00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 080C - VẤN ĐẠO TÂM XẢ - XUẤT GIA - DIỆT TẦM GIỮ TỨ - THIỀN ĐỊNH - TỪ-TÂM - CÚNG DƯỜNG

CK 080C - VẤN ĐẠO TÂM XẢ - XUẤT GIA - DIỆT TẦM GIỮ TỨ - THIỀN ĐỊNH - TỪ TÂM - CÚNG DƯỜNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (nữ)

Thời gian: 03/02/2006

Thời lượng: [49:34]

1. VẤN ĐẠO TÂM XẢ

(00:00) Trưởng lão: Rồi, rồi con hỏi đi!

Tu sinh 1: Dạ Mô Phật! Kính bạch Thầy! Ví dụ như Tâm Xả của Tứ Vô Lượng Tâm, ví dụ như con thấy trời lụt hay trời nắng đi; ví dụ trời nắng, trước tất cả cây cối nó chết héo là mình tu về Tâm Từ, rồi mình thấy con người làm tội - (ác pháp bây giờ) là do sai trái nhưng mình hiểu biết người ta đói khổ, đó là tu Tâm Từ hoặc là Tâm Xả; hoặc mình thương mà mình không khổ thì đó là Tâm Bi. Nhưng mà nếu mà Tâm Xả của Tứ Vô Lượng Tâm - tức là trời nắng hay trời lụt mà ngập hết, chết hết - cái đó là quy luật tự nhiên rồi, mình không có còn dính mắc trong đó nữa. Tức là mình không có duyên theo nếu mà trời lụt hay theo quy luật trở trời mưa - nắng, hết nắng rồi tới mưa thì cũng do nhân quả nó đến hết; cái thời gian nó đến như vậy cho họ phải nhận nhân quả như vậy. Thành ra Thầy mới nói mình vẫn thanh thản trong cái vấn đề đó phải không thưa Thầy?

Trưởng lão: Ừ, đó cũng là một cái nghĩ nhưng mà cái Tâm Xả nó như thế này, khi mà lũ lụt - cây cỏ hoặc nhà cửa hoặc là này kia trôi thì mình Tâm Xả thì mình thấy nó không có chướng ngại, nó không dính mắc cái đó mà khổ đau này kia, mình đừng có dính mắc trong đó thì đó là mình xả.

Còn cái kia mình khởi Tâm Từ - khởi tội nghiệp; hay Tâm Bi - mình thấy tội nghiệp chúng sanh gặp đau khổ, cây cỏ bị ngã rạp này kia rất là đau khổ. Đó là khởi cái lòng từ, lòng bi của mình - mình thương thì đó là mình tu Tâm Từ, Tâm Bi. Còn cái này Tâm Xả - nó xả hết, nó không để chướng ngại, nó không để dính, trôi thì trôi kệ nó, nó không có cần gì, chỉ ở trong tâm mình luôn luôn rất là thanh thản, an lạc - nó không có bị dính mắc vào những cái tai nạn, cái thuỷ tai, cái lũ lụt đó - đó là nó xả. Còn nó còn nghĩ, còn thương, còn tiếc, còn này kia thì nó chưa xả. Nó còn đau khổ: “Trời ơi! Nhà tôi thế này mà nó trôi hết chắc tôi chết!” thì đó là mình chưa xả; còn bây giờ nó trôi mặc trôi. Đó, như vậy đó là mình xả. Không có dính mắc là mình xả rồi; còn dính mắc là chưa xả.

Tu sinh 1: Vâng, thế thì trong trường hợp đó nếu mà mình khổ thì mình tu Tâm Xả thì mình…​ “Nó là quy luật tự nhiên khi mà nhân quả nó đến là nó tự nhiên như vậy. Không có được khởi cái buồn hay là cái vui hay là…​”

Trưởng lão: Mình dính mắc đó thì nó chưa xả.

Tu sinh 2: Dạ thưa Thầy! Như vậy có phải là cái tâm của mình nó thờ ơ không thưa Thầy?

Trưởng lão: Nó không thờ ơ con! Nó đi cái hướng xả rồi, nó không thờ ơ - nó biết rất rõ những cái này, mà qua cái tri kiến nó học về nhân quả nó biết đây là cái nhân quả của cái này rồi nhưng mà nó không luận ra - nó hiểu. Cho nên nó không thờ ơ - nó biết rõ; nó thờ ơ là coi như nó không hiểu rồi.

Tu sinh 3: Thưa Thầy, như vậy có phải là Tâm Bất Động không hả Thầy?

Trưởng lão: Nó là thuộc về Tâm Xả để nó bất động đó con! Còn nếu mà nó dính mắc thì nó không bất động được.

(02:39) Tu sinh 4: Con thưa Thầy, con chưa hiểu cái chỗ này. Thí dụ như là tu Tứ Niệm Xứ xong rồi đi qua tiếp tục luyện Tứ Thần Túc…​

Trưởng lão: Tứ Thánh Định. Bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ rồi, Tứ Niệm Xứ sung mãn thì do đó nó có Tứ Thần Túc, dùng Tứ Thần Túc để nhập Tứ Thánh Định, khi mà có Tứ Thánh Định nhập được Tứ Thiền rồi thì dùng cái trạng thái Tứ Thiền đó mà thực hiện Tam Minh, nó đi từng bước nó vậy. Còn cái này nó không phải đi từng bước mà nó xả cái rẹt, tới đó nó xả luôn hết. Nó đi một rẹt của nó xả.

Tu sinh 5: Con bạch Thầy! Thí dụ nó xả là không cần đi qua Tứ Thần Túc mà đã tự có Tứ Thần Túc?

Trưởng lão: Nó đạo lực nó đi cái đường xả, nó có tự đạo lực nó mà không phân biệt nó là Tứ Thần Túc gì hết. Tại nó có cái lực nó muốn cái gì thì nó xả hết nó đi tiêu à! Tại vì nó đi con đường thẳng của nó.

Tu sinh 5: Con bạch Thầy! Thí dụ như con tu Tứ Niệm Xứ thì là muốn có Tứ Thần Túc - con phải đi qua cái hình thức tác ý?

Trưởng lão: À, con tu Tứ Niệm Xứ - bởi vì Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Thất Giác Chi mà; Tứ Niệm Xứ là món ăn của Thất Giác Chi - có ăn Tứ Niệm Xứ thì Thất Giác Chi mới có. Mà có Thất Giác Chi thì nó mới có Tam Minh, tức là nó có Tứ Thần Túc, nó là thực phẩm của cái kia mà.

Tu sinh 5: Con bạch Thầy là trên Tứ Niệm Xứ là Thất Giác Chi xuất hiện. Muốn một điều gì thì có Tứ Thần Túc rồi thì tự nó tác ý là đi vào Tứ Thánh Định?

Trưởng lão: Nó vào Tứ Thánh Định. Rồi!

Khoan con! Con ở dưới, con hỏi trước; nãy giờ hỏi mà không được trả lời. Từ từ mấy con! Con hỏi đi con!

2. XUẤT GIA

(04:20) Tu sinh 6: Dạ, bạch Thầy!…​ Nhưng mà nói chung là có cái duyên rất lớn là đã biết được chánh pháp, và con biết vậy rồi thì có một ngày nào đó con sẽ xuất gia để theo con đường chánh pháp. Nhưng mà trước tiên là con học đạo đức làm người trước, cho nên chúng con tạm thời bây giờ là lo cho gia đình để cho cha - mẹ, anh - em không có buồn tủi gì với con. Vậy thì con tạm thời sống theo cái đạo đức làm người…​ Con hỏi ý Thầy để mà Thầy trợ duyên cho con! Như vừa rồi ba con về đây tu nên con có cái duyên tu tập được cùng 1 lúc nên con đại diện để gặp Thầy để thưa hỏi.

Thứ nhất là Thầy trợ duyên cho chúng con để mỗi ngày càng tiến lên, không có đi lùi bước. Thứ 2 là chúng con có thể là áp dụng cái tập về Văn Hoá Truyền Thống Phật Giáo - con biết những cái giới mà dành cho những vị mà xuất gia đó, chúng con có hành theo không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con được rõ!

(06:17) Trưởng lão: Cái đầu tiên, câu hỏi của con đầu tiên thì các con sẽ được đến thưa hỏi Thầy trong một cái dịp nào để rồi muốn xuất gia thì phải giải quyết gia đình như thế nào, Thầy sẽ dạy cách thức để mình giải quyết cái đạo đức đối với gia đình của mình để cho nó được an ổn. Rồi chừng đó mới có thể mình đến Tu viện, mình sẽ xin vào ở 4 tháng biệt trú để mình tập luyện những cái đức hạnh của mình. Nếu được thì người ta sẽ cho mình xuất gia mà nếu không được thì mình phải tập luyện những giới luật.

Còn hiện giờ, con hỏi về câu thứ 2 thì cái vấn đề mà đọc cái Văn Hoá Phật Giáo Truyền Thống mà Thầy đã viết, thì mấy con đọc hiểu đó là cái Giới Đức không riêng gì cho tu sĩ đâu mà có những cái điều mà cư sĩ cần phải học trong cái Giới Đức đó. Cho nên mấy con cần phải học chứ không có nói là cái này để cho tu sĩ, rồi mình đi tu xuất gia rồi mới tu học, không phải đâu!

Đó là cái đức hạnh chung cho loài người chứ không riêng người nào. Con thấy từ cái hành động đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người đều nằm trọn vẹn ở trong giới luật của Phật hết rồi. Cho nên cái Văn Hoá Truyền Thống - nó là cái đạo đức - tuy rằng nói mười giới Sa di hoặc là những giới Tỳ kheo Tăng, nhưng mà sự thật trong đó nó có những cái giới đều là người cư sĩ cần phải sống. Nhưng mà có những cái giới nó thuộc về là xuất gia, tức là người ta bỏ hết cuộc đời người ta vào, người ta mới giữ giới đó.

Thí dụ như bây giờ con còn là người cư sĩ mà con giữ Giới Không Cất Giữ Tiền thì không được. Con hiểu không? Bây giờ con là cư sĩ mà con còn lành tay, còn khoẻ chân như thế này mà đi lại xin người khác sao được? Trừ ra có người tu sĩ không cất giữ tiền thì người ta mới xin được. Đó là mấy con không giữ giới đó được. Và đồng thời khi con còn lao động thì cơ thể các con cần đòi hỏi phải ăn uống, mà ăn uống ngày 1 bữa thì các con không thể lao động được như người tu sĩ được. Cho nên vì vậy mấy con không giữ cái giới đó được. Nhưng dù sao đi nữa thì 1 tháng mấy con cũng có thể tập 1 ngày, 2 ngày thọ Bát Quan Trai để mà tập dần.

(08:36) Mục đích của mình không phải theo Phật giáo chỉ tu có đạo đức đối với gia đình, xã hội không mà còn để cứu cánh mình ra khỏi sự tái sanh luân hồi, bốn sự đau khổ của mình nữa. Mình chuẩn bị cho mình để con đường đi cuối cùng chứ đâu phải là mới đi tới đoạn đường đầu sao! Nhưng mà đường đầu là đối với gia đình, đối với xã hội - mình phải làm một người con, người cha hoặc là 1 cái người xứng đáng ở trong gia đình. Và đối với xã hội thì mình là 1 người công dân tốt, luôn luôn lúc nào cũng áp dụng, thực hành pháp luật Phật, của Nhà nước.

Do vấn đề đó mà cái đạo đức làm người thì các con phải thi hành cho đúng, làm sao cho đúng - để rồi mấy con bước vào một cái giai đoạn tu thì mấy con mới thực hành cái đức hạnh của người tu. Bởi vì đức hạnh của người tu có cái phần riêng; nhưng mà trong cái phần riêng đó nó có những cái đức hạnh chung của mọi người. Cho nên mấy con đọc sách đó, mấy con đều thực hiện những đức hạnh đó đều tốt chứ không có sao! Nhưng mà có những giới luật - đức hạnh của người tu thì chờ cho xuất gia rồi mới áp dụng vào đời sống của mình mới đúng. Còn bây giờ thì các con đừng nên áp dụng những giới đó vào đời sống của mấy con thì không được!

Hiểu như vậy thì mấy con chuẩn bị những cái giới nào mà mấy con học, mấy con tập sống; còn những giới nào mấy con chỉ biết chứ chưa phải học và tập sống nó. Nghĩa là học biết thôi chứ chưa phải tập sống cái giới đó, bởi vì các con là người cư sĩ. Do như vậy thì tất cả những điều này mà muốn để tu học theo Phật giáo với cái tâm nguyện của các con thì ít ra các con phải chọn được một vị thầy để gần gũi, một vị thầy để thưa hỏi cách thức. Thứ nhất là sống trong gia đình cái đạo đức như thế nào, để đối xử như thế nào, để sắp xếp cho nó ổn để mà con đường xuất gia cho nó sớm.

Bởi vì như các con biết các pháp đều vô thường. Hôm nay các con sống mạnh như thế này, ngày mai các con sẽ vô thường, ai cứu đỡ? Mà nếu Phật pháp mà không tu kịp thì rất uổng một đời! Sanh ra làm người kiếp sau biết có gặp được chánh pháp nữa hay không, hay gặp những tà pháp? Cho nên rất uổng! Trong khi biết rồi thì nên cố gắng sắp xếp trên cái đạo đức để cho gia đình mình rất là an ổn. Cuối cùng, mình đi tu sớm chừng nào tốt chừng nấy! Đó là cái ước nguyện của mấy con. Chứ không khéo mấy con để cái thân của mấy con khi vô thường đến, mấy con đừng nghĩ rằng tuổi còn trẻ nó không vô thường đâu, nó đợi già nó mới chết - nó không có đâu, đi ra một chút mà xe đụng là kể như tan xác rồi đó! Cái vô thường nó thình lình lắm - một đêm ngủ mà sáng hôm sau là méo miệng, nhăn răng là kể như chết rồi đó; nó không thể nói rằng nó thường đâu!

(11:08) Cho nên vì vậy mà phải chuẩn bị, sắp xếp ngay từ bây giờ khi biết Phật pháp, phải lo để cứu cánh mình ra khỏi sanh làm người vì còn làm người là còn đau khổ. Nếu không ra khỏi nó thì luôn luôn chúng ta sẽ là sanh làm người, không chạy đâu khỏi hết! Phải nhớ kỹ những lời mà Thầy nói! Có cái tâm nguyện rồi thì phải cố gắng! Còn Thầy thì nó dễ; nhưng mà không còn Thầy, nếu mà có những người đệ tử của Thầy mà tu chứng thì nó dễ, mà không có người nào hết thì mấy con khó mà tìm con đường đi lắm! Mà Thầy thì không lột da sống đời đâu, Thầy không phải rắn đâu. Cho nên vì vậy mà phải nỗ lực tu đó! Con hiểu không?

Thầy vừa khuyên con sống đạo đức mà vừa khích lệ con để nỗ lực, để không phí uổng cuộc đời mấy con đó!

Rồi, mấy con còn hỏi gì? Con!

Tu sinh 7: Thưa Thầy, thế nào là sung mãn Tứ Niệm Xứ?

Trưởng lão: Sung mãn Tứ Niệm Xứ dễ lắm con! "Nó ngồi đây mà nó thanh thản, an lạc, vô sự mà không có ai động thân tâm nó nữa hết, thân tâm không ai động nó nữa hết. Ở ngoài ai rầy rà - nó không thèm nghe ra thì biết là nó sung mãn rồi". Con hiểu không? Nó sung mãn là nó yên lặng, yên phăng phắc; mà coi như là cuộc đời này không có gì hạnh phúc bằng. Con thích chè không? Con ăn chè thấy ngon quá phải không? Mà chè nó ngon vậy chứ nó không bằng cái sung mãn của Tứ Niệm Xứ - nó ngon hơn nữa! Con cứ tưởng tượng là nó sẽ ngon hơn cái tô chè hay cái bát chè mà con thích đó - con thấy ăn miếng chè nó ngon thiệt, người nấu chè này thiệt là…​ hao à! Nhưng mà cái Tứ Niệm Xứ sung mãn nó sẽ còn “hao” hơn gấp mấy lần! Nghĩa là nó khác lạ vô cùng thì các con biết cái chỗ đó là cái chỗ sung mãn của Tứ Niệm Xứ. Nó không nghe mệt mỏi, nó không nghe một cái gì trong tâm của nó, mà cái tâm nó lặng lẽ một cách vô cùng!

Ai có ở trạng thái này chưa? Chưa (cười). Ai cũng có Tứ Niệm Xứ hết mà chưa thì mấy con còn lộn xộn quá, tại Tứ Niệm Xứ này còn động quá!

Rồi, mấy con hỏi gì nữa không?

3. DIỆT TẦM GIỮ TỨ

(13:12) Tu sinh 8: Thưa Thầy! Con chưa hiểu diệt tầm mà giữ tứ như thế nào?

Trưởng lão: Diệt tầm mà giữ tứ như thế nào?

Bây giờ "Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết tôi thở ra", đó là con diệt cái vọng tưởng ở trong đầu của con - là tầm. Còn con tác ý: "Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết tôi thở ra" - đó là giữ tứ.

Cứ một chút tác ý, một chút tác ý thì cái suy nghĩ trong đầu con nó không có, tức là mình diệt tầm - không có cho suy nghĩ đó, hiểu không? Mà tác ý, tác ý là tứ, con hiểu chưa? Tầm tứ, mà diệt tầm giữ tứ. Tầm là suy tư của mình, cái dòng suy tư đó.

Còn bây giờ diệt tầm tứ luôn, cái này là khác rồi đó mấy con, chứ không phải là chuyện này nữa đâu, cái này khác rồi. Diệt tầm tứ tức là diệt cả 6 căn của chúng ta không còn hoạt động nữa; nghĩa là tai nghe, mắt thấy cũng không có nữa; ý nó cũng không nghĩ nữa. Bây giờ nó đang chiêm bao đó mấy con. Phải không? Nếu mà con không ngủ thì làm sao chiêm bao; mà con ngủ thì mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nó có biết gì không? Lúc bây giờ ngủ mà con có nghe chim hót, có nghe chó sủa không? Đâu có nghe. Thì lúc bây giờ là Thầy nói nó đang chiêm bao đó. Vì vậy mà nhập Nhị Thiền là nhập vào cái thế giới Tưởng rồi đó. Con hiểu chưa?

Diệt tầm tứ mới nhập Nhị Thiền - lúc bây giờ mới được gọi là định sanh hỷ lạc - cái trạng thái ở trong Nhị Thiền - là cái trạng thái như người nằm mộng. Nhưng mà người nào nằm mộng đó thì họ không có hỷ lạc đâu; nhưng mà nhập Nhị Thiền rồi coi hỷ lạc nó khoẻ lắm mấy con, nó có cái sức tưởng hỷ lạc ghê gớm lắm; nó làm cho chúng ta thấy an ổn vô cùng lận, đó là Nhị Thiền. Con hỏi gì nữa không?

4. THIỀN ĐỊNH

(14:58) Tu sinh 8: Con bạch Thầy ạ!…​

Trưởng lão: Cái tâm bình thường với cái tưởng hả con, có phải vậy không con?

Tu sinh 8: Ý con muốn hỏi Thầy là thí dụ bây giờ con nhập định nha, nhưng mà con lại nhập vào định tưởng, nhưng con lại không biết ở trong đó là con đang bị tưởng.

Trưởng lão: Con nhập vào cái định tưởng phải không?

Tu sinh 8: Dạ, khi nào thì phân biệt được?

Trưởng lão: Con phân biệt dễ lắm, con! Bây giờ con nhập vào 1 cái cái định Tứ Thiền, con tịnh chỉ hơi thở là người ta lại rờ ngay cái lỗ mũi của con không thấy hơi thở nữa. Còn con nhập vào định tưởng - con thấy cũng không có thở, nhưng mà người ta lại rờ ngay cái mũi thì cũng thấy hơi thở vẫn ra - vô thì tức là con nhập định tưởng.

Nghĩa là bây giờ con ở trong định tưởng thì con cũng không thấy hơi thở bởi vì con tưởng hơi thở nó ngừng mà, con thấy nó ngừng; nhưng người ta lại người ta kê vô thấy hơi thở vẫn còn thở ra - thở vô thì biết con nhập định tưởng. Còn mà người ta lại rờ như thế này là biết con nhập định mà không thấy hơi thở ra - vô; người này không còn thở chút nào nữa hết, rờ cái ngực cũng không nghe đập lên xuống gì nữa hết, là cái người này tiêu rồi, còn cái gì! Đó là người ta nhập Tứ Thiền. Đó, nó khác.

(16:07) Tu sinh 8: Thưa Thầy! Con muốn thưa Thầy là ví dụ bây giờ là rất hay dễ rơi vào định tưởng, thế nhưng mà con muốn xin Thầy dạy cho chúng con Nhị Thiền - giữa cái tưởng và cái không tưởng!

Trưởng lão: Ở Nhị Thiền là nó rớt trong tưởng hết rồi con! Khi mà diệt tầm tứ là ý thức 6 căn của con ngưng hoạt động rồi thì toàn bộ con ở trong cái trạng thái của tưởng. Cho nên nó ở trong trạng thái tưởng hết rồi. Mà bây giờ nó ở trong cái trạng thái tưởng đó là của Nhị Thiền đó, thì nó còn có cái hướng của nó ra; còn con ở trong Không Tưởng thì nó sẽ tự động nó ra, chứ con không có cách thức con ra được.

Rồi Thức Vô Biên Xứ Tưởng - cái tưởng biết của con là cái tưởng biết chứ không phải là ý thức biết nữa; nó cũng có cái biết cho nên con thấy như cái biết của mình phủ trùm. Cho nên, bây giờ cái người mà chưa có nhập cái Thức Vô Biên Xứ Tưởng - họ ngồi đây họ tưởng ra: "Trời! Cái biết của mình phủ khắp vũ trụ, trên đầu ngọn cỏ rồi đó!". Đó là cái tưởng biết qua cái ý thức tưởng - cái ý thức của con tưởng ra.

Còn cái người nhập vô cái Thức Vô Biên Xứ đó - tự nó ở trong cái trạng thái bất động đó đó, nó - cả cái vũ trụ này nó đều biết, biết, biết hết; thì nó biết, biết, biết, biết…​(Trưởng lão cười) Chứ không phải là con ngồi đây mà con thấy cái biết của mình nó phủ trùm vạn hữu - con tưởng! Còn cái kia nó biết, biết, biết. Bởi vì nó biết nhiều quá mà nó biết ở trong Tưởng. Thầy nói vậy chứ Thầy biết nói làm sao hơn! Thầy biết, Thầy vô trong cái Thức Vô Biên Xứ Tưởng đó - cái tưởng đó thì Thầy biết hiểu như vậy đó, nó biết biết cùng vậy đó. Thành ra Thầy biết nói vậy thôi chứ còn thiệt ra Thầy cũng không biết nói làm sao mà cái Thức Vô Biên Xứ - nó vô biên mà!

Cho nên vì vậy mà mấy con ở trong Nhị Thiền là bây giờ mấy con có thể đi tìm những cái người mà chết - ở trong tưởng được rồi. Người nào chết mà chưa có tái sanh đó, họ đang ở trên cái tầng đó; cho nên khi mà con đóng 6 căn của con lại rồi - tức là diệt tầm tứ rồi, đóng lại - tai không nghe, mắt không thấy, ý không khởi nghĩ gì nữa hết rồi đó - thì bắt đầu vô đó con có cái pháp hướng, con hướng tâm: "Mẹ tôi chết ở đâu đó, bây giờ cho tôi biết coi coi!", cái bắt đầu trong tưởng của con nó lòi ra hà. Cái tưởng - nó lòi ra; cái tưởng của con nó sẽ bắt gặp; nó bắt gặp, nó lòi ra cho. Chứ con không phải là Tam Minh đâu, chưa có phải Tam Minh, chưa có Túc Mạng Minh!

(18:24) Tu sinh 8: Con bạch Thầy! Con muốn thưa Thầy là…​, không muốn lạc vào tưởng thì phải làm thế nào?

Trưởng lão: Con muốn vậy thì con phải dùng cái pháp tác ý ly hỷ trú xả; con phải ly các loại hỷ tưởng đó - nó 18 loại hỷ tưởng lận; trạng thái mà vô tưởng đó nó có 18 cái loại hỷ tưởng. Cho nên con muốn vậy là con phải ra - con nhập Tam Thiền nó mới xả được cái tưởng này chứ không phải là. Bây giờ đó, thí dụ như con bị cái trạng thái tưởng nè, con ngồi đây mà nó còn cái ý thức của con, chưa có diệt tầm tứ đâu, nhưng mà nó có hiện tượng xảy ra như bây giờ con thấy nó an lạc hoặc con thấy cái hình sắc - con ngồi đây mà con thấy cái hình sắc nó hiện ra trước mắt, cái bóng người ta không thấy mà con thấy, hoặc là trong tai con ngồi đây mà con nghe âm thanh - thanh tưởng đó - thì con dùng cái ý thức con tác ý nó thì con bảo nó dừng đi thì đó là còn dùng ý thức. Còn bây giờ nó ở trong cái trạng thái tưởng rồi thì ý thức con nó không có dùng nữa đâu. Con biết không? Khi đó con mới dùng cái tưởng thức của con tác ý nó để nó ly tất cả cái này ra; nó ly tất cả trạng thái tưởng ra thì bắt đầu bây giờ con mới vào Tam Thiền, con mới xả hết các cái tưởng ở trong đó, con mới vô Tam Thiền được.

Tu sinh 8: Con bạch Thầy là Thầy dạy chúng con là ly hỷ trú xả vào Tam Thiền; ở Nhị Thiền là diệt tầm, diệt tứ nhưng mà con vẫn chưa hiểu cái khoản này.

Trưởng lão: Cái Nhị Thiền - con diệt tầm tứ tức là con dừng lại 6 căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của cái thân con con dừng lại,giống như Thầy đem thí dụ con ngủ vậy đó, con ngủ con không nghe, không thấy, không biết, không phân biệt gì nữa hết, giống như người ngủ. Trong khi ngủ, con không có chiêm bao thì coi như cả thân và tâm không có hoạt động; còn khi con ngủ mà chiêm bao thì cái tâm con hoạt động cho nên nó mộng mị, nó chiêm bao đó. Thì cái trạng thái của Nhị Thiền là khi chúng ta vào trong đó giống như người ngủ mà chiêm bao, nhưng cái chiêm bao nó không thành cái hình của chiêm bao, mà nó ở trong cái bất động của chiêm bao, nghĩa là nó thanh thản, nó an ổn ở trong cái chiêm bao, nó yên lặng trong chiêm bao. Đó là cái trạng thái của Nhị Thiền, mà ở trong đó thì đức Phật gọi là Định Sanh Hỷ Lạc, do cái ức chế của cái tâm6 căn của mình mà mình ở trong cái trạng thái này, do ở trong trạng thái này mà nó sanh ra cái hỷ lạc của nó.

Cho nên con hỏi để biết chứ chưa vô được đâu. Chờ cho có Tứ Thần Túc đã.

(20:55) Tu sinh 9: Kính bạch Thầy! (Không nghe rõ)…​

Trưởng lão: Cái trạng thái đó nó chưa có diệt tầm tứ, con. Nó chỉ là mới Bất Động Tâm Định thôi; chứ tầm tứ vẫn còn, con. Bởi vì Ly Hỷ Trú Xả - còn tầm, còn tứ mà. Con nghe cái chỗ đó nó là bất động tâm, cái chỗ đó nó tương đương với Sơ Thiền, cho nên ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc, còn tầm tứ; nó còn tầm tứ mà, còn suy nghĩ này kia được hết, còn tác ý được ở trên Sơ Thiền - nó chỉ bất động tâm thôi.

Rồi, con hỏi đi con!

5. TỪ TÂM

(21:40) Tu sinh 10: (không nghe rõ)…​

Trưởng lão: Con mua quà con biếu đó phải không?

Tu sinh 10: (không nghe rõ)…​

Trưởng lão: Con hỏi cái mua quà biếu đó có phải Tâm Từ không, phải không?

Tu sinh 10: (không nghe rõ )…​

Trưởng lão: Cái biếu quà đó là cái xã giao con, cái tình cảm, cái đó là tốt chứ không có gì đâu, nhưng không thể nói nó là Tâm Từ con.

Tu sinh 10: (Ý của Tu sinh nói là người biếu quà bằng sự kính trọng với cả tấm lòng chân thật đối với người nhận, đó là cái tình cảm yêu thương giữa con người với nhau. Nếu mà mìnhh triệt tiêu cái tình cảm đó thì sao?)…​

Trưởng lão: Không có triệt tiêu cái tình cảm đó đâu con! Bởi vì cái Tâm Từ nó biến cái tình cảm đó nó trở thành cái lòng Từ lớn hơn nữa, nó rộng hơn nữa con. Mấy con nhớ tu Tâm Từ, Tâm Bi không phải triệt tiêu cái lòng thương yêu nhỏ mọn của chúng ta, mà triển khai cái lòng thương yêu đó tới rộng lớn ra. Bây giờ chúng ta có cái lòng thương - thương người, thương mình, thương vật - đó là cái lòng thương đó còn nhỏ, con. Bây giờ mình rộng lớn hơn, rộng lớn hơn nữa, thương hết mọi người.

Bây giờ bắt đầu mới thương, đầu tiên mấy con thấy cái thương nè, thương con của mình, thương những người thân của mình, chứ mấy người khác mình ghét, chưa thương đâu, có phải không? Bây giờ mấy con còn ăn thịt cá là mấy con đâu có thương chúng sanh đâu, chưa đâu! Còn ngắt rau, còn ngắt cải, ăn cái non chứ còn cái già bỏ luôn chứ đừng có nói. Như vậy mấy con chưa thương chúng sanh đâu, phải không? Chưa thương sự sống đâu!

(24:04) Bây giờ, bắt đầu từ cái chỗ đó, mà từ cái chỗ mà thương con, thương thân mình, thương con mình, thương những người thân mình thì bắt đầu từ cái thương đó chúng ta biến dần nó, chứ không phải chúng ta diệt cái thương này để chúng ta tìm cái thương khác, không có đâu! Chúng ta có cái lòng thương thật sự chúng ta biết mà. Con mình đau khổ - mình khóc mà; con mình mình nói nó không nghe lời - mình buồn, mình giận mà. Đó là cái tình thương mình thực hiện qua cái buồn, giận, hờn, đau khổ của mình - đó là cái tình thương mà mấy con. Cho nên vì vậy mình biến dần cái tình thương đó cho nó lớn ra thì bây giờ nó không còn giận hờn, phiền não mà nó thương, toàn bộ là thương. Thương, giúp đỡ thật sự, tận tình như mình đối xử với đứa con 1 của mình vậy. Đó là từ tình thương nhỏ nó biến dần ra tình thương lớn - nó gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Chứ không phải triệt tiêu, không phải giết cái lòng thương đó.

Còn vấn đề quà tặng là người ta mến mình, qua cái sự xả giao với nhau cũng có, qua cái sự mến nhau mà mua quà tặng để nói lên cái lòng thương mến, cái lòng kính trọng của mình cũng từ cái tình thương. Bây giờ không lẽ mình về thăm đó mà nói lên cái lòng thương của mình bằng cái gì bây giờ đây? Thôi, mua miếng bánh để nói lên cái lòng thương chứ! Bây giờ mình thương ba mẹ mà bây giờ về cứ dòm ngó ông không thì không biết nói sao giờ đây? Nói: "Tôi thương ba, thương má quá!" - nói vậy suông quá! - "Thương thì phải có bánh, có trái chứ? Sao mày nói thương gì mà kỳ vậy?". À, bây giờ mới mua về cho ba cho mẹ mình cái bánh, cái trái gì đó: "Hôm nay, con về thăm ba mẹ mà không biết mua gì, con thấy cái này ba mẹ cũng thích nên con mua. Tới bữa ăn, ba mẹ ăn 1 chút hay ăn uống với nước trà vui với con. Con mong như vậy!".

Tức là ông già, bà già mà cha mẹ mình mà nhận thì mình thấy sao nó vui vẻ quá, phải không? Đó là cái tình thương nó tượng trưng qua cái món quà biếu trái cây hoặc cái bánh gì đó; nó tượng trưng qua cái lòng thương đó, nó nói lên cái lòng thương. Cho nên người cha, người mẹ mình nhận đó là nhận cái lòng thương chứ không phải nhận cái quà bánh đó đâu; mà bây giờ ăn cái quà bánh đó không phải ăn ngon đâu mà ăn vì cái lòng thương yêu đó - lòng thương yêu của con mình, nó là 1 cái món quà.

Cho nên từ cái tình thương đó nó biến dần lên cái tình thương lớn. Lấy từ chỗ đó mà chuyển lên. Con hỏi gì vậy?

6. CÚNG DƯỜNG

(26:25) Tu sinh 11: (vấn đạo nhận cúng dường)

(28:11) Trưởng lão: Để Thầy giải quyết giùm cho, phải không? Để cho nó ổn 1 chút. Được rồi, ai cho bao nhiêu cũng cứ đem vô cho tôi hết đi, tôi nhận hết, tôi nhận tấm lòng của mấy người hết, bao nhiêu cũng được. Nhưng mà cuối cùng tôi xách ra giao cô Út phân chia giùm tôi, chứ tôi không cất gì trong đó hết. Nhận hết con! Đừng từ chối, đừng nói gì hết! Ai cho cũng nhận hết, cái lòng của người ta người ta cho mình. Do đó mình nhận hết nhưng mình đừng có giữ trong thất của mình, mình là người tu rồi mấy con, không có giữ, đem đưa lại cô Út hết.

Cũng như cô Út xách vô bao nhiêu cũng vậy, rồi từ từ Thầy xách ra trả lại, trả lại chứ mình không có giữ. Mấy con cứ từ từ, chứ mình trả dồn dập quá thì nói: "Nay sao Thầy chê quá vậy!" thì cũng khổ. Từ từ mà coi cái người biếu mình mà không thấy đó con, mình mới đem ra chứ nếu có cái người đó, họ nói: "Biếu rồi mà bây giờ đem ra hết như vậy!" - họ buồn lòng. Cho nên mình khéo léo, mình tùy thuận mà khéo léo lắm! Cho nên khi cho thì mình nhận hết, vui vẻ nhận hết, bao nhiêu cũng nhận hết - cái đó là cái lòng tốt mà, nhận hết, để đó. Rồi chờ chờ cái người đó vắng cái mình xách ra giao cô Út, nhờ cô Út chia giùm.

Thí dụ như có người họ nói bữa nay chiêu đãi - "Trời đất ơi, cơm Phật tử cúng dường mà chiêu đãi nữa tôi ăn chỗ nào cho hết, chắc bữa nay tôi chết chứ ăn gì mà hết!". Cho nên vì vậy đó, nhiều cái nó sai trong giới luật của Phật lắm mấy con, Thầy thấy nhiều người sai lắm! Chúng ta tu hành rồi, chúng ta biết rằng hằng ngày chúng ta có bữa ăn mà Phật tử cúng dường rồi. Trong đạo Phật Thầy nói như thế này: có 2 người xin cúng dường, cúng dường cho Phật và chúng Thánh Tăng. Thì người mà xin trước, đức Phật đã hứa khả rồi thì cái người xin sau thì chưa. Chừng nào đức Phật nói bây giờ 2 người này thương lượng nay tôi sẽ cúng dường cho Phật 5 ngày, tới ngày thứ 6 thì chị hãy cúng dường Phật và chúng Thánh Tăng bao nhiêu ngày, rồi tôi trở lại tôi cúng dường, nhường nhau mà cúng dường. Còn 2 người mà cúng dường 1 lượt, trời đất ơi, không biết chúng Thánh Tăng ăn cái bụng nào mà Phật nuốt cái chỗ nào cho hết?! Bởi vì 2 người cúng dường, mấy con! Bởi vậy trong thời của đức Phật, nó có cái trường hợp đó, có 2 người đến cùng đồng thời xin Phật cúng dường thì đức Phật nhận 1 người nào trong 2 người cúng dường. Thì cái người kia họ xin đức Phật: "Con sẽ xin nhường lại cho người này", nghĩa là đức Phật đã nhận sự cúng dường của người này rồi nhưng cái người này nhường lại cho người khác, nói: "Con xin Phật, con xin nhường lại cho người đến sau này. Xin cho họ được cúng dường trước, con sẽ cúng dường sau" - đó là điều tốt!

Cho nên vì vậy mà trong thời đức Phật có cái tổ chức đó mấy con, còn mình bây giờ đâu có giống như thời Phật - Thầy mới tổ chức chưa có gì hết cho nên chưa có cảnh giác cái điều này. Cho nên nó nhiều khi, trời ơi Thầy thấy sao nó nhiều quá trời, bữa nay sao bún nè, bữa nay nó này kia…​ cơm này ăn sao hết, thì đổ, thừa đổ phí, bỏ uổng quá mấy con! Bởi vì dù sao mình cũng nhận lãnh sự cúng dường mà tại sao mình không chia ra được như thế này? Cho nên nó dồn dập, nó rất đau khổ!

(31:18) Trong vấn đề đó, con có biết 1 bát cơm là 1 bát mồ hôi nước mắt; nó đâu phải là khi không mà có! Con biết có bao nhiêu nhà mà bây giờ hiện giờ người ta không có cơm ăn không? Còn mình ở đây thừa ăn đến cái mức độ mà không thể tưởng tượng được! Mình đâu phải là người phí bỏ, mấy con.

Cho nên trong cái tổ chức, nó phải có cái sự tổ chức hẳn hòi hoàn toàn - 1 người muốn cúng dường thì phải cúng dường như thế nào? Bây giờ mình muốn xách 1 bao gạo đến đó - thường thường họ muốn cúng dường, họ chở 1 bao gạo đến đó, rồi ở chùa nấu - họ biến cái chùa thành cái nhà bếp, cứ nấu ăn hoài, trời đất ơi! Cái kiểu này - cái kiểu chết được! Rồi người xách rau, xách cải, dồn có khi nấu ăn không hết, để nó thiu, nó thúi, nó đủ thứ hết.

Thầy nói, nhiều khi mà Thầy nhìn thấy mà khi họ cúng dường dồn dập mà mình có cỡ khoảng 20 người hay 30 người - ăn gì mà hết! Nó thúi mà mình dám đem bán không mấy con? Ai mà làm vậy được, có phải không? Mà người ta dồn dập như vậy thì mình làm sao đây? Cho nên cái sự phân chia về cái sự ăn uống, cúng dường nó phải có đúng cách thức của nó, chứ không nên phí bỏ của mồ hôi nước mắt, mà không nên phí bỏ sự sống của chúng sanh! 1 cây rau, 1 cây cải là có sự sống trong đó mà bây giờ để úa, để héo như thế này sao? Các con thấy! 1 cái người tu sĩ như Thầy, đau lòng lắm mấy con! Nhìn thấy mà cái bữa mà thừa bao nhiêu cơm như thế này - Thầy xót xa lắm mấy con! Mấy con thì không thấy chứ riêng Thầy thấy xót xa lắm!

Cho nên vì vậy đó, thì thật sự ra mấy con khi mà đến 1 Tu viện thì mấy con cúng dường cái này, cái nọ, cái kia là tốt chứ không phải không tốt, nhưng mấy con phải biết đó là 1 cái nơi người ta đã tổ chức rồi thì mấy con đến đó thôi chứ đừng cúng dường. Mà có cúng dường thì phải nói trước, xin phép: "Con muốn cúng dường cái gì, cái gì đó…​.", phải nói trước, chứ đừng có mua ở đâu xách đùm đùm đề đề đến đây rồi nói cúng dường: "Trời đất ơi, cái này cái chết - cái này là cái chết cho Tu viện đó con!"; phí bỏ thì không được, mà ăn thì ăn không hết! Trời đất ơi, ăn ngày 1 bữa chứ phải ăn ngày 3 bữa Thầy cũng ráng Thầy nuốt được! Ăn 1 bữa mà làm sao ăn được?! Đâu có ai ăn bao giờ nổi!

Cho nên trong cái vấn đề như con Thầy giải quyết ai cho gì cứ gom lại đi mà không cất giữ, cứ đem lại Thầy (cười). Thầy cái bụng lớn lắm, Thầy cất giữ hết, không sao! Nhớ chưa? Chứ đừng có nói gì hết, cứ gom đi, gom đi rồi cái từ từ mà xách đi cúng dường.

Con, con ngồi xuống. Con ngồi nói đi con, đứng mỏi chân lắm!

7. TỊNH CHỈ HƠI THỞ

(34:00) Tu sinh 12: (Vấn đạo nghe không rõ)…​

(38:52) Trưởng lão: Coi như là tất cả những chuyện ở ngoài đời, hiện giờ con cháu đều lớn khôn hết rồi con. Cái duyên nhân quả của nó làm được hay không làm được con đừng có để ý đến nó nữa, con chỉ thấy nó được mạnh giỏi thì thôi. Còn con cứ lo cái phần của con thôi để cho tâm nó càng lúc càng thanh tịnh. Nhiều khi phần ái kiết sử - con cháu và thân của mình nó cũng làm phân tâm của mình lắm. Cho nên khi đó, con có gì đó con bảo: "Thôi xả hết, đây là nhân quả rồi".

Con chỉ tác ý như vậy để con buông xuống, rồi con cố gắng giữ tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự. Vì cơ thể của con tuy rằng điều kiện mà con sử dụng pháp Như Lý Tác Ý và sử dụng pháp để con vượt qua được những cái đau bệnh của con. Nhờ cái tín lực và nhờ cái sự tu tập của con từ lâu đến giờ đó, nó cũng có 1 phần đạo lực của nó để nó đẩy lui được những cái đau khổ trên thân của con khi con gặp phải.

Cho nên vì vậy mà may mắn là con đã tu được, chứ không khéo thì cái cơ thể của con nó cũng lớn tuổi rồi, nay nó nhức chỗ này mai nó nhức chỗ kia; nó kéo dài cũng từ 1 ngày, 2 ngày; nó làm cho con khổ sở lắm! Còn bây giờ đó, con được yên ổn như vậy là nhờ Phật pháp đó con. Cho nên càng tu tập thì cái lòng tin của các con nó càng tin hơn nữa và lòng tin hơn nữa thì nó có đủ cái đạo lực để nó đưa con thoát ra khỏi cái sự đau khổ.

Cho nên càng cố gắng hơn và giữ tâm thanh tịnh hơn. Tất cả ái kiết sử - con cháu này kia, đứa nào về đó thì nhìn thấy nó con hỏi: "Mấy cháu được bình an?" và con chỉ khuyên nó: "Cố gắng sau này nỗ lực mà tu như bà!" (hoặc là như con) vậy thôi. Thì con nói với chúng nó một lời nói rồi con yên tâm, không có gì mà lo lắng cho tụi nó hết. Nghèo đói là do cái phần nhân quả của tụi nó rồi; con bây giờ lo cũng không được, con cứ lo tu thôi để cho mình tới ngày mà làm chủ được sự sống chết.

Nhất là con nên tập luyện cái tịnh chỉ hơi thở - cái quan trọng là con phải tập luyện được cái tịnh chỉ hơi thở để khi cận tử nghiệp đến đó, thì con chỉ cần ra lệnh cho cái hơi thở nó ngừng rồi con bỏ thân xác mà đi 1 cách rất tự tại. Con nhớ tập cái tịnh chỉ hơi thở!

Tu sinh 12: (không nghe rõ)…​

(41:22) Trưởng lão: Bắt đầu nó có hiệu quả rồi. Tức là con bảo tịnh chỉ hơi thở thì con nghe nó thở nhẹ, nó thở nhẹ chứ chưa phải dứt thở đâu; nó thở nhẹ rồi lần lượt từ cái thở nhẹ đó nó mới nhẹ nữa, nhẹ nữa; nhẹ cho đến khi nó không thở. Chứ không phải là mình đương thở nó ồ ồ như thế này mà nó dừng thì nó bực tức lắm; nó nhẹ từ từ, từ từ. Mà khi nó nhẹ xuống như vậy đó thì nó có 1 cái trạng thái an ổn. Từ cái chỗ an ổn đó mà nó nhẹ nữa thì nó lại an ổn hơn nữa, nhẹ nữa thì có sự an ổn hơn nữa, cuối cùng nó dừng lại thì nó có sự an ổn của hơi thở dừng lại.

Thì bắt đầu con cố gắng con tập, rồi con lắng nghe thử hơi thở của con nó thay đổi thế nào. Nó từ thô nó đến tế, từ tế đến vi tế, vi tế cho đến cuối cùng nó dừng; nó dừng lại trong vòng 1 phút, nửa phút rồi 1 phút, rồi 2 phút, rồi 3 phút, 5 phút, 10 phút, rồi 30 phút, rồi nó thở lại, như vậy là con sẽ điều khiển được cái hơi thở của con. Trong khi con không có tập nín thở, con chẳng gì hết, con chỉ tác ý thôi thì tự nó nó muốn làm gì đó nó làm, kệ nó, rồi nó từ lần lượt con thấy cái trình trạng của hơi thở nó có nhiều sự thay đổi. Mà nhiều sự thay đổi của nó nó đi dần đến cái chỗ tịnh chỉ hơi thở chứ không có gì hết. Cố gắng tập luyện con! Bây giờ mấy con còn hỏi gì không?

8. TÂM XẢ (TIẾP THEO)

(42:42) Tu sinh 13: Dạ bạch Thầy, hồi nãy Thầy nói vấn đề tu Tâm Xả (nghe không rõ)…​

Trưởng lão: Mình xả là mình đừng có để tâm mình dính mắc vào cái chỗ mà động đất hay là này kia, chỗ chết chóc của thiên hạ sao mình không có để tâm đến đó. Nghĩa là không phải mình vô tình đâu; nhưng mà mình xả cho nên mình giữ cái tâm của mình nó không bị động, nó không bị dính mắc, nó không bị thương xót, nó không bị đau khổ ở trên đó, nó coi như bình thường. Động đất nó coi như là không động đất, bởi vì nó xả rồi; nó không còn để tâm nó thương - ghét ở trong đó hoặc là này, nọ, kia. Nhưng mà khi mình đang tu mà còn cái tâm - thấy tội quá, thì lúc bây giờ con mới tác ý "đây là nhân quả"; còn nó không còn cái tâm đó, nó thản nhiên thì cứ để cho nó xả. Nó tự xả, nó buông ra, nó không dính. Bời vì cái xả tâm là cái không dính mắc, còn có dính mắc là chưa xả tâm và còn đang tu xả tâm.

Tu sinh 13: Dạ rồi, thí dụ như những người có công việc cần giúp đỡ, như vậy rồi nếu mà mình tu xả tâm thì lúc đó mình có giúp không Thầy?

Trưởng lão: Thì mình sẽ xả - mình giúp đỡ rồi mình xả, con. Người ta cần thì mình lại mình giúp đỡ mà mình không có dính mắc ở trên cái sự giúp đỡ đó. Mình cứ làm, làm rồi thôi, rồi đi về, coi như là không có gì hết chứ không phải là không làm. Làm mà đừng có dính mắc rồi về cứ nói: "Trời ơi, tội nghiệp quá!" hay này kia.

Tu sinh 13: Tại mình không làm thì mình vô tình quá thì…​

Trưởng lão: Không làm thì vô tình quá! Còn cái này làm hết nhưng mà điều kiện là nó không dính mắc cái chỗ đó.

Tu sinh 13: Dạ!

(44:26) Trưởng lão: Nó xả là nó không dính mắc. Bởi vậy Thầy nhắc không dính mắc, không chấp đắm nó, không có dính mắc nó cái gì hết; không làm gì - đó là xả đó chứ không có gì; còn dính mắc là chưa xả. Cũng như Thầy đem cái thí dụ, bây giờ Thầy có cái bát có cái nắp tốt, có người lại xin cái nắp hay là xin cái bát thì Thầy cho luôn - tức là Thầy xả. Mà Thầy nói: "Thấy nó cũng tiếc!" thì cái đó chưa xả! Mặc dù cho mà tiếc thì cũng chưa xả - nó dính mắc. Còn nó không dính mắc là thấy nó bình thường thôi. Cho cái bát tốt rồi thì mình lấy cái bát đất ăn chứ không có gì đâu! Còn không ấy thì lấy cái bát nhựa, bát gì ăn cũng được chứ không có gì! Cái đó là cách thức xả, không có còn dính cái gì nữa hết là xả.

Thầy thí dụ như các con thấy nè, Thầy có cái bát bằng inox đẹp nhưng mà bây giờ có người đến xin, Thầy có 1 cái Thầy cho luôn, Thầy không còn nữa. Rồi khi Thiên Duyên hôm đó nhờ mấy ông thợ ở đâu ở ngoài Nha Trang, họ làm mấy cái nắp bát rất đẹp bằng inox, bắt đầu cúng dường Thầy 1 cái, rồi Thầy đậy trên cái bát Thầy, mai mốt có người lại xin cái nắp bát, Thầy lấy Thầy cho; bởi vì hôm đó không có nắp đó, rồi ai có bát mà không có nắp đó lại xin Thầy cũng cho. Thiên Duyên hỏi cái nắp bát của Thầy đâu rồi? Thầy nói: "Cho rồi!" - bởi vì Thầy hoàn toàn là Thầy không có giữ gì riêng.

Thầy có cái bát inox rất tốt, mà người ta mua đâu bên Thái Lan hay ở đâu không biết, người ta mua về cúng dường Thầy. Nhưng Thầy thấy cái thầy đó muốn quá, Thầy nói thôi được rồi, Thầy cho luôn. Thầy lấy cái bát đất nhỏ - mà hồi trước Thầy có cái bát đất nhỏ - Thầy lấy bát đất nhỏ đó Thầy xài; thì cuối cùng bây giờ có bát đất lớn Thầy xài. Nhưng mà cái bát đất hôm đó Thầy đi với Minh Tâm rủi va vô đâu đó nó nứt 1 chút nhưng nó chưa chảy nước nên Thầy cũng xài hoài. Đó là cái mình xả, mấy con. Đây là Thầy muốn nói cái xả, xả là xả, xả hết sức, không còn để cái gì. Cái gì tốt của mình - ai muốn là mình cho hết, không có được giữ tức là xả, tức là không dính mắc đó, không thấy nó tốt mà mình giữ.

9. TÂM TỪ - TÂM BI

(46:33) Tu sinh 14: (Thưa hỏi việc được cho cá để nấu ăn mà đem đi thả thì đó là Tâm Từ hay Tâm Bi?)

Trưởng lão: Đem đi thả nó là Tâm Bi, con. Bởi vì hai con vật đó bị bắt ở trên cái khổ đau của nó rồi; mình đem thả nó là Tâm Bi.

Tu sinh 14: Còn phóng sanh thưa Thầy?

Trưởng lão: Cũng Tâm Bi, con. Bởi vì nó bị bắt nhốt trong lồng rồi, mình thả ra thì lòng phóng sanh của mình là Tâm Bi. Trước cảnh đau khổ của loài vật - đó là Tâm Bi. Còn bây giờ có người đó bẫy, họ đang bẫy chưa bắt con vật nào: "Thôi tôi xin mua cái bẫy này đi để tôi về tôi bẫy". Nhưng mình mua rồi mình đem mình đốt đi thì đó là Tâm Từ - nó chưa có con vật gì hết; mình phá vỡ cái điều kiện làm con vật bị bẫy, bị đập, mình phá vỡ trước - đó là Tâm Từ của mình làm.

Tu sinh 14: (không nghe rõ )…​

Trưởng lão: Con vật nó đang khổ đó - đó là Tâm Bi. Còn con vật mà nó đang bơi ở dưới nước thì con đừng có thả câu, đừng có bắt lưới, thọt xuống dưới bắt nó thì đó là Tâm Từ. Cái hành động mà đừng bắt nó khi nó đang bơi lội vui chơi dưới đó, con đừng có thả câu móc nó lên hoặc là thả lưới kéo nó lên thì đó là Tâm Từ - con không làm cái hành động đó là Tâm Từ. Nó không khéo 1 chút Tâm Bi với Tâm Từ mấy con lộn xộn.

Tu sinh: (không nghe rõ )…​

Trưởng lão: Hết giờ rồi. Nói chung mấy con phải tự - đến cái giờ này mà học thì mấy con phải tự nghĩ ra những câu hỏi nào để áp dụng vào cái chỗ tu học của mình, mấy con. Vậy nó thực tế mà áp dụng ngay, đừng hỏi lòng vòng mất thì giờ. Mấy con, trước khi mà vào cái giờ hỏi để mà hỏi pháp tu thì đặt những câu hỏi trước, mình suy nghĩ mình phải hỏi cái gì để cho nhằm cái chỗ mình áp dụng mình tu. Mấy con hỏi vậy thì Thầy xoáy vô thì mấy con về áp dụng vô tu nó có lợi. Chứ không, mấy con hỏi lòng vòng nó mất thì giờ mà không có lợi cho mấy con. Rồi rốt cuộc…​ Thí dụ như bây giờ mấy con làm bài thì mấy con hỏi ngay cái chỗ nào mấy con chưa hiểu để làm bài thì Thầy sẽ trả lời để mấy con làm bài…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy