00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 097B - ĐỨC BI TÂM (TẤN TRỌNG - CHÚ TẤN)

CK 097B - ĐỨC BI TÂM (TẤN TRỌNG - CHÚ TẤN)

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 21/02/2006

Thời lượng: [38:33]

1- HIỂU RÕ TÂM BI

(00:00) Trưởng lão: Bây giờ Thầy dạy, ở đây …​ cái bài này, Thầy…​ chú Tấn con đến đọc cái bài của con, bữa nay…​

Tu sinh: (00:22)- (02:24) …​ không nghe rõ

(02:25) …​ Nhưng không phải là chất lượng của đồ vật, quan trọng bên trong gỗ tốt mới là quý. Nhưng thời nay đa phần cây tạp, danh vọng hiếm có. Trái tim người bây giờ đa phần biết rung động với danh thơm, tiếng tốt và quyền cao chức trọng, có được bao người thấy đau khổ, lầm than mà thương tưởng, cứu giúp. Nói ra là văn minh, lịch sự. mà ai đói, ai khổ mặc ai, miễn sao chính họ sung sướng là được. Nhìn mà thương xót những người kiến tạo phước lành, thương cho loài thú vô vọng, đi đâu cũng là nhân quả. Nhưng đứng vào góc độ Tâm Bi của Phật dạy chúng ta không thể nào nhìn thấy khổ, thấy khả năng làm được mà không cứu, ngay chút lầm lỗi mà không biết. Nhưng muốn giúp người khác trước tiên mình phải liệu cứu mình an toàn, vì ta không học nghề mà hành nghề sẽ tự chuốc họa vào thân. Vậy muốn thoát khổ phải làm sao? Lãnh hội cho kỳ được đại bi tâm. Ngay đây thấy rõ nỗi khổ để mà cứu, Tâm Bi nghĩa là gì? Bi nghĩa là thương xót mà động lực làm tâm rung động sự đau khổ của kẻ khác, làm cái gì thoa dịu lòng đau khổ của người. Đặc tánh của Bi là ý muốn giúp cho người khác thoát khỏi mọi cảnh khổ hoặc cứu giúp mọi chúng sanh lâm nạn. Rõ nét hơn về Tâm Bi, các bạn chia thành sáu phần nhỏ:

  1. Đối tượng Tâm Bi là gì?

  2. Thế nào là người có Tâm Bi?

  3. Tâm Bi với chính mình.

  4. Tâm Bi với người.

  5. Tâm Bi với loài vật.

  6. Kết luận Tâm Bi.

2- ĐỐI TƯỢNG TÂM BI LÀ GÌ?

(04:55) Những gì chính mình vấp phải gọi là thoát diệu và đau khổ hoặc là những người nghèo hèn, đói rét, cơ hàn, ăn xin, tật nguyền, cô đơn, lang thang, đau ốm, dốt nát, lầm đường, sân hận, si mê, cuồng khổ, đau nhức, tự cao ngã mạn, thiếu tinh thần nghị lực, bất hạnh, tai nạn, già yếu hoặc loài vật bị tai nạn, thương tích …​ v v…​ Tất cả những thứ này đều cần đến Tâm Bi của những tấm lòng trắc ẩn, cao thượng chẳng luận nam nữ, chẳng phân biệt chủng tộc, giai cấp xã hội hoặc tôn giáo.

3- THẾ NÀO LÀ NGƯỜI CÓ TÂM BI?

(05:52) Lòng của một người có Tâm Bi vô cùng quảng đại và thương yêu, hiền dịu. Một cõi lòng xót thương tha thứ, ngày nào chưa cứu giúp được người khác, vật khác thì Tâm Bi không hề thỏa mãn. Để làm an dịu được sự đau khổ của đối tượng, người có Tâm Bi không ngần ngại tận hết tâm trí và sức lực, người có được Tâm Bi là người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ. Người có Tâm Bi là người thật biết tự cứu mình, nhưng không sống cho riêng mình, chấp chặt mà luôn luôn thương xót tìm cơ hội để giúp cho đời khỏi đau khổ. Tâm Bi chỉ biết cứu độ trọn vẹn, chứ chẳng bao giờ muốn đền ơn hay đáp nghĩa.

Ngày kia, có một chàng sinh viên trẻ tuổi, về nhà xin phép mẹ gỡ tấm màn dài treo trên cửa để cho một người nghèo đói rách, chàng nói rằng “Nếu không có bức màn này, cái cửa kia không đến nỗi chịu lạnh. Nhưng thiếu quần áo chắc chắn người kia sẽ bị khổ sở vì lạnh”. Lòng xót thương của chàng sinh viên kia đáng là một tấm gương tốt. Người Tâm Bi là vậy, gặp khổ hay ai bị túng thiếu, khó khăn thì không đòi chi, khả năng giúp được là tìm đủ mọi cách.

(07:31) Có hai huynh đệ chơi trò chơi ở một tịnh thất trụ sứ ở Cần Thơ. Hôm nọ gần mười một giờ tối, đến giờ tắt đèn ngủ thì tu sĩ tại gia mỗi người một thất riêng, vừa ngủ được vài chục phút thì đệ nghe kêu văng vẳng ai kêu mình nho nhỏ, gắng lắng tai nghe chỉ là "đệ ơi! qua giúp huynh". Biết có chuyện, lật đật nhanh chạy ra thì bờ bên kia ao trên sân, huynh D đang ngồi bệt mà ôm bụng, vội đi nhanh qua cầu, ôm đỡ dìu huynh D vào thất. Với cái giọng run run mệt, huynh nói “Tôi bị đau bụng từ đầu hôm đến giờ, ráng chịu mà bây giờ hết nổi, quá đau”. Đệ cạo gió, thoa dầu độ mười lăm phút không ổn, kêu "huynh ở đó, đệ chạy vào nói thí chủ tịnh thất kêu xe cấp cứu ngay". Dìu huynh D ra xe, xuống đến bệnh viện, bác sĩ chích thuốc để giảm đau xong, bắt đầu xét nghiệm cho biết huynh D bị đau ổ bụng, rồi về thuốc men chạy đồ này, chạy đồ kia, chạy đi chữa trị giúp cho huynh D; khoảng hơn một năm sau mới hết bệnh. Người có Tâm Bi luôn sẵn sàng giang rộng vòng tay đón nhận, trợ giúp những người đau khổ, không kể thân hay sơ, hễ làm sao cho được thoát tai nạn là hân hoan trong dạ. Cái hân hoan ấy là đủ chứ không cần báo đáp hay lễ lộc.

4- TÂM BI VỚI CHÍNH MÌNH

(09:32) Người có lòng từ thì ta trau dồi tỉnh giác ngăn chặn những gì gây nên tội lỗi hay làm chúng sinh đau khổ. Chỉ biết ban phát niềm vui và hạnh phúc chân thật. Lòng Bi thì nhắm thẳng vào chỗ đau khổ của chúng sinh mà cứu, mà chữa, xoa dịu, an ủi cũng như đối với chính mình. Mỗi khi ta bị chướng ngại như bệnh trúng gió, nhức đầu ta đều đi kiếm ngay chai dầu gió để cạo, giải quyết cơn bệnh. Nếu cạo không được bèn mượn người khác đồng giới cạo phụ, cạo xong gió mới thôi. Rồi …​ kinh hành tỉnh giác Chánh Niệm, thể dục hoặc ngồi thiền tác ý đuổi bệnh, nương hơi thở vv …​ đến khi nhẹ người, khoẻ hẳn mới chịu thôi.

Lòng Bi nó không để cho cái khổ dây dưa thành mình. Bất kỳ bệnh gì hễ đi biết được là đi, tìm đủ mọi cách điều trị ngay. Bi luôn luôn cứu độ thoát khổ, Bi không ưu sầu hay phiền não. Như lúc chính mình bị tê mỏi, Bi liền xoa bóp, đến giờ ăn đói bụng Bi liền dẫn ta đi khất thực, bị khát nước Bi liền kiếm nước giải khát. Khi ta bị xác thân tứ đại hành khổ, Bi liền đi tìm đạo pháp chân lý để giải thoát, khi tu tập bị chướng ngại pháp Bi liền đi hỏi Thầy tìm cách hoá giải, khi bị hôn trầm Bi liền đi kinh hành đối trị phá ngay …​ v. v …​

Tâm Bi không bao giờ thấy mình bị khổ, chướng mà Tâm Bi ở yên được, lòng Bi như đội cứu hoả luôn luôn túc trực. Thấy có hoả hoạn là đến bằng mọi giá phải dập tắt ngay. Tâm Bi luôn luôn chủ động chứ không chịu thụ động. Nói chung đối với chính mình cũng như vậy, mà người và vật khác cũng vậy. Với khả năng làm được bấy nhiêu là Bi sẽ hỗ trợ cứu độ bấy nhiêu. Bi không những cứu khổ mà còn chuyển hoá từng nhân ác thành nhân thiện.

(12:16) Do vậy để Tâm Bi luôn luôn hiện hữu ta nên trau dồi những ý niệm như sau:

Hãy thương chính mình đang bị đau khổ, hãy thương chính mình đang bị tập khí, hãy thương chính mình đang bị vô minh, hãy thương chính mình khi đạo chưa thành.

Hãy thương người đang nghèo, đói rách.

Hãy thương người cơ hàn, ăn xin.

Hãy thương người đang bị cô đơn.

Hãy thương người đang bị đau ốm.

Hãy thương người đang bị khuyết tật.

Hãy thương người đang bị dốt nát.

Hãy thương người đang bị lầm đường.

Hãy thương người đang bị sân hận.

Hãy thương người đang bị si mê.

Hãy thương người đang bị dục tham.

Hãy thương người đang bị buồn khổ.

Hãy thương người đang bị đố kỵ, tị hiềm.

Hãy thương người đang bị tự ti, mặc cảm.

Hãy thương người đang bị chia rẽ.

Hãy thương người đang bị oan ức.

Hãy thương người đang tự cao ngã mạn.

Hãy thương người đang bị thiếu tinh thần và nghị lực.

Hãy thương người đang bị già yếu.

Hãy thương người đang bị tai nạn.

Hãy thương tất cả chúng sanh đang cầu cứu …​ v. v …​ Trong những ý niệm này hàng ngày, ta nên tự kỷ ám thị “Đặt Tâm ta vào một tình thương xót rộng lớn, dần dần sẽ thấm nhuần, từ đó nguồn an vui sẽ mãi mãi luân lưu hô hấp cùng hơi thở, hòa nhịp cùng con tim và trí não, mong Tâm Bi sẽ chiếu sáng lan toả đến cùng khắp mọi nơi và mọi lúc. "

5- TÂM BI VỚI NGƯỜI

(14:40) Thật là người phải biết thương người. Đồng thời quý trọng mình như quý trọng người. Có quý trọng người, người mới quý trọng lại, chẳng nên thương mới giúp, thân mới đỡ; không thương thì ngơ, kẻ lạ thì phớt lờ. Ai ai cũng có thân tâm và khối óc, nên thấy đau, thấy khổ đâu có khác được. Sở dĩ có khác là do người khác cảnh mà thôi. Khổ, nó luôn luôn có mặt từ ngoài đời đến trong tôn giáo. Thế nên thiếu Bi là một sự mất mát lớn.

(15:27) Một ngôi tịnh thất nhỏ, buổi sáng có hai cô cháu nói chuyện qua lại với nhau. Ban đầu êm ấm, lần hồi moi móc chuyện này, chuyện kia do phụng sự nhà bếp mà ra cả . Dần dần hai bên nổi sân ầm lên, la rồi khóc, chẳng bên nào chịu thua. Thấy không dàn xếp lửa này sẽ thiêu rụi công đức hết của hai vị, có một đạo huynh đứng ra mạnh dạn lên tiếng, "tôi khuyên hai vị huynh nên dừng lại ngay, chuyện đâu còn có đó. Ở chùa mình phải nhỏ nhẹ, xây dựng và khắc phục, có đâu ầm ầm như ngoài đời còn thể thống gì nữa. Mỗi người nhường nhau một câu, nhịn nhau một tiếng là êm đẹp, còn gặp nhau mỗi ngày mà cãi lẫy thế này nhìn mặt nhau không ngại sao. Đạo có dạy: thương nhau phải lúc chen vai gánh, danh giá đừng quên đạo đứng đầu. Vậy nãy giờ hai vị chen vai gánh cái gì. Có khổ hết trong thân tâm hay không, có lợi ích cho đạo tràng này hay không? " Một giọng nói vừa dễ nghe, vừa khẳng khái làm cho hai người đứng trơ mắt ra đó mà suy nghĩ, lòng Bi biết sân hận là tai hại, nó đốt cháy đạo đức và thiêu rụi tình người vì thế Tâm Bi đã đứng ra dập tắt. Cuộc tranh cãi chỉ một giọt nước Bi mà câu chuyện trở nên thái bình.

(17:22) Vào tháng 4 năm 1999, lúc này tôi có làm trong tổ từ thiện phục vụ thiện nguyện thành phố Cần Thơ. Buổi sáng phát nước nóng và cháo, nhìn những gương mặt yếu ớt, xanh xao, chầm chậm bước đi cầm ca đến xin cháo; đứng múc cho mà lòng tôi xót thương họ vô cùng. Vì nghèo không tiền dư để ăn sáng, nên xin cháo lót lòng; hễ người nào nhận được thì cảm ơn. Ôi những nỗi nhọc nhằn thức khuya, dậy sớm làm lụng đã được sưởi ấm bằng tình Bi chân thật! Buổi trưa phát cơm, cái nồi to mà bữa nào cũng hết, có một em nhỏ độ khoảng mười hai tuổi lùn ỉn cầm ca nhựa đi ngó qua, ngó lại tính xin cơm. Tôi nhìn thấy bèn hỏi “Em nhỏ xin cơm à, lại đây anh múc cho” Nó đi lại gần, tôi hỏi tiếp “Em xin cơm về cho ai ăn vậy? ” Giọng nói nhà quê, ngây thơ em đáp “Dạ em xin cơm đem về cho mẹ và em ăn”. Câu nói này làm tôi xót xa, cảm động và chợt nghĩ mình đã hai mươi ba tuổi đầu, chưa một lần dâng cơm tận tay cho cha mẹ mà em nhỏ này có duyên làm được, thật là đáng quý! Nhận ca múc cơm và gói bọc đồ ăn cho em xong, nó cười chúm chím như quen thân, cảm ơn rồi ra về.

Nhiều lượt người xin cơm đã hết, chỉ chừa lại mỗi huynh đệ là ba chén đủ ăn. Độ 11h30 dọn dẹp xong, huynh đệ đem mâm cơm ăn, đang ăn thì bỗng đâu có thêm một chị tay bế con, tay cầm phích đến xin cơm. Thấy mọi người đang dùng bữa, đi qua đi lại mà chị không dám hỏi. Thấy trước tôi bèn xuống ghế ra gặp chị hỏi “Chị có cần chi, tụi em giúp không ạ? ”. Chị đáp một vòng “Chị đến xin cơm về cho chồng vợ và con chị ăn. Hôm qua chồng chị trở bệnh, nên tiền làm thủ tục thuốc men đã gần hết, đói bụng không dám đi ra ngoài ăn nên vào đây xin cơm từ thiện”. Nghe xong tôi vội chạy vào tỏ bày cơ sự cùng huynh đệ và tôi lí nhí “Huynh đệ nhà mình mỗi người ăn bớt một chút không sao, nhưng không có cơm vợ chồng con chị kia sẽ bị đói khổ, tội nghiệp họ lắm. Đây, đệ xin nhường một ít trước, huynh đệ thế nào nhỉ. " Cả bàn đều tán thành gật đầu, tôi rất mừng và lần lượt gom đủ lại ba khẩu phần đem ra cho chị. Lúc đi ra tôi chợt nhớ trong túi mình còn mấy đồng, vội thọt tay vào túi móc trọn, kèm theo phần cơm mà nói: "Đây, em cũng có ít đồng, chị vui lòng nhận về mua chi lặt vặt cũng đỡ", chị đưa tay nhận cơm và tiền mà muốn rơi nước mắt. Chị nói “Cảm ơn cậu và quý vị đó nhiều lắm”. Tôi nói thêm: “Đã muộn rồi chị hãy mang cơm về trước cho anh ăn kẻo đói bụng lắm”. Nhìn dáng bộ mẹ bế con thơ xin cơm cho chồng ăn, lòng tôi xót thương vô vàn mà thầm nghĩ: “Chỉ có một buổi đã chứng kiến cảnh người thiếu thốn và đau khổ, bệnh tật như thế này. Nếu hàng ngày, tính cả mọi nơi thì nỗi thống khổ, đau thương sẽ cỡ dường bao”.

(21:56) Lòng Bi khi thấy chuyện khó khăn, khổ sở của bất cứ ai, là động lực Bi bắt đầu rung chuyển thương xót, tìm cách an ủi, hoặc trợ cứu rất nhiệt thành. Có lần em bạn trai chở tôi bằng Honda đi qua cầu chợ thành phố Cà Mau, lên xe, lên lớp rất rộng vì đông người. Đến dốc cầu tôi gặp ngay bà lão cầm chiếc nón lá cũ kỹ đưa ra xin. Vừa thấy lòng bi nổi lên liền, người xe nhiều nên tôi để xe xuống hết dốc rồi bảo “Em quay lại lên dốc cầu có chuyện nhờ tí” Nó hỏi "chi vậy? ". Tôi đáp: “Làm ơn quay lại đi rồi hãy biết”. Nó chở lại đến góc, lần lần tôi qua lộ, đứng sau lưng bà lão, bà không thấy tôi. Nhìn bà mà lòng tôi đau xót, nghĩ thầm. "Con cháu bà đâu mà không giúp mà để bà phải đau khổ sở thế này. Với hoàn cảnh này tôi giúp được gì cho bà đây? " Cuối cùng tôi đứng giữ im lặng, định tâm cầu xin hồng ân Trời Phật ban bố phước lành cho bà. Đứa em nó nhìn tôi nó cười. Không biết tôi làm cái gì ngộ nghĩnh. Cầu xong tôi móc tiền cho bà một ít. Tay đưa vào chiếc nón, tôi ý nguyện xin gửi hết tất cả những gì diễm phúc của tôi có được cho bà, như cho cha mẹ tôi. Tình cảnh bà lão nghèo độ bảy mươi tuổi ăn xin thế này đau lòng lắm các bạn ạ!. Rồi cái gật đầu cảm ơn của bà nhè nhẹ. Tôi nhìn bà lần chót rồi ra đi.

(24:16) Đây là Tâm Bi phản xạ tự nhiên, rõ ràng không ai sai biểu mà chính tôi phải bị quay lại bằng được để giúp bà lão. Tôi ước mong rằng mọi người trên thế gian này, ai ai cũng có Tâm Bi chắc là xã hội sẽ hạnh phúc lắm. Cõi đời này sẽ khổ lệ, sẽ khô cạn, mọc lên ngàn hoa sen chắc là đẹp lắm! đức Phật khuyên ta nên xa lánh những người cuồng si như vậy không có nghĩa là ta không thể đến gần để cảm hoá, khuyến thiện họ. Có những bệnh nhân mắc phải những chứng bệnh nan y hay truyền nhiễm ngặt nghèo. Mọi người đều sợ và lánh xa. Nhưng cũng có nhiều vị lương y hết lòng thương xót đến gần chăm sóc và chữa cho họ khỏi bệnh. Nếu không có những vị giàu Tâm Bi kia bệnh nhân ấy sẽ phải bỏ mạng. Cùng một thế ấy, hạng người xấu xa, bệnh hoạn về tinh thần ắt phải chìm đắm mãi mãi trong đêm tối của tội lỗi. Nếu không có một ai đó có tấm lòng quảng đại, thương xót ra tay cứu độ họ.

Thường đức Phật tìm đến những hạng người xấu xa, hư hèn để cảm hoá. Nhưng chính những bậc đạo đức trong sạch lại tìm đến Ngài. Với gương hạnh này, hàng ngày ta phải tác ý nhắc mình “Hãy thương xót người như mình đang cần nước”.

6- TÂM BI VỚI LOÀI VẬT

(26:04) Tâm Bi không nhìn nhận thế lực và oai quyền vì những chỗ này đã giết hoặc sai bảo người khác giết những con thú vô tội, để cúng bái hoặc bày tiệc linh đình ăn uống hả hê, thật là trái ngược với Tâm Bi. Cũng do những oai quyền mà mưa bom, bão đạn tiêu diệt hàng triệu sinh linh một hình thức tàn bạo nhất mà nhân loại dám làm, nhìn ôi đau xót biết bao nhiêu! Thế gian ngày nay đại đa số sống trong nô tục, căm thù, oán hận đã đem vật sở hữu quý báu nhất của đời sống đặt trước bàn thờ để tế thần bạo lực. Muốn cứu giúp tình thế, toàn thể nhân loại ngày nay phải thực hiện Tâm Bi để tiêu trừ những hành động tội ác sát người, đến sát vật thật ghê tởm.

(27:18) Lúc nọ đi làm công quả ở chùa, cầm con dao dọn cỏ, mần được một lỗ trống bằng chiếc chiếu nhỏ thì chạm phải một con rít bằng đầu ngón tay. Chặt đứt đuôi của nó tôi nhìn rít nhỏ cuốn mình uốn éo, đau đớn, giãy giụa mà tâm gan tôi như kim châm chích. Lúc bấy giờ tôi ngưng làm, định tâm nhìn rít nhỏ. Sau một lát, nó im lại. Tôi choãi tay hơi khom xuống, tập trung tâm ý vào ngay con rít nhỏ và an ủi nó. “Tại vì ta vô ý thức, nên ta đã làm tổn thương con, ta không đúng, ta có lỗi, ta ăn năn và xin lỗi con nghe. Con đừng đau nữa. Từ nay đến hết cuộc đời, khi con chết nhớ ảnh hưởng từ trường an lành, tái sanh làm người, có tự chủ lấy mình, biết tu hành giải thoát, thoát đau khổ nghe con”. Thấy rít nhỏ ngo ngoe yên ổn nên tôi để lại chỗ đó an toàn. Khi đứt tay chảy máu đã biết đau, kiếm vải bó liền, còn rít nhỏ như vậy chắc nó đau nhiều lắm. Tôi rất xót xa, vô tình và vô ý thức đã làm tổn thương loài vật vô tội nên từ rít nhỏ đã dạy tôi được bài học đức hiếu sinh qua Tâm Bi.

Chuyện kể lại có thật, lần đó, ông Hai lại nhà bạn bè hàng xóm tụm năm, tụm bảy làm chó liên hoan, bắt con chó đè cắt cổ, máu ra nhiều và thấy chó không còn giãy giụa gì nữa, nằm dài ra đó, nên bỏ ở bến sông lên nhà uống trà. Đợi nước sôi mới làm thịt. Vì thời chiến nên cây cối um tùm, dưới bến cũng khó thấy lắm, cả nhóm trên nhà ngoe ngẩy uống nước, tán dóc thời sự chơi. Lúc ấy ông Hai canh nồi nước, cách con chó không xa. Tự dưng sao ông thấy con chó nhúc nhích, lần lần nó lật mình lại được, nó chống hai chân trước lên run run rồi chụm xuống, mấy lần như vậy bắt đầu được vững. Lần đến hai chân sau cũng chụm lên, xuống vài lần thế rồi cũng đứng vững đi được. Ông Hai lấy làm lạ nên để im quan sát con chó. Nó run run, nhấc từng bước, từng bước không mấy chốc đi khỏi khu vực đó.

(30:27) Thấy tình cảnh quá bi thảm, ông Hai không còn lòng dạ nào la lên. Vì ông ăn chứ không chi làm. Bữa nay chứng kiến tận mắt cái khổ của con chó khi bị cắt cổ mà còn muốn sống như vậy, sao ta đành tâm giết nó. Thế là chó đi mất, ông cũng giả đò như không biết gì, lên nhà uống nước trà, lấy củi to đút lại vào lò để đó. Ông cũng kiếm cớ, câu giờ cho chó đi xa một chút, được an toàn. Độ hai mươi phút sau, cả bọn kéo nhau xuống bến làm thịt chó thì chó đã mất tiêu. Mấy bạn ông hỏi “Mày nãy giờ ở đây, con chó đâu mất rồi? ”. Ông Hai đáp “Tao ngồi mãi trên nhà, con chó còn ở đây. Chẳng nhẽ ai trộm rồi sao". Vì cứu chó ông phải nói dối với bạn mình. Cả bọn kiếm quanh quất không có cuối cùng cũng đành bỏ. Qua hơn tháng sau, người chủ nhà nuôi và bắt làm chó đi lên xóm trên cũng xa, có việc cần. Ngang một con lộ nhỏ, trong đường hẻm bỗng dưng gặp con chó hôm nào, ngoắc ngoắc cái đuôi theo sau, nó mừng. Chủ hết hồn, mới đầu không tin, khi nhìn kỹ lại nơi cổ thì vết sẹo nước vàng vẫn còn ướt ướt. Thấy chó không phản, hận thù chủ nên chủ nhà quá xót xa, cảm động ôm con chó mà mừng, bèn nói “Con hãy về nhà, từ đây ta không ăn thịt con nữa đâu” . Thế là ông Hai và cả bọn trước tin chó quay về nên xúm nhau lại coi. Quá mến phục sự trung thành của chó, chết đi, sống lại mà không phản chủ nên bạn bè nói với nhau “Từ nay đến chết dứt khoát không ăn thịt chó nữa”

  1. Qua câu chuyện cho ta thấy rõ loài vật còn ham sống như vậy, và loài vật cũng có tình cảm trung thành, quý mến, chết đi sống lại còn không phản chủ. Sao ta không thương xót mà nỡ đành tâm giết hại chúng. Như câu chuyện trên, nhờ Tâm Bi của ông Hai sống lại đúng lúc mà mạng sống của con chó được tồn sinh. Ví như tất cả mọi người trên hành tinh này đánh thức được cái Tâm Bi thì hạnh phúc ấy làm sao kể bằng cho hết. Do vậy đối với loài vật dù to như voi, nhỏ như kiến, khi chúng có bị tai nạn, hoặc khó khăn chi đến sự sống ta nên lấy lòng bi của mình mà cứu giúp. Đừng làm ngơ vô tình trước mạng sống của muôn loài bị đe doạ. Sinh hoạt hàng ngày, sự sống của sinh vật xung quanh ta bị tai nạn rất nhiều. Như khi trên đường gặp con kiến bị thương, hoặc con cuốn chiếu bị tại nạn hoặc con dế bị gãy chân …​ v. v …​ chúng ta nên dừng lại, ngồi xuống vỗ về, an ủi, chăm sóc cho chúng khoẻ và để nơi an toàn rồi hãy đi. Đừng sợ mất thời gian là vàng vì vàng không quý bằng mạng sống đâu. Vàng kiếm được, mạng mất rồi khó mong tìm lại.

Vì thế để trau dồi Tâm Bi ngày ngày thêm rộng lớn, với loài vật ta phải thường nhắc mình “Phải thương xót loài vật như ta đang cần ánh sáng”.

7- KẾT LUẬN TÂM BI

(34:51) Những người chuyên buông lung và sống làm điều tội lỗi càng đáng được những bậc Thiện Tri Thức, đạo đức cao thượng xót thương hơn. Vì họ là những người bệnh về tâm trí và tinh thần lạc nẻo. Chúng ta không nên khinh rẻ hoặc bài xích hạng người kém phước thiện này, nên thương xót và dẫn họ trở lại đường tốt. Cha mẹ thương đồng đều các con nhưng đặc biệt chăm sóc, chăm nom và săn sóc những đứa ốm yếu hoặc sút kém. Tâm Bi của chúng ta cũng thế ấy, phải bao trùm tất cả chúng sanh đau khổ nhưng với hạng người bệnh hoạn về tinh thần, sút kém đạo đức ta nên có lòng thương xót đặc biệt và hết lòng giúp đỡ dần dần cho họ trở lại thăng hoa đường lành.

Như đức Phật xưa kia hết lòng thương xót và cứu độ Ambapali người phụ nữ lạc bước giang hồ, tận tâm tế độ Angulimala, tên sát nhân tàn ác toan ám hại Ngài. Về sau cả hai đều về với Phật và hoàn toàn đổi tánh. Bên trong mỗi người dầu có xấu xa thể nào, đều có ngủ ngầm những đức tánh tốt đẹp. Đôi khi một lời nói phải, đúng lúc cũng có thể đổi hẳn con người từ dữ ra lành như vua Osaka trước kia tàn bạo đến nỗi người bấy giờ gọi là Osaka con người tội lỗi. Thế mà được lời nói phải của một bậc thầy Sa di trẻ tuổi, Ngài đổi hẳn tánh tình, mạnh tiến trên đường tuệ giác, trở nên Osaka con người hiền đức. Tâm Bi là lòng xót thương rất linh diệu, một năng lực xót xa, rung động trước sự đau khổ của mình, của người và loài vật. Là trạng thái xoa dịu làm sống lại một cõi lòng bằng ý muốn cứu độ người khác thoát khỏi một cảnh khổ. Tóm lại, đâu đâu có mặt Tâm Bi là ở đó có hoa cúc được tái sanh tươi nở. Bàn tay Bi chạm đến đâu là được thoát hương, cứu khổ, thái bình.

(37:43) Cảm tác Tâm Bi.

Bi tâm phụ đạo bát gia hòa

Bi nghĩa đáp đền cứu mẹ cha.

Bi biết bằng lòng năng phục vụ

Bi hành xuôi dạ, nhẫn thăng hoa

Bi chung tất cả trong trần hạ.

Bi cứu độ Bi hết khổ mà.

Bi đáo người người an phúc phúc.

Bi lai lớp lớp ổn nhà nhà.

Rồi con đọc xong bài!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy