CK 079B - VẤN ĐẠO TÂM TỪ - CHÁNH KIẾN – TU CHỨNG MỚI DẠY NGƯỜI – TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - TỨ NIỆM XỨ CHO NGƯỜI GIÀ_NGƯỜI TRẺ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh (nam)
Thời gian: 02/02/2006
Thời lượng: [36:45]
(00:00) Trưởng lão: Nó rất khó, cho nên bây giờ mấy con hỏi tiếp, ai muốn hỏi gì thì tiếp tục hỏi nữa đi con!
Tu sinh: Ví dụ như con tu Tâm Từ đó, vậy thì cái Tâm Từ nó có xả không Thầy?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là nó xả. "Nếu mà nó không từ thì nó không xả. Nhưng mà không nói đến cái xả đó mà chỉ biết thực hiện cái lòng từ của mình mà thôi".
Tu sinh: Như vậy là nó cũng có xả phải không Thầy ?
Trưởng lão: Phải xả! "Nếu mà không xả thì nó sẽ bị dính mắc cái pháp của con rồi!" Cho nên nó có xả, nhưng mà "nó xả trong từ chớ không phải nó xả ở trong pháp xả". Các con hiểu, nó xả trong cái từ!
Tu sinh: Con sợ tu Tâm Từ nó có xả rồi làm sao con bỏ nó?
Trưởng lão: Bởi vì làm sao con có từ mà làm sao nó không xả! Bây giờ ví dụ như có người chửi con nè, con thương người đó là tự nó có xả, nếu không xả làm sao con hết giận.
Tu sinh: Dạ đúng rồi
Trưởng lão: "Cái xả đó là xả của Tâm Từ chớ không phải xả của Tâm Xả". Chớ không khéo mấy con lộn. Cho nên xả của Tâm Bi chớ không phải xả của Tâm Từ - bi nó có cái xả của Tâm Bi. Nó, nếu mà không xả làm sao con bi được, con hiểu không?
Tu sinh: Nó tự Tâm Xả.
Trưởng lão: Rồi bắt đầu con tu Tâm Hỷ thì nó có cái xả của cái Tâm Hỷ, chớ không phải lấy cái hỷ này mà nói là cái Tâm Xả kia ở vô đây, mấy con hay lộn! Tự nó nó có từ, bi, hỷ, xả trong cái chỗ đó. Cho nên nó Tứ Vô Lượng Tâm, nhưng mà cái của nó chớ không phải cái của kia. Cho nên nó là Pháp Độc Nhất.
Chớ mấy con cứ lầm, cứ lầm! "Trong khi mình tu Tâm Từ thì mình thấy có xả thì chắc bộ là Tâm Xả nó vô đây", không phải! "Mấy con có tu Tâm Xả đâu mà mấy con nhét nó vô đây. Từ ở Tâm Từ nó xả chớ nó không xả thì làm sao mấy con yên ổn được!" Các con hiểu chưa?
Tu sinh: Dạ con hiểu điều đó.
Trưởng lão: Rồi! Như vậy bởi vì đó là bốn cái pháp của Phật mà! Đâu phải một pháp sao! Mình lầm lạc bốn pháp đó y như là nó một chụm nhau, nó trói buộc nhau, nó dính nhau. Thì cái đó là nó không đúng, nó không dính nhau đâu, cái nào nó ra cái nấy, cho nên cái pháp xả là nó xả, mà cái pháp từ là từ, mà cái pháp bi là bi.
(02:00) Rồi bây giờ mấy con còn hỏi thêm - để mình phải hiểu nó, hiểu nó chúng ta tu chớ không hiểu mấy con tu sai đó. Và hiểu bây giờ đó, ở trong cái chỗ mà viết bài làm bài cho đúng. Bởi vì mình phải hiểu đúng chớ, mà mình không hiểu đúng thì tới chừng áp dụng thì mình áp dụng sai, mình hiểu đúng rồi mình áp dụng mới đúng, còn mình hiểu sai thì mình sẽ áp dụng sai.
Chẳng hạn như bây giờ Thầy cho mấy con học những cái công thức toán, mà mấy con học thuộc mà học đúng, rồi bắt đầu Thầy cho áp dụng vô thì mấy con đáp số rất đúng, không sai. Còn bây giờ Thầy cho mấy con học cái công thức toán mà mấy con học sai rồi, thì tới chừng áp dụng vô thì mấy con đáp số sai mất hết không còn gì để đúng hết, thì như vậy là đường tu tập chúng ta chẳng đi tới đâu.
Vì vậy mà cần thiết, trước tiên, cái lớp đào tạo từ lớp Chánh Kiến - tức là làm chúng ta hiểu đúng như thật, tu hành pháp đúng như thật. Không được hiểu sai! Hiểu sai sẽ uổng phí cuộc đời chúng ta tu chẳng tới đâu hết, rất là uổng phí.
Nghĩa là mà mình bỏ cuộc đời mình đi tu mà mình chỉ cần hiểu sai cái pháp thôi thì cuộc đời của mình tu không giải thoát. Còn mình hiểu đúng cho nên mình đáp số đúng, mình tu đúng, mình được giải thoát hoàn toàn.
Đó là cách thức chúng ta cần phải hiểu biết, và hiểu biết đó là lớp Chánh Kiến của chúng ta. Đó như vậy là hiện giờ chúng ta còn đang ở trong lớp Chánh Kiến để mà hiểu biết như thật, hiểu biết rõ các pháp tu hành, hiểu biết đường lối chúng ta tu tập, không đi không lạc đường thì như vậy mới đem đến cứu cánh giải thoát cho chúng ta.
(03:32) Đó! Thì hôm nay cái lớp học của chúng ta là đang học ở lớp Chánh Kiến. Tức là học, hiểu, thấy, biết đúng các pháp để chúng ta thực hiện sự giải thoát. Qua lớp Chánh Tư Duy là lớp áp dụng chớ không còn để hiểu biết, các con hiểu. Cho nên trước khi mà kết thúc cái lớp học này, cái lớp Chánh Kiến này thì Thầy sẽ cho mấy con một số, một số đề tài để mà triển khai cái sự hiểu biết nữa. Để đó mấy con biết rằng Phật pháp nó có đủ những cái điều kiện để mà triển khai cái tri kiến hiểu biết, đối với cái sự tu tập giải thoát của chúng ta - chớ không phải có một nhúm, một bóng nào là mấy con đổ. Nhưng ở đây Thầy thấy tạm đủ đưa vào cho mấy con cái pháp Tứ Vô Lượng Tâm, và khéo nhắc để nó thu ngắn thời gian để chúng ta trong bốn tháng, sáu tháng chúng ta chuyển qua cái lớp học mới, tức là Chánh Tư Duy.
Nhưng trình độ của mọi người đều có sự sai khác hiểu biết ở trong cái lớp học này. Chứ không phải người nào cũng hiểu như nhau hết. Và cái sự sai khác đó, buộc lòng Thầy phải sắp lớp cho mấy con - để mấy con lần lượt ở lại mà triển khai tri kiến của mình, cho sự hiểu biết cho đúng đắn, đừng vội lên lớp cao mà chúng ta tu không được thì quá uổng phí cái thời gian. Mà ở lại, chỉnh đốn lại cái tri kiến của chúng ta, cái Chánh Kiến của chúng ta cho hiểu biết như thật rõ ràng, những gì chúng ta chưa thông suốt.
(05:03) Những điều mà ở đây, những bài mà tăng sinh ở đây, tu sinh ở đây đã viết, chúng ta chỉ đọc một hai bài chứ chưa phải đọc hết những bài của tăng sinh ở đây viết ra. Nếu mà đọc hết thì chúng ta có một số cái tri kiến hiểu biết về nhân quả, về Thân Bất Tịnh, về Thực Phẩm Bất Tịnh, về các Pháp Vô Thường, về Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả. Mỗi người có một sự hiểu biết và đồng thời chúng ta góp nhau lại thành một cái sự hiểu biết của chúng ta, để vượt lên con đường tu tập của chúng ta dễ dàng tu tập hơn.
Sự hiểu biết cần phải có sự tích tập, cần phải có sự gom lại - để làm một cái hiểu biết của mình, thì như vậy mình mới có tiến bước trên con đường thực hành, mới có kết quả. Chớ sự hiểu biết của chúng ta ở trên cái nhân quả, chỉ ở một góc độ nào - chớ không thể hiểu biết toàn diện được. Người hiểu biết như thế này, người lượm như thế kia để đưa ra cái sự hiểu biết đó. Cho nên chúng ta góp lại sự hiểu biết để trở thành cái hiểu biết của chúng ta trên con đường tu tập, thì đó là cái hay nhất.
Những bài viết của tu sinh ở đây, có nhiều bài viết có giá trị rất lớn. Nếu mà biết học hỏi với nhau, biết đưa nhau trên con đường học hỏi thì chúng ta càng ngày càng tiến bộ, càng tiến bộ. Bởi vì tu là để giải thoát chớ không phải tu để hơn thua. Cho nên chúng ta từ cái chỗ mà tu Tâm Từ, Tâm Bi, thì chúng ta thấy cuộc đời tu hành của chúng ta không khó. Từ cái khen cái chê cũng không quan trọng gì tất cả hết, mà chỉ còn có cái xả mà thôi.
Cho nên chúng ta chỉ còn biết tích tập lại cái sự hiểu biết của chúng ta. Tích tập lại cái sự tu tập của chúng ta để trở thành sự giải thoát hoàn toàn. Đó là cách thức hôm nay của lớp học của chúng ta.
(06:52) Trưởng lão: Thì Thầy mong rằng tu sinh ở lớp này, phải cố gắng và cố gắng hơn nữa, để thực hiện cho được sự giải thoát, không phí bỏ một cuộc đời tu tập của chúng ta. Thời gian nó không lâu, chúng ta sẽ tu tập trong cái thời gian ngắn, thì mong rằng cái lớp của Thầy đang dạy sẽ trở thành những người. Những người sau này đứng lớp dạy đạo đức, dạy người tu tập có kinh nghiệm hẳn hòi vì mình đã làm xong.
"Còn những người nào mà chưa thực hiện xong thì hãy cố gắng tập tu. Đừng vì một lý do gì mà chúng ta ra đời sớm, để mà đem những cái hiểu biết mà chưa đạt được cái hiểu biết đó, mà dạy sớm thì chúng ta tự giết mình và cũng tự giết người khác". Điều đó, xin quý thầy, quý Phật tử lưu ý !
Hôm nay chúng ta học. "Chúng ta tích tập được những sự hiểu biết cụ thể rõ ràng nhưng chúng ta còn phải hành. Chứ không phải đem sự hiểu biết đó ra mà dạy người thì chúng ta tự tử đó! Chúng ta tự giết mình mà còn giết người khác. " Chúng ta có thể từ cái chỗ hiểu biết đó dựa vào cái chỗ hiểu biết của Phật pháp - chúng ta có thể kiến giải ra thành một cái giáo pháp khác được.
Ở đây Thầy muốn nói như thế này, bây giờ ở đây Thầy dạy cho mấy con có cái tiêu chuẩn của đạo Phật. "Từ dựa vào cái tiêu chuẩn này chúng ta triển khai cái tri kiến của chúng ta ra. Chúng ta có thể thành lập một cái giáo phái khác, một cái hệ phái khác. Dựa vào cái gốc này chúng ta có thể đẻ ra biết bao nhiêu cái hệ phái khác, mà chúng ta chỉ dẫn dắt con người đi vào con đường danh lợi, mà khi mà chúng ta tu chưa chứng. "
Còn trái lại khi mà "chúng ta đã làm chủ được sự sống chết chấm dứt được luân hồi, chứng được A La Hán, thì nhất định chúng ta sẽ dạy người không sai và chúng ta không kiến giải sai nữa. Còn không khéo mà chúng ta ở trên cái sự hiểu biết này, đứng trên tiêu chuẩn dựa vào tiêu chuẩn này thì chúng ta có thể triển khai một trời, đứng ra một góc trời để mà chúng ta làm danh làm lợi, từ đó chúng ta sẽ dẫn dắt một số người đi đến cái chỗ chết".
(08:58) Thầy mong rằng quý thầy phải lưu ý trên vấn đề này, tu ở đây là phải chứng đạt, làm chủ sự sống chết hẳn hòi! Chớ không có được mà nửa chừng mà thấy thỏa mãn trên cái vấn đề này mà chạy theo danh lợi, để mà đứng ra làm thầy dạy người thì không được!
Điều đó Thầy sẽ tuyên bố rằng bất kỳ những người nào mà tu ở đây, "mà tự đi ra làm một cái điều mà chưa tu chứng mà đi ra dạy đạo, thì Thầy tuyên bố rằng không chấp nhận những người đó! Dù mấy con có đứng một góc trời nổi bậc đi nữa, bao nhiêu hàng vạn người theo mấy con tu, thì Thầy vẫn tuyên bố đó là chưa phải là người đệ tử của đạo Phật. Vì đức Phật đã không dạy chúng ta làm điều đó, chỉ dạy chúng ta khi nào tu chứng mới dạy người, còn không tu chứng thì chưa nên dạy người, điều đó đức Phật đã nhắc nhở, và hôm nay Thầy cũng nhắc nhở!".
Thầy biết cái lớp của Thầy đào tạo mấy con có cái khả năng thuyết giáo, làm những cái sự việc lớn được. Nhưng phải thân giáo chứ không phải thuyết giáo suông được! Cho nên nhớ những điều mà Thầy căn dạy hôm nay, vì cái lớp này là cái lớp đào tạo thực sự tu chứng để đi ra, để hướng dẫn dựng lại Chánh Pháp của Phật - dựng lại nền đạo đức Nhân Bản Nhân Quả cho người. Thì mấy con có trách nhiệm rất lớn! Chớ không phải học hiểu biết như thế này rồi đi ra dựng lại để dạy người, thì coi chừng từ kiến giải sai khi tu tập chưa xong, thì mấy con sẽ dẫn dắt người đi vào chỗ chết, tội cho biết bao nhiêu người.
Hiện giờ chúng ta thấy biết bao nhiêu người họ đã đi lầm đường, họ đã sai; họ bỏ hết cuộc đời họ tu tập mà trở thành tôn giáo, trở thành nơi giải trí, trở thành nơi cầu khẩn như vậy rất tội nghiệp cho biết bao nhiêu người! Giải thoát đâu không thấy mà công sức, tiền của đổ dồn dập vào tôn giáo - mà cuối cùng được nhìn gì đây hay là được những ảo tưởng?
(10:52) Cho nên ở đây là cái lớp đào tạo thật sự làm chủ thật sự! Không nói suông được, không lý luận suông được, mà phải thực tu, thực chứng! Rồi mới đem cái thực tu thực chứng này mới dạy người - còn không thì nên đóng cửa nhập thất mà lo tu tập. Đừng nên mở miệng nói một lời nói nào mà làm lệch Phật pháp thì tội, tội cho bao nhiêu người, mà tội cho Phật pháp không dạy người như vậy.
Nhớ những lời Thầy dạy hôm nay là vì cái lớp của Thầy, Thầy biết rằng sẽ có những người tu chứng, chớ không phải không. Vì vậy mà cố gắng, cố gắng hơn để đạt được mục đích giải thoát, không phí bỏ một đời người đi theo đạo Phật.
Vậy thì bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? Cứ hỏi!
(11:39) Tu sinh: kính thưa Trưởng lão! Ví dụ như sau khi con tu xong, con nhập vào Sơ Thiền, Tứ Thiền. Trong Sơ Thiền đó, Tứ Thiền đó thì đến với cái tâm vô lượng thì nó hoạt động như thế nào kính thưa Thầy?
Trưởng lão: con sẽ đi đến cái nào khi mà con nhập đến Tứ Thiền rồi, thì tức là con sẽ thực hiện Tam Minh rồi, thì Tứ Vô Lượng Tâm là trở thành con rồi còn hỏi gì nữa.
Tu sinh: đó tức là con muốn hỏi sau khi tu xong đó, ví dụ như nhập Sơ Thiền thì ở trong cái trạng thái của Sơ Thiền thì bốn cái tâm này nó hoạt động như thế nào?
Trưởng lão: bởi vì con nhập vào Sơ Thiền thì con thấy rõ ràng là nó sẽ ở trạng thái nào, bây giờ con thực hiện Tâm Từ của con phải không? Hay là con hỏi chung là bốn cái Tứ Vô Lượng Tâm này?
Tu sinh: Con hỏi thứ nhất là ví dụ như ở trong Sơ Thiền
Trưởng lão: Sơ Thiền?
Tu sinh: Sơ Thiền hoặc Nhị Thiền, giờ ở trong cái trạng thái của Sơ Thiền, Nhị Thiền này thì bốn cái tâm này nó sẽ hoạt động nó…?
Trưởng lão: Nó hoạt động như thế nào?
Tu sinh: Dạ nó hoạt động như thế nào?
Trưởng lão: Rõ ràng nó sẽ xác định cho con thấy, "ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền do ly dục sanh hỷ lạc". Lúc bây giờ con ở Tâm Hỷ của Sơ Thiền. Đó là thuộc về Tứ Vô Lương Tâm của Sơ Thiền. "Do ly dục sanh hỷ lạc, chữ hỷ lạc đó là hỷ của Tứ Vô Lương Tâm". Giai đoạn định, đó là hỷ của giai đoạn định, chớ không phải hỷ ở trong cái giai đoạn xả của tâm phàm phu. Con hiểu không?
Đó bây giờ đó, con ly dục ly ác pháp bởi vì con nói đây là thiền định rồi, tức là đến cái giai đoạn thiền định mà hỏi Tứ Vô Lương Tâm là ở chỗ cái tâm nào phải không ? Cái ý như vậy phải không ?
Như vậy là con thấy Thầy đọc cho con nghe nè, đức Phật đã xác định rất rõ ràng, phải không rất rõ ràng! “Ly dục, ly ác pháp, nhập Sơ Thiền. Do ly dục sanh hỷ lạc”, có phải không? Do ly dục sanh hỷ lạc. Do con ly dục, ly được dục con mới sanh được cái hỷ lạc này, thì cái hỷ lạc này, cái hỷ này nó thuộc về Hỷ Vô Lượng tâm trong Tứ Vô Lượng Tâm.
Tu sinh: vậy thì Nhị Thiền nó ở trong tâm nào Trưởng lão?
(13:52) Trưởng lão: Nhị Thiền thì đó con thấy nè, bây giờ "diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền do định sanh hỷ lạc", cái kia do ly dục sanh hỷ lạc con. Thì cái từng hỷ lạc này nó sẽ là từng hỷ của Tứ Vô Lượng Tâm, hỷ vô lượng tâm mà ở trên Nhị Thiền, con thấy cái hỷ "do định sanh hỷ lạc", có phải không?
Thì cái hỷ này nó ở trong Tứ Vô Lượng, nhưng cao hơn cái chỗ ly dục ly ác pháp do ly dục sanh hỷ lạc. Tức là con nghe đức Phật nói "cái trạng thái của hỷ đó, của Sơ Thiền đó, nó không bằng cái trạng thái của hỷ của Nhị Thiền", có đúng không? Và cái trạng thái của "hỷ của Tam Thiền nó lại cao hơn cái trạng thái của Nhị Thiền, của Tam Thiền nó cao hơn, và Tứ Thiền nó lại có trạng thái hỷ lạc nó còn cao hơn nữa."
Thì cái hỷ nó luôn luôn ở trong bốn thiền này nó có cái hỷ nhưng mà cái hỷ của nó từng bậc của nó cao hơn. Còn bây giờ ở trong cái trạng thái mà ly dục, đang ly dục, thì nó có cái hỷ ở trong cái đang ly dục.
Ví dụ như người ta chửi mình, mình không giận thì nó có cái hoan hỷ của nó ở trong đó. Cái hỷ của cái Tâm Từ của con, nếu mà con tu Tâm Từ, nó phải có cái hỷ của nó chứ. Nhưng mà cái hỷ của Tâm Từ, còn cái kia cái hỷ của con đó, là cái hỷ của Sơ Thiền, cái hỷ của Nhị Thiền, cái hỷ của Tam Thiền, cái hỷ của Tứ Thiền. Mỗi cái hỷ nó đều có cấp bậc cao hơn, chớ nó không phải… có cái hỷ nó giống nhau.
(15:15) Ví dụ như bây giờ, cái hỷ của dục lạc thì cái vui mừng nó có một mực của nó thôi. Nó hề hề hoặc nó cười nó vui đến mức vui của nó đến đó thôi, nó không có hơn được nữa, nó không khác được nữa, nó vui là nó vui như vậy. Bây giờ đó, mình trúng vé số mình cũng vui như vậy - thì mình có những người thân đi xa về mình cũng thấy mình cũng cứ trạng thái mình cũng vui như vậy. Đó là vui ở trong cái hỷ lạc, cái hỷ đó là cái hỷ lạc.
Còn cái hỷ mà chúng ta tu là cái hỷ do Tâm Từ, do Tâm Bi, hoặc là do Tâm Hỷ, hoặc là do Tâm Xả. Những cái hỷ đó nó có ở trên cái pháp đó mà nó có cái hỷ. Còn mình ở trong cái dục thì nó có cái hỷ của dục, thì cái cấp bậc của hỷ đó nó đến mức độ đó thôi. Chớ cường độ mà vui của cái dục mà có cái dục đó đạt được thì nó mới vui tới mức độ đó thôi chớ nó không khác hơn được.
(16:02) Còn cái hỷ của định thì do cái cấp định đó, cái định đó ở cái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, thì mỗi cái hỷ đó nó có cao thấp khác nhau ở trên cái định của nó. Cho nên đến cái xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì cái hỷ của Tứ Thiền nó lại cao hơn.
"Còn về Tam Minh thì nó không có hỷ nữa rồi. Đây là cái sử dụng để mà mình quan sát về quá khứ. Mình quan sát về vũ trụ. Mình quan sát về cái mầm móng tái sanh luân hồi của con người tức là Lậu Tận Minh. Đó là nó không có hỷ nữa". Nhưng mà nó ở trên Bốn Thiền điều có hỷ, bốn cái hỷ đó nó có từng cấp bậc của nó, từng cái trạng thái của nó. Rồi con hỏi, có gì nữa không con?
(16:42) Tu sinh: dạ thưa, kính thưa Trưỡng lão! Tại sao mà khi mình tu về Tâm Bi, Tâm Hỷ và Tâm Từ thì nó lại không có Bảy Giác Chi xuất hiện, mà chỉ khi nào tu về Tâm Xả thì Bảy Giác Chi nó mới xuất hiện?
Trưởng lão: con, bởi vì Pháp Độc Nhất, con nên nhớ đức Phật nói "Pháp Độc Nhất, con tu Tâm Từ duy nhất một pháp này cho đến cuối cùng thì tức là Bảy Giác Chi nó xuất hiện thôi, không thể nào mà thiếu được.
Con tu Tâm Bi cũng vậy, thì ở trên Tâm Bi đó cho đến rốt ráo cuối cùng của Tâm Bi thì năng lực của Bảy Giác Chi nó xuất hiện. Bởi vì tu đến rốt ráo thì nó phải có Tứ Thần Túc. Mà từ Bảy Giác Chi đó nó mới trở thành Tứ Thần Túc. "Nếu không có Bảy Giác Chi thì không có Tứ Thần Túc". Cho nên mỗi pháp này là Pháp Độc Nhất thì nó đi đến cái cứu cánh cuối cùng. Nó phải có đủ cái đạo lực của nó là Tứ Thần Túc. Mà trước khi nó có Tứ Thần Túc đó, thì nó phải có bảy năng lực của Giác Chi.
Tu sinh: tại sao trong kinh Bát Thành, Trưởng lão đã xác định là chỉ có tu vô được Tâm Xả nó mới xuất hiện Bảy Giác Chi còn ba cái tâm kia nó không có?
Trưởng lão: có chứ! Nhưng mà mình tu độc nhất của nó. Cho nên ví dụ như con tu một Pháp Độc Nhất thì bao giờ nó tới nó có. Còn cái Tâm Xả là nó dễ nói ra để mà thấy cái sự xả của nó nói thôi. Chớ còn sự thật ra bốn cái pháp này gọi là pháp độc nhất thì cái pháp nào nó cũng đi đến cái Tâm Xả.
Ở đó nó có Bảy Giác Chi và Tứ Thần Túc hết, bởi vì nó là cái pháp độc nhất nó không có nhờ cái pháp khác - nó đi tới cuối cùng thì nó phải đủ. Chớ còn nó thiếu thì làm sao mình gọi là Pháp Độc Nhất được? Tại con không hiểu!
"Nghe nói pháp độc nhất là biết nó phải đến kết quả cuối cùng là nó phải có Tứ Thần Túc, chớ nó không có Tứ Thần Túc thì làm sao gọi là cái pháp độc nhất được!" Con hiểu không?
Dù là Thầy có nói hay là không nói vẫn phải hiểu nó là pháp độc nhất là nó phải…, cứ kết quả của nó là nó không thể thiếu được. Nếu mà nó thiếu thì không thể nói là Pháp Độc Nhất, con hiểu chỗ mà Pháp Độc Nhất? Rồi con! Con còn
(18:43) Tu sinh: dạ bạch Thầy ! cho con hỏi…
(18:52) Trưởng lão: đúng đó con! Đó là con học “Tỳ Ni Nhật Dụng”. Tức là để tỉnh thức từng cái hành động đó, cũng như ví dụ như cái câu ở trong Tỳ Ni Nhật Dụng đó nó dạy mình ”lấy nước mà rửa tay hay rửa mặt", thì cái câu đó mình học cả cái Tỳ Ni Nhật Dụng đó, thì nó có một số bài và mình còn tác ý những cái câu khác nữa con, thì cái đó là cái đúng đó con.
Cái đó tức là tu tập Tâm Từ đó. Cái hành động đó là tu tập Tâm Từ. Cho nên con cứ nghe nói "đương nguyện chúng sanh, đương nguyện chúng sanh" trong cái Tỳ Ni Nhật Dụng đó.
“Dĩ thuỷ tẩy thủ, đương nguyện chúng sanh” - lấy nước rửa tây cầu cho chúng sanh, tức là cầu cho chúng sanh là đem lại bình an cho chúng sanh chớ gì! Cái câu nói đó.
Còn “Dĩ thuỷ tẩy diện” - diện là rửa mặt đó, tẩy diện; “đương nguyện chúng sanh” - lấy nước rửa mặt cầu cho chúng sanh”. Rửa mặt mình cũng nói, rửa tay mình cũng nói nè, chứ không phải, nội rửa tay nói còn rửa mặt không nói đâu. Rồi bước lên cầu đi cầu cũng nói nè, rồi tắm cũng nói nè, rồi nghe tiếng chuông người ta đánh thì mình cũng tác ý cầu cho chúng sanh.
Con thấy! Tất cả những cái Tỳ Ni Nhật Dụng đó, nó dạy chúng ta tu Tâm Từ đó - áp dụng vào đó thì rất hay mấy con.
(20:06) Tu sinh: bạch Thầy! (Không nghe rõ)…
Trưởng lão: được con! Được!
Cái đó là tu cũng rõ nghĩa. Đó thành ra nó có một cái số bài mà các Tổ ngày xưa cũng viết ra, nhưng mà không có áp dụng để chúng ta học suông thôi. Chớ bây giờ chúng ta biết áp dụng vào một cái tâm gì, thì chúng ta biết rõ ràng đó là áp dụng vào Tâm Từ để chúng ta tỉnh thức từng hành động, để chúng ta không làm đau khổ chúng sanh nữa.
(20:37) Cho nên khi mà Thầy giải thích để hiểu cái Tâm Từ "là trước khi chúng sanh không có đau khổ, mà chúng ta tỉnh thức từng hành động để không làm đau khổ chúng sanh đó là thực hiện Tâm Từ, tức gọi là hạnh của Tâm Từ".
Còn Tâm Bi nó cũng vậy, nó cũng có những phương pháp nhưng mà ai có cái đặc tướng mà thích tu tâm nào thì người đó phải trực tiếp hỏi Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn cách thức để mà luyện tập cái Tâm Bi hoặc là Tâm Từ, riêng biệt, để chúng ta biết cách.
Tu sinh: con thì con thích Tâm Từ, đi không dẫm đap chúng sinh, con thấy nó dễ hơn.
Trưởng lão: bởi vì Thầy thấy nó phù hợp hơn, nó dễ hơn con. Còn cái Tâm Bi đó thì mình phải rèn luyện một cái phương pháp khác. Nó không phải là ở trong Tỳ Ni Nhật Dụng. Nó phải ở trên cái khác con.
Tu sinh: bắt đầu ngày mà con gặp Thầy tới giờ là con tu lại Tâm Từ không.
Trưởng lão: cái đó là tu hạnh Tâm Từ. Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy thêm gì nữa không mấy con?
Tu sinh: kính thưa Trưởng lão! Vậy là 100 giới chúng học trong Giới Đức Làm Người đó là Tâm Từ hay không?
Trưởng lão: coi như là thực hiện tất cả mọi điều đó là thực hiện được Tâm Từ nhiều nhất đó con. Bởi vì là hầu hết Phật pháp dạy chúng ta Tâm Từ nhiều nhất - "để mình ngăn ngừa không có cho làm đau khổ chúng sanh, đó là Tâm Từ. "
Con về ngồi đi con.
(21:58) Trưởng lão: Con nương vào cái hơi thở mà giữ tâm thanh thản của mình. Cái câu con hỏi nè: "trong một phút con đếm trong hơi thở là từ một đến sáu mươi hơi thở, vậy áp dụng trong câu Tâm thanh thản an lạc vô sự có đúng không? " Tức là con hỏi, nghĩa là coi như là con nhắc “Tâm thanh thản an lạc vô sự”, rồi bắt đầu con thấy hơi thở ra vô con đếm một, hai, ba, bốn, năm, sáu.. Ở đây thì con áp dụng như vậy là áp dụng cái kiểu bình thường, nhưng nó có cái phần ức chế tâm đó vì con sổ tức, con đếm hơi thở mà, đếm cho biết rồi cả cái thời gian đến sáu mươi hơi thở có phải không ?
Tu sinh: Dạ !
Trưởng lão: Con đang đếm hơi thở, cho nên đó là cái phương pháp ức chế tâm, ức chế tâm! Ở đây Thầy đã dạy cách khác rồi. Ở đây để dạy xả tâm. Cho nên vì vậy đó Thầy sẽ dạy, cái tuổi già của mấy con Thầy sẽ dạy cách thức khác rồi. Bây giờ các con lắng nghe!
Nhân đây thì Thầy sẽ dạy cách thức để cho mấy con biết cách người già tu như thế nào. Chẳng cần mấy con nương vào hơi thở khi mà tu Tứ Niệm Xứ mấy con chỉ cần nhắc “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự” rồi mấy con ngồi chơi, chẳng tập trung vô đâu nữa hết, tuổi già của mấy con.
(23:06) Còn tuổi trẻ thì mấy con phải tập như thế nào, khi mà nhắc “Tâm thanh thản an lạc vô sự”, thì mấy con nhắc cái câu kế nữa là “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu mấy con thở ra thở vô, nhưng mà con nhìn vào cái thân của mấy con, quay cái tâm nhìn vào cái thân. Rồi bắt đầu một lúc, các con đừng đếm! Đừng có đếm năm hơi thở mười hơi thở! Mà tự mình nó biết hơi thở thì nó cứ nhiếp, nhưng mà các con cứ định chừng khoảng thời gian năm mười hơi thở gì đó mà mấy con biết, nhưng khoảng thời gian thì các con nhắc“Tâm thanh thản an lạc vô sự”. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con cứ để cho cái tâm nó nương vào cái hơi thở mà nó thấy cái thân của mấy con. Đó là cái giai đoạn của người tuổi trẻ, còn người lớn tuổi thì không có tu như vậy được, người lớn tuổi khác !
Các con cũng nhắc “Tâm thanh thản an lạc vô sự” nhưng mà không nương vào cái hơi thở đó đâu. Bởi vì nương vào hơi thở thì mấy con sẽ có cái sự tập trung. Cho nên ở đây mấy con cứ xả bình thường thôi - khi nào thân các con mỏi thì áp dụng vào cái pháp đẩy lui cái mỏi đó đi; khi nào thân con đau nhức chỗ nào thì áp dụng đuổi cái chỗ đó thôi, còn không có thì thôi, rảnh ngồi chơi.
"Nghĩa là mấy con hoàn toàn là người vô sự, không tu không tập gì nữa hết" nghĩa là nhắc “Tâm thanh thản an lạc vô sự” phải thanh thản thôi. "Mày không thanh thản thì mày có đau nhức chỗ nào thì tao đuổi. Mà không thì cũng không cần phải quan sát cái bốn chỗ Thân Thọ Tâm Pháp của chúng ta nữa, ngồi chơi thôi - mà hiện tại trong tâm các con có khởi niệm là mấy con đem cái niệm đó ra mổ xẻ nó dùm Thầy. Rồi viết thành một cái bài luận, viết vài cái luận để xả cái tâm đó" cho Thầy!
Thì như vậy sau này, Thầy sẽ dạy mấy con và áp dụng; Thầy theo dõi từng chút coi thử coi ra sao - không khéo mấy con sẽ quen mấy con cứ "sổ tức rồi tùy tức". Ở trong đó thì nó bị ức chế tâm của mấy con mất đi. Mà già mà ức chế tâm như vậy thì mấy con tu cũng rất khó, rất khó và mấy con sẽ bị hoàn toàn nó không có xả được đâu.
(25:26) Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ theo dõi từng chút trong khi mà Thầy hướng dẫn một số, nhất là mấy con mà tuổi già đó, thì Thầy sẽ theo dõi để mà Thầy giúp cho mấy con được cái tâm thanh thản bất động, chỉ có bất động thôi. Nghĩa là nó có động là mấy con dùng pháp đuổi, còn động gì được, như mấy con sống bình thường.
Cũng như bây giờ Thầy nói thế này nè, Thầy nhắc “Tâm thanh thản an lạc vô sự” Thầy ngồi chơi không tu gì hết. Mà "thằng nào mà đụng đến thân với tâm Thầy thì Thầy biết đó, Thầy ăn thua đủ đó, chết bỏ chớ Thầy không có cho nó nằm ở trong đó đâu. "
Thầy chơi chứ Thầy không có tu pháp nào nữa đâu. Nghĩa là không hơi thở, không gì hết, không quan sát gì hết. Tuổi già của mấy con tu vậy mới kịp thời chớ tu lơ mơ mà mấy con nhiếp tâm vậy thì không kịp rồi. Cái kia mình luyện cái nội lực, còn mấy con không cần luyện cái nội lực, mà chỉ cần quét! Quét cho sạch tâm thôi. Nó vậy đó con.
Đó thì Thầy sẽ dạy cho mấy con trong số người mà lớn tuổi, mà cái sức khỏe yếu thì Thầy sẽ dồn cho mấy con một lớp năm người hay ba người, rồi Thầy sẽ hướng dẫn cho, mấy con sẽ đạt rốt ráo với một cách hồn nhiên tự tại, không có còn cực khổ gì nữa.
Nhưng mà lỡ mấy con có chết mấy con cũng được vào Niết Bàn chớ khỏi có lo mà tái sanh luân hồi đâu. Không có sợ! Nghĩa là mấy con bất động như vậy là mấy con sẽ ở trong cái trạng thái bất động, chứ không có còn bị dao động chút nào nữa hết. Nghĩa là cái người già phải tu theo cái pháp đó để kịp thời, để mà cứu khổ mấy con, kịp thời chứ không khéo mấy con tu theo cái tuổi trẻ thì không được. Tuổi trẻ thì người ta tu như vậy người ta có bài bản, sau khi người ta tu chứng người ta đem bày bản của người ta ra người ta dạy, còn mấy con đem cái kiểu của mấy con dạy thì không có bài bản đâu, mà nó chỉ cứu mấy con thoát ra khỏi trong khi mấy con tuổi già sức yếu.
(27:08) Tu sinh: con định hỏi Thầy tu Tứ Niệm Xứ, con tu nửa tiếng thanh thản, con tu Tứ Niệm Xứ con không có vọng tưởng, không có niệm gì cả, nó cứ bình thường từ đầu đến cuối, nếu mà xong con bỏ các cái pháp được không.
Trưởng lão: không! Không bỏ! Thầy không cho bỏ cái pháp nào mà Thầy xét vào thấy cái đó mà con không vì dùng cái hơi thở mà bị ức chế tâm. Không vì dùng cái bước đi mà ức chế tâm thì Thầy sẽ cho con áp dụng cái đó để mà xả tâm. Mấy con yên tâm tới chừng đó Thầy kiểm tra từng người hết. Không có sót người nào hết. Mà Thầy thấy mấy con dụng cái pháp nào mà ức chế tâm thì Thầy bảo mấy con bỏ; còn cái pháp nào mà không ức chế tâm thì mấy con cứ tiếp tục tu để đúng cái đặc tướng của mấy con.
Mấy con yên tâm! Thầy mà điều khiển rồi thì không có người nào mà Thầy cho rớt hết, mà có rớt ít ra thì mấy con cũng trầy da tróc vẩy mới rớt chớ có dễ gì đâu. Nghĩa là ít ra mấy con cũng bị đòn nát xương rồi mấy con mới chịu rớt, chớ còn không ấy mấy con bỏ trường chứ Thầy không bao giờ bỏ học trò Thầy mà có thể cúp cua mà trốn học được đâu.
(28:25) Tu sinh: bạch Thầy! Nếu mình tu Tâm Từ đó thì trên Tứ Niệm Xứ vậy thì sao Thầy?
Trưởng lão: Tâm Từ trên Tứ Niệm Xứ đó con - bởi vì con tỉnh thức ở trên cái Tâm Từ thanh thản an lạc vô sự, là con đang thực hiện cái Tâm Từ. Con không có quên được cái thanh thản an lạc vô sự rồi là con đã thực hiện Tâm Từ rồi đó. Nó tỉnh thức ở trên Tứ Vô Lượng Tâm. Để rồi đây rồi mấy con thực hiện pháp nào rồi thì Thầy sẽ biết; mấy con sẽ ở chỗ cái nào rồi Thầy xác định cho mấy con ở đó, ở cái tâm Tứ Vô Lượng Tâm, ở chỗ nào đó.
Bởi vì nó là Tứ Vô Lượng Tâm! Cho nên vì vậy mấy con ở trên cái pháp đó nó thuộc về cái tâm mà thích của con từ thì con tu Tâm Từ, con thích về xả thì nó sẽ ở trên đó mà nó xả. Người nào mà nó thích, thế nào mấy con không có chạy khỏi bốn cái Tứ Vô Lượng Tâm này, bởi vì Tứ Vô Lượng Tâm nó gồm cả tâm của mấy con hết trong này rồi. Mà mấy con bây giờ chưa xác định mình được tu ở cái pháp nào thôi, nhưng mà khi mà ở trên Tứ Niệm Xứ mà Thầy dạy rồi thì mấy con không có lọt mặt nào mà ở trên Tứ Niệm Xứ này mấy con khỏi đâu. Tứ Vô Lượng Tâm mấy con sẽ ở trên đó mấy con tu một pháp duy nhất của mấy con trên Tứ Niệm Xứ.
Thực sự là Thầy sẽ dẫn dắt mấy con rồi mấy con mới biết mấy con tu cái pháp nào; chứ bây giờ thì mấy con chưa biết đâu. Tới chừng áp dụng vô cái lớp Chánh Tri Kiến rồi đó, thì mấy con biết áp dụng vô đó rồi thì bắt đầu nó lòi cái mặt ra hết, cái người nào mà tu Tâm Từ nó ra Tâm Từ, mà tu Tâm Bi nó ra Tâm Bi, mà tu Tâm Hỷ nó ra Tâm Hỷ, mà tu Tâm Xả nó ra Tâm Xả hết!
Nó xác định rất rõ để cho chúng ta biết cái đặc tướng của chúng ta nó nhằm ở chỗ đó đó. Đó bây giờ ví dụ như con từ lâu tới giờ khi mà vào tu rồi bây giờ con mới hiểu mình tu Chánh Niệm Tỉnh Thức, mà con quất tu cái đó từ đầu tới đuôi. Tức là tu Tâm Từ mà con đâu có biết
Tu sinh: Dạ con không biết
Trưởng lão: Bây giờ mấy con học tới Tâm Từ rồi mấy con mới biết đó là cái phương pháp để thực hiện Tâm Từ của mấy con chứ gì! Thì bây giờ nhờ Thầy triển khai Thầy dạy mấy con mới hiểu, chớ Tứ Vô Lượng Tâm làm sao, đã Tứ Vô Lượng Tâm nó gồm hết tất cả tâm của mấy con rồi. Mà bây giờ mấy con áp dụng chuyên nhất một cái thì nó mới đi vào, còn mấy con áp dụng nó lung tung, lát thì Tâm Từ, lát thì Tâm Bi, lát thì Tâm Hỷ, lát thì Tâm Xả, nó đủ thứ hết. Tưởng là mình tu vậy nó đi vào, bởi vì tu nhiều quá nó đâu có đi vào; nó lại cạn cạn; nó đâu có đi vào.
Cho nên trong cái sự tu tập đó, nó phải xác định cho rõ cái hướng đi của chúng ta. Người nào đúng ở chỗ nào thì chúng ta hướng dẫn người đó đi vào chỗ đó, đó mấy con hiểu chưa?
(30:40) Tu sinh: Bạch Thầy!pháp thuộc về Như Lý Tác Ý nó rất là tốt (30:52).
Trưởng lão: Nó có hiệu quả! Nhưng mà nếu mà con tri kiến của con chưa thông suốt đó; con tác ý nó hiệu quả nó ly đó; chớ mà nó chưa có diệt đâu. Tức là bị chế ngự nó, bị ức chế nó, thì nó cũng là nguy hiểm đó, chớ nó cũng không có đi tới đâu.
Cho nên ở đây triển khai cho nó đầy đủ, trước khi mà chúng ta tác ý, dùng cái pháp tác ý là cái pháp thứ ba để mà đẩy lui cho nó không còn một cái niệm gì trong đầu chúng ta, mà không phải tác ý cái là nó đẩy lui được cho mình được làm thinh nữa đâu; còn tiếp tục tác ý nữa chớ không phải là như thế đủ đâu.
Để nó thành một cái lực của pháp tác ý, nó diệt cái niệm đó đi, nó ly cái niệm đó đi, nó từ bỏ cái niệm đó đi, để nó xả, chớ không phải là tác ý một lần vậy đâu.
Mà trước khi tác ý mà không bị ức chế, là mình phải có cái tri kiến hiểu biết về cái niệm đó. Thật sự là mình đã hóa giải nó bằng cách mình hiểu biết như thật! Rồi bắt đầu bây giờ pháp tác ý mới đuổi tận gốc của nó, bứng gốc nó luôn đó, là cái pháp tác ý.
Còn nếu bây giờ mà con đụng vô nó mà con chưa hiểu nó mà như vậy con tác ý thấy nó cũng đi mất đó; thì coi chừng "nó lúc đó bữa nào nó mọc rễ nó ra nữa chứ nó chưa có hết". Mấy con hiểu chưa?
Thầy sẽ dạy mấy con bứng sạch gốc mà, không có còn ba cái gốc tham, sân, si ở trong tâm của mấy con được nữa. Nhưng mà phải cố gắng tu tập nó mới "bứng gốc", chớ không khéo nó không bứng gốc. Phải không?
Rồi bây giờ mấy con còn hỏi nữa không?
Đã được thân làm người, đã được chánh pháp của Phật, tu xả tâm hoàn toàn thì như vậy là hạnh phúc quá rồi còn gì, đâu còn gì nữa. Chỉ còn cái mấy con bỏ công thôi, tự thắp đuốc lên đi thôi, chớ mà Thầy thắp đuốc nữa là thôi, chắc Thầy thắp không nổi. Vì mỗi người một ngọn đuốc chứ bộ, mình Thầy mà Thầy thắp cả trăm cả ngàn cái ngọn đuốc sao được! Thầy thấp cho Thầy chớ Thầy đâu có thắp cho mấy con được. Bây giờ tự mấy con phải thắp đuốc lên. Phải không?
Bây giờ Thầy đã dạy cho mấy con hiểu cách; "thức thắp cây đuốc, thì mấy con phải thắp để soi sáng con đường mình đi, mình sẽ ra con đường mù mờ mà. Đây là cây đuốc làm cho mấy con sáng suốt nè, hồi nào tới giờ mấy con học Phật pháp chớ mấy con chưa có thắp cây đuốc được, mà bây giờ Thầy mới giúp cho mấy con đốt được cây đuốc của mấy con lên, rồi soi con đường mấy con đi, mấy con sẽ không lạc, không lọt hố đâu, không lọt hầm đâu mà sợ nữa, vì mấy con thắp được cây đuốc sáng, còn nếu mà cây đuốc mấy con thắp không sáng thì mấy con sẽ lọt hầm hố".
(33:06) Mà từ lâu tới giờ một số tu sĩ và cũng như cư sĩ họ sẽ lọt hầm hố mà họ không biết, bởi vì cây đuốc họ tắt đui à, mà họ cứ tưởng nó sáng, cho nên họ lọt xuống hố mà họ không hay.
Có đúng không mấy con? Thầy nói đúng mà mấy con! Bởi vì họ lọt xuống hố rõ ràng là tới khi mà họ chết họ đau bệnh, họ rên la, họ nằm trên giường họ lăn lộn. Họ có làm chủ được gì đâu! Thì như vậy họ lọt hố chớ họ ở đó mà gọi là thắp sáng. Có đâu! Cho nên ở đây là mình phải tu thật, làm thật! Để cho mình biết được cái làm chủ của mình, không uổng phí một đời của mình đâu. Đó! Thì bây giờ mấy con còn hỏi gì nữa không?
(33:41) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Trong sách ghi Những Lời Phật Dạy Trưởng lão ghi về pháp độc nhất là Tứ Vô Lượng Tâm thì là tâm vô lượng thì Chánh Niệm Tỉnh Giác (33:56)
Trưởng lão: Bây giờ con không có tu cái Chánh Niệm Tỉnh Giác như mọi lần mình tập đi kinh hành để mình biết đi kinh hành chứ gì? Nhưng mà sự thật ra mình đang tu cái Tâm Từ của mình là Chánh Niệm Tỉnh Giác nó cao hơn cái chỗ là Chánh Niệm Tỉnh Giác kia, con hiểu chưa?
Cho nên có cần nhắc phải tu Chánh Niệm Tỉnh Giác làm gì; tôi chỉ tu Tâm Từ tôi thôi. Mà tu Tâm Từ thì mỗi lần tôi bước đi là tôi chú ý kỹ rồi làm sao mà tôi còn Chánh Niệm Tỉnh Giác nữa mấy con, con hiểu không?
Cho nên bây giờ nó gom lại một pháp độc nhất, chứ nó không còn hai ba pháp trong đó. Hồi đó thì con tu hai ba pháp, còn bây giờ nó vô cái pháp độc nhất này rồi thì nó chỉ còn một pháp. Mà nó tỉnh thức còn cao hơn cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác con tu nữa.
(34:40) Tu sinh: Nếu mình tu Định Vô Lậu này thì làm sao (34:41)
Trưởng lão: Bởi vì Định Vô Lậu là cái tri kiến của con, con đã học rồi mà, con hiểu chưa? Nếu mà không có dạy con ở cái lớp Chánh Tri Kiến này, mà đưa con vô con tu Tứ Vô Lượng Tâm thì con có biết Tứ Vô Lượng Tâm ở chỗ nào đâu. Bây giờ con hiểu được Tứ Vô Lượng Tâm như vậy như vậy mà Thầy giảng từ mấy bữa rày đó, thì do con học lớp Chánh Tri Kiến rồi, con hiểu không?
Cho nên cái đường đi phải đi từng cái lớp thấp của nó đi đến lớp cao của nó; cho đến khi áp dụng đều là phải có cái tri kiến hết chớ! Không có tri kiến thức là mình biết đường đâu mình đi, phải không?
Cho nên vì vậy mà "lớp Chánh Tri Kiến rất cần thiết cho chúng ta hôm nay", vì vậy mà bây giờ chúng ta mới biết rằng chúng ta đang tu tới pháp Tứ Vô Lượng Tâm, cái Pháp Độc Nhất, Từ Tâm, Bi tâm, Hỷ Tâm, Xả Tâm.
Ai họp với pháp nào là sẽ tu ngay pháp đó; chớ không có khác gì hết. Nghĩa là thực hiện cái pháp đó, để mà thực hiện để cho rốt ráo để mà chúng ta đi đến cái cứu cánh của chúng ta.
Rồi! Ai còn hỏi gì nữa không con? Hết rồi phải không? Hết rồi thì nghỉ
Rồi ngày mai, bên nữ tới trình cái bữa thứ ba, mấy con làm bài, tiếp tục làm bài rồi nộp cho Thầy, Thầy sẽ chấm bài cho mấy con. Rồi cái bữa mà thứ ba đến cái giờ đó Thầy sẽ trả lại bài của mấy con và tiếp tục chúng ta sẽ học những bài khác, và lần lượt Thầy sẽ cho đọc những cái bài đây để chúng ta huân tập thêm những cái kiến thức, kiến thức tu tập.
Tu sinh: Thưa Thầy !
Trưởng lão: Gì con?
Tu sinh: Ngày mai Thầy cho con về trong vòng một ngày rồi con trở lại, để chỉnh đốn gia đình thưa Thầy.
Trưởng lão: Được rồi! Thầy đã báo cho bây giờ hết cái tháng này đó, bây giờ mấy con phải chuẩn bị cho nó hẳn hòi đó con. Ai muốn về thì cứ lo về mà giải quyết cho xong tới vô học mà tới cái lớp lớp Chánh Tư Duy đó, mà còn xin về là Thầy đuổi luôn, không có cho ở đây học được, phải giải quyết cho xong con.
HẾT BĂNG