CK 084C- VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - TẠO TÁC - NHÂN QUẢ CỦA THẦY - PHÒNG HỘ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 07/02/2006
Thời lượng: [52:23]
(00:00) Trưởng lão đọc câu hỏi của Tu sinh: "Con thưa Thầy, cái niệm trong pháp tu như ăn được một bữa thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Thời gian rảnh rang con tu tập được nhiều thì tâm có an vui, tức là hỷ."
Trưởng lão: Thì ở đây con chưa nói con tu cái pháp nào ở cái câu hỏi này? "Cái niệm trong pháp tu như ăn được một bữa thấy nhẹ nhàng thoải mái, thời gian rảnh rang tu tập được nhiều thì tâm con an vui, tức là Hỷ Tâm". Cái Hỷ Tâm này nó do cái tâm gì, cái niệm gì?
Thí dụ như bây giờ cái niệm trong pháp tu, như ăn được một bữa, đó là cái niệm Giới mấy con, cái niệm ly dục mấy con. Mấy con mới ly dục à, chứ mấy con đâu có tu Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả nào đâu. Nhưng mà nó vẫn có cái hỷ của nó đó, các con hiểu không? Bây giờ mình ly nó có hỷ đó, nhưng mà bây giờ các con ly qua cái Tâm Từ của mấy con, hoặc là ly qua cái Tâm Xả của mấy con, ly qua Tâm Hỷ mấy con, phải không, mấy con hiểu không?
Bây giờ, mấy con mới ly ở trong cái pháp này, tại vì cái pháp tu Tứ Niệm Xứ, cho nên vì vậy mấy con phải sống đúng đời sống của giới luật, không ăn uống phi thời mà mấy con còn thấy hỷ. Còn nếu mà mấy con thực sự mà tu Tâm Hỷ coi thì như thế nào, rồi mấy con thực sự tu Tâm Từ thì nó như thế nào, nó hỷ như thế nào? Bởi vì Tâm Từ nó sẽ ly dục ly ác pháp, Tâm Bi nó sẽ ly dục ly ác pháp này, Tâm Hỷ nó sẽ ly dục ly ác pháp. Tất cả mọi cái pháp đó nó đều nhằm vào chỗ ly dục ly ác pháp để mà chúng ta đạt đến những cái giải thoát của nó sau này.
(01:36) Trưởng lão đọc câu hỏi của Tu sinh: “Còn khi ví dụ khi bị mất đồ đạc, xe cộ, con suy tư về nhân quả, về pháp vô thường rồi an vui chấp nhận thì có phải là hỷ do ly dục không thưa Thầy?”
Trưởng lão: Bây giờ đó, vì mất đồ đạc mà nó buồn phiền, nhưng mà mình tư duy suy nghĩ là mình ly, đó là mình ở trên cái pháp, cái pháp Định Vô Lậu đó mấy con. Dùng cái tri kiến hiểu biết vô lậu, cho nên vì vậy mình mới mất của mà giờ mình không có buồn này kia, mình thấy được an vui đó. Mình không có tiếc, mọi ngày tiếc lắm, thì do cái Định Vô Lậu. Bởi vì ở trong cái câu của con viết đó, như bị mất đồ đạc, con suy tư, suy tư là Định Vô Lậu.
Suy tư ở trên cái Chánh Kiến của mình, mình thấy đây là nhân quả, đây là các pháp Vô Thường, cho nên tâm mình nó không có vì chỗ mất của mà mình buồn phiền, mình đau khổ, do đó mình thấy cái hỷ, nó không phải là mình tu Tâm Hỷ đâu. Tại vì cái mục đích của mình dùng cái sự suy tư này, phải không?
Chứ mình quyết tâm mình tu cái Tâm Hỷ thì nó khác, mình dùng cái Tâm Hỷ là khác. Rồi trong cái hỷ đó thì mình có suy tư, mình suy tư để cho mình thực hiện được cái hỷ nó trọn vẹn, nghĩa là luôn luôn lúc nào mình không có cái trường hợp xảy ra nhưng mình vẫn tu Tâm Hỷ. Thì cái lòng hoan hỷ của mình luôn luôn sẵn sàng do đó khi gặp chuyện thì nó sẽ hoan hỷ.
Nhưng mà khi mà chuyện mà quá cái sức của hỷ nó, thì nó sẽ bị bối rối rồi. Lúc bấy giờ chúng ta mới dùng Định Vô Lậu hoặc dùng cái pháp nào để phụ giúp nó, để Tâm Hỷ này trọn vẹn.
Còn bây giờ con suy tư về nhân quả, rồi cái tâm con được hỷ, thì do cái Định Vô Lậu mà được hỷ chứ không phải là do Tâm Hỷ.
(03:24) *Trưởng lão đọc câu hỏi của Tu sinh:*“Nhưng làm sao một ví dụ này con biết nó rõ hơn là hỷ từ ly dục?”
Trưởng lão: Đây là Tâm Hỷ con từ sự tư duy của chánh tri kiến của mình mà thôi, chứ nó có cái hỷ này là do con tu từ cái Định Vô Lậu. Còn nếu mình tu cái Tâm Hỷ, là mình luôn luôn lúc nào mình cũng phải tập cái Tâm Hỷ của mình thì mới là hỷ, bởi vì nó là pháp độc nhất, nó không có chen, tất cả các pháp khác đều phụ. Con hiểu mình tu Tâm Hỷ, bây giờ mình tư duy về nhân quả để phụ cho Tâm Hỷ của mình được trọn vẹn đó, thì mình dùng cái Tâm Hỷ, mà mình dùng các pháp kia phụ.
Cũng như bây giờ đó, các con tu Tứ Niệm Xứ là tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng mà bây giờ nó bị chướng ngại thì mấy con phải dùng các pháp khác để mà làm cho bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mấy con không bị chướng ngại.
Chứ không phải mấy con tu các pháp như Định Niệm Hơi Thở đẩy lui bệnh này kia. Chứ không phải các con tu Định Niệm Hơi Thở đâu, mà mấy con tu Tứ Niệm Xứ nhưng mà vì thân các con bị bệnh, cho nên mấy con mới nương vào hơi thở mà đẩy lui nó, để nó thực hiện cho Tứ Niệm Xứ trọn vẹn. Còn bây giờ mấy con tu Tâm Hỷ, là luôn lúc nào cũng vui ấy, thì do đó hoan hỷ hết đó. Thì lúc bây giờ các con sử dụng các pháp khác để cho giữ gìn được cái Tâm Hỷ của mình.
Cũng như bây giờ mấy con tu Tứ Niệm Xứ vậy, mấy con giữ gìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mấy con vậy. Cho nên biết cách thì mấy con biết lúc bấy giờ tu Tâm Hỷ. Còn Tâm Từ cũng vậy, mấy con luôn luôn lúc nào là thương yêu hạnh phúc của chúng sanh, không có động chạm đến nó. Do đó thì lúc bây giờ gặp cái trường hợp nào mấy con cũng thực hiện ở trên Tâm Từ của mấy con, mặc dù là mấy con giúp đỡ cho một con vật hoặc cứu một con nhái bị con rắn cắn.
(05:05)Tất cả những cái này thay vì các con tu Tâm Bi, nhưng mà ở trên cái Tâm Từ này, mấy con tu tập cái Tâm Từ để thực hiện Tâm Từ càng ngày càng lớn lên thì cái hành động mấy con làm, tất cả những cái hành động để cứu con nhái này kia đó, thì hoàn toàn phải thấy nó là Tâm Từ chứ không phải là Tâm Bi.
Bởi vì mình thực hiện nó để mà thực hiện cái từ, làm cái hành động để cho cứu được con nhái đang bị con rắn cắn, đang bị con rắn giết ăn thịt đó. Cứu được con nhái không có nghĩa là tu Tâm Bi, mà vì tôi lòng thương yêu tôi bây giờ con nhái này nó bị mất hạnh phúc nó rồi, nó có một con vật khác, nó làm cho nó mất sự yên vui nó rồi thì tôi phải làm cái hành động này để đem lại cái sự yên vui cho nó.
Nghĩa là tôi tu cái Tâm Từ, chứ tôi không tu Tâm Bi. Cho nên mình làm càng ngày càng lớn mạnh cái Tâm Từ, mà trong cái hành động của tu Tâm Từ thì nó có hành bi. Cho nên thường thường mấy con bị lầm lạc chỗ này, mấy con tu Tâm Từ hay Tâm Bi?
Bây giờ ở trên cái đề tài của mấy con là Tâm Từ, đức từ, mà bây giờ cứ nói cái chuyện bi không, mà phải nói từ. Tôi muốn thực hiện cái lòng từ này thì tôi phải thực hiện cái hành động bi này là tại vì tôi tu từ mà trước cái khổ đau của chúng sanh như thế này, thì tôi thực hiện cái lòng từ của tôi, thì cái hành động bi của tôi phải có trong đó chứ, nhưng tôi không phải tu Tâm Bi đâu.
Nếu mà tu Tâm Bi thì tôi chuyên môn nó lại khác. Còn này thì lúc nào tôi cũng giữ Tâm Từ của tôi, nhưng mà hành động bi, có lúc tôi phải xả, tôi không phải tu Tâm Xả mà tại Tâm Bi.
Cho nên Thầy đưa cái dàn bài để cho mấy con thấy nó cụ thể, nó rõ ràng để không khéo mấy con làm hai pháp. Lát tu từ, lát tu bi, lát tu từ, tu bi thôi từ bi, từ bi qua lại đó. Rồi có khi mấy con thấy mấy con ghép với danh từ, từ bi luôn. Phải không, mấy con ghép từ bi luôn.
Bởi vì nó, đức Phật đã xác định nó là một pháp độc nhất. Chứ phải chi đức Phật đừng xác định nó là pháp độc nhất, chắc chúng ta sẽ không có làm sao hiểu nó là pháp độc nhất được.
Vì sao cái này nó có cái nọ như vậy? Làm sao? Lát thì xả, lát là từ, lát thì bi? Cho nên hầu hết nếu mà không nhận xét qua cái lời đức Phật dạy đó, chúng ta sẽ bị lầm ở chỗ này. Mà lầm như vậy là cái pháp này tu, mình tu một pháp mà thành bốn pháp luôn. Cứ lát tôi tu Tâm Từ, lát tu Tâm Bi, lát tu Tâm Xả đó, lát tu Tâm Hỷ. Cứ thấy, bây giờ mình làm chuyện đó cái nó hoan hỷ, chắc có lẽ tôi tu Tâm Hỷ. Không phải! Cái hỷ của cái tâm đó nó sinh ra. Mình hiểu được như vậy mình mới tu được.
(07:31) Trưởng lão đọc câu hỏi của Tu sinh: “Tương tự trước các cảnh bị rầy la hay mọi người xôn xao vì nhiều lý do. Nhưng mỗi cảnh con đều tự suy tư ra một cách để tâm an ổn như kệ của Thầy, tùy cảnh tâm an vui. Tức thì hỷ do ly dục ly ác pháp phải không thưa Thầy?”
Trưởng lão: Không, không phải đâu. Cái này là tùy cảnh tức là tùy mọi pháp trong cái hoàn cảnh nào đó thì mình sử dụng cái pháp mình đã tu học, vậy gọi là mình tu không có duy nhất, tu lộn xộn. Đụng cái nào thì mình dẹp được thì mình cứ dẹp cái đó để cho tâm mình được an hơn gọi là không có chuyên nhất. Nghĩa là cái người mà học phổ thông thì họ học chung chung vậy thôi chứ họ đâu có chuyên môn. Còn ở đây, tới đây là bốn cái pháp chuyên nhất là chuyên môn rồi mấy con. Mấy con phải lên Đại học, học cái này chuyên môn để trở thành tay nghề.
Cho nên pháp Tứ Vô Lượng Tâm này là cái pháp chuyên môn rồi.
Cũng như là học luật là ra ông luật sư, mà học ông bác sĩ là ra bác sĩ chứ còn nói tôi biết chung chung, tôi cũng nói vanh vách như kiểu tôi cầm cái kéo, cái dao, cái kim tôi chích người ta, không được! À thì cái đó mấy con học chung chung, phổ thông thôi chứ sự thật ra mấy con chưa có chuyên khoa. Còn đây lên tới lớp Tứ Vô Lượng Tâm này, là mấy con chuyên khoa đó. Chuyên nhất một môn đó, cho nên vì lúc nào nó từ nó cũng từ hết, nó không xen bi bậy bạ đâu.
Tôi phải thành cái người đó đó, chuyên môn cái vấn đề đó. Cho nên vì vậy mà bây giờ mà mấy con học lớp chung chung rồi con nói cái chuyện chung chung của mấy con không à, hỏi chung chung, nó chưa có đi sâu. Rồi bây giờ mấy con hỏi gì Thầy thêm nữa không?
(09:24) Trưởng lão: Rồi, con hỏi đi?
Tu sinh: Kính bạch Thầy, ví dụ như con, con tu pháp Bất động, thanh thản, an lạc và vô sự ly tham, (09:34 - 09:35) giống như là nghề y khoa. Học thì họ cũng có một cái chuyên khoa. Ví như tu vô lượng Tâm Từ, cái tánh của con tu Tâm Từ thôi (09:41 -9:54). Nhưng mà cái gốc của họ là Tâm Từ.
Trưởng lão: Ví dụ như một bác sĩ nội khoa và một bác sĩ ngoại khoa. Ông ngoại khoa này chuyên môn mổ xẻ nhưng mà ông cũng có thể trị được cái nội khoa, nhưng mà không có chuyên đâu. Nghĩa là bây giờ nó đỡ đỡ, thì bệnh nhẹ nhẹ, chút chút thì tôi cũng trị, tôi cũng kê toa, cho thuốc uống, nhưng mà về cái bệnh thì nó phải cái người chuyên nó. Thí dụ như bệnh phổi mà đưa cái ông nội khoa mà chung chung này chắc ông trị cái bệnh phổi, trị không hết đâu. Như vậy đấy, đó là sự chuyên rồi con. Bởi vì mình tu tập cái pháp này là tu tập chuyên rồi, cho nên mình cũng có thể làm nhưng mà nó không chuyên đâu.
Thí dụ như cái Tâm Bi của mình, mình có thực hiện được nhưng mà nó không chuyên đâu.
Rồi mấy con hỏi điều gì nữa không? Còn hỏi điều gì thêm không để mà chuẩn bị.
(10:52) Trưởng lão: Bây giờ Thầy dạy người bệnh phải lo trị bệnh cho hết, còn cái người mà, các con ấy, người già thì theo lớp già, người trẻ thì theo lớp trẻ. Bây giờ thì mấy con giữ gìn giờ giấc đúng sau một tháng sau báo cáo lại cho Thầy biết rằng mình tu được, không được. Mà người nào phạm giới, phạm giới độc cư này kia mấy con còn nói chuyện đó, thì cho mấy con xuống lớp.
Cho mấy con ở lớp Chánh Kiến chứ không ở lớp Chánh Tư Duy ở trên lớp đó tu nữa đâu, bởi vì lớp đó chuyên đào tạo đi đến giải thoát. Nghĩa là dùng cái Định Vô Lậu mà làm cho hết lậu hoặc của chúng ta, mà phá giới phạm giới rồi thì mình không có hết lậu hoặc được. Cho nên mấy con trở về lớp Chánh Kiến học lại, chứ còn không ở trên cái lớp đó được, buộc lòng những người đó thì họ chưa.
Còn bây giờ về cái phần các con đó, thì khi cô Út lập thành cái khu dưỡng lão thì những người lớn tuổi mà bên nữ, thì các con được rời qua bên đó hết. Còn bên trẻ tuổi thì để cho những người trẻ người ta tu tập. Còn ở bên nam, những người già đó, thì các con sẽ được sắp xếp theo cái người già. Coi như là sắp xếp vào các lớp tu, giờ giấc thì nghiêm chỉnh, giờ ngủ thì ra ngủ, giờ thức ra thức.
(12:10) Khi mà xài nước nôi, thì mấy con tập có sự tiết kiệm. Nước nôi mấy con cần phải lúc xài thì mấy con vặn đừng để cho nó chảy tràn lan, mấy con thấy ở thành phố ấy, nước nôi ở thành phố đen ngòm, nó rất là bẩn, còn mình ở đây được phước, nước mình rất trong. Và điện mình cũng phải tiết kiệm mấy con, giờ ngủ thì tắt, giờ tu thì mình thức chứ đừng có mình để chung chung như vậy, tu cũng mở đèn mà ngủ cũng mở đèn.
Mấy con không biết tiết kiệm mồ hôi nước mắt của Phật tử, mình ở đây mình có làm ra tiền gì đâu. Nhưng mà người ta cung cấp cho mình tu, mình học vì vậy mà tất cả mọi chi phí ở trong Tu viện này, con biết số tiền rất lớn chứ không có nhỏ đâu, tiền điện, tiền nước rất lớn. Cho nên cái giờ tu thì mình mở đèn sáng để cho mình tu, mà cái giờ ngủ ấy thì mình tắt hết đừng có để Thầy thấy hồi khuya có một số người ngủ mà cũng để đèn.
Mấy con sợ ma sao? Ma cỏ đâu? Mà mình ở đây cả láng mà ma cỏ gì mà sợ mà cứ để đèn, có phải không? Hầu như là Thầy nghĩ rằng tu tập thì đừng có để mình điều kiện đó, mà cần phải tiết kiệm.
Ngày xưa đức Phật, các con biết, uống nước suối. Đi xuống suối múc nước uống chứ đâu có nước như mình đây, mình quá tiện nghi. Đèn đuốc đâu có mấy con, cho nên các con nghe vua A Xà Thế, hoặc Bình Sa Vương cúng dường để mà thắp sáng trong cái khu vực của Phật đó, bằng đèn dầu mấy con. Thì có một bà lão bà đi xin mua được cây đèn, để mà bà đốt, cây đèn của bà khỏi cháy dầu, nó cháy hoài. Đó là cái ý của cái lòng bà lão đi ăn xin như vậy.
Cho nên ở đây chúng ta biết được qua những câu chuyện đó chúng ta biết rằng trong cái thời đức Phật không có nghĩa là có đèn đuốc như chúng ta đâu, nó rất khó. Qua những mẩu chuyện như vậy biết rõ ràng thời đó thì chỉ có vua chúa thắp đèn như vậy thôi còn con người bình dân như chúng ta là sống trong bóng tối, khó có đèn đuốc lắm.
(14:06) Cho nên trong thời đức Phật đi xin bao giờ có nghe ông Phật nói đi xin đèn bao giờ đâu, không có. Mà cho nên vì vậy biết rằng đức Phật sống ăn ngày một bữa còn khó hơn thời chúng ta. Vì vậy mà chúng ta vừa tu chúng ta vừa bật đèn lên chúng ta tu, mà giờ ngủ là chúng ta tắt đèn hết mấy con, để cho biết giờ giấc của chúng ta nghiêm chỉnh. Còn nếu mà lúc nào cũng mở đèn hết thì đương nhiên chúng ta, người khác nghĩ ông này tu quá trời, ông thức suốt đêm luôn. Nhưng mà ông ở trong ông ngủ mấy con, chứ đâu phải ông thức vậy đâu. Nhưng mà mình đừng có lầm lạc làm cho người ta lầm lạc như vậy, điều đó là điều sai. Ngủ là ngủ mà thức là thức, giờ nào ra giờ đấy. Cho nên Thầy cho giờ của mấy con là đúng như vậy, mấy con cứ giữ gìn cho đúng. Bắt đầu bây giờ, có một số người hiện giờ đang thức được đến 11 giờ họ đi ngủ, và 2 giờ họ thức dậy.
Thì cứ như vậy thì mấy con giữ gìn giờ giấc và Thầy cố gắng sau khi cái lớp học bớt giảng dạy rồi, mấy con còn tiếp tục làm mấy bài nữa thôi. Như cái bài Hỷ Tâm vô lượng, rồi bài xả tâm vô lượng. Xả tâm vô lượng thì Nguyên Thanh có đọc rồi, cái dàn bài nó cũng tạm được rồi, thì mấy con nương vào đó mấy con làm thì nó không có sai đâu.
Do đó thì Thầy được rảnh rang một thời gian để cố gắng để soạn thảo cái giáo trình cho các lớp Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp, để có cái bài học kế tiếp sau khi mà tu cái lớp này xong.
Thì mấy con nỗ lực mấy con tu tập và đồng thời thì Thầy chịu khó ban đêm Thầy đi kiểm tra mấy con hơn, kiểm tra coi sự tụ tập của mấy con như thế nào? Bởi vì cũng như bây giờ Thầy kiểm tra những bài vở của sự tu tập của mấy con viết ra bài vở Thầy kiểm tra. Bây giờ còn mấy bài nữa thì coi như là Thầy đọc hết, tức là mấy con cứ nộp cho Thầy, Thầy đọc hết. Rồi sau đó, sau khi mà mấy con viết xong hết rồi Thầy mới xin lại, xin lại các bài của các con, các con học từ cái đầu năm, từ đầu tháng vào tới hôm nay, mọi người Thầy xin lại hết. Mỗi người đều cho Thầy hết, và đồng thời Thầy sẽ đưa đánh trên vi tính hết. Nghĩa là Thầy khi có cái phần nào mấy con, câu cú này kia nó chưa suôn sẻ, Thầy dựa vào ý của mấy con Thầy nhuận lại, để biến thành những tập diễn đàn của Tu viện Chơn Như.
(16:55) Nghĩa là trong số tu sĩ của chúng ta, những bài viết của chúng ta nó trở thành những cái diễn đàn. Do đó sau này mấy con có cái duyên để mấy con đọc ở trên diễn đàn, mấy con biết công trình, công lao của mấy con tu tập qua cái lý thuyết và phần thực hành, đó là cái phần lớp tới, phần thực hành chúng ta không có đưa trên diễn đàn. Nhưng mà cái phần lý thuyết thì chúng ta đưa lên diễn đàn cho người ta biết là chúng ta vào lớp Chánh Kiến, phải học như vậy, phải tu như vậy để tâm được vô lậu đó. Học tu như vậy mới vô lậu, chứ còn nếu mà không học tu vậy là tâm không vô lậu. Và sau khi mà vô cái lớp Chánh Tư Duy thì áp dụng vào cái đời sống để chúng ta vô lậu hoàn toàn.
Qua đó là thân giáo, còn cái thuyết giáo là cái lớp Chánh Kiến, còn thân giáo là lớp Chánh Tư Duy. Và những oai nghi tế hạnh thì tất cả các lớp khác, và cuối cùng thì chúng ta sẽ được giải thoát hoàn toàn trong tám lớp học này.
Cho nên trong cái vấn đề đó thì Thầy còn cực khổ với mấy con nhiều. Mà thay vì ban đêm thì Thầy lại ngồi, Thầy đọc lại những bài viết của mấy con, còn bây giờ trong cái lớp tu thì ban đêm thì Thầy đi tới đi lui để thăm viếng mấy con. Thì coi chừng đó, mấy con ở trong tu chứ Thầy đứng ở ngoài, khéo léo mà tu chứ mà ngủ thì chết đó. Không phải, Thầy nói thật mà mấy con bởi vì muốn đào tạo cho đệ tử của mình đi đến cứu cánh giải thoát thì phải chịu cực khổ. Thì bắt đầu bây giờ mấy con biết thì Thầy sẽ ngồi Thầy chấm bài mấy con. Phải đọc hết không sót một chữ nào chứ đâu phải mà các con viết số bài của các con rất nhiều mà Thầy phải đọc hết.
(18:37) Vậy là Thầy làm việc rất nhiều, và đồng thời khi mà không còn đọc bài của mấy con nữa thì lại phải đi tới đi lui để thăm viếng mấy con. Trong những giờ giấc của mấy con, mấy con ở trong thất mấy con tu thì mấy con rảnh rang, chứ còn riêng Thầy, Thầy đi từ thất này người này đến thất người kia. Trong khi đó mà trong khi ban ngày thì không nói gì nhưng mà ban đêm thì chắc chắn Thầy phải thường xuyên có mặt. Ban ngày mấy con nghĩ rằng thay vì những giờ mà Thầy ngồi soạn thảo, có lúc con cũng sẽ biết rằng thì đi ngang qua thất con chứ không phải ban ngày Thầy không đi đâu.
Đó là cách để cho mấy con thấy rằng mấy con không có lười biếng được. Và luôn lúc nào cũng có sự hiện diện của Thầy, để không mấy con nghĩ Thầy chắc không tới đâu, thôi bây giờ mệt quá, thôi nghỉ chút.
Hoặc là tu chơi thì nó không được. Vì có mặt Thầy mấy con thấy được đi tới đi lui như vậy đó thì mấy con cố gắng tu hơn, sách tấn mấy con tu hơn. Để cho mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu, xả ly được phần đó. Và đồng thời cái sự mà đi tới đi lui của Thầy cũng vậy, nó làm cho mấy con độc cư hơn để không khéo nó buồn buồn quá rồi bắt đầu mới quen tật mà nói chuyện.
Thì mấy con thất người này đi đến thất người kia nói chuyện lần nữa thì chắc chắn mấy con nguy hiểm lắm, bởi vì Thầy sẽ buộc lòng khi mà nói chuyện mà phạm giới trong cái lớp Chánh Tư Duy, buộc lòng Thầy như thế nào Thầy cũng phải cho mấy con, mặc dù Thầy thương yêu mấy con.
Vì vậy mà chính Thầy đọc qua những bài của mấy con đó, Thầy biết mà Thầy tách lớp mấy con thì mấy con rất buồn khổ. Người nào cũng muốn tu chứ đâu có người nào không muốn tu đâu, mà Thầy không cho con tu, con rất buồn. Con học được con cũng tu mà con học dở con cũng tu chứ con học dở con tu không được sao? Thầy vẫn cho con lên cái lớp tu mà cứ để con học hoài như thế này con làm sao con giải thoát. Cho nên vì vậy mà Thầy cho mấy con lên bằng được, người già người trẻ giờ giấc Thầy sắp xếp. Về cách thức tu thì Thầy hướng dẫn cho mấy con cụ thể, kỹ lưỡng.
(20:28) Và đồng thời thì bắt đầu bây giờ mới đi kiểm điểm coi người tu được người tu không được. Mà nếu mà mấy con tu không đúng giờ, không đúng giấc rồi người vầy kẻ khác thì buộc lòng Thầy phải cho mấy con xuống một cái lớp Chánh Kiến trở lại, tức là mấy con phải học trở lại, tư duy lại. Mấy con nói, mấy con phải làm cho đúng, chứ mấy con nói mà không làm đúng thì không được.
Do cái chỗ mà hướng dẫn như vậy nó cụ thể, nó giúp cho mấy con tu tập càng ngày càng tốt hơn, vì vậy mà mấy con phải ráng. Thầy nghĩ rằng vì niệm có mặt, giờ nào phút nào Thầy cũng có mặt bên thất các con, chắc chắn mấy con tinh tấn lắm. Còn nếu mà không có Thầy thì chắc mấy con cũng giải đãi lắm.
Cho nên Thầy nghĩ rằng cái sự đào luyện của Thầy, thì Thầy mong rằng mấy con có đền đáp ơn Thầy được ấy, là mấy con tu chứng đạo được. Mấy con làm chủ được bốn sự sanh, già, bệnh, chết của mấy con thì Thầy mãn nguyện rồi. Và từ đó khi mấy con tu xong Thầy ra đi, Thầy thấy cũng an ổn rồi.
Bởi vì dù sao đi nữa ở lại Thầy cũng hướng dẫn một lớp, hai lớp Thầy cũng cực khổ. Mấy con phải thay Thầy làm công việc. Vì vậy đừng nghĩ rằng… sống chết với Thầy không quan trọng nữa, mà làm sao cho có người tu chứng được, đó là cái điều quan trọng nhất mà Thầy hy vọng ở mấy con. Vì vậy mấy con phải cố gắng, bởi vì Thầy thấy mấy con quả quyết khi mà đưa tay thì mấy con rất quả quyết không có ngại, nhưng mấy con chưa biết sức của mình đâu. Nhưng mà nếu không có Thầy trợ giúp cho mấy con thì chắc chắn sẽ không đi tới nơi tới chốn được.
Do đó muốn sách tấn, khích lệ các con thì sự hiện diện của Thầy phải túc trực ở bên thất của mấy con để giúp mấy con. Chứ nếu mà từ xưa đến giờ hướng dẫn thoải mái hơn một chút tức là Thầy ở trong thất Thầy không đi tới đi lui, mấy con tự tu này kia thì mấy con giậm chân, không có tiến bộ được.
(22:25) “Theo Thầy giảng thì như vậy đạo Phật có một quy tắc rõ ràng, hễ pháp nào nhân tạo tác thì quả hiển bày. Như vậy có sanh có diệt đều vô thường. Thầy dạy dẫn tâm vào đạo, vào trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự Niết Bàn. Như vậy cũng còn tạo tác, còn dẫn tâm thì sao Thầy giảng rõ chỗ này cho con được hiểu. Con lễ Thầy!”
Trưởng lão: Bởi vì khi người ta cứ nhìn nó còn tạo tác. Nhưng lúc bây giờ không tạo tác thì không vào được chỗ không tạo tác. Các con hiểu không? Bởi vì phải tạo tác trong lúc này cho nên tâm làm chủ, tâm dẫn đầu các pháp. Cho nên bây giờ là vấn đề phải dẫn nó đi vào chỗ giải thoát. Mà khi đến chỗ giải thoát thì đâu còn tạo tác nữa mấy con, phải không? Cho nên mấy con thấy bây giờ còn tạo tác, còn tạo tác là tôi còn tu. Mà tôi tạo tác đến cái chỗ tôi không còn tu nữa, thì đâu còn tạo tác nữa.
Cho nên cái sự tạo tác đó thì con hiểu qua cái chỗ lý luận của Thiền tông, cho nên mấy con bị kẹt trong Thiền tông chứ mấy con không thấy được cái chỗ tu tập của chúng ta. Nếu anh còn ngồi thiền thì anh còn tạo tác chớ, phải không? Còn ngồi tức là còn tạo tác, mặc dù tướng ngồi là bất động nhưng vẫn còn tạo tác cái tướng ngồi. Do đó cũng vẫn còn tạo tác.
Còn bây giờ chúng tôi tạo tác để dẫn tâm chúng tôi đến chỗ không tạo tác. Phải hiểu chỗ đó chứ. Bây giờ nếu tôi không dẫn nó, thì nó làm sao nó đến cái chỗ không tạo tác. Cho nên vì vậy đó là cái câu trả lời của Thầy.
Cho nên ở đây Thầy biết mấy con sẽ hỏi chỗ này.
Cho nên có nhiều người nói mình đang tu thì tức là tạo tác, tốt hơn là mình ngay thẳng cái đường thẳng đó không tạo tác thì nó sẽ mau hơn
Nhưng mà mấy con thấy cái chỗ đường thẳng không tạo tác thì con trở thành gộc cây mất còn có gì, có phải không? Còn người ta dẫn vào cái chỗ không tạo tác mà không thành gốc cây mới là thật sự không tạo tác.
Như mấy con biết rằng đạo Phật đã xác định được cái chỗ không tạo tác là tâm thanh thản an lạc vô sự. Đã vô sự mà còn tạo tác cái thứ gì? Mình bây giờ hoàn toàn mình đang không tạo tác thế gian thì ít ra cũng tạo tác Phật pháp. Cho nên bây giờ mình dẫn tâm mình tạo tác đúng con đường đi vào chỗ đó mà gọi là hộ trì chân lý, phải không? Hộ trì chân lý, bảo vệ chân lý tức là tạo tác để bảo vệ nó đó.
Mà khi bảo vệ được rồi thì tôi còn tạo tác gì được nữa? Tôi có tạo tác gì, nó hiện tiền rồi, chứng đạt được chân lý rồi, thì còn gì mà tạo tác nữa. Bởi vì tôi sống trong đó rồi cho nên hết tạo tác, cho nên từ chỗ tạo tác mà không tạo tác.
(25:20) “Con hỏi Thầy từ trường còn gọi là thanh thản. Vậy thanh thản chỉ tên gọi thôi chứ cái thanh thản lúc nào cũng có mặt dù không có hiện diện vũ trụ nó vẫn như thường.”
Trưởng lão: Đúng vậy. Bởi vì thanh thản là tại mình đặt cái tên để cho mình nhận xét qua một cái danh từ đó thôi, chứ thanh thản vẫn là thanh thản. Không gọi nó, nó cũng thanh thản. Nó là cái chân lý rồi, nó là cái sự thật rồi. Bây giờ mình có gọi, mình có tạo tác cách gì thì nó vẫn cũng là nó như vậy thôi. Cho nên mình dẫn nó vào cái chỗ đó gọi là dẫn tâm vào đạo. Vào cái chỗ đó thôi, để cho nó được thanh thản chứ không có gì khác. Cho nên dù như thế nào thanh thản vẫn là thanh thản.
Nhưng mình đặt cái tên để cho mình để có cái tên kêu thôi, cũng như cha mẹ mình sinh ra không có tên, không biết cái thằng đó tên gì? Thôi bây giờ đặt tên Mít, tên Xoài để gọi nó cho rồi. Thì nó vẫn có nó đó chứ, nhưng mà bây giờ đặt cái tên để gọi. Mấy con thấy chưa? Cho nên cái tên gọi không có nghĩa là… để cho chúng ta nhận thôi, chứ không nghĩa là có tên mới có nó, không phải, dù không có tên cũng có nó.
(26:27) “Thầy giảng cho con biết con có phải là một nhân quả của Thầy không?”
Trưởng lão: Tất cả mọi người đang học Thầy đây đều là nhân quả của Thầy hết, phải không? Nếu mà không nhân quả làm sao mà có mặt ở đây, đều là nhân quả, chứ không có cái gì khác hết. Nhân với quả, nếu mà không có nhân quả thì không gặp. Có nhân quả, có nhân duyên, có nhân quả thì có duyên mới gặp, đó là nhân quả. Vì vậy mà "Thầy giảng cho các con biết con có phải là một nhân quả của Thầy không”? Đúng vậy.
(27:08) “Nếu uống thuốc là diệt vi khuẩn, vậy con uống thuốc vi khuẩn chết thì con có lòng từ bi không?”
Trưởng lão: Thật sự ra đối với vi khuẩn mà con giết nó để con hết bệnh thì con không có lòng từ bi. Mà vì con tu tâm từ bi thì con đừng uống thuốc. Mà hễ con không tu tâm từ bi thì con uống thuốc. Mà giờ con tu Tứ Niệm Xứ hay con tu tâm từ bi? Nếu mà con tu tâm từ bi thì con đừng có uống thuốc, vì diệt vi khuẩn thì mình đâu có từ bi, có phải không? Nhưng mà mình tu Tứ Niệm Xứ thì mình uống thuốc được.
Bởi vì Tứ Niệm Xứ nó không có thực hiện tâm từ bi. Nó thực hiện chướng ngại pháp trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp đẩy lui ra khỏi, cho nên nó đẩy lui bằng thuốc được. Vì vậy mà Thầy dạy mấy con này, mấy con tu ở trên Tứ Vô Lượng Tâm là vì trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp có chướng ngại pháp các con dùng pháp đẩy lui nó. Nếu dùng pháp không được thì mấy con dùng thuốc mà đẩy, Thầy cho phép mà.
Tại vì cái lực của mấy con chưa đẩy được bệnh do đó mấy con cứ diệt vi khuẩn không sao hết, nhưng mà mấy con mà khởi sự tu Tâm Từ, Tâm Bi rồi mà mấy con diệt vi khuẩn là không được.
Con hiểu chưa, Thầy không cho. Bây giờ ôm pháp đẩy lùi cái chướng ngại đau đó mà không hề có một chút gì diệt vi khuẩn, mà vi khuẩn tự nó sanh diệt nó phải chết, có phải không mấy con? Đó là mình tu Tâm Từ mà, nhưng mà mình không có mục đích diệt nó đâu. Còn ở đây thật sự ra thì mình biết là vi khuẩn nó làm cho mình bệnh đau, cho nên bây giờ mình uống thuốc, thuốc nó sẽ diệt vi khuẩn. Do đó thì mình tu Tâm Từ, Tâm Bi thì hoàn toàn không sử dụng nó rồi.
Người nào mà hô tu Tâm Từ, Tâm Bi ấy một là chết, hai là ôm pháp. Còn mấy con mà tu Tâm Từ, Tâm Bi mà giờ đi ra bác sĩ uống thuốc thì thôi, Thầy nói thôi, không có từ bi nữa rồi.
(29:06) “Kính bạch Thầy, con xin hỏi, phòng hộ sáu căn mắt nhìn hay là nghe? Ví dụ ở trong cốc nghe tiếng nhạc hàng xóm đập vào tai, Thầy dạy tác ý ”tai quay vô“ nhưng tai chưa nghe lời tác ý. Nếu lúc đó nghe, mình quán xét âm thanh mang nội dung sẽ đưa đến ái kiết sử. Quán một lát thì nghe âm thanh, tiếng nhạc không quan tâm nữa, như vậy có được không?”
Trưởng lão: Không phải.
Ở đây mình tu pháp nào ra pháp nấy, chứ không phải pháp quán âm thanh. Con bây giờ tu cái pháp phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Sáu căn, ở trên con nói tu phòng hộ sáu căn mà. Ở đây con hỏi mắt nhìn hay nghe? Nếu là thấy thì sắc tướng, nghe là âm thanh. Mà bây giờ con ở trong cốc con mà nghe tiếng nhạc thì con phòng hộ cái lỗ tai con lại, cho nó quay vô nó nghe cái gì ở trong thân con đó, thì nó sẽ không còn nghe bên ngoài.
Còn lúc bây giờ con để cho nó nghe rồi con quán âm thanh đó nội dung kiết sử, nào là này nọ kia. Hoặc là con theo âm thanh đó, con nghe nó, ca vọng cổ mùi mẫn thì thôi chắc chết luôn. Cái kiểu này thì không được.
Cho nên vì vậy mà nghe một lát, nghe nó nhớ nhà quá trời quá đất rồi, hoặc là nhớ con nhớ cái nhiều quá rồi mới quán nhân quả này kia ấy thì đợi cho nó nao lòng, nó xót dạ đủ thứ trong này mới quán, thì như vậy nó trễ quá.
Hơn nữa phòng hộ, vả lại con đang tu pháp gì đây? Con đang tu Tứ Niệm Xứ phải không? Thì Tứ Niệm Xứ nó có bốn pháp: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, mà các pháp bây giờ âm thanh nó tác động con thì con phải ngăn ngừa nó, phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý con. Thì pháp Như Lý Tác Ý đó, lôi cái tai của con quay vô thì như vậy là con tu đúng pháp. Chứ đừng có đợi lúc nghe rồi quán âm thanh này nọ thì con đi quá xa cái pháp rồi, nó không đúng. Nhớ mình phải tu đúng pháp.
(31:14) “Kính bạch Thầy, cho con xin phép Thầy, cho con sáng mai ra đảng ủy nộp giấy tờ.”
Trưởng lão: Được, cái phần của con, con phải lo cho nó ổn, không có sao hết. Tất cả mọi cái điều kiện hết, bởi vì cái đó cái nhiệm vụ cách thức của mình rồi, không thể nào khác hơn. Như vậy nó cũng bảo vệ được yên ổn sự tu tập của mình và của mọi người nữa.
(31:48) “Cho con xin hỏi một câu. Con tu Tứ Niệm Xứ ngồi 30 phút mà mới 20 phút, 15 phút nó cứ ngó quanh, muốn đứng dậy kiếm việc làm. Vậy con phải tác ý như thế nào để thân con ngồi yên được 30 phút.”
Trưởng lão: Bây giờ cái ý của con quyết định là ngồi tu 30 phút, mà trong lúc mới có 20 phút, 15 phút mà nó cứ ngó quanh, nó muốn đứng dậy. Lấy cái cây mà đế nó một cây: "30 phút mà bây giờ cái tật mày vậy đó thì đâu có được".
Nó động như vậy thì cứ tác ý nó: "Coi chừng mày mà không ngồi bất động ấy thì tao cho mày chết đó”. Do đó mình ra lệnh nó ngồi bất động trở lại, đem nghị lực ý chí của mình thắng nó lại. Đó là cái trạo cử rồi, nó làm cho con muốn đứng dậy đi để nó không có muốn con tu nữa đó. Cho nên vì vậy mà có cái quyết tâm, có cái nghị lực thì mình thắng được nó liền.
Tác ý ra, một cái câu tác ý ra: “Thân ngồi bất động, không có muốn đi tới đi lui gì hết. Ba mươi phút mới đứng dậy. Mày mà lạng chạng được thì tao cho mày chết”. Đó, mình nhắc nhở nó vậy thì nó im lìm, nó không có gì khác.
(32:59) “Kính bạch Thầy, những bài nào con làm bổ sung thêm trong thời tu tập sắp tới con có nên nộp Thầy không?”
Trưởng lão: Con làm bài rồi cứ nộp. Những bài nào còn thiếu trong những cái bài từ cái bài đầu tiên mà đến giờ còn thiếu thì con nên làm những cái bài đó hết để triển khai cái tri kiến của mình. Như lớp Chánh Tư Duy buộc lòng mình phải hiểu biết toàn bộ những phương pháp mà Thầy đã đưa ra trong giáo trình học tập những lớp Chánh Kiến, thì các con có lợi ích. Vì Thầy muốn cái thời gian cho nó đi vào thực hành cho nó nhanh hơn. Cho nên Thầy gọn ghẽ cho những pháp đủ để xả tâm thôi, chứ nếu mà một năm thì cái bài pháp học để triển khai cái tri kiến thì mấy con mới đủ sức.
Cho nên sau này cái lớp của mấy con đứng ra dạy thì cái giáo trình mà để cho mấy con dạy thì nó sẽ soạn đầy đủ chứ nó không thiếu đâu. Còn bây giờ cái lớp của mấy con Thầy thấy rằng tuổi Thầy cũng lớn rồi, mà để kéo dài suốt bảy năm mà tu học như vậy chắc chắn là nó cũng được nhưng mà Thầy sợ Thầy đi trước rồi nó cũng không còn ai nữa, lấy ai mà dạy mấy con?
Cho nên Thầy muốn đào tạo cho mấy con gấp rút để Thầy còn thời gian mà viết mấy cái bộ sách cần thiết như bộ giới luật, rất cần thiết, còn bốn cuốn nữa. Và cái bộ sách Đạo Đức Làm Người thì nó còn nhiều quá, cái thời gian Thầy cần tập trung vào những bộ sách để lại cho đời cũng như đạo đức, và đồng thời mấy con lại trợ giúp Thầy thêm cái phần các con tu tập về đạo đức nhân bản - nhân quả mà Thầy đã cho, thì những bài của mấy con học đều trở thành những cái đạo đức hết. Cho nên nó đưa vào cái diễn đàn Chơn Như để nó thành phụ họa thêm cái bộ sách Đạo Đức của Thầy, trong đó có một phần đóng góp sự tu học của mấy con. Thì như vậy nó có lợi ích rất lớn!
(34:59) Và đồng thời dù sao đi nữa Thầy cũng phải soạn thảo, viết bộ sách Đạo Đức Làm Người cho nó được đầy đủ, đem lại cái niềm an ủi cho mọi người. Đó là cái ý định của Thầy. Chứ còn nếu không có đào tạo người tu chứng mà cứ lo viết sách thì coi như sách vở của Thầy nó chỉ là lý thuyết suông, cho nên Thầy mong rằng có cái phần tu chứng của mấy con, và có cái phần những sách vở của Thầy để lại cho đời nó có cái cụ thể, thực tế là bảo chứng rằng mấy con tu tập được.
Cho nên tất cả các bài vở mà mấy con viết cứ nộp, Thầy chịu khó Thầy đọc. Coi chỗ nào còn thiếu thì Thầy sẽ gợi ý viết thêm, cái chỗ nào đủ thì thôi. Và đồng thời Thầy biết rằng trong cái số mà mấy con, còn chỗ viết về những cái hiểu biết mấy con còn thiếu nhiều lắm, chưa đủ cho nên vì vậy Thầy sẽ cố gắng giúp đỡ thêm cho những người nào còn yếu. Những người nào đủ thì coi như vào lớp Chánh Tư Duy thì mấy con sử dụng tận lực của sự hiểu biết của mấy con để mà xả tâm.
Thầy rất mừng là mấy con có một số người đầy đủ những tri kiến hiểu biết đó, còn cái số ít thôi, nhưng mà số ít đó Thầy sẽ giúp đỡ họ, không để cho họ thua kém đâu, mà triển khai phần tri kiến của họ thêm, nghĩa là Thầy giúp cho họ thêm cái phần tu để mà xả. Qua một cái tri kiến ngắn gọn để giúp họ, nhất là cái Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả. Vì họ không làm được điều đó là họ thiếu Tâm Từ của họ, mà họ thiếu Tâm Từ thì sẽ thiếu Tâm Xả.
(36:41) Cho nên ví dụ như bây giờ nghe một lời nói nào mà chướng ngại trong tâm của họ làm cho họ khổ, thì Thầy chỉ nhắc họ khi nào mà có những chướng ngại như vậy đó thì con hãy nhắc con để xả cái tâm:
"Như vậy mày tu Tâm Từ, mà mày để cho mày khổ như vậy thì không phải mày tu Tâm Từ. Cho nên người ta nói gì thì nói mình phải bất động. Người ta nghi oan, nói ức thì mày vẫn phải vui vẻ”.
Mà nếu vui vẻ như vậy được thì đó là thực hiện Tâm Từ, còn nếu không vui vẻ được là không thực hiện Tâm Từ. Thầy sẽ dẫn dắt những cái người mà họ ít suy luận để họ phải tự tu tắt như vậy, không hơn không kém, nhưng mà Thầy theo dõi rất kỹ.
Tại vì nhiều khi mà chúng ta tác ý như vậy chúng ta bị ức chế tâm của chúng ta nữa. Tức là chúng ta sẽ trở thành chịu đựng, cho nên vì vậy mà Thầy cứ gần gũi những người đệ tử mà ít suy luận đó, Thầy mới giải thích cho họ thêm về Tâm Từ như thế nào, để cho họ thấu triệt cái lòng từ của họ hơn là họ tác ý ngắn gọn như vậy.
Cho nên các con biết là sự hướng dẫn cho một cái người mà liệt tuệ, trí tuệ họ không có triển khai được, nó rất cực chứ không phải là không cực đâu.
Nhưng mà vì thương mấy con, phải đem mấy con đi đến nơi đến chốn hoàn toàn được giải thoát, chứ không khéo bỏ mấy con giữa đường được, tội! Có bao nhiêu người, người ta tu được mà có một vài người họ rất tủi thân họ, cho nên Thầy không muốn để cho người đệ tử của mình phải tủi thân, đau khổ. Mà Thầy mong rằng trong lớp của chúng ta mọi người đều giải thoát như nhau.
(38:14) “Khi vào lớp Chánh Tư Duy thực hành sắp tới thì phải giữ gìn độc cư trọn vẹn, vậy con cần những vật tứ sự con đến xin Út có được không? Hay con đến Thầy?”
Trưởng lão: Tất cả những sự việc mà cần tứ sự thì đương nhiên là cần thiết thì nên đến xin cô Út hoặc xin Thầy đều được hết, Thầy sẽ cung cấp, và cô Út cũng sẽ cung cấp. Có điều kiện là cô Út sẽ tránh không đến làm động mấy con đâu. Khi mà mấy con vào lớp Chánh Tư Duy cô cũng biết cái lớp đó là cái lớp thực hành, cô không làm động mấy con. Và đồng thời thì cần thiết cái gì thì xin bằng cách các con sẽ viết trên cái giấy cần có bóng đèn hư, cần một cái gì đó, hoặc là cần xà bông, cần cái bàn chải hoặc là cần cái treo thì mấy con viết cái tờ giấy, mấy con viết tờ giấy dán trên nắp bình thủy: “Xin Út cho con cây kem đánh răng, hoặc là cho con cái bàn chải”.
Thì cứ để đó, lấy keo dán cái bình thủy đó, chừng nào cô Út cô lấy cô cho thì cô gỡ nó ra, cô bỏ nó ra, thì mai mốt mình cần mình dán trên đó. Chứ cũng không nên xuống bếp nói chuyện này chuyện kia rồi nó làm động tâm mình tu tập. Đó là cách thức để mình giải quyết cái vấn đề tu tập trong cái lớp mà mình đã dự, cái lớp Chánh Tư Duy này, để tránh cái vấn đề động tâm. Vào lớp này có hai mươi ngày nữa, mà khi vào lớp này rồi thì chấm dứt hoàn toàn, không có bị động nữa. Người nào lo phận sự người nấy, còn hôm nay thì nó còn lớp Chánh Kiến để cho mấy con học hỏi đồng đều với nhau. Những người nào mà viết bài chưa xong thì chúng ta cố gắng làm cho nó xong, càng xong sớm chừng nào tốt chừng nấy. Thời gian chúng ta đừng để kéo dài quá, như vậy bây giờ hết rồi phải không mấy con? Còn ai hỏi Thầy gì nữa không, hay hết rồi?
(40:42) Tu sinh: Kính bạch Thầy trong giấy con đã ghi ngụ ý là nếu có Nhà xuất bản mà họ gọi liên hệ in ấn giấy tờ thì con có được ra gặp không?
Trưởng lão: À được con. Trong cái phần của con là cái phần nó phải lo cái lợi ích chung thì con có thể tiếp xúc cho Tu viện. Đó là coi như cái phần trách nhiệm của mình, đứng vào cái góc độ của con thì không phải là mình phá độc cư. Cái nhiệm vụ của mình phải làm xong cái phận sự của con. Con hỏi Thầy gì nữa không?
(41:22) Tu sinh: Con xin bạch Thầy con hỏi một câu là "Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô", nó có cái hít thở trong đó không ạ?
Trưởng lão: Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô, phải không con?
Tu sinh: Vâng
Trưởng lão: Với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra phải không?
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: Trong đó nó có hít vô thở ra rồi con?
Tu sinh: 5 hơi thở vào ạ.
Trưởng lão: Rồi bắt đầu con tác ý cái câu đó thì con sẽ nương vào hơi thở. Mà khi nó giải thoát hoàn toàn rồi nó không còn cái gì nữa con buông cái hơi thở ra. Còn nó chưa thì phải tác ý câu đó. Nó được giải thoát rồi thì con đừng có tác ý, con tác ý là tạo tác mất rồi.
Con hiểu không?
Cho nên mình cứ tác ý hoài thì nó bị tạo tác. Còn mình dẫn nó vô được rồi, nó vô giải thoát rồi thì thấy cái trạng thái nó thanh thản, an lạc, vô sự thì nhất định là nó không còn bị nữa.
Thì lúc bấy giờ con ngưng cái tác ý đi, ngưng tác ý tức là ngưng tạo tác. Thì như vậy là con sẽ ở trọn vẹn ở trong cái chỗ giải thoát đó.
(42:32) “Còn hai mươi ngày nữa là xong. Còn bốn bài mà không thể xong trong 20 ngày nữa.”
Trưởng lão: Vậy thì con làm xong thì nếu mà làm xong mà đến cái ngày thứ 21, 22 thì con chịu khó ở lại lớp Chánh Kiến đi, bởi vì mình làm chưa xong. Còn 20 ngày là người ta cho mình rộng rãi 20 ngày mà mình chưa xong thì ở lại cái lớp Chánh Kiến chứ đừng có lên lớp Chánh Tư Duy vì còn đang làm bài nữa, nó không có chuyên tu được. Cho nên vì vậy mà lên cái lớp đó coi như là cố gắng để từ đây cho đến 20 ngày làm cho xong. Còn 20 ngày nữa nếu Thầy ngồi cố gắng nỗ lực mà Thầy viết cho bốn bài này thì 20 ngày, thì thôi viết một bài chừng hai ba trang thôi chứ ai bảo mà viết cho lâu. Viết đủ ý nghĩ của nó thôi, thì cho nó đủ để mà tu thôi, chứ có gì đâu phải không mấy con? Rồi các con viết mà cho nó cả trăm trang, hai ba trăm trang thì nó nhiều quá, do đó viết vừa đủ thôi. Con còn hỏi điều gì nữa không? Con ngồi đi, con hỏi con đừng đứng.
(43:48) Tu sinh: Mô phật! Kính thưa Thầy! Khi Thầy xếp lớp, Thầy đừng có cho con lên lớp (43:57 - 44:04)
Trưởng lão: Cho con ở lớp Chánh Kiến con cũng vui luôn. Mà xong Thầy đặc cách cho con lên lớp cao hơn mọi người đây, con biết sao không, mọi người đây chưa ai tu cái tịnh chỉ hơi thở mà con đã tu tịnh chỉ hơi thở là con đi cao hơn họ đó. Thôi con ráng đi về tu tịnh chỉ hơi thở, con là đệ nhất rồi đó, không có ai bằng. Phải không, con tu cái lớp cao hết đó, lớp mà làm chủ được sự chết rồi. À bây giờ con cứ về con tập ở trên Tứ Niệm Xứ con tập đi. Thầy chưa biết ở lớp nào nhưng mà Thầy đã cho con tu như vậy Thầy đã biết rồi, con hiểu không? Con cứ ráng con tu đi, không có sao đâu. Con bây giờ cho lớp Chánh Kiến chắc con chết mất, họ cũng chưa làm chủ được sanh tử, phải không?
Tu sinh: Con kính thưa Thầy (44:55 -44:56) Con thấy tâm con nó cũng vui.
(44:56) Trưởng lão: Thầy biết rồi Thầy thấy con cũng vui đó, nhưng mà Thầy thấy không kịp. Chứ mà xét qua những cái lớp Chánh Kiến, Tư Duy thì nếu mà về lý thuyết thì con chưa có lên lớp, còn học lại cái lớp Chánh Tư Duy.
Nhưng mà điều kiện con thì không có được ngồi lại cái lớp Chánh Tư Duy đó nữa. Hiểu biết của con như vậy cũng tạm đủ không có cần hơn, đồng thời hiện giờ cần thiết cho cái phương pháp thực hành cho kịp lúc để khi mà con ra đi nó được tự tại và nó bất động tâm, để con vào Niết Bàn là tốt nhất chứ không thể nào mà giữ con ở lớp một hoài chắc là con chết tiêu ở đó.
Cho nên vì vậy mà cố gắng nghe những lời mà Thầy dạy con, cứ tập rồi con sẽ được làm chủ sự sống chết của con trước khi con ra đi, con tự tại được thì Thầy rất mừng vì mới biết pháp.
Cứ tập như lời Thầy dạy thì con sẽ đạt được cái ý nguyện trước khi ra đi được tự tại. Còn cái phần của những người khác thì Thầy sắp xếp lớp, trong lớp này thì coi người nào mà yếu đuối như cô Huệ Ân thì Thầy cho qua cái lớp của con cho rồi. Những người nào mà yếu đuối như con thì Thầy gộp một số y như con để Thầy dạy cái pháp cho nó dễ, bây giờ chỉ có mỗi mình con thôi. Nhưng mà sau khi tất cả mọi người đều vào cái lớp học xong rồi thì còn cái sự kiểm tra, xét lại xem coi sức khỏe của mọi người như thế nào để sắp xếp cho nó cụ thể, nó cặn kẽ hơn. Chừng đó nó mới phân ra nó rõ ràng.
Còn bây giờ thì chúng ta mới bắt đầu. Vào thực hành thì chung chung, để xét qua cái giới luật của mấy con trước đã. Rồi qua cái chỗ nhiếp tâm trên Tứ Niệm Xứ, qua cái chỗ pháp Thân Hành Niệm, qua cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, rồi 18 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở để coi cái người nào chuyên nhất được cái pháp nào, chưa chuyên nhất được pháp nào. Xét hết tất cả các pháp tu, bởi vì mấy con từ lâu tới giờ mấy con tu rất nhiều mà tu chung chung, chưa chuyên nhất cái nào.
Vì vậy bây giờ xét cần thiết mấy con ở trong cái đặc tướng của mấy con, cần phải tu tập cái pháp nào? Một người bệnh thì phải cần thiết tu cái pháp gì để mà đối trị với cái bệnh của họ thường xuyên xảy ra, còn với người mạnh khỏe ít bệnh tật thì họ phải tu cái pháp gì để cho họ đi vào cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự dễ dàng? Đó là cũng tùy duyên của mấy con.
(47:41) “Hạt lúa nó có sự sống rồi tiếp tục sinh sản mà chúng ta ăn nó để nuôi sống rồi hạt lúa này chết mất. Vậy chúng ta có tội sát sanh. Còn cây rau cải mình ăn nó còn lên, tiếp tục sinh sản được.”
Trưởng lão: Bây giờ con nói về hạt lúa, vậy con sợ con sát sanh thì con đừng ăn! Bây giờ đó, chính vì chúng ta muốn sống, sống để tu để được giải thoát, để ra khỏi sự sinh diệt. Giống như hạt lúa, hạt lúa nó có sự sanh và sự diệt. Bây giờ chúng ta nhờ hạt lúa mà chúng ta sống, sống để tu để ra khỏi sự sanh diệt này chớ không phải sống để mà ăn, bởi vì Thầy thường nói mấy con đó, bởi vì mình sống là phải có sự chết, phải không?
Sống là có sự chết, sự chết của hạt lúa, hột lúa thì con nói ở trong nó có mầm sống mà, cho nên vì vậy đương nhiên là con mang tội sát sanh rồi, ăn nó để sống thì có tội chứ sao. Nhưng mà cái tội của nó là không có, mình tu mà.
Cho nên mình vượt qua chỗ sát sanh, đừng để mình bị sát sanh mà mình vượt qua. Cho nên chẳng hạn như bây giờ Thầy tu như thế này mà Thầy cứ ngày nào cũng ăn, thì Thầy mang tội sát sanh rất lớn đối với gạo, thóc, rau cải nữa chứ đâu phải không? Bây giờ Thầy vào Niết Bàn thì Thầy hết ăn rồi, Thầy đâu còn tội sát sanh nữa?
Cho nên vì ai mà Thầy mang tội sát sanh? Chắc chắn là vì mấy con phải không? Vậy thì tội sát sanh của Thầy mấy con phải chịu. Có phải không? Bây giờ Thầy bỏ cái thân này đi vào Niết Bàn trạng thái thanh thản của Thầy, thì Thầy đâu còn sát sanh? Mà giờ vì mấy con tu chưa có giải thoát, mấy con tu chưa xong cho nên Thầy phải chịu khó ở lại sát sanh, thì cái tội sát sanh của Thầy là do mấy con chứ đâu phải do Thầy? Như vậy mấy con thấy Thầy bây giờ sống là mấy con chịu tội hết đó. Vậy thì phải ráng tu! Một phần mấy con sát sanh là mấy con mang cái tội của mấy con rồi. Ăn hột lúa là tội sát sanh, lại thêm cái phần mà Thầy ăn hạt lúa Thầy sống để Thầy dạy mấy con thì mấy con lại gánh thêm cái tội sát sanh nữa. Phải không?
Như vậy bây giờ mấy con muốn ra khỏi tội sát sanh này không có nghĩa là mấy con đầu hàng, mấy con vượt lên trên chỗ đó. Mà Thầy dạy các pháp con vượt lên là mấy con sống thanh thản, an lạc, vô sự thì con không còn bị tội sát sanh. “Dù cho tạo tội hơn núi cả” phải không, mà kinh Diệu Pháp thì nó bảo mình tụng, còn ở đây “Dù cho tạo tội hơn núi cả” mà tâm thanh thản của mấy con thì vượt hơn cái núi đó, phải không?
(50:31) Bởi vì mấy con thanh thản, an lạc, vô sự thì còn cái tội lỗi nào chỗ đó nữa? Nhưng chúng ta mượn cái sống của mọi người, của mọi vật, của cỏ cây, của cỏ, của hạt lúa chúng ta mượn cái sống của nó để mà chúng ta sống, thì nó phải chết. Mà nó chết thì chúng ta phải làm việc gì ích lợi, chứ không thể nào mà chúng ta sống không ích lợi, nên phải cố gắng, cố gắng tiếp tục tu tập.
Chứ đừng nghĩ rằng chúng ta sống mà chúng ta ăn. Sống là chúng ta có sự chết rất nhiều. Một ngày chúng ta biết bao nhiêu hột cơm mà chúng ta ăn không? Bao nhiêu hột cơm đó là bao nhiêu sự sống của hạt gạo, nó có sự sống trong đó thật sự mà. Nếu chúng ta không xay, không giã, không nấu đem ươm nó lên, đầy đồng đầy xá hết, có phải không mấy con?
Cho nên vì vậy mà nó có sự sống trong đó. Cho nên nó mang tội sát sanh. Con ngừa trước, con biết như vậy mà nỗ lực tu chắc chắn con sẽ ra khỏi. Mà từ hồi mà con chưa biết tu tới bây giờ con bảy mấy, tám mươi tuổi rồi thì con tính cái tội sát sanh của con với lúa gạo thì chồng lên bao nhiêu, mấy bồ lúa không? Thì như vậy là phải ráng tu để vượt qua cái bồ này, cái bồ nghiệp này nó dữ lắm đó, chứ không ít đâu.
Đây là không nói đến tội sát sanh ăn thịt chúng sanh đâu nha. Nội có ba lúa gạo thôi, chưa nói rau cải, mà nói rau cải vào thì thôi nhiều quá nhiều, đống đống, tội hơn núi cả đó con.
Phải không? Như vậy đây là cái tội của mình nó chồng chất như núi đó, “Dù cho tạo tội hơn núi cả”, thật đúng là mình tạo tội hơn núi cả, chứ không ít. Nhưng mà mình không có đi vào trong Diệu Pháp Liên Hoa mà đi vào cái chỗ bất động tâm của mình thì mấy con tu được giải thoát.
HẾT BĂNG