00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

PHÁP HÀNH 05 - TRẠNG THÁI CỦA BẬC A LA HÁN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

Thời lượng: [1:02:14]

1- DŨNG MÃNH BỎ LẠI ĐẰNG SAU MỌI ÁC PHÁP

(0:00) “Những kẻ dũng mãnh, chánh niệm, tâm không ưa thích tại gia, ví như con ngỗng khi ra khỏi ao chúng bỏ lại cái ao, cái nhà, ao hồ, của chúng không có chút tiếc nhớ.”

Nghĩa là chúng ta rời khỏi, chúng ta mà mạnh dạn mà giữ Chánh Niệm ở trong cái Chánh Niệm Tỉnh Giác này để ngăn chặn các pháp ác, mà không ưa sống ở tại gia đình của mình. Tại gia tức là sống ở trong gia đình của mình: anh, em, cha, mẹ, vợ, con này kia, sống không bao giờ mà có thể chúng ta ra khỏi sự đau khổ này.

Cho nên ở đây, Thầy muốn nhắc cái câu Pháp Cú này ví như một con ngỗng mà nó rời cái ao nhà của nó, nó bỏ đi rồi, nó không còn nhớ tiếc chút nào hết. Nó cứ tiếp tục nó đi, luôn luôn hoài hoài theo dòng nước mà chạy đi.

Đó thì ở đây chúng ta ví mình cũng như một con ngỗng mà rời khỏi cái ao nhà đó rồi, thì mãi đi luôn chớ không có nghĩ trở lại như thế nào. Tuỳ duyên ở những cái người ở trong gia đình của mình, có duyên thì mình độ, tiếp tục độ họ để mà giải thoát, mà không duyên, bây giờ mình có ở trong nhà, mình có dạy bảo họ cũng chẳng nghe.

(1:08) Cho nên ngày xưa có một vị tỳ kheo khi xuất gia tu hành theo Phật thì ngài có vợ và sắp sửa sanh đứa con, mà ngài ra đi.

Thì lúc bấy giờ ngài đi tu thì bà vợ ở nhà sanh ra đứa con, thì sau ba năm ngài được cái đoàn chúng tăng đi về cái khu vực của cái quê của ngài ở, cái nơi gần bên nhà ngài ở, bởi vì ngày xưa Đức Phật du tăng khất sĩ, cho nên không có ở lâu một chỗ nào hết.

Cho nên từ ngày mà ngài theo Phật rồi đi từ xứ này đến xứ khác mà không có dịp trở về quê hương của mình. Hôm nay cái đoàn tu sĩ đó nó mới được trở về quê hương, thì ba năm rồi mới trở về đó.

Thì bà vợ của vị tu sĩ này, nghe tin rằng chồng mình trong cái đoàn tu sĩ này được trở về đây, mà chờ mãi không thấy ông ta về. Tưởng đâu là ông về được đây, thì ông thế nào ông cũng ghé ông thăm, nhưng mà không ngờ ông không ghé thăm.

Cho nên bà mới lần mò mới đi vào ở trong cái khu rừng nơi mà các vị tỳ kheo ở đó, để mà dò, dò hỏi, thì rõ ràng là chồng bà đang tu ở cái góc rừng đó.

Cho nên hôm đó thì bà mới sửa sang trang điểm rất đẹp, mặc đồ rất là sang đẹp, rồi đồng thời thì bà ẵm theo đứa con bà đã sanh ra, bà đã sanh ra đứa con. Sau khi đón đầu cái vị tu sĩ này, đón đầu chồng mình, thì bà nói những lời rất là ngon ngọt, kêu anh kêu em, rồi xưng em rất là ngon ngọt.

Nhưng mà vị tu sĩ này vì phòng hộ sáu căn, vì tu tập, cho nên đối với ngài đã quen đi với cái sự phòng hộ, cho nên luôn luôn mặt nhìn xuống mà không ngó lên.

(3:05) Do đó người vợ nói đã đời, tiếng nói rất là ngọt ngào, êm thắm vô cùng. Thế mà ông lẳng lặng ông bước đi, ông tránh qua, rồi ông bước đi, ông không hề nói một lời nói nào hết, mà cũng không hề là nựng con của mình như thế nào hết.

Mà khi ra đi thì con chưa sanh, mà bây giờ về con đã sanh ra mà cũng chẳng cần nhìn mặt nó ra như thế nào nữa. Con người tu sĩ của đạo Phật sao mà vô tình đến nỗi mà không thể tưởng tượng được!

Cho nên ông lách qua ông đi kinh hành, ông không có nhìn mặt vợ, cũng không có nhìn con như thế nào hết, mà không hỏi thăm rằng ba năm nay em đói khát sao, có ăn không, cũng không bao giờ hỏi thăm viếng cái gì cả, đi luôn.

Bà ta tức giận quá. Ông chồng tu theo đạo Phật này sao mà vô tình đến cái mức độ lời nói của mình ngọt ngào như đường, thế mà chẳng ra gì hết, ông chẳng biết đường mật nó ngọt như thế nào, mà bây giờ nói vậy mà ông chẳng có còn biết đường mật gì nữa hết.

Cho nên bà mới chạy tắt ở trong rừng, bà chạy ra bà đón đầu một lần nữa. Kỳ này bà không có ngọt ngào nữa, mà bà làm hung dữ.

Bà mới nói với ông chồng: “Từ ngày anh đi tu tới bây giờ đó, tui ở nhà tui sanh con, tui chịu cực khổ, tui nuôi nấng cho tới bây giờ. Thì bây giờ con anh tui trả anh nè, anh nuôi làm gì làm, tui không có cần nuôi nó nữa đâu, tui quá cực khổ rồi. Anh là con người bạc tình, bạc nghĩa, không có tình nghĩa gì hết!”

Cho nên bà ta nói như vậy rồi bà ta chọt cho đứa con đau, nó khóc ré lên, rồi bà quăng nó xuống đường, ngay giữa vị tỳ kheo đang đi, quăng xuống đường để nằm đó, rồi bà chạy, bà bỏ đi.

Vị tỳ kheo này lẳng lặng bước tránh qua rồi đi, chớ cũng không ẵm đứa con lên mà vỗ nữa, con nín đi hay này kia, cho nên đi luôn qua. Do đó bà thì bà đâu có bỏ con bà được, cho nên bà đau lòng. Khi nghe con nó nằm nó lăn khóc, thì bà đâu có chịu nổi. Cho nên chờ ông ta đi qua rồi, bà chạy ra bà ẵm con.

Bà mới nói: “Thiệt ra những bậc tu sĩ, những vị tỳ kheo đệ tử của Cồ Đàm thật là mới là bậc giải thoát, nó không còn dính mắc nữa!” Cho nên cuối cùng thì bà về bà nuôi con bà cho nó lớn đúng bảy tám tuổi, rồi bà gởi vào ở trong Tăng đoàn, đi theo Đức Phật mà tu. Còn bà thì bà xuất gia, xin Phật xuất gia theo bên nữ bà tu.

Cho nên cuối cùng bà cũng thành A La Hán, mà đứa con cũng thành chứng quả A La Hán. Cả gia đình người ta, vợ chồng, con cái đều thành quả A La Hán, là vì một cái hành động giải thoát của vị tu sĩ này đã độ vợ con mình tu tập.

2- LO TU TẬP CHO MÌNH TRƯỚC, ĐỦ DUYÊN MỚI ĐỘ NGƯỜI

(5:51) Còn nếu mà cỡ ông, vị tu sĩ này mà rờ rẫm con, hay hoặc là thấy quăng con khóc như vậy, động lòng gọi là từ bi của các con.

Cũng như bây giờ, các con thấy như bây giờ, có một số huynh đệ của mình vắng mặt mà không được ở đây học những cái pháp này, các con thì không thấy được nhân quả, cho nên thấy cũng thương xót, mình được học mà người khác không được học.

Cái lòng từ bi đó thì các con không thấy nhân quả, cho nên vì vậy mà mình ước ao cho được những người đó được nghe những cái pháp Thầy giảng dạy. Nhưng các con đừng có lo nghĩ, hãy lo cho mình đi, đừng có lo đi. Mà mình lo như vậy thì những người đó cũng không độ họ được gì, mà họ đủ duyên họ thì một ngày nào đó họ cũng được nghe pháp này, chớ không có mất đi đâu hết.

Vì pháp mà Thầy đã giảng thì nó sẽ còn lưu lại, bởi vì nó là pháp bảo của Phật, được triển khai với một sự kinh nghiệm tu tập của Thầy. Nó không phải là một cái pháp do tưởng giải ra, mà là do cái pháp có sự thực hiện tu tập thật, có sự giải thoát thật, chớ không phải là một cái pháp tầm thường, do cái sự kiến giải bằng cách chưa tu mà nói ra những ý này, thì nó không hay chút nào đâu.

Cho nên ở đây nói thì Thầy bảo các con suy ngẫm cái lời Thầy nói có đúng, khi mà mình thực hiện mình có thấy đúng không, nếu mình thấy đúng có sự giải thoát, thì lời Thầy nói đúng. Mà nếu không có sự giải thoát tức là lời Thầy là kiến giải mà thôi, tưởng giải mà thôi.

Cho nên khi ở đây, mỗi một cái tâm niệm chúng ta khởi lên, mà như vậy thì các con cũng như các Thầy thấy nó là ác pháp. Vừa rồi thì Mật Hạnh có khởi lên một cái niệm, cho nên mới xin phép Thầy để mà mượn cái điện thoại gọi ra ngoài Hà Nội cho Chánh Đức về đây được nghe pháp. Là vì Mật Hạnh nghĩ rằng cái ơn của Chánh Đức đã giúp mình những thuốc thang bằng cái này cái kia, cho nên vì vậy mà bây giờ muốn trả một chút nhỏ ơn.

Nhưng mà Mật Hạnh chưa thấy nhân quả, cho nên vội vàng gọi Chánh Đức để vào đây được nghe. Thì hôm nay thì chắc chắn là Chánh Đức lo gói hành lý để mà lên tàu hoả để mà vào nam để mà nghe pháp. Nhưng mà đến đây không biết là có được nghe kịp hay không, hay là Thầy cũng đã giảng hết rồi. Đó là một cái nhân duyên của Chánh Đức mà thôi.

Còn các người khác, thì như bên nữ thì cũng có một số, rồi bên nam cũng có một số, mà không đủ cái duyên mà được nghe pháp, thì dù bây giờ có muốn cũng không được, có muốn họ cũng không có nghe được. Cho nên họ có đủ phước thì nó sẽ có người hỗ trợ cho họ được nghe pháp.

Cho nên chúng ta hãy, bây giờ chúng ta hãy nỗ lực chúng ta tu. Ngày nào đó, những cái người đó, họ do một cái nhân quả của đời trước với mình như thế nào đó, thì bắt đầu đó, mình tu xong rồi mình sẽ độ họ, mình sẽ dạy họ.

3- GIỮ TRỌN HẠNH ĐỘC CƯ, ĐỪNG TẠO KẼ HỞ CHO ÁC PHÁP

(8:54) Thì những người đó, ví dụ như bây giờ Thầy nói như cô Hạnh Minh, hoặc là cô Diệu Hồng, hoặc là Thuý, Trang, hoặc là má nó, đều là những người đều có gieo duyên với Phật pháp. Nhưng vì cái duyên Phật pháp đó chưa có sâu, cho nên nó chưa có thấy được cái Chánh Pháp.

Hễ hơi động một chút xíu là bỏ đi, tưởng là mình đã hay, nhưng mà không ngờ hiểu lạc một chút xíu, là tưởng rằng mình rời khỏi nơi này thì mình sẽ ở trong thất nỗ lực tu tập, thì chắc chắn được giải thoát. Còn ở đây thì bị lao động, bị làm này kia nọ, thì nó không được giải thoát. Nhưng mà sự thật không phải đâu.

Chính cái chỗ mà tu tập giải thoát, mà bằng cái cụ thể thực ấy, thi như các con cũng đã biết rằng, mình trực tiếp lao động mà mình phải giữ độc cư như thế nào.

Ở đây Thầy phải nói rằng, Thầy lưu ý, Thầy để ý, thì Từ Nguyện là một cái người mà tu tập giữ hạnh độc cư rất đúng. Bởi vì lúc mà Thầy ra bếp, nửa đêm mà Thầy ra Thầy phụ cô Út, thì rất đúng giờ nó mới ra. Nhưng mà Thầy thấy là ra thì tức là nó không hỏi gì hết, cái chuyện gì của nó làm thì nó cứ nó làm thôi, cho nên Thầy thấy đó là một cái hạnh độc cư của nó.

Cho nên hầu hết là các con cũng nên, khi mà làm việc cũng nên tập những cái hạnh độc cư như vậy. Đừng có thèm hỏi một gì hết, chuyện của ai nấy làm, mình biết công chuyện đó rồi mình cứ làm thuộc làu công chuyện đó.

Cũng như mấy ông thầy chùa mà tụng Bát Nhã vậy, họ thuộc làu rồi họ nhắm mắt họ không có nhớ gì hết, họ đọc lia đọc lịa, nó cũng thuộc. Các con thấy khi mà đọc chú vãng sanh không? Họ đọc lia đọc lịa, họ đâu có nhớ đâu, mà họ đọc không sai một chữ nữa, đó nó làu rồi.

Thì cái công việc của mình giữ độc cư là công việc làm nó cũng làu rồi, cho nên cứ làm mà thôi, chớ còn không nói gì hết. Công việc của mình ra đó thì mình tiếp ngay công việc của mình làm, không hỏi gì hết. Mình thấy ai bỏ cái công việc gì đó mà có thể mình làm được, thì mình cứ làm công việc đó thì mình làm. Thì như vậy mình mới giữ trọn vẹn độc cư, và do giữ trọn vẹn độc cư thì cái ác pháp nó không do cái kẽ hở đó mà nó sinh ra. Cho nên mình tu ở trong cái Chánh Niệm Tỉnh Giác của mình rất tốt.

Vì vậy mà bên nam thì như các con thấy, là mình giữ được cái hạnh độc cư, mình không có đến thất này, thất kia, thất nọ đó, thì đó tức là không có kẽ hở. Mà không có kẽ hở thì ác pháp không sanh ra. Mà cái ác pháp không sanh ra thì chúng ta đã giữ được thiện pháp, tăng trưởng thiện pháp chớ gì?

Mà nếu mà trong khi có một mình mình mà nó có kẽ hở, để cho kẽ hở nó sinh ra, là tại vì mình thiếu cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, mình thiếu tu cái pháp đó, phải không?

Các con thấy, nếu mà trong khi Thầy ngồi đây thì Thầy nương hơi thở, mà Thầy xả ra Thầy nương hành động, Thầy quét sân Thầy nương hành động, có mình Thầy thì nó đâu có kẽ hở gì. Cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác nó làm cho chúng ta ngăn chặn được các pháp ác không sanh, phải không?

(11:36) Do cái pháp đó mà nó ngăn chặn được, vì chúng ta luôn luôn ở trong hành động, cho nên hành động đó nó làm cho cái niệm của chúng ta không khởi. Phải không. Mà bây giờ chúng ta đến thất người khác, là tức là kẽ hở để cho cái niệm ác nó sanh đó, mình mở miệng mình nói chuyện là cái ác pháp sanh ra rồi đó, chớ không phải dễ đâu.

Cho nên ở đây chúng ta biết được, chúng ta nỗ lực chúng ta thực hiện. Vì vậy mà Thầy nói độc cư là bí quyết thiền dịnh, để mà chúng ta thực hiện được đạo giải thoát.

Cho nên các con rời khỏi nơi đây, các con nghĩ rằng mình sẽ độc cư chớ gì? Nhưng mà khi mà ra rồi các con không độc cư được đâu. Bởi vì cái nhân duyên các pháp ở bên ngoài, thân, thọ, tâm, pháp mà, các con nhớ, cái pháp nó sau cùng đó, mà nó làm cho các con bị trôi lăn ở các pháp ác, nó lôi cuốn các con ở trong các pháp ác.

Khi mà ra rồi, ai mà ở trong Tu viện chúng ta thấy sống như thế này buồn lắm, cô đơn, mà có một mình mình đâu có nói chuyện với ai, nhưng mà đi ra thì vui lắm. Nhưng mà các thầy thấy là, khi mà vui thì các pháp ác nó xâm chiếm các thầy tan nát ở trong cái đầu của các thầy hết rồi, cho nên pháp thiện nó đã bị mất rồi.

(12:48) Đó, cho nên nỗ lực tu tập. Thầy thấy ở đây, mặc dù lao động làm công việc nhưng mà tự nguyện, Thầy tin rằng nó sẽ sớm đạt được cái kết quả rất tốt, là giữ gìn được các ác pháp không khởi không tăng trưởng.

Và cách thức mà tu tập về cái niệm hơi thở thì nó cũng vững vàng lắm, chớ không phải là không vững vàng. Trước kia thì nó tu, có những cái pháp nó tu sai, như là thiền xuất hồn rồi này kia thì nó tu sai.

Nhưng mà sau khi từ ngày mà nó về đây nó tu, nó được tin tưởng, và nó nỗ lực, và qua nó giữ gìn đúng cái hạnh cho nên từ đó nó có yên ổn. Nhất là trong tâm của nó thiện pháp nó tràn trề, nó làm cho ác pháp không có xâm chiếm. Do nương vào những cái hạnh như vậy mà chúng ta sẽ thấy được giải thoát.

4- XẢ ĐƯỢC TÂM, THUẦN THỤC ĐƯỢC HƠI THỞ THÌ THIỀN ĐỊNH DỄ DÀNG

(13:34) Thí dụ như như bây giờ Thầy nói về cô Diệu Hảo chẳng hạn. Qua cái sự việc ở bên ngoài nó như vậy chớ nó đập cô Diệu Hảo, nó làm cho cô, cái tâm cái ác pháp nó sẽ sanh khởi, nó không đơn giản đâu. Cho nên nó cũng khó lắm chớ không phải dễ. Mà cô Diệu Hảo là người quyết tâm tu lắm đó. Cho nên Thầy thấy từ ba mươi phút cô vẫn ngồi mà không Tầm không Tứ, là kể như là cô cũng xả hết mình rồi.

Chớ nếu mà mà xả lơ mơ thì cái tài sản của cô ở dưới đó, cái kiểu sống của cô là cái người biết làm kinh tế sống đó, rồi cái môi trường mà cô sanh ra nó cũng nhằm ở trên cái môi trường làm kinh tế sống nữa, cho nên mà cô là một cái người biết tổ chức, mà cô dẹp bỏ, mà cô tu tập được ba mươi phút không vọng tưởng là các con thấy cũng không phải là cái chuyện thường đâu.

Nhưng mà Thầy thấy rằng cô tiếp tục mà cô xả tâm cô nữa, thì từ ba mươi phút này cô sẽ đi vào thiền định một cách rất dễ dàng, không có khó khăn. Nghĩa là chỉ cần xả thêm, tu tập đúng cái ác pháp và cái thiện pháp, ngăn chặn nó để tăng trưởng các thiện pháp, thì cô sẽ ra lệnh, cô Diệu Hảo sẽ ra lệnh nó phá âm thanh, không còn nghe âm thanh, và nó phá các hành, nó ngưng hoàn toàn, thì chừng đó cô sẽ làm chủ được sự sống chết của cô trong cái Tứ Thiền. Nó chỉ còn một bước nữa.

Và hôm nay Thầy dạy pháp hành để cho các thầy thu ngắn được cái thời gian tu tập, biết được cái chỗ nào mình tu tập, để cho nó thu ngắn cái thời gian. Cho nên Thầy xác định trên cái sự thu ngắn thời gian, nếu mà cái sự tu tập của chúng ta từ lâu nó đã thuần thục ở trong cái hơi thở rồi, mà hơi thở là cái pháp trợ duyên cho các pháp thiền định, mà đã thuần thục đã quen với hơi thở rồi mà bây giờ chúng ta đã xả được cái tâm, thì cái hơi thở đó sẽ nương vào mà tịnh chỉ tất cả cái gì mà chúng ta muốn. Nương vào hơi thở bảo thân này phải thể hiện như thế nào thì nó sẽ làm như thế nấy.

(15:30) Đó thì những cái mà chúng ta sẽ sắp sửa bước vào những cái giai đoạn mới giải thoát tâm hồn của chúng ta, thì chúng ta thực hiện được Tứ Chánh Cần xong rồi, thì con đường thiền định rất dễ dàng.

Mà cô Diệu Hảo không phải là còn nhỏ tuổi đâu. Nghĩa là cái sanh tử, cái luân hồi nó sắp sửa nó đuổi theo, cũng như là một cái người chăn trâu mà họ xách cái cây gậy họ lùa bầy trâu vậy đó. Thì cái sự sanh tử nó cũng lùa chúng ta như vậy, nó lùa cho đi mau để mà mau chết chớ không có gì hết.

Cho nên ở đây, nếu mà rút tỉa từng những cái kinh nghiệm của nhau mà chúng ta nỗ lực tu tập, chúng ta đừng có nghĩ ra ngoài.

5- NHÂN QUẢ NHỜ GIỮ GÌN THIỆN PHÁP MÀ ĐƯỢC HỌC CHÁNH PHÁP

(16:18) Người ta có duyên thì sẽ có cái phước báo, cũng như Chánh Đức nó có duyên cho nên nó khiến cho thầy Mật Hạnh đi gọi điện thoại, chớ còn ai mà gọi làm gì. Cũng như vì cái duyên, cái nhân duyên của Chơn Huệ.

Nhân duyên Chơn Huệ như thế nào? Là một người có phạm lỗi, biết sám hối, biết chừa những cái lỗi đó. Do cái nhân duyên mà biết giữ gìn những cái thiện pháp, mà khi được giảng về cái pháp này thì Thầy nói ngay với cô Út là hãy cho Chơn Huệ về đây tu tập.

Và hãy báo cho Chơn Tịnh hay rằng, mặc dù Chơn Tịnh là một cái người không nghe lời Thầy, phạm rất nhiều, không chịu sám hối, chừa bỏ, nhưng dù sao đi nữa Chơn Tịnh cũng là người ở đây rất lâu đối với Thầy, và cũng có công rất lớn đối với Thầy, đi từ chỗ này đến chỗ kia, Chơn Tịnh chịu cực khổ chở Thầy đi tới đi lui trong cái thời gian mà ở Phước Hải tổ chức những cái Tu viện ở đó, thì Chơn Tịnh là một người rất cực khổ với Thầy. Cho nên bây giờ là những cái giờ phút cuối cùng mà Thầy dạy về cái giới hành là phải trợ giúp cho Chơn Tịnh nghe.

Cho nên Thầy nói cô Út bây giờ ra cho Chơn Huệ hay, bảo về học tập, và cho Chơn Tịnh biết để về. Tuỳ duyên của nó, nhân quả của nó, chớ còn Thầy không ép. Nghĩa là đó là những cái mà có cái sự nhân duyên.

Bởi vì do sự biết sám hối, biết hối hận, còn những người khác thì họ không có biết sám hối, biết hối hận. Lẽ ra những cái lỗi lầm đó thì họ phải về sám hối với Thầy sau một cái thời gian, thí dụ như sau thời gian thì mình phải thức tỉnh chớ.

Thí dụ mình biết những cái đó, mình hờn giận trong bụng mình mình như vậy, thì đó là cái sai, thì mình về xin sám hối với Thầy: “Con thấy trải qua thời gian, vì cô Út cổ đập như vậy làm cho con thấy nó bực quá, cho nên lúc bấy giờ con không có làm chủ động được mình, cho nên chưa đủ cái lực để mà trau dồi tu tập cái tâm của mình để cho nó giải thoát, cho nên con thấy con có cái lỗi để giữ cái ác pháp trong tâm của con. Bây giờ con xin về sám hối với Thầy!”

Thì khi mà sám hối như vậy đó, thì tức là trong cái giờ phút mà học những cái này, thì làm gì Thầy cũng nhắc cô Út là cho gọi về hết, bởi vì những người biết lỗi, biết cái lỗi của mình. Còn những người, người ta chỉ cố chấp, người ta giữ gìn cái ác pháp đó, người ta cho rằng không lỗi, mà lỗi là tại cô Út, cho nên người ta không thấy.

Chứ sự thật ra, khi mà các con cũng như là mấy cô mà về đây tu tập, mắc mớ gì mà để làm cho giận hờn nhau làm gì? Nếu mà không phải con đường tu, thì chúng ta đập phá nhau để làm gì?

Vì con đường tu chúng ta nhắm vào chỗ giải thoát của tâm cái người mà tiến tới sự giải thoát, cho nên chúng ta mới đập phá nhau, để chúng ta thấy được cái tâm giận hờn phiền não, còn ác pháp trong tâm của mình, còn ghét, còn thù, để cho mình biết.

Nhưng mà sau thời gian các con thấy, thời gian dài như vậy, mà các cô không thấy được, không sám hối được. Lẽ ra thì dù ở nơi đâu thì thời gian rồi nó cũng nguôi ngoai, rồi nó cũng phải suy tư, rồi nó cũng phải thấy được cái chỗ. Còn đằng này thì các cô không thấy được, không về sám hồi.

Ít ra Thầy nói như nào cũng phải về sám hối: “Mặc dù bây giờ là cô Út nói không cho, nhưng mà con về đây con không dám, bởi vì ý của cô Út không cho con thì thôi, nhưng mà con về con xin sám hối cô Út, bởi vì đó là một cái lỗi lầm của con, trước đó con không thấy. Bây giờ con thấy thì con xin sám hối, xin Út tha. Nhưng mà chừng nào mà Út thấy được thì Út cho con trở về tu tập, mà chưa được thì Út phạt con thì bất kì con ở chỗ nào, con cũng luôn luôn con cũng mong ngày một nào mà Út thấy con biết ăn năn sám hối thì Út cho con về!”

(20:09) Một lời nói như vậy thì chắc chắn là sớm muộn rồi gì Đào cũng sẽ được về. Đằng này nó không về xin sám hối, nó nhắn nhe nó nói đầu này đầu kia thôi, nó về đây, nó nói một lời nói, rồi xin ra đi, chớ nó không có xin ở, mà nó xin ra đi.

“Bởi vì con lầm lỗi, cho nên con không dám ở đây nữa. Chừng nào Út cho thì con ở, mà Út không cho thì thôi!” Thì như vậy rõ ràng là cái sám hối đó có một cái giá trị, tức là mình hồi tâm mình thấy được cái chỗ sai chỗ đúng của mình. Mặc dù bây giờ nó đi ra nói gì nói, nhưng mà khi biết sám hối vậy thì bao nhiêu cái tội lỗi nó đều đổ xuống hết.

Đó Thầy ví dụ cho các con thấy trên vấn đề đó. Đó là nó tạo được cái duyên để mà tu học đúng Chánh Pháp của Phật.

Còn không khéo thì bây giờ nó ngồi thiền, nó cứ nghĩ rằng, ở trong đầu thì nó nghĩ rằng mình cứ nhiếp tâm mình ngồi như vậy là ức chế được cái âm thanh, rồi phá được các hành, thì tức là nhập định rồi làm chủ được sinh tử chớ gì?

Không bao giờ vô đâu các con! Nếu mà không tu đúng Tứ Chánh Cần thì không vô nổi đâu. Coi vậy chớ không đơn giản đâu, bởi vì đạo Phật không đơn giản.

Còn nếu mà các con muốn mà vào được tịnh chỉ các hành hơi thở thì các con phải dùng tưởng đó, phải dùng thần chú nè, phải dùng Mật Tông nè, phải luyện những cái này thì các con sẽ đọc thần chú lên các con biểu nó ngưng hơi thở, thì thời may nó ngưng đó. Mà nó ngưng trong cái tưởng chớ không phải ngưng thật. Chớ không phải là là tu theo cái thanh tịnh tâm đâu, mà tu theo cái tưởng thì có thể làm được.

Nhưng ở đây thì các con cũng hiểu rồi, do đó Thầy nói bây giờ thì các con hãy lo cho mình đi. Lo cho mình để rồi từng những người bạn quen thân của các con, nó có đủ duyên thì các con sẽ đem cái pháp mà các con thực hiện được, trong sáu tháng từ đây tới Tết các con xong rồi, thì các con cứu khổ mấy người đó cũng không khó khăn gì.

Cái nhân duyên của các con nó có với những người đó thì các con nói họ nghe, họ biết cái lỗi, cái sai của họ liền, thì do đó các con sẽ độ họ. Ở trong này thì các con thấy, mình sống chung nhau là có nhân duyên rồi. Mà có nhân duyên rồi thì chừng đó mình nhắc cái là họ nghe liền.

Đó thì các con đừng có nghĩ xa vời mà hãy nỗ lực thực hiện những cái mà Thầy dạy. Bây giờ phải cứu mình trước đi, đừng có nghĩ ai hết, đừng có lo ai hết, họ có đủ duyên phước thì tức là nó có duyên thì cô Út sẽ gọi họ về. Còn không có thì thôi.

Cũng như họ có đủ duyên Mật Hạnh gọi, mai mốt để mà Chánh Đức chở con về Hà Nội, để nó cất cái chùa cho con tu! Lời Thầy nói muôn năm nó còn ở trong băng này chớ đâu mất được các con, đâu có mất được. Do đó nó thành Phật ở Hà Nội đó chớ, nó thành ở trên Trúc Lâm chớ đâu phải, nó ở chùa Đồng đó. Con mai mốt làm tổ sư Trúc Lâm ở chùa Đồng chớ đâu phải ở đây đâu!

Cho nên cái ơn nghĩa đó gieo nhân quả đó. Cho nên chẳng qua cái gì cũng do nhân quả mà ra mà thôi. Do mình tạo nhân quả tốt thì sẽ hưởng được cái nhân quả tốt, mà mình tạo cái nhân quả xấu thì nó sẽ hưởng cái nhân quả xấu mà thôi.

Cho nên ở đây, tuỳ theo cái nhân quả mà chúng ta nỗ lực chúng ta thực hiện tu tập trên con đường tu tập của mình. Nếu mà không thực hiện được cái nhân quả tốt để mà ngăn chặn các pháp ác, thì con đường tu tập của chúng ta cũng khó.

(23:20) Bởi vì cái pháp Tứ Chánh Cần, rõ ràng là cái pháp tạo cái nhân quả thiện chớ không có tạo cái nhân quả ác. Cho nên ngay từ cái pháp đầu tiên mà chúng ta tu tập, thì như các con cũng đã thấy rằng, đó là toàn bộ là chúng ta giữ gìn cái thiện pháp, mà ngăn chặn và đoạn trừ các pháp ác, không có để cho các pháp ác sanh khởi ở trong tâm của chúng ta, từng phút, từng giây.

Và đồng thời chúng ta có những cái loại thiền định, cái loại thiền định đó để mà chúng ta thực hiện được, ngăn chặn được các pháp ác và đoạn dứt các pháp ác, chớ không phải chúng ta không có pháp, có pháp hẳn hòi.

Như vậy bây giờ các con đã thấy được, các Thầy đã thấy được, cái pháp mà của Phật dạy cụ thể và rõ ràng, thực hiện nó phải đi pháp nào, như thế nào rõ ràng, để chúng ta đạt được cái Tứ Chánh Cần. Đó thì, đạt được cái Tứ Chánh Cần thì ngay đó là tâm chúng ta có giải thoát rồi, giải thoát liền tức khắc, hàng giờ, hàng phút, hàng giây, như Thầy đã nói.

6- BA NGHIỆP THƯỜNG VẮNG LẶNG - TRẠNG THÁI CỦA BẬC A LA HÁN

(24:33) Cho nên ở đây chúng ta thấy nó rất rõ ràng: “Những vị A La Hán ý nghiệp thường vắng lặng, ngữ nghiệp, hành nghiệp thường vắng lặng.”

Đó thì, các vị thấy rõ ràng là ở, các con cũng như các thầy đã thấy, gọi là một vị A La Hán thì cái ý nghiệp nó thường vắng lặng, tức là đâu có cái niệm nào ở trong đó. Nó phải thường vắng lặng chớ, còn mình cứ nghĩ cái này, nghĩ cái kia, làm sao gọi là vắng lặng?

Đó. Mà ngữ nghiệp vắng lặng, tức là miệng của mình đó, cái ngôn ngữ, ngữ nghiệp là ngôn ngữ của mình có nói không? Không có nói, cho nên nó thường vắng lặng. Và cái hành nghiệp thường vắng lặng. Cái hành nghiệp là cái thân hành của mình nó thường nó vắng lặng. Nó không có cái hành động ác ở trong đó, cho nên nó phải vắng lặng.

“Lại có chánh trí giải thoát nên được an ổn luôn luôn.” Luôn luôn lúc nào mà chúng ta được vắng lặng như vậy, thì cái chánh trí là cái trí sáng suốt của chúng ta như thế nào? Ở trong cái thiện pháp nó có cái biết chớ đâu phải là cái không biết, cho nên cái đó gọi là chánh trí.

Cũng như bây giờ tâm Thầy nè, không sân, không si, không tham, không muốn, không khởi ham muốn cái này, không nhớ, không nghĩ, không lo tất cả mọi cái. Thì ngay cái chỗ này Thầy có ngủ quên không, Thầy có vô ký không? Đâu có vô ký.

Cho nên Thầy còn chánh trí chớ, Thầy còn biết rất rõ chớ, Thầy còn thấy được cái thọ, cái thân của mình, cái tâm của mình, nó do cái chỗ ly dục ly ác pháp nó có cái an lạc của nó chớ. Thầy biết rất rõ, cho nên đó là cái chánh trí của Thầy chớ.

Mà cái chánh trí đấy là cái chánh trí gì? Chánh trí giải thoát. Ở trong thiện pháp là giải thoát rồi, chớ đâu phải là thiện pháp như Thầy đã dạy đó, trước kia tu Tứ Vô Lượng Tâm đó nó có được giải thoát không?

Lo kêu gọi Phật tử đóng góp tiền bạc, rồi ghi sổ ghi sách, rồi đi mua gạo, mua thóc, mua quần mua áo, mua mì gói, rồi mua xà bông, bột ngọt, mua loại này loại kia đủ thứ, để chúng ta đi làm việc từ thiện, bố thí cho những cái người bị nhà cháy, bị nước trôi thì tất cả những cái việc này, họ có được cái tâm mà an ổn không?

Mà lo lắng suy tư ở trong này nè: À bây giờ còn thiếu bao nhiêu, bây giờ ở cái khu đó nó như vậy là bao nhiêu nhà, rồi bây giờ nó còn thiếu bao nhiêu, mỗi nhà vậy là phải cho người ta bao nhiêu, mỗi người phải lãnh bao nhiêu?

Do nó tính toán đủ thứ ở trong đầu của mình như vậy thì thử hỏi cái đó nó có vắng lặng không? Nó không vắng lặng. Mà việc thiện đó nó không vắng lặng như vậy thì nó đâu phải là giải thoát của đạo Phật!

Đó cho nên chúng ta thấy một vị A La Hán tức là một người mà đã giải thoát đó, thì ngay khi mà chúng ta, đâu có cần phải có Tam Minh, hoặc là thần thông phép tắc gì, mà ngay khi cái ý nghiệp của chúng ta, cái ý của chúng ta không có khởi một cái niệm gì hết, vắng lặng, cái ngữ nghiệp chúng ta không có nói gì hết, luôn luôn chúng ta làm mà chúng ta không nói gì hết, nó vắng lặng, và cái hành động của chúng ta hằng ngày nó không có một cái niệm gì ác hết, không có cái sự việc gì động mà làm cho đau khổ chúng sanh hết.

Đó là nó đang ở trong vắng lặng. chớ không phải là cái hành nghiệp vắng lặng là chúng ta ngồi như cái gộc cây, không phải như vậy.

7- PHÁP HÀNH ĐỂ AN TRÚ TRONG TRẠNG THÁI A LA HÁN

(27:59) Ở đây chúng ta nhằm ở trong cái ác pháp và cái thiện pháp, nhằm ở chỗ Tứ Chánh Cần mà chúng ta nói về một bậc A La Hán. Cho nên ngay đó mà chúng ta đã giữ được những cái hành động như vậy, thì tức là chúng ta là bậc A La Hán giải thoát hoàn toàn đó, nên luôn luôn lúc nào tâm của chúng ta cũng được an ổn.

Thấy chưa, thấy giải thoát chưa, thấy rõ ràng chưa? Thấy chúng ta là A La Hán hay không phải là A La Hán? Nhưng mà A La Hán của chúng ta bây giờ nó chỉ có được một chút à, rồi cái bắt đầu đó nó trở thành phàm phu.

Có không, quý thầy có không? Bây giờ chúng ta không có gì hết, trong tâm không có gì hết, nhưng chút nữa cái nó phàm phu liền á, nó không có kéo dài được cái trạng thái A La Hán.

Cho nên vì vậy mà chúng ta phải có những cái pháp thực hành, để cho nó kéo dài cái trạng thái đó, mà gọi là thiện xảo an trú ở trong cái định đó, cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác đó, thiện xảo an trú trong cái Định Vô Lậu đó.

Đó là thiện xảo, chớ không phải đợi Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tứ Thiền mình mới thiện xảo trong đó. Mà cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác, mà cái Định Vô Lậu chúng ta vẫn thiện xảo, để mà chúng ta kéo dài cái trạng thái không ác pháp, thiện pháp này, thì đó là thiện xảo chớ! Thiện xảo là khéo léo để cho tâm chúng ta an trú mãi ở trong đó mà không có một cái ác pháp khởi ra, thì đó gọi là thiện xảo.

Cho nên cái gì mà chúng ta muốn kéo dài được, tăng trưởng được cái điều đó, là phải có sự khéo léo, phải có sự thiện xảo ở trong đó, thì chúng ta mới được an trú trong đó. Mà cái thiện xảo, cái khéo léo đó, là chúng ta phải tùy theo ở cái khả năng và đặc tướng của mình để cho mình thiện xảo mình khéo léo, nó mới kéo dài được cái trạng thái giải thoát. Còn nếu mà mình không thiện xảo, không khéo léo thì mình không có được giải thoát.

8- CHƯA AN VUI TRONG THANH TỊNH THÌ CHƯA THÀNH ĐƯỢC A LA HÁN

(29:44) Trong cái cảnh mà yên tịnh như quý Thầy ở phía sau đó, thì cảnh đó là cảnh rất vui đối với A La Hán. Nhưng mà cái người mà ham cái chuyện đời thì cái cảnh mà yên tĩnh thanh vắng ở khu sau đó, thì coi như là cái địa ngục của quý thầy.

Trời ơi nó buồn quá trời! Gì mà nghe nó vắng lặng, gì mà nó nghe nó không ai nói chuyện hết, nhìn cái đám cây cũng như cái rừng, ở trong rừng như vậy, các thầy thấy buồn khổ quá! Thôi xách cuốc đi rẫy làm cỏ, hay hoặc là đi làm cái này cái khác, hay hoặc là kiếm sách kiếm báo nằm đọc cho nó vui. Thì như vậy rõ ràng là quý thầy đã phá cái cảnh thanh tịnh nơi tâm của quý thầy rồi.

Cho nên cái cảnh mà thanh tịnh, vắng lặng như vậy đó, là rất vui đối với vị A La Hán. Người mà gọi là A La Hán thì người ta sống trong cái cảnh mà Thầy đã đặt cho quý thầy ở, đó là cái cảnh rất vui cho quý vị đó.

Còn cái người mà thấy cảnh này, nghe nó buồn khổ quá, cho nên lại thất người này nói chuyện, lại thất người kia nói chuyện để cho vui, thì thôi thôi, thật sự ra thì sống giữa chợ đi cho xong, chớ còn sống trong cái cảnh này thì đâu có phải.

A La Hán thì người ta sống trong cái cảnh vắng lặng như vậy đó. Nhưng người đời thì chẳng ưa thích, trái lại dục lạc là cảnh ưa thích đối với người đời, vị A La Hán thì lại tránh xa. Cho nên cái cảnh dục lạc của thế gian ồn náo vui chơi, xe cộ chạy qua chạy lại, thế này thế khác, ăn uống ngủ nghỉ đó, thì đó là cái cảnh của thế gian.

Còn cái cảnh của A La Hán tránh xa từng cái ăn, uống, ngủ, nghỉ gì họ cũng tránh xa hết, họ sống thanh thản, yên lặng của đời sống của họ, trầm lặng ở trong một cuộc sống của họ, đó là những bậc A La Hán.

(32:53) Đó thì cái phần mà tu tập hôm nay về Tứ Chánh Cần, thì chúng ta phải biết rằng cái vấn đề rất quan trọng là chúng ta phải sống trong cái cảnh mà tạo cái cảnh nơi tâm của mình cho được yên lặng. Nó không có cảnh đó thì chúng ta phải tạo cho cái cảnh đó nơi tâm của mình, để cho nó được sống trầm lặng, sống cô đơn, không nói chuyện gì hết.

Thì như vậy là cái ưa thích của một cái người, nếu mà chúng ta ưa thích cái cảnh đó thì tức là chúng ta là bậc A La Hán, mà chúng ta chưa có ưa thích cái cảnh đó thì chúng ta chưa phải là bậc A La Hán. Như vậy là chúng ta tiếp tục để mà chúng ta thực hiện Tứ Chánh Cần thì chúng ta cần phải ưa thích cái cảnh yên tịnh.

Cho nên do một cái nhân duyên, mà các con ở bên nữ các con đã mất đi một cái cảnh yên tĩnh, để rồi tiếp xúc cái cảnh động. Nhưng tiếp xúc cảnh động thì các con lại nỗ lực hơn, tích cực hơn, chớ không khéo rồi các con sẽ ở trong cảnh tịnh mà rồi sanh ra làm việc này việc khác để cho nó bớt cô đơn, để làm cho nó vui, hoặc là đến thất này nói chuyện, đến thất kia nói chuyện, thì ở trong cảnh tịnh mà lại động thì nó không có nghĩa lý gì.

Cho nên ở trong cảnh tịnh, mà cảnh tịnh phải sống một mình, không nói chuyện với ai, thì cái tịnh đó nó lại càng thêm tịnh, nó sống lại với nội tâm của mình, nó xa lìa toàn bộ các ác pháp, thì như vậy mới là cảnh tịnh.

9- CHIẾN THẮNG NƠI NỘI TÂM MÌNH MỚI LÀ CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI

(31:28) Ở đây thì khi mà chúng ta mà thắng lại mình, tức là ngăn chặn được ác pháp, không có cho nó tăng trưởng và đoạn dứt nó được, thì Kinh Pháp Cú dạy như thế này: “Thắng ngàn quân địch chưa thể gọi là thắng. Tự thắng được mình mới là chiến công oanh liệt”.

Cái câu Kinh Pháp Cú này rất hay là vì mình thắng được cái tâm của mình ham vui, thắng được cái tâm chạy theo dục lạc, thắng được cái tâm mà không cho nó khởi niệm.

Do cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, do cái Định Vô Lậu, mà mình chiến thắng, hoặc cái Định Niệm Hơi Thở mà mình không cho cái niệm nó khởi vào, tức là mình đã tự thắng mình. Còn mình để các niệm nó xen ra xen vô, thì đó là mình không có thắng mình được rồi. Mà không có thắng được mình thì nó không phải là chiến công oanh liệt nhất.

Cho nên thắng ngàn quân địch chưa gọi là thắng, tự thắng được mình mới là chiến công oanh liệt. Thì hôm nay các thầy, các con đã thấy được cái sự chiến thắng nơi nội tâm của mình mới là sự chiến thắng. Không phải mình đi đánh lộn người ta, mình đánh hơn người ta mình là chiến thắng đâu.

Một mình mình đánh mười người, một trăm người chưa phải là chiến thắng đâu. Mà mình thắng được nội tâm của mình, không cho ác pháp sanh khởi, không cho nó tăng trưởng, đó là một chiến công oanh liệt nhất, mình thắng mình.

Câu Kinh Pháp Cú kế dạy: “Tự thắng mình còn vẻ vang hơn thắng kẻ khác, muốn thắng mình phải luôn luôn chế ngự lòng tham dục”.

Đó, tham là ác pháp mà, cho nên mình luôn luôn, mình phải giữ gìn rất là nghiêm chỉnh. Mà giữ gìn nghiêm chỉnh ở đây, mình có pháp chớ đâu phải là không pháp mà sao mà mình sợ, mình nói giữ nghiêm chỉnh là danh từ “giữ”, mà rồi mình biết giữ nó ra sao?

Còn ở đây mình có pháp nè, có pháp giữ nó nè, Chánh Niệm Tỉnh Giác mình có pháp giữ nè, Định Vô Lậu mình có pháp đoạn nè, dứt nó nè, hơi thở mình có pháp giữ nó nè. Rõ ràng là mình có pháp để mình giữ nó, cho nên mình sẽ chiến thắng được.

Mình đi đánh trận mà mình có đủ binh thơ đồ trận, mình có đủ mưu kế, mình có đủ vũ khí tối tân thì mình phải thắng trận rồi. Mà đây mình tu hành mình có đủ pháp để cho mình tu tập thì mình phải thắng rồi, chớ đâu phải là mình tu mà như không có pháp.

Từ lâu tới giờ đó, thì thấy các thầy cũng đi tu theo Phật, nhưng mà sự thật ra các thầy không có, ngay cái mặt trận của nội tâm mà quý thầy thắng. Quý thầy tu tập ở đâu xa không à, chớ không có thắng tâm mình.

Bắt đầu thí dụ như mình tu cái Thiền Đông Độ, thì mình “biết vọng liền buông”, mình buông để làm gì? Thì mình cũng chưa biết được cái mục đích buông để làm gì. Còn ở đây mình thắng nó là mình thắng ác pháp, mình thắng được cái nội tâm của mình không cho khởi ác pháp.

Mà mình có những cái pháp để mình tu nó. Còn cái kia mình cứ giữ tâm mình mà mình không biết cách giữ như thế nào để cho niệm thiện, niệm ác không có. Đó thì cái sự tu tập của mình nó phải có pháp, mà nếu không pháp thì đó là lời nói suông.

Đó thì hôm nay qua hai cái câu Pháp Cú “Mình thắng ngàn quân địch không bằng thắng tự mình”, mà mình “tự thắng mình vẻ vang hơn là thắng kẻ khác.” Mà muốn thắng mình thì luôn luôn phải ngăn chặn không cho các ác pháp sanh khởi, không cho nó tăng trưởng, thì tức là mình đã chiến thắng được nội tâm của mình.

10- NỖ LỰC TINH CẦN GIỮ TÂM NHƯ THÀNH ĐỒNG VÁCH SẮT

(36:35) Đó, thì trên cái bước đường tu tập chúng ta đã có pháp, đã biết cách, thì chúng ta phải nỗ lực, phải thực hiện cho nó sâu, cho nó thâm sâu để kéo dài từng giờ này đến giờ khác. Như vậy bây giờ thì hầu hết là các con và quý thầy cũng đã rõ, thì hàng ngày chúng ta phải tinh tấn nỗ lực.

“Sống trăm tuổi mà giải đãi, không tinh tấn, chẳng bằng chỉ sống một ngày mà hăng hái chuyên cần.”

Ở đây Thầy muốn nói về Tứ Chánh Cần, dù bây giờ các thầy mà sống tu có cầm chừng, cầm chừng đi nữa, thì dù là tu Tứ Chánh Cần mà cầm chừng đi nữa, thì chẳng bằng người ta sống trong một ngày mà người ta hăng hái người ta nỗ lực, người ta giữ một ngày một đêm không có một cái niệm ác xen vô.

Còn quý thầy cứ để cho lát có cái niệm này xảy ra, lát nữa có niệm khác xảy ra, thì bây giờ có sống trăm tuổi đi chăng nữa, cũng không bằng người ta sống trong một ngày.

Bởi vậy Thầy nói 3 tháng, 6 tháng là xong, còn nếu mà quý thầy không nghe lời, mà quý thầy tu cái kiểu của quý thầy thì bây giờ đã 10 năm, sống thêm trăm tuổi nữa, bây giờ là 40, 30 tuổi rồi mà sống thêm 100, 200 tuổi nữa cũng chẳng đi tới đâu hết. Nghĩa là tu cái kiểu đó không bao giờ tới nơi.

(37:43) Người ta nói phải miên mật là như tường đồng vách sắt, không có kẽ hở cho nó lọt vào, ác pháp không có được sanh khởi, không được tăng trưởng, không có được lọt vào, ở trong cái chỗ cái tâm của chúng ta toàn là thiện pháp. Nghĩa là chúng ta phải miên mật, phải kín đáo, phải như tường đồng vách sắt, không có kẽ hở.

Còn như vách liếp như vầy thôi rồi. Tâm của quý thầy bây giờ mà tu như cái Tứ Chánh Cần Thầy nhìn như là cái tấm liếp của chúng ta đây thôi. Nghĩa là nhìn ra ngoài thấy ở ngoài hết rồi, thì ở ngoài nó lọt vô biết bao nhiêu chỗ nào lọt, cho nên tu như vậy thì biết đời nào mà cho xong.

Cho nên phải nỗ lực thực hiện là tâm mình kín đáo, nghĩa là từng phút từng giây nỗ lực Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Vô Lậu, Định Niệm Hơi Thở, liên tục ở trong những pháp này mà chúng ta nỗ lực kéo dài để giữ ác pháp không cho sanh khởi. Nghĩa là không cho nó kẽ hở để mà nó lọt vào trong tâm chúng ta. Đó là chúng ta đã chiến thắng nó, chúng ta đã chiến thắng được tâm mình đo.

(38:37) Còn nếu mà để cho nó kẽ hở mà lọt vô là quý thầy tu không biết chừng nào mà cho rồi. Mà rồi đây thì các thầy sẽ thấy rằng trong cái thời gian gần tới đây thì các thầy phải làm những cái việc lợi ích cho mọi người chớ không thể mà…​ Cho nên phải ráng, nỗ lực hết sức đi, để rồi …​ (Mất tiếng) kẽ hở, từng đó các thầy sẽ thấy sự giải thoát tới cái chỗ này.

“Hãy gấp rút làm những việc lành, chế chỉ tâm tội ác. Hễ biếng nhác việc lành giờ phút nào thì tâm ưa chuyện ác giờ phút nấy”.

Đó là cái câu Pháp Cú dạy cho quý thầy đó. Nghĩa là bây giờ phải gấp rút giữ gìn cho tâm mình luôn luôn nó là thiện, không được các pháp ác nó xen vào, chế chỉ tâm tội ác của nó, các ác pháp không có cho nó xen vô mà hễ biếng nhác, lười biếng một chút, bởi vì ở đây nó phải là tinh tấn rồi, nó phải siêng năng rồi, cho nên Tứ Chánh Cần là phải siêng năng tinh tấn tu tập, chớ còn lười biếng thì không thể nào mà có thể pháp ác nó không xen vô.

Mà hễ lười biếng thì với cái việc mà ngăn chặn các ác pháp này, thì việc lành này, thì giờ phút nào, thì tâm nó sẽ duyên theo các pháp ác giờ phút nấy, nó sẽ khởi ra. Và như vậy thì chúng ta không bao giờ mà thực hiện cái được sự giải thoát của chúng ta.

“Nếu đã lỡ làm ác chớ nên thường làm hoài.” Nếu nó lỡ sanh ra một cái niệm nào trong đầu, thì chúng ta nỗ lực khắc phục, từ đây về sau phải chặn đứng, không có cho nó sanh vô nữa. Đó là thì chúng ta có sự quyết tâm, nhiệt tâm như vậy thì nó mới có thể hết, chớ còn nếu mà không có nhiệt tâm quyết tâm vậy thì nó không hết.

“Chớ vui mà làm hoài”, chớ thấy nó như vậy mà dễ dãi rồi để nó cứ nó ra vô ra vô hoài ở trong cái tu tập của mình, thì như vậy là không bao giờ hết.

“Hễ chứa ác nhất định phải thọ khổ.” Hễ mà có cái tâm mà ra vô như vậy, thì quý thầy sẽ thấy khổ, các con cũng bên nữ các con cũng biết rằng nó sẽ khổ chớ không phải không khổ đâu.

“Nếu đã làm việc lành, hãy nên thường làm, làm mãi, nên vui làm việc lành. Hễ chứa lành nhất định là hưởng sự giải thoát, tức là thọ lạc”.

Ở trong câu Kinh Pháp Cú này dạy như vậy đó. Thì như vậy rõ ràng là chúng ta phải nỗ lực thực hiện những cái điều lành để mà luôn luôn tâm chúng ta được lành, thì chúng ta sẽ thọ được những cái quả an lạc.

11- CHỚ KHINH NHỮNG ĐIỀU ÁC NHỎ, NHỮNG ĐIỀU LÀNH NHỎ

(41:07) “Chớ khinh điều ác nhỏ, cho rằng chẳng đưa lại quả báo gì cho ta. Phải biết giọt nước nhiễu lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội ác bởi chứa dồn từng khi ít mà nên”.

Nghĩa là chúng ta đừng có nghĩ rằng ngày nay mình chỉ có một lần nó khởi cái niệm ác ở trong đầu của mình, tức là một cái niệm nào thương ghét thôi, chớ Thầy không nói, đừng có nghĩ rằng chúng ta giết người gọi là ác đâu, mà đây là khởi một cái niệm thương nhớ, hoặc lo gì đó đó, thì cũng đủ là đó là một cái giọt nước nó nhỏ rồi. Mà ngày ngày mà nó nhỏ như vậy thì cái bình nó cũng sẽ đầy.

Cho nên kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội ác bởi chứa dồn từng cái một ít, nghĩa là ngày chút, ngày chút. Cho nên chừng đó cái tâm của chúng ta, đến lúc đó người ta nói tiếng nói cái nó sân lên liền, nó tức giận nó lên liền, nó không có vui vẻ được.

Do chúng ta chứa từng chút, từng chút cái niệm ác nhỏ nhỏ, cái niệm khởi nhỏ nhỏ đó, mà cho đến khi đụng chuyện thì chúng ta thấy cái tâm của chúng ta chẳng có giải thoát được chút nào. Đó là cái quan tâm, cái lưu ý của chúng ta.

Cho nên hàng ngày thật sự ra quý thầy không có lưu ý đến cái niệm nho nhỏ, tưởng nó không có cái gì, nó đâu có làm cái gì tâm chúng ta phiền não giận hờn đâu, nó khởi cái niệm nó thôi chớ có gì đâu, nó thương nó nhớ nó ghét hoặc nó gì đó cũng đâu có gì mà khổ cho mình đâu. Nhưng mà cứ một lần chút, lần chút như vậy chớ mà nó đầy bình đó.

Mà khi đầy bình, chừng nào chúng ta biết nó đầy không? Khi mà người ta nói một cái lời nói gì nó không hợp với mình, nghe đó mình tức, đó là nó đầy bình đó, nó đầy bình nó mới tức nó chảy ra đó, nó tràn ra đó. Còn nếu mà nó đã cạn, nó đã hết sạch rồi thì nó không tràn ra chút nào hết, ai nói gì nói, chửi mình thì chửi, mình như cục đất, đó là nó đã cạn hết.

Còn bây giờ nó đầy bình, nó nhiễu đầy hết rồi, cứ một ngày Thầy nói có một cái niệm ác là nó đã nhỏ vô cái bình tâm của quý Thầy nó chứa trong đó. Cho nên không ai động tới thôi, mà động tới một cái là các thầy nhảy nay lên liền, như một con cọp dữ chưa nhịn ai được ai đâu, chưa nhẫn nhục ai đâu. Nó chưa đúng lúc đó, chớ đúng lúc rồi thì các thầy lộ ra cái tướng sân của các thầy dữ tợn, là vì những cái niệm đó mà nó đã nhỏ vào trong cái bình của quý thầy.

“Chớ khinh điều lành nhỏ”, nghĩa là hàng ngày mình coi thường cái việc lành của mình, tức là mỗi cái niệm ác nó khởi lên thì cái lành nó sẽ mất đi. Cho nên chúng ta đừng có khinh cái chuyện mà giữ gìn cái niệm ác đó thì cái niệm thiện nó mới tồn tại, nó mới giữ được, cho nên nó mới có cái niệm thiện.

(43:48) Do đó chúng ta coi thường cái niệm thiện cho nên chúng ta để niệm ác nó xen vô. Chớ nếu mà chúng ta không có khinh thường cái niệm thiện nhỏ này thì chẳng bao giờ mà chúng ta có cái quả báo nào, tức là người ta chửi, mình như cục đất liền.

“Chẳng đưa lại quả báo cho ta”, nghĩa là mình thấy rằng cái việc nhỏ này nó đâu có đem đến cái phước báo cho mình đâu.

“Phải nói rằng giọt nước nhiễu lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ trí sở dĩ toàn thiện bởi chứa dồn từng ít, từng khi ít mà nên”. Nghĩa là mình cố mình giữ gìn, đừng có cho cái ác pháp xen vô, thì cái thiện pháp nó cứ một ngày một chút, ngày một chút, cho đến khi nó toàn diện thì lúc bấy giờ chúng ta mới thanh tịnh toàn tâm.

Một ngày chúng ta giữ nó đừng cho xen vô thì ngày bữa nay nó cũng được vậy, ngày mai được vậy, ngày mốt được vậy, rồi một tháng được vậy rồi hai tháng, ba tháng được vậy, thì luôn bây giờ ba tháng được vậy là cái bình của chúng ta nó đã đầy rồi, đầy thiện pháp rồi.

Mà đầy thiện pháp thì nó đủ cái quyền lực để mà chúng ta sai khiến được cái sự sanh tử luân hồi của chúng ta. Thì như vậy rõ ràng hàng ngày chúng ta tu tập cái này mà chúng ta sẽ đạt được cái Thiền Định rất là vĩ đại. Đó, đó là những cái bài Kinh Pháp Cú Phật đã dạy như vậy.

“Đem ác ý xâm phạm đến người không tà vạy, người thanh tịnh vô nhiễm. Tội ác sẽ trở lại làm ác như ngược gió mà tung bụi”.

Câu kinh Pháp Cú này thì nó nói trong cái vấn đề mà mình đem cái ác ý của mình mà xâm phạm đến người khác, đây là quá thô rồi, đây là những cái ác nó thô chớ không phải còn vi tế ở trong tâm của mình.

Mà sự thật ra thì như ví dụ như cái bình mà mỗi ngày nó có một cái niệm ác nó nhỏ vào, mình coi thường cho nên cái công phu tu của mình nó không kết quả. Mà mình coi thường cái sự mà, những cái việc giữ gìn cho cái tâm nó kéo dài trạng thái thiện, coi thường nó, để cho ác pháp xen vào thì cái kết quả cũng chẳng ra gì.

Mà mình coi trọng về cái thiện pháp, mình cố gắng giữ gìn cho miên mật, thì các ác pháp không có sanh khởi, toàn thiện pháp. Thì như vậy thì không có, mình sẽ được sự giải thoát hoàn toàn mà không bị cái thô của ác pháp, cái thô của ác pháp có nghĩa là như người ngược gió mà tung bụi, nghĩa là mình đứng ở dưới gió, gió ở trên thổi xuống mà mình tung bụi thì bụi nó sẽ rớt vào mình hết…​

(46:22) Các ác pháp nó bùng dậy, thì lúc bây giờ cái tâm của mình như thế nào? Nó giận hờn, nó phiền não, nó đau khổ, nó làm cho mình khổ sở.

Thì lúc bây giờ đó là mình, coi như là mình từ lâu tới giờ, mình coi thường cái giọt nước nhỏ của ác pháp, mà mình coi thường nó cho nên mình để nó xen ra xen vô. Mình ngỡ tưởng rằng như vậy lâu ngày nó sẽ hết, lần nó bớt chút bớt chút, nhưng sự thật ra nó vẫn còn một cái niệm nhỏ đó, thì nó không bao giờ hết đâu.

Cho nên đến khi mà một ngày nó tích lũy một chút, tới chừng đó nó bùng cái là tâm mình giận hờn, phiền não, thì như là mình đã tung cái bụi, mà cái bụi đó nó ngược gió, nó lại làm cho mình dơ bẩn, mình đau khổ, đó là cái ý của trong cái sự ác pháp như vậy. Cho nên trong cái sự tu tập chúng ta phải hết sức tận lực và nỗ lực tu tập.

“Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy biển, chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm, dù tìm khắp thế gian này chẳng có nơi nào trốn khỏi ác nghiệp đã gây.“

Nghĩa là một cái niệm nhỏ đó, hoặc là một cái sự hành động ác mà mình trốn ở đâu mình cũng không tránh khỏi được cái nhân quả, cái nghiệp ác đó.

Thô thì cũng không tránh khỏi, mà ác mà vi tế như cái sự tu tập của chúng ta hàng ngày giữ cái tâm mình không cho các cái niệm ác khởi, mà mình không thấy để cho nó khởi thì lâu ngày thì chúng ta cũng sẽ thấy được cái nghiệp ác đó, dù bây giờ chúng ta có trốn ở trong cái thiền định này, trốn trong thiền định kia thì chúng ta cũng không có chạy hỏi nó đâu.

Nghĩa là Thầy muốn nói trốn, tức là chúng ta ức chế tâm mình không có niệm này, không có niệm kia. Nhưng mà không có niệm này niệm kia nó chỉ trong cái giờ mà chúng ta tu mà thôi, còn ngoài cái giờ mà không tu thì các niệm nó sẽ có.

Ở câu Pháp Cú kế nữa thì “Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy biển, chẳng phải chui vào hang núi sâu thẳm, dù khắp thế gian này chẳng có nơi nào mà trốn khỏi tử thần.”

Nghĩa là vì ác pháp đó, vì những cái niệm mà chúng ta không ngăn chặn, để mà tăng trưởng những ác pháp đó, thì cho nên tử thần chúng ta không trốn khỏi đâu, nghĩa là chúng ta không giải thoát. Đó thì cái sự tu tập như vậy thì chúng ta sẽ thấy được ở trên cái con đường mà tu tập đúng pháp hay là không đúng pháp.

12- CẢNH THẾ GIAN TRÓI BUỘC VÀ NƠI TU HÀNH GIẢI THOÁT

(48:50) Đến đây thì chúng ta thấy, cái thì giờ chúng ta cũng không có nhiều, và đồng thời thì Thầy xin đọc lại cái bức thư của chú Chánh Tâm. Thiệt ra thì…​ cũng giải quyết cho chú…​

Bởi vì toàn chúng ở đây Thầy thấy nghĩ rằng có nhiều người cũng có đủ duyên không có gia đình, nhưng mà cũng có nhiều người thì có gia đình nhưng mà chưa đoạn dứt được.

Chú thì, năm mùa hạ rồi thì chú có về đây tu tập, nhưng chú đã tu theo những cái pháp của thiền tưởng cho nên nó làm cho chú rất là căng thẳng thần kinh. Mỗi lần mà nhiếp tâm trong hơi thở là ngay đó là bị căng thẳng liền.

Từ khi mà vào đây Thầy bảo xả tâm, rồi lần vào kì này thì coi như đương nhiên là tu tập tốt, không còn có bị ảnh hưởng cái điều đó nữa. Tại vì cứ lo xả cái ác pháp chớ không có tu ức chế tâm, cho nên nó lần lượt nó thấy nó có những cái kết quả tốt. Bây giờ thì trong cái hoàn cảnh của chú thì nó rất là khó xử, chớ không phải dễ.

“Kính bạch Thầy, con xin cúi lạy Thầy, hôm nay con ghi lại lời thỉnh nguyện của con để kính trình lên Thầy để mong Thầy quyết định cho con.

Mùa hạ năm trước con có được nhân duyên nghe Thầy giảng về Giáo án đường lối tu hành theo đạo Phật. Đạo thì đã biết vậy, nhưng ở trong gia đình sống trong sự vui thích đam mê của thế gian, tâm con ít được rèn luyện, sức tỉnh thức luôn yếu, mà dục lạc lại quá thu hút, con luôn luôn phạm lỗi, làm tâm con luôn bị đau khổ trước những lỗi lầm.

Lỗi lầm đó, tâm con luôn bị hối hận mà không vượt qua được tội lỗi đó. Đứng trước những sự việc xảy ra và thực chứng những sự việc xảy ra đó, con càng thấm thía những lời của Phật. Đời là khổ, khổ muôn kiếp.“

Nghĩa là có sống trong cuộc sống rồi, Chánh Tâm mới thấy được cái đời là khổ và khổ muôn kiếp nữa chớ không phải là khổ trong một đời này.

“Biết được sự khổ đau và tâm con cũng bị nhiễm vào sự khổ đau đó mà không gỡ ra được. Hạ năm nay con lại quyết định dứt bỏ tất cả các công việc đang làm dở dang để theo Thầy tu tập nhằm vứt bỏ những khổ đau trong lòng. Vào đến đây Tu viện, tâm con có sự giải thoát rõ ràng.”

Nghĩa là vào Tu viện thì rời khỏi gia đình, thì nhìn lại thì nó có cái sự giải thoát. Cả hai cái cuộc sống nó khác nhau rồi, cho nên khi nhìn vào cái cuộc sống của thế gian thì mình thấy dường như là bị trói buộc, mà vào đây thì nó phải có sự giải thoát.

13- BIẾT XẢ TÂM TRONG CẢNH ĐỘNG THÌ KHÔNG DÍNH MẮC ÁC PHÁP

(52:00) Cũng như, thí dụ như Thầy nhắc lại các con thấy, khi mà cô Từ Đức, Thúy và Trang, nó không có xả được cái tâm của mình, có chút à, rồi các con, các thầy cũng thấy rất rõ.

Khi xin phép ra đi rồi, thì bắt đầu dự định là cái chương trình của mình ra cái khu đất của Tùng nó mua ngoài đó để cất nhà ở. Nhưng mà ra đó đâu phải nó làm vừa ý cho mình liền được đâu, làm khổ ở đó, không nước, không điện, rồi xa làng xóm thì không ở được, nó đều cất rất khó.

Rồi bây giờ mới về đất của cô Diệu Hảo để mà ở, thì về đó phải cất nhà cất cửa, cho đến hôm nay cũng vẫn chưa yên mà nó xảy ra nhiều cái sự kiện, có thể nói rằng nó đâu có ổn.

Thay vì bây giờ cô Út dời ra trước ở, ở sau ra trước, mình cứ ra trước, thì tức là sắp xếp một hôm, hai hôm thì ổn định rồi, thì mình cứ chuyên tu, lấy cái đối tượng trong cái sự việc đó mình tu tập, thì tức là mình cũng vẫn yên ổn, đâu có cái chỗ mà lăng xăng, lích xích như bây giờ, cho đến giờ phút này chưa có tạm yên gì hết, nhà cửa cũng chưa có xong xuôi gì hết.

Nó đâu có đơn giản đâu, thời gian nó rất mất, mà nó làm cho tâm mình bị động rất nhiều động đủ cách động.

Nên người ta cứ ngỡ tưởng đứng núi này trông núi khác, mình ra rồi thì chắc chắn mình sẽ có một nơi yên ổn tu tập. Mình tu tập mình nhập thất, ở trong thất có người hộ cơm cho mình ăn, mình khỏi làm khỏi gì hết, mình tu. Tu như vậy chắc chắn là không bao giờ mà, nếu mà thành tựu thì từ lâu đã bao nhiêu người về đây tu tập người ta đã hộ cơm, khỏi có nấu cơm khỏi gì hết, họ đã giải thoát hoàn toàn rồi.

Nhưng sự thật ra đâu có, cái chuyện đó đâu có đâu. Có nhìn người nào đi, thì các Thầy cũng đã thấy rằng, cái vấn đề đó không có đâu. Mà phải xả cái tâm của mình chớ không phải là ở chỗ mà mình ngồi trong thất, mình nhiếp tâm, mình thiền định rồi mình sẽ được giải thoát, không phải đâu. Nếu mà mình ở trong thất mình không biết xả tâm của mình thì mình cũng chỉ ức chế tâm mà thôi chớ không giải thoát.

Đó thì, các con thấy, từ cái chỗ đang ở trong cái cảnh giới tu tập yên ổn, từ ở sau mà dời ra trước có chút xíu rồi mình yên tu mình nỗ lực thì nó lấy lại bình thường như thường, và ngay đó là mình đã thấy mình đã xả tâm, mình sẽ được giải thoát, không có còn một cái pháp nào mà làm cho tâm mình nó bị dao động hết.

Còn cái này bị dao động ngay liền, bị dao động rồi từ cái dao động này nó sẽ tiếp nối cái dao động khác, nó làm đủ thứ dao động chớ không phải là không dao dộng.

Rồi đây không biết cuộc đời nó sẽ trôi lăn như thế nào, mang tiếng tu hành mà không đi đến đâu, rồi đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, cuộc sống dở dở ương ương, gàn gàn không biết như thế nào.

Gần bên Thầy còn chưa được giải thoát, xa Thầy làm sao giải thoát được, biết làm sao mà Thầy ở đâu mà đi tìm, đâu có chuyện mà dễ dàng đó đâu. Cho nên ngay bây giờ mà không có nhẫn nhục được thì làm sao mà tìm sống gần bên Thầy được, đó là những cái khó. Cho nên ở đây Chánh Tâm đã thấy được điều này.

“Vào đến đây tu tập tâm con có sự giải thoát rõ ràng, cùng với hiểu biết thêm về đường lối và cách thức tu tập, tâm nguyện con càng có ý thức cầu giải thoát khỏi khổ đau của cuộc đời này, cần phải từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sống khép mình trong giới luật và phải sống ở bên Thầy.”

Đó, một cái nhìn sáng suốt của Chánh Tâm, nó đã thấy được cái điều đó, phải sống ở bên Thầy. Nói thật sự ra trên con đường mà tu tập này mà nếu sống xa Thầy, dù là trong một ngày cũng là một cái bất lợi cho các con chớ không phải, nghĩa là có sai là Thầy có nhắc liền. Mà sống xa Thầy trong một ngày thì các con sẽ tu không biết chừng nào mà tới đâu, Thầy nghĩ rằng không biết chừng nào tới đâu.

Nói là nói, dạy là dạy vậy, nhưng mà có một cái bóng, một cái tàn cây bồ đề, nó sẽ che rậm mát cho các con tu. chớ nếu mà không có tàn cây bồ đề thì chắc chắn ai là che chở cho các con trên bước đường tu? Đâu phải các con cất cái thất rồi vào đó tu là nó che chở cho sao? Không có đâu. Có cái tàn cây bồ đề cho nên mà do đó các con không có lo đói, lo no, lo gì cả hết. Chỉ có tùy thuận, bằng lòng, vui trong cái cảnh của mình đang nỗ lực thực hiện đối với các pháp để làm chủ thân tâm của mình.

Như các con bên nữ, các con thấy, các con vui vẻ sống, luôn luôn tùy thuận, nhẫn nhục, bằng lòng trong mọi cái hoàn cảnh của mình, lúc nào cũng nỗ lực thực hiện để cái tâm của mình trong thiện pháp, lúc bấy giờ các con sẽ thấy giải thoát hoàn toàn chớ gì. Đâu có một cái ác pháp nó đến thì nó đến, mặc nó, chúng ta giải quyết chớ đừng để tâm chúng ta dính mắc nó là được.

14- NGUYỆN VỌNG CỦA PHẬT TỬ XIN THEO THẦY TU HÀNH GIẢI THOÁT

(56:55) “Nhưng khi nghĩ tới lời dạy của Đức Phật không làm khổ mình, không làm khổ người, tâm lòng con dao động, choáng váng, nhưng ý thức mong muốn xuất gia của con không từ bỏ được, nên con luôn bị ám ảnh bởi ác pháp này. Con ghi lại những lời này trình Thầy, nhờ Thầy giải tỏa tâm trạng cho con và Thầy quyết định cho con!”

Đó thì các con nghe đến chỗ này các con thấy như thế nào? Hoàn cảnh của chú Chánh Tâm có một vợ một con, một đứa con.

Cho nên Phật dạy là không làm khổ mình, khổ người mà bây giờ đi tu, tức là vợ còn trẻ, con còn nhỏ như vậy, bây giờ mình làm sao đây? Nếu mình bỏ mình đi, tức là làm khổ người. Cho nên cái câu nói này chú nghĩ suy ngẫm, chú thấy rất là khổ.

“Tâm lòng con lại lao đao, choáng váng những ý thức mong xuất gia của con không từ bỏ được, nên con bị ám ảnh bởi ác pháp này. Con ghi lại những lời này trình Thầy, nhờ Thầy giải tỏa tâm trạng cho con và Thầy quyết định cho con.

Gia đình nhà con, bố con đã mất, mẹ con có thể ở với các anh chị của con, nhà có sáu anh em. Vợ con năm nay 26 tuổi và một cháu gái 5 tuổi. Cô ấy rất trẻ, do vậy việc đi lấy chồng sẽ không có mấy khó khăn. Cuộc sống của hai mẹ con cũng không mấy khó khăn, gia đình cũng có đầy đủ tiện nghi, sức sống.

Đức Phật cũng đã dạy rằng cuộc sống của con người chỉ là duyên tan hợp diễn biến theo luân hồi, để vay trả, trả vay, nên không có gì thực ở trong đó. Con nghĩ đời con cứ trả rồi lại vay, thì làm sao mà chấm dứt được sự khổ đau của kiếp con người? Để làm tròn bổn phận đối với đời thì chỉ có đến lúc nhắm mắt xuôi tay mới hết được phận sự.

Và cứ như vậy mãi tiếp diễn, ngày hôm nay còn khỏe mạnh, còn có Thầy ở bên, việc tu hành còn đầy khó khăn. Sau này già yếu và Thầy đã nhập diệt thì còn hy vọng gì mà đòi tu tập. Được thân người là khó, được gặp Thầy, được gặp Chánh Pháp là một điều khó gặp ở đời, con không muốn bỏ qua giây phút này. Thân con khổ đau, gia đình, họ hàng và mọi người cũng đều bị khổ đau mà không hề hay biết, nên con cũng chẳng muốn nấn ná ở đời nữa.

Con biết rằng việc tu hành theo Chánh Pháp là một việc làm khó khăn, gian khổ vô vàn, bởi dục lạc ở thế gian ngày nay lại quá nhiều và quá cuốn hút, và cũng bởi cái thân này là thân được huân tập biết bao dục lạc từ bao đời kiếp. Nhưng đã có Thầy là người tu hành và đã chiến thắng, nay con ước ao để được theo Thầy, để cũng được giải thoát như Thầy.

Con suy tư thấy rất rõ, rõ ràng chỉ có thể ở bên Thầy thì việc tu hành của con mới mong có được kết quả. Có Thầy ở bên, tu sai có Thầy chỉ bảo ngay. Thầy là hàng rào chắc chắn nhất để chúng con không bị các duyên bên ngoài chi phối. Mỗi cử chỉ, mỗi lời nói và lối sống của Thầy là gương hạnh để chúng con noi theo, mỗi bài pháp của Thầy là nguồn sinh lực tuôn trào sang chúng con, giúp chúng con trên đường gian khổ này.

Ở bên Thầy chúng con được sự che chở vô cùng, vô tận của Thầy, của một người cha già tận tụy. Ngày nay con sống ở trong thế gian thì nhân quả của cuộc đời trả muôn kiếp cũng không xong. Con viết lời thỉnh nguyện này để mong Thầy định vị cuộc sống cho con, kính cúi lạy Thầy.”

Đó là Chánh Tâm đã gởi Thầy một bức thư này, Thầy sẽ giải quyết vấn đề của nó trong cái chuyến đi về Hà Nội, Thầy sẽ về thăm và Thầy sẽ giáo dục gia đình của nó để giải quyết …​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy