00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIỚI LUẬT - TU TẬP KHÔNG ỨC CHẾ

GIỚI LUẬT - TU TẬP KHÔNG ỨC CHẾ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [01:33:15]

1. GIỚI LUẬT LÀ THẦY - GIỚI ĐỨC VỆ SINH

(00:00) Trưởng lão: Từ hôm đó tới nay, các sư với quý thầy đã về đây tu tập nhưng Thầy rất bận nhiều thì giờ mà không có được giảng về cái giới đức Thánh, giới đức làm Thánh. Nhưng hôm nay, Thầy đã hoàn tất được bộ Đường Về Xứ Phật - 10 tập và tiếp tục soạn thảo bộ sách Đạo Đức Làm Người, không làm khổ mình, khổ người, để giúp cho mọi người sống có đạo đức. Mà đạo đức đó là đạo đức của đạo Phật.

Cho nên hôm nay là vì có nhân duyên, từ khi mà quý sư và quý thầy về đây thì coi như cái giới luật, cho nên hôm nay nhân dịp Thầy xin nhắc nhở là vì một số quý thầy, quý sư về đây hay bị lầm lạc những cái lỗi nhỏ nhặt đó nên không nhắc nhở thì thì quý thầy, quý sư không có lưu ý thành ra mình vẫn bị phạm vào cái giới.

Khi một người tu sĩ mà phạm vào giới luật thì dù có tu ngàn đời chúng ta vẫn không giải thoát được đâu. Bởi vì giới luật là thầy của mình, mà mình không nương theo ông thầy của mình thì chắc mình không có người thầy mà mình nương theo. Mặc dù bây giờ nương theo với Thầy thật sự nhưng mà chính ông thầy giới luật mới chính là thầy của mình, chứ còn Thầy cũng chỉ chẳng qua là cái người tu hành có kinh nghiệm để hướng dẫn lại mà thôi, chứ không phải là người mà được thừa kế lời đức Phật di chúc. Vì đức Phật di chúc cho một cái người thừa kế đó là Giới luật. Mà nếu giới luật mình không nghiêm chỉnh thì coi như là mình không theo ông thầy của mình.

Ngày xưa, khi Phật sắp sửa nhập Niết bàn thì Ngài di chúc lại: “Các thầy Tỳ kheo hãy lấy giới luật ta mà làm thầy, làm chỗ nương tựa tu hành vững chắc”.

(00:02:10) Hôm nay tuy rằng cái bộ Kinh Giới (cái giới bổn), đối với nam thì nó có 250 giới Tỳ kheo, nữ thì có 348 giới. Nhưng mà hầu hết thì toàn bộ kinh sách của Phật đều là dạy chúng ta giới hết.

Bởi vì Giới là cái Đức hạnh, mà Giới là cái pháp thiện nó diệt trừ đi các pháp ác, cho nên Giới rất quan trọng, nó giúp chúng ta ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Mà khi tâm ly dục, ly ác pháp hoàn toàn thì chúng ta mới thấy được thiền định, mới có định. Còn nếu mà tâm không ly dục, ly ác hoàn toàn thì tâm chúng ta không có thiền định.

Vì vậy mà hôm nay, Thầy muốn nhắc nhở một cái điều kiện, cái giới nhỏ nhặt trong một trăm giới chúng học, mà hầu như là các vị Tổ sư Đại thừa đều xem nó là những giới nhỏ nhặt, cần phải bỏ. Nhưng mà hôm nay chúng ta sẽ thấy những cái giới đó rất là quan trọng, mà Thầy đã soạn thảo ra thành bộ giới gọi là Giới Đức Làm Người. Hầu hết là quý sư, quý thầy có người cũng được đọc xong rồi thì biết rằng đó là cái giới không thể nào mà gọi là nhỏ nhặt, mà là một đời sống.

Trong đó đức Phật dạy chúng ta về cái giới vệ sinh chúng ta thấy rất cụ thể, rõ ràng: “Không được tiêu tiểu bậy bạ, không được khạc nhổ bậy bạ.”. Tất cả những cái điều này, ngày xưa trong thời đức Phật như vậy mà còn dạy chúng ta được cái đạo đức vệ sinh rất là tuyệt vời.

Thế mà bây giờ, chúng ta lại nghĩ rằng mình thành cái thói quen, thành ra mình nghĩ rằng: Khi nào có mọi người đông đảo thì chúng ta mới vào phòng vệ sinh mà tiêu tiểu ở đó, còn không thì chúng ta cứ tiêu tiểu bậy bạ ở ngoài. Thì tức là chúng ta có giữ gìn trọn vẹn cái giới luật của Phật không?

(00:04:11) Ngày xưa, đức Phật đâu có cái cầu tiêu dội, đâu có cái sự vệ sinh như chúng ta hôm nay. Hôm nay, chúng ta phát triển được cái sự vệ sinh của chúng ta tối đa. Bởi vì cái con người chúng ta bây giờ đông, còn ngày xưa thời đức Phật con người ít. Nếu mà cái đông người mà không giữ vệ sinh, thì cái môi trường chúng ta sống hiện giờ, người nào cũng tiêu tiểu thì giờ này chắc chắn chúng ta đi đâu, cái mùi mà bốc lên hôi thối chúng ta chịu nổi không?

Cái số lượng người, như cả cái Thành phố Hồ Chí Minh dân chúng như vậy, mà nếu mà cứ tiêu tiểu bậy bạ thì chúng ta sẽ sống như thế nào? Thầy nói rằng chúng ta sẽ chết ngạt, chứ đừng nói. Thầy nghĩ rằng trong một cái chuồng gà, người ta nuôi gà mà người ta có cái nhà, cái trại nuôi, mà người ta phải hằng ngày người ta phải hốt, quét dọn sạch sẽ thì gà nó không bệnh. Còn nếu mà không hốt, quét dọn sạch sẽ thì chỉ trong vòng chừng mười ngày, một tháng là bầy gà sẽ chết sạch không còn con nào cả.

Cho nên vì vậy, khi chỗ nào mà tập trung đông đảo thì người ta có nghĩ ra cách làm những cái phòng vệ sinh để giữ gìn rất kín đáo. Vì vậy, mà dân thành phố còn bệnh đau, huống hồ là nếu mà không giữ vệ sinh thì nó sẽ bệnh đau và chết biết bao nhiêu người!? Còn bây giờ chúng ta thấy chúng ta ở trong đồng quê như thế này, nó sạch sẽ lắm, nhưng mà chúng ta lại bừa bãi không biết giữ vệ sinh.

Mà ngày xưa, đức Phật, với một số lượng người như đức Phật, năm trăm người hay một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ kheo như vậy, thường thường thì tập trung sống với nhau chung. Chắc có lẽ cao lắm là năm trăm người là hết mức chứ tới một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ kheo thì chắc chắn là không có được. Bởi vì ở một chỗ một ngàn mấy chục người như vậy thì cơm gạo đâu mà người ta cúng dường. Cho nên chắc chắn là phải rải rác ở nhiều nơi, theo Thầy thiết nghĩ. Nhưng mà có điều kiện là tập trung đông thì sự vệ sinh phải càng giữ gìn hơn nữa.

Cho nên tuy nói rằng trong thời đức Phật không có cầu vệ sinh, nhưng theo Thầy thiết nghĩ, đức Phật cũng nghĩ ra cách để cho chúng Tỳ kheo sống chung nhau mà phải giữ vệ sinh như thế nào. Vì vậy mà trong giới luật của Phật cấm dạy không được khạc nhổ, không được tiêu tiểu trong nước, ở trên cỏ, tất cả mọi cái, thì chúng ta thấy biết cái giới luật đó đã nói đến sự vệ sinh, đối với một cái số người đông như vậy.

(00:06:50) Còn bây giờ, chúng ta tuy rằng chúng ta ở đây không đông, cái khu Tu viện chúng ta nó cũng rộng rãi, nó không có hẹp, cho nên nhiều khi chúng ta vô ý, chúng ta không có giữ gìn trọn vẹn cái giới luật của Phật. Chúng ta mỗi người đều có cái phòng tắm, phòng vệ sinh riêng. Khi tiêu tiểu, chúng ta sẽ vào trong phòng, rồi chúng ta đóng cửa kín lại, chúng ta ngồi tiểu một cách rất là kín đáo, và đồng thời giữ được vệ sinh, không tiêu tiểu bậy bạ bên ngoài.

Nhiều khi chúng ta, như giới luật của đức Phật dạy: Cấm không cho chúng ta đứng mà tiểu. Vì hành động đứng tiểu như là một con thú vật. Cho nên đức Phật muốn chúng ta trở thành con người, phải có sự kín đáo hơn, để mà đứng tiểu như vậy không đúng. Phần nhiều là nam chúng ta hay bị cái tật đó. Do vì vậy mà có nhiều người lại bịa đặt: Nếu người nam mà ngồi tiểu là giống như người nữ. Thử hỏi nam nữ có khác chút nào đâu!? Cũng là con người. Nhưng mà cái sự kín đáo hay không kín đáo, cái sự mà làm cho chúng ta nó có cái bản chất con người hơn là con thú, thì chúng ta thấy cái giới luật của Phật đã cấm như vậy rồi, đó là cái phần kín đáo của một vị tu sĩ.

Có người lại bào chữa rằng: Tại vì mặc y áo Ấn Độ cho nên phải ngồi chứ đứng sao được? Còn bây giờ chúng ta là người Việt Nam mặc quần như thế này thì chúng ta đứng tiện đâu có gì mà không tiện? Điều đó là không phải đâu. Chúng ta đừng có suy luận trên cái điều đó, chúng ta nhìn thấy cái suy luận như vậy là không đúng. Mà chúng ta suy luận: “Cái con thú vật có bao giờ mà nó ngồi nó tiểu không, phải không?”. Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy mình có phải là con thú vật không? Hay là con người? Nếu là con người thì phải ngồi tiểu hẳn hoi, biết giữ gìn kín đáo.

(00:09:00) Người ta thậm chí như người ta còn phải mặc y áo không để hở tay. Trong khi thời đức Phật, có lúc cấm không cho các vị tu sĩ mặc hở tay. Là tại sao? Tại vì ông A Nan là một cái con người, có lẽ là chắc cái thân của ông A Nan rất đẹp trai và da rất trắng, cho nên khi mà mặc hở tay nó làm cho gây một cái sự ham thích của giới nữ cho nên đức Phật cấm ngay liền. Thấy cái tình trạng mà giới nữ cứ đeo đuổi ông A Nan, thì đức Phật đã biết được tình trạng đó cho nên cấm ông A Nan, khi ra thì phải mặc y áo nghiêm chỉnh hẳn hoi.

Đó là chúng ta thấy từng cái giới luật của Phật đã dạy cho chúng ta có đời sống kín đáo. Vậy mà, chúng ta tiêu tiểu lại đứng tiêu tiểu thì nghĩ như thế nào? Là một tu sĩ, là một người cư sĩ sắp sửa để chúng ta bước vào cái vai trò là tu sĩ thì ít ra chúng ta cũng phải biết được cái giới luật. Cái giới luật tuy rằng nó nhỏ nhưng nó nói lên đạo đức của con người, thoát ra cái bản chất của loài thú vật. Thế thì, chúng ta cái giới đó có nhỏ nhặt không? Nó giúp chúng ta thoát khỏi bản chất của loài thú vật. Giới luật đó rất quý chứ!

(00:10:30) Kế đó, tới cái giới luật dạy chúng ta phải giữ vệ sinh. Thì chúng ta thấy cái môi trường sống, muốn sống cho được bình an, cho được mạnh khỏe thì vệ sinh là hàng đầu. Thế mà chúng ta không hiểu, do đó chúng ta bừa bãi trên giới luật của Phật, vi phạm mà chúng ta không thấy. Một cọng rác, đức Phật còn không có cho chúng ta xả, thế mà rồi chúng ta lại tiêu tiểu một cách bẩn thỉu như vậy sao!? Đâu có đúng.

Cho nên chúng ta phải làm đúng, sống đúng trong giới luật để đem lại đời sống có ích lợi cho mình, cho người, không làm khổ mình, khổ người. Chúng ta có phòng vệ sinh, có nơi kín đáo, mặc dù xung quanh ta là khu rừng không ai, chúng ta hay ỷ rằng không người nào hết, cho nên vì vậy mà chúng ta tự nhiên tiêu tiểu một cách bừa bãi.

Thí dụ như bây giờ, chúng ta nghĩ như thế này. Trên mặt đất chúng ta có những loài kiến hoặc những loài côn trùng khác, khi chúng ta tiêu tiểu trên đó thì nước tiểu chúng ta đổ trên đầu chúng. Thì quý vị nghĩ sao, khi chúng ta đang ngồi mà có một người đái trên đầu chúng ta, chúng ta như thế nào? Là một con người chúng ta ý thức được tâm từ bi của chúng ta. Khi chúng ta vô tình đổ một chất bất tịnh trên một cái người khác, trên một loài vật khác thì chúng ta nghĩ sao?

Bây giờ đây là nói về loài động vật. Còn nếu mà Thầy nói đến loài cỏ cây, thử nghĩ chúng ta sẽ tiêu tiểu trên đầu của cỏ cây, thì chúng ta nghĩ như thế nào? Cỏ cây cũng là một loài sống. Trước khi mà con người sinh ra thì cỏ cây là vật sinh ra trước chúng ta. Trong môi trường sống tức là trong môi trường nhân quả, thì vật gì sinh ra trước, rong rêu, rồi mới thảo mộc mới sinh ra, rồi mới tới loài động vật. Thế coi như là cỏ cây mà đứng trong vai vế thì cỏ cây là đàn anh của chúng ta. Nhờ có cỏ cây mà chúng ta mới có sống. Nỡ lòng nào chúng ta lại đổ đồ dơ của chúng ta trên đầu cỏ cây!? Thế mà người ta không học đạo đức cho nên người ta xem thường sự sống của loài vật khác.

(00:13:02) Vì thế đức Phật cấm, giới luật cấm, mà người ta không suy ra đó là đạo đức làm Người, cái đạo đức làm Thánh, không thể nào mà chúng ta vô tình một cách vô tình như vậy được. Chúng ta tưởng cỏ cây là những vật vô tri, đúng, nó là vật vô tri nhưng nó có đời sống, nó có sự sống chết chứ. Nó cũng nảy sinh từ trong môi trường sống, cũng như chúng ta từ trong môi trường sống sinh ra, tức là cha mẹ của chúng ta là môi trường sống. Thế rồi cha mẹ chung nhau như vậy bây giờ chúng ta lại chà đạp lên nhau như vậy hay sao? Vì vậy mà chúng ta thấy, trong gia đình anh em vẫn chà đạp lên nhau vì sự sống. Đó là con người đối xử với con người còn như vậy, huống hồ là đối xử với cỏ cây.

Cho nên chúng ta là những người tu sĩ đạo Phật, nhìn cỏ cây là anh em ruột thịt của chúng ta, nhìn tất cả loài vật là anh em của chúng ta, cho nên lòng từ bi chúng ta mới thể hiện được. Như vậy là người mới sống được, hiểu được cái lý của giới luật của Phật. Chứ đâu phải giới luật của Phật là pháp luật bắt buộc chúng ta, cấm chúng ta làm thế này thế khác. Mà giới luật của Phật là pháp vô lậu, để thực hiện tâm từ bi, để làm chúng ta không còn lậu hoặc.

Thế mà có nhiều người, hiện giờ tới giờ này mà tiêu tiểu một cách rất bừa bãi. Thứ nhất là không vệ sinh. Thử hỏi trời mưa, nó làm rã đi bớt cái bất tịnh, cái mùi hôi thối. Nhưng mà trời nắng, khi mà đi ngang qua một cái thất của quý vị mà tiêu tiểu ở ngoài đất, nó bốc lên cái mùi người ta vẫn biết rằng người đó tiểu ở ngoài hay là tiểu trong phòng vệ sinh.

Đây là cái phần nói những người mạnh. Chứ còn những người bị bệnh như tiểu đường hoặc là những cái bệnh khác hơn nữa thì tiêu tiểu ra, nó bài tiết ra những con vi trùng rất độc, nó sẽ gây ảnh hưởng bệnh đau cho người khác. Chúng ta tiêu tiểu trong một cái phòng vệ sinh, chúng ta dội nước xong thì nó sẽ kín đáo, nó sẽ giữ gìn được vệ sinh chung cho mọi người. Chúng ta không đông, cỡ mà chúng ta đông thì nghĩ như thế nào?

Đó là những cái giới luật của đức Phật đã dạy, Thầy tiếc rằng không có thì giờ để Thầy dạy từng giới luật để thấy chúng ta học. Học để biết được đạo đức làm người, cái đạo đức làm một bậc Thánh tăng, Thánh ni.

(00:15:24) Chúng ta đi tu, chúng ta chỉ biết thiền định để làm Thánh chứ không biết giới luật để làm Thánh. Chúng ta chỉ biết Thiền định vô lậu chứ không biết Giới luật vô lậu. Chúng ta phải thông suốt, hỏi đến đức hạnh Thánh, chúng ta phải biết cái hành động sống như thế nào là Thánh, như thế nào là phàm phu, như thế nào là động vật, là chúng sanh.

Cho nên học tập giáo pháp của đức Phật mà không thông nghĩa lý thì như con chim học nói mà thôi, biết nói tiếng người chứ chẳng biết nghĩa lý trong câu nói đó. Còn chúng ta học Phật pháp là phải thông được nghĩa lý của nó.

Hôm nay, Thầy đơn sơ để mà nói qua cái giới luật vệ sinh và sự kín đáo của thân chúng ta, để giữ gìn. Lỡ một cái người nữ nhìn vào thấy cái thân của chúng ta bày da hở thịt, lại gây một cái lòng dâm dục nơi họ thì thử hỏi chúng ta đã làm khổ họ. Chúng ta cố tránh sự ái dục, dâm dục trong lòng của chúng ta. Chúng ta đi ra chúng ta phòng hộ, không dám ngó thân hình người nữ.

Bởi vậy đức Phật nói: “Đừng có thấy”. Mà để mà chúng ta thấy nó rồi, thì chúng ta muốn đuổi nó đi cũng rất khó, cho nên đức Phật dạy chúng ta quán bất tịnh. Nhưng chúng ta không thấy là tốt nhất, không gặp, không thấy là tốt nhất. Chúng ta cũng phải cố gắng giữ mình để cho giới nữ họ đừng thấy mình, điều đó là điều lợi mình lợi người, không làm khổ mình, khổ người.

Người tu sĩ biết cẩn thận tìm tu giải thoát cho mình, thì cũng biết cẩn thận giữ gìn để cho người ta đừng khổ đau. Chứ đừng nghĩ rằng ai khổ đau mặc kệ, thì không nên. Bởi vì đạo đức của đạo Phật không làm khổ mình, khổ người, mà để cho người ta thương nhớ mình, điều đó cũng không nên đâu.

(00:17:37) Cho nên sự tu tập mà dè dặt, cẩn thận như vậy thì con đường tu tập của quý thầy sẽ trở thành bậc Thánh dễ dàng. Cho nên đức Phật nói: “Chỉ bảy ngày, bảy tháng, bảy năm”. Tại sao đức Phật dám xác định trong một đời người tu hành theo đạo Phật, mà thời gian cao nhất là bảy năm? Thế mà chúng ta tu bao lâu rồi? Mà chúng ta được những gì? Mà sao đức Phật dám xác định thời gian như vậy? Có phải chăng đạo Phật có khó không? Không khó. Có phải chăng đạo Phật tu vô lượng kiếp không hay là trong một kiếp này? Có bảy năm mà, tại sao bảy năm, chúng ta không khép chặt mình trong khuôn khổ?

Giới luật của Phật sống đúng, đừng vi phạm lỗi nào thì tâm chúng ta sẽ ly dục, ly ác pháp. Mà tâm ly dục, ly ác pháp thì đức Phật đã xác định nó là Sơ thiền. Chứ đâu phải Sơ thiền là ngồi đó mà nhiếp tâm cho hết vọng tưởng rồi Sơ thiền được sao? Cho nên Sơ thiền ở đây rõ ràng là chúng ta sống đời sống giới luật.

Cho nên đức Phật nói: “Ta nói ly dục ly ác pháp là nói giới luật”. Vậy thì chúng ta có sống được giới luật không? Xem thường những giới luật nhỏ nhặt vì vậy mà chúng ta phạm giới. Chúng ta đâu có cầm dao giết con vật, đập con vật đâu, nhưng mà mỗi bước chân đi, chúng ta có giẫm đạp trên con vật không? Vô tình tiêu tiểu ở trên thân mình của loài chúng sanh như vậy, chúng ta có xứng đáng làm người tu sĩ của đạo Phật không?

Quý vị có biết đâu, trên mặt đất quý vị, biết bao nhiêu loài côn trùng, loài kiến, loài vật nhỏ nhít nó là anh em của chúng ta. Thậm chí như cây cỏ mà Thầy còn nói là anh em của chúng ta, vì nó cùng một cha mẹ sinh ra, cùng một môi trường sống. Tại sao ở trên cung trăng, ở nơi đất chết tại sao không có cây cỏ, mà tại sao dưới hành tinh chúng ta lại có cây cỏ? Thì không phải từ môi trường sống đó mà chúng ta có sinh ra sao? Như vậy rõ ràng là chúng ta vô tình mà không hiểu biết, từ đó chúng ta phạm phải những lỗi lầm. Vì vậy, đức Phật nói rằng chúng ta vô minh, đúng là vô minh.

(00:19:49) Hôm nay, Thầy nhắc nhở về một số giới luật. Vậy thì từ đây, Thầy xin quý thầy, quý sư vui lòng, chúng ta mỗi nơi chúng ta có phòng tắm, phòng vệ sinh, khi đó chúng ta vệ sinh vào phòng của chúng ta kín đáo. Mặc dù hiện giờ chúng ta ở một cái thất riêng, chúng ta không còn có ai lai vãng hết, nhưng chúng ta vẫn giữ.

Cho nên đức Phật mới nói như thế này: “Trước mặt và sau lưng ta đều y như vậy”. Nghĩa là có người thì ta cũng giữ giới luật như vậy, mà không người thì ta cũng giữ giới luật như vậy. Thì quý thầy là những người quyết đi theo bước chân của đức Phật thì trước mặt cũng vậy mà sau lưng cũng vậy. Chứ không phải trước mặt có mọi người là chúng ta làm bộ giữ giới mà sau lưng phạm giới thì không tốt đâu. Tìm con đường giải thoát mà tìm như vậy là tìm trật, không đúng, chúng ta đi sai con đường rồi.

2. THẦY GIẢNG VỀ PHÁP HÀNH

(00:20:42) Hôm nay Thầy xin nhắc lại về các pháp hành. Các pháp hành thường là quý thầy tu sai vì cứ lo mãi ức chế tâm mình cho hết vọng tưởng. Vọng tưởng có cần gì mà phải ức chế nó? Hằng ngày, thời gian chúng ta chia ra làm thời gian có đi kinh hành, có ngồi kiết già nhiếp tâm trong hơi thở hoặc là ngồi quán xét trên Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà quý vị coi chừng, coi chừng không khéo quý vị sẽ bị ức chế tâm.

Trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Trong đó, có ngồi kiết già, lưng thẳng, nhưng mà phải tự nhiên chứ không phải khi ngồi phải bắt buộc tâm mình phải như thế này, phải như thế khác. Ngồi cũng như chúng ta ngồi trên một cái ghế, dù là kiết già nhưng vẫn ngồi một cách tự nhiên. Không bao giờ có tập trung vào một điểm nào đối tượng của nó, nếu tập trung vào đối tượng, của một đối tượng thì chúng ta bị ức chế tâm.

Cho nên đức Phật dạy chúng ta tu hành dù là pháp môn hơi thở, tức là Định Niệm Hơi Thở. Cái bài “Xuất tức, nhập tức”, đức Phật dạy chúng ta rất cụ thể và rõ ràng. Tức là Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta nương vào hơi thở. Nhưng nương vào hơi thở mà luôn luôn giữ ý tứ của chúng ta, chứ không phải nương vào hơi thở để biết hơi thở ra, hơi thở vô.

Cho nên đức Phật dạy: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô; quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, hay hoặc là “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, hay hoặc là “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Có phải chúng ta chú ý trong hơi thở không? Chúng ta hoàn toàn là quan sát cả “An tịnh thân hành”, cái thân chúng ta đang hoạt động này, máu đang chảy, tim đang đập, hơi thở đang thở, đó là thân hành. Bây giờ tôi ngồi đây mà tôi thấy cái hành động của thân tôi nó rất an ổn, chứ không có nghĩa là tôi thấy có hơi thở không. Có phải lời đức Phật dạy như vậy không?

(00:22:48) Bây giờ tôi ngồi đây này, cái thân tôi an ổn, cái hoạt động trong thân tôi nó an ổn hoàn toàn, cái hoạt động trong tâm tôi nó an ổn hoàn toàn, tôi quan sát toàn bộ hết chứ đâu có quan sát có cái hơi thở. Còn bây giờ tôi tập trung biết có hơi thở mà cái thân cũng không biết nữa, thì như vậy rõ ràng là tôi muốn làm gì đây? Có phải đúng theo đạo Phật không?

Nhưng mà trong Tứ Niệm Xứ, đức Phật nói: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”, chứ không phải “Trên thân quán thân để biết thân”. Ở đây cái mục đích là chúng ta khắc phục tham ưu, tức là ly tham, ly sân, si, lìa nó ra, khắc phục những tham, sân, si đó.

Cho nên vì vậy mà chúng ta ngồi đây mà chúng ta thấy có tham, sân, si không? Tham, sân, si là gì? Là chướng ngại pháp trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Cho nên chúng ta ngồi thản nhiên, ngồi chơi, nó không có thì nó thanh thản, an lạc, mà nó có thì chúng ta đẩy lui nó, có gì đâu, tức là quán xét đẩy lui nó chứ có gì đâu. Cho nên chúng ta tu như là không tu.

3. XÉT SỰ TU TẬP CHÚNG TA HỮU SỰ HAY VÔ SỰ VÀ CÓ ỨC CHẾ TÂM KHÔNG?

(00:23:47) Còn bây giờ, chúng ta hễ vô tu là chúng ta cố kìm tâm, giữ tâm, kẹp tâm lại, bắt buộc nó phải làm thế này, bắt buộc nó làm thế kia. Cho nên nghe những điều mà Thầy nói, những danh từ Thầy dùng “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự”. Vậy thì bây giờ chúng ta tập trung trong cái hơi thở này, tập trung trong cái bước đi này, vậy chúng ta là người vô sự không, hay là người hữu sự? Tu vậy có đúng không, ức chế tâm có đúng không? Tu vậy có sai không? Sai chứ. Bởi vì vô sự là không có sự việc, còn chúng ta hữu sự là có sự việc làm.

Thầy bây giờ Thầy ngồi chơi mà tâm Thầy suy nghĩ tức là nó sinh việc ra, thì tức là dừng lại, vô sự không được làm việc, phải không? Còn bây giờ chúng ta bắt buộc chúng ta phải làm một cái công việc, thì làm công việc có đúng không?

Như vậy ngồi trên Tứ Niệm Xứ mà quan sát Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta, để đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó, thì ngay đó là tâm hồn chúng ta có giải thoát không? Chúng ta có làm việc gì đâu, chúng ta có bắt buộc nó tu cái gì đâu? Nó trở về sự thanh tịnh của nó. Nó có chướng ngại thì chúng ta đuổi, mà không có chướng ngại thì để tự nhiên nó thôi. Cái đó là cái giải thoát của chúng ta.

(00:25:00) Cho nên vì vậy mà trên Tứ Niệm Xứ, đức Phật đã xác định: “Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm sẽ chứng quả A La Hán”. Nghĩa là chúng ta sẽ đạt được Tam Minh, đầy đủ Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh. Mà chỉ trong vòng một thời gian như vậy, thì đủ biết rằng cái thời gian chúng ta tu, có nghĩa là thời gian nó ngắn như vậy, mà tại sao chúng ta không hết mình, để thực hiện cho đúng giới luật của Phật, để làm cho được việc này. Không thể kéo dài thời gian, từ ngày này qua ngày khác, cho đến bảy năm như vậy để rồi hoàn toàn là bàn tay trắng, không có gì thì uổng công chúng ta.

Vào đây, quý vị có hưởng được dục lạc gì đâu. Ăn ngày một bữa, không nói chuyện, có vui vẻ gì đâu, mà không đạt được những cái này thì uổng cuộc đời chúng ta quá. Người ta ngoài đời, người ta còn hưởng ăn ngày ba bốn bữa, đi chơi, đi này, đi kia đủ thứ. Người ta còn thấy có cái lạc của người ta. Còn mình, hoàn toàn không có cái lạc mà không tìm được cái chỗ hỷ lạc của ly dục này sao. Cho nên chúng ta phải tìm được hỷ lạc chỗ ly dục này chứ. Còn cái kia người ta dục lạc là người ta phải hưởng được trong dục lạc đó. Còn chúng ta là người đi tìm sự giải thoát này, thì phải đi tìm hỷ lạc của sự giải thoát này chứ, cái chỗ ly này chứ.

Bây giờ chúng ta ly cứ lừng chừng, lừng chừng như thế này, ly mà không chịu ly thật sự thì làm sao có hỷ lạc của cái ly được!? Còn dục thì không dục được, thì làm sao hưởng được cái dục. Đời thì chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo. Tu thì ra tu mà không tu thì thôi, nhất định là phải làm chủ tất cả mọi cái này, nhưng không ức chế.

Bởi vì khi có chướng ngại là đuổi, còn không có chướng ngại thì không đuổi gì hết, chúng ta thản nhiên là người trở thành vô sự. Nghĩa là cái tâm chúng ta khởi ra đi làm một cái gì đó tức là hữu sự rồi, tức là mình đi làm là trật rồi. Nhổ cọng cỏ, quét cái sân cũng trật rồi. Ngày xưa ông Phật ở chỗ đó ông có đi quét sân bao giờ đâu, ông ở năm ba bữa, ông dọn dẹp làm gì cho cực ổng.

(00:27:03) Chúng ta là đời sống du tăng khất sĩ, nay đây mai đó. Bây giờ, chúng ta không có đủ cái duyên đó cho nên chúng ta còn ngồi đây mà tu tập để trở thành một người vô sự. Mà luôn luôn lúc nào chúng ta cũng hữu sự. Hữu sự để làm gì đây? Chết rồi cũng hữu sự. Bao nhiêu đời thế gian, người ta chết, biết bao mồ mả trong nghĩa địa. Thế rồi những người đó là những người hữu sự đó. Họ có còn gì không?

Bây giờ họ để lại nhà lầu, xe hơi, họ để lại villa, họ để lại tất cả những vật chất nhưng họ còn cái gì nữa? Khi họ buông tay họ không còn cái gì nữa, hoàn toàn họ còn cái nghiệp ác và thiện. Thử hỏi họ có giàu như vua chúa, họ có giàu như những nhà tỷ phú, họ có hạnh phúc không? Hay họ là những tôi mọi cho những vật chất đó, nô lệ cho những vật chất đó?

Ngày xưa, ông Phật ông chẳng có gì hết, cho nên ông đâu có cái gì mà ông phải nô lệ nó. Hôm nay, Thầy còn có cái tổ đường này, còn có những tấm gạch bông này, còn nô lệ nó, sáng chúng ta còn phải quét. Ngày xưa, ông Phật nếu mà tập trung chúng ngồi trong đám rừng kia kìa, ngồi trên lá cây, hoặc là chúng ta bẻ từng nhánh lá cây, hoặc là ngồi trên đống lá, chúng ta ngồi nghe đức Phật thuyết giảng, chứ đâu bao giờ mà đi quét dọn như thế này, quá vất vả như thế này. Là vô sự mà.

Cho nên Thầy nghĩ rằng cái đời sống của Thầy chưa thực hiện được cái điều này là vì Thầy chưa có…​ Nếu mà Thầy thực hiện được điều này thì tức Thầy cũng không bao giờ sống được, là vì các nhà Đại Thừa họ sẽ diệt Thầy. Nhưng ước vọng của Thầy là sẽ thực hiện được cái đời sống du tăng khất sĩ, rày đây mai đó. Nghĩa là không có lo nhà cửa gì hết.

Chỗ nào ai cư sĩ cất nhà cửa, mời Thầy đến ở, ở năm ba bữa đi chỗ khác. Thầy không có cái gì của Thầy hết, hoàn toàn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không. Đến đâu, Thầy đâu cần mang chổi theo Thầy quét. Còn đằng này, tới đâu thì chúng ta phải là mang chổi theo quét cho sạch sẽ, để làm kiểu nhà giàu chứ đâu phải là người tu sĩ. Nhưng rất vệ sinh. Thầy nói thật, rất vệ sinh, không khạc nhổ bậy bạ, không tiêu tiểu bậy bạ, không ăn rồi xả rác bậy bạ. Đó là vệ sinh.

Vô một khu rừng, khu rừng như thế nào thì để y như thế nấy, không động chạm đến một cành lá cây của muôn vật, nhưng không xả rác. Đó là cái đời sống rất vệ sinh. Vì vậy giới luật của đức Phật đã chứng minh điều đó, dạy chúng ta rồi mà, chứ đâu phải không sao!?

4. THẦY KHUYÊN CHÚNG TA NỖ LỰC TRONG TU TẬP

(00:29:43) Còn bây giờ, chúng ta làm thì bề mặt chúng ta thấy sạch sẽ chứ sau lưng chúng ta, thử hỏi coi, ra sau lưng cái thất của chúng ta rác rến đủ thứ hết, chưa hẳn sạch sẽ. Cho nên chúng ta chưa chắc, trước mặt, sau lưng chúng ta khác nhau chứ không giống nhau đâu. Ở đây đức Phật đã từng dạy, từng nhắc chúng ta: “Trước mặt và sau lưng y như nhau, không có khác”.

Chúng ta tu hành không phải là hình thức. Chúng ta làm người thật sự, làm thật, sống thật. Cho nên ở đây Thầy nói thật sự, quý sư cứ tu đi, quý sư đừng quét dọn gì hết, quý sư cứ nỗ lực tu đi, sống đúng đi! Thì đó là điều mừng nhất của Thầy. Còn quý sư mà đi quét dọn, làm cái này kia nọ, Thầy biết rằng quý sư…​ Nhưng mà quý sư nên nhớ rằng, khi quý sư quý thầy mà tu thật sự, quý sư quý thầy không làm gì hết, điều đó tốt. Nhưng mà quý sư, quý thầy chưa tu được mà lại làm như người vô sự thì coi chừng quý sư, quý thầy không an tâm. Là tại vì, Thầy nói rằng, khi thấy một đống rác muốn quét dọn nó, mà không quét dọn tức là không xả, ức chế nó đó. Còn mình, thật sự là người xả tâm thì không chướng ngại trên đống rác tức là tâm không phóng dật. Lượng như thế nào để mà tu đúng, để không bị ức chế.

(00:31:05) Bởi vì từ lâu tới giờ, các vị Tổ sư của chúng ta, thầy tổ của chúng ta không phải là các vị không tu. Nhưng vì không có người hướng dẫn, vì tu sai cho nên bị ức chế tâm. Do tu sai bị ức chế tâm mà kiến giải thành ra pháp ức chế tâm. Chứ cũng chính từ gốc pháp đó của Phật, nhưng vì không có người kinh nghiệm dạy, cho nên sơ sót là bị ức chế tâm. Và bị ức chế tâm thì không thể nào giải thoát được. Vì vậy mà thầy tổ chúng ta không giải thoát mà biến dần Phật pháp trở thành tà pháp, thiền định của Phật trở thành thiền định của ngoại đạo, không phải thiền định của đạo Phật.

Bởi vì đức Phật đã xác định con đường đi của đức Phật: Giới, Định, Tuệ. Giới là đạo đức, đức hạnh, là cuộc sống của chúng ta, sống để ly dục ly ác pháp. Từ Giới sinh Định, chứ không phải từ Định mà có Định được. Cho nên ở chỗ này chúng ta phải lấy Giới làm thầy, để chúng ta nương vào chỗ này mà thực hiện thiền định, chứ không phải chỗ thiền định mà tìm thiền định được. Mà chỗ giới luật mới tìm ra thiền định.

Vậy thì giới luật phải sống đúng cách của giới luật. Không có giới luật nào nhỏ nhặt mà phải bỏ hết. Chỉ vì các vị Tổ sư của chúng ta, thầy tổ của chúng ta sống không đúng giới luật cho nên mới đặt chuyện ra là bỏ những giới luật nhỏ nhặt.

Vì vậy mà hôm nay Thầy nói từ cái tu hành cho đến cái giới luật chúng ta phải nghiêm chỉnh và tu hành phải đúng cách. Hầu như dưới đôi mắt của Thầy nhìn, quý sư và quý thầy về đây tu hành có cái sai là giới luật là thứ nhất. Cái sai thứ hai là do tu ức chế tâm mà không biết. Thầy quá bận, không thể dẫn dắt từng người, chỉ từng cách. Ngày xưa, đức Phật không dẫn dắt từng người, nhưng vì những người mà đã tu, đã có tu, khi đức Phật nói người ta hiểu được liền. Còn bây giờ, chúng ta bị tu tập lâu, rồi không nhận ra được cái chỗ tu của mình, cho nên cứ tu mà bị lọt vô ức chế, xả mà cứ lọt vô ức chế.

5. TẠI SAO PHẢI QUÁN LY THAM, SÂN, SI TRONG TỪNG HƠI THỞ RA VÔ?

(00:33:25) Trưởng lão: Ngày xưa, đức Phật đã giảng ra, có một số người như ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên đều là người tu theo ngoại đạo, thế mà người ta nhận ra được cái chỗ xả và cái chỗ ức chế. Còn mình bây giờ, Thầy nói hết sức nhưng mà không nhận ra được. Hễ khi mà nhiếp tâm trong hơi thở thì cứ cố gắng biết hơi thở. Thật sự, chúng ta vừa biết hơi thở mà cũng vừa để mà nhắm vào đích của nó để làm cái gì trong sự biết hơi thở? Vì mỗi hơi thở, chúng ta phải thấy được cái tham từ hơi thở hít vô, và tham từ hơi thở ra.

Cho nên đức Phật nói: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô; quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Có nghĩa là đức Phật nói hơi thở hít vô có tâm tham ở đó, mà hơi thở đi ra có tâm tham ở đó, cho nên phải ly ngay từng cái hơi thở. Nghĩa là như thế nào? Từng phút giây phải tĩnh giác ở trong hơi thở như vậy. Có nghĩa là từng phút giây phải tĩnh giác, tĩnh giác từng chút để khi mà cái tâm tham, sân, si chúng ta không phát hiện ra được, tức là không phát triển ra được.

Người ta vừa nói mà từng hơi thở của mình đã tỉnh thức, thì theo cái hơi thở của mình tỉnh thức, thì người ta vừa mắng mình thì mình không giận. Bởi sức tỉnh thức đó nó sẽ làm chúng ta ly dục ly ác pháp. Chúng ta biết từng cái tham, sân, si ở trong hơi thở chúng ta chứ đâu. Nếu mà không có như vậy thì sao ông Phật nói: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô; quán ly tham tôi biết tôi thở ra”? Vậy thì cái ly tham nó ở chỗ nào?

Bây giờ tâm chúng ta có tham không? Tại sao đức Phật dám nói rằng cái hơi thở ra vô đó nó có tham, bảo nó ly? Vậy thì chúng ta suy ra thử coi có phải không? Nếu mà một người còn sống thì tức là phải còn tham, sân, si. Mà còn sống thì còn thở, mà còn thở không phải trong hơi thở đó nó có tham, sân, si sao? Nhưng bị ngũ triền cái, năm cái màng che nên chúng ta không thấy trong hơi thở có tham, sân, si, phải không? Cho nên vì vậy mà người ta vừa chửi mình thì ngay trong hơi thở phóng ra tham, sân, si chứ đâu.

(00:35:24) Cho nên trong cái bài Định Niệm Hơi Thở, đức Phật dạy chúng ta: Quán ly tham, quán ly sân, quán ly si, quán vô ngã. Phải không? Đó là tất cả những cái điều mà đức Phật dạy chúng ta, từng hơi thở của chúng ta. Mà bây giờ chúng ta theo dõi từng hơi thở, tức là theo dõi từng tâm tham, sân, si của chúng ta, để chúng ta ly nó. Thì như vậy rõ ràng là chúng ta theo từng tâm tham, sân, si chúng ta để mà chúng ta diệt, chúng ta ly nó gọi là ly dục ly ác pháp. Chứ đâu phải là biết hơi thở để biết hơi thở, để vào định gì. Ly tham, sân, si rồi thì từ cái tâm không tham, sân, si đó là định chứ còn đòi cái gì nữa.

Hiểu được như vậy, biết cách tu được như vậy, thì chúng ta ngồi chơi chứ chúng ta cần gì mà phải tu. Nhưng mà mỗi mỗi trong Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta có chướng ngại, có ác pháp thì ngay đó là chúng ta ly nó, chúng ta diệt nó chứ đừng để. Thì như vậy rõ ràng là hằng ngày chúng ta tu tập như vậy thì chúng ta có mau tới không? Hai mươi bốn tiếng đồng hồ là quý vị đã hoàn tất. Đức Phật nói bảy ngày, nhưng chúng ta tu trong vòng chừng một ngày có được không? Nếu quyết tâm tu, chúng ta sẽ tu được.

Đời sống của quý sư, quý thầy đã bỏ hết rồi, không còn gì. Đến đây chỉ còn đi xin ăn thôi, ba y, một bát, thậm chí như y áo của mình không có thì vẫn xin. Mình đi xin rõ ràng mà, đâu có làm ra của cải gì nữa đâu. Chỉ cái sự nghiệp của mình là sự nghiệp giải thoát chứ không phải sự nghiệp của ăn uống, y áo nữa. Đồ mình đi xin rồi đâu làm của cải mình được nữa. Phải không, các sư, các thầy có thấy? Cho nên vì vậy mà sự nghiệp của mình là sự nghiệp phải giải thoát; phải ly tham, sân, si; phải hoàn toàn là thực hiện Tam Minh, tức là Lậu Tận Minh để chấm dứt sự tái sinh luân hồi. Cái đó là quan trọng của chúng ta.

(00:37:13) Cho nên hôm nay ở đây Thầy xin khuyên, thứ nhất là chúng ta tu phải tu cho kĩ. Mỗi tâm niệm của chúng ta là tham, sân, si. Mỗi hơi thở của chúng ta là tham, sân, si. Mỗi bước đi của chúng ta là tham, sân, si. Mỗi hành động của chúng ta là tham, sân, si. Vì có cảnh giác như vậy cho nên người ta chửi tâm bất động; vì cảnh giác như vậy, thân có thọ đau nhức, chúng ta bất động. Nếu không cảnh giác, thì thân thọ chúng ta sẽ làm ta khổ và từ đó chúng ta phá hạnh độc cư. Cho nên chúng ta không chịu nổi cơn đau đó đâu.

Trái lại, chúng ta biết do tham, sân, si; mà do tham, sân, si thì mới có nghiệp; mà nghiệp thì nó có nhân quả. Vì vậy mà thân bệnh đau chỗ này, nhức chỗ kia đều là do nhân quả. Do nhân quả tức là gốc của nó từ tham, sân, si mà ra. Như vậy từ đây chúng ta ly tham, sân, si thì gốc thọ này khổ còn nữa không? Hiện bây giờ, tất cả những quả của quá khứ nó vẫn còn chứ làm sao hết được. Chúng ta chưa phải là người chuyển hết được. Chúng ta là người mới tu, mới chuyển tu, tập tu thôi cho nên nó vẫn còn. Còn nhưng tâm chúng ta bất động.

6. GIỚI LUẬT CỦA PHẬT LÀ THẦN HỘ PHÁP GIÚP CHÚNG TA CHUYỂN TẤT CẢ NHỮNG QUẢ KHỔ

(00:38:22) Chúng ta đã biết rằng: Thọ khổ là vô thường. Thì cái vô thường của nó, nó làm sao mà làm cho chúng ta sợ? Bởi vì nó là vô thường, lúc có, lúc không cho nên chúng ta chẳng sợ. Chết bỏ, nhất định là sống đúng giới luật, sống không phi phạm hạnh. Nghĩa là không phá giới, sống như con tê ngưu một sừng, hoàn toàn không sợ chết. Nếu sợ chết, thì chúng ta đến đây đi tìm con đường làm chủ sự sống chết thì chúng ta làm được không? Không được.

Vào đây là chúng ta quyết tâm làm chủ sự sống chết. Mà làm chủ sự sống chết, lại khi đó chúng ta đau rồi mới chết. Thế mà đau là chúng ta đã hoảng sợ rồi, thì như vậy rõ ràng là chúng ta có làm chủ sự sống chết không? Không. Cho nên nhất định chết bỏ, đều sống đúng giới luật, không phạm giới, không phá hạnh độc cư, luôn luôn sống giữ đúng giới luật của Phật.

Mà Thầy đã bảo rằng: Giới luật của Phật là Thần hộ pháp giúp chúng ta thoát ra biết bao nhiêu điều đau khổ, chuyển tất cả những quả khổ của chúng ta, nếu chúng ta là người giữ giới. Bởi vì giới luật là thiện pháp, thiện pháp thì bao giờ nó cũng chuyển được ác pháp.

Hiện bây giờ, thân của Thầy là do ác pháp nó mới có cái thọ này. Mà có cái thọ này, tâm Thầy bất động, chẳng sợ, luôn giữ giới luật.

Chẳng hạn bây giờ, Thầy đang sống ngày một bữa, thân Thầy bắt đầu nó đau bụng, à Thầy phải ăn uống thuốc như thế này thế khác, Thầy phạm giới. Như vậy rõ ràng là Thầy chạy theo thế tục, cho nên Thầy không dám chết ở trên giới luật. Nhất định chết bỏ, nhất định là không ăn uống, ngày một bữa mà thôi. Thì như vậy, chỉ trong vòng, Tâm bất động trong vòng chừng một vài giây, một vài tiếng đồng hồ là cái thân bệnh của Thầy hoàn toàn lành. Nếu quả chăng nó chết là do nhân quả nó hết, chứ không phải nó chết bất đắc kỳ tử được. Chúng ta sinh ra đều có cái luật nhân quả, tạo nhân quả của chúng ta đến giờ chết là chết, mà giờ sống là sống.

(00:40:21) Còn bây giờ, chúng ta hở một chút là chúng ta quá sợ. Đau nhức cái tay, đau nhức cái chân, hơi đau một chút là chúng ta phát rên. Đời người ai sinh ra làm người mà không thọ bệnh. Mà bệnh thì mặc nó, đối với một người tu sĩ đạo Phật có xá gì bệnh đau này!? Người ta sợ chết là vì không còn thân này để tu, chứ chết người ta sợ gì nó nữa đâu. Nếu sợ thì đi tu làm gì? Nhất định không sợ chết. Không sợ chết mới làm được chủ cái chết, còn sợ chết thì không bao giờ làm chủ cái chết.

Cho nên đối với Thầy, khi mà quyết tâm tu, bảy ngày, bảy tháng, bảy năm, trong vòng bảy ngày, bảy tháng cho đến bảy năm, nhất định chết trên bồ đoàn chứ không chết dưới bồ đoàn, nhất định chết trong giới chứ không chịu chết dưới giới đâu.

Quý sư, quý thầy về đây chúng ta đã đem hết thân mạng của chúng ta, đem hết cái đời của chúng ta để thực hiện con đường giải thoát chứ không phải còn tha thiết cái sự sống của thế gian này nữa. Cho nên vì vậy mà hôm nay: Quyết chết, nhất định phải làm được con đường mà Phật đã đi, chúng Thánh tăng đã đi.

Và đến ngày nay, Thầy là con người đã đi được, Thầy xác định điều này rất rõ ràng: “Muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống”. Thì quý sư quý thầy nghĩ rằng, ngày xưa, chư Phật và chư Thánh tăng làm được, ngày nay còn có người làm được, chắc chắn quý sư, quý thầy làm được. Chứ đâu lý nào Thầy là con người ngoài không giống quý sư, quý thầy sao? Cũng da, cũng thịt, cũng thọ bệnh, cũng đau, cũng này kia, cũng đủ thứ y như quý sư, quý thầy. Thầy cũng sống, ăn cơm mới sống chứ Thầy có nhịn đói ăn mà sống được đâu? Thầy đâu phải vị Thánh ở nơi đâu xuống đây, y như quý sư, quý thầy. Mà Thầy đã làm được, làm chủ được cái này thì chắc chắn quý thầy cũng làm chủ chứ!

Mà bỏ hết cuộc đời đi vào đây thì còn gì nữa mà ham thích nữa? Chúng ta còn gì cuộc đời nữa đâu, đời không còn gì nữa hết. Chỉ còn duy nhất cái sự nghiệp chúng ta là giải thoát, làm chủ sự sanh tử, chấm dứt luân hồi. Đó là cái duy nhất của chúng ta. Mà duy nhất của chúng ta là Thầy đã căn dặn: “Giới luật phải nghiêm chỉnh, trước mặt cũng như sau lưng không hề vi phạm”.

(00:42:32) Cái thứ hai nữa là chúng ta phải tu tập đúng. Bởi vì chúng ta đã biết con đường mà tu tập sai, ức chế tâm, mà bao nhiêu người đang tu ở trong cái giai đoạn của chúng ta, hàng trăm, hàng vạn người tu chứ không phải. Thiền này, thiền nọ, thiền kia tất cả mọi pháp môn đều là tu ức chế tâm. Duy nhất, chỉ có Thầy dạy quý sư hiện giờ là lấy giới luật để ly dục, ly ác pháp là con đường thiền không ức chế tâm.

Cho nên vì vậy mà thời khóa chúng ta tu là giữ gìn giờ giấc để mà sống thanh thản, an lạc và vô sự, chứ không phải giữ gìn giờ giấc đó để ức chế tâm. Mà hầu như quý sư, quý thầy luôn luôn giữ gìn giờ giấc tu tập lại là giờ giấc ức chế tâm, chứ không thực hiện được giờ giấc xả tâm.

Bởi vì hiện giờ, mình sống đời sống giới luật, mình không hề vi phạm. Mình quan sát lại coi mình có vi phạm gì? Thân không vi phạm, tâm không vi phạm, thì đó là thanh tịnh rồi. Bây giờ từng cái nghiệp, từng cái tạp khí quen từ lâu đời, nó vẫn còn vi phạm. Cho nên nó hiện ra niệm này, nó hiện ra niệm kia để nó lý luận, để nó nói lên những điều nó tham muốn, nó chạy theo. Thì chúng ta luôn luôn có pháp để đẩy lui nó ra, còn không có thì chúng ta đã giải thoát chứ gì. Chỉ tu có vậy thôi, có gì đâu.

Ngồi đây hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây, quan sát ở trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp, gọi là tu Tứ Niệm Xứ; mà có chướng ngại thì đẩy lui, mà không chướng ngại thì mặc nó; có gì đâu mà phải nhiếp trong hơi thở; có gì đâu mà phải đi kinh hành để tập trung trong kinh hành.

Nhưng bây giờ hôn trầm, thùy miên này, nó buồn ngủ này, thì bắt buộc phải đi kinh hành cho nó đừng ngủ, thì có vậy thôi. Mà bây giờ muốn đi kinh hành để đừng ngủ thì phải tập trung ở bước đi. Thì lúc bấy giờ mình phá được cái hôn trầm, thùy miên rồi thì ngồi chơi chứ, có gì đâu mà phải tu tập cho cực khổ như vậy, cứ bắt buộc làm chúng ta phải cực khổ. Nó tỉnh táo thì chúng ta để cho tỉnh táo.

(00:44:30) Cho nên trong cái sự tu tập, chúng ta phải khéo léo. Khi bị hôn trầm, như Thầy đã dạy: Năm hơi thở, đi kinh hành một vòng, cứ như vậy đến khi hết hôn trầm. Còn nếu không thì chúng ta thở một hơi thở chậm rất chậm, rồi thở ra rất chậm, rồi thở lại năm hơi thở bình thường. Rồi hít vô một hơi thở chậm, thở ra. Khi mà thở chậm như vậy, thậm chí như chúng ta còn sử dụng luôn cả cái hơi thở nín nữa. Khi thở ra cái hơi thở chậm, rồi thở lại năm hơi thở bình thường, rồi chúng ta thở ra hết, chúng ta sẽ nín. Đừng có nín hơi thở hít vô mà nín thì bị tồn khí, sẽ sinh ra bệnh, ảnh hưởng cái phổi chúng ta sau này.

Vì vậy mà khi thở ra hết, tất cả trong phổi chúng ta không có khí nữa thì chúng ta nín thở lại, để tất cả lỗ chân lông hở ra, vì vậy làm cho toàn bộ cơ thể chúng ta tỉnh, mà không bị hôn trầm. Cho nên Thầy có dạy cho quý thầy là cái pháp hít vô một hơi thở rất chậm và thở ra rất chậm, rồi thở lại năm hơi thở bình thường, để cho cái tâm gom đây. Nó có hai cái phận sự, tức là hai cái sự lợi ích. Cái lợi ích thứ nhất là cái tâm nó chịu gom vô đây thì cái thọ nó phá đi, nó không còn cảm thấy đau đớn nữa, và trong vòng thời gian ngắn thì cái thân chúng ta không thấy bệnh. (Lợi ích thứ hai là làm) nó toát mồ hôi ra liền, làm chúng ta tỉnh táo ra liền, nó không còn bị buồn ngủ, không còn hôn trầm.

7. PHƯƠNG PHÁP PHÁ HÔN TRẦM, THÙY MIÊN

(00:45:52) Cho nên có hai phương pháp mà chúng ta tập luyện để phá hôn trầm. Cái phương pháp thứ nhất là năm hơi thở: Thở năm hơi thở, ngồi xuống năm hơi thở rồi đứng dậy đi kinh hành hai mươi bước rồi ngồi lại năm hơi thở. Và cứ đứng lên, ngồi lại như vậy khoảng thời gian chừng năm, ba phút thì nó cũng sẽ hết hôn trầm. Mà nếu hôn trầm nặng nữa thì chúng ta lại dụng hơi thở chậm nhẹ, một hơi thở chậm nhẹ và năm hơi thở bình thường. Nếu nó bị hôn trầm nặng hơn nữa thì chúng ta mới dùng hơi thở nín khi chúng ta thở ra hết. Đó là cách thức Thầy dạy trước kia.

Nhưng mà vì Thầy thấy sợ cái hơi thở chậm nhẹ và nín nguy hiểm cho quý thầy. Vì quý thầy sơ cơ, chưa có biết sử dụng nó thì nó gây ảnh hưởng, quý thầy bị rối loạn, đứt mạch máu mao quản làm cho quý thầy bị khạc ra máu, làm cho quý thầy trở thành bệnh tật, cho nên Thầy không muốn dạy điều này. Chứ sự thật ra, dạy những cái hơi thở đó giúp cho quý thầy phá hôn trầm và thùy miên rất dễ dàng, rất nhanh.

Cho nên trước kia, Thầy có dạy rằng thở hơi thở rất mạnh khi bị hôn trầm, thùy miên, thì thở phát ra tiếng, thì nó cũng sẽ hết. Tất cả những phương pháp này đều là qua cái kinh nghiệm bản thân của Thầy, Thầy rút tỉa ra mà dạy lại cho quý thầy. Nhưng trong kinh sách của Phật, thì đức Phật không có dạy điều này.

Thầy cũng nói thẳng, nói thật, cái gì của Thầy thì nói ra, cái gì không phải của Thầy, cái gì của Phật thì Thầy nói. Đức Phật chỉ có đi kinh hành. Nghĩa là khi bị hôn trầm, thùy miên có năm điều kiện mà đức Phật dạy, thì cái đi kinh hành đó là một trong những điều kiện mà đức Phật dạy để phá hôn trầm. Khi ông Mục Kiền Liên bị hôn trầm, do đó đức Phật thị hiện đến để chỉ cho ông ta phá hôn trầm, cái đi kinh hành là một điều quan trọng trong thời đức Phật dạy. Còn bây giờ, Thầy có những phương pháp Thầy thấy cụ thể và nhanh chóng để phá hôn trầm.

(00:47:53) Ăn không khó nhưng ngủ khó đó, bị hôn trầm, thùy miên là rất khó chứ không phải dễ. Độc cư thì còn khó hơn. Bởi vì độc cư thì sẽ bị tuôn trào, tuôn trào mà đi nói chuyện thì kể như là chúng ta phóng dật, và phóng dật thì không biết đời nào mà chúng ta tu xong.

Cho nên ở đây đức Phật đã xác định cho chúng ta biết được là khi đức Phật mà sắp sửa Niết bàn, thì đức Phật đã di chúc lại cho chúng ta: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Vậy thì cái mục đích tâm không phóng dật mà các nhà Đại Thừa, Thiền Đông Độ nghĩ rằng “Cái tâm không niệm thiện, niệm ác là không phóng dật”. Cho nên do đó mà đẻ ra các pháp ức chế tâm.

Còn trái lại, đức Phật nói “tâm không phóng dật”, có nghĩa làm từ cái chỗ ly dục ly ác pháp, từ cái chỗ giới luật xả tâm thì tâm mới không phóng dật. Vì vậy mà đức Phật xác định cho chúng ta biết rằng tâm không phóng dật thì cái tâm nó ở đâu? Cho nên đức Phật nói: “Tâm định trên thân”. Do đó, chúng ta mới biết được, lúc bấy giờ tâm nó sẽ định vô cái thân của nó, chứ nó không phải định trên ngàn cây, nội cỏ như Tổ sư thiền.

Tổ sư thiền thì thấy như trên đầu ngọn cỏ, là ý tổ sư luôn luôn nó thanh thản, nó an lạc thì bao đời nó cũng ở trên ngàn cây nội cỏ. Cho nên thấy nó bàng bạc như mình là vạn hữu, vạn hữu là mình, cho nên gọi là Phản bổn hoàn nguyên, trở về nguồn gốc của nó thấy nó bàng bạc.

Trái lại, thì Phật không phải vậy. Tâm không phóng dật thì nó phải định vô thân nó chứ nó không phóng ra các pháp như vậy. Cho nên cái hiểu, cái kiến giải nó làm cho chúng ta từ cái sai này nó đi đến cái sai khác. Do đó bây giờ, chúng ta mới hiểu được cái tâm không phóng dật là do cái chỗ giới luật nghiêm chỉnh, ly dục ly ác pháp, cái tâm bây giờ nó không khởi niệm, tự nó không khởi niệm thì nó thanh thản, an lạc. Nó thanh thản, an lạc thì luôn luôn lúc nào ngồi lại thì nó biết hơi thở ra và hơi thở vô. Bởi vì nó định trên thân nó, mà thân nó có cái hành động thì nó định trên hành động. Còn bây giờ, cái thân nó bất động thì nó phải định trên cái thân bất động. Mà cái thân bây giờ còn thở thì nó phải định trên cái hơi thở chứ sao, phải hiểu.

(00:50:06) Cho nên có một cái định mà đức Phật nói: “Thân định trên tâm, mà tâm định trên thân”. Vậy thì rõ ràng là khi mà thân chúng ta bất động, nó không còn thở nữa thì thân nó mới định với tâm định của nó, cho nên thân định trên tâm. Ở trong kinh sách Phật dạy, thì Thầy biết rằng cái Tứ Thiền là tịnh chỉ hơi thở, hơi thở nó ngưng. Hơi thở ngưng tức là nó không còn thở nữa, mà không còn thở nữa thì lúc bấy giờ thân nó mới định, cho nên gọi là thân định trên tâm.

Nghe nói, thân định trên tâm thì chúng ta biết rằng đó là Tứ Thiền, mà nói tâm định trên thân thì chúng biết đó là Sơ Thiền. Bởi vì ly dục ly ác pháp, cho nên tâm bắt đầu thanh tịnh, nó không còn tham, sân, si nữa, nó ly rồi cho nên nó định trong thân của nó; mà khi nó định trong hơi thở như vậy, thì nó có Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm.

8. QUÁN XÉT TRÊN THÂN - THỌ - TÂM - PHÁP ĐỂ TRÁNH ỨC CHẾ TÂM

(00:51:05) Đó thì hôm nay quý sư nhận xét cho rõ, vì vậy mà chúng ta tu tự nhiên chứ không được ức chế. Mà tự nhiên thì nó sẽ tự động quay lên nó định trên thân. Còn bây giờ, chúng ta đem cái hơi thở để bắt cái tâm mình quán nó thì như vậy rõ ràng là chúng ta ức chế nó chứ đâu phải nó định. Vậy mà cố gắng mà ức chế để cho nó hoàn toàn không có niệm khởi thì như vậy rõ ràng là chúng ta tu sai rồi, không có đúng. Cho nên do vì vậy, mà chúng ta phải quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta là Tứ Niệm Xứ, nó có chướng ngại thì chúng ta quán xét mà đẩy lui.

Bởi vì chúng ta đang tu mà, chúng ta đâu có bắt buộc cái tâm chúng ta nó không có niệm. Cho nên nó còn có niệm thì chúng ta tư duy quán xét để triển khai cái tri kiến giải thoát của chúng ta. Có cái tri kiến giải thoát đó thì tất cả ác pháp xâm chiếm đến Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta thì chúng ta sẽ đẩy lui nó, phải không?

Bởi vì cái tri kiến ngay đó nó biết, ngay đó nó thấy: “Đây là hữu lậu, đây là dục lậu, đây là vô minh lậu, đây là kiết sử, là ái kiết sử, đây là hữu tham kiết sử này”, nó thấy mặt nó biết liền, nó là có tri kiến. Còn bây giờ, chúng ta chưa có tri kiến thì chúng ta phải quán xét để tìm coi nó là Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu hay Kiết sử gì đây, cho nên chúng ta phải truy tìm nó. Khi truy tìm nó biết được thì cái tâm nó xả.

Cho nên đức Phật nói: “Tâm có tham, tôi biết tôi có tham”, mà biết nó có tham thì nó xả, mà không biết nó tham nó mới không xả. “Tâm có sân, tôi biết tôi có sân”, mà đã biết sân thì nó xả, mà tâm không biết sân cho nên vì vậy mà sân không xả, có vậy thôi chứ đâu có gì đâu.

Cho nên trong bài Song Tầm thì đức Phật nói: Chúng ta quán xét có tầm thiện và tầm ác. Tầm ác thì nó hại mình, hại người, nó làm khổ mình, khổ người. Mà tầm thiện nó đem đến hạnh phúc cho mình, cho người, lợi mình, lợi người. Thì như vậy chúng ta sống trong tầm thiện đừng sống trong tầm ác. Bài An Trú Tầm, đức Phật dạy chúng ta có năm cách an trú trong tầm. An trú trong tầm nghĩa là khi bị một cái chướng ngại pháp thì chúng ta phải tác ý ra, Như Lý Tác Ý ra một tướng khác của một cái tầm ác đó, thì tầm ác đó nó sẽ được đẩy lui.

(00:53:23) Thật sự đức Phật dạy chúng ta cặn kẽ và đầy đủ những cái pháp hành như vậy, thế mà chúng ta không chịu tu tập như vậy. Bây giờ, ngồi đây để ức chế tâm không vọng tưởng làm gì, thở để biết thở làm gì? Thở để mà dạy chúng ta biết từng hơi thở chúng ta; để rồi bây giờ tâm thanh thản thì nó biết hơi thở, thì nó định vô thân nó chứ đâu.

Rồi bây giờ nó có phóng niệm khác thì trên cái niệm đó chúng ta tư duy quán xét coi nó là thiện hay ác hay dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu để mà chúng ta đẩy lui cái niệm đó. Thì đó là con đường chúng ta đang tu. Mà khi đẩy hết tất cả chướng ngại pháp trên đó rồi, thì như vậy là chúng ta định rồi. Đơn giản quá, đơn giản! Ngồi chơi chứ đâu có tu tập gì đâu cho mệt. Đâu có làm thêm một cái chuyện gì nữa đâu. Chúng ta đâu có làm gì đâu, cứ ngồi đây quan sát chơi thôi, coi Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình nó có chướng ngại gì thôi. Thì ngồi, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc nằm đều là quan sát ở trên đó chứ đâu có ở trong một đối tượng nào đâu mà bị ức chế tâm.

Còn bây giờ nếu mà chúng ta không nhớ, cứ một lát nó quên thì Thầy xin nhắc thêm chúng ta nhớ: “Tâm phải quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp coi nó có chướng ngại không?”. Rồi bắt đầu quan sát thấy nó không có chướng ngại thì thôi, có gì đâu. Rồi một lúc nữa, sợ nó quên mình nhắc nó nữa, cứ nhắc mãi như vậy thì nó sẽ thành tựu. Nếu mà nó đã nhớ được rồi thì mình cần gì phải nhắc nó Tứ Niệm Xứ nữa. Để nó tự nó sáng suốt ở trên đó thì nó thanh thản, nó an lạc nhiều hơn nữa, có gì đâu.

9. NĂNG LỰC SIÊU HÌNH LÀ DO TƯỞNG

(00:54:56) Đó cho nên trên con đường tu, hôm nay Thầy nhắc nhở kỹ. Bởi vì trong thời gian kế tiếp này, coi như mười tập Đường Về Xứ Phật Thầy đã hoàn tất xong rồi. Đây là cái tập thứ bảy, là tập cuối cùng Thầy đã nhuận lại, coi như mười tập. Lẽ ra thì nó còn những cái bài để mà trả lời nó sẽ đi đến tập mười một nhưng mà Thầy đình chỉ lại liền, Thầy không viết nữa. Bởi vì có viết nữa thì cũng nói tới, nói lui, cũng trả lời bao nhiêu đó, mà nó lại thêm.

Thí dụ như bây giờ người ta nói về cái năng lực của Nhân điện, người ta trị bệnh mà người ta hỏi Thầy thế này, thế khác. Bây giờ Thầy chỉ nói qua năng lực Nhân điện, thì năng lực của Nhân điện là năng lực của tưởng chứ có cái gì đâu. Mà bây giờ Thầy cứ nói loanh quanh, cứ người hỏi cái này cái kia thì cũng chạy lòng vòng ở trên cái tưởng thức của chúng ta, cái tưởng ấm của chúng ta chứ nó đâu có gì hơn. Thì cái năng lực của tưởng thì nó phải như vậy là như vậy rồi, thì bây giờ có nói đi cho mất thì giờ Thầy cũng vô ích. Cho nên Thầy tập trung vào cái bộ sách đạo đức dạy làm người thì nó lợi ích lớn hơn. Cho nên hoàn toàn là Thầy không trả lời những điều này nữa.

Bởi vì khi đọc cái tập 3, thì quý vị đã thấy rằng Thầy đã xác định cái thế giới siêu hình nó không có, hoàn toàn nó ở từ trong cái tưởng của chúng ta mà lưu xuất ra thôi. Cái năng lực của nó là do tưởng ấm của chúng ta, hay là tưởng uẩn của chúng ta mà làm ra chứ không phải có gì khác hơn hết. Chúng ta đã hiểu được như vậy rồi thì những điều mà gọi là thần thông, gọi là những cái năng lực siêu hình, những cái năng lực nào đó thì hoàn toàn là cũng ở trong cái năng lực của tưởng thôi, không có ngoài năng lực của tưởng đâu.

Cho nên ở đây thì Thầy chỉ còn nhắm vào cái sự lợi ích, vì vậy mà cuối cùng hôm nay, Thầy tập hợp chúng lại để nhắc nhở những cái giới luật mà chúng ta giữ vệ sinh, kín đáo thân của chúng ta. Cho đến những cái giới luật khác hơn nữa là chờ dịp khác Thầy sẽ dạy từng giới luật. Còn bây giờ hãy lo tu, giữ gìn những giới luật cho nó, giữ gìn nhất là cái vệ sinh để giữ gìn cái môi trường sống của chúng ta, xung quanh của chúng ta. Để cho nó có cái bầu không khí sạch sẽ mà chúng ta sống, để mà chúng ta thực hiện đến cái ngày rốt ráo.

10. THẦY TẬP TRUNG VIẾT BỘ SÁCH ĐẠO ĐỨC.

(00:57:11) Thầy sẽ tập trung soạn thảo cái bộ sách đạo đức, Thầy không còn thời gian mà để tiếp xúc quý thầy nữa. Là tại vì đòi hỏi ở cái tập trung viết bộ sách này, là đi vào những chi tiết đời sống, những hành động đời sống của mọi con người. Bởi vậy, khi mà ngồi đây Thầy phải quan sát những hành động của mỗi con người, mỗi gia đình. Cha mẹ đối xử với con như thế nào mà tại sao gia đình đó bất an, mà tại sao gia đình kia an, đối xử như thế nào? Từ đó, mới có thực tế mà viết ra cái bộ sách, chứ không phải là ngồi đó mà tưởng ra mà viết.

Ở đây phải trực tiếp, phải đi thẳng vào cuộc sống của mọi người, nhưng mà Thầy ngồi đây mà Thầy phải trực tiếp vào cuộc sống mọi người để viết ra bộ sách đạo đức thực tế và cụ thể như vậy, thì nó đòi hỏi Thầy phải có nhiều công lao. Cho nên vì vậy, vì lợi ích cho con người, vì cái nền đạo đức của đạo Phật, Thầy đem hết sức của mình ra để viết bộ sách. Cho nên thời gian sắp tới đây, coi như Thầy sẽ đổ dồn vào công sức đó.

Còn quý thầy, phải cố gắng tu hành, lấy giới luật làm chuẩn, tu tập cho tốt. Đọc lại bộ sách Giới Đức Làm Người. Và nghiên cứu lại 150 giới của vị Tỳ kheo, những giới trọng để mà quan sát, tìm những đức hạnh của nó. Sau này có dịp, Thầy sẽ giảng, Thầy giảng từng giới luật, cái giới nào như thế nào, và đồng thời Thầy sẽ giảng toàn bộ cái Giới kinh. Nghĩa là chúng ta còn học cái bộ Giới kinh. Mỗi bài kinh của Phật đều là cái giới luật nó nằm ở chỗ nào, Thầy sẽ chỉ cái đức hạnh nằm ở chỗ nào của cái bài kinh đó. Còn bây giờ, không có thì giờ.

Bởi vì đưa ra bài kinh mà giảng về giới thì Thầy sẽ chỉ cho chúng ta biết cái lời đức Phật dạy giới này nó nằm ở đâu, và cái này nó sẽ giúp chúng ta như thế nào, đạt được hành động đạo đức như thế nào mà đức Phật nói bài kinh này. Dạy từng bài kinh, chỉ ra cái đức hạnh của cái bài kinh đó, cái giới luật của bài kinh đó, cái thiện pháp của bài kinh ở chỗ đó. Chứ không phải giảng cái bài kinh mà kêu là giảng để hiểu chữ nghĩa thì không nghĩa lý gì.

(00:59:11) Đó là sau này có dịp Thầy giảng, giảng tức là sẽ ghi lại bằng băng. Rồi sau này có người sau theo đó mà có thể biên tập lại, ghi chép lại thành bộ sách Giới Đức Làm Người hoặc là Giới Đức Làm Thánh của bộ Kinh Giới chứ không phải là bộ Giới Bổn. Còn cái bộ Giới Bổn mà Thầy soạn thảo một trăm giới chúng học, đó là Giới Đức Làm Người, thì đó là tại dựa vào bộ Giới Bổn mà viết ra.

Còn Giới Kinh thì nó vô cùng nhiều, cho nên vì vậy sau này thì chỉ còn có thu băng chứ Thầy không có thì giờ có thể ngồi đó mà viết. Còn về Giới Đức Thánh là một trăm bốn mươi mấy giới gần năm chục giới, thì Thầy sẽ giảng những cái hành động của mỗi giới đó là một hạnh Thánh, một cử chỉ Thánh ở chỗ giới đó như thế nào. Nói lên cái tâm niệm của một vị đó, một cái hành động của vị đó muốn làm Thánh phải sống như vậy như vậy, thì đó là mới làm Thánh đúng.

Thì điều này, sau khi giảng xong, chúng ta sẽ kết tập lại thành một bộ Giới Đức Làm Thánh Tăng. Đó là những cái bộ Giới mà sau này, đời sau chúng ta có những cái bộ Đức Giới Làm Thánh để cho người sau có đường hướng đến, người ta tu tập cho nó dễ dàng. Đó là cái trách nhiệm của Thầy phải làm trong cái đời sống của Thầy trong cái hiện tại này.

Sau khi cái bộ Đạo Đức Làm Người mà được, thì tiếp tục Thầy còn thấy cơ thể mình phục hồi được để kéo dài thì Thầy tiếp tục soạn bộ Giới Đức Làm Thánh. Để cuối cùng thì chúng ta hoàn tất được Giới Luật Làm Người, Giới Luật Làm Thánh. Và cái bộ Kinh giới mà làm Người, làm Thánh thì cái bộ đó rất nhiều, cho nên nếu mà Thầy còn đủ sức thì Thầy sẽ giảng, mà Thầy không đủ sức thì Thầy ra đi, chờ một người khác thay Thầy làm công việc đó.

Trong bộ kinh Nikaya của Phật là toàn bộ kinh giới nên gọi là Giới Kinh. Chứ không phải là từ ở trong bộ Giới kinh đó, mà ngày xưa, chế ra Giới bổn cũng rút từ trong Giới kinh ra nhưng mà nó không hết. Vì Giới kinh nó nhiều lắm. Mỗi bài kinh là cái giới nên người ta chỉ rút ra một vài bài nào đó mà người ta làm được cái bộ giới như vậy thôi, chứ còn Giới kinh thì rất nhiều, nó đa dạng. Nó từ sơ thiện, trung thiện, hậu thiện mà.

Cái Giới kinh nó phải nằm trải dài. Bắt đầu, sơ thiện nó như thế nào, là cái đức giới của nó, cái giới luật của nó ở sơ thiện như thế nào, và trung thiện nó ở như thế nào, mà hậu thiện nó ở như thế nào? Cho nên toàn bộ đọc sách của Phật, thì chúng ta phải thấy rằng sơ thiện, hậu thiện và trung thiện nó phân rõ ràng như vậy. Mà nó là cái bộ Giới kinh cho nên nó mới có những điều thiện đó. Sau này có dịp, chúng ta sẽ học thêm những cái điều này.

11. TU SĨ SỐNG GIỚI LUẬT NGHIÊM CHỈNH ĐỂ XỨNG ĐÁNG CÔNG ƠN ĐÀN NA THÍ CHỦ

(01:02:13) Trưởng lão: Còn bây giờ hôm nay, quý thầy và quý sư mà nỗ lực tu tập về đây, theo Thầy thiết nghĩ phải ráng nỗ lực để thực hiện, nói lên được cái sự tu tập của mình. Để cho tất cả các chúng Tỳ kheo ở trong các chùa khác người ta thấy rằng mình tu được chứ không phải mình nói (mà làm) không được. Còn nếu mà quý sư, quý thầy mà tu cầm chừng như thế này thì chẳng nói được gì hết. Người ta còn phỉ báng “Tu chi cho cực khổ, ép xác như vậy mà cuối cùng chẳng được gì hết”, người ta còn cười mình thêm. Thà là mình sống theo Đại Thừa, ăn ngủ còn sung sướng hơn, sống chơi đùa còn sướng hơn. Tuy rằng nó là cái điều lừa đảo người ta, nhưng mà vẫn phè phỡn hơn là chúng ta sống như thế này.

Cho nên vì vậy mà chúng ta không nỡ lòng nào mà chúng ta lại sống trong cái phè phỡn như vậy, sống sung sướng bằng cách lừa đảo người ta như vậy. Tu thì chẳng ra tu, đời thì chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo. Mà chỉ có cái hình thức để lừa đảo người ta phải gánh một gánh nặng cho mình, để nuôi mình sống như thế này, thì không hạnh phúc gì đâu.

Khi mình suy nghĩ lại mình không hạnh phúc, mình có khả năng, mình có sức khỏe mình làm ra của cải tài sản, tại sao mình lại ăn nhờ ở đậu như thế này, mà cuối cùng gọi danh từ là “Tu sĩ” như thế này thì không xứng đáng chút nào hết đâu. Cho nên đối với chúng ta là người thật thì chúng ta không thể nào mà nhẫn tâm để mà thọ hưởng của đàn na thí chủ, bằng mồ hôi nước mắt như vậy.

(01:03:41) Chúng ta cứ nhìn như thế này nè. Một cái, Thầy nói bây giờ, chỉ nhìn vào một cái giới tu sĩ mà hàng ngàn người trong các chiếu của Hòa thượng của Thầy của Thầy đó. Thì mỗi một ngày người ta ăn, cả ngàn người người ta ăn, thì bây giờ quý thầy nghĩ như thế nào, một mình mình làm có nuôi nổi không? Đâu có nổi đâu. Vậy mà, bao nhiêu phật tử người ta gồng gánh, người ta nuôi một số tu sĩ như vậy. Thế rồi họ làm được những gì đây? Họ có giải thoát được không? Ăn một ngày ba bữa, tốn hao biết bao nhiêu. Rồi quần áo này kia, người ta đài thọ cho mình sống hết, người ta nuôi mình đó. Một ngày mà Thầy nói thật sự ra, cả ngàn người như vậy, đem cơm mà chở vô đó thì Thầy nói thật sự là cả xe hơi chở vô nuôi, chứ không ít đâu. Cái số tiền rất lớn chứ không phải ít đâu. Thế mà, người ta đủ sức gồng gánh được mình, nuôi mình như vậy.

Mà mình tu tập, mình có nghĩ mình tu tập như vậy mình có xứng đáng chưa? Nếu mình chưa xứng đáng thì mình hãy lao động, mình đi làm để sống đừng có nhờ vả vào người khác như vậy, tội người ta lắm. Còn mình thấy mình xứng đáng tu hành thì phải tu như Thầy dạy, nghĩa là đời sống giới luật nghiêm chỉnh hẳn hoi.

Nội đời sống giới luật của tôi nghiêm chỉnh thì tôi thừa sức thọ hưởng của mấy vị. Tôi sống đời sống như Phật, tôi đi xin tôi ăn như vậy, tôi không phí phạm mồ hôi nước mắt của quý vị. Từ cái y áo cho đến rách nát tôi mới bỏ, còn không thì nhất định tôi không bỏ. Là vì mồ hôi nước mắt quý vị quá nặng đối với tôi. Chứ không phải là đụng lúc nào cũng mặc y áo đẹp, cũng làm tốt, cũng làm sang. Chúng tôi hay mặc những cái đồ đến nỗi mà mục nát, mà ngày xưa ông Phật đã dạy, khi mà nó mục nát rồi, thì chúng ta chỉ còn trộn đất mà làm vách thôi, nghĩa là không bỏ.

12. THẦY DẠY KHÔNG ĐƯỢC PHÍ PHẠM TRONG ĂN UỐNG.

(01:05:27) Trưởng lão: Còn đồ ăn, tại sao chúng ta lại ném bỏ? Ném bỏ là sai. Bởi vì cái lòng hiếu sinh của chúng ta không cho phép chúng ta ném bỏ thực phẩm, mặc dù là rau cải. Tại sao vậy? Rau cải cũng có đời sống chứ, nhưng vì sống, chúng ta phải ăn nó sống cho nên vì vậy mà chúng ta không được bỏ những rau cải. Khi chúng ta ăn cái nào thì chúng ta ăn, cái nào không ăn được thì chúng ta phải bố thí cho người khác, cho con vật khác. Chứ không được bừa bãi mà bỏ, nhất là rau, nó có một đời sống.

Khi chúng ta lượng mình ăn không hết thì chúng ta phải trả nguyên lại cho người khác người ta ăn, người nào bỏ thì người đó có tội, có tội phí phạm vào sự sống của chúng sanh. Một cọng rau, một cọng cỏ mà chết chúng ta còn không nỡ tâm huống hồ là vì sống mà chúng ta phải ăn nó để mà sống. Thì chúng ta phí bỏ là không đúng đạo đức làm người của chúng ta đâu.

Cho nên ở đây, khi mà học đạo, thì chúng ta phải nghĩ đến cái lòng thương yêu sự sống. Nhưng mà vì nếu chúng ta thương yêu sự sống mà chúng ta không ăn thì làm sao chúng ta sống? Cho nên chúng ta phải ăn, nhưng ăn không phí.

Bây giờ một ly nước đó, Thầy không uống thì thôi, nhưng uống phải uống hết. Mà nếu mà Thầy tạt ly nước tức là Thầy phí sự sống. Ở trong ly nước đó có sự sống, Thầy tạt cái sự sống đó sẽ chết. Mà Thầy uống vô trong bụng Thầy là vì sự sống của Thầy mà Thầy phải thọ lãnh cái sự chết của họ. Họ phải chịu chết với sự sống của Thầy. Cho nên Thầy chấp nhận sự chết đó bằng cách Thầy phải nuôi sống. Nuôi sống để làm gì? Để sống trong thiện pháp, để sống làm vị Tăng giải thoát chứ không phải sống để chạy theo dục lạc.

Cho nên đối với một người tu sĩ, chúng ta có lòng hiếu sinh, thương yêu sự sống. Nhưng thương yêu với cái tâm rộng lớn như vậy, mà hành động nhỏ nhặt mà phí phạm, nhất định là không làm. Đó là những cái điều mà chúng ta phải hiểu. Chứ không phải là trong cái sự sống rồi chúng ta vì hiểu biết, rồi cái lòng thương yêu không có phí phạm, không có đụng chạm đến sự sống của người khác, của vật khác thì làm sao chúng ta sống được? Nhưng chúng ta phải tiết kiệm sự sống của muôn loài. Vì vậy sự ăn uống của chúng ta cũng là sự tiết kiệm sự sống của muôn loài. Chứ đâu phải là ăn uống của chúng ta, nhiều khi chúng ta nghĩ rằng đức Phật ăn không hết rồi đem bỏ. Đúng là đức Phật nói bỏ để bố thí, không được để trên cỏ, phải để ngoài đất trắng để con vật gì đó đến nó ăn. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng, đó là nhiều quá ăn không hết, cho nên vì vậy mới bỏ mà thôi.

13. THẦY KỂ CHUYỆN GIỮ GÌN GIỚI LUẬT KHI ĐI KHẤT THỰC

(01:08:07) Còn bây giờ, thay vì mình đến mình khất thực, vừa đủ thì đậy bát lại, ai biểu xin cố nhiều mà đem về ăn không hết. Chắc chắn là khi mà mình đi xin, đâu phải người ta bỏ mà mình không thấy, họ bỏ bao nhiêu mà không được.

Thầy nhắc lại, có một lần Thầy đi khất thực. Một cái bát của Thầy nhỏ, người ta bỏ đã đầy rồi, vừa rồi, thì Thầy vừa đậy thì có một người khác đến đảnh lễ: “Xin Thầy cho con cúng dường”. Thầy nói: “Thầy đã đầy rồi, ngày khác Thầy sẽ đến Thầy xin nữa”. Thì cái người đó nói: “Không được, hôm nay thì ông chủ nhà con có dặn rằng là bữa nay có các sư mà đi ngang qua thì xin cúng dường. Mà bây giờ Thầy đến đây thì nó vừa đầy bát mà bây giờ ông chủ đã dặn như vậy, mà con là người tay sai trong nơi đây thì con làm sao?” Thì Thầy nói: “Thôi, bây giờ thì chỉ có nhờ các sư khác cúng dường thôi”. Thì cái người đó họ đảnh lễ Thầy, họ xin: “Bởi vì ông chủ con dặn là cái người đầu tiên đến đây đi xin thì phải xin làm sao mà cúng dường cho được. Cho nên nhờ Thầy nhận lãnh cái này, Thầy ăn không hết thì Thầy đem về chùa cho các sư, các Thầy khác ăn.”

Thì do đó Thầy thấy trước cái lòng tha thiết của người phật tử này, thì do vậy mà (cái y cũng như Thầy vấn cái y cũng như mấy sư vậy) Thầy mới đưa cái vạt y lên. Người đó mới vô trong đó, họ mới đem ra coi như là hai chục ổ bánh mì lớn, họ bỏ lên cái y của Thầy như vậy. Khi mà Thầy ôm đi rồi, Thầy nghĩ: “Một người tu sĩ mà như thế này không đúng phạm hạnh chút nào hết”. Mà ném thì đâu có được, cho nên đi nó bùng nhùng trong người của mình.

Sai một chút xíu thôi, không gan dạ một chút xíu, cắn răng mà đứt đoạn cái tình cảm thiên hạ thì bây giờ mình gánh cái nỗi khổ của mình. Đi thiên hạ dòm, “ông thầy sao đi xin mà trời đất ơi ôm bánh mì một đống như thế này, xin cái gì lạ lùng vậy!?” Cho nên Thầy nói rằng, có lúc chúng ta phải ức chế thân tâm của mình, dẹp được tình cảm của mình. Chứ còn nếu mà đi xin, thì như vậy không được.

(01:10:17) Có một lần Thầy đi xin ở thành phố, Thầy đi xin chợ Bà Hạt. Mới vào ở đầu đường thôi, mới móc cái bát ra để mà ôm đi thôi, thì có người phật tử nói: “Chúng con xin cúng dường Thầy, Thầy ở đâu?”, Thầy nói: “Thầy ở chùa Giác Ngộ”. Thì cái người phật tử đó họ báo cho hết cả cái chợ, Thầy chưa có bước vô đâu, Thầy mới đứng đó thôi. Thì họ đem tới họ để một đống đủ thứ đồ ăn, nào là nước tương, nào gì đủ thứ hết. Thầy nói: “Thầy không có xin như vậy đâu. Thầy xin vừa đủ trong cái bát Thầy ăn thôi, Thầy không có xin nữa đâu”. Họ nói: “Thôi Thầy cứ về đi, rồi tụi con làm sao kệ tụi con”. Rồi kêu một xe xích lô nó chở cả đồ đó đem về chùa, riêng Thầy thì đi không về. Thì các con thấy đi xin như cái kiểu đó thì đi xin không đúng cách đâu.

Bởi vì Thầy nói thực sự khi mà thực hiện cái hạnh đi xin là chỉ xin vừa đủ ở trong bát thôi, không được thừa. Còn đằng này, mình thừa để mình đem về nuôi cả chùa của mình như vậy. Mai mốt Thầy xin đem về Thầy nuôi gia đình của Thầy. Ngoài chiếc y này, chứ Thầy nuôi cả dòng họ của Thầy cũng không hết nữa.

Thật sự người ta dám lừa đảo, người ta mặc cái chiếc y này, mà phật tử có cái tâm thành như vậy đó, thật sự ra Thầy chỉ lợi dụng chiếc y này Thầy nuôi cả dòng họ Thầy chưa đói đâu. Gì mà cho dữ vậy!? Ngày nào Thầy cũng đi thì chắc chắn cả làng ăn chứ đừng nói một người ăn đâu. Đó là tình trạng mà Thầy đã thấy được khi lúc đó Thầy còn ở thành phố, Thầy còn đi dạy học, mà Thầy ôm bát Thầy đi xin, mà Thầy đã thấy lòng phật tử cúng dường như vậy.

(01:11:47) Cho nên từ đó, Thầy khắc khoải, Thầy nghĩ rằng: “Đức Phật dạy mình xin đủ ăn, thế mà mình đi xin như vậy là không đúng”. Chứ đâu có ai dạy Thầy đâu, không có ai dạy Thầy. Tự suy nghĩ của Thầy. Cho nên vì vậy mà khi đi xin, người ta vừa đủ bát mình đậy bát lại, nhất định không xin nữa, tôi vừa đủ rồi.

Cũng như bây giờ thật sự ra mà phật tử đem y áo đến cúng dường Thầy, “Tôi vừa đủ rồi, cái áo chưa rách, chưa có nát, tôi xin tôi không có nhận. Phật tử hãy đem về đi, những sư những người khác người ta không có. Chứ còn nhận bây giờ tôi để đây, tôi cất tôi giữ nó. Mà của phật tử là mồ hôi nước mắt, nếu mà tôi không giữ tôi để nó mục hư hoặc này kia thì tôi có lỗi. Thà là tôi không nhận, tôi trắng bạch như vỏ ốc, tôi không có vật gì hết thì tôi là giải thoát. Nếu mà tôi cứ giữ như thế này thì tôi giữ của phật tử, như vậy không tốt đâu”.

Cho nên vì vậy Thầy khuyên cô Út là người ta đem đến cúng dường Thầy, y áo đừng có lấy. Nhưng mà vừa rồi, thì có một cô phật tử may sẵn một bộ y áo của Thầy. Cho nên Thầy Trí An về đây không có, cô Út lấy cô cho. Thầy nói: “Đừng có nhận, khi nào không có thì con sẽ may cho Trí An, chứ đừng có nhận như vậy, trả lại cho phật tử họ ớn đi sau này họ không có làm như vậy. Họ làm như vậy tức là họ cúng dường sai Phật pháp”. Thầy đã có rồi mà còn lén may. Ít ra mình muốn may cúng dường cho vị thầy đó thì mình xin: “Bây giờ thưa thầy, bây giờ y áo thầy đã rách hết rồi, con xin cúng dường thầy”. Rồi vị thầy nói: “Y áo thầy chưa, thầy còn xài chừng nào rách thầy xin, bây giờ không thì thôi.” Đó là cái hạnh của người tu.

Còn bây giờ mình cứ ai đút vô cũng lấy, đút vô cũng lấy, cho nên người ta dồn cho mình. Rốt cuộc rồi mình thành cái người giữ kho cho phật tử. Rồi bắt đầu bây giờ mình làm gì biết không? Mặc không hết rồi bây giờ mới đem bố thí cho người này, người kia. Mình có gì đâu mà bố thí, rõ ràng là người ta đem đưa cho mình, bây giờ mình mặc không hết rồi, mình tiếc mình không dám thẳng thắn nói với phật tử, để rồi bắt đầu mình giữ cho nhiều, mình mặc không hết để rồi mình đem cho người ta. Như vậy rõ ràng mình thừa, mình bỏ thì mới cho, chứ sự thật có phải lòng tốt mà mình cho đâu.

Mình có lòng tốt mình cho đó, là mình đi ra ngoài kia cuốc đất kìa, lấy tiền công của mình rồi mua cho người ta, đó là lòng tốt. Chứ người khác cho mình, rồi mình xài không hết, mình đem cho người ta đâu có nghĩa là cái này của mình cho người ta đâu. Mình nói là của mình nhưng sự thật ra có mồ hôi nước mắt của mình trong đó không? Đâu có.

(01:14:16) Cho nên ở đây thật sự ra, Thầy nói thật, ba y một bát, chừng nào rách nát hết tôi mới xin, còn không có nhất định là không xin. Dù một tấm vải tôi cũng không xin, tôi không có nô lệ cho cái thứ này để giữ nó đâu. Đức Phật nói: “Trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không”, tôi phải trắng bạch không thừa một chút nào hết. Giới luật cấm không giữ hai cái y trong mười ngày mà, có phải không? Giới luật đức Phật cấm không có để cho mình thừa hai bộ đồ trong mười ngày. Ngoài mười ngày nếu người nào mà còn giữ là bị phạm giới đó. Cho nên đó là tội Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề, là phải xả đi, rồi sám hối thì mới hết tội đọa, chứ không khéo bị tội đọa.

Tất cả giới luật của Phật là như vậy, làm cho chúng ta như thế nào? Ly dục ly ác pháp đó. Thừa hai bộ là chúng ta chưa ly dục ly ác pháp đâu. Cho nên ở đây chúng ta phải thực hiện đời sống chúng ta. Chúng ta đừng nghĩ rằng bây giờ Thầy giao cho cô Út như thế này thế kia, tức là cô Út còn giữ đồ cho Thầy chứ gì. Như vậy là Thầy có đúng không? Ngày mai là Thầy ra Phước Hải Thầy sống, hoàn toàn là không ai giữ hết.

Nghĩa là phật tử cúng dường, thừa thì quý vị đem về. Ở đây, chúng tôi là người tu hành, không có cất giữ cho ai hết, nghĩa là không có cúng dường, năm thước, ba thước, mười thước vải này kia. Chừng nào chúng tôi không có, chúng tôi là người tu sĩ, chúng tôi rách hết, chúng tôi đến xin, quý phật tử hãy cúng dường. Còn bây giờ, không có cúng dường bậy bạ như vậy. Theo ảnh hưởng của Đại thừa, cúng dường như vậy là sai hết.

Mình không dám dạy phật tử, cho nên phật tử bắt đầu biến mình trở thành kho vải, trở thành kho gạo. Quý sư, quý Thầy vô trong cái kho của Thầy coi, gạo chất ăm ắp trong đó. Có phải mình trở thành giữ kho gạo cho phật tử không? Nghĩa là ngày mình ăn có một bữa à, mà mua làm chi chất đống. Thầy nói cô Út là cứ cho họ kéo về đi. Chúng ta không sợ đói đâu. Đói đi xin, chứ còn cất giữ như vậy, chúng ta khổ tâm lắm. Nhà chúng ta không có ở mà trái lại để chất đồ ăn đồ uống như vậy thì có thua gì ngoài đời. Cho nên đối với Thầy, Thầy thấy đó là chướng ngại.

(01:16:24) Nhưng mà ở đây, vì Thầy, Thầy nói rằng Thầy ở đây, Thầy biến cái chùa này từ Đại thừa thành cái nơi tu theo Nguyên Thủy, tu theo Phật Giáo nó chưa có hoàn thành đâu. Ngày mai mà Thầy ra ngoài đó, cư sĩ giao cho Thầy cơ sở, hoàn toàn Thầy sống, không có cất chứa gì hết. Bữa nay ăn ngày nay, ngày mai sẽ xin ăn ngày mai, không biết ngày mai chúng ta đói khát thế nào, không biết gì. Chứ còn bữa nay, thực sự quý sư khỏi lo đói, bởi vì nhà kho kia kìa, nó có một kho kia kìa, thành ra làm sao quý sư đói. Còn Thầy thì không có gì hết. Ngày mai chẳng biết người ta có cho mình ăn không, không biết. Nhưng mà chắc chắn chúng ta sống, người tu hành chúng ta sống.

Cho nên vì vậy mà Thầy ra đó Thầy sẽ thực hiện đúng cái điều kiện mà sống đúng đời sống của một vị tu sĩ. Nghĩa là ăn bữa nay thôi, không có để lại một cái gì khác hơn hết. Nghĩa là ăn xong rồi, còn thừa thì bố thí, chứ còn không có giữ lại một cái gì, hoàn toàn là trắng bạch như vỏ ốc. Đi thì quải cái y bát của mình đi tới chỗ khác, đi như vậy, không có mang theo thực phẩm gì. Đi đến giữa đường, giờ phút sắp sửa ăn, thì đi xin ăn, ăn rồi đi nữa. Còn nếu mà đến nơi đến chốn thì chúng ta đến đó mà xin ăn ở tại chỗ đó. Đó là cái hạnh xin ăn của một người tu sĩ, gọi là giải thoát, gọi ly dục ly ác pháp.

Như vậy người ta mới gọi là nhập Sơ Thiền chứ. Sơ Thiền gì mà cả kho gạo mà sơ cái gì? Cái đó làm sao sơ, phải không các con? Phải nghĩ rằng, chúng ta phải đúng hạnh, trước mặt cũng như sau lưng, chứ không phải nói Sơ Thiền bằng cách nói suông được, mà bằng cách sống đúng là chúng ta ly dục, ly ác pháp. Tất cả những thực phẩm mà chúng ta trữ lại là ác pháp, không phải là thiện pháp. Nó làm chúng ta khổ đau chứ, lỡ có chuột, lỡ có con gì ăn chúng ta cũng tiếc, làm chúng ta có những chướng ngại pháp chứ, nó đủ thứ khổ, nó làm sao chúng ta phóng khoáng được.

(01:18:18) Cho nên ở đây, tất cả những cái đời sống của chúng ta, muốn là một người tu sĩ theo đạo Phật thì hoàn toàn phải trắng bạch như vỏ ốc, không còn có một vật gì ngoài ba y một bát của chúng ta. Ngày nay, chúng ta đến chỗ đó thì xin ăn chỗ đó, ngày mai đến chỗ khác thì xin ăn chỗ khác chứ không cần đói no, có ăn, không có thì về ngồi thiền định, một bữa không chết chóc gì hết.

Nhưng mà Thầy nghĩ rằng, khi mà chúng ta giữ gìn giới luật như vậy thì chúng ta không bao giờ đói. Người ta sẽ cúng dường, và người ta sẽ quỳ mọp sát đất, người ta cúng dường cho mình ăn. Mình sống trước mặt cũng như sau lưng thì người ta quý trọng mình vô cùng. Vì đức hạnh buông xả của mình, vì đức hạnh ly dục, ly ác pháp của mình, người ta sẽ mến phục, người ta không bao giờ để mình rách rưới lang thang, người ta không bao giờ để cho mình thiếu một bữa cơm ăn. Người tu sĩ phải gan dạ, phải thực hiện đúng, không làm sai.

Đó, từ cái chỗ hành động sống mà chúng ta đã ly dục, ly ác pháp, chứ đâu phải cần ngồi thiền nhập định mà ly dục, ly ác pháp đâu. Sống đúng là chúng ta ly, cho nên đức Phật nói: “Ta nói ly dục, ly ác pháp là nói giới luật”. Tức là chúng ta sống đời sống phạm hạnh thì chúng ta đã ly dục, ly ác pháp rồi. Mà chúng ta thấy an vui ở trong ly dục, ly ác pháp là bất động tâm rồi. Thì như vậy rõ ràng nó đâu phải cái chỗ tu gì đâu. Đi vào với ông thầy giới luật là chúng ta thấy được giải thoát hoàn toàn rồi.

14. SỐNG ĐÚNG VỚI GIỚI LUẬT THÌ THÀNH BẬC A-LA-HÁN.

(01:19:42) Trưởng lão: Đó cho nên từ khi chín năm trời nhập thất, Thầy nỗ lực tu hành ức chế tâm. Cho đến khi mà ngày cuối cùng mà Thầy nhận ra được chân lý của Phật, Thầy thấy chỉ có sống đúng giới luật, ngồi đây chỉ nhắc ý, nhắc cái tâm mình thôi, kiểm soát lại tất cả những hành động có sai phạm gì trong giới luật không thôi. Mà hoàn toàn không sai phạm giới luật thì từ giới luật sẽ đẻ ra bậc A-la-hán chứ gì, rõ ràng. Cho nên ở đây, đúng là giới luật sinh ra bậc A-la-hán.

Cho nên Thầy kiểm điểm lại, không phạm một giới luật nào hết. Cho nên tất cả những chướng ngại lần lượt do pháp hướng: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si”, nói như vậy chứ sự thật ra quan sát hết giới luật, mà quan sát giới luật là quan sát trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình có chướng ngại hay không. Nếu chướng ngại thì tức là phạm giới chứ sao. Một ý của mình khởi ra một cái niệm, coi chừng nó là phạm giới. Vậy thì quan sát ở trên giới mà chúng ta biết được cái niệm của nó. Mà niệm của nó như vậy là chúng ta do giới mà ly dục, ly ác pháp.

Vì chúng ta giữ gìn, không cho nó vi phạm thì như vậy rõ ràng là chúng ta sống đúng giới luật phạm hạnh. Bây giờ Thầy nói như thế này, đi ra mà chúng ta ngó qua, ngó lại là chúng ta có phạm hạnh không? Không, như vậy rõ ràng là chúng ta đã phạm giới. Người tu sĩ đi ra, chúng ta nhìn xuống để tập trung làm gì, để tập trung trên cái sự tỉnh táo của mình, trên bước đi để khởi lòng thương yêu, chúng ta khỏi đạp các loại côn trùng dưới chân. Đó là ở ngay từ chỗ đó, giới luật đã giúp chúng ta có cái pháp rồi, phải không? Cho nên vì vậy, trên bước đường tu tập, chúng ta thấy rất cụ thể, rõ ràng, giải thoát từng phút, từng giây cho cái sự tu tập của chúng ta.

Vậy khi chúng ta vào, chúng ta ngồi đến khi chúng ta mặc cái áo, mang cái y, xách cái túi bát, ngồi ăn cơm, tất cả mọi hành động chúng ta để làm gì, để biết hành động suông thôi sao!? Mà chính biết những hành động đó, chúng ta có phạm giới hay không, phải không? Mà không có phạm giới tức là ly dục, ly ác pháp, mà có phạm giới tức là không ly dục, ly ác pháp. Có phải đức Phật nói hay không?

Cho nên vì vậy mà giới luật quá tuyệt vời, quá hay để giúp chúng ta đi vào thiền định. Vì vậy mà đức Phật nói: “Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”, không phải Tứ Chánh Cần, cần kiệm để quan sát coi chúng ta có phạm giới hay không. Mà giới luật là thiện pháp, mà không giới luật là ác pháp. Trong sự tu tập như vậy, chúng ta thấy có sự giải thoát không? Quá hạnh phúc!

15. PHÒNG HỘ GIỮ TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT

(01:22:09) Trưởng lão: Đó, như vậy hiện bây giờ, chúng ta ngồi trong thất này, là chúng ta sống độc cư rồi, là chúng ta phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình rồi. Mà khi đi ra mà chúng ta ngó qua, ngó lại là không phòng hộ. Bây giờ ngồi trong thất, mà chúng ta ngó ra ngoài đường, thấy một vị thầy đi ngang qua, thì chúng ta đã không phòng hộ rồi. Thấy là đã không phòng hộ rồi đó, phải không? Bởi vì thấy tức là tâm bị phóng dật. Thì vị thầy đó họ đi nhanh quá, “Trời, ông này đi kinh hành nhanh quá!” Như vậy là tâm chúng ta phóng xa quá rồi, nó trật rồi. Người ta như đi thế nào kệ người ta, miễn mình ở đây là làm sao mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, thấy mà như không thấy ai hết. Không phải tôi đui, mà tôi thấy, nhưng không phải để tâm phóng dật đó.

Cho nên nghe Thầy thường nói: “Tâm định trên hơi thở rồi nó không lưu ý gì bên ngoài”, nhưng không có nghĩa là không thấy, nó thấy mà nó không lưu ý ai hết đâu. Ai làm gì, nó chẳng cần biết hết. Cho nên đức Phật nói: “Biết lỗi mình, chứ đừng biết lỗi người”, nghĩa là thấy mình chứ đừng nên thấy người. Mặc dù là mắt mình phải thấy nhưng mà mình luôn thấy mình, kiểm điểm lại mình chứ mình không thấy ai. Thì người tu như vậy có phải bảy ngày, bảy tháng, bảy năm không?

Còn chúng ta ngồi đây, nói tu chứ hết giờ tu rồi ra thì ra tâm phóng dật tùm lum như vậy, thử hỏi còn cái chỗ nào gọi là thanh tịnh nữa. Mỗi cái giờ tu, cố gắng nhiếp tâm cho không vọng tưởng, nhưng mà xả rồi thì phóng tùm lum hết.

Cho nên Thầy nói thí dụ như bây giờ, thí dụ mình bật đèn sáng, thấy người đó đi ngang qua bắt đầu tâm phóng rồi. Trong khi mình lo mình quan sát, luôn luôn mình cứ quan sát lại Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình ở đây này, thì bắt đầu mắt mình cũng thấy chứ. Mình đâu có ngó ra ngoài, nhưng mà dáng bóng đi ngang mình cũng thấy chứ. Nhưng thấy mặc nó, lo quan sát đây thì có lưu ý gì bên ngoài người ta đâu.

Cho nên khi mà ở trong thất của mình thì ít dè dặt hơn, nhưng mà đi ra khỏi thất của mình, đi xa hơn một chút thì coi chừng tất cả ác pháp sẽ làm cho tâm mình phóng dật. Cẩn thận, kỹ lưỡng, điều này nó sẽ làm chúng ta phạm giới đó. Cho nên tất cả những cái sự này phải cẩn thận, kỹ lưỡng, rất kỹ lưỡng. Vì chúng ta cẩn thận, kỹ lưỡng này nó chỉ có bảy ngày, bảy tháng, bảy năm thôi, nó không có lâu đâu.

Sau khi mà tu chứng rồi thì tự nó nó thành thói quen rồi, thì lúc bấy giờ không nhắc nó nó vẫn định. Nghĩa là người ta ngó qua, ngó lại nhưng tâm người ta không bao giờ mà nó không định. Còn trái lại, mình bây giờ ngó qua ngó lại là dính mắc hết. Nhưng mà sự thật ra, cái người mà tâm đã định thì không bao giờ họ ngó qua ngó lại. Chứ không phải nói người tu rồi muốn ngó qua ngó lại đâu. Tại vì cái bản chất của họ tu nó đã quen rồi, thì khi đi ra là họ nhìn xuống, họ ngồi tại chỗ là họ đã quan sát ở thân của họ rồi, họ không bao giờ có lưu ý bên ngoài chút nào đâu.

Thí dụ như bây giờ Thầy đang nói chuyện với các sư, với quý thầy thì cái tâm nó theo tư tưởng của Thầy phóng ra. Nhưng mà khi quý thầy, quý sư về thì tâm của Thầy quay vô nó ở trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp của nó, nó định trên hơi thở, biết hơi thở ra vô, nó không nghĩ gì bên ngoài. Con chim kêu, nó nghe nó không lưu ý chim kêu đâu, nó chỉ biết hơi thở thôi, gọi là tâm định. Đó là cái chỗ người ta thuần thục.

(01:25:30) Còn quý thầy bây giờ đang tập luyện là quý thầy chỉ sống được phút nào mà nó yên tịnh, lúc nào nó định trên hơi thở của quý thầy, thì quý thầy cứ để tự nhiên cho nó định, đừng có làm động nó. Nếu nó có cái niệm gì xảy ra thì quán xét đẩy lui nó mà thôi, còn không có thì cứ để tự nhiên nó đi. Nhưng mà phải phòng hộ, tránh mình đi xa khỏi thất mình, tránh mình phải đi tới chỗ này chỗ kia. Vì tới chỗ này chỗ kia, thì mắt với tai mình của mình nó dễ tiếp nhận các pháp, nó làm cho tâm mình phóng theo. Cho nên vì vậy mà phòng hộ nó, cố gắng giữ gìn, luôn luôn lúc nào mình cũng cố giữ gìn như vậy, tức là mình phòng hộ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình. Giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng của mình, tức là mình tạo duyên cho tâm đừng phóng dật, tức là ly dục, ly ác pháp. Đó là những cái mình tu đúng.

Đó thì hôm nay, Thầy giảng tới đây để rồi chúng ta thấy được những cái gì mà chúng ta còn sơ sót, mà còn sơ sót thì theo Thầy thiết nghĩ, về kiểm điểm lại những sơ sót đó mà chúng ta xả bỏ, mà chúng ta từ đây về sau tu cho đúng. Để càng ngày cái sự kết quả, cái sự giải thoát càng thấy rõ ràng hơn. Thấy rõ ràng hơn thì chúng ta sẽ thấy được những danh từ mà Thầy đã dùng “Thanh thản, an lạc và vô sự”. Thanh thản là tâm chúng ta thanh thản, an lạc là cái thân an lạc, còn vô sự là hoàn toàn thân và tâm đều vô sự. Đó là một cái vấn đề.

Vì vậy mà Thầy xin nhắc lại, chúng ta ít đi kinh hành là khi chúng ta ít hôn trầm. Còn chúng ta bị hôn trầm nhiều là chúng ta nên đi kinh hành nhiều, để cho nó không có hôn trầm. Và đồng thời, nếu mà trong cái sự tu tập của chúng ta thì cố gắng phòng hộ, không nên đi xa thất mình nhiều. Vì đi xa thất mình nhiều, tâm nó sẽ bị phóng dật, cho nên mình đi vòng vòng cái thất mình là tốt nhất. Đó là cách thức mình phòng hộ.

Mình đi cái vòng rộng thì khi mà đi thì luôn luôn lúc nào mình cũng nhìn xuống, đừng ngó qua, ngó lại để phòng hộ mắt, tai của mình. Như vậy thì mình mới có thanh tịnh được tâm của mình. Còn nếu mà mình đi ra để mà cho vui, bởi vì ngồi trong thất của mình nó cô đơn, mình đi ra ngó qua, ngó lại, ngó cây, ngó cỏ, ngó người này, người kia nó cũng bớt cô đơn tức là mình bị phóng dật. Nó làm cho mình giảm bớt cô đơn tức là giảm bớt sự sống lại cho mình.

Người ta nói sống cô đơn, sống độc cư có nghĩa là sống cho mình chứ không phải sống cho cái vật khác, người khác nữa. Còn mình thấy cô đơn quá, mình ra cho vui vẻ một chút. Sự vui vẻ đó tức là làm cho chúng ta phóng dật, nó không còn sống cho mình nữa mà sống cho mọi vật, sống cho sự việc ở bên ngoài. Cho nên ở đây mình tu đúng là mình thấy nó phải cụ thể, rõ ràng. Mình tu sai thì mình cũng thấy nó rõ ràng. Vì vậy khi mà hôm nay Thầy nhắc nhở để mình biết cái sai và cái đúng của mình để sửa lại.

Bây giờ, quý thầy, ai có hỏi gì thêm trên con đường tu tập thì hỏi Thầy thì Thầy sẽ chỉ dạy thêm, còn không có thì thôi, chúng ta sẽ nghỉ.

(01:28:44) Bây giờ Thầy xin nhắc lại một lần nữa. Thứ nhất, là chúng ta phải giữ gìn giới luật, đọc lại bộ Một Trăm Giới Chúng Học. Tuy rằng nó là Giới khinh nhưng mà nó là Giới đức của chúng ta dạy từ đức hạnh vệ sinh, giao thông, từ cái ăn cái mặc của chúng ta. Thì nếu mà ai chưa có Thầy sẽ gửi cho, để rồi mình đọc lại cho kỹ Một Trăm Giới Chúng Học đó. Còn Một Trăm Bốn Mươi Tám Giới Thánh, lần lượt Thầy sẽ soạn thảo, Thầy sẽ in rồi sẽ cho. Còn bây giờ, Thầy chưa có làm công việc này được. Cho nên vì vậy đọc lại những bộ giới để giữ gìn cho đúng cách, đừng có phạm giới mà sự tu tập của chúng ta không đi đến đâu.

Cho nên ở đây chúng ta biết rằng các bậc A-la-hán trong thời đức Phật thì do giới luật mà sinh ra. Từ đó, bây giờ chúng ta muốn đi vào để trở thành những bậc A-la-hán thì chúng ta cũng phải lấy giới mà sống cho đúng. Để rồi từ giới mới nó mới sinh ra chúng ta được, mà từ giới nó đưa đến cho chúng ta có sự giải thoát, tức là ly dục, ly ác pháp, trở thành tâm bất động.

Vậy thì chúng ta biết được mục đích của giới, nó sẽ giúp chúng ta sẽ đi vào con đường thiền định và khai triển được trí tuệ Tam Minh. Vậy thì nó rất quan trọng, và quan trọng như vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta phải học và đọc kỹ tất cả những cái giới luật này. Nếu mà ai chưa có những Giới bổn, Hai Trăm Năm Chục Giới Tỳ Kheo thì Thầy sẽ gửi cho tập một Thầy có. Trong đó có viết một số giới, thì chúng ta đọc Giới bổn đi, để rồi chúng ta hiểu những lời cấm của Phật, còn cái nghĩa lý của nó thì sau này Thầy sẽ giảng. Còn bây giờ, chúng ta chẳng hiểu giới luật gì hết, nhiều khi chúng ta có những vi phạm, chúng ta phải nghiên cứu kỹ những bộ giới luật.

Đó thì hôm nay, người nào không có thì buổi chiều nay hay lúc trưa cần thì đến xin Thầy, Thầy sẽ cho mỗi người một tập để mà nghiên cứu về giới luật của Phật.

(01:31:09) Còn về cái Giới Đức Làm Người, thì Thầy đã có soạn, bây giờ mới in được có tập hai, còn tập một thì chưa có. Cho nên nếu mà cô Út có tiền cô sẽ in được tập một, Thầy sẽ cho mỗi vị một bộ Giới Đức Làm Người, tức là Một Trăm Giới Chúng Học để chúng ta nghiên cứu kỹ.

Và sau này có dịp nhuận lại thì chắc chắn là Thầy nhuận lại thì nó sẽ hoàn toàn hơn, ý nghĩa đầy đủ hơn. Bởi vì trong lúc soạn thảo bộ Giới Đức Làm Người, do đầu tiên Thầy viết ra thôi, đưa người đánh máy, họ đánh trên vi tính rồi in ra nên còn những cái lỗi rất nhiều, chưa được biên tập trở lại.

Khi biên tập trở lại, nó có phần thiếu Thầy sẽ thêm và cái phần thừa Thầy sẽ bỏ lại, cho nên vì vậy mới hoàn chỉnh bộ sách. Nhưng vì giai đoạn đó quá vội vàng cho nên Thầy phải cho ra sớm mà thôi. Cho nên trong bộ sách Đường Về Xứ Phật, như quý sư, quý thầy đã biết rằng, trước kia chúng ta đọc từ tập một, hai, ba hay bảy đã có in ra rồi, nhưng vì nó quá vội vàng mà Thầy chỉ soạn thảo trên bản thảo, rồi do các cháu đánh, in ra cho nên vì vậy mà nó chưa có hoàn chỉnh.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy