GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 19 - MƯỜI BA GIỚI ĐỨC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
Thời lượng: [01:35:19]
(00:00) Trước khi tiếp tục bài học giáo án tu tập, Thầy xin nhắc quý thầy cần lưu ý những cái bài pháp bổ túc thêm cho giáo án…
Những cái bài pháp mà Thầy bổ túc thêm cho giáo án là nó làm sáng tỏ cho chúng ta thêm một cái phần để chúng ta tu tập cho nó đầy đủ.
… được đầy đủ lý pháp và hành pháp để quý thầy biết cách tu tập rő ràng sau này khi không có Thầy.
Nghĩa là những cái bài mà bổ túc thêm là nhắc nhở khéo léo cho quý thầy, khi mà quý thầy gặp khó khăn thì quý thầy nhớ những cái bài bổ túc thêm thì quý thầy sẽ sáng tỏ ra.
Còn nếu mà quý thầy cứ ở trong cái giáo án mà Thầy giảng suông suông như là giới hạnh, giới đức, rồi giới tuệ, thì nó suông suông mà nó không có những cái bổ túc thêm thì quý thầy không có nắm vững cái cách thức mà tu tập được.
Cho nên khi mà nghe nó suông suông như vậy thì chúng ta lại thấy có những cái bài bổ túc thêm cho cái phần giáo án, thì những cái bài bổ túc đó nó làm cho chúng ta thông hiểu rõ cái chỗ mà chúng ta tu tập.
Như vào đầu giáo án Đức Phật…
Tức là chúng ta mới vào đầu mà cái bài học giáo án này thì:
… Đức Phật đã dạy chúng ta có bốn điều kiện cần phải thực hành cho đúng và cho nghiêm túc:
Đó là bốn cái điều kiện nào? Thầy nhắc lại nè:
Thông hiểu, trau dồi, dứt bỏ, tu tập.
Đó, thì bắt đầu, một là thông hiểu, hai - trau dồi, ba - dứt bỏ, bốn - tu tập. Bốn cái điều kiện này nó nhắc đi nhắc lại từ bắt đầu mà bây giờ Thầy cũng còn phải nhắc đi, nhắc lại.
Cái nào mà phải thông hiểu? Tức là mình phải thông hiểu giới hạnh nè, phải thông hiểu giới đức nè, phải thông hiểu giới tuệ nè. Mình thông hiểu rồi, thì bắt đầu bây giờ đó mình mới tới giai đoạn mình thông hiểu rồi thì mình trau dồi.
Còn mình chưa thông hiểu, thuở giờ có nghe nói ai nói giới đức, giới hạnh, giới tuệ bao giờ, mà bây giờ được nghe như vậy rồi được giảng thông hiểu được rồi, thì bắt đầu bây giờ chúng ta mới trau dồi giới hạnh như thế nào, giới đức như thế nào, giới tuệ như thế nào.
Thì trong khi mà trau dồi đó thì nó có những cái mà chúng ta cần phải dứt bỏ. Cho nên cái gì mà dứt bỏ, mà cái gì mà để lại? Đó thì, những cái bài bổ túc này để chúng ta biết cái nào để dứt bỏ mà cái nào để lại mà chúng ta trau dồi.
Rồi còn cái phần tu tập nữa. Phải chuyên cần tu tập nữa, hằng ngày giờ nào chúng ta cũng phải chuyên cần tu tập nữa, chớ không phải trau dồi, dứt bỏ.
Ở đây quý thầy cần phải biết những pháp nào thông hiểu, những pháp nào trau dồi, những pháp nào dứt bỏ, những pháp nào tu tập.
Đó, tức là cách thức nào tu tập, cách thức nào dứt bỏ, cách thức nào và cái pháp nào dứt bỏ, cái pháp nào mà tu tập, cái pháp nào mà phải thông hiểu.
(02:40) Đây là một bài kệ mà Đức Phật đã dạy chúng Tỳ Kheo theo đó mà thực hành.
Ở đây là có một cái bài kệ, trước khi mà dạy cái bài này thì Đức Phật đã có nhắc cho chúng ta một cái bài kệ tóm tắt lại để chúng ta thuộc, để chúng ta nhớ mà nhắc mình phải như thế nào.
Đây là cái bài kệ bốn câu:
Ta nói thập thượng pháp,
Pháp đưa đến Niết Bàn,
Diệt trừ mọi khổ đau,
Giải thoát mọi triền phược.
Nghĩa là Đức Phật nói: Ta nói mười cái thượng pháp, đây là mười cái pháp cao thượng đó, để cho các vị phải lấy đó mà tu tập, mà trau dồi, mà dứt bỏ để cho đến được Niết Bàn, dứt trừ mọi khổ đau, giải thoát mọi triền phược, tức là mọi sợi dây trói buộc đó.
Qua cái bài kệ này nó có mười pháp tối thượng, nghĩa là mười pháp tối thượng để mà chúng ta tu tập. Vậy thì mười pháp đó là gì mà quý thầy cần phải hiểu rõ để thực hành cho bằng được? Nghĩa là mình phải làm đúng theo cái mười cái pháp này.
1. Một pháp có nhiều tác dụng;
Nghĩa là một cái pháp tu tập đó chớ nó có nhiều tác dụng cho cái cuộc sống của chúng ta hằng ngày. Nó tác dụng rất nhiều mặt chứ không phải là…
Vậy thì cái pháp mà nó nhiều tác dụng đó là cái pháp nào? Chúng ta phải biết, chớ nếu mà không biết làm sao chúng ta tu tập được?
Giới luật thì chúng ta - giới đức, giới hạnh, giới tuệ chúng ta thông rồi đó, mà không biết nó cái pháp nào để mà nó tác dụng cho đạt được cái giới luật thì làm sao mà chúng ta tu?
Cho nên ở đây Thầy giảng để cho quý thầy thấy rằng từ cái chỗ lý pháp cho đến cái chỗ hành pháp thì tức là chúng ta phải biết một pháp, rồi đây rồi hai pháp, ba pháp cho đến mười pháp, rồi đến nhiều pháp nữa chớ đâu phải là một pháp. Nhưng bắt đầu chúng ta chỉ học một pháp, một pháp đó nó có nhiều tác dụng để chúng ta đạt được ba cái giới này.
(04:35) 2. Một pháp cần phải tu tập;
Nghĩa là có một cái pháp mà luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải cần tu tập thì chúng ta mới giữ trọn được cái giới đức, giới hạnh và cái giới tuệ.
3. Một pháp cần phải biến tri;
Đó, chữ “biến tri” - biến tri tức là biết thay đổi, biết thay đổi ngay ở trong cái chỗ tu tập của mình, khéo léo thiện xảo đó, đó là biến tri đó.
4. Một pháp cần phải đoạn trừ;
Nghĩa là chúng ta học một pháp này mà chúng ta đoạn trừ rất nhiều cái đối tượng của chúng ta, chúng ta phải học cái pháp đó. Cái pháp đó nó có cái tên của nó, và cái tên nó như thế nào để mà chúng ta biết đoạn trừ.
5. Một pháp chịu phần tai hại;
Chúng ta phải thấy được cái pháp nào mà nó chịu tai hại đối với cái cuộc tu hành của chúng ta, cho nên chúng ta phải biết một pháp đó mà chúng ta hoàn toàn là phải chấm dứt cái phần tai hại nó. Nghĩa là không cho chúng sống ở trong tâm của chúng ta, dứt bỏ cái pháp mà nó làm tai hại chúng ta.
6. Một pháp đưa đến thù thắng;
Chúng ta biết một cái pháp tu nào mà nó đưa đến sự thù thắng, cái sự thành tựu của sự tu tập của chúng ta.
7. Một pháp rất khó thể nhập;
Nghĩa là một cái pháp đó - nhập vào cái pháp đó rất khó, vậy mà chúng ta biết cái pháp đó khó, vậy mà chúng ta phải tu tập như thế nào để mà thể nhập được.
8. Một pháp cần được sanh khởi;
Nghĩa là chúng ta phải hiểu một cái pháp làm cho cái tâm mình sanh khởi, sanh khởi cái gì? Sanh khởi ác pháp hay là sanh khởi thiện pháp? Nếu sanh khởi thiện pháp thì chúng ta chấp nhận, mà sanh khởi ác pháp thì chúng ta không chấp nhận, mà một cái pháp đó nó sẽ sanh khởi ác pháp và thiện pháp.
9. Một pháp cần được thắng tri;
Nghĩa là một cái pháp cần được - phải hiểu cho thật rõ, thấu suốt chớ không có hiểu lơ mơ được, cho nên gọi là một pháp cần chúng ta phải thắng tri.
10. Một pháp cần được tác chứng.
Nghĩa là phải chứng được cái - tác chứng là phải chứng cho được cái lý của nó thâm sâu, bởi vì người ta ngộ, ngộ lý mà còn chứng lý. Còn ở đây tác chứng là chứng cái lý cho thật chứng, nghĩa là một cái pháp đó chúng ta phải tu tập như thế nào để chứng cho được cái lý.
(06:41) Đó thì, trong mười cái pháp này chúng ta đã được liệt kê ra để được nghe nói vậy. Bây giờ Thầy sẽ giảng ra từng pháp để chúng ta biết được qua những cái câu hỏi, để chúng ta hiểu nó như thế nào là cái pháp mà chúng ta cần phải tu tập đây.
Hỏi: Thế nào là một pháp có nhiều tác dụng?
Một cái pháp mà nó có nhiều tác dụng bên nây, tác dụng bên nây, tác dụng bên nây, nó tác dụng đủ thứ hết, nó làm cho chúng ta sanh khởi đau khổ, rồi nó làm cho chúng ta không còn đau khổ đó.
Thì một cái pháp mà có nhiều tác dụng vậy đó, thì Phật đáp:
Bất phóng dật…
Nói ngắn gọn như vậy.
… đối với các pháp ác, các pháp bất thiện - bất thiện pháp.
Nghĩa là, mình không có phóng dật theo các pháp ác và bất thiện pháp, thì đó là cái pháp mà có nhiều tác dụng. Nghĩa là mình chạy theo nó, mình phóng dật chạy theo nó thì muôn ngàn thứ khổ, mà mình không phóng dật theo các pháp ác và bất thiện pháp đó thì muôn ngàn thứ khổ sẽ chấm dứt.
Đó, chúng ta thấy rõ ràng. Mà cái pháp đó nó có tác dụng rất lớn, cho nên tâm không phóng dật thì chúng ta giải thoát chớ gì? Tâm có phóng dật thì chúng ta không giải thoát, cho nên chúng ta biết được cái tên của nó: “Bất phóng dật” là không phóng dật, phải không?
Quý thầy không phóng dật thì quý thầy sẽ thấy giải thoát liền tức khắc, mà quý thầy phóng dật là quý thầy bị các ác pháp và bất thiện pháp sẽ trì quý thầy xuống địa ngục đó.
Đó thì, mới vô đầu chúng ta học được cái pháp có nhiều cái tác dụng lắm, nghĩa là không phóng dật là nó không còn cái tác dụng nào mà ác pháp được với chúng ta hết cho nên tâm chúng ta thảnh thơi giải thoát, cho nên Phật dạy thường là tâm đừng phóng dật đó.
Đó, mà đây là một cái pháp, một cái pháp bất phóng dật là đã giải thoát chớ không còn đòi gì nữa hết.
Hỏi: Thế nào là một pháp được tu tập?
Đó, một pháp được tu tập. Đó thì các thầy thấy, bây giờ một pháp, có một pháp thôi chớ không có nhiều đó, nếu mà nói hai pháp thì nó còn lộn xộn đó, chớ nói một pháp thì chắc chắn là quý thầy thấy dễ rồi chớ gì?
Đầu tiên thì chúng ta nói “Bất phóng dật” là một pháp, không phóng dật thì nó có nhiều tác dụng lắm, nó có nhiều cái tốt ở trong tâm hồn chúng ta lắm, mà người nào mà cứ phóng dật ra thì người đó sẽ ảnh hưởng, sẽ đau khổ sẽ nhiều, mà người nào không phóng dật thì người đó sẽ giải thoát đó, cho nên nó tác dụng rất nhiều mặt.
Còn bây giờ một pháp cần được tu tập:
Đáp: Niệm thân câu hữu với khả ý.
Đó, cho nên ở đây cái “niệm thân câu hữu với khả ý” thì các thầy thấy đây là Tứ Niệm Xứ nè, không phải là một cái pháp Tứ Niệm Xứ sao?
Mà một cái pháp Tứ Niệm Xứ mà trên cái thân này câu hữu với khả ý, nghĩa là mình lấy cái thân của mình mình niệm, bởi vì Phật nói Thân Hành Niệm mà, có một pháp Thân Hành Niệm mà quý thầy sẽ được giải thoát, cho nên chỉ có một pháp là niệm thân thôi.
(09:31) Mà “niệm thân câu hữu với khả ý”, lúc bấy giờ chúng ta niệm ở trên thân chúng ta niệm mà nó có cái yên ổn, cái không đau đớn, cái này kia thì đó là đúng. Mà nó có cái trạng thái này, trạng thái kia đó là sai, niệm thân như vậy là sai.
Cho nên Phật nói: “Niệm thân câu hữu với khả ý”.
Nghĩa là lúc nào mình tu, thì trên thân mình cũng nghiệm xét thấy nó có sự an lạc, có sự yên ổn, có sự thảnh thơi, có sự thanh thản thì mình tu đúng. Mà nghe nhức, nghe nhối, nghe chỗ này nghe tức, nghe lói, hay hoặc là nghe nó trạo cử hay là nghe nó buồn ngủ đồ thì quý vị đã tu sai rồi, trên niệm thân của quý vị là sai rồi.
Cho nên nó chỉ có một pháp niệm thân thôi mà kèm theo cái khả ý của nó, câu hữu với khả ý tức là kết hợp với cái sự an ổn của cái thân của mình thì nó là đúng, mà không như vậy là không đúng. Nó đơn giản, rất là đơn giản, nó không có gì hết.
Bởi vì, cho nên, tu theo đạo Phật thì nó phải có giải thoát chớ. Mà mình tu theo đạo Phật mà mình không có giải thoát gì hết là như thế nào?
Cho nên, ngồi mà nghe có gì sai khác là quý thầy - khi mà ngồi mà lặn mất tiêu, ngủ gục hay hoặc là thùy miên luôn - thì kể như là quý thầy cũng là không có câu hữu với khả ý.
Khả ý là cái ý của mình đang biết được cái yên ổn của nó. Biết được cái sự thanh thản của nó, biết cái sự mức độ của nó ở trong đó, thân tâm của quý vị rất là an ổn, thì đó là khả ý.
Hỏi: Thế nào là một pháp cần được biến tri?
Đó, cần được biến tri tức là phải có cái sự linh động của cái sự hiểu biết đó.
Đó, thì Đức Phật đáp như thế nào?
Xúc hữu lậu hữu thủ.
“Xúc hữu lậu hữu thủ” - cái sự va chạm - xúc là va chạm chớ gì - vào những cái hữu lậu, thì vào những cái đối tượng là hữu lậu chớ gì? Hữu lậu là cái lậu hoặc mà có cái đối tượng của nó, mà xúc va chạm với cái vật đó.
Thí dụ bây giờ Thầy đụng cái bàn, Thầy đụng cái ghế, Thầy đụng tập vở, Thầy đụng cái máy, Thầy đụng tất cả mọi cái, tức là Thầy xúc chạm nó.
Mà mọi cái đều là có cái giữ của nó lại, tức là cái đó là mình phải biến tri để cho đừng có bị dính mắc nó lại. Thì như vậy mình phải - cái sự hiểu biết của mình phải theo cái nhịp đó mà mình chủ động điều khiển.
Thì nãy như các vị thấy rằng phòng hộ sáu căn đó, là cái chỗ xúc hữu lậu hữu thủ này đó là phòng hộ sáu căn đó. Đức Phật muốn nói đó là một pháp phòng hộ sáu căn đó, đó là “xúc hữu lậu hữu thủ”.
Nghe cái danh từ, thì nếu mà cái người mà không có tu chứng thì họ không có hiểu được cái danh từ này mà giải thích ra như vậy.
Bởi vì cái hữu lậu là nó có ba cái lậu hoặc: cái hữu lậu, cái dục lậu, cái vô minh lậu. Mà ở đây Đức Phật nói “xúc hữu lậu hữu thủ” nghĩa là mình đụng cái gì mình cứ dính vô mình giữ lại, giữ lại đó, thì tức là chúng ta phải phòng hộ sáu căn thì chúng ta mới quét sạch ra.
Thì như vậy, nói “xúc hữu lậu hữu thủ” thì chúng ta biết rằng phòng hộ sáu căn hay Thánh phòng hộ sáu căn. Đó thì một pháp Thánh phòng hộ sáu căn mà chúng ta cũng đã được giải thoát, cũng đã được chứng Niết Bàn.
(12:27) Hỏi: Thế nào là một pháp cần phải đoạn trừ?
Đó, bây giờ cái pháp nào mà đoạn trừ đây? Cái đầu tiên, vô đầu tiên Phật dạy chúng ta phải đoạn trừ cái gì, dứt bỏ cái gì?
Đáp: Ngã mạn.
Các thầy thấy: Ngã mạn - Đức Phật (nói) phải đoạn trừ. “Mỗi một cái tâm niệm mày mống lên, mày hơn người là ngã mạn rồi!” Mình hơi háy nguýt người ta là ngã mạn rồi, mình hơi coi cái vẻ, mình có cái vẻ mà - làm hơi cái vẻ mà đặc biệt hơn người, đó là ngã mạn của mình thể hiện ra.
Mình tự nhiên theo cái phong độ của mình tự nhiên thì nó không có ngã mạn. Chớ còn mình làm có vẻ gì khác hơn một chút, nghe bài học rồi cái mình tỏ vẻ ra khác hơn chút là đi mà không dám đi đó, thì đó là ngã mạn của quý vị theo pháp nó lớn lên rồi đó.
Cho nên, ở đây chúng ta phải sáng suốt từng chút để mà đoạn trừ cái ngã mạn của chúng ta. Bởi vì cái ngã mạn nó thực hiện cái ngã của chúng ta ở trong này nè, mà cái pháp đó chỉ có một pháp đoạn trừ ngã mạn mà quý thầy cũng đã được giải thoát chứ chưa nói gì.
Bởi vì người ta nói vô ngã là Niết Bàn mà, mà bây giờ cái ngã mạn của mình làm sao mình Niết Bàn được?
Đó thì như vậy là chúng ta thấy rằng Đức Phật dạy chúng ta một pháp một thôi mà chúng ta làm cái đề mục của nó mà chúng ta tu hành thì chúng ta cũng phải đạt đến cái sự giải thoát chớ không phải là tu nhiều.
Hỏi: Thế nào là một pháp chịu phần tai hại?
Đó, một pháp mà nó làm cho chúng ta tai hại cái này, cái khác đó. Thì Đức Phật đáp:
Bất chánh tác ý.
Nghĩa là, cái pháp mà nó làm cho phải chịu những cái phần tai hại đó, thì cái ý mà không có chân chánh của mình - bất chánh - nó tác ý ra.
Bây giờ khởi ham cái này, khởi ham cái kia là bất chánh chớ gì? Ghét người này, giận người kia là bất chánh, nghi người này, nghi người kia là bất chánh chớ gì? Sân người này, sân người kia là bất chánh chớ gì?
Đó là bất chánh tác ý, tác ý ra cái sự bất chánh, không có chân chánh. Cho nên đó là cái pháp tai hại. Nó làm cho mình hại mình liền. Trước tiên là mình hại mình. Cũng như thấy người ta, mình nghi người ta vầy đó, đó là bất chánh tác ý rồi.
Cho nên quý thầy phải ghi những cái này, phải nhớ kỹ những cái này, phải học thuộc làu những cái này, để biết từng tâm niệm của mình, để cho mình điều khiển con voi của mình đây.
Mình biết ở trong đầu mình nó tác ý ra cái pháp bất chánh rồi, thì đó là con voi của mình nó muốn đi theo cái kiểu rừng rú của nó rồi đó. Nó chưa có phải là con voi thuần mà để mà mình gác yên, gác bành lên để cho mình điều khiển ra chiến trận đâu.
Đó thì bắt đầu quý thầy thấy cái pháp tai hại chưa? Bất chánh tác ý là pháp tai hại.
Hỏi: Thế nào là một pháp đưa đến thù thắng?
Đó, cái pháp nào mà đưa đến thù thắng? Ngay cái bất chánh tác ý rồi, thì tức là có cái pháp thù thắng. Vậy cái pháp thù thắng là pháp như thế nào?
Đáp: Chân chánh tác ý.
Nghĩa là tác ý ra, bây giờ mình không có nghi người đó, mình không có thấy người đó ăn trộm ăn cắp, mình không nghi người đó tức là mình tác ý cái chân chánh đó ra, thì đó là cái pháp thù thắng làm cho tâm hồn mình giải thoát.
Đó, mình không tham, không sân, không si thì tức là mình tác ý ra những cái tâm không tham, không sân, không si của mình ra. Hoặc là mình không ham muốn thì mình tác ý ra.
Bây giờ thấy cái đồng hồ ra, mình tác ý “Đừng ham muốn!” thì tức là chân chánh pháp tác ý đó. Mình thấy một cái vật gì đó ham muốn hay hoặc mình thấy người phụ nữ đi ngang qua đẹp quá, thì mình tác ý không chân chánh là ham muốn liền, mà mình tác ý: “Đừng ham muốn!” - tức là tác ý chân chánh ra.
(15:47) Đó, cho nên tác ý, cái pháp mà tác ý - Như Lý Tác Ý đó, thì các thầy thấy Đức Phật đã dạy Như Lý Tác Ý tức là pháp ám thị, tức là pháp hướng của chúng ta mà.
Thấy ngang đó cái nó khởi tâm lên thì đó là mình biết là bất chánh tác ý rồi. Nó khởi cái tâm lên thấy cô ta đẹp là biết là bất chánh rồ, cho nên mình dặn mình phải tác ý ra liền. Tức là một cái pháp đưa đến thù thắng, là mình chân chánh tác ý: “Sắc đẹp của người nữ là khổ, là đau!” Mình tác ý như vậy là chân chánh tác ý.
Đó thì các thầy thấy những cái điều mà Đức Phật dạy Thầy thấy rất là tuyệt vời, biết từng tâm niệm của chúng ta để chúng ta từng điều khiển nó, để mà chúng ta thoát ra tất cả những cái cảnh khổ của cuộc đời của chúng ta.
Hỏi : Thế nào là một pháp rất khó thể nhập?
Nghĩa là cái pháp nào mà trong Phật pháp mà khó thể nhập vào? Thì Đức Phật đáp:
Vô gián tâm định.
Cha! Nghe “Vô gián tâm định”!
Bằng chứng là quý thầy bây giờ quý thầy nhập vô Nhị Thiền hay là Sơ Thiền hay hoặc là Tam Thiền, nói chung là cái bóng dáng Tứ Thiền. Mà vô gián đây là nó vô gián, có nghĩa là nó liên tục, chữ “vô gián” nghĩa là liên tục, nghĩa là cái pháp mà nhập vào để mà liên tục ở trong đó, kéo dài từ ngày này đến ngày khác, thậm chí như bảy ngày, cho đến một tháng, hai tháng, ba tháng, năm tháng, sáu tháng, một năm, hai năm mà luôn liên tục như vậy, đó là cái pháp khó có thể, rất là khó thể nhập.
Các thầy hiểu, bây giờ mình nhập nó trong vòng một phút thì có thể được, mà hai phút, ba phút thì có thể được, mà năm phút là thấy có thể là khó nhập vô rồi đó. Cho nên, ở đây Phật nói, cái pháp mà rất khó thể nhập đó là Vô gián tâm định - nghĩa là nhập mà nó liên tục, hoài, hoài, hoài, hoài.
Như Thầy nhập mà hai tháng nó liên tục ở trong đó, đó là cái khó, khó thể nhập. Mà cái người mà nhập được hai tháng như vậy, không phải là chuyện làm trong một ngày, hai ngày đâu.
Các thầy phải hiểu, Phật cho đó là cái pháp khó thể nhập. Mà cái người nào nhập được như vậy, ngồi suốt bảy ngày, không phải là chuyện dễ cho một người tầm thường.
Cho nên, các thầy muốn nhập cho được, nghe nói Tứ Thiền thì muốn nhập cho được, thì phải nhập từng phút, rồi ra, rồi vô, nhập cho nó quen dần. Chớ quý thầy vô ngồi mà quý thầy nhập mà vô gián tâm định như thế này mà nhập được liền, thì cái thân của quý thầy nó tiêu luôn, nó thành thây ma luôn chớ nó không sống nổi đâu.
(18:10) Cho nên phải nhập vô, nhập ra, kéo dài cái thời gian luyện tập nó từng chút, từng chút, tăng lên thời gian từng chút thì quý thầy không có bị khổ đau, không có bị hoại diệt cơ thể.
Cho nên, cái sức thiền định của Tứ Thiền, quý thầy phải biết: Có bốn mươi chín ngày nó còn giữ thân thôi, mà qua bốn mươi chín ngày, năm mươi ngày là cái thân của quý vị hoại diệt liền tức khắc, nó không còn hồi phục lại được.
Cho nên, nhập Tứ Thiền là tới bốn mươi chín ngày là tự nó xuất ra, quý thầy muốn kìm nó cũng không được nữa. Nó còn hồi phục được nó trở ra.
Còn quý thầy mà ráng kìm, mà kìm cho được, Thầy nói rằng, không ai kìm được hết. Nghĩa là lúc bấy giờ tới chừng đó nó ra rồi, bởi vì nó phải phục hồi cái sự sống nó, nó phải bung ra thôi.
Cũng như bây giờ cái sức của quý thầy có một phút à, quý thầy ráng hai phút nó bung ra. Rồi quý thầy nhắc nó, quý thầy gom lại nữa, quý thầy nhập vô nữa, thì nó nằm chút xíu nó cũng bung ra, nó chưa được một phút nữa đâu. Nó đâu có phải chuyện dễ đâu.
Cho nên muốn mà… Bởi vì ở trong này Phật dạy mà: “Thế nào là một pháp rất khó thể nhập?” Phật dạy là “vô gián tâm định”.
Cái câu nói “vô gián”, mình nghe nói thuở giờ, mình nghe nói cái vô gián địa ngục chớ gì? Có cái vô gián địa ngục là luôn luôn mình luôn luôn liên tục ở trong cái sự đau khổ, nó không có phút giây nào mà hở ra cái sự đau khổ, gọi là vô gián địa ngục. Các con hiểu không?
Bây giờ ở trong cái vạc dầu, mà người ta bỏ mình trong vạc dầu người ta đốt mình đó, nó nóng liên tục, nó không có phút nào là nó không nóng, cho nên gọi là vô gián địa ngục. Còn nó có phút mát, phút nóng, phút mát thì nó không phải là vô gián địa ngục.
Cũng như người ta đánh mình một hơi đã rồi người ta cho mình nằm nghỉ, thì phút mà nằm nghỉ thì nó không đau thì không thể gọi đó là vô gián địa ngục. Mà lọt vào vô gián địa ngục là liên tục từ ngày này đến ngày khác, nó liên tục đau khổ, không phút nào là không đau khổ.
Đó quý thầy hiểu, cho nên chữ vô gián mà tâm định, là liên tục ở trong định, không có phút nào mà kẻ hở ở trong đó mà bung ra, bung vô được, gọi là “vô gián”.
Vậy thì hôm nay, Thầy giảng cho quý thầy biết được cái Định Vô Gián như thế nào. Mà bây giờ quý thầy cứ từng phút, từng phút một chớ đâu có lâu được, phải không?
Đó, hiểu như vậy thì quý thầy thấy được con đường của đạo Phật, Phật vạch quá rõ, không có chỗ nào mà Phật không nói cho chúng ta biết cái khó, cái dễ của nó.
Cho nên, bây giờ chúng ta tu được một phút, hai phút, chưa chắc đã là chúng ta đã kéo dài một, hai ngày nổi. Cho nên sự tu tập chúng ta cần phải còn tu tập nhiều.
Hỏi: Thế nào là pháp cần được sanh khởi?
Đó, pháp nào mà cần được sanh khởi? Thì Phật đáp:
Bất động trí.
Mình muốn không có cái tâm mà sanh khởi, thì phải giữ cái trí của mình bất động, không có khởi cái niệm này, niệm kia thì bất động. Nói như vậy chớ đâu phải dễ đâu! Đó, như vậy muốn đạt được cái pháp này - bất động trí - thì chúng ta còn phải tu tập những cái pháp khác.
Kế đây Thầy sẽ cho hai pháp, rồi ba pháp, rồi bốn pháp, mỗi cái bài pháp về giới luật, về cái giáo án Thầy sẽ cho thêm những cái bài phụ hết, để chúng ta thấy xen kẽ, xen kẽ để mà chúng ta biết tu tập.
Chớ giờ nói bất động trí: Cha! Cái chuyện này khó quá! Ngồi đây mà tâm không có nghĩ ngợi thì như là một người nhập Sơ Thiền, hoàn toàn là thanh thản không có một cái trí gì hết, đó tức là bất động trí.
(21:10) Mà bất động trí, thí dụ như nhập Nhị Thiền, thì bây giờ suốt thời gian một giờ, hai giờ, cho đến một ngày, hai ngày, ba ngày, bảy ngày mà cái tâm luôn luôn nó không khởi niệm này, niệm kia, im phăng phắc thì đó là bất động trí!
Đó thì như vậy là chúng ta phải có một công trình tu tập dữ lắm mới có đạt được.
Cho nên thế nào là pháp cần được sanh khởi? Nó liên tục sanh khởi, lúc thì sanh cái này, lúc sanh cái kia. Cho nên vì vậy mà Đức Phật mới dạy, thế nào là pháp cần được sanh khởi? Cần được sanh khởi, tức là mình đi ngược lại cái pháp mà nó đang - cái tâm mình sanh khởi - thì bất động trí, phải không?
Mình nghe nói: Thế nào là pháp cần được sanh khởi? Cái tâm của mình bây giờ nó đang sanh khởi rồi mình sanh khởi nữa sao? Cho nên, cái pháp mà cần cho được nó sanh khởi để cho cái sanh khởi của tâm mình nó đừng sanh khởi. Các con hiểu chỗ đó không?
Cho nên, nghe cái câu này thì chúng ta nghe nó dường như là Phật nói mâu thuẫn. Nhưng mà sự thật là đúng. Bởi vì mình đang ở trong cái tâm sanh khởi, mà bây giờ cái pháp mà cần được sanh khởi, nó không còn sanh khởi nữa đó, thì như vậy là bất động trí. Nó phải hiểu như vậy mới hiểu được cái câu nói.
Bởi vì trong kinh thường thường cái người dịch và cái người mà hiểu thì nó có hai cái hiểu. Nó phải có - thay vì cái câu này phải đặt như vầy nè: Thế nào là pháp cần được không sanh khởi? - Thì nó đúng. Nhưng mà vì ở trong kinh người ta dịch như vậy thì Thầy cũng viết ra như vậy để mà chúng ta phải hiểu nó bằng cách - nhưng mà chúng ta hiểu rất đúng, bởi vì hiểu như thế nào?
Các pháp mà cần sanh khởi là các pháp ở trong tâm của chúng ta. Mà muốn cho tâm nó đừng sanh khởi thì bất động trí nó mới không sanh khởi. Chớ cái trí mà sanh khởi hoài thì nó làm sao mà nó đối lại với cái pháp đó được!
Đó là cái câu, cái câu hỏi và cái câu trả lời như vậy.
Hỏi: Thế nào là một pháp cần được thắng tri?
Thắng tri tức là phải hiểu cho sâu đó, hiểu cho thấu triệt đó, cái pháp đó cần phải hiểu, hiểu cho thấu triệt mình mới làm chủ được cái pháp đó. Thì:
Đáp: Tất cả loài hữu tình do ăn uống mà an trú.
Nghĩa là, mình hiểu cho được cái ăn uống này để cho mình làm chủ được cái ăn uống chứ không phải gì hết.
Đức Phật muốn nói “tất cả loài hữu tình” là con vật, con gì, tất cả những loài mà biết thì tất cả những loài hữu tình, cái thứ nào cũng phải do ăn uống mà an trú. Nếu không ăn uống thì an trú không được. Chúng ta bây giờ không ăn thì chúng ta có an trú nổi không? Có ăn nó no như thế này chúng ta mới an trú được.
(23:43) Cho nên, cái pháp “một pháp mà cần được thắng tri”, thì cái pháp đó là cái pháp phải thấu suốt được cái trí hiểu biết của mình, phải thấu suốt được cái lý do ăn uống và an trú của chúng ta.
Cho nên chúng ta ăn một ngày một bữa là chúng ta đã thấu suốt được cái lý ăn uống. Cho nên Phật dạy chúng ta ăn uống một bữa đó, không ăn uống phi thời. Mà ăn uống một bữa là chúng ta đã an trú được yên ổn nhất. Ăn nhiều chưa chắc đã an trú được.
Bởi vì ăn nhiều chúng ta phải giành giật, cũng như loài vật chúng sanh đó, ăn nhiều nó đánh lộn nhau, giành giật đồ ăn. Cũng như mình, con người cũng vậy, ăn nhiều rồi sanh ra đấu tranh, nó mới có chuyện này chuyện kia, nó mới có làm những cái điều ác.
Cho nên chúng ta ăn ngày một bữa, và một bữa đó chúng ta thấy nó an ổn, yên trú, thân và tâm của chúng ta rất là an ổn.
Đó là cái pháp cần phải được thắng tri.
Hỏi: Thế nào là một pháp cần được tác chứng?
Đó. Bây giờ là chứng cái lý, thì cái pháp đó cần phải được tác chứng. Thì:
Đáp: Bất động tâm giải thoát.
Đó thì bất động tâm giải thoát thì quý thầy thấy hiểu chưa! Mà Thầy nói cái mục đích của đạo Phật đó, một cái pháp này thôi để giữ cái tâm mình làm sao cho bất động tâm giải thoát thì đó là cái mục đích của đạo Phật, thì đó là cái sự thành tựu của đạo Phật.
Muốn được vậy thì chúng ta phải nỗ lực hết sức mình trên bước đường tu tập mới có đạt được cái mục đích bất động tâm giải thoát.
(25:08) Bây giờ chúng ta tiếp tục học giáo án trong phần giới đức cho xong để còn phải học giới tuệ và giới bổn nữa, nó còn rất nhiều cái phần mà chúng ta phải học. Mà Thầy thấy về học cái giới thì nó quá là tuyệt, cho nên chúng ta phải học cho nó kỹ hơn một chút để chúng ta biết được cái đường lối tu tập.
Bây giờ Thầy xin nhắc lại để cho nó nối tiếp với cái bài pháp vừa rồi về cái giới hạnh, bây giờ nó cái phần là giới đức.
(25:46) Ở đây vị Tỳ Kheo phải hộ trì các căn.
Nghĩa là vị Tỳ Kheo phải giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình.
Bước qua cái giới đức, thì quý thầy thấy rằng cái pháp hộ trì các căn là đầu tiên hết. Mà chính đó là giới đức của chúng ta.
Bởi vì con mắt mình nhìn xuống, mình đi ra đường mình nhìn xuống, mình hộ trì con mắt mình không có thấy vật gì hết, thì cái tâm nó không tham muốn, thì tức là giới đức của chúng ta chớ gì? Cái đức ở trong tâm của chúng ta, còn cái kia cái hành động mà, các con hiểu điều đó không?
Cho nên người ta nhìn cái đức của cái người tu sĩ mà đi mà không ngó qua ngó lại, người ta thấy ông này thiệt là nghiêm chỉnh, cái đức nghiêm chỉnh, cái tâm không bị dao động. Bởi vì mình không ngó qua, ngó lại, mình đâu có thấy vật gì. Cho nên tâm mình đâu có dao động.
Mà phải là phòng hộ giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, đó là cái giới đức đầu tiên mà cái vị Tỳ Kheo cần phải học.
Thế nào là Tỳ Kheo hộ trì các căn?
Đó. Bây giờ chúng ta nêu lên cái sự hộ trì các căn. Hồi nãy mà trước khi mà học cái bài này, Thầy đã nêu lên có những vị Thánh tăng đã hộ trì các căn đó, đó là người ta tu ở trong cái giới đức đó.
Quý thầy thấy nêu lên một cái bài pháp là phải có một sự thực hiện ngay cái bài pháp đó liền tức khắc để chúng ta lấy cái gương hạnh đó mà chúng ta tu tập.
Thế nào là Tỳ Kheo hộ trì các căn?
Vị Tỳ Kheo khi mắt thấy sắc không nắm giữ tướng chung, tướng riêng; những nguyên nhân gì khiến cho nhãn căn không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các bất thiện pháp khởi lên, Tỳ Kheo phải chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn và nỗ lực thực hành sự hộ trì nhãn căn ấy.
Đó thì, quý thầy thấy, có những cái nguyên nhân nào mà khi con mắt thấy cái vật, rồi mà không được chế ngự nó thì nó sanh ra ham muốn chớ sao! Cho nên mình phải chế ngự nó.
Mà khi con mắt thấy một cái vật mà nó sanh ra tham ái, ưa thích, thì nó ưa thích thì nó sanh ra mình về rồi mình nhớ, mình nghĩ, mình thương, mình thấy như thế này ra.
Thí dụ đây Thầy đặt vấn đề ví dụ. Mình đi ra đường, mình thấy một cái cô gái đó, họ nhìn mình, rồi mình nhìn họ, họ cười mỉm chi, mình cười mỉm chi. Về cái bắt đầu cái tâm tham ái của mình bắt đầu nó nổi lên, mình không có chế ngự con mắt mình được.
Bây giờ mình thấy những cái hành động đó, những cái cử chỉ đó, về đó cái bắt đầu mình nằm đó mình buồn rầu “Phải chi gặp cô ta nữa! Thôi để ngày mai mình đi ra ngoài đường đó, mình đón cô ta có đi chợ không để gặp nữa!” Làm cho mình đêm đó ngày đó mình sầu tư, ưu bi - người ta gọi là tương tư đó.
(28:19) Đó, tương tư bóng dáng thôi, chỉ sơ sơ là người ta chỉ cười tình với mình, liếc háy mình có một chút thôi, mà về thôi sầu não gần chết, có phải là khổ không?
Cho nên vì vậy đó mà cái người biết rằng cái nguyên nhân, những cái nguyên nhân gì khiến cho nhãn căn không được chế ngự, mình thấy được cái sắc pháp đó nó làm cho nhãn căn mình không được chế ngự, khiến cho tâm tham ái, ưu bi chúng ta khởi lên, đó là nó làm cho chúng ta tương tư đó.
Đó là chúng ta phải biết đó là các ác bất thiện pháp khởi lên, vị Tỳ Kheo phải biết rõ cái nguyên nhân đó. Cho nên chúng ta trừ diệt, hộ trì cái nhãn căn, và nỗ lực thực hiện sự hộ trì nhãn căn không có cho nó dính cái hình ảnh đó nữa, quét sạch cái nụ cười đó ra, quét sạch cái đôi mắt mà liếc tình đó ra, cho nên vì vậy mà chúng ta thấy thanh thản trở lại, không có ưu bi, không có tương tư nữa.
Đó thì, ở đây Đức Phật dạy cho chúng ta hộ trì các căn làm cho chúng ta thoát ra khỏi cái vòng lôi cuốn, và cái vòng mà nó trói buộc chúng ta bằng những sợi dây vô hình mà rất là vĩ đại lắm, chớ không phải thường đâu.
Người ta thất tình, tương tư cũng bị ba cái này mà tiêu hết đó! Mà người tu sĩ đạo Phật mà chúng ta không có rõ được cái nguyên nhân đó, mà cứ để nằm lên, thở dài, thở xuống đó, thì cái kiểu đó tiêu ma luôn chớ đừng có nói chuyện tu!
Khi tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi hương, thân cảm xúc, ý nhận thức các pháp, vị Tỳ Kheo ấy không nắm giữ tướng riêng, tướng chung nhờ hộ trì cao quý các căn ấy. Do sự hộ trì này, mà tâm không đắm nhiễm các pháp thế gian nên nội tâm thanh tịnh, thanh thản, không cấu uế, tham dục, do vậy thân tâm hưởng lạc trọn vẹn của giới đức này.
Nghĩa là khi mà chúng ta hộ trì các căn thì ngay cái giới đức đó chúng ta thực hiện được thì chúng ta hưởng trọn vẹn của cái sự học giới này.
Đó thì quý thầy thấy cái sự phòng hộ sáu căn của chúng ta rất là quan trọng cho cái vấn đề của một người mà trau dồi cái giới đức của họ.
Vị Tỳ Kheo trau dồi, tu tập phòng hộ giữ gìn sáu căn không cho dính mắc sáu trần như vậy được tâm thanh tịnh, trong sạch, không cấu uế trần cảnh.
Như vậy là giới đức của vị ấy thứ nhất trong giới luật của Đức Phật.
Nghĩa là chúng ta hộ trì các căn chúng ta mà được thanh tịnh như vậy, đó là thứ nhất ở trong giới luật của Đức Phật, tức là giới đức của vị ấy thứ nhất ở trong giới luật của Đức Phật.
Đó chúng ta thấy cái đó là cái thứ nhất đó, cái phần thứ nhất mà chúng ta tu tập cái giới đức của Đức Phật, của giới luật của Đức Phật.
(31:01) Ở đây vị Tỳ Kheo phải Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Đó, bây giờ tới cái thứ hai nữa:
_Ở đây vị Tỳ Kheo phải Chánh Niệm Tỉnh Giác. Thế nào là vị Tỳ Kheo Chánh Niệm Tỉnh Giác? _
Chánh Niệm Tỉnh Giác là một giới đức của vị Tỳ Kheo mà cần phải trau dồi, tu tập hằng ngày, không được biếng trễ.
Nghĩa là chúng ta thấy Đức Phật có nói phòng hộ sáu căn, rồi Phật còn gọi cái tên phòng hộ sáu căn, Phật còn gọi là Thánh phòng hộ sáu căn, cho đến cái định mà gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định đó, thì Phật còn gọi là Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác, cái tên nghe - dùng cái tên nghe mình thấy các bậc Thánh tu hành chớ không phải là người tầm thường.
Vậy thì thế nào là Chánh Niệm Tỉnh Giác?
Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác là một giới đức của vị Tỳ Kheo mà cần phải trau dồi tu tập hàng ngày không được biếng trễ.
Đây là Phật dạy ra cái hành động mà chúng ta tu tập cái Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác này.
Tỳ Kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác.
Nghĩa là mình tỉnh giác ở trên cái hành động đi tới, đi lui của mình đó.
Khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác.
Nghĩa là mình nhìn qua thì mình tỉnh giác ở trong cái sự nhìn qua của mình, nhìn tới, nhìn lui, nhìn qua, nhìn lại, những cái nhìn của mình đều phải tỉnh giác ở trong đó.
Tỉnh giác để làm gì? Các thầy nghĩ tỉnh giác để làm gì đây? Tỉnh giác để phòng hộ sáu căn của mình chứ làm gì, để cho nó đừng dính mắc chớ gì! Nếu mà không tỉnh giác thì nó sẽ dính à. Cho nên, mình lúc nào mình cũng tỉnh giác nó, mình giữ gìn trong cái hành động của mình, liếc nhìn, ngó quanh, ngó quất đều là tỉnh giác.
Khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác. Khi mang y kép, bình bát, y thượng đều tỉnh giác. Khi ăn uống, nhai nuốt đều tỉnh giác. Khi đi đại, tiểu tiện đều tỉnh giác. Khi đi, đứng, nằm, ngồi, thức, nói, yên lặng, thầm lặng đều tỉnh giác.
Nói chung là tất cả các hành động trong thân, khẩu, ý đều lúc nào cũng có sự tỉnh giác.
Luôn luôn niệm hành động không mất - tức là thất niệm.
Nghĩa là luôn luôn mình giữ cái niệm hành động của mình đừng có mất, thì tức là mình không thất niệm, còn nếu mà nó mất tức là mình bị thất niệm. Thí dụ mình đương ngó qua cái mình quên đi, tức là thiếu tỉnh giác, đó là mình thất niệm rồi đó.
(33:34) Cho nên Đức Phật thường nhắc chúng ta là thất niệm đó, là khi tu một cái phần nào, luyện tập trau dồi cái phần nào, thì tức là mình phải luôn luôn phải đừng có để cho thất niệm, mà thất niệm thì đó là không tốt rồi.
Như vậy là giới đức của vị Tỳ Kheo thứ hai trong giới luật của Đức Phật.
Đó, chúng ta thấy từng cái giới, mà giới đức thứ nhất rồi giới đức thứ hai, nó có tuần tự. Nếu quý vị tu Chánh Niệm Tỉnh Giác trước mà không phòng hộ sáu căn trước thì cái đó là quý vị tu ngược, lớp một mà không tu lại tu lớp hai đó.
Cho nên bây giờ vô đó Thầy dạy quý thầy, dạy: “Đi kinh hành, biết tôi đi kinh hành”, đó là tu lớp hai chứ không phải tu lớp một. Còn dạy chúng ta phòng hộ sáu căn đó là bắt đầu chúng ta tu lớp một rồi đến tu lớp hai.
Cho nên khi mà tỉnh giác để làm gì? Để chúng ta giữ gìn, phòng hộ sáu căn của chúng ta đó. Khi nó thấy, khi nó nghe, khi này kia đó, mắt nhìn ngó, hay hoặc là cái gì động dụng gì của ý của mình đều là mình quan sát, mình tỉnh thức.
Cho nên mình tỉnh thức tức là mình ngăn cái lòng ham muốn của mình ngay liền tức khắc. Mình không tỉnh thức lòng ham muốn mình xâm chiếm liền, thì ác pháp vô đó mà xâm nhập tâm hồn của chúng ta.
Chúng ta thấy từ cái lớp một chớ, đó là cái lớp một chúng ta phải tu phòng hộ sáu căn - Thánh phòng hộ sáu căn. Lớp hai của giới đức thì chúng ta lại tu Chánh Niệm Tỉnh Thức.
Cho nên, chúng ta tu cái này rồi, nó thấy được cái sự phòng hộ rồi, từ phòng hộ ăn uống, từ phòng hộ mặc y áo, từ phòng hộ tất cả mọi vật nó không còn dính mắc rồi, thì bây giờ tu Chánh Niệm Tỉnh Thức nó rất là tỉnh thức.
Các thầy thấy rất rõ, trên cái con đường của đạo Phật vạch chúng ta đi từng bước một, bước một của chúng ta, mà nó làm cho chúng ta tỉnh thức, rất là tỉnh thức.
Nhờ giới đức tỉnh thức này, nên Ngũ Triền Cái và Ngũ Kiết Sử không xâm chiếm được tâm của vị ấy.
Nghĩa là tỉnh thức rồi thì Ngũ Triền Cái với Ngũ Kiết Sử không bao giờ… Ngũ Kiết Sử hay là Thất Kiết Sử, sau này Thầy sẽ dạy cho quý thầy tới cái phần giới tuệ đó, thầy sẽ dạy cho quý thầy cái Ngũ Kiết Sử và cái Ngũ Triền Cái và Ngũ Kiết Sử, và Thất Kiết Sử để cho quý thầy biết những cái đó là cái gì mà chúng ta cần phải quét sạch nó ra.
Còn bây giờ thì chúng ta lướt qua để chúng ta biết rằng:
Nhờ giới đức tỉnh thức này nên Ngũ Triền Cái và Ngũ Kiết Sử không xâm chiếm được tâm của vị ấy. Vị ấy hoàn toàn sống thanh thản, an lạc, tâm vị ấy lần lần thanh tịnh, trong sạch.
(35:59) Ở đây, vị Tỳ Kheo ít muốn…
Đây tới cái giới đức thứ ba đây. Đó là giới đức thứ hai là Chánh Niệm Tỉnh Giác, đó là giới đức thứ hai. Giới đức thứ ba:
Ở đây, vị Tỳ Kheo ít muốn biết đủ.
Ít muốn là thiểu dục tri túc đó. Đó là một cái đức, cái giới đức của một người tu sĩ, họ phải cần tập luyện đây.
Thế nào là ít muốn, biết đủ?
Ít muốn, biết đủ tức là thiểu dục tri túc. Thiểu dục tri túc là một giới đức của vị Tỳ Kheo nên cần phải trau dồi tu tập hàng ngày. Nếu không trau dồi tu tập hàng ngày thì khó mà sống được giới đức này.
Nghĩa là phải luôn luôn trau dồi nó. Vậy thì trau dồi nó như thế nào đây?
Ở đây, vị Tỳ Kheo phải chấp nhận, phải bằng lòng với ba tấm y để che thân, với đồ ăn đi xin để nuôi bụng. Đi đến chỗ nào cũng chỉ mang theo ba y, một bát, không được thêm cũng không được bớt.
Cũng như con chim bay đến chỗ nào nó cũng mang theo hai cái cánh và chiếc mỏ để sống, bữa đói, bữa no mà vẫn không quan tâm. Chỉ quan tâm đến cuộc sống thiểu dục tri túc của giới đức của người tu sĩ.
Nghĩa là mình quan tâm cái giới về giới đức của mình, cho nên luôn luôn mình sống thiểu dục tri túc, không có đòi hỏi, bữa đói, bữa no cũng không quan trọng nữa, mà chỉ cần phải giữ cái giới đức của mình, đó là mình đi đâu mình chỉ mang ba y, một bát của mình đến đó, và cái bát của mình đó là chiếc mỏ của mình đi xin ăn mà sống.
Bữa thì người ta cho ăn thì no, bữa mà người ta không cho ăn thì đói mà vẫn biết giữ, đói thì cũng vẫn là ít muốn, biết đủ. Chớ không phải đói là bắt đầu mình muốn, muốn cho ăn nhiều đó, thì cái đó không phải là tri túc thiểu dục đâu.
Ở đây cái tri túc thiểu dục là nói bây giờ đồ ăn mình dư dả quá nhiều rồi đó, mình ăn ít ít thôi. Nhưng mà sự thật khi mà đói mới biết được cái chỗ mà chúng ta có thiểu dục tri túc hay không. Đó là cái khó đó.
(38:01) Ở đây nó tới là cái giới đức mà thứ ba của Phật dạy rồi, cho nên nó khó chớ không phải dễ đâu. Nói thiểu dục tri túc, khi mà chúng ta đói rồi chúng ta mới biết thiểu dục tri túc chúng ta ở chỗ nào.
Khi mà quần áo chúng ta, y áo chúng ta đã rách nát hết rồi, không còn có mặc nữa hay hoặc là nó ướt át hết rồi chúng ta mới thấy là cái chỗ thiểu dục tri túc chúng ta nó mới có biết được chỗ đó. Chớ không phải là nghe nói thiểu dục tri túc, ít muốn biết đủ là như vậy là đơn giản cái danh từ như vậy đâu.
Khi cái trường hợp và hoàn cảnh chúng ta có đói, có khát chúng ta mới biết chỗ tri túc thiểu dục chúng ta ở chỗ đó đó, ở chỗ đói khát đó, ở chỗ mà cái người đời mà người ta gọi là không thể làm được tri túc thiểu dục đó đó.
Chớ còn bây giờ, thí dụ như người nghèo họ nói: “Tui cũng biết đủ rồi, tui đâu có gì đâu, tui đâu có ham giàu nữa.” Sức ông ta ổng làm giàu không được thì ông đâu có làm sao ổng ham được nữa, cho nên ổng cũng nói ông biết đủ rồi!
Đó thì cái đó là cái mà không thể nói rằng tri túc thiểu dục của giới đức của cái người tu sĩ được, mà giới đức của người tu sĩ để căn cứ vào cái chỗ mà đói, mà khát, mà rách, mà rưới, mà khi đau bệnh mà không thuốc thang đó, mà vẫn tri túc thiểu dục được trong lúc đó đó, mới gọi là tri túc thiểu dục.
Nếu mà Thầy không giảng như vậy thì quý thầy chỉ hiểu sơ sơ chỗ tri túc thiểu dục đó thì không thấu suốt được đạo Phật đâu.
Như vậy là giới đức của vị Tỳ Kheo thứ ba trong giới luật của Đức Phật.
Đó, cái chỗ mà thiểu dục tri túc này mà sống như vậy đó thì Đức Phật coi nó là cái giới đức của một vị Tỳ Kheo trong giới luật của mình đó.
Người tu sĩ nào sống ngược lại những giới đức này là vị Tỳ Kheo phạm giới đức…
Phạm phải cái giới đức.
… của đạo Phật. Vị ấy là trùng trong lông sư tử.
Nghĩa là mình không giữ được tâm của mình khi mà trong cái cảnh khó, mà mình không giữ tâm của mình thiểu dục tri túc.
Cho nên hầu như người ta không giữ được cái thiểu dục tri túc đó, mà người ta phải để dành thuốc, để dành thang, để dành hai cái y, để dành hai cục xà bông, để dành hai cây kim để rủi cây này có gãy cây kia nó còn mà vá.
Còn bây giờ mình gãy sạch hết rồi, mà quần áo thì rách hết rồi, mà lấy gì vá đây? Thì không phải lúc bấy giờ mới là lúc mà thiểu dục tri túc sao? Chớ đâu phải mà lúc còn cây kim đó là thiểu dục tri túc đâu.
Quý thầy phải hiểu cái chỗ khó khăn là cái chỗ đó đó. Mà cái chỗ đó mới nói lên được cái đức của cái người tu, thiểu dục tri túc đến cái mức đó đó.
(40:19) Vị Tỳ Kheo khi đã thành tựu giới hạnh và ba giới đức cao quý trên đây…
Đó phải xem được là ba cái giới đức cao quý của họ chớ không phải là tầm thường đâu. Nếu mà giữ gìn được ba cái giới đức này, thật ra một vị Tỳ Kheo đáng cho người ta cúi đầu mà người ta đảnh lễ, người ta cúng dâng tất cả những cái thực phẩm để coi như đương nhiên là một vị Phật sống ở tại thế gian rồi đó.
Thứ nhất là chúng ta phải hiểu là các giới hạnh mà chúng ta đã tu tập ở trên, nghĩa là giới hạnh đã học rồi ở trên đó, các giới hạnh chúng ta đã học ở trên, cộng với ba cái giới đức mà chúng ta vừa học đó, thì hai là giới đức hộ trì các căn, ba là giới đức Chánh Niệm Tỉnh Giác, bốn là giới đức thiểu dục tri túc. Đó ba cái giới đức này, nó quan trọng bước đầu của cái người mà tu tập về cái giới đức của đạo Phật.
… khi đã tu tập giới đức, giới hạnh này viên mãn thì nên lựa một cái chỗ thanh vắng.
Khi mà chúng ta giới đức, giới hạnh - tức là những cái giới hạnh, hai mươi lăm cái giới hạnh ở trên đó, và ba cái giới đức dưới này mà chúng ta tu tập, chúng ta sống được như vậy rồi, thì bắt đầu chúng ta mới đi đến một cái chỗ thanh vắng, tĩnh mịch, như rừng cây, ngoài trời, đống rơm, chòi lá, hay khe suối, hang đá, hang động…
Bắt đầu chúng ta mới đi đến đó để chúng ta thực hiện những cái giới đức kế tiếp của chúng ta tu tập.
Sau khi khất thực ăn cơm xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt.
Đó, bây giờ mới đi vào ở trong những cái giới đức kế tiếp. Còn nếu mà ba cái giới đức mà những cái giới hạnh ở trên mà chưa thực hiện được, thì cái chuyện mà đi làm cái chuyện này thì không có thể nào mà làm được cái tới nữa được đâu.
Bởi vì từ cái lớp thấp phải học cho nó xong thì mới đến cái lớp cao, và đến cái lớp cao này thì chúng ta phải đầy đủ giới hạnh và đạt được ba cái giới đức như Thầy đã giảng ở trên, thì bắt đầu bây giờ mới vào rừng để rồi chúng ta tu tập giới đức gì tiếp theo đây, để chúng ta thấy coi thử coi cách thức tu như thế nào đây.
(42:36) Vị Tỳ Kheo sau khi ngồi kiết già, lưng thẳng đứng, vị ấy đặt niệm tham ái trước mặt…
Đó, mặc dù là phòng hộ giữ gìn, Chánh Niệm Tỉnh Thức như vậy rồi, nhưng chưa hẳn đã là quét sạch tham ái trong lòng của mình.
Cho nên vị đó phải đi vào cái nơi thanh vắng, yên tịnh ở trong rừng, trong núi, rồi mới đặt cái lưng thẳng, ngồi kiết già, mới đặt cái niệm tham ái trước mặt mình:
… quán xét tận tường tham ái, vị ấy từ bỏ tham ái.
Quán xét cho nó thấu suốt của nó rồi, tức là tu Định Vô Lậu đây. Cho nên lúc bấy giờ chúng ta mới từ bỏ cái lòng tham ái chúng ta được.
Đó thì quý thầy thấy cái chỗ tu của đạo Phật có từng bước, từng bước rất rõ ràng, chớ không phải là nói cái chuyện mà tu mù mờ, như bây giờ cứ ngồi thiền hít thở không thì đó là tu mù, tu mờ chớ tu không có đúng cái cách thức mà tu tập.
Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái, từ bỏ.
Đó bắt đầu, bắt đầu các thầy thấy không, khi mà đặt cái niệm như vậy đó thì cái vị đó mới quán xét, tức là dùng cái pháp quán mà quán xét những cái tham ái của mình:
Nó như thế nào, nó khổ như thế nào, nó làm sao sao, để cho mình quét sạch nó ra - những cái tâm mà từ lâu tới giờ mình có những cái tham ái, nó làm cho mình dằn vặt đau khổ ở trong lòng của mình.
Mặc dù là qua những cái giới hạnh và cái giới đức ở trên, nó làm cho mình được tỉnh thức được cao, được xả ly rất nhiều rồi đó, thì bây giờ nó còn quét sạch những cái tham ái mà vi tế ở trong lòng chúng ta. Còn cái thô thì chúng ta hết rồi, những cái giới đức, giới hạnh ở trên chúng ta đã quét sạch cái thô rồi.
Còn bây giờ cái thô của mình chưa có tu tập cái này, mà nó còn thô mà ngồi đây mà quét sạch tham ái thì chắc chắn là chỉ là quét cái sơ, cũng như là mình xoa cái da của nó chớ nhằm nhò gì tới cái tâm của nó đâu, nó làm sao mà nó hết được!
Cho nên bắt đầu bây giờ đó mới là quán xét nó, từ đó cái trí tuệ chúng ta nó phóng ra những cái tri kiến giải thoát, nó làm chúng ta thấm, thấu suốt được cái tâm tham ái. Cho nên chúng ta ly nó ra, chúng ta gọt sạch nó hết cái tham ái này ra.
(44:36) Đó, bắt đầu cái tâm mà tham ái chúng ta đã gọt sạch ra hết rồi, thì bắt đầu chúng ta từ bỏ sân hận.
Vị ấy sống với tâm không sân hận…
Tức là chúng ta đặt cái niệm sân trước mặt chúng ta nữa. Nghĩa là tâm tham ái đã quán xét nó rồi, thấu suốt nó rồi, xả ly nó rồi, từ bỏ nó rồi, thì bắt đầu bây giờ chúng ta mới đặt cái niệm sân ở trước mặt nữa, chúng ta tiếp tục,
Không có nghĩa là trong một cái thời gian mà ngồi ở tại khu đó đó, mà thời gian này quán xét cái tham ái rồi cứ tiếp tục cái sân nữa đâu, không phải đâu!
Nghĩa là chúng ta, tham ái chúng ta quét sạch rồi bắt đầu chúng ta xả nghỉ, chơi cho nó khỏe, rồi một lúc nữa chúng ta đặt, chúng ta tu cái tham ái nữa, quét cho thật sạch, chúng ta thấu suốt được cái lý mà ly cho hết cái tham ái.
Trong một ngày, hai ngày, một tuần lễ, hai tuần lễ… chúng ta thấy cái tâm tham ái của chúng ta nó quét sạch được rồi, bắt đầu chúng ta mới đặt cái niệm sân, đặt cái niệm sân rồi chúng ta cũng quán xét cái niệm sân như vậy, để chúng ta quét sạch cái sân ra.
Khi mà chúng ta quét sạch, từ giã cái tâm sân của chúng ta, thì:
… lòng từ mẫn, thương xót tất cả chúng sanh hữu tình.
Đó thì lúc bấy giờ chúng ta quét sạch cái tâm sân của chúng ta thì cái tâm từ mẫn của chúng ta - nó thương xót chúng sanh - nó hiện ra.
Đây là giới đức của vị ấy thứ tư trong giới luật của Đức Phật.
Nghĩa là khi mà quét sạch cái tâm tham ái, cái lòng sân hận, cái tâm Từ Bi của vị ấy phát triển ra được thì đó là cái giới đức thứ tư ở trong cái giới luật của Đức Phật.
Khi đã gột rửa tâm tham ái, vị ấy…
À không, ở đây cái tâm sân chưa, Thầy lộn ở chỗ này nè.
Các thầy nhớ kỹ: Chỉ quét sạch cái tâm tham ái đó là cái giới đức của chúng ta thứ tư ở trong cái giới luật của Đức Phật. Còn cái tâm sân nó lại nằm riêng ở cái phần khác rồi đó, nó không có ở trong cái phần của tâm tham ái.
Bởi vì tham ái nó là một cái giới đức, quét sạch cái tham ái nó là một cái giới đức ở trong cái giới luật của Phật.
Ở đây Thầy tiếp tục. Vì hồi nãy Thầy bị ghi lộn chớ không phải gì hết.
(46:52) Khi đã gột rửa tâm tham ái xong rồi, thì vị ấy mới đặt lưng, ngồi thẳng…
Kiết già đó, thì mới:
… đặt cái niệm sân trước mặt quán xét.
Bây giờ tới cái tâm sân đó.
Quán xét cái tâm sân, vị ấy từ bỏ sân ở đời, sống với tâm thoát ly sân hận, gột rửa hết tâm sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh, không chỗ nào mà tâm Từ Bi không biến mãn đến.
Đó, thì bắt đầu bây giờ quét sạch cái tâm sân, thì cái lòng thương xót của chúng sanh bắt đầu nó mới phủ trùm ra, nó mới thương xót tất cả chúng sanh.
Còn cái tâm sân thì không bao giờ mà thương xót chúng sanh đâu. Người ta còn giận một chút xíu thì chưa chắc đã là thương xót. Cái thương của chúng ta là cái thương đối đãi, cái thương mà của thường tình, chớ không phải là cái thương của Từ Bi đâu. Cho nên khi mà chúng ta quét sạch được cái tâm sân thì cái tâm Từ Bi chúng ta mới thực hiện ra được.
Vì vậy ớ mà muốn cho cái tâm sân của chúng ta mà đối trị nó thì người ta tu Tứ Vô Lượng Tâm đó, để thực hiện cái tâm Từ chớ, để rồi Từ Bi nó có nó mới quét sạch cái tâm sân.
Nhưng bây giờ ở đây chúng ta lại dùng cái Định Vô Lậu chúng ta quét cái tâm sân của chúng ta ra thì Từ Bi nó sẽ thể hiện ra. Nó đi ngược lại.
Hồi đó chúng ta còn là chiếc áo cư sĩ, thì chúng ta không thể tu cái này được, bởi vì chúng ta chưa có sống cái đời sống mà thoát ly, xuất gia được, chúng ta chưa có đời sống Chánh Niệm Tỉnh Thức, phòng hộ sáu căn được, cho nên chúng ta phải lấy tâm Từ mà tu, Tứ Vô Lượng tu, để cho cái tâm của chúng ta phủ trùm lòng thương yêu mà từ đó nó đối trị với cái tâm sân của chúng ta, để chúng ta không còn sân hận nữa.
Nhưng chưa phải quét sạch cái tận gốc của sân hận, cho nên chúng ta phải đi tới một cái giai đoạn này, là chúng ta dùng cái Định Vô Lậu đặt niệm sân, quán xét sân, rồi phá vỡ tâm sân, Từ Bi chúng ta bây giờ - tâm Từ, Bi, Hỷ Xả chúng ta bây giờ mới thực hiện chân thật của Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Đó, hai bên thì chúng ta thấy có cái khác nhau, nhưng mà nó cũng giúp cho hỗ trợ cho nhau.
Nếu mà cái người cư sĩ còn sân mà vào tu chưa chắc đã là giữ phòng hộ sáu căn, giữ được tất cả mọi cái. Cho nên chúng ta phải hiểu thấu suốt được, trau dồi cái lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả của chúng ta trong cái chiếc áo cư sĩ, khi đến với Đức Phật thì chúng ta quét sạch cái tâm sân chúng ta rất dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, và từ đó tâm Từ Bi của chúng ta lại còn thấm nhuần sâu hơn và cao hơn nữa.
Đây là giới (đức) thứ năm…
Tâm sân đó.
… là giới (đức) thứ năm của vị ấy trong giới luật của Đức Phật.
(49:19) Khi đã gột rửa tâm sân hận hết sạch, vị ấy đặt niệm hôn trầm thùy miên trước mặt.
Đó, chúng ta lấy cái - hồi nãy có một vị Thánh Tăng đặt cái niệm buồn ngủ ở trước mặt để mà tu đó, thì bây giờ Đức Phật cũng đã dạy chúng ta ở chỗ này nè .
Tu cái giới đức này phải đặt cái niệm hôn trầm thùy miên ở trước mặt của mình, rồi mình quán xét cho thông suốt cái niệm thùy miên từ đâu đến, mà do đâu mà có mà sanh ra lười biếng, mà ham ngủ như vầy?
Do đó mình quán xét thấu suốt được, cái lý mà thấu suốt được thì mình sẽ từ bỏ thùy miên, từ bỏ hôn trầm thùy miên ở đời.
Sống với tâm thoát ly hôn trầm, thùy miên, sống cố gắng gột rửa cho hết tâm hôn trầm, thùy miên, với tâm tưởng về ánh sáng, luôn luôn phải giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Thức.
Nghĩa là luôn luôn lúc nào bây giờ, lúc bấy giờ mình muốn quét sạch cái tâm hôn trầm thùy miên thì mình mới dùng cái tưởng của mình, tưởng cái tâm của mình sáng suốt như ngày, đêm thì như ngày chớ không có đen tối như đêm nữa.
Nghĩa là luôn luôn mình phải dùng cái tưởng kèm theo để cho cái tâm hôn trầm thùy miên của mình - nó vì nó ham ngủ thì nó thấy chỗ nào mà mờ mờ, tối tối là nó ham lắm, mà nó sáng chừng nào thì nó ghét lắm, cái tâm mà lười biếng nó thấy sáng nó ghét lắm, cho nên vì vậy đó mà mình phải tưởng cái tâm của mình sáng như ánh sáng, sáng như ban ngày làm cho cái hôn trầm thùy miên nó phải mất đi.
Cho nên ở đây luôn luôn phải giữ Chánh Niệm Tỉnh Thức. Chánh Niệm Tỉnh Thức ở đây là giữ cái tâm sáng suốt chớ không phải là Chánh Niệm Tỉnh Thức ở đây là giữ cái hành động của chúng ta như ở trước nữa.
Đó, các thầy phải hiểu cái chỗ Chánh Niệm Tỉnh Thức này là cái niệm chân chính của ánh sáng, và thức tỉnh nơi ánh sáng để làm cho cái hôn trầm thùy miên chúng ta không có.
Cho nên phải biết áp dụng, phải biết sử dụng nó ở trong cái Chánh Niệm Tỉnh Thức nào, mà ở trong cái chỗ pháp tu thì nó mới có kết quả. Còn nghĩ mà sai chúng ta chẳng biết đường mà chúng ta tu tập.
… thì mới mong gột rửa hết tâm hôn trầm, thùy miên. Từ đó muốn hết hôn trầm, thùy miên, vị ấy phải trau dồi lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh, (không) chỗ nào mà tâm Từ Bi không biến mãn đến.
Đây là giới đức thứ sáu của vị ấy trong giới luật của Đức Phật.
Đó thì, quý thầy thấy rằng trong cái sự tu tập của chúng ta mà xả bỏ được cái hôn trầm, thùy miên là cái giới đức thứ sáu của giới luật của Đức Phật.
Đây là giới đức thứ sáu của vị ấy trong giới luật của Đức Phật.
(52:00) Khi vị Tỳ Kheo đã gột rửa hết hôn trầm thùy miên thì vị ấy đặt niệm trạo cử, hối tiếc trước mặt, quán xét cho thấu đáo, tường tận; sống tâm không còn trạo cử, hối tiếc; từ bỏ trạo cử, hối tiếc; sống với nội tâm trầm lặng, thanh thản, nhẹ nhàng, luôn luôn hân hoan, vì thế lòng từ mẫn thương yêu tất cả muôn loài chúng sanh, chỗ nào cũng có tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả biến mãn khắp cùng, nhờ thế trạo cử, hối tiếc mới quét sạch, mới gột rửa hết.
Đây là giới đức thứ bảy của vị ấy trong giới luật của Đức Phật.
Đó thì, cái trạo cử. Trạo cử là cái gì? Mà hối tiếc là cái gì?
Trạo cử là cái tâm lăng xăng nghĩ cái này đến cái kia, nó liên tục, Phật gọi nó là tùy miên. Tùy miên chớ không phải thùy miên. Thùy miên là ngủ còn tùy miên là nó liên tục.
Trạo cử là có cái dòng tư tưởng nó liên tục nó nhớ cái này, nó nhớ đến cái kia, nó nhớ đến cái nọ. Người nào mà có độc cư thì mới thấy được cái trạo cử.
Rồi nó hối tiếc hồi nhỏ mình làm cái này, cái kia, cái nọ, rồi làm cho cha mẹ buồn, làm cho anh em giận, làm cái này cái kia nó nhớ ra hết! Đó là nó tùy miên theo cái trạo cử, theo cái dòng tư tưởng của nó gọi là trạo cử đó.
Vì vậy cho nên khi mà có cái dòng tư tưởng mà trạo cử như vậy, nó hối tiếc như vậy đó, thì chúng ta phải đặt cái niệm, quán xét nó từ đâu mà nó sanh ra.
Nó từ ở đâu mà sanh ra? Nó ở trong những cái quá khứ, cái sự kiện đã xảy ra ở trong quá khứ, nó thường thường nó trào dâng lên một cách rất là tràn trề, nó không bao giờ dứt.
Cho nên có lần Minh Tông nói với Thầy là sống độc cư rồi chúng ta mới thấy nó tuôn tràn, nó tuôn tràn riết mãi, nó tuôn tràn sạch hết rồi thì nó mới hết tuôn tràn. Cho nên do vì vậy đó mà chúng ta biết rằng cái độc cư làm cho cái tâm trạo cử chúng ta nó tuôn tràn sạch.
Còn ở đây ớ Đức Phật lại phòng ngừa, chúng ta đặt cái niệm cho nó, rồi chúng ta quán xét cái trạo cử này, cái hối tiếc này đó, mà người ta dùng cái danh từ là trạo hối: Nó vừa khởi lên mà vừa là hối hận ở trong đó, nó vừa hối tiếc cái này, hối tiếc cái kia.
(54:15) Như trước kia đó mình làm sĩ quan, tướng tá đồ, bây giờ ở trong cái chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa thì mình chỉ là làm cái thằng xích lô vậy thôi, thì nghe nó buồn tủi, nó hối tiếc hồi mình lên voi đó, mình ra lệnh, mình sai thằng này, thằng kia, kẻ hầu, người hạ đầy đủ, la một tiếng là ai cũng chạy mù. Còn bây giờ đi ra đường nhiều cái bà mà chửi xiên chửi xỏ mình đủ cách hết, mà cũng hổng dám nói họ nữa.
Cho nên những cái nỗi mà nuối tiếc lại cái thời mà vàng son của mình nó làm cho mình đau lòng, làm cho mình khổ sở. Cái tư tưởng đó nó tuôn tràn ra, cái tư tưởng đó gọi là trạo cử, hay hoặc là trạo hối, hay là trạo cử hối tiếc.
Vì vậy mà chúng ta tu tập để cho nó không còn cái trạo cử hối tiếc đó nữa, thì chúng ta phải quán xét tường tận những cái trạo cử hối tiếc đó từ đâu sanh ra? Nó có thật hay là không? Hay hoặc là một cái nhân quả nào đó mà chúng ta phải trả với một cái giá rất đắt? Hay hoặc là chúng ta phải hưởng một cái thời vàng son nào đó là hết phước rồi thì bây giờ chúng ta nó phải trở về vị trí quá là khổ sở như thế này?
Trước kia mình giàu sang, bây giờ qua giải phóng rồi, mình không còn, hai bàn tay trắng không, mà mình luôn luôn mình cứ hối tiếc lại những cái chuyện vàng son của mình giàu có hồi trước, bây giờ mình đâm ra mình đau khổ thì tức là mình quá ngu si!
Cho nên mình quán xét, vì vậy cho nên mình thấy đó là cái luật nhân quả.
Người ta nói: “Không ai giàu ba họ mà cũng không ai khó ba đời” - thì đó là nhân quả, cho nên cái câu tục ngữ nói vậy là đúng chớ không có sai được. Cho nên đâu có ai mà giàu hoài được, mà cũng đâu có ai mà nghèo hoài, thì có lúc lên voi, có lúc xuống chó chớ!
Do cái chỗ đó chúng ta chỉ an ủi chúng ta, nhưng tâm trạng của con người khó mà hết cái trạo cử, hối tiếc này. Vì vậy đó mà đạo Phật dạy chúng ta phải quán xét, quét sạch cái trạo cử, hối tiếc ra khỏi cái tâm tư của chúng ta.
Nhờ cái sự trau dồi như vậy đó thì chúng ta mới gột rửa sạch hết cái trạo cử hối tiếc. Nó là cái giới đức thứ bảy của sự tu tập của chúng ta. Nó không phải thường đâu, nó không phải dễ đâu, cho nên phải nỗ lực tu tập ở trong cái Định Vô Lậu chúng ta mới quét sạch được cái trạo cử, hối tiếc này.
(56:33) Khi vị Tỳ Kheo đã gọt sạch hết trạo cử, hối tiếc xong, vị ấy đặt niệm trước mặt, quán xét cho thấu đáo tường tận mạn.
Mạn là ngã mạn đó.
Vị ấy từ bỏ ngã mạn ở đời, sống với tâm thoát ly ngã mạn, gột rửa cho sạch hết tâm ngã mạn, nhờ thế lòng từ mẫn, thương yêu tất cả chúng sanh, loài hữu tình, với tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả vô bờ bến biến mãn khắp tất cả muôn phương, nhờ thế vị ấy mới gột rửa sạch tâm cống cao ngã mạn của mình.
Đây là giới đức thứ tám của vị ấy trong giới luật của Đức Phật.
Đó là cái giới đức thứ tám của cái tâm ngã mạn, mình quét sạch nó ra.
Ngã mạn coi vậy chứ khó lắm, bởi vì khi mà chúng ta đặt cái niệm trước mắt rồi chúng ta quán xét suy tư lại hằng ngày mình có những cái hành động ngã mạn ở trong đó.
Nó vi tế, rất vi tế, do đó chúng ta quán xét chúng ta mới thấy được cái hành động ngã mạn. Từ đó cái hành động ngã mạn mà mình chỉ sơ xuất thôi, mình thấy nó không có, nhưng mà rồi cái người khác người ta nhận xét mà người ta không dám nói ra.
Chẳng hạn là như mình lơ đễnh một chút cái ngã của mình nó lộ ra người ta thấy, mà mình không thấy cái ngã của mình. Mà hễ mình nhắc mình thì mình đỏ mặt lên liền, cho nên người ta ít có muốn nhắc là như vậy.
Nhưng mình phải là quán xét, mình đặt cái niệm ngã mạn của mình, mình quán xét. Ngày hôm đó mình có cái hành động nào mà ngã mạn, mình quán xét, mình suy tư. Mình vô tình chớ không phải mình hữu ý nhưng cái ngã của mình nó vẫn còn, cho nên cái hành động của mình nó có cái vẻ ra ta đây đó, thì tức là ngã mạn.
Nhất là khi mà chúng ta tu được một chút ít nào đó, coi chừng mà cái ngã mạn chúng ta theo đó. Cũng như chúng ta học được một ít gì đó, hay hoặc là chúng ta học giỏi hơn mọi người trong lớp rồi, tuần này chúng ta được hạng nhất rồi, coi bộ vô trong lớp, coi bộ thiên hạ mình đạp dưới chân hết, hiu hiu tự đắc lắm.
(58:24) Cho nên vì vậy mà tuần sau nó xuống cái hạng mười cái hoảng hồn rồi, lật đật! Bởi vì mình nghĩ rằng mình hạng nhất thì phải hạng nhất luôn, nhưng mà không ngờ lại người ta lại dở hơn mình thì người ta lại cố gắng học hơn, còn mình lại ngã mạn mình không lo học, cho nên mình lại thua.
Mình thua bắt đầu cái mặt mình nó buồn so. Buồn so tức là cũng ngã mạn của mình đó, chớ không phải là nói mình hiu hiu tự đắc đó là ngã mạn, mà lại buồn là không ngã mạn. Chính cái buồn cũng là cái ngã mạn, buồn vì mình thua người ta mình ngã mạn, tức là cái ngã mạn của mình.
Cho nên mình phải xét nhiều khía cạnh để cho mình diệt cái ngã mạn của mình, từ đó cái oai nghi tế hạnh của một người mà giới đức, họ không bao giờ để kẽ hở cho người khác thấy cái ngã mạn của họ. Còn nếu mà thiếu xét như vậy đó, thì cái ngã mạn của chúng ta càng ngày nó càng lừng lẫy, nó càng lộ ra những cái tướng, coi như mặt vác hất ở trên trời.
Mới có dự thi được vào cao đẳng Vạn Hạnh thôi, nghĩa là chưa học Vạn Hạnh ngày nào hết à, mới có tốt nghiệp qua trường Cơ bản Phật học thôi, rồi được thi vô cao đẳng Vạn Hạnh, thì Thầy thấy rằng cái mặt đã vác hất ở trên trời rồi.
Mà chưa học được cái ngày nào ở trong Vạn Hạnh, nó chưa có cấp bằng cử nhân nữa mà đã vác mặt đi coi nghênh nghênh rồi, coi như mình là sinh viên đại học rồi. Thầy thấy cái đó là cái ngã mạn, mà là một tu sĩ chớ đừng có nói chi là một cái người ngoài đời.
Đó là những cái mà chúng ta phải biết cái vi tế của cái ngã mạn của chúng ta, nó là một cái tâm rất là làm chúng ta đau khổ trong cái bước đường tu tập của chúng ta.
(01:00:01) Khi vị Tỳ Kheo đã gột rửa hết tâm ngã mạn, cống cao xong, vị ấy đặt niệm nghi ngờ trước mặt quán xét thấu đáo, tường tận.
Đó, bây giờ bắt đầu chúng ta hết cái tâm ngã mạn cống cao rồi thì chúng ta lại đặt cái niệm nghi ngờ.
Bởi vì cái nghi ngờ chúng ta nhiều lắm. Thấy cái người đó vậy cái mình nghi ngờ người đó là vầy, khác, nói xấu mình hay hoặc thế này thế khác. Thấy người đó vầy cái mình nghi ngờ họ là không ưa mình, hơi có cái gì đó cái mình thấy không ưa.
Do cái tâm nghi ngờ đó mà nó sanh ra những cái giận, cái hờn, cái phiền não, rồi cái không ưa với nhau, nó tất cả mọi cái. Cho nên cái nghi ngờ đó là cái phải đặt cái niệm, mình phải quán xét. Nó làm cho cái tâm mình chướng lắm, chướng lắm.
Ai mà làm gì mặc, mình chả biết thì cái nghi ngờ của mình không có, chớ còn không thì chút chút mình sẽ dễ nghi ngờ.
Thấy cái thằng đó hơi liếc liếc ngó trong nhà mình: “Thằng này ăn cắp nè!” Mình nghi ngờ, kiểu đó người ta ngó người ta thấy cái nhà mình có trái ổi, hay hoặc là có gì lạ lạ, người ta ngó cái mình thấy người ta liếc liếc ngó cái mình nói: “Thằng ăn cắp!” Người ta chưa từng ăn cắp mà mình cũng nghi người ta ăn cắp nữa. Cái đó là có tội không?
Thì cái nghi ngờ là cái - chẳng hạn là như - đâu phải là tất cả là những cái bậc Thánh hết cho nên có những cái tốt, mà có những cái xấu, do đó mình xét qua cái người đó, mình xét phần nhiều mình xét qua cái xấu của họ, cho nên mình nói: “Ông này tu hành chẳng ra gì hết!”
Nhưng mà mình không xét cái tốt của người ta, ít ra người ta có mười cái người ta cũng được năm cái tốt, còn năm cái xấu. Mình xét năm cái xấu mình nói: “Ông này tu chẳng ra gì được hết!”
Đó là cái sai của mình, bởi vì cái đó là nghi, nghi người ta tu chẳng ra được gì hết. Nhưng mà người ta tu là phải có được cái tốt, cái xấu của người ta chớ, chớ đâu phải là không! Cho nên cái nghi đó là cái làm cho chúng ta ngã mạn chúng ta trở lên, mà nó không triệt tiêu cái ngã mạn của chúng ta.
Cho nên ở đây Thầy nói: Mình tu thì mình tìm cái sự giải thoát, không có khen chê một người nào hết. Mà lỡ mình khen chê, mình thấy người đó sai, đúng, coi chừng cái sai, đúng của mình chưa hẳn đã được sai đúng đâu. Cho nên đó là cái nghi của mình đó.
Vị ấy từ bỏ tâm nghi ngờ ở đời, sống với tâm thoát ly nghi ngờ, gột rửa hết tâm nghi ngờ đối với các thiện pháp. Đối với giới luật, đối với thiền định của Phật, đối với trí tuệ của Phật phải gột rửa hết tâm nghi ngờ.
Nghĩa là đối với Phật, Pháp, Tăng, Giới của Đức Phật mà đã dạy chúng ta, chúng ta không có nghi ngờ nó, chúng ta nghĩ rằng đó là những cái pháp mà đưa đến chúng ta giải thoát hoàn toàn.
Còn nếu mà chúng ta nghi ngờ: “Phật Pháp nói vậy chớ chẳng làm gì được hết đâu, thôi!” Đó là mình đã nghi rồi thì không bao giờ mình tu tập được đâu.
Cho nên mình phải nghĩ rằng trước Đức Phật đã làm được, sau Đức Phật còn nhiều bậc Thánh Tăng làm được, kế đó trong thời đại này còn có những người làm được chớ không phải không!
Cho nên chúng ta phải quét sạch cái tâm nghi ngờ đó, cho nên chúng ta tin, chúng ta rất tin ở Phật, ở thiền định của Phật, ở giới luật của Phật, ở Pháp của Phật và ở trí tuệ của Phật. Cho nên chúng ta gột rửa hết cái tâm nghi ngờ Phật, Pháp, Tăng và Giới luật.
Nhờ gột rửa hết tâm nghi ngờ đối với các pháp, nhờ thế mà lòng Từ Bi lân mẫn của chúng ta đối với chúng sanh, với tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả vô bờ bến, biến mãn phủ trùm tất cả sanh linh, vạn vật mười phương.
Đây là giới đức thứ chín của vị ấy trong giới luật của Đức Phật.
Đó thì đây là cái giới đức thứ chín mà khi xả hết cái tâm nghi ngờ.
Đó thì quý thầy sẽ học được những cái giới như vậy thì quý thầy thấy cái tâm hồn của mình như thế nào? Thanh thản vô cùng, vô lượng!
(01:03:35) Bây giờ chúng ta tiếp tục.
Như hồi nãy chúng ta đã biết rằng, chúng ta gột rửa cái tâm nghi ngờ của chúng ta, gột rửa cái tâm nghi ngờ cho hết sạch thì đó là chúng ta đã tu năm cái giới đức sau cùng này, là năm cái Ngũ Triền Cái, tức là tham, sân, si, mạn, nghi.
Đó là năm cái Ngũ Triền Cái này, mà thực hiện được năm cái Ngũ Triền Cái này quét sạch tức là chúng ta có năm được cái giới đức. Mà năm cái giới đức này nó nằm ở trong giới luật của Đức Phật.
Vị Tỳ Kheo nào sống ngược lại năm cái giới đức này là trùng trong lông sư tử…
Nghĩa là cái vị tu sĩ mà làm ngược lại với năm cái giới đức này, nó là trùng trong lông sư tử, nó phá hoại Phật pháp.
… làm cho Phật pháp mất gốc, làm cho đèn Phật pháp bị tắt mất.
Nghĩa là năm cái triền cái này là người tu sĩ đến cái giai đoạn này là phải xả cho được. Mà xả không được năm cái triền cái này thì đương nhiên coi như người tu sĩ đó là trùng trong lông sư tử, nó làm cho Phật pháp bị mất đi, nó làm cho Phật pháp mất gốc, nó làm cho Phật pháp - đèn Phật pháp tắt mất.
Người tu tập và trau dồi giới đức này tự mình quán năm triền cái, xả ly đoạn diệt nó giống như người mắc nợ…
Nghĩa là lấy năm cái triền cái này mà xả được, tức là năm cái giới đức này mà xả nó được nó thì cũng giống như cái người mắc nợ:
… mà đã trả nợ xong.
Nghĩa là chúng ta xả được nó như là cái người, như chúng ta đang mắc nợ đó, mà chúng ta xả được là chúng ta đã trả cái nợ xong.
Giống như người bị tù mà được trả tự do ra khỏi tù, giống như người nô lệ mà được hết cảnh nô lệ, giống như người đi trong sa mạc mà qua khỏi sa mạc, giống như người bệnh tật mà hết bệnh tật.
Nghĩa là chúng ta tu năm cái giới đức này, chúng ta xả được năm cái triền cái này thì cũng giống như những người mà đã được tự do, đã được trả nợ, đã được hết bệnh, đã không còn làm nô lệ, đã qua khỏi sa mạc.
(01:05:56) Đó thì chúng ta, cái người bệnh mà hết bệnh đó thì có mừng không? Rất mừng. Cái người mà đi qua sa mạc, mà qua khỏi sa mạc có mừng không? Mừng. Cái người nô lệ mà nay đã hết cảnh nô lệ có vui không? Vui. Người ở tù mà được trả tự do ra khỏi tù thì có vui không? Vui lắm chớ. Người mắc nợ mà nay là trả hết nợ rồi, không còn thiếu đồng nào hết thì có vui không? Rất vui, rất là sung sướng.
Người mà thoát ra cảnh đau khổ trên đây thì nỗi hân hoan vui mừng, sung sướng không thể nói hết được, thì người xa lìa, đoạn diệt năm triền cái này thì quý vị nhận xét họ có hân hoan vui mừng sung sướng không?
Đó là lẽ sung sướng của người tu tập giới đức này vậy.
Khi vị Tỳ Kheo trau dồi, tu tập giới đức này, quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sinh.
Tức là vui mừng sinh.
Do hân hoan nên hỷ sinh. Do hỷ sinh nên tâm hoan hỷ sinh. Do tâm hoan hỷ sinh thì thân được khinh an. Do thân được khinh an thì lạc thọ sinh. Do lạc thọ sinh thì tâm được định tỉnh.
Đó, do xả ly năm triền cái mà được tâm định tỉnh, chúng ta thấy rõ ràng.
Bởi vậy, khi mà chúng ta xả được năm triền cái rồi, ly được nó rồi, thì nó có những cái làm chúng ta sung sướng ở trong đó. Cái sung sướng này có phải là dục lạc đâu! Bởi vì chạy theo năm triền cái nó là thuộc về dục lạc.
Còn chúng ta xả ly năm cái triền cái tức là chúng ta ly dục đó, lìa những cái dục đó, cho nên chúng ta có những cái nỗi vui mừng, có những nỗi hân hoan, có những cái tâm sanh hỷ lạc, có những cái thân khinh an, có những cái lạc thọ sanh, có những cái tâm định tỉnh sanh.
Bây giờ cái tâm chúng ta định tỉnh hoàn toàn, ngồi lại là coi như là một trạng thái của Sơ Thiền, nghĩa là lúc nào cũng thanh thản.
Thì cái đó là những cái định tỉnh của tâm, thì nó có những cái hoan hỷ của nó ở trong đó, nó có những cái khinh an của nó trong đó, nó có những cái lạc thọ của nó trong đó, có những cái vui mừng trong đó. Thì quý thầy thấy, một người mà chưa đạt tới chỗ này quý thầy có hiểu được cái lạc đó đâu? Đâu có hiểu được.
Cũng như cái bánh người ta nói ngon, mà người ta đã ăn rồi người ta biết ngon, còn mình thì chưa có biết ngon gì hết. Bởi vì mình chưa có xả ly năm cái triền cái này cho nên tâm mình nó chưa có được định tỉnh, vì vậy mà những cái lạc đó, cái hân hoan đó, cái vui mừng đó mình chưa có biết.
(01:08:36) Và mình chưa có biết cho nên cũng như là mình chưa có ăn được cái bánh ngon đó, cho nên mình chưa có biết được mùi vị đó, vì vậy mình thường dường như là mình tưởng tượng ra.
Hầu hết là một số tu sĩ hay tưởng tượng ra những khinh an, những cái hỷ lạc, mà bằng cách tưởng ra, rồi chúng ta có cái cảm giác theo cái tưởng đó chớ nó không phải thực là chúng ta đã ly được năm cái triền cái này.
Chừng nào mà chúng ta ly ra được chúng ta mới thấy nó thực. Còn chúng ta chưa ly ra được mà chúng ta muốn hưởng cái đó thì làm sao được! Chúng ta phải tách lìa nó ra khỏi, rồi từng đó nó có cái trạng thái khinh an, hỷ lạc của chính cái chỗ ly đó mà chúng ta mới thấy mình đã nếm được cái mùi vị đó.
Khi tâm được định tỉnh, vị Tỳ Kheo này sống độc cư, sống trầm lặng, sống một nơi hoang vắng. Đó là lúc Tỳ Kheo ly dục, ly ác pháp.
Đó, tới đây thì các thầy thấy: Cái giới đức của cái người này họ đi dần tới cái chỗ thiền định rất rõ ràng đó.
Đó từ cái bắt đầu chúng ta thấy phải xả năm cái triền cái này, từ cái tu tập cho những cái giới đức kia thì chúng ta thấy nó có sức định tỉnh, rồi lần lượt chúng ta mới tu xả cái năm triền cái. Chớ đâu phải nói năm triền cái chúng ta muốn bỏ nó là bỏ được liền đâu. Chúng ta phải tu tập hết sức đó mới xả được năm cái triền cái.
Mà khi mà xả được năm triền cái rồi thì chúng ta mới thấy được cái chỗ mà cái tâm nó khinh an, nó hỷ lạc như thế nào đó, do cái tâm định tỉnh như thế nào, nó rất tỉnh, nó ngồi đó mà thanh thản nó suốt cả ngày nó không có một niệm ở trong đầu, nó luôn luôn nó an ổn, nó yên lặng vô cùng lận.
Như vậy là chúng ta mới thấy được cái chỗ Sơ Thiền. Do đó bây giờ vị này họ còn phải đi tiến tới để mà họ nhập Sơ Thiền chớ đâu phải là cái chỗ như vậy là chúng ta nhập Sơ Thiền đâu!
Cho nên chưa, đây là mới có trạng thái mới ly có Ngũ Triền Cái mà thôi, mà cái tâm nó được định tỉnh như vậy đó, nó định như vậy đó, tỉnh như vậy đó, là trải qua bao nhiêu thứ tu tập, cho nên nó mới có được sức tỉnh.
Rồi trải qua bao nhiêu thứ mà luyện tập vô lậu cho nên mới quét sạch cái Ngũ Triền Cái nó mới được định tâm. Khi nó được định tâm nó hợp với cái tỉnh - tỉnh giác của chúng ta, cho nên mới được cái tâm định tỉnh. Và khi mà tâm được định tỉnh rồi thì vị Tỳ Kheo này mới sống độc cư được đó.
(01:10:42) Cho nên lúc bấy giờ quý vị mới độc cư được, còn bây giờ Thầy ép quý vị độc cư chớ thiệt ra cái sự độc cư của quý vị thiệt là khổ chớ không phải là không khổ. Đó, ép cho quý vị cũng như trái non mà ép cho nó chín vậy đó. Ép cho nó chín sớm cho nên nó chua lè nó không có ngon được đâu.
Khi tâm được định tỉnh, vị Tỳ Kheo sống độc cư, sống trầm lặng, sống một nơi hoang vắng. Đó là lúc Tỳ Kheo ly dục, ly ác pháp.
Bây giờ đó mình mới sống được, mình mới sống được, mình mới ly dục, ly bất thiện pháp được.
Chứ còn bây giờ cái tâm mình nó cục cựa hoài à, mình sống vậy chớ, cái thân thì trói nó không có cho nó… cái miệng thì bắt nó không nói chuyện, cái thân thì không cho đi đến thất người khác. Nhưng mà cái tâm của nó nó đi vòng vòng hết cái Tu viện này chớ nó đâu có phải nó ngồi độc cư đó được. Phải không? Quý thầy thấy phải không?
Rõ ràng là cái tâm của quý vị đi vòng vòng cái Tu viện của Thầy chớ nó đâu có ngồi ở trong thất đâu. Cái thân thì ngồi trong thất, cái chân thì nó cột chặt nó không đi, cái miệng thì không cho nó nói, thì quý vị kìm được cái đó, chớ cái tâm của quý vị có kìm được không?
Cho nên đâu có kìm được. Quý vị ngồi đây chớ quý vị đi tới Hà Nội á! Có không? Chùa mình ở ngoải quý vị tới hết, chỗ nào quý vị cũng tới hết à, chỗ nào quý vị cũng đi hết chớ chưa nói là độc cư. Độc cư thì đừng đi chớ, sao cái tâm đi lang thang dữ vậy?
Đó là những cái mà chúng ta thấy được cái chỗ, bây giờ một cái vị mà họ độc cư như vậy là tâm họ độc cư nè, thân họ độc cư nè, miệng họ độc cư nè. Phải không? Cho nên nó không có đi lang thang nữa. Vì nó ly dục rồi, nó ly được rồi, cho nên vì vậy nó xả được năm cái triền cái cho nên nó bây giờ nó mới ly dục, ly ác pháp được.
(01:12:16) Ly dục, ly ác pháp thì chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với Tầm với Tứ.
Tỳ Kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, làm cho tràn đầy khắp thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không chỗ nào trên toàn thân mà không được hỷ lạc do ly dục ấy thấm nhuần.
Bởi ly dục nó thấm nhuần mà, nó thấm nhuần mình ly dục nó thấm nhuần, nó không còn cái dục ở trong này nữa, do đó nó mới có cái hỷ lạc, nó mới tràn đầy khắp cùng chúng ta.
Còn cái ly dục của mình, mình ly có - chẳng hạn là mười mình ly có hai, ba. Mình ly hai, ba cũng như bây giờ mình ly được cái ăn, mình ăn ráng một bữa thôi, mình ngủ thì cũng ráng ráng ly chớ còn ham ngủ chưa phải hết. Đó cho nên mình ly, nó ly có ít, nó chưa sạch.
Còn người ta ly sạch đó, nó thấm nhuần, nó thấm nhuần đến cái đỗi mà ly dục nó thấm nhuần trong tất cả các cái thân của mình nó không còn một chút nào mà dục ở trong đó hết. Cho nên đó là mới nhập Sơ Thiền. Thì quý vị thấy, cái con đường tu của đạo Phật tuyệt vời!
Mà chúng ta thực hiện từng cái bước, từng bước chúng ta mới đi tới, chứ nếu mà quý vị ngay vô quý vị cứ ngồi hít thở để mà cho nó ly dục, ly bất thiện pháp, ức chế cái tâm không vọng tưởng, tưởng là nó hết Tầm để mà nó nhập Sơ Thiền, thì chắc chắn là một cái điều quá khó cho quý vị. Khi quý vị đi tới nữa - Tứ Thiền - chắc chắn là quý vị phải dậm chân chớ còn quý vị không vô nổi đâu.
Giống như một người đi tắm với cục xà bông, chỗ nào trên thân cũng dính đầy xà bông, không có một chỗ nào là không dính.
Đó là cái ví dụ của Đức Phật, những cái sự hỷ lạc, khinh an, cái hỷ lạc nó dính khắp cùng cái thân của người đó. Mà do cái chỗ mà cái người đó đó, ly dục, ly dục nó thấm nhuần, rất là thấm nhuần cho toàn thân của họ nó mới có được thấm nhuần cái hỷ lạc đó.
Đây là giới đức thứ mười trong giới luật của Đức Phật, chỗ nào cũng thấm nhuần thân tâm của họ bằng đức giới ly dục, ly ác pháp.
Đó, bắt đầu đây mình thấy cái giới đức thứ mười này mình thấy rất quan trọng đó.
(01:14:19) Đây là giới đức thứ mười trong giới luật của Đức Phật, chỗ nào cũng thấm nhuần thân tâm của họ bằng đức giới ly dục, ly ác pháp.
Lúc nào, cái chỗ nào nó cũng ly ra hết, nó không còn cái chỗ nào ở trong đó. Ác pháp cũng không có mà cái dục, cái ham muốn của chúng ta cũng sạch bóng ở trong đó rồi.
Nhưng mà như vậy mà chưa có đạt được đó, chớ không phải là như vậy là chúng ta ly hết cái dục đó rồi chúng ta chấm dứt được sanh tử luân hồi liền đâu.Nó còn trải qua một cái thời gian tu tập nữa nó mới hết, chớ không phải là tới cái chỗ Sơ Thiền này mà thành tựu được đâu.
Cho nên có nhiều người lầm tưởng là tới cái chỗ Sơ Thiền này là Thiền Tối Thượng hay hoặc là Thiền Đại Thừa, nó ở chỗ này mà - thiền mà không xuất, không nhập do chỗ ly dục, ly bất thiện pháp này.
Do đó họ diệu dụng thần thông đủ cách, họ từ đó họ tri kiến giải thoát của họ, tất cả những cái trí tuệ họ phát sanh từ chỗ đó. Họ cho đó là cái kết quả cuối cùng của họ, họ là thành Phật, hay là giác ngộ.
Cho nên họ thấy cái trạng thái hỷ lạc đó, cho nên họ mới xây dựng nó ở trên cái chỗ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh đó, bốn cái đức Niết Bàn, họ xây dựng bốn cái đức Niết Bàn cho nên gọi là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, vì vậy họ chấp nhận cái chỗ đó là cái cứu cánh cuối cùng của họ.
Nhưng không ngờ đó là cái trạng thái mới có ly dục, ly bất thiện pháp của Bốn Thiền của đạo Phật mà thôi.
Đó thì, ở đây người ta lầm tưởng đó là cái cứu cánh cuối cùng của họ, cho nên họ mới thấy còn có cái Thường, Lạc, Ngã Tịnh - bốn cái đức của Niết Bàn đó - Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Đó là họ nhận thấy cái trạng thái này, họ cho đó là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
Nhưng mà đạo Phật đâu có chấp nhận cái chỗ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh này đâu, cho nên tâm bất động giải thoát chớ đâu phải chỗ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh này.
Vì cái Thường, Lạc, Ngã, Tịnh này nó chỉ là cái lạc của cái ly dục, nó còn những cái cao hơn nữa, cái lạc cao hơn nữa, cái hỷ lạc cao hơn nữa chớ không phải là ở chỗ đó. Chỗ đó là mới bắt đầu của đạo thôi.
Đó là những kết quả thiết thực hiện tại đức hạnh của người tu sĩ.
Nghĩa là cái giới đức của chúng ta mà tu tập được thì đó là cái kết quả của chúng ta tới đây chúng ta mới nếm được cái mùi vị của đạo, cái mùi vị hỷ lạc của đạo, chớ không phải là đơn sơ như chúng ta tưởng đâu.
(01:16:37) Bây giờ vị Tỳ Kheo với tâm định tỉnh, tràn đầy hỷ lạc do ly dục, ly ác pháp sanh, tâm rất thuần tịnh, tâm rất thanh tịnh, vị ấy hướng tịnh chỉ Tầm và Tứ.
Nghĩa là vị ấy dùng cái pháp hướng tâm đó, nhắc: “Tịnh chỉ Tầm, Tứ!” thì do đó Tầm, Tứ nó sẽ dừng lại, nó sẽ không có tác ý, nó sẽ không có một cái gì mà khởi ra được nữa hết, nó ngưng toàn bộ, nó ngưng đứng lại hết, toàn bộ.
Chứng và trú thiền thứ hai…
Nghĩa là vị ấy chứng được và trú, là nhập được ở trong cái thiền thứ hai.
… một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không Tầm không Tứ, nội tỉnh nhất tâm, thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc thấm nhuần.
Đó quý vị thấy, ở đây hồi nãy ly dục sanh, còn bây giờ do chỗ mình diệt Tầm, Tứ tức là mình tịnh chỉ Tầm Tứ nó ngưng đi, thì do đó, cái chỗ mà tịnh chỉ Tầm, Tứ với cái tâm của mình nó thấm nhuần, nó tỉnh - “nội tỉnh nhất tâm” - bây giờ ở trong nó tỉnh táo lắm, nó không có mất một chút nào, nó sáng suốt vô cùng, nó tỉnh thức vô cùng lận, vô cùng hơn là hồi nãy mà chúng ta ly dục nữa, nó hơn cái chỗ đó nữa.
Cho nên không có một cái chỗ nào mà máy ở trong thân của chúng ta mà nó không biết, nó có một cái chuyện gì làm xảy ra nó biết hết. Cho nên nó tỉnh rất là tỉnh.
Bởi vì nó tỉnh - “nội tỉnh nhất tâm”: Nó ở trong một cái tâm của nó mà nó tỉnh rất là tỉnh. “Nội tỉnh”- nó tỉnh ở bên trong hết, không có một cái gì mà nó ra ngoài hết, nó hoàn toàn nó quán sát ở trong hết.
Nó tẩm ướt, nó làm cho sung mãn đầy thân của nó bằng cái hỷ lạc do định sanh. Không một chỗ nào trên thân mà không có hỷ lạc thấm nhuần.
Đây là giới đức thứ mười một trong giới luật của Đức Phật, chỗ nào cũng thấm nhuần thân tâm của họ bằng đức giới ly dục, ly ác pháp thứ hai.
Đó là những kết quả thiết thực hiện tại đức hạnh của người tu sĩ mà không có một người nào phủ nhận được.
Nghĩa là lúc bấy giờ chúng ta mà được tới cái Nhị Thiền thì không ai mà dám phủ nhận đó là thiền sai được hết.
(01:18:55) Bấy giờ vị Tỳ Kheo nội tỉnh nhất tâm…
Đó là nội tỉnh nhất tâm là ở chỗ cái trạng thái của Nhị Thiền đó.
… thấm nhuần, sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh.
Vị Tỳ Kheo ấy tiếp tục trau dồi giới đức lìa xa sáu trạng thái lạc tưởng…
Nghĩa là lúc bấy giờ vị đó đó, phải lìa xa sáu cái trạng thái của lạc tưởng.
… sáu trạng thái dục khổ tưởng.
Phải lìa xa sáu trạng thái dục khổ tưởng nữa.
Rồi lìa xa sáu trạng thái bất lạc, bất thọ khổ tưởng mà trong kinh Phật đã dạy: Ly hỷ trú xả, chứng và trú thiền thứ ba, mà các bậc Thánh gọi là Xả Niệm Lạc Trú.
Đó thì ở đây Thầy giải thích thêm cho chúng ta biết được cái chỗ mà ly hỷ đó là cái trạng thái của tất cả những cái dục của tưởng.
Đó cho nên chúng ta phân biệt có sáu cái trạng thái của dục tưởng, sáu trạng thái của khổ dục tưởng, mà sáu cái trạng thái của bất lạc bất khổ của dục tưởng. Như vậy cộng lại là mười tám cái trạng thái của tưởng mà chúng ta phải lìa cho sạch ra, không có được để ở trong tâm của chúng ta.
Nghĩa là lúc bấy giờ chúng ta phải trú vào cái hơi thở như thế nào để mà chúng ta vượt qua. Mà khi vượt qua được cái này, chúng ta mới nhập được Tam Thiền, còn chưa vượt qua mười tám cái trạng thái của tưởng này thì không thể nào nhập Tam Thiền được.
Con đường nó khó khăn như vậy chớ nó đâu phải dễ. Khi mà Thầy dạy về Bốn Thiền Thầy sẽ dạy đường, lối cách thức mà tu vào để mà chúng ta thấy còn rõ ràng hơn.
Bây giờ chỉ là chúng ta hiểu để mà chúng ta biết được cái giới luật của chúng ta, cái giới đức của chúng ta đang ở chỗ nào, cái giới đó, cái thiền đó nó đang ở trong cái giới đức nào của giới luật của đạo Phật.
… mà các bậc thánh gọi là Xả Niệm Lạc Trú.
Tâm vị ấy luôn Chánh Niệm Tỉnh Giác, thấm nhuần tẩm ướt…
Bây giờ các thầy thấy, ở trong cái chỗ này mà Đức Phật còn gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Vậy thì chánh niệm là chánh niệm chỗ nào? Cái niệm gì đây? Cái niệm của họ luôn luôn lúc nào cũng giữ, nếu mà không chánh niệm thì mười tám cái tưởng này nó làm mất đi rồi.
Cho nên ở chỗ này người ta dùng chánh niệm, mà tại sao trước kia, người ta ở trên kia người ta không - từ cái Sơ Thiền cho đến Nhị Thiền người ta nói nội tỉnh nhất tâm chớ người ta không nói chánh niệm, mà ở đây người ta bảo chánh niệm vì nếu mà cái niệm của chúng ta mà bị mười tám cái thứ loại tưởng dục này nó xen vô thì thất niệm rồi.
Các thầy thấy chưa? Nghe một cái trạng thái hỷ lạc mà cái tâm nó bám vào đó là các vị đã bị thất niệm rồi, tức là mất cái chánh niệm, bị cái tà niệm rồi. Cho nên cái tà niệm này nó thuộc về tà niệm của tưởng chớ không phải tà niệm của các pháp thế gian ở ngoài.
Phải thấy rõ được cái trạng thái của định này chúng ta mới biết được đó là chân chánh hay sai, hay đúng. Rồi nếu mà không biết được cái chỗ này, làm sao mà chúng ta ly hỷ mà trú xả được? Nghe nói ly hỷ, tưởng là cái nỗi mừng của mình nó hết!
(01:21:51) Cho nên có nhiều người mà dạy thiền, nói: “Sao lại con đạt được cái trạng thái đó rồi cái bắt đầu mất cái con cũng không có mừng nữa?” - Thì cái người dạy thiền nói: “Thì mình đạt được hồi đó mình mừng thôi chớ bây giờ nó luôn luôn nó có rồi mình còn mừng nữa đâu!”
Đó thiệt là, giải thích cái kiểu là danh từ, không có kinh nghiệm tu hành! Nghĩa là giống như ở ngoài đời, khi mà có người đi đâu xa về cái mừng, mừng đã rồi ít bữa cái rồi quen rồi cái không mừng nữa!
Cái đó là cái điều kiện là biết ăn cái bánh dục mà không biết ăn cái bánh ly dục, chưa có nếm được cái mùi vị của ly dục, cho nên chưa có hiểu được cái điều đó.
Nói thì nó phải nói cho rõ để cho quý thầy hiểu cho rõ cái chỗ đúng, chỗ sai. Cho nên có nhiều người họ chưa có biết nhập định như thế nào, họ dám dạy thiền định, họ nói tầm bậy, tầm bạ hết à, họ nói không có trúng. Cho nên cái nói không đúng làm cho người ta cũng tưởng là đúng.
Bởi vì họ cũng ở trong tâm trạng mà khi mừng thì họ mừng, mà khi hết thì họ hết mừng, thì như vậy quá đúng rồi còn gì nữa! Nhưng mà ở đây đâu phải là cái chuyện đó như vậy được! Bởi vì không nhập thiền định, đâu có biết được cái này!
Cho nên đến cái chỗ này mới thấy là chỗ mà chúng ta phải Chánh Niệm Tỉnh Giác ở cái chỗ Tam Thiền, tức là cái lộ trình mà đi từ Nhị Thiền mà đến Tam Thiền đó, để nhập được Tam Thiền, cái lộ trình đó phải luôn luôn Chánh Niệm Tỉnh Giác để tránh mười tám cái trạng thái của tưởng.
Mười tám cái trạng thái chứ không phải sáu cái loại tưởng đâu. Thầy nói tắt, nói gọn là sáu loại tưởng, nhưng mà sự thật ra phải thấy được mười tám cái loại tưởng, chớ không phải là một thứ đâu.
Có khi thì nó làm cho chúng ta ngỡ như chúng ta nhập Tam Thiền, tức là cái chỗ mà bất lạc - bất thọ lạc bất thọ khổ đó, của cái trạng thái dục tưởng đó, nó bất thọ lạc bất thọ khổ, tưởng là ở chỗ đó là mình nhập Tam Thiền chớ gì? Không ngờ là mình bị bất thọ lạc bất thọ khổ rồi, tức là bị sáu cái tưởng bất thọ lạc bất thọ khổ này.
Tưởng là mình nhập Tam Thiền, nhưng không ngờ là mình chưa có nhập được gì hết. Bởi vì mình chưa nhập được, cho nên vì vậy mà tới Tứ Thiền thì mình bớ ngớ, báo ngáo không biết đâu mà đi nữa hết. Chưa nhập Tam Thiền làm sao nhập Tứ Thiền được?
Đó là những cái mà chúng ta phải cần xét thấy được mười tám cái loại tưởng mà chúng ta phải ly nó ra.
Đây là giới đức thứ mười hai trong giới luật của Đức Phật, chỗ nào tâm vị ấy cũng tỉnh thức…
Nghĩa là lúc nào bây giờ ở trong tâm cũng phải tỉnh thức rất rõ ràng chớ không phải là thức thiếu nó ở trong đó được.
… ở trong chánh niệm của giới đức này, không mất, không lặng…
(01:24:26) Đây, quý thầy nghe cái chỗ này nè:
Đây là giới đức thứ mười hai trong giới luật của Đức Phật, chỗ nào tâm vị ấy cũng tỉnh thức ở trong chánh niệm của giới đức.
Của giới đức đó đó, ở trong cái chánh niệm của giới đức. Nếu mà lìa xa cái giới đức đó thì quý vị bị mười tám cái tưởng này nó phá quý vị liền tức khắc.
Giới đức này nó không mất…
Nghĩa là nó không bị mất,
… nó không bị lặng, nó không động, nó không loạn, nó thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn tràn đầy với lạc thọ, hoàn toàn không có trạng thái mười tám loại hỷ.
Nghĩa là hoàn toàn nó không có một xen kẽ nào mười tám cái loại hỷ này vào trong đó.
Mình thấy cái trạng thái như là bất thọ lạc bất thọ khổ của dục tưởng này, mình tưởng đó là mình nhập Tam Thiền, nhưng sự thật đó là mình bị lạc vào trong cái chỗ trạng thái bất thọ lạc bất thọ khổ của tưởng.
Thân tâm của vị ấy bây giờ thấm nhuần giới…
Nghĩa là nó luôn một cái loạt mà Thầy nói rằng khi bây giờ mình nhập tới Tam Thiền rồi thì mình phải thấy được cái chỗ nó - bắt đầu nó - mình thấy được cái ly dục của mình đó, hoàn toàn nó cũng như là Sơ Thiền đó, ly ác pháp là ở Sơ Thiền đó.
… rồi ly dục tưởng pháp thứ ba.
Do đó, những kết quả thiết thực, hiện tại đức hạnh của người tu sĩ mà không có một người nào có thể phủ nhận được.
Nghĩa là mình phải ly các cái pháp dục tưởng thứ ba, tức là cái giai đoạn thứ ba - của thiền thứ ba đó, mình phải ly cái dục tưởng đó ra cho sạch, mười sáu (tám) cái tưởng đó ra cho sạch thì mới có kết quả thiết thực hiện tại, đức hạnh của người tu sĩ mà không có người nào phủ nhận được.
Còn mình đang còn ở trên cái dục tưởng đó thì người ta sẽ bác mình. Nghĩa là quý thầy bây giờ nói trạng thái đó như vậy Thầy biết liền, Thầy bác liền. Còn cái người mà không biết: “À, nói vậy đúng, đúng đó!” Còn cái người biết người ta ngầm người ta nói: “À như vậy là chưa đúng đâu!” Bởi vì quý vị phải như thế nào người ta mới được xét cái đúng đó.
Cho nên ở đây quý thầy tu như thế nào mà trình ra Thầy biết là nó ở cái chỗ nào Thầy biết, nhưng mà Thầy cứ từ từ Thầy để cho sách tấn quý thầy để ở trong cái chỗ tu đó mà quý thầy sửa lần đi đúng. Còn Thầy bác ngay liền, quý thầy chới với liền, không biết là mình tu làm sao được hết.
Bởi vì tu nó không có căn bản, nghĩa là bước từng bước nhỏ mà đi từ cái đạo Phật mà vô thì quý vị tu không có căn bản, cho nên bây giờ quý vị mất cái căn bản rồi. Cho nên từng đó Thầy mới nhắc nhở quý vị phải tập cái gì nhiều nhất để lần lần cái căn bản nó có, thì từ đó quý vị mới bước được qua khỏi cái bước này.
Chớ còn nếu mà bây giờ Thầy nói: “Tu vậy sai hết rồi! Bây giờ bỏ, trở lại!” Quý vị ngán chết rồi, ngán chết! Hồi nào khổ công hết sức, bây giờ hoàn toàn nhìn lại hai bàn tay không của mình, choáng váng mày mặt hết, không làm sao tu hành được nữa! Đó quý vị hiểu cái điều đó.
Bởi vậy cho nên Thầy là một người tâm lý rất là hiểu quý thầy, cho nên tuần tự quý thầy cứ tập giữ gìn cái chỗ đó, không mất đâu. Rồi quý thầy sửa lần, sửa lần những cái căn bản của quý thầy, bắt đầu quý thầy đi lên vững vàng không có gì sai hết.
(01:27:17) Cho nên cái lối mà hướng dẫn của Thầy là cái lối làm sao cho quý thầy đừng có bất mãn, không có để cho quý thầy bất mãn.
Biết rằng quý thầy sai cái chỗ đó nhưng mà không dám nói sai đâu, khuyến khích quý thầy cứ giữ gìn tu đi, rồi đồng thời khuyến khích quý thầy tu những cái khác để đem lại cái căn bản cho nó vững vàng, rồi quý thầy tới đó quý thầy vượt qua một cách dễ dàng. Đó là cái lối tâm lý của một người thầy không có để cho người học trò mình bất mãn trên con đường tu.
Vì từ lâu tới giờ, tất cả học trò của Thầy mà về đây tu hành là quý thầy đã - có một số người đã quá nhiễm những cái pháp môn nó không đúng con đường của đạo Phật, mà bây giờ dẫn quý thầy trở về đúng con đường của đạo Phật để làm chủ sanh tử, chấm dứt sự luân hồi là một điều khó của Thầy chớ không phải dễ.
Phá được những cái tri kiến, những cái tà kiến mà chấp ở trong đầu về pháp môn này, pháp môn khác đó là một cái khó rồi. Đâu có dám nói nặng nói nhẹ, vì nói nặng nói nhẹ tức là mình bị vào cái chỗ phỉ báng cái pháp môn của người.
Đâu có dám nói của ai sai! Chỉ cần âm thầm mà hướng dẫn người đệ tử quyết tâm theo mình để dẫn họ trở lại ngay cái đường chánh của đạo Phật, để giúp cho họ vượt thoát cái sự đau khổ của cuộc đời.
Đâu dám nói cái pháp nào sai đâu! Họ tu làm sao cũng không dám nói của ai sai hết, mà chỉ lần lượt khéo léo để chuyển cho họ lần lần từng cái đó họ trở về căn bản.
Cũng như hồ sen: sen xanh, sen hồng, sen trắng, sen đỏ, sen vàng, những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, nuôi sống trong nước, từ đầu ngọn đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt tràn đầy, thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không chỗ nào trên toàn thân sen không được ướt, không được nước mát lạnh thấm nhuần.
Cũng vậy, vị Tỳ Kheo thấm nhuần đức giới của Đức Phật, tràn đầy toàn thân với lạc thọ.
Nghĩa là đức giới thứ ba này của con đường bắt đầu vào cái Tam Thiền đó, cái đức giới này nó tràn đầy cái sự lạc thọ của họ.
Đó, thì cái đức giới đó nó làm cho họ có một cái hạnh phúc rất là an ổn ở trong cái chỗ mà giải thoát của họ, làm cho họ thấy rõ ràng là con đường giải thoát của đạo Phật thực chớ không phải là sai. Do đó họ sách tấn họ, khích lệ họ, họ ham thích tu nữa, chớ họ không có bất mãn trên cái sự tu tập của họ.
Bấy giờ vị Tỳ Kheo thấm nhuần đức giới thứ mười hai, tâm thường tỉnh thức, chánh niệm ở trong giới đức này, không mất, không lặng, không động, không loạn.
(01:29:44) Vị Tỳ Kheo tịnh chỉ hơi thở và các hành về hơi thở, chứng và an trú thiền thứ tư: không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Bấy giờ vị Tỳ Kheo ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh đức giới trong sáng.
Ở đây không nói cái - tới cái thứ tư này thì Đức Phật nói “thuần tịnh đức giới trong sáng”, Đức Phật nói “trong sáng” tức là thức tỉnh hết sức thức tỉnh mà không còn ở trong cái chánh niệm nữa, không còn sợ cái tà niệm nữa, cho nên luôn luôn nó luôn luôn trong sáng, nó không còn phải kẹt vào cái niệm thanh tịnh, cái niệm mà hồi nãy Đức Phật nói đó: “xả niệm thanh tịnh” đó, “xả khổ, xả lạc, xả niệm thanh tịnh”.
Mà xả niệm thanh tịnh tức là cái niệm mà mình giữ cái chánh niệm của mình hồi ở Tam Thiền để mình xả cho hết mười tám cái trạng thái của tưởng đó.
Các thầy nhớ kỹ chớ: Mười tám cái trạng thái tưởng hồi nãy đó là tà niệm, cho nên phải chánh niệm ở trong cái chỗ đó, mà cái niệm đó là phải niệm thanh tịnh. Cái chánh niệm đó đó, là cái niệm phải thanh tịnh. Do cái niệm thanh tịnh phải giữ nó, chớ không cái tà niệm nó xen vô sao?
Vì vậy mà đến Tứ Thiền rồi thì cái niệm thanh tịnh nó đã xả mất đi, nó chỉ còn có một cái tâm trong sáng. Quý thầy nhận ra được chớ?
Cho nên “xả lạc, xả khổ” - bây giờ ngồi thiền không thấy lạc mà cũng không thấy khổ nữa. Mà cái niệm thanh tịnh nó cũng không còn, bởi vì cái chánh niệm nó đâu còn giữ nữa, tà niệm nó đâu có, Tứ Thiền nó đâu còn tà niệm nữa, cho nên đâu có cần giữ phải chánh niệm chi nữa, cho nên toàn bộ là cái tâm trong sáng. Phải không?
Cho nên nó gọi là xả niệm thanh tịnh. Trong sáng nhưng mà tỉnh thức rất tỉnh thức. Ở đây, quý thầy thấy cái chỗ này nè:
Chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Bấy giờ vị Tỳ Kheo ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh đức giới trong sáng.
“Thuần tịnh” nghĩa là không còn cái niệm, không còn cái niệm thanh tịnh, mà bây giờ nó thuần tịnh, các thầy hiểu chỗ thuần tịnh: Không có cái niệm - không có cái niệm chánh niệm ở trong đó, cái niệm thanh tịnh đó.
Tức là còn cái niệm thanh tịnh tức là còn ngừa cái niệm ác. Mà bây giờ không còn cái niệm thanh tịnh, tức là cái niệm ác nó hết rồi thì cái niệm thanh tịnh nó cũng phải xả. Các thầy hiểu chưa?
Cho nên khi mà nó xả rồi thì toàn thân nó thấm nhuần với một cái đức giới trong sáng. Nghĩa là rất là rõ ràng, mỗi mỗi điều gì nó ở trong đó nó sáng suốt vô cùng chớ không phải là như mình ngủ, mình quên mất đâu. Cho nên nhập Tứ Thiền hoàn toàn là chúng ta ngồi còn tỉnh hơn bây giờ mà Thầy đang ngồi đây nữa. Vô Tứ Thiền ngồi rất tỉnh.
(01:32:14) Cho nên ông Phật ngồi nhập Tứ Thiền không nghe tiếng động nè, trời sét không nghe nè, hoàn toàn không có cảm thọ gì hết hoàn toàn. Nhưng mà trời sét đánh hai con bò chết hỏi - người ta hỏi: “Ông có nghe không?” Nói: “Tui đâu có nghe!” Nói: “Ông ngủ không?” Nói: “Tui đâu có ngủ, tui tỉnh, rất tỉnh, tỉnh hơn mấy ông nữa!”
Đó thì các con thấy cái tỉnh của người ta là cái sự mà ở đây mà Phật diễn tả hai cái chữ “thuần tịnh đức giới trong sáng”.
Thường thường là ở trong kinh nó viết như thế này nè: “thuần tịnh, trong sáng” chớ không phải “đức giới”. Nhưng mà ở đây là chúng ta học giới luật chúng ta biết đó là cái đức giới của Tứ Thiền, cho nên nó “thuần tịnh đức giới trong sáng”, nó phải đúng cái nghĩa của nó như vậy.
Bởi vì chúng ta ở trong cái giới đó, cái đức giới đó thì nó phải là trong sáng của giới đức đó chớ sao!
Không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh, trong sáng ấy thấm nhuần đức giới của Đức Phật.
Ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng phủ trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân mà không được vải trắng ấy che hết.
Nghĩa là, Phật ví dụ như là chúng ta là một cái người ngồi, ngồi xuống vầy nè, lấy cái vải trắng trùm từ trên xuống dưới vầy, ở ngoài ngồi thấy một đống trắng chớ không có thấy cái da thịt chúng ta, cái quần áo chúng ta chỗ nào hết, toàn bộ là thấy một cái vải trắng trùm kín hết.
Thì cái trong sáng của chúng ta nó sáng suốt như là tấm vải trắng đó đó, nó không có bị hoen ố một chút nào. Và lúc bấy giờ tâm chúng ta rất là thanh tịnh, thuần tịnh đó.
Cũng như một cái đáy hồ mà nước trong xanh, chúng ta nhìn xuống đó chúng ta thấy tận đáy rồi đó. Cho nên vì vậy mà chúng ta mới hướng tâm đến Tam Minh thì chúng ta trông thấy cái gì? Các con thấy: Tam Minh là những đá, sỏi, cát hay hoặc là cá đồ bơi lội dưới đáy hồ đó đó.
Là cái tâm chúng ta nó trong sáng như một cái tấm vải trắng mà phủ trùm chúng ta, không một còn có chút nào mà thấy chúng ta được hết, tức là cái tâm trong sạch rồi, thì nơi đó gọi là Tứ Thiền đó, thì bây giờ chúng ta chỉ cần dẫn nó tới đâu thì nó tới đó hết, chúng ta muốn cái gì là nó làm được hết cái nấy hết.
Đó, thì quý thầy thấy, tu tới cái chỗ này quý thầy mới thấy là tuyệt vời.
Bởi vì nghe nói Tứ Thiền người ta nói là thiền Tiểu Thừa, thiền tiêu nha bại chủng, thiền của bậc A La Hán, nhưng mà không ngờ cái tâm người ta thuần tịnh đến cái mức độ người ta thấy được từ dưới đáy hồ sỏi, đá, cặn nhỏ lớn gì, cá lớn, cá nhỏ, cá bé gì chúng ta thấy hết, rùa, quy, trạch gì chúng ta cũng thấy toàn bộ ở đó hết, một con vật gì nhỏ ở dưới cái đáy hồ chúng ta cũng thấy, tức là tâm chúng ta thanh tịnh toàn bộ ở trong cái giới đức này, cái giới đức Tứ Thiền này.
Đây là giới đức thứ mười ba trong giới luật của Đức Phật, chỗ nào tâm của vị ấy cũng thuần tịnh, trong sáng, thấm nhuần, ly dục…
Đây các thầy thấy:
… ly dục, ly bất thiện pháp, ly dục tưởng pháp, ly dục thọ pháp.
Đó, bây giờ chúng ta ly dục thọ pháp tức là ly hết các cái thọ pháp tức là thọ lạc, thọ khổ, ly hết rồi. Cho nên thứ tư:
Do đó những kết quả thiết thực hiện tại đức hạnh của người tu sĩ không ai dám phủ nhận được.
Chúng ta tu tới đây chúng ta thấy cái tâm chúng ta thuần tịnh như đến mức độ đó, trong như nước hồ./.
HẾT BĂNG