00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 09 - HIỆN TƯỢNG TẨU HỎA NHẬP MA

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 09 - HIỆN TƯỢNG TẨU HỎA NHẬP MA

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:48:12]

1- NHIỆT TÂM NHƯNG TU SAI CÁCH DỄ HÓA ĐIÊN KHÙNG

(00:00) Trưởng lão: Bây giờ Thầy xin nhắc lại, vì trường hợp ở trong Tu viện của chúng ta có những cái sự việc nó xảy ra là thầy Thiện Thuận, trong khi tu hành Thầy cũng hết sức năng nổ tu hành, thầy không phải là cái người mà tu chơi, thầy cũng quyết đem hết cái sức của mình để làm chủ sanh tử, để chấm dứt cái đời sống thế gian đau khổ này.

Cho nên khi về đây, được Thầy chỉ dạy pháp hướng, thầy rất mừng là thầy đã thấy có hiệu quả. Thầy điều khiển hướng tâm tới đâu thì có kết quả tới đó, thầy bảo nó ngưng là nó ngưng, thầy bảo nó như thế nào nó nghe như thế nấy.

Cho nên, qua những cái lần trình bày với Thầy thì Thầy thấy thầy là một người nhiệt tâm tu hành. Tuy rằng không được ở gần Thầy nhưng dù xa Thầy, chỉ có một lần học hạ ở đây, biết Thầy, rồi từ đó về mà nỗ lực tự tu tập lấy. Cho nên cái nhiệt tâm tu hành như vậy mà được gặp cái pháp hướng thì chắc chắn là phải có sự hiệu quả của nó rồi.

Nhưng vì thời gian rất là bề bộn, công việc rất là nhiều, cho nên Thầy không kiểm tra thầy được chặt chẽ, cho nên một đêm đó thầy có sự kiện xảy ra.

Bây giờ, xin thầy Thiện Thuận trình bày cái sự việc đó để cho quý thầy rút tỉa kinh nghiệm trên cái bước đường tu tập của mình, để tránh khỏi những cái hậu quả không hay cho bước đường tu.

Vì thân, tâm chúng ta là một cái bộ máy rất quý, nếu lỡ cái bộ máy đó hư hoại thì khó mà sửa lắm. Một cái máy móc nào trong cái hiện tại này thì cũng có thể sửa chữa được, nhưng về cái phần máy con người, nếu mà về hệ thần kinh thì chắc chắn là rất là khó. Nếu mà nặng thì kể như là chúng ta bị suốt đời tàn tật, trở thành người điên khùng, không thể nào cứu chữa được.

Mà hầu hết trong đất nước của chúng ta hiện giờ, có nhiều người tu sai, bị nhưng vẫn âm thầm chịu đựng trong đau khổ của mọi gia đình, của những người thân của họ. Biết con mình tu sai nhưng bây giờ nó điên thì họ cũng chẳng biết đổ thừa ai được hết!

Nhưng trách nhiệm đó là của ai? Thầy xin báo rằng: Trách nhiệm đó là của những người tu hành chưa tới, chỉ lấy Phật pháp hoặc lấy những cái điều sai lệch mà tự nghĩ ra để dạy người, để đưa người ta đi đến chỗ chết, đau khổ như vậy.

Đó là, cái lỗi đó là lỗi của những bậc tà sư ngoại đạo không am hiểu được Phật Pháp, không am hiểu được pháp của mình, chỉ tưởng tượng ra qua kiến giải mà tạo nên những con người dở chết, dở sống.

Kế đó là những người đó đã tạo ra con đường đi để cho bao nhiêu người mất cả thời gian, bỏ vợ, bỏ con rồi đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, điên chẳng ra điên, khùng chẳng ra khùng; ở ương ương, gàn gàn, đụng đâu cũng bài bác, đụng đâu cũng xích bác người ta, đó là một cái tai họa rất lớn cho đạo Phật hiện giờ.

Chúng ta chẳng biết làm sao, chỉ còn biết âm thầm thương xót cho những kẻ vô phần, bạc phước, quyết đi tu mà tìm sai con đường, lạc nẻo!

Đến đây, Thầy xin nhường lời lại cho thầy Thiện Thuận.

2- SƯ THIỆN THUẬN TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM

(03:09) Sư Thiện Thuận: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch Thầy Bổn Sư, Viện chủ Tu viện Chơn Như!

Kính thưa quý Thầy và toàn thể đại chúng!

Con là Tỳ Kheo Thích Thiện Thuận, trụ trì chùa Hiệp Thành, ở xã Tân Hiệp, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Trong mùa an cư năm nay, con đã đủ duyên lành về đây để tu học thiền định với Thầy. Vì mùa hạ năm nay là mùa hạ cuối cùng để Thầy đi ẩn bóng, cho nên chúng con hết sức cố gắng tu tập năng nổ để đền đáp lại công ơn trời biển của Thầy.

Hôm nay, nhân ngày thuyết giảng đạo, được sự chấp thuận của Thầy Viện chủ đồng ý cho phép con được trình bày lên đại chúng về kết quả tu tập trong một tháng qua, và cũng kể lại phương pháp trị liệu về vấn đề tẩu hỏa nhập ma mà vừa qua con đã bị, cũng như trong kinh Lăng Nghiêm cũng có nói về Ngũ Ấm Ma.

Đồng thời cũng nói lên những nguyên nhân bị xảy ra hiện tượng này để chúng ta rút kinh nghiệm tu tập và giúp người tu sau này tránh được tình trạng nguy hiểm ấy.

2.1- KẾT QUẢ TU TẬP

(04:34) Sư Thiện Thuận: Bây giờ chúng tôi xin nói về kết quả trước, trong thời gian ba mươi ba ngày qua:

Hiện giờ đây thì trong người của chúng tôi, coi như đã làm chủ được hơi thở. Nghĩa là tịnh chỉ được hơi thở, muốn hơi thở chậm thì chậm mà muốn nhẹ thì nhẹ, mà muốn ngưng là ngưng.

Cái thứ hai là tịnh chỉ được các hành. Nghĩa là muốn cho hành hoạt động là cho mà muốn ngưng hoạt động là ngưng.

Cái thứ ba là làm chủ được cái giấc ngủ. Nghĩa là hiện giờ muốn ngủ thì chỉ cần ám thị biểu ngủ là nó ngủ thôi, và đồng thời không có chiêm bao.

Tại sao, lý do nào mà không có chiêm bao? Nguyên nhân là cho cái thằng ý thức coi như là canh giữ hơi thở, rồi cứ ám thị cho thân ngủ thôi. Từ chỗ đó, cái ý thức chúng ta nó thức hoài, rồi muốn thức giờ nào thức thôi.

Xin lỗi bởi vì tịnh khẩu cả tháng nay cho nên nói chuyện nó không được thông.

Và hiện giờ đây đó, thì cũng nói luôn cái trạng thái hiện giờ để cho chúng ta có cái kinh nghiệm trước.

Hiện giờ đây, sau khi mà trải qua cái cơn dừng các hành thì nó có những cảm giác là lạnh toàn thân, rồi sau cơn lạnh đó nó ấm trở lại. Ấm trở lại rồi nhiều cái đợt mà ngồi thiền liên tục thì nó sẽ có một trận gọi là đau nhức thân trở lại, nghĩa là phá cái thọ lần thứ hai.

Bởi vì trước kia sau khi mình bước vào cái đoạn đường Nhị Thiền lên Tam Thiền đó là mình phá cái thọ trước, là mình chấp nhận cái đau, là phải đau qua một trận đau dữ tợn trước, cái đó là cái đau.

Còn qua một trận thứ hai nữa, đó là hiện giờ, sau khi mình đã qua được những cái cơn lạnh, nóng xong thì đến một trận cơn đau nhức thứ hai nữa, nghĩa là tê nhức, nó cũng dữ dội như cái lúc ban đầu.

Sau nhiều lần ngồi thiền nữa thì một trận cuối cùng để hết đau nhức, thì hơi thở nó mới tống lên để cái huyệt đạo ở phía sau lưng là nó sẽ thông suốt. Nó thông cái rất là nhẹ, rồi hơi thở coi như là không còn như thấy thở nữa. Đó, rồi tiếp tục nó đưa lên cái huyệt ở trên đầu, thông luôn ở trên đầu, rồi sau đó thì chúng tôi mới xả ra để đi kinh hành.

Đi kinh hành nửa chừng thì tự nhiên có một cái hơi ở dưới bụng, nó nặng nặng, nó quặn quặn dưới bụng, thì nó quận lên trên cái miệng, thì cứng hàm răng lại, thì chúng tôi mới đứng lại để ngồi thiền để định tâm lại, thì tự nhiên ở dưới bụng nó quặn lên một hồi cái nó đưa lên.

Đưa lên rồi cái nó đi thông luôn cái huyệt ở trên vai, ở sau lưng, cái chỗ mà mình vói không tới đó - là huyệt Linh Đài hay gì đó cũng không biết - rồi nó đưa luôn, thẳng luôn tới ở trên đỉnh đầu, mà không biết huyệt gì, tui cũng chưa nắm.

Do đó cho nên là cả ba huyệt đạo từ ở dưới rún, dưới bụng là nó thông lên, tất nhiên là thở ra, thở vô nó rất là thông, hiện tại giờ như thế.

Mà tình trạng này thì cũng chưa báo lại với Thầy Viện chủ. Đó, thì cái kết quả trong ba mươi ba ngày qua là như thế.

(07:55) Thì tiếp theo, được sự tận tình chỉ bảo của Thầy Viện chủ, chúng tôi đã nhập định được, đi vào cửa Tam Thiền, và thấy rất là nhiều sự vi diệu ở trong thân của chúng ta như thế.

Nghĩa là chúng ta làm chủ được cái thân hoàn toàn, coi như là đối với sống chết đã làm chủ rồi, thân và tâm. Đó chỉ là mới cửa thứ ba thôi, nghĩa là hiện nay đã làm chủ được thân tâm.

Tuy nhiên, trong cái quá trình tu tập được những kết quả đó thì chúng ta cũng phải gặp nhiều thuận lợi và những cái khó khăn.

Thì trước tiên chúng tôi cũng xin nói về cái thuận lợi trước.

Thì bắt đầu từ lúc vào hạ là ngày rằm tháng tư để hạ thủ công phu đó, thì nhập thất, cho đến bảy ngày là chúng tôi đã nhập được Sơ Thiền, rồi đến tới ngày thứ mười tám là nhập được Nhị Thiền, rồi đến ngày thứ hai mươi chín là nhập Tam Thiền.

Sở dĩ mà được kết quả mau như thế, là theo chúng tôi nghĩ thì nó rất đúng như lời của Thầy Viện chủ đã giảng hôm trước, theo cái rút kinh nghiệm thì chúng tôi thấy rất đúng.

Bởi vì Thầy đã dạy: Muốn nhập Tứ Thiền là phải chuẩn bị trước những hành trang như sau:

Một: trước tiên, hành giả chúng ta trước tiên phải tu Mười Điều Lành, nghĩa là hành Thập Thiện đó; phải tập nhuần nhuyễn và giữ gìn giới luật, nghĩa là phải trường chay, tuyệt dục với một hành giả.

Đó là điều kiện thứ nhất.

Điều kiện thứ hai thì phải tu Tỉnh Giác Chánh Định. Nghĩa là chúng ta luôn luôn lúc nào cũng phải tỉnh thức trong mọi hành động, cũng như đi biết đi, làm việc thì biết làm việc, tôi ăn biết tôi ăn, nghĩa là tỉnh thức hoàn toàn.

Thứ ba là chúng ta hãy tu cái Niệm Vô Lậu Chánh định.

Thứ tư là phải xả bỏ hết tài sản của thế gian, tài sản nhỏ, tài sản lớn cũng như về chùa chiền hay là tất cả những vật chất, phải bỏ xả hết.

Việc thứ năm là chúng ta sau khi nhập thất vào là tu cái Hiện Tại An Lạc Trú Chánh Định - nghĩa là tu bám chặt vào hơi thở.

Và điều thứ sáu đó là phải sống độc cư, coi như là phải tịnh khẩu hoàn toàn.

(10:13) Thì nếu mà hội đủ sáu điều kiện này đó, thì chúng ta sẽ hoàn toàn nhập định vào Sơ Thiền rất mau, như bằng chứng cụ thể là chúng tôi vừa qua.

Bởi vì vừa qua, trong sáu cái điều kiện này thì ở chùa chúng tôi trong mấy năm qua đã thực hành có, bởi vì trước kia đã giữ giới. Là một Tỳ Kheo thì phải giữ giới rồi, phải tu Mười Điều Lành, đã trường chay, tuyệt dục rồi.

Thứ hai là tỉnh giác. Ở chùa thì chúng tôi luôn luôn lúc nào cũng tỉnh giác, tu trong hành động.

Cái thứ ba là ở chùa thì Niệm Vô Lậu - thì luôn luôn lúc nào cũng thường thường tu cái thiền Biết Vọng đó: Khi vọng nổi lên rồi nhìn thấy nó, phải đi nhìn tận cùng của nó rồi mình phát hiện nó nguyên nhân chỗ nào rồi mình gạt qua.

Rồi đồng thời cái mình đọc kinh sách để mà mình truy tầm thêm giáo lý, đó là tịnh đó, để mình dẹp mọi cái tham, sân, si, mạn, nghi. Đó là Niệm Vô Lậu.

Thứ ba (tư) về xả hết tài sản người thế tục, thì hiện nay trước khi đi vào cái Tu viện này thì chúng tôi đã có tìm người để giao lại chùa, đương nhiên với một quyết tâm nỗ lực là không bao giờ về để mà tiếp tục trụ trì nữa. Nghĩa là xả bỏ hết ngôi chùa, và đồng thời giảm bớt lần đi tất cả những cái quan hệ về tình cảm.

Cho nên sau khi mà làm được những cái động tác đó xong đó thì bắt đầu Thầy Viện chủ mới dạy cái phương pháp Quán Niệm Hơi Thở để mà bám chặt hơi thở, rồi sống độc cư, như vậy là trong bảy ngày là vô Sơ Thiền liền.

Thì đó là cái kết quả mà một hành giả muốn đạt được thì chúng ta phải trang bị trước. Còn nếu chưa có trang bị được những cái, sáu cái điều kiện này thì coi như là chúng ta tu cũng mất thời gian thôi. Đó là về mặt thuận lợi.

2.2- TRẢI NGHIỆM BỊ TẨU HỎA NHẬP MA

(11:42) Sư Thiện Thuận: Còn về khó khăn, thì theo kinh nghiệm của bản thân chúng tôi thì vừa qua đã bị tẩu hỏa nhập ma, tức là đã bị ma Tưởng Ấm nhập vào.

Theo chúng tôi nghĩ là do có ba nguyên nhân:

Một - cái nguyên nhân thứ nhất là ngồi thiền ráng chịu đau quá, nghĩa là chúng ta cố sức ngồi thiền. Vừa qua chúng tôi bị - ngồi thiền khi mà nó đau chân quá rồi ráng cố sức ngồi thời gian cho lâu để tập cho cái giò cho nó quen - thì như vậy là chúng ta đã lầm, ngồi như thế là đã lầm rồi.

Chúng ta phải biết rằng: khi nào, đúng lúc chịu đau là khi nào chúng ta đến từ cái khoảng Nhị Thiền mà tiến lên cái cửa Tam Thiền đó, để phá cái thọ đó, là đúng lúc đó ta chịu đau, cái đó phải chấp nhận chịu.

Còn trong lúc này chưa, mới có nhập Sơ Thiền hay là chưa gì đó mà mình chấp nhận chịu đau, đó là mình tu sai. Hoặc giả là mình tiến lên được Nhị Thiền rồi mà mình chấp nhận ngồi để chịu đau thì sẽ bị ma Tưởng Ấm nhập vào thôi.

Bởi vì trong lúc - chính bản thân tôi trong cái lúc mà đi vào cái Nhị Thiền đó, thì trong cái đêm ngày thứ mười tám, thì sau khi thấy cái hơi thở mình nó quá nhẹ đi, rồi thấy cái thân người mình nó bay bổng lên khỏi giường, thấy rất là thích thú, có hỷ lạc chứ, do đó cho nên chịu ngồi như thế.

Qua một thời gian khoảng chừng hai mươi phút thì tất nhiên tới cái cơn đau của cái giò, nó đau lên dữ tợn, rồi kềm. Kềm khoảng chừng hai mươi phút thì tất nhiên tự nhiên nó bung ra, nó bung ra thì trong lúc đó là ma Tưởng Ấm nhập vào liền, là đêm thứ mười tám đó, là nó nhập vô liền.

(13:23) Lý do sao nhập? Là lý do trong cái lúc chúng ta vừa bung giò ra, thì tức nhiên là có một cái tư tưởng là phải nghĩ tưởng như thế nào đặng cho nó bớt đau.

Đó, từ chỗ đó là cái ý thức của chúng ta nó đã rời ra rồi, nó đâu có bám chặt được với hơi thở, nó không định được tâm chỗ đó cho nên tưởng thức nó nhảy vào liền.

Mà mình tưởng là muốn cho hết đau thì tức nhiên tưởng thức nó vô. Nó vô thì bắt đầu nó mới bắt gân, nó bắt gân rồi nó vần vò đủ thứ, nó làm, rồi có những cái là nó bắt tui xá, rồi lạy, rồi bắt ấn Chuẩn Đề, rồi làm đủ mọi động tác hết đặng cho hết đau.

Làm như thế nó kéo dài từ ba giờ khuya mà nó kéo dài cho đến khi mà tới tám giờ sáng là mới xả ra, lúc đó là trời sáng rồi.

Do đó cho nên cái lần này đó, thì sau khi xả ra thì chúng tôi chạy lại cái liêu (thất) của Thầy Viện chủ để thông báo liền, thì Thầy Viện chủ mới cho biết đó là bị tưởng ấm ma nó nhập vào.

Từ đó chúng tôi cũng chưa có kinh nghiệm nữa, chưa có kinh nghiệm được cái vấn đề mà lúc mình xả ra rồi nó thừa cơ để mà nó - tưởng ấm nó nhập vào là lúc đó, mà cũng chưa được kinh nghiệm. Do đó cho nên về chỉ có cái là bình tĩnh trở lại thôi đặng về tiếp tục.

Thì đó là một cái điều thứ nhất mà chúng ta phải nhớ: Đừng có ngồi thiền mà kềm lâu quá. Khi mà mình ngồi mà thấy nó vừa đau này nọ thì nên xả bỏ đi.

Còn trong cái lúc mà chúng ta xả thiền thì phải luôn luôn với một cái Chánh Niệm, một cái Tỉnh Thức - nghĩa là tôi chỉ biết xả thiền thôi, đừng có một cái mống niệm gì khác nữa hết. Nếu lúc đó mà chúng ta quên đi cái Tỉnh Giác Chánh Định này thì tất nhiên tưởng ấm nó sẽ nhập vào ngay.

Vì trong cái lúc đó, chúng ta trong cái lúc mà thân thể mệt mỏi, uể oải rồi, chân nó đau nhức rồi đó, thì cái thức mình nó đã rời ra rồi, hay là nó lơi lỏng rồi, rồi có một mống niệm lên thì tất nhiên là tưởng ấm nó nhập vô liền, nó rất là nhanh trong vòng một niệm thôi.

Vấn đề thứ hai là chỉ cần có một ý niệm thần thông. Đó, đấy cái vấn đề này đấy cũng là rất quan trọng đây! Nghĩa là chúng ta chỉ có một ý niệm về thần thông thôi, một thần thông bay hay là một thần thông như thế nào đó, một suy nghĩ gì đó, một niệm nào đó thôi nó nhập vào liền.

Cũng như là sau khi xả thiền xong thì cái đêm - hình như là cái đêm hai mươi sáu, hai mươi bảy gì đó, là sau khi mà tiến lên cái đoạn cửa Tam Thiền đó, nghĩa là làm chủ được các hành - nghĩa là sau khi tịnh chỉ được hơi thở rồi đó mới tiến vào để mà tịnh chỉ các hành - thì chúng tôi cho ngưng hoàn toàn, các hành ngưng hoạt động, để cho nó lạnh từ dưới giò lên. Sau khi nó lạnh tới xương sống thì Thầy Viện chủ cứ cho tiếp tục lạnh lên hết toàn thân.

(16:37) Sau khi, đêm đó là lúc ba giờ sáng, chúng tôi ngồi thiền để mà cho lạnh lên toàn thân hết, rồi lạnh hết rồi mới xả ra. Sau khi xả ra toàn bộ hết rồi thì tính đi kinh hành rồi, nhưng mà tự nhiên có một cái luồng ma lực nào đó - cũng không biết, tự nhiên nó mới thâm nhập vào chỗ hai cái mí chân mày. Nó xoáy, xoáy, xoáy, coi như là phải nhắm mắt lại luôn đó, xoáy rất là mạnh, mà cũng không biết là cái vụ gì.

Do đó cho nên là chúng tôi mới lầm tưởng là, suy nghĩ là: "Chắc có lẽ là hai con mắt mình đó, mình ngồi thiền đây chắc hai con mắt mình nó sẽ làm cho thông, nó thông qua lại, và nó thông luôn lỗ mũi và thông luôn miệng".

Nghĩ bấy nhiêu thôi, thì tự nhiên là bắt đầu nó xoáy xuống lỗ mũi rồi nó xoáy xuống miệng, rồi nó làm cho la lên đặng cho thông. Đó, rồi cứ như thế, cứ la hoài, la càng lớn càng tốt, làm như mê say để la! Đó, do đó cho nên là không có còn tự chủ được nữa.

Mà cũng may lúc đó nhờ có thầy Mật Hạnh và Thầy Viện chủ phát giác kịp chạy lại để mà…​ Thầy Viện chủ vô rồi để tay lên vai chúng tôi rồi thì chúng tôi mới hoàn toàn tỉnh lại. Tỉnh lại là bảo: "Ngưng không cho la nữa!", thì lúc đó mới hết. Thì sau khi hết xong thì chúng tôi mới ngủ trở lại, xả thiền xong rồi ngủ trở lại.

Thì đó, xin tạm dừng lại để nói qua cái ý thứ ba.

Cái nguyên nhân thứ ba để mà bị nữa đó, nguyên nhân thứ ba là không biết trước được những trạng thái của cơ thể sẽ đổi khác khi chúng ta tịnh chỉ được các hành.

Nghĩa là sau khi chúng ta tịnh chỉ được các hành - nghĩa là cho lạnh toàn thân rồi đó - thì một cái người thiền sinh chúng ta phải biết trước những cái cảm giác thay đổi.

Bởi vì lúc bấy giờ khi mà lạnh toàn thân hết thì máu cơ thể ta - hồng huyết cầu chúng ta - nó đã thay đổi hết rồi, coi như là nó sẽ đổi trược hết rồi, thành một con người mới.

Do đó cho nên các thiền sư hồi xưa đó, chúng tôi nhớ lại là có nói là: “Rắn thành rồng không đổi vảy” gì đó, hay là cái câu là: “Bước qua cái đầu sào trăm trượng mà dám bước hay không” đó.

Do đó cho nên là chúng ta phải biết trước những cái trạng thái này, trong cái trạng thái mà sau khi chúng ta tịnh chỉ các hành thì phải biết. Nghĩa là đã làm chủ được các hành rồi, làm chủ được hơi thở rồi thì nó sẽ có những trạng thái khác.

Bởi vì lúc này chúng ta làm chủ nó thì ra lệnh nó, mà nó giống như một cái người tướng cầm quân vậy đó. Nếu chúng ta làm tướng mà chúng ta không điều khiển được quân lính thì tất nhiên nó náo loạn hết, rồi tất nhiên tan rã hàng ngũ.

Thì con người chúng ta cũng vậy, khi chúng ta làm chủ được thân, làm chủ được hơi thở, làm chủ được các hành thì lúc bấy giờ nếu mà chúng ta không hiểu biết trước được, rồi chúng ta khủng hoảng lên.

Bởi vì, chúng tôi xin nhắc lại cái đêm đó, sau khi mà bị tưởng ấm ma xong đó, rồi tiếp tục nằm ngủ, thì khuya lại đó, đến khoảng mười một giờ thì chúng tôi giật mình thức dậy, thì chúng tôi mới thấy sao mà toàn thân nó đều cứng? Nó cứng mà không phải là cái kiểu nó lạnh tê cứng, mà nó cứng theo cái kiểu mà mình thấy có thể nhúc nhích được.

Nhưng mà tại vì không hiểu được trạng thái này do đó cho nên khủng hoảng lên, rồi tưởng đâu là các hành nó ngưng hoạt động, thành thử ra là mới ra lệnh cho các hành hoạt động trở lại.

(19:22) Thì bắt đầu nó hoạt động trở lại, thì máu nó vận chuyển, thấy nó nổ "lụp bụp”, “lụp bụp" từ lỗ chân lông rất là nhiều. Lúc đó mới khủng hoảng, sợ quá. Sợ quá thì bắt đầu biểu: "Các hành ngưng hoạt động!" Thì bắt đầu nó ngưng lại, bắt đầu nó từ từ nó giảm xuống, nó lạnh cứng nữa.

Thành thử ra cứ làm như thế liên tục hoài, từ lạnh cho tới nó vận hành cơ thể liên tục, rồi cho tới lạnh, rồi đến hơi thở. Hơi thở nó mất bình thường rồi thì tất nhiên là biểu: "Ngưng", rồi biểu: "Thở nhẹ, thở chậm", rồi ra lệnh đủ thứ hết, cho nên tất cả trong thân đều náo loạn.

Lý do là tại không biết được những trạng thái này, do đó cho nên mình điều chỉnh được tất cả những cái mà - điều chỉnh được hơi thở, điều chỉnh được các hành, nhưng mà mình điều chỉnh không đúng, thành thử là nó náo loạn tất cả những cái nội tạng hết.

Lúc bấy giờ chúng tôi mới sợ quá đi, không còn tự chủ nữa, cho nên mới chạy ra ngoài liêu (thất) Thầy Viện chủ để báo lại, thì Thầy Viện chủ mới bảo là: "Cứ cho các hành hoạt động bình thường và hơi thở thở bình thường!" thì chúng tôi cảm thấy yên ổn trở lại. Và đồng thời ngồi được gần ở bên với Thầy thì làm như nó có một cái từ lực gì đó mà làm cảm thấy yên ổn.

Rồi ngồi nói chuyện với Thầy để bàn qua sự việc một hồi thì Thầy mới khuyên: “Nên tu một cái biện pháp là tu Niệm Vô Lậu” - lúc bấy giờ nên tu Niệm Vô Lậu đó.

Nghĩa là giữ lại cái hơi thở bình thường, nhưng mà lúc bấy giờ chúng tôi đâu có còn bình tĩnh đâu để mà tìm lại cái hơi thở bình thường. Lúc đó là bởi vì nó khủng hoảng quá đi cho nên nó quên mất cái hơi thở đó, cái hơi thở mà bình thường lúc ban đầu chúng ta học thiền đó.

(21:18) Thì Thầy Viện chủ mới bảo chúng tôi nên đi kinh hành. Thì đi kinh hành chúng tôi mới tập trung lại, tập trung tư tưởng lại, đi kinh hành, vừa đi vừa quán tưởng về vô thường, vô ngã, rồi quán tưởng về thân bất tịnh, quán tưởng về tài sản thế gian giả tạm…​ quán tưởng đủ thứ để chúng ta nó quên đi cái chuyện khủng hoảng mà nó trở lại cái sự bình tĩnh thì tất nhiên là hơi thở nó điều hòa trở lại. Thì từ chỗ đó, con người nó cảm thấy nó nhẹ, nó nhẹ dần, nhẹ dần xuống.

Rồi như vậy thì một hồi cái đi về nghỉ, trở về liêu ngồi lại một chỗ, không đi kinh hành mà ngồi một chỗ một mình thì bắt đầu nó làm trở lại.

Bởi vì lúc đó các hành nó vận chuyển lại, rồi cái hơi thở mình nó cũng hồi hộp nó vô đó, cho nên nó mất bình thường, thành thử ra cái toàn thể châu thân nó cảm thấy là lúc lạnh, lúc nóng đủ thứ, mà khủng hoảng lên nữa.

Cho nên chúng tôi phải ra để gặp Thầy Viện chủ một lần nữa rồi báo lại, thì Thầy Viện chủ cũng dạy cách y như thế đó. Thì chúng tôi mới phải đi kinh hành suốt luôn đêm, đi suốt luôn tới sáng thì nó cảm thấy yên ổn.

Nhưng mà đến sáng lại thì Thầy Viện chủ mới bảo đưa cho một quyển kinh để mà đọc. Thì khi lấy quyển kinh về ngồi để mà đọc thì tâm chú ý vào đọc kinh, đọc một cách cho nó kỹ lưỡng, thì nhờ cái tâm chú ý vào đó cho nên là mình không có nhớ cái chuyện hơi thở và các hành nữa, do đó cho nên là nó bình tĩnh trở lại.

Rồi từ đó cái hơi thở nó điều hòa, nó trở lại cái hơi thở ban đầu lại. Cứ thở ban đầu, thở nhẹ như thế một hồi thì tự nhiên ở dưới bụng đó, lúc này là nó nặng bụng dữ lắm.

Nó nặng bụng là lý do sao? Bây giờ chúng tôi mới biết được lý do nặng, nặng bụng và nặng trên đầu. Đó là những cái cảm giác, những cái trạng thái mà đến cái cửa Tam Thiền này - không biết ai có không chứ bản thân chúng tôi thì có.

Bởi vì nó nặng bụng quá là lý do nó chứa tất cả những cái lòng tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến; nó chứa tất cả những cái lòng tham sống, sợ chết; nó chứa những cái tham ái, tham dục, ham của tài sản thế gian; nó chứa trong bụng đi.

Do đó cho nên là khi mà thở lại cái hơi thở ban đầu rồi tự nhiên nó trào lên, nó tràn lên nhưng mà nó theo cái hơi thở rất là nhẹ chớ không phải mạnh nữa, nó ra từ từ, từ từ.

Thì trong lúc nó trào ra thì mình cứ quán: Quán về tài sản thế gian, quán tất cả những cái tham, sân, si, lòng ái dục…​ quán cho nó tràn ra. Nó tràn ra một hồi chừng năm, sáu lần, cũng như cuối cùng mình ợ lên được cái nó nhẹ luôn, nó nhẹ cái bụng.

Còn nó nặng cái đầu thì cũng chưa biết, không biết nó ra sao. Thành thử ra mới đi kinh hành trở lại rồi về xem kinh, từ đó nó nhẹ bụng thôi, nhưng mà sau này, qua bữa sau mới biết cái đầu nó nặng là cũng chứa đó.

Bởi vì chúng ta, cái lòng tham là chứa ở trong bụng, lòng tham ái, tham dục chứa trong bụng. Còn trong tàng thức của chúng ta đó thì cũng chứa cái tham ái, tham dục - ở trong cái thức A Lại Da là thức thứ tám đó - nó chứa ở trong tàng thức đó.

Thì cho nên là chúng tôi mới thở ra cái hơi thở bình thường, nhưng mà khi thở ra, chúng tôi nhớ tập trung cái tư tưởng ở trên đầu; xả ra, xả ra tất cả những cái lòng tham dục, tham ái đó; những cái tham, sân, si đó trong đầu nó tràn ra hết, trong đó ra hết, ra, ra, coi như mình xả ra hết. Thì xả ra nguyên một ngày đó thì tự nhiên cái đầu nhẹ luôn! Thấy cái đó cũng rất là hay!

(24:16) Do đó cho nên là một cái bụng thì chứa những cái lòng tham mà trên đầu thì chứa những cái chủng tử. Do đó chúng ta phải ráng nguyện là xả ra, xả ra thân, như: "Bụng phải rỗng rang! Đầu phải rỗng xuống! Tàng thức không có chứa chủng tử gì hết! Bụng cũng rỗng rang!"

Và đồng thời lập một cái đại nguyện sống y như cuộc đời tu hành chân tu của Thầy Viện chủ, nghĩa là phải sống Phạm hạnh, lập một cái đại nguyện lớn là phải sống ba y, một bát thôi. Chỉ có con đường đó thôi chúng ta mới đi vào cái thiền định của Phật được.

Chớ còn nếu mà về ở nhà, tiếp tục trụ trì rồi là cứ lo xây dựng chùa chiền rồi này, nọ thì tất nhiên là kể như cái đường tu tập mà giải quyết cái vấn đề luân hồi, sanh tử, làm chủ được chắc rất khó.

Do đó cho nên chúng tôi mới lập một cái nguyện lớn là phải sống theo hạnh của Thầy Viện chủ Bổn Sư là chỉ ba y, một bát, vậy thôi.

Do đó cho nên là, chừng ba ngày sau thì tất nhiên là thân hình nó nhẹ nhàng trở lại, rồi chúng tôi lúc bấy giờ bình tĩnh trở lại mới bắt đầu ngồi thiền. Thì Thầy Viện chủ có nhắc là: "Đừng có để cho nó tác ý".

Chúng tôi ngồi thiền, mà lúc này, khi mà ngồi thiền vô thì nó rất là nhẹ nhàng chớ không phải như hồi lúc mới ban đầu phải tập trung hơi thở rồi này, nọ. Bây giờ chúng tôi chỉ ngồi hít nhẹ một hơi vô là nó vô luôn tới Tam Thiền liền. Nó đi rất nhẹ mà xả ra cũng rất là nhẹ nữa.

Thì đến đây chúng tôi cũng thêm một cái chỗ nữa là: Trên cái đoạn đi mà từ Nhị Thiền đến Tam Thiền, cái hơi thở chúng ta đi sâu vô mà đến tới cái nó nhẹ tới mức độ mà vô Tam Thiền nó quá nhẹ đi, do đó cho nên là cái huyệt sau lưng - chỗ mà với không tới - tự nhiên nó bị lói hơi nhỏ, rồi đau, rồi mình hơi thở không thông.

Đó, trong những cái lúc tu thiền thấy nó thở vô nhỏ, cái hơi thở mình nhỏ tới đó là nó không thông, là nó đau, thì chúng tôi mới xả thiền ra, tưởng đâu bị gió nhập. Nhưng mà khi, chúng tôi mới nhờ cái chú y sĩ đó, chú lại chú sửa, chú bóp, chú thoa dầu này nọ, nhưng mà không hết đâu.

Cái đó là do nơi cái huyệt chúng ta nó chưa có thông thôi, thành thử ra là ngồi thiền liên tục hai lần sau nữa thì tự nhiên hơi thở nó nhỏ dần, nhỏ dần rồi nó có một sức mạnh gì nó tống thông ra thấy rất là nhẹ nhàng.

Sau khi cái huyệt đó thông rồi đó, chúng ta nhập thiền vô Tam Thiền rất là nhẹ mà rất là nhanh, trong vòng chỉ năm phút thôi là vô liền, khỏi cần phải ngồi mình kiểm tra hơi thở rồi mình phải đủ thứ chuyện như hồi lúc mình mới ban đầu.

Thì những cái cảm giác mà chúng tôi thấy được đó thì do ba cái nguyên nhân đó.

Đến đây thì qua những kinh nghiệm của chúng tôi đã thực tập và bị vấp phải như vậy, nay xin trình lên Thầy Viện chủ và đại chúng biết rõ để chúng ta rút kinh nghiệm và giúp người đi sau khỏi phải sợ hãi và lúng túng khi gặp trường hợp bị tưởng ấm ma nhập vào.

2.3- KINH NGHIỆM TRÁNH TƯỞNG MA NHẬP

(27:02) Sư Thiện Thuận: Kính thưa đại chúng, là tưởng ấm ma nó nhập vào chúng ta đó, là nó nhập khi mà chúng ta xả thiền ra thì nó thừa cơ mà chúng ta lơ đễnh, chúng ta không có tu cái Tỉnh Giác Chánh Định kỹ đó, lơ xơ một niệm thôi là nó vô liền ngay trong cái lúc xả.

Do đó cho nên là khi xả thiền phải nhớ: Ngồi phải tỉnh giác, tôi chỉ biết xả thiền thôi, đừng mống niệm gì hết, đừng mống niệm thần thông nữa. Đó, do đó cho nên là phải lưu ý chỗ đó.

Rồi cái cách trị liệu để mà mình khỏi sợ bị tưởng ấm ma nó nhập vào đó, là chỉ có ba cách. thì theo tôi nghĩ thì có ba cách:

Một là khi xả thiền ra phải tỉnh giác, xả thiền chỉ biết xả thiền. Ngồi chỉ biết xả thiền thôi, đừng nghĩ gì khác hết là tất nhiên tưởng ấm ma không bao giờ nó nhập vô được. Cái đó là coi như mình làm chủ, mình cảnh giác rồi.

Cái thứ hai là khi đến cửa Tam Thiền thì cơ thể nó thay đổi khác hết trơn rồi, nghĩa là rắn đã hóa thành rồng rồi, mình nhẹ nhàng là mình thay trược hết rồi, nó rất là nhẹ nhàng, mà máu nó cũng đổi lại, hơi thở mình cũng đã khác rồi, mình làm chủ hoàn toàn, thì chúng ta phải biết được những cái trạng thái đó.

Tất nhiên là người đã tu tập xong hoặc là quý thầy hướng dẫn kỹ lại những cái trạng thái đó, biết trước thì tất nhiên là hoàn toàn bình tĩnh, mà bình tĩnh thì mới chủ động được.

Chớ nếu không khéo trong cái lúc đó mà không chủ động thì coi như là sẽ đi đến cái chỗ tưởng ấm ma nặng là coi như sẽ điên khùng thôi, điên khùng hoặc giả là coi như hư hoại luôn, không còn tu hành được nữa đâu.

Bởi vì lúc đó mình đảo lộn hết trơn rồi, các hành mà mình biểu nó ngưng rồi, nó giống như một cái người mà đi cày vậy đó. Đi vô hai con trâu mà người nào không biết cày cứ vừa biểu "dí”, vừa biểu “thá” rồi con trâu biết đi đường nào? Mắc mớ chi biểu “dí” cái rồi biểu “thá”? Đó, từ chỗ đó nó không biết đường đi.

Cũng như các hành và hơi thở của chúng ta cũng vậy nữa, thì mình làm chủ được nó là phải điều khiển một cách cho thuần thục, phải tinh xảo. Do đó cho nên, mình biết cách như vậy, bình tĩnh như thế thì tất nhiên là rất là yên ổn.

Thứ ba là chúng ta đi kinh hành quán vô thường, vô ngã, bất tịnh v.v…​ và để xem kinh, để lấy lại cái hơi thở bình thường ban đầu.

Nghĩa là khi gặp những cái trường hợp đó rồi thì cứ đi kinh hành, đi kinh hành để quán: Quán vô thường, vô ngã, thân bất tịnh…​ rồi cuốn kinh ra, ngồi lại thì lấy cuốn kinh ra xem để tập trung lấy lại cái hơi thở lúc ban đầu, thì tất nhiên là chúng ta sẽ quét sạch được tất cả những Định Vô Lậu mà nó nằm ở trong bụng và trong đầu chúng ta.

(29:40) Từ ở chỗ đó, lòng tham dục và tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…​ và tất cả những cái ham muốn về tài sản thế gian phải quán bỏ hết. Chúng ta phải quán xả bỏ hết đi rồ từ đầu cho đến bụng mình là rỗng rang, nó giống như cây trúc vậy đó, nó rỗng rang không có chứa một cái gì hết đó, thì chúng ta đi vào định rất là hay.

Do đó cho nên quan trọng nhất nữa là cũng phải lập một cái nguyện lớn là phải sống một đời sống chân tu ba y một bát, đó là cái quan trọng.

Thì chúng tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa: Nếu mà chúng ta muốn có một cái thuận lợi để mà đi vào cái định thì phải tụ hợp đủ lại sáu điều kiện:

Một là trước phải tu Mười Điều Lành là Thập Thiện, giữ giới luật, trường chay, tuyệt dục;

Thứ hai là tu Tỉnh Giác Định Chánh Niệm;

Thứ ba là phải tu Niệm Vô Lậu Chánh Định;

Thứ tư: Xả bỏ hết tài sản của thế gian;

Thứ năm: tu cái Hiện Tại An Lạc Trú Chánh Định;

Thứ sáu là chúng ta sống độc cư - là tịnh khẩu.

Nếu ai thành tựu được cái này thì tất nhiên sẽ nhập thất chừng tuần lễ là vào Sơ Thiền rất nhanh.

Đó, đến đây thì qua cái kinh nghiệm thực tu, thực thấy của chúng tôi thì cũng xin trình bày cho đại chúng biết, cũng như có huynh Minh Tông thì chắc cũng trải qua vấn đề Tam Thiền rồi những cái trạng thái này đó, thì sẵn hôm nay mình trao đổi với nhau luôn. Bởi vì hổm rày tịnh khẩu rồi có mà không dám hỏi, do đó cho nên sẵn bữa nay mình trao đổi luôn.

Rồi đồng thời cũng xin qua cái ý của Thầy Bổn Sư Viện chủ nghe qua và bổ sung thêm một số ý kiến để cho chúng con tu tập thêm tốt.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

3- PHẢI CÓ MINH SƯ CHỈ DẠY ĐỂ TRÁNH MA TƯỞNG NHẬP

(31:37) Trưởng lão: Thầy xin nhắc chỗ này chút xíu. Trong cái sự kiện mà xảy ra, đây là cái hoàn cảnh rất tốt cho chúng ta hôm nay để chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm của thầy Thiện Thuận. Và đồng thời thì phải thấy rằng nó có những cái điều kiện thực tế trong sự tu tập.

Còn Minh Tông thì được Thầy dạy tu tập theo Thầy gần ba năm nay cho nên mỗi bước đi của nó Thầy theo dõi, tập luyện rất là kỹ lưỡng, cho nên không đến đỗi mà bị lạc lầm như vậy.

Vì thầy Thiện Thuận xa Thầy, chỉ có cái hạ này mới có về đây gặp Thầy mà thôi. Do cái sự mà nhiệt tâm tu hành, nhiệt tâm xả tâm, rồi trong cái công việc mặc dù là có duyên sự chùa nhưng mà thầy cũng không quên những cái pháp tu, do vì vậy mà đến đây nó quá nhanh chóng mà thầy không chuẩn bị được cái tư thế để làm chủ mọi mặt.

Còn Minh Tông thì Thầy đã chuẩn bị cho nó mọi mặt. Từ bước đầu vào đây, nó ngồi một giờ rưỡi, hai giờ, Thầy dẹp xuống còn có mười lăm phút mà thôi.

Nghĩa là Thầy chia làm bốn đoạn mười lăm phút như vậy cho nó tu tập, từ cái ngồi kiết già cho đến cái ngồi ghế thường, cho đến cái đi kinh hành, rồi cho đến khi đứng, nó tu trong bốn oai nghi.

Do từng cái hướng dẫn mà cặn kẽ, kỹ lưỡng cho nên nó không xảy ra. Từ đó cho đến bây giờ thì theo Thầy thấy, nó tịnh chỉ được các hành rất tốt và rất yên ổn mà không bị lạc lầm, vì luôn luôn Thầy đã dạy cái pháp hướng rất kỹ cho nó.

Do như vậy mà Thầy biết rằng, Minh Tông sẽ đi vào con đường thiền này từng cái bước của nó rất là rõ ràng: Sơ Thiền như thế nào chắc chắn nó cũng nhận biết rõ, mà Nhị Thiền như thế nào nó cũng biết rất rõ.

Cơ thể nó thay đổi không phải như thầy Thiện Thuận: Bùng một cái dùng pháp hướng cái cơ thể rối loạn liền tức khắc!

Còn cơ thể nó từng ngày, từng giờ nhẹ nhàng thay đổi, với sự thay đổi nó thường trình bày cho Thầy nghe: "Dường như thân con thay đổi bằng cách này, bằng cách khác, bằng cách nọ…​” nó trình bày cho Thầy hết, nhưng mà nó nhẹ nhàng, êm ái, không bị rối loạn.

Còn thay đổi một cách đột ngột như thầy Thiện Thuận đó là cái rối loạn lớn và ma sẽ nhập đó!

Cho nên, chúng ta tu hành phải có một bậc minh sư thì không bao giờ có bị Ngũ Ấm Ma. Tại sao vậy?

Tại vì bậc minh sư họ biết được cái chỗ nào tu như thế nào, làm như thế nào, vì vậy mà cái người đệ tử của họ rất vững vàng, không có lạc.

Cũng như bây giờ nói là một điều nhưng quý thầy thử nghĩ, khi quý thầy mà xa Thầy thì quý thầy sẽ gặp những cái khó khăn, như thầy Thiện Thuận nếu mà không có Thầy trong một đêm đó, cũng như không có sự hướng dẫn của Thầy, chắc chắn thầy làm sao thầy tu tập mà cho được như ngày hôm nay, phải không?

Vì vậy nó còn những cái khó khăn, mà không phải mọi người đều giống nhau hết. Bởi vì Đức Phật nói chúng ta có ba cái tướng: hành tướng, nhân tướng và đặc tướng.

Mà trong cái hành tướng của mỗi người, mỗi hơi thở, người thì thở dài, người thở ngắn ở mực bình thường của nó, mà chưa phải là những cái hơi thở khác. Do đó thì - trong nhân tướng thì có mặt ai mà giống ai đâu: người lùn, kẻ cao, người thấp; đó là cái đặc tướng của nó - cho nên tùy theo mỗi đặc tướng mà tu tập.

Do cái người thiện hữu tri thức người ta mới nắm được cái đặc tướng của mọi người mà người ta giúp đỡ cho cái người tu vững vàng, nó không có bị lệch lạc, làm cho con đường tu càng ngày càng tiến, mỗi ngày mỗi thấy sự tiến bộ.

Cho nên hôm nay chúng ta là những người đủ duyên nhất đã học được thực tế ở trên con đường tu tập thiền định, không có còn cái chỗ nào mà hơn cái chỗ này hết!

(34:50) Nghĩa là làm chủ được cái sống chết, làm chủ được cái cơ quan vi tế nhất của loài người là cái thân của chúng ta chớ không gì hết. Không có cái máy móc nào trong thế gian này mà bằng cái cơ quan, cơ thể của chúng ta, mà hôm nay chúng ta làm chủ được nó, mà làm chủ cả cái óc của chúng ta nữa.

Để rồi tới đây quý thầy sẽ nhập Tứ Thiền, rồi quý thầy sẽ biết cái sự vi diệu của nó vô cùng. Thầy không phải là quảng cáo cái thần thông đó đâu, mà tại vì cái bộ máy cơ thể con người rất là vi diệu khi mà chúng ta nắm làm chủ được nó, chúng ta điều khiển.

Cho nên càng đi tới chúng ta càng thấy con đường của đạo Phật thật tuyệt vời, nó thật là tối thượng. Tại sao? Tại vì trong tâm chúng ta không tham muốn một cái gì hết, xả ly tất cả, chỉ còn ba y một bát, mà chúng ta sử dụng toàn bộ, vì vậy mà chúng ta không bị dính mắc.

Trái lại, nếu mà tâm chúng ta còn chứa tham, ham muốn ở trong đó mà nó điều khiển được cái con người chúng ta như vậy, thì cái thế gian này, trên cái hành tinh này chắc là con người bị hoại diệt!

Nghĩa là cái tâm tham vọng của chúng ta còn mà chúng ta điều khiển được con người như vậy thì Thầy nói rằng thế gian này sẽ bị hoại diệt. Người ta sẽ dùng nó mà người ta làm một cái việc gì vĩ đại, như các nhà khoa học đã tưởng tượng những cái con người vĩ đại, nghĩa là thôn tính hoàn cầu. Cái tâm tham vọng chúng ta lớn lắm.

Nhưng vì đạo Phật thấy được cái điều này cho nên dạy chúng ta xả ly cái tâm này, để rồi thực hiện cái vi diệu này, cho nên nó chỉ vi diệu ở chỗ làm chủ được cái sự đau khổ của con người chớ không phải thôn tính hoàn cầu để làm bá chủ.

Chúng ta có thể, nếu mà cái người mà chúng ta điều khiển được cái thân của chúng ta, có thể chúng ta thôn tính cả vũ trụ chứ chưa nói là hoàn cầu. Thầy nói tới đây thì các thầy tới chừng đó các thầy sẽ thấy điều đó.

Cho nên Đức Phật Thích Ca nói: “Những gì Ta chứng như rừng lá cây, nhưng Ta dạy mọi người chỉ như nắm lá cây trong bàn tay!” Thật đúng như vậy, khi thực hiện đến đây Thầy thấy lời nói đó không dối người được.

Bây giờ thì qua cái sự trình bày, Thầy biết rằng Thầy dạy Minh Tông rất là cẩn thận và kỹ lưỡng, cho nên hàng ngày có những chuyện gì thì ngay đó đến thất Thầy, thầy trò bàn bạc nhau rút tỉa từng kinh nghiệm, cho nên trên bước đường nó không sai.

Nhưng có lúc nó cũng nông nổi, là Thầy dạy: "Đừng có ngồi nhiều!" nhưng nó lại muốn ngồi nhiều để xem coi. Do đó nó có lúc nó ngồi năm, sáu tiếng đồng hồ, làm cho chân nó bị đau, bị khổ sở.

Nhưng Thầy thấy đây cũng là cái sự thử thách mà thôi, để rồi trên bước đường đi chúng ta mới có những cái kinh nghiệm. Chớ hầu như là mọi người đang nghĩ rằng mình phải ngồi từ ba tiếng, bốn tiếng, năm tiếng, bảy tiếng, một ngày, hai ngày…​ Nhưng Thầy đã từng dạy các thầy: Chỉ cần trong một phút mà nhập định được thì nó được, chứ ngồi nhiều nó chẳng ra gì!

(37:59) Nhưng điều kiện tiên quyết đầu tiên mà Thầy muốn dạy quý thầy về Định Niệm Hơi Thở hay hoặc Bốn Thiền này, thì Thầy đã nhắc nhở quý thầy rất nhiều là phải ổn định hơi thở bình thường, để lấy cái mực đó mà khi mà chúng ta tịnh chỉ các hành, hơi thở ngưng rồi trở về, phải trở về cái mực bình thường của nó.

Đó thì qua kinh nghiệm của thầy Thiện Thuận mà nhắc trở lại thì quý thầy thấy cái chỗ Thầy dạy căn bản, rất căn bản. Nhưng mà hầu hết Thầy nói các thầy, ít ra các thầy không nghe, mà cứ nghĩ rằng phải chậm nhẹ hoặc là hơi thở thế này thế khác để cho nó vào định, cho nó hết vọng tưởng!

Thầy đâu cần quý thầy loại hết vọng tưởng mà Thầy chỉ cần tu tập đúng, ổn định cho đúng hơi thở để rồi có chỗ quý thầy trở về, chớ nếu quý thầy mà tập không đúng cái hơi thở bình thường, quý thầy trở về không được.

Cho nên lúc bấy giờ thầy Thiện Thuận nói, Thầy biết rằng thầy Thiện Thuận không, quên mất cái hơi thở của mình bình thường mất rồi! Bởi vì rối loạn rồi, làm sao nắm được nó nữa! Cho nên còn có cách giải quyết là để tự nó phải trở về bình thường thì phải dùng Định Vô Lậu mà thôi.

Bởi vì lúc bấy giờ chúng ta hễ cần mà đặt tâm cái chỗ nào là ngay đó nó đã thu nhiếp lại rồi, thì nó khác bình thường rồi, không thể nào mà…​ Bởi vì thu nhiếp thì tức là cái hơi thở nó phải chậm và nó phải nhẹ ra rồi, nó không bình thường được.

Mà bây giờ chỉ còn có giữ cái ý của mình phải làm việc để cho nó, tự cái cơ thể nó tự nó quân bình lại bình thường, nó mới lấy lại cái hơi thở bình thường.

Còn nếu mà chúng ta tập nhuần nhã trong đó thì chúng ta biết cái hơi thở bình thường chúng ta ở mức nào rồi. Do vì vậy mà khi đó, gặp trường hợp đó chúng ta cần sử dụng hơi thở bình thường và pháp hướng chúng ta nhắc vài ba lần thì chúng ta trở về bình thường.

Và trở về bình thường thì nó thư giãn toàn bộ, cái thân của chúng ta không còn rối loạn nữa, bởi vì chính bây giờ chúng ta đang sống hơi thở bình thường thì cơ thể chúng ta đâu có rối loạn!

Cho nên khi mà chúng ta nắm được hơi thở bình thường là mạng sống chúng ta đã sống được, còn nếu không nắm được hơi thở bình thường là mạng sống chúng ta như chỉ mành treo chuông trong cái bước đi tu tập thiền định.

Cho nên Thầy dạy các thầy tu tập kỹ cái điều này, nhưng mà các thầy thì quá vội vàng mà quên rằng: Cái mạng sống của chúng ta là ở nơi hơi thở bình thường, chớ không phải ở trong định đâu!

Đó thì hôm nay Thầy nhắc vậy.

Và bây giờ thì Minh Tông có ý gì góp với quý thầy để cho quý thầy thấy cái sự tu tập của mình thêm có những cái kinh nghiệm tốt!

4- CƯ SĨ MINH TÔNG TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM

4.1- KINH NGHIỆM XẢ BỎ

(40:03) Cư sĩ Minh Tông: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch Thầy!

Kính bạch toàn thể đại chúng!

Tại vì con cũng không có được chuẩn bị để mà có ý kiến, cho nên được sự cho phép của Thầy và có sự yêu cầu của thầy Thiện Thuận, con cũng xin góp một cái vài ý kiến.

Cái điều thứ nhất là…​

Bây giờ con nhớ cái gì con nói cái đó!

Cái điều thứ nhất là nói về vấn đề xả bỏ, thì trước khi định để mà nhập thất tu hành đó, thì chúng tôi cũng đã suốt gần sáu, bảy năm theo Thầy để mà tu tập tại nhà.

Trong thời tu tập tại nhà này thì chúng tôi cũng đã tu tập cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác rất là lâu, và nhất là hồi trước chúng tôi cũng là biết cái pháp tu Chánh Niệm Tỉnh Giác của thầy Nhất Hạnh, cho nên chúng tôi cũng tu cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác rất là lâu.

Cái thứ hai là trước khi mà quyết định lìa bỏ gia đình mà đi vào tu tập thì chúng tôi không phải là người mặc kệ cho gia đình sống chết như thế nào thì mặc kệ đâu! Chúng tôi phải tới ba, bốn năm chuẩn bị.

Chuẩn bị bằng cách nào? Bằng cách là tại nhà thì chúng tôi là có cái xưởng sản xuất về cái ngành mành trúc, thì chúng tôi bây giờ là ngồi yên không có hoạt động, mà giao cái sự hoạt động đó lại cho người bạn đời của tôi và cái đứa con trai.

Đó thì chúng tôi chỉ theo dõi. Theo dõi như vậy trong vòng gần ba năm để xem coi thử là cái sự hoạt động nó ra làm sao. Khi mà chúng tôi thấy là những người mà thay thế có thể đứng vững được thì đến cái lúc đó chúng tôi mới quyết định rời bỏ. Đó là cái sự chuẩn bị.

(42:28) Và đồng thời cũng chuẩn bị cái tư tưởng cho những người này - là cho con tôi. Con tôi thì tới năm đứa đang đi học, và cái người bạn đời của chúng tôi nữa, chúng tôi phải chuẩn bị cái tư tưởng xem thử họ có đồng ý không.

Đó thì chúng tôi cũng đem ra bàn bạc trong gia đình thì mọi người đều đồng ý cho tôi được nhập thất. Họ cũng cứ nghĩ rằng là chúng tôi nhập thất trong ba năm thôi, sau ba năm là chúng tôi trở về lại.

Nhưng mà khi bây giờ chúng tôi đã vào theo Thầy mà tu tập thì chúng tôi thấy rằng là cái chuyện xả bỏ thì không thể nào mà trở lại cái đời sống của người cư sĩ được!

Tại vì khi mà đã tu tập và đã trải qua được cái đời sống độc cư, rồi đời sống của một kẻ xuất gia, rồi ví dụ như bây giờ tôi trở lại trong gia đình đi, thì chúng tôi không thể nào mà ăn trở lại ngày ba bữa được! Bây giờ ăn một bữa thôi đó, mà nếu ăn nhiều thì đã cảm thấy trong thân nó mệt mỏi rồi.

Mà bây giờ ngủ chẳng hạn, nếu mà bây giờ tôi nằm ngủ mà quá hai tiếng thì nó cũng thức dậy à. Mà nếu không thức dậy thì nó rơi vào mộng. Muốn cho nó không rơi vào mộng thì chúng ta ngủ đủ cái mức độ tới sức của nó thôi thì tỉnh dậy, tỉnh dậy rồi thì mình nó đâu có còn mộng được!

Nhân cái chỗ này để mà nói đến cái chỗ làm chủ cái ngủ. Thì nếu mà chúng ta làm chủ được cái ngủ thì đương nhiên là chúng ta đã vượt qua được cái tưởng. Vì chúng ta tỉnh rồi, thì ngủ đủ sức của nó mà chúng ta tỉnh dậy thì mộng nó không thể xâm nhập vô được.

Cũng là như khi chúng ta ngồi thiền, nếu mà ý thức chúng ta luôn luôn tỉnh thì không thể nào mà có cái tưởng nó xen vô được.

Đó là chúng tôi xin nói đến cái chuyện xả bỏ.

4.2- KINH NGHIỆM NHẬP CÁC ĐỊNH

(44:54) Cư sĩ Minh Tông: Bây giờ nói đến cái chỗ mà nhập các định. Chúng tôi thì không có tu tập nhanh như thầy Thiện Thuận mà chúng tôi đi từ từ. Thì nếu mà bây giờ nói qua cái kinh nghiệm tu tập thì nó mất thì giờ nhiều của quý thầy lắm, cho nên chúng tôi chỉ nói đơn sơ.

Ví dụ như bây giờ vô Sơ Thiền, thì chúng tôi thường nghe theo lời Thầy giảng dạy cũng như theo trong kinh điển Phật, Sơ Thiền thì chúng tôi sử dụng cái hơi thở mà không có Tầm nhưng mà vẫn còn Tứ - thở bình thường, không có vọng tưởng nhưng mà còn tác ý.

Rồi tới Nhị Thiền, tức là chúng tôi chỉ thở nhẹ lại một chút, điều khiển cái hơi thở cho nó nhẹ lại một chút mà không có tác ý nữa, tức là không Tầm mà không Tứ thì là nó vô Nhị Thiền. Nó đơn sơ vậy thôi.

Sơ Thiền thì là mình cứ thở bình thường, mà không có vọng tưởng nhưng mà còn tác ý. Lâu lâu mình nhắc nó một cái - tức là mình tác ý, mình tác ý cho nó đi tiếp tục, chớ nếu mà mình không có tác ý thì là, nếu cái người mà mới tu thì vọng tưởng nó xen vô. Cho nên mình tác ý thì là vọng tưởng nó hết xen vô, thì tức là mình ở trong Sơ Thiền, thanh thản mà đi, thì đó là Sơ Thiền.

Còn muốn vô Nhị Thiền thì chúng ta ngưng cái tác ý, thở nhẹ, không Tầm - tức là không có vọng tưởng, mà không Tứ - tức là không tác ý, mà nhẹ lại thì là nó vô Nhị Thiền.

(47:06) Vô Tam Thiền thì chúng tôi khác với thầy Thiện Thuận là tu tập rất là lâu. Tại vì trước khi mà vô Tam Thiền thì tôi là cái người không nghe lời Thầy cho nên là ngồi nhiều quá. Tôi ngồi đến khi mà tôi tăng lên tới bốn giờ thì bắt đầu cái chân nó bị nứt ra, nó đã thành vết thương.

Mà bây giờ các thầy cứ tưởng tượng, cái vết thương của chúng tôi chỉ là một cái mụt ghẻ nhỏ ở cái bàn chân thôi - ở cái chỗ mà tréo cái chân lên đó, thì cái chỗ đó là cái chỗ mà điểm căng thẳng nhất, tréo chân lên - mà nó trở thành cái vết thương.

Chúng tôi ngồi ở trên cái vết thương đó, có khi máu nó chảy ra, suốt như vậy cho đến bây giờ vẫn chưa có lành. Sắp lành rồi, như vậy là gần một năm.

Các thầy cứ tưởng tượng là chúng tôi ngồi trên vết thương mà gần một năm trời, mà ngồi suốt bốn giờ! Thì Thầy bảo chúng tôi phải ngưng, không cho ngồi nữa để cho cái vết thương lành mà tôi cãi. Tôi cãi, tôi bảo Thầy, tôi thưa Thầy rằng là: "Thưa Thầy, bây giờ ngưng thì sau này mà tu lại nó khó quá!"

Nhưng cuối cùng thì ra trai đường đây, qua cái buổi giảng của Thầy, Thầy chỉ nói câu rất nhẹ mà tôi phải ngưng. Thầy bảo là: "Cái quan trọng không phải là ở cái chỗ ngồi, mà quan trọng là chỗ tịnh chỉ được các hành". Thì tôi về tôi suy nghĩ, cho nên là tôi ngưng. Tôi ngưng tôi không có ngồi tréo nữa, không có ngồi kiết già nữa mà chỉ có ngồi dựa lưng vô ghế.

Nhưng mà bây giờ nói đến cái chỗ kinh nghiệm cái chỗ ngồi dựa lưng vô ghế này. Các thầy đừng nghe nói là ngồi dựa lưng vô ghế rồi cũng nhập định được! Ở cái chỗ này là phải biết lúc nào là mình ngồi dựa lưng vô ghế mà nhập định được. Mà nó quan trọng là ở chỗ tại sao?

Ngồi dựa lưng vô ghế là nó buồn ngủ dữ lắm. Mà ai mà chưa phá được cái buồn ngủ, chưa đủ sức tỉnh thì ngồi cỡ mười phút, mười lăm phút, hai mươi phút là nó rơi vào ngủ à. Nó không rơi vào ngủ nó rơi vào thùy miên, nó không rơi vào thùy miên thì nó rơi vào vô ký.

Thì thành ra là Thầy cho tôi ngưng đúng vào lúc mà tôi ngồi ghế không còn bị rơi vô giấc ngủ nữa, cho nên đến bây giờ thì tôi ngồi tới gần năm tiếng, suốt liên tục gần năm tiếng, dựa lưng vô trên ghế, không nhúc nhích, mà nó cũng không rơi vào ngủ.

Đó là nói một chút kinh nghiệm về cái vấn đề là ngồi ghế. Mà bây giờ sau khi mà Thầy cho tôi ngưng không có ngồi tréo nữa cho đến bây giờ là gần hai tháng rồi - tức là một tháng rưỡi hơn rồi - mà cái vết thương ở chân nó vẫn chưa có lành, nó còn một chút xíu nữa.

(50:11) Đó, vì vậy cho nên thì quý thầy cũng thấy rằng là bữa ăn nào Thầy cũng cho tôi bưng cơm về thất ăn, là tại sao? Tại Thầy nói là: "Bảo vệ cho thật kỹ để cho cái vết thương nó lành hẳn đi rồi lúc đó là mình muốn ngồi bao nhiêu thì ngồi".

Nhưng mà qua cái chỗ này tôi rút cái kinh nghiệm là đến khi mà cái ngồi tréo đó là lúc chúng ta mới bắt đầu tu.

Thầy nói câu chúng tôi rất là thấm thía: "Ngồi tréo là để mà kiết cái thân lại, để cho vọng tưởng nó đừng có xen vô lúc mới thôi. Chớ còn bây giờ chúng ta mà đã làm chủ được cái hơi thở, chúng ta mà đã có cái sức định thì ngồi tréo hay là ngồi ghế hay là đi, đứng, hay nằm, ngồi thì nó cũng như nhau, không có quan trọng gì cái chỗ ngồi tréo đâu".

Thì ở cái chỗ này quý thầy thấy rằng là ngồi tréo tức là chúng ta dùng cái thế đó để mà buộc cái tâm lại cho nó đừng có cái chỗ bung ra hay là nó vọng tưởng ra. Còn khi mà chúng ta đã điều khiển được nó rồi - cái tâm ta mà ta điều khiển được rồi đó - thì ngồi ghế nó cũng có cái lợi. Có cái lợi ở chỗ là chúng ta tập tỉnh mà nó không có bị ngủ.

Còn cái điểm nữa là chúng tôi cũng xin góp thêm chút xíu nữa về vấn đề ngưng các hành và tác ý.

(51:35) Thì hồi nào đến giờ chúng tôi vẫn là ám thị nhắc nhở nhưng mà nó không có cái kết quả, mà sau này khi Thầy nhắc chúng tôi là: "Tác ý cho mạnh! Ám thị cho mạnh! Và ám thị cho cương quyết!" thì chúng tôi bắt đầu luyện tập cái cách mà ám thị cương quyết này. Tức là ra lệnh, mà ra lệnh cho mạnh thì mới ngưng được các hành.

Thì các thầy cứ tưởng tượng rằng là cái phổi ta nó đang thở, các cái cơ trong cơ thể chúng ta nó đang hoạt động, tim của chúng ta nó đang hoạt động mà bây giờ chúng ta ra lệnh "Ngưng!" làm sao mà ngưng được?

Thành ra phải có một cái sự tập trung cái năng lực tinh thần rất là mạnh. Thầy bảo là: "Đừng có nói là “Hơi thở ngưng, các hành ngưng!” Đừng có ra lệnh vậy, phải ra lệnh mạnh: “CÁC HÀNH NGƯNG! HƠI THỞ NGƯNG!”. Thì sau cái lệnh đó là tự động nó tập trung vô cái tụ điểm liền.

Nếu các thầy mà chưa có tập trung được cái tâm của mình vô tụ điểm thì cái sự ám thị đó nó cũng không có kết quả. Cho nên sau khi ám thị rồi thì chúng ta bám cái lộ trình hơi thở liền, là đưa hơi thở đi vào cái chỗ nhẹ, chậm nhẹ, chậm nhẹ, chậm liền.

Thì bây giờ muốn vô Tam Thiền thì nhẹ, chậm ở mức độ nào? Mà muốn vô Tứ Thiền - mặc dù là chúng tôi chưa đạt tới Tứ Thiền nhưng mà chúng tôi cũng đã thấy cái bóng dáng của Tứ Thiền.

Cho nên là chúng ta đừng nghĩ rằng là đi một mạch từ Sơ Thiền cho tới Tứ Thiền liền đâu. Không! Muốn vô Sơ Thiền thì chúng ta đi hơi thở nào để vô Sơ Thiền? Vô Sơ Thiền được rồi, muốn vô Nhị Thiền thì chúng ta phải ra hơi thở lại. Ra hơi thở lại chúng ta mới vô Nhị Thiền là thở nhẹ mà không Tầm, không có Tứ. Đang không Tầm, không có Tứ, muốn có Tam Thiền thì chúng ta phải ra hơi thở lại.

Bởi vậy cho nên Đức Phật mới bảo rằng là vô tới Diệt Thọ Định Tưởng thì cũng phải nương hơi thở ở cái chỗ đó. Vô Tam Thiền rồi chúng ta muốn vô Tứ Thiền thì phải ra hơi thở lại, tác ý ra: "Ra hơi thở lại!", đi ngay từ đầu rồi mới đi vô lại - vô cái hơi thở đó.

Ví dụ như vô Tam Thiền thì hơi thở nó chậm ở mức độ nào? Mà vô Tứ Thiền thì hơi thở nó chậm ở mức độ nào, mà nhẹ ở mức độ nào? Hoặc cái tác ý mà ám thị cũng vậy. Nếu chúng ta ám thị mạnh tức là nó bị động. Mà khi bắt đầu vô Tứ Thiền thì cái ám thị đó nó phải nhẹ lại, nó nhẹ lại và nó chậm lại ở mức độ như thế nào để cho cái ý thức nó ngưng.

(54:39) Thì chúng tôi nói đến đây chúng tôi cũng xin nói một chút kinh nghiệm về vấn đề là khi mà chúng tôi ngưng được cái ý thức thì tưởng nó cũng xen vô đấy. Vậy khi ý thức mà nó không hoạt động thì tưởng nó phải hoạt động.

Thì chúng tôi cũng đã gặp cái trường hợp là ý thức nó ngưng, tưởng nó xen vô, thấy cái thân này nó bay lên, nó bay lên rồi nó hạ xuống, nó ngồi lại. Nó bay lên, nó lại hạ xuống, nó ngồi lại, ba lần như vậy.

Nhưng mà chúng tôi bình tĩnh, chúng tôi nói rằng là: "Đây là tưởng cho nên là ta không theo nó, ta chỉ theo hơi thở thôi!" Cho nên nó phải ngưng.

Rồi thì khi mà ý thức chúng tôi nó ngưng như vậy, chúng tôi trình cho Thầy liền, thì Thầy nói là: "Đến cái lúc mà hễ ý thức nó ngưng thì tưởng nó hoạt động mạnh, cho nên con phải xả tưởng". Thì xả tưởng là mới ở trong Tam Thiền - tức là xả hỷ.

Các thầy thấy nghe nói “xả hỷ” chớ chưa biết xả hỷ là xả cái gì. Xả hỷ tức là xả các trạng thái tưởng. Mà các trạng thái tưởng thì gồm có sáu cái tưởng: thinh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng, thì phải xả sạch sáu cái tưởng. Cho nên: "Con phải xả sáu cái tưởng này, con đừng có theo nó và đừng có một cái mầm mống gì về thần thông!"

(56:48) Chúng tôi nghĩ rằng là nếu mà lúc mà cái ý thức của chúng tôi nó ngưng, mà chúng tôi mống một cái gì là nó có cái đó. Chúng tôi mống một cái là: "Cái thân bay lên!" là nó bay, mà chúng tôi mống một cái, nhớ tới cái gì là nó nhớ tới cái đó.

Nhưng mà đó là tưởng cho nên Thầy bảo: "Không có được đi vào con đường đó, tại vì con đường đó tức là đi vào con đường định tưởng".

Thì như vậy là chúng tôi thấy rằng là: Khi mà ngưng được ý thức thì chúng ta nhập vào bốn cái định tưởng được.

Tôi hỏi Thầy thì Thầy nói: "Nhập vô được, dễ dàng chớ không có khó gì! Nhưng mà nếu mà bây giờ con nhập vô định tưởng, nó mất thì giờ. Cái thứ hai nữa là nhiều lúc con đã vô đó rồi thì con mê rồi con không có ra được!" Do đó chúng tôi không có dám vào.

Nhiều lúc chúng tôi cũng có một cái khởi niệm trong đầu là vô thử coi bốn cái định tưởng này nó ra làm sao. Bốn cái định tưởng tức là: Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Đó là trong kinh nói và theo lời Thầy dạy, thì chúng tôi nghe vậy và chúng tôi biết vậy nhưng mà chúng tôi không có dám vào. Tại vì vào là chúng tôi sợ bị nó mắc dính vô đó rồi nó mất thì giờ.

Các quý thầy rút cái kinh nghiệm của tôi để mà đi cho được nhanh. Chúng tôi đi chậm là vì lý do thứ nhất là chúng ta bị lạc vào cái tưởng. Cái đi mà chậm nữa là chúng ta bị lạc vào cái chỗ hôn trầm, thùy miên, vô ký.

Nếu mà bây giờ mà cứ nằm mãi ở trong cái tưởng thì chúng ta cứ ở đó thôi, chớ nó đâu có đi tiến vô sâu thêm được nữa! Muốn tiến sâu thêm được nữa thì phải ra hơi thở để mà dẹp cái tưởng đi. Dẹp cái tưởng đi rồi chúng ta nương hơi thở thì chúng ta mới là tịnh chỉ tiếp các hành cho nó ngưng hẳn hoàn toàn.

Tại vì nói vậy chớ các hành nó ngưng rồi nó cũng sống lại, cái ý thức cũng vậy. Cái ý thức của chúng ta nó ngưng, nhưng mà nó ngưng tới mức độ nào? Mà chúng ta đang tập luyện thì - như tôi thì đến bây giờ là nó ngưng được cỡ hai tiếng, hai tiếng rưỡi, ba tiếng là bắt đầu nó sống lại. Nó sống lại rồi mà bây giờ tôi muốn đi tiếp thì phải tác ý cho nó ngưng tiếp tục.

Thì tại vì tôi không được chuẩn bị cho nên là không ghi lại được nhiều, thì chỉ xin góp một vài cái ý kiến đó để gọi là làm vui lòng thầy Thiện Thuận và theo sự cho phép của Thầy!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

5- TƯ TƯỞNG PHẢI TỰ CHUẨN BỊ, THẦY CHỈ LÀ NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG

(59:20) Trưởng lão: Sau cái trình bày của - trước là thầy Thiện Thuận rút tỉa những kinh nghiệm, sau cái trình bày của Minh Tông - các con thấy Minh Tông được Thầy chỉ dạy tận tình ở trong cái sự có thời gian để chuẩn bị, cho nên Minh Tông trình bày rất là kỹ, rất là quan trọng.

Còn thầy Thiện Thuận thì trình bày - bởi vì cấp tấp quá cho nên do đó thầy Thiện Thuận trình bày - quý thầy mà theo cái kiểu thầy Thiện Thuận, Thầy thấy là phải ở gần sát bên Thầy chớ còn mà lơ mơ thì tiêu, không có dễ đâu!

Còn Minh Tông, các thầy nên nghe theo cái lời của Minh Tông đó mà tuần tự tu tập như Thầy đã dạy Minh Tông. Cho nên sau này thì Thầy mà ẩn bóng thì Minh Tông mà tu tập xong, có đủ duyên, nó là người thừa kế cho Thầy.

Vì cái trình độ văn hóa của nó thì trên đại học, và cái sự tu tập của nó Thầy thấy từ cái ngày đến đây kỷ luật rất là nghiêm chỉnh, và nó cắt ly gia đình của nó hoàn toàn. Thầy thấy rằng ít có người cư sĩ nào mà làm được như nó! Cho nên Thầy hy vọng nó là người thừa kế của Thầy sau khi Thầy ẩn bóng. Nhưng Thầy chờ cho nó tu xong.

Vì vậy mà lúc này thì Thầy thấy rằng trong Tu viện của chúng ta có nhiều người có thể tin tưởng, rất là tin tưởng Phật Pháp rồi. Đó là qua cái hình ảnh tu hành: Thứ nhất là Mật Hạnh, thứ hai là Minh Tông, thứ ba là đến đây là thầy Thiện Thuận.

Như trình bày cho các thầy thấy, cái sự nỗ lực đó cũng không phải là do Thầy để mà chuẩn bị cho họ nỗ lực đâu. Chính cái tư tưởng, chính cái tâm của họ tha thiết, nhiệt tình với sự giải thoát, mà họ đã chuẩn bị cho họ, Thầy chỉ là một người bạn để mà biết đường dẫn họ đi cho đúng thôi, chớ còn cái tư tưởng đó họ phải chuẩn bị.

(01:01:04) Cũng như quý thầy hiện giờ, quý thầy nếu mà chuẩn bị cái tư tưởng như vậy thì Thầy dẫn đường thì quý thầy đi dễ. Còn quý thầy chưa có chuẩn bị như vậy, Thầy có dẫn đi đâu thì quý thầy cũng loành quành đó mà thôi chớ không đi được, bởi vì quan trọng là ở chỗ do tư tưởng.

Cho nên, nếu Minh Tông mà không có chuẩn bị cho cái tư tưởng của mình mà dứt khoát tu hành thì phỏng chừng bây giờ dù là mười năm chưa nói đã đạt được. Tại vì tư tưởng chưa dứt khoát, có ngồi đây cũng chỉ là vô ích, còn làm hao tốn của đàn na thí chủ!

Mà nếu mà thầy Thiện Thuận không chuẩn bị cho mình trong cái khóa hạ năm nay thì chắc chắn muôn đời thầy cũng không còn mà có thể có dịp gặp Thầy. Mà không có dịp gặp Thầy thì con đường tu của thầy lỡ dở.

Đây là cũng cái duyên mà thầy đã có cái tâm tha thiết, nhiệt tình. Cách đây sáu, bảy năm thầy đã có cái tâm muốn theo Thầy từ đó lận, nhưng cái duyên nó không đủ, thầy phải chuẩn bị sáu, bảy năm trời, cho đến cái hạ này là hạ cuối cùng thầy mới thấy là mình sắp xếp…​

Như vậy còn vướng bận chứ chưa phải…​ Cuối cùng mà thầy ở đây, thầy phải xả nó bằng cách - rõ ràng là nó chướng ở trong bụng thầy, nó chướng lên đầu thầy, đó là thầy phải còn dùng cái Định Vô Lậu để mà xả nó ra một lần cuối cùng nữa.

Thì như vậy đủ biết rằng cuối cùng thầy phát nguyện ba y một bát như Phật, hành trang của một vị du tăng khất sĩ, không còn là một vị trụ thế tăng nữa: Ở đâu cũng là nhà của họ, ở đâu cũng là nơi họ ở, chờ khi hết duyên là họ ra đi với một cách không danh, không lợi.

Đó là mục đích mà thầy đã nhận thấy: Những người tu sĩ đệ tử của Đức Phật ngày xưa thực hiện Phạm hạnh của họ đầy đủ như vậy!

Đến đây Thầy xin chấm dứt. Những cái lời hôm nay, những kinh nghiệm hôm nay rất quý giá. Mặc dù từ lâu Thầy chưa cho Minh Tông nói ra những cái lời này bởi vì Thầy biết ai tin mà nói, nói làm sao người ta tin được?

Vì cái nhân duyên có thầy Thiện Thuận về đây, sẵn đó Thầy mới gợi ý với thầy Thiện Thuận có sự yêu cầu để mà huynh đệ rút tỉa nhau mà tu tập, cho nên Thầy vui lòng nhận, chớ sự thật Thầy muốn chờ cho Minh Tông thực hiện xong mới mở miệng.

6- NGUYÊN NHÂN BỊ TẨU HỎA NHẬP MA

6.1- ĐỨC PHẬT KHẲNG ĐỊNH KHÔNG CÓ THẾ GIỚI SIÊU HÌNH

(01:03:07) Trưởng lão: Hôm nay Thầy sẽ dạy quý thầy về hỏa tẩu nhập ma để cho quý thầy thấy: Do cái lý do nào, mà tại sao mà có ma nhập, và để rõ được cái chỗ con đường của đạo Phật giải thích về cái ma nhập như thế nào.

Chớ hầu hết là chúng ta cũng chỉ nghe Thầy nói “tưởng” thôi, chớ chúng ta chưa biết cái tưởng nào là ma mà cái tưởng nào là không ma.

Tại sao có tưởng ma nhập?

Đạo Phật xây dựng giáo lý của mình trên nền tảng đạo đức nhân quả nên cái thế giới siêu hình không có ma. Nhưng cái bài Thập Nhị Nhân Duyên của Phật đã xác định rất rõ ràng là cái thế giới siêu hình không có, vậy sao ở đây lại có tưởng ma nhập?

Mà thường thì ma nhập vào những người sống trong tưởng nhiều: đồng bóng, cốt và những người tu thiền tưởng sai.

Ở đây quý vị cần phải rõ: Trong cái thân Ngũ Uẩn của quý vị có năm cái thức:

1. Sắc Thức Uẩn;

2. Thọ Thức Uẩn;

3. Tưởng Thức Uẩn;

4. Hành Thức Uẩn;

5. Thức Thức Uẩn.

Bởi vì cái đạo Phật dạy chúng ta rất rõ để mà chúng ta nhận thấy được cái thân Ngũ Uẩn của chúng ta là năm cái Uẩn nó hợp lại nó làm cái thân của chúng ta.

Rồi cái thế giới siêu hình nó ở chỗ nào? Mà khi cái thân Ngũ Uẩn này nó tan hoại thì cái thế giới siêu hình nó đi về đâu? Nó có hay là không? Đó chính là cái điểm đặc biệt của đạo Phật để thấy được cái thế giới siêu hình nó nằm ở cái chỗ nào ở trong các Uẩn này.

Do vì vậy mà Đức Phật mới xác định cái bài Thập Nhị Nhân Duyên như Thầy đã nói rồi, là qua cái bài Thập Nhị Nhân Duyên chứng tỏ rằng cái thế giới siêu hình không có.

Nếu mà nó có thực thì nó phải có một cõi giới của nó. Mà đã có một cõi giới của nó thì tức là phải có con người chúng ta đến đó rồi chúng ta về đây. Đằng này hầu hết nói thế giới siêu hình thì chúng ta chỉ tưởng tượng mà thôi, không có thấy ai mà đi đến cái cõi đó rồi về nói rằng: "Tôi chứng minh được cái cõi giới như vậy, như vậy…​".

Thì trong kinh Phật cũng đã xác định nhiều cái bài kinh nói về cái hướng này để chúng ta thấy rằng cái thế giới siêu hình không có.

Mà bây giờ chúng ta đang sống bị bao vây những cái thế giới siêu hình, làm cho người ta trở nên mê tín, người ta không biết là có hay không nhưng mà người ta vẫn thấy nó có!

Cho nên đó là một cái điều mà rất là nan giải cho con người ở trong cái thế gian này. Khoa học bây giờ chứng minh cũng không được, không làm sao chứng minh được cái thế giới này, thế mà chỉ có Phật giáo giải quyết được!

Mà ít có ai mà có thể giải nổi cái này ra. Họ cũng loành quành, loành quành rồi sau nghe trong kinh điển của Phật cũng nói thế giới chư thiên, ba mươi ba cõi trời như thế này, thế khác, thì họ cũng cho đó là cái thế giới siêu hình, họ đâu có biết đó là cái gì mà Phật đã muốn nói!

6.2- CÁC HIỆN TƯỢNG SIÊU HÌNH LÀ DO TƯỞNG THỨC HOẠT ĐỘNG

(01:06:16) Trưởng lão: Năm cái Uẩn này gọi là năm Thức:

1. Sắc Thức;

2. Thọ Thức;

3. Tưởng Thức;

4. Hành Thức;

5. Thức Thức.

Ở đây chúng ta phân biệt cho rõ ràng:

Sắc Thức thì dùng Lục Nhập.

Lục Nhập tức là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình. Nó - cái thân của chúng ta mà hiện bây giờ nó hoạt động để mà chúng ta nhận thức biết được mọi vật, thấy hình sắc cũng như nghe âm thanh, biết được mùi vị, hương thơm…​ thì hoàn toàn là phải do sáu cái thức này.

Tức là phải do sáu cái căn này: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, do vì vậy mà chúng ta mới nhận ra được các đối tượng xung quanh chúng ta, các pháp xung quanh chúng ta. Còn nếu cái Sắc này mà không có sáu cái căn này thì họ sẽ không nhận ra được.

Và cái nhận ra được, mà ở trong cái nhận ra được đó mà biết, mà nghe, mà thấy, mà cảm giác được, thì ở trong đó phải có cái Thức. Cho nên gọi nó là sáu cái Lục Nhập.

Vì ở ngoài mà tiếp xúc vào thì nó phải xuyên qua cái căn nó để rồi cái Thức nó mới phát hiện ra đó là một âm thanh, đó là một hình sắc, đó là một hương vị…​

Vì vậy mà về cái phần Sắc thì như quý thầy đã biết rằng: mỗi con người chúng ta hiện đang sống trước mặt, đang ngồi đây nghe, là chúng ta hoàn toàn đang dùng Lục Nhập của chúng ta để tiếp nhận những cái bài pháp mà Thầy đang giảng.

Và cái Sắc Thức - tức là cái biết của chúng ta hiện giờ đó - luôn luôn hoạt động để chúng ta tiếp nhận những đối tượng bên ngoài tác động vào thân và tâm của chúng ta.

Do đó, cái biết đó gọi là Sắc Thức, nói riêng thì nó là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức, mà nói chung thì gọi là Sắc Thức.

Còn về phần Thọ Thức là cái cảm giác làm cho chúng ta khi mà bị xúc chạm, làm chúng ta thấy, biết được cái nóng, cái lạnh, cái đau, cái nhức, cái đớn…​ thì đó là Thọ Thức.

Nhưng ở đây Thọ Thức không quan trọng. Nó không quan trọng là vì đối với chúng ta dạy về Ngũ Ấm Ma thì nó không quan trọng.

Nhưng đến Tưởng Thức thì rất là quan trọng, về phần thứ ba thì Tưởng Thức rất là quan trọng.

Khi mà sáu cái Căn của chúng ta - mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý - mà nó ngưng hoạt động - tức là nó ngủ đi, nó không hoạt động nữa - thì cái Tưởng Thức này nó trỗi dậy, nó sử dụng cái thân của chúng ta, cái sắc thân chúng ta, nó sử dụng cái Sắc, thì một người mà mộng du, nó điều khiển cái thân của cái người đó đi như thường.

Đây là Thầy nói đó là cái mộng đặc biệt gọi là mộng du, còn cái mộng thường của chúng ta là nằm mộng - cái thân nằm đó mà thấy mình đi đây đi đó đó - thì cái đó nó không đặc biệt lắm.

Nhưng cái Tưởng Ấm Ma nó thuộc về mộng du, cái hỏa tẩu nhập ma nó thuộc về mộng du, cho nên nó nhập vô chúng ta thì nó điều khiển được cái thân của chúng ta, nhưng lúc bấy giờ cái người đó họ không biết.

(01:09:20) Thầy nghe nói những người mộng du thì họ đi ở trên tường thẳng được, họ đi trên cái mái nhà hiu hiu hoài họ không bao giờ họ té, họ không sợ gì hết. Rồi họ đi vòng vòng vậy rồi một lúc họ trở về họ nằm ngủ trở lại, chừng thức dậy họ cũng không hay biết gì hết. Đó là cái Tưởng Thức hoạt động.

Cũng như một người mà lên đồng nhập xác, thì những người này trong cái lúc đó họ chẳng biết gì hết, hoàn toàn Ý Thức họ - sáu cái thức của họ mà do Sắc Thức đó - thì hoàn toàn, nó ngưng hoàn toàn, nó để cho Tưởng Thức làm việc, dùng cái sắc thân của họ mà làm việc, dùng cái Tứ Đại của họ mà làm việc.

Đó là cái Tưởng Thức. Mà vì vậy, chúng ta nhận xét qua chỗ này mới biết được, do những cái hiện tượng xảy ra mà người ta thường thấy nó có những sự siêu hình đều là do cái tưởng này mà ra.

Ở đời người ta thường nói cái người nặng bóng vía và cái người nhẹ bóng vía: Nặng bóng vía có nghĩa là không thấy ma, mà cái người nhẹ bóng vía tức là hay thấy ma. Mà người nhẹ bóng vía tức là người này sống trong tưởng nhiều, mà người nặng bóng vía tức là người sống trong ý thức nhiều.

Cho nên cái người nhẹ bóng vía này nghe nói ma thì thấy hình bóng ma, đó là những cái trạng thái của tưởng, lưu xuất từ cái tưởng nhiều tưởng ít mà thôi. Chớ không phải có cái thế giới có linh hồn người khác mà xuất hiện ra để nhập vào mình hoặc nhập vào thân của người khác!

Đó là chúng ta sẽ xác định cho được để mà thấy cái Tưởng Thức nó đặc biệt và vi diệu, mà hiện tượng xã hội chúng ta nhiều người đã từng nghe, thấy, biết trực tiếp mà người ta không giải thích ra nổi được.

Hành Thức thì chúng ta biết rất rõ: Mỗi cái hành động, mỗi cái điều kiện có cái gì thì trong cái Hành của chúng ta đều có sự hoạt động thì phải kèm theo bên cái Thức của sự hoạt động đó, cho nên nó có cái sự điều động. Nhưng mà Hành Thức thì không quan trọng, cũng như Thọ Thức nó không quan trọng.

Nó quan trọng là khi mà cái Thọ Thức này hoặc cái Hành Thức này nó làm việc với cái Sắc Thức, thì lúc bấy giờ thân rung động cảm giác này, kia, nọ…​ thì cái Thọ đó nó cảm giác theo cái Sắc Thức cũng như theo cái Hành Thức của nó mà nó xúc chạm, do đó nó có cái cảm giác hoặc là cái này cái khác, thì do đó mà chúng ta nhận ra được cái cảm giác và nhận ra được cái hành động của chúng ta trong khi nó sử dụng cái Sắc Uẩn của nó.

Còn cái Tưởng Thức này thì nó đặc biệt riêng, nó sử dụng riêng. Nhưng trong cái sử dụng của Tưởng Thức thì nó cũng có cái Thọ Thức và Hành Thức chớ không phải không có.

Cho nên trong giấc mộng chúng ta thấy ăn chúng ta cũng biết ngon, mà chúng ta có cảm giác - thí dụ như thấy lửa cháy, lúc bấy giờ chúng ta chạy vào trong cái nhà để chữa lửa, chúng ta thấy nóng, thấy rát, nhưng mà sự thật ra thì nó không có phỏng lửa mà không có nóng rát khi chúng ta thức dậy.

Cho nên cái Thọ ở trong cái Tưởng Thức nó vẫn có, trong cái Hành của Tưởng Thức nó vẫn có, vì nó có đi đây đi đó ở trong đó cho nên nó phải có cái Hành ở trong đó. Vì vậy mà cái Thọ Thức và cái Hành Thức nó chỉ là những cái sự phụ thuộc vào cái sự điều khiển của Tưởng Thức và Sắc Thức mà thôi.

Như vậy thì quý thầy đã hiểu rõ, trên cái Hành Thức và cái Thọ Thức thì nó không quan trọng, nó không tạo thành cái thế giới siêu hình, mà nó chỉ phụ thuộc vào những cái Sắc Thức và Thức Thức mà thôi.

(01:12:48) Bây giờ đến Thầy giải thích về cái thức thứ năm tức là Thức Thức.

Thức Thức nó sẽ dùng gì? Nó dùng Thức.

Ở đây Thầy xin giải thích thêm để chúng ta thấy nè:

Sắc Thức thì dùng Lục Nhập: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.

Thọ Thức thì dùng Xúc.

Đó thì các thầy thấy: Cái Thọ chúng ta mà không có Xúc thì nó không có cảm thọ gì được hết. Nó phải dùng cái Xúc nó mới có Thọ được.

Tưởng Thức thì dùng Tưởng.

Chớ nó không thể dùng mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý chúng ta được. Đó, phải rõ cái chỗ này.

Vì vậy mà:

Hành Thức thì dùng Hành.

Chớ nó không dùng Tưởng được mà nó cũng không dùng Xúc được, mà nó phải dùng cái Hành. Cho nên cái Hành Thức thì nó phải dùng cái Hành.

Thức Thức thì dùng Thức.

Chớ nó không có dùng cái Lục Nhập này. Tức là khi mà chúng ta nhập Tứ Thiền, thì cái Thức Thức nó hoạt động, thì nó lại không có dùng mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý chúng ta.

Vì mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý chúng ta, Phật nói: Mắt là nhục nhãn - con mắt nhục - không thể nào thấy xa ngàn dặm được! Cho nên nó phải sử dụng Thức Thức của nó.

Thức Thức nó phải sử dụng cái Thức, từ nó sử dụng cái tâm của nó cho nên nó ngồi đây mà nó thấy muôn ngàn vạn dặm, hoặc là nó thấy trong quá khứ nhiều đời, nhiều kiếp đó, tức là cái Thức đó đó!

Như vậy là chúng ta thấy biết được năm cái Thức này: Sắc Thức, Thọ Thức, Tưởng Thức, Thân Thức, Hành Thức. Nó sử dụng cái gì thì ở đây Thầy giải thích quý thầy rất rõ.

Mặc dù ở trong kinh không có nói, giảng bài này. Nghĩa là trong các kinh Phật không có giảng cái bài này như vậy, nhưng mà qua cái sự hiểu biết của Thầy trong cái sự tu tập, Thầy biết rằng tuy rằng trong lúc Đức Phật chưa có người thưa hỏi ngay cái điều này, cho nên không có bài giảng này.

Trái lại, vì trong thời của chúng ta nó có những cái ma chướng như vậy, cho nên Thầy mới giải thích cái này để chúng ta thấy rằng: Cái Thọ nó dùng cái gì, mà cái Sắc Thức nó dùng cái gì, mà cái Tưởng Thức nó dùng cái gì, mà cái Hành Thức nó dùng cái gì, và cái Thức Thức nó dùng cái gì.

Cho nên chúng ta nghĩ rằng: Cái Thức Thức nó sẽ dùng cái Sắc Thức, thì nó sẽ dùng cái Sắc Uẩn chúng ta thì không được, nó sẽ dùng mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý chúng ta cũng không được, mà nó dùng Tưởng cũng không được, nó dùng Xúc cũng không được, mà nó dùng Hành cũng không được, mà Thức Thức nó chỉ dùng cái Thức của nó mà thôi!

Tức là "tâm dụng tâm" đó. Người ta nói: "Tâm dụng tâm" hay hoặc là một danh từ của Thiền Tông thì nói: "Thể dụng thể" đó. Nó không có dụng cái chuyện khác được, mà nó dụng ở nơi nó, cho nên nó dẫn tâm về Tam Minh là cái chỗ này. Vì vậy sau khi nhập Tứ Thiền thì quý thầy sẽ thấy rõ cái này.

6.3- NHỜ Ý CĂN MÀ LÀM CHỦ ĐƯỢC SỐNG CHẾT, CHẤM DỨT LUÂN HỒI

(01:15:29) Trưởng lão: Sắc Thức dùng Lục Nhập là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý căn. Mà ý căn là bộ óc của chúng ta, chủ thể điều khiển toàn thân qua các căn của nó.

Nghĩa là cái ý căn, đương nhiên là chúng ta thấy là cái bộ óc của chúng ta là ý căn. Có nhiều người cho ý căn là trái tim của chúng ta, nhưng mà sự thật không đúng.

Trong kinh thường có chỗ cũng giảng nói ý căn là cái trái tim của chúng ta. Như bây giờ nói: nhãn căn là con mắt của chúng ta, mà nhĩ căn là lỗ tai chúng ta, mà tỷ căn là lỗ mũi chúng ta - thì cái đó chỉ rất đúng. Nhưng mà đến cái ý căn thì hầu như người ta không hiểu Đức Phật muốn nói cái gì.

Nhưng mà chúng ta xét trong cái thời đại chúng ta, chúng ta rất rõ là vì khoa học có hẳn hòi. Bởi vì cái ý căn là cái bộ óc của chúng ta, nó điều khiển toàn thân của chúng ta. Cho nên hiện bây giờ chúng ta sử dụng ý căn là một cái điều kiện rất là tốt.

Cho nên do cái sự hiểu biết này mà Thầy tận dụng cái ý căn của Thầy tu tập ở trong Bốn Thiền, nương vào cái hơi thở để điều khiển nó từ chậm nhẹ cho đến khi nó ngưng, hoàn toàn là do ý căn. Nếu mà chúng ta dùng tưởng căn, dùng Tưởng Thức mà chúng ta điều khiển là chúng ta sẽ lạc.

Cho nên hầu hết một số người chưa biết cho nên người ta tưởng là ý căn là cái tim của chúng ta, thì người ta dùng cái tưởng mà người ta tu thì người ta sẽ bị lạc.

Và đồng thời người ta cứ bắt buộc cái ý căn phải ngưng hoạt động, không cho nó hoạt động, thì cái điều đó là người ta sẽ đi lạc mất. Bởi vì ý căn mà ngưng thì cái chủ thể điều khiển cái thân cũng như ông vua mà điều khiển cái nước, mà ông vua bây giờ ổng không điều khiển được thì người ta sẽ cướp nước ông!

Đó, do đó mà chúng ta biết cái ý căn nó rất quan trọng chớ không phải nhãn căn hay nhĩ căn mà quan trọng đâu, mà cái ý căn rất quan trọng, nó là cái bộ óc của chúng ta. Nhưng mà để một cái người khác mà vào cái bộ óc chúng ta nó điều khiển trong đó thì cái guồng máy của một đất nước đó sẽ bị mất.

(01:17:17) Đó thì hôm nay, chúng ta thấy cái ý căn là cái vấn đề rất quan trọng.

Bởi vì cái Sắc này thì nó phải có cái ý căn, mà cái ý căn là cái vấn đề điều khiển toàn thân của nó, cho nên chúng ta muốn điều khiển sống chết do cái ý của chúng ta, cái ý căn đó, vì vậy mà chúng ta mới làm chủ được cái sống chết của chúng ta.

Do cái ý căn đó mà chúng ta mới chấm dứt được cái sự luân hồi, mới phát triển được trí tuệ. Nếu không có ý căn chúng ta chẳng phát triển.

Cho nên, có một số người dạy tu thiền là tu vô phân biệt, tu rồi không phân biệt gì hết, thì như vậy là ý căn có làm việc gì đâu? Tỉnh táo đó, biết đó, ai đụng tới hỏi bảo gì thì nói, mà không bảo thì không phân biệt gì, thì có phải giống như người điên không?

Đó là những cái họ hiểu lầm, họ tưởng rằng khi vô phân biệt thì tức là nó sẽ được giải thoát hoàn toàn, là thành Phật!

Cho nên có một vị thiền sư sai một người đệ tử: "Con hãy vào trong lấy cho thầy một cái thùng để ra xách nước!", thì cái vị đệ tử này mới vô xách cái rổ đem ra. Cái rổ thì quý thầy biết nó có lỗ lỗ, thế mà vị thiền sư mới cả cười: “Người đệ tử của mình chứng đạo rồi!”, thì các thầy nghĩ như thế nào?

Đó là những cái mà người ta tập trung để ca ngợi cái phương pháp vô phân biệt, để đưa con người đi đến cái chỗ ngơ ngẩn, lầm lạc.

Họ đâu có phải chết - bởi vì họ đâu có phải là người chết, họ đang ở trong một cái trạng thái vô phân biệt, họ không phân biệt gì hết, cho nên họ vẫn thản nhiên xách cái rổ mà họ tưởng là cái thùng, họ đâu có phân biệt. Bảo họ xách cái cuốc họ vô họ xách cái dao, bảo họ làm cái này họ lấy cái khác!

Thì cái đó là cái làm cho cái ý căn của chúng ta nó ngưng hoạt động, nó không còn phân biệt được nữa, nó không còn biết được nữa, thì như vậy là cái hệ thần kinh chúng ta bị lạc rồi chớ gì?

Đó, đó là một cái điều sai mà hiện tượng trong nhiều cái thế kỷ gần đây người ta tu theo thiền, người ta bị lạc rất nhiều cái điều đó.

6.4- ĐẠO PHẬT THỰC HIỆN BẰNG Ý THỨC, KHÔNG PHẢI BẰNG TƯỞNG THỨC

(01:19:19) Trưởng lão: Thọ Thức dùng Xúc, cảm giác mọi trạng thái hỷ lạc, khinh an, đau nhức, tê nóng, rát hoặc là nặng, nhẹ, nhói, chạy rần trên thân người.

Đó là những cái cảm giác mà chúng ta cảm giác khi mà cái Thọ Thức của chúng ta nó làm cho chúng ta biết những cái cảm giác như vậy.

Tưởng Thức thì dùng Tưởng nên luôn luôn tưởng về quá khứ và vị lai.

Nghĩa là chúng ta xét thấy cái Tưởng nó không bao giờ tưởng ở trong hiện tại được. Tưởng ở trong hiện tại thì không bao giờ tưởng được, mà nó tưởng thì nó phải tưởng ở quá khứ và tưởng ở vị lai.

Nó ngồi nó ước vọng về vị lai, nó là Tưởng đó. Mà nó nghĩ ngợi, nó nhớ một cái gì ở quá khứ, nó là Tưởng đó. Nó thuộc về loại ma đó, nó không phải là cái thuộc về loại tốt đâu.

Cho nên từ cái nghĩ mà về quá khứ làm cho tâm chúng ta nối đau khổ, làm tâm chúng ta dày vò, ray rứt về cái quá khứ, những cái sự kiện gì xảy ra trong đời chúng ta. Mà khi tưởng, nó sử dụng cái Tưởng để về quá khứ, để làm chúng ta nhớ lại, thì tâm chúng ta nó đã bị khổ. Vì vậy khi mà tâm bị khổ thì Phật bảo rằng đó là bị ma.

Về tương lai thì nó quyến rũ ta, cho nên Đức Phật gọi nó - khi mà cái Tưởng nó khởi về tương lai, nó nghĩ như thế này:

"Ngày mai này mình sẽ tu tập, mình sẽ làm chủ được sanh tử; rồi mình ra đây mình mở một cái Tu viện lớn, to, đồ sộ; mình hướng dẫn cả trăm, cả ngàn người để cho họ theo tu; mình làm sáng tỏ Phật Pháp lại!"

Đó là nghĩ về vị lai như vậy, đó là nó thuộc về bị ma tưởng cám dỗ chúng ta, lôi cuốn chúng ta, chúng ta bị ma rồi đó, thì đó là rõ ràng nó nhập vô đó!

Nếu mà ở trong - cái Ý Thức của chúng ta luôn luôn ở trong hiện tại thì ma tưởng không bao giờ nhập.

Đây là những cái mà chúng ta thấy: Nó chưa có đến đỗi mà làm rần rần người chúng ta rồi chúng ta mất biết đâu, chúng ta còn cái Ý Thức chúng ta một bên đó, vậy mà ma nó vô đó, nó cám dỗ chúng ta trong quá khứ và trong vị lai, nó lôi cuốn chúng ta, nó làm chúng ta đau khổ mỗi từng phút, giây ở trong đó!

(01:21:23) Cho nên có một bài kệ Thầy nhắc quý thầy:

Quá khứ không truy tìm

Vị lai không ước vọng

Đó là ma tưởng của chúng ta ở trong quá khứ và vị lai đó. Cho nên chúng ta phải biết mặt nó để mà diệt trừ nó, không có để cho nó xen vô ở trong cái quá khứ của chúng ta, mà không để cho nó xen vô trong vị lai chúng ta, thì lúc bấy giờ chúng ta đang ở trong hiện tại, thì đó là một cái nguồn giải thoát chơn thật nơi quý vị!

Nó không có môi trường hoạt động trong hiện tại.

Đó là Thầy xác định cho rất rõ. Vì cái môi trường mà hoạt động của nó trong hiện tại không có. Bởi vì trong hiện tại phải có những đối tượng, mà có đối tượng thì Ý Thức hoạt động.

Cho nên vì vậy Thầy mới xác định được cái chỗ mà chúng ta tu thiền: Hơi thở chúng ta mất là bị tưởng, mà hơi thở còn là không bị tưởng.

Vậy thì chúng ta khi mà vào định mà cái hơi thở mất thì chúng ta biết chúng ta ở trong cái trạng thái của đối tượng nào? Của Ý Thức - của định.

Còn nếu mà cái trạng thái đó nó là Tưởng thì nó làm cho chúng ta thích thú, tức là Tưởng nó phải là dục rồi, nó đâu còn là thanh tịnh nữa, cho nên nó làm chúng ta thích. Nghe mà ngồi nó hỷ lạc, khinh an, nghe khoái quá, đó là chúng ta bị trạng thái Tưởng chớ đâu phải là trạng thái của thiền định!

Phật nói: "Định sanh hỷ lạc" hay là "Ly dục sanh hỷ lạc", đâu phải cái trạng thái khiêu khích chúng ta thích thú, mà là một cái trạng thái rất là thanh thản làm cho thân tâm chúng ta thanh tịnh. Càng thanh tịnh càng sâu mầu trong thanh tịnh nó mới lắng sâu được chớ!

Còn cái này cứ nghe yên yên, khinh an nhẹ nhàng là cho nó là định, là thiền, hỏi ai mà tu có khinh an là thấy là được rồi, như vậy là tốt rồi, điều đó là đưa người ta đi đến chỗ chết!

Chưa biết cái trạng thái khinh an như thế nào mà dám xác định điều đó là dẫn người ta vào những cái định tưởng.

Nó không có một môi trường hoạt động trong hiện tại, chỉ có bố cục những hình ảnh, tâm lý, tình cảm con người qua những điều diễn biến trong cuộc sống hiện tại của người đó, rồi diễn lại một cái màn ảnh, đó là trong giấc mộng của chúng ta.

Khi Tưởng Thức dùng Tưởng để hoạt động thì Ý Thức phải nghỉ ngơi.

Nghĩa là lúc bao giờ mà cái Tưởng Thức mà hoạt động thì cái Ý Thức phải nghỉ, còn cái Ý Thức mà còn hoạt động thì cái Tưởng Thức không nghỉ.

Nghĩa là bây giờ chúng ta ngồi đây mà khởi vọng tưởng, đó là Tưởng hoạt động. Cho nên cái biết của chúng ta hiện giờ mà nghĩ về quá khứ thì cái đó là Tưởng chớ không phải Ý Thức của chúng ta đâu, chúng ta phải thấy rõ.

Cái Ý Thức của chúng ta, cái thân Sắc Uẩn của chúng ta là cái đối tượng của các vật tiếp xúc qua cái Thọ chúng ta, thì nó phải có cái đối tượng tiếp xúc đó. Mà cái Ý Thức thì luôn luôn nó phải tiếp xúc ở trong những cái đối tượng đó, cho nên nó luôn luôn nó sống trong hiện tại.

Mà khi mà nó chợt nó qua quá khứ thì cái đó là cái Tưởng Thức, hoặc là chợt nó đến tương lai thì nó là cái Tưởng Thức.

Cho nên ở đây chúng ta rất dễ nhận được cái Tưởng Thức của chúng ta, chúng ta nhận được cái Tưởng Thức hay hoặc là Ý Thức của chúng ta không khó khăn.

Cho nên thường thường người ta nói "vọng tưởng". Vọng tưởng là những cái niệm mà khởi lên ở trong đầu của chúng ta. Bây giờ chúng ta ngồi mà ức chế những cái vọng tưởng đó là ức chế cái Tưởng chớ không phải ức chế cái Ý Thức của chúng ta đâu.

Còn cái Ý Thức chúng ta đang biết hơi thở ra vô - đó là cái đối tượng của nó, là Ý Thức. Vì vậy mà cái Ý Thức của chúng ta dễ mất, cái Tưởng nó xen vô là cái Ý Thức chúng ta mất liền.

Cho nên chúng ta biết được cái phần nào hoạt động của cái người nào, và cái trách nhiệm đó trong lúc đó nó là ai, chúng ta biết nó là ma hay hoặc là chính mình? Mà cái Tưởng Thức mà chúng ta đã nói nó là ma thì tức là nó phải ma thôi, vì nó làm chúng ta đau khổ!

(01:25:01) Bây giờ thì quý thầy đã nhận ra được cái nào là Ý Thức và cái nào là Tưởng Thức rồi. Thì bây giờ Thầy nhắc đến cái phần thứ tư là cái Hành Thức.

Hành Thức thì nó dùng Hành, nên ở đâu có Hành là ở đó nó có sự hoạt động của nó.

Bởi vì nó dùng cái Hành mà, nếu mà cái Sắc nó hành động thì ngay đó là có nó. Đó thì quý thầy thấy, quý thầy cứ suy ngẫm Thầy nói rất đúng, không có sai. Bởi vì nó dùng cái Hành, mà nếu mà có cái Sắc hay cái Tưởng ở đâu thì ở đó nó sẽ sử dụng.

Cho nên đến khi cái Thức Thức mà nó sử dụng cái Hành thì ở chỗ cái Thức Thức nó sử dụng - tức là cái Thức Thức nó hoạt động - thì ngay đó thì nó mới có cái Hành. Nghĩa là cái Thức mà nó hoạt động thì ngay đó nó có cái Hành Thức liền tức khắc tại đó.

Cho nên trong Thức Thức nó sử dụng thì tức là nó có cái Hành, cái Hành đó thì ngay đó nó hướng tâm đến Tam Minh, nó thấy được nhiều đời, nhiều kiếp nó đó.

Ở đây Thầy dạy quý thầy rất là hiểu rõ được cái này để mà nắm được cái thân Ngũ Uẩn của chúng ta để biết, để mà tránh cái Ngũ Ấm Ma và cái hỏa tẩu nhập ma, nó không có khó khăn gì hết! Biết rõ rồi thì chúng ta sẽ không bị lầm lạc.

Còn không biết rõ - bây giờ hầu hết là số người tu thiền họ không biết rõ cái này - họ ngồi ở trong ma mà họ tưởng, họ ngồi trong thiền ma mà họ cứ tưởng rằng thiền chánh của họ. Bởi vì cái ma tưởng của chúng ta - ngồi đây hỷ lạc, khinh an - đó là ngồi trong ma!

Cho nên cái sai là tại cái người không có hiểu mà dạy thiền mới đưa người ta đi đến chỗ chết. Hoặc giả nó không tới là tại vì cái người đó chưa có nhiệt tâm tu cái pháp môn đó, chớ còn nhiệt tâm tu - người nào mà nhiệt tâm tu cái pháp môn nào đó, mà cái người đó chưa rành các cái hoạt động của cái thân Ngũ Uẩn chúng ta - thì người đó sẽ đưa những người khác đi vào cái chỗ chết!

(01:26:51) Hầu hết là những người nhiệt tâm tu hành như thiền ông Tám hay hoặc thiền người này kia đó, thì hầu như là bị lạc vào, họ bị điên khùng đó. Đó là cái trường hợp mà họ dùng tưởng quá nhiều, và họ có sự nhiệt tâm tu hành.

Còn cái người mà tu chơi chơi, tu sơ sơ thì họ không bị gì hết, bởi vì họ tu cầm chừng cho có chừng thì không bị. Nhưng mà cái người mà quyết tâm tu thì bị.

Cũng như người ta dùng như thế này: Trên thân chúng ta thì do cái sự các nhà võ sĩ đạo, hoặc là nhà khinh công, hoặc là nhà châm cứu…​ người ta tìm những cái huyệt đạo trên thân để người ta giải trừ cái gì đó.

Không biết mấy ông này cũng nghiên cứu qua cái đó rồi nghiên cứu qua thiền, rồi chuyển ở trên những cái huyệt đó để cho nó thông suốt cái này kia, không ngờ là mình tưởng ra những cái huyệt đó để thông suốt, từ đó nó gây chúng ta có những cái trạng thái của tưởng, làm lệch lạc con đường tu chơn chánh của đạo, vì vậy mà khó có thể làm chủ sanh tử được!

Ở đây Thầy không thấy Phật dạy chúng ta phải khai triển cái huyệt này, khai triển huyệt kia, mà cuối cùng thì Người làm chủ sanh tử hẳn hòi.

Còn hầu hết là các nhà võ sĩ, khinh công hoặc là những cái nhà châm cứu y học thì họ tìm những cái đó để trị bệnh. Điều đó là một cái điều Thầy thấy trừ ra nó - cái chuyện đó là cái chuyện Thầy thấy nó không đúng cái con đường thiền định của đạo Phật, mà nó làm cho người ta cứ nghiên cứu bên nây rồi lấy râu ông này cắm cằm bà kia, nó thành ra một cái pháp môn để rồi từ đó tu tập dẫn nhau đi điên khùng nhau hết cả đám.

Chớ chưa có một người nào mà lấy râu ông này cắm cằm bà kia mà thực hiện được đạo giải thoát, làm chủ như Đức Phật bao giờ!

Trong cuộc đời chúng ta đã chứng kiến quá nhiều, suốt gần sáu mươi mấy năm tuổi đời của Thầy, Thầy đã chứng kiến biết bao nhiêu người tu thiền định mà cũng chỉ vì những pháp môn không có người thực hiện được, chỉ tưởng ra rồi dẫn nhau mà đi ở trên con đường đó.

Cho nên đến bây giờ chúng ta mới thấy được, tìm được một cái lối đi của đạo Phật chơn thật, thực hiện bằng Ý Thức, không phải bằng Tưởng Thức.

6.5- SỰ KẾT HỢP, CÂU HỮU CỦA CÁC UẨN

(01:29:02) Trưởng lão: Bây giờ, Thầy tiếp:

Như Sắc hoạt động tại sáu căn, thì Hành Thức hoạt động tại đó nên gọi là Sắc Hành.

Nghĩa là bây giờ cái thân của chúng ta hoạt động tại sáu cái căn chúng ta là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, thì tại nơi đó đó, thì chúng ta gọi là Sắc Hành.

Thọ hoạt động tại Xúc, thì Hành Thức hoạt động tại đó…​

Nghĩa là cái Thọ mà nó tiếp xúc với cái đối tượng gì của nó, thì cái Hành Thức nó sẽ hoạt động tại nơi đó.

…​nên gọi là Thọ Hành.

Tưởng hoạt động dùng Tưởng, thì Hành Thức hoạt động tại nơi đó nên gọi là Tưởng Hành.

Ở đây Thầy phân biệt từng cái cặp một, Thầy ghép lại để cho thấy sự hoạt động của cái thân của chúng ta, nó hoạt động từng cặp hoặc là hoạt động ba cái hay là năm cái ở trong đó một lượt.

…​ gọi là Tưởng Hành.

Hành hoạt động tại Hành, dùng Hành nên gọi là Hành Hành.

Thức hoạt động tại Thức, dùng Hành nên gọi là Thức Hành.

Khi chúng ta hoạt động chung một việc trên thân Ngũ Uẩn…​

Nghĩa là chúng ta làm chung một việc gì đó.

…​thì nó kết hợp câu hữu lại với Thọ thì gọi là Sắc Thọ.

Nghĩa là cái cảm giác của chúng ta mà nó hoạt động kết hợp lại, thì trong đó có Hành có này kia đủ, thì gọi là Sắc Thọ.

Sắc kết hợp với Tưởng thì gọi là Sắc Tưởng.

Nghĩa là bây giờ cái Sắc của chúng ta kết Thọ - cái thân của chúng ta kết với cái cảm giác - thì chúng ta thấy cái chân đau, thì đó gọi là Sắc Thọ. Còn nó kết với Tưởng, cái Sắc - thì bây giờ chúng ta thấy hình ông Phật hiện ra trước mắt của chúng ta mà không có ông Phật - thì đó gọi là Sắc Tưởng.

(01:30:46) Nếu mà nó kết hợp với Hành thì gọi là Sắc Hành.

Bây giờ thấy ông Phật ổng đi nè, ổng rờ tay trên đầu mình nè, ổng xoa rồi ổng ấn chứng cho mình sẽ là một kiếp nữa thành Phật, thì đó là Sắc Hành.

Hoặc là cái Sắc của chúng ta hành, nếu mà kết hợp với Hành thì gọi là Sắc Hành. Như bây giờ chúng ta nó kết hợp với Hành, thì cái tay chúng ta rờ cái đầu người nào đó, đó là nó kết hợp với Hành, thì gọi là Sắc Hành.

Nếu nó kết hợp với Thức thì gọi là Sắc Thức.

Nếu nó kết hợp với cái Thức của chúng ta, mà bây giờ chúng ta biết cái gì đó, thì cái đó ngay cái thân của chúng ta biết, thì cái đó gọi là Sắc Thức.

Thọ, Tưởng, Hành, Thức kết hợp từng cặp nhau cũng đều gọi như vậy.

Tóm lại ở đây chúng ta chỉ nêu lên ba cái Thức:

1. Sắc Thức;

2. Tưởng Thức;

3. Thức Thức.

Đó là những cái điều mà quan trọng mà để chúng ta nêu lên để chúng ta thấy. Còn những cái phần kia là cái phần câu hữu, kết hợp lại nó bằng cách này, bằng cách khác, nó rất là vi tế ở trong đó.

Chúng ta không phải là nhà duy thức học, cho nên chúng ta không phân tích nhiều rườm rà, và đồng thời nó cũng làm cho rối loạn, cho nên Thầy chỉ nhắc sơ như vậy để chúng ta hiểu mà thôi, chớ còn cái vấn đề đó thì chúng ta không cần quan trọng. Chúng ta cần quan trọng là do cái chỗ mà chúng ta tu tập làm sao mà để làm chủ sanh tử mà thôi!

Nhưng vì cái trường hợp xảy ra để chúng ta biết được cái thế giới siêu hình và cái ma mà nhập vào trong người chúng ta là do cái Thức nào, để chúng ta biết nó để mà chúng ta tránh, trong cái thời gian tu tập thiền định, chúng ta biết được cái nào là Tưởng Thức, cái nào là Sắc Thức, cái nào là Thức Thức để chúng ta thực hiện cho đúng con đường thiền định mà thôi.

Đó là cái ý ở trong cái bài này chớ không phải là giảng duy thức nói về sáu thức hoặc là nói về tất cả những câu hữu, kết hợp của thân Ngũ Uẩn này bằng cách này, bằng cách khác. Chia chẻ nó ra nhiều làm rối loạn thêm chớ không ích gì.

7- BỐN NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TU TẬP THẤT BẠI

(01:32:49) Trưởng lão: Có bốn nguyên nhân đưa đến tu tập thất bại trong giáo pháp của Ta:

Đây là lời Đức Phật nói.

Như vậy là sau khi mà nói về vấn đề cái tẩu hỏa nhập ma, Thầy phân cho biết mấy cái Thức, rồi đây là cái bài của Phật nói để chúng ta phải biết được như thế nào để mà chúng ta tránh.

Đây, ông Phật cũng dạy chúng ta để mà chúng ta biết để mà tránh chớ không phải riêng Thầy mà Thầy nói cái vấn đề này không.

1. Một vị thầy và học trò chưa thấu đạt sự thành tựu pháp môn và giáo giới của người cư sĩ mà vội vàng cùng nhau tu tập những điều chưa biết, hay biết một cách lờ mờ, không rõ, thì cũng giống như người chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, và chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ cây để sống mà vội vàng vào rừng, thì những người này có sống được chăng?

Đó, ông Phật ví dụ.

Nghĩa là chúng ta chưa rõ cái giáo giới của Phật, pháp môn của Phật, giáo giới của Phật, mà hiểu một cách lờ mờ, chưa có chính xác, rồi cùng nhau mà tu tập.

Thì thử hỏi như là - giống như cái người mà ăn trái cây rụng, vô trong rừng lượm trái cây rụng để ăn, sống ở trong rừng, cũng như đi đào rễ cây hay củ ở trong rừng để ăn, để sống, không cần ăn cơm nữa đó.

Thì thử hỏi những người đó chưa có tập ăn như vậy, chưa có bao giờ tập ăn lá cây nè, chưa bao giờ tập ăn trái cây rụng để sống nè, chưa bao giờ ăn củ để sống nè, ăn rễ cây để sống nè, mà vội vào ở trong rừng mà ở, thì những người này có chết không?

Nghĩa là trước khi mà chúng ta muốn sống ở trong rừng mà ăn trái cây rụng, củ, rễ cây mà sống, thì chúng ta phải tập, và biết cái cây, cái củ nào, cái trái cây nào ăn được, cái trái cây nào ăn không được. Vô trong rừng đụng trái cây nào (cũng) ăn thì có điên không?

Cho nên khi đó mình không biết mà đi vào rừng ở để không ăn cơm gạo, thì cái người đó không bao giờ sống được. Cũng như một người chưa biết cái giáo pháp, cái pháp môn, cái giáo giới của Phật như thế nào mà vội vàng tu tập, thì cũng như những người đó.

Đó là cái phần thứ nhất.

(01:34:59) Cái phần thứ hai:

2. Một vị thầy và học trò chưa thấu đạt sự thành tựu pháp môn giáo giới của Tỳ Kheo mà vội vàng cùng nhau tu tập những điều chưa biết rõ, hay biết một cách lờ mờ hoặc đầy ắp những kiến chấp, sáu mươi hai lập luận tà kiến trên mây xanh, thì cũng giống như người chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ cây để sống mà vội vào rừng, thì có sống được hay chăng?

Đó thì Đức Phật ví dụ. Bây giờ đến cái giai đoạn thứ hai.

Cái người mới có hiểu sơ sơ thôi, chưa có rõ gì hết, chưa có biết giáo pháp của Phật thế nào hết, nghe đạo Phật cái nhảy vô lo tu thôi. Người ta bảo niệm Phật thì mình cứ tu thôi, không biết gì cứ niệm hoài, đó là cách lờ mờ, không hiểu.

Còn bây giờ những người này thì họ lại khác hơn, nhưng mà họ có những cái kiến chấp đầy ắp sáu mươi hai lập luận - ở đây Phật nói sáu mươi hai lập luận chớ nó còn nhiều nữa kìa!

Sáu mươi hai lập luận tà kiến trên mây xanh, họ bị kiến chấp vào những cái lập luận đó thì phỏng chừng họ có giữ gìn giáo pháp và giới luật của Tỳ Kheo được không?

Như người ta nói: "Thõng tay vào chợ", "tự tại vô ngại", "đói ăn, khát uống, mệt ngủ", thì như vậy cái giới luật của Phạt - họ nghe chấp vào cái tà kiến như vậy đó - thì họ còn giữ được giới luật của Phật không? Đói thì mình ăn mà, khát thì mình uống là giải thoát rồi, còn gì nữa?

Cho nên do cái chỗ mà chấp tà kiến như vậy, để đưa cái người mà căn cơ còn thấp kém đi lên trên cái chỗ mà giải thoát được, thì họ bị cái tà kiến đó thì làm sao họ thực hiện được? Cho nên họ phải như người ăn trái cây rụng mà chưa quen mà vào rừng sống thì đâu có sống được!

Đó là cái phần thứ hai.

(01:36:51) Cái phần thứ ba:

3. Một vị thầy và học trò chưa thấu đạt sự thành tựu pháp môn và giới luật của Ta mà vội vàng cùng nhau nhen nhúm lửa tại cuối làng hay cuối xóm để mọi người đến chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường thì cũng giống như người chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng, củ, rễ cây để sống mà vội vàng vào rừng sống, thì có sống được chăng?

Đó Đức Phật ví dụ.

Bây giờ thì mình chưa có tu học gì được hết, mà mình nghe hiểu hiểu được một số giáo lý nào đó, bắt đầu đi ra cất chùa - nhen nhúm tại ngã ba, ngã tư nào đó cái chùa, cái miễu đó - để cho mọi người đến chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường, thì như vậy là giống như người ăn trái cây rụng mà chưa có biết cách ăn trái cây rụng ở trong rừng như thế nào để rồi sống ở trong rừng, thì thử nghĩ người đó có chết hay không? Tội lỗi tày trời, đọa địa ngục chớ đâu còn nữa!

Đó là cái phần mà trong kinh điển Phật cảnh giác cho chúng ta rất là lớn, rất là vĩ đại. Chưa gì hết mà lo dạy đạo đó, đó là cái phần này đó!

Phần thứ tư:

4. Một vị thầy và học trò chưa thấu đạt sự thành tựu pháp môn và giới luật của Ta mà vội vàng cùng nhau xây dựng một ngôi nhà tại ngã tư đường với lời nguyện: "Từ bốn phương, nếu có tu sĩ hay cư sĩ nào lại thì ta sẽ cúng dường pháp, tùy theo khả năng, tùy theo sức của họ", thì cũng giống như người chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng, rễ cây, củ để sống mà vội vàng vào rừng!

Đó thì Đức Phật đã xác định cho chúng ta: Khi chúng ta tu chưa có tới đâu, chưa có thành tựu mà vội cất chùa lớn để nhận người, rồi đem cái pháp mà chúng ta chưa có thành tựu đó mà dạy người, thì cũng như cái người mà ăn trái cây rụng mà chưa có tập sống ăn trái cây rụng để ở trong rừng, mà vô trong rừng để lượm trái cây rụng mà ăn, thì người này chỉ có ăn trái cây mà chết mà thôi!

Chưa biết trái cây nào mà ăn sống, mà chưa biết trái cây nào mà ăn điên, cho nên vô đó thấy trái cây rụng cứ lượm ăn thì kể như là chết! Vì vậy mà không phải chết một người mà chết bao nhiêu người!

Ở đây trong kinh Phật nói:

Từ bốn phương, nếu có tu sĩ hay cư sĩ nào lại thì ta sẽ cúng dường.

Nghĩa là giúp cơm, giúp gạo cho họ ăn đó. Nghĩa là như quý thầy về đây mà Thầy không rành thì đó là cái hình ảnh của Thầy.

Nghĩa (là) dạy quý thầy bằng cách tùy pháp, theo khả năng của mọi người, dạy ai nghe cũng hay hết, cũng thấu hết, nhưng mà rồi tới chừng nó điên rồi thì - Thầy thí dụ như thầy Thiện Thuận ở đây, mà đêm đó thầy điên luôn - thì thử hỏi có phải Thầy là người không thông, không hiểu pháp không?

Nghĩa là không thông hiểu thì thầy Thiện Thuận phải tiêu thôi, đâu làm sao mà giải trừ được!

(01:39:33) Đó thì quý thầy đặt thành vấn đề, như ở trong đây quý thầy, một thầy nào đi mở cái chùa đi, rồi nhận chúng đi, rồi theo kinh sách dạy đi. Gặp trường hợp thầy Thiện Thuận thì chỉ còn có nước đem nhà thương điên chớ có làm gì hơn!

Đó, quý thầy hiểu cái điều đó, cái điều rất quan trọng. Sinh mạng của người ta mà mình coi như là cái lông hồng à! Mình lấy cái đó để mình kinh doanh để cho mình làm giàu, mình làm cái cá nhân của mình cho nổi lên, nổi tiếng nổi danh lên, nhưng mà sự thật ra mình giết người mình đâu biết!

Các thầy phải thấy được cái điều quan trọng: Cái sinh mạng của người ta lớn lắm chứ đâu phải nhỏ! Đời sống của người ta phải lợi ích cho xã hội, lợi ích cho họ, thế mà họ phải ghép chặt, họ bỏ hết công ăn việc làm, họ bỏ cả vợ con họ vào đây, cuối cuộc đời họ, họ làm được cái gì? Ương ương, gàn gàn chớ có làm được cái gì?

Cho nên, kinh điển của Phật dạy rất đầy đủ. Tại sao người ta không đọc cái này mà người ta giảng cho mọi người biết? Tại vì người ta sợ quá!

Đó thì, đó là bốn cái phần mà Đức Phật đã xác định trong một cái bài kinh Thầy thấy quá tuyệt vời! Để nhắc chúng ta: Khi mà làm thầy là chúng ta phải đạt được!

Cho nên khi mà Thầy ra thất, Thầy thấy cái sự làm chủ của Thầy rất rõ: Thầy muốn đi hồi nào Thầy đi được, Thầy điều khiển được thân Thầy mà. Cho nên Thầy mới về Thầy bàn với Hòa Thượng để Hòa Thượng trắc nghiệm trên cái sự trắc nghiệm như thế nào, nghĩa là trắc nghiệm qua cái sự nhập định của Thầy để xem coi Thầy có làm chủ được không?

Nhưng mà Hòa thượng lờ qua chuyện đó, Hòa Thượng lại hỏi qua những công án. Những công án đó làm sao mà Thầy không biết! Thầy biết cả tâm niệm của Hòa Thượng nữa chớ đâu phải là biết công án đó không.

Cho nên đối với cái vấn đề đó là vấn đề quá rõ ràng không thể nào mà không biết được. Nhưng ở đây, mình phải thấy được cái trách nhiệm dẫn người đi có được hay là không, hay là phí cuộc đời người ta?

Vì vậy mà hôm nay tại sao Thầy tuyên bố ẩn bóng? Tại vì Thầy thấy quý thầy đến tu với Thầy mà không bỏ cuộc đời, không đoạn dứt cho nên Thầy bỏ Thầy đi. Chớ nếu mà quý thầy mà, hoàn toàn là người nào đến đây với Thầy mà đứt đoạn hết cuộc đời, trắng như vỏ ốc, Thầy hoàn toàn Thầy ở đây dạy.

Sau thời gian Thầy đã chứng nghiệm hai khóa rồi, Thầy thấy hoàn toàn là ương ương, gàn gàn, đời không chịu bỏ mà đạo thì muốn tu, làm sao mà Thầy dẫn đi được?

Cho nên Thầy phải ẩn bóng mà thôi. Là Thầy còn thương đời đó, chớ còn không Thầy nhập diệt!

(01:41:48) Đến đây quý thầy đã biết con đường của đạo Phật thực tế và cụ thể giải thoát cho con người, không còn mơ hồ, huyền bí, mà chỉ có tu sai không đúng pháp của Phật thì mỗi ngày tâm dục, tâm sân càng to lớn, và thiền định thì dễ lọt vào tà thiền, khiến con người rối loạn cơ thể, mất trí, trở thành điên khùng hoặc ông lên, bà xuống, ợ ngáp, xưng ông này, bà kia, thật sự là do dùng Tưởng ức chế tâm quá mạnh làm cho cơ thể rối loạn thần kinh.

Cho nên muốn tu hành giải thoát theo đạo Phật thì quý thầy phải chọn một bậc minh sư giới đức thanh tịnh, thiền định sâu mầu, trí tuệ bao la, sống ẩn bóng nơi rừng xa, lánh danh, lợi và sự cung kính, tôn trọng của thế nhân.

Lời Người dạy là thước vàng, khuôn ngọc…​

Tức là lời Đức Phật đã nói: “Một người tu sĩ mà khi có danh, có lợi thì nên tránh cái sự danh lợi, cung kính đó đi!” Cho nên cái lời Đức Phật dạy Thầy thấy là khuôn vàng, thước ngọc cho một bậc chân tu.

Lời Phật dạy là thước ngọc, khuôn vàng, phải tuân theo, tu tập và sống cho đúng đời sống Phạm hạnh của người tu sĩ thì con đường tu tập của đạo Phật không còn khó khăn.

Vì nó có nhiều phương cách tu tập, trau dồi, dứt bỏ mọi tâm niệm uế trược, bất thiện, tham, sân, si, mạn, nghi để được tâm trong sạch thanh tịnh, không chướng ngại trước các pháp nào.

Nhờ tâm được thanh tịnh như vậy nó mới chỉ được các hành trong thân, làm chủ sống chết. Từ nơi đó, nó mới phát xuất trí tuệ vô lậu, chặt đứt mầm tái sanh luân hồi.

Như thế: Sanh đã tận, Phạm hạnh mới xong, những việc làm đã làm xong, không trở lui trạng thái này nữa.

Tức là không trở về với cái sự sống chết của con người nữa, nghĩa là chấm dứt một đời này mà thôi.

Bây giờ quý thầy đã hiểu hỏa tẩu nhập ma hay là tẩu hỏa nhập ma là thế nào rồi, và biết cách để giữ thân tâm của mình lúc tịnh chỉ các hành mà không bị rối loạn cơ thể, tức là không bị ma nhập.

Tu theo pháp môn của đạo Phật không bao giờ bị ma nhập, mà khởi ý muốn làm gì được nấy như trong Tứ Như Ý Túc Phật đã dạy.

Để đến chừng Thầy dạy thiền, Thầy sẽ dạy quý thầy tu tập Tứ Như Ý Túc. Còn bây giờ, Thầy dạy về quý thầy trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm.

8- MA TƯỞNG KHÔNG NHẬP ĐƯỢC KHI SỐNG TRONG Ý THỨC

(01:44:40) Trưởng lão: Để tóm lược lại cái bài hỏa tẩu nhập ma, để tóm lược lại thì Thầy thấy cái điều quan trọng của quý thầy, thì cái thứ nhất là quý thầy sẽ nhận được cái ma tưởng của quý thầy ở cái thời gian nào.

Như Thầy đã nói hồi nãy đó, là nó ở cái thời gian quá khứ, nó - cái ma tưởng nó nhập vô là nó ở trong cái thời gian quá khứ và cái thời gian vị lai, còn cái thời gian hiện tại là hoàn toàn là Ý Thức, không có Tưởng vô đó được. Nghĩa là Tưởng không hoạt động trong hiện tại được. Đó là cái điều kiện thứ nhất.

Cái điều kiện thứ hai là vì mình tu hơi thở, mà hơi thở là đối tượng của cái Ý Thức, nhưng cái hơi thở nó có nhiều cấp độ: Chậm nhẹ, hoặc là có cái sự nối đuôi, hoặc là có một cái sự lặn mất đi, hoặc là có cái cảm giác cái hơi thở nghe nó khinh an…​ đó là những cái theo cái hơi thở mà chúng ta biết được.

Cái hơi thở mà nó hoàn toàn nó thanh thản, nó thanh tịnh, thì cái hơi thở đúng của Ý Thức, mà hơi thở có những cái trạng thái nào làm cho chúng ta thích thích ở trong đó, đó là cái Tưởng.

Bởi vì cái Tưởng - chẳng hạn bây giờ Thầy ví dụ cho thấy rõ: Mình chưa có ăn món đồ ăn đó, mà mình nghe người ta nói ngon thì tức là mình tưởng ngon rồi. Đó là cái Tưởng của mình đó, tưởng về đồ ăn.

Ở đây thì mình thấy có cái sự thích ở trong cái hơi thở của mình, cái trạng thái mà khinh an, thích thích, nó làm cho chúng ta thấy nó, do đó chúng ta khởi ra cái đó là thiền định hay hoặc là này kia…​

Lúc bấy giờ thì nó không có vọng tưởng đâu, vì có vọng tưởng thì nó không có cái trạng thái đó nhiều đâu. Nhưng mà cái người mà hết vọng tưởng rồi đó, hết Tầm rồi đó, thì cái đó nó xảy ra nhiều lắm.

Bởi vì khi mà hết Tầm tức là hết cái vọng tưởng tạp nạp đó, kêu là hết cái tưởng tạp nạp, thì cái tưởng kia nó mới xuất hiện ra được. Còn nó tạp nạp nó cứ khởi nghĩ cái này kia thì chắc chắn là cái tưởng đó không có, cái tưởng kia nó không xen vô được.

(01:46:37) Mà chính chúng ta thấy được như vậy là chúng ta biết - bây giờ ngồi đây mà vọng tưởng khởi nghĩ thì chúng ta biết tưởng. Nó tưởng về cái gì? Quá khứ và vị lai, thì đó là chúng ta biết ma.

Kế đó là chúng ta nghe nó - hơi thở hoặc cái gì trong thân chúng ta hay cái hoạt động trong thân chúng ta, hay là thân chúng ta nhúc nhích, nhúc nhích vầy mà chúng ta nghe nó an lạc, đó là Tưởng rồi, cái đó gọi là Hành Tưởng đó.

Nó bắt cái thân chúng ta nhúc nhích, nhúc nhích, hay hoặc là chúng ta chưa nhúc nhích mà cảm giác cái nhúc nhích của nó đó, mà nó nghe có sự an lạc ở trong đó, thì cái đó là Hành Tưởng rồi. Như vậy cũng là ma Tưởng nhập rồi đó.

Đó, cho những cái hành động nào, tất cả trong thân của chúng ta mà có những cái thích thú, thì điều đó là sai đạo, mà sai đạo tức là ma.

Đó thì hôm nay Thầy tóm lại để quý thầy ngồi tu mà nhận ra được cái này, thì do đó mau mau chúng ta trở về hơi thở mà đã ổn định bình thường, để lấy lại sự bình thường rồi bắt đầu tiếp tục đi nữa thì Tưởng mất, có vậy thôi. Không có trở về cái hơi thở nào được hết mà phải trở về hơi thở bình thường, vì đó là cái trạng thái sống của Ý Thức chúng ta hằng ngày.

Còn bây giờ chúng ta trở về hơi thở - bây giờ chậm nhẹ nữa - coi chừng Tưởng nó thêm nữa. Đó quý thầy phải hiểu điều đó. Chỉ có trở về hơi thở bình thường, là bây giờ hơi thở ba giây hay là bốn giây thì quý thầy cứ trở về hơi thở đó.

Cho nên cái cơ bản mà Thầy dạy cho các thầy là phải nắm cho được cái hơi thở bình thường, dù một năm, hai năm cũng phải tập cho được, để khi mà gặp trường hợp đó chúng ta trở về cái hơi thở bình thường, thì cái cơ thể chúng ta nó hoạt động trở lại bình thường rồi thì không có ma nhập nữa.

Cũng như bây giờ mình đang ngồi vầy mình thở bình thường, có con ma nào nhập được mình không? Phải không? Các con hiểu điều đó. Cho nên phải hiểu được cái chỗ này thì chúng ta mới không có sợ Ngũ Ấm Ma, mà không có sợ hỏa tẩu nhập ma nữa.

Đến đây thì Thầy xin dứt để chúng ta chuyển qua một cái bài khác, để mất nhiều thì giờ. Còn có hai tháng nữa mà cái giáo án thì còn dài./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy