00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

VẤN ĐẠO 03-TU PHẢI CÓ GIẢI THOÁT

VẤN ĐẠO 03

TU PHẢI CÓ GIẢI THOÁT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn

Thời lượng: [44:05]

Thời gian: 2002

Tên cũ: 02A-TuPhaiCoGiaiThoat

1- TU TỪNG BƯỚC CĂN BẢN VÀ THEO ĐẶC TƯỚNG RIÊNG

(00:08) Sư Phước Nhẫn: Kính bạch Thầy, con vô đây được mấy bữa, thấy nó thoải mái …​ con tu tập thấy loạn ở trong đầu nó còn …​ cái thân, ăn uống thì thấy con tiếc quá, phải hồi xưa con biết như vậy nó khỏe gì đâu! Phi thời, nó đủ thứ chuyện.

Hồi đó con nghe nói ăn một bữa chắc có lẽ mất quân bình, nó mất sức, thì con nghe bị bệnh con sợ, chừng vô đây ăn một buổi sao thấy nó…​ Đi cầu cũng khỏe, mà đi tiểu cũng ít, uống nước cũng ít, chẳng những nó không mất sức mà nó lại điều hòa hơn. Mình không biết thì nó sợ, chừng vô Tu viện rồi cái…​ con tiếc quá, hồi nào tới giờ phải được gặp Thầy sớm mà tu học thì đỡ biết bao nhiêu. Xuất gia tới giờ đi đảo qua, đảo lại hoài. Toàn là, không có đủ duyên thành ra không được tốt.

Còn cái phần học thì con hai bữa nay con không biết hành làm sao? Hồi tối con có gặp cô Út con có nói để xin sách hoặc là thâu băng con nghe, con tập hành. Cô Út nói vô đây phải bỏ hết, cô không đồng ý. Cái ly nước củ đổ nước hết hứng ly nước mới, chứ không có phải để nữa, vì kiến thức ngày xưa học thì không có đúng với chánh pháp. Như vậy con cũng thấy nó có nhiều cái không có thỏa mãn.

Đến đây bước đầu thì phần thân thì con thấy an ổn, còn cái phần tâm thì con xin Thầy trước nhất là chỉ con cách tu tập cái pháp môn nào trước, pháp môn nào sau, để nó không thiếu sót và để nó không phát triển về nhiều chuyện đó…​ cái căn bản nhất là pháp hành.

(02:01) Bởi vì con cũng như sơ cơ nên không có biết gì hết, chớ hành theo cái kiểu mà mình ở ngoài thì nó không đúng.

Trưởng Lão: Thầy sẽ chỉ…​ Bởi vì cái pháp hành nó không phải là mình lý thuyết suông mà cả lố đó, dạy cái nào là tu tập cái nấy thôi.

Ví dụ như bây giờ dạy về tập hơi thở bình thường, thì mình về mình tập hơi thở bình thường. Thầy dạy cái pháp trong vòng hai bữa, ba bữa, hoặc một tuần lễ. Mình tập, rồi mình đến mình trình "Hôm nay con nhận thấy được hơi thở của con". Rồi bắt đầu Thầy dạy kế, cứ dạy từng cấp, từng cấp…​ Sau khi dạy tất cả những cái căn bản đó rồi, từ cái đi kinh hành cho tất cả những các pháp mà có thể rất là căn bản.

Sau khi đó mình tổng hợp trở lại, mình mới bắt đầu thực hành ngay những cái pháp mà đức Phật đã dạy.

Chứ còn bây giờ nói…​ Ngay vô đó đức Phật nói Định Niệm Hơi Thở hay là Quán Niệm Hơi Thở, nó phải có cái căn bản nào, chứ vô mà hít thở coi chừng nó loạn bậy hay mình ức chế.

Mình phải tập như thế nào cho đúng, bởi vì mình lấy cái hơi thở chuẩn của mình là cái hơi thở sống bình thường, nó không ngoài cái hơi thở bình thường. Nếu mà tập mình thở chậm quá cũng không được, mà thở nhanh quá cũng không được.

Cho nên bắt đầu đó thì Thầy sẽ dạy cách thức, bắt đầu ngồi thì quý thầy sẽ ngồi, coi thử coi cách thức ngồi như thế nào? Nó có đúng hay không? Để mình chuẩn bị cái ngồi trước cái đã. Sau khi ngồi rồi, thì bắt đầu đó mới dạy cho mình cái hơi thở bình thường. Mình biết được cái ngồi và cái hơi thở bình thường.

Rồi dạy mình đi kinh hành, cách thức mình đi kinh hành như thế nào, coi thử coi cái đặc tướng của mình, tướng riêng của mình, có người đi nhanh, có người đi chậm. Nếu mà mình đi chậm, mà mình muốn đi nhanh để mà tập cho đi nhanh thì không tốt. Tướng của mình đi nhanh mà bây giờ tập lại cho mình đi rất chậm để mình tập trung thì cũng không tốt.

(04:00) Đi cho tự nhiên. Thì cái gì mà nó tự nhiên với đặc tướng của mình thì mình sẽ có kết quả và nó sẽ an ổn. Còn mình, tướng mình, cái người của mình thích đi nhanh mà giờ bắt buộc là phải đi chậm để cho tập trung thì nó bị ức chế.

Thì tất cả những cái này đều là qua kinh nghiệm tu hành của Thầy, Thầy thấy lấy từ cái đặc tướng của mình, cho nên Phật dạy cũng rất rõ. Nó có ba tướng của mình: Nhân tướng, Hành tướng và Đặc tướng. Thì cái Đặc tướng là cái tướng riêng. Trong cái tướng riêng, cái Hành tướng riêng của mỗi người nó cũng có riêng nhau. Và cái Nhân tướng thì cái tướng của mình nó cũng có người cao, người thấp, người mập, người ốm, cũng tùy theo mỗi cái.

Cho nên do cái Đặc tướng đó mà chúng ta mới biết được cái căn cơ của mình tu như thế nào, tập như thế nào cho nó phù hợp với mình cho có kết quả. Nếu mình không nắm được cái Đặc tướng của mình thì mình sẽ tu không có kết quả.

Kết luận: Đưa ra một cái pháp nào đó rồi bắt buộc mọi người đều tu phải giống nhau hết thì không được, cái đó là trật, nó sẽ đi đến cái không lợi ích.

Khó là nó khó là cái chỗ đó, chứ nó cũng không có khó gì là khó. Pháp của Phật thì rất dễ. Khi mình tập cái hơi thở mình bình thường được. Tập cách thức mình đi kinh hành theo cái Đặc tướng của mình được, thì trong khi đó mình sẽ hợp lại, lấy cái hơi thở làm cái sức Tỉnh, dùng cái Pháp Như Lý Tác Ý mình xả tâm. Cứ như vậy mà xả riết, tức là ly dục ly ác pháp cho sạch, thì nó sẽ đạt được kết quả của tu hành của mình, chứ cũng không có khó gì.

Nhưng mà mình không quen, mà mình không tập luyện trước những cái căn bản này. Mình vô, mình ngồi cái mình lo mình ức chế, thì tức là mình sẽ bị ức chế. Mặc dù mình nói, mình nghĩ rằng mình cũng sẽ…​ Như Định Niệm Hơi Thở của Phật dạy: "Quán ly tham, quán ly sân, quán ly si". Ví dụ như mình cũng hít vô, thở ra, mình cũng quán vậy, nhưng mà cuối cùng thì mình bị ức chế. Bởi vì hễ mình thở chậm quá không được, mà thở nhanh quá. Mình thở chậm là mình sẽ bị ức chế, mà thở nhanh cũng bị ức chế.

Cái pháp Phật thì nó đúng, nhưng mà mình tu sai chút nó cũng trật nữa. Chứ đừng nói rằng bây giờ pháp này Pháp của Phật, mà mình dạy như vậy, mình tu như vậy. Coi chừng mình tu sai thì nó thành sai, mình tu đúng thì nó thành đúng. Bởi vì nó khó là khó cái chỗ mình hiểu cho đúng và mình thực hành cho đúng thì nó mới có kết quả.

(06:11) Cho nên khi mà tu đúng kết quả thì nó thấy giải thoát. Cũng như bây giờ mình ngồi, cái sức của mình nó chỉ ngồi có ba mươi phút, mình ráng cho được một giờ thì mình sẽ bị đau. Và khi bị đau thì nó không đúng pháp, bởi vì đó không giải thoát. Thân của mình nó không được an tịnh, nó bị đau nhức. Cho nên mình tùy theo cái thân của mình, mình ngồi tới mức nào đó, mà nó vừa thấy nó mỏi mệt là xả.

Mình còn giữ được cái thân mình nó tốt thì mình ngồi, mà giữ không được thì đừng để cho nó thụng, cũng đừng để cho nó đau nhức. Bởi vì hễ đau nhức, mình nói nó đau, rồi mình ráng mình ngồi thì nó sẽ hết đau, nhưng mà nó tới thời gian, kéo dài ra nữa nó cũng bị đau nữa, hoàn toàn nó không hết đâu.

Mình cứ tu sao mà mình thấy cái giờ, phút…​ một giây, một phút mình tu mà nó có sự giải thoát, nó không có làm khổ mình thì nó được, mà nếu có làm khổ thì không nên. Đừng có bắt buộc, đừng ức chế nó, nó sẽ lần lượt, cái tâm nó xả thì cái thân nó sẽ an tịnh, nó sẽ tăng lên. Chớ mình ép buộc cho nó để nó tăng nhanh thì tức là bị ức chế nó, thì nó sẽ sai pháp. Lưu ý cái phần này là cái phần, nó tu thì phải có giải thoát, chứ không thể nào làm cho mình khổ.

Cho nên một chút xíu mình ngồi tu, mình ham tu là một cái điều tốt. Nhưng mà mình làm cho mình khổ thì nó là sai, nó là ác pháp.

Thì hôm nay đến đây Thầy dạy thực hành chứ không thể nào lý thuyết nữa. Nãy giờ đó cũng là cái lý thuyết của Thầy thôi. Thì thay vì bây giờ thì phải ngồi, phải thở như thế nào, Thầy sẽ dạy những cái điều đó.

Bây giờ Sư muốn hỏi Thầy gì thêm nữa thì hỏi, lát rồi Thầy sẽ dạy.

2- TỈNH GIÁC VÀ CHÁNH NIỆM

Sư Tuệ Tĩnh: Con muốn hỏi thêm cái câu hỏi bữa hổm đó Thầy, con cũng đang thắc mắc cái…​

Trưởng lão: Phần oai nghi.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái oai nghi đó Thầy, như Định Niệm Hơi Thở với Chánh Niệm Tỉnh Giác nó trợ duyên cho Tứ Oai Nghi hả thưa Thầy? Đi, đứng, nằm, ngồi, tắm rửa, mặc y, ăn cơm đồ đó, nó trợ duyên cho Tứ Oai Nghi?

(08:09) Trưởng lão: Nó trợ duyên Tứ Oai Nghi, nhưng mà Phải phân biệt được cái Chánh Niệm với cái Tỉnh Giác.

Bây giờ thường thì Phật dạy mình, trên cái hành động nội và trên cái hành động ngoại, trên thân quán thân tu về hành tướng nội, hay hoặc là hành tướng ngoại.

Hành tướng nội thì tức là cái hơi thở gọi là Định Niệm Hơi Thở hay là Quán niệm hơi thở. Mà hành tướng ngoại thì mình đi, đứng, nằm, ngồi, mang bát mặc y, cái gì mà động dụng cái thân của mình mà bên ngoài, như quét sân hoặc là đi tới, đi lui. Cái đó gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.

Lấy cái sức Tỉnh Giác đó, nhưng mà luôn luôn nó còn có cái Chánh Niệm. Không phải mình chú ý ở trong cái hành động của mình gọi là Chánh Niệm đâu, cái đó là cái niệm chánh đâu, không phải. Cái đó là mới có Tỉnh Giác ở trong cái hành động mà thôi.

Cái thân hành của mình, thân hành ngoại và thân hành nội. Mà cái thân hành nội là cái hơi thở, mình Tỉnh Giác trong hơi thở, chứ chưa phải có cái Chánh Niệm của mình.

Cái Chánh Niệm tức là cái niệm mà nó không tham, không sân, không si, thì nó là Chánh Niệm. Còn cái này cái niệm, cái hành động của mình nó không có cái niệm gì hết. Nghĩa là cái động dụng đó để cho mình Tỉnh Thức ở trong cái động dụng đó mà thôi. Phân biệt được như vậy. Chứ có nhiều người họ nghĩ rằng mình tỉnh ở trong cái hành động, thở ra biết ra thở vô biết vô, cái niệm đó là Chánh Niệm thì không phải.

Cái niệm Chánh và cái niệm Tà. Cái niệm Tà là cái niệm đau khổ, niệm ác. Mà cái niệm Chánh là cái niệm thiện, nó không làm cho mình đau khổ.

Như vậy thì cho nên trong mười sáu đề mục mà Phật dạy Định Niệm Hơi Thở đó, thì "Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham, tôi biết tôi thở ra”, thì cái mà ly tham, cái ly sân, cái ly si này, cái vô ngã. Thì những cái quán này, nó là cái Chánh Niệm. Làm cho chúng ta không tham, sân, si, tức là không ở trong ác pháp. Đó là cái Chánh Niệm. Còn cái Tỉnh Giác là chúng ta biết được cái hơi thở ra vô.

Phải lưu ý cái phần này, chứ không khéo thì mình không biết cái Tỉnh Giác ở chỗ nào, mà Chánh Niệm ở chỗ nào. Vì vậy mà mình thấy bây giờ cái Chánh Niệm, thì mình cho rằng cái hơi thở, mình biết hơi thở ra vô, đó là cái Chánh Niệm. Cái niệm này nó không thiện, không ác thì làm sao gọi nó Chánh Niệm được.

(10:12) Nó có cái niệm thiện, niệm ác và cái niệm không thiện không ác. Thì cái hành động của cái thân mình đi và cái hơi thở mình thở ra thì nó không thiện không ác. Cho nên vì vậy mà trong Thiền tông, mình phải lấy cái chỗ mà “chẳng niệm thiện, niệm ác”. Nhưng ở đây Phật dạy chúng ta đó: "Ngăn ác, diệt ác. Sanh thiện, Tăng trưởng thiện". Tức là bảo chúng ta ở trong niệm thiện, chứ không phải ở trong cái vô niệm. Còn cái kia nó bảo ở trong cái vô niệm; không có niệm thiện, niệm ác là nó vô niệm chứ gì.

Phải lưu ý về cái chỗ Thầy nói rất rõ. Đây là cái kinh nghiệm bản thân mà Thầy, trải qua thời gian Thầy mới biết được những cái danh từ này, chứ không khéo chúng ta sẽ bị lầm. Bởi vì người ta đã hiểu, và các nhà học giả đã hiểu như vậy. Bây giờ tới mình, mình cũng vẫn phải hiểu như vậy, chứ không làm sao cách nào khác.

Qua cái kinh nghiệm tu mới nhận được cái chỗ này. Vì vậy cho nên cái bài kinh Định Niệm Hơi Thở đó, Phật mới dạy chúng ta: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Đó là dạy chúng ta ở trong Chánh Niệm của cái hơi thở. Cái niệm đó là cái niệm hơi thở, tức là mình nhắc nó đó là ở trong cái Chánh Niệm của hơi thở. Nhưng mà cái niệm này nó không phải niệm thiện niệm ác. Bởi vì cái niệm hơi thở làm sao ác thiện được?

Vì vậy cho nên bây giờ chúng ta biết, bắt đầu chúng ta tập Tỉnh Thức. Tức là người mới tập hơi thở để lấy hơi thở bình thường mình thở. Thì ngay cái câu đầu "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", "Hơi thở dài tôi biết hơi thở dài. Hơi thở ngắn tôi biết hơi thở ngắn" đó. Câu này để chỉ chúng ta Tỉnh Thức, tập ngay liền Tỉnh Thức trước tiên, lưu ý Tỉnh Thức. Tức là bây giờ mình ngồi đây ba mươi phút này, không có một niệm nào, chỉ biết duy nhất một hơi thở. Thỉnh thoảng mình hướng tâm Như Lý Tác Ý để cho cái tâm nó nhắc, thì cái tạp niệm nó không xen vô được. Mình không nhắc thì có tạp niệm xen vô.

(11:57) Mình cố gắng mình thở mà mình đếm thì trật. Bởi vì các Tổ dạy mình đếm, tức là phải luôn luôn phải tác ý ra ngoài. Coi như niệm cái sổ tức, niệm cái đếm hơi thở thì như vậy nó không đúng.

Trái lại cái phương pháp của Phật dạy Như Lý Tác Ý, nó không có được nhắc hoài. Như Lý Tác Ý tức mình ám thị nó rồi, mình cứ mình thở, tự động cái tâm mình biết. Thỉnh thoảng tác ý ra cái hơi thở để cho nhắc tiếp tục thêm cái thời gian nữa, cho nên mình không đếm. Mà trái lại mình có được cái khoảng thời gian yên lặng của mình, cái tâm đang biết hơi thở. Mình nhắc cho nó biết, mà mình không nhắc tức là không tác ý ra. Không có Như Lý Tác Ý cái hơi thở ra, thì cái tạp niệm khác nó sẽ…​ Khi mà nó yên ổn thì không nói gì, mà nó không yên ổn thì cái tạp niệm nó phóng vô liền.

Còn cái Như Lý Tác Ý thì nó chận đứng tất cả những niệm khác, nó không xen vô để chúng ta có được cái khoảng thời gian. Có được cái khoảng thời gian năm hơi thở hay mười hơi thở, khoảng thời gian một phút, hai phút đó chúng ta lại tác ý một lần nữa. Cứ ám thị nó hoài, ám thị nó để cho kéo dài thêm cái thời gian.

Vì vậy mà trong khi cái thân của chúng ta - an tịnh thân hành mà - trong khi cái thân mình nó đang thở, nó đang ngồi yên lặng đó, mà nó nghe an ổn đó thì nó được, mà nó không an ổn thì xả ra. Bởi vì an tịnh…​ Còn nó không an tịnh thì xả ra. "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rõ ràng bây giờ thân mình đang an. Mà bây giờ cái thân mình nó không an, nó đau, nó nhức, nó tê là trật rồi. Mình xả ra liền, chứ không thể mà ngồi mà tập như vậy. Tập như vậy gọi là ức chế thân, làm cho thân khổ. Mà thân đang khổ, đang bị thọ khổ đó, đó là đang ở trong ác pháp.

Cho nên vì vậy mà phải xả cái ác pháp ra. Bởi vì Phật nói: "Ngăn ác, mà diệt ác". Bây giờ đang ở trong ác pháp mà cứ ngồi đó chịu đau như vậy, tức là mình tự làm khổ mình, tức là khổ hạnh. Đức Phật không chấp nhận. Cho nên cái khổ hạnh, là cái gì làm cho mình khổ?

Cũng như bây giờ ví dụ như Thầy ăn ngày một bữa, Thầy sống được, không có gì hết. Mà Thầy ăn ít, thay vì một bữa ăn ba chén cơm. Mà bây giờ Thầy ăn có một chén cơm làm cho cơ thể Thầy bị đói và cơ thể Thầy càng sa sút, rồi mệt nhọc khổ sở. Thì lúc bấy giờ đó là Thầy ức chế về cái ăn, tiết thực để cho thân Thầy quá khổ. Thì như vậy là Thầy đã ở trong ác pháp, chứ không phải thiện pháp, phải hiểu được vậy.

(14:04) Cho nên "Ngăn ác, diệt ác", mà giờ mình cứ nuôi dưỡng ác pháp, mình nghĩ rằng đó sẽ giải thoát, mình không giải thoát mà mình làm khổ mình.

Còn bây giờ Thầy ăn một bữa mà cơ thể Thầy nó suy yếu, nó lần lượt nó cảm giác như nó khổ sở, nó sinh bệnh thì như vậy ăn một bữa không được, phải ăn hai bữa. Chứ ông Phật ổng bảo mình không có nên ức chế nó, không có làm khổ nó. Ở trong ác pháp thì không được, phải ở trong thiện pháp. Mà nếu mình hơn cái thiện pháp tức là bị lợi dưỡng, tức là mình chạy theo dục. Mình chỉ đủ nuôi sống, đừng có để cho nó kiệt quệ, đừng có để cho nó bệnh đau thì nó đúng. Mà mình bây giờ nó mập mà còn lại ăn uống cho nó mập hơn nữa, để nói nó khỏe, sự thật ra nó bị dục. Mình chạy theo lợi dưỡng nó sinh dục. Mà nó sinh dục thì bao giờ mình ly dục được?

Cho nên ở đây Thầy nói, ví dụ như đức Phật cho biết rằng ăn ngày một bữa là đủ sống rồi. Thực sự là đúng như vậy, nó không sai đâu. Bởi kinh nghiệm bản thân của các vị Tỳ kheo ngày xưa, với Phật ngày xưa mà, người ta biết rõ. Cho nên người ta không cần ăn buổi sáng, buổi chiều người ta không cần uống cái gì thêm, người ta thấy nó đủ sống rồi.

Vì vậy sau cái thời gian tu tập thì Thầy ở đây Thầy cũng cảm thấy, đúng là đức Phật có kinh nghiệm trong cái bữa ăn, ngày ăn một bữa đủ sống. Còn bây giờ ăn một bữa mà mình ăn ít quá, mình tiết thực ít quá, cơ thể sẽ kiệt quệ. Đó! Thì do như vậy đó mình đã thấy được cái mầu nhiệm, nhất là từ cái chỗ ăn mà nó ly được cái dục. Từ cái chỗ ăn mà chúng ta không còn tham ăn nữa. Thì tất cả những cái dục khác nó sẽ lần lượt, nó sẽ ly được, nó lìa ra được hết.

Đó thì bắt đầu bây giờ chúng ta thực hiện là chúng ta phải nắm cho vững, là cái Chánh Niệm là cái niệm nào, mà cái Tỉnh Giác là cái chỗ nào Tỉnh Giác. Hai cái này quan trọng lắm. Mà thường thường cái Giáo pháp của đức Phật để, coi như là Tứ Niệm Xứ thì đức Phật nói “Trên thân quán thân, trên tâm, trên thọ, trên pháp mà quán, thì luôn luôn để khắc phục tham ưu”. Khắc phục cái tâm tham ưu của mình, làm cho nó ly dục ly ác pháp hết.

(16:00) Thì như vậy chúng ta rõ biết được cái mục đích của đức Phật nhắm vào để làm cho chúng ta hết tham, sân, si. Vậy thì muốn hết tham, sân, si thì chúng ta phải đi trên con đường ngăn ác, diệt ác rồi. Vậy thì bắt đầu muốn ngăn ác, diệt ác được, thì phải có sức Tỉnh Thức. Mình phải có tỉnh mình mới ngăn, mình mới diệt nó được. Chứ mình không tỉnh thì mình mê thì làm sao mà mình diệt nó được? Cho nên vì vậy bắt đầu mình phải tu cái Thân Hành Niệm, đi đứng nằm ngồi, tất cả những cái hành động của mình, ở bên ngoài cái gì đó, đó gọi là Thân Hành Niệm.

Thân Hành Niệm Nội thì tức là cái hơi thở của mình, nó có hai cái hành động, hành động nội và hành động ngoại của thân. Do đó lấy hai hành động này mình tu tập trước, để tập cái gì? Tập Tỉnh Thức.

Tỉnh Thức, khi mà được Tỉnh Thức một cái thời gian, thí dụ từ mười phút đến ba mươi phút, mình không cần một giờ đâu. Khoảng độ chừng mười phút, năm phút cũng là được rồi, bắt đầu từ đó chúng ta sẽ lần lượt chúng ta xả tâm, chứ chúng ta không có chuyên để đi vào cái Tỉnh Thức cho nhiều. Chúng ta không cần Tỉnh Thức nhiều, chỉ cần năm hoặc là mười phút, trong khoảng thời gian đó thì chúng ta tiếp tục, chúng ta xả tâm được rồi. Mà xả tâm tới đâu, cái tâm mà chúng ta xả tới đâu thì cái Tỉnh Thức nó tăng lên.

Bởi vì mình xả là cái tâm nó thanh tịnh, nó thanh tịnh thì nó tăng lên. Chứ mình đừng có ức chế cái vọng tưởng của mình thì sai. Mà do cái chỗ xả tâm đó mà cái tâm thanh tịnh nó yên lặng. Tâm nó quay vô nó vẫn biết hơi thở hay hoặc vẫn đi, là cái chỗ mà chúng ta xả tâm, chứ không phải chỗ mà chúng ta cố gắng tập để cho nó luôn luôn kéo dài cái thời gian không vọng tưởng thì cái đó là trật.

Do cái chỗ xả mà nó được cái này, chứ không phải do chỗ mình ngồi mình tập, mình ức chế nó mà được cái chỗ này.

Cho nên ví dụ như bây giờ mình không hiểu đó, mình cứ lo mình ngồi để mình cố gắng mình hít thở, hay là hoặc mình tìm một cái đối tượng nào đó, để mình giữ cái tâm mình không có vọng tưởng đó, thì nó không đạt chất lượng thời gian dài đâu. Nó chỉ có thể sức của mình, mình có thể một giờ hoặc đến hai giờ, nhưng mình ở trong khoảng thời gian đó mình vẫn bị những cái trạng thái Tưởng. Chứ nó không phải là hoàn toàn nó tỉnh bơ như mình ngồi hoàn toàn bình thường vậy đâu. Nó xảy ra nhiều cái trạng thái, nó đem ra hỷ lạc, rồi hơi thở nó thay đổi. Lúc thì nhỏ nhiệm, lúc thì như nó gần như mất, nó làm đủ cái trạng thái ở trong đó. Cho nên vì vậy chúng ta bị rơi vào các trạng thái của Tưởng mất rồi. Chứ nó không có được mà như mà chúng ta ở trong cái tâm thanh thản bình thường.

(18:11) Khi mà nó ly dục rồi thì cái tâm nó quay vô, nó không phóng dật, nó luôn luôn nó biết hơi thở. Mình đi nó biết đi, mà mình ngồi thì nó biết hơi thở của mình. Tự nó, nó không phóng ra thì nó không nghĩ gì hết. Nó quay vô thì nó yên lặng, thì lúc bấy giờ tâm chúng ta đã ly dục ly ác pháp, thanh tịnh.

Cho nên chúng ta ngồi đó mà chúng ta tác ý ra, khởi một cái ý gì đó, tức là Tầm Tứ chúng ta khởi ra được, hoàn toàn chúng ta chủ động được cái Tầm Tứ của chúng ta.

Mà chúng ta ngồi im lặng thì nhứt tâm hoàn toàn, nó ở trong, duy nhất nó tự động nó trụ vào cái hơi thở. Nó vẫn biết hơi thở thì hoàn toàn đó là chúng ta đã biết mình đã nhập được Sơ Thiền.

Chứ không phải Sơ Thiền mà chúng ta ngồi như thế này nó không vọng tưởng rồi trong một tiếng, hai tiếng, chúng ta xả ra, bao nhiêu thứ vọng tưởng khác, nói: “Ờ! Hồi nãy tui ngồi, tui nhập Sơ Thiền. Sự thật không phải đâ, mình ức chế nó, chứ không phải Sơ Thiền.

Sơ Thiền là lúc nào? Bây giờ chúng ta ngồi thì cái tâm nó quay vô. Nó quay vô tức là không phóng dật. Thì nó quay vô, nó biết cái gì đây? Nó biết hơi thở nó, chứ không có gì hết. Còn mình đi thì nó tập trung với cái hành động đi của nó, nó biết. Mình làm gì, nó không khởi niệm nào hết.

Khi mà mình không điều khiển để mà tác ý ra, tức là không điều khiển Tầm Tứ, thì tức là nó sẽ không bao giờ mà nó phóng ra nó khởi một niệm gì hết. Nó chỉ luôn luôn, nó chỉ biết như vậy rất là an ổn và rất là thanh thản và vô sự. Nó không khởi một niệm nào mà làm cái chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ, nó không nghĩ tất cả những cái gì hết. Lúc bấy giờ mới gọi là tâm chúng ta ly dục ly ác pháp, mới gọi là nhập Sơ Thiền. Phải lưu ý cái phần đó.

3- ĐỘC CƯ - TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT LÀ BÍ QUYẾT THIỀN ĐỊNH

Vì vậy trong cái thời gian mà tu tập đây, cái điều kiện, mà cái bí quyết thành công ở đây là phải thấy, phải nói là cái bí quyết là nó phải có cái gì đặc biệt mới gọi là bí quyết. Cho nên Độc Cư là bí quyết. Tại sao mà độc cư để mà bí quyết? Lưu ý cái phần này.

Bây giờ chúng ta có tu, có ngồi cách gì đi nữa mà chúng ta không giữ trọn độc cư thì chúng ta không đạt được cái tâm này, không đạt được cái Sơ Thiền. Coi chứ Sơ Thiền nó là Giới Luật, mà giới luật nghiêm túc được thì tức là chúng ta phải tu tập mọi cách nó mới giới luật nghiêm túc. Chứ cái tâm của chúng ta nó hay phạm giới lắm. Hành động thân, miệng của chúng ta, chúng ta giữ gìn được, chứ cái ý chúng ta không giữ gìn được, nó khó lắm. Mà muốn cho nó thanh tịnh được thì tâm nó không phóng dật, nó quay vào, nó không nghĩ ngợi nữa thì nó mới được, chớ còn không, nó khởi niệm.

(20:18) Thí dụ như bây giờ Thầy nói thấy cái miếng ăn, nó khởi thèm tức là nó cũng bị tham rồi, nó cũng bị phạm giới rồi. Ví dụ như bây giờ trưa mình ăn, nhưng mà giờ này người ta đem cái bánh đến, mình thấy muốn ăn thì tức là đã ăn phi thời rồi đó, ăn trong ý đó. Thì cái đó là nó phạm giới ở trong cái ý rồi.

Cho nên vì vậy người tu, người ta ly dục ly ác pháp, giờ này không phải giờ ăn, đem món ăn đó tới người ta cũng không thèm, tức là tâm nó không có tham, nó ly.

Còn bây giờ thấy cái bánh, hay ly sữa, hay cái gì mà đem đến nó khởi muốn ăn uống, thì tức là cái ý nó ăn uống phi thời. Còn cái thân của chúng ta, thì nó không ăn uống phi thời vì chúng ta giữ gìn giới luật, nhưng cái ý giữ không được đâu. Cho nên khi mà mình tu tập để mà giới luật thanh tịnh của tâm, tâm ý của mình thanh tịnh thì mình phải thực hiện đến cái mức độ, nó mới thanh tịnh thực sự.

Thì nói đến Giới, tức là nói tâm ly dục ly ác pháp, đức Phật xác định điều đó rất rõ trong kinh, rất rõ ràng mà. Đức Phật nói đến ly dục ly ác pháp thì tức là nói Giới Luật Thanh Tịnh. Mà nói Giới Luật Thanh Tịnh không có nghĩa là nói thân chúng ta giữ gìn giới luật thanh tịnh, mà nói ý giữ gìn giới luật thanh tịnh. Tức là nó không khởi nghĩ tầm bậy tầm bạ nữa, nó dữ tợn như vậy đó.

Cho nên ở đây, khi mà chúng ta thực hiện như vậy thì cái bí quyết mà để thực hiện được cái Ý mà thanh tịnh Giới, thì là pháp môn Độc cư. Chúng ta sống một mình không nói chuyện ai, không đi tới đi lui ai trong vòng ba tháng, một năm đến ba năm, thì chúng ta sẽ thấy tâm chúng ta quay vào.

Nghĩa là không hề sợ hãi trước cái chết. Ví dụ bây giờ cái thân đau, chết bỏ nhất định là không đi ra. Mà đi ra bệnh viện rồi, thì bắt đầu nó động rồi. Nghĩa là mình gọi bác sĩ vô thì mình…​ Khi mà vào phát tâm mà tu hành nguyện nhất định giữ độc cư. Nếu mà cái duyên phước của mình nó đầy đủ thì trong cái thời gian đó, nó không có bệnh, mà nó bệnh nhất định là chết bỏ.

(22:02) Bây giờ Thầy nhắc lại để cho thấy được cái pháp môn về Hạnh Độc Cư để cho cái tâm nó không phóng dật, nó quay vô mà để cho nó thanh tịnh đúng Giới của nó đó.

Thì trong cái khoảng thời gian mà Thầy về đây nhập thất, thì một hôm đó ở phía trước mà chỗ cái nền, chỗ tượng Phật mà bây giờ Thầy đặt cái tượng Phật nằm đó, cái thất của Thầy cất ở đó. Mà giữa cánh đồng ruộng như vầy, hồi đó không có cây gì hết. Thì cũng làm bằng thiếc vầy Thầy ở nóng lắm, nhưng mà Thầy ở Thầy tu. Thì trong lúc đó coi như là cái vùng này nó mới có giải phóng, nó mới có yên thôi.

Thầy về Thầy làm cái thất đó Thầy ở, Thầy tu. Thì lúc bấy giờ đó, thì coi như người dân họ đâu có ở trong cái vùng này. Bị chiến tranh, cho nên họ không có ở vùng này, họ phải chạy ra ngoài chợ Trảng Bàng họ ở ngoài đó. Còn cái vùng này là vùng cách mạng. Cho nên hoàn toàn ở đây coi như là bom cày đạn nổ, không có người nào ở.

Thầy về đây coi như là một khu, một cánh đồng rừng mênh mông vậy chứ còn cây tranh với cái cây hôi đó, cây mà bông trăng trắng mọc đầy, không có cái cây gì lớn hết. Nó ủi phá sạch, khai hoang hết, nó chỉ còn có những cây cỏ như vậy.

Thầy về đây, Thầy cất cái thất Thầy ở. Trong khi đó Thầy nguyện nhất định là không ra thất, nhất định là chết bỏ, giữ độc cư hoàn toàn. Mà khi lúc bấy giờ cái thân Thầy đau, Thầy nhất định là ngồi, dựng cái thân ngồi trên bồ đoàn mà chịu chết với nó. Nhất định là không rời mà không kêu ai hết, không có đi trị bệnh, quyết định là nhất định. Do đó hoàn toàn là Thầy chủ động được, mình liều chết chứ không.

Còn một lần nữa trong cái thời gian chiến tranh, coi như cái vùng này là ai ở trong này là bị chết đó. Thầy nói, mọi người người ta bỏ đây, người ta đi mà. Còn Thầy, hoàn toàn Thầy ở Thầy tu, Thầy nguyện, Thầy nhất định, Thầy tu chết bỏ mà.

Cho nên khi mà máy bay, khi mà hai bên quân đội bên này với bên kí nó bắn nhau đó, Thầy ở giữa cái trận chiến của họ như vậy mà Thầy vẫn ngồi sừng sững trước cái tượng Phật. Cái tượng Phật ở trước chùa, cái tượng đó đó, Thầy để trong thất của Thầy. Thầy để cái tượng lớn như vậy, Thầy ngồi đối diện với tượng Phật Thầy tu.

(24:11) Do đó mà khi hai bên, hồi mà khi giải phóng, cách mạng nó đến đây, nó đóng trong khu vực, nó đào hầm đào hố xung quanh, nó bảo Thầy đi đi. Thầy nói: "Bây giờ tôi phát nguyện, tôi ở tu tôi không có đi." Nó bảo Thầy, nó đuổi Thầy, nó không cho ở đây, chỗ này đánh giặc. Nó đuổi Thầy, không cho Thầy ở. Thầy nói: "Bởi vì tôi nguyện tôi tu rồi, tôi giờ chết bỏ thôi". Nó đào hầm đào hố, vòng vòng đây nó đào hết. Nghĩa là hố cá nhân rào hết.

Khi đó bắt đầu máy bay của chế độ cũ đó, của Quốc gia hồi đó, nó vô nó bắn. Nó dập tan nát, bỏ bom hết trong khu vực này. Họ nằm hố cá nhân, họ nằm đó hết. Cái bắt đầu xe tăng nó đổ vô. Đổ vô nó bắn kinh khủng lắm, rồi cái bộ binh nó đi theo xe tăng nó vô. Tới chừng mà bộ binh nó vô, mấy ông giải phóng này bị máy bay rồi pháo nó dập, mấy ông phải rút đi bỏ, đánh không thấu.

Thành ra cái bộ binh nó vô, thấy Thầy ngồi sừng sững đó: "Trời! Bộ Thầy muốn chết sao mà Thầy ngồi đây?" Thầy nói: "Bởi vì Thầy phát nguyện Thầy tu", rồi thôi. Rồi nó đi qua luôn, nó không bắt. Nó không hỏi Thầy gì hết, đi luôn hết, Thầy an ổn Thầy tu.

Thầy nói mình chết là mình chết ở trên bồ đoàn, chứ không chết dưới bồ đoàn. Mà thật sự ra Thầy nói Giới Luật nghiêm chỉnh thiệt. Thầy giữ Giới mà hộ trì Thầy được, chứ còn không cách gì mà độ Thầy nổi. Nhờ cái oai lực của Giới Luật, Thầy sống. Thầy lấy Giới Luật mà Thầy làm cái chuẩn Thầy tu.

Cho nên trong những cái giờ phút đó, người ta ai cũng sợ Thầy hết, nghĩa là Thầy gan dạ quá. Thầy nói chết cũng một lần thôi. Cho nên vì vậy nhất định là không rời khỏi thất mà. Khi mà Thầy phát nguyện, Thầy vào thất Thầy tu mười năm, Thầy nói: "Nếu mà làm chủ được sanh tử luân hồi thì mới ra thất, mà không làm chủ được sanh tử luân hồi là hoàn toàn là chết trong thất, chứ không ra khỏi thất".

Thầy không hiểu tại sao mình hiểu? Nhưng mà sau đó, Thầy sau khi tu xong nhìn lại, Thầy mới thấy được cái bí quyết thành công trên cái sự tu tập là chỉ có Độc Cư. Không tiếp duyên với ai hết, chỉ sống một mình mình. Cho nên thất Thầy luôn luôn lúc nào, ban ngày thì cũng đóng cửa lại hết, Thầy không có mở ra, Thầy không có đi ra ngoài đâu. Ra ngoài sợ họ gặp, cái họ nói chuyện.

(26:12) Cho nên vì vậy mà Thầy cứ đóng cửa, ai vô thì Thầy, cứ thỉnh thoảng là Thầy đi kinh hành là khi không có ai, chứ mà Thầy thấy có ai là Thầy lo Thầy ngồi. Họ thấy Thầy ngồi là họ không nói chuyện. Mà thấy Thầy đứng, hay hoặc Thầy đi chơi thì họ nói chuyện. Đang đi kinh hành là họ lại nói chuyện. Thầy sợ lắm, Thầy tránh duyên tất cả. Mà suốt mười năm không hề Thầy nói tiếng nói.

Sau đó Thầy suy gẫm Thầy biết, từ cái chỗ mà không nói đó, cái tâm nó tuôn trào. Nó nghĩ cái này, nó nghĩ cái kia đủ thứ, nó tuôn trào ra hết. Thầy hoàn toàn Thầy cầm chân Thầy, không có cho nó tiếp duyên. Nó lý luận đủ cách để mà nó phá độc cư nó đi ra. Cái tâm nó dữ lắm, chứ nó không có hiền đâu. Đến khi mà đau nó cũng lý luận nữa, phải đi uống thuốc, phải này kia để cho mạnh mới tu được, nó luận đủ. Thầy nói nhất định là Thầy thà chết, chứ Thầy nhất định là chống lại, chứ Thầy không có bao giờ mà nó sai bảo Thầy được cái gì hết. Cho nên cuối cùng cái nó tuôn ra hết, nó tuôn ra hết, rồi bắt đầu nó quay vô.

4- QUÁ TRÌNH TRƯỞNG LÃO NHẬP TỨ THIỀN

Thầy mới hiểu không phải mình ngồi mà có thể nó có thiền Định được. Mà do mình xả hết, mà cái tâm của mình không khởi ra. Bởi vậy cho nên nó quay vô. Nó quay vô, Thầy nói ngồi đâu, cái tâm của Thầy nó vẫn biết hơi thở, mà Thầy không cần phải tu tập gì hết. Nó không phóng ra cái gì nữa hết, nó hoàn toàn nó quay vô. Nó quay vô suốt ngày, Thầy nói nó an tịnh vô cùng lận. Cho nên vì vậy Thầy nói: "À! Như vậy Thầy là sẽ nhập định được rồi". Thầy sẽ nhập định được rồi, Thầy thấy rõ ràng cái kết quả này rồi.

Cho nên Thầy mới nói với mẹ Thầy, Thầy nói: "Con sẽ nhập định, nếu mà con không…​ Mẹ đem cơm vô trong thất con mà không thấy con ăn thì mẹ bưng ra đừng để thiu. Nhưng mà mẹ đừng có lo lắng, con không chết đâu, con nhập định, chứ không chết đâu". Thầy nói dặn mẹ Thầy trước như vậy.

Cho nên suốt bảy ngày Thầy ở trong thất, mà cả hai tháng trời Thầy mới xuất định ra. Thầy ra lệnh, Thầy bảo: "Tịnh chỉ hơi thở". Nó tịnh chỉ, Thầy ngồi luôn mà.

(27:57) Hai tháng luôn đó, chứ không phải là trong bảy ngày đâu. Ban đầu Thầy thử một đêm một ngày, Thầy thấy được rồi. Sau đó Thầy nói với mẹ Thầy rồi, Thầy định là bảy ngày. Nhưng mà Thầy nói, Thầy dặn mẹ Thầy: "Chừng nào mà con…​ Mẹ đừng có gọi ai, mẹ đừng có sợ, con không có chết đâu". Thầy dặn trước mà. Thầy sợ bà sợ quá, bà gọi bà con lối xóm. Thầy chưa có ra định được, họ tưởng Thầy chết đó, họ đem họ chôn. Thầy dặn trước: “Mẹ đừng có sợ. Chừng nào mà con có thúi thì mẹ chôn. Còn không có thúi thì mẹ đừng có đụng tới con cái gì hết. Mẹ đừng có kêu gọi bà con. Mẹ đừng có sợ, mẹ cứ bình thường thôi. Con ăn, không ăn kệ nó. Mẹ yên tâm, chớ đừng có gì hết”. Thầy dặn trước hết.

Bởi vì Thầy thấy Thầy làm chủ được cái chỗ mà cái hơi thở Thầy rồi. Thầy bảo nó ngưng, nó ngưng rồi. Vì vậy mà Thầy thấy khi mà cái tâm nó quay vô, nó không phóng dật. Nó quay vô, nó biết hơi thở của nó rồi, Thầy ra lệnh cái nó làm được. Thầy ra lệnh, bởi vì Thầy biết nhập Tứ Thiền là hơi thở nó tịnh chỉ. Phật dạy mà.

Cho nên khi mà Thầy ra lệnh diệt Tầm Tứ, nó hoàn toàn nó không tác ý ra được nữa. Thầy nhập Nhị Thiền, Thầy ra lệnh: "Tầm Tứ tịnh chỉ, ngưng đi", tức là diệt Tầm Tứ. Tầm Tứ nó tịnh chỉ thì mình tác ý không có được. Mình vô định nó rồi, cái Nhị Thiền không có tác ý được, chứ không phải ngồi đây nó có vọng tưởng đâu.

Cái Sơ Thiền mình tác ý ra, mình nghĩ, mình suy tư cái này kia được. Nhưng mình chủ động, chứ không phải tự động nó nhảy vô được. Còn cái Sơ Thiền của mình cho nên nó có Tầm, có Tứ, có Nhất tâm, có Hỷ Lạc của nó. Cho nên nó năm chi thiền của Sơ Thiền.

Nhưng đến Nhị Thiền thì hoàn toàn là tác ý không được. Khi vô đó rồi tác ý không được. Bởi vì cái tầm tứ nó diệt mà, đâu có còn tác ý được. Nó cao hơn một bậc rồi, nó định rồi. Nhưng mà cái hơi thở nó còn thở.

Cho đến khi mà Thầy ra lệnh cho hơi thở nó ngưng, Thầy thấy rõ ràng là Tứ Thiền nó cao, cái sức nó làm cho cái thân bất động. Cho nên bây giờ ngồi bao lâu cũng được rồi. Vậy nếu mà người ở ngoài người ta không biết, người ta nói mình chết. Vậy cho nên Thầy mới dặn mẹ Thầy kỹ lưỡng lắm, rồi bắt đầu Thầy mới nhập định, hai tháng trời Thầy mới xuất định. Thầy dặn trước mà, Thầy vô định Thầy dặn: "Tịnh chỉ hơi thở, hai tháng ra định”

Sư Tuệ Tĩnh: Không ăn hả Thầy?

Trưởng lão: không ăn uống gì hết, hai tháng ra.

Sư Tuệ Tĩnh: Sao lúc đó mình biết Thầy?

(29:57) Trưởng lão: Vẫn mình ở trong cái trạng thái rất rõ ràng lắm. Hễ mình hướng tâm cái mình biết hết hà. Mà mình không hướng tâm, mình ở trong cái trạng thái im phăng phắc.

Sư Phước Nhẫn: Ai tới lui mình cũng biết hả Thầy?

Trưởng lão: Không! Tới lui thì mình.. Khi mình vô thì không biết. Nhưng mà mình hướng ra thì ai làm gì mình biết hết hà. Mà mình không hướng, mình cứ ở trong đó để kéo dài cái thời gian đó ra. Chứ không phải mình ngồi, mà ai làm gì xung quanh mà mình biết đâu, không có.

Nó ở trong cái Nhị Thiền thì tuy rằng diệt tầm tứ, chớ ai xung quanh gì mình biết hết.

Còn cái Tứ Thiền nó tịnh chỉ luôn, mình không biết đâu. Coi như nhập Tứ Thiền thì hoàn toàn, nó ở trong một cái trạng thái, nó không có không gian và thời gian. Mà không có bao giờ mà ai ở ngoài này mà mình lưu ý hết. Nó không bao giờ tập trung ai, nó không biết đâu.

Nhưng mà khi mình hướng ra, mình hướng ra mình xem coi thử coi cái, ở ngoài có cái gì, thì hướng ra ai làm gì làm mình biết hết. Mà mình hướng tâm trở vô trong định, thì mình hướng tịnh chỉ hơi thở, thì ngay đó là mình hoàn toàn không biết nữa, nghĩa là còn có một cái trạng thái của mình. Thầy biết cái trạng thái đó là cái trạng thái bỏ thân mà; chúng ta không mất, nghĩa là còn biết cái đó thôi. Rõ ràng là bây giờ mà nếu mình tịnh chỉ hơi thở là mình sẽ đi vào chỗ đó. Coi như là phải nhập tới Tứ Thiền mới xả bỏ được báo thân.

Chứ còn người mà không nhập được Tứ Thiền không xả bỏ được báo thân. Nghĩa là làm chủ được cái hơi thở, xả cái hơi thở được, nó không thở thì mình bỏ cái thân mình được. Nhưng mình giữ cái thân của mình được cái thời gian nào thôi, chứ còn mà giữ xa hơn nữa không được.

Cái trong cái Tứ Thiền nó không có thể giữ hơn được, cho nên tới đó nó phải thở ra. Còn mình làm chủ thì mình bắt nó thở ra được, mình thở vô được. Cho nên trong suốt cái thời gian đó thì Thầy có thử, thử tất cả những cái đó Thầy biết.

Nhưng mà đến cái Diệt Thọ Tưởng Định thì nó không có cái thời gian dài. Có nhập thử được, nhưng mà không có thời gian dài. Thầy định Thầy nhập luôn suốt, bởi vì cái thời gian Diệt Thọ Tưởng Định nó có cái từ trường, nó bảo vệ cái thân của mình. Hoàn toàn cái thời gian rất dài hoặc là một năm, hai năm mình nhập trong đó, nhưng mà chưa có thời gian ở trong đó.

Thầy nghĩ rằng, trong những ngày giờ phút gần đây, tất cả chúng mà không có ở đây nữa, Thầy không có hướng dẫn, coi như mình không có trách nhiệm gì nữa hết thì mình sẽ nhập vào cái định đó để xem. Bởi vì từ lâu đến giờ mình đâu có biết. Nghĩa là từ nào tới giờ chưa có người nào mà nhập như vậy, thành ra mình cũng chưa biết thời gian nó sẽ như thế nào, trong cái thời gian của Diệt Thọ Tưởng Định như thế nào.

(32:19) Còn Sơ Thiền Thầy biết rồi, nhưng mà nó có cái khoảng thời gian. Chứ cái thân của mình nó không thể nào nó lâu ăn lâu uống mà trong khoảng thời gian dài. Mà trong khi đó Tứ Thiền mà nó kéo dài được, xa như vậy được, nó chỉ trong cái thời gian ngắn nào đó thôi.

Cho nên Thầy thử, Thầy thử rồi Thầy ra, ra phục hồi lại rồi thử vô. Cho nên trong khoảng cái thời gian đó Thầy cứ ra vô, ra vô vậy. Thí dụ như Thầy cho nó một tuần lễ, Thầy bảo "tịnh chỉ hơi thở một tuần lễ". Cái bắt đầu một tuần lễ nó bung ra. Nó bung ra, nó thở trở lại. Thở trở lại rồi cái bắt đầu Thầy cho nó vô nữa. Cứ như vậy Thầy không ăn uống mà Thầy có ra, có vô, chứ không phải là nó liên tục như vậy là hai tháng. Không phải đâu.

Phải hiểu được cái chỗ mà Thầy nói. Thành ra mình, bởi vì mình mới vô, mình chưa có biết như thế nào. Phải ra vô để tự động, chứ còn không khéo nó đi luôn rồi làm sao? Nó đi luôn, nó chết mất rồi, mình không có làm sao mình hồi phục lại được. Thì như vậy là mình biết làm sao giờ?

Bởi vì trước khi mà Thầy vào thất thì có thầy Như Hải, ổng nói ở ngoài quê ổng, ngoài Nha Trang có một người đó cũng cất cái chòi, rồi nhập định hai mươi mốt ngày, thì người ta thấy bà ta chết luôn rồi. Họ đem họ chôn đi. Cho nên vì vậy mà Thầy được nghe cái tin đó Thầy cũng lo, lo cho cái thân phận của mình. Không biết rồi đây, rồi mình nhập như vậy rồi nó đi luôn vậy. Rồi nó cứng ngắc luôn như vậy, rồi nó không thở luôn, rồi mẹ mình không biết đây, rồi cũng chôn. Cho nên Thầy dặn mẹ kỹ rất kỹ. Nhưng mà Thầy cũng phòng ngừa, vì vậy mà Thầy vô bảy ngày, rồi Thầy ra hay hoặc là cái thời gian mà Thầy định nó là bao lâu. Thầy cứ ra vô, ra vô để phục hồi lại coi nó có thở được hay không, để cho biết. Cho nên suốt hai tháng Thầy cứ ra vô, ra vô.

(33:59) Chứ không phải là Thầy ngồi liệt, mà ra vô có nghĩa là Thầy ngồi tại chỗ, chứ không phải đi. Chứ không phải xuất mà đi chỗ này chỗ kia hay hoặc ăn cơm. Ngồi tại chỗ, nhưng mà xuất ra là bằng tâm mình nó ra, cái thân thì ngồi bất động.

Nhưng mà xuất ra, cái tâm mình quan sát được chung quanh của mình cái này, cái kia, cái nọ. Xong rồi, bây giờ nhập trở lại vô, hoàn toàn là không thấy biết gì hết. Nó không phải là ở trong cái trạng thái của Nhị Thiền, mà nó lại ở trạng thái của Tứ Thiền. Nó khác rồi, toàn bộ nó ngưng hoạt động hết. Thân hành nó ngưng hoạt động hết, nó không còn hoạt động nữa.

Còn cái Nhị Thiền thân hành nó còn hoạt động, chỉ có khẩu hành nó ngưng mà thôi. Khẩu hành tức là tầm tứ đó, Nhị Thiền đó, cái khẩu hành nó ngưng. Còn cái Tứ Thiền thì hơi thở nó ngưng, tịnh chỉ hơi thở, cho nên nó khác rồi.

5- ĐỘC CƯ ĐỂ TÂM TUÔN TRÀO

Thì trên cái bước đường tu hành cho nên hôm nay Thầy nhắc lại cái Thiền Định nó không phải là quan trọng. Mà nó quan trọng ở chỗ Sơ Thiền, ở chỗ ly dục ly ác pháp, cái đó khó nhất.

Mà cái tâm mà tuôn trào, cách thức mà chúng ta sống độc cư là để cho tâm tuôn trào. Bởi vì độc cư nó cô đơn, nó cô đơn nó nhớ…​ Thầy nói hồi mà Thầy học ở lớp đệ tứ mà học Kiều á, nó nhớ ra. Nó tuôn trào, cái bài thơ Kiều nào nó cũng nhớ. Thậm chí như Huy Cận, hay hoặc là Thế Lữ, Khái Hưng hay hoặc là những nhà thơ nào đó, hồi nhỏ mình đi học là nó quay lại, nó nhớ hết. Rồi hồi nhỏ mà đi học mà đánh lộn với nhau chỗ nào nó cũng nhớ ra hết. Nó tuôn ra hết, nó không còn cái chỗ nào, nó tuôn ra sạch. Rồi nó lý luận cái này, lý luận cái kia, lý luận đủ cách để cho mình phá vỡ, mình bỏ ra đi. Bỏ thất ra đi, nó đủ mọi cách hết. Cái tâm của con người thiệt nó độc lắm.

Cho nên do cái chỗ đó đó mà Thầy đã biết được cái pháp này, nó sẽ tâm nó quay vô. Mà quay vô, khi mà tâm nó quay vô, tức là ly dục ly ác pháp rồi, thì cái Thiền Định nó dễ rồi, nó không còn khó nữa. Cái tâm thanh tịnh, nó đúng giới luật nó rồi, thì tự nó sanh định, chứ không có ai làm ra định đó được.

(35:58) Cho nên mình bây giờ mình ngồi thì nó sẽ không bao giờ nó có định. Mà mình giữ gìn đúng giới luật của Phật, nói giữ gìn đây là phải tu. Cái tâm nó thanh tịnh, nó mới giới luật nghiêm chỉnh. Chứ còn không phải là mình cố gắng, mình bắt buộc cái thân mình phải ăn uống, phải sống oai nghi tế hạnh này kia, mà cái ý nó tùm lum trong này thì nó không thanh tịnh Giới đâu.

Phải hiểu nó có ba cái hành động của nó: thân, khẩu, ý. Mà cái khẩu nó giữ giới được, cái thân nó giữ giới được. Mình bắt buộc nó được, nhưng cái ý bắt buộc nó không có được. Nó khó lắm, nó thấy cái gì là nó phạm giới ngay cái nấy, nó khó ở chỗ này.

Do đó nó có những cái pháp môn tu. Vì vậy mà trên Tứ Niệm Xứ hay hoặc là Tứ Chánh Cần thì mình phải tu những cái định gì, định gì, để rồi cái ý nó mới thanh tịnh, nó mới ly dục ly ác pháp trong cái tâm ý của mình. Từ đó cái tâm nó quay vô. Mà khi nó quay vô được rồi thì bắt đầu cái định nó dễ rồi. Mình chỉ ra lệnh là nó tịnh chỉ các hành của mỗi thứ định. Cái định nào nó có cái chuẩn của nó rồi. Cho nên Phật dạy những cái chuẩn đó, mình nắm được những cái chuẩn đó thì chỉ có pháp hướng của mình, mình truyền lệnh nó sẽ vào đó. Mình ngồi như thế này, mình đứng mình ra lệnh nó cũng nhập nữa, chứ đừng nói mình ngồi không.

Đó là những cái mà qua kinh nghiệm của Thầy. Cho nên vì vậy mà Thầy nói đây là cái pháp mà chúng ta biết được cái bí quyết của nó. Chẳng hạn bây giờ như hai sư đến ở đây tu hành, mà Thầy biết được thành công hay không là Thầy nhìn qua cái sự tu. Cái sự tu như thế nào? Thầy thấy cái đời sống độc cư trầm lặng, sống một mình, không nói chuyện ai hết hoàn toàn. Người này sống từ một tháng, đến hai tháng, ba tháng, đến một năm, hai năm, ba năm. Thầy biết người này sẽ đạt được, sẽ đạt được đến kết quả cuối cùng của nó.

Còn Thầy thấy bây giờ cố gắng mình sống cho được một năm, không hề nói chuyện ai hết. Nhưng mà hết năm đó, qua cái năm thứ hai là bắt đầu nói chuyện. Chỉ tiếp duyên một chuyện thôi thì cái năm đầu tiên đó kể như là hủy hết rồi. Bởi nó tuôn vô. Hễ ở ngoài kia mình tiếp duyên rồi, bao nhiêu cái mà trong tâm của mình nó tuôn trào đó. Mình đã giữ được cái sự tu tập của mình để xả được những cái niệm mà một năm đó đó, nó gian khổ lắm. Nhưng mà khi mình tiếp duyên rồi thì bao nhiêu cái niệm nó sống lại hết. Nó uổng công mình, bắt đầu coi như là tu trở lại, phải sống độc cư trở lại. Trước kia mình nỗ lực, mình sống được một năm. Nhưng mà khi tiếp duyên rồi thì bắt đầu ít bữa nó kiếm chuyện nó tiếp nữa, nó không bao giờ dừng đâu. Cho nên cuộc đời của mình hết tu rồi.

(38:25) Cho nên Thầy nói bắt đầu vô là phải vô quyết tử với nó. Mà nếu không quyết tử thì kể như là mình sẽ bị cái tâm của mình nó sai mình, nó phá cái hạnh đó thì tâm mình nó sẽ bị phóng dật theo thôi. Cho nên từ xưa đến giờ mình phải thấy rằng cái người tu mà để đạt được cái mức Thiền Định của Phật thiệt là ít có. Ít có lắm, là tại vì người ta không nắm được cái bí quyết này, bí quyết độc cư.

Đức Phật nói trong kinh thì nó đơn giản lắm. Nghĩa là thí dụ như mình sống độc cư như con tê ngưu một sừng thì mỗi tâm niệm của mình trong này mà nó có khởi lên thì mình không độc cư đâu, mình phải xả nó. Mà muốn xả được như vậy, thì mà mình tiếp duyên, mình nói chuyện với người khác thì hết được rồi. Mình phải hiểu được cái lý của Phật.

Cho nên ở đây bây giờ mình tập. Mình tập, rồi sau đó mình gom lại, bắt đầu mình mới đi vào trên Tứ Niệm Xứ mình tu. Nghĩa là bây giờ tập hơi thở, phải không? Rồi bắt đầu mình tập những hành động đi kinh hành. Rồi bắt đầu mình tập tới cái sức mà gom cái tâm của mình nữa, để cho nó được Tỉnh Thức chứ. Tâm mình, người mới tu mà chưa biết cái hơi thở mà để gom, bây giờ Thầy nói kỹ để cho quý thầy để lưu ý.

6- TẬP HƠI THỞ BÌNH THƯỜNG TRƯỚC

Bây giờ đó mình tập cái hơi thở bình thường trước. Đây là mới vô căn bản mình tập hơi thở, mình thở. Từ lâu tới giờ mình cũng thở bình thường, nhưng mà mình không có lưu ý. Hôm nay Thầy nhắc thở bình thường. Vậy thì hôm nay, một ngày nay mình tu hơi thở bình thường thử coi.

Thì mình đi kinh hành mình cũng lưu ý cái hơi thở của mình, mà mình ngồi mình cũng lưu ý hơi thở.

Chứ không phải đi kinh hành mình tập trung. Khi nào nói đi kinh hành mà để tập trung dưới bàn chân đi kinh hành của mình thì mình sẽ tu cái khác.

(39:57) Nhưng bây giờ mình đi, mình cũng tập trung trong hơi thở. Mình coi đi như vậy cái hơi thở mình bình thường hay như thế nào? Nó bình thường theo kiểu đi, chứ không phải bình thường theo kiểu ngồi, mình phải lưu ý nó.

Cũng như bây giờ nó bình thường của buổi chiều, nó không thể bình thường của buổi sáng. Mình phải lưu ý cái phần này, chứ không phải. Mình bắt buộc, bây giờ ví dụ như cái hơi thở của mình là ba giây phải không? Nhưng buổi sáng nó ba giây, chứ buổi chiều chưa hẳn đã ba giây. Bởi vì cái thân của mình mà, cái đặc tướng của mình buổi chiều nó phải khác, chứ nó đâu có phải giống là buổi sáng đâu? Cho nên đó mình tu cái hơi thở bình thường.

Vì vậy cho nên thí dụ như mình tập bình thường đó, Thầy nhắc nhở đây hết để cho mình lưu ý cái phần mà, nắm cho được vững chắc cái này thì bắt đầu mình ngồi lại. Khi mình tập trung mình chú ý nó thì nó không bình thường. Nhưng mình sẽ biết nó bình thường là vì mình thở, mình thấy không có mệt. Mình thở mình nghe nó thoải mái, dễ chịu, an ổn thì nó là bình thường.

Hãy lưu ý, thử hỏi bây giờ Thầy thở nè. Thầy hít thở, Thầy hít chậm chậm chậm chậm không bình thường chứ gì? Thầy thở ra cũng chậm chậm, một chút Thầy có mệt không? Mệt.

Bây giờ Thầy thở nhanh. Thầy thở nhanh thì một hơi Thầy thấy cũng mệt, phải không? Nhưng mà Thầy thở để sao mà Thầy thấy cơ thể Thầy thấy nó an ổn mà không mệt thì đó là bình thường. Lưu ý cái phần Thầy muốn nói nó đơn giản. Nhưng mà không lưu ý, có lúc mình thở nhanh một chút nào đó, nó chưa hẳn là nó mệt mình đâu. Nhưng mà cái đó nó cũng sai bình thường rồi.

Cho nên từ cái chỗ mà hơi thở bình thường nó sẽ đi vào cái trạng thái thân tâm nó an ổn, ờ lưu ý. Thì cái hơi thở mà nó an ổn, thì nó sẽ bình thường trong cái an ổn, thì nó phải nhỏ nhiệm hơn nữa. Sư lưu ý cái phần đó phải không?

Nghĩa là bây giờ Thầy đang, cái tâm Thầy chưa an ổn đó thì Thầy thở bình thường. Thì cái mức bình thường của nó, nó ở trong cái tâm chưa an ổn. Nhưng mà khi nó bắt đầu nó có an ổn rồi, thì cái hơi thở nó thay đổi theo cái bình thường của sự an ổn đó.

(41:49) Phải lưu ý. Bây giờ nó an ổn ở trong cái chỗ mà nó đã an ổn. Nó thở như vậy, mình bắt buộc nó phải lôi trở lại cái bình thường của mình đang chưa an ổn thì như vậy mình sai. Sư hiểu chỗ đó chưa? Cho nên đừng có buộc nó cái này kia, để cho tự nó, nó đi thì mình biết đây là hơi thở bình thường, nó theo. Cho nên nhiều khi nghe nó hơi thở bình thường, người ta bắt buộc nó phải đúng cái tiêu chuẩn nó ba giây. Thì bây giờ nó đang an, thì nó phải nhẹ xuống. Nó nhẹ xuống, nó đi bốn giây, hay năm giây không chừng. Mà mình bắt nó lôi trở lại là ba giây là mình bị mất bình thường ở trong cái trạng thái an, thân tâm của mình an, thì nó sai bình thường của nó rồi. Mình đừng có bắt buộc nó, mà mình để tự nhiên của nó, và mình biết trong lúc này nó phải thở như vậy thì đó là bình thường.

Cũng như buổi sáng trời lạnh thì nó thở như vậy, buổi chiều trời nóng nó thở khác, mình bắt nó thở như buổi sáng, không được, mất bình thường. Phải lưu ý cái chỗ bình thường. Vì vậy mình biết được, như vậy là mình điều khiển được, cái hơi thở của mình bình thường trong mọi thời tiết, trong mọi thân tâm của mình nó lúc an, mà lúc không an. Chứ đừng có bắt buộc nó phải như vậy, như vậy, như vậy…​ thì không tốt.

Đó là những cái mà nói về tập luyện về hơi thở bình thường để mình nắm cho vững được cái cách thức này, mình luyện cái hơi thở bình thường của mình. Luyện hơi thở bình thường thì nó cũng không khó, tập trong vòng chừng một tuần là cao lắm là mình đã biết được cái hơi thở bình thường của mình. Bởi vì mình tập, mình lưu ý để mình biết nó thôi, chứ không có gì.

Cho nên khi mình vào định mình xuất định, mình ra lệnh nó: "Bây giờ hơi thở phải phục hồi lại. Thở." Bắt đầu bây giờ hơi thở nó thở lại mà nó thở chậm, chứ nó không phải là thở nhanh được. Bởi vì nó còn đang ở trong định, nó chưa xả ra. Cho nên khi mà nó thở ra rồi thì bắt buộc mình hướng tâm mình nhắc: "Hơi thở phải thở lại bình thường". Thì bắt đầu hơi thở nó theo cái lệnh đó mà nó thở lại bình thường.

Mình biết cách mà xả, chứ không phải xả thiền bằng cách mình xoa tay xoa chân mà xả thiền. Mình xả cái thân của mình bằng cách mình ngồi co tê này kia đó, bây giờ mình xả ra, mình đứng dậy mình đi té đó, mình mới ngồi mình xoa chân, xoa tay này kia gọi là xả thiền, thì không phải.

Mình xả Thiền đây, thiền là cái tâm…​. (44:05)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy