CK 083 - VẤN ĐẠO TÂM TỪ - LỌT TƯỞNG VÀ TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT TRƯỚC KHI VÀO LỚP CHÁNH TƯ DUY
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 06/02/2006
Thời lượng: [01:24:44]
(00:00) Tu sinh: Dạ con chưa làm bài ý hành và khẩu hành ạ.
Trưởng lão: Ý hành chưa hả con, khẩu hành cũng chưa hả? Vậy thì con hãy làm bài khẩu hành, ý hành đi con. Rồi lần lượt làm hết các bài này sau khi mình áp dụng vô tu mình có những điều đủ để mình xả tâm, chứ mình không có điều kiện để đủ xả tâm thì nhiều khi mình gượng ép thì mình ức chế đó. Còn cái khẩu hành, khẩu hành nhiều lắm đó con. Khẩu hành nó ở bốn nơi. Rồi con hỏi đi con.
Tu sinh: Tại vì con giờ con làm bài, chừng nào Thầy đưa cái dàn bài thì con sẽ đưa cái này.
Trưởng lão: Rồi Thầy sẽ đưa dàn bài để con hiểu.
Tu sinh: Bài thực phẩm bất tịnh để rồi con thêm vô.
Trưởng lão: Được rồi, cái bài đó để sau này Thầy sẽ xem, đưa lại Thầy để Thầy mượn lại Thầy đánh vi tính và đưa vào diễn đàn Chơn Như.
Tu sinh: Con gửi lại. Chừng nào Thầy bảo con mới đưa.
Trưởng lão: Con đưa trước cũng được. Còn sau đó Thầy đưa cho Mật Hạnh để đánh máy giùm Thầy. Nó đánh nhanh lắm, có điều kiện là Thầy phải sửa chính tả. Không có sao đâu con. Thầy sẽ mượn hết mà. Thầy sẽ cho vào diễn đàn Chơn Như.
(01:46) Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi ông Châu Lợi Bàn Đặc có phải ông Xả Tâm Vô Lượng?
Trưởng lão: Xả tâm vô lượng đó con. Tu trên Tứ Niệm Xứ để xả tâm vô lượng như ông Châu Lợi Bàn Đặc, ông đơn giản lắm, ông tập. Ông xả kiểu của Mật Hạnh chứ không có lý luận. Ông Mật Hạnh ông dở lý luận lắm cho nên ông nói cô Nguyên Thanh viết hay quá trời. Con không viết được, con chỉ biết xả thôi. Cái nào đến với con, con tu con kêu xả à. Cái gì cũng xả, xả hết, không có lý luận. Nhưng mà thật sự ra áp dụng thì nó như vậy nhưng không khéo là nó ức chế. Phải hiểu, còn nếu mà cứ ngắt ngang đầu nó thì coi như mai mốt nó mọc mạnh hơn. Nó mọc hai, ba đầu. Khó là khó chỗ đó con. Nói thì dễ thì mình dễ ức chế.
(02:53) Tu sinh: Bạch Thầy, con có coi Những Lời Phật Dạy, Đường Về Xứ Phật tập 5, Thầy Thiện Thuận nói thế này, có Thầy dạy có hai phương pháp để nhập định mà con thấy phương pháp thứ nhất là ức chế thân tâm để mà nhập định, phương pháp thứ Hai là cách xả tâm để mà nhập định con không hiểu ức chế thân tâm để mà nhập định thì còn tham, sân, si không Thầy?
Trưởng lão: Ức chế tức là chế ngự đó con. Ức chế là chế ngự. Chế ngự để hàng phục, để mình dùng tri kiến của mình, mình dùng cái phương pháp để mình xả tâm. Cho nên ức chế để hết vọng tưởng đó con. Cho nên đó là cái phần áp dụng theo cái phần chế ngự đó, được trực tiếp với một vị Thầy họ phải biết cách để giúp mình, chứ không khéo mình bị ức chế. Còn tu mình dùng cái Tâm Xả, mình dùng cái tri kiến thì mình xả nó dễ lắm. Tại vì mình hiểu đến đâu mình xả đến đó, hiểu nó thì nó xả à, nên xả bằng tri kiến thì không bị ức chế. Còn cái phần kia, chế ngự để rồi mình tiến tới mình tu tập thì có một vị Thầy người ta kèm mình, chứ không mình lọt vào trong tưởng. Nó khó phần đó, cho nên nó có hai phần. Vì vậy trong khi tu này thì các con thấy Thầy dạy cho người trẻ phải nhiếp tâm nhìn bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp còn các cụ già lớn tuổi thì người ta không có nhìn mà chỉ ngồi chơi. Ông Bàn Đặc thì kiểu ông là ngồi chơi đó.
Tu sinh: Tu vậy mà không ức chế ạ?
Trưởng lão: Bởi vì đức Phật khi giảng cho ông Châu Lợi Bàn Đặc thì đức Phật kèm sát bên ông mà. Không có để ông một mình, chứ không phải là không. Bởi vì khi ông bị người anh ông đuổi thì ông khóc. Sau khi đức Phật nghe mới dạy ông cách ức chế tâm bởi vì thấy ông dốt quá. Ông không có đủ cái tri kiến để ông quán xét.
Tu sinh: Thưa Thầy có cô Diệu Đức!
Trưởng lão: Alô, có gì không con? Con ngồi xuống đi. À bây giờ cứ lên tu tập chứ con. Lên đây Thầy sẽ đánh đòn cái tật ngồi nói phét. Ờ, được rồi, chuẩn bị lên tu đi con. Rồi con.
(05:31) Tu sinh: Thưa Thầy, câu thứ hai con hỏi là, trong Định Niệm Hơi thở nó có quán ly tham, quán ly sân, quán ly si, đó Thầy, mình tu Tứ Niệm Xứ mình để câu hữu hả Thầy?
Trưởng lão: Không con. Mình tu mình quán ly tham, quán ly sân, quán ly si là mình đang sống trong cuộc đời mà có người làm cho mình buồn giận thì mình dùng cái đó để mình chế ngự, dùng câu Định Niệm Hơi Thở: “Quán ly tham, quán ly sân để mà chế ngự nó”. Còn ở trong Tứ Niệm Xứ thì con khỏi cần khi mà nó có niệm gì đó. Như khi con nhớ lại cái niệm gì đó nó làm cho con tức giận trong hồi nào, bây giờ nó nổi lên, nó nhớ lại thì con dùng Định Niệm Hơi Thở con quán ly sân cũng được nữa nhưng mà con chỉ cần thấy: “Đây là ác pháp”, mình chỉ cần tu cái Tâm Từ của mình là nó cũng hết, hoặc Tâm Xả của mình nó cũng hết. Nó dễ. Còn cái mà sống trong đời, nó có nhiều đối tượng làm cho mình dễ sân, dễ phiền não giống như Thầy nói vậy đó. Tức là bây giờ mình sẽ sử dụng, sử dụng Định Niệm Hơi Thở ở trong cái đề mục nào đó để mình xả tâm không có gì đâu con.
(06:45) Tu sinh: Thầy, con tu Tứ Niệm Xứ con thấy là con đứng, con ngồi, con quan sát cái thân tâm, chưa thấy cái tham sân mà nó ly rõ luôn, mà cái si con nó hiện ra mạnh quá Thầy.
Trưởng lão: Khi con nói nó hiện ra mạnh là hiện ra trong tướng buồn ngủ, hôn trầm đó con.
Tu sinh: Dạ! Nó hôn trầm, nó buồn ngủ quá, con vừa đi, con vừa ngủ gục, con tác ý lớn rồi nó tỉnh.
Trưởng lão: Như vậy cũng được hoặc là con tác ý lớn cho nó tỉnh hoặc là con muốn chuẩn bị cho nó đừng bị trường hợp đó nữa con, thì con sẽ…
Tu sinh: Nó tỉnh, nó không ngủ được, đêm đến nó không ngủ được. Nó tỉnh mà nó xả từng tâm niệm, con ít ăn mà nó không muốn ăn, nó cũng muốn ăn nhưng mà ăn ít, con nhận thấy trạng thái của con rất là rõ, nó rõ cái tham, sân nó ly ra rồi, tự nhiên cái si nó trở dậy rất là mạnh Thầy.
Trưởng lão: Bởi vậy thì con nên thường xuyên con nên tập pháp đó - Tứ Niệm Xứ. Con ở trên chỗ đó con giữ bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp để mà con tỉnh, con thấy nó tỉnh hơn. Chưa thấy hôn trầm, thuỳ miên thì con thường xuyên tập hai pháp một cái pháp Tứ Niệm Xứ và một cái pháp Thân Hành Niệm đó con. Con tập nó chừng mỗi một ngày, con tập chừng một đến hai lần. Một lần chừng ba mươi phút hay một giờ thôi. Nó sẽ tỉnh hơn, nó không bị trường hợp đó.
Tu sinh: Con đi kinh hành nó tỉnh, cái Thân Hành Niệm con tập sao nó không được Thầy ơi. Tập xong một vòng sao con thấy nó mệt mỏi, kỳ cục lắm.
Trưởng lão: Vậy nó không hợp con. Nó không hợp con vậy thì thôi. Con ráng đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác.
(08:45) Tu sinh: Cái Thân Hành Niệm sao con tập nó cứ bị sao, con không hiểu sao.
Trưởng lão: Khi mà nó vậy, con vượt qua thì nó an trú dữ lắm con. Con vượt qua ôm pháp Thân Hành Niệm.
Tu sinh: Vượt qua ôm pháp Thân Hành Niệm.
Trưởng lão: Vượt qua nó tỉnh lắm đó. Nó nhờ con biết cách vượt qua thì nó tỉnh lắm. Thật tỉnh. Bởi vì có pháp Thân Hành Niệm thì nó tỉnh dễ. Chứ con không đi kinh hành thì con bị hôn trầm, thuỳ miên. Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ có lúc nó tỉnh, có lúc nó trở lại.
Tu sinh: Có lúc nó tỉnh, có lúc nó không.
Trưởng lão: Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ có lúc nó tỉnh, có lúc nó trở lại. Bởi vì nó chưa thật hết. Bởi vì nó hết là nó đã ly dục, ly ác pháp hết rồi. Bởi vì còn nên mình đánh chừng nào mà nó sạch - không còn trở đi, trở lại thì chừng đó mình xong rồi, đâu còn tu nữa đâu.
Tu sinh: Cái tâm đôi khi nó lừa mình. Ví dụ: Nó choàng tỉnh. (09:31) … nó ngủ quên. Nó dụ mình, cái tâm nó tỉnh, nó dụ mình con phát hiện ra.
Trưởng lão: Đó, cho nên mình cẩn thận trong giờ mình tu thì mình cẩn thận lắm. Chứ không phải mình tu mình lơ đễnh với nó được đâu. Nó lừa mình lắm. Trong khi tu mình phải cẩn thận lắm, mình mới thắng được.
Rồi ráng về ôm hai cái pháp đó con. Con phải ôm Thân Hành Niệm với Tứ Niệm Xứ tu. Con có duyên với Tứ Niệm Xứ thì cứ ôm pháp Tứ Niệm Xứ mà xả. Tới chừng đó. Tứ Niệm Xứ thì con tu tốt đó. Bởi vì con ngồi nó yên tĩnh, nó lặng lẽ thì Tứ Niệm Xứ nó dễ. Chứ pháp Thân Hành Niệm con chỉ phá cái si thôi. Ôm nó để phá si, chứ con không ôm pháp Thân Hành Niệm thì con không phá nổi đâu. Nó cứ tới lui, tới lui hoài.
Tu sinh: Vâng, nó tới lui hoài. nó làm con tỉnh hai ba ngày, đêm nó cũng tỉnh, sau đó ngồi đâu nó cũng gục…
Trưởng lão: Nó vậy đó. Nó làm con không bảo vệ được chân lý. Thí dụ năm ba ngày nó tỉnh.
Tu sinh: Con ôm pháp con buồn ngủ quá chừng luôn. Nó kỳ cục lắm.
Trưởng lão: Con đi lúc nào té bể bát luôn.
Tu sinh: Vậy là lúc nó tỉnh, lúc nó gục, con không biết làm sao con phải kết hợp với Thân Hành Niệm để con phá si đúng không ạ?
Trưởng lão: Đúng rồi con. Con tu tập như thế.
(11:10) Tu sinh: Con muốn hỏi Trưởng lão là bây giờ nó toàn tưởng thôi à, có linh hồn, con có cô ở Đồng Tháp, bữa rồi lớp học giải tán giữa chừng đó Thầy, mọi người liên lạc cho con, con đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đi nó vô cái nhà từ thiện đó, nó nói là nhà của Ông Xá Lợi Phất, trời đất ơi! Nó…
Trưởng lão: Nó ma ma thật thật, nó tưởng không à.
Tu sinh: Trời ơi!
Trưởng lão: Nó điên đó.
Tu sinh: Nó nhìn ra người này, người kia. Nó tùm lum, nó nói chuyện nó tưởng, con bảo con báo Thầy.
Trưởng lão: Thầy đi Thầy không có gặp, chứ phải Thầy gặp thì đốn ba cái tưởng đó nói bậy, nói bạ. Nói làm như là mình là thần thánh đâu đâu. Làm như ông lên, bà xuống, ba cái tưởng.
(12:22) Tu sinh: Nó nói chuyện với con nó toàn tưởng, nó không có tác ý, nó không có lực, nó có học xong nó hỏi ai cũng được, nó tùm lum, nó hỏi chuyện toàn là tưởng không à. Con không biết sao…
Trưởng lão: Con nghe nó sẽ bị tưởng đó con. Sống trong tưởng. Nó ở trong tưởng. Nó nói như Thầy bói, nó nói như là cái người có Tam Minh. Nói chuyện là cái nhà này vậy, nói cái chuyện làm sao mà có cái nhà của ông Cấp Cô Độc, ông Xá Lợi Phất mà ở đất nước Việt Nam bao giờ. Người ta là người Ấn Độ mà ông nói điên. Mấy khu đó mà nói ở Việt Nam mà nói chuyện mơ hồ, nó tưởng, nó điên, nó nói không đúng đâu. Bởi vì làm cho người ta thấy nó như điên, nó không đúng, nó nói bậy.
Tu sinh: Chính vì chỗ mà nó tưởng như thế đó Thầy.
Trưởng lão: Từ cái chỗ cầu cơ nó làm tầm bậy, tầm bạ. Nó bị lạc trong cái tưởng rồi thành ra nó không phải là tu. Nó không phải là cứu không được nhưng là có điều kiện nó không biết nghe. Nó ngang ngang nó làm như nó như là ai.
(13:39) Tu sinh: Bữa nhìn, con không biết cô Nguyệt Cảo có nói.
Tu sinh: Ngày hôm qua cô cười cả ngày, ngày hôm buổi sáng cô đi ngoài đường, cô vừa đi cô vừa cười, đến chiều chiều cô ngồi cô…
Trưởng lão: Nó bị tưởng đó con. Nó bị tưởng.
Tu sinh: Bị nặng á Thầy!
Trưởng lão: Cho nên người ta nói ma nhập. Nhưng họ đâu có chịu. Có bao giờ ai điên mà người ta nó người ta điên người ta chịu. Nó là cái kiểu…
Tu sinh: Nó tưởng cái gì, nó nói với cô Liên Châu cái gì, trời ơi, nó nói vậy vậy đó, nó đương nhiên có tu tập, không biết hôm bữa nó nói với cô Liên Châu cái gì… làm cho cô Liên Châu phiền não nữa Thầy.
Trưởng lão: Nó nói bậy bạ. Nó điên, nó khùng.
Tu sinh: Nó nói ông Cấp Cô Độc, trời ơi.
Trưởng lão: Nó nói bậy thứ nhất là nó làm nó mất uy tín.
Tu sinh: Nó mất uy tín cô Liên Châu luôn đó Thầy!
Trưởng lão: Nó nói người ta không có tin nó nữa.
Tu sinh: Hôm trước con thấy thương và thương lắm, nhưng biết làm sao cô Liên Châu phiền não, phiền hà nữa, mấy uy tín cô Liên Châu luôn.
Trưởng lão: Thì sống trong tưởng - trong ma mà ai tin nổi. Thôi nhịn. Sự thật ra phải như chú Mật Hạnh thì Thầy lấy roi Thầy quất rồi.
Tu sinh: Nói vậy cũng khó. Con cũng…
Trưởng lão: Thôi giờ, nói chung là con lo con tu con đi. Để nó là tuỳ duyên.
Tu sinh: Cái tưởng cũng do cái duyên Cao Đài có phải không.
Trưởng lão: Cái duyên Cao Đài, cái duyên mà Cầu Cơ là cái duyên Cao Đài đó con nên mấy ông Cao Đài mấy ông lọt trong Cơ là khó lôi mấy ông trở lại lắm.
Tu sinh: Con thấy nó có ghi giấy có không, hỏi Xá Lợi Phất cái này được không? Nó thả giấy, nó chụp giấy mở ra nó nói được, nó làm vậy đó Thầy. Con thấy ở dưới thất nó làm cái gì mà ngày đêm nó vậy hoài, con không hiểu gì nữa. Con bật đèn dậy, mở cửa ra đi kinh hành thấy nó ở trong nó làm vậy đó. Mấy tháng trời. Con thấy cái kiểu mà kì lạ quá.
(15:30) Trưởng lão: Nó học theo cái kiểu của bên Cao Đài. Cái kiểu Cầu Cơ. Nó theo Phật giáo mà nó lại đi vào tà giáo. Đến đây Thầy đã nói là ba cái tưởng rồi để cho nó phải dẹp. Còn đằng này nó không dẹp.
Tu sinh: Bởi nó do cái tưởng nó lôi nó mạnh quá Thầy ơi.
Trưởng lão: Thay vì bây giờ theo Thầy nghĩ nó đi về nó đi dạy học đi thì nó quên, còn nó đi tu thì nó gây ảnh hưởng đến tư tưởng tôn giáo.
Tu sinh: Đi tu thì cái tâm nó lắng đó Thầy thì cái tưởng nó mạnh.
Trưởng lão: Tưởng nó lên, còn nó đi dạy học thì nó bận rộn với công việc ở đời thì ý thức nó hoạt động.
Tu sinh: Bây giờ nó đau có chịu về dạy học đâu Thầy!
Trưởng lão: Theo Thầy thấy, bây giờ nó dạy thì nó mới cứu nó chứ không có cách nào khác hơn hết.
Tu sinh: Nó nói với con, nó về thành phố nằm chiêm bao thấy Thầy truyền y bát rồi tùm lum hết. Trời ơi, bị trong tưởng rồi.
Trưởng lão: Nó nói giống như Thầy Thông Văn, Thầy Thông Văn nói Thầy truyền y bát. Truyền tâm ấn cho Thầy bây giờ Thầy đi ra Thầy làm bồ tát đạo, bồ tát hạnh gì này. Thầy Thông Văn hồi đó cũng vậy. Nó bây giờ cũng giống y như vậy đó hổng khác gì. Tu gì không tu gì hết mà truyền y bát.
Tu sinh: Nó nằm chiêm bao á Thầy… truyền y bát sau này dạy ở Long Thành. Trời ơi! Nó tưởng, nó ngồi đây, bảo nó đi dạy, nó không chịu về dạy…
Trưởng lão: Nó bị tưởng vậy rồi nó lôi theo một số bạn bè, may mấy đứa bạn nó không ấy…
(17:10) Tu sinh: Trời ơi, nó vậy, vậy, có hai ba đứa bạn, bây giờ nghỉ chơi hết rồi,… xong rồi nó kéo người ta, khổ ghê.
Trưởng lão: Bắt đầu đi theo nó, Cầu Cơ rồi lọt trong tưởng hết. Một đám tưởng.
Tu sinh: Chết luôn, trong khi người ta đang làm vậy, lương cao gần chết, người ta làm người ta sống đủ, từ từ người ta có duyên người ta vô sau, mà giờ nó làm vậy hết à.
Trưởng lão: Nó làm sai nó gánh tội. Phải chi nó tu đúng, giữ giới đúng, hẳn hòi, đàng hoàng, nó bình tĩnh. Nó đừng có cầu cơ, nó sống ông lên bà xuống. Nói cái chuyện trời long đất lở gì không, chắc chắn không biết gì hết. Nói bậy, nói bạ. Cứ thúc giục nó nói, nó nói như thần thánh vậy đó.
Tu sinh: Mấy bài viết của nó là tưởng nó viết hả Thầy?
Trưởng lão: Tưởng đó con. Tưởng nó nói chứ không phải là nó đâu.
Tu sinh: Trời ơi.
Trưởng lão: Nó dư sức bằng tưởng nó viết.
Tu sinh: Như vậy là mấy bài thơ hay văn là tưởng viết ạ?
Trưởng lão: Cũng tưởng đó con.
Tu sinh: Con thấy một đêm nó viết cả chục bài thơ. Con thấy ngạc nhiên hết sứ. Con nói con thấy văn viết được… mà thơ cũng viết được. Vậy mà lại là tưởng viết ạ?
Trưởng lão: Bị lọt trong tưởng. Nó cứ nó ghẹo ba cái cơ rồi nhập nó làm tưởng. Tội. Hết một đời không ra gì hết. Rút cuộc tưởng nó làm mất uy tín Phật tử thành phố.
Tu sinh: Mất hết uy tín Phật tử thành phố, bây giờ mang tiếng…
Trưởng lão: Làm sao, người ta làm sao người ta tin nó đó được.
Tu sinh: Không tin nữa rồi nên con mới khổ vậy đó.
Trưởng lão: Người ta làm sao đứng ở trong vị trí nào khi tu được đi nữa người ta cũng không tin nó đâu.
(18:46) Tu sinh: Giờ ở thành phố người ta không tin nữa. Bữa cô Liên Châu lên nói, con thấy nó nói cô Liên Châu này kia.
Trưởng lão: Làm sao người ta tin.
Tu sinh: Nó làm cô Liên Châu, với lại Cấp Cô Độc gây lộn. Trời ơi, viết thư viết từ tùm lum hết.
Trưởng lão: Cái chuyện nó làm sai đó, sai nó gây rắc rối, nó tưởng ông chồng của cô Liên Châu này sẽ giúp đỡ nó đâu, đâu có chuyện đó.
Tu sinh: Đó, bởi vậy cô Liên Châu nói vậy đó, bảo nó đi lãnh cơm, nó nói: “Tôi ráng tu sau này tôi làm thầy Mật Hạnh đó, nghe câu đó hoài”, con nói nếu mà con còn ở dưới chưa lên tu, con ở trên đó, trời! Chưa tu nói làm Thầy Mật Hạnh. Biết Mật Hạnh nó tu tới đâu không mà, trời ơi! “Chắc chắn là Mật Hạnh không chịu tu với Thầy, tu với em đó”. Cứ như vậy, biết sao nữa mà nói hoài, nói không được. Nếu Nguyệt Cảo cũng duyên nhân quả, biết sao hả Thầy.
Trưởng lão: Duyên nhân quả, đến đây rồi, mà không biết gì hết.
Tu sinh: Có Thầy kế bên mà không biết xả.
Trưởng lão: Nói mấy bữa Cầu Cơ, Thầy với cô Út ra đó, khuyên lơn nó.
Rồi, rồi con, con hỏi Thầy gì? Thầy trả lời.
(20:05) Tu sinh: Con bạch Thầy! trước con trình bày với Thầy, con phát tâm (20:11) …, nhưng mà số tiền này con..
Trưởng lão: Tiền nhiều quá vậy con!
Tu sinh: Con nói với cô Diệu Vân (20:28) … bảo mua cái máy…
Trưởng lão: Thôi được con, bây giờ nó thiếu thì Thầy sẽ nói với cô Út cho thêm. Con đừng có gọi nhà nữa con, đừng có gọi. Bây giờ con đi tu rồi đừng gọi xin thêm gì hết bởi vì mình đi tu, coi như mình không còn gì, chỉ còn ba y một bát mình sống đời sống như vậy. Bây giờ con đã lỡ con gọi được bao nhiêu thì hay nhiêu, thiếu nhiều thì cái tâm của con phát nguyện thì có người sẽ cùng con đóng góp thêm, nhiều khi cái điều kiện để sang mấy cái đĩa này.
Tu sinh: Con không phải xin ngoài, mặc dù con cũng có cái lương của con (21:16) … không làm gì, Thầy giúp con (21:26) … cuối năm con chuyển qua cô
Trưởng lão: Con quán bây giờ…
Tu sinh: Con phát nguyện chút ít nhiều, những lời dạy của Thầy có những lớp như thế này, có nhiều người không được đi tu, con cũng phát nguyện có cái máy để in, để mọi người, người ta được nghe họ được giải thoát như con, thưa Thầy cái Đạo Đức chỉ có lợi thôi ạ.
Trưởng lão: Cũng đúng con, mình tu chưa tới đâu thì biết được đạo đức cũng đỡ rồi.
(22:02) Tu sinh: Con bạch Sư ông, con tính nói là thôi đừng có lo. Nhưng mà bây giờ thì con cũng chưa có chắc là tại vì cái tiền mà (22:09) … ở bên Mỹ đó Thầy, con cứu anh thì anh nói là cuối tháng nay anh gửi tiền về cho con nói phụ cho con, con chưa nhận được giờ tiền của (22:20) … sau khi có tiền thì mình …
Trưởng lão: Được con, Thầy sẽ nói với cô Út, mình có thiếu bao nhiêu thì đưa thêm để lúc bấy giờ mình có một cái máy để cho mình san các cái đĩa cho nó mau. Để đóng góp nhau, cùng nhau đóng góp với nhau bởi vì mấy con phát nguyện, người chút người chút thì làm nên công việc. Yên tâm đi đừng lo con. Được bao nhiêu hay bấy nhiêu rồi bắt đầu còn thiếu bao nhiêu thì mình ước nguyện không có gì đâu con.
Tu sinh: Con trình với Sư Ông! Con nói chị trình với sư ông cho, có được mình sẽ làm các việc cho nó.
Trưởng lão: Con cứ đưa cô Út rồi Thầy góp ý, Thầy nói thêm. Không có gì hết.
Tu sinh: Thưa thầy, con muốn nói cái ý của con là (23:05) … làm thế này con tính (23:14) … nghe Phật pháp, đó là ý nguyện của con… lòng Từ thì nó chuyển hóa. Con nói như vậy, con có nói với cô Út cô đưa (22:27) … chừng nào có để đó, con đưa người thợ …. làm việc với người ta (23:42) …, thì con trình với Sư ông thì sự việc với Sư ông có được mình với làm với các việc đó với cô Út.
(23:58) Trưởng lão: được con, không có gì hết. Thầy thấy mấy con cúng dường như vậy là quá tốt rồi. Do đó thật sự tốt.
Tu sinh: Con cũng không hiểu cái máy nghe của cô (24:07) (Nghe không rõ…) con nghĩ như vậy đó.
Trưởng lão: Được không có gì đâu con giúp phụ Thanh Trí, Thanh Trí mình làm nhiều quá. Để mình Thanh Trí nó cực quá.
Tu sinh: Nhưng bây giờ thưa Sư Ông kêu độc cư rồi, con cũng nói lại… độc cư làm sao con đi về đi. Sư ông làm nhanh quá, con đâu có chuẩn bị.
Trưởng lão: Con như là cái lớp, bữa nay cho đọc bài của Nguyên Thanh, cái bài cuối cùng nhưng sự thật ra mấy con chưa có làm hết.
Tu sinh: Vậy! Con có thể đi về?
Trưởng lão: Con có thể đi về, đi tới đi lui trong cái giai đoạn này nghĩa là coi như là hết cái tháng này, hết cái tháng giêng này. Nói thì Thầy báo trước để mà chuẩn bị chứ mà tới đó mới thấy chưa, nó là cái lớp mình tu rồi. Cho nên mình chuẩn bị hết mọi mặt để những bài vở - mấy bài các con viết chưa xong đó, chuẩn bị cho mình viết cho xong để Thầy kiểm hết mọi bài để thấy được tri kiến của mình, để áp dụng để mình tu được.
Chứ còn nếu nó thiếu một hai bài, năm ba bài thì mình cũng bỏ qua, coi như mình bỏ qua. Tới chừng đến lúc mình gặp cái nghiệp nào đó nhờ đó cái phương pháp quán mà mình mới xả được mà mình không biết thì lúc đó không xả được mà bị ức chế đó con. Do đó mình chỉ có một phần nào bị ức chế là mình không có vô được. Vì pháp của Phật là Ngăn Ác, Diệt Ác là pháp xả đó mấy con. Mà mấy con bị ức chế, mình dùng pháp Như Lý Tác Ý coi chừng bị ức chế đó, nó khó lắm mấy con. Cho nên, vì vậy những bài kia chưa làm xong thì phải làm đó con.
Tu sinh: Con xin thưa Sư ông cho con chậm mà chắc Sư ông cho con thư thư một chút. Tại sáng con nghe Sư ông nói đó … con phải.
(26:00) Trưởng lão: Bây giờ sắp xếp lớp này kia, chuẩn bị cho mấy con đi cũng cả hai ba tuần lễ mà chưa rồi chứ đâu phải dễ đâu. Mới bắt đầu vô tu là chuẩn bị hết đó mấy con, không phải dễ đâu.
Tu sinh: Ý là con có phải về chuẩn bị củi lửa bằng cách là lo cho mấy cái máy cho nó xong.
Trưởng lão: Cho xong hết mấy phần đó đó con, cho xong hết mấy cái chuyện đó.
Tu sinh: Hôm mùng hai này con cũng mới về đưa người hỏi máy luôn, hỏi chắc chắn, trong khi đó con về con đèo cô Út đi lên. Được không Sư Ông?
Trưởng lão: Được con! Cái đó là được. Cho nó hoàn tất hết, để mà sau khi mà vô tu là không có còn bận gì hết.
Tu sinh: Dạ con, vô tu con gửi cái máy luôn.
Trưởng lão: Nếu mà còn bận thì không tu được nữa, không tu được nữa là ở lại lớp sau chứ không thể vào lớp này được. Người ta sẽ bỏ rơi ra, vào tu rồi mà còn chuyện gì đi tới đi lui thì coi như người ta bỏ rơi mình. Để cho giữ trọn vẹn giới luật, để cho mình thanh tịnh, thật thanh tịnh đó. Tức là cái pháp hồi sáng Thầy đưa - Pháp Không Phóng Dật đó. Mình mà bị phóng dật ra ngoài là thôi rồi, khó tu rồi. Nó là quan trọng lắm mấy con ạ. Một pháp hành.
Rồi xong rồi, con hỏi gì con.
(27:10) Tu sinh: Con hỏi tiếp (27:11) (Nghe không rõ…) cái pháp xả thành con xác định nhiều khi con (27:39) …, đặc tướng của con thường thường con chưa nắm được rõ lắm (27:49) …, dính mắc, ví dụ như thế này thì bây giờ Thầy cho con cái pháp gì nó phù hợp với đặc tướng của con, pháp nào để cho con tu, (28:08) … con muốn tu cái thanh thản, bởi vì cái thanh thản. Còn tham, sân, si thì con vẫn còn, do đó con xả được nhưng mà chưa đâu vào với đâu, những cái nó nhỏ thôi chưa có được (28:42). Những cái pháp, con chưa mở rộng lắm, thôi thì con thấy (29:10) …
(29:16) Trưởng lão: Khi mà Thầy đọc những bài của con đó thì Thầy thấy đặc tướng của con nên tu Tâm Từ thì nó dễ xả hơn hết, bởi vì vốn mà xả thì đối với đặc tướng của con nó không phải xả trong pháp Xả mà xả trong cái Từ tức là trong cái Từ nó có cái Xả. Do đó mình ôm cái Từ để mình gợi lòng thương yêu của mình thì mình xả nó dễ lắm, nó không khó. Nếu mà lấy cái lòng Từ là chính mà cái Xả nó là phụ ở trong đó nhưng mà không phải hai này câu hữu đâu. Chính mình tu lòng Từ là chính mà xả, mỗi mỗi cái mình đều gợi lòng thương yêu của mình đến với mọi người, mọi pháp. Với pháp ác cũng vậy mà pháp thiện cũng vậy. Mà do đó khi mình thương yêu thì lòng thương yêu của mình tự nhiên xả hết, xả hết. Đó là chuyện nhất và đó là phù hợp với con nhất. Con hiểu không?
Tu sinh: Thưa thầy còn cái ly dục, ly ác pháp thì?
Trưởng lão: Thì nó sẽ ly dục, ly ác pháp ở chỗ đó đó. Tức là mình dùng cái tâm đó là nó ly dục, ly ác pháp đó, xả là nó ly con.
Tu sinh: Thưa Thầy, con (30:19) …
Trưởng lão: không con, con như là những gì thiếu mình bổ sung thêm để cho con nó được đầy đủ hơn, rồi bắt đầu mình vào mình nỗ lực mình tu trong lớp Chánh Tư Duy, mình dùng cái Từ Tâm để mình đi vào mình xả. Do đó mà trên phương pháp Chánh Tư Duy đó nó sẽ ly. Trong lớp Chánh Tư Duy nó sẽ giúp con để mà xả rốt ráo bằng Tâm Từ của mình. Trong tập sách của con Thầy có ghi, trong tập vở của con Thầy có ghi.
Tu sinh: Thưa Thầy (30:58) …
(31:02) Trưởng lão: Thì bây giờ con cố gắng còn những bài vở của lớp Chánh Kiến chưa xong đó thì bổ sung cho xong thêm hết, vừa qua những bài mà con viết tuy nó không có lý luận nhiều nhưng mà nó cụ thể, có những cái Từ, cái xả tâm của con rất nhiều qua những cái viết bài của con, tri kiến của con nằm trong cái Xả.
Cho nên vì vậy mà thực hiện làm sống dậy lòng từ thì con xả tất cả các pháp ly dục, ly ác pháp thì con sau đó con bổ sung thêm những gì còn thiếu trong những bài học Thầy đã cho học mà còn thiếu, tiếp tục làm cho xong hết. Từ đây cho đến còn hai tuần nữa cho nó xong để bước qua tháng thứ Tư tu tập cái Chánh Tư Duy cho nó tốt hơn.
Tu sinh: Thưa Thầy! Cái tiền này con cầm đưa cô Út luôn.
Trưởng lão: Đưa cô Út luôn đi con. Rồi Thầy sẽ nói Út, có thiếu thì Út phụ vô một chút mua cái máy để sang băng phụ với Thanh Trí con, tội nó lắm, nó làm rất nhiều.
Tu sinh: Thưa Thầy (32:14) … con nghe không có rõ lắm (32:23) …
(32:33) Trưởng lão: Con khả ý đúng không con? Khả ý là nó làm cho ý của mình hân hoan, thích thú, nó vui này kia ở trong đó. Cho nên khả có nghĩa là làm cho cái ý mình vui, không có chán ngán, không có nhàm chán, không có bất mãn. Nó khả ý là nó làm cho mình thấy phấn khởi, ưa thích, nó muốn làm cái đó. Đó là khả ý đó con.
Tu sinh: Con muốn thưa Thầy, con đang kẹt chữ đó, con muốn nó suôn sẻ đó.
Trưởng lão: Cái chữ đó là cái chữ trong kinh. Đức Phật muốn nói mình làm cái gì đó mình thích thì nó gọi là khả ý.
Tu sinh: Cùng một cái, pháp nó về là chưa khả ý đó ạ! Con cảm ơn.
Trưởng lão: Rồi mấy con hỏi Thầy, có gì hỏi thêm không mấy con?
(33:50) Tu sinh: Kính thưa Sư Ông! Tại vì kế thì con nghe Sư Ông nói độc cư, thì trong đầu con còn… Con thì không có việc gì nhưng con cũng thắc mắc cái chuyện tu Tâm Từ đó Sư Ông. Sư Ông nói là mình tu Tâm Từ, mà con bây giờ độc cư mà tu Tâm Từ thì con mới biết. Nhưng mà trước khi chưa độc cư, thì chẳng hạn như hôm qua con chỉ coi cô Tập, không biết Sư Ông biết chưa?
Trưởng lão: Cũng biết sơ sơ.
Tu sinh: Ngày hôm qua thì cô Út xuống nói với con, khuyên con cô Tập đi về đi học lại, vì con cô Tập nó rất là nghe lời con, thì con thấy độc cư tới nơi rồi giờ con tính nói, con cũng chưa thưa cô Út là con không thể khuyên ai được nữa hết, con độc cư.
Con không biết, cô Út nói với con là Sư Ông bảo, có phải Sư Ông bảo không? Tại vì con muốn cái gì con cũng phải có cái đức hỏi rõ việc, khi con hỏi rõ rồi thì con bỏ xuống con không thắc mắc chuyện gì hết, thì cô Út nói là Sư Ông bảo con khuyên con cô Tập cho nó về đi học lại. Con cũng không dám nói, nhưng con bảo để con hỏi lại Sư Ông.
(35:13) Trưởng lão: Nói chung là Thầy cũng khuyên cô Út, giờ bên nữ có nhờ cô Út, như trường hợp có cái gì đó thì cô Út đến đó tìm mọi cách, coi xem nó mắc mớ ở điều gì mà nó thành cái bệnh như vậy. Nó liều lĩnh như vậy là nó có cái gì buồn phiền. Cho nên Thầy nói con là bên nữ nên con cần tìm hiểu tâm lý của người nữ để đến con cố gắng con khắc phục, nhiếp phục chứ Thầy thì nghĩ mấy con cũng độc cư, rồi không biết mấy con nói này kia thì nó động mấy con. Khi mình hiểu biết cái tâm tư tình cảm của người khác, người kia. Nhiều khi người ta không muốn cho mấy con biết, nó có cái sự riêng tư, người ta cũng không muốn cho người khác biết.
Cho nên vì vậy, nếu mà một người mà giờ cha mẹ nó, nó cũng không muốn cho biết thì còn có một người nào đó rất thân, mà cô Út nghĩ là con có thể thân với nó này kia thì cô Út nói với Thầy thì Thầy nói cô Út hổng nên.
Tu sinh: Thưa Sư ông, nó khuyên con là đừng có khuyên nó đi về đi học đi. Vì đối với con khuyên nó là chuyện nhỏ. Nó có thể nghe lời con, nhưng mà con không biết là làm như vậy có tạo thêm nghiệp không? Lỡ mình khuyên nó, con người đó là con người tu thì khuyên nó về đi học. Chính con ngày xưa khuyên nó bỏ học hết trơn, kêu nó là lên đây đó, rồi tu.
Con có nói về cuộc đời tu của con đó. Bạn học đến Tiến sĩ mà con nghe nói có người tu chứng là con cũng bỏ con đi tu. Thì nó bắt chước vậy đó. Con cũng thấy em nó giữ hạnh độc cư rất là tốt. Nó không nói chuyện với bất cứ ai hết. Trong cái cuốn Nhật ký giải thoát mà nó ghi, thì nó đưa cho con thì con thấy rằng nó cố gắng tu, nhưng mà nó rơi vào tưởng, nó cũng giống như tình trạng của con ngày xưa vậy.
Con hiểu điều đó, cho nên con nói chuyện em không biết, nhưng mà khi em bệnh em phải cho người ta biết em nóng, em bệnh, em lạnh, em bệnh như thế nào, đó là em từ bi đó. Hoặc là mẹ em hỏi, bác sĩ hỏi mà em không cho biết, em chấp vào cái giới mà tuyệt đối không nói chuyện với ai, kể cả trong Tu viện, vậy em không có từ bi đâu. Thì lúc đó con nói vậy, thì lúc đó nó hiểu.
Nhưng mà trước đó thì chấp vào cái giới đó, thì nó thấy nó phạm nhiều lỗi ở ngoài đời, thì vào đây nó cố gắng. Nó nói chỉ có khi mà im lặng như vậy thì nó mới không có tạo nghiệp, ngày xưa ở ngoài đời nói nhiều lời ác ngữ. Không ái ngữ, bây giờ nó quyết định là nó sẽ nín, nín một thời gian, nó nói lại thì nó nói ái ngữ, chỉ có vậy thôi. Nó quá đi, nó làm quá đi, nó cố quá, thì nó đâm ra quá đi, cho nên nó không có đủ lực, nó chịu không nổi, cho nên nó ngộp. Chỉ có thế thôi.
(38:11) Trưởng lão: Tức là nó ức chế nó quá.
Tu sinh: Dạ ức chế nhiều lắm, cho nên con cũng không biết nên nói nó hay là không nên con xin thỉnh với Sư Ông.
Trưởng lão: Bây giờ như thế này này. Theo Thầy thấy giải quyết. Thứ nhất là trong hoàn cảnh cả gia đình của ba và mẹ nó nữa, vì nó là một đứa con mà mình muốn tìm hiểu để mà giải quyết cho nó được ổn thì giải quyết mẹ nó thì chắc… cô Tập thì muốn con đi tu. Còn ba nó không biết có muốn không, điều đó thì chưa xác định được. Nhưng mà có điều kiện mình tìm hiểu nơi đó mình biết được ý của ba nó. Trong khi đứng trước hoàn cảnh đó thì nó phải chính bản thân nó mà nó muốn đi tu thì nó phải có những lời nói nào cho ba nó vui.
“Bây giờ con có đi học, cuối cùng con chỉ đi vào con đường sinh tử, danh lợi của cuộc đời. Kiếm ngày một bữa cơm, hai bữa cơm, sống vui với mọi người chứ không có hơn gì khác. Cho nên bây giờ mà đi tu ba yên lòng cho con đi tu”. Nhiều khi ông cha thương mình, thì cái tương lai của con mình nên muốn cho con mình đi học hơn, nhưng vì hai mẹ con có một ý nên ông chịu, buồn khổ cho hai mẹ con đi.
Thì mình thấy trong đạo Phật, nó khó, khi nào có trong sự tu tập mà có một người buồn khổ thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự tu tập của người đó. Cho nên nó ảnh hưởng. Tuy rằng bây giờ, ba nó ở ngoài kia, ba nó buồn khổ, nhưng ở trong này hai mẹ con vẫn có sự kiện xảy ra, không có ổn định được mà tu tập. Nó khó là khó bởi vì nó có cái từ trường của nó, nó sẽ tác động, tác động đến rất là khó.
Cho nên vì vậy, người đi tu phải có sự hoà hợp với nhau, phải có thân cận với nhau để hiểu nhau. Thì lúc bây giờ chúng ta tu mới dễ dàng còn bây giờ vô cứ giữ gìn cái giới Độc Cư - tức là mình phải ức chế mình, mà ức chế quá độ thì không như mình tới điên khùng, thành ra phải cởi mở được tư tưởng này, chứ còn không khéo do đó không cởi mà mà coi như là con nhỏ này phải chịu điên chứ không còn cách nào khác.
Một thời gian sau là nó nói bậy bạ, lúc bấy giờ nó lọt thần kinh rồi, nó quen rồi. Bấy giờ nó điên rồi nó quen rồi thì không thể nào nó quay lại phục hồi bình thường được. Nó sẽ trở thành điên thật đó. Mình phải đem nhà thương điên chứ không phải không đâu, trường hợp này rất khó. Một người mà còn ham muốn cái này, cái kia thì vô đây, không có cho ham muốn gì hết thì cuối cùng nó bị ức chế. Nội cái chuyện ham muốn quần áo thôi thế mà cũng bị điên chứ không phải không đâu. Bởi vì Thầy nói rất là khó chứ không phải dễ vì vậy mà trước hoàn cảnh này nếu là một người nam thì Thầy rất dễ dàng Thầy theo dõi từng cái tâm lý, tình cảm của người nam đồng thời với Thầy, thì Thầy sẽ khuyên lơn dễ dàng lắm. Nhưng mà với người nữ thì thật ra khó Thầy, không có dễ cái chuyện đó được. Nên Thầy nhờ cô Út hoặc là mấy con mà người nào hiểu giúp đỡ được thì mấy con giúp đỡ trong cái hoàn cảnh này. Cái lớp học của chúng ta chưa đến lúc phải độc cư một trăm phần trăm.
Tu sinh: Thưa Sư Ông nếu con biết con có thể phá hạnh độc cư không thưa Sư Ông?
(41:18) Trưởng lão: Không, cái lúc này là còn có thể, còn có thể tiếp duyên nhau, trợ giúp nhau trong một cái giai đoạn đầu, còn ở trong Chánh Tri Kiến tức là Chánh Kiến. Tức là mình phải cần hiểu biết, thông cảm, tha thứ cho nhau trong lúc này.
Tu sinh: Hồi nãy con tuyệt giao với cô Tập rồi, con nói cô Tập ơi, Sư Ông nói con độc cư rồi đó nha. Thôi từ đây con không giúp cô khuyên em nó nữa đâu. Cô Tập buồn lắm, cô Tập nhìn con buồn lắm. Cô Tập muốn nói nó chỉ nghe lời con và cô Diệu Minh thôi…
Trưởng lão: Con thấy chưa? Khi nào Thầy cho các con vô cái lớp tu, bây giờ cái lớp này hoàn toàn là đang sắp xếp mà, Thầy đang sắp xếp cái lớp, khi mà sắp xếp xong rồi.
Tu sinh: Con chưa hiểu hết rõ ý của Sư Ông. Con về con làm một hơi. Con về con tuyệt giao hết rồi, giờ mất công. Tại vì con nghĩ là nếu mà con qua con khuyên nó là phá hạnh độc cư của con. Hồi xưa cô Tập dạy bên nhà con, con thấy xúc động cái cảnh đó á, con cũng muốn khuyên, con cũng nghĩ em chưa đến độ nào đâu mà theo Sư Ông là con cứu được. Tại vì con người em nó có cái Tâm Từ rất chi là lớn. Trước khi nó vô đây, nó sắp xếp, nó nuôi hết tất cả các em mười hai đứa bên nội, bên ngoại cho ăn học đầy đủ, còn nó bắt người bạn thương nó phải làm cái việc giải phóng phụ nữ - tâm em nó lớn lắm.
Nhưng mà nó quyết tâm nó tu cho bằng được cho nên nó ráng nó giữ hạnh. Rồi nó vô, nó nghe nói là Sư Ông là có pháp trị Như Lý Tác Ý, mà con qua lần nào cũng thấy nó ngồi thiền, nó quăng mắt kính, nó tưởng là quăng mắt kính. Nó bắt chước cô Nguyên Thanh nói là không đeo mắt kính gì tùm lum hết. Do con mới nói: “Em là như vậy là sai tại vì Sư Ông nói là trị bệnh bằng mắt bằng giữ độ cũng không phải em quăng cái mắt kính là cái mắt của em nó hết bệnh”, mà bây giờ vì nó quăng mắt kính nên nó căng lắm Sư Ông. Cái thuộc về thần kinh nó nhíu mày!
Trưởng lão: Nó căng.
(43:16) Tu sinh: Cho nên thêm việc đó. Mấy ngày nó ăn không được thì nó muốn ăn tô bún thì cô Út không cho, nó nói nhảm (43:23) … nó giận, nó đang phục hồi lại. Hôm qua con qua con gửi Sư Ông cái tập, nó vâng dạ, nó vui vẻ lắm. Con nói: “Đừng cho em nó căng tại con thấy nó nguy quá!”. Con vô nó cười với con, nó nói: “Em khoẻ rồi”. Con nói: “Trời ơi! Chị nghe thôi cái từ em khoẻ rồi, chị giống như ở trên mây vậy đó. Chị mừng quá, em có biết không, em cố gắng đi. Em đừng có thêm bệnh mà em làm khổ mẹ đó”. Nó nghe bây giờ… “Em người tu em thấy sai, sai thì sửa, em có lỡ em đừng có ngại, em có lỗi, em sửa là hết”.
Trưởng lão: Cái đó là đúng.
Tu sinh: Thì nó nói, sáng nay con qua, con độc cư, con về con thấy cô Tập cô áy náy lắm, cô biết cô đi ra, cô xin lỗi con hoài, con nói thôi hôm nay, nó khá rồi thành ra con giờ cũng không biết làm sao.
Trưởng lão: Chắc có lẽ hai tuần nữa mấy con mới làm hết các bài này. Có nhiều người chưa xong.
Tu sinh: Con nợ Sư Ông nhiều quá, bây giờ con muốn hỏi Sư Ông thế nào là tu Tâm Từ thật sự đó Sư Ông? Tại vì ở cái khu ngoài đó chỉ có hình như mình con sư cô, rồi con không biết, con không nghĩ gì hết nhưng mà tại vì có chuyện, lúc sáng thật sự lúc chị Diệu Hiền có viết một cái câu mà Sư Ông kêu là viết cho con câu trong giấy, kêu là Thầy không dạy gì hết mà Thầy kêu tu mà chị không biết tu làm sao? Con không biết, con mới nói là Thầy đã dạy hết rồi thông qua bài đọc của sư cô Nguyên Thanh. Chị mới nói, trời, không biết chút nào hết.
Thành ra bây giờ con cũng không biết làm sao. Thí dụ như hồi này tại Tuệ Hạnh qua hỏi con cái cây mà Tuệ Hạnh hỏi Sư Ông đó là cái gì mà ức chế, xong con mới đang ăn cơm, con mới kêu là bây giờ lát con có hẹn với Sư Ông, thì bây giờ Tuệ Hạnh lên hỏi đi tui bất lực rồi, hết giải quyết được cái gì nữa rồi. Ông Thầy kia phá con này, Diệu Hiền này, cô Tập… thì có chuyện gì thì nói chung mọi người nhìn vô cái đầu trọc của con thì biết con muốn để tóc lại bởi vì Thầy hiểu không con cũng không biết xử sao. Hình như mọi người thấy giống như Tuệ Hạnh, mỗi lần con hỏi sau về tu thấy có năng lượng, về thấy tinh tấn. Con cũng không biết?
(45:48) Trưởng lão: Cái đó là cái duyên con.
Tu sinh: Con về con không biết thế nào là tu Tâm Từ thật sự, thật ra mình không muốn cho người ta tới để mình yên, mình tu là mình từ với mình hay mình từ với mọi người là Tâm Từ thưa Sư Ông.
Trưởng lão: Không, mình tỉnh thức trong mọi mặt, trong mọi sự việc, ai hỏi gì mình cũng biết, mình hiểu hết. Cái này cần nói hoặc không cần nói đó là Tâm Từ. Cần nói tức là không làm khổ mình, không làm khổ người mà không nói tức là không làm khổ mình, không làm khổ người đó là Tâm Từ. Cái hành động đó là Tâm Từ. Nhưng không làm khổ mình, khổ người.
Tu sinh: Nhưng mà thưa Sư Ông, bây giờ con không độc cư thì làm sao con giải thoát được, Sư Ông?
Trưởng lão: Bởi vì không độc cư thì lẽ đương nhiên là không giải thoát rồi. Bởi vì tâm nó phóng dật.
Tu sinh: Nhưng mà con muốn giải thoát.
Trưởng lão: Muốn giải thoát thì tức là nó đồng bộ, đồng bộ trong một cái lớp tu, ai cũng phải lo bổn phận độc cư. Cứ mình độc cư, chạy qua chạy lại thì không được. Cho nên vì vậy mà trước khi vào giữ cái hạnh độc cư thì được kiểm tra của Thầy hẳn hòi đàng hoàng, ôm pháp được chắc chắn thì mới để cho người ta tu trong lớp Chánh Tư Duy còn nếu mà Thầy kiểm tra không có được thì tức là họ mai mốt họ không biết pháp họ tu hơi rồi họ sẽ chạy người này, người kia như vậy là tự phá hạnh Độc Cư rồi do đó họ không được ở trong lớp này học chứ không phải dễ. Thầy nói là bây giờ mà những người mà quá kém là Thầy không có ghi cho họ vào cái lớp nhưng mà điều kiện là Thầy cũng Từ Bi là cho họ vào, cuối cùng thấy họ nắm pháp không được thì buộc lòng họ sẽ trở lại lớp Chánh Kiến để học lại một lần nữa.
Tu sinh: Đúng rồi thưa Sư Ông, con cô Tập cũng vô 15 ngày, không nắm pháp, nó ôm, nó quăng cái kính, nó quăng cái kính lần thứ nhất là nó sai rồi, cái thứ hai là nó câm luôn, nó không nói chuyện với cả mẹ, “Ngay cả chị, chị là chị hiểu rồi chị cũng phải giúp mẹ, em nói chuyện là em giúp mẹ đó, mẹ cũng có cái lòng từ. Vậy thấy em không nói mẹ còn lo hơn, em làm cho mẹ lo lắng thêm, làm cho mẹ có ác pháp đó, rồi”.
(47:50) Trưởng lão: Đó là tất cả, đó là lòng từ không không? Những cái hành động mà suốt ngày làm hở ra một chút là làm người ta buồn là thiếu lòng từ.
Tu sinh: Dạ. Con nghĩ là do em ấy vô trễ đó Sư Ông nên nó quýnh quá, nó sợ nó theo không kịp mọi người. Cái thứ hai là nó chưa nắm lý thuyết nên khi con đưa băng cho nó, con chỉ cho nó: "Bây giờ em tỉnh rồi, em đừng dùng con mắt nữa, em chỉ nghe bằng lỗ tai thôi đó, để ý thức cho nó hiểu, lúc đó thì em câm rồi hãy câm. Còn bây giờ em chưa nắm vững gì đâu thì em câm cái gì, em câm thì em biết phá chỗ nào mà còn ức chế tâm nữa”. Thì nó nghe nó hiểu, nhưng mà thấy con nói mạnh đó, thì cô Tập nói con nói nhè nhẹ thì nó tỉnh, không cho con nói mạnh, thành ra con cũng không biết. Nhưng mà bây giờ con thấy là rõ ràng là do thiếu, do vô trễ đó, thiếu ngay nền tảng từ đầu về nhân quả không có. Em nó bị sai về nhân quả nhiều lắm, về Chánh Kiến không có là không làm ăn gì được hết. Nhân quả nó cũng chưa hiểu, nó chỉ hiểu mơ mơ, màng màng đại khái thôi. Nó giống như tụi con hồi đầu vậy đó. Thành ra nó không có nắm được cái nào.
(48:57) Trưởng lão: Thôi! Bây giờ Thầy nói như thế này để lần lượt Thầy sắp xếp lớp để coi người nào học được, người nào không học được, người nào tu được, người nào không tu được. Còn sắp xếp lớp mà con!
Tu sinh: Con bây giờ thì sao Sư Ông?
Trưởng lão: Thì con bây giờ là còn bao nhiêu thứ việc thì con lo làm cho xong nhiệm vụ của con đi, chứ bây giờ không có nói độc cư gì trong lúc này được đâu. Còn khả năng của con viết lách thì qua các bài của con có thể vào lớp Chánh Tư Duy được rồi. Nhưng mà…
Tu sinh: Nhưng mà con không muốn vào khi mà con chưa nộp hết tất cả các bài cho Sư Ông.
Trưởng lão: Thì bởi vậy lúc đầu con lo cho xong việc!
Tu sinh: Con thưa Sư Ông là bây giờ con lo cho má xong rồi con con sẽ kết hợp làm bài cho hết, cho hết tới Tâm Xả xong rồi con mới lên. Bây giờ Sư Ông có cho con lên con cũng không lên đâu. Tại con biết phải xong hết.
Trưởng lão: Phải xong chứ mà lên thì Thầy cũng coi như gạn lọc Thầy bỏ lại à! Không có chạy đi đâu khỏi hết.
Tu sinh: Ý Thầy giờ là con lo cái máy, lo cho cô Út xong, con sẽ làm bài hết rồi cho Sư ông xong rồi con sẽ lên lớp. Chỉ có hai cái đó nữa là con xong. Con cứ phải hỏi Sư Ông kỹ để con làm. Chứ con sợ con làm mọi người nói con phá hạnh Độc Cư…
(50:11) Trưởng lão: Thì nói chung là theo cái bài của Nguyên Thanh là cho mấy con nghe được cái sườn của nó nó đi như vậy, nó mới đúng mà thay vì nó viết, nó đỡ Thầy rất nhiều vì mấy con được nghe cách thức từ xả pháp đến xả tâm qua sự tư duy, quán xét để mà xả. Nhưng mà cái pháp xả do như vậy mà mấy con dựa theo đó, mấy con có cái đại khái trong đầu của mình để mà viết bài Tâm Xả.
Tu sinh: Con hỏi thêm câu nữa. Thưa Sư Ông! Thật sự ra con về con muốn về để con (50:48) … bắt đầu có sự chuyển biến đó thưa Sư Ông, có sự hiểu biết rồi đó Sư Ông.
Trưởng lão: Bắt đầu bây giờ ông về đó mà ông tập đó.
Tu sinh: Ông bắt đầu tập đó.
Trưởng lão: Vài ba hôm ông thấy cái ho của ông nó hết, nó giảm thì không còn khổ nữa.
Tu sinh: Nó giảm, nó là ung thư phổi. Bác sĩ nói là bỏ chạy nên ông mới về đây là lần cuối. Về thăm lại quê rồi chết đó. Con hy vọng là gặp được Sư Ông là con xin phép cho nên con ráng, cuối cùng con phải dừng bài con lại để con lo cứu người trong nhà con trước.
Trưởng lão: Thì đó cũng là Tâm Từ, Tâm Bi của con.
Tu sinh: Cứu ông xong rồi thì con phải lo cho con, mà Sư Ông nói độc cư là con với mẹ con thì sao Sư Ông, con muốn hỏi kỹ hơn.
Trưởng lão: Tới chừng đó thì mẹ đi đường mẹ, con đi đường con chứ không ai nói chuyện với ai.
Tu sinh: Nhưng mà có ở gần nhau không ạ?
Trưởng lão: Ở gần nhau như thường nhưng coi như là độc cư, độc bộ, độc hành.
Tu sinh: Dạ, con chuẩn bị luôn.
Trưởng lão: Đó thì Nguyên Thanh có nhắc ở trong phần đó, đó con. Cái phần mà chỗ Tâm Xả đó kêu lúc vào tu, nó nhắc cái phần khi vào tu cái lớp Chánh Tư Duy, cái phần đó có nói, lúc bây giờ đó là coi như độc cư, độc bộ, độc hành. Một mình mình đi rồi.
Tu sinh: Bây giờ con chỉ mong cho mọi người độc cư trước, để tới đến chừng con độc cư con không phải nói ai hết.
Trưởng lão: Lúc đó bây giờ, mẹ con lo mẹ con đi, ba con lo ba con đi để cho ai cũng đi tới.
Tu sinh: Ba con thì con không có nói chuyện nhưng mà mẹ con thì là thôi… ba con nói gì thì nói với mẹ rồi mẹ lại nói với con. Trời, giờ con không biết nhà con tu có ba người quấn quýt vậy đó, thành ra con…
Trưởng lão: Chứ bữa Thầy nói, cái phước đó là cái phước lớn lắm. Cả ba mẹ con đều tu hết là điều quý nhất đó.
Tu sinh: Ba con quyết tâm lắm đấy! Hồi sáng Sư Ông hỏi ai sống chết. Ba con giơ tay nhanh quá, ba con giơ lẹ nhất, ba con quyết tâm lắm. Mà con thấy cũng mừng, hiện giờ vì con… đạo Chúa mà cũng theo hết rồi, con cũng mừng lắm. Thưa Sư Ông, 12 này con dự con về thì con cũng xin nói lại với Thanh Trí, con trình Sư Ông luôn, con có xách cái bộ sách Thờ đi ra phi trường, nếu mà con đem không lọt, cho tiền mà đem lọt, không lọt thì con xách về trở lại.
Trưởng lão: Cũng được con.
Tu sinh: Và con sẽ xách (53:03) … những sách gì mà bên đó người ta yêu cầu. Tại vì có dịp này nó quý, về xách riêng sách của Sư Ông qua. Sách Đường Về Xứ Phật mới, với lại cuốn (53:14) … đem qua cho Sư ông ở bên ạ.
Trưởng lão: Ừ, được.
Tu sinh: Nếu vậy thì con, 12 này con đi về luôn.
Trưởng lão: Được chứ con. Đó là cái duyên nó thuận như vậy để rồi mình vào lớp học cho nó trọn vẹn, không còn lo lắng. Mình đã lo xong hết trong chùm nhân quả của mình.
(53:35) Tu sinh: Còn một chuyện nữa con hỏi dứt khoát luôn, con không muốn hỏi hỏi lại nữa. Tại chuyện này con giải quyết cách nghĩ, con giải quyết bằng tri kiến được rồi. Chỉ còn một chuyện này - Nếu như ông anh con, tại vì lúc trước ông không cho con viết thư, nhưng mà hồi tết anh gọi điện về, con nói chuyện tu vậy nè, anh nghe vậy anh mừng lắm, anh lên mạng, anh nghe anh mừng lắm, anh nói để anh gửi tiền về cho con mua máy cúng dường, tại cái tâm anh cũng tốt lắm. Mà anh nói đến cuối tháng Hai anh mới đi làm, cuối tháng lãnh lương mới ấy thì con sợ cuối tháng Hai anh gửi nữa thì con luôn ra vô thì giờ con không biết làm sao, con hỏi Sư Ông xem làm sao? Anh nói cuối tháng Hai anh mới lãnh lương, anh gửi về cho con, anh mới qua Mỹ, mới vừa đi làm, mừng lắm, gọi điện về cho con đầu tiên, anh nói: Em ráng đi, anh sẽ hỗ trợ em, giờ em chỉ có ăn xin thì xin nhiêu anh cho hết để cuối tháng anh mới gửi”. Bây giờ con không biết làm sao nữa?
Trưởng lão: Thôi cái đó tùy duyên con. Tới chừng đó mình vô tu rồi thì thôi.
Tu sinh: Nếu anh ấy đưa tiền thì sao Sư ông?
Trưởng lão: Thì bây giờ bắt đầu nó gửi tiền thì con lãnh rồi con để đó chứ bây giờ biết làm sao bây giờ. Cũng là động quá.
Tu sinh: Thì con cũng đang kệ. Thì hối tết anh gọi điện về chúc tết nói vậy để cuối tháng anh lãnh lương xong anh gửi về cho em. Nói trời ơi, không có đợi được đâu, em tu mà. Thôi để em hỏi Sư ông coi.
Trưởng lão: Thôi đừng có gửi. Gửi thì động lắm. Nó khó vậy.
Tu sinh: Mất công ba mẹ phải về lãnh, con không về.
Trưởng lão: Ba mẹ con cũng động nữa đi ra tu vô mà áp dụng tu rồi mình đi ra thì….Nói thôi chờ tu được xong thì gửi bao nhiêu thì gửi, bây giờ khoan gửi đã. Để không ba cái sự vụ này cũng bận tâm lắm.
Tu sinh: Dạ con muốn không có dính líu gì hết đó. Con muốn quăng hết rồi đó.
Trưởng lão: Bị dính mắc quá.
Tu sinh: Nhưng mà con quăng con thấy giống như người ta không có pháp. Người ta cũng khổ quá cho người ta trợ giúp được một phần nhưng mà rồi con cũng không cứu được ai nữa hết, cũng chỉ cứu người ta được một cái hạnh phúc tạm thời. Giống như con bé nó không hiểu, rồi con đi biểu Sư Ông thì nó nghe, mấy ngày nay nó nghe mấy đĩa đó Sư Ông, nó nghe thì nó đỡ rồi đó. Nó cũng ngồi nghe đĩa đó Sư Ông, xong rồi cũng kẹt cứng mà con không có khả năng nói như Sư Ông nên con cứ ai đụng ra có chuyện gì thì con cứ xòe đĩa, con không biết mình làm đúng hay sai nhưng mà con không chịu nổi trước cảnh khổ của người khác.
Trưởng lão: An ủi người ta con phải hiểu, chứ bây giờ mình nói, nhiều khi mình sợ mình nói lỡ lời.
Tu sinh: Dạ đúng rồi, con nhiều khi con nói mất công mà không có biết chuyện đâu hết đó. Không biết mình nói thế nào gây khẩu nghiệp nhiều nhân quả trả. Thành ra sợ lắm. Cho nên cứ đưa đĩa của Sư ông là an toàn nhất. Rồi Sư ông nói thấm đâu thì thấm, nhân duyên tới đâu thì tới. Nhưng mà vì cái đó con mới phải chạy về thành phố lấy cái máy xách tay con xuống, con xem đĩa nghe cũng không nổi, rồi bây giờ con cũng muốn với cô Út là con sẽ chuyển lại hết cho cô Út làm cách xây dựng, cách làm hết…
(57:06) Trưởng lão: Con hướng dẫn nó.
Tu sinh: Dạ, con sẽ hướng dẫn, con sẽ gõ ra, việc nhà con cũng vậy. Lúc đó con nghĩ mình phải chuẩn bị củi lửa hết rồi mình vô thì mới yên chứ. Chứ còn ngồi, giống như Sư Ông nói có đống rác mà không quét. Rồi để đó nhìn đống rác cũng ngứa mắt mà mình cũng có tu được đâu. Mình phải quét cho nó sạch chứ con cũng khoái cái động tác chuyển rác thành hoa lắm, con làm hoài à. Nhưng mà giờ con phóng tâm con xin Sư Ông là cho con thư thư con giải quyết cho nó hết.
Trưởng lão: Thì bây giờ còn hơn hai tuần nữa mà con. Mà Thầy sắp xếp từ nay cho đến đó mà Thầy kiểm được. Thầy sắp xếp lớp được là điều cũng cực lắm. Thầy thấy cả một vấn đề khó chứ không phải dễ đâu. Vì cái trình độ nó chênh lệch nó cũng nhiều lắm. Nhưng mà ai cũng muốn học cao chứ có ai muốn thấp. Ai cũng muốn vô tu nhưng mà biết trình độ tu của họ bị ức chế, nhưng mà cho họ ở lại thì họ buồn mà cho lên thì …
Tu sinh: Không ai mà ở lại Sư Ông cứ để con ở lại luôn nhưng con tu âm thầm chứ sao bây giờ. Con thấy bây giờ giờ con sao cũng được, lúc nào con cũng vui vẻ hết nhưng mà có điều con còn chuyện con làm thì con cứ xin Sư Ông cho con làm.
Trưởng lão: Thì thôi bây giờ con cứ làm, rồi chừng nào đủ điều kiện cần thiết để tu đi sâu hơn nữa thì nó phải độc cư một trăm phần trăm con à con. Không làm sao cách nào khác hơn được.
Tu sinh: Hay là bây giờ con độc cư tu như Sư Ông con bỏ hết. Sư Ông thấy làm sao? Sư Ông nhìn giùm con đi.
Trưởng lão: Thì bây giờ!
Tu sinh: Con quyết tâm.
Trưởng lão: Bây giờ, Thầy sắp xếp lớp cho mấy con. Tại vì Thầy sắp xếp trong đó không chỉ dạy cho một người mà nó có một số người để dẫn dắt đi tới nơi, tới chốn. Còn một số người thì phải loại ra chứ không thể nào hơn được. Bởi vì tại sao cái trình độ nó có khác, không thể nào đồng đều một lượt được. Dù họ có muốn thì khả năng của họ không thể nào làm được, không thể tu được. Muốn đó như vậy nhưng mà khi mình muốn được thì họ bị ức chế, Thầy sợ nhất là ức chế.
Tu sinh: Dạ đúng ạ.
Trưởng lão: Nhưng mà cái trình độ của mình chưa đủ để xả nhưng mà mình cứ lo tu vậy là mình bị ức chế bởi vì cái pháp này nó… lớp này nó khác hơn một chút. Nó không phải như ở lớp Chánh Kiến mà còn tu tập cái này, cái kia đều được.
Nhưng mà lên đây nó thấy khác rồi mà lơ mơ thì mình bị ức chế. Lấy thí dụ như bây giờ số người có tri kiến nó thông suốt lý hiểu biết nó thông suốt bệnh đau họ tư duy một cách thấu triệt thì mấy người này Thầy không lo họ ức chế còn cái mà họ hiểu lơ mơ, lơ mơ, họ chỉ quán nhưng mà quán niệm lơ mơ như vậy là họ sẽ dừng cái niệm đó đi thì cái niệm đó, nó bị ức chế.
Cái mục đích của đạo Phật là tri kiến giải thoát, “Cái trí tuệ hiểu biết cho nên trí tuệ ở đâu là giới luật ở đó. Giới luật ở đâu là tri kiến ở đó”. Tri kiến đó nó không có thông suốt thì giới luật này mình sống cho được đúng thì mình bị ức chế. Còn mình hiểu thông suốt được thì cái giới luật nó không bị ức chế. Nó khó là khó ở chỗ đó. Chứ không phải mình nói suông là được. Nó khó lắm.
(01:00:11) Tu sinh: Sư Ông thấy con tu có phần được không Sư ông? Có kịp tham gia không.
Trưởng lão: Bởi vì Thầy sẽ cho mấy con dự vào cái lớp đó, thì bây giờ Thầy không xét tận nhưng bây giờ Thầy đã biết mấy con tu được không? Đã biết rồi nhưng mà điều kiện mà khi mà Thầy cho vào lớp rồi thì bắt buộc phải độc cư như thế này mà nó còn.
Tu sinh: Sư Ông có dạy cho con, chỉ cho con chướng cái gì, gì, gì, bây giờ nhìn cho con thấy. Hôm nay chỉ khai thị cho con chút.
Trưởng lão: Cái đó đều phải xả. Tới chừng đó Thầy sắp xếp lớp. Bây giờ Thầy nói phải giữ gìn như vậy để vào lớp này tu được thì từ cái tri kiến đó phải ở trong lớp này tu như vậy thì không ức chế.
Tu sinh: Con hỏi nhỏ, thí dụ như cô Út thì sang nói chuyện.
Trưởng lão: Tới cái lớp đó rồi, Thầy sẽ nói mấy con - Bây giờ cái lớp này, phải giừ gìn cái số người này là để cho họ vào độc cư thì cô Út…
Tu sinh: Cô Út cô gõ cửa ạ?
Trưởng lão: Cô Út gõ cửa gì đi nữa. Thầy, Thầy không có cho cô Út gõ cửa, không cho động mấy con đâu.
Tu sinh: Con cảm ơn Sư Ông. Thật ra con rất là thương cô Út nhưng mà đến lúc này thì con phải lo cho con.
Trưởng lão: Bởi vì mình đã tìm cách để cô Út cô có công việc làm. Thầy thấy cô cực quá. Cho nên mới chuyển qua cô làm điều kiện khác cho nó nhẹ nhàng hơn. Còn cái điều kiện đó làm cho cô thấy thích được thì cô nhẹ nhàng hơn.
Tu sinh: Con nói rồi, cô thích lắm, cô cười… con hỏi cô Út trước rồi, con nghĩ nếu mà cô làm cái này đơn giản… thì cô Út: “Được, cái này làm dễ mà!”
Trưởng lão: Rồi bắt đầu cô laị làm rồi, cô lại phân phát, lại cho những người khác, cô thấy cô vui.
Tu sinh: Con thấy cô vui rồi con cũng mừng, con thấy hợp, cô Út cô vô mọi người, cô cười với con vui lắm. Con thấy được cái đó xong là con cũng yên tâm.
Trưởng lão: Nói chung là chuyển dần đó con, chuyển dần đi đến mọi người đều độc cư. Chuyển dần đi đến cái lớp độc cư. Thầy cũng lo lắm con.
Tu sinh: Con chỉ sợ, thành ra lỡ mà có trục trặc gì trên máy cô chạy xuống cô kêu con.
Trưởng lão: Coi như là có cái gì thì Thầy dặn cô. Có cái gì xảy ra thì chạy đến Thầy.
Tu sinh: Chứ giờ con cũng vậy thôi, con muốn trình trước Sư Ông. Con cảm ơn Sư Ông.
(01:02:50) Trưởng lão: Tướng già này mà muốn chiến đấu đi đánh mặt trận đây Thầy nói!
Tu sinh: Con liều chết.
Trưởng lão: Con là lính già đó.
Con muốn chết. Con muốn chết chứ không muốn sống. Muốn chứng đạo đúng không? Rồi, lính già còn muốn đi tiên phong, đi tiên phong để mà đánh trận.
Tu sinh: Con nói thật, con bảo vệ cái chánh Phật pháp… con tin tưởng không hé một điều gì cho gia đình và hàng xóm biết. Lúc bấy giờ, tất cả mọi người, nói thật với Thầy, rất là dao động. Con thì lúc nào cũng bảo vệ, chưa có một câu nào hé. Như là mình chót nói hay rồi mình lại bảo dở, mình thực sự, con chỉ trình bày với Thầy như thế này, Thầy sắp xếp con vào lớp nào con cũng rất là vui vẻ.
Tu sinh: Mấy con cứ lên rồi Thầy sắp xếp lớp rồi tu. Nếu tu được thì vô.
Tu sinh: Con nghĩ là lúc đó con không biết Thầy có mặt buổi chiều, cô Thoa về cô mới nói, thì con đã không đến, con tu từ 1 giờ mà. Từ 3 giờ đến 4 giờ là tu Tứ Niệm Xứ thì con cứ một tiếng nọ, một tiếng kia. Con nghe thấy tiếng lớp học con (01:04:09) …
(1:04:23) Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên là Thầy sẽ cho mấy con lên lớp hết.
Tu sinh: Thầy cho con ở lớp Chánh Tri Kiến thì tốt nhất là con bị đúp, thế là có ba người Hà Nội thì cô Tuyền, cô Diệu Minh là lớp Chánh Tư Duy, con ở lớp này, rõ ràng là con kém quá rồi.
Trưởng lão: Nhưng mà con không kém đâu, kém mà không kém đâu. Tới chừng mà còn có cuộc thi.
Tu sinh: Thật sự là con rất là vui vẻ, như cô Diệu Minh được xuất gia con thật sự con cũng rơi nước mắt, con cũng cảm động. Con không bao giờ nghĩ, con nghĩ đây là đủ duyên (01:05:02) … Ví dụ như con là con xin Thầy cũng không cho.
Trưởng lão: Chưa đủ duyên mà.
Tu sinh: Nên là thật sự là con cảm động lắm và thứ hai là con cũng ước nguyện là Thầy có xếp con vào đâu cũng được, vào trận chiến Thầy cho con vào đâu cũng được.
Trưởng lão: Rồi, được rồi.
Tu sinh: Con chỉ có hai lời thỉnh cầu thế thôi, chứ còn bây giờ thực sự với Thầy, tay bên này của con cũng đỡ đi nhiều, nó đau, bây giờ nó không đau luôn (01:05:32) … sức chịu đựng nó bình thường, nó đau đến mức đại khái gọi là vớ vẩn (01:05:46) …con trộn muối vừng ăn với cơm, con thấy dễ chịu hơn thực sự.
Trưởng lão: Nhiều khi ăn không nổi.
Tu sinh: Dội nước sôi vào cho nó nhạt đi, cho nó bớt ớt, con ăn nhấm nháp thôi, không phải lúc nào con cũng đổ đi phải tội, sợ mình tu không tốt kiếp sau đi ăn mày.
Trưởng lão: Bữa nào tôi cũng lẫn một bữa cơm hết mà tôi ăn có một chút. Có vài hạt cơm thôi, thì cũng đủ thôi. Tôi tu chứ bộ tôi ăn rồi chơi.
Tu sinh: Con ăn có hai bát lẻ thôi Thầy mà hôm qua con đi năm lần Thầy thấy không? Nó nạo ruột ra, nói chung rất hay con ôm pháp đó quá tuyệt vời Thầy (01:06:44) … Nó 5 lần/ngày hôm qua mà, con thôi bảo cố lên. Nó đau đầu, con chưa bao giờ biết đau đầu cái gì cả… Thôi thôi đi nằm một tí, 1 rưỡi sáng con mới tỉnh dậy, thì con tu từ 1 rưỡi cho đến 4 rưỡi thấy vậy con đi, sau con nằm kiết già nhưng con vẫn tỉnh không ngủ. Con cũng phải cảm ơn Phật, Thầy dạy pháp môn Tứ Niệm Xứ. Con ngồi thế này được nửa tiếng, hai cái chân này, hầu như không nhức một chút nào, con ngồi như thế này, nửa đêm rồi bắt đầu dậy đi Thân Hành Niệm nửa tiếng, 2 rưỡi con tu đến 4 rưỡi không một tí… chứ mà con ngồi kiết già, con thấy con còn bị tê cơ Thầy (01:08:11) …, bây giờ con xin trình với Thầy như thế.
Trưởng lão: Thôi được rồi!
Tu sinh: Không phải chỉ chuyện tu đâu, (01:08:27) (Nghe không rõ…). Con muốn câu chuyện đời sống hàng ngày mình đưa vào thì câu chuyện trong nhà con đầy tràn lan.
Trưởng lão: Đúng rồi cái đó là thực tế.
Tu sinh: Thì con (01:09:02) … con xin trình bày với Thầy thế nào, làm thế nào. Mình là học trò mình chỉ kể những công việc mình đã làm và gia đình đã thực hiện.
Trưởng lão: Cái đó là cái áp dụng đó con.
(01:09:18) Tu sinh: (01:09:18) … thì xả ngay, xả ngay, nhưng con xin Thầy (01:09:39) … nó là câu chuyện của đời sống thực tế mà. Chỗ con cả làng chưa đi tu thưa Thầy con tu (01:10:09) …
Trưởng lão: Nó là thực tế đó con.
Tu sinh: Nó là câu chuyện xã hội (01:10:32) (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Đúng rồi, đúng là những mẫu chuyện áp dụng vào đời sống tu tập của mình. Nó thực tế đó chứ.
(01:11:02) Tu sinh: Thành ra con vô, con vô những mẩu chuyện con thấy…
Trưởng lão: Cái phần đó đưa vào diễn đàn Chơn Như.
Tu sinh: Thôi Thầy! Thì thực ra con (01:11:15) … văn chương của con nó không có ra cái văn chương.
Trưởng lão: Cái đó văn chương đó. Con đòi hỏi cái gì văn chương nữa. Con muốn cái văn chương bác học phải không?
Tu sinh: Con (01:11:41) … con xin trình Thầy, con xin Thầy năm phút.
Trưởng lão: Rồi năm phút.
Tu sinh: (01:11:59) …
Trưởng lão: Bởi vì con luôn luôn lúc nào cũng mở mặt trận đánh không à! Qua bài viết con, Thầy thấy con cũng mở mặt trận đánh Xả không rồi đó.
(1:12:16) Tu sinh: Thật sự với Thầy, (01:12:18) …
Trưởng lão: Nó đúng vậy!
Tu sinh: (01:12:47) (Nghe không rõ…)
(01:15:01) Trưởng lão: Con ra nói Nguyên Thanh vô, để Thầy phải đi làm việc nữa, chấm bài cho mấy thầy nhưng mà không rồi.
Tu sinh: Con có phải làm lại bài không ạ?
Trưởng lão: Coi khỏi làm lại bài vì đủ rồi.
Tu sinh: Thầy ơi, con còn một câu nữa mà con quên?
Trưởng lão: Được con cứ hỏi đi con.
Tu sinh: Thứ nhất hồi con về con còn một cái việc mà con cũng muốn là con có đoàn từ thiện xuống khám, mà trước khi độc cư …
Trưởng lão: Không để Thầy chọn trong cái người nào tu mà không có đủ khả năng để đẩy lui bệnh thì chọn số người cho đạt, tại vì lúc này khoan đã con, khoan gọi.
Tu sinh: Vậy là con cứ về thôi, con cứ liên hệ trước với bạn con, khi nào mà được thì Thầy gọi giùm con.
Trưởng lão: Thầy gọi.
Tu sinh: Con sẽ đưa cái điện thoại cho chị bác sĩ. Chị bác sĩ sẽ gọi điện cho Thầy. Rồi con nói chị xong rồi chị đồng ý. Chừng nào, Thầy cần Thầy gọi chị để chị sắp xếp xuống. Bác sĩ tụi con có đủ các ngành nghề thành ra không biết xuống đây nhiều nhất là dạng nào? Có thể là xách cả máy Sư Ông xuống được. Vì con đi là phải có máy móc đủ hết. Nhưng con không biết rõ tình hình như thế nào…
Trưởng lão: Để trong mình nắm vững tình hình ở trong chúng của mình cái người đó họ bệnh cái gì, cái gì.
Tu sinh: Không, thường thì tụi con xuống, tụi con sẽ khám tổng quát. Tụi con cũng thường đi khám cho các chùa ở … Hạ đó Sư Ông. Cái anh bác sĩ anh xách cái máy xuống, nhưng giờ con cũng không biết, con thử lên coi xem cái máy kỳ này của anh còn hoạt động được không nữa. Con cắm điện lộn 110 nên cháy một lần rồi, con không có biết, còn có máy mới hay không? Máy của tụi con là Pháp tài trợ đó, thành ra con không biết là còn không nên giờ mà mấy tháng nay con xuống đây là con cắt liên lạc rồi. Thì mọi người cứ nhôn nháo không biết con ở đâu, cũng biết cứ nghĩ con qua bên Pháp nên gọi điện hỏi thăm Phương nó bên Pháp có khoẻ không đó. Không ai biết con về đây tu hết.
Thì bây giờ con cũng nói thật với mọi người là con theo Sư Ông con về đây tu rồi. Con cần mọi người xuống khám bệnh cho các sư cô là mọi người xuống liền à, nghe tin con là xuống liền à.
(01:17:19) Trưởng lão: Không, nói chung là Thầy lựa số người bệnh để các bác sĩ có đến đây họ làm việc với mấy người bệnh thôi.
Tu sinh: Còn không thì Sư Ông cứ xem đi, rồi xem giùm con nếu mà ít, (1, 2 người) thì con xin Sư Ông cho lên gặp mấy người ở trên bệnh viện luôn. Chỉ cần lên tới Hòa Hảo lầu một, chỉ cần nêu tên lên lầu một thôi Sư Ông gặp bác sĩ Tài nói là người của con - người của cô… là họ biết liền, không phải chờ. Bác sĩ sẽ cho người dẫn đi không phải chờ một giây nào hết. Còn mọi thứ lo sẽ miễn phí hết nhưng mà tụi con đi làm là miễn phí nhưng mà con không biết bây giờ là chúng ta tiện hay là mình lên trên hay là sao thì con chưa sắp xếp được.
Trưởng lão: Không được rồi, để Thầy sẽ lo vấn đề đó con.
Tu sinh: Ở trên có máy siêu âm màu, thì anh siêu âm, anh biết rõ, ví dụ: Bệnh nào, anh sẽ cho y tá dẫn người đi, lo hết rồi, từng khoa, từng khoa.
Trưởng lão: Không, mình liên hệ điện thoại thôi con. Không có gì đâu. Rồi mình xuống đó, họ sẽ tiếp mình. Cái điều đó mình tiện hơn. Đỡ phải mang máy móc lên trên này thì phải là họ khám hết cái Tu viện mình rồi, …
Tu sinh: Dạ! Không sao! Nếu mà Sư Ông đồng ý thì chuyện đó tụi con vẫn làm thường xuyên cho các chùa ở … Hạ mà không có sao hết nhưng mà, con phải biết là con có nên liên lạc với mọi người không tại vì con sợ con liên lạc thì con động lắm, tâm con khó vô.
(1:18:44) Trưởng lão: Thôi, đừng có lo.
Tu sinh: Con sợ con động, con không tu được. Con cũng khổ.
Trưởng lão: Nó càng động nữa.
Tu sinh: Thì đó, con không có thành vấn đề trong việc khám mấy cái đó. Nó thuộc về chuyên môn bên ngoài rồi nhưng mà chỉ sợ là động thì con cũng khó tu trong Tu viện.
Trưởng lão: Khó lắm con. Mình muốn làm sao cho nó yên để tu chứ không khéo.
Tu sinh: Con muốn không ai biết con ở đây hết thì nó cũng khoẻ nhưng mà bây giờ biết thì những người làm thiện nguyện với con cũng không phá con đâu.
Trưởng lão: Họ biết mình tu rồi.
Tu sinh: Con chỉ sợ người phá con, không phải bên ngoài đâu. Con cũng không biết nói làm sao. Con chỉ sợ không phải bên ngoài mà là bên trong đó, còn khó nữa, chứ bên ngoài đóng cửa là nó hết, bên trong mình mới mệt đó Sư Ông. Vậy con cứ lên con nói trước.
Trưởng lão: Nói trước thôi con. Được rồi con.
Tu sinh: Rồi chừng nào Sư Ông cần Sư Ông gọi điện. Mà con bảo để Sư Ông gọi là mọi người sẽ xuống đây chứ không để Sư Ông và mọi người lên đâu. Tại vì mấy bạn con nghe nói khám cho sư cô và các thầy thì rất là hoan hỷ. Bởi vì công việc từ thiện mà ở đâu cũng vậy thôi. Tụi con thường thứ Sáu thứ Bảy là đi rồi, tuần nào cũng đi các tỉnh. Có Tây Ninh thì tụi con cũng đi. Trảng Bàng nhưng mà con không biết tại vì mỗi lần con đi Ủy ban Bảo vệ Chăm sóc Bà mẹ và trẻ em của tỉnh. Tụi con làm về khuyết tật nhưng mà bác sĩ tụi con thì không phải còn trẻ nhưng mà chỉnh hình, chẩn đoán đủ hết, cấp cứu… tối thứ Sáu con lấy xe con đi vô, tới thứ Bảy con qua các tỉnh thì chủ nhật con trả về Sài Gòn, công việc của con chỉ có bao nhiêu đó thôi. Thành ra nếu mà Sư Ông ưng thuận thì con sẽ cho xuống đây một đoàn không có sao hết.
Trưởng lão: Thôi con. Để Thầy chỉnh, Thầy coi Thầy chọn lựa cần thiết thì Thầy mới cho đi chứ. Chứ không cần thiết thì ở nhà.
Tu sinh: Lúc đầu xuống đây con hơi ngại Sư Ông. Sư Ông có thể la con vì cái tội con tào lao đó. Nên con thôi để Sư Ông chỉ cho họ Như Lý Tác Ý, con đưa cái ý này vô làm chi, con cũng ngại lắm. Cho nên thôi tùy Sư Ông quyết định, trừ trường hợp nào nặng lắm bị nghi nghờ gì không rõ thì cần nghiêm chỉnh, đàng hoàng.. phải có phim chụp XQ đàng hoàng thì mới nói được, chứ không thể nào nói …
Trưởng lão: Không có nói khơi khơi được.
Tu sinh: Nói khơi khơi mà người ta bệnh này bệnh kia, không có phim chụp, không có hình ảnh.
Trưởng lão: Dự đoán bệnh này kia thì không có đúng!
Ví dụ như nói cái gì thì phải có bằng chứng về y khoa.
Tu sinh: Bác sĩ thì phải coi ba bốn cái phim mới nói ra đúng bệnh đó, bác sĩ giỏi đó, còn bác sĩ mới ra trường… bệnh tật, rồi còn nói bệnh trật chứ nói đâu.
Trưởng lão: Thì chẩn đoán chứ đâu phải đoán.
Tu sinh: Bạn con đi tu nghiệp bên Pháp về bạn con nói như vậy. Nó phải coi ba bốn phim thì mới ra được cái bệnh nào đúng. Chứ không có kinh nghiệm lơ tơ mơ là coi lộn bệnh liền.
Trưởng lão: Nói sai đó.
Tu sinh: Thành ra con thấy là quan trọng nhất khi nào mà có cái gì đó không rõ bệnh thì con sẵn sàng cho xuống xác minh bệnh hoặc cho lên thành phố.
Trưởng lão: Thì cái đó đó.
Tu sinh: Với lại nhà con bây giờ trống đó Sư Ông. Con cũng muốn. Hôm bữa thầy Thắng Hạnh gọi hỏi thăm Sư ông! Thầy nói: “Sư Ông khoẻ không?” Hỏi con lúc con về đó. Con gửi cho thầy ít đĩa thầy mừng lắm. Con nói Thầy sao không xuống học. Thầy nói trời ơi! Coi như Thầy giao đứt cái chùa cho giáo hội, mà giáo hội không nhận.
Trưởng lão: Thầy muốn bỏ chùa mà giờ bỏ không được.
Tu sinh: Thầy bỏ không được, bây giờ còn có hai chú mà thầy nói thầy bỏ luôn hai chú đó mà tội. Nên mình giao đứt cái chùa thì con nói bữa Sư Ông giải tán lớp con buồn thế con có nói thế sao không lên… con không biết nữa, để mấy hôm nữa coi tình hình ra sao.. chừng nào thấy con không gọi là Thầy biết con yên mà con gọi là con bị động rồi đó.
Vì vậy thầy muốn gửi lời thăm Sư Ông. Con cũng chuyển lời lại giùm luôn, thì thầy nói giờ ôm pháp vô núi Ma Thiên Lãnh mà thầy bỏ chùa không được, con nghe nói. Rồi mấy người đệ tử mời thầy đi Hồng Kông thầy cũng từ chối vì giờ thầy có pháp của Sư Ông chẳng đi đâu hết, mà bỏ chùa người ta không cho bỏ, muốn bỏ người ta không cho bỏ, không muốn nhận luôn, giờ bắt thầy ngồi coi chùa. Con cũng không biết nữa. Con chỉ nói là giờ này nhà con trống, ví dụ ai mà có lên đó Sư Ông thì vô để khám hay gì đó thì cứ ở nhà con thoải mái. Nhà con tầng tầng trống nữa, con dự định về đó xây mỗi người một thất để tu giờ kéo xuống đây hết thì trống đó thì Sư Ông cứ cho lên ai cũng được. Lên đại khái mọi người thì ở thoái mái, tiện nghi như khách sạn vậy, đi khám bệnh thoải mái về thì không có lo gì nữa.
Trưởng lão: Có chỗ mà về thành phố để mình tạm ở để mình đi khám bệnh, trị bệnh thì nó gần, nó dễ.
Tu sinh: Dạ đúng rồi, mà cả nhà con ăn chay cũng khoẻ lắm, cũng thực tập đúng như Sư Ông dạy. Thành ra không có vấn đề gì, tới giờ có người đem đến, mười một giờ có người đem đồ ăn đến, gọi điện thì mình xuống không có lo lắng gì hết.
Tu sinh: Có người nói với con! Thưa thầy bốn giờ rưỡi đi ạ?
Trưởng lão: Thôi mình nghỉ đi, tới bốn giờ rưỡi chưa con? Con nói gì nữa.
Tu sinh: Dạ, thôi con xin phép, giờ con chỉ trình bày Sư Ông những cái đó để con biết để con giải quyết thôi.
Trưởng lão: Được rồi con. Giờ con cứ giải quyết cái phần đó thôi. Có gì Thầy báo con.
Tu sinh: Con cám ơn Sư Ông, con cám ơn sư cô. Chúc sư cô tu tập tinh tấn, mau thành chánh quả.
HẾT BĂNG