CK 089D - VẤN ĐẠO VỀ LY THAM - TỨ NIỆM XỨ - ĐUỔI BỆNH - GIẢI THÍCH CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC - HƯỚNG DẪN PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý CHO CƯ SĨ TẠI GIA
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/02/2006
Thời lượng: [1:04:38]
(00:00) Tu sinh: Câu hỏi về ly tham, ly ác pháp, ly cái lòng tham dục?
Trưởng lão: Cái lòng ham muốn gì đó? Ham muốn ăn, ham muốn tiền, ham muốn danh, ham muốn lợi, ham muốn sắc dục. Ly được cái gì thì nó có cái sự an ổn cho mình. Nó quán vô chỗ đó.
Tu sinh: Nhưng mà cái này cái chỗ đó mình ly tham. Cái này mình ly dục. Dục nó cũng là tham mà sao nó…
Trưởng lão: À! nhưng cái tham - nó xác định rõ còn dục nó tổng quát. Cái dục nó chung chung. Mình nắm cho vững cái điều kiện đó.
Ví dụ như dục, nó có nghĩa là chung. Mà tham là còn xác định tính dục.
Rồi có còn hỏi gì không con ?
Tu sinh: Con thưa Trưởng lão, (01: 02 - 01: 06 ); con có truyền thống một hai (01: 08 - 01: 10 ), Sư Giác Điền, con ghé về Nha Trang (01:12 -01:17)
Trưởng lão: Được rồi! Để Thầy gửi cho Sư Giác Điền. (01: 20 - 01: 22 )
Rồi con; con hỏi điều gì con? Con có hỏi, con lên trên đi!
(01:42) Tu sinh: Con thưa Thầy, Thầy chỉ dạy con pháp môn Tứ Niệm Xứ con cũng chưa được rõ lắm?
Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ, đầu tiên, Tứ Niệm Xứ thì con "theo cái Định Niệm Hơi Thở đó thì con tập con quan sát cái thân của con". Con về con tập quan sát được rồi kế đó: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi thở ra". Con thở ra thở vô mà con nhận cái thân của con. Con thấy, cảm nhận được toàn thân của con. Con nghe cái câu đó không? Con về con tập như vậy đó là con sắp sửa con tu, con chuẩn bị cho tu Tứ Niệm Xứ.
Chứ thực tâm mà con nhìn Tứ Niệm Xứ thì con rất khó. Còn không thì con tập như một người lính mà đi xem mấy cửa thành. Phải không? Đáng lẽ bây giờ ban đầu con nói: "Tâm thanh thản an lạc vô sự"
Rồi bắt đầu con nhìn cái thân con; con xem cái tâm con; rồi con xem các cảm thọ; rồi con xem coi nó có các ác pháp bên ngoài tác động không? Mà không có thì con trở lại con xem cái thân; rồi con cứ chạy lòng vòng, lòng vòng.4 cái cửa thành đó. Con chạy tới chạy lui, chạy tới chạy lui hoài. Bắt đầu tập tu trong Tứ Niệm Xứ - chứ chưa nói gì mà Nhiếp Phục Tham Ưu ở trên đó mà tập để quan sát bốn cái chỗ này.
Con bắt đầu con quan sát cái thân. Bắt đầu con nói: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự", thì bắt đầu con lặng nghe cái sự thanh thản an lạc. Rồi bắt đầu con nhìn lại cái thân con; con quan sát coi cái thân. Rồi con quan sát cái cảm thọ trên thân nó có hay không có; con quan sát cái tâm có cái niệm gì hay không có niệm. Con quan sát coi có cảm thọ gì của tâm không. Rồi con quan sát các Pháp bên ngoài có tác động: tiếng kêu, tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu có tác động. không? Mà nó không tác động; rồi con chạy lại con quan sát cái thân nữa. Gọi là quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Quán thân, rồi quán thọ, quán tâm, rồi quán pháp. Cứ chạy lòng vòng vậy đó, chạy mệt lắm đó, mới tu cỡ này là chạy lòng vòng mệt. Cũng như một người lính mà chạy bốn cửa thành vậy đó, chạy coi cửa này đã rồi tới cửa kia coi canh chừng, canh gác bốn cửa thành.
Còn nếu mà con cảm nhận được, con cảm nhận được thì con theo cái câu tác ý của Định Niệm Hơi Thở: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Rồi bắt đầu đó con quay cái tâm con trở lại, con nhìn cái thân của con, mà thân con có xảy ra cái gì như đau nhức gì đó - thì tức là bị cái thọ trên thân; mà con quay nhìn cái thân mà thấy có cái niệm gì khởi, đó là cái tâm của con. Còn không có niệm cái tâm nó im lặng, con không thấy đâu; có niệm thì thấy nó. Còn ác pháp bên ngoài con coi nó có tác động không? Nó không tác động thì coi như là thanh thản, an lạc, vô sự. Con có nhận ra không?
(04:22) Tu sinh : Thí dụ thưa Thầy! Thí dụ nếu như mà trong tâm có khởi niệm thì mình làm sao?
Trưởng lão: "mình khởi niệm thì mình dùng cái tri kiến của mình mình quán sát cái niệm đó. Cái niệm đó thành cái đề tài, coi như là cái đề tài của bài luận, để mình thấu triệt được cái niệm đó là nó thả, coi như Định Vô Lậu đó - là mình tư duy, mình suy nghĩ khi mà có cái niệm khởi ra. Mình biến cái niệm nó thành cái đề tài vô lậu mình quán; mình xét". Cũng như quý thầy ở đây làm bài vậy đó. Nó vậy đó.
Tu sinh: Nếu như mà cái niệm nó thiện thì mình tiếp tục mình.. Còn nếu như là niệm ác mình tiêu diệt nó luôn?
Trưởng lão: "mình tiêu diệt luôn. Mình phải quán cho nó thấu triệt rồi mới tiêu diệt nó luôn. Còn nó không thấu triệt thì nó không tiêu diệt".
Còn cái niệm mà nó không có thiện không ác - tức là nó ở ngoài cái vấn đề dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu thì cái niệm đó thôi không có cần thiết. Mình tác ý: "Cái niệm này là niệm tào lao. Đi đi. Chỗ này không phải chỗ mày vô đây chơi". Nó không thiện không không ác, nhưng mà điều kiện là nó nằm ngoài cái dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Ba cái lậu hoặc này nó dùng pháp mới đuổi.
Còn cái chuyện đó là nó không có ăn thua gì hết. Cho nên vì vậy mình muốn cho nó thanh thản, an lạc, vô sự - chứ không "nó lải nhải, lải nhải trong này; nó nói chuyện bậy". Cho nên mình nói: "Đây là tào lao. Mày đi đi, chứ tao không có cho mày vô cái chỗ này được. Đi! Mày là cái niệm không thiện không ác gì hết. nhưng mà cái điều kiện là không có được chỗ chơi. Con nít thì đi ra, chỗ này là chỗ người lớn, không phải chỗ con nít". Mình đuổi nó như vậy nó đi. Phải không?
(05:46) Tu sinh: Dạ thưa Thầy ví dụ như nếu như mà trên thân mà nó bị đau lưng chẳng hạn thì làm sao xả đi?
Trưởng lão: À, nếu đau lưng hoặc là mỏi hay nhức gì đó thì con sử dụng cái Định Niệm Hơi Thở con đẩy lui nó. Con nhắc nó: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Trước khi nhắc cái câu đó để mà nhiếp tâm mình trong hơi thở để đuổi cái bệnh, thì con phải tác ý: "Thọ là vô thường. Cái lưng đau này không có được đau nữa, bây giờ tao ngồi thẳng này chứ tao không có ngồi thụng đâu, ngồi thẳng cho mày biết mày chết đi. Mày phải đi chứ ở thân đau tao không chấp nhận". Con nói vậy rồi con: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Con tác ý con cứ nương vào hơi thở con tác ý để con biết thở ra, thở vô. Một chút xíu thì cái lưng của con mục. Nếu mà nó không mục - chừng năm, mười phút nó không hết, thì cho nó nguyên một giờ nó phải hết thôi. Nó cũng đi à. Cái bệnh nào nó cũng đi hết nhưng mà có điều kiện là bền gan có chịu chống nỗi nó không đó con.
Tu sinh: Ví dụ như mình có cần phải xoa bóp gì không?
Trưởng lão: Không có cần xoa gì trời hết. Tao không có cưng mày đâu. Ở đây là tao lệnh đi à. Chứ còn không có cưng. Con là con không có con cưng - cưng cưng nó đau hoài à. Bởi vì người ta cứ đau, trời ơi đau cái răng cứ vuốt. Nó nói cưng nó, cho nó đau à. Chừng nào nhổ nó nó mới hết, còn này không có cưng.
Tu sinh: Con thấy ví dụ như kiểu đó như gai cột sống hay này kia nọ mình cũng không cần?
(07:10) Trưởng lão: Không cần bôi xoa gì hết. "An tịnh thân hành. Cái gai cột sống phải đi. Ở đây không có chỗ mày ở. Đi đi. Mày phải tiêu tan cái này đi. Bình thường ở cái xương sống không có khục khục gì hết đó. Mày không có ở đây được, chỗ này không phải chỗ mày ở". Đuổi thẳng tay nó dậy đi, rồi nhiếp tâm vô: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Cứ bảo nó an thôi, rồi tự nó nó làm cho mình an. Chứ mình không có rớ tới trong đó được. Vậy mà nó ra. Gan dạ một lần đi rồi sẽ thấy.
Tu sinh: Dạ như vậy hồi nãy Thầy nói chỉ quán thôi chứ mình không cần nói tới chỗ tham ưu phải không Thầy?
Trưởng lão: Ờ, mình khắc phục nó, nó sẽ hết ưu phiền cho mình. Không có gì hết. Mình quán là được.
Tu sinh: Dạ con xin phép Thầy là con xin ở đây để mà theo dự thính hết chương trình lớp Chánh Kiến
Trưởng lão: Cái lớp Chánh Kiến còn mấy bài nữa hết rồi; còn mấy bài của quý thầy học ít hôm nữa hết rồi.
Tu sinh: Thí dụ như bây giờ thì con đi cũng lỡ cỡ rồi. Nhưng mà muốn tu học nữa thì?
Trưởng lão: Phải lớp sau à, phải khóa sau à. Tháng 10 năm sau. 01 tháng 10 năm sau, âm lịch đó.
Tu sinh: Năm sau, chứ không phải năm nay à Thầy ?
Trưởng lão: À, năm nay nè. Bây giờ nó là tháng giêng rồi ha, tới tháng 10 năm nay.
Tu sinh: Có gì là mình phải đăng ký trước
Trưởng lão: Đăng ký trước, để rồi cái số lượng người để mà có thể như thế nào. Còn nếu mà có đủ duyên thì ở ngoài quê con có được cái khu an dưỡng, thì ở đây quý thầy tu xong đưa ra ngoài đó dạy. Mấy con cũng làm bài cũng y như quý thầy dạy. Cái chương trình tu học mấy con đều giống nhau, không có khác.
Rồi bây giờ thì…
Tu sinh: Thưa con dự thính thì ngày nào cũng đi được, hay là ngày nào cũng có hay là như thế nào ?
Trưởng lão: Coi như là nó có cái ngày bên nữ và ngày bên nam. Con dự thính vào cái ngày bên nam. Thì cái ngày lẻ thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy là cái ngày lẻ. Bữa nay là thứ Bảy nè. Phải không? Bữa nay Nguyên Thanh xin phép Thầy gặp Thầy chút, ngày mai là nó đi về.
Rồi con lên đây con.
Tu sinh: Thầy hoan hỉ, (09:19) con không có đồng hồ.
(09:29) Trưởng lão: Rồi bây giờ đến tu với Thầy mà lở dở như vậy thì nó ảnh hưởng ở trong ngoài cái khoá tu; Thầy sợ sư không biết là tu nó được hay không. Bời vì cái khoá tu là dạy từ bắt đầu cái lớp Chánh Kiến rồi đến cái lớp Tư Duy. Nhưng mà sư vô đây thì coi người ta học, người ta gần hết cái lớp Chánh Kiến rồi. Rồi bắt đầu qua Chánh Tư Duy thì mình sợ học theo không có kịp. Và đồng thời mình cũng không biết đâu mình xả cái tâm nữa, bởi vì xả tâm bằng cái Định Vô Lậu.
Nó có ở trong đạo Phật, như muốn ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, thì nó có bốn cái loại định. Cái định thứ nhất là cái Định Vô Lậu; cái định thứ Hai là cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác; cái định thứ Ba là cái Định Niệm Hơi Thở; và cái định thứ Tư là Định Sáng Suốt. Có bốn cái loại định tu học, nhưng mà vô đầu tiên thì mình học cái Định Vô Lậu trước - triển khai cái tri kiến của mình để hiểu biết cái đúng cái chân chánh, không có để cho mình hiểu cái tà kiến.
Do đó mà bây giờ người ta học hết, gần hết lớp rồi, vô rồi bắt đầu bây giờ những cái mình hiểu biết nó chung chung lắm. Nó cũng Chánh Kiến nhưng mà chung chung không có đi sâu được; nó không thấu triệt được cái Pháp. Cho nên vì vậy tới chừng mà bước qua cái lớp Chánh Tư Duy để áp dụng vào sự tu tập để li dục li ác pháp, thì mình đâu có biết đâu, thành ra là sợ không được. Cho nên người ta đi vòng tới cái Chánh Niệm để người ta thực hiện trên Tứ Niệm Xứ mà. Ở trong Tứ Niệm Xứ mới tu trên Tứ Niệm Xứ. Chứ không phải người nào muốn tu Tứ Niệm Xứ cũng nhào vô tu được, không phải đâu. Thí dụ như mình chưa có học về Định Niệm Hơi Thở, chưa biết về Định Niệm Hơi Thở, thì mình tu Tứ Niệm Xứ làm sao mình khắc phục được tham ưu ở trên thân?
(11:15) Cho nên trên Tứ Niệm Xứ đức Phật nói: "Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu, trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu, trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu, trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu".
Nhưng mình không có học cái Định Niệm Hơi Thở thì mình đâu có khắc phục được. Mà Mình không có học cái Định Vô Lậu thì mình cũng đâu có khắc phục được tâm. Mình không có thể, mình không có Chánh Niệm, mình không có tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác thì mình cũng không có khắc phục được hôn trầm thuỳ miên. Như vậy là mình làm sao mình ở trên bốn Tứ Niệm Xứ mà mình tu cho được? Chứ đâu phải Tứ Niệm Xứ mình ngồi đó; mình ức chế nó để đừng có vọng tưởng trên đó thì không được. Hoặc là mình tu Tứ Niệm Xứ là mình chỉ giữ gìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình không có chỗ chướng ngại vô thì đâu được?
Bốn chỗ đó nó thường xảy ra những chướng ngại; vì vậy mà có phương pháp để đẩy lui cái chướng ngại đó ra, thì mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Mà mình chưa có học thì mình đâu biết đâu mà đẩy lui. Cho nên Tứ Niệm Xứ coi dễ chứ nó, trước khi mà muốn lên Tứ Niệm Xứ tu, thì mình phải tu tập các pháp cho nó nhuần nhuyễn, để sau khi lên Tứ Niệm Xứ mà tu tập, gọi là "mở cái chiến trường, mở cái mặt trận chiến đấu với giặc sinh tử". Vì "giặc sinh tử nó xảy ra ở trên cái chiến trường đó, mà mình đuổi giặc được khỏi cái chiến trường đó; mình dẹp giặc nó khỏi rồi, thì coi như là đất nước thanh bìn;. mình làm chủ sanh tử luân hồi". mà khi mới vô đây thì chắc chỉ có giữ giới.
Tu sinh: Mô Phật! Con có học một khoá ba tháng của người ở Miến Điện về dạy, thành ra khoảng nay ba bốn năm rồi, cũng quên. Thành ra nay con muốn đến đây. Vì cũng mới nghe à; chứ hồi đó giờ không có nghe. Mới nghe, mới nghe chắc hôm tết đây. Thành ra con mới ăn tết rồi con lên đây. Con đi lạc … Hôm nay gặp Thầy. Thầy mới nói là phải dạy trong cái pháp môn mà Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả mới đi qua Tứ Niệm Xứ. Con muốn học Tứ Niệm Xứ, thành ra Thầy mở khoá cho con nhớ lại xem, nhớ lại con có học một khoá ba tháng của người Miến Điện về dạy.
Trưởng lão: Họ có dạy Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả chưa?
(13:37) Tu sinh: Họ không có dạy, mà họ giảng đi sâu vào cái Tứ Niệm Xứ. Cái thứ Hai nữa là về bên tình dục nhiều quá. Bây giờ con có trên hai chục cuộn băng con thu, nhưng mà con thấy nó giảng cái tình dục không!
Thành ra con thấy, con không có khoái, con dẹp không có nghe nữa. Nhưng mà con sau này con đi ta mạ thì đâu có mang máy theo mà nghe.
Trưởng lão: Tu như vậy làm sao giải thoát được? Tu vậy không giải thoát đâu. Ở đây thì khi mà dạy Tứ Vô Lượng Tâm đó, Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả, để coi, coi cái… Bởi vì đó là Pháp Độc Nhất của đạo Phật mà. Ôm một Pháp mà đi đến cứu cánh, thì cái pháp đó nó cũng sẽ ở trên Tứ Niệm Xứ, mà nó thực hiện được cái Tâm Xả hay Tâm Từ, Tâm Bi nó ở trên đó. Nhưng mà cái người nào mà người ta có cái đặc tướng của cái pháp nào, người ta có cái duyên với cái pháp đó.
Ví dụ người có duyên với từ tâm thì họ sẽ thực hiện từ tâm. Người có duyên với xả tâm thì người ta thực hiện xả tâm. Ở đây là phải người ta có căn cơ của cái người đó, nó hợp với cái pháp đó thì người ta sẽ giúp cho cái người đó tu chuyên về cái pháp đó.
Nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ; mà nó nhiếp phục; nó khắc phục được tham ưu bằng cái từ tâm hoặc là bằng cái xả tâm. Mà bây giờ phải biết được cái đặc tướng của người ta; cái tài của người ta; cái kinh nghiệm của người ta; cái hiểu biết của người ta trên cái pháp đó mới được.
Còn bây giờ cái Pháp mà mình nói cũng Tâm Từ, Tâm Bi, mình nói xuông xuông nói chung chung đó thì ai cũng nói từ bi được. Ai cũng nói hỷ xả được, nhưng mà nói chung chung chứ đi sâu không được đâu. Nó chưa có rành.
Cho nên ở đây cần phải đào tạo rèn luyện cái người tu sĩ, coi thử họ có phải là cái người hướng về cái tâm gì - thì người ta giúp cho họ ở cái tâm đó để triển khai nó toàn triệt; để khi họ ở trên cái tâm đó; họ mới ở trên Tứ Niệm Xứ; mà họ khắc phục những tham ưu ở trên đó. Họ mới làm chủ được sự sống chết. Chứ nó không phải muốn tu Tứ Niệm Xứ mà vô tu, tu đại nó sẽ bị ức chế.
Cũng như nói chung chung là mình tu mình quán ở trên Tứ Niệm Xứ bằng cách này cách khác thì nó chung chung thôi. Quán thọ mình tu về cái thọ. Rồi quán tâm mình tu về cái tâm không thì nó không đúng. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là phải tu bốn chỗ lận - chứ không phải tu một chỗ được. Mà nếu mình lấy một cái trường thiền, dạy chuyên về quán thọ, chuyên về quán thọ thì nói quán thọ thì nó có đủ bốn chỗ thì coi như là mình không biết, mình chưa có thông suốt đâu. Cho nên dạy tu, chứ cái người mà làm chủ sinh già bệnh chết thì không có.
(16:07) Trưởng lão: Sư đã từng tham dự vào những cái khoá, chính cái người dạy sư cũng chưa chắc làm chủ sinh già bệnh chết được. Họ nói vậy chứ họ chưa có làm được. Cho nên trong cái sự tu tập thì phải tu cho đúng, để cho mình làm chủ được từng cái cuộc sống của mình, tâm mình; li tham, sân, si li dục thật sự.
Nhưng bây giờ về đây, hôm nay sư cứ làm bài. Thầy sẽ cho cái đề tài, và và mình cứ làm để cho mình triển khai cái tri kiến mình. Đạo Phật là đạo trí tuệ mà, đạo hiểu biết mới có làm chủ được. Thì mình phải đi vào cái sự hiểu biết dù mình có cái trình độ kém, dở nhưng mình vẫn nói được đúng cái hiểu biết của mình - chứ không phải cần mình lý luận cao siêu, cần mình phải có tài ba nhất lỗi lạc thì không cần. Nhưng mà nói cái tâm tôi thương yêu vậy vậy, tôi nói vậy là tôi có Tâm Từ. Tôi thương yêu như thế nào gọi là Tâm Từ, mà tôi thương yêu thế nào gọi là Tâm Bi. Cách thức nó như vậy. Và cái thương yêu như thế nào đó mà tôi tu Tâm Xả. Chứ nó không phải là cái thương yêu đó mà nó là Tâm Từ. Mà chính nhờ cái thương yêu đó, mà tôi xả được tâm tôi. Cho nên vì vậy mà không biết chừng tôi có duyên với Tâm Xả hơn là Tâm Từ.
Cho nên cái người thầy, người ta biết được cái đặc tướng người ta giúp cho mình tu tập tốt. Thì bây giờ sư cứ về làm thử một bài cho Thầy xem coi cái tri kiến hiểu biết của mình như thế nào. Sư làm thử, sư đặt thành một cái dàn bài có cái dàn bài mới biết chứ không lẽ mình quán rồi mình quán chung chung thì không được. Nó phải đi từ cái điểm nào điểm nào để cho mình triển khai ra cái lòng từ của mình, cái lòng thương yêu của mình, cái pháp mà khởi sự cho cái lòng thương của mình càng ngày càng lớn rộng ra. Thì bây giờ sư về làm thử cái bài Tứ Vô Lượng Tâm mà nói về Tâm Từ.
Tâm từ thì trước khi mình muốn từ, Đức Từ Tâm vô lượng thì sư phải định nghĩa cái từ đó cho cái người khác người ta hiểu cũng như cho mình hiểu; chứ mình nói chung chung người ta không hiểu Tâm Từ là cái gì. Do đó mình giới thiệu người ta để cho người ta hiểu, thì đó là mình định nghĩa cái danh từ của Từ Tâm. Rồi mình bắt đầu vào đó, mình vào đó thì mình nói về từ tâm đối với mình, đối với mình trước, mình phải thương yêu mình chứ; rồi từ tâm đối với người; từ tâm đối với các loài động vật; rồi từ tâm đối với thảo mộc; rồi từ tâm đối với thiên nhiên: cỏ cây, sông núi, đất đá. Rồi kết luận cái Tâm Từ đó. Sư về làm được không? Thì cứ làm làm đại đi, đừng có sợ trật trúng gì, cứ làm rồi Thầy sẽ xem. Thầy xem.
(18:47) Tu sinh: Con quyết tâm đến đây là sống chết chỉ xin cái sự học hỏi, thành ra có thể là cho con ở lại đây?
Trưởng lão: được rồi! Thì Thầy sẽ giúp đỡ cho. Nhưng mà phải làm đúng bài bản tu tập đúng cái lớp Chánh Kiến. Cái đó là Chánh Kiến là triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình chơn chánh, gọi là lớp Chánh Kiến. Thì bây giờ vô lớp là dù con đường nào đi nữa mình cũng phải đi vào Bát Chánh Đạo. Mà vào Bát Chánh Đạo thì phải học lớp Chánh Kiến chứ không có thể nào mà chạy khỏi lớp này.
Nghĩa là mình tu, mình tu ngang, mình không bỏ cái lớp này, mình tu cứ nào là Chánh Định, bằng định này định kia thì đây là không được. Bởi vì phải từ cái lớp một, hai, ba, bốn trở lên. Nghĩa là nó tám lớp là mình phải thực hiện từ lớp một cho đến lớp thứ tám của nó - chứ không được mà nhảy ngang. Nhảy lớp cũng không được. Bởi vì nhảy lớp là mình tu chơi, tu cầm chừng.
Cũng như bây giờ mình chưa học lớp một, chưa nhận ra được những chữ cái, chưa nhận được số mà lên lớp hai mà đọc chữ và làm toán cộng, toán trừ, nhân, chia, thì chắc là không làm được rồi. Nghĩa là mình làm chơi chơi, chứ còn vô không có được không có trúng đâu, đáp số không có đúng đâu. Nó trật.
Thành ra hầu hết người ta không có đi vào Bát Chánh Đạo; mà người ta tu, ngươi ta tu đại như là Niệm Phật, hoặc là ngồi thiền, rồi tu Tứ Niệm Xứ đại, thì coi như là người ta đọc chữ không ra thành, rồi làm toán không trúng.
Cho nên cái kết quả của nó, kết quả mà tu tập cái kiểu đó thì muôn đời muôn kiếp cũng không làm chủ sinh, già, bệnh, chết được hết. Nó là cái bằng chứng hiển nhiên mà hầu hết là chúng ta đã thấy Đại thừa, đã hướng dẫn người ta tu rồi đó. Nghĩa là nói thiền, lý luận đồ hay lắm nhưng mà cuối cùng thì nguời nào cũng chết nhăn răng méo miệng hết, cũng đau khổ, cũng bệnh tật - không có người nào mà chết trong sự bình an.
Thì như vậy là mình đi tu, là quyết tâm để làm chủ bốn sự đau khổ thì phải học Bát Chánh Đạo. Thì học Bát Chánh Đạo thì phải học lớp Chánh Kiến, rồi Chánh Tư Duy, rồi Chánh Ngữ, rồi Chánh Nghiệp, rồi Chánh Mạng, rồi Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Phải đi qua con đường đó. Bởi vì đó là cái Chân Lý rồi, cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật nó ở đó. Còn nếu mình đi sai thì mình tu sai đạo Phật.
(21:01) Cũng như chưa có gì hết, mình vô mình lo "niệm Phật" để cầu vãng sanh à? Như vậy ông Phật, ông đâu có dạy cái điều đó đâu. Ông dạy mình Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, mà mình vào mình Niệm Phật để cầu vãng sanh. Mà ông Phật ông dạy mình Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, vô đó cái ngồi thiền nhiếp tâm đừng có vọng tưởng, để kiến tánh thành Phật. Ông Phật ông dạy kiểu này chắc là ngang xương rồi - chứ Bát Chánh Đạo nó đâu có nằm ở chỗ này đâu?
Nhìn cái Bát Chánh Đạo đâu có dạy cái kiểu kỳ cục vậy. Phải không? Nhìn cái Bát Chánh Đạo đâu có thấy nó dạy mà niệm bùa, niệm chú đâu, bắt ấn đâu. Mà bây giờ ngồi thiền, niệm bùa, niệm chú, bắt ấn. Trời đất! Nhìn Bát Chánh Đạo chúng ta thấy trật hết.
Mà Bát Chánh Đạo là cái Chân Lý. Bốn cái Chân Lý của đạo Phật là Tứ Diệu Đế chứ gì. Mà nhìn lại Bát Chánh Đạo thì mấy ông tu cái kiểu gì lạ vậy?
Nói theo đạo Phật mà Bát Chánh Đạo tôi thấy mấy ông không có cái nào mấy ông tu là của đạo Phật hết vậy? Cái này ở đâu mấy ông đem ra đây mà ông nói của đạo Phật? Ông Phật dạy sao mà lạ vậy? Ông đưa ra Bốn Chân Lý là bài thuyết Pháp đầu tiên của người ta. Phải không?
Cũng như bây giờ, con nói con tu Tứ Niệm Xứ, mà sự thật ra nói về bôn cái loại, bốn cái phương pháp mà tu trên Tứ Niệm Xứ. Từ lớp Chánh Kiến con phải tu cái gì? ông nghe nói Định Vô Lậu, rồi bây giờ mình cứ quán vô lậu, quán điên, quán khùng, mình cũng vô lậu được sao?
Phải vô cái lớp Chánh Kiến mà ta học Định Vô Lậu trong đó chứ. Có phải không? Nó có bài bản, nó có lớp có lang đàng hoàng - mà mình không có vô cái lớp đó làm sao mình triển khai được cái Định Vô Lậu của đạo Phật được. Thì Thầy nói như vậy để biết là đạo Phật nó có cái chương trình giáo dục đào tạo chúng ta trở thành những bậc giải thoát, chứ không phải là nói suông được. Phải không?
Con bây giờ đấy, bây giờ Thầy cho con Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả - để con triển khai. Nhưng mà khi mà triển khai rồi Thầy sẽ cho con trở lại từ cái nhân quả thảo mộc cho đến cái nhân quả con người; đường đi của nhân quả con người cho đến quán các Pháp Vô Thường, Thân Vô Thường, quán thân Bất Tịnh, quán Thực Phẩm Bất Tịnh. Tất cả những cái bài, bài này đều là con trở về với cái lớp Chánh Kiến này hết. Phải hiểu biết phải thông suốt, phải Chánh Kiến tất cả những các Pháp như thật. Dù là tu học như thế nào thì mấy con cũng phải trở về cái lớp căn bản này. Cái lớp này căn bản, đi vào cái lớp căn bản mới toàn triệt được cái Định Vô Lậu. Mà cái Định Vô Lậu là nó hết lậu hoặc nó làm chúng ta không còn khổ đau nữa. Thế mà chúng ta không tu tập cái định này làm sao chúng ta thông suốt được. Phải không?
(23:15) Cho nên hầu như người ta dạy, "người ta dạy theo đạo Phật, mà người ta dạy không phải đạo Phật". Thế mà chúng ta cứ nghe người ta nói, đây là Pháp Tứ Niệm Xứ, đây là Niệm Phật, đây là ngồi thiền kiến tánh thành Phật. Người ta nói tùm lum tà la nhưng mà xét qua cái Bát Chánh Đạo, thì ở trong Bát Chánh Đạo không có dạy cái điều này. Thế mà chúng ta không biết dựa vào chỗ nào để nói rằng cái này sai - cứ hễ nghe họ nói cái này là của Phật; cái này là Phật thuyết thì chúng ta cứ nghe thôi chứ chúng ta không có căn cứ vào cái Bát Chánh Đạo. Cái Đạo Đế này mà chúng ta căn cứ vào thì sẽ thấy các Pháp của Đại thừa, của Thiền tông, của Mật Tông, của Thiền Minh Sát Tuệ đều là sai hết. Họ cũng lấy kinh Phật mà họ kiến giải qua trật, không có đúng.
Vì Bát Chánh Đạo là cái nền tảng vững chắc, để chúng ta biết rằng con đường tu của chúng ta phải trên Bát Chánh Đạo, chứ ngoài Bát Chánh Đạo thì chúng ta sẽ tu sai. Nó rõ ràng mà.
Thì hôm nay Thầy nói để cho hiểu. Bây giờ muốn tu thật sự để giải thoát, Thầy nói bây giờ tám mươi tuổi tu cũng được, chứ không phải không! Nhưng mà phải tu đúng, không thể làm sai được. Không có đường tắt nào tắt hết á. Ở đây không có đường tắt, mà là con đường tu bảy ngày, bảy tháng, bảy năm.
Con đường đi có bảy tháng, bảy ngày, bảy năm à. Nó là con đường tắt nhất rồi, không có còn con đường nào tắt nữa. Có phải không? Tắt nữa làm sao có con đường nào Tắt nữa. Nghĩa là bây giờ nói tui niệm Phật là tu con đường tắt. Trời đất ơi! Con đường tắt mà không trúng cái đường lối của đạo Phật. Cái này là của ngoại đạo, tắt của ngoại đạo để cầu để khấn với chư Thiên có không. Phải không?
Các sư các thầy hiểu kiểu đó. Cho nên đừng có nói đường tắt, mấy người đường tắt chứ, tắt của mấy người sao mấy người nói là tu vô lượng kiếp? Còn tôi tu không tắt nhưng mà tôi tu có bảy ngày, bảy tháng, bảy năm à. Như vậy cái nào tắt mà cái nào không tắt mấy người nói đi? Có phải không?
Tại sao mấy người lý luận của mấy người nói đường tắt mà tại sao tu bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mà nó hợp thời của mấy người là "tại vì mấy người ham dễ, mà sinh dục lớn". Ở cái thế gian này, vàng bạc đâu có lót, vàng đâu có trải đường trải xá. Còn ở Cực Lạc trải vàng trải xá. Cho mấy người ham vàng mấy người ham lên đó chứ, còn đối với tui là người tu theo đạo Phật, thì Chánh Kiến tui đâu có ham cái thứ đó đâu. Cái thứ đó nó đâm chém nó đánh lộn nhau đó; tui đâu có ham. Đó là như vậy là tui xả cái dục chứ gì. Còn mấy người xây dựng một cái cảnh giới mà vàng bạc như vậy đó làm cái lợi lòng tui ham thích. Cho nên vì vậy tui cầu về đó, tui cầu vàng cầu bạc chứ tui cầu cái gì. Đâu phải cầu giải thoát!
(25:38) Mình mới hiểu được cái cám dỗ, cái dụ dỗ của người ta, mà tại sao mình không thấy được cái dụ dỗ đó để sanh cái lòng tham dục mình càng lớn lên. Ở cái thế gian này làm được cái chỉ vàng quá cực, lên kia người ta trải đó lên đó mà móc. Có phải sướng không? Mặt tình mà lấy, lấy bỏ túi trở về thế gian mà sài.
Cho nên vì vậy mà Thầy nói tu phải chịu cực. Bây giờ sư cứ về làm bài. Thôi rồi, làm bài rồi Thầy kiểm điểm. Chừng nào mà làm bài được Thầy sẽ dạy cho dùng những cái phương pháp đó xả tâm. Tức là trên Tứ Niệm Xứ giúp cho toàn bộ thanh tịnh của Tứ Niệm Xứ, gọi là sung mãn Tứ Niệm Xứ. Phải không?
Có tu được thì về nỗ lực, già thì già cũng còn gân chứ đâu phải là già mà liệt gân sao mà sợ. Mặc dù là răng rụng nhất định là phải chiến thắng chứ đâu có sợ. Sư bây giờ sư móm rồi, không phải còn trẻ trung nữa đâu. Nhưng mà nhất định còn một ngày tu đúng chánh pháp là ngày giải thoát. Không có sợ. Về làm đúng đi. Bây giờ khởi sự Tâm Từ. Đạo Phật là phải có từ bi chứ, mà Tâm Từ không biết gì hết làm sao gọi là từ bi?
Thương yêu thì nó lộn qua thương xót. Trời đất ơi! Những cái này nó lộn xộn thì tức là mình chưa biết thương yêu, mình chưa biết từ bi chỗ nào hết à. Phải không?
Bởi vậy cho nên Thầy mới giảng rõ, khi mà Tâm Từ thì "trước sự hạnh phúc của chúng sanh thì đừng có đụng chạm nó gọi là Tâm Từ".
"Còn Tâm Bi trước chúng sanh đau khổ quằn quại, trên gường trên cái tai nạn hoặc đau khổ rên la, mà chúng ta cứu giúp những cái người mà đau khổ, những con vật đau khổ đó, những cây cỏ mà bị người ta làm cho nó khô héo đau khổ đó mà chúng ta giúp nó, thì đó là tâm bi".
Từ khác Bi khác. Rõ ràng hai danh từ này có đâu phải giống nhau. Một bên thì chữ T, một bên thì chữ B. Hai chữ đầu chúng ta thấy khác xa mà chứ đâu có giống. Vậy mà chúng ta cứ lộn à. Có phải không mấy con? Lộn Tâm Từ với Tâm Bi lộn xộn hết à. Làm bài rồi Thầy thấy lộn xộn hết. Có đúng không? Mà rõ ràng là một bên chữ B là Bi chứ gì, một bên chữ Từ là chữ T chứ. Mấy con làm bài gì mà lộn hết trơn hết trọi. Trời ơi! Hai chữ người ta rõ ràng B, T rõ ràng chứ đâu có giống. Thế mà làm giống hết. Từ không ra Từ mà Bi không ra Bi, mới độc chứ!
Cho nên vì vậy mà học Phật pháp là phải đâu rõ ràng đó. Thấy như thật mà, Chánh Kiến mà. Còn cái này thấy không thật, thấy không thật chữ B nó ra chữ T. Phải không? Chữ T nó ra chữ B. Có đúng không mấy con? Những cái bài mấy con làm Thầy thấy nó nói như vậy đấy. Nó lộn xộn như vậy đấy. Cho nên bây giờ đó, T là T mà B là B chứ không có lộn xộn như vậy nữa.
(28:22) Lúc nào là Từ là Từ, mà lúc nào là Bi là Bi thì nó không có lộn xộn. Đúng không? Thầy dạy đúng không? Lúc nào là Hỷ là Hỷ, lúc nào là Xả là Xả. Hỷ, Xả sao mà lộn xộn vậy? Cho nên làm bài nó phải triển khai cho đúng cái hiểu biết của chúng ta.
Rồi bắt đầu bây giờ con về con làm bài đi, rồi Thầy sẽ chịu khó Thầy chấm bài cho. Là một ông thầy giáo phải chấm bài học trò. Học trò của Thầy già ghê gớm, tám chục tuổi có, tám mấy cũng có, mà trẻ măng mới xíu xíu cũng có. Học trò của Thầy nó nhiều cái tuổi lắm. Phải không?
Học trò Thầy nói chung là đủ các tầng tuổi hết. Nhưng mà người nào muốn vào đạo Phật đều phải đi vào lớp Chánh Kiến. Cho nên từ già chí trẻ đều phải vô một lớp chung nhau. Chứ đừng nói tôi già tôi học lớp khác, trẻ tôi học lớp khác. Không được! Ở đây không được. Già trẻ phải vô học lớp này là học lớp này. Cái hiểu chúng ta là phải đồng đều với nhau. Hiểu như vậy nó mới hiểu đúng. Thì trẻ cũng hiểu vậy, mà già cũng phải hiểu vậy. Chứ nói già rồi hiểu khác, mà trẻ hiểu khác là không được. Không chấp nhận cái kiểu đó.
Rồi, con về con làm bài Tâm Từ đi. Chừng nào con không hiểu nên đây hỏi Thầy. Thầy chỉ dạy cho cái dàn bài cho, rồi không hiểu nữa Thầy cầm tay Thầy viết lần. Phải rồi, bởi vì mình mới vô lớp một mà.
Tu sinh: Thầy cầm tay con quá
Trưởng lão: Ở, rồi Thầy cầm tay Thầy viết. Bởi vậy phải viết cho được. Rồi, con hỏi Thầy gì không? Lên hỏi đi. Rồi con hỏi đi.
(30:13) Tu sinh: Thưa Thầy cái danh từ kêu bằng "thầy". Ông thầy là phải có cái tài để nói để dạy cho chúng sanh biết. Còn hôm nay chúng con là người dân lao động cầm cày cầm quốc mới buông, mới chạy vô đây mấy ngày rồi cũng kêu bằng thầy con mắc cỡ quá thưa Thầy?
Trưởng lão: Không sao! Mình học rồi mình làm thầy chứ.
Tu sinh: chưa làm nhưng mà…
Trưởng lão: Không có gì đâu! Bây giờ mới thầy con. Đúng rồi, không sao đâu!
Mới học được mấy bữa thì chắc chắn là tôi cũng sẽ làm thầy sau này. Bây giờ kêu thầy trước thì vừa rồi. Không có sao! Con đừng có mắc cỡ. Bởi vì mục đích của mình học để làm thầy, học để làm thầy mà, chứ không lẽ học để chết mang theo sao?
Cho nên con chuẩn bị làm thầy đi, đừng có lo gì hết. Ai kêu, họ kêu mình làm thầy họ khích lệ mình ráng tu để làm thầy. Dạy họ thì con phải hân hoan lỗ lực hơn nữa. Mấy người mà tôn tôi làm thầy, tôi phải ráng tôi tu hơn. Nghe không! "Mấy người đã sẵn sàng kêu tôi thầy thiệt phải không, thì tôi sẽ ráng tôi làm thầy thiệt đó, chứ không làm thầy giả đâu. Tôi sẽ tu chứng đạo đó, tôi sẽ dạy mấy người tu đó".
(31:23) Thì khi mình dạy người ta thì mình làm thầy chứ sao. Còn bây giờ tôi thì đang học, tôi đang học trò thật, nhưng mà mấy người kêu tôi thầy, là tôi chuẩn bị tôi làm thầy thật đó. Mấy người mong muốn tôi làm thầy thì thật sự ra tôi sẽ tu tôi làm thầy. Nhất định là tôi sẽ tu. Tôi không có bỏ cái cuộc này đâu. Mai mốt mấy người đừng kêu tôi nông dân nữa. Hễ thấy tôi cày ruộng chứ coi chừng tôi là thầy đó. Phải không?
Con đừng có sợ, đừng có ngại. Đừng có nói bây giờ tui mới vô học tôi chưa có làm thầy; đừng có kêu tôi thầy; kêu tôi bằng chú bằng bác gì. Không phải! Không được!
Bây giờ "tôi kêu bác bằng thầy là tại vì tôi thấy bác tu giỏi, tu hay, bác đi khất thực tôi thấy oai nghi bác được quá, cho nên tôi gọi bác bằng thầy, mai mốt tôi học được cái hạnh mà đi khất thực của bác đó. Bác hãy cố gắng hơn nữa thì tôi sẽ theo bác, tôi làm học trò".
Con đừng có ngại về vấn đề đó, bởi vì tu ở đây Thầy nói Thầy đào tạo cái lớp này ra để mấy con đứng lớp dạy, đứng lớp dạy thì không phải làm thầy sao? Không lẽ bây giờ con tám mươi mốt, tám mươi hai, tám mưới ba, tám mưới bốn, con nói con tu vài năm nữa chết. Đâu! Sống thọ tới một trăm tuổi để làm thầy người ta ít bữa. Con làm thầy trong một lớp rồi con chết con cũng mãn nguyện rồi, tu đền đáp ơn Phật rồi. "Tôi dạy người ta tu theo kinh nghiệm tôi đã tu được thì như vậy mình không phụ ơn".
Còn tu rồi chết liền. Trời đất ơi! Tưởng đâu đào tạo cho nó; nó thay mình nó dạy, ai dè mới dạy nó rồi; nó tu được rồi, cái nó lo nó nhập diệt; nó không độ chúng sanh nào hết. Thì như vậy là con phụ ơn rồi. Có phải không? Cho nên quyết định tôi sẽ làm thầy, tôi phải tu cho được. Mặc dù năm nay tám mươi bốn tuổi, nhất định là phải làm thầy. Do đó con nỗ lực thì tới chín chục tuổi làm thầy. Làm thầy mười năm, đến một trăm tuổi chết là vừa. Đâu có gì đâu!
(32:57) Tu sinh: Dạ thưa Thầy, làm bài luận, cái dàn bài… Tất cả dàn bài kêu bằng trạng, luận rồi trạng hay trạng rồi luận, rồi câu kết thưa Thầy?
Trưởng lão: À, mình làm bài hả con?
Tu sinh: Dạ
Trưởng lão: À, bắt đầu con muốn trạng muốn luận gì cũng được, nhưng mà điều kiện là con làm bài tự mình đặt ra cái dàn bài. Trước tiên mình giới thiệu người ta cái điều mình muốn nói, mình định nghĩa được cái chỗ mình nói ra cho người ta hiểu cái nghĩa đó đi. Rồi mình bắt đầu vào cái thân bài, rồi mới kết luận. Cái thân bài thì nó nhiều cái điều kiện nói ở trong cái thân bài lắm. Trước mình nói cái gì trước, sau mình nói cái gì sau. Tức là nội làm cái dàn bài không đó, thì con cũng như là con làm một cái bài luận đó chứ không có ít đâu.
Mình suy tư đó, để mình thành những tiểu đề của nó, để khi đó mình vào cái tiểu đề đó là mình triển khai ra được một cái bài. Cái bài để mình có cái đường đi, để mình quán, mình tư duy đó, với cái tiểu đề đó, để cho cái tư tưởng của mình nó soi vào cái tiểu đề đó; nó mới suy luận ra những cái gì mình muốn nói. Còn nếu không có tiểu đề đó, không có dàn bài đó thì mình nói một hơi cái nó hết à; không biết còn phải nói gì nữa đây?
Nó mất hết rồi thành ra viết cái bài sao mà tôi viết có một trang mà không biết nói nữa. Còn con làm cái dàn bài rồi, con nói cả một trăm trang giấy mà nó còn muốn nói nữa. Nó chưa hết.
Cho nên thầy Chơn Thành, thầy nói với Thầy như thế này: "Hồi đầu con chưa có biết mà khi được nghe Thầy nói rồi, con làm cái dàn bài. Trời ơi! Bây giờ con làm hai trăm trang chưa hết; nó còn muốn nói nữa; nó nói quá trời mà nó…".
Bởi vì từ cái chỗ cái dàn bài đó; nó dẫn dắt mình triển khai cái tri kiến của mình, cái hiểu biết của mình, để mình soi vào trong đó cho mình viết. Viết hoài không hết. Rồi nhiều khi nó nhớ ba cái kinh sách gì đấy, nó cũng… Bởi vì cái tiểu đề đó nó xoáy vào cái chỗ mà mình đã được đọc kinh sách; nó bắt đầu nó nhớ lại. Nó nhớ lại bắt đầu ghi vô, những cái lời của Phật dạy nó xác định nó chứng minh cũng sâu sắc lắm; nó rất hay cái bài. Con thấy chưa? Còn nếu mà không có những cái tiểu đề, không có dàn bài, con làm một hơi cái hết. Nó hết rồi. Nó không biết làm sao nó viết nữa.
(35:12) Thành ra trong cái làm luận thì nó phải có cái dàn bài con, không có dàn bài là làm khó làm lắm. Mà cái dàn bài mình giới thiệu người ta; người ta đọc vô đó cũng như là người ta xem cái mục lục vậy, dễ cho cái người xem. Người ta muốn xem cái đề tài, cái tiểu tựa coi cái gì đó người ta lật ngay cái chỗ đó ra, người ta đọc.
Thí dụ như Tâm Từ đối với thảo mộc, thì đó là một cái đề tài để cho mình nói cái lòng từ của mình đối với cây cỏ rồi, mà người ta muốn xem cái đó người ta lật cái chỗ đó, người ta khỏi cần xem lòng vòng ở kia. Cho nên vì vậy người ta xem cái đoạn đó thôi. Ai đâu mà ngồi mà đọc một cọc sách như thế này. Trời đất ơi! Mà tìm có một chỗ, tìm có một cái mục mà đọc hết một cái bộ sách như này có phải mệt không? Con hiểu không?
Cho nên khi mà con làm cái dàn bài rồi, thì người ta cần, kiếm cái gì chỗ nào đó người ta đọc ngay chỗ đó thôi, nó xoáy vào cái tâm người ta đang mong muốn thì cái đó nó dễ cho người ta. Mà cái người làm người viết cũng dễ nữa không có khó. con hiểu chưa? Mấy con hiểu chưa? Phải làm như vậy đấy. Chứ còn mà làm chung chung thì không được đâu.
Hôm nay mấy con về đây, mấy con được học và được Thầy dạy mấy con làm văn đó mấy con. Cái kiểu cách làm văn. Chứ Thầy thấy hầu như, Thầy thấy quý thầy cũng học hành nhiều, mà chắc bộ cái ông thầy ông cho cái tựa đề rồi, mấy con cứ nhắm vào cái đầu đề đó, cứ làm riết một bài thôi. Rồi! Không ngờ trong cái bài đó là muốn mà diễn tả ra nó nhiều cái góc độ lắm chứ tại sao mà người ta lại không chịu làm cái dàn bài để mà ta làm, để cuối cùng con nói chỉ nói thôi lu bù. Trời, đọc lý luận bên đây lý luận bên kia; nó không có ra cái gì hết mà nói cái gì đâu á. Trời đọc nó mệt gần chết à.
Bởi vì nó không có vào một cái tiểu đề cho người ta xoáy vào cái mạnh chỗ đó mà người ta tìm hiểu. Mà mình nói mênh mông mà vừa đạo kia nói vậy, rồi nói đạo đức nhân bản nhân quả, cứ nói đạo đức nhân bản - nhân quả nói riết. Trời đất ơi! Y như dường như lời giới thiệu. Mà cái bài giới thiệu mà chín mười trang như thế này, ông nội Thầy đọc cũng thấy chán gần chết à. Có phải không? Mình giới thiệu thì mình giới thiệu ngắn ngắn thôi để người ta biết cái đề nào người ta theo chứ. Chứ mình giới thiệu gì mà quá trời.
(37:29) Tu sinh: Chúng con bởi vì khi nằm trong cái tuổi, hồi đó thì kháng chiến nó bùng nổ lên thành ra lỡ học, lỡ thầy, ở dân hết trơn. Cho nên không bằng cái lớp hôm nay được bình yên học hỏi, cho lên tới Đại học nó mới nói những lời mà đúng đắn không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không có sao! Hồi đó nó lỡ học thì bây giờ mình học. Thì bây giờ học nữa cũng lên Đại học chứ sao. Cao lắm đến một trăm tuổi con cũng vô Đại học thi tiến sĩ có gì. Bắt đầu bây giờ mình học cái lớp này; chừng sau hai mươi năm sau thì mình cũng vô tiến sĩ chứ sao. Có gì đâu!
Được cái duyên mà vô đây học nè, khỏi đóng học phí nè. Có sướng không? Chứ con vô Đại học con phải đóng học phí ghê gớm lắm; tiền sách vở phải mua. Còn ở đây khỏi cần mua. Thầy dạy không lấy học phí chút nào hết. Cơm có ăn nữa mà khỏi có tiền cơm nữa. Trời ơi! Ở đây gọi là Nhà nước đài thọ hết. Có sướng không? Mà lại được làm chủ sanh già bệnh chết. Trời đất ơi! Cái lớp học này kêu là lớp học miễn phí, hoàn toàn là đài thọ hết mọi mặt. Thế mấy con phải bỏ xu điếu nào mua cơm không? Vẫn có cơm ăn học.
(38:44) Chỉ có học làm bài thôi mà thế mà không chịu học làm bài. Thầy nói, ở đời Thầy nói thật sự mà học sinh mà nó đi học, cha mẹ nó tốn tiền biết bao nhiêu không? Chứ không phải không! Mà nó học giỏi thì được người này cấp cho cái học bổng, người kia cấp cho học bổng, hay Nhà nước cho học bổng. Trời nó mừng muốn chết luôn.
Còn ở đây nguyên toàn là học bổng không à mà học trò nó dở, nó dở sao nó dở. Mà con biết cái tuổi già là tại vì gia đình mình bận rộn này kia mình học không được chứ gì. Trời ơi tuổi già mà được rảnh rang mà học nó còn giỏi hơn cái tuổi trẻ nữa chứ. Già nó có kinh nghiệm. Mà con hồi đó lỡ dở học hành phải không? Bây giờ được đủ cái duyên học trở lại. Trời đất ơi mừng chứ sao?
Tu sinh: Dạ ngày trước con đi học lỡ dở bị khống chế bị hạn chế cái tuổi, tuổi mình đương leo lên như bạn, vẫn đọc vậy mà giờ nó hạn chế mình phải rút lui trở lại.
Trưởng lão: Bởi vậy hồi Thống chế Lete; nó đặt cái chương trình đúng cái tuổi đó nó vô học. Mà trễ nó không cho, hơn nó không cho, buộc lòng mình phải xin tuổi nhỏ lại. Thay vì nó bắt mình tám tuổi thì mới vô lớp một. Mà dưới tám tuổi thì không cho, mà trên tám tuổi thì không được. Con thấy hồi đó nó hạn chế cái sự học ở đất nước mình ghê gớm lắm. Con nói Thông chế Lete là cái ông ở bên Pháp chứ không có ở bên đây đâu.
Mà cái chương trình giáo dục của nó, nó đặt ở các nước thuộc địa là vậy đó, nó hạn chế ghê gớm lắm. Các con thì không biết đâu, tuổi Thầy với tuổi bác đây biết thôi. Thầy hồi đó đi học nó hạn chế vậy đó. Mà nó đúng cái học sinh mà vô lớp một, Thầy nói nó đo đúng một thước nó cho, mà thấp hơn một thước nó không cho vô học. Nghĩa là tám tấc nó không cho vào học. Trẻ con đó, mà nó phải cao một thước à. Nó lấy trẻ con người Việt Nam mà nó đo theo kiểu Tây mấy con.
Cho nên Thầy hồi đó mới tám tuổi vô học là đúng tuổi học rồi. Bảy tuổi nó cũng không cho vô nữa. Đúng tám tuổi nó mới cho vô. Mà nó cho vô nó đo. Lại cái nó đo thước, Thầy có tám tấc à. Trời đất ơi! Nó đâu có cho vô học. Thầy mới khóc. Hồi đó ham học lắm. Khóc. Bà ngoại Thầy mới năn nỉ ông thầy giáo: "Cho nó vô nó học, nó tuy nó lùn vậy chứ tuổi nó cũng đúng tuổi rồi". Rồi cho nó vào học. Bây giờ mấy con thấy Thầy thấp lùn chứ đâu có cao phải không? Do như vậy mà hồi đó Thầy đòi học dữ lắm đó chứ không phải không. Hồi đó thời Pháp đó.
(40:50) Tu sinh: Hồi đó con đương vượt bậc cứ lên lên mỗi năm mỗi lên, đương lên cái rồi Thống chế Lete nó hạn chế cái tuổi đó. Tuổi đó con vượt khỏi phải đi lính. Mới vừa bắt lính cái rồi tại cái tuổi đó, hồi đó giờ con không có đi lính.
Trưởng lão: Đó con thấy không, bởi vì trong cái thời gian đó. Bây giờ có cái duyên được học trở lại, được làm dàn bài, được học trở lại theo cái kiểu hướng dẫn. Còn con muốn vào lớp một học chữ A B C nữa không?
Tu sinh: Dạ con mừng lắm. Ước ao mình phải ở lại thành phố mà có cơm ăn áo mặc thì con phải học tiếng ngoại ngữ gì bây giờ. Hồi đó con thích nói tiếng Pháp lắm. Sự thật giờ làm toán mà tiếng Pháp con kêu rành như tiếng Việt Nam.
Trưởng lão: Đúng rồi. Hồi đó thì hoàn toàn làm tiếng Pháp như làm crem đồ đó.
Tu sinh: Làm crem rồi đủ thứ hết trơn. Nhất là con hồi đó con giỏi về nghề toán. Thôi học rồi con tức hết sức mà giờ cha mẹ già, cha mẹ nghèo quá làm sao, phải về nhà cầm cày cầm cuốc phụ.
Trưởng lão: Nói chung hồi đó dân Việt của mình ít có cái điều kiện đi học lắm. Hầu như ở nông thôn thì phải thất học hết, học có nhiều đâu. Hồi đó mà học được tới tú tài cũng là ngon lắm rồi đó.
Tu sinh: Dạ tú tài là ngon lắm rồi ạ.
Trưởng lão: Tú tài đôi đó. Học mà thi trung học, học mà thi cái bằng trung học hồi đó kêu là nhất đơn đó, là trung học là nhất cấp đó, là gọi là đíp-lôm ngon lắm đó con, chứ không phải chơi đâu. Hồi đó mà học ở trong trường Chasseloup-Laubat ( là trường Lê Quý Đôn bây giờ ) mà ra đó thì giỏi lắm đó chứ không phải. Tây nó đào tạo có căn bản lắm. Hồi đó lớp nhất nói tiếng Pháp thì vanh vách, nói với lính tây, lính xuân đá, nói vanh vách với nói. Tiếng Pháp giỏi vậy đó. Mà học sinh lớp Năm bây giờ, gọi là lớp Năm, hồi đó gọi là lớp nhất, nghĩa là hết cái lớp tiểu học thôi.
Tu sinh: Nhưng mà cái trình độ hồi đó giỏi lắm thưa Thầy, chứ không phải như bây giờ.
Trưởng lão: Bây giờ lớp Năm làm gì được con? Hồi đó người ta … lớp nhất hồi đó nó giỏi lắm con, nó giỏi lắm, tiểu học đó.
Tu sinh: Hồi con bắt đầu con sắp lên thì nó hạn chế rồi, con đã ngồi lớp nhì hai năm rồi, ( nghe không rõ )
(43:27) Trưởng lão: Nghĩa là lớp ba nó phải hai năm. Lớp BA , BB, rồi lên lớp nhì A, nhì B.
Tu sinh: Chỉ có lớp (nghe không rõ ) trở về bữa nay là ( nghe không rõ ), còn lớp Elémentaire thì một năm thưa Thầy. Lớp Ba đó.
Trưởng lão: Lớp Ba đó. 3A, 3B. Hồi đó Thầy phải học 2 lớp đó.
Tu sinh: Con sao hồi đó nó phân A, B đông quá hay sao chứ con hồi chưa hiểu cái chỗ đó nữa.
Trưởng lão: Không nó phải học, học 1 năm lớp 3B, rồi lên lớp 3A, rồi mới lên lớp nhì, rồi nhì A, nhì B. Rồi mới lên lớp nhất, mới thi tiểu học. Hồi đó Thầy phải học, cho nên học 7 năm đó con. Vô học Thầy học lớp Năm, lớp Năm là lớp Một đó, rồi mới tới lớp Tư, rồi lớp Ba. Lớp Ba có hai lớp Ba, rồi mới tới hai lớp Nhì, rồi mới tới lớp Nhất. Hồi đó học vậy đó, trời ơi học dữ tợn. Nó hạn chế cái sức học nó không cho mình nhảy cóc. Mà học vậy mà căn bản lắm.
Tu sinh: Hồi đó mình học sớm mai, ngày 1 lần, chiều 1 lần.
Trưởng lão: Một ngày đi học hai buổi, không có đi học một buổi. Tiểu học thì phải vậy thôi. Còn lên trung học thì nó khác. Cái chương trình trung học nó khác. Nói chung là cái tuổi của Thầy là cái tuổi trong cái thời mà thuộc địa Pháp cũng như con vậy đó, cái tuổi lớn cho nên nó học về căn bản lắm. Cái chương trình giáo dục của Tây nó căn bản lắm. Nó vững vàng. Chứ không phải như chương trình giáo dục mình bây giờ. Học sinh mà lên lớp Năm để lên trung học để học lớp Sáu, lớp Bảy, người ta lên lớp Sáu lớp Bảy là người ta giỏi lắm. Học sinh người ta giỏi lắm. Còn bây giờ nó dở. Nó làm luận không. Lớp Năm giờ ra làm luận không có được. Viết cái bài trật lất hết.
(45:21) Cho nên trong cái vấn đề mà hôm nay mấy con được về tu học, được Thầy huấn luyện, Thầy huấn luyện theo cái kiểu Tây chứ không phải huấn luyện theo kiểu Mỹ đâu. Không!
Hôm nay thật sự mà Thầy giáo dục mấy con là theo kiểu chương trình của Pháp đó. Kỹ lưỡng lắm, bắt làm bài luận, không được làm lại đó. Cho nên nó buộc mình hồi đó con biết học lại lớp 3A 3B đó, rồi nhì A nhì B, nghĩa là coi như là làm lại những cái điều kiện mình học mà chưa thông suốt nó bắt mình làm lại, nhào đi nhào tới để cho nó thấm nhuần thật là thấm nhuần. Cho nên người ta ra tiểu học là người ta rất giỏi chứ đâu phải người ta dở.
Thậm chí như người ta ra tiểu học người ta nói tiếng Pháp vanh vách à. Còn bây giờ lên thi trung học đệ nhất cấp rồi đó, kêu nó đạt bằng A bằng B bằng C gì đó, mà nó thấy Mỹ thấy Tây nó xê ra không à, không dám sáp vô nó nói chuyện. Nó nói không có được.
Thật sự hồi đó mà người ta sáp vô người ta nói chuyện, học sinh đó nó sáp vô nó nói chuyện. Tây mà nó làm bậy làm bạ là mấy thằng học sinh nó lại nó đốn liền. Nó nói lia lịa nó đốn liền đó. Nó không sợ đâu. Con có nghe hồi Bác Hồ không? Tây mà nó bắt Việt Nam mình nó kéo nó này kia rồi nó mệt không thể kéo, cái người xe đó, họ kéo cái thằng Tây nó mập nó ngồi trên đó, hồi đó xe kéo đó, rồi cái thằng đó lên cái cầu nó mệt quá, thằng xe kéo mệt quá nó quỵ xuống. Cái thằng Tây đánh, mấy cái thằng học sinh nó lại nó can liền, nó nói tía lịa, không có được đánh. Vậy mà thằng Tây nó về nó tìm mấy thằng học sinh đó nó đuổi đó. Chứ không phải dễ đâu.
Như vậy đó. Vậy mà học sinh ngày đó nó ngoan lắm, nó dám xê xích lại Tây nó nói chuyện, còn học sinh mình bây giờ bằng B bằng C gì nó xê ra, nó không dám vô nói chuyện với Tây, với Mỹ. Thật sự có mấy con. Nó có bằng A bằng B bằng C thật sự, chứ mà nó xê ra không dám xích vô. Nó thua mấy thằng xích lô, mấy thằng xe ôm nó xích vô nó nói chuyện với Mỹ để nó chở nó lấy tiền. Còn mấy thằng có bằng mà nói không được. Sự thật đó mấy con.
(47:12) Tu sinh: Dạ con hồi học ở mấy trường tôn giáo bên kia thì con là hạng nhất, nhưng mà về đây không biết làm sao chứ luận văn con lôi thôi, con tức lắm. Nhờ Thầy triển khai chỉ con cái dàn bài hôm nay con bắt đầu tiếp thu được.
Trưởng lão: À, hôm nay con khá khá một chút chứ hôm đó con đội sổ. Những bài làm con coi như đội sổ. Nhưng mà nay tiến bộ chút chút được rồi, khá lên rồi. Bắt đầu bây giờ các con có hỏi Thầy gì thêm không? Nói chuyện ngoài đời quá không được. Rồi đó. Về cất mấy cái cuộn băng đó đi, nói chuyện về lịch sử về cái đời quá, bỏ cái đoạn đó đi con. Rồi, mấy con còn hỏi về cái gì thêm không con? Bây giờ mình xoáy vô cái sự học, sự tu.
(48:12) Tu sinh: Mô Phật! Như con suy nghĩ cái bài Từ Tâm con chưa có làm xong thưa Thầy
Trưởng lão: Chưa làm xong thì phải ráng làm cho được.
Tu sinh: Dạ con bây giờ quán về cái đường đi nhân quả của con người thì đang làm cái bài này, và nhân quả của tâm sân. Chỉ còn kết luận nữa là rồi. Con sẽ cố gắng làm xong, con sẽ làm cái bài Ái ngữ.
Trưởng lão: Còn cái bài Ái Ngữ? Nay mà trở lại còn bài Ái Ngữ nữa. Thua rồi!
Tu sinh: Bài đó con chưa có làm. Tại vì trong thời gian con có bệnh thì con chỉ lo trị bệnh không. Con không có làm những cái bài đó
Trưởng lão: Thôi được rồi. Bây giờ phải làm cái bài Ái Ngữ, để sau khi này học tới cái lớp Chánh Ngữ để mà biết sử dụng cái bài Ái Ngữ.
Tu sinh: Dạ, về cái sườn bài mà con nói về Tâm Từ, Tâm Bi thì con ví dụ như trong cái bài con suy nghĩ như này không biết có đúng hay không.
Ví dụ về cái Tâm Từ đối với mình thì con phải nói trong cái phần tiểu mục của nó là phải như về thân hành, khẩu hành, ý hành của mình như thế nào để gọi là Tâm Từ đối với mình. Và đối với mọi người thì cũng phải sử dụng qua cái thân hành, khẩu hành, ý hành đối với mọi người để thể hiện cái lòng từ. Và đối với động vật cũng vậy, và đối với cây cỏ cũng vậy. Như vậy đúng hay không?
(49:46) Trưởng lão: Đúng chứ con. Mình dựa vào đó là cái đường đi của nó rồi mà. Cái đường đi của nhân quả rồi, thì dựa vào đó là đúng. Mình thực hiện cái Tâm Từ của mình ở trên cái đường đi của thân hành, khẩu hành, ý hành chứ đâu có ngoài cái đó đâu. Coi như mình nói Đông nói Tây gì thì nó cũng lọt vào trong cái lộ trình đó chứ không có chạy đi đâu được khác. Nhưng mà mình viết cái tiểu tựa của mình để cho mình dễ mình biết mình đang đi ở trong cái lộ trình nào, đang nói cái gì thì mình biết rõ. Rồi bắt đầu, không có gì đâu con. Làm đi, phải chịu khó ở lại học cái lớp Chánh Kiến cho nó xong đi.
Tu sinh: Con cũng có, như hồi sáng con cũng có viết cái giấy con hỏi Thầy thì con có nói khi nào con làm xong thì xin Thầy chỉ riêng, dạy sau cho con cái phần lớp Chánh Tư Duy cho con.
Trưởng lão: Những người nào mà họ được luôn, họ lên lớp luôn thì họ lên cái lớp trên nữa, còn con sẽ ở lại học chung với cái lớp mà Chánh Tư Duy của những người rớt ở lại. Có vậy thì đâu có sao. Mấy người mà người ta chưa có đủ cái sức mà người ta lên người ta tu, xả tâm được thì người ta đang ở lại đó. Thì khi bây giờ con làm xong mấy cái bài này thì con lên con học chung với mấy người này. Thì đâu có gì đâu mà.
Còn mấy người kia, người ta được đủ khả năng người ta đi luôn lên, thì người ta lên cái lớp trên nữa rồi, thì con cứ ở lại. Nếu mà ở lại nữa thì người ta lên lớp nữa người ta hơn, từ đó mình học chung tuốt cuối cùng, thì người ta tới lớp nhất rồi mà mình vẫn còn lớp Một, thì ở lại cho tới rêu mọc thôi cũng được chứ.
Không có gì đâu, từ từ lần lượt mà tu tập thì căn bản nhất thì mới dễ, còn nếu thiếu căn bản thì dù mình ở lại mười năm đi nữa nhưng mà mình vẫn vững vàng; mình vẫn tu tập tốt. Đừng có vội, vội lên rồi mình cũng rớt xuống à.
Bời vì nó là cái chương trình tu học rồi; chứ không phải là chung chung được đâu. Hễ nó lên chừng nào, càng lên cao thì nó lộ cái chỗ tu tập của mình ra nó không đạt được chất lượng đó. Thì mình vẫn mình biết, cái người tu vẫn biết mình không có đạt được chứ không phải là gì. Còn cái người tu mà người ta đạt được, người ta thấy cái tâm người ta rõ ràng nó thanh thản, thanh tịnh, nó rõ ràng lắm.
Cho nên mấy con tập cho căn bản thì mấy con sẽ đi đến nơi đến chốn chứ không có gì hết. Đừng có vội muốn theo cái lớp cho cao mà cuối cùng mình rớt à. Bởi vì cái lớp tu tập này là cái lớp thực tu thực chứng, không phải nói rằng mình mua cấp bằng được. Ở đây không có nói: "Ờ Thầy làm ơn cho thêm nửa điểm con đậu hay một điểm". Bây giờ nửa điểm rớt là rớt, bởi vì còn nửa điểm chứ nó còn cái tâm dục ở trong đó, thì làm sao mà biểu đậu được. Con hiểu chỗ đó không? Nên ở đây nó như vậy đấy.
(52:07) Tu sinh: Mô Phật, còn về cái Tâm Xả như Tâm Bi và Tâm Hỷ thì con cũng phải làm cái sườn bài giống như Tâm Từ?
Trưởng lão: Cũng vậy đó con
Tu sinh: Còn về cái Tâm Xả thì con phải xả từ. Thí dụ như, Tâm Xả về tham dục trước, kế đó thì.
Trưởng lão: Tham, sân, si.
Tu sinh: Tham, sân, si.
Trưởng lão: Nó nằm ở trong xả là xả tham, sân, si - xả những cái điều kiện trước tiên. Cho nên mình tham là tham cái gì? Tham nó rộng rãi, nó nhiều chuyện lắm cần phải xả hết: tham tiền, tham bạc, tham danh, tham lợi, đủ loại tham, tham ăn, tham uống, tham ngủ, tham nghỉ. Xả hết.
Con thấy nó nhiều; nói về tham mà con không biết xả bao nhiêu cho cùng. Con viết bây giờ tham ăn phải nói như thế nào, mà tham tiền nói như thế nào, tham danh nói như thế nào. Nó bao nhiêu sự kiện. Bây giờ mình làm bài vở, mình thấy mình dở là mình thua, mình cũng tham cho nó giỏi, thì tất cả những điều đó cũng là tham hết. Cố gắng lên con. Không có gì đâu. Lần lượt làm cho đúng con.
(53:34) Tu sinh: Dạ thưa Thầy con xin được phép hỏi. Như con không có chuyên tu, thì trong một ngày con ở nhà bình thường đó, con tác ý cái câu: "Tâm như cục đất ly dục ly ác pháp". Con tác ý như vậy được hả Thầy?
Trưởng lão: Được con! Cái đó là cái người còn ở ngoài đời, thường xuyên mình tác ý: "Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết đi". Mình nhắc vậy. "Tâm như cục đất ly dục ly ác pháp đi". Con tác ý vậy được, để chuẩn bị cho mình, nhưng mà luôn luôn lúc nào "mình còn sống ở ngoài cuộc đời thì mình nhìn tất cả những sự việc mà xảy ra nó là nhân quả con, nó là nhân quả".
Cho nên vì vậy mình thấy nó nhân quả thì nó giảm bớt cái sự buồn phiền, sự đau khổ, sự giận hờn. Và đồng thời mình cứ tác ý câu đó để cho nó thành một cái nội lực. Cái nội lực không tham, sân, si. Mà không tham, sân, si thì nó giải khổ rồi. Cuộc đời của mấy con thì sống tu như vậy. Và đồng thời nó có những cái lớp mà để triển khai cái tri kiến hiểu biết cho sâu hơn, để cho mình, mọi việc xảy ra. Mình sống trong cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì mấy con sẽ giải thoát liền. Giải thoát ở cái mức độ của người cư sĩ mấy con.
Giới Luật, năm giới mấy con nghiêm chỉnh lắm. Khi mà mấy con tu rồi năm giới là năm cái Đức Hạnh của người cư sĩ mấy con sẽ nghiêm chỉnh, không có vi phạm đâu.
Tu sinh: Dạ thưa Thầy, mấy cái công việc ví dụ mấy cái công việc nó chuyển đổi thường thường, nó không có liên tục cái công việc đó thì tùy theo mỗi công việc mình tác ý hay là.
(54:56) Trưởng lão: Mình tác ý tùy theo mỗi công việc. Mình tác ý theo cái Pháp mình tu con, thì mấy con cũng được giải thoát. Tiếc vì Thầy không có rảnh, Thầy soạn cho mấy con một cái bài Pháp để tu cho người cư sĩ - nó tu cho từ cái thấp cho đến cái cao, cho cái giới cư sĩ luôn mấy con. Nhưng mà vì không có cái điều kiện để mà chỉ dạy cho mấy con.
Rồi, bắt đầu bây giờ mấy con còn hỏi điều gì nữa không mấy con? Rồi, bắt đầu mấy con về. Rồi Thầy…
Còn sư Mẫn thì con phải giấy tờ cho đàng hoàng con. Ở tu mà không giấy tờ thì không có được đâu. Bởi vì cái lớp này nó đang tu vậy chứ nó rất khó vì cái giấy tờ phải cho hợp lệ đàng hoàng, để cho mình có thể một thời gian mình nỗ lực mình tu. Chứ không nó có cái chuyện, rồi nó động chúng hết đó.
Tu sinh: Mô Phật! Dạ thưa Thầy, Thầy hoan hỷ.
Ví dụ như đối với người Phật tử mà người ta cúng dường để xây cất chùa như bên Đại thừa như vậy thì người ta khi mà người ta cúng dường được như vậy, thấy những cái chùa được cất xong người ta hoan hỷ như vậy, thì mình có hoan hỷ chung với họ như vậy hay không?
Trưởng lão: À không! Mình thấy nó ở trong ác pháp nó sai không đúng cái đường lối của đạo Phật thì mình không có hoan hỷ với cái chuyện đó. Mình hoan hỷ tức là mình vui theo với cái sai. Nó không đúng con. Mình không vui theo cái điều đó mình thấy rất đau lòng. Vì đạo Phật không có chấp nhận. "Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo".
Hai cái giới đầu tiên của đức Phật đã dạy mà: "Cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa", đó là "cái xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo" rồi. Thì do đó hai cái giới đầu tiên của một vị Tỳ kheo mà quý thầy không có giữ gìn đúng mà lại xây cất như vậy, Phật tử hoan hỷ cất thấy nó trang đẹp, thấy cái tiền mồ hôi nước mắt mình làm thế, cái nơi mà thờ Phật thì mình không hoan hỷ, mình thấy đây là đi sai con đường của đạo Phật rồi, không đúng.
Tu sinh: Dạ như vậy mình phải dùng cái Tâm Bi chứ không phải cái Tâm Hỷ?
Trưởng lão: À, tức là trong cái hoàn cảnh đó thì mình phải sử dụng cái Tâm Bi của mình thương yêu họ, thương họ, tội nghiệp họ đã lầm lạc. Họ đã hại Phật pháp rồi. Thì cái đó là mình suy nghĩ vậy chứ mình đừng có nói họ. Nói họ không có được đâu.
Tu sinh: Con đưa Thầy, con đi tắt nước rồi con lên lại.
Trưởng lão: Ừ, con lên lại, rồi Thầy sẽ chờ đây, để chút, không sao.
(57:15) Tu sinh: Dạ như bây giờ, thân niệm này, nó cứ khởi lên cho con mấy ngày an lạc.
Ví dụ như con là con đề ra học về cái ngành kế toán, thì nó thấy cái ngành kế toán thì thường hay bị ở tù, cho nên chuyển sang về cái ngành ví dụ như chuẩn bị năm nay thi vào trường cao đẳng dạy về môn toán, như vậy thì con có khởi lên như vậy, muốn định làm…
Tại vì ba con thì muốn cho em con nó thi về học về cái ngành kế toán. Nhưng mà nó thấy như vậy không dám nói với ba con. Thì lúc nói với ba con thì ba sẽ buồn. Còn bây giờ thì cái tâm con nó khởi niệm muốn khuyên em con là vừa học kế toán mà cũng là vừa học về ngành bên giáo dục như ngành dạy học. Thì khi mà học được 2 cái bằng cấp này có thể mình vào trong trường, thì có thể vừa làm kế toán vừa đi dạy được. Như vậy trong trường hợp này con phải quán xét như nào để xả tâm tham.
Trưởng lão: À, mình thấy đây là nhân quả thôi, tuỳ theo em mình. Đây là nhân quả của nó, mình lo cái phận sự của mình tu, còn em mình, hoặc là mình muốn giải quyết cái vấn đề này, thì chỉ viết bức thư mình khuyên em mình chung chung, để cho nó nhận định được cái hướng của nó coi như thế nào. Nhiều khi nó thích, sở thích của nó thích cái nghề nào nó chọn lấy cái nghề đó, bởi vì đó là lên Đại học rồi cho nên vì vậy mình chỉ góp ý thôi chứ mình không có quyền gì hết con.
Cũng như, bây giờ trên cái Đại học mà cha mẹ bắt buộc mình phải học cái nghề đó, coi chừng nó không có thích cái nghề đó mà buộc nó thì cái tay nghề nó rất là dở.
Ví dụ như nó không thích bác sĩ, mà cha mẹ muốn nó phải là thi lấy bác sĩ và học bác sĩ, thì coi chừng đó. Nó không thích, coi chừng nó người bác sĩ không có từ tâm đâu. Cho nên vì vậy mà mình chỉ khuyên thôi, em thấy cái khả năng của em thích cái đó không, thì em nên học cái đó, còn không thích thôi. Chứ đừng có vì ba, đừng có vì người nào hết, đừng có vì người khác bắt buộc mình phải học cái đó, mà mình thấy mình thích mình học, còn mình không thích thôi.
(59:34) Nhưng trước khi mà mình hướng dẫn, mình nói cái đó nó lợi ích như thế nào thế nào cho cái cuộc sống của mình khi mình học cái nghề đó, thì mình gợi ý như vậy thôi. Chứ mình đừng có bắt buộc, đừng có ý gì áp đặt cái đứa con hay là em út mình. Mình chỉ gợi cho nó đúng.
Cũng như bây giờ Thầy dạy mấy con, Thầy không có áp đặt mấy con tu Tâm Từ, Tâm Bi, hay Tâm Hỷ, Tâm Xả. Mà tuỳ theo cái khả năng của mấy con mà Thầy hướng dẫn cho mấy con tu. Áp đặt là nó sai, nó không hợp. Cái nghề mà nó miễn cưỡng, nó học mà nó miễn cưỡng ra nó làm nó không có hay, nó không triển khai được cái nghề nó tinh xảo. Coi vậy chứ cái nghề kế toán con biết, có khi nó không hợp, nó không thích, nó học rồi sau đó nó không có làm. Cũng như Minh Tâm nó học kế toán nó rất giỏi, nhưng nó làm một thời gian sau, nó thấy những cái điều nó rất là nguy hiểm. Cho nên bây giờ thôi đi tìm cái gì buôn bán sống cho sướng hơn, làm kế toán thiên hạ coi chừng ít bữa mình vô tù ngồi. Họ ăn, cái người khác họ ăn, mà rồi mình kẹt, mình dính.
(01:00:23) Tu sinh: Dạ thưa Thầy, thì em con cũng nói như vậy. Con nói chuyện với em thì nó cũng nói là thích về làm giáo dục, về dạy học thì thích hơn là về cái ngành kế toán. Thì con sợ khi mà ba con biết được thì ba con sẽ rất là buồn.
Trưởng lão: Ừ, thì mình gợi ý cho.
Ví dụ như con muốn giải quyết như vậy đó, thì con gợi ý cho ba con, "bây giờ em con nó cũng lớn rồi, nó lên Đại học nó học rồi thì để cho tự quyền nó hợp với cái gì, chứ ba áp đặt nó như vậy, sau khi nó làm cái nghề này, sau có những cái điều kiện gì nó ở tù ba chịu thế nó được không?"
Bởi vì cái vấn đề này đứng ở trong cái xã hội, mình sẽ thấy nó nguy hiểm, rất nguy hiểm. Hễ mà trong cái áp phe nó mà cái người kế toán mà không chịu nghe nó là coi chừng bị hất ra đó. Mà hễ nghe nó là ở tù chung nhau đó, không chạy đâu khỏi à. Con thấy mình làm trong kế toán nó làm sổ sách chứ gì. Mà giờ nó bảo mình phải ăn cái này nè, phải ghi vậy vậy vậy … , ghi giả ghi dối đó mà không chịu tôi hất ra tôi không cho anh làm kế toán nữa. Có phải không?
Mà bằng lòng thì được chia nhau. Nhưng mà rồi mai mốt nó lòi ra, cái thằng giám đốc, kế toán gì cũng tiêu vô hết một chỗ. Đâu có phải dễ đâu con, bởi vì cái vấn đề này nó đâu phải dễ, mà nó áp phe, phe nhóm nó lắm. Mình một mình mình chỉ còn nước mình không chấp nhận thì kể như là mình mất nghề. Mà mất nghề đâu phải chạy kiếm nghề bộ dễ sao con bộ tưởng, cũng gian khổ lắm chứ đâu có dễ.
Cho nên vì vậy mà mình chuẩn bị cho cái nghề bác sĩ và cái nghề làm thầy giáo cô giáo là cái nghề cao đẹp nhất. Nhưng mà Thầy nói thật sự nó phải có lương tâm chứ không lương tâm thì coi như là, vô trường đứa nào có học thêm thì cho điểm cao, đứa nào không học thêm không cho điểm cao. Cái đời nó vô đạo đức đến mức độ đó. Lôi người ta về nhà mình đặng học để kiếm tiền thêm, bởi vì lương của giáo viên quá ít. Vô đạo đức như vậy. Thôi bây giờ thì vô làm bài đi con.
(01:02:42) Tu sinh: Thưa Thầy! Chúng con ở đây xin được nghe băng trong thời gian qua Thầy dạy về Chánh Kiến có được không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ con, có băng đĩa của Thanh Trí ở đây nó thu. Mà dường như nó sang được mấy đĩa họ lấy hết mấy đĩa. Trí vẫn có. Ai cũng xin hết thành ra cả ngàn cái đĩa rồi đó, bài vở cả ngàn đĩa. Mà dường như ở trên mạng có nhiều Phật tử họ xin trực tiếp để cho họ những cái đĩa đó để cho họ liền, để họ nghe liền, họ không có chịu, mà phải trực tiếp ở bên đây Thầy dạy làm sao ở bên kia người ta nghe, hơn là để một thời gian sau rồi đưa lên mạng này kia, rồi họ mở ra họ nghe. Lâu quá họ không có chịu, họ chỉ muốn nghe liền à. Thì con biết họ muốn nghe liền. Khi mà Thầy giảng đây làm sao họ bên kia họ nghe liền thì họ mê lắm, mà đợi cho sau này mới đưa lên mạng này kia nửa tháng một tháng, họ thấy nó chậm chễ quá. Họ muốn ăn món ăn cho sớm. Họ muốn ăn món ăn nóng hổi, chứ còn nó nguội rồi họ không thích.
Cho nên thôi bây giờ mấy con yên tâm khi mà cái vấn đề đó thì có Thanh Trí lo. Liên hệ với Thanh Trí mấy con, rồi có một cái người Phật tử họ cũng sẽ mua một cái máy để, để giúp cho rảnh rang rồi cô Út cô cũng sang những cái băng đó con, rồi mấy con có hỏi cô Út cũng sẽ đưa cho mấy con những cái băng đĩa đó để mà nghe. Mà thấy cô cũng nhiều công việc quá sợ không biết sang nổi không. Nhưng mà cô ráng cố gắng cô khắc phục cô làm việc đó. Thôi bây giờ mấy con ra mấy con ráng nghe không, còn sư Mẫn ráng xin giấy tờ cho được, không khéo ở nó không được đó chứ.
Rồi con.
HẾT BĂNG