00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 28 - DO BỐN CHỖ MÀ ĐAU KHỔ GIẢI THOÁT

PHÁP HÀNH 28 - DO BỐN CHỖ MÀ ĐAU KHỔ & GIẢI THOÁT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [46:55]

1- KHÔNG HIỂU NHÂN QUẢ NÊN PHẢI ĐAU KHỔ, LUÂN HỒI

(Tiếp theo Pháp hành 27)

(0:00) Nhưng không ngờ nó là cái bóng, không thế nào nếm được cái mùi hạnh phúc đó được.

Từ nhân quả sanh ra nên mang thân này phải chịu luật nhân quả”.

Nghĩa là mình ở trong nhân quả, tức là cái hành động nhân quả đó mà sanh mình ra thì cái thân mình là cái thân nhân quả rồi, cho nên mình phải chịu cái luật của nhân quả.

Cho nên vì vậy mà có cái thân người thì phải thọ khổ, thọ vui hoặc là cái chỗ, nó làm cho người ta thọ ba cái thọ: vui, khổ, hoặc là không khổ không vui. Đó là ba cái thọ của nó, nó cho người ta sống ở trong ba cái thọ đó.

Do chỗ mà cái luật nhân quả nó chi phối như vậy đó, cho nên chúng ta điên đảo, chúng ta cứ đi tìm cái thọ lạc mà sợ hãi cái thọ khổ.

“Vậy mà mọi người điên đảo lầm chấp ngã và ngã sở.”

Ngã là cái gì? Là thân, là tâm, là cái thọ của mình, là cái biết của mình, mình cho nó là ngã. Còn ngã sở là những vật xung quanh nó, bà con, ruột thịt, anh em, dòng họ của mình, đó là ngã sở. Những cái bàn, cái ghế, cái tủ cái rương đều là ngã sở, cái vật xung quanh mình là ngã sở, vì vậy mà mất một cái vật đó thì mình thương tiếc.

Thí dụ như cha mẹ mình chết thì mình thương tiếc, đó là, mình khóc lóc, mình thấy như mất cha, mất mẹ mình đau khổ, đó là mình mất cái ngã sở. Như vậy mình thấy rõ ràng những cái này nó đều là một cái giả tạm, nó không có thật, mà mình khi mà thấy chết thấy mất đi thì mình tiếc mình thương, mình đau khổ, đó là mình điên đảo.

(01:44) Cho nên ở đây Thầy nói mọi người điên đảo lầm chấp. Thầy thấy rằng có người mẹ nào mà có người con, mà mẹ chết mà không khóc bao giờ? Thiệt ra họ điên đảo vô cùng.

Trong thời Đức Phật có một số Tỳ Kheo tu theo Đức Phật nhưng chưa đạt thành, khi Đức Phật tịch, quý vị đó khóc than kể lể vô cùng, đó là những người còn tâm trạng thế gian, còn ngã sở, cho nên chưa có bỏ cái ngã sở.

“Vì thế phải chịu nhiều khổ đau và lăn lộn mãi trong sanh tử luân hồi.”

Do cái chỗ chấp ngã và ngã sở này, vì thế mà họ phải chịu nhiều cái sự khổ đau trong cuộc đời của họ. Và luôn luôn đời này đến kiếp khác họ luân hồi mãi không bao giờ mà xả ra.

2- NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ GIẢI THOÁT MỌI KHỔ ĐAU

(02:24) Đây là lời khuyên của Thầy:

“Hãy buông xuống, buông xuống sạch; hãy từ bỏ và xa lìa hết mọi pháp để tự cứu mình ra khỏi phong ba bão táp của cuộc sống. Hãy đòi lại quyền làm chủ sanh tử luân hồi, hãy đoạn dứt nhân quả để chấm dứt tái sanh. Ấy là người trí, người thông minh.”

Nếu chúng ta là người trí, người thông minh thì chúng ta phải bỏ xuống hết. Trên đời này không có vật gì mà chúng ta chết mà mang theo được hết, không có vật gì mà quý giá bằng chúng ta làm chủ được cái sự sống chết của chúng ta.

Cho nên chúng ta phải bỏ xuống hết, bỏ xuống hết, từ cha mẹ, anh em, vợ con thân thuộc, bỏ xuống hết. Chúng ta chết họ không cứu chúng ta được, chúng ta chết họ không làm sao được, chúng ta đau, họ không đau thế cho chúng ta được, chúng ta có sự lo lắng sợ hãi họ cũng không lo lắng sợ hãi cho chúng ta được. Cho nên chúng ta hãy bỏ xuống hết, bỏ xuống hết.

Ở đây Thầy khuyên: “hãy bỏ xuống, buông xuống hết, buông xuống sạch hết, từ bỏ hết, và xa lìa hết mọi pháp.”

Mọi pháp đây là chỉ các pháp. Pháp đây không phải là Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Định hay hoặc là Tứ Niệm Xứ, mà pháp ở đây là chỉ cho những cái gì mà xung quanh của chúng ta, gọi là ngã sở đó: cha mẹ, anh em, nhà cửa, tiền bạc, tài sản, của cải, con cháu, tất cả mọi thứ, cái vật gì đều là có thể gọi là pháp.

Cho nên Thầy bảo phải xa lìa hết mọi pháp để tự cứu mình. Nếu mình xa lìa được, còn ba y một bát sống không nhà, không cửa, không người thân thì mình mới tự cứu mình được. Chỉ có con đường của đạo Phật, sống như vậy mới có thể thoát ra khỏi cảnh khổ của cuộc đời này.

“Để tự mình cứu ra khỏi phong ba bão táp của đời sống. Hãy đòi lại quyền làm chủ sanh tử luân hồi.” Tức là mình sống mà được như vậy, mình mới đòi lại quyền làm chủ.

Còn mình sống chưa được như vậy, chưa buông xả, thì cái quyền làm chủ đó mình bị cái nhân quả luân hồi này, cái quyền làm chủ đó nó sẽ giao cho cái luật tự nhiên của nhân quả, nó làm chủ chứ chúng ta không làm chủ được.

(04:29) “Hãy đoạn dứt nhân quả.” Nghĩa là chấm dứt nhân quả, không có để cho nhân quả diễn biến. Thí dụ như cái tâm mình ham muốn ăn miếng ăn thì đó là cái nhân quả, cái nghiệp nhân quả nó thúc đẩy chúng ta ham muốn cái đó. Do đó chúng ta chấm dứt, không có làm theo cái muốn đó được. Vì vậy thì chúng ta sẽ chấm dứt tái sanh luân hồi. Thế mới là người trí, người thông minh.

Muốn sống cuộc đời an vui, đầy hạnh phúc thì hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác.

Nghĩa là chúng ta muốn cho đời sống của mình có được an vui hạnh phúc, thì hãy nhìn bằng đôi mắt nhân quả thiện ác. Tại sao vậy, tại sao mình nhìn bằng đôi mắt nhân quả thiện ác?

Vì thiện là không làm khổ mình, không làm khổ người, mà ác thì không làm khổ mình thì làm khổ người, hoặc là làm khổ mình khổ người, hoặc làm khổ mình mà người không khổ. Thì đó là chúng ta mới nhìn bằng cái đôi mắt nhân quả thiện ác.

“Nếu không vậy đời sống sẽ là địa ngục. “

Nếu mình không có nhìn bằng cái đôi mắt nhân quả thiện ác, thì đời sống của mình là địa ngục, nó đau khổ hoàn toàn, không bao giờ hết.

(05:39) “_Từ lâu con và anh chị em con đã điên đảo tự mở cửa địa ngục để sống trong cảnh đen tối giận hờn, oán ghét, v.v…​ Có ích lợi gì phải không con? Sanh ra làm người vốn đã khổ, khổ vì sanh, già, bệnh, chết.” _

Nghĩa là mình đã sanh, già, bệnh, chết rồi, mình mang cái thân của mình, thì có cuộc sống rồi nó đã khổ rồi. Bây giờ già, bây giờ có cuộc sống mình, bây giờ cơm không có ăn thì cũng khổ, áo quần không có mặc thì cũng khổ rồi, đó là đơn sơ cho hai cái vậy mà khổ rồi. Già cũng khổ, bệnh cũng khổ, chết cũng khổ.

Thế mà chúng ta lại còn điên đảo, lại còn hơn thua, lại còn nói lời qua tiếng lại để cho chúng ta đau khổ nhau nữa sao? Đã khổ rồi thế mà còn làm khổ thêm nữa sao?

“Thế sao ta lại mê mờ điên đảo, lại tạo thêm cảnh khổ đau nữa, thay vì phải chấm dứt.”

Thay vì chúng ta phải chấm dứt để chúng ta chiến đấu với những cái khổ mà đã có sẵn: sanh, già, bệnh, chết này. Có đâu bây giờ chúng ta lại tạo thêm những cảnh khổ khác, để rồi chúng ta không chấm dứt cái giặc sanh già bệnh chết, mà lại còn tạo thêm những cái khổ khác, thì quá là sự đau khổ!

“Do sống trong nhân quả mà không thấy nhân quả, để nhân quả chi phối và sai khiến ta làm mọi điều ác và thiện, tạo nên nhân quả này nối tiếp nhân quả khác, chồng chất lên nhau mọi sự đau khổ.

Bởi thế ta hãy làm gì bây giờ?”

Biết nó như vậy rồi bây giờ chúng ta làm gì đây?

“Ngày xưa Đức Phật đã dạy:

- Một: Những gì cần dứt bỏ nên dứt bỏ. Dứt bỏ để an vui thanh thản.”

Nghĩa là bây giờ mình thấy cái gì mà cần bỏ thì mình phải bỏ hết, để cho mua lấy một cái tâm hồn an vui thanh thản, một giá trị tuyệt vời, một cuộc sống không có một cái gì mà mua chác mà đổi được. Sự an vui thanh thản này chỉ có người biết vứt bỏ thì mới có thể thanh thản, an vui được.

(07:42) “- Hai: Những gì cần trau dồi thì nên trau dồi.”

Trau dồi có nghĩa là để cho thân tâm mình toàn thiện, hay thành thiện. Bây giờ mình thấy nhiều cái nó làm cho mình phiền não, đau khổ, tức là biết là ác pháp, cho nên bây giờ mình trau dồi nó để cho tâm mình thành cục đất, nó không còn phiền não, không còn đau khổ nữa, thì nó là thành thiện rồi đó.

“- Ba: Những gì cần tu tập”

Hồi nãy là trau dồi, bây giờ tu tập.

“Những gì cần tu tập, nên tu tập. Tập luyện để thân tâm thấm nhuần trong thiện pháp.”

Hồi nãy để cho nó thành thiện, bây giờ tu tập để cho nó thấm nhuần ở trong những cái thiện pháp, để làm gì? Để cho chúng ta được an vui và thanh (thản).

“- Bốn: Những gì cần học tập nên học tập. Hiểu biết những điều cần thiết để không còn đau khổ.”

Nghĩa (là) cuộc đời chúng ta, có nhiều khi chúng ta học nhiều quá mà nó không cần thiết cho cái sự an vui thanh thản của tâm hồn của mình. Cho nên có nhiều người học rất rộng rất sâu, hiểu rất nhiều mà rồi tâm hồn giải thoát không giải thoát.

Thí dụ như một nhà, bây giờ là một giáo sư ở đại học, họ đỗ tiến sĩ, nhưng tâm hồn họ vẫn đau khổ, họ đâu hết những sự khổ đau của bệnh, của cuộc sống của họ, của tuổi già họ, của khi chết của họ, họ đâu hết. Mặc dù họ học rộng hiểu xa, nhưng họ không có giải quyết được.

Cho nên ở đây Đức Phật khuyên chúng ta: cần học những gì mà để cho chúng ta hiểu biết, để mà chúng ta không còn đau khổ nữa, thì cái đó là cần thiết.

Trái lại chúng ta không học cái để chúng ta được giải thoát mà chúng ta học những cái ngoài cái vấn đề giải thoát cho tâm hồn chúng ta. Hay hoặc là chúng ta học những cái để chúng ta tạo ra những cái danh, cái lợi, để chúng ta lại khổ đau thêm nữa, thì cái đó là hầu hết là ai cũng vậy.

(09:32) “Lời Phật đã dạy, nếu con muốn thoát ra khỏi cảnh khổ kiếp sống của con người, thì nên theo những lời Phật dạy ấy mà cứu mình. Chúc con thành công mang lại một đời sống an vui thanh thản.”

Đây là cái lời trả lời an ủi của Thầy với một cái người Phật tử. Đây là cái cuốn tập lát nữa Thầy trả lại cho.

3- MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO PHẬT: LÀM CHỦ SINH LÃO BỆNH TỬ

(09:56) Kế tiếp trong cái bài học vừa rồi đó, thì Chánh Đức có hỏi Thầy, thì ở đây Thầy xin trả lời cái phần đáp của Thầy. Bữa đó Thầy có giảng rồi, nhưng mà Thầy chưa có ghi lại, hôm nay Thầy ghi lại về cái phần trả lời cho Chánh Đức.

Rồi tiếp tục cái phần của Chân Huệ, để chúng ta thông suốt được cái Tứ Niệm Xứ. Chứ không chúng ta không có người hỏi thì chắc chắn là khi chiết qua rồi thì các con cũng tưởng mình là hiểu, nhưng cuối cùng chẳng hiểu gì hết đâu. Theo Thầy biết rằng Tứ Niệm Xứ không phải dễ đâu.

(10:33) Đáp: “Ở đây con muốn hỏi chủ đích của Đạo Phật. Chủ đích của Đạo Phật Thầy đã từng nhắc đi nhắc lại các con rất nhiều lần, đó là giải quyết bốn nỗi khổ của kiếp người: sanh, lão, bệnh, tử.

Sanh là gì? Sanh là cuộc sống hàng ngày, nó thường xảy ra biết bao nhiêu khổ, vui, bất toại nguyện và lo toan sợ hãi, ưu sầu quá nhiều.”

Nghĩa là chúng ta xét có phải không, cuộc sống của chúng ta, luôn luôn lúc nào nó cũng có những chuyện. Tuy rằng nó vui có một chút chứ nó buồn khổ nhiều lắm. Nhiều khi nó kéo dài từ ngày này đến ngày khác, chưa hẳn đã là có niềm vui nào trong đó.

“Lão là gì? Là già yếu, sức lực mòn mỏi, tay chân run rẩy, tâm trí nhớ trước quên sau lẫn lộn. Đó là những hiện tượng suy, làm cho con người khổ đau.”

Nghĩa là già là nó phải như vậy đó. Chúng ta đừng nghĩ rằng hôm nay chúng ta thấy còn đi đứng mạnh khỏe, nhưng ngày nào đó rồi chúng ta sẽ lụm cụm chống cây gậy mà tay chân run rẩy, chừng đó chúng ta mới hỡi ôi, thân này lão, già là khổ thật! Biết nó khổ thật thì lúc đó bây giờ chúng ta có tu hành cũng chẳng kịp nữa rồi.

Cho nên hiện giờ thì các thầy cũng như các con còn ở trong một cái sức khỏe của cái thân của chúng ta, đợi đến khi mà già yếu suy mòn rồi thì các Thầy và các con nghĩ mình còn đủ sức tu hành nữa hay không?

(11:59) Huệ Ân hôm nay 80 tuổi hơn rồi, mà được theo Thầy tu hành, bây giờ tuy rằng chưa làm chủ được thân, nhưng tâm cũng có phần tỉnh táo, không bị trói buộc bởi những cái pháp trần. Do đó tuy rằng tuổi già sức yếu, thì nó thấy được cái lão là đã khổ lắm rồi. Bây giờ quét sơ sơ một chút là thấy mệt, bẻ một vài nhành củi đã thấy mệt, tức lói nữa, cái cơ thể nó sắp hoại diệt, nó không còn một sức lực nào như hồi còn trẻ nữa.

Như Huệ Ân thì con thấy rất rõ cái già là khổ như vậy đó. May là có pháp, có một cái nguồn pháp an ủi, có một pháp đoạn dứt những cái nỗi sầu về cái thân già của mình, cho nên sống vẫn thản nhiên như vậy. Chớ cái cơ thể càng ngày càng suy dần, suy dần và đem lại những tướng trạng để mà đi vào cõi chết.

“Bệnh là những trạng thái làm cho cơ thể đau nhức, khổ sở, nay đau chỗ này, mai đau chỗ khác, nay bệnh này, mai bệnh khác.”

Đó thì các thầy thấy và các con thấy rất rõ, nghĩa là bây giờ chúng ta mạnh, nhưng lát nữa chúng ta đau, nhưng bữa nay đau chỗ này, mai đau chỗ khác, làm cho chúng ta khổ sở vì cái thọ này. Rồi nay bệnh này, mai bệnh khác, nó luôn luôn lúc nào con người phải nhìn thấy rằng chúng ta không thể nào thoát ra khỏi bốn cửa này: sanh, lão, bệnh, tử.

Mà bây giờ bệnh là khổ như vậy, già là khổ như vậy, sanh là khổ như vậy, mà về cái bệnh này nó có về bệnh thân và tâm: Thân bệnh và tâm bệnh. Tâm bệnh thì ưu sầu rầu rĩ, lo sợ, thương ghét, oán hận, sân hận, tức giận v.v…​, đó là những trạng thái của bệnh thân và tâm khiến cho con người đau khổ vô cùng.

(14:01) Đó thì, các con thấy chưa, nó làm cho chúng ta, bốn cái trạng thái này làm cho kiếp người chúng ta luôn luôn khổ đau, có sung sướng gì đâu mà chúng ta ngồi ăn miếng cơm ngon, có sung sướng gì đâu mà chúng ta vui đùa mà xem đá banh, đá bóng, có vui sướng gì đâu mà chúng ta còn muốn hưởng lạc!

Đời quá khổ, khổ vì bốn cái cửa ải này. Con người không vượt ra bốn cửa ải này, làm con người nghĩ mình có ích gì, sanh ra làm chi để mà thọ bốn cái khổ này, quằn quại trên thân chúng ta! Làm sao chúng ta chấm dứt nó, làm sao chúng ta làm chủ nó mới là người trí, người thông minh, mới xứng đáng là đệ tử của Phật!

“Tử là chết. Trước khi chết cơ thể rã rời, đau nhức vô kể, mệt thở từng hồi, ngất xỉu mê man bất tỉnh.”

Các con thấy: tỉnh rồi, bất tỉnh (một) hơi rồi tỉnh lại, tỉnh lại rồi cái mê man, mê man bất tỉnh rồi chết luôn. Đó là những trường hợp của người sắp chết mà ai đã chứng kiến thì cũng thấy được điều đó.

Ít có ai mà nằm im rơ mà chết, lăn lộn, trăn trở rồi mới chết, khó! Cho nên khổ sở đến tận cùng lận mới chịu chết, chớ không phải là dễ gì với cái tử đâu, với cái chết đâu.

“Đây là bốn cái khổ của con người mà không một người nào tránh được.”

Nghĩa là trong thế gian này không ai mà tránh được cái khổ này

“…​ chẳng ai biết cách vượt ra được. Duy nhất chỉ có Đức Phật, người đã tìm ra con đường giải thoát và hôm nay chúng ta đã đủ duyên được tu tập đúng pháp của Người.”

Nghĩa là chúng ta hôm nay đủ duyên. Bây giờ biết bao nhiêu người tu theo đạo Phật mà không ngay trên Tứ Niệm Xứ mà thực hiện thì làm sao làm chủ được thân, thọ, tâm, pháp này mà gọi là làm chủ sanh tử?

(15:43) Cho nên chúng ta là những người có duyên phước với Phật pháp lâu đời chúng ta mới được nghe pháp. Bây giờ hiện giờ chúng ta có thể bao nhiêu người đi chùa lạy Phật, biết bao nhiêu người kính ngưỡng Đức Phật, theo tôn giáo Phật giáo, khắp trên thế giới chớ không phải riêng gì Việt Nam. Nhưng các Thầy nghĩ, các con nghĩ, người ta có tu đúng pháp hay không?

Chắc chắn là các con sẽ thấy rằng không đúng pháp rồi. Mà nếu đúng pháp thì giới luật các Thầy phải nghiêm chỉnh, không đúng pháp cho nên phá giới, phạm giới mà không biết xấu hổ, thì rõ ràng là thời Phật pháp đã suy, Phật pháp đã không còn.

“Vào thời đại ngày nay Phật giáo gần như mất gốc”

Nghĩa là chúng ta đến chùa nào chúng ta thấy cái sự tu tập của họ không có đúng cái đường lối của đạo Phật, cho nên nó phải mất gốc rồi.

“Người tu sĩ Phật giáo ngày nay tu hành không nhắm vào mục đích này,”

Tức là mục đích sinh tử luân hồi đó.

“…​ mục đích của đạo Phật, vì thế đạo Phật chỉ còn là một hình thức danh lợi, mê tín mà thôi.”

Nghĩa là ngoài cái danh lợi đó thì còn đặt thêm cái mê tín để gạt người khác nữa.

Đó thì hôm nay qua cái lời trả lời câu hỏi về cái đích của đạo Phật, Thầy trả lời cho Chánh Đức đến đây là xong cái câu hỏi trả lời của Chánh Đức.

4- DO BỐN CHỖ MÀ ĐAU KHỔ, DO BỐN CHỖ MÀ GIẢI THOÁT

(16:58) Đến cái câu hỏi của Chân Huệ. Câu hỏi này qua cái bài học vừa rồi mà Chân Huệ hỏi lại.

*Hỏi:* “Quán thân trên thân Phật có dạy: “Có thân đây…​” hoặc khi quán thọ trên thọ, Phật có dạy: “Có thọ đây…​” Bạch Thầy! như vậy có ý nghĩa gì?”

Đáp: “Phật dạy “có thân đây” có nghĩa là tại đây thân này xem xét nó, tức là xem xét cái trụ xứ này, hay xem xét cái niệm này; thọ cũng như vậy.”

Bây giờ Thầy xin giải thích để hiểu. Phật nhắc “có thân đây” tức là cái bài Tứ Niệm Xứ đầu tiên chúng ta tu tập, mà Phật đã dạy “trên thân quán thân”, ngay trên cái thân này mà quán cái thân, tu về nhân tướng của nó, tức là cái tướng nhân của nó, cái tướng nhân tướng của nó.

Cho nên bây giờ về cái nhân tướng của nó thì cái nhân tướng nó có nội, nội thân và ngoại thân và cả nội ngoại thân. Cho nên Phật dạy chúng ta phải quán nội ngoại thân, vì vậy là cái đó thì chúng ta hiểu “có thân đây” tức là ngay cái thân này nè, ngay cái bốn trụ xứ này nè, chúng ta quán nó ngay trên này. Chúng ta không có đặt pháp gì hết, mà chúng ta ngay ở trên cái trụ xứ này mà xem xét cái trụ xứ này.

(18:17) Đầu tiên Phật dạy chúng ta quan sát cái trụ xứ đó trước, xem có cái trụ xứ đó nó như thế nào, để mà chúng ta khắc phục những cái tham ưu ở trên cái trụ xứ này. Bởi vì chính trên cái trụ xứ này nó còn tiêm nhiễm, nó còn ô trược, nó còn những cái không có thiện pháp ở trong đó, cho nên chúng ta quan sát coi nó đâu là thiện, đâu là ác ở trên cái thân này. Gọi là trên thân quán thân.

Thì vậy “có thân đây” nghĩa là trên cái thân đây nè, Đức Phật nhắm nè, chớ không phải trên cái thân khác, phải không? Không phải trên cái nơi khác, mà Phật nhấn mạnh cái chỗ này để chỉ định cho chúng ta biết rằng nó ngay đây nè, chúng ta hãy quán xét nó.

(19:00) Thọ cũng như vậy. Cũng tại nơi đây mà chúng ta quán cái thọ đó. Nếu mà cái thọ đó không có thì chúng ta biết nó không, mà nó có chúng ta biết, mà có chúng ta quán nó, xem xét nó, rồi dùng Định Vô Lậu mà xả bỏ. Ở đây bài pháp Tứ Niệm Xứ quý thầy và các con nên hiểu.

“Trong Tứ Niệm Xứ có những pháp hành đầu tiên của nó, cho đến những pháp hành cuối cùng.”

Đó thì các con thấy, trên Tứ Niệm Xứ, cái pháp đầu tiên là cái Pháp như thế nào? Quán thân trên thân. Mà “có thân đây” tức là chỉ cho cái trụ xứ của Tứ Niệm Xứ, nghĩa là chúng ta quán cái trụ xứ của Tứ Niệm Xứ chớ không phải là quán cái thân tứ đại của chúng ta hoặc là quán thân Ngũ Uẩn của chúng ta, mà đem đặt nó.

Nếu mà đem một cái pháp khác đặt lên trên cái chỗ của Tứ Niệm Xứ này, thì trên cái thân này mà quán cái thân kia, nó khác rồi. Còn ở đây chúng ta đặt trên cái thân này, trên cái thân trụ xứ này, của Tứ Niệm (Xứ) này mà chúng ta đặt, mà chúng ta quán ở trên nó, tức là chúng ta quan sát lại cái trụ xứ này, coi cái thân trụ xứ này nó như thế nào.

Đó là cách thức dạy, vì vậy mà “có thân đây” là cái này này, cái ở đây này. Đó hiểu như vậy mới biết được.

Cũng như cái thọ cũng vậy, cái thọ ở đây này, chứ không phải cái thọ của Ngũ Uẩn, bởi vì trong Ngũ Uẩn nó có mà, Sắc, Thọ đó, nó có. Mà ở đây Tứ Niệm Xứ nó có thọ, và cái thọ này là cái thọ Tứ Niệm Xứ ở đây nè, hiểu cái chữ mà Phật nói có ở đây nè, chớ không phải là ở chỗ khác.

Nhiều khi chúng ta thấy cái thọ ở Thập Nhị Nhân Duyên. Thập Nhị Nhân Duyên nó cái thọ khác chớ không phải là cái thọ ở đây, nó thuộc về pháp Thập Nhị Nhân Duyên. Còn cái pháp Ngũ Uẩn, cái thọ của Ngũ Uẩn thì nó ở cái thọ của Ngũ Uẩn, nó không phải là cái thọ của Tứ Niệm Xứ. Đó các Thầy hiểu như vậy. Cho nên Phật nói: “có thân đây, có thọ đây” đó, đó là như vậy.

(20:54) “Tứ Niệm Xứ có những pháp hành đầu tiên”, cái hành đầu tiên của nó là quán thân trên thân. Bởi vì nó có cái đầu, mà nó có những cái pháp cuối cùng của nó, chớ không phải.

Rồi cái pháp kế những cái pháp đầu đó, nó có thứ tự ở trên cái chỗ mà tu tập ở trên cái thân Tứ Niệm Xứ này. Chớ không phải là muốn tu cái pháp nào, tu đại ở trên đó, muốn tu cái gì tu, không phải đâu!

Chúng ta phải thực hiện cái thân của chúng ta, quán xét cái trụ xứ của nó, cho nó thấm nhuần được cái trụ xứ nó rồi, thì chúng ta mới dám đem các pháp đến để mà tu tập ở trên cái thân trụ xứ này.

Vì vậy mới thấy được cái chỗ sâu sắc của đạo Phật. Cho nên Đức Phật đâu có bao giờ mà bảo mình đem pháp Ngũ Uẩn mà đặt lên trên cái thân tứ trụ xứ này tu bao giờ trước đâu.

Đợi cho đến khi cuối cùng Đức Phật mới dạy các pháp, dạy tới pháp thì Đức Phật mới dạy đem cái Ngũ Uẩn, đem cái kiết sử, đem cái Ngũ Triền Cái mà đặt lên trên cái thân, thọ, tâm, pháp này mà tu tập.

“Như Thầy đã dạy, tu tập Tứ Niệm Xứ rất là quan trọng. Vì suốt quá trình tu tập từ đầu đến cuối cũng đều ở trên bốn chỗ này mà tu tập rèn luyện.”

Nghĩa là từ bắt đầu mà chúng ta tu tập, thì chúng ta phải ở trên bốn cái chỗ này tu tập, chứ không ngoài bốn chỗ này mà tu tập.

Như bây giờ chúng ta lạy Phật này nè, chúng ta niệm chú nè, chúng ta tụng kinh nè, chúng ta gõ mõ nè, chúng ta sám hối nè, thì nó ăn nhằm nhò gì ở trên cái Tứ Niệm Xứ này? Nó đâu có phải là cái pháp nằm ở trên Tứ Niệm Xứ này mà tu? Đó cho nên chúng ta làm nó ở vấn đề ngoài, nó không có đúng cách.

Còn đây, chúng ta tu ngay từ cái pháp đầu tiên mà chúng ta tu ở trên cái chỗ Tứ Niệm Xứ này, thì các con sẽ thấy này:

Giới luật của Phật, mình lấy giới luật của Phật, có phải là mình sống ở trên mình khép chặt cái thân, thọ, tâm, pháp này, nó không được buông lung không? Đúng vậy, lấy giới luật của Phật nó gò bó thân, thọ, tâm, pháp, bốn trụ xứ này nó phải đúng cái kỷ luật của Phật.

(22:52) Phòng hộ sáu căn, nghĩa là lấy cái giới luật, hoặc là nỗ lực mà giữ gìn những cái hạnh của mình, để giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, để phòng hộ nó.

Thiểu dục tri túc, sống một đời sống ít muốn biết đủ, đó là chúng ta ít muốn biết đủ để ở chỗ nào đây? Tức là ở trên bốn trụ xứ này: thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta.

“Giữ gìn ngoài bốn chỗ này mà tu tập là tu không đúng pháp Phật. Do bốn chỗ này sanh ra muôn ngàn đau khổ buộc ràng, do bốn chỗ này buông xả xuống hết, không còn dính mắc một vật gì thì được giải thoát. Chính bốn chỗ này là nỗi khổ của kiếp làm con người.”

Nghĩa là thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta là bốn cái chỗ này, là chính bốn cái chỗ này, là cái nỗi khổ của kiếp làm người của chúng ta.

“Chính bốn chỗ này là địa ngục, hay thiên đàng. Chính bốn chỗ này mà loài người tiếp tục sanh tử luân hồi, đau khổ mãi muôn đời, muôn kiếp. Vì thế muốn thoát ra cũng phải chính bốn chỗ này mà thoát ra.”

Nghĩa là bây giờ chúng ta sanh ra thì chúng ta có sẵn bốn cái chỗ này rồi. Mà chính bốn cái chỗ này luôn luôn nó đem lại cho cái kiếp con người chúng ta khổ sở. Bốn chỗ này là địa ngục, hay là thiên đàng mà khi trong cuộc sống chúng ta biết tu.

Chính bốn chỗ này nó đưa cái loài người chúng ta tiếp tục sanh tử luân hồi mãi mãi muôn đời muôn kiếp. Nên cũng từ trong bốn chỗ này mà chúng ta tu tập, chúng ta rèn luyện, từ bốn chỗ này mà chúng ta được giải thoát, cho nên gọi là Tứ Niệm Xứ.

(24:39) Đức Phật đã chọn bốn chỗ này tu tập không lầm. Ông Phật đã biết cách chọn cho chúng ta không lầm để nhắm vào cái mục đích mà Chánh Đức đã hỏi Thầy, tức là sanh, lão, bệnh, tử, vượt qua bốn cái khổ này.

Cho nên Đức Phật mới lấy bốn cái chỗ này để chúng ta tu tập, để vượt ra bốn cái khổ kia, thì rất đúng không còn sai nữa. Nghĩa là ông Phật không lầm chỗ, đặt đúng chỗ, không lầm lạc. Cho nên ai mà đặt đúng bốn chỗ này mà để nỗ lực tu tập thì chúng ta sẽ được giải thoát.

Ai đặt ngoài bốn chỗ này mà tu tập, như bây giờ chúng ta đặt ngoài vấn đề, như Thiền Tông, đặt ngoài vấn đề bốn chỗ này, nghĩa là kiến tánh thành Phật, thấy tánh thành Phật chứ không phải cần do bốn cái chỗ này mà giải thoát, cho nên bốn chỗ này vẫn ô nhiễm không làm sao giải thoát được.

Ngay trên bốn cái chỗ này mà tu tập rèn luyện hàng ngày, ngăn chặn ác pháp xâm chiếm vào bốn cái chỗ này, mà chúng ta vất vả hết sức mà chúng ta còn chưa giải thoát, huống hồ là ngoài cái vấn đề này đi tìm một cái ông Phật trừu tượng, tưởng tượng ra, không hình, không dáng, không tên, không tuổi mà gọi là giải thoát trong bốn chỗ này thì làm sao mà được?

Bây giờ tu một ngàn kiếp thì Thầy tin rằng Thiền Đông Độ không làm sao mà giải quyết được con người, dù có lý thuyết gì cũng không giải quyết được.

“Ai đã lìa khỏi bốn chỗ này tu tập, thì làm sao thoát ra khỏi khổ kiếp của con người?”

Nghĩa là mình rời, mình bỏ bốn cái chỗ này đi mình tu tập thì không bao giờ mình có thể mình ra khỏi cái sự khổ đau của con người.

“Tịnh Độ Tông - một cảnh giới siêu hình Cực Lạc, tưởng trong thân, hay là”

Nghĩa là người ta tưởng cõi cực lạc ở trong thân này, hoặc là người ta tưởng cực lạc ở cõi Tây Phương kia, thì điều đó cũng đều là ảo tưởng mà thôi.

Nếu mà người đó đã biết rằng cõi Cực Lạc ở trong thân tâm này, thì người đó chỉ còn gọt rửa Tứ Niệm Xứ này cho sạch, không còn nhiễm ô ác pháp, không còn nhiễm ô thế tục thì nó mới có giải thoát được.

Còn nếu mà mình không có rửa sạch, mình không có trau dồi, mình không tu tập nó, thì bốn chỗ này nó còn ô nhiễm, thì nó phải khổ đau muôn đời, thì cái cõi Cực Lạc mà gọi là trong thân này thì đó là một tưởng tượng mà thôi, không thể nào có được!

(26:56) “Thiền Tông thì lấy Phật Tánh làm cứu cánh, Phật Tánh không ở ngoài, ở khắp cùng.”

Nghĩa là người ta tưởng tượng là nó không ở trong mà cũng không ở ngoài. Đó là qua cái bài Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật đã nói rằng Phật Tánh không ở trong, ở ngoài, mà khắp cùng hết.

Nếu ở trong làm sao nó thấy ở ngoài, mà nếu ở ngoài làm sao nó thấy ở trong ruột gan mình được? Cho nên nó phải khắp cùng. Vì vậy mà khắp cùng cho nên không trong, không ngoài, không trên, không dưới, chỗ nào nó cũng có hết, vì vậy mà chỗ nào nó cũng thấy được hết. Đó là cái lý luận của họ như vậy.

“Điều này do pháp tưởng mà ra.”

Điều này do là pháp tưởng mà họ nghĩ ra như vậy, chớ không phải là chỗ tu tập giải thoát.

“…​ nên đâu cùng Tứ Niệm Xứ làm bạn.”

Cái pháp môn như vậy thì nó đâu có gần được Tứ Niệm Xứ, cho nên nó làm sao lấy Tứ Niệm Xứ mà nó làm bạn tu tập được, cho nên nó không giải thoát.

“Thế là hai pháp môn này đã đặt sai vị trí tu hành thì làm sao đạt được mục đích của đạo Phật, (làm chủ) được sanh, già, bệnh, chết.”

Đó là cái câu thứ nhất của Chân Huệ hỏi Thầy.

5- QUÁN NỘI THÂN VÀ NGOẠI THÂN

(28:03) Đến câu thứ hai:

“Kính bạch Thầy! Khi quán thân trên thân Phật dạy “sống quán thân trên nội thân, hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội ngoại thân” thì con hiểu.

Nhưng khi quán thọ trên thọ, tâm trên tâm và pháp trên pháp thì Phật cũng dạy “sống quán thọ trên các nội thọ, hay sống quán thọ trên các ngoại thọ”, cũng vậy cho tâm và pháp.”

Nghĩa là tâm cũng quán nội, quán ngoại như vậy.

“Vậy sao gọi là nội thọ, ngoại thọ, nội tâm, ngoại tâm, nội pháp, ngoại pháp?

Con chưa hiểu. Kính bạch Thầy chỉ dạy cho con rõ.”

(28:50) Các con thấy, những cái danh từ Phật dạy đó, nếu mà không được giải thích cho rõ thì chúng ta không hiểu như thế nào hết.

Bây giờ ở trên cái nội thân, ở đây thì Thiện Huệ (Chân Huệ) hỏi Thầy: sống quán thọ trên nội thọ, sống quán thọ trên ngoại thọ, và sống quán thọ trên các nội ngoại thọ. Rồi sống ngoại tâm, nội tâm, ngoại pháp, nội pháp, thì hỏi cái đó là, nó hỏi cái nghĩa của nó.

Bây giờ Thầy phải nhắc lại. Bây giờ sống, bắt đầu từ ở trên thân của mình đi, mặc dù bây giờ nó đã hiểu cái câu này rồi, nhưng Thầy xin nói lại để cho nó hiểu.

“Quán thân trên thân” nghĩa là trên cái trụ xứ này mà mình nhìn lại cái trụ xứ này gọi là “trên thân quán thân”. Mình không có đặt cái pháp nào khác hết trên này. Cho nên trên cái thân này, tức là cái thân Tứ Niệm Xứ này, là cái thân là cái niệm xứ thứ nhất, chúng ta mới quán xét nó, trên nó mà quán xét lại nó gọi là “quán thân trên thân”.

Vậy thì sống quán thân trên thân, quán cái gì đây? Thay vì phải hỏi Thầy quán cái gì đây, nếu mà quán cái gì để cho nó khắc phục được tham ưu, ở trong kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật nói phải quán nó, rồi để cho mình khắc phục được tham ưu, vậy quán cái gì ở trên thân này?

Đó là cái để chúng ta biết chúng ta quán. Vậy thì ở trên thân này chúng ta phải quán như thế nào?

(30:24) Nếu mà phải đặt nó trở lại cho chúng ta thấy được rõ. Trên thân mà quán thân trên thân, tức là ngay trên thân này mà quan sát, xem xét nó, thì quan sát xem xét cái gì đây?

Ở trong thân chúng ta có ba cái tướng: nhân tướng, đặc tướng và hành tướng. Vậy thì chúng ta đang quán sát cái này là quán sát cái nhân tướng hay là hành tướng?

Mình phải đặt thành câu hỏi, chớ bây giờ quán thân tôi biết tôi quán, thân thì nó luôn luôn lúc nào, có khi thì nó động, có khi nó không động, có khi nó yên lặng, có khi nó không yên lặng, phải không? Vì vậy mà tôi quán cái thân này như thế nào? Nhưng mà chúng ta có biết ở trên thân nó có ba cái tướng, cái tướng của nó như thế nào?

Bây giờ tôi có một cái vết thẹo, hay hoặc là một cái cố bịnh nào đó, cái cố tật nào đó, thì tôi đang quán cái cố tật đó mà mọi người không có, thì đó là đặc tướng của tôi, nó riêng biệt, tôi đang quan sát nó, thì cái đó là tôi quán, cũng ở trên thân tôi quán, mà quán đặc tướng.

Cũng như bây giờ, hơi thở của người ta bình thường là ba giây, mà hơi thở tui tới mười giây, tui quán cái hơi thở, tui xem coi thử coi tại sao mà nó chậm như vậy. Thì do đó là tui quán cái đặc tướng của hơi thở trong cái hành tướng của nó.

Còn bây giờ tui quán ở trong cái thân của tui, tại sao mà cái cổ tui nó nổi lên một cái bướu, tui quán, đặc biệt mọi người không có mà tui lại có cái bướu, cho nên đó là cái đặc tướng của tôi. Vì vậy mà tôi đang quán ở trên cái đặc tướng.

Còn bây giờ cũng là trên thân quán thân mà tui quán về đặc tướng, mà trên thân quán thân tu về nhân tướng, nhân tướng của nó, nó có khác chớ, hành tướng nó có khác chứ, cho nên nhân tướng nó như thế nào?

(31:54) Bây giờ cái tướng của tôi đây, nó có cái nhân tướng của nó, phải không. Mà trên thân tui thấy quán nó. cái nhân tướng của tôi thì tôi thấy rất rõ là tay, chân, da, thịt, mặt, mũi rồi tim, gan, phèo, phổi nó cũng đầy đủ như ai hết, hoàn toàn, đó là cái nhân tướng của tôi.

Nhưng mà nhân tướng của tôi thì tôi thấy rõ ràng tôi quán, là tôi xem xét, để xem coi cái thân này nó thơm tho hay là nó thúi. Bây giờ tôi mới xem xét tôi thấy, thì bắt đầu tôi xem xét cái thân tôi.

Thì bây giờ nếu tôi quán nó ở ngoại thân, thì tôi xem xét da rồi lông, móng tay, rồi những cái gì mà bên ngoài của cái thân nó đang bài tiết, như mồ hôi, hay hoặc là nước mắt, nước tiểu, hay hoặc là những gì mà nó đang bài tiết ra, tôi xem xét cái đó, xem coi nó như thế nào, nó có tốt hay là xấu?

Và tôi thấy cái thân của tôi nó uế trược, nó bẩn thỉu, nó tiết ra những cái đó, nó hôi, nó làm cho khó chịu những người xung quanh và chính tôi cũng chịu không nổi nó, thì đó tôi biết là cái thân tôi ở bên ngoài nó bất tịnh. Phải không? Đó gọi là ngoại thân.

Còn nội thân, thì tôi quan sát vào ở bên trong, thì máu, mủ, đờm, nhớt, tất cả những cái gì mà ở trong thân của chúng tôi đã thấy nó, thì đó là nội thân.

Đó là nội và ngoại, thì bây giờ cái này là Chân Huệ đã hiểu. Nó nói nó hiểu rồi, nhưng mà Thầy dạy, Thầy phải nói trở lại.

6- CHIẾN THẮNG NỘI THỌ VÀ NGOẠI THỌ

(33:14) Bây giờ về cái thọ, bây giờ về phần cái thọ. Cái thọ mà nội thọ, ngoại thọ trên một cái thọ. Bây giờ cái thọ là cái cảm giác, cái xúc chạm.

Bây giờ Thầy đụng vào một cái cây, thì cái xúc chạm đó nó làm cho ngay cái thân của Thầy nó bị đau cái chỗ đó, thì nó phát ra cái đau đó, thì Thầy không phải quán ở trên cái thân mà quán cái đau đó, quán cái thọ đó: cái đau đó nó đau nhiều, đau ít, nó đau đổ nước mắt, nó đau cắn răng chịu đựng, nó đau bứt ruột bứt gan, hay hoặc nó đau sơ sơ, hay hoặc nó đau rai rai, hoặc là nó kéo dài thường thường? Đó là mình trên cái thọ quán cái thọ.

Cho nên ở đây chúng ta thấy, nếu mà cái cảm giác mà nó đau, chúng ta quán, không phải quán cái thân mà quán cái cảm giác đau đó, gọi là “trên thọ quán thọ”.

Vậy thì ở đây Phật còn dạy là quán cái nội thọ, và quán cái ngoại thọ, vậy cái nội thọ là cái gì, mà cái ngoại thọ là cái gì? Đức Phật sao mà chi li quá vậy?

(34:22) Đây bây giờ cái ngoại thọ và cái nội thọ. Cái thân của chúng ta nó có va chạm, nó có sanh bệnh, nó mới phát ra cái cảm thọ, bởi vì gọi là thân thọ, gọi là tâm thọ.

Quý Thầy nghe cho rõ, cái thọ một mình nó thì nó không bao giờ thành hình được, vì nó là thân thọ. Ngay cái thân chúng ta bị người ta đánh vào đó thì nó bắt đầu, nó có cái đau của nó ở tại cái chỗ bị đánh, thì cái thọ đau ở tại chỗ bị đánh mà không phải quán cái thân, mà quán cái thọ, cái đau đó, nó nhiều, nó ít, nó đau như thế nào, thì cái mà ị đánh mà đau ở ngoài da chúng ta như vậy đó, gọi là quán ngoại thọ, hiểu chưa?

Còn bây giờ nó ở trong xương chúng ta mà nó nhức, bởi vì cái thọ nó phải ở trong, ở ngoài cái thọ, vì vậy đó, mà cái thọ mà từ trong mà nó đi ra nó làm từ ở trong cái thân, bởi vì đây là thân thọ, đây chúng ta nói về thân thọ.

Còn nói về tâm thọ, thì tức là chúng ta phải nói về cái tâm nó khác rồi. Bây giờ nói về tâm thọ thì tức là Thầy nói về cái thân thọ đi, thì bắt đầu một người đánh mình, hoặc lấy cây kim, hoặc lấy cái dao rạch tay mình đứt, thì cái cảm giác đau ở ngoài da của mình đó, gọi là ngoại thọ, quán ngoại thọ, quán cái đau đó ở bên ngoài đó.

Rồi bây giờ tim, gan, phèo phổi chúng ta đau ở trong đó đó, ở trong cái thân, thì cái thân thọ, mà cái thọ nó ở trong, cũng như bây giờ chúng ta ngứa ở ngoài da này, cái thọ mà ngứa ở ngoài da gọi là ngoại thọ, mà cái ngứa ở trong thân của chúng ta, không có gãi được mà nó làm chúng ta khó chịu, vậy thì cái ngứa ở trong thân đó, nó gọi là nội thọ. Các thầy hiểu.

Bởi vì thân thọ chớ không thể nào cái thọ đó, nó dời cái thân mà nó có cái thọ được. Cho nên nó dựa vào cái thân nó mới phát triển ra cái cảm xúc, cái cảm giác, làm cho chúng ta thấy có cái đau, cái nhức, cái lạc của nó ở trong đó. Đó, thì do đó là nội thọ hay ngoại thọ.

(36:18) Đây là Thầy nói cái thọ khổ, còn cái thọ lạc nó cũng vậy, nó có cái nội và cái ngoại chớ không phải không đâu. Bây giờ một cơn gió mà thổi qua, chúng ta nghe nó mát trong khi trời nóng lực vầy, thì đó là cái ngoại thọ, quán cái ngoại thọ. Phải không, mình quán cái ngoại thọ, nghe cái làn gió nó thoảng, nó mát, thì đây là cái thọ hỷ, nó làm cho chúng ta vui, làm cho chúng ta thích thú, cho nên đó là cái thọ lạc.

Đó thì như vậy là rõ ràng là, phải hiểu biết cái thọ ngoại và cái thọ nội, thì cái cảm giác cơn gió thổi qua, thì chúng ta ngay ở trên cái cảm thọ đó, cái cơn gió thổi qua, chúng ta không thích thú nó, mà chúng ta thấy như là chúng ta cũng như bình thường, cũng như là chúng ta đang ngồi trong một cái nhà (thiếp?) nóng nảy như thế này, mồ hôi mồ hám nhễ nhại như thế này, thì đây là cái ngoại thọ chứ không phải là cái nội thọ.

Hiểu như vậy thì chúng ta mới hiểu được cái chỗ quán của chúng ta nó mới thâm sâu, để mà chúng ta xả trừ chứ gì!

(37:10) Bây giờ trời nóng quá, thôi bây giờ chúng ta đem quạt máy này kia ngồi thiền cho nó ngon lành, cho nó sướng, thì cái người đó đã bị cái ảnh hưởng của ngoại thọ rồi, sai rồi. Bây giờ trời lạnh quá, cho nên chúng ta không thể ngồi thiền được, vì vậy bây giờ chúng ta đốt cái đống lửa lên để mà ngồi thiền, thì cái người này cũng đang bị ở cái ngoại thọ. Tất cả những cái này đều là những cái sai của người tu.

Cho nên chúng ta khi mà gặp những cái thọ đó, thì tâm chúng ta bất động. Bây giờ nóng quá, thì chúng ta phải tu tập để chúng ta xả ly cái nóng đó ở trong tâm mình. Tâm mình nó không thấy nóng thì nó sẽ không nóng chớ gì?

Mà tâm mình cứ thấy nóng thì tức là chúng ta phải đem quạt máy hoặc là đem một cái máy điều hòa không khí để ngồi, cho nên có nhiều người nói, ờ mình bây giờ có nhiều tiền, sẵn thôi mình mua cái quạt máy hay cái máy điều hòa không khí để cho mình điều hòa nhiệt độ, rồi mình ngồi thiền thì nó khỏe quá, mình nhiếp tâm vô, cái đó là tu cái định gì?

Cái định ma, cái tâm mà không xả còn chạy theo cái dục lạc này mà thiền định gì! Thiền đó, định đó để thành quỷ chứ làm cái gì? Muốn đem cái thân này còn thọ những cái thọ lạc như vậy, mà thử hỏi họ làm sao mà họ ngồi thiền mà họ thành Phật được?

Thậm chí có người có tiền họ đem quạt máy, quạt rè rè đó họ ngồi đây cho mát, thử hỏi thấy cái cảnh tu như vậy, thiền đó là thiền gì? Thiền dục lạc!

Bởi vì đang thọ cái dục lạc cho mát để mà ngồi đây thì thôi tốt hơn là thôi Thầy ngồi như vầy, quạt máy thì Thầy viết cái gì còn sướng hơn là Thầy ngồi mà không suy nghĩ, điều đó có làm cái gì đâu, nó có lợi ích gì cho họ đâu? Họ đang chạy theo dục lạc mà họ không thấy cái tướng dục lạc.

Cũng như cái phòng này họ đóng hết cửa lại, không có âm thanh ồn ào gì hết, họ nói nghe ngon quá, bây giờ mình ngồi thiền là ngon. Do đó bây giờ thêm một cái máy điều hòa nhiệt độ nữa là thấy sướng rồi, ngồi thiền mát mẻ, mà không tiếng động, bởi vì cửa kín hết rồi, đâu đóng vô cái thì không nghe rồi, cho nên ngồi không tiếng động. Đây là thiền quỷ, thiền ma chứ đâu thiền gì!

Cái tâm chúng ta đừng dao động trước mọi cái tiếng động, thí dụ như cái máy cày đó nó ồ ồ mà chúng ta vẫn thản nhiên, giữ tâm đừng có dao động với cái tiếng máy cày, đó chính là chúng ta đã chủ động thắng cái tâm của mình, đó là thiền định của đạo Phật, chớ đâu phải tránh cảnh mà thiền định của đạo Phật?

(39:18) Cho nên ở đây chúng ta tu không bao giờ tránh cảnh. Đạo Phật không yếm thế, không trốn đời, mà giải quyết tâm chúng ta bất động trước mọi hoàn cảnh thọ, cho nên Phật dạy chúng ta phải quán thọ trên ngoại thọ.

Các con bây giờ mới hiểu được cái chỗ này chứ nếu mà không có Chân Huệ hỏi thì bài pháp này Thầy đi giảng qua suông, sau này Thầy viết sách thì thời may các con mới hiểu được cái chỗ này, chớ không Thầy giảng rồi thì các con cũng chưa hiểu được cái chỗ này đâu. Cho nên phải thấu suốt được cái ngoại thọ và cái nội thọ.

Bây giờ cái nội thọ như thế nào? Ở trong ruột Thầy bây giờ nó đau ruột dư đi, nó đau nó thét lên, nó đau quá trời, thì cái đó là nội thọ. Mà một cái người mà người ta tu về quán cái thọ trên thọ, mà về nội, thì bắt đầu người ta vẫn giữ cái tâm người ta bất động không sợ hãi đâu, không có lo lắng cái chỗ mà đau ruột thừa này sẽ chết đâu.

Mặc dù là người ta nói nó tràn mủ, nó bể ra, nó tràn mủ ra là phải chết, nhất định là cái người mà tu quán thọ trên thọ, mà ngoại thọ, nội thọ như vậy, họ chẳng hề rung động đâu, họ vẫn thản nhiên, tâm không bao giờ, họ bất động, đau mặc đau, chớ họ bất động. Như vậy là họ đã chiến thắng được nội thọ.

Và một cái người mà tâm không dao động, thì cái cơn bệnh nó sẽ chiến thắng một cách rõ ràng. Còn chúng ta đau mà chúng ta dao động tâm, cạo gió hay hoặc là uống thuốc hay hoặc này kia, thì hoàn toàn là chúng ta không có thể nào thắng được cái thọ đâu.

Còn tâm chúng ta kệ, mình phải lo ở chỗ mà giải thoát cho mình, tâm không dao động.

Bây giờ mình, giờ này giờ tu cái gì đây? Hơi thở, thì hoàn toàn là nhiếp vào hơi thở. Bây giờ, giờ này giờ tu cái gì đây? Giờ này giờ tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành, đau mặc nó, kệ nó, ở đây tâm không có rung động, không có sợ hãi, chừng nào chết bỏ, nhất định là, hoàn toàn là giữ pháp, tùy pháp, sống theo pháp cho đúng pháp Phật dạy, thì chừng đó gọi là quán thọ trên thọ ngoại, hoặc là quán thọ trên nội thọ.

Đó là cách thức tu về ngay cái Tứ Niệm Xứ mà chúng ta tu về cái pháp Tứ Niệm Xứ đó.

8- NGOẠI TÂM VÀ NỘI TÂM

(41:18) Đó thì ngoại tâm, nội tâm, ngoại pháp, nội pháp. Thì bây giờ Thầy nói cái nội thọ, ngoại thọ rồi, thì nội tâm và ngoại tâm. Cái tâm của chúng ta nó có những cái, bây giờ cái tâm của chúng ta, phải thấy rằng cái tâm của chúng ta nó có nội tâm và ngoại tâm.

Ngoại tâm là cái gì? Ngoại tâm là cái tâm chúng ta khởi ra, lo lắng cho cái ngã sở của nó. Hồi nãy Thầy thấy nó ngã và ngã sở chớ gì. Mà nó lo lắng cho cái ngã của nó, cho cái phần của nó, cho riêng tư của nó, thì đó là nội tâm, nó lo lắng suy tư cho cái nội tâm của nó, thì nó phải lo lắng cho cái bản ngã của nó.

Thì những cái niệm mà nổi lên ở trong cái nội tâm của nó như vậy, thì chúng ta quán xét cái niệm của cái tâm lúc bấy giờ nó ở nội tâm đó, nó lo cho nó cái gì? Nó lo cho nó thế nào? Bây giờ nó lo cho nó ăn nè, cho ngon này, nó thích cái đó, đó là nội tâm.

Còn bây giờ ngoại tâm, nó lo cho người khác ở ngoài, nó lo cho các pháp ở ngoài đó, thì cái đó là ngoại tâm. Ngồi đây mà mình nhớ thương, anh em, chị em hay là cha mẹ mình, đó là ngoại tâm. Mà khi cái niệm đó nó khởi lên, cái tâm của mình, bởi vì cái tâm mình nó có, là phải có cái niệm chớ? Còn nó không có làm sao nó có cái niệm được?

Mà nó có cái niệm, thì do cái niệm ngoại tâm hay là nội tâm mà mình quán xét, để mình dùng cái Định Vô Lậu mình phá nó đi, nó không có còn nữa. Phải không? Cho nên nó làm sao mà nó chi phối được tâm mình, nó làm sao cho nó làm khổ mình được?

Cho nên cái nội tâm và ngoại tâm này nhắm vào để chúng ta đoạn dứt tất cả những cái Thất Kiết Sử, nó làm cho không trói buộc cái ngoại tâm và nội tâm chúng ta được.

(42:58) Đó thì hôm nay, thì quý thầy đã thấy rõ cái nội thọ và ngoại thọ. Và nội ngoại một lượt, vừa nội, vừa ngoại, nó có một cái niệm mà vừa nội, vừa lo cho nó mà vừa lo bên ngoài.

Cái thọ nó cũng vậy, nó vừa đau ở trong mà nó vừa đau ở ngoài, nó ảnh hưởng như vậy đó, nó làm như vậy. Thì trong khi mà cái cảm thọ nó vừa ngoài, vừa trong thì chúng ta quán vừa trong mà vừa ngoài hết, để đập phá nó xuống, để tâm không dao động.

9- QUÁN NGOẠI PHÁP VÀ NỘI PHÁP

(43:21) Nội pháp, ngoại pháp, thì cái này chắc mấy con cũng rõ. Hễ khi mà nói nội thọ, ngoại thọ, nội tâm, ngoại tâm rồi thì các con biết rằng nội pháp, ngoại pháp rất rõ ràng.

Thí dụ một cái pháp tham, sân, si, mạn, nghi, là cái Ngũ Triền Cái. Vậy thì cái gì mà thô phù của cái pháp này là nó ngoại, mình tham cái mình lấy cái đó đi, thì đó là ngoại pháp, nó bên ngoài. Mà nội pháp thì chưa có lộ ở bên ngoài, mà nó ngầm ngầm nó tham ở bên trong, nó khó hơn.

Thí dụ như bây giờ Thầy muốn cái đồng hồ này mà Thầy chưa ăn cắp người ta, chưa lấy hay hoặc là chưa có mua. Nhưng mà nó cứ nhớ nhớ hoài đến, nghĩ rằng mai mốt mình tích tiền, mình làm cho có tiền mình mua sắm nó, thì đó là nội pháp.

Bởi vì cái đồng hồ này là cái pháp mà, cái vật đó là cái pháp mà, cho nên do nó làm cho cái tâm tư của mình khởi lên khả hỷ, khả lạc, thích thú, vì vậy mà ở trong tâm mình nó chưa có cái vật đó, nó làm cho mình ưa thích nó, rồi mình tìm cách để cho có nó, đó.

(44:26) Còn ngoại pháp thì nó không phải còn ngấm ngầm trong tâm nữa, mà chợt thấy một cái vật gì đó cái mình ham thích liền, thì ngay cái ngoại pháp đó.

Cho nên quán ở trên nội pháp và ngoại pháp. Khi mà ngoại pháp thì vừa chợt mà nó dính vào mắt của mình một cái vật đó, thì ngay đó cắt đứt liền, cho nên Phật nói “khi mắt thấy sắc đừng cho dính sắc”, đó là ngoại pháp đó. Mà khi mà nó đã dính rồi thì đoạn diệt, tức là nội pháp đó. Nó đang ham muốn rồi thì đoạn diệt. Bây giờ nó thích một cái xe Dream, thì tức là nó phải đoạn diệt, tức là nội pháp.

Còn hồi nó mới thấy người ta cỡi, nó chưa có biết cái xe Dream như thế nào, bây giờ nó thấy người ta cỡi, thì bắt đầu nó vừa thấy nó ham, thì đây là ngoại pháp, cho nên mình đoạn dứt ngay ngoại pháp, không có cho con mắt mình nó dính với cái xe đó, với cái vật đó, thì đó là ngoại pháp.

Còn bây giờ nó đã dính rồi, cho nên bây giờ cái tâm nó ngầm ngầm nó ham thích rồi, nó muốn rồi, thì do đó mình tìm mọi cách để mà tu cái Định Vô Lậu, quét cho sạch đừng có cho tham cái đó nữa, thì tức là mình đã cứu mình ra khỏi cái thế gian đau khổ. Còn nếu không thì mình sẽ bị.

Vì vậy mà trên các pháp của Phật, mà trên Tứ Niệm Xứ, mà ngay pháp Tứ Niệm Xứ mà tu tập thì chúng ta thấy nó đã có kết quả để mà ngừa ác, mà ngừa cái ác tức là tham, sân, si chúng ta đó, mà đoạn dứt ác để chúng ta sống trong thiện pháp.

(45:45) Đó là những cái mà hỏi những cái từ, để rồi Thầy giảng ra để cho hỏi cái cách thức tu cho biết cách thức của nó nữa. Chứ nếu không thì chúng ta đâu biết.

Vì vậy mà hằng ngày chúng ta đã có những cái pháp tu để ngừa ác và đoạn dứt ác, đó là cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác, và cái pháp Định Niệm Hơi Thở và cái Định Vô Lậu, ba cái pháp này nó giúp chúng ta.

Vậy mà Đức Phật còn sợ chúng ta chưa đủ ở trong Tứ Chánh Cần, trong những pháp tu như thế này, nó chưa đủ, nó chưa làm chủ hoàn toàn, cho nên vạch ra cho chúng ta thấy rõ để khi mà nó có xảy ra, nó có nổi lên, nó có khởi niệm ác ra, thì ngay đó là chúng ta đã biết ngăn chặn liền.

Như ngoại pháp, thì mắt mình vừa thấy sắc thì ngay đó chúng ta đã biết nó là ngoại pháp rồi. Mà ngoại pháp rồi thì đoạn dứt không cho mắt dính cái sắc đó, do đó thì làm sao có nội pháp mà dính trong tâm?

Như vậy là chúng ta không có cho nó sanh khởi. Mà nó đã sanh khởi thì nó ở nội pháp rồi, mà nội pháp thì chúng ta phải dùng Định Vô Lậu mà quét nó ra. Cho nên đó là giải thoát.

Đó là những lời của Chân Huệ hỏi về pháp Tứ Niệm Xứ.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy