CK 079A - PHÁP ĐỘC NHẤT TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - PHÂN LỚP - BA GIAI ĐOẠN XẢ TÂM - MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẬP THIỆN, TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 02/02/2006
Thời lượng: [40:02]
(00:00) Trưởng lão: Hôm nay, Thầy xin nhắc lại Tứ Vô Lượng Tâm. Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả là những Pháp Độc Nhất. Cho nên nó, khi viết về Tâm Từ thì nói Tâm Từ; đừng có nói lộn xộn Tâm Bi ở trong đó. Vì vậy mà nó là pháp độc nhất - nó không phải mình tu Tâm Từ rồi mình phải Bi, Hỷ, Xả, nó không có lộn xộn vậy được.
"Từ là mình sống trong lòng từ của mình, lúc nào mình cũng tỉnh thức để cho mình không có làm đau khổ chúng sinh hay vật gì hết. Để cái pháp đó đưa đến chỗ cứu cánh giải thoát cho mình". Chứ không khéo cái Từ của mình nó xen Tâm Bi. Cho nên dường như mình cứ thấy mình tu Tâm Từ thì nó có Tâm Bi trong đó, có Tâm Hỷ, Tâm Xả như vậy mình mới xả, không phải! Mình hiểu như vậy là hiểu chung chung.
Nó không thể hiểu chung chung vậy được mà hiểu độc nhất. "Nếu mà tu Tâm Bi thì luôn luôn thực hiện lòng bi của nó chứ không có lộn xộn Tâm Từ, Tâm Hỷ, Tâm Xả trong đó". Cho nên đến giai đoạn này để mà học tập pháp này là pháp độc nhất. Hễ mình chọn lấy Tâm Bi thì tu Tâm Bi, chọn lấy Tâm Từ thì tu Tâm Từ chứ không có lộn xộn trong đó phải có xả; mặc dù nó có xả nhưng điều kiện nó không phải là cái pháp của nó, nó không phải! Nó chỉ riêng của nó thôi, mình chỉ thực hiện lòng từ của mình, hoặc lòng hỷ, lòng xả. Cho nên đến khi xả, có nhiều người Thầy tin rằng mấy con khi viết bài xả, hễ mình xả thì mình phải có hoan hỷ, mình xả mình phải có Tâm Từ, mình xả mình phải có Tâm Bi. Không phải vậy!
(01:34) Vậy nó lộn xộn rồi nó không phải là pháp độc nhất của đạo Phật. Trong Kinh Bát Thành nói pháp độc nhất tức là cái pháp đó chuyên lúc nào cái đó để cho chúng ta đi đến cứu cánh, chứ không có chen cái pháp nào vô lộn xộn trong đó hết. Nhớ như vậy các con sẽ làm đúng bài pháp chúng ta sẽ bắt đầu áp dụng. Cho nên trong sự tu tập phải lưu ý vấn đề này.
Vừa rồi Thầy có đọc một đoạn của Tu sinh viết về Tâm Xả nhưng mà Thầy thấy hễ xả cái niệm đó rồi lại có hoan hỷ, rồi lại thực hiện thấy lòng từ của mình, thương thì mình mới xả, còn không thương thì mình không xả, không hoan hỷ thì làm sao xả. Đó là chung chung không phải!
Ở đây xả là xả, tôi không cần hỷ, không cần gì hết - nghĩa là tôi không biết hỷ gì hết, nghĩa là tôi chỉ biết xả đó thôi, xả đem lại cho "Tâm chúng ta hoàn toàn bất động", không có niệm thì mới đúng pháp của chúng ta. Nhớ như vậy thì chúng ta sẽ làm đúng.
Cái này Thầy photo cho con, của thầy Minh Thành.
Tu sinh: Con cảm ơn
(02:56) Trưởng lão: Ở đây, Thầy photo có ba bản à.
Cho nên hôm nay các thầy muốn thưa hỏi một cái điều gì thì cứ thưa hỏi rồi đến ngày thứ Ba thì bắt đầu nộp bài cho Thầy, Thầy sẽ chấm bài rồi tiếp tục chúng ta làm Tâm Xả.
Xả có hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên, chúng ta tu tập là chúng ta xả tâm phàm phu của chúng ta. Kế đến chúng ta xả cao hơn là như trong Tứ Thánh Định - thì Tứ Thiền. Đức Phật mới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, nghĩa là chúng ta xả hơi thở của chúng ta đó. Thì nó có khi mà tu tập như vậy thì chúng ta phải biết cách xả hơi thở chứ không phải tập nín hơi thở mà là xả hơi thở.
Như vừa rồi Thầy dạy cô Huệ Ân thì Thầy dạy cô tu tập xả tâm, xả hơi thở để khi mà bức bách của cơ thể cái nghiệp thì cô biết cách để mà cô làm chủ sự sống chết của mình, để cô ra đi. Cho nên đó là cách thức tập xả nhưng vì cái trường hợp cô chưa có tâm hoàn toàn thanh tịnh, nói chung là Tứ Niệm Xứ chưa sung mãn nhưng vì tuổi tác của cô quá lớn mà nếu không tập như vậy đến khi nghiệp đến thì cô không đủ sức, không đủ sức để ra đi tự tại thì rất là đau khổ. Cho nên Thầy có hướng dẫn cô cách thức làm chủ hơi thở. Khi muốn chết thì mình sử dụng phương pháp tịnh chỉ được hơi thở mà ra đi thanh thản.
Hôm nay, Thầy xin phép nhắc lại là vì trong lớp chúng ta, người già nên tu theo tuổi già, để thời khoá Thầy thành lập cho nó hợp với tuổi già. Còn người trẻ phải nên tu theo tuổi trẻ để thời khoá nó có nhiều thời giờ tập luyện hơn vì cái sức khoẻ của người trẻ phải tu như vậy chứ không thể nào tu sai được và tri kiến giải thoát chưa đủ thì chịu khó ở lại chứ không thể lên lớp mà tri kiến của mình chưa đủ thì mình chưa đủ sức để mà xả tâm. "Mà chưa đủ sức tri kiến, chưa đủ sức xả tâm thì mình sẽ bị ức chế tâm".
(05:38) Cho nên từ trình độ mà Thầy đã đọc qua các bài tức là sự tư duy, quán xét trên Chánh Tri Kiến. Người nào có đủ khả năng tri kiến để xả tâm thì được lên lớp tu tập. Còn người nào chưa đủ thì ở lại lớp để mà triển khai tri kiến của mình. Người nào có sức khỏe thì tu thời gian dài hơn, người nào thiếu sức khoẻ thì tu thời gian ít hơn. Đừng lên đó để rồi gục tới, gục lui - rồi cố gắng sẽ bị ức chế thân tâm, tu tập chẳng giải thoát mà càng thêm khổ.
Cho nên sự tu tập càng phân chia lớp, tu tập rõ ràng hơn thì kết quả sẽ dễ dàng hơn. Còn để tu tập tu lu bù người nào cũng như người nấy thì sự tu tập không thể có kết quả. Cho nên vì vậy mà bắt đầu chúng ta gần xong lớp Chánh Tri Kiến thì chúng ta sẽ bắt đầu qua lớp Chánh Tư Duy. Chánh Tư Duy tức là áp dụng sự hiểu biểu của chúng ta để xả tâm.
(06:59) Trưởng lão: Mà xả tâm chúng ta có bốn cung cách xả tâm.
Xả tâm thứ nhất là chúng ta dùng Tâm Từ. Người nào hợp với Tâm Từ thì chúng ta dùng Tâm Từ mà xả tâm. Người nào hợp với Tâm Bi thì dùng Tâm Bi mà xả tâm. Người nào hợp với Tâm Hỷ thì dùng Tâm Hỷ mà xả tâm. Cách thức luyện tập Tâm Từ như thế nào? Cách thức luyện tập Tâm Bi như thế nào? Và Tâm Hỷ, Tâm Xả như thế nào? Để chúng ta biết áp dụng một pháp độc nhất để đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn.
Đó là chương trình giáo dục đào tạo chúng ta trở thành những Bậc Gải Thoát, chứng đạt chân lý. Cho nên phải học tập đúng và trình độ chúng ta phải biết học được lớp nào và chưa học được lớp nào thì chúng ta đừng vội vàng, đừng ham thích để rồi lên lớp trên mà chới với không học được, không tu được mà lại còn thêm chướng ngại, bệnh tật là khác nữa.
Tới đây thì sự càng quyết định hơn là vì chúng ta có: "Mục đích tu là phải giải thoát, phải làm chủ hẳn hòi - chứ không thể tu nhiều đời, nhiều kiếp, tu cầm chừng, tu lấy có thì không thể được". Thà không tu thì thôi mà đã tu nhất định là phải giải thoát, nhất định là phải thực hiện nhập Bốn Thiền, thực hiện Tam Minh - hoàn toàn làm chủ sự sống chết của chúng ta, chấm dứt luân hồi, hoàn toàn chúng ta biết rất rõ. Chứ không phải tu lơ mơ, tu cầm chừng như từ lâu đến giờ.
(08:43) Đã là vào cái lớp học đào tạo để chúng ta chứng đạt được Chân lý giải thoát hoàn toàn thì không thể nào từ chối trên sự tu tập nhưng chúng ta tùy theo khả năng, trình độ, sức khoẻ mà được sắp xếp vào những lớp học. Nếu ai muốn vào lớp học cao thì phải cố gắng nhưng cố gắng thấy cái sức của mình được, thấy khả năng của mình được thì mình mới ở lớp đó mình tu còn nếu thấy không được thì xin trở về. Chứ không nên vội vàng và rồi mình sẽ không đạt được kết quả thì rất là uổng, uổng phí! Tu không phải tu hình thức mà đây tu để được giải thoát hoàn toàn.
Cho nên phải cố gắng nỗ lực hết mình, Thầy đem hết sức lực Thầy dạy cho mấy con - nghĩa là cuộc đời của mấy con hôm nay mà vào tu không phải còn kéo dài thời gian nữa vì tuổi đời của mấy con, có nhiều người lớn tuổi, không có còn lâu nữa và những người tuổi trẻ còn nhỏ không nghĩa là chúng ta tu cầm chừng như vậy, chúng ta làm sao đủ thân giáo để mà hướng dẫn người. Chúng ta thân giáo là chúng ta phải làm chủ sinh, già, bệnh, chết, chúng ta phải chấm dứt luân hồi, chúng ta phải có đủ thiền định, chúng ta phải có đủ Tam Minh thì chúng ta mới đủ khả năng mà hướng dẫn người. Nếu chưa đủ điều kiện đó mà chúng ta hướng dẫn người là chúng ta tự giết mình và tự giết người trong danh lợi.
(10:40) Hôm nay phải tu thật; chứ không phải tu giả nữa, không phải tu cầm chừng nữa mà có sự quyết liệt. Cho nên bắt đầu từ ngày nay cho đến hết tháng giêng này thì ai có điều kiện gì, gia đình, bạn bè, thân hữu muốn giải quyết điều gì thì ngay bây giờ về trụ xứ của mình để giải quyết cho xong rồi trở lại đây. Chúng ta sẽ nỗ lực tận cùng mà không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào ở trong Tu viện này nữa.
Theo đúng quy ước mà quý thầy và quý cư sĩ đã đọc thì nhất định là không được vi phạm trong quy ước này nếu ai quyết định tu tập để được giải thoát. Và đồng thời cuối cùng Thầy sẽ kiểm lại bài cuối cùng là cái bài Đức Tâm Xả - để chúng ta biết cách xả tâm như thế nào đúng, như thế nào sai. Xả từ tâm phàm phu cho đến xả tâm Từ Thiền Định để đạt được Tam Minh. Nó có hai giai đoạn xả như Thầy nói.
Xả từ tâm phàm phu của chúng ta rồi đến Tâm xả tâm của thiền định như trong Tứ Thánh Định là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Đó là xả tâm Thiền Định - chứ không phải đem cái xả tâm Thiền Định đó mà đem áp dụng xả tâm phàm phu.
Tâm phàm phu chúng ta thường dính mắc rất nhiều; đủ thứ dính mắc cho nên vì vậy mà bài Tâm Xả là cái bài cuối cùng. Người nào làm đúng thì sẽ được đọc cho tất cả chúng nghe. Còn người nào làm chưa đúng thì cố gắng tập làm cho đúng, hiểu cho biết, cho rõ ràng vì mục đích của đạo Phật "ly dục ly ác pháp thì Tâm Xả là cần thiết". Mà thường Thầy nói trên Tứ Niệm Xứ còn quét tâm tức là xả tâm - Xả Tâm ở trên Tứ Niệm Xứ có nghĩa là xả thọ, xả các cảm thọ của thân, của tâm và phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Tức là ngăn chặn các pháp, không cho tác động vào Tứ Niệm Xứ, con đường tu tập như vậy mới có thể hoàn thành được sự giải thoát nếu không tu tập đúng như vậy thì không bao giờ có sự giải thoát chân thật của Phật giáo.
(13:13) Hôm nay, chỉ còn một thời gian ngắn nữa mà chúng ta bước đầu vào lớp Chánh Tư Duy tức là lớp thực hành. Thầy nhắc lại để cho biết lớp thực hành của chúng ta như thế nào là đúng, như thế nào là sai.
Vào lớp thì chúng ta xếp tất cả các bàn ghế này lại không còn ngồi ghế nữa và chúng ta sẽ ngồi hai hàng hai bên và nhiếp tâm, an trú tâm trong tâm thanh thản và vô sự tức là Tứ Niệm Xứ.
Thầy sẽ dạy cách thức nhiếp tâm và an trú tâm trên Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là chúng ta không phải ngồi để mà tập trung vào một đối tượng nào mà chúng ta là những người ngồi bán già, kiết già, ngồi thường - bình thường, tất cả các tư thế ngồi đều được cả, nhưng chúng ta lúc nào cũng tâm tỉnh thức. Khi thân chúng ta có cảm thọ thì chúng ta sử dụng pháp đẩy lui các cảm thọ đó ra khỏi tâm.
Khi tâm có niệm thì chúng ta đưa thành một đề tài của Định Vô Lậu - tất cả các bài học chúng ta đã học trong Chánh Tri Kiến; đều áp dụng vào cái niệm đó để xả tâm. Chỉ có như vậy chúng ta mới thực hiện được rốt ráo còn nếu không thì chúng ta sẽ bị ức chế - khi chúng ta nghĩ rằng cái niệm đó là nhân quả, là ái kiết sử rồi chúng ta tác ý suông thì chúng ta sẽ bị ức chế.
Nó có ba giai đoạn để tu tập xả tâm.
(14:56) Khi có một niệm thì chúng ta quan sát cái niệm đó, xem xét cái niệm đó. Rồi xem cái niệm đó ở trong cái tâm niệm nào chứ không phải thấy cái niệm là lo mau nghĩ cái này, cái kia mà phải quan sát rất kỹ cái niệm. Rồi chúng ta biết cái niệm đó nó thuộc về nhân quả, thuộc về ái kiết sử, thuộc về một ác pháp nào thì chúng ta lại sử dụng… sử dụng các hiểu biết của chúng ta để áp dụng vào hoá giải các niệm đó bằng những phương pháp hiểu biết, kiến thức của chúng ta để xả nó.
Xả nó bằng Tâm Từ, xả nó bằng Tâm Bi, xả nó bằng Tâm Hỷ, xả nó bằng Tâm Xả. Đó như vậy chúng ta mới biết cách áp dụng triệt để để mà không bị ức chế cái niệm đó. Cho nên khi chúng ta xả rồi thì tâm hồn chúng ta thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là giai đoạn thứ nhất.
(16:02) Mà nếu chúng ta áp dụng vào một Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả thì mỗi niệm đó đều áp dụng vào Tâm Từ nếu chúng ta lấy Tâm Từ. Nếu chúng ta lấy Tâm Bi thì áp dụng vào Tâm Bi vào mà xả, xả bằng tri kiến của chúng ta viết ra một bài luận để chúng ta hiểu biết rằng đó là chúng ta xả đúng hay xả sai. Sau khi Thầy còn xem xét lại bài luận của quý vị để biết giúp đỡ cho quý vị thêm những tri kiến để mà xả tâm.
Cho nên trong vấn đề tu tập của Phật giáo, mà nếu không chịu rèn luyện cực khổ như vậy thì không bao giờ xả hết. Và kế tiếp chúng ta sẽ sử dụng các pháp tri kiến giải thoát để xả thì chúng ta thấy chưa đủ, xả như vậy chưa đủ. Chúng ta còn phải dùng pháp Như Lý Tác Ý đối với niệm đó tuy rằng thông suốt như vậy nếu chúng ta không dùng pháp Như Lý Tác Ý hàng lúc, hàng giờ, hàng phút nhắc nó thì chắc chắn nó sẽ trở lại, không bao giờ nó phẳng lặng. Cho nên chúng ta còn áp dụng pháp Như Lý Tác Ý.
"Nếu chúng ta chưa thông suốt niệm đó mà chúng ta tác ý để đuổi niệm đó thì chúng ta bị ức chế". Còn trái lại chúng ta dùng Định Vô Lậu quán xét, thông suốt niệm đó, bắt đầu chúng ta dùng pháp tác ý mà không phải tác ý một lần mà trong suốt thời gian chúng ta ngồi tu hoặc là suốt cả ngày hôm đó hoặc là đôi ba ngày để mà thấm nhuần, để mà đuổi thật sự. Cũng như thân chúng ta có đau nhức chúng ta dùng pháp tác ý và câu hướng dẫn cho thân chúng ta đừng đau bệnh thì chừng nào bệnh chúng ta hết, chúng ta mới nghỉ.
(18:03) Còn cái tâm của chúng ta có một chướng ngại, niệm chướng ngại nào đó thì chúng ta cũng sử dụng chừng nào niệm đó hoàn toàn không tới lui với chúng ta nữa thì chúng ta mới thôi. "Nghĩa là niệm đó chúng ta đã quan sát. Nó rất quan trọng. Nó đem đến cho đời sống của chúng ta nhiều tham, sân, si - có những chướng ngại làm cho chúng ta phiền não cho nên chúng ta phải sử dụng pháp Như Lý Tác Ý mà đẩy lui, đẩy lui thật sự, không còn cái niệm đó nữa thì mới thôi".
Đó là cách thức chúng ta sẽ áp dụng sau này. Còn bây giờ, qua điều kiện cần thiết hiện giờ, cần hiểu những điều gì thì xin quý thầy, quý cư sĩ hỏi kỹ lưỡng để đoạn chúng ta làm bài triển khi tri kiến đúng cách, không triển khai sai, nhiều khi chúng ta vẫn lầm lộn, không theo dàn bài, viết không đúng cách.
Thí dụ như Tâm Từ đối với bản thân, đối với người khác, bởi vì Tâm Từ phải đối với mình, rồi đối với người. Nhưng mà đối với mình thì không được xen kẽ đối trong đối với người, cho nó rõ ràng. Đối với mình như thế nào khi Tâm Từ tức là thực hiện pháp Tâm Từ đó để cho thân tâm của chúng ta không xảy ra những sự đau khổ đó là Tâm Từ. Tâm Từ đối với người thì luôn luôn lúc nào cũng tỉnh giác như thế nào để không đem đến sự đau khổ của người khác. Tâm Từ đối với chúng sinh, đối với loài vật, thì chúng ta luôn luôn tỉnh giác như thế nào như bài pháp của thầy Chơn Thành đã nói qua hành động luôn luôn lúc nào nhớ tác ý để giữ gìn sự tỉnh thức của chúng ta, sức tỉnh thức đó là Tâm Từ, nhớ những điều này để chúng ta áp dụng thực hiện Tâm Từ qua sức tỉnh thức của mình.
(20:06) Còn Tâm Bi lúc nào chúng ta nếu có duyên với đặc tướng Tâm Bi thì lúc nào chúng ta cũng thực hiện lòng bi của chúng ta. Thường thường nhắc, bây giờ trước mặt của chúng ta chưa có một người đau khổ, chưa một con vật nào đau khổ thì chúng ta tu tập Tâm Bi như thế nào để Tâm Bi thực hiện khi có một sự việc xảy ra, khi có sự đau khổ thì ngay đó những hành động của chúng ta an ủi, xoa dịu vết thương đau của vật, của người, của loài cỏ cây, đất đá thì lúc bấy giờ chúng ta mới thực hiện hành động đó.
Như vậy chúng ta mới thực hiện được Tâm Bi. Chỉ duy nhất vào Tâm Bi mà không nói Tâm Từ. Chứ không phải giữa từ, giữa bi có lẫn lộn nhau thì không đúng như trước Thầy đã nói.
Tu Tâm Hỷ cũng vậy và Tâm Xả cũng vậy. Lần lượt bài nào chọn thấy đủ tiêu chuẩn để tu tập thì Thầy sẽ cho đọc những bài đó để chúng ta huân tập những kiến thức, hiểu biết, những điều kiện cần thiết để trên con đường tu tập của chúng ta đủ sức để mà xả tâm, để làm chủ được thân tâm của mình, để đem lại sự bình an, thanh thản, an lạc và vô sự cho Tứ Niệm Xứ của mình. Thì điều đó là lợi ích trên con đường tu tập của chúng ta. Và cuối cùng, chúng ta có đầy đủ đạo lực Tứ Thần Túc để thực hiện làm chủ sự sống chết của chúng ta.
Đến đây Thầy xin chấm dứt buổi nói chuyện hôm nay và quý thầy, quý Phật tử có chỗ nào thưa hỏi thì cứ thưa hỏi Thầy để được trọn vẹn trong buổi học hôm nay. Ngắn gọn, hỏi ngay điều chúng ta học, chúng ta làm, để chúng ta còn về để lo làm bài, để lo tư duy, suy nghĩ đúng cách vì sắp sửa đến những ngày chúng ta tu tập áp dụng vào phương pháp học tập của chúng ta đến đây quý thầy còn ai cần hỏi gì thì cứ hỏi Thầy.
(22:11) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão con xin có câu hỏi.
Ví dụ bây giờ con ra một ví dụ về Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả. Con ví dụ như một hộp âm gồm có bốn nốt nhạc. Con có thể ví dụ như vậy được không?
Trưởng lão: Không được! Đây là Pháp Độc Nhất. Đây là Pháp Độc Nhất không thể dùng một hộp âm có bốn nốt nhạc cho nên khi mình đóng nốt này thì nó phải hoà nhạc với mấy nốt kia thì đây không được. Đây là Pháp Độc Nhất. Đức Phật đã dạy trong kinh Bát Thành đây là Pháp Độc Nhất nên mình không có hoà âm như vậy.
Tu sinh: Câu hỏi thứ hai nữa kính mong Trưởng lão hoan hỷ chỉ dạy sự liên hệ và khác nhau giữa Thập Thiện và Tứ Vô Lượng Tâm như thế nào?
Trưởng lão: Thập Thiện và Tứ Vô Lượng Tâm. Thập Thiện là con đường đi của nhân quả của con người tức là Thập Thiện. Mà đó là dàn bàn để chúng ta biết đường đi của nhân quả. Còn Tứ Vô Lượng Tâm là khác. Đó Pháp Độc Nhất để chúng ta ôm một pháp trong bốn pháp này mà đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn chứng đạt Chân lý tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Hai cái này khác xa. Bởi vì khi mà chúng ta dùng Thập Thiện mà để xả tâm của mình thì Thập Thiện chỉ ở trên nhân quả mà thôi. Bởi vì đường đi của nhân quả con người, tức là Thập Thiện. Cho nên…
Ví dụ như bây giờ, chúng ta tu chung chung, là bây giờ chúng ta muốn xả mà chúng ta thấy là đường đi nhân quả của chúng ta muốn nói ra một lời nói, hoặc là hành động hoặc suy nghĩ nào đó mà nó là ác pháp, nó đem đến cái khổ cho mình và cho người thì trên con đường đi nhân quả chỉ mới giai đạon tập đạo đức làm người "không làm khổ mình, khổ người" thì nên đi trên con đường đi nhân quả này thì chúng ta thực hiện được đạo đức nhân bản - nhân quả mà thôi, "không thể đi đến chỗ rốt ráo được".
(24:24) Cho nên Thập Thiện thì không thể đi đến chỗ rốt ráo. Vì vậy đức Phật nói: "Tiêu chuẩn để làm Trời chứ không phải tiêu chuẩn để chúng ta được giải thoát, chấm dứt luân hồi" - cho nên hai cái khác xa không có giống nhau.
Một đằng thì thực hiện đạo đức nhân bản - nhân quả trong giai đoạn đầu đó là Thập Thiện. Còn Tứ Vô Lượng Tâm là một đằng đi tới cuối cùng. Đầu tiên chúng ta dùng Thập Thiện để mà chúng ta xả hoặc dùng Thập Thiện để mà chúng ta căn cứ vào mười điều kiện này mà chúng ta thực hiện Tâm Từ không bị vướng mắc vào trong thập ác. Cho nên nó chỉ nương vào, nhờ vào để mà chúng ta giữ gìn, để mà chúng ta thực hiện Tâm Từ.
Nhưng pháp thực hiện Tâm Từ thì không nằm trên Thập Thiện. Tại sao vậy? Tại vì Tâm Từ là chúng ta tập Tỉnh Thức từng hành động, hành động thân, khẩu, ý của chúng ta, nó không phải để khởi sự không làm điều ác này hoặc làm điều thiện kia nó không vậy. Mà nó giữ Tỉnh Thức để cho nó không xảy ra một điều vô tình mà nó làm phạm phải đến sự đau khổ của chúng sanh, nên nó khác.
Ví dụ như bây giờ Thầy đi kinh hành Thầy không nghĩ làm cái điều thiện để tránh làm giẫm đạp lên chúng sinh nhưng mà Thầy nghĩ rằng sức tỉnh thức của Thầy khởi lên lòng thương yêu của Thầy để tránh giẫm đạp chúng sinh chứ không phải ở trên thân hành để làm điều thiện đó, không phải!
Ở đây cái mục đích của Tứ Vô Lượng Tâm, Tâm Từ đó là tập tỉnh thức để thực hiện lòng từ của mình, tránh dẫm đạp lên chúng sinh, làm cho lỡ vô tình chúng ta làm chúng sinh đau khổ.
Cho nên nó là lòng từ của Tứ Vô Lượng Tâm, là lòng từ để thực hiện đến rốt ráo đến cuối cùng. Nó hoàn toàn nó đi đến chỗ giải thoát hoàn toàn. Đó là Tâm Từ.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão. Con có một câu kết luận như thế này: Tức là Thập Thiện thuộc về ý thức, ý thức thiện còn trong Thập Thiện giới hành còn Tứ Vô Lượng Tâm thuộc về giới đức. Còn bây giờ nếu mình muốn thực hiện được Tứ Vô Lượng Tâm con sẽ dùng giới hành để con đánh thức tình cảm sâu xa trong tâm hồn con người ví dụ như Tứ Vô Lượng Tâm, con có thể kết luận như vậy không?
(26:57) Trưởng lão: Không phải! Để Thầy nhắc lại ở chỗ giới đức và giới hạnh.
Giới đức là Thập Thiện. Nó là đức. Thí dụ như không giết hại chúng sinh, là đức hiếu sinh nhưng mà cái Tứ Vô Lượng Tâm nó biến ra hành động rồi. Nó là cái hạnh. Bởi vì cái hạnh làm mình phải tập tỉnh thức từng cái hành động của mình, từng lời nói của mình, từng suy nghĩ của mình ở trên thực hiện Tâm Từ.
Bây giờ ví dụ như Thầy thực hiện Tâm Từ, Thầy tỉnh thức, Thầy bước đi Thầy chú ý trên bước đi, Thầy tránh Thầy không giẫm đạp lên chúng sinh. Đó là cái hạnh rồi - chứ không phải cái đức.
Nhưng mà khi chúng ta biến thành hành động tu tập cái đức Tâm Từ. Cái Tâm Từ của chúng ta là cái đức nhưng mà cái hành động đó, hành động mà tu tập để mà có cái hành động như vậy là cái hạnh. Cho nên gọi là đức hạnh của Tâm Từ.
Còn bây giờ chúng ta nói lòng thương yêu của chúng ta, Thầy nói Thầy thương con kiến, con vật ở dưới chân Thầy, Thầy không có đi cố gắng; thực hiện bước đi của Thầy tỉnh thức - tức là cái đức Tâm Từ. Cái đức Tâm Từ nói lời thương của mình; là đức Tâm Từ. Nhưng mà cái hành động đó là cái hạnh của Tâm Từ. Các con phân biệt cho rõ.
(28:18) Cái biến ra cái hành động là cái hạnh. Còn cái mình nói ra: "Tôi vì thương chúng sanh; cho nên tôi cố gắng thực hiện cái hạnh của tôi để tôi, không dẫm đạp chúng sinh". Cái mà tôi nói tôi thương chúng sanh do cái lòng thương yêu đó mà tôi biến ra cái hành động của tôi thì cái mà tôi nói là đức Tâm Từ, các con phân biệt được cho rõ chỗ này.
Còn tôi nói Đức Tâm Từ mà tôi không hành động tỉnh thức của tôi mà tôi đi tôi giẫm đạp lên chúng sanh, thì người đó mới nói được cái đức mà không nói được cái hạnh. Còn cái này là đức và hạnh nó hợp nhau lại cho nên Từ Tâm nó là Đức Hạnh.
Cũng như bây giờ chúng ta nói Thập Thiện. Chúng ta nói Đức Hiếu Sinh thì Đức Hiếu Sinh tức là Tâm Từ của chúng ta chứ không có gì khác hết, Đức Hiếu Sinh - Lòng thương yêu sự sống mà, lòng thương yêu sự sống cho nên chúng ta biến ra cái hạnh, cái hạnh đó cho nên chúng ta phải Tỉnh Thức. Thiếu tỉnh thức thì chúng ta sẽ làm đau khổ chúng sanh.
Cho nên mình nói đến Thập Thiện thì nói về không sát hại chúng sanh, không ăn thịt chúng sanh thì chúng ta biết đó là Đức Hiếu Sinh là lòng thương yêu sự sống. Mà lòng thương yêu sự sống tức là Tâm Từ của chúng ta chứ không gì hết. Nhưng mà nó không đi qua ở bên cái góc độ của Thập Thiện. Cho nên nó không nói cái đó là Đức Hiếu Sinh mà nó lại nó đó là Tâm Từ. Cho nên vì vậy danh từ là để chỉ Tâm Từ thì nó biến hành động của nó cho nên nó là thành cái hạnh chứ không thể nào nói đức suông được.
Nó cộng cả đức và hạnh nhưng bây giờ ở trên cái này như con vừa nói là cái đức của Tâm Từ chứ gì - Đức Từ Tâm thì con nói có một góc thôi nó chưa đúng; nó chưa trọn vẹn của Tâm Từ. Cho nên Tâm Từ thường thường nó sống nó phải Tỉnh Thức thôi. Đó là cái hạnh của nó rồi. Cho nên nó có đức mà có hạnh ở trong đó chứ nói đức không thì không được mà hạnh không thì cũng không được.
Còn cái này bên Thập Thiện thì mình nói cái đức thì mình nói được nhưng mà khi mình thực hiện qua cái hành động của nó thì nó trở thành… Nếu mà muốn có đức hiếu sinh thì mình phải làm sao? Thì nó trở thành Tứ Vô Lượng Tâm rồi; nó trở thành Tâm Từ rồi mấy con.
(30:35) Mình phải hiểu, bởi vì nó thực hiện qua cái hạnh mà ở bên kia thì nó không nói cái hạnh mà nó nói Đức Hiếu Sinh. Nó nói Giới Cấm "không giết hại chúng sanh" - tức là nó Cấm. Mà nói về cái đức của nó thì Đức Hiếu Sinh, nó Đức Hiếu Sinh thôi mà nó chưa nói được cái hạnh. Bởi vì bây giờ nói qua hạnh thì nó là hạnh Từ Bi, hạnh Từ rồi. Cho nên nó phải tỉnh thức; nó có sự liên hệ nhưng liên hệ mà độc nhất cho nên bước qua Tâm Từ là bắt đầu qua thực hành rồi.
Chứ không còn nói suông như là bên Thập Thiện nữa. Cho nên ở bên Thập Thiện chỉ là sử dụng tri kiến, chánh tri kiến mà thôi, để mà mình hiểu biết. Nhưng khi mình áp dụng, cho nên bây giờ Thầy cho mấy con học, học nhân quả, học Vô Thường, quán các Pháp Vô Thường, quán thân Bất Tịnh, quán các Pháp Bất Tịnh. Rồi bây giờ mấy con mới học làm bài Tứ Vô Lượng Tâm - Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả.
Bắt đầu bây giờ nó mới trở thành để mà, khi mà viết như vậy, mấy con viết ra những hành động; tức là viết ra những cái hạnh của nó rồi. Bắt đầu bốn pháp cuối cùng này là nó sẽ trở thành phương pháp để mà chúng ta áp dụng tu tập; áp dụng tu tập cho nó cụ thể, rõ ràng hơn. Nó biến ra các hành động rồi cho nên nó trở thành các hạnh - chứ nó không còn ở trên cái đức nữa. Ở trong cái lời nói suông nữa - "cái đức mà thực hiện thì nó là cái hạnh".
Hễ khi mà mình nói đức; Đức Hiếu Sinh, Đức Buông Xả, Đức Chung Thuỷ, Đức Thành Thật thì cái Đức Thành Thật đó khi mà nó biến ra cái hành động thì cái hành động đó trở về Tâm Từ của nó rồi. Nghĩa là mình biến ra cái hành động của mình thì mình rất là Tỉnh Thức từ trong lời nói của mình, mình nói cái lời nói này là nói dối, là không thật. Không thành thật thì mình đã tư duy, suy nghĩ không được cho lời nói này ra. Mà lời nói này thấy hại mình, hại người thì nhất định chết bỏ chứ nhất định là không nói, đó là thuộc về Tâm Từ rồi mấy con. Các con hiểu chỗ này chưa?
(32:29) Đó như vậy rõ ràng là từ chỗ Thập Thiện; nó đi dần đến chỗ Tâm Từ, để mà pháp rốt ráo. Nếu mà không có Tứ Vô Lượng Tâm này thì chúng ta không có cái hạnh, pháp hành đâu. Vì vậy khi mà chúng ta hành bên Thập Thiện thì nó trở về Tứ Vô Lượng Tâm hết. "Không thuộc về Tâm Xả thì thuộc về Tâm Hỷ, không thuộc về Tâm Hỷ thì cũng phải thuộc về Tâm Từ, không thuộc về Tâm Từ cũng Tâm Bi". Nó không thể nào trật.
Bởi vì Tứ Vô Lượng Tâm là pháp hành, Pháp Hành Độc Nhất; nó pháp hành độc nhất để đi đến cứu cánh chứ nó không phải lý thuyết suông; nó không có nói suông nữa. Cho nên con hỏi như vậy để cho nó rõ. Chứ không khéo mình lầm giữa cái đức và cái hạnh thì nó sai.
Chứ như mình cho nó Tứ Vô Lượng Tâm toàn cái đức không thì không được! Nó là cái phận sự, Đức Từ Tâm có đó nhưng mà nói như vậy Đức Tâm Từ là chúng ta biết nó ở trên Thập Thiện rồi. Nó không thể sai được, cái Thập Thiện được! Bởi vì nó sai Thập Thiện thì nó đi vào Thập Ác. Tiêu chuẩn của Phật giáo đã hướng dẫn cho mình rất rõ ràng trong Mười Điều Lành của Thập Thiện nó là tiêu chuẩn, chứ nó vô lượng điều lành trên đó.
Một hành động, một lời nói, một suy nghĩ của chúng ta thì ở trong này, nó gọn cho chúng ta biết như bây giờ lời nói thì có bốn điều ác. Mà cái hành động của thân thì nó có ba; và cái hành động của ý nó có ba. Cho nên vì vậy mà nó gọi là Thập Thiện nhưng mà đó là những phương pháp gốc của nó mà từ cái gốc đó nó ra bao nhiêu pháp thiện và bao nhiêu pháp ác ở trên cái gốc đó, cái gốc Thập Thiện đó.
(34:16) Cho nên đó là những phương pháp gốc. Mười cái điều lành này nó là cái phương pháp gốc; nó sẽ sanh ra vô lượng lành. Cho nên Tứ Vô Lượng Lành thì nó sẽ tới Tứ Vô Lượng Tâm; cho nên nó gọi là Tứ Vô Lượng Tâm tức là từ chỗ gốc mười điều thiện này nó sẽ xuất phát ra rất nhiều điều thiện; nó thuộc về gốc. Cho nên ở bốn gốc này sẽ bước qua sự thực hành thì nó trở thành Tứ Vô Lượng Tâm, bốn pháp vô lượng của tâm mình không có kể hết được.
Bốn pháp này không kể hết được. Cho nên nó nhiều lắm; cho nên nó gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Từ Vô Lượng Tâm - lúc nào từ của mình cũng vô lượng, không có kể hết được Tâm Từ này, nó không phải gồm trong Thập Thiện đó không đâu mà nó vô lượng lận. Cho nên Tứ Vô Lượng Tâm mà, nó rất nhiều. Cho nên sự tu học nó rất nhiều như vậy đó thì mới gọi Tứ Vô Lượng Tâm, mà Tứ Vô Lượng Tâm nó lại biến ra hành động tức là cái hạnh của nó rồi; nó biến ra hành động giải thoát chứ nó không phải còn ở trong cái đức suông không đâu.
(35:20)Trưởng lão: Cho nên trong sự tu tập chúng ta tới đây thì chúng ta sẽ biết, lần lượt chúng ta sẽ áp dụng vào trong Tứ Vô Lượng Tâm này, hoàn toàn mấy con… "Nếu mà trên Tứ Niệm Xứ mà không có Tứ Vô Lượng Tâm thì mấy con không tu Tứ Niệm Xứ được!" Mấy con áp dụng trên đó, toàn bộ trên đó nếu mà không có Tứ Vô Lượng Tâm thì mấy con không thành tựu được.
Cho nên vì vậy mà hôm nay bài Tứ Vô Lượng Tâm là bài gạn hết tri kiến của mấy con để cho mấy con thực hiện được sự giải thoát hoàn toàn. Như vậy thực sự mình mới tu chứ còn nếu không thì không giải thoát cho nên hiện giờ Thầy chọn đặc tướng của mấy con. Người nào hợp với Tâm Bi thì tu Tâm Bi; người nào hợp với Tâm Từ là tu Tâm Từ nhưng mà Thầy thấy Tâm Từ dễ hợp mọi người hơn; là vì nó phải tập Tỉnh Thức, nó tập tỉnh thức trên từng hành động để biến ra cái hạnh của nó đó - Hạnh từ, đó là nói biến ra từng hành động và nó có phương pháp tập.
Còn Tâm Bi thì chúng ta cũng tập được nhưng mà người nào hợp với Tâm Bi. Chúng ta luôn luôn chúng ta có sự tha thiết, thương yêu trước sự đau khổ của loài vật khác thì người đó nên thực hiện Tâm Bi.
(36:29) Còn cái Tâm Hỷ, Tâm Hỷ cũng độc nhất riêng nó chứ không phải được kết hợp với mấy tâm kia đâu! Nó dường như có sự kết hợp nhưng chúng ta tách lìa ra cái Tâm Hỷ; chúng ta rõ ràng phải thực hiện Tâm Hỷ, từ cái Tâm Hỷ của phàm phu cho đến Tâm Hỷ của sự tu tập - Tâm Hỷ của sự tu tập thì mấy con phải hoàn toàn ly dục, ly ác pháp mới nhập Sơ Thiền "do ly dục sinh hỷ lạc", thì cái hỷ đó mới thật sự là hỷ của giải thoát. Chứ cái hỷ của phàm phu chúng ta cười, chúng ta vui đó là cái hỷ theo dục lạc cho nên phải phân biệt được chỗ này, nhưng mà đi chỗ vui phàm phu này để đi lần đến chỗ giải thoát này đến chỗ ly dục, ly ác pháp mới có hỷ.
Còn xả thì hoàn toàn là từ chỗ thấp - "từ tất cả những cái nhà cửa, của cải, tài sản, vợ con, từ nghề nghiệp, danh lợi, từng tiếng khen, tiếng chê … tất cả những cái này đều xả". Xả nó rộng rãi, bao la vô cùng lận, nó Vô Lượng Tâm mà, Vô Lượng Tâm xả mà.
Cho nên vì vậy mà viết một cái bài xả là phải viết rất nhiều chứ không có ít. Nhưng mà đây mới xả một giai đoạn mà chúng ta ở giai đoạn thế gian; chứ chưa phải là xả đến rốt ráo. Còn xả đến rốt ráo là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh - tức là xả hơi thở của chúng ta đó, nó không còn một cái gì thì gọi là xả.
Mà nếu chúng ta bây giờ nhờ tôi, nhờ có xả mà tôi mới thấy tôi hoan hỷ thì mấy còn còn dính hoan hỷ đó, chứ chưa phải xả đâu. Còn bây giờ tôi nhờ tôi xả mà tâm tôi thấy tâm tôi thương yêu thì mấy con bị dính thương yêu rồi thì nó không phải xả đâu. Cho nên vì vậy nói nhờ tôi xả tôi có hoan hỷ, tôi thấy tôi làm cái điều đó tôi thấy tôi hoan hỷ thì tôi bị dính kẹt một cái khác rồi thì không xả đâu.
Nghĩa là xả hoàn toàn không có gì; mà không phải xả mà chúng tôi trở thành cây đá, không biết gì đâu, thì chúng ta lại lầm lạc qua Đại thừa hết rồi, chúng ta lại tu sai rồi, không đúng! Ở đây xả hoàn toàn, chúng ta biết rất rõ ràng, đàng hoàng, chúng ta xả từng tâm niệm, xả từng pháp trong tâm chúng ta biết rõ ràng chứ không phải xả mà tôi không biết tôi xả. Tôi biết nhưng mà vì tôi không dính mắc vào chuyện hỷ, lạc hoặc tất cả mọi cái - nếu mà tôi còn biết dính mắc trong đó là tôi chưa xả.
(38:40) Đến đây, hôm nay Thầy nhắc về cái Tâm Xả để mà thấy, mà học cho được và đồng thời cách thức để mà tập luyện để mà xả. Chứ chưa chắc mình đã biết xả đâu. Cho nên nó cần có các điều kiện cần tu học nhiều để trước khi mình muốn làm một điều gì thì ít ra mình cũng phải có kiến thức về việc làm đó; kiến thức tức là việc mình hiểu về việc làm đó. Còn sự tu tập cũng vậy, mình cũng phải có kiến thức, hiểu biết về sự tu tập của mình thì mình mới tu được. Còn nếu mình không có kiến thức hiểu nó thì mình sẽ tu sai.
Còn mình hiểu chung chung thì làm sao mình làm cho được; mình xả làm sao được mà mình hiểu chung chung thì mình xả bằng cách mình bị ức chế và mình bị ức chế thì coi như cuộc đời tu hành chẳng đi đến đâu hết; nó còn làm khổ cho mình thêm nữa, nó không giải thoát.
Cho nên hôm nay thì mấy con lần lượt mấy con thấy càng lúc mấy con học càng khó khăn. Nó không dễ; nó Không Tưởng như ngày nào đến giờ mình hiểu như vậy là nó đủ rồi nhưng mà không đâu, không đủ đâu! Mấy con học mấy con đã thấy nó rắc rối, mắc mớ ở trong đó rất nhiều. Vì vậy mà trong thời gian trải qua rồi mấy con tu mà thật sự mấy con nói xả chứ thật sự mấy con ức chế, toàn bộ ức chế chứ chưa phải xả đâu.
Hôm nay, mới thật sự Thầy cởi mở để cho mấy con thấy thật sự xả - một cái trạng thái hỷ lạc mà sinh ra trong tâm mấy con, mấy còn còn dính mắc kia thì mấy con biết chứ gì mất con xả.
HẾT BĂNG