PHÁP HÀNH 14 - CƠ THỂ KHI NHẬP ĐỊNH - CÁCH DÙNG PHÁP HƯỚNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
Thời lượng: [47:19]
(tiếp theo Pháp hành 13)
(0:00) Cho nên nó có sự phản ứng. Cũng như bây giờ ai bóp mũi mình, mình giẫy giụa dữ lắm, mình phản ứng để mình chống lại sự chết của mình.
Cho nên thí dụ bây giờ người ta bóp cổ mình nghẹt thở không được, mình giẫy giụa, cho đến cuối cùng mà mình giẫy không nổi thì mình mới chịu chết, chớ mình không có nằm yên để người ta bóp mình chết đâu. Đó là một cái phản xạ tự nhiên của nó.
Thí dụ như trên con đường mình đi ngang vầy, trời nhá nhem tối rồi, mình thấy một cái sợi dây nó quăn queo giống như con rắn, mình đi vừa chợt thấy cái mình nhảy qua liền. Nó không phải là có cái ý thức mình điều khiển, đó là phản xạ tự nhiên của cơ thể của mình.
Cho nên vì vậy đó mà cái pháp hướng của chúng ta truyền lệnh cho hơi thở tịnh chỉ, thì nó tịnh chỉ như vậy, thì nó ngưng như vậy một chút, thì nó có cái sự phản xạ để nó bảo vệ cơ thể nó. Bắt buộc cái pháp hướng nó giữ cho cái hơi thở phải tịnh chỉ dài hơn nữa, thì cái tụi kia bắt buộc nó phải phản xạ, nó phải làm cho cơ thể nó sống, tức là nó phải trỗi dậy nó hoạt động.
Cho nên đó là những cái cách thức mà nó thay thế để cho cơ thể nó không bị chết, nó không có bị hoại diệt cơ thể. Cho nên nó phải hoạt động, chớ còn không hoạt động thì nó chết. Cho nên cái phản xạ tự nhiên của nó phải có khi cái tụi này bị cái pháp hướng nó ức chế, nó làm cho cái tụi này ngưng đi, thì cái tụi kia phải phấn khởi, phấn khởi tức là hoạt động trở lại.
Do như vậy đó mà chúng ta nhập định mà chúng ta không bị hoại diệt cơ thể. Khi nó chịu hoạt động thì hơi thở chúng ta mới tịnh chỉ hoàn toàn, lúc bấy giờ chúng ta mới nhập được Tứ Thiền.
(1:33) “Cái hay nhất của đạo Phật ở chỗ chỉ dùng pháp hướng mà không ức chế điều khiển.”
Nghĩa là chúng ta chỉ dùng pháp hướng nhắc thôi, chớ không phải chúng ta nhắc như vậy là chúng ta nín thở đâu, không phải đâu. Nếu mà nín thở tức là chúng ta ức chế hơi thở của mình. Ức chế hơi thở của mình là không hay đâu, nó làm chúng ta bị rối loạn cơ thể và rối loạn thần kinh đó.
Cho nên cái đó không tốt. Chúng ta chỉ dùng pháp hướng nhắc thôi. Do cái tâm mà thanh tịnh, nó ly cái ác pháp ra rồi, thì chúng ta nhắc nó có cái hiệu lực rất lớn, nó làm cho cái hơi thở tịnh chỉ. Bởi vì tịnh chỉ mà chớ không phải là đình chỉ, hay hoặc là định chỉ, mà tịnh chỉ.
Tịnh là do lực thanh tịnh của tâm mà nó điều khiển, nó làm cho cái hơi thở ngưng, chớ không phải chúng ta ức chế cái hơi thở bằng cách điều khiển làm cho nó thở chậm chậm rồi ngưng, rồi nín thở. Thì cái đó là, nếu một người mà tu thiền định tưởng thì họ thở bằng rốn, thở bằng chân lông của họ thì lúc bấy giờ họ tu tập bằng cách ức chế.
Ức chế tức là họ thở chậm chậm chậm, hoặc là họ nín thở lại, rồi họ tưởng, họ dùng cái tưởng của họ, họ tưởng như là họ thở bằng rốn hoặc hay hoặc là thở bằng lỗ chân lông.
(02:36) Do họ nín như vậy chừng khoảng độ một phút, hai phút, rồi họ thở lại, rồi một lát nữa họ nín, rồi họ lại tưởng như vậy, rồi họ lại thở lại. Họ tập riết rồi như vậy là khi mà họ nín luôn một cái thời gian, thì tức là ức chế cái này thì nó phải hưng phấn cái kia. Nó hưng phấn là nó qua một cái tưởng nó hưng phấn, thì coi như là hơi thở nó thở theo lỗ chân lông.
Như các nhà yoga đã biểu diễn ở bên Liên Xô, mà báo chí và đài phát thanh đã có đăng những cái tin tức cho chúng ta biết. Dìm họ trong nước họ không chết, tức là họ thở bằng lỗ chân lông. Chôn ở trong đất họ không chết, tức là họ luyện bằng những cái định tưởng đó, bằng những cái tưởng đó đó.
Còn ở đây chúng ta không có ức chế nó chút nào hết, chúng ta không có thở chậm, thở nhẹ, chúng ta chỉ điều khiển, rồi tự nó, nó chậm nhẹ, hoặc là chúng ta điểu khiển nó tịnh chỉ, rồi tự nó nó ngưng. Rồi nó ngưng rồi nó phục hồi trở lại, rồi nó ngưng, cứ như vậy chúng ta dùng pháp hướng cho đến khi tất cả các tế bào kia nó hoạt động trở lại, thì lúc bấy giờ nó tịnh chỉ luôn, nó ngưng luôn.
Chừng nào mà chúng ta điều khiển nó trở lại, thì chúng ta nhắc nó hoạt động trở lại: “Hơi thở thở lại!”, thì nó bắt đầu thở lại. Thì nhắc nó lại, thì cái tụi tế bào kia bắt đầu nó trỗi dậy nó làm việc, thì cái tụi tế bào này nó nằm yên nó xuống ngủ.
Đó là cái hay nhất của cái pháp môn của đạo Phật là cái chỗ chúng ta dùng pháp hướng chớ không có dùng cái sự ức chế. Còn các cái ngoại đạo, các tôn giáo khác, người ta đều dùng sự cái ức chế mà điều khiển qua một cái tưởng của mình.
(4:04) Thí dụ như một nhà luyện võ công, hay hoặc khí công, họ cũng đều dùng cái tưởng của họ hết. Khi họ vận nội công thì họ cũng phải dùng tưởng họ, họ dùng khí công họ cũng phải dùng cái tưởng của họ. Còn ở đây họ ức chế, họ gồng cái tay lên, rồi họ tưởng như là tất cả những cái sức mạnh gồm vào trong đó một cái lực của nó, như vậy họ gọi là nội công.
Còn chúng ta thì không có gồng không có gì hết, chỉ nhắc nhẹ nhàng như vậy thôi, rồi tuần tự đó, do chúng ta giữ được cái trạng thái mà nó yên lặng, vắng lặng, thì chúng ta sẽ hướng được, đừng có để cho nó mất cái trạng thái đó thì không được.
Cũng như cái tâm mà chúng ta nó cứ nghĩ ngợi cái này, kia, nọ, mà chúng ta cứ bảo nó tịnh chỉ thì không được rồi. Cho nên cái tâm của chúng ta phải thanh tịnh rồi. Mà cái tâm thanh tịnh đến cái mức độ vắng lặng, thì cái chỗ thanh tịnh của nó là cái chỗ hết tham, sân, si, không còn giận hờn, phiền não, không còn ham muốn vật dụng thế gian này nữa hết.
Cho nên do cái chỗ thanh tịnh này mà cái pháp hướng đó nó có cái hiệu quả, điều khiển được cái sự sống chết của chúng ta là ở chỗ này.
“Điều khiển sai khiến bằng một lực vô hình của tâm.”
Nghĩa là coi như là đây là mình điều khiển bằng cái lực của tâm chớ không phải là bằng cái cơ thể của chúng ta, bằng cái ức chế, bằng cái điều khiển, bằng các cơ. Thí dụ bây giờ Thầy thở chậm, Thầy dùng cái cơ thở chậm của Thầy, hay hoặc là dùng cái cơ nín thở, thì đây là dùng cơ. Còn cái này chúng ta dùng cái lực của nó bằng tâm, chớ không phải dùng cái lực của bằng cơ, bằng thân của chúng ta, bằng các cơ của chúng ta.
“Điều khiển sai khiến bằng một lực vô hình của tâm, vừa tịnh chỉ hơi thở, mà vừa đánh thức các tế bào não.”
Nó hay tuyệt là ở chỗ đó.
“Cách thức tu tập rất là khoa học, không có khổ công tu tập như thiền yoga.”
Nghĩa là cách thức chúng ta tu tập theo thiền của đạo Phật thì nó không có khổ công, chúng ta chỉ dùng hướng vậy thôi, mà chúng ta đạt được cái mức này.
Thí dụ như bây giờ, chúng ta tu nẻ, ly dục ly ác pháp nè, thì do cái Tứ Chánh Cần mà chúng ta đạt được cái tâm thanh tịnh đó là ly dục ly ác pháp. Mà khi ly dục ly ác pháp được rồi, thì chúng ta còn Tầm Tứ thiện, vì vậy cho nên bây giờ chúng ta mới diệt cái Tầm Tứ thiện đi, vì vậy mà chúng ta mới nhập Nhị Thiền.
Nhập Nhị Thiền thì chúng ta diệt Tầm diệt Tứ, cho nên trong khi đó diệt Tầm Tứ nhập Nhị Thiền thì cái trạng thái tâm chúng ta rất là yên lặng. Từ cái chỗ ở yên lặng đó, từ cái chỗ mà tâm diệt Tầm Tứ ly dục ly ác pháp đó, thì chúng ta mới điều khiển diệt Tầm Tứ nó rất dễ, chúng ta cũng chỉ hướng tâm thôi, chớ chúng ta cũng không phải ức chế nó, cho nên chúng ta rất dễ dàng.
(06:26) Vì trong khi mà ly dục ly ác pháp chỗ Sơ Thiền đó, thì chúng ta biết là có cái nhất tâm rồi, cho nên Phật nói nó có cái nhất tâm nè, Hỷ, Lạc, Tầm, Tứ, Nhất Tâm, nó có năm cái quả của chúng ta tu tập mà.
Như vậy là chúng ta thấy có năm cái quả của Sơ Thiền rồi, thì cái Nhất Tâm đó để mà chúng ta tiếp tục ở trong cái trạng thái của Nhị Thiền, mà trạng thái Nhị Thiền tức là trạng thái yên lặng.
Từ cái trạng thái yên lặng đó, chúng ta mới tiến sâu vào để xả 18 cái loại tưởng, thì chúng ta đạt được cái trạng thái vắng lặng, luôn luôn lúc nào trong hư không này không còn nghe âm thanh nữa.
Từ cái chỗ vắng lặng này, chúng ta mới tiến tới chúng ta phá thọ, chúng ta phá tất cả những cái thọ, cho nên xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh đó, để mà nhập Tứ Thiền.
Thì khi mà xả hết cái thọ tức là cái hơi thở tịnh chỉ, hơi thở nó ngưng nghỉ. Hơi thở nó ngưng thì các hành trong thân chúng ta sẽ bắt đầu phải ngưng hết, do vì vậy đó mà chúng ta nhập Tứ Thiền.
Mà cái cách thức điều khiển của nó thì chúng ta thấy nó không có khổ công. Còn yoga nó phải rèn luyện khổ công, phải tập thân thể như thế này, trồng chuối ngược, rồi ngồi trên một cánh tay, rồi quay như thế nào, đủ cách đủ kiểu của yoga, luyện cái thân của mình hết sức, rồi luyện cái hơi thở.
Từ cái hơi thở, yoga thì nó có ba cái hơi thở chớ không phải hai hơi thở như chúng ta đâu: hơi thở ra, hơi thở vô và hơi thở nín, nó ba hơi thở mà. Cho nên vì vậy mà nó, khi tập tới hơi thở nín, nó rất quan trọng, người mà không biết thì nó sẽ ra máu. Còn cái người có kinh nghiệm tu họ hướng dẫn thì không đến đỗi, nhưng mà cái hơi thở nín nó sẽ làm cho người ta thở bằng chân lông hay hoặc là thở rốn.
Thế mà vi diệu hy hữu ít có pháp nào sánh kịp, bởi vì đối với Phật pháp, như mình nghe nói về yoga thì mình thấy là cái thiền đó tập luyện hết sức.
Người ta ở trên một cái núi cao như Hy Mã Lạp Sơn, trời lạnh buốt như vậy mà người ta chỉ choàng một chiếc áo mỏng như thế, như Thầy vầy, mà mỏng hơn nữa, mà người ta không thấy lạnh. Người ta ở trên cái tầng cao rất lạnh mà người ta không thấy lạnh. Cho nên người ta luyện tập cơ thể rất là vĩ đại.
Thì sự thật ra một cái người mà nhập Tứ Thiền rồi họ cũng làm cho những cái khi hậu, họ làm chủ được những cái khí hậu, ngay khi nóng họ cũng làm cho khí hậu mát mẻ, họ điều hòa được thời tiết, họ làm cho mát mẻ, khi mà lạnh họ cũng điều hòa được. Cho nên họ vẫn thản nhiên, người khác thì lạnh run, chớ còn đối với với người mà nhập Tứ Thiền họ vẫn điều hòa được không khí, khi mà họ ở trong cái trạng thái của thiền định đó.
Bởi vì họ chỉ dùng pháp hướng thôi họ đã có cái lệnh của pháp hướng rồi. Khi mà ở trong cái trạng thái vắng lặng, họ không có nghe âm thanh rồi, thì họ ra lệnh, không khí hay hoặc là cái khí trời hôm nay đương lạnh vậy, họ bảo “Phải ấm áp!”, thì ngay đó là cả toàn thân họ nghe ấm áp, không bao giờ mà nghe lạnh. Mà bây giờ nó nực nội, họ chỉ cần ra lệnh, thì cái thời tiết nó sẽ mát mẻ, nó không còn nóng nảy nữa.
Đó là cái quyền lực của một cái người tu, nó có một cái năng lực, có cái đạo lực như vậy đó. Cho nên chúng ta tu không có uổng đâu. Tại vì chúng ta chưa biết chỗ ly dục, ly ác pháp, cho nên chúng ta đi nó lầm lạc, nó đi ngang ngửa, nó xen vào ở trong những cái ức chế, rồi bị tưởng, rồi chúng ta tu riết nó sai.
(9:40) Bây giờ câu hỏi kế.
Hỏi: “Kính bạch Thầy! Khi tu các định dùng câu pháp hướng phải cho rõ ràng, mạch lạc, không nhầm lẫn, thong thả, khoan thai, không vội vàng, gấp gáp, đúng đối tượng, tâm trạng, thì hiệu quả đến ngay liền, bằng không thì ngược lại, hiệu quả không có, vọng tưởng khởi lên, loạn tưởng, tùy miên, phóng dật xen vào, hôn trầm, thùy miên, hôn tịch, vô ký kéo tới. Có đúng không, thưa Thầy?”
Đúng, bởi vì khi mà cái pháp hướng của chúng ta sai, mà tu hành nhiều khi chúng ta nhắc đại rồi thôi. Không phải! Chúng ta tuần tự những ý nghĩ của cái pháp hướng mà chúng ta đặt. Chúng ta khi mà nhắc, cái tâm của chúng ta rất tỉnh táo, nhắc từng cái ý nghĩ rất là thâm sâu của nó.
Thì ở đây Chơn Thành đã nắm được cái chỗ hướng tâm, phải thong thả, phải nhẹ nhàng, không có vội vàng, gấp gáp gì hết, đúng đối tượng. Trong khi tâm của chúng ta nhắc mà nó, thì ngay liền nó rất là tỉnh táo.
Còn nếu mà chúng ta không khéo mà chúng ta cũng nhắc cho có nhắc đó, hướng cũng có hướng đó, nhưng mà loạn tưởng, thùy miên nó phóng vào, hôn trầm, hay hoặc là vô ký, hôn tịch nó liên tục, thì cái chuyện đó là tại mình hướng cho có hướng thôi, chớ thật sự hướng phải tuần tự.
Bây giờ nó đang bị hôn trầm nè, mà hướng cho nó hết hôn trầm, là tuần tự phải hướng, phải nhắc cái tâm của mình như thế nào? Khi mà nhắc cái câu pháp hướng rồi thì cái tâm nó tỉnh ngay liền, nó không bị hôn trầm.
Như vậy là rút tỉa từ những kinh nghiệm đó, thì cho nên Chân Thành mới hỏi Thầy câu này. Nếu mà không có gì, cái câu pháp hướng mà thắng được cái hôn trầm thì Chân Thành không biết mà hỏi câu này đâu.
(11:29) Đáp: “Tu mà không có nhiệt tâm, không có nghị lực, không cái ráng sức thì chẳng mang lại kết quả gì.”
Nghĩa là trong khi tu mà dùng cái pháp hướng như vậy, mà không có nhiệt tâm để mà nói lên một cái câu nói hướng tâm cho nó rõ ràng, cho nó đầy đủ ý nghĩa của nó. Mình chỉ như là tụng cái Chú Vãng Sanh vậy, hay hoặc là Chú Đại Bi vậy, đọc lia lịa vậy, chớ không có ý nghĩa gì ở trong cái đầu chúng ta hết thì nó không phải đâu.
Cái pháp hướng nó có một cái ý nghĩa thâm sâu của nó. Khi mình hướng ra rồi, nó có một cái nghị lực, nó làm cho mình mạnh mẽ để rồi mình không có lười biếng, nó không có dễ dãi với mình nữa, mà nó có cái sự quyết chiến quyết thắng trong đó. Đó thì cái pháp hướng nó phải đúng cách của nó thì nó như vậy.
(12:23) Cho nên ở đây trong cái chỗ tu tập thì nó cần phải có cái sự nhiệt tâm, nó cần phải có cái nghị lực, nó cần phải có sự ráng sức mình. Trong khi mình bị một trạng thái nào đó, thì cần phải có sự ráng sức để dẹp nó, mà muốn ráng sức dẹp nó, thì phải đem hết cái nghị lực chống trả lại nó.
Thí dụ bây giờ nó buồn ngủ, mà mình không có nghị lực, tức là mình phải đi nằm ngủ chớ không thể nào mình thắng được. Bây giờ mình thấy cái cục kẹo đó mình muốn ăn, mà mình không nghị lực thì mình lấy mình bỏ miệng mình nhai à, không thể nào. Mà người có nghị lực nhất định là không ăn, chết bỏ, nhất định thèm chết bỏ, không ăn. Thì như vậy nó mới có nghị lực.
Cho nên cái nghị lực nó giúp chúng ta dứt liền, không có để chúng ta phạm phải những cái sai lầm đó. Cho nên như vậy nó mới có mang lại những cái kết quả.
“Tu mà không trạch pháp kỹ lưỡng, không rõ đặc tướng của mình, dùng pháp hướng không đúng pháp, đúng chỗ, đúng trạng thái đối tượng tâm, thì chẳng có hiệu quả gì, như con đã nêu ở trên.”
Nghĩa là mình phải tu, phải trạch pháp cho đúng cách thì nó mới có hiệu quả, mà nếu không đúng cách thì không có hiệu quả.
Nhưng Thầy lại thêm chỗ này để biết rằng, tu mà không cái nhiệt tâm, không có nghị lực, không cái ráng sức, thì nó cũng không có kết quả gì hết. Bởi vì mình đã chọn lấy cái tu rồi, cũng như mình đã chọn lấy cuộc đời, thì mình phải ráng sức để mà làm sao cho cuộc đời mình đem đến một cái hạnh phúc.
Phải có tiền sống nè, phải có cơm gạo ngày hai bữa, ba bữa phải đầy đủ nè, phải người ta có gì mình có nấy để cái đời sống của mình nó đầy đủ những vật chất như người khác. Mà mình phải làm cách nào, tìm mọi cách để làm ra bằng cái mồ hôi nước mắt của mình, cho xứng đáng với cái đầu óc, cái suy tư của mình.
Thì cái người tu chúng ta cũng vậy, phải nghĩa rằng mình chỉ còn cái gia tài là của mình, là phải đạt được cái gia tài đó, là bằng cái giải thoát của thân tâm của mình. Cho nên mình không tu thôi, mà đã tu không có nghĩa là mình cất cái chòi lá lẹt xẹt đó mình cứ ở vậy hoài, không phải đâu! Mình phải giải thoát cho hoàn toàn.
(14:31) *Hỏi:* “Kính bạch Thầy! Khi con tu Hiện Tại An Lạc Trú Định, con hướng tâm nhắc hơi thở chậm, chậm dần nhẹ dần, thì thấy có hiệu quả, nhưng cơ hoành và cơ bắp theo hơi thở nên có cảm giác căng tức. Vậy là tốt hay là xấu?”
Đáp: “Xấu.”
Nghĩa là lúc bấy giờ mình nhắc cái hơi thở mình chậm nhẹ, thì bắt đầu mình thấy có, từ cơ hoành ở trong ngực, trong bụng mình đó, và cơ bắp của mình nghe hơi căng, cảm giác căng tức, thì cái đó là không tốt rồi, xấu rồi.
“Khi cơ hoành và cơ bắp có cảm giác căng tức, thì con nên dùng pháp hướng khác mà thư giãn nó.”
Nghĩa là bây giờ bởi vì cái pháp hướng kia rồi nó, cái cơ hoành và cái cơ bắp của mình đó, nó theo cái pháp hướng của hơi thở chậm nhẹ. Do cái sự chậm nhẹ nó quá cái sức của cơ thể, cho nên cơ hoành và cơ bắp đó nó phải nương theo với cái sức chậm nhẹ đó, mà nó co thúc, nó làm cho nó căng lên, nó làm cho con thấy căng tức.
Cho nên bây giờ con phải dùng một cái pháp hướng để cho các cái cơ này, mặc dù bây giờ hơi thở chậm nhẹ thì con đừng có hướng nó bảo “Ngừng lại!”(15:47) Vì con sợ quá thì con bảo nó ngưng lại, hay hoặc là thở lại bình thường thì con không tiến bộ đâu, mà con cứ để cho nó chậm nhẹ theo cái chậm nhẹ của pháp hướng điều khiển nó.
Thì bắt đầu con muốn cho cơ hoành và cơ bắp của con nó trở về trạng thái thư giãn bình thường mà không còn làm căng tức, thì con hướng tâm tiếp. Con thấy có trạng thái gì thay đổi trong thân của con, mà đã có cái gì mà không đúng, thì tức là con phải dùng cái pháp hướng khác mà đặt cái đó xuống liền.
Đây Thầy có ghi cái pháp hướng nó như thế này: Bây giờ con sẽ hướng tâm, con nhắc nó: “Cơ hoành và cơ bắp phải thư giãn bình thường, không được căng tức nữa!”, con ra lệnh nó như vậy. Mà khi con ra lệnh một lần nó chưa, nó còn theo hơi thở chậm nhẹ đó, thì con ra lệnh lần nữa.
Ra lệnh đôi ba lần như vậy, thì cái cơ hoành và cơ bắp đó nó sẽ thư giãn bình thường, và thư giãn bình thường thì ngay đó cái hơi thở của con nó không chậm nhẹ nữa. Nó lại đứng lại. Thì lúc bấy giờ nó không có làm cho cơ thể con bị rối loạn nữa, cho nên nó đã phản ứng trở lại, nó giữ cái hơi thở con ở cái mức độ mà không có làm cơ hoành và cơ bắp nó căng thẳng.
Con thấy, từ cái chỗ đó là những cái chỗ mà chúng ta để sửa những cái sai của chúng ta.
Thí dụ như bây giờ mình đang ở trong cái trạng thái của một cái hơi thở an ổn, thì bắt đầu nó có một cái gì nó cảm giác như cái mũi mình nặng, cái đầu mình nặng, hoặc là cái tai mình lớn, hay cái thân nó bự ra. Thì lúc bấy giờ đó mình mới nhắc, mình nhắc mình hướng, mình phá những cái trạng thái đó đi, đừng có để.
Hay hoặc là mình đang ngồi mình yên lặng thế này, bỗng dưng mình thấy xung quanh mình ánh sáng sáng lên hết. Đó thì lúc bấy giờ đó, mình ngay liền mình cũng dùng pháp hướng để mình phá cái tưởng đó đi, chớ không để cho cái tưởng đó. Vì để cái tưởng đó tâm mình một lúc sau nó sẽ dính vào cái ánh sáng đó.
Cho nên tất cả những cái này là những cái chúng ta có pháp để phá, mà có pháp để tu, để mà tiến tới con đường nó suôn sẻ, chớ không khéo thì chúng ta bị lạc.
Các thầy và các con nhớ kỹ trong vấn đề này. Tuy rằng, cái câu hỏi và cái câu đáp tuy đơn sơ, chớ có những cái kinh nghiệm để trong lúc chúng ta tu tập, bất kỳ gặp một cái gì, chớ không phải là cơ hoành cơ bắp này đâu, các con không gặp cái này nhưng mà gặp cái khác.
Bây giờ khi mình đang tu như vậy, mình bảo hơi thở chậm nhẹ, thì bắt đầu nó chậm nhẹ, chậm nhẹ, chậm nhẹ, mà nghe sao nó tức, nó nhức cái tim này quá chừng, nó đau lói chỗ này quá. Ngay đó do đó thì phải dùng pháp hướng cho cái chỗ đau đó nó giảm xuống và nó bình thường trở lại, không được đau nữa.
Đó thì, trong khi mà mình đã hướng tâm mình nhắc cái này, thì cái hơi thở chậm nhẹ đó bắt đầu nó, mình cũng nương vào cái hơi thở đó chớ mình đâu có gì đâu, nhưng mà thấy hơi thở nó không còn xuống chậm nhẹ nữa, nó giữ lại liền tức khắc.
(18:17) *Hỏi:* “Kính bạch Thầy! Khi một người nhập định lâu ngày, một tháng trở lên, năm mười năm, các hành trong thân ngưng nghỉ, vậy các tế bào còn hoạt động hay không? Râu, tóc, móng tay, móng chân có mọc hay không mọc?”
Những câu hỏi này là Thầy thấy có nhiều cái mà trường hợp người ta nói rằng nhập định mà râu tóc đều mọc, hay hoặc móng tay, móng chân mọc. Thì ở đây câu hỏi này cũng để chúng ta hiểu biết được những cái sắp tới mà chúng ta có thể nhập định mà chúng ta biết được.
Đáp: “Khi một người nhập định lâu ngày Diệt Thọ Tưởng Định,”
Đây Thầy lấy ví dụ là lâu ngày chỉ có cái định Diệt Thọ Tưởng Định,
“Thân hành, khẩu hành và ý hành đều ngưng nghỉ hoàn toàn, thì các tế bào cũng ngưng hoạt động.“
Các con cứ nghĩ đi, thì cái gì mà nó ngưng hết? Hoàn toàn, thân hành là do cái thân của mình nè, cái khẩu hành cũng ngưng nè, ý hành nó cũng ngưng, toàn bộ nó ngưng hoàn toàn hết, thì các tế bào trong đó nó cũng ngưng. Mà các tế bào ngưng thì râu, tóc, móng tay, móng chân nó cũng ngưng mọc chớ sao lại nó mọc được?
Các thầy nó thấy đúng chớ đâu. Nó hoạt động thì nó mới mọc ra, còn nó không hoạt động thì làm sao nó mọc được? Phải hiểu như vậy. Cho nên chúng ta thấy nó phải có một cái cụ thể, chớ không phải là cái mơ hồ được, cái tưởng tượng được, mà đây là cái thực tế!
Tại sao vậy? Tại vì toàn bộ thân Ngũ Uẩn của chúng ta ngưng nghỉ, nó ngưng hoàn toàn thì cái lực vô thường không còn tác động. Bởi lực cái vô thường nó tác động là khi chúng ta còn hoạt động, nó tác động thì nó mới vô thường, nó vô thường thì râu tóc của chúng ta nó mới mọc ra. Nó mọc ra theo cái kiểu vô thường của nó, nó thay đổi mà.
Cho nên bắt đầu từ cái tuổi mà mới sinh ra, rồi nó phát triển dần dần, tức là nó vô thường đó. Thì khi nó hoạt động. chớ còn cỡ nó sinh ra rồi nó nằm nó chết đó thì nó còn cái gì nữa mà nó lớn lên nữa được, nó đâu có hoạt động được nữa.
Nếu mà một cái người nào mà mới sanh ra tám tuổi đi, bây giờ chúng ta đem thủy (ngân), đem cái này kia chúng ta ngâm cái xác đó đi, hay hoặc là đem một cái thuốc ướp xác đi, đừng có cho cái xác nó thúi đi, cái thây ma nó thúi đi, nó không có bị hư hoại, bị rữa đi. Thì lúc bấy giờ đó, thì các thầy sẽ thấy như thế nào?
Đứa trẻ đó bây giờ mà có ngâm 100 năm đi ở trong cái bồn thủy như thế này, thì nó cũng bây lớn đó, chớ nó đâu có lớn ra được nữa. Bởi vì nó ngưng hoạt động hết mà, làm sao mà nó phát triển được, nó lớn? Nó đâu có vô thường được nữa.
“Tại vì toàn bộ thân Ngũ Uẩn ngưng nghỉ, thì lực vô thường không còn tác động vào thân này được nữa.(21:03) Dù hành giả nhập định một ngàn năm vẫn giữ cơ thể như mới lúc nhập định.”
Nghĩa là không có già thêm.
Cho nên Thầy nói chỉ ở Nhị Thiền thôi, diệt Tầm Tứ thôi, cái ý không khởi, thân ngồi bất động nè. Cái thân ngồi bất động, cái ý không khởi nè, cái miệng không nói nè, thì nó cũng đã không thay đổi cái cơ thể của chúng ta rồi, thì còn gì mà râu tóc nó mọc ra. Thì huống hồ là người ta nhập cái Diệt Thọ Tưởng Định.
“Cho nên luật vô thường biến hoại cơ thể con người khi toàn thân con người còn hoạt động. Khi toàn thân ngưng hoạt động thì cơ thể không biến hoại thay đổi nữa, vì thế râu tóc ngưng mọc. Râu tóc, móng tay, móng chân còn mọc thì cơ thể còn vô thường trong từng giây từng phút thay đổi của cơ thể.
Bên Trung Quốc thời nhà Đường có câu chuyện huyền thoại, một vị thiền sư nhập định một ngàn năm, móng tay, móng chân, râu tóc (mọc) ra dài quấn quanh mình của vị thiền sư.”
Cái câu chuyện là thiền sư đó, sau cái đời nhà Tuỳ thì Phật giáo suy, cho nên cái vị thiền sư đó mới đến ngồi ở dưới một cái gốc cây, rồi nhập định ở đó. Rồi cái gốc cây nó lớn nó bao quanh cái vị đó, nó lớn nó bao quanh lại hết ở trong cái thân cây đó. Một ngàn năm sau mà cái cây nó lớn quá, nó bao mất cái vị đó đi.
Cho đến khi mà đời nhà Đường lập quốc, thì Phật giáo thịnh, thì vua nhà Đường mới sai người đi lên rừng đốn cây đem về để mà làm lầu đài. Thì chặt cái cây nó lại văng cái người nhập định đó ra, do đó thì thấy râu tóc, móng tay, móng chân vì ngồi như vầy mà nó quấn cùng mình hết. Nghĩa là bởi vì cái cây, rồi nó đâu có đi ra dài được, thành ra râu tóc là nó mọc nó quấn quanh hết.
Do đó thì vua nhà Đường mới hỏi cái người này là con người hay là ma quỷ. Hỏi một vị thiền sư, thì vị thiền sư nói đây là một vị nhập Diệt Thọ Tưởng Định cho nên nó như vậy. Vậy thì muốn cho cái người này tỉnh dậy thì lấy cái đồng la, sai lính lấy đồng la đánh. Đánh một hơi thì vị này xuất định, quả đúng là cái vị này xuất định.
(23:24) Và hỏi ra thì mới biết là vị này nhập vào cái năm nào trong đời nhà Tuỳ, ở lúc nào, thì tính ra thì nó là một ngàn năm.
Đó là câu chuyện huyền thoại vậy, nhưng mà sự thật nó có đúng không? Ở đây nếu mà không có Chân Thành hỏi cái câu này thì chắc chắn là câu chuyện đó ai cũng tin rằng sự thật như vậy. Cho nên đây Thầy sẽ đập vỡ những cái sai lệch nữa.
“Nếu không có người nhập định được thì câu chuyện này ai cũng tin là có thật. Phải nói đây là bọn đại bịp vua chúa của nhà Đường, bịa đặt ca ngợi Thiền Tông, nhưng không có kinh nghiệm,”
Tức là không nhập định được đó. cho nên tưởng tượng ra mà bịa đặt.
“nên tưởng tượng ra mà bịa đặt câu chuyện. Bọn vua chúa nhà Đường không ngờ luật vô thường không thể nào chi phối vào hành giả nhập Tứ Thánh Định, chớ chưa nói đến Diệt Thọ Tưởng Định.”
Nghĩa là nhập tới Nhị Thiền là thấy luật vô thường nó còn chưa có tác động được huống hồ là Tứ Thánh Định, huống hồ là đến Diệt Thọ Tưởng Định.
“Người không nhập được định của Phật ngồi tưởng tượng theo kiểu Thiền Đông Độ thì râu tóc, móng tay, móng chân luôn phải mọc.”
Nghĩa là bây giờ người tu thiền Đông Độ thifg ngồi đây chẳng niệm thiện niệm ác, nhưng mà họ tưởng tượng rằng, có thể nó ngồi vậy là có thể râu tóc mọc này kia nọ, sự thật ra thì họ chưa có phải ở trong cái chỗ mà diệt Tầm Tứ, họ mới ở chỗ ý thức thanh tịnh mà thôi, cho nên râu tóc của họ vẫn mọc. Vì vậy mà họ tưởng tượng ra chắc là nhập định cũng râu tóc cũng mọc vậy thôi chớ không có gì.
“Tại sao vậy? Tại vì nhập thiền định Đông Độ khẩu hành, thân hành, ý hành không ngưng nghỉ,”
N ghĩa là luôn luôn nó còn hoạt động mà, làm sao mà móng tay móng chân như bình thường được.
Bây giờ Thầy nói như thế này, một người ngồi nè, không niệm thiện niệm ác nè. Đó thì bây giờ cho họ ngồi một năm đi nữa, thì cái khẩu hành. thì cho là cái khẩu hành họ ngưng nghỉ đi, tức là Tầm Tứ nghỉ đi, thì cái thân hành là hơi thở không ngưng nghỉ nè, rồi cái ý hành họ là cái bộ não nó cũng không ngưng nghỉ nè, tức là thọ tưởng không ngưng nghỉ nè, mà thử hỏi làm sao một cái người mà ngồi mà chẳng niệm thiện niệm ác mà ngồi được một tháng, hai tháng đâu? Đâu bao giờ có cái chuyện đó đâu.
(25:47) Cho nên thí dụ như bây giờ họ ngồi trong vòng chừng 5 tiếng, 10 tiếng, hay một ngày đêm đi, thì họ cũng phải đứng dậy họ đi kinh hành hoặc này kia nọ. Bởi vì họ ngồi lâu phải mỏi mệt, phải tê phải nhức à, cho nên vì vậy mà cái khẩu hành họ có ngưng không? Không ngưng. Bởi vì khi mà họ đứng dậy họ đi thì cái khẩu hành họ đâu còn ngưng được nữa. Đó thì, như vậy là râu, tóc, móng tay, móng chân nó phải mọc ra bình thường.
“Do thế mới biết rõ Thiền Đông Độ không làm chủ sanh, già, bệnh, chết.”
Do cái chỗ này mình mới biết rõ không làm chủ.
Vì vậy mà tưởng tượng, ở trên cái chỗ này mà tưởng tượng là Diệt Thọ Tưởng Định là ngồi thiền râu, tóc nó mọc như vậy, cho nên mới nói đây là Diệt Thọ Tưởng Định. Bởi vì lâu nay nó đâu có nhập được mà ngồi cả nghàn năm như vậy, cho nên chỉ có bên Tiểu Thừa, bên Nguyên Thuỷ nó mới có thể nhập được vậy, mà cái định đó gọi là Diệt Thọ Tưởng Định hay Diệt Tận Định thì nó mới có thể kéo dài được một ngàn năm như vậy.
Thì cái ông Hoà thượng này ổng cũng dựa theo kinh sách mà ông nói thôi, tức là vị thiền sư này cũng dựa theo kinh sách mà nói, chớ ông cũng chả biết được cái điều này, cho nên thấy, tưởng tượng ra là, coi như là râu tóc phải mọc như vậy thôi, chớ không có gì hết.
Đây là sự tưởng tượng ra cái câu chuyện, huyền thoại ra câu chuyện, chớ không phải có một người nhập định thật được như vậy. Nếu có như vậy thì người ta đã xác định được râu, tóc, và móng tay, móng chân có mọc hay không, người ta đã biết được.
“Thiền Đông Độ là một loại thiền lạc vào pháp tưởng, nên họ tưởng khi nhập định cơ thể như một người bình thường nên râu, tóc vẫn mọc.”
Đó thì, hầu hết là ở bên Trung Hoa tu sĩ Phật giáo thì họ đều tu Thiền Đông Độ, cho nên họ phải nghĩ trong cái vấn đề đó là nhập định là như vậy thôi, chớ không có thể nào. Chớ họ đâu có tu cái thiền của đạo Phật đâu mà họ biết rằng nhập định sao là đúng, sao là sai.
Cho nên họ cũng nói ưỡng thôi, nghĩa là không thể ông vua hỏi mà mình không nói, thì coi như là mình không biết, phải nói thôi. Mà nói theo kiểu mà mình chả biết mà nói như mình biết, tội là cái mình không biết mà mình nói mình biết, cái đó là cái đau lòng nhất, cái đó là cái vọng ngữ nhất của các vị thiền sư Đông Độ.
Thà là mình không biết mình nói mình không biết, để rồi mình đi tìm cái mình không biết đó mà trở thành biết, còn bây giờ mình không biết mà mình nói mình biết, mà mình chẳng biết gì hết, thì cái đó là cái tội nhất.
Cũng như tâm của mình có tham mà mình không biết mình có tham, thì cái đó thiệt là quá tệ. Tâm có tham thì biết tham, tâm không tham thì biết không tham, tâm có sân thì biết sân, tâm không sân thì biết tâm không sân. Đó là những cái chỗ mà chúng ta cần phải hiểu đó.
(28:29) Hỏi: ”Kính bạch Thầy! Ý nghĩa và lợi ích của việc ngồi kiết già trong khi tu thiền nhập định như thế nào? Ngồi bán già và các tư thế ngồi khác tốt và xấu, xin Thầy chỉ dạy cho con rõ.”
Những điều kiện này nó tuy đơn sơ vậy chớ mà cũng có hỏi thì nó mới có hiểu, chớ còn không hỏi thì nhiều khi chúng ta cũng không hiểu nó như thế nào.
Đáp: “Tư thế ngồi kiết già là một tư thế ngồi rất vững vàng hơn các tư thế ngồi khác.”
Nghĩa là mình phải công nhận rằng cái tư thế ngồi thiền mà ngồi kiết già rất là vững vàng. Nó có thể gom tâm rất dễ, thân nó gom, rồi tâm nó gom lại.
“Lợi ích của tư thế ngồi này là thân tâm gom lại dễ dàng nằm trên một tụ điểm. Tụ điểm chỗ thân tâm gom lại là một định lực sau này.”
Nghĩa là cái tư thế mà ngồi kiết già thì nó tạo cho chúng ta thành một cái tụ điểm rất dễ, cái sức gom tâm chúng ta rất dễ. Mà cái tụ điểm, mà chỗ để gom tâm để sau này nó trở thành một cái định lực, từ đó chúng ta mới nằm ở trên cái định lực, cái tụ điểm đó đó, mà chúng ta dùng cái đạo lực mà để điều khiển cả sự sống chết của chúng ta, chớ không phải ngoài cái chỗ đó mà chúng ta điều khiển được.
Cũng như bây giờ mình đặt cái tâm mình ở đâu ngoài, mình bảo nín thở hay hoặc là tịnh chỉ hơi thở, thì làm gì nó có tịnh chỉ được. Khi mà muốn điều khiển cái hơi thở chúng ta ngưng nghỉ, thì chúng ta phải đem cả cái tâm của chúng ta phải nằm ở trên cái tụ điểm đó, tức là nằm ở trên cái định lực đó, để rồi từ cái sức định lực đó, mà chúng ta biến nó trở ra một cái pháp hướng của nội tâm của chúng ta, nó trở thành cái sự điều khiển cho hơi thở tịnh chỉ.
“Tư thế ngồi này dễ gom tâm quán chiếu.”
Nó vừa dễ gom tâm mà tư thế này dễ quán chiếu hơn, trí tuệ chúng ta sáng suốt hơn, và nó phóng ra những trí tuệ rất là dễ dàng phát triển, cái tư thế mà ngồi kiết già.
“Bán già và các tư thế ngồi khác gom tâm khó hơn, dễ sanh lười biếng, trí tuệ khó phát triển hơn, nên sự quán chiếu thường bị vô minh che mờ.”
(30:35) Nghĩa là mình tu cái Định Vô Lậu mà mình ngồi trong cái tư thế thường vầy mình suy tư đó, mình quán chiếu đó, mình suy tư điều này thế kia thì nó không có sáng suốt đâu. Nhiều khi mình ngồi tư thế bình thường này, thì mình quán chiếu thì nó không có sáng suốt, nó không có xả được cái tâm của mình.
Cho nên phần nhiều chúng ta mà muốn xả được cái tâm mình thì mình ngồi kiết già, rồi mình đặt cái niệm đó mình quán chiếu cái niệm đó, mình xem xét cái niệm đó xong xuôi, thì càng lúc thì mình càng sáng ra. Tự nhiên nó làm cho mình thấu rõ được cái chỗ mình quán xét, chỗ mình quán chiếu.
“Nhưng khi đã nhập được định rồi, thì tư thế ngồi nào hoặc bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi đều nhập định được cả.”
Mới đầu chúng ta tu thì chúng ta cũng nên lấy cái tư thế ngồi kiết già mà chúng ta tập đầu tiên để chúng ta gom tâm và tạo tụ điểm. Sau khi mà chúng ta nhập định được rồi thì nó không cần ở chỗ cái tư thế ngồi kiết già, hay hoặc là ngồi tư thế nào chúng ta cũng nhập định được hết, đi cũng nhập định được, đứng cũng nhập định được, nằm cũng nhập định được, chớ không phải cần ngồi kiết già mà nhập định.
“Nhưng tu thiền định phải biết mọi oai nghi đều tu tập được cả, không riêng gì ngồi kiết già, nhưng không được bỏ kiết già. Vì ngồi kiết già là cũng là một phương pháp rèn luyện ý chí của người tu.”
(32:00) Chúng ta cũng phải nhớ rằng cái tư thế ngồi kiết già cũng là cái phương pháp rèn ý chí của mình đó. Bởi vì nó chéo chân nó đau nó nhức, nếu mà mình không ý chí thì mình thấy đau quá, kéo lên đau quá thôi xả ra, thôi ngồi kia tu cũng tu được chứ có gì đâu. Do đó ý chí mình nó cùn nhụt, nó không có cái nghị lực, nó không chiến thắng được.
Còn cái người mà kéo lên đau nhức kệ, nhất định là phải ngồi cho được, cho nên vì thế nó cũng rèn luyện cho mình những cái ý chí nó mạnh mẽ hơn. Thì như vậy chúng ta cũng không nên bỏ kiết già, nhưng mà khi mà chúng ta nhập định được rồi thì tư thế nào chúng ta cũng nhập định được chớ không phải là cần ngồi kiết già.
Bởi vì thiền của đạo Phật nó không chỉ nhắm vào có cái chỗ ngồi. Như chúng ta đi kinh hành đó, đi biết chúng ta đi đó, tức là tu hành tướng ngoại, là đó là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác thì nó cũng là thiền định rồi, chớ đâu phải cần?
Cho nên bây giờ chỉ có mình tu về cái hơi thở, tức là cái hành động nội thân của mình đó, thì mình ngồi lại để cho tâm nó gom lại. Thứ nhất là nó cần thiết là cái Định Niệm Hơi Thở, nó là trợ pháp cho các pháp khác, thì mình ngồi nó càng tốt, để cho mình trợ các pháp khác, mình tu các pháp khác.
Thí dụ như bây giờ mà quán từ bỏ đó, thì mình dùng cái hơi thở, tức là mình ngồi trong tư thế đó để quán từ bỏ, thì tức là nó có một cái tâm nó xoáy vào đó để nó phá vỡ cái tâm tham sân si của mình, cái lậu hoặc của cái thân tâm mình. Cho nên từ đó mình “quán từ bỏ tôi hít vô, quán từ bỏ tôi thở ra”, thì do đó mình nương cái hơi thở đó để mình tỉnh thức, rồi dùng cái pháp hướng mình nhắc từ bỏ cái tâm tham sân si của mình.
Thì đó là cách thức mình ngồi, còn cách thức mình đi thì tập tỉnh thức mình đi, thì cũng là cái một oai nghi tu thiền, đều tốt.
Thì ở đây Thầy khuyên rằng tất cả oai nghi chúng ta đều tu được, nhưng mà hiện cái oai nghi nào tu theo cái oai nghi nấy, cái thiền nào tu theo oai nghi đó chớ không phải là, nó có nhiều cái thiền mà cần ngồi thì chúng ta ngồi, mà không cần thì chúng ta đừng có bắt nó ngồi, mà chúng ta phải tu ở trong cái oai nghi đó.
(34:07) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Trong khi con tu các định dùng các câu pháp hướng đã thuộc làu, có khi lại quên mất mãi mới nhớ ra được, như vậy con đã tu sai chỗ nào?”
Bây giờ Thầy đáp đây:
““Có khi con quên mất câu pháp hướng” - đó là con đã chọn nhiều câu pháp hướng quá, nên có khi vào tu thì lại quên đi.”
Nghĩa là con chọn rất nhiều câu pháp hướng.
“Con nên chọn pháp hướng nhắm vào mục đích của việc mà muốn đạt được. Chỉ cần một câu ngắn, đầy đủ ý nghĩa, đập phá, xả, đoạn dứt ác pháp hay là tâm dục đó mà con chưa có đoạn dứt được.”
Nghĩa là dùng cái câu pháp hướng trong cái thời điểm này đang tu cái gì, muốn đạt được cái mục đích đó thì mình đặt cái câu pháp hướng đó, thì cái câu pháp hướng đó vừa ngắn gọn, thì chúng ta nhớ rằng, một câu pháp hướng nhắc tâm và một cái câu pháp hướng truyền lệnh, thì như vậy, khi nào mà thấy nó không đạt được thì chúng ta mới dùng cái câu pháp hướng truyền lệnh.
Cũng như bây giờ Thầy nói, như hơi thở nè, “hít vô tôi biết tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là cái câu pháp hướng nhắc.
Còn cái câu pháp hướng truyền lệnh: “Cái tâm phải biết cái hơi thở, chú ý cái hơi thở, không được khởi vọng tưởng!”. Thì đó là cái pháp hướng truyền lệnh.
Còn cái pháp hướng nhắc tâm “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là nhắc cái tâm mình cho mình biết thở vô thở ra.
Như vậy thì cái câu pháp hướng nó càng gọn, mà nó đầy đủ cái ý nghĩ, mà cái mục đích mình muốn đoạn dứt cái đó, thì cái nó là chắc chắn, nó mạnh mẽ, nó tạo cho một cái lực rất mạnh.
Còn mình nói nó dài, cái câu pháp hướng mà nó dài, nó yếu lắm, về cái lực của đạo nó cũng yếu nữa. Chỉ câu pháp hướng dài là nhắc tâm nhẹ nhàng, cũng như cái lời khuyên con.
Còn cái câu pháp hướng mà ra lệnh như cái lời đe doạ, “Mày mà còn đi chơi với bạn bè mày nữa thì tao giết mày, tao không để mày!”, đó là cái câu pháp hướng truyền lệnh, “Từ đây mà tao thấy cái mặt mày mà ở trong cái quán đó nữa thì tao giết mày!”, thì đó là cái câu truyền lệnh.
(36:26) Còn cái câu “Con đừng có vào cái quán đó chơi, ở đó là bạn bè hư thân mất nết, rượu chè, bài bạc này kia, con chơi rồi lớn lên con sẽ trở thành một cái tên lưu manh, nó không đúng này kia…”, đó là cái lời khuyên lơn con mình. Tức là cái pháp hướng đó là pháp thường nhắc, cho nên nó nhẹ nhàng mà nó nhiều, nó nói tùm lum đủ thứ hết.
Còn cái câu pháp hướng càng gọn, “Mày chết, mày vô đó tao giết mày!”, đó là cái câu nói là pháp hướng, thì chúng ta phải biết sử dụng những cái câu, nhưng mà cái câu pháp hướng nhắc tâm nó càng gọn bấy nhiều nó càng tốt chớ không phải.
Thí dụ “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, “hơi thở vô tôi biết vô, hơi thở ra biết ra”,“hơi thở vô”, mình nhắc nó vậy, “hơi thở vô, hơi thở ra”, thì khi mình thở ra mình nói “thở ra”, khi thở vô mình nói thở “vô”, cứ vậy mình nói, nó càng ngắn tức là cũng nhắc tâm.
Thí dụ như bây giờ cái ý thức của mình hay có vọng tưởng thì mình nhắc: “ý thức phải tỉnh!”, mình nhắc nhẹ “ý thức phải tỉnh”, thì mình nhắc cho nó, cứ lát nhắc chút, lát nhắc chút thì nó tỉnh, nó không có phóng khởi ra vọng tưởng.
Tuỳ theo ở tâm của mình, đặc tướng của mình mà mình đặt cái pháp hướng cho ngắn ngọn, thì nó sẽ không quên. Còn cái câu pháp hướng mà dài quá, khi mà mình muốn hướng mình không nhớ, nhiều quá rồi bây giờ không nhớ hết, đọc hết trở lại. Chỉ còn có nước lật cái tờ giấy ra mà đọc thì mới được, chớ còn bây giờ không đọc thì quên hết.
Đó thì, do cái chỗ mà con đặt những pháp hướng như vậy thì con hay quên, là bởi vì nó nhiều. Có khi mà con tu một cái định đó, mà con hai, ba câu pháp hướng, cho nên nhớ được câu này thì nó lại quên câu khác.
“Ví dụ con tu Định Niệm Hơi Thở hoặc Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, mà vọng tưởng cứ xen vào làm con thất niệm nơi hơi thở, thì có hai cách đặt pháp hướng.”
Đây là Thầy đem những cái ví dụ để cho con nương vào đó mà đặt. Là nhắc tâm thì “hơi thở vào tôi biết hơi thở vào, hơi thở ra tôi biết hơi thở ra”. Đó là cách thức mà hướng tâm, nhắc tâm. Bây giờ truyền lệnh tâm nè: “vọng tưởng hãy dừng, không được xen vào”, đó là mình nhắc, trong khi đó mình đang nương hơi thở.
“Nếu dùng pháp hướng ngắn hơn, dễ nhớ hơn, thì mình sẽ nhắc tâm của mình bằng pháp hướng ngắn hơn “hơi thở vô, hơi thở ra”,”
Tức là mình thở vô mình nhắc “hơi thở vô”, rồi mình thở hết hơi thở vô, rồi bây giờ bắt đầu thở ra, “hơi thở ra” mình nhắc “hơi thở ra.
Mình còn ngắn hơn nữa, nhắc ngắn hơn nữa, thì khi mà hơi thở vô mình nói “vô”, khi ra mình nói “ra”, đó mình nhắc ngắn hơn nữa.
(39:14) Mình chỉ có dùng một chữ mà nó cũng trở thành một câu pháp hướng của mình đó, “ra”, “vô”, “ra”, “vô”, cứ theo cái hơi thở mình nhắc “ra” “vô”, rồi mình ngưng, một phút sau mình nhắc, “ra”, “vô”. Và cứ như vậy nó làm cho cái sức tỉnh của mình nó nương vào hơi thở mà nó không bị vọng tưởng.
Truyền lệnh tâm “vọng tưởng dừng!”, đó mình truyền lệnh tâm, mình bảo “vọng tưởng dừng’, thì đó là mình truyền lệnh, mình dùng những cái danh từ ngắn gọn như vậy.
Còn mình dài thì nhắc nó lê thê nó dài, nó không mạnh. Mình chỉ “ra!”, “vô!”, “ra!”, “vô!” như vậy là mình biết là hơi thở ra vô rồi, mình dùng những cái danh từ nó gọn, ngắn.
Đó là những cách thức mà mình trạch cái câu pháp hướng của mình cho nó đúng với cái đặc tướng, cái hoàn cảnh của mình, nó làm cho mình không có quên.
(40:09) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Các cụm từ mà Đức Phật đã đặt ra Thất Kiết Sử, Ngũ Triền Cái, Thánh phòng hộ sáu căn, xin Thầy giải thích cho con được hiểu?”
Đó, những cái cụm từ này, nhiều khi các con cũng có nghe nói Thất Kiết Sử nè, Ngũ Triền Cái nè mà không biết sao nó cũng có tham, sân, si gì tùm lum ở trỏng, không biết nó giống nhau khác nhau chỗ nào? Bây giờ thầy Chân Thành hỏi, thì một người hỏi, Thầy trả lời bao nhiêu người sẽ hiểu.
Đáp: “Thất Kiết Sử là bảy cái pháp trói buộc con người, khiến cho đau khổ. Bảy pháp đó gồm:”
Bảy pháp đó gồm có đó, nó gồm có cái gì đây?
“Một là ái kiết sử.”
Thứ nhất là ái kiết sử.
“Ái kiết sử có nghĩa là lòng thương yêu, ưa mến, thích thú của mình, nó đã trói buộc mình, làm cho mình đau khổ.”
Nghĩa cái lòng thương yêu của mình đối với một cái đối tượng nào đó, một cái vật gì đó, đối với cha mẹ anh em, đều nó thuộc về ái kiết sử. Cho nên cái lòng thương yêu đó nó trói buộc mình, nó làm cho mình đau khổ.
Hoặc là mình ưa thích một cái vật gì đó, thì cái đó cũng thuộc về ái kiết sử, cho nên nó trói buộc mình dữ lắm. Bây giờ thí dụ như mình ưa thích cái nhà, thì chính cái nhà đó là cái ái kiết sử, cho nên nó trói buộc mình, làm cho mình ưa thích nó, vì vậy mà mình chịu đau khổ đủ cách, đó là ái kiết sử.
“Sân kiết sử là lòng sân, buồn, tức, giận, dữ của mình đã trói buộc mình, làm cho mình buồn khổ.”
Nghĩa là nó kéo cho mình triền miên, nó luôn luôn nó miên mật ở trong cái lòng của mình, nó làm cho mình cứ giận, nó kéo dài hoài hoài, cho nên nó trói buộc mình, nó làm cho mình không có bao giờ nguôi cái lòng sân đó được, lòng giận hờn đó được. Đó là cái sân kiết sử, nó trói buộc mình, nó làm cho mình kéo dài hoài, nó buộc mình hoài.
(41:58) “Ba: kiến kiết sử. Kiến kiết sử là sự cố chấp hiểu biết của mình, cho là đúng, còn tất cả sự hiểu biết của người khác cho là sai. Vì thế nó tự trói buộc lại mình, làm khổ mình, ai nói gì mình cũng chẳng nghe.”
Thí dụ như bây giờ mình nói như thế này, tôi thì tuổi trẻ, còn nhỏ chưa biết đời, cho nên phải hiểu đời rồi tu mới dễ xả bỏ, còn bây giờ chưa biết đời mà xả bỏ, tôi chưa có biết gì hết, tôi xả bỏ khó lắm. Do đó cái ý kiến, cái kiến chấp của mình là vậy.
Nhưng mà người ta nói đời là khổ, đừng có nhiễm nó, nhiễm nó là xả không có được, nhưng mà mình cứ mình chấp, mình chấp là có cái ý của mình như vậy, là mình phải hiểu đời mình mới xả được, còn mình chưa hiểu. Do cái chỗ kiến chấp đó thì nó là kiến kiết sử, nó trói buộc mình hoài, nó làm cho mình không có chấp cái lời nói của cái người có kinh nghiệm đi qua.
Vì vậy mình bị trói buộc ở trong đó, cho nên mình cứ ray rứt, mình khổ đau, mình phải như thế nào, thế nào, nó làm cho mình phải tìm hiểu chớ còn không hiểu thì mình… Nhưng mà khi mà đã hiểu rồi, thì tới chừng đó thì lời của những người mà người ta, những cái hiểu biết của người ta, tức là kiến là cái hiểu biết của người ta, người ta nói quá đúng rồi, bây giờ mình có rồi mình không xả được rồi!
Trời ơi! Bây giờ có vợ, có con một bè rồi làm sao bây giờ mình xả đây? Trời ơi mình bỏ nó đâu có được, cho nên vì vậy mà bây giờ mình dở chết dở sống. Hồi đó không có thì khoẻ quá, mà bây giờ có thì khổ quá. Đó cho nên kiến kiết sử là nó trói buộc mình rất chặt.
“Nghi kiết sử là lòng nghi ngờ, tự trói buộc mình, làm khổ mình, mà chẳng bao giờ chịu rời bỏ.”
Nghĩa là cái lòng nghi của mình, mình nghi cái gì đó, mình không có chịu bỏ cái lòng nghi đó, cho nên do cái chỗ đó mình sẽ mất đi cái nghị lực, mình mất hết cái nghị lực của mình. Mình nghi cái chỗ đó. Thí dụ bây giờ mình nghi cái pháp đó tu không được, thì mình hết có muốn tu nổi rồi.
“Một người học trò mà nghi thầy dạy mình là tu chưa tới nơi, lòng nghi này làm cho mình không còn tu tập được nữa. (44:06) Như nghi đức Phật là không đúng, hay đạo Phật không đúng, thì không còn theo đạo Phật tu nữa.”
Đó là cái nghi mà nó sẽ mất đi cái chỗ tu tập của mình. Cho nên cái nghi kiết sử này nó trói buộc, nó làm cho mình không có xả ra được, nó trói buộc mình. Do đó, từ đó cái người học trò mà xa thầy, họ nghi ông thầy bằng cách này cách khác, mà họ không có tự tìm hiểu cho nó rõ ràng.
Do đó họ bị cái nghi đó mà họ không còn tu tập được với pháp của một vị thầy nữa. Cũng như mình nghi Phật, thì tức là mình không thể nào mình theo đạo Phật được. Đó là cái nghi nó trói buộc mình, từ đó mình bị trói buộc mà mình không có tự sáng suốt lấy ra.
Bởi vậy Đức Phật dạy, cũng như Thầy dạy, cái gì Thầy nói thì đừng có tin Thầy mà hãy suy ngẫm, suy ngẫm rồi thấy đúng mới tin. Như vậy nó có còn nghi không? Nó không còn nghi.
Còn bây giờ Thầy nói thì không chịu nghe, không có chịu nghe cái lời giảng dạy của Thầy, do đó không chịu suy ngẫm có đúng hay không, cho nên vì vậy đó mà mình đâm ra mình nghi Thầy bằng cách này, cách khác, từ đó mình không còn tu tập nữa.
“Năm: mạn kiết sử, là lòng ngã mạn, kiêu căng, tự đắc, tự trói buộc mình, lúc nào cũng tự xem mình là trên hết. Do lòng hiu hiu tự đắc này đã làm khổ mình,”
Tức là đã trói buộc đó, đã làm mình rất khổ mà mình không có hay biết gì, mình tưởng mình ngon, tưởng mình hay đó, cho nên mình cứ tự coi như là mình ngon nhất đó. Thì do đó nó tự làm cho mình trói buộc mình mà mình không có chịu bỏ cái chỗ đó.
Cho nên hầu như người ta có một chút ít học thức nào đó, bỗng dưng người ta có cái mạn kiết sử liền tức khắc, nó trói buộc họ, họ coi cái chỗ học của họ là hơn hết, cho nên họ bị cái ngã mạn, cái mạn đó.
“Sáu là hữu tham kiết sử.”
Hữu tham kiết sử là những cái vật mình có sẵn rồi, như bây giờ mình có cái nhà, cái đồng hồ, cái bàn, ghế, cái này kia, những cái vật mình có sẵn rồi, mà bây giờ những cái vật này nó mất đi, mình buồn nè, mất đi mình tiếc nè, ai làm hư thì mình giận, mình chửi người ta nè. Thì đó gọi là hữu tham kiết sử, nó làm cho mình buông xả không được, tức là mình bị trói buộc.
Cũng như cái nhà mình bây giờ có người nào lại họ lấy đi, hay hoặc cái bàn này họ lấy đi, thì tức là mình phải nói: ”cái bàn này của tui, không phải của ông đâu, ông lấy không có được!” do đó tức là mình không có rời bỏ được cái của.
(46:36) Thầy nói thậm chí như một tu sĩ chúng ta có một cái bình bát thôi, mà cứ sửa sang cho cái bình bát đẹp là cái người đó cũng bị hữu tham kiết sử rồi đó chứ chưa nói. Xả hết!
Cho nên thí dụ như chúng ta một có cái gì tốt, mà người ta xin thì vui lòng cho liền, thì cái người đó không bị hữu tham kiết sử, còn mình thấy cái vật này tốt, không dám cho, thì tức là mình còn bị hữu tham kiết sử nó trói buộc mình với cái vật đó.
Thí dụ cái đồng hồ của Thầy đây, mà ai hỏi xin Thầy nói “Đồng hồ này hư rồi, thôi để Thầy kiếm cái đồng hồ khác!” Nhưng mà đó là cái hữu tham kiết sử, Thầy muốn giữ nó đó, Thầy khéo léo nói vậy đó chớ Thầy muốn giữ nó Thầy không muốn rời nó đó, nó có những cái kỷ niệm của Thầy này kia, hồi đó có một cái người bạn nào đó mà biếu Thầy, bây giờ bỏ nó thì mất cái tình kỷ niệm.
(Xem tiếp ở Pháp hành 15)
HẾT BĂNG