PHÁP HÀNH 23 - NGƯỜI MỚI TU KHÔNG NÊN TẬP ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
Thời lượng: [46:15]
(tiếp theo Pháp hành 22)
(0:00) Hôm nay các con học về Giới Hành cho nên Thầy phải giảng, đi từng phần, để thấy từng cái thứ tự của các pháp tu, để mà sau này chúng ta sắp xếp lại cái phương hướng tu tập của chúng ta rõ ràng hơn.
Vì cái thời gian hướng dẫn, Thầy tùy theo các pháp mà mọi người đang tu tập, rồi tùy theo cái trường hợp, cái hoàn cảnh tùy thuận của Đại Thừa, không có dám động chạm họ, cho nên cũng nương tay.
Vì vậy mà trải qua 18 năm nay, coi như vì cái sự tùy thuận, quá tùy thuận của Thầy, cho nên Thầy không dám chỉ thẳng rằng phải tu cái nào đúng cái nào sai, không dám nói rằng cái đó sai, mà cái tu tập như thế này đúng, cho nên chỉ tùy thuận họ mà không dám nói họ sai.
Do cái chỗ mà không dám nói họ sai cho nên họ không biết sai, vì vậy mà trong tư tưởng, trong đầu họ, họ nghĩ cái đó đúng, vì vậy mà họ cứ… Mặc dù Thầy cố lái họ, nhưng mà họ vẫn nghĩ rằng trong đầu họ cái đó đúng.
Cho nên đến giờ phút này Thầy không nói ra thì chắc chắn cũng không còn ai mà nói nữa. Cho nên tuy Thầy biết rằng nói ra thì nó sẽ có sự đụng chạm rất lớn với các nhà Đại Thừa, nhưng mà nói ra để mà cho cái người sau biết được cái đúng cái sai mà người ta tránh.
Còn không nói ra mà bưng bít, chỉ để cho cái lợi ích cá nhân của Thầy, nghĩa là người ta không nói Thầy như thế này thế khác, để cho người ta ca ngợi Thầy là cái người tùy thuận, không chống báng ai hết, thì Thầy thấy, nếu mà người ta ca ngợi Thầy thì chỉ được có cái phần an ổn cho Thầy mà thôi.
Còn cái thế hệ, cái con người sau này mà theo đạo Phật thì họ chẳng biết đường đâu mà đi, cho nên họ vẫn thấy Đại Thừa, vẫn thấy Thiền Tông là đúng.
Còn bây giờ Thầy mạnh dạn Thầy đập thẳng. (01:56) Người ta nói Thầy là con người hay nói xấu, hay chống báng, hay này kia, đả kích cái này kia, họ nói mặc họ.
Thầy hiện giờ cái đúng là Thầy nói đúng, mà cái sai Thầy nói sai. Ai ở trong cái sai thì phải chịu chung cái số phận của lời nói của Thầy mà thôi. Chớ còn bây giờ mà Thầy cứ nhân nhượng, nhân nhượng họ, thì ngàn năm sau thì nó cũng như vậy thôi.
Cho nên pháp Phật càng ngày càng nhân nhượng thì pháp Phật bị dìm mất đi, và cũng không người nào mà triển khai nổi những cái pháp hành như thế này được.
Tuy rằng tạng kinh có chữ nghĩa hẳn hòi, nhưng mà đọc vô thì người ta thấy dường như là pháp này với pháp kia nó có riêng rẽ nhau, nhưng ở đây không phải đâu! Nó tập trung trên một cái điểm nào đó, để mà nó thực hiện được cái sự giải thoát của cái điểm đó.
Vì vậy mà hôm nay chúng ta mới thấy cái Định Niệm Hơi Thở là một cái vấn đề quan trọng, mà từ lâu các thầy về đây được Thầy hướng dẫn về Định Niệm Hơi Thở nhiều nhất.
Nhưng Thầy không dám nói lạc sang qua cái khác, bởi vì trong Đại Thừa nó cũng lấy cái hơi thở mà làm cái tiêu chuẩn để mà tu, cho nên Thầy lấy hơi thở thì nó thấy không có sai khác, cho nên nó không có nghịch. Nhưng thực sự ra cái hơi thở không phải là cái giai đoạn đầu của người tu.
Cái người mới tu không có nên tu cái hơi thở, mà hãy tu cái Định Vô Lậu, xét thấy được cái Khổ, Tập, Diệt, Đạo ở trên cái thân này nè, để rõ thấu được, thì đem những các pháp đó mà để thông suốt được, rồi từ đó chúng ta mới tu cái Tứ Chánh Cần, đặt các định ở trên thân của chúng ta mà thực hiện Tứ Chánh Cần, làm cho các pháp ác nó lìa ra, làm cho nó ly ra, làm cho nó đoạn dứt đi.
Thì cái tu tập như vậy mới chính là cái thiền định của đạo Phật, chớ không phải ngồi lại mà nương vào hơi thở đếm, hay sổ, hay tùy để rồi đi vào thiền định.
(03:40) Bây giờ tới cái giai đoạn mà chúng ta ly rồi, vậy mà Phật còn cẩn thận bảo chúng ta phải ngồi lại thẳng lưng, rồi quán từ bỏ, để xem nếu mà bây giờ đó, đầu mình nó không có vọng tưởng thì mình không cần từ bỏ nữa, bởi vì tâm mình nó gom vào.
Mà đầu mình nó còn khởi niệm vọng tưởng, thì mình phải quán từ bỏ, quán từ bỏ nương hơi thở thì chúng ta sẽ ức chế được cái vọng tưởng. Cho nên ở đây Phật dạy “Quán từ bỏ tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. Quán từ bỏ tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.” Đó thì ở đây cái người mà tu tập như vậy gọi là tu Định Niệm Hơi Thở.
Mà Định Niệm Hơi Thở thì các thầy nên nhớ là “trên thân quán thân tu về hành tướng nội”. Đó, thì như vậy là nó đâu có lìa ra khỏi cái Tứ Niệm Xứ đâu? Tức là ngay pháp môn đó, cái Định Niệm Hơi Thở là cái pháp môn để mà thực hiện ở trên cái thân của nó, để nó làm một cái đường đi để mà nhập các định.
“Định niệm hơi thở vô, hơi thở ra. Này các thầy Tỳ Kheo, tu tập như vậy làm cho sung mãn, thời có quả lớn và có lợi ích lớn.”
Nghĩa là chúng ta chỉ quán như vậy, rồi chúng ta tu tập như vậy, cứ nhắc thường xuyên. Chúng ta nhắc trong 5 phút, 10 phút, rồi 30 phút, rồi một giờ. Ngồi thiền kiết già thẳng lưng mà chúng ta nhắc cái câu này: “Quán từ bỏ tôi sẽ thở vô, quán từ bỏ tôi sẽ thở ra.”
Nếu khi mà chúng ta thấy cái tâm của chúng ta đã từ bỏ rồi, đã xa lìa, đã ly tham, sân, si rồi, đã ly dục, ly ác pháp rồi, thì chúng ta không cần dùng câu này nữa.
(05:14) “Này các thầy Tỳ Kheo…”
Đức Phật nhắc, cái thời Đức Phật tu, tu cái pháp hơi thở nè:
“Này các thầy Tỳ Kheo, trước khi ta chưa giác ngộ, chưa chứng chánh đẳng giác, khi còn là Bồ Tát…”
Đó thì ở đây các thầy thấy, Thầy có trả lời cho các thầy rồi đó, Bồ Tát là một vị tu chưa có chứng, cho nên Đức Phật nói khi ta còn Bồ Tát, tức là ta chưa chứng Chánh Đẳng Chánh Giác, chưa giác ngộ. Cho nên:
“… khi ta còn Bồ Tát, ta trú nhiều với trú này”
Tức là ta tu nhiều với cái pháp này. Nghĩa là trong lúc đó là Bồ Tát đang tu nhẫn nhục, tùy thuận, xả tâm của mình đó, thì Đức Phật lại tu về cái pháp hơi thở.
“Này các thầy Tỳ Kheo, do ta tu tập nhiều…”
Ở đây thì nói “ta trú nhiều với trú này”, ở đây thì Thầy dịch ra: “Ta tu cái pháp này nhiều nên thân và con mắt không có mỏi mệt và tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”.
Rõ ràng là từ bỏ thì từ bỏ cái gì? Từ bỏ lậu hoặc chứ gì, từ bỏ tham, sân, si chứ gì! Cho nên nương vào hơi thở nó làm cho chúng ta tỉnh táo, làm chúng ta sáng suốt lên, cho nên con mắt không có mỏi mệt, tâm ta nó không cái lừ đừ, Đức Phật nói như vậy.
“Ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc và không có chấp thủ”.
Do tu tập như vậy thì Đức Phật sẽ thấy giải thoát hoàn toàn.
“Do vậy này các thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ước muốn rằng, mong rằng thân và mắt không bị mỏi mệt và mong rằng tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ, thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải khéo tác ý.”
Phải không? Khéo tác ý là khéo cái gì? Quán từ bỏ, hay là “hơi thở vô tôi biết vô, hơi thở ra tôi biết ra”, tức là “khéo tác ý” đó.
Các thầy thấy chưa, cái bài kinh của Phật dạy rõ ràng, mà đây là cái kinh nghiệm của Phật. Phật nói, lúc mà ta còn là Bồ Tát, chưa có thành Chánh Đẳng Chánh Giác, ta tu cái này nhiều.
Cho nên khi mà vào đây, ba năm, bên nữ các con thấy, ba năm Thầy cho các con rèn luyện cái Định Niệm Hơi Thở rất là kỹ lưỡng mà.
(07:14) Cho nên hôm nay mà các con tiến tới tu thì Thầy tin rằng cái hơi thở các con sẽ quá thuần thục rồi, không còn có một cái khó khăn nữa. Do vậy bây giờ hiện giờ có đứa ba mươi phút hoặc một giờ không có niệm vọng tưởng xen vào, thì các con biết là nó đã đạt đến cái mức của Tầm Tứ.
Và bây giờ mà chúng ta chuyển qua một cái pháp Định Vô Lậu để mà chúng ta xả cái tâm cho sạch. Thì chuyển qua cái pháp vô lậu mà xả tâm, thì chúng ta tu ngay cái Tứ Chánh Cần, mà giữ trong ba tháng thì thử hỏi các con có đạt được không?
Cho nên bên nữ các con, nếu mà Thầy đã xác định rất là đúng cái thời điểm của các con sẽ thành tựu được, trong ba tháng là các con ly dục ly ác pháp. Và vì vậy mà cái hơi thở này nó sẽ giúp các con ly dục ly ác pháp rất là cụ thể.
Cho nên khi mà ngăn chặn ác pháp thì các con thấy Thầy khuyên các con tu Chánh Niệm Tỉnh Thức và Định Niệm Hơi Thở chứ gì?
Đó thì cái Định Niệm Hơi Thở này, thì: “Quán từ bỏ tôi sẽ thở vô, quán từ bỏ tôi sẽ thở ra”, các con thấy chưa? Như vậy cho nên các con sẽ xả ly và bỏ các pháp ác được, cho nên ly dục ly ác pháp được.
Mà Đức Phật đã nhắc lại cái thời của mình chưa thành tựu, chưa giác ngộ, chưa thành Chánh Giác, thì Đức Phật đã tu tập nó, tu tập cái này đo, mà phải khéo tác ý.
Đây Thầy đọc lại cái câu này để cho các con và các thầy nghe:
“Do vậy, này các thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ước muốn rằng, mong rằng các niệm và các tư duy của ta được đoạn tận, thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này phải được khéo tác ý”.
Mong rằng, muốn rằng đoạn diệt những cái sự suy tư ở trong cái đầu của mình và các niệm được đoạn diệt, thì cái Định Niệm Hơi Thở này phải khéo tác ý. Khéo tác ý như thế nào? Từ bỏ: “Quán từ bỏ tôi thở vô, quán từ bỏ tôi thở ra”, có phải vậy không?
Đó thì, chữ “khéo tác ý” ở đây Đức Phật muốn nhắc là chúng ta phải khéo nó để mà nhắc tâm của chúng ta.
Đó thì như vậy là nó, cái khéo tác ý như vậy là các thầy và các con phải nhớ, đó là một cái pháp hướng của chúng ta, để cho nó, khi mà nó đã ngăn chặn đứng được tất cả các cái tạp niệm, các cái lậu hoặc, thì lúc bấy giờ nó trở thành một cái đạo lực cho chúng ta đó.
(09:22) Đây bây giờ kế tới, Đức Phật dạy kế tới: “Do vậy này các thầy Tỳ Kheo, nếu thầy Tỳ Kheo ước muốn rằng, mong rằng ta sẽ trú trong tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán”.
Muốn rằng mình được nhàm chán cái pháp không nhàm chán, nghĩa là bây giờ chúng ta ăn cái viên trôi nước chúng ta thấy thèm quá, cho nên cái pháp đó, cái pháp trôi nước nó chưa có phải là cái pháp nhàm chán đối với ta đâu.
Cho nên chúng ta muốn nhàm chán cái pháp đó đó, thì chúng ta phải tu tập Định Niệm Hơi Thở, thì chúng ta khéo tác ý thì nó sẽ nhàm chán cái pháp đó.
Như bây giờ Đức Phật mới nói, bây giờ các con thèm trôi nước phải không? Thì các con nên lấy cái hơi thở mà các con tu thì các con sẽ không thèm trôi nước nữa.
Ý nói vậy, Thầy muốn nói thẳng ra vậy, bây giờ tui thấy viên trôi nước tui thèm quá, cỡ sức tui ăn chục viên đó, tui đang thèm trôi nước mà, cho nên nó muốn ăn vậy đó, mà bây giờ, ông Phật nói bây giờ phải nhàm chán cái đó đi.
Mà muốn nhàm chán vậy thì cái Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra này cần phải khéo tác ý thì nó sẽ nhàm chán, phải không? Cái pháp Đức Phật dạy rõ lắm, cho nên vì vậy mà mình muốn mình nhàm chán nó thì mình phải dùng cái pháp hướng, nương theo cái hơi thở mà nhắc thì nó sẽ nhàm chán chớ gì? Phải không?
Hay quá, quá tuyệt! Cho nên ở đây các con thấy ông Phật ông dạy, nhưng mà cái người mà không biết thì không hiểu được cái chỗ này. Cho nên vì vậy họ chẳng biết tu, cho nên họ cứ ham thích, cho nên cái ham thích của họ, thích ăn, thích uống, thích trôi nước, thích chè.
Cho nên bữa nào mà có xôi cô Út làm đó, thì thấy các thầy cũng thấy ăn được, ngon, thích, phải chi mà có nhiều nhiều chút nữa!
Thầy nói thât sự ra thì khi mà cái pháp đó là cái pháp nó không nhàm chán, mà bây giờ mình phải hướng tâm mình nhắc như thế nào để cho mình nhàm chán, thì Định Niệm Hơi Thở là một điều cần thiết giúp cho chúng ta sẽ nhàm chán.
“Do vậy này các thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ước muốn rằng, mong rằng ta sẽ trú những tưởng không nhàm chán đối với các pháp nhàm chán…”
Bây giờ đau nhức quá phải không? Cái pháp mà đau nhức quá, thì cái pháp đó là cái pháp mình ghét đó, gọi là nhàm chán, mình sợ nó quá, mà nó cứ nó đau nhức mình hoài, (11:26) do đó Đức Phật cũng bảo, mình muốn cho xa lìa cái nhức này thì nên dùng cái pháp hướng nhàm chán cái này đi, thì tức là mình nương cái hơi thở thì mình sẽ đuổi cái thọ nó đi đi.
Vì vậy cho nên ở đây, Thầy bảo các con dùng cái pháp hướng mà phá cái thọ mình đi. Mà đây Đức Phật nói thường nương vào cái hơi thở, muốn phá cái thọ này, thì cái hơi thở này, cái Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra này cần phải khéo tác ý nó với cái pháp hướng này.
Thì rõ ràng là Đức Phật muốn bảo chúng ta phải ở trong cái trạng thái yên tĩnh chớ gì? Yên lặng chớ gì? Cho nên mới phá cho được cái thọ chúng ta chớ gì!
Đó thì, cái lời nói của Phật, nó rõ ràng và cụ thể đến cái mức độ Thầy nói, đến cái hơi thở như vậy, thì các con thấy biết rằng các pháp như vậy rất rõ ràng. Đây là cái cuốn kinh Tương Ưng Bộ đã dạy như vậy rõ ràng, chớ không phải là Thầy đặt ra, mà Thầy đã từng dạy.
Đó thì ở đây, thì Đức Phật dạy chúng ta, nếu mà gặp cái thọ, tức là cái pháp nó làm cho chúng ta chán, sợ, thì chúng ta nên dùng cái pháp hơi thở mà tu tập, thì nó sẽ hết.
(12:33) Đây một cái bài kế nữa:
“Do vậy, này các thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ước muốn rằng, tôi sẽ trú trong tưởng nhàm chán đối với pháp không nhàm chán và nhàm chán, thời Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý ”.
Đó ở đây Đức Phật nói rằng, nó có những pháp mà mình không nhàm chán, tức là bây giờ mình thích ăn, thích ngủ là cái pháp không nhàm chán. Và cái pháp nhàm chán là cái pháp nào ? Đau nhức, rồi họ chửi mắng mình, hay hoặc họ nói nặng nhẹ mình, thì cái pháp đó mình sợ quá, tức là mình nhàm chán cái pháp đó quá rồi.
Ở đây Đức Phật dùng cái chữ nhàm chán, là cái tâm của mình, thì cái thọ khổ thì mình nhàm chán, mình ghét lắm, mà cái thọ lạc thì mình thích. Cho nên cái thọ lạc tức là cái pháp không nhàm chán, mà cái thọ khổ thì nhàm chán.
(13:22) Cho nên ở đây Đức Phật muốn mình phá được cái pháp không nhàm chán và cái pháp nhàm chán này, muốn phá được, thì cái Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý. Nghĩa là mình bị cái pháp nào đó thì mình dùng cái hơi thở mình phá nó cho sạch, cố gắng phá nó cho sạch hết.
“Do vậy này các thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ước muốn rằng tôi sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với pháp nhàm chán và không nhàm chán, thời Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.”
Nghĩa là cái pháp nhàm chán và không nhàm chán, mình dùng cái tưởng, tức là mình dùng cái pháp hướng rồi mình tưởng ra, để rồi mình nương vào cái hơi thở mà mình xả cái tâm của mình.
“Do vậy này các thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ước muốn rằng, mong rằng sau khi từ bỏ cả hai không nhàm chán và nhàm chán, tôi sẽ trú xả niệm tỉnh giác, thời Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý .”
Đó, bây giờ đó mình mới xả được cái pháp nhàm chán rồi. Từng hồi mới đầu thì mình mới có đặt cái chỗ mà quán từ bỏ để mình xem xét coi có vọng tưởng không? Bây giờ nó hết vọng tưởng rồi, thì bắt đầu mình biết rằng cái tưởng của mình nó còn chưa có nhàm chán đâu.
Cái ý thức của mình thì mình, bởi vì cái Định Vô Lậu, thì mình có thể tạo cho nó, ly nó rồi đó, nhưng mà cái tưởng nó chưa có ly đâu.
Bởi vì, bây giờ mình đã thực hiện cái pháp ý thức của mình là khép giới luật, tuy rằng mình ăn ngày một bữa, nhưng mà bây giờ thấy cái gì đó mình cũng còn muốn ăn chớ chưa phải hết. Cho nên cái tưởng mà muốn ăn đó chưa nhàm chán đâu.
Cho nên ở đây Đức Phật muốn dạy chúng ta từ cái ý thức xa lìa cho đến cái tưởng phải là đoạn dứt nó, thì cái Định Niệm Hơi Thở là cái chỗ mà chúng ta dứt được những cái tưởng này đó. Bởi vì cái tưởng chúng ta còn tưởng ăn đây nè, chớ chưa phải hết đâu.
Cho nên khi đó bây giờ chúng ta đã lìa được cái pháp không nhàm chán và nhàm chán rồi thì chúng ta sẽ trú xả ở trong cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, (15:16) bây giờ nó mới thực sự là chúng ta đã có Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Và Chánh Niệm Tỉnh Giác đó thì phải nương cái Định Niệm Hơi Thở mà chúng ta mới có được cái sự, các pháp không nhàm chán và nhàm chán này, chúng ta mới ly nó ra được, của tưởng đó. Cho nên ở đây Phật dạy cái bài pháp rất là kỹ, từ cái ý thức xa lìa rồi bây giờ tới cái tưởng thức xa lìa.
Xa lìa các pháp của tưởng thức rồi bắt đầu bây giờ mới là, chúng ta mới tiến tới một cái giai đoạn của khi mà nó đã tỉnh giác chánh niệm mà nó xa lìa như vậy hết rồi, từ cái xa lìa của cái ý thức của chúng ta, cho đến cái tưởng thức của chúng ta, đều là chúng ta xa lìa những cái tưởng. Mà cái tưởng đó là đối với các pháp chớ không phải là tưởng pháp đâu.
Nghĩa là bây giờ chúng ta thấy cái đồng hồ này mà chúng ta ham thích, chúng ta về nhà chúng ta tưởng cái đồng hồ, “bây giờ phải chi mình có cái đó”, tức là mình nghĩ đến nó đó, đó là cái tưởng của mình đó. Còn bây giờ Thầy thấy cái đồng hồ này Thầy ham muốn, tức là ý thức của Thầy đó, nó ham muốn đó.
Còn bây giờ nó không có mà Thầy về cái thất của Thầy rồi Thầy ngồi, Thầy mới tương tư với cái đồng hồ, Thầy mới thấy cái đồng hồ Thầy ham thích nó, phải chi có nó thì nằm ngủ rờ rẫm nó đó, cái đó là tại vì cái tâm ham thích của nó. Cho nên vì vậy mình phá cái tưởng đó đi, đừng để cái tâm đó.
(16:30) Đó, đó là những cái Định Niệm Hơi Thở nó sẽ giúp chúng ta xả được cái tưởng, cái tưởng đó nó nhàm chán các cái pháp mà nó không làm cho chúng ta ham thích nữa. Do như vậy đó, thì lúc bấy giờ chúng ta mới có đạt được cái Chánh Niệm Tỉnh Thức. Các con thấy chưa?
Chớ chưa, bây giờ chúng ta tu vậy chớ chúng ta chưa đạt, mà bây giờ đạt được cái Chánh Niệm Tỉnh Thức này thì các con nghĩ như thế nào? Nghĩa là hằng ngày nó ở một cái trong hơi thở chúng ta, hoặc là nó ở trong cái thân của chúng ta, nó quay vô, nó không phóng ra đâu.
Cho nên Đức Phật mới nói như thế này:
“Do vậy, này các thầy Tỳ Kheo, nếu các thầy ước muốn rằng, mong rằng ly dục ly bất thiện pháp,”
Tức là ác pháp đó.
“…sẽ chứng đạt và an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có Tầm có Tứ, thời Định Niệm Hơi Thở phải khéo tác ý”.
Phải không. Bây giờ các thầy đã tu tập Tứ Chánh Cần ly ác pháp này kia nọ xong rồi, nhưng mà chưa chắc đã là mình nhập Sơ Thiền.
Cho nên từng đó mình phải xả cái tưởng này đi, để cho nó cũng cái tưởng, bởi vì mình nói chớ thực sự bây giờ về cái ý thức của mình đó, thì mình thèm trôi nước đi, phải không. Mà trong lúc đó, không có ăn thì mình dùng cái tưởng mình thèm, bởi do cái tưởng nó làm cho mình thèm, hơn là cái ý thức mình thèm đâu.
Do như vậy đó, sau khi mình xả hết các tưởng này rồi, hồi đó là ly dục, ly ác pháp của ý thức, còn bây giờ nó ly dục ly ác pháp của tưởng thức. Do đó bây giờ đó, mới có cái sự Chánh Niệm Tỉnh Thức của cái tưởng thức và của cái ý thức của chúng ta, hai cái này nó mới thành ra một cái Chánh Niệm Tỉnh Thức của cái giai đoạn bước vào cái giai đoạn định.
Các thầy thấy được chỗ này. Do vậy bây giờ chúng ta mới ước muốn rằng, mong rằng tôi đã hết, đã nhàm chán các pháp tưởng rồi, đã nhàm chán sáu cái pháp trần rồi, do cái ý thức của tôi, tôi đã lìa xa ngũ trần rồi, tôi đã lìa các cái pháp tưởng của tôi rồi.
Mà bây giờ thì tôi nghĩ rằng, tôi phải, tôi mong rằng tôi sẽ ly dục ly ác pháp toàn bộ, tôi sẽ chứng đạt cái thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có Tầm có Tứ, thời Định Niệm Hơi Thở cần phải khéo tác ý.
(18:41) Thì ở đây Đức Phật nói, bây giờ mình muốn chắc ăn như vậy đó, thì bây giờ mình nương vào cái hơi thở, mình mới nói rằng, mình mới hướng tâm mình nói rằng: “Bây giờ cái tâm phải ly dục, ly ác pháp hoàn toàn, để chứng đạt và an trú vào thiền thứ nhất”.
Mình hướng tâm, bởi vì bây giờ nó chỉ còn cái Định Niệm Hơi Thở này, mà mình nương vào cái hơi thở mình nhắc của tâm mình như vậy, thì cái trạng thái của Sơ Thiền bắt đầu nó hiện ra liền tức khắc.
Thì như Thầy đã nói, nó có năm cái pháp lìa mà có năm cái công đức của nó, tức là năm cái kết quả của nó. Năm cái pháp nó lìa: tham, sân, si, mạn, nghi, thì nó lìa năm cái pháp này ra, nó không có nữa, cho nên nó mới đạt được cái chỗ ly dục ly ác pháp. Mà tham, sân, si này khi chúng ta lìa, ý thức lìa cái tham, sân, si, nhưng mà cái tưởng thức chúng ta chưa lìa, cho nên giấc mộng của chúng ta còn.
Cũng như bây giờ mình ăn chay, mới ăn trong vòng một tháng, nửa tháng hay một năm, mà mình nằm chiêm bao mình vẫn thấy mình còn ăn thịt, thì tức là cái tưởng thức nó chưa có ăn chay, nó còn ăn thịt.
Cho nên sau một thời gian nữa thì chúng ta mới ly được cái tưởng thức đó, cho nên tới cái chỗ nằm chiêm bao mà chúng ta thấy người ta dọn thịt lên chúng ta không có ăn.
Còn mới tu mà chúng ta ăn chay, thì khi mà nằm mộng là chúng ta thấy chúng ta ăn thịt cá không có từ cái chỗ nào hết. Chừng mà giật mình thấy, sao mình tu mình ăn chay, mà sao mình nằm ngủ mình còn ăn mặn? Thì rõ ràng là cái tưởng nó chưa có ly, rõ ràng là hai cái phần rất rõ.
Và bây giờ cái sự ước muốn, cái sự mong muốn của mình để nhập cái Sơ Thiền, thì bắt đầu đó mình chỉ hướng tâm. Bởi vì mình muốn thì mình phải nói ra chớ, cái ý của mình nó khởi cái tâm nó muốn vậy đó mà!
Cho nên Phật nói:
“Do vậy, này các thầy Tỳ Kheo, nếu thầy Tỳ Kheo ước muốn rằng, mong rằng ly dục ly bất thiện pháp, tôi sẽ chứng đạt và an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có Tầm có Tứ, thời Định Niệm Hơi Thở cần phải khéo tác ý.”
Phải không? Lúc nào Đức Phật cũng kèm theo cái Định Niệm Hơi Thở để cho mình nương cái hơi thở đó, rồi mình nhắc nó, chớ nếu không có hơi thở mình nhắc cái gì đây? Làm sao với biết cái đường đi chỗ nào đâu? Cho nên Thầy thường nói cái Định Niệm Hơi Thở là cái đường đi để chúng ta nhập các định.
(20:49) Đó, thì bây giờ chúng ta mới thật sự là ly dục ly ác pháp của Sơ Thiền chớ không phải là ly dục ly ác pháp của cái Tứ Chánh Cần.
Tứ Chánh Cần thì nó mới ly ý thức à, cho nên ngăn chặn không cho sanh ở ý thức của chúng ta chớ. Giữ cái trạng thái mà nó thiện pháp của nó, nhưng mà cái thiện pháp đó là ly dục ly ác pháp của ý thức chớ còn tưởng thức chúng ta còn.
Ở đây từng cái pháp của Phật dạy chúng ta từng chút, từng chút ở trong cái tâm của chúng ta tu tập, để mà nó giải trừ ra tất cả những cái nỗi khổ của thân tâm chúng ta đã mang từ nhiều đời.
“Do vậy này các thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ước muốn rằng, mong rằng làm cho tịnh chỉ Tầm Tứ, tôi sẽ chứng đạt và an trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không Tầm không Tứ, nội tỉnh nhất tâm, thời Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.”
Đó bây giờ các con thấy rõ ràng, khi mà cái hơi thở nó còn là còn nhất tâm rồi, nó còn một cái đối tượng rồi, thì thử hỏi nếu mà chúng ta ở trong cái Nhị thiền, thì cái hơi thở nó đâu còn!
Ở trong cái Sơ Thiền thì cái hơi thở nó, hoàn toàn một cái trạng thái, cái hỷ lạc của cái Sơ Thiền do ly dục, ly bất thiện pháp, thì cái trạng thái nó làm cho chúng ta đâu có còn nương ở trong cái hơi thở.
Cho nên vì vậy mà chúng ta phải ra cái hơi thở, như hồi nãy Thầy giảng đó, phải ra hơi thở, để rồi nương vào cái hơi thở đó mà chúng ta mới dùng cái pháp hướng. Bởi vì cái tâm chúng ta mong muốn nó phải tịnh chỉ Tầm Tứ mà, cái pháp hướng nó thể hiện ở chỗ tịnh chỉ Tầm Tứ đó.
Cho nên chúng ta nhắc: “Tầm Tứ phải tịnh chỉ và cái tâm phải nhập vào, chứng đạt vào cái thiền thứ hai.” Đó, chúng ta nhắc nó như vậy.
Thì chúng ta bắt đầu nương cái hơi thở, mà hơi thở nó chưa vô thì chúng ta lại nhắc lần nữa, rồi nó chưa vô chúng ta lại nhắc lần nữa, một lát cái nó vô. Nó vô ngay cái trạng thái diệt Tầm Tứ rồi, thì nó có một cái hỷ lạc sanh ra, nó làm chúng ta rất là an ổn.
Do đó chúng ta thấy rõ ràng là bây giờ nó không còn có cái niệm gì mà xen vô chỗ này được. Nội tỉnh ở trong này nó rất là sáng suốt, tỉnh táo, nó không có một cái gì hết, hoàn toàn, chúng ta thấy rằng nội tâm chúng ta rất tỉnh, cái mức tỉnh rất cao.
Đó, cho nên cái Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta cũng rất cần thiết để mà chúng ta thực hiện.
Bây giờ chúng ta kế tiếp nữa, để chúng ta thấy, học được cái hơi thở nó là quan trọng với tất cả mọi cái ý muốn của chúng ta để xả từng cái tâm của chúng ta, từng cái một, chớ không phải là nhào vô là chúng ta hít thở hít thở, chúng ta ức chế tâm chúng ta đâu. Cái này là hoàn toàn chúng ta theo cái pháp hướng mà chúng ta chủ động điều khiển bằng cái pháp hướng chúng ta để mà vào các định.
“Do vậy, này các thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ước muốn rằng, mong rằng ly hỷ trú xả, Chánh Niệm Tỉnh Giác, thân cảm sự thọ lạc mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, tôi chứng đạt và an trú thiền thứ ba, thời Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.”
(23:41) Đó, Đức Phật cũng nhắc chúng ta cũng phải do cái đường dây hơi thở mà chúng ta mới ly hỷ trú xả. Trú vào chỗ xả là trú cái chỗ nào? Trú vào cái hơi thở để mà dùng cái pháp hướng. Cái pháp hướng và hơi thở, đó là cái nơi mà chúng ta trú để mà chúng ta loại 18 loại hỷ tưởng của chúng ta. Mà mình mong rằng mình sẽ ly tất cả những cái loại hỷ này, tức là cái niềm vui của cái tưởng này, chúng ta sẽ ly ra sạch. Mà ly ra sạch rồi, thì chúng ta, khi mà nó lìa ra rồi thì chúng ta sẽ nhập vào Tứ Thiền.
Chứng đạt cái thiền thứ ba, thì cái Định Niệm Hơi Thở là một cái đường dây, chúng ta phải nương vào nó, rồi tác ý, tác ý cho đến khi mà nó ly hết những cái trạng thái hỷ.
Đó là cái bài nhập vào Tam Thiền, thì Đức Phật đã chỉ cho chúng ta, cũng do cái Định Niệm Hơi Thở mà chúng ta tu tập.
“Do vậy này các thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ước muốn rằng, mong rằng đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, tôi chứng đạt và an trú thiền thứ tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, thời Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.”
Nhập tới cái Tứ Thiền, Đức Phật cũng bảo chúng ta phải nương hơi thở mà tác ý, hướng nó, mong rằng tôi sẽ đoạn những cái lạc, cái khổ, cái thọ khô, cái lạc, tức là xả lạc xả khổ đó, tôi xả tất cả những cái hỷ ưu mà đã có cảm thọ từ trước đến giờ, đều là quét sạch ra hết.
(25:10) Tức là cái câu pháp hướng mình nhắc như vậy đó, là cái ước muốn mình làm cho sạch hết, hoàn toàn, rốt ráo ở đây, do như vậy là cái thọ lạc, thọ khổ này nó dừng, thì tức là cái hơi thở nó phải tịnh chỉ. Vì nó tịnh chỉ nó mới dừng được, mà nó không tịnh chỉ thì nó không dừng được.
Cho nên do đó mà Thầy dạy nay, bây giờ muốn tịnh chỉ cái thọ lạc, thọ khổ này, mà xả cho được, xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh này cho được, thì chỉ còn có nước tịnh chỉ, cho nên Thầy dùng cái pháp hướng rất ngắn và gọn: “Hơi thở phải tịnh chỉ, các hành trong thân phải ngưng!”
Thì do đó nó sẽ ngưng hoàn toàn, thì cái thọ lạc, thọ khổ này không còn có nữa. Bởi vì nó ngưng rồi thì đâu còn lạc hay còn khổ nữa. Cho nên ngay đó là Thầy đã nhập Tứ Thiền.
Còn bây giờ theo cái câu ở trong này, mà mong rằng đoạn lạc, đoạn khổ, “đoạn” là “dứt” đó, không còn nữa. Mà mình biết rằng cái gốc của nó là khi có những cái bài kinh khác thì Phật nói rằng nhập Tứ Thiền là phải tịnh chỉ hơi thở, hơi thở phải ngưng nghỉ, thì do đó là mình biết là cái mục đích là ngưng nghỉ là các hành không hoạt động, thì cái thọ lạc, thọ khổ không còn có nữa.
Mình phải hiểu như vậy, còn mình đọc như thế này rồi mình không hiểu nó như vậy, do đó mình không biết là cái hơi thở có ngưng thế này.
Cho nên các nhà học giả đọc cái này không biết là cái Tứ Thiền có ngưng hơi thở hay không, cho nên không ai dám nói rằng Tứ Thiền ngưng hơi thở, mà Thầy dám nói Tứ Thiền ngưng hơi thở.
Vì có những cái bài kinh nói có ba hành: thân hành, khẩu hành, ý hành, mà cái thân hành ngưng thì chúng ta nhập Tứ Thiền, thì cái bài kinh đó xác định rất rõ.
Cho nên ở đây chúng ta biết rằng khi nào mà cái lạc, cái khổ, cái trạng thái đối tượng thanh tịnh mà không còn có nữa, thì tức là chỉ có các hành trong thân của chúng ta phải ngưng. Mà cái ngưng đầu tiên, cái hành ngưng đầu tiên tức là phải cái hơi thở rồi. Do Đức Phật cũng xác định rằng thân hành, mà thân hành của chúng ta là cái hơi thở, mà hơi thở ngưng thì chúng ta mới nhập Tứ Thiền.
(26:53) Cho nên ở đây chúng ta thấy cái Định Niệm Hơi Thở, nó là con đường đi để mà chúng ta vào ở trong cái định đó.
Đó thì, ở đây hôm nay chúng ta sẽ học tới cái Tứ Thiền, mà do đường dây của hơi thở để mà chúng ta tiến tới cái sự tu tập của chúng ta. Thì chúng ta thấy rõ ràng tới đây chúng ta làm chủ được cái thân rồi. Bởi vì các hành ở trong thân nó đều ngưng, nó đều ngưng hoàn toàn, cho nên chúng ta hoàn toàn làm chủ.
Từ đây về sau thì chúng ta, khi mà nó ngưng như vậy, thì trên thân quán thân chúng ta sẽ tu như thế nào?
Và đồng thời nếu mà chúng ta muốn nhập các loại tưởng nó cũng không có khó, chúng ta cũng nương vào cái Định Niệm Hơi Thở mà chúng ta dùng cái pháp hướng thì chúng ta cũng sẽ nhập vào các loại tưởng như Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, rồi Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, Diệt Thọ Tưởng Định, chúng ta cũng đều là nương vào cái hơi thở để mà chúng ta hướng, y như những cái thiền định trước kia vậy.
Thì cái Định Niệm Hơi Thở là cái vấn đề quan trọng khi chúng ta tu các định khác. Cho nên Thầy nói nó là một cái trợ pháp, như một cái trợ động từ, thì đó là các thầy thấy có rõ không? Thầy có nói sai đâu. Ở trong kinh này dạy như thế nào là Thầy đã dạy lại như thế nấy, không có dạy sai cái gì của Phật hết.
Và có thể ngày mai, ngày mốt Thầy sẽ tiếp tục Thầy dạy cho hết cái bài hơi thở, để cho các thầy biết rằng chúng ta sẽ dùng cái hơi thở mà tu tập những cái pháp nào pháp nào.
Và khi dùng cái hơi thở cho đến cuối cùng chúng ta dùng cái hơi thở để mà chúng ta tu, trừ ra Tứ Như Ý Túc với Tam Minh, thì hai cái phần đó thì chúng ta không dùng hơi thở nữa.
Nghĩa là chúng ta phải định trên thân, thân định trên tâm rồi, thì chúng ta phải ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền, thì cái thức của chúng ta còn, từ đó thì chúng ta không có dùng hơi thở mà chúng ta chỉ dùng pháp hướng để mà tu tập cái Tứ Như Ý Túc và cái Tam Minh. Cái này nó khác rồi.
(28:52) Còn những cái định khác thì chúng ta đều nương vào cái hơi thở mà tu tập , như Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, cho đến Diệt Thọ Tưởng Định thì chúng ta đều là phải tu cái Định Niệm Hơi Thở.
Cho đến khi cuối cùng, thì khi mà nhập được Tứ Thiền rồi thì chúng ta mới không có dùng cái hơi thở nữa. Bởi vì hơi thở nó tịnh chỉ rồi, còn cái hơi thở nó còn thì chúng ta sử dụng nó, mà cái hơi thở hết thì chúng ta không sử dụng nữa. Do từ cái nhập bốn định cái Hữu Sắc và bốn cái định Vô Sắc cho đến cái Diệt Thọ Tưởng Định đều là nằm ở trong hơi thở.
Còn đến cái Tứ Như Ý Túc và Tam Minh thì không dùng hơi thở nữa, cái đó hết rồi, cái đó thì nó ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền, từ đó nhờ cái trạng thái “thân định trên tâm, tâm định trên thân”, chúng ta mới tu Tứ Như Ý Túc, thì cái phần đó Thầy sẽ dạy sau.
Nhưng mà ngày mốt Thầy sẽ tiếp tục Thầy dạy csi phần các cái định tưởng, cũng nương vào mà hơi thở để mà tu tập các định tưởng, để dạy cho hết về cái hơi thở, nó sẽ giúp chúng ta tu về các loại định tưởng được.
Cho nên các thầy thấy, khi một người mà nương vào cái hơi thở mà ức chế tâm thì nó cũng rơi vào các loại định tưởng. Như hôm qua mình học rồi, thì cái chỗ mà “cái ý thức thanh tịnh nó sẽ đi về đâu” đó, thì trong cái bài kinh mà cũng ở trong Kinh Trung Bộ này, thì Đức Phật cũng trả lời rất là hẳn hòi: khi mà ý thức thanh tịnh mà nó không liên hệ với ngũ dục, nó không liên hệ với cái ngũ căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân của mình nữa đó, tức là nó không tác ý ra, không phân biệt nữa, thì nó sẽ đưa vào Hư Không Vô Biên Xứ tức là Không Vô Biên Xứ, rồi đến Thức Vô Biên Xứ rồi đến Vô Sở Hữu Xứ, cho nên nó rơi vào những cái định đó liền.
Đó thì, bây giờ chúng ta không có cần ở chỗ cái “ý thức thanh tịnh” đó mà đi vào như vậy, mà chúng ta chỉ cần nương hơi thở mà chúng ta sẽ hướng tâm, thì ngay bây giờ không cần chúng ta phải nhập Tứ Thiền rồi chúng ta mới nhập cái Định Không Vô Biên Xứ.
Bây giờ, cái người nào mà Thầy dạy nương vào cái hơi thở, mà chúng ta sẽ tu cái định Không Vô Biên Xứ thì chúng ta cũng tu dễ dàng lắm, không có khó khăn. Bởi tưởng rất dễ, mà dùng ý thức để mà ly dục ly ác pháp thì rất khó.
Cho nên bốn cái loại định tưởng này, ở Đại Thừa nó sắp đây là cái định Vô Sắc, nó cao lắm, hơn là cái định Hữu Sắc. Nhưng mà không ngờ cái định Hữu Sắc rất là vi diệu, mà cái định Vô Sắc chỉ là tầm thường mà thôi, không có ra gì hết, nó không có cứu cánh gì được hết.
(31:19) Đó thì, đến đây thì Thầy xin chấm dứt. Ngày mốt Thầy sẽ tiếp tục Thầy dạy, cứ (một) ngày nghỉ Thầy dạy một ngày, để cho nó dứt hết những cái pháp hành, cái giới hành cho nó xong. Mà dạy xong rồi thì nghỉ, nghĩa là sớm chừng nào thì nghỉ tốt chừng nấy.
Thầy mong Thầy dạy cho nó mau hết, cho nên hầu hết là Thầy cũng giảng không có kỹ, nhưng mà điều kiện đại khái là quý thầy đã hiểu hết rồi. Sau này Thầy có viết sách thì các Thầy chắc đọc thấy nó dễ hiểu hơn nữa, nhưng mà cái nhiệm vụ đó thì lần lượt sau sẽ làm, chớ còn bây giờ thì làm chưa kịp.
Thôi bây giờ quý thầy chuẩn bị.
(31:56) Hôm nay Thầy bắt đầu dạy về Tứ Thánh Định, nhưng trước khi nói về Tứ Thánh Định thì Thầy nhắc lại về cái Tứ Niệm Xứ, vì Thầy nghĩ rằng cái giờ học, chúng ta trước để chúng ta dễ tiếp thu cái bài học, sau đó Thầy sẽ trả lời những cái câu hỏi mà của các con hỏi.
Và đồng thời thì khi cái bài học xong thì chúng ta nghỉ xả hơi trong khoảng chừng năm phút hay mười phút, mươi phút đi, rồi kế đó chúng ta sẽ vào trả lời những cái câu vấn đạo.
Thì bây giờ Thầy xin nói về cái vấn đề tu tập Tứ Niệm Xứ, thì nó sẽ có những cái kết quả của nó. Nếu mà ở trên Tứ Niệm Xứ thì chúng ta coi Tứ Niệm Xứ thì nó phân chia rất nhiều, cái bài pháp đầu tiên và những cái bài pháp cuối cùng của nó, đều nó nằm ở trên bốn Tứ Niệm Xứ này mà thực hiện.
Cho nên thiền định cũng từ ở trên đó, mà từ ly dục ly ác pháp, sống đúng giới hạnh, thì cũng từ ở trên Tứ Niệm Xứ, do vì vậy mà cái pháp Tứ Niệm Xứ nó rất là quan trọng.
Thì bây giờ Thầy đã giảng cái Tứ Niệm Xứ rồi, do cái chỗ nào mà không hiểu thì các con cũng như quý thầy cứ hỏi, để rồi sau này thì không có cái dịp mà hỏi Thầy. Do hỏi cho kỹ trên Tứ Niệm Xứ này để mà chúng ta đặt những cái pháp môn mà Phật đã dạy ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Nghĩa là chúng ta đặt trên đó mà chúng ta tu tập cho nó đúng cái thời điểm, đúng cái người mới vào tu và cái người tu lâu. Cũng như các thầy thấy, như cái hơi thở mà năm rồi Thầy dạy hơi thở, thì mười hơi thở rồi đứng dậy đi kinh hành, năm nay Thầy dạy hơi thở thì ba mươi phút hoặc một giờ.
Thì do cái chỗ đó người ta tưởng đây là dạy có hai cái hơi thở, nhưng sự thật là có một cái hơi thở mà thôi. Bởi vì từ một năm nay mà chúng ta tu về cái hơi thở, mà mười hơi thở cho đứng dậy đi kinh hành, cho đến bữa nay, thì nó là một năm rồi.
(33:58) Và một năm như vậy thì từ đây, từ bây giờ thì chúng ta phải tăng dần, từ đó chúng ta tăng dần lên tới ba mươi phút rồi, thì bắt đầu bây giờ Thầy dạy ba mươi phút cho đến một giờ, chớ sao lại Thầy dạy mười hơi thở nữa!
Đó các thầy thấy, chơ không phải là cái thiền Định Niệm Hơi Thở nó có cái thứ loại mà mười hơi thở đi kinh hành, và bây giờ là ba mươi phút mới đứng dậy xả thiền đi kinh hành, hoặc là một giờ đứng dậy đi kinh hành xả thiền là một cái thiền định nữa! Không phải đâu, nó chỉ là một mà thôi.
Sau đó thì trong cái bài vấn đạo thì Thầy sẽ trả lời kỹ hơn.
(34:32) Bây giờ chúng ta sẽ nghe cái kết quả của trên Tứ Niệm Xứ nó như thế nào, để biết rằng khi mà chúng ta tu tập nó sẽ đem lại những cái kết quả trên Tứ Niệm Xứ đó. Vậy thì đầu tiên, cái mà Đức Phật muốn nói, cái Tứ Niệm Xứ mà có kết quả như vậy đó, thì đây là một cái bài kinh mà ông tôn giả A Na Luật đã hỏi lên cái điều này.
Khi mà, lúc bấy giờ tôn giả mới nghĩ rằng, do tu tập, do làm cho sung mãn những pháp gì tôn giả A Na Luật đạt được cái sự thắng trí, thì có cái người hỏi ông: làm cái gì mà ông đạt được cái thắng trí đó?
“Thưa chư hiền, do tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ”…
Nghĩa là cái sự tu tập mà Thầy đã giảng rồi đó, do mình nỗ lực mình tu tập, mình làm cho sung mãn được cái Bốn Niệm Xứ đó, thì như tôi đã chứng được cái thắng trí thì cũng đều nhờ cái chỗ mà làm cho sung mãn, tức là tu tập cho thuần thục bốn Tứ Niệm Xứ đó, để mà ly dục ly ác pháp, để mà lìa ra tất cả những cái pháp ác.
Đó là những cái giai đoạn đầu, thì kế đó tôi thực hiện tiếp tục những cái thiền định, như Tứ Thiền đều nằm trên đó, vì vậy mà tôi đã có được đại thắng trí.
“Ở đây này chư hiền, tôi trú quán (thân) trên thân, quán thọ trên thọ, quán pháp trên pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này như vậy, nên tôi nhớ được đến ngàn kiếp”.
Nghĩa là ông nói rằng ông tu tập từ bắt đầu đó, là quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, cho đến quán pháp trên pháp, rồi tới tu tập Tứ Như Ý Túc, Tam Minh, vì vậy mà tôi nhớ được đến ngàn kiếp, ông nói ông nhớ được đến ngàn kiếp.
“Như ý lực”, chữ “ý” đây có nghĩa là cái ý thức của chúng ta, khi mà chúng ta cứ tác ý. Chữ “ý” ở đây là cái lực của nó, cái lực của ý thức của chúng ta mà tu tập, mà rèn luyện được cái ý thức đó.
(36:42) Chẳng hạn bây giờ mình tác ý ra: “Cái hơi thở phải tịnh chỉ, phải ngưng!” thì do cái ý thức của mình. Nhưng cái đó là “như ý lực”, cái ý của mình muốn như vậy, làm như vậy, mà cái lực của ý đó nó đã tạo được thì do cái sự tu tập. Mà do sự tu tập đó cho nên nó phải nằm trên Bốn Niệm Xứ mà tu tập, để cho thực hiện được cái “như ý lực” đó.
Cho nên từ cái “như ý lực” đó nó mới đánh thức được cái tâm thức của chúng ta, từ đó cái tâm thức của chúng ta nó mới có cái lực mà nó truyền lệnh, nó làm cho chúng ta có những cái đặc biệt hơn là những người khác.
“Thưa chư hiền, do tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ, tôi thực hiện nhiều loại thần thông”.
Nghĩa là do cái như ý lực mà tôi tập luyện, tức là bây giờ mình lấy cái ý thức của mình đó mình tập luyện, do đó nó trở thành một cái lực, vì vậy mà tôi đã có nhiều loại thần thông, ông A Na Luật ổng đã nói như vậy. Có nhiều loại thần thông như thế nào?
“Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, và có thể tự thân bay đến trời Phạm Thiên.”
Nghĩa là còn rất nhiều những điều kiện, mà đây là tóm tắt lại để cho chúng ta biết rằng cái ý lực của chúng ta nó mạnh như vậy đó.
Kế nữa là cái ý lực:
“Thưa chư hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi chứng được thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe các tiếng và thấy rất xa chư thiên và loài người, hoặc xa hoặc gần.”
Nghĩa là chỗ nào cũng thấy được hết, cũng nghe được hết. Đó là cái chỗ mà như ý lực của ông ta dùng.
Nghĩa là, nói cái kết quả đó để cho chúng ta biết rằng, chúng ta sẽ sử dụng cái tu hành đó nó ở chỗ nào, nó ở cái gì, chúng ta biết chúng ta phải rèn luyện cái gì? Cho nên vì vậy mà Thầy luôn luôn Thầy bảo các con, hãy rời khỏi cái định, để rồi ở trên cái hơi thở đó mà dùng cái tác ý ra, như lý mà tác ý ra, mà nó trở thành một cái lực như vậy.
Do cái tu tập mà được như ý lực đó, vì vậy cho nên cái nhĩ thông, cái nhãn thông của mình, nó thanh tịnh, nó siêu nhân, nó có thể nghe xa ngàn dặm, nó có thể thấy xa ngàn dặm, đó là cái đặc biệt của đạo Phật là như vậy.
(38:58) “Với tâm của mình, thưa chư hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ, với tâm của mình biết được tâm của nhiều loài hữu tình khác, nhiều loại người khác. Với tâm có tham, tôi rõ biết tâm có tham. Với tâm không tham, tôi rõ biết tâm không tham. Với tâm giải thoát, tôi rõ biết tâm giải thoát.”
Nghĩa là bây giờ cái người mà tu có được như ý lực đó, thì mỗi cái tâm của chúng sanh, tâm đó bây giờ đang nghĩ một cái gì, tham, sân, si hay hoặc là những cái thủ đoạn gian ác, những cái nghĩ ra tính nói xấu người này, nói xấu người kia, thì cái người mà có cái như ý lực, tức là tu tập ở trên Tứ Niệm Xứ, làm cho sung mãn bốn Tứ Niệm Xứ, thì họ sẽ biết được cái tâm niệm của người khác rất là rõ ràng.
Cái này có thể gọi là Tha Tâm Thông, hay hoặc là Thiên Nhĩ Minh, nghĩa là nó thông suốt tất cả mọi cái, không có còn ngăn che nữa. Tức là cái minh là cái trí tuệ, họ ở trong một cái trạng thái mà thân định trên tâm, tâm định trên thân, thì hoàn toàn họ rõ tất cả những cái tâm niệm của chúng sanh. Tâm người đó họ có sân, họ có thù oán hay không thù oán, họ không giận hờn, họ không ghét thì rõ biết tất cả hết, đó là cái lực của Như Ý Túc.
“Thưa chư hiền, do tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ”.
Nghĩa là chỗ cái xứ sở nào, nơi đâu, đất nước nào, chỗ nào, mà ngay chỗ này thì tôi đều biết rõ được cái xứ sở đó, cái chỗ đó. Còn cái chỗ nào mà không phải xứ, cái chỗ nào là phi xứ đó, là không phải cái nơi chốn, không phải là cái chõ đó, thì tôi cũng rõ biết hết.
Thí dụ như bây giờ nói ở ngoài Thái Bình Dương có một cái cù lao mà nó không có tên tuổi gì hết, nghĩa là từ lâu tới giờ chưa có ai chiếm nó, cho nên chưa có ai đặt nó cái tên. Thì bây giờ tôi muốn tìm cái xứ sở đó, cái nơi đó, coi nó phải có hay không? Thì tôi chỉ cần ở đây, mà tôi chỉ dùng cái tâm của tôi hướng đến cái đó, thì tôi sẽ biết ở đó nó có hay là không có cái xứ đó, cái cù lao đó.
Đó là cách thức của cái ý lực của chúng ta, nó làm chúng ta thông suốt cả một cái không gian vũ trụ, mà không còn ngăn ngại đối với chúng ta nữa.
(41:22) “Thưa chư hiền, do tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi như thật rõ biết quả dị thục của các nghiệp báo quá khứ, vị lai, hiện tại tùy thuộc sở do và tùy thuộc vào thân”.
Nghĩa là năng sở đó, nghĩa là mọi người vì cái nhân quả nào, như thế nào, đây là Đức Phật muốn nói cái chỗ này nè: khi mà tui tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, thì cái người đó xảy ra tai nạn gì tôi biết hết.
Nghĩa là nghiệp báo của họ bây giờ nó chưa có xảy ra, nhưng mà tôi nhìn qua cái người đó là tôi sẽ biết họ sẽ, một lát nữa, hay là ngày mai, hay ngày mốt, họ sẽ xảy ra cái tai nạn đó, tôi sẽ biết hết được như vậy. Đó là cái ý, nói kết quả của cái sự tu tập Tứ Niệm Xứ là nó vi diệu như vậy đó.
“Đạo lộ, do tu tập, do làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi như thật rõ biết con đường đưa đến các cảnh giới”.
Nghĩa là con đường nào mà đưa đến các cảnh giới, thí dụ như cái pháp môn này tu đưa đến đâu, đưa đến chỗ nào, như bây giờ nói Thiền Đông Độ nó sẽ đưa người ta đến đâu? Đó là một con đường đưa cho người ta đến đâu. Bây giờ nói về Tịnh Độ, niệm Phật thì nó sẽ đưa cái người đó đến chỗ nào? Bây giờ nói giới định tuệ sẽ đưa cái người đó đến chỗ nào? Thì tôi rõ biết. Nếu mà tôi tu Bốn Niệm Xứ này, làm cho sung mãn, thì tôi rõ biết tất cả các pháp nó sẽ dẫn dắt người ta đến cảnh giới nào.
Và hành động người đó làm một cái điều thiện, thì tôi biết ngay rằng người đó sẽ dẫn dắt họ sẽ sanh vào đó, cảnh giới Thiên đó như thế nào, tôi đều biết hết.
“Thế giới, do tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi như thật rõ biết thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại sai biệt.”
Nghĩa là trong một cái thế giới này, tôi đều, nếu mà tôi tu tập Tứ Niệm Xứ, nó sung mãn, nó làm cho đầy đủ rồi, nghĩa là từ cái đầu của Tứ Niệm Xứ cho đến những cái pháp cuối cùng của Tứ Niệm Xứ, thì tôi sẽ thấy rõ tất cả ở trong cái thế giới này. Cái thế giới của quả đất này nhiều cái chủng loại, tức là nhiều cái loại chúng sanh, tức là nhiều cái loài cầm thú, tất cả mọi loài vật, loài vật nào tôi cũng biết hết, không có loài vật nào mà tôi không thấy biết.
(43:38) Và không những ở trong cái hành tinh này mà nó còn nhiều thế giới, nó nhiều cái hành tinh khác, tôi đều rõ biết tất cả. Ý của Phật nói là mình tu tập cái Tứ Niệm Xứ, nó sẽ có cái năng lực, nó làm cho mình thấu suốt như vậy.
“Thắng giải sai biệt: Do tu tập, do làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi như thật rõ biết chỉ hướng sai biệt của các loài hữu tình.”
Nghĩa là cái loài đó nó sẽ sanh ra cái tâm nó như thế nào, cái hướng nó thế nào, nó hoạt động như thế nào, nó làm như thế nào, trong cuộc sống nó hàng ngày như thế nào, tôi đều rõ biết được cái hướng của nó, cái nghiệp của nó, nó sẽ phải sống như vậy.
Thí dụ như cái nghiệp của một con bò thì nó phải ăn cỏ mà sống, cái nghiệp của con cọp nó phải ăn thịt của loài chúng sanh mà sống, thì do đó cái hướng của nó, nó tạo thành cái nghiệp đó, cho nên vì vậy mà nó phải sống ở trên cái nghiệp đó. Thì khi mà tui tu tập Tứ Niệm Xứ, thì tôi đều nhìn chúng sanh, mỗi một cái loài vật tôi đều rõ ràng biết cái hướng của nó, nó sẽ đi về đâu và nó đi về chỗ nào, và tiếp tục tái sanh như thế nào qua cái hướng đó.
“Căn: Do tu tập, do làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi như thật rõ biết các căn thượng, hạ của các loài hữu tình và các loại người.”
Nghĩa là từ cái loài chúng sanh như con trùng, con kiến này kia, tôi biết được cái căn của nó, căn hạ, căn thượng của nó như thế nào, đều là biết rõ hết. Cho đến loài người, người đó có căn hạ, căn thượng gì tôi cũng biết rõ hết. Do mình tu tập Tứ Niệm Xứ thì thấy cái người đó biết họ là như thế nào, rất là rõ.
(45:20) “Thiền: Do tu tập, do làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các thiền chứng, về thiền, và về giải thoát, về định.”
Nghĩa là khi mà tu tập Tứ Niệm Xứ rồi thì mình sẽ biết rất rõ về sự tạp nhiễm và sự thanh tịnh. Nghĩa là đối với tâm mình thì mình cũng rõ, mà với tâm mọi chúng sanh mình cũng vẫn rõ biết cái sự tạp nhiễm của họ, và họ có sự thanh tịnh hay không.
Thí dụ như bây giờ các con đang tu với Thầy, thì trong khi đó mà Thầy tu tập Tứ Niệm Xứ, Thầy đã làm cho nó sung mãn rồi, thì cái sự mà các con tu tập có tâm thanh tịnh hay không thanh tịnh Thầy đều biết. Và các con chưa có cái thanh tịnh….
(Xem tiếp ở Pháp hành 24)
HẾT BĂNG