CK 064C - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ TỪ TRƯỜNG ÁC - NHÂN QUẢ HÀNH TINH VŨ TRỤ - PHÂN BIỆT TỪ BI - TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 17/01/2006
Thời lượng: [41:54]
(00:00) Tu sinh: Bạch Thầy! Nhìn ở Việt Nam mình đi ra đường khắp nơi con thấy nhiều cái vẫn còn tốt. Đi qua Ấn Độ nhìn thấy ghê lắm. Tối nào người ta ngủ ở ngoài sân ga hay bến xe đầy nghẹt luôn, sáng ngày ra xem như là mùi nước phân, nước tiểu đầy luôn. Người ta sống không nhà, không cửa nhiều lắm.
Trận rét vừa rồi như ở mình là hàng bao nhiêu trăm người chết. Mới đây nè, chết vì rét không à! Cho nên bởi vậy người ta sống giống như gà như vịt, đó Thầy! Đi ra bến tàu, tàu hỏa mình đi là không biết đường nào
đi, nhiều ga lắm, mà người thì giống như là tan trường, như học sinh tan trường, ùn ùn ra tàu ga, tàu lửa; dơ dáy như vậy nữa mới thấy là khủng khiếp!
Rồi không có ăn nữa; nắng hạn là không có gì ăn chết đói, trời nắng lên là chết nắng. Mà trời rét như mình vừa rồi, mới trở rét như mình là mặc áo ấm; là họ đã chết bao nhiêu trăm người bên đó vì rét. Tối ngủ thì trùm cái bao bố trên đầu vậy thôi, nằm ở ngoài bến ga, bến tàu khắp nơi. Cho nên riêng ở bên nước Ấn Độ là thấy sợ.
Trưởng lão: Nhân quả!
Tu sinh: Tái sinh ở đó là thấy kinh hoàng luôn!
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão là có những trường hợp là cực ác quá là không có tái sanh được cái chỗ đó. Cái nghiệp lực ác quá mà! Thí dụ như …, Hitler, Pol Pot cực ác quá giết người quá nhiều không đi tái sanh được?
(01:25) Trưởng lão: Ác quá thì nó hoại diệt luôn cái thế giới chứ nó ở đó mà tái sanh; nó đâu cần tái sanh. Bởi vì cái từ trường ác, toàn ác thì nó sẽ hoại diệt cái hành tinh này liền.
Do chính con người mình, chỉ cần ném bom nhau là nó cũng hoại diệt luôn. Bây giờ đang trên cái đà mà có thể sắp sửa nó hoại diệt, nếu mà trên cái đà ác pháp này thì cái hành tinh chúng ta không có trọn vẹn đâu. Nó sẽ hoại diệt con người chúng ta hết, nó không thành con người chúng ta như thế này - toàn ác pháp - nó sẽ thành con người ác hơn nữa.
Cái môi trường đó, con thấy từ cái chỗ con sâu bình thường người ta phun thuốc rầy, phải không? Để ngừa nó đừng có ăn lúa hay đậu. Sau một thời gian ngừa nó lại sanh ra một cái loài sâu không có sợ thuốc đó nữa, phải thay đổi thuốc, mà con sâu thấy ghê gớm hơn. Hồi đó con sâu nó có hai cái râu, bây giờ nó bốn cái râu, mà lông lá nó còn ghê gớm nữa chứ.
Mình ngừa thuốc độc lại (làm cho) nó hơn nữa; cho nên nó càng ác thì nó sẽ sanh con người khác, chứ nó không phải không sanh. Nó sanh con người ác độc hơn; mà trong cái ác độc đó nó lại tự hoại diệt nó hơn, cho đến cuối cùng nó sẽ diệt nó.
Đến cuối cùng nó càng ác thì nó đủ sức mà nó…Bây giờ Thầy nói nó có số bom nguyên tử, nó dập nước này tan nát, nó dập nước kia tan nát, tới nó nó cũng tan nát luôn thì nó hoại diệt chứ sao. Con người chúng ta sẽ hoại diệt đó.
Tu sinh 2: Nó không đi tái sanh luôn?
Trưởng lão: Nó hoại diệt tức là hoàn toàn là nó không còn - nhưng mà cái môi trường này thì hoàn toàn con người mình không còn có, cái lớp người mình nó không còn có nữa, kêu là nó hoại diệt con người của mình - nhưng mà nó thay đổi một con người khác.
Một con người khác thì nó thành như một con vật, ác vật thôi, nó khác rồi. Cũng như bây giờ nó toàn cọp, nó không còn lớp con người, nó hết con người rồi.
Tu sinh: Bạch Thầy! Vậy con người gặp với nhau có thể là cắn xé nhau?
(03:18) Trưởng lão: Cắn xé nhau, vì cái răng của con người mình lúc bây giờ nó vừa ăn thịt được nó vừa… cho nên cái răng nanh nó không dài - nó vừa ăn thảo mộc được vừa ăn trái cây được. Mà tới chừng con người nó độc hại hơn, cái răng nanh nó dài xuống như thế này, nó muốn cắn nhau, nó xé, nó đâu có cần gươm đao như mình nữa.
Tu sinh: Gặp nhau nó cắn nhau luôn, ớn!
Trưởng lão: Thì nó còn dữ tợn hơn nữa! Cái hiện tượng của ác pháp là con thấy những con vật ác, nó đều có cái tướng rất là dữ. Con vật nào mà hung dữ là con thấy nó có cái tướng dữ.
Con cọp sao không có lông trắng như con mèo hoặc là như con chó mà nó lại có rằn có ri, nó làm mình thấy ớn thiệt! Phải không? Mà con beo thì nó có lốm đốm, lốm đốm dữ tợn lắm. Cái hình sắc của nó là tượng trưng cho cái tâm của nó; nó dữ lắm!
Thì cái tướng của nó - cái đặc tính của nó phải theo cái tướng của nó; nó không có khác được!
Cho nên con người mình dữ quá, rồi bắt đầu đầu mọc sừng, mọc nanh hoặc là tay chân nó ra dài lên. Thì bây giờ kiếm con người cũ là không còn; còn toàn là thứ con người mới, thì là nó thay đổi rồi!
Cái môi trường sống không bao giờ vắng cái sự sống đâu mấy con, nó không có vắng, nhưng mà nó khắc nghiệt hơn.
Thí dụ như nó lạnh quá thì ở chỗ lạnh nó cũng sanh ra cái loài lạnh chứ nó không phải nó không sanh. Cũng như những loài vật ở đất nước mình mà đem qua bên Liên Xô ba bữa chết queo hết! Có phải không? Nó tự ở cái môi trường đó nó sẽ sanh ra cái loài vật đó nó chống lại cái lạnh đó, nó thích nghi với cái lạnh đó nó mới sanh ra được.
Tu sinh: Gấu bắc cực.
(05:00) Trưởng lão: Đó! Bây giờ nó dữ quá thì con người của mình mất tiêu hết, chết hết thì nó thay thế lên cái loài vật khác. Bởi vì nó môi trường sống chứ đâu phải môi trường chết đâu mà nó chết sạch, các con cứ nghĩ tưởng.
Mấy con cứ nghĩ rằng chắc có lẽ Trái Đất mình nổ tung. Thầy nói bây giờ cho nguyên tử nó dập nát cái Trái Đất này, chết con người hết sạch. Thì mai mốt nó có cái loài người ghê gớm lắm, mình có lông rằn ri, khỏi cần mặc quần áo.
Không! Thầy nói điều đó là cái môi trường sống nó phải sanh ra, bởi vì bom nguyên tử cái chất xạ chiếu nó độc.
Thầy nghe nói như thế này cái lò nguyên tử của Liên Xô nó bị xì đi, một thời gian sau người ta đến - Trời đất ơi! Cái con chuột nó bằng con heo, nó đến nó cắn cái bánh xe hơi của người ta quá trời luôn.
Con chuột lớn bằng con heo tại vì cái chất độc nó dữ, ghê gớm lắm! Còn con kiến nó bằng cái xe tăng, con kiến càng mà nó dữ tợn! Thì vấn đề đó người ta nói, mình đọc ở trên báo chí mình nghe nói chứ còn mình chưa có biết. Nhưng mà chắc chắn là Thầy nghĩ rằng trong vấn đề môi trường quá ác, môi trường quá độc thì nó lại sanh cái loài độc chứ không có gì khác hơn hết.
Thì rõ ràng bây giờ người ta ác riết rồi người ta diệt cái loài người của chúng ta - hiện giờ nó có thiện có ác - thì nó sẽ sanh ra toàn cái người ác. Chứ bây giờ thật sự ra trong con người chúng ta có thiện hết, người nào cũng có. Bởi vì con người chúng ta là có thiện có ác hết.
Do có thiện có ác mà đạo Phật mới ra đời để chúng ta "Ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện" - nó có ý nghĩa của con người. Nhưng mà tới chừng con người này toàn ác không thì chắc chắn không còn ngăn ác nữa; toàn ác nó không còn thiện rồi. Gặp nhau cắn xé, nó không còn nghĩ ai nữa hết, nó chỉ nghĩ nó thôi, chừng đó thì đạo Phật cũng đâu có phải là chân lý của nó nữa.
Cái chân lý của loài người trong hiện tại của chúng ta mà nếu duy trì con người này thì nó còn cái chân lý này. Chứ cái loài người này bị diệt hết rồi thì cái chân lý này nó không còn ở đây nữa.
Nhưng mà con người của mình là con người tốt, có thiện có ác cho nên đạo Phật ra đời để giúp chúng ta, để duy trì cái sự sống của nó, đem lại sự bình an cho cái hành tinh này.
Còn không khéo đến đó, đến sau cùng thì cũng từ cái chúng ta ác mà cái nhân quả của nó sinh ra, cũng như Thầy bây giờ không (có) nanh nhưng mà khi Thầy chết rồi, (có) từ trường ác thì bắt đầu mọc nanh chứ sao, bởi vì Thầy ác, dữ hồi đó. Có phải không? Mấy con cũng vậy!
Nó hoại diệt hết thì bắt đầu nó hợp lại; từ cái từ trường của chúng ta nó có ác có thiện thì bây giờ nó không còn đủ cái duyên mà nó sinh ra con người nữa, thì nó phải sinh ra con người toàn ác.
(07:39) Trưởng lão: Chứ khi môi trường này bắt đầu hoại diệt hết, Trái Đất này sụp đổ. Trời đất ơi! Nếu mà Trái Đất này nó sụp đổ một cái là không gian vũ trụ này sụp hết.
Bởi vì Trái Đất của chúng ta đang đi theo quỹ đạo của Mặt Trời, phải không? Mà tự nó sụp một cái mất cái quỹ đạo này, ở trên Mặt Trăng kia nó cũng nhào mèo luôn, rồi bao nhiêu cái hành tinh khác nó cũng đổ xuống hết, nó làm đùng đùng ở trên cái không gian này hết, nó nhào mèo hết.
Nó không còn biết lối đi nữa, nó đóng cục nhau cả đống, cái hành tinh này nó đập hành tinh kia, hành tinh kia nó đập hành tinh nọ.
Ở trên không gian nó lơ lửng, chứ mà mất cái quỹ đạo nó đâu có đứng lơ lửng được, nó đổ với nhau. Các con hiểu điều đó?! Mất cái quỹ đạo, nó đang đi thì nó còn chạy, nó chạy theo cái tốc độ để nó giữ ở trên không gian còn nếu mà nó không đi như vậy là nó đổ xuống liền tức khắc. Mấy con tưởng nó dễ sụp lắm à!
Tu sinh: Bạch Thầy! Như vậy là Trái Đất mình nó nằm trong một cái Hệ Thái Dương. Hệ Thái Dương nó có bao nhiêu chục hành tinh, bao nhiêu ngàn triệu hành tinh. Bây giờ hành tinh Quả Đất mình nó cũng đang di chuyển theo một cái định luật của nó, để duy trì tất cả một cái Hệ Thái Dương.
Trưởng lão: Đúng vậy! Cái định luật của nó. Đó, cái hệ của nó đó!
Tu sinh: Có nhiều Hệ Thái Dương, nhưng mà đang nói Hệ Thái Dương của mình thôi
Trưởng lão: Đây là đang nói trong cái Hệ Thái Dương của mình thôi.
Tu sinh: Dạ, nếu mà Trái Đất mình nó bị nổ tung hay nó bị nhào thì tất cả Hệ Thái Dương này sụp đổ?
Trưởng lão: Hệ Thái Dương này sụp đổ! Mà Hệ Thái Dương này sụp đổ thì cái Hệ Thái Dương này nó sẽ đi theo cái quỹ đạo của nó trên cái không gian của nó; cả một cái nhóm của nó đang đi theo cái quỹ đạo của nó nữa nó mới đứng ở trên không gian được, chứ không phải là…
Nó đã đi theo quỹ đạo từng hành tinh của nó rồi, nhưng mà Thái Dương Hệ của chúng ta nó lại đi trên cái quỹ đạo của không gian, nó đi theo cái quỹ đạo đó, mà vừa cái này sụp xuống một cái thì bao nhiêu Hệ Thái Dương khác nó đều sụp hết, nó đi theo quỹ đạo của nhân quả mà!
Tu sinh: Nó ảnh hưởng với nhau!
Trưởng lão: Nó ảnh hưởng với nhau hết!
Tu sinh: Vậy thì tất cả những Hệ Thái Dương khác nó cũng đều là nhân quả hết?
Trưởng lão: Nó cũng nhân quả hết, bởi vì nó chung ở trong nhau.
Tu sinh: Những hành tinh khác nó cũng đều là nhân quả hết
Trưởng lão: Nó nhân quả hết! Mấy con tu chứng Tam Minh rồi mấy con ngồi mấy con xem sướng lắm!
Tu sinh: Bạch Thầy, như vậy nó bao la quá!
Trưởng lão: Bao la!
Tu sinh: Quả đất mình đã bao la rồi, nội cái Thái Dương Hệ của Quả Đất mình nó đã bao la. Nhưng mà nhiều Thái Dương Hệ khác, những hành tinh sống khác thì nó còn bao la nữa,
Trưởng lão: Bao la. Nó rộng mênh mông. Thì nó vô cực mà.
Tu sinh: Như vậy không gian nó vô biên.
Trưởng lão: Nó vô biên, nó vô tận.
Tu sinh 2: Bạch Thầy như vậy là tất cả những hành tinh đều trên sự điều khiển của quỹ đạo Mặt Trời, như vậy Mặt Trời nó có cái lực hút không Thầy?
(10:10) Trưởng lão: Thì nó đối với cái Thái Dương Hệ của chúng ta đây thôi. Chứ bên kia nó có Thái Dương Hệ khác nó không có ăn thua gì với bên đây đâu. Nhưng mà Thái Dương hệ này - một nhóm hành tinh ở trên Thái Dương Hệ này. Nó đi một cục nó đi, ở trong nó quay vậy đó; cũng như ruột gan phèo phổi nó hoạt động, cho ở ngoài mình bước đi.
Thái Dương Hệ của mình nó cũng đi theo quỹ đạo, nó mới đứng lơ lửng trên không gian được; chứ nó đứng chết một chỗ - bởi vì cái Hành, Vô Minh sanh Hành, nó đi ở trong cái vô minh của nó; cho nên đức Phật nói nó có cái Hành - nếu nó không có hành thì nó đổ xuống tùm lum hết; nó đứng lại một cái là chết hết cả đám.
Tu sinh: Bạch Thầy như vậy Thái Dương Hệ mình đã biết như Ngôi Sao, Mặt Trời, Mặt Trăng giống như ruột, gan, phèo, phổi nó hoạt động.
Trưởng lão: Nó vậy đó, trong cái Thái Dương Hệ thì nó cũng giống như ruột, gan, phèo, phổi của mình trong này nè.
Tu sinh: Bây giờ nó đi theo quỹ đạo nó, mà theo khoa học bây giờ người ta chứng minh là có những hành tinh nó lại va chạm với nhau, thưa Thầy!
Trưởng lão: Va chạm với nhau là những cái mảnh của nó.
Tu sinh: Mảnh rớt ra hả Thầy!? Chẳng hạn như ngày xưa họ ví Trái Đất mình giống như một mảnh đất liền thì do sự va chạm mà nó tung ra thành những cái châu lục…
Trưởng lão: Con nói về Big Bang chứ gì?
Tu sinh: Thì nó cũng dẫn chứng là do một sự va chạm hay do một hành tinh khác nó rớt hay cái mảnh nó rớt?
Trưởng lão: Cái mảnh nó rớt xuống, nó làm cho chấn động
Tu sinh: Bạch Thầy! Vấn đề đó, các nhà khoa học người ta vẫn sợ là hai cái quỹ đạo nó còn gặp nhau. Bởi vì cách đây một số năm đã có những hành tinh khác mà nó gần như gặp quỹ đạo của Trái Đất, chỉ đều nó ở các tầng khác nhau, cao thấp khác nhau thôi.
Liệu có những hiện tượng mà các hành tinh nó đụng nhau không?
Trưởng lão: Tại họ lo vậy thôi!
Tu sinh: Họ chứng minh mà Thầy, ví dụ như nó đi theo cái vòng này, bên kia nó cũng đi theo cái vòng. Cái quả đất này nó đi qua nhanh có 6 giờ thôi, còn cái này nó đi chậm hơn 6 giờ. Nếu mà nó đi cùng, đúng (giờ) nhau thì nó sẽ…
Trưởng lão: Nếu nó đúng (giờ) nhau thì nó sẽ đụng nhau.
Tu sinh: Dạ, người ta chứng minh rồi đó. Cách đây bao nhiêu năm…
(12:07) Trưởng lão: Đúng rồi, nó đi như vậy nên nó chưa có đổ, chứ hễ hai cái mà đúng nhau thì nó tan tành hết. Cũng như hai cái xe chạy trên đường mà đụng nhau cái kình thì nó còn gì?!
Trái Đất của mình nó đang đi mà ở bên kia cái hành tinh nào nó cũng đang đi; mà hai cái nó lạc một chút xíu, nó trật, bởi vì cái quỹ đạo nó đi nó xê xích một chút xíu như vậy, cái này đi qua rồi cái này mới đi thì nó không đụng nhau.
Mà cỡ hai cái nó đụng nhau "một cái kình" ngay chỗ này, cái điểm nó đụng nhau thì hai cái nó tan tành thì mình ở đây chết đâu còn mình.
Tu sinh: Bạch Thầy có thể có những trường hợp đụng được không?
Trưởng lão: Bởi vì từ xưa đến giờ chưa có xảy ra điều đó, nó xảy ra thì đâu có yên ổn như thế này được mấy con?! Chỉ là thời gian nó chạy như vậy, nó chạy như vậy thì một cái mảnh ở trong hành tinh nào đó, cái thiên thạch nào đó, tức là cái mảnh hành tinh nào đó, cái mảnh đó lớn lắm chứ nó không phải nhỏ đâu con, nó sẽ bung ra.
Tu sinh: Dạ bạch Thầy, Thầy cho con lấy hai bài Quán thức ăn bất tịnh với hai cái bài của con cho con lấy để con về con đánh máy vi tính.
Trưởng lão: Để Thầy gửi cho, chút xíu nha con!
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Cái thời kỳ sao chổi Halley, người ta dự tính nếu mà sao chổi Halley va chạm với Trái Đất, thì lúc đó tất cả các nhà khoa học tập trung - trên thế giới - chế ra một cái loại tên lửa để người ta điều chỉnh bắn vô, điều chỉnh hướng đi của sao chổi Halley để lệch quỹ đạo nó đi chứ không nó va chạm.
Nhưng mà trong thời gian phải là 50 năm hoặc là lâu hơn nó mới va chạm được, thì trong thời gian 50 năm đó đủ sức để người ta nghiên cứu ra những tên lửa đó - nếu mà quỹ đạo nó đi trùng với quỹ đạo của Trái Đất.
(14:00) Trưởng lão: Thì Thầy nói như thế này để mấy con thấy! Bởi vì đây là cái nhìn của các nhà khoa học. Nhưng mà quy luật của thiên nhiên, của nhân quả nó không có để đụng đâu mà sợ. Hồi xưa tới giờ hàng tỷ tỷ năm trên hành tinh không gian của chúng ta nếu mà cái sự kiện xảy ra, nếu mà có xảy ra thì chắc chắn các nhà khoa học người ta dùng máy móc, người ta đo chắc người ta cũng biết cái điều đó rồi, cho nên bây giờ thì chúng ta phòng thôi, thấy nó vậy nghĩ rằng nó sẽ đi đến đó.
Nhưng mà sự thật ra con thấy nó rõ nè! Bây giờ một cơn bão, chúng ta thấy các đài thiên văn báo đi ngay vào Thành Phố Hồ Chí Minh này, Thành phố phải chuẩn bị bão lụt, họ chuẩn bị cơn bão sẽ thổi; nhưng mà đi tới đó thay vì đường thẳng nó phải đi chứ! Nhưng tới đó nó quẹo, mình đâu có hiểu được cái vấn đề quy luật của nhân quả như vậy đâu, mấy con hiểu không?
Người ta rất ngạc nhiên, người ta tưởng rằng cơn bão đó nó sẽ quét Thành Phố Hồ Chí Minh, người ta tính toán rất kỹ trong vấn đề đó, nghĩa là chuẩn bị hết rồi, nhưng mà tới chỗ đó, nó chưa vô tới Thành phố Hồ Chí Minh; ở ngoài biển bắt đầu nó tẹt đi đường khác, đi qua nó quạt đâu ở dưới kia.
Trời đất ơi! Dưới kia chết mà TPHCM không chết, các con thấy không, nó có quy luật của nó mà.
Cho nên vì vậy mà chúng ta đừng có lo xa cái chuyện đó. Bây giờ chúng ta hãy lo thiện đi nó sẽ quạt đi đó, nó sẽ đi! Bởi vì cơn bão điều kiện là nó phải đi đường thẳng, mấy con! Người ta thấy nó ở ngoài biển kia kìa bắt đầu nó cất giò nó đi vô.
Tu sinh: Bạch Thầy! Bây giờ người ta lo, coi chừng "bão" ở đây, nó bão cho mà bay luôn. Bão đây mạnh hơn!
Tu sinh: Bạch Thầy! Các hành tinh khác như Trái Đất có hành tinh nào có người sống trên đó không Thầy?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là không phải riêng hành tinh chúng ta có cái sự sống đâu mà nó có nhiều. Nó có môi trường sống nhưng mà cái môi trường sống đó mình nghĩ là nó không phải giống như con người của mình …
Tu sinh: Có người nói nó đi trên đĩa bay, chắc có Thầy ha? Cái hồi mà đọc báo nghe.
Tu sinh: Cái đó mình tưởng tượng thôi.
(16:09) Tu sinh 2: Kính thưa Trưởng lão tại sao trên Mặt Trăng không có môi trường sống, nhưng vào những năm thập niên 60, 70, người Mỹ phóng Apollo 11 lên trên đó; lúc đó các phi hành gia đi ra ngoài Mặt Trăng họ cắm một cái lá cờ Mỹ trên đó. Nhưng mà tại sao họ chụp được một tấm hình trên đó là lá cờ đó đang tung bay, báo Tuổi Trẻ ngày hôm nay mới đưa tin.
Trưởng lão: Nói sao? Tung bay cái lá cờ?
Tu sinh: Người ta chống cái lá cờ ở ngoài - ở trên Mặt Trăng - trên đó không có không khí, nhưng mà lá cờ đó lại đang bay chứ không phải là lá cờ rũ.
Trưởng lão: Sao nói trên đó nó không có không khí?
Tu sinh: (16:52 Không nghe rõ …)
Tu sinh: Cái ảnh chụp đó báo Tuổi Trẻ người ta đưa lên, người ta nói đây là người Mỹ người ta đánh lừa thôi chứ thật chất trên đó không có không khí, không có gió cho nên lá cờ đó là giống lá cờ đang tung bay có gió.
Trưởng lão: Nghĩa là cái hình ảnh là cái lá cờ tung bay có gió, nhưng mà người ta nói rằng trên đó không có không khí, không có gió.
Tu sinh: Dạ không có gió, như vậy là như thế nào?
Trưởng lão: Nếu mà nói rằng Cung Trăng không có gió thì Cung Trăng sẽ đi vào cái quỹ đạo nào? Cung Trăng nó đang đi trên quỹ đạo Trái Đất của chúng ta - nó đang đi mà - mà nói nó không gió thì sao được!
Nó đang hành, thì nó đang hành dù là không hoặc là có thì nó vẫn đang hành trong đó, nó đang di chuyển tức là nó có hành, mà nó có hành tức là nó phải có thôi. Nhưng mà…
Tu sinh: Bạch Thầy do nó chưa có đủ tứ đại?
Trưởng lão: Nó chưa đủ con, nó chưa đủ hợp để thành ra tứ đại chứ nó có cái hành ở trong đó, nó đang đi mà, thì nó có hành.
Tu sinh: Sau khi tờ báo Tuổi Trẻ đó người ta ghi nhận những tin tức bên Mỹ, với có người hỏi phi hành gia đó tại sao lại có những câu chuyện này… (18:12 nghe không rõ). Báo Tuổi Trẻ nói rằng là tất cả những hình ảnh đây là do kỹ thuật hoặc kỹ xảo về điện ảnh của người Mỹ người ta dựng lên chứ không phải trên đó có cắm lá cờ tung bay được, bài báo Tuổi Trẻ người ta kết luận như vậy.
Trưởng lão: Nghĩa là người Mỹ họ làm vậy chứ còn không có tung bay được?
Tu sinh: Đây là kỹ xảo về điện ảnh người ta làm.
(18:50) Trưởng lão: Có những điều mà Thầy đọc trong báo, có những điều mà các nhà phi hành vũ trụ hỏi họ không nói. Nhưng mà có người thì họ hé ra một chút xíu những sự kiện mà họ đi ra ngoài vũ trụ, đi ra ngoài Trái Đất của chúng ta; họ nói những âm thanh và sắc tướng nghe cũng ghê gớm hơn bây giờ nữa, nhưng mà họ không dám nói; họ tin tưởng chắc có thể là quỷ thần dữ lắm, họ nói ra chắc họ chết, họ không dám.
Nhưng mà sự thật ra bây giờ, Thầy nói như thế này: mấy con ráng đi, ráng tu rồi mấy con có Tam Minh mấy con nhìn. Chứ mấy con nhìn theo kiểu khoa học thì máy móc nó dò, nó đến rồi nó đi; chứ thật sự ra Thầy thấy mấy người phi hành gia họ đến đó, họ cũng thập tử nhất sinh. Họ sống là may mắn họ trở về.
Đi là vì khoa học cho nên họ đi ra tìm kiếm, chứ sự thật ra quá khổ với cực khổ lắm. Điều kiện họ hoàn toàn không giống như chúng ta ở trên mặt đất mà đi nghiên cứu gốc cây này, gốc cây kia, cục đá nọ, họ đi trên đó thật ra là hoàn toàn bằng máy móc.
Cái khí hậu ở trên đó nó không phải khí hậu như chúng ta dưới này. Theo Thầy biết, máy bay mà nó lên chừng 1000 cây số trở lên thì Thầy thấy khí hậu nó thay đổi hoàn toàn, hai cái lỗ tai nó bùng nhùng; mà đi ra ngoài Trái Đất rồi thì mình cái lỗ tai nó cũng bể nữa chứ đừng nói chuyện. Đúng vậy!
(20:11) Mình ở trong này mà lên trên đó con biết -50 độ, lên trên máy bay mà đi 1000 hoặc hơn 1000 thước trở lên, tức là dưới đất mình lên trên cao phải 1000 thước trở lên thì thấy bảng đề (ghi) độ của nó đó: -50 độ (50 độ âm đó); thì con thấy ghê không? Mình đây nước đá lạnh là 0 độ chứ gì mà -50 độ thì đủ biết nó như thế nào rồi. Ra ngoài nữa là cái độ nó lạnh đến mức độ nào! Thì ở trên Cung Trăng nếu mà cái độ của nó mấy con thấy!
Thôi bây giờ chúng ta cứ khoan đã, dừng lại đi; ráng lo tu chừng đó dùng cái Tam Minh mà chúng ta quán sát.
Bây giờ cái này thì Nguyên Thanh hồi nãy hỏi lại để đánh vi tính đó con, để rồi Thầy sẽ hỏi rồi Thầy sẽ in cho mấy con. Bởi vì photo - nó viết phải chi cái trang nó bằng bằng nhau thì dễ, còn đằng này thì có cái dài, cái ngắn - cho nên Thầy phải lượng như thế nào để Thầy photo cho được. Nó khó một chút vậy thôi chứ không có gì, không có sao đâu! Lần lượt mấy con cũng có tài liệu.
Rồi bây giờ mấy con hỏi gì? Cho xong rồi mình nghỉ.
Tu sinh: Cho con hỏi xin tờ giấy trắng lớn.
Trưởng lão: Cái tờ giấy trắng lớn phải không con? Cái tờ giấy này phải không? Tờ giấy lớn này nè.
“Kính bạch Thầy! Các bài viết của con”.
À! Trong khi này, trong khi con tu tập để mà trị bệnh thì con cần phải triển khai hiểu biết thêm những cái Định Vô Lậu. Thì mình đọc đi, đọc lại, mình nhẩm để mình triển khai cái sự hiểu biết của mình. Cái này nó lợi ích lắm con! Do đó có những tài liệu cần đọc thì mấy con cần đọc.
Tu sinh: Cái bài con sao chưa có?
Trưởng lão: Thì từ từ đã con, từ từ Thầy sẽ giúp đỡ, bởi vì con thấy không có thì giờ rảnh mà! Thầy sẽ tạo cái điều kiện.
Từ hôm đó tới nay, buổi chiều nay Mật Hạnh đi lấy cái tài liệu ngoài kia gửi - của Nguyên Thanh - đánh vi tính để mà in ra. Thì ngoài đó, nay cũng hai tuần rồi chứ, hai tuần rồi mà chưa lấy được thì nay nó đi lấy nè! Không biết nó lấy được không nữa?
Từ từ mấy con! Còn cái photo, là tại vì nếu mà cái trang nhỏ nhỏ vừa vừa thì dễ photo lắm; vì cái trang của Nguyên Thanh, nó dán dài dài; cái thì cụt, cái thì dài, giống như cái sớ Táo quân.
Thôi nhé! Bây giờ…
(23:07) Tu sinh: Bạch Thầy con hiểu chữ Từ là lòng yêu thương rộng lớn biến mãn khắp pháp giới, còn Bi là cái thương xót. Thế thì con chỉ hiểu nôm na như vậy thôi, thì xin Thầy chỉ dạy ý nghĩa của chữ Từ và chữ Bi. Trong hai vấn đề này xong sẽ lấy tư liệu lẫn trong bài của nhau mà thôi.
Trưởng lão: Phải hiểu chữ Từ như thế nào, thương như thế nào? Mà Bi thương như thế nào?
Thí dụ “Từ” là đối với con vật sống nó đang nhởn nhơ nó chơi, nó đi tới đi lui, mình không có đụng chạm đến cái hạnh phúc của nó, nó đang vui vẻ; những cái cây mình đừng có dẫm đạp lên nó, gọi là tâm từ.
Còn cái tâm “Bi” là những cái cây mà bị bẻ nhánh hoặc những cái cây bị người nhổ lên nó héo úa, mình thấy tội nghiệp nó đó là thể hiện cái tâm bi.
Cái sự đau khổ của loài vật, của con người thì mình khởi sự tâm bi của mình, đó là mình thương yêu.
Như bây giờ có người đi ngang đạp một con cuốn chiếu (nghe) cái rốp rồi họ bỏ đi luôn. Chúng ta đi tới thấy nó lăn lộn, chúng ta mới để (nó) trong lòng bàn tay nói những lời yêu thương: “Tội nghiệp con quá! Phải chi con đừng đi ra ngoài đường để chúng đạp con chết như thế này, đau đớn lắm!” Cái lòng mà nói như vậy đó là tâm Bi.
Con hiểu phân biệt được cái chỗ mà trước cảnh đau khổ của con vật khác, của loài vật khác, của cây cỏ khác - đang đau khổ, bị khổ, thọ khổ - mà chúng ta thương xót đó là tâm Bi. Bi gọi là bi khóc đó! Trước cái đau khổ - thấy một người bệnh mình thương họ - đó là (về) đau khổ.
Còn thấy người bình yên, không có gì hết - mình thương họ không có làm cho họ khổ đó là tâm Từ.
Còn một cái người mà đang đau khổ rên la, mình chịu xốn xang trong lòng đó là tâm Bi. Cũng như mấy con thấy bác Hàn đang đau khổ, mấy con không có ở trong thất được, mấy con đứng trước cửa nhà bác mà không làm sao chịu đựng được cho bác cái cơn đau rên la của bác - đó là tâm Bi.
Còn mấy con không có chọc ghẹo bác, bác đóng rầm rầm, (mấy con nghĩ): “Thôi bác già, bác làm gì làm; thôi, mình đừng có nói, tội nghiệp bác!”. Đó là tâm Từ.
Thầy đem mấy cái ví dụ nó dễ hiểu để mình phân biệt được tâm Từ, tâm Bi.
Tu sinh: Tâm Từ là nhân, tâm Bi là quả?
(25:22) Trưởng lão: Đối với cái đối tượng của mình là nhân với quả của nó. Một cái đang hạnh phúc thì đừng làm mất cái hạnh phúc của nó, sự sống của nó đó là Từ.
Còn cái mà nó đang mất hạnh phúc của nó, nó đang đau khổ đó là tâm Bi
Tu sinh: Bạch Thầy con thấy hình như mọi người có tâm Bi nhiều hơn tâm Từ đó. Hình như đi đâu mà mình đạp người ta chết hoặc mình làm người ta khổ lúc đó mình mới thương. Mình thấy ai khổ mới thương, còn chưa đau thì chưa biết thương với nhau.
Trưởng lão: Đúng rồi.
Tu sinh: Mình thấy người ta khổ bắt đầu mới rơi nước mắt.
Trưởng lão: Đó là tâm Bi.
Tu sinh 1: Mới cảm động mới nói lên một câu, còn lâu nay mình làm người ta khổ quá!
Trưởng lão: Lòng từ mình không có, làm cho đã, chửi cho đã rồi thấy người ta khóc quá trời mới thương.
Tu sinh: Bây giờ con thấy hai bên hàng xóm người ta đánh cãi nhau chửi nhau quá trời, rồi gây gổ nhau, thậm chí muốn giết nhau; nhưng mà đến khi người ta chết quay ra khóc hu hu… mang cái liễn hoa đến phúng: “Tôi thương chị quá!”
Trưởng lão: Thấy tội nghiệp. Đó là tâm Bi. Còn tâm Từ thì không có thể hiện. Cho nên Từ, Bi nó khác cái nghĩa của nó, con! Chứ không khéo mình lẫn lộn.
Tu sinh: Bạch Thầy! Từ là thương, Bi là xót phải không Thầy?
Trưởng lão: Đúng rồi, chữ xót xa đó!
Tu sinh: Bạch Thầy! Sống với nhau như thế này, có chút nạnh này, chút nạnh kia, chút nói qua nói lại mà rút cuộc đi vắng rồi nói tôi thương tôi nhớ ngày xưa anh đó hay sư thầy kia vậy … Bây giờ cãi nhau quá trời. Tội nghiệp thiệt!
(26:45) Trưởng lão: Cho nên bởi vậy mình mới học tâm Từ, mấy con! Cho nên có cái giới luật của Phật dạy đó, mình thương xót hạnh phúc của chúng sanh. Nhưng mà biểu mình thương xót cái hạnh phúc của người ta chứ không phải thương xót người ta. Mà thương xót cái hạnh phúc - người ta đang vui mình đừng có làm cho người ta buồn thì đó là mình thương xót - tức là cái tâm Từ của mình đó.
Tu sinh: Thưa Thầy! Hôm đó ông Hàn, ông mần rầm rầm con chịu không nổi, con mới chạy lên thưa Thầy hay đó! Rồi sau đó, ông làm nữa; mà Thầy đã dặn độc cư đừng có nói chuyện, thì con thấy vậy mới viết miếng giấy đưa cho ông, ông mới thôi không có cuốc nữa đó! Ông mừng quá, ông đưa hai tay hàng đầu.
Con viết miếng giấy nói: “Đừng có làm nữa, Thầy hay (biết) ông làm như vầy, Thầy buồn lắm à nha!”. Ông buông cuốc, ông chạy vô, ông mừng quá ông đưa tay lên. Mà trong lúc đó thì ông bày biểu cuốc này kia đủ thứ.
Trưởng lão: Rồi! Mấy con còn hỏi gì nữa không? Thôi nghỉ mấy con!
Tu sinh: Bạch Thầy! Thí dụ như trong những con vật thì mình quán xét cái đời sống nó khổ hơn mình, có phải đó là lòng từ không?
Trưởng lão: Trong cái đời sống, đang thấy người ta khổ phải không?
Tu sinh: Không! Như những con vật xung quanh của mình để mình quán xét thấy cái đời sống nó khổ hơn là cái đời sống của con người. Như vậy cái đó có thể hiện lòng Bi hay lòng Từ?
Trưởng lão: Lòng Từ chứ con! Mình nghĩ rằng cái đời sống nó khổ, tại vì cái nghiệp nó như vậy, nó phải khổ vậy, nhưng mà vẫn thấy nó bình thường nó không què cẳng, nó không què chân, nó không có bệnh đau, nó không có rên la thì mình nghĩ đến cái nỗi khổ của nó mình thương xót nó. Sanh ra làm cái loài vật mang cái nghiệp nó khổ như vậy. Đó là mình thương xót, là cái lòng Từ.
Chứ nó đâu có đau khổ gì đâu, bây giờ chính nó sanh ra nó phải mang cái nghiệp đó chứ nó không có đau khổ gì hết. Cho nên vì vậy mình nghĩ thấy nó tội nghiệp, sanh ra con vật nó phải đi ăn dơ dáy hoặc là nó núp chỗ dơ dáy. Đó là lòng Từ.
(28:49) Tu sinh: Bạch Thầy, giấc trưa con đang thọ trai, đang ăn cơm cô Út cô chạy xe đi ngang, cô chạy qua chạy lại, tiếng cô khóc cũng lớn, thưa Thầy!
Con nghe được - tận bên đường - con nghe lúc con đang ăn cơm vậy đó, con nghe tự nhiên con khởi cái tâm con lên, con thương xót, con rớt nước mắt trên chén cơm con ăn. Thành ra hôm rày con vì thương xót mà con bị phạm hạnh độc cư xin sám hối với Thầy.
(29:20) Trưởng lão: Không sao! Đó là cái tâm Bi, con! Trước cảnh khổ (của) người ta mình rơi nước mắt là tâm Bi. Mình xác định được cái tâm Bi, tâm Từ của mình.
Tu sinh: Tại vì Thầy dặn con là mình tu đừng làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sinh; mà mình thấy mình làm khổ cô Út như vậy thành ra con thấy thương, con bị rơi nước mắt.
Con sám hối với Thầy!
Trưởng lão: Không có gì đâu! Thật sự mình phải nuôi dưỡng cái tâm đó của mình cho tốt - tâm Bi, tâm Từ - cái đó là tốt thôi!
Tu sinh: Con thấy con rơi nước mắt vậy luôn, rơi hoài vậy là khổ chứ có được gì đâu, thưa Thầy!
Người ta khổ, mình rơi mình cũng bị khổ mà, thưa Thầy!
(29:59) Trưởng lão: Lẽ đương nhiên đó là cái khổ, nhưng mà cái khổ đó mình thực hiện cái lòng Bi của mình.
Cho nên mình tránh, cố gắng đừng làm, bởi vì mình thấy người ta khổ mình mới thương và mình thương như vậy mình phải thực hiện đừng làm khổ cho người khác.
Nhưng mà bây giờ có nhiều người tự họ làm khổ họ; mình không có làm nhưng mà tự họ làm khổ họ.
Tu sinh: Bạch Thầy! Con hỏi là lòng Bi như vậy, lòng Bi như vậy có phải nằm qua Ái kiết sử không, thưa Thầy?
Trưởng lão: Nếu trong cái vấn đề thuộc về Ái kiết sử mình cũng biết phân biệt được.
Tu sinh: Ví dụ bạn đồng tu, mình tu với nhau tự nhiên có người đó bị khổ. Rồi, mình rơi nước mắt ra, mình khổ.
Hoặc là họ đi, mình khổ quá, mình cũng Ái kiết sử. Sống với nhau, đồng ý là không nói chuyện, không có giao tiếp với nhau nhiều nhưng mà mình thấy vắng họ tự dưng mình thấy khổ; mình…
Trưởng lão: Thấy buồn hả? Mình bị ái kiết sử!
Tu sinh: Tại sao người tu mà họ gặp tai nạn vậy họ đi?!
Trưởng lão: Thì đó (là) mình bị ái kiết sử! Mình cũng phân biệt rõ. Bây giờ mình thương người đó, mình biết - bây giờ ví dụ như con thương một con vật bị người ta đạp con để lên lòng bàn tay, con an ủi, con vuốt ve - đó là có cái lòng Bi.
Nhưng mà con thấy trong lòng của con không quá nức nở; mà nếu nức nở coi chừng nó bị thất tình lục dục, phải xét nó chứ!
Mình Bi như vậy mình biết an ủi, mình biết xoa dịu vết thương đau của người khác, đó là Bi.
Còn lòng Từ thì mình đừng va chạm đến sự sống của con vật khác, của người khác, cây cỏ khác. Đó là lòng Từ.
Phải như vậy! Mình không khéo một chút là "Từ, Bi" nó thành ra "ái dục" của chúng ta.
Tu sinh: Ái kiết sử không hà! Con thấy đa số mọi người, phần đa số là Ái kiết sử.
(31:34) Trưởng lão: Thì bây giờ nói chung là chúng ta phải học trước, áp dụng cái lòng Từ đúng cách. Chứ lơ mơ là chúng ta bị thất tình lục dục hết, không chạy đâu khỏi.
Bởi vì chúng ta đang là con người Thất tình lục dục, cho nên Từ Bi (của) chúng ta coi chừng Từ Bi thất tình lục dục.
Từ Bi của chúng ta thương người này mà ghét người kia, vì nó còn có cái ghét. Còn Từ Bi của Phật thì không ghét ai hết, nó chỉ còn có toàn (là) thương. Thì đó là mình phải xét thấy chỗ đó.
Tu sinh: Và nhiều khi mình thương người ta mình cũng khổ đấy chứ?
Trưởng lão: Nó vậy đó, nhưng mà Từ Bi của đạo Phật mà thật sự nó Từ Bi thì nó không có khổ, nó biết trí tuệ. Thôi rồi mấy con nghỉ.
(32:14) Tu sinh: Bạch Thầy! Trong pháp tu Tứ Niệm Xứ, là cái tâm thanh thản hay là lúc tâm biết rõ toàn thân? Hai cái này có đang ngoài pháp Tứ Niệm Xứ không, thưa Thầy?
Trưởng lão: Cái tâm mà nó quan sát là cái giai đoạn đầu trên thân quán thân, trên thọ quán thọ, trên pháp quán pháp, trên tâm quán tâm. Đó là cái giai đoạn đầu để mình quán sát Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thời gian sau đó tự nó tỉnh thức trên đó, nó thanh thản, an lạc, vô sự mà nó không cần quan sát nữa.
Tu sinh: Là vì con thấy, có khi cái tâm nó thấy nó thanh thản, (có) khi thấy cái tâm nó lại biết rõ trong thân; nó không thấy cái thanh thản.
Trưởng lão: Chính cái giai đoạn mà biết rõ trong thân, cái giai đoạn đó đúng. Cái giai đoạn này là giai đoạn chúng ta đang phải cần biết rõ chứ chưa phải là đang ở trong cái thanh thản.
Mà đang ở trong thanh thản coi chừng lọt trong tưởng đó.
Tu sinh: Biết rõ toàn thân là khi đó, cái biết khi ở chỗ này chỗ kia mà trong thân của mình.
Trưởng lão: Trong thân của mình! Nghĩa là nó sẽ biết toàn thân của nó, biết từ đầu chí cuối, biết từ chân tới đầu, biết toàn thân của nó, nó luôn luôn nó tỉnh táo nó biết trên thân của nó, đủ rồi!
Tu sinh: Mô Phật, như vậy ví dụ trong cơ thể của mình nó hoạt động trong phần nội tạng bên trong nhưng mà nó không gây cho mình đau khổ; mình thấy, mình vẫn để cho mình ngồi yên như vậy, mình cũng chỉ quan sát thôi. Như vậy có nằm trong Tứ Niệm Xứ không Thầy?
Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ chứ sao con! Tức là trong thân con nó hoạt động như thế nào con đã tỉnh giác ở trên đó rồi thì con sẽ thấy nó hoạt động như thế nào, con thấy hết, đó là tỉnh mà!
Mà sợ mấy con thấy thanh thản mà mấy con mất cái tỉnh đó thì coi chừng nó lọt tưởng. Bởi vì giai đoạn này là giai đoạn tỉnh thức ở trên thân của chúng ta.
Tu sinh: Thưa Thầy! Thí dụ như con ngồi trên ghế như vầy, con quan sát vậy thì theo Thầy nói bên trong nó có sự chuyển động, chuyển động lên xuống như thế nào thì con đều biết rõ nhưng mà nó không có làm cho con đau thì con vẫn để bình thường chỉ quan sát, như vậy có đúng không, thưa Thầy?
Trưởng lão: Thí dụ như không đau là đúng thôi con cứ để vậy con quan sát, không có gì hết! Có cái đau, có cái cảm thọ thì con mới sử dụng pháp con đẩy lui nó thôi.
Nghĩa là có ác pháp ở trên cái cảm thọ của mình, tức là có ác pháp rồi. Mà để nhiếp phục cái tham ưu trên cái ác pháp đó, cho nên ở đây mình tỉnh để cho mình biết được từng cái sự thay đổi trên đó để mình xả ly những cái niệm đó đi, để cho nó đem lại sự bình an cho Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình. Đó là pháp tu Tứ Niệm Xứ là vậy.
Tu sinh: Thí dụ như con cảm nhận được những thực phẩm ở trong cơ thể của con nó đang di chuyển từ trên xuống dưới hoặc là những hoạt động khác; nhưng mà nó không làm cho con phải đau, như vậy con chỉ là ngồi đó sẽ quan sát liên tục như vậy.
(34:56) Trưởng lão: Con như vậy là được, không có sao đâu! Con thấy sự hoạt động trong thân con nó rung động, tim đập, mạch máu nhảy trong đó, nó tùm lum gì trong đó, hơi thở đập gì con biết hết; tức là mình tỉnh thức được ở trên cái thân hành của mình rồi. Cái đó đúng chứ không có sai đâu.
Đó là cái giai đoạn đầu đó mấy con! Chứ đừng có vội mà cứ để biết tâm thanh thản, an lạc, vô sự coi chừng mình rớt vào trong tưởng. Bây giờ mình chỉ cần quán Tứ Niệm Xứ, quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp.
Quán là quan sát nó, con! Mà giờ mình chưa quan sát nó, bắt đầu mình sống trong thanh thản, an lạc, vô sự coi chừng nó sai.
Tu sinh: Bạch Thầy! Vậy là trong giai đoạn quan sát thì thấy cái biết khi thì ở chỗ này, chỗ kia chứ nó không nhìn lại một chỗ?
Trưởng lão: Tại vì mình đang quan sát nó, con! Lúc bây giờ lúc thì mình thấy ở đầu, lúc thì mình thấy ở vai, lúc mình thấy ở chân, lúc thấy ở ngực, ở bụng phình lên rồi xẹp xuống.
Ở đây mình thấy coi như nó nhảy đó là con nói giai đoạn đầu, chứ sau khi thời gian nữa là con đứng một chỗ con nhìn nó toàn diện, con không có chạy nó nữa; coi như Thầy nói nó chạy bốn cửa thành đó mà.
Bắt đầu con mới tu là như một người canh gác bốn cửa thành mà họ bắt đầu chạy lại cái thành này họ dòm cái, rồi họ chạy lại thành kia họ dòm, họ chạy bốn cửa rồi họ chạy vòng vòng hoài; tới chừng nó thuần rồi bắt đầu họ đứng một chỗ họ nhìn.
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Để tự nhiên nó thuần hay là mình có thể tập trung cho nó nhìn một chỗ?
Trưởng lão: Một thời gian sau tự nó nó dừng lại, nó dừng lại, nó ở trên cái điểm của hơi thở. Con chạy vậy chứ con không có rời hơi thở, nếu mà con rời hơi thở thì ít ra con cũng thấy cái bụng của con nó phình lên xẹp xuống, hoặc mạch máu hay tim đập này kia nó cũng thấy động ở trên thân con, còn không thì nó cũng trở về hơi thở nó đứng. Rồi từ đó nó sẽ đứng chỗ hơi thở đó nó quan sát nó không đi nữa.
Tu sinh: Bạch Thầy! Cái biết nó nằm ở toàn thân một lát, nhiều khi nó vừa khởi niệm tự động nó chạy về lại toàn thân, vậy mình có phải ức chế không?
Trưởng lão: Bị ức chế đó, con! Nếu điều kiện khi mà nó có cái niệm mà con lại thấy nó chạy lại toàn thân con biết nữa thì cái niệm đó nó bị ức chế.
Tu sinh: Khởi niệm, nó tự động nó trở về cảm giác toàn thân, thưa Thầy! Nó tự động mình không có cố ý mà nó cũng tự chạy.
(36:52) Trưởng lão: Ừ, nó sẽ trở về đó! Nhưng mà điều kiện nó sẽ bị ức chế cái niệm đó rồi, buộc lòng chúng ta dừng lại: "Mày có niệm tao moi mày ra chứ mày không có chúi trong này mày trốn tao được đâu!". Rồi con đem cái niệm đó ra, con nện cho nó mấy cây: "Mày đừng có chúi, để một lát tao quên, mày nhảy ra nữa hả?! Còn bây giờ tao móc mày ra tao diệt mày, mày không có vô đây; mày cái thằng gian, mày núp đây! Mày thấy tao vừa chợp, mày chạy lại thanh thản, mày nhìn cái thân mày hả? Mày làm bộ hả? Mày núp ở đây tao lôi cái đầu mày ra!". Tức là lôi cái niệm đó ra chứ đừng để nó núp đó con. Nó núp lát nữa nó nhảy ra.
Biết cách tu Tứ Niệm Xứ mà, khắc phục mà!
Tu sinh: Bạch Thầy! Con xin hỏi, vậy thì mình đi kinh hành, mình tu trên Tứ Niệm Xứ, mình cũng quan sát trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp được?
Trưởng lão: Bốn chỗ được, bởi vì đi, đứng, nằm, ngồi đó con.
Tu sinh: Nhưng mà con thấy đi kinh hành là nó khó quan sát vì nó động nhiều.
Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên, mới đầu thì mình tập ngồi đặng mình quan sát cho nó quen rồi tới chừng mình tập đi mình quan sát được.
Tu sinh: Bạch Thầy! Chẳng hạn như cái câu: “Tâm ta sáng suốt như ban ngày”, như vậy nó cũng là một trong những cái thanh thản, an lạc, vô sự chứ Thầy?
Trưởng lão: Đúng đó con!
Tu sinh: Con cảm nhận như vậy! Như vậy lúc đầu tiên Thầy dạy tu là mình phải quan sát trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp với một tính chất tỉnh thức để nhận biết trên bốn cái chỗ đó. Rồi sau thì bắt đầu mình mới có cái tâm, mới có cái trạng thái của thanh thản, an lạc, vô sự. Bốn chỗ Thân-Thọ-Tâm-Pháp này nó có ác pháp thì mình đẩy lui nó. Cho đến khi tâm mình không còn tham, sân, si nữa thì mình sẽ có cái trạng thái đó - thanh thản, an lạc, vô sự.
Trưởng lão: Đúng đó con!
Tu sinh: Mà cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó tức là mình hộ trì chân lý. Một thời gian mình hộ trì trạng thái đó cho nhiều cho nó hoàn toàn thì chân lý được hộ trì.
Trưởng lão: Đó! Bắt đầu chân lý nó hiện rồi, tại nó hiện ra rồi.
Tu sinh: Bây giờ chúng con thứ nhất là quan sát lâu lâu nó có thanh thản, nhưng mà hộ trì không nổi, lâu lâu nó thanh thản nó chạy mất tiêu.
Trưởng lão: Một chút xíu à, cho nên chân lý chưa được hộ trì.
Tu sinh: Dạ, chưa được hộ trì!
(38:51) Tu sinh 5: Kính thưa Trưởng lão con hỏi về đề mục Cảm giác toàn thân, tức là mình cảm giác toàn thân tự nhiên mình phải có tỉnh trong đó rồi, mình phải tỉnh cái hơi thở mình lên đầu trước tiên hay là hơi thở từ chân lên tới trên đầu?
Trưởng lão: Mình thấy, cho nên vì vậy mà trong pháp Thân Hành Niệm đức Phật nói: “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô”, khi mình hít vô, mình nghe cái rung động của nó là đủ rồi. Chứ không khéo mình tưởng hơi thở nó chạy từ lỗ mũi mình nó chạy suốt khắp thân mình, nó bị tưởng mất, dùng cái tưởng thì nó sai.
Tu sinh: Thưa Thầy! Một cuộn băng Trưởng lão giảng năm 2002, tức là bất cứ một cái đề mục nào trong Định Niệm Hơi Thở sẽ có cảm giác là có tưởng đó.
Trưởng lão: Thì phải có tưởng chứ sao con! Bởi vì nó cảm giác nó phải có tưởng. Nhưng mới đầu thì mình tu vậy nhưng mà sau mình phải xả cái tưởng đó đi. Chứ không khéo tưởng riết nó thành tưởng thiệt; nó mới nguy hiểm mình, nó lọt vào trong tưởng thiệt. Cho nên (lúc) đầu mình còn chưa nhiếp được đó.
Tu sinh: Bạch Thầy! Con nghĩ Thầy vận dụng lúc đầu mình tưởng để cho mình nhận biết thôi, chứ còn khi tâm mình mà mình biết được bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp rồi thì nó không phải là tưởng mà nó biết rõ như thật.
Trưởng lão: Thì xả… Cái đó là… Bởi vì (ban) đầu mình chưa có… cũng như bây giờ mình nói: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô” mà nếu mình không tưởng hơi thở nó chạy khắp thân mình thì khó nhận lắm chứ không phải dễ đâu, có phải không? Cho nên do đó mình phải tưởng. Mình tưởng (một) thời gian sau, thấy nó thuần thục rồi mình xả cái tưởng đi.
Đừng có cảm tưởng hơi thở nữa thì mình vẫn thấy cái hơi thở, cái thân của mình toàn diện từ trên xuống dưới. Phải tập từ từ mấy con chứ không phải là một lần được, cho nên mình phải đi từng bước, từng bước.
Tu sinh: Con nhận biết như vậy! Mà bạch Thầy từ rày đi là hình như con hôn trầm nó cũng chạy rồi. Mấy bữa trước con la lối cái hôn trầm quá vì chắc có lẽ là cơ thể nó không đủ khỏe.
Trưởng lão: Đúng vậy.
Tu sinh: Bữa nay nó đủ khỏe rồi, con cảm thấy thức đối với nó con thấy bình thường.
Trưởng lão: Nó lui được!
Tu sinh: Dạ nó lui! Chắc có lẽ là do con hoạt động nhiều, mà con thấy con đâu có hoạt động nhiều lắm đâu mà sao nó lại yếu quá vậy ta
Trưởng lão: Tại có hồi nó yếu đó, chứ tới hồi đây nó mạnh, mình than trời trách đất đó!
Tu sinh: Thưa Thầy! Con tác ý: "Cảm giác toàn thân" con thấy tác ý một lần là con thấy toàn thân rồi, vậy cái đó mình đâu cần tác ý nhiều đâu Thầy?
Trưởng lão: Đâu cần tác ý nhiều, con! Mình tác ý mình thấy nó quay vô rồi thì được rồi. Khỏi cần (tác ý nhiều). Đó! Nó quen rồi đó con.
Chỉ có cái người mà không quen thì (một) lát cái nó quên. Bắt đầu mình tác ý, mình nhìn nó một chút. Một hơi (lúc) nó không có nhớ cái thân nó nữa, nó nhớ cái gì tầm bậy đó - là mình biết phải tác ý rồi.
Chứ không nhắc nó không được!
Tu sinh: Bạch Thầy! Câu ấy là thay cho cái câu “An tịnh thân hành”.
Trưởng lão: "An tịnh thân hành" nó khác, con! "Cảm giác toàn thân" nó khác.
Tu sinh: "Cảm giác toàn thân" xong rồi nó mới tới "an tịnh thân hành".
Trưởng lão: Thôi bây giờ tối rồi, mấy con!
Hỏi riết bây giờ tới tối; chỉ có một tiếng đồng hồ mà bây giờ gần tới 5 giờ rồi, quá rồi!
Tu sinh: Giờ con mới hỏi pháp, bạch Thầy! Lúc đầu tiên thì hỏi cái chuyện khác không (hà!).
HẾT BĂNG