00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 30 - NHẬP ĐỊNH NHỜ XẢ TÂM

PHÁP HÀNH 30 - NHẬP ĐỊNH NHỜ XẢ TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [46:27]

1- CÂU PHÁP HƯỚNG DÀI NGẮN TÙY THEO HƠI THỞ

(0:00) Những điều mà Thầy dạy các con là cái điều mà các con tu, đến hôm nay các con mới thấy được cái kết quả của nó giúp cho các con tu tập, nó rất tốt, chớ không phải.

Từ cái tạo, người nào mà đã tu tạo được tụ điểm rồi bây giờ các con thấy dễ dàng gom tâm. Còn người mà bây giờ mà mới tu, mà không có tập luyện được tạo tụ điểm, thì các con thấy nó hay bị, cái tâm mình nó hay chạy lăng xăng, nó dời tụ điểm, nó làm cho tâm chúng ta không nằm yên một chỗ.

Còn cái ổn định hơi thở, mà trước kia Thầy dạy các con có căn bản, các con ổn định hơi thở, bây giờ các con nương vào cái hơi thở là các con thấy hơi thở bình thường các con biết liền, mà hơi thở không bình thường biết liền. Nó làm cho các con nhận ra được cái hơi thở. Do cái chỗ tu tập đó, mà các con hiện giờ mà đi tới nữa thì các con rất dễ dàng.

Đó thì, như vậy thì cái căn bản mà dạy các con từ trước đến giờ, xem như là không nói những cái tên mà các con tu đúng cái pháp của Phật, nhưng các con tu không có sai pháp Phật chút nào hết!

“Cũng như các con đã biết Định Niệm Hơi Thở là một trợ pháp tối ưu tối hậu cho tất cả các pháp để đạt được kết quả tu tập viên mãn. Nếu không có Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta chẳng biết nương vào đâu mà tu tập. “

Đó thì, nếu mà không có cái Định Niệm Hơi Thở thì các con sẽ biết nương cái chỗ nào đâu? Cho nên từ bắt đầu vô tập luyện hơi thở là một cái căn bản nhất cho các con! Bây giờ các con đã thuần thục hơi thở rồi, các con kết hợp với cái gì các con kết hợp dễ.

Các con kết hợp với Định Vô Lậu các con hướng nè: “Quán từ bỏ, hít vô tôi biết tôi hít vô. Quán từ bỏ, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Theo cái lời nói của mình mà hít vô hít ra như vậy, nó làm cho chúng ta từ bỏ, xả đi, từ bỏ những cái tâm tham, sân, si của chúng ta.

Như quán đoạn dứt nè: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, quán đoạn dứt, thở ra tôi biết tôi thở ra”, nương vào cái hơi thở mà nhắc đi nhắc lại như vậy.

(01:50) Nếu mà hơi thở chúng ta ngắn thì chúng ta tạo cái câu pháp hướng nó ngắn, ngắn đi, để rồi chúng ta ngắn đến đỗi mà người ta chỉ hướng tâm người ta nhắc “vô”, “ra”, “vô”, “ra”. Đó là cái câu hỏi, cái câu hít vô thì chúng ta nói “vô”, rồi hết cái hít vô rồi chúng ta nói “ra”, đó là cái pháp hướng, pháp hướng nó ngắn.

Còn nói dài hơn một chút: “thở vô” hay là “hít vô”, “thở ra” - “hít vô”, “thở ra” - tức là hai chữ. Đó thì, nếu mà cái hướng nó hai chữ, cái hướng một chữ, và cái hướng ba chữ, cái hướng bốn chữ, tùy theo cái pháp hướng mà chúng ta trạch nó ra thành một cái câu pháp hướng đó, mà nó nương vào cái hơi thở để nó tu tập.

Chớ không phải bắt buộc mà phải cố định rằng một cái pháp hướng đó nó phải năm chữ hay sáu chữ, rồi nó luôn luôn nó như vậy, không phải. Nó tùy theo cái hơi thở chúng ta dài hay là ngắn, chúng ta dùng cái pháp hướng.

2- HƠI THỞ LÀ PHÁP MÔN TỐI ƯU ĐỂ VIÊN THÀNH ĐẠO QUẢ

(2:43) “Định Niệm Hơi Thở là một loại định quan trọng suốt quá trình tu tập của chúng ta, đến khi nhập được định làm chủ sự sống chết mà còn chưa bỏ, phải dùng nó nhập tới Diệt Thọ Tưởng Định để giữ lại thân xác này mới lìa hơi thở.”

Nghĩa là cái Định Niệm Hơi Thở mà chúng ta dùng chúng ta nhập tới cái Tứ Thiền là nó làm chủ được cái hơi thở sự sống chết rồi, nhưng mà chúng ta chưa phải bỏ hơi thở đâu, chúng ta còn nương cái hơi thở này để mà nhập được tới Diệt Thọ Tưởng Định, tức là Diệt Tận Định đó, chúng ta còn nương vào nó để mà chúng ta nhập Diệt Tận Định.

Vậy thì rõ ràng là tới cái định cuối cùng vẫn còn dùng cái hơi thở. Còn trái lại khi mà chúng ta thực hiện Tứ Như Ý Túc hay Tam Minh thì chúng ta mới không dùng cái hơi thở mà thôi.

Bởi vì lúc bấy giờ chúng ta đang ở trong cái trạng thái Tứ Thiền là thân định trên tâm mà tâm định trên thân, thì chúng ta không có còn trở ra cái hơi thở nữa, mà chúng ta ở trong cái trạng thái định đó chúng ta mới ra lệnh cho cái năng lực, cái đạo lực của chúng ta, nó điều khiển tất cả mọi cái sự vi diệu mà không lường được là do ở trong cái trạng thái đó.

Còn nếu mà chúng ta ra cái hơi thở rồi thì cái năng lực đó nó không còn có nữa. Mà năng lực đó là do cái sức định của chúng ta, nó từ cái chỗ định đó mà nó có cái năng lực.

Cho nên chúng ta phải nhập vào cái định, mà đúng cái định đó là cái định “thân định trên tâm, tâm định trên thân”, tức là thân tâm nó trở thành một khối định. Còn bây giờ cái tâm định không, mà cái thân chưa định, thì chúng ta chưa có đủ cái năng lực, chưa đủ cái quyền lực để mà làm chủ.

Thì ở trên cái bước đường tu tập, chúng ta mới thấy được cái chỗ mà cái tâm thanh tịnh và CÁI thân thanh tịnh chúng ta. Và vì vậy mà cái hơi thở là cái mấu chốt để chúng ta đầu tiên để tu tập thanh tịnh.

Như Thầy vừa nói, bây giờ tu Tứ Chánh Cần ngăn các pháp ác, thì chúng ta hít thở, “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, thì như vậy là trong cái đầu của chúng ta nó không có nghĩ một cái niệm gì hết do nương vào cái hơi thở này.

Thì ngay đó là cái pháp hơi thở, Định Niệm Hơi Thở đầu tiên đã giúp cho chúng ta ngăn chặn được cái ác pháp, làm cho chúng ta ly dục ly ác pháp thì cũng phải là hơi thở. Đó, thấy rõ như vậy thì chúng ta biết.

Và cuối cùng mà chúng ta muốn để lại cái nhục thân này, cái thân này mà không hôi thúi, như một cái người người ta ướp thuốc, ướp xác để cho cái thân nó không bị hôi thúi đó, thì cái người mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì cũng phải nương cái hơi thở để mà nhập cái định cuối cùng, để giữ lại cái thân này, mà để lại ngàn năm mà không bị hư hoại.

Thì đó là một cái định mà gọi là cái định cao nhất ở trong các cái loại định, nhưng vẫn phải là nương vào cái hơi thở mà tu tập.

(05:26) “Do kinh nghiệm tu hành, Thầy biết tất cả sự lợi ích của hơi thở không thể nghĩ lường”

Nghĩa là trên cái hơi thở từ bắt đầu các con tu, bắt đầu vào tu, thì dùng cái hơi thở mà đi phá cái này phá cái kia, tức là phá các pháp ác cho đến điều khiển, cho đến nhập tới Tứ Thiền các hành ngưng hoàn toàn, thì không nương vào cái hơi thở thì không có cái lối nào mà chúng ta điều khiển được hết.

“Giả thiết trong thế gian này không có hơi thở thì không có loài vật và cỏ cây xuất hiện trên cái hành tinh này.”

Bây giờ chúng ta đặt thành giả thiết đi, trong cái thế gian này mà không có hơi thở, Thầy muốn nói hơi thở là cái gì chắc các con hiểu rồi chứ gì, thì không có cái loài vật và cây cỏ xuất hiện trên cái hành tinh này được. Vì có cái hơi thở mà có loài vật xuất hiện.

Cho nên các con thấy một cái hành tinh nào mà không có cái sự sống thì làm sao có hơi thở được? Cho nên cái hành tinh đó đâu có loài vật, đâu có cây cỏ! Cho nên ở đây chúng ta thấy rõ ràng là cái môi trường sống chúng ta là phải lấy cái hơi thở mà làm chính của nó rồi, vì vậy mà con đường tu của đức Phật mà đã tìm ra cái hơi thở, để mà thực hiện cho cái sự tu tập của mình đến cái mức cuối cùng làm chủ sự sinh tử, thì nó rõ ràng và cụ thể.

“Những người tu hành mà được viên thành đạo quả, dù là chánh đạo hay là tà đạo thì hơi thở là một pháp môn tối ưu cho họ.”

Các con thấy rõ ràng như người ta tu yoga này, như các loại thiền khác, bắt đầu vào tu họ cũng đều phải nương hơi thở hết để họ nhiếp tâm. Ít có cái pháp môn nào mà rời hơi thở, chỉ có Thiền Đông Độ là không nương hơi thở thôi.

“Nếu pháp môn nào mà không dùng hơi thở thì pháp môn đó sẽ không được viên mãn, chỉ là một thứ tưởng tượng mà thôi.”

Ở đây cái ý Thầy muốn chỉ cái đó là Thiền Đông Độ nó không có dùng cái hơi thở.

(07:13) “Ở đây không có pháp nào bỏ cả, pháp hơi thở càng tu càng thấm nhuần, càng dễ câu hữu đối với các pháp môn khác.”

Nghĩa là đối với cái pháp môn hơi thở, mình càng tu hơi thở bao nhiêu càng thấm nhuần được bao nhiêu thì mình câu hữu với các pháp khác thì rất dễ. Còn cái người mới chập chững vô chưa có tu tập về cái hơi thở mà câu hữu với pháp này pháp kia, họ rối, hơi của họ nó không ăn nhập vào đâu hết.

“Thầy chỉ vạch cho các con biết đường đi của đạo Phật bắt đầu từ nơi đâu: từ giới luật gọi là Thánh giới, kế đó là Thánh phòng hộ sáu căn.”

Nghĩa là bắt đầu mình đi vào con đường tu tập của đạo Phật, thì bắt đầu từ cái giới luật mà gọi là Thánh giới luật.

“…​ kế đó là Thánh phòng hộ sáu căn, kế đó nữa là Thánh thiểu dục tri túc, kế đó nữa là Tứ Chánh Cần.

Trong Tứ Chánh Cần có các pháp để tu tập Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, Thánh Vô Lậu Định, Thánh Định Niệm Hơi Thở.”

Đó thì các con thấy Thầy sắp xếp ở trên cái chỗ tu tập cái giai đoạn đầu của đạo Phật đó, từ cái giới luật, cái Thánh giới luật đó, cho đến cái Định Niệm Hơi Thở, thì nó nằm ở trong một cái giai đoạn đầu của nó hết, nó không ngoài cái giai đoạn đầu của cái sự tu tập này.

“Mặc dù tùy thuận các pháp khác mà Thầy dạy Định Niệm Hơi Thở trước, nhưng Định Niệm Hơi Thở thuần thục thì các pháp khác lại dễ dàng tu.

Cho nên trong quá trình, thời gian tu Định Niệm Hơi Thở không có phí mà có lợi ích rất lớn. Khi các con đã chấp nhận đường lối tu tập của đạo Phật, thì lấy Định Niệm Hơi Thở câu hữu với các pháp khác thì kết quả rất chóng, nhưng biết cách kết hợp thì sự tu tập lại còn nhanh chóng hơn.”

Nhiều khi các con kết hợp sai, kết hợp không ăn khớp, kết hợp không đúng và cái câu pháp hướng trạch nó không có đúng với cái tâm niệm của mình lúc bây giờ, cái trạng thái của mình lúc bây giờ.

(09:27) Cũng như bây giờ mình mới có sự yên lặng à, mà mình ngồi thiền, mình lại tịnh chỉ các hành hay hoặc là hơi thở, thì cái chuyện đó sai rồi.

Vọng tưởng mình chưa hết, ngồi lại còn vọng tưởng xẹt ra, xẹt vô mà vội tịnh chỉ âm thanh thì làm sao mà âm thanh vắng được? Mà khi tâm mình chưa ly dục ly ác pháp, mình vội mình hướng tâm mình diệt Tầm Tứ thì Tầm Tứ làm sao diệt được? Chỉ còn có nước mình ngồi mình ức chế nó cho nó hết vọng tưởng thôi, chớ còn cái mà mình hướng tâm thì chắc chắn là không hết được.

Còn mình đau bệnh mà cái sức thiền định mình chưa có, mình chưa ly dục, ly ác pháp, tâm mình chưa thanh tịnh, mà mình hướng tâm mình nhắc: “Cái bệnh đừng có đau nữa!”, thì thật ra đó là mình chỉ cắn răn mình chịu đau hơn là cái mình nhắc nó.

Cho nên ở đây mình phải đạt được cái trạng thái nào thì cái sức hiệu quả của cái pháp hướng đó nó sẽ ở trong cái trạng thái đó. Nó hiệu quả nhiều hay ít là nó ở đúng cái mức của nó. Chớ còn cái sức của nó ít mà mình làm cho nó nhiều thì nó đâu được? Mình muốn cho nó nhiều, nó mạnh hơn thì đâu được! Khi mà mình luyện tập cái sức của mình nó còn kém thì cái hiệu quả của cái pháp hướng nó phải kém.

3- SÁM HỐI ĐÚNG CHÁNH PHÁP LÀ TÀM QUÝ: BIẾT XẤU HỔ VÀ SỢ HÃI

(10:33) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Pháp sám hối thế nào là đúng?

Có người có lỗi lầm mà thành tâm cải hối thì có những lợi ích gì trong hiện tại và mai sau trên đường tu tập của đạo Phật?

Người sám hối mà không sửa chữa lỗi lầm của mình mà còn tái phạm nhiều lần thì đó có phải là họ đang tạo nghiệp ác cho họ trong hiện tại và tương lai không?”

Đáp: “Pháp sám hối mà đúng Chánh Pháp của Phật thì đó là…​”

Các con biết đó là pháp gì không?

“Đó là pháp tàm quý.”

Các con biết cái pháp sám hối mà đúng của Phật là pháp tàm quý.

“Tàm quý tức là xấu hổ và sợ hãi.”

Một khi mà chúng ta làm một cái lỗi gì phạm giới mà chúng ta biết xấu hổ và chúng ta sợ hãi, thì cái pháp đó gọi là cái pháp sám hối. Còn bây giờ chúng ta có sám hối cách gì đi, tụng kinh lạy Phật cho xói đầu chúng ta đi, mà chúng ta không biết xấu hổ, không sợ hãi thì chúng ta vẫn phạm hoài, không bao giờ mà chúng ta hết.

Cho nên Phật dạy rất rõ ràng, cái pháp sám hối mà đúng Chánh Pháp của Phật thì đó là pháp tàm quý. Tàm quý có nghĩa là xấu hổ và sợ hãi, chữ “tàm” là xấu hổ, mà chữ “quý” đây là sợ hãi. Người ta hay viết chữ “quý” là chữ quý báu thì nó sai, chữ quý đây là vô úy, là không sợ hãi, chữ quý đây là sợ.

“Người biết xấu hổ, biết sợ hãi, làm lỗi là chơn sám hối. “

Nghĩa là biết xấu hổ rồi từ đó người ta không có làm lỗi nữa, biết sợ hãi cái lỗi đó là người ta không làm lỗi nữa, đó là cái người chơn sám hối. Không có phải là đến trình Thầy hay hoặc là phát lồ ra nói cái lỗi này kia, mà người đó không xấu hổ, không sợ hãi thì họ vẫn phạm.

Họ bây giờ có nói trước ông Phật, mà ông Phật bây giờ ổng còn tại thế đi, họ cũng chẳng sợ nữa, họ không xấu hổ là họ không sửa đâu. Mà họ biết cái chuyện đó là xấu hổ là họ bỏ.

(12:40) Cho nên Phật nếu ra cái pháp Thầy thấy rất tuyệt vời mà. Nếu mà đúng tâm trạng người mà làm cái gì đó xấu hổ thì sau họ không dám làm cái đó nữa đâu! Mà cái người không biết xấu hổ rồi thì thôi, khỏi nói, bây giờ có sám hối có gì đi nữa họ tụng Hồng Danh, một ngàn bộ Kinh Hồng Danh đi nữa, họ niệm bao nhiêu Phật đi nữa chắc họ cũng không bao giờ hết cái lỗi của họ.

“Dù có tụng kinh sám hối, lễ Phật ngàn năm vẫn không tiêu tội. Trong Thiền Tông dạy sám hối bằng một pháp tưởng.”

Trong Thiền Ttông nó có dạy chúng ta sám hối bằng cái pháp tưởng. Bởi vì nói về sám hối Thầy phải nhắc ra hết. Cho nên ở bên Tịnh Độ thì nó lấy cái Bổn Kinh Hồng Danh nó tụng, hay hoặc là Từ Bi Thủy Sám nó tụng, nó coi như là tụng cái bộ kinh đó là sám hối, là nó hết tội.

Nhưng mà ở đây Phật dạy rất cụ thể, người mà biết sám hối, biết sợ hãi là người đó, là đúng cái pháp đúng của Phật là biết xấu hổ, biết sợ hãi, thì cái người đó sẽ sám hối, tốt lành, không còn phạm nữa.

“Trong Thiền Tông dạy sám hối bằng một pháp tưởng:

“Tánh tội vốn không do tâm tạo

Tâm đã diệt rồi tội sạch không

Tội trong tâm ấy cả hay không

Thế mới là chân sám hối”.”

Nghĩa là nói ở trong cái bài kệ này, nói tánh tội nó vốn không có, mà do tâm mình nó ham muốn nó mới tạo ra cái tội, nó mới làm ác nó mới tạo ra đó. Mà mình tu rồi, cái tâm mình nó diệt rồi, thì tội nó sạch nó không còn có nữa. Bởi vì tội nó theo tâm mà nó sạch.

Tội trong tâm ấy cả hai không”, tội và tâm đều là không, vốn là không, nó không có, cho nên: “thế mới là chân sám hối”. Nghĩa là nói như vậy có nghĩa là cái người mà tu Thiền Tông mặc tình cứ làm ác đi, cái tâm của mình diệt nó được rồi thì cái tội nó cũng sạch, nó không còn cái nghiệp gì đâu mà sợ. Giết người cũng không lo nữa đâu! Đó là cái ý nói như vậy.

(14:29) Ở đây thì chúng ta thấy được cái chỗ sai của nó. Bởi vì nếu mà không rõ thì người ta thấy hay quá, quá hay, còn thấy rõ rồi thì nó không hay nữa.

Đấy là pháp tưởng sanh ra sự sám hối, nghe thì có lý mà người hành thì chẳng bao giờ hết tội, cho nên do đó mà hầu hết người ta nghĩ rằng hết tội cho nên người ta tạo tội hoài. Ở đây chúng ta thấy rất rõ.

“Do kinh nghiệm tu hành thấy rất rõ: Tâm là do duyên hợp…​”

Cái tâm của mình là do duyên hợp, nếu mà cái tâm này mà không có cái thân, không có cái thân Ngũ Uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì nó làm sao nó có cái tâm? Cũng như thí dụ như, không có bốn cái trụ xứ này: thân, thọ, tâm, pháp thì nó làm sao mà nó có cái tâm nó đứng rời ra được.

Cho nên nói cái tâm thì chúng ta phải thấy cái thân Ngũ Uẩn của chúng ta. Do cái thân Ngũ Uẩn thì nó, nếu mà có cái tâm thì nó phải có sắc, có thọ, nó phải có hành, có thức, cho nên nó mới có cái tâm này. Nếu mà không có cái tâm thì nó không có, nhưng mà đã có tâm thì nó phải có lôi theo một cái nhóm của nó.

“Mà đã duyên hợp thì tâm vô thường, vô ngã.”

Đó cho nên nó là duyên hợp, nó mới có cái tên tâm. Nó hợp lại nhiều cái thứ nó mới thành ra cái con người, mà con người có cái tâm nó không phải là riêng có một cái tâm không, cho nên vì vậy mà nó phải hợp duyên. Mà nó hợp duyên thì nó phải là vô thường, vô ngã.

(15:57) “Cho nên tội…​”

Tội thì ở đây chúng ta thấy rõ:

“…​ tội là nhân quả ác mà do tâm sanh khởi mà thành nghiệp.”

Mình làm ra một cái tội, tội là nhân quả ác do tâm sanh khởi tạo nghiệp, thành ra cái nghiệp.

“Tâm diệt nhưng tội không diệt, mà trở thành nghiệp để tiếp tục tái sanh luân hồi.”

Các con hiểu chỗ này không? Ở đây Thầy nói nè, cái tội là nhân quả, nhân quả ác nó mới tạo ra cái tội! Mà cái nhân quả này do cái tâm chúng ta sanh khởi nó mới thành ra cái nghiệp ác này. Khi mà tâm diệt tức là cái người đó chết đi rồi đó, thì cái nhân quả tội này nó còn không? Nó còn chớ, nó làm sao hết được, nó đâu có mất.

Ở đây bên Thiền Tông thì nghĩ rằng cái tâm diệt, cái thân này hoại diệt thì cái tội hết. Vậy thì người ta cần gì người ta tu? Bây giờ cứ làm ác đi, chừng mà cái tâm, cái thân này nó chết rồi thì cái tội nó cũng hết rồi, thì còn đi đầu thai có thọ lãnh cái gì nữa khổ đau đâu?

Đó, cái luận của bên đó đó. Mình nghe thì hay nhưng mà sự thật ra, mà xét ra thì mình thấy là sai quá sai! Bởi vì tâm nó đâu phải là một mình riêng cái tâm đâu, nó còn có một khối của nó trong đó. Mà cái khối đó nó diệt thì cái tâm nó cũng phải diệt, thì tâm nó diệt nhưng mà cái nhân quả của nó làm nó không tan đâu, nó không mất đâu.

Cho nên tâm diệt nhưng tội không diệt, mà trở thành nghiệp để tiếp tục cái nghiệp, nó mới tiếp tục nó tái sanh luân hồi chớ.

“Nếu nói “tâm đã diệt rồi, tội sạch không” thì người chết đã diệt,…​”

Những người chết nó đã diệt đó, diệt cái tâm đó.

“…​ nhưng tội vẫn còn nguyên.

Như vậy, Thiền Tông đang bị tưởng pháp mà không biết. Cứ ngỡ rằng mình tu hết vọng tưởng là tâm diệt, mà tâm diệt là hết tội, thì đó là một sự tưởng tượng trừu tượng để bịp người mà thôi.

Người có lỗi lầm mà biết xấu hổ, sợ hãi, biết từ bỏ xa lìa những việc làm tội lỗi thì ngay trong hiện tại tâm hồn thanh thản, an lạc, còn trong tương lai không có gặp quả xấu.”

Bởi vì mình đã chừa những cái, mình đã xấu hổ mình không có làm nữa, thì trong hiện tại thì mình thấy tâm hồn thanh thản rồi. Rồi trông về tương lai thì nó đâu có trở thành cái quả xấu cho mình nữa, cho nên mình rất là thanh thản.

(18:21) Còn ở bên Thiền Tông thì các thầy thấy, cái luận của nó không vững đâu. Cho nên rõ ràng là nó nói tâm mà diệt rồi là tội nó sạch không. Thật sự nó không thấy cái nhân quả.

Còn nó không thấy cái tâm là vô thường, cho nên nó tưởng là cái tâm nó thường, mà khi mà diệt cho được, nó nghĩ rằng cái tâm đây là cái ý của chúng ta, diệt đi hết cái vọng tưởng, thì cái niệm thiện niệm ác diệt hết rồi, thì cái tội nó không có. Sự thật ra nó không phải như vậy đâu, nó không phải như cái nghĩ như vậy được.

Cho nên Thầy đem một cái ví dụ để chúng ta thấy rõ cái luận của Thiền Tông không thể đứng vững đối với Phật pháp.

“Còn người không biết xấu hổ, không biết sợ hãi, không biết cãi hối sửa lỗi lầm, thì hiện tại và tương lai đều gặp khổ đau, tai nạn và bệnh tật nguy hiểm.”

Đó là qua một cái câu hỏi nhưng mà nhằm cái chỗ để mà đáp, cho nên Thầy mới vạch ra để cho thấy được cái chỗ sai và chỗ đúng của Phật pháp.

Cho nên cái pháp sám hối của Phật không có dạy chúng ta tụng Hồng Danh, mà cũng không có dạy chúng ta tụng Từ Bi Thủy Sám, mà cũng không có dạy chúng ta là “tánh tội vốn không do tâm tạo”, mà những cái này đều là người sau đặt ra.

Mà chính trong kinh điển của Phật gọi là tàm quý, người có tàm quý thì người đó sẽ xa lìa những lỗi lầm, nó không bẻ vụn những giới luật của nó ra, đó là do tàm quý. Vậy đó là cái pháp mà chơn sám hối đó.

4- CÁCH KẾT HỢP PHÁP HƯỚNG VỚI HƠI THỞ

(20:02) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Qua kinh nghiệm tu hành của con, có ba trạng thái khi tu Định Niệm Hơi Thở.”

Ở đây là những cái vấn đề qua cái rút tỉa kinh nghiệm thì thầy Chân Thành nói, các con cũng như các thầy mà mới tu cũng lưu ý về cái phần này để biết được cái chỗ mà tu tập của mình.

“Một là hiệu quả tốt, hai là hiệu quả trung bình, ba là hiệu quả thấp.”

Trong cái sự tu tập mình so sánh mình thấy được, bữa nay mình tu tốt là do cái gì đây? Tu tập như thế nào mà nó tốt? Mà tu tập thế nào mà trung bình? Tu tập như thế nào mà kết quả kém, thấp? Đó, thì như vậy là rõ ràng mình tu tập mình có quán xét được cái sự tu tập của mình tốt hay xấu.

Chớ mình tu tập rồi mình không biết mình như thế nào hết thì như một con cua mù, nó không biết thấy đường gì hết, như là một cái người mù thì thôi, thì tu vậy biết chừng nào chúng ta tới đâu đâu?

Chúng ta phải biết rằng cái kết quả, khi mà chúng ta áp dụng cái đó vào cái pháp đó, chúng ta thấy kết quả. Và cái mục đích cái pháp đó nó áp dụng vào để đã mang đến kết quả nào, chúng ta phải nhận rõ chớ?

Cái mục đích của cái pháp đó nó phải đem đến kết quả của nó, vậy thì kết quả nó có đạt được hay không? Đạt được ít, nhiều, hay hoặc là nhiều thiệt nhiều? chúng ta phải biết cái đó. Vậy muốn biết cái đó thì chúng ta phải xem xét.

Đây là Chân Thành hỏi Thầy:

“Hiệu quả cao khi dùng câu pháp hướng hòa nhịp với hơi thở ra vào.”

Như hồi nãy Thầy nói đó, nó phải ra vào, nó hòa nhịp hai cái, cái pháp hướng với cái hơi thở, nó phải đi song song với nhau, nó đi phải cùng nhau, một lượt với nhau. chớ không phải cái này trước cái kia sau, hay hoặc là ngược lại nó đi sai nhịp với nhau thì không tốt.

Có nghĩa là khi đọc câu pháp hướng lên thì hơi thở hòa theo từng lời, đến khi câu pháp hướng hết thì hơi thở vừa dứt, không nhanh cũng không chậm. Tu như vậy con nhận thấy đạt hiệu quả cao và câu hữu với các định khác cũng tốt, như vậy đó là trường hợp thứ nhất.

Khi đọc xong câu pháp hướng rồi mới bắt đầu thở thì con thấy đạt được hiệu quả trung bình.

Ba: Còn khi câu pháp hướng dài, không phù hợp với hơi thở, con cảm thấy hiệu quả thấp.

Thưa Thầy có phải vậy không?”

(22:25) Đó là Chân Thành qua cái kinh nghiệm tu hành của mình, áp dụng qua cái hơi thở, qua các pháp, rồi áp dụng cái pháp hướng vào trong hơi thở, thì nó đã thấy được cái kết quả cao, và như vậy thì rút tỉa kinh nghiệm, thì quý Thầy cũng nên lấy cái kết quả thứ nhất có hiệu quả tốt nhất.

Bởi vì cái nào mà tốt nhất thì mình phải áp dụng chớ? Còn cái nào mà thấp kém thì mình bỏ đi, mình đừng có tu. Đó thì như vậy là rõ ràng là các Thầy nên áp dụng vào cái pháp cho phù hợp với hơi thở ra và hơi thở vô.

Thì trong kinh Phật dạy chúng ta thấy, đức Phật ít có dùng cái câu pháp hướng dài mà nhắc nhở chúng ta: “An tịnh thân hành, hít vô tôi biết tôi thở vô. An tịnh thân hành, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Thì đó là cái câu Phật nói nó vừa với hơi thở ra và hơi thở vô của mình, cho nên nó theo đó mà nó thở.

Cho nên người sau không biết, khi mà dịch thì nó “sẽ”, có nghĩa là tôi hít vô rồi, tôi thở ra rồi, tôi sẽ hướng tâm sau. Cho nên có cái câu mà “sẽ” thì những cái câu đó nó, chúng ta qua rút tỉa kinh nghiệm thì chúng ta thấy, khi mà mình hít thở rồi mình mới nhắc câu hướng đó nó đi sau cái, thay vì mình nhắc trước mà nó còn không hiệu quả huống hồ là mình nhắc sau!

Cũng như bảo cái hơi thở phải tịnh chỉ hơi thở, thì trong lúc đó đó, mình thở rồi mình mới bảo nó tịnh chỉ, thì nó tịnh chỉ cái hơi thở rồi hay là cái hơi thở sau?

Cho nên khi mà muốn tịnh chỉ thì mình phải hướng tâm trước, bảo “Hơi thở phải tịnh chỉ! Ngưng!” thì do đó thì bắt đầu nó sẽ ngưng hơi thở. Tức là bảo cái hơi thở nó đang thở này, phải ngưng.

Còn mình hướng, mình thở ra thở vô rồi mình bảo nó ngưng, tức là mình thở ra vô rồi, nó nói “Xe chạy rồi mà biểu dừng ai dừng được!”, tức là nó không muốn dừng nữa rồi.

Còn mình chưa có gì hết mình bảo nó “Bây giờ phải dừng trước đi!”, thì do đó bắt đầu nó chuẩn bị nó dừng, vì vậy mà một vài hơi thở sau đó nó dừng lại. Còn mình thở rồi mình mới bảo dừng, nó tức tối lắm, đã cho xe chạy rồi bây giờ bảo dừng nó không chịu dừng.

Đó thì chúng ta hiểu qua một cái bài kinh, mà trong cái bài kinh Phật nói chữ “sẽ” cũng là không đúng cái chỗ kinh nghiệm tu đó. Như vậy là chúng ta cũng đã biết được cái chỗ kinh nghiệm tu hành, vì vậy mà tu như vậy không có sai đâu.

(24:40) Đáp: “Tu Định Niệm Hơi Thở thường pháp hướng đi theo hơi thở, do sự đi theo hơi thở mà đạt được chất lượng cao, tỉnh thức cao, không bị tạp niệm.”

Vì mình nương với hơi thở thì mình câu hữu với nó thì mình kết hợp nó phải hòa nhịp với nhau với hơi thở thì nó sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

“Hai là xả được tâm một cách hiệu quả.”

Tức là cái pháp hướng của mình, mình hướng muốn xả cái gì đó, thì nó nương theo hơi thở nó tỉnh thức, nó có một cái trạng thái thanh tịnh của cái hơi thở, do đó nó có cái lực nó làm cho mình xả, muốn xả cái đó nó xả dễ.

“Còn đặt câu pháp hướng trước hơi thở rồi mới thở, đó là pháp hướng nhắc tâm.”

Nghĩa là bây giờ đó, thí dụ như mình chưa có thở mà mình hướng trước rồi mình mới thở, thí dụ như “Cái hơi thở phải tịnh chỉ!”, thì mình chưa có thở gì hết, bắt đầu đó mình hít thở, thì đó là cách pháp hướng nhắc tâm.

‘Còn câu pháp hướng đi cùng với hơi thở đó là pháp hướng kết hợp.”

Phải không, mình phải hiểu cái pháp hướng nhắc tâm rồi để cho cái tâm nó làm the. Cũng như Thầy tu Tứ Như Ý Túc chớ gì, Thầy để cái nắp này đây, Thầy bảo: “Cái nắp này bay lên!”, Thầy ra lệnh như vậy, cái nắp nó chưa có bay mà, cho nên Thầy bảo nó bay lên, chớ không phải nó vừa bay lên vầy Thầy vừa nhắc theo thì nó không phải. Cái này là pháp hướng nhắc bảo, truyền lệnh bảo, nó chưa có làm, truyền lệnh.

Còn cái này chúng ta đang tu kết hợp với cái pháp nào đó, đang với cái pháp đó để mà tu thì đó là cái pháp kết hợp.

“Còn câu pháp hướng cùng đi với hơi thở đó là pháp kết hợp để đạt được mục đích tỉnh thức hoặc là xả tâm vô lậu.”

Nghĩa là kết hợp với cái đó để xả tâm vô lậu hay hoặc là đạt, kết hợp với cái đó để tỉnh thức. Như chúng ta vừa đi kinh hành mà vừa biết hơi thở, tức là giữa hai cái này mà kết hợp nhau thì nó làm cho chúng ta tỉnh thức ở trên bước đi rất là cụ thể. Đó, cách thức như vậy.

Cho nên chúng ta phải biết dùng pháp hướng. Nhiều khi chúng ta cứ nghĩ kết hợp, kết hợp nhau, rồi lúc bây giờ chúng ta bảo cái nắp này bay lên, nó chưa bay chúng ta cũng kết hợp, rồi kết hợp làm sao cho được? Chớ phải nó bay thì chúng ta vừa nhắc vừa bay thì cái chuyện đó được, còn đằng này thì nó chưa có bay. Thì đó là mình phải biết dùng cái pháp hướng cho đúng lúc.

(26:50) “Còn câu pháp hướng thỉnh thoảng nhắc một lần đó là pháp diệt Tầm giữ Tứ.”

Nghĩa là thỉnh thoảng mình nhắc một lần, nhắc một lần, nhắc một lần, cứ khoảng độ chừng ba giây hay năm giây hay hoặc là mười giây mình nhắc một lần, cứ nhắc một lần, nhắc một lần vậy đó. Đó là cái pháp hướng nó để diệt Tầm Tứ.

Ở đây Thầy nhắc từng cái như vậy đó, mà các con không hiểu dùng nữa thì Thầy không biết làm sao mà nói. Không còn cái pháp nào mà Thầy không vạch ra cho các con biết cách thức tu. Nếu mà để ý, lưu ý kỹ, bây giờ Thầy dạy rồi các con về tu không có lạc đường nào hết, tu đâu đúng đó, tu đâu đạt kết quả đó.

“Còn câu pháp hướng đi cùng một lượt với hơi thở ra vô là tu Định Vô Lậu kết hợp Định Niệm Hơi Thở.”

Mục đích tỉnh thức và xả tâm, như hồi nãy Thầy nói trên đó.

“Ở trên con hỏi” “Còn khi câu pháp hướng dài không thể đi một lượt với hơi thở được” - đó là cách tu sai không đúng cách.”

Nghĩa là mình dùng cái pháp hướng dài quá dài hơn hơi thở mình, cho nên vì vậy đó, mình hướng rồi mà hơi thở hít vô rồi mà tới hơi thở ra mà nó cũng chưa hết cái câu pháp hướng, thôi cái đầu mình nói lung tung! Cho nên mình đâu có nhớ được cái hơi thở nữa mà gọi là tỉnh thức?

Lo mà nhớ cái câu pháp hướng để mà nói cho nó đúng hết, phải học thuộc làu, thiệt làu vào, nó mới nhớ hơi thở, rồi làu đó thì cũng không nhớ câu pháp hướng, đọc như đọc thần chú, thì Thầy nói thiệt nó không có hiệu quả gì hết.

Cho nên câu pháp hướng dài quá, mà cả hai hơi thở rồi mà nó cũng chưa hết cái câu hướng của mình nữa, thì như vậy nó không có kết hợp được.

“Khi tu Định Vô Lậu, quán xét xong, thì dùng câu pháp hướng dài để xả tâm mà không cần niệm hơi thở trợ giúp.”

Nghĩa là bây giờ mình tu cái Định Vô Lậu, mình quán xét một cái gì đó xong rồi. Bây giờ mình quán cái thực phẩm, mình thấy nó bất tịnh, xong rồi mình hiểu là những món ăn là không phải là ngon, không phải là sanh ra cái khả ái, khả hỷ, khả lạc cho mình, làm cho mình thích thú nữa.

Từ đó mình mới dùng cái pháp hướng thì mình nhắc, “Từ đây cái tâm bỏ cái ham thích về cái ăn. Cái ăn là không có, nó làm cho con người khổ đau, làm cho con người mất cái thân này, và cái thực phẩm là bất tịnh, đừng có ham ăn.” Tức là mình dùng cái pháp hướng để mình nhắc cho cái tâm mình bỏ như vậy, thì dù bây giờ cái pháp hướng có bao dài mình nhắc cũng được hết.

(29:13) Chớ còn cái pháp hướng mà nương vào cái Định Niệm Hơi Thở mà tu tập, thì nó vừa với cái hơi thở thì nó tốt, mà nó dài quá thì nó không hay, mà ngắn quá thì nó cũng làm mất cái hơi thở, nó còn một khoảng trống, chỉ còn một hơi thở không, thì cái pháp hướng nó cũng không có hiệu quả lắm, và nó cũng không giúp gì cho cái hơi thở của mình tiếp tục ở trong cái sức tỉnh nữa, mà còn có những cái kẽ hở để cho những cái niệm khác xen vào ở chỗ kẽ hở đó.

“Khi tu Định Vô Lậu, quán xét xong thì dùng câu pháp hướng dài để xả tâm mà không cần Định Niệm Hơi Thở trợ giúp. “

Thì lúc bây giờ mình chỉ tu thuần có cái Định Vô Lậu thì mình dùng cái pháp hướng mà phá cái tâm của mình.

“Vì câu pháp hướng dài có dùng hơi thở cũng không thể được.”

Vì dài quá mình đâu có làm sao mình thở cho thiệt dài mà mình hướng được? Lúc bấy giờ nếu mà tập trung mà thở dài thiệt dài, thì lúc đó bấy giờ chỉ còn có bám chặt tụ điểm mà thở chậm chậm nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ chớ còn khởi lên nhớ cái gì thì cũng không được hết.

“Ở đây các con tu hành phải dùng câu pháp hướng và hơi thở, phải khôn khéo mới có kết quả tốt được.”

Nghĩa là khéo léo lắm để mà mình kết hợp giữa cái định này, giữa cái định kia với cái câu pháp hướng thì nó mới có hiệu quả rất là tốt. Mà biết dùng pháp hướng, câu pháp hướng dài lúc nào mà câu pháp hướng ngắn lúc nào, như thế nào.

Nó khéo léo như vậy Phật mới nói thiện xảo, chớ còn nếu mà nó không khéo léo như vậy thì Phật nói thiện xảo làm gì? Cho nên ở đây tu thì các con cũng phải lưu ý về cái phần mà thiện xảo đó.

Cho nên càng tu chúng ta càng phải thấy rõ được cái chỗ tu tập của mình để mình thiện xảo chớ? Mình còn những thiện xảo nhập định nè, thiện xảo an trú trong định nè, mà không biết thiện xảo những cái này, rồi làm sao mà nhập định, làm sao an trú được?

Phải biết những cái này là những cái pháp mà Phật nói, cái danh từ mà Phật nói đơn sơ thôi, thiện xảo nhập định nè, thiện xảo an trú nè, thiện xảo sống trong định nè, thiện xảo xuất định nè, tất cả những cái đó đều là dùng pháp hướng không, chớ đâu phải là cái gì khác? Mà nếu không có cái đó làm sao mà chúng ta thực hiện được?

5- NHẬP ĐỊNH NHỜ ỨC CHẾ TÂM VÀ NHẬP ĐỊNH NHỜ XẢ TÂM

(31:17) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Trong giáo án tu tập Giới Định Tuệ của Đức Phật mà Thầy đã vạch ra có dạy rất rõ là người muốn nhập Sơ Thiền thì phải ly dục ly ác pháp. Có người lại bảo rằng tu thiền là để nhập định, không cần phải tu các pháp khác, không cần phải tu đức độ, mà chỉ là cốt để nhập định. Với ý nghĩ sai quấy này sẽ dẫn họ đi đến đâu và nhập định gì?

Định Tưởng, Phàm Phu Định, Tâm Thần Định, Phi Nhân Loại Định…​ Con xin Thầy với lòng thương phủ trùm vạn hữu hãy chỉ cho linh hồn mê tối chúng con ra khỏi đêm đen đang bao phủ!”

Đáp: “Định là do tâm thanh tịnh không tham, sân, si. Người ta hiểu sai định, là do ức chế tâm nên thiền định khác, mà tâm hết tham si là khác.”

Nghĩa là người ta hiểu một cách rất lầm lạc là cái chỗ này: định với cái tâm mà hết tham, sân, si là hai cái, nó không có giống nhau. Đó là cái hiểu lầm, và cái thời nay người ta người nào cũng hiểu lầm như vậy.

Chứ chính cái định mà của Phật thì do cái định, do cái tâm thanh tịnh không còn tham sân si, không còn giận hờn phiền não, không còn thương ghét nữa, thì mới gọi là định.

Còn cái định mà còn tham sân si mà ức chế tâm thì gọi là định, cho nên họ mới nói không cần phải tu giới, không cần phải tu gì hết, không cần đức độ gì hết, miễn làm sao mà nhập định được là thôi, nghĩa là nhập định của họ cứ nghĩ rằng hết vọng tưởng là định, thì cái định đó là cái định sai, không có đúng, không có đúng cách định.

“Đó là một sự hiểu sai lệch. Cũng vì sự hiểu biết này mà người tu thiền không giải thoát.”

Bởi vì cái sự hiểu biết như vậy thì các con cứ nghĩ rằng khi mà họ hiểu biết vậy thì họ cứ tu ức chế tâm. Bởi vì sống thì tham ăn tham uống ngày ba bốn bữa phi thời, rồi chơi, rồi hát, rồi đủ thứ cách hết, không có cái gì mà họ không từ ở trong cái thế gian này, mà chỉ lo cứ ngồi để mà ức chế tâm của mình cho hết vọng tưởng là thiền định, cái nghĩ như vậy đó là cái nghĩ không đúng cách. Vì vậy mà họ tu thiền định mà tâm còn tham, còn sân, còn si, nó đủ thứ.

(33:33) Còn chúng ta vào thiền định chúng ta lo ly dục ly bất thiện pháp. Từ đó cái tâm chúng ta giải thoát hoàn toàn, chúng ta thấy thanh tịnh vô cùng làm cho cuộc sống của chúng ta rất là hạnh phúc, rất là an lạc.

Còn cái thiền định gì mà ngồi thiền nhập định mà rốt cuộc rồi thì nó chẳng thiền định gì hết. Cái định tưởng, ở đây cái định tưởng thì ở đây Thầy đã nói rồi, do chúng ta ức chế tâm làm cho cái ý thức nó ngưng, cho nên cái tưởng thức bắt đầu nó hoạt động vậy, gọi là cái hoạt động của tưởng thức đó, gọi là tưởng.

Cho nên thí dụ bây giờ chúng ta ức chế không có vọng tưởng mà ngồi nghe nó an lạc, tức là cái trạng thái của xúc tưởng hỷ lạc nó xuất hiện, đó là cái định tưởng. Còn chúng ta mà chưa có ức chế được cái ý thức, cái ý thức nó chưa ngưng, thì cái trạng thái hỷ lạc này nó không có.

Cho nên cái người mà còn vọng tưởng lăng xăng thì không tìm được cái hỷ lạc, mà cái người nào hết vọng tưởng rồi chúng ta mới thấy nghe cái trạng thái an lạc, do vì vậy mà do ức chế mà cái tâm của chúng ta nó thấy cái an lạc, đó nó gọi là thiền định, nó gọi là hỷ lạc của thiền định. Nhưng mà sự thật đó là một cái định tưởng chớ không phải là cái định xả tâm.

(34:39) Còn trái lại khi mà cái tâm thanh tịnh của chúng ta mà nó thanh tịnh rồi thì nó ly dục ly ác pháp rồi nó không còn tham, sân, si, nó không còn mạn nghi, nó không còn Thất Kiết Sử nữa, thì lúc bấy giờ nó, cái tâm thanh tịnh đó nó chỉ cần ra lệnh, chớ nó không cần ức chế, nó không ức chế nữa, nó ra lệnh.

Thì do đó cái định đó từ cái ý thức của chúng ta điều khiển chớ không phải là định tưởng - chúng ta có dùng cái ý thức chúng ta đâu. Bởi vì khi mà ly dục ly ác pháp rồi mà nhập Sơ Thiền thì chúng ta còn Tầm còn Tứ chớ, chớ đâu phải mà hết Tầm hết Tứ đâu?

Cho nên chúng ta dùng cái Tầm Tứ, tức là cái ý thức của chúng ta, chúng ta mới điều khiển, bảo: “Tẩm Tứ phải tịnh chỉ!”, thì lúc bấy giờ Tầm Tứ nó nghe cái lệnh chúng ta truyền cho nên vì vậy mà nó ngưng, nó không có hoạt động. Cho nên cái đầu óc của chúng ta nó không có vọng tưởng là do cái lệnh truyền của cái tâm thanh tịnh, chớ không phải do chúng ta tập trung ức chế, hai cái nó khác.

Vì vậy mà do cái lệnh truyền đó thì nó tịnh chỉ Tầm Tứ, cho nên cái tưởng nó có xuất hiện.

Bởi vì cái ý thức, nó bị truyền lệnh của cái ý thức đó, cái ý thức nó truyền lệnh cho cái Tầm Tứ nó tịnh đi, thì bắt đầu cái ý thức nó không có hướng nữa, tức là nó không nhắc nữa, thì lúc bấy giờ cái ý thức nó ngưng. Nó ngưng thì bắt đầu cái tưởng nó cũng hiện lên, cho nên khi đó thì người ta nói: diệt Tầm Tứ thì định sanh hỷ lạc.

Khi mà Tầm Tứ đã diệt rồi thì Tầm - vọng tưởng nó không có rồi, thì cái tưởng nó mới hiện ra. Thì hiện ra thì chúng ta cũng có cảm giác hỷ lạc như cái người ức chế, giống nhau như người ức chế.

(36:12) Nhưng mà người ức chế họ không có cái truyền lệnh, cho nên vì vậy mà họ không xả được các cái thứ tưởng này, họ không xả được mười tám cái loại tưởng này.

Cho nên chúng ta bây giờ đang ở trong cái trạng thái của cái định Nhị Thiền diệt Tầm Tứ này nó có cái hỷ lạc, cho nên chúng ta phải xả cái hỷ này, để mà chúng ta vượt ra mười tám cái loại hỷ này mà chúng ta đi qua nhập cái Tam Thiền, cho nên Phật gọi là xả hỷ, ly hỷ mà trú xả nhập Tam Thiền.

Cho nên bây giờ chúng ta mới dùng các pháp hướng chúng ta mới ly nó ra, lìa nó ra, còn không có pháp hướng làm sao điều khiển mà lìa? Cho nên chúng ta từ cái trạng thái hỷ lạc này đến cái trạng thái khác của thân tâm của chúng ta, nó bồng bềnh, nếu mà nó đúng thì nó đi vào những cái định tưởng như Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ Tưởng. Còn nó sai một chút thì chúng ta rơi vào những cái vô ký, ngoan không, hôn tịch, hôn trầm, thùy miên, tất cả mọi cái nó đều bị rơi vào trong đó hết.

Đó là những cái định tưởng.

Như vậy là chúng ta, nếu mà chúng ta vượt qua tất cả những cái loại tưởng của cái chỗ mà ý thức ngưng này, tức là Nhị Thiền, thì chúng ta mới nhập được Tam Thiền. Mà nhập được Tam Thiền thì cái tưởng chúng ta đã ly ra, chứ chúng ta chưa có diệt nó đâu, chúng ta mới lìa ra cái tưởng thôi, vì vậy mà chiêm bao chúng ta không có.

Từ đó chúng ta mới ở trên cái trạng thái của hết tưởng này, chúng ta mới đánh thức cái tâm thức của chúng ta dậy bằng cách tịnh chỉ cái thân của chúng ta ngưng hoạt động, thì cái tâm thức chúng ta mới đánh nó (thức) dậy. Nếu mà cái thân này nó còn hoạt động thì cái tâm thức nó không dậy, nó không có hoạt động được, nó không có làm việc được.

Cái mục đích của chúng ta là như Thầy đã nói, cái đầu của chúng ta nó có cái số tế bào não, một cái số nó đang làm việc của cái sự sống của chúng ta, cái thân của chúng ta. Bây giờ cái số đó ngưng, với cái hoạt động của hơi thở của chúng ta nó ngưng, thì nó sẽ đánh thức cái số kia làm việc để nó giữ cái thân của nó.

Do nó giữ được cái thân của nó, vì vậy mà nó không thở mà nó không chết, mà nó không có lạnh, nó còn giữ được cái hơi ấm, là do một số cái tế bào mà không làm việc bây giờ nó bắt đầu nó làm việc đó. Như vậy là cái thân của chúng ta khi mà nhập định nó không hoại diệt, nó không chết luôn.

6- PHÀM PHU ĐỊNH LÀ CÁCH GỌI ĐỂ PHỈ BÁNG PHẬT PHÁP

(38:18) Còn Phàm Phu Định, đây là một cái danh từ của những người mà muốn phỉ báng Phật pháp, bài xích Phật pháp, cho cái thiền của Phật giáo là Bốn Thiền, là Phàm Phu Định hay là Phàm Phu Thiền, cho cái thiền đó là cái Phàm Phu Thiền, là cái thiền của người phàm phu.

Mà phàm phu làm sao có thiền định gì? Các con cứ nghĩ, cái người phàm phu làm sao có thiền? Ăn uống phi thời, ngủ nghỉ phi thời, không có ngồi thiền nhập định gì hết, ăn uống rượu li bì, chạy theo dục lạc đủ thứ, mà gọi là Phàm Phu Thiền là Phàm Phu Thiền cái chỗ nào?

Cũng như bây giờ nếu mà chúng ta là người phàm phu mà ngồi hít thở, đang nhiếp hơi thở gọi đó Phàm Phu Thiền sao? Đâu phải.

Nghĩa là từ chúng ta, mọi người đều là người phàm phu hết, nhưng mà đã tu tập thì không thể nào có một cái thiền gì mà gọi là Thiền Phàm Phu.

Không lẽ bây giờ có một con bò này, phải không. Dạy nó một cái thiền định để nó làm con người, thì bây giờ con bò nó tập cái thiền định đó, bây giờ nó mới thành con người, thì như vậy gọi là Phàm Phu Thiền, anh nhờ cái phàm phu này mà anh làm con người!

Cũng như bây giờ mình muốn trở thành ông Thánh nè, mình mới tập tu Tứ Thánh Định mình mới là ông Thánh được! Phải không, mới gọi là Thánh Định.

Còn bây giờ Phàm Phu Thiền tức là muốn tu để thành phàm phu, thì chỉ có con bò, con chó, con heo, con gà, bắt đầu mấy con vật này phải tu tập cái thiền định này nè, để trở thành người, tức là phàm phu, phải không? Như vậy mới gọi là Phàm Phu Thiền.

Cái danh từ Phàm Phu Thiền này các con thấy, nó kêu là nó dùng cái lời quá nặng đối với Phật pháp đó các con, chớ không phải thường đâu.

Bởi vì xét cho cùng các con thấy, mình muốn làm Thánh nè, gọi là mình muốn làm bậc Thánh, thì mình phải tu Thánh Định chớ gì, thì Thánh Thiền chớ gì? Thì bây giờ phàm phu, là muốn tu cái Thiền Phàm Phu là muốn thành phàm phu chứ gì, phải không?

Vậy thì mình là con người rồi, là phàm phu rồi, mà bây giờ nó con vật con bò, con heo nó chưa thành người được, vì vậy mà nó muốn làm người, tức là muốn phàm phu như mình, thì nó phải tu chứ còn sao lại bắt mình phàm phu rồi bây giờ còn tu cái thiền để làm phàm phu nữa, thì như vậy là phàm phu rồi còn tu cái pháp nào để phàm phu nữa làm gì? Nó có lợi ích gì đâu?

(40:28) Cho nên do đó là những cái danh từ này là danh từ của Đại Thừa nó gán cho cái thiền của Nguyên Thủy của Phật là Thiền Phàm Phu. Đó, các con thấy cái thâm ý của các nhà Đại Thừa chưa? Nó độc ác đến cái mức độ đó đó.

Mà xét ra thì các con nghe Phàm Phu Thiền các con lại tưởng là có Phàm Phu Thiền thật có sao? Đó là cái bịa đặt của họ. Nếu là con bò, con chó làm sao nó biết đâu mà nó tu thiền mà gọi là phàm phu? Nó từ con bò, con chó nó muốn làm người thì nó phải tu Thiền Phàm Phu chớ?

Nên phải hiểu được cái danh từ dùng. Ở đây người ta dùng cái danh từ mà người ta không hiểu, người ta muốn dùng (dìm) cái thiền định của Phật nó đến cái độ như vậy đó, thì các con biết họ dìm xuống như vậy đó!

Nghĩa là từ con bò, con chó mới tu cái đó để làm phàm phu đó. Nghĩa (là) cái thiền Tứ Thánh Định của Phật là cái từ con bò, con chó mới tu cái đó để làm con người phàm phu, mới tu cái thiền đó.

7- CÁC LOẠI THIỀN ĐỊNH KHÔNG CÓ ÍCH LỢI CỨU CÁNH

(41:18) Còn Tâm Thần Định, Tâm Thần Định đây là cái định thuộc về luyện về cái tâm thần của mình. Thật sự thì đây là một cái danh từ mà nói về Tâm Thần Định này, thì tập luyện về cái tâm của mình như thế nào thì Thầy chưa biết!

Phi Nhân Loại Định nghĩa là cái thiền định mà không phải, phi nhân là con người mà, cái loại phi nhân, thí dụ như bây giờ ở trong kinh điển Phật có nói cái loài phi nhân, cái loài phi nhân như thế nào?

Ở đây cái loài phi nhân tức là những cái loài mà nó gần giống người, nó không giống người chớ nó là những cái loài vật gì mà đức Phật nói, La Sát hay cái gì đó, quỷ La Sát nó là cái loài phi nhân. Cho nên cái loại thiền định để mà tu tập thành cái loài phi nhân, đây nó là Phi Nhân Loại Định mà, cái định để mà tu tập thành cái loài phi nhân.

Cũng như bây giờ mình con người nè, là mình hơn cái loài đó rồi, bây giờ đó mình tu tập để trở thành những cái loài vật đó, thì như vậy là cái thiền định đó để làm gì?

Cho nên vì vậy những cái định này, Thầy nói thà hầu hết là, bởi vì khi mà cái tên của nó để xác định cho nó biết được cái đó cái gì. Cho nên hầu hết là những cái loại định của Phật đều gọi là Thánh Định, nó vượt hơn cái phàm phu, nó làm cho con người nó xa cách với, nó hơn những cái, từ cái đức hạnh, từ cái sống của nó, nó không giống phàm phu.

Cho nên ở đây những cái loại thiền định này thì từ cái phàm phu là trong kinh Đại Thừa nó đã nói về kinh Nguyên Thủy, thiền của Nguyên Thủy nó nói là Thiền Phàm Phu.

(43:01) Còn cái định mà Tâm Thần Định này thì Thầy không thấy ở trong sách Phật, rồi Phi Nhân Loại Định này Thầy cũng không thấy. Nhưng mà nếu mà phi nhân, Thầy biết rằng ở trong kinh điển Phật có nói loài phi nhân, thì tức là một cái loài mà nó không phải loài người, như quỷ La Sát vậy đó, nó là phi nhân đó.

Thì do như vậy là cái loại định để làm, để mà trở thành cái loài phi nhân này, thì chúng ta đi tu những cái loại định này làm gì? Và nó có lợi ích gì cho chúng ta để trở thành những cái loài đó? Đó, tất cả những cái này.

Còn Tâm Thần Định này chắc có lẽ là cái định để cho những người bị bệnh tâm thần mà trị sao? Những người điên mới dùng những cái định này để mà cho họ hết điên á?

Thì như vậy là có những cái phương pháp mà thư giãn thần kinh của họ, thì cho nên gọi là Tâm Thần Định? Thì tất cả những cái này, qua những cái danh từ này để chỉ cho những cái phương pháp dưỡng sinh như thế nào, cái định để mà làm cho cái tâm của mình yên lặng ở trong đó, thư giãn để mà tâm thần của mình nó được thoải mái dễ chịu lắm.

Thì như vậy là tất cả những cái này, là những cái điều nó không phải là cái hướng mà của chúng ta đi đâu. Tất cả những cái này đều sai!

Từ cái định tưởng thì chúng ta có biết được năm cái loại định, nhưng mà chỉ có bốn cái loại định gọi là tưởng, đó là cái Không Vô Biên Xứ Tưởng và Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Còn cái định Diệt Thọ Tưởng Định là nó diệt cái tưởng chớ nó không phải là cái định của tưởng, nó diệt cái thọ và cái tưởng, mà cái thọ và cái tưởng nó thuộc về ý hành. Còn cái Tứ Thiền nó thuộc về thân hành và cái Nhị Thiền nó thuộc về khẩu hành.

Cho nên những cái thiền định này nó đều thuộc về những cái hành, đều là nằm ở trong thân của mình, cho nên nó không thuộc về, như Diệt Thọ Tưởng Định nó không thuộc về bốn cái loại Định Vô Sắc này đâu, từ Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ cho đến Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, nó không có thuộc vậy.

Mà cái định tưởng này nó sẽ nằm ở trong bốn cái loại định đó. Cho nên bốn loại định đó nó không có cứu cánh chúng ta đâu. Nói về tưởng là chúng ta phải nói đó là cái hình dáng, cái hình bóng, nó không thật đâu, nó là một cái trò mị hoặc, mị người khác, nó làm theo cái kiểu mị, chớ nó không thật đâu.

(45:09) Thì ở đây hôm nay Thầy phân tích cho rõ thấy được những cái ý nghĩa của các thiền định như vậy, để chúng ta hiểu rõ cái định nào đúng.

Bởi vì hầu hết nhìn trong thế gian này chúng ta biết rằng, hầu hết là cái số người mà tu thiền định bây giờ đó, họ đang tu cái thiền định ức chế tâm, rồi họ rơi vào đâu? Họ sẽ lạc vào ở trong các cái định của tưởng chớ không có đi đến đâu được hết.

May mắn có ông nào đi vào cái định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định, thì ổng tiến tới một chút xíu nữa thì ổng nhập được cái Diệt Thọ Tưởng Định, cho nên ổng sẽ làm chủ được cái, ổng bỏ cái nhục thân nó không hôi thúi.

Thì hầu hết là có một số thiền sư, họ đã tu từ cái định ức chế tâm của họ, rồi họ rơi vào trong cái định của Diệt Thọ Tưởng Định, mà đó là cái may mắn của họ, chớ họ không có biết cái đường mà để họ nhập cái định đó.

Thầy nói rằng họ không biết đường nhập cái định Diệt Thọ Tưởng Định này. Bởi vì trong Thiền Tông Thầy không thấy dạy cái cách thức mà họ nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Thế mà sao họ lại bỏ nhục thân được? Là đó là cái may của họ mà thôi, chớ sự thật ra thì họ chưa phải nhập cái định đó.

Còn ở đây Phật dạy chúng ta rất rõ mà, khi chúng ta dùng cái pháp hướng chúng ta là chúng ta điều khiển nó tịnh chỉ.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy