cách con ăn chung, không có làm mâm chay, mâm riêng, ăn chung nhau nhưng mà bỏ thịt, nhất định là không ăn mà vẫn gắp rau ăn trong tô canh ăn.
Còn tất cả những cái vật khác ví dụ như thịt kho hoặc cái này kia thì có củ cải ở trong đó thì gắp củ cải ăn, mặc dù nói có lộn thịt ở trong đó nhưng mà không ăn thịt, cứ ăn rau. Ờ, bắt đầu bây giờ chồng có nói gì thì nói, bởi vì mình cũng thuyết pháp, mình cũng thuyết phục bằng cách là: “Trước kia không biết Phật pháp thì thôi. Sau khi biết Phật pháp rồi, em thấy mọi cái thịt chúng sanh là có sự đau khổ của chúng sanh đó nên không nỡ tâm ăn. Khi không biết thì mình ăn nó tự nhiên lắm, nhưng mà khi biết rồi thì không ăn được. Thì còn anh bây giờ như thế nào thì anh cứ ăn, còn riêng em thì hãy cho một chút quyền của em, em sống với em”. Thì cứ nói thẳng, nói thật vậy thôi, người nào cũng có quyền sống bình đẳng mà, cho nên không ép buộc.
Phật tử: Thưa Thầy, cái vấn đề mà tu tập, sống ở đời thường thì con thấy cái vấn đề ăn thịt chúng sanh đôi khi nó cũng chưa có thể là gây tác hại tới xã hội bằng các cái tội khác. Cho nên là, đôi khi là con chống báng các cái tội khác của những người trong gia đình tham gia, thì có cái sự xung đột, xung đột rất là gay gắt. Cho nên đôi khi con nghĩ là, hay là mình đã làm cái gì đó, tới đó là mình đã hết sức mình chịu. Rồi đôi khi là, nhất là mình đi giống như là trốn đi, thì cái điều này không được, cũng giống như là mình vô đây Thầy giảng như vậy là mình chưa hoàn thành nhiệm vụ, thì bây giờ con mới hỏi, cái người tốt mình không giác ngộ, thì cái nhiệm vụ này tới chừng nào mình mới hoàn thành?
(01:49:20) Trưởng Lão: Không, đây Thầy dạy cho con nó rất là rõ ràng, bây giờ con chỉ có cái lời nói thôi, còn họ nghe hay không nghe đó là việc của họ, nhân quả người ta mà, con hiểu không? Cái nghe hay không nghe là nhân quả. Con có cái nhiệm vụ, cái trọng trách của con là đạo đức, con chỉ dạy thôi, con chỉ nói thôi. Còn nghe hay không nghe thì thôi, con đừng có buồn phiền, không gì hết. Hoàn toàn cái vấn đề này con cũng giải thích để cho gia đình chồng con hiểu, mà nó không hiểu là nó lý luận, nó cãi cọ thôi. Hoàn toàn mình không cãi, mình không tranh hơn thua. Mình có cái tật hay tranh hơn thua, cho nên đó là cái sai. Mình chỉ nói rồi thôi, ai nói hơn thì nói. Ai làm gì làm, không cãi, nhưng cách sống của con, con chỉ hiểu làm sao sống cho đúng năm giới luật.
Bây giờ ví dụ như cái giới thứ năm, cái giới không uống rượu, mà chồng con uống rượu hay bài bạc này kia, thì con cũng nói, đó là cái nhiệm vụ của con đó. Còn nghe hay không nghe là quyền của chồng con, chứ không có rầy rà, không rằn ri cái gì nữa hết, chỉ nói thôi. Coi như nhiệm vụ của con xong, con an vui cho chính con, còn không có cái gì đó mà để làm cho thân con động, và cuối cùng nó sẽ dẫn dắt chồng con sẽ trở thành tốt. Cái thiện pháp này nó ngầm nó chuyển biến chứ không thể con nói cái nó nghe liền đâu, không phải! Nó làm thay đổi lần lượt thật đó, người ta sáng suốt, người ta thấy con sao mà nói mà làm, nói mà làm. Và đồng thời hôm nay nó thay đổi kỳ cục, không còn cằn nhằn, không còn cãi cọ, không còn lý luận nữa, vợ mình hôm nay nó tốt kỳ cục. Lúc bấy giờ đó, chính những cái đó mà người ta thấy cái tốt của con, đó là con đã nhiếp phục được mọi người, con cố gắng làm những điều này là con đã giúp được cho gia đình an lạc, vui vẻ, phải không? Các con còn hỏi thêm gì nữa không? Thầy còn thọ trai, cảm ơn mấy con, thôi bây giờ nghỉ con.
HẾT BĂNG