00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 24 - NHỮNG TRỞ NGẠI KHI PHỔ BIẾN GIỚI LUẬT

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 24 - NHỮNG TRỞ NGẠI KHI PHỔ BIẾN GIỚI LUẬT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:24:53]

1- KINH SƯ VÀ THIỀN SƯ DỄ DÀNG KINH DOANH PHẬT PHÁP

(00:00) Phải biết thời này dạy giới bổn Patimokkha không thích hợp với trào lưu hiện tại. Vì thế giới sử kiến văn…​

Phải biết thời nay dạy giới bổn Patimokkha không thích hợp với trào lưu hiện tại.

Vì cái giai đoạn của Phật giáo hiện giờ nó không có hợp, vì mọi người, người ta đua theo cái đà dục vọng đó thì mình dạy giới luật không có phù hợp đâu. Cho nên ở đây đem giới luật ra mà dạy thì nó không thích hợp ở trong cái thời đại của chúng ta.

Thiền sư và kinh sư dễ kinh doanh làm ăn hơn, giới sư khó kinh doanh nên các vị đều lặn mất, chỉ dạy lấy có mà thôi.

Kinh sách thuộc về giới cũng ít người thèm đọc nên bán ế ẩm, còn kinh sách thiền và kinh thì bán chạy như tôm tươi, hễ tưởng giải ra một loại thiền nào hợp lý một chút là dễ bán. Cho nên có những thiền sư lại giả dựa vào khoa học khuyếch đại Thiền Tông để gạt người, kinh doanh lợi dưỡng cho mình.

Nghĩa là người ta lấy cái sách thiền đó, người ta thấy bây giờ trong Phật giáo dạy thiền như vậy, bắt đầu họ nghiên cứu qua cái sách khoa học đi, rồi họ dựa vào đó cái họ dạy thiền như là khoa học vậy đó để cho người ta thấy nó có gì mới mẻ hơn chút, cho nên họ tu với nhau, họ mua sách thiền của ông này dữ tợn. Từ đó cái danh ông cũng có, rồi cái lợi thì ông này cũng thu cũng nhiều.

Đó là cái sự kinh doanh của các cái vị thiền sư mà chưa có tu chứng. Đó là những cái việc làm của họ là cái việc làm như vậy đó.

Nhưng mà chính bản thân của họ, họ cũng chưa biết cái điều đó nữa, họ chỉ nghĩ rằng mình nghĩ vậy là đúng, để đem ra, để phổ biến cho người ta tu. Mà chính bản thân họ thì chưa có giải thoát được cái đó, nhưng mà họ nghĩ rằng có thể giải thoát được, mình tu rồi dẫn người khác tu theo cũng được, cũng tốt, thế nào rồi thầy trò cũng giải thoát với nhau hết. Nhưng mà cuối cùng thì đi xuống hố thẳm hết cả đám!

Tuy giai đoạn Phật giáo hiện tại, kinh sư và thiền sư là những tay lấy Phật pháp kinh doanh làm ăn lớn nhất. Đáng thương cho những người Phật tử u mê, nghe sao làm vậy, chẳng có trí phán đoán đúng sai phải trái của đạo nên bị lừa bịp, rất là đáng thương.

Thầy nói thì các thầy cứ suy ngẫm coi, từ hai ba chục năm, bốn năm chục năm nay người ta tu đến đâu? Có đúng bị lừa bịp không? Bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cả tài sản đi vô chùa tu, đến bây giờ hai bàn tay trắng, nhìn lại cũng hai bàn tay trắng. Có làm chủ được sống chết chưa? Có giải thoát hết được tham, sân, si chưa?

Đạo Phật thì không dối người, mà người bây giờ dạy đạo thì dối người. Thì đó là những cái nguyên nhân mà hôm nay Thầy nói để cho thấy rằng giới luật của Phật là một cái điều phải nói rằng giúp cho chúng ta vượt thoát ra những cái điều mê muội mà không theo cái lời nói của người khác.

Bởi vì mình thấy cái vị thầy đó phá giới là tức là tà sư rồi, chớ không phải là cái thứ thiền sư chính cống đâu! Một ông thầy mà giữ gìn đúng giới hạnh thì tức là dễ thấy nhất chứ còn cái gì! Mà giới hạnh không đúng thì tức là ông thầy đó là cái loại gì? Có phải là tà sư không? Dẫn mình đi đến đâu? Dẫn mình đi vào tà pháp, rơi vào hố thẳm chớ làm gì?

Cho nên muốn chọn một bậc thầy, không phải đụng ông thầy nào cũng chọn đâu, mà phải chọn những cái bậc giới hạnh hẳn hòi, đàng hoàng thì đó là thầy của mình. Mà giới hạnh không hẳn hòi thì thôi thôi, từ giã đi! Mấy ông này là tà sư ngoại đạo mượn cái điều gì đó, để rồi lý luận nghe cho thông đó, rồi làm cho mình khoái cái lỗ tai, mê theo mà đâm đầu chạy thì suốt cuộc đời của mình thì chẳng qua là đi xuống địa ngục chớ không có lên thiên đường được đâu.

2- NHỮNG TRỞ NGẠI KHI PHỔ BIẾN GIỚI LUẬT

2.1- BẢN THÂN VỊ THẦY DẠY GIỚI PHẢI CHỊU ĐƯỢC KHẮC KHỔ

(03:52) Đây quý thầy nghe giới sư Thánh Nghiêm nói: “Người học giới, trì giới tuyệt đối chẳng dám lạm thu đồ chúng, bằng không tức là phạm giới".

Nghĩa là thu đồ chúng, người giới sư - mà ông Thánh Nghiêm là ổng thuộc về loại giới sư đó, ổng xác định như thế này: Người mà học giới đó, mà trì giới tuyệt đối thì chẳng dám lạm thu đệ tử, mà hễ thu đệ tử thì phạm giới.

Tại sao vậy? Ổng thì ổng cố gắng ổng giữ gìn giới hạnh ổng nghiêm túc, mà đệ tử ổng ăn lén hai ba bữa, thì ăn trái cây hay hoặc ăn đường, thử hỏi ổng có phạm không? Ổng dạy đệ tử ổng phạm giới là ổng cũng bị phạm chớ gì?

Cho nên ổng đâu có dám thu đệ tử, thu đệ tử đông nó phạm tùm lum hết. Bảo nó đừng nói chuyện nó nói chuyện thì ông thầy ổng cũng bị tội chớ đâu phải không!

Đó các thầy nghĩ, bây giờ Thầy tu ở đây là mười mấy vị này, mà bảo đừng nói chuyện, độc cư, mà mấy ông cứ nói chuyện độc cư, nói chuyện thế tục, nói chuyện nhà chuyện cửa không thì Thầy cũng phạm tội trong đó chớ. Bởi vì cái giới tràng ở đây nó phải thanh tịnh, nó nghiêm tịnh ở trong thầm lặng chớ, sao lại có chuyện động vậy?

Người này đi qua thất người kia, người kia đi qua thất người nọ thì nó làm động vậy là Thầy đã phạm giới rồi! Phật đã dạy trong giới bổn mà: Phải thầm lặng, phải sống cô đơn, đó là những cái giới của người ta rõ ràng chớ đâu phải là cái chuyện mà nói đó là cái pháp.

Đó thì quý thầy thấy một cái người mà làm giới sư mà nhận đệ tử, mà đệ tử làm sai là ông thầy đó phải có lỗi rồi, mà có lỗi thì phải đọa địa ngục thôi chớ làm sao không? Cho nên Thầy còn dám nhận không? Ẩn bóng không! Phải không? Đã thấy, nhận mà mình đã cứ phạm lỗi hoài để mà dạy đệ tử không nghe thì tức là mình chịu cái lỗi đó chớ ai chịu! Cho nên do đó thì Thầy ẩn bóng là phải chớ.

Nếu mà không ẩn bóng, ngồi đây, thì sau khi cái giáo án này ra thì ai nghe cũng hay hết: “Trời ơi, giới luật tuyệt vời! Tu có thần thông như vậy, tu có gì cũng hay hết!”, do đó tập trung về đây mà tu, thì cả trăm, hai ba trăm người thì thử hỏi, cả trăm, hai ba trăm người phạm giới.

Hồi đó, bây giờ Thầy có mười mấy người phạm giới thôi nó còn nhẹ, mà giờ cả trăm, hai ba trăm người thì Thầy xuống địa ngục sớm chớ gì? Phải không? Các thầy thấy cái điều đó. Cho nên Thầy đâu dám, người mà biết giữ giới rồi rất là sợ.

Đó thì Thánh Nghiêm đã nói như vậy.

Do đó nếu muốn lập chí hoằng giới, trước tiên cần phải chuẩn bị chịu cam khổ. Bản thân là một người hoằng giới, sinh hoạt của người ấy chắc chắn phải là một vị Tỳ Kheo khắc khổ. Vật dụng nuôi thân chẳng dám quá tốt, bằng không sẽ thành phạm giới.

Nuôi thân cũng chẳng phải dám ăn cái gì ngon ngọt hết. Cho nên nó đâu có dám tầm bậy, tầm bạ được, cho nên nó quá khắc khổ rồi: “Bằng không thì sẽ phạm giới.”

Còn mấy ông thiền sư, kinh sư, các thầy thấy nghĩ sao? Ăn uống lúc nào cũng được, bánh trái lia lịa, cho nên ông nào ông nấy mập phì ra hết, có ông nào ốm đâu, phải không? Còn mấy ông giới sư: Trời đất ơi! Cái mình còn có bằng cái xương, cũng như con khỉ. Cái đít ổng ngồi mà lật lên, nó chai hai cục. Bởi vì có thịt ở đâu mà không chai!

2.2- PHẬT GIÁO HIỆN NAY KHÔNG CÒN QUÝ CHUỘNG GIỚI LUẬT

(06:43) Phật giáo hiện giờ ở Việt Nam vốn đã đánh mất một cái tập quán quý chuộng giới luật.

Nghĩa là bây giờ nói chung là Phật giáo Việt Nam của mình là không có quý chuộng giới luật đâu. Cho nên hầu hết là quý thầy cũng như cư sĩ cũng đều là không có quý chuộng cái giới luật đâu. Cho nên Thầy nói đây là cái sự thật: Phật giáo hiện giờ ở Việt Nam vốn đã đánh mất cái tập quán quý chuộng giới luật.

Họ bây giờ quý chuộng thiền à, quý chuộng học cho đỗ bằng cử nhân Phật học hay tiến sĩ Phật học, đó là cái quý chuộng của họ đó. Chớ còn cái mà quý chuộng về giới luật thì chẳng có ông thầy nào mà muốn học giới luật hết.

Vì thế chúng ta đề xướng hoằng dương giới luật đâu phải gặp những hoàn cảnh chẳng quý chuộng giới luật của giáo hội cũng như của các tu sĩ trong toàn nước.

Nghĩa là khi mà chúng ta hoằng dương giới luật thì điều mà chúng ta gặp khó khăn nhất trong mọi hoàn cảnh chống đối của quý vị, mà ngay của giáo hội nữa, chớ chưa nói gì khác nữa. Mặc dù là họ không nói được, nhưng mà họ cũng tìm cách ngầm để mà phá cái người mà hoằng dương cái giới luật đó đi.

Để làm sao? Để cho họ nó được tự tại một chút, nó không có sợ hãi. Chớ còn nếu cái giới luật mà nó hoằng dương được hưng thịnh thì mấy ông đó phải đi vào trong cái khuôn khổ hết, mặc dù đó là những ông giáo hội, chớ không phải là ngoài ra nữa.

Bởi vì giáo hội cũng đều là tu sĩ của Phật giáo cho nên phải thực hiện từ ông lớn đến ông nhỏ, từ Hòa thượng - mà mấy ông già đó bây giờ thì mấy ổng ăn ba bữa ổng quen rồi mà bắt đầu bây giờ bắt ổng ăn một bữa, mà ổng già kiểu đó chắc là ổng chắc chết luôn chớ đâu có sống nổi! Cho nên làm sao mà ổng không tìm cách ổng phá đi!

Đó thì quý thầy thấy do cái chỗ đó mà cái người hoằng dương cái giới luật rất là khó.

Nhưng mà Thầy nghĩ rằng, đối với Thầy, Thầy hoằng dương là không khó, tại vì Thầy có cái giới hành của nó theo, cho nên một cái giới mà Thầy dạy cho cái người nào đó thì cái người đó phải áp dụng cái giới hành theo, cho nên khi mà cái giới của họ bắt đầu vào thì họ sẽ có một sự mát lạnh ở trong cái sự an ổn tinh thần của họ.

Cho nên họ thấy mỗi cái giới là mỗi cái sung sướng của họ, chớ không phải là mỗi cái giới là trói buộc họ làm cho họ khô cằn, khô cỗi trong cái cuộc sống chết chóc, trong cái cuộc sống họ bất hạnh phúc đó đâu.

Cho nên Thầy không ngán chỗ đó đâu, vì vậy mà Thầy luôn luôn ca tụng giới luật, ca tụng cái đức giới của Phật.

(09:16) Đó là một sự trở ngại lớn nhất cho sự hoằng dương giới luật. Vì mọi tu sĩ đang sợ người đem lý do của giới luật ra để câu thúc hoặc phê bình, đả kích họ, cho nên nghe giới luật là họ đã không an tâm.

Đại sư Hoằng Nhất dạy luật, ngài nói: Rất nhiều nơi chẳng hoan nghênh ngài, thậm chí thấy ngài ăn mặc là một giới sư thiểu dục tri túc thì người ta coi ngài như là một quái vật.

Bây giờ mấy ông kinh sư, mấy ông thiền sư thì mặc đồ lòe loẹt, vải đồ thì tốt đẹp, còn cái ông giới sư thì mặc đồ vá, rách rưới lang thang. Trời họ thấy cái ông giới sư thì họ coi như là con quái vật giữa các ông đó rồi!

Cái kia người ta bệ vệ như một ông quan, còn cái này đi coi lom khọm như con khỉ, thì như vậy là con quái vật chớ gì? Các con thấy, các thầy thấy chưa?

Đó, cho nên ông Hoằng Nhất ổng nói ổng là cái người mà hoằng dương cái giới luật đó, mà ổng đi ra ngoài người ta xem ổng là con quái vật. Đúng không?

Bởi vì giới sư thì phải thiểu dục tri túc rồi, thế mà thiểu dục tri túc có bình bát với ba y rồi, mà đi lỡ đường rồi mà không giặt được, trời đi đến ông giới sư này sao mà hôi rình! Còn đến cái ông thiền sư với cái ông kinh sư, trời ơi nó thơm tho mà có dầu thơm nữa chớ, giặt quần áo bằng xà bông thơm! Phải không?

Còn cái ông giới sư này ổng đâu dám làm điều đó. Cho nên đi mà một ngày đi như vậy đâu có nghỉ, mà có một bộ đồ làm sao thay! Đi thì phải y trung, y hạ trong phải mặc đầy đủ, y ngoài thì y lớn, y thượng thì phải choàng đặng oai nghi tế hạnh của mình. Thế rồi đi tới chiều tối chưa có nước nôi, chỗ nào đó mà lại gần nhà ai thử coi, cái mình ổng nó hôi cũng như là cái đống rác chớ còn cái gì nữa!

Cho nên tới đâu ai cũng bịt mũi hết: “Trời! Con quái vật đó đến nhà tui!” - chớ đâu phải! Cho nên giới sư quá khổ. Vì thế mà giữ gìn giới hạnh của Phật không phải đơn giản.

Cho nên chính cái kinh nghiệm của Hoàng Nhất - người mà dạy giới luật này, ông hoằng dương giới luật ông nói, đến đâu thì người ta không có hoan nghênh mình chút nào hết, nói sao khô khan quá không ai nghe nó hay ho gì hết. Còn mấy ông kinh sư với thiền sư nói người ta hoan nghênh, người ta tập trung người ta nghe.

Cho nên ông nói, ở trong kinh giới thuật lại, ông đi hoằng dương cái giới luật, có nhiều chỗ người ta đến có hai ba người à, thậm chí như người ta nghe nói giới luật người ta chưa có biết, nghe ổng đến giảng thì bắt đầu người ta tập trung được hai ba chục người, nghe một hơi dòm lại còn có một ông ngồi đó mà ngủ gục! Chớ phải thức được đâu! Ngồi mà ngủ, còn mấy ông kia đi hết rồi!

Thầy nghe Thầy nói thiệt nó chán thiệt! Trời! Cứ đem ba cái kinh bổn mà dạy người ta. Rồi mình giữ cái hạnh thì đi ra ngoài họ coi mình như con quái vật. Bởi vì hạnh của giới luật, của giới sư tri túc thiểu dục thì giống như con quái vật rồi chớ không còn gì nữa khác.

(12:13) Thật sự mình suy ngẫm lại, đúng, ông Hoằng Nhất ổng nói rất đúng. Chúng ta phải thấy cái điều đó là cái điều thực của ông, ông nhắc lại, qua kinh nghiệm mà đi hoằng giới.

Ngược lại, cho thầy Tỳ Kheo sinh hoạt đúng hạnh, Tỳ Kheo là quái vật…​

Nghĩa là mình sinh hoạt đúng cái hạnh giới luật thì nó là quái vật.

…​ chẳng phải là kỳ quái sao?

Nghĩa là nhìn thấy nó rất là kỳ quái. Đúng là kỳ quái, không có…​ Người ta ai cũng là mặc đồ bệ vệ coi nó sang cả, Phật tử thì rần rộ hầu hạ, còn đằng này đi lổm tổm, lổm tổm không ai hầu hạ hết, mà leo teo, ốm nhom, ốm nhách như con khỉ.

Ăn uống như vậy làm sao mập được như người ta! Ngày một bữa mà ăn không dám ngon nữa, ăn không có dám mà ăn ngon, ai cho sữa cho bơ không dám uống, uống nó không có đúng cái hạnh. Cho nên đâu có dám lợi dưỡng? Vì vậy mà ốm nhom, ốm nhách. Còn mấy ông thiền sư, kinh sư uống đã thôi, uống cũng không hết thôi, nhiều khi có đổ nữa!

Thì đó là những cái mà chúng ta thấy nó giữa hai cái này ai chọn cái nào? Đời phải chọn cái sướng hơn chớ ai chọn cái khổ! Mà chọn cái khổ mà theo kiểu ông Hoằng Nhất này thì chắc chắn là ai dám chọn? Đó.

Nhưng dù nói thế nào, trong hoàn cảnh Phật giáo hiện giờ của đất nước thì giới luật là một chướng ngại cho cuộc sống sinh hoạt trong các chùa bây giờ.

Bây giờ các thầy nghĩ coi có phải không, giới luật là một cái sự chướng ngại rất lớn cho sinh hoạt trong các chùa. Họ làm những cái chuyện không có đúng cách hết rồi, làm sao mà giới luật đưa ra một cái là kể như chùa họ phải dẹp rồi!

Từ cái chùa to đó họ thành ra cái chỗ cổ tràng diện để cho người ta đến xem chơi chớ ổng ở trong đó đâu có được! Bởi vì ông thầy giới luật thì không có ở chỗ nơi sang cả, ở trong chòi tranh, vách lá nó mới đúng cái hạnh của người tu giới luật chớ! Còn ông thầy gì mà ở cái phòng sao mà tường cao, cửa rộng, cửa kiếng đồ đầy đủ, rồi máy điều hòa không khí còn đầy trong đó thì tức là còn cái gì nữa mà giới luật?

Đó thì quý thầy thấy cái vấn đề đó là cái vấn đề mà bây giờ nó là cái chướng ngại cho cái sự sinh hoạt mà chúng ta đem giới luật ra dạy trong các chùa bây giờ. Khó lắm không phải.

Chùa nào bây giờ cũng vậy hết, không có thấy chùa nào mà có giới luật, thì giờ đem ra dạy ai chấp nhận? Mà người ta tập thể đông, người ta đập nhẹp mình xuống liền ngay tức khắc, đi đường không biết chừng cho xe hơi đụng mình nữa.

Cái ông mà dạy giới luật đi bộ chớ đâu dám đi xe, cho nên xe nó ở sau nó chỉ cái xe Honda nó ủi một cái là ông thầy cũng tiêu mạng rồi. Để ổng nói láp dáp để mình ở trong chùa không có yên!

Đó thì các thầy thấy, cái vấn đề đó là tai nạn lưu thông, có ông thầy nào mà chịu tội? Thằng mà nó lái xe nó lỡ đụng đó thì nó ở tù ba bốn tháng thôi chớ. “Tui đâu phải tui quyết tui giết ổng đâu!”

Đó các con thấy cái chuyện đó là đi làm giới sư có sướng không? Khổ sở, mà lại sống cái hạnh thiểu dục tri túc nữa, trời ơi! Phật đâu không thấy mà thấy toàn là thứ khổ không, thì như vậy là có ham không? Đâu có ham.

2.3- VIỆC HỌC TẬP VÀ PHỔ BIẾN GIỚI LUẬT BỊ HẠN CHẾ, CẢN TRỞ

(15:06) Giới kinh và giới bổn là những bản kinh được in ấn hẳn hòi thì sự hoằng dương giới luật mọi người không thể phản đối được.

Nghĩa là giới kinh và giới bổn bây giờ nó có hẳn hòi rồi đó, thì mình đem ra giảng thì không ai phản đối được hết, nhưng mà họ lén họ ủi mình đằng sau đó, chớ đâu phải mà chuyện thường được.

Cho nên đem giới ra thì nói là ông thầy nào cũng câm miệng hết à, ngồi đó mà ngậm miệng chớ còn không dám nói gì hết, nhưng mà ở sau lưng nó lén đâm à, chớ không phải là chuyện đùa được.

Chẳng lấy lý do chỗ nào phỉ báng công khai được…​

Nghĩa là đem giới luật ra thì họ không có vạch cái chỗ nào mà họ công khai phỉ báng mình được hết.

…​ mà cũng không thể nào thủ tiêu được giới luật đó.

Bấy giờ nó nhan nhản là nó có kinh sách hẳn hòi rồi, đâu có thủ tiêu được. Hồi đó thì cái bộ luật đầu tiên ra thì nó chia làm hai mươi bộ phái thì người ta đồng ý với nhau. Bởi vì nó chia ra rồi, nó chia ra rồi thì mỗi người có một bộ luật riêng rồi thì bắt đầu mình thủ tiêu cái bộ chánh này đi, để cho cái bộ của mình nó chân chánh hơn chớ còn mình để nó ở đây rồi, nó làm cái gốc rồi những cái bộ luật của mình nó đâu có được.

Cho nên mấy ổng đồng ý với nhau. Bởi vì chia làm hai mươi lăm bộ phái, Thượng Tọa Bộ rồi Đại Chúng Bộ, nó chia ra làm hai mươi lăm bộ phái rồi bắt đầu mấy cái ông thầy lớn đồng ý đốt sạch cái bộ của ông Ca Diếp đi cho rồi, để cái thứ này nó mất công mình, sau này mình có lý luận mình nói rằng: “Tại hồi đó mấy ổng không viết chữ”.

Đó, có vậy thôi. Đó là quá rõ ràng rồi! Cho nên nó rất dễ dàng, vì vậy mà mấy ổng thủ tiêu đi, mới đặt ra hai chục bộ luật của mấy ổng, sau này thì người ta kết tập lại còn sáu bộ. Người ta coi những điểm dị, đồng và những cái điểm mà nó khác biệt rồi người ta kết tập lại cho nên nó còn sáu bộ mà thôi. Do đó bây giờ chúng ta cũng thấy khổ sở trong cái sáu bộ luật này dữ lắm chớ không phải dễ.

Họ cũng không thủ tiêu được giới luật của chúng ta được…​

Nghĩa là giới luật bây giờ nó thành văn, rồi kinh bây giờ nó cũng có kinh giới nó thành ra văn bản rồi, họ không thủ tiêu được những cái bản kinh, bản giới này được nữa.

…​ mà chỉ còn có cách là ngăn chặn không cho người khác tự do hợp tác.

Nghĩa là bây giờ ông dạy giới luật - không cho học trò mình học theo ông đó đâu: “Mày vô học tao từ mày!” Phải không? Không có cho học trò theo. Cho nên không có cho người hợp tác, mà cũng không có cho giúp đỡ nữa, đừng có cho Phật tử cúng dường ổng, riết ổng tiêu luôn cái thì ổng cũng không làm sao hoằng giới được.

Đó là những cái cách ngăn chặn, mà ngăn chặn bằng cách đó, chớ không phải là đem giới luật mà chỉ trích: “Ông nói giới luật vậy là sai, là này kia”, không, không dám nói đâu. Bởi vì giới luật mà đâu có gì sai được, cho nên không có dám nói điều đó được, không có phê phán, không chỉ trích được.

(17:39) Cũng như Thiền Tông thì người ta lấy thiền này, thiền kia người so sánh, người ta chỉ trích, còn giới luật thì không có lấy chỗ nào mà chỉ trích được hết. Cho nên không có chỉ trích rằng ông đó dạy sai, dạy đúng được, mà chỉ còn cách là mình không có cho người hợp tác với ông ta thôi để ông phát triển không được.

Cái thứ hai là mình bưng bít đi, mọi sách của ông ra mà phổ biến ra thì mình bưng bít, mình đừng có cho nó phổ biến rộng, thì tức là nó không có rộng rãi ra thì người ta cũng không hiểu giới luật.

Cho nên cái khéo léo là nói cư sĩ không được đọc giới luật, đọc giới luật là đọa địa ngục. Cho nên giới cư sĩ mà vô hàng sách mà gặp thấy cuốn luật không dám mua. Phải không? Các thầy thấy rõ mà.

Bởi vì vô chùa mấy ông thầy đã dạy rồi: “Mấy ông cư sĩ không có được đọc giới luật nghen, đọc giới luật thì mất gốc không có tu hành được đâu!” Cho nên mấy ông đó sợ, thấy giới luật thì không dám mua. Chớ mấy ổng cũng muốn đọc lắm, nhưng mà không dám mua, mua sợ mình đọc bậy đi.

Cho nên có một người nói với Thầy vầy: “Con đọc cái cuốn Kinh Thủ Lăng Nghiêm, con mới thọ Sa Di à, mà con đọc Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói thọ Sa Di thì chưa có thọ giới cụ túc thì không có được đọc giới luật của Tỳ Kheo. Cho nên con được cái bộ giới luật của một cái người bạn con tặng mà con không dám đọc ở trong đó làm sao hết, sợ nó mất cái căn tu đi!”

Đó, thì đó là những cái mà người ta làm cho nó bị hạn chế đi, nó làm cho không được phổ biến cái giới luật ra, các con hiểu điều đó.

Cho nên cư sĩ mấy con mà còn mặc chiếc áo cư sĩ đến cái hàng sách thì cứ lựa sách thiền với kinh mà mua thôi, còn cái giới luật thôi không dám rớ, rớ tới nó để đọa địa ngục chết! Mình đọc nó rồi đây bắt đầu đó, cái tâm của mình giữ không tròn đây coi chừng mình rớt địa ngục!

Đó thì, do cái chỗ đó là cái chỗ cái mánh khóe của các cái bậc đi trước, sợ người ta biết giới luật để chỉ vạch cái mặt của mình ra, đó cho nên mới có cái lối cấm đoán như vậy.

Thì trong cái kinh Bồ Tát Giới đó, các thầy nào mà có thọ Bồ Tát Giới rồi thì biết, nó cấm dữ lắm đó chớ đâu phải chuyện thường! Đó là cái giới của Bồ Tát Giới mà. Các vị là Bồ Tát thì các vị chỉ biết cúng dường bố thí thôi, chớ mà các vị rớ tới giới luật là các vị bị đọa địa ngục!

2.4- GIỚI LUẬT THIẾU PHÁP HÀNH NÊN BỊ CHẾT CỨNG

(19:43) Nếu một người biết giảng về giới luật thì sự linh động của giới luật càng tuyệt diệu, khiến cho mỗi thời đại và mỗi xã hội đều thích nghi, và người tu theo giới luật đạt được kết quả sở nguyện thiết thực, hiện tại.

Còn ngược lại đem giới luật, đem giới bổn mà dạy theo kiểu văn điều, giới luật khô cằn, chết cứng mà áp dụng vào sự diễn biến linh động của mỗi thời đại và mỗi xã hội sống động đang tiến lên thì không thích nghi. Cho nên giới luật - giới bổn phải bị chết non không thể phát triển được.

Nghĩa là bây giờ mà đem giới bổn ra mà dạy cho cái thời đại của chúng ta thì nó không phù hợp đâu, nó không linh động đâu, nhưng mà đem giới kinh mà dạy thì rất phù hợp.

Bởi vì giới kinh nó có giới hành cho nên nó rất phù hợp, người ta thích thú, mỗi một cái giới mà người ta được học rồi, người ta áp dụng vô người ta thấy giải thoát, người ta khoái vô cùng lận. “Trời ơi! Mình ăn ngày một bữa, bây giờ mình giải thoát được hai bữa mình thấy khoái quá, sáng, trưa, chiều không lo gì nữa hết!”

Mà trong khi mới học được cái giới ăn một bữa thì người nào cũng khổ sở hết, nhưng mà vì nó không có pháp hành, cho nên do đó mà cái người đó khổ sở hoài.

Còn chúng ta ăn một bữa chúng ta có pháp hành, cho nên chúng ta dùng pháp hướng nè, dùng pháp tùy nè, dùng cái pháp quán nè, từ đó chúng ta mới thấu đạt.

Miếng ăn thì bất tịnh có gì mà ham, bỏ vô cổ nó ngọt rồi cái nó mất đi, nó đâu có gì, ói ra thì không ai thèm hết, mùi hôi chua chát. Rồi một ngày đêm thì tống nó ra thì nó hôi thúi không có chỗ nào mà chê!

Thì do đó mình dùng pháp quán mình đã thấy nó rõ rồi, cho nên mình chán nó, phải không? Vì vậy mà bây giờ mà mình dùng pháp hướng mình đoạn dứt nó, cho nên những cái đó mình nhắc nhở mình dứt đoạn nó đi.

(21:36) Thì mình dứt đoạn nó thì tức là nó không còn thèm ăn nữa, thì trong vòng tuần lễ thì mình thấy đồ ăn mình ghê gớm quá, thôi cái gì ăn được nhét cho nó no bụng mình thôi chớ còn không ham ăn nữa, từ đó mình ăn một bữa mình thấy khỏe re!

Như vậy là rõ ràng cái người dạy giới bổn thì nó khô cằn, cho nên cả tháng trời mà cái người mà giữ giới ăn một bữa, trời, họ còn khổ! Còn Thầy dạy có tuần lễ thì quý thầy thấy an, nhưng mà ngay khi mà nghe nó quán bất tịnh rồi thì cũng thấy hết ham ăn rồi.

Cho nên từ cái chỗ mà biết giới rồi thì chúng ta thấy ăn ngày một bữa chúng ta thấy khỏe, chiều tối nó vừa xót ruột cái bắt đầu: “Đồ ăn dơ mà ở đó mà ham!”, thì ngay đó mình nhắc nó một cái là pháp hướng mình liền chớ gì? Do đó cái bụng nó nghe nó không xót nữa, phải không? Cho nên mình biết dẹp nó được liền.

Cho nên có giới hành nó kèm theo cái giới bổn, cho nên chúng ta đạt được cái kết quả giải thoát an vui. Sau đó chúng ta thấy bây giờ giờ này mà mình không ăn cũng không đói, còn mọi lần giờ này mà không ăn - tới bây giờ các con hiểu ăn ba bữa giờ này mà không ăn thì các con hiểu sao không? Trời đất ơi! Ngồi đây mà nó muốn lả người ấy chớ, phải không?

Cho nên bây giờ mình khỏe re, trưa mình ăn chiều mình cũng không có uống bột, uống gì hết, sướng gần chết, ngồi chơi thoải mái, tâm hồn thanh thản, không lo đói, lo no, khỏi lo gì hết, mà không ăn, không gì hết, phải khỏe không? Đó là giải thoát chớ gì!

Đó nó rõ ràng mà. Đó là những cái giới mà đem đến cho chúng ta những cái pháp để làm cho chúng ta giải thoát.

Đó Thầy đem cái ví dụ để chúng ta thấy được cái chỗ mà tu giới của chúng ta là như vậy. Vì vậy gọi là giới bổn, mà là thầy của chúng ta, ông thầy dạy chúng ta là có giải thoát cho nên chúng ta: “Ông thầy này dạy ngon quá! Ổng dạy mình ăn một bữa thì bây giờ mình làm được liền, cho nên bây giờ giải thoát được liền”. Vì vậy không tin ông thầy sao còn tin ai nữa? Đó ông thầy của mình là giới mà!

Đó thì quý thầy thấy nó rõ ràng, cụ thể. Mà Thầy đem cái giới này mà Thầy dạy thì tức là người ta phải thấy có thực tại cái sự giải thoát thì người ta phải ham thôi. Chớ đâu phải như mấy ông thầy dạy giới bổn đi lộm tộm như con khỉ mà người ta lại coi như là quái vật, tức là làm sao mà thực hiện được cái đạo pháp trở lại mà trường tồn lại được!

Muốn đem những văn điều giới luật Patimokkha chết cứng đặt lên đầu của mỗi người đệ tử Phật, của mỗi thời đại một cách sống động, thật là một sự kiện khó khăn, cũng là một việc làm chẳng hợp lý.

Nghĩa là bây giờ mình đem cái giới bổn Patimokkha này, mình đặt trên đầu mọi đệ tử của Phật, mình bảo họ phải chấp hành, phải làm như vậy cho đúng, phải ăn ngày một bữa, mà mình không có cái giới hành, thì đó là một cái điều rất là khó khăn, không phải là dễ, mà cũng không hợp lý nữa.

(24:04) Giới luật của Phật đâu phải là làm cho người ta khổ! Đó cho nên Thầy thường nhắc mà, đạo Phật không làm khổ mình mà không làm khổ người, mà giờ mình đem pháp môn giới luật ra mình bắt người ta vậy, phải làm khổ không?

Cho nên cái ông Hoằng Nhất này, ổng đi - ổng là luật sư, ông đi giảng luật ổng thấy, chính nghiệm bản thân ổng thấy ổng thiểu dục tri túc, ổng thấy ổng khổ quá mà, cho nên ai dám theo ổng!

Đó là những kẻ giảng dạy giới luật chết cứng ở trong giáo điều giới luật, đó là những kẻ không hiểu giới luật.

Giới luật là một pháp môn hành thiện, giới luật không phải là pháp luật, giới luật là một pháp cứu cánh giải thoát con người ra khỏi biển khổ, sông mê cuộc đời.

Người dạy giới luật mà không hiểu giới luật, đã biến pháp môn vi diệu này trở thành những sợi dây lòi tói, trói con người và làm khổ cho những kẻ tu hành nhiều hơn.

Đó thì Thầy nói như vậy thì quý thầy thấy rằng cái người dạy giới luật mà không hiểu được toàn bộ của cái giới kinh, mà cứ đứng ở trong cái giới bổn mà dạy thì biến cho cái người tu hành quá khổ sở, cho nên người ta làm sao người ta tu tập được!

Hầu hết các giới sư không hiểu lời của Tôn giả đã đề xuất ra nguyên tắc như thế này:

Nghĩa là khi mà tôn giả Ca Diếp ổng kết tập cái kinh giới rồi đó, thì ổng đề cái câu - cái câu mà ổng đề ra ổng nói như thế này nè:

“Điều Phật đã chế chẳng được phép bỏ, dù là những cái giới nhỏ. Điều Phật chưa chế chẳng được thêm vào”.

Đó là cái ông Ca Diếp ổng ra cái điều lệ mà khi mà ổng kết tập kinh xong rồi, thì khi mà mọi người đều thông qua hết rồi, chấp nhận đó là đúng rồi, thì bắt đầu ổng có cái ý kiến: “Tôi có ý kiến: Những cái điều mà Phật đã chế ra rồi dù nhỏ, dù lớn không được phế bỏ, mà những cái điều mà Phật chưa chế ra thì chắc không có được ai mà thêm vào!”

Ổng xác định như vậy. Bây giờ quý vị có đồng ý không? Đồng ý, thì như vậy là sau này không được ai thêm vào, mà cũng không ai được bớt ra. Đó là ổng quyết định như vậy, ông Ca Diếp hồi đó ổng quyết định như vậy thì tất cả năm trăm vị A La Hán lúc bấy giờ đưa tay lên đồng ý hết.

Vậy mà sau này phá vỡ dữ tợn đó. Họ đồng ý ở ngoài mặt chớ trong bụng - thì lúc bấy giờ là các vị đó Thánh Tăng thì người ta đồng ý rồi, nhưng mà sau này các vị đó chết đi rồi hết rồi, thì cái số đệ tử sau này tu chưa chứng đó thì mới bắt đầu tuôn nhau mà sửa, sửa cho đã đi để mà sống cho nó được hạnh phúc hơn.

Lời nói này tôi xem hết các bộ luật do các giới sư soạn ra và dịch thuật đều chẳng hiểu câu nói này.

Nghĩa là Thầy đọc hết các bộ luật Thầy thấy hầu như cái lời nói này thì các giới sư mà soạn kinh giới ra họ không hiểu cái lời nói ông Ca Diếp. Chúng ta phải hiểu lời nói của ông Ca Diếp nếu mà nói ra như vậy thì cái giới luật của Phật là một cái giới luật khô cằn cỗi, không linh động, không đáp ứng phù hợp cho cái thời đại đi lên hay hoặc về sau.

Thì lời nói đó là - hầu hết là các cái vị giới sư họ hiểu qua cái chỗ mà như là cái kiểu giới bổn đó, cho nên nó khô cằn đó. Còn Thầy thì hiểu cái lời nói của ông Ca Diếp không phải vậy đâu.

(27:31) Nghĩa là ông Ca Diếp xác định rằng cái giới luật của Phật đã đặt ra là làm Thầy cho tất cả các thầy Tỳ Kheo sau này, nó linh động và nó như là một Đức Phật sống tại thế, cho nên không được thêm mà cũng không được bớt gì hết. Nghĩa là ngay từ giới luật đó chúng ta có thể linh động được mà không phải thêm giới luật trong đó.

Thầy thí dụ chẳng hạn là bây giờ Phật đâu có cấm uống cà phê, đâu có cấm hút á phiện, mà bây giờ chúng ta linh động là ngay chỗ cái giới thứ năm là uống rượu là chúng ta biết rượu là nghiện ngập, làm cho mất trí tuệ, cà phê cũng làm nghiện, mà thuốc phiện cũng làm nghiện con người, thuốc lá cũng làm nghiện con người, thì lấy cái giới thứ năm đó mà chỉ họ ra đừng có phạm, chứ có đặt thêm cái giới thứ sáu đâu! Phải không?

Các thầy thấy có Thầy có phải đặt thêm cái giới thứ sáu đâu? Chỉ ở trong cái giới thứ năm mà Phật đặt ra như vậy nó đủ trọn vẹn ở trong đó rồi: Những cái gì mà làm cho chúng ta, mà gây cho chúng ta những cái thích thú theo cái dục lạc của thế gian thì dẹp nó qua một bên đi! Đó là cái điều của giới luật của Phật như vậy, thì nội cái giới thứ năm nó đã đủ cho chúng ta rồi.

Cấm người ta uống trà nè, cấm người ta uống cà phê nè, cấm người ta không có hút á phiện nè, không có hút cần sa nè, không có hút thuốc lá nè, thì đủ rồi, thì nó là giới thứ năm thôi chứ còn cái gì nữa mà Thầy thêm cái giới nào đâu mà nói là Thầy thêm?

Đó thì như vậy là chúng ta linh động được trong mỗi thời đại. Chớ còn nếu mà dạy giới luật mà không linh động vậy thì cứ chế ra, chế ra rồi bớt bớt, chế ra rồi bớt, chế ra hồi ba trăm bốn mươi tám giới giờ chế riết một trăm giới, hay là chế riết một ngàn giới nữa.

Chế riết rồi cái bản - bởi vì cái ngày hồi mới độc lập đó thì cái bản hiến chương nó có bao nhiêu giới thôi, bây giờ tính ra không biết là bao nhiêu giới nữa. Bộ luật bây giờ nó dầy như vầy! Trời đất ơi! Dân chúng đụng tới đâu cũng đụng ráo hết. Phải không, các con, thấy không? Đó là cứ mỗi ngày quốc hội cứ chế giới chế giới riết ra, trời ơi! Bộ luật dân sự với bộ luật hình sự gì nó quá nhiều, bớt thì không thấy bớt mà cứ chế ra riết.

Đó Thầy nói, bởi vậy giới luật của Phật mà nếu mà cứ cho chế thêm mà như ông Ca Diếp - bởi vậy ông Ca Diếp ổng nói câu này chặn đứng lại, giới luật của Phật đủ linh động, đủ cái sức mà có thể làm cho một người tu sĩ thanh tịnh được trong giới, chớ đâu cần phải chế thêm!

Mà bớt ra thì không được, bởi vì bớt ra làm thiếu, thiếu tức là cái oai nghi tế hạnh của nó bị mất đi.

Cho nên mình thấy những cái giới nhỏ nhặt, chẳng hạn là như Thầy nói bây giờ đó mình đứng để cho mọi người đều là xá của mình rồi tuần tự bưng cơm từng bát đi, xới bát vậy nó có cái trật tự oai nghi chớ gì, mà bây giờ mình bớt cái giới đó đi, thôi tới bữa đó cứ ngồi ăn đi, rồi đem cơm ra thì mọi người xúm nhau người này xúc rồi tới người kia, coi có phải chúng ta giành giựt, chòm chực nhau không? Còn oai nghi tế hạnh chỗ nào không?

Tuy rằng cái giới nhỏ nhưng mà nói lên được ý chí nhẫn nại của chúng ta trong khi chúng ta đứng chờ. Đó là một cái sự tu tập của chúng ta, đó là một cái sự rèn luyện con người của mình có cái đức tính nhẫn nhục chớ! Còn nếu không có vậy thì chúng ta bộp chộp lắm, ai lại không muốn đi trước, ai cũng muốn ngồi trước cho khỏe, chớ ai muốn…​ Bởi vì cái đó là cái dục lạc mà!

Cho nên giới luật nó làm cho chúng ta hạn chế, tránh xa những cái thứ dục lạc, ly dục mà. Phải hiểu được như vậy chúng ta mới biết được con đường giải thoát chớ!

(30:37) Đó hôm nay Thầy nói hết để cho quý Thầy thấy rằng khi mà dạy về giới luật, bởi vậy Thầy dạy, rồi đây tới cái giai đoạn thứ ba của giáo án mà dạy về cái giới hành, tức là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, Thầy phải dạy hết cho quý thầy thấy trong cái hành như thế nào để đạt được những cái giới của chúng ta, chớ đâu phải là cái gì khác hơn?

Bởi vậy nó mới toàn diện là thầy của chúng ta, chớ còn ông thầy mà nó thiếu khuyết một chút thì làm sao ông thầy dạy chúng ta được!

Nếu mà ông thầy mà không có đủ ba cái oai lực như vậy thì không thể dạy chúng Tỳ Kheo sau này, không thể dạy cái đời sau này. Mà đủ ba cái oai lực như vậy, tức là cái giới luật mà Đức Phật đã di chúc lại làm thầy chúng ta thì mới có đủ ba cái oai lực đó, chỉ có giới mới đủ thôi, chớ không có một người tu sĩ nào mà đủ hết.

Ở đây Thầy nói, thật sự Thầy cũng có sở trường của Thầy chớ làm sao mà Thầy toàn diện được hết cái đó, cho nên Thầy đâu phải là thầy của quý thầy! Mà chỉ có giới luật nó mới đủ toàn diện ba cái oai lực đó, cho nên giới luật là thầy của quý thầy. Còn Thầy bây giờ Thầy có thực hiện cái gì được đi nữa nó cũng không phải là đệ nhất được.

Đó thí dụ như bây giờ Thầy giảng cho quý thầy nghe như vậy, thì Thầy có cái sở trường của Thầy ở chỗ nào ở trong đó thôi, chớ không thể nào Thầy toàn diện hết được, cho nên Thầy không thể làm thầy của quý thầy được. Mặc dù những cái khác Thầy làm được, nhưng mà nó không phải sở trường của Thầy

Thí dụ như bây giờ Thầy thí dụ, Thầy dùng cái Tứ Như Ý Túc, thì Dục Như Ý Túc, Thầy một thân Thầy biến ra một thân được, nhưng mà nó không phải là chuyên môn của thầy, Thầy làm được, nhưng mà nó không phải chuyên môn.

Còn cái sở trường của người ta nó chuyên môn lắm. Chẳng hạn là như bây giờ Thầy phải hai phút Thầy mới biến ra được một con người như Thầy ngồi bên, còn cái ông mà chuyên môn, nháy con mắt cái ngồi ra một đống rồi! Nó chuyên môn mà, nó lanh, nó lẹ, các con hiểu điều đó, cho nên người ta chuyên môn là người ta đệ nhất, người ta phải nhanh.

Còn ông Xá Lợi Phất, khi mà hỏi ổng thì ngay đó ổng phóng ra ổng trả lời liền, không cần suy nghĩ, còn Thầy, Thầy đâu có đệ nhất trí tuệ được, cho nên Thầy phải suy nghĩ rồi Thầy trả lời.

Thì Thầy trả lời cũng đúng, ông Xá Lợi Phất cũng đúng, nhưng mà ông Xá Lợi Phất ổng phóng ra liền, còn Thầy phải có thời gian, cũng ít ra một phút Thầy mới trả lời được, còn ông ta đâu cần, hỏi rồi trả lời liền! Thì như vậy là người ta đại trí tuệ, còn Thầy thứ tiểu trí tuệ mà đem ra làm sao làm thầy thiên hạ được, phải không?

Thì Thầy nói như vậy là quý thầy sẽ biết được ở trong con đường của Phật pháp là cái người nào làm thầy của mình. Còn giới luật của nó đủ hết trong này rồi, cho nên hỏi tới đâu là nó phóng ra nó trả lời liền tức khắc, chớ nó không có chậm chạp như chúng ta đâu. Bởi vì nó tròn đầy tất cả, các cái sở trường nó đều đầy đủ như Đức Phật ngày xưa.

Bởi vì chỉ có giới luật mới là chính Đức Phật còn tại thế. Cho nên ông Phật ổng xác định đó, nghĩa là “Giới luật còn là ta còn, mà giới luật mất là ta mất”, mà “Giới luật còn là đạo ta còn, giới luật mất là đạo ta mất”.

(33:13) Cho nên cái giới luật mà hôm nay Thầy giảng cho quý thầy thấy đó, đó là cái giới luật đó, chớ không phải giới bổn mà theo các sư dạy về giới luật mà kết tập lại đó gọi là giới, giới đó làm thầy của quý thầy đâu.

Lời nói này tôi xem hết các bộ luật do các giới sư soạn ra và dịch thuật đều chẳng hiểu câu nói này.

Nghĩa là không hiểu cái lời nói của ông Ca Diếp.

Nếu đọc lại kinh giới cho kỹ từng chỗ của Phật chế giới ra thì dù bất cứ thời đại nào, xã hội nào tiến đến đâu, lùi đến đâu, thì những chế giới này đều phù hợp cho mọi hoàn cảnh xã hội và sự thay đổi của thời đại đó, rất ăn khớp và rất linh động, không cần luật sư chế giới thêm mà cũng không cần giảm bớt.

Bởi vậy, Đức Phật mới di chúc lại “Các thầy Tỳ Kheo phải lấy giới luật của ta làm thầy!”

Bởi vì nó đủ như vậy đó, nó đủ cái oai đức nó như vậy mà nó linh động như vậy, trường hợp thời đại chúng ta tiến bộ tới cái mức độ nào thì giới luật của chúng ta cũng tiến tới mức độ đó. Mà thời đại lùi đến cái mức độ nào đến khi mà lạc hậu đi, còn những cái bộ lạc, thì giới luật của Phật nó cũng lùi lại để đứng cái tầm vóc đó để mà hướng dẫn người ta tu giải thoát.

Cái giới luật của Phật nó vi diệu như vậy, chớ không phải nói thời đại chúng ta khoa học tiến bộ thì giới luật của Phật đặt cách đây hai ngàn năm trăm bốn chục năm nó lỗi thời rồi, như mấy ông giới kinh đều nói là lỗi thời rồi, nó không hợp.

Đó là cái không hiểu giới luật của Phật, mà giới luật của Phật đã có cái sự định đoạt trước của Đức Phật đã suy nghĩ.

Cho nên đọc lại kinh giới chúng ta thấy ông Phật ổng không phải chế giới có một lần đâu, ổng chế nhiều lần mới chấp nhận một giới của ổng. Các thầy phải hiểu cái sự kỹ lưỡng của Đức Phật như vậy.

Chớ ổng chế ra một lần ổng để đó cái rồi bắt mình thì như vậy ổng chưa có chính xác đâu. Cho nên nhiều lần ổng chế, có khi một cái giới ổng chế ba lần, năm lần, quý thầy học kinh giới quý thầy biết liền à.

Chớ không có - tới đây Thầy dạy giới bổn rồi thầy sẽ thấy ông Phật ổng chế, ổng sửa đi, sửa lại nhiều lần để mà chính xác cho sau này sẽ làm thầy của các vị Tỳ Kheo, ổng đã biết trước cái vấn đề đó, trước khi ổng còn mười năm, hai chục năm ổng thị tịch là ổng đã biết là chuẩn bị.

Từ khi mà ổng soạn, ổng chế giới ra là ổng đã biết được cái người nào là thầy của chúng Tỳ Kheo sau này, cho nên ổng rất kỹ trên cái vấn đề mà viết ra cái bộ giới luật chớ đâu phải là viết một cách như hàm hồ như chúng ta bây giờ, đặt ra cái thanh quy bữa nay trật, bữa mai trật thì sửa lại, không phải đâu.

Đó là một ông thầy của chúng ta thì Đức Phật phải chỉnh đốn cái ông thầy cho những vị Tỳ Kheo sau này, cho những người đệ tử theo đạo Phật sau này. Cho nên Đức Phật phải chỉnh đốn nó rất kỹ chớ không phải là thường.

Bởi vì đọc chúng ta mới hiểu được cái chỗ chế giới tại sao chế nhiều lần. Chớ còn nếu mà ông Phật coi thường giới thì ổng chế một lần thôi, được được không được thôi chớ còn chế đi chế lại chi cho mất công!

Bắt buộc họ cứ khép vô vậy thôi, còn phải chế giảm tới, giảm lui cho nó phù hợp đó, nó phù hợp bởi vì cái người này phạm vầy, người kia phạm vầy mà nó chỉ có một cái giới thôi mà bị phạm vậy, mà cái người trường hợp này, người trường hợp kia, nó phải có sự sai khác. Cho nên Phật mới chế ra nhiều lần vậy để cho nó chỉnh đốn lại cái giới đó cho nó phù hợp.

(36:19) Nếu giới luật chưa được chỉnh đốn thành một pháp môn bất di, bất dịch, còn có sự thay đổi thêm bớt, chắc chắn Đức Phật không di chúc các thầy Tỳ Kheo lấy giới luật làm thầy.

Nghĩa là nó còn sự thay đổi, như cái lời của ông A Nan mà học lại đó, khi Đức Phật sắp nhập diệt thì nói có những cái lỗi nhỏ nhặt, có những cái giới luật nhỏ nhặt thì cần phải bớt đi, thì ông Ca Diếp mới bắt tội: “Sao hồi đó ông Phật nói vậy, sao không hỏi cái giới nhỏ nhặt nào mà bớt thì phải hỏi những giới đó giới nào mới biết mà bớt, chớ còn bây giờ ông nói giới nhỏ nhặt tôi biết cái giới nhỏ nhặt nào mà bớt?”

Phải không? Các thầy hiểu, ông nói chuyện nói bừa thôi chớ đâu nói chuyện đó được! Phật nói những cái giới nhỏ nhặt thì cần phải bớt ra, thì ông hỏi: “Thưa Đức Phật, bạch Đức Thế Tôn! Vậy những cái giới nhỏ nhặt đó là giới nào, giới nào, mà Đức Phật bảo bớt ra thì Đức Phật chỉ định cho chúng con sau này chúng con bớt ra!”

Còn đằng này tại sao ông không hỏi, bây giờ ông nói những cái giới nhỏ nhặt bớt ra, tui biết cái giới nào bây giờ tui bớt ra? Đọc thì đọc hết cái bộ giới vậy rồi, bây giờ biết cái giới nào là nhỏ, phải không? Thì thử hỏi các thầy coi cái ông A Nan coi nhiều chuyện không?

Thành ra Thầy nói đây là những cái người sau đặt điều chớ không phải ông A Nan nói đâu, ông A Nan không có bao giờ nói điều đó đâu. Đặt điều ra nhiều cái thứ chuyện để mà phá giới chớ không phải là, để thêm bớt ra đó.

Bởi vì mình xét ra những người mà trong cái thời Đức Phật là những bậc Thánh Tăng, không có bao giờ mà vọng ngữ, phi thời. Không lý cái trí tuệ của ông A Nan là một người đa văn như vậy mà khi Phật nói vậy mà ổng không hiểu sao mà hỏi? Đâu có ngu si đến cái mức độ đó! Để tới ông Ca Diếp mà nhắc vậy mới thấy cái lỗi của mình thì đâu có phải chuyện đó đâu!

Một người mà đa văn thông minh, nói đâu nghe đó rồi thì đâu phải là cái người thường. Mình có nghe rồi mình như cái máy này không, mà mình còn nhớ kìa, mình còn biết kìa, còn cái máy này mình nói đâu nó thu vô đó, thì ông A Nan là như cái máy cassette chớ gì, ông Phật nói đâu ông nhớ, cho nên ổng kết tập kinh điển ổng nói vanh vách không có một cách nào mà sai hết, Phật nói sao ông nói y như vậy.

Đó thì quý thầy thấy trong cái vấn đề đó phải là một người có trí tuệ thông minh như ông A Nan chớ đâu phải là người tầm thường, thế mà ông Phật nói cái chuyện như vậy mà ổng không hỏi, thì như vậy là ổng như thế nào?

(38:28) Họ đánh giá trị của ông A Nan quá thấp kém, làm y như là mình vậy, nói ra rồi không nhớ gì hết, quên hết, đầu óc chắc bộ lo đi chợ ở ngoải, ăn hủ tiếu!

Cho nên cái lời nói mà có những giới luật nhỏ nhặt sau này mà cần phải thêm bớt đó, cần phải bớt đi, tức là người sau này đặt điều ra, chớ còn không phải là ông A Nan hay hoặc là một vị Thánh Tăng nào trong cái thời Đức Phật mà nói điều đó hết.

Còn nói giới luật không linh động, chết cứng là tại giới sư chết cứng chớ không phải giới luật của Phật mà chết cứng.

Nghĩa là mình chế giới ra đó, mình không có hiểu giới, mình chế ra giới, rồi mình chế giới ra, rồi mình gò bó bắt buộc người ta phải giữ gìn vậy, thành ra cái giới hành nó không có.

Do đó đâu có biết, chỉ thấy ba cái - thí dụ như thấy Tứ Diệu Đế nè, Tứ Như Ý Túc nè, rồi thấy như là Thất Giác Chi nè, rồi Tứ Niệm Xứ nè, họ nói đó là pháp tu, chớ họ đâu có hiểu đó là cái giới hành của người ta!

Họ đâu có hiểu, cho nên mấy ông giới sư này ổng đâu có hiểu là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là giới hành của giới luật của Phật. Ổng đâu có hiểu, cho nên ổng thấy đó là pháp môn tu chớ đâu phải là giới!

Nhưng mà cái người mà người ta am hiểu giới, người ta biết đó là cái hành động để thực hiện cái giới. Mà cái giới là cứu cánh, mà cái giới là thiện pháp, nó làm cho chúng ta thoát khỏi sự đau khổ, cho nên đó người ta mới biết là giới hành.

Còn cái người mà không tu, không biết, do đó thấy đó là pháp môn - chớ còn Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là pháp môn tu chứ đâu phải là giới hành! Còn người tu người ta biết đó là giới hành để áp dụng cho chúng ta đạt được cái giới cho nên nó làm cho tâm chúng ta mát lạnh.

Đó thì quý thầy thấy, ở đây Thầy giải thích rất rõ, cái sai, cái lệch của cái người - từ cái người xưa cho đến bây giờ chớ không phải là cái người bây giờ không đâu!

Tại vì họ không có chứng đạt được cái sự tu hành của họ, họ không có cái đầu óc của một cái người mà chứng, cho nên họ không có thông minh được, cho nên họ không thể thấy được. Họ chỉ tưởng giải và kiến giải của họ ra bằng cách là nghĩ tưởng của nhà học giả. Họ nói, họ lý luận trên mây xanh mà rốt cuộc rồi họ không hiểu Phật pháp cái gì hết.

Giới luật của Phật là ông thầy sống động của chúng ta, như Đức Phật còn tại thế.

Bởi vì giới luật của Phật phải được là như ông thầy mà sống động như Đức Phật. Ông Phật bây giờ là một cái giới luật rất là sống động, cho nên chúng ta hỏi cái gì là ổng trả lời liền ngay cái đó. Thì cái ông thầy giới luật mà Đức Phật đã chỉ định cho chúng ta sau này nó cũng sống động như vậy chớ sao lại chết khô cằn?

Đó thì quý thầy mới hiểu được cái chỗ mà Thầy giảng cái giới luật hôm nay mới thấy rõ được cái đường đi mà của đạo Phật là ông thầy của chúng ta đó.

2.5- PHẬT GIÁO HIỆN NAY HIỂU SAI VỀ GIỚI - ĐỊNH - TUỆ

(40:59) Cho nên giới luật là pháp môn rất linh động cho mỗi trường hợp, mỗi hoàn cảnh, mỗi con người để thực hiện tu tập có kết quả ngay, thiết thực hiện tại mới xứng là ông thầy của các vị Tỳ Kheo.

Đâu như giới luật mà quý vị giới sư đang giảng dạy. Các vị này đang dạy giới điều chết cứng cho quý vị. Họ không hiểu gì về giới luật của đạo Phật, họ không hiểu ngay cả chữ Tam Vô Lậu Học…​

Họ không hiểu chữ Tam Vô Lậu học là cái gì nữa!

…​ thì làm sao dạy pháp môn của Phật? Họ hiểu theo kiểu thế gian thường tình: Giới là giới điều, là pháp luật, là bắt buộc mọi người tuân theo phải giữ gìn, dù có khổ đến đâu cũng phải giữ gìn, đó là cái sai thứ nhất.

Giới luật của Phật là pháp môn vô lậu khiến cho người tu được giải thoát, thế mà pháp môn này trở thành kiết sử, triền phược trói chặt người ta tu hành.

Có phải không? Các con thấy cái giới bổn mà đưa ra có phải là kiết sử không? Có phải là sợi dây trói chặt họ không?

Cho nên họ khổ quá! Trời ơi! Ăn ngày ba bữa đỡ, còn bây giờ quất một bữa thì như vầy thế này, thế này, thế này, phải khổ không? Có thấy giải thoát gì đâu! Ăn một cục đường chút cũng không cho, uống ly nước chanh cũng không được, phải không?

Các thầy phải nghĩ cái điều đó, gì mà quá khổ, đâu phải là nuốt cả bụng hay hoặc là ăn bữa cơm như người ta đâu, uống có chút xíu cũng không được, cũng phi thời, phi thời!

Đó thì như vậy là các thầy thấy nó khô cằn, nó thành những cái sợi dây kiết sử, nó trói buộc cái người tu chúng ta trở thành quá khắc khổ.

Vì thế mà họ phải phá giới và thay đổi giới, bằng cách bịa chuyện Đức Phật cho bỏ những giới nhỏ nhặt…​

Nghĩa là nó khổ quá như vậy thì tức là họ phải bịa ra chớ sao, họ phải bịa ra những cái chuyện mà bỏ những giới nhỏ nhặt.

…​ để cho phù hợp với bộ phái của mình.

Định là một pháp môn vô lậu thì thiền sư lại biến thành pháp môn ức chế tâm…​

(43:06) Đây, các con thấy, giới luật thì cái ông giới sư ổng biến nó thành cái pháp luật, ổng trói người ta như là sợi dây lòi tói. Còn ông thiền sư ổng tới cái pháp môn Định, bởi vì Tam Vô Lậu Học là Giới - Định - Tuệ mà, lại bắt đầu ông thiền sư thì ông lấy cái Định, ổng lấy cái pháp môn Định, Định Vô Lậu là nó làm cho chúng ta hết lậu hoặc, thì ổng lại ức chế tâm ổng, ổng làm, ổng nén tâm ổng xuống cho dữ tợn đi!

…​ nén tâm nên tham, si, lậu hoặc không hết.

Bởi vì mình nén tâm làm sao hết, còn người ta có cái pháp hành người ta nó xả tâm ra, nó ly ra, nó dùng pháp hướng nó quán triệt, nó làm cho xả ra hết, cho nên tham, sân, si nó không còn.

Còn cái này ổng nén tâm ức chế cho hết vọng tưởng, rồi ổng nén tâm ổng xuống, đè xuống cho đừng tham, sân, si, nên lậu hoặc ổng đầy dẫy ở trỏng, càng nén nó như cái lò xo, cho nên đến cái lúc mà ổng làm không được, đè không được nó bật lên, ổng nói là tạp khí, phải không?

Đó là những cái điều mà người ta không có hiểu được cái Định Vô Lậu mà trong Tam Vô Lậu Học, mà người ta đã biến nó thành những ra những pháp môn thiền định cái kiểu nén tâm.

Thì bây giờ các thầy cứ nghĩ, ngồi đây mà hít thở nén tâm cho hết vọng tưởng thì mai mốt nó bị hỏa tẩu nhập ma chứ sao! Làm sao trật được điều đó!

Còn ở đây người ta - tâm của người ta ly dục, ly bất thiện pháp sạch hết rồi, thì đó là giới luật chớ gì! Cho nên bắt đầu người ta điều khiển, người ta nói: “Ngưng! Nghỉ! Ngưng! Nghỉ”, nó ngưng hết, thì nó ngưng, nó vô định chớ gì! Cho nên nó làm chủ được sanh tử, có cái gì đâu mà khó.

Còn mình nén mình có ngưng được không? Nén riết nó bực tức trong người, nó rối loạn thần kinh, nó điên khùng hết cả đám chớ ở đó. May mà tu ít ít chớ mà tu nhiều nó mới chết được đó.

Cái người nào mà siêng năng nỗ lực tu thì nó bị nén nhiều, mà nén nhiều, nó tức tối nó làm cho cơ thể bị rối loạn, cho nên nó đi tới cái chỗ này, tới chỗ kia nó thành bệnh.

Còn cái người mà tu cầm chừng chơi chơi, tu không thấy gì hết, lúc có vọng tưởng, lúc hết vọng tưởng, cũng tu, nhưng mà tu không có tích cực tối đa đó, thì cái người đó không có bị rối loạn cơ thể, mà nó cũng chẳng tới đâu hết.

Lúc thì ngủ gục ở trong đó, lúc thì tỉnh bơ không vọng tưởng, lúc thì an lạc khoái quá, lúc thì thưởng thức cái này, lúc thì thưởng thức - ngồi đó mà thưởng thức đủ mùi vị không khoái sao, cho nên thiền sư khoái cái đó lắm. Cho nên mới tạo cái định ức chế tâm để mà ngồi thưởng thức các cái tưởng lạc ở trong đó, chớ có cái gì hơn đâu!

Rồi tới cuối cùng cũng đi rủ nhau đi xuống địa ngục với nhau cả đám chớ làm sao hơn được! Biết đường đâu mà đi khỏi cái địa ngục đó?

(45:33) Bởi vì đang ở trong cái dục lạc, cái hướng mà chạy theo cái hưởng lạc đó. Ngồi thì nghe nó không vọng tưởng, nghe nó khinh an, khoái quá! Trời ơi! Cái này là thiền định rồi!

Nhưng mà không ngờ đó là cái thứ dục lạc, dục lạc của tưởng dục, thì đó còn ham cái đó thì tức là còn tưởng dục chớ gì! Thì cái đó nó sẽ đưa mình cái hướng đi xuống địa ngục chớ cái gì nữa!

Như vậy thiền định của họ không thiết thực hiện tại, chỉ là một nguồn an ủi suông cho người tu.

Tuệ là một pháp môn vô lậu, thế mà họ lấy tưởng kiến làm tuệ…​

Đó bây giờ nói qua một cái ông thầy mà dạy kinh, kiến giải bằng kinh sách, bằng cái này kia đó, thì đó là họ lấy cái tuệ vô lậu của Phật mà họ đặt thành cái tưởng kiến của họ.

…​ làm tuệ, nên càng tu bản ngã càng to.

Họ tu riết rồi thấy họ sao mà dữ tợn, thấy ớn lắm, đó là cái bản ngã họ càng to, mà họ là trí tuệ họ nói thôi kinh sách nào họ cũng thông suốt hết, bao nhiêu bộ kinh họ viết ra cũng được hết, mà đụng tới họ thì mới thấy cái mặt họ nó chầm dầm ra một đống! Đó.

…​ bản ngã càng to, xây dựng đường lối tu hành bằng tập thể, bè phái, do đó mới có sự chống đối lẫn nhau trong đại gia đình của Phật giáo tan nát.

Đó bởi vì cái bản ngã to lớn thì phải xây dựng bè phái, bành trướng chỗ này, bành trướng chỗ kia. Cái phái của mình mà, phải nó bành trướng chỗ này, chỗ kia để cho nó thành lập cái bè phái của mình, do đó mới có sự chống lại cái bè phái bên kia, bè phái bên nọ, cho nên chống đối nhau làm cho cái đại gia đình Phật giáo của mình càng ngày càng tan nát, chớ có tốt lành gì đâu!

Quý thầy thấy rất rõ ràng. Ông thầy này thì chỉ trích ông thầy kia, chê, ông thầy kia chỉ trích ông thầy nọ, chê, chê nhau, chê qua, chê lại, cuối cùng thì chẳng ông thầy nào giải thoát.

Đó là sự hiểu biết Tam Vô Lậu Học của thời đại Phật giáo hiện nay.

Đó họ hiểu qua cái Tam Vô Lậu Học vậy đó. Đã là vô lậu mà họ không sạch vô lậu mà họ lại còn bè phái ra thêm nữa, thì thử hỏi cái đó không phải là cái bản ngã của họ sao?

Tóm lại, luật sư biến giới luật thành giáo điều, pháp luật, bằng chứng là các bộ luật đang hiện hành trên thế gian này.

Đó, bằng chứng là lấy các bộ luật đó chúng ta thấy rõ ràng là nó biến thành pháp luật chớ không có gì khác hơn hết. Thì đó là thuộc về luật sư đó, họ biến giới luật thành giáo điều, pháp luật, bằng chứng các bộ luật của họ đang hiện hành ở trong các chùa Phật giáo bây giờ đó.

Thiền sư thì biến Định Vô Lậu của Đức Phật thành giáo điều, định ức chế tâm, nén tâm, bằng chứng là những bộ sách thiền đang tung ra thị trường buôn bán khắp nơi.

Kinh sư thì biến Tuệ Vô Lậu của Phật thành tưởng kiến, làm cho tri kiến con người góp nhặt những hiểu biết đó trở thành kiến chấp. Mà đã có kiến chấp thì ngã chấp càng to, thay vì Trí Tuệ Vô Lậu thì diệt ngã xả tâm để được giải thoát, càng huân tập tưởng kiến nhiều thì sanh ra tranh luận, hý luận khiến cho người ta không giải thoát được. Bằng chứng kinh sách bán đầy chợ, thậm chí trên vỉa hè đường phố.

(48:47) Nghĩa là bây giờ kinh sách quý thầy có thấy không, kinh sư viết thôi quá nhiều! Để làm gì? Để bày bán ở trên vỉa hè. Mà kinh sách của Phật mà bày bán trên vỉa hè! Có cái nghĩa lý gì không?

Thầy đi qua chùa Xá Lợi Thầy thấy nó để một cái hàng vầy, mà mấy sạp dài dài ở trên cái lề đường, chỉ có cần cái mà mình xe Honda mình ngồi ở trên yên đó thôi, rồi mình sề vô sát cái lề cái rồi mình soạn soạn vầy. Trời ơi! Kinh sách mà cái kiểu ngồi trên xe mà thỉnh kinh, trời ơi!

Ông Tam Tạng ông đi thỉnh kinh mấy thầy biết, trần ai khoai củ mới được cái bộ kinh, mà đến đó còn phải lo lót cái bình bát bằng vàng mới được xách kinh về, còn bây giờ mình chỉ rề cái xe lại cái ngồi, cái lật lật vầy cái quăng hai ba đồng cái là lấy cuốn kinh đi về!

Kinh sách rẻ quá trời, mà dễ thỉnh nữa, khỏi cần đứng xuống nữa, khỏi cần chắp tay xá nữa, phải không? Các con thấy kinh sách đó là cái loại kinh sách của kinh sư đó, bởi vậy còn cái gì là quý trọng của Pháp Bảo nữa đâu!

Bởi vậy khi mà cái giáo án của Thầy ra các con phải nhớ rằng lưu ý cái vấn đề này, nó là Phật pháp, hoàn toàn là của Phật đó, mà nếu làm một cái hành động đó là mấy con đọa địa ngục đó, chớ không phải là chuyện đơn giản đâu!

Cái gì mà cần nghe là nghe, mà cái gì không cần nghe là quý vị không được cho nghe. Tại sao? Tại vì chúng ta không làm khổ ai. Có những lời Thầy giảng là Thầy phải giảng hết ra để cho quý thầy biết thôi. Còn những điều mà chúng ta không được cho người khác nghe, là tại vì người ta - đừng có nên làm động những người khác mà họ đang phạm giới.

Chúng ta phải thương họ chớ, nói ra làm cho động tâm họ thì chúng ta không nên nói. Chúng ta chỉ nghe, biết để chúng ta tu tập sửa mình, để thắp sáng lại cái ngọn đuốc của Phật pháp.

Còn bây giờ đem băng Thầy ra cho thiên hạ nghe rần rần thì thử hỏi cái thế gian này, cái đạo Phật bây giờ nó đảo lộn xuống cũng như cái đầu nó trồng chuối ngược xuống dưới hết, nó đưa hai cái cẳng nó lên trời nó đi chớ nó làm sao mà nó đi được nữa!

Các con biết, ông thầy nào bây giờ cũng đi ra đường cũng ụp mặt vầy chớ làm sao ngó ai! Hiểu kinh, hiểu thiền, hiểu kiểu đó thì còn ngó ai được nữa? Thử hỏi mấy ông chứng nghiệm được cái sự chứng của mấy ông chưa?

Thành ra mấy ổng có làm sao mà lôi cái người nào ra mà thực hiện được cái này đâu! Giới không được nè, rồi thiền định cũng chả làm xong gì hết. Còn trí tuệ siêu việt của họ có làm được cái gì đâu, một thân biến ra nhiều thân được không?

Thử mấy ông nói mấy ông ngon đi thì mấy ông làm coi thử được không? Thì có ông thiền sư nào bây giờ ở trong cái đời nay mà có làm được không? Thì thử hỏi họ, thử hỏi như vậy thì các thầy nghĩ sao?

Cho nên ổng không trồng chuối ngược ổng đi sao! Còn ra đường thì chắc chắn ổng phải lấy cái khăn hay cái nón ổng che cái mặt ổng lại chớ ngó ai?

(51:15) Cho nên đừng có đem những cái này ra mà để cho người khác nghe, mà làm cho người ta khổ thì không có được.

Để lần lượt đến cái thời điểm nào nó tốt, nó phù hợp, thì cái giáo án này ra là một cái cuốn sách, cuốn kinh của Phật, nó đầy đủ những cái điều hành, những cái pháp hành, những cái lý pháp và cái lý hành, nó đầy đủ để giúp cho những cái người chân tu, những cái người trùng tuyên lại Phật pháp - trùng tu lại Phật pháp, thì những người đó họ mới có thể đủ duyên mà nghe cái Pháp Bảo này.

Kể như là quý thầy hôm nay mà được về đây nghe Thầy giảng cái lời nói cuối cùng là quý thầy có duyên nhất. Chớ nếu mà không, bao giờ mà có thể được nghe?

Và nghe rồi thì không phải là những cái lời mà Thầy giảng đây mà tung ra thị trường, hay hoặc là tung ra cho mọi người nghe thì cái đó là cái sai của quý thầy.

Thầy không muốn làm động một người nào ở trong cái thế gian này, Thầy không muốn làm động một cái giáo hội nào hết, họ làm sao thì mặc họ, nhưng mà cái lời nói cuối cùng của Thầy là cái lời nói để trùng tuyên lại Phật giáo, để làm sáng tỏ lại Phật giáo, mà những gì người ta đã lầm lạc, người ta đã ném xuống.

Đây là lầm lạc chớ không phải họ cố ý đâu. Bởi vì từ người xưa cho đến giờ chớ không phải là tự họ bây giờ. Còn bây giờ Thầy đã thấy, đã biết qua cái sự tu hành của Thầy, Thầy chứng nghiệm được cái sự hiểu biết của Thầy, Thầy nói rất rõ ra hết, để rồi sau này có những người nhờ đó mà người ta thấy được cái đường lối của đạo Phật.

Đó là lỗi các vị tu hành không đến nơi đến chốn mà muốn làm Bồ Tát độ chúng sanh, thì cái ông Bồ Tát đui mù này sẽ dẫn một đám đui mù đi xuống địa ngục cả đám.

Trên thế gian này, sự lường gạt và lừa bịp con người không có chỗ nào hơn và khéo léo hơn là ở trong các tôn giáo. Sự lường gạt, tinh vi và vi tế cho đến người cầm đầu lường gạt mà họ vẫn tự còn không biết mình lừa gạt, mà cứ ngỡ mình là Phật, là Bồ Tát độ chúng sanh.

(53:18) Đó Thầy nói chính cái người mà đang làm cái phận sự lừa gạt thiên hạ, họ cũng chẳng biết nữa, họ nghĩ mình là Bồ Tát, là làm Phật sự để lợi ích cho chúng sanh thôi chớ họ chưa có nghĩ rằng đó là cái sự lường gạt.

Bởi vì mình dẫn dắt người ta mà mình chưa biết cái mục đích người ta đi tới đâu để giải thoát, rồi mình cứ dẫn dắt, nhắm mắt mà dẫn dắt, cứ nghĩ rằng ở đó như vậy là giải thoát, nhưng mà mình chưa có tới đó, mà mình chưa tới đó làm sao mình biết đường?

Vì vậy, mình cũng nghĩ tưởng rằng đây là làm cái chuyện lợi ích cho người ta, chớ không phải là cái chuyện xấu, cho nên cứ dẫn đi, dẫn đi, mà bỏ biết bao nhiêu, phế biết bao nhiêu con người theo tu mà cái đời họ không ra đời mà đạo không ra đạo.

Thay vì họ ở ngoài đời họ làm lợi ích cho bản thân họ và còn giúp cho bao nhiêu người bất hạnh trong xã hội, còn bây giờ họ vô tu đó, bao nhiêu của mồ hôi nước mắt họ nuốt, mà họ có làm gì lợi cho ai không? Đâu có lợi cho ai! Họ chỉ xây dựng những cái nơi để du lịch chơi thôi.

Nếu muốn thoát ra khỏi cảnh lường gạt, bịp bợm này thì người tu sĩ phải tu cho đến nơi, đến chốn. Nghĩa là phải chứng được đạo thì mới không còn lường gạt.

Nghĩa là mình chứng được, mình đến cái mục đích giải thoát, mình làm chủ được sanh tử, mình chấm dứt được luân hồi, thì lúc bấy giờ mình ra dạy đạo thì mình không lường gạt ai hết. Còn nếu mình chưa được thì đó là cái hình thức lường gạt hết.

Thà là không có Phật giáo, mà đã có Phật giáo thì phải Phật giáo thực chớ không phải Phật giáo giả. Còn Phật giáo giả thì thôi thà là đừng có ở trên thế gian này đi, để cho mang tiếng cái Phật giáo thế này, thế khác, người ta cười chê bằng cách này, bằng cách khác, thà là không có nó thì không ai cười, mà có nó phải có cho thực.

Và thà là một người, mà một người phải xứng đáng là một người tu sĩ của đạo Phật, còn cả bầy mà không xứng đáng thì thôi dẹp quách hết, không có chừa cái người nào!

Bởi vậy, phải nói nói cho hết, quét thì phải quét cho sạch, quét cái nhà mà quét có bên nây một chỗ, bên kia một chỗ thì rác rến nó còn, mà hễ quét thì phải quét cho sạch, chớ đừng có để cái rác rến đó thì làm cái nhà chúng ta dơ bẩn thêm chớ nó không ích lợi gì.

Vốn Phật giáo ra đời để giải quyết cái khổ của con người, vì thế giáo lý và giới luật của Phật là pháp môn để người tu chớ không phải để người học lấy đó làm cấp bằng danh lợi.

Đến đây là hết phần giới thiệu về giới bổn Patimokkha của đạo Phật.

3- THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI

3.1- TAM QUY LÀ GIỚI LUẬT ĐẦU TIÊN ĐỂ BƯỚC VÀO ĐẠO PHẬT

(55:31) Vậy chúng ta sẽ thọ giới nào trước tiên?

Bây giờ mình nói giới bổn mà mình biết thọ cái giới nào trước đâu, phải không? Mình thấy năm giới, là thường thường người ta nói thọ Ngũ Giới chớ gì, rồi Thập Giới chớ gì, rồi Thập Thiện chớ gì, rồi hai trăm năm chục giới chớ gì, rồi ba trăm bốn mươi tám giới chớ gì, rồi Bồ Tát Giới chớ gì, đó mình nghe kê ra một loạt, nhưng mà chưa chắc đã là Ngũ Giới là đúng!

Bởi vì Ngũ Giới nó chưa phải là cái giai đoạn của nó mà khi một người mới bước vào mà để thọ giới của Phật. Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu:

Thọ Tam Quy - Ngũ Giới.

Tại sao người ta nói thọ Tam Quy - Ngũ Giới mà người ta không nói là thọ Ngũ Giới không? Đó bây giờ Thầy mới mở màn cho chúng ta thấy, biết được cái chỗ mà chúng ta thọ như thế nào.

Có người bảo: Tin Phật chỉ cần thành tâm, hà tất nhất định cần phải quy y! Mới thoáng nghe qua dường như là có lý, thật ra thì cái lý đó chẳng vững.

Nó chẳng có vững đâu. Có người nói: Mình tin Phật là mình - coi như là mình theo pháp Phật mình tu thôi, cần gì mà phải quy y! Đó, thì như vậy thì chúng ta phải hiểu.

Tại sao? Ví như học sinh muốn học phải làm thủ tục giấy tờ đăng ký nhập học.

Nghĩa là mình muốn học thì mình phải…​ Thì mình muốn theo Phật thì mình phải đăng ký chớ, sao lại mình nói cái chuyện mà ngông cuồng vậy? Không đăng ký làm sao người ta biết tên, biết họ mình, mình có vô học không? Rồi cái trường học đó nó mở rồi ba cái thằng học sinh này không tên, họ, chừng đó người ta làm sao làm sao cấp giấy học bạ, cấp bằng cho nó?

(57:24) Đó là những cái mà chúng ta phải đem một cái ví dụ cụ thể cho một cái trường học. Bởi vì mình đây là cái trường học Phật, cho nên mình bắt đầu mình phải thọ Tam Quy.

Vậy thì Tam Quy là cái giới luật mà phải thọ đầu tiên, chớ cái gì khác hơn hết?

Đó, thì bây giờ quý vị mới thấy là cái giới mà chúng ta thọ đầu tiên là cái giới Tam Quy, chớ không phải là Ngũ Giới đâu, Ngũ Giới nó còn sau nữa mà, Tam Quy chưa xong mà làm sao, ba cái giới này chưa xong thì thọ Ngũ Giới làm sao làm được! Lớp thì phải đi từ từ lên chớ, lớp một, lớp hai chớ, sao lại thọ giới thọ giới mau quá vậy?

Nghe nói thì người nào nói tui thọ Ngũ Giới hết, ông cư sĩ nào cũng nói tui thọ Ngũ Giới hết, mà cái Tam Quy thì không hiểu làm sao hết! Trời ơi! Cái giới - ba cái giới đầu tiên hỏi tới ổng, ổng không biết gì hết, ổng nói Phật - Pháp - Tăng. Ổng nói Phật - Pháp - Tăng mà ông nói Phật - Pháp - Tăng chớ không biết giới.

Ông Phật không phải là giới sống động sao? Mà Pháp không phải là giới sao? Mà Tăng không phải sống giới sao? Thì đó là giới chớ còn gì. Mà giới thực tế, giới cụ thể, giới linh động nữa. Thì ba cái giới này đầu tiên không phải quy y theo nó sao?

Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy để cho quý thầy biết rằng chúng ta sẽ quy cái giới nào trước. Chớ không phải nói tui quy y thọ cụ túc hai trăm năm chục giới, hay hoặc là ba trăm bốn mươi tám giới ni đâu, không phải là cái chỗ đó là cái chỗ căn bản của chúng ta đâu, mà bắt đầu chúng ta phải thọ giới nào trước.

Bởi vì học giới mà không rành giới thì làm sao mà học, biết thọ cái giới nào trước, thọ giới nào sau? Hỏi cái ông mà dạy giới sư, hỏi cái giới nào thọ trước, ổng nói: “Ngũ Giới”, ông này mới nói: “Thiệt là quê mùa!” Phải không? Ổng không hiểu, ông tưởng là người cư sĩ vô tu là thọ Ngũ Giới à!

Bằng không trường học không có học tịch nên chỉ được miễn cưỡng dự thính.

Nghĩa là nó không có học tịch thì người ta có cho mình được dự thính đó là may lắm, mà miễn cưỡng chớ người ta làm sao người ta biết được thằng học trò đó như thế nào?

Đến cuối niên học không có giấy tờ chứng chỉ học bạ gì hết.

Một học sinh mà không có đăng ký như vậy đó, không có nhất định như vậy, thì phải chiếu theo cái niên học như thế nào mà đạt được, chứng chỉ học bạ như thế nào mà đạt được? Cho nên chúng ta phải có cái sự rõ ràng, phải có sự đăng ký.

Chứng chỉ học bạ để lên lớp, lên cấp từ tiểu học qua trung học rồi đến đại học…​

Đầu tiên vào tiểu học phải đăng ký, rồi khi mà hết tiểu học rồi thì phải đăng ký lên trung học, rồi hết trung học rồi thì phải đăng ký lên đại học, chớ đâu phải nói tui học luôn một lượt đâu được?

Cho nên thí dụ như bây giờ mình đăng ký thọ Tam Quy nè, rồi sau đó mình mới đăng ký thọ Ngũ Giới chớ, phải không? Các thầy thấy nó phải đi tuần tự chớ. Tam Quy mà chưa xong rồi mình chưa tin ông Phật nổi mà tui làm sao tui thọ giới nổi mà tui giữ gìn được, cho nên uống rượu cứ uống rượu hoài, nó làm sao mà chuyện nó Ngũ Giới được! Mình tin ông Phật không nổi cho nên mình cứ uống rượu à!

Đó cho nên cái giới đầu tiên mình chưa có làm được, thì mình chưa đăng ký được thì mình chưa nên đăng ký cái Ngũ Giới.

…​ và còn thi cử xem có đủ năng lực hay không.

Do đó người theo đạo Phật phải thọ Tam Quy. Thọ Tam Quy tức là thọ giới đầu tiên trong đạo Phật.

(01:00:17) Quý thầy thấy chưa, đây là thọ Tam Quy là thọ ba cái giới đầu tiên trong đạo Phật, nó mới đúng cái nghĩa của nó.

Ở đây Tam Quy được xem là pháp thiện thứ nhất trong đạo Phật, bằng những hành động cao quý và gương hạnh tuyệt vời, cả ba giới đầu tiên này đem lại một cuộc sống an lành, tràn đầy thiện pháp cho người cư sĩ đệ tử của Phật.

Vì thọ Tam Quy là bước đầu giới luật thứ nhất để tiến vào cửa ngõ đạo Phật.

Đó, ba cái giới đó là mình mới tiến vào cái cửa ngõ đạo Phật mới được chớ. Còn nếu mình chưa có thọ Tam Quy thì làm sao mình tiến vào cửa ngõ của đạo Phật được!

Cho nên dạy giới luật Thầy dạy rất rành. Bởi vì trải qua một cái thời gian mà Thầy về được thầy Thanh Từ khuyên nên đọc lại kinh sách, thì Thầy đọc kinh sách luật rất nhiều.

Bởi vì Thầy đã từng sống mười năm ở trong sự thực hiện giới luật ở trong sự tu tập của Thầy, cho nên Thầy biết nó là cái mấu chốt giải quyết cái sanh tử luân hồi của con người, cho nên Thầy nghiên cứu cái này rất nhiều. Vì vậy mà Thầy biết cái giới luật nào đầu tiên mà giới luật nào sau cùng của nó. Chớ còn hầu hết là cái người mà không có tu hành đến nơi đến chốn thì không có hiểu nổi cái điều này.

…​ để tiến vào cửa ngõ của đạo Phật. Nếu chẳng đi bước thứ nhất này, thì đâu thể bước thứ hai, thứ ba, thứ tư được! Muốn đi bước thứ hai, thứ ba, ắt phải bắt đầu đi bước thứ nhất.

Cấp bậc tu hành giải thoát theo đạo Phật của hàng đệ tử lấy theo thứ lớp của giới luật mà quy định.

Nghĩa là các thầy thấy không? Thọ Thập Giới thì người ta gọi là Sa Di, phải không? Mà thọ hai trăm năm chục giới thì người ta gọi Tỳ Kheo, nó cấp bậc rõ ràng mà. Cho nên bây giờ mình thọ Tam Quy thì cái cấp bậc của mình là mới bước vào cửa ngõ của đạo Phật.

Như vậy là ràng là mình phải có một sự đăng ký hẳn hòi, chớ đừng nói rằng: “Tui tin Phật, tui chỉ tu theo pháp Phật thôi chẳng cần quy y gì hết!” - thì như vậy là mình đâu có thọ?

Quy y Tam Bảo là lớp cơ bản đầu tiên học về đạo đức nhân quả giải thoát của hàng đệ tử Phật. Bao nhiêu giới luật và pháp môn của Phật cũng đều do ba giới đầu tiên này mà lưu xuất ra.

Mình phải thấy từ Phật - Pháp - Tăng nó cũng đều ở chỗ đó mà nó lưu xuất ra giới luật của Phật, lưu xuất ra các pháp, chớ không phải ngoài ông Phật làm sao có các pháp này?

Ai nói pháp này mà chúng ta biết? Không phải từ ông Phật sao? Mà ông Phật là cái giới đầu tiên của chúng ta thì nó phải lưu xuất ra tất cả những cái pháp khác, cái giới khác để chúng ta tu hành, đó là không phải sao?

Cho nên khi mà Thầy luận đến đây thì quý thầy thấy cái vấn đề Thầy nêu lên là vấn đề rất rõ, không có mơ hồ, không có tưởng tượng, mà đây là một cái sự thực, cái sự thực phơi bày cũng như là mọi vật ở trong cái lòng bàn tay của chúng ta.

Bởi vậy tất cả giới luật đều lấy quy y Tam Bảo làm căn bản.

Ngoài cái giới luật của Đức Phật hay pháp môn của Phật tu hành mà lìa xa cái Tam Bảo này thì nó không còn là giới luật của Phật nữa.

3.2- NÊN CHỌN MỘT VỊ THẦY XỨNG ĐÁNG ĐỂ LÀM LỄ QUY Y

(01:03:37) Có người cho rằng mình có đủ năng lực xem kinh thì tự mình trực tiếp hướng vào kinh Phật tìm ra con đường thành Phật, đâu cần phải quy y cũng có thể được sự thọ dụng của việc học Phật. Điều này trên lý thuyết thì nghe như là thông, mà trên thực hành thì sai bét!

Vì sự nghiên cứu vào Phật pháp - nội cái để mà hiểu cho đúng còn khó khăn, và đôi khi chẳng hiểu gì cả, mà lại hiểu một cách méo mó làm lệch lạc Phật pháp.

Hầu hết Phật giáo thời này, Phật pháp đều hiểu lệch lạc từ giới đến kinh. Một người mà đã được trang bị kiến thức đầy đủ như những ông tiến sĩ, nhưng đối với giáo lý của đạo Phật mà để kiến thức này nghiên cứu thì Phật pháp chẳng qua là biến thành một thứ giáo lý khô cằn cỗi.

Cũng như những người kiến thức tưởng giải, biến giáo lý Phật giáo thành bóng ma trong đêm tối.

Nghĩa là những cái nhà học giả đó, họ biến Phật giáo thành bóng ma trong đêm tối đó. Mà những nhà có học thức, có tiến sĩ mà nghiên cứu Phật giáo thì nó cũng biến Phật giáo thành một cái thứ giáo lý khô cằn, nó không có đem đến cái gì lợi ích cho con người hết.

Người muốn hiểu giáo lý và giới luật của đạo Phật phải là một hành giả…​

Nghĩa là cái người mà hiểu được giáo lý phải là một hành giả tới nơi tới chốn.

…​ được một bậc đạo sư, hay một vị minh sư có kinh nghiệm hành trì, tri hành hợp nhất dạy và bảo qua những kinh nghiệm của họ để cho người này tu hành thì mới hiểu được giáo lý nhà Phật…​

Đó, một người mà muốn hiểu được cái giáo lý của đạo Phật mà chính xác đúng thì cái người đó là phải là bậc hành giả. Mà bậc hành giả đó không phải tự họ hành mà tự họ hiểu được, mà phải có một bậc đạo sư, như Đức Phật chẳng hạn, hoặc là một vị minh sư có kinh nghiệm hành trì, tri hành hợp nhất, lời nói của họ phải đi đôi với cái hành động của họ, thì họ dạy qua những kinh nghiệm của họ cho cái người này, thì cái người này mới có hiểu được giáo lý.

Chớ không phải đụng người nào mà bước vô đọc kinh sách của Phật hiểu hết đâu. Người thì hiểu góc độ này, kẻ hiểu góc độ khác, cũng như cái thằng mù mà rờ voi: Rờ lỗ tai thì cho nó là con voi, mà rờ cái đuôi cho nó cũng là con voi, mà rờ cái chân thì cũng cho nó con voi, mà rờ con mắt nó cũng cho con voi, mà chẳng biết là con voi là toàn bộ là cách nào.

Đó là rờ cái giáo lý của Phật là như vậy, đó là rờ còn nó đúng cái chỗ vị trí nó đó, còn nếu mà rờ mà chẳng hiểu đó là cái gì nữa là khác! Đó thí dụ như con voi mà ỉa ra cục cứt rồi rờ đó không biết con voi nó nằm đây thể nào, thì cái chuyện đó là còn sai nữa đó!

Chớ đừng nói chi mà rờ biết được cái lỗ tai nó là may lắm rồi, rờ cái vòi biết cái vòi cũng là may đó. Còn sợ rờ cái vòi mà nói là cái roi mây thì nó lại trật luôn nữa đó!

(01:06:34) Đó thì, tất cả những cái sai sót của người ta ở trong cái đời do tưởng giải và kiến giải mà làm cho lệch lạc Phật pháp, mất đi con đường tu giải thoát mà bao nhiêu thế kỷ, hàng trăm thế kỷ, hàng ngàn thế kỷ, hàng trăm thế kỷ nay làm cho người ta khó mà đi lại con đường của đạo Phật.

…​ rất dễ hiểu. Vì mục đích giáo lý này là chỗ hành động của cuộc sống để đem lại cuộc sống thực, an lành, hạnh phúc cho mọi người. Còn kẻ nào nói giáo lý suông là đương nhiên không hiểu giáo lý.

Lời dạy của Phật là lời dạy sống động, hành động chớ không phải lời dạy suông. Còn hiện giờ kinh sách hiện hành là lời dạy suông, cho nên những ý kiến ở trên đều là sai hết.

Một người chẳng thọ Tam Quy mà lại tự xưng là Phật giáo đồ thì như những trang giấy trắng mà chưa có một hàng chữ nào viết trong đó, thì tư tưởng này là tư tưởng không dứt khoát. Kẻ này…​

Nghĩa là cái chỗ này, cái người mà chưa có thọ Tam Quy mà tự xưng mình là Phật giáo đồ, thì giống như cái trang giấy mà người ta chưa có viết chữ nào vào đó hết, thì cái tư tưởng này đối với Phật giáo nó không có dính gì hết.

Cho nên họ nói vậy, bữa nay họ thấy bây giờ mình nói vậy, mai mốt nghe cái Tin Lành nó nói ngang ngon quá cái nhảy qua. Mình đâu có thọ Tam Quy đâu, cho nên mình qua Tin Lành dễ dàng thôi, đâu có gì khó, phải không?

Cho nên cái ông này ông lừng chừng nhất nè. Ông này ổng hiểu Phật giáo một cách chưa có sâu đâu, nhưng mà bây giờ thấy nghe hay hay thôi mình cũng tự xưng mình Phật giáo đồ đi, rồi mai mốt cái bộ coi không được cái, ít bữa cái nghèo quá đi, cái ba Tin Lành ổng đến cái ổng cho một số tiền bạc cái nhào vô:

“Bây giờ mình theo Tin Lành ngon hơn! Trời ơi, có tiền mà có sắm sửa nhà cửa. Ít ra mấy ông Tin Lành này cũng cho mình được chiếc xe gắn máy chạy nữa!” - thì do đó thì, tức là bị cung cấp những cái đó thì cái ông này ổng nhảy qua luôn.

“Hồi đó tui đâu có quy y Phật đâu tui sợ!” Chớ lỡ mà quy y rồi đi ra vậy đó thì người ta nói mình ngoại đạo rồi, mình đi theo ngoại đạo rồi bỏ giáo của mình rồi, thành ra trong cái đầu óc nó hai tôn giáo nó sợ. Người ta nói mình mà theo cái đạo này mà theo cái đạo khác thì chết xuống địa ngục người ta chẻ mình làm hai, ông hoảng đi không dám!

Còn bây giờ mình đâu có quy y đâu mình sợ? Mình chưa có tôn giáo nào hết, mình nói nói chớ mình thấy Phật giáo hay vậy đó mình tự xưng vậy thôi chớ, chớ chưa có ai ấn chứng cho mình là mình đã theo Phật giáo. Cho nên vì vậy mà bây giờ Tin Lành nó giúp đỡ mình thì mình theo nó cũng phải ngon thôi, có gì đâu mà lo, phải không?

Cho nên có nhiều người theo Cao Đài giáo, bây giờ trở về Phật giáo nói: “Tui sợ quá, tại vì tui phản đạo tui rồi làm sao? Hồi đó tui đưa tay tui thề là không có thay đổi đạo, bây giờ lỡ thề rồi bây giờ nói làm sao bây giờ đây?” Cho nên cứ dính Cao Đài hoài không dám ra, phải không? Các thầy thấy.

Đó là một cái điều kiện, mà cái người mà không có dám quy y Tam Bảo đó, tức là không có dám quy vào cái giới của Phật đó, thì cái người đó họ lừng chừng lắm, họ còn đang lưỡng lự lắm, chưa phải là cái người dứt khoát đâu.

(01:09:28) Cho nên ở đây, những cái lý luận ở trên họ nói như vậy đó, là những kẻ lừng chừng. Bởi vì thấy cái tư tưởng đó là mình đã biết họ là cái loại người nào rồi.

Mình chọn cái tôn giáo đó mình vào là mình phải nghiên cứu cho kỹ lưỡng hẳn hòi mình vào, thì vào cho nó xứng đáng với cái sự vào cái tôn giáo đó. Còn cái này: “Biết mình vào đó mình có tu chứng không? Thôi để thử thử coi nó được không, được thì mình vô mà không được thì mình ra, nó cũng không sao!” Đó, cách thức đó là cách thức như vậy.

…​ thì tư tưởng này là tư tưởng không dứt khoát. Kẻ này là kẻ vui đâu xâu đó, thích thì tự xưng là Phật giáo đồ, mà không thích thì thôi, đó là lối thăm dò chớ chưa thực quyết tâm theo hướng thiện của đạo Phật.

Những người này thường hay dụng câu tự quy y Phật…​

Đó thường thường họ nói họ tự quy y Phật đó, coi chừng mà chúng ta thấy ở trong những cái bài kinh mà tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng đó, thì mấy cái ông này, họ lấy cái cớ đó họ nói tui tự quy y chớ không cần ông thầy nào quy y hết. Bây giờ quý thầy phạm giới đủ thứ tui không có quy y mấy ông đâu, tui quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng nè, chớ tui không cần mấy ông đâu, thì cái đó là điều sai, không đúng.

Bởi vậy Thầy nói cho hết để chúng ta thấy rằng, mình muốn quy y Phật là mình chọn một bậc thầy xứng đáng mình quy y. Còn không có thì thôi, mình nghiên cứu rồi mình đi tìm kiếm những bậc nào mà giới đức hẳn hòi thì mình đến mình quy y.

Còn mình quy y với ông thầy mà phạm giới thì từng đó mình cũng theo ông thầy đó cũng phạm vậy thôi, thầy mình sao thì mình vậy. Cho nên cái ông thầy có vợ con, thì mình theo ổng, mình quy y với ổng mình theo ổng thì vài ngày thì mình cũng có vợ, có con, cũng giữ cái chùa cũng như là cái gia đình vậy chớ cũng không khác gì hơn hết.

Thầy nói đó là một cái sự thật bằng chứng như vậy chớ không có làm cái…​ Còn mình theo ông thầy mà không vợ không con thì cũng đỡ một chút, mặc dù là ổng có phi thời đồ cũng đỡ đỡ chút. Còn ông thầy có vợ con thì quá tệ rồi, không có thể nào mà nói được!

Tới đây thì Thầy xin nghỉ để ăn cơm.

(01:11:21) Bây giờ chúng ta tiếp tục cái bài học.

Hiểu một cách cạn cợt đã đưa Phật giáo xuống hố thẳm của mê tín thần quyền hay lạc vào đỉnh núi khoa học, khoa tâm lý học, tất cả sự tự quy y này đã đưa Phật giáo đến chỗ sai lệch này đến chỗ sai lệch khác.

Cũng như những bậc thầy đứng ra đại diện ba ngôi Tam Bảo để làm lễ quy y, mà vị thầy ấy giới luật chưa nghiêm túc, và tu tập chưa ra gì mà đứng ra quy y cho mọi người thọ, cũng ví như một người mù mà dẫn đám người mù đi vào rừng thẳm, thì chắc chắn ông thầy và đám người mù này sẽ chết dưới vực thẳm trong rừng âm u, và có thể không còn một người nào còn sống sót.

Bởi vậy bắt đầu vào đạo Phật đừng tự vội quy y Phật - Pháp - Tăng mà hãy nghiên cứu trước - mà phải tìm những bậc minh sư, họ chỉ dạy cho cách nghiên cứu.

Bởi vì ở đây thì Thầy nói rằng, khi mà chúng ta muốn quy y Tam Bảo đó, tức là thọ Tam Quy đó, thì chúng ta phải chọn một cái vị thầy cho hẳn hòi đàng hoàng, một bậc minh sư của Phật giáo, chớ nếu mà chúng ta chọn không có đàng hoàng, thì ông thầy sao thì sau này mình cũng như vậy.

Ông thầy phá giới thì mình cũng phá giới, ông thầy có vợ thì mình cũng có vợ, ông thầy ăn uống phi thời thì mình cũng phi thời, ông thầy mà danh lợi thì mình cũng danh lợi.

Bởi vì cái ông thầy là tượng trưng cho cái Tăng Bảo, mà cái Tăng Bảo nó sống gần ở bên mình, cái oai nghi tế hạnh nó không có thì mình cũng chịu ảnh hưởng luôn cái đời sống của mình như vậy, mà không thể nào mình thoát ra khỏi. Không thể thầy mình mà sống như vậy mà mình làm khác thầy mình được. Cho nên đó là một cái điều khó cho cái người đệ tử sau này, muốn sửa lại cũng rất là khó.

Bởi vậy bắt đầu mà vào đạo Phật thì quý vị hãy đừng có vội vàng mà quy y, đừng có nghe theo cái miệng lưỡi của mấy ông, mà hãy nghiên cứu cho kỹ. Mà muốn nghiên cứu thì mình phải tìm những cái bậc minh sư mà người ta có giới đức, người ta có thiền định sâu mầu, thì mình đến đó mình xin những cái bậc đó dạy cho mình cách nghiên cứu Phật giáo.

Chứ kinh điển Phật giáo thì bây giờ không biết cái loại nào đúng, loại nào sai, cho nên chúng ta đụng cuốn kinh nào cũng nói là của Phật giáo hết thì sai. Vì vậy mà cần phải gặp những cái bậc mà người ta có tu đúng của đạo Phật, có giới hạnh, thì người ta mới chỉ cho mình phải nghiên cứu cuốn kinh nào, cuốn sách nào, chớ không phải đụng đâu mình đọc đó.

(01:14:04) Đó là đem cho mình hiểu biết Phật giáo một cách chân chính. Rồi từ đó đó, mình thấy mình nghiên cứu sao mình thấy cái đạo Phật nó tuyệt vời như thế nào, nó phù hợp như thế nào, nó đúng cái ước vọng của mình như thế nào, thì mới tìm đến cái bậc minh sư đó, cái người mà mình tin tưởng ông ta là giới hạnh nghiêm túc đó, mình mới xin quy y.

Rồi ông ta mới đứng ra, mới đại diện cho ba ngôi Tam Bảo mà ông ta quy y. Chớ không phải là mình cứ quy y ông ta đâu, mà mình quy y Tam Bảo. Cái đó là cái đúng.

Rồi cầu xin, đứng ra, mình cầu xin ông ta đứng ra quy y. Nhưng nếu mà ông thấy cái tư cách ông chưa có đủ, thì ông chỉ cho chúng ta một người có tư cách hơn ông. Bởi vì những cái bậc thiền đức, những bậc giới đức họ nhường lại cho những người mà có cái đức hạnh cao hơn họ, khi mà họ thấy họ còn thiếu.

Còn những cái người mà danh lợi thì ai vô quy y họ cũng quy y hết à. Họ quy y cho đệ tử cho đông, để làm gì? Để phục vụ cho đời sống của họ cho đầy đủ. Đó là những cái lợi, cái danh của họ, họ không thấy được cái lợi ích cho cái người đệ tử của họ quy y.

Còn cái người mà người ta giới luật nghiêm chỉnh, người ta sợ cái người đệ tử của mình theo giữ gìn không có nổi.

Mà nếu mà người ta thọ cái người đệ tử, cho người đệ tử quy y rồi, thì người ta có cái trách nhiệm làm sao cho người đệ tử của mình phải đi vào trong cái giới luật của Phật, khép mình ở trong thiện pháp, cho nên sợ đệ tử của mình giữ gìn không có trọn, cho nên người ta đưa đến những cái bậc cao hơn để cho cái oai lực và oai đức nó cảm hóa được cái người đệ tử đó để trở thành một người tốt, một người đệ tử của Phật sau này nghiêm chỉnh, trì giới luật rất nghiêm chỉnh.

Còn nếu mà ông thầy đó ổng đủ cách thì ổng đứng ra ổng đại diện, mà ổng không đủ cách thì ổng sẽ giới thiệu cho một người khác.

Họ từ chối, chỉ cho chúng ta đến với một người khác, để người thầy của quý vị là một tấm gương sáng chói, tấm gương sống cho quý vị sau này trên bước đường theo Phật giáo tu hành.

(01:16:03) Họ là một cái tấm gương sáng chói, làm cho chúng ta thấy cái gương hạnh đó mà chúng ta theo dõi cái bước chân tu hành của cái bậc thầy của mình, nhờ đó mà mình tiến bước trên con đường đạo Phật đến khi mà tu hành giải thoát.

Còn thời nay người chưa đủ tư cách đứng ra quy y mà vội vàng là để cầu danh. Càng quy y cho đệ tử càng đông, càng tốt, càng làm giàu, càng có danh, có tiếng nhiều.

Đó là cái số thầy mà người ta chỉ nhắm vào danh, vào lợi, vào số đệ tử để gây cái uy tín của người ta, thì người ta không có nghĩ đến cái lợi ích của cái người đệ tử của mình đến quy y.

Cho nên cái sự quy y, Thầy nói thật sự, quy y thường thường là nếu mà để tỏ ra mà dẫn dắt người đệ tử thì không có được quy y đông. Nghĩa là chỉ trong vòng hai người hay là ba người thì nghiêm chỉnh, ở trong cái giờ phút rất là nghiêm chỉnh để làm cho cái người đó người ta thọ được Tam Quy, người ta thanh tịnh.

Còn mình thọ một lần mười người, một trăm người, hay một ngàn người, điều đó là chỉ gieo cái nhân Phật pháp với họ, chớ còn nó không có nghiêm túc, không có thanh tịnh ở trong cái - không có đắc được cái Tam Quy.

Vì vậy nó - bởi vì cái giới đầu tiên là Tam Quy, mà Tam Quy mà thọ kiểu đó thì kể như là nó chỉ là cái nhân cho tốt cho những người đó, chớ sau này không có người nào mà đắc Tam Quy hết.

Cho nên bây giờ chúng ta nhìn thấy Phật giáo, thì đó là cái tình trạng mà hiện giờ ai cũng biết, chớ không phải là riêng mà Thầy nói đây mà quý thầy không có chứng nghiệm được điều đó.

Trong Phật giáo hiện giờ có những bậc thầy thống kê số đệ tử quy y của mình. Họ lấy đó làm hãnh diện với một số tín đồ đông đảo.

Nghĩa là có người họ thống kê lại: Bây giờ họ được mười ngàn, hai chục ngàn, hay là ba chục ngàn, hay một triệu tín đồ là họ thấy đó là cái hãnh diện nhất của họ.

Chớ còn họ không biết rằng cái số đệ tử đó nó có được giải thoát hay là không được giải thoát, nó có nằm ở trong được thiện pháp hay là không thiện pháp, thì họ chẳng cần, nhưng mà họ chỉ nhắm vào cái số đông đó.

Cho nên có những vị thầy họ đem sổ ra họ thống kê lại coi cái số đệ tử quy y của mình được bao nhiêu. Đó là - thứ nhất là họ thống kê vậy để khoe khoang cho mọi người biết rằng mình có số đệ tử đông như vậy.

Những sự đông đảo ấy nhìn lại không có chất lượng là đệ tử của Phật. Thọ Tam Quy chẳng phải chỉ là vấn đề trên hình thức, mà còn là một vấn đề nội tâm, giúp cho người đó nhớ mãi không quên những pháp thiện, những hình ảnh thiện.

(01:18:36) Bởi vì Phật - Pháp - Tăng là cái pháp thiện, mà những cái hình ảnh của Phật - Pháp - Tăng là những hình ảnh thiện, cho nên cái hình ảnh đó nó ghi khắc mãi ở trong tâm của chúng ta.

Khi mà chúng ta thọ với một bậc thầy mà thanh tịnh giới luật, thì họ chỉ cách cho chúng ta thọ nó rất đúng cách, nó làm cho cái ngày giờ mà chúng ta thọ nó thiêng liêng vô cùng, chớ không phải là đơn giản. Họ tạo ra cái cảnh giới làm cho chúng ta nhớ mãi không quên cái ngày mà chúng ta đến với đạo Phật, đến với ba ngôi Tam Bảo đó.

Ngày thọ Tam Quy là ngày có tính cách trang nghiêm và trọng yếu với một vị thầy giới hạnh nghiêm chỉnh, thiền đức sâu mầu, lực tuệ cao siêu thì vẻ trang nghiêm và trọng yếu càng tăng lên gấp bội.

Nghĩa là có một bậc thầy mà nó thanh tịnh giới luật, mà nó có thiền định sâu mầu và trí tuệ siêu việt, thì cái buổi lễ mà thọ Tam Quy đó nó làm cho cái người đệ tử đó, nó tăng lên gấp bội cái sự trọng yếu, cái sự trang nghiêm đó lên gấp bội trong tâm hồn của họ.

Điều này khiến cho người thọ Tam Quy khó quên, đã từng ghi mãi trong óc họ hình ảnh hành động Từ Bi Vô Lượng của Phật - Pháp - Tăng thể hiện trong ngày hôm đó.

Còn bây giờ chúng ta quy y rồi chúng ta chẳng thấy như là một cái buổi lễ thường thường, rồi một buổi họp để mà vui chơi chớ còn chẳng có nghĩa lý gì ở trong cái ngày thọ Tam Quy của chúng ta hết.

Đó là thọ ba cái giới đầu tiên mà chúng ta thấy một cái người mà bước vào đạo Phật, bước vào cổng của đạo Phật thì tức là phải thọ Tam Quy.

3.3- Ý NGHĨA CỦA QUY Y TAM BẢO

(01:20:12) Vậy thọ Tam Quy là gì?

Từ trên chữ giải thích thì “thọ” là hưởng, chịu lấy, chấp nhận, “tam” là ba, “quy” là quay đầu, quay về. Thọ Tam Quy là chấp nhận trở về ba nơi.

Đây là nói tắt, nói cho đầy đủ nghĩa là thọ Quy Y Tam Bảo. Thọ Quy Y Tam Bảo là trở về chấp nhận nương tựa ba nơi quý báu.

Nói cho dễ hiểu hơn là trở về chấp nhận nương tựa ba nơi thiện pháp cao quý.

Nói một cách khác nữa: Quyết tâm tu tập ba thiện pháp cao quý.

Nói một cách khác nữa: Quyết tâm sống đúng ba giới hạnh tuyệt đỉnh.

Đó thì mình nói cho hết cái nghĩa của nó, để mà khi mà chúng ta phải thông suốt được cái thọ Tam Quy nó như thế nào, vì vậy cho nên ở đây vạch hết tất cả những cái này.

Khi mà một cái người mà quyết tâm đến với Phật thì phải tu tập ba thiện pháp đó, rồi phải sống đúng ba cái giới hạnh tuyệt đỉnh đó, rồi phải chấp nhận nơi thiện pháp đó. Đó là tất cả những cái mà chúng ta muốn, về đó là chúng ta phải chấp nhận như vậy, phải lấy cái đó mà trau dồi thân tâm của mình nữa.

Cho nên nói một cách dễ hiểu để chúng ta hiểu rằng: Khi trở về đó không phải là trở về đó Phật độ mình, hay hoặc mình có tai nạn gì đó ổng xuống ổng rước mình, không phải vậy! Mà chính mình phải trau dồi thân tâm của mình để cái gương hạnh của Phật - Pháp - Tăng đó nó làm một cái nơi để mà chúng ta thấy được, để mà trau luyện cho mình được như những bậc đó, những pháp đó.

Đó là cái chỗ mà chúng ta tự cứu mình, chớ không phải mình quy y Tam Bảo rồi từng đó mình có tai nạn, có bệnh tật thì Tam Bảo gia hộ mình theo cái kiểu mà bây giờ quý thầy hiểu đó: “Tui làm Phật sự chớ Tam Bảo cũng gia hộ tôi!”

Sự thật ra Tam Bảo chỉ là pháp thiện thôi chớ đâu có cái gì mà gia hộ mình? Mà người ta cứ nghĩ tưởng là đó là những cái thần linh, những cái ông thần cho nên cứ phù hộ mình, cho nên hở hở ra: “Tui làm chuyện Phật pháp đây rồi Tam Bảo gia hộ tui!”

Sự thật là làm sao mà có sự gia hộ được! Phật giáo đâu có dạy cái vấn đề đó được. Nhưng mà người ta nghĩ, nghĩ qua một cái thần giáo rồi, cho nên nó có cái quyền năng ở đó để gia hộ mình.

(01:22:27) Sự thật ra mình làm bậy thì mình chịu, mà mình làm đúng thì mình hưởng, tức là cái điều nhân quả nó rõ ràng. Cho nên Phật giáo xây dựng cái đạo Phật nó ở trên cái nhân quả, nó cụ thể và rõ ràng như vậy. Cho nên từ cái bắt đầu mà ba ngôi Tam Bảo đều là thể hiện qua cái thiện pháp, chớ đâu phải là gì khác hơn?

Ba cái thiện pháp ở đây đầu tiên, tức là ba cái giới thiện đầu tiên mà chúng ta hướng về. Và nó là ba cái giới đầu tiên, tức là ba cái pháp đầu tiên mà chúng ta hướng về, chớ đâu phải là ba cái ông thần.

Mà người ta nghĩ rằng ba ngôi Tam Bảo đó là ba ông thần: Ông thần thứ nhất là ông thần Phật, ông thần thứ hai là ông thần Pháp, ông thần thứ ba là ông thần Tăng. Cho nên ba ông thần đó mà ngồi ở trên cái bàn đó rồi phò hộ chúng ta khi mà chúng ta nương vào đó, cũng như là các tôn giáo khác vậy, có ông thần phù hộ đó. Cho nên Phật giáo nó biến thành thần giáo mất đi.

Mà Phật giáo là ba ngôi này nó là ba cái pháp thiện, từ đó Phật là một cái pháp thiện để chúng ta nương vào đó mà chúng ta sửa mình lại trong cái pháp thiện, mà từ đó mà chúng ta cứu mình ra khỏi nhân quả.

Bởi vì nhân quả nó có thiện, ác, mà thiện thì nó đem đến phước báu chúng ta, mà ác thì chúng ta thọ lấy những cái quả khổ.

Ở đây thọ Quy Y Tam Bảo cũng còn nói tắt, nói cho đủ là thọ Quy y Phật - Pháp - Tăng.

Nghĩa là mình nói thọ Quy Y Tam Bảo là mình còn nói tắt đó. Mình nói cho đúng là thọ Quy Y Phật - Pháp - Tăng, tức là mình nương vào ba cái pháp thiện này.

Phật - Pháp - Tăng là gì?

Phật là chỉ Đức Phật, là một con người như chúng ta mà đã sống được với thiện pháp siêu việt, làm gương hạnh sống toàn thiện, chân thiện.

Pháp là lời dạy của Đức Phật, lời dạy toàn thiện, thánh thiện, chân thiện.

Tăng là những đệ tử của Đức Phật, đều là những con người bằng xương, bằng thịt như chúng ta theo Phật tu hành, sống đúng toàn thiện, chân thiện.

Gồm lại những chữ này giải thích: Thọ Quy Y Phật - Pháp - Tăng là quay về nương tựa Đức Phật, vâng theo lời dạy của Ngài và theo gương hạnh các bậc Thánh Tăng tu tập.

Đó, thì như vậy là chúng ta lấy ba cái gương hạnh của ba ngôi Tam Bảo này mà chúng ta tu tập chớ không phải là nhờ ba ngôi Tam Bảo này mà gia hộ cho chúng ta./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy