00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20060412 - THẦY THĂM TUY HÒA - XẢ TÂM VÀ ĐUỔI BỆNH

THẦY THĂM TUY HÒA - XẢ TÂM VÀ ĐUỔI BỆNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe : Phật tử

Ngày giảng: 12/04/2006

Thời lượng: [33:12]

Tên cũ: 1220-(TuyHoa)-XaTam-DuoiBenh-SachDaoDuc-TuNiemXu-KnDuoiBenhThayChonThanh-(12-4-2006)

1- HỌC VÀ HÀNH THEO LỜI PHẬT DẠY ĐỂ LY THAM SÂN SI

Trưởng lão: Thì mới tu được, chứ nếu mà không học không hiểu tu không được. Bởi vì mấy con thấy trong kinh sách của Phật nó có Bát Chánh Đạo đó, tám cái lớp học. Mà nếu mình không học tám cái lớp học thì làm sao mình hiểu đâu mà mình không phiền não, không đau khổ.

Cái lớp Chánh Kiến là cái lớp dạy cho mình nhìn cuộc đời của mình thấy như thật, nó mới sự thật, mình thấy như thật mình không bị lầm lạc, mà mình không bị lầm lạc mình không buồn phiền đau khổ. Thí dụ như người ta chửi mình mà mình thấy như thật đúng thật thì mình đâu có ghét cái người chửi mình đâu. Cái người chửi mình là cái người đang khổ đó mấy con, họ mới chửi mình được, chứ nếu mà họ không giận, không sân thì làm sao họ khổ họ chửi mình. Cho nên mình nghĩ mình thấy mình nghĩ như thật mà, mình phải thương chứ, cho nên mình thương rồi mình đâu có chửi họ, có phải không? Do đó thì mình đâu có làm khổ mình, mình đâu có làm khổ họ.

Con thấy không, đạo Phật nó dạy cho mình thật mà. Thí dụ như bây giờ mình làm ra tiền bạc, nhà cửa, xe cộ cho nhiều, nhưng mà mình học các pháp vô thường, có cái gì thường đâu mà ham, ham rồi khi chết mình có mang theo được không? Rồi cuối cùng thì mình thấy không có gì mà thường hết!

(01:11) Cho nên mình sống ở đời thì mình làm cho có sống với mọi người, có chia sẻ với người bất hạnh trong xã hội, chứ không phải vì phục vụ cá nhân của mình, cho nên mình sống rất là hạnh phúc. Có phải không? Đạo Phật dạy mình như thật mà, thì các con thấy có pháp nào mà thường không? Vô thường hết thật sự mà. Đâu có gì mà thường được. Mà các con cứ nghĩ cái thân này của mình, đâu phải, của nhân quả, do nhân quả mình sinh ra. Nếu mà cha mẹ mình không do nhân quả, hành động kết hợp nhau làm sao có mình, có phải không? Do nhân quả sinh ra chứ, làm sao mà ngoài nhân quả mà được.

Khi mình học hiểu như thật vậy thì mình thấy mình không còn có cái gì mà dính mắc, không còn có cái gì buồn phiền lo lắng, buông xả hết. Cho nên đạo Phật có cái Tứ Vô Lượng Tâm đó, Xả Tâm Vô Lượng, mọi pháp đều thấy đúng như thật, làm thật, thành ra tâm hồn mình thanh thản, an lạc, vô sự. Mà tâm hồn thanh thản, an lạc, vô sự mấy con thấy giải thoát không? Có ai động tới mình được đâu, phải không?

Nhưng mà phải học, phải tập luyện mấy con, chứ không phải dễ đâu. Bây giờ mình muốn mà tập luyện cho mình có đủ sức bình tĩnh tỉnh thức trước các ác pháp, trước cái khổ đau đó mà mình bình tĩnh được thì mình phải tập chứ.

(02:24) Bây giờ mấy con tập như thế nào nè? “Tôi đi tôi biết tôi đi”, mình đi mình cảm nhận được bước đi của mình rất là bình tĩnh trên cái bước chân đó chứ gì? “Tôi thở tôi biết tôi đang thở”, mình hít thở biết thở là tỉnh thức ở trên hơi thở chứ gì? Nhưng mà mình thở một hơi có niệm khác thì nó chưa tỉnh thức, còn mình tỉnh thức thì nó không có niệm, phải không? Nhưng mà mình tập dần dần, dần dần nó quen tăng lên. Ở đời không có cái gì mà không làm được, chỉ có mình không quyết chí mà thôi. Giả dụ như một ngày con dành ra năm phút, mười phút mấy con tập, nhiều ngày mấy con thấy. Cũng như bây giờ Thầy nói bây giờ tâm hay sân đi, ai nói gì con tức, mình biết cái tâm mình hay sân.

Mà sân thì khổ, mà khổ thì mình tức giận mình chửi họ. Mình thấy không được, do đó mình nhắc như thế này Thầy dạy cho: “Tâm như cục đất, ly sân đi. Sân là đau khổ, mày giận hờn là mày đau khổ”, các con nhắc vậy, cứ nhớ nhắc. Lát nữa có ai nói tức giận, trong đầu của mấy con nó nhắc: “Tâm như cục đất, ly sân đi”. Mà tâm mấy con nhắc được câu nói đó mấy con không sân, các con thấy chưa?

2- XẢ TÂM ĐUỔI BỆNH

(03:34) Bây giờ Thầy dạy cho mấy con cái phương pháp nữa. Tâm mấy con đang sân, mà muốn cho nó hết sân. Mấy con muốn cho nó đừng có sân chứ gì? Mà mình cứ tức tức trong lòng, mấy con làm như thế này này: “Quán ly sân…​” nghĩa là lìa cái tâm sân ra, “ Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con hít vô thở ra năm hơi thở, rồi mấy con tác ý lần nữa, hít vô thở ra năm lần, chừng mười hơi thở thôi mấy con, mấy con đừng có đếm nữa, mấy con thấy tâm sân mấy con đâu còn nữa đâu. Bởi hồi đó mấy con lo đếm hơi thở nó quên sân mất rồi, có phải không? Mà mấy con tác ý nó lại đi rồi.

Thầy dạy thêm mấy con pháp nữa. Bây giờ mấy con nhức cái đầu hay đau cái tay này, Thầy dạy mấy con nhớ mấy con tập nó mới hết, chứ mấy con không tập nó không hết đâu. Đau tức là cảm thọ trong thân của mấy con đau bệnh chứ gì? Phải không? Bây giờ cái đầu của mấy con nhức, mấy con hồi nãy nó đâu có đau đầu, mà bây giờ nó lại nhức đầu.

(04:30) “Thọ là vô thường, hồi nãy mày không đau thì bây giờ mày cũng không đau, chứ không phải là đau được”, con biểu vậy phải không? Thì con tác ý, con bảo như thế này này: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra”, các con đưa ra. “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”, các con đưa vô. Rồi tay bên đây các con cũng đưa ra, đưa vô rồi tác ý đưa ra đưa vô. Mấy con cứ lo làm cái chuyện này đi, mấy con làm một hơi cái đầu xả ra, xả ra nghỉ không làm nữa coi cái đầu còn đau hay hết !? Nó quên đau rồi, mắc lo đưa tay ra vô một hơi nó quên mất.

Nhưng mà các con, nó hiệu nghiệm lắm, là chỗ mấy con tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô”, hoặc là “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra”, “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”, “An tịnh thân hành tôi biết …​”, mình bảo cái thân mình nó an nó đừng có đau bệnh nữa chứ gì? Thì nó sẽ hết. Thiệt ra thì hết bệnh không mấy con? Nhưng mà cái đầu hết đau, không phải sướng sao? Đi bác sĩ phải tốn tiền thuốc chứ bộ, bộ nó cho mình sao? Thấy không thấy mình chỉ ngồi chơi mình làm vầy một hơi mà cái đầu hết đau không phải sướng sao?

Nhưng mà mấy con nhớ khi mà muốn trị bệnh đó đó, thì mấy con muốn trị cái phương pháp mà trị bệnh đó, mấy con bệnh gì cũng được hết, nhưng mà muốn trị cho nó hết, mấy con nhớ ăn ngày một bữa cho Thầy, đừng có ăn nhiều nó dễ đau lắm. Nhớ ăn ngày một bữa không có chết đâu, con ăn đâu có chết. Chừng nào mấy con không ăn là mấy con chết. Nhưng ăn vừa vừa, hôm nay sống như Phật ăn ngày một bữa và sử dụng cái cánh tay, sử dụng hơi thở trị bệnh thì hết, thì các con không tốn tiền thuốc. Các con nên nhớ đi rồi mấy con làm đi, khi nào bệnh các con ăn ngày một bữa. Đừng có nghe bác sĩ ăn nhiều nó mau mạnh. Mấy con làm đi.

Khi nào giận hờn phiền não thì mấy con cũng nhớ lời Thầy dạy chứ gì, mấy con sẽ làm .. Rồi sau này có dịp Thầy sẽ dạy cho mấy con Kính ngữ, tức Ái ngữ, nói lời ngọt ngào, nói lời ôn tồn, không bao giờ nói lời thô lỗ, không bao giờ nói, nói lời hung dữ, thì cuộc đời không của mấy con .. Thầy đã biết cách dạy đạo đức. Thì bây giờ Thầy nói chuyện mấy con mà Thầy có mang theo cuốn sách đạo đức, đây là chính án rồi mấy con. Mấy con ra ngoải gửi cho các cư sĩ người một ít. Mấy con có hỏi gì Thầy thêm không?

(07:02) Bởi vì đạo Phật nó thực lắm mấy con. Nó không có cầu cúng ông nào phù hộ nó đâu. Còn cái đạo Phật mà mình đến chùa cầu siêu rồi cầu an cho nó gia đình mạnh giỏi, mà chửi lộn đánh lộn thì thôi, không có bao giờ đạt được. Chú Thanh Trí gửi cho mấy con Phật tử ở đây một cái bộ đĩa mà Thầy đã giảng cái lớp Bát Chánh Đạo vừa rồi, lớp Chánh Kiến, mấy con sẽ nghe Thầy dạy đạo, dạy đạo cái lớp Chánh Kiến. Rồi mấy con sẽ thấy học trò của Thầy họ làm bài như học sinh đó. Tại vì mình muốn hiểu thì mình phải làm một cái bài luận, lý luận để cho mình hiểu.

Thầy gợi ý hướng dẫn cho người ta hiểu đúng. Cho nên vì vậy mà ở trong này thì mấy con nghe và đồng thời mấy con sẽ thấy sự thật của đạo Phật nó lợi ích thiết thực, nó làm cho cái sự hiểu biết của mình nó làm cho mình hóa giải, làm cho mình tâm không có phiền não. Hạnh phúc lắm mấy con! Đạo Phật không có cầu cúng, không có cầu ông thần, ông Phật nào mà phù hộ mình nữa đâu. Phật có nói như thế này này, mấy con có nghe không? “Các con tự thắp đuốc lên mà đi”, có phải không? Ông Phật bảo mình thắp đuốc lên đi chứ đâu phải ông nói các con cầu khẩn để cho người ta phù hộ cho đâu. Phật đâu có nói điều đó đâu.

Cho nên con lấy (Cho bao nhiêu cuốn?) Con lấy bốn năm bộ con cho quý Phật tử. Rồi, được rồi. Rồi, các con cho đi. Một bộ hai tập con. Một bộ sách này nó tới hai mươi bốn cuốn lận. Thầy mới xin phép được hai cuốn. Lần lượt Thầy sẽ xin phép đầy đủ Thầy cho các con đủ sách đạo đức dạy đạo.

Tiếc vì Thầy không có đem theo nhiều, Thầy mà có đem theo nhiều Thầy gửi cho mấy con một bộ lưu lại kỷ niệm trong cái dịp mà Thầy đi ngang qua đây. Rồi nhiều khi mà Thầy còn ký tên trong này cho mấy con để lưu giữ kỷ niệm.

(09:30) Nói chung Thầy viết sách đạo đức là Thầy thương mấy con lắm! Tại vì Thầy muốn mấy con sống đạo đức không làm khổ mình để mấy con được giải thoát, không làm khổ mình khổ người thì mấy con được giải thoát chứ gì? Mấy con sẽ được hạnh phúc chứ gì? Cuộc đời mà không có khổ, không có khổ mình, không khổ người thì hạnh phúc rất là lớn. Được rồi con. Con gửi đây một nửa sau ở đây mấy cô, chú, mấy anh chị sẽ phát nha. Nếu mà không có thì mấy con phô tô ra thêm đọc mấy con. Còn không thì lần lượt Thầy sẽ gửi cho.

Đi đường xa quá, rồi đi Thầy cũng gửi cho người một mớ một mớ, một mớ tới chỗ nào là Phật tử có hết.

Mấy con ráng mấy con. Đọc sách đạo đức thì mình sẽ sống đạo đức, mà ở đời có gì hơn là mình sống đạo đức. Thực tế lắm mấy con. Cho nên Thầy mong rằng mấy con được gặp thầy là mấy con sẽ trở thành những người đạo đức, những đứa con đạo đức. Sống đạo đức không có gì khó hết mấy con.

Chẳng hạn bây giờ đạo đức giao thông, mấy con đã học rồi. Bởi vì tai nạn giao thông xảy ra nó làm khổ mình khổ người, chết người mất mạng nữa, để lại một người vợ mấy đứa con thơ khổ đau lắm mấy con, có phải không ? Như khi học đạo đức, mình lái xe ra đường là cẩn thận hết sức, vì đó là nỗi đau khổ, con hiểu không ? Đó là đạo đức, chứ đâu phải luật lệ giao thông đâu.

(11:09) Phật tử:…​(không nghe rõ)

Trưởng lão: Cái gì Thầy không nghe con?

Phật tử: Con bệnh đó Thầy.

Trưởng lão: Con bệnh hả con?

Phật tử: Con bệnh ngay thắc lưng, mà nó trở đi trở lại.

Trưởng lão: Trở đi trở lại hoài phải không con? Con vui vẻ, con chấp nhận, con sẽ thọ Bát Quan Trai.

Phật tử: Dạ con cũng quyết con xin quy y, xin Phật phù hộ cho con sống tốt, mạnh giỏi. Con xin ước nguyện về Tu Viện Chơn Như, con sẽ gần bên Thầy để giúp cho Thầy…​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Vậy thì cái tâm nguyện của con tốt rồi. Nhưng mà ở ngoài này con tập sống 8 giới bát quan trai. Con sống 8 giới đó, ăn ngày 1 bữa.

Phật tử: Dạ con xin trình Thầy, cái chân con đi không được.

Trưởng lão: Không, con khỏi cần đi, Thầy sẽ dạy con khỏi đi, con chỉ tu cánh tay con thôi, tu 2 cánh tay con đi ra đi vô. Con tu hơi thở, phải không con?

Phật tử: Dạ, lúc đầu con đi kinh hành…​ Tay trái đưa ra sau lưng, ray phải đưa ra sau lưng. Vậy được không Thầy?

Trưởng lão: Được, nhưng mà con đi pháp Thân hành niệm phải không? Con đưa dữ vậy?

Phật tử: Dạ con bước.

Trưởng lão : Rồi con bước đi.

Phật tử : …​(không nghe rõ). Hai mắt nhìn xuống dưới đất…​. (Không nghe rõ).

(13:21) Trưởng lão: Thôi được rồi. Phải chi được gần Thầy Thầy dạy cho con tập. Chứ con, tùy theo cái đặc tướng của mình, tuỳ theo cái bệnh tật mà mình tu theo Pháp Phật để mình đẩy lui chướng ngại pháp ở trong thân tâm. Còn con tự đọc sách rồi con tu nhiều khi cái người cái pháp đó với cái người người ta mạnh, chứ không phải cho người bệnh như con. Cho nên vì vậy nhiều khi nó lại tu sai pháp đi, con hiểu không ?

Phật tử: …​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Vậy hả? Bởi vì sai pháp, nó không hợp với con

Phật tử: Dạ, có bữa thì nó khỏe, có bữa thì nó mệt.

Trưởng lão: Con chỉ cần ngồi tại chỗ, sử dụng 2 cánh tay hoặc là hơi thở, thì cái đó thì được. Mà ở gần Thầy Thầy mới dạy, chứ còn ở xa sợ khó thực hành, nhiều khi nó sai pháp. Con chỉ cần “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động”, đừng có giao động. Con nhắc nó vậy đó, đừng có giao động, tâm cứ thanh thản an lạc vô sự. Thì con giữ yên lặng, thanh thản đó, rồi con nhắc “Thọ là vô thường…​”, cái bệnh trong thân của con, bệnh gì đó, con nhắc cái tên nó ra, “đi, ở đây phải bình an, thân phải an ổn, không được bệnh đau nữa”.

Phật tử: …​(không nghe rõ)

Trưởng lão: Ùm, cố gắng đi con, rồi giữ gìn 8 giới nghiêm chỉnh, rồi giới luật nó sẽ chuyển cái nghiệp con. Rồi có duyên con sẽ vào Tu viện gặp Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng.

Phật tử: …​(không nghe rõ)

Trưởng lão: Cái thân khổ quá, phải chuyển hết cái nghiệp đi, chứ còn để vầy khổ lắm. Thôi, con an trú đi, mấy con hướng dẫn nó đi vô chứ để nó té tội, thôi con vô nghỉ đi con.

Cái tập sách mỏng còn không con? Cái Tứ Niệm Xứ? Thầy cho để cho nó cảm nhận được cái thân rung động.

Con có tập trung trong hơi thở?

Phật tử 22: Thỉnh Thầy, chúng con là nhóm ở chùa…​(không nghe rõ) ở Phú Yên, rất vinh hạnh được Thầy ghé thăm chúng con. Chúng con cũng muốn thưa thỉnh để biết ý của Thầy nếu có ở lại đêm nay để chúng con thu xếp cho Thầy ở lại các nhà cư sĩ, nếu Thầy trên đường đi luôn thì Thầy cũng nói cho tụi con biết để…​

(16:34) Trưởng lão: À, Thầy sẽ thăm mấy con rồi Thầy con ra Hà Nội nữa mấy con, rồi Thầy lo công việc. Để có dịp rồi Thầy sẽ ở lâu lâu, rồi Thầy sẽ báo cho mấy con sắp xếp, Thầy ở hoặc là 1 ngày, có dịp mà gặp lại mấy con để mà hướng dẫn tu tập mấy con cẩn thận hơn kỹ lưỡng hơn. Còn bây giờ gặp đây là gieo duyên, để rồi cùng nhau có cái duyên để gặp lại, để mà giúp đỡ cho các con trên con đường tu tập mấy con.

Cháu đâu mất rồi !? Thầy cho, con nhớ đọc cuốn này nha, cảm nhận được cái thân rung động của con. Đây Thầy gửi hai…​mấy tập này, sau này mấy con photo ra. Mấy con thấy biết được mà “trên thân quán thân” của Tứ Niệm Xứ đó, nó cảm nhận được cái sự rung động và rung chuyển của cái thân, chứ đừng có tập trung ở trong cái thân mà chăm chăm vô cái thân thì nó sai, mà cảm nhận khi mình đi đó cái thân của mình nó rung, rung chuyển, khi mình ngồi đó thì cảm nhận cái hơi thở hít vô hít ra đó, mình nghe nó rung động từ dưới chân lên trên đầu, chứ không được tập trung nó ở chỗ nào cả, mà cảm nhận toàn thân.

Đó, thì ở trong cái này nó sẽ dạy cái đó rất kỹ lưỡng để mấy con tu tập mà nó không bị ức chế tâm, nó không bị tụ tâm. Thôi bây giờ Thầy sẽ đi mấy con, mấy con về. Rồi hôm nào có dịp Thầy cũng sẽ trở về thăm ở Phú Yên này. Rồi Thầy sẽ đem sách đạo đức Thầy cho nữa. Thầy đem sách đạo đức Thầy cho mấy con mà, nhớ như mấy con đọc sách đạo đức mấy con ráng sống đúng đạo đức con. Nếu mấy con sống đúng đó Thầy về gặp nữa, mấy con sống không đúng Thầy không về.

(18:33) Phật tử: Dạ thưa thầy,…​(nghe không rõ). Thì vừa rồi đây là chúng con cũng có nghe cái băng mà thầy Chơn Thành bị bệnh đó, nhưng mà nghe không được rõ lắm. Hôm nay là, con cũng là một người bị tai biến mạch máu não …​(nghe không rõ) mới về đây. Bây giờ với con cũng một phần là ước mong rồi. Cũng như là chúng đệ tử chúng con là muốn được nghe thầy Chơn Thành tường thuật lại.

Trưởng lão: Đây thầy Chơn Lạc nè, nói đi con.

Phật tử: Cách thức mà đuổi bệnh đó, để cho làm vững niềm tin hơn cho mấy con nữa. Bây giờ con thì con vẫn còn đang điều trị bệnh…​(không nghe rõ). Còn bây giờ ở đây là con cũng xin đại diện quý phật tử đang ngồi ở đây đó là nhờ thầy Chơn Thành tường thuật lại cách chữa khỏi bệnh như thế nào

(20:04) Trưởng lão: Đây, Thầy Chơn Thành bữa nay hết, không còn đau bệnh gì nữa hết, mạnh khoẻ y như thường không uống thuốc gì hết. Mà mấy con thấy không, bằng chứng cụ thể rõ ràng mà, rồi thầy Chơn Thành lên trình bày cái tự trị cái bệnh đó.

Thầy Chơn Thành : Kính thưa các Phật tử! Khi mà Chơn Thành tôi vào học…​ (không nghe rõ). Một tháng thì hôm đó, đêm tôi ngủ thế 12 giờ đến 2 giờ thì bắt đầu cái tay này cầm cây bút không nỗi. Thế mà tôi nói thôi chết rồi, con đường tu hành đến đây là hết. Thế sau đó thì tôi cũng tác ý bằng 3 phương pháp:

Cái thứ nhất là Như Lý Tác Ý. Cái thứ hai là về phương pháp Thân Hành Niệm. Cái thứ 3 là dùng cái pháp như Thầy vừa nói. “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa cánh tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa cánh tay vô”. Là đến sáng thì…​tôi vẫn tiếp tục đi lao tác. Đến thưa Thầy thì Thầy bảo viết cho Thầy xem…​(không nghe rõ). Cầm bút viết thì nó cứ nguệch ngoạc, không có thành chữ nào. Lúc đấy thì nói chung tâm cũng hơi là giao động. Thế nhưng sau là quyết tâm thì bỏi vì trước đây là đã đẩy rất nhiều lần…​ tức là không phải lần đầu mà nó rất nhiều lần.

Nói xin lỗi các vị là lần đầu tiên nó bị là đi cầu ra máu, nó đen như là cái…​ (Không nghe rõ). Lúc đấy thì rất hoang mang, thế này chắc chết con đường tu tập chắc là hết rồi. Thế thì được Thầy sách tấn thì trong vòng vài ba hôm dùng 3 phương pháp đó thì, lúc đó thì chưa có phương pháp “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Lúc đó chỉ dùng hai phương pháp Thân Hành Niệm và Như Lý Tác Ý thôi. Vài ba ngày tiếp theo đó thì nó đánh, tức là đi cầu không được, đi nó nhỏ nhỏ mà nó đen thùi, đau nhức không ngủ được. Nhưng rồi cuối cùng thì dùng cái phương pháp thì nó cũng hết.

Thế từ đó thì tôi có niềm tin ghê gớm, tất cả mọi pháp gì đều dùng tác ý hết…​(không nghe rõ). Thế thì dần dần nó vượt qua hết…​(không nghe rõ). Với cái pháp, với cái lòng tin với phương pháp của Phật…​, với phương pháp mà Thầy đã truyền.

(23:49) Cái thứ hai là Giới Luật phải nghiêm túc. Tôi không dám nói tôi là cái người giữ giới ở Tu Viện thì nhiều, nhưng mà tôi là cái người giữ giới cũng được tốt. Thế thì qua đó thì giới luật thì…​(không nghe rõ) tôi biết được như vậy. Quý Phật tử bây giờ khó khăn thì ta hãy giữ 5 cái giới cấm: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu thì hãy đi Thân Hành Niệm. Đã ăn thịt chúng sanh tức sát sanh là không được. Gặp vợ người ta hoặc là chồng người ta đẹp, khởi lên cái dâm dục, khởi lên thôi chứ không phải là hành dâm tức là phá giới rồi. Thì Như Lý Tác Ý không có kết quả. Đấy nó như thế…​(không nghe rõ). Cái pháp của Phật nó vi diệu, kể cả đánh ung thư. Nếu như đặt trọn niềm tin, giữ nghiêm giới luật và dùng những pháp mà Thầy tổ đã trao. Qua bản thân tôi…​(không nghe rõ).

Quyết tâm. Tức là một là làm chủ sanh tử. Hai là đi ngủ…​(không nghe rõ) chứ không có ở đây tu. Đấy biết rõ, bây giờ ôm cái pháp đó lúc nào mà gặp chướng ngại pháp dùng cái pháp đó, thùy miên hôn trầm Như Lý Tác Ý, dùng cái pháp đó đẩy lùi hết. Đấy là theo kinh nghiệm của tôi, …​(không nghe rõ) thì tác ý dứt khoát lên.

(26:38) Bệnh gì cũng đẩy lùi hết, chỉ có siêng năng tu tập. Đẩy một phút nó chưa hết, thì đẩy hai phút. Hai phút chưa hết ba phút. Một ngày chưa hết hai ngày. Hai ngày chưa hết ba ngày. Một tuần chưa hết hai tuần.

…​(không nghe rõ). Thầy tổ đã dạy cái pháp rất hay, một cái pháp tức là giữ được tâm bất động trong một phút. Các vị chỉ cần giữ được 1 phút thôi là các vị đã thành Phật rồi…​(không nghe rõ). Đó là sự thật!

(27:15) Trưởng lão: Hôm nay Thầy báo thêm cho các con biết ở trong Tu viện có sư cô Huệ Ân, năm nay là 88 tuổi rồi, già rồi, yếu rồi. Nhưng mà Thầy hướng dẫn cho sư cô đó, tịnh chỉ hơi thở 15 phút, là hơi thở ngưng 15 phút. Coi như là 15 phút làm chủ được trước khi chết bình an, không có sao. Đó là cái phương pháp của Phật mà, làm cho cái hơi thở mình ngưng, mà cơ thể mình nó an trú, nó không có cái đau nhức, không có gì hết.

Thì sư cô, vừa rồi Thầy trước khi đi Hà Nội Thầy có đến thăm, sư cô có báo cho biết rằng, hôm trước đó thì cô cho Thầy biết rằng con đã tịnh chỉ được 10 phút, nay cái hơi thở con tịnh chỉ được 15 phút, con mừng quá, có thể con tự tại trước khi ra đi, con tự tại được thân con. Sư cô Huệ Ân nói như vậy.

Mấy con thấy, pháp của Phật thật thực, làm chủ được sự sống chết của mình con. Như vậy là mình thấy hạnh phúc rồi. Nhiều khi mình chết mà nó không muốn chết, nó cứ thở hoài mà nằm đây đau khổ gần chết, có phải không !? Làm sao bây giờ đây !? Còn người ta tịnh chỉ được 15 phút, bây giờ mấy con nín 15 phút coi mấy con có chết không ? Chết chớ không chết. Người ta nín 15 phút, hơi thở tự động nó ngưng chứ không phải nín, tự nó ngưng, do cái phương pháp tác ý mà nó ngưng. Mà ngưng rồi, người ta tác ý bảo thở là nó thở lại. Người ta chưa muốn cho nó chết thôi, chứ nhưng mà người ta muốn cho chết là nó chết.

(28:48) Vậy chứ, những cái phương pháp như vậy đó, các con thấy trị bệnh đó, là làm hết cái đau khổ cứu cánh cho trọn cái thân, mà làm chủ luôn cả hơi thở, thì như vậy mình phải nổ lực mình tu để cứu mình chứ, để rồi mình sẽ khổ đó. Trước khi chết cái người nào Thầy thấy cũng khổ hết chứ chưa chắc đã làm chủ được hơi thở đâu. Mà bằng chứng là một cái người già như vậy, 88 tuổi rồi, mà tập luyện còn được huống hồ là cái sức của mấy con, đừng phí thời gian mấy con.

“Tách bóng thời gian một tất vàng,

Tất vàng tìm được không gì khó

Tất bóng thời gian khó hỏi han”.

Ngày hôm nay qua rồi mấy con lấy lại không được đâu, rồi cái sự vô thường nó sẽ đến với mấy con, chứ không phải là mấy con sống mãi được đâu. Rồi mấy con sẽ đi, ra đi mà lại tiếp tục tái sanh luân hồi, làm một đứa bé trong bụng mẹ mà sinh ra khổ lắm mấy con. Ba năm trời lăn lóc, nằm ở một chỗ, mẹ phải bồng ẵm nuôi, quá khổ!

Cứ nghĩ cái hình ảnh một đứa bé thì mấy con thấy khổ không còn muốn tái sanh nữa đâu. Mà không muốn tái sanh thì mấy con phải tu, mấy con không tu thì mấy con phải tái sanh chứ mấy con chạy đâu khỏi.

Đến đây Thầy xin chấm dứt mấy con…​(không nghe rõ). Thầy gửi cho mấy con mấy cuốn sách, mấy con chia nhau đọc mấy con, Thầy tặng một món quà nho nhỏ. Thôi bây giờ Thầy uống nước, rồi Thầy tiếp tục Thầy lên đường Thầy đi nữa.

Phật tử : …​(không nghe rõ)

Trưởng lão : Không có sao đâu mấy con, mấy con đã nói lời nói vậy là đã chớt bát Thầy rồi, đừng có lo. Để rồi có dịp Thầy sẽ về, Thầy không có bỏ…​(không nghe rõ)

Phật tử : …​(không nghe rõ)

Trưởng lão : Thôi được rồi, lần lượt mấy con, Thầy sẽ dạy cho mấy con tu tập hết tham sân si đi, nhất định là tham sân si phải đi, không có còn ở đây nữa đâu. Mấy con yên tâm đi, cố gắng, mấy con là con của Thầy mà. Thôi con đứng lên đi con. Thôi, rồi bây giờ Thầy tiếp tục lên đường, Thầy …​(không nghe rõ) Thầy công việc nhiều lắm.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy