CK 090A - DÀN BÀI ĐỨC HỶ TÂM - VẤN ĐẠO VỀ NGÀI CHÂU LỢI BÀN ĐẶC - THẤU TRIỆT TỪNG TÂM NIỆM - ĐẠO ĐỨC - BÙA CHÚ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 13/02/2006
Thời lượng: (01:02:42)
(00:00)
Trưởng lão: Nhiều thì mấy con làm bài thì được, nhưng mà có khi được ở góc độ này, nhưng mà thiếu ở góc độ khác. Cho nên, hôm nay thì có, các con hỏi thì Thầy lập một cái dàn bài để cho mấy con biết cách thức lập dàn bài, chứ nếu mấy con không có lập dàn bài thì coi như mấy con làm thiếu không có đủ.
Muốn làm cái dàn bài thì phải biết cách làm, chứ còn nếu không biết cách làm thì mấy con không có biết, ở đây thì Thầy trả lời cho Mỹ Thiện hỏi Thầy.
“Con dở quá không biết lập dàn bài, kính xin Thầy cho con xin dàn bài của bài Đức Hỷ Tâm, Đức Xả Tâm”.
Thầy cho cái dàn bài để mấy con biết cách làm. Bây giờ mấy con ghi cái dàn bài để rồi sau này làm, lập cái dàn bài của Đức Xả Tâm, đây Thầy cho cái Đức Hỷ Tâm, phải làm bài như thế này nó mới đủ, chứ còn nếu mà không có lập cái dàn bài thì mấy con làm bài nó không có đủ, tức là cái sức quán của mình nó còn thiếu, nó không có thâm sâu không có thấu triệt và nó không có theo cái thứ lớp của nó để mình làm, thì cái dàn bài của Hỷ Tâm, cái dàn của bài Hỷ Tâm thì mấy con, đề nội dung của bài. Đầu tiên, mấy con đề NỘI DUNG CỦA BÀI, rồi số một, một lớn đó.
I/ ĐỊNH NGHĨA CỦA HỶ TÂM; chứ mình định nghĩa cho người ta hiểu cái đức Hỷ Tâm như thế nào? Rồi các con hãy làm cái bài đó.
Rồi đến cái số hai, số hai lớn.
II/ NHỮNG DẠNG HỶ TÂM; nhiều cái dạng Hỷ Tâm chứ đâu phải có một cái dạng. Cho nên, những dạng của Hỷ Tâm.
Rồi các con xuống hàng, các con để tiếp chữ A lớn. A tức là cái tựa của cái mình bắt đầu vào đó để A.
A/ HỶ TÂM VÔ LƯỢNG DỤC LẠC: bởi vì nó nằm trong cái vui của cái thế gian, cho nên gọi là Hỷ Tâm Vô Lượng dục lạc. Nó có cái dục nào mà nó đến mà chúng ta đạt được, hoặc chúng ta ước ao chạy theo cái dục đó thì nó sinh ra cái Tâm Hỷ đó mà đạt được cái đó. Thì đó là mình cho nó cái tựa. Sau đó mình xuống cái đề tài của nó:
(3:15)
1/ HỶ TÂM VẬT CHẤT; có đạt được vật chất, có trúng vé số, có làm được việc cất nhà cất cửa, mua sắm cái bàn cái ghế cái xe, cái cộ gì tất cả mọi thứ. Đó là vật chất, khi mà đạt được, sắm mua làm được thì mình vui mừng nó là hỷ tâm vật chất.
2/ HỶ TÂM TRÙNG PHÙNG; khi gặp nhau, khi xa nhau gặp nhau có cái niềm vui gọi là hỷ tâm trùng phùng.
3/ HỶ TÂM VỀ VIỆC LÀM THIỆN DỤC LẬU.
4/ HỶ TÂM VỀ ÁC PHÁP; nghĩa là mình thấy người ta làm cái chuyện ác, mình vui theo người ta, mình xúi giục hoặc mình làm theo gây chuyện ác mình vui, mình thấy làm cái điều đó mình vui, cũng như thấy người ta, mình ghét người nào đó mà thấy người đó bị mạt sát mình vui mừng, hoặc là bị tù tội mình mừng, bị khổ đau mình mừng, cho đáng đời, đáng ghét. Thì cũng là hỷ tâm của ác pháp.
B/ HỶ TÂM VÔ LƯỢNG GIẢI THOÁT: bây giờ cái phần giải thoát của cái hỷ tâm.
1/ HỶ TÂM VỀ LY DỤC LY ÁC PHÁP: Mình ly được cái phần nào, cũng như bây giờ mình ly cái ăn của mình, mình ăn một bữa thì mình cũng thấy mình vui vẻ, mình làm được một cái gì mà, cũng như là mình ly được cái hôn trầm thùy miên thì đó tức là niềm vui hoan hỷ, niềm vui. Tức là hỷ tâm về ly dục ly ác pháp.
2/ HỶ TÂM VỀ LÒNG TỪ: Khi mình làm được một việc, cũng như là khi mình đi mình chánh niệm tỉnh giác, mình chánh không dẫm đạp loài chúng sinh, mình không giẫm đạp lên cỏ đó là nó làm cho mình, gợi cho mình cái lòng thương yêu hoan hỷ đó, lòng yêu thương hoan hỷ đó nó thuộc về lòng từ.
(05:44)
3/ HỶ TÂM VỀ LÒNG BI: Mình cứu giúp, mình an ủi, vỗ về, mình khuyên lơn làm cho người khác vui hay hoặc là an ủi thì đó là hỷ tâm về lòng từ, bi.
4/ HỶ TÂM VỀ LÒNG XẢ: Mình xả được cái gì đó, mình làm được cái gì đó thì mình có cái niềm hoan hỷ cái niềm vui.
5/ HỶ TÂM TRONG KINH BÁT THÀNH: Trong kinh Bát Thành nó có cái hỷ từ, bi, hỷ, xả bốn cái pháp.
6/ HỶ TÂM DO LY DỤC LY ÁC PHÁP: Sơ Thiền đó
7/ HỶ TÂM DO DỤC TẦM TỨ
8/ HỶ TÂM DO CÁC TRẠNG THÁI TƯỞNG: Ví dụ như bây giờ mình bị cái trạng thái tưởng nào đó, mà mình lìa ra được mình thấy rất vui.
9/ HỶ TÂM DO XẢ CÁC CẢM THỌ: Như mình đau, mình tác ý, mình đuổi các cảm thọ nó lui đi thì mình thấy rất vui. Nó làm cho thân tâm mình được an ổn.
10/ HỶ TÂM DO TU TẬP TỨ NIỆM XỨ: Khi mình ở trong trạng thái Tứ Niệm Xứ nó có cái gì đó hoan hỷ do hỷ tâm do tu tập Tứ Niệm Xứ.
(07:20)
III/ SỰ LỢI ÍCH CỦA HỶ TÂM: Tức là KẾT LUẬN đó. Nó thành lập một cái dàn bài như vậy thì mình làm theo cái đầu đề, cái dàn bài đó mà mình viết thì nó không có sai. Mình quán sâu, quán nó rất nhiều nó đem đến cái hiểu biết của mình sâu sắc hơn, thấu triệt hơn. Rồi cái Tâm Xả cũng lập thành cái dàn bài, mình tư duy suy nghĩ, mình thành lập cái dàn bài. Thì những bài của mấy con viết thì nó không có sai.
(08:08) Ở đây con hỏi về ông Châu Lợi Bàn Đặc, ông Châu Lợi Bàn Đặc là khi đức Phật dạy ông tu Tâm Xả vô lượng. Tức là trong kinh Bát Thành ông tu Tâm Xả, ông tu có một pháp duy nhất đó thôi, cũng như em ông Cấp Cô Độc tu Tâm Từ, chỉ tu duy nhất có Tâm Từ mà đi đến chứng quả A La Hán, còn ông Châu Lợi Bàn Đặc chỉ có tu Tâm Xả vô lượng tâm mà đi đến giải thoát.
Còn những bài mà mấy con chưa làm xong thì mấy con phải làm cho xong hết mới được vào lớp Chánh Tư Duy. Bởi vì các lớp Chánh Tư Duy đó nó phải khi cái lớp Chánh Kiến mình phải thấu triệt, tất cả những bài vở hiểu biết rất rõ ràng, cụ thể của bài vở lớp Chánh Kiến. Nếu mà chưa hiểu thông suốt thì mình tu mình không thể xả tâm được, do từ chỗ mà tu tập ở lớp Chánh Tư Duy lẽ ra thì Thầy có thì giờ thì Thầy bắt đầu, Thầy cho mấy con những cái đề tài của cái lớp Chánh Tư Duy, để khi đó mấy con tư duy để phá đi những cái niệm ác.
Thí dụ như Thầy cho một cái niệm sân, thì bây giờ trên cái tâm sân đó chúng ta phải quán xét như thế nào viết thành một cái bài để làm cho cái tâm của chúng ta không còn sân. Bắt đầu áp dụng nhưng mà áp dụng trên cái mặt lý thuyết chứ chưa phải áp dụng trong đời sống, còn hiện giờ vì Thầy không có thời gian cho nên không có cho những cái niệm.
(09:50) Thí dụ cái ái kiết sử, cho cái niệm ái kiết sử, giờ ngồi đây mà mình nhớ đến cha mẹ mình hoặc là đến những người thân của mình, thì đó là cái niệm ái kiết sử, mà muốn phá vỡ cái niệm ái kiết sử không còn cái niệm đó nữa, thì mình phải lập thành một cái dàn bài để mình viết những cái gì mình hiểu, để mình phá đi cái niệm đó để làm cho mình không còn bị dính mắc trong cái niệm đó, cũng thành lập một cái bài, nhưng vì Thầy không có thì giờ nên Thầy không có cho.
Từ đó mấy con ở trong Tứ Niệm Xứ nó có từng cái niệm khởi ra, mỗi cái niệm của mấy con ra phải là tư duy suy nghĩ một cách suông suông, mà mấy con suy nghĩ cho thấu triệt cho cái niệm đó bằng cách là mấy con phải làm từng cái bài khi có nghiệp khởi ra như cái niệm ái kiết sử, cái niệm về tham như khi mà cái tâm nó còn khởi thèm ăn một cái gì thì mấy con đưa cái niệm thèm ăn đó ra quán, sử dụng phương pháp nào để phá vỡ cái tâm thèm ăn đó.
Cũng như mấy con thấy cái tâm hôn trầm thùy miên cứ tới lui, gục tới, gục lui làm cho mấy con rất vất vả khổ sở. Do đó mấy con phải đưa ra thành cái đề tài để mà tư duy suy nghĩ, để mà phá vỡ cái niệm hôn trầm thùy miên đó. Cách thức của mấy con thì dựa vào những điều đã học để mà tư duy suy nghĩ để mà phá cái niệm đó. Khi nào mấy con làm cái bài mà phá được cái niệm hôn trầm thùy miên đúng đắn thì mấy con được coi như là được chấm điểm lớn, còn mấy con làm không đúng thì làm lại để phá cho được cái niệm hôn trầm thùy miên. Vì vậy, khi mà chúng ta đã tư duy được cái tai hại, cái niệm hôn trầm thùy miên chúng ta thấu triệt được cái đó là cái tai hại cho cuộc đời tu hành chúng ta mất tỉnh giác.
(11:54) Cho nên chúng ta phải cố gắng khắc phục bằng phương pháp nào, bằng cách nào để mà chúng ta giải ra, chúng ta nói cho rõ ràng, để chúng ta hành. Thi hành, cái pháp hành cụ thể thực tế để phá đi cái hôn trầm thùy miên, bằng cách mấy con trang trải cái tư tưởng của mấy con trên trang giấy,, để làm một cái bài học cho mình mà cũng là cái bài học cho những người sau, thì mấy con thấy những bài mà mấy con viết ra đó không chỉ lợi ích cho riêng mấy con mà nó còn làm cho mấy con thấm nhuần và để cho những người sau, khi người ta bị hôn trầm người ta đọc đến đó, người ta biết được cách thức phá hôn trầm bằng như vậy. Và cách tư duy suy nghĩ để chúng ta không có chịu đầu hàng mà biết cách để chúng ta phá được cái tư duy suy nghĩ của cái niệm hôn trầm thùy miên.
Thì tất cả một số tâm niệm của chúng ta khởi ra trong tâm của chúng ta để mà làm thân tâm chúng ta động thì nó nằm trong ba dạng mà Thầy thường nhắc đi nhắc lại rất nhiều đó là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
(13:00) Đầu tiên mấy con muốn phá vỡ một cái niệm, thì mấy con phải phân tích nó nằm trong cái lậu hoặc nào. Đầu tiên phải nhớ, phải nhớ trong cái vấn đề, cấp tiếp tục mấy con tới cái lớp Chánh Tư Duy, phải biết cái niệm của mình nó sẽ nằm trong cái dục lậu nào và khi mà xác định nó nằm trong cái dục lậu đó rồi, thì mới đưa những cái hiểu biết của mình để phá vỡ cái niệm đó. Cho nên áp dụng vào cái thực tế là khi mà chúng ta đã hiểu biết rõ ràng cái niệm đó rồi nhưng chưa chắc đã là đi, chưa chắc đã dẹp được, chưa chắc đã diệt được cái niệm đó. Cho nên buộc lòng chúng ta tới thực hành, thì chúng ta áp dụng vào cái phương pháp chúng ta đã tư duy viết lên trang giấy, là phải thực hành, phải làm như vậy, phải tập như vậy, phải sử dụng như vậy thì cái niệm đó sẽ bị triệt tiêu.
Do đó nó chỉ có một số niệm ở trong ba cái lậu hoặc này (dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu), mà khi niệm nào mà hiện ra ở trong cái lậu hoặc nào thì chúng ta đều có những tri kiến tiêu diệt chúng liền. Do đó chúng ta sẽ thành tựu trên con đường tu tập, tâm chúng ta thanh tịnh hoàn toàn.
Nhớ tu tập đúng như vậy thì Thầy tin rằng mấy con cũng sẽ thành tựu sự giải thoát. Ở đây những người nào mà thấy mình hôn trầm thùy miên, còn ham ăn ham ngủ thì thôi đừng học cái lớp này, đó là cái thứ nhất. Bởi vì còn thích ăn ngủ thì không có theo lớp này học được, là vì 8 giờ mà đi ngủ rồi thôi cái lớp này thì thôi không có, mà 5 giờ thức dậy thì thôi về nhà mà ngủ nghỉ cho nó sướng hơn là ở đây để cực khổ mà không có tu tập gì được.
Ở bên Tăng vừa rồi có một số quý sư đến đây xin Thầy mà 8 giờ đã nhảy ổ ngủ rồi, không biết họ tu kiểu nào không biết mà 8 giờ đã ngủ rồi. Bên đây, vì vậy mà Thầy thấy rằng những người đến đây là phải làm chủ được cái ngủ, tức là giờ giấc phải nghiêm chỉnh và cái ăn cũng phải ăn ngày một bữa. Bởi vì Thầy thấy rằng nếu mà chúng ta ăn còn nhiều thì chưa ly dục ly ác pháp được, chưa có làm chủ được cái ăn cái ngủ, giờ giấc chưa nghiêm chỉnh thì thôi. Lớp này thì để chờ năm sau có mở khóa nữa mới tu, chứ còn vào tu như vậy thì mất công Thầy chấm bài như thế này mà rốt cuộc ăn ngủ phi thời như vậy thì uổng công Thầy không bao giờ đi đến đâu hết.
(15:43) Tu là phải tu thật, tu làm chủ sự sống chết của mình chứ không phải tu giả, chứ không phải tu hình thức, tu mà còn đắm trong dục lạc của thế gian, còn ham ăn ham ngủ thì tu để làm gì. Tốt hơn ở đời đi làm có tiền mặc sức mình ăn, mình ngủ cho nó đã, cũng như giờ này người ta còn ngủ chưa dậy đó, thì mình muốn hưởng cái dục lạc của thế gian, thì nên ra đời để giờ này chín, mười giờ mới thức dậy để ngủ cho đã. Còn ở đây làm cái sự đi ngược lại cái dục lạc của thế gian, cho nên chúng ta ăn ngủ phải đúng cách. Vì vậy mà các con thấy rằng mình còn ham tiếc dục lạc thế gian thì nên rời khỏi cái lớp học của chúng ta.
Bởi vì học tập rất là cực khổ, những bài vở của mấy con hầu hết nếu mà Thầy bắt buộc làm cho lại từng dàn bài để thấu triệt được những cái lý như thật mà Phật đã dạy, thì mấy con phải làm lại rất nhiều, hầu hết là dàn bài mấy con không thành lập được. Mấy con viết lung tung, nghĩa là nghe nói tới đâu nhớ tới đó là viết, làm như có một cái bàn luận thôi. Ở đây chúng ta là những người học tu để triển khai cái tri kiến chúng ta cho thấu triệt, cho nên làm nó phải đúng theo cái con đường của Định Vô Lậu, phải quán xét từ cái gì trước, từ cái gì sau. Chứ không phải tư duy một cách không có thứ lớp, tư duy một cách không có sâu sắc, không thấu triệt thì như vậy làm sao chúng ta gọi là tu Định Vô Lậu, thì làm sao hết lậu hoặc được.
(17:34) Cho nên vì vậy mà tu học thì, bởi vì một đời của mình gặp được chánh pháp tu để làm chủ được sự đau khổ của kiếp người, là một duyên phước rất lớn. Chỉ bây giờ chúng ta dụng công trong 5 tháng, 3 tháng, 1 năm, 2 năm đến 7 năm là chúng ta được giải thoát hoàn toàn. Cho nên chúng ta bỏ công suốt cái thời gian 7 năm mà tu tập nó không có phí uổng chút nào hết, mà nó lợi ích rất lớn cho một kiếp người đối với chúng ta. Cho nên chúng ta phải siêng năng từ chỗ không biết chúng ta đi đến chỗ biết. Vì vậy mà những cái bài làm của mấy con, mấy con lập thử một cái dàn bài, chưa làm bài mà lập thử cái dàn bài coi nó còn thiếu cái gì thì bổ sung thêm.
Cho nên hầu hết bên Tăng, Thầy thấy có một số người lập cái dàn bài đầy đủ, nhưng chỉ còn thiếu một hai cái tiểu mục nào trong đó mà thôi. Nhưng có nhiều người lập thành dàn bài rất tốt, chỉ cần Thầy thêm cho một vài cái tiểu mục nữa thì họ sẽ đủ cái sức ngồi quán xét trong một cái đề tài, ví dụ như cái đề bài đức Hỷ Tâm hoặc đức Xả Tâm hoặc đức Từ Tâm hoặc đức Bi Tâm. Nếu thành lập cái dàn bài nó trở thành cái bài pháp cho chúng ta tu tập. Ở đây thí dụ như hồi nãy Thầy cho mấy con là nói về đức Hỷ Tâm nhưng nó còn thiếu một cái mục mà Thầy chưa nhắc ra, đó là cái pháp hành của Hỷ Tâm, tập luyện cho mình có được hỷ tâm, đó là pháp hành của Hỷ Tâm.
(19:25) Nhưng trong khi đó mấy con thấy trong Tứ Vô Lượng Tâm thì Thầy, trong cái bài kinh Tứ Vô Lượng Tâm thì Thầy có nói về cách thức tu Tứ Vô Lượng Tâm, hãy thương người bệnh tật, hãy thương người tai nạn, hãy thương người đang sân hận, đó là tập luyện nhắc tâm mình, nhưng đó mới là phương pháp tác ý mà thôi, còn hành động để mà tu tập Hỷ Tâm thì ở đây lần lượt mấy con sẽ viết ra cái bài tập để hỷ tâm, muốn tâm luôn lúc nào cũng vui, hoan hỷ trước ác pháp và trước mọi thiện pháp cho trọn vẹn thì chúng ta phải tập như thế nào đây, thì chừng đó mấy con tìm tòi, coi cách thức mình tập như thế nào để tâm mình được hoan hỷ, thì lúc bấy giờ nếu mấy con biết thì Thầy sẽ triển khai, còn nếu triển khai cho mấy con nghe rồi mấy con quên, mấy con không có nhớ, tự mình tìm mà tìm không ra người ta nhắc bổng nhiên nó nhớ, mà nhớ rất là sâu, mà nhớ thì tức là mình sẽ thực hiện trọn vẹn.
Cho nên ở trong cái dàn bài này Thầy không để tự mấy con tìm kiếm, rồi mấy con lập thành một cái phương pháp mình tu về đức Hỷ Tâm hoặc tu về đức Xả Tâm. Nếu không tu tập đức Hỷ Tâm, đức Xả Tâm thì làm sao mình có Tâm Hỷ, làm sao mình có được Tâm Xả. Cho nên cái quan trọng là ở chỗ pháp thực hành về cái Tâm Hỷ, Tâm Xả, hoặc Tâm Từ, Tâm Bi. Nhớ làm bài thì phải có dàn bài đừng làm đại mà nó không hay, nó thiếu trước thiếu sau, nó không đúng.
(21:20) Cho nên có nhiều người làm bài rất ngắn cũng đúng nhưng mà đúng, nhưng ở chỗ dạng rất ngắn, tội mấy con lớn tuổi rồi chứ phải còn trẻ tuổi thì Thầy bắt mấy con phải học trở lại hết. Vì lớn tuổi rồi mà ngồi đây làm bài như thế này rất khổ cho mấy con, cho nên tạm thời những điều mấy con hiểu thì mấy con áp dụng vào cái lớp Chánh Tư Duy thì để mấy con xả được tâm mình, nhưng nhớ khi một niệm khởi trong tâm mình là mang theo tính chất của nó là tham, sân, si mà trong tham, sân, si nó có ba điều để chúng ta biết thuộc về loại tham nào, thuộc về loại ác pháp gì, thì chúng ta dựa vào ba cái lậu hoặc (dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) thì viết rất rõ ràng.
Bởi vì đạo Phật dạy chúng ta phương pháp tu tập, cách thức tu tập, dạy chúng ta rõ ràng chứ không phải dạy chúng ta một cách mơ hồ. Cho nên bài pháp dạy nào cũng rất rõ ràng. Thí dụ như nói tâm tham, sân, si thì tham, sân, si sẽ nằm ở trong ba lậu hoặc (dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) và muốn giải trừ ba cái tham, sân, si này thì phải đi vào năm giới, đi vào thập thiện. Từ đó chúng ta mới giải bài, mới thấu triệt đường đi của tâm tham, sân, si của chúng ta để mà tiêu diệt chúng thì như vậy chúng ta mới quét sạch được, còn nếu tu mà chung chung thì không thể nào chúng ta quét sạch hết sạch hết tâm tham, sân, si chúng ta được.
Cho nên sự tu tập phải cố gắng, phải khắc phục hơn, phải tư duy suy nghĩ nhiều hơn triển khai tri kiến của mình để thấu triệt mà mình diệt được tâm tham, sân, si của mình.
(23:39) Bây giờ Thầy xin trả lại các bài của mấy con, lẽ ra ở trong các bài của mấy con có nhiều bài mấy con viết rất hay cụ thể. Nhưng chúng ta không có cái thời gian để mà đọc, mỗi người viết đều hay ở một góc độ, người nào cũng có khả năng viết, khả năng quán nhưng đều hay ở một góc độ chứ chưa phải toàn diện nhưng hiện giờ chúng ta cứ áp dụng vào tu rồi lần lượt cái tri kiến chúng ta sẽ triển khai thêm và cứ lần lượt rồi chúng ta sẽ biết cách làm dàn bài, mỗi niệm chúng ta khởi ra trong tâm là một bài tu học của chúng ta đó, là một bài tu học ly dục ly ác pháp.
Chúng ta bền chí đừng có nản chí, vì chúng ta thấy rằng sự tư duy quán xét nó làm cho tâm mình không an mình đừng sợ. Ngày nay chúng ta dùng tri kiến khiến chúng ta quét được tham, sân, si, chúng ta quét được các ác pháp. Ngày mai tâm chúng ta sẽ thanh tịnh và lúc bấy giờ chúng ta ngồi đâu bất cứ lúc nào tâm hồn cũng bất động thanh thản, an lạc, vô sự. Cuộc sống của chúng ta không có ác pháp nào, không có một vật chất gì cám dỗ chúng ta được vì chúng ta có tri kiến sáng suốt vô cùng luôn chiếu soi vào mọi vật, đều hóa giải không còn để chúng tác động vào thân tâm chúng ta và chúng ta không bị lôi cuốn trong các ác pháp.
(25:23) Bây giờ Thầy xin các con trả sẽ lại những tập bài này Thầy đã chấm, quá nhiều, làm Thầy làm việc quá nhiều. Mà các con biết hiện giờ có người nộp bài Thầy ba bốn tập, còn có người thì nộp một bài, có người nhiều bài. Trả lại mấy, quý thầy mới vào lật đật tỉ mỉ viết bài rất nhiều mà viết đông viết tây, viết đủ thứ. Rồi Thầy phải đọc, mà đọc thì rất vất vả nhiều khi viết thì lạc đề không đúng. Bởi vì lật đật muốn theo kịp cái lớp học, cho nên không kịp tư duy suy nghĩ, không kịp làm dàn bài, đụng đâu nói đó, cho nên đầu lộn đuôi, đuôi lộn đầu không thứ lớp, quán xét tư duy của Định Vô Lậu là phải đi từ cái thứ tự từ thấp đến cao, chứ không thể quán lộn xộn như vậy được. Thế mà buộc lòng Thầy phải đọc cả một tập giấy lộn xộn như vậy, mà không đọc sao được, không đọc thì biết nói gì trong đó, mà đọc thì thấy nó chưa có đúng cách phải khi hỏi từng chút thì mấy con mới làm được, còn không hỏi từng chút thì không làm được.
Bây giờ mấy con đã nhớ được cái dàn bài rồi, thì cố gắng. Hiện giờ mấy con làm tới Tâm Hỷ, có người nào làm Tâm Hỷ chưa, có người nào mà làm tới Tâm Xả chưa. Mấy con tới Tâm Xả thì mấy con sẽ bắt đầu chuẩn bị vào lớp Chánh Tư Duy. Ở lớp Chánh Tư Duy này rớt đậu rồi mấy con sẽ tự thấy, bởi vì cái lớp Chánh Tư Duy đó, nó khó ở chỗ chúng ta phải thấu triệt cái niệm để mà xả được cái tâm của mình, còn nếu mà chưa thấu triệt được thì không có xả tâm được.
Tu Sinh: Kính bạch Thầy, cái đề xả tâm, cái dàn bài nó như thế nào ạ?
Trưởng Lão: Nó cũng vậy con, nó thuộc về Tâm Xả , rồi mấy con làm tới bài xả tâm đó con, con cũng dựa vào những cái, những điều mà cái dàn bài này mà con có thể con làm cái bài xả tâm được. Tức là lập thành cái dàn bài, rồi mới làm thì mấy con không có sai.
Tu Sinh: Lấy cái dàn bài của Hỷ Tâm?
(28:13) Trưởng lão: Lấy dàn bài của Hỷ tâm mà làm cái gốc để mà mình lập, Tại vì phải xả tâm, xả tâm về vật chất, tất cả mọi vật chất mà xả được thì mình mới không còn, xả tâm về sự trùng phùng, thú vui của sự dục lạc nữa, gặp nhau lại mừng cho rồi nó sẽ có những cái khổ của nó, xả tâm trong từ trường thiện mình làm tốt, xả tâm trong các ác pháp đều là nằm ở trong cái dàn bài của Hỷ Tâm đều dựa vào đó, thì mình làm nó đều đạt được cái chất lượng tốt.
Tu Sinh: Con kính bạch Thầy.
Trưởng lão: Cái gì con, con hỏi đi con.
Tu sinh: Thưa Thầy, vừa rồi Thầy dạy con cách lập dàn bài Hỷ Tâm đó. Con… (không nghe rõ).
Trưởng lão: 8. Hỷ Tâm do ly dục các trạng thái tưởng. 9, Hỷ Tâm do xả các cảm thọ. 10, Hỷ Tâm do tu tập Tứ Niệm Xứ.
(Không nghe rõ) đoạn này nói chuyện ngoài lề về việc đánh máy bài làm.
“Từ từ, mấy con làm cho nó đúng tâm sâu, nó thấu triệt thì sau này tu mới dễ”.
Băng rè trong khoảng phút (31:49) - 32:48
(33:05) Có một vài câu hỏi nó cũng liên quan đến cái xã hội nhưng Thầy cũng sẽ trả lời cho mấy con.
Con xin Bạch Thầy, con kính Thầy được hỏi những chuyện sau, được không ạ? Nếu có điều gì không phải kính mong Thầy từ bi đại xá cho con, con xin đội ơn Thầy !
Chuyện thứ nhất: Cô giáo con là Nguyễn Thị B, cô ấy là một giáo viên giỏi nhưng khác có lòng tự trọng cao, làm việc cẩn thận, chu đáo, và có tinh thần trách nhiệm lớn, cô luôn đấu tranh quyền lợi cho các em học sinh, nhưng người ta luôn trù dập cô và cho cô nghỉ việc sớm. Cô nói, cô không chấp nhận một người làm hiệu trưởng chỉ có tài mà không có đức, cô dám độc lập đứng lên tố cáo. Chưa đủ tư cách lên làm giáo sư, vì còn nhiều hành vi lệch lạc như tham ô tiêu cực, đạo văn. Cô cũng không chấp nhận quan điểm của bà Võ Thị T. Cuộc đời không chỉ có màu hồng mà còn có màu đen. Cô nói với con, với con gái cô đang du học ở Pháp, học xong khoan đã về con ạ, Việt Nam giờ đang nhốn nháo lắm, từ từ đợi vài năm nữa hãy về. Bạn bè con học ở các trường khác cũng than thở, bây giờ thầy cô đi dạy thì ít mà ngồi nói kháy, chỉ trích thì nhiều. Tại sao họ mang tâm trạng bất mãn yếm thế vậy hả Thầy? Họ yêu nghề thực sự, tâm huyết với nghề nhưng họ bất lực trước những cái ác, những thế lực xấu có phải không Thầy?
Đây là một trong những lý do họ ngăn cản con cái họ về Việt Nam, một hiện tượng chảy chất xám mới có đúng không Thầy?
(35:33) Thực sự ra thì họ không thấy trách nhiệm của một người Việt Nam khi đi học, cũng như chưa lúc nào chúng ta là cái người nghĩ đến quê hương xứ sở của mình thì cái cuộc đấu tranh để cái tham ô tiêu cực, đạo văn nó không còn có nữa thì hay. Cô này thì rất tốt, nhưng cô bảo cô con gái cô đi học khoan về, đợi cho nó yên nó ổn rồi về làm nó không hay.
Học khi có tài về chúng ta sẽ mạnh dạn làm những công việc tốt, thà là chúng ta là một con người bình thường, một người làm cái việc bình thường thôi, chứ còn đứng trong cái việc trọng trách rất lớn như là một cô giáo dạy học, như một nhà khoa học, như một người có trách nhiệm, bổn phận trong cái vấn đề giáo dục, hay là y khoa, cái ngành đó là cái ngành chúng ta cần phải có sự đấu tranh quyết liệt để làm tốt, thì không lý nào chúng ta phải từ chối trong cái ác pháp đó, trong cái sự tiêu cực của đất nước đó.
Chúng ta phải mạnh mẽ, mỗi người dân chúng ta đều mạnh mẽ, mặc dù là chúng ta sẽ bị sa thải, và có thể cho chúng ta nghỉ hưu sớm nhưng chúng ta chấp nhận những vấn đề đó. Chúng ta không thể nhìn thấy trước cái cảnh nó ác pháp, nó không đúng cách. Đó là tại vì người ta chưa được hướng dẫn về giáo dục cái nền đạo đức nhân bản. Cho nên là trước cái khó khăn người ta không có đấu tranh thẳng thắn để xây dựng lại cái tốt, người ta ngại là vì người ta thấy là mình không có quyền thế, mình sẽ bị trù dập nên người ta không dám làm.
(37:17) Nhưng đối với Thầy thì khi được hướng dẫn đạo đức đó, thì lúc nào chúng ta cũng mang cái tốt, trước ác pháp chúng ta phải dẹp không đầu hàng trước ác pháp. Nó không những xây dựng cho bản thân mình mà còn xây dựng cho gia đình mình và cho quê hương xứ sở của mình nữa. Nói chung là cái việc cả luôn con người trên hành tinh này, chứ không phải là mình làm tốt một mình mà nó ảnh hưởng chung cho mọi người.
Cho nên, cái tốt cái thiện thì mình đứng trên lập trường cho vững, chẳng hề sợ, thà là ăn cháo hơn là ăn cơm mà trong cái ác pháp, đối với Thầy thì như vậy. Nhưng muốn được mọi người như vậy đều phải có một chương trình giáo dục đạo đức cho họ thấy họ phải mạnh mẽ, họ phải gan dạ, họ phải biết chiến đấu trong cái cuộc đời của họ để đem lại sự tốt cho họ. Nhất là cái giới trí thức, cái giới có hiểu biết thì cần phải rèn luyện huấn luyện tinh thần như vậy chứ không có để mà cái tinh thần như cô này, cô nói, cô cũng tốt đó nhưng điều kiện có một phần, còn cô cũng lo về cái phần của gia đình cô ấy, chứ không phải hoàn toàn với mình. Cô thấy rằng đất nước cô cần phải có người có tài để về để xây dựng thì cô không có nên nói cái kiểu chờ cho cái vài năm nữa rồi mới về Việt Nam làm việc tiếp, không biết chừng nào về Việt Nam với cái tình trạng như bên quê hương chúng ta.
(38:45) Câu chuyện 2: Con có một cô bạn gái học trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn, cô ấy là một người giản dị thẳng thắn, thích văn yêu nghề giáo viên từ nhỏ. Cô ấy dự định học xong ra làm giáo viên dạy văn nhưng bây giờ lại chuyển sang làm thanh tra Bộ Giáo Dục. Trong bài luận án tốt nghiệp, cô làm về đề tài hiếu tâm rất công phu và tỉ mỉ. Nội dung nói lên phẩm chất của một con người dù có bị tha hóa đến cùng cực nhưng nếu biết cách cảm hóa họ, họ có thể trở thành những con người tốt. Song các thầy cô đánh giá không cao đề tài của cô và nói tư tưởng chính trị của cô có vấn đề, không thực tế và viển vông.
Cô tâm sự ban đầu cô còn yêu nghề giáo nhưng bây giờ nhìn những cảnh tiêu cực xảy ra ở trong và xung quanh trường học như học trò đi phong bì, quà cáp, biếu xén, chạy điểm, nịnh nọt, lấy lòng thầy cô. Tự dưng cô chán ghét nghề giáo luôn. Khi đi thực tập bên ngành báo chí trong cơ quan người bằng tuổi cha, tuổi chú đầu bạc hai thứ tóc rồi, mà vẫn thích và bắt cô gọi bằng anh cho nó thân thiện.
Hầu hết lớp trẻ chúng con đều muốn vươn tới cái tốt cái chân thiện mỹ nhưng cây muốn thẳng mà gió không ngừng, để được yên ổn chúng con chấp nhận tư tưởng an phận gió theo chiều nào xoay theo chiều đó là đúng đắn nhất phải không Thầy? Bởi con thấy bạn bè chúng con bây giờ đi chệch rất xa lý tưởng cao đẹp ban đầu của họ, mặc dù trong lòng họ không muốn một chút nào Thầy ạ. Và xét cho cùng nếu ai cũng biết tôn trọng nhau, cũng biết năng lực bổn phận công việc của nhau thì cũng không cần phải sinh ra lắm nghề như báo chí, thanh tra, thám tử, cảnh sát, buôn lậu, nhà tù, v..v. để biện pháp hành hạ nhau có phải không Thầy?
(41:40) Đúng vậy, bởi vì Thầy thấy hầu như mấy con tuổi trẻ lớn lên đều có tư tưởng tốt, nhưng xã hội dần dần biến thái những cái tư tưởng tốt đó trở thành tư tưởng xấu. Chúng ta làm sao mà đem lại được cái nền đạo đức chúng ta để mọi người trở thành tốt, xã hội tốt, thế giới sẽ được bình an chứ còn nếu mà hiện tượng như thế này, thì nói hiện như giờ nhìn chung không riêng đất nước Việt Nam mà nhiều nước khác nó cũng có những cái không đạo đức, rồi đưa từ những người có cái tư tưởng tốt bắt đầu họ sẽ sống theo cái kiểu mà gió chiều nào theo chiều ấy, thì con người chúng ta lần lượt mất hết đạo đức. Cho nên Thầy mong ước mấy con nỗ lực tu tập giữ vững tinh thần đạo đức của chúng ta để đem lại sự tốt đẹp cho con người.
Cho nên lớp học chúng ta hôm nay đó, những điều mà con viết đây Thầy rất cảm thông những điều mà con mong muốn. Nhưng chúng ta chỉ là một số nhỏ, nhưng quyết tâm của chúng ta sẽ làm được, nhỏ rồi nó sẽ thành lớn. Những điều kiện hôm nay mà Thầy nói như nó có những cái tạp chí mà Thầy thấy học trò Thầy cũng có nhiều người đã viết bài đem cái tư tưởng của Thầy trong những cái bài viết như tạp chí Phật học. Thầy thấy cũng có người, nhưng chưa viết, chưa viết đầy đủ những ý nghĩ của nền đạo đức nhân bản nhân quả, mà những bài học của mấy con có nhiều bài chỉ cần chỉnh sửa lại là mấy con sẽ được mấy cái bài đó đã làm cho cái Phật học, người ta sẽ đọc người ta thấy vừa là không phải mới mẻ, mà nó mới mẻ đối với Phật giáo hiện giờ. Những bài viết của mấy con sẽ được chỉnh sửa lại một ít thôi, nghĩa là những cái tư tưởng, những cái điều kiện của mấy con viết ra nó rất hay nhưng chỉ cần chúng ta nhuận lại một ít, một ít nào đó thì nó sẽ trở thành một bài văn mà chúng đưa vào những tạp chí.
(43:54) Cho nên ở đây thì vừa rồi Thầy có đọc tạp chí Phật Học ở ngoài Hà Nội viết đó, thì có một người đệ tử của Thầy cũng đang viết cái bài đem những cái tư tưởng của Thầy vào trong đó, rồi lần lượt nếu có điều kiện thì chúng ta ở đây cũng có, các con cũng có những bài có thể đưa vào cái Phật Học và có những cái bài của mấy con sau này có những khả năng, những cây bút của mấy con đó, thì mấy con cũng góp mặt vào trong cái tập chí của ban Tôn Giáo Chính Phủ của Nhà Nước. Người ta đang nói về Tôn Giáo rất nhiều, nhưng mà mình phải đưa những cái đạo đức của Phật Giáo vào trong những đó, làm cho người ta thấy cái hướng đi của Phật Giáo không phải là cái hướng đi từ thuở giờ, người ta sẽ đánh giá trị rất cao nếu mà chúng ta có được một cái phần ở trong đó viết, thì những bài của mấy con viết được trên những cái mặt bài báo đó nó sẽ được phổ biến rất rộng.
Hầu hết là cái giới trí thức họ đang nghiên cứu về tôn giáo, giới trí thức họ sẽ đọc nhiều, còn cái giới bình dân thì hầu như họ ít có mua cái tạp chí đó họ đọc so với giới tri thức. Cho nên vì vậy mà mấy bài của mấy con viết sau này sẽ, những bài nào Thầy chọn thấy nó được thì những bài đó chúng ta sẽ nhuận lại cho một phần nhỏ ở trong đó thôi, còn cái phần lớn là của mấy con viết, có nghĩa là những câu nào nó thấy thừa, nó không xoáy mạnh, nó lòng vòng thì chúng ta sẽ bỏ những câu đó đi, gọn gọn lại đưa vào báo chí lại để người đọc người ta ngay đó, người ta nhận ra được cái nền đạo đức của Phật giáo, và làm tốt lại, và những ý của mấy con viết trong này đó, là những bài học đạo đức đều là nêu lên cái tư tưởng tốt này. Nghĩa là có những đoạn mà nêu lên cái tư tưởng tốt, thì chúng ta cũng sẽ có dịp đưa ra tư tưởng đó để giữ vững cái lập trường, cái tư tưởng tốt của cái tuổi trẻ mới lớn lên, nó không bị ảnh hưởng của xã hội, bị ảnh hưởng của những người sai lệch.
(46:06) Lẽ ra thì mấy con thấy như những cái bằng tuổi cha, tuổi chú đầu bạc hai thứ tóc rồi mà vẫn thích và bắt cái cô đó gọi mình bằng anh cho nó thân thiện, thật sự là sai. Không thân thiện bằng kiểu đó đâu, kêu chú, kêu bác là thân thiện nhất bởi vì người ta đáng tuổi chú tuổi bác, đứng trên cái vị trí của người lớn thì đối với các cô mà còn trẻ tuổi như con như cháu mình gọi như vậy mới đúng, chứ gọi anh thực ra không đúng, tóc bạc mà cái cô hai mươi, hai mấy tuổi, ba mươi tuổi kêu bằng anh thì nghe nó kì cục, nó không đúng với cái xưng hô của dân tộc Việt Nam.
Cho nên Thầy thấy bắt như vậy là không đúng cách, do đó những cái câu mà con viết hỏi Thầy như thế này mà được đưa ra trong cái sự đạo đức để xác định được cái điều này, chúng ta dập, không để những con người như vậy, mặc dù họ là đứng trên ngành báo chí, các cơ quan này, họ là những người bác chú của chúng ta đều là những người trí thức chứ không phải là những người thiếu học, vậy mà sống bằng cách bắt các con cháu của mình kêu mình bằng anh như vậy. Thầy nói thiệt không có chấp nhận trên vấn đề đó, cho nên trong cái vấn đề này thực sự ra đi làm cái công việc ở ngoài đời, mấy con gặp trường hợp này rất là cay đắng, nó không đúng cách.
(47:38) Câu chuyện 3: Chuyện này thường có ở trên vùng cao, ở vùng dân tộc thiểu số. Con nghe người già kể lại ở trong nhà thường có ma xó, việc gì nó cũng biết, nhiều người cũng có câu cửa miệng nói ra ma xó nói ấy. Con không biết con ma xó nó như thế nào? Có thật hay không Thầy?
Về con ma xó đó nó không có thật đâu, con ma tưởng chứ không có ma xó ma gì hết. Ở đây không có ma gì, nhưng ở đó đặt cái niềm tin như ma lai, rồi ma xó, tất cả những cái này đều là người ta truyền với nhau từ xưa đến giờ người ta truyền với nhau nhất là ở cái vùng cao nguyên, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số người ta tin tưởng lắm. Nó không bao giờ có cái thứ này. Có là do cái hiện tượng tưởng hiện ra đối với cái người đó, họ quá tưởng, họ quá sợ, tức là họ bị cái hình ảnh con ma xó mà người ta diễn tả, ở con ma nó như vậy, như vậy. Cái hình ảnh nó ghi vào trong cái đầu của người đó, thì tự cái tưởng của người đó hiện ra chứ không phải có con ma xó.
Cho nên từ cái chuyện gì nó cũng biết, ở đây con kể con nghe người già kể lại trong nhà thường có con ma xó, việc gì nó cũng biết, nhiều người cũng có câu cửa miệng: nói như ma xó nói ấy. Nghĩa là, chuyện gì trong nhà mình con ma xó nó cũng biết, nhưng mà sự thật cái tưởng của chúng ta biết, chứ không phải. Bởi vì của mình thì mình làm sao không biết. Cho nên cái tưởng nó biết hết, chứ không phải có con ma đó, ma xó đó thật mà đó là có thật con ma tưởng của chúng ta, nó chỉ là cái tưởng của con người thôi.
(49:36) Người miền xuôi lên ngược, họ rất sợ ma thuốc độc, nó được chế từ râu con hùm, và cái măng mọc. Lúc nhỏ Thầy cũng nghe cái điều này, nó rất độc, qua một quá trình chế biến mới thành, cho một tý thuốc đó vào đổ vào đồ ăn vào có thể chết người, nhưng nó sợ muối lắm, ăn có muốn kèm thì không sao cả. Con chưa hiểu lắm về con ma thuốc độc này mà mục đích sâu xa hơn nữa của họ là để làm gì?
Thực sự ra những người này mà nói về, lúc nhỏ Thầy cũng nghe ông Thân Thầy nói về vấn đề này, nhưng cái ngày xưa chứ còn bây giờ mà đi tìm cọp, tìm hùm để mà lấy cái râu của nó cài trong búp măng để làm cái chất độc đó, thì bây giờ chắc không có ai tìm có được, mà cũng không bao giờ có được cái điều này, nhưng mà điều kiện là có một chất thuốc độc, họ có làm một cái chất thuốc độc gây sự chết cho thiên hạ, có cái điều đó. Như bây giờ chúng ta cũng biết có những cái loại thuốc độc có thể giết người ta, chứ đâu cần phải đi làm có lấy cái râu con cọp rồi lấy cái búp măng mà làm.
Ngày xưa người ta muốn làm cái chất độc thì nó khó, cho nên là người ta mới làm như vậy, giờ quá dễ. Cho nên những chất thuốc độc thì có như thuốc sâu, thuốc rầy, thuốc chuột là những thuốc độc, nó có thể giết người được thì cần gì đi làm chuyện này cho cực. Ở đây cái mục đích là nói như vậy để trong người ta cẩn thận, rè rật khi ăn uống. Bởi vì hồi trước nó có nhiều cái ác lắm mấy con, nó bỏ bùa, nó bỏ ngãi, nó bỏ thuốc độc làm cho người ta đau bệnh, để rồi nó thù oán nó giết người ta bằng cái chất độc mà phải làm như vậy. Còn bây giờ thì dễ nó có nhiều cái loại thuốc rầy, sâu, thuốc chuột thì nó cũng dễ giết người lắm nhưng mà điều kiện nó không phải như ngày xưa nữa.
Cho nên những cái điều mà nói này là có, chứ không phải không, Thầy cũng có nghe ông Thân Thầy nói như vậy, với râu cọp với bụp măng mà làm ra chất độc để thù oán ai để giết người thì có. Còn cái mà nói thuốc đó nó sợ muối thì Thầy không thấy nói, nhưng mà có lẽ là nếu mà cái người mà uống vào cái chất đó thì uống muối vào để nó giải trừ ra thì cũng có hoặc uống muối vô nó ói ra những chất độc đó thì có.
(52:20) Có bùa yêu không hả Thầy? Nó bắt người này dù không yêu cũng phải yêu, Rồi bỏ bùa đó bạn bè con kể nhiều nhưng con không hiểu nó như thế nào cả và tại sao họ lại chế ra thứ bùa đó để nghịch cho vui hay có nguồn gốc lịch sử của mục đích gì không và nó có tác hại hay không, có gây ra hậu quả gì không?
Ở đây thì Thầy nói như thế này, cái bùa yêu thì Thầy, đối với ông Thân Thầy, Thầy biết rõ ràng là người ta dùng cái bùa đó để khi vợ chồng của người đó họ ly dị nhau thì chẳng hạn như bây giờ cái người chồng muốn ly dị vợ, mà người vợ còn thương chồng mà muốn cho hai người được hòa thuận nhau thì đến ông thầy bùa đó nhờ ông làm bùa để mà chụp cái người chồng cho thương vợ, thì cái ông thầy đó, ông ấy làm như thế này. Ông vẽ hai cái hình nhân, đó là cách thức Thầy đã thấy rồi hai cái hình nhân đó nắm tay nhau, rồi ông thầy đó mỗi buổi chiều, 5 giờ chiều đó ông đọc thần chú, ông để trên chỗ bàn thờ ông ấy đọc thần chú. Cứ như vậy đó thì hai người đó sẽ trở lại.
Và cái trường hợp đó đã xảy ra, đã xảy ra với một cái người cậu của Thầy, thì cái mợ của Thầy với cậu của Thầy ly dị nhau, chia ra thì bà ngoại Thầy với mẹ của Thầy mới nói với ba của Thầy đó, nhất là bà ngoại Thầy nói: Con biết làm chuyện đó, thì con hãy giúp cho tụi nó sum họp nhau lại đi, chứ bây giờ mà để vậy thì thấy rất tội cho tụi nó, thì ông Thân Thầy mới làm cái bùa đó, rồi ông cố gắng, ông làm giúp cho hai người này họ sống trở lại và đồng thời cuộc đời của ông cậu của Thầy với mợ Thầy đã kết hợp với nhau lại và sinh ra được bảy, tám đứa con. Và hiện giờ thì cậu mợ Thầy đã chết, và những đứa con thì đang ở bên Pháp hết. Nghĩa là, cậu Thầy làm việc với người Pháp ngày xưa, cho nên hồi đó có dấu vân tay đó, cho nên sau này mấy đứa con trai, con gái đều qua bên Pháp ở hết, chứ không có còn ở Việt Nam nữa.
(55:04) Đó là cái trường hợp ông Thân của Thầy đã làm cái bùa để cho cậu mợ của Thầy đã sum họp trở lại mới có mấy đứa con đó. Là có cái lý do cũng ghen tuông thôi rồi mới, khi ông cậu Thầy ngày xưa làm ở thành phố, còn mợ Thầy ở tại Hóc Môn với bà ngoại Thầy, rồi mỗi tuần lễ thì cậu Thầy về Hóc Môn, và đồng thời nghe người ta đồn thổi rằng, cậu Thầy có một bà nào đó đang theo chăm sóc cậu Thầy ở dưới thành phố. Thì bà này mới xuống dưới gặp, gặp tận mặt, cho nên bà ấy buồn khổ bà ấy đi về luôn Trảng Bàng. Do đó, bà ngoại Thầy cũng nói với ông Thân Thầy giúp đỡ giùm, và ông Thân Thầy đã có giúp đỡ. Cho nên, cái bùa yêu có đó chứ không phải không.
Nhưng mà Thầy thấy làm một cái điều đó nó không được, nó thuộc về nhân quả rồi, nó không phải, bởi vì dù sao nó có trắc trở đều là nhân quả rồi. Mà chính cái tâm lý của ông Thân của Thầy thì lúc bấy giờ làm như vậy đó, thì nói với cậu Thầy. Nghĩa là hai người tâm tình nói với nhau, ở đời chỉ có một vợ một chồng thì mới hạnh phúc, còn hai ba vợ, hai ba chồng thì không có hạnh phúc.
Do đó, mà sự nói tới nói lui vậy thì thật ra chắc Thầy nghĩ rằng bùa cũng không linh đâu, bằng cái tâm lý, do có khéo léo nói, bùa mà nó làm sao nó bắt được khi một cái người ta không nghe biết mà mình tự âm thầm mình yểm thì không làm của người đó được đâu, cho nên Thầy biết ông Thân Thầy rất là tâm lý, nếu mà ông làm bùa ông nói: Bây giờ tôi sẽ làm bùa yểm cho vợ chồng của anh chị gặp nhau để sum họp lại, nhưng mà anh phải giữ gìn như thế nào, chứ mà anh còn đi với cô đó nữa thì chắc chắn là, dù như thế nào đi nữa tui làm không có được đâu.
Cho nên, anh thấy rằng trong gia đình, mẹ thì cũng lo cho anh mà thấy cái trường hợp xảy ra như vậy thì rất là đau khổ, anh thấy trong gia đình mọi người đều đau khổ, không riêng gì anh đâu. Vậy mà anh phải cố gắng, thì tâm tình nói với nhau không ngờ sự tâm tình đó mà giúp cho ông cậu Thầy sáng suốt hơn, cho nên mà từ đó cái bùa nó linh, chứ không phải bùa linh.
(57:41) Cho nên, Bây giờ thật sự ra nói, cái bùa mà yêu đó thì chắc chắn là Thầy không tin cái điều đó, nhưng mà vẫn có cái bùa đó chứ không phải không, nhưng cái người nào tin thì cái người đó họ sợ cái bùa đó, cho nên họ tin. Còn cái người mà không sợ thì cái bùa gì cũng không linh hết, đối với Thầy nó là thuộc về cái loại tưởng, người đó luyện bằng tưởng, mà dục những người tưởng mà tương ưng thì nó mới có linh còn không có tương ưng thì không linh. Đó là cách thức suy luận của Thầy, cho nên đối với bùa chú không có ăn thua gì hết.
Ngày xưa Thầy còn nhỏ khoảng chừng 10 tuổi, Thầy ở trong chùa này, ở trong cái chùa đây này, thì ở đây rất nhiều là thầy bùa chứ không phải riêng ông Thân Thầy đâu. Thì ở trước chùa nó có một cái hòn sơn, hòn sơn giả, nghĩa là người ta cũng nhét đá lên người ta làm cái núi nhỏ vậy, thì cái ông thầy bùa đó ông ấy nói, ông yểm bùa hiện bây giờ trên cái hòn sơn đó nó phát lửa ra, mà Thầy lúc nhỏ Thầy chẳng hề Thầy sợ, Thầy nói nếu mà ở trên cái hòn sơn đó có lửa, Thầy sẽ ra hốt lửa Thầy đem vô. Thì ông ấy nói đi ra hốt lửa thì sẽ bị chết, Thầy nói chết Thầy cũng ra đó hốt, nhưng mà đúng, Thầy ra đó thì có một cái đốm lửa, có đốm lửa nó chẳng qua là có một cái con giời, con giời nó sang sáng ra.
Thầy nhỏ mà Thầy gan lắm, Thầy không có sợ Thầy lại Thầy coi, chứ nếu mà người ta nghe nói mà yểm bùa mà có lửa cháy thì ai dám lại, còn như mà Thầy lại, Thầy lại coi, Thầy coi rất kỹ Thầy thấy thì rõ ràng là con sâu, cho nên Thầy hốt con sâu vào Thầy nói lửa của bùa của thầy đây. Thì cái ông thầy này, ông ấy, mọi người trong khi đó có nhiều người chứ không có riêng ông đó không, ông mắc cỡ đi, ông yểm bùa để nhiếc Thầy, ông đọc thần chú, vẽ bùa, dậm chân dậm cẳng bắt ấn đủ thứ, Thầy đứng trơ trơ, mẹ Thầy thì hoảng sợ, Thầy thì đứng trơ trơ không sợ gì hết, Thầy nói ông làm gì thì làm tôi không sợ bùa ông đâu, bùa ông không có linh đâu, cái con giời mà ông nói lửa của bùa ông. Ông nói không đúng. Thầy nói vậy.
Cho nên vì vậy đó mà ông yểm bùa, ông bắt ấn, ông làm đủ thứ cách, mẹ Thầy thì sợ lắm, cho nên bà nói: Con đi đi, con ở đây ông nhiếc con chết. Cho nên Thầy thấy mẹ Thầy sợ quá, thôi Thầy bỏ Thầy đi, nhưng cuối cùng có làm gì Thầy được đâu. Cho nên, bùa chú Thầy không có sợ mấy con và Thầy lớn lên được ông Thân Thầy dạy rất nhiều về bùa chú, nhưng Thầy ném nó như cái đồ bỏ, không xài .
(1:00:31) Cho nên, đối với Thầy mấy con đừng có sợ ai yểm bùa được, đừng có sợ không có thầy bùa nào làm hại mấy con được. Cho nên đối với bùa mà tâm luật, đối với bùa Thầy nói thật sự bây giờ mấy ông thầy Tây Tạng mà qua đây Thầy cũng chẳng sợ mấy ông đó đâu. Cái tinh thần mình vững vàng, cho nên cái pháp mà đức Phật dạy khi Thầy nhận ra là NHƯ LÝ TÁC Ý, đúng là không có cái gì mà áp đảo bằng cái ý thức của chúng ta được,… nhưng thuốc độc thì có thể hại chúng ta được.
Như một người mà tu thanh tịnh như Thầy rồi, thân nó phản ứng chống lại thuốc độc khi mà Thầy uống một thuốc độc gì, thì thân Thầy uống vô rồi ấy, thì cái thân Thầy nó đề kháng chống lại bắt phải ói ra liền. Cũng như bây giờ Thầy ăn chao mà thúi thúi thì nó bắt Thầy ói liền, cái gì mà nó bất tịnh là cái thân Thầy nó chống lại liền à, nó bắt Thầy ói ra, ói hết thôi rồi nó bình thường không có gì hết.
Đó là một cái thân thanh tịnh, còn cái thân của mấy con chưa thanh tịnh, mấy con uống thuốc độc vô cũng không biết. Còn Thầy bây giờ uống chừng 1 ly thuốc chuột, nó bắt đầu cũng tống ra à khỏi cần phải đem bệnh viện nó móc cổ mình đầu. Còn bây giờ mấy con uống rồi mới đem bệnh viện nó móc cổ cho mấy con ói ra, làm cho mấy con bị mấy thứ đó ngấm trong thân nữa, còn cái thân của Thầy bây giờ nó thành cái máy ói ra nó đụng chất độc là nó ói.
Cho nên vì vậy mà đối với Thầy bây giờ ăn cái gì mà thối thối, hôi hôi là không được mà ăn cái chất độc vô thì nó ói ra, còn những cái gì mà Thầy ăn vô nó bình thường không có gì đâu. Trứng sữa mà nó hôi hôi, cái mùi sữa mà hôi Thầy uống vô là ói, đó như vậy là có chất độc trong đó, Thầy biết có chất độc nó không chịu chứa sữa đó đâu, nói bổ chứ Thầy không thấy bổ đâu. Do Thầy thấy nó rất rõ ràng cho nên, vì vậy bùa chú hoặc là tất cả những ngải đừng có sợ cái vấn đề đó. Mấy con giữ vững tinh thần vững chắc thì mấy con không sợ, cho nên bùa yêu cũng là một cái điều kiện để người ta làm tiền chứ nó không đúng.
HẾT BĂNG