00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 094 - NHẮC NHỞ VỀ LỚP CHÁNH TƯ DUY (GIỚI LUẬT - CÁCH XẢ CHƯỚNG NGẠI) - VẤN ĐẠO DỤC LẬU, HỮU LẬU, VÔ MINH LẬU - TỨ NIỆM XỨ

CK 094 - NHẮC NHỞ VỀ LỚP CHÁNH TƯ DUY (GIỚI LUẬT - CÁCH XẢ CHƯỚNG NGẠI) - VẤN ĐẠO DỤC LẬU, HỮU LẬU, VÔ MINH LẬU - TỨ NIỆM XỨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 17/2/2006

Thời lượng: [1:02:07]

1. HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÀI XẢ TÂM VÔ LƯỢNG

(00:00) Trưởng lão: Mình tu mình đạt được kết quả gì đó là mình mừng, đó là cái hỷ. Còn cái xả là nó phải có cái đối tượng xả, chứ không phải nói xả rồi mình xả, nó có đối tượng. Như tham, mình phải xả cái lòng tham. Thí dụ như mình còn thích ăn thì mình xả bỏ ăn ngày một bữa, không ăn phi thời. Mình thích nói láo thì bây giờ mình xả bỏ, mình không nói láo, đó là xả.

Cho nên xả nó rộng rãi lắm. Nó có nhiều cái đối tượng để mà xả. Cho nên khi mà thành lập cái dàn bài thì nó nằm trong cái xả của tất cả các pháp của thế gian, rồi xả cái pháp của xuất thế gian. Cho nên vì vậy mà thành lập cái dàn bài để cho chúng ta viết nó không bị lệch, nó không bị sai.

Cho nên xả là phải có đối tượng. Thí dụ như bây giờ Thất kiết sử, thì bây giờ xả ái kiết sử, hoặc là xả thân kiết sử, kiến kiết sử, mình phải xả những điều đó.

Cho nên thí dụ như bây giờ mình tu sai, mình phải bỏ, mình không có tu tập cái đó nữa, tức là xả. Cho nên xả nó rộng lắm. Một người mà viết về xả, viết rất nhiều. Viết rất nhiều như vậy mình mới thông suốt.

Còn mình viết sơ sơ vài ba điều kiện, nói như vậy nó chưa đủ, nó sẽ bị ức chế. Cho nên cái Tâm Xả là cái tâm rất là, nếu mà điều kiện mà người tu, người mà biết cách tu thì cái Tâm Xả là quan trọng vô cùng, xả rất là quan trọng. Nó đầy đủ. Cái Tâm Xả nó phải được đầy đủ. Theo Thầy thiết nghĩ khi mà làm tới bài này rồi thì chúng ta chỉ còn có vô tu thôi, không còn hỏi nữa.

(01:50) Bây giờ mấy con nghe cho kỹ, chứ không phải ngày nào mình cũng đến mình hỏi mình thưa, thì nó lại động tâm mình. Hoàn toàn là mình, hàng ngày mình ở trong thất sống giữ trọn độc cư, không nói chuyện với ai hết, để xem xét từng tâm niệm của mình để mình xả.

Hoặc là mình tu Tâm Từ, thì mỗi mỗi điều là mình khởi lòng thương yêu mình, vì những cái điều kiện nó đem đến sự đau khổ cho chính mình, cho nên vì vậy mà mình thương yêu mình thì mình không nên đem sự đau khổ.

Còn nếu mà Tâm Xả thì mỗi mỗi đối tượng đều là xả hết, xả cho đến khi, cuối cùng không còn một cái gì để xả nữa thì nó mới là hoàn toàn thanh tịnh tâm.

Nếu mà chuyên cần tu, thì chúng ta thấy mọi chướng ngại trên thân mình cũng đều là phải xả. Chứ không có để mà nói rằng chạy đi thưa hỏi này kia. Mình phải hiểu biết cách thức xả.

Thí dụ như chướng ngại trên thân mà nó có đau nhức mỏi mệt, thì mình dùng các pháp an trú mình đẩy lui nó, pháp tác ý. Còn nếu mà tâm thì mình sử dụng cái tri kiến của mình để cho mình xả. Chứ không lẽ thì bây giờ mấy con cứ nghĩ thưa hỏi Thầy hoài thì các con bị động mất.

(03:01) Cho nên cái việc rất cần thiết mà đuổi không được, hoặc mình xả không được thì hỏi. Thí dụ như bây giờ con dùng Định Vô Lậu, mà cái niệm đó cứ tới lui hoài, mỗi lần cứ ngồi tu nó cứ đến hoài. Cái đó mình mới viết vào một miếng giấy: "Con bị cái niệm này, hoặc là cái hôn trầm này, mà sao con sử dụng những pháp gì pháp gì mà con đuổi không được. Vậy Thầy giúp con để con đuổi cho được cái niệm đó". Thì Thầy có thể giúp cho mấy con được.

Còn mấy con hỏi để mà chơi, hỏi lung tung đó, nó không ích lợi gì hết. Nó mất thời giờ mấy con, mà cũng mất thời giờ Thầy. Cho nên mình hỏi để mà hỏi, thì đừng hỏi. Mà mình hỏi cái gì, nó cụ thể nó thực tế, để cho mình đi sâu vào cái sự tu tập nó không mất thời giờ, nó thu ngắn lại.

2. LƯU Ý KHI VIẾT BÀI TÂM XẢ

(03:48) Trưởng lão: về cái vấn đề mà viết bài, thì hầu như là có một số người viết bài trở lại như nhân quả thảo mộc. Thì những người mà viết lại, Thầy thấy những bài đó có phần xuất sắc hơn trước nhiều. Trước kia viết không hay, nhưng bây giờ viết lại hay hơn, là sau một thời gian mình nghiên cứu kỹ, rồi mình viết nó hay hơn. Tức là sự tư duy quán xét của mình về vô lậu nó có sâu sắc hơn nhiều, nó tiến bộ hơn nhiều.

Cho nên vì vậy, nếu mà điều kiện cần thiết thì mấy con thấy mình chưa đủ, cái sức quán của mình chưa đủ về Định Vô Lậu thì mình lại tiếp tục mình lại soạn viết để triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình sâu hơn. Còn nếu mà đủ rồi, thì mình lo tu thôi. Dẹp hết, xuống hết. Hễ có một niệm thì đem ra mổ xẻ, tư duy suy nghĩ cho thấu triệt để xả nó hoàn toàn không còn tới lui nữa. Không những một lần, thí dụ như một cái niệm đó, mà nó tư duy một lần nó chưa thấu triệt thì mình tư duy một lần thứ Hai, tư duy lần thứ Ba, để cho nó thấu triệt cái niệm đó.

Thí dụ như bây giờ cái niệm ăn uống, mà thấy tâm mình còn thích ăn thì mình đem cái niệm, cái quán thực bất tịnh ra mình tư duy suy xét. Một lần nó còn thấy thích, thì mình quán lần thứ Hai, quán lần thứ Hai, quán lần thứ Ba thực phẩm bất tịnh. Và đến khi nó nhàm chán thực sự thì lúc bấy giờ nó không còn thích, thì tức là nó đã ly cái tham ăn của mình. Chứ không phải mình quán một lần rồi thôi, nó đủ rồi đâu, không có nên làm biếng cái điều đó. Mà nên quán nhiều lần.

(05:30) Thí dụ chừng nào mình quán mình thấy cái tâm mình nó nhàm chán, nó không còn thích thì tức là nó đã ly. Còn nếu nó còn thì chưa hết, cho nên vì vậy mà bền chí tu tập. Một cái niệm mà nó đến với mình, không phải là mình quán sơ một lần rồi hết. Mà mình cần quán nhiều.

Thí dụ như cái ái kiết sử, nhớ gia đình của mình, nhớ con cái, hoặc là mình nhớ những người thân của mình. Không những mình quán một lần, mà mình còn quán nhiều lần. Mình đem ra nhân quả mình quán nhiều lần để cho thấu triệt cái nhân quả của ái kiết sử. Vì vậy mà mình không thấy còn dính mắc, không thấy còn lo lắng nữa.

Đó là mình đem những điều kiện đó, mình nói rằng không phải quán một lần mà quán nhiều lần. Khi ở trong thất tu, cho nên mình phải siêng năng rèn luyện Định Vô Lậu, để xả từng tâm niệm, từng cái tâm tham muốn của mình. Các con biết các pháp quán hết rồi, không còn người nào không biết. Vả lại thì khi mà các con dùng Tâm Từ Bi các con tu tập, hoặc dùng Tâm Xả vô lượng, mấy con khi mà quán, khi mà quán xong rồi thì ngay đó nó xả, tức là mình xả được cái sân. Vì vậy nhớ mà lập thành cái dàn bài, còn có bài cuối cùng nữa là bài Tâm Xả.

Phải ráng cố gắng. Bây giờ còn ai hỏi thêm gì nữa, trong lúc này còn hỏi, chứ còn ít hôm nữa vào lớp Chánh Tư Duy thì đừng hỏi nữa. Vì Thầy đã trang bị cho mình đủ các pháp để cho mình ly dục ly ác pháp, mình đạt được kết quả giải thoát hoàn toàn. Vậy thì mấy con phải nhớ kỹ.

3. NHẮC NHỞ VỀ LỚP CHÁNH TƯ DUY

(07:02) Trưởng lão: bây giờ còn hỏi để mà những pháp gì cần thiết áp dụng lúc nào, như thế nào, hỏi cho kỹ. Rồi sau khi vào cái lớp Chánh Tư Duy thì chỉ còn có tự mình tư duy để cho mình xả cái tâm của mình mà thôi. Đó là phải nỗ lực, và trong thời gian vào lớp Chánh Tư Duy thì phải sống độc cư trọn vẹn, còn người nào sống không trọn vẹn, buộc lòng Thầy phải cho trở về lớp Chánh Kiến. Hoặc là cho tham dự thôi chứ không có được tu tập. Bởi vì thà là tu ít mà đạt được, còn tu nhiều mà không đạt được thì cũng không nên. Và đồng thời giờ giấc phải nghiêm chỉnh, giờ giấc của mấy con phải nghiêm chỉnh, giờ nào ra giờ nấy, lên lớp Tư Duy rồi.

Thí dụ như mười giờ đi ngủ là người nào cũng mười giờ, chứ không có người này thức trước người này thức sau, không được. Mà tới hai giờ thức dậy thì hai giờ, đúng hai giờ thức dậy một lượt, chứ không thể mà người trước người sau. Người trước người sau sanh ra chướng ngại tâm của người khác, người ta bị phóng dật. Giờ này mình thức dậy mà thấy thất kia còn ngủ thì người ta có cái tâm, người ta khởi cái chị này hay cô kia sao giờ này không ngủ, làm người ta động tâm.

Cho nên vì vậy mà Thầy mong rằng sau khi cô Út cất xong cái dãy nhà cho người lớn tuổi, thì mọi người lớn tuổi đều được đưa qua cái khu vực, còn bên đây thì cái tuổi trẻ. Để kiểm tra cho chặt chịa trong giờ giấc. Thí dụ như đúng mười giờ đi ngủ, thì lúc bấy giờ cô Út thì cô phải đi kiểm tra bên nữ, xem coi giờ đó coi còn ai thức hoặc là ai giữ gìn đúng. Và hai giờ thì lại kiểm tra xem coi ở bên đó có đúng giờ hay là chưa dậy hay là dậy sớm. Không được dậy sớm, khi mà dậy sớm thì chúng ta cũng nằm ở trên giường hoặc là chúng ta đi kinh hành trong bóng tối hơn là chúng ta bật đèn lên. Bởi vì bật đèn lên coi như làm cho người khác động. Chúng ta giờ giấc phải nghiêm chỉnh.

(09:04) Thí dụ như mấy con thấy ở trong trường học, người ta nói 7 giờ học trò phải có mặt ở trong lớp, chứ không thể mà 7 giờ rưỡi được. Mà cũng không có nên đi sớm quá, 7 giờ học mà học trò mới có 5 giờ đã đi đến lớp rồi thì không được. Hoặc là 11 giờ thì nghỉ, thì học trò và thầy đều đi về hết, chứ không còn được ngồi lại.

Cho nên tu hơn nữa thì cũng không được mà phải đúng giờ giấc để cái lớp của chúng ta nó làm chủ được cái chỗ mà ăn ngủ không có phi thời. Còn mình giờ giấc không nghiêm chỉnh tức là phi thời trong sự tu tập của chúng ta. Cho nên vì vậy mà đồng loạt tu với nhau, để đồng loạt đưa đến cái cứu cánh. Chứ không phải là người tu nhiều tu ít ở đây không có giờ giấc.

Mình tu tập là làm chủ, tập làm chủ sự sống chết của mình, tức là làm chủ cái ăn cái ngủ của mình không được phi thời. Do cái không phi thời về cái sự tu tập của chúng ta cũng vậy, cho nên giờ giấc phải nghiêm chỉnh. Giờ giấc mà không nghiêm chỉnh thì không thể nào mà đạt được kết quả của sự tu tập.

Bởi vì mình làm chủ được giờ giấc, thì mình làm chủ được thời khóa tu tập của mình. Chứ không khéo nó sẽ lười biếng, lúc thì ngủ giờ này, lúc thì ngủ giờ khác, nó lung tung, nó không đúng. Giờ nào ra giờ nấy. Nếu mà trước cái giờ mình đi ngủ, mà mình buồn ngủ trước, thì nhất định là sống chết phải giữ đúng cái thời gian tới giờ ngủ mới ngủ, như vậy là mình không có phi thời.

Tu tập cũng vậy, bữa nay tu tốt thì ngồi tu rất nhiều. Ngày mai thì tu xấu thì tu bỏ giờ đi nghỉ thì như vậy không được, giờ nào ra giờ nấy. Ôm pháp, xấu cũng ôm pháp, mà tốt cũng ôm pháp. Chứ không phải xấu mà bỏ giờ không tu.

(10:49) Cho nên tới giai đoạn mà tu tập thì phải kỹ lưỡng, chứ không thể mà tu lơ mơ, tu cầm chừng, tu lấy có. Không phải. Ở đây tu thật. Thà là trong cái lớp học mà mấy con thấy cái khả năng, cái sức của mình không thể theo được cái lớp này thì xin Thầy ở lại lớp Chánh Kiến để rèn luyện thêm. Còn nếu mà lên lớp này rồi mà nếu tu không được thì cũng buộc lòng cũng phải cho xuống chứ không thể nào ở cái lớp này. Bởi vì giờ giấc, ăn uống này phải nghiêm chỉnh, tu tập cho đúng pháp xả tâm.

Người nào mà nói chuyện nói này kia thì cho xuống, chứ không có để trên cái lớp này. Bởi vì còn nói chuyện tức là còn phóng dật, mà phóng dật thì làm sao xả cho hết tâm. Mục đích của mình là ly dục ly ác pháp, mà nếu mình còn tiếp duyên mình nói chuyện thì mình không bao giờ mình ly dục ly ác pháp.

Cho nên người nào lên cái lớp này thì chuẩn bị tinh thần cho mình vững vàng, chứ nếu không vững vàng thì buộc lòng mấy con cũng phải ở trở lại lớp thôi, chứ không được lên.

Đó là cái quyết định của cái lớp tới là đào tạo cho được. Thà là trong mấy con, chỉ còn một người mà tu chứng còn hơn là nhiều người mà không tu chứng. Vì một người mà sai pháp, không có đúng giới luật, không theo quy ước, thì làm cho người khác tu cũng không được. Một mình mình mà tu sai, làm sai, thì người khác cũng tu không được.

Thí dụ như thay vì mười giờ cùng đi ngủ, thì mấy con lại mười giờ rưỡi mới đi ngủ, thì đó là cái sai. Hoặc là thay vì hai giờ thì thức dậy thì đồng hai giờ, thì trái lại mấy con một giờ rưỡi mấy con thức dậy hoặc là hai giờ mấy, mấy con thức dậy. Thì như vậy mấy con làm sai thì đã ảnh hưởng đến những người bạn đồng tu của mình.

(12:29) Hễ một người sai là làm cho bao nhiêu người khác sai. Và làm cho bao nhiêu người khác sai thì sự tu chứng sẽ không có chứng người nào được hết. Cho nên thà là trong cái lớp học của chúng ta, thà là một người tu chứng còn hơn là nhiều người mà không tu chứng. Một người sai nó dẫn tới bao nhiêu người sai. Nó làm cho mọi người khác cũng tu không được. Cho nên vì vậy mà buộc lòng người nào sai là phải cho họ ra khỏi cái lớp, ra khỏi cái khu vực của họ, không có được ở trong cái khu vực đó. Vì ở trong cái khu vực đó sẽ làm động người khác.

Cho nên thí dụ như bây giờ mấy con sai, thì buộc lòng, sau đó thì Thầy sẽ cho mấy con, khi mà vào cái lớp này Thầy sẽ cho mấy con vào cái khu vực chuyên tu đó. Còn những người nào ở cái lớp Chánh Kiến buộc lòng phải đưa họ đi vào ở cái khu vực khác. Chứ mấy con mà lộn xộn thì cái lớp Chánh Tư Duy, thí dụ như ở khu nữ ngoài đó mà không đúng giờ giấc thì mấy con buộc lòng mấy con phải cho ra ngoài trước này ở chứ không cho mấy con ở trong cái khu đó. Ở trong khu đó mấy con sẽ làm động mọi người. Thà là ở khu đó chừng một người thôi, chừng một người thôi mà họ tu chứng đạo, còn hơn là nhiều người. Cho nên Thầy sẽ cho mấy con ra trước. Còn ở trước này những người nào tu tốt, Thầy cho ra đó tu.

Thầy sắp xếp lại để cho nó cái sự tu tập để cho có kết quả. Bởi vì Thầy nghĩ rằng tu khoảng thời gian mà nỗ lực tu để ly dục ly ác pháp, nếu mà tu tốt, tu kỹ lưỡng, sống đúng giới luật, sống không phi thời thì chắc chắn là những người đó trong sáu bảy tháng thì họ đã thấy tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn có thể thanh tịnh. Và cuối cùng thì có thể họ là những người chứng đạo một cách dễ dàng không có khó khăn.

(14:07) Bởi vì chúng ta biết pháp, biết cách thức để xả tâm để ly dục ly ác pháp, đem lại sự bình an cho thân tâm chúng ta một thời gian sáu bảy tháng hoặc một năm. Thì điều đó thân tâm chúng ta sẽ thành thục. Chúng ta sẽ không còn có một chướng ngại pháp nào tác động trên thân tâm. Tức là chúng ta đạt được bất động tâm.

Nếu mà tu kỹ lưỡng thì chúng ta sẽ đạt bất động tâm rất dễ dàng. Và vì vậy mà theo Thầy thiết nghĩ, khi tu là phải có kết quả, mà tu không kết quả tốt hơn là đừng tu.

Cho nên trong những giờ phút tu tập sắp tới đây, có thể bây giờ mấy con còn viết lách, còn người nào mà còn đang viết lách thì chúng ta ở lại lớp Chánh Kiến, chứ không được lên lớp Chánh Tư Duy. Cho nên còn mấy bài nữa, mà hôm nay còn tám chín mười ngày nữa là hết rồi. Thì mấy con làm sao cho kịp cái bài Tâm Xả, cho nó xong. Chứ nếu mà cái bài Tâm Xả không xong thì coi như là mấy con ở lại đấy. Nghĩa là làm không xong bài thì mấy con ở lại, chứ không có lên cái lớp Chánh Tư Duy. Bởi vì còn làm bài làm sao mà mình lên lớp Chánh Tư Duy được.

Cho nên phải trọn vẹn, viết hết cái Tâm Xả. Để coi cái đặc tướng của mình nó nằm ở chỗ nào để mà Thầy giúp đỡ cho mấy con tu. Còn nếu mà mấy con làm đi làm lại thì rất tốt, thì phải chờ cái thời gian làm cho xong thì mới đưa lên cái lớp Chánh Tư Duy. Nhưng mà tới lớp này, hiện giờ gần tới đây, lớp này chọn lấy những người mà đã làm xong. Còn những người chưa làm xong thì mấy con ở lại. Rồi sau một cái thời gian, một tháng Hai tháng, chừng nào mấy con làm xong, Thầy sẽ đưa cho mấy con lên cái lớp Chánh Tư Duy, nhưng mà lớp Chánh Tư Duy cái lớp thứ Hai, chứ không phải lớp thứ nhất, bởi vì lớp thứ nhất người ta đi qua rồi. Các con hiểu chưa?

Cho nên bây giờ mình chưa làm xong thì mình ở lại, để rồi mình tập, mình nhẩm đi nhẩm lại cái lớp Chánh Kiến cho nó thấu triệt cái lý của Định Vô Lậu. Thấu triệt những cái lý chân thật của cái đời sống của chúng ta để thấu triệt. Còn nếu mà chúng ta chưa thấu triệt mà lên lớp, lên cái lớp Chánh Tư Duy hiện giờ thì mấy con bị ức chế. Bị ức chế rồi tu không đạt được.

(16:28) Cho nên trong cái vấn đề tu tập, phải lượng lấy cái sức của mình. Khi mình thấu triệt được các pháp mà Thầy đã cho. Qua những cái bài mà mấy con viết, đọc lại những cái bài của những người khác, mình thấy mình có đủ cái sức tư duy để xả bỏ cái tâm mình hay không? Thì lúc bấy giờ mình sẽ lên cái lớp Chánh Tư Duy mình học cùng. Còn nếu mình chưa đủ thì mình ở lại để cho mình nhẩm đi nhẩm lại, và đồng thời có những cái bài vở của những người mà người ta làm được thì Thầy sẽ cho mấy con mượn đọc để thấy được cái ý lý luận, cái sự tư duy của họ trong cái Định Vô Lậu để xả cái niệm của họ thì mấy con sẽ nhẩm đi nhẩm lại để cho nó thấu triệt những cái hiểu biết đó để giúp cho mấy con xả tâm một cách dễ dàng hơn.

4. DỤC LẬU - HỮU LẬU - VÔ MINH LẬU

(17:20) Trưởng lão: Thay vì Thầy sẽ cho mấy con làm tiếp tục ba cái bài nữa, đó là Dục Lậu - Hữu Lậu - Vô Minh Lậu. Để hiểu biết cái dục lậu hữu lậu Vô Minh Lậu một cách thấu triệt. Để khi mỗi cái tâm niệm của chúng ta khởi lên, chúng ta biết nó sẽ nằm ở trong cái dục lậu Hữu Lậu hay Vô Minh Lậu. Để chúng ta sử dụng cái tri kiến chúng ta quán nhân quả, hoặc là quán thân bất tịnh, hoặc là quán thực phẩm bất tịnh, hoặc là quán các pháp vô thường, hoặc là quán Tâm Từ Bi, hoặc là quán Tâm Hỷ, hoặc là quán Tâm Xả, để ly dục ly ác pháp, để diệt cái niệm đó đi, để nó không còn tới lui với chúng ta nữa. Để hoàn toàn chúng ta chủ động mà không còn cái tâm đó nữa.

(18:05) Đó thì trên cái vấn đề tu tập là như vậy, nhưng vì Thầy thấy rằng cái dục lậu hữu lậu Vô Minh Lậu cũng không phải khó. Nhưng mà, thật sự nếu mà làm cái bài nói về dục lậu thì phải hiểu cái dục lậu như thế nào, phải kể hết tất cả cái sự tham muốn của chúng ta. Thì đó là cái dục lậu.

Còn cái hữu lậu là kể hết những cái gì mà chúng ta đã có, ngay cả bản thân của chúng ta, ngay cả bản thân của chúng ta có. Thì những cái đó mà đã làm cho mất mát, thì chúng ta có những cái lậu hoặc. Đó là Hữu Lậu.

Còn vô minh lậu là những điều mà chúng ta không hiểu, những cái gì mà chúng ta còn mờ mịt không rõ, thì đó là Vô Minh Lậu, nó sẽ đem đến sự đau khổ cho chúng ta do sự không hiểu đó. Cho nên những cái bài đó cần thiết phải làm nhưng mà vì cái thời gian nó không có, không có cho chúng ta kéo dài thêm. Cho nên vì vậy Thầy thấy tới cái bài Tâm Xả vô lượng thì Thầy thấy nó tạm vừa đủ để cho chúng ta biết cách xả tâm mà thôi.

Vì tất cả những niệm mà hiện ra trong đầu của chúng ta, và các cảm thọ xảy ra trên thân của chúng ta đều là dục lậu - Hữu Lậu - Vô Minh Lậu. Cho nên hễ miễn là có chướng ngại trên thân tâm chúng ta là nó phải nằm trong ba cái lậu hoặc này chứ không khác. Cho nên nó cũng dễ dàng chứ không có gì khó.

Ví dụ cái thân đau nhức thì nó cũng là một cái lậu hoặc chứ không có gì khác. Cho nên chúng ta sẽ xả. Còn tâm chúng ta có cái niệm mà nó có những sự phiền não, lo lắng, sợ hãi, thương nhớ thì đó là lậu hoặc, chứ có gì đâu. Do đó chúng ta sẽ nương vào những bài học mà chúng ta xả nó cho đúng cách thì chúng ta sẽ ly nó được. Đó là cách thức tu tập như vậy.

(19:51) Cho nên ở đây mấy con tới đây thì mấy con ít có hỏi, mà mấy con phải nắm cho vững. Người nào chưa vững thì hỏi lúc này. Còn người nào đã vững rồi thì không được hỏi nữa, cứ lo tu mà thôi.

Trừ ra có hỏi là khi nào bị lạc vào trong tưởng, hoặc theo Thầy thiết nghĩ: nếu mà tu đúng thì mấy con cũng không lạc vào trong tưởng được. Tại vì mấy con ức chế tâm mới lạc vào trong tưởng mà thôi. Còn tu đúng thì không bao giờ lạc vào trong tưởng.

Chỉ có thưa hỏi là khi bị cảm thọ mà đẩy lui không được hoặc là phải trợ giúp cái lực nào đó để cho mấy con tiến tới phá đi những chướng ngại pháp rất là khó. Nhưng mà nếu mà mấy con tu mà với sự chọn lựa hẳn hòi. Với tri kiến giải thoát thì mấy con sẽ không còn khó khăn trong cái vấn đề tự tu, tự thiện xảo. Mấy con cũng sẽ dẹp hết tất cả những chướng ngại ở trên thân tâm của mấy con rất dễ dàng khi mà cái lớp Chánh Kiến mấy con đã thông suốt. Nó không còn khó khăn nữa.

Chỉ có bây giờ là mình chỉ nỗ lực tu sống đúng độc cư trọn vẹn thì mấy con sẽ làm được. Trừ ra mấy con sống không đúng độc cư không giữ trọn vẹn độc cư thì mấy con làm không được.

Đến đây thì mấy con còn hỏi gì Thầy cứ hỏi. Còn không thì cứ về.

Trong cái giờ giấc mà con tu khoan tăng đã. Mặc dù có thể tiến được nhưng mà sau khi khép vô cái lớp Chánh Tư Duy rồi đó, bắt đầu trong một tuần lễ đầu vẫn giữ giờ giấc nghiêm chỉnh: 10 giờ đi ngủ, đến 2 giờ thức dậy. Và buổi sáng thì cũng 7 giờ cho đến 10 giờ, rồi đi khất thực. Buổi chiều cũng 2 giờ cho đến 5 giờ.

Thì tu bình thường trong một tuần lễ đầu, sau khi vào cái thời khóa tu tập của cái lớp Chánh Tư Duy. Rồi sau đó Thầy sẽ, chứ bây giờ thì con khoan, bởi vì lúc bấy giờ tăng lên là tăng lên một lượt, người nào cũng trong cái số các con tu đó, tăng lên một lượt với nhau để giờ giấc nghiêm chỉnh. Để đồng thời cũng là sách tấn nhau trên con đường tu. Cho nên có lẽ là sắp tới đây, thì Thầy nói cô Út là cho mấy con đi ra sau hết, để mà nằm trong cái lớp. Còn ở sau mà mấy người nói chuyện này kia thì cho ra trước hết, không có để ngoài đó. Con cứ giữ bình thường con tu, khoan tăng lên.

Rồi, còn ai hỏi Thầy gì không?

Tu sinh: Bạch Thầy, Thầy giải thích Hữu Lậu, con không hiểu.

(22:35) Trưởng lão: Cái Hữu Lậu hả con? Cái Hữu Lậu là những cái có, cái thân con có này, những cái gì mà con có mà con không có buông bỏ nó được. Như bây giờ con có cái bát đi xin ăn, có người hỏi xin mà con không cho họ đó, thì tức là biết là mình có cái bát, nhưng mình cho là mình sẽ không có cái gì mình ăn, nhưng mà khi người ta hỏi mình buông xuống, cho đó là không còn lậu hoặc, còn mình cố giữ là mình bị lậu hoặc. Có như vậy thôi.

Nghĩa là cái gì mà, Hữu Lậu là cái gì mình có, nó làm cho mình bận tâm cái đó, lo lắng cái đó thì nó là Hữu Lậu. Ví dụ cha mẹ, anh chị em, hay là những người thân của mình gọi là Hữu Lậu. Mình nhớ đến nó, mình biết cái niệm này là Hữu Lậu.

Rồi bắt đầu bây giờ mình có cái sự hiểu biết, cái kiến chấp nào bây giờ mình nghĩ là hồi nào tới giờ nghe người ta nói về có cõi Cực Lạc thì bắt đầu từ đó trong đầu của mình nó có nghĩ tới cõi Cực Lạc. Thành ra cái kiến chấp về cõi Cực Lạc, đó cũng là cái Hữu Lậu, cái có. Từ cái không có mà bây giờ thành cái có, cho nên nó có. Đó, như vậy nó là Hữu Lậu. Đây là nói về cái tư tưởng không đó, nó đã chấp nhận một cái gì đó nó thành có thì nó cũng là hữu.

Tu sinh: Những kiến thức mình biết, mình còn lưu giữ cũng là Hữu Lậu?

(23:51) Trưởng lão: Cũng Hữu Lậu, đó cũng là Hữu Lậu nữa. Thí dụ như bây giờ con biết những điều kiện con tu tập ở đây mà con cứ cố chấp vào mình phải tu vậy. Bây giờ tu để áp dụng, tu là mình tu để được giải thoát, chứ không phải là chấp cái pháp đó.

Cho nên nói: “Chánh pháp còn phải bỏ huống hồ phi pháp”. Con hiểu không? Cái mà câu nói đó là do bị Hữu Lậu đó. Cái lời nói đó là Hữu Lậu. Mặc dù là cái Chánh Pháp mình đã có, mình đã biết, nhưng mà còn phải bỏ, huống hồ là phi pháp. Cái câu nói như vậy có nghĩa là cái pháp đó tu để mà tới cuối cùng cái pháp đó mình cũng không giữ nó lại, mình cũng xả bỏ.

Tu sinh: Thí dụ như cái dòng suy tư của mình nó khởi lên, giống như là nó tuôn trào, nó Hữu Lậu không Thầy?

Trưởng lão: Nó tuôn trào, nó chưa phải là cái niệm đó Hữu Lậu. Mà phải xét cái niệm tuôn trào đó, cái dòng tư tưởng đó coi nó nằm ở trong cái có hay là không. Thí dụ có những cái chuyện nó khởi nghĩ tào lao lắm, nó không có cái gì hết. Nó chưa phải là Hữu Lậu. Nó Hữu Lậu có nghĩa là cái niệm đó mình còn bị dính mắc, không có xả được, thì nó là Hữu Lậu.

5. TU ĐƯỢC MỚI TĂNG THỜI GIAN - THEO SÁT GIỜ TU TẬP, GIỜ NGỦ NGHỈ CỦA TU SINH

(25:04) Tu sinh: Còn cái giờ giấc đó Thầy, mười giờ mấy con chưa buồn ngủ, bây giờ con phải giữ yên hả Thầy?

Trưởng lão: Con sẽ đúng giờ đó, nhưng mà giờ từ từ, mười giờ mấy con còn thức chứ gì. Bởi vì con quen rồi, thì con giờ đó khi ra khu vực chuyên tu thì đúng mười giờ, mười giờ đó con sẽ tắt đèn đi, nhưng mà trong khi đó con đừng có ngủ, mà con giữ gìn trong bóng tối đó con tu. Bởi vì con chưa ngủ, nhưng mà mình tắt đèn nhưng mà vẫn tu được. Thời đức Phật đâu có đèn, người ta vẫn tu chứ gì.

Tu sinh: Mười hai giờ rưỡi bắt đầu con thức là con không ngủ được, thức đến sáng đó Thầy.

Trưởng lão: Mười hai giờ rưỡi nó vẫn thức thì con vẫn tu ở trong bóng tối. Nhưng mà đúng hai giờ con sẽ bật đèn. Nghĩa là mình vẫn tu cái giờ giấc, mình vẫn tu cái giờ giấc. Thí dụ như mình tăng lên được thì mình cứ tu giờ đó. Chứ mình đừng có giảm, nhưng mà đúng mười hai giờ là tắt đèn, mà hai giờ là bật đèn. Giờ đó là mình bật đèn đúng giờ giấc của mọi người để đồng thời nó không có chênh lệch, nó không làm phóng dật người ta.

Mình có thể tu trong những giờ hơn đó, thí dụ mười hai giờ, mười hai giờ rưỡi, hoặc là mười một giờ. Mình tu ở trong những giờ đó thì mình cứ tắt đèn mình tu. Còn tới đúng giờ mà mọi người đồng thức thì mình bật đèn lên hết. Để rồi sau đó mấy con trong cái thời gian một tháng, hoặc là nửa tháng, hai tháng đều là tăng lên hết: mười một giờ hết, rồi một giờ cũng thức dậy hết.

(26:30) Nghĩa là cái lớp của chúng ta sẽ tu tăng lên hết để phá hết hôm trầm. Chứ không phải chúng ta còn cứ mười giờ, mười giờ hoài đâu, không phải đâu. Còn người nào mà tu không nổi là loại ra hết. Nghĩa là trong cái thời gian mà tăng lên mà bị gục tới gục lui là loại mấy người đó ra hết, chứ không có để trong cái lớp đâu. Bởi vì để trong lớp ảnh hưởng cho người khác, ảnh hưởng cho người khác người ta tu không được. Nghĩa là tăng đồng đều lên hết.

Nghĩa là bây giờ thí dụ tăng mười giờ thì lên mười một giờ là lớp này là mười một giờ. Người nào tu không nổi thì sẽ xuống chứ không có được ở đó mà gục tới gục lui được. Phá được thì tu, mà phá không được thì trở xuống. Chứ không được ngồi đó. người ta đi riết lên mà người ta chọn lấy người tu chứng. Một người, hai người, ta không cần nhiều.

Cái lớp này Thầy nói ta không cần nhiều đâu, nghĩa là mấy con tu được thì mấy con tiến tới, mấy con tu không được là mấy con đi ra khỏi cái lớp đó để cho người khác người ta tiến tới người ta tu cho xong. Bởi vì người ta cần người tu chứng chứ không phải người ta cần cái số lượng đông. Cho nên không cặp theo mấy cái người dở, cặp theo thì nó làm cho dở hết. Các con hiểu chưa. Cho nên ở đây cứ lần lượt loại trừ ra những người dở, để đưa lên cái người cao, để cho có người tu chứng. Bằng chứng chúng ta phải tạo như vậy mới có thấy người tu chứng.

Mình theo được, mình nỗ lực, mình siêng năng thì mình mới phá được, còn mình lười biếng là mình phá không nổi. Mình phá không nổi, buộc lòng người ta cho mình xuống lớp chớ. Ai cho mà ở đó để cho mình phá cái lớp của người ta sao?

(27:50) Cho nên thí dụ như mấy con có đà sẵn, mấy con tỉnh táo được thì mấy con tăng lên, chứ nếu mà mấy con không có đà tăng lên là mấy con bị gục hết đó, đánh mấy con gục bỏ cuộc hết không có dậy nổi nữa đâu. Hôn trầm thùy miên nó ghê gớm lắm. Nhưng mà Thầy tăng lên là không lui. Tiến tới là không lùi. Mà người nào lùi là phải ra khỏi lớp. Có vậy thôi. Chỉ cần một hai người mà đi tới cuối cùng là những người đó là người chứng đạo.

Nghĩa là một lớp, thí dụ như lớp chúng ta sáu chục người, hơn sáu mươi người đi, nhưng mà rớt, mấy con sẽ rớt lật đật xuống, rớt như lá mùa thu. Chỉ còn một vài à, một vài người. Thầy nói Thầy đưa tới mấy con sẽ thấy, tự nó rớt chứ còn nó theo không kịp, nó theo không nổi.

Bởi vì các con thấy tăng giờ nên thì mấy con hôn trầm thùy miên đánh gục mấy con hết, đó là một. Hai là người ta nỗ lực người ta tu, mấy con độc cư mấy con chịu không nổi mấy con cũng bỏ cuộc hết à. Chứ không có dễ đâu. Bởi vì lớp đào tào mà, người ta đào tạo cho đạt được mà, chứ nó không có dễ.

Mấy con ở lại cũng đâu có gì. Mấy con ở lại củng cố, củng cố lại một tháng, hai tháng, người ta lên người ta lên, mình ở lại mình nỗ lực mình tiếp tục mình đi sau. Còn mình dở nữa mình đi sau nữa. Cứ như vậy. Lần lượt rồi mình cứ đội sổ thôi, mình đâu sao. Còn người nào mà người ta giỏi thì người ta cứ tiến tới, người ta tới đạt cuối cùng thôi.

(29:11) Nghĩa là mấy con lên trên cái lớp này mà mấy con bị nhức đầu, nặng đầu mà phá không được thì coi mấy con cũng ở lại đó. Bởi vì mấy con lên làm mấy con tu làm sao được nữa? Mà mấy con lên cái lớp này mà mấy con dùng phương pháp mấy con đẩy lui bệnh không được thì mấy con cũng ở lại nữa chứ. Người ta đâu có chờ. Chờ mấy con cho mạnh rồi người ta mất thời giờ người ta sao?

Những người người ta tu được thì cho người ta cứ tăng lên người ta đi tới, để cuối cùng để bảo chứng là cái lớp tu học của mình có những người chứng đạo chứ đâu phải. Dù một người chúng ta cũng có tiếng nói rồi. Còn mấy con từ từ mấy con tu sau. Lần lượt. Đó là cái lớp nó đi tới, nó không có lui.

Đó là cái lớp đào tạo, Thầy nói đào tạo, mấy con cứ nghĩ nó đào tạo thì nó chọn lấy những người học sinh giỏi, những người tu giỏi. Nó đi tới để mà nó đưa đến cái kết quả ngay liền cho nó, nó có liền. Chứ còn không khéo nó chờ đợi chờ đợi.

Ví dụ như bây giờ ở huyện này nó chọn học sinh giỏi. Thì nó phải cho những học sinh thi để mà vào nó chọn những học sinh giỏi ở toàn huyện. Mà khi toàn huyện rồi nó chọn được năm ba người mà giỏi rồi, năm ba học sinh giỏi rồi, thì nó chọn toàn tỉnh. Mà toàn tỉnh nó chọn được những học sinh giỏi rồi nó mới thi chọn toàn nước.

Thì ở đây cũng vậy mấy con. Nghĩa là mấy con vô tu rồi thì Thầy tăng giờ lên. Tăng giờ lên thì mấy con chịu không nổi thì mấy con rớt. Coi như là mình thua rồi mình rớt, thì còn những người nào người ta giữ được thì người ta tăng lên nữa. Và cuối cùng thì đưa lên, tăng lên, tăng riết lên, mấy con đạt được thì mấy con sẽ chứng đạo. Mấy con đạt không được thì mấy con phải rơi thôi. Con phải rớt trở lại thôi, chứ mấy con làm sao được.

(30:54) Đó là cách thức đào tạo, rèn luyện và đào tạo, chọn lấy những người tu chứng. Cho nên Thầy nói cuối cùng cái lớp sáu mươi người, mà tới chừng đó còn được hai ba người không? Hoặc là rớt hết nữa không biết chừng. Học sinh sao mà toàn cái tỉnh này học trò dở quá, nó rớt hết. Nó không có học sinh giỏi. Bởi vì nó cứ ngồi đâu gục đó hết, mà người nào cũng vậy hết thì làm sao nó đậu được. Nó phải tỉnh chứ, nó phải tu được.

Thì trong cái vấn đề tu tập tới đây thì mấy con mới thấy. Hồi nào tới giờ thì mấy con thấy nghe Thầy sắp lớp chứ gì. Thầy sẽ rộng rãi sắp lớp cho mấy con bằng cách là tự mấy con có tài, mấy con có tài thì mấy con mới được ở cái lớp đó, mà mấy con không tài thì mấy con phải rớt thôi.

Sắp lớp thì mấy con thấy người ta ở trường học người ta sắp lớp học sinh thì người ta cho một kỳ thi. Người nào lấy cái điểm trung bình nào đó người ta cho thì sẽ lên được lớp, mà dưới cái điểm đó thì người ta sẽ cho rớt, cho ở lại. Ví dụ như thi luật …​ để mà người ta chọn cho học sinh được lên lớp hay không lên lớp trong một năm.

Thì mấy con thấy ở đây thì chúng ta cũng vậy, y như vậy. Đó là cái chương trình đào tạo, giáo dục đào tạo rồi. Cho nên mấy con tu tập, mấy con thấy phá hôn trầm thùy miên được, ít ngủ được thì mấy con khá đó. Chứ lên mà Thầy tăng giờ lên thì mấy con coi chừng, cái hôn trầm thùy miên nó cũng lôi mấy con trở lại.

(32:22) Rồi cái nghiệp của mấy con nữa, cái nghiệp của mấy con bệnh đau nữa. Lên đó mà siết quá, con chịu không nổi, nó đổ bệnh, đổ bệnh bắt buộc mấy con thôi, từ từ, đi nằm nhà thương cái đã, cho nó mạnh khỏe về tu nữa.

Đó là cách thức như vậy thôi chứ không có gì hết. Nó không có khó, mà nó khó. Không khó, mà nó khó. Bởi vì biết cách là, mấy con biết cách xả tâm rồi, mấy con biết cách tu hết rồi. Từ cái tri kiến, từ cái pháp đi kinh hành, từ Thân Hành Niệm, từ cái pháp Tứ Niệm Xứ, Thư Giãn, mấy con biết hết rồi. Tất cả những cái phương pháp này mấy con biết hết rồi, bởi vì chỉ còn áp dụng nữa thôi.

Mà áp dụng thì phải tăng giờ lên áp dụng chứ đâu phải mà cứ tu cầm chừng như hồi nào tới giờ, cứ mười giờ, mười giờ đâu. Từ mười giờ thì đến mười một giờ. Từ mười một giờ thì đến mười hai giờ. Cuối cùng là suốt đêm chúng ta tu, suốt đêm suốt ngày, không có ngày đêm. Nghĩa là từ cái giờ ăn của chúng ta đi khất thực về ăn thôi, hoàn toàn những giờ khác thì tu liên tục. Tu vậy. Thì cái sức của mấy con chịu nổi thì chịu nổi. Nghĩa là sức thần ấy, chứ còn phàm phu này chắc “bye” hết. Bởi vì mình tu mình là Thần mà, làm Thánh chứ đâu phải là thường đâu. Cho nên nó đâu còn phàm phu nữa.

(33:32) Mà đồng thời thì Thầy cũng rất là chịu cực khổ với mấy con. Là tại vì những cái giờ giấc đó, thay vì giờ ngủ của mấy con, thì bên nữ có cô Út, giờ đó thì cô đến cô kiểm tra, thí dụ như mười giờ coi nó ngủ hết hay không. Mà nếu nó không tắt đèn nó ngủ, nó thức thì không được. Hoặc là nó ngủ trước thì cũng không được.

Cho nên đúng giờ đó kiểm tra rất là chặt chẽ, rất là kỹ lưỡng để xem xét coi trước giờ đó, coi thử nó giả đò nó bật đèn nó ngủ. Nhiều khi bật đèn ngủ, nó ngủ rồi, thay vì mười giờ nó tắt, bởi nó ngủ quên đi nó không tắt thì biết rõ ràng là nó ngủ, nó ngủ trước giờ, nó ngủ hồi chín giờ à, cho nên đèn cứ để đó luôn cho người nào cũng tưởng. Nhưng mà sự thật ra thay vì mười giờ thì tắt đèn thì người tu thì người ta biết người ta tắt. Còn người mắc ngủ làm sao mười giờ biết, cho đến mười một mười hai giờ nó mới tắt. Như vậy rõ ràng là nó đã ngủ trước giờ rồi.

Cho nên khi mà đi ra đúng mười giờ thấy tắt đèn hết là đúng. Mà còn bật đèn là biết cái người này là ngủ trước giờ rồi. Nên đèn còn để chưa có tắt. Cho nên mấy con, bây giờ mấy con có thức tu đi nữa thì đâu có được, đâu có cái giờ đó mà mấy con bật đèn. Để mà người ta kiểm tra cho chặt. Sau khi người ta cho tăng lên thì người nào cũng vậy. Mà tăng lên thì người ta sẽ kiểm tra, coi thử coi nó để đèn coi nó ngủ hay nó không ngủ trong đó nữa. Trong những giờ mấy con biết khi mà đào tạo cho được như vậy cực khổ lắm chứ không phải không cực.

(35:03) Bởi vì coi như là vừa Thầy là dạy vừa là làm giám thị nữa. Mới chết chứ. Vừa làm Thầy dạy, mà còn vừa làm giám thị nữa. Cho nên nó phải xem xét học trò của mình chứ. Để không có giám thị thì nó làm biếng nó cúp cua sao, nó cúp cua nó ngủ. Cho nên ở đây nó cực lắm, chứ không phải đâu.

Nhưng mà Thầy quyết định là đào tạo cho được một hai người. Xong rồi những người đó họ có thể giúp đỡ Thầy là họ sẽ tiếp tục, họ hướng dẫn, họ theo dõi, họ theo sát mấy con để giúp cho mấy con. Nhờ như vậy thì mấy con tu mới được, chứ còn không thì cái tự giác của mình để mình tu nó rất khó mấy con.

Bởi vì con người của mình nó đâu phải dễ đâu. Cho nên tu nó khó, tự giác nó rất khó. Chẳng hạn bây giờ mấy con đến, mấy con được nghe Thầy hỏi, mấy con về tu hăng hái mà tu nghe kết quả. Mà không hỏi Thầy vài bữa, coi bộ tu không kết quả.

Thì mấy con biết đó là có cái sự sách tấn, có cái sự khích lệ, có cái sự kiểm tra, vậy nó làm cho mình phấn chấn trên cái sự tu tập. Còn nếu mà không có thì coi như nó lười biếng, lần lần nó thụt lùi trở lại, nó không tiến bộ.

Ngoài đời cái học cũng vậy, mà trong đạo cái tu cũng vậy, mấy con. Nó nhờ cái vị thầy của mình nhiều lắm, nhờ vị thầy mình khéo léo thiện xảo giúp đỡ cho mình hăng hái mình tu, rồi nó thành cái thói quen tốt. Chứ không khéo riết một thời gian sau nó thối lui, nó lười biếng, rồi nó bỏ, nó bỏ giờ giấc, nó tu cầm chừng, rồi tự nó cũng lý luận nó gạt nó nữa. Nó lý luận nó gạt để cho nó thối lui, tới chừng nó hay được thì nó thối lui quá xa.

Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không?

6. TỨ NIỆM XỨ

(36:54) Tu sinh: Khi mà tu Tứ Niệm Xứ, thì cái tâm nó định trên cái thân thì không còn phóng dật, không còn khởi niệm, cái thân nó an ổn thì con nghĩ cái hiện tượng như là an trú, chỉ khác có cái là khi thân hành thì mình an trú thì cái tâm mình để vào cái thân hành. Thí dụ như hơi thở, thì mình để vào cái hơi thở, hoặc là đi thì mình để vào bước đi. Nhưng mà ở đây, cái Tứ Niệm Xứ thì không trụ vào điểm nào, mà nó chỉ quán sát thôi. Thì cái tâm nó phẳng lặng như thế, con nghĩ cái đấy là có hiện tượng an trú có phải không ạ?

Trưởng lão: Coi như là nó an trú đó. Nó an trú trên thanh thản của cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình. Nhưng mà đầu tiên nó an trú, nó luôn luôn thấy cái hơi thở, con ngồi nó thấy hơi thở, con đi nó thấy bước đi. Tức là nó định ở trên cái hơi thở của nó, cái tâm nó biết về cái hơi thở, nhưng mà nó vẫn tỉnh táo để nó quan sát bốn chỗ cái Thân - Thọ - Tâm - Pháp của nó, nó không mất.

Con nói đúng, chứ không có sai đâu. Bởi vì luôn luôn nó phải biết hơi thở. Mà nó mất hơi thở, coi chừng nó quên cái thân nó đó. Nó còn biết hơi thở là nó còn nhớ thân.

Cho nên mình không tu thôi, nói tâm thanh thản, an lạc, vô sự, cái ngồi yên lặng thì bỗng dưng cái tâm mình nó thấy hơi thở. Con cứ ngồi yên à, con cứ thấy hơi thở. Mà hơi thở đó thì mình tập thường xuyên là khi nương tựa vào hơi thở chứ nó quan sát cái thân.

Chứ nó không phải chỉ chú ý trong cái hơi thở. Chứ nếu mà nó chú ý tập trung hơi thở thì nó không nhớ cái thân nó đâu, nó chỉ thấy hơi thở, tức là mình bị nhiếp tâm trong hơi thở, thì nó sai.

Còn trái lại, khi mà nói tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bắt đầu mình ngồi yên thì mình thấy hơi thở nhưng mà lại biết cái thân của mình, thì nó là đúng, đúng Tứ Niệm Xứ đó con. Còn nó quên cái thân của mình chỉ còn biết hơi thở không, coi chừng trật.

(38:49) Cho nên nó biết cái thân của nó là nó biết như thế nào? Nó vừa biết hơi thở, thở ra thở vô, nó nương vào hơi thở nó biết hơi thở ra, nhưng mà cái thân nó rung động, cái bụng nó phình lên xẹp xuống, nó biết, nhưng nó không trụ ở trên cái phình lên xẹp xuống đâu. Coi chừng nó trụ ở trên đó thành ra pháp thiền Minh Sát Tuệ rồi.

Bởi vì nó dễ lắm con mấy con khi mà nó quan sát. Ở bên thiền Minh Sát Tuệ là tại vì họ tu Tứ Niệm Xứ, cho nên họ quan sát thân họ, rồi họ thay vì họ nương vào hơi thở để quan sát, trái lại họ bỏ hơi thở thì họ thấy phình lên xẹp xuống, do đó nó mới đẻ ra cái thiền Minh Sát Tuệ. Nó là cái sai của người ta.

Cho nên ở đây mình nương vào hơi thở, là hơi thở không mất, vì hơi thở là cái thân hành của nó rồi. Và đồng thời nó quan sát thì nó thấy cái rung động của nó thì cái bụng phình lên xẹp xuống, nhưng mà nó không lưu ý vì nó nhờ cái hơi thở. Chứ nếu mà nó bỏ hơi thở, mà nó ở trên cái thân nó không thì nó bị cái động của cái cơ thể của cái bụng nó phình lên xẹp xuống, thì nó sẽ rơi vào cái thiền khác rồi.

Mà nếu nó chú ý trong hơi thở thì nó cũng bị kẹt trong hơi thở rồi. Cho nên vì vậy mà Tứ Niệm Xứ thì tâm thanh thản sự thật, nhưng nó ở trên hơi thở mà thấy cái thân nó.

(39:57) Tu sinh: Con tu Tứ Niệm Xứ con thấy cái tâm con định trên hơi thở rồi, nhưng mà con không chú ý vào hơi thở rồi nhưng cái thân con có cảm giác, cảm nhận được ví dụ có những lúc ví dụ như xương sống hơi có rung động thì con cảm nhận được. Ví dụ như là có hiện tượng nó không phải là muỗi đốt, có hiện tượng ngứa con cảm nhận được. Thưa Thầy con không tác ý, nhưng nếu mà lâu không được thì lúc đó con tác ý con đuổi thì có được không? Hay phải đuổi ngay từ đầu?

Trưởng lão: Được con, không sao hết. Nghe nói thì con biết nó là muỗi. Bởi vì mình tỉnh mà, mình biết là muỗi. Thì ngay từ đó mình đuổi từ đầu cũng được, bởi nó là chướng ngại pháp. Nếu mà con cứ để đó là bị ức chế tâm.

Tu sinh: Không phải là muỗi ạ, trong người có cảm giác ngứa nhưng không phải là muỗi.

Trưởng lão: Nó ngứa tức là mình cũng nhận ra được trạng thái ngứa, tức là một chướng ngại của thân rồi đấy. Thì mình tác ý ngay liền: “Thọ là vô thường, cái ngứa này đi”. Rồi mình ôm pháp. Tức là con phải sử dụng cái pháp Như Lý Tác Ý rồi, thì bắt đầu con nhắc lại "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự", thì lúc bấy giờ con sẽ thấy hơi thở và cái hơi thở dường như là con thấy nó đang thở ở trong cái thân của con. Thở hơi thở mà thấy thở trong thân, nó cảm nhận hơi thở.

Tu sinh: Trước khi bắt đầu vào thì con tác ý nhiều vấn đề, thứ nhất là sáu căn phải quay vào, tác ý thân này, các bệnh tật, rồi đến tâm, xong con mới tác ý đến mục đề của nó là tâm thanh thản, an lạc, và vô sự. Bây giờ cái tuần vừa rồi con không tác ý nhiều như vậy nữa, mà bất đầu con vào con chỉ tác ý ngay mỗi một câu là: "Tâm và thân phải thanh thản, an lạc, và vô sự, rồi quan sát Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Có chướng ngại pháp thì đẩy lui". Bắt đầu con vào con ngồi. Thưa Thầy khi con thấy hôn trầm, con vắt chân lên con ngồi như thế, …​ ba mươi phút xong con xả con thấy người khỏe khoắn, rất là thoải mái, thanh thản, nhẹ nhàng. Thưa Thầy như vậy có được không? Hay là cứ tác ý từ đầu những cái kia?

(43:08) Trưởng lão: Không con. Nó nhẹ nhàng con cứ để, chỉ tác ý đầu tiên vô tác ý. Con tác ý bao nhiêu cũng được, hoặc là tác ý một câu nào đó mà thấy cái tâm nó quay vô rồi, thì con cứ để nó thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi theo cái nhịp của hơi thở nó nhẹ nhàng, nhẹ nhàng. Cứ để, không nhắc gì nữa hết. Để khi nào nó có chướng ngại thì mình mới tác ý, khi mà tác ý đuổi chướng ngại đó rồi thì mình tác ý trở lại, như lúc bắt đầu vào vậy. Mà nó không chướng ngại thì con cứ để cái trạng thái bất động đó kéo dài. Có vậy thôi.

Tu sinh: Thưa Thầy, con bị vẹo cột sống, con chỉ ngồi được ba mươi phút thôi. Sau ba mươi phút thì con thay đổi cái tư thế, tức là con không đi kinh hành, con lại ngồi, con vẫn ngồi, trong cái khi mà từ cái tư thế kiết già mà buông ra thì cái tâm con nó vẫn an trú ở trong cái vấn đề đấy. Con ngồi tiếp mười lăm phút. Con thay đổi tư thế luôn, nhưng trong khi thay đổi tư thế tâm con vẫn giữ thanh thản an lạc, có được không? Hay nhất thiết phải ngồi ba mươi phút?

(44:11) Trưởng lão: Không có con. Được hết. Bởi vì trong khi con tu Tứ Niệm Xứ đó, hiện giờ mấy con tu là tu bốn oai nghi hết. Không có người nào mà tu một oai nghi. Không có khép mấy con phải ráng ngồi một giờ, hai giờ, không có đâu. Tu nhiều oai nghi.

Nhưng mà khi chuyển qua một oai nghi nào đó thì mấy con nhớ phải giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mấy con. Thì mấy con được hết, dễ mà chứ không có gì hết. Tu dễ mà, không có khó đâu. Bắt con ngồi lì một chỗ, ức chế, mấy con sai. Cho nên Thầy không có bắt. Mà tu bốn oai nghi.

Có khi mấy con nằm cũng được nữa, chứ không phải không. Nằm nó vừa nghỉ ngơi, cái cơ thể mình ngồi nó lâu nó mệt mỏi, thì mình nằm. Nhưng mình nằm, mình cảnh giác để không nó ngủ, chứ không có gì. Người ta sợ nó ngủ thôi. Chứ nếu mình cảnh giác thì mình không bị ngủ. Mình nằm xuống để mình nghỉ chừng khoảng năm ba phút mình có thể đứng dậy đi kinh hành được rồi. Nó nghỉ một chút để nó khỏe đi. Nhưng mình đừng có lợi dụng chỗ đó rồi mình nằm luôn mình ngủ thì không được. Mình biết rằng bây giờ, giờ này mình tu, chứ không phải giờ mình sẽ đi ngủ.

Nhưng mà vì thay đổi cái oai nghi đó để mà nằm nghỉ, nhưng mà nghỉ nằm ở trên cái Tứ Niệm Xứ. Chứ không phải nằm mà bỏ Tứ Niệm Xứ. Cho nên tỉnh táo, ráng tập như vậy thì mấy con sẽ dễ dàng.

Vậy thì nói cái lớp này mấy con sẽ đi tới, cuối cùng mấy con ly dục ly ác pháp được chứ không phải không. Bởi vì nó có gò bó ức chế mấy con đâu. Đi đứng nằm ngồi mà mấy con muốn đi thì đi, muốn đứng thì đứng, muốn ngồi thì ngồi, nhưng mà trước khi đi đứng nằm ngồi, một điều mấy con chuẩn bị giữ gìn tâm mình để giữ cho cái tâm mình đừng có mất cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Đừng mất cái chỗ nó quan sát Tứ Niệm Xứ. Thì được hết, không có gì.

7. TĂNG GIỜ TU CHO MỘT NGƯỜI TỈNH THỨC ĐƯỢC THÌ BẮT BUỘC SỐ NGƯỜI CÒN LẠI PHẢI THEO

(45:45) Tu sinh: Con hỏi Thầy về vấn đề tăng thêm giờ. Từ 10 giờ tăng lên 11 giờ thì có thể được. Nhưng mà đến 12 giờ, đến 1 giờ phải dậy ngay, con muốn hỏi chỗ này ví dụ như đến lúc đấy vẫn còn hiện tượng hôn trầm thì có được đi kinh hành ra ngoài không hay bắt buộc phải ngồi tu ?

Trưởng lão: Bây giờ hôn trầm thùy miên, mấy con đi kinh hành để mấy con phá, mấy con có phá mà. Bởi vì bây giờ mấy con cảm thấy rằng nó buồn ngủ, thì mấy con có quyền mấy con đi kinh hành chứ.

Nhưng mà bây giờ thí dụ như trong lớp này, có mười người, có người Thầy thấy tu trong một tháng đi, mà có người, người ta tỉnh thức, người ta không có buồn ngủ nữa. Người ta không có buồn ngủ, nghĩa là người ta có thể thức suốt đêm được. Thì thay vì 11 giờ thì Thầy tăng luôn 12 giờ. Nghĩa là tăng luôn. Mà vì có một người, người ta đã tỉnh như vậy rồi thì bắt buộc mấy người cũng phải theo, mà mấy người theo thì mấy người phải đi kinh hành nhiều. Đặng cho nó kịp. Thì một thời gian sau thì mấy người phá được.

Còn mấy người lười biếng, thôi chắc không nổi, thì mấy người chịu khó xuống. Để cho người ta, còn một người tỉnh Thầy dẫn một người này tới. Còn mấy người siêng năng, mấy người ráng phá thì mấy người cũng sẽ bằng người ta. Con hiểu không? Thì tức là cái lớp mình sẽ nâng lên, nâng lên cao.

Tu sinh: Thưa thầy, nghĩa là được đi kinh hành bên ngoài.

Trưởng lão: Được chứ con, được đi kinh hành bên ngoài để phá.

Tu sinh: Thầy nói bây giờ chưa cho giờ, cứ mười giờ nhưng mà một giờ con dậy rồi, con không bật đèn, nhưng mà con lẳng lặng con đi chân đất con ra ngoài con đi kinh hành.

Trưởng lão: Được hết. Không có gì hết. Thí dụ như chẳng hạn bây giờ đó. Thay vì 2 giờ người ta thức dậy mà bây giờ con 1 giờ con thức dậy, con bật đèn này, con súc miệng rửa mặt đàng hoàng, con tắt đèn trở lại, rồi con tu, con đi ra ngoài con đi kinh hành.

Chừng nào mà con nghe đồng hồ ở thất con nó reo đúng 2 giờ, thì con về con tắt đồng hồ, con bật đèn lên. Như mọi người thôi. Mặc dù con tu trước người ta, tại vì mình không lui trở lại đâu, mình đi tới. Nhưng mà cái giờ đó là mọi người người ta chưa có thức, cho nên vì vậy mình bật đèn mình súc miệng rửa mặt này kia. Xong trong một giờ, rồi mình tắt đèn mình đi ra ngoài mình tu, hoặc là mình tắt đèn mình ngồi trong thất mình tu. Cho đến khi mà đúng 2 giờ là mình bật đèn luôn với người ta. Con hiểu không. Để giữ gìn cái giờ giấc của mình nó đồng loạt. Nhưng mà mình tu trước, rồi mình chuẩn đi trước người ta chút. Nếu người ta theo việc, mà mình hơn nữa, tức là người ta bị rớt. Người ta theo không kịp người ta rớt lại. Có vậy thôi. Mấy con chuẩn bị đi trước là tốt chứ không có sao đâu.

(48:25) Nhưng mà khéo, khéo. Tới lớp này Thầy nói bây giờ có một người mà người ta thức suốt đêm được, thì mấy con mà theo cái người mà người ta thức suốt đêm được thì mấy con theo thì mấy con phải đi kinh hành nhiều. Để nó không buồn ngủ. Chứ mấy con không chịu đi kinh hành là mấy con gục đó. Và đồng thời mấy con sẽ ở lại đó. Chứ mấy con không lên nổi đâu.

Nó phải phá cho sạch cái hôn trầm để tỉnh thức. Cho nên vì vậy mà khi mà ở trong cái lớp mười người, mà đã có một người tỉnh thức rồi thì Thầy sẽ nâng lên đó. Mà chưa có người mà tỉnh thức thì còn chờ đợi để mấy con tu tập tỉnh thức, mà nếu có một người tỉnh thức thì Thầy nâng mấy con lên, lên cái giờ đó, lên cái giờ đó thì mấy con phải tập nhiều hơn. Còn người ta tỉnh thức thì người ta tu ít hơn. Bởi vì người ta tỉnh, người ta ít có đi kinh hành. Người ta tu trong bốn oai nghi, người ta cũng đi, nhưng không phải như con. Bởi vì cái thời gian con đó, buồn ngủ, con ngồi lại nó ngủ, ngồi nó ngủ, buộc lòng con phải đi nhiều hơn. Ráng, ráng cố gắng. Không có gì.

Thôi hết rồi phải không con, chuẩn bị rồi.

8. VÔ MINH LẬU

(49:29) Tu sinh: Thầy giảng thêm con chỗ Vô Minh Lậu.

Trưởng lão: Vô minh lậu à con? Vô Minh Lậu là có những cái mà mình không hiểu, mình cho nó là đúng thì do đó mình bị vô minh. Vô Minh Lậu đó, Nhiều cái mình lầm lạc, mình Vô Minh Lậu. Chẳng hạn bây giờ ví dụ như con có một cái niệm gì khởi ra, mà con quán như vậy, con ngỡ tưởng là nó sẽ đi rồi, nhưng mà sau này nó cứ tới lui tới lui. Thì đó con bị Vô Minh Lậu rồi.

Vô minh lậu thì con phải tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác trở lại, tỉnh thức trở lại, để cho nó phá vỡ, cái sức tỉnh của con nó phá vỡ. Và đồng thời con phải quán sát về cái Định Vô Lậu cho con để nó triển khai cái tri kiến của con thì cái Vô Minh Lậu nó sẽ mất. Coi thử coi cái niệm này tại sao mình quán như vậy mà tại sao nó ức chế tâm, con phải xét thấu triệt cái niệm đó.

Cái Vô Minh Lậu nó nhiều cái dạng lắm. Như thế này, mình nghĩ cái đó đúng nhưng mà cái đó là sự thật, cũng như bây giờ người ta chửi mình mình tức giận, đó là mình Vô Minh Lậu. Mình tức giận là mình Vô Minh Lậu. Tại vì mình hiểu không rõ.

Mình hiểu rõ đúng là cái người chửi mình là người đó đang ở trong ác pháp. họ đang đau khổ, đó là nghĩ đúng. Còn mình nghĩ cái người đó là hung dữ thì không đúng, bởi vì họ tức giận họ mới trở thành dữ.

Mà người đó tức giận là cái người đó ở trong ác pháp, mà ở trong ác pháp đó là đúng. Mình tìm ra cái gốc của nó, cho nên mình thấy đó là cái nhân quả của người này. Người đó tạo cái nhân ác, chửi mình là người đó tạo cái nhân ác. Chứ mình đừng thấy mình đúng, đừng thấy mình sai, mà mình thấy nhân quả thì đó là mình thấy đúng. Cho nên mình không bị vô minh. Còn mình mình thấy mình đúng, hoặc là mình thấy người ta sai, đó là mình vô minh. Mình không thấy. Cái đó mình không hiểu rõ. Cho nên thí dụ người ta chửi mình, mình giận, mình tức giận mình chửi người ta, đó là mình vô minh.

(51:18) Cho nên là hầu hết là mọi người không biết pháp tu của Phật là mọi người đều vô minh. Cũng như bây giờ sáng mình không ăn, đâu có nghĩa chết, mà bây giờ mình đi ăn đó là người vô minh. Con hiểu không? Bây giờ sáng người nào cũng vô tiệm ăn cháo lòng, hoặc là ăn cái này cái kia, hoặc là ổ bánh mì ăn. Thì mấy người toàn là vô minh, vì chạy theo dục.

Bởi vì sáng Thầy không ăn, Thầy cũng sống như thường, cũng như mọi người, tại sao Thầy ăn chi cho mất công Thầy. Tức là mình làm cho mình mất công này. Cho nên vì vậy đó là vô minh. Con hiểu cái vô minh không. Đó là Vô Minh Lậu đó. Nó đưa đến cái lậu hoặc của mình.

Nó nhiều chuyện vô minh lắm. Bởi vì nói về vô minh thì cái gì mờ mịt không rõ là nó vô minh, không hiểu là vô minh. Mà cái không hiểu đó nó đem đến cái sự đau khổ cho mình, đem cái sự mắc công cho mình.

(52:08) Ăn, mình thấy nó chạy theo cái dục lạc mình ăn. Buổi sáng mình nói cho bổ, sự thật nó mất công nhai nuốt rồi nhiều khi nó phải rửa bát rửa chén nữa. Đủ thứ hết. Con thấy không? Bây giờ có tiền quăng ra nhưng mà mình vẫn mất công nhai nuốt chứ đâu phải ngồi chơi được đâu, cho nên đó là vô minh.

Mà cái ăn uống nó như vậy đó, cái cơ thể chúng ta mà ăn uống như vậy đó, nó có thể xảy ra những cái bệnh tật hoặc cái này cái khác, bởi vì mình ăn nhiều. Do đó, sáng ăn, trưa ăn, chiều ăn, cứ luôn luôn cơ thể làm việc thì cái người đó sẽ dễ bệnh tật hơn.

Do mà nó như vậy đó, thì tự mình vô minh mà đem đến sự đau khổ cho chính mình, chứ có gì. Vì Vô Minh Lậu, mà lậu là có sự đau khổ. Bây giờ ăn uống thấy nó ngon miệng, là tại chạy theo cái dục lạc. Do đó, nhưng mà nó đem đến cái đau khổ của mình mà mình không biết, cuối cùng gọi đó là vô minh. Đó là Vô Minh Lậu đó con.

(53:03) Rồi, bắt đầu bây giờ mấy con thấy này. Mấy con tập trung nói chuyện này, bàn cái này nói cái kia, nói về cách thức tu tập, đều là Vô Minh Lậu hết. Vô minh mới phá, mới làm cho tâm mình bị động, mới làm cho tâm mình bị phóng dật. Đó là vô minh. Đó là vô minh hết. Mình tính mình nghĩ rằng tôi sẽ hỏi chuyện này, tôi nói chuyện kia để mà tôi học hiểu biết này kia, nhưng mà tự mình mình phá mình, phá hạnh độc cư là tự mình vô minh rồi. Nó sẽ đem đến sự đau khổ cho chính mình, bởi vì mình nói rồi nó thành cái thói quen, mà thói quen nhiều khi cái kinh nghiệm của người ta không phải là kinh nghiệm của mình, cho nên mình coi chừng mình tu không được. Nó là vô minh hết. Hầu hết là mấy con, đụng tới đâu là mấy con bị vô minh hết, hễ mà các con phạm giới là các con vô minh hết, hễ phạm giới của Phật là vô minh.

Cái vô minh nó rộng lắm. Nếu mà điều kiện cần thiết Thầy cho phải làm cái bài Vô Minh Lậu, Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Triển khai mới biết cái này nói cho hết. Chứ không khéo mấy con mờ mờ, không hiểu vô minh là sao nữa đây.

Vô minh có nghĩa là không có hiểu, mà mình cứ cho nó là đúng, là hiểu. Chứ sự thật ra chưa có hiểu, mà chưa hiểu thì tức là vô minh chứ không có gì. Mà lúc bấy giờ mình hiểu chứ, mình hiểu theo cái kiểu của mình, hiểu trật, hiểu kiểu trật là vô minh. Bởi vì cái hiểu đó nó đem đến cái đau khổ, cái phiền não, cái mất công, mất nhiều thời giờ của mình. Tức là mình bị vô minh. Vô Minh Lậu.

(54:35) Chữ lậu hoặc có nghĩa là đau khổ, phiền não, lo sợ, hoặc là nó làm cho mình chướng ngại đó. Đó là lậu hoặc. Mà vô minh là tại vì không hiểu mà đem đến nỗi khổ này. Cũng như bây giờ mình sống trong nhân quả, mà mình vô minh mình chấp cái thân này là mình, đó là vô minh; mình chấp cái tâm này là mình, là vô minh; nó đau là cái cảm thọ nó đau, mình chấp là mình đau, đó là vô minh.

Ai cũng chấp mình đau cho nên mấy con rên quá trời, bây giờ mấy con đau gì mấy con cũng rên, đó là vì mấy con vô minh. Cái thọ đau, chứ đâu phải mấy con đau mà tại sao mấy con cứ rên. Mắc mớ gì mấy con, mấy con cứ rên. Vậy mà nhức răng coi, mấy con rên ghê gớm. Cái răng đau, chứ đâu phải mấy con đau, mà mắc mớ gì mấy con rên. Rồi mắc mớ gì mấy con đi bác sĩ, nó đau kệ cha nó chứ ăn thua gì, mà tại sao mấy con lại sợ.

Tức là mấy con vô mình. Hiểu cái chỗ mà vô minh chưa. Vô minh mới vậy. Chứ người ta không vô minh thì người ta đâu có sợ. Cái răng đau thì kệ cái răng chứ ăn thua gì mình. Cái răng là cái răng, chứ mai mốt mấy con nhổ ra, mấy con quăng ra, cái đó của các con hả. Mấy cái răng đau kệ nó chứ. Vậy mà mấy con lầm chấp. Cái lầm chấp đó là vô minh. Bây giờ mấy con hiểu vô minh chưa? Mấy con điên thôi, điên đảo.

(56:00) Tu sinh: kính thưa Thầy giờ con tu con không làm nghề chữa bệnh được, bị ốm không uống thuốc, thưa Thầy con không chữa bệnh, tâm con nó. Con bị người ta nói thế nọ thế kia, như vậy là không có lương tâm, biết nghề mà thế nọ thế kia, mặc dù con không làm nhưng cái tâm có cứ nghĩ như vậy Thầy thấy đấy có phải là vô minh?

Trưởng lão: Cái đó cũng vô minh nữa. Bây giờ nó có cái gì đâu. Tại vì mình thấy nó nhân quả rồi. Họ nói gì nói. Nhưng mà bây giờ tại vì con còn đang ở môi trường tiếp xúc, mà thấy người ta bệnh đau, mà tôi tu tôi không giúp họ. Không được. Con tu con vô Tu viện, ai lại kêu con bác sĩ đâu. Có phải không? Bây giờ chung quanh đây, mọi người người ta cũng biết pháp, mấy người cứ lo trị cứ ở đó tôi trị mấy người hết được sao. Nếu hết bao nhiêu bác sĩ trị bệnh hết bệnh này tới bệnh kia. Như vậy là cái này chỉ tạm thời thôi.

Chớ còn sự thật ra thì quý vị cứ ôm pháp, mấy con trị nó sẽ hết bệnh. Vậy mà tăng thêm cái lòng tin của mấy con ở Phật pháp thì mấy con hay hơn, bởi vì đạo Phật dạy chúng ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà. Chứ đâu phải là dạy chúng ta đi bác sĩ bao giờ. Cho nên vì vậy dạy mình cách thức làm chủ bệnh. Cho nên vì vậy mà con bây giờ bác sĩ, con vô tu rồi, tôi không có bác sĩ nữa, tôi là tu sĩ.

Bây giờ tôi không có trị ai nữa đâu. Hồi đó tôi bác sĩ, mà nói tôi không trị mấy người trách tôi được. Nhưng bây giờ tôi tu sĩ mà, tôi đâu có làm cái chuyện đó nữa đâu. Hồi đó tôi làm cái nghề đó là nghề bác sĩ. Bây giờ tôi là nghề tu sĩ, bây giờ mấy người hỏi tôi dạy mấy người tu. Còn dạy trị bệnh, tôi không trị nữa. Các con hiểu không. Bây giờ cái nghề tôi nghề khác, nghề tu sĩ, chứ đâu phải nghề đó mà mấy người trách tôi. Phải không, hiểu không? Con cứ nói: bây giờ tôi đi tu rồi, tôi sống cái nghề tu sĩ chứ tôi đâu còn có cái nghề bác sĩ nữa, hồi đó tôi bác sĩ nhưng bây giờ tôi hết rồi. Tôi thay nghề rồi.

(57:52) Tu sinh: Con không dám nói thế, nhưng con bảo bây giờ con bỏ lâu rồi, thứ Hai nữa là con đang tập chữa bệnh cho con con tu, cho nên con quên hết rồi. các vị đi bệnh viện đi.

Trưởng lão: Con nói như vậy cũng tránh né thôi. Chứ bây giờ thật sự ra, nếu mà bác sĩ thì mình biết thì mình giúp đỡ người ta. Nhưng mà người ta đến người ta cầu đó là cái nhân quả thôi. Nhưng điều kiện là mình tu nhiều khi mình không có thời giờ, nếu mình chăm sóc mình lo cho người ta, cái tâm mình bị phân, bị phóng dật, nó phân tâm rồi. Không lẽ bây giờ mình trị bệnh người ta mình không coi bệnh người ta, mình không biết bệnh người ta, mình không viết toa người ta sao được, mà viết toa, kê toa, rồi xem xét bệnh ta, kê toa cho người ta rồi, thì bắt đầu nó phân tâm. Bây giờ cho người ta uống thuốc rồi cũng phải theo dõi, chứ không lẽ con để người ta lỡ người ta uống chết sao. Có phải không? Nó nhiệm vụ trách nhiệm của người bác sĩ mà. Nó đâu có thể bỏ qua được.

Cho nên vì vậy mà coi chừng mấy con bị phân tâm. Mà trong khi con đang thực hiện trong một cái chương trình học tập để mà làm chủ sự sống chết của mình, chấm dứt luân hồi. Nó quan trọng hơn là cái này chứ. Không khéo cài nghề này nó lôi con đi vào, nó mất cái nghề tu sĩ rồi.

Tu sinh: chữa mà không lấy tiền, họ lại cứ đến đông Thầy ạ. Cho nên con tránh. Mà người ta nói rất nhiều, tâm mình cứ suy nghĩ mình có ác không.

(59:20) Trưởng lão: con thấy như thầy Chơn Thành hồi đó vô đây, biết đông y, biết trị bệnh bằng khí công gì đó. Vô đây, rồi cũng đổ nghề ra. Thầy nói chết cái ông này rồi, thế nào cũng tu (59:33). Nhưng cuối cùng Thầy dẹp luôn đó, bây giờ đâu có trị ai đâu.

Ở trong Tu viện này ai chết bỏ, cứ ôm pháp, còn không cứ ra bác sĩ đi. Mình là tu sĩ là không còn làm cái nghề đó nữa. Cái nghề tu sĩ là tu sĩ, chứ không có làm cái nghề bác sĩ. Ở đây mình nhìn trước nhân quả rồi, mình không có lo lắng cái vấn đề đó đâu. Mọi người đều có nhân quả, còn riêng mình mình đang cứu mình đang thoát ra khỏi bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết của mình, chưa có làm được, mà mình làm chuyện khác nó bị phân tâm mình ra hết.

Cho nên con phải tập trung gom lại, giờ không có bác sĩ, mà giờ là tu sĩ, chứ không có bác sĩ nữa. Chừng nào mà tôi tu xong rồi thì muốn làm nghề gì cũng được, mà tu chưa xong thì thôi tôi chỉ còn cái duy nhất là tu cho xong. Thì như vậy con mới đi tới nơi con. Chứ không kéo bị phân tâm hết.

Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không con? Hết rồi phải không? Hết rồi về lo tu. Mấy con đọc kỹ, đọc kỹ để làm bài cho đúng.

Rồi rồi Thầy chào mấy con rồi mấy con ra.

(01:01:20) Tu sinh: con thưa Thầy! con kính trình Thầy về cái việc cái thọ của con hơi thở, nó nói chúng nó thì lúc nào nó cũng còn sự con hay bị nó khoảng một tiếng là nó khỏi, rồi con vẫn bị còn lơ mơ, lơ mơ nó không dứt hẳn (01:01;39), thế thì con bình thường như lúc nào nó có rồi (01:01:48). Như ngày hôm qua con cảm giác nó nóng, nó rát.

Trưởng lão: nó khô cổ.

Tu sinh: (01:01;58) con nghĩ nó, nhưng nó cứ thường thường, mà quan trọng cái bệnh (01:02:09) của con trước thì nó mới xả (01:02:19 - 01:02:27)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy