00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 085A - VẤN ĐẠO TRIỂN KHAI TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - MỔ XẺ TÂM NIỆM - TỨ NIỆM XỨ - ĐUỔI BỆNH - CẢM GIÁC TOÀN THÂN - XẢ NGÃ MẠN

CK 085A - VẤN ĐẠO TRIỂN KHAI TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - MỔ XẺ TÂM NIỆM - TỨ NIỆM XỨ - ĐUỔI BỆNH - CẢM GIÁC TOÀN THÂN - XẢ NGÃ MẠN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 07/02/2006

Thời lượng: [43:29]

1. VẤN ĐẠO TRIỂN KHAI TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(00:00) Trưởng lão: Mấy con xá Thầy thôi, ngồi ghế đi con.

Cô Út: Dạ, Thầy đây là tu sinh mới đến đó Thầy, còn chú mặc áo xanh cũng mới đến hồi sáng.

Trưởng lão: Mấy con có điều gì hỏi riêng Thầy không con?

Tu sinh: Con muốn hỏi riêng.

Trưởng lão: Hỏi riêng Thầy hả con? Có gì, con ngồi ghế đi con! Hỏi riêng Thầy có gì để từ từ. Con ngồi chút xíu để chờ Thầy giải quyết cái này chút.

Con xin đầu sách phải không con? Nói cô Út gửi đầu sách về cái địa chỉ đây con. Được rồi lát nữa Thầy đưa cái này cho cô Út.

Tu sinh: ( Không nghe rõ )

(00:50) Trưởng lão: À, bây giờ nó chỉ có cái tập đặc san Xuân "Mùa Xuân Bính Tuất" đó con. Cái tập đó số lượng nó chưa có đủ; nó chưa có phổ biến. Vì vậy mới phô tô chừng mấy chục tập à. Chừng nào phô tô nhiều ( nghe không rõ )

Con có hỏi thêm gì không con? Có thì cứ hỏi Thầy, muốn hỏi gì cứ hỏi đi con.

Tu sinh:…​ ( Không nghe rõ )

(01:51) Trưởng lão: Bây giờ, coi như là mấy con còn làm bài. Còn những bài đó mấy con làm hết rồi thì đương nhiên Thầy báo trước cho biết thì cái bữa Thầy sắp xếp lớp cho mấy con tu. Như con tuổi trẻ, bài vở làm đủ hết thì đồng thời đi vào một lượt. Còn nếu mà trong hai tuần nữa mà mấy con làm không hết thì coi như là ở lại cái lớp Chánh Kiến làm cho hết những bài vở đó. Thì mới lên tu được cái lớp vào hai mươi ngày nữa người ta vào lớp Chánh Tư Duy, người ta học để mà người ta xả tâm.

Con làm không hết, không kịp thì con còn ở lại. Còn nếu mà con làm kịp trong ha mươi ngày nữa con làm kịp thì con sẽ lên. Trong khi con thời gian tu tập đó mà nếu con có phạm phải lỗi nào đó không đúng cách. Hoặc còn làm con xả cái tâm con không được á thì con trở về lớp Chánh Kiến để mà triển khai tri kiến cái hiểu biết của mình - để mình xả các niệm của mình; chứ không khéo bị ức chế tâm.

Sau cái thời gian đó thì Thầy chuẩn bị lại hết. Còn bây giờ thì mấy con yên tâm cứ lo triển khai những cái hiểu biết của kiến của mình về các pháp Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xã chứ không khéo là nó lộn.

(03:13) Tâm Từ, Tâm Bi nó lộn xộn. Vừa rồi Thầy có đọc một cái người tu sĩ viết về Tâm Từ, Tâm Bi - hầu hết là cái người này là có đi học về Phật học; cho nên nói về Từ, Bi, Hỷ, Xả này Thầy thấy nó lộn xộn hết - nó không phải là Pháp Độc Nhất. Nói nó lộn xộn lắm cho nên vì vậy nó chưa hẳn là đúng.

Những điều kiện mà kiến thức học về cái Pháp Độc Nhất như Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả mà như trong Kinh Phật dạy coi như là không có thể nào ở trong cái hiểu biết đó mà áp dụng vào tu. Cho nên là cần phải chỉnh lại để cho nó rõ ràng cụ thể hơn để giúp cho vị tu sĩ này hiểu rõ mới có thể áp dụng.

Cho nên bây giờ con tiếp tục con còn mấy bài nữa mới xong con?

(03:59) Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Bi, Hỷ, Xả. Còn ba bài nữa. Cố gắng sau ha mươi ngày mà làm sao cho nó xong ba bài.

Tu sinh: Con viết rất là mau nhưng tại vì con vô sau thành ra con phải nghe kỹ con mới làm được.

Trưởng lão: Các bài đó là con nghe kỹ hết rồi đúng không con?

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Kỹ nắm vững hết rồi. Bắt đầu bây giờ có viết thôi, viết sao mà Thầy đọc Thầy thấy nó lên cái lớp mà Chánh Tư Duy đạt được cái chất lượng thì được từ cái chi kiến mà mình hiểu biết.

Còn khi mà con không hiểu biết; thật sự không hiểu biết, không có triển khai được thì Thầy sẽ giúp cho cái điều kiện triển khai được cái Tâm Từ, Tâm Bi…​ Cái đặc tướng của mình để mình nhắm vào đó mà xả tâm cho nó dễ, cho nó dễ hơn.

Nhưng mà cái điều kiện là cùng cực những người đó thì cái tri kiến nó ít quá không có triển khai được cái tri kiến giải thoát của mình; sự hiểu biết của mình không có diễn tả được nhưng mà họ ngầm ở trong đó là có biết chứ không phải không biết mà họ không diễn tả được. Thì Thầy sẽ giúp cho họ ở trong cái hiểu mà không diễn tả được đó sẽ xả được tâm.

Thầy biết là mấy con viết sao Thầy cũng hiểu là mấy con hiểu hay là không hiểu. Có nhiều người họ viết câu ngắn ngủn vậy chứ mà Thầy biết họ hiểu; họ hiểu rất cụ thể rõ ràng nhưng nói không được. Còn những người mà viết được, nói được, diễn tả được bằng cái ngòi bút của mình thì mấy người đó hướng dẫn họ áp dụng hoặc triển khai họ áp dụng được thì đỡ cho Thầy một chút. Tại vì họ hiểu, họ diễn tả được nên họ áp dụng được cái tâm của họ, họ xả, họ đỡ hơn. Còn những người mà họ diễn tả không được, áp dụng vào diễn tả không được bằng cách là họ hiểu nhưng mà vẫn nói không được, chưa nói được nhưng trong tâm họ hiểu thì áp dụng cho họ để họ tu họ xả được, mà nói bỏ họ thì không phải đâu. Mấy người đó tu dốt đó nhưng mà họ vẫn giải thoát.

2. MỔ XẺ TỪNG TÂM NIỆM

(06:12) Tu sinh: Con hỏi thêm vấn đề chỗ Tứ Niệm Xứ, ngồi Tứ Niệm Xứ..

Ta ngồi quan sát tâm ta biết rõ có những niệm nó đi ngang giống như tâm bị động vậy đó rồi nó thôi, còn có cái là nó đi ngang giống như "mình hay biết được cái đó là cái niệm vọng", giống như nó đưa ra một cái lập trình dài vọng giống như một hàng cây vậy đó. Rồi con quét bỏ, như vậy đó có phải là Định Vô Lậu mình nó triển khai không Thầy?

Trưởng lão: Coi như là con khi mà cái niệm nó xẹt vô, nó không có rõ. Có phải không?

Tu sinh: Để con kể lại. Cái niệm không rõ có nghĩa là con đang ngồi thanh thản. Nó đi ngang cái là nó mất luôn, còn có một trạng thái nữa là nó đi ngang nhưng con nhận ra được, khi con nhận ra được thì cái niệm nó tự bật ra.

Ví dụ như là thiện ác hay là sắc dục thế nào đó nó dịch ra cho mình biết nguyên một cái nghĩa dài luôn, xong thì con quét bỏ. Nó nhanh lắm.

Trưởng lão: Con quét bỏ bằng cách nào đây? Con tác ý hay sao?

(07:33) Tu sinh: Dạ con tác ý. Ví dụ như đây là niệm ác con nói "đây là ác pháp hãy đi đi, ở đây ta không chấp nhận cái niệm này". Thì nó mất. Vậy có phải đúng không Thầy?

Trưởng lão: Chưa! Mới đầu con vào tu thì cái niệm đó con khoan tác ý vậy đã; mà con cũng biết là cái niệm này là niệm ái kiết sử nè; niệm này là niệm sắc dục nè. Con biết vậy đó ha thì con mổ sẻ nó ra.

"Sắc dục như thế nào? Qua cái bài học thân bất tịnh như thế nào để đối trị cái tâm đó, cái niệm đó. Rồi con lấy cái đối trị của cái thân bất tịnh của mình để đối trị cái tâm sắc dục, niệm sắc dục đó để hoá giải nó bằng cách này".

Bây giờ con cũng biết cái niệm đó rồi. Cái đó con chỉ tác ý nó một cái để cho nó đi nhanh chóng. Nhưng mà có cái điều kiện là bây giờ mình bắt đầu, coi như là làm lại từ đầu, học lại từ đầu để xả từng cái niệm. Cho nên khi mà có cái niệm đó thì bắt đầu con đưa cái Định Vô Lậu vô.

Bây giờ, "cái niệm đó là niệm sắc dục. Bắt đầu con mới Tư Duy cái Thân Bất Tịnh - để làm cho nhàm chán để anh Đừng có khởi niệm nữa - chứ không khéo tôi tác ý anh vậy đó "đây là niệm sắc dục đi". Thì con tác ý vậy nó đi; chứ không phải không đi, nhưng mà nó đi nó ức chế. Bây giờ tôi mổ sẻ ra; tôi nhàm chán tôi rồi; tôi ớn quá rồi. Do đó thật sự nó mới đi luôn. "

(08:56) Tu sinh: Thầy vậy nói đúng, tại vì con nói không hiểu. Con đang ngồi tu mà nó đến; mà con mổ sẻ là nó nhanh lắm Thầy. Giống như là cái niệm đó mình bình phẩm, bình luận nó rồi; mình thông suốt nó rồi. Khi mà nó đến là mình biết nó liền, nhìn từ đầu tới cuối là mình nhận ra chân tướng của nó. Con mới tác ý đuổi nó đi thì nó hết.

Trưởng lão: À, bây giờ nó khác nữa. Một lần này nữa! "Tại sao đuổi mày đi, tại sao mà bây giờ mày lại đến nữa? Tức là mày chưa nhàm chán đâu. Tao biết…​ Mày tu, mày quán cái tâm sắc dục mà quán cái Thân Bất Tịnh mà mày quán nó chưa đến độ nhàm chán cho nên nó còn tới. "

Mà còn tới thì "bây giờ tao không quán sơ sơ đâu. Tao đưa cái đề tài này ra tao nhớ lại cái bài mà tao làm tâm sắc dục. Tao đem ra tao đọc trở lại coi còn sót cái gì. Và đồng thời tao dùng những cái Tưởng Bất Tịnh để mà tao phá mày. "

Bắt đầu mới tu cái tưởng bất tịnh để phá cái niệm; một cái niệm đó khởi ra con thế thể tu một ngày hai ngày về cái tưởng bất tịnh - chứ không phải là tu chơi đâu. Mà tu này là xả thật, chứ xả như mọi lần thì nó còn tới còn lui. Nó nói cái ông này ổng nói vậy chứ mình gạc ngang mình chưa có sợ đâu mình tới nữa. Thành ra con bị tới hoài, còn cái này con mổ sẻ tận cùng nó sẽ không còn tới nữa.

Tới cuối cùng rồi thì cái niệm sắc dục nó không còn tới nữa. Phá thật phá mà. Bởi vì khi mà con bị cái niệm sắc dục đó sao mà nó tới lui tới lui mà mỗi lần mình tác ý thì nó hết. Mà ngồi tu một bữa hai bữa cái nó tới nữa. Lúc bấy giờ con mới đưa ra cái niệm đó con nói là bây giờ con sẽ tu quán cái thân bất tịnh, quán cái mùi thối, tưởng cái mùi thối.

Chừng nào mà con tưởng ra cái mùi thối thì nó có cái thân giống như cái thân bất tịnh bốc ra cái mùi thối tưởng giống như cái thây của người chết sình trương lên mùi thối, thì con tưởng con thấy cái hình sắc nó được. Rồi con thấy cái mùi thối nó bốc lên - nghe cái hương tưởng nó bốc lên, cái hương thối đó. Thì chừng đó nó hết à, thấy là nó ngán liền.

Còn bây giờ cái tưởng con nó chưa có, nên nó hay vô. Bởi vì nó cái tâm sắc dục nó mạnh lắm, vì vậy mà mình quán sơ sơ thì nó không hết đâu. Cho nên mình mới đi tới cái chỗ mà rốt ráo như vậy mình mới có thể diệt nó được.

(11:16) Tu sinh: Có những cái tưởng mà con tưởng tự nhiên, cái trạng thái giống như đề mục mà con muốn quán đó Thầy; con quán nó gớm ghê luôn Thầy. Có đôi khi con rùng mình luôn, thấy nó ghê quá; cái tự nhiên mình sợ nó.

Ví dụ như thực phẩm bất tịnh đi, con đang ăn cái đó; mà tự nhiên cái dòng tư tưởng mình quán ngay; "hàng ngày nó còn vấn đề về quán thực phẩm đó; tới một cái là con muốn nhả ra liền. "

Trưởng lão: Hết muốn ăn.

Tu sinh: Hết muốn ăn.

Trưởng lão: Đó là nó thấm nhuần

Tu sinh: Nó muốn nhả ra liền.

Trưởng lão: Đúng rồi phải tu tập đến cái mức độ đó. Khi mà thấy món ăn mà nó còn thích nó còn muốn ăn thì quán Thực Phẩm Bất Tịnh. Mà thấy Tâm Sắc Dục còn gợi lên thì phải quán Thân Bất Tịnh. Cái đó là phương pháp đối trị, nhưng mà bây giờ một lần, hai lần, ba lần là mình thấy tu tập cái nội lực nó còn mạnh lắm. Cho nên vì vậy mà mình phải quán tập nữa. Bởi vì, mình từ cái tư duy suy nghĩ cho nó thấm nhuần, chứ nhiều khi mình quán sơ sơ, mình thấy dường như nó hiểu biết rồi, cái mình tác ý mình đuổi đi, nó tới lui nữa. Nó chưa hết nên phải làm cho mình nhàm chán thật sự, mình biết cái tâm của mình nó còn cái niệm này là mình ráng.

Giống như cái ái kiết sử, lâu lâu nó khởi lên nó nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ. Mình tu làm sao mình sống độc cư, bây giờ mấy con độc cư cái nó tuôn trào mấy con sẽ thấy. Nghĩa là mấy con còn nói chuyện, còn tiếp duyên, còn đi tới đi lui, còn nói này kia thì nó ít - chứ mấy con sống một mình thì nó đổ ra cho mà xem, nó nhiều lắm.

Cho nên vì vậy mà lúc này là lúc mà Thầy khép mấy con vô để tu cái lớp Chánh Tư Duy; coi như là mình tư duy để xả cái tâm niệm làm chủ, thì do đó mấy con sẽ gặp cái trường hợp này rất là nhiều cái khó khăn, mà trong khi đó thấy cái tâm mình ở trong cái niệm đó mà nó thường xuyên nó tới lui. Con tác ý một lần hai lần mà nó không dứt thì đưa cái bài đó ra mà tu quán xét nhiều hơn nữa,

Đủ biết là triệt tiêu nó đó. Không có còn mà để nó ở trong tâm một chút nào để cho mình đạt đến cái chỗ mà giải thoát hoàn toàn ma. Chứ không phải là tu cầm chừng; tu lấy có nữa đâu; tu thật làm thật mà. Cho nên chịu khó, mà nhiều khi mấy con làm bây giờ ở trong lớp Chánh Kiến cái mình làm bài, nhưng mà ở trong lớp Chánh Tư Duy rồi thì mấy con không có làm bài, nhưng mà nếu nó không đi, thấy nó một hai lần mà tới lui mà mấy con tác ý mà còn cái niệm đó nữa thì mấy con làm bài hẳn hòi đàng hoàng đưa với Thầy để mà Thầy kiểm, kiểm điểm lại coi cái Chánh Tư Duy của mấy con thì mấy con ghi trên bài con bị cái niệm này nó tới lui nhiều lần. Xin Thầy xét con tu quán như vậy đúng hay sai.

Thì Thầy sẽ hỗ trợ giúp thêm cho cái phần đó, để mấy con xả cho được cái tâm.

(14:05) Bây giờ mấy con còn hỏi thầy gì không? Tới đây là tới quyết định của cái lớp tu của mình phải đạt được, chứ nếu mà mấy con không có hỏi để biết để đạt được thì coi chừng có không có kết quả đâu nha. Cái lớp này là cái lớp tu phải có kết quả, chớ mà lớp tu không có kết quả thì không có được. Cho nên phải ráng, ráng thực hiện cho nó được kết quả. Bởi vậy phải tu đúng mấy con.

Tu sinh: Bạch thầy tuần sau mình làm Tâm Xả? Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ mình làm rồi.

Trưởng lão: Con làm Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ rồi phải không con? Con làm Tâm Xả. Coi như là con làm tiếp tục Tâm Xả cho nó hết. Khi nào hết rồi thì bắt đầu mấy con sẽ vào cái lớp tu tập. Rồi mấy con thích về cái tâm nào thì xin Thầy cho con tu cái tâm đó thì ôm một cái pháp duy nhất để mà tu cái tâm đó, cho đến rốt ráo. Cho đến xả tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không con?

Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Con có mấy bài để Thầy đọc rồi…​ cái này cái bài nháp của con phải không?

Tu sinh: Dạ, không phai! Con đang làm lỡ dở

Trưởng lão: Con đang làm lỡ dở. Thôi con cứ làm đi, để khi nào xong nộp Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn cho. ( nghe không rõ )

3. TỨ NIỆM XỨ

(16:11)Trưởng lão: Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì không con? Có ai hỏi không? Con hỏi đi. Con đến thăm Thầy có gì không con?

Tu sinh: Con muốn hỏi về lớp Tứ Niệm Xứ?

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ? Con có việc gì, con cứ hỏi Thầy!

Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Đầu tiên coi như là Tứ Niệm Xứ chưa có học, nhưng mà học cái lớp Chánh Kiến con. Bởi vì "Chánh Kiến là để triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình - hiểu những cái pháp như thật. Vì có sự hiểu biết mình mới có xả tâm. Cho nên trên Tứ Niệm Xứ khi mà tu Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân, trên thọ quán thọ, trên tâm quán tâm, trên pháp quán pháp mà khi quán tâm thì tâm có niệm thì cái niệm đó coi nó nằm ở trong cái niệm gì? "

Niệm sắc dục, niệm kiết sử, ái kiết sử hay là thân kiết sử…​ Nó có nhiều niệm. "Mỗi cái niệm nó hiện lên thì trong lúc đó nó ở trên cái tâm đó để khắc phục cái niệm đó gọi là khắc phục tham ưu trên cái niệm đó. Thì mình phải có cái Định Vô Lậu, cái Định Vô Lậu tức là cái tri kiến giải thoát, dùng cái tri kiến hiểu biết như thật, để soi lại cái niệm đó để hoá giải, để ly cái niệm đó ra để làm cho cái niệm đó triệt tiêu. Chứ không phải là mình ngăn chặn cái niệm đó bằng phương pháp thường thường được. "

Ví dụ như mình thấy cái niệm rồi mình dừng cái niệm thì không được. Đó là ức chế niệm. Còn mình hiểu được cái niệm cho rõ - nó như thế nào đó rồi cái niệm đó mình sẽ bị ly ra; nó không còn có nữa.

Cho nên cái lớp mà Chánh Tri Kiến là cái lớp mà hiểu biết cái pháp như thật - chứ không phải còn hiểu lờ mờ. Như từ lâu tới giờ mình chưa học lớp Chánh Tri Kiến thì mình hiểu nhân quả, nhưng mà hiểu nó lờ mờ; nó không có rõ. Còn mình học rồi thì mình biết tận nguồn của nhân quả của các pháp như thế nào.

Do đó ví dụ như bây giờ mình có cái niệm ái kiết sử thì mình ở đây mình tu mình nhớ cha, nhớ mẹ, anh em ruột thịt của mình thì nó thuộc về ái kiết sử. Nhưng mà ái kiết sử thì nó nằm trong một cái chùm nhân quả - có nhân quả cha mẹ, anh em mới sinh cùng nhau chung một nhà. Do đó mình quán chùm nhân quả thì mình khấu triệt được cái đó. Do đó cái tâm của mình nó không còn nhớ gia đình nữa. Nó dừng lại. Nó làm cho mình được bình an đó là mình hiểu còn nếu mình không hiểu thì mình nói vầy đây là ái kiết sử đi đi, mình tác ý vậy hoặc là mình dừng cái niệm đi. Bữa nay nó không có thì ngày mai nó có tới nữa. Nó cứ làm động mình cho nên cái niệm đó nó chưa chịu ly.

(18:57) Tu sinh: ( không nghe rõ )

(19:41) Trưởng lão: Bây giờ, thì cái lớp học nó đã qua rồi, thì bắt đầu bây giờ ở để mình dự thính mình nghe thôi. Chứ mình vô lớp học thì nó ngang vậy đó. Thì từ cái bài đầu cho đến cái bài cuối nó chưa có. Trong khi mình chưa có chuẩn bị những cái tri kiến để cho mình xả tâm, thì mình vào mình tu cái lớp Chánh Tư Duy bởi vì nó tư duy để mình xả tâm, nó tư duy để mình xả tất cả các cái niệm ác coi như khắc phục các cái tham ưu trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình.

Mà mình chưa đủ cái điều kiện hiểu biết thì mình chưa biết cách thức xả. Do đó không khéo thì mình chỉ dừng cái niệm của mình ngang thì mình bị ức chế. Cho nên ở đây bây giờ mình chờ đợi mình cũng tu tập nhưng mà mình tham dự để cho mình nghe vậy thôi để cho mình hiểu. Cách thức ở đây thì nó có những cái quy ước những cái thanh quy mình tập mình theo cái khuôn khổ này mình thấy được.

Thì chừng đó nếu mà trong ba tháng bốn tháng mình ở đây mình thấy mình theo được cái thanh quy ở đây; cái quy ước ở đây, cái giới luật mình giữ được trọn vẹn của Tu viện thì Tu viện sẽ chấp nhận cho mình ở mình tu. Còn nếu mình thấy ở đây cái giới luật cái kỷ luật như vậy mà mình tu không được thì thôi không có ép.

Cho nên cũng ngày xưa mà một người đến xin Phật tu đó thì Phật cho biệt trú bốn tháng ở chung trong chúng. Nếu mình theo được; mình sống được thì chư tăng và Phật sẽ cho mình trở thành tu sĩ . Ở tại Tu viện mình trước chứ không ngại gì hết. Thật ra thì có lòng tu mà mình đi tìm cái chỗ mình tu cho được giải thoát nó cũng khó lắm chứ không có dễ. Cho nên nó cũng lận đận lắm. Khi mà về đây mà đi lạc tới Tây Ninh rồi trở lại về đây nó cũng là cực, nhưng mà đi tìm Đạo mà nên không nệ.

Tu sinh: Dạ cũng Hạnh Đầu Đà.

Trưởng lão: Hạnh Đầu Đà thì tốt lắm đó.

Tu sinh: Trong khoảng đó thì tới Tháng Tư mùa an cư kiết hạ…​ ( nghe không rõ )

(21:43) Trưởng lão: Được rồi không có sao! Mình chỉ tham dự để mình hiểu rồi mình chọn lấy. Trước tiên mình chọn lấy con đường tu, tu sao để được giải thoát - tu sao để làm chủ được sống chết của mình thì cái điều mong ước của người tu sĩ nào cũng vậy. Mà ở đây thì cũng rất rộng rãi, bất kỳ cái hệ phái Phật giáo nào về đây cũng chấp nhận cho nghiên cứu để mà theo coi thử coi mình có thích hay không.

Nếu phải chăng mình thích được theo tu học thì ở đây rộng rãi lắm không có nói rằng ở đây là Khất Sĩ, ở đây là Bắc tông, ở đây là Thiền tông, Tịnh Độ Tông…​ không có phân biệt. Ai muốn vô đây tu cũng được hết nhưng mà điều kiện là Giới Luật phải nghiêm chỉnh thôi. Cái giới mà làm đầu. Mà làm Hạnh Đầu Đà là tốt rồi. Mình làm Hạnh Đầu Đà là đi xin, mình Khất Sĩ mình xin ăn. Đó là điều rất tốt.

Ở đây thì cũng cố gắng, cố gắng để mà tạo cái thế, chứ ở trong cái Tu viện không có nhà bếp, để giúp cho những người tu trở thành cái hạng thất thực. Cho nên những cơm nước được cái người Phật tử ở thành phố - họ bỏ tiền ra họ mướn một cái tiệm cơm chay ở ngoài Trảng Bàng rồi người ta nấu người ta đem vào đây. Rồi tu sĩ ở trong Tu viện đều đi ra cái điểm đó để Khất thực ở đó thôi. Chứ không phải đi ra ở xóm làng mà xin. Cho nên nó có cái tổ chức khéo léo nhưng mà ở trong chùa thì mình tránh không có còn cái nhà bếp để nấu nướng nữa.

Để nó đúng cái giới luật của Phật. Cách thức ở đây là như vậy. Nhưng mà cái vấn đề này coi vậy chứ nó không phải dễ - nó tổ chức; nó phải lần lượt là nó mới tới cái độ thanh tịnh. Còn cá, mình đi thiếu cái tổ chức thì lần lượt rồi nó biến cái chùa thành cái nhà bếp rồi cứ tự nấu ăn. Rồi tự Chư tăng đi xin ăn rồi về cái sửa lại - xin Phật tử cho mà cũng đi khất thực mà xin về rồi cái bắt đầu đó ở trong tịnh xá hay cái nhà bếp của mình có đó rồi sửa nấu ăn cho nó hợp; rồi coi như mình chạy theo dục mất rồi.

Thì xin được gì ăn nấy là tốt nhất. Cái hạnh đó là cái hạnh tốt nhất. Xin được cái gì ăn nấy, ăn để sống tu. Còn nếu mình sửa lại ăn theo khẩu vị của mình rồi có cái nhà bếp trong đó rồi biến dần cái tịnh xá hoặc là cái chùa nó có cái nhà bếp mất rồi. Nó hết hay rồi; nó chạy theo dục mất.

(24:05) Hôm nay mới về đây thôi được nghe thôi cũng được rồi lần lượt rồi có những cái điều gì mà cần thiết để nghiên cứu thì đọc thêm một số kinh sách của Tu viện, để mình biết cái đường lối tu tập cách thức tu tập nó như thế nào, phù hợp như thế nào. Rồi Giới Luật nữa, Giới Luật ở đây nó không phải chỉ có cái bộ giới luật là Mười Giới Sa Di hoặc là 250 giới Tỳ kheo, 348 giới Tỳ kheo ni.

Nó không phải có bao nhiêu đó đâu nó còn nhiều Giới Luật Kinh, Giới Kinh nữa. Rồi trong Giới Kinh thì nó có những cái bộ kinh giới như Sa Môn Quả hoặc là Kinh Phạm Võng. Những cái bộ đó là bộ kinh giới mà hầu hết là các pháp mà các cái bài kinh mà Phật thuyết ở trong các cái bài Kinh Nguyên Thuỷ đều là giới không à. Bởi vì nó là Thiện Pháp về Giới. Cho nên giới nhiều lắm.

Vậy cho nên sau khi cần phải đọc thêm một cái số sách ở Tu viện để mình nghiên cứu nó có phù hợp với mình không; nó có hợp với cái ước nguyện cái tâm nguyện của mình xuất gia không. Nếu nó hợp là nó may mắn mình có duyên hợp khi đó mình mới nỗ lực mình tu được. Còn nếu mà nó không có hợp thì thôi. Bởi vì trong cuộc đời nay có người theo cái hệ phái này người theo hệ phái khác đó là cái duyên người ta. Có người theo tôn giáo này có người theo tôn giáo khác. Đó là cái duyên, chứ không phải mà ép buộc đó là cái duyên của mọi người mà chứ không phải là ép họ phải đi theo Phật giáo. Cho nên trong thời Phật giáo có Phật giáo vậy chứ có nhiều người người ta cũng theo Bà La Môn, cũng theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, người ta cũng theo đủ thứ tôn giáo hết chỉ mình có duyên với Phật giáo mình mới theo Phật giáo mà thôi. Đó là cái nhân duyên. Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không con.

Người nào ở trong chúng mình thì phải lo hẳn hòi giấy tờ đàng hoàng để cho mình tu tập. Con hỏi Thầy con?

4. ĐUỔI BỆNH

(25:47) Tu sinh: Xin Thầy chỉ dạy cho con, cho con rõ cái pháp hành dùng Định Niệm Hơi Thở để mà khắc phục cảm thọ trên thân. ( Nghe không rõ )

(28:01) Trưởng lão: Con dùng cái Định Niệm Hơi Thở để đẩy lui bệnh thì nó có một cái đề mục của nó thôi. Mà con tu cái kiểu này nó lộn xộn quá! Con đẩy lui các bệnh không hết. Bây giờ thầy dạy cho cách thức để đẩy lui bệnh nó chỉ có một pháp duy nhất để đẩy lui bệnh ở trong cái Định Niệm Hơi Thở "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra".

Rồi bắt đầu con hít vô, con thở ra thì con dùng cái tưởng của con hay cái bệnh gì đó ở trong thân con theo hơi thở ra. Mà tất cả toàn thân của con, nó không có đau thì nó cứ như hơi thở hít vô thì nó không có đau. Thì cứ như vậy mà con dùng để trị bệnh - chứ con dùng cái kiểu như tu Tứ Niệm Xứ, nó lộn xộn bên đây bên kia. Rồi đẩy bệnh thì không đẩy mà cứ lo mà tu tập cái kia thì nó trật đi.

Cho nên ở đây thì cái mục đích con là bệnh thì phải trị bệnh cho hết. Mà con không có dùng thuốc; con chỉ muốn dùng Pháp để đẩy lui cái bệnh ra. Thì do đó thì con nên dùng cái hơi thở, mà cái hơi thở, con thở ra, thở vô con nương vào đó; "mà cái hơi thở ra thì con cảm tưởng như là con dùng cái lực tưởng của con; con cảm những cái bệnh của con cái bệnh thừa hơi đó nó theo cái hơi thở nó ra. Mỗi lần hít thở ra thì con thấy cái bệnh thừa hơi nó theo cái hơi thở nó thở ra hết".

"Còn con hít vô thì con thấy cái sự bình an đến với cái thân con" - cứ như vậy con thở ra, thở vô vậy rồi con thỉnh thoảng con lại tác ý "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi con hít vô thở ra bốn năm hơi thở, mà bốn năm hơi thở con không tác ý đó thì con tưởng như cái bệnh của mình nó đi.

Bởi vì đây là cái chuyên môn để trị bệnh. Cho nên dùng cái tư tưởng của mình để trị bệnh đẩy lùi cái bệnh theo cái hơi thở mà ra cho nên cái bệnh nó ra hết. Nghĩa là lúc nào cũng trị bệnh chứ không lúc nào nghĩ chuyện khác coi như đây là Pháp Độc Nhất để trị bệnh. Chứ không phải, lúc mà thấy cảm giác toàn thân, lúc thì thấy hơi thở ra, hơi thở vô, không phải vậy! Con không phải Tứ Niệm Xứ đâu, con hiểu không?

Cho nên bây giờ, là chỉ trị bệnh thôi vô đầu là ngay hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra ngay vô đầu, "thọ là vô thường, cái bệnh thừa hơi này phải đi thân này bình thường rồi không có thừa hơi nữa". Con nhắc nó vậy rồi "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra".

Rồi bắt đầu hít vô thở ra, hít vô thở ra, thì thấy cái bệnh đi ra, hít vô thở ra, thì cảm thấy cái bệnh đi ra hít vô thở ra thấy bệnh đi ra. Rồi " an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi cũng hít vô thở ra thấy cái bệnh đi ra, đi ra chừng nào mà còn thấy giờ hết bệnh rồi thì thôi đừng đẩy thấy nó ra nữa. Nó hết rồi mà con thấy nó ra nữa coi chừng nó ra hết ruột gan, hiểu chưa?

(30:41) Đẩy cho nó hết bệnh thôi; chứ đừng đẩy ruột gan ra hết thì không có được. Cái lực của nó mà nó sẽ làm cho con hết bệnh đó con.

Cho nên nhớ kỹ! Bây giờ, là lúc con đang trị bệnh mà những cái bài còn lại thì con làm; còn những cái bài nào mà con trị bệnh thì phải hoàn toàn con lo cái phần trị bệnh cho hết. Còn cái bài nào làm làm cho hết để kịp thời mà vào cái lớp Chánh Tư Duy để mà tu tập xả tâm rốt ráo.

Lúc bấy giờ nó ở trên Tứ Niệm Xứ mà xả. Bởi vì thân con bình an rồi, còn giờ nó chưa bình an mà con tu Tứ Niệm Xứ mà bây giờ đang tu, nó thanh thản, an lạc, vô sự rồi bỗng dưng…​ Cái thân nó thừa hơi. "Trời đất ơi lo cái tác ý mà thừa hơi con ra thì nó đã mất bao nhiêu thì giờ làm sao nó an tịnh được". Cho nên có thân trong cái giai đoạn Tứ Niệm Xứ là một điều khó. Cho nên buộc lòng phải trị cho hết cái bệnh rồi mới bắt đầu vô tu Tứ Niệm Xứ được,

Mà nếu mà con chưa trị bệnh hết thì thôi chờ khoá sau. Còn ở trong cái lớp Chánh Tư Duy để mà đẩy lui cái bệnh cho hết, hết bệnh rồi mới vào tu. Còn bệnh thì nó là một cái điều khó ở trên Tứ Niệm Xứ. "Bởi vì pháp Tứ Niệm Xứ là cái pháp hộ trì, bảo vệ Chân Lý - tức là cái trạng thái Diệt Đế đó thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là trạng thái của Chân Lý rồi. Mà bây giờ hộ trì bảo vệ. Hộ trì con giữ gìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm…​ Nó không có bị chướng ngại thì đó là con hộ trì bảo vệ cái Chân Lý của con". Mà bây giờ cái thân con bệnh làm sao con hộ trì bảo vệ được? Con hiểu chỗ đó không? Đó là cái chướng ngại của thân.

Cho nên, "trên thân quán thân" mà không khắc phục được tham ưu đó. Mà đang bệnh thì làm sao mà khắc phục được? Cho nên nó phải có một thời gian để đẩy lùi cái bệnh cho ra khỏi - mà ra khỏi thì tức là con phải tu Tứ Niệm Xứ rất dễ dàng rất tốt. Cho nên hiện giờ thì con dồn tập trung hết những cái tu tập của con dồn vào cái pháp đẩy lui bệnh.

Bằng có một cái pháp một thôi "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Nếu hơi thở con bị rối loạn - con thấy con tu tập một thời gian sau mà hơi thở nghe tức ngực, nghe mệt, nghe khó chịu hoặc căn đầu thì con sẽ đưa cánh tay "an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô". Nó thay thế cái hơi thở để nó không mệt. Nếu mà hơi thở tốt thì cứ nương trên hơi thở mà đẩy lui. Nếu mà hơi thở xấu thì tiếp tục thay cái hơi thở bằng hai cánh tay; đưa ra đưa vô. Thì đẩy chừng nào đẩy hết bệnh thì chừng đó con sẽ vào lớp Chánh Tư Duy tu học.

Tu sinh 3: Thưa thầy, hơi thở ra vô tự nhiên hay con vận dụng như thế nào?

(33:25) Trưởng lão: À, không có cần vận dụng gì hết, nghĩa là nó thở sao cũng được; tự nó nó thở dài, thở ngắn gì miễn mình nhắc nó "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". "Rồi tôi thở ra, thở vô bình thường - chứ tôi không vận dụng nó dài, mà cũng không vận dụng nó ngắn để tự nhiên như vậy thôi".

Cứ vậy đó thôi mà con cũng đâu có vận dụng được; là tại vì con đang vận dụng tư tưởng con là đẩy lui cái bệnh; con hiểu vậy không? Chứ đâu phải bây giờ mình chú ý cái hơi thở đâu. Mình đâu có chú ý nhưng mà mình nương vào cái hơi thở để mình đẩy nó ra thôi. Và cái chính của con là mình vận dụng cái tư tưởng; "thở ra thì mình thấy như là cái bệnh của mình nó theo hơi thở ra, mà hít vô thì coi như cái sự bình an nó đi vào". Cứ như vậy mà con vận dụng cái tư tưởng của con cứ thở ra là con thấy bệnh ra.

Con cứ như vậy thì có thể được, nhớ chưa? Đó là cách thức để trị bệnh, trị cho hết đó. Ở đây Thầy đã dặn rồi mà, người nào mà không có dùng pháp để trị bệnh được thì nên dùng thuốc - còn người nào mà đã dùng pháp trị bệnh được thì ôm pháp mà trị. Bởi vì thuốc mà trị không được rồi thì chỉ có pháp thôi. Chứ không có cách nào khác nữa hết.

(34:38) Bởi vì mấy con uống thuốc rồi mà nó không hết thì bắt đầu bấy giờ chỉ mấy con dùng pháp Phật để đẩy lui cái bệnh thôi; chuyển cái nghiệp đó thôi. Như vậy là mấy con thấy pháp Phật nó tuyệt vời; nhưng mà nếu chúng ta đặt trọn niềm tin và nỗ lực tu tập.

Bởi vì đức Phật đã dạy chúng ta trên Định Niệm Hơi Thở…​ Không phải Định Niệm Hơi Thở là cái phương pháp ức chế tâm của mình mà nhiếp tâm cho hết vọng tưởng đâu. Cái phương pháp của Phật để đẩy lui các chướng ngại pháp ở trên thân. Cũng như thân thì bệnh, chúng ta dùng nó để đẩy lui. Tâm chúng ta bất an thì chúng ta cũng dùng Định Niệm Hơi Thở để đối trị cái tâm bất an. Tâm của chúng ta buồn ngủ, hôn trầm thì dùng Định Niệm Hơi Thở để mà đối trị cái hôn trầm buồn ngủ. Tâm chúng ta có sân thì cũng dùng Định Niệm Hơi Thở để mà phá cái sân.

Bởi vì nó ở đâu thì nó có cái đề mục nấy. Chứ không phải mình tu lu bù; muốn tu đại cái hơi thở từ cái đề mục này đến cái đề mục khác không có phải vậy đâu. Bởi vì cái Định Niệm Hơi Thở là đức Phật trang bị cho chúng ta một cái loại vũ khí để đương đầu với các cái chướng ngại pháp trên Thân, Thọ, Tâm. Đó là các loại vũ khí để mà đương đầu với các cái trạng thái đó để mà dẹp nó. Đó bằng cái phương pháp đó.

Bây giờ thân có đau thì chúng ta lấy đề mục mà trị cái đau; đó là cái đề mục “an tịnh thân hành” mà thân Trạo Hối ở tâm mà nó loạn tưởng thì chúng ta có cái đề mục “an tịnh tâm hành”. Còn tâm chúng ta mà nó bị thuỳ miên thì “với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô - với tâm định tĩnh…​”. Nó có cái đề mục để đối trị nó. Do đó chúng ta tác ý rồi chúng ta hít vô, thở ra chúng ta nhờ cái đề mục tác ý đó - mà cái tâm chúng ta trở về bình thường; thân tâm chúng ta an ổn.

Như vậy thì tu mới đúng. Bây giờ, mấy con không có tập cái hơi nữa. Từ lâu tới giờ nó tập nhiều rồi bây giờ chỉ áp dụng trong cái mặt trận của Tứ Niệm Xứ để dọn bỏ những cái chướng ngại pháp đó mà thôi . Chứ không phải giờ này mà ngồi tập hơi thở nữa thì biết chừng nào mà đi cho tới. Bây giờ cái thân con bệnh đau thì dùng cái Định Niệm Hơi Thở, cái đề mục đó để mà trị cái bệnh của con thôi, rồi nó sẽ hết.

Mà tin đi, tin nơ Phật đi! Mấy con ôm cái pháp đó rồi mấy con sẽ hết. Bao đời huynh đệ của mấy con ở cái lớp học này cũng như thầy Chơn Thành này, cô Huệ Ân này,…​ Những người mà mình gọi là thấy lớn tuổi rồi, mà những cái bệnh của họ cũng điều là những cái bệnh ngặt nghèo như Thanh Quang cũng là cái bệnh tăng huyết áp cũng là rất ngặt nghèo, nhưng mà ôm pháp người ta vẫn vượt qua, vẫn đẩy lùi được những cái chướng ngại bệnh đó.

Còn con bây giờ như vậy mà cuối cùng cứ đẩy hoài mà không được. Nó phá. Nếu mà chết thì chết lâu rồi còn sống mà cứ để cái bệnh đó thừa hơi thì quá khó cho cái người tu đó là cái chướng ngại, con hiểu không? Như vậy thì phải ráng nỗ lực, bây giờ thầy trả lời tiếp.

5. CẢM GIÁC TOÀN THÂN

(37:20) "Khi chúng con tập cảm giác toàn thân thì cái biết hơi thở và cái biết của thân không được mất phải không Thầy? Và phải giữ suốt như vậy trong ba mươi phút, dù hơi thở có nặng hay nhẹ cũng vậy? "

Trưởng lão: Đúng vậy nó không có cần quan trọng của cái hơi thở con mà khi đó mình "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Khi mà "con chú ý lo cái thân mà con chú ý là chính còn cái hơi thở chỉ biết nó thôi - chứ sự thật không có chú ý hơi thở. Mà chú ý cái thân coi như là cái tâm không phóng dật đó".

Các con nghe cái tâm; nó quay vô; nó ngó nó nhìn cái thân của nó. Đó là có không phóng dật. Tức là cái câu mà…​ Mà đức Phật dạy về…​ Cái câu thứ tư đức Phật dạy về Định Niệm Hơi Thở đó. Đó là cái mục đích để cái tâm không phóng dật chứ không có gì hết! "Mà nó không phóng dật tức là nó phải nhìn cái thân của nó - tức là bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nhưng mà cái cảm giác của nó; nó nương vào cái hơi thở để nó nhìn - chứ không phải là nó đứng một cái chỗ nào đó mà nó nhìn, mà nó đứng ở hơi thở nó nhìn; nhưng mà nó không có chú ý hơi thở".

Bây giờ cái mặt thì nó ở đây nè mà thầy nói "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" - làm như là sáu cái căn của Thầy mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý Thầy - "nó nhìn lại cái thân của nó".

Đó bây giờ mình cảm nhận mình nhận cái cảm thấy nó quay vô đó. Các con tập thì các con thấy nó quay vô. Nó nhìn cái thân nó đó nhưng mà con mắt thì nó ở hoài. Nhưng mà sự thật thì nó đang lắng nhìn vô trong; nó đang nghe vô trong; nó cảm nhận vô trong nó; nó cảm nhận cái thân nó.

Cho nên cảm giác toàn thân, "cái giác đó là cái chính". Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, mà bây giờ mình hít vô thì mình biết, mình thở ra thì mình biết; nhưng mà, nhờ cái đứng ở trên cái hơi thở biết thở ra, thở vô mà cảm nhận. "Tức là lúc bây giờ con lắng nghe con; con thấy dường như cái tâm mình nó ngó vô trong; nó nhìn vô trong; chứ nó không nhìn ở ngoài:.

Các con tập rồi các con sẽ thấy được cái nó quay vô; mà nó quay vô, rõ ràng là nó kéo dài một cái thời gian dài thì thấy nó bám vô; nó quay vô, nó quay vô một cách rất là rõ ràng. Người nào mà có thấy được cái tâm mình quay vô không phóng dật mà khi dùng cái câu đó cái thấy cái tâm nó quay vô liền, thấy cái trạng thái nó quay vô, nó không có nhìn ra.

6. XẢ NGÃ MẠN

(39:51) "Khi mà con thấy cái ngã mạn mình mà nó khởi lên, thì chúng con làm thế nào mà đoạn dứt nó? ".

Trưởng lão: Thì các con sẽ tác ý câu này, nó có câu này: "Thân này không phải là ta, không phải của ta, không phải bản ngã của ta thì cái ngã mạn này ở đâu? Mày nhận sai rồi; mày lầm rồi". Vậy thì bây giờ con quán cái thân này vô thường; con đưa ra một nhiều lần; con thấy mỗi lần nó có cái gì đó tức bực đó là nó có cái ngã của nó rồi.

Nó hơn thua, thì nó cũng có cái ngã rồi, thì tất cả mình thấy rõ ràng là cái ngã. Vì vậy con thấy tất cả các pháp đều vô thường, các pháp không phải là ta, không phải của ta, không phải bản ngã là của ta. Đức Phật đã dạy ta cái câu đó rất nhiều và quán các pháp, quán thân vô thường là một đích phá cái ngã đó con.

Nhớ khi thấy mà nó còn thì quán " thân này là vô thường, không có gì mà thường còn, không có gì là ta, không có gì của ta hết" thì đó con phải tập cái đó cho thấm nhuần con. Cái câu nói đức Phật nói đó là để chúng ta phải thấm nhuần cái thân vô thường của chúng ta, cái tâm vô thường…​ Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà đều là vô thường hoặc là Thân Ngũ Uẩn đều là vô thường.

Năm cái uẩn đều là vô thường Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức - năm cái uẩn này đều là vô thường. Đem cái này ra quán vô thường hế. Khi mà mấy con làm cái bài mà thân vô thường đó, nhớ đem cái bài đó trở lại, rồi khi mà thấy nó còn cái ngã của mình; dù là nó còn một chút xíu nó có cái gì nó lo cho cái ngã, cái thân của nó. Đó là cũng nó tranh hơn người ta, nó muốn tu hơn người ta cũng biết là cái ngã rồi; nó nói lời cũng hơn người ta thì do đó cũng là cái ngã rồi. Do đó con ngầm biết là nó còn; nó còn chưa hết.

Vậy thì cái bài mà quán thân vô ngã; cái bài mà quán thân vô thường đều là triển khai, triển khai cho thấm nhuần. Bởi vì mình hiểu biết chứ chưa thấm nhuần, cho nên nó còn bản ngã nó. Cho nên cuối cùng thì khi mà con thấy còn thì tức là đem cái bài đó viết trở lại, nhai đi nhai lại lập đi lập lại nhiều lần…​ cho nó thật thấm nhuần, cho nó thuộc lào lào; nó thấm nhuần, nói ra cái thân vô thường thì mình biết ngay liền từng chi tiết, từng rõ ràng nhớ thấm nhuần như vậy. Thì mình mới xả nó được.

Chứ không khéo, nói vậy chứ nó rất là khó; cái ngã mạn của mình nó khó; chứ không phải dễ. Bởi vì nói tôi không chấp cái thân tôi nói được, chứ còn thật sự tôi đang dính mắc chấp cái thân; nó khó lắm; nó không dễ.

Đó là cái phần câu hỏi của con khi đó con áp dụng. Áp dụng cái câu hỏi thứ nhất quay vô để nhìn cái thân của mình thì con nhắc câu đó rồi thì con sẽ thấy cái tâm con nó cảm nhận được cái thân của nó, đó mà câu thứ nhất.

Câu thứ hai thì để thấy cái tâm không phóng dật; nó quay vô.

Câu thứ hai thì ngã mạn thì áp dụng vào các pháp vô thường, thân vô thường, "thân này không phải là ta, không phải bản ngã của ta, không phải là ta". Do đó con áp dụng vào cái bài thân vô thường thì con sẽ phá vỡ cái ngã của mình. Nó không có cái gì của mình hết tại sao mà mình phải chấp nó?

Do đó khi mà quán thấu triệt rồi đó; người ta chửi con không giận nó. Nó nghe người ta nói con cái này cái kia con không giận nó "có gì đâu mà tôi giận". Con chỉ cần nói câu "có gì đâu mà tôi giận, chửi ai đâu, chứ mấy người có chửi tôi đâu!"

Coi như từ đó mấy con thấm nhuần từ ở trong tâm mấy con xuất ra cái câu nói đó "có gì của mình đâu mà giận, mình có gì đâu thân này đâu phải là ta, đâu của bản ngã của ta, đâu phải ta thì có gì đâu mà giận". Chính những cái bài kinh của đức Phật dạy mình rất nhiều để phá cái tâm ngã mạn của chúng ta á.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy