CK 63A - ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO ĐỨC - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TU SINH (MỘT LÀ TU, HAI LÀ GIẢI THỂ)
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Ngày giảng: 17/01/2006
Thời lượng: [41:12]
(00:00) Trưởng lão: Cái bài đó là Thầy trả lời câu trả lời cho những cái thông tin, hiện bây giờ ở bên Ấn Độ có một chú thích 16 tuổi ngồi thiền nhập định trong sáu tháng không ăn uống, làm cho thế giới cũng xôn xao.
Cho nên vì vậy mà có những thông tin đầu tiên Thầy đọc ở báo Thanh Niên. Sau đó thì có một người mang cái tờ bức chương về cái tin tức đó đem lại chùa. Rồi ở trên mạng đó lại có một cái tin đó cũng được đưa lên trên mạng. Nghĩa là có người ta muốn Thầy trả lời, cho nên nếu Thầy không trả lời thì Thầy chấp nhận đó là thiền của Phật giáo. Còn trả lời thì chấp nhận hay không chấp nhận điều đó Thầy đã trả lời trong này rồi. Và như vậy sự xác định của Thầy là có sự mong ước của người khác. Cho nên nó ba cái thông tin đều được gửi đến cho Thầy.
Đầu tiên có cái tờ báo đó thì người ta cũng mang cái tờ báo đó đến để hỏi Thầy, như vậy là như thế nào. Do đó thì Thầy không có câu trả lời bởi vì Thầy nghĩ rằng vấn đề đó là vấn đề của người khác, chứ không phải là vấn đề của Tu viện, của Phật giáo. Cho nên ở đây thì mặc người ta, cho nên Thầy không trả lời. Nhưng người ta lại mang đến Tu viện chúng ta một tờ bức chương để đưa cho cô Út rồi cô Út mang đến cho Thầy. Rồi sau đó thầy Thanh Trí lấy ở trên mạng xuống ở trong cái trang web của thầy.
(01:36) Cho nên ba cái thông tin như thế này thì Thầy nghĩ rằng nếu Thầy không trả lời thì sự mong đợi của họ, họ ước ao rằng Thầy muốn trả lời, cho nên Thầy sẽ trả lời. Và gần đây nữa thì ở trên mạng lại có một cái thông tin nữa, cũng gửi cái ý là muốn cái sự góp ý của Thầy. Thầy đọc rồi nhưng Thầy chưa có câu trả lời vì Thầy quá bận công việc. Người ta nói về cái cơ quan tiềm năng ở Hà Nội. Nó thành lập ở ngoài đó, có một số người dạy về nhân điện.
Rồi khi Thầy viết cái tập sách mà tập ba Đường về Xứ Phật, Thầy có trả lời giáo sư Trần Phương về thế giới siêu hình của những người ngoại cảm mà đi tìm mồ mã đó, Thầy có trả lời. Và những cuốn sách được đưa về trung tâm, những cuốn sách của Thầy được đưa về trung tâm để trả lời.
Nhưng lần lượt cho tới hôm nay thì Nhà nước lại cấm cái cơ quan đó không cho hoạt động nữa, không cho sử dụng nữa. Thì ở trên mạng thông tin đó cho Thầy biết trong vấn đề đó. Và đồng thời có ý hỏi cái đó là lợi ích rất lớn cho người ta trị bệnh cho mọi người không tốn tiền. Và đồng thời người ta dùng năng lực đó để người ta áp dụng vào nông nghiệp.
(03:03) Thì sự thật ra Thầy có đọc tờ báo cũng có người đưa đến cho Thầy xem tờ báo nói về năng lực của những người nhân điện đó mà họ làm nông nghiệp, có những cái thí điểm ở trên đất nước của chúng ta. Nhưng mà báo chí nó sẽ đặt câu hỏi, câu hỏi rất lớn.
Tức là nó còn nghi ngờ sau cái thời gian nó theo dõi, Nhà nước cho theo dõi. Cuối cùng thì chắc chắn là Nhà nước đã tìm thấy cái điều đó là cái điều ảo tưởng, không thật cho nên đã dẹp cơ quan đó đi, không còn cái cơ quan đó nữa, cho nên nó có sự phản ứng. Nhưng người ta muốn đưa đến cho Thầy để mà Thầy trả lời cái điều đó. Nhưng mà Thầy thấy nếu mà cần thiết thì trả lời nếu không cần thiết thì thôi, mình động chạm đến nhiều người quá thì cũng không hay ho gì hết.
Sự thật ra khi tu mà Thầy đã có sức nhập định, Thầy đã biết cái loại thiền định nào đúng hay sai Thầy biết. Khi có Tam Minh rồi thì nhận ra nó rõ ràng lắm không có gì mà còn che giấu. Cho nên tất cả những cái này đều là chúng ta đang ở trong thế giới này, hiện nay chúng ta đang sống ở trong cái tưởng rất nhiều, đủ loại tưởng chứ không phải riêng có Phật giáo ta, Đại thừa mà có tưởng không đâu .
Cho nên cái người tu mà để thực hiện được giải thoát thì Thầy thấy cuộc đời chúng ta lợi ích nhất là chỉ có đạo đức mà thôi, đạo đức nhân bản - nhân quả.
(04:33) Cho hôm nay nên nay thì Thầy sẽ giải quyết vấn đề mà bên nữ. Vì vậy mà ở bên nam Thầy lấy cái ngày của bên nam mà họp tất cả bên nữ để giải quyết vấn đề bên nữ. Nếu đổi sang mà tốt thì Thầy sẽ tiếp tục dạy mà không tốt thì thôi. Thầy hoàn toàn Thầy thấy rằng mình dốc hết sức lực để xây dựng cái lớp học, để bảo vệ cho những người tu tập ở đây chứng đạt đạo quả giải thoát. Nghĩa là người ta sống làm chủ được bốn sự đau khổ hẳn hòi.
Nếu không đủ duyên thì Thầy nói rằng Thầy mà đóng cửa không dạy thì đương nhiên là cái con đường này không còn ai biết, Thầy tin tưởng rằng ở trên thế giới này không còn ai biết cách tu. Thầy tuyên bố với mấy con điều đó. Thầy hiểu biết với cái trí tuệ Tam Minh của Thầy, Thầy quan sát hết không còn sót một cái người nào ở trên cái hành tinh chúng ta mà làm được cái chuyện như Thầy làm. Thầy báo cho mấy con biết, Thầy rất rõ ràng mà.
Cho nên Thầy mà đóng cửa rồi thì kể như là cái con đường này bít lối, không còn ai biết đường đi. Thầy tuyên bố một sự thật để cho mấy con thấy. Hôm nay trước khi nói chuyện để giải quyết vấn đề của tu sinh ở đây. Một là tu hai là nghỉ, Thầy sẽ giải quyết. Nghĩa là Thầy quá vất vả mà Thầy thấy sự tu tập của mấy con không đúng. Cho nên Thầy một là Thầy giải thể, Thầy không cho mấy con ở đây học nữa. Thầy sẽ nghỉ ngơi cho nó khỏe và đồng thời kinh sách Thầy Thầy đốt sạch, Thầy không bao giờ xin phép xin tắc nữa, Thầy không làm gì nữa hết. Coi như là mấy con về quê mấy con muốn tu như thế nào tu tự mấy con, mấy con tìm hiểu như thế nào Thầy không cần biết nữa. Riêng Thầy, Thầy nói tới đây là Thầy chấm dứt để Thầy giải quyết.
(06:20) Bây giờ Phật tử có lòng cúng dường cho Chư Tăng ở đây, Thầy xin cảm ơn từ đó đến nay quý vị đã cúng dường cho Tu viện. Và hôm nay đem những thực phẩm này mời Thầy xin nhận cái lòng cúng của quý Phật tử, và quý Phật tử có những điều gì thì xin đến đây tác bạch. Cô Liên Châu hoặc là ai đó có những cái điều gì mấy con lên tác bạch.
Phật Tử Liên Châu:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Thông Lạc Phật!
Hôm nay tại đạo tràng Tu viện Chơn Như, hàng Phật tử chúng con kính lạy mười phương, kính cúng dường chư Phật, hiện tiền chư Phật, kính dâng lên lời tác bạch, lạy một lạy.
Hàng Phật tử chúng con ở TP HCM vì phước duyên chúng con được về viếng thăm bảo tàng này. Qua sự thăm hỏi chúng con được biết đến Chư tôn đức là những bậc thầy phạm hạnh khả kính, là một bậc chân tu chơn chính. Qua sự tìm hiểu chúng con được biết Thầy đã và đang mở lớp Bát Chánh Đạo đầu tiên để đào tạo các bậc A La Hán ra đời. Nhằm cứu độ chúng sanh và duy trì chánh pháp nghiên cứu, với tất cả tâm tình tha thiết gửi trọn tôn kính với Chư tôn đức cũng như để chia sẻ giảm bớt những phần khó khăn của Tu viện.
Hôm nay đầy đủ phước duyên lành, chúng con xin thành tâm đóng góp tịnh tài tịnh vật, kính cúng dường hiện tiền Chư tôn đức. Nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho chư tôn giáo đức pháp thể khinh an, tuệ tâm thường chiếu. Mãi là bậc thầy khả kính luôn dìu dắt chúng con trên lộ trình giải thoát. Nguyện cho phước báu này hồi hướng cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc chúng con được thân tâm thường lạc, phước thọ tăng lâu. Đồng cầu nguyện cho khắp pháp giới chúng sanh đồng trọn Phật đạo.
Ngưỡng mong trên Chư tôn đức từ bi ai lân mẫn nạp cho hàng Phật tử chúng con được ân triêm công đức.
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Hạ Tát!
(10:15) Trưởng lão: Thầy xin cảm ơn quý Phật tử đã hết lòng lo cho lớp học này từ hơn hai tháng nay. Tất cả những điều lo lắng Thầy rất biết ơn. Lo từng bữa ăn, từng chút mong cho chư Tăng được yên ổn tu học. Sợ chư tăng ăn không được ngon, nên lo lắng đủ mọi thứ nên mua những thực phẩm rất đắt tiền. Vì vậy mà Thầy ước mong rằng cái lớp của chúng ta mọi người hãy vì đền đáp công ơn của đàn na thí chủ mà lo lắng tu tập xả tâm cho mình.
Thầy rất buồn là vì lớp học của chúng ta đem lại một tri kiến giải thoát để chúng ta nhận thấy rõ được điều ác pháp và thiện pháp. Trải qua một thời gian chúng ta tu học chúng ta biết nhân quả rõ ràng. Chúng ta biết các pháp vô thường. Chúng ta biết thân bất tịnh và các pháp bất tịnh. Thực phẩm bất tịnh, còn ham ăn hốt uống gì nữa, mà đòi chuyện này đòi chuyện kia khi đã học như vậy mà còn ăn ngon mặc đẹp sao!
Do đó chúng ta cũng biết được khi mà chúng ta tu tập nhân quả chúng ta biết ái ngữ như thế nào. Và những lời nói chia rẽ như thế nào, chúng ta biết rất rõ. Thế mà vừa rồi hôm qua, lớp học vừa xong thì chúng ta sẽ thấy cái lời nói ly gián quá rõ. Chúng ta học để chúng ta xả tâm, chúng ta hiểu. Chúng ta không phải học để ganh đua hơn thiệt mà ở đây chúng ta cần hiểu để hiểu để biết để xả tâm. Người ở góc độ này kẻ ở góc độ khác mà chúng ta hiểu.
(12:06) Ở đây cuộc đời của Thầy, Thầy đã sẩy tay một lần. Một con người lẽ ra Thầy phải đem hết sức lực để giúp người đó hoàn thành được sự tu tập của họ. Thế vì Thầy nghĩ số đông mà Thầy bỏ mặc, bỏ qua mà bây giờ các con biết rõ đó là thầy Chân Quang, thầy Thông Huyễn.
Khi Thầy ở Thường Chiếu, Thầy bị mọi người ganh tị cái tài của Thầy. Cho nên đì Thầy mọi cách, buộc lòng Hoà thượng Thanh Từ phải tìm kế coi như đuổi Thầy ra khỏi Tu viện. Nhưng lòng Hòa thượng Thanh Từ rất tốt mấy con. Hòa thượng gọi Thầy về nhận thầy Thông Huyễn về đây với Thầy, nghĩa là Hòa thượng biết thầy Thông Huyễn là người có tài.
Cho nên Thầy đến Thầy nhận thầy Thông Huyễn về đây với Thầy. Một năm ở đây với Thầy, Thầy biết thầy Thông Huyễn có tài. Cho nên Thầy cũng cố gắng nhưng vì cái duyên Thầy xây cái khu Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc ở ngoài Phước Hải và Long Hải, bên Tăng và bên Ni. Hai cái khu vực đó đều ở cách xa, một bên thì xã Long Hải, một bên thì xã Phước Hải. Bên Tăng thì ở Phước Hải, bên Ni thì ở Long Hải. Cô Cảnh là người đã chết, là những người mà ra ở ngoài đó.
(13:38) Trong lúc đó thì có Sư bà Huyền Học mấy con. Sư bà đến để lãnh bên Ni giúp dùm Thầy. Cho nên chúng Ni rất là an ổn vì có Sư bà.
Còn bên Tăng thì Thầy ở Tu viện Chơn Như này và đồng thời thì đưa một cái số lượng lớn chư tăng ra ngoài đó, đồng thời Thầy đưa thầy Chơn Thông ra đầu tiên, ra để lãnh chúng. Thầy Chơn Thông không đủ khả năng lãnh chúng, cho nên buộc lòng Thầy phải đưa Thầy Thông Huyễn ra đó, tức là Thầy sẩy tay rồi đó mấy con, đưa thầy Thông Huyễn ra đó.
Nhưng nhân duyên không may mắn, tất cả những cơ sở ngoài đó Nhà nước giải thể. Cho nên ngay cả cái Chơn viên của Hòa thượng Thanh Từ cũng bị giải thể và Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc cũng bị giải thể. Nhưng Thầy Thông Huyễn tức là thầy Chân Quang đi vào chùa Bửu Long ở gần đó để ở tạm đó.
Rồi cái duyên không may, thay vì Thầy rút thầy Chơn Quang về đây tu học tiếp tục. Nhưng vì cái nhiệm vụ của thầy phải giữ gìn cái khu đất đó cho nên thầy ở Bửu Long để giữ cái khu đất. Cuối cùng thì không được và thầy phải trở về cơ sở núi Vinh, xây dựng cơ sở trên đó thì con đường tu học của thầy nó không còn nữa, thầy bận công việc Phật sự.
Và cuối cùng hiện giờ như mấy con đã từng xem băng đĩa video hoặc là hình ảnh mà thấy cái tổ chức của thầy Chân Quang ghê gớm lắm, Thầy nói thật sư Thầy không bằng một góc của thầy Chân Quang đâu.
(15:30) Cho nên Thầy biết khi mà Nguyên Thanh về đây tu học với Thầy, Thầy biết con người này. Thầy nhìn chung lớp nữ và lớp nam, cái sự thông minh của mấy con không bằng Nguyên Thanh đâu. Thầy nói thẳng nói thật, Thầy muốn đào tạo Nguyên Thanh ngay từ lúc đầu tiên nhưng mà duyên rất khó khăn.
Cho nên có một lúc Thầy đưa Nguyên Thanh ra Hà Nội. Với tuổi trẻ Thầy biết chưa đủ cái kinh nghiệm nhưng dù sao đi nữa thì cũng giúp đỡ cho nó cái chỗ để mà yên tu. Nhưng người Hà Nội rất dở, Thầy nói rất dở. Mà lại có cái tâm nó cũng không hay, cho nên rất dở để sẩy tay.
May mắn thay thì theo Thầy thiết nghĩ nó cũng còn cái duyên một chút. Cho nên khi mà Thầy mở lớp thì Nguyên Thanh về đây. Lẽ ra thì Nguyên Thanh không về đâu, sẽ đi luôn qua bên Pháp hoặc là đi đâu đó tu hành chứ không có về đây. Không thể về đây nữa vì không thể về. Nhưng Nguyên Thanh lại ở đây, đây cũng là cái duyên.
Và đồng thời Thầy cũng muốn biết, biết rõ khả năng của Nguyên Thanh để cho quý thầy xem xét. Từ cái buổi đầu tiên Thầy giảng dạy Nguyên Thanh nhận được. Mà mấy con chưa nhận được viết còn sai nhiều lắm, chưa nhận được cái ý của Thầy tức là thiếu thông minh, mình phải xét, phải công nhận chứ.
Rồi đến tất cả những cái bài viết lần lượt, không phải từ sự thông minh không mà từ cái đầu óc ghi nhớ tất cả những kinh sách đã học. Tất cả những cuốn sách vở, những thông tin ở trên thế giới này đều là Nguyên Thanh thu thập vào đầu óc của nó. Như vậy nó rõ ràng là một người có tài chứ đâu phải không.
Nhưng mà cái tài này, sự thật ra nếu Thầy đóng cửa cái lớp này Thầy không dạy thì Nguyên Thanh cũng có thể đứng một góc trời làm mình sáng tỏ chứ không phải không. Con người này có tài mấy con, họ sẽ điều khiển cả một góc trời. Thầy nói thật với mấy con biết.
(17:49) Cho nên mấy con nghĩ mấy con ganh tị, mấy con hơn thua điều đó điều tệ lắm mấy con. Ở đây chúng ta nỗ lực chúng ta tu, không phải toàn bộ đệ tử của đức Phật ngày xưa đều thông minh hết đâu mấy con. Chỉ có mỗi ông Xá Lợi Phật mà được đức Phật gọi là đệ nhất trí tuệ. Thì còn những người khác họ vẫn tu chứng chứ sao không. Nhưng mà họ biết tu, họ không ganh tị, họ thấy lỗi mình không thấy người lỗi người.
Đằng này Thầy vừa giảng khi Nguyên Thanh đọc xong rồi thì lại có cái sự ly gián tức khắc liền, họ biết người nào ly gián để tạo thành cơ sở này. Đã một lần sóng gió Chơn Như rồi, mấy con đã hiểu rồi, ai cũng biết rồi. Bây giờ muốn sóng gió nổi dậy không? Vậy thì cái lớp học này còn để nữa không mấy con hay là Thầy dẹp?
Thầy muốn đào tạo cho mấy con từ những người chưa biết đi đến biết. Từ những chỗ chưa biết để hiểu biết. Thế mấy con không chịu hiểu biết, mấy con nghĩ là mấy con hay lắm. Vậy thì mấy con hay từ lâu tới giờ mấy con tu mấy con có giải thoát được không?
(19:00) Mấy con nhìn đi, thầy Chơn Thành đã theo Thầy bao nhiêu năm không. Mà từng cái cửa thầy còn dính mắc kia mà. Các con thấy thầy Chơn Thành tu hết sức lực, ở trong thất tu hết sức đó. Nghĩa là độc cư trọn vẹn ít có nói chuyện với ai lắm đâu. Thế mà từng cái cửa bồn tắm, từng cái này kia thầy còn bị dính mắc mà. Các con nhìn thấy đi qua lại mấy con biết mà.
Thầy nói thẳng nói thật, vậy thì cái sự mà ngồi trong thất tu mấy con được cái gì? Hay hoặc dùng cái tri kiến của mấy con để xả tâm? Mà Thầy triển khai cái này để cho mấy con tu tập. Thế mấy con ganh tị với nhau, hơn thua với Nguyên Thanh để làm gì? Một đứa cháu, một đứa bé nhỏ như vậy.
Mấy con thấy nó còn tuổi trẻ mà tương lai nó như vậy, khả năng nó như vậy chúng ta phải ung đúc một đứa trẻ để khi mình tu tập xong, để cho mình có ra đi còn có người thừa kế để dựng lại cái chánh pháp của Phật. Bây giờ ai là người dựng lại chánh pháp của Phật đây mấy con? Nhìn đệ tử của Thầy có ai không?
Thầy Chân Quang thì đã một góc trời rồi. Còn gì nữa! Bây giờ cái sức Thầy kêu lại thầy Chân Quang tu được không? Tiền bạc thì hàng tỉ, cái danh thì cả ngút trời! Ai không biết thầy Chân Quang, bây giờ kêu thầy Chân Quang về đây ngồi tu được không? Xả tâm được không?
Còn Nguyên Thanh bây giờ có thể xả tâm được. Một ngày nào đó Nguyên Thành đứng một góc trời được xả nữa không? Thì thế gian này còn ai không mấy con? Bây giờ nhìn cái lớp này lấy chọn người nào mấy con chỉ Thầy đi!
Các con có nghe từng cái bài đọc chưa? Ở lớp nam thì không thể nghe chứ bên lớp nữ này nghe trọn vẹn hết. Các con cứ so sánh cái tài nhớ của mấy con, rồi cái thông minh của mấy con mà làm bài thì mấy con thấy cái thông minh của mấy con có không? Và cái tài nhớ của mấy con có không? Cái trí nhớ của mấy con, bên nam cũng như bên nữ.
Nếu mấy con nói mấy con có sức nhớ thì mấy con đọc giùm Thầy mấy trang này thôi, rồi mấy con sẽ đọc lại cho Thầy đi. Thì sự thật ra thì mấy con phải thấy được và phải lo lắng được cùng Thầy, để cùng nhau đào tạo chứ đâu lý nào mà lo hơn thua, ganh tị, tìm cách ly gián để tạo cho cái lớp học của chúng ta tan nát. Nếu như Thầy không khéo, từ hôm qua tới nay mấy con còn gì nữa không? Mấy con còn ngồi đây mà mấy con tu không?
(21:35) Với lòng thương yêu của Thầy, Thầy ban rộng rãi. Người em Thầy quá khổ mấy con, mấy con biết rõ mà. Nhưng mấy con luôn luôn lúc nào cũng chọc em Thầy để làm cho nó khổ thêm. Hôm qua cô Út cô khóc mấy con biết không? Ai làm ra nỗi lo này nhiều người biết không? Đâu phải Nguyên Thanh đâu. Thầy nói thẳng nói thật mấy con. Nếu không có người nói thế này thế kia cô Út cô để ý chi mấy con. Mà cái chuyện người ta nói đó là một sự thật, người ta ca ngợi Thầy như thật, Thầy không có giữ tiền bạc. Thầy nói thẳng lắm, Thầy giao hết lại cho cô Út. Và hiện giờ có bao nhiêu người cất giữ tiền chứ không phải là riêng cô Út đâu. Nhưng các con cứ thấy rằng cô Út có sắm riêng một chiếc bông tai, một chiếc nhẫn cà rá gì cho cô Út riêng không? Hay là mặc cái quần bo áo vải nhăn nheo không lành lặn như người khác, không chải chuốt như người khác? Các con có thấy cô Út có mua sắm gì riêng cho cô Út không?
Hay hoặc là cô Út lo cho Tu viện? Xây dựng cái cơ sở mấy hôm rày mấy con thấy cô Út bỏ tiền ra là tiền của các hội từ thiện người ta gửi về làm việc từ thiện, thì cô lo cô xây dựng cái khu an dưỡng cho người già. Để cho mấy con có cái chỗ ở cho người già.
Thì bắt đầu mấy con ra nhìn cái khu cô Út làm, có đúng không? Từ cái bóng đèn mấy con hỏi ai nè? Từ cái chỗ phun nước mấy con hỏi ai nè? Có phải cô Út làm công chuyện đó không? Mua từng cái van, từng cái rô mi nê, từng cái bóng đèn, tiền ở đâu mấy con mà lại nói cô Út xài? Đâu đó có lý.
Ở đây mục đích Nguyên Thanh nói những người nào, nói chung hết chứ không phải nói riêng, chứ đâu phải vạch mặt cô Út mà nói, phải không mấy con? Nghĩa là người nào cất giữ tiền bạc mà xài không đúng cách thì bị tội. Bởi vì tiền của đàn na thí chủ mà. Cái lời nói rất là đạo đức, rất khéo léo để áp dụng cho mọi người. Nếu một ngày nào đó cô Út mất đi, người nào trong số những người chúng tôi ở đây, ai đứng lên cất giữ tiền bạc, Thầy là người tu sĩ mà. Nhất định là giới không giữ tiền bạc là Thầy nghiêm chỉnh hẳn hòi, không cất giữ một đồng.
(24:01) Bao nhiêu tiền Phật tử đều giao, bây giờ Thầy giao ai bây giờ? Như bây giờ cô Liên Châu Phật tử Hà Nội cúng dường Thầy một trăm, năm trăm Thầy giao cho ai? Thầy không giữ mà, Thầy giao lại cho cô Út để chi cho Tu viện, cô làm cho Tu viện. Mấy con ăn uống không được xin cô Út chén cháo hoặc là củ gừng hay là một cái sả, tiền ở đâu? Có phải là tiền của Phật tử không? Hằng ngày thì cô phải chi ra, cô có lo cái đời sống của cô không?
Đầu tiên mấy con biết sao không, cô Út cất cái nhà đó để đem cái nhà bếp, bởi vì Thầy không muốn trong Tu viện có cái nhà bếp. Cái gợi ý của Thầy cho nên cô Út cô biết làm sao hơn cô xin Thầy, bây giờ cho con cất cái bìa chỗ đó đi. Thì ngay khi cất lên thì người này nói cô Út nhà riêng, cất cái quán nhà ăn, người ta nói vậy. Các con có hiểu điều đó không? Họ nói như vậy!
Cho nên cái nghi ngờ của chúng ta chưa chính xác đâu, đến hôm nay chúng ta thấy rằng đó là cái nhà bếp tạm thời của Tu viện. Nhưng nó trở thành một cơ sở vì chúng ta có đủ duyên Phật tử TP. HCM họ đã sẵn sàng cúng dường cho chúng ta từng bữa ăn bằng một cái sự mua từ những cái hộp cơm từ ở tiệm cơm chay ở ngoài thị trấn Trảng Bàng họ mang vào đây, chúng ta khỏi cần nấu nướng gì cả hết. Các con thấy chưa?
Từ đó Thầy thấy rằng cái ước nguyện của Thầy mong sao đời sống của Tu sĩ chúng ta sẽ sống y như thời Phật, trong Tu viện chúng ta không có nhà bếp. Mà hầu hết tất cả những chùa ở trong đất nước của chúng ta đều là chùa nào cũng có cái nhà bếp hết. Mà hôm nay Tu viện chúng ta đã vượt ra khỏi cái nhà bếp, đó là một hạnh phúc rất lớn mà Thầy đã từng ước ao. Mỗi tu sinh của chúng ta ở đây đến giờ chúng ta ôm bình bát đi xin hạnh phúc quá!
Hình ảnh đức Phật ngày xưa vẫn tồn tại trong chúng ta mấy con. Thế mà chúng ta không bằng lòng muốn làm thay nhà bếp mấy con. Đòi ăn thế này đòi ăn thế khác để làm gì? Để cho cô Út nấu cho mấy con ăn chứ gì. Mấy con muốn làm thay nhà bếp phải không? Vậy thì ở đây làm gì? Chỗ này là nơi tu của đức Phật ngày xưa mà! Chỗ sống đúng phạm hạnh mà! Chứ đâu phải là cái chỗ để chúng ta sống phàm phu, tục tử. Để đem cái nhà bếp vô chùa. Cô Út đã cực quá rồi! Nếu mà không có nấu nướng được thì cô Út đỡ một phần nào, bây giờ mấy con muốn cô Út cực nữa phải không?
(26:41) Cuộc đời chúng ta thương bằng miệng chứ không phải thương bằng lòng! Mấy con thấy chưa? Vừa ở đây giảng xong, nghe xong thì buổi chiều có những sự kiện xảy ra đủ thứ: Nào là băng, nào là cái nọ kia để cho cô Út nghe; nào là nói ờ Nguyên Thanh nói vậy, nói cô vậy đó, chửi cô vậy đó, từ lâu tới giờ viết bài chửi mắng cô thế này, thế khác. Cái lời nói đó mấy con thấy đúng không mấy con? Ly gián.
Rồi lại kia nói người khác cũng ờ bây giờ đó cô Út chửi mắng cô vậy đó. Đó là cái lời ly gián đó mấy con, cái lời đó không tốt đâu!
Làm người chúng ta đừng sống những cái lời như vậy mấy con. Đã học Phật pháp, ái ngữ đâu? Mà chúng ta dùng những lời đó để chúng ta chia rẽ người khác, để làm cho chúng ta trở thành những cái đối tượng thù hận với nhau vậy sao? Lợi ích gì cho mấy con hay là đem đến cái sự đau khổ cho nhau? Mấy con thấy, mấy con còn phải học nhiều lắm mấy con!
Mấy con mới học lớp Chánh Kiến à, Chánh Tư Duy chưa dạy mấy con tư duy mà. Mấy con ở trên Chánh Kiến để mà sự suy tư, tư duy để mà ở trên Chánh Kiến chứ chưa phải Chánh Tư Duy trên Chánh Tư Duy mà. Mấy con còn phải học mà.
Chánh Ngữ có ai dạy cái lời ngôn ngữ mấy con? Mấy con mới học Chánh Tư Duy về ngôn ngữ, là mấy con mới có học được về ái ngữ thôi mà còn trật lên trật xuống, còn nói chưa đúng nữa mà. Các con thấy các con còn phải học nhiều mà, đối với đạo Phật thì mấy con còn rèn luyện nhiều vấn đề cuộc sống của mấy con thôi chứ chưa nói đến thiền định đâu.
Rồi mấy con đến Chánh Nghiệp, từng cái hành động của mấy con đi đứng nằm ngồi, oai nghi tế hạnh của mấy con như thế nào đây? Mấy con có học lớp Chánh Nghiệp chưa? Cho nên kẻ đi chậm người đi nhanh, kẻ đi như thế này, người gục đầu người cúi ngửa đầu, người ngó qua kẻ ngó lại, tất cả oai nghi ai dạy? Mấy con có học lớp Chánh Nghiệp đâu, thành ra cái hành động của mấy con còn sai quá sai đối với một người tu sĩ. Đức hạnh ở chỗ nào?
(29:03) Bây giờ mới học lớp Chánh Kiến thì làm sao mấy con biết được những điều kiện, mấy con học làm sao để mấy con trở thành một con người xứng đáng là đệ tử của Phật đầy đủ oai nghi tế hạnh. Thế mà mấy con có muốn đâu, mấy con muốn tranh đấu.
Thì như vậy ở trong cái lớp học này là mục đích đào tạo đạo đức, sống không làm khổ mình khổ người. Thế mà mấy con không muốn thì Thầy sẽ dẹp nó chứ sao. Bằng chứng là mấy con không muốn, mới có những tư tưởng, mới có những cái điều kiện để tạo thành một cái rối ren ở trong cái Tu viện này chứ gì.
Mấy con cần lắm, mấy con cứ nghĩ rằng đây là sự nghiệp, đây là danh của Thầy à? Thầy đâu có cần mấy con! Thầy đâu có háo danh đâu mấy con! Thầy đã biết rằng tất cả các pháp đều là vô thường thì cái danh để làm gì mấy con? Thầy đâu có ham đâu!
Mấy con tưởng, mấy con làm như vậy để cho cái sự nghiệp Thầy tan tành. Thầy đâu có ham, Thầy đâu có cái sự nghiệp gì đâu, mà Thầy chỉ muốn con người sống có đạo đức và cái lớp này là những người đứng để dạy đạo đức cho người khác. Thì mấy con phải chứng đạt được sự giải thoát đó. Mấy con có làm đúng không? Không đúng!
Ít ra mấy con học cái lớp này mấy con phải biết học, biết nghe những điều Thầy dạy. Nhưng mấy con không biết, không nghe thì Thầy còn dạy để làm gì? Bởi vì mấy con giỏi hết rồi, mấy con cần gì phải học!
(30:48) Hôm nay, nếu mà từ đây mà về sau mà còn những sự kiện này xảy ra, cô Út khóc một lần nữa là Thầy dẹp cái lớp này! Không phải vì cô Út mà vì mấy con ly gián cô Út với những người nào ở trong này. Thầy sẽ dẹp.
Và đồng thời, nghĩa là Thầy nhắc nhở Nguyên Thanh hôm nay làm bài và đồng thời Nguyên Thanh hãy về quê con hãy lo trị bệnh. Thầy báo cho con biết, ở đây họ không hiền đâu, con đừng nên ở đây. Họ sẽ giết con đó! Cái lòng ganh tị con người đến mức độ đó mấy con. Là một Tu viện tu hành như vậy mà người ta nỡ tâm như vậy đó. Bởi vậy Thầy nói có tài, coi chừng!
Người ta không sợ một trăm người đạo đức mà người ta sợ một người tiểu nhân mấy con. Một trăm người có đức hạnh người ta không sợ đâu, mà người ta sợ một người tiểu nhân họ dễ làm cái điều ác.
(32:06) Rồi mấy con sẽ còn sống mấy con thấy, Nguyên Thanh sẽ đứng một trời mấy con và tiếc thay Thầy không đào tạo được. Nếu, nó quyết tâm tu giải thoát nó đủ khả năng tu, sự quyết tâm của nó đến lọt trong tưởng Thầy biết, Thầy hiểu biết nó sẽ tu được.
Thầy Chân Quang ngày xưa nhiếp tâm không được mấy con, nhiếp năm hơi thở đã là thấy nhức đầu, đã là thấy cái cổ đau. Cho nên Thầy rất thương thầy Chân Quang ngày xưa lắm mấy con. Thầy cố gắng thầy ép thầy nhiếp tâm, nhưng không được. Lúc bây giờ ở đây có thầy Chân Tịnh nè, thầy biết. Thầy Chân Tịnh đồng thời cũng về đây ở đây có thầy Chân Quang nữa. Thầy Chân Quang hồi đó ở cái thất chỗ đó gần bên Thầy. Thầy đến Thầy thăm, Thầy khuyên lơn hãy ráng. Thì thầy Chân Quang con nhiếp tâm sao khổ quá nó đau nhức con nhiếp không được. Con chỉ bây giờ ngồi viết thôi.
Nguyên Thanh viết được và nhiếp tâm được. Nó có hai cái lợi mấy con viết được và nhiếp tâm được. Còn Chân Quang viết được mà nhiếp tâm không được. Nhưng Thầy tin rằng trên cái sự nhiếp tâm không cần thiết lắm, mà cần thiết được cái sự hiểu biết, được cái sự tích tập như thầy Chân Quang đều có thể xả tâm được. Thầy biết điều đó nhưng không làm sao hơn.
Người mà chứng kiến trong cái giai đoạn đó, đây cái người đó hiện có mặt ở đây đó là thầy Chân Tịnh hiện đang ngồi ở bên góc đó, đó là thầy Chân Tịnh. Thầy biết rõ thầy Chân Quang nhiều lắm.
(34:00) Và hôm nay mấy con thấy Nguyên Thanh, nhưng Thầy cũng tiếc nếu mà có điều kiện được sự uốn nắn, dạy dỗ của Thầy, Nguyên Thanh sẽ trở thành một người tu chứng đạo hoàn toàn như Thầy đã tuyên bố trước kia. Nhưng không được mấy con ở đây lòng tị hiềm ghê gớm quá. Thầy rất sợ mấy con!
Sợ thứ nhất, điều kiện mấy con trở thành người ác. Cái thứ hai thì rất uổng cho một cái tuổi trẻ như Nguyên Thanh. Cho nên sẵn dịp Nguyên Thanh bệnh, Thầy mong rằng Nguyên Thanh sẽ sắp xếp về quê sống thời gian, ở đây tu hành không được đâu. Với những cái người mà có ác tâm như vậy thì Thầy nghĩ rằng chúng ta không nên ở đây.
Nhìn chung mà chọn cái người để tu chứng thì chắc chắn là Thầy chọn Nguyên Thanh mấy con. Bởi vì đối với cái khả năng của mấy con Thầy thấy mấy con không bằng Nguyên Thanh đâu. Và Nguyên Thanh là tuổi trẻ tương lai còn dài. Thầy nói thẳng nói thật giữa chúng.
Mấy con cũng cầm cây bút viết Thầy cũng biết người nào viết như thế nào Thầy cũng biết hết. Nhưng để đi đến cái bước cuối cùng để làm chủ sanh tử Thầy biết rất rõ. Mấy người nào tu đến đâu, cái khả năng mấy con tu đến đâu Thầy biết trước hết mấy con, không phải Thầy không biết trước đâu.
(35:44) Cho nên ở đây Thầy nói thật Thầy rất tiếc. Cuộc đời của Thầy đã có những người có khả năng mà Thầy đã buông tay, Thầy phải chịu thôi, Thầy không thể nào làm gì hơn nữa đó là cái duyên của Phật pháp. Thầy cố gắng lắm mấy con. Chứ sóng gió Chơn Như lần đầu tiên là Thầy muốn bỏ cuộc rồi mấy con, Thầy không muốn dạy ai tu sao cũng được Thầy chẳng muốn dạy đạo làm gì cho nó cực thân. Danh để làm gì? Lợi để làm gì? Vì ích lợi cho chúng sanh mà Thầy làm. Mà lại làm khổ em Thầy nữa, quá cực khổ!
Các con thấy các con về đây các con ngồi trong thất các con tu, các con đâu có cực như cô Út mấy con. Cô Út ba chân bốn cẳng lo công chuyện là chạy ba chân bốn cẳng không có dừng bước đó mấy con. Ngồi đây Thầy thấy có cái chuyện gì như bữa đó là lo khoan cái giếng đây để cho người ta bơm nước lên làm mấy cái nền cô Út chạy lăng xăng. Người ta thúc hối mà cô Út chạy. Còn có khách mấy con biết không, lo lắng đủ điều, khổ lắm! Ai biết được? Trong khi mấy con ngồi trong thất mấy con tu sung sướng quá.
Mà trong khi, Thầy thì không nói rồi. Nhưng mà cô Út chạy đông chạy tây lo này kia đủ thứ mấy con có thấy cái sự cực khổ không. Mặt lo cho chánh quyền để được bảo vệ yên ổn. Cho nên các con thấy cô Út mua những cái thực phẩm để mà biếu cho những người nghèo, cho những người nghèo trong dịp tết cũng nói lên cái lòng từ thiện của mình. Nhưng tiền ở đâu mà làm mấy con? Có phải là tiền của Phật tử không? Cô Út có làm gì cho cô Út riêng đâu, không có riêng cô Út, các con thấy rất rõ!
Lo, để bảo vệ Tu viện chúng ra được yên ổn, chúng ta ngồi đây tu mà không có gì hết. Nếu không có vậy chúng ta yên không? Lo bên đây cực khổ bên kia. Cô Út hoàn toàn là chịu đựng những khổ đau, nhiều khi không có còn thì giờ để mà tu chỉ có xả tâm chút ít mà thôi. May mắn là có pháp Như Lý Tác Ý, những cơn bệnh ngặt nghèo thì tác ý tâm vững vàng. Nhưng cô Út chưa hẳn vững vàng lắm, là tại vì những sự việc người ta dồn dập mình đến cái mức khổ đau quá, chịu đâu nổi. Nhất là mình tu, như cô Út tu làm sao mà được như Thầy, chứ được như Thầy thì thản nhiên lắm mấy con, không ai mà có thể dồn Thầy vào chân tường được. Còn mấy con dồn cô Út vào chân tường để cô Út bật, để tạo cái cảnh bất an ở trong Tu viện mấy con.
(38:19) Bây giờ các con sẽ nghe một cái bài từ cái quán thực phẩm bất tịnh. Thì cái bài quán thực phẩm bất tịnh nó quá nhiều mấy con sẽ không nghe hết. Và mấy con sẽ thấy từ cái chỗ bất tịnh mà biến dần đi đến cái chỗ thiểu dục tri túc để đúng cái mục đích của chúng ta. Nghĩa là nói thực phẩm bất tịnh thì chúng ta nói thực phẩm bất tịnh thì mấy con chỉ nghĩ bao nhiêu đó thôi. Nhưng mấy con biết cái mục đích của thực phẩm bất tịnh để làm gì? Để ly cái tâm tham ăn của chúng ta.
Cho nên Nguyên Thanh đã tìm thấy cái chỗ ly tâm tham ăn cho nên viết hạnh thiểu dục tri túc. Khi cái tâm mình khởi ra muốn ăn mình biết đủ rồi còn thêm làm gì nữa. Thì không phải là thiểu dục tri túc sao?
Cho nên hôm nay Thầy sẽ kêu Nguyên Thanh đọc lên cái bài này, rồi ngày mai ngày mốt Nguyên Thanh sẽ về quê. Phải không, mấy con nghĩ đi.
Đây, mấy con sẽ thấy ở đây Thầy phê cái bài của nó như thế này: “Bài làm thực phẩm bất tịnh trở thành một lời khuyên răn về ăn uống có giá trị ”. Nghĩa là nói về thực phẩm bất tịnh là mục đích để mình ngăn chặn cái tham ăn của mình chứ gì. Nhưng mà nó trở thành cái lời nói về thực phẩm bất tịnh thì ai nói cũng được rồi. Nhưng mà chúng ta biến thành một cái phương pháp để đối trị cái tâm tham ăn của mình. Đây là mới cái khó mấy con, đây là mới cái hiểu chứ.
Cũng như nói quán thân bất tịnh, thì chúng ta nói nó bất tịnh dễ dàng lắm có khó gì, ai nói cũng được hết. Nhưng mà biến từ cái pháp để chúng ta ngăn chặn cái tâm sắc dục của chúng ta đó là cái quan trọng. Cái người biết, có đầu óc biết nó mới biến thành cái điều này chứ nhưng nếu không biết chúng ta biết sao, nói bất tịnh xong xuôi xong.
Thì nói thực phẩm bất tịnh mà không biết ngăn chặn cái lòng tham ăn của mình, thì nói thực phẩm bất tịnh để nói mình bất tịnh rồi mình ớn ha. Nó cũng có ớn đâu, nhưng sự thật là chưa hẳn đâu. Cho nên nó trở thành một cái lời khuyên răn, một cái phương pháp để ngăn chặn cái lòng tham ăn của chúng ta bằng phương pháp rõ ràng. Vậy thì mấy con thấy cái quán hạnh thiểu dục tri túc nói về cái vấn đề ăn uống trong đó nó có tâm sự về một vài điều kiện nhỏ chứ cũng không có gì nhiều, nhưng mà nói đến cái nội tâm của mình nó cũng có trong này.
Hôm nay thì vài hôm nữa thì chắc chắn là Nguyên Thanh sẽ về quê. Thì mấy con bình an chứ có gì, mấy con sẽ ở đây tu. Thì như vậy thì Nguyên Thanh con sẽ đến đây con đọc cái bài này con. Cái bài quán hạnh thiểu dục tri túc. Đọc hết cái bài này nhiều thì giờ lắm không đủ.
HẾT BĂNG