CK 087B - TU XONG THÂN GIÁO DẠY NGƯỜI - VẤN ĐẠO TÂM HỶ - LỚP CHÁNH TƯ DUY - TỊNH CHỈ CẢM THỌ - LÒNG THƯƠNG CỦA THẦY
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 09/02/2006
Thời lượng: [37:14]
(00:00) Trưởng lão: để mất thì giờ thôi, về làm bài, về tu tập, để không mất thì giờ. Mấy con thấy đúng, những bài vở mấy con thấy đúng thì mấy con lướt qua bài khác, còn thấy còn sai thì mấy con làm thêm. Có vậy thôi để cho nó hoàn chỉnh được. Sau này những bài của mấy con trở thành những bài pháp đó, bài pháp của mấy con. Còn bây giờ Thầy nói như thế này, ở trong chúng mà Thầy dạy rồi, dạy về Chánh Kiến rồi, mấy con ra mấy con nói vanh vách đó, nhưng mà mấy con bị đó. Thầy nói thật sự ra người ta sẽ không tin mấy con đâu. Bởi vì pháp Thầy dạy, mấy người nói vanh vách mà sống không đúng là mấy người nói láo đó mấy con. Thầy nói cho Phật tử biết hết đó, không có ai mà đem cái này ra giảng đạo được đâu.
Nghĩa là nói vanh vách cứ coi thử mấy Phật tử cứ coi, cứ nhìn vị Thầy hay vị cư sĩ nào nói vanh vách đó, mà ông ta còn sống phạm giới, phá giới đó thì cái người đó là nói láo không có thật đâu. Họ nói được chứ họ hành chưa có được đâu, cho nên họ lừa đảo mình đó, rồi sau này họ thêm thắt tầm bậy đó, rồi tưởng mình đúng chứ coi chừng họ dẫn mình tầm bậy rồi chết cả đám nhau đó. Đừng có nghe lời mấy cái người đó.
Chừng nào họ sống đúng giới hạnh hẳn hoi thì lúc bấy giờ mới tin họ đó, khéo léo như vậy chứ đừng vội tin người nào hết. Họ học lớp này ra họ nói hay lắm đó, họ luận hay lắm đó, coi chừng bị họ lừa đảo đó. Những cái người nói được mà không làm được là những người nói láo đó, chứ không có thật đâu. Họ lừa đảo, họ gạt, họ tu chưa được; tham, sân, si họ còn; mà tâm tham, si họ còn mà họ nói lý luận hay coi chừng họ giết chết mọi người, họ giết họ mà họ giết luôn mọi người đó. Đừng có nghe theo mà chết đó.
Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ tuyên bố trước để không mấy con tưởng bây giờ mình học được vậy thôi để ra làm Thầy thiên hạ. Giữa ngã ba, ngã tư đóng cái thiền đường ở đó mà dạy đạo thì coi chừng chết. Thầy nghe trong kinh Phật nói: “Đừng có lại ngã ba, ngã tư đóng cái chỗ đó mà dạy đạo ” Chính đức Phật muốn nói: "bốn phương người ta sẽ tập trung về mình, khi mình tu chưa chứng thì cái đó không có được, nguy hiểm đó!".
(02:14) Cho nên ở đây Thầy cũng muốn nhắc cho các con vì đây là cái lớp đào tạo nên mấy con có đủ trình độ và khả năng khi mấy con suy tư lý luận, thì mấy con đủ khả năng để đứng ra lãnh đạo để dạy đạo. Nhưng mấy con nhớ thân giáo là hơn hết. Vừa cứu mình và vừa cứu người đó, còn cái thuyết giáo nó không quan trọng đâu mấy con. Nhiều nhà Phật học, người ta học tiến sĩ Phật học, người ta học làu làu những bài kinh hết nhưng họ ra gì? Họ đâu có ra gì đâu, họ chỉ nói cái miệng thôi. Còn ở đây chúng ta lấy thân giáo dạy người và thuyết giáo chúng ta không thua sút người nào đâu. Ai hỏi gì chúng ta đều biết. Cái sai, cái đúng chúng ta đều hiểu. Không có chỗ nào chúng ta không hiểu.
Cho nên ở đây chuẩn bị cho chúng ta cái thuyết giáo là quan trọng. Đừng có nghĩ rằng chúng tôi vừa tu vừa làm Bồ Tát. Kiểu đó Bồ Tát muốn chết chứ không phải Bồ Tát muốn sống đâu. Cho nên thường thường mình tu chưa xong mà làm bồ tát hạnh, sử dụng cái hạnh bồ tát để độ chúng sinh, hầu như Bồ Tát đó đều nhăn răng, méo miệng hết. Tại vì sao? Chết cũng nhăn răng, bệnh đau cũng nhăn răng, cái gì cũng rên la, nằm liệt giường, liệt chiếu cũng ba ông Bồ Tát đó chứ không gì đâu.
Cái hình ảnh đó là cái hình ảnh đã ở trước mặt chúng ta, chúng ta đã chứng kiến nhiều rồi. Những người nói hay nói lung (nói nhiều) mà rốt cuộc nhăn răng méo miệng hết cả đám đó. Lượng sức mà cứu mình chứ đừng có đem kiến thức, hiểu biết mà lừa đảo người khác là coi chừng mình chết, mình phải trả quả đó. Không có chạy đâu khỏi hết.
(03:50) Cho nên cái tu, thực tu, thực chứng làm chủ được bốn sự đau khổ rồi, đem kinh nghiệm đó ra dạy người. Đời sống mà cái người thực tu, thực chứng và làm chủ bốn sự đau khổ sinh già bệnh chết là đời sống giới hạnh không bao giờ họ phạm phải cái phạm hạnh của họ đâu. Họ rất là oai nghi tế hạnh đó.
mấy người đâu. Mấy người làm sai là mấy người Ma Ba Tuần đó. Tôi biết sai là tôi vạch mặt, tôi chỉ chứ tôi không sợ đọa địa ngục đâu. Địa ngục là mấy người đang mở cửa địa ngục, Ma Ba Tuần nó mở cửa địa ngục nó phỉ báng Phật Cho nên ở đây cái người cư sĩ người ta hiểu biết người ta dễ nhận ra lắm, không khó đâu. Còn mình mà hơi lóc chóc một chút coi chừng, chưa xong đó thì mình sẽ bị người ta hiểu biết và đồng thời cái sự tuyên bố của Thầy, không phải như Đại thừa ai mà chê trách quý sư, quý thầy đó là tội đọa địa ngục đó. Ở đây không có đọa địa ngục gì hết, người nào sai là nói sai người nào phạm giới là nói phạm giới chứ không sợ chiếc áo chiếc y của mấy người đâu. Cũng không sợ đầu tròn, đầu méo của pháp, nó đăng đọa đó, chứ đừng có nghĩ chiếc áo, chiếc y, cái đầu của mấy người là không dám nói đâu.
Ở đây là người nào tôi cũng dám nói, làm sai giới luật là tôi nói à. Như vậy, Thầy dạy ở đây là cư sĩ cũng như tu sĩ, người nào sai là nói sai, không có sợ tội lỗi. Mình nói sai để người ta sửa lại tốt, đó là mình tốt. Còn mình thấy người ta sai mà mình không dám nói sai, tức là mình sai, mình không dám nói. Còn mình đang tu để đi đến giải thoát thì không nên thấy ai sai. Các con nhớ bây giờ mấy con chưa tu xong mà mấy con thấy người ta sai là coi chừng mấy con đọa địa ngục đó. Là mấy con chưa giải quyết ở mình.
Còn mấy con tu rồi thì ai sai nói hết. Không tha người nào hết. Cho nên vì vậy khi mở con mắt ra thấy người đó phạm giới, phá giới là không nên tôn xưng họ là thầy. Để cho mình đi tìm bậc thầy mình tu hành. Còn nếu mà mình nói vị đó sai, vị này sai mà trong khi đó mình chưa tu tập được thì không được. Nhưng mình thấy sai mình biết đứng trong góc độ giới luật mình thấy họ sai thì mình tránh. Còn mình đang tu, để mình nỗ lực đi đến rốt ráo mà mình cứ thấy người này sai, người kia sai thì coi chừng mình không có tu hành đến nơi đến chốn được. Tại vì trong lúc bị phân tâm, bị thấy bỉ thử cho nên vì vậy mà không giải thoát.
(06:19) Thầy nhắc nhở kỹ trong vấn đề tu tập kỹ để không khéo lúc nào mà chúng ta nói cái sai của người khác là lúc chúng ta đã làm xong, đó là cái thứ nhất mà Phật đã dạy: “Nếu như một người tu xong mà thấy cái sai của người khác mà không nói là hèn nhát” đức Phật đã nói vậy mà, còn mình tu chưa xong mà mình là người đang tu thì mình nên thấy lỗi mình không thấy lỗi người.
Người chưa tu, còn đang đi tìm trên con đường đạo thấy cái sai của những người phạm giới, thì không nên tôn họ làm thầy. Mình đang đi tìm mà, đi tìm cái người để mình tu chứ chưa phải mình tu. Nhưng khi mình bắt đầu tìm được một vị thầy hướng dẫn mình tu thì không thấy cái sai của ai khác hết mà chỉ thấy cái sai của mình. Nó có từng giai đoạn chứ, chứ mấy con đứng chung chung… Bây giờ Thầy nói vậy, mình đang đi tìm một bậc sư mà không dám thấy ông sư đó sai thì mình tôn ông sư đó sao, thì mình trật mất rồi. Bây giờ mình đang trên con đường chưa phải tu, đang tìm một bậc sư, đang tìm một tôn giáo thì mình phải xét nét tôn giáo đó có đúng không. Phải không? Người tu đó có phải là thầy của mình được không? Thì từng mà mình thấy đúng thì mới tôn xưng họ thầy, mình thấy đúng tôn giáo đó mình mới theo.
Đó là bắt đầu mình phải có sự tư duy đúng, sai trong giai đoạn đầu. Rồi cái giai đoạn tu, không thấy ai sai nữa hết. Bởi vì giai đoạn này mình đi đến cái rốt ráo của mình mà thấy cái sai của người ta rồi mình làm sao mình xả tâm, phải không? Cho nên không thấy cái sai ai hết mà chỉ thấy lỗi mình. Bây giờ là giai đoạn mình tu, mình được học mình tu. Cho nên ông thầy dạy, cũng như đức Phật dạy “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” thấy lỗi mình, không thấy lỗi người là lúc mình đang tu. Rồi bắt đầu tu rồi, ai sai vạch mặt ra.
(08:04) Đầu tiên thấy sai không theo, có phải không? không nói, nhưng mà không theo người đó. Thấy tôn giáo nào không đúng, không theo; tôn giáo nào hợp mình thấy đúng, mình theo. Đó là giai đoạn đầu. Giai đoạn sau, vô tu thì không thấy sai nữa bởi vì mình chấp nhận rồi, cho nên không thấy sai mà chỉ thấy lỗi mình để mình sửa cho đến khi mình rốt ráo.
Sau khi rốt ráo rồi thì thấy mọi cái nào sai đều chỉnh đốn lại hết. Để làm gì? Mình tu rồi, mình được giải thoát rồi mà để cho người ta sai thì rất tội, bởi vì không những sai một người trong thời đại này mà còn nhiều thế hệ sau này nữa. Cho nên chúng ta nói để con cháu chúng ta sau này tránh, không có làm sai cái điều đó nữa. Cho nên có hai cái giai đoạn đầu, giai đoạn đầu thấy sai để không theo tôn giáo đó hoặc không theo vị thầy đó. Giai đoạn thứ ba là khi tu xong thì thấy cái sai, vạch ra để cho con cháu chúng ta sau này nhờ. Và giai đoạn tu tập giai đoạn giữa không thấy người sai mà chỉ thấy mình sai.
Như vậy là mình biết con đường mình tu đúng, còn nếu không thì mình sẽ sai. Cho nên ở đây Thầy nhắc nhở kỹ trong vấn đề này, cho nên lúc mà đang tu chúng ta không thấy ai sai, ai sai thì kệ; nhân quả của họ, chúng ta không biết.
Còn lúc chúng ta đang tìm đạo, đang tìm người làm thầy thì chọn lấy thực sự người đó phải hết tham sân, si, giới luật nghiêm chỉnh đó là thầy mình, còn không thì nhất định là không chấp nhận. Và tôn giáo nào đem lại lợi ích cho mình, chứ tôn giáo mà sống trong ảo tưởng nhất định không theo. Không theo những cái ảo tưởng đó. Mà theo cái chân thật, cái lý thật thì mình theo để mình được giải thoát.
(09:44) Bây giờ đến đây các con có hỏi thầy điều gì nữa không?
(09:50) Tu sinh: Không nghe rõ
Trưởng lão: Cái Hỷ Tâm, để đẩy lui cái tưởng. Tâm hoan hỷ, nó có nhiều cái tưởng con. Thì mình dùng cái Hỷ Tâm để mình đẩy lui cái tưởng đó, hoặc là dùng cái tưởng hỷ cũng như là tưởng không bệnh.
Bây giờ mình tưởng thân nó đang đau nhức mình tưởng nó không đau nhức, để mình đẩy lui hoặc mình tưởng cái bệnh đi ra. Thì có thể mình dùng tưởng được, mình dùng tưởng để mình đẩy lui, mình thực hiện cái Tâm Hỷ. Mình chưa vui nhưng mà mình nghĩ rằng mình phải vui thì đó cũng là tưởng rồi, được con chứ không có gì.
Tu sinh: (10:36) Không nghe rõ
Trưởng lão: Hỷ Tâm - xả cảm thọ. Bây giờ mình tu Tâm Hỷ để mình xả cảm thọ của mình chứ gì? Mình vui vẻ bây giờ, đây là nhân quả. Tức là nhắc mình đây là nhân quả, mình đang trả quả của thân này. Để cảm thọ, cảm thọ gì?
Bây giờ nói thọ khổ đi. Bây giờ đây là nhân quả, vui vẻ hãy trả, hãy trả cái quả này đi đừng có buồn phiền, tâm đừng có dao động vui vẻ trả. Bây giờ đã trả, mà mình phải chuyển cái quả này thì lúc bây giờ tâm con nó không dao động vui vẻ nó chấp nhận rồi, có phải không? Mình chấp nhận cái đó là mình vui vẻ rồi đó con. Rồi bắt đầu mình dùng pháp để mình đẩy lui cái bệnh. Mình vui trước để cho cái tâm mình vững vàng không bị dao động. Đó là cách thức mình dùng cái Tâm Hỷ mình xả. Con còn hỏi gì nữa không con? Hết rồi. Ai còn hỏi gì không con?
Tu sinh: (11:36)- (11:53) không nghe rõ
(11:54) Trưởng lão: Tất cả khi bước đầu vào lớp Chánh Tư Duy rồi đó, thì mấy con giờ phút nào mấy con cũng … nếu mà mấy con tu Tứ Niệm Xứ thì giờ phút nào mấy con cũng ở trên Tứ Niệm Xứ mà triển khai. Nhiếp phục tham ưu trên đó không còn nghe băng, không còn nghe cái gì hết mấy con, nghe các con bị động tâm nhiều lắm mấy con. Bây giờ mình lo tu thôi, lo xả thôi. Để sống trọn vẹn trong hạnh độc cư, để mình từng thấy tâm niệm của mình, mình từng thấy cảm thọ của mình để mình khắc phục tham ưu … trên Tứ Niệm Xứ.
Còn nếu tu Tâm Từ thì từng mọi cái niệm, từng mọi cảm thọ ở trên thân mình thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ. Từng niệm đó đều là mình sử dụng Tâm Từ mình để xả. Sử dụng Tâm Từ mình để xả. Nếu tu Tâm Bi mình cũng vậy, nếu tu Tâm Hỷ cũng vậy. Từng cái đó mình gợi, có chướng ngại, có cái điều kiện gì đó gợi lên cái lòng hoan hỉ để mình chấp nhận nó. Rồi mình tiếp tục sử dụng pháp để mình xả. Mình tu Tâm Xả cũng vậy mình nhất định khi mình biết một cái niệm, một cái cảm thọ nào trên thân của mình mà nó tác động đến Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, nó làm cho mình có ba loại lậu hoặc thì mau mau dùng các pháp để mà xả. Tu tâm nào thì mấy con gợi ý tâm nấy liền.
(13:07) Bây giờ Tâm Xả tôi thích Tâm Xả, thì ngay bây giờ trong chướng ngại pháp này thì tôi dùng Tâm Xả để tôi xả. Xả như thế nào? Thì mấy con bắt đầu đó có bài mấy con viết về pháp hành mà xả. Áp dụng vào pháp Như Lý Tác Ý để mà xả nó. Thì như vậy mấy con luôn luôn lúc nào không còn nghe băng, không còn nghe cái gì hết mà chỉ áp dụng vào phương pháp, bởi vì mấy con đã làm rồi, đã biết rồi, đã tư duy rồi, đầy đủ rồi mới vào cái lớp Chánh Tư Duy, nó còn thiếu chỗ nào mà mấy con nghe.
Còn nếu mà cứ ngồi nghe, thôi như mấy con đem ba cái bài ca vọng cổ đến mà nghe luôn cho rồi chứ để làm gì nữa. Nghe riết rồi nó cũng thành thói quen chứ gì? cứ rỉ rả, rỉ rả. Hơi buồn buồn nghe rỉ rả. Thầy đang ca hát cho mấy con đó chớ, biến Thầy thành ca sĩ mất rồi còn gì, phải không? Cho nên dẹp hết xuống, bây giờ tu rồi, dẹp hết không còn nghe, không còn nghe một cái gì nữa hết.
Bởi vì mình hiểu biết Chánh Kiến, Chánh Kiến đã giúp cho mấy con hiểu biết từng cái bài pháp tu, các con biết từ cái Tâm Bi, từ cái Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, từ cái Tứ Vô Lượng Tâm, cách thức tu như thế nào mấy con đã rõ hết rồi bây giờ còn nghe để làm gì mấy con. Nó mất thì giờ mấy con vô ích chứ làm gì?
Cho nên sử dụng từng phút, từng giây để mà xả từng phút, từng giây; mặc dù bây giờ trong cái giờ tu thì mấy con cũng tu mà giờ không tu mấy con cũng tu chứ, đâu phải giờ không tu mấy con thả lỏng cái tâm mình chạy lăng xăng, chạy theo ăn uống, chạy theo chuyện thế gian sao? Đâu có, luôn lúc nào chúng ta cũng chế ngự nó ở trong khuôn khổ tu hành của chúng ta.
(14:37) Mặc dù xả ra nghỉ chúng ta không dụng công nhiều nhưng chúng ta vẫn cảnh giác nó chứ. Thầy chưa dạy mấy con tu Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ không có nghĩa là ức chế tâm mình chút nào đâu. Cho nên tới khi mà cấp lớp mà vào lớp rồi thì bắt đầu mấy con tu Chánh Tư Duy. Nếu người nào mà tu Tứ Niệm Xứ thì sắp theo lớp Tứ Niệm Xứ.
Người nào mà tu Tâm Từ thì sắp theo cái lớp Tâm Từ, người nào tu Tâm Xả thì sắp theo lớp tu Tâm Xả. Để khi mấy con có niệm, có chướng ngại gì trên thân, mấy con sử dụng pháp đó để đẩy lui, để xả nó. Thì Thầy đều theo dõi những tâm niệm đó. Để Thầy hướng dẫn cho mấy con cụ thể. Không khéo mấy con ngồi đó mấy con ức chế đó. Nó không đơn giản đâu, nó âm thầm ở trong bụng mấy con, ở trong đầu mấy con, mấy con có làm gì ngoài đâu. Thì mấy con coi chừng ngầm ngầm trong đó mà ức chế cả đống trong đó mới là nguy hiểm.
Cho nên vì vậy sử dụng cái định, cái tri kiến của mấy con để xả. Cho nên vì vậy chỉ ngồi chơi, ngồi với cách bình thường chứ không có nhiếp tâm ở trong cái gì hết. Đó là cách thức tu Tứ Niệm Xứ. Hoặc ngồi bình thường nhưng mà Tu Tâm, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả của mình. Tức là luôn lúc nào nếu mà tu Tâm Từ thì tỉnh thức. Tỉnh thức từng hành động, từng hơi thở của mình từng chút, từng chút để coi nó thực hiện cái lòng Từ như thế nào. Sau này Thầy sẽ dạy đi qua cái sự thực hành khi mà áp dụng vào thực hành Thầy sẽ hướng dẫn mấy con rành rồi Thầy mới để mấy con tự tu chứ đừng có nghe băng đĩa, đừng có nghe cái gì nữa. Mấy con nghe từ nào tới giờ Thầy giảng lung tung đủ thứ hết, giờ nghe nó lộn xộn hết, mấy con cũng không biết đâu mà tu chứ đừng nói chuyện.
(16:16) Tu thì bây giờ mình vạch ra, đâu cái pháp nào ra đó hết. Còn cái tri kiến của mấy con là một khối ở trong đầu mấy con, chờ cho giặc tới rồi lôi cái đầu ra mà đập nó. Các con hiểu chưa? Bởi vì mấy con đã học, huân trong cái đầu có một khối rồi. Nên niệm nào xảy ra thì lấy cái khối đó đập nó xuống. Còn cái cảm thọ của mấy con, thì mấy con cũng có cái đầu của mấy con, khi mà cảm thọ đến mấy con tư duy cảm thọ của mấy con, mấy con xả bằng tư tưởng của mấy con, không bị ức chế nữa rồi. Lúc bấy giờ mấy con mới dùng pháp để đẩy lui nó thôi. Cách thức như vậy, cho nên mấy con đừng có nghe, nghe nó mất thì giờ mấy con. Sau này …
Tu sinh: (16:57) Định Niệm Hơi Thở đó …
Trưởng lão: (17:02) Sau này mấy cái máy mà thu này mấy con dẹp hết, đĩa băng gì chúng giao hết không còn nghe nữa, cái lớp mình tu rồi, không có còn nghe nữa, dẹp hết, nghĩa là mấy con không còn nghe. Thầy đi ra mà nghe cái thất nào rỉ rả trong đó, thì thôi về mà sắm cái ti-vi chứ ở đó rỉ rả luôn cho mình luôn đi cho nó khoẻ; chứ ở đây mà nghe vậy không có được. Hễ tu là tu chứ còn không có nghe nữa.
Thầy trả lời câu hỏi cho con, không có nghe nữa tới chừng đó thì không có nghe nữa. Dẹp hết, dẹp hết, dẹp để tu tới rốt ráo.
Tu sinh: (17:34) Thầy giải thích cách tu của người già từ bắt đầu cho tới …
Trưởng lão: Mấy con là những người già mà sau khi sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở cho mấy con xong xuôi rồi thì Thầy đến trực tiếp mỗi người già mà dạy, chứ để mấy con mà dạy chung chung mấy con, ông già này bệnh đau ho hen, ông già kia bệnh liệt gân liệt chân, người đau một thứ, bây giờ phải tu kiểu nào đây? Thì mỗi người phải tu theo đặc tướng, cái nghiệp của mình rồi.
Mấy con thật sự ra mấy con huân cái đời nhiều quá. Mấy con ngồi đây, trời đất ơi! nó đủ thứ hết, bởi vì mấy con từ nhỏ tới lớn mấy con huân nhiều hơn, mấy tuổi trẻ trẻ kia nó huân có số ít thôi. Năm nay nó ba mấy tuổi mà con tới bảy chục tuổi, nó gấp bao nhiêu lần của nó rồi, đủ thứ chuyện đời của mấy con. Cho nên vì vậy khi đó sắp xếp cho người già Thầy sẽ dạy Tứ Niệm Xứ, Thầy sẽ đến hướng dẫn nếu như con thích Tứ Niệm Xứ, còn con thích tu Tâm Từ thì Thầy gợi ý cái lòng thương con cháu của con còn nhiều hơn nữa.
Bởi vì mấy con thương con cháu nhiều cho nên Thầy gợi cái lòng thương yêu nhiều hơn nữa thì thành Tâm Từ của mấy con chứ gì. Nếu mà ở cái mức độ đó mấy con kẹt trong ái kiết sử chứ gì? Cho nên từ đó Thầy nâng cấp lên, nâng cấp lòng thương yêu lên bởi vì mấy con lớn tuổi rồi con cháu đông quá rồi. Cho nên nhớ đứa này, nhớ đứa kia, nhớ đứa nọ tùm lum. Còn người ta có một đứa, hai đứa người ta nhớ ít. Mấy con nhớ nhiều, tính ra tuổi mấy con giờ cháu nội, cháu ngoại thôi đầy đàn đấy xá, biết chừng có cháu chít nữa. Cho nên nhớ hoài, hồi đi mới có sanh ra chít nè thấy cũng dễ thương, cái hình ảnh đó nó đập trong mắt, trong tai, trong ý mấy con rồi.
Cho nên vì vậy đó Thầy sẽ đến trực tiếp chỉ dạy cho mấy con, mấy con yên tâm. Thầy không để cho mấy con chết ở trong sự đau khổ của nghiệp lực của mấy con. Đến đây Thầy quyết tâm giúp mấy con thoát ra cái nghiệp của mấy con để mấy con làm chủ được cái nghiệp.
Vì vậy không có bỏ lơ mấy con, tội mấy con lắm. Bỏ cả cái con cái, thay vì nằm nhà nó nuôi dưỡng mình mà giờ ngồi đây ăn ngày một bữa, trời đất ơi quá khổ, nằm ở đây trong cái thất tre vách như thế này, nó lạnh lẽo vô cùng!. Con hiểu cái điều đó không? mà mấy con gan dạ mấy con về đây là cả một vấn đề mà Thầy phải chăm sóc cái sự tu tập của mấy con chứ, đừng lo tới chừng mà vô cái lớp Chánh Tư Duy rồi thì mấy con rớt hay đậu thì điều đó Thầy sẽ cho mấy con biết sau, hiểu không? chứ còn Thầy hướng dẫn mấy mấy con xả cho được.
Tu sinh: (20:09) …
Trưởng lão: Tịnh chỉ hơi thở hả con?
Tu sinh: Tịnh chỉ xả các cảm thọ.
Trưởng lão: Tịnh chỉ xả các cảm thọ hả? giống con, tịnh chỉ xả các cảm thọ tức là tịnh chỉ hơi thở đó. Bởi vì xả cảm thọ mình tịnh chỉ nó thì nó xả ngay liền. Còn cái kia thì mình chuyển, chuyển cảm thọ bằng phương pháp đẩy lùi bệnh, nó khác. Còn mình nói tịnh chỉ các cảm thọ, đó là tịnh chỉ hơi thở rồi đó, khi mà hơi thở ngưng rồi thì không có thọ nào còn trên thân mình được hết. Bởi vì nó ngưng rồi đâu còn thọ nữa con, nên gọi là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh đó là ngưng. Xả nó là nó lìa ra. Con hỏi?
Tu sinh: (20:48) Thưa Thầy bây giờ thì chúng con tiếp tục làm bài xả nhưng mà vẫn kết hợp vấn đề tu tập tâm giải thoát …
Trưởng lão: Được rồi con, bây giờ mấy con cứ bình thường, tới vô lớp Chánh Tư Duy rồi Thầy bắt đầu Thầy sẽ dạy mấy con. Tùy theo như con phải tu khác, như Minh Trí phải tu khác, mỗi người đều tu khác. Minh Vân sẽ tu khác, tùy theo mỗi người ở trong này có nhiều người thì cũng tu giống pháp, có nhiều người phải tu khác pháp, tùy theo để cho mấy con phải đạt được trong cái thời gian tuổi của mấy con còn ngắn lắm không còn dài đâu.
Dạy như vậy tu nó mới chắc ăn, chứ còn dạy chung chung chắc tu hoài nó không tới đâu. Thường thường người ta dạy chung chung, người ta chưa có biết cách thức mà dạy đặc biệt, dạy từng người. Nhất là những người già cần phải chăm sóc mấy con nhiều hơn tại vì tuổi đời mấy con ngắn quá không còn dài. Ngày nay mạnh chứ ngày mai đau, đau khó tu lắm chứ không phải dễ. Còn riêng mấy con còn sức khỏe thì Thầy sẽ dạy cho mấy con tu tập người nào hợp với pháp Tứ Niệm Xứ thì Thầy sẽ dạy pháp Tứ Niệm Xứ căn bản về cái định Định Niệm Hơi Thở. Đề mục nào còn yếu thì tập những đề mục đó.
Được có đủ lực của nó để khi gặp chướng ngại pháp trên Thân, Thọ, Tâm của mình sử dụng cái Định Niệm Hơi Thở để đẩy lui nó. Dễ nhất là Định Niệm Hơi Thở, đức Phật trang bị cho chúng ta Định Niệm Hơi Thở là trang bị những cái phương pháp đẩy lui các chướng ngại pháp trên Tứ Niệm Xứ. Cho nên cái Định Niệm Hơi Thở có lợi ích rất lớn trên con đường tu tập của chúng ta.
Tu sinh: (22:35) - (22:57) Không nghe rõ
Trưởng lão: (22:59) Có duyên với hơi thở thì nó dễ lắm con, không có duyên với hơi thở phải dùng cánh tay, thân hành ngoại để mà thay thế thôi. Bởi vì tại sao mấy con biết, tại sao Thầy dám đưa cái pháp cánh tay ra mà dạy tại vì có nhiều người rối loạn hơi thở, đôi lúc hơi thở bị mệt, bị tức. Cho nên Thầy hướng dẫn, Thầy linh động, Thầy thiện xảo chứ ông Phật không có dài cánh tay đưa ra, đưa vô cái kiểu này đâu nhưng Thầy biết cái hành động hơi thở nó cũng giống như cánh tay đưa ra đưa vô.
Cho nên Thầy áp dụng, Thầy linh động, Thầy thiện xảo qua liền tức khắc. Thầy cứu vãn cái hơi thở mấy con bị rối loạn, sau đó mấy con có pháp tu không rối loạn. Cho nên coi nó tương đương như hơi thở. Nhưng mà cái thân hình nội nó mạnh hơn, cái lực nó mạnh hơn, còn cái thân hình ngoại cánh tay nó yếu hơn, coi vậy mà nó yếu hơn nhưng mà chúng ta tu tập được và cũng thành cái lực sau này được.
Tu sinh: Dạ bạch Thầy, còn cái Thân Hành Niệm tay của con tập sử dụng bỏ hơi lâu, ba tháng nay rồi
Trưởng lão: (23:54) Không có sao hết, con sử dụng được hơi thở thì cứ sử dụng hơi thở, chừng nào hơi thở không sử dụng được thì trở về với cánh tay của con. Cho nên Thầy có những cái pháp mà thay thế, chứ bây giờ đang đánh giặc mà súng bị nghẹt rồi bỏ cái cây súng này rút cây côn bắn chứ không lẽ chê cây súng côn này sao, con hiểu không? bây giờ cây súng trường tôi nè, giờ nó bị kẹt đạn rồi, giờ bắn không được mà giặc nó bắn vô quá trời rồi, phải không? cái cảm thọ của con nó đến rồi, bắt đầu tôi rút súng côn tôi trị nó, hoặc là còn trái lựu đạn tôi cũng ném nó chứ tôi đâu có mang nó để làm chi, có phải không mấy con?
Cùng cực tôi còn vũ khí gì trong người tôi cũng nổ hết, không có tha đâu. Chứ không lẽ đầu hàng nó sao. Mà giờ thí dụ như cây súng trường mấy con kẹt đạn, giờ lưu đạn mang đây mấy trái mà cứ ngồi đó à? chờ chúng bắn cho chết sao, phải không? cũng ném nó mấy trái chứ.
Thì lúc bấy giờ hơi thở mấy con bị kẹt rồi, súng mấy con bị kẹt rồi, cánh tay của con để làm gì đây, phải không? mà nếu tay không được thì mấy con ngồi đưa chân ra vô. Giờ tay tôi nó liệt tê, nó giở không được, thì cái chân mấy con kéo ra, kéo vô làm ơn dùm thầy, mà nó không được nữa thì cái cần cổ cúi lên, cúi xuống dùm Thầy vậy cũng được chứ. Làm sao cho có động trên cái thân của mình thì được rồi. Vậy nó mới có cái pháp thân hành chứ. Con hiểu chưa? Cho nên mấy con không lý nào cúi cổ lên, xuống không được sao? Tay chân bây giờ nó liệt hết rồi thì làm ơn cúi cổ xuống, bây giờ nó cứng cổ nữa; bây giờ cứng cổ nữa thì thôi, mấy con hơi thở cũng rối loạn thì thôi cho nó chết luôn cho rồi, thì bây giờ còn thở thì ráng thở một hơi coi nó ra sao, không ấy nó nghẹt nó chết cho rồi, chứ bây giờ tay chân nó cứng như cây rồi làm sao.
Bây giờ súng đạn hết rồi, chờ chết phải không? Nhưng mà chắc gì chờ chết cái hơi thở nó còn thở được, súng này con có thể cạy đạn ra được mà. Hồi nãy nó kẹt thì cùng thế tôi để đó chứ, tôi chưa ném nó đâu. Bây giờ trong thế này thì tôi cạy cục đạn kẹt xuống của cây súng này ra, may tôi cạy được đó thì chắc chắn là tôi đẩy lui nó chứ gì con hiểu không?
(26:00) Bây giờ cùng thế, bây giờ nó cùng rồi, bây giờ thở nó có rối loạn, nó có hô hấp nó có đau nhức gì bây giờ không lẽ nằm chờ chết sao. Coi như là mình rút cây súng kẹt đạn này ra sửa soạn lại để bắn lại chứ, thở hơi cái nó không thông suốt được rồi. Cây súng tôi thông rồi, ngon rồi bây giờ đánh giặc có phải không? Chứ ai mà đầu hàng con, nhất định không đầu hàng thà chết nhưng mà sử dụng tới cái vũ khí cuối cùng của mình thì mấy con sẽ thắng trận. Một cái người lính mà biết sử dụng vậy Thầy nói mười điểm thôi, mà tới khi mình có chết cũng chết trong anh dũng, liệt sĩ mà "chết không đầu hàng giặc". Thì Thầy nói tất cả những điều kiện mà đức Phật dạy chúng ta là những cái loại vũ khí mà để đánh giặc sinh tử cho nên mình phải biết sử dụng tới cuối cùng.
Tu sinh: (26:49) Con ngồi Định Niệm Hơi Thở thì con ngồi lúc đầu hơi thở bình thường, nhưng về sau nó cứ nhẹ dần nhẹ dần, mà nó cứ thưa dần, nhẹ dần. Được một lúc lâu nó lại trở lại bình thường.
Trưởng lão: Không sao hết con, đó là những trạng thái nó lần lượt nó thay đổi, thay đổi hơi thở tức là thay đổi tâm con. Rồi bắt đầu nó trở lại bình thường rồi nó lại nhẹ dần, nhẹ dần, nhẹ dần. Nó đi như vậy không có sao con cứ lưu ý nó, cứ để ý nó để thấy cái sự thay đổi của nó, nhưng mà con để ý bằng cách để ý vào cái pháp tu hơn là ý của hơi thở. Nhưng vẫn biết cái sự thay đổi của nó, trong thân của chúng ta tu tập nó là cái sức tỉnh thức rồi. Nó râm rang nó có gì xảy ra chúng ta đều biết hết, chúng ta ngồi đây chúng ta biết thân chúng ta an và không an chúng ta đều biết hết.
(28:05) Thầy nói chuyện với Tu sinh khác.
Con sẽ gặp Thầy sáu giờ kém phải không con, con xin gặp Thầy phải không con, rồi được rồi. Tới giờ đó sẽ gặp Thầy sẽ gặp Thầy được đâu có sao đâu. Rồi, mấy con còn hỏi điều gì nữa không con. Nếu mà không hỏi ráng mà nỗ lực về làm bài cho xong, những cái bài này cho xong. Nhớ lập thành cái dàn bài đàng hoàng rồi làm cho nó đúng mấy con. Chứ làm không đúng sau này mấy con xả tâm rất khó mấy con, mất công Thầy dạy lại cách thức xả tâm nữa thì rất cực Thầy.
Thay vì mấy con thông suốt được người nào thì đỡ cho Thầy người nấy, còn nếu mấy con không thông suốt thì tức là qua những cái bài của mấy con thì Thầy biết người nào rồi, thì lúc bấy giờ Thầy sẽ trực tiếp Thầy giúp đỡ cái người đó. Còn mấy con có khả năng làm, mấy con làm được thông suốt, nó đỡ cho Thầy rất nhiều. Bởi vì tự mấy con đã có cái tri kiến đúng với cách thức quán của nó rồi thì Thầy rất đỡ.
(29:00) Thầy biết rằng bây giờ Thầy dạy mấy con tu rồi, mấy con dùng cái đó, cái tri kiến của mấy con, mấy con đi xoáy vào những cái niệm để mấy con ly, mấy con từ bỏ; mấy con xả được cái niệm, cái ác pháp đó ở trong tâm của mấy con thì đỡ Thầy rất nhiều. Còn những người nào quá yếu Thầy sẽ đến trực tiếp họ để khi mỗi cái niệm nó xảy ra hoặc là thân họ bị cảm thọ gì đó họ đến thì Thầy sẽ trực tiếp hướng dẫn cho họ cách thức để cho họ có cái trí tuệ, thắng tuệ của họ chứ không khéo thì cái liệt tuệ của họ không đủ khả năng để mà xả cái niệm đó. Cái liệt tuệ thì nó không đủ khả năng để xả đâu.
Vì những người yếu kém thì phải có Thầy giúp đỡ họ. Từ cái chỗ mà thắng tuệ của Thầy chuyển sang cái người đó để họ dùng cái thắng tuệ đó mà lần lượt từng cái niệm họ xả được, rất là cực Thầy chứ không phải không bởi vì Thầy phải mớm từng họ. Cũng như như một con chim nhỏ, một con chim mạnh thì con chim mẹ chỉ tha mồi về cho ăn nhưng mà chim bệnh thì chim mẹ nó cực lắm mấy con, nó phải cực. Thì mấy con mà liệt tuệ là như con chim bệnh rồi nên cái người mà chăm sóc cho mấy con tu người ta phải mớm cho mấy con từng cái tri kiến, từng cái hiểu biết từng cách hành để cho mấy con xả tâm. Chứ không khéo mấy con liệt tuệ mấy con bị ức chế.
(30:32) Ức chế thì mấy con sẽ lọt vào cái thiền tưởng mất đi cho nên vì vậy mà Thầy phải cực khổ nhiều. Còn mấy con có cái tri kiến quán đúng cách rồi thì nó đỡ Thầy, bởi vì tự mấy con đã khẳng định được, còn cái liệt tuệ thì rất khó. Đức Phật nói liệt tuệ thì thôi cái người này khó tu lắm rồi. Cho nên cái thắng tuệ thì dễ tu, cái liệt tuệ nó khó mà bây giờ không lẽ bỏ mấy con, mấy con bỏ hết cuộc đời quyết tâm tu giải thoát. Nhưng mà cái nghiệp của mấy con nặng cho nên mấy con mang cái liệt tuệ.
Và đồng thời mấy con thấy những người mà người ta có duyên phước, người ta được học hỏi đến nơi đến chốn người ta triển khai kiến thức người ta đến nơi đến chốn bây giờ người ta dễ dàng. Còn mấy con không đủ phước mấy con mới học lớp hai, lớp ba, lớp năm gì đó rồi cuộc đời vì gia đình mình nghèo mà, do đó sống cuộc sống đi lính hoặc là làm này, làm kia rồi cuối cùng bây giờ ham tu là vì cái cuộc đời khổ quá, giờ cái trí tuệ của con như vậy. Bây giờ một người hướng dẫn người ta nỡ nào người ta bỏ mấy con bơ vơ sao. Nói, thôi liệt tuệ thôi đời sau đi, sanh ra làm cái thân khác đi, rồi có thắng tuệ rồi mới tu.
(31:42) Trời đất ơi! biết đời sau tôi sinh ra có thắng tuệ hay liệt tuệ nữa. Nếu đời nay tôi không đủ cái phước tôi sanh vào cái bà ăn xin ở ngoài chợ, trời đất ơi! bả ngủ hè, ngủ phố. Tôi bây giờ con bà nữa thì thôi chết luôn chỉ còn móc bọc làm sao mà đi học được phải không con, biết đâu. Mà đời nay tôi cũng còn duyên mà tôi gặp được Phật pháp mà cái trí tuệ của tôi kém quá vậy tôi mong Thầy giúp đỡ cho con để con xả được cái tâm của con chứ, phải không. Nhưng mà nó liệt tuệ nó khó như vậy mà Thầy không phải mớm từng cái tri kiến của Thầy cho mấy con để mà giúp mấy con tu tập cho được.
Thì mấy con thấy không cái người thầy mà người ta tu chứng người ta có kinh nghiệm chứ còn cái người mà không có tu chứng họ không có biết cách này họ làm đâu, họ chỉ đầu hàng thôi. Mấy con liệt tuệ rồi thôi, bây giờ mấy con đi xuống kia mấy con học lớp một, lớp hai, lớp ba, lớp bốn trở lại đi, chừng nào mấy con làm cho được luận mấy con suy nghĩ được, kiểu mấy con mà đi học được thì Thầy nói, tới chết mất rồi còn gì đâu nữa mà đến đây.
Cho nên nó khó mấy con, không phải dễ đâu nhưng mà Thầy không bỏ mấy con đâu. Người già Thầy không bỏ, người già Thầy thấy thời gian ngắn, mà người trẻ khỏe mà liệt tuệ Thầy cũng không bỏ đâu. Thầy sẽ hướng dẫn, hướng dẫn sau khi mấy con tu rồi, mấy con viết cái bài luận rất hay, Thầy hứa với mấy con mà. Cũng như một cô giáo mà cầm cái tay của mấy em mà mới vô lớp một, tập cho nó viết từng chữ nắn nót thì những người liệt tuệ là mấy người mà Thầy phải tập trung mấy con, nắn nót như một cô giáo dạy lớp mẫu giáo, một cô giáo dạy lớp một.
Thầy hướng dẫn mấy con đi từng bước. Nó cực, nhưng mà điều kiện là phải thương yêu. Cái lòng thương yêu của Thầy đối với mấy con là thương yêu cái con người của các con sinh ra được làm người, thương yêu thân mạng mấy con, quý lắm mấy con. Mà mấy con được gặp Phật pháp thì không nên bỏ mấy con chút nào, phải dìu dắt. Trừ ra mấy con thấy mấy con tu không được, mấy con bỏ đi thôi, chứ còn thực sự mấy con quyết tâm thì Thầy hướng dẫn tới nơi tới chốn Thầy không bỏ người nào.
Trừ ra Thầy thấy cái duyên này không đủ thì giao lại cho những đàn anh họ tu xong đó, họ giúp đỡ đàn em trong những cái liệt tuệ như vậy để giúp đỡ. Thầy di chúc rồi Thầy ra đi. Thì đàn anh của các con họ sẽ tu xong, họ sẽ giúp mấy con, còn Thầy thấy cái duyên của mình hết rồi mình phải đi, thì do đó Thầy mới bỏ mấy con thôi chứ còn không Thầy hoàn toàn hướng dẫn cho mấy con đi tới nơi, tới chốn luôn chứ Thầy không bỏ.
Với cái lòng thương yêu của Thầy, Thầy không có bỏ mấy con, nên mấy con hãy ráng tu, ráng tu. Chứ còn mấy con không tu thì Thầy cũng không làm sao được, nghĩa là mình phải tự thắp đuốc lên mà đi.
(34:21) Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không?
Cho nên khi Thầy đọc lại mấy bài của mấy con viết, Thầy rất mừng, rất mừng mấy con có khả năng viết, có khả năng tư duy. Thầy muốn mấy còn tư duy đúng theo cái dàn bài đúng Thầy muốn mấy con làm đúng để mấy con xả tâm. Cho nên Thầy nhắc nhở mấy con đừng nhắc những lỗi lầm của người khác vì mình là người đang tu, thì những bài mấy con rất là đẹp, những cái bài đó rất tuyệt vời nghĩa là mấy con tránh được những cái lỗi lầm đó là mấy con đã … . Còn mấy con nhầm trong mấy lỗi lầm đó thì … dù ở đây nam cũng vậy nữ cũng vậy.
Thầy nói thật Thầy muốn xây dựng cho mấy con trở thành một con người hoàn toàn, toàn thiện tốt, không có chút nào… nghĩa là mấy con có gì đi nữa mấy con nhớ là mình ở đây mình xả, mình học Tâm Từ Bi, mình thương yêu nhau, không có còn chỗ nào mình ghét ai nữa hết, không thấy cái nhỏ nhặt của họ nữa. Mình mong họ cũng có ngày ước nguyện sao họ được tu, được giải thoát … Cái tâm rộng lớn như vậy, điều đó là điều mơ ước của Thầy, trong huynh đệ của các con đều có sự thương yêu như vậy, đừng có ghét người nào hết.
Hãy xả bỏ, hãy tha thứ những lỗi lầm của người khác; mà mình thương yêu, mình thương yêu để mình được giải thoát, mình thương yêu để được mình làm chủ bốn cái sự đau khổ của chính bản thân mình. Cho nên Thầy cho Tứ Vô Lượng Tâm là như vậy dù ít dù nhiều mấy con cũng phải học Tứ Vô Lượng Tâm, nghĩa là dù mấy con tu Tứ Niệm Xứ, dù mấy con tu Tâm Xả, nhưng vẫn mấy con được làm bài Từ, Bi dù ít dù nhiều mấy con cũng thấy được cái lòng thương yêu của mình có ở trong cái bài viết.
Chứ mấy con nghĩ tôi không tu có tâm đó tôi không cần Từ, Bi ai nữa hết chắc chắn là ra ăn thua đủ. Như vậy mấy con không được, mình không tu Tâm Từ, Tâm Bi mình tu Tâm Xả hoặc mình tu Tứ Niệm Xứ nhưng trong hồn mình vẫn phải thương yêu vẫn phải có Từ, Bi trong đó mấy con. Như vậy mới đúng cái người đi tu.
Tu sinh: (36:27) Không nghe rõ.
Trưởng lão: Được cái đó con đang nói về Tâm Bi
Giờ mấy con hỏi gì nữa không? hết rồi thôi về làm bài đi.
HẾT BĂNG