00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 0680 - DÀN BÀI ĐỨC TỪ TÂM - NHIẾP TÂM AN TRÚ -TỨ NIỆM XỨ

CK 0680 - DÀN BÀI ĐỨC TỪ TÂM - THẦY QUYẾT TÂM KHÔNG GIÁN ĐOẠN LỚP HỌC - NHIẾP TÂM AN TRÚ -TỨ NIỆM XỨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 2/2/2023

Thời lượng: [1:04:58]

1- LẬP DÀN BÀI ĐỨC TỪ TÂM

(00:00) Trưởng lão: vừa rồi Thầy có chấm thử một, hai cái bài của mấy con nói về đức Từ Tâm nhưng mấy con chưa có lập cái dàn bài để viết nên viết trật hết trơn. Mấy con chưa có biết nên thành ra nghe nói Từ, Bi, Hỷ, Xả là mấy con có người quán cả Từ, Bi, Hỷ, Xả luôn một loạt. Nó nhiều quá, nó không phải mấy con, nó đi từng phần. Để Thầy dạy cách thức cho mấy con làm cái dàn bài. Khi mình làm cái bài Tứ Vô Lượng Tâm thì mình chia ra làm bốn cái phần rất rõ ràng: Đức Từ Tâm, Đức Bi Tâm, Đức Hỷ Tâm, Đức Xả Tâm. Phải không?

Nhưng mà làm bài như vậy thì trước khi làm một cái bài nói về đức Từ Tâm thì mình phải chia ra làm nhiều cái phần trong đó chứ không phải nó gộp chung. Thí dụ như khi làm bài đức Từ Tâm thì phải quan sát rõ về đức Từ Tâm:

Thứ nhất mình phải giới thiệu Đức Từ Tâm. Khi muốn nói thì mình phải giới thiệu cho người ta biết cái đức Từ Tâm của mình ở đâu.

Và cái kế tiếp, phần thứ hai: Từ tâm với con người. Thì con người với con người mình hay gặp nhau. Mình nói chuyện hoặc là sống chung thì mình phải nói cái Đức Từ tâm với con người trước. Mình đối xử với nhau, giao tiếp với nhau, thì Từ tâm nó phải đối xử với con người.

Thứ ba là Từ tâm với loài vật. Giờ cái tâm Từ của mình nó sẽ đối xử với muôn vật. Từ con vật lớn đến những con vật nhỏ, cái tâm Từ nó sẽ đối xử như thế nào?

Rồi thứ tư, Từ tâm với thảo mộc. Cái tâm Từ của mình đối với thảo mộc như thế nào? Mình phải viết nó ra thì mình mới biết chứ không mình viết lúc thì nói như thế này, lúc nói thế khác. Thì coi như là mình nói chung nó lộn xộn nó không có theo cái dàn bài.

Thứ năm là từ tâm đối với thiên nhiên. Nó đối với thiên nhiên, Từ tâm nó đối với thiên nhiên.

Thứ sáu, mình nói rõ cái mục đích của đức Từ Tâm. Đức Từ Tâm của mình nó đối, nó có cái mục đích của nó. Tâm Từ thì nó đối với lòng sân. Nếu mà mình biết rõ cái mục đích của nó thì mình triển khai cái tâm Từ của mình.

(02:45) Trưởng lão: Thì cái lòng sân thì mấy con nhớ kĩ, không khéo thì mấy con, thấy nó rõ ràng. Có một người giận dữ mình, chửi mình, rồi mình tu cái đức Từ Tâm là có nghĩa là mình sẽ làm cho họ không có giận mình thì mình đã sai đó. Cái đó thuộc về đức Bi Tâm. Người ta giận, mình làm cho người ta không giận nữa. Đó là đức Bi Tâm. Còn đức Từ Tâm thì nó đối trị với tâm sân của mình. Người ta chửi mình, mình thấy sân. Các con khéo lộn cái đức Từ Tâm với đức Bi Tâm đó. Các con hiểu không?

Cũng như bây giờ một con vật nó cắn mình đó, thì mình thấy nó tức mình sẽ đạp mình uýnh nó ra. Cái tâm sân của mình, nó bị đau cái thân của mình. Thì bây giờ cái đức Từ Tâm sẽ đối trị với cái tâm sân đó. Con hiểu không? Chứ không phải nó đối với các con vật, còn con vật thì khi lỡ chạm nó đau quá, nó dễ sân lên nó cắn mình. Kế đó khoan hãy nói đức Bi Tâm rồi từ từ thì mình sẽ viết sau. Cho nên đi từng phần, viết các bài nó từng phần, để khi mình biết áp dụng vào đời sống, nó cụ thể, nó rõ ràng. Chứ mình cứ viết chung chung, mình ghi chung chung thì khi mình áp dụng nó thì mình cũng áp dụng chung chung, thì nó không có thực tế cụ thể, phải không? Các con nhớ không?

(04:03) Đó. Vì vậy mà khi đó thứ nhất là mình phải giới thiệu cái đức Từ Tâm, đó là cái đạo đức - Đức Từ Tâm. Giới thiệu cho người ta biết.

Rồi cái thứ hai tức là giới thiệu, mình giải thích cái Từ tâm như thế nào? Mình vạch nó ra. Thì có một số bài vở mà ở bên Đại thừa cũng như bên Phật giáo thì đức Phật cũng đã giải thích về tâm Từ như thế nào, nếu mà mình có học thì mình giải thích tức là mình giới thiệu, giới thiệu cũng cả một cái bài chứ không phải là giới thiệu 2, 3 dòng đâu; cả một cái bài giới thiệu về cái đức Từ Tâm đó.

Rồi thứ hai là mình nói Từ tâm với con người: cái tâm Từ đối với người khác. Như vậy để phá cái mục đích của nó là làm cho mình không có giận hờn, không có tức giận.

Rồi từ tâm mình đối với loài vật. Bởi vì con người rồi tới con vật.

Rồi từ tâm với thảo mộc, tâm từ với thảo mộc,

Từ Tâm với thiên nhiên.

(05:01) Các con thấy mình đi từ từ. Rồi cái mục đích của Từ tâm. Mình phải nói rõ. Và đồng thời trong cái mục đích đó nó có cái phương pháp tu tập tâm Từ. Nó có phương pháp mấy con.

Đó, nếu mà không dạy thì mấy con biết đâu mà làm. Đâm ra (thành ra) các con làm chung chung. Làm chung chung thì nói chung chung thì nó cũng được nhưng nó không hay. Nó không có thực tế, cụ thể để mà khi mình áp dụng vào. Thành ra, các con có thể nói rằng là người nào có làm rồi thì làm lại cho nó đúng cái dàn bài, cái cách thức của nó mấy con. Mình học mà, mình học để mình làm cho đúng. Để mà triển khai được cái tri kiến hiểu biết của mình, rồi mình còn áp dụng vào cái tâm của mình để mình tu cho được cái đức hạnh.

Bốn cái pháp mà Từ, Bi, Hỷ, Xả này nếu mà làm đầy đủ thì mấy con đủ sức mấy con đi đến cứu cánh giải thoát, nếu mình quyết tâm thì mình sử dụng cái tri kiến hiểu biết đó mà đi đến cái sự giải thoát của mình, nó không có khó khăn gì.

Đó, các con nhớ chưa? Nhớ rõ cái dàn bài đó.

2- THẦY QUYẾT ĐỊNH KHÔNG ĐỂ GIÁN ĐOẠN LỚP HỌC

(06:09) Trưởng lão: Lẽ ra thì buổi mai Thầy sẽ trả bài mấy con nhưng vì đọc qua một cái vấn đề vừa rồi, Thầy muốn đuổi những cái người mà họ quậy phá ở trong cái Tu Viện này, họ không có tu học. Họ tìm cách kết hợp để làm cho nó động cái lớp học của mình. Nhưng Thầy nhất định là không có gián đoạn. Con ngồi đi con! Thầy quyết định không để gián đoạn cái lớp học bởi vì cái thời gian chúng ta không có, mất một ngày học là phí lắm con. Để cho các con ngồi không mà chờ tuần lễ hay hai tuần lễ nữa mà Thầy mở trở lại thì rất tội.

Nhưng vì có người họ quậy phá quá, buộc lòng phải đuổi họ, đáng thương nhất là, những cái người mà cũng có lỗi chứ không phải không có lỗi là tại vì nói chuyện là cũng có lỗi. Nhưng mà vì họ phải đi để làm gương cho những người khác đi chứ còn nếu mà không có đi thì chắc chắn mấy người có lỗi đây họ không đi. Thầy buộc lòng phải kéo họ ra mà đuổi họ. Ở trong chúng này, phải có người mạnh mẽ, chứ không lẽ mà Thầy đứng ở đây, mà Thầy lôi họ ra thì bất tiện lắm. Cho nên vì vậy mà rất khó.

Như một cái trường học thì nó dễ. À bây giờ, ví dụ như cái ông giám thị, cái ông thầy giáo, ông đuổi học trò nào đó thì ông cũng đâu có đuổi. Ông mời ông giám thị, thấy không các con? Ông giám thị trường đó. À bây giờ em đó nó quậy phá quá thì nhờ ông giúp giùm hoặc là mời ông Hiệu trưởng. Mà Hiệu trưởng thì cũng mời ông giám thị đến để làm việc với em đó cho ra khỏi trường. Còn Thầy ở đây không có ai làm giám thị hết.

(07:48) Cho nên, trong cái sự thực hiện mà nó những cái điều kiện nó động quá, thì tức là mình phải có những biện pháp, biện pháp rất là Từ tâm, mình không nỡ để người ta mang cái thành tích bị đuổi thì cũng tội, mình nói giải thể chung chung. Rồi cái người đó họ xin ra rồi thì họ sẽ có cái nghiệp họ hối hận, rồi họ trở lại chứ không nên mà…​ Họ trở lại với cái tâm tốt hơn. Bởi vì sau khi ra rồi thì họ thấy cuộc đời nó bơ vơ và đồng thời họ cũng thấy rằng cái con đường tu tập cũng không thể nào có được nữa đâu. Họ không thể nào có được cho nên họ cũng hối hận. Mình thương tận cùng cho đến khi nào mà mình không còn đủ cái sức mình thương yêu nữa thì mình mới đành buông tay. Chứ còn nếu mà là con người, con vật mà mình còn thương, cả cỏ cây mình còn thương huống hồ con người, dù họ có sai gì chăng nữa thì họ cũng là con người. Chúng ta phải tha thứ và yêu thương. Như vậy mới là người tu theo đạo Phật. Đó mới gọi là tâm Từ, tâm Bi các con.

Chứ còn chúng ta đuổi là đuổi thôi, làm thế này, thế khác thì chúng ta thấy con người mình tu theo đạo Phật với cái đạo từ bi mà làm vậy thì mình không nỡ tâm.

(09:08) Cho nên hôm nay cái lớp học, mấy con vẫn bình thường tu tập đều đặn mấy con. Tới cái ngày thứ hai tuần sau mấy con cũng học đều đặn. Về những người mà đã phá đó thì họ cũng đã đi rồi. Cho nên vì vậy mà yên tâm. Còn riêng cô Tịnh Bản, thì theo Thầy thiết nghĩ trong những ngày vừa rồi đó thì lúc này là lúc cuối năm tàu rất khó chứ không Thầy cho con đi về rồi. Thầy cũng không muốn để mà con làm theo ý con thì cái lớp học, cái Tu viện học; cái người nào mà làm cái ý của họ thì sẽ không được ở trong Tu viện nữa. Bởi vì làm theo cái ý của mình thì sẽ ảnh hưởng đến người khác. Ai cũng muốn làm theo cái ý của mình.

Cho nên với con, con làm cái lỗi rất lớn ở trong cái lớp học, mà con lại tự ở trong thất tu như vậy thì nó không phải đâu. Đây là cái sự hướng dẫn của Thầy hướng dẫn tu để mà đi đến cái sự hướng tới rốt ráo cuối cùng của sự giải thoát. Mà nếu mà mình không được cái sự hướng dẫn kỹ lưỡng thì chỉ ở trong thất mình tu, cái nghĩ của con là cái nghĩ không có đúng. Tại vì từ lâu tới giờ, có nhiều người ở trong thất tự tu xem có chứng được gì hay hoặc là lạc ở trong tưởng, định tưởng, thiền tưởng mà thôi. Cho nên những cái điều đó là những điều sai.

(10:43) Hôm nay triển khai cho đúng cái Bát Chánh Đạo tức là tám lớp học của Phật, cái lớp Chánh Kiến chúng ta phải thực hiện đúng, không có được thực hiện sai. Vì chúng ta đến đây là chúng ta có mục đích tu học để tìm lấy sự giải thoát, làm chủ sinh, già, bệnh, chết; làm chủ cái đời sống của con người. Thế mà mình không chịu học cái lớp Chánh Kiến, rồi lớp Chánh Tư Duy, rồi lớp Chánh Ngữ thì làm sao mà có những cái chân chánh đó, cái tri kiến đó, cái ngôn ngữ đó, cái hành động đó để nói lên được cái đức hạnh giải thoát của chính mình. Cho nên mình không có những điều đó thì chắc chắn mình sẽ không bao giờ làm chủ được sinh, già, bệnh, chết.

Cho nên những gì mà mấy con thấy rằng Thầy tuyên bố giải thể lớp học, không cho học nữa nhưng cuối cùng vẫn học như thường. Các con biết tại sao vậy? Tại vì Thầy không muốn mất thì giờ, thứ nhất là tại vì có những người có lỗi, còn những người không có lỗi. Nhưng cái lỗi chung chung là mấy con có nói chuyện, nhưng mà cái đó là Thầy nói cái giai đoạn, tới cái giai đoạn đó đến cái mức độ mà chúng ta không giữ độc cư trọn vẹn mà mấy con còn phạm, Thầy đuổi, Thầy đuổi cũng như là những người hiện mà chống phá ở trong cái lớp này vừa rồi làm sai trái không đúng, Thầy đuổi như vậy.

(11:59) Còn bây giờ thì cái lớp của chúng ta thì còn nói chuyện chút ít được chứ mà mấy con nói chuyện nhiều như Nguyệt Cảo, Tuệ Hạnh như vậy; lúc nào cũng .gặp nhau nói chuyện thì như vậy nó không đúng đâu mấy con, cho nên buộc lòng Thầy phải cho nó về. chứ còn mấy đưa này nói vậy thì nó sẽ là cái bệnh truyền nhiễm dễ lắm mấy con, dễ nhiễm đó mấy con. Thấy hai người này nói chuyện được thì mấy người kia cũng ấm ức thì nó cũng nói chuyện được, thấy Thầy không phạt thì nó sẽ lây lan hết cả cái lớp học của chúng ta; cả nam, cả nữ.

Cho nên, bên nam Thầy cũng cho họ về để mà cái số họ về chỉ có hai người, còn lại thì ngày mai vẫn tiếp tục học, tiếp tục học như thường. Còn những người mà phạm phải thì họ đã về rồi. Cảnh cáo họ, chứ Thầy không phải là ghét chê gì họ hết.

Họ cũng rất tội nghiệp nhưng vì cái tâm của họ nó còn sai lệch quá nhiều, để cảnh cáo họ để họ biết rằng mình tu như thế nào đúng, như thế nào sai.

(13:03) Cho nên hôm nay mà mấy con thấy lẽ ra thì ngày nay mấy con sẽ không được dự học nhưng Thầy thấy không thể mất thì giờ cho nên Thầy gọi cô Út cho mấy con hay, để cho các con đến lớp học ngay liền, tại vì cái sai, cái đúng các con còn làm. Do đó thì những cái bài vở mà mấy con làm thì Thầy sẽ chấm các cái bài của mấy con, cái gì đúng, cái gì sai.

Trong lớp của chúng ta có nhiều người thì còn yếu lắm về tri kiến, về sự hiểu biết. Tất cả mọi mặt còn yếu lắm. Do đó mấy con đừng có buồn, đừng có buồn mà mình ở lại đó mấy con, mà mình chỉ nghĩ là: tu tập mình dở thì mình ở lại trong một năm, hai năm thì mình sẽ giỏi chứ không có gì đâu mấy con.

Thầy nói trước để không mấy con, được những người bạn của mình đi lên học cái lớp cao hơn, thì mình còn ở lại học cái lớp. Bởi vì cái tri kiến của mình nó còn ít quá, nó chưa hiểu hết, thông suốt, cách thức chưa nắm vững, nếu mà đặc cách cho mấy con cùng lên học chung nhau thì mấy con lại. Cái lớp người ta cao hơn người ta xả được tâm. Còn cái lớp của mấy con cái trình độ kiến thức, cái trình độ hiểu biết của mình nó còn chậm lụt. Do đó, thì mấy con không đủ cách thức để mà xả nó thì mấy con lên mấy con cũng không có cái kết quả giải thoát gì.

Càng lên cao thì chúng ta mới thấy được cái tâm của mình nó xả như thế nào. Có nhiều khi chúng ta nói đúng cách, làm đúng cách, nhưng rồi chúng ta không xả thì được sự uốn nắn ở trên cái lớp cao hơn thì người ta sẽ lấy cái sự hiểu biết đó mà đi tiếp. Thầy sẽ trợ giúp cho họ bằng cách là họ sẽ xả được cái tâm của họ và cuối cùng thì tâm họ thanh tịnh thì họ có đủ cái đạo lực để mà họ làm chủ được sự sống chết luân hồi.

Khi mà họ đã có cái trình độ kiến thức thông suốt rồi nó không còn chỗ nào hiểu sai thì lúc bấy giờ mới áp dụng vào những cái điều kiện cần thiết để cho họ phải tập luyện, khi họ tập luyện thì họ sẽ đạt được cái sự xả tâm của họ. Từ đó cái tâm của họ nó được thanh thản, an lạc, vô sự một cách tự nhiên mà không bị ức chế. Đó là cách thức hướng dẫn của cái lớp học.

3- DÀN BÀN THEO ĐÚNG TIÊU ĐỀ

(15:24) Trưởng lão: Cho nên cần thiết hiện giờ thì mấy con phải có cái tri kiến, cái Chánh Kiến như thật, mà hiểu rất là sâu. Cho nên buộc lòng phải đào tạo các con từ cái người cầm cái bút viết chưa được thì phải viết cho được. Từ cái sự tư duy chưa được phải biết tư duy cho được.

Ví dụ như vừa rồi Thầy đọc cuốn tập của mấy con viết về Đức Từ Tâm thì Thầy thấy mấy con chưa có theo được cái dàn bài làm cho đúng, bởi vì thường thường muốn viết cái bài văn nào đó thì người ta phải lập cái dàn bài. Cho nên chúng ta viết, chúng ta không có bị đi ra khỏi cái dàn bài. Nó không có bị lạc đề. Còn chúng ta không lập dàn bài chúng ta nói cho đúng thì nó chạy ra khỏi cái dàn bài. Nó nói lung tung. Nó sai cái ý của đề tài. Nó sai cái đề tài đi. Cho nên nói bị trật. Chúng ta nói nhiều nhưng mà nói không đúng, nói sai. Do đó thì cần lập thành cái dàn bài rõ ràng.

Trong một cái điều kiện, một cái dàn bài thì nó có cái tiêu đề của nó, thì cái tiêu đề của nó thì mình phải nói cho hết cái chủ đề của nó, chứ không phải là mình nói sơ sơ. Thí dụ như bây giờ các con làm cái bài đức Từ Tâm thì các con thứ nhất là các con phải giới thiệu Đức Từ Tâm, rồi trong cái dàn bài của giới thiệu đức Từ Tâm cái nào đi trước, cái nào đi sau.

Các con hiểu không? Thì như vậy chúng ta sẽ làm không sai. Còn cái tiêu đề của nó, ví dụ như đức Từ Tâm là cái tựa đề lớn của nó, rồi bắt đầu bây giờ mình vô mình giới thiệu cái đức Từ Tâm, nó là cái tiêu đề của đức Từ Tâm - mình giới thiệu. Thì trong cái tựa đề đó, tiểu đề đó nó có cái dàn bài nhỏ ở trong đó. Cho nên mấy con có ra khỏi cái khung đó đâu. Mấy con đâu có đi trật. Cho nên chúng ta phải tập làm, tập làm cách thức cho nó, trong cái khuôn khổ, nó bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ cái đó nó mới viết ra được.

(17:26) Còn giờ các con cứ ngồi suy nghĩ về đức Từ Tâm giới thiệu sao đây, nói sao đây. Mấy con khơi khơi. mấy con không lập cái dàn bài, chịu khó mấy con lập cái dàn bài, cái gì nói trước, cái gì nói sau. Phải không? Như vậy mấy con mới viết được.

Cho nên vì vậy Thầy thật sự ra thì trước kia Thầy cũng là dạy học, Thầy cũng là dạy về văn. Ở trường trung học Thầy dạy về văn. Cho nên vì vậy mà Thầy dạy học trò nó sẽ làm văn theo cái dàn bài.

Cho nên hôm nay Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến thì Thầy cũng mong rằng mấy con, người nào chưa biết cách viết dàn bài thì mấy con cũng nên lập dàn bài dần đi. Mấy ông thầy giáo mà dạy họ không lập cho học sinh cái cách thức lập dàn bài mà cứ cho cái đề thì nó về để nó làm, nó làm như thế nào đó nộp bài rồi mình chấm bài, thấy nó hay thì mình cho điểm, mà mình quên rằng nhiều khi nó mông lung lắm. Cho nên các con theo cái dàn bài thì chúng ta làm không sai lệch.

(18:30) Đó, thì bây giờ ví dụ như đức Từ Tâm đối với con người. Tâm Từ đối với con người thì cũng cần lập cái dàn bài nhỏ của nó chứ, để cho mình bắt đầu vô đó mình không có gì lạc, chứ không khéo mình nói hơi mính nói xiên đi chỗ khác, nó không có đúng cái khung của nó. Đó thì mỗi cái tiểu đề của nó thì mấy con đều có cái dàn bài hết chứ không phải không. Nó từ chỗ đó là một cái bài luận của người ta mà, nói Từ Tâm của mình.

Do Thầy nhắc nhở như vậy để mấy con thấy rằng khi mình làm bài thì mình làm cho nó đúng cách thức của nó, để nó triển khai được cái tri kiến của mình nó đúng đắn. Còn không khéo thì mình cứ nhớ đâu viết đó, nhớ đâu viết đó cứ nhớ đâu thì viết đó, thì coi như là nó mông lung lắm. Nó không xoáy vào cái đề tài để nó viết ra. Thì Thầy mong rằng mấy con theo cái sự hướng dẫn của Thầy thì sau này mấy con trở thành những người có những cái tri kiến cụ thể rõ ràng khi quán xét một cái điều gì. Nó quen rồi thì nó dễ lắm, khi mà nó quen rồi thì nó dễ lắm.

Thí dụ như mấy con muốn viết một cái gì hay muốn nói một cái gì đó mấy con suy nghĩ thì nó làm thành một cái dàn bài sẳn ở trong đầu của mấy con; nói cái này trước, cái này sau, vậy vậy…​các con viết được. Do bây giờ chưa có quen nên mấy con không biết mình muốn nói gì đây, cái dàn bài chưa hoàn thành nên không biết nói gì. Đó là những cái mà mấy con có thể mấy con sẽ không làm được và nếu mà có làm đi nữa thì làm chung chung vậy thôi, không có đi sâu được, không có triển khai được cái tri kiến. Thay vì cái tri kiến cần được hiểu sâu hơn rất là nhiều, do đó thì coi như là thành lập cái dàn bài là nói gì cũng không có trật.

(20:22) Cho nên vì vậy, mấy con cố gắng làm bài. Hầu hết là thay vì cái lớp Chánh Kiến này, theo Thầy thấy mấy con phải học một năm lận nhưng mà Thầy muốn thời gian nó ngắn chừng ba tháng, bốn tháng thì chúng ta xong để chúng ta còn áp dụng. Còn nếu mà kéo dài một năm thì nó kỹ lắm, tại vì những cái bài mình không làm được thì mình sẽ làm được, mình sẽ làm lại, làm lại cho đúng cách để cho nó quen đi. Từ đó mình mở ra cái tri kiến của mình, triển khai cái hiểu biết của mình nó cụ thể, nó rõ ràng. Nó trở thành cái người cầm bút viết cái gì cũng được hết.

Thầy tin rằng, mọi người đang học trước mặt Thầy, nó nhiều lứa tuổi. Người lớn, người nhỏ, đều được sự hướng dẫn của Thầy, đều cầm cây bút viết được. Thầy nói như cô Huệ Ân bây giờ đó, lần lượt Thầy sẽ dạy rồi cô Huệ Ân cô sẽ viết những cái bài luận rất là hay và triển khai được cái tri kiến của mình, từ đó nó quen rồi thì mình viết nó không sai, nó không có trật. Khi muốn làm cái gì đó thì ở trong đầu nó đã có một cái khung của nó rồi. Nói cái gì trước, cái gì sau nó biết liền.

Nhiều khi Thầy thấy các con đó, vừa rồi có người nói với Thầy, Thầy cho cái bài cái bài đức Từ Tâm, đức Bi Tâm, đức Hỷ Tâm, đức Xả tâm. Trời ơi con đi tới, đi lui , suy tư không biết nói cái gì giờ đây, không biết nói cái gì. Nghĩa là con không biết nói sao về đức Từ Tâm, đức Từ Tâm nói cái gì đây, Từ Tâm là sao? Lòng thương yêu của mình như thế nào, như thế nào? Con tư duy suy nghĩ. Nhiều khi con biết có chút là con đứng ở đó con tìm hiểu mà con không viết đâu. Con sợ quá, viết thì bây giờ viết cái gì nói cũng được nhưng sợ nói bậy nói trật chứ không có gì, sợ nói nó không trúng. Cho nên vì vậy mà mấy con đến trình bày hỏi Thầy trong cái vấn đề đó, Thầy mới gợi ý ra, Thầy cho biết cái dữ kiện viết cái Từ Tâm như thế nào. Cho nên vì vậy mà Thầy thấy rằng mấy con cần phải thành lập cái dàn bài.

Như vừa rồi, mấy con ghi nhớ kỹ những cái điều đó thì từ từ mấy con sẽ làm và tới đức Bi Tâm thì mấy con cũng vậy. Cũng dựa vào cái dàn bài đó, cái sườn đó để mấy con viết. Và Đức Hỷ Tâm cũng vậy, cái lòng hoan hỷ của mình. Hoan hỷ mình đối với mình, hoan hỷ mình đối với người. Hoan hỷ của mình đối với mọi vật, mọi cái loài động vật. Hoan hỷ của mình đối với loài cỏ cây, thảo mộc. Hoan hỷ của mình đối với thiên nhiên. Nó cũng y như cái dàn bài đã ghi.

Cái mục đích hoan hỷ nó sẽ giúp cái gì thì mấy con sẽ viết cái mục đích. Nó cũng có cái mục đích của nó, cho nên đến khi mà cái đức Xả tâm, cái đức đó đến rốt ráo đó. Do nguyên nhân như vậy thì mấy con thấy rằng trong cuộc đời tu tập thì mấy con đến đây làm cái bài, cái bài đó đi đến cái chỗ mà mấy con thực hiện được sự giải thoát. Còn nhiều bài lắm nhưng Thầy sợ cho nhiều quá sẽ mất thì giờ. Nhưng càng học nhiều thì các con được lợi ích rất lớn đó mấy con.

4- THẦY DẠY TU ÍT ĐỂ CÓ CHẤT LƯỢNG

(23:39) Trưởng lão: có nhiều cái đề cần phải học lắm, nhưng mà thôi tạm đủ, cho đến Từ, Bi, Hỷ, Xả là chúng ta đã áp dụng vào đời sống của mình để xả được cái tâm. Phải ráng và đồng thời thì hôm nay trong cái lớp học này thì cái vấn đề mà Nhiếp tâm và An trú tâm, đây là vấn đề làm bài để triển khai cái tri kiến. Còn để vấn đề mà Nhiếp tâm và An trú tâm cho đúng cách để không bị ức chế thì mấy con chỉ giữ gìn một phút Nhiếp tâm và An trú tâm thôi.

Còn Tứ Niệm Xứ thì mấy con tập cách thức để quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình, nghĩa là tập quan sát bốn chỗ thôi, đừng có đi sâu hơn cái quan sát đó vì nó chưa tới lúc mà chúng ta đi hơn, vì vậy mà tập quan sát: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra”. Nhưng hít vô, thở ra để quan sát tâm chứ không phải tập trung trong hơi thở. Có vậy thôi. Như cái câu mà đức Phật đã dạy trong cái bài Định niệm hơi thở: “Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Thì bắt đầu mấy con chỉ cần tập để cho mình nương vào cái hơi thở mình nhìn được cái sự rung động, sự cảm nhận thân của mình. Như vậy sau này mình tu tập Tứ Niệm Xứ nó không còn khó khăn nữa. Còn cái trình độ mà cao hơn cái chỗ mà quan sát tâm đó thì khoan đã, chưa phải lúc mấy con học tới đó đâu, chừng nào tới đó thì Thầy sẽ dạy tới nữa, để đi đến khi mà chúng ta sung mãn được Tứ Niệm Xứ, có được bảy năng lực giác chi và Tứ Thần Túc thì lúc bấy giờ tiếp tục chúng ta mới học cách thức để mà dùng pháp tác ý, hướng tâm nhập các định và thực hiện Tam Minh thì coi như là chúng ta xong cái chương trình.

Nhung bây giời phải nhớ Nhiếp tâm và An trú tâm bất cứ một cái hành động như đi kinh hành chỉ một phút thôi hoặc là hít thở cũng chỉ một phút thôi hoặc là ngồi tu Tứ Niệm Xứ cũng chỉ quan sát và ức chế tâm của mình trong Tứ Niệm Xứ, nhìn cái Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình, nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi mình để cho cái tâm của mình thanh thản, an lạc, vô sự trong một phút đó thôi. Tức là ức chế bằng trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự trong một phút thôi, không hơn quá hai phút. Mặc dù có thể kéo dài hai, ba phút; năm, ba phút nhưng chúng ta không kéo dài. Chung ta chỉ cần một phút chúng ta xả nghỉ, xả nghỉ ra liền đừng có ức chế sâu hơn, vì ức chế sâu hơn thì nó sẽ đi lạc đường. Nhớ lời Thầy dạy kĩ không được tu sai. Vì tu sai thì mấy con chịu trách nhiệm đó, Còn riêng Thầy thì Thầy dạy sao thì các con tu tập như vậy thôi. Đó là Nhiếp tâm, An trú tâm.

(26:26) Còn về phần quan sát thì mấy con tu khoảng ba mươi phút thôi, không tu hơn. Nghĩa là hít thở, biết hơi thở ra vô nhưng mà quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Chỉ tập như vậy trong ba mươi phút thôi.

Còn về cái thời gian mà tu Định Vô Lậu thì phải tập luyện kỹ lưỡng, rõ ràng. Đây là cái pháp chính trong cái lớp Chánh Kiến của mấy con học để triển khai cái tri kiến. Nó là cái phương pháp chính còn những cái kia chỉ phụ thôi.

Cho nên, những cái phương pháp phụ thì chúng ta tu để cho nó có chất lượng thì tu nó ít thôi, chất lượng cho nó tốt. Còn cái phương pháp mà tu chính thì nó là cái Định Vô Lậu - triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình theo từng cái dàn bài để cho nó đừng có lạc đề, nó đừng có nói mông lung, nó nói ngoài lề. Nhiều khi nó nói ngoài lề nhiều quá thì thành ra nó cũng mất cái thì giờ của mấy con và đồng thời nó cũng chưa phải lúc mà chúng ta nói đến cái vấn đề đó, cho nên nó sai.

Cho nên mấy con nói ở trong cái dàn bài của mình mà nó có cái khung thì nó không trật. Nhưng trong khi viết bài về đức Từ Tâm nếu mà có những cái mẩu chuyện để chúng ta ghép vào để nói lên cái lòng thương yêu của chúng ta qua cái mẩu chuyện, cái câu chuyện. Bất kỳ câu chuyện xưa nay, có nhiều chuyện đó mấy con - cái lòng Từ của chúng ta. Có những người có cái lòng Từ, mình đưa mẫu chuyện Từ tâm đó của mình vào thì mình viết bài rất là tuyệt vời. Người ta đọc, người ta đọc nghe cái mẩu chuyện là người ta thấy thích, người ta theo dõi cái mẫu chuyện đó. Nhất là cái khéo léo của ngòi bút của chúng ta mà diễn tả cái mẩu chuyện đó nó có cái vẻ, nói lâm ly thì nó không đúng, mà nói có vẻ như đạo đức làm cho người ta hồi hộp đó.

(28:19) Thí dụ như đức Từ Tâm của chúng ta tha thứ cái hành động của một người ăn trộm sắp sửa giết mình; người ta cầm dao người ta sắp sửa đâm mình, cái tâm Từ của mình khởi lên trước cái cơn chết đó thì mình diễn tả cái hành động Từ tâm đó của mình, trong khi người trộm cướp đó họ đâm mình chết dưới cái lòng thương yêu của mình, thì như vậy là mình đã ngăn chặn được cái lòng sân của mình từ lúc người kia giết mình, thì đó là đức Từ tâm, nhưng mà phải diễn tả rất khéo léo.

Giả dụ như cái người đến nhà mình, họ cướp giật của mình. Câu chuyện đó thường xảy ra ở trên báo chí mình đưa ra ông A,B,C nào đó đã xảy ra và người đó bị đâm chết, họ lăn lộn trên sự đau khổ. Còn riêng mình mình kết luận nếu mà đứng trong vị trí của cái người chủ nhà này, khi bị giết: “Thôi để thực hiện tâm Từ trước khi họ đâm tôi chết”.

Đó là mình đã hướng dẫn họ về cái lòng từ trước giờ phút chết, thì đó cũng là mình hướng dẫn họ cái lòng Từ, trước cái giờ phút chết mình khởi sự thương yêu của mình để cho mình thực hiện được cái thiện pháp, và đồng thời mình đi tiếp tục tái sanh hoặc là mình đi vào cái trạng thái của Từ tâm đó nó không còn tái sanh nữa. Thì cái này là cái tốt để mà chúng ta giữ gìn tâm mình, để biết được nhân quả của nó, biết được cái kết quả của sự Từ tâm đó nó sẽ đưa mình đi đến cảnh giới nào, cái trạng thái nào mà mình không còn tái sanh luân hồi nữa, làm cho những người có Từ tâm người ta có niềm tin. Do đó người ta thấy bây giờ mình sống chết ở trong cảnh thế gian này đều là quy luật của vô thường cho nên chẳng sợ, chẳng lo gì hết.

(30:00) Chỉ cần sống đúng những phương pháp của Phật dạy. Trước giờ chết mà tâm Từ thực hiện ra không bị rối loạn, không bị sợ chết, không bị lăn lộn trên đau khổ. Và chính khi mà cái kẻ hung ác cầm dao đâm mình mà vẫn thấy mình thản nhiên không sợ hãi. Cho nên từ cái đức Từ tâm đó nó sẽ cảm hóa được cái người hung dữ đó, cái người có vũ khí đó họ sẽ dừng tay lại và không đâm mình nữa. Họ sẽ buông dao ngay liền tức khắc. Đó là cái lực Từ trường của Từ tâm của chúng ta đã tu tập. Nếu mà chúng ta không tu tập đến mức độ đó thì nó sẽ đâm mình chết, nhưng mình tu tập đến mức độ tâm Từ đó thì từ đó mình sẽ hóa giải được tâm ác của họ, tức là lấy thiện chuyển ác. Lấy lòng thương yêu chuyển lòng thù oán, lòng thù hận. Đó là cách thức tốt.

Cho nên ở đây, mình khéo léo, mình diễn tả những cái đó để gây được cái lòng thương yêu cho mọi người khi họ đọc. Cái tài liệu của mình họ đọc họ thấy quá cao, quá là cao thượng, quá là đẹp đẽ. Trước giờ chết mà mình vẫn thương yêu người đâm mình, người giết mình thì thật ra không có một cái đạo đức nào hơn là đạo đức của đạo Phật - Đạo đức không làm khổ mình, khổ người - mà cảm hóa được cái người ác để trở thành người thiện. Thì do ngòi bút mà viết như vậy, Thầy nghĩ rằng cái ngòi bút của mấy con rất thừa viết về điều đó chứ không phải không, chỉ cần mình khéo léo.

Do đó thì hôm nay mấy con chuẩn bị viết cho nó, mình lần lượt mình viết ít chứ mình không viết nhiều. Nhưng mà lần lượt những cái bài của mấy con rất nhiều.

Thí dụ như bây giờ mấy con giới thiệu đức Từ Tâm nó thành một cái bài, rồi mấy con. Rồi nếu mà đức Từ Tâm với con người thì biết bao nhiêu chuyện để mà nói mấy con, nhiều lắm đó mấy con. Có những mẩu chuyện thì mình nói một chuyện ở trong cái bài thứ nhất, có câu chuyện thứ hai thì mình nói cái chuyện thứ hai, dến cái chuyện thứ ba thì nói tới chuyện thứ ba - đức Từ Tâm của mình.

(32:06) Đức Từ Tâm của mình nó sẽ nhiều cái cuộc sống xã hội của chúng ta lắm. Ví dụ như bây giờ có (hai) người chồng người đó thì người chồng hay bỏ vợ mình đi tìm người khác này kia thì người vợ ghen tuông đau khổ, thì trong khi mình thực hiện lòng Từ tâm của mình thì nó sẽ cứu mình ngay được cái điều kiện đó.

Cho nên mình áp dụng vào con đường đi của nhân quả: thân hành, khẩu hành, ý hành thì nó xảy ra những điều đó, thì mình áp dụng đức Từ Tâm ở trong các điều ác đó được hết, toàn bộ được hết. Cho nên nó có những cái sự kiện nó xảy ra, thì lúc bấy giờ mình thực hiện cái tâm Từ của mình tại trên cái ác pháp đó, trên cái điều kiện đó để đem lại cái sự bình an cho chính mình. Thì mấy con khéo léo mấy con áp dụng vào mấy con viết rất nhiều.

Những cái bài của mấy con ngắn gọn cỡ chừng 2 trang, 3 trang trong một bài đó thôi. Cao lắm mấy con viết chừng bốn trang giấy, đừng viết dài dòng lắm, chừng bốn trang giấy học trò, bốn trang thôi. Hoặc là hai trang, ba trang cũng được. Nhưng mà mấy con nói gọn để người ta đọc người ta thấy thích thú liền. Cao lắm thì bốn trang còn nhiều nữa thì mấy con viết sáu trang chứ đừng viết nhiều quá. Nhưng rồi các con sẽ đưa một cái mẫu chuyện khác, các con sẽ viết một cái bài khác cũng nằm trên đức Từ Tâm đối với con người.

Đó, như vậy là nó. Trong khi đó mỗi cái câu chuyện như vậy nó đưa ra một cái hình ảnh đạo dức của đức Từ Tâm - cái lòng yêu thương của mình trước cái tai nạn trước cái sự khổ đau.

Ví dụ như bây giờ đức Từ Tâm trước cái cảnh mà người ta tai nạn giao thông, cái đức Từ Tâm của mình thực hiện như thế nào? Rồi cái Đức Từ Tâm của mình nó thực hiện đối với loài vật như thế nào, có một con vật bị một con vật khác cắn sắp sửa chết, đức Bi Tâm của mình nó sẽ đối xử với con vật đó. Cũng như bây giờ mình đi trên đường, mình thấy một con vật nó bò ngang đường, nhưng bây giờ mình quét sân mà mình thấy cái đoàn kiến nó đi như vậy, thì cái đức Từ Tâm của mình không nên làm chúng sợ hãi, không nên quét kiến. Đó là đức Từ Tâm.

(34:23) Còn khi mà mình đi mà mình gặp cái tai nạn giao thông, mà mình thấy cái người đó bị xe đụng, rồi họ nằm họ lăn lộn, họ chết thì mình khởi cái lòng của mình. Rồi mình nhắc mình nói những người lái xe hãy cẩn thận, đừng để những cái sai, đừng để xảy ra những cái sự đau khổ như thế này, như thế khác. Thì đó là ý của mình là nó thuộc về đức Bi Tâm, Bi tâm trước cảnh đau khổ. Thì mọi cái mấy con sẽ thấy từ cái học của mình, nó sẽ làm cho mình thấm nhuần được cái tâm của mình trên cái sự tu tập đó.

Cho nên, khéo léo nhiều cái chuyện, nhiều câu chuyện, nhiều mẩu chuyện mấy con đưa ra, thì mỗi câu chuyện đưa ra mấy con cân nhắc kỹ, cái nào là đức Từ Tâm, cái nào là đức Bi Tâm thì mấy con đưa ra câu chuyện nhắc nhở mấy con viết, thì mọi cái bài của mấy con nó có giá trị rất lớn và nó có cái đạo đức.

(35:23) Coi như là Từ, Bi, Hỷ, Xả đều nằm trong cái đạo đức nhân bản hết mấy con, mà cái tập sách Đạo Đức Nhân Bản Thầy cho cái đề tài Đạo đức Nhân bản - Nhân quả đó, cho mấy con viết. Thì cái bài này nó thuộc về đạo đức Nhân bản - Nhân quả chứ không có gì.

Cho nên mỗi bài các con viết chừng bốn trang, bốn trang giấy học trò như thế này là một cái bài là nói lên cái hành động đạo đức, nói lên cái tâm Từ của mình, tức là nói lên cái hành động đạo đức của mình. Sau này nó sẽ kết hợp trong cái bộ sách đạo đức Nhân bản - Nhân quả của mấy con, chứ không phải bỏ đâu. Rồi lần lượt mấy con sẽ in nó thành từng tập sách Đạo đức.

Như trước kia mấy con học về Nhân Quả Thảo Mộc rồi tới học về Nhân Quả Con Người thì mấy con thấy tất cả những cái này là hình ảnh đạo đức không. Cho nên sau này nó sẽ được kết hợp vào cái bộ sách đạo đức của mấy con. Chỉ cần thêm mấy chữ cái đức của nó thôi, thì nó sẽ đầy đủ cái bộ sách đạo đức của mấy con, chứ không có gì hết.

Cho nên các con chuẩn từ ngay bây giờ cái bài viết của mấy con cẩn thận và nó trở thành nhiều cái tựa của nó ở trong cái bài đạo đức, nó trở thành cái bộ sách đạo đức rất nhiều. Có thể học hết cái khóa này thì mấy con có thể viết cả ngàn trang giấy đạo đức đó.

(36:45) Tại sao? Bởi vì cuộc đời chúng ta nhiều chuyện lắm mấy con, nhiều văn bản, nhiều chuyện để mà chúng ta nói. Chúng ta nói để mà chúng ta thực hiện cái lòng đạo đức của chúng ta, cái đức hạnh của chúng ta. Cho nên chúng ta nói rất rõ cái ý đó mà chúng ta đã học, học được ngay khi chúng ta học và chúng ta cũng để lại cho những người sau họ học được cái đạo đức.

Bởi vì hầu hết không ai nhắc nhở họ cho nên họ không biết mà thôi, nhưng mà khi có những cuốn sách mà nhắc nhở rồi thì mấy con thấy tuyệt vời lắm mấy con. Nó giúp chúng ta hiểu biết.

Từ đó muốn hay là không muốn cũng phải sống với cái đạo đức đó, bởi vì hiểu rồi không ai muốn sống không đạo đức, ai cũng muốn sống với cái đạo đức đó, và cái đạo đức đó thực hiện được cái lòng không đau khổ, cái tâm không buồn phiền, không khổ thì ai lại muốn buồn phiền đau khổ bao giờ. Cho nên không ai muốn đau khổ thì người ta sẽ tự người ta biết cái này đau khổ quá, mà mình cứ sống như vậy thì có lợi ích gì? Cho nên mình cố gắng.

Hôm nay thì Thầy xin nhắc nhở cho mấy con để mấy con về làm cái bài đó con, làm mấy cái bài đạo đức cho nó tốt hơn.

(38:30) Thực sự ra thì trong mấy cái bài đó thì mấy con phải chuẩn bị để mấy con viết bài cho đúng với cái dàn bài. Thì đúng cái dàn bài thì những cái bài nào mà nó có cái tiêu chuẩn đúng thì Thầy sẽ gọi mấy con lên đọc. Còn nó chưa có đúng cái tiêu chuẩn thì khoan đã, bởi vì nó chưa đúng cái tiêu chuẩn, còn nó đúng cái tiêu chuẩn kìa mấy con. Cho nên vì vậy mấy cái bài đó các con làm lại cho đúng những điều mà Thầy đã dạy. Thì chúng ta đọc để chúng ta còn học tu, xả và đồng thời chúng ta còn học của các bạn nữa. Học của các bạn, học của chính mình và học của mọi người khác.

Cho nên trong mấy bài mà các con chuẩn bị mà mấy con viết thì phải đúng như cái dàn bài. Nếu không đúng cái dàn bài thì nó mông lung quá Thầy sợ mấy con không thu thập được.

5- TÌNH THƯƠNG CỦA THẦY ĐỐI VỚI TU SINH VI PHẠM

(39:24) Trưởng lão: Cho nên Thầy mong rằng mấy con cố gắng chuẩn bị lại. Bởi vì cái lớp học mà hôm nay Thầy trả lời cho mấy con biết lớp học của chúng ta Thầy không muốn gián đoạn. Thầy không muốn bỏ. Thầy muốn cho các con cứ tiếp tục có những cái buổi học như thế này mãi mãi. nhưng vì hôm nay Thầy cũng thấy rằng một số người mà không có quậy phá, không tốt ở trong lớp học thì họ cũng sẽ rời khỏi nơi đây rồi. Do đó thì cái lớp học của chúng ta vẫn bình an và đồng thời những người nào mà họ có những phạm lỗi nói chuyện chút ít thì được gọi họ trở về học hết. Xem như chúng ta vẫn tiếp tục cái lớp học này của chúng ta, còn những người nào mà họ phá thì chúng ta cho họ đi luôn…​

Nhưng mà điều kiện là có thể họ biết ăn năn sám hối nên khi họ quay trở lại chúng ta vẫn tha thứ nhưng chúng ta không cho họ học ở trong lớp học này, bởi vì họ học họ sẽ quậy phá mình, bởi vì tật nào tánh nấy mấy con. Mình giúp đỡ họ bằng cách là mình cho họ ở một chỗ nào yên ổn đó rồi cho học riêng với cái lớp của chúng ta. Bởi vì họ học chung rồi họ sẽ ở chung trong cái môi trường của chúng ta thì họ sẽ tiếp duyên nhau họ nói.

Họ cũng lôi cuốn người này, người kia thì làm cho mấy con cũng tu không được. buộc lòng họ phải ở khu riêng, Mình thương yêu họ để cho họ ghép vào trong cái khuôn khổ cũng như phạt họ vậy đó, để cho họ ở một cái khu vực riêng.

Rồi từ đó đâu có ai đâu, họ đâu có đến khu này đâu, và cái lớp học này họ không được dự nhưng mình cũng sẽ giúp đỡ họ. Thầy cũng sẽ giúp đỡ cho họ học, họ cũng học họ làm nhưng mà tự họ học làm Thầy chấm bài. Nhưng không cho vô lớp mình vì những người đó là những người phạm lỗi quá nặng. Cho nên, nếu mà vô trong này thì họ tìm cách họ quậy phá làm lớp nó bất an. Cho nên mình thương họ, mình cho họ ở một cái khu vực khác chứ không được ở cái khu vực này.

Bây giờ thí dụ như Thầy có một cái nơi nào đó hơi xa ở đây; chừng 5, 10 cây số. Họ còn muốn về đây tu tập thì Thầy sẽ cho họ về đó để họ học riêng với lớp học của chúng ta, chứ không cho họ có gần gũi chúng ta họ nói chuyện gì khác, chứ không khéo ở trong này thì bữa nay thì họ làm vậy chứ ngày mai thì họ lén lén họ nói chuyện, họ lôi mấy con nói chuyện. Mặc dù, mấy con không nói nhưng vẫn làm động mấy con. Nó khó chứ không phải dễ bởi vì cách thức người ta làm động thì rất dễ, Do đó thì muốn được như vậy thì mình phải có những cái nơi…​

Thí dụ như bây giờ ở Long Thành cô Liên Châu cô xin phép được thì mình ở đây mình muốn bảo vệ cái lớp học này thì những người nào họ mà quậy phá thì cho về ngoài đó, có phải không? Cho ra Long Thành ở, làm sao mà về đây mà quấy phá được. Có phải không mấy con.

(42:10) Cho nên mình phải có hai cơ sở mới được, do đó nó cách biệt đi, cái người nào mà ở đây không được thì mình cho họ ra ngoài đó họ ở, mặc sức cho họ nói chuyện, mặc sức cho họ quậy phá ngoài đó. Nhóm sai cho họ ở với nhau mặc sức muốn làm gì thì làm.

Còn để ở đây cái nhóm người tốt, những người mà người ta quyết tâm tu thì để đây để rèn luyện cho họ tu tới nơi tới chốn. Còn những người kia thì mình không nỡ bỏ thì thôi cho họ về đó.

Cho nên, ở chung chắc Thầy không cho đâu.

(42:38) Trưởng lão: con có ý gì không?

Tu sinh: (42: 40 -42:08)

Trưởng lão: rồi, con có ý gì?

Trưởng lão: mình còn điểm nào nữa không?

Trưởng lão: cứ hỏi đi, con có gì không?

(43:01) Tu sinh: bạch Thầy! con xin ý kiến Thầy! con là Nguyên Thanh, con về nhà, con xin thỉnh an, con xin chào Thầy.

Trưởng lão: con về nhà đi con, ráng trị bệnh đi con. Thầy biết con bị bệnh nhiều lắm,vì (43:19) trị hết bệnh thì học, cố gắng lên con

(43:27) Cái về khả năng của con Thầy thấy con tu học nó cũng không có khó khăn lắm vì con có cái khả năng làm được, nhưng mà phải ráng chứ còn không khéo con không trị bệnh, con cố gắng con nỗ lực con làm bài, con viết bài. Bảo đảm cái bệnh con nó không hết đâu. Nên con xin Thầy con về con ráng con trị cho hết rồi con vô.

(43:48) Tu sinh: con chào Thầy! con đi.

Trưởng lão: con đi!

Trưởng lão: con có tiền con về không con? con không có Thầy bảo cô Út cho con.

Tu sinh: dạ có.

Trưởng lão: con không có thì Thầy xin cô Út cho con, con về để con về trị bệnh cho nó hết, chứ còn ở trong này Thầy thấy con cứ khẹc khẹc hoài thì Thầy chỉ sợ nó ảnh hưởng đến cái phổi của con.

Tu sinh: con không có bị cái bệnh (44:24) con về chiều nay con về,

Trưởng lão: ráng nghe con. (44: 35 -44: 54), con làm bài. Ráng đi về để trị bệnh cho khỏi.

(45:06) Trưởng lão: A lô!

À, có gì không con?

Ở lớp học này, thì những người mà quậy phá thì họ đã đi rồi.

À, lớp học đang học nè. Bữa nay là thứ hai bên nữ, Thầy có bỏ cái giờ nào đâu.

À, Thầy đang dạy này.

Ở đây hoàn toàn là không có đình chỉ cái ngày nào hết. Đến ngày học thì cứ học thôi.

Rồi, rồi. Thôi rồi nhé.

Thôi chuẩn bị. Nếu mà tu học thì phải chuẩn bị tu học cho đàng hoàng, đừng có nói chuyện, mấy con về học hành cho đàng hoàng.

Sao lại không hoan hỉ?

Thôi, Thầy nói thế này, các con về đây thì phải học đàng hoàng thì không ai lại không hoan hỉ.

Thậm chí như cô Út, dù là những người quậy phá đi nữa, Thầy nói cô Út cô cũng còn thương. Cô còn tìm cách để mà cho những người quậy phá đó họ ở cách cái lớp học của chúng ta xa để họ không quậy phá nữa. Còn con mà về đây, con mà nói chuyện nhiều thì cũng không được đó. Phải ráng cố gắng đó, chứ ở đây thì không chấp nhận. Chỉ chấp nhận học, tu, độc cư.

(46:44) bốn mươi mấy người, ở đây cái lớp học nữ ngồi hai dãy bàn. Thầy thấy kín hết rồi. Thầy cũng chưa đếm con số bao nhiêu nhưng mà vẫn đầy hết, không thiếu người nào hết. Còn bên nam chỉ có hai người thôi. Hai người đi thôi. Có hai người cho nên vẫn còn nguyên hết. Bên nam vẫn còn nguyên hết có hai người đi thôi.

Ừ, giải thể chứ, chứ không giải thể họ không đi. Họ nghe không còn học nữa thì họ đi cho rồi. Vì vậy đó là cách thức tuyệt vời nhất đó.

Thầy giải thể mấy người phá thôi. Còn mấy người không phá ai giải thể người ta. Cho nên hiện giờ người ta ngồi, người ta tu đàng hoàng chứ. Còn mâý người phá quậy thì phải giải thể mấy người đó chứ. Thầy giải thể có người chứ không lẽ giải thể hết người ta. Người có tội thì giải thể, chứ còn người ta không có tội không lẽ giải thể luôn sao?

Con nghĩ sao giải thể cũng như đóng cửa trường vậy sao? Trường người mở cửa đàng hoàng chứ. Người ta giải thể những người phá, bởi vì ở cái lớp học này không có giám thị, phải có giám thị thì lôi mấy người đó ra, khỏi cần phải giải thể biết không? Hiểu không?

Hiểu rồi. Thôi, được rồi.

Được chứ, họ muốn học, muốn tu học mấy con chỉ nói sơ sơ đó, phải không? Muốn tu học thì phải trở về lo tu học. Còn mấy người nói nhiều thì cho đi luôn. Còn không ấy thì cho ở chỗ khác.

À, Thầy dạy cái bài đức Từ Tâm.

Mấy con làm tầm bậy, tầm bạ chứ mấy con có làm đúng sao. Không học biết đâu mà làm. Cái dàn bài đức Từ Tâm mấy con làm trật lất hết trơn à. Học hành kiểu gì mà làm bài như vậy?

rồi, thôi đừng nói nữa!

6- XÂY DỰNG THƯ VIỆN CHO TU SINH HỌC TẬP

(49:17) Trưởng lão: cho nên hôm nay Nguyên Thanh xin Thầy nó về để trị bệnh. Thầy mong rằng nó trị bệnh được nó trở vào tu học nó sẽ có khá hơn. Còn bây giờ cứ ráng cứ ráng, trong cái lớp học này mà ráng học như thế này thì cái bệnh nó không có hết. Xem như là mình phải dùng cái sức của mình nhiều lắm mấy con. Mấy con nghĩ viết bài như thế này mấy con phải dụng sức rất nhiều, dùng sức rất nhiều chứ không phải dùng sức ít được.

Cho nên khi mà sử dụng tất cả những gì mà hiểu biết của mình để viết ra chứ đâu phải là mình muốn viết là viết đại sao. Đó là cả một vấn đề của một sự tu học, vét hết cái sự hiểu biết của mình. Trừ ra mình không còn biết nữa thì mình mới thôi chứ còn mình tìm hiểu, có nhiều khi mình nhớ cái bộ kinh đó, bộ sách đó mà hiện giờ mình không có. Chứ phải chi mình có mình lật ra mình tìm hiểu ngay cái chỗ đó để cho mình hiểu trở lại, thì tất cả cái điều kiện mà mình không thấy bây giờ ngay khi mà mấy con viết những cái bài đức Từ Tâm này.

Nếu có những cái bài người ta giảng về tâm Từ này kia, nó gợi ý này kia rất nhiều. Nhưng bây giờ nó không có thì mình biết làm sao. Nghe đức Phật dạy những cái bài về đức Từ Tâm thì có cái tài liệu đó ngay liền thì mấy con sẽ vạch, coi liền.

Ở đây không phải là chúng ta copy lại đâu, mà chúng ta cần nhớ lại và chúng ta chép lại những cái điều cần nhớ lại, mà khi chép nó lại thấm nhuần vào chúng ta một lần nữa, chứ đâu phải cái học của chúng ta không phải dễ.

Cho nên, khi mà mình chưa có đủ ý của mình, mình có cái tài liệu như vậy thì quá hay. Cho nên khi mà viết thường thường là sinh viên ở trên Đại học khi mà viết một cái bài luận nào đó mà giáo sư đã cho mình thì họ phải lục lọi trong sách vở rất nhiều để mà họ nghiên cứu để họ viết. Cho nên, đó là cái đòi hỏi của chúng ta triển khai cái sự hiểu biết, cái tri kiến ​​chứ đâu phải là gì. Nhưng mà ở đây chúng ta không có cái thư viện đó. Chứ mà có Thấy cho mấy con vào thư viện mấy con lục cái điều kiện cần thiết để cho mấy con triển khai cái sự hiểu biết cần thiết cho mấy con. Nhưng vì cái lớp học của mình nó chưa có chuẩn bị, nếu mà chuẩn bị thì ở đây cũng có cái thư viện.

(51:26) Trước kia, Thầy cũng có thành lập cái thư viện ở đây, nhưng hầu hết để cho các thầy về đây lấy ra mà đọc và nghiên cứu thôi, nhưng mà lần lượt thì nó không có cái người giữ cái thư viện đó. Lần lượt sách nó mất hết, chỉ còn một số sách nhiêu đó, Thầy dồn vào trong một cái tủ sách cũ của Thầy chứ không có làm gì được hết. Lẽ ra có những cuốn sách nó có cái giá trị rất lớn.

Nên hôm nay thì mấy con được ở trong cái lớp học này vậy thì mấy con cố gắng nhớ những lời nãy giờ Thầy dặn đó. Mấy con cái gì tu tập, thực hiện thì phải tu tập đúng giờ, đừng có tham tu nhiều, mà tu ít thôi.

Còn cái tập để mà đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác thì mấy con cũng tu nhiếp tâm và an trú tâm trong bước đi kinh hành của mình, đi một phút mà thôi. Còn không thì mấy con đi để phá hôn trầm, thùy miên của mình cho hết giờ, thì mấy con đi như người vô sự.

Nhắc tâm: “Tâm như cục đất, ly tham sân si, hoặc là tâm phải tỉnh thức đừng có hôn trầm thùy miên” thôi. Mấy con dùng như vậy mấy con cứ đi tới đi lui thì nó sẽ không ngủ, để hết giờ rồi thì mấy con vào ngủ, chứ đừng có tập không ngủ mà phải có giờ giấc ngủ đàng hoàng để chúng ta có đủ cái sức mà tu tập.

Chừng nào mà tới giờ phút mà Thầy nói: “À bây giờ, giờ phút này mấy con không còn ngủ nữa. Phải chiến đấu tận cùng chống giặc hôn trầm thùy miên, cứ quét sạch và đồng thời phải biết nhiếp phục hết tất cả các chướng ngại khác trên thân, thọ, tâm, của mấy con”, thì lúc bấy giờ thì coi như là cuộc chiến đấu đã mở màn cái chiến dịch rồi, cái chiến dịch đã giải phóng rồi, thì lúc bấy giờ mấy con mới được thức suốt hai bốn tiếng đồng hồ. Còn nó chưa thì mấy con đừng có tập, không có được.

Chừng nào Thầy ra lệnh: bây giờ cũng như Thầy là cái bộ chỉ huy, Thầy ra lệnh là: “Bây giờ cái mặt trận này là mấy con đánh được rồi”, cho nên chúng ta mở chiến dịch liền. Chuẩn bị nào là đủ lương thực, súng đạn, cách nào đó thì chuẩn bị cho mấy con đủ rồi, thì bây giờ mở cái mặt trận chiến dịch để giải phóng, thì lúc bấy giờ mấy con chết bỏ. Chứ còn bây giờ mấy con đừng có liều chết để mấy con tu. Tu theo kiểu đó thì thôi. Thầy nói lương thực cũng chưa đủ, mà súng đạn cũng chưa đủ mà bây giờ mở màn đánh thì chắc chắn là mấy con chỉ chết thôi, chứ còn mấy con không thắng được giặc sinh tử đâu.

Cho nên, khi nào mà Thầy chuẩn bị cho mấy con xong rồi, Thầy mở màn cái mặt trận chiến đấu để rồi mấy con sẽ giải phóng cái thân tâm của mấy con, mấy con làm chủ nó. Chừng đó là Thầy chỉ huy cho cái mặt trận để cho mấy con đánh thôi, thì cuối cùng mấy con sẽ thành công,

(53:57) Chứ còn mấy con đừng có vội, đừng có vội vàng gì hết để cô Út lần lượt cô Út luyện cho mấy con trở thành những dũng sĩ, những người chiến sĩ, những người sĩ quan ở trong các lớp đào tạo của mấy con đầy đủ nhũng chiên thuật, chiến lược để cho mấy con chiến đấu mà mấy con thắng được cái mặt trận sinh tử của mấy con.

Xem như bây giờ là mấy con đang được huấn luyện mà thôi. Mà đây mới huấn luyện cái lớp đầu tiên của quân sự đó mấy con, cái lớp Chánh Kiến là cái lớp đầu tiên. Mà lớp đầu tiên mấy con muốn đánh giặc cho thắng thì chắc mấy con chịu chết thôi chứ làm gì. Con hiểu chưa?

Cho nên mấy con lần lượt mấy con phải nghe lời Thầy dạy, tập luyện như thế nào, như thế nào cho thật đúng để chừng đó mấy con tác chiến mới được chứ không được sai. Sai chiến dịch chiến lược chúng giết mấy con chết hết. Mở màn là không có lui. Mà nếu mấy con tu sai thì mấy con không thành tựu, mấy con sẽ chết.

Bởi vì lúc hiện giờ mà Thầy triển khai cái mặt trận đó mà mấy con ngủ là mấy con sẽ chết liền. Mà mấy con đang đau bệnh gì trong cái thân của mấy con, cái cảm thọ của mấy con mà mấy con chưa đủ sức mà mấy con chiến đấu là kể như mấy con tắc thở.

Bởi vì có Thầy kiểm tra cái mặt trận mà mấy con dám nằm, dám lăn không? Dám chạy đi uống thuốc sao? Phải không? Cho nên, mấy con chỉ có xin chịu chết thôi. Vì vậy, Thầy chuẩn bị cho các con đầy đủ, mấy con làm sai thì từ đó các con đi tái sinh luân hồi liền, tránh không khỏi nó đâu . Cái đó là cái cách thức chiến đấu của mình đó.

(55:20) Thôi bây giờ thì mấy con trở về tu tập. Thầy chỉ, hôm nay là cái lớp của chúng ta là học đến đây thì đủ rồi.

Trưởng lão: con còn hỏi gì không?

Tu sinh: con kính thưa Thầy! (55;36 - 55:52).

Trưởng lão: Thầy thấy bây giờ mà bắt nó đọc nữa thì chắc chắn, vả lại thì thôi bây giờ các con cứ làm sai trật thì sau này nó có những cái bài từ cái đức Từ Tâm đó này kia đồ đó, nếu mà nó làm thì Thầy hướng dẫn cách thức nó làm. Rồi thì sau khi nó mạnh rồi nó về nó sẽ đọc lại mấy cái bài mấy con. đều là giúp thêm cho cái ý của mấy con. Rồi ở trong này mấy con sẽ nỗ lực mấy con làm theo cái dàn bài mà Thầy cho, rồi sau khi đó thì mấy con cứ phong phú của mỗi cái dàn bàn đó, ở trên cái dàn bài đó mà cái sự phong phú khi một cái tiểu đề của chúng ta viết là do cái phong phú Thầy viết mà chúng ta viết nó đầy đủ hơn, thì chắc chắn là lúc đó thì có những cái bài của Nguyên Thanh và có những cái bài khác để mà chúng ta đọc và chúng ta cùng học với nhau. Miễn là cái bài nào mà Thầy thấy có cái giá trị để giúp cho mấy con có những cái ý mới, ý hay thì sẽ được.

Còn bây giờ Thầy thấy nó bệnh nhiều lắm mấy con. Mà hơn nữa thì trong lúc này thì Thầy thấy cần phải để dưỡng bệnh hơn một chút xíu trong cái dịp này thì mấy con nỗ lực mấy con làm đức Từ Tâm, đức Bi Tâm, đức Hỷ Tâm, đức Xả Tâm, liên tục mấy điều kiện đó. Rồi mấy con cứ nộp bài, Thầy thấy cái gì sai, Thầy nhắc nhở thêm cho mấy con.

(57:13) Còn bây giờ thì để Nguyên Thanh cho nó dưỡng bệnh. Chứ bây giờ Thầy thấy, nó bây giờ mà đọc thì cũng được chứ không phải không, mà chữ của nó thì nó đọc chứ mấy con đọc hay như quý thầy bữa hôm đọc Thầy thấy nghe nó không ăn khớp với nhau, nó lộn xộn lắm.

Cho nên vì vậy Thầy mong là nó sẽ hết bệnh được để nó đọc cái bài của nó viết. Bây giờ mà các con thấy cái bài mà Từ tâm của nó, nó viết một xấp như thế này. Nhưng mà nếu mà cái bài này mà lược ra theo những cái tiểu đề của nó thì cái bài này nó cũng có giá trị lắm, nó làm tới 30 trang giấy A4. Nếu mà giấy học trò - giấy nhỏ nhỏ xếp lại như thế này một chút viết lần như thế này thì nó tới 60 trang, 120 trang giấy học trò.

(58:19) Cái đầu óc nó cũng phong phú lắm mấy con. Nhưng bây giờ nó bệnh rồi. Nó quá, nó làm riết bởi vì nó riết chắc tuổi thọ nó không dài. Các con biết tại sao? Nó dốc hết.

Con nghe trong cái bài mà của bà Đoàn Thị Điểm mà dịch cái bài của Đặng Trần Côn - Chinh Phụ Ngâm đó, mà cái bài đó thì cái người mà viết, cái khả năng mà viết cái bài đó là bà Đoàn Thị Điểm dịch ra, thì cái ông đó ông sống không có thọ lắm, vì dốc hết những ca từ.

Thì Nguyên Thanh nó dốc hết ca từ của nó để nó viết. Thì cái tuổi thọ của nó, Thầy sợ nó không lâu. Cho nên Thầy mong rằng, nó về nó dưỡng bệnh đó mấy con. Một con người có khả năng, nếu mà được duy trì kéo dài mà đúng chánh pháp của Phật thì để lại những tác phẩm rất là lợi ích. Theo cái sự hướng dẫn của Thầy thì Thầy nghĩ rằng nó có phương cách, phương pháp. Với những con người có khả năng đó mà đào tạo được thì nó sẽ có những tác phẩm để lại.

Thí dụ như ông Đặng Trần Côn ông để lại cái tác phẩm mà bà Đoàn Thị Điểm dịch gọi là Chinh Phụ Ngâm đó. Các con thấy nó rất là tuyệt vời chứ. Nhưng mà ông đâu có sống dai đâu. Các con thấy chưa? Cho nên ở đây Thầy đọc những cái bài của Nguyên Thanh, nó có học, nó có cái lý luận, nó có cái khả năng, nhưng mà được sắp xếp, được vào những cái dàn bài thì cái bài đó rất tuyệt, thật là tuyệt vời.

(1:00:07) Cho nên, từ lúc đầu cho tới bây giờ mấy con thấy được đọc các bài của nó. Nó thường viết trước, nó nhận ra được cái dàn bàn mà Thầy muốn nói. Nó đi trước cái dàn bài đó. Cho nên, hôm nay thì Thầy thấy bây giờ, lúc này, mình cũng chưa cần thiết lắm, Thầy mong là mấy con dựa theo những cái dàn bài của Thầy cho mà mấy con cứ làm, rồi nó sai đúng để còn chỉnh sửa với nhau. Để rồi cố gắng.

Thầy mong rằng là nó về ngoài đó nó trị bệnh cho hết bệnh rồi nó sẽ vào nó tiếp tục, thì con đường tu của mình ở trong chúng không phải chỉ riêng một người tu chứng đâu mấy con. Thầy đã thấy cái hướng đi đó, cái hướng tập của mấy con ở trong cái lớp này nó không phải không có người chứng quả ALaHán đâu mà nó có nhiều người chứ không phải một người.

Nhưng mà sự cố gắng của mấy con và cái tri kiến của mấy con Thầy giúp dần, Thầy hướng dẫn cái tri kiến đó đi đến giải thoát gọi là Tri Kiến Giải Thoát. Đạo Phật đã nói cái tên đó rồi, mà Thầy hướng dẫn cái tri kiến hiểu biết của mấy con đi đến chỗ giải thoát thì chúng ta sẽ ly dục, ly ác pháp hoàn toàn bằng tri kiến giải thoát. Thì bảo đảm khi chúng ta ly dục, ly ác pháp bằng tri kiến của chúng ta thì thứ nhất là cái lợi ích của chúng ta là chúng ta làm chủ được cái đời sống của chúng ta rồi.

Cái đời sống của chúng ta, chúng ta sống đạo đức rồi. Còn bây giờ cái đạo đức mà chúng ta sống được rồi thì nó có cái tâm thanh tịnh rồi thì nó có những đạo lực. Thì lúc bấy giờ thì chúng ta làm chủ được cái nhân quả của chúng ta, tức là cái quả của cái thân chúng ta, thì như vậy chúng ta chứng quả Alahan chứ có gì đâu. Cho nên nó đơn giản quá, nhưng mà tu đúng, làm đúng, học đúng thì mấy con sẽ làm được.

Mấy con đừng nghĩ nó khó mấy con, Thầy tu rồi, Thầy thấy không khó chút nào hết. Nó quá dễ nó không khó, nhưng mà mình làm đúng. Còn mình không làm đúng thì nó sẽ khó. Bởi vì Thầy nghiệm xét qua Thầy mà, thì thấy Thầy cũng ngu dốt chết chứ có thông minh gì lắm đâu, nhưng mà vì mình bền chí học tập, tự mình phải học tập.

Do từ cái sự học tập của Thầy đến khi mà nỗ lực thực hiện tu, thì tức là nhờ sự hiểu biết của mình qua các trường lớp, qua các cái học tập trong các chùa để hiểu biết về Phật giáo, nó huân cho mình cái hiểu biết đó sẵn rồi. Mà mình cũng có cái duyên, cho nên vì vậy mà cuộc đời của mình nó đi suôn sẻ cho đến khi nỗ lực tu hành, chứng - làm chủ được sự đau khổ của chính bản thân mình.

Thì cuối cùng Thầy nhìn lại không khó. Tại vì mình tu sai pháp nên nó mới kéo dài cái thời gian mình lâu. Chứ nếu mà tu đúng pháp thì Thầy thấy nó cũng không khó, mà bây giờ cái lớp này Thầy là con người đã tu làm được rồi, Thầy lại trực tiếp dạy lại cho mấy con, thành ra mấy con sẽ dễ dàng rồi, đâu còn trật cái chỗ nào. Thầy nói như bây giờ mấy con nhiếp tâm mười phút, mười lăm phút, hai mươi phút, biết sai rồi, Thầy bảo chỉnh lại: “Không được, một phút thôi”. Phải không?

(1:02:59) Rồi mấy con triển khai cái tri kiến của mấy con chung chung, Thầy bảo: “Không được, phải theo cái dàn bài này phải làm như thế này, như thế này”. Hồi đó, Thầy đâu có ai nhắc. Phải không? Nhưng mà bây giờ mấy con được Thầy nhắc nhở. '

Cho nên từ cái hiểu biết của mấy con bây giờ, từ cái chỗ đó bây giờ mấy con hiểu biết hơn nhiều. Nói về nhân quả thì mấy con bây giờ mấy con hiểu biết sâu hơn hồi mới đầu chưa học chứ gì. Các con thấy rõ sự hiểu biết của mấy con. Rồi từ cái thân bất tịnh của mấy con thấy mấy con lại hiểu biết, cho đến cái thực phẩm bất tịnh mấy con (đã thấy). Có nhiều đứa mà viết Thầy đọc Thầy ghê gớm thật, thấy thực phẩm bất tịnh mà hết muốn ăn rồi.

Các con thấy không? Từ cái chỗ mà mình không biết mà bây giờ mình biết.

Thí dụ như từ cái chỗ các con không biết, người ta nuôi súc vật bằng cách nào người ta làm thịt, người ta làm sữa thế này, thế khác, mình chưa biết sự đau khổ, hôm nay mình biết nghe rõ ràng như vậy, bây giờ nó rõ thật như vậy mà, tài liệu nó hẳn hòi như vậy mà. Bây giờ mình ở trong cái lớp học này, mình có sách vở đâu mình đọc, mà bây giờ mình nghe đọc nó như vậy thì mình phải tập. Như vậy là rõ ràng là mình thấy giảm thiểu cái chỗ ăn uống của mình nhiều rồi. Phải không?

Trưởng lão: có gì không con?

Tu sinh: con muốn hỏi (01:04;09 - 01:04:13)

Trưởng lão: hết rồi, bây giờ chúng ta nghỉ con! Thầy ra tiếp cái đoàn của Nhà nước đến.

Tu sinh: thưa Thầy! Cho con xin thu lại mấy cái bài.

Tu sinh: con thưa Thầy, chiều nay có học không?

Trưởng lão: chiều nay người nào có hỏi thì qua hỏi chứ không có học đâu.

Tu sinh: (01:04:41 - 01:04:49) Thưa Thấy cái máy như thế này!

Trưởng lão: rồi sao?

Tu sinh: con để riêng như vậy, tách thành (01:04:53). Tắt đi để nói chuyện nó không thu vô.

Tu sinh: xong rồi Thầy.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy