GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 54 - PHÁP HÀNH PHÁP NIỆM PHẬT 01 - XÂY DỰNG LẠI ĐƯỜNG LỐI TU TẬP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
Thời lượng: [01:46:28]
(00:00) Bây giờ thì tiếp tục quý thầy sẽ học cái bài pháp, tiếp tục trong cái Tứ Bất Hoại Tịnh này thì chúng ta học tiếp là Pháp niệm Phật.
Như Thầy đã giảng đại khái cho bên phái nữ xong rồi thì sau này các thầy sẽ nghe lại Pháp niệm Phật như thế nào. Còn bây giờ là đến cái giai đoạn chúng ta thực hành, chớ không phải còn là giới thiệu nữa, mà đây là cái thực hành của chúng ta.
Vậy Pháp niệm Phật:
(00:32) 1. Pháp tham dục
Vậy thì có cái pháp tham dục nó đến với chúng ta thì niệm Phật như thế nào?
Bây giờ có cái lòng ham muốn nào đó, thí dụ như có một người đem cho Thầy một cái vật gì đó, Thầy khởi tâm Thầy ham muốn cái đó, thì đó là cái pháp nó đến với Thầy nó làm cho cái tâm Thầy khả hỷ, khả ái, khả lạc nó đi, thích thú nó đi.
Như vậy thì, chúng ta nên đem cái pháp đó bắt buộc nó phải niệm Phật. Vì Phật không bao giờ có tham dục, tham ái một cái vật gì hết, cho nên, chúng ta bắt cái pháp đó phải niệm Phật.
Khi một pháp đến khiến cho tâm ta khởi nên tham muốn, ta liền lấy pháp đó niệm Phật. Phật thì không còn tham muốn, lấy pháp niệm Phật thì pháp đó vô tham.
Nghĩa là Phật không tham muốn mà lấy cái pháp đó thì ông Phật có nhận không, có khả hỷ, khả lạc không? Cho nên, đó là vô tham. Vì vậy mà, chúng ta lấy các pháp bắt nó phải niệm Phật. Khi niệm Phật vậy thì chúng ta biết rằng nó vô tham và như vậy thì chúng ta còn tham nữa không? Chắc chắn là chúng ta sẽ không tham.
Muốn được như vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm ta Như Lý Tác Ý:
Đó thì bây giờ chúng ta dùng cái pháp hướng để chúng ta tu tập.
Khi mà gặp cái pháp tham dục nó đến, nó làm chúng ta đam mê, nó làm chúng ta thích thú, làm chúng ta khả ái, khả hỷ, khả lạc nó đi, do đó thì chúng ta phải thường xuyên hằng ngày chúng ta phải dùng cái pháp hướng mà nhắc nhở tâm mình để cho khi có cái pháp đến đó thì đương nhiên là cái pháp đó là niệm Phật rồi, đó cho nên vì vậy mà chúng ta giải thoát được cái pháp tham, cái pháp ham muốn.
“Đây là pháp tham dục. Tham dục là một pháp ác khiến cho mình khổ, người khác khổ. Vậy chúng ta phải đoạn dứt pháp này, xa lìa pháp này trong tâm ta. Pháp tham dục này phải rời khỏi tâm ta, phải đi đi, đừng ở trong tâm ta nữa!”
Nghĩa là chúng ta phải dùng cái pháp hướng này chúng ta thường xuyên - trước khi ngủ, trong những khi mà ngồi thiền, trước khi đi kinh hành thì chúng ta nhắc tâm mình một lần, để sau khi có cái pháp tham nào đến thì chúng ta đuổi nó đi được liền, mà ngay đó thì nó không còn cám dỗ, lôi cuốn cái tâm ham muốn chúng ta được nữa.
Cho nên, vì vậy đó mà chúng ta hãy dùng cái câu pháp này mà chúng ta đuổi nó đi, không có để cho nó ở trong tâm ta nữa.
Đây Thầy nhắc lại:
“Đây là pháp tham dục. Tham dục là một pháp ác khiến cho mình khổ, người khác khổ. Vậy ta phải đoạn dứt pháp này, xa lìa pháp này trong tâm ta. Pháp tham dục này phải rời khỏi tâm ta, phải đi đi, đừng ở trong tâm ta nữa!”
Đó là mình dùng cái pháp hướng mình đuổi nó đi, mình không có để cho cái tâm tham muốn của mình luôn luôn nó ở trong đó, do đó chúng ta mới ly dục ly ác pháp được.
Vì vậy mà bắt cái pháp tham muốn này nó phải niệm Phật. Do nó niệm Phật thì nó mới không tham muốn, nó không niệm Phật thì nó đụng pháp nào chúng ta cũng khởi tham muốn hết.
Đó là cái pháp thứ nhất, bây giờ là pháp thứ hai.
(03:37) 2. Pháp tham ái
Tức là tham sắc dục đó.
Khi một pháp nào đến với tâm ta khiến cho tâm ta khởi lên tham ái: Tham ái là con đường sanh tử luân hồi, mà còn sanh tử luân hồi là còn nhiều đau khổ, đó là một pháp ác, ta lấy pháp này bắt buộc nó niệm Phật.
Các pháp đến với Phật đều không thể nào khởi lên tham ái được.
Nghĩa là lấy các pháp mà niệm Phật, thì Phật là một cái người đã diệt cái tham ái rồi, không còn cái tham ái nữa, cho nên bắt nó mà niệm Phật thì chắc chắn là nó không khởi lên được cái tham ái. Do như vậy, khi mà có cái pháp tham ái đến thì chúng ta lấy nó mà bắt nó niệm Phật.
Vậy ta lấy pháp này niệm Phật chắc chắn tâm ta sẽ không khởi lên tâm tham ái. Muốn vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm mình hằng ngày Như Lý Tác Ý:
“Pháp tham ái là một pháp cực ác, nó mang đến cho con người muôn vàn sự đau khổ sau này. Ta phải dứt và viễn ly pháp ác này. Tham ái hãy đi đi, đừng ở trong tâm ta nữa! Từ đây về sau pháp tham ái này phải dứt trừ nơi tâm ta vĩnh viễn!”
Đó là mình đặt cái pháp hướng mình nhắc nhở tâm mình một khi mà có một cái pháp ái.
Muốn nói cái pháp ái đây là một cái hình ảnh của một cô gái, của một phái nữ, nó gợi cho chúng ta sanh ra cái pháp ái trong tâm chúng ta, do đó cái pháp đó là cái pháp ái. Vì vậy khi mà gặp nó như vậy thì chúng ta bắt nó niệm Phật.
Mà bắt nó niệm Phật thì chúng ta biết rằng ông Phật không còn cái ái, vì vậy thì cái tâm ái của chúng ta ngay từ đó sẽ bị diệt đi. Cho nên, cái pháp niệm Phật nó làm cho cái tâm của chúng ta trở thành nguội lạnh mà không còn đắm đuối, không còn khởi lên những cái tham ái nữa.
(05:45) 3. Pháp tham ưu
Khi một pháp đến với tâm ta khởi lên tham ưu khiến ta buồn rầu, đau khổ, ta liền lấy pháp đó niệm Phật. Khi pháp đó niệm Phật thì tham ưu không khởi lên vì Phật không còn tham ưu.
Muốn pháp ấy niệm Phật, không có khởi lên tham ưu, ta nên trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý:
“Pháp tham ưu là pháp đem đến cho ta những ham muốn, bất toại nguyện nên ta sanh tâm sầu khổ, ưu bi. Nó là một pháp ác, không phải là pháp thiện”.
“Lấy pháp ác niệm Phật, biến pháp ác thành pháp thiện, vậy từ đây pháp tham ưu sẽ trở thành pháp không tham ưu và ta luôn luôn cảnh giác pháp tham ưu, xa lìa, từ khước, đoạn dứt pháp tham ưu trong tâm ta”.
Đó là cái câu trạch pháp để nhắc cái tâm ta xa lìa cái pháp tham ưu. Tức là lấy Pháp niệm Phật để rồi chúng ta nương vào chỗ ông Phật đó, các pháp đó mà chúng ta được cái tâm giải thoát, không còn tham ưu nữa.
(07:12) 4. Pháp tham ăn
Có một người Phật tử mang đến cúng dường cho ta một cái bánh rất là ngon và thơm khiến ta nhìn thấy ưa thích liền, ta liền sanh tâm hoan hỷ vui mừng với chiếc bánh này. Đó là một pháp ác để khiến cho ta tham ăn.
Bất kỳ món ăn khất thực nào đến với Phật, Phật không sanh tâm ưa thích, vì thế ta lấy pháp này mà niệm Phật…
Khi mình có cái tâm mà khởi lên tham đắm trong ăn uống, trong những cái món thực phẩm ăn uống thì ngay đó ta mới lấy cái pháp tham ăn này mà niệm Phật.
Phật có tham ăn không? Nếu mà nó niệm Phật thì tức là không còn tham ăn nữa, mà không còn ưa thích cái tham ăn nữa. Ăn để sống chớ không phải còn ưa thích nó.
…thì tâm ta không ưa thích.
Ngay liền mà chúng ta đem cái pháp đó mà chúng ta niệm Phật thì ngay cái gương hạnh của Đức Phật làm chúng ta tỉnh thức, làm chúng ta không còn ưa thích cái ăn ngon đó nữa, cái bánh đó nữa.
Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý:
“Pháp tham ăn là pháp chạy theo dục lạc thế gian khiến ta phải chịu thọ khổ trong biển sanh tử luân hồi.
Đó là một pháp ác, ta phải viễn ly, từ giã, đoạn dứt; thấy tất cả các thực phẩm, ăn uống là thứ thuốc trị bệnh đói. Các pháp thực phẩm là pháp bất tịnh, hôi thúi, bẩn thỉu, ghê tởm như đống rác thúi, như đống phẩn hôi, nuốt vô khỏi cổ là không còn khả hỷ, khả lạc, khả ái nữa, chỉ toàn là một thứ ảo giác gạt người ngu si mới ham thích cái ăn, thực phẩm. Từ đây, ta phải xa lìa, không chạy theo ưa thích ăn ngon nữa, giống như Phật!”
(09:25) Đó, thì chúng ta dùng cái pháp hướng này chúng ta để nhắc, để trước khi cái thực phẩm nó dễ cám dỗ chúng ta lắm, nó làm chúng ta ưa thích nó, làm chúng ta thích nó.
Do vì vậy đó mà chúng ta nỗ lực mà hằng ngày chúng ta dùng cái pháp hướng này nhắc tâm mình, để đến khi mà chúng ta thấy nó thật sự là bất tịnh, thật sự là nó không còn phải là quý báu, ngon ngọt đối với chúng ta nữa, thì lúc bấy giờ chúng ta mới xa lìa được cái ăn uống, mà đến giờ ăn thì chúng ta thấy như đó là một cái sự bắt buộc để nuôi cái bệnh đói của chúng ta mà thôi, chứ chúng ta không có thích ăn.
Còn nếu mà chúng ta không có chịu hướng tâm mà nhắc nhở như vậy thì khó mà chúng ta xa lìa được cái ăn uống của chúng ta, thấy nó là nó mắc thèm, thấy nó là nó chảy nước miếng rồi. Do vì vậy đó mà chúng ta phải nỗ lực mà tu tập cái pháp để chúng ta tránh cái tham ăn này.
Muốn được vậy, sau này mà khi chúng ta tu những cái Định Vô Lậu thì chúng ta cũng phải đặt cái niệm thực phẩm ăn uống trước mặt để chúng ta quán xét, suy tư để thấy nó là bất tịnh, thấy nó là ảo giác, cái ngon của nó, cái dục lạc của nó là cái ảo giác gạt chúng ta, làm cho những người ngu, vô minh mới ham thích.
Còn những người trí, người ta biết nó người ta không còn thích nữa đâu, người ta không có bị nó gạt nữa đâu, cho nên người ta ăn cơm với muối mà người ta vẫn thấy rằng nó khỏe hơn là ăn những đồ chiên đồ xào hoặc là ăn những cái món ngon. Càng ngon miệng bao nhiêu thì nó gây cái tai hại, cái độc ở trong thân của chúng ta bấy nhiêu.
Cho nên, từ đó mà chúng ta xa lìa được cái ăn uống của chúng ta. Cái pháp thực phẩm, về cái pháp tham ăn này nó rất khó chớ không phải dễ.
Nói là một lẽ, nhưng nếu mà chuyên tu, quyết tâm tu, thường xuyên đặt niệm thực phẩm bất tịnh trước mặt thì chúng ta mới xa lìa được nó, thường xuyên hướng tâm để mà tác ý đoạn dứt nó thì chúng ta mới được an ổn trước các pháp của thực phẩm đến với cái tâm của chúng ta mới là được thản nhiên.
Chớ không khéo thấy cái nó thèm liền, thấy cái nó muốn ăn liền, thấy cái nó muốn thích liền chớ không phải không. Lâu ngày không có ăn kẹo ăn bánh bắt đầu thấy kẹo, bánh, chè là đã thấy thích rồi.
Lâu ngày mà không có ăn cái món ăn mà mình ưa thích, như có người thì ưa sữa đặc mà lâu ngày không có ăn nó thì nay thấy sữa bắt thèm, thì đó là chúng ta còn ở trong cái ảo giác của cái ăn uống chứ chưa phải là ra khỏi.
Mà muốn được vậy thì hằng ngày chúng ta phải tu tập, đặt cái niệm để mà chúng ta tu cái Định Vô Lậu để quán xét, cái tri kiến giải thoát của chúng ta thấu suốt được “cái món ăn là bất tịnh, cái món ăn là bẩn thỉu” thì chúng ta mới dứt được cái tâm tham đắm đó, chớ còn không khéo thì chúng ta rất là tham đắm.
Đây cái pháp tham ăn này bắt nó phải niệm Phật, vì ông Phật không có tham ăn, không có thích cái ăn uống, không có chạy theo những cái dục lạc của ăn uống, không có bị cái ảo giác lường gạt, cho nên bắt cái pháp này mà niệm Phật thì chắc chắn là cái pháp này nó sẽ đối xử với chúng ta rất là tốt trên con đường tu tập.
Lấy pháp mà niệm Phật thì nó trở thành cái pháp không còn lường gạt chúng ta được nữa.
(12:45) 5. Pháp tham mặc
Ở đây là tham ăn rồi bây giờ tới tham mặc.
Có một người Phật tử may cho mình một bộ ba y với vải nhập màu vàng óng ánh, nhìn thấy bộ y là sanh tâm ưa thích ngay. Biết tâm mình đang dao động trước pháp y, ta hiểu ngay đó là một pháp đưa đến đau khổ và mất Phạm hạnh, ta liền lấy pháp đó mà niệm Phật.
Trong đời sống của Đức Phật biết bao nhiêu Phật tử cúng dường pháp y rất là tốt đẹp, nhưng Ngài nhận cho vui lòng Phật tử và cúng dường lại cho các vị Tỳ Kheo khác. Khi lấy pháp này mà niệm Phật, ta không còn sanh tâm ưa thích nữa.
Ưa thích cái y tốt y xấu nữa, miễn là mặc ấm thân và kín thân chứ không còn thấy nó là óng ánh màu vàng rất là tốt đẹp, không còn có ham thích nó nữa.
Muốn được như vậy thì hằng ngày chúng ta phải trạch pháp một câu để dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý.
Thầy nhắc lại về cái pháp y này nó cũng làm cho các thầy mê mệt nó lắm.
Trong cái câu chuyện Tây Du Ký thì có một cái vị đó có cái tủ y rất nhiều, nhưng mà thấy cái y của ông Tam Tạng óng ánh sáng lên, có hào quang lên thì ông ta lại thích thú, cho nên muốn xin ông Tam Tạng đem về cái phòng của mình để chiêm ngưỡng nó.
Nhưng không ngờ - ông cũng có ý định là muốn cướp lấy cái y đó, không ngờ là con quỷ ở bên trong cái hang đá bên hông chùa nó lại thấy cái y, nó lại còn tham hơn nữa, cho nên nó hóa gió nó hốt cái y đi mất. Còn ông ta tưởng là cái y mình còn để trong phòng, đêm nay tính đốt thầy trò Tam Tạng cho chết đi rồi mình lấy cái y.
Các thầy thấy, đó là những cái nó gợi cho chúng ta nhiều cái pháp ác đến như vậy đó. Cuối cùng thì chùa ông thầy này tiêu mất và cái y cũng chẳng còn.
Đó thì, ở đây chúng ta thấy rõ ràng là cái pháp y, cái pháp tham mặc này nó cũng là một cái điều quan trọng lắm, quan trọng cho cái người tu lắm. Nó sẽ làm cho chúng ta mất cái Phạm hạnh đi.
(15:11) Thí dụ như một cái người mặc bộ đồ rách rưới, chắp vá mà sạch sẽ, với một cái người tu sĩ như vậy thì người ta rất là kính trọng, người ta thấy đó là cái Phạm hạnh, không có xài phí.
Còn một cái người mà mặc y sáng chói rực rỡ, đeo chuỗi, đeo này kia ngồi trên cái pháp tọa thì người ta thấy rằng cái vị thầy đó chưa có Phạm hạnh, người ta không có quý trọng.
Còn một vị thầy ăn mặc rách rưới, lang thang, không có vá víu mà lại bẩn thỉu, không giặt, thì cái hạng này thuộc về cái hạng ăn xin thật sự chớ không phải là một vị thầy. Phải phân biệt được. Có nhiều người nói tui ăn mặc rách rưới, lang thang, không cần giặt dịa gì hết, áo quần hôi rình, nói là Phật thì cái điều đó là không đúng đâu.
Ông Phật thì bao giờ cũng phải sạch sẽ, cũng phải đàng hoàng, ăn mặc thì mặc dù là y vải thô và víu nhưng nó vẫn là sạch sẽ, vẫn là hẳn hòi đàng hoàng, oai nghi tế hạnh đàng hoàng.
Còn những vị thầy mà cũng chấp nhận là ăn mặc rách rưới nhưng mà lại bẩn thỉu, xốc xếch, nó không có đúng oai nghi, thì những vị thầy đó chỉ là những người mạo danh đạo Phật, không đúng oai nghi của Phật.
Cho nên, nhìn qua Phạm hạnh của người tu, cách thức ăn mặc thì chúng ta cũng nhận xét được bậc chân tu hay là bậc giả tu. Có nhiều người giả làm nghèo, làm ra cái hạnh khổ hạnh, nhưng mà cái khổ hạnh đó lại là không đúng cái hạnh của một người tu sĩ đạo Phật thì chúng ta vẫn nhận ra được.
Cái người mà lợi dưỡng, sang cả trong cái ăn mặc của một vị tu sĩ thì chúng ta biết đó cũng không phải là cái người tu mà người chạy theo dục lạc qua cái hình thức của tôn giáo mà thôi.
Đó thì, ở đây chúng ta nên trạch pháp cái câu này ra để chúng ta phá cái tâm tham đắm quần áo, y áo của chúng ta:
“Pháp tham mặc là một pháp xấu ác, làm mất Phạm hạnh của người tu, người ngoài nhìn vào chê cười phỉ báng Phật pháp. Và nếu còn sanh ưa thích mặc y áo tốt đẹp đó là ta chưa ly dục ly ác pháp được thì làm sao mà chúng ta dự vào dòng Thánh được?”
Nghĩa là cái người mà còn ưa ăn mặc tốt đẹp, còn ưa ăn mặc sang cả, còn ưa ăn mặc những cái y phục, cái y cho đẹp, thì phải nhìn thấy cái hình ảnh của vị tu sĩ đó là họ chưa có ly dục ly ác pháp.
Mà chưa ly dục ly ác pháp thì cái người tu sĩ đó chưa có dự vào dòng Thánh đâu. Mà chưa được dự vào dòng Thánh thì thử hỏi cuộc đời của họ làm sao chấm dứt được sanh tử luân hồi?
Cho nên, nhìn cái chỗ ăn mặc thì chúng ta đã biết được cái vị thầy đó, cái người tu đó có dự vào dòng Thánh hay không, tức là qua cái ăn mặc chúng ta đã nhận biết rồi.
(18:15) Chớ đừng nghĩ rằng chúng ta ăn mặc như là Bồ Tát Văn Thù, như là Bồ Tát Phổ Hiền, Đại Thế Chí hay Quan Âm, nào là ăn mặc quá, những cái hình ảnh đó ăn mặc nào trang điểm vòng hoa đủ thứ đủ loại như vậy là Bồ Tát. Thật sự nó không có đúng, hình ảnh đó nó không đúng là cái hình ảnh của một người tu sĩ Phạm hạnh của đạo Phật.
Hình ảnh đó là hình ảnh không giải thoát. Nó không có giải thoát, nó không có ly dục ly ác pháp, mà không ly dục ly ác pháp thì không bao giờ mà gọi là có thiền định gì được hết. Cái hình ảnh mà chúng ta thấy những cái tượng của các bậc Bồ Tát đó thì không có cái sự giải thoát, không có cái sự ly tất cả cái ham muốn.
“Biết vậy ta phải lìa xa pháp tham mặc, từ giã, viễn ly, sống đúng đời sống Phạm hạnh để ly dục ly ác pháp cho trọn vẹn. Pháp y tốt, y xấu phải viễn ly, nơi đây ta không chấp nhận ác pháp này!”
Nghĩa là có người thì muốn tỏ ra mình ăn mặc y xấu, thì cái người này cũng bị chấp vào cái y xấu rồi. Hiện bây giờ chúng ta có cái y chúng ta mặc từ cái tốt, từ cái mới của nó, cho đến nó cũ nó rách thì chúng ta cứ giữ để cho đến khi mà không xài được thì thôi.
Có nhiều người cái y đương tốt như thế này họ đem họ vá bên đây một miếng, bên kia họ làm như là… Họ nói là làm cho hoại sắc cái y đi, làm cho nó trở thành xấu đi, thì cái người này cũng bị chấp cái y xấu đó.
Cho nên, Thầy thấy có nhiều thầy cái áo nó chưa phải đúng là vá mà họ cũng vá bậy vá bạ để làm cho họ là người kêu là khổ hạnh, là người giữ đúng những cái Phạm hạnh, đó là những cái sai.
Bây giờ có người cúng dường mình, mình bây giờ y áo mình rách hết rồi, mình nhận cái y đó thì lẽ đương nhiên là phải mới rồi. Mới thì mình mặc một năm, hai năm, năm năm, ba năm thì nó phải cũ, nó cũ nó rách thì mặc tình đó mà vá mà mặc. Sợ tới chừng đó rồi mình đem mình ném đi, mình bỏ đi, thì cái đó là không đúng cách.
Cho nên, ở đây, cái pháp y tốt hay là y xấu chúng ta đều xa lìa cái tâm đó đi mà chúng ta hãy giữ cho đúng cái cách của một cái người tu là bây giờ nó đã rách hết thì người khác cúng dường cho mình cái y mới thì mình cứ nhận y mới mình mặc.
Chớ không phải nói bây giờ tui mặc cái y, bây giờ nó rách như thế này ai cũng khen tui là cái người Phạm hạnh đàng hoàng, mà bây giờ mặc cái y mới vô như thế này thì mất cái Phạm hạnh.
Không! Cái Phạm hạnh là do ở tâm của mình, còn cái y mà mình xài nó không phải là cái Phạm hạnh.
Mà bây giờ cái y mình chưa có ra gì hết, mình thấy nó hơi cũ cũ, mình quăng đi để mình tìm cái y mới để làm cho nó có cái vẻ đẹp, bóng láng nữa thì cái đó là cái sai.
Đó thì ở đây, Thầy muốn nói trên cái ăn mặc của một vị tu sĩ để chúng ta thấy cái pháp y mà nó đến nó không lường gạt chúng ta được, mà nó không làm cho chúng ta sai lệch cái Phạm hạnh của người tu.
Vì thế mà, chúng ta phải biết để mà thực hiện ở trên cái chỗ ăn mặc của chúng ta cho đúng cái Phạm hạnh của một cái người tu. Vì vậy lúc cái pháp y mà đến thì bắt buộc nó phải niệm Phật. Nó niệm Phật như thế nào để chúng ta quán xét lại cái hình ảnh của Đức Phật.
(21:36) Ngày xưa Đức Phật dùng cái y phấn tảo, Ngài lượm những cái giẻ rách, giẻ thây ma Ngài kết lại, sau đó người ta cúng Phật cái y thì Ngài trao cái y lại, thấy ông Ca Diếp thích cái y đó cho nên Ngài trao cho ông Ca Diếp cái y đó, Ngài cũng chấp nhận cái y mới Ngài mặc.
Rồi tuần tự tới cái y mà cũ thì Ngài cũng chắp vá lại Ngài mặc, chớ Ngài đâu có ném bỏ bậy bỏ bạ đâu! Hay là có những y khác người ta cúng rồi Ngài thấy cái y này nhục nhục, thôi cho ông A Nan đi, ông A Nan ông nói rằngổng không có nhận những cái y gì mà của Đức Phật cúng dường mà.
Thì như vậy là chúng ta đã thấy rõ trong cái đời Đức Phật thì cũng nhận cái y mới, rồi bắt đầu từ cái y mới đó nó lần lần nó cũ đi, thì chúng ta cũng vậy.
Chớ đâu phải là chúng ta tạo cho nó để cho nó cũ hoài, chúng ta lúc nào cũng mặc y cũ không, thì cái đó là cái không đúng cách, là tại vì chúng ta muốn chấp nhận cái y xấu mà để cứ mặc y xấu, đó là cái tướng của chúng ta, để mà chúng ta nói rằng đó là cái Phạm hạnh chúng ta, không phải đâu.
Có khi thí dụ như Thầy có cái y đó rách thì bây giờ Thầy làm cái tấm để Thầy trải cái chỗ nằm Thầy, thì bây giờ Thầy có cái y mới này Thầy mặc vô, mắc mớ gì Thầy lại xé nó ra rồi vá nó lại? Thì như vậy là có phải ngu không?
Như vậy là chúng ta chấp cái tướng xấu mà bỏ cái tướng tu của mình, tướng Phạm hạnh của mình. Như vậy là mình cũng lầm rồi, không có đúng cách của cái người tu, mình cũng bị pháp đó nó lôi cuốn mình bằng cách này bằng cách khác.
Cho nên, ở đây Thầy nói pháp y tốt, y xấu chúng ta cũng phải xa lìa nó, chớ không khéo thì chúng ta bị chấp nhận cái pháp ác này, nó làm cho chúng ta lệch lạc cái Phạm hạnh.
(23:16) 6. Pháp tham tiền
Bây giờ tham tiền.
Khi có người Phật tử đến cúng dường ta tiền bạc, ta liền lấy pháp này bắt nó niệm Phật.
Nghĩa là có một người đem đến để bao thơ cúng dường, không biết bao nhiêu, 100, 200 ngàn, 300 ngàn hay 500 ngàn gì đó, hay một triệu bạc đi, thì bắt đầu mình là một người tu sĩ rồi thì mình lấy cái pháp này bắt nó niệm Phật.
Vậy thì mình hỏi cái pháp tham tiền này nó niệm Phật nó có còn tham nữa không? Ông Phật có cất tiền không? Như vậy là không cất tiền. Vậy là mình đệ tử của Phật, mình có cất tiền không?
Cái pháp này nó đến đây nó ghẹo gan mình đây, nó làm cho mình ham nó đây. Vậy thì bây giờ đem cái pháp này mình niệm Phật, thì ông Phật chắc ổng không nhận đâu, mà ổng không nhận thì mình có nhận không? Chắc chắn là mình đem cái pháp này mà niệm Phật, Phật không nhận, mình phải làm đúng theo ông Phật thì mình cũng chẳng nhận cái pháp này.
Cho nên, khi mà người Phật tử họ cúng dường rồi thì mình sẽ trả lời với họ như thế nào? Tôi sẽ nhận cái lòng của Phật tử cúng dường. Vì giới luật của Phật cấm chúng tôi không có nhận tiền, chỉ nhận thực phẩm, mà trong mỗi một ngày ăn một bữa thôi chớ không có để dành, xin Phật tử hãy cất lại cái số tiền này mà gởi nuôi cho trẻ mồ côi hay hoặc là những cái người bất hạnh ở trong xã hội, giúp dùm tôi cái điều này.
Đó, thì như vậy là mình gửi lại cái số tiền đó cho Phật tử, thì như vậy là cái pháp đó nó đã niệm Phật đó. Cái pháp tham tiền đó nó niệm Phật. Cho nên, nó niệm Phật thì nó trả lại cái chủ cũ của nó mà nó không bị dính mắc, vậy cho nên mình không bị dính mắc ở trong cái pháp cất tiền.
Từ ngày tu hành theo đạo cho đến khi viên tịch, Ngài không cất giữ một đồng một xu nào trong mình cả…
Nghĩa là ông Phật khi mà ổng bỏ ổng đi tu rồi cho đến bây giờ thì ổng đi xin ăn chớ ổng không có cất tiền bạc chỗ nào hết.
…Người chỉ đi xin thực phẩm ăn mà sống. Tiền bạc đến với Người thì Người xem như là rắn độc.
(25:22) Một hôm Đức Phật và ông A Nan đi ngang qua một cái đồng ruộng, ông A Nan nhìn thấy dưới cái lỗ dựa bên bờ ruộng có một cái hũ vàng bèn gọi Phật lại nhìn. Khi Đức Phật nhìn thấy cái hũ vàng thì mới bảo ông A Nan: “Này A Nan, nó là rắn độc, ta hãy đi tránh nó đi!” Rồi thầy trò vội vàng rời xa cái chỗ hũ vàng ấy.
Đó, thì ngay đó là Phật đã thấy cái hũ vàng, cho nó là rắn độc rồi. Người mà người ta cầm tiền người ta cúng dường mình, tức là người ta đem rắn độc để cho cắn mấy ông thầy này chết chơi đó!
Thế mà mấy ông thầy lại không có sợ rắn, cho nên thấy tiền, thấy bao thơ mà để để đó, mấy ổng vội ôm vô mình hết.
Trời ơi rắn độc mà mấy ổng ôm trong mình thì thử hỏi các thầy nghĩ sao? Nó không cắn mấy ổng sao? Cho nên, Thầy thấy ông nào cũng bị nọc độc hết trơn, không có ông nào mà tránh khỏi nọc độc rắn này.
Chính ông Phật đã xác định mà, nó sẽ cắn chết mấy ổng hết. Đúng vậy, bây giờ nó cắn mấy ổng tiêu hết rồi. Cho nên, cái tiền bạc mà của Phật tử cúng dường đó là Phật tử đã đem rắn độc đến cho chúng ta.
Vì hầu hết là Phật tử, những người mà họ làm ra tiền bạc, đó là những thứ rắn độc cho nên họ luôn luôn bị nô lệ ở trên tiền bạc, họ bị sai sử ở trên tiền bạc hết. Họ muốn ăn tức là cái tiền bạc nó sai họ muốn ăn cái này muốn ăn cái kia, nó sai đủ thứ hết cho nên họ phải chạy rất là khổ. Họ làm ra đồng tiền bạc cũng rất là khổ chớ không phải dễ.
Còn chúng ta là những người tu rồi, nhìn nó là chúng ta đã biết nó là rắn độc và chính Đức Phật đã nhắc nhở chúng ta như vậy.
Lấy pháp tham tiền này mà niệm Phật thì pháp này không cám dỗ được ta nữa và ta tránh xa, xin Phật tử hãy lấy những tiền bạc này làm công việc từ thiện xã hội, có nhiều người bất hạnh ở trong thế gian này.
Do thế ta tránh xa pháp ác, ta không còn nô lệ cho tiền bạc trong cái ăn, cái mặc và xây chùa to tháp lớn nữa, ta làm chủ được tâm ta. Còn những kẻ khác thì không làm chủ được tâm, cho nên biến họ trở thành tên nô lệ trung thành của tiền bạc và tiền bạc sai họ làm việc này việc khác.
(27:42) Muốn làm chủ được tiền bạc thì phải mạnh dạn từ khước tiền bạc. Vì thế mà ta nên trạch pháp câu này để nhắc nhở tâm mình luôn luôn tác ý nó ra:
“Pháp tham tiền bạc là rắn độc, là ông chủ độc tài, đầy gian ác. Ta hãy tránh xa, từ bỏ, từ khước, không bao giờ nhận tiền bạc của ai hết. Tiền bạc hãy đi đi, ta không nhận ngươi đâu, ngươi hãy đi đi cho khỏi nơi tâm ta!”
Đó là mình phải dùng cái pháp mình đuổi tiền bạc nó đi. Vì mình bắt nó niệm Phật, Phật thấy nó như rắn thì bắt đầu bây giờ mình cũng thấy nó là như rắn, cho nên đuổi nó đi.
Còn nó không đi, mình tránh đi, đừng có ở đó, cho nên Phật tử mà bỏ đó thôi mình cũng tránh đi. Có nhiều người thì bỏ đó, sợ không biết người khác lại vô lại ôm nó đi cho nên cứ đi mà cứ ngó chừng, như vậy là sợ rắn mà còn tiếc rắn, thì cái đó không phải đâu. Cho nên, ở đây mình bỏ đi, ai có ôm thì nó cắn ráng chịu.
Còn cái này Phật tử họ cúng dường rồi họ không dám lấy, họ cúng cho quý thầy rồi thì họ không dám lấy, thôi họ bỏ đó, thì ông thầy ổng cũng không có dám lấy, ổng cũng sợ nó đó, nhưng mà ổng tiếc, sợ mất, cho nên ổng cứ đi lát ổng ngó.
Đi cho đến khi mà ổng gặp cái chú thị giả: “Mày ra ngoài đó mày ôm ba cái đó đi đi, chớ còn để đó nó mất đi.” Thì như vậy là mình cũng đi luồn cửa sau rồi, như vậy là sợ rắn chớ mà mất rắn thì cũng uổng, cho nên thấy con rắn cũng đẹp.
Cho nên, đó là những cái sai. Mà chúng ta coi chừng, nó có thể nó thu hút và cám dỗ về cái tiền bạc dữ lắm đó. Mà hầu hết là chúng ta thấy tu sĩ của mình đều bị nó nuốt trỏng hết rồi, nó cắn nọc độc nó thấm hết rồi.
Cho nên, bây giờ do mình thấy như vậy thì mình phải phòng ngừa cho mình. Một người mà quyết tu rồi thì chúng ta đừng có rớ tới nó, đừng có động tới nó. Chúng ta không có rớ đến nó, không động tới nó thì nó không sai chúng ta được gì hết.
Nghĩa là chúng ta muốn ăn mà mình không tiền làm sao ăn? Đâu có được. Cho nên, từng đó chúng ta cũng không muốn ăn. Bây giờ muốn mặc đẹp mà chúng ta không tiền làm sao mặc đẹp? Cho nên, chúng ta lại được giải thoát hết, cuối cùng thì chúng ta khỏe re.
Còn trái lại những người mà có tiền, quý thầy mà có tiền bỏ túi rồi coi chừng nó sai quý thầy tầm bậy. Tiền nhiều là nó sai quý thầy cất chùa, mà tiền khá khá nó sai quý thầy mua sắm một chiếc Dream, chạy bậy xe nó đụng mà chết đó! Nó đều rắn độc mà, nó hại quý thầy dữ lắm.
(30:17) Cho nên, ở đây, khi mà chúng ta hiểu được như vậy, chúng ta chỉ: Bây giờ mình không có tiền, mình đi ra ngoài kia, mình đi đường, mình ở đây muốn xuống thành phố. Mình ra đứng ngoài đường, thấy cái xe mà đi ngang qua mình đón, xin nó ngừng lại, mình xin cho quá giang đi về thành phố. Nó cho thì mình đi, mà không cho thì xe khác. Cứ vậy mình đứng mình chờ.
Mình là người tu sĩ đâu có vội vàng mà đến thành phố để làm gì gấp? Cho nên, từ từ mình đi, thủng thẳng. Xe nào mà nó hảo tâm được, nó cho mình được thì mình lên mình đi, mà nó không cho thì mình đứng mình đợi, rốt cuộc rồi nó cũng phải có xe nó cho mình đi.
Nó thấy sao ông thầy này đứng hoài từ hồi sáng cho tới chiều mà chưa đi được, ông thầy này chắc bộ không tiền thiệt, cho nên thôi cho ổng đi cái cho rồi. Đó thì cuối cùng mình cũng đi.
Cho nên, trên cuộc đời mà đi khất thực, lúc mà Thầy đi từ chỗ này đến chỗ khác, Thầy đón xe Thầy xin quá giang là vậy. Thậm chí như có cái người mà lái cái xe Honda đi ngang qua, Thầy đón họ: “Cho Thầy quá giang đi đến chỗ nào đó”, thì cái người đó nói: “Con đi chưa tới đó, nhưng mà con có thể đưa Thầy đi một đoạn đường từ đây đến đó được”, thì cái người đó họ cũng nhận mình, họ cũng đưa mình được một đoạn.
Thầy thấy cũng dễ thôi không có gì. Không lẽ ông thầy như thế này mà bóp cổ họ lấy xe sao họ không cho? Chớ còn lơ mơ mấy chú thanh niên mà ra đón vầy họ không dám chở đâu.
Đó là những cái tiền bạc nó rất nguy hiểm. Vì vậy mà trong giới luật của Phật cũng như giới kinh và giới bổn đều có dạy chúng ta là đừng có cất giữ tiền bạc, vì nó nguy hiểm lắm và nó đưa đến cái tai hại cho đời sống của cái người tu sĩ, mất đi những cái Phạm hạnh.
Cho nên, ở đây, chúng ta lấy cái pháp tham tiền này chúng ta bắt nó niệm Phật. Để làm gì? Để cho nó đừng có tham nữa. Do đó nó nhờ cái pháp niệm Phật như vậy thì nó hết tham, chớ còn nó không niệm Phật nó tham dữ lắm.
Hầu hết là quý thầy không có lấy pháp mà niệm Phật cho nên đụng pháp nó dính quý thầy tất cả hết, còn ở đây Thầy khôn hơn cho nên Thầy lấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp niệm Phật hết.
Chúng ta thấy từ cái chỗ tu hành của chúng ta mà chúng ta biết tu Tứ Bất Hoại Tịnh là dùng Phật pháp, bốn cái chỗ mà chúng ta tu, lấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Cho nên, bây giờ tất cả các pháp, cái pháp nào ở trong thế gian này mà xảy ra, bởi vì cái pháp gì thì chúng ta cũng lôi đầu nó niệm Phật được hết. Cho nên, chúng ta biết cái pháp nào mà lôi đến niệm Phật thì cái pháp đó đều là giải thoát hết. Do vì vậy mà đến cái chỗ lấy pháp mà niệm Phật, chúng ta thấy nó tuyệt vời, biết lấy cái pháp mà niệm Phật.
Còn nếu mà chúng ta không biết lấy cái pháp niệm Phật thì ngay đó cái tâm phàm phu của chúng ta bị dính mắc liền, không thể nào mà chúng ta giải thoát ra được.
(33:02) Cho nên, lấy pháp niệm Phật nó hóa giải được cái tâm của chúng ta. Từ đó khi mà một cái gì nó xảy đến cho chúng ta, như bây giờ có một người khác mắng mình, chửi mình, thì các thầy thấy khi mà người ta mắng mình thì rõ ràng đó là cái pháp ác rồi chớ gì? Đem những cái ngôn ngữ mắng mình đó, mình bắt nó niệm Phật đi.
Như vậy là khi bắt nó niệm Phật như vậy, ông Phật đâu có giận, thì khi mà các pháp đó niệm Phật như vậy thì tâm mình cũng đâu có giận!
Nó đã biết niệm Phật rồi, nó đã quy y Phật rồi, cho nên nó biết niệm Phật thì tức là nó phải sống theo đúng ông Phật, cho nên cái pháp đó nó trở thành là pháp thiện, cho nên chúng ta cũng không có giận hờn nữa.
Chớ còn không khéo người ta mắng mình, mình tức mình chửi người ta lại đó, thì do đó cái pháp đó nó trở thành pháp ác luôn mà nó không còn thiện.
Cho nên, khi mà có người đến họ chửi mình, họ nói mình chó hay trâu đi, hay họ chửi mình đồ ngu đi, thì bắt đầu lấy cái pháp đồ ngu này mình niệm Phật đi, lấy cái pháp chó này cho nó niệm Phật đi, thì chó nó cũng thành Phật được chớ đâu phải không? Cho nên, bắt nó niệm Phật.
Vì cuối cùng cái pháp niệm Phật thì cái tâm mình nó không thành chó, phải không? Cho nên, do đó mình không có giận nữa. Nó niệm Phật thì nó thành Phật rồi, nó đâu có thành chó nữa mà nó giận? Cho nên, cuối cùng thì mình giải thoát. Đó.
Cho nên, ở đây Thầy nói đến cái chỗ hồi nãy, hồi đầu đó, mình học mình lấy cái thân mình niệm Phật, thân Phật sao thì cái thân mình niệm Phật nó phải giống vậy. Đó là hai cái đó, các con thấy nó rõ ràng.
Bây giờ đến cái thọ. Trước cái thọ Đức Phật tâm đâu có dao động, cho nên bắt cái thọ mình niệm Phật, thì cái tâm mình nó cũng không có dao động, cho nên mình cũng được giải thoát.
Cho nên, bây giờ mình bắt cái tâm của mình niệm Phật, thì cái tâm của mình với cái tâm Phật nó phải giống như thế nào, cho nên nó cũng thoát, nó cũng không có đau khổ.
Bây giờ mình bắt các pháp nó đang…, mình sống bao vây ở trong các pháp, cái pháp thiện, pháp ác, đủ pháp hết nó bao vây mình, do đó mà hở cái pháp nào ra mình lôi đầu nó vô niệm Phật, quy y Phật hết, cuối cùng thì pháp nào cũng giải thoát hết.
Bởi vì nó có nhờ ông Phật nó giải thoát. Cho nên, mình biết lấy cái chỗ Tam Quy này làm cái gốc, cho nên mình lôi nó vô niệm Phật hết, vì vậy mà cuối cùng thì cái tâm mình giải thoát, phải không? Cho nên, mình ly dục ly ác pháp rất là rõ ràng và cụ thể, cho nên mình được hoàn toàn giải thoát. Đó các con thấy chưa?
Cho nên, vì vậy mà Thầy dạy không phải lấy miệng niệm Phật mà lấy ý niệm Phật, mà lấy các pháp niệm Phật. Các con hiểu chưa? Nó có niệm không? Bởi vì ông Phật pháp gì đến tâm ổng đâu có động, cho nên pháp nào đến ổng cũng giải thoát hết. Vì vậy đó mà mình bắt nó niệm Phật thì tâm mình nó cũng bất động, nó cũng giải thoát hết.
Cho nên, ở đây, từ cái tham y, rồi từ cái tham tiền, cho đến tham ăn, rồi cho đến tham ưu, tham ái, cho đến cái tham dục, tất cả những cái này đều bắt nó niệm Phật trước hết.
Đây là Thầy kê ra một cái số để chúng ta biết các pháp, chớ nó vô lượng pháp lận mà. Nó vô lượng pháp chớ đâu phải ít pháp, nó nhiều pháp lắm, biết nó xảy đến cho mình cái pháp nào đâu, nhưng mà hễ cái pháp nào đến là mình cứ lôi nó niệm Phật.
(36:10) Thiện mình cũng bắt nó niệm Phật mà ác cũng niệm Phật luôn. Hễ cái thằng lành nó niệm Phật dễ hơn mà cái thằng ác thì nó niệm Phật khó hơn, nhưng mà bắt nó phải quy y Phật hết, cho nó niệm hết.
Vô đó mình lấy ông Phật trước cho nó niệm, sau đó mình bắt nó, mình cũng lấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp niệm Pháp.
Bởi vì Pháp là những cái… cũng như bây giờ đó, cái Pháp của Phật thì Tứ Niệm Xứ nè, rồi Tứ Thiền nè, rồi Tứ Chánh Cần nè, rồi Tứ Như Ý Túc nè, tất cả những cái pháp đó đều là mình lôi đầu các pháp vô, niệm hết.
Thân mình cũng niệm, rồi Tâm mình cũng niệm, Thọ mình cũng niệm, do đó mình tùy theo các pháp đó mình cũng giải thoát hết. Đó là bắt đầu Thân, Thọ, Tâm, Pháp niệm Pháp.
Rồi Thân, Thọ, Tâm, Pháp niệm Tăng. Tới niệm Tăng, Thầy kê ra những cái hạnh của các vị Thánh Tăng ngày xưa, như ông Xá Lợi Phất ông tu như thế nào, cái hạnh ông tu làm sao, ông Mục Kiền Liên tu như thế nào.
Do đó bây giờ mình lấy cái thân của mình phải tu, phải giống như các bậc Thánh Tăng đó, rồi cái tâm của mình phải tu như thế nào để giống các bậc Thánh Tăng đó, rồi cái thọ của mình như thế nào để đối với các vị Thánh Tăng đó, rồi các pháp mà niệm Tăng thì phải niệm như thế nào?
Thì do đó hoàn toàn là mình - nội trong Tứ Bất Hoại Tịnh mình tu xong là mình thấy cũng giải thoát rồi, cũng thành tựu rồi chứ đừng có nói tu gì nhiều nữa, nó cũng đầy đủ hết rồi.
Cho nên, từ đó chúng ta mới thấy rằng cái lòng tin của chúng ta đối với đạo Phật tuyệt vời, không bao giờ mà chúng ta thối tâm hết, cho nên gọi là Tín Lực. Mà Tín Lực là Tứ Bất Hoại Tịnh, phải không? Mà Tứ Bất Hoại Tịnh là bắt các pháp Thân, Thọ, Tâm, Pháp niệm Phật hết, thì do đó là giải thoát hoàn toàn.
Đó, chúng ta tu chúng ta thấy cái kết quả càng ngày, càng lúc càng rõ ràng và đem đến cho chúng ta thấy cái sự giải thoát rất là rõ.
Vậy thì Thầy dạy các con một pháp thôi mà các con nỗ lực tu là các con cũng đã đến giải thoát hoàn toàn rồi chớ chưa nói là dạy hết các pháp của Phật đâu. Nội lấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp niệm Phật là đã thấy kết quả rồi.
Mà lấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp, rồi giải thích cái Pháp, cái Pháp như thế nào mà lấy cái Thân của mình tùy theo cái Pháp, cho nên Phật nói tùy pháp đó. Tùy pháp là sống nương theo cái pháp, cho nên do đó mình lấy cái Thân của mình để niệm Pháp, lấy cái Tâm của mình để niệm Pháp, lấy cái Thọ của mình để niệm Pháp, lấy các Pháp để niệm Pháp.
Đó, thì như vậy chúng ta biết được cái Tứ Bất Hoại Tịnh nó vi diệu và nó rất là siêu ở trong cái sự tu tập. Mà chỉ có Tam Quy, ba cái giới mà chúng ta đã thọ: Phật, Pháp, Tăng và đồng thời cái giới bổn mà chúng ta đã học, thì chúng ta nêu lên những cái đó để mà chúng ta niệm nó, thì như vậy chúng ta làm sao không giải thoát!
Đó, hôm nay thì quý thầy đã thấy cái đầu tiên mà Thầy dạy quá cụ thể rồi, bây giờ tới Pháp. Nghe nói Pháp niệm Phật thì người ta không biết nó niệm làm sao đây, cái Pháp làm sao niệm? Nhưng bây giờ thì quý thầy đã biết Pháp niệm Phật rồi.
Đó, cho nên Pháp niệm Phật tức là pháp đến với mình, mà cái pháp đã niệm Phật thì cái pháp đó nó không có còn chướng ngại ở trong tâm của mình nữa, nó làm cho cái tâm mình không còn bị dao động. Vì lấy cái pháp đó buộc nó phải niệm Phật, mà cái pháp đến với Phật Phật không có dao động thì đến với mình mình cũng không dao động, cho nên mình giải thoát.
Đó thì, hôm nay các thầy đã hiểu được Pháp niệm Phật rồi, đã hiểu Thân niệm Phật, đã hiểu Thọ niệm Phật, đã hiểu Tâm niệm Phật, bây giờ tới hiểu Pháp niệm Phật rồi. Cái pháp thứ sáu là pháp tham tiền niệm Phật, bây giờ cái pháp tham ngủ niệm Phật.
(39:38) Bây giờ tới cái pháp tham ngủ, coi vậy chớ nó không phải dễ đâu.
Pháp tham ngủ là một pháp ngu si, mê muội, lười biếng. Khi gặp pháp nơi thân ta…
Bây giờ cái pháp đó nó đến, nó làm cho mình lười biếng, buồn ngủ, gục tới gục lui, đi đứng thiếu điều muốn té, nó ngủ ở trong bụng mình rồi, đó là cái pháp nó đến đó.
Vậy mình lôi cái đầu nó đi niệm Phật đi cho nó sáng ra chớ còn không khéo…, rồi đây quý thầy lôi cái Pháp niệm Phật, chớ không phải lôi cái đầu của mình niệm Phật, hay hoặc là mình đến mình lạy Phật lia lịa cho nó hết, không phải đâu. Đây quý thầy nghe chúng ta lôi nó đi niệm Phật đây:
…ta lấy nó mà niệm Phật. Ngày đêm Phật tỉnh thức…
Bởi vì mình muốn cái pháp nó niệm Phật thì mình phải xét ông Phật coi, mình xem ông Phật có buồn ngủ không, ổng có bị hôn trầm, ông có gật tới gật lui không? Chắc chắn là ông Phật không có chơi cái chuyện đó rồi, như vậy thì chúng ta mới lôi nó đi niệm Phật được.
Ngày đêm Phật tỉnh thức, không bao giờ có như kẻ phàm phu, do thế mà bắt pháp này niệm Phật, ta phải đi kinh hành như Phật.
Mình thấy trong cái đời sống của Đức Phật là ông Phật ổng đi kinh hành nhiều chớ đâu phải ổng đi kinh hành ít. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai:
Phải tập tỉnh thức như Phật.
Mình phải tập như thế nào, mà Phật đã dạy mình tu tỉnh thức thì do đó nó mới tỉnh chớ còn mình không chịu tu tập tỉnh thức thì làm sao cho mình tỉnh được? Do đó mình phải tập như Phật.
Ta phải tập tỉnh thức trong giấc ngủ.
Bởi vì mình thấy ông Phật ổng nằm kiết tường nè, ổng ngủ cái ổng đặt cái niệm trước mặt, ổng nằm đó cái tâm ổng biết cái niệm rõ ràng và đồng thời cái thân ổng ngủ queo đó à mà cái tâm ổng hoàn toàn tỉnh thức đó. Cho nên, cuối cùng hết nửa đêm ổng dậy thì ổng bắt đầu ngồi thiền hoặc đi kinh hành.
Hoàn toàn ông Phật, cái hành động mà mình sống mình thấy ông Phật rõ ràng là ổng không có ngủ gà ngủ gật, không có ham ngủ như mình. Đó là những cái mà mình đã thấy rất rõ ràng rồi, như vậy thì mình phải bắt cái pháp buồn ngủ này nó phải niệm Phật.
Mà bắt cái pháp buồn ngủ này nó niệm Phật thì tức là chúng ta phải tu tỉnh thức nè. Chúng ta phải đi kinh hành nhiều như Phật nè. Chúng ta phải nằm kiết tường nè, rồi tu tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ nè, như Thầy đã dạy, thì như vậy là mình mới bắt nó niệm Phật được.
Chớ còn nếu mà mình không có tu tập như vậy làm sao mình bắt nó niệm Phật được? Cho nên, mình cứ buồn ngủ, cứ lừ đừ, cứ lười biếng thì như vậy là càng lúc càng mê muội, không có bao giờ mà tỉnh thức được.
(42:08) Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm mình Như Lý Tác Ý:
Như Thầy đã dạy cho quý thầy đó, khi mà chúng ta tu tỉnh thức thì chúng ta phải dùng cái pháp hướng tỉnh thức như thế nào.
Đi kinh hành mà tỉnh thức, khi mà chúng ta dùng Tứ Vô Lượng Tâm, dùng tâm từ mà chúng ta tu hành, ở trên cái tỉnh thức bằng cái tâm từ, thì chúng ta đi nhìn để tránh không có đạp loài côn trùng, đó là cũng tu tỉnh thức đó.
Nhưng mà chúng ta đi kinh hành để mà chúng ta thư giãn thì nó lại khác. Nó tỉnh thức ở trong cái thư giãn của nó lại khác. Chớ nếu mà chúng ta tu tỉnh thức ở trong cái hành động mà áp dụng qua cái thư giãn thì nó lại sai.
Cũng như chúng ta tu cái tỉnh thức ở trong cái Tứ Vô Lượng Tâm, tâm từ để nhìn xuống chân mà đi mà tránh không có đạp loài côn trùng giết hại chúng đó, thì nó lại khác hơn là tỉnh thức chánh niệm trong hành động của chúng ta làm hằng ngày.
Cho nên, mỗi mỗi nó đều có một cái riêng biệt riêng, mà quý thầy muốn tu tập cho đúng thì phải hỏi lại cho kỹ từng cái hành động đó, để mà mỗi khi chúng ta tu cái nào nó có cái nấy, nó đem đến cái kết quả của cái sự tu tập đó.
Rồi tỉnh thức ở trong giấc ngủ, khi nằm xuống phải đặt cái niệm như thế nào để mà tỉnh thức ở trong giấc ngủ, thì quý thầy phải hỏi cách thức cho rõ rồi quý thầy tập luyện nó mới đạt được, như vậy nó mới phá được cái pháp hôn trầm, cái pháp thùy miên này, cái pháp si mê này.
Đó vì vậy cho nên ở đây chúng ta trạch cái pháp để mà chúng ta nhắc nhở mình, để cho mình phá đi cái pháp tham ngủ:
“Pháp tham ngủ là pháp vô minh, si mê. Người đệ tử của Phật phải quyết tâm xa lìa pháp này vĩnh viễn, từ khước và chiến thắng pháp này, không để ở trong thân tâm ta nữa.
Pháp tham ngủ là một pháp cực ác với người tu sĩ của đạo Phật. Từ đây pháp này hãy đi đi, không được ở trong tâm ta nữa! Pháp tham ngủ phải lìa xa thân tâm ta, phải đi đi, không được ở đây!”
(44:09) Đó chúng ta dùng cái pháp hướng mà nhắc nhở như vậy. Để làm gì? Chưa chắc chúng ta dùng như vậy đã là đủ đâu. Cho nên, khi nhắc như vậy để làm cho chúng ta phải tìm mọi cách mà phá nó, bằng cách là chúng ta đi kinh hành nè, bằng cách là chúng ta phải chạy lúp xúp nè, hay chạy một chỗ nè.
Khi mà bị buồn ngủ quá thì bắt đầu chúng ta phải chạy một chỗ, tức là chạy cái chân chúng ta giở lên giở xuống cho nó cao như Thầy đã giảng như vậy, để cho quý thầy phá cho thật sạch. Từ đó quý thầy giữ gìn giờ giấc nghiêm chỉnh giờ nào ra giờ nấy thì cái buồn ngủ này nó sẽ mất đi.
Còn nếu giờ giấc mà nó không nghiêm chỉnh thì muôn đời quý thầy cũng không bao giờ phá được cái hôn trầm buồn ngủ này được đâu. Cho nên, giờ nào ra giờ nấy thì nó mới phá sạch, mà giờ này nó lộn qua giờ kia, nó trật qua năm phút, mười phút thì quý thầy cũng không phá sạch nó đâu.
Đó là cái chỗ mà quý thầy cần phải tu tập cho nó đúng cách. Chớ còn nếu mà không đúng cách thì cái pháp ngu si, cái pháp mê ngủ này khó mà quý thầy thắng lắm.
Cho nên, muốn lôi cái pháp này niệm Phật thì chúng ta phải quán xét lại cái thân Phật, quán xét lại coi ông Phật có tỉnh táo hay không. Mà ông Phật luôn luôn tỉnh táo như vậy thì chúng ta phải noi theo cái gương của ông Phật mà chúng ta phải tu tập, phải rèn luyện mình, thì tức là chúng ta bắt cái pháp ham ngủ của chúng ta nó niệm Phật đó. Các thầy hiểu chớ?
Nghĩa là bây giờ mình coi cái gương hạnh của ông Phật, sao ổng không có ham ngủ mà mình bây giờ lại có cái pháp ham ngủ này? Cho nên, bắt cái pháp này nó niệm Phật thì bắt buộc nó phải sống, nó làm đúng cách như ông Phật, thì tức là nó đã niệm Phật, cái pháp ham ngủ nó niệm Phật. Mà nó niệm Phật thì tức là nó sẽ không ham ngủ nữa.
Đó thì như vậy là lấy Pháp mà niệm Phật, cho nên ở trong tâm chúng ta có một cái pháp gì thì chúng ta mau mau lấy cái pháp đó mà niệm Phật. Mà niệm Phật thì tức là phải theo gương hạnh của ông Phật, vì vậy mà cuối cùng thì chúng ta mới thắng được các cái pháp đó.
(46:04) 8. Pháp tham danh
Cái pháp này là cái pháp tham danh.
Danh là một pháp khiến cho người ta ham mê, thích thú, hãnh diện. Dù ít dù nhiều con người dễ bị pháp danh lôi cuốn và cám dỗ khiến cho họ lạc mất đường tu hành giải thoát, trở lại đắm chìm trong biển khổ sanh tử luân hồi mà họ không hay biết.
Nghĩa là chúng ta phải thấy rõ ràng là cái pháp danh này rất là độc. Nghĩa là thường thường người ta hay chạy theo cái danh lắm chớ không phải không đâu.
Hầu hết tu sĩ hiện giờ đang sống trong biển danh lợi, họ là những người đáng thương cho cái kiếp sống tu hành của họ, gặp ngay pháp danh họ đều quỵ ngã trên đó.
Nghĩa là bây giờ chúng ta là những người tu sĩ phải không, bắt đầu đi học có cấp bằng cử nhân nè, rồi bắt đầu có cấp bằng tiến sĩ nè, đó là những cái danh làm chúng ta cứ mê mệt ở trên đó, rồi lấy cái cấp bằng đó đi giảng dạy làm cho người ta… hễ để tên cái tác phẩm nào đó thì đây là tiến sĩ gì đủ thứ hết, để cái danh đó để cho người ta thấy mình có cái ngon lành hiểu biết như vậy đó.
Tất cả những cái đó là chúng ta đã quỵ ngã ở trên cái danh đó mà không thấy được con đường giải thoát của mình.
Rồi lấy cái chỗ kiến giải, chỗ học thức của mình ở trên cái danh đó đem ra dạy người ta, trong khi đó mình chẳng ra ôn gì hết, giải thoát chẳng ra cái thứ gì hết, mà cuối cùng thì cứ dạy người ta như thế này như thế khác.
Thì thử hỏi cái đó là cái giả danh của họ, nó đưa họ đi đến con đường sanh tử luân hồi mãi mãi mà không bao giờ dứt.
Gặp pháp này ta bắt nó niệm Phật liền.
Nghĩa là khi mà chúng ta mới có học trường cơ bản Phật học thì chúng ta dự định lên trên Vạn Hạnh để mà học, để mà thi cử nhân, thì bắt đầu đó là cái danh rồi đó, chúng ta hãy dẹp nó xuống đi, đập nó xuống đi, bắt nó niệm Phật đi, thì do đó nó mới dứt đi
Chớ còn không khéo nó chạy nữa, nó chạy rồi đây nó đi qua bên Ấn Độ để nó học lấy tiến sĩ nữa. Nó chưa có ở Việt Nam đủ đâu, nó còn đi nữa, nếu mà có đủ duyên thì nó chạy tới bển nữa.
(48:18) Mà nó chạy tới bển nó có phải là chạy tới bên đó để giải thoát đâu, nó chạy tới bển nó mang cấp bằng tiến sĩ để về nó lòe thiên hạ chơi chớ có làm cái thứ gì. Nó cũng đau, nó rên cũng hì hì, rồi nó cũng đủ thứ khổ của nó chớ nó đâu có cái gì mà giải thoát?
Cho nên, ở đây thật sự ra đó là cái danh, mà cái danh đó nó làm cho biết bao nhiêu người chết.
Gặp pháp này ta bắt nó niệm Phật. Phật thì danh lợi đã xả hết rồi, nên khi pháp này niệm Phật thì tâm Phật bất động trước nó, do thế tâm ta cũng bất động, không bị pháp danh xỏ mũi.
Nghĩa là khi mà chúng ta biết nó rồi thì cái danh không có thể xỏ mũi chúng ta được, nó không dắt chúng ta được.
Vì thế thấy nó mà ta đã từ khước, ta đã từ giã không có sống gần nó. Ví như có…
Bây giờ chúng ta thấy như thế này nè, bây giờ chúng ta thấy rất rõ, gần đây thì quý thầy cũng thấy rất rõ. Có một cái số người Phật tử người ta đến gặp Thầy, người ta mời Thầy, người ta nói:
Con xin Thầy là con sẽ xin phép tắc cho Thầy để mà Thầy đi tham quan ở bên Mỹ, bên Pháp, hay hoặc Úc, để cho Thầy đi từ nước này đến nước khác. Thầy chịu khó Thầy đi thăm Phật tử Việt Nam của mình ở trên các nước đó rồi Thầy sẽ giảng cho họ về Bốn Thiền hoặc là về Tứ Như Ý Túc, vì hầu như là họ muốn nghe những cái điều này lắm, nhưng mà không có người nào giảng như Thầy hết.
Chúng con hoàn toàn chịu hết, tiền bạc hao tốn gì chúng con chịu hết cho Thầy, miễn Thầy bằng lòng là chúng con lo giấy tờ, tất cả mọi điều kiện thủ tục, chỉ có tới ngày đó là chúng con đến rước Thầy đi thôi.
Cái đó có phải là cái danh không? Cái danh rất lớn đó chớ không phải ít đâu.
Gần đây thì Phật tử miền Bắc, ở Hà Nội thì cũng có cái tâm thành cầu khẩn Thầy về thăm Hà Nội một chuyến, nhưng Thầy cũng từ khước. Người ta đã tha thiết đối với Thầy rất nhiều Thầy vẫn từ khước.
Đó là Thầy thấy đó là những cái danh, nhưng mà cái danh đó không có phải làm cho Thầy giải thoát đâu, Thầy không bao giờ mà chấp nhận, đón nhận cái điều đó đâu.
Đây là Thầy nói đây, trước mặt quý Phật tử ở miền Bắc, quý thầy ở miền Bắc, quý thầy biết rằng quý thầy có cái tâm tha thiết mời Thầy về đó thăm và cái sự hao tốn tất cả mọi cái quý vị đều đài thọ hết, cả Phật tử miền Bắc đều là đài thọ. Họ chỉ chờ đón Thầy ở trên phi trường hay hoặc là ở trên xe mà bước xuống là họ đã đón rước Thầy hẳn hòi đàng hoàng.
(51:10) Nhưng Thầy vẫn từ khước. Vì đó là tạo cho mình cái danh. Xưa Đức Phật từng dạy cái vị Tỳ Kheo: Quý thầy khi nào mà có danh, có lợi, có sự cung kính thì quý thầy hãy ẩn bóng đi. Đức Phật đã dạy như vậy.
Cho nên, Thầy thấy trong cái thời gian gần đây thì có một số Phật tử người Hoa cũng như là Việt kiều Việt Nam mình ở ngoại quốc họ về đây thăm Thầy.
Sau khi được thăm Thầy, được hỏi qua, được xin Thầy những cái bài pháp, được hỏi qua những cái về thiền định được Thầy trả lời và đồng thời họ chấp nhận qua những cái thực tế và cụ thể ở trên cái bước đường mà dạy đạo, thiền định rất là rõ ràng. Cho nên họ sẵn sàng mời Thầy để đi qua Mỹ, rồi qua Pháp, qua Úc hoặc là qua các nước ở trên cái thế giới này.
Nhưng mà Thầy vẫn từ chối. Thầy nói Thầy chưa có đủ duyên đâu, quý Phật tử có lòng như vậy thì Thầy rất là biết ơn, nhưng đối với Thầy thì bây giờ tuổi già sức yếu rồi, Thầy không có còn muốn đi đâu nữa hết.
Nghĩa là Thầy muốn là ở đây chỉ dẫn dắt một vài người người ta tu hành cho được, đó là một cái điều quý của Thầy thôi. Làm sao cho người ta tu cho có kết quả, được làm chủ sự sanh tử luân hồi, trong cái sức thiền định của mình, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Đó là cái điều ước vọng của Thầy.
Chớ còn cái mà đi sang Mỹ để mà diễn thuyết mà giảng Bốn Thiền, Tứ Như Ý Túc đồ, thì chắc chắn là Thầy chưa có đủ duyên, chừng nào có đủ duyên Thầy sẽ hứa, còn bây giờ Thầy không có đủ duyên.
Cũng như gần đây Phật tử miền Bắc mời Thầy về ngoài đó Thầy cũng vậy, Thầy cũng nói chưa có đủ duyên và bây giờ là lúc Thầy ẩn bóng rồi. Thầy chờ có đủ duyên thì Thầy mới đến Thầy thăm, chớ còn bây giờ thì Thầy chưa có đủ duyên cho nên Thầy không có thăm.
Nhưng mà Thầy nhớ lời Phật dạy thì khi một người tu sĩ có danh, có lợi, có cái sự cung kính, đảnh lễ thì hãy ẩn bóng. Cho nên Thầy thấy lúc này là cái lúc nó đã đủ những cái duyên mà có thể người ta cung kính, người ta cúng dường mình, người ta đảnh lễ mình.
Mà nếu mình đi ra mình nói, mình giảng thuyết về các pháp thiền định từ Sơ Thiền đến Bốn Thiền, cách thức từ lâu người ta chưa từng bao giờ nghe mà bây giờ người ta nghe như vậy thì người ta thấy quá thích thú rồi và quá thích thú thì danh của mình nó quá lớn.
Về lợi, chắc chắn là một chuyến đi ở các nước ngoại quốc về, khi nghe Thầy nói về thiền, Bốn Thiền, dạy họ về Bốn Thiền, cách thức tu tập như vậy và nói về Tứ Như Ý Túc - thường thường hầu hết là chưa từng ai dạy về Tứ Như Ý Túc mà Thầy đã dám dạy về Tứ Như Ý Túc, thì quý thầy đã hiểu biết rằng khi mà giảng dạy như vậy rồi thì khi mà Thầy trở về nước chắc chắn là Thầy phải gởi máy bay nó chở tiền về.
(54:15) Bởi vì họ cúng dường Thầy cũng nhiều lắm chớ không phải ít đâu. Thầy thấy đó là lợi, nhưng mà lợi để làm gì đây? Để làm gì, có phải là Thầy về cất chùa không?
Hay là Thầy để Thầy đem về Thầy làm việc từ thiện xã hội? Nếu làm việc từ thiện xã hội thì Thầy cũng nói đó là cái sự an ủi một phần nhỏ chớ không phải là làm một cái việc lớn.
Tại sao vậy? Tại gì cái nhân quả của cái con người đã tạo ác thì họ phải thọ lấy cái quả khổ đó, mà Thầy đem cái chỗ danh lợi này Thầy đem về để xoa dịu cái sự đau khổ của họ trong nhân quả của họ thì lại làm họ khổ thêm chớ chưa chắc đã là hết.
Mà nếu muốn cho họ được hết cái sự đau khổ, muốn cho hết cái sự đau khổ, cái nỗi bất hạnh trong xã hội này thì chỉ có đem cái Đạo Đức Nhân Quả dạy họ mà thôi. Rồi tự bàn tay của họ, tự cái đầu óc của họ, họ làm một cái điều thiện thì họ mang đến cái sự hạnh phúc cho họ.
Chớ còn bây giờ mà đem tiền cho họ cũng như là làm cho họ thêm cái nợ chớ đâu có bao giờ họ hết, thì tức là họ sẽ còn khổ nữa, chứ không bao giờ hết. Bởi vì do nhân quả họ mà họ phải gặt hái cái những đau khổ đó.
Mà bây giờ muốn cho họ thoát khỏi cái sự đó thì chỉ có đem cái Đạo Đức Nhân Quả dạy cho họ. Họ biết đường đi của Đạo Đức Nhân Quả, họ không làm cái điều ác nữa thì tự nhiên họ sẽ hết khổ. Chớ không bao giờ ai mà đem tiền bạc đó cho họ hết khổ.
Khi mà Thầy mang tiền bạc về làm như vậy thì cái danh của Thầy ở trong đất nước này: Một nhà từ thiện, đại từ thiện, phải không? Có gì hơn? Cái danh từ đó lại là còn làm cho Thầy mang một cái danh nữa, nó cũng chẳng có cái hay ho gì hết.
Cho nên, Thầy nghĩ rằng cái trung tâm an dưỡng từ thiện ra đời không có nghĩa là biến thành, trở thành một cái nhà từ thiện, đại từ thiện, mà cái trung tâm an dưỡng ra đời cái mục đích của nó là đem vào để cho người ta được nghỉ ngơi ở tại cái trung tâm đó, mà đem cái Đạo Đức Nhân Quả mà dạy cho họ, để làm cho tự bàn tay của họ họ giải cứu được cái đời sống của họ. Họ được hạnh phúc an vui, làm cho xã hội có trật tự an ninh, không còn tham lam trộm cắp, không còn làm một cái điều ác, thì cái đó là cái mục đích chớ không phải để biến Thầy trở thành một cái người đại từ thiện.
Các thầy hiểu như vậy mới biết. Nếu mà đại từ thiện thì Thầy chỉ cần đi sang ra ngoại quốc như thế này, đem Bốn Thiền mà Thầy giảng thì ai lại không thấy được cái điều đó?
Nếu mà cái điều kiện thuận tiện nữa, mà muốn làm tiền ra nữa và cũng muốn danh hơn nữa, cao hơn nữa, Thầy chỉ cần nhập định cho ở ngoại quốc người ta đem máy móc người ta đo Thầy, thấy lúc bấy giờ Thầy chẳng có thở, chẳng có gì hết, cơ thể Thầy không hoạt động, thì họ đã tuyên bố rầm rộ trên thế gian này, thì ở ngoại quốc không những là người Việt mình cúng dường mà cả những người bản xứ ở tại nước đó họ cũng đem đến cúng dường, họ thấy Thầy như là Phật rồi đó.
(57:14) Thì như vậy là bao nhiêu tiền mà Thầy đổ Thầy nuôi dân Việt Nam, có được không? Nhưng mà Thầy thấy điều đó làm cho khổ dân Việt Nam mình thêm, nợ nần của mấy người đó còn hơn nữa, cho nên Thầy chẳng có làm cái điều đó, vì vậy mà Thầy từ giã, từ khước trên cái vấn đề đó.
Thì các thầy biết rằng bây giờ Thầy đã giảng thiền giảng đạo mà quý thầy đã nghe nó thực tế và cụ thể, không còn ai mà giảng hơn cái chỗ này nữa. Không phải là Thầy tự ca ngợi về mình, mà bằng chứng là quý thầy đã trực tiếp nghe lời Thầy giảng về Bốn Thiền và Thầy chưa giảng về Tứ Như Ý Túc.
Thầy giảng về Tứ Như Ý Túc Thầy sẽ nói cái trạng thái nào mà quý thầy muốn nó như thế nào là đạt được cái ý muốn đó, thì quý thầy mới thấy là thực tế của đạo Phật đâu phải là cái chuyện tầm thường mà nói chuyện thường, mà lý giải ở trong cái chữ nghĩa được, mà đây là cả một cái công trình, cả một cái sự tu tập chớ đâu phải là một cái chuyện thường được.
Cho nên, ở đây các thầy thấy đi đến cái chỗ pháp tham danh này, lấy Thầy để cho quý thầy thấy rằng Thầy không bao giờ tham danh. Ba lần núp sau lưng Hòa thượng để xây dựng Phật pháp, để làm cho sáng tỏ Phật pháp lên, ba lần ẩn bóng, không để cho ai biết tên tuổi mình. Thế mà ba lần không được, đành phải chịu.
Hôm nay Thầy còn gì mà Thầy còn ham danh nữa mà Thầy ở đây? Cho nên, khi giáo án mà Thầy viết ra rồi thì đừng hòng có người nào tìm gặp Thầy được, Thầy sẽ ra đi vĩnh viễn. Và từng đó còn đủ duyên thì quý Thầy còn gặp Thầy trong một vài năm, hết duyên rồi thì Thầy chỉ nhập diệt trong rừng trong núi, ai biết Thầy là ai!
Cho nên, đối với Thầy thì danh, lợi và sự cung kính Thầy trả lại cho tất cả mọi người hết. Thầy chỉ là con người bình thường như bao nhiêu con người khác, không có còn chấp danh chấp lợi nữa, sống an vui với đời sống của một người làm hết bổn phận của mình, trong một cái thời điểm của mình, trong một cái thời đại Phật giáo của mình, làm hết bổn phận của mình, không vì danh vì lợi, chỉ muốn mình trở thành một viên đá, một viên gạch để mà xây dựng lại cái nhà của Phật giáo, để làm cho cái nhà Phật giáo được tốt đẹp và sáng sủa hơn.
(59:17) Hôm nay cái giáo án ra đời cũng là mục đích đó mà thôi. Đó thì Thầy nói để cho quý thầy thấy rõ.
Cái sự từ giã không đi về thăm Hà Nội cũng vậy. Thầy cũng biết rằng Thầy cũng chưa từng bao giờ đến Hà Nội lần nào, Thầy cũng biết rằng những phong cảnh hữu tình, núi non ở đó rất là đẹp, nơi lý tưởng cho những người tu hành, nhưng Thầy cũng từ giã, không bao giờ về thăm là tại vì Thầy không đón danh đón lợi nữa.
Lời dạy này có một giá trị rất lớn đối với đạo Phật. Nếu toàn cả tu sĩ của đạo Phật ẩn bóng, tránh danh lợi thì đạo Phật ngày nay biết bao nhiêu người làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi và đạo Phật sáng chói huy hoàng hơn tất cả các tôn giáo khác trên hành tinh này. Người tu sĩ đạo Phật dám từ giã danh lợi, đối với đời sống thiểu dục tri túc thì không có một tu sĩ tôn giáo nào hơn được, giải thoát hơn được.
Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý:
“Pháp tham danh là một pháp cực ác cám dỗ tu sĩ xa lìa Phạm hạnh, xa lìa con đường giải thoát. Pháp này dẫn dắt những tu sĩ háo danh háo lợi đi dần xuống địa ngục, thọ biết bao tai ương, khổ não đời này sang đời khác. Những tu sĩ hiện tại đang phá hủy giáo pháp và giới luật của Đức Phật, họ đang xuống dốc theo đà dục lạc thế gian.
Biết vậy ta hãy ngăn ngừa nó và tận diệt nó để không dính mắc nơi tâm ta, để ta thật sự đi trên con đường giải thoát của đạo Phật. Pháp tham danh hãy đi đi, không được ngự trị nơi tâm ta, hãy đi đi, xa lìa những vị tu hành Phạm hạnh!”
Đó là cái câu trạch pháp để mà cuối cùng ta đuổi nó đi, đừng có để chúng ta dính mắc vào những cái danh của nó.
(01:01:29) Bây giờ chúng ta học tới cái pháp thứ chín.
Danh rồi lợi, bây giờ nó tham lợi.
Lợi là một pháp cực ác, cám dỗ tất cả mọi người, làm mờ mắt những kẻ trí.
Có lợi nó làm cho cái người trí cũng mờ mắt đi.
Có người vừa gặp lợi, mặc dù là lợi đó rất nhỏ nhưng vẫn bị cuốn hút theo, có người lại bị lợi lớn hơn mới cám dỗ được.
Nghĩa là có người gặp cái lợi lớn hơn thì cám dỗ, mà cái lợi nhỏ thì không cám dỗ họ được, cho nên một ông quan thanh liêm ở cái lợi nhỏ nhưng gặp cái lợi lớn thì ông ta hết thanh liêm.
Cho nên, ở đây chúng ta nói, bây giờ người ta cúng dường tiền mình ít thì mình vẫn giữ được cái hạnh của mình tu. Nhưng mà họ cúng dường mình một tỷ, hai tỷ, lúc bấy giờ ông thầy đó cũng chịu hết nổi rồi, cho nên ổng cũng mất cái Phạm hạnh của ổng đi.
Vì vậy mà, chúng ta phải giữ trọn, dù ít dù nhiều, một đồng chúng ta cũng không vi phạm, mà cho đến hàng tỷ bạc chúng ta cũng không cất, thì như vậy là chúng ta mới giữ trọn được cái Phạm hạnh của một người tu.
Có người ngồi ở trên đống vàng mà ăn ngủ thì không yên, thế mà họ luôn luôn mãi mãi không chịu rời bỏ đóng vàng đó. Cho đến khi mà họ bị tù tội, họ bị giết đi, họ bị trộm cướp giết đi thì chừng đó hỡi ơi không còn nữa!
Đó là chúng ta đã thấy được cái sự lợi làm cho người ta quá khổ đau.
Người tu sĩ đạo Phật phải cảnh giác, khi thấy pháp lợi đến thì bắt nó niệm Phật liền.
Nghĩa là khi thấy cái pháp lợi mà đến rồi thì bắt nó phải niệm Phật, không có được để cho nó không niệm Phật. Mà nó niệm Phật thì ông Phật ổng không có bao giờ mà ổng ham lợi, cho nên bắt cái pháp niệm Phật thì cái pháp đó hoàn toàn nó không dính mắc vào (như) ông Phật.
(01:03:43) Muốn ngay liền tâm ta không bị lợi cám dỗ thì ta phải trạch pháp câu này dùng để làm pháp hướng nhắc nhở tâm Như Lý Tác Ý:
“Pháp tham lợi nó là rất ác, nó khiến cho người tu mất Phạm hạnh, khiến cho người tu phá giới, nó khiến cho người tu sĩ xa lìa con đường giải thoát, khiến cho người tu phải xa cách Phật.
Vì thế gặp pháp lợi này thì ta hãy mạnh dạn đoạn dứt, xa lìa, từ khước, không chấp nhận, cho nó ở ngoài ta, đừng có để cho nó ở trong ta. Ta luôn luôn lấy hạnh thiểu dục tri túc mà làm đầu. Có pháp lợi đến ta hãy đuổi nó đi:”
Nghĩa là tiền bạc hay hoặc là vàng bạc châu báu thì đừng có đụng đến nó mà hãy đuổi nó đi cho khỏi, không có được để ở trong thất của mình mà phải ném cho nó ra khỏi thất của mình.
“Pháp lợi độc ác kia, ngươi hãy đi đi, ta không chấp nhận ngươi! Ngươi phải lìa nơi tu hành của ta, đừng có ở đây nữa, đi đi!”
Đó là những câu cái cuối cùng mình phải nói cho mạnh và nhờ cái thần lực của mình cho nên cái vàng bạc châu báu, những cái lợi này nó không làm cho chúng ta mờ con mắt được. Chớ không khéo nó dễ làm cho chúng ta mờ con mắt, danh với lợi rất là khó chớ không phải dễ đâu.
Vì vậy cho nên, cuối cùng bây giờ Thầy bỏ hết tất cả, đối với Thầy bỏ hết tất cả, đi vào rừng thì ăn lá cây, đến đâu thì xin tới đó, không mang theo một đồng một xu nào cả.
Nghĩa là thời đại tuy rằng khó khất thực nhưng Thầy vẫn mang bình bát đi xin ăn. Có xin được thì ăn mà không xin được thì vào trong rừng hái một nắm lá cây gì đó để mà sống qua ngày, cũng tạm qua một ngày đó là được rồi. Thêm một ngày thì chúng ta phải vất vả thêm một ngày chớ không có gì mà phá cái Phạm hạnh, phá cái sự tu tập của chúng ta được.
Chúng ta không có vì vất vả khổ sở đó mà phải bỏ tiền cất đem theo để rồi đói mà mua ăn thì cái đó là phàm phu tục tử chứ chưa phải là một bậc ẩn bóng, một bậc tu hành.
Cho nên, đến đây thì quý thầy phải thấy rằng cái sự tu hành của một người tu phải vĩ đại, phải gan dạ, phải đủ nghị lực để sống một đời sống đúng là hạnh của nó.
(01:06:07) 10. Pháp tham sân
Pháp tham sân là một pháp rất ác, nó làm cho tâm ta đau khổ, người cũng đau khổ. Pháp tham sân là cái pháp hung dữ. Khi ta gặp pháp này, ta bắt nó phải niệm Phật.
Bởi vậy trong đời Đức Phật, Ngài bị người khác mắng, Ngài cười nói: “Thiên hạ đem bánh cho mình, mình có nhận hay không nhận? Nếu không nhận thì họ sẽ mang về nhà họ.” Do thế mà pháp đến với Phật như là nước đổ lá sen.
Các thầy thấy khi mà có người mắng Phật, Phật mới nói như thế này: Họ mạ nhục, mắng ta, ta nhận thì ta nói lại họ, mà ta không nhận thì họ mắng đã rồi họ cũng mang hết cái này về nhà họ. Cũng như là cái người cho bánh, mà cho bánh mình không nhận thì họ phải đem về, chớ còn họ không nhận họ đem đổ sao? Cho nên, cuối cùng thì họ đem về.
Do cái hiểu biết của Phật như vậy thì cái pháp sân đến với Phật có sân không? Không, Phật không có sân đâu. Cho nên, vì vậy mà chúng ta bắt cái pháp sân này nó niệm Phật và niệm Phật như vậy thì cái tâm ta có sân không? Không.
Ông Phật ổng đã hiểu như vậy rồi, thì mình đã biết như vậy rồi, ông Phật không sân thì mình đã lấy lấy thân tâm mình niệm Phật thì mình đã không sân. Vậy thì cái pháp này đã đến với mình, mình làm sao mà lôi nó niệm Phật thì làm sao tâm mình sân được? Cho nên, bắt cái pháp sân này nó niệm Phật, do vậy đó mà mình cũng không có sân.
Biết vậy, ta hãy lấy pháp sân mà niệm Phật, chắc chắn tâm ta cũng như thạch bàn, tám gió không lay chuyển.
Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý:
“Pháp sân là một pháp rất ác, làm cho khổ mình khổ người. Người tu sĩ đạo Phật có tâm sân thì mất hết oai nghi tế hạnh từ bi, không còn xứng đáng là người tu sĩ của đạo Phật nữa, không còn sống đúng Phạm hạnh của đạo Phật.
Vậy pháp sân niệm Phật thì không còn sân nữa…
Nghĩa là lấy cái pháp sân mà niệm Phật thì cái pháp sân đó nó không còn sân nữa.
…và pháp sân hãy đi đi, đừng ở đây với người tu hành đạo từ bi! Pháp sân hãy đi đi, đi cho khỏi nơi đây, đừng ở đây nữa!”
Nghĩa là luôn luôn mình cứ hướng tâm mình nhắc như vậy. Cho nên, đến khi mà gặp nó thì lôi đầu nó mà niệm Phật và từng đó chúng ta có đủ cái lực để chúng ta thắng lại cái tâm phiền não, tâm sân của mình, cho nên biến mình trở thành như cục đất không còn giận hờn, không còn phiền não nữa.
Hằng ngày ta tu tập như vậy thì đó là pháp sân niệm Phật với tâm ta được an vui giải thoát.
Đó thì quý thầy thấy là chúng ta lấy pháp mà chúng ta bắt nó niệm Phật để cho tâm mình luôn luôn được giải thoát. Do chỗ mà chúng ta biết lấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà niệm Phật thì chúng ta sẽ giải thoát hoàn toàn và cũng vì thế mà chúng ta ly dục ly ác pháp, làm cho chúng ta không còn khổ đau nữa.
(01:09:16) Kế là:
Đây là hận thù đó.
Thì chúng ta sẽ tiếp tục, kỳ tới Thầy sẽ giảng tiếp tục cho hết cái Pháp niệm Phật, thì nó cũng không còn bao nhiêu.
Đồng thời Thầy sẽ viết lại cái bảng tóm lược lại bắt đầu tu hành như thế nào cho đến khi nhập được các thiền định như thế nào, gọn, ngắn chừng năm, mười trang để rồi Thầy sẽ photo gửi cho quý thầy, để khi quý thầy trong hạ này sẽ mang cái bảng đó về mà theo đó mà tu tập.
Còn về cái phần giáo án này, Thầy tiếp tục Thầy sẽ soạn và Thầy sẽ giảng cho đến khi mà hoàn mãn cái giáo án và đồng thời Thầy sẽ tiếp tục Thầy giảng cái giáo trình Đạo Đức Nhân Quả để giúp cho con người ở thế gian này biết cái đường lối mà thực hiện các thiện pháp, dứt trừ các ác pháp để đem lại cái hạnh phúc chung cho con người ở trên cái hành tinh này.
Đó là cái điều mà Thầy làm trong những ngày Thầy ẩn bóng. Sau khi làm xong rồi thì Thầy sẽ tiếp tục Thầy nhập cái Diệt Thọ Tưởng Định, hoặc một năm cho đến ba năm, hay là năm năm tùy theo khả năng của Thầy và cái môi trường của Thầy ở tại nơi đâu thì Thầy sẽ thực hiện cái thời gian mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định để rút tỉa những cái kinh nghiệm này, để sau khi mà xuất cái định này ra thì Thầy sẽ giảng tiếp tục cái Diệt Thọ Tưởng Định cuối cùng, để cho người ta biết cách thức, để sau này tất cả những gì mà của Phật dạy từ Bốn Thiền cho đến Diệt Thọ Tưởng Định thì coi như là không còn thiếu cái kinh nghiệm tu tập.
Nghĩa là Thầy để lại tất cả những kinh nghiệm này làm cho Phật pháp, người ta đến với Phật pháp là người ta có những cái kinh nghiệm người ta biết tu tập, nó không mất. Đó là cái bổn phận của Thầy.
Đồng thời quý thầy tiếp tục trên con đường tu tập thì quý thầy sẽ có những kinh nghiệm của quý thầy và sau này thì quý thầy sẽ bổ túc thêm những cái kinh nghiệm của mình từ Bốn Thiền cho đến Diệt Thọ Tưởng Định, là Thầy mong rằng các thầy cũng sẽ đi trên con đường như Thầy.
Thầy đến đây Thầy chấm dứt và quý thầy sẽ được nghe tiếp tục trong cái bài này.
(01:11:34) Bây giờ bắt đầu buổi chiều nay thì Thầy sẽ tiếp tục Thầy trả lời.
Nhưng mà trước khi tiếp tục trả lời những câu hỏi của mấy con thì Thầy sẽ giảng tiếp về cái phần hồi buổi sáng là sau khi mà cái trách nhiệm của Thầy soạn cái giáo án con đường lối của đạo Phật xong và cái giáo trình Đạo Đức Nhân Quả cho người đời để biết cái thiện cái ác mà tu tập, thì đương nhiên trong cái thời gian ẩn bóng thì Thầy sẽ tìm cái nơi yên ổn nhất để mà nhập cái Diệt Thọ Tưởng Định.
Có thể trong một năm, hai năm, ba năm, cho đến năm năm hay mười năm Thầy mới xuất cái định ra. Khi mà xuất cái định ra thì ở bên ngoài các con đã tu tập có nhiều người đã có thể nhập Tứ Thiền, cũng có nhiều người đã có Tam Minh, đã có những cái sức làm chủ được sanh tử.
Đóng góp vào cái tòa nhà của Phật giáo có thêm những cái kinh nghiệm của mấy con tu hành trong đó nữa chớ không riêng gì có một mình Thầy. Những cái kinh nghiệm đó là những cái viên gạch mà chúng ta xây dựng lại cái tòa nhà của Phật giáo, làm cho nó càng ngày càng được tốt đẹp, hưng thịnh và sáng suốt hơn.
Vì vậy mà mỗi một người tu sĩ đạo Phật mà giữ gìn giới hạnh nghiêm túc để tu tập thì chúng ta có những cái phần đóng góp rất lớn cho cái đại gia đình Phật giáo của chúng ta, làm cho nó càng ngày càng phong phú, càng ngày càng có nhiều cái kinh nghiệm tu hành.
Chớ không phải đóng góp như theo con đường của Thiền Tông cũng như là Đại Thừa đóng góp cái kiến giải, đóng góp những cái tưởng pháp, làm cho con đường tu theo đạo Phật càng lúc nó càng bị phá giới luật, cái Phạm hạnh thì người tu sĩ nó càng lúc nó lại mất đi.
Con đường thiền định mà gọi là từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền thì chẳng có còn cái kinh nghiệm nào mà biết tu tập nữa hết. Thậm chí như nói đến Tứ Như Ý Túc thì người ta cũng chẳng biết như thế nào gọi là Như Ý Túc.
Do đó thì Thầy thiết nghĩ rằng sự tu hành của các con sau này cũng như quý thầy đều là có sự đóng góp rất lớn cho đại gia đình của Phật giáo, là khi chúng ta là những người biết rõ con đường đi này, biết rõ cái cách thức giữ gìn giới hạnh và tu tập thiền định, thì cái sự đóng góp của các con cũng như là quý thầy sẽ làm giàu cho Phật giáo, cái bước đường tu tập cho cái người sau sẽ dễ dàng hơn.
Cũng là cái sự đóng góp cho đường đi đạo đức của nhân quả càng lúc càng rõ nét hơn, để cho mọi người người ta chấp nhận cái nhân quả là một cái bằng chứng cụ thể, nhân nào quả nấy mà không có sai.
Đó là những cái điều mà Thầy mong ước ở sau này của các con cũng như của quý thầy.
(01:14:43) Còn về phần hôm nay thì hiện giờ Thầy trả lời qua cái sự tu tập của các con, có cái sai và cái đúng. Cho nên, ở đây, trước tiên cái tập này là của Từ Đức gởi Thầy rất lâu là vì bị công việc cho nên Từ Đức không có ở nhà mà phải đi về dưới quê, rồi nuôi một đứa con bệnh, do đó hôm nay được trở về, vì vậy nhân dịp Thầy cũng trả lời chung cho các con biết cách thức tu tập.
Về phần hơi thở, khi xả thì phải cho thật sạch, nghĩa là phải trở về với trạng thái của hơi thở bình thường.
Đó thì các con lưu ý khi mà chúng ta thở chậm, thở nhẹ như thế nào không biết, nhưng khi mà chúng ta muốn xả ra nghỉ thì chúng ta phải thở trở lại cái hơi thở bình thường, cho trở về cái trạng thái rất là bình thường, rồi chúng ta mới xả ra đi kinh hành hoặc là ngồi nghỉ. Chớ đừng có xả chưa được bình thường mà ngồi nghỉ thì không tốt.
Khi xả ra đi kinh hành là lúc này đi kinh hành thư giãn, không được tập trung vào đâu hết, như một người đi vô sự.
Các thầy, các con nên lưu ý: Về cái đi kinh hành thì nó có nhiều cái điều kiện mà đi kinh hành.
Nếu đi kinh hành tu Chánh Niệm Tỉnh Thức thì nó khác, mà đi kinh hành tu cái Tứ Vô Lượng Tâm thì nó khác, mà đi kinh hành phá cái hôn trầm nó khác, mà đi kinh hành thư giãn thân tâm của chúng ta đang mệt mỏi - qua một cái thời gian công phu tu tập nó có cái sự mệt mỏi mà đi kinh hành để thư giãn thì nó lại có cái khác.
Cho nên, đừng nghĩ rằng đi kinh hành cái nào cũng giống cái nào, thì cái đó là chúng ta hiểu chưa có rành. Nếu mà hiểu rành thì chúng ta không thể nào đi kinh hành với cái không hiểu biết mà phải hiểu biết rất rõ.
(01:16:39) Nếu sau thời gian mà chúng ta nhiếp tâm trong hơi thở hoặc là tu cái Định Vô Lậu mà chúng ta xuống đi kinh hành, thì chúng ta đi kinh hành đó gọi là đi kinh hành thư giãn.
Cho nên, tâm không có còn tập trung vào cái chỗ nào hết, nghĩa là không có tập trung vào cái bước chân đi mà đi như cái người vô sự, đi như một cái người thanh thản, không có một cái gì ở trong tâm của mình hết.
Khi mà chúng ta đi kinh hành thì chúng ta cũng biết rằng đi kinh hành thư giãn nó khác hơn đi kinh hành mà tu tập các cái loại định khác.
Khi thấy thân tâm thư giãn rất là bình thường, chúng ta ngồi lại tu thì có cái cảm giác lâng lâng, đó là chúng ta xả chưa sạch.
Mà muốn xả cho thật sạch thì từ cái hơi thở bình thường mà chúng ta đi vào những cái hơi thở chậm và nhẹ, rồi từ đó chúng ta cũng trở lại cái hơi thở bình thường, xả cho nó thật bình thường, thì chúng ta nghe tất cả trong thân của chúng ta không có một cái trạng thái gì đặc biệt, lạ lùng hết, mà nó trở về với cái dạng rất bình thường, thì lúc bấy giờ chúng ta mới đi kinh hành.
Đi kinh hành tức là thư giãn lại, hồi nãy chúng ta ngồi gò bó, chân tay chúng ta gò bó lại một chỗ đó, bây giờ chúng ta đi cho nó giãn gân ra, cho nó thư giãn ra hết.
Khi mà thấy nó thư giãn ra, chúng ta ngồi lại mà không nghe một cái cảm giác gì nó lâng lâng, nhẹ nhàng hay hoặc gì đó, thì đó là đúng. Mà nó còn cái sự lâng lâng, nhẹ nhàng gì đó thì biết rằng xả chưa sạch, thì phải xả cho thật sạch.
Đừng để cái trạng thái say say như gợn sóng, nó làm như mình say say vậy đó, hay như là gợn sóng. Nó làm cho cái thân của mình nghe nó hồi hộp. Nó bồng bềnh bồng bềnh gì đó, thì như vậy là nó chưa được, cho nên chúng ta xả cái đó ra cho hết.
(01:18:27) Đặt niệm để tu Định Vô Lậu, ví dụ đặt cái niệm thân, quán xét cái sự vô thường của cái thân, thì nên suy tư tìm hiểu sự vô thường của cái thân.
Nghĩa là mình đặt cái niệm thân vô thường, từ cái chữ “thân” rồi cái chữ “vô thường” thì nó là hai cái danh từ, nhưng mình suy nghĩ cái thân nó vô thường là nó thay đổi như thế nào, từ cái lúc nào nó như thể nào, để nhận ra được cái sự thay đổi vô thường đó bằng một cái thực, chớ không phải bằng những cái danh từ “vô thường”, hoặc là bằng cái “thân vô thường”, bằng những cái từ như vậy, mà phải nhìn thấy.
Cái hình ảnh mình diễn tả ra mình nhìn thấy, như bây giờ mình quan sát, mình thấy như cái mặt của mình, hồi mà mình còn trẻ nhỏ thì cái mặt của mình nó không có cái nếp nhăn, bây giờ mình lớn tuổi mình già, mình nhìn lại cái mặt mình có cái nếp nhăn.
Rồi cái da của mình thì nó không phải như hồi trẻ nhỏ nó bóng nó láng, còn cái da của người già thì nó dùn nó nhăn, những cái làn nhăn nhỏ nhỏ. Nó làm cho cái mặt không có được thẳng ra, thì đó là cái hình ảnh của cái sự vô thường.
Cũng như tóc thì hồi còn nhỏ nó đen, tóc nó mọc rậm, còn bây giờ thì nó bạc, nó rụng, nó thưa, nó cằn cỗi, cái cọng tóc nó khô khan, nó không có như cái cọng tóc của hồi tuổi trẻ. Đó là mình nhìn qua cái sự như vậy để mà quán xét nó như vậy thì mình thấy nó là cái sự vô thường.
Còn nếu mình nói chữ “vô thường”, “cái thân vô thường” mà không xét tóc, tai, mặt, mũi, da này của mình, thân của mình, rồi sức khỏe suy yếu của mình, mình không có nói ra được cái sự suy yếu đó, thì đương nhiên là mình chỉ dùng cái danh từ không, thì như vậy là tu cái Định Vô Lậu thì không bao giờ mà nó đạt được cái vô lậu, mà nó chỉ là một số cái từ để cho mình nói cái vô thường của nó mà thôi.
Con nên quán xét tuổi còn trẻ đến bây giờ tuổi già, sự vô thường nó thay đổi như thế nào?
Tóc, rồi mắt… như hồi nhỏ thì mắt nó sáng, nhìn cái gì cũng khỏi đeo kính hết, còn bây giờ mắt nó mờ, tóc nó bạc; mũi thì hồi đó nó khác; da hồi đó nó khác mà bây giờ nó khác; răng hồi đó thì nó trắng mà nó đều, không như bây giờ nó rụng rồi nó thưa, nó đủ cách, nó lên chân, nó làm cái răng xiếu xáo. Đó. Rồi tới cái đi, chân hồi đó đi thì nghe nó vững vàng, còn bây giờ đi nghe nó muốn té.
(01:21:03) Tất cả những cái hành động của tuổi trẻ, rồi cái hành động của tuổi già nó như thế nào, lúc già như thế nào mà lúc trẻ như thế nào? Đó là mình đặt ra cái dàn bài để từ đó mình mới có sự suy tư để mình thấy cái sự vô thường của nó.
Có quán xét và so sánh như vậy con mới thấy rõ thân vô thường. Khi thấy rõ thân vô thường con trạch pháp một câu dùng làm pháp hướng Như Lý Tác Ý:
Khi mình thấy rõ cái thân vô thường rồi thì kế đó mình mới trạch ra một cái câu để dùng làm cái pháp hướng để mình nhắc nó, để cho cái tâm của mình từ đây nhận ra được cái sự vô thường đó mà mình không có chấp nó là cái ngã của mình.
Đây Thầy có nêu thử cái câu pháp hướng để cho con làm cái pháp hướng:
“Quả đúng thật là cái thân vô thường…
Vì mình quán xét nó rồi đó, bây giờ mình mới đặt ra cái câu.
“Quả đúng thật là cái thân vô thường, nên cái sự vô thường này đã đưa con người đến chỗ khổ đau muôn vàn. Vì thế ta biết rõ thân không phải là của ta, không phải là bản ngã của ta, từ đây về sau ta đừng dại dột lầm chấp ngã là của ta nữa, ai có chửi mắng, mạ nhục thân này, ta không được giận hờn, thù oán họ.”
Đó là mình đã thấy nó là vô thường, nó không phải của mình nữa, nó không phải là cái ngã của mình nữa, thì ai có chửi mắng, ai có mạ nhục thì mình không có giận hờn, không có phiền não nữa.
Tức là mình trạch cái câu đó ra để từng đó nó trở thành vô lậu, cho nên mình không tham, không sân, không si, không lo cho cái thân của mình nữa. Đó là cái câu pháp hướng, Thầy chỉ làm cái mẫu để cho sau này thì các con tự theo đó mà đặt ra.
Sau khi mình dùng cái pháp quán, mình quán thấy nó vô thường rồi thì mới đặt ra cái câu trạch pháp để theo cái câu đó mà mình hằng ngày mình nhắc để mình phá cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình, mình phá năm cái triền cái, hay hoặc là Thất Kiết Sử, hay hoặc là Ngũ Kiết Sử cho nó sạch.
Đó là cái phần Thầy trả lời cho Từ Đức. Con theo đó mà con quán xét cái thân vô thường, rồi cái thực phẩm vô thường, rồi tất cả những cái gì thương yêu, các pháp ở trong thế gian đều là vô thường tất cả hết, để rồi từng đó chúng ta đập vỡ, phá vỡ mà chúng ta sẽ được giải thoát hoàn toàn, tức là chúng ta ly dục, ly ác pháp hoàn toàn.
(01:23:26) Còn về phần Minh Cảnh, ở đây thì Minh Cảnh có xin Thầy đừng có thu băng vào ở trong cái băng này. Thầy xin trả lời.
Vì cái trọng trách và cũng là cái nhiệm vụ để xây dựng lại cái đường lối tu tập của đạo Phật, thì suốt cái thời gian rất dài mà Thầy đem cái chịu cực khổ rất nhiều mà hầu để dẫn dắt một cái số người tu tập, như Minh Cảnh cũng có về đây từ lúc đầu, rồi kế đó ra ngoài Long Hải ở, rồi sau này mới về đây tiếp tục trở lại con đường tu tập.
Thì trải qua biết bao nhiêu là tu sĩ về đây tu tập cho đến cái ngày hôm nay, Thầy thấy rằng cuối cùng nhìn chung lại thì Thầy đã chịu cực khổ rất nhiều, nhưng chỉ đào tạo - bây giờ thì coi như là tạm được hai người, nhưng chưa phải là hoàn chỉnh cho lắm, còn phải trải qua một cái thời gian tu tập nữa mới có đạt được cái sự giải thoát hoàn toàn.
Còn bây giờ thì kể như là phải khuyến khích cho những người này họ tiếp tục ở trên con đường tu tập nữa. Nghĩa là họ còn phải trải qua vài ba năm nữa, mà phải chuyên cần và siêng năng.
Những người này thì chắc chắn là họ sẽ không có xa Thầy được nửa bước. Nghĩa là bây giờ cái giai đoạn của họ là luôn luôn lúc nào cũng phải gần Thầy. Còn riêng các con thì hiện giờ có xa Thầy thì cũng chưa có đến nỗi nào, nhưng họ là những người đang đi gần tới cái chỗ cuối cùng thì không thể nào mà những cái người này họ xa Thầy.
(01:25:24) Nhưng cái số này thì nó chỉ có một hai người chớ không thể hơn được, cho nên do vì vậy mà Thầy đi tìm một cái nơi nào đó mà Thầy ẩn bóng thì chắc chắn là Thầy phải đưa cái những người này, họ phải đến đó để mà gần gũi bên Thầy để giúp đỡ cho họ, cho đến khi họ hoàn toàn giải thoát được sanh tử, làm chủ được luân hồi.
Đồng thời thì khi họ tu xong rồi thì họ là cái người mà còn trẻ tuổi, còn sức khỏe thì họ thay Thầy để tiếp nối cái ngọn đuốc, thắp lại cái ngọn đuốc của Phật pháp, còn riêng Thầy thì lúc bấy giờ là lúc ẩn bóng thật sự.
Còn các con thì hiện bây giờ tìm được những cái nơi yên ổn mà tu tập, lúc nào gặp khó khăn thì chắc chắn là cũng có sự thị hiện bằng cái sự giao cảm, bằng cái tư tưởng, hoặc là bằng cái trí tuệ, hoặc là thị hiện ngay khi nơi của các con đang tu tập đó bằng con người bằng xương bằng thịt đến ngay lúc đó mà để trợ giúp.
Đó là tùy duyên chớ không thể hứa trước được, nhưng người nào mà vẫn nỗ lực tu hành thì chắc chắn là sẽ có Thầy thực hiện đến đó để mà trợ giúp.
Nhưng trên cái bước đường tu tập thì Thầy còn cái nhiệm vụ đó là soạn cái giáo án cho hết những cái giới hành. Vì cái giới hành - như các con đã biết, Thầy mới có giảng lấy Thân mà niệm Phật, rồi mới học được cái bài kế đó là lấy Thọ mà niệm Phật, rồi mới lấy Tâm mà niệm Phật, hồi sáng này Thầy mới tiếp tục dạy là lấy Pháp niệm Phật.
Vừa rồi Thầy có giới thiệu với mấy con lấy Pháp niệm Phật như thế nào thì Thầy đã giới thiệu rồi, nhưng mà hồi sáng này thì đi vào cái chi tiết là lấy từng cái pháp mà niệm Phật, rồi có những cái câu trạch pháp ra dùng làm cái pháp hướng để nhắc nhở cái tâm mình, để cho thấm nhuần được cái tâm mình, để các pháp khi mà đến với mình, đến với tâm mình thì mình sẽ không bị các pháp lôi cuốn, hoặc là các pháp ác sẽ làm cho trở thành sự đau khổ nơi tâm hồn của mình.
Do mình bắt các pháp đều là đứng ở trong cái vị trí niệm Phật vì vậy mà tâm mình nó được giải thoát.
(01:27:50) Do học cái bài Tứ Vô Lượng mà hồi sáng Thầy cũng dạy chưa hết, nghĩa là lấy Pháp niệm Phật mà dạy chưa hết. Bởi vì có khách rồi Thầy phải nghỉ trước 30 phút để tiếp khách rồi mới ăn cơm, cho nên nó không có cái thời gian để giảng cho hết.
Mà hôm nay thì như các con đã biết rằng bữa nay là mùng tám rồi, tới mười bốn là sẽ ra hạ, mà trong khoảng thời gian này cho tới cái ngày 14 giải hạ đó thì Thầy phải soạn cho các con đại khái là tóm lược lại cái cách thức tu tập từ cái dễ cho đến cái khó, sơ lược, thí dụ như một người mới tu phải tu như thế nào và cái người tu bước một được rồi đến bước hai như thế nào và tu các định gì, định gì.
Do đó soạn tóm tắt lại, để rồi nhờ cô Út đem ra photo lại mười bản, hai mươi bản mà phát ra cho mỗi người một bản.
Khi mà phát cho mỗi người một bản rồi thì trong cái khoảng thời gian này, đây ngày nay là mùng mùng tám mà cho tới mười bốn thì Thầy tập trung làm cái bản này, chớ đâu còn cái ngày nào mà dạy các con được nữa. Các con thấy chưa? Nó đâu còn cái thời giờ.
Do đó khi mà các con đã giải hạ ra thì các con được cái bản đó, theo cái bản tóm lược đó để các con tu tập. Các con đã được nghe lời giảng dạy của Thầy rồi, Thầy đâu có đi vào những chi tiết làm gì? Thì nhắc cho các con phải tu tập cái gì, cái gì vậy thôi, rồi các con theo đó để mà nắm mà tu.
Vì nếu mà Thầy không có lo soạn cái bản tóm lược này thì các con học mênh mông quá rồi cũng không biết đâu là cái tu trước cái tu sau nữa, nó cũng làm cho các con bị rối loạn nữa.
Cho nên, buộc lòng thì Thầy phải dừng lại đây, rồi qua cái hạ thì trong lúc đó Thầy tiếp tục soạn cái giáo án này để giảng cái pháp hành cho nó hết. Bởi vì cái giai đoạn này, về cái pháp hành này rất là quan trọng.
Bởi vì cái hành động để mà tu cho đạt được cái sự giải thoát, mà đây mới chỉ có nói rằng Tứ Bất Hoại Tịnh, rồi các con thấy mình phải còn học Ngũ Căn, Ngũ Lực, rồi Thất Bồ Đề, rồi Tứ Niệm Xứ, rồi Bốn Thiền, rồi Tứ Diệu Đế, rồi Tứ Như Ý Túc, rồi Tam Minh, quá nhiều.
Những cái đó đều là những cái pháp hành hết, gọi là giới hành đó, tất cả những cái Ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Phật. Mà bây giờ mình mới - đầu tiên các con học tới cái gì? Mình vô cái lộ trình thứ hai mà Thầy giảng về cư sĩ đó, thì các con đã học Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả rồi.
Rồi các con học Tứ Chánh Cần, tức là các pháp ác chưa sanh thì không cho sanh, mà các pháp ác đã sanh thì đoạn diệt, các pháp thiện chưa sanh thì phải cho sanh, mà đã sanh thì tăng trưởng đó, đó là Tứ Chánh Cần.
(01:30:40) Lấy Thập Thiện mà làm chuẩn để diệt thập ác, đó là những cái mà các con học về Thập Thiện.
Thì tất cả những cái đó là đã học rồi, nhưng mà bây giờ mới tới Tứ Bất Hoại Tịnh, rồi bắt đầu nó càng tiếp tục nữa, thì Thầy thấy cái vấn đề pháp hành này còn nhiều lắm.
Mà càng đi thì nó càng thực tế và cụ thể và nó càng nói lên được cái sự thực hành của đạo Phật rất là sâu sắc mà rất là kĩ cho một cái người tu tập, không thể nào thiếu được những cái pháp này.
Hồi nào tới giờ, chúng ta học thì coi như là cái lý pháp thì nhiều mà cái hành pháp thì nó ít, còn bây giờ toàn bộ là hành pháp.
Vì vậy mà qua Tứ Bất Hoại Tịnh mà các con thấy vào thì Thầy chỉ giới thiệu cái lý pháp thôi, rồi sau đó thì cái pháp hành nó liên tục, lúc nào cũng có ám thị, lúc nào cũng có hướng tâm, rồi lúc nào cũng có trạch pháp.
Rồi tới đây phải dạy các con phải thực hiện cái Niệm Giác Chi, tức là muốn cái niệm mình chân chính thì mình phải tư duy như thế nào để thực hiện cái niệm chân chính, để thực hiện cho nó ở trong cái pháp quán như thế nào để rồi mình trạch pháp ra cho nó đúng. Đó là mình tu tập cái Niệm Giác Chi.
Rồi tu tập cái Trạch Pháp Giác Chi, trạch làm sao mà cho đúng cái ý của nó để làm cái pháp hướng. Đó, thì tất cả những cái này các con phải được trui luyện để mà tập, chớ nếu không mà các con đặt đại hay suy nghĩ đại thì nó không có đúng cái cách, cái pháp hướng, thì các con hướng nó không có hiệu quả.
Nó có những cái khó như vậy. Cho nên, Thầy chỉ làm cho các con, Thầy chỉ nêu lên những cái pháp hướng cho nó tượng trưng, rồi từng đó các con theo các đặc tướng riêng của mỗi người của mình mà các con sẽ đặt ra cái pháp hướng cho đúng với cái tâm, cái tướng của mình, để rồi mình dùng nó mình tu tập thì cái lợi ích đó nó rất lớn cho chính bản thân cho mình.
Cái thời gian nó không còn có dài nữa cho nên vì vậy khi mà ẩn bóng thì chắc chắn là Thầy cố gắng Thầy sẽ soạn cho hết, cuối cùng rồi thì Thầy mới được nghỉ ngơi.
(01:32:52) Nhưng mà dù sao đi, hôm rày thì cơ thể Thầy rất là mệt nhọc vì nó đã hao hơi rất nhiều, cho nên có lẽ là qua cái hạ Thầy cũng nghỉ chừng năm, mười hôm, rồi bắt đầu khỏe trở lại Thầy sẽ làm việc trở lại liên tục ở trong vòng một tháng hay là nửa tháng là nó sẽ xong cái giáo án.
Xong cái giáo án rồi thì Thầy sẽ nhuận lại các cái băng mà từ đầu Thầy đã thuyết giảng, nó có những cái sự sơ suất ở trong đó. Và Thầy sẽ nghe lại hết, rồi Thầy kiểm tra lại hết coi nó chỗ nào thiếu mà chỗ nào đủ, từ đó Thầy sẽ bổ túc thêm cho đầy đủ.
Có những cái chỗ nào mà cần phải thêm thì Thầy thêm, mà có những cái chỗ nào cần bớt Thầy phải bớt ra, để không nó thừa thì cũng không lợi, mà nó thiếu thì nó lại làm cho cái con đường, cái giáo án tu tập của chúng ta thiếu. Cho nên, Thầy còn làm việc rất nhiều trong một cái giai đoạn kế nữa.
Đến đây thì cô Minh Cảnh có cái sự muốn Thầy nghỉ xả hơi cho nó khỏe rồi sau đó thì Thầy khỏe rồi Thầy tiếp tục làm, thì cái điều này là Thầy cũng có suy nghĩ.
Đồng thời thì trong cái vấn đề lo lắng cho Phật pháp thì cái nhiệm vụ của người tu thì chắc chắn là phải lo rồi, nhưng mà cái nhân duyên của chúng sanh có đủ hay không? Chớ còn nếu mà không đủ thì dù mình có lo gì nó cũng không được.
Còn nó đủ thì chắc chắn là mình lo nó cũng không khó đâu, rồi nó sẽ có đủ cái duyên nó đưa đến, có những người mà hỗ trợ và giúp đỡ, cái duyên nó đến. Hễ hợp pháp mà đủ duyên tốt và chúng sanh có đủ nhân duyên thì có người họ giúp đỡ mình liền.
Như từ cái in ấn hoặc là tất cả những cái giáo án của Thầy nó được trở thành văn, trở thành sách đi, trở thành kinh đi, thì nó cũng đều là có những cái tốt.
(01:34:51) Bây giờ, hôm nay thì cũng như là cái buổi mà Thầy giảng sau bắt đầu vào cái giáo án, giờ đây cũng là cái buổi giảng mà có thể về cái phần chưa phải là kết thúc cái giáo án, nhưng mà hôm nay Thầy cũng có nhắc nhở với mấy con.
Là hiện giờ đó, các con đứa nào mà có thể hợp với cô Út thì ở đây bám với cô Út mà tu tập, chịu khó, thì chắc chắn là... tuy vậy chớ cô Út cổ tận tình giúp đỡ mấy con lắm. Dù sao đi nữa cũng phải hướng đến cái sự tổ chức để mà chúng ta tu hành cho đến rốt ráo mà thôi.
Còn đứa nào mà thấy rằng chưa có hợp thì nên tạo cái nơi yên tĩnh cho mình tu hành, chớ khi mà không hợp mình ở thì mình tu cũng khó tu lắm. Nó phải có một cái sự hợp.
Bởi vậy, Thầy mới dạy các con nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Suốt cái thời gian mà mình tu tập được cái này thì mình sẽ nhẫn nhục, mình tùy thuận, mình bằng lòng, mình sống để mình tu tập, mình chẳng còn tìm một cái gì hơn, thì cái đó là dễ.
Còn nếu mình thấy bây giờ cái đặc tướng của mình nó không có phù hợp, ép mình để mà sống thì nó gượng ép, nó làm cho mình động tâm thêm, nó không có hợp.
Còn mình thấy hợp thì mình sống với cô Út, để rồi từ đó cô Út sẽ tổ chức, cô cũng biết tu, cổ cũng hiểu biết được trong cái thời gian tu tập như thế nào mà sẽ đạt được thiền định, tu tập như thế nào mà quét sạch cái lậu hoặc, thì cô cũng từ cái chỗ hiểu biết đó mà cô giúp cho mình đi từng cái giai đoạn.
Chứ còn cái tâm của mình nó chưa hết lậu hoặc mà mình cứ vội mình tu cái thiền định thì cổ biết rằng bây giờ mình muốn như vậy để mình khép chân vô trong thất mình ngồi yên tu, chắc chắn cái việc đó mình làm không được đâu và vì vậy mà cô không có đồng ý ở trên cái vấn đề đó mà cổ la, cô rầy mấy con là vì vậy.
(01:36:43) Cho nên, ở đây, hôm nay là cái bài giảng cũng như là cuối cùng đó, thì Thầy khuyên các con phải chọn cái vị trí ở cho yên, đứa nào cũng phải ở cho yên hết, cái vị trí nào cho nó yên.
Đừng có nay ở chỗ này, rồi mai đi ở chỗ khác, hoặc là nay chùa này mai chùa khác, thì chắc chắn là nó không tới đâu hết. Bất kì chỗ nào mình chọn cho được, mình yên một chỗ đi.
Chẳng hạn bây giờ mình không có ở đây, mình chọn cái chỗ nào đó, mình cứ ở cái chỗ đó mình nhập thất mình tu đi, thì cái sự mà nó yên ổn nó ở một chỗ mà tu, thì cái điều kiện là khi Thầy xuất hiện nó dễ.
Còn bữa nay các con ở đây mà mai các con ở chỗ kia thì khó mà gặp Thầy lắm, các con hiểu. Bây giờ bất kì ở chỗ nào mà các con ở yên đi, cứ lo chuyên tu ở yên một chỗ đi, thì cái điều đó là cái điều mà Thầy có thể về Thầy thăm thì rất dễ.
Khi về thăm đó là có những cái kinh nghiệm để mà trợ giúp cho các con suốt quá trình thời gian tu tập đó nó có cái sai cái đúng thì các con dễ, bởi vì cái sai của mình tu, cái thời gian sai đó mình biết rất rõ, mà khi được Thầy nhắc nhở thì các con biết rất rõ.
Mà phải ở yên, chớ còn các con ở mà không yên, cứ lăng xăng mà chạy hoài, nó không có lập được cái hạnh độc cư thì chắc chắn là khó lắm, khó có thể nào…
Bởi vì cái không độc cư thì bữa nay mình ở cái chỗ này, mai mình lại chỗ khác, rồi mình ở một thời gian năm tháng, ba tháng, mình thấy nó không hợp mình đi nữa, cứ đi hoài như vậy thì khó mà có thể Thầy giúp đỡ được. Còn nếu mà các con thấy cái chỗ nào mà sống chết ở lì một chỗ đó thì có thể giúp đỡ được.
Đó, cái đó là Thầy khuyên các con nên chọn lấy cái vị trí ở cho yên một chỗ, cái chỗ nào mình thấy phù hợp, thích hợp mình cứ ở miệt cái chỗ đó đi, rồi đói khát gì cũng thây kệ nó, miễn là yên một chỗ thì dễ dàng. Đó là những cái phần mà Thầy khuyên các con.
Do vì vậy đó, sau cái thời gian mà Thầy ẩn bóng Thầy đi rồi thì ở đây chỉ còn có mình cô Út, thì cổ chỉ chẳng qua là cô cũng nuôi với một cái số ít người thôi, chớ cô nuôi nhiều thì chắc chắn là Phật tử họ cũng không có cung cấp, không có cúng dường nhiều.
Cho nên, sức cô thì cô cũng nuôi không được đông đâu. Do vì vậy đó thì cô cũng lo, nếu mà nuôi không được đông mà ở đông mà bắt đi ra làm để kiếm cơm ăn thì chẳng tu gì được hết.
(01:39:04) Cô làm là làm trong cái giai đoạn đầu thôi, để cho mình có lao tác, để cho mình tu tập những cái Định Vô Lậu, chớ còn tới cái giai đoạn tu mà để làm chủ được cái sống chết thì chắc chắn là cái người nào cũng phải là nhập thất 100% rồi, không có còn bước ra khỏi cổng.
Và tới cái giai đoạn đó thì tức là nó phải tổ chức như thế nào để thành tựu được cái chỗ sống cho đúng đắn như vậy, chớ không phải là… Thiếu cái sự sắp xếp như vậy thì chúng ta tu cũng không được.
Nhưng bây giờ mà cho các con vào ở trong thất mà ngồi tu thì nó cũng chẳng nhập Tứ Thiền gì được hết. Bởi vì cái tâm vô lậu nó chưa hết mà không lo tu tập ở ngoài để xả mà cứ vô thất ngồi tu không thì nó chỉ nén tâm, rồi cái tâm vô lậu nó không quét sạch đâu.
Cho nên, trong những cái chung đụng nhau, cái sống chung nhau mà có lao tác nó có cái sự đụng chạm, mà sự đụng chạm đó để trắc nghiệm được cái tâm của mình coi nó hết lậu hoặc hay không.
Mà thật sự nó hết rồi, thì bắt đầu mà xét được cái người đó mà hết rồi, cho họ vào thất để mà thực hiện cái thiền định thì họ thực hiện rất nhanh, rất mau, không có còn lâu nữa, chỉ có thời gian ngắn mà họ sẽ đạt được những cái kết quả rất tốt cho cái sự tu tập của họ.
Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy để các con chuẩn bị cho mình, vì còn cái thời gian không có lâu nữa.
Có người thì phải về sắp xếp gia đình, con cái hay hoặc này kia cho nó ổn, rồi mới tìm cái vị trí cho yên để mà nỗ lực tu hành theo cái giáo án của Thầy. Hoặc là có người lo sắp xếp gia đình rồi trở lên đây sống với cô Út, chịu ở trên cái sự điều khiển của cô Út, cô chỉ như thế nào mình làm theo như thế nấy.
Đồng thời sẽ nỗ lực và có những cái thời gian chờ đợi để quét cho sạch cái tâm lậu hoặc mình trong một năm hay nửa năm nữa, hay hoặc là hai năm nữa, để rồi đi vào trong con đường thiền định mà kế tiếp mà chúng ta phải thực hiện Bốn Thiền và phải nói rằng phải thực hiện luôn cả Tam Minh nữa.
(01:41:09) Thầy có nói với Minh Tông mà, chúng ta tu đến đây không có nghĩa là chúng ta làm chủ cái thân tâm của chúng ta đâu, mà chúng ta còn phải thực hiện Tứ Như Ý Túc.
Nghĩa là sau khi mà cái thân định, cái thân của chúng ta đã ngưng hơi thở rồi, thì từ đó Thầy sẽ dạy cho cách thức mà tu tập Tứ Như Ý Túc. Nghĩa là chúng ta muốn như thế nào thì cái thân của chúng ta sẽ làm như thế nấy, không có còn chống lại cái ý của chúng ta được.
Nghĩa là chúng ta muốn làm sao là nó làm như vậy. Cho nên, Tứ Như Ý Túc thì các con thấy, cái Dục Như Ý Túc là muốn như thế nào thì làm được như thế nấy.
Rồi Thiền Định Như Ý Túc, Thiền Định Như Ý Túc là cái gì? Là chúng ta muốn nhập định hồi nào là nhập định à. Chúng ta bảo, thí dụ bây giờ như Thầy nè là Thiền Định Như Ý Túc nè, Thầy bảo cái hơi thở ngưng và các hành ở trong thân phải ngưng, thì đó là bắt đầu nó ngưng liền, gọi là Thiền Định Như Ý Túc. Các con thấy.
Mà Tinh Tấn Như Ý Túc là Thầy luôn lúc nào nó cũng có cái sự siêng năng ở trong đó, muốn làm gì làm được nó hết, cho nên cái siêng năng đó vẫn phải có cho nên gọi là Tinh Tấn Như Ý Túc.
Còn cái tuệ, mà Thầy muốn cái tuệ của Thầy như thế nào thì nó cũng phải phát hiện ra như thế nấy, thí dụ như cái Tuệ Như Ý Túc là như thế nào? Bây giờ Thầy soạn tới cái bài này nói về Pháp niệm Phật, bây giờ lấy cái pháp niệm Phật là niệm làm sao đây?
Thầy chỉ đặt câu hỏi vậy, bắt đầu Thầy nói: “Bây giờ cái tuệ phải phát triển ra, lấy các Pháp niệm Phật phải niệm như thế nào? Phải phát triển ra ngay liền!”
Thầy nói như vậy, bắt đầu Thầy giữ cái tâm yên lặng như thế này, bắt đầu cái trí tuệ Thầy nó phán xét ra liền. Do đó Thầy biết bây giờ lấy cái Pháp niệm Phật là cái pháp nào.
Bây giờ người ta chửi mình, lấy cái lời mắng chửi của họ đó, chửi mình đó, mình bắt cái lời này đem lại niệm Phật đi. Thì bắt đầu họ chửi mình mà nó niệm Phật rồi thì nó đâu có còn gì mà nó giận? Cho nên, bắt cái pháp đó niệm Phật, thì do đó cái tâm của Thầy nó không còn giận ai nữa hết.
(01:43:05) Đó thì các con thấy, phải hiểu. Cho nên, lấy Pháp mà niệm Phật mà, Phật dạy Thân, Thọ, Tâm, Pháp niệm Phật, thì bây giờ mình học tới là Pháp niệm Phật, mà từ lâu tới giờ có ai dạy điều này đâu, Thầy cũng đâu có biết.
Cho nên, Thầy nói: “Bây giờ cái tuệ phải phán xét coi lấy cái Pháp niệm Phật này là niệm làm sao?” Thì bắt đầu ở trong đầu của Thầy nó nảy ra: Bây giờ phải lấy nó bắt vô niệm Phật, ông Phật thì người ta chửi ổng không có giận, vậy thì lấy cái pháp này mà niệm Phật thì ổng không giận cũng như là lấy cái pháp này mà niệm ở cái tâm của mình cho nên cái tâm mình nó cũng không có giận.
Các con thấy. Vì vậy mà mình phải trạch pháp nhắc ra là bắt cái pháp này niệm Phật, nó làm cho cái tâm mình không còn dính mắc và tham đắm.
Đó thì mỗi cái như vậy gọi là Như Ý Túc. Tuệ Như Ý Túc - cái tuệ của mình, mình muốn như thế nào thì nó phát triển như thế nấy.
Cũng như các con ngồi đây, các con quán vô lậu nè, các con bảo: “Cái tri kiến giải thoát phóng ra để xem coi cái thân này vô thường như thế nào?” Ngồi hoài mà nó không phóng ra nổi, bây giờ không biết nó làm sao vô thường. Cái tóc nó đã bạc trên đầu rồi mà nó cũng không biết làm sao mà nó bạc nữa! Thì như vậy là các con có thấy nó phóng được không? Như vậy nó không có phóng. Phải không?
Còn cái này Thầy bảo cái nó phóng liền, nó biết là từ chân đến đầu như thế nào thế nào, tức là cái tuệ nó phóng ra được, đó là Tuệ Như Ý Túc.
Cho nên, nó bốn cái Như Ý Túc đó. Dục Như Ý Túc này, muốn sao nó làm vậy. Rồi cái Định Như Ý Túc là mình muốn nhập định sao nó nhập vậy. Rồi cái Tinh Tấn Như Ý Túc nè, thì cái sự siêng năng của mình, mình muốn siêng năng làm sao nó siêng năng vậy, nó không có lười biếng nữa. Rồi bây giờ tới Tuệ Như Ý Túc. Cho nên, nó đủ là bốn Tứ Như Ý Túc.
Đó thì các con thấy, khi một người mà đủ bốn Như Ý Túc rồi thì người ta làm cái việc gì người ta sử dụng cái việc làm đó. Cho nên, Thầy mà soạn, mà viết cái giáo án này thì sử dụng cái Tuệ Như Ý Túc mình rất nhiều. Có nhiều cái đâu có ai mà biết trước được cái này, nhưng mà khi đó mình phải sử dụng cái Tuệ Như Ý Túc của mình.
(01:45:03) Cho nên, nghe nói Tứ Như Ý Túc thì hầu như người ta nói cái này khó mà có ai biết được hết, nhưng mà Thầy thấy đâu có khó gì đâu, chỉ cần cái thân mình nó định, cái tâm mình nó định là mình dễ dàng nó phát triển ra được à.
Các con cố gắng, nó không định các con lấy dây cột nó định rồi! Trói cứng nó, nó đừng nhúc nhích thì nó định chớ gì? Còn mình để nó nhúc nhích hoài nó định gì, nó làm sao nó định!
Bây giờ cái tim mình nó đập, ta lấy dây ta trói cái tim cho nó đừng đập, nó không đập, nó không nhúc nhích thì cái thân nó định chớ gì? Bây giờ mình trói không được nhưng mà rồi mình cũng cố gắng mình trói đi.
Đó thì như vậy các con thấy không? Mình muốn cho nó định thì lấy dây cột nó, cột riết nó, nó đứng lại, nó định. Mà nó định được thì mình sai nó làm sao nó cũng được hết, phải không?
Thầy cũng do cái chỗ mà trói nó được rồi bây giờ nó mới định được, bây giờ mới sai nó làm được cái chuyện này, chớ cỡ mà trói nó không được thì đâu có làm được cái chuyện này. Bây giờ muốn nghỉ, nó làm sao đây? Nó Như Lý Tác Ý, nó tác làm sao đây? Đâu có ra được.
Còn bây giờ Thầy bảo cái Tuệ Như Ý Túc: “Như Lý Tác Ý thì làm sao đây, mày phải nói ra cho tao biết chớ, tao làm sao tao biết được?” Phải không, mình dạy nó vậy. Cái bắt đầu ở trong nó nói: “Như Ý Túc là như thế này, thế này, thế này, Thầy phải làm như vậy vậy đó thì đúng”.
Nó biểu Thầy làm như vậy, thành ra Thầy làm cái nó đúng quá rồi, các con làm cái đúng cái pháp tu rồi. Đó là tại vì Thầy sai được cái trí tuệ của mình, bắt buộc nó phải làm việc. Đó!
Bây giờ Thầy trả cái tập này cho con Minh Cảnh. Rồi bắt đầu bây giờ các con nghe băng, rồi nghỉ một chút./.
HẾT BĂNG