00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(41:20)
5. TU XẢ TÂM

(41:20)

Tu sinh : Thưa Sư Ông, Sư Ông chỉ con cách thức tu Tâm Xả?

Trưởng lão: À, tu Tâm Xả à con? À tu về Tâm Xả thì con làm bài Tâm Xả chưa? Làm rồi phải không?

Tu sinh : Da con chưa thấy Sư Ông, ( nghe không rõ )

Trưởng lão: À coi như là, con có lẽ là một số bài, chưa chấm xong con, mấy con làm sau này phải không?

Tu sinh : Con mới đưa cô Út.

Trưởng lão: À con mới đưa cô Út làm sao thầy xem kịp? Một xấp như vầy phải không? À quá nhiều rồi. Cho nên vì vậy mà có lẽ là tuần sau Thầy trả hết mấy con.

Tu sinh : (Không nghe rõ)

Trưởng lão: À cách thức mà mấy con đã viết cái Tâm Xả đó thì mấy con áp dụng vào cái Tâm Xả. Bởi vì cái Tâm Xả là pháp cuối cùng của Tứ Vô Lượng Tâm. Tất cả mọi cái nó có hai phần; cái xả của cái tâm đầu tiên là xả tất cả các cái dục lạc của thế gian; cái phần mà xả của thiền định: xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, xả của thiền định. Thì cái phần đó là phần xuất thế gian; có hai phần.

Cho nên không biết con làm cái bài của con thế nào thì chưa biết; nhưng mà để Thầy kiểm điểm lại coi cái tri kiến của con về cái việc Tâm Xả của con như thế nào; rồi Thầy sẽ xác định con có phải tu Tâm Xả hay Tâm Hỷ không; để rồi thầy sẽ chấm cái bài đó cho. Cô Út hồi hôm xách đưa cho Thầy, Thầy nói giờ sao làm cho kịp.

Tu sinh: ( Không nghe rõ )

Trưởng lão: Cái gì mà sẽ hết?

Tu sinh : Sư Ông nói là ( Không nghe rõ )

Trưởng lão: Không phải đâu! Thầy dạy như thế này nè. Nghĩa là chúng ta "ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện".

Ở trong cái bài mà Thầy giảng đó; thì Thầy nói là "vô ngã ác pháp mà hữu ngã thiện pháp" - chứ không phải là vô ngã sạch hết. Nghĩa là "nếu vô ngã thì thiện cũng vô mà ác cũng vô"; thì như vậy là ngơ ngơ thành cây đá. Con hiểu không?

(43:54)

Ở đây, "ác pháp thì mới vô ngã mà thiện pháp thì còn", bởi vì đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện”. Thì cái gì còn thiện? "Cái ngã thiện chớ - chứ không phải là cái ngã thiện tui, chớ không phải cái ngã của tôi".

Còn con mà con chấp; con có cái ngã của con thiện thì nó còn. Còn cái này cái ngã thiện tức là cái Tri Kiến ​​chúng ta hiểu cái thiện; mà cái đó nó không làm khổ mình khổ người, thì cái này nó còn ở với tui. Con hiểu không?

Cho nên tôi còn cái Tri Kiến hẳn hoi; chứ tôi đâu có dính mắc. Tui sống như mọi người nhưng mà tui không có làm khổ người khác; tui không làm khổ tui. Con hiểu không?

Đó là cái hữu ngã thiện pháp; còn cái vô ngã ác pháp là "tôi không bao giờ tôi sống trong ác pháp". Thầy có giảng chỗ này, có nói, nhưng mà con không nghe rõ, chưa rõ thì con nghe lại, nghe lại cho kĩ lại.

Tu sinh: Còn cái Dục Lậu, khi con đang đứng, con thấy (Không nghe rõ)

Trưởng lão: À con bị dục Lậu rồi. Thấy cái nhà dơ mà giờ này giờ tu mà đi quét thì trật. Hồ sáng quét nhà không quét; bây giờ lại ngồi quét rồi sinh chuyện. Giờ tu là tu; mà giờ làm là làm; chớ bây giờ thấy nhà dơ quét, lát nữa thấy nhền nhện; lát nữa thấy cái cửa sổ này phải sửa lại chút, lát nữa…​ Đủ thứ chuyện hết. Vậy thì Vô Sự chỗ nào? Ở đây thì vô sự; cái giờ vô sự thì vô sự chứ không có lộn xộn được. Con hiểu không?

Chứ không khéo nó sinh dục. Ngồi đây bắt đầu mình ngồi chơi mà; đâu có tu gì đâu. Bắt đầu thấy cái đống rác kia, lát nó ra nó hốt; lát nữa nó thấy cái sàn này có mấy cọng rác nó đi quét. Nó sinh chuyện đủ thứ hết; nó không có vô sự đâu - rồi đây nó nhìn trên mái có mấy nhện nhện; nó quét nữa. Suốt ngày thành ra hữu sự hết. Mà cái đó con biết là gì không? “Dục” đó. Phải ly nó hết.

Rồi con hỏi đi!

Tu sinh: Kính bạch Thầy, con muốn hỏi. Xả lạc, xả khổ, xả nghiệp thanh tịnh thì cái câu hỏi đó, con có liên hệ bên Đại thừa con có một câu là “Chánh Pháp còn phải bỏ” - nghĩa là ( nghe không rõ ). Vậy thì Pháp nó có giống nhau và khác nhau như thế nào? Cảm ơn Thầy.

(46:30)

Trưởng lão: Thì cái câu nói ở trong Đại thừa nó nói như vậy, nhưng mà có pháp bỏ, có pháp không được bỏ. Nếu mà con nói, thí dụ như nói: “Chánh pháp còn phải bỏ huống hồ là Phi pháp”, vậy Giới Luật Thầy tu rồi Thầy cũng bỏ luôn, phải không?

Giới Luật là Chánh Pháp; mà Đức Hạnh không lẽ là bây giờ Thầy cũng bỏ luôn Giới Luật - tức là mọi lần Thầy tu Thầy ăn một bữa. Bây giờ, Phi pháp…​ Phật pháp còn phải bỏ huống hồ Phi pháp cũng bỏ hết rồi. Phật pháp cũng bỏ luôn - tức là Thầy phạm giới trở lại sao? Không được!

Cái câu nói đó nó phải áp dụng vô chỗ nào chứ còn nói chung chung là không được đâu. Đại thừa thì nó nói chung chung. Còn ở đây Nguyên Thuỷ, nó nói rõ lắm: "lúc nào mà bỏ, lúc nào không bỏ" - nó có chỗ bỏ nó có chỗ không.

Cho nên, khi mà tu tập thì hồi nãy nói đó thì - "bây giờ là cái xả của cái pháp thế gian chưa xả hết; mà đòi hỏi xả của thiền định thì Thầy nói khoan mấy con; đòi hỏi quá cao".

Thầy nói mấy con cũng chưa hiểu đâu. Chừng nào tâm mấy con thanh tịnh, ly dục ly ác pháp hết rồi - tức là mấy con xả hết các pháp thế gian hết rồi chứ gì: xả ăn, xả uống, xả ngủ nghỉ, xả…​ mọi pháp xả hết rồi. Các con mới thấy trạng thái bất động của nó chứ gì. Sau khi bất động đó, rồi bây giờ mấy con mới xả tới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh…​ mới xả. Các con nghĩ chỗ đó chưa?

Bây giờ mấy con nói là dựa vào những kinh nói bỏ xả này thôi chứ mấy con chưa biết chỗ này nói đâu. Khi nào mà cái tâm mấy con thanh tịnh, ly dục ly ác pháp rồi; nó nhu nhuyễn; nó dễ sử dụng thì lúc bấy giờ mấy con mới biết tới giai đoạn xả. Mấy con mới xả được cảm thọ của mấy con; mới xả được cái tưởng của mấy con; con ly trú xả mà. Mấy con mới diệt được Tầm Tứ,

Chứ nếu mà không có cái chỗ xả mà các pháp thế gian; cái giai đoạn đầu thì các pháp xả này, các con không biết đâu mà làm hết; không biết cách thức nào mà làm nữa. Thầy nói thì nói chơi vậy; chứ mấy con không có làm gì được đâu. Thầy biết làm nhưng mấy con chưa biết làm.

Cho nên, mấy con viết là viết ở cái giai đoạn xả của pháp xuất thế gian để đi vào cái lớp Chánh Định ấy. Thì mấy con viết là dựa theo kinh sách mấy con viết; chứ mấy con chưa có kinh nghiệm viết đâu. Còn Thầy viết thì mấy con đọc cũng như rối cái đầu.

Cũng như đức Phật nói: "nhập ở trong Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền - nói cái trạng thái mà hỷ lạc xả của nó đó thì tuyệt vời". Nhưng mà nói thì tưởng tượng; "chứ thực ra mấy con chưa nếm được cái bánh đó bao giờ hết".

Cho nên, coi chừng nói trật lất, khó lắm mấy con. Cho nên, trong khi mà trong khi tu tập; tới cái giai đoạn mà nói xả thì bây giờ các con cứ cố gắng xả các pháp thế gian để xả những cái Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu của mấy con đã.

(49:13)

À bây giờ, đầu tiên là các con học lớp Chánh Kiến ấy là mấy con xả cái Dục Lậu ở Vô Minh Lậu. Sau cái lớp Chánh Kiến rồi thì áp dụng cái lớp Chánh Kiến đó mấy con mới xả Dục Lậu, Hữu Lậu; thì bắt đầu tâm các con mới bất động.

Tâm các con bất động thì ở trạng thái bất động đó; nó có cái khả năng để cho các con mới tiếp tục xả; nó mới có cái khả năng, nó mới có cái sức để mà xả, đạo lực nó mới xả được kế đó nó mới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Nó mới diệt Tầm Tứ; nó mới ly dục ly ác pháp thật sự; nó mới có hiện ra "năm chi thiền"; nó mới đi vào cái lớp Chánh Định. Cho nên đó là cái xả cuối cùng của người tu chính đạo, để thực hiện Tam Minh.

Nó còn đi một giai đoạn của nó; cho nên nó có hai cái giai đoạn xả: "xả các các ác thế gian và cái giai đoạn của pháp xuất thế gian". Cho nên, có hiểu rõ thì mới làm bài cụ thể. Cho nên vì vậy khi mà nói về xả đến Định - giai đoạn bốn thiền thì mấy con dựa vào mấy cái Kinh sách hoặc là dựa vào cái lời Thầy nói, mấy con nói thôi, cũng đủ là mấy con nói gì cũng đủ, chứ mấy con chưa biết nó đâu.

Nhưng mà sau khi đó cái đường đi của mình, đường đi xả thì mình biết; nó sẽ xả tới đó đó. Mình biết mình hiểu tổng quát nó rồi. Nhưng cái giai đoạn mà xả là mình phải biết, mình xả đó - cái giai đoạn xả các pháp thế gian thì các con sẽ học lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy này để mấy con xả các pháp thế gian đây.

Cái này là mấy cái các con đang tu tập đang rèn luyện mình ở trong các pháp thế gian; còn cái xuất thế gian ấy thì sau cái thời gian mà các pháp xả thế gian được rồi thì mới bắt đầu tiếp tục cái giai đoạn của xả xuất thế gian. Nó tiếp tục của cái giai đoạn kế; mà cái đường đi, cái bản đồ mình vẽ rất đủ "từ cái thế gian cho đến cái xuất thế gian mình có vẽ cái bản đồ cụ thể rồi".

Cho nên mình biết tới hết cái giai đoạn này nó đi qua cái giai đoạn khác. Giai đoạn một mấy con đã tu xong thì giai đoạn hai mới làm được. Ở đó là những cái cấp bậc, cái mức thang của nó; cái mức thang các của nó con phải trèo - chứ không thể nào mấy con trèo cao lên trên kia được mà mức thang thấp nhất ở trên đây thì các con phải tập tu. Và hôm nay đó là cái xả của đang mấy con đang xả ở cái Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu; tu tập để xả tâm mấy con ạ.

Rồi bây giờ bắt đầu mấy con hỏi Thầy, con hỏi Thấy!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy