CK 098B - VẤN ĐẠO CÁCH THỨC XẢ TÂM - PHÁ HÔN TRẦM - TỨ NIỆM XỨ - XẢ CẢM THỌ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 22/02/2006
Thời lượng: [56:09]
(00:00) Trưởng lão: rồi con hỏi Thầy con!
Phật tử: Thưa Thầy! Con tu pháp xả mà con chưa hiểu rõ trong tu Tứ Niệm Xứ thì dùng phương pháp xả như thế nào, con hiểu như thế này không biết có đúng không?
Khi con tu Tứ Niệm Xứ con ngồi, có niệm nào đó khởi đến trong tâm con, con suy tư niệm đó thuộc về dục lậu hay là về hữu lậu. Con phân tích xong rồi bắt đầu con mổ xẻ nó ra. Sau khi giải thích xong rồi con không nghĩ tới niệm đó nó thuộc về cái gì hoặc là xả như thế nào. Sau khi xả được con có sự vui mừng mình cũng không dính mắc trong đó, có phải đó là pháp xả trong Tứ Niệm Xứ có đúng hay không?
(00:58) Trưởng lão: Đúng đó con, khi mà trên Tứ Niệm Xứ có một cái niệm nào khởi ra thì con tìm hiểu cái niệm đó. Khi mà hiểu cái niệm đó thấu triệt của nó rồi, mà con hiểu nó xong rồi thì nó xả. Tại con hiểu nó, nó xả. Còn con chưa hiểu con dùng pháp tác ý, con tác ý thì nó dừng đó để mà con tiếp tục với tâm thanh thản của con trên Tứ Niệm Xứ thì nhưng mà không ngờ nó lại bị ức chế, còn trái lại con dừng lại trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ thì con tư duy suy nghĩ về cái niệm đó. Con nhớ là con có làm cái bài này rồi, con sẽ nhớ lại từng cái niệm này nó sẽ nằm trong cái đề tài nào đó. Con tư duy suy nghĩ về cái bài con đã làm. “À! như vậy là mình đã hiểu thấu suốt nó rồi”. Ăn thua là chỗ đó đó con. Mà con hiểu rồi tự nó xả rồi và con nhớ “Ờ, mình có làm nó rồi”, bữa đó mình làm nó nhớ như thế này, thế này, thế này… Như vậy là con đã nhớ lại bài con là con đã xả rồi, và như vậy là tốt đó.
Phật tử: Thưa Thầy, như thế có nghĩa là khi mình quán xét cái niệm nào đó là con đang thực hiện pháp xả của con.
Trưởng lão: Pháp xả đó con, đang tư duy suy nghĩ là thực hiện pháp xả đó con.
(02:09)Phật tử: Dạ! Cách tu của con như thế này con trình Thầy xem có đúng không để con áp dụng. Trong khi mà tu như thế này con muốn nhìn lại cái đặc tướng của con, tất nhiên là trong tham, sân, si nghĩa là các vấn đề pháp khác trong con cũng đầy đủ hết vì mình chưa có thể hiện cái xả, nhưng mà con thấy các đặc tướng của con hiện giờ cần thiết nhất trong việc xả tâm thì nó đi vào các pháp khác để thực hiện cho nó tốt. Con bị cái bệnh hôn trầm nó gây khó khăn nhất cho con chẳng hạn. Trong khi con tu thì con thực hiện làm sao dứt điểm cái hôn trầm. Ví dụ cái vấn đề cái ăn của con thì con có thể tạm dừng được rồi, mặc dù chưa hết hẳn nhưng tạm dừng được. Có nghĩa là nó chưa hết hẳn nhưng cái mà nổi bật làm cho mình khó khăn nhất thì con đã tu vấn đề đó, trước tiên con phải xả, con phải triệt hết xong rồi con mới đi lần lượt từng cái pháp nào khó khăn nhất thì con giải quyết trước nhất. Vậy con áp dụng như thế có đúng ạ?
(03:12) Trưởng lão: Đúng đó, bây giờ thì con biết cái bệnh hôn trầm thuỳ miên lúc nào cũng luôn luôn dễ dàng bị nó lắm, con thấy nó lúc nào nó cũng hiện lên phá sức tỉnh thức của con. Cho nên vì vậy con áp dụng phương pháp để phá nó, phá cho hết sạch để cho nó có sức tỉnh, do đó con phải sử dụng bằng cách phương pháp đi kinh hành hoặc là Thân Hành Niệm. Con tập những pháp đó để lần lượt mình dẹp cái niệm rồi sau đó con trở về Tứ Niệm Xứ con tu mới được. Nó là cái chướng ngại, nên mình ngồi trên Tứ Niệm Xứ là bị nó tới, cho nên buộc lòng con phải phá những cái đó, cho nên Thầy nói thân các con có bệnh là các con phải phá cái bệnh trước đi thì mới được. Còn mấy con đừng có để cái thân cứ bệnh mấy con tu thì mấy con tu Tứ Niệm Xứ sao được. Ngồi một hơi nó chóng mặt, ngồi một hơi nó nhức chỗ này, nó đau chỗ kia, hoặc là tức nhói. Như vậy mấy con phải làm sao thân mấy con mạnh khỏe thì mấy con mới tiếp tục tu. Nó không mạnh khoẻ thì mấy con làm sao tu được, nên mấy con phải phá cái ác pháp đó đi. Cũng như bây giờ con ngồi lại im lặng chút là nó dễ hôn trầm, thuỳ miên tới liền. Tức là phải phá nó trước mình mới ngồi mới được, con hiểu không? Nói ý qua thì cái đó là đúng chứ không có gì đâu, cái chướng ngại nào mà thấy mình hay bị hay chướng ngại, tức cái tật của mình đó, thì con phá cái chướng ngại đó rồi, thì mới tu Tứ Niệm Xứ được. Chứ còn không khéo con không tu Tứ Niệm Xứ được. Thì cái đó đúng đó con.
(04:35) Phật tử: Con thưa thầy, tiếp theo câu của cô hỏi, ý con cũng giống vậy, khi mình Tứ Niệm Xứ hay bị buồn ngủ rồi mình bắt đầu đứng lên đi là mình cứ tập hoài mà cứ bị.
(04:50) Trưởng lão: À, mình biết là mình hay dễ bị trong thời gian tu Tứ Niệm Xứ mình hay dễ ngồi một hơi bắt đầu nó tỉnh đó, một hơi nó buồn ngủ rồi. Muốn phá cái này thì mình ôm cái pháp Thân Hành Niệm, mình tập hoài. Hễ trong giờ nào nó không bị hôn trầm thuỳ miên thì mình tu Tứ Niệm Xứ. Còn thời nào, buổi nào dễ hay bị hôn trầm thuỳ miên chung vô đó và đồng thời hoặc là mình thấy rằng cái hôn trầm thuỳ miên của mình nó chưa hết thì con cứ ôm pháp Thân Hành Niệm. Con tác ý, con tu suốt ba bốn tiếng đồng hồ. Con tu hoài, tu chừng nào nó tỉnh thôi, nó không còn buồn ngủ nữa, thì bây giờ ngồi lại mình thấy không còn buồn ngủ nữa, bây giờ mới tu Tứ Niệm Xứ. Chứ nó còn hôn trầm thuỳ miên mấy con ngồi lại là một hơi nó tới à, hễ nó còn là nó tới dễ lắm, mình ngồi chơi cái nó buồn ngủ ghê gớm lắm, làm cái gì nó không buồn ngủ, mà ngồi không có làm nó dễ buồn ngủ lắm. Cái buồn ngủ dễ nghiện lắm. Vậy thì mày có cái tật buồn ngủ này, cái tật lười biếng này tao cho mày chết. Thì bắt đầu con cứ tập, không có tu Tứ Niệm Xứ nữa, mà cứ tu pháp Thân Hành Niệm. Tác ý từng hành động, cứ làm hoài, làm riết thì anh ngủ không ngủ được rồi anh đi mất, rồi mình ngồi lại tu Tứ Niệm Xứ.
(06:04) Thì như vậy bảo đảm con, mình biết cái tật của mình là cái tật hay ngủ, ngồi lại một hơi chơi cái buồn ngủ. Kiểu này không có được, do đó tao phải cho pháp này cho mày biết. Khi ôm cái pháp Thân Hành Niệm con phải tập riết, thời gian khoảng một tháng, hai tháng. Nghĩa là mình có cái những chướng ngại, mình tập thay vì con ngồi con ít buồn ngủ con tu trong vòng một tháng thì con chứng đạt. Mà bây giờ nó buồn ngủ, con phải tập phá nó sáu tháng cho hết cái buồn ngủ, rồi mới có thể nói rằng mới tu Tứ Niệm Xứ thì cũng được, không sao hết, mà nó bảo đảm hơn. Chứ ngồi một chút là nó vô à, ngồi một chút cái buồn ngủ nó tới à. Con ma ngủ nó dễ lắm, nó dễ chụp cổ mình lắm nên phải phá cho sạch đó con.
(06:46) Phật tử: Con thưa Thầy! con có cái như thế này con cũng chưa biết tu thế nào ạ. Ví dụ như con độ vài ngày thì con có được hai ngày hoàn toàn tỉnh thức suốt cả đêm, mà con bạch Thầy những hôm đó con hoàn toàn tu Tứ Niệm Xứ thậm chí con đặt cái giàn là kiết tường một tiếng đồng hồ, con tu Tứ Niệm Xứ trong kiết tường đó nó cũng không hề buồn ngủ. Con có thể tắt điện con ngồi ở trong con tu được mà con không phải ra ngoài. Nhưng mà độ hai hôm, mấy hôm sau thì nó lại bắt đầu có cái hôn trầm thì con lại phải đi suốt cả đêm, con không đứng được ở trong thất, con cứ phải đi ra ngoài đường.
(07:21) Thưa Thầy con cứ nghĩ như vậy sao có những cái hôm hai, ba hôm liền nó không có biểu hiện gì như thế con cứ nghĩ rằng nếu mà cả một tháng mà cứ liên tục như thế này thì khỏe quá rồi. Mà tại sao có những hôm nó liên tục nó cứ hôn trầm. Mà khi đã hôn trầm, có ngồi mà tu hết hôn trầm tức là ba tiếng thì đi được hai tiếng rồi hết hôn trầm. Hết hôm trầm thì ngồi chỉ được ba mươi phút, bắt đầu nó lại hôn trầm trở lại, cho nên không thể ngồi được. Đêm hôm ấy, coi như suốt cả đêm con đi hết trong thất con lại đi ra ngoài coi như không tu gì cả. Thưa Thầy như thế con trình tại sao mà con…?
(07:59) Trưởng lão: Con hỏi thầy tại sao có bữa một hai ngày tỉnh quá vậy, còn có bữa nó lại bị hôn trầm? Thực sự ra nó tỉnh nó báo cho con biết rằng những cái ngày tỉnh đó là lấy cái chuẩn đó để mình tu tập thời khoá. Còn những cái ngày mà nó còn tức là dù bây giờ thí dụ như một tuần lễ con tu mà chỉ còn một ngày hôn trầm, thuỳ miên còn mấy ngày nó tỉnh như vậy hết, thì tức là nó vẫn còn hôn trầm, thuỳ miên. Cho nên, vì vậy con phải phá sạch coi như một tuần lễ không có một ngày nào xen vô hôn trầm thuỳ miên.
(08:31) Còn bây giờ cái hôn trầm, thuỳ miên con còn nhiều mà cái tỉnh còn ít. Nó mới có một hai ngày thì con phải tập tỉnh nữa để cho quét sạch ra, đặng cho nó tăng dần cái ngày đó nó nhiều lên thay vì bây giờ một tuần lễ con có 2 ngày. Khi mà nó tỉnh, nó tỉnh đó thật sự nằm nó cũng không ngủ nữa. À! như vậy là mình đã biết dạng của nó rồi, khi nó không ngủ là nó như vậy nè. Còn khi nó ngủ đó là bao giờ mình ngồi một chút đó là nó vô, nó ngủ à. Nó làm cho mình bị buồn ngủ, buộc lòng mình phải ra ngoài mình ngồi hoặc là đi kinh hành.
(09:03) Tốt hơn thật ra thì theo Thầy thấy con ôm pháp Thân Hành Niệm con tập riết nó sẽ tỉnh. Thầy Chơn Thành thức suốt đêm mà thầy đâu có buồn ngủ con, là thầy ôm pháp Thân Hành Niệm thầy đi hoài, thầy đi miết à, anh (hôn trầm, thùy miên) bây giờ anh không có tới nữa. Nhưng mà rất là cảnh giác, thầy rất sợ khi mà nằm xuống, chứ mình ngồi này kia thì nó không đến nữa, nhưng mà có điều kiện là nó còn chứ chưa phải hết.
(09:27) Do đó, mình cố gắng mình trả lời thân tâm của mình, vì mình có được thời gian mình ngồi tu Tứ Niệm Xứ rồi bởi vì nó không có khó, còn bây giờ cứ hở ra cái mình ngồi là nó tới chộp mình liền, làm cho mình bị hôn trầm thuỳ miên mà mất sức tỉnh của mình. Bởi vì tâm định tĩnh nhu nhuyễn dễ sử dụng, mà tâm hôn trầm, thuỳ miên nó không định tĩnh được. Cho nên, buộc lòng mình phải ôm pháp đó. Cho nên năm cách thức đi kinh hành, thí dụ con đi pháp Thân Hành Niệm trong một giờ thì ít ra con phải đi Chánh Niệm trong nửa tiếng hoặc là bốn cách thức đi kinh hành, thay vì mình thấy nó tỉnh rồi, nhưng mà mình biết nó còn chứ chưa ra hết thì mình sẽ đi kinh hành với giai đoạn đầu của Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi hoài rồi bắt đầu mình thấy nó có dạng hơi buồn ngủ thì đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi Thân Hành Niệm của mình nhiều hơn.
(10:24) Do đó nó lần lượt nó sẽ phá, chỉ có pháp Thân Hành Niệm nó mới phá sạch hôn trầm thuỳ miên này chứ không có cái pháp nào khác. Trong bốn pháp đi kinh hành mà điều kiện chọn lấy pháp cuối cùng là pháp Thân Hành Niệm, đi đâu mình tác ý, ở đó mình tập hoài, mà càng tập thì càng khoẻ chứ gì.
(10:44) Phật tử: Thưa Thầy! Con muốn hỏi thầy cái chỗ là những ngày mà con tỉnh thức hoàn toàn như thế thì con có nên áp dụng đi kinh hành không ạ?
Trưởng lão: Không, nó tỉnh rồi, đâu cần đi nữa con.
Phật tử: Nhưng mà cái hôm con áp dụng bốn cái pháp của con đó là con tu Tứ Niệm Xứ ba mươi phút, xong con bắt đầu đi Chánh Niệm Tỉnh Giác từng phút, từng phút một. Một phút con đi, một phút con an trú một phút. Ba mươi phút an trú xong, con lại đi một tiếng Thân Hành Niệm, Thân Hành Niệm con đi chưa thuần thục nên con đi một tiếng, xong con ngồi ba mươi phút Định Niệm Hơi Thở. Trong bốn pháp cái ngày tỉnh con thay nhau con tu như thế. Ý con hỏi Thầy việc tu như thế con có cần phải …
Trưởng lão: Cái ngày tỉnh thì con tu Tứ Niệm Xứ thôi vì nó tỉnh, còn cái ngày không tỉnh thì con có thể thay nhau con tu như vậy. Còn nếu mà nó không tỉnh nữa tức là con phải tu toàn là đi kinh hành không, chứ không có được ngồi. Đó cho nên trong khi nó tỉnh rồi mấy con tu Tứ Niệm Xứ, ngồi không mà nó không buồn ngủ là khỏe rồi, chứ ngồi không mà buồn ngủ là nguy hiểm, coi vậy chứ nó khó.
(11:51) Thầy nói nó nhanh là tại vì mình không buồn ngủ nó nhanh. Là vì mình còn có xả thôi, còn bây giờ nó cứ buồn ngủ hoài tập không có được đâu, nó mất tỉnh rồi. Do đó mình phải áp dụng cái pháp phá cho được cái hôn trầm thuỳ miên. Cho nên bây giờ mấy con thấy mình có cái chướng ngại nó khó, đó là hôn trầm thùy miên nhiều. Mình ôm pháp đi kinh hành, mình tập, mình tập hoài. Vô không tu thì thôi chứ vô tu cứ ôm cái pháp đó chứ mình chưa có tu Tứ Niệm Xứ. Chưa có tu Tứ Niệm Xứ, mình ôm pháp đó. Mà những ngày tỉnh hoàn toàn mình thấy không có thì tập tu Tứ Niệm Xứ. Tu Tứ Niệm Xứ mình ngồi chơi, mình xả tâm thôi. Bởi vì nó không có chướng ngại mình mới giữ gìn được cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Biết cách áp dụng không? có chướng ngại thì mấy con phải áp dụng cho nó hết chướng ngại mới được. Chướng ngại về hôn trầm thuỳ miên nó là giác chi, do đó mình phải phá cho hết để cho nó được định tĩnh, mà được định tĩnh chỉ có pháp đi kinh hành thôi chứ không còn pháp nào khác nữa.
(12:51 Phật tử: Thưa Thầy! khi định tỉnh nó rất là ít niệm, nó không có điểm khởi nguồn, nó thoải mái.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên nó tỉnh thì nó lại không niệm, mà nó không tỉnh thì nó lại có niệm nhiều. Bởi vì, nó không tỉnh thì mới có niệm này niệm kia rồi mới có hôn trầm, nó bị hôn trầm vô. Cho nên bữa nào mà nó lăng xăng luôn thì nó lại có hôn trầm thuỳ miên nhiều. Cho nên, có khi nó tỉnh nó tốt là lúc bây giờ nó ly dục được thì nó tỉnh, lúc mà nó không ly dục được … bây giờ mình tu tập nó bất thình lình lúc tốt lúc xấu chứ chưa phải là toàn diện tốt, chưa có tốt hết đâu. Cho nên vì vậy khi tu tập phải biết lúc mà nó xấu thì vẫn ôm pháp, lúc mà tốt thì ôm pháp Tứ Niệm Xứ mà tu. Còn lúc mà nó xấu thì bắt buộc mình phải dùng các pháp để đập vỡ những chướng ngại đó. Thí dụ hôn trầm, thuỳ miên mà con ngồi tu Tứ Niệm Xứ làm sao được, buộc lòng con phải ôm pháp đi kinh hành Thân Hành Niệm, còn nếu mà có chướng ngại trên thân con thì nhiếp tâm và an trú để đẩy lui cái bệnh, con thấy không? còn nếu có từng tâm niệm nó khởi ra niệm này đến niệm kia thì mình dùng Định Vô Lậu quét, còn bây giờ mình bị cái chướng hôn trầm, thuỳ miên thì cái chướng hôn trầm, thuỳ miên bây giờ phải dùng pháp đi kinh hành Thân Hành Niệm thôi chứ còn cách nào khác. Có pháp trang bị cho các con đủ rồi, nó hiện ra cái tướng nào thì mấy con có pháp diệt nó hết. Coi như Thầy trang bị vũ khí của mấy con đủ rồi, ra trận mấy con có đủ thứ vũ khí hết rồi, mà bây giờ lính có siêng năng đánh giặc hay nó lười biếng đây không biết ?
Phật tử: (14:32) Thưa Thầy, nếu nó tỉnh liền một tuần liền thì cái khả năng có thể mình thoát ra được?
Trưởng lão: ừ, thoát được ra khỏi rồi, nếu mà nó tỉnh như vậy đó thì con tu Tứ Niệm Xứ dễ rồi. Nó dễ tu, nó không mệt. Con hỏi đi.
(14:48) Phật tử: Kính bạch Thầy, con cũng tu Tâm Xả trên Tứ Niệm Xứ đó. Trước tiên con ngồi, con cũng có tính là "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô". Khi cảm giác, con cảm giác nó cũng rất là nhanh. Tất cả cái thân rồi bắp tay, bắp chân này kia là con cảm giác qua một lượt vậy đó. Nó thoáng qua nhưng con cảm giác đủ. Tóc tai, bắp tay, bắp chân chỗ nào con cảm giác như vậy, xong rồi con trú vào tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Con đặt cái niệm đó nhưng tâm con trú ở hơi thở tức là nó không phải là trú trong hơi thở mà con chú ý vào hơi thở nhẹ ở đó cũng như là con giữ tâm ở đó. Con ngồi như vậy thì thời gian nó thanh thản lâu mà nó cứ chạy vô nó nhắc, nó tự động chạy vô nó nhắc mình là cảm giác toàn thân. Tức là nó quán trở lại cái thân, được một chặp nó cảm giác cái thân như vậy. Ý con muốn trình thầy cái đó mình để tự nhiên như vậy hay mình không cần thiết phải là về cảm giác này, lâu lâu cảm giác đó một lần như vậy.
(16:01) Trưởng lão: ừ, nó luôn luôn tự nhận thấy theo từng hơi thở ra vô, nó cảm nhận cái thân của nó. Suốt thời gian con tu ba mươi phút hay một giờ đó nó cảm nhận vậy là đúng. Lúc nó chạy nó cảm nhận, lúc thì nó không cảm nhận, thì nó đang chập chờn để nó tập tỉnh thức trên thân nó thôi. Do đó mình cứ nhắc" Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân … ", rồi bắt đầu mình nhắc nó, nó quay vô cảm nhận "thân nó ra vô". Rồi một lát nếu mình không nhắc nó, nó sẽ đi ra nó không chịu nhận ở trên đó đâu, nó không đứng một chỗ đó đâu. Mình nhắc mình kéo cho dài, rồi sau đó nó quen rồi mình không nhắc.
Suốt ba mươi phút con ngồi con thấy, đầu tiên con nhắc: " Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" rồi con thấy nó quay vô, nó biết con không nhắc nữa mà cứ luôn luôn lúc nào suốt thời gian ba mươi phút mà con thấy nó biết, chỉ nó biết cái thân theo hơi thở từ đầu tới chân cứ như vậy suốt ba mươi phút là con định tĩnh rồi đó, khá rồi đó. Tu Tứ Niệm Xứ dễ rồi đó, mà con còn nhắc thì chưa được. Cho nên mình tập vào chỗ định tĩnh để trên thân tu Tứ Niệm Xứ, để cho nó quán cái Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thì nó cứ cảm nhận cái thân nó vậy đó, cứ để cho nó suốt cái thời gian ba mươi phút đó rồi tăng dần lên một giờ, hai giờ, ba giờ, bốn giờ nó cảm nhận định tĩnh như vậy đó. Nó định tĩnh như vậy đó mà nó có chướng ngại trên đó thì nó không định tĩnh rồi, buộc lòng mình phải tu pháp khác, còn nếu mà không có chướng ngại gì thì luôn luôn lúc nào cũng quan sát cái thân nó vậy đó. Thì con để suốt một ngày con chứng đạo à. Bởi vì nó quan sát như vậy là nó định tĩnh rồi, mà nó định tĩnh được nhu nhuyễn dễ sử dụng tức là nó sẽ điều khiển được tất cả những cái khác.
(17:42) Phật tử: Dạ kính bạch thầy, thí dụ như khi cái tâm nó quay vô quán cái thân, chỗ nào nó cũng quán được nhưng chỉ thoáng qua thôi, mà thí dụ như là chỗ đang làm nhỏ nhỏ trong tâm mình nó cũng quán cái thân nó rõ vậy đó, rồi nhưng mà cái đó nó không có phải là thường xuyên, cứ lâu lâu nó nhắc. Nhưng mà cái hơi thở thì con thấy thí dụ như con đang ngồi kiết già đi, khoảng ba mươi phút, bốn mươi phút gì đó con cảm thấy nó mỏi, con đổi nhưng cái tâm của con mà nó ở hơi thở đó nó cũng không có… thí dụ con thay đổi cái tướng thì cái tâm hơi thở nó vẫn còn giữ chứ không có bị mất đi.
(18:25) Trưởng lão: ừ, được chứ không có sao đâu, chính nó nương cái hơi thở đó mà nó quay nó nhìn vô cái thân của nó, đó là đúng không có sai đâu. Mấy con tập như vậy mà suốt một giờ, hai giờ, ba giờ, bốn giờ, suốt ngày con đói khát vậy đó mà nó vẫn tỉnh thức trên thân con là nó có chuyện rồi đó. Nó sắp sửa đi tới nơi rồi. Bây giờ nó chưa tới, nó mới một hai phút. Chừng nào nó tới rồi mấy con sẽ thấy, nó tới nơi, nó ở đó nó dễ lắm.
(18:53) Thầy nghĩ rằng nó quay vô có chút vậy mà sao mấy con quên không biết. Cứ quay vô rồi quay ra. Chạy vô, chạy ra, kỳ vậy. Có cái nhà ở mà không chịu ở mà cứ chạy ra, chạy vô. Ai biểu chạy ra cửa ngó, tới ngó lui chi vậy, chỉ ngó vô thôi, đừng có ngó ra cửa. Thì như vậy nó yên chứ không có gì cả. Tu tập dễ lắm, chỉ cần quay vô như thế này thôi, mình nhắc cái câu: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân… " Nhưng mà sự thật ra mình thấy rõ, mình lưu ý mình thấy rõ lắm, nó còn biết hơi thở thì nó biết cái thân nó đó. Mà nó mất hơi thở thì coi chừng nó chạy bậy ở ngoài rồi.
(19:26) Có vậy thôi, thì mấy con tu được thì mấy con thấy nó ở trên hơi thở nó quan sát cái thân của nó. Mà nó biết hơi thở chứ không phải nó mất hơi thở. Mà nó mất hơi thở dường như nó không biết thân nó. Cái chỗ đứng của nó là nó đứng trên hơi thở mà nó quan sát, mà nó quan sát cái thân nó, cho nên đó là cái chỗ đứng của nó. Vì vậy mà chúng ta cứ nương vào chỗ đó mà chúng ta đứng nhìn cái thân của ta. Đó là tập tỉnh thức, nó định tĩnh trên cái thân, nó định trên hơi thở mà nó tỉnh trên cái thân của nó, gọi là định tỉnh, mà nó định tỉnh được mà kéo dài được đó thì nó nhu nhuyễn dễ sử dụng, cái tâm mà nó định tĩnh thì nó nhu nhuyễn dễ sử dụng mấy con.
(20:05) Có nhiêu đó thôi mấy con tập định tĩnh thôi, mà tại vì các… ví dụ như ngũ triền cái, thất kiết sử, cái năm hạ phần kiết sử, cái năm thượng phần kiết sử, cái tham, sân, si này, cái hôn trầm, thuỳ miên nó cứ tác động hoài cho nên vì vậy mà mình lo dẹp ba cái này nên mình mất định tĩnh của mình đi chứ không có gì. Chứ mình dẹp hết cái tụi này đi rồi thì nó định tĩnh như vậy thôi chứ không có gì. Suốt ngày mà nó cứ thấy hơi thở rồi nó quan sát hơi thở vô ra thì nó quan sát cái thân nó ra vô ra vô như vậy, nó cứ hoài vậy, thì Thầy nói mấy con chứng đạo ở chỗ đó chứ không có gì. Chứng ở chỗ đó đó, chỗ định tĩnh chứ không có chỗ nào. Nó đơn giản như vậy đó mà sao, sao người ta làm hoài không được. Một đám học trò thầy nó đông như thế này mà có chút vậy mà làm không được. Sao nó dở quá không biết!
Phật tử: (20:54) Thưa thầy, cái hôn trầm là một, hai là cái cảm thọ, đánh nó đi!
Trưởng lão: Đó, ba cái này nó làm cho mấy con mất định tĩnh đi. Rồi, con hỏi đi con.
(21:04) Phật tử: Thưa thầy, đối với mấy cái cảm thọ trên thân lúc nào mình cũng dùng cách nào để đẩy nó đi ạ hay là (… không nghe rõ) ?
Trưởng lão: Như các cảm thọ thì rất dễ con, nhiếp tâm một phút rồi dùng pháp tác ý đuổi nó đi "Thọ là vô thường" cái đau của con, chỗ nào cảm thọ của con, con tác ý "Thọ là vô thường, cái đau đó đi!" rồi bắt đầu con nhắc "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra" rồi bắt đầu con lặng thinh, nhiếp thật chặt trong hơi thở. Hít vô, thở ra. Hít vô, thở ra, duy nhất có một cái hơi thở thôi. Nhiếp tâm và an trú kỹ lưỡng trong một phút. Một phút trôi qua rồi, làm lại một lần nữa một phút nữa, làm lại lần nữa một phút nữa. Làm riết cho đến khi cái bệnh hết thì xả ra nghỉ. Có vậy thôi, nhiếp tâm an trú Thầy dạy mấy con tu một phút thôi, nhưng phút này bệnh chưa hết thì tu tiếp tục phút nữa chứ không tu nhiều. Phút này được rồi thì tiếp tục phút nữa. Vì đang đau mà ở đó mà không lo nhiếp, chết thì sao? Chỉ có cái đó nó mới cứu được thoát khổ, không còn đau nữa. Do đó cuối cùng thì bệnh nó sẽ mất. Cái bệnh nó than phiền dữ lắm, khi mà cái bệnh của thân con nó than phiền "làm cái gì mà nhiếp dữ vậy, ta đau thì để cho ta đau chứ sao lại nhiếp dữ vậy" ( Trưởng lão cười). Không nhiếp thì mày đau sao, tao phải nhiếp cho mày hết đau. Con nhiếp vô, an trú vô thì nó sẽ hết đau. Làm cho mạnh, nhiếp cho kỹ lưỡng hơi thở ra vô. Bởi vì thầy nói mấy con tu không có nhiều. Cần một phút thôi, nhiếp tâm và an trú thôi, tập cho kỹ, đừng có một cái niệm nào xảy ra trong đó hết. Mà bây giờ khi mà đau, chúng ta cũng làm y như vậy đó thì cái bệnh nó sẽ hết, nó không còn bệnh. Nhớ chưa, cái cảm thọ nó có gì đâu, nó là cái cảm thọ trên thân của mình thôi. Nhiếp tâm và an trú là nó đi.
(23:00) Phật tử: Còn con thấy như có niệm cảm thọ mà con bị ngứa thì con gãi thì nó hết nhanh còn nếu con tác ý thì phải chờ lâu nó mới hết.
Trưởng lão: Đúng vậy, tác ý làm chi cho mệt. Lâu quá, ngứa chỗ nào thì gãi cái vậy cho nó khoẻ hơn phải không (Trưởng lão cười), cái pháp nào mau đó, pháp nào nó đẩy cảm thọ mau thì con sử dụng nó trước đi, còn cái pháp nào nó không được thì mới dùng pháp tác ý mình đuổi nó, con hiểu không? Chứ điên gì ngứa ở đây mà chờ tác ý cho nó hết thì chắc (Trưởng lão cười) nó mệt mình quá, phải không? thôi gãi cái đi, rồi thôi, rồi hết rồi, nó đi rồi. Mình gãi cái rồi thôi, nó xong, có sung sướng không? rồi bây giờ ngồi lại tu có sướng không, để cứ ngồi gồng mình chịu ngứa đó mà chết được. Cho nên mấy con phải thiện xảo thông minh chứ. Cũng như bây giờ, thay vì cái bệnh này mình uống thuốc vô nó hết liền, thôi uống đại 1 liều thuốc cho rồi, còn chờ đó mà ngồi tác ý phải đợi cả giờ đồng hồ có phải khổ mình không. Có phải không? Thầy nói cái gì mà tiện nhất thì…
Phật tử: Thưa thầy làm như vậy để có đủ cái cảm thọ đó để tập chứ ạ?
(24:09) Trưởng lão: Ờ, mấy con nói bây giờ để tập là mấy cái mà bây giờ uống thuốc một hai ngày nó không hết, thì bây giờ mình mới dùng nó mà trị. Còn cái này uống vô hết liền thì mình uống, sợ bệnh của mình uống vô hết liền nó không hết chứ, nó mới chết ấy chứ. Còn bây giờ cái ngứa nó cũng là cái cảm thọ vậy, gãi cái nó hết thì thôi gãi đi chứ có sao. Còn bây giờ tê chân vì ngồi nó tê chân thì đứng dậy chứ ở đó ngồi tác ý cho nó hết thì phải mệt mình không?
(24:36) Có những pháp mà chúng ta sử dụng pháp tác ý. Có những cảm thọ mà chúng ta không có cần dùng pháp tác ý mà chúng ta giải quyết nó được liền. Thí dụ như ngứa, tê chân hoặc ngồi một lúc nó mỏi thì có những cái pháp mà chúng ta đâu cần phải tác ý đâu. Chúng ta sử dụng cái điều kiện bình thường của nó thì nó hết liền tức khắc thì như vậy chúng ta đâu có cần. Nhưng mà có những pháp chúng ta phải dùng đến pháp tác ý. Đức Phật cũng có dạy mà, khi chúng ta sử dụng pháp này, khi sử dùng pháp kia chứ đâu có bắt chúng ta phải cố định các pháp đâu. Đó mấy con nói: “thôi bây giờ ngứa, mình cũng ráng mình dùng pháp Như Lý Tác Ý mình đuổi”, rồi lát nữa đau bụng mình cũng dùng pháp Như Lý Tác Ý mình đuổi, cái nào cũng vậy để cho nó có lực. Nhưng sự thật ra nó không phải vậy đâu mấy con.
(25:26) Để tu Tứ Niệm Xứ là mình bảo vệ sự an ổn của nó để cho mình thành có cái đạo lực. Khi mà có đạo lực rồi thì ngứa tác ý cũng hết, mà cái gì cũng hết hết đó. Còn bây giờ ngồi ráng căng mình lên chịu ngứa thì trời ơi! con muỗi nó cắn mà cứ để đó mà căng cái mình, làm ơn đuổi nó đi chứ. Giờ mình đang tu, mình đem lại sự bình an cho cái thân của mình để cho nó định tĩnh, còn bây giờ đó mình làm cho mình mất cái thì giờ để cho mình ráng. Ờ, bây giờ ngứa nè, rồi mình ráng mình gồng mình chịu đựng, trong khi đó nó đâu có định tĩnh được. Nó cứ tập trung ở chỗ ngứa mà tác ý riết chừng nào nó hết rồi thì mình mới xả thì nó mất thì giờ của mình vô ích, nó quá nhiều thì giờ phải không? Tốt hơn là làm sao cho cái lúc bấy giờ cái thân tâm của mình đẩy lui cái chướng ngại nhanh chừng nào để cho mình trở về cái tâm Tứ Niệm Xứ của mình tốt chừng nấy chứ. Bây giờ mình đang tu mà.
(26:20) Còn khi mà nó đủ cái đạo lực rồi thì mấy con đâu có cần thuốc thang gì nữa đâu, đâu có cần gãi cần gì nữa đâu. Chỉ cần tác ý Dục Như Ý Túc của mấy con thì nó đã đem lại sự bình an cho mấy con liền rồi, nó đâu cần nữa. Nghĩa là, sau khi tu rồi thì mấy con sử dụng. Còn bây giờ mà chưa thì mấy con đừng có vội mà sử dụng, biết cách để mà áp dụng để mình bảo vệ Tứ Niệm Xứ của mình để cho nó đem được sự bình an. Còn bây giờ mấy con nói mấy con luyện tập cái pháp Như Lý Tác Ý để cho nó trở thành cái ý thức lực thì bắt đầu ngứa hoặc muỗi cắn thì bất quá mấy con lao vào đám cỏ nào đó để cho muỗi cắn rồi các con tác ý. Để đó mình tập luyện mà, phần đó là phần tập luyện, chứ không phải tu Tứ Niệm Xứ mấy con. Còn cái này tu Tứ Niệm Xứ là bảo vệ nó, mình làm sao cái gì mà nhanh nhất để nó đừng cảm thọ trên thân để chúng ta trở về Tứ Niệm Xứ. Pháp nào nó ra pháp nấy chứ. Còn mấy con luyện tập pháp Như Lý Tác Ý thì mấy con tìm cách như ngồi nửa tiếng nó chưa đau, chưa tê thì mình ngồi hai tiếng hoặc tiếng rưỡi để nó đau, tê rồi bây giờ dụng pháp Như Lý Tác Ý mà tu tập rèn luyện. Cho nên cái thời gian mà rèn luyện như vậy đó thì nó mới đủ ý thức lực. Do đó mấy con rèn luyện pháp Như Lý Tác Ý mà để tạo thành cái lực của nó thì cái này nó khác rồi. Cho nên mấy con đừng có làm lộn mấy pháp này qua pháp kia, học nhiều pháp quá rồi nó hay lộn xộn quá, rồi không biết đâu mà áp dụng.
(27:45) Phật tử: Thưa Thầy, tu Tứ Niệm Xứ tức là thân bất động, thân tâm ngồi bất động mà bây giờ đang ngồi mà có con muỗi nó đốt, mình vung tay là mình động mất rồi, thì nó mất cái tịnh đó rồi.
Trưởng lão: (27:56) con ngồi thân tâm bất động. Bất động con phải hiểu như thế này, nó bất động là nó không có dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu là bất động tâm. Mà bây giờ nó đã biết con muỗi nó cắn rồi thì nó đã động rồi. Hễ con muỗi cắn trên thân con là nó động rồi, mà nó cắn động rồi thì con phải động để mà đuổi nó chứ sao. Con đâu có làm theo bất động được tại vì nó đã tác động, ác pháp nó đã tác động vô thân con rồi thì tức là con phải động không thể nào mà con khác được. Cái động thứ nhất là nó tác động lên cái thân con không có đau mà bây giờ nhức đầu, nhức đầu tức là nó động rồi đó. Rồi bây giờ con động, con tác ý " thọ là vô thường, cái đầu này không có đau nữa’" và "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra" đó là con động để mà con áp dụng con xả cái cảm thọ đó.
(28:50) Bây giờ con muỗi cắn con, nó động rồi, con không có dám cục cựa (Trưởng lão cười). Vậy là con làm sai, không đúng. Đã bị động rồi, không dám cục cựa thì nó vẫn động chứ. Vì nó cắn rồi, nó ngứa rồi, mà nó ngứa rồi thì nó bị động rồi mà ráng chịu ở trong cái động đó thì không đúng. Mình phải dùng cái động để diệt cái động này đi chứ, để mà cứ ngồi đó rút cần cổ (Trưởng lão cười) như vậy là động quá động phải không? chịu đựng là động quá động, vì nó chướng ngại pháp mà. Mà nó bị động rồi, cho nên vì vậy mà con chỉ dụng một cái pháp con xả nó đi hoặc con sử dụng đuổi nhẹ con muỗi bay đi thì nó trở về cái sự bất động, phải không? Nghĩa là bây giờ nó bất động yên lặng. Nó thanh thản, an lạc, vô sự là nó bất động đó. Con muỗi đáp vô là bị động rồi, phải không? Nó bị động rồi, do đó con lấy cái tay quạt con muỗi đi, chứ đừng đập nó chết. Mà quạt đi cho con muỗi bay đi thì nó trở lại nó bình an, nó không có động. Phải không mấy con, đó là mình đem lại sự bình an cho nó là bất động.
Phật tử: (29:53)Thưa Thầy! Con muốn hỏi thêm cái ý là "an trú tâm" thì khi mà mình có cảm thọ mình dùng với an trú tâm đẩy cái thọ đi thì mình tác ý để tạo một cái lực, thì sau này có một cái ý thức lực ở trong đó. Nhưng mà cái sự an trú đấy nó không cảm thấy cái đau kia thì có phải là cái hình thức mình mãi cái này mà quên cái kia đi, như là mình đau ở chỗ này gọi là ác thì diệt, như là ta châm chỗ đau này mà quên đi chỗ đau kia có phải như thế không?
Trưởng lão: À, cái này nó cũng là gần giống như vậy, bởi vì nó, mình nhiếp tâm, mình an trú vào chỗ khác để nó tránh chỗ đau đi chứ không để tâm mình nó tập trung vô chỗ đau đó, nó toàn diện thì nó đau nhiều. Do đó, một thời gian sau mình mới nương vào cái pháp đó, cái mình quên luôn rồi bắt đầu nó hết đau.
(30:47) đến (32:19). (Trưởng lão nói chuyện khác bên ngoài)
Phật tử: (32:20) Thưa Thầy tu Tứ Niệm Xứ từ giai đoạn từ ngồi chuyển qua đi đó
Trưởng lão: (32:28) Khi mà con ngồi đó, con thấy cái ý con nó muốn đứng dậy để không nó nghĩ rằng nó ngồi đó một lát nữa nó bị tê chân hoặc nó có cảm giác mỏi mệt, mà do đó con muốn đứng dậy. Cái ý con nó hướng tâm, nó muốn đứng dậy nó đi. Do đó con chuẩn bị cho cách sửa mình đứng dậy đó. Mình chú ý kỹ về cái tâm thanh thản của mình. Tức là mình đang quan sát cái thân của mình thì mình đứng dậy thì mình nương vào hơi thở để quan sát cái thân của mình, mình đứng dậy để không mất cái trạng thái cảm nhận toàn thân của mình đó. Mình đứng dậy đi thì mình đi mình cũng nhận nương vào bước đi để nhận cái thân của mình, đó là mình giữ Tứ Niệm Xứ trong bốn oai nghi, con hiểu không?
(33:14) Khi mà chuẩn bị, mình đang ngồi mình đứng dậy, mình chuẩn bị để chú ý cái thân của mình kỹ lưỡng, rồi bắt đầu mình đứng dậy. Mình đứng dậy rồi mình bước đi thì mình chú ý. Bởi vì khi mà đứng dậy cái hành động thân của mình, do đó mình chú ý toàn thân của mình. Lúc bấy giờ mình đứng dậy thì mình chú ý cái thân của mình tức là mình đang tu Tứ Niệm Xứ từng phút trên Thân Thọ Tâm Pháp của mình, quán thân của mình khi mà mình đứng dậy. Khi mình bước đi, mình cũng quan sát, cho nên lúc bây giờ mình bước đi, thay vì còn ngồi trên hơi thở, mình bước đi là cái bước đi của mình. Mình bước đi mình nương tựa vào bước đi nhưng mà mình cảm nhận được toàn thân của mình đang rung động theo cái bước đi. Như vậy là con đang tu Tứ Niệm Xứ. Cái này là phải tập một thời gian, sau này mấy con làm được hết không có gì đâu.
Phật tử: (34:00) Trong lúc chuyển từ tư thế ngồi đến cái đứng như vậy thì mình phải, tâm mình phải có ý tưởng hành động trước gì về ngồi hay đứng.
Trưởng lão: Mình nương vào cái hành động mình đang đứng dậy đó để mình nhìn cái thân của mình, chứ không phải chỉ có biết cái hành động không. Mình đứng dậy mà mình nương vào cái hành động đứng dậy đó mà mình chú ý cái thân. Cái này cũng như mình nương vào hơi thở mà biết cái thân vậy, con hiểu không?
Phật tử: (34:30) Vậy còn cái câu “sống trong pháp và nương tựa vào pháp” ?
Trưởng lão: Câu nào con nói lại coi.
Phật tử: Cái câu “Sống trong pháp, lúc nào cũng phải sống trong pháp và nương tựa vô pháp” đó.
Trưởng lão: Cái pháp, ví dụ như pháp Tứ Niệm Xứ Là quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp đó là pháp. Còn nếu mà cái thân con bị đau thì con ôm cái pháp hơi thở hít vô biết hít vô, thở ra biết thở ra; đó là ôm cái pháp để cho mình nhiếp tâm và an trú trong cái pháp đó. Còn cái pháp đi Thân Hành Niệm thì con ôm cái pháp Thân Hành Niệm con tác ý từng hành động. Con đứng, đi rồi hít, thở, đó là cái pháp. Cũng như Tứ Niệm Xứ cái tâm thanh thản đó là pháp, rồi cái tâm thanh thản là pháp đó nhưng mà mình nhìn cái thanh thản đó là nó sai, mà mình nhìn cái thân của mình tức là trên thân quán thân, trên thọ quán thọ, trên tâm quán tâm, trên các pháp quán pháp đó. Thì đó là mình nhìn cái thân của mình thôi, tức là mình cảm nhận từ thân lên đầu của mình đó là pháp, pháp của Tứ Niệm Xứ đó, đó là cái pháp.
Phật tử: Như vậy mình phải trong pháp lúc sống nào là lúc nào mình cũng phải ôm cái pháp đó.
Trưởng lão: Cũng ôm chặt cái pháp đó
(35:39) Phật tử: lúc mình phát tâm tu, ngoài thời gian tu mình ngồi mà dao động thì cách mình xả nghỉ sao ạ?
Trưởng lão: (35:47) Khi mà con xả, con nghỉ đó, thì ở đây Tứ Niệm Xứ xả nghỉ cũng ở luôn trên Tứ Niệm Xứ chứ không có còn rời nó đâu. Coi như là không có thì giờ, tu Tứ Niệm Xứ thì không có thì giờ nghỉ. Còn hôm rày con tu theo thọ Bát Quan Trai thì nó có thời giờ nghỉ. Nhưng mà nghỉ, con cục cựa con đi làm thì không phải tập Chánh Niệm Tỉnh Thức trên cái thân hành đó. Thí dụ như là con đi thì con biết bước đi, con quét rác con biết quét rác, con ngồi con biết con ngồi hoặc là con nằm con biết con nằm, rồi con nằm yên con biết hơi thở ra vô, con phải tỉnh thức trong từng hành động của nó. Đó là đặt tỉnh thức trên tất cả mọi hành động, thì cái đó cũng là pháp không à.
Còn bây giờ con nghỉ con xả láng ra, con không cần biết pháp nữa, làm cũng chẳng biết nữa. Đó là con quên, con bỏ pháp.
(36:36) Con bỏ pháp vì vậy mà con bây giờ phải tập luôn luôn lúc nào cũng tỉnh thức trên tất cả thân hành của con. Quét sân, đi, hoặc là kinh hành hoặc là khi tu cũng vậy mà khi ở không cũng vậy. Nghĩa là lúc nào mình cũng nương vào cái thân hành của mình hết. Nếu mà ngồi yên thì hơi thở là thân hành, mà mình động tay động chân mình đứng dậy đều là cái thân hành ngoại của mình hết. Do đó mình chú ý trong cái thân hành mình tập mình đừng có quên đó. Chứ còn nhiều khi mình hay quên, khi mình tu giờ tu mình nương vào pháp mình ôm pháp mình tu. Hết giờ mình xả nghỉ cái bắt đầu mình xả láng ra đó. Cái giờ này tôi nghỉ tôi không tu nữa. Đúng là mấy con tu Tứ Niệm Xứ, tu thọ Bát Quan Trai các con tu cách thức đó thì được, nhưng mà bây giờ tới lớp tới đây thì không có được nữa. Nghĩa là giờ nào cũng tu hết, tu rất là miên mật, coi như là không có thời giờ nào gọi là mình ở không. Như vậy thì việc tu mới mau chứ còn không khéo là mình bị kẽ hở gián đoạn. Người ta nói là mình tu kiểu một nắng hai sương nó không có thành tựu được. Tu mà còn nghỉ là nó không thành, còn tu không có nghỉ nữa, bây giờ không có nghỉ.
(37:54) Cho nên cái pháp tu nó không có tu nhiều mà nó ở không, mà nó luôn ôm pháp để tu. Như bây giờ các con tu Tứ Niệm Xứ là luôn luôn lúc nào con cũng ở trong sức định tĩnh ở trên thân của con, không có được lìa cái pháp đó. Dù là con đi nằm ngủ này kia, trừ ra khi mà con ngủ con quên thôi, nếu mà con mở mắt thức dậy là con cũng ở trên Tứ Niệm Xứ của con rồi, tức là quan sát cái thân của con.
Từ cái chỗ ngủ, nghỉ, ăn, uống nữa chứ bây giờ ăn uống cứ lo ăn. Rồi bắt đầu: "chà, bữa nay sao làm cái đồ ăn này ngon quá!". "Mấy người này chiên đậu hũ thấy được quá" hoặc là "cho mấy miếng đồ ăn kiểu Đài Loan này, bữa nay thấy cho ăn khá quá!" . Thì cái đó không được đâu, bỏ hết cái đó đi. Cái nào ăn thì ăn nhưng mà cứ tỉnh thức trên cái hành động của mình. Để mà con tu Tứ Niệm Xứ thì quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của con thôi. Ăn là ăn nhưng mà cái hành động ăn nương vào đó mà quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mấy con tập nó quen, chứ không tập cứ chừng ăn cái coi như là quên. Rồi rửa bát rửa chén của mình nó cũng quên luôn nữa, rồi đem rác ra đổ cũng quên luôn nữa. Cái kiểu này là nó quên hết, tu mà đâu có quên được cái chỗ này.
(39:06) Tu là phải nhớ, còn những cái kia nó chỉ phụ thôi. Thật sự ra thì trong khi ăn, trong khi rửa bát, trong khi mấy con đem dẹp bát hay phơi bát dường như mấy con quên tu hết. Chỉ còn có biết ăn rồi rửa bát thôi. Mất rồi, nó giống phàm phu mất rồi, cho nên phải chuẩn bị trở lại những tư tưởng tỉnh thức này. Mà tỉnh thức trong pháp của mình là Tứ Niệm Xứ. Sắp tới đây là mấy con tu Tứ Niệm Xứ chứ không có tu bậy bạ nữa. Đây là lớp chuyên rồi, chứ không còn tu lăng xăng, lộn xộn. Lát tu pháp này, lát tu pháp khác. Dẹp hết ba cái tu lộn xộn này đi, cái đó là lớp chung chung của người ta ở cái lớp mới vào tu một năm, hai năm đầu người ta thọ Bát Quan Trai rồi người ta tu những cái pháp đó. Bốn pháp người ta tu lúc thì tu Định Niệm Hơi Thở, lúc thì tu đi Thân Hành Niệm, lúc thì đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, lúc thì ngồi quán vô lậu. Đó là người ta tu chung chung, con đây bây giờ chuyên rồi, không có tu chung chung.
(40:04) Bây giờ, thí dụ như hôm rày đó, mấy con chuyên về Định Vô Lậu rồi, cho nên là lúc nào cũng làm bài. Mấy con còn chen vô là lúc còn đi kinh hành rồi này kia tại vì còn buồn ngủ. Chứ lẽ ra thì mấy con làm bài rồi, rồi bắt đầu đầu óc của mình hết triển khai nổi rồi đi ngó trời ngó mây ngó nước để mà tìm đề tài viết thêm ra nữa. Toàn bộ tập trung vào Chánh Kiến của mình không, chứ còn không có tu tầm bậy tầm bạ nữa.
(40:30) Triển khai nó là các con tu về cái phần đó đó. Đó là cái chính, còn cái kia mấy con nhiều khi cũng tự phụ này kia nhưng sự thật ra đối với thầy, lớp Chánh Kiến là Chánh Kiến, rồi Chánh Tư Duy là Chánh Tư Duy, nó không có lộn xộn. Bắt đầu vô Chánh Tư Duy thầy đã hướng dẫn cách thức con nhiếp tâm trên Tứ Niệm Xứ như thế nào rồi. Rồi bắt đầu áp dụng vô lớp Chánh Tư Duy liền, toàn thiện giờ phút nào cũng ở trên Chánh Tư Duy, nghĩa là lúc nào cũng ở trên cái pháp của Chánh Tư Duy thôi. Như vậy mới có được chứ nếu không khéo mấy con tu kiểu một nắng hai sương rồi, nó sẽ có kẽ hở trong đó, mà có kẽ hở thì pháp nó bị hở rồi thì nó không còn miên mật. Mà không còn miên mật thì sự tu tập của chúng ta rất lâu.
(41:11) Cho nên bây giờ, bắt đầu mồng một tháng Hai sắp sửa tới rồi, nay là gần hết tháng giêng rồi phải không? Tháng giêng ta đó, còn năm ngày nữa tới mồng một. Tức thứ Ba, thay vì cái lớp mấy con thứ Hai phải không? Thầy dồn lại ngày thứ Ba, thứ Hai mấy con hỏi. Thầy dồn lại các lớp luôn vô, bắt đầu cho vô lớp Chánh Tư Duy. Người nào mà chưa đủ thì mấy con sẽ cho mấy con học lớp khác. Còn cái lớp Chánh Tư Duy, mà bây giờ cái khó khăn là làm sao cái số người học trên lớp Chánh Tư Duy đó cho họ vào khu vực giờ khắc phải nghiêm chỉnh y như nhau. Chứ còn để nó lòi sòi, lộn xộn, cái giờ khắc của mấy người đó họ nhiều khi họ đi nói chuyện này kia nữa, rồi nhiều khi họ thức không đúng giờ giấc nữa, làm cho mình bị động.
(42:06) Thí dụ như hai giờ dậy, có nhiều người họ chưa dậy, rồi có khi họ thức sớm nữa. Nó là cho mình động, trong cái giờ khắc của lớp Chánh Tư Duy là thí dụ mười giờ đi ngủ, hai giờ thức dậy, đồng đều như nhau hết. Rồi tăng lên mười một giờ, thì mười một giờ đồng đều nhau hết. Mà một giờ thức dậy là một giờ thức dậy hết chứ không có được người trước người sau. Cái lớp đó để người ta đào tạo cho nó không có phi thời, cách thức tu tập và đồng thời ngày tu như thế nào, ban đêm tu thế nào, ăn cơm rồi nghỉ đồng đều. Ba mươi phút nghỉ là ba mươi phút nghỉ, sau ba mươi phút dậy tiếp tục ở trên Tứ Niệm Xứ rồi không còn nói là để chờ hai giờ, ba giờ nữa. Không có cái chuyện đó.
(42:47) Chuyện này thầy sẽ hướng dẫn cho lớp Chánh Tư Duy để các con giờ giấc phải nghiêm chỉnh và đồng thời nếu mà có được điều kiện, có những khu vực để cho giờ của mấy con đi qua, nam mà lớp tu Chánh Tư Duy sẽ nằm trong một khu riêng của nó, nữ cũng nằm trong khu riêng. Còn mấy con cũng sẽ được sắp xếp như vậy. Còn những người nào mà nó phá độc cư, nó không được yên thì Thầy cho ra trước này hết. Ra trước này để khách khứa đến cho động, cho động luôn đi. Còn người nào thanh tịnh được thì cho thanh tịnh luôn. Cứ như vậy mà Thầy cho ra, trong mấy con ở phía trước này mà được chấp nhận cho mấy con vào tu lớp Chánh Tư Duy thì mấy con sẽ được ra sau hết, sắp xếp lại.
(43:40) Trưởng lão: Con ngồi đi con.
Phật tử: (43:41) Thưa Thầy con muốn hỏi tu Tứ Niệm Xứ, trong khi ăn thì con tu rất là khó. Bởi vì ăn mình đang nhai rồi, nhưng mà để con phát cái thân, lúc nhai con biết cái nhai rồi nhưng còn phát cái thân, ví dụ mình nhai đến đâu hoặc mình nuốt đến đâu thì mình biết đến chỗ đó, con rất là khó…
Trưởng lão: (44:00) Bây giờ nó tỉnh thức ở trên cái thân của con đang nhai, đang nuốt. Coi như là con đang nhai, đang nuốt con đang tỉnh thức trên cái nhai nuốt của con, con đừng có khởi cái niệm khác hơn là cái nhai nuốt của con thôi. Thì đó là con đã quan sát thân con rồi. Coi thấy đơn giản lắm. Bởi vì, nhai là tôi biết tôi đang nhai là tôi tỉnh thức ở trên thân tôi chứ gì, cái hành động ở trên thân tôi chứ gì, con hiểu không?
(44:25) Rồi bây giờ con nuốt, nhai rồi bây giờ mình nuốt, mình nuốt mình cảm nhận cái thấy cái thực quản của mình đi từ cái nuốt vô, mình lấy một muỗng cơm khác mình bỏ vào. Cái hành động kế tiếp từ khi mình nuốt, khi đó mình ăn chậm lắm chứ không như người ở ngoài đời đâu, họ nuốt cơm chưa chạy họ đã đưa muỗng cơm khác vào. Mình không có, cái miếng cơm này nó xuống, mình nuốt xong rồi, nó đi mất rồi thì mình mới múc muỗng cơm khác mình bỏ vào mình nhai. Cái hành động kế tiếp đó nó không có kẽ hở đâu. Do đó cái sự tập trung của mình phải tập ngay từ bây giờ để mình tu Tứ Niệm Xứ cho nó trọn vẹn. Thì bắt đầu mình bỏ muỗng cơm vào, cái hành động mà mình nuốt cơm mình chú ý, chứ không phải đút theo cái quán tính của mình đâu. Mình nuốt muỗng cơm rồi, mình chú ý bỏ vào miệng, bỏ vào miệng rồi thì mình nhai tiếp tục. Cái hành động nó liên tục, từ cái hành động này đến cái hành động kia.
(45:20) Mình tập vậy cho nó quen mấy con, đó là tỉnh thức trên thân của chúng ta trong cái ăn. Trong cái ăn mình biết hành động mình ăn đó mình tỉnh thức, cũng như bây giờ cái hơi thở mình ra vô, ra vô này, thì bắt đầu mình biết cái hơi thở ra vô. Mất hơi thở thì mình mất cái quan sát hơi. Còn cái này, mình biết đang ở trên cái thân mình nhai, thì lúc bây giờ mình biết nó đang nhai, biết nó đang đưa từng muỗng cơm, biết nó nuốt. Tất cả những hành động ăn uống như vậy đó mà mình biết cụ thể rõ ràng đó là mình đang quán thân. Trên thân quán thân, cho nên mình thấy ăn bình thường nó không có nhức mỏi gì đó, không có đau bụng gì hết thì được rồi. Còn bây giờ đau bụng thì phải ngừng lại rồi, ăn vô cái này đau bụng thì phải ngừng lại để đuổi bệnh, còn không đau bụng thì ăn nữa, tiếp tục.
(46:06) Phật tử: Thưa Thầy con thấy là cái tâm mình biết hơi thở là mình biết hơi thở, mình quan sát từ đầu đến chân mình, mình biết. Còn cái ăn mình biết mình đang nhai mình biết là mình đang nhai nhưng mà quan sát cái thân đó là con cứ lẫn lẫn
Trưởng lão: Cái kia là nó nương vào hơi thở phải không? mà nó quay vô nó nhìn. Còn cái này nó nương cái hành động thì nó quay vô nó nhìn từng cái hành động của nó là nó quan sát. Nó cũng quay vô, mà nếu con ăn con nghĩ đến việc khác thì nó quay ra, phải không? Đang nhai cái nó quên cái nhai thì nó quay ra, còn mà nó biết nhai, biết nuốt, biết từng hành động của nó thì nó đang quay vô nó nhìn cái thân nó đang làm cái việc ăn đó. Còn bây giờ nó đang ở trên hơi thở, mà nếu không, mình cứ tập trung trên hơi thở không thì mình biết hơi thở ra vô, cái chỗ nhân trung mình biết hơi thở ra vô, thì nó không quan sát cái thân con. Nó trật, cho nên nó biết hơi thở mà nó thấy cái thân nó. Cho nên cái hơi thở đó, thay vì con thấy cái hơi thở đầu tiên mà các con cảm nhận cảm giác toàn thân con. Con thấy như hơi thở hít vô nó luồn luồn ở trong thân con, có phải không mấy con. Rồi thở ra thấy nó chạy từ từ trong đó nó ra. Đó là cảm giác toàn thân mà, rõ ràng nó cảm nhận hơi thở nhưng mà sự thật cái hơi thở nó có luồn bậy bạ đâu, nhưng mà mình cảm nhận nó luồn, phải không? Còn bây giờ mình nhai mình biết mình nhai, rõ ràng nó đang cảm nhận ở cái thân nó. Nó vi tế lắm mấy con, nếu mà không tu thì chúng ta không nhận ra được, có tu rồi chúng ta nhận ra được cái cảm giác, cảm nhận này. Nó vi tế. Rồi, mấy con hỏi đi.
(47:39) Phật tử: Khi mà mình ăn đó mình thấy đau thì mình dừng lại, mình tác ý sau nó hết rồi mình ăn nữa thì có phải ăn hai lần không?
Trưởng lão: Con nói ăn rồi con tác ý con ăn lại nữa hả?
Phật tử: Dạ, đang ăn mà mình bị đau đó thì mình dừng lại mình tác ý cái đau cho nó hết, sau đó nó hết rồi thì mình ăn nữa thì mình ăn hai lần đó.
(48:01) Trưởng lão: Khi mà nó đau, ăn mà nó đau chắc là con nghỉ luôn cho rồi đi. Nó đau hoặc là đau cái gì đó nó bình thường có thể là con tác ý cái đó rồi con nương vào cái chỗ ăn của con đó mà con tác ý ở chỗ đó. Con nhiếp tâm vào cái hành động ăn của con, mà con tác ý cái bệnh của con đau nhức cái gì đó. Ví dụ như mình vừa ăn mà cái đầu mình vừa nhức mình cũng biết, do đó mà con nương vào cái hơi thở thì con trị cái bệnh con, thì bây giờ con nương vào cái nhai cơm của con mà con trị bệnh. "An tịnh thân hành tôi biết tôi đang nhai cơm", có gì đâu. Chuyện đó dễ, đổi có chút thôi. Thay vì hít thở mình đổi thành nhai cơm cũng được rồi, đâu có gì. Bị bệnh cũng được chứ không có gì hết, mình chú ý cái nhai của mình đi thì cái đầu mình nó quên đi thì nó hết đau thôi.
(48:50) Phật tử: Con còn cái ví dụ như khi con đang ăn tự nhiên con thấy ngoài kia con bướm nó bị mắc trong ổ nhện thì con bỏ ăn con đi cứu con bướm, con vô ăn nữa thì có phải là ăn phi thời không?
Trưởng lão: À, con phải khai giới đi chớ, mình là tu sĩ mà mình đứng dậy rồi mà vô ăn nữa thì nó không đúng cách rồi, tôi xin khai giới ra để tôi cứu con bướm, vì tôi thấy. Tức là con đang ngồi ăn mà phóng dật dữ lắm đó. Ngồi đây mà thấy con bướm nó kẹt ở màng nhện kia kìa. Con nhền nhện nó lại ăn con bướm đó, thì tức là ngồi tu ở cái Chánh Niệm Tỉnh Thức trên cái ăn, mà ngó được con bươm bướm là ghê quá trời! Đúng là nó chạy tứ tung rồi. Mai mốt tu vậy là trật đó không đúng đâu. Rồi, thôi ngồi xuống đi con.
(49:46) Phật tử: Con kính bạch thầy, trong cái kệ này, dịp trước thầy giảng cho con rõ tại cái đoạn này con không nhớ ạ. "Con người thường Chánh Niệm lực ăn hết phần trăm, chừng mực cảm thọ mạnh và cận tử nghiệp dài" con nghĩ cảm nhận chừng mực như thế nào thầy giảng câu này con cũng chưa hiểu rõ ạ.
Trưởng lão: À, mình đừng ăn quá là chừng mực, tức là mình biết ăn đúng cái vừa no thôi, đừng ăn quá, chừng mực, mức độ đó, ăn chừng mực chứ không có gì hết.
(50:17) Phật tử: Thưa thầy cho con xin hỏi thêm câu nữa, là con muốn cái đặc tướng của con nhiều lúc nó tham ăn. Cho nên cái vấn đề ví dụ như là, có người thường là bạn tu mỗi khi có đi đâu về sang nhà có một ít quà biếu, thường thường là cho bọn con. Mấy hôm trước con có nhận, mấy hôm sau con nghĩ là con cảm thấy, con cứ nghĩ việc này. Thì việc họ cứ cho con thế này thì mình thứ nhất là động, thứ hai nữa là cái đặc tính tâm dục của con tham muốn là nó động tâm trong cái việc hành, là dục tham rồi. Thế là con nghĩ con không nhận.
(51:00) Hôm trước chúng con có hỏi có bác sĩ Tâm ấy, bác sĩ Tâm có hỏi thì Thầy cũng bảo là cái tâm như thế. Như vậy là con bảo người ta là tôi đang tu trong cái hạnh như này, như này tôi không nhận, mong vị thông cảm. Con cũng theo lời thầy nói như thế con nói thì cuối cùng là cũng không hoan hỉ thế thì con xin lời Thầy ạ. Thầy bảo là có thì mình mới xả, chứ còn đây mình không có mà người ta cho thì mình làm sao mà lại phải trả. Thế thì con không trả, con cũng nói ra lại câu đó mà con chỉ lặng ngắt im lặng thôi.
(51:33) Thế hôm nay nhân chuyện con hỏi Thầy Thầy nói vấn đề này có nhận hay không nhận. Chứ hôm trước thầy có bảo là con nhận, con nhận con để dồn lại để mang lên cô Út, con nghĩ là nhiều thì con mang lên. Ví dụ như những gói bánh trong đó có sữa thì con dồn lại, ví dụ như quả cam hay những gì không để dồn lại được thì con có nghĩ con không nhận, con có bảo bác ơi hôm nay ngày cuối cùng coi như con nhận của bác, còn hôm sau thì bác thông cảm cho con, thôi bác lấy cho con để con không nhận nữa. Bác nói là tỏ vẻ không hoan hỉ. Con nghĩ con cứ bứt dứt từ hôm nọ tới hôm nay tự con con làm đại khái để cho cô động tâm không hoan hỉ thế này. Con nghĩ Tâm Từ hay Tâm Xả, mình để lâu trong hoàn cảnh đó, con cũng xin thầy chỉ dạy cho con để con.
(52:31) Trưởng lão: Ờ, con sẽ nói ngắn gọn vậy thôi, con không có nói gì hết. "Bác ơi, bác đang phá độc cư của con rồi, để con tu chứ, bác cứ đưa qua đưa lại kiểu này chắc là con bị phá độc cư rồi, Thầy mà thấy được chắc là con không lên lớp đâu" (Trưởng lão cười), con nói vậy thôi.
(52:48) Phật tử: Con cũng cứ bảo như thế, nhưng bác cứ chấp. Mỗi lần bác về là cái tâm con khởi luôn, cứ mỗi lần bác lại về là mong mong làm sao bác đến sớm để mình lại có cái quà đây. Cho nên tâm con động, con bảo không được để thế này, con phải diệt đi, cho nên con phải làm thế nào để con…
Trưởng lão: (53:05) Nói chung là mấy con làm cái công việc đó sai. Ở đây mình chỉ biết ngày ăn một bữa thôi. Đừng có đem đi đâu rồi về mua quà, mua biếu tặng như ngoài đời thì nó không có được. Đừng có làm mấy chuyện đó đâu. Ở đây mình lo tu để giải thoát rồi, tất cả những quà biếu nào đó nói lên cái tình của mình thì thật sự đó là ngoài đời, còn ở trong đạo rồi thì không có quà biếu nữa đâu. Biếu người ta bằng cái hạnh độc cư của mình là biếu người ta là quá quý rồi. Nghĩa là đừng có đến thất người ta, đừng có nói chuyện này nọ, đừng có làm tu tốt, đừng có làm tu từ bi hỷ xả gì ở đây, chỗ này không có từ bi hỉ xả gì hết. Chỗ này là độc cư hoàn toàn. Đó là tu tốt, để cho người ta tu được, tôi tu được. Chứ còn bây giờ tôi qua lại tôi nói chuyện hoặc là tôi cho bác trái chuối hoặc là cho bác trái cam, cho bác hộp sữa uống để bồi dưỡng. Thôi cái kiểu này chắc tôi chết rồi, tôi tu gì được nữa, tu ăn tu uống rồi cứ ngồi đây mà mong chờ để bác cho tôi hoài thì chắc là chết, không có được đâu. Theo Thầy nói thì con cứ trả lời vì đây là cái tu theo phương pháp độc cư. Mong bác vui lòng, nếu mà lỡ cô Út thấy hoặc là người nào thấy thì cái lòng tốt của bác thì con xin cám ơn. Nhưng mà vì cái hạnh tu như vậy là làm sai lời Thầy, phụ lòng Thầy và cô Út ở đây quá cực khổ. Mà tu như vậy thì không bao giờ mình tới. Như vậy phải phòng hộ cho mình cho người, mà cứ tiếp duyên như thế này con thấy sự tu tập của chúng ta chẳng tới đâu hết. Mà bỏ nhà bỏ cửa, bỏ gia đình của mình đi vào đây mà cuối cùng năm tháng, ba tháng, một năm mà cuối cùng về con hỏi mẹ nay tu làm sao? Thôi, thôi đừng có hỏi nữa (Trưởng lão cười). Thì bắt đầu tâm nào cũng tật nấy, nó cũng vậy, cái chuyện đó thì thôi hết nói rồi. Cho nên vì vậy mà bây giờ mấy con phải giữ gìn cho trọn vẹn chứ không khéo mấy con không tới đâu. Rồi cái tâm sân mình tu nó không ra gì hết mà giờ con nó hỏi mẹ tu tới đâu, nó nói cái kiểu mày bám bíu tao rồi hả, nó tức giận.
(55:06) Cho nên vì vậy mà con ngăn chặn liền con, đừng để cho họ tới thất mình, đừng có tình cảm với người nào hết Thầy nói độc cư, độc bộ, độc hành rồi. Mà tới cái giai đoạn này mà người nào mà đến thất nữa, họ đi ra một cái tôi hốt muối tôi rải đó. Không, làm thật mà mấy con, làm thật cho họ từ sau là họ từ luôn, họ đừng có tới họ quấy rầy người ta nữa để người ta tu được. Chứ đừng có hại, tôi ở địa ngục không đây nè. Trời đất ơi! khổ sở quá trời mới lôi chân được đến đây, mà bây giờ cứ lôi tôi xuống địa ngục tôi ở đó biết chừng nào tôi mới lên đây. Con muốn lên thiên đàng chứ đâu con muốn ở dưới cái địa ngục này. Ba cái ăn uống này là địa ngục chứ cái gì, đồ bất tịnh chứ bộ quý báu gì lắm sao? Vậy nên, tu hành người ta đã thấu suốt được cái lý này rồi còn tình qua tình nghĩa lại, đưa qua đưa lại ba cái trái bưởi, ba cái trái cam, ba cái trái xoài. Ăn đó rồi bệnh đau nhức chứ gì. Dẹp ba cái ăn uống này xuống đi thì nó mới yên tu, chứ không khéo nó không yên mấy con.
HẾT BĂNG