00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 072B - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - TỊNH CHỈ HƠI THỞ - CẬN TỬ NGHIỆP CÔ LIỄU KIM

CK 072B - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - TỊNH CHỈ HƠI THỞ - CẬN TỬ NGHIỆP CÔ LIỄU KIM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 26/01/2006

Thời lượng: [45:17]

1. VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(00:01) Trưởng lão: Con hỏi Thầy gì?

Tu sinh: (00:03)…​ dân miền biển đó họ thấy con không biết bơi, họ bắt con phải ăn mấy con tôm nhỏ nhỏ ấy. Họ bắt con nuốt sống, con sợ, con không dám nuốt. Con nói con không nuốt, con không ra biển, con không chịu đi bơi với họ nên họ dìm con xuống đáy biển. Họ bảo là nếu mà lấy được cát lên thì họ không bắt ăn cái con đấy, nếu mà không lấy cát lên thì bắt phải ăn. Thế thì dìm mãi con cứ lấy cát lên nhưng mà cái nước lên đến nơi hó hết mất, nước nó chảy hết. Thế họ không tin, họ dìm con. Cuối cùng thì con phải lấy cái bọc con gói một ít lên. Đó là lần thứ nhất.

Lần thứ hai là con, thường năm nào con cũng phải đi thăm viếng nhà người thân ở Sầm Sơn, Thanh Hoá. Thế có hai người ăn trộm họ đánh gần chết. Con nói “đừng có đánh người ta nữa, đánh thế chết người ta”, thế là họ đánh con luôn. Thưa Thầy thế hai tâm đó là tâm gì?

Trưởng lão: Con ngồi xuống đi con. Cái trường hợp đầu tiên là người ta bắt con ăn cái con tôm con tép nhỏ như vầy, và nếu con không ăn thì nó nhận con xuống nước, phải không?

Tu sinh: Mỗi lần phải lấy đất dưới đáy biển lên họ mới tha chứ không là họ không tha.

Trưởng lão: Nghĩa là con không biết lội phải không? Mà khi tập lội thì nó bảo con ăn ba con tép con tôm đó thì con mới biết lội phải không? Ý nó vậy mà? Còn con không ăn thì nó trấn nước con, nó bắt con phải lặn xuống hốt cát lên. Mà nếu hốt được, đem lên được thì nó mới thôi. Còn đem lên không được thì nó bắt con ăn cái con tép đó. Có phải vậy không?

Tu sinh: Bạch Thầy, ăn sống ngay ngoài biển đó Thầy.

(02:00) Trưởng lão: Ăn sống, Thầy biết mà, con tép sống. Có nhiều người họ bắt ăn sống, họ nhai họ nuốt mà, họ ăn tươi nuốt sống như con beo con cọp chứ đâu có thường. Bởi vì nói chung con người chưa có cái tâm Bi thì người ta vẫn ăn như thường. Bây giờ muốn nói vấn đề ăn cái con vật đó mà người ta bắt mình ăn, mà giờ mình không ăn thì đó là tâm Bi của mình. Mình thương xót con vật đó mà mình không nỡ ăn, tức là tâm Bi. Còn con muốn không ăn mà không bị người ta ép, buộc lòng con phải lặn xuống nước hốt cát lên để thực hiện cái sự không ăn của con, tức là con thực hiện cái tâm Từ của con. Con hiểu không? Nghĩa là người ta bị ép, bị bắt buộc cho nên con phải ráng con lặn. Cái hành động con lặn xuống nước, rồi con hốt cát lên. Hốt lên thì nước nó tan mất đi thì người ta không có tin con lặn xuống dưới đáy biển.

Tu sinh 1: Thưa Thầy, họ dìm con xuống, con không biết lặn ạ. Họ dìm tận đáy biển sâu họ bắt con phải (03:07)…​ xem có biết bơi với lặn được không ạ.

Trưởng lão: Chưa hả, họ mới nhận con, ba bốn người nhận cái đầu con xuống dưới biển, gài cây xuống dưới, rồi chừng nào hốt cát lên được thì mới thôi. Thì con hốt không được, rồi con mới kiếm cái bọc con hốt cát bỏ vô cái bọc, con mới xách lên được thì họ mới thôi.

Cái đó đối với con là con thực hiện tâm Từ của con. Con không nỡ ăn, cái chỗ đó là con thực hiện cái tâm Bi của con, con không nỡ giết mấy con vật. Cho nên con mới chịu đựng những điều kiện hành hạ đó. Nhưng mà trong đó hoàn toàn con thực hiện vì sự chết chóc của loài chúng sanh mà con không nỡ ăn, cho nên đó là tâm Bi của con. Chứ nó không phải tâm Từ; là tâm Bi. Những cái chịu đựng cái hành hạ, những cái họ bắt con lặn xuống hốt cát lên cũng đều là tâm Bi, vì thương xót con tôm.

(04:03) Còn về hai người ăn trộm bị đánh, rồi con ra can rồi chúng đánh con luôn. Bởi vì họ mất của nhiều quá, họ tức rồi, cho nên họ bắt được hai người ăn trộm này họ xúm lại đập, cả cái xóm cái làng của người ta ra đập. Con ra thì họ cho con cũng là tụi nó đó, họ đập con luôn cho nên con (04:24) …​ Cho nên ở đây con phải sáng suốt thực hiện tâm Bi. Cái việc con thấy bị đập (thì) con nói (rồi) con bị đánh đó là do cái chỗ tâm Bi của con chứ không phải tâm Từ. Vì thấy người ta đau khổ, mình đến can ngăn đừng đánh tội nghiệp, thì họ đánh con luôn. Thì đó là tâm Bi. Con do tâm Bi mà con bị đánh. Do đó con thiếu sáng suốt, cho nên khi con bị đánh là con thiếu tâm Từ đối với con. Rồi con, con hỏi Thầy?

2. THẦY DẠY PHÂN BIỆT TÂM TỪ, BI, HỶ, XẢ

(04:56) Tu sinh: Dạ thưa Thầy cho hỏi là, Thầy giảng cho con nghe tâm Từ, tâm Bi; Từ Bi tâm có phải đối lập với tâm Hại có phải không thưa Thầy?

Trưởng lão: Tâm Bi sẽ đối với cái tâm Hại, còn tâm Từ nó đối với tâm Sân.

Tu sinh: Con muốn hỏi ở đây là Bi tâm đối lập với tâm Hại ở vị trí nào? Con muốn Thầy giảng cho con nghe.

Trưởng lão: Nghĩa là cái tâm Bi nó sẽ đối như thế này, để Thầy chỉ cho thấy rõ. Trong cái tâm của mình nó khởi nghĩ ghét người này ghét người kia, muốn hại cái người đó, làm cho người đó có những sự đau khổ đến cho họ. Cho nên người có tâm Bi không bao giờ có cái tâm hại người, không muốn làm cho người khác khổ.

Thì đó là cái tâm Bi, nó đối, khi mà nó đối thì nó làm cho cái tâm hại người không còn nữa. Nghĩa là mình nghĩ bây giờ cái người này họ hung dữ, mình mới tìm cách đánh cái người ngày một bữa cho nó ớn. Đó là cái tâm hại; hại người ta, đánh người ta. Đó là tâm Hại, mà người có tâm Bi thì họ không làm điều đó được, không làm cho người khác đau khổ.

Cũng như bây giờ con cái B40 đó bị ngã đi, con nói dựa gần gốc cây này được, thôi bây giờ mình lấy cái đinh đóng vô cái cây này cho cái B40 này đừng có ngã ra. Tức là con không có tâm Bi. Nếu mà con có tâm Bi thì con nói như vậy không được, đóng như vậy cái cây này bị cái đinh đóng vô nó khổ, thấy xót quá. Đó là tâm Bi. Khi có tâm Bi thì nó làm cho cái tâm hại của con không còn có nữa, cho nên gọi là đối, đối với tâm Hại.

Tu sinh: Đối lập lại.

(06:41) Trưởng lão: Đối lập lại. Hễ có Bi thì nó không làm cái gì đau khổ cho chúng sanh hết. Cũng như bây giờ con thấy cây cỏ mọc bên đường, mà con thực hiện tâm Từ thì khác, mà con thực hiện tâm Bi thì con “cây cỏ này nhổ cho nó sạch cái đường này đi”, mà nếu con có tâm Bi thì không bao giờ con nhổ những cây cỏ đó. Con có tâm Từ thì con nhổ đó, mà tới tâm Bi là không nhổ.

À khoan, con có tâm Từ thì con không có làm cái cây cỏ đó con nhổ bỏ đâu. Còn người nào họ nhổ cây cỏ đó bỏ đi; con có tâm Bi thì con đem lại. Còn bây giờ cây cỏ đó mà con có tâm Bi mà người nào làm cây cỏ đó bị héo bị úa, hoặc là nó đang bị nắng khô, con có tâm Bi, bởi vì nó đang đau khổ, con lấy nước con đổ vô. Đó là tâm Bi.

Còn cái tâm Từ thì con thấy cái cây cỏ đó cản cái chỗ cái sân, con quét. Con có tâm Từ thì không bao giờ con nhổ cây cỏ đó mà ném đâu. Cái tâm Từ không có làm đau khổ chúng sanh. Còn cái tâm Bi nó đối với tâm Hại, cho nên nó thấy cái vật gì bị hại thì nó chăm sóc, mà nó khởi sự để nó hại thì nó không hại. Cái đó thuộc về tâm Bi.

Rồi, con hỏi đi.

Tu sinh: Con xin hỏi Thầy là tâm Xả với tâm Hỷ. Cái Hỷ tâm nó thường đi đôi với Xả tâm. Thí dụ mình có Xả tâm thì mình không chấp vào cái lỗi của người khác, nhiều khi mình xả được cái tâm thì mình thấy hoan hỷ. Như vậy cái Hỷ và cái Xả phải song hành với nhau chứ làm sao mà tách rời ra được?

(08:29) Trưởng lão: À nó sẽ tách rời ra, con. Bây giờ Thầy tu cái pháp độc nhất thì coi như mình có ả thì mình có Hoan Hỷ chứ gì, cho nên cái Xả nó đi trước, cái Hỷ nó đi sau. Nhưng mà ở đây, Tứ Vô Lượng Tâm thì tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ trước, tâm Xả sau, cho nên nó không theo cái thứ tự đó. Hễ khi con xả được con mới có hoan hỷ, đó là cái bình thường của cái tâm Xả. Còn cái này không phải.

Cái tâm Hoan Hỷ - con chưa có xả gì hết, nhưng con tập hoan hỷ, con tập vui. Cho nên gặp cái trường hợp làm con chướng ngại, con vẫn vui. Con tập cái tâm hoan hỷ - tâm vui đó - người ta chửi con không giận mà luôn luôn con vui. Con hiểu không? Cái đó nó tách lìa ra. Nó không xả mà nó vui. Nó vui thì coi như nó xả mà nó không có xả, nó không xả mà tự nó xả; cho nên không thể nào tập trung nó là xả được. Còn cái này con xả rồi con mới hỷ. Thì hai cái này con lưu ý nè: xả mà hỷ thì nó đi ngược với Tứ Vô Lượng Tâm - Tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Hoan hỷ, cho nên nó là Pháp Độc Nhất. Tâm Hoan hỷ thì phải có Từ, có Bi và có Xả. Con hiểu không?

Nhưng mà mình tu tâm Hỷ chứ không phải tu tâm Từ, tâm Bi. Có cũng kệ nó, tôi không biết; tui chỉ biết có hoan hỷ thôi. Tôi chỉ biết có cái vui thôi, còn vấn đề đó nó phụ, nó xả tự nó, nó làm sao kệ nó tôi không biết. Nhưng sự thật ra khi mình có hoan hỷ thì nó có Từ, có Bi, có đủ, có Xả - có đủ rồi.

Cũng như mình tu tâm Xả thì nó cũng có Từ, Bi, Hỷ trong đó rồi. Chứ nếu nó không có thì làm sao mình gọi là xả? Nhưng mà mình không có tu nó, mình chỉ tu một tâm này thôi, con hiểu chưa, cho nên nó tách rời ra. Nó tách rời ra mà hễ cái này thực hiện được thì cái kia nó phải có, nhưng mà mình không phải tu mấy cái đó. Nó là pháp độc nhất.

Tu sinh: Thưa Thầy, như vậy là trong Hỷ tâm nó có Từ, Bi luôn?

(10:25) Trưởng lão: Cái đó nó phụ theo thôi. Còn chính của nó là cái tâm Hỷ, con. Cho nên tôi tập tôi vui. Trước các ác pháp tôi cũng vui, trước cái thiện pháp tôi cũng vui.

Tu sinh: Như vậy là mình biết mình cũng có từ bi, từ bi có trong đó luôn.

Trưởng lão: À, mình chỉ nhắc khéo cho người ta biết là khi tôi tu tâm Hỷ thì nó có Từ, Bi và Xả có trong này. Nhưng không phải tôi tu cái tâm này đâu, mà tôi tu tâm Hỷ. Tôi tu tâm Hỷ cho nên luôn luôn lúc nào tâm tôi cũng phơi phới, nó cũng thấy vui vẻ; trước ác pháp cũng như là trước cái thiện pháp, nó y như nhau. Thiện nó cũng vui, mà ác nó cũng vui. Còn thiện nó vui, mà ác nó không vui thì cái này nó trật, nó sai.

Nhất là cái ác pháp. Bình thường thân tôi không đau thì hoan hỷ lắm, mà tôi đau tôi nhăn mặt nhíu mày thì tôi không có hỷ. Cho nên đau tôi cũng hỷ mà không đau tôi cũng hỷ; làm sao cho tâm tôi luôn luôn hỷ.

Cái đó phải triển khai cho thấu suốt rồi mấy con tu mới thấy lợi ích lớn lắm. Phải biết cách hỷ chứ không phải Thầy nói, cứ khà khà cười cười đó mà tâm mình một cục giận hờn.

Tu sinh: Thưa Thầy, tâm Hỷ nó đối lập với tâm gì?

(11:41) Trưởng lão: Tâm Hỷ, cái tâm Hỷ giúp cho chúng ta đối lập với cái tâm (Tu sinh: tâm Từ) không phải tâm Từ đâu; tâm Hỷ nó đối lập với những tâm tị hiềm ganh ghét đó con.

Tu sinh: Dạ bạch Thầy, Tâm Hỷ đối với tâm ganh ghét, tật đố, gian tham (12:05) …​ những người ganh ghét, ganh tị (12:08) …​

Trưởng lão: Ganh ghét đó con

Trưởng lão: Mình hoan hỷ thì cái tâm đó nó xả hết rồi, không còn. Đối lập với hoan hỷ là ganh ghét, tị hiềm.

Tu sinh: Thưa Thầy, tâm hoan hỷ thì mình phải như là hỷ tâm với sự thành công của người khác, hoan hỷ với sự thành công của người khác.

Trưởng lão: Thấy người khác làm công việc gì đó, mình hoan hỷ, mình vui chứ mình không có ganh tị. Còn mình khởi sự thì mình thấy người này làm giỏi, người này thành công, người này cất nhà tốt, mình không có; người này có xe hơi, mình ghét người này quá, đó là không có hoan hỷ. Tâm Hỷ là thấy người ta thành công là mình vui mừng, vui mừng cho sự thành công của họ. Cũng như bây giờ trong mấy con có người tu chứng quả A-la-hán, “trời, thấy cái bà này ghét quá! Bả tu chứng trước mình!” thì cái đó là không hoan hỷ. Mình thấy người ta làm được mình mừng, mình ráng cố gắng tu tập, mình theo.

(12:58) Tu sinh: Dạ thưa Thầy, tâm Xả hắn cũng từa tựa như tâm Hỷ luôn phải không Thầy?

Trưởng lão: Xả coi như là ác cũng xả, thọ cũng xả. Nó không có tu theo cái kiểu Hỷ, con. Mà nó tu tâm Xả, tất cả những cái ác pháp gì nó cũng xả. Tâm Xả là nó đối trị tất cả tham sân si. Nó xả hết. Tham ăn nó cũng xả, tham ngủ nó cũng xả, xả hết, Thầy nói nó xả hết. Nó đối trị tất cả tham sân si, là tâm Xả. Tâm Xả nó rộng lắm.

Tu sinh: Thì con …​ tâm hoan hỉ mà con (13:27) …​

Trưởng lão: Bây giờ con phân tích được thì con hiểu rồi đó, biết cái đối tượng của nó là cái gì đó. Bây giờ tâm Từ thì đối của nó là tâm Sân. Tâm Bi thì đối với tâm Hại - mưu mô, kế hoạch hại người khác. Còn cái tâm Hoan Hỷ đối lập với tâm ganh tị, ganh ghét, tị hiềm. Còn tâm Xả thì đối tượng của nó là tham, sân, si. Nó xả hết, nó xả mà đâu có còn cái gì trong đó, gọi là xả. Mình hiểu biết được cái mục đích của cái tâm đó để nó làm gì, thì mấy con sẽ rành rẽ trên sự tu tập của mấy con, biết cách.

Rồi, còn gì nữa không con? Bây giờ hỏi xong rồi, còn hỏi Thầy gì nữa không con? Để lo về làm chứ. Một tiếng đồng hồ rồi. Con hỏi đi con. Rồi.

(14:32) Tu sinh: Thưa Thầy, …​ vì con thấy rõ ràng những người (14:39) …​

Trưởng lão: Sao con? Con nói lại cho Thầy nghe coi thế nào con, bắt đầu ta.

Tu sinh: Con có công việc hằng ngày đi phơi đồ á, con thường hay phơi hướng nắng, nhưng mà chỗ đấy người khác thấy khó coi. Ví dụ con phơi chỗ đó nhưng sau nhìn thấy con xách đi chỗ khác. Thì đó là cái tâm của con là tâm Bi phải không Thầy?

Trưởng lão: À, cái đó là tâm Từ đó con. Tại sao nó Từ con biết không? Bây giờ con đem đồ đi phơi chỗ đó, con phơi chưa hết người ta sẽ thấy chướng, tức là con ngăn ngừa trước, con đem phơi chỗ khác để cho người ta đừng có thấy chướng mắt. Đó là tâm Từ. Nó cẩn thận, nó kỹ lưỡng từ đầu tới cuối.

Để cho người ta chướng: “trời ơi phơi đồ gì mà cái đường đi ra đi vô gì mà phơi đồ gì mà ở trên cái hàng rào giăng tùm lum như thế này!” Đó là mình đã làm đến cái phiền phức của người ta rồi, tức là mình không có cẩn thận, vì vậy mình thiếu tâm Từ. Nó chưa xảy ra mà mình ngăn ngừa trước thì đó là tâm Từ.

Tu sinh: Thầy con xin hỏi Thầy, ví dụ ở nhà mình hay lo quán xuyến công việc trong gia đình, đó là tâm gì?

Trưởng lão: Tâm Từ con, để nó được đầy đủ, đem lại sự an vui cho cả gia đình của mình, đó là tâm Từ. Con quán xuyến hết mọi cái, dù cực khổ gì con cũng cố gắng để làm cho được cái điều kiện đó. Đó là tâm Từ, con đã thực hiện tâm Từ đó. Nó chưa xảy ra sự khổ trong gia đình mà con muốn luôn luôn nó được êm ấm, được vui vẻ, bình an mà con thực hiện đến nội trợ, công việc trong gia đình con gánh vác hết để cho mọi người được yên vui. Đó là tâm Từ mà con thực hiện.

(16:28) Tu sinh: Con xin hỏi Thầy, thí dụ con của con, con muốn mua một cái gì đó cho con của con; con con chưa có thì con mua cho con của con, thì là tâm gì?

Trưởng lão: Tâm Từ đó con; để cho nó được vui. Mình làm cho người ta vui thì đó là cái tâm Từ. Còn mình làm cho người ta khổ thì…​ Không, cái mà bây giờ con nghĩ là con của con nó buồn, nó không có món đồ mà bạn bè của nó có, con sẽ mua cái món đồ đó cho nó, đó là cái tâm Bi đó con, chứ không phải tâm Từ đâu. Để làm cho nó không thấy thua sút bạn bè, nó không có khổ. Đó là tâm Bi con đối với nó.

Nhưng mà con lo lắng chuyện đó là con đối với tâm Từ của con, con làm tròn bổn phận của con, mặc dù bây giờ nó chưa có đòi hỏi mà con đã mua sắm cho nó trước. Đối với con là cái tâm Từ, để con thấy bổn phận làm mẹ của con không thiếu, không để con mình khổ.

Nhưng mà đối với đứa con là con có tâm Bi: con thương nó là tâm Bi. Thương người khác, làm cho người khác đừng khổ. Để tới chừng nó khổ rồi, nó đã khổ rồi thì con thực hiện cái khổ đó cho nó, thì bắt đầu bây giờ nó có cái gì, cái đó là tâm Từ của con để ngăn ngừa. Nhưng đợi tới nó khổ rồi con mới cho nó thì nó muốn, nó đòi con, đó là con thực hiện cái tâm Bi, con thoả mãn cái chỗ đó là tâm Bi.

(18:05) Còn bây giờ con ngừa là tâm Từ của con, con mua trước là tâm Từ. Chứ nó chưa có nhưng hình thức Bi đó đối với nó, nhưng mà Từ đối với con. Để ngừa thôi nên đó là tâm Từ đối với con. Còn tâm Bi là khi nó đòi hỏi, khổ sở muốn cái đó mà không được, nó đòi con mua thì hiện giờ con mua cho nó là tâm Bi.

Con phân biệt được chỗ này con mới thấy rõ. Thí dụ như bây giờ con của con nó chưa có đòi, nhưng con thấy bạn bè của nó có cái đó, con mới sắm cho nó. Tức là tâm Từ của con đối với nó. Còn khi nó có sự ham muốn rồi, con mới mua sắm cho nó để nó vui, không làm cho nó khổ nữa, đó là tâm Bi. Bởi vì nó đang có ham muốn, nó đang khổ, nó thấy buồn bực, con làm cho nó hết buồn bực, hết khổ đó là cái tâm Bi con tu.

Cũng như một người bị bệnh đau, mình giúp đỡ họ hết bệnh đau thì đó là cái tâm Bi đối với người đó. Cho nên cái đối tượng, coi chừng, cái Bi và cái Từ. Cái Từ nó nằm chỗ nào, cái Bi nó nằm chỗ nào. Phải phân biệt cho rõ.

(19:18)…​ Tu sinh: Thưa thầy bây giờ ví dụ như …​ thời gian con tu.. Bây giờ con xin hỏi Thầy …​

Trưởng lão: Dường như nó mới vào đó. Lần lượt rồi những cái điều kiện Thầy cũng sẽ hướng dẫn cách thức cho nó biết nó tập tu. Nhất là nó triển khai cái tri kiến của nó, bắt đầu thử coi những cái bài làm nó làm rồi đem nộp cho Thầy coi như thế nào để hướng dẫn cho nó. Rồi chừng đó sẽ cho nó đọc bài của những người khác nữa để cho nó thu thập những kiến thức của người khác về cái phương pháp tu hành. Nó càng lúc càng có cái kiến thức, nó hiểu thì nó dễ tu lắm con. Phải có kiến thức, những cái điều kiện, những cái bài viết của mấy con cần thiết. Sau này Thầy thấy chú Vàng, chú ghi lại những cái băng những cái đĩa, ghi lại trên những tập sinh đó con. Thì sau đó có những cái dịp thì nó sẽ đọc và nó sẽ thu thập lại kiến thức của mọi người để làm cho sự hiểu biết trên con đường tu của mình, lần lượt thì tới chừng tu tập thì áp dụng vào những phương pháp tu thì, bắt đầu lấy những kiến thức đó áp dụng vô để mà xả tâm.

(20:43)…​ Tu sinh: Thưa Thầy …​ con làm bài tập ở nhà về khẩu hành, thí dụ mình viết đấy thì con làm sao Thầy? ..

Trưởng lão: Khẩu hành con làm rồi phải không con? Ở trong nhân quả khẩu hành chứ gì, phải không? (Dạ) Bắt đầu bây giờ con làm cái bài Thân vô thường, rồi các Pháp vô thường, con đã làm mấy bài đó chưa?

Tu sinh: Dạ chưa

Trưởng lão: Chưa thì con phải làm cái Thân vô thường trước, con. Phải tiếp tục cái Thân vô thường. Con suy nghĩ cái Thân vô thường như thế nào, rồi mới làm tới bài các Pháp vô thường. Con chưa biết, để rồi Thầy sẽ nói với Nguyên Thanh cho mượn cái bài của nó, con sẽ đọc. Đọc để biết cách.

3. CÁCH TÁC Ý TỊNH CHỈ HƠI THỞ

(21:39) Trưởng lão: Rồi, mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không con? Con, Huệ Ân con. Con ngồi đó đi con.

Cô Huệ Ân: Bạch Thầy, con tu Tứ Niệm Xứ tâm thanh thản - an lạc - vô sự, rồi lúc đó tịnh chỉ hơi thở hay là tu xong rồi mới tịnh chỉ hơi thở?

Trưởng lão: Con tu xong rồi, con tu các pháp xong rồi, con dành ra năm phút ba phút con tu, con mới tác ý hơi thở tịnh chỉ ngưng đi: “mày ngưng đi rồi mày thở trở lại đàng hoàng”, từ từ nó ngưng mới được.

Cô Huệ Ân: Thưa Thầy hồi nào tới giờ con tu như vậy rồi nhưng mà con nhớ lại “tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi con mới tịnh chỉ hơi thở hả Thầy?

Trưởng lão: Rồi bắt đầu con giữ cái tâm thanh thản chứ mình đừng có nín thở, đừng có gì hết. Thầy sẽ hướng dẫn cho.

Cô Huệ Ân: Dạ

(22:37) Trưởng lão: Để đây rồi Thầy sẽ trả lời vô đây cho con. Nhớ tập cái điều kiện đó sau khi mà cái thân nó có yếu đuối quá thì các con tác ý cái nó ngưng hơi thở. Nó ngừng hơi thở rồi mình tự tại ra đi chứ không có gì đâu mà sợ.

Cho nên khi mình tác ý: “hơi thở phải tịnh chỉ, ngưng!”, thì con trở lại giữ cho cái tâm của con bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Con ở trong trạng thái thanh thản, tự động cái hơi thở nó muốn ngưng là nó ngưng, nó chưa ngưng là nó chưa ngưng; kệ nó. Nhưng mà hằng ngày mình tập, tới chừng đó nó ngưng rồi thì con thấy mình ở trong thanh thản đó. Nó ngưng, cái hơi thở nó không thở nữa thì con bảo: “thở trở lại” thì bắt đầu nó thở lại.

Rồi bắt đầu đó, con muốn tiếp tục, con bảo: “ngưng cho hai phút đi”. Bắt đầu nó ngưng hai phút thì con bảo: “thở lại” thì nó thở lại. Con tập dần năm phút, rồi mười phút, rồi một giờ, hai giờ. Tới chừng con bảo: “ngưng, không thở nữa” thì nó ngưng, con mới bảo tiếp: “Bỏ cái thân này đi, tao cho mày chết luôn”, thì con bắt đầu con đi. Con đi vào cái chỗ thanh thản, con ở luôn trong thanh thản đó. Cho nên con thấy hễ mình tác ý hơi thở tịnh chỉ là ở trong thanh thản, đừng có ở chỗ khác, không có được. Mà chỉ ở chỗ thanh thản thôi. Con nhớ chưa?

Chỗ đó là chỗ con về đó, tức là con bỏ cái thân này thì con sẽ ở đó. Cho nên khi mà tác ý hơi thở: “tịnh chỉ, ngưng!” Lúc bấy giờ con giữ tâm thanh thản, con sẽ thanh thản, an lạc, vô sự. Đừng để cho nó có cái bị động trong bốn chỗ Thân Thọ Tâm Pháp của con. Con giữ cái đó.

(24:11) Mới đầu con tu thì nó chưa có ngưng đâu. Nhưng thỉnh thoảng rồi lần lượt, lần lượt nó sẽ ngưng. Nó ngưng ban đầu cho con khoảng độ chừng ba mươi giây, rồi nó thở lại. Rồi bắt đầu con ra lệnh nữa thì nó ngưng. Nó ngưng lần lượt được một phút, rồi hai phút, rồi năm phút, rồi mười phút, hai mươi phút, rồi ba mươi phút. Con cứ để cho nó tự nó ngưng, con nhìn coi nó có thở không? Nó kéo dài trong ba mươi phút thì được rồi: “Như vậy mày tương đối tốt rồi”. Bắt đầu con bảo: “thở lại đi”, bắt đầu nó thở lại. Như vậy là tao đã làm chủ được sự sống chết được ba mươi phút.

Con được nhiêu đó đủ rồi. Chừng lúc đó con bảo: “thôi bây giờ tịnh chỉ hơi thở, ngưng đi”. Con thấy nó ngưng rồi con bảo: “thôi cái thân này tao không xài nữa, đi đứng lụm cụm cực lắm, thôi tao bỏ đi luôn”, thì con sẽ đi luôn con, há. Có vậy thôi.

Bây giờ con tập, bởi vì trên những phương pháp đó mình tu chưa hoàn chỉnh, cho nên Tứ Thần Túc của mình chưa có. Vì vậy mình tập để làm chủ sự sống chết của mình, thì mình sẽ làm chủ được chứ không có gì khó. Mặc dù mình chưa đủ, nhưng mình sẽ vào Niết Bàn được và cũng tự tại được. Một khi mấy con tu thanh tịnh rồi, nó có Tứ Thần Túc thì mấy con khỏi tập vì nó có Dục Như Ý Túc, mình muốn là nó làm rồi. Còn bây giờ nó chưa đủ thì mình tập luyện cho nó có đủ cái lực để cho mình ra đi được tự tại.

(25:30) Mấy con hiểu chưa? Trong khi cô Huệ Ân hiện giờ đang tập, còn mấy con cố gắng tập cho thanh tịnh. Mà lỡ có chết thì đây mấy con cũng được dự cái khoá này, được nghe Thầy dạy cô Huệ Ân mà, cho nên mấy con khi mà mấy con ngặt nghèo gì đó mà sắp sửa chết thì các con giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, “hơi thở tịnh chỉ đi, đi chứ không có ở đây thoi thóp, thở cà thóp cà thóp như thế này nghe khổ lắm”.

Mấy con thấy có nhiều người chết mà họ thở cà thóp cà thóp khổ ghê gớm lắm, thở không thở mà cứ nằm đó cà hóp cà hóp thấy khổ lắm mấy con. Người sống người ta thấy cái người sắp chết cũng khổ, mà người sống người ta khổ lắm, người ta thấy người ta thương, cho nên: “ngừng đi cho rồi, chứ ở đó mà cà thóp cà thóp”. Mấy con tác ý như vậy là nó đi chứ nó không có ở đó cà hóp cà hóp nữa đâu.

(26:19) Cho nên trong cái phương pháp chúng ta tu chúng ta làm chủ và đồng thời Thầy nói thứ nhất là chúng ta tu tâm Từ là chúng ta ngừa, đừng để cho thân chúng ta có bệnh. Còn khi đã có bệnh rồi thì mấy con phải sử dụng cái tâm Bi để tác ý cho cái bệnh nó đi ra. Cái đó là mình thương mình, mấy con hiểu? Cho nên ở đây bắt đầu mình vô học lớp này là mình phân biệt được tâm Bi ở chỗ nào đối với bản thân của mình, do đó mình sẽ sử dụng pháp cho đúng cách, cho nên nó cứu cánh mình. Chứ không khéo, mình không làm chủ được đâu. Phải tập luyện, cũng bền chí tập luyện lắm nó mới có đạt được kết quả, mấy con.

Nói như vậy chứ còn sự thật ra trên sự tu tập thì mấy con còn phải vận dụng đầu óc của mấy con rất nhiều. Bởi vì ví dụ mấy con lớn tuổi rồi, cái đầu óc của mấy con không có bằng cái tuổi còn trẻ đâu, dù mấy con có vận dụng nào nó cũng không bằng mấy người trẻ đâu. Người còn tuổi trẻ những cái tế bào não nó còn khoẻ lắm, cho nên nó hoạt động dễ lắm.

Mấy con đến lúc nào đó thôi, chứ nó không thể hoạt động được nữa, nó cằn cỗi rồi. Cho nên mấy con làm vừa đủ thôi, không cần thiết. Vì vậy mấy con làm vừa đủ để còn tập luyện những cái pháp khác. Chứ bắt mấy con mà làm cho nó đầy đủ được như cái tuổi trẻ thì mấy con mất hết thời giờ, mấy con phải ở lại mấy lớp đó. Nghĩa là thay vì mấy con được nâng đỡ lên thì mấy con phải ở lại, bởi vì nếu xét qua những bài viết của mấy con chưa được đầy đủ, buộc lòng mấy con phải ở lại thôi. Mấy con hiểu không?

(27:52) Nhưng vì mấy con lớn tuổi rồi, tuổi của mấy con không thể học như vậy được nữa. Cho nên mấy con chỉ học với mức độ vừa đủ, vừa đủ thôi. Vừa đủ để mấy con hiểu mà xả tâm thôi. Rồi mấy con còn phải tập những cái phương pháp cần thiết vì lớn tuổi, mấy con vô thường nó dễ đến lắm. Ngày nay còn ngồi lớp học này, chứ ngày mai mấy con ra đi không chừng đó. Cho nên phải chuẩn bị hết mọi mặt, để không khéo mấy con ra đi mà mấy con không làm chủ là rất uổng đó. Cho nên Thầy chuẩn bị cho mấy con mọi mặt hết.

Còn mấy con còn nhỏ tuổi, mấy con đừng tưởng mình nhỏ tuổi, phải giữ gìn nghiêm chỉnh để mình thực hiện được những sự tu tập của mình. Mình còn cái sứ mạng của mình gánh vác cho Phật pháp nữa chứ không phải…​ Bởi vì mình tuổi trẻ mà. Mình tuổi còn trẻ, mình phải thấy cái trách nhiệm không phải mình tu cho mình, mà mình còn tu cho nhiều người nữa. Cho nên vì vậy mà tuổi trẻ các con phải giữ gìn đúng đức hạnh, không được nói chuyện nói lãng.

Bởi vì cái lớp này mà nếu còn nói chuyện nói lãng, còn cái này cái kia nữa, thì Thầy sẽ không dạy đâu. Vì mất công Thầy dạy không tới nơi đâu. Nghĩa là khi mấy con thấy mỗi lần phạt mấy con, giải thể cho mấy con đi ra, thật là một nỗi đau lòng cho Thầy lắm chứ đâu phải. Bởi vì mở lớp ai mà để tiếng tai cái lớp này nay nghỉ mai học thì như vậy nó còn nghĩa lý gì. Mà mấy con không chịu nghe lời Thầy, buộc lòng Thầy phải làm như vậy chứ làm sao làm khác hơn hết.

(29:20) Nếu mà đem ra giới luật, đem ra kỷ luật của Tu viện mà phạt vạ mấy con như vậy thì nỡ lòng nào. Mấy con lớn hết rồi chứ đâu phải còn trẻ con nữa mà áp dụng kỷ luật như vậy, đưa những giám thị đến phòng thế này thế khác. Thành ra không nên làm những điều đó. Vì vậy mà mấy con cũng phải hiểu, phải hiểu để mà thực hiện cho nghiêm chỉnh để đạt được cái kết quả thật sự cho lớp học của chúng ta.

Lớp học hiện giờ mấy con ngồi đây là cả thế giới người ta đều biết đây là cái lớp học này đào tạo những bậc tu chứng mà. Chứ đâu phải, bao giờ mà ai nghe một cái lớp học dám tuyên bố như vậy mà đây người ta nghe tuyên bố. Bây giờ mấy con nghĩ, tưởng ở đâu ở cái Trảng Bàng biết cái lớp học này, mà cả thế giới hiện giờ người ta đang biết.

Mấy con biết đã đưa lên mạng mà làm sao người ta không biết. Vậy mà bây giờ mình tu tập như thế này mà làm sao mình trả lời với ai, mình nói gì cho ai được đây? Thà là mình không có dạy, thà là mình đóng cửa đi, vậy là được. Còn mấy con cứ tập trung nói chuyện qua lại, qua lại, để làm gì? Mình tự mình suy nghĩ, đừng có hỏi người này, đừng có hỏi người kia. Làm được. Ở đây đâu phải là trẻ con đâu mà mình copy với nhau. Các con hiểu không?

Tự mình, mình suy nghĩ làm cái hiểu biết của mình. Cái nào mình không hiểu, mình hỏi Thầy, nhất định là không hỏi ai hết. Có vậy mình mới thật tu. Tu cho mình mà, chứ đâu phải tu danh tu lợi đâu mà cần phải làm bài. Chỉ ờ bây giờ cái bài đó được cho người khác nghe thì Thầy cho mấy con nghe, để mấy con có cái kiến thức thêm để từ từ mấy con viết ra. Chứ không phải mình lấy cái bài đó mình chép. Mình chép vậy thôi mình còn tu tập cái gì nữa. Mấy con hiểu chưa?

(30:58) Cho nên ở đây các con phải tự triển khai cái tri kiến của mình ra. Rồi từ đó mấy con thấy cái đặc biệt, cái khả năng của mấy con ở cái mức độ từ cái chỗ mấy con chưa hiểu, mình sẽ hiểu; từ cái chỗ hiểu mình sẽ thấm nhuần vì mình tự viết ra. Những cái gì mình chưa hiểu mà mình cần phải hiểu thì có những tài liệu người ra sẽ giúp đỡ cho mình. Bây giờ con muốn hiểu vấn đề đó để con viết, mong Thầy giúp đỡ cái tài liệu đó cho con. Thì có thể có những tài liệu nào đó cần thiết, Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con, cho mấy con hiểu để mấy con viết bài. Nhưng mấy con đừng có, khi đọc hiểu rồi thì tự mấy con viết ra, chứ đừng có chép luôn cả tập sách của người ta thì không được. Mình phải hiểu như vậy. Cho nên mình làm sao những cái mình trích ra, mình trích dẫn ra những cái đó để chứng minh cụ thể, chứng minh cụ thể cho cái sự hiểu biết của mình để giúp cho trên con đường tu mình có những sự tiến bộ.

Các con nhớ, cố gắng đừng nói chuyện với nhau. Mấy con nói chuyện là cái nguy hiểm lắm mấy con. Bởi vì Thầy biết khi mình nói chuyện cái tâm mình bị phóng. Còn mình để cái tâm mình lần lượt nó không nói chuyện, nó sẽ quay vô. Nó quay vô như là chúng ta nhìn Tứ Niệm Xứ của chúng ta vậy. Thí dụ như bây giờ Thầy nhìn bốn chỗ, Thầy nương vào cái hơi thở, Thầy quan sát cái thân của Thầy. Tức là Thầy nhìn bốn chỗ Thân Thọ Tâm Pháp thì làm sao cái tâm mình luôn luôn lúc nào nó cũng quay vô, nó quay vô thì nó không còn phóng ra. Còn mình tiếp duyên, mình cứ nói chuyện này chuyện kia. Đời đâu còn cái gì nữa đâu mấy con!

(32:25) Thầy nói, mấy con học các pháp vô thường, thân vô thường, mấy con thử nghĩ nó đâu còn cái gì đâu là của mình đâu nữa đâu. Toàn bộ nó đang thay đổi từng phút từng giây. Nó đang vô thường từng phút từng giây mà không lo. Khi mình không hiểu thì mình thấy như thường, còn bây giờ đã hiểu rồi, lo lắng lắm mấy con. Bởi vì vô thường: bữa nay không bệnh chứ ngày mai bệnh; bữa nay nó chưa chết chứ ngày mai nó chết. Bởi vì nó đang chết từng phút từng giây ở trong thân của chúng ta chứ đâu phải không.

Cho nên chúng ta phải nỗ lực để chúng ta vượt ra khỏi cái quy luật của nhân quả đang chi phối thân tâm chúng ta, đang chi phối trong cái quy luật của nó, cho nên cái sự vô thường nó diễn biến liên tục. Mình đã hiểu rồi. Cho nên mình hiểu rồi thì phải tu thế nào cho đúng? Tu đúng thì phải sống độc cư, phải sống cho mình - độc cư, độc bộ, độc hành. Bốn mươi hai bài kệ Như Con Tê Ngưu Một Sừng tức là đức Phật đã nhắc chúng ta phải sống độc cư, không được nói chuyện, không được phóng tâm, không được khởi ý một điều gì với người khác. Như vậy nó mới bảo vệ, vừa bảo vệ được cái lớp học, vừa bảo vệ sự tu tập của mình trọn vẹn.

(33:33) Còn mấy con cũng nên, theo Thầy thiết nghĩ, cũng nên giảm bớt trên vấn đề lao động nhiều mà mình phải cố gắng thực hiện. Còn mình lao động thì phải cố gắng tập trung trên cái hành động lao động đó, chứ đừng để vừa lao động vừa nghĩ chuyện gì đó thì không được. Phải tỉnh thức trên hành động làm, như vậy mới được. Quét sân thì biết quét sân, nghĩ chuyện khác thì không được, phải tập tỉnh thức. Đó là những cái tu. Cái hành động tu như vậy là tu tâm Từ đó con, mình biết thương mình, mình ngăn ngừa không để có những điều xảy ra đau khổ cho chúng sanh.

Thí dụ như mấy con tu tâm Từ, mấy con biết như cái đống rác đó có những loài vật ở trong đó. Bây giờ mình hốt sạch, nó lấy gì nó ở. Đó là mình tu, mình thiếu tu tâm Từ. Còn mình có tâm Từ, mình biết cái dơ cái sạch, cho nên nhiều khi mình quét ngang qua cái ổ kiến mình nên tránh để chúng tự nhiên. Còn nếu mình quét trên cái ổ kiến rất tội nghiệp, nhiều khi cái chổi của mình mạnh quá nó cũng sẽ bị gãy chân què chân nó. Chân cẳng nó có chút xíu à, cho nên mình cố gắng tránh cái ổ kiến mà nó đang đi ngang qua đường hoặc một nơi nào đó. Mình có quét thì cũng nhẹ nhẹ để coi chừng. Thì sự tu tập của mình, cái hành động như vậy đó là hành động tu tâm Từ.

(34:55) Mấy con biết những cái hành động đó đều nói lên cái từ tâm của mình. Khi mình thiếu từ tâm thì mình quét ào ào, không có tâm Từ. Cho nên khi mình quét rác thì mình xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng để thực hiện được cái tâm Từ của mình. Cho nên khi mấy con hợp với cái tâm nào thì mấy con sẽ tu cái tâm ấy. Như bây giờ mấy con chưa hiểu hết. Nãy giờ mấy con hỏi thì mấy con hiểu được phần nào, do đó lần lượt mấy con tu rồi mấy con sẽ hiểu hơn.

4. CẬN TỬ NGHIỆP CÔ LIỄU KIM

(35:29) Tu sinh: Thưa Thầy, thí dụ như cô Liễu Kim, trước khi chết lần đầu…​ cô rất là thanh thản, chết đến đây rồi, lạnh đến đây rồi. Thầy thuốc sợ quá cấp cứu cô sống lại. Thế cô sống lại thì lại thêm năm mươi triệu tiêm thuốc nữa. Sau một tháng cô chết thì cô không tỉnh táo nữa và cũng không thể nói được nữa. Thưa Thầy trong hai cái chết ấy thì nếu mà cô dũng cảm cô chết luôn hôm đó thì chắc là nhập Niết Bàn phải không Thầy?

Trưởng lão: Không phải, cái đó là cái duyên con. Nhưng mà điều kiện Thầy có nghe như thế này: sau khi cô còn, cô Liễu Kim đó, cô có viết một bức thư cho Thầy. Trước khi cô chết thì cô bảo đứa con của cô đọc cho cô nghe cái bức thư, bức thư Thầy gửi lên cho cô để cho cô giữ cho được cái tâm thanh thản, an lạc, bất động đó. Cô nằm nghe, mặc dù cô bị đau dữ lắm, nhưng cô vẫn tỉnh táo. Cô bảo con của cô “con hãy đọc cho mẹ nghe cái bức thư”, thì có đứa con của cô nó đọc. Đọc rồi, bắt đầu nó quay lại hỏi “bây giờ con đọc cho mẹ nghe nữa? ” thì thấy bà đã chết, chết trong khi đang nghe cái bức thư của Thầy mà giữ tâm thanh thản.

Thầy nói, một người mà chết mà giữ tâm thanh thản mà bảo con mình đọc một cách tự nhiên trong khi cơn đau, sắp sửa chết nó đau lắm. Nhưng khi đứa con nó hỏi bà thì bà đã chết rồi, nó mới chạy tá hỏa kêu ba nó vô. Lúc bấy giờ người ta diễn tả cái cảnh trong khi cô ra đi nó bất động lắm, cho nên Thầy nói vậy là quá tốt rồi. Còn trước kia thì khi cô sắp sửa chết, nhưng mà ông chồng với mấy đứa con kịp thời đem đi bác sĩ cứu bà. Nhưng mà trước sắp sửa chết bà cũng đang tỉnh lắm chứ bà không có gì hết. Nhưng mà nó nghẹt, nó nghẹt nhưng bà rất tỉnh. Do đó con nó chở đi kịp thời cứu cấp thì bà sống lại nhưng sau đó thì bà chết, bà chết trong khi đang nghe bức thư của Thầy.

(37:37) Cho nên Thầy thấy điều đó là điều tốt. Bởi vậy Thầy chuẩn bị cho cô Liễu Kim cái bức thư đó cho nên Thầy gửi ra, nếu gặp trường hợp bất đắc dĩ khó khăn nào đó mà trong khi đó cần nên đọc bức thư để giúp cho mẹ của các con tỉnh táo lại. Chứ không khéo, sợ nhất là nó hôn mê là không nó còn biết, thì nó bị rơi vào cái trạng thái tưởng, cận tử nghiệp, thì nó nằm ở trong mộng thì nó sẽ bị cái mộng đó nó lôi. Cho nên nó khó. Còn nếu còn tỉnh táo để khi ra đi thì cái đó là cái tốt. Không có tái sanh nữa. Bởi vì giữ được cái tâm thanh thản.

Tu sinh: Dạ, con bạch Thầy, sau khi cô chết có một vụ như thế này: cô nói không thiêu, nhưng khi cô chết rồi thì gia đình vẫn đi thiêu (38:29)…​

Trưởng lão: Cái đó cũng không sao, con. Bởi vì, thí dụ như cái trường hợp nếu cô chưa vào Niết Bàn thì nó có cái duyên, con. Cả gia đình muốn thiêu thì có một người thân nào đó không cho thiêu, kêu đem chôn. Bởi vì cái từ trường của người sống thiện, người ta có muội lược tham-sân-si rồi, nó không còn tái sanh nữa, nó khiến cho người ta không thiêu cái thân đó để đem chôn. Còn cái này khiến thiêu, đồng ý thiêu rồi thì tức là cô giữ được cái Bất Động Tâm, cô đã vào Niết Bàn rồi. Cho nên nó khiến cho gia đình thiêu. Còn không, nó khiến, con, nếu tâm của mình đã muội lược tham, sân, si rồi, mọi người đều kêu đem thiêu hết. Người ta đâu có nghĩ; ai cũng vậy.

(39:18) Nhưng đùng có một cái người thân nào đó chạy về kịp: “không được thiêu. Tôi không cho thiêu chị tôi, hay này kia, “phải đem chôn chứ không được”. Có người cản liền, con. Cái nhân quả thiện đó khiến có người cản không cho thiêu. Còn hễ có thiêu rồi, thì cái người đó nếu mà cái tâm trong lúc mà bị động, thì người đó tái sanh luân hồi. Nó tiếp tục theo tham, sân, si

Tu sinh: Có nghĩa là lúc cận tử nghiệp người mà giữ tâm thanh thản được thì thiêu hay không thiêu vẫn vào Niết Bàn?

Trưởng lão: Vẫn vào Niết Bàn, con. Vẫn vào Niết Bàn. Còn ai hỏi gì? Hết rồi hả con?

Thôi hết rồi thì nghỉ. Coi như là một giờ rưỡi rồi, thay vì một giờ. Nhưng mà bây giờ một giờ rưỡi là nhiều rồi. Đến thứ hai tuần sau thì Thầy sẽ trả lại bài của mấy con hết.

Mấy con chờ lại Thầy chút xíu, Thầy trả lời sau mấy người một chút.

(40:33)…​ Tu sinh: cô Diệu Vân…​ có cái máy ba triệu tư năm chục…​ con hiện giờ còn một số tiền …​ gần hai triệu bảy, con mua cái máy được không?

Trưởng lão: máy gì?

Tu sinh: Máy in đĩa thưa Thầy

Trưởng lão: Máy đĩa hả

(41:17)…​ Tu sinh: …​ con hỏi cô Diệu Vân…​ cô nói cái máy là hai triệu tư năm chục…​ Mà cô nói có hai loại, loại mà người ta in trên giấy thì nó phức tạp lắm mà mình chỉ mua cái loại nó in cái giấy sáng sáng …​.

Trưởng lão: Cũng được

(41:34)…​ Tu sinh: …​ để Thầy với cô Út có thể in ra cho ai mà người ta cần.

Trưởng lão: in ra đó hả con?

Tu sinh: Dạ, in luôn in cái đĩa thành chữ luôn ở trong, Thầy

Trưởng lão: Vậy hả. Cũng được Thầy chưa biết. Con hỏi vô Diệu Vân cô thấy được. Thầy cũng chưa hiểu. Chuyện máy móc này Thầy chưa có rành.

Tu sinh: Thế mình ở đây mình có cái máy gì nó in ra cái đĩa đó Thầy?

Trưởng lão: Không biết, Thanh Trí nó làm công chuyện đó chứ Thầy cũng không biết. Nó làm, chuyên môn làm ở trong thất của nó, chuyên môn làm chứ Thầy cũng không có lưu ý vấn đề đó. Để Thầy hỏi lại coi, con. (Dạ) Rồi coi cách thức ra sao, để Thầy biết, Thầy mới hiểu chứ sao mà trả lời. Thầy không biết tại sao mà nó in được, Thầy chả hiểu đâu, để Thầy hỏi lại coi.

(42:27)…​ Tu sinh: …​

Trưởng lão: Được rồi con. Thầy giúp đỡ nó.

Tu sinh: Thưa Thầy, con xin phép Thầy, ngày hai bảy, con với nhà con là Nguyên Tịnh đó, về dọn dẹp nhà cửa.

Trưởng lão: Được con, con về. Con là dọn dẹp hả?

Tu sinh: Dạ mấy ngày. Con nộp bài luôn.

(42:55) Tu sinh: Thưa Thầy, xin phép cho con hỏi Thầy. Đức Từ Tâm, đức thương mình, cái lòng Hiếu Sinh này có thương người, thương tất cả chúng sinh - là nó có ba cái. Con muốn phân tách thêm để con quán con xả tâm cho nhanh. Về đức thương mình và đức thương người cũng nằm trong Lòng Hiếu Sinh. Còn một cái nữa là đức thương Thảo Mộc Cây Cỏ, con ghi đức gì?

Trưởng lão: Con thương loài cây cỏ hả?

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Nếu là đức tâm Từ thì con thương loài cây cỏ thì không dẫm đạp lên cây cỏ là Đức Tâm Từ, Đức Từ Tâm. Còn con thấy người ta nhổ cây cỏ mà con đem trồng là Đức Bi Tâm. Nó đối với loài thảo mộc, tâm Từ đối với loài thảo mộc.

Tu sinh: là Đức Tâm Từ đối với loài thảo mộc?

Trưởng lão: Ừ , đó. Tâm Từ đối với loài thảo mộc.

Tu sinh: Thưa Thầy, sao con thấy đặc tướng của con không có ôm một pháp độc nhất được. Kỳ quá, Thầy! Con không biết con tu pháp gì?

Trưởng lão: Vậy con tu Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh: Vậy con từ Tứ Niệm Xứ, phải không?

Trưởng lão: Ừ thì con tu Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh: Con thấy vậy Từ tâm con không hợp pháp nào hết, nãy giờ con rầu quá chừng.

Trưởng lão: Không có đâu. Nếu mà hoàn toàn bốn chỗ tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả mà con không có thì con tu Tứ Niệm Xứ. Ở trên Tứ Niệm Xứ là thuộc về tâm Xả đó, còn nó không thuộc về Xả.

Tu sinh: Con tu Tứ Niệm Xứ thì con thấy con tỉnh, chứ con thấy tâm Bi…​

Trưởng lão: Thì nó hợp, cái đặc tướng của mình nó hợp chỗ nào thì nó mở cái cửa cổng đó, nó hợp với tâm nào thì mình tu tâm nấy. Nó nhanh chóng, nó là cái đặc tướng của mình.

Tu sinh: Vậy là con tu Tứ Niệm Xứ hả Thầy.

Trưởng lão: Ừ. Rồi thì nó như vậy.

Tu sinh: Con xin cảm ơn Thầy.

Tu sinh: Vậy để tuần sau con nộp bài?

Trưởng lão: Được con, để tuần sau. Con bớt chưa con?

Tu sinh: Dạ bệnh con cứ như vậy, nhưng mà cũng không có sao, nó ngứa trong cái họng.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy