CK 097A - CHÁNH TƯ DUY - TÂM BẤT ĐỘNG - THIỀN ĐỊNH - TỨ NIỆM XỨ - ĂN UỐNG - SÁCH TẤN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 21/2/2006
Thời lượng: [48:45]
(00:07) Trưởng lão: Để xả tâm cho được rốt ráo, đầu tiên Thầy xin nhắc khi đối với hôn trầm, thùy miên thì bốn pháp đi kinh hành phải hiểu biết cho rõ ràng, biết cách thức tu tập cụ thể khi bị hôn trầm, thùy miên. Pháp thứ hai đó là Định Niệm Hơi Thở, những đề mục để nhiếp tâm và an trú tâm để đẩy lui bệnh, phải nắm cho vững. Nếu người nào không rõ, không hiểu, thì phải hỏi lại kỹ, để khi thân có cảm thọ khổ thì phải dùng cách thức để đẩy lùi cái cảm thọ khổ ra khỏi thân, để đem lại sự bình an, thanh thản cho thân tâm. Cái thứ ba là từ hôm tháng 10 tới nay học gần 4 tháng Định Vô Lậu, khai triển tri kiến của mình để áp dụng vào từng tâm niệm khi khởi ra thân tâm thì sử dụng sự hiểu biết đó để xả từng tâm niệm. Nhớ kỹ, xả từng tâm niệm đó, khi tâm niệm đó có mang dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Nhưng nên nhớ rằng chúng ta học lớp Chánh Kiến, tức là chúng ta triển khai tri kiến của chúng ta, tức là phá vô minh lậu.
(01:30) Khi tri kiến có sự hiểu biết thấu triệt, thì tất cả dục lậu và hữu lậu hiện lên đều do tri kiến giải thoát sẽ xả mà không bị ức chế. Cho nên những bài học mà người nào còn thiếu thì nên làm lại cho cụ thể rõ ràng, như từ bài đạo đức nhân quả thảo mộc chưa làm nên làm lại. Và cho đến bài Tâm Xả của Tứ Vô Lượng Tâm thì phải làm cụ thể. Không thể làm cho có chừng, làm cho qua để rồi lên lớp Chánh Tư Duy tu tập, thì khi mà làm cho có chừng, cho có hình thức, viết một vài trang để rồi bước qua lớp Chánh Tư Duy, thì Thầy tin rằng những người tu tập như vậy sẽ bị ức chế tâm. Và khi ức chế tâm thì sẽ đi đến tu tập sai pháp, do đó mà lạc vào thiền tưởng, từ đó sẽ dậm chân tại chỗ, ra vào với trạng thái tưởng này hoặc tưởng khác. Rồi cuối cùng có thể nỗ lực sống độc cư, giữ gìn giới luật trọn vẹn thì bị ức chế tâm thêm, và đồng thời bị rối loạn thần kinh. Do đó có thể sanh ra bệnh điên khùng hoặc là tẩu hỏa nhập ma, nên chuẩn bị ở lớp Chánh Tư Duy là lớp xả tâm bằng tri kiến giải thoát của chúng ta.
(03:10) Cho nên phải nắm cho vững cách thức để mà xả tâm, “mỗi niệm khởi ra mà mang có tính chất là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu thì diệt, không bao giờ để trong tâm chúng ta. Còn có những niệm không nằm trong dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, hoàn toàn chúng ta được nuôi dưỡng tâm tưởng. Chứ không phải chúng ta diệt hết ý thức của chúng ta, không cho khởi niệm thiện, niệm ác”. Ở đây mục đích của đạo Phật là “Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”, nhưng cái thiện nào để mà tăng trưởng, và cái thiện nào mà chúng ta không chấp nhận, chứ không phải diệt cái niệm đó. Nghĩa là không chấp nhận, mặc dù có niệm nhưng chúng ta không chấp nhận, mà chúng ta không làm theo nó, chúng ta không chấp nhận là chúng ta không chú ý nó.
(04:05) Thí dụ như một cái niệm mà khởi lên trong thân của chúng ta như niệm thọ lạc, chúng ta có cảm giác an lạc, hỷ lạc, thoải mái, dễ chịu, sanh ra thích thú thì lúc bấy giờ chúng ta không chấp nhận cái niệm đó. Chúng ta không có chú ý cái niệm đó, chúng ta không khởi tâm mừng cái niệm đó. Cũng như đối với cái niệm thọ khổ thì khi khởi trên thân chúng ta thì chúng ta không chấp nhận, không sợ hãi, mà tìm cách đẩy lui. Niệm thiện cũng vậy, khi có sự hoan hỷ, thích thú thì chúng ta cũng không chấp nhận, cho nên chúng ta cũng tác ý, dùng cái phương pháp để đem lại thân tâm chúng ta bình thường. Không vì ở trong hỷ lạc mà chúng ta vui mừng, thích thú thì chúng ta cũng sai, bởi vì đức Phật đã dạy “Không chấp nhận thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc, bất khổ”, ba cái thọ này đức Phật không có chấp nhận. Cho nên chúng ta có thọ lạc chúng ta cũng đừng có mừng vui, mà chúng ta coi thường và chúng ta cứ ôm chặt pháp mà chúng ta vượt qua, chúng ta đi tiến tới.
Do cái sự tu tập phải nhận định cho kỹ, để khi tâm chúng ta thanh tịnh hoàn toàn do ly dục, ly ác pháp thì chúng ta có đủ Tứ Thần Túc, từ đó chúng ta nhập các định và thực hiện Tam Minh, chứng quả A La Hán. Ở đây phần nhiều là chúng ta tu tập để làm chủ bốn sự đau khổ “Sanh, già, bệnh, chết”. Đầu tiên chúng ta tập làm chủ cái đời sống của chúng ta tức là sao, chúng ta xả từng cái niệm ác, xả từng cái dục lậu, hữu lậu để tâm chúng ta bất động. Cho nên phải nhớ kỹ, nhớ kỹ trong các pháp hành, sợ nhất là cái hôn trầm, thùy miên làm chúng ta mờ mịt, làm chúng ta tu sai giờ, không đúng, phi thời, ăn ngủ nghỉ phi thời, không đúng. Vì vậy mà khi tu tập chúng ta thường phải cảnh giác về hôn trầm thùy miên, cho nên bốn pháp đi kinh hành chúng ta phải nắm cho vững, hiểu cho rõ cách thức tu tập cụ thể, không thể mà đến giờ phút đó mà chúng ta không chịu đi kinh hành hoặc làm sai.
(06:24) Giả lại thì chúng ta cũng biết rằng, giới luật mà chúng ta tu tập thì tới cái lớp Chánh Tư Duy, thì phải giữ gìn độc cư trọn vẹn. Người nào mà không giữ trọn vẹn độc cư, thì đương nhiên ở lớp Chánh Tư Duy sẽ không bao giờ xả sạch. Và không xả sạch thì chúng ta không bao giờ tu tập giải thoát được, không bao giờ tu tập ly dục, ly ác pháp được. Độc cư là bí quyết thành công của sự tu tập thiền định, nếu không giữ trọn độc cư thì Thầy tin rằng uổng phí công lao của chúng ta tu tập. Hôm nay rất khó là thay vì, Thầy nghĩ rằng thay vì mà Tu viện chúng ta có còn một cái khu rộng rãi. Vì không còn thất, chỗ nào cũng có người ở hết, cho nên vì vậy mà sắp xếp lại cho cái khu những người tu được vào một cái khu chuyên.
Nếu mà một cái người nào mà trong chúng ta, người nào đã phạm phải những cái Giới phá hạnh độc cư, hoặc là ngủ nghỉ phi thời thì buộc lòng, buộc lòng Thầy sẽ cho những người đó sẽ ra phía trước, ra phía trước. Thầy sẽ dời cho những người ở phía trước họ sẽ ra phía sau, ra phía sau để tu tập. Những người nào mà phạm phải giới luật, buộc lòng Thầy sẽ cho ra phía trước, ở phía trước chùa. Tại sao vậy? Tại vì ở sau sẽ làm người khác sẽ động. Ví dụ như bây giờ quý thầy hoặc là quý cư sĩ tu tập mà nói chuyện làm động, thì động mọi người sẽ không tu hành được. Thì buộc lòng Thầy phải cho người nói chuyện đó, người có lỗi nói chuyện đó phải ra phía trước, mặc dù ra ngoài phía trước nói chuyện gì cũng được. Vì phía trước nó rất động, tại vì khách vãng lai người ta hay thường tới, mà mình nói chuyện thì Thầy sẽ cho ra phía trước.
(08:18) Và khu nào thì chúng ta ở khu nấy, đừng có đi qua, đi lại. Sau khi vào cái lớp học này rồi đừng đi qua đi lại, và khi đi ngang trước thất của người khác thì chúng ta cúi mặt đi nhìn xuống, đừng nhìn thất người ta, làm cho người ta động tâm, người ta khó tu tập, nhớ kỹ. Khi đi vào khu vực mà im ru thì đi ngang qua mọi thất, thì chúng ta nhìn xuống để phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình. Và đồng thời cũng giúp cho người ở hai bên thất người ta cũng yên tâm mà người ta không chướng ngại. Những gì mà Thầy căn dặn phải nhớ kỹ, nếu mà chúng ta không làm kỹ thì chúng ta sẽ tu không được, vì mình tu không được và người khác cũng tu không được. Bởi vì ở đây chúng ta tu làm sao cái thời gian ngắn, gọn mà để chúng ta chứng đạt được đạo quả giải thoát.
Chớ không thể nào kéo dài thêm thời gian, mà kéo dài thời gian thì nó rất mất nhiều thời gian mà nó cũng không đi đến đâu. Tốt hơn chúng ta tu đạt cho được trong cái thời gian ngắn nhất là sáu tháng, bảy tháng, một năm là chúng ta phải tu tập cho được. Và nếu mà tu tập được như vậy thì giới luật phải nghiêm chỉnh, giờ giấc phải nghiêm. Ví dụ Thầy xin nhắc lại để cho thấy rõ, mười giờ đi ngủ thì mọi người đều tắt đèn đi ngủ hết. Hai giờ thức dậy, mọi người đều thức dậy, đồng thời hai giờ thức dậy. Như vậy thì mới không làm chướng ngại cho những người khác sống xung quanh mình.
Theo Thầy thiết nghĩ, nếu người nào mà lỡ đồng hồ mà bị tắt, nó không có báo thức được. Ngày hôm đó, nếu mà trễ giờ thì phải đến xin sám hối, là tại vì trường hợp nào đó nó xảy ra như vậy. Con cũng quyết tâm thì mới được, còn nếu mà không thì Thầy sẽ kiểm tra trong cái giờ đó mà không dậy, hoặc là giờ đó mà ngủ trước hoặc là ngủ sau thì Thầy kiểm tra, Thầy sẽ mời những vị đó ra phía trước, ở phía trước, chứ không được ở phía sau nữa. Đó là để bảo đảm cho lớp học tu tập, rồi lần lượt cô Út sẽ xây dựng các khu dưỡng lão xong, thì sẽ cho những người bên nữ thì cho trước, những người già thì vào khu an dưỡng của người già. Và bên nam thì cô Út cô sẽ lo khu cho người già bên nam. Sau đó thì Thầy sẽ cho những người lớn tuổi già theo cái khu già, còn người trẻ theo khu người trẻ.
(11:04) Và đồng thời chúng ta sẽ phân làm được hai lớp, một cái lớp Chánh Kiến và một cái lớp Chánh Tư Duy. Và nếu mà cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, mà cái lớp Chánh Tư Duy đã đạt được kết quả bước qua cái giai đoạn của lớp Ái ngữ thì chúng ta sẽ có ba lớp. Hôm nay coi vậy chứ hiện giờ khi bước lên cái lớp Chánh Tư Duy thì chúng ta đã có hai lớp rồi, một lớp Chánh Tư Duy một số người có đủ tiêu chuẩn để lên lớp Chánh Tư Duy tu tập. Như về cái Định Vô Lậu, về triển khai cái Chánh Kiến, cái tri kiến giải thoát thì có một số người làm bài rất là xuất sắc.
(11:43) Do áp dụng vào những cái bài làm đó thì Thầy tin rằng những người này họ sẽ xả được tâm họ và đi đến giải thoát hoàn toàn, tức là đi đến bất động tâm, một cách dễ dàng không có khó khăn. Nếu mà nỗ lực, nếu mà nỗ lực sống đúng cái hạnh độc cư, thì những người này sẽ đạt được, sẽ đạt được kết quả chứng đạt được chân lý không có khó khăn. Theo Thầy xét thấy với cái tri kiến hiểu biết như vậy mà còn để tâm mình không ly dục, ly ác pháp, còn để tâm mình bị chướng ngại trong dục lậu, hữu lậu thì không đúng. Bởi vì đạo Phật là đạo trí tuệ, mà đã triển khai trí tuệ thì phá vô minh, mà cái vô minh lậu không còn, thì tức là chúng ta sẽ phá vỡ cái dục lậu và hữu lậu một cách rất là dễ dàng, không còn khó khăn.
Bởi vì sợ, rất sợ cái vô minh lậu, vì vô minh mà chúng ta không hiểu biết, không hiểu biết cho nên chúng ta lầm lạc trong ác pháp và hành pháp. Còn chúng ta không có vô minh lậu nữa thì tất cả ác pháp đều hiện tiền trước mặt, chúng ta thấy biết rất rõ ràng, do đó chúng ta làm chủ được dục lậu và hữu lậu. Vì thế ba lậu hoặc này không có thì chúng ta sẽ bất động tâm, sẽ đạt được bất động tâm, mà bất động tâm thì các thầy phải lưu ý, lưu ý vấn đề khi tâm bất động. “Không phải tâm bất động là tâm không vọng tưởng, mà tâm bất động vẫn có niệm nhưng niệm rất là ít chứ không phải nhiều, ngồi thanh thản thì rất nhiều nhưng niệm rất ít, nhưng niệm đó hoàn toàn là niệm thiện, niệm tốt không có niệm xấu, đó là tâm bất động”.
(13:27) Nhưng tâm bất động tâm sẽ ở đâu, ở đâu mà nó không niệm, nó có vị trí ở chứ không phải nó không có vị trí ở. Nó sẽ ở trên hơi thở, cho nên nó ở trên hơi thở gọi là tâm định, tâm định trên thân. Tâm định trên thân tức là nó thường biết hơi thở chứ không phải nó tập trung trong hơi thở, hay nhiếp tâm ức chế tâm trong hơi thở. Mà luôn luôn tự biết hơi thở, hơi thở nhẹ biết nhẹ, hơi thở dài biết dài, hơi thở ngắn biết ngắn, hơi thở như thế nào thì tâm vẫn biết hơi thở như thế nấy, nhưng không có sự điều khiển hơi thở trong đó, đó là tâm bất động.
Các thầy, các cư sĩ nhớ kỹ trong cái trạng thái tâm bất động để biết chúng ta cứ nghĩ rằng sao tâm bất động mà lại luôn biết hơi thở. Nó bất động tức là nó định trên hơi thở, chứ không định ở đâu cả hết, bởi vì nó định trên cái sự động của cái thân. Cho nên bình thường chúng ta ngồi im thì chúng ta thấy thân bất động, chúng ta làm cái gì thì ngay đó tâm chúng ta sẽ định trên hành động chúng ta làm mà gọi là Chánh Niệm Tĩnh Giác, hay hoặc là tĩnh giác trong tất cả mọi hành động. Người tu Chánh Niệm Tĩnh Giác trong tất cả mọi hành động ấy là tập, tập để cho tâm định trên thân, nhưng sự thật nó sẽ bị quên. Còn trái lại hiện giờ thì tâm không quên, cho nên luôn lúc nào nó cũng định trên hơi thở hoặc định trên bước đi, hoặc định trên thân hành của nó tức là định tỉnh.
(15:00) Như trong kinh Phật đã nói “Tâm định tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng”, chúng ta biết rõ là dễ sử dụng tức là chúng ta muốn điều khiển nó như thế nào thì nó sẽ làm như thế nấy. Ví dụ tâm định tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng thì chúng ta bảo, chúng ta tác ý, chúng ta hướng tâm, chúng ta tác ý “Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền” thì lần lượt chúng ta thấy trạng thái thân và tâm chúng ta thay đổi, có năm Chi Thiền hiện rất rõ. Nếu chúng ta không tác ý thì tâm chúng ta ở trên bất động tâm mà thôi, chứ không có hiện ra năm Chi Thiền, gọi là Bất Động Tâm Định hay là tâm bất động. Nếu chúng ta muốn nhập Nhị Thiền cũng từ nơi tâm bất động đấy mà chúng ta ra lệnh, ra lệnh hay là hướng tâm, chúng ta bảo “Diệt tầm tứ” ngay đó tức khắc là sáu căn chúng ta ngưng hoạt động, và đồng thời toàn bộ tâm chúng ta ở trong trạng thái biết của tưởng.
(16:01) Nếu chúng ta muốn nhập Tam Thiền thì chúng ta tác ý “Ly hỷ, trú xả nhập Tam Thiền” thì ngay đó tất cả những trạng thái hỷ tưởng đều là bị xả ra và lúc bấy giờ chúng ta nhập Tam Thiền. Và lúc bấy giờ chúng ta muốn nhập Tứ Thiền thì chúng ta chỉ nhắc “Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền”, hay hoặc “Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh nhập Tứ Thiền” thì ngay đó chúng ta sẽ nhập Tứ Thiền. Vì những câu trong bốn thiền mà đức Phật đã dạy, ví dụ như:
“Ly dục, ly ác pháp, nhập Sơ Thiền” đó là câu tác ý, câu trạch pháp tác ý của Sơ Thiền.
“Diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền” là câu tác ý diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền, tức là câu trạch pháp.
“Ly hỷ, trú xả nhập Tam Thiền” là câu trạch pháp để nhập Tam Thiền.
“Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh” hay là “Tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền” đó là câu trạch pháp của Tứ Thiền.
Vì vậy những câu này không có nghĩa là chúng ta dùng nó mà tu tập, mà chúng ta dùng nó mà để ra lệnh nhập vào định. Nếu tâm Định Tỉnh nhu nhuyễn thì khi đó chúng ta dùng trạch pháp từng câu này thì chúng ta sẽ nhập vào các định dễ dàng, không có khó khăn, không có mệt nhọc. Chứ không phải Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền mà chúng ta phải ngồi tu tập từ năm này đến năm khác mới nhập vào, thì không bao giờ có. Bởi vì lúc bấy giờ chúng ta nhập được bốn thiền hữu sắc này là do Định Như Ý Túc. Tức là cấp một thần lực trong bốn thần lực của đạo Phật, Tứ Thần Túc tức là bốn thần lực, mà Định Như Ý Túc tức là Định Thần Túc, mà khi chúng ta ở trong tâm bất động thì sẽ có điều này, sẽ có thần lực này. Cho nên chúng ta đang tu tập trong lớp Chánh Tư Duy để tâm chúng ta bất động, và để tâm chúng ta định tĩnh, nhớ những điều này để khi chúng ta vào lớp thì không còn thưa hỏi nhiều, mà chuyên cần hằng ngày, hằng giờ, hằng phút để mà tu tập.
(18:09) Cái quan trọng nhất trong bước đường tu tập của lớp Chánh Tư Duy là phải quan sát được bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, tức là biết cách, biết cách tu tập Tứ Niệm Xứ. Như Thầy xin nhắc lại, vô trong định niệm đức Phật đã dạy cho chúng ta biết cách để tu Tứ Niệm Xứ, tức là đề mục của Định Niệm Hơi Thở. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra” khi chúng ta tác ý câu này, thì lúc bây giờ chúng ta hít vô thì chúng ta quan sát trên thân chúng ta, và thở ra quan sát trên thân chúng ta, và cứ như vậy mà chúng ta tập để cho nó thuần quen cách quan sát thân, tâm của nó.
(19:00) Thì như vậy là chúng ta đang ở trên trạng thái quan sát thân tâm, tức là ở trên trạng thái Tứ Niệm Xứ. Chứ không phải chúng ta ngồi mà quán thân, quán thọ, quán tâm, quán các pháp gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Mà chính quan sát Tứ Niệm Xứ, khi có chướng ngại trên Tứ Niệm Xứ thì chúng ta sử dụng các pháp để đẩy lui, đẩy lui không còn để chướng ngại trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta nữa. Thì như vậy mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ, chứ không phải Tứ Niệm Xứ mà ngồi đó quán bất tịnh, thân bất tịnh, hoặc là quán hơi thở, hoặc là đi kinh hành gọi là tu Tứ Niệm Xứ.
Mà trên quán pháp trên Tứ Niệm Xứ khi Tứ Niệm Xứ bình an, không chướng ngại thì chúng ta ngồi chơi không làm gì cả. Nhưng khi có chướng ngại thì chúng ta đem hết sức lực mình ra để chiến đấu với những chướng ngại trên đó, làm cho tất cả những chướng ngại trên đó không còn tác động được nữa. Vì vậy mà đức Phật gọi là “Trên thân quán thân hay trên thọ quán thọ, trên tâm quán tâm, trên các pháp quán pháp, để khắc phục tham ưu” để làm cho nó hết ưu phiền. Nếu chúng ta tu đúng như vậy thì trên Tứ Niệm Xứ, tu đúng trên Tứ Niệm Xứ như vậy thì thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta không còn đau khổ, không còn động, không còn phiền não, không còn giận hờn, toàn bộ là đem lại sự thanh thản, an lạc và vô sự.
(20:31) Nhưng trước tiên Thầy xin nhắc lại có một phần, có một người xin hỏi Thầy về vấn đề này, Thầy xin đọc lại cái ý của một người đệ tử trong Tu viện chúng ta có những cái ý để mà…(20:50)….
(21:15) “Bạch Thầy! Từ ngày chưa giải phóng có hai điều báo đề cập đó là :
- Thềm lục địa Bà Rịa- Vũng Tàu sau này đất sẽ sập, sinh ra động đất lúc mỏ dầu đã lấy hết
- Những người ăn cơm tháng hãy lưu ý, đó là báo chí đăng mà cái vị cư sĩ này xin ghi lại để chúng ta lưu ý, Những người ăn cơm tháng hãy lưu ý, chủ nấu cơm có thủ thuật, có chất giữ nước, người nào ăn đó sẽ giữ được năng lượng. Nhưng nếu người yếu thì có thể sinh chứng phù thũng hai chân, hại gan, dị ứng, con người giảm sự hoạt bát, cảm thấy nặng nề. Ngày xưa thời đức Phật đi khất thực, tuy là tùy thuận nhưng thuần chất, dù chỉ củ lang hay cọng rau không bị độc hại. Ngày nay tất cả đều có hóa chất, khiến con đã cấm gia đình dùng chất hàn the từ năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu. Đàn na thí chủ cúng dường tứ sự, chúng để hóa học, chúng để vào thức ăn, Thầy được trọn bản quyền dạy chúng sanh làm Phật, biến tâm phan duyên thành trí huệ. Hiện nay sắc mặt của học chúng ai cũng hiện lên bị thừa mười phần trăm nước kể cả Thầy, nhưng Thầy nhờ có thần lực, các học viên trẻ thì chưa phát hiện ra, còn số già như các con đều bị sưng chân, phù thũng mà không ai dám nói hoặc không biết, tác ý đuổi không lui.
(23:58) Bạch Thầy vì Phật pháp, vì công lao của thầy cô, vì học chúng, cái lo của con như vậy, con xin tác bạch như vậy, không có ý gì khác, con xin Thầy thương chúng con, cho con sám hối những ý không lành mạnh mà vì vô minh con không biết được. Nói về sư Pháp Châu, sư Pháp Châu ưa bình thủy nào lấy cái đó, làm quý sư tìm không có bình của mình nên không có nước uống, sư nói cứ lấy đại đi thôi, hỷ xả mà. Xin Thầy góp ý trong bản thực đơn của gia đình con, con không cho dùng mà đây có cà, cà tím, cà pháo, măng, đậu, đậu đũa và các loại kinh phong dưa giòn nghi có hàn the. Con xin Thầy đổi các thứ này bằng rau, cái, củ, cải hoặc quả dưa leo tươi.
Nói họ mình chấp nhận ăn dở, nếu có dùng đường hóa học thì xin thôi, nếu không có đường hóa học thì bớt bảy chục phần trăm bột ngọt thế lại bằng đường thường để bảo đảm sức khỏe, tăng cường trí tuệ cho học viên. Lúc con còn nấu xì dầu, nấu xong chỉ có mười hai độ đạm, rồi cho đường vào hóa học bột ngọt để nó dịu. Hôm lúc gia đình bán hàng rau cải người ta đã làm chua, giòn bằng cách cho hàn the, tất cả thủ thuật làm kinh tế đều như vậy. Xin Thầy nói lại với cô Liên Châu nói với họ bớt những thứ đó là được, có dở một chút cũng không sao cả, mà họ lại được lợi chứ không hao hụt gì các ông cần làm kinh tế dài lâu, lo thì hiện nay họ không ăn bột ngọt Thầy ạ”.
(27:04) Ở đây cư sĩ góp ý với Thầy trong cái vấn đề ăn uống, nãy giờ thì chắc là các chúng đều nghe hết, trong vấn đề ăn uống. Thật ra ở cơm thì cô Liên Châu với một số Phật tử ở thành phố họ đặt ở tiệm cơm, và đồng thời thì hầu như là mỗi cái khẩu phần ăn của chúng ta là tám ngàn, mỗi người một cái hộp đồ ăn và cơm là tám ngàn. Và cô mua thêm những thực phẩm riêng chứ không phải riêng ở tiệm cơm chay đem vào, rồi Phật tử họ cũng rất tốt là họ mua thêm. Như vừa rồi họ chở một xe, nào trái cây, nào nấm, nào nấm đông cô, nào những món ăn của Đài Loan, đem giao cho cái tiệm cơm chay đó làm thêm cho chúng ta ăn cho ngon.
Nhưng đối với Thầy thì Thầy thấy ở trong cái thực phẩm nào ăn được thì Thầy ăn, mà ăn không được thì thôi, Thầy cũng…, người ta cho sao thì Thầy ăn vậy. Nhưng mà có cái điều kiện là các con biết không, Thầy ít có ăn những cái món ăn mà như dưa này kia, dưa muối đồ đó. Rồi cũng ít có ăn cái món ăn của Đài Loan vì nó giống thịt quá, Thầy cũng ít có ăn, nhưng mà Thầy nghĩ rằng người ta cúng dường mình sao thì mình ăn vậy. Để rồi Thầy cũng đề nghị trong cái vấn đề đó, còn cà tím, cà pháo, măng, đậu đũa, thì vừa rồi thì cô Liên Châu có hỏi Thầy, Thầy nói rằng là cái vấn đề măng đó mà chúng ta ăn thì Thầy nghĩ sao Thầy nói vậy. Thầy thấy một cây măng mà cắt đi thì cũng mà cắt đi một đứa con, cho nên khi mà cắt đi rồi thì Thầy thấy ở cái gốc măng nó sẽ chảy nước ra, thì Thầy nghĩ rằng cây măng này, cây tre nó khóc con nó, con nó bị mất. Cho nên Thầy không nỡ ăn măng và Thầy cũng không muốn mà cái người bán cơm đó họ sẽ làm măng, vì khi mình ăn mụt măng là mình ăn con của cây tre, và cây tre nó sẽ khóc con nó.
(29:34) Đó là cái nghĩ tưởng của Thầy như vậy chứ Thầy cũng không nghĩ là măng độc hay không độc, Thầy cũng chẳng nghĩ. Nhưng mà cái điều kiện là trước những cảnh đau khổ, Thầy nghĩ như vậy cho nên Thầy xin cô Liên Châu đừng có nói với cái người mà đem măng mà làm đồ ăn bằng măng, mình thấy nó khổ đau lắm. Do đó thì chắc chắn là gần đây thì chắc không có măng, nhưng mà cà pháo hay cà tím, đậu đũa đó, thì các cái loại hoa quả đó thì chắc có, là vì Thầy thấy đó là những cái quả mình ăn thôi, nhưng mà người nào ăn được thì ăn, mà ăn không được thì bỏ, không sao hết mấy con.
Nếu mà điều kiện mấy con thấy ăn không được đó, dù là người ta cúng dường, người ta muốn làm cho mình thêm ngon thì người ta bỏ bột ngọt, đường hóa học gì thì Thầy chẳng biết, nhất là Thầy sợ nhất là cái đồ ăn mà nấu ăn cơm thì chắc người ta không bỏ đường hóa học. Mà cái người ta bỏ đường hóa học là chè, mà Thầy nghĩ mà chè nó mới lợi nhiều, chứ còn cái đồ ăn người ta nấu chút ít, người ta đâu có bỏ đường hóa học, mà điều kiện mình cũng không hiểu đâu. Nhưng mà do cái phước tu tập của mình thôi, do cái phước tu tập. Ở đây không biết có ai bị phù thũng theo như các bác cư sĩ này nói đó, cái người nào mà có bị thì mấy con sẽ cho biết, để rồi Thầy liên hệ với cô Út để giúp đỡ cho cái phần của con có cái sợ hãi. Bởi vì cái tâm mà sợ hãi đó, lo lắng thì nó ảnh hưởng đến tinh thần, còn mình chẳng sợ gì hết, cái ai cúng dường gì mình cũng ăn hết, nhưng mà khôn khéo lắm, mình biết cái nào độc thì không ăn, mình ăn cái nào tốt hơn, mình ăn cái nào no để mình tu tập. Đó là cái điều kiện. Theo cái trí tuệ của mình thì mình nhận xét qua người ta cho cái gì mà được thì mình ăn, mà không được thì mình không ăn, không có ai mà nhận lãnh cái lòng cúng dường của họ, nhưng mà ăn hay không ăn đó là quyền của mình.
(31:44) Và đồng thời chúng sanh xung quanh mình nó còn đói khổ lắm, mình có thể bỏ cho chúng sanh ăn. Còn khi nào mà các con ngại, các con ngại các con thấy những món ăn đó là những chất độc nhiều các con không dám ăn, thì các con sẽ nói với cô Út, cô Út sẽ làm cho mấy con cái bữa cơm và nói với cô đừng có bỏ bột ngọt, đừng có bỏ đường hóa học gì trong này thì chắc không có rồi. Nhưng mà bột ngọt Thầy thấy Phật tử cũng cúng dường nhiều, chắc chắn là nói với cô Út cô sẽ làm cho cái bữa ăn của mấy con nó không có, còn vướng mắc người nào mà ăn không được thì cứ xin cô Út, còn người nào ăn được thì chúng ta cứ ra đó mà khất thực. Bây giờ chúng ta chết, chết trong đạo, chết trong khất thực, ăn để mà sống, không có sợ, Thầy thì bữa nào cũng đi ra ngoài đó khất thực, không có sao hết.
Thầy nói, cái gì mà chết thì Thầy chết trước, để mấy con chết sau. Thầy xin để mà Thầy chết trước bởi vì người ta cúng dường Thầy, Thầy xin để Thầy chết trước, còn để mấy con từ từ chết sau, để cho mấy con chứng đạo rồi mấy con chết, còn Thầy chết trước là Thầy đã làm xong. Cho nên cái lo lắng của chúng ta thì, sự thật ra thì hiện giờ chúng ta đi mà khất thực, ra ngoài đường mà khất thực thì chắc chúng ta không có ý kiến gì nữa hết. Nghĩa là mình đi xin mà đâu có ý kiến gì được, họ cho mình ăn cái gì ăn, giờ ví dụ cũng như bánh mì họ bỏ bột nổi cũng là chất hóa học, đó thì chúng ta thấy mà ăn bánh mì coi chừng cũng có thể là chất hóa học.
(33:20) Rồi tất cả mọi cái hiện bây giờ dùng thực phẩm thì đều là có chất hóa học hết, nhưng mà chúng ta biết cách sử dụng thì chắc chúng ta cũng vượt qua, cơ thể chúng ta nó cũng có thích nghi, nó đề kháng trong cái giai đoạn của những chất độc. Nghĩa là cái cơ thể chúng ta nó sẽ đề kháng nó chống lại những chất độc mà chúng ta đã ăn vào, chứ không phải…. Nhưng mà nhiều quá thì nó mới bệnh, còn ít nó chống lại nó cũng thích nghi để mà cho nó sống, chứ còn nếu nó mà không thích nghi thì chắc mấy cái người ăn ngon tiêu hết, chết. Nhưng mà sự thật ra nó cũng có cái sự đề kháng chống lại, nó không sao. Giả lại chúng ta có cái pháp, có cái pháp, cho nên hiện giờ mấy con tu tập mấy con để chống lại tất cả những chất độc, những cái sự ô nhiễm của môi trường sống của chúng ta đang ô nhiễm nè.
Nếu mà chúng ta không có đủ lực thì chúng ta sẽ bị bệnh, nhiều thứ bệnh ngặt nghèo lắm, vì môi trường sống chúng ta rất là ô nhiễm. Và cái ăn của chúng ta điều hoàn toàn là chất độc, còn ngày xưa thì coi vậy chứ cái chất độc nó không có. Từ cái lúa gạo chúng ta đều là bị ảnh hưởng của thuốc sâu rầy rất nhiều, nó toàn là chất độc. Cho nên bây giờ nói về ăn thì chúng ta lại ăn chất độc nhiều, vì vậy mà cái người tu, và cái cơ thể của chúng ta không tu đi, nó cũng có sức đề kháng nó chống lại những chất độc đó.
(34:44) Còn cái người tu thì chúng ta có sức đề kháng mạnh hơn, thì do đó chúng ta ráng mà tu trong thời gian mà cái lớp Chánh Tư Duy này đó, thì mấy con sẽ có đạo lực mấy con đẩy lùi tất cả những độc tố, những chất độc ở trong người con khi mấy con tiếp xúc đẩy lui cái thân tứ đại của mấy con, thì mấy con đủ sức để đẩy lùi những cái chướng ngại đó, bình an, không có lo. Chúng ta tu còn mấy tháng nữa là chúng ta đủ lực, nghĩa là còn mấy tháng nữa mấy con, sáu tháng, bảy tháng chứ gì, đức Phật tu có bốn mươi chín ngày mà. Khi mà tu sai pháp rồi thì đức Phật trở về tu có bốn mươi chín ngày phải không?, thì Thầy nghĩ rằng ở đây có Thầy dạy thì mấy con tu chừng bốn mươi ngày chứ đâu có nhiều hơn, mà bảy tháng thì quá dài còn gì. Phải không ? Chắc chắn là mấy con sẽ đẩy lùi được bệnh, không có gì khó hết, coi vậy chứ nó không khó.
Bởi vì mình biết cách rồi, mình phá được cái vô minh lậu, mình có minh rồi thì cái hữu lậu và cái dục lậu, hữu lậu là mình sẽ dẹp dễ dàng. Mà trong bốn mươi chín ngày mà dẹp cái hữu lậu với cái dục lậu mình dẹp không được sao. Nghĩa là sáu tháng, bốn mươi ngày mà ngồi nghiền ngẫm, bốn mươi ngày là hơn một tháng chứ gì, nghiền ngẫm ngày giờ phút nào, giống như đức Phật ngồi bốn mươi chín ngày tu dưới cội bồ đề. Có phải không ? Mình nghiền ngẫm đừng có chơi, đừng có xả bỏ uổng cái thời gian, bây giờ biết pháp rồi, học bốn tháng rồi còn gì nữa.
(36:11) Còn ông Phật hồi đó ông có học bốn tháng đâu, phải không ? Còn mình bây giờ mình học bốn tháng để xả tâm mà không biết xả nữa thì làm sao, mà xả trong…, đức Phật có bốn mươi chín ngày, còn mình cho bốn mươi ngày đi, mình hơn Phật được chín ngày cũng không phải sướng sao ? Thì mặc luôn liên tục chúng ta ngồi hàng giờ chúng ta học, đừng có ham ăn, ham ngủ. Tới giờ đi khất thực, về ăn lếu láo cho nó xong rồi đi lo mà tu tập. Thân thì vô thường, sống nay chết mai không chừng, thế mà còn vui sướng gì mà ăn, mà ngủ, mà cái này, cái nọ kia nữa. Cho nên ngủ cũng không còn thích, mà ăn cũng không còn thích, cho nên miệt mài trong bốn mươi ngày coi thử coi tới không. Thầy nói bốn mươi ngày là có đủ đạo lực rồi, mà có đủ đạo lực rồi thì nhập bốn thiền một cách dễ dàng, không có khó khăn.
Thầy nghĩ rằng cái lớp Chánh Tư Duy này mấy con phải tập mấy con, bởi vì cái tri kiến mà Thầy đã dạy cho mấy con triển khai như vậy là mấy con đủ sức để xả cái dục lậu, hữu lậu. Còn cái gì nữa mà mấy con lại ngại mà tu không tới, con đường đi đúng làm sao chúng ta không đạt được. Chỉ là bây giờ chúng ta tu rồi mà còn lăng xăng, nào là phụ quét dọn, nào là làm sạch sẽ, nào là lo sửa soạn thất đồ, chắc chắn là mươi năm chưa xong. Bởi vì còn lo cái chuyện đời ! Rồi còn lo cái ăn, cái uống, rồi còn lo y áo nữa, rồi còn lo cạo tóc để mà làm Phật nữa, làm thầy nữa. Trời đất ! Lo mà giải thoát đây không lo, mà lo cạo cái đầu làm gì, phải không?
Cho nên Thầy nói, Thầy nói sự thật ra mấy con thấy những cái ngày mà Thầy tu, cái mình của Thầy, đau cái vai vầy nè không có lấy dao cạo, tóc thì xụ xuống, mà khi mà Thầy về Thường Chiếu đó, mà Thầy thăm Hòa thượng, nói chung là Thầy lên Chơn Không Thầy thăm Hòa thượng, năm một ngàn chín trăm tám mươi là Thầy tu xong rồi, thì Thầy lên thăm Hòa thượng Thầy mới cạo cái đầu, chứ hồi đó tóc nó xụ xuống cũng như mấy chú thanh niên kia kìa. Nghĩa là không có còn cái thì giờ để mà cạo tóc, cạo râu, còn mấy con bây giờ hở chút là cạo tóc, cạo râu, rồi chải gỡ cho nó đẹp trai. Trời đất ơi! còn cái thì giờ đâu đẹp đẽ nữa mấy con, nghĩa là tu làm sao mà tu cho được.
Như vậy bây giờ mấy con đã biết pháp rồi thì còn sung sướng gì, để làm chủ đây nè, cho nên ngồi đó mà mài miệt, quên ăn, quên ngủ, quên tắm, quên giặt nữa, tu như vậy thì nó mới tới chớ. Nghĩa là ngày giờ nào cũng miệt mài, để xem cái tâm của mình nó còn muốn gì, nó còn dục lậu, hữu lậu gì đây. Thì cái vô minh lậu của mình đã dẹp rồi thì tri kiến giải thoát nằm ở đó để nó quán, nó quán sát nó đẩy lui, các con thấy không ?
(38:58) Mà bốn cái pháp đi kinh hành làm sao có hôn trầm thùy miên vô tấn công mấy con được, rồi có cảm thọ bệnh đau trên thân mấy con, mấy con có pháp. Cánh tay mấy con đẩy lui cũng được bệnh nè, hơi thở mấy con đẩy lui cũng được, mấy con có pháp rồi làm sao mà nó tấn công mấy con, chỗ nào, mặt nào mấy con cũng đánh nó bay ra được hết. Thì Thầy nói trong bốn mươi chín ngày mà Phật tu thì mấy con bốn mươi ngày là thành công. Mà bây giờ sắp sửa là chúng ta đầu tháng này là chúng ta vô tu như đức Phật trở về cội bồ đề rồi, chọn được cái gốc bồ đề rồi. Thì mấy con còn mấy ngày, còn có tuần lễ nữa là mấy con trở về cội bồ đề ngồi đó mà tu như thật, mà lại có Thầy dẫn dắt, còn ông Phật có ai dẫn dắt không, ông tu chắc gì ông được.
Còn mấy con là chắc như nắm ở trong tay rồi, không có trật, vậy mà không làm, vậy mà còn chơi đùa giỡn, còn lo ăn, lo mặc, lo ngủ, lo tắm, lo rửa. Trời đất ! Còn gì nữa mà tắm rửa, cái thân này bộ sạch lắm hả, tắm nó sạch đó bữa sau nó dơ lại, tắm biết chừng nào mà cho nó sạch. Cho nên nỗ lực ! Thầy nói thật sự khép mấy con vô tu, làm sao tu được như vậy, chứ tu hơi cái buồn buồn chạy lại đằng kia nói chuyện. Trời đất ơi ! Tu cái kiểu này thì biết chừng nào mà cho xong, có phải không các con ? Bởi vậy đừng có nghĩ đến cái ăn, cái ngủ nữa, mà hãy nghĩ đến từng tâm niệm chúng ta đang khởi ra nè, để quét ba cái dục lậu, hữu lậu sạch hết thì nó mới được.
Bởi vì nó có ba cái dục lậu, mà ba cái lậu hoặc mà nó cản trở con đường giải thoát của chúng ta, mà bây giờ chúng ta đã học lớp Chánh Kiến bốn tháng, để triển khai cái sự hiểu biết của chúng ta. Tức là chúng ta phá cái vô minh lậu, không còn cái vô minh, mà không còn cái vô minh thì chúng ta sử dụng cái minh đó mà diệt cái lậu, cái hữu lậu, cái dục lậu, hữu lậu. Mấy con thấy Thầy dạy mấy con có bài bản đàng hoàng chớ, rồi tạo cái điều kiện cho mấy con sống, mỗi người một cái thất không có sống chung. Giống như Phật hồi xưa vô trong rừng người ở gốc cây, nghĩa là cái người nào lại dưới gốc cây đấy ở, đâu có ba bốn người xúm nhau ngồi một gốc cây. Các con ngồi ba bốn người xúm nhau ngồi gốc cây chỉ có nói chuyện chứ làm gì, tu cái gì, người ở một gốc cây xa mới không nói chuyện chớ.
(41:11) Cho nên trong cái sự tu tập là có cái sự quyết tâm để cầu giải thoát thật sự, mà bây giờ cái lớp này đã mở để cho mình cầu sự thật là giải thoát. Thầy nói bốn mươi ngày mà mấy con không chứng đạo là mấy con quá dở hơn Phật, tại vì có Thầy hướng dẫn, còn Phật không thầy hướng dẫn, bốn mươi chín ngày là Phật. Còn Thầy sáu tháng có ai hướng dẫn đâu, một bên Thiền tông, Đại thừa, một bên thì Nguyên Thủy, không biết cái thứ nào đúng, mà không biết cái thứ nào sai, nó lộn xộn ở trong cái đầu. Còn bây giờ Thầy vạch cho nó hẳn hòi nó rõ ràng, con đường nào giải thoát, con đường nào không giải thoát, mấy con biết rất rõ rồi thì mấy con đâu còn lầm lạc nữa.
Chỉ còn có nỗ lực thực hiện tu, mài miệt tu thử coi được không, đức Phật nói “Nhất dạ hiền” thì trong cái bài kệ Nhất Dạ Hiền, “Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại”. Thì hiện tại mình cứ nhìn vào cái thân, thọ, tâm, pháp của mình, coi bốn chỗ này cứ hiện tại mình nhìn nó, nó xảy ra trong hiện tại thì lo dẹp, có phải không? Cứ dẹp hoài vậy trong một tháng coi nó hết không, nó sạch bóng chớ. Còn ở đó mà "thôi bây giờ đi ngủ chút nữa, khỏe rồi tu tập". Trời đất ơi ! Giờ này mà còn ở đó khỏe, dẹp hết cái ngủ đi, giờ này còn khỏe gì nữa, cho nên nếu nghe lời Thầy thì mấy con sẽ làm được. Đừng có lo trên cái ăn uống, mình có tháng nữa là xong, mà xong thì giờ ăn bột ngọt như một gói cũng không chết nữa, Thầy nói thật sự ! Đem thuốc chuột uống cũng không chết nữa chứ đừng có nói.
Thật sự mà ! Một tháng mấy con có đủ Tứ Thần Túc rồi mấy con, thật sự ra bây giờ đem một gói thuốc chuột mấy con uống vô nó tống ra hết chứ không bao giờ nó ở trong thân mấy con được đâu, chứ đừng nói chi thứ bột ngọt, mà con nếm có một chút vậy thì có chết đâu, không chết đâu đừng sợ. Bây giờ một gói hàn the giờ nuốt cũng không chết nữa, chứ đừng nói chi một chút hàn the.
(43:04) Các con yên tâm vấn đề đó đi, chỉ còn một tháng nữa, vô cái lớp này còn một tháng nữa. Nghĩa là người nào chết thì chết, người nào sống thì sống, bỏ hết cuộc đời có một tháng nữa, mà nếu tháng không được thì ra đời lo làm ăn đi, Thầy nói thật sự còn sướng hơn, tu mà không được thì tu làm gì. Bây giờ nỗ lực trong một tháng này, mấy con nỗ lực thật sự tu, đừng có dễ dãi, đừng có bỏ cái thời gian nó gián đoạn.
Tu mà nó liên tục thì nó mới đạt, mà tu gián đoạn một nắng hai sương không làm sao mà… , tu một hơi, giờ tu hồi hết giờ đi vòng vòng chơi. Trời đất ơi! Tu cái kiểu gì vậy, lạ dữ vậy, tu mà còn khám phá thì tu làm sao. Cho nên ở đây tu phải liên tục, liên tục, nghĩa là luôn lúc nào mấy con vào thất rồi tu, thì trừ ra có buồn ngủ hôn trầm thì mới đi kinh hành, chứ không còn đi dạo. Còn cái này tu hơi cái đi dạo, bây giờ khi mà vào lớp này rồi, vào tới lớp Chánh Tư Duy, không nghe băng, dẹp đi hết, băng không nghe. Mà không đi dạo chơi, trừ ra có hôn trầm thùy miên mới ra khỏi thất của mình đi kinh hành thôi, còn không nó không có hôn trầm thùy miên thì ở trong thất mà miệt mài như ngồi dưới cội bồ đề.
Nghĩa là chứng đạo thì mới rời khỏi cội bồ đề, còn không chứng đạo thì nhất định chết ở đó nát xương ở dưới cội bồ đề. Nghĩa là mấy con nát xương ở trong thất, không rời khỏi thất, trừ ra bị hôn trầm thùy miên mới đi ra ngoài vòng xung quanh thất, chứ không phải đi vòng vòng từ cái khu bên đây qua tới khu bên kia. Trời đất ơi! đi dạo như vậy thì Thầy nghĩ mấy con làm sao tu chứng đây, “Đức Phật phát nguyện là thề nhất định là nát xương, nếu chưa chứng đạo không rời khỏi cội bồ đề”. Trước khi đức Phật mà chọn lấy cội bồ đề rồi, thì bây giờ mấy con chọn lấy cái thất của mình rồi, là cội bồ đề của mình rồi. Tại sao cứ rời thất mà đi vòng chơi ?
(45:05) Không, Thầy nói thật mà mấy con ! Tu thì phải tu thật chớ, tu gì mà tu kì vậy. Mà trong lúc chúng ta đang nắm vững pháp, còn đức Phật hồi đó khi mà đức Phật ăn thô thực trở lại, cái cơ thể đã được khỏe mạnh rồi thì đức Phật trong khi mà gần chết thì đức Phật mới nghĩ chỉ có cái phương pháp “Ly dục, ly ác pháp” thì mới có thể, cái con đường này mới có thể giải thoát được mà thôi.
Cho nên bây giờ cơ thể suy yếu như thế này làm sao tu được cái pháp này, vì vậy mà đức Phật ăn lại thô thực đầy đủ lại, cơ thể khỏe mạnh mới đi tìm cái cội bồ đề. Đi tìm cái nơi mà cho yên tĩnh để cho mình tu, cho nên đến với cội bồ đề thì thấy hợp, chỗ này đẹp quá, quá hợp. Cho nên mới ngồi dưới cội bồ đề bốn mươi chín ngày mà tu tập chứng đạo. Các con thấy cái thời gian đâu có, tức là đức Phật cũng chưa biết chắc là cái con đường tu mình là đúng, cái con đường ly dục, ly ác pháp là đúng. Còn bây giờ các con biết đúng, không còn người nào biết sai. Còn ông Phật lúc bấy giờ mới có nghĩ tưởng thôi, bây giờ hồi nào tới giờ mình tu đủ pháp của ngoại đạo hết rồi, mà không có chứng đạo.
Mà bây giờ chỉ con đường ly dục, ly ác pháp này mà thôi, chắc chắn con đường này có thể chứng đạo, nhưng đúng quả thật là bốn mươi chín ngày Ngài đã chứng đạo. Còn hiện giờ chúng đã biết chắc cái "pháp ly dục, ly ác pháp là chứng đạo", bởi vì chúng ta đã triển khai được cái vô minh lậu, nó làm cái minh nó có, mà cái vô minh lậu nó bị dẹp. Cho nên bốn tháng mà chúng ta triển khai đầy đủ rồi, thì như vậy chúng ta chỉ còn dục lậu, hữu lậu để quét ra nữa mà thôi. Thì chúng ta thấy chắc, nghĩa là chúng ta chắc chắn là nắm trong bàn tay sự giải thoát hoàn toàn, không còn xa nữa.
Vậy thì chúng ta đem hết cái sức của mình, như cái câu mà đức Phật dạy, bài kệ Nhất Dạ Hiền “Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại”. Nghĩa là trong hiện tại đó mình làm cái gì ? Trong hiện tại đó, tức là chúng ta tu Tứ Niệm Xứ chứ gì, nghĩa là quán “Trên thân quán thân, trên thọ quán thọ, trên tâm quán tâm, trên pháp quán pháp”. Mà trong đó chúng ta có nghĩ về tương lai, có nghĩ về quá khứ của chúng ta không ? Trên hiện tại mới nhìn xem nó, nó mới có những sự kiện xảy ra để mà đẩy lui chướng ngại đó hết mới thôi chứ có gì , cuối cùng chúng ta thành tựu chứ có gì.
(47:20) Đó mấy con thấy chưa ? Trên cái vấn đề tu tập là như vậy, có gì đâu. Cho nên Thầy bảo đảm với mấy con, nếu mà người nào mà tu, quyết tu như vậy đó thì trong một tháng mấy con cũng thành tựu, chứ không nói gì tới bốn mươi ngày đâu. Sự thật ra hàng ngày mình siêng năng mình tập như Nhất Dạ Hiền, như cái bài kệ Nhất Dạ Hiền. Vì vậy mà đức Phật nói tu Tứ Niệm Xứ mấy con nói, nghĩa là mình tu như một cái ngày nhiệt tâm, tinh cần mình tu! Thì cái ngày thứ nhất, ngày thứ hai, ngày thứ ba, thứ tư, cho đến bảy năm mà tu vậy đó thì trên Tứ Niệm Xứ là chứng đạo. Còn hôm nay chúng ta được hướng dẫn kỹ lưỡng tất cả các pháp để phá đi tất cả chướng ngại pháp rồi, thì trong khi đó chúng ta ngồi tu đâu có phải còn lâu đâu, đâu có thời gian lâu đâu, nếu quyết tâm tu. Chúng ta không còn tha thiết cái ăn, cái mặc, không còn tha thiết cái dơ, cái sạch, không còn tha thiết cái vui, cái chơi gì nữa thì Thầy tin rằng mấy con sẽ thành tựu một cách dễ dàng. Ngày ngày, giờ giờ, phút nào chúng ta không còn ham ăn, ham ngủ gì nữa hết. Chỉ lo tu thôi, chỉ Nhất Dạ Hiền thôi, thì Thầy bảo rằng mấy con sẽ thành tựu một cách rất dễ dàng, không có khó khăn. Đó ! Đó là những cái điều mà Thầy căn nhắc và khuyên bảo mấy con.
HẾT BĂNG