PHÁP HÀNH 22 - QUÁN TỨ DIỆU ĐẾ TRÊN TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
Thời lượng: [47:06]
(Tiếp theo Pháp hành 21)
(0:00) Đáp: “Tâm không ngã mạn không thể nhìn ở hành động và lời nói mà biết được. Hành động và lời nói bên ngoài tỏ vẻ cung kính, tôn trọng, gặp ai cũng lạy cúi đầu, thi lễ sát đất, lời nói tôn vinh tâng bốc, nhưng tâm họ vẫn mang đầy chất ngã mạn.
Người không ngã mạn là người tự biết mình hơn ai hết.”
Nghĩa là nó có ba mạn chớ không phải là một, nó có ba mạn:
Cái mạn thứ nhất là coi mình hơn người khác, mình giỏi hơn người khác.
Mạn thứ hai là xem mình bằng người ta, không thua ai hết, bằng người ta.
Mạn thứ ba là coi mình kém hơn họ, thua họ, mình coi mình tự ti, mặc cảm, mình coi mình không bằng ai hết, thua họ, mình tự ti, mình buồn rầu. Thì đó là cũng là cái ngã mạn chớ không phải không mạn.
Cho nên ở đây nó có ba mạn chớ không phải là một mạn: hơn, bằng, và kém, đó là ba cái mạn.
Cho nên cái người mà không ngã mạn là người đó tự biết mình, chớ không ai biết ở trong cái tự tánh kiêu căng của họ được.
Họ khéo léo họ che đậy cái tự tánh kiêu căng họ cũng rất dễ. Còn cái người thô lỗ thì chúng ta dễ biết lắm, còn cái người họ làm bộ ở ngoài thì họ làm như mình là người diệt ngã vậy, không có còn kiêu căng, ngã mạn nữa, cho nên họ làm cái vẻ họ đụng đâu họ cũng quỳ lạy, nhưng mà cái bản chất của họ rất là lớn, cái ngã mạn họ rất là to.
(01:29) Hỏi: Thưa Thầy! Người ngồi thiền mà cứ gục lên, gục xuống có những tai hại gì? Vị đó có phải đã vì huân tập si chất sâu dày không? Để không rơi vào trạng thái đó và muốn phá si chấp đó thì chúng con phải tu như thế nào?
Đây có phải là kiến kiết sử hay là tùy miên không thưa Thầy? Nếu kéo dài mãi có phải là kiến tùy miên không? Xin Thầy cho chúng con một liều thuốc nặng mới trị dứt cơn bệnh này!
Tại sao thời xa xưa mà có những danh từ: “triền cái”, “kiết sử”, “tùy miên” hay quá vậy? Nó còn nữa hay không, tương tự như vậy nữa không?
Nghĩa là Hải Tâm nó nói thì qua cái sự hiểu biết cái danh từ “triền cái”, “kiết sử”, “tùy miên” mà Phật dùng ở trong kinh điển. Nó xét qua cái tâm của mình thì nó thấy cái danh từ đó chỉ rất là cụ thể, rõ ràng, cho nên nó quá hay tuyệt, mà nó không còn biết cái những cái danh từ mà nó tương tự, mà nó hay như vậy nữa không? Ý nó muốn hỏi Thầy vậy đó.
Thì bây giờ Thầy trả lời những cái câu hỏi trước của nó:
(02:48) Đáp: “Người tọa thiền mà cứ gục lên, gục xuống đó là rơi vào trạng thái của xúc tưởng hỷ lạc. Tu hành như vậy chẳng tu đến đâu, cũng như không có hại gì.”
Nghĩa là tuy rằng tu như vậy thì không đến đâu, nhưng mà cũng không có hại gì. Ở đây thì như các con cũng biết là thầy Như Hải, ổng ngồi thiền thì ổng cứ gục lên gục xuống, mà ổng an ổn lắm, coi như là cái trạng thái tâm ông rất an ổn, mà thân ổng thì cứ gục lên gục xuống. Lâu lâu ông gục xuống, sát xuống vầy, rồi lâu lâu ông kéo lên vầy.
Đó là suốt cái thời gian ổng tu ở đây thì ông bị rơi vào cái điều kiện đó, mà Thầy phá hết sức mà phá không được.
Bởi vì nó rất an, cái trạng thái mà gục lên gục xuống nó rất an. Cho nên vì vậy mà người ta thích lắm, vô được cái trạng thái mà gục lên gục xuống đó là coi như là vào Niết Bàn của họ rồi đó, cho nên họ thích để mà rơi vào trong đó.
“Tu như vậy là tu vô ích, mất công phu, uổng cái công tu tập của mình, mà còn mang thêm cái bệnh nghiện.“
Coi như là nghiện ngồi thiền đó. Ngồi thiền để mà gục chơi cho nó thoải mái, cho nó dễ chịu, cho nó an lạc đó, thì đó là mang cái bệnh ghiền, cũng như là người ghiền thuốc phiện vậy.
“Đây là một trạng thái si chấp nhiều đời”.
Chớ không phải trong một đời nay, cái đó là cái trạng thái si chấp.
“Nếu đời nay không dứt bỏ thì trí tuệ luôn luôn bị vô minh, tà kiến xâm chiếm, đời đời không hiểu và không tin được Chánh Pháp.”
Nghĩa là luôn luôn lúc nào họ nghe những cái gì mà tà kiến là họ chấp nhận liền, mà Chánh Pháp đến với họ thì họ không tin, cái người mà bị si ám như vậy, si chấp như vậy đó, đây là gọi là si chấp. Cái tâm si của họ nó chấp đắm trên những cái tà kiến, khó mà có chánh kiến mà khai mở cho họ được.
Cho nên những người đó mình sửa gì cũng không được hết. Nó bị cái trạng thái đó rồi, nếu mà các con để kéo dài cái trạng thái gục lên gục xuống như vậy đó, là cái trạng thái si chấp. Mà trạng thái si chấp đó bây giờ nói gì các con cũng không bỏ nó được, thì tức là các con đã thành bệnh rồi.
Cho nên đối với thầy Như Hải, Thầy cố gắng hết sức để cứu ông ra đó, mà cũng không làm cách gì mà cho ông ra được hết. Cho nên ổng thích ở trong cảnh giới đó. Có nghĩa là ông nói rằng mình chết thì mình cũng trở thành một cái người mà gục lên, gục xuống, như vậy là ngon nhất rồi chớ không còn gì hết!
(04:57) “Để không rơi vào cái trạng thái đó thì hành giả đừng dùng cái pháp tu ức chế tâm nữa.”
Nghĩa là đừng có rơi vào cái pháp mà mình tu ức chế tâm.
“… mà hãy dùng pháp xả tâm.”
Nghĩa là bây giờ đó mình dùng cái pháp xả tâm, hơn là mình dùng cái pháp ức chế tâm. Vì bị cái pháp ức chế tâm mà mình đi vào cái trạng thái gật lên gật xuống đó.
“Muốn phá si chấp khi tọa thiền thì phải hướng tâm: “Thân phải định trên tâm vững vàng, không được gục lên, gục xuống.””
Đó là cái pháp hướng để nhắc.
“Đây không phải là kiến kiết sử…”
Bởi vì Hải Tâm hỏi Thầy. Cái này là cái danh từ của Thầy, Thầy đã biết nó là cái si chấp chớ không phải là kiến kiết sử hoặc là tùy miên, đó.
“Đây không phải là kiến kiết sử hay là tùy miên, mà là si tùy miên.”
Cái đó gọi là si tùy miên, cái si chấp này là si tùy miên, cho nên khi mình vào trong đó rồi nó gục lên, gục xuống. Nó tùy miên là nó liên tục, nó kéo dài dài dài dài cái trạng thái đó, cứ mình kéo lên, kéo xuống, gục lên, gục xuống vầy hoài mà thấy nó thích thú vô cùng lận.
Do đó mình cứ ngồi để mà mình đi vào trong cái trạng thái si mê đó, gọi là trạng thái si tùy miên. Có những cái danh từ dùng để chỉ cho chúng ta thấy trạng thái rất rõ trong kinh điển của Phật.
“Nếu kéo dài mãi trạng thái này sẽ rơi vào vô ký tùy miên.”
Vô ký tùy miên tức là nó kéo dài, mình rơi trong cái, mất cái biết của mình luôn, mình ở trong cái tùy miên và trong cái vô ký luôn. Cho nên ở trong cái trạng thái này, nó rơi vào thì mình mất tiêu luôn, mà nó tùy miên tức là nó kéo dài cái trạng thái vô ký đó, mất tiêu luôn ở trong đó.
“Nếu muốn dùng liều thuốc nặng để trị bệnh này, thì nên xả bỏ loại thiền này, chỉ còn tu tập Định Chánh Niệm Tỉnh Giác và Định Vô Lậu để diệt ngã xả tâm, ly dục, ly ác pháp mà thôi.”
(06:51) Nghĩa là muốn dùng cái liều thuốc mạnh mà trị nó, thì chúng ta bỏ ngay cái pháp này đi, chớ không phải là còn ngồi tọa thiền nữa, mà chỉ còn cái tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, còn có đi kinh hành thôi, với còn tu Định Vô Lậu thôi. Chớ còn cái định mà ngồi tọa thiền nữa thì không ngồi, dẹp sạch cái tọa thiền. Thì đó là cái liều thuốc nặng để mà trị người bị bệnh này.
Còn trị cái liều thuốc nhẹ nhẹ đó, thì họ ngồi nhưng mà hướng tâm để vẫn giữ cho cái thân của mình cho nó vững, lần lần nó vững trở lại, thì nó cũng giữ vững trở lại được, vì cái thời gian nó còn ngắn, còn cái thời gian dài thì khó trị lắm. Nếu mà thời gian người này ngồi bảy, tám tiếng đồng hồ thì khó trị rồi. Còn cái thời gian mà chúng ta chừng ba mươi phút, một giờ thì chúng ta trị cái thân nó vững trở lại được, hướng tâm nó vững lại được.
“Trong Phật pháp có rất nhiều từ chỉ cho tâm lý, trạng thái con người, súc tích không kém gì những từ “tùy miên”, “kiết sử”.”
Nghĩa (là) ở trong cái kinh điển của Phật thì nó có nhiều cái danh từ để chỉ cái tâm lý cái con người của chúng ta. Cái tâm lý và cái trạng thái của con người, nó có những cái danh từ rất là súc tích, làm chúng ta suy ngẫm, thấy cái từ nó rất là chính xác, nó cũng như là những cái danh từ “tùy miên”, “kiết sử”.
Nhưng mà tại vì mình không phải là nhà tâm lý học, cho nên mình ở đây chưa có đem ra một số từ để mà chỉ, nhưng mà ở đây mình chỉ cho một số danh từ để chỉ cho cái trạng thái tu hành của mình nó bị rơi vào ở trong đó mà thôi.
(08:20) Đây còn một câu hỏi kế tiếp nữa:
“Thưa Thầy!
Sao ở ngoài đời các thầy cô giáo dạy học trò đều mong sau này học trò của mình sẽ trở nên người hữu dụng, thành tài để giúp đỡ gia đình, xã hội và đất nước. Các bậc cha mẹ cũng vậy, nuôi con ăn học, mong ước chỉ có bấy nhiêu. Họ rất vui mừng, phấn khởi, khi biết con mình đỗ đạt, thành công, được chức vị cao để phụng sự gia đình và cho đất nước thêm giàu mạnh. Có những gia đình nông dân tầm thường mà người con chuyên cần ăn học, cũng trở nên bác sĩ, kỹ sư, nên họ nói “con hơn cha là nhà có phúc”.
Thế sao trong Đạo lại có vị tu sĩ dạy đệ tử học đạo, đến khi người đệ tử đó thành đạo, chứng đắc làm chủ được sanh tử luân hồi, giải thoát kiếp con người không còn khổ đau nữa, thì vị thầy đó không được hoan hỉ vui mừng như người thế gian, mà còn có những lời không hay đến người đệ tử của mình?
Như vậy, nếu người đời đem so sánh, làm sao họ nương vào Đạo pháp nữa?
Cúi xin Thầy giải thích cho chúng con hiểu rõ.”
(09:43) Đáp: “Vấn đề tôn giáo rất là quan trọng. Khi tâm chưa xả, chưa ly ác pháp, thì trên thế gian này đã để lại những cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu mà con người hồi tưởng lại thật là kinh hoàng.”
Nghĩa là nói về chiến tranh tôn giáo thì chúng ta phải nói rằng rất là kinh khủng lắm chớ không phải dễ.
“Ngày Barthélemy ở thế kỷ thứ 18 (16) đã xảy ra tại thành phố Paris một đêm chiến tranh tôn giáo đẫm máu, Tin Lành và (Thiên Chúa Giáo), đã giết tín đồ Thiên Chúa Giáo (Tin Lành), chỉ có một đêm mà sáng hôm sau đường phố vắng hoe, không có một người đi. Tin Lành và Thiên Chúa Giáo chỉ thờ Đức Chúa Trời mà thôi.”
Hai cái tôn giáo này nó chỉ có thờ có Đức Chúa Trời, nó không xa lạ gì hết.
“Trong lịch sử Phật giáo cũng có nhiều sự tranh chấp. Bồ Đề Đạt Ma bị đầu độc mà chết, Huệ Khả bị giết, Lục Tổ Huệ Năng bị hành thích, Tổ sư Minh Đăng Quang bị bắt cóc mất tích, Đạo Nằm bị giết tại chùa v.v.
Về sự tranh chấp tư tưởng, ý thức hệ về tôn giáo, thì đạo đức con người không còn chỗ đất đứng.”
Đó là cái vấn đề tôn giáo, nó quan trọng lắm, vì đó là ý thức hệ của nó. Cũng như Đại Thừa với Tiểu Thừa mà nó xảy ra những cái điều bất đồng nó cũng đưa đi đến những cái không hay của một cái Phật Giáo chớ không phải không. Cho nên cái vấn đề đó là cái vấn đề thuộc về ý thức hệ rồi.
Cho nên nói tình nghĩa thầy trò thì đó là cái tình nghĩa của một cái đạo đức rồi. (11:30) Nhưng mà về cái ý thức hệ nó có khác nhau thì nó phải có một cái sự giữ gìn cái ý thức hệ của mình, cho nên cái sự nó phải như vậy thôi.
Chứ không có nên đem cái đạo đức vô chỗ này, mà mình đứng trên cái nền, lấy cái đạo đức mà đứng ở trên cái chỗ tôn giáo, cái ý thức hệ của tôn giáo mà mình nói đạo đức ở trên chỗ này được, cho nên rất khó, không có thể nào mà nói được hết.
Đó là cái lời khuyên và chỉ dẫn ra một số lịch sử của tôn giáo về cái ý thức hệ của tôn giáo. Tư tưởng ý thức hệ của tôn giáo nó khó như vậy chớ không phải dễ đâu.
Đến đây thì coi như là Thầy trả lời hết cho Hải Tâm.
(12:08) Và về cái phần mà Chân Huệ hỏi Thầy thì nó có những cái bài học rất thực là, hôm kia chúng ta học, thì hôm qua Chân Huệ hỏi Thầy. Nhưng mà vì Thầy rất bận, buổi sáng thì Thầy mắc đi họp ở ngoài huyện để đóng góp một vài ý kiến, rồi về thì mắc thọ thực. Rồi khi mà thọ thực xong thì lại tiếp quý thầy một chút nữa, cho nên cái thời gian không có, do đó Thầy chỉ trả lời có một câu hỏi đầu mà thôi.
Chân Huệ hỏi Thầy:
“Kính bạch thầy! Để “quán thọ trên thọ”, khi ta không có cảm giác gì thì có nên quán không? Nếu quán thì có phải là đọc từ đầu những câu Phật đã dạy không?
Nghĩa là đọc luôn từ đầu: “Khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri cảm giác lạc thọ. Khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri cảm giác khổ thọ. Khi cảm giác bất khổ, bất lạc thọ v.v” , đó là ở trong cái bài kinh thì nó dạy như vậy đó.
Thì hỏi Thầy: như vậy là khi mà chúng ta không có cái cảm thọ nào hết, thì chúng ta có nên tu nó không? Mà tu thì chúng ta phải quán từ đầu chí cuối, hay là bắt cái chỗ nào tu, ngay cái chỗ nào mà quán cái thọ?
Cách thức Chân Huệ hỏi Thầy như vậy đó.
(Đáp:) “Khi ta không có cảm giác nơi thân, thọ, tâm, pháp”
Tức là bây giờ cái cảm giác nơi thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, bốn cái chỗ Tứ Niệm Xứ này nó không có cái cảm giác của ba thọ. Ba thọ là thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ, nó có cái mà không lạc, không khổ nữa, nó ba cái thọ đó.
“… thì ta không nên quán thọ làm gì.”
Khi nào cái trường hợp bây giờ, ở trên bốn cái trụ xứ này, cái thân của chúng ta này, ngay cái chân này nó đau nhức nè, thì do đó chúng ta mới đặt cái thọ trên cái thân của chúng ta, để mà thọ quán thọ, chớ không phải trên cái thọ này mà quán cái thân, mà thọ quán thọ, xem coi cái cảm thọ này nó như thế nào, đó gọi là trên thọ quán thọ.
Cho nên ở đây thì chúng ta thấy, khi mà ở trên cái thọ mà quán thọ, chớ không phải là ở trên cái thân của chúng ta quán thọ. Nhưng mà cái thân của chúng ta nó có xảy ra cái thọ, các thầy hiểu không?
Bây giờ cái thân của Thầy bình thường nó không có nhức không đau gì hết, thì Thầy không có đặt cái thọ trên đó mà Thầy quán. Còn bây giờ nó đương đau, cái đầu Thầy nhức, hoặc cái chân Thầy nhức nè, thì nó đang thọ nè, cho nên chúng ta mới lấy cái thọ, lấy cái pháp thọ đó, để mà quán cái thọ, để xem xét cái thọ ở trên cái thân này nó diễn biến như thế nào, gọi là “trên thọ quán thọ” đó.
“Khi có cảm thọ nơi thân, thọ, tâm, pháp của ta”
Ngay cái thân, thọ, tâm, pháp, bốn cái chỗ của ta mà ta có cảm thọ, thì ta nên quán, còn không có thì không nên quán, mà hãy tu tập cái khác đi. Chớ bây giờ nó không thọ mà quán gì đây?
(15:15) Nó không có cái thọ, mà bây giờ chúng ta đặt cái thọ là cái thọ chỗ nào? Phải có cái tướng thọ chớ? Bởi vì cái nhân tướng thọ nó phải có cái tướng nó rồi. Rồi nó phải có cái hành thọ chúng ta mới đặt cái thọ lên mà chúng ta quán chớ. Còn (cái) này nó không có hành, không có tướng thì chúng ta quán cái gì? Cho nên nó không có thì chúng ta không quán.
Mà chúng ta quán là quán như thế nào? Bây giờ nó thọ lạc thì chúng ta phải quán thọ lạc, chớ không phải chúng ta đọc hết một cái bài thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ, các con hiểu chưa?
Cho nên chúng ta quán, bây giờ nó thọ lạc là chúng ta quán thọ lạc thôi chớ chúng ta không quán thọ khổ, bởi vì nó có khổ đâu mà quán? Nó đang ăn miếng ngon quá, nó thèm nó muốn ăn nữa, thì không được, cái lạc này là cái nguy hiểm nhất, là cái thọ khổ còn không sợ mà cái thọ lạc này lại rất sợ.
Cho nên trong khi chúng ta đặt cái thọ lạc, chúng ta quán thọ trên cái thọ lạc này, để mà chúng ta xem xét: Tại sao nó sanh ra cái sở thích này? Nó ham ăn nè, nó còn muốn ăn nữa nè. Nó ăn cái bánh này rồi nó chưa có đã, nó còn muốn ăn nữa. Bây giờ ăn một viên trôi nước nè, trời ơi nó còn thèm muốn cỡ có hai, ba viên nó ăn cũng được nữa nè!
Do đó chúng ta mới đặt cái thọ lạc này để mà chúng ta quán xét lại, coi cái thọ lạc này nó sanh cái tâm dục như vậy là do cái nguyên nhân nào, cái lý nào? Trên cái đó nó diễn biến nào mà nó làm chúng ta thèm?
“Nếu mà thân đang thọ khổ thì ta nên quán thọ trên thọ, tức là thọ khổ này từ đâu đến, rồi từ đâu nó diệt, thọ khổ này nó diễn biến như thế nào? Lúc thì nhiều, lúc thì ít.”
Lúc thì nó đau nhiều, lúc thì đau ít đó.
“… để chúng ta tìm tánh vô thường của nó.”
Mà nếu tìm ra được tánh vô thường thì chúng ta có sợ nó nữa không? Mà chúng ta tìm rõ được như vậy là trên thọ quán thọ. Do đó, cái tu tập như vậy là tu tập cái định gì, các thầy biết không? Đó là cái Định Vô Lậu đó.
Cho nên khi mà trên thọ mà quán thọ, xem xét những cái hành, cái cách thức nó diễn biến, cách thức từ đâu nó xảy ra, rồi nó đến nó ít, nó nhiều, nó giảm, nó thiểu như thế nào đó, thì chúng ta đã thấu suốt được nó. Nó vô thường, nó mới lúc nó vầy, lúc khác, lúc thì nó đau nhiều, lúc thì đau ít, lúc nó không đau.
(17:19) Do đó những cái tánh vô thường nó như vậy mà khi chúng ta tìm ra được tánh vô thường, cái xuất phát của nó từ chỗ nào, thì lúc bấy giờ đó, thì chúng ta đã phá vỡ nó được. Cho nên chúng ta tìm cái tánh vô thường và cái tánh không của chúng nó.
Thì khi mà tìm được rồi thì chúng ta sẽ phá nó đi. Chúng ta sẽ không còn nó ở trong tâm chúng ta, chúng ta không hề sợ hãi cái tướng thọ đó nữa, và như vậy thì chúng ta là vô lậu. Chúng ta đạt được cái vô lậu, làm cho tâm chúng ta trở về thanh thản, an lạc, trước cái đau, cái bệnh của chúng ta mà chúng ta không còn sợ hãi lo lắng nữa.
Đó là cái câu hỏi của Thiện Huệ (Chân Huệ), nhưng mà còn những câu khác Thầy chưa có trả lời hết. Nhưng mà vì không có thời gian, đến giờ Thầy dạy, nhưng mà mà Thầy nghĩ rằng, nếu mà trả lời hết thì cái bài học của chúng ta, kế tiếp thì chúng ta học chưa hết.
Nhưng học mà hỏi như vậy thì Thầy thấy rất là hay, là vì nó làm sáng tỏ cho cái bài học chúng ta thêm, chúng ta biết cách tu tập. Nếu mà không có Thầy nhắc, thì không biết chừng đó rồi mình về mình nghĩ, rồi cái bắt đầu mình theo cái bài đó, mình quán từ đầu chí cuối.
Mới có thọ lạc, ăn thấy nó thèm ăn nữa, cái bắt đầu mình quán nào là thọ khổ, thọ lạc rồi thọ bất lạc bất khổ, mình quán tùm lum hết. Rồi sau một thời gian tu vậy, kiểu đó làm sao nó có hiệu quả được?
Coi như là mình tu sai hết đó, mà mất thì giờ mình rất lớn, vì mình quán quá nhiều, cho nên mình mất thì giờ rất nhiều.
(18:50) Vừa rồi Thầy dạy các thầy trên pháp quán pháp tu về Thất Giác Chi. Bây giờ chúng ta tiếp tục chúng ta học cái bài pháp trên pháp quán pháp với cái pháp Bốn Tứ Đế, tức là Bốn Thánh Đế đó, Tứ Diệu Đế dó:
“Này các thầy Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh Đế?
Này các thầy Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo như thật tuệ tri đây là khổ, như thật tuệ tri đây là khổ tập, như thật tuệ tri đây là khổ diệt, như thật tuệ tri đây là con đường đưa đến khổ diệt.
Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp, hay sống quán pháp trên các ngoại pháp, hay sống quán pháp trên các nội pháp ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp, hay sống quán tánh tận diệt trên các pháp, hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp.
Có những pháp ở đây, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.
Này các Tỳ Kheo, như vậy là Tỳ Kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh Đế”
Nghĩa là khi mà chúng ta đặt bốn cái pháp Tứ Thánh Đế nó ở trên cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta mà quán xét, vậy thì trên cái thân của chúng ta, thì chúng ta đặt cái Bốn Thánh Đế là cái pháp này, thì trong pháp Tứ Thánh Đế này, cái pháp đầu tiên nó khổ, vậy thì chúng ta đặt ở trên cái thân của chúng ta xem coi cái khổ nó như thế nào?
Bởi vì cái pháp Tứ Thánh Đế nó nói khổ, rồi nó mới nói cái nguyên nhân sanh ra khổ, nó mới đến cái nguyên nhân diệt khổ, rồi con đường mà diệt khổ, thì nói bốn cái Thánh Đế như vậy. Vậy thì bắt đầu chúng ta đưa cái pháp này lên trên bốn cái chỗ này mà chúng ta quan sát nè, chúng ta xem nó nè.
(21:15) Bây giờ xem, thứ nhất là chúng ta đặt bốn cái pháp này ở trên thân của chúng ta. Vậy thì trên cái thân này, cái Khổ Đế nó chỗ nào? Chúng ta tìm thấy được cái khổ của thân chúng ta.
Rồi trên cái tâm này nó khổ ở chỗ nào, chúng ta thấy được cái khổ đó.
Rồi trên cái thọ của chúng ta nó thấy khổ nó như thế nào? Chúng ta quán xét từng cái thọ, diễn biến từng cái đau khổ, từng cái đau tới đứt ruột, đứt gan của chúng ta, đau tới cái sức chịu đựng cuối cùng của thân chúng ta, đó là chúng ta quán được cái thọ khổ đó.
Thì cái khổ đó là cái Khổ Thánh Đế mà Phật đã nói mà. Cái bệnh là khổ, vậy thì bây giờ cái thân này nó đang bệnh, nó đang nhức nhối nó khổ sở, vậy thì chúng ta quán xét, lấy cái Bốn Thánh Đế này mà đặt ở trên Tứ Niệm Xứ này mà quán xét bốn cái chỗ này, do cái chỗ đau của cái thân này như thế nào?
Do từ đó chúng ta mới thấu suốt được thân, thọ, tâm, pháp, nó đã có cái khổ trong các pháp và trong cái thân, thọ, tâm, pháp này.
Ở đây Đức Phật nói chúng ta quán cái tánh sanh khởi của các pháp khổ. Mà ở trên thân này quán sanh khởi của các pháp khổ, thì cái thân chúng ta là một cái pháp, mà cái Tứ Thánh Đế là cái pháp để chỉ cho chúng ta ở trên cái thân này để quán cái pháp thân này, cái thân này nó diễn biến, nó sanh khởi cái pháp khổ như thế nào?
Ví dụ như bây giờ trên cái thân này nó diễn biến cái sự khổ của một cái bệnh của thân. Bắt đầu sắp sửa nó sẽ nổi lên một cái mụt ghẻ, (23:10) thì trước đó nó phải làm cho chúng ta nhức nhối một chút xíu, hoặc là một cái dạng mà chúng ta thấy nó mới đỏ sơ sơ ở ngoài da thôi, nó hơi hơi sưng lên một chút xíu thôi, đó là nó báo động cho chúng ta biết chỗ đó sắp sửa sẽ mọc cái mụt.
Rồi lần lượt cái đỏ nó lan dần ra, rộng ra, rồi nó mới nổi u lên cái mụn mụt, rồi nó mới làm mưng mủ lên cái mụt đó, rồi nó mới bể ra nó chảy.
Cái sự diễn biến của một cái trạng thái của một cái bệnh tật, nó làm cho chúng ta từ cái trạng thái mới đau, cho đến khi đau nhiều, cho đến khi mà bể cái mụt, rồi nó giảm lần đến hết đau, rồi bắt đầu nó lành cái mụt đó. Thì đó là cái sự sanh khởi của các pháp khổ trên cái pháp thân của chúng ta, trên cái thân của chúng ta.
Đó thì do trên cái thân chúng ta mới quán xét được cái khổ, cái pháp khổ. Cái pháp khổ không có nghĩa là cái thân, mà cái pháp để chỉ cho chúng ta biết rằng cái thân, thọ, tâm, pháp chúng ta đang có đây, nó sẽ thọ lấy cái khổ như vậy, như vậy đó.
Bây giờ ở trên cái khổ thì chúng ta đặt cái chết ở trên cái thân này, hay hoặc đặt cái bệnh ở trên cái thân này, để chúng ta xem thấy cái chết hay cái bệnh nó sẽ khổ như thế nào đối với cái thân của chúng ta, khi mà sự diễn biến nó, cái tánh sanh khởi của nó, trước khi mà nó sắp sửa chết nó phải làm sao, rồi sau khi nó chết nó phải làm sao?
Chúng ta quán xét, chúng ta nghĩ, nó hành hạ chúng ta như thế nào để đến khi mà chúng ta chết nó mới chấm dứt cái Ngũ Uẩn của nó, cái thọ khổ của nó.
“Rồi chúng ta sống quán tánh sanh diệt trên các pháp,” tức là trên các pháp này là thân, thọ, tâm, pháp, đặt cái pháp khổ này mà chúng ta quán xét lên nó.
Thí dụ như bây giờ cái tánh sanh diệt của nó, như có một người họ lại họ đánh ở trên vai Thầy, ngay đó Thầy nghe đau liền, mà khi một chút xíu thì nó lại lần lần nó hết đau, thì đó là cái tánh sanh diệt của cái thọ, rồi cái nó hết đau luôn, nó không đau nữa.
(25:11) Thí dụ có một người lại họ ngắt Thầy, vừa ngắt Thầy thì nghe cái cảm giác đau, đó là tánh sanh của nó, rồi bắt đầu từ từ, từ từ nó giảm dần dần cái cơn đau của cái ngắt này, lần lần nó hết đau, do đó nó diệt lần, diệt lần.
Thì chúng ta quán cái tánh sanh khởi của cái pháp khổ, cho nên gọi là Khổ Đế. Nó là cái Thánh Đế Khổ mà chúng ta quán nó.
Rồi diệt cái nguyên nhân, Tập Đế đó, cái nguyên nhân mà nó tập hợp tất cả những cái nỗi khổ đó trở lại, do đó những cái nguyên nhân đó là như thế nào? Do cái nguyên nhân đó là cái lòng ham muốn của chúng ta, cho nên nó tập hết các pháp đến, cái pháp nào mà chúng ta ham muốn là nó đem đến cho chúng ta khổ.
Thí dụ bây giờ chúng ta ham muốn cái băng này, cái đồng hồ, cái ca này, thì đó các pháp nó tập đến, nó sẽ làm khổ chúng ta đó. Thì bắt đầu bây giờ cái đồng hồ này hư, hay hoặc là ai lấy thì nó làm chúng ta khổ, cái này mất, hay hoặc là có người trộm, hay hoặc là rớt bể, chúng ta tiếc.
Thì đó tất cả những cái này nó đều tập trung làm cho cái thân ctr chúng ta, cái tâm của chúng ta khổ. Nó mất của làm cho chúng ta tiếc, làm chúng ta thấy…
Cho nên khi mà chúng ta biết Phật pháp rồi thì tất cả cái gì chúng ta cũng biết nó vô thường, cho nên vì vậy mà nó bể, nó mất chúng ta thấy không buồn. Còn cái người ngoài đời chưa biết Phật pháp, thì các thầy, các con nghĩ sao? Khi mất của họ có buồn không? Buồn.
Nhưng mà đối với chúng ta là người hiểu Phật pháp chúng ta không buồn, chúng ta thấy đó là vô thường, mọi vật đều vô thường. Cho nên vì vậy mà chúng ta đặt cái pháp ở trên đó mà chúng ta quán xét, cho nên chúng ta thấy tất cả mọi cái đều vô thường, cho nên từ cái chỗ đó mà chúng ta giải thoát.
Do cái sự hiểu biết này, do cái sự mà đặt ở trên bốn cái chỗ này mà quán cái pháp Tứ Thánh Đế, thì làm cho chúng ta thấu rõ được cái khổ đó, cho nên do đó chúng ta mà chúng ta không tập hợp nó lại.
Nghĩa là không tập hợp tức là không ham muốn chớ gì? Mà không ham muốn thì tức là chúng ta không có gì, tức là chúng ta buông xả hết chứ gì, do đó chúng ta buông xả, không nhà, không cửa, không có gì hết, có ba y một bát để đi xin ăn thôi.
(27:06) Mà người ta thấy ông này sao mà coi tồi tệ quá, hèn hạ quá, đi xin người khác ăn, nhưng mà không ngờ đó là một cái tâm trạng giải thoát vô cùng. Người ta không có gì người ta làm sao mà người ta buồn?
Còn mình có vật này kia, có của cải, tài sản, mình nói rằng mình sẽ hơn người, sẽ đầy đủ sung sướng hơn, mình có đầy đủ vật chất hơn, còn người ta không có gì hết, thua mình. Nhưng mà sự thật trong cái thua của một người tu sĩ đạo Phật, thì cái giải thoát của người đó tuyệt vời.
Còn trái lại một cái người mà giàu có của cải đầy đủ, lại là cái người khổ, lại là cái người ở trong địa ngục mà không thấy. Ngày ăn một bữa người ta sống thấy thanh thản, ngày ăn ba bữa mà sống thấy khổ sở vô cùng.
Đó là lấy cái pháp Tứ Diệu Đế mà đặt lên trên đó để mà tu tập. Thì các con hiểu rằng ở đây Thầy đã nói rằng Tứ Niệm Xứ là cái nơi mà chúng ta tập trung tất cả các pháp lên để tu, để mà cho chúng ta thấu suốt. Cho nên ở đây khi mà viết ra thành sách thì không phải là giảng đơn sơ vậy đâu.
Thầy chỉ mong là các con nghe, rồi các con hỏi thêm, rồi Thầy giải thích thêm. Còn cái phần mà viết ra thành sách để mà giảng cho rộng ra, thì nó từng phần nhỏ, kêu là cắt chia ra, một cái bài pháp này nó chia ra làm nhiều cái phần, nhiều cái đề mục, nhiều cái tiểu mục.
Rồi những cái tiểu mục đó, thí dụ như bây giờ “trên thân quán thân” thì nó là cái tiểu mục, mà quán thân đó nó thuộc về Bốn Thánh Đế, phải không, còn bây giờ “trên thọ quán thọ” thì nó thuộc về Bốn Thánh Đế thì nó là một cái tiểu mục của nó.
Cho nên nó từ cái đại mục của nó là Tứ Diệu Đế quán trên Tứ Niệm Xứ, thì đó đó, mục lớn của nó, nhưng mà khi mà từng cái tiểu mục của nó, nội cái này có thể nó trở thành một cái bài pháp. Tuy rằng nó chưa đầy một trang giấy này, mà khi một người viết ra thành một cuốn sách, thì nội cái này người ta có thể viết ra thành cả trăm trang giấy.
Cái bài pháp của Phật rất cô đọng cho nên nó đòi hỏi ở cái sự diễn ra những cái ý của nó cho được đầy đủ, thì nội cái bài pháp Tứ Thánh Đế, mà chưa nói nó đặt ở trên thân để trở thành một cái pháp tu tập của chúng ta, thì nó cũng đã là quá nhiều rồi.
Đó thì đến đây là chúng ta đã đặt được cái pháp Tứ Thánh Đế trên Tứ Niệm Xứ mà chúng ta tu tập.
(29:25) Bây giờ tiếp tục:
“Này các thầy Tỳ Kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một hoặc hai quả vị sau này. Một là chứng Chánh Trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn có hữu dư y thì chứng quả Bất Hoàn.
Này các thầy Tỳ Kheo, không cần gì phải đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ như vậy…”
Nghĩa là từ cái chỗ đầu cái bài học Tứ Niệm Xứ mà chúng ta đặt các pháp lên mà chúng ta tu tập, thì đương nhiên là chúng ta, cái quả vị mà chúng ta tu tập để đạt được, đó là Chánh Trí. Mà Chánh Trí thì hoàn toàn là chúng ta giải thoát được cái đời sống của chúng ta và cái sanh tử của chúng ta rồi.
Ở đây thì cái quả vị nó là Niết Bàn, nhưng vì chúng ta kẹt vào cái danh từ. Niết Bàn thì nó còn bị dính có một cái chỗ để chúng ta về, cho nên ở đây Phật không có dùng cái danh từ đó, mà dùng cái danh từ là “Bất Hoàn”, tức là chúng ta không trở lại cái thế gian này nữa, gọi là chứng quả Bất hoàn.
Nếu chúng ta tu Bốn Niệm Xứ, đặt các pháp mà quán như vậy thì chúng ta sẽ không còn trở lại thế gian này nữa. Nghĩa (là) cái cõi đời đau khổ này chúng ta không còn ở đây nữa.
“Này các thầy Tỳ Kheo không cần phải đến bảy năm…”
Hồi nãy là Đức Phật nói bảy năm, nhưng bây giờ không cần đến bảy năm:
“… một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng được hai quả: một là chánh trí, hai là hiện tại ở trong hữu dư y Niết Bàn…”
Trong hiện tại là tâm họ được giải thoát đó.
“… và họ chứng quả Bất Hoàn.”
Tức là không trở lại cái thế gian này nữa.
(31:21) “Này các thầy Tỳ Kheo, không cần đến một năm. Một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hai, nếu còn hữu dư y Niết Bàn thì chứng quả Bất Hoàn”.
Nghĩa là họ không có trở lại đây nữa.
“Này các thầy Tỳ Kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây. Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hai, nếu còn hữu dư y thì họ chứng Bất Hoàn”.
Nếu bây giờ chúng ta còn hữu dư y tức là chúng ta còn cái thân để mà sống đó, cái từ “hữu dư y” tức là còn có cái để mà chúng ta sống, “y” là nương tựa, “dư” là thừa thãi. Cho nên bây giờ chúng ta tu rồi, cái thân của chúng ta nó còn, nó chưa có chết, do đó gọi là “hữu dư y”.
Thì cái trạng thái “hữu dư y” này, thì chúng ta sẽ hoàn toàn chúng ta tin tưởng rằng chúng ta sẽ không trở lại cái thế gian này nữa, tức là bất hoàn, không có trở lại đây nữa.
“Này các thầy Tỳ Kheo, không cần nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây. Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại; hai, nếu còn hữu dư y…”
Tức là còn cái thân này.
“… thì sẽ chứng quả Bất Hoàn”
Tức là họ sẽ không có trở lại cái thế gian này nữa.
“Này các thầy Tỳ Kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn, đó là Bốn Niệm Xứ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các thầy Tỳ Kheo hoan hỉ tín thọ lời dạy của Đức Phật”.
(33:17) Ở đây các thầy thấy, sau cùng thì Đức Phật xác định bảy năm, rồi lần lần Đức Phật thu ngắn lại, cái thời gian ngắn lần. Nếu cái niềm tin của chúng ta, cái lòng nhiệt tâm tu hành của chúng ta, thì trong vòng, ở đây Đức Phật xác định cho chúng ta thấy, Bốn Niệm Xứ này trong bảy ngày thì chúng ta có thể chứng hai quả.
Nghĩa là còn lại cuối cùng đó là bảy ngày. Mà người mà nỗ lực tu tập trong bảy ngày sẽ đạt được những cái quả vị như vậy đó, thì nó thoát khỏi những sự sầu não, diệt trừ những sự khổ ưu, thành tựu chánh trí. Đó thì cái lời mà Đức Phật xác định như vậy.
Thật sự trong bảy ngày mà chúng ta biết sắp xếp đúng pháp, đúng cái hướng mà chúng ta tu tập, thì chắc chắn là chúng ta sẽ ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Và sự ly dục ly ác pháp này, mặc dù là chúng ta chưa có thực hiện được cái định lực, nhưng mà chúng ta đã ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Cho nên trong bảy ngày mà chúng ta thực hiện thì ly dục ly ác pháp hoàn toàn.
Còn hôm nay Thầy giảng các con, Thầy đã cho các con rằng ba tháng là các con sẽ ly dục, ly ác pháp, và ba tháng nữa thì các con sẽ thành tựu bốn loại thiền định, và Tam Minh các con sẽ thành tựu.
Ở đây thì Phật nhắc chúng ta có bảy ngày thôi mà chúng ta đã ly dục, ly ác pháp hoàn toàn đó. Bởi vì ở trên Tứ Niệm Xứ nó có Tứ Thánh Định ở trên đó. Nhưng mà ở chỗ mà chúng ta tu tập đây thì các con thấy, trong cái bài này Đức Phật chưa có nói Tứ Thánh Định, phải không?
(35:01) Chưa có nói ở trên thân này mà tu Tứ Thánh Định, mà chỉ nói chúng ta trên pháp quán pháp, rồi tu Chánh Niệm Tỉnh Giác này kia, chớ chưa có nói. Phải không?
Chỉ có đem cái pháp như là Thất Giác Chi, rồi cái pháp Tứ Diệu Đế, Bốn Thánh Đế đó, đem những cái pháp đó mà tu tập, Bảy Giác Chi nè, rồi đem cái pháp Ngũ Uẩn nè, để đặt lên trên đó mà chúng ta tu tập. Chứ Đức Phật đâu có nói rằng chúng ta đặt Sơ Thiền, Nhị Thiền ở trên này chúng ta tu tập đâu? Đức Phật không có nói cái điều đó đâu.
Mà khi chúng ta đã tu tập cái này thì tâm chúng ta ly dục ly ác pháp rồi, thì tức là chúng ta đã có chánh trí rồi. Mà chánh trí và chúng ta lại không có, biết được chắc chắn là mình không có trở lại cái thế gian này nữa, nghĩa là mình không tái sanh đây nữa.
Thì các con thấy, cái nhân mà chúng ta đã làm chủ được cái đời sống của chúng ta, nó không phải đắm nhiễm tất cả các pháp, thì tức là ly dục, ly ác pháp rồi, do đó chúng ta đã giải thoát được cái tâm rồi.
(36:07) Còn bây giờ giải thoát cái thân thì cái bài kế cái bài Tứ Niệm Xứ này là cái Định Niệm Hơi Thở, thì Đức Phật sẽ xác định cho chúng ta thấy rằng chúng ta phải tu từ những cái định để mà chúng ta tiến ở trên Bốn Niệm Xứ này, thì cũng đặt ở trên cái Bốn Niệm Xứ này mà chúng ta tu tập chớ đâu phải ngoài Bốn Niệm Xứ này được!
Nhưng mà ở đây, để mà cái giai đoạn đầu của Tứ Niệm Xứ, để mà ly, để mà lìa những cái tâm ác, tâm dục cho nên mới đặt những cái pháp này để mà chúng ta tu tập. Đó thì như vậy là chúng ta đã thấy cái giai đoạn Tứ Niệm Xứ, cái giai đoạn đầu của nó để ly dục ly ác pháp.
Đến cái giai đoạn kế là bắt đầu từ cái Định Niệm Hơi Thở, tức là cái hành động nội ở trên thân mà quán thân, hành động nội đó, thì đó là Định Niệm Hơi Thở.
Cho nên ở đây các thầy thường hay bị cái danh từ, mà cứ nghĩ rằng cái danh từ đó là chỉ một pháp, mà danh từ kia chỉ một pháp. Không ngờ là cái danh từ đó nó nói cái pháp đó, rồi cái danh từ khác nó cũng nói có cái pháp đó thôi.
Nói “trên thân quán thân tu về hành tướng nội”, thì quý thầy cứ nghĩ đó là một cái Tứ Niệm Xứ tu thôi, chứ không ngờ đó là cái Định Niệm Hơi Thở.
Bởi vì ngoài cái hơi thở này hành tướng nội là cái gì? Có phải là hơi thở của chúng ta không? Nếu là một người mà không có trí tuệ thì nghe “trên thân quán thân tu về hành tướng nội” thì họ chẳng biết là cái định gì hết à.
Cho nên khi mà, kinh điển Nguyên Thủy này mà nếu một người không tu, không có trí tuệ, thật sự thì không triển khai nổi đâu, cái tưởng tuệ không có tưởng ra nổi, không có tưởng nổi. Cho nên vì vậy mà họ triển khai Tứ Niệm Xứ thì hầu hết là, quý thầy đã có nghiên cứu nó thì quý thầy thấy, các nhà học giả họ không có triển khai ra được.
Cho nên họ không thấy nó có những cái tên, có khi một cái pháp có ba, bốn tên lận, mà nó chỉ có một pháp đó thôi. Cho nên bây giờ thí dụ như trên cái Tứ Niệm Xứ này, thì nói “trên thân quán thân tu về hành tướng nội” thì người ta biết đó là cái định gì rồi, thì người ta biết là Định Niệm Hơi Thở.
Vậy thì trên con đường Định Niệm Hơi Thở nó sẽ tu như thế nào? Cho nên ở đây chúng ta sẽ tiếp tục học về cái Định Niệm Hơi Thở.
Bởi vì đây là cái giai đoạn ly dục. Còn bây giờ cái giai đoạn, cái đường đi, giai đoạn của hơi thở thì nó tiếp tục ở trên cái Tứ Niệm Xứ này, để nó thực hiện Bốn Thiền và nó làm chủ các pháp.
(38:19) Còn cái này là lấy các pháp mà Phật dạy để tập trung trên cái này để tu, để cái tâm chúng ta ly dục ly ác pháp.
Cho nên chúng ta càng thấu rõ, có cái chánh trí là chúng ta làm thấu rõ được cái Khổ, Tập, Diệt, Đạo ở trên cái thân của chúng ta rất rõ ràng, trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta.
Cho nên lấy trên Tứ Niệm Xứ này mà chúng ta quán xét, lấy các pháp đặt ở trên Tứ Niệm Xứ chúng ta tu. Thì do đó cái tâm chúng ta ly dục ly ác pháp, chúng ta không còn ham muốn cái thế gian này nữa hết, đời không có gì nữa hết.
(38:45) Thầy nói bây giờ cho Thầy nhà lầu, xe hơi, cái gì Thầy cũng không ham hết à. Cái đời này bây giờ không có cái gì mà cám dỗ Thầy nổi hết, vì Thầy đã thấy nó rõ ràng lắm rồi. Bởi vì đặt pháp ở trên đó, trên cái thân của Thầy, thân, thọ, tâm, pháp của Thầy, Thầy đã tu, cho nên Thầy quán xét rồi, không có vật gì mà có thể xâm chiếm được cái tâm của Thầy.
Cho nên khi mà thông suốt rồi thì có bảy ngày, suy ngẫm có bảy ngày người ta bỏ sạch xuống hết, người ta không ham gì nữa hết. Bây giờ cuộc đời không còn có gì nữa, đời đâu có gì nữa! Còn bây giờ, tuy rằng nghe Thầy nói vậy chớ sự thật ra các con chưa dám bỏ một cái gì hết à!
Bây giờ Thầy nói nhà con có một tủ sách đi, con đâu có dám đốt nó đâu, con đâu có dám bỏ, con phải tiếc à! Còn đối với Thầy, Thầy nói đó là một cái tầm thường, không có gì hết. Cho nên Thầy chẳng có tiếc một cái vật gì hết, vì vậy mà tâm Thầy nó rỗng rang, tâm mình nó xả bỏ, nó thanh thản vô cùng.
Còn các con, bây giờ cái vật rất là nhỏ mọn, nhưng mà vì nó cần dùng cho các con là các con không bỏ. Còn cái người tu rồi họ đâu có cần dùng gì đâu, họ không cần dùng gì hết.
Bây giờ khát nước, họ không có đồ, họ xuống dưới dòng suối vầy họ bụm họ uống, họ không cần có bình lọc nữa. Nếu mà cái nghiệp chết, giờ uống vô chết họ cũng uống, họ cũng không ngán nữa. Còn chúng ta là sợ chết cho nên phải lọc sạch sẽ, chớ để vi trùng uống ở trỏng đó chết queo rồi sao?
Đó là cái chúng ta chưa có thấy, chưa có xả, mà chúng ta cũng chưa thấu được cái Đạo Đế, cho nên chúng ta chưa có nhìn được cái nghiệp, cái nghiệp tức là nhân quả đó, Chánh Nghiệp, các con nhớ Chánh nghiệp, đó là cái nghiệp nhân quả đó. Cho nên chúng ta chưa thấu suốt được cái Bát Chánh Đạo là tám cái nẻo ở trong cái Tứ Diệu Đế đó.
Mà Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, mà chúng ta đặt ở trên cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, để dùng cái Bát Chánh Đạo đó để mà thực hiện thì chúng ta đã thấy được cái nghiệp của nó quá rõ ràng rồi.
Ở đây coi như là Thầy giảng sơ sơ đó, nghĩa là nói tổng quát vậy thôi, chớ thì giờ không có, chớ còn nói ra từng cái bài pháp, một cái bài pháp của Phật trong cái bài kinh như thế này, các con thấy nó ngắn vầy nè, mà Thầy nói quảng diễn nó ra mà thành, thì nó trở thành một cuốn sách cả hai, ba trăm trang, có thể năm trăm trang, một cái bài nhỏ như vầy nè. Biết bao nhiêu cái điều cần nói, một cái chữ ở trong đó có thể diễn tả ra cả mấy trang giấy, cái danh từ của Phật dùng ở trong này nè.
Thì các con thấy những cái bộ kinh của Phật, mà đem một đống kinh sách này đó, Thầy nói rằng một đống nó quá lớn, một bộ kinh như Trung Bộ là ba cuốn vầy rồi, mà Tương Ưng thì năm cuốn rồi. Mà tất cả các bộ kinh này, năm bộ kinh như vậy rồi thì các con thấy một đống kinh sách như vậy, mà những cái bài kinh tuy nó ngắn vậy chớ nó mệnh mông, của Phật muốn nói cái nghĩa mà tu tập nó mênh mông lắm.
(41:15) Bây giờ thì các con học tiếp tục về cái Định Niệm Hơi Thở.
Bởi vì cái Định Niệm Hơi Thở này là các con cũng biết xuất phát từ đâu rồi. Nghĩa là Đức Phật nói “trên thân quán thân tu về hành tướng nội” thì tức là Tứ Niệm Xứ rồi chớ gì! Mà hành tướng nội là, ở trong thân của các con, nội thân của các con cái gì là hành tướng? Có phải là hơi thở không? Đó, cho nên đó là Định Niệm Hơi Thở rồi đó.
Thì bây giờ chúng ta chuyển qua cái Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta cũng biết rằng chúng ta đang tu ở trên Tứ Niệm Xứ, chớ không phải là Định Niệm Hơi Thở nó ngoài ra. Cho nên cái nhà học giả thì họ nói về cái pháp Định Niệm Hơi Thở, thì đương nhiên nó không dính dấp gì với cái Tứ Niệm Xứ hết.
Bởi vậy họ là những người ngu, không thấy! Cái hơi thở mà làm sao nó rời khỏi cái thân chúng ta ra mà tu? Làm như cái hơi thở đâu ở ngoài đất, hay hoặc là ở không gian, họ lấy xuống họ tu! Cho nên cái đó là cái hiểu của nhà học giả. Chớ không ngờ là cái hơi thở là ở trong thân của chúng ta.
Mà cái hơi thở ở trong thân chúng ta thì cái tu hơi thở này tức là ở trên thân mà quán thân tu về cái Định Niệm Hơi Thở chớ cái gì? Để chúng ta làm chủ những gì đây? Cho nên nương vào cái hơi thở thì nó có lợi ích rất lớn cho chính sự tu tập của chúng ta.
Đây các con thấy, từ đem các pháp đặt ở trên đó để mà quán, thì đó thuộc về Định Vô Lậu, mà bây giờ tu về cái hành động này nè, tức là hành động nội nè, Định Niệm Hơi Thở:
“Hơi thở ra, này các thầy Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Và này các thầy Tỳ Kheo, tu tập Định Niệm Hơi thở vô, hơi thở ra như thế nào làm cho sung mãn, thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn?”
Nghĩa là tu tập như thế nào để mà cho nó có quả lớn, tức là nó có kết quả cho chúng ta liền?
Đó thì ngay ở trên cái thân này chúng ta đã đặt cái pháp Định Niệm Hơi Thở mà chúng ta tu tập nó đây, làm cho cái thân của chúng ta, làm cho cái thân nội, cái hành động nội của chúng ta nó thanh tịnh, nó làm cho chúng ta có những cái đạo lực, cái quyền lực để mà chúng ta sai khiến, làm chủ mọi cái sự việc đây.
(43:17) “Ở đây, này các thầy Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đi đến một khu rừng, hay đi đến một gốc cây, hay đi đến một căn nhà trống”.
Bắt đầu Đức Phật muốn dạy chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở, thì phải tìm cái nơi yên tĩnh, cái mục đích là tìm cái nơi yên tĩnh, chớ đừng có nơi mà động, cái nơi mà họp chợ, cái nơi mà tập trung nhau nói chuyện thì tu cái Định Niệm Hơi Thở không có được đâu.
Tu cái Định Vô Lậu thì cái chỗ nào, Đức Phật cũng không có nhắc chúng ta vào ở trong rừng, hay hoặc là đi đến cái khu rừng hay gốc cây, mà tới cái Định Niệm Hơi Thở thì Đức Phật nhắc chúng ta phải đi tìm cái khu rừng, cái gốc cây rồi. Nó khác đó các thầy.
Bởi vì mà khi chúng ta cũng trên thân quán thân mà đặt cái pháp Tứ Thánh Đế, thì Đức Phật không có bảo chúng ta vào rừng, muốn ở chỗ nào ngồi chúng ta ngồi sao cũng được hết. Nhưng khi mà bảo chúng ta tu về cái hơi thở, thì Đức Phật bảo chúng ta đi vào rừng, đi kiếm cái nơi thanh vắng, cái ngôi nhà trống ai bỏ đó, chúng ta vào đó. Rồi chúng ta ngồi kiết già lưng thẳng lên, Đức Phật xác định cho chúng ta rõ mà.
Còn bây giờ nếu mà Đức Phật dạy hơi thở mà Đức Phật không có bảo vậy thì chúng ta ngồi giữa chợ chúng ta tu thì chắc cũng được chớ gì? Nhưng mà Đức Phật thấy cái đó không đúng cho nên Đức Phật đâu có dạy chúng ta.
Cho nên có nhiều người nói tu giữa chợ, thực sự ra cái sự tu giữa chợ đó, cái pháp nào mà tu giữa chợ, mà cái pháp nào mà tu nó không phải giữa chợ?
Ở đây thì cái pháp hơi thở hoàn toàn là phải nói là, tu không ở ngoài chợ mà tu được đâu. Nhưng mà cái Định Vô Lậu thì có thể tu được, nhưng mà cái Định Niệm Hơi Thở thì không thể được.
Cho nên ở đây là Phật đã nhắc nhở mình rất nhiều, cái chỗ mà phải tìm một khu rừng vắng, một gốc cây, một cái ngôi nhà trống, rồi mình phải ngồi cái lưng thẳng, ngồi kiết già mà lưng thẳng. Thì đó là những cái quan trọng, trước khi chúng ta chuẩn bị để tu tập cái hơi thở.
(45:01) Thì bắt đầu chúng ta quán cái gì? Nghĩa là chúng ta đã thông suốt hết, đã xả được cái tâm của mình rồi, mà sợ nó còn những cái gì mà nó chưa có được yên tịnh, tức là mình ngồi lại mà cái tâm mình nó còn phóng ra cái niệm vọng tưởng, cho nên mình nhắc, nhắc tâm ly của mình, tâm từ bỏ của mình, để mình xả ra.
Thì Đức Phật bắt đầu: “Quán từ bỏ tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. Quán từ bỏ tôi sẽ thở ra.” Rõ ràng là bây giờ, mình ngồi lại để mình gạn lọc, coi cái tâm mình xả coi nó sạch hết chưa. Nếu mà nó sạch, thì mình nhiếp tâm vô thì cái tâm nó quay vô liền, nó không còn cái niệm nào hết.
Mà nó còn cái niệm thì tức là “quán từ bỏ”. Mà bây giờ mình thấy nó còn cái vọng tưởng nè, thì tức là mình phải quán từ bỏ, mình nương theo cái hơi thở để mà quán từ bỏ nó, thì do đó nó không còn vọng tưởng nữa.
Đó, cách thức như vậy đó, nó mới hết vọng tưởng. Chớ còn không khéo, mà đây là người ta đã ly dục ly ác pháp rồi, bắt đầu người ta mới tiếp tới cái bài kế đó, là người ta tu Định Niệm Hơi Thở. Còn mình chưa có ly dục ly ác pháp, mà nhảy vô trong thất mà ngồi khoanh chân, mà ngồi hít thở hít thở kiểu đó là mai mốt nó nghẹt thở mà chết chớ đâu có sống được!
Thì trong cái vấn đề tu tập thì mình phải hiểu từng cái bước, từng cái giai đoạn. Nghĩa là, nói chung cái người muốn tu về Định Niệm Hơi Thở này là phải trải qua tu cái giai đoạn đầu của Tứ Niệm Xứ, để xả cái tâm cho xong đã.
Đem các pháp mới thấy đời khổ, cho nên vì vậy, mà vì dạy sai, không có đi từ căn bản cho nên hầu hết là quý thầy thấy đời còn đẹp, cho nên thấy cái gì đời nó cũng còn tốt, cho nên không có xả bỏ được nó. Tuy rằng xả bỏ mà xả bỏ có phân nửa, còn phân nửa thì vẫn thấy…
(Xem tiếp ở Pháp hành 23)
HẾT BĂNG