00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 072D - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - DÀN BÀI TÂM TỪ BI HỶ XẢ - TỈNH-THỨC - GIỮ GÌN LỜI NÓI - DÙNG PHÁP PHẬT ĐUỔI BỆNH

CK 072D - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - DÀN BÀI TÂM TỪ BI HỶ XẢ - TỈNH THỨC - GIỮ GÌN LỜI NÓI - DÙNG PHÁP PHẬT ĐUỔI BỆNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 27/01/2006

Thời lượng: [51:03]

1. TÂM TỪ, BI, HỶ TRONG HÀNH ĐỘNG SỐNG

(00:00) Trưởng lão: Con có hỏi gì đó con?

Tu sinh: Dạ bạch Thầy theo con, con có một vài trường hợp hỏi Thầy để phân biệt rõ hơn Từ, Bi, Hỷ Xả á Thầy.

Trưởng lão: Ừ!

Tu sinh: Giả sử như có một anh sinh viên, anh ta học thành tích rất giỏi. Đến cái thời gian mà nhận nhiệm sở thì anh ta không có chịu về ở những vùng thành thị mà tình nguyện về những vùng sâu vùng xa để mà dạy cho những em ở vùng đó. Vì đa số những em sinh viên học giỏi thì ít ai mà chịu về mấy cái vùng đó lắm, bởi vùng đó sống rất là cực, kham khổ. Anh ta về đó không phải vì cái trợ cấp cao mà vì cái tình thương mà mong muốn rằng những em ở vùng sâu, vùng xa cũng học hành tiến bộ và học giỏi như những em ở thành thị, đó có phải là ở cái lòng Từ không Thầy?

Trưởng lão: Ừ, cái đó lòng Từ con. Bởi vì, muốn hướng các em ở vùng sâu vùng xa khó có người đến đó, mà cái sự đi mà hướng dẫn đến đó dạy không vì cái trợ cấp cao, mà vì đến đó vì thương các em đó, nên đến đó nó là lòng Từ.

(01:17) Tu sinh: Thưa Thầy, còn cũng có nhiều trường hợp như là có người họ không có sự đóng góp cho các đoàn từ thiện, nhưng mà đi theo đoàn từ thiện. Thấy những người được giúp đỡ họ vui và cuộc sống của họ an ổn thì người đó cũng sinh cái tâm hoan hỷ vui với cái niềm vui của người đó, đó có phải cái Hỷ Vô Lượng Tâm không Thầy?

Trưởng lão: Không phải. Đó là cái Hỷ của dục lạc chứ không phải ly dục ly ác pháp.

Tu sinh: Đó là cái Hỷ của dục lạc á Thầy?

Trưởng lão: Ừ!

(01:54) Tu sinh: Thưa Thầy, còn trường hợp như là vừa rồi con đi với đoàn từ thiện của thành phố Hồ Chí Minh đến một cái vùng Đồng Tháp, con thấy có một cụ bị cục bướu ở cổ lớn lắm, rồi cụ có than với con là cụ sống có một mình, bệnh đau không có ai chăm sóc.

Tự nhiên nghe cụ nói con cảm thấy rất là thương cụ và con nghĩ, khi người ta sống một mình thì những lúc mà bệnh hay là gặp khó khăn, không có đi làm được thì rất là khổ. Cho nên, con không biết tại sao mà tự trong con lại nỗi niềm con thương cụ lắm và cũng ước được gì mình ở gần bên cụ để qua lại chăm sóc như một đứa cháu. Như vậy đó là lòng Bi hay lòng Từ hả Thầy?

Trưởng lão: Đó là lòng Bi con. Vì thấy cảnh khổ của cụ, nhất là thấy cái bướu to ở cổ cụ đó, thì đó là lòng Bi con. Vì mang cái bướu nó khổ lắm con.

2. RÈN LUYỆN TÂM TỪ BI

(03:00) Tu sinh: Thưa Thầy, còn như hồi năm lớp sáu thì con có học về công dân nói về lòng yêu thương con người. Thì như thầy cô con dạy, muốn rèn luyện cái lòng yêu thương con người thì trước hết mình phải yêu thương từ những người thân của mình như là cha, mẹ, anh, chị, em. Và từ từ cái tình cảm của mình dần dần nó lan rộng hơn đối với những người khác trong tập thể, trong cộng đồng. Còn đối với đạo Phật thì rèn luyện tâm Từ từ cái chỗ nào Thầy?

Trưởng lão: Tâm Từ ta luyện từ cái thương tất cả những cái loài chúng sanh nhỏ nhất ở trong những cái bước đi của mình, xung quanh mình. Khởi sự cái lòng từ thương yêu những cái vật đó thì bắt đầu nó khởi sự lòng Từ thật sự của tình thương.

Còn nếu mà thực hiện cái lòng thương yêu trong gia đình của mình thì nó trở thành cái lòng thương yêu cá nhân ích kỷ. Lòng thương yêu của mình mất đi, nó sẽ không có cái lòng thương yêu rộng lớn nữa. Bắt đầu mình thương những con vật xung quanh mình, các loài động vật, loài thảo mộc xung quanh mình trước.

Tức là mà muốn khởi sự cái tâm Từ của đạo Phật thì phải từ những cái vật nhỏ nhất, những cái sự sống xung quanh mình, mình khởi sự cái lòng Từ từ đó nó mới có lòng Từ bao la rộng lớn.

Còn nếu mình khởi sự bằng cái tình thương gia đình của mình, tức là cái lòng thương từ xưa đến giờ người ta không dạy cái lòng thương này nhưng chúng ta vẫn có lòng thương này sinh ra.

Chúng ta gần gũi được cái người nào chăm sóc, lo lắng cho mình thì tình thương nảy nở. Đó là tình thương ích kỷ, tình thương nhỏ mọn ở trong cái hạn hẹp của cái cá nhân mà thôi, nó không thể rộng lớn.

Những con vật kia nó không có làm gì lợi ích cho chúng ta, mà nhiều khi còn cắn, còn làm chúng ta đau khổ, nhưng chúng ta khởi sự thương yêu chúng từng chút, thì đó là lòng Từ của chúng ta nó thực hiện được Tứ Vô Lượng Tâm của Phật.

(04:43) Tu sinh: Thưa Thầy, còn lúc con ở ngoài đời thì con gặp rất là nhiều trường hợp như là những người bạn đồng đạo hoặc là những người thân quen, khi mà người ta gặp phải những hoàn cảnh hồi đó khó khăn hay là những cái phiền não. Thì có nhiều người thân với con, họ thường hay khóc với con và kể lể đủ điều. Nhưng có những cái họ kể con biết, nhưng cũng có những cái họ kể con cũng không biết. Như là họ kể về chuyện tình cảm riêng tư của mình, hay là chuyện chồng con, chuyện lục đục trong gia đình.

Con cũng không biết sao mà giúp cho họ. Nhưng mà trước hết thì con chỉ thấy là người đó đang cần một cái người để mà tâm sự, và có thể là cần một người nào đó để an ủi mình. Và con chỉ cảm thấy như vậy nên mặc dầu chuyện họ nói con cũng không có thích nghe lắm, nhưng con cũng tùy thuận con ngồi con nghe. Rồi thậm chí con để cho họ khóc chừng nào họ hết khóc thì thôi. Thưa Thầy như thế thì nó có đúng với cái tâm Từ hay không thầy?

Trưởng lão: Không phải con. Trong khi người ta đau khổ mà con chỉ ngồi chịu đựng chứ con không thích lắm tức là con thiếu tâm Bi đó con. Con sẵn sàng con ngồi nghe, ngồi nghe từng cái tâm sự của họ để họ trút đổ ra để cho họ bớt những cái nỗi đau khổ, con sẵn sàng chấp nhận nghe những lời nói đó, đó là tâm Bi.

Còn con ngồi đó mà chịu đựng chớ còn không có sẵn sàng chấp nhận thì tức là con thiếu tâm Bi chứ không phải là tâm Từ. Vì họ là những người đang đau khổ, vì cái nỗi niềm nào đó, họ cần có một người để họ nói ra, trút những nỗi khổ đó, mà mình nghe nó chán quá mà bắt buộc mình cứ ngồi đây thì tức là mình thiếu tâm Bi.

Còn nếu mà mình sẵn sàng, mình vui vẻ mình giúp nỗi khổ của người, mình sẵn sàng dù là mất thì giờ của mình rất nhiều nhưng mình sẵn sàng để mình ngồi nghe, thì đó là mình tâm Bi.

Như hồi nãy Thầy sẵn sàng Thầy ngồi nghe cô (06:40) thuật lại cái chuyện gia đình, nỗi đau khổ của cô, để mà cuối cùng cô kết luận đó là tâm Từ, tâm Bi.

Tức là cô cũng dùng cái hiểu biết Từ Bi đó, để mà hiểu biết thôi, nhưng mà cũng là một cái cớ để mà trút cái nỗi niềm đau khổ cái cuộc đời của mình sinh ra trong một cái gia đình rất là đau khổ.

Cho nên Thầy lẳng lặng mà rất là sung sướng ngồi nghe những cái tâm niệm, tâm tư đó, tức là tâm Bi đó con.

(07:08) Tu sinh: Vậy thưa Thầy, mình nghe tâm sự của người khác, cho người khác trút hết những phiền não đó là tâm Bi hả Thầy?

Trưởng lão: Tâm Bi đó con.

Tu sinh: Dạ Thầy, tại vì lúc trước con nghĩ, tại vì có những chuyện người ta kể con không biết nhưng mà người ta lộn đối tượng người ta đi tâm sự với con, như những chuyện tình cảm, rồi những chuyện gia đình con đâu có biết đâu mà khuyên người ta. Con chỉ ngồi nghe thôi. Nhưng mà nghe thì con không có lộ vẻ con thích, tuy nhiên trong tâm con thì con thích nghe chuyện đó lắm đó Thầy.

Trưởng lão: Ừ, như vậy là con phải học tu tâm Bi của mình. Hãy nghe những sự đau khổ của người khác. Có mình, một cái đối tượng để người ta trút cái sự đau khổ đó. Mình sẵn sàng để cho họ trút nỗi đau khổ trong vòng tay của mình để cho họ bớt khổ, đó là tâm Bi. Mình không có cách nào khuyên họ, mình không có nói được lời nào khuyên vì mình thấy mình không đủ cái khả năng để mình an ủi họ, thì mình ngồi mình lắng nghe, lắng nghe, thật tình lắng nghe để cho họ trút những nỗi đau khổ, đó là mình thực hiện tâm Bi.

Và từ đó tâm Bi của mình nó sẽ lớn dần lên theo cái sự thương yêu của những người đau khổ, những con vật đau khổ trước mắt mình.

Con còn hỏi gì thêm nữa không con?

Tu sinh: Dạ, con hết rồi Thầy.

3. TÂM HỶ - XẢ

(08:28) Trưởng lão: Ừ! Còn ai muốn hỏi thêm để hiểu không con? Bây giờ mấy con đã hiểu được tâm Bi, tâm Từ nhen mấy con. Và tâm hỷ mấy con chút chút cũng hiểu được rồi. Rồi tâm Xả bắt đầu mấy con sẽ học tới tâm Xả là tâm cuối cùng.

Người ta thường nói, ở trong kinh điển của Phật nói: “Xả hỷ, xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh”. Đó bây giờ tới Xả để mấy con biết.

Đầu tiên vô tới Sơ Thiền thì người ta nói: “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc”. Đó chính là cái tâm Hỷ. Bởi vì Từ, Bi nó còn dính với cái tình cảm của mình, còn dính với những cái ác pháp. Mình ngồi mình lắng nghe người ta thuật câu chuyện đau khổ là ác pháp mấy con, nó còn dính. Nhưng mà đến tâm Hỷ, tâm Xả thì nó cắt lìa mấy con. Đạo Phật nó đi từng bước mấy con, chớ nó không phải bốn pháp là nó liên hệ nhau một cục đâu, nó không phải.

Cho nên các con thấy đi vào con đường Tứ Vô Lượng Tâm, bởi vì nó là pháp độc nhất mà. Cho nên trong khi đức Phật nhắc tám cái, gọi là kinh Bát Thành, có tám cửa thành thì trong đó có Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền…​ nhằm để mà nói lên Từ, Bi, Hỷ, Xả. Cho nên tám cửa đó nó sẽ có bốn cái thiền và nó có Tứ Vô Lượng Tâm trong đó. Cái tình trạng của nó chúng ta thấy rất rõ.

Cho nên vì vậy mà Thầy nhắc ở đây toàn bộ là Phật pháp không đi sai Phật pháp, những lời Phật dạy. Còn chúng ta nói nó không có, nói tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả mà chúng ta không dựa vào Phật pháp, không dựa vào các pháp của Phật cho nên chúng ta sẽ bị sai, hiểu sai. Cho nên Đại thừa dạy Từ, Bi, Hỷ, Xả nhiều lắm, giảng nhiều lắm nhưng khi mà Thầy tu xong Thầy thấy không đúng nghĩa của nó.

(10:23) Cho nên vì vậy mà cái đầu tiên cái tâm Từ rồi tới tâm Bi thì mấy con lẫn lộn chút chút. Từ với Bi hay lẫn lộn. Rồi bây giờ đó thì mấy con hiểu rõ lúc nào Bi mà lúc nào Từ. Rồi tới tâm Hỷ, tâm Xả nó một bậc cao hơn, bởi vì Từ, Bi rồi mới có Hỷ, Xả.

Từ cái cuộc đời chúng ta còn dính dấp trong cái thất tình lục dục thì nó có tâm Từ, tâm Bi. Cho đến khi nó vượt qua tâm Từ, tâm Bi rồi mới tới tâm Hỷ và tâm Xả. Cho nên vì vậy đó mình đi từng bước, từng bước. Do đó muốn được Hỷ, Xả thì phải có ly dục ly ác pháp nó mới có Hỷ.

Đó thì mấy con lần lượt nghe những gì mà Thầy nói, cho nên ở đâu, chỗ nào, mà lúc nào mà nói Hỷ, rồi chỗ nào lại nói Xả thì các con nghe cái chỗ Hỷ thì ở Sơ Thiền thì đức Phật nói: “Do ly dục sanh hỷ lạc”. Rồi tới cái trạng thái nào để mà gọi là tâm Xả thì "Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh", đó là chỗ Xả. Vậy thì cái chỗ Xả này, chữ “Xả” này được xác định được xả vô lượng tâm của mình, xả toàn bộ đó.

Bây giờ chúng ta mới lần lượt chúng ta sẽ học tu để hiểu biết, để rồi mới tập luyện Từ, Bi, Hỷ, Xả. Bởi vì có tập luyện mới có được Từ, Bi, Hỷ, Xả, chứ không phải tự nhiên trên trời chúng ta rớt xuống mà có cái Tứ Vô Lượng Tâm này được, nên phải tập luyện nó mới được.

(11:49) Nhiều khi có những người, người ta không hiểu, người ta giải thích theo cái kiến giải của tâm phàm phu, thì người ta cũng nói Từ là thương yêu, Bi là khóc, thương tiếc sự đau khổ của loài chúng sanh khác, Hỷ là hoan hỷ, Xả là tâm xả của mình. Do đó, người ta hiểu một cách chung chung. Cho nên vì vậy mà có người dạy mình hít vô mà miệng mỉm cười. Thật ra, miệng mỉm cười đó là cái tâm Hỷ nhưng mà đức Phật không có dạy điều đó mấy con.

Đức Phật dạy mình: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Bởi vì tâm của mình lúc bấy giờ nó chưa có an, nên mình mới dùng cái câu có Định Niệm Hơi Thở đó để giúp cho cái tâm mình nó an ổn. Thân mình bây giờ không an cho nên đức Phật mới dạy cho mình cái hơi thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Hoặc là tâm mình đang sân đang tức giận cho nên vì vậy mà mình dùng cái hơi thở: "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”.

Đó là cái sự lợi ích lớn của Định Niệm Hơi Thở là dạy chúng ta để đối trị tất cả các chướng ngại pháp trên thân tâm của chúng ta nó như vậy, chứ không phải dạy chúng ta phải mỉm cười, mà dạy chúng ta phải ly dục ly ác pháp, do ly dục sinh hỷ lạc thì sẽ có hỷ lạc, sẽ có Hỷ đó; chứ không phải dạy mình mỉm cười, dạy mình tập vui. Cho nên đó là cái tưởng giải của cái người không có tu chứng hoặc không có biết. Họ không có ở trong cái thiền định mà chưa biết được cái Hỷ, cái Hỷ của cái sự do ly dục sanh hỷ lạc.

(13:29) Cho nên muốn tập được cái Hỷ thì mình phải ly dục, tức là mình phải đi từ cái tâm Từ, tâm Bi của mình. Nếu mình ôm pháp độc nhất thì mình sẽ đi vào cái chỗ Tứ Niệm Xứ để mình phá cho rốt ráo để được cái tâm Hỷ nó hiện ra. Cho nên như thầy Chân Thành thầy biết cái trạng thái hỷ, tức là thầy giữ được cái tâm bất động của thầy nó sinh ra một cái hỷ lạc, cái hỷ lạc do ly dục, nhưng mà nó có thời gian ngắn, nó chưa phải là hoàn toàn, Hỷ hoàn toàn.

Cho nên nếu mà chúng ta do ức chế mà vào thì nó cũng sanh hỷ lạc gọi là “xúc tưởng hỷ lạc” do tưởng mà lạc, thì cái đó nó bị tưởng mất, cái lạc, cái hỷ đó cũng bị tưởng. Như sư Pháp Ngộ sư thường thường có trạng thái hỷ lạc, đó là sư bị cái hỷ lạc của xúc tưởng, của tưởng, chứ không thực.

Còn cái do ly dục sanh hỷ lạc là trong khi nó thanh thản rồi nó có cái sự an lạc của nó mà không bị ức chế. Chính an lạc nó làm cho chúng ta rất là an ổn, gọi là sung mãn Tứ Niệm Xứ.

Thì chúng ta sẽ thực hiện được cái tâm Hỷ bằng cái con đường này thì nó mới gọi là độc nhất pháp cứu cánh. Nó không đi vào trong cái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, nhưng đi vào Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền thì nó cũng sẽ nhận ra cái chỗ ly dục ly ác pháp nó sanh hỷ lạc. Thì Thầy nói như vậy mấy con thấy được cái Từ, Bi, Hỷ, Xả của đạo Phật nó rất tuyệt vời. Rồi không khéo chúng ta hiểu nó sai. Nó sai rồi chúng ta tu không tới, rồi giậm chân tại chỗ.

Rồi, giờ mấy còn hỏi Thầy gì thêm không mấy con? Mấy con đến đây thì mấy con cứ hỏi thẳng Thầy hơn là mấy con viết thơ. Với Thầy đọc, Thầy quá đọc chữ Thầy quá mệt mấy con. Bây giờ đọc chữ nhiều quá cho nên Thầy rất mệt. Đọc một bức thư mà trả lời cho mấy con thì Thầy rất mệt. Nhiều quá!

4. DÀN BÀI TÂM TỪ BI HỶ XẢ

(15:15) Tu sinh: Kính bạch Thầy!

Trưởng lão: Gì con?

Tu sinh: Con xin hỏi Thầy là cái Dàn bài Từ, Bi, Hỷ, Xả này có phải theo thứ tự mở bài, rồi cái đặc tính, đặc tướng như những cái bài vừa rồi không Thầy?

Trưởng lão: À, coi như Thầy cho những cái Dàn bài đó. Ví dụ như mình vào đó mình giới thiệu cái đức Từ Tâm, tức là cái tâm Từ của mình giới thiệu. Mình giới thiệu nó rồi thì kế tiếp thì từ tâm đối với mình, mình phải thương yêu mình bằng cách nào đó, rồi từ tâm đối với người, rồi từ tâm đối với loài vật, nó đi theo trình tự đó, rồi từ tâm đối với ngàn cây nội cỏ (thảo mộc đó), rồi đối với thời tiết, thiên nhiên, thì đều lần lượt rồi kết luận, đó là từ tâm.

Rồi bi tâm nó cũng vậy con. Mọi vật nó có sự đau khổ với nhau đó, thì mình phải đối xử bi tâm đối với sự vật nó đau. Thân mình bị đau bệnh mình phải đối xử với mình như thế nào? Phải uống thuốc hoặc là làm cái gì đó, hoặc dùng pháp để trị bệnh, đó là bi tâm khi mình có khổ, đó là bi tâm đối với nó.

Rồi bi tâm đối với người khác, khi thấy người khác khổ mình phải đối xử như thế nào, giúp đỡ họ như thế nào, gọi là bi tâm đó là tâm Bi.

Còn tâm Từ thì nó ngăn ngừa, nó không có cho xảy ra cho mình. Cũng như bây giờ Thầy tu, Thầy nhắc: “Thọ là vô thường nhé, cái thân này phải bình, phải an ổn, không có được đau ốm nha, phải an tịnh hẳn hòi hoàn toàn, không có được bệnh đau”. Đó là Thầy Từ với cái thân Thầy. Nhưng mà cái thân Thầy đau, Thầy mới tác ý: “Thọ là vô thường, cái đau này phải đi đi”. Đó là Thầy thương cái thân của Thầy, Thầy dùng cái pháp đó.

Con thấy cái pháp đó có Bi, có Từ nó rõ ràng. Cũng như Thầy nói: “Tâm ly dục ly ác pháp”, “Tâm như cục đất”…​, ví dụ vậy. Thì đó là tâm Từ của Thầy đối với Thầy rồi, để cho nó không còn bị tham, sân, si, bị các ác pháp nó đau khổ, đó là tâm Từ đối với Thầy. Cái hành động đó, cái cách thức đó, cái tu tập đó, nó là tâm Từ đối với Thầy.

(17:04) Còn bây giờ Thầy có một cái niệm buồn phiền nhớ nhà, nó làm cho Thầy có sự đau khổ. Bấy giờ Thầy tư duy suy nghĩ Thầy dùng Định Vô Lậu, hoặc là Thầy dùng một cái phương pháp ví dụ như Quán ly tham, quán ly sân, quán ly si gì đó để cái cho tâm Thầy. Hoặc là: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.

Đó là phương pháp để làm cho tâm của Thầy nó trở lại bình an, nó không còn khổ đau nữa. Đó là Thầy bi, tâm Bi của Thầy đối với Thầy bằng cái hành động đó. Các con thấy nó rõ ràng như thế, đó là cái Từ, cái Bi đối với mình.

Rồi cái Từ đối với mình bằng cái phương pháp nào? Cái Bi đối với mình bằng cái phương pháp nào? Rồi trước các ác pháp người ta chửi mắng mình, thì cái Từ mình đối với cái thân của mình là không cho nó giận, mà Bi thì đối với cái người mà giận dữ thì mình không có nói nặng, nói nhẹ, chửi lại.

Còn nếu mình thiếu tâm Bi thì mình sẽ nói, mình chửi họ, mình mắng họ, mình đánh họ, đó là mình thiếu tâm Bi. Còn mình không đánh, không mắng thì mình có tâm Bi. Còn mình giữ gìn mình đừng có giận, tức giận thì đó là mình tâm Từ đối với mình.

Mấy con thấy nó thực hiện nó đúng nghĩa là mình giải thích được, thì mình thấy rõ ràng là cái con đường tu của mình nó có một phương pháp, nó có cái thực hành hẳn hoi, chứ không khéo mình nói dẫn dẫn mênh mông rồi mình không biết đâu mình vào, mình không biết đâu mình áp dụng.

Còn ở đây nó rõ ràng là mình đã học hết rồi, bây giờ mình chỉ viết nó ra thành những cái điều kiện đó để trở thành một cái bài bản, cũng như nó trở thành một cái công thức, công thức toán, để khi mà mình muốn giải, giải một cái bài toán thì nó giải ra được liền, nó nhằm nó giải quyết được liền, nó làm cho mình giải quyết ngay.

Con còn hỏi gì nữa không con?

(18:47) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Khi mình làm cái bài tâm Từ này, thì mình đặt làm đặc biệt thêm của tâm Từ xen trong cái tâm Bi được không Thầy, hay mình làm riêng?

Trưởng lão: Không, không có xen tâm Bi. Từ riêng, để cho khi mà cái sự kiện xảy ra thì mình biết đây là phải dùng tâm Từ, rồi cái sự kiện mà xảy ra mình biết đây phải dùng tâm Bi, cái nào nó rõ ràng cái nấy để cho mình áp dụng vào thì nó giải đáp một cách rất là cụ thể. Còn nếu mà lộn xộn thì nó không giải đáp nổi đâu.

Tu sinh: Dạ, dạ, con cảm ơn Thầy!

(19:22) Tu sinh: Dạ Thầy con làm bài Tâm Từ.

Trưởng lão: Rồi, rồi con để đây.

Tu sinh 3: Con có làm bài Thầy ghi giùm cho con cái tâm nào Tâm Từ.

Trưởng lão: Thầy sẽ ghi lại giùm cho con, ghi lại cái chỗ nào mà nó sai Thầy gạch chỗ đó con, chỗ nào Bi, chỗ nào Từ cho nó đúng.

5. TÂM TỪ ĐỐI VỚI THIÊN NHIÊN

(19:40) Tu sinh: Kính thưa Thầy, con xin Thầy gợi ý cho con cách làm bài từ tâm với thiên nhiên ạ!

Trưởng lão: À, từ tâm với thiên nhiên hả con?

Tu sinh: Vâng!

Trưởng lão: Tâm Từ đối với thiên nhiên ví dụ như con đừng nắm cái nắm rác con ném ra, hoặc con bỏ cái gì dơ làm dơ cái không khí, con đừng có khạc nhổ dưới ao nước, dưới vũng nước, dưới sông, con đừng có làm bẩn là con đã từ tâm đối với thiên nhiên đó con. Con làm bẩn nó là con không có từ tâm đối với thiên nhiên, con làm ô nhiễm.

Cũng như giờ con làm cho cái không khí chúng ta nó bị bẩn. Sáng con quét con vẩy nước này kia một chút rồi con quét. Cái bụi nó làm cho cái không khí nó cũng dơ đó con. Cái hành động làm đó là con từ tâm với thiên nhiên. Chứ không khéo con làm mù mịt hết thì không có từ tâm. Đó là cái hành động đó con.

6. XẢ TÂM TRƯỚC CẢNH ĐẸP - THÔNG SUỐT ĐỊNH VÔ LẬU

(20:41) Tu sinh: Thưa Thầy thí dụ như Liễu Huệ vừa hỏi là khi mà nhìn ra thiên nhiên thấy cảnh chim kêu mà cũng cảm thấy như lòng mình phơi phới, nó cũng vui vui. Thế nhưng mà như Thầy nói nếu mà vui như vậy…​ thì tu không thích thất tình lục dục. Thế thì những cảnh như vậy chúng con phải tâm như nào ạ?

Trưởng lão: À, nên xả mấy con. Nó là còn nằm ở trong thất tình lục dục. Mai mốt nó không có, nó buồn, nó muốn đi tới cái chỗ cái cảnh đó thì tức là nó còn tìm kiếm, Ở trong thành phố bận quá, phải chi có cảnh thiên nhiên mà nó yên tĩnh như có dòng suối reo, có chim hót, có chim kêu thì nó có thích thú, thì nó còn nằm trong thất tình lục dục, không đúng đâu, không ly dục ly ác pháp, đó là cái dục lạc, nó là cái dính mắc, cái này con phải xả ra.

Con cứ nghĩ rằng là mình thấy mình vui trong thiên nhiên đó là thấy mình an ổn quá rồi chớ gì? Không có đâu, còn dính mắc. Cho nên nó ly dục rồi nó mới thực sự là cái tâm Hỷ thật mấy con.

Đạo Phật nó xác định rõ lắm, nó xác định rõ ở trong cái Sơ Thiền cái chỗ bất động tâm, do ly dục sanh hỷ lạc, nhận rõ được cái chỗ đó một trạng thái bình thường, không có thích cái cảnh yên tịnh này hoặc cái cảnh này hoặc cái cảnh kia, nó không có thích.

Cho nên ba cái thọ nó đều không chấp nhận: Thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ. Thọ lạc nó cũng bị kẹt đó con. Còn mình thì mình ngán cái thọ khổ thôi, còn cái thọ lạc thì mình thích, thọ bất lạc bất khổ thì gần như mình không để ý, do đó thì mình bị đó.

Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? Diệu Minh có hỏi Thầy gì không con? Có bức thư gởi Thầy không?

(22:23) Tu sinh: (22:23 - 22:29)

Trưởng lão: Thôi được rồi, để Thầy coi bức thơ rồi Thầy trả lời sau cho con. Rồi, còn ai hỏi Thầy gì nữa không con? Bây giờ hiểu hết rồi cứ về làm đi con! Có gì sai Thầy chỉnh lại. Trong cái thời gian trong vòng nửa tháng, một tháng là mấy con cố gắng làm xong cái bài này cho nó chững chạc để rồi chúng ta thấy bốn cái pháp này chúng ta thích cái pháp nào thì chúng ta tu tập.

Còn nếu mà không thích thì chúng ta tu vào đó, chúng ta áp dụng vào Tứ Niệm Xứ liền. Tức là những cái điều hiểu biết từ tâm Từ, tâm Bi các con, điều hiểu biết tâm Xả, tâm Hỷ, điều hiểu biết thì mấy con đều áp dụng vào Tứ Vô Lượng Tâm.

Áp dụng vào Tứ Vô Lượng Tâm thì mấy con sẽ thấy cái tâm Hỷ mấy con nó sẽ hiện ra, bởi vì nó thanh thản an lạc vô sự thì nó có hỷ trên an lạc, nó do ly dục sanh hỷ lạc thì ở trong Tứ Niệm Xứ nó sẽ sanh ra, nó có tâm Hỷ. Dù mấy con không tu nó nhưng mà con tu Tứ Niệm Xứ vẫn có.

Rồi cái tâm xả thì ở trên Tứ Niệm Xứ thì luôn luôn có các pháp để mấy con xả ác pháp mà, cho nên nó có. Cho nên vì vậy mà ở trên Tứ Niệm Xứ mà nương vào nếu mà mình không thấy mình thích bốn cái pháp đó không thấy được thì mình tu các pháp kia được, đâu có gì đâu. Cho nên mấy con sẽ tu được chứ không phải không đâu.

Nhưng mà điều kiện là trước tiên mà tu Tứ Niệm Xứ thì mấy con phải thông suốt tất cả những cái Định Vô Lậu này, chớ nếu mà không thông suốt mấy con gặp ác pháp mấy con xả không được mấy con bị ức chế lắm.

Mấy con cứ lý luận sơ sơ là mấy con bị ức chế lắm, và đồng thời thì nếu mà có cái điều kiện mà Thầy lo đi xây dựng các cơ sở từ thiện đó, thì lúc bấy giờ mấy con phải tự tu rồi, tự tu thì Thầy không có chấm bài cho mấy con. Còn nếu mà Thầy không có lo các cơ sở từ thiện đó, thì Thầy sẽ chấm bài cho mấy con.

Thầy cho một cái niệm rồi bắt đầu mấy con cũng làm bài như cái bài này vậy, để mấy con làm sao, mấy con lấy sự hiểu biết của mấy con hoá giải được cái niệm đó, làm cho cái niệm đó nó không còn có nữa. Nghĩa là cái niệm mà Thầy đưa ra, ví dụ như giờ một cái niệm sân, có cái niệm sân người nào đó chửi mắng con, hoặc là nói xấu con.

Con oan ức, con tức tối, thì trong khi đó con hoá giải được cái niệm tức tối này hoặc cái niệm sân của con, con nói như thế nào, con luận như thế nào để con hoá giải nó, mà đúng thì chấm cho nó đúng, mà sai thì bắt buộc con phải làm lại, để cho con có sự tư duy hiểu biết khi mà có những cái điều kiện xảy đến cho con làm cho con sân đó, thì từ cái hiểu biết đó nó sẽ hoá giải làm cho con không còn sân nữa. Tức là nó làm cho mấy con mất cái ác pháp đó đi, là cách thức yểm ly.

(24:51) Tu sinh: Kính bạch Thầy cho con xin hỏi một chuyện.

Trưởng lão: Rồi, con hỏi đi!

Tu sinh: Con ví dụ như là trong cái dịp tết Nguyên Đán này nó là phong tục tập quán của người Việt Nam, thế mà chúng con có những cái vào đây tu học, tức là để tâm tâm niệm niệm tu học để không nghĩ gì đến chuyện đi về ăn Tết nữa, thì cái ý nghĩ này có phải là cái xả của thất tình lục dục hay là cái xả của Tứ Vô Lượng Tâm ạ?

Trưởng lão: À, cái xả này là cái xả của Tứ Niệm Xứ thôi con, chứ không phải xả của Tứ Vô Lượng Tâm đâu.

Tu sinh: Dạ, con xin cảm ơn Thầy!

Trưởng lão: Rồi mấy con còn có ai còn hỏi gì nữa không?

(26:10) Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi! Thưa Thầy bài tâm Từ ấy, con có thể nói vấn đề tâm Từ của người khác đối với người khác được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con, một cái người nào đó, nghĩa là tâm Từ của người đó đối với một người khác được chứ không sao. Mình nói cho mình hiểu được cái nghĩa, chứ không phải mình riêng mình nói mình không.

Tu sinh: Thưa Thầy ví dụ như vấn đề sông ngòi, Nhà nước làm những cái bờ á Thầy, để cho sông nó khỏi tràn nước ra lên bờ.

Trưởng lão: Ừ, cái đê để bảo vệ đó con. Làm cái điều đó là cái tâm Từ đó con, để bảo vệ một cái khu vực đó khỏi bị nước tràn vào, là cái đê hay cái bờ kênh hoặc cái bờ sông, đó là tâm Từ đó con, thực hiện tâm Từ.

Tu sinh: Thưa Thầy vấn đề tu ấy, con làm bài chậm quá, con xin Thầy con tu tối thôi, còn các giờ khác thì con làm bài được không Thầy?

Trưởng lão: Được con, phải triển khai cái tri kiến của mình nó hiểu biết chừng mà mình áp dụng vô tu, mình đầy đủ rồi nó tu nhanh lắm con, nó không có chậm. Bây giờ mình dồn cho cái tri kiến, mình triển khai mình tu buổi tối ít thôi, còn buổi sáng, sáng đến chiều, ban ngày mình viết bài, mình làm bài, mình tư duy…​

Tu sinh: Con xin cám ơn Thầy!

Trưởng lão: Ừ!

7. TỈNH THỨC LÀ DO TỪ TÂM

(27:51) Tu sinh: Dạ thưa Thầy cho con xin hỏi thêm một câu nữa ạ.

Trưởng lão: Ừ!

Tu sinh: Dạ, ví dụ như là mình tu Tứ Niệm Xứ thì mình chỉ ngồi đó thanh thản an lạc vô sự. Niệm tới thì mình đuổi hoặc là mình có thể suy tư một chút xíu, tư duy gì đó. Mình đuổi thì mình làm cho cái tâm mình nó thanh thản.

Còn ví dụ như mình tu về tâm Từ. Ví dụ như con, con thích về tâm Từ. Nhưng về cái tâm Từ nó đòi hỏi cái sự tỉnh giác rất là cao độ. Ví dụ như lúc nào mình cũng cẩn thận mình chú ý.

Ví dụ mình vô nhà tắm mình cũng phải bật điện để nhìn coi. Nhiều khi có những con gì trong đó, nhiều khi mình đổ nước vô tình nó trôi xuống, hoặc là cái thau mình để mạnh, để trúng con (28:30) gì đó nó bị chết, nhiều khi con sơ ý nó cũng bị chết. Thì cái sự tỉnh giác ít đó, cái sự tỉnh giác vì lúc nào mình cũng chú ý vậy khi không nó có động so với lại cái tu Tứ Niệm Xứ thưa Thầy?

Trưởng lão: À, nó không phải đâu con, không phải như vậy đâu.

Nếu mà mình tu tâm Từ thì mình phải như vậy đó con, tỉnh thức từng chút, từng hành động của mình.

Nó là tỉnh thức rất cao độ đó, cho nên đức Phật dạy: “Tâm mình định tỉnh nhu nhuyến dễ sử dụng”. Khi mà định tỉnh đến cao độ thì nó nhu nhuyến, nó dễ sử dụng. Cho nên không có gì mà qua được nó hết.

Cho nên cái vấn đề mà tu cái tâm Từ nó rất cao độ, vì nó ngăn ngừa hết cho nên nó rất định tỉnh. Từng hành động nó cũng phải rất là kỹ lưỡng, rõ ràng, cụ thể lắm chứ nó không phải làm cho lấy có, hoặc là làm cho nó qua, không phải đâu. Từng hành động vô phòng tắm, đi đâu cũng vậy, luôn luôn cẩn thận, kỹ lưỡng về cái vấn đề của sự tỉnh thức.

Cho nên tất cả hành động chúng ta đều nằm trên từ tâm là do cái tỉnh thức đó. Bởi vì muốn tu tỉnh thức là từ tâm chớ không có gì hết.

Cho nên Chánh Niệm Tỉnh Giác đó là cái từ tâm chúng ta đó. Bây giờ mấy con học tới đây mấy con biết đó là cái phương pháp tu tập về từ tâm chớ không phải là gì khác.

Cho nên nếu mà tu tập được như vậy là càng tốt chứ đừng nghĩ rằng nó động. Sự thật nó không động đâu, bởi vì nó động là động trên cái hành động của nó để nó chủ động, chủ động trong tâm từ của nó, cho nên nó không làm đau khổ chúng sanh, cho nên lợi ích rất lớn.

(30:03) Cho nên mà khi mà chúng ta hiểu biết được, chúng ta tu được cái pháp này chúng ta thấy nó đi mau lắm, nó nhanh lắm.

Bởi vì mình thương chúng sanh thật sự mình mới làm cái hành động này chứ không phải là tôi tập tỉnh thức theo cái kiểu mà Chánh Niệm Tỉnh Giác kia tôi tập cho tỉnh thức, mà đây là vì cái lòng thương đó của chúng sanh tôi sợ chúng sanh vô tình chết là nó sẽ chết, cho nên tôi cố gắng, cố gắng lắm tôi mới cẩn thận, kỹ lưỡng từng hành động, không để tôi quên cái hành động của tôi, đó là cái phương pháp tu rất hay mấy con.

Tu sinh: Dạ thưa Thầy, từ ngày mà làm bài tâm Từ đó Thầy, thì như hồi trước kia con muốn vô nhà tắm mà về có khi sáng trăng hoặc (30:40) thì con không có cần điện, nhưng mà từ ngày học về tâm Từ á, thì trước khi vào nhà tắm phải bật điện mình mới thấy rõ được, rồi có những con dế, con kiến nó bò lên trên cái bàn đó.

Thì mình thấy nó mình mới bắt nó lên rồi này kia mình mới dẫn nó về đồn để nó không có bị trôi. Thì con nghĩ lại con cứ làm như vậy và do đó mà nó mà nó bảo hộ cái tâm từ của mình. Nhưng mà so với Tứ Niệm Xứ thì nó giống như nó bị mâu thuẫn đó. Thầy dạy vậy thì con hiểu được rồi, con cảm ơn!

Trưởng lão: Ừ! Hết rồi phải không con. Lát nữa thì Hạnh Từ có xin Thầy ở lại để hỏi riêng về tu tập. Rồi Nguyên Thanh cũng có xin Thầy hỏi riêng về sự tu tập của nó. Bây giờ mấy con hết rồi, còn ai hỏi gì không con? Hết thì mấy con về.

8. NHỮNG CON VẬT XUNG QUANH ĐỀU CÓ DUYÊN NHÂN QUẢ VỚI MÌNH

(31:48) Trưởng lão: Con chờ chút con.

Tu sinh: Con kính bạch Thầy. Sao mà con ở đâu cũng vậy, quanh con có một vài con cóc. Thế thì trước khi vào (32:04) thì con vớt nó lên, thì nó chui trong màn nó ngủ cùng con. Sáng ngày ra thì con gấp màn thì con cũng thấy cóc, mà nó dũng cảm lắm. Con cứ đứng con không nói gì, con cứ đứng yên xem nó làm gì, nó nhắm mắt lại nó nhảy xuống đất, nó chạy dưới đất. Nhưng mà tối đến nó lại chui vào nhà vệ sinh. Con lại vớt nó lên xong nó lại tới. Hôm thì nó chui vào cái lọ vừng của con ở chễm chệ trên đó, hôm thì leo lên màn ngủ. Cho đến bây giờ vẫn thế, con cóc nó ngang lắm. Cái hồi trước con ở đây, con vẫn ở cái thất cũ ấy, thì con cứ bắt nó đưa đi rất xa, xong nó…​ nó vẫn ngang lắm, nó vẫn về được.

Trưởng lão: Nó cũng có cái duyên nhân quả với con nhưng mà con. Nếu gặp con cóc, con nói: “Cóc ơi con đến đây còn làm động cô lắm nhen. Con đi chỗ khác con ở đi. Chứ con ở đây con làm động cô, cô tu không được, cô lúc nào cũng phải bắt con. Rồi con chui lên giường con ngủ, lỡ mà cô không thấy cô lăn cô đè con chết thì cô mang tội lắm, con hãy đi đi”.

Thì con nói như vậy thì nó sẽ đi. Một vài lần nó sẽ giao cảm được con thì nó sẽ đi, nó không làm cho con bận tâm nữa, chứ không khéo con cứ nhớ con cóc hoài mà không biết. Con cóc này, con cóc khác nó nhiều con quá, rồi mai mốt nó xúm nhau cả bầy nó vô nữa nó làm báo cho con thêm mệt. Con phải nói với nó đi, con nói nó xong rồi con để tự nhiên con đừng có, thí dụ như con vớt nó ra con nói chuyện với nó rồi con để nó đi. Con tâm tình với nó thì nó sẽ đi con, chứ nó không ở đó nữa đâu.

(33:48) Tu sinh: Con bạch Thầy, con cũng tâm tình như vậy nhưng mà nó vẫn không chịu đi, và ở đâu có một con cóc, hai con cóc nữa nó đến ạ.

Trưởng lão: Có lẽ là nó quý là con nhân quả nhưng mà con phải bền chí. Vì cái nhân quả, cái nghiệp cho nên nó chưa chịu đi, cái nghiệp đấy. Nhưng con cứ bền chí nhắc nó hoài, cứ nhắc nó, nhắc mãi rồi nó sẽ đi nó không ở đó đâu. Bởi vì nó là loài chúng sanh, nó ở gần con nhiều khi sơ sót một chút xíu là con sẽ đè chết nó, thật tội. Thành ra con phải nói, phải nhắc nhở nó, phải cảm thông, phải giao cảm với nó để cho cái nghiệp nó chuyển.

Những con vật đó xung quanh mình nó có cái duyên đời trước, nó là anh em hoặc là những người thân của mình đó con. Nghe chừng chối bỏ nó thì mình mắc tội nên mình phải nhắc nhở nó, để rồi nó đi không khéo mình vô tình giẫm đạp nó chết.

Tu sinh: Con xin đảnh lễ Thầy ạ!

Trưởng lão: Ừ! Rồi mấy con về đi. Rồi những người ở lại Thầy sẽ tiếp lại mấy con.

9. CẨN THẬN GIỮ GÌN LỜI NÓI

(33:53) Tu sinh: Con xin Thầy con hỏi mấy điều?

Trưởng lão: Ừ được thôi con, con cứ hỏi đi con. Rồi con sẽ ngồi đó. Mấy cô về được rồi con. Còn cô nào hỏi riêng Thầy nữa không, mấy con ở lại hỏi Thầy? Tập trung vô con, con hỏi Thầy gì hỏi đi!

Tu sinh: Kính bạch Thầy, con nhiều lần con thử là mình đem giới luật ra. Nhưng mà mình đang lọc nước, rồi đang bắt những con vật mình nuôi này kia, con đang cơ nói, nhưng mà tự nhiên con cảm thấy giống như mình đem cái giới luật ra để mình nói. Mình thấy cái giới luật nó rất là thiêng liêng mình đem ra mình nói trong bài á, như vậy có được không Thầy, nó như vào tai ra miệng như vậy nó có thể thấm vào trong hành động của mình, trong tâm mình không Thầy?

Trưởng lão: Nhiều khi mình nói ra đó, mình nói ra cái điều gì đó, mình phải cân nhắc kỹ để mình phải thực hiện được cái lời nói của mình. Nhiều khi mình nói mà mình không thực hiện được là mình nói láo, nhất là giới luật đó.

Tu sinh: Mình không nên nói ra bài hả Thầy?

Trưởng lão: Ừ, mà mình nói ra mình phải thực hiện cho được chứ không nguy hiểm lắm. Nói nó rất nguy hiểm lắm, bởi vì giới luật là chính, mà mình nói được cái hành động rất là tỉnh thức của nó chứ nó không thường đâu. Mà mình chưa tập được, mình sơ sót là mình bị vọng ngữ.

Tu sinh: Như vậy con không có viết ra trong bài này mà con âm thầm con…​

Trưởng lão: Cố gắng, cố gắng giữ gìn lời nói.

Tu sinh: Con bạch Thầy, vừa rồi con có trình lên Thầy con bị yếu trong người như vậy đó. Mấy cô cũng thương con nên có bày con là sáng dậy đừng có nhảy xuống giường liền mà ngồi trên giường mình làm những cái động tác này kia cho nó khỏe. Nhảy xuống giường liền là nó sẽ bị đau tim nữa.

Con lên con lấy cái đồng hồ con để lên thành giường, rồi cái con cũng quen cái tay chân nó quên, con đem con tắt đồng hồ. Sau một tiếng đồng hồ sau, tự nhiên con thức dậy con thấy trễ mất một tiếng, ba giờ kém mười lăm, nên là con cũng sám hối Thầy.

Trưởng lão: Ừ!

Tu sinh: Sáng nay thì con rút kinh nghiệm, con xách cái đồng hồ con để ở dưới cạnh giường, đến khi mà con ngồi á, con ngồi dậy nó không có nằm nó giơ cái tay lên, con ngồi dậy thì con cũng ngồi con xoa bóp, con cũng.

Trưởng lão: Ừ, thôi không sao đâu con, mình cố gắng mình khắc phục cái giờ giấc nghiêm chỉnh, vì nói chung cái đó là một cái tật xấu của mình nó quen, cho nên vì vậy mà khi nó còn muốn ngủ, nó thò tay nó tắt cái chuông đi nó tiếp tục nó ngủ. Do đó nó tập thói quen, mình cố gắng mình khắc phục bằng nó hết. Mình tác ý mình nhắc: “Đúng giờ phải dậy, không có được tắt chuông làm gì”.

Hầu hết là một số người tu cũng đều bị cái trường hợp này nhiều lắm con. Ai cũng hỏi Thầy , tự nó, nó sẽ thọc tay nó tắt, nó nghe “reng” cái nó tắt nó ngủ tiếp. Thôi, con cố gắng lên con.

(39:02) Tu sinh: Bạch Thầy cho phép con bây giờ con làm bài từ từ thôi, con làm mỗi ngày một ít.

Trưởng lão: Đúng rồi con, ít thôi đừng làm nhiều, tùy theo khả năng. Mình tập mà tu, chớ đâu có phải ở đây mình viết cho nhiều đâu. Mình viết nhiều là mình tự hại mình đó. Sức của mình mình phải làm theo sức của mình.

Tu sinh: Mấy bữa nay con thấy con, Thầy nói con tu cái con chơi hoài à, như là đi hoài nó cũng sanh ra như làm biếng vậy đó, với cái đầu óc của mình nó trì trệ. Thưa Thầy con làm bài ít.

Trưởng lão: Ừ, cố gắng lên con.

Tu sinh: Con cảm ơn Thầy!

Trưởng lão: Ừ!

10. DÙNG PHÁP PHẬT ĐUỔI BỆNH - KHÔNG TU QUÁ SỨC

Tu sinh: Con thưa Thầy (39: 50- 39:60)

(40:02) Trưởng lão: Trong cái vấn đề bệnh đau thì theo cái phương pháp của Thầy dạy, một là con đi pháp Thân Hành Niệm, hai là con dùng hơi thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở vô”, hoặc là “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Con dùng cái hành động của thân con, hơi thở đó, mà con có thể con đuổi bệnh con. Trước khi đuổi bệnh thì mình tác ý: “Thọ là vô thường…​”, cái bệnh nào, cái tay nhức hoặc bệnh gì đó, con nói cái tên nó ra rồi con đuổi nó đi, có gì nó sẽ hết.

Tu sinh: Ngày nào con cũng chịu làm như thế mà nó.

Trưởng lão: Như vậy là đúng rồi, con khỏi cần hỏi thêm gì nữa. Như vậy là đúng rồi, chỉ cần là có bệnh là mình cứ ôm trì chí là mình ôm.

Như thầy Chân Thành đó, vừa rồi thầy cũng bệnh rất nặng. Thầy bị gần như có thể là bán thân đó, nói con biết. Mới mấy bữa nay mà mấy con không có ai hay đâu, bên nam thì người ta biết rồi, còn bên nữ thì mấy con chưa biết.

Nhưng mà điều kiện mà thầy tự dùng cái pháp thầy trị mấy bữa nay. Cái tay của thầy khi mới đầu nó co rút như này. Nếu mà thầy không có tu đó thì nó méo miệng luôn đó, nó giựt nó bán thân nằm một chỗ, nó co rút như này. Bây giờ thầy thẳng tay ra được rồi. Chỉ hôm qua, bữa nay, hồi sáng này thầy quét thầy ra thì thầy đưa cái tay được như thế này, nó không còn rút nữa.

Pháp của Phật là nó vậy mấy con. Bởi vậy mấy con có bệnh là mấy con phải sử dụng pháp Phật để cứu mấy con, chứ mấy con giao động tâm mấy con tu lơ mơ thì mấy con không có hết.

Tu sinh: (41:30 -41:40)

Trưởng lão: Cho nó hết thôi, nó hết thì mình nghỉ. Nếu mà nó không hết còn đau thì mình tu, tu chừng nào hết thôi. Bất kỳ mình có bệnh gì mình cứ ôm pháp Phật mình tu rồi nó sẽ hết, nó hết thì thôi còn nó không hết thì mình tu nữa, cứ ngày này tới giờ này cứ tu hoài, tu cho hết bệnh.

Tu sinh 10: Thưa thầy con chỉ thưa Thầy con về cái pháp hành, lúc nào con cũng nhớ nhắc: “Tâm mình thanh thản, an lạc, và vô sự, tâm mình bất động trước các ác pháp”. Tâm như cục đất ly tham, sân, si, Thực ra lúc nào con cũng nhắc mình như vậy có được không hay là con.

Trưởng lão: Thì nó có gì đâu, con cứ nhắc được thôi không có gì đâu con. Còn mình tu Định Vô Lậu mình viết bài để cho mình triển khai cái tri kiến cho mình hiểu biết thêm để nó trợ giúp cái sự xả tâm chứ không bị ức chế tâm, có vậy thôi, nó cũng trợ giúp thêm chứ có gì đâu.

(42:50) Tu sinh : Thưa Thầy con tu hành nếu nói về bệnh tật thì con cũng xấu hổ lắm Thầy ạ. Nhưng mà thật sự ra là con tu hành chướng ngại (42:44) Thầy ạ. Mấy bữa nọ Thầy dạy con tu Thân Hành Niệm để trị cái bệnh bướu cổ, con về con tu gần bốn tới bốn tiếng rưỡi một ngày thì mới đầu con thấy nó bình an. Nhưng về sau Thầy dạy là tu thêm lên thì con tu sáu tiếng, rồi bảy tiếng một ngày thì nó lại sinh ra đau ngực lắm Thầy ạ. Nhưng mà hai, ba hôm nay con nghỉ không tu nữa bởi vì nó đau ngực quá. Nó cứ đau thành ngực bên trái, con cảm giác là nó đau dây thần kinh hay đau tim gì đó, mà nó đau đến cái mức độ…​

Trưởng lão: Thế con tăng lên nó bao nhiêu mà nó đau dữ vậy?

Tu sinh: Sáu, bảy tiếng một ngày Thầy ạ.

Trưởng lão: Làm sao lại con tu nhiều vậy? Bây giờ con tu được ba tiếng, bây giờ con lên chừng nửa tiếng thôi chứ không nên tu dài, rồi con từ từ con tăng lên cho nó thích nghi, chứ con vội con tăng cái dài quá cái sức của con nó chịu sao nổi.

Tu sinh: Vâng, vừa rồi là con có tu hai tiếng, hai tiếng rưỡi thì vượt quá. Thì con rành đi Thân Hành Niệm thì con nghĩ là đi cho nó khỏi bệnh này, với lại nó…​

Trưởng lão: Không rành đâu con, không có rành đâu.

Tu sinh: Nhưng mà nó đau ngực quá mà con thấy là nó rất là đau ngực Thầy ạ.

Trưởng lão: Ừ, vậy nhiếp tâm nhiều.

Tu sinh: Con không tưởng tượng là đau thần kinh đâu khi mà nó lại sinh ra (43:58) lại bừng bừng lên rồi, mà lại con ngử nó cũng nói ra cái đấy. Con thấy là con bây giờ nó lại sinh ra cái bệnh là ảnh hưởng thần kinh tim hay sao ấy Thầy ạ? Mà do cái bướu cổ nó cũng ảnh hưởng đến cái thần kinh rất nhiều. Con làm bài con suy nghĩ nhiều nó cũng ảnh hưởng đến đau tim, mà con, con có cảm giác là cái bướu cổ.

Trưởng lão: Ừ, vậy giờ là con phải xả nghỉ rồi.

Tu sinh : Vầng.

Trưởng lão: Con phải xả nghỉ.

Giờ con có bệnh thì con chỉ ôm cái pháp tu, tu với khả năng của mình để đẩy lui cái bệnh của mình thôi. Và cái khả năng của mình tu được mấy giờ đó thì mình tu mấy giờ. Rồi lần lượt mình tăng lên chừng năm phút, mười phút thôi, rồi mình tu, mình tu một thời gian một tuần, hai tuần. Nhất là phải hai tuần rồi mình mới tăng lên một chút nữa.

Cứ dần dần, lần lượt, lần lượt mình giữ trọn cái thời gian dài của nó là mười hai tiếng đồng hồ là mình đẩy được cái nghiệp của mình, nó chuyển biến nó làm cho cái thân mình hết đau.

Chứ còn con lật đật mau tính làm ba, bốn ngày hay năm ngày hay một tháng cho hết bệnh luôn, con dồn cái công phu của con, cái sức con thì chưa thích nghi, con dồn nhiều quá nó căng thần kinh con, căng thần kinh con nó làm cho con đủ thứ, do đó nếu mau mà thành chậm đó. Còn này ta từ từ, cứ tăng lên ta giữ, tăng lên ta giữ đó. Ví dụ giờ hai giờ, con tăng lên hai giờ mười phút thì nó đâu có đến nỗi đâu, rồi con xả nghỉ.

Con tập trong vòng hai tuần, bắt đầu con thấy con tăng lên thử, con thấy không có gì hết. Nếu mà nó có thì con phải lui lại nữa, vì cái sức của mình nó chưa thích nghi cho nên mình chưa tăng lên được.

Mình tăng lên, bây giờ hai giờ mười phút giờ mình tăng lên hai giờ mười lăm phút, hoặc là cái sức của mình có thể mình tăng lên hai mươi phút, mình tăng lên hai mươi phút mặc dù nó không có xảy ra trường hợp gì hết mình giữ đó mình tập, tập hai tuần nữa rồi mình tăng lên. Cứ như vậy mình tiến lần, tiến lần, tiến lần. Sau thời gian một tháng, hai tháng, năm tháng, sáu tháng thì mình thành công.

(45:54) Tu sinh: Thưa Thầy con tu còn bốn tiếng một ngày con thấy là, con chỉ đứng dậy thì con thấy nó bình thường không vấn đề gì. Về sau con tăng lên sáu, bảy tiếng thì nó quay ra nó đau ngực nhiều.

Trưởng lão: Tại vì quá sức nó rồi, quá sức của con, cơ thể con nó chịu không được nổi khi con dùng cái pháp đó. Cái thần kinh của con hoạt động quá nhiều nó bị rối loạn. Cho nên con thấy thời gian hai tiếng đồng hồ con không có sao hết. Bắt đầu tăng lên cái con bị ngay. Cho nên vì vậy mà sau này con từ từ con tập dần.

Tu sinh: Cho nên con rất muốn cố gắng tu mà con (46:26) Thầy ạ.

Trưởng lão: Đừng có muốn nhanh con.

Tu sinh: Con có làm bài tập cũng vậy. Thầy cũng dạy con là con lắng nghe nhiều, con làm ít mà con cũng muốn cố gắng làm để khai triển cái tri kiến Thầy ạ.

Trưởng lão: Từ từ. Từ từ đã. Con đã mang cái thân bệnh mà con muốn như cái người mạnh thì không được đâu. Con phải làm theo cái người bệnh con, tập theo cái người bệnh, đừng có sợ chậm mà sợ mình làm không đúng thôi, chứ nó không chậm đâu nếu mình tu đúng, đừng có sợ.

Tu sinh: Con thưa Thầy bệnh bây giờ nó sinh đau ngực con nghỉ nó không thấy đỡ, lại bắt đầu rút kinh nghiệm thôi.

Trưởng lão: À cô (47:03) dùng cái pháp Thân Hành Niệm để đối trị cái bệnh của con, con tiếp tục để dùng nó để mà đối trị. Nhưng mà con phải thiện xảo, khéo léo. Khi mà thấy nó có chướng ngại thì mình dừng lại, lui lại, đừng có để như vậy, đừng có vội, đừng tăng quá nhiều nữa.

Tu sinh: Vầng, con chào Thầy.

Trưởng lão: Ừ, nhớ thiện xảo khéo léo cho cái sức của mình nó vừa, coi như nó hợp với đặc tướng, nó vừa với cái sức của mình thì cái sự tu học của con sẽ tốt thôi. Nếu từ lâu tới giờ mà con tu vừa vừa, con thiện xảo khéo léo thì bây giờ con đã đẩy lui được bệnh rồi. Vì lúc nào con cũng vội quá làm cho nó nhanh đó (Thầy cười).

Rồi, Nguyên Thanh hỏi gì Thầy con?

Tu sinh Nguyên Thanh: (47:48 -47:57)

(47:58) Tu sinh : Dạ con bạch Thầy con định xin sau một tý nhưng cô Nguyên Thanh cứ bảo thôi thôi con.

Trưởng lão: Rồi, con cứ hỏi đi con. Mấy con không lo gì tu cứ hỏi lung tung mà học không có biết làm gì được hết mới chết.

Tu sinh: Dạ, bài lòng Từ con biết là con làm lệch rồi đấy ạ. Bài này con làm bài này Bi, thì con xin hỏi Thầy là cái bài Bi tâm của con đây thì con như nào? bài của côn đây ạ!

(48:31) Trưởng lão: Con cầm lên đây! Thầy biết mà, mấy con sẽ làm sai mà.

Tu sinh: Con làm bài Bi tâm này chắc không sai vì con đã nghe Thầy giảng rồi, thì chắc sẽ không sai, nhưng mà có điều con hỏi như thế này. Đây thì con đã làm cái phần Bi tâm nhưng con làm Bi tâm của người thôi. Con kể chuyện Bi tâm của người thôi, của tất cả những người, của một số người. Trong một câu chuyện nó có nhiều những người có cái tấm lòng bi tâm đối với một nhân vật trong một gia đình này nọ.

Trưởng lão: Ừ, được rồi, thế cũng được, chỉ cần mình nói trúng cái tâm Bi.

Tu sinh: Con nói đúng. Cái này thì bài này sẽ không chệch vì con đã được nghe Thầy giảng rồi, thì bài này thì đúng tâm Bi rồi, nhưng con mới nói được đến tâm Bi và kết luận là đây là tâm Bi hay là cái lòng thương xót của những người này đối với người này thôi. Con còn chưa nói được là cái thương xót đối với ví dụ như là đối với chúng sinh, hay là con vật, hay là những cỏ cây hoa lá chẳng hạn, thì cái điều đó thì chưa có thì có phải làm thêm vào đây nữa không ạ?

Trưởng lão: Làm thêm chứ con, con còn thiếu mà. Con mới có nói chuyện người ta thôi, chưa có nói chuyện mình, tâm Bi đối với mình nó biến ra những hành động tu đó mà.

Tu sinh: Dạ, thế con xin Thầy con mang về. Con chỉ viết bấy nhiêu con đủ,

Trưởng lão: Rồi, được rồi mang về chép thêm nữa, đặng Thầy còn đọc cho chứ.

Tu sinh: Không, con hỏi nó có vắn (ngắn)?

Trưởng lão: Không có sao đâu con.

Tu sinh: Con cũng không có khả năng viết dài, nên là mấy cái bài con viết Thầy chấm cũng đỡ khổ. Con xin cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Rồi, con ra đi con!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy