LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 46
PHÂN BIỆT ĐỨC CẨN THẬN VÀ TÂM NGHI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Ngày giảng: 13-04-2008
Thời lượng: [59:24]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
(00:00) Trưởng lão: Đó là cách thức mà tu tập. Còn về Phước Tồn đó con, con bây giờ thì chỉ ôm một pháp mà thôi, ôm một pháp trị bệnh. Coi chọn lựa cái pháp nào nó phù hợp để mình trị bệnh thì mình ôm cái pháp đó mình trị bệnh, chứ không có nên được mà tu nhiều pháp lung tung con. Do ôm một cái pháp, tức là dùng một cái câu tác ý với cái nương vào một cái pháp nào để mà đối trị cái bệnh của mình. Để cho cái bệnh của mình thật sự nó khỏe mạnh, để rồi mình mới tu tập tới. Chứ còn nó bệnh như thế này, mà cho vô Tứ Niệm Xứ thì chắc chắn là không thể được rồi. Bởi vì nó còn ác pháp, bệnh là ác pháp mà mấy con, ác pháp của thân. Còn cái tâm giận hờn, phiền não, tham muốn nó là ác pháp của tâm. Còn cái thân của mình mà bệnh nó là ác pháp của thân. Cho nên, vì vậy mình phải dẹp trừ cái ác pháp của thân, để cho mình đi vào cái Tứ Niệm Xứ, mình mới đi vào cái sự giải thoát mới được.
Cho nên bây giờ dùng một cái câu tác ý để đối trị với cái bệnh của con. Chứ để bữa nay tu được, cái bệnh nó tới, cái thì bắt đầu: “Trời ơi! Bây giờ con tu sao mà nó tệ quá. Bây giờ nó hôn trầm, thùy miên mà không ngủ, thì chắc kiểu này, hơi nó trào lên riết thì chắc tu chắc chết”. Thì như vậy là rõ ràng là cái bệnh của con là phải trị cho nó được bằng cái phương pháp của trị bệnh trước cái đã. Mà bằng phương pháp Tín lực - cái lòng tin của mình. Chứ còn mình bán tin Phật pháp, không biết cái Phật pháp dạy như vậy, mà có đẩy lui được bệnh hay không? Đó là mình không tin rồi, bán tin, bán nghi rồi. Còn mình tin vào Phật pháp dạy, thà chết thôi, nhất định là ôm pháp Phật mà chết tốt hơn. Cũng như giới luật của Phật dạy: “Thà chết chứ không phạm giới”, đó là cái tín lực. Cho nên cái người mà tín lực như vậy đó, người ta sẽ đạt được cái kết quả làm chủ. Còn mình thiếu cái tín lực, cho nên do đó mình đẩy lui bệnh, khi bệnh nó trở, nó đau nhiều hơn, lúc bấy giờ đó mình bị thối tâm liền tức khắc. Mình thấy như là cái pháp nó không có hiệu quả, cho nên mình mất cái niềm tin.
Còn bắt đầu bây giờ đó, mình dùng một cái câu tác ý đối với cái bệnh của mình. Rồi mình nương vào cái hành động nào đó cho phù hợp với cơ thể của mình, để cho mình tập luyện cho nó. Nhất là mình biết tuổi trẻ nó dễ bị hôn trầm, thùy miên. Do đó cho nên vì vậy mình phải sử dụng cái pháp nào để cho đối trị, vừa đối trị được hôn trầm, thùy miên, cũng vừa là được xả cái bệnh của mình. Thì như vậy, con tu tập như vậy thì kết quả nó mới tốt được. Nhớ! Nhớ để tập đối trị bệnh.
(02:32) Người ta không bệnh thì người ta nhẹ hơn mình một chút. Mình bị bệnh thì như là người ta đi bộ. Người ta đi thân thể người ta nó không có mang xách gì hết. Còn con bị bệnh, coi như là xách thêm một xách đá. Thay vì người ta đi nó thư giãn, người ta đi hai cái tay không, người ta đi coi nhẹ nhàng. Con lại thêm một cái xách mà đem ba cái cục đá, ba cục gạch bể chi bỏ vô đây xách? Trời đất ơi! Nặng mà không xách thì không được, cứ xách đi. Nó mệt gần chết mà cũng phải xách, thì như vậy là con đâu có khỏe bằng người ta phải không?
Cho nên bây giờ phải liệng cái xách này xuống, rồi mới đi như người ta mới được. Thì bắt đầu bây giờ đó, tìm cách để liệng ra. Chứ nó treo, nó dính trong người con rồi làm sao bây giờ? Có phải cái bệnh đó bây giờ nó dính trong người con như là cái dây nó buộc cái dưới cái túi? Ở trên cái thân của con, nó dính được cái dây đó, nó thành cái da thịt của con, nó dính luôn ở trong đó rồi, bây giờ đi đâu nó cũng mang nặng đó. Bây giờ mình phải cắt cái dây đó ra, để cho mình xả cái túi đá, sỏi đó xuống đi. Rồi bắt đầu nó nhẹ như người ta thì mấy con mới đi được. Con hiểu không?
Thì bắt đầu bây giờ đó, ôm một cái pháp cho nó chặt chịa, cứ một pháp đó chuyên cần, chuyên cần nó mới có thành cái lực. Chứ bữa nay đuổi, rồi ngày mai thì không đuổi, ngày mốt đuổi, bữa kia không đuổi, bữa nay đuổi bằng pháp này, ngày mai đuổi bằng pháp khác … Trời đất ơi! Nó lộn xộn như thế này, nó cũng không biết làm sao mà nó đuổi? Bữa nay thì đi kinh hành đuổi bệnh, ngày mai thì đưa cánh tay đuổi bệnh, ngày mốt thì dùng hơi thở. Cái kiểu này trong cái thân con nó cũng rối loạn, nó không biết làm sao mà nó đuổi. Con hiểu không?
(04:10) Cho nên vì vậy, bây giờ đuổi theo cánh tay đuổi thì cứ theo cánh tay đuổi, chết bỏ, “Mày bây giờ mày xì bao nhiêu hơi tao cũng không sợ, chết tao bỏ, gục đây thì tao gục. Nhưng mà điều kiện là, tao còn cục cựa được là cục cựa cánh tay đuổi ra nữa. Bây giờ mày tăng lên, bởi vì cái sức của mày, cái sức cảm thọ, tao biết cái sức cảm thọ. Giờ mày đau như vậy, nó chưa phải hết cái sức của mày đâu, nó còn chừa ở trong đó một số trong đó, mày chờ tao động động tới cái mày xì ra luôn”.
Vì vậy cho nên, con biết cái sức bệnh của con, cái nghiệp của con nó còn nhiều lắm. Cho nên hễ hở hở cái bệnh, cái bắt đầu thấy nó dập con dữ tợn. “Bây giờ không biết làm sao bây giờ?” Con hoảng rồi! “Bây giờ tao cho mày đem hết cái sức lực ra đây đi! Tao bây giờ tao cứ ôm cánh tay chặt tao đuổi mày đây này”. Cứ như vậy đi, con cứ ôm chặt đi, bây giờ chết bỏ: “Tao chỉ bây giờ chết tại Tu viện Chơn Như, tao xin cái lỗ thôi”. Nói với cô Út đào sẵn cho cái lỗ. Coi như đào sẵn cho cái lỗ hoàn toàn, cho nó biết rằng: “Tao nhất định là một là chết, hai là đuổi sao cho khỏi cái bệnh này. Mày có muốn chết với tao thì tao xuống lỗ tao nằm đó tao chết chung với mày, chứ tao còn không sợ, không uống thuốc gì hết”. Đừng có thèm uống thứ gì nữa hết.
Con thấy từ lâu tới giờ con chạy con uống thuốc này, thuốc kia, nó có hết không? Nó vẫn còn, nhất định là nó thuộc về nghiệp. Cho nên vì vậy ôm chặt pháp mà đuổi cho Thầy, rồi con sẽ thấy có ngày con sẽ hết bệnh. Con tin đi! Phật pháp là nó như vậy đó, bền chí là nó như vậy. Chứ còn đừng có sợ hãi, đừng có gì hết, đừng có lo lắng. Nghe người ta nói: “Ờ thuốc này hay, uống cái hết.” Đừng nói! “Giờ thuốc hay tao cũng không uống đâu. Bây giờ có bác sĩ thần tao cũng không uống. Hoa Đà mà xuống đây trị bệnh, tao cũng không uống nữa. Tao theo Phật chứ không phải theo Hoa Đà”. Con phải mạnh mẽ như vậy đó.
Nghĩa là con biết rằng thần y Hoa Đà - trong cái thời Trung Quốc - là một cái vị thầy trị bệnh rất là tài. Nhưng mà đặt thành vấn đề, ngay bây giờ có Hoa Đà mà xuống đây trị bệnh con, con cũng không thèm. Nhất định là không uống thuốc: “Không có cần ông, ông đi về đi, ông về nước Tàu đi cho rồi. Tôi Việt Nam, tôi không trị bệnh Tàu đâu”. Con nói thẳng, nói thật như vậy đó: “Thà là tôi chết, chứ tôi không trị bệnh. Bây giờ tôi đã biết Phật pháp rồi, là cái pháp để trị bệnh, làm chủ bệnh, cho nên tôi ôm pháp này mà tôi trị.” Có như vậy thì con mới hết.
(06:28) Cái niềm tin của mình nó mạnh lắm con. Còn niềm tin mà nó yếu đuối, Phật đã dạy rồi: “Làm chủ sanh, già, bệnh, chết”, rõ ràng mà! Tại sao chúng ta không ôm pháp Phật mà chúng ta trị bệnh? Mà đi uống thuốc làm gì? Cho nên Thầy tùy thuận mấy con, thấy tinh thần của mấy con yếu đuối, Thầy cho mấy con uống thuốc. Chứ sự thật đối với Thầy, chết bỏ. Đứa nào mà theo Thầy thì đừng có mong đi uống thuốc. Bác sĩ nó thất nghiệp, thuốc thang nó lỗ, nó chế ra có ai thèm uống? Thầy nói thật ra, cái mặt mà tu sĩ mà gọi là đệ tử của đức Phật, là mấy ông thầy chùa này, nhất định là không đi nhà thương. Bác sĩ đừng có nói chuyện mà rớ tay ở trong mình nó, như vậy là mới đúng là người tu sĩ của đạo Phật.
Tại sao đạo Phật là làm chủ sanh, già, bệnh, chết, mà giờ mấy ông mang cái đầu vô nhà thương này à? Nếu vậy là ông có đệ tử của đạo Phật hay đệ tử ngoại đạo nè, nói Thầy nghe đi? Phải không? Mấy con phải hiểu chỗ đó. Rõ ràng là đức Phật đã nói rõ mà: “Làm chủ sanh, già, bệnh, chết”. Đạo Phật mục đích ra đời để dạy con người làm chủ, mà bây giờ theo đạo Phật rồi đi uống thuốc à? Uống thuốc cái thứ gì? Ba cái thứ đó nó hết bệnh không? Phải không? Hết bệnh sao mà cha ông bác sĩ chết ngắc hà. Các con thấy cái điều đó chưa? Cho nên vì vậy chúng ta có tin thuốc không? Hay là tin Phật? Phật đến khi mà già rồi muốn chết thì tự động chết, có phải không? Còn bệnh đau gần như sắp chết, đức Phật đuổi bệnh ra liền tức khắc, để đi đến cái chỗ mà mình nằm xuống mình thị tịch. Có phải không? Chứ đâu phải chết trong bệnh đâu. Vậy mà có người dám nói đức Phật ăn thịt heo rừng, ỉa kiết lỵ mà chết, cái điều đó là điều nói láo. Ông Phật mà ăn thịt heo rừng? Vậy cái đức hiếu sinh của ông chỗ nào đâu? Cho nên mấy ông đừng có bày đặt nói dóc ghê gớm lắm, phỉ báng Phật đó.
(08:16) Cho nên ở đây, Thầy nói thực sự, bây giờ con, bây giờ coi như bước đường cùng rồi. Một là chết, hai là đẩy lui bệnh. Nếu mà có duyên mà đẩy lui bệnh được thì vào Tứ Niệm Xứ mà tu. Còn không duyên thì chết, chết cho rồi đi, để làm chi? Để mai mốt đầu thai thằng bé nhỏ, nó còn đến đây, nó còn học đạo kìa. Chứ không lẽ bây giờ theo Thầy, nó sanh ra nó chạy đi đâu nữa? Nó cũng phải chạy vô đây thôi chứ làm… Có phải không?
Thì con tin như vậy đi, bây giờ con đang đi theo Thầy mà. Con quyết tâm con tu, lỡ mà cái bệnh nó, nó làm cho con chết đi. Thì tức là cái duyên mà con tu nó còn, thì con tái sanh cái nhà bà nhà quê nào đó, không biết. Mai mốt bà đem con đến: “Thôi! Tôi xin giao cho Thầy, Thầy nuôi nó giùm. Tội nghiệp! Sao mà nó lớn ra, bây giờ nó không chịu uống sữa, mà nó không chịu ăn cơm gì hết mà nó chỉ ăn chay thôi”, thì: “Thôi được rồi, thằng này là Phước Tồn chứ ai?”. Vô đây thì Thầy sẽ dạy tu, biết tu thì cái thân thằng bé đó nó còn đau vậy nữa không? Hết! Có phải không? Thôi rồi, thì cứ yên tâm đi, vô về ôm một pháp mà tu thôi, lỡ có chết thì có Phước Tồn khác vô đây.
Tu sinh Phước Tồn: Dạ, mô Phật, kính thưa Thầy, như vậy là trong cái việc mà cái đuổi bệnh con liên tục như vậy, thì làm nửa tiếng hay là làm trong thời gian bao nhiêu nhiêu hay như thế nào ạ?
Trưởng lão: Bây giờ, coi như là bệnh thì liên tục đuổi, không có còn nửa tiếng, hai, ba tiếng gì hết. Đuổi chừng nào hết thì thôi. Có như vậy thôi, tới chừng mà hết giờ đi ngủ. Thí dụ như bây giờ bảy giờ cho tới mười giờ là chúng ta ăn cơm. Bảy giờ tu tới mười giờ, tác ý đuổi. Ngồi chơi cũng tác ý đuổi bệnh: “Thọ là vô thường, cái thân bệnh này thì theo hơi thở mà ra, cái thân không bệnh này mà theo hơi thở mà vô”. Nó không phải là nhiếp tâm thường như người khác, mà nhiếp tâm trong tất cả các thời bình thường cũng như trong cái thời tu. Nó nhiếp tâm luôn luôn, liên tục nhiếp tâm, đừng có để tâm mình hở ra. Chứ không phải là cứ một thời rồi nghỉ, nghỉ xả, rồi thời nữa …Không phải! Đây là tôi đuổi bệnh, không có để cho bệnh. Bây giờ con tu trong cái thời ba mươi phút rồi, là cái thời nhiếp tâm theo cái tác ý bệnh rồi. Sau khi xả ra, thì tôi ngồi nghỉ, nhưng mà tôi vẫn tác ý, thỉnh thoảng tôi tác ý đuổi bệnh: “Thọ là vô thường, hãy ra khỏi cái thân này đi, không có được mà ở trong thân này nữa”. Đó thì con tác ý như vậy rồi ngồi chơi thanh thản.
Tu sinh Phước Tồn: Kính thưa Thầy, ví dụ như con đặt là ba mươi phút là thời đuổi bệnh, cái thời đó là chính, thì trong liên tục ba mươi phút đó là con đẩy lui bệnh, chứ không phải là tu tập từ một phút như nhiếp tâm?
(10:45) Trưởng lão: Như nhiếp tâm nữa, đừng có như mà nhiếp tâm cái kia nữa, mà ở đây đuổi bệnh. Có vọng tưởng hay không vọng tưởng, không cần thiết nữa, nhưng mà cứ lo đuổi bệnh không. Mà xả ra thì trên Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác mà xả. Chứ không phải là xả ra là coi như mình xả thường mà trên Tứ Chánh Cần. Coi như là mình xả ra là mình ngồi chơi, mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cái bệnh này phải theo ra ngoài, không được ở trong thân nữa!” Thì lúc bấy giờ con ngồi im lặng, có niệm thì lại tác ý xả cái niệm đó ra, thì lại tác ý cái bệnh xả ra. Thí dụ như bây giờ nó có khởi cái niệm gì, nó nhớ về gia đình - ái kiết sử, thì con nói: “Đây là ái kiết sử, đi đi! Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cái bệnh này cũng theo đó mà đi ra!”. Con cũng thêm cái câu tác ý của cái bệnh con nữa. Cứ lúc nào mà hễ không tác ý thì thôi, mà hễ tác ý là phải kèm theo cái bệnh của con. Chừng nào mà cái thân con hết bệnh thì khỏi tác ý nữa, nhớ chưa?
Tu sinh Phước Tồn: Dạ Thầy
Trưởng lão: Còn vô mà nhiếp tâm thì luôn liên tục là tác ý xả. Tác ý theo hơi thở mình xả hoặc là tác ý theo cánh tay, hay hoặc tác ý theo bước đi của mình mình xả. Mỗi bước đi là mỗi một cái tác ý xả bệnh. Có vậy thôi! Nhớ không?
Tu sinh Phước Tồn: Dạ, con nhớ.
Trưởng lão: Nhớ rồi thì về làm, về tu tập. Thầy kỳ cho một tháng phải hết bệnh, mà nếu không hết bệnh thì chết đi cho rồi đi.
Tu sinh Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy, như vậy là bây giờ trong những thời khóa tu tập như vậy con có cần viết bài hay không hay là việc riêng thôi?
(12:10) Trưởng lão: Coi như là cái viết bài này kia thì con khỏi cần viết bài nữa, lên nghe thôi, chứ không cần viết nữa. Lo mà đuổi bệnh, chứ còn bây giờ viết bài, nếu chết thì mai mốt ai học? Phải không? Chỉ nghe thôi, hiểu thôi, chứ còn khỏi cần mà viết bài, viết gì nữa: “Mày sắp sửa chết rồi, mày viết bài chi nữa, không cần học nữa”. Phải không?
Tu sinh Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy, như hiện tại, trong thời gian qua thì mẹ con thường hay gọi điện lên, vậy con có nên tiếp duyên không?
Trưởng lão: Tiếp, hoàn toàn là mình phải sống… Bởi vì mẹ con gọi lên để cho biết, con thì con báo: “Con đang đối trị bệnh để cho nó hết bệnh. Mẹ yên tâm đi, mai mốt là Phước Tồn này không còn bệnh nữa đâu.”, cho bà vui đi. “Con quyết định, một là con đuổi bệnh, hai là con chết để rồi con có Phước Tồn khác”. Con nói với mẹ con vậy đi: “Mẹ yên tâm đi, con sẽ chiến thắng với bệnh con, không có lo gì hết, mẹ đừng nghĩ mà lo thuốc thang gì cho con nữa, con tự có thuốc thang rồi”.
Tu sinh Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy, việc đó thì mẹ con hỏi thăm rồi, nhưng mà mấy hôm nay, khoảng chừng gần một tháng nay, tự nhiên mẹ con mới chuyển sang ăn chay. Trước khi đó, mẹ con làm sát sanh nhiều lắm. Sau khi mà ăn chay rồi thì bắt đầu có trường hợp mẹ con nằm chiêm bao, thấy mình sát sanh cắt cổ gà, vịt, rồi sau đó thức dậy ói mửa. Từ đó trở về sau, mẹ con ăn cơm ngày có một bữa trưa thôi, còn sáng thì uống cà phê, vì từ hồi nào đến giờ mẹ con uống cà phê quen rồi. Cho nên, từ đó mà có những lúc mẹ con thay đổi. Như trong thời gian qua, cái ngày hai mươi chín tháng hai âm lịch vừa qua, trong gia đình, mẹ con làm đồ chay cúng giỗ luôn. Hiện tại cha cũng ăn chay, mẹ cũng ăn chay, cả đứa em gái con nữa. Như vậy con trả lời là, trong lúc này mẹ con nhiều lúc cũng ra phóng sanh. Có lúc mẹ con tự hỏi không hiểu vì sao mà kỳ vậy, gặp cá, thịt thì ói mửa, không ăn cá, thịt được nữa?
(14:28) Trưởng lão: Cái đó là cái duyên tốt rồi con, con sẽ báo rằng: “Đây là duyên của gia đình mình nó đi vào trong cái thiện pháp.” Do cái sự tích lũy của con cũng nỗ lực tu dữ tợn lắm mới chuyển được đó, thì do đó từ đó nó chuyển được cả cái gia đình của mình. Là do con cố gắng con cũng thực hiện ở trong đó, để con ước nguyện cho gia đình của mình nó chuyển được thiện pháp. “Bây giờ nó chuyển được như vậy là cái mừng của gia đình của mình rồi. Mẹ cố gắng, mẹ thực hiện được cái pháp mà ăn chay như thế này thì con tin rằng nó sẽ đem lại cái thiện pháp cho cả gia đình của mình. Nó sẽ bắt đầu nó sẽ tốt ở trong cái thiện pháp rồi.” Đó là cái sự nỗ lực tu tập từ bắt đầu mà con đã tu đúng đạo pháp. Cho nên cái ước nguyện của con là chuyển được cái gia đình. Vậy thì đây, hôm nay là chuyển được cái gia đình của mình và mong rằng ngày mai này, gia đình của mình rất là hạnh phúc ở trong cái thiện pháp. Đó là một điều tốt cho con và cũng là cái điều sách tấn cho con để mà đuổi bệnh.
Hôm nay con đuổi bệnh được, cả gia đình của con nói: “Trời ơi! Phước Tồn cái thằng này sao mà nó hay quá, phải bắt chước nó hết”. Thì bắt đầu mọi người ở trong gia đình con ai cũng tập tu để đuổi bệnh hết, thì lúc bấy giờ nó ảnh hưởng cả gia đình của mình chứ sao? Nếu mà con mà làm chủ được, đó là cái hạnh phúc gia đình con rất lớn. Còn nếu mà con tập, lỡ mà có chết thì gia đình con cũng hết hồn. Cho nên ở đây tập thật sự đó, tập làm chủ thật chứ không phải là tập để chết nghe không?
(15:49) Khi nào mà có gặp gì khó khăn quá, thì làm ơn chạy ra ngoài kia gõ cửa giùm Thầy: “Thầy bây giờ sao nó xì hơi quá, không biết nó chết hay sống, xin Thầy cứu con”. Thầy ra Thầy đập trên cái lưng một cái, nó xì hơi hết thì nó hết, chứ có gì đâu?
Hễ nếu mà có Thầy thì nó có gì đâu mà sợ, yên tâm đi. Nói chung là Thầy dạy không bao giờ mà để mấy con chết đâu mà sợ. Thầy nói đùa, chớ mấy con ở trong thất mấy con tu, mà mấy con mà bệnh đau, mấy con luôn luôn là có Thầy theo dõi hết từng phút, chứ không phải là để đâu. Cho nên mấy con cứ nỗ lực tu, rằng lúc nào cũng có Thầy ở một bên mình để cứu mình. Chứ không phải là trong khi mấy con gặp khó khăn thân bệnh mà Thầy để các con có một mình mình mà chống chọi với cái nghiệp khổ này đâu. Không phải đâu. Có Thầy luôn ở bên. Cho nên, nó tận cùng thì mấy con sẽ thấy mát lạnh thôi. Ông Phật đã nói mà: “Cảm thọ tận cùng sẽ thấy nó mát lạnh”. Mà ai làm cho mấy con mát lạnh? Mấy con phải hiểu. Nếu mà không phải Phật Thích Ca trợ giúp cho chúng ta một cái lực đó sao?
Cho nên, các con nói, bây giờ nó đau gì đau, cứ ôm cho chặt cái tâm bất động, thanh thản cho Thầy thôi. Thầy không trợ giúp, chớ ông Phật Thích Ca, Ông cũng nói Ông trợ giúp mấy con. Chứ Ông làm sao bây giờ? Nó cứ vô nhà mình hoài, nó nằm ở trong nhà mình hoài, mà bây giờ đuổi nó không đi mà làm sao đây? Phải không? Thật sự mấy con nằm trong nhà bất động mà, làm sao mà chư Phật không hỗ trợ mấy con được? Hỗ trợ có nghĩa là người ta tương ưng với mấy con, cái lực của người ta cái lực nó quá lớn. Nhưng mà người ta sử dụng cái lực đó để cứu trợ là bằng cái người phải tương ưng. Cho nên con hơi đau cái con lo lắng thì làm sao còn tương ưng với Thầy được nữa? Chạy mất rồi. Con hiểu không? Đau mặc đau, nhưng mà bất động vẫn giữ bất động. Đau mặc nó, chết bỏ.
(17:36) Do đó, con sẽ không phải tương ưng riêng mình Thầy đâu, mà tất cả chúng Thánh tăng, chư Phật, đức Phật Thích Ca đều là tương ưng hết. Bởi vì đó là một cái nơi mà mọi người tu giải thoát người ta đều ở đó hết mà. Cho nên mấy con gan dạ một chút đi, rồi mấy con sẽ thấy nó vi diệu một cách lạ thường. Đó thì mấy con thấy chỉ cái tín lực thôi, cũng như chú đó, tín lực thôi mà chú tác ý chú đuổi bệnh được đó, con thấy không? Nó cũng ngặt nghèo lắm, chú ấy già cả, yếu đuối, bệnh tật vậy, mà tác ý nó đuổi bệnh. Đó là cái tín lực thôi, cái lòng tin thôi, chứ chưa phải nhiếp tâm, an trú được. Cái lòng tin, chết bỏ mà.
Tu sinh Phước Tồn: Mô Phật, kính thưa Thầy, về việc của mẹ con, trong gia đình thì giờ con thấy là mẹ con lúc trước ngày nào cũng uống thuốc hết, bây giờ thì bốn ngày mới uống thuốc một lần, đó cũng là nỗi vui mừng của con. Nên bây giờ con cũng muốn gửi mấy cuốn sách về cho mấy đứa em con đọc cho mẹ con nghe, như vậy cũng nhờ có sách đó, mẹ con an tâm hơn, để không phải gọi điện hỏi, như vậy được không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ con, bây giờ con cứ… Sách của Thầy đó, sách đạo đức dạy đức hạnh đó, gửi về. Những cái điều mà dạy đạo đức, nó giúp đỡ cho gia đình của mình càng ngày càng sống trong cái đạo đức, giới luật nó toàn thiện. Con xin cô Út một số, rồi con đóng gói gửi bưu điện, nó đem về tận nhà chứ có gì đâu? Không có gì.
Tu sinh Phước Tồn: Dạ, tại mẹ con không có học trường lớp gì nên đọc rất là chậm, nên con gửi thư nhờ mấy đứa em nó đọc.
Trưởng lão: Đúng vậy, nhờ mấy đứa nó đọc cho bà nghe cũng được. Đó là mình báo hiếu đó con. Báo hiếu cha mẹ bằng cách Phật pháp đó, bằng cái pháp thiện là báo hiếu đệ nhất hiếu hạnh đó. Ông Phật đã nói: “Mình đem cái thiện pháp mà dạy cho cha mẹ mình, đó là một điều báo hiếu đệ nhất” đó.
Tu sinh Phước Tồn: Dạ, con xin cám ơn Thầy. Con sẽ cố gắng hơn.
Trưởng lão: Cố gắng con, cố gắng đẩy cho hết bệnh đi.
(19:36) Trưởng lão: Bây giờ, còn cái phần ở đây là của Kim Quang hỏi Thầy. Con có cần hỏi gì nữa không? Về cái phần con hỏi để Thầy sẽ ghi lại Thầy trả lời cho con, để nó ghi nhớ. Chứ bây giờ Thầy nói miệng, rồi cái nhớ, cái không nữa, uổng cho con. Phải không? Đồng thời cũng là để sau này mọi người đều có thể phổ biến cho nhau để đọc. Rất hay. Đúng không? Rồi thôi con về con ráng tập. Tu Tứ Chánh Cần con cũng làm gương cho mọi người đi, cũng như sau này mà chứng đạo, “Tôi từ tu Tứ Chánh Cần mà vô, thôi chứ đâu phải”.
Trong cái vấn đề mà tu tập rồi, ở đây là Thiện Tâm hỏi Thầy con. Là trong vấn đề tu tập, nói chung là cái tri kiến của mấy con nó còn ở trong cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi, nó còn mù mờ lắm. Cho nên nhiều khi mấy con không có hiểu, mấy con hỏi Thầy, Thầy phải giải thích. Cho nên mấy con thấy rằng ở trong cái nghi, ví dụ đó, Thầy đã trả lời cho con rồi mà con, cái bức thư đó, con hiểu không? Cái tâm nghi của mình nó thuộc về ác pháp, mà cái đức cẩn thận và cảnh giác thì… Mới đầu người ta nghĩ rằng nó có cái nghi trong đó mới cẩn thận, mới cảnh giác thì không phải. Cái người cẩn thận không phải nghi ai hết, mà cẩn thận. Đó là tại vì cái tâm si của mấy con nó chưa có hết. Bởi vì nó còn hôn trầm, thùy miên nhiều quá mà mấy con bảo như Phật sao được? Có phải không?
(21:03) Cho nên sau khi mà nó hết hôn trầm, thùy miên rồi, những cái điều mà những ngôn ngữ mà gọi là đức hạnh, gọi là đạo đức thì nó có cái khác, nó không có nằm ở trong ác pháp được. Thí dụ như Thầy cẩn thận, Thầy đi, thì trong cái cẩn thận nó phải có cái sự cảnh giác. Cho nên Thầy đi, Thầy không bị vấp cái cục đá, gốc cây ở dưới đất đi. Còn mấy con đi không cẩn thận, mắt nhắm, mắt mở, đi đá nó đau chân quá, đó thì tức là thiếu cẩn thận, thiếu cảnh giác chứ gì? Nhưng mà vì vậy mà đâu có nghĩa là mấy con nghi là ở dưới đất này người ta đặt đá, đặt gạch cùng hết, cho nên đâu có nghi ai đâu? Đó là mình không có nghi, mà tại vì cái đức cẩn thận.
Cũng như con đâu có nghi người ra đường, người ta sẽ đụng mình. Nhưng mà mình thiếu cẩn thận thì xe nó đụng, tai nạn giao thông nó xảy ra chứ? Cho nên cái đức cẩn thận, lái xe nó hẳn hoi, chứ không phải nghi người ta đụng mình. Nhưng mà vì mình cẩn thận, nhưng mà người khác không cẩn thận, mới xảy ra tai nạn. Con hiểu không? Chứ đâu phải nghi người ta đụng mình: “Ờ! Tôi ra đường, coi chừng người ta đụng tôi à” - Đó tức là mình nghi, còn này mình đâu có nghi ai đâu? Nhưng mà vì mọi người thiếu cẩn thận, mà trong đó có mình thiếu cẩn thận mới tai nạn xảy ra, đó là cái đức cẩn thận.
Cho nên ở đây, con thấy rõ ràng là, có cái câu chuyện mà bữa đó ai hỏi Thầy, cái cô bán hàng đó. Có cái câu chuyện mà cô mới thấy cái bà nhà quê đó vô lựa hàng. Rồi cái bà nhà quê đó lén lấy một cái xấp vải xải ú, vải đen nhét nó giấu đi, rồi mới đi ra. Nhưng bà bán hàng này bà thấy, bà biết, cho nên bà đi theo ra, bà lấy lại cái xấp hàng. Nhưng mà bả mời vào trong, bà cho cái người này thêm cái áo nữa. Do đó, thì cái hành động như vậy là các con sẽ nói là cái bà này luôn luôn lúc nào cũng nghi ha? Không phải. Tại vì cái người bán hàng người ta biết rằng mọi người sẽ có tham, cho nên người ta không nghi người nào hết. Nhưng mà người ta tin rằng là sẽ có người đến đây sẽ lấy đồ, lấy hổng hàng này, lấy hàng khác. Người ta tin rằng con người còn đang ở trong cái xấu, chứ không phải nghi người này. Cho nên không phải là theo dõi có một bà nhà quê này.
(23:36) Còn bây giờ con cứ nghi, nghi như thế này, nhìn trong lớp này có người dáo dác, ngó tới, ngó lui mà sao lại ngó cái máy này? Con mới nghi, cái ông này định lấy cái máy này chứ không phải không. Cho nên con mới theo dõi, con để ý, con cảnh giác cái ông này. Chừng ông thọt tay lấy cái máy này thì con chụp tay liền: “Ông ăn trộm”. Có phải không? Đó là nghi. Còn cái này thật sự ra, mọi người ở trong này có người tốt, người xấu như thế nào tôi không biết. Nhưng mà tôi là người cảnh giác, cẩn thận, cho nên tôi để ý cả cái phòng này. Ai mà lớ quớ mà lấy cái gì là tôi biết liền. Tức là mình không có nghi ai hết, con hiểu không? Không có nghi người nào.
Nhưng mà tại vì tôi là một người có cái đức cảnh giác, đức cẩn thận, tôi gìn giữ, tôi bảo vệ. Cái trách nhiệm của tôi là gìn giữ, bảo vệ của cái căn phòng này, những món vật gì tôi cần phải bảo vệ. Cho nên tôi không có nghi là ông A, ông B, ông C này sẽ lấy cái này, tôi không nghi vậy. Mà tôi có bổn phận là cảnh giác để giữ gìn cái tài sản ở trong cái căn phòng này. Cho nên ở trong cái số người này, mà ai rớ cái món nào là tôi chớp liền. Tức là tôi không có nghi, nhưng mà bổn phận, trách nhiệm tôi cảnh giác. Con hiểu không? Cho nên đó là cái đức cảnh giác mấy con.
Tu sinh Thiện Tâm: Cảnh giác chung chung
Trưởng lão: Chung chung đó con. Mà cái người có đức cảnh giác thì ai qua mắt được họ? Chỉ vì mình thiếu cảnh giác, cho nên người ta lén bỏ túi mà mình không hay. Chừng đó hô hoán lên ăn trộm, ăn cắp, chớ sự thật ra thiếu cái đức cảnh giác ở chỗ này. Cho nên nó không phải là tâm nghi mấy con, nó không tâm nghi. Nó không mang cái tính xấu, cho nên nó là cái đức.
(25:09) Đó! Thì cho nên do cái chỗ con hỏi là cái chỗ tìm hiểu, Thầy thấy rất hay. Có những cái điều mà mình không biết, mình cần hỏi là phải hỏi thôi. Chứ nếu mình không hỏi thì mình không hiểu đâu mấy con, có hỏi thì mới hiểu. Cho nên, trong cái vấn đề học hỏi, đã học thì hỏi, hỏi thì mới hiểu, hiểu nó mới làm cho mình mới cởi mở được, mình mới thấy được cái đúng, cái sai. Mà có một vị Thầy người ta gỡ những cái gút mắc này. Chứ còn cỡ mà có một vị Thầy mà không gỡ được, mình hỏi người ta cũng nói chung chung, không biết làm sao đây? Lúc này thầy trò với nhau lúng túng hết. Có phải không? May là có Thầy, chứ phải không có Thầy chắc chết. Cái tâm mà nếu mà không sáng suốt.
Cũng như bây giờ, nếu mà có Thầy thì mấy con mới thấy được cái đường đi, cái phương pháp tu của đạo Phật. Còn cỡ không có Thầy thì mấy con cũng như là các thầy khác dạy sao hay vậy, chứ mấy con biết chỗ nào mà đúng, chỗ nào sai? Cho nên mấy con lúng túng, tu tập hoài mà sao nó không được gì hết? Đó là cái không có Thầy. Còn bây giờ có Thầy là may, thì mấy con có cái gì không hiểu thì cứ hỏi Thầy, Thầy vui lòng Thầy trả lời. Một cái hiểu của một người hỏi, mà nó giúp cho những người khác hiểu. Nhiều khi mấy con không hiểu, mà mấy con cứ ngỡ tưởng mình hiểu. Nhưng mà khi mà vỡ lẽ có người hỏi ra: “Ờ, tôi cũng hiểu chung chung cái kiểu này, chứ tôi cũng chưa chắc đã là rõ lắm”. Có phải không? Con hiểu không?
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ đúng rồi
Trưởng lão: Cho nên cái hiểu của một người mà giúp cho bao nhiêu người đó con.
Tu sinh Thiện Tâm: Nhiều khi nó cũng giống như nó gượng vậy Thầy. Như mình nói thí dụ như nó là không có nghi, thì cái nghĩ nhiều khi nghĩ rằng cũng không nên cảnh giác nữa, tại nó cảnh giác là nghi rồi!
(26:44) Trưởng lão: Đó, những cái chung chung của mấy con cái kiểu con hiểu vậy. Cho nên trong cái vấn đề mà xả tâm, mà tu tập mà xả tâm, nó cần phải thông suốt. Cho nên đức Phật nói: “Những gì cần thông suốt, phải thông suốt”. Những cái không cần thông suốt mà mình thông suốt để làm gì đây? Thông suốt tầm bậy rồi, nó uổng công. Còn những cái cần thông suốt để làm gì? Để mục đích chúng ta hiểu biết, chúng ta xả tâm.
Cũng như bây giờ con không có thông suốt gì nữa, thì con nói: “Thôi! Không cần cảnh giác, cảnh giác là nghi rồi, ác pháp đánh chết mình rồi, thôi không cảnh giác”. Không cảnh giác thì mai mốt nó hoặc là mình tai nạn nó xảy ra, do sự không cảnh giác của mình. Hoặc là mất của cải, không cảnh giác của mình. Hoặc là không cảnh giác của mình, để rác tấp vô trong nhà, mai mốt hỏa nó cháy nhà, ít bữa thất lấy đâu mà ở? Đó là thiếu cảnh giác.
Cho nên bây giờ thí dụ cảnh giác thì con biết: “Như vậy là rác rến kiểu này, lửa mà nếu nó bốc cháy là cháy cái nhà của mình, thôi bây giờ dọn dẹp, quét sạch sẽ cho nó ra xa xa một chút”, thì đó là cảnh giác. Mà cái vấn đề cảnh giác thì phải nói là cẩn thận rồi. Nó thể hiện cái đức cẩn thận của nó ở trên cái cảnh giác rồi, có phải không? Chứ đâu phải nghi? Bây giờ nghi lửa cháy? Đâu phải nghi lửa cháy. Có phải không? Đâu phải nghi lửa cháy. Mà đây là cái sự thật, là vì những các bồi này sẽ cháy nhà, đó là cái sự thật.
(28:04) Cũng như bây giờ, trong cái số người ngồi trước mắt Thầy, tâm tham chưa có ly. Thì thử hỏi mấy người còn tham hết mà, tôi không cảnh giác rồi mất đồ tôi sao? Chứ tôi đâu có nghi mấy người, tại vì mấy người có tham chứ? Rõ ràng còn tham, chứ đâu phải mấy người hết tham? Chứ phải chi bây giờ ông Phật mà nói ông còn tham thì đó tôi nghi ông. Ông Phật ông tu, ông xả hết tham rồi, thì như vậy là tôi không nghi ông Phật. Mấy con hiểu không?
Còn bây giờ chúng ta còn phàm phu, thì tâm tham chúng ta còn, thì sự cảnh giác chúng ta phải có. Chứ đối với ông Phật thì tôi cảnh giác làm gì? Bây giờ hai chục ông Phật ngồi ở đây, thì thử hỏi mấy cái này ông lấy làm cái gì? Có đúng không? Nhưng mà cái người đời mà ngồi đây hai chục người, mà nếu không cảnh giác, mà cái người nào thích cái gì là bỏ túi, có phải không? Bởi vì họ thích, họ dục mà. Con hiểu không?
Cho nên, không có nghi ai hết, tôi không có nghi ông A, ông B, ông C, đó là tôi không nghi. Nhưng mà tôi biết chắc ở trong số người này, là hoàn toàn là người nào cũng còn tham, cho nên tôi không nghi. Vì vậy mà cái trách nhiệm, bổn phận tôi ở trong cái nhà này là tôi phải giữ gìn, bảo vệ cái tài sản này, cho nên tôi cảnh giác. Tôi cảnh giác tất cả mọi người, chứ không phải là tôi nghi người nào. Cho nên tôi không có ác pháp, tôi không có nghi anh tham, tôi không nghi anh lấy của, tôi không nghi người nào hết, nhưng mà tôi cảnh giác để tôi không bị mất đồ.
Nhưng mà lỡ anh nào mà ở trong đây mà lấy cắp thì tôi bắt, tại vì tôi cảnh giác, chứ tôi không có nghi ai. Nhưng mà anh lấy là tôi bắt anh à, chứ tôi không có nghi mà tôi theo tôi rình rập anh. Còn cái mình nghi là mình theo, mình rình rập coi cái người đó, nghi ngờ cái người đó, rình rập, cho nên nó là ác pháp, nó làm cho mình khổ. Có phải không? Con cứ nghi là khổ, người ta không nói xấu mình, nghi cái người này nói xấu: “Hồi nãy ông này nói chuyện với ông kia, có lẽ nói xấu mình chứ không có ai” - đó là nghi, con hiểu không? Cách thức đó như vậy là nghi.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, tức là nghĩ xấu về người khác?
(30:07) Trưởng lão: Nghĩ xấu cho người khác, nó là ác pháp mà con, nó nghi. Nó có cái phần xấu ở trong đó nó cụ thể rõ ràng. Cho nên mới gọi là nghi, phải không? Còn cái phần của con hỏi, để Thầy sẽ coi cái nào ấy thì Thầy sẽ trả lời. Hễ nó lợi ích chung thì trả lời. Còn riêng, Thầy chỉ cũng trả lời cho con không.
Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy cho con hỏi thêm, thí dụ như là cái vấn đề khi những cái điều mà của Thầy dạy, có nhiều khi hiểu không kịp, không tới, thì cũng phải hỏi. Nhiều khi người ta nói: “Ôi như vậy là không tin Thầy rồi”, như vậy là giống như mình có cái tâm nghi ngờ. Mà đó cũng đâu có phải Thầy, cũng có lúc hiểu, có lúc không.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là cái không hiểu để mình hỏi cho hiểu, chứ không phải nghi Thầy. Thí dụ như bây giờ Thầy nói trong vấn đề Tứ Thần Túc, mà không thấy Thầy thực hiện Tứ Thần Túc, như vậy là như thế nào? Do đó thì chẻ rõ ra thì mấy con nói nghi thì không phải. Tại tôi không hiểu, tôi mới hỏi cặn kẽ Thầy lại, phải không? Tại sao mà Thầy nói về Tứ Thần Túc- Dục Như Ý Túc mà - Tứ Thần Túc nó có rõ ràng mà? Sao Thầy không thực hiện cho mọi người? Hay hoặc là cái trường hợp, như bây giờ Nhà nước đưa cái đạo luật như vậy, Thầy thị hiện Tứ Thần Túc, thì ông Nhà nước họ sẽ nghe theo Thầy chứ gì? Bắt đầu hỏi như vậy, thì trong lúc đó Thầy mới giải thích cho mấy con. Cái Dục Như Ý Túc và cái Thiên Nhãn Minh- cái quan sát mà hiểu biết hết mọi cái sự kiện của nhân quả thì Thầy đã thông suốt như thế nào? Cho nên trong lúc này, không phải thể hiện cái đó để mà áp đặt Nhà nước vào cái khuôn khổ. Con hiểu không? (Dạ)
Cho nên trong cái vấn đề đó, cái người mà người ta có đủ trí tuệ, người ta không có dùng cái thần thông mà để lừa đảo người khác. Mà người ta dùng cái thần thông nó đúng cách của người ta, chứ không phải là người ta không có thần thông. Bởi một người tu chứng quả A La Hán, người ta đầy đủ Tam Minh, Lục Thông mà, người ta đâu có mà thiếu cái chỗ nào đâu? Thiếu làm sao mà gọi chứng quả A La Hán? Thiếu làm sao người ta muốn là làm chủ sanh, già, bệnh, chết?
(32:14) Bây giờ, làm chủ bệnh mấy con làm chủ được này, mấy con làm chủ cái tâm mấy con làm chủ được này, mấy con làm chủ được cái già mấy con làm chủ được này. Nhưng cái sự mà làm chủ sự sống chết nó phải đòi hỏi mấy con đủ cái lực của Tứ Thần Túc.
Mấy con muốn chết, bảo nó chết là nó chết thì lúc bấy giờ mấy con phải đủ cái lực Tứ Thần Túc. Và người ta thực hiện cho mấy con thấy cái này là sau khi người ta tịch, để cho mấy con thấy. Chứ không phải biểu diễn làm cái trò để cho mấy con ca ngợi, quảng cáo như cái kiểu ở trên ti vi, cũng như kiểu mà quảng cáo dán bích chương theo vách, theo đường, theo phố, không phải kiểu đó. Người ta không có quảng cáo cái điều đó. Nhưng mà người ta cái trường hợp mà cần thiết, để cho mấy con cần thiết biết là cái trường hợp mấy con có cái duyên đủ. Người ta nhìn trong nhân quả mà, người ta thể hiện cho mấy con biết.
Còn mấy con chưa đủ cái lực của nó, thì người ta không cần người ta phải thể hiện. Người ta có trí tuệ thông minh lắm, chứ đâu phải là người ta người ngu. Cho nên lúc nào cũng biểu diễn theo cái kiểu trò ảo thuật, làm trò cho mấy con coi, người ta đâu có làm. Làm rồi mấy con có tu được không? Hoặc là làm như vậy rồi mấy con cứ chú ý vào cái thần thông đó? Rốt cuộc rồi cái tâm mà xả đây mấy con không xả, mà cứ tôi mong là Thầy dạy tôi cái điều này à?
Cho nên các con thấy, trong cái thời đức Phật, có cái vị ngoại đạo cứ đến đây nói đức Phật là: “Phật phải dạy tôi thần thông tôi mới theo ông, Phật không dạy thần thông tôi không có theo”. Con hiểu chỗ đó không? Cho nên ở đây, Thầy biết cái tâm của mấy con là rất nhiều người muốn thần thông. Nhưng mà phải đi từ cái bước nào, đi đến bước nào. Cho nên trong cái giáo hóa mà về thần thông thì giáo hóa đạo đức là cần thiết nhất. Bởi vì ngay đó là nó có cái kết quả cho mấy con liền, và từ kết quả đó, nó sẽ đi đến chỗ không kết quả.
(34:05) Cho nên những cái tâm mà gọi là tìm hiểu, thì nó phần nhiều là nó phải mang theo cái vẻ cái nghi của nó, chứ không phải là thiếu cái nghi. Nhưng mà cái trách nhiệm, bổn phận nó của một cái người mà làm công việc mà cảnh giác và cẩn thận thì nó không phải là chỗ đó. Nó không phải chỗ mà hỏi hay cái chỗ nghi, con hiểu không? Cho nên, cái nghi nó có cái phần ở trong cái chỗ thưa hỏi, chẳng hạn cái chỗ nào không thông biết thì con hỏi. Như vừa rồi con hỏi nó không phải là nghi, mà tại vì mình không biết: “Tại vì nó cảnh giác thì tôi nghi rồi, chắc có nghi rồi mới cảnh giác, không nghi thì làm sao cảnh giác?”, con hiểu không?
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ
Trưởng lão: Đó là, con không hiểu mới hỏi, hỏi vỡ lẽ ra thì con mới biết rằng cái chỗ này không phải là cái chỗ tâm nghi của mình. Còn về thần thông, mà nói: “Bây giờ Thầy…” rồi nghi Thầy thế này, thế khác, thì qua cái chỗ mấy con hiểu cái nghi, thì mấy con cũng phải đặt cái chỗ hỏi của người ta. Chẳng hạn bây giờ Thầy nói, cái câu nói bây giờ tỉnh giác, hay hoặc là tính giác, cái chánh niệm hay hoặc là cái tỉnh thức. Bây giờ trong những cái danh từ đó mấy con không hiểu, tại vì không hiểu mới hỏi, chứ không phải nghi. Con hiểu chỗ đó không?
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ
Trưởng lão: Thì trong khi mà không hiểu, Thầy mới giải thích từng cái từ đó, để cho mấy con hiểu qua cái ngôn từ, thì cao mấy con hiểu. Lúc nào mà tỉnh giác, lúc nào mà tỉnh thức. Tỉnh thức như thế nào mà tỉnh giác như thế nào? Đó là cách thức để cho mình hiểu. Rồi bây giờ con còn hỏi gì nữa không?
Tu sinh Thiện Tâm: Con xin Thầy, con hỏi thêm chút ạ, khi mình tu tập đúng pháp thì cơ thể của mình nó khỏe ra, mà con thấy dạo này nó bị đau lưng thì do con tu sai pháp phải không Thầy?
(35:57) Trưởng lão: Đúng vậy! Tu mà đúng pháp thì nó an trú, nó không bao giờ trong thân có đau cái bệnh gì hết. Mà tu mà sai pháp rồi thì những cái, cơ thể mà cảm thọ, tức là thay vì xúc tưởng hỷ lạc, thì bây giờ nó xúc tưởng thọ khổ. Bây giờ con tu sai pháp thì nó phải xúc tưởng thọ khổ, mà con tu đúng pháp thì xúc tưởng hỷ lạc nó hiện ra. Cũng là tưởng mà nó tưởng là hỷ lạc, nhưng mà đúng pháp này, con đừng có chấp cái chỗ hỷ lạc đó mà do ôm pháp mà tu, con hiểu chỗ đó không? Còn cái tu mà sai pháp, thì do đó nó xúc tưởng khổ thọ. Do đó thì con phải hỏi lại kỹ, để cho mình tu tập để cho nó không có cái xúc tưởng khổ thọ này, thì nó mới đúng. Phải nói đau lưng nhiều là do đó con tu tập ngồi nhiều hay hoặc như thế nào mà nó đã gây cho con cái ảnh hưởng của cái cơ thể của mình bị đau lưng. Thì đó là cái cảm thọ hoặc hỷ lạc, thì Thầy sẽ dạy lại tu tập cho nó đúng.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi về chương trình tu tập của con xem thế nào, buổi tối với lại buổi trưa là hai thời tu chính. Buổi tối thì con thường đi kinh hành khoảng một tiếng, rồi sau đó con bắt đầu nửa tiếng là con nhiếp tâm. Nhiếp tâm thì con cứ là nhiếp tâm một phút rồi con nghỉ, trước con nghỉ hai, ba phút, nhưng giờ con nghỉ một phút, rồi con lại nhiếp tâm tiếp, cứ như vậy trong khoảng ba mươi phút. Rồi sau đó có lúc con tác ý hướng dẫn, có lúc thì sau đó con ngồi xếp bằng luôn, có những khi nó vẫn còn bị cái tình trạng hôn trầm, thùy miên. Ngồi xuống mà nó bị hôn trầm, rồi con lại đi một chút mới đỡ, buổi tối thành ra con đi nhiều đó Thầy.
(38:05) Trưởng lão: Sai! Con đã sai, Thầy sẽ chỉ cho con, tại con ngồi quá lâu nó sẽ đau lưng thôi, ngồi hoài… Đi nhiều quá, quá sức của mình cũng bị bệnh nữa, căn cứ đó, Thầy bởi vậy, Thầy dạy cho con ba mươi phút, ba mươi phút, mà rốt cuộc rồi đi tới một giờ, thì vậy là sai pháp.
Tu sinh Thiện Tâm: Chỉ ba mươi phút thôi sao hả Thầy?
Trưởng lão: À! Ba mươi phút. Bởi vậy Thầy nói, kinh nghiệm bây giờ cái sức của mấy con tu có ba mươi phút thôi, đi ba mươi phút, ngồi cũng ba mươi phút thôi. Nhưng mà ba mươi phút này nhiếp tâm thì nó rất nhiều đoạn, chứ không phải là chỉ ngồi ở trong ba mươi phút. Mà nhiếp nhiều đoạn thời gian ở trong đó, cho nên một đoạn cho nó có chất lượng, cho nên đừng có đi nhiều.
Thí dụ như con đi tới một giờ là nó quá cái sức của con thì nó cũng gây ảnh hưởng cho trong cơ thể, đau lưng, hay hoặc này kia. Còn ngồi nhiều quá nó cũng đau nữa, Thầy nói ba mươi phút thôi. Bây giờ, trong cái ngồi làm bài gì đi nữa, thì ít ra con cũng ngồi khoảng ba mươi phút thôi, đừng có quá sức một giờ, hai giờ. Ngồi nhiều quá cũng đau lưng con, chứ đâu phải không đau?
Tui sinh Thiện Tâm: Nhiều khi ngồi tới một, hai tiếng đồng hồ.
Trưởng lão: Thì đó, nó như vậy thì phải rồi, bây giờ nó mới lòi.
Tu sinh Thiện Tâm: Tức là ngồi nhiều quá nó đau lưng.
Trưởng lão: Ngồi nhiều đó, thành ra nó sai pháp Thầy biết liền. Bởi vì cái người tu mà cái cơ thể của họ, đau cái gì là họ biết họ đã sai cái chỗ rồi. Oai nghi, tế hạnh mà, bốn cái oai nghi, tế hạnh: đi, đứng, nằm, ngồi mà. Họ thấy hoặc là ngồi nhiều, hoặc nằm nhiều mà nó sanh ra đó. Họ biết rồi, cái dụng đó trên thân họ. Họ biết do nằm nhiều này, họ biết do ngồi nhiều này, họ biết do đi nhiều liền. Cái đó nó hiện cái tướng trạng đau của nó, cảm thọ của nó là do sai cái oai, nghi, tế, hạnh của nó, nó quá nhiều rồi.
Con đang tu đúng pháp, nhưng mà con tu cái giờ giấc nó sai, nó quá sức của con trong cái giờ. Thay vì con tu tập, con ngồi nửa tiếng mà con ngồi một tiếng là con sai rồi. Thì có khi con ngồi hai, ba tiếng nữa thì con còn sai hơn rồi, thì mấy con bệnh. Cho nên ở đây, mấy con lưu ý, cái phần mà Thầy dạy ở đây nó rất là căn bản, ba mươi phút là ba mươi phút. Dạy ba mươi phút mà làm tới một giờ thì thôi, sai quá rồi, còn gì mà nói nữa? Các con cứ làm hơn Thầy không à! Coi như là làm thầy cho Thầy rồi.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ thưa Thầy, bây giờ nếu như mà con tu ba mươi phút rồi, mà nếu con ngồi lại, nó vẫn buồn ngủ thì phải tu tiếp làm sao?
(40:28) Trưởng lão: À! Coi như là con ngồi lại, con đi ba mươi phút mà nó không tỉnh, thì bây giờ ngồi lại thì cho nó ngủ đi cho rồi, chứ còn thức làm gì nữa? Đi mà nó còn ngủ.
Tu sinh Thiện Tâm: Vậy là ngủ phi thời thưa Thầy?
Trưởng lão: Đã, Thầy nói cái thời khóa của con, con thấy bây giờ con tu mà như vậy rõ ràng là con ức chế nó rồi. Cho nên vì vậy mà con lui nó lại, thay vì bảy giờ đến mười giờ thì con lui lại chín giờ thôi, đi ngủ nhiều một chút. Thay vì hai giờ thức dậy thì ba giờ thức dậy, thì một khoảng thời gian nó nghỉ nhiều một chút, có gì đâu? Tại vì cơ thể của mình nó chưa thích nghi, cho nên nó sinh ra hôn trầm, thùy miên, thì mình lui lại cái giờ mình nghỉ nhiều một chút, thì cái giờ kia mình tu nó sẽ tỉnh chứ sao? Mà nó không tỉnh thì mới dùng nó chiến đấu.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, thưa Thầy con nghĩ thế này, thì do cái chỗ này nó chưa có điều hòa, mà cũng sợ là phạm vào phi thời, cho nên nó vậy. Nếu mà bị buổi tối, thí dụ như có bữa nào đó, khi mà con ngồi thư giãn đó, nó lỡ thiếp đi một chút, có khi nó thiếp đi mười phút hay mười lăm phút, thì buổi tối đó thấy tỉnh ghê lắm, như nó có sức ra ấy?
Trưởng lão: Phải rồi, nó ngủ là nó phục hồi cái cơ thể của nó lại, cái năng lượng của nó lại rồi, cho nên vì vậy nó tỉnh trở lại. Còn con bị vì nó thiếu, trong khi tuổi còn trẻ, đang lớn mà, ăn với ngủ cho nó lớn mà, còn cái chuyện nuôi dưỡng kiểu đó đâu được. Cho nên vì vậy mà Thầy cho nó lui lại rồi mình tập dần lên, để cho mình phá lần ra, con hiểu không?
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ
(42:07) Trưởng lão: Nó như vậy là khối si của nó rồi, mà bây giờ mình ngay vô, mình phá nó là nó sẽ dập mình lại đó. Cho nên từ từ mình tập lên. Tại sao bây giờ Thầy không cho mấy con nhiếp tâm một loạt là ba mươi phút, mà nhiếp một phút? Vì cái mục đích như vậy. Tại sao bây giờ Thầy không cho con giữ cái thời khóa đúng như cái thời khóa trong tu viện thuở giờ, mà cho lui lại? Là mục đích tu tập từ đó mà đi lên, con hiểu không? Nó thong thả nó đi lên, nó phá dần, nó không bị ức chế.
Chứ còn sự thật ra, mình chấp nhận một cái gì rồi, thì do cái chấp nhận đó, mình ức chế về cái vọng tưởng về cái ngủ của mình, vì nó là ức chế thì là nó cái suy nghĩ mà, nó thắng được. Nhưng mà khi mà con tỉnh con không bị hôn trầm, thùy miên, nhưng mà con ức chế nó. Con giữ giờ giấc cho đúng, ức chế nó thì nó sẽ lọt trong tưởng. Con tỉnh đó, chứ sự thật ra con tỉnh ở trong tưởng, chứ đâu phải tỉnh trong ý thức của con? Cho nên có nhiều người nói: “Bây giờ tôi ngồi, bây giờ sao hôn trầm thùy miên, nó lui đi?” Rồi, Thầy lo lắm. Thầy thì Thầy lo, như mấy con thấy nó hết rồi, nhưng mà sự thật ra coi chừng các con lọt trong tưởng rồi sao đây? Với mục đích mấy con đang nhiếp tâm ở trong cái thời gian như vậy, mà cơ thể của mấy con như vậy, mà mấy con lại thắng được cái hôn trầm, thùy miên đó là như thế nào? Thầy luôn luôn đặt ra câu hỏi. Nó có bị lọt trong cái tưởng tỉnh thức này không? Chứ đâu phải dễ đâu? Mấy con nhớ.
Cho nên lui lại rồi mình tập, tập rồi đúng pháp. Cái pháp tu tập đúng, nó sẽ từ đó nó phá vỡ cái hôn trầm, thùy miên nó không còn có nữa. Con tu đúng nó tự nó phá, nó không bị hôn trầm. Còn bây giờ nó hôn trầm, nó gục tới, nó gục lui như thế này, thế khác thì tức là chưa đúng pháp, chưa đúng, chưa hợp với đặc tướng cơ thể của mình. Trong khi đó mình, cái ngủ nghỉ của mình nó chỉ có thời gian nó như vậy, nó mới có đem lại cái sức khỏe của mình. Mà giờ gục không đó, mình ngăn nó đi rồi, bây giờ nó thiếp một chút cái bây giờ nó khỏe quá trời!Thì không phải, cái chuyện nó khác.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, đúng vậy đó Thầy, thí dụ như là bây giờ con tu tới tám giờ rưỡi, sau con nằm nghỉ một lúc, độ nửa tiếng rồi mình dậy tu tiếp thì có được không Thầy?
(44:17) Trưởng lão: Không được! Kiểu đó phi thời mất rồi, tu lại. Nó đâu có thể nào một cái thời của mình được chia làm hai thời. Mình ngủ rồi, thức dậy nó tu nữa thì không được. Nhưng mà mình lui trở lại, rồi mình tập trong cái khoảng thời gian, thay vì ba giờ thì mình tập hai giờ thôi.
Tu sinh Thiện Tâm: Thế rồi trong cái thời đó là mình phải tỉnh, chứ không có được ngủ?
Trưởng lão: Phải tỉnh, cho nó theo một cái thói quen chủ động, chứ còn theo cái thói quen mà phi thời thì thôi rồi. Rồi, bây giờ nó vậy thôi, không có gì đâu. Về tập, sửa lại, đừng có đi kinh hành nhiều, cũng đừng có ngồi nhiều quá. Ít ra thì con ngồi khoảng độ ba mươi phút, sau đó một giờ, rồi mình cũng phải đi kinh hành, đi tới, đi lui để cho thư giãn của nó thì nó sẽ, cái bệnh đau lưng của con nó sẽ hết. Nó đau lưng là tại nó quá cái sức của con.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, con xin cảm ơn Thầy.
(45:09) Trưởng lão: Bây giờ thì Thầy còn ra Thầy thăm sư Giác Thường một chút nữa, mấy con sẽ trở về, Thầy thì còn đi ra ngoài kia một chút nữa mới được. Cái thứ hai thì lâu không có dịp gặp sư Giác Thường, để giúp cho sư tu tập cho tốt hơn. Thầy gặp sư trong khi sư bị hôn trầm, thùy miên nó hơi nặng. Nhưng mà Thầy hướng dẫn từ trước đến nay thì có lẽ là sư phá được hôn trầm, thùy miên hết rồi. Còn nếu mà được thì Thầy cho vào Tứ Niệm Xứ mà tu. Thành ra sống lìa, không cái sinh hoạt chung với mấy con, để cho sư Giác Thường nỗ lực tu hành.
Mấy con mà nhiếp tâm an trú được thì mấy con sẽ sống như sư Giác Thường, để mà đi tới hơn nữa. Chứ không thể nào mà chúng ta dậm chân tại chỗ mà sống trong một cái tập thể như thế này mà chúng ta đi sâu vào thiền định được hết. Đây là cái giai đoạn xả tâm, chúng ta sống để đi vào trong những cái oai nghi, tế hạnh nó nghiêm chỉnh với nhau trong lúc sinh hoạt ở trong cái đoàn. Rồi sau đó thì mỗi người đều độc cư, độc bộ, độc hành để chúng ta đi tới cái chỗ mà làm chủ sự sống chết của chúng ta. Chứ còn nếu không có độc cư, độc bộ, độc hành thì mấy con không có bao giờ mà làm chủ được sự sống chết của mình hết.
Ngày xưa đức Phật còn sáu năm dưới cội bồ đề, sống để mà nỗ lực thực hiện con đường tu của mình, cuối cùng có năm anh em Kiều Trần Như theo hỗ trợ. Sau đó thì đức Phật chỉ sống dưới cội bồ đề độc cư, độc bộ, độc hành đạt được cái kết quả cuối cùng của đạo Phật. Thì bây giờ chúng ta cũng như vậy, khi mà chúng ta thấy cần thiết được rồi, thì coi như chúng ta lìa ra tất cả mọi vui vẻ. Thì đức Phật ngày xưa cũng thấy rằng cần thiết, cho nên Ngài đến chọn cái cội bồ đề, ở dưới cội bồ đề bốn mươi chín ngày thì mấy con cũng vậy. Cho nên vì vậy mà khi mà thấy phá được hôn trầm, thùy miên, vọng tưởng sạch, nhiếp tâm được, nhiếp tâm tốt, giới luật nghiêm chỉnh thì Thầy đưa vào Tứ Niệm Xứ. Thì như đức Phật đang ngồi dưới cội bồ đề, trong bốn mươi chín ngày thành đạo.
(47:20) Thì mấy con nếu mà…. thì sớm hơn, vì đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mà. Bốn mươi chín ngày thì nó nằm ở trong vòng một tháng, tức là qua cái giai đoạn bảy tháng rồi. Bốn mươi chín ngày thì nó là một tháng mấy, cho nên nó nằm ở trong cái vòng bảy tháng. Còn các con thì nếu mà sớm hơn thì nằm ở trong vòng bảy ngày, thì ngày thứ nhất hoặc là ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu ngày, sáu ngày chứng đạo. Còn nếu không thì các con lọt qua bên cái vòng mà bảy tháng. Thì Thầy tin rằng, nếu mà ở Tứ Niệm Xứ thì mấy con lọt qua cái vòng bảy tháng, thì chắc chắn là một là mình ít hơn Phật, hoặc là mình nhiều là trong số nhiều hơn ông Phật.
Trong mấy con thì Thầy nghĩ, là chắc cũng phải cái số lượng ngày mà tu tập, thì ít ra Phật thì một tháng mấy, thì mấy con cũng phải hai tháng mấy, ba tháng, đó là cái mừng. Chớ còn mình không thể nào mình sống với Phật nỗi đâu. Bởi vì, ông Phật từ cái chỗ mà chưa tìm ra được cái pháp Tứ Niệm Xứ, rồi tu tập dưới cội bồ đề. Chính cái Tứ Niệm Xứ mới ngồi dưới cội bồ đề. Còn sáu năm khổ hạnh, thì nó tất cả những cái pháp khác, đủ thứ pháp chứ không phải có cái Tứ Niệm Xứ đâu.
Cho nên, vì vậy mà sau khi đức Phật nhập Niết bàn, thì đức Phật đã di chúc lại cho chúng ta đó: “Giới luật và Giáo pháp”. Giáo pháp nào? Là Tứ Niệm Xứ đó mấy con. Đức Phật đã di chúc cái giáo pháp là Tứ Niệm Xứ cho chúng ta. Cho nên, cái giáo pháp của Tứ Niệm Xứ mà chúng ta muốn tập đến tới nó, thì chúng ta phải trải qua rất nhiều cái pháp khác, để rồi chúng ta mới vào Tứ Niệm Xứ, mới chứng đạo được. Đó là cái pháp duy nhất để mà chứng đạo, chứ không phải là cái pháp độc nhất có một mình nó.
(49:10) Cho nên ở trong kinh sách, chỗ mà dùng độc nhất, chỗ mà dùng duy nhất, thì chúng ta phải xét lại những cái từ này, của cái người dịch, họ dịch họ sẽ sai đó mấy con, chứ không đúng đâu. Cho nên, nhiều khi chúng ta cứ nghĩ rằng Tứ Niệm Xứ, rồi cứ vô ôm pháp Tứ Niệm Xứ, bởi vì nó là pháp độc nhất mà, cần gì phải tu các pháp kia đâu? Đó là cái hiểu sai lầm. Đạo Phật là nó có cái đường đi - cái Bát Chánh Đạo của nó rõ ràng. Tại sao mà cái pháp Tứ Niệm Xứ này là độc nhất được? Nó đâu có độc nhất. Mà Tứ Niệm Xứ này thì nó nằm ở trong ba mươi phẩm trợ đạo mà? Thì mấy con ba mươi bảy phẩm trợ đạo nó rõ ràng mà.
Cho nên vì vậy mà ba mươi bảy phẩm trợ đạo nhiều khi mấy con cũng chưa nắm vững ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là như thế nào? Mấy con thấy nè, đầu tiên Thầy nói là Ngũ Căn, Ngũ Lực, là mười rồi chứ gì? Thất Giác Chi là bảy rồi chứ gì? Năm cái pháp Tứ Bất Hoại Tịnh này, Tứ Vô Lượng Tâm này, Tứ Niệm Xứ này, Tứ Chánh Cần này, Tứ Thần Túc này, có phải năm lần bốn là hai mươi? Cộng với mười bảy là không phải ba mươi bảy phẩm trợ đạo người ta sao? Còn mấy con đem cái pháp Tứ Diệu Đế sao được? Đó là bốn cái chân lý của người ta mà, sao lại đưa vào thành cái pháp ba mươi bảy phẩm trợ đạo được? Nó đâu phải là pháp tu. Các con hiểu không?
Bây giờ đức Phật nói Tứ Diệu Đế là Khổ - Tập - Diệt - Đạo, để xác định cho chúng ta biết cái đó là nó là cái chân lý, chứ nó đâu phải là pháp tu. Cũng như nói Đạo Đế là Bát Chánh Đạo, là cái chương trình giáo dục đào tạo là tám lớp, đâu nói là phải là pháp tu đâu? Mà không mà đem ra Chánh Kiến mà dạy chúng ta? Ở trên Chánh Kiến, con học cái pháp nào ở trong ba mươi phẩm trợ đạo này? Có phải không mấy con? Như vậy mới gọi là trợ đạo. Cho nên hôm nay, Thầy xác định rõ để cho mấy con hiểu biết đó cái đúng, cái sai, chứ không phải là nó là cái pháp duy nhất.
(51:00) Cho nên khi các con đọc… Thầy thấy như thế này, có một vị thiền sư, hình như là thầy Thanh Huệ, là người đã có tu ở Thường Chiếu. Thầy viết cái tập Thiền Tứ Niệm Xứ, ở dưới nhà in, họ gửi lên cho cô Út rồi. Nhà in họ biết Thầy ở đây viết sách, họ gửi lên cho Thầy, chứ thực sự ra Thầy cũng chưa có đọc sách này bao giờ. Cho nên sau khi mà gửi lên, Thầy nói: “Ờ! Tứ niệm Xứ mà không biết ông này có hiểu không mà viết đây”? Thầy mới đọc, rõ ràng là ông này không có hiểu, ông nói đây là pháp độc nhất. Cho nên bây giờ ở bên Miến Điện nó có những cái trường thiền quán thân, quán thọ, quán tâm đồ ở bên đó, nó có những cái trường thiền riêng của nó. Nhưng mà sự thật ra thì các sư này hoàn toàn họ cũng chẳng hiểu Tứ Niệm Xứ.
Nghĩa là bây giờ mấy con muốn vào tu tập cái trường thiền quán thân, thì ở bên Miến Điện nó có cái trường thiền quán tâm, quán thọ, quán thân gì đó, thì mấy con vô đăng ký. Nó hướng dẫn mấy con nhiếp tâm theo cái kiểu mà thiền Minh Sát Tuệ, theo kiểu ức chế tâm đó. Thì sự thật ra nó chưa hiểu, Thầy biết các cái trường thiền này các cái vị thiền sư, từ thiền sư A Na Ki cho đến thiền sư A Chan Cha, đều là những người này họ chưa hiểu pháp Tứ Niệm Xứ. Pháp Tứ Niệm Xứ nó nằm ở trong Bát Chánh Đạo, thì nó lại thuộc về cái lớp Chánh Niệm. Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ, cho nên nó nằm ở trong cái lớp thứ bảy của người ta, cái Tứ Niệm Xứ.
Mà bây giờ cái Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, cho đến Chánh Tinh Tấn, các anh không có học cái này mà sao anh vô đây anh tu? Anh là cư sĩ, anh chưa có phải là cái người mà hoàn toàn anh đã buông xả hết. Giới luật anh chưa có nghiêm chỉnh, mà anh vào đây để mà anh thọ. Anh đăng ký tên vô đây, để anh ngồi đây mà tu quán thân, quán thọ, quán tâm của cái trường thiền này, thì như vậy anh hiểu được pháp Tứ Niệm Xứ không mà anh dạy người ta theo kiểu này?
Cho nên, bây giờ mấy con mà vô đây đăng ký Thầy tu Tứ Niệm Xứ, Thầy gạn lọc cho mấy con, coi mấy con tu được hay không? Chứ không phải là cho mấy con vô Tứ Niệm Xứ đại. Các con hiểu chỗ Thầy? Thầy biết nó nằm ở cái lớp nào, cái trạng thái tâm của mấy con ở chỗ nào? Hết vọng tưởng, hết hôn trầm chưa? Hay là còn một cái việc phàm phu như thế này, nhiều khi tưởng như thế này, mà lôi vô để mà tu Tứ Niệm Xứ? Đâu phải nó là cái pháp độc nhất? Mà nó là cái pháp duy nhất chứng đạo, chứ không phải độc nhất có cái pháp đó mà tu chứng đạo đâu. Mà nó bao nhiêu pháp của người ta, nó ba mươi bảy phẩm trợ đạo chứ?
Đó mấy con tu rồi mấy con mới hiểu, mới vỡ lẽ, mới rõ ra là tất cả những người tu Tứ Niệm Xứ của đạo Phật hiện giờ là tu sai. Thầy xác định điều đó tu sai mấy con. Tại sao Thầy dám biết tu sai? Nếu mà Thầy chưa làm chủ được sinh, già, bệnh, chết, chưa chấm dứt được luân hồi, thì điều này Thầy không dám nói. Mà điều này… bởi vì Thầy đã làm được cái này, mà Thầy mới biết cái pháp này nó làm được cái này, Thầy mới khẳng định một cách chắc chắn. Chứ nếu mà Thầy chưa làm được thì chắc không dám nói ai hết. Tại sao? Tại vì mình biết sao dám nói? Còn Thầy ở đây Thầy biết rất rõ ràng. Cho nên những cái luận của Thầy, cái lý luận của Thầy, nó rất là logic, ở đâu nó hợp với Bát Chánh Đạo. Bởi vì trong giáo pháp của đức Phật, đức Phật nói mình phải dựa vào Bát Chánh Đạo, ngoài Bát Chánh Đạo là ngoại đạo, tu không đúng là ngoại đạo. Cho nên đức Phật còn bảo rằng: “Đừng có tin, đừng có tin dù là ta nói mà nói là Phật nói, cũng không có tin nữa’’.
(54:43) Đó, thì mấy con sẽ hiểu biết được những cái điều mà Thầy dạy hôm nay là dựng lại và làm sáng tỏ lại Phật giáo. Để cho người ta không có tu sai, để cho người ta không có phí công, phí sức, phí của, phí tiền. Vừa rồi ở nhà in đưa cho Thầy một cái bản, nghĩa là cái người nào mà bỏ tiền in kinh sách sẽ được công đức này, công đức này mà mười cái điều lợi ích công đức đó. Thầy nói đây là cái lừa đảo Phật tử. In kinh sách nó được cái phước báu gì? Nó làm gì? Nó lợi ích gì? Nói cho đúng cho logic, chứ nói cái kiểu này là nói gạt người ta.
Thầy nói thật sự, đưa cho Thầy nói: “Để sau khi mà kinh sách Thầy xin phép rồi, thì cái nhà in này họ sẽ in cái bản công đức này để mà Phật tử người ta sẽ đóng góp vào để mà mình in kinh sách”. Thật sự cái bản này cái bản lừa đảo người ta, gạt người ta, chứ không phải là cái bản nó đúng cái cách đâu. Cho nên Thầy thấy hầu hết là các cái kinh sách mà in ra, có in cái bản này vô, Thầy nói thiệt ra, cái bản này lừa. Cũng như là đến chùa mà cúng cho người ta cất chùa sang giàu, cho tốt đẹp đó, là nó sẽ được phước báu: Nào là đẹp đẽ, nào là giàu có, thì cái này lừa đảo người khác, cái nhân quả đó nó không có đâu mấy con.
(56:01) Cái nhân quả mà cái người giàu có muốn mình sẽ giàu có, là cái nhân quả bố thí. Mình biết đem của bằng mồ hôi, nước mắt của mình giúp cho người bất hạnh trong xã hội, thì cái người này luôn luôn giàu. Chứ không phải đem tiền cúng chùa để cất chùa to, để xây ông Phật lớn như vầy mới làm giàu, không phải đâu. Bây giờ mình làm giàu, bỏ tiền ra mình cúng, mai mốt sạt nghiệp mình đó. Nó không phải vậy. Ông Phật không có bao giờ mà kêu gọi chúng ta làm cái điều đó hết. Ông Phật kêu gọi chúng ta làm cái gì là lợi ích cho chúng sanh.
Cũng như niệm Phật, các con thấy cái bài pháp mà niệm Phật Tứ Bất Hoại Tịnh. Niệm Phật là niệm cái hành động thiện, để giúp đỡ, an ủi người ta mới gọi là niệm Phật, chứ không phải là niệm danh hiệu Phật. Mấy con thấy, ông Phật dạy đâu đó rõ ràng, bây giờ chổng khu nhau cứ niệm Phật, niệm có được cái gì đây?
Chính vì do như vậy, chính vì cái sai trong đạo Phật mà rất nhiều mà người ta tưởng ra là đúng, chứ sự thật ra quá sai. Mà một mình Thầy thật sự ra, Thầy coi như là tả xông, hữu đột, đánh đông mà dẹp bắc đó. Những cái sai này mà từ xưa tới giờ người ta truyền thừa, như Phật giáo mình đã truyền thừa từ cái thời mà chỉ biết khi mà có Phật giáo họ đem vào Việt Nam. Mà truyền thống vào cái dân tộc Việt Nam thì đến hôm nay, thì cái sự mà tin tưởng cúng bái này thật sự ra trong đầu óc dân tộc Việt Nam, người nào cũng có hết. Bây giờ họ cúng, họ không cúng, họ không thắp hương thương, họ thấy nó làm sao đâu đó. Chết mà không rước ông Thầy chùa mà tụng kinh, gõ mõ thì họ thấy nó lạnh lẽo, nó buồn bã làm sao? Phải có chứ không thể. Mặc dù là nói linh hồn không có, chứ họ cũng vẫn làm, chứ không cách nào không. Thì các con đủ biết nó ăn sâu ghê gớm lắm!
Cho nên vì vậy mà hiện giờ có một mình Thầy thì nó chưa có làm được, nhưng ít ra nó cũng có một cái tiếng nói cũng vang lên. Và đồng thời sau này mấy con tu xong rồi, đó là nắm chặt cái vòng tay chúng ta để chỉnh lại cái chánh pháp của Phật. Để dựng lại cái giáo lý của Phật pháp, để đem lại cái hạnh phúc cho mọi người ở trên hành tinh này, chứ không riêng gì dân tộc Việt Nam đâu mấy con. Người ta sai nó không phải là riêng ở Việt Nam mình đâu, mà Trung Hoa, Miến Điện … tất cả mọi cái đều sai, sai rất nhiều. Những cái phong tục tập quán có cái tốt, có cái đúng, nhưng có cái sai mấy con. Chúng ta là người Việt Nam, chúng ta phải cố gắng tu tập, rồi chúng ta xây dựng lại làm cho nó đúng lại hết mấy con. Làm cho tốt, cho dân tộc, cho thế hệ, cho con cháu của chúng ta sau này, chứ không phải làm cho mấy con đâu, mà làm cho cả bao nhiêu thế hệ.
Đến đây, Thầy xin chấm dứt. Và Thầy mong rằng mấy con sẽ nỗ lực tu tập, để người nào cũng được vào Tứ Niệm Xứ mà tu tập. Thầy mong cho mấy con bước chân vào được Tứ Niệm Xứ để mấy con tu tập được chứng đạo. Thầy ước mong như vậy mấy con. Mỗi một người chúng ta ở trong những cái lớp học này, là một quả vị A La Hán, một vị A La Hán trong cái thời hiện tại này. Do cái sức quyết tâm, nỗ lực của mấy con, thì Thầy tin rằng mấy con sẽ là những người làm được. Sẽ là những người chứng quả A La Hán, hoàn toàn có đủ nội lực để làm chủ sự sống chết của mình.
Đến đây Thầy xin chào mấy con và chấm dứt buổi nói chuyện ngày hôm nay. (59:24)
HẾT BĂNG