LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 13
PHÂN BIỆT NHƯ LÝ TÁC Ý VÀ TÁC Ý
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu Sinh Nam
Thời gian: 27/02/2008
Thời lượng: [55:45]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
(00:34) Trước tiên thì cái pháp mà có Thiện Tâm hỏi Thầy cái pháp Như Lý Tác Ý và Tác Ý thì hai cái này nó có khác nhau, mà nó không khác nhau.
Tại vì Tác Ý là khi mà chúng ta chưa có cái pháp thì chưa có phải Như lý mà tác ý, còn khi có cái pháp rồi mà chúng ta tác ý thì đó là Như Lý Tác Ý. Còn bây giờ chưa có pháp thì mới đặt cái câu ra, tác ý ra, bây giờ tác ý đặt cái câu ra gọi là Tác ý. Còn Như Lý Tác Ý là đã có sẵn cái câu rồi chúng ta sẽ tác ý.
Thí dụ như bây giờ có cái câu: “Diệt tầm tứ nhập nhị thiền!” thì đó đã có cái câu là Như Lý Tác Ý, như cái lý của pháp rồi mình tác ý ra. Nó đã có sẵn.
Thì qua cái bài mà nói về ông Thìn, thì bà Hai đó bả bắt ông Thìn lặp trở lại cái lời của bả dạy ông Thìn, thì ông Thìn lặp lại cái lời đó là Như Lý Tác Ý. Còn bà Hai tác ý cho ông Thìn câu gốc. Các con phân biệt được cái chỗ Như Lý Tác Ý và Tác Ý nghe các con? Như vậy mình mới hiểu được cái pháp để sử dụng nó.
Như bây giờ Thầy ngồi đây mà bỗng dưng có một cái trạng thái ánh mắt Thầy thấy phóng ánh sáng ra, thì lúc bây giờ đó thì Thầy mới tác ý để mà ngăn chặn cái ánh sáng đó không có cho cái sắc tưởng đó phóng ra. Thì như vậy đó là Tác Ý, thấy cái hình hiện tượng đó Thầy mới tác ý cái pháp để mà ngăn chặn nó, mà có một cái câu nào đã sẵn có rồi thì đó lại là Như Lý Tác Ý, như cái lý mình tác ý để cho cái ánh sáng đó nó không còn có nữa.
(02:33) Về phần sư Pháp Ngộ có về đây thăm, rồi con có công việc đi về liền phải không? (Dạ) Như vậy thì ở đây thì coi như là muốn kiểm tra thì trước tiên phải trình qua cái sự Nhiếp tâm và An trú, mà con có nhiếp tâm và an trú được ở trong cái Thân Hành Nội, hoặc Thân Hành Ngoại.
Thân Hành Ngoại là cái bước đi kinh hành, là cánh tay đưa ra đưa vô hoặc đưa lên đưa xuống đó là Thân Hành Ngoại. Còn Thân Hành Nội là hơi thở, mình nhiếp tâm là làm cho cái tâm của mình dính với cái thân hành đó.
Thí dụ bây giờ đưa tay ra vô như thế này, mà luôn luôn cái tâm biết đưa tay ra vô, và nó không có lười biếng đưa tay ra vô đó, thì cái người mà đưa tay ra vô như thế này mà không có lười biếng, luôn luôn cái tâm của mình nó dính liền với cái cánh tay, cái hành động đưa ra vô thì cái người đó gọi là nhiệt tâm. Vừa tác ý, vừa đưa ra vô mà luôn luôn lúc nào cũng làm được cái nhiệm vụ đó thì gọi là nhiệt tâm, nhiệt tâm làm cái chuyện đó.
Còn cái người đó làm một hơi rồi thôi không tác ý nữa, cứ đưa ra vô cho có chừng thì người đó thiếu nhiệt tâm. Thí dụ như Thầy dạy mình phải Như Lý Tác Ý để dẫn tâm mình vào cái hành động, để nhiếp trong cái hành động, nhiếp tâm mình trong cái hành động. Mà khi đó các con sẽ tập một hơi rồi các con lười biếng, các con không có chịu tác ý nữa, nghĩa là mình bỏ cái tác ý đi mình chỉ còn có cái đưa ra đưa vô, đưa ra vô. Hay hoặc là ngồi đây hít thở hít thở, thay vì mình phải tác ý từng hơi thở thì mình lại không tác ý, thì cái người đó tu tập như vậy là không nhiệt tâm. Bỏ mất cái pháp Dẫn Tâm đi, thì cái người đó không nhiệt tâm.
Còn cái người nhiệt tâm thì người ta tác ý: “hít, thở; hít, thở”, đúng năm hơi thở rồi thì người ta tác ý “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, suốt thời gian người ta đều đặn người ta cố gắng người ta tác ý và cố gắng người ta tập trung trong cái tu tập như vậy. Thì đó là cái người nhiệt tâm tu tập. Còn cái người mà thiếu nhiệt tâm tu tập thì làm một hơi, cái thôi lười biếng rồi thôi không tác ý nữa, cứ ngồi hít thở hít thở một hơi rồi gục tới gục lui, hay hoặc là này kia thì đó là thiếu nhiệt tâm.
(04:54) Và vì vậy mà khi một người mà nhiếp tâm mà không có niệm khoảng từ một phút cho đến ba mươi phút thì người đó mới đủ cái sức mà tỉnh thức hay hoặc cái tâm định tỉnh của mình ở trong cái nhiếp tâm đó. Đó là cách thức để mà, hôm nay là vì Thầy đã cho các thầy và cũng như là quý cư sĩ cách thức để nhiếp tâm. Nhưng mà vì có cái trường hợp là có người nhiếp được mà có người nhiếp không được. Tại vì cũng nhiệt tâm làm nhưng mà vì có thể nói rằng tức ngực hoặc là nó sinh ra những cái chứng bệnh, điều kiện thế này thế khác chứ không phải là ai cũng nói vậy cũng làm được suốt ba mươi phút đâu. Cho nên cái chướng ngại đó sẽ được Thầy sắp xếp họ vào cái pháp nào tu, rồi lại kiểm tra lại cái sự Nhiếp tâm An trú của mọi huynh đệ ở đây, của các tu sinh ở đây, để sắp xếp xem họ ở cái lớp nào.
Nếu một người mà nhiếp tâm trong Thân Hành Nội hoặc Thân Hành Ngoại, bởi vì ở đây chúng ta không phải tu thiền định, chưa có phải tu thiền định đâu. Chỉ nhiếp tâm định tỉnh, làm cho tâm chúng ta được bình tĩnh, được tỉnh táo, nó không bị mê mờ, nó không bị một niệm khác đánh vào chứ không phải thiền định.
Thiền định là khi nào chúng ta tu pháp Thân Hành Niệm luyện Tứ Thần Túc thì mới gọi là thiền định. Còn bây giờ chúng ta chưa có tu tập pháp Thân Hành Niệm luyện Tứ Thần Túc thì không phải gọi là Thiền định, mà đây chỉ mới là tập tỉnh giác mà thôi, hay hoặc là tỉnh thức mà thôi chứ không có thiền định gì cả.
Vì có tỉnh giác chúng ta mới nhận ra được từng tâm niệm trong tâm chúng ta khởi ra, để chúng ta quán tư duy xả nó, giúp cho chúng ta trở về với tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Còn nếu mà chúng ta không có phương pháp như vậy, không có đủ sức tỉnh thức như vậy, thì do đó trước các ác pháp tác động thì tâm chúng ta dễ giận hờn, phiền não, thì đau khổ rất là khó khăn!
(06:55) Cho nên ở đây thì khi muốn Thầy kiểm tra là phải trình cho Thầy nghe, là mình có thể nhiếp tâm được ở trong ba mươi phút chưa? Nghĩa là nếu mà tâm mình dính liền ở trong hơi thở suốt thời gian ba mươi phút nhưng phải với cái pháp Như Lý Tác Ý, còn nếu mà mình ngồi mình nhiếp mà nó không niệm khởi gì hết mà không có pháp Như Lý Tác Ý thì đây là ức chế tâm, sai pháp.
Các con từ lâu tới giờ thì các con thấy một người mà ngồi ba mươi phút, mà không niệm khởi mà không có pháp nào hết, không có nương vào cái tác ý, thí dụ như: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, thì không có tác ý cái câu đó nữa mà vẫn cứ ngồi suốt ba mươi phút vẫn biết hơi thở ra vô như một người Tùy Tức. Các con nghe Sổ Tức là cái người đếm hơi thở, hít vô thở ra đếm một; hít vô thở ra đếm hai, ba, bốn cho đến suốt ba mươi phút không một niệm nào đó thì người đó gọi là Sổ Tức. Người đó bây giờ đó mới buông cái Sổ tức là đếm, không có còn đếm hơi thở nữa mà ngồi chỉ biết hít vô, biết thở ra, hít vô thở ra mà không có tác ý thì người đó gọi là Tùy Tức. Nhưng đối với pháp của Phật mà dùng cái Thân Hành Nội mà nhiếp tâm như vậy thì sai không đúng, vì đó là cái phương pháp ức chế tâm, không có pháp dẫn.
(08:15) Cho nên đạo Phật các con thấy bước vào Định Niệm Hơi Thở thì Đức Phật nói: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, không có nghĩa là ngầm, chúng ta ngồi im lặng biết hít vô thở ra mà đó là phương pháp Như Lý Tác Ý. Tại sao ở đây gọi là Như Lý Tác Ý? Vì ở đây rõ ràng là Đức Phật đã dạy chúng ta biết “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là cái pháp có cái phương pháp hẳn hòi. Bây giờ chúng ta tác ý câu đó gọi là như cái lý của Phật dạy mà chúng ta tác ý, chứ không phải chúng ta đặt ra.
Còn bây giờ chúng ta tác ý ra như cánh tay của Thầy đưa ra - đưa vô mà trong kinh không có nói, nhưng mà chỉ có nói Thân Hành Ngoại, thân hành, pháp thân hành niệm đưa ra vô. Bây giờ Thầy mới đặt ra cái câu: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết…”, đó là Thầy tác ý cái câu.
Đó, bây giờ Thầy phân biệt để thấy cái pháp Như Lý Tác Ý và cái Tác ý. Thầy tác ý câu đó ra. Bây giờ mấy con mới Như Lý Tác Ý chứ không phải mấy con tác ý được; Thầy tác ý nhưng mấy con phải Như Lý Tác Ý. Tại vì mấy con học lại của Thầy: như cái lý của Thầy dạy mấy con tác ý ra. Hiểu cái pháp Như Lý Tác Ý chưa? Như vậy mới biết cái pháp chứ, còn nếu không thì mấy con đâu có biết, mấy con nghe nói Như Lý Tác Ý rồi Tác Ý không biết cái nào làm sao đây? Nó lộn xộn chỗ này chứ không có gì hết. Nhưng bây giờ thì rõ rồi, thông rồi không còn cái cái thắc mắc nghi ngờ gì cái chỗ này nữa.
Khi nào mình tự đặt ra, bây giờ thấy cái tâm của mình sao nó còn tức giận như thế này, đặt ra: “Mày chết này, mày mai mốt mày còn sân hận như thế này tao cho mày đi xuống lỗ cống cho rồi đời”, thì đó là mình tác ý.
Còn Thầy đặt ra một cái câu nào đó mấy con lặp lại đó là Như Lý Tác Ý. Hiểu rồi phải không? Không còn sai nữa. Mai mốt mình chủ động mình điều khiển mình tác ý ra thì nó là Tác Ý. Còn có mượn cái câu của người khác thì đó là Như Ý Tác Ý. Như lý mà, như cái lý của người ta đưa sẵn rồi mình tác ý trở lại, mình chỉ lặp lại nhắc lại thôi. Đó, thì như vậy nó mới hiểu rõ được cái pháp của nó.
Và vì vậy cho nên vì vậy đúng trong đạo Phật thì các con thấy pháp Như Lý Tác Ý là Phật đã vạch ra cho chúng ta sẵn, do cái đó mà chúng ta theo cái lý đó mà chúng ta tác ý mà tu tập.
(10:33) Cho nên dẫn tâm để nhiếp tâm vào cái hơi thở hoặc là vào cái cánh tay, vào cái bước đi kinh hành chúng ta đều phải Như Lý Tác Ý, như cái lý của Phật đã dạy mình tác ý, thì mình sẽ không sai. Còn bây giờ các con lại bỏ đi, các Tổ lại bỏ đi rồi đặt ra “sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh” do đó không đúng Phật pháp, sai pháp của Phật. Cho nên ở đây chúng ta tu đúng theo Phật pháp là đúng, mà sai là sai. Không thể nào nói tôi tu theo hơi thở là Định Niệm Hơi thở, không phải!
(11:04) Nhưng Thầy nhắc lại cho mấy con thấy pháp Định Niệm Hơi Thở là dùng để tu tập thần lực chứ không phải dùng để nhập định. Bởi vì pháp đó là tạo cho chúng ta có đủ Tứ Thần Túc, bốn cái lực như thần. Cho nên nó, trong pháp Thân Hành Niệm thì chúng ta thấy rõ ràng về cái pháp Định Niệm Hơi Thở trong pháp Thân Hành Niệm, cái bài kinh dạy về Thân Hành Niệm thì có Định Niệm Hơi Thở.
Riêng về cái hơi thở mà nói, về hơi thở thì Hòa Thượng Minh Châu đã dịch là mười sáu cái đề mục;
Nhưng về pháp Thân Hành Niệm thì nó là mười tám cái đề mục,
Nhưng dạy riêng cho La Hầu La thì thêm một đề mục nữa gọi là mười chín đề mục của Định Niệm Hơi Thở.
Thì mấy con thấy rõ ràng là mười chín cái pháp tu chứ đâu phải mười chín cái pháp luyện thần lực, chứ đâu phải chỉ có một cái hơi thở để nhiếp tâm cho hết vọng tưởng. Cho nên người ta lớ quớ đến hơi thở thì người ta không biết, người ta chỉ nhắm vào có cái đề mục thứ nhất: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi hơi thở dài, hơi thở ngắn thì người ta nói chắc có lẽ là người thở dài, người thở ngắn, sự thật ra không phải. Đó là người ta vận dụng điều khiển hơi thở của những cái đề mục đó, muốn thở dài thì phải thở dài, muốn thở ngắn thì phải thở ngắn.
(12:26) Cho nên ở đây chúng ta phải thấy pháp Thân Hành Niệm, pháp Định Niệm Hơi thở là cái phương pháp để sử dụng tu luyện Thần lực chứ không phải tu tập để mà chúng ta nhiếp tâm để cho hết vọng tưởng.
Còn ở đây chúng ta dụng hơi thở thì chúng ta nói nó là Định Niệm Hơi Thở, nhưng mà sự thật ra nó không phải là chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở, mà chúng ta tu Thân Hành Nội để nhiếp tâm và an trú trong hơi thở, gọi là Nhiếp tâm An trú trong Thân Hành Nội.
Nhưng trong Định Niệm Hơi Thở thì Đức Phật đã dạy chúng ta cách thức rất rõ ràng, cái pháp Như Lý ở trong Định Niệm Hơi Thở rất rõ ràng: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Đó là chỉ cho chúng ta cách thức để tu Thân Hành Niệm Nội chứ không phải là chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở, vì tu Định Niệm Hơi Thở phải tu một loạt mười sáu, mười chín cái đề mục nó gọi là Định Niệm, chứ không phải là tu một đề mục.
Cũng như bây giờ mấy con tu Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân, thì trong Định Niệm Hơi Thở có đề mục: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, tức là Trên - Thân - Quán - Thân. Trong Định Niệm Hơi Thở rất là rõ ràng cụ thể, tu pháp nào đều có cái hơi thở bị vì nó thuộc về Thân Hành Nội. Cho nên nếu mà Trên - Thân - Quán - Thân thì tâm chúng ta sẽ ở đâu, nó sẽ quán thân như thế nào, nó sẽ ở trên hơi thở ra, hơi thở vô nó chứ không phải là chúng ta tu hơi thở. Đó, thì phải lưu ý trong cái vấn đề đó!
(14:07) Hôm nay có nhiều người tu về hơi thở mà bị rối loạn thì sinh ra bệnh, hoặc là đã có bệnh sẵn mà nhiếp trong hơi thở, nó sẽ bị sinh ra bệnh. Thì những người đó được qua một cái phần riêng, xếp qua một cái lớp riêng để Thầy dạy cách thức tu tập khác, không phải tu tập về phần đó. Cho nên ai ở đây mà tu tập về hơi thở như năm, sáu, bảy ngày nay mà tập luyện mà bị rối loạn thì đứng qua một bên cho Thầy, để đi lên đây ngồi qua đây. Người nào mà bị rối loạn hơi thở thì cứ lên ngồi ở trên này cho Thầy để mà Thầy xếp cái lớp những người đó.
Còn không thì ghi danh cho Thầy để Thầy xếp những người mà tu về hơi thở bị rối loạn. Nhớ kỹ! Đừng sợ gì hết, bởi vì có rất nhiều pháp chứ không phải riêng có hơi thở mà tu tập được.
Ở đây Đức Phật dạy chúng ta thân hành, rất nhiều thân hành, đưa cánh tay ra cũng là thân hành, hít thở cũng là thân hành, mà bước đi cũng là thân hành, đưa tay lên xuống cũng là thân hành, ngồi mà co tay như thế này là cũng thân hành. Thầy đâu có cần mà phải đưa ra như thế này đâu, bây giờ tay Thầy liệt rồi, thì bây giờ Thầy nằm có một chỗ rồi, thì do đó thì cánh tay nào mà còn động đậy được thì Thầy vẫn động đậy, cái đó gọi là thân hành. Mà nhiếp tâm trong thân hành thì có cái đối tượng của thân hành thì lúc nào Thầy cũng có thể tu tập được tất cả, cũng có thể nhiếp tâm được.
Mà nhiếp tâm được trong thân hành và an trú được thì cái bệnh Thầy đang nằm, một người mà bán thân họ đang nằm liệt, có một cánh tay không còn đưa ra vô được, có một cái chân cũng không còn đưa ra vô được, nhưng một cánh tay còn đưa ra vô được. Nhưng vì không thể đưa ra dài như thế này, họ chỉ cần nằm mà co tay ra vô như thế này, Thầy cũng dẫn dắt họ nhiếp tâm và an trú. Và đồng thời khi họ an trú được trong ngón tay co ra vô như thế này thì họ sẽ đẩy lui bệnh của họ và cái bệnh bán thân sẽ bình phục trở lại không còn đau khổ nữa.
(16:16) Bởi vì thân hành rất là tuyệt vời! Vì muốn luyện Tứ Thần Túc, muốn có được Tam Minh thì chỉ có thân hành mà thôi. Cho nên mấy con đọc lại cái bài kinh Thân Hành Niệm thì mấy con sẽ thấy Đức Phật nói từ lúc đầu phải tu như thế nào thế nào, nhưng vì trong bài thân hành nó quá đầy đủ, trong đó có quán Vô Lậu đủ loại, đủ cách hết, cho nên mấy con không biết mình phải tu cái nào trước, tu cái nào sau? Ở trong bài kinh nói đủ thứ, vì nói thân hành mà, Thân Hành Niệm, cho nên nó quá nhiều.
Cho nên bây giờ đọc cái bài kinh Thân Hành Niệm thì không biết chúng ta phải tu cái nào căn bản trước sau. Chỉ có người có kinh nghiệm trên cái bước đường tu tập làm chủ Sanh - Tử, người ta hiểu biết cái pháp Thân Hành Niệm phải tu cái nào trước. Cho nên khi mà luyện thần lực người ta phải dạy mấy con cái nào trước, cái nào sau. Rồi người ta mới dạy cái đề mục nào của Định Niệm Hơi Thở để luyện thần lực, cái đề mục nào trước, cái đề mục nào sau. Chứ không phải muốn vô mấy con cứ theo kinh đó mà tu đi, biết cái chỗ nào mấy con tu? Biết mấy cái chỗ nào mấy con luyện thần lực? Cho nên kinh sẵn có đó nhưng mà thiếu kinh nghiệm thì ngơ ngẩn như trong một cái rừng mà không biết đường mà ra.
(17:30) Đó thì hôm nay mấy con thấy đó, đừng có ngại, mấy con thấy tu hơi thở mà nó có chướng ngại, nó sinh ra tưởng hoặc là những cái gì từ bữa đó tới nay Thầy dạy mấy con tu ba mươi phút phải không?
Thầy cho mấy con tu riết cho điên hết đi để rồi mới sửa nó lại, chứ không khéo nó không điên sửa nó không có được, nó chưa có điên là sửa nó chưa được. Nó thấy hào quang, nó thấy ánh sáng, nó ngồi đây mà nó nhiếp tâm trong hơi thở mà nó biết người ta ở ngoài làm cái gì đó, thì cứ trình cho Thầy hết đi thì Thầy coi cái sức điên của mấy con ở cái mức độ nào.
Bởi vì nhiếp tâm, an trú là mấy con sẽ bị điên thôi chứ còn không cách nào khác, mà nếu sai thì mấy con điên. Thầy đã dẫn cho mấy con có cái pháp Như Lý Tác Ý thì mấy con không điên, mà mấy con bỏ cái pháp Như Lý Tác Ý tức là mấy con lười biếng không chịu tác ý thì mấy con sẽ bị điên thôi, bị loạn thần kinh thôi chứ không có gì.
Thì quá nhiều quá thì có thể mới chở đi bệnh viện Chợ Quán ở dưới. Còn ít ít thì Thầy còn ở đây trị, phải không? Nó lỡ đi, nó lỡ mà mấy con điên thiệt đi thì đi xuống bệnh viện chứ đâu có gì đâu, mà nó chưa có điên thật nhiều thì ở đây Thầy bảo bỏ là phải bỏ. Bị vì nó còn tỉnh biểu bỏ, còn bây giờ nó loạn thần kinh thì bây giờ nó đâu có biết nữa đâu, thì chỉ còn nước xuống dưới cho bác sĩ chích cho mấy con an thần trở lại. Chừng nào nó an được thì đem về sửa lại, nó có vậy thôi chứ đâu có gì đâu. Nhưng mà cái nghiệp mình không điên thì không bao giờ điên đâu mấy con, Thầy nói thật sự nó không bao giờ điên. Hồi nào tới giờ cái kiếp trước mình chọc ghẹo ai cho người ta tức giận quá người ta điên đó, bây giờ mấy con lơ mơ là mấy con bị điên thôi, bởi vì nhân nào quả nấy mà. Còn bây giờ mấy con có tạo cái nhân đó đâu mà sợ điên.
(19:12) Cho nên những người mà tu điên mà gọi là nói tầm bậy tầm bạ, nói cái kiểu mà nói ở đây mà tôi nhìn ra tôi thấy bên Hoa Kỳ ở bển đó, thì mấy người đó cũng thần kinh nó loạn rồi mấy con! Làm gì mà có cái chuyện vậy, ít ra mấy con cũng phải có được cái Tứ Thần Túc thì mấy con mới có Thiên Nhãn Minh mấy con mới nói điều đó. Mới có niệm Phật mấy câu mà đây mà thấy Hoa Kỳ ở bên thì mấy con chuyện điên của mấy con rồi, đó là một cái sai mấy con!
Cho nên ở đây Thầy dạy mấy con, chớ Thầy lưu ý mấy con, Thầy nói nếu mà kéo dài thêm tuần lễ nữa chắc tụi này nó điên hết. Bị vì ráng tu thì phải điên chứ sao! Mà không tu thì chắc chắn là tụi này không điên rồi, tụi này lười biếng không tu, thì rõ ràng hai cái. Nếu mà tu bây giờ Thầy để một tuần lễ nữa để cho mấy con nhiếp tâm tu, kế tiếp tới nữa thì mấy con phát điên. Chắc chắn là nó ráng nó nhiếp tâm riết nó phải điên thôi. Mà nếu mà mấy con không điên thì biết là mấy con lười biếng. Tối ngày nói vậy chứ lo mà ngủ cho sướng cái thân, ở đó mà tu chi cho cực. Do đó vô đây thấy người nào cũng không điên, thì biết mấy người này lười biếng, các con hiểu không?
Cho nên trong khi tu trong vòng một tuần lễ biết mình nhiếp tâm được hay không nhiếp tâm được. Mà nhiếp tâm được thì kết quả của chúng ta sẽ đi vào được cái mức độ tu pháp nào rồi. Vậy thì hôm nay mấy con thấy cái cơ thể của mình đã bị rối loạn trên cái pháp tu tập vừa nhiếp tâm vừa tác ý, vừa nhiếp tâm mà có những cái sự rối loạn thì mấy con cứ trình thẳng cho Thầy. Người nào bị như thế nào cứ trình thẳng để Thầy sắp xếp lớp. Còn người nào nhiếp tâm hoàn toàn không niệm khởi thì mấy con ngồi qua một băng riêng.
(20:59) Đâu có phải mấy con nhiếp tới đó mấy con hết vọng tưởng rồi Thầy bắt cho tu nữa đâu. Dừng lại liền, tu cái khác, không phải tu cái đó nữa. Bộ muốn loạn thần kinh sao muốn tu nữa?! Cho nên khi mà hoàn toàn mấy con nhiếp được rồi thì Thầy xếp qua một cái lớp để cho mấy con tu theo cái người nhiếp tâm được. Còn cái người mà nhiếp tâm chưa được mà bị rối loạn, thì xếp qua một cái lớp để Thầy chỉnh lại cho mấy con tu cái pháp nào để nhiếp tâm và an trú cho được.
Đó, bây giờ ở trong đây thì mấy con thấy từ buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, buổi khuya, người nào mà suốt thời gian ba mươi phút trong các thời mà không có niệm khởi. Nghĩa là chúng ta nhiếp tâm trong hơi thở mà không có một vọng tưởng nào mà xen vào, chỉ thuần có một cái hơi thở, biết hơi thở ra biết hơi thở vô với cái pháp Như Lý Tác Ý, hoặc là không có pháp Như Lý Tác Ý vẫn thấy hơi thở ra vô suốt ba mươi phút thì mấy con lên ngồi đây. Người nào mà thấy làm được suốt thời gian một ngày một đêm, thời nào cũng đều tốt không có niệm khởi thì lên ngồi riêng ra. Người đó là cái bậc cao đó. Còn có niệm khởi thì chưa được, chưa được Thầy sẽ hướng dẫn cho cách thức để nhiếp cho được, cho được rồi mới lên ngồi đây để Thầy dạy tu Tứ Niệm Xứ.
(22:28) Trưởng lão: Con lên đây, con có ngồi được chưa?
Cư sĩ Minh Điền: Kính bạch Đức Trưởng lão! Con trình bày cái tu của con.
Trong ba mươi phút con còn một vài niệm khởi. Rồi có đôi khi con phải lấy hơi thở cho thật dài, đó là cái bệnh của con. Cái thứ hai là khi con ngồi con tỉnh táo thì không có niệm xen vào. Trong ba mươi phút đó thì có một vài niệm nó xen vào nhưng mà khi con cũng lẹ làng phát hiện, và khi con tỉnh táo mở mắt con trừ nó đi thì nó không xen vào. Đó là cái sự tu tập với con, con xin trình với Đức Trưởng lão.
Trưởng lão: Được rồi, như vậy là còn niệm, chưa hết, nhưng mà để Thầy dạy cách thức của con. Trong thời gian mà con nhiếp tâm trong hơi thở đó, thì con có thấy nó có tức, có mệt, có gì không?
Cư sĩ Minh Điền: Con kính bạch Trưởng Lão, nó thi thoảng thôi ít lắm, rồi con tự điều tức lại, con tác ý con điều chỉnh cái hơi thở nó nhẹ nhàng lại thì nó nhẹ nhàng, rồi có đôi khi con: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, thì nó bắt đầu con mới hơi thở có khi năm phút rồi con mới khởi cái ý tác ý lại: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, và có đôi khi con hít vô, con ra lệnh cái nó hít vô, thở ra một thời rồi cái con thử không hít vô thở ra thì cái tâm con nghe hơi thở vậy trong vòng năm phút, rồi con thở lại rồi tác ý con hít vô thở ra. Cái lỗi của con thì trong ba mươi phút vẫn còn có niệm vào.
(24:17) Trưởng lão: Có niệm, ừm!
Bây giờ đó thì con sẽ về con tu tập như thế này, nhớ kỹ! Đây là hỏi về cái phần cái cách thức trình bày để cho Thầy biết được cái căn bản của mình nhiếp ở trong cái hơi thở như thế nào. Để cho hoàn toàn là có thể nói là suốt trong ba mươi phút mà mình tu tập như thế nào mà không một niệm nào mà xen vào, để cho mình nhiếp tâm cho được.
Mà nhiếp tâm được rồi, mình mới tập an trú tâm, an trú tâm bằng cách dẫn nó vào sự an trú. Chứ không phải là ngồi mà nhiếp tâm hết vọng tưởng rồi nghe cái sự hỷ lạc, an lạc của thân tâm của chúng ta thì cái đó là chúng ta bị ma chứ không phải do chỗ chúng ta dẫn vào. Cho nên ở đây, con lưu ý về cái phần này!
Bây giờ còn về con tu mười phút thôi. Mười phút thôi chứ không được tu ba mươi phút. Tu mười phút rồi xả nghỉ. Xả nghỉ trong mười phút, rồi mới tập lại mười phút thôi. Mười phút hoàn toàn là chủ động điều khiển hơi thở, có pháp Như Lý Tác Ý hoàn toàn, hẳn hòi, đừng lười biếng. Bởi vì nãy giờ Thầy nhắc đó, nhiệt tâm tác ý! Thí dụ như: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, nếu mình lấy hơi thở để cho mình nhiếp tâm thì phải nhiếp cho đạt được ở trong hơi thở.
Mà xem nếu có cái trường hợp nào mà tức ngực. Bởi vì mình luôn luôn là mình ôm ấp cái ý thức của mình với cái hơi thở, cho nên luôn luôn nó phải dính chặt chứ còn không có thể nào để cho nó rời ra. Mà rời ra thì nó nhá mình một niệm, nó nhá thôi mình vẫn thấy tỉnh. Cái sức tỉnh mình còn cho nên mình thấy, nhưng mà thấy nó còn nhá tức là hoàn toàn mình chưa có đạt được cái chất lượng của một cái người để đi vào Tứ Niệm Xứ. Bởi vì trên pháp Tứ Niệm Xứ mấy con thấy Trên-Thân-Quán-Thân không có niệm mới quán, mà cái người còn niệm là không quán. Bởi vì, trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu, nó nhiếp phục cái vi tế của nó chứ nó không phải nhiếp phục cái niệm khởi ra.
Còn bây giờ chúng ta thiếu sức tỉnh thì chúng ta ở trên Tứ Niệm Xứ không thể quán được. Cho nên biết bao nhiêu các trường thiền của các sư ở bên Nam Tông, họ đã không hiểu được cái chỗ này cho nên vì vậy mà họ cũng gọi là Trên-Thân-Quán-Thân, hay Trên-Tâm-Quán-Tâm, Trên-Thọ-Quán-Thọ nhưng cuối cùng họ chỉ ức chế tâm mà không có tu tập đúng.
(26:33) Cho nên Đức Phật nói: Tứ Niệm Xứ là cái lớp thứ bảy trong Bát Chánh Đạo, Chánh Niệm của người ta. Mà Chánh Niệm mà còn những cái niệm thô như vậy sao được? Chỉ ở trên Tứ Chánh Cần thì mới có cái niệm thô như Thầy đã nhắc mấy con mà.
Cho nên ở trên Tứ Niệm Xứ là hoàn toàn cái người đó ngồi lại, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, không niệm. Không có niệm, không có nương vào hơi thở mà nó vẫn biết hơi thở, đó là Tứ Niệm Xứ. Vì vậy mà cái thời gian kéo dài nó được từ một giờ đến sáu tiếng đồng hồ, nó mới nhiếp phục được những cái tham ưu ở trong tâm của chúng ta, tức là tham, sân, si đó, vi tế chứ nó không còn thô. Thô là nó hiện ra cái niệm.
Hiện giờ mấy con ngồi, đó như bây giờ Minh Điền nói là còn thô cho nên nó mới có khởi niệm. Nhưng mà vì chúng ta có tập cái tỉnh thức, cái tỉnh giác cho nên cái niệm nó nhá lên là chúng ta thấy cái niệm rồi. Còn chúng ta còn đang mê chưa có cái sức tỉnh giác thì khi mà niệm nó khởi chúng ta không có hay. Nó mới bắt lôi chúng ta một đoạn suy nghĩ một hơi, mới tỉnh giác, mới nhớ là mình bị lôi. Các con hiểu chưa?
Còn bây giờ chúng ta tu tập chúng ta có cái sức tỉnh giác rồi nhưng mà cái sức mà định tỉnh nó chưa có cho nên niệm nó còn vô. Buộc lòng cái sức định tỉnh chúng ta có, tức là tỉnh thức chưa có đủ mà tỉnh giác chúng ta có. Bởi vì giác là giác ngộ, thấy biết, còn thức là hoàn toàn nó soi vào cái nơi đó, chỉ một duy nhất mà thôi, không có hai, nó gọi là Thức. Còn cái kia nó giác, nó Giác là cái niệm gì khởi ra nó biết liền. Còn cái người chưa có giác, thì nó khởi ra không biết, nó lôi một lúc rồi mới biết thì đó là nó chậm.
(28:21) Cho nên ở đây con về tu mười phút thôi, sau một tuần lễ hay hoặc là ba ngày thôi sẽ trình Thầy, để coi cái kết quả tu tập. Bởi vì ở đây kiểm tra và đôn đốc cách thức tu tập cho đúng, thời gian mấy con sẽ ngắn. Thầy dự định năm nay, nội trong năm nay tới sang năm mà gọi là tới Tết, là ở trong cái số chúng của chúng ta phải có người tu chứng. Nghĩa là mấy con sẽ nhiếp tâm và an trú, và trên Tứ Niệm Xứ sẽ kéo dài suốt sáu tiếng đồng hồ. Và đồng thời khi mà người nào được, Thầy lôi ra ngoài kia gần bên Thầy là Thầy cho luyện Tứ Thần Túc. Còn mấy con chưa có xong thì không có bao giờ mà Thầy lôi ra ngoài đó cho mấy con luyện Tứ Thần Túc.
Thầy cất nhà sẵn sàng. Thầy làm cơm nước sẵn sàng cho mấy con, có người mang cơm đến cho mấy con ăn để mà luyện Tứ Thần Túc, không có lo gì hết. Nghĩa là cơm của Phật tử nấu ngoài kia đem vô, không có cần lo. Nhưng mà được Thầy lôi qua đó thì mới được ngồi đó mà luyện Tứ Thần Túc, chứ còn không khéo thì không bao giờ mấy con vào định.
Đó thì mấy con phải nỗ lực như thế nào, bây giờ, ngay từ bây giờ phải tập từ mười phút, như bây giờ cái trình độ căn bản của mấy con có. Hôm nay thì Thầy thấy con cũng lớn tuổi rồi. Cái sức mà già nó cũng sẽ thấy nó rõ rồi. Cho nên trong khi đó phải nỗ lực chứ nó không phải còn khỏe như lúc trước đâu! Cho nên nỗ lực tu tập thật sự, thời gian này thu ngắn lại, sang năm tu xong được là khỏe rồi.
(29:48) Nghĩa là bước qua một cái Tết là mấy con phải thực hiện được tất cả những ác pháp mà tác động vào thân tâm của mấy con là xả xuống hết, không được để cho nó phiền não, giận hờn hay hoặc là người ta nói oan ức, nói tức tối gì thì cũng buông xuống hết cho Thầy. “Các pháp vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta”, thì đừng có trách cái pháp nào để cho tâm của mình bị động. Các con hiểu chưa?
Cho nên nỗ lực thật sự, rốt ráo năm nay phải làm cho được, phải tu cho được, để tiếng nói của chúng ta có. Tăng đoàn chúng ta có là phải có người tu chứng. Chứ không riêng gì người cư sĩ hay hoặc là người tu sĩ. Tu sĩ, cư sĩ đều là phải tu tới nơi tới chốn. Chúng ta chỉ khác nhau có chiếc áo, chứ con người của chúng ta là bỏ hết cuộc đời vào đây tu rồi. Chứ không phải là ngồi đầy tu còn mai mốt chạy về thăm nhà, thăm vợ, thăm con, thăm cha, thăm mẹ nữa. Mà ở đây nhất định là đi tới chớ không có lui, không có trở về nữa. Chết là chết! Chết ở đây Thầy đem Thầy chôn ở dưới gốc cây tràm kia cà. Chứ không có nói là trở về, trở về. Còn gia đình có thương thì để chồng mình tu tập cho tới nơi tới chốn, rồi chừng đó người ta về người ta hướng dẫn cho. Để trôi lăn ở trong lục đạo, sống chết không biết, ở đó mà chạy theo ăn uống, ngủ nghỉ, thì suốt cuộc đời ngu si đến cái mức độ đó đó, đau khổ mà cứ ôm ấp cái đau khổ, đó là cái ngu si! Còn ở đây người ta tu tập để người ta được giải thoát, người ta làm chủ được sự sinh tử. Thì như vậy phải nỗ lực chứ!
(31:17) Bây giờ tuổi mấy con thấy, nhìn có các Sư các Thầy đầu bạc hết rồi, sắp sửa chết rồi mà tại sao không nỗ lực?! Cho nên Thầy kiểm tra là Thầy đưa vào cái pháp phải tập, Thầy nói phải dẫn tâm là mấy con nhớ dẫn tâm. Nhưng mà có cái trường hợp nào xảy ra thì phải mau mau báo cho Thầy biết, để cho Thầy dẫn dắt mấy con đi đúng với cái đặc tướng của mình. Vì đặc tướng của mình không hợp với hơi thở thì Thầy sẽ dẫn dắt cho mấy con hợp với hơi thở.
Đó, thì bây giờ con về nương vào hơi thở tác ý, dẫn đàng hoàng không có niệm nhá nào được hết. Đó, thì cách thức như vậy mười phút. Được mười phút rồi đến đây Thầy dạy thêm, nó vậy chắc ăn, chứ đừng có để nhá ra nhá vô nữa. Rồi con cứ về.
Còn ai nữa không?
Rồi, con cứ trình Thầy. Ngồi tại chỗ đi con. Nó như thế nào con cứ trình,rồi Thầy dẫn dắt.
(32:14) Tu sĩ Giác Thường: Kính thưa Thầy, thì qua thời gian mà Thầy đã xét nghiệm với chúng con thì con là Giác Thường xin trình Thầy vấn đề cái sự mà luyện tập của con như sau: Thì khi mà con ngồi tư thế để vào mà con tu, thì con: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", đó là cái câu tác ý của con đầu tiên. Thì khi con tác ý xong thì con hít vô thở ra năm lần. Như vậy thì con cứ tiếp tục như vậy con làm tới. Thì cứ năm hơi là con sẽ tác ý một lần, năm hơi là con sẽ tác ý một lần.
Nhưng một thời nửa tiếng thì con thấy trong con không có gì là coi như phóng dật, mà cũng không có niệm khởi lên. Như vậy thì qua cái thời gian mà tập khoảng là cứ sáu tiếng, mà có tiếng có động, hay là nửa tiếng có động đó thì con thấy có cái hôn trầm một chút và khi không là nó giật mình một cái. Như vậy thì xin Thầy coi chỉ dạy cho con?
Trưởng lão: Rồi, rồi để Thầy chỉ cho.
Bây giờ con theo đúng những cái lời Thầy dạy, con tu tập như vậy đúng theo lời Thầy dạy, theo pháp đúng không sai pháp. Mà Thầy dạy con đó tu ba mươi phút rồi xả nghỉ. Nếu mà trong khi đó mà nó có cái giật mình, nó giật con đó, tức là nó trong cái trạng thái vô ký. Nó lặng vô ký có chút xíu à, đang tỉnh vậy mà giật mình vầy là nó vô ký.
Đó, thì do đó thì coi như là các con nhớ rằng, khi mà tu đúng pháp rồi đó, thì nó có những cái hiện tượng đó thì cũng không quan trọng đâu. Tại vì con muốn ở trên cái pháp đó mà kéo dài sáu tiếng đồng hồ thì không nên. Mà chỉ có ba mươi phút mà thôi, ba mươi phút.
Mà ba mươi phút đạt được rồi, ba mươi phút mà dẫn được rồi. Thì bắt đầu con không có nhắc cái câu mà: “hít vô tôi biết tôi hít vô, mà thở ra tôi biết tôi thở ra” nữa, mà con nhắc như thế này, khi mà con thấy ba mươi phút mà con vẫn thấy như vậy, ngồi hoàn toàn không có niệm khởi lên trong tâm con, không có niệm nhá nào hết hoàn toàn, đúng theo như con dẫn nó y như vậy thì nó không niệm. Thì bắt đầu bây giờ con dẫn vào An Trú. Bây giờ con đi vào cái pháp thứ hai.
Cái pháp nhiếp được rồi, phải không? Nhiếp tâm được rồi thì bắt đầu bây giờ mới tới cái pháp thứ hai là dẫn nó an trú: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi con cũng hít vô thở ra năm hơi thở chứ gì? Phải không? Rồi bắt đầu mới tác ý trở lại: “An tịnh thân hành…”. Khi nào mà thân con cảm nhận có sự an ổn, tâm con có một cái niềm hỷ lạc, nó vui đó, nó hân hoan ở trong cái tâm của con đó, thì lúc bấy giờ con không tác ý nữa để cho nó tự động nó hít ra thở vô.
Nhưng con nên nhớ rằng, kéo một khoảng thời gian của nó từ năm phút đến mười phút, bởi vì nó ba mươi phút mà, thì con không phải tác ý năm hơi thở, hay ba hơi thở nữa. Bởi vì nó đã an trú rồi thì con không có tác ý nữa, nhưng mà con nghiệm xét coi cái khoảng thời gian nó an trú đó đó, nó được ba mươi phút chưa? Nếu nó được ba mươi phút thì con dừng lại đó liền, báo cáo cho Thầy, Thầy sẽ dẫn tới pháp khác. Còn nó chưa an trú thì con cứ khoảng độ năm hơi thở thì con lại tác ý một lần. Bởi vì nó chưa an trú cho nên con phải tác ý.
(35:58) Thí dụ chẳng hạn bây giờ, trước kia thì con nhiếp tâm thì con tác ý nhiếp tâm, còn bây giờ an trú thì phải tác ý an trú. Bắt đầu thì con sẽ, bây giờ coi như con chỉ thay đổi câu tác ý, hơi thở thì giữ nguyên, phải không? “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô, thở ra năm hơi thở rồi con tác ý một lần. Mà nếu mà khi mà con tác ý rồi, con hít vô thở ra năm hơi thở mà có cái trạng thái an lạc và hỷ lạc, an ổn và hỷ lạc thì lúc bấy giờ con không tác ý nữa. Con để tự hơi thở ra vô, ra vô thì cái sự an lạc đó càng ngày nó càng tràn đầy ra nơi thân và tâm con. Cho đến khi kéo dài được ba mươi phút thì dừng lại. Không có, không thấy mà nó an lạc như vậy mà con kéo dài từ giờ này đến giờ khác không được! Nghĩa là đúng ba mươi phút dừng lại cho Thầy, Thầy sẽ dạy tiếp pháp khác, nhớ kỹ chưa?
Chớ đừng có an lạc rồi con kéo dài sáu mươi phút rồi tới chừng đó nó phát điên rồi Thầy không có làm sao kịp. Nhớ không? Nó ở trong cái Xúc Tưởng Hỷ Lạc nó có thể dẫn con dài. Còn bây giờ con dẫn nó vào sự an lạc do chính con dẫn. Nhưng mà cái thời gian mà con ở trong cái sự an lạc đó nó ba mươi phút thôi. Mà nó dài ra nữa thì con mắt con nó sẽ phóng hào quang. Nó phóng ánh sáng hoặc là nó sanh ra các pháp tưởng. Lúc bấy giờ con kiến giải pháp này pháp kia. Nó làm cho cái sự hiểu biết con nó lệch Chánh pháp của Phật đi. Nó bị Pháp tưởng. Đó, cho nên vì vậy trong ba mươi phút này, dừng lại. Chừng đó Thầy sẽ dẫn dắt cho con tu tới cái pháp khác.
Đó, thì bây giờ cứ lo: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nhớ chưa, con nhớ kỹ, phải không?
(37:49) Tu sĩ Giác Thường: Thưa Thầy con xin nhắc lại để cho nhớ. Bạch Thầy, Thầy dạy con là, giờ là: “An tịnh thân hành…” thì coi như cũng năm hơi thở vô ra thì con tác ý lại. Coi như hết thời gian để còn mười lăm phút, hay mười phút mà nếu thân tâm con mà thấy an lạc thì con dừng ngay cái tác ý (Rồi) và con cứ theo dõi nó. (Rồi, cứ theo dõi hơi thở) Theo dõi nó thì đến nửa tiếng thì con xả, (Ừ) Cứ làm như vậy thì đến khi mà con đã làm được như vậy thì con sẽ trình với Thầy. (Rồi) Dạ. Mô Phật!
Trưởng lão: Rồi, nhớ rồi, như vậy là con nhớ rồi đó, về mà cứ tu vậy thôi.
(38:34) Bởi vì hôm nay mấy con thấy, Thầy phân lớp mà phân cái pháp tu cho mấy con đúng với cái đặc tướng của mấy con, còn mấy con mà chưa tới đó mà mấy con tu như vậy là mấy con tu sai, mấy con không đạt được kết quả đâu. Nhiếp tâm chưa được mà giờ an trú, an trú gì? Các con thấy chưa? Đâu nó phải ra đó. Cái trình độ của mình ở đâu, pháp nào là tu pháp nấy, không thể tu hơn nữa. Tại sao Minh Điền Thầy phải dạy mười hơi thở nhiếp tâm cho được bởi vì còn nhá, còn niệm khởi cho nên không thể tu như Giác Thường được, con hiểu chưa?
Còn bây giờ Giác Thường không có niệm gì hết nhưng mà nếu mà Giác Thường nói sai thì coi chừng rơi vào cái chỗ ức chế tâm. Bởi vì từ cái chỗ pháp thấp mà mình chưa có căn bản mà mình vội mình lên pháp cao là mình bị hổng chân. Hổng chân liền tức khắc. Bởi vì mình nhiếp tâm chưa được mà an trú, thì coi chừng an trú ma chứ không phải an trú thật.
Một người mà tu bữa nay đó tôi ngồi tôi nhiếp tâm không vọng tưởng, thấy nó an lạc vô cùng, nhưng ngày mai tôi nhiếp không được, có vọng tưởng lung tung thì không an trú được. Còn cái này người ta nhiếp luôn luôn lúc nào người ta cũng được, cho nên vì vậy mà người ta an trú là an trú chính là dẫn vào cái sự An Trú của chính mình.
Pháp của Phật dạy chúng ta làm chủ cho nên muốn an trú là mình cũng phải làm chủ, mình dẫn nó vào chỗ an trú. Còn mình khi không mình ngồi đây mà nhiếp tâm ức chế ý thức của mình thì Tưởng thức nó sẽ hoạt động, nó sẽ sinh ra cái trạng thái hỷ lạc. Do đó mình ngồi đó mình nói đây tôi nhập định. Định gì mà kỳ lạ vậy? Có dẫn nó được vào định chưa mà mình ngồi đó mà nhập định? Cho nên vì vậy đó, mấy con phải thấy cái sai của từ xưa đến giờ người ta đã tu sai. Thì mình không có dẫm cái lối chân sai đó nữa, mà mình bằng cái phương pháp của Phật “Như Lý Tác Ý” để chúng ta dẫn đi vào.
(40:20) Các con nhớ là khi mà luyện Tứ Thần Túc là hoàn toàn là chúng ta kềm sát với pháp Như Lý Tác Ý. Phải có Như Lý Tác Ý nó mới thành Ý Thức Lực, nó có thành cái nội lực ở trong thân chúng ta. Ngoài pháp Như Lý Tác Ý mà chúng ta tạo thần lực là lấy cái gì mà chúng ta tạo có được? Mà muốn nhập Định là nhập làm sao, các con hiểu?
Muốn nhập Định, muốn thực hiện Tam Minh đều là hoàn toàn là phải có Ý Thức Lực hết. Cái lực của ý thức, người ta gọi là Hướng Tâm. Hướng Tâm là cái tâm chúng ta có lực thì hướng tới đâu thì nó sẽ hoạt động tới đó. Chẳng hạn bây giờ đó, một cái người mà không có thực hiện Đức Hiếu Sinh mà luyện có Thần lực rồi thì các con, họ thực hiện như thế nào biết không? Họ hướng cái tâm của họ muốn cái cây kia nó đổ gãy, thì cái cây đó nó đổ liền tức khắc đó mấy con biết. Đó là họ không có cái tâm Từ.
Còn cái người tu theo đạo Phật người ta có tâm Từ cho nên người ta không có hướng cái kiểu mà ác đức đó. Mặc dù cái cây, nhưng mà làm cái cây đó cho chết tức là nó sẽ đổ gãy liền tức khắc, cái lực của ý thức nó mạnh như vậy. Gọi là hướng tâm đến cái chỗ nào là cái chỗ đó nó sẽ, bây giờ những cái rác nó như vậy đó, mà một cái người mà có được nội lực rồi, cái Dục Như Ý Túc của họ rồi, họ hướng cái đống rác này phát lửa cháy là ở ngoài đó cháy đó mấy con. Thì mấy con đủ biết cái lực của nội tâm chúng ta nó ghê lắm. Nó là Thần lực!
(41:44) Cho nên chúng ta tu rồi chúng ta mới thấy được cái con người nhỏ bé bằng cái chất nhơ bẩn của cha mẹ của mình mà hợp lại để rồi thành cái thân này, mà trong cái thân này còn có một cái lực ghê gớm, nhờ đó mà nó làm chủ được Nhân Quả, nó làm chủ được cái sự Sống-Chết của nó. Chớ nếu mà không có cái lực như vậy thì nó không làm chủ được.
Cho nên chúng ta tu hành chúng ta không có phí cuộc đời của chúng ta đâu. Nhưng mà chúng ta tu không đạt được là phí đời chúng ta đó. Đời thì mình có làm gì lợi ích cho ai nữa đâu?! Mà tu mà lợi ích cho mình mà không đạt được, thì còn làm gì lợi ích cho ai? Còn bây giờ mình tu mình đạt được là một cái hình ảnh, là một cái gương hạnh giải thoát, làm cho ai thấy cũng quý trọng chúng ta hết. Người ta muốn làm được như vậy để cho người ta thoát khổ, mà mình làm là không được như vậy thì đương nhiên là mình có lỗi với bao nhiêu người, tại vì mình ngồi đây là cơm ăn áo mặc, mọi người người ta giúp đỡ mình. Các con thấy chưa?
Mà mình không nỗ lực mình tu! Mà Pháp thì đúng rồi, nó có phương pháp, nó có hẳn hòi. Ba mươi phẩm trợ đạo của Phật là ba mươi bảy cái cách thức tu tập để chúng ta đạt được cái chỗ đó. Thế mà chúng ta tu tập không được thì quá uổng cuộc đời chúng ta.
Cho nên ở đây nhìn đây mấy con thấy một số người ngồi trước mặt Thầy, so với bao nhiêu người ở trên hành tinh này thì nó như là hạt cát. Nó chưa bằng một nửa hạt cát, nó là hạt bụi của loài người ở trên hành tinh này. Vậy thì chúng ta phải nỗ lực thực hiện chứ. Tại sao? Thí dụ bây giờ sư Giác Thường nhiếp tâm được như vậy, thì các con cũng phải nhiếp tâm được chớ. Thua gì sư Giác Thường?! Phải không mấy con? Thầy cũng là con người như mấy con cũng bằng xương bằng thịt như thế này, mà tại sao Thầy làm chủ được mà mấy con không làm chủ được? Đâu lẽ mấy con thua Thầy sao?
Người nào cũng có cái đầu óc, cũng có cái hiểu biết, Thầy nói ra mấy con cũng nghe, cũng biết. Có người nào ở đây điếc mà không hiểu biết? Điếc mà không hiểu biết là tại vì cái căn tai của người ta, chứ người ta cũng có cái tai chứ đâu phải không có cái tai! Tại cái nghiệp người ta, cái tật, con người mà sinh ra thì người ta đủ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, người ta đủ, chứ người ta có thiếu đâu. Nhưng mà cái nghiệp của người ta làm cho mắt người ta không thấy, tai người ta không nghe, thì do đó là cái nghiệp. Nhưng người ta vẫn còn ý thức, người ta vẫn còn biết chớ, thì như vậy là người ta vẫn tu được. Không có gì mà khó khăn!
(44:07) Cho nên ở đây làm cho đúng, bỏ hết! Cuộc đời này có gì đâu mà danh, mà lợi, mà ham! Tự cứu mình đi mấy con!
Cho nên ở đây, Thầy dạy mấy con sẽ làm được. Thí dụ như bây giờ sư Giác Thường này, Thầy dạy này, nhiếp tâm an trú, vài hôm nữa sư Giác Thường sẽ nhiếp tâm an trú được. Bằng phương pháp chúng ta hẳn hòi mà. Đó thời gian có nhanh không mấy con?
Các con thấy không? Bây giờ cách thức dẫn tâm như vậy, mấy con biết cách rồi mấy con dẫn thì trong vòng một tuần, hai tuần thì mấy con sẽ dẫn được, nhiếp tâm được. Nhiếp tâm được thì mấy con sẽ an trú, mà an trú được thì trong một tuần, hai tuần, thì chưa hơn hai tháng mà mấy con đã đi qua được hai căn bản của cái pháp rồi. Có phải không? Từ bữa Thầy vào đây tới nay, cao lắm là tuần lễ, chưa tuần lễ đó. Đó, bây giờ Thầy lại phân lớp thêm ra rồi thì các con thấy sự tu tập của mấy con sẽ, nó tới cái thời gian nó sẽ đi tới đâu các con biết không?
Vài hôm nữa đây tất cả cái lớp này, thật sự ra mà Thầy kiểm tra đôn đốc hẳn hòi tu tập, vài hôm nữa mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu đó. Thầy tin mà, nếu mà thật sự mấy con nhiệt tâm, mấy con nỗ lực, mấy con thật sự. Ăn rồi mình có làm gì đâu?! Ở trong thất nỗ lực tu, thì sự thật ra thì mấy con sẽ đi đến nơi đến chốn, không có người nào mà không đến nơi đến chốn.
(45:22) Chỉ có mấy con có công việc gì mấy con còn đi tới đi lui, hoặc là mấy con chưa có làm giấy tờ hẳn hòi, bởi vì mấy con phải biết rằng, trong Đất nước chúng ta là tự do tín ngưỡng. Nhưng mà tự do tín ngưỡng trong pháp luật chứ không phải là tự do tín ngưỡng ngoài pháp luật.
Cho nên chúng ta muốn vào theo một Tôn giáo nào đó, chúng ta trong pháp luật nhà nước chúng ta trình, tôi theo cái Tôn giáo đó. Nhà nước sẽ xem xét đây là tự do tín ngưỡng, chấp nhận cho tôi theo thì tôi theo. Thì Nhà nước tự do tín ngưỡng là nhà nước sẽ ký tên chứng nhận cho chúng ta theo. Cho nên bằng chứng có một số đơn xin xuất gia phải không? Thì có một số nhà nước chứng nhận, chứ làm sao không chứng nhận? Nếu mà không chứng nhận thì người ta sẽ hỏi Nhà nước liền tức khắc.
Anh tuyên bố rằng, Nhà nước tuyên bố rằng tự do tín ngưỡng, bây giờ tôi theo Tôn giáo đó, tôi làm đơn tôi đưa cho Chính quyền, người lãnh đạo đất nước sẽ xem xét coi cái Tôn giáo đó tôi có thể theo được không? Bởi vì tự do tín ngưỡng mà. Bây giờ người lãnh đạo thấy cái Tôn giáo này, cái hệ phái này không nên theo thì nhà nước không chứng nhận, thì tôi không theo. Nhưng mà cái Hệ phái này, cái Tôn giáo này đúng đắn, đem lại lợi ích cho dân cho nước thì nhà nước chứng nhận liền tức khắc bởi vì tự do tín ngưỡng trong pháp luật.
Cái người lãnh đạo người ta phải sáng suốt, người ta nhận định được cái Tôn giáo nào tốt, Tôn giáo nào xấu, chứ không phải là tự do tín ngưỡng không pháp luật, muốn tu theo Tôn giáo nào tu thì như vậy là làm hại đất nước. Các con hiểu chưa? Cho nên đâu có phải cái chuyện, chính Đất nước chúng ta mới là tự do tín ngưỡng trong pháp luật, nó không ức chế, không bắt buộc ai. Nhưng mà điều kiện anh phải làm đúng trong một Đất nước, trong cái pháp luật của Đất nước đó. Chứ anh làm sai, rồi anh đùng đùng anh biểu tình, anh chống đối người ra, anh dùng cái Tôn giáo anh chống đối Nhà nước, anh làm rối loạn đất nước người ta. Thì như vậy là anh đâu phải là tín ngưỡng trong pháp luật.
(47:20) Đó là cách thức Thầy nói hôm nay, như vậy mà chúng ta làm đúng là vì chúng ta là cái người địa phương đó mà chúng ta xin phép, thì chúng ta đem về địa phương đó, tôi tu hành theo Phật giáo như vậy, Nhà nước đã chấp nhận cho có Giáo hội đây, rõ ràng là nhà nước phải ký tên vô đây. Nếu mà cái địa phương đó mà không ký tên tôi sẽ đưa lên Ban Tôn Giáo giải quyết giùm tôi. Có Ban Tôn Giáo rõ ràng mà, Ban Tôn Giáo là cái mốc giữa người lãnh đạo với cái Tôn giáo. Các con hiểu chưa?
Cho nên mà cái người nào mà không có ký tên ở trong giấy của mấy con thì mấy con đưa về cái Ban Tôn Giáo giải quyết cho tôi cái vấn đề này. Tôi theo Phật giáo, mà Phật giáo được giáo hội thành lập ở trong Đất nước này, được nhà nước chấp nhận. Vậy bây giờ tôi theo Phật giáo là phải chứng nhận cho tôi chứ sao lại không cho? Chứ đâu phải là tôi theo đạo Sư Thanh Hải đâu mà không cho. Có phải không? Các con thấy không? Mấy con thấy cái Tôn giáo mà Nhà nước này không chấp nhận tức là nó có cái tai hại cho đất nước này thì tôi đâu có theo cái đó đâu.
Cho nên ở đây, mấy con làm giấy tờ xong xuôi rồi, thì bắt đầu bây giờ được Nhà nước chấp nhận, được Thầy chấp nhận, được gia đình cha mẹ, vợ con chấp nhận, được Giáo hội của Ban Đại Diện của Huyện, Ban Tri Sự của Tỉnh chấp nhận, thì mấy con có cái giấy này mấy con đi đâu ai cũng không bắt mấy con được hết. Tôi đâu có gian lậu, tôi đâu có mượn chiếc áo này tôi đi ra tôi xin tiền, xin bạc người ta đâu. Đây, tôi có giấy tờ đàng hoàng. Các con thấy chưa?
Cho nên mấy con đang bận công việc để làm giấy tờ, chứ nếu mà mấy con với chiếc áo cư sĩ các con khỏi lo cái vấn đề đó đi. Chỉ mấy con, bây giờ về cái pháp luật Nhà nước nó cũng rộng rãi. Chúng ta chỉ đến đăng ký chứ chúng ta không cần xin giấy tạm vắng, tạm trú. Tôi đến cái địa phương, tôi là người Việt Nam tôi có quyền tôi ở bất cứ chỗ nào. Nhưng mà tôi đến cái chỗ đó là tôi đăng ký ở chỗ đó là chỗ này tôi ở đây một tháng, nửa tháng trong cái hộ nào là đủ rồi, chứ không phải là cần phải đi xin giấy phép này kia. Bây giờ Pháp luật Nhà nước người ra rộng rãi như vậy chứ đâu phải như trước kia chúng ta phải xin tạm vắng, tạm trú rồi chúng ta mới đến để trình. Cái này không, chỉ đến đó đăng ký thôi. Tôi là người công dân ở trong một nước độc lập tự do thì tôi có quyền như vậy. Đó là mình nói đúng pháp luật, các con hiểu không?
Cho nên bây giờ nó dễ dãi là các con đến đây, cô Út đăng ký cho mấy con, coi như là thông báo cho Chính quyền biết là có cái người tên đó, tên đó, đến đây người ta xin ở tu, thì Nhà nước phải chứng nhận chấp nhận cho mấy con ở tu, không có nói gì khác hơn hết.
(49:50) Tôi là người công dân mà, đó là quyền tín ngưỡng của tôi, mà tín ngưỡng là một nhu cầu cần thiết cho mỗi người, cho một cái người dân. Nó là cái nhu cầu cũng như là bây giờ mình ăn mới sống, thì mình phải có ăn thì cái nhu cầu cần thiết cho cái tinh thần người ta đó là tín ngưỡng. Nhà nước đã thấy được điều đó mà, đâu có cấm cản người ta được. Nhưng mà phải hướng dẫn cho người ta đi đúng vào cái Tôn giáo, để nó làm tốt dân, tốt đạo, đẹp đời, thì đó là đúng. Còn mình ở đây rõ ràng là mình tu học theo Phật giáo, học Đạo Đức làm người, xứng đáng là con người, xứng đáng là một người công dân của đất nước. Đó, thì đó là cái đúng mấy con.
Cho nên vì vậy mấy con còn bận phải lo giấy tờ, sau khi giấy tờ xong rồi, nhất là cái giấy tu sĩ mấy con, cái Tăng đoàn. Phải lo xong hết, người nào cũng phải có giấy tờ đàng hoàng. Chứ không khéo không có giấy tờ mấy con đi ra ngoài kia người ta hỏi. Còn người nào đã có giấy của Giáo hội chứng rồi thì thôi. Bởi vì Giáo hội đã chứng mấy con rồi, cho nên có giấy Tăng tịch thì mấy con khỏi. Còn người nào chưa có thì chúng ta làm một cái đơn xin xuất gia, thì lúc bấy giờ chúng ta cầm cái đơn đó đi bất cứ đất nước nào, ở trên đất nước của Việt Nam mình, chỗ nào, tỉnh nào thì mình cũng vẫn là tu sĩ của Phật giáo. Không ai bắt bớ mình điều gì hết.
Đó là mình làm xong cái nhiệm vụ, và mấy con gửi lại những cái đơn đó đã xin Chính quyền địa phương chứng nhận. Rồi Thầy sẽ cầm cái đơn đó Thầy đưa cho Ban Đại Diện của Phật giáo của Huyện ở đây và Phật giáo của Tỉnh Tây Ninh. Ban Trị Sự của Tỉnh họ sẽ chứng nhận vào trong đó rồi, thì mấy con sẽ đem cái giấy đó thì mỗi người đều là bỏ trong túi mình, cất giữ đó, có hữu sự là cứ trình cho mọi người biết tôi là tu sĩ hẳn hòi, có giấy tờ đàng hoàng. Xuất thân từ tu ở tu viện nào, ở tu viện Chơn Như – Trảng Bàng – Tây Ninh. Rõ ràng là có địa chỉ đàng hoàng, không phải là tôi làm cái chuyện giả dối lừa đảo ai hết, ở đây rõ ràng cụ thể.
(51:51) Đó thì như vậy mấy con thấy cách thức của Thầy làm, là ở trong pháp luật Nhà nước, không có làm sai. Cho nên một người đệ tử của Thầy là không bao giờ mà sợ ai hết. Vì vậy chúng ta tu để làm chủ sự Sống-Chết nhưng mà với pháp luật chúng ta vẫn hoàn toàn, chứ không phải nói tôi làm chủ, tôi có thần thông, tôi không sợ, tôi không có chấp hành pháp luật của Đất nước. Không phải! Tôi là người công dân, dù tôi có tu làm Phật đi nữa nhưng mà tôi là người công dân Việt Nam, thì luôn luôn lúc nào tôi cũng thi hành pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Như vậy mình mới đúng chứ!
Mình làm đúng tức là Đạo Đức của con người, còn mình làm sai tức là mình không phải là người tu hành theo đạo Phật. Dù một ngàn năm đi nữa, dù một triệu, một vạn năm đi nữa, thì Đức Phật vẫn là người dân Ấn Độ, chứ không thể là người dân Việt Nam được. Thầy nói thật sự như vậy. Còn Thầy bây giờ dù một triệu năm sau này nữa Thầy cũng là một người dân Việt Nam chứ không thể làm người dân Ấn Độ. Mặc dù là Thầy dạy Pháp của Đức Phật của Ấn Độ, nhưng mà Thầy là người Việt Nam, cho nên một triệu năm sau thì họ không có nói Thầy Ấn Độ được, mà nói Thầy là Việt Nam. Các con hiểu không? Tại vì Thầy sanh ra ở trên Đất nước này, của dân tộc này, cái mặt mũi Thầy như thế này, người Việt Nam rõ ràng chứ không phải người Ấn Độ, thì không thể nào nói Thầy Ấn Độ. Mà bây giờ đưa ông Phật Thích Ca mà bảo nói dân Việt Nam thì không thể được, phải không? Bây giờ, dù một ngàn năm sau thì vẫn Ấn Độ là Ấn Độ hà, chứ không thể nào mà khác hơn được.
(53:19) Cho nên hôm nay Thầy nói thẳng, nói thật là vì quyết tâm để mà hướng dẫn cho mấy con tới nơi tới chốn. Cho nên Thầy chịu cực khổ. Nhưng mấy con phải tu tập cho đúng để đền đáp công ơn của Thầy, chứ nếu không thì Thầy nói nếu mà kỳ này mà Thầy dạy mấy con không được thì dẹp bỏ hết, không dạy nữa. Cho cuộc đời này ai ra sao thì ra. Bởi vì trong một số người như thế này mà dạy không chứng đạo, để rồi lúc nào mấy con cũng tập cầm chừng như thế này thì nó mang tiếng vô cùng. Làm hao của đàn na thí chủ, rốt cuộc rồi chúng ta chẳng được gì hết! Cho nên quyết định là năm nay chúng ta sẽ làm được những gì chúng ta cần phải làm. Các con phải cố gắng và Thầy phải cố gắng giúp đỡ mấy con thì mấy con phải cố gắng nỗ lực tu tập. Chứ không thể nói suông được, không thể nói qua được!
Còn ai có những điều kiện như thế nào thì xin với cô Út cho trực tiếp gặp Thầy liền tức khắc, Thầy dạy từng bước đi. Thầy chịu khó! Bây giờ trong cái số mấy con đây, trong cái số nữ, là tổng cộng chung hết ít ra cũng là bốn, năm, sáu chục người, thế mà Thầy chấp nhận cho từng người một Thầy hướng dẫn. Mấy con có cái gì thì đến nói cô Út cho con gặp Thầy liền tức khắc. Bây giờ con sắp sửa điên rồi, thì mau mau là Thầy sẽ gặp liền tức khắc, không để cho mấy con điên liền. Các con hiểu không?
(54:39) Và đồng thời trực tiếp với Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn cặn kẽ để rồi về tập tu, năm ngày, hay ba ngày, hai ngày, hay hoặc từ sáng tới chiều trình bày lại cho Thầy, để thấy được cái sự tu tập như thế nào, cụ thể như thế nào. Đó là cái sự đôn đốc của Thầy mà, không lẽ bây giờ Thầy dạy rồi ngày mai buổi sáng thì gặp Thầy, bữa nay về ngồi chơi được hay sao?! Phải nỗ lực thực hiện, tập liền tức khắc. Để coi thử coi mình luyện tập như vậy được hay không? Cho nên Thầy sẽ hướng dẫn mấy con cặn kẽ, kỹ lưỡng, hẳn hòi.
Đó là cách thức để tạo cho mấy con đạt được cái sự làm chủ, cái kết quả lợi ích cho bản thân của mấy con. Đó thì hôm nay ai kế tiếp nữa? Người nào mà nhiếp tâm không vọng tưởng? Con.
HẾT BĂNG