GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 22 - PHÂN BIỆT TRÍ TUỆ VÀ TRI KIẾN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
Thời lượng: [01:37:16]
(00:00) Tóm lại, tám giới tuệ trong đạo Phật là tám loại trí tuệ thanh tịnh, siêu việt trong kinh Sa Môn Quả.
Đó là ở trong kinh Sa Môn Quả đó, nó nêu ra tám cái loại trí tuệ đó như vậy.
Nhưng ở đây chúng ta còn phải hiểu thêm cho đúng: Khi một người thọ trì tu tập đúng pháp của Phật là phải bắt đầu từ Sơ Thiện, Trung Thiện và Hậu Thiện.
Sơ Thiện là giới luật, còn gọi là giới bổn Patimokkha.
Trung Thiện gọi là thiền định, còn gọi là Bốn Thiền hay gọi là Tứ Thánh Định.
Nếu gọi thiền định của đạo Phật như vậy chưa đủ. Ta nên xem lại giới đức của đạo Phật có phân làm mười loại định.
Nghĩa là trong cái thiền định của Phật chia làm mười loại định chớ không phải như chúng ta nói rằng bốn cái thiền định đó đâu, có mười loại định.
(01:02) Vậy thì mười loại định nó như thế nào? Thầy xin kể ra cho quý thầy nghe:
Thứ nhất:
1. Định Niệm Hơi Thở;
Đó là cái thứ nhất mà cái người tu bắt đầu vào để mà tu tập là phải ổn định hơi thở. Vì khi mà chúng ta ăn uống điều độ mà chúng ta giữ được hơi thở điều hòa thì cơ thể chúng ta không có bệnh tật.
Thì như quý thầy biết rằng vốn đạo Phật ra đời là một y vương để trị bệnh cho chúng sanh. Bệnh chúng sanh có hai loại bệnh: Bệnh thứ nhất là thân bệnh, bệnh thứ hai là tâm bệnh.
Mà Đức Phật dạy cho chúng ta để trị thân bệnh thì bằng cách ăn uống điều độ ngày một bữa chớ không được ăn nhiều, và hơi thở được ổn định, điều hòa thì cơ thể không có bệnh đau.
Cái thứ hai thì Đức Phật dạy cho chúng ta trị tâm bệnh. Vì tâm bệnh nó mới làm cho thân chúng ta mới bệnh, còn tâm người đó không bệnh thì ít khi mà thân chúng ta bị bệnh.
Một người mà phiền não, rầu buồn thì lâu ngày ăn uống không được thì sẽ bệnh. Một người giận dữ, tức giận thì cũng ăn uống không ngon, do đó tạo cho cơ thể rối loạn và từ đó dễ sanh bệnh. Cho nên những cái sân hận, phiền não, đau khổ, lo lắng, suy tư là cái tâm bệnh.
Cái tâm bệnh thì lấy gì mà trị? Đức Phật nói: Cái tâm bệnh lấy trí mà trị - lấy sự hiểu biết mà trị nó.
Cho nên ở đây hầu hết để trị cho chúng ta cái tâm bệnh vô lậu này thì phần nhiều là lấy trí tuệ. Mà lấy trí tuệ đó thì như quý thầy đã học rồi: Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó. Bởi vì trí tuệ nó làm cho giới luật thanh tịnh, mà giới luật nó làm cho trí tuệ thanh tịnh.
Cho nên người có trí là người có giới luật, mà người không có trí là người không có giới luật. Dù là người đó là người có thông minh gì đi nữa mà đời sống họ không đúng giới hạnh, không đúng cái giới luật của Phật dạy thì đương nhiên người đó là người không có trí.
Cũng như quý thầy thấy, mọi vị ăn phi thời tức là người đó không có giới luật, mà không có giới luật tức là không có trí tuệ, mà không có trí tuệ thì người ăn phi thời sẽ có nhiều bệnh tật đem đến đau khổ cho họ.
Và khi mà chạy theo sự ăn uống đó là họ bị dục lạc của ăn uống cám dỗ làm cho tâm hồn của họ khi mà ăn cực khổ hoặc là khi không có ăn thì họ phải sanh ra đau khổ, phải sanh ra phiền não, phải sanh ra những cái ác pháp.
Đó, thì như vậy là người không có trí mà chỉ sống theo dục lạc cho nên luôn luôn tạo mình khổ, tức là tạo cho mình có bệnh, tâm bệnh hay hoặc là thân bệnh.
Đó cho nên ở đây là cái Định Niệm Hơi Thở vốn mục đích nó hợp với cái sự ăn uống điều độ của chúng ta thì giúp cho thân chúng ta không bệnh. Cho nên nó là định thứ nhất của đạo Phật để trị cái thân bệnh của chúng ta.
Còn các cái định khác, còn chín cái thứ định này vốn để trị cái tâm bệnh của chúng ta.
Đó thì cái Định Niệm Hơi Thở nó hợp với cái đời sống ăn uống của chúng ta hàng ngày thì nó trị được cái thân bệnh, còn chín cái loại định sau này nó hợp lại để mà nó trị cái tâm bệnh của chúng ta. Thì biết như vậy thì Thầy sẽ kể tiếp cho quý thầy nghe:
(04:14) Thứ hai là:
2. Thánh Định Phòng Hộ Sáu Căn;
Bởi vì phòng hộ sáu căn nó là một cái loại định làm cho mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý chúng ta thanh tịnh, và oai nghi, luật nghi - cái luật nghi mà giới hạnh đó, nó làm cho chúng ta rất rõ nét mà người nào nhìn vào cũng biết là cái người đó giới luật hẳn hòi.
Một người tu sĩ mà đi ra đường ngó qua, ngó lại thì biết rằng cái người đó không phòng hộ sáu căn. Mà không phòng hộ sáu căn thì tức là cái người đó đã phạm giới, không thể nào trong ý của họ không phạm giới.
Họ đi mà họ ngó qua, ngó lại thì cái ý họ bị dính kẹt ở trong những cái đối tượng của các pháp thế gian thì làm gì họ cũng bị phạm giới hết. Mặc dù là thân, khẩu họ không phạm, đời sống họ không phạm nhưng ý họ vẫn bị phạm giới.
Đó là Thánh Định Phòng Hộ Sáu Căn.
Thứ ba là:
3. Thánh Định Chánh Niệm Tỉnh Thức;
Nghĩa là cái người tu sĩ luôn luôn phải tỉnh giác, phải tỉnh thức, không có được mê mờ, cho nên khi đi luôn luôn họ tập trung dưới bàn chân họ, họ tránh tất cả những loài chúng sanh, và đồng thời họ giữ được cái chánh niệm là không hại chúng sanh, không làm đau khổ chúng sanh, tức là không giết hại chúng sanh, tức là giữ giới không sát hại chúng sanh.
Cho nên giới luật ngay từ cái chỗ bước đi của họ chớ không phải họ cầm dao họ giết con vật, hoặc là cầm dao giết người mới là gọi là sát sanh, mà chính vô tình đạp chết chúng sanh vẫn là thọ lấy cái giới - phạm giới sát sanh chớ không phải không.
Thứ tư:
4. Chánh Định Thiểu Dục Tri Túc;
Nghĩa là phải dùng cái sức định tâm hết sức mới giữ được cái thiểu dục tri túc, chớ không thể nào mà thiếu cái định tâm mà giữ gìn được thiểu dục tri túc đâu!
Cho nên ở đây thứ tư là Thánh Định Thiểu Dục Tri Túc, Phật gọi nó là Thánh Định. Cái thiểu dục tri túc là của bậc Thánh chớ không phải phàm phu mà thiểu dục tri túc được.
Quý thầy cứ nghĩ ba y một bát như thế này, sống ngày có người cho ăn mà ngày không có người cho ăn vẫn thấy mình biết đủ, chưa phải là thấy mình thiếu sót, đói khổ, quý thầy có nghĩ được cái điều đó không?
Cuộc sống của một người tu sĩ mà đến cái mức độ đó thì quý thầy thấy nếu mà ngoài đời sống thì không ai mà chịu nổi hết! Người ta nói quá khổ à, không thể nào cái khổ nào hơn là cái khổ của những bậc Thánh này. Vì vậy cho nên “thiểu dục” - “tri túc” nghe hai danh từ thì dễ lắm, nhưng mà sống không phải dễ.
Khi vào trong rừng không có cơm ăn, phải ăn lá cây rừng vẫn thấy thiểu dục tri túc, khi đau bệnh mà không có thuốc thang vẫn thấy thiểu dục tri túc, trước cái cơn ngặt nghèo mà chúng ta vẫn thấy thiểu dục tri túc, không đòi hỏi thì lúc bấy giờ mới thấy thiểu dục tri túc phải là Thánh Định, chớ còn không Thánh Định thì không thể nào chịu nổi trước cái cảnh thân và tâm quá khắc khổ trong cái cuộc sống.
Đó là gọi là Thánh Định Thiểu Dục Tri Túc, mà ở đây đã có kê ra từng cái giới đức của nó ở trong đó, mỗi cái giới đức thiểu dục tri túc là chứng tỏ qua một cái sự tu tập rèn luyện mình mới đạt được cái giới đức đó chớ không phải dễ. Cho nên định thì nó thuộc về giới đức.
5. Thánh Định Vô Lậu;
(07:21) Làm cho lậu hoặc chúng ta sạch cho nên gọi là Thánh Định Vô Lậu.
6. Thánh Định Sơ Thiền;
Còn gọi là Định Chói Sáng, hay gọi là Định Sáng Suốt. Đó, cái Sơ Thiền nó còn có cái tên gọi là Định Chói Sáng hay là Định Sáng Suốt, mà Thầy thường nhắc quý thầy ngồi lại mà giữ tâm thanh thản, giữ tâm vô sự đó, đó là cái Định Sơ Thiền đó, chớ không phải là gì.
Vì có ly dục ly bất thiện pháp thì mới nhập được Sơ Thiền, mà có nhập được Sơ Thiền thì ngồi nó mới thanh thản, còn không thì làm sao mà thanh thản được!
Cho nên cái Định Sáng Suốt - cái Định Chói Sáng thì cái định đó là cái định của Sơ Thiền. Vì vậy ở đây Phật gọi là Thánh Định Sơ Thiền, chớ không phải phàm phu mà nhập được cái định này đâu!
Kế đó thứ bảy thì Phật gọi là:
7. Thánh Định Nhị Thiền;
Nghĩa là diệt Tầm Tứ, không tác ý, không phải chuyện dễ làm của phàm phu, cho nên chỉ có bậc Thánh mới có thể làm được điều đó.
Thứ tám:
8. Thánh Định Tam Thiền;
Thánh Định Tam Thiền chỉ có bậc Thánh mới ly tất cả những trạng thái của ma tức là mười tám cái trạng thái của tưởng.
Mỗi cái trạng thái của tưởng nó khởi lên là nó làm cho chúng ta có cái niềm vui mừng, mà cái niềm vui mừng đó nó làm cho chúng ta - mà Phật gọi là “ly hỷ, trú xả”: Mỗi cái trạng thái của tưởng khởi lên làm cho thân chúng ta đang bị đau khổ, dày vò, do đó chúng ta phải ly cho được thì như vậy chúng ta mới nhập được Tam Thiền.
Mà ly mười tám cái trạng thái của tưởng này thì mới nhập được Tam Thiền cho nên mới gọi là Thánh Định. Thậm chí như giấc mộng, chiêm bao chúng ta cũng phải ly sạch ra, còn nếu còn mộng thì chưa nhập Tam Thiền.
Cho nên cái sức tỉnh của cái người đó dù ở trong lúc ngủ họ cũng phải tỉnh, mà không tỉnh thì phải có chiêm bao, mà chiêm bao tức là họ chưa ly được cái trạng thái của tưởng. Thì chưa ly được trạng thái của tưởng thì không bao giờ nhập được Tam Thiền.
Cho nên khi ngủ, cái người mà tu đến cái chỗ mà vượt qua mười sáu cái tưởng này thì người đó không còn mộng mị, mà không còn mộng mị thì ngủ phải tỉnh thức chớ không thể ngủ mê như cái người tầm thường, phàm phu được.
Đó thì, tới cái chỗ Thánh Định Tam Thiền này chúng ta mới biết rằng cái chỗ ngủ và chỗ thức của chúng ta nó không có sai khác chút nào hết.
9. Thánh Định Tứ Thiền;
Đây thì quý vị thấy cái Thánh Định Tứ Thiền là cái chỗ mà ngưng hoàn toàn hơi thở chúng ta, mà chỗ đó là cái chỗ thanh tịnh nhất mà chúng ta thực hiện được Tam Minh đó.
Đó là chỗ Thánh Định Tứ Thiền. Không phải kẻ phàm phu mà nhập được Tứ Thiền nổi đâu! Không phải chuyện dễ, hơi thở đương thở như thế này mà ngưng lại, các hành hoạt động trong hơi thở đang co bóp, phổi chúng ta hóp thở ra, thở vô, thế mà nó hoàn toàn ngưng mà chúng ta không chết thì không phải là những cái thiền của bậc Thánh mới làm được sao?
(10:17) Đó là cái chỗ làm chủ được sống chết của thân của chúng ta, cho nên chúng ta mà nếu mà muốn bỏ thân này thì cũng phải đều phải nhập vào Tứ Thiền mới bỏ thân này được.
Thứ mười:
10. Thánh Định Diệt Thọ Tưởng.
Nghĩa là cái định cuối cùng là định thứ mười đó là Diệt Thọ Tưởng. Cái định này nó giữ cái thân của quý vị ngàn năm không bị hoại diệt.
Nghĩa là Thánh Định Tứ Thiền nó chỉ có 49 ngày, nếu quá 49 ngày thì cái thân của quý vị bị hoại diệt, vì nó còn ở trong cái Thức Thức, nó chưa ly khỏi cái thân Ngũ Uẩn của nó.
Tứ Thiền nó chưa lìa khỏi cái thân Ngũ Uẩn của nó, nó còn ở trong cái Thức Thức của nó để nó sử dụng cái biết để mà trở về cái trí tuệ Tam Minh của nó, tức là cái giới tuệ của nó cuối cùng. Cho nên nó không giữ được cái thân nó lâu dài, chỉ có 49 ngày thì nó bị hoại diệt.
Nhưng chúng ta nhập tới 49 ngày tự cái thân của chúng ta nó phải phục hồi sự sống lại, nó sẽ bung ra chớ nó không ở trong Tứ Thiền. Cho nên chúng ta chẳng ngại vấn đề đó. Nếu chúng ta nhập Tứ Thiền, đến đó nó tự bung ra, nó không nằm ở trong đó cho chúng ta chết đâu!
Còn Diệt Thọ Tưởng Định thì cái định Thánh Định thứ mười này nó giúp cho chúng ta nhập vào cái định này cả trăm năm, cả ngàn năm thân này bất hoại, không hư, không hôi, không thúi, luôn luôn lúc nào nó cũng giữ gìn cái thân nó vững chắc như đá, không mòn, không hao, không có một vật gì phá hoại cái cơ thể này được.
(12:02) Đó là cái định giữ gìn cái cơ thể tối đa, và tất cả những cái bộ phận ở trong cái thân đó đều hoàn toàn ngưng hoạt động, thậm chí như cái ý căn của chúng ta cũng hoàn toàn là ngưng hoạt động, đó là cái bộ óc.
Còn Tứ Thiền thì cái bộ óc của chúng ta, cái ý căn của chúng ta vẫn còn hoạt động, nhưng các phần khác của bộ óc đều đình chỉ, như cái phần mà hoạt động của bộ óc chúng ta về ý thức của chúng ta thì ngưng hoạt động, về cái phần tưởng thức ngưng hoạt động, chỉ còn cái phần của Thức Thức là nó đang hoạt động mà thôi.
Đó thì, phân biệt được như vậy chúng ta mới thấy rằng cái định của Tứ Thiền thì cái ý căn của chúng ta còn hoạt động trong cái phần của Thức Thức, chớ không hoạt động của phần tưởng thức và ý thức của chúng ta.
Còn Thánh Định Diệt Thọ Tưởng thì hoàn toàn cái ý căn của chúng ta ngưng hoạt động hoàn toàn. Cho nên Phật gọi nhập Diệt Thọ Tưởng Định là cái ý hành phải ngưng, phải tịnh chỉ, phải tịnh chỉ ý hành thì mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định, mà tịnh chỉ ý hành tức là ý căn ngưng hoạt động.
Đó quý thầy hiểu cái chỗ đó thì như vậy quý thầy mới biết mười cái loại định. Trong khi người ta dạy thiền định chỉ có một thứ thiền định mà ở đây Phật dạy chúng ta tới mười cái loại thiền định.
Con đường của đạo Phật nó không đơn giản đâu, nó không phải có một loại định nào mà chúng ta (có) thể hoàn tất được cái sự giải thoát cho chúng ta, mà cả mười loại mà chúng ta phải tu chớ không có bỏ một cái loại nào được hết.
Cho nên hiện giờ quý thầy tu hơi thở cũng là tốt, mà tu làm mọi công việc, biết hành động làm mọi công việc cũng là tốt, chớ đâu có gì sai. Mà quý vị phòng hộ sáu căn, giữ gìn sáu căn của mình cũng là tốt, đâu có gì sai! Mỗi giới luật của quý thầy học được, quý vị giữ được một cái giới luật nào đó cũng đều nhằm ở trong mười loại định này chớ không ngoài mười loại định đâu mà sợ rằng chúng ta tu lầm, tu lạc.
Chỉ có chúng ta bị lạc vào những cái trạng thái của tưởng mà nó trở thành - khiến cho thân của chúng ta rối loạn mà trở thành điên khùng, trở thành bệnh thiền chớ không có gì khác hơn hết.
Chỉ có chỗ từ Nhị Thiền đến Tam Thiền, cái đoạn đường đó là quý vị sẽ lạc vào những cái thiền ma mà trở thành thân bệnh, tâm bệnh mà thôi.
Nếu mà vượt qua được cái chỗ từ Nhị Thiền đến Tam Thiền mà vượt qua mười sáu cái loại tưởng của tưởng uẩn thì quý thầy sẽ được an toàn trên bước đường tu tập, không có sợ điên, sợ khùng gì nữa hết. Nó chỉ có một đoạn đường đó mà người ta chết điêu chết đứng ở đó mà không đi tới đâu được hết.
(14:45) Gồm chung mười loại định này gọi là giới đức.
Nghĩa là mười cái loại định này thì nó được cái tên gọi là giới đức.
Còn gọi là giới tâm hay gọi là thiền định, còn gọi là Trung Thiện.
Đó những cái tên của nó để gọi cho chúng ta biết mười cái loại định đó nó có những cái tên của nó như vậy để cho nó phù hợp với cái đạo Phật, đúng với cái nghĩa của đạo Phật. Bởi nó đứng ở vị trí nào thì nó có một cái tên xứng hợp với vị trí nó.
Như vậy là chúng ta phải hiểu: Khi mà bốn cái loại định này nó đứng ở trong cái vị trí của định thì nó gọi là thiền định, mà nó đứng ở trong giới luật thì gọi nó là giới đức, mà nó đứng ở trong các pháp thiện, nhân quả thì nó gọi là Trung Thiện.
Bởi vậy nó đứng ở vị trí nào thì nó có một cái tên xứng hợp ở vị trí nấy, như nó ở vị trí nhân quả, thiện ác thì gọi là Trung Thiện.
Đó, Thầy đem cái ví dụ cho quý thầy thấy rất rõ. Nếu nó ở trong cái nhân quả, thiện ác thì nó gọi là Trung Thiện, mà nó ở vị trí của giới luật thì gọi là giới đức, nếu mà nó ở trong cái vị trí của giới luật thì phải gọi nó là giới đức, nó ở vị trí tâm định tỉnh, trong sạch thì gọi nó là thiền định.
Nói chung nó là giới đức thanh tịnh tâm.
Nó có một cái tên chung của nó đó, gọi là giới đức thanh tịnh tâm.
Đó quý thầy có những cái tên của nó, nó đặc biệt có những cái tên riêng của nó, nhưng nó có những cái vị trí đứng của nó, nó có những cái tên riêng của vị trí đứng của nó.
(16:28) Như vậy là quý thầy nghe nói giới đức thì quý thầy hiểu nó là cái gì rồi. Mà nghe nó là giới đức thì quý thầy đứng ở trong nhân quả biết nó là cái Trung Thiện rồi, biết nó là cái tên gì rồi, mà nếu mà gọi chung nó thì đức giới thanh tịnh tâm. Đó thì quý vị có cái biết rằng, cái đức giới này nó làm cho cái tâm của quý vị thanh tịnh mà định tỉnh, rất là sáng suốt.
Còn về hai mươi lăm giới hạnh như Thầy đã dạy ở trên còn gọi là giới bổn Patimokkha.
Hai mươi lăm cái hạnh mà mình không làm nghề nghiệp này không làm nghề nghiệp kia đó, không sát hại chúng sanh đó, tất cả những cái ở trên đó thì nó là thuộc về giới bổn.
Sau này chúng ta ta sẽ học nó đây để chúng ta bồi, bổ túc thêm cho hai mươi lăm cái giới hạnh, cho nó rõ ràng là oai nghi tế hạnh của người tu sĩ.
Học giới bổn rồi chúng ta mới thấy được hai mươi lăm giới hạnh này nó còn thêm những cái hành động mà chúng ta chưa có học, có thu nhập, có hiểu biết chưa toàn diện. Khi mà học hết cái giới bổn Patimokkha này rồi thì chúng ta có đầy đủ hơn về những cái giới hạnh.
Hạnh giới Ly Trần Tâm.
Nghĩa là cái giới hạnh đó - hai mươi lăm giới hạnh này còn có một cái tên gọi là Hạnh Giới Ly Trần Tâm.
Nghĩa là cái giới hạnh này nó ly cái tâm thế tục của chúng ta, nó ly cái đời sống thế tục của chúng ta, chúng ta không còn có ở trong cái thế tục nữa, không còn sống như cái sống thế tục nữa, cho nên gọi nó - nó có cái tên gọi là Hạnh Giới Ly Trần Tâm.
Nó có một cái tên của nó - hai mươi lăm giới hạnh này gọi là Hạnh Giới Ly Trần Tâm: Chúng ta không còn cái hành động sống như các người thế gian nữa, cho nên nó ly ra tất cả hết cái tâm trần của chúng ta, nó lìa ra hết. Cho nên nội cái giới hạnh không là chúng ta đã lìa cái thế gian rồi.
Còn về tám giới tuệ như trong kinh Sa Môn Quả đã dạy thì chưa đủ. Nó có mười ba giới tuệ.
Đó bây giờ cái giới tuệ chúng ta phải xác định nó. Hồi nãy Thầy xác định cái định cho nó đủ để mười cái định, còn bây giờ nói - hồi nãy chúng ta có học có tám giới như trong kinh Sa Môn Quả đã dạy thì nó chưa có đủ đâu, mà chính nó phải đủ là mười ba cái giới tuệ chớ không phải là có tám giới tuệ đâu.
Nhưng mà theo kinh Sa Môn Quả thì chúng ta nêu ra tám cái giới tuệ, cho nên nó có sự tóm tắt lại để cho chúng ta ngắn gọn, để không nó dài dòng, cho nên ở đây nếu phải rõ thì nó là mười ba giới tuệ chớ không phải là có tám giới tuệ.
Chúng ta phải kể ra cho rõ, nghĩa là Thầy phải nói ra cho rõ để cho quý thầy biết như thế nào là mười ba cái giới tuệ này, mà ở trong kinh thì dạy có - ở trong kinh giới - kinh Sa Môn Quả thì dạy có tám giới tuệ mà thôi, vậy thì nó làm sao mà có được mười ba giới tuệ đây?
(19:18) Một, chúng ta phải thấy:
1. Bốn Như Ý Túc;
2. Lục Thông;
3. Tam Minh.
Quý thầy thấy, nó rõ ràng là Bốn Như Ý Túc, phải không? Bốn cái Như Ý Túc - mình muốn như thế nào nó làm theo như thế nấy hết, mà bốn cái lận chớ không phải là một cái Như Ý Túc đâu, cho nên nó là bốn.
Mà Lục Thông là sáu cái thông, phải không? Thiên Nhãn Thông nè, Thiên Nhĩ Thông nè, phải không? Tha Tâm Thông nè, cho đến Tha Tâm Thông là sáu cái. Mà sáu cái cộng với bốn không phải là mười sao?
Rồi ba cái Tam Minh nữa, phải không? Ba cái nữa là phải mười ba không? Cho nên phải nói đủ là phải mười ba cái giới tuệ. Đó, thì như vậy là chúng ta thấy cộng lại thì nó rất đủ là mười ba chớ không phải như trong kinh Sa Môn Quả nói đâu.
Trong kinh Sa Môn Quả chỉ nói cái Thiên Nhĩ Thông là khi - Thầy nhắc lại cái Thiên Nhĩ Thông ở trong này - là khi mà cái người mà đạt được cái Thiên Nhĩ Thông siêu nhân rồi đó, thì cũng nghe cái tiếng mà ở cách xa ngàn dặm đó, cũng như là nghe - mình nghe - mình đi ra ngoài đường mình nghe người ta đánh trống, thổi kèn, đánh xập xả vậy, nó y như vậy, rõ ràng như vậy, mà cái tiếng người ta nói chuyện ở đâu mình vẫn nghe được như vậy.
Đó là Đức Phật nói về Lục Thông thì Đức Phật có nêu lên có một cái mà thôi để nói nó là cái trí, cái tuệ, cái giới tuệ của nó ở trong cái - cho nó gọn thành lại tám, nhưng mà lôi ra cho đủ là nó phải sáu cái Lục Thông này mới đủ, chớ không phải một cái được.
Cho nên ở đây nó là:
Mười ba giới tuệ này còn gọi là trí tuệ viên mãn.
Đó, mười ba giới tuệ này cũng phải còn gọi nó là một cái tên là trí tuệ viên mãn, vì nó viên mãn cái trí tuệ này nó phải đủ là mười ba cái giới tuệ này, chớ một cái nói “Bây giờ chúng tôi có Tam Minh thôi” - thì cái người đó chỉ hiểu quá là cạn, đơn sơ quá đơn sơ.
Cho nên nói ngoại đạo nó cũng có Lục Thông, thì ở trong cái chỗ tu hành của chúng ta cũng thực hiện Lục Thông, đâu phải không có Lục Thông, mà chúng ta còn Tứ Như Ý Túc, muốn cái gì được như nấy, còn chúng nó chỉ có Lục Thông mà thôi.
Cho nên nó luyện có Lục Thông mà nó không có Tứ Như Ý Túc thì nó đâu có bằng cái phương pháp của Phật. Mà nó chưa có Tam Minh nữa thì nó đâu có sánh được bằng Phật, nó chỉ mới có Lục Thông mà thôi!
Cho nên cái Lục Thông của nó là do luyện tập để tạo cho có cái Lục Thông bằng tưởng pháp chớ không phải bằng cái Chánh Pháp đâu, bằng cái tưởng. Vì vậy mà khi mà đến tưởng thì chúng ta dùng Lục Thông này được.
Cũng như đồng cốt mà, nó chỉ dùng cái tưởng mà nó biết nhà mình cái gì, gì nó nói rõ hết, nó không có nói sai, thì quý thầy thấy cái vấn đề Lục Thông của ngoại đạo là nó Lục Thông nó ở trong cái trạng thái của tưởng uẩn mà nó thực hiện ra.
Còn chúng ta Lục Thông của chúng ta là ở chỗ cái tâm thanh tịnh. Sáu cái mắt, tai, mũi, miệng… chúng ta do cái ly ác pháp và ly dục cho nên nó thanh tịnh mà nó như cái hồ nước trong, vì vậy mà cái Lục Thông này tự thanh tịnh mà thông suốt ra, chớ không phải là do chúng ta luyện tập ở chỗ tưởng.
Nhớ biết như vậy thì chúng ta mới thấy được cái chỗ tuyệt vời của đạo Phật đến cái chỗ mười ba cái giới tuệ này.
Cho nên còn gọi nó là trí tuệ viên mãn.
Viên mãn tức là đầy đủ, trọn vẹn không còn thiếu nữa.
Còn gọi là trí tuệ siêu việt.
Nó còn có những cái tên đó: Trí tuệ viên mãn là trí tuệ đầy đủ không còn thiếu, tới mười ba cái giới tuệ này là cái trí tuệ đầy đủ không còn có một cái nào nữa thêm nữa được hết, đó gọi là trí tuệ viên mãn. Nó còn gọi là trí tuệ siêu việt, cái trí tuệ này nó điều khiển tất cả những cái mà người ta không có thể nghĩ lường được, cho nên nó gọi là siêu việt.
(22:56) Nói trí tuệ người ta tưởng lầm là tri kiến.
Bây giờ mình nói trí tuệ thì người ta nghĩ rằng đó là cái tri kiến của mình. Có nhiều người hiểu - bởi vì “tri” là biết, “kiến” là thấy, biết - thấy, thì người ta nghĩ như vậy.
Người ta cho tri kiến là trí tuệ, vì tri kiến là trí tuệ nên người ta phân chia làm ba trí tuệ:
Cho nên bây giờ Thầy nhắc lại, người ta lấy cái tri kiến đó mà người ta cho nó là trí tuệ, cho nên người ta phân chia cái trí tuệ đó làm ba cái trí tuệ của chúng ta. Đó là một cái hiểu sai của những người mà chưa có biết tu. Cho nên vì vậy đó, trong kinh rõ ràng là ghi như thế này này:
1. Văn tuệ;
2. Tư tuệ;
3. Tu tuệ.
Ai mà nghe những người mà giảng ra trí tuệ đó thì họ phân chia ra làm văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ. Phải không, văn - tư - tu đó!
Cho nên cái này nó chỉ là tri kiến chớ không phải là cái tuệ đâu, nó không phải là trí tuệ đâu, nó là cái tri kiến của chúng ta. Nó chưa đạt được cái tri kiến giải thoát nữa, cái chỗ mà văn - tư - tu này nó chưa đạt được cái tri kiến giải thoát của chúng ta nữa, nó chỉ mới ở chỗ tri kiến mà thôi.
Tức là cái nơi mà chúng ta tích trữ, tập hợp lại tất cả những sự hiểu biết của kinh sách, của những người xưa, người nay để chúng ta thành một cái hiểu biết của chúng ta, gọi là văn tuệ, tức là chúng ta nghe rồi chúng ta tích lũy lại gọi là văn tuệ.
Từ cái chỗ văn tuệ đó chúng ta suy tư bằng cách này, bằng cách khác để làm cho tâm chúng ta giảm bớt sự buồn khổ như thế này, thế khác hoặc là chúng ta suy tư ra để mà chúng ta tìm hiểu ra, hiểu thêm ra, thì cái đó gọi là tư tuệ.
“Tư” là suy tư hay là tư duy, cái suy nghĩ để mà hiểu thêm ra, để mà thấu suốt được một cái lý gì đó thì gọi tư tuệ. Nhưng đó cũng là cái tri kiến của chúng ta chớ không phải là cái trí tuệ.
Còn đến phần tu tuệ thì ở trong kinh sách dạy chúng ta lấy một cái sự hiểu biết - như bây giờ Phật dạy là cho chúng ta hiểu biết đó - đó là cái thân chúng ta nè, Ngũ Uẩn của thân Ngũ Uẩn chúng ta nè, là vô thường, khổ, vô ngã nè, thì chúng ta lấy cái chỗ đó mà chúng ta - lấy cái chỗ mà hiểu biết đó mà để chúng ta tu tập làm cho cái thân của chúng ta, cái tâm chúng ta không có phiền não, không có đau khổ nữa.
Vì thấy cái thân vô thường này mình không chấp ngã nè, mình không có giận hờn ai nữa nè, mình thấy cái thân vô thường nè, mình không có sợ đau, sợ khổ nữa nè. Cái mà làm cho mình không có đau khổ đó, gọi là lấy cái trí tuệ đó mà tu thì gọi là tu tuệ.
Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu ba cái trí tuệ này chỉ là một cái tri kiến của chúng ta thôi chớ không phải gì khác hơn hết.
Nó không phải là trí tuệ siêu việt, nó cũng không phải là trí tuệ viên mãn, nó chỉ là một cái tri kiến tầm thường của mọi con người trong thế gian này, ai cũng có chớ không phải cần tu tập mới có.
(25:32) Nhưng khi mà chúng ta tích lũy thì chúng ta ăn nói nó có lưu loát, nó có hơn cái người không tích lũy. Chúng ta nói ra văn chương bằng cách này bằng cách khác là vay mượn của kẻ khác nói thì nó hơn là cái người không có vay mượn văn chương, cho nên họ nói lời nói bình dân mộc mạc, họ nói không có mượn câu này kia.
Nói một hơi chúng ta đem một câu kinh Phật ra nói, nói một hơi chúng ta đem một câu nho ra nói thì cái đó là mượn, mượn - cái vay mượn của kẻ khác mà làm ra cái chỗ ăn nói của mình cho có vẻ lịch lãm mà thôi. Đó là cái vay mượn.
Cũng như bây giờ chúng ta vay mượn khoa học để chứng minh cho Phật pháp thế này thế kia, do đó Phật pháp có khoa học như vậy, như vậy. Đó là cái vay mượn của chúng ta qua những cái khoa học bằng máy móc của người ta tìm ra những cái thực của cái cuộc sống ở trong cái vũ trụ này, do đó chúng ta vay mượn cái đó để chứng minh cho Phật pháp nó cũng thực như vậy.
Đó là cái vay mượn. Mà cái vay mượn đó là cái trí tuệ - không phải là cái trí tuệ, đó là cái tri kiến góp nhặt mà nói ra để làm cho chúng ta như một cái người thông về khoa học, thông về cái này, thông về cái kia.
Đó là chứng tỏ cái bản ngã chúng ta, do cái tri kiến này mà cái bản ngã của chúng ta càng ngày càng to lớn lên chớ không phải giảm xuống và vô ngã được.
Văn - tư - tu tuệ này chỉ là một tri kiến góp nhặt chớ không thể được liệt vào Tam Vô Lậu Học Giới - Định - Tuệ của đạo Phật.
Bởi vì Giới - Định - Tuệ của đạo Phật nó là một cái loại giới luật.
Mặc dù nói là Giới - Định - Tuệ có cái tên riêng, nhưng mà sự thật toàn bộ Giới - Định - Tuệ là một cái giới luật như Thầy hồi nãy nói: Giới bổn tức là giới hạnh, mà Định tức là giới đức, Tuệ là giới tuệ. Cho nên toàn bộ của đạo Phật - toàn bộ là giới luật chớ không phải gì khác hơn hết.
Vì người dạy giới luật mà không hiểu được điều này mới thấy Giới là nó riêng mà Định nó riêng, Tuệ nó riêng, cho nên dạy giới luật rất là khô khan, làm cho con người ta học đến giới luật người ta chán, người ta thấy như một cái giáo điều, như một cái pháp luật khắc khổ trói buộc con người, cho nên người ta sống không có nổi với nó.
Còn trái lại ở đây Thầy dạy giới luật nó ở trong Tam Vô Lậu học, cho nên Giới - Định - Tuệ nó là một cái giới luật để đem lại sự giải thoát cho con người.
Từ bước đầu vô cái giới hạnh chúng ta đã thấy giải thoát, cho đến giới đức chúng ta thấy cả một sự định tâm vô cùng tuyệt diệu, cho đến cái giới tuệ chúng ta không nghĩ lường được cái sự mà - cái quyền lực của giới tuệ đến cái mức độ cao siêu vô cùng của đạo Phật như vậy.
Cho nên ở đây dạy về giới luật mà hiểu biết được giới kinh và hiểu biết được cái nhân quả của cái pháp môn Giới - Định - Tuệ này thì Thầy nói rằng người dạy giới luật rất là linh động, rất là khéo léo, rất là làm cho cái người nghe càng ngày càng thích và càng ham tu giới luật hơn. Còn nếu mà cái người mà không hiểu được như vậy, dạy giới luật người ta không bao giờ mà phát triển được giới luật.
(28:24) Đứng ở trên góc độ mà dạy giới luật như Thầy, Thầy tin rằng giới luật sẽ phục hồi rất nhanh và tiến bước trên con đường giới luật, mọi người người ta khép chặt mình trong cái giới luật để người ta thực hiện được cái đời sống giải thoát.
Người ta không hề sợ khổ, mà người ta thấy đó là một cuộc giải thoát thực sự, hoàn toàn là một cuộc cách mạng của con người làm cho chúng ta làm chủ được cái sanh tử.
Từ lâu chúng ta bị sanh tử làm chủ, bây giờ chúng ta đòi lại quyền sanh tử bằng một cuộc cách mạng. Bằng cuộc cách mạng tức là thay đổi cuộc sống của chúng ta toàn bộ.
Đó thì quý thầy thấy rất rõ: Nếu mà chúng ta không làm một cuộc cách mạng hoàn toàn thì chúng ta không đòi lại quyền làm chủ sanh tử đâu.
Đó là cái mục đích của Tam Vô Lậu Học là như vậy. Mà Tam Vô Lậu Học là một cái định lực của giới luật, nó làm chúng ta thay đổi toàn bộ của một cái cuộc cách mạng đời sống của chúng ta.
Cho nên quét sạch ra được thì chúng ta mới đạt được cái này, mà không quét sạch cái - không làm cái cuộc cách mạng cho cuộc sống chúng ta thì hoàn toàn chúng ta không đạt được cái sự giải thoát này đâu.
Vì Giới - Định - Tuệ của đạo Phật là ba pháp môn liên hoàn:
Nghĩa là ba cái pháp môn này coi như nó kết hợp, nó liên hoàn nhau trong một cái giới luật chớ không phải là hai.
Giới sinh Định, Định sinh Tuệ, không thể tách lìa ba pháp môn này ra từng pháp môn được.
Người không hiểu pháp môn này họ hay tách lìa nó ra từng pháp môn, từng pháp môn: Định nó khác rồi Giới nó khác. Người mà hiểu được ba pháp môn này đứng ở trên một cái nền tảng của giới luật thì hoàn toàn nó là - ba pháp môn là giới luật, không gì khác.
Người chưa có kinh nghiệm tu hành trong đạo Phật thì không thể nào liễu giải pháp và liễu giải nghĩa được. Thường họ giảng theo tri kiến phàm phu nên làm lệch nghĩa của Phật dạy. Tri kiến mà họ hiểu là trí tuệ thì rất là sai lạc, lầm lạc.
(30:10) Người phàm phu ai cũng có tri kiến, nhưng một người tu hành đã giải thoát có còn tri kiến hay không?
Đó, nếu mà cái người phàm phu thì luôn luôn họ có tri kiến thì đồng ý rồi, nhưng thử hỏi một người tu hành đã giải thoát rồi thì cái tri kiến họ có còn hay không? Thì ở đây Thầy xin trả lời:
Thưa không!
Nghĩa là cái tri kiến đó hoàn toàn họ không có.
Tại sao vậy?
Vì tri kiến phàm phu đầy dính mắc và uế trược.
Nghĩa là cái tri kiến đó đầy góp nhặt, đầy kiến chấp, tà kiến, học cái gì mà thấy khá hay thì họ dính vô đó rồi, họ cho đó cái hay, chứ họ chưa biết cái đó là tà kiến, cái đó là đúng, cái đó là sai nữa.
Họ thấy hay, họ nghe cái câu kinh đó hay thì họ chấp nhận cái câu đó hay, họ nghe cái lời của một cổ nhân nào nói hay là họ chấp nhận hay chớ họ chưa biết cái đó là tà kiến hay là Chánh Kiến, họ chưa biết đâu.
Cho nên cái người mà tu hành giải thoát theo đạo Phật xong rồi họ không có tri kiến đó nữa, thì họ có cái gì mà họ dùng trong những cái cuộc sống của họ hàng ngày họ còn đang sống?
Đến đây Thầy sẽ trả lời để cho quý thầy thấy:
Vì tri kiến phàm phu đầy dính mắc…
Cái tri kiến, cái sự hiểu biết đó nó đụng cái gì nó dính cái nấy.
… và uế trược.
Nó rất uế trược.
Vậy một người tu đã thành tựu viên mãn có phải họ sống với trí tuệ hay không?
Thưa không!
Nghĩa là họ cũng không sống với trí tuệ, cái trí tuệ siêu việt họ cũng không có sống đâu, họ không có sống với trí tuệ đó đâu. Khi họ sử dụng thì họ lấy họ dùng, mà không thì họ hoàn toàn họ không sống với trí tuệ đó.
Đừng nghĩ rằng khi một người tu chứng luôn luôn họ sống với trí tuệ, không! Họ sống với cái gì đây?
Vậy thì như thế nào?
Nghĩa là họ phải sống như thế nào đây?
Hàng ngày họ đang sống với tri kiến giải thoát.
Bởi vì quý thầy thấy cái tri kiến nó dính mắc, mà tri kiến giải thoát nó đâu có dính mắc! Bởi vì tri kiến họ cũng y như cái đầu chúng ta suy nghĩ sao thì họ cũng suy nghĩ vậy, họ không khác chúng ta, nhưng mà mỗi vật đến với họ, họ không bị dính mắc, họ không bị ô nhiễm từng miếng ăn, không ai gạt họ mà đem đút miệng họ được.
(32:17) Thí dụ như bây giờ Thầy sống với tri kiến giải thoát nè, heng, mà bây giờ một người làm cho Thầy một cái ly nước chanh để đây cho Thầy thấm cổ để mà Thầy thuyết giảng. Mà khi Thầy tưởng là nước trong Thầy nếm thử, Thầy biết rằng không phải, đây là nước chanh có đường, đây là cái sự cám dỗ, cho nên hoàn toàn, khô cổ là khô cổ, nhất định là không uống.
Đó là không thể cám dỗ cái tri kiến giải thoát của Thầy được. Bởi vì cái tri kiến Thầy biết rõ đây là cái nước có đường mà, thì đâu cám dỗ Thầy được!
Mà cái người bị tri kiến, đang sống trong tri kiến thì thấy cái ly nước này thấm cổ mà nghe thông nói cho nó suôn thì thấy thích rồi, ngay cái chỗ ngọt đó đã là cám dỗ vị ta rồi. Còn cái tri kiến giải thoát là không cám dỗ được.
Cho nên Thầy vẫn sống trong tri kiến mà tri kiến giải thoát chớ không phải tri kiến. Chúng ta phân biệt như vậy.
Cho nên trong cái kinh thường chúng ta thấy này: giới hương, định hương, dữ huệ hương nè, giải thoát, giải thoát tri kiến hương, có năm loại hương.
Thì cái người tu sĩ xong viên mãn rồi thì người ta sống ở trong cái tri kiến giải thoát chớ người ta không phải sống trong cái trí tuệ siêu việt đó đâu. Khi sử dụng thì người ta sử dụng, mà khi không sử dụng thì người ta đâu cần sử dụng nó, người ta chỉ cần sống với tri kiến giải thoát.
Đó thì quý thầy hôm nay mới thấy rõ được cái chỗ, cái bài mà hàng ngày quý thầy tụng kinh niệm Phật, bắt đầu mà cầm năm, ba cây hương lên mà niệm hương thì ngay đó đã là nói đến cái chỗ nào sống của quý vị.
Cho nên cái tri kiến giải thoát là cái hương cuối cùng mà quý vị dâng lên: Chúng tôi hãy sống hàng ngày cái chỗ này nè, để làm cho tâm chúng tôi thanh tịnh không bị uế nhiễm của những đối tượng phàm phu vật chất.
Đó là cái chỗ tu hành của một cái vị mà đã viên mãn. Họ không bị ai lường gạt họ được.
Cho nên nó có một cái giải thoát kèm bên cái tri kiến đó. Còn cái tri kiến kia là cái tri kiến mà tích tụ, kết tập, nó không có giải thoát đâu mà nó dính mắc.
(34:03) Cho nên ở đây Thầy giảng như vậy quý thầy chắc thấy rõ ràng, không còn mờ mịt gì nữa hết.
Bởi vậy khi một người tu hành xong luôn luôn họ sống đúng giới hạnh, còn gọi là giới hương. Họ sống đúng giới đức còn gọi là định hương.
Nghĩa là họ sống - cái hương tức là cái thơm chứ gì, các con hiểu không? Cho nên mình niệm hương đó, mình nói - mình thắp cây hương lên mình nói chớ không phải đâu!
Nghĩa là mình sống đúng giới hạnh đó, gọi là giới hương. Mà mình sống đúng giới đức thì gọi là định hương. Bởi vì giới đức nó thuộc về định mà cho nên gọi là định hương. Mà mình sống đúng giới tuệ thì gọi là tuệ hương. Phải không?
Họ sống đúng với tri kiến mà mọi người đang sống, đang biết, không lầm lẫn, còn gọi tri kiến hương.
Nghĩa là sống đúng với cái Chánh Pháp của Phật dạy, với cái sự hiểu biết đúng cái Chánh Kiến, Chánh Pháp của Phật thì cái đó mới được gọi là tri kiến hương.
Còn mình sống không đúng với cái Chánh Pháp của Phật dạy, không sống đúng với giới luật của Phật dạy cái tri kiến đó đó, nghĩa là mình chưa thành tựu cái gì hết, nhưng mình sống không có đúng, mình sống ngoài những cái tri kiến của Phật dạy, những cái lời của Phật dạy trong kinh mà mình sống không đúng thì cái đó không được gọi là tri kiến hương.
Còn mình sống đúng cái tri kiến mà đúng lời Phật dạy, không để tâm mình lầm lạc, không để cho mình lỗi lầm những cái phạm giới thì cái người đó được gọi là tri kiến hương.
Họ sống đúng với tri kiến giải thoát nên còn gọi là tri kiến giải thoát hương.
Đó thì, Thầy phân ra cho chúng ta thấy cái mùi thơm của các loại trí tuệ của chúng ta, các loại sống của chúng ta ở trong giới luật, đó là những cái mùi thơm của nó, của giới luật đó.
Cho nên cái giới luật mà đầu tiên đó là giới hạnh thì gọi là giới hương. Cái giới luật thứ hai thì gọi là giới đức, thì gọi là định hương. Cái giới luật thứ ba đó, tức là cái giới tuệ thứ ba đó gọi là tuệ hương.
Cái tri kiến mà chúng ta từng sống ở trong những cái lời Phật dạy đó gọi là tri kiến hương. Còn cái tri kiến mà hằng ngày mà các bậc mà viên mãn mà sống đó thì cái đó gọi là tri kiến giải thoát hương.
Thấy như vậy chúng ta mới rõ được. Cái hương là cái mùi thơm mà, cái mùi thơm tức là cái mà làm cho ai cũng quý mến, cũng trọng hết. Còn nếu mà cái mùi thúi thì có ai quý trọng không? Đâu có quý trọng.
Cho nên hương không có nghĩa là cây nhang, hương không có nghĩa là cái bột nhang mà đốt lên có khói đó đâu. Hương đây là cái mùi thơm của giới đức, của giới tuệ, của giới hạnh, của tri kiến - của tri kiến đúng đó, chớ còn tri kiến sai thì cũng không được nữa, của tri kiến giải thoát, thì đó là những cái hương thơm của những cái loại giới luật này.
(36:56) Đối với Tam Vô Lậu học thì tri kiến không được gọi là Tuệ Vô Lậu.
Cái tri kiến của chúng ta không được gọi nó là tên Tuệ Vô Lậu đâu!
Trong mười ba giới tuệ này, giới tuệ thứ nhất: Dẫn tâm đến Chánh Trí và Chánh Kiến…
Đây, quý vị mới nghe cái chỗ này nè , nếu mà cái người mà tu tập cái giới tuệ thứ nhất thì từ đó chúng ta mới có Chánh Tri Kiến, mới có được cái Chánh Tri Kiến.
Thì cái Chánh Tri Kiến này tức là cái tri kiến hương đó thì chúng ta phải đạt tới cái trí tuệ, cái giới tuệ đầu tiên, cái giới tuệ thứ nhất, lúc bây giờ chúng ta mới dẫn tâm nó để mà chúng ta mới đạt được cái tri kiến đó, chớ còn không phải cái tri kiến tầm thường như tri kiến của thế gian, cái tri kiến kết tập, cái tri kiến mà tích tụ, tích trữ lại những cái hiểu biết của người khác, thì cái tri kiến đó là tri kiến phàm phu.
Còn cái tri kiến ở đây là cái tri kiến mà chúng ta phải có sự tu tập, trau dồi nó cho đến khi mà trong cái Tuệ Vô Lậu nó đạt được cái giới tuệ đầu tiên thì cái tri kiến đó mới được gọi là tri kiến hương.
Giải thích cho rõ vậy thì chúng ta mới biết được cái tri kiến của chúng ta ở chỗ nào. Hồi nãy Thầy chỉ nói cái tri kiến đó phải thông hiểu cái lý của Phật pháp mà không được chấp cái kiến nào hết, nhưng ở đây thì Thầy dạy thêm để chúng ta thấy rằng: Khi chúng ta muốn đạt được cái tri kiến hương này, thì để thông suốt được cái lý của Phật pháp thì cái người đó phải nằm ở trong cái Tuệ Vô Lậu thứ nhất của cái giới tuệ của nó.
Trong mười ba giới tuệ này, giới tuệ thứ nhất: Dẫn tâm đến Chánh Trí và Chánh Kiến, tức là tri kiến mà hàng ngày người tu hành viên mãn.
Ở đây cái chỗ này Thầy hơi giảng lầm chút. Khi mà cái người đó mới tu học thì phải huân - Thầy xin lỗi, phần này đính chính lại chỗ này để cho quý thầy hiểu rõ hơn.
Khi cái người mới tu học mà theo đạo Phật thì chúng ta phải huân học, phải hiểu biết cái Phật pháp, cái nào đúng, cái nào sai, từ đó chúng ta mới thấy con đường của Phật pháp những cái hiểu biết đó là đúng, là chân lý, là sự thật, nói thân là khổ, vô thường thì nó là sự thật, nó không còn sai nữa.
Nói là khổ là con người sinh ra là khổ thì đó là cái chân lý không thể thay đổi được. Nói là cái nguyên nhân mà sanh ra đau khổ thì cũng không thể thay đổi được.
Mà nói một cái cảnh giới Niết Bàn thì đó là một cái trạng thái tâm hồn chúng ta hết khổ, mà nói đến tám cái nẻo mà đưa đi đến cái chỗ giải thoát thì chúng ta thấy đó là hoàn toàn là một cái chân lý không thể nào mà ai thay đổi tám cái nẻo giải thoát này được.
Cho nên cái hiểu biết như vậy, tích trữ cái hiểu biết đúng đắn như vậy đó là gọi là tri kiến.
(39:45) Còn đến khi mà chúng ta tu tập đến cái Tuệ Vô lậu thì cái Tuệ Vô lậu thứ nhất thì cái đó được gọi là tri kiến giải thoát chớ không phải là cái tri kiến mà mới có học hiểu biết rõ của cái Chánh Kiến của đạo Phật mà thôi.
Cái kia còn gọi là tri kiến, mà tri kiến đó thì nó mới chỉ hiểu biết Phật pháp, nó mới ngộ được cái lý của Phật pháp chứ chưa chứng được cái lý của Phật pháp.
Còn cái người tu mà đến cái giới tuệ thứ nhất ở trong cái Tuệ Vô Lậu, thì cái hiểu biết đó, cái tri kiến đó được gọi là cái tri kiến giải thoát. Cái đó là cái tuệ thứ nhất mới được gọi là tri kiến giải thoát.
Cho nên cái người tu họ không sống ở trong tất cả các cái Tuệ Vô Lậu mà họ chỉ sống ở cái tuệ thứ nhất, cái giới tuệ thứ nhất là cái tri kiến giải thoát. Cho nên cái tri kiến giải thoát ở đây nó được gọi là cái giới tuệ thứ nhất ở trong Tuệ Vô Lậu.
Đó thì quý thầy hiểu cho rõ như vậy. Hồi nãy thì Thầy giảng nó hơi lầm lạc, Thầy xin lỗi chỗ đó để sửa lại cho nó đúng cái nghĩa của nó để chúng ta hiểu cho rõ hơn.
Cho nên hằng ngày người tu hành viên mãn thường sử dụng cái tri kiến giải thoát chớ không sử dụng tri kiến như kẻ phàm phu. Cho nên tri kiến giải thoát được nằm trong giới tuệ được gọi là Tuệ Vô Lậu.
Nó cũng được gọi là Tuệ Vô Lậu, nhưng nó là cái giới tuệ thứ nhất ở trong mười ba cái giới tuệ chớ không phải là cái tuệ cuối cùng.
Thường thường cái người tu hành viên mãn thì họ sống ở trong cái tuệ - cái giới tuệ thứ nhất, họ sử dụng cái giới tuệ thứ nhất, cho nên cái giới tuệ đó để đưa cho họ có một cuộc sống không bị dính mắc, không bị đau khổ, không bị phiền toái nữa.
Ai làm gì thì họ trơ trơ, họ vẫn thanh thản, an nhiên mà không động tâm chút nào, không dao động tâm mình, tức là cái tri kiến giải thoát đó, hay hoặc là giới tuệ thứ nhất của trong mười ba giới tuệ.
Con đường tu hành theo đạo Phật đến đây đầy đủ Giới - Định - Tuệ, tức là viên mãn trên đường đi.
(42:05) Còn Niết Bàn là gì?
Ở đây chúng tôi không trả lời câu hỏi này.
Xin tóm lại buổi học hôm nay chúng ta đã viên mãn giới luật của Phật, hay nói một cách khác chúng ta đã hoàn thành được thiện pháp của đạo Phật.
Và cuối cùng xin quý thầy nên lưu ý chúng ta chỉ biết sau đời hiện tại của chúng ta đang sống ở đây không còn có một đời sống nào khác nữa.
Nghĩa là chúng ta - đến đây thì người ta hỏi chúng ta: Còn cái Niết Bàn là gì?
Nghĩa là chúng ta đến đây, chúng ta đã viên mãn được Giới - Định - Tuệ như vậy, tức là từ giới hạnh, rồi giới đức, rồi giới tuệ, chúng ta hoàn thành được những cái giới luật này rồi, thì có người hỏi: Khi mà hoàn thành được các giới luật này rồi - Giới, Định, Tuệ này rồi - thì viên mãn rồi, thì cái Niết Bàn nó là gì?
Có người hỏi chúng ta là cái Niết Bàn là gì, thì ở đây chúng ta không có trả lời cái câu hỏi như vậy, là cái Niết Bàn là gì thì chúng tôi không có trả lời. Nhưng khi mà giảng về Tứ Diệu Đế thì nói về Niết Bàn thì chúng tôi sẽ giảng cái Niết Bàn, còn ở đây mà hỏi cái chỗ này thì nó không phải là cái chỗ hỏi Niết Bàn của chúng tôi.
Vì chúng tôi đã hoàn thành được Giới - Định - Tuệ, mà nếu mà chúng tôi còn nói cái Niết Bàn thì đó là chúng tôi còn mộng, còn chấp kiến, còn chấp cái Niết Bàn.
Cho nên ở đây chúng tôi không nói Niết Bàn mà chúng tôi chỉ nói như thế nào cho đúng. Chúng tôi sẽ trả lời:
Sau đời hiện tại của chúng tôi đang sống đây không còn có một đời sống nào khác nữa.
Nghĩa là bây giờ chúng tôi đang sống đây là chúng tôi còn cái đời này thôi, chớ khi mà chúng tôi bỏ cái thân này rồi thì chúng tôi không còn cái đời nào nữa, tái sanh ở trong cuộc đời này nữa thôi, chứ chúng tôi không biết Niết Bàn nữa.
Mà những người nào mà tới đây mà còn nói cái Niết Bàn như thế này, thế này, thì cái người mới học Tứ Diệu Đế, mới ngộ cái lý Tứ Diệu Đế, chứ chưa phải là cái người đó đã chứng đạt Tứ Diệu Đế.
Quý thầy phải hiểu cái chỗ đạo Phật như vậy đó. Cho nên khi một người mà tới rồi mà còn nói rằng bốn đức thường - lạc - ngã - tịnh trong đó thì người đó chưa tới.
Cũng như cái người mà tới rồi họ nói: “Tui chứng quả A La Hán!” - thì người đó chưa chứng quả A La Hán đâu. Bởi vì mình còn thấy chứng quả A La Hán thì tức là mình mới ngộ thôi chứ chưa chứng đâu.
Mà mình tới đó rồi thì mình không thấy mình chứng nữa thì tức là mình chỉ biết nó như thế nào: “Sau đời hiện tại của chúng tôi đang sống đây không còn có một đời sống nào khác nữa hết.”
Nghĩa là tui không có còn sanh Thiên, sanh chỗ nào nữa hết, hoàn toàn là tui không còn cái chỗ nào mà tui sống nữa hết. Rồi mấy người muốn nghĩ như thế nào đó nghĩ, muốn nghĩ nó Niết Bàn hay muốn nghĩ gì tự mấy người chứ tui không biết, tui tới đó là tui hết rồi.
Đó thì, quý thầy thấy cái chỗ Phật pháp vi diệu, hễ mở ra một cái hiểu biết gì sai là nó đã lệch con đường của đạo Phật rồi. Nói mình có chứng là không chứng rồi đó, là mình mới ngộ chứ chưa chứng đâu. Mà nói mình như thế nào, thế khác là cái người đó chưa có đâu. Ở đây rất là vi tế cái chỗ này.
Cho nên ở đây Thầy mới - khi mà viên mãn về ba cái giới này, vạch ra một cái đường đi cho đến cuối cùng tới hôm nay, thì quý thầy thấy rất rõ là tới cuối cùng không nói gì khác hơn là còn một câu nói: “Sau đời hiện tại của chúng tôi đang sống không còn có đời sống nào khác nữa!”
Quý thầy thấy hiểu cái chỗ đó hiểu sao đó hiểu. Nếu mà tui nói còn có cái gì đó thì tui chấp ngã tui rồi. Tui chấp cái ngã tui rồi cho nên nó có cảnh giới tui sống, còn nếu mà tui không có cái ngã tui thì tui không có cái gì mà tui sống nữa hết.
Cho nên nó còn hay mất thì quý vị muốn hiểu sao có hiểu được cũng hiểu, tui không cần nói cái điều đó nữa. Nghĩa là tới đó là tui giải thoát là tui giải thoát.
(45:42) Bây giờ chúng ta tiếp tục học về giới bổn Patimokkha để thông suốt oai nghi tế hạnh của người tu sĩ. Vì trong giới hạnh chưa nói đủ, ta phải tiếp tục học thêm cho được đầy đủ hơn.
Nghĩa là trong cái giới hạnh mà chúng ta vừa học hai mươi lăm giới hạnh đó, nó chỉ nói đơn giản thôi chớ nó chưa có nói đến những cái hành động hàng ngày của chúng ta.
Vì vậy mà cái giới bổn Patimokkha này nó nói tất cả những cái hành động của chúng ta để mà chúng ta không có lầm lạc, để mà thực hiện những cái giới hạnh đó, để cho oai nghi tế hạnh của người tu sĩ phải được đầy đủ, phải được trọn vẹn.
Cái hành động của nó phải như thế nào để mà chinh phục mọi người, người ta thấy được cái đức hạnh của một người tu sĩ nó không phải tầm thường. Bởi vì giới hạnh nó phải học rất nhiều mới có thể mà thâm nhập được những cái oai nghi tế hạnh của nó.
Bởi vậy cho nên chúng ta phải tiếp tục lại cái giới hai mươi lăm giới hạnh là chúng ta phải học cái giới luật Patimokkha, cái giới luật này nó mới có thể đầy đủ, và cái giới luật này nó cũng rất nhiều chớ không phải ít.
Do vì vậy trước khi mà giáo cái giới luật Patimokkha này nó phải có một cái lời nói rất là dài, và đồng thời Thầy có bổ túc thêm những cái bài để mà chúng ta chuyển qua cái giới luật Patimokkha này.
(47:01) Để bổ túc thêm phần giáo án về giới luật Patimokkha cho rõ nét, ở đây Thầy nhấn mạnh:
Giáo pháp của Đức Phật dạy người không có tranh luận với một ai ở đời, vì thế mà ác tưởng sẽ không ám ảnh, do thế người ấy sống không bị dục, triền phược, không có nghi ngờ, do dự với mọi hối quá, đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu.
Ở đây quý thầy phải hiểu khi mà bước sang qua cái giới bổn Patimokkha này thì chúng ta sẽ thấy tràn trề những cái sự sai lạc của cái người khác rất nhiều.
Nghĩa là học xong cái giới bổn này rồi thì chúng ta nhìn cái giới tu sĩ cũng như nhìn cái giới cư sĩ hiện giờ là đệ tử của Phật đó, hầu như là cái danh từ là đệ tử của Phật chớ hầu như là những cái người đó đều là hành ngoại đạo hết!
Cho nên vì vậy mà Thầy phải phòng ngừa trước khi mà bước đầu qua học cái giới luật Patimokkha thì chúng ta phải chuẩn bị cho tinh thần chúng ta vững vàng, để không khéo thì chúng ta toàn là thấy là ma quái không chớ không phải là Phật đâu!
Với một người mà người ta thông suốt được cái giới luật rồi thì người ta nhìn cái giới tu sĩ và nhìn cái giới cư sĩ hiện giờ người ta thấy là toàn là cái thứ phá đạo, toàn là cái thứ phá Phật pháp.
Cho nên chúng ta không nói ra, không có chống báng ai là vì vậy, cho nên ở đây Phật nói chúng ta khi mà học xong rồi thì không có một cái tâm tham ái. Tham ái tức là thấy những cái sai, cái không đúng của họ đó, đối với hữu - đối với cái có và cái không chúng ta xem thường hết.
Chúng ta đừng thấy cái tâm của chúng ta nó như thế này hay như thế khác rồi chúng ta sanh ra những cái bỉ thử ở trong đó, rồi vì vậy mà chúng ta có tranh luận, rồi có những cái sự không hay cho cái đời tu hành chúng ta.
Vì vậy mà rồi từ ở trong cái ác tưởng của chúng ta, cái tưởng của chúng ta nó khởi ra những cái ác kiến đối với những người đó, làm cho chúng ta có những sự ám ảnh không tốt đối với Phật pháp cũng như không tốt đối với bản thân của những người đó.
Họ sống như thế nào để nhân quả thì họ phải lãnh đủ những cái nhân quả đó. Còn riêng chúng ta thì hãy câm miệng lại, không nói ra một lời nào hết!
Biết pháp, luật rất rõ ràng, biết giới luật rất rõ ràng nhưng không động chạm đến một người nào, không nói người nào sai, không nói người nào đúng mà chỉ giữ mình để thực hiện cho đúng những cái lời Phật dạy mà thôi.
Mình cứu mình chớ không thể nào cứu ai được trong cái lúc này hết. Chừng nào mình cứu mình được thì chừng đó mình mới cứu người ta được. Mình đã ra khỏi được cái con đường của thế tục thì mình mới có mong mình cứu người còn đang ở trong thế tục.
Còn mình đang ở trong thế tục, mà mình cứu người thế tục thì không cứu được đâu, và đồng thời đôi khi mình lại chết chung với họ ở trong thế tục.
Cho nên những cái hạnh Bồ Tát mà gọi là sống trong thế tục để độ người thế tục, coi chừng Bồ Tát cũng chết luôn với những người thế tục mà không độ ai được hết!
(49:50) Giáo pháp của ta ví như một cái bánh mật.
Đó, Đức Phật nói giáo pháp của Đức Phật như một cái bánh ngọt, cái bánh mật, chớ không phải là một cái bánh cay đắng đâu! Cho nên đến giới luật thì người ta thấy cay đắng lắm. Sống mà như thế này, các thầy cứ nghĩ ba y một bát có cay đắng không?
Đi xin ăn người ta không cho, ngày nay không cho, ngày mai không cho, thì quý vị thấy như thế nào? Phải ăn lá cây rừng mà sống rồi! Mà ăn lá cây rừng quý vị chưa từng tập thì quý vị có thấy xót ruột không? Chưa chắc là đã là không mệt mỏi, đã khổ sở.
Thế mà Đức Phật nói “Giáo pháp của ta là bánh mật”. Bánh mật là tức là thứ bánh ngon chớ đâu phải thứ bánh dở! Thế mà bước đầu vào mà gặp tới cái giới luật, cái giới bổn Patimokkha này thì nó không phải là bánh mật thật đâu, mà chính nó là bánh mật nếu mà chúng ta thực hiện đúng.
Nó là bánh mật, mà nếu mà chúng ta thực hiện không đúng, nó là những cái bãi chông gai, nó là những cái chỗ nguy hiểm nhất, nó là những cái chỗ mà chúng ta không thể sống nổi!
Đó, khi mà đến đây Thầy cảnh giác những cái điều này mà mới dạy cái - trước khi dạy nó thì Thầy phải cảnh giác rất lớn đối với quý thầy, để khi quý thầy mà được học đến nó thì quý thầy mới thấy được cái chỗ nào là gọi là bánh mật mà cái chỗ nào không gọi là bánh mật.
Vì thế mà cái người dạy giới ở trong cái cuộc đời bây giờ đó, thì họ…
Cho nên Đức Phật mới dạy chúng ta và cảnh giác chúng ta ở cái chỗ cái này để mà chúng ta chuẩn bị cho cái giới bổn này. Sau khi chúng ta học thì chúng ta mới biết nó là cái bánh mật như thế nào, chớ nó không phải là đơn giản.
(51:25) Giáo pháp của ta ví như một cái bánh mật đối với người đang đói lả và mỏi mệt. Cứ mỗi một miếng vị ấy nếm được vị ngọt thuần nhất. Cứ mỗi một miếng vị ấy thưởng thức càng lúc càng thích thú hơn, càng thấy người khỏe hơn, khinh an hơn.
Đó, nếu mà chúng ta tu đúng, chúng ta biết được cái giới bổn này đúng thì mỗi một cái miếng mà chúng ta - tức là mỗi một cái giới mà chúng ta thực hiện, thì giống như một người đang đói, đói lả người lận, mệt, mệt mỏi lắm, mà cứ mỗi một miếng ăn vô thì coi như là một cái giới luật mà chúng ta đã thực hiện vô, thì mỗi cái miếng đó thì chúng ta thấy được cái vị ngọt thuần nhất của nó ở trong cái đời sống của chúng ta, đời sống mà đang lúc mà chúng ta mệt mỏi đói khát đó. Mỗi một miếng nữa thì chúng ta thưởng thức mà càng thích thú hơn, và càng thấy khỏe hơn, và khinh an hơn.
Đó Đức Phật ví dụ cái giới bổn nó như vậy đó.
Đó là không phải là nói về thiền định mà khinh an đâu, mà đây là muốn nói rằng cái giới luật - mỗi cái giới luật mà chúng ta chấp hành nghiêm chỉnh nó đem đi đến cũng như chúng ta - cái bánh ngọt mà chúng ta cầm mỗi miếng mà chúng ta ăn mà trong lúc chúng ta là người đang đói, đang mệt đó, mà chúng ta ăn thì chúng ta thấy nó ngọt mà nó khỏe lắm, nó ngon lắm, nó thích lắm, mà nó làm cho cơ thể chúng ta càng ngày càng thấy cái sự sống nó - cái nguồn sống nó dồi dào trở lên, nó thích thú lắm!
Còn nếu mà sai thì các thầy thấy ngán quá, ớn quá, sợ quá: “Đây, đi xin đây ăn chắc không có ai cho chắc chết, bây giờ không có làm sao! Coi chừng công an nó bắt bỏ tù nữa, nó nói mình gian lận, làm biếng, nó làm thế này, thế khác!”
Từ cái tư tưởng đó, suy nghĩ đó thì ngay đó là mình đã thấy hoảng hồn rồi chớ chưa nói chi mà tới ôm bình bát đi xin nữa. Không biết đi xin - mới đây đi ôm bình bát xấu hổ quá! “Trời ơi thuở giờ mình không có đi xin, kiểu này không ai ngó - nó ngó tới đi mắc cỡ gần chết!” Cái tư tưởng đó vẫn có mà.
(53:14) Lúc Thầy mới bắt đầu mà Thầy đi khất thực Thầy cũng vậy. Đi ra đường, ôm bình bát đi mà con mắt nhắm chớ không dám mở, mở sợ thấy người ta cười, cười mình: “Trời ơi! Mình vầy mà đi xin! Từ nào tới giờ mình đi dạy học, hoặc mình đi làm ai cũng biết mặt hết. Trời, đi ra đường vầy!”
Nhất là Thầy ở thành phố mà Thầy đi xin ở mấy cái chỗ chợ thành phố mà bên chùa Giác Ngộ nữa thì các thầy nghĩ sao? Bao nhiêu Phật tử quen mình quá rồi, hồi nào tới giờ họ kêu mình thầy mà bây giờ ôm cái bình bát mà đi xin! Mà chính cái chỗ đó họ lại còn kính trọng Thầy hơn nữa chớ!
Mà khi mình đi thì mình ngại ngùng vô cùng lận! Từ tới giờ ai có làm cái này kỳ vậy! Đó là những cái bắt đầu của Thầy, mà Thầy đi có một mình chớ phải đi có người nào hướng dẫn thì cũng đỡ đi, cái này tự mình à! Rồi mình nghĩ cách thức rồi mình bắt chước theo mấy ông khất sĩ thôi mình cũng làm đùa.
Trong kinh thì đâu có dạy kỹ cái vấn đề này. Bởi vì kinh Đại Thừa nó đâu có nói về chuyện khất thực đâu mà nó dạy. Đâu có phải như bên nguyên thủy kia nó dạy rất kỹ, còn bên nây nó đâu có dạy cái chuyện này. Cho nên học Đại Thừa rồi đi ra khất thực chẳng - ngơ ngáo chẳng biết gì hết!
Thầy mới hỏi thăm thầy Thiện Huệ là hồi ổng còn nhỏ đó ổng đi với thầy của ổng, cũng đi khất thực, cũng ở thành phố ở chùa Giác Ngộ đi khất thực. Thầy mới hỏi ổng: “Vậy khất thực làm sao”? Ổng nói: “Thì mình cứ ôm bình bát vầy, mình cứ nhắm mắt mình đi, mình ngó xuống đất mình đi đi. Rồi cái họ cho mình chứ cái gì!”
Thầy nghe vậy thôi, Thầy cũng ôm bình bát Thầy cũng đi vậy thôi. Mà hồi đó Thầy đâu có bình bát. Các con biết không, Thầy phải đi mua cái ô mà người ta để trầu cau đó, nó tròn tròn bằng nhôm đó, đó, Thầy mới may cái túi vầy Thầy mới bỏ trong đó Thầy ôm vậy Thầy đi.
Trời đất ơi! Người ta biết - hồi đó nó dễ chớ bây giờ mà kiểu này mà bưng cái kiểu đó là nó thấy không giống cái bình bát rồi nó ra nó chốp liền đó, chớ không phải dễ đâu! Còn hồi đó nó dễ lắm, hồi cái chế độ trước nó dễ lắm! Bởi vậy Thầy ôm bình bát đi Thầy xin như thường.
Mà Thầy cũng chả biết xin nhiều, ít như thế nào nữa, chỉ biết đi xin thôi! Nhưng mà không ngờ khi mà Thầy vào đến đầu chợ cái họ biết Thầy ở chùa Giác Ngộ rồi, Thầy ở lâu rồi, họ để cho Thầy đi mà họ không có cho. Trời! Mắc cỡ gần chết! Không có cái gì hết!
Nhưng mà Thầy đến cái - đi suốt hết cái đường chợ vầy mà tới cuối hết cái chợ thì họ để - họ gồm, họ để một đống, họ kêu xe xích lô chở về chùa Thầy. Thầy đâu có hay!
Bởi vì họ thấy cái bình bát Thầy thì nhỏ, mà Thầy đi như vậy thì bỏ đâu có bao nhiêu, cho nên họ nghĩ rằng Thầy đi xin cho cả chùa ăn mà, chớ đâu phải xin cho mình Thầy! Cho nên họ biết Thầy ở chùa đó thì phải xin cho các thầy ăn chung chớ đâu phải mình Thầy.
Cho nên Thầy đi hết cái đường chợ vầy không có cái gì trong bát Thầy hết, mà tới đầu - tới cuối chợ Thầy thấy họ chất một đống cải nào bánh mì, đồ ăn đủ thứ hết, đủ loại đường sữa gì đủ, chất một đống.
Cái họ nói - có một người Phật tử đứng đó: “Chúng con đã góp nhau hết chúng con để đây xin cúng dường Thầy!” - “Ôi trời ơi! Thầy xin có mình Thầy ăn mà sao cúng dường vậy?” - “Thầy ở chùa Giác Ngộ thì chúng con kêu xe kéo về cho Thầy, bây giờ mọi người cúng dường chớ đâu phải mình con à!” Thôi kêu xe kéo về chùa!
Các con thấy không? Đi xin như vậy đó! Còn bởi vì Thầy nói khi mới ra đi thì nó ngại ngùng lắm, nó mắc cỡ, nó sượng sùng sao đó! Cái tâm tư thuở giờ chưa có đi xin, đi xin nó kỳ lắm! Các con không biết đâu, làm thử coi, coi biết cái tâm của mình chút! Nó không có đơn giản đâu.
Thầy nói rồi ai cũng có tâm trạng đó hết. Từ thuở giờ không đi xin mà đi xin nghe nó kỳ lắm. Nhưng mà đi xin một vài lần rồi nó quen rồi bắt đầu thấy nó có trớn, nó làm tới! Nhất là thấy người ta cho nhiều lại còn hăng nữa!
(56:27) Ở đây Thầy nói, thuật lại cho nghe những cái mẩu chuyện vui vui cho nó khuây khỏa chút, chớ sự thật ra là như vậy đó các con. Tâm trạng của cái người mà đi tu như vậy.
Rồi bây giờ mà nghe Thầy nói, bây giờ chúng ta bước qua cái giai đoạn ba y một bát, sống không nhà, không cửa, nay ở chỗ này, chỗ kia đó thì các thầy nghe lo lắng trong lòng: “Chắc mình tu không nổi đâu!” Cái điều kiện đó là điều kiện duy nhất rồi, nghĩa là không thấu nổi.
Nhưng mà không phải đâu! Các thầy nghĩ, khi mà chúng ta đã thực hiện giới luật của Phật thì giới luật là một bậc Thánh hộ trì cho chúng ta trên bước đường tu tập, không bao giờ để chúng ta đói đâu. Thầy tin tưởng cái điều đó mà.
Thầy đã từng khất thực chỗ này mà đến chỗ kia Thầy đã biết chỗ đó. Thầy đi xuống Cửu Long, Vĩnh Long đó, Thầy cũng đi khất thực nè, Thầy ra Rạch Giá, An Giang Thầy cũng đi khất thực. Chỗ nào mà đến xin xe Thầy đi, lại đó xin xe, xe mình muốn đi chỗ nào đó lại xin xe đi, xe này không cho xe khác nó rước à, chớ nó cũng không có bỏ mình.
Còn đi đường đó, mà cái đoạn đường nào mà vắng vẻ đó, thì mình đứng đó mình chờ, cái đường mình còn đi xa đó thì mình đi bộ không thấu, mình đứng chờ, có cái xe Honda người nào đi ngang qua thì mình đón tay, thấy mình tu sĩ là họ rước chớ còn nếu mà thanh niên mà dân, dân đồ đó chắc chắn họ không dám rước đâu, sợ bẻ họng lấy xe! Còn Thầy thì thấy tu sĩ họ rước hết, họ không bỏ người nào hết. Cho nên đón xe quá giang rất dễ không khó gì hết.
Còn xe hơi, đến mình xin đi, từ - ví dụ như ở Sa Đéc, Rạch Giá hay hoặc là Châu Đốc mà xin về thành phố, lại mấy cái xe đò đó, xe này không cho xe khác nó mời lên xe. Nó cũng cho, mình quá giang cũng cho. Mà nó cũng lựa chỗ ngồi tốt chớ nó không phải nhét mình đằng sau đít đâu! Nó cũng quý trọng các thầy lắm, nó cũng biết.
Mà trong cái thời đó thì các con thấy rằng bên khất sĩ họ đang hưng thạnh lắm, bởi vì họ còn đang đi xin, rồi cái giới thiện tín của họ nó còn đang hộ trì dữ lắm, cho nên đi ra dễ xin lắm, dễ xin cơm, dễ này kia lắm, còn bây giờ thì khó lắm.
(58:17) Bây giờ khất sĩ nó không có đi xin nữa đâu, cho nên bây giờ mình a tùng, mình vô mình đi xin thì khó lắm. Còn hồi đó khất sĩ nó đi xin không hà, vì vậy cho nên nó có cái đà đó, nó dễ lắm, còn bây giờ khó, không phải dễ. Nhất là khi giải phóng xong rồi thì hầu hết là cái dạng đi xin chỉ có hình thức của bên khất sĩ, đi cho có chừng vậy thôi chớ không có nữa.
Còn cái giới mà mượn chiếc áo để đi xin, là đi xin tiền, đi xin đô la đồ đó, thì cái giới đó nó nhiều. Nó cũng mượn cái y vầy, nó cũng mượn cái áo tràng, rồi nó cũng làm cái túi nó kè kè vầy nó đi xin. Mới đầu thì cái số thiện tín người ta không hiểu, người ta cho cũng nhiều lắm, sau này người ta bị gạt rồi, rồi Giáo hội cũng lên tiếng là bây giờ họ không cho nữa đâu.
Cho nên các con biết bây giờ mà mình làm cái hạnh khất thực mà đi xin, chết đói á! Bởi vì báo công an nó rêu rao dữ lắm đó chớ không phải chuyện dễ, nó cho biết rằng cái đó là cái giới mà kêu là lường gạt người ta chớ không phải là tu sĩ đâu!
Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy để cho các con biết rằng trong cái cuộc đời tu hành chúng ta đừng sợ hãi trước một cái gì hết, đừng có dao động, mà phải lấy giới luật mà làm thầy của mình, nương tựa vào nó thì đi đâu cũng có phước báo đầy đủ hết, không có làm gì mà ai bắt bỏ tù mình được hết.
Vì mình - bỏ tù cũng như mình tu, có gì đâu mà sợ! Do đó tui chỉ đi xin ăn thì tui đi xin ăn thôi, tui giữ đúng hạnh của Phật dạy như vậy à, ai làm gì làm, bỏ tù tui thì tôi ngồi tù tôi cũng tu! Tui có nhà cửa đâu tui sợ! Mà vô tù thì còn có cái nhà, còn sướng hơn là ở ngoài, phải không?
Thì các con thấy không, mình có ai đâu mình sợ, người ta lo, đâu có ai đem cơm cho mình, buộc mình vô tù nó cũng có cho cơm cho mình ăn, không lẽ bỏ đói mình chết? Thành ra mình cũng khỏi đi khất thực, không phải sướng? Mà ăn cơm trong tù cũng có muối, có đồ ăn chớ đâu phải nó không cho mình ăn đâu mà sợ! Thế nào nó cũng cho ăn, cho ăn còn sướng hơn. Phải không?
Vì vậy mà mình rảnh, tu ở trong tù còn khỏe nữa. Mà mình có tội gì bắt bỏ tù mình lâu đâu? Phải không? Phải thả mình ra thôi, mai mốt tui cũng vác bát đi xin nữa, mấy ông làm gì làm, mặc, tui tu là tu, giải thoát là giải thoát chớ, đâu có sợ gì, ngại gì!
Cho nên vấn đề đó là mình vẫn làm, không ngán thằng nào hết! Mình có ăn trộm, ăn cắp ai đâu sợ. Tui đi xin mà, tui xin ăn để tu thôi, tui đâu có ngán ai, tui đâu có làm cái gì phi pháp đâu mà tui sợ!
Có bao giờ mà nhà nước ra cái lệnh là cấm đi xin bao giờ đâu? Nếu mà có cấm vậy thì tui không đi xin, còn bây giờ không có cái lệnh cấm, không có cái pháp luật cấm thì tui đi xin được! Có vậy thôi.
Thì như vậy là chúng ta thấy được cái lộ trình của cái lộ trình thứ hai mà chúng ta thực hiện, là cái người quyết tu giải thoát là thực hiện được, mà cái người nhát gan là thực hiện không được.
Chúng ta không phải cái người đói mà đi xin đâu, mà chúng ta là đi xin để xả ly cái thế gian ra, để cắt lìa nó ra, không còn dính ở trong ta chút nào. Đó là cái chỗ mà chúng ta thực hiện.
(01:00:55) Bởi vậy đặt niệm trước mặt đừng cho thất niệm.
Nếu mà chúng ta muốn được như vậy, cái vị ngọt mà nếm được, cái vị ngọt như là cái pháp lực mà cái giới bổn Patimokkha này đạt được như là cái bánh mật thì như thế nào? Ở đây Thầy nói: Phải đặt niệm trước mặt.
Cái niệm nào trước mặt? Cái niệm ăn uống của chúng ta trước mặt đó, cái niệm mà khổ, khắc khổ của chúng ta trong giới bổn của giới luật này, chúng ta phải đặt nó trước mặt mà chúng ta dùng cái pháp hướng mà chúng ta tu tập đó.
Chớ không phải đơn giản mà chúng ta nếm nó như bánh ngọt đâu! Mà cái người mà không biết pháp này rồi thì kể như là nếm mật nằm gai chớ chưa phải là ăn bánh ngọt đâu.
Bởi vậy đặt niệm trước mặt, đừng cho thất niệm.
Đừng có cho thất niệm, mà thất niệm là đói bụng, mà cái niệm còn là không đói bụng, đó phải hiểu cái chỗ đó đó.
Vị ấy dùng tri kiến giải thoát, cứ mỗi phần suy tư…
Dùng cái tri kiến của mình, mình suy tư để mình đánh đuổi cái đói, cái khổ, cái gian khổ của mình trong cái giới luật này chớ không phải là tầm thường đâu. Quý vị muốn nếm được cái miếng mật này không phải là chuyện dễ đâu.
Cho nên phải tu tập hết sức ở trong cái Định Vô Lậu chớ không phải thường đâu. Cái lậu hoặc nó kéo lên là mình thấy cái thân của mình nó sắp thoi thóp, nó sắp chết chớ không phải là cái chuyện dễ, nó mệt mà đầu óc nó choáng váng hết khi nó đói bụng chớ không phải là thường đâu.
Cho nên phải đặt niệm, mà đừng có cho thất niệm, lúc bấy giờ là không cho thất niệm, cho nên nó mới mát lạnh cái thân của chúng ta, chớ còn không nó không có mát lạnh đâu, mà nó co giật, nó răn rúm, nó kéo gân tay, gân chân chúng ta, nó giật, nó méo hết đó!
Vị ấy dùng tri kiến giải thoát, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa của pháp môn càng lúc càng thâm sâu với tri kiến thì lậu hoặc càng lúc càng vơi đi. Cứ mỗi lần quán xét thấm lý vô thường của các pháp, của thực phẩm thì vị ấy thưởng thức sự hoan hỷ, hân hoan nơi tâm hồn của mình. Cứ mỗi lần được quán xét đúng lý vô lậu thì vị ấy được thưởng thức sự thoái mái, tâm trí an lạc vô cùng.
Đó trong lúc mà chúng ta phải chuẩn bị cho chúng ta một cái pháp như vậy đó, để chúng ta mới giữ được cái giới bổn đó đó, chớ còn lơ mơ thì không có sống nổi nó đâu.
Cho nên khi mà vô tù thì các vị nói: “Trời ơi! khổ quá! Ở ngoài mình đi tới đi lui, còn trong này, đi đái, đi ỉa cũng thấy quá khổ!” Trời đất ơi! Nó không có để cho mình cái ghè gì hết, hoặc nó để cho cái ghè đó vừa ỉa, vừa đái, mà vừa hôi thúi mà phải ở chỗ đó đó!
Thì lúc bấy giờ phải đặt cái niệm như thế nào mà an tịnh được tâm của mình chớ không khéo: “Thôi thôi! Tui mai mốt thôi tui dẹp cái bộ y này đi, tui về, tui sống với vợ con tui còn khỏe hơn chớ tui sống kiểu này chắc là tui chết.” Vô trong tù rồi mới biết cảnh đó!
Bây giờ thầy khuyên các thầy: Khi mà học được một cái gì rồi thì chúng ta phải chuẩn bị cái đó với cái tư tưởng rất là vững chắc chúng ta mới dám làm, chớ còn nếu mà không có vững chắc chúng ta không dám làm đâu.
(01:03:52) Trước khi mà Thầy lên Hòn Sơn Thầy cũng chuẩn bị cho tinh thần Thầy ở một mình ở trên Hòn Sơn, ở trên núi, trên Hòn Sơn là ở ngoài giữa biển mà trên núi ở giữa biển á, Thầy phải chuẩn bị tinh thần của mình ở trển một mình đó.
Chớ còn không chuẩn bị, lên trên đó thì nội ba con chim rừng, ba con chim biển nó vô, nó đáp ở trên hòn cũng là hồn phi phách tán với nó rồi. Nó kêu một cái “quéc” là thấy là mình lạnh xương sống rồi, chỉ ngày mai là lo xuống núi chớ đừng nói chuyện ở trên đó nổi!
Mà gió ở trên biển, gió biển mà nó thổi vô cái Hòn Sơn mà người ta gọi là Ma Thiên Lãnh, ở trên cái đỉnh Hòn Sơn mà gió nó lạnh, nó lạnh thấu xương chớ nó không phải lạnh ít đâu. Chui trong hang đó mà nó còn lạnh muốn run, người ta gọi là Ma Thiên Lãnh mà!
Thì các thầy biết rằng Thầy đã chuẩn bị cái tư thế của Thầy mà khi trèo lên Hòn Sơn không phải là chuyện tầm thường của một cái người nhút nhát mà dám lên đâu.
Cho nên những cái này mà không có tu tập, không có chuẩn bị cho cái này thì cái sự sợ hãi chúng ta không thể nào mà chúng ta ở một mình ở trong sự hoang vắng đó được. Nó khó lắm, phải có sự chuẩn bị tinh thần cho vững chắc.
Nghĩa là cái người phải liều chết, coi như cái mạng sống này như là chỉ mành treo chuông đó, thì mới có thực hiện được. Vì vậy cho nên khi mà chúng ta bắt đầu qua cái giới bổn này để mà học tập nó thì coi như thân của chúng ta là chỉ mành treo chuông trước giới luật thì chúng ta mới đạt được nó đó.
Vậy mà Thầy còn trang bị cho quý thầy một cái niệm để mà đặt trước mặt để mà thực hiện đó, thì quý thầy biết rằng Thầy đã chuẩn bị cho quý thầy rốt ráo hết mọi mặt, mà cái được hay không là do quý thầy chớ còn không phải là Thầy nữa.
(01:05:18) Đây là lời khuyên của Đức Phật:
Kế tiếp thì Đức Phật có dạy chúng ta những cái rất là - cái bài kinh ở trong kinh Trung Bộ, cái bài kinh này tên là bài kinh Khu Rừng - thì đây là Thầy ghi lại những cái lời mà Phật khuyên chúng ta: Khi mà chúng ta thực hiện con đường tu này phải chọn lấy cái chỗ nào tu cho đúng, cái chỗ nào mà để mà ở tu, mà cái chỗ nào mà không nên ở tu, cái chỗ đó là cái chỗ quan trọng. Chớ không quý thầy nghe Thầy giảng rồi về đụng chỗ nào cũng ngồi tu hết thì cái chỗ đó coi chừng, nó không có đúng đâu!
Cho nên đây là một cái bài kinh mà Đức Phật đã khuyên cho những người mà đã học xong những cái con đường tu tập của đạo Phật thì nên chọn.
Thay vì cái bài kinh này để sau khi cái giáo án này xong Thầy thuật, nhưng mà vì trường hợp nó có xảy ra cho nên cái tâm của quý thầy cũng có hơi nhiều cái dao động, cho nên buộc lòng Thầy phải nói trước để quý thầy chuẩn bị tinh thần.
Đây là lời khuyên của Đức Phật:
Này các thầy Tỳ Kheo! Tỳ Kheo sống tại một khu rừng nào để tu tập…
Đó, nếu mà mình chọn cái nơi nào đó để mà tu tập.
… thì các niệm chưa được an trú lại không được an trú; tâm tư chưa được định tỉnh lại không được định tỉnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt; và những vật dụng này cần thiết cho đời sống người xuất gia cần phải sắm đủ như: y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, bát, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được khó khăn.
Này các thầy Tỳ Kheo!
Nghĩa là ở chỗ đó đó, tu hành thì tâm nó không được an ổn, giải thoát nó không được, lậu hoặc nó không có được gì hết, mà đồ ăn khất thực, y cụ, sàng tọa thì khó khăn lắm, kiếm khó khăn lắm, muốn ăn cũng khó nữa thì Đức Phật khuyên:
Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy cần phải suy nghĩ: Ta sống đây - ta sống tại khu rừng này, đời sống tu hành khó khăn quá và sự tu hành không có kết quả, ta phải từ bỏ ngôi rừng này không được ở lại, ngay lúc ban ngày cũng như lúc ban đêm phải đi liền không để mất thời gian vô ích!
Đức Phật khuyên nếu mình đến đó, mình an trú ở chỗ đó, mình ở chỗ đó, cái chùa hay hoặc là cái khu rừng hay hoặc là cái thất hay hoặc cái chỗ nào đó, mình cho rằng cái mình chọn tới chỗ đó mình ở, mà mình thấy mình ở đó mình tu một hai ngày, tâm sao mà nó không có được an tịnh, nó lậu hoặc thì nó không dẹp được hết, mà đồ ăn ở đây, đồ mà khất thực, y, bát đồ này, kia khất thực ở đây sao mà khó kiếm ăn quá, thì ngay đó đi liền chớ đừng có ở đó nữa. Trong vài ba ngày mà thử coi không được, thôi rút đi đi đừng có ở cái vùng đó nữa.
Đó, Đức Phật khuyên chúng ta như vậy. Đó là cái để chọn cái địa điểm để mà chúng ta tu tập đây.
Này các thầy Tỳ Kheo!
(01:08:12) Ở đây thì Đức Phật khuyên cái lần thứ hai này để chúng ta thấy cái chỗ này như thế nào:
Này các thầy Tỳ Kheo! Thầy Tỳ Kheo sống tại một khu rừng nào để tu tập, nếu các niệm chưa được an trú lại không được an trú; tâm tư chưa được định tỉnh không được định tỉnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà người xuất gia cần phải sắm đủ như y phục, đồ ăn uống khất thực, sàng tọa, y dược, những vật liệu này kiếm một cách rất dễ dàng.
Nghĩa là đi xin đồ, những cái đồ đó kiếm một cách rất dễ dàng. Nghĩa là đồ sống của mình thì y phục này kia, ở đó người ta cúng dường nườm nượp, ăn uống đầy đủ hết không có thiếu cái gì hết đó, ốm đau bệnh gì cũng có thuốc thang hết, thì cái chỗ đó thì Đức Phật khuyên như thế nào?
Kiếm được một cách không khó khăn đó, tức là dễ dàng đó.
Nhưng không phải…
Vị Tỳ Kheo đó mới suy nghĩ: Nhưng không phải vì y phục, không phải vì đồ ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không nhà cửa. Nhưng trong khi ta ở tại khu rừng này mà các niệm an trú chưa được an trú, và các triền phược chưa được chấm dứt, vô thượng an ổn chưa đạt được.
Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy suy tính như vậy thì các thầy phải từ bỏ khu rừng này, từ bỏ cái nơi này không được ở lại!
Đức Phật bảo khi mặc dù ở đó người ta cúng dường đầy đủ, như mình ở cái chùa nào đó bây giờ người ta cúng dường mình đầy đủ đồ ăn, thức uống, mà mình ở đó, cứ ít bữa họ vô họ làm động mình, mình không an trú được tâm, mình ngồi tu cũng không được mà họ cứ bắt mình đi tụng kinh đồ không. Thôi thôi từ bỏ cái chùa đó đi! Đừng có ở đó nữa, đừng có ở cái khu rừng đó!
Mặc dù là người ta nơm nớp người ta cúng dường mình thì Đức Phật khuyên thôi đừng có ở đó, ở đó tu không có được đâu. Ăn uống đầy đủ - không phải là vì mình bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ gia đình của mình, bỏ cha mẹ mình đi tu mà cái kiểu này đi tìm ăn uống đó, thì như vậy là mấy ông thôi nên bỏ đi, đừng có ở!
Đó là Đức Phật khuyên mình cái thứ hai: Đừng có tìm cái chỗ trụ xứ đầy đủ những y phục, thuốc thang hay ăn uống đầy đủ đó.
Thì hầu như là hiện bây giờ tu sĩ chúng ta tới chỗ nào mà coi ăn uống đầy đủ thì hầu như là chúng ta cũng mê lắm đó chớ. Chùa to đồ, tháp lớn, thì thấy ở cũng khang trang, phòng ốc đồ điện nước, rồi radio, tivi đầy đủ, máy ghi âm, cassette đầy đủ thì tập trung nhau mà ở dữ tợn chớ đừng có nói ít.
Thì do đó, thì cái nơi đó mà Phật khuyên là chúng ta thôi thôi, đi đi đừng có ở! Đừng có ở! Tu không có được đâu! Tâm nó không có an lạc đâu, cái tâm nó không có giải thoát đâu, lậu hoặc nó còn đó, triền phược nó trói buộc chặt lắm á. Đó là Đức Phật khuyên chúng ta như vậy.
Đó là cái mà để biết rằng ông Phật ổng đã định cho chúng ta biết cái nơi nào mà tu được, nơi nào tu không, ổng đã viết ra cái bài kinh đó, có giá trị rất lớn. Mà hiện bây giờ người ta đâu có đọc cái bài kinh đó làm gì, đọc xong mắc cỡ quá mà làm sao đọc!
Này các thầy Tỳ Kheo! Tỳ Kheo sống tại một khu rừng mà các niệm chưa được an trú được an trú, tâm chưa được định tỉnh được định tỉnh, các lậu hoặc chưa được đoạn trừ được đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các triền phược chưa được chứng đạt đã được chứng đạt dù cho vật chất cần thiết cho đời sống của một người xuất gia cần phải sắm đủ như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật này kiếm được rất khó khăn.
(01:12:01) Nghĩa là tất cả ở cái chỗ đó mà mình tu hành được tâm mình nó được an ổn như vậy, mà vật thực thì rất khó khăn, y phục rất khó khăn, đau bệnh thì không có thuốc thang đó, nghĩa là cái chỗ đó rất là khổ, khổ cho cuộc sống mình, rất khổ đó, thì ông Phật khuyên như thế nào:
Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy cần phải suy nghĩ như sau: Những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn, nhưng không phải vì y phục, không phải vì món ăn, không phải vì sàng tọa, không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng trong khi ở tại khu rừng này mà các niệm chưa được an trú đã được an trú.
Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy nên ở lại khu rừng này, không được bỏ đi!
Đó có thấy không! Đói mà biểu rằng không có được bỏ đi, vì lúc bấy giờ chúng ta ở đây tu được, không có ai quấy rầy, nghĩa là Phật tử không đến cúng dường nữa, yên ổn lắm, yên ổn lắm rồi, ăn lá cây đó, mà tu được đó quý thầy!
Đó quý thầy thấy không? Phật khuyên mình ăn lá cây mà tu được, còn mình ăn cơm, y áo đầy đủ, ăn có sữa, có bơ đồ đầy đủ đó, mập béo ra đó thì nên bỏ đi, phải không? Mà ăn lá cây mà được yên ổn mà tu tập, được cái tâm an ổn, được giải thoát các triền phược, thì cái nơi đó là cái nơi mà của những cái vị tu sĩ phải chọn lấy.
Ông Phật dạy kỹ lắm các con, chớ không phải là - dạy rất kỹ để chúng ta chọn lấy cái chỗ tu cho thật để mà giải thoát đó.
Này các thầy Tỳ Kheo!
Các thầy sống tại một khu rừng mà các niệm chưa được an trú được an trú, tâm tư chưa được định tỉnh được định tỉnh, các lậu hoặc chưa được đoạn trừ được đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, những vật dụng cần thiết cho đời sống tu hành hàng ngày được xin một cách không khó khăn.
Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy suy nghĩ: Nơi đây là chỗ lý tưởng tu hành, phải ở lại khu rừng này cho đến trọn đời không được rời bỏ!
Chỗ đó nó vừa hợp phải không? Có đồ ăn, đồ uống nó vừa phải nó không có quá khó khăn - xin khó khăn, mà lại tu hành được, nó yên ổn, thì nên ở bám cái chỗ này mà tu hành suốt đời chớ không có được đi chỗ khác. Ông Phật dạy vậy.
(01:14:18) Còn cái kia, là cái chỗ đó tuy rằng mình tu hành được, nhưng mà nó có những cái đời sống nó khó khăn, nhưng mà đừng có bỏ, phải ở đó tu hành. Đó Đức Phật khuyên mình đừng có bỏ, nhưng mà không có bảo mình ở suốt đời, vì ở suốt đời đói chịu sao nổi!
Ông Phật cũng hay chớ! Ổng biết. Bởi vì mình ở đó mình tu cho xong rồi thì mình đi đi, chớ đừng có ở đó, ở đó cứ ăn lá cây không chắc là thành cây hết rồi, thành bò chứ! Chớ đâu phải thành Phật được.
Bởi vì mình tu theo hạnh con bò thì ăn lá cây rồi ăn cỏ đó, thì nó thành con bò chớ làm sao mà thành Phật! Cho nên ông Phật ông nói mình cũng phải ăn cơm chớ, cho nên từ đó khi mình tu xong rồi thì mình cũng sống hòa mình với chúng sanh, với mọi người. Mình là con người mà chớ đâu phải bò, trâu mà ăn cỏ hoài.
Nhưng mà bây giờ đang tu mà chỗ đó được an ổn thì ăn cỏ cũng nên ở chớ đừng có nói chuyện! Đó là cái chỗ mà Đức Phật khuyên, cho nên đừng có bỏ chỗ đó.
Nhưng mà đến cái chỗ mà có cơm, có y phục, có đủ thứ để cuộc sống của mình và chỗ đó tu hành được thì ở đó suốt đời, Phật nói ở đó suốt đời không nên bỏ. Vì chỗ đó có thể độ người được.
Bởi vì có người mới đem cơm cho mình ăn, do đó mình phải trả ơn người ta chớ mình bỏ đi rồi không ở suốt đời thì làm sao mà trả ơn họ được, phải không? Cho nên ông Phật khuyên có lý lắm các con!
Đó thì hôm nay, Đức Phật muốn nói cái chỗ này, và đồng thời thì cái bài pháp này còn dài, và Đức Phật có chỉ định chúng ta sẽ chọn một ông thầy nữa. Đây là chọn chỗ ở rồi chọn ông thầy nữa, chớ không phải là không chọn đâu, Đức Phật nói kỹ lắm.
Chọn ông thầy mà ở như thế nào để mà tu hành cho được. Mà cái chỗ đó, mà ông thầy ở chỗ đó mà ông thầy ăn lá cây mà tu hành được thì cứ sống với ông thầy, đừng có bỏ ông thầy, ông thầy có đuổi, có xô gì - ở đây Phật dạy mà - ông thầy có đuổi, xô gì thì đuổi à, miễn là mình cứ sống gần bên ông ta thì mình sẽ đạt được cái giải thoát.
Miễn ở đó ổng ăn lá cây ổng ăn gì ổng ăn thì mình cũng ráng ăn với ổng thì chắc chắn sớm muộn thì mình cũng giải thoát như ổng. Ông có đuổi xô mình cái gì đi nữa, ổng có đạp đá mình đi nữa nhất định là mình không rời ổng.
Còn cái chỗ nào mà có sung sướng mà tu hành không được thì bây giờ ông thầy có ngọt dịu mời mình ở cũng không ở, bỏ đi nữa!
Đó, những cái đó để sau này thì Thầy khi mà kết thúc Thầy sẽ đọc lại cái đoạn kinh đó để cho quý thầy chọn một bậc thầy mà tu hành. Còn bây giờ Thầy chỉ gợi lên cái ý để chọn cái nơi chốn chúng ta ở.
Trong kinh nó đầy đủ lắm các con, Phật nói cái gì cũng có những cái hay của nó hết, nhưng vì chúng ta chưa có thực hiện được cho nên ta chưa thấy cái hay của nó.
[Phần 4 ở Giáo án 20]
(01:16:37) Đến đây thì Thầy cũng xin nhắc lại một vài cái mẩu chuyện để góp lại cho cái phần tu tập của chúng ta có những cái gương hạnh, mà trong mỗi bài kinh đều có những cái gương hạnh để chúng ta noi theo đó mà tu tập.
Bây giờ Thầy thuật lại một vị Thánh Tăng:
Ngài Ràdha.
Ngài là một Bà La Môn lớn tuổi, Ngài không làm hết bổn phận của mình đối với một Bà La Môn, Ngài không được các Bà La Môn khác chấp nhận, Ngài đi đến đức Thế Tôn và nói lên những lời ước muốn của Ngài.
Bậc Đạo Sư nhận xét Ngài và thấy Ngài có những điều kiện căn bản nên bảo ông Xá Lợi Phất chấp nhận cho Ngài xuất gia, và được Đạo Sư dạy bảo cho thấy rõ con người không khéo…
Dạy cho ông thấy rõ cái sự khôn khéo tự huấn luyện tâm của mình, chế ngự các dục của mình. Đức Phật dạy cho ông cái pháp khéo léo huấn luyện cái tâm và chế ngự các cái lòng ham muốn của mình khi nó sanh khởi, thì dạy ông có những cái điều đó thôi.
Hiểu được cái lời dạy này, ông dùng cái thiền quán Định Vô Lậu và Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Sáng Suốt, nhờ thế mà ông khéo huấn luyện tâm, khéo chế ngự các dục, không bao lâu ông chứng quả A La Hán.
Sau đó Ngài làm bài kệ để nói lên kinh nghiệm tu hành của mình.
Nghĩa là khi Đức Phật dạy ông đó, là dạy ông khéo, khéo léo để huấn luyện cái tâm, rồi khéo léo để chế ngự các dục ở trong tâm ông. Thì lúc bấy giờ ông được học với Đức Phật là cái Định Vô Lậu, rồi cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, cái Định Sáng Suốt, nhờ đó mà ông lấy cái pháp đó mà ông dùng để mà ông điều khiển, ông huấn luyện cái tâm của ông, ông chế ngự các cái lòng ham muốn của ông, cuối cùng thì ông chứng quả A La Hán.
Thì ông chỉ tu có ba cái định đó thôi chớ không có cái định hơi thở nhưng mà ông cũng thành tựu luôn cả cái định hơi thở luôn.
Bây giờ qua cái bài kệ của ông - nói kinh nghiệm của ông mà, để chúng ta thấy qua cái bài kệ ông, ông nói cách thức nào mà ông khéo léo mà huấn luyện cái tâm ông nè, rồi chế ngự được cái dục vọng của ông nè.
Đây là cái bài kệ, nó có cái giá trị là ở chỗ cái bài kệ đó:
Như mái nhà vụng lợp,
Mưa dễ thấm ướt vào,
Cũng vậy, tâm vụng tu
Tham ái được xâm nhập.
(01:19:09) Các thầy thấy ổng ví nghe rất rõ chớ gì! Hằng ngày chúng ta hằng sống đó, thì làm sao như cái mái nhà mình mà khéo lợp, chớ còn vụng lợp thì mưa xuống thì nó nhiễu nó dột ở trong nhà mình ướt hết, thì cái tâm của mình nó lậu hoặc nó cũng vậy, nó rỉ chảy, rỉ chảy ở trong đó tùm lum ở trong đó hết.
Ngồi đây mà để cái tâm mà nhớ nhà hoặc để cái tâm nghĩ cái này, lăng xăng cái kia, thì cái đó là mưa nó dột đó đó. Đó, cái đó là mưa dột đó, cái nhà chúng ta lợp không kỹ rồi.
Cho nên huấn luyện cái tâm của mình là như cái người mà lợp cái nhà, lợp cho kỹ đó. Lợp cho kỹ thì như thế nào? Ba cái pháp, ba cái định đó ông có kẽ hở không? Các con hiểu cái điều đó chưa?
Cho nên ở đây nếu mà ba cái pháp này liên tục hằng ngày tu có kẽ hở mà để cái tâm mình khởi nghĩ cái gì không? Mà nó không nghĩ thì các con thấy nó kín không? Mà nó kín thì nó đâu có dột, phải không?
Cho nên ông nói bài kệ sau nè:
Như mái nhà khéo lợp
Mưa không thể thấm vào,
Cũng vậy, tâm khéo tu
Tham ái không thâm nhập.
Mà nó không thâm nhập một thời gian hai năm, ba năm cái nó sạch bóng, nó không ướt, cái nhà mình khô reo rồi cái thì bắt đầu đó là thành tựu đạo Phật chớ gì, có gì đâu.
Đó là cái kinh nghiệm của ông qua cái sự tu tập của ông, ông nói lại, chúng ta thấy rất rõ. Còn hàng ngày… (Mất tiếng)
Đó như vậy là cái nhà của mình dột. Thường thường là Thầy thấy quý thầy tu chớ nó có kẽ hở trong đó, cho nên cái nhà quý thầy lợp đó thấy: “Trời! Mưa xuống nó dột ở trỏng hết!” Có không?
Quý thầy cứ nghĩ coi mình có - cái nhà của mình có dột không? Ai có dột thì biết chớ gì, ai không dột thì biết à. Bởi vì mình tu cái nhà của mình kín hay không kín mình biết chớ!
Đó là cách thức mà khéo huấn luyện cái tâm của mình đó, đó là vậy đó. Mà ở đây Đức Phật đã cho chúng ta ba cái loại định để mà huấn luyện nó mà, thế mà mình cứ để cho nó dột hoài à! Trời đất ơi! Cất có cái chòi, cái nhà mà cũng để cho nó dột ướt vậy thì thôi thôi Thầy nói thôi, còn cái gì mà gọi là tu! Phải không?
Các thầy nghĩ coi mình có để dột không? Có chớ làm sao không. Nếu mà không có thì từ hôm đầu, từ hôm vào hạ tới nay các thầy gần như là thành tiên hết rồi, có tâm đâu mà phiền não đâu? Nó không phải là nhìn cái gương mặt của quý thầy là nụ cười nở trên đó hết chớ đâu có còn mà lăng xăng, phải không?
Cái này nó chưa đâu, nó dột tùm lum, thành ra cái mặt nó héo. Cái nhà dột thì có ai mà vui được! Phải không? Cái nhà mà nó không dột thì mới vui được chớ!
Đó là cái thực của một cái đạo của Phật đã dạy thực chớ không phải. Qua cái bài kệ này thấm thía lắm quý thầy.
(01:21:36) Đây là một bên nữ, có một vị tu hành mà Thầy xin đọc để chúng ta thấy cái vị này.
Đây là tới năm trăm người lận, năm trăm bà Liên Hoa Sắc, đây là năm trăm cô gái mà đến tu tập chớ không phải một người, nhưng mà qua cái bài kệ để chứng tỏ rằng do các vị này tu tập những cái pháp môn nào mà có thể đi đến cái chỗ mà được giải thoát đây:
Có năm trăm cô gái lấy chồng, có con sống lo việc bếp nước trong gia đình. Chúng đều chịu sự đau khổ khi con của chúng bị chết, rồi chúng đi tìm bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo đảnh lễ bà rồi xin kể nỗi khổ đau của mình.
Bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo khuyên lơn, an ủi làm cho năm trăm cô Liên Hoa vơi bớt sự đau khổ và nói lên bài kệ như sau:
Nghĩa là bà Liên Hoa Sắc Tỳ Kheo bà nói lên cái bài kệ để mà an ủi các cô này bằng cái bài pháp. Nhưng đây là cũng là một cái pháp hướng, trạch ra một cái pháp hướng của những cái bài kệ này để cho các cô này dùng cái pháp đó để mà tu tập sau này.
Đây bà nói cái bài kệ:
Người không biết con đường
Nó đến hay nó đi,
Từ đâu con trai đến,
Người lại khóc: “Con tôi!”
Đó là bà nói bốn câu kệ thứ nhất. Bây giờ Thầy đọc lại, các thầy suy ngẫm:
Người không biết con đường
Nghĩa là nói như chúng ta là chưa có biết con đường đâu, chưa có biết con đường nhân quả đâu.
Nó đến hay nó đi,
Nghĩa là nói con mình đó, nó đến hay nó đi, từ đâu nó đến, mà từ đâu nó đi đây?
Từ đâu con trai đến,
Đứa con của mình là con trai một đó, nó đến, từ đâu nó đến đây?
Người lại khóc: “Con tôi!”
Nghĩa là các cô lại khóc con. Cái người đó họ đến chứ, họ là con của cô, mà cái người đó là ai? Cô có biết không? Đâu có biết.
Đó là cái ý của cái bài kệ nói. Nó đến nó đi đâu có biết được, mà nó đến thì mình lại khóc con mình! Chứ biết nó là con mình hay là ai đây? Mà tại sao nó - cái mình sanh nó ra rồi cái mình nhận nó là con mình rồi mình khóc à!
Còn hồi mà nó chưa có thì nó là ở đâu? Nó có phải con mình không? Mà bây giờ nó vô, nó đi, nó đến, nó đi, mình đâu có biết được nó đến nó đi hồi nào, mà nó lọt vô bụng mình, mình sanh ra cái rồi mình khóc con mình! Như vậy nó là ai đây? Cho nên mấy cô đâu có biết. Vì vậy mà khóc tầm bậy, không đúng. Phải không?
(01:24:09) Cho nên bây giờ thấy vợ mình, mình tưởng đó là vợ mình à? Nó đến đi do đường nhân quả nó đến đi nó mới vợ mình bây giờ chớ mai mốt nó vợ ai chớ đâu phải vợ mình, vậy mà ngồi đây mà nhớ nó! Đó là cái lầm lạc, cái hiểu sai. Cho nên ngồi đây mà thương vợ, nhớ con là cái điều trật, không đúng. Đâu có biết được cái đường đi nhân quả của nó đâu!
Cho nên bà nói rất đúng, bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo bà nói rất đúng:
Người đâu biết con đường,
Nó đến hay nó đi,
Người khóc nó làm gì?
Nó đến nó đi, nó đâu có phải cái liên hệ gì mình, nó là nhân quả mà, nó vay nợ mình nó đến nó đòi mình, rồi bây giờ mình lại khóc nó là khóc làm sao?
Người khóc nó làm gì?
Pháp hữu tình là vậy.
Phải không? Đó là các pháp nó đến, nó đi. Vợ mình, con mình, những người thân của mình, cha mẹ mình là các pháp hữu tình, chớ đâu phải là cái gì của riêng mình đâu mình giành?
Mình giành nó là của mình xong mình khóc! Vì tại vì mình mê muội cho nên mình giành nó là của mình, cho nên mình thấy nó chết mình khóc.
Chớ còn nếu mà mình đừng có giành nó thì nó là của ai đâu, thì nó đi đâu nó đi, nó đến, nó đi, cũng như bây giờ mình ngồi đây là chủ nhà này, có một người khách đi ngoài đường họ vô nhà mình, rồi cái họ đi ra, thì mình đâu có nghĩ mình thương tiếc gì!
Thì nó là người khách họ đến nhà mình rồi họ đi chớ họ đâu có ở, cho nên nó đến, nó đi thì mặc nó, có can dự gì với mình mà ngồi đây mà khóc, mà buồn! Phải hông? Thấy như vậy gọi là thấy được cái nẻo của nhân quả luân hồi.
Còn mình không thấy được vậy, cái tâm mình, hễ nó vô nhà mình rồi nó đi cái mình khóc. Cái đó là mình không thấy nẻo luân hồi! Các con thấy sâu sắc của đạo Phật chưa?
Cho nên từ đó mà mấy cô này mới tỉnh ngộ, mới không khóc nữa, mới không đau khổ chớ còn nếu bà này không có làm cái bài kệ này thì chắc chắn là mấy cô này chắc chết điêu, chết đứng với mấy đứa con mà bị chết rồi.
Thì thử nghĩ chúng ta coi có đứa con chết chúng ta có khổ không? Mà chúng ta đâu có thấy nhân quả phải không? Nó đến, nó ở đâu nó đến chớ mình biết nó ở đâu, là ai, mà nó vô nhà mình rồi cái mình nói nó là con. Rồi bây giờ nó chết cái mình khóc.
Chết tức là nó đi, nó ở đâu nó đến, rồi nó đi, mà mình cứ mình khóc, mình nói hô con mình, vợ mình hay hoặc là những người thân mình. Trời ơi! Thiệt là ngu si sao mà ngu si!
Bởi vì học Phật pháp rồi Thầy thấy: Cái người ta mà khóc người chết Thầy thấy sao mà ngu, ngu quá ngu, vô minh quá độ! Tại sao không thấy? Ngu quá!
Ở đâu nó đến, pháp các pháp - bởi vì pháp hữu vi, pháp hữu tình là nó như vậy, nó đến nó đi chớ đâu phải! Thì mọi người đều là có cái - mọi người là pháp chớ gì? Mà nó đến, đi mặc nó, chứ mắc mớ gì mình lại khóc?
Vô nhà mình rồi, bắt đầu nó đi cái mình khóc. Còn hồi đó nó ở ngoài đường sao mình không khóc? Đó là cái khóc bậy, khóc vô minh, không trúng!
Không có ai yêu cầu,
Từ chỗ kia, nó đến,
Mình có yêu cầu nó đến mình đâu, mà giờ nó tự đâu nó đến cái bắt đầu khóc. Chớ phải mình yêu cầu: “Thôi bây giờ chú hay anh đến nhà tui đi, làm con tui đi!” - thì thôi nó đến thì thôi mình cũng chấp nó là con mình, mình khóc cũng phải. Đằng này mình có yêu cầu nó đâu, nó đến cũng thình lình, mà nó đi cũng thình lình.
Cũng như bây giờ mấy chú thanh niên nhỏ nhỏ bây giờ, đâu có biết cái cô nào là vợ mình, bỗng dưng thấy cô đó cái cảm tình được, cái đi cưới cô ta về làm vợ, chớ đâu có chắc là cô đó, phải không?
Nó đến, tự nhiên nó đến trong cái vay nợ nhân quả mình, mình đâu có hay. Chừng nó gặp nhau, cái họp mặt nhau cái thấy được cảm tình với nhau, lôi nhau thành vợ chồng, đẻ ra một bầy con, phải báo khổ nhau không?
Ngu si gì mà ngu si đến cái độ! Rồi khi mà rủi nó có chết này kia lại khóc lóc. Trời đất! Sao mà không thấy nhân quả gì hết!
Bởi vậy cuộc đời tu hành của đạo Phật nó vạch ra từng cái khía cạnh nhỏ để chúng ta biết được cái điều đó. Thế mà con người ngu quá ngu! Thầy nói thiệt, họ cứ chấp chặt cái gia đình của họ, họ cột chặt, họ trói ở trong đó, họ không thấy nhân quả, họ không thấy là kẻ đó có phải mình muốn hoặc yêu cầu họ đến đâu.
Cho nên bà nói:
Không có ai yêu cầu,
Từ chỗ kia, nó đến,
Nó từ đâu nó đến mà đâu có ai yêu cầu nó?
Không có ai cho phép,
(01:27:45) Cũng không ai cho phép nó đến, phải không? Đâu có ai cho phép, nhân quả mà làm sao ai cho nó được!
Từ chỗ nọ, nó đi,
Nghĩa là bây giờ mình cũng đâu có bắt buộc mình cho phép nó đi đâu! Rồi nó muốn đi nó đi, tức là muốn chết nó chết chớ mình làm sao mình kéo nó được đâu!
Bài kệ quá tuyệt không, chỉ cái đường lối nhân quả quá hay mà, đâu có dở đâu! Rõ ràng là bà này thiệt là thông suốt nhân quả đây. Cho nên bả viết bài kệ này Thầy rất là tâm đắc cái chỗ cái bài kệ này, là Thầy đã hiểu nhân quả, thì bà này lại cũng hiểu nhân quả cũng như Thầy, không khác chút nào hết.
Thầy biết nó rất rõ, cho nên đối với Thầy không có nước mắt mà khóc bậy. Còn các con lơ mơ là đổ nước mắt cả đống, chớ không phải dễ đâu! Chưa có hiểu cái này các con khổ sở lắm.
Cho nên ông A Nan mà nghe Phật chết đó, ông khóc lu bù, là vì ổng chưa hiểu nhân quả. Các con biết ổng ra rừng mà ổng khóc hù hụ!
Mặc dù ông A Nan là thông kinh sách chứ chưa có thông nhân quả đâu, cho nên ông khóc dữ tợn lắm. Còn cái bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo này bà đã thông nhân quả.
Không có ai cho phép,
Từ chỗ này, nó đi,
Từ đâu, nó đi đến!
Được sống bấy nhiêu ngày?
Nó được sống bao nhiêu ngày thì hay bao nhiêu ngày, chớ nó đâu có cần biết gì mà nó sống với mình nhiều, hay hoặc là nó sống bao nhiêu thì kệ nó, ăn thua gì với nó, nó đến, nó đi kệ nó, có mắc mớ gì mình đâu mình lại buồn khổ?
Từ chỗ này, nó đến,
Từ chỗ kia, nó đi,
Nó đến một con đường,
Nó đi một con đường,
Nó đến thì một con đường, nó đi một con đường, nhưng con đường đến, con đường đi nó chỉ là nhân quả chớ đâu có cái gì đâu!
Mạng chung, hình sắc người,
Luân hồi, nó sẽ đi!
Đến vậy, đi như kia,
Ở đây, khóc than gì?
Phải không? Cái câu bà kết luận nghe nó rất là thấm thía: “Ở đây, khóc than gì?” Mà bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo bả đã từng khóc hai đứa con của bà, từng khóc cha mẹ chết, từng khóc đứa em trai chết trong một lúc thì các con biết, bà đứt ruột biết bao nhiêu!
Sau khi theo tu đạo Phật bà mới thấu rõ được cái lý nhân quả, cho nên bà mới viết bài kệ thấm thía, đến thấm thía. Vì cái người mà đang sống ở trong cảnh đau khổ đó người ta mới hiểu được cái nhân quả. Người ta tu chứng được người ta thấy được cái nhân quả, còn người ta chưa chứng được người ta bị mờ mịt không thấy cái luật nhân quả.
Sau khi nghe xong bài kệ, năm trăm Liên Hoa Sắc cảm thấy tâm hồn dao động liền xuất gia dưới sự lãnh đạo của bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo.
Sau khi xuất gia năm trăm nàng với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ…
Nghĩa là đây là Thầy đưa ra cái pháp mà cho năm trăm vị này mà tu tập đó, tức là bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo đưa ra cái pháp, với cái pháp, cái pháp đầu tiên là pháp tín thọ, cái pháp thứ hai là nghĩa tín thọ.
… các nàng triển khai thiền quán, tùy pháp, hướng pháp, chẳng bao lâu chứng quả A La Hán. Sau khi chứng quả A La Hán các nàng làm kệ:
Các bà đó làm kệ.
(01:30:44) Thì cái nghĩa như thế nào? Cái pháp tín thọ - khi mà nghe cái bài kệ rồi thì mấy cô Hoa Ni Sắc này - Liên Hoa Sắc này, các cô thấy rất rõ cái đường đi nhân quả, cho nên các cô tin thọ, tin mà thọ đó, tin là tức là tin sâu đó, tin không có bao giờ mà tin một cách lờ mờ đó, thấy rõ cái đường đi của nhân quả, cho nên các cô này đang còn cha mẹ gì hết, cắt bứt hết.
“Tui thấy rõ đường đi nhân quả rồi, nó đến, nó đi, cha mẹ tui có đến, đi cũng là nhân quả đi. Nó ở kia nó đến, mà nó hợp với cái nhân quả cho nên tui là con vậy thôi chớ không có cái gì khác hơn hết!”
Cho nên tin quá tin, kêu là tin thọ, tin quá tin không có… Mà ở đây cái nghĩa tín thọ, cái nghĩa đó, cái nghĩa mà hiểu ra làm cho các cái cô này rất là tin tưởng, tin tưởng từ ở trong thâm tâm của mình cho nên bắt đầu bỏ hết của cải, tài sản, bắt đầu bỏ hết cái sự sắc đẹp của các cô, dẹp hết, dẹp hết hoàn toàn.
Cho nên cái câu cái pháp tín thọ với pháp nghĩa tín thọ này nó có cái nghĩa đặc biệt là ở chỗ này, là cắt đứt tất cả những cái dây mơ rễ má mà cái lộ trình thứ nhất mà con người cư sĩ còn đang đi.
Còn chúng ta bây giờ có đủ cái niềm tin ở cái pháp tín thọ chưa? Có đủ cái niềm tin mà hiểu được cái nghĩa những cái bài kệ này chưa? Còn người ta chỉ nghe cái bài kệ thôi mà người ta đã với cái pháp tín thọ và nghĩa tín thọ.
Thì các thầy đã nghe Thầy giảng chớ, nhưng mà có được tin như vậy không? Có làm được như vậy không? Làm được như vậy mới gọi là pháp tín thọ mà nghĩa tín thọ, còn làm chưa được như vậy thì chưa gọi là pháp tín thọ và nghĩa tín thọ.
Đó, Thầy giải thích như vậy, quý thầy có hiểu chưa? Nghĩa là mình làm cho được như các cô này mà dứt bỏ được như vậy, để mà thực hiện con đường tu hành mà cho đến chứng quả A La Hán như vậy đó, mà dứt bỏ một cách “rụp” như vậy.
Đến đó quá khổ là bị dính mắc tất cả những sự thương ghét, cha mẹ, anh em, nhà cửa con cái của mình, đau khổ mới đến mà xin bà. Bà nói bài kệ cái thông suốt được cái lý nhân quả rồi, cho nên dứt bỏ liền tức khắc, xin xuất gia liền, tu hành theo bà liền, không có hề mà còn thương, ghét gì đối với gia đình, vì con đường nhân quả quá rõ rồi.
Nội cái bài kệ không, Thầy đã thấy rằng khi mà cái người tín thọ và nghĩa tín thọ này thì thấy cuộc đời không có gì nữa hết, không còn con cái, mà không còn cái gì nữa hết, nghĩa là dẹp sạch hết đó, thì mới đúng là cái nghĩa pháp tín thọ và nghĩa tín thọ.
Còn nếu mà chưa cắt đứt được vậy thì chúng ta chưa dám dụng cái danh từ, hoặc là cái pháp đó gọi là pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Còn nếu mà chúng ta làm được thì mới gọi là pháp tín thọ, nghĩa tín thọ.
(01:33:19) Đó thì, những cái danh từ mà dùng trong kinh, nó nhấn mạnh đến cái mức độ mà chúng ta không ngờ được ông Phật ông dùng đến những cái danh từ như vậy, để mà chỉ cho một cái người đoạn dứt, đoạn lìa ra cái sanh pháp của thế gian mà không cho nó dính mắc trong mình nữa. Cho nên sự chứng quả A La Hán của các vị này cũng rất là nhanh chóng, không phải là khó khăn.
Đây Thầy đọc bài kệ:
Cây tên, khó thấy được,
Nghĩa là các cô đó nói ví dụ như những cái tình thương, cái nhân quả mà tình thương đó giống như là cái mũi tên.
Từ tim ta, nhổ lên
Nó đâm từ ở trong tâm, cho nên cái khổ là ở chỗ nào các thầy biết: Từ ở trong tim! Chúng ta thương, chúng ta khổ đó, từ tim của chúng ta chớ đâu! Cho nên các thầy nhớ là đôi trai gái nó cứ vẽ trái tim đó, nó thương nhau cũng từ trái tim mà nó ghét nhau cũng từ trái tim. Phải không?
Đó, cái chỗ đó đó, cho nên nó từ trong trái tim đó mà nó đâm. Cái mũi tên đó nó vô hình lắm, nó không - khó thấy lắm, nhưng mà nó đâm nát tim người ta, nó giết chết người ta.
Ngồi tu chớ nó đâm nát tim của chúng ta, Ở đây thì nhớ con, nhớ vợ hoặc là nhớ của cải tài sản, đó là chúng ta bị cái mũi tên độc đó nó đâm ở trong tim chúng ta đó. Ở đây mà ngồi nhớ chùa, nhớ miểu thì nó cũng đâm nát tim của chúng ta chớ không phải thường đâu. Ngồi đây mà chúng ta nhớ ăn, nhớ uống thì nó cũng đâm nát tim của chúng ta chớ không phải đâu.
Đó thì cho nên, ở đây cái câu kệ đầu tiên:
Cây tên, khó thấy được,
Từ tim ta, nhổ lên:
Ta diệt sầu vì con,
Sầu ấy ám ảnh ta.
Nay cây tên được nhổ
Không ham muốn, tịch tịnh
Không thương ghét một ai
Ta quy y ẩn sĩ,
Phật, Pháp và chúng Tăng.
(01:35:04) Đó, các con thấy nghe nó đơn giản, nhổ được cái mũi tên đó ra thì dễ dàng tu hành lắm. Mà như chưa nhổ được cái mũi tên đó thì như là mình chưa có bứt ra được cái lộ trình thứ nhất thì không thể nào đi lộ trình thứ hai được.
Cho nên ở đây ví dụ thì Thầy thấy cái mũi tên này là cái lộ trình thứ nhất, nó phải nhổ cho được cái mũi tên ra.
Cho nên cái bài kệ quá thấm thía cho cái cuộc đời tu hành của các thầy hôm nay, để cho các thầy càng sáng lên, càng rõ lên, càng hiểu lên, càng minh mẫn ra, nó không phá trừ những cái vô minh mà từ lâu tới mình lầm chấp.
Đó thì hôm nay quý thầy thấy rõ rồi phải không? Bây giờ Thầy đọc lại bài kệ một lần nữa để cho quý thầy nhớ kỹ:
Cây tên, khó thấy được,
Đó mấy cô này ví dụ cây tên đó chúng ta khó thấy quá, mà không có cái người chỉ thì chắc chắn là tim của chúng ta bị nó đâm nát hết không có còn!
Từ tim ta, nhổ lên:
Cây tên đó nó đâm ở trong tim của chúng ta, bây giờ, từ đó mình nhổ lên chớ không có chỗ nào.
Ta diệt sầu vì con,
Sầu ấy ám ảnh ta.
Nay cây tên được nhổ
Không ham muốn, tịch tịnh
Không thương ghét một ai
Ta quy y ẩn sĩ,
Phật, Pháp và chúng Tăng.
Bây giờ mới thiệt là nương vào ba ngôi Tam Bảo đó.
Cho nên sắp sửa tới đây Thầy sẽ giảng cái giới bổn nói về quy y Tam Bảo, chớ nếu mà - bởi vì quy y Tam Bảo tức là quy y ba cái giới đầu tiên, chớ không phải nói là 250 giới, hay là 348 giới, hay hoặc là Ngũ Giới hay là Thập Giới, hay hoặc là mười cái Thập Thiện, không phải đâu, mà ba cái giới đầu tiên là ba giới gốc đó, là quy y Tam Bảo đó.
Phải học được ba cái giới gốc rồi mới lần đó mình mới phăng ra tới các giới khác nó mới đúng là mình biết quy y, là nương theo. Mà quy y theo ba Tam Bảo đó là nương theo ba cái giới, ba cái giới hạnh đó để cho mình tu hành. Mà ba cái giới hạnh này là Phật hạnh nè, Pháp hạnh nè, Tăng hạnh nè, phải không?
Nếu mà không có những gương hạnh này thì lấy ai mà làm gương cho mình tu? Cho nên ba cái này là mình phải hiểu ba cái giới đầu tiên của cái người bắt đầu mà quy y Tam Bảo.
Đó, đến đây thì chúng ta nghỉ chút xíu./.
[Phần 6 ở Giáo án 29]
HẾT BĂNG