PHÁP HÀNH 17
QUẢ VỊ TU CHỨNG KHÔNG PHÂN CAO THẤP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
Thời lượng: [47:16]
(tiếp theo Pháp Hành 16)
(0:02) Thiện và bất thiện của đạo Phật xác định rất rõ. Thiện là an vui, là hạnh phúc, là yên ấm, không có đau khổ trong đó. Mà Khổng Tử bảo: “Nhơn chi sơ, tánh bổn thiện”, người mới sanh ra là thiện. Thiện sao lại đứa bé này lại khóc? Nếu thiện thì phải cười chớ?
Nghĩa là chẳng làm khổ mình khổ người, tức là cái đạo đức của đạo Phật là đạo đức nhân quả, tức là thiện, ác. Vậy thì khi mà làm chúng ta khổ, chúng ta khóc, thì có phải là chúng ta thiện đâu? Chúng ta đang ở trong ác pháp. Đứa bé sanh ra khóc thì đứa bé ở trong pháp ác, chớ tại sao gọi là thiện?
Cho nên những cái điều kiện mà xác định của một vị Thánh nhân mà còn sai thì huống hồ chúng ta là phàm phu tục tử, làm sao chúng ta không sai? Cho nên từ cái sai đó chúng ta mới có cái sự suy ngẫm, mới hiểu biết để chúng ta thấy không sai.
Cũng như bây giờ, chúng ta thấy nè, kinh điển Đại Thừa cũng xác định rằng có Phật Tánh, rồi Thiền Đông Độ cũng xác định rằng có Phật Tánh, có một vật thường hằng: thường, lạc, ngã, tịnh. Thế rồi chúng ta suy ngẫm lại nơi cái bản thân chúng ta khi những cái người chết rồi thì họ còn những cái gì?
Tại sao nếu họ còn thì họ phải hiện về cho chúng ta, nói cho chúng ta biết trong khi chúng ta đang ở trong ý thức này? Trái lại khi mà nằm mộng mị thì chúng ta thấy những người chết. Mà sao hằng ngày chúng ta sống như thế này, sao chúng ta không thấy những người chết về nói chuyện với mình?
Đó là những cái cụ thể và xác định rõ ràng là người chết không có linh hồn, nếu có linh hồn thì về.
Còn bây giờ cái tưởng của chúng ta nằm chiêm bao, mộng tưởng mà thấy cha mẹ, ông bà mình chết, thì đâu có nghĩa là cha mẹ ông bà mình hiện hồn về trong tưởng để gặp cái linh hồn của mình? Mà chính cái tưởng của chúng ta đã biến hiện ra cái hình ảnh huân tập.
(2:02) Chúng ta ví dụ. Như ông cha của mình, như ông nội, bà nội mình chết mười năm, hai chục năm, mà nằm chiêm bao mình thấy ông nội, bà nội mình vẫn không già hơn cái tuổi mà khi hồi mới chết. Là như vậy sao?
Hiện giờ thì mặt ông khác nè, râu ông khác chớ! Hồi ông chết mới có ba mươi tuổi à, hay là bốn mươi tuổi à, mà bây giờ tóc râu lẽ ra bốn chục năm nữa, mà bây giờ mình nằm chiêm bao, mình còn thấy ông ta sao không bạc tóc, cũng còn đen như vậy, cũng còn cái gương mặt tuổi trẻ như vậy? Thì như vậy có phải linh hồn của ông không?
Tất cả những cái này đều là những hình ảnh huân tập ở trong cái ý thức của chúng ta, để rồi từ cái tưởng thức đó nó hoạt động, nó đưa ra như một cuộn phim ảnh mà thôi. Cho nên tất cả những cái này là cái giả dối của cái tâm, của cái tưởng thức của chúng ta tạo thành cái thế giới siêu hình.
Cho nên do vì vậy mà chúng ta không có Minh, mà không có Minh tức là chúng ta không hiểu thấu rõ, không hiểu thấu rõ thì chúng ta lầm lạc.
Từ lầm lạc thì chúng ta sẽ bị người khác gạt, nói rằng con đường này là có Phật Tánh nè, con đường này là có như thế này, thế khác, để rồi chúng ta chấp nhận nó, rồi chúng ta đi mãi, đi mãi, cuối cùng thì Phật Tánh đâu không thấy mà thấy cuộc đời đau khổ của mình cũng còn nguyên như trước.
Đó là nói về cái Minh và cái Vô Minh.
(3:28) Còn bây giờ thì cô Diệu Quang lại hỏi tiếp Thầy:
“Kính bạch Thầy! Tu tập như thế nào mà chánh tri kiến sanh khởi?”
Cái chánh tri kiến, bởi vì hồi nãy, cái trí tuệ mà mình thấy biết cái này cái kia, các pháp, thấy cái vật này vật kia, mình đều bị lầm chấp.
Bây giờ mình muốn được cái này nó không lầm chấp, tức là cái trí tuệ mình nó không bị lầm chấp cái vật gì hết, thấy đó mình phải biết cho rõ. Mà làm sao để cho cái trí tuệ mà chánh tri kiến đó, nó sanh khởi, nó tiếp với các pháp khác thì nó lại hiểu biết được các pháp đó, nó rõ ràng, và nó làm cho cái tâm người đó không dính mắc, không giận hờn, không phiền não?
Cũng như bây giờ người đó chửi mình mà mình có chánh tri kiến rồi thì tức là mình không có giận. Mà mình chưa có chánh tri kiến mình mới tức, người ta nói mình “chó”, thì mình giận quá! Họ nói vậy là mình phải chửi họ “trâu” mới được chớ còn không chửi như vậy không được! Cho nên mình đâm ra mình phiền não, mình tức.
Vì vậy mà, ở đây cô Diệu Quang hỏi Thầy:
“Kính bạch Thầy, tu tập như thế nào mà chánh tri kiến sanh khởi?’’
(04:35) Đáp: “Có hai duyên để tu tập.”
Muốn tu tập cái chánh tri kiến để sanh khởi, để khi người ta chửi mình mình không giận, hay hoặc là có chuyện gì xảy ra cho mình mình không buồn, để cho tâm của mình được giải thoát, thì ở đây Thầy trả lời cho cô Diệu Quang, thì có hai duyên để tu tập.
“Một là tiếng nói của người khác.”
Tức là đối tượng đó các con, mình phải tu trong đối tượng đó.
“Hai là Như Lý Tác Ý.”
Như lý là pháp hướng đó. Đó thì các con thấy rõ ràng, Thầy cũng dạy các con phải tu trong đối tượng thì cái tâm của các con nó mới xả ra, nó mới ly dục ly ác pháp. Mà ở đây, để làm gì? Cái mục đích ở đây để nó phát khởi chánh tri kiến, để khi người ta chửi mình không giận. Nếu mình tu mà không có đối tượng thì tới chừng đó có đối tượng chửi mình thì mình giận.
Mà bây giờ mình tu có đối tượng, thì cái đối tượng đó hằng ngày nó làm cho mình phiền não giận hờn, thì bắt đầu mình từng tập cái Như Lý Tác Ý, tức là từng tập cái pháp hướng. Từng tập cái pháp hướng nó thấm nhuần theo cái đối tượng. Bữa nay mình thấy còn giận nè, nhưng mà mai kia, mốt nọ, sao nay hết giận rồi?
Tức là mình biết là do hai cái pháp này mà chánh tri kiến mình nó phát sanh khởi rồi, mà nó sanh khởi rồi thì tức là mình không còn giận nữa.
Đó thì như vậy rõ ràng là từ lâu tới giờ mình tu đúng pháp chớ không phải là sai pháp.
“Cái thứ nhất, tiếng nói của người khác, tức là đối tượng, tu tập trong đối tượng, tu tập ở trong động. “
Nghĩa là trong cảnh động, chứ không có cảnh mà trốn, tránh, né để rồi ở trong thất mà ngồi tu, thì cái tâm ngàn đời nó cũng không sanh khởi được cái chánh tri kiến này được.
Đó thì, như vậy là chúng ta đã tu đúng cách là phải tu trong đối tượng, tu ở trong cảnh động.
“Như Lý Tác Ý tức là pháp hướng tâm”
Mà tu như vậy thì các con cũng như các thầy thấy, là cái tu tập như vậy gọi là tu tập chánh tri kiến, để được tâm giải thoát, tuệ giải thoát, thì phải có sự hỗ trợ của năm chi.
Nếu muốn được phát khởi như vậy thì mình phải tu hai cái duyên này, tức là đối tượng và Như Lý Tác Ý. Mà muốn để đạt được cái tri kiến giải thoát này hoàn toàn với cái tuệ giải thoát, thì tức là nó phải có sự hỗ trợ của những cái phần khác, chớ không phải là nội mình tu ở trong đối tượng rồi Như Lý Tác Ý mà thành tựu được đâu.
(7:03) Nó còn phải có những cái chi phần khác để hỗ trợ nó, có năm cái chi phần để hỗ trợ nó, để cho nó thực hiện được cái chánh tri kiến giải thoát này. Bởi vì nó tri kiến, mà còn lại tri kiến được tâm giải thoát, rồi tuệ giải thoát nữa.
Cho nên nó phải, khi mà tu tập, nó không có nghĩa là, tuy nói rằng muốn khởi cái chánh tri kiến thì nó phải có hai duyên tu tập, thì đó là hai cái duyên trực tiếp, còn những cái duyên khác, cái chi phần khác, nó không trực tiếp nhưng mà nó giúp cho hai cái duyên đó để cho cái người tu đạt được cái chánh tri kiến, giải thoát được cái tâm và cái tuệ giải thoát.
Vậy thì năm cái chi này là gì? Năm cái chí này là cái chi thứ nhất, là giới luật. Cái chi thứ hai là mình phải nghe người ta thuyết giảng, như các con và các thầy nghe Thầy thuyết giảng, đó là nghe.
1- Và cái chi thứ nhất, thì nó là giới luật, tức là giới luật của Phật đưa ra, là mình phải sống cho đúng, đừng có sống sai, đừng có sống phạm giới.
2- Cái thứ hai là phải nghe, nghe cái lời giảng dạy, nghe cách này cách kia để cho mình hiểu, làm cho cái sự hiểu biết của mình nó đúng cái pháp, nó không có sai.
3- Rồi nghe rồi để làm gì? Nghe rồi để thảo luận. Thảo luận như thế nào? Các con nghe rồi cái chỗ đó không hiểu, mới bàn tới bàn lui. Bàn tới bàn lui tức là các con hỏi những cái câu hỏi, đó là thảo luận đó các con.
Như bây giờ các con nghe Thầy giảng rồi các con cái chỗ đó không hiểu, các con mới hỏi Thầy. Đó thì, hỏi Thầy tức là các con sẽ thảo luận, phải không? Thầy sẽ trả lời cho các con, tức là thảo luận để mà cho ra cái pháp đó để cho hiểu.
Nhưng ở đây chúng ta mới thấy có ba cái điều kiện, còn hai điều kiện nữa là gì?
4- Điều kiện thứ tư, thì chúng ta phải “chỉ”, chỉ tức là chúng ta tu ở trong cái tỉnh giác, làm sao cho cái tâm của mình được định tỉnh mà nó không khởi một cái niệm gì, ít ra thì cũng phải một tiếng đồng hồ. Để cho nó định tỉnh được, nó định tỉnh nó mới phát sáng ra được cái chánh tri kiến của mình, nó mới thấy đúng được, đó là chi thứ tư.
5- Chi thứ năm là gì? Chi thứ năm là quán. Quán là nhiều khi, khi mà được Thầy giảng rồi, về mình mới suy tư, mình quán xét lại những cái lời nói của Thầy coi đúng hay sai, suy nghĩ coi nó như thế nào, suy nghĩ nên tìm ra những cái lý mà tự mình đã phát sáng ra để tìm.
Thì các con thấy rõ ràng, từ cái “chỉ” nó mới phát sáng ra được cái “quán”.
(09:29) Do đó thì có năm chi này để chúng ta thực hiện được, để hỗ trợ cho hai cái pháp, tiếng nói đối tượng con người và Như Lý Tác Ý, để cho hai cái duyên này nó thực hiện được cái chánh tri kiến sanh khởi. Từ đó trước mặt của chúng ta mọi vật nó đều đi qua, thì chúng ta đều làm chủ, bởi vì chúng ta có chánh tri kiến sanh khởi rồi.
Đó là cái mà chúng ta cần phải học và hiểu, để chúng ta biết, để mà chúng ta rèn luyện mình trong những cái sự tu tập. Chớ không, đâu phải là chuyên môn nội cái Tứ Chánh Cần không? Nhưng ở đây không phải là chúng ta, ngoài cái Tứ Chánh Cần thì chúng ta thấy như thế nào nè?
Tiếng nói của người khác tức là chúng ta lấy đối tượng để tu ở trong những cái pháp của chúng ta đã học, từ Chánh Niệm Tỉnh Giác Định nè, từ Định Niệm Hơi Thở nè, cho đến Định Vô Lậu nè. Thì tất cả những cái đó là chúng ta đã tu tập để mà đối với cái đối tượng của tiếng người khác.
Rồi trong khi tu tập đó thì luôn luôn lúc nào chúng ta cũng dùng cái pháp hướng Như Lý Tác Ý rồi, thì rõ ràng là có rồi.
Vậy thì khi mà thực hiện cho đạt được cái này, thì chúng ta phải có năm chi phần, phải lấy cho được. Mà nếu chúng ta tu cái Tứ Chánh Cần, mà chúng ta không sống giới luật, không sống thiểu dục tri túc, thì chúng ta không bao giờ mà ngăn chặn các ác pháp được hết. Cho nên chúng ta phải sống đúng giới luật, lấy giới luật phòng hộ sáu căn, sống thiểu dục tri túc, thì mới đúng.
Thì Thầy cũng sẽ trả lời sau này những cái câu hỏi mà nó cũng nhằm vào cái chỗ tu tập đó. Còn ở đây Thầy chỉ giới thiệu để cho chúng ta biết rằng, khi tu thì đừng nghĩ rằng bây giờ tôi tu cái tiếng nói, đối tượng của người khác, Như Lý Tác Ý, thì tôi tu đây là một pháp nữa sao. Không phải một pháp đâu!
Nhìn ở trên Tứ Chánh Cần chúng ta đã có ba cái loại định để tu ở trên đó rồi, thì ba loại định trên đó, thì tức là chúng ta sống ở trong cái hoàn cảnh có đối tượng, để mà chúng ta ngăn các pháp ác. Mà ngăn các pháp ác, đoạn dứt các pháp ác, thì do cái định nào, định nào?
(11:22) Thì như vậy là chúng ta đã Như Lý Tác Ý, nó đã đúng như vậy. Nhưng mà ở đây muốn nói rằng, để cái chỗ đó nó sanh khởi được chánh tri kiến, thì từ ở chỗ mà tu Tứ Chánh Cần, mà do ba định này thì nó sẽ sanh chánh tri kiến. Để thêm cái phần chúng ta hiểu rõ được cái đường lối của đạo Phật, chớ nó đâu phải đây là một cái pháp riêng!
Nhiều khi các con, các thầy nghe tới đây tưởng đó là cái pháp riêng nữa rồi, thì chắc chắn là Thầy dạy muôn đời, các thầy càng rối thêm chớ không bao giờ mà biết nó là cái chỗ nào hết. Đó là những cái hiểu lầm lạc mất đi.
Cho nên nhiều khi nghe riết rồi cái rối đầu, không biết chỗ nào tu nữa hết. Trời ơi, Thầy dạy tiếng nói của người là phải tu nữa nè, Như Lý Tác Ý là tu cái khác nữa nè. Trời ơi nhiều quá! Gì mà Định Niệm Hơi Thở rồi Định Vô Lậu, rồi Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, rồi nào là Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân, nó tùm lum đủ thứ hết! Trời ơi, bây giờ biết cái nào tu bây giờ? Rối ren ở trong đầu!
Nhưng mà không phải, nói là nói để cho hiểu, hiểu để gồm lại, chúng ta biết chúng ta tu trong cái định đó nó có những cái đó, chớ không phải khác.
Thì các con cũng như quý thầy thấy rõ ràng là khi chúng ta mà tu được những cái này để cho có cái chánh tri kiến, thì giới luật, nghe tức là văn đó, văn là nghe đó, nghe rồi thảo luận, rồi chỉ, quán, năm cái chi phần này chúng ta phải tu tập.
Thì ở trong Định Niệm Hơi Thở hay là định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định đều là có chỉ ở trong đó hết rồi. Rồi Định Vô Lậu là có quán ở trong đó rồi. Cho nên tất cả những cái này, bây giờ còn có cái là nghe, rồi hỏi.
Đó bây giờ hôm nay được nghe Thầy giảng này, là nghe, rồi bây giờ hỏi Thầy là thảo luận. Còn giới luật thì các con đã sống đúng rồi, thì như vậy là nó có thêm hai cái phần nghe và thảo luận thôi. Từ hôm đó tới nay thì không có hỏi, cho nên nó không có sự thảo luận mà thôi.
(13:010) Hỏi kế tiếp Thầy:
“Kính bạch Thầy, như thế nào là sự tái sanh trong tương lai xảy ra?”
Nghĩa là trong cuộc sống mình hôm nay đang sống như thế này, thì như vậy là trong tương lai mình sống như vậy, cái sự tái sanh nó sẽ xảy ra hay là không xảy ra? Hay hoặc là mình tu như vậy, mà là mình bị ngăn chặn không cho nó sinh ra?
Đáp: “Bị vô minh ngăn che, bị tham ái trói buộc, như vậy con người tiếp tục tái sanh trong tương lai.”
Ở đây Thầy trả lời rất là ngắn gọn ở chỗ cái câu này nè. Trong cái câu này nè, “bị vô minh”, tức là hồi nãy Thầy có giảng cái chữ vô minh, ngăn che mình không thấy các pháp, cho nên mình lầm chấp thân mình là ngã, tâm mình là có một cái Phật Tánh thường còn, cho nên đó là những cái mình chấp để cho mình chạy theo những cái trần cảnh, cái trần, các pháp trần.
Bị tham ái, là lòng thương yêu của mình nó trói buộc mình, thì cái người đó mà thấy thấy mình, bây giờ mình thấy mình nè, có những cái mình còn lầm chấp, mình cho thân mình, tâm mình là cái ngã, là cái thân của mình.
(14:14) Tại sao mình biết là mình còn cái ngã, mà mình biết rằng mình còn cái chấp thân của mình? Là tại vì người ta chửi mình mà mình thấy mình còn giận, người ta nói cái gì đó mình thấy mình còn buồn, thì cái đó là cái bị ngăn che, cho nên mình bị lầm chấp, bị vô minh rồi. Mà cái người bị vô minh, mà còn buồn, còn phiền não, còn giận hờn như vậy đó, là cái người đó còn bị tái sanh luân hồi.
Rồi bây giờ nếu mà mình không cái còn giận hờn, phiền não nữa, nhưng mà mình thấy mình còn thương anh, nhớ em, còn nhớ con, nhớ vợ, còn lo lắng cho đời sống thế này, thế khác, còn tham cái máy này, cái xe kia, thì cái người đó còn buộc, tức là họ còn phải tiếp tục tái sanh luân hồi nữa, chớ không thể nào họ trốn khỏi hết.
Đó thì, câu hỏi của cô Diệu Quang là hỏi “như thế nào”, nghĩa là như thế nào mà tái sanh ở trong tương lai?
Vì vô minh, vì bị tham ái, mà phải tái sanh trong tương lai. Nếu chúng ta có Minh thì tham sân si không có, mà chúng ta không tham ái tức là không thương ghét ai hết, thì tức là chúng ta sẽ không tái sanh luân hồi, không còn tiếp tục ở trong cái tái sanh nữa.
“Con người bị vô minh ngăn che, có nghĩa là con người không thấy đúng sự vật, nên lầm chấp cái không phải cho là phải, cái không đúng cho là đúng, nên thường tạo ra nghiệp ác hoặc thiện. Do nghiệp ác thiện mà tiếp tục tái sanh luân hồi.”
Nghĩa là cái nghiệp ác thiện đó nó tiếp tục xảy ra, nhưng vì mình lầm chấp cho nên mình thấy cái đúng, cái sai, cái này cái kia, do đó mà mới tạo ra nghiệp thiện nghiệp ác.
Còn tham ái tức là lòng thương yêu, ưa thích, nghĩa (là) lòng thương yêu cái này kia, mà bây giờ mình còn ưa thích ăn uống, thì mình còn biết đó là cái tham ái của mình chứ gì, mình ưa thích cái áo này đẹp, mình ưa thích cái ca này nó tốt, thì do đó ưa thích nó.
Thì cái sự ưa thích đó, và cái sự thương ghét, nhớ thương những người thân của mình bằng cách này bằng cách khác khác, thì cái đó là cái nhân, cái đó là cái ưa thích, nó tạo ra cái nhân quả nghiệp ác thiện ở trong đó. Do cái nghiệp ác thiện mà tiếp tục tái sinh luân hồi nữa, thì do đó tương lai mình phải tái sanh luân hồi.
Và cái tâm trạng đó mình biết thì mình còn phải biết tái sanh luân hồi. Mà cái tâm trạng đó nó hết, thì tức là mình chấm dứt tái sanh luân hồi.
(16:30) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Người nhập Sơ Thiền phải lìa pháp gì, được những pháp gì?”
Thì hồi nào tới giờ thì các con thấy Thầy dạy Sơ Thiền chớ gì. Nhưng mà Thầy nói ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc, có Tầm có Tứ. Thầy nói như vậy, thì bây giờ các con cũng thấy ly dục ly ác pháp.
Nhưng mà ở đây, cô Út hỏi lại, cô Diệu Quang hỏi lại Thầy: “người nhập được Sơ thiền phải lìa những pháp nào?” Chớ còn bây giờ ly dục ly ác pháp, là lìa dục lìa ác pháp chớ gì? Bây giờ cô Út hỏi lại, để cho nó rõ ràng hơn, mình phải lìa, có phải ly dục ly ác pháp là cái pháp gì, được những pháp gì. Và khi nhập Sơ Thiền thì mình được cái cứu cánh của nó, được cái quả vị của cái Sơ Thiền, những cái pháp nào? Cô Út muốn hỏi vậy.
Đáp: “Người nhập Sơ Thiền phải lìa năm chi phần.”
Hồi nãy thì chúng ta nói ly dục ly ác pháp. Chúng ta thấy nó gọn, nó không có phân chia ra rõ ràng lắm. Nhưng ở đây thì Thầy phân chia ra cho rõ ràng.
Người nhập Sơ Thiền phải lìa năm chi phần, nó có năm cái chi phần ở trong cái Sơ Thiền đó mình phải lìa, thì mình mới nhập được Sơ Thiền, mà mình không có lìa bỏ năm cái chi phần đó thì mình không có nhập được Sơ Thiền.
Chứ không phải đơn giản như chúng ta gồm lại là ly dục ly ác pháp là nhập Sơ Thiền. Cái đó là tóm tắt lại một cái danh từ, nhưng mà ở đây phân ra làm năm chi phần để mà chúng ta lìa bỏ:
“1- Từ bỏ tham dục.
2- Từ bỏ sân.
3- Từ bỏ hôn trầm, thùy miên.
4- Từ bỏ trạo hối.
5- Từ bỏ nghi.”
Đó là năm cái chi phần này, là cái người đó phải lìa xa ra, phải bỏ ra, chớ còn nếu mà cái người mà còn một cái ở trong này thì chưa phải là nhập Sơ Thiền.
Nếu một người còn ham ngủ, ngồi mà hôn trầm mà nói tôi nhập Sơ Thiền thì được không? Không được. Bởi vì nó năm chi phần mình phải lìa ra mà, mà bây giờ mình còn hôn trầm thì không được.
Bây giờ tui ngồi đây mà tui không có vọng tưởng, diệt Tầm Tứ đi, không có vọng tưởng gì hết, nhưng mà cái sân tôi còn nè, thì như vậy là tôi chưa phải nhập Sơ Thiền đâu. Tôi chỉ ức chế tâm tôi hết vọng tưởng chớ sự thật ra tôi chưa có phải là hết, tôi phải bỏ cái sân nè.
Bây giờ tôi còn thấy cái món ăn đó thèm nè, mà tôi ngồi thiền một hai giờ nó không vọng tưởng, thì cái còn thèm, tham dục như vậy thì chưa phải là người nhập Sơ Thiền.
Sơ Thiền để xác định mình phải bỏ năm chi phần, mà năm chi phần đó thì chúng ta thấy mới gọi là ly dục ly ác pháp chớ, mới đúng chớ? Nếu mà bây giờ mình nói, bây giờ tôi chỉ cần có hết vọng tưởng, ngồi thiền mà không có vọng tưởng là tôi đã nhập Sơ Thiền, thì cái đó là cái sai, không đúng.
Ở đây nó đã chỉ cho các con thấy rõ ràng. Cho nên chúng ta muốn nhập được thiền định, đầu tiên thì chúng ta phải bỏ tham dục, từ bỏ sân hận, từ bỏ hôn trầm thùy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi. Đó thì tất cả những cái này phải từ bỏ.
Vậy thì cô Diệu Quang lại hỏi Thầy: khi bỏ những cái pháp này rồi thì chúng ta có được những cái gì? Chớ không lẽ chúng ta bỏ rồi thì bắt đầu chúng ta nhập Sơ Thiền thôi rồi cũng như vậy thì nó không có nghĩa lý gì.
Vậy thì nhập Sơ Thiền để làm gì? Hay là nó không ngơ nó tuốt luốt ở trong đó rồi làm gì đây? Cho nên cô hỏi vậy để chúng ta xác định rằng trong khi nhập, mà bỏ năm cái chi phần này rồi, thì chúng ta sẽ có được những cái gì ở trong trạng thái của lúc chúng ta bấy giờ?
(19:53) Đã bỏ cái này ra thì nó phải có những cái khác vô chớ? Chứ không lý rồi bỏ cái này ra rồi không có cái gì thì chúng ta trở thành một cây đá sao? Cho nên cái ý của cô Diệu Quang là muốn hỏi như vậy. Nếu mà chúng ta bỏ cái này ra rồi thì chúng ta sẽ trở thành cây đá mất rồi. Vậy ngồi thiền thành cây, thành đá, thôi đi ngồi thiền, đi tu để làm gì?
Cho nên ở đây Thầy sẽ giải thích cho rõ:
“Và thành tựu được năm chi phần.”
Nghĩa là hồi đó mình bỏ năm chi phần này, thì mình sẽ đạt được năm cái chi phần khác.
“Chi phần thứ nhất là Tầm, chi phần thứ hai là Tứ, chi phần thứ ba là Hỷ, chi phần thứ tư là Lạc, chi phần thứ năm là Nhất Tâm.”
Nghĩa là trong khi một người tu mà nhập được Sơ Thiền, thì người ta thành tựu được năm chi phần đó: Tầm Tứ đầy đủ, Hỷ Lạc có, Nhất Tâm có, thì như vậy là đúng là chúng ta đã ở trong cái trạng thái Sơ Thiền.
Còn bây giờ nếu mà chúng ta có Hỷ Lạc, mà Nhất Tâm không có nè, rồi Hỷ Lạc có, Nhất Tâm có, mà Tầm Tứ không có, thì tức là không phải nhập Sơ Thiền. Nó còn thiếu một chi phần là cũng không nhập Sơ Thiền được, chớ không phải là. Nó phải đủ năm chi phần này thì mới gọi là nhập Sơ Thiền.
Đó là cái phần của cô Diệu Quang, Thầy trả lời hết rồi.
(21:06) Bây giờ Thầy tiếp tục để trả lời phần của thầy Chân Huệ.
Thầy Chân Huệ hỏi: “Kính bạch Thầy! Tại sao thường dùng câu “quán thân trên thân, quán thọ trên thọ”, có ý nghĩa như thế nào?’’
Đáp: “Quán thân trên thân nghĩa là ở trên thân quan sát, xem xét kỹ lưỡng, để hiểu về thân con người một cách như thật, không còn hiểu lầm lạc ở trên cái thân đó nữa. Thì quán thọ cũng vậy.”
Nhưng mà các con thấy, đây là chúng ta ở trên thân quán thân mà tu về nhân tướng, tức là quan sát trên cái nhân tướng của nó, do đó chúng ta quan sát hiểu cho rõ về cái thân của chúng ta. Thì chắc chắn là các thầy cũng biết đó là cái Định Vô Lậu rồi, quán bất tịnh rồi quán này quán kia đó, quán vô thường đó.
Đó là cái chỗ “trên thân quán thân”. Thì cái chữ “trên thân quán thân”, nghĩa là trên cái thân của chúng ta, chúng ta mới nhìn nó mà quan sát như là nhìn quan sát một cái vật gì bên ngoài.
Chúng ta nhìn cái ca này quan sát, nhìn cái hộp băng này chúng ta quan sát, thì cái sự quan sát đó thì cũng như là chúng ta ở trên cái thân của chúng ta mà chúng ta quan sát nó, quan sát nó trong nhân tướng.
Rồi bây giờ chúng ta quan sát ở trong cái hành tướng ngoại, rồi quan sát trong hành tướng nội. Đó, rất là kỹ lưỡng ở trên cái chỗ tu tập này, rất kĩ lưỡng.
Cho nên ở đây thì thầy Chân Huệ hỏi Thầy “quán thân trên thân, quán thọ trên thọ có ý nghĩa như thế nào?”Thật sự ra thì nó là một cái, câu hỏi này tuy ngắn, nhưng mà Thầy giải thích luôn cả cái hành của thân, cả cái hành nội, hành ngoại của thân, rồi cả cái nhân tướng của thân, như vậy nó mới đủ. Đó là Tứ Niệm Xứ đã dạy như vậy.
Cho nên “trên thân quán thân”, tức là ở trên đó mà quan sát, xem xét kỹ lưỡng, để tìm hiểu về cái thân của mình, về thân hành nội, và thân hành ngoại, về nhân tướng của thân của mình, bằng cách này bằng cách khác, để mình thấu rõ.
Mà mình thấu rõ nó để làm gì? Mình thấu rõ nó, bởi vì ở trên cái thân của chúng ta là cái thân ô nhiễm, cái thân bất tịnh, cái thân ham muốn, cái thân đòi hỏi. Cho nên chúng ta thấu rõ để mà chúng ta ngăn chặn những cái ham muốn, ô nhiễm đó, mà làm cho nó thanh tịnh trở lại.
Cho nên ở trên đó mà quan sát như vậy để cho khắc phục được tham ưu đó, tức là chúng ta làm cho nó đừng có đắm nhiễm các pháp của thế gian nữa.
(23:24) Bây giờ Chân Huệ hỏi kế Thầy:
“Kính bạch Thầy! Tham công án và tham thoại đầu như thế nào? Xin Thầy giải thích cho con rõ.”
Ở đây thì chúng ta không dạy tham công án, tham thoại đầu, nhưng mà Chân Huệ hỏi thì Thầy, dù sao đi nữa các con cũng sắp sửa sẽ là, khi mà các con tu xong, hoặc là đủ duyên thì các con hướng dẫn người khác tu hành, thì người ta cũng có thể người ta hỏi về cái vấn đề các pháp môn thiền khác, như Thiền Đông Độ, tham công án, thoại đầu. Thì các con cũng được Thầy giải thích, rồi ngày nào đó các con cũng sẽ giải thích cho họ mà không có sai khác, để cho họ hiểu biết thêm, chớ sự thật chúng ta không tu cái pháp này.
Đáp: “Tham công án và tham thoại đầu khác nhau, không giống nhau.”
Hai cái pháp này nó không giống nhau. Bởi vì Chân Huệ hỏi Thầy: “Kính bạch Thầy, tham công án và thoại đầu khác nhau như thế nào? Xin Thầy giải thích cho con rõ.” Nghĩa là hai cái pháp này tu tập nó có khác nhau hay không, hay là giống nhau?
(24:31) Ở đây thì Thầy trả lời:
“Tham công án và tham thoại đầu khác nhau, không giống nhau”- đó là câu trả lời thứ nhất.
“Tham công án tức là tham nghi tình.
Ví dụ đưa ra một công án, hoặc là hai công án, thì chúng ta nêu lên cái công án thử, rồi chúng ta thấy cái nghi tình ở chỗ nào.”
Công án thứ nhất, “Trước khi trời đất chưa sanh, ta là cái gì?” hoặc là “Niệm Phật là ai?” Đó, thì cái chỗ cái nghi tình, tức là cái câu hỏi, bởi vì “cái gì”, “là ai”, thì đó là cái chỗ để nhấn mạnh hỏi.
Vậy thì cái nghi tình đó, nó sẽ đặt ngay cái chỗ “cái gì”, “là ai”. Tức là câu hỏi đó. Như “cái gì”, “là ai”, và giữ câu hỏi đó trong cái ý thức của chúng ta, kéo dài thời gian cái ức chế tâm, ức chế Tầm Tứ, cho đến khi ngộ được, tức là giải đáp được cái câu hỏi “cái gì”, “là ai”, giải đáp được, thì lúc bấy giờ nó bùng vỡ, nó ngộ được cái chỗ hỏi đó.
Thí dụ như: “Trước khi trời đất chưa sanh ra mọi vật, chưa sanh mình ra đó, thì mình là cái gì?” Đó. Cái câu hỏi nó làm cho cái ý thức của chúng ta không thể suy nghĩ ra được, cho nên nó luôn luôn nó giữ cái ý thức cho nó vắng bặt, nó không nghĩ ra được nữa.
Bởi vì cái ý thức nó không thể tìm hiểu ra được, cho nên do đó nó vắng bặt đi, mà nó vắng bặt thì cái tưởng thức nó sẽ thay thế vào. Cái tưởng thức nó thay thế vào thì nó bùng vỡ, nó ngộ.
Bởi vì cái ý thức không thể làm việc này được, mà chỉ có tưởng thức nó mới làm việc được. Mà cái ý thức nó còn suy nghĩ thì nó không hiểu nổi gì hết. Cho nên “Niệm Phật là ai?” Ai niệm Phật đây? Thì do đó mình không biết là cái người nào mà niệm Phật đây? Thì vì vậy, do vì cái câu hỏi như vậy đó, thì gọi là nghi tình, hay là tham nghi tình, tức là tham công án.
Kéo dài cái thời gian ức chế tâm đó, để mà diệt Tầm Tứ đó, tức là không còn ý thức nữa, cho đến khi mà ngộ, tức là đáp được cái câu hỏi đó mới xong. Ngộ được câu hỏi đó tức là ngộ tất cả các công án khác. Như vậy Thiền Tông gọi là triệt ngộ.
Nghĩa là mình ngộ được cái câu đó rồi, cái câu hỏi đó mình đã đập vỡ nó được rồi, mình hiểu rồi, qua cái sức tưởng, pháp tưởng của mình. Mình hiểu được rồi, thì bắt đầu tất cả những cái công án khác ở trong Thiền Tông mình đều hiểu hết, không có chỗ nào không hiểu. Mà chỗ nào cũng hiểu hết đó, gọi là triệt ngộ.
Là vì ở trong thời gian chúng ta dùng cái câu hỏi đó mà chúng ta ức chế cái tâm chúng ta không có ý thức mà phân biệt cái này cái nọ kia nữa, cho nên nó không có khởi một cái niệm gì được, nó bị kẹt chính ở trong cái câu hỏi đó. “Ta là cái gì?” hay hoặc là “Cái gì đây?” Đó nó cứ hỏi hoài ở trong đầu, cứ một lát chúng ta khởi ra cái niệm hỏi, lát chúng ta khởi niệm hỏi.
(27:26) Chớ nếu mà chúng ta không hỏi thì nó sẽ có một cái niệm vọng tưởng khác nó xen vô sao? Cho nên chúng ta muốn kéo dài cái đó nó thì thỉnh thoảng chúng ta đề kháng cái nghi tình đó lên. “Cái gì?”, để chúng ta nhắc để cho cái câu hỏi nó luôn luôn, cái nghi tình nó luôn luôn nó ở trong cái đầu của chúng ta, mà các niệm khác nó không sanh khởi.
Mà nó không sanh khởi được thì nó ức chế được cái ý thức của chúng ta. Mà nó ức chế được cái ý thức của chúng ta thì cái tưởng thức nó phải hoạt động. Mà nó hoạt động, cái tưởng thức nó hoạt động, thì ngay cái hỏi là “cái gì”, “là ai” thì nó biết liền à, bởi vì nó là tưởng rồi, cho nên nó biết liền, nó biết là cái gì rồi.
Chỗ mà ý thức ngưng, thì cái đó mới là cái gọi là Phật Tánh. Cho nên ở đây chúng ta kéo dài cái trạng thái đó, mà khi nó đã hiểu biết ra, thì nó biết ra cái đó là cái gì. Cho nên cái như vậy gọi là triệt ngộ, ngộ hết tất cả những công án.
“Tham thoại đầu tức là tham đầu câu nói.”
Các thầy với các con hiểu, thoại là nói, mà tham thoại đầu, là đầu câu nói. Nghĩa là chúng ta chưa cái nói ra cái lời nào hết, thì ngay cái chỗ sắp sửa nói, chưa nói đó, thì chúng ta tham ngay cái chỗ đó. Thì như vậy là các thầy sẽ hiểu ngay chỗ đó là cái chỗ gì, cái chỗ “chẳng niệm thiện niệm ác” đó.
Rõ ràng cái chỗ mà không ý thức nghĩ ngợi một cái gì hết đó, thì đó là cái chỗ thoại đầu đó. Cho nên cái danh từ nó thì nói như vậy để mà chúng ta tham thoại đầu, chứ sự thật đó là một cái pháp để chúng ta ngồi lại giữ cái tâm của mình nó không có cái niệm vọng tưởng.
“Cách thức này giống như người giữ tâm, ức chế tâm để cho niệm thiện niệm ác không sanh khởi. Niệm thiện niệm ác không sanh khởi tức là “bản lai diện mục”.”
Đó cho nên, do cái chỗ tham thoại đầu thì nó ngộ được cái “bản lai diện mục” của nó, tức là Phật Tánh của nó.
Đó thì, ở chỗ Chân Huệ hỏi về hai cách tu, hỏi về cái tham thoại đầu với tham công án, đến đây thì Thầy đã giải thích cho về cái tham thoại đầu và tham công án.
(29:30) Còn riêng về phần các thiền sư mà thoại đầu với công án, thì họ dạy theo La Quảng thiền sư, hay hoặc là theo Hư Vân Hòa Thượng, thì nó có sách vở của nó. Nhưng mà ở đây đại khái Thầy giải thích như vậy để chúng ta hiểu, biết cách thức họ tu, đơn sơ vậy. Còn cái mà họ vẽ ra thế này thế khác nữa thì chúng ta không đi vào cái chi tiết của họ nhiều, nhưng mà chúng ta biết như vậy.
(29:54) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Bên Đại thừa dùng chữ Thinh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát”
Chân Huệ hỏi Thầy Duyên Giác, Bồ Tát mà thôi. Còn ở đây thật sự ra, ở đây thì phải nói rằng trong kinh điển thường nói Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, thì câu hỏi của Thiện (Chân) Huệ thì nó chỉ có hai là Duyên Giác và Bồ Tát. Thầy thêm cái chữ Thinh Văn để cho nó đủ toàn bộ, để cho đủ cái chỗ cấp bậc của kinh điển Đại Thừa nó sắp xếp, để coi nó sắp xếp như thế nào?
Hỏi: “Kính bạch Thầy! Bên Đại Thừa thường dùng chữ Thinh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, có phải để chỉ người tu đạt được quả vị nào đó hay không? Xin Thầy dạy bảo cho con được phân biệt”
Đáp: “Bên Đại Thừa thường xếp loại cao thấp quả vị tu, cũng như cách thức làm lợi ích chúng sanh nhiều hay ít.”
Nó tùy theo cái chỗ mà nó sắp xếp để mà nó có cái cao cái thấp, cho nên nó mới có Tam Thừa đó. Tam Thừa ở đây là Thinh Văn Thừa nè, Duyên Giác Thừa nè, Bồ Tát Thừa nè.
Cho nên nói ví dụ lấy ví dụ như Thinh Văn Thừa là xe dê, rồi Duyên Giác thừa là xe nai, rồi Bồ Tát thừa là xe trâu vậy đó, nghĩa là xe lớn, còn mấy cái kia là xe nhỏ, xe con, không có xứng đáng. Do đó mà nó có ý nghĩa như vậy.
Đáp: “Bên Đại Thừa thường xếp loại cao thấp quả vị.”
Tức là đứng ở trên cái chỗ đó mới xếp loại cao thấp quả vị của cái người tu,
“Cũng như cách thức làm lợi ích cho chúng sanh nhiều ít, lấy cái chỗ độ chúng sanh.”
Cho nên Bồ Tát Hạnh nó có, chớ ai bao giờ mà nói Thinh Văn Hạnh bao giờ, hay hoặc là Duyên Giác Hạnh đâu? Không có cái đó, nhưng mà có nói là Bồ Tát Hạnh.
“Nên Thinh Văn là bậc nghe pháp Phật dạy mà đoạn dứt phiền não, đắc quả A La Hán.”
(31:52) Cái người mà nghe Phật dạy rồi nỗ lực tu tập đoạn dứt phiền não, đắc quả A La Hán gọi là Thinh Văn.
“Chưa có làm lợi ích cho chúng sanh”
Tức là chưa độ chúng sanh, gọi bậc Thinh Văn. Mình vừa nghe Phật dạy pháp, rồi bắt đầu mình nỗ lực mình đoạn dứt các cái pháp ác, xa lìa các pháp ác, để rồi mình thành tựu được thiện pháp, mình chứng được Niết Bàn, chứng được quả A La Hán, mình gọi là Thinh Văn.
“Bậc Duyên Giác là bậc giác ngộ thông suốt lý Mười Hai Nhân Duyên nên xả bỏ đoạn dứt Ngũ Triền Cái và Thất Kiết Sử, chứng quả A La Hán, tự mình tu, không phải nghe Phật dạy.”
Người nào mà nghe những cái bài thuyết pháp của Phật rồi tu chứng quả A la hán thì gọi là Thinh Văn. Còn cái người nào mà tự mình tu mà thông suốt được cái lý mười hai nhân duyên, để rồi đoạn dứt cái cuộc sống của mình đó, tức là đoạn dứt sanh, “sanh đã tận, Phạm Hạnh mới xong” đó, họ bứt bỏ hết tất cả những cái dây mơ, rễ má trói buộc họ đó, thì họ tự tu như vậy đó, thì gọi là Duyên Giác, họ chứng quả được A La Hán.
Cái tu chứng này không do Phật dạy mà do tự người đó, mà tự ngộ ra, tự tu ra, cho nên bậc Duyên Giác còn gọi là Độc Giác Phật. Độc Giác Phật là ông đó ông tự tu ông chứng, chớ không có cái người nào mà giúp ổng hết.
Ví dụ như cuộc sống của Thầy, Thầy đã thực hiện một đời Độc Giác, cho nên không có người hướng dẫn cái pháp, mà Thầy tự tu để mà ngộ lấy những cái sự giải thoát cho chính mình. Rồi bây giờ đem ra giảng dạy cho các con, thì các con đều là bậc Thinh Văn, còn Thầy là Duyên Giác mà thôi. Đó thì Duyên Giác là tự mình tu, còn các con bây giờ nghe Thầy dạy rồi tu, rồi giải thoát được, thì các con là Thinh Văn.
Còn cái tu mà giải thoát, thì Thầy Duyên Giác giải thoát sao, thì các con Thinh Văn cũng giải thoát như vậy, chớ nó không có hơn cao thấp, không phải là Thinh Văn thấp hơn là Duyên Giác mà Duyên Giác là cao hơn Thinh Văn, không phải.
Hai cái này nó y như nhau, nó giống nhau, nhưng mà vì cái hành trì mà tu tập, thì các con được nghe Thầy giảng dạy, đem kinh nghiệm của Thầy dạy lại, cho nên gọi là Thinh Văn. Còn Thầy Duyên Giác là tự Thầy ngộ ra được một cái lý của Phật pháp rồi đoạn dứt các tham, sân si, phiền não của mình, rồi ngộ ra được những cái lý đó mà không có Phật dạy, tự mình, cho nên còn gọi một cái tên nữa, bậc Duyên Giác còn gọi cái tên là Độc Giác Phật.
Cho nên các con nghe nói Độc Giác Phật chớ các con không biết là Duyên Giác hay là Độc Giác Phật. Do cái chỗ hỏi này nó có, bởi vì trong nhà Phật, nếu chúng ta học mà chúng ta không hiểu hết những cái điều kiện này, thì coi như là sự thiếu khuyết của chúng ta rất lớn, chúng ta phải học và phải hiểu hết.
(34:42) “Đại Thừa cho hai bậc tu này là Tiểu Thừa”
Nghĩa là cho cái bậc Độc Giác Phật này, gọi là Duyên Giác này, với Thinh Văn này là Tiểu Thừa là cái xe nhỏ, chớ không phải là xe lớn, còn Đại Thừa là cái xe lớn.
“Trong kinh Đại Thừa Niết Bàn cho hàng Thanh Văn, Duyên Giác”
Nghĩa là cái Thanh Văn, Duyên Giác mà Thầy nói lại gọi là Tiểu Thừa đó,
“Như là trẻ con chưa biết gì hết, còn Đại Thừa như người lớn biết tất cả.”
Đó ở bên Đại Thừa thì nó phân biệt, nó cho chúng ta thấy, đó là trong cái bộ kinh Đại Thừa Niết Bàn, Duyên Giác đó, ở trong đó nó có những cái bài kinh dạy, thì Thầy đã đọc và đã nhớ nó như vậy rất rõ ràng. Là hiện bây giờ những cái lời văn viết ở trong đó nó cũng còn y như thế này, nó có sự so sánh phân biệt để chúng ta thấy rất rõ, chớ không phải là Thầy đặt cái chuyện này ra, mà chính ở trong kinh Niết Bàn đã nói, cái bài kinh đó đã nói cái này rất rõ.
“Trong kinh Đại Thừa Niết Bàn, cho hàng Thinh Văn, Duyên Giác như trẻ con chưa biết gì hết, còn Đại Thừa thì như người lớn tuổi biết tất cả. Tiểu Thừa như người mới vô trồng, còn Đại Thừa như người gặt hái quả.”
Nghĩa là Tiểu Thừa như người mới có gieo, mới có cấy cái cây lúa xuống thôi chớ chưa có hột lúa ăn, còn Đại Thừa là người đã gặt lúa, đã hái quả đem về ăn rồi.
(36:07) “Tiểu Thừa như đứa trẻ mới học, tập viết, tập đọc, còn Đại Thừa như người đã đọc qua kinh điển cao siêu và thâm mật.”
Đó nó so sánh ở trong đó, những cái danh từ đó đều là do kinh đó mà so sánh như vậy.
Thì các con cũng thấy rằng, Đại Thừa nó nói vậy chớ nó không làm được chủ sanh tử, mà nó dám nói rất là cao siêu, nó là thâm mật lắm, nó là như người đã đọc qua kinh điển cao siêu thâm mật, nó là như người mà đã viết rành chữ. Còn Tiểu Thừa như là đứa trẻ mới có tập viết, tập đọc mà thôi, cũng như người nông dân mà mới gieo trồng cây lúa thôi, chưa có gặt hái được ăn. Còn Đại Thừa thì nó đem về nó ăn rồi, tức là cái quả của nó lớn như vậy đó.
“Đó là mục đích thâm độc,”
Ở đây Thầy kết luận chỗ mà, khi mà cái bài kinh này, do mấy con hỏi, buộc lòng Thầy phải có những cái lời nói và cũng là phải giải thích, rồi cũng phải có cái kết luận của nó.
“Đó là mục đích thâm độc của Phật giáo phát triển, diệt Phật giáo nguyên thủy khôn khéo, mà người có trí tuệ mới nhận ra được.”
Bởi vì nó xếp loại như vậy chớ nó không phải nó bác Phật giáo nguyên thủy là ngoại đạo này kia, nó không có nói, mà sách nó viết cái hàng đó.
Mà sự thật nó không có tu cái pháp của Nguyên Thủy đâu. Từ cái bắt đầu vô, nếu mà nó sắp loại là Tiểu Thừa thì nó phải đi từ cái Tiểu Thừa nó đi lên, nó không bao giờ tu đâu. Cho nên các thầy thấy, hầu hết là các nhà Đại Thừa họ không bao giờ họ giữ giới đâu. Cho nên họ không có đi tu từng cái Tiểu Thừa đâu.
Nếu mà nó sắp xếp là cái Tiểu Thừa là cái cấp bậc như mình lớp một, lớp hai đi, thì ít ra các nhà Đại Thừa họ phải đi từ cái lớp một, lớp hai lên chớ? Đằng này họ bỏ lớp một, lớp hai, họ nhảy qua, họ vô đại học họ ngồi ở trên đó.
Họ nói là tôi là thâm sâu, cao siêu, hiểu biết những kinh điển cao rồi, còn cái Tiểu Thừa thì mới có tập viết, tập đọc, bập bẹ, có nhằm nhò gì với tôi đâu! Mà ông ta ổng không chịu tập viết, tập đọc mà ổng trèo lên đại học ông ngồi, thì thử hỏi, các con thấy ông học được không?
Cho nên đó là cái thâm độc của ngoại đạo, của tôn giáo khác mà trong lúc bấy giờ ở bên Ấn Độ, nó khôn khéo, nó đội lốt tu sĩ Phật giáo, rồi nó vô đó nó triển khai cái pháp. (38:24) Nó cũng dựa vào đó nó nói Phật thuyết này kia nọ, nhưng mà nó dìm lần, dìm lần xuống Chánh Pháp của Phật một cách khôn khéo, rất là khôn khéo.
Thậm chí như kinh Nguyên Thủy mà nó còn dám thêm bớt ở trong đó, nó làm đảo lộn tất cả những cái bài kinh, làm chúng ta bây giờ không biết cái bài kinh đó, như thế nào tu trước, như thế nào tu sau? Nó dám như vậy, nó dám làm những chuyện đó.
Như vậy các thầy thấy các Tổ, mà gọi là 33 vị Tổ, mà họ xiển dương về cái đường lối Đại Thừa, thì trong đó đã 33 vị Tổ chớ không phải là một vị Tổ nữa, 28 vị Tổ ở Ấn Độ, còn 6 vị Tổ ở Trung Hoa.
Nó đã triển khai tất cả những cái giáo pháp này để nó dìm cái giáo pháp của chính của đạo Phật xuống. Bây giờ chúng ta đi tìm lại, chúng ta thấy rất là vất vả, gian nan. Mà trong khi nó tu chẳng ra gì hết, bởi vì nó bỏ cái lớp A, B, C tập đọc, tập viết mà.
Đó cho nên ở đây Thầy kết luận để cho chúng ta thấy, đó là mục đích thâm độc của ngoại đạo mà Thầy nói rằng “Đó là thâm độc của Phật giáo phát triển, diệt Phật giáo nguyên thủy khéo léo mà người có trí mới nhận ra được”.
Người không trí thì không nhận ra được, người không trí thì cứ nhận đó là Đại Thừa, đó là Phật giáo rồi, Phật giáo này ngon rồi. Mình mà tu được Đại Thừa là ngon rồi, vừa tu mà vừa độ người, nghĩa là hạnh phúc biết bao, làm lợi ích cho chúng sanh, nó có gì đâu!
“Còn Bồ Tát là hàng đẳng cấp cao, tu tập từ sơ địa đến thập địa, là quả vị Phật, không qua đường lối tu tập của Tiểu Thừa.”
Nghĩa là không có đi qua cái đường lối của Tiểu Thừa. Từ cái sơ địa nó vẽ ra một cái đường lối khác của nó tu, cho nên nó không có, nó dìm Phật giáo xuống Tiểu Thừa, nhưng không bao giờ nó tu cái pháp Tiểu Thừa đó, mà nó tu từ cái sơ địa cho đến thập địa mà thôi.
Ở đây Thầy cũng kể sơ ra để cho các thầy thấy rằng cái thập địa nó gồm có cái gì, chớ nếu không đó Thầy nói thập địa, rồi tới chừng đó người ta hỏi thập địa là gì, tên gì, không biết gì hết trơn mới chết được đó chớ.
Cho nên ở đây nó không phải là nó có những cái tên thập địa này không, mà nó còn nhiều tên nữa lận, đọc trong kinh sách của Đại Thừa nó đặt ra nhiều tên thập địa lắm chớ nó không phải không. Nhưng mà đây Thầy thấy rằng cái này nó cũng tạm để cho các thầy và các con sau này cũng hiểu.
“Thập địa nó gồm có: một là Càn huệ địa.”
Nó có những cái tên, từ của nó dữ tợn lắm!
“Hai là Tánh địa; ba là Nhập nhơn địa; bốn là Kiến địa; năm là Bạt địa; sáu là Ly dục địa; bảy là Dĩ biện địa; tám là Chi Phật địa, chín là Bồ Tát địa; mười là Phật địa.”
Bởi vì nếu mà mình học về Phật pháp mà mình không nghiên cứu kỹ về vấn đề này, thì trong khi như Chân Huệ mà hỏi Thầy mà Thầy không giảng hết cái này, thì các con cũng không cái hiểu được, mà giảng hết thì nó cũng mất thì giờ nhiều lắm cho con đường tu tập.
Nhưng dù sao chúng ta là những người văn, tức là chúng ta học, học phải hiểu biết, hiểu biết để chuẩn bị cho chúng ta đương đầu với cái con đường của ngoại đạo, nó đang dìm Phật giáo, dìm kinh sách của Phật giáo, dìm cái chân lý của Phật giáo xuống tận dưới bùn, nó không bao giờ nó để cho ngóc đầu dậy.
“Trái lại, trong kinh Nguyên Thủy thì Bồ Tát chỉ là một người tu chưa chứng, chưa thành đạo.”
Ở trong kinh Nguyên Thủy thì nó xác định rằng, một vị Bồ Tát là một người tu chưa chứng. (41:59) Thí dụ như Bồ Tát Phổ Minh đi xuống, từ ở trên cung trời Đâu Suất đi xuống thế này, đi tái sanh thành Đức Phật Thích Ca sau này, đó là Bồ Tát.
Cho nên Bồ Tát tu chưa chứng. Gì mà trải qua nhiều đời nhiều kiếp Bồ Tát phải tu hạnh nhẫn nhục, phải tu tùy thuận bằng lòng, phải tu Tứ Vô Lượng Tâm, đó là những cái hạnh tu của những vị Bồ Tát.
Coi như là đâu có làm sao mà những vị Bồ Tát này nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền được. Tất cả những bậc A La Hán người ta mới làm được chuyện đó, còn Bồ Tát thì chỉ nhẫn nhục mà thôi.
Cho nên cái trạng thái nhẫn nhục đó mà Thầy thường nói với các con, là trạng thái của cõi trời Đâu Suất. Cái người mà nhẫn nhục được thì cái người đó sẽ ở trong cái cõi trời Đâu Suất chớ chưa phải là ở cõi trời nào hết. Tức là cái trạng thái tâm của chúng ta là, trạng thái đó là cõi trời Đâu Suất.
Cho nên Bồ Tát tu nhiều đời nhẫn nhục, rồi bố thí, cả thậm chí như bố thí thân mạng của mình cho cọp ăn, bố thí cả vợ con, tất cả những cái đó đều bố thí, tất cả hết. Cho nên tu đó, hạnh nhẫn nhục, bố thí đó, thì làm những cái điều đó.
Cho nên cái một người cư sĩ, thường thường quý thầy họ hay nói cái vận của họ, nghe nó cũng, cái vận Đại Thừa, khi có một người cư sĩ nào đến làm công quả hoặc là cúng dường cái gì đó, thì họ kêu cái vị cư sĩ đó là Bồ Tát, coi như là sơ phát tâm Bồ Tát đó, hay hoặc là sơ địa Bồ Tát.
Cái người mà mới làm công quả chùa, cày cấy thì làm phụ, mà nấu cơm, nấu nước thì vô mà làm phụ, gọi là công quả đó, thì cái đó gọi là Bồ Tát. Hoặc là cái vị đó đem tiền bạc, cơm gạo đến cúng dường thì gọi cái vị đó là Bồ Tát. Cho nên nó có cái điều kiện họ gọi cái danh từ đó.
Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu rằng, đứng ở trong góc độ Nguyên Thủy thì cái vị Bồ Tát đó chưa có thành tựu gì hết. Còn ở bên Đại Thừa thì vị Bồ Tát đó là một cái đẳng cấp cao, họ là cái xe lớn rồi, cho nên họ vừa chở họ, mà vừa chở bao nhiêu người ở trên đó nữa đi.
Cho nên từ đó họ chở đi luôn xuống dưới hố hết trơn hết trọi! Vì vậy bây giờ đó, chùa thì phạm giới, phá giới, thiếu đạo đức, cho nên họ chở luôn xuống dưới hố thẳm, cho nên vì vậy mà nhìn hình ảnh đó mà chúng ta đau lòng.
(44:28) Bây giờ cô Diệu Tịnh hỏi, cô hỏi cũng có nhiều, nhưng mà Thầy sẽ đáp ở trong cái tập của cô, để cho cô hiểu qua cái chỗ tu tập. Còn cái gì chung thì Thầy sẽ nêu ra đây, để rồi chúng ta sẽ học chung nhau trong cái vấn đề tu tập. Còn cái vấn đề riêng thì Thầy sẽ trả lời ở trong tập nhật kí.
Hỏi: “Nói đến Tứ Niệm Xứ là nói đến thân, thọ, tâm và pháp. Tu tập như thế nào mà Đức Phật còn cho nó có tên là Niệm lực? Xin Thầy chỉ dạy cho con rõ.”
Đáp: “Đặt tất cả các pháp của Đức Phật trên bốn niệm này, tức là trên bốn chỗ thân, thọ, tâm pháp.”
Nghĩa là tất cả pháp của Phật đều là chúng ta đặt ở trên đó để mà tu hết, không có pháp nào mà đặt ngoài cái chỗ đó mà tu. Cho nên Thầy có giảng rồi đó. Khi mà lấy một cái pháp mà mình đặt ở ngoài cái chỗ đó thì mình không giải thoát được bốn cái chỗ đó đâu.
Thí dụ như Tịnh Độ đặt cái pháp niệm Phật để cầu vãng sanh, thì tức là ngoài chỗ đó rồi. Mình cầu vãng sanh tức là mình cầu vào thế giới khác, chớ không phải là cầu giải thoát ở nơi thân tâm mình, cho nên nó sai, nó không đúng đâu.
Cho nên tất cả các pháp của Phật hiện mà chúng ta tu hành đó, nó đều dồn ở trên bốn cái chỗ này mà chúng ta tu hành.
“Các pháp tu của Phật có công năng làm cho bốn chỗ này thanh tịnh, tức là quét sạch những niệm ác Ngũ Triền Cái và Thất Kiết Sử ra khỏi.”
Đó thì, tất cả các pháp nó tập trung, nó dồn lên trên bốn chỗ này để mà tu tập đó, nó làm cho tất cả các pháp ác, lòng ham muốn đều là ra khỏi cái nơi đây, nó làm cho bốn cái chỗ này thanh tịnh hết.
“Tất cả các pháp tu tập của Đức Phật được gom lại trên bốn chỗ này nên nó trở thành một sức lực mạnh mẽ, gọi là Niệm Lực.”
(46:20) Nghĩa là dồn hết tất cả các pháp của Phật, từ Ngũ Lực, Ngũ Căn cho đến Thất Bồ Đề, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Tam Minh, tất cả những cái này đều là tập trung ở trên bốn cái chỗ này để mà tu tập, chớ ngoài bốn chỗ này thì không thể nào tu tập cái gì hết hơn hết.
Cho nên nó tập trung như vậy mà các pháp, pháp nào nó cũng là vi diệu, pháp nào nó cũng có những cái lực của nó ở trong đó hết. Cho nên nó tập trung nhiều như vậy, cho nên mới gọi nó là Niệm Lực. Tập trung ở trên bốn cái chỗ này, mà bốn chỗ này là bốn cái nơi, cho nên bốn cái nơi đó gọi là Niệm Lực.
“Vì thế Tứ Niệm Xứ còn có tên là Niệm Lực, Niệm Căn.”
Bốn cái chỗ này là cái căn gốc nó mình tu tập, mình đem các pháp kia mình tu tập, cho nên nó là trở thành một cái gốc, cái gốc của cái niệm.
Mà nếu mà mình không có đem những cái pháp này mà đặt ở trên…
HẾT BĂNG