CK 061B (NAM) - VẤN ĐẠO CHẾT ĐI VỀ ĐÂU - THẦY KHÔNG MUỐN CÓ NHÀ BẾP - SỰ PHỤC HỒI CỦA THẦY
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 14/01/2006
Thời lượng: [50:23]
(00:00) Trưởng lão: Con kính thưa Thầy! Cho con xin hỏi; Thầy hoan hỷ đáp giùm cho chúng con đặng rõ để học.
Con người ở cõi trần không tu thì khi bỏ xác phải đi tái sanh theo nghiệp. Còn con người được tu hành, được đến nơi đến chốn thành công các vị đó được ở đâu?
Đáp: Thì ở chỗ thanh thản, an lạc, vô sự chứ ở đâu con. Con biết cái chỗ đó quá rồi mà giờ còn gì hỏi Thầy. Chứ ở chỗ nào nữa?
Tu sinh: Bị vì hồi đó giờ cứ đêm ngày tu hành thì nó có được hai thứ con đem cái thân nào ra…
Trưởng lão: Bây giờ ai rước mình nữa?
Tu sinh: Con nhờ Thầy chỉ đó…
Trưởng lão: Thì Thầy dạy con giữ được cái tâm chỗ đó nó không tham, sân, si đó thì con chết con ở chỗ đó. Bây giờ không ai rước con cũng ở đó nữa.
Tu sinh: Mai mốt Trưởng lão hướng dẫn đi.
Trưởng lão: Còn chờ mà Thầy hướng dẫn đó thôi… chắc cái chuyện đó không có.
Hỏi: Con xin Thầy vui lòng, còn mỗi bữa ăn chúng con cúng niệm mười phương Phật. Mười phương Phật đó ở cõi nào? Ở trong hành tinh này hay là cao hơn nữa?
Đáp: Không có ở cao, mà cũng không ở…ở trong cái lòng cung kính của con tưởng nhớ đến chư Phật. Nói mười phương, chứ sự thật ra là cung kính Phật ở tại nơi an ổn thanh thản, an lạc, vô sự của con. Cái lòng, đây là cái chỗ mà con cúng khi mà con xin bữa ăn về con tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ của mình, tổ tiên cha mẹ của mình mới có mình. Công ơn Phật mình mới có pháp tu, mình nhớ bữa ăn này mình sống mình nhớ mình hãy ráng mình lo tu. Có cái Ngũ Đình Tâm Quán mấy con, năm pháp quán về ăn đó con.
Tu sinh: Vậy nó rõ ràng, chứ cứ mù mờ mù mờ không biết ở cõi nào.
(01:55) Trưởng lão: Như vậy là con còn chưa biết. Tội. tu theo Thầy mà con chưa biết mình ở chỗ nào Thầy đã giảng ngay cái chân lí đầu tiên để cho mấy con giác ngộ đó là cái chân lí giải thoát đó là cái Diệt Đế đó. Để cho mình nắm cho hiểu được cái chỗ đó, để cho mình hộ trì về bảo vệ chỗ đó, khi chết mình sẽ về đó đó, chứ không có về chỗ nào nữa. Không có Phật nào mà rước mình hết.
Bây giờ mà mình chưa hết tham, sân, si thì ông cũng không dám rước về cõi của ông đâu. Mà mình hết tham, sân, si rồi bây giờ nó ở chỗ thanh thản; giờ ông có mời mình đi mình cũng không đi nữa. Tui ở chỗ này là tui thanh thản rồi tui không có đi cái chỗ mấy ông đâu, biết chừng mấy ông gõ mõ tụng kinh nó làm tui còn chướng nữa. Lên đó mà ó é Niệm Phật không hà chắc là tui cũng mệt tui rồi. Ở đây thanh thản không sướng hơn cái cõi của mấy ông sao. Cho nên không có cần rước đâu. Phải không?
Còn cái vấn đề mà ở cái cõi nào cao hơn này kia không có có đâu con. Bởi vì con người là duy nhất: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Nghĩa là con người là duy nhất không có còn ai hơn con người nữa hết. Con người mình nó chế tác ra; nó chế tác ra Ngọc Hoàng Thượng Đế; nó chế tác ra những cái thế giới siêu hình cao hơn nó. Nó nghĩ rằng, nó còn thấp cho nên nó chế ra. Chứ sự thật ra nó là đệ nhất chứ đâu còn ai nữa!
Tu sinh: Con xin hỏi Thầy Thầy đừng có rầy. Sao con nghe Thầy mỗi lát, lâu lâu Thầy kêu trời đất ơi… vậy có sao không thưa Thầy?
Trưởng lão: Trời đất ơi là cái tiếng… con hiểu không?
Tu sinh: Trong cuộn băng nó thâu (thu) ở trong…
Trưởng lão: À, “trời đất ơi!” có nghĩa là cái tiếng nói như vậy chứ không có trời đất. Có đất có trời mà đất trời không phải có ông. Con hiểu không?
(03:31) Tu sinh 1 : Con có thấy vì sao có lúc thì thấy Thầy già, có lúc thấy Thầy trẻ. Ngộ quá! Có lúc thì thấy già thiệt già, còn có lúc sao mà nó trẻ khô hà.
Tu sinh 2 : Con thấy vầy nè… (không nghe rõ).
Trưởng lão: Mấy con không có nhận ra được cái điều đó, đúng là mắt phàm của mấy con đâu có nhận ra được cái điều đó đâu. Cái cơ thể của Thầy nó dễ cái sự mà thay đổi là do cái sự điều khiển của Thầy. Cho nên nếu mà Thầy không có điều khiển đó thì chắc chắn là Thầy không có điều khiển cơ thể của Thầy nó sẽ bị diệt mau lắm bởi vì Thầy làm việc quá nhiều, cái sức làm việc gấp đôi ba người lận chứ không ít. Thành ra Thầy làm việc rất nhiều. Cho nên Thầy điều khiển, điều khiển khi mà thấy nó quá mệt nhọc, điều khiển nó khỏe. Cho nên vì vậy mà nhiều khi mà Thầy điều khiển nó bỗng dưng mấy con gặp lúc mà Thầy đang phục cái sức của Thầy thấy sao mà mắt Thầy nó không có sâu nữa.
Tu sinh: Con thấy những lúc tựa như là ngủ mới dậy vậy đó Thầy.
Trưởng lão: Đó, thì đó là cái sự điều khiển ở trong tỉnh thức, để an trú.
Tu sinh: Mô Phật! Thưa Thầy con có những thắc mắc như con muốn hỏi rằng khi nào, cái người như Thầy, Thầy tu đến có Tứ Thần Túc rồi khi có Dục Như Ý Túc rồi. Mà cái con mắt của Thầy bây giờ nó mờ có thể phục hồi lại như trẻ…
(05:00) Trưởng lão: À, nói chung là bây giờ nó mờ là tại vì cái thân tứ đại của mình, mình phục hồi để mà duy trì cái sự sống, chứ không phải phục hồi cái tật của nó được. Cho nên nhớ không phục hồi cái tật được. Đó, bây giờ thí dụ như Thầy giữ được cái đôi mắt của Thầy mà tới bây giờ mà Thầy vẫn mang một cái kính như thế này; chứ còn người ta phải thay đổi nhiều cái loại kính. Con biết không Thầy giữ gìn coi bây giờ cái đôi mắt của Thầy là giữ cái kính từ hồi nào tới giờ Thầy giữ nó; cho nên thay đổi gì thay đổi cái kính của Thầy cái độ nó vẫn không thay đổi. Chứ mà nếu mà thay đổi…
Tu sinh 2: Độ kính của con lên tăng tăng độ hoài…
Trưởng lão: Cái tuổi già này về cái sức mà thị giác của nó càng lúc nó càng yếu, yếu cho đến khi mà cuối cùng nó quá lòa rồi; nó hết tỏ rồi. Nhưng mà cũng phải mang kính thấy chứ còn không phải quá lòa rồi mình thấy lại, không phải đâu. Cái sức của nó.
Nhưng mà Thầy giữ cái độ của Thầy để mà sử dụng chữ nhìn nó với một cái kính. Bởi vì cái này coi như là từ nhỏ chí lớn khi mà Thầy đến học mà cuối cùng trong khoảng hai mươi mấy tuổi thì con mắt nó mờ rồi. Nói chung là bị mình sử dụng mình học nhiều quá nó mờ mắt. Do đó từ đó mà Thầy giữ được cái độ kính của Thầy mà từ ngày đó tới giờ mấy con thấy Thầy mang cái kính với cái độ ngày Thầy coi như là cái gọng cao su này cái này kia đồ vậy đó mà bây giờ cái gọng này là thay đổi đó còn cái kính này là nó mài lại nhỏ. Để cho nó gọn chút, chứ hồi đó cái kính bự vậy nè; nó lớn lắm.
Cho nên vì vậy mà Thầy phải giữ cái độ, hôm đó Từ Quang đi đo cũng lấy cái kính của Thầy đo cái độ y vậy thôi chứ không khác gì khác hơn hết. Từ Quang hôm đó đưa Thầy xuống Củ Chi để thay đổi, vô coi rồi thì cái kính của Thầy cũng độ như vậy thôi không khác.
Vừa rồi thì Mật Hạnh cũng đem ra ngoài. Thầy nói đem ra ngoài thôi lấy cái gọng này nè thay đổi cái gọng kia giùm Thầy đi, đem cái kính này ra ngoài chứ còn không có thay đổi cái kính mới. Cho nên cũng vẫn còn cái kính cũ y như thường. Có cái kính cũ mà hồi Thầy đưa con đó, đó cái độ nó y như vầy đó không thay đổi.
(07:00) Tu sinh: Mô Phật! Bạch Thầy, như còn cái…( không nghe rõ).
Trưởng lão: Cái đó không có sao bởi vì đây là cái vấn đề mà mình trong một cái giai đoạn của Tu viện đó. Lẽ ra thì Thầy đã nói rằng mình đi khất thực thì mình đi tới cái chỗ nào đó mình khất thực rồi mình về thôi.
Còn bây giờ cái giai đoạn Tu viện của mình như là chuyển biến; nó thay đổi mấy con, nó làm rất khó chứ không phải dễ đâu. Để từ lần lượt rồi mình chuyển biến còn có cái chỗ mình đi xin thôi, mình không có cái nhà bếp. Bởi vì từ lâu tới giờ Thầy về Tu viện này Thầy đã chỉnh đốn tất cả những mê tín Thầy dẹp hết rồi. Nhưng mà còn cái nhà bếp thì nó rất khó, tại vì không có cái người hỗ trợ mình bên ngoài, cho nên mình làm cái nhà bếp bên ngoài không được. Nghĩa là cái nhà bếp ở đâu người ta đem đến người ta cho mình thôi đừng có ở trong Tu viện, cái mục đích của Thầy là sống như thời đức Phật đi xin thôi, nhưng mà không làm được.
Cho đến cuối cùng hôm nay khi mà Thầy trở về để mở mang cái lớp đó thì là có Phật tử người ta ủng hộ thì thấy đó là cái may mắn.
Còn bây giờ mình sống ở trong này cô Út trợ giúp với Phật tử; họ lại quen cái thói nữa con Thầy nói thật sự từ lâu tới giờ người ta cứ đem đồ bánh trái này kia người ta cúng. Bây giờ mình không đem cho người khác ăn thì làm sao, làm sao cho hết, có phải không mấy con? Cả một vấn đề vất vả.
Cho nên ở Hà Nội mà gửi bánh chưng này kia vô, Thầy đã gọi điện thoại Thầy bảo đừng có làm. Ở đây, có Phật tử cúng dường rồi. Vậy mà người ta cũng quen cái tật mà cứ gửi trong chùa để rồi nào là nếp, nào là đậu, nào này kia đủ thứ… Trời đất ơi, có rồi cứ để cho thúi ha! Không lẽ không nấu. Nó rất khổ dẹp cái nhà bếp, bây giờ nó đã quen cái thói của Tiểu thừa rồi; nó rất khó. Vậy mà bên Khất Sĩ nó đã tổ chức được như vậy rồi bây giờ nó lại mở cái nhà bếp ở trong cái tịnh xá chứ. Trời đất ơi! Thầy thấy nó thật là điên á chứ đâu phải sung sướng gì cái chuyện đó đâu. Tại vì mình còn tham dục mình muốn ăn theo cái ý của mình mình mới mở cái nhà bếp ở trong chùa. Còn cái kia để mình đi xin ra.
Cho nên trong cái vấn đề này rất khó; bây giờ chúng ta phải tùy thuận để lần lượt, con biết lần lượt Thầy cởi bỏ ba cái Phật tử cúng dường. Họ đến họ cúng dường gạo nè; họ cúng dường cái này cái kia… trời đất ơi! Bây giờ cúng dường gạo cái gì, hàng ngày tôi có cơm người ta đem cho ăn rồi mà cứ cúng vầy tôi để gạo này nó móc ẩm hết sao? Con hiểu chỗ này không? Trời đất ơi, nó khó lắm chứ đâu phải dễ! Muốn cải tổ một vấn đề gì cả một vấn đề.
(09:46) Cho nên hiện giờ cô Út cô đưa bánh, đưa trái hay rau cải này kia đó, bây giờ Phật tử ở ngoài chợ Trảng Bàng đem vô cứ một xách rau vậy nó kêu cúng dường quý thầy. Nói thôi thôi không được hả? Bây giờ làm sao nói cho họ nghe ở đây có cúng dường rồi đừng có đưa? Cái quen của người ta, luôn luôn là người ta muốn đem cúng dường.
Có nhiều khi rau cải người ta bán không hết thôi đem cúng dường cho quý thầy. Điều đó là điều có chứ đâu phải không mấy con, nhưng mà mình làm sao mình bỏ đây? Cả một cái vấn đề khó lắm con!
Tu sinh: Cái đó đòi hỏi thời gian Thầy. Thời gian bắt đầu mới bỏ lần, bỏ lần…
Trưởng lão: Đó! Chính mình lần lần, mình lần lần nhắc khéo Phật tử con. Đừng có nên cúng gạo, đừng có nên cúng cái gì hết. Ngày nào Phật tử người ta cũng cúng dường mình ăn. Thì bắt đầu bây giờ nó mới thật sạch, nó mới được.
Còn bây giờ mấy con thấy, bây giờ để đó nếu mà người ta cúng dường vậy mà để đó thì nó hư hết.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Con hiểu rồi nhưng mà nói thì nói như vậy chứ…
(10:37) Tu sinh: Như vậy bây giờ cô Út cô để đó, mà bây giờ cứ nói như vậy mình cứ ra mình lấy thì cô lại càng có cái điều kiện cô tích trữ nữa…
Trưởng lão: Tích trữ sao được? “Cái mầm mà tích trữ là mình chấp nhận Phật tử cúng. Còn mình không chấp nhận Phật tử cúng lần lượt Thầy sẽ dẹp ba cái người Phật tử Thầy nói ở Tu viện bây giờ nó có như vậy Thầy nói cho người Phật tử người ta nghe người ta không cúng dường nữa, người ta không đem đồ ăn cúng dường nữa”.
Chứ sự thật ra, Thầy dặn bây giờ cúng dường cứ đem tiền cúng dường cho người ta, người ta muốn ăn gì đó người ta mua. Còn không thì người ta sắm đồ tứ sự cho chư Tăng. Chứ còn cúng dường bây giờ có cái chỗ cúng dường người ta bữa cơm rồi, cúng dường người ta ăn sao cho hết. Con thấy bây giờ con ra con lấy cơm, rồi con lấy rồi vô lấy bánh tét này kia nữa đủ thứ hết…. Trời đất ơi!
Tu sinh: Thầy, Thầy đả đảo bên Đại thừa dữ quá, rồi mình nấu cơm không phải của người ruột mình nấu cơm ở ngoài mướn cái người ở ngoài họ nấu như vậy cũng nguy hiểm lắm thưa Thầy!
Trưởng lão: À, lỡ mình có chết như vậy cũng đúng chứ, đây là cái nghiệp của mình phải trả mà có gì đâu mà phải sợ!
Tu sinh: Như vậy trong trường hợp này con có nên lấy cơm hộp cô Út để…
Trưởng lão: Có. Được con, không có sao hết. Bây giờ mình trong cái giai đoạn chuyển thôi, chuyển biến thôi. Nghĩa là cái giai đoạn chuyển biến, để từng lần lượt rồi Thầy sẽ cố gắng Thầy khắc phục Phật tử chứ bây giờ nói cô Út cô nói trời đất ơi, bây giờ để một mình con ăn hết không!
Tu sinh: Con kính thưa Trưởng lão…
(12:02) Trưởng lão: Nhưng mà, nhưng mà như thế này để Thầy nói tiếp như thế này. Nhưng mà nếu mà không khéo thì nó lại biến cô Út trở thành cái nhà bếp. Mấy con hiểu không?
Bởi vì cứ dồn dập vầy cô nấu, cô nấu rồi thành ra nó thành cái thói quen nữa cô không nấu cô chịu không được. Cũng khó chứ đâu phải dễ; cho nên vì vậy đây là cái giai đoạn mà Thầy chuyển biến rất là khó chứ không phải dễ. Cho nên Thầy thường nói Thầy đứng trên đầu ngọn sóng… Nó đâu phải chuyện dễ đâu!
Cho nên vì vậy mấy con cứ bình thường. Bây giờ cái vấn đề mà Thầy nói ờ bây giờ vấn đề mà cô Út đưa ra là do Phật tử cúng dường thì thôi cứ lấy bánh mì đồ này kia… sự thật ra tới cái giờ mình đã thọ thực rồi mà ở ngoài kia cứ đem bánh mì vô cúng dường cô Út cũng xách ra đó, chứ không lẽ để ăn hết sao?
Mà trong khi mình ăn gần rồi rồi xách ổ bánh mì ra cúng dường. Đó thì mấy con thấy không trong cái vấn đề này nó rất khó Phật tử họ cúng dường nhiều cách nó không đúng cách, mà tại vì nó là cái thói quen rồi. Nó biến thành mình phải để giành. Cả một vấn đề khổ cho người tu; chúng ta không có muốn để giành nữa đâu. Cho nên bây giờ là một cái cuộc cách mạng, cái cuộc thay đổi mà Thầy đang thay đổi. Cho nên Thầy phải đủ cách.
Rồi bây giờ đặt thành vấn đề. Là bây giờ Đại Thừa nó lợi dụng chỗ này, nó mướn cái ông mà nấu cơm bỏ thuốc độc chết hết cái đám này…
Tu sinh: Nguy hiểm! Con sợ lắm hôm rày không dám nói với Thầy nữa.
Trưởng lão: Thầy đặt thành vấn đề…
Tu sinh: Các chùa kia bị ngộ độc lần trăm mấy hai trăm người không đó.
(13:28) Trưởng lão: Bây giờ thật sự ra cái mà người ta đem cơm mình mà người ta bỏ cho mình thì cái người đó họ chịu trách nhiệm. Có phải không? Con đừng có sợ! Bởi vì, bây giờ cô Liên Châu cô nấu rồi cái người cô mướn nấu thì cô Liên Châu cô mới chịu trách nhiệm, còn cô giao cho cái tiệm cơm làm cái chuyện đó. Mà nếu cái tiệm cơm này mà không kỹ, chúng ở đây mà lỡ mà có ngộ độc mà có đi kéo nhà thương hết mà chết hết đó, thì cái tiệm này ba cái thằng công an nó quần cho mà xem, đừng có nói chuyện; nó không chạy khỏi đâu.
Mà quả chăng cái nghiệp mình chết vậy cũng sướng chứ, có gì đâu. Cứ bất động tâm là vào Niết Bàn hết, bây giờ ngồi tu để mà cho tới có đủ Tứ Thần Túc cực lắm. Nếu mà lỡ mà ăn chết được thì cứ bất động tâm mà thôi. Đừng có sợ hãi!
Tu sinh: Cái đó cũng là cái lý luận để như có cái nhà bếp ở trong này…. Cũng như là cái bữa cư sĩ Thiện Trí có nói bây giờ cô Út cô nuôi chúng con mới năm nay thôi, bây giờ cô để như vậy thì tu làm sao được. Chúng con coi cô như là mẹ nhưng thật ra thì đó là lý luận. Một cách lý luận của mình chứ không có gì hết trơn.
(14:42) Trưởng lão: Nói chung ra là bây giờ đó cần thiết là để cô Út rảnh đặng cô lo công chuyện khác; nó nhẹ nhàng hơn. Cái công chuyện nhà bếp chứ nó lu bu lắm mấy con. Chiều vầy phải lo rồi, khuya phải dậy rồi. Rồi sáng phải phân cơm này kia đủ thứ cực lắm, rồi còn bao nhiêu công chuyện. Mà công chuyện cô Út rất nặng, là liên hệ với chính quyền, để bảo vệ an ninh mình đây chứ gì.
Rồi lo công chuyện xây dựng, rồi coi thất chỗ nào nước nôi đủ loại… Ai cái gì cũng réo cô Út. Nào là đèn, nào là van nước, nào này kia đủ thứ… có chuyện gì cũng lôi cô Út hết. Rồi ở ngoài cửa kia gõ cửa khách tới, khách lui. Người ở, người đi nó đủ thứ hết… nó đâu có chuyện mà thường đâu.
Cho nên vì vậy, một cái nhỏ là có cái phần nhỏ là cơm nước có người khác lo là cô Út nhẹ được một phần đó rồi, còn bao nhiêu phải gánh vác nữa. Đó con hiểu không?
Chớ đâu phải nó đơn giản đâu, cô Út làm nhiều lắm. Mà bây giờ nếu mà cứ để cho cô Út ở trong cái nhà bếp vậy thì rất là tội cho cô, mà Thầy còn muốn cô còn rãnh rang hơn nữa là sau khi xây dựng tất cả những cơ sở này, khu an dưỡng cho người già tu tập rồi thì coi như là mình lớp lớp của mình đây tạm thời nó đủ thôi không có còn làm thêm nữa, bắt đầu cô Út chỉ còn lo liên hệ với chính quyền để mà cô ngoại giao, rồi còn lo cái vấn đề mà khách khứa nữa thôi không còn gì nữa hết.
Còn hễ bây giờ tới sau này nếu mà có khách mà đến đó thì chỉ cần gọi điện thoại là cái tiệm cơm đó nó sẽ đem thêm cái phần đó cô Út cũng khỏi lo về cái vấn đề mà khách nữa Thầy dự định ở trong đầu mà Thầy xin cô Châu là bây giờ lỡ nếu mà có khách này kia thì khi mà kêu thì cứ khi sổ cái ngày đó bao nhiêu cái khẩu phần thì tính tiền; nếu mà có năm người mười người người ta đến đây để người ta thọ trai đó thì xin tiệm cơm đó nó sẵn đó nó đem vô.
(16:32) Thầy Mật Hạnh: Thưa Thầy thì cô Châu cô nói nếu có ai thì cứ gọi điện, cô đặt hết trơn một trăm hai trăm cũng được nữa.
Trưởng lão: Rồi, được mà, được mà.
Trưởng lão: Không phải! Khi mà nó giai đoạn chuyển biến nó làm cho hụt hẫng một cái người khác. Như là cô Út từ lâu tới giờ cô nấu mà giờ chuyển biến vậy cô cũng hụt hẫng đó con. Mình phải thông cảm phải hiểu chứ. Thầy rất thông cảm; Thầy hiểu cho nên Thầy an ủi cô Út rất nhiều đó chứ không phải là không đâu. Chứ không phải là đơn giản, mấy con biết mà Thầy đã nói Thầy đứng trên đầu sóng mà. Thầy hiểu hết tâm lí của mọi người hết chứ đâu phải Thầy không hiểu đâu. Cho nên mấy con phải hiểu Thầy là một người vất vả cực khổ nhất ở trong những cái lớp học mà.
Vừa đào tạo, trong khi mà mấy con bị những cái kiến chấp của mấy con nữa. Đâm ra trong khi Nguyên Thanh viết những bài đó mấy con không có chịu nghe Thầy thấy nếu mà Thầy ngồi lại soạn những cái bài mà cho đầy đủ vậy thì mấy con biết không phải một năm nữa Thầy mới mở được cái lớp này trước khi mà Thầy soạn cái giáo án. Chứ đâu phải là khi không mà vừa soạn vừa… làm sao mà có thì giờ mà đọc kinh sách để mà huân tập được như vậy. May là có cái đầu của nó nó đỡ cho Thầy biết bao nhiêu không? Vậy mà mấy con còn chê không muốn học thì Thầy thầy còn cái gì nữa? Mấy con chỉ có cái mặc cảm của mình thôi, mà mình không thấy được cái dở cái hay của người khác để mình học. Chỉ có cái mặc cảm Thầy nói tất cả những cái đó mình bỏ xuống đi. Còn cái nào hay thì mình học.
Mình ảnh hưởng, ờ cái người đó xấu vậy vậy… người ta nói sao kệ người ta xấu tốt gì mình không biết nhưng mà người ta có cái hay của người ta, để rồi rốt cuộc rồi mình học những cái hay của người ta, để cho mình chuẩn bị cho mình trên con đường giải thoát, cái đó là cái hay.
Cho nên Thầy thấy trong nam thì mấy con cũng có những cái tư tưởng đó; rồi ở bên nữ cái số người còn hơn nữa chứ đâu phải ít.
(18:15) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão…( không nghe rõ )
Trưởng lão: Không có sao đâu con…
Cho nên trong cái vấn đề đó là cái vấn đề hiện giờ mà ăn uống thì tất cả mấy con tùy thuận để Thầy lo tất cả chỉ còn duy nhất có một cái mặt mà thôi Thầy bảo đảm. Còn cái vấn đề mà mấy con lỡ ăn chết Thầy chết dùm cho; Thầy bảo đảm mấy con mà, lỡ mấy con ăn chết Thầy chết trước Thầy chết thế dùm cho. Ờ bây giờ con sắp sửa ngất ngây Thầy nói cái chết lại đây Thầy chết dùm cho con sống đi Thầy bảo nó nghe mà, các con hiểu? Cái sức Thầy bảo.
Con nghe trong cái thời mà bốn vị sư mà đầu tiên qua Việt Nam đó. Từ Khương Tăng Hội,…
Tu Sinh: Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
(20:29) Trưởng lão: Tỳ Ni Đa Lưu Chi bốn vị sư đầu tiên. Thì có một cái vị nói tui ăn thịt tui đau bụng tui không chịu, tui đau bụng… Cái ông sư đó ông đến đất nước của mình thì có những người bảo:
Ông ăn thịt đi, ông ăn mà nếu đau tui chịu cho ông.
Thì cái vị sư mà trong bốn vị sư đó mà đến đất nước Việt Nam này:
Nếu mà tui đau thì ông chịu đau thiệt phải không? Ông chắc vậy không, bảo đảm chắc không?.
Thì ông này ăn miếng thịt vô cái ông đau. Ông đau thì ông mới nói:
Bây giờ cái ông nào mà chịu đau thế cho tui lại đây chịu thế dùm cho tui đi.
Thì cái ông kia lại thì bắt đầu cái đau nó qua bên ông kia ông đau lăn lộn.
Đó! Ông chịu đau đó. Ông biểu tui ăn cho nên bây giờ ông phải chịu đau. Tui bây giờ tui đi chứ không có ở đây đâu.
Ông kia lạy quá trời quá đất!
Thôi, ông làm sao cái đau cho hết tui chứ bây giờ tui chịu không nổi!
Thì từ rày về sau mấy ông đừng có ép cái người ăn chay người ta muốn ăn gì người ta ăn đừng có ép người ta ăn thịt.
Bởi vì cái dân mà trong cái thời Việt Nam của mình là cái thời bộ lạc, nó ghê lắm chứ đâu phải. Mình đến đó mình truyền đạo thì tức là mình cũng phải giao thiệp với họ. Mà tới chừng họ làm thịt trâu, thịt bò gì đó; họ nướng, họ thui, họ ăn cái kiểu mà dân bộ lạc hồi đất nước Việt mình bắt ông Sư, ông Sư cũng ăn, ông nói tui ăn không được đâu tui ăn nó đau bụng tui quá mấy ông. Ý mình nói để từ chối thôi chứ gì. Ông đó ông nói:
Ông ăn đi mà, ông đau bụng tui chịu cho ông.
Mấy ông bộ lạc mà, mấy ông như đồng bào Thượng của mình vậy đó, con biết không?
Ông ăn đi tui chịu đau cho!
Cái ông đó ông tưởng rằng mình ăn mình chịu đau thôi chứ ông làm sao ông chịu đau. Nhưng mà cái ông sư này ông nói:
Thiệt ông chịu đau phải không? Tui ăn chừng nào tui đau tui kêu ông chịu à!
Thì ông này nói:
Ông cứ ăn đi, đau tui chịu cho.
Bắt đầu cá với nhau rồi ăn vô miếng cái ông Sư ông rên quá. Rồi ông kêu cái người nào mà chịu đau lại đây chịu dùm tui, thì cái ông đó ông lại. Thì ông nói cái đau qua bên ông đi tui hết đau là tại ông nói ông chịu. Thì do đó cái ông kia ông ôm rên.
Cái đó là sử dụng cách thức thần thông tưởng thôi mấy con chứ không có gì đâu. Hôm nào mấy con muốn biết để Thầy làm thử cho một bữa. Không cái tưởng cái lực nó mạnh lắm con; nó làm được đó chứ không phải là không đâu. Cái đó là cái thần thông tưởng thôi chứ không có gì đâu, thật sự mà.
(22:47) Cho nên cái chuyện mà Thầy nói đọc ở trong đó như là huyền thoại. Nhưng mà không ngờ, không ngờ nó có thật; chứ không phải là huyền thoại. Nhưng mà những cái vị sư đó Thầy biết họ chưa có phải là người ly dục ly ác pháp hoàn toàn đâu. Bởi vì họ viết kinh sách ra Thầy biết mà, toàn là Đại Thừa không. Nhưng mà cái lực tưởng họ đến mạnh như vậy đó con, cái thần thông như vậy đó chứ không phải là thường đâu. Cho nên tất cả những cái thần thông tưởng không có gạc Thầy được cái chỗ này đây Thầy biết rõ mà, vị sư nào mà nói cái chuyện này kia đề Thầy biết, biết rất rõ không có thể nào qua mặt thầy được; đó là cách thức cách hiểu của Thầy.
Cho nên Thầy muốn nhắc lại cái chỗ này để cho mấy con thấy rằng mấy con sợ chết mấy con ăn đi có chết Thầy bảo: “ờ, cái chết đó về Thầy”. Chừng đó Thầy nằm xuống Thầy chết dùm cho, rồi mấy con sống. Có vậy thôi. Hiểu không? Bây giờ Thầy tắt thở Thầy nằm đó, đặng con bây giờ con thở con sống. Lúc đó mấy con mới nói Thầy, “Thầy ơi đừng có chết, để cho con chết!”.
Thì nói đùa chơi như vậy thôi; chứ thiệt ra nó không có có đâu con. Có những cái điều kiện đó thì sự thật ra thì mấy con đừng có lo. Mấy con chỉ ảnh hưởng với nhau mà nói đau nói bệnh, nói ăn uống đau bệnh đồ, tại mấy con ảnh hưởng tưởng của mấy con thôi. Trời đất ơi! Đau bệnh thì phải đau hết chứ sao lại có người này đau mà người kia không đau?
Rồi rùm với nhau này kia nọ thì Thầy thấy tất cả mấy con muốn biến trở thành cái Tu viện chúng ta có cái nhà bếp trở lại, điều đó mấy con sai. Trong khi Thầy rất là cực khổ mới được như vậy chứ không phải dễ đâu. May mắn lắm đó mới có cô Liên Châu, chứ mà không có cô Liên Châu Thầy tổ chức sao nổi.
(24:23) Tu sinh: Con nghĩ là bây giờ thôi mình đừng có lấy bất cứ một cái gì cô Út cô để đó. Thì khi cô để từ 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày cho 5 ngày nó hư thối rồi đem bỏ bớt. Rồi bắt đầu cô sẽ ngăn chặn…
Trưởng lão: Không! Con làm như vậy nó sai. Bởi vì người ta ở đâu người ta cúng dường đến đó. Không phải con!
Tu sinh: Thật ra cái này không phải là ý của cô Út.
Trưởng lão: Không phải ý của cô Út, mà là của người ta, rồi cô Út mới làm.
Tu sinh: Con nghĩ là tại vì con đi ngang qua con nghe cô Út mà cô đứng cô nói với ông Út ông đồ này kia, con đứng lại cũng có một cái ý như…
Trưởng lão: À, không cái vấn đề đó là cái vấn đề mà Thầy đã nói hụt hẫng, con đã hiểu rồi. Nhưng mà điều kiện nó không phải đâu; nó cũng có sự thúc đẩy ở bên ngoài.
Cũng như bây giờ cô muốn gói bánh chưng đâu, nhưng mà ở Hà Nội chở vô một đống bánh chưng, buộc lòng. Hay hoặc là Phật tử cúng dường bánh trái.
Cho nên con biết cô Liên Châu mà đem vô đây cúng dường nào nấm, nào này kia đủ thứ. Thầy gợi ý khéo mà cô hiểu, đem ra ngoài tiệm cơm chay, đừng có để đây cô Út cô làm. Có phải không mấy con thấy.
Những cái đồ ăn mà đồ Đài Loan đồ nó làm như thịt tròn tròn đồ này kia nó bọc bọc vầy, đem lên bao bao vậy chứ gì.
Tu sinh: Đống đống vậy…
Trưởng lão: Bữa để đây nè Thầy bảo rồi shipper nó mới xách ra xe nó mới đưa ra ngoài hiệu cơm chay nó đem ngoài đó. Chứ còn để đây cô Út cô làm, bởi vì cô làm sao cô bỏ. Con hiểu không?
Cho nên lần lượt, lần lượt rồi mình sẽ khắc phục, khắc phục rồi cô sẽ thấy cái sự thảnh thơi của cô, chừng đó cô không có hụt hẫng nữa. Chứ người ta đang nấu cơm mà vụt cái hết nấu cơm thì phải hụt hẫng chứ sao. Cái chùa đang có cái nhà bếp mà bây giờ cái nhà bếp vắng que thì nghe nó lạnh lẽo quá thì mấy người nhà bếp cũng phải buồn tủi chớ; cái điều đó mình phải hiểu con.
(26:13) Nên bây giờ đó để lần lượt rồi Thầy sẽ giải quyết cái đám Phật tử cúng dường ba cái thực phẩm này, phải giải quyết cái gốc, chứ còn không giải quyết cái gốc này không được. Khó lắm à mấy con, cái vấn đề này là vấn đề khó nó còn duy trì dài lắm chứ không phải là một ngày hai ngày đâu.
Nhưng mà mục đích của Thầy là mục đích vầy, nó một lần hai lần. Bây giờ có thể cái Tu viện này nó đã quen rồi nhưng mà cái cơ sở khác là không được, không được thành lập cái nhà bếp ở trong đó được. Nghĩa là Phật tử ở đâu kéo về đó cúng dường, chứ còn không được ở trong cái khu vực đó mà… cũng như bây giờ cái trung tâm an dưỡng ở Hà Nội làm xong rồi, mà Thầy ra Thầy tiếp thu, giấy tờ đàng hoàng tiếp thu xây cất đồ xong xuôi. Bắt đầu bây giờ có người về sinh hoạt rồi, cái nhà bếp không được ở đây. Ngay từ đầu, nó không được con.
Còn bây giờ nó cả mười mấy năm hai chục năm ở đây bây giờ cái vấn đề rất là khó, mà Thầy làm được như vậy là nó đi hết hai phần rồi nó cũng còn một phần. Các con thấy Thầy khó mà Thầy làm được mấy con, ghê gớm lắm chứ không phải dễ. Mà bây giờ nó còn chút nữa, mà nếu không thì nó lại xảy ra những cái chuyện khác khó khăn hơn. Cho nên mấy con cứ tùy thuận, lần lần Thầy sẽ giải quyết mà. Chứ còn mấy con làm cái bức chớn là coi chừng á, đổ vỡ hết cả đám, khó lắm!
(27:30) Tu sinh: … Mấy lúc trước thì cô đem ra ngoài kia, lúc trước á.
Trưởng lão: Nói chung mấy lúc trước thì cô mang ra ở ngoài đó, nhưng mà Thầy không cho Thầy nói ở ngoài đó để cho Phật tử người ta cúng dường cái gì đó người ta cúng đừng có đem. Nói cô vậy, cấm không cho. Cho nên giờ cô để đây mà cô đem ra nữa Thầy nói ờ bây giờ cái điều đó sau này thì lần lượt con thấy mình cần còn phải làm cái điều kiện khác nữa, không phải làm cái chuyện này đâu. Để Thầy dẹp ba cái Phật tử cúng dường sai này hết, không đúng. Chùa người ta có chỗ, có cơm ăn áo mặt hàng ngày người ta có rồi, để lo bao nhiêu công chuyện khác chứ đâu phải mà cứ dồn dập như từ lâu tới giờ bắt người ta phải nấu nướng như thế này nữa. Phải thay đổi thôi.
Cho nên ở đây Thầy nói rất khó, nó nhiều cái tư tưởng, nhiều phe nhóm; nhiều cái nhóm này, nhóm này… Trong này có bao nhiêu nhóm Thầy biết hết. Nghĩa là người ở chỗ này, người chỗ này nhưng mà người ta không có thông cảm Thầy dám đứng ở trên cái khó khăn.
Thí dụ như tình cảm của mình nó xuyên qua chỗ này, nó xuyên qua chỗ này nó thành ra cái phe này nó làm không đúng… nó khó lắm. Trong nam cũng vậy, ở bên nam chúng ta cũng vậy mà bên nữ cũng vậy chứ không phải không.
Tu sinh: … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Cho nên Thầy dập xuống. Hễ hở ra một chút là Thầy dập xuống hà, hở ra chút Thầy dập xuống. Bữa đó Thầy nói người nào tu được ở mà tu không được nói chuyện ăn uống đi ra Thầy thẳng thắn mà Thầy không chấp nhận những cái điều đó.
Còn về học lớp Chánh Kiến chứ không phải Chánh Tư Duy. Ở đây quý cô đều nói trong cái Chánh Tư Duy chứ không phải là Chánh Kiến. Cái mình chưa hiểu tại sao mình không học hiểu? Mình cứ chê hà. Mình biết gì mà mình chê? Cái sức, những bài vở mình viết mình có hiểu rộng rãi chưa? Mà cái Chánh Kiến là cái hiểu rộng rãi của cả thế gian này chứ đâu phải là cái hiểu nhỏ mọn.
Bây giờ nói thân bất tịnh, nói các pháp bất tịnh mình nói sơ sơ như vậy đủ ha? Đâu có đủ đâu, còn hiểu biết nhiều nữa chớ. Đã hiểu biết, còn bây giờ mình cứ đem cái chuyện lặt vặt của mình để xả cái tâm từng chút từng chút này mình nói cái đó nó đủ ha?
Mình đem những cái chuyện đó nó lặt vặt như vậy thì mình nói cái chuyện đó là cái chuyện Chánh Tư Duy để cho mình xả được cái tâm. Bây giờ cái lớp Chánh Tư Duy nó có phải dạy cái lớp đó đâu. Tất cả những cái này nó chưa có học tới, mà bây giờ mình đem cái chuyện nhỏ nhặt đó như vậy nói là chờ khi nào người ta học tới lớp đó mấy người học chung chung bây giờ đem ra nói mấy người nói hay hả, hay sao được mà hay, cái chuyện đó không có hay. Bây giờ cần phải cái tri kiến mình phải hiểu nè, đó mình phải hiểu.
(30:05) Mà nếu Thầy không đưa những cái chánh tri kiến này cỡ sức mình hiểu về nhân quả như thế nào mình hiểu chưa? Phải không? Mình đâu có hiểu. Cái hiểu của mình nó hiểu chung chung, mà hiểu ai cũng nói nhân quả được. Nhưng mà nói cái kiểu mà thường thường ai cũng nói được hết, nhưng mà nói cái kiểu quá cạn, không có sâu.
Tu sinh: … (không nghe rõ)
Trưởng lão: Của người khác…. Chính cái chỗ đó mới là cái bản ngã của mấy con mà Thầy dẹp đó.
Tu sinh: Cái phần kia người ta đưa ra con có thể chấp nhận được. Con thấy chấp nhận tốt không có gì, mặc dù bản ngã người ta ra sao không cần biết gì hết.
Trưởng lão: Cái mình học. Thật sự ra thì cái gì mà “Thầy nói ra thì mấy con cũng thấy hay, nhưng mà có cái người nào mà nói… thì mấy con thấy người đó dở. Bởi vì cái người đó đang… nhưng mà chính cái chỗ đó là cái bản ngã con”. Chính cái chỗ đó là cái bản ngã lắm, chính chỗ đó chỗ tu, chỗ mà cần phải tiếp thu, cần tiếp thu những cái hiểu biết. Mình không thấy mình hơn ai hết mình cần học mọi người, dù một đứa bé có cái hay mình vẫn học. Cho nên Khổng Tử mà phải học Hạng Thác mà, con thấy Khổng Tử mà phải học một đứa nhỏ, một đứa bé mà phải học nó. Mà ông trả lời được đâu mà ông ấy học.
Đó thì mấy con thấy, cho nên những cái mẩu chuyện như vậy rõ ràng là chúng ta phải học mà học cái hay. Nhưng mà chú bé đó đâu phải là Hạng Thác giỏi hết. Ông được ở cái góc độ này chứ chưa hẳn là, nói ông Thần đồng chứ sự thật ra ông Thần đồng ở trên góc độ ông thôi chứ ông biết gì… nếu mà ông biết gì được thì ông như Phật rồi sao? Ông có biết Nhân bản - Nhân quả không? Ông có biết đạo đức nhân bản không? Hay là ông chỉ cật vấn ông Khổng Tử? Con hiểu không?
Đó đâu phải là Hạng Thác giỏi đâu Thầy nói ở trong đời nay ông Phật mới đưa ra Chân Lý chứ không có cái người nào đưa ra Chân Lý. Hạng Thác có đưa ra Chân Lý được không?
Nếu mà nói Thần đồng thì ông phải hiểu những cái điều kiện cần thiết cho con người chứ; ông đưa ra những cái chuyện mà không có ăn thua gì. Ông hỏi: “Lông mày trước mặt ông bao nhiêu cọng ông biết không? ”. Hỏi cái đó để làm gì? Để cật vấn người ta chơi. Phải không?
Như cái chân mày của Thầy nó thưa rồi nó có mấy cộng nó đâu có bằng con. Thì làm mà nói trúng được, có phải không?
Mà ai mà đưa cái chân mày xuống để đây mà đếm, hay hoặc là cái lông nheo chúng ta đưa xuống mà đếm bao giờ. Ờ tui hỏi cái chuyện trước mắt ông á: vậy chứ cái lông nheo hay cái chân mày ông mấy cọng ông biết không mà ông nói dữ vậy? Có ai ngờ cái chuyện hỏi kêu là cắc cớ hỏi vậy không? Chẳng qua các nhà văn đặt điều thôi chứ; ở đó!
(32:51) Tu sinh: … Là nhẹ nhàng nói. Ổng chỉ có đem theo cái chén bằng mủ; ông ra ông gặp đứa chăn trâu nó bụm tay uống nước. Nói thôi tôi thưa đứa nhỏ này rồi; nó tự do quá; còn tui còn thua nó.
Tu sinh: Nhiều cái câu chuyện trong Phật giáo đã có những cái câu chuyện bịa đặt; ở ngoài đời còn có những câu chuyện bịa đặt hơn nữa.
Trưởng lão: Đó vậy đó con. Nhưng mà cái sự thật là phải sự thật, còn cái đó là cái rắc rối, cái mắc vướng, khéo léo thôi không có gì mà hay ho.
Chứ sự thật là mình phải sống như thế nào đừng làm khổ mình khổ người, đó là cái Chân Lý của đạo Phật mấy con; cái này lợi ích. Còn cái chuyện đó hỏi chơi, nghe cũng hay chơi có lợi ích gì đâu. Biết cái chân mày này bao nhiêu cộng có cái lợi ích gì? Mà hỏi?
Mà trước mắt không có biết cái thiện cái ác nè, mới chính cái đau khổ của mấy người nè; làm sao mấy người phân biệt được cái thiện cái ác mấy người mới không đau khổ, cái chính của đạo Phật là cái hay đó.
(33:49) Sư Phước Tồn: Mô Phật bạch Thầy! Cái tâm của con nó lo lắng. Là lúc trước ba con có đến đây với con đó, thì ba con nói là qua tết ba con sẽ vô đây gặp con rồi gặp Thầy. Thì cái tâm nguyện con khởi lên là muốn xin những cái sách vở hoặc là những cái hình ảnh mà ghi, là con để con xin gởi về cho gia đình con cho má con đặng má con bớt nhớ thương con. Tại vì má con mỗi khi nhớ về con là má con khóc hà. Thì nó khởi lên là muốn xin như vậy, và như vậy thì…
Trưởng lão: Cái đó là ái kiết sử con; để rồi Thầy sẽ cố gắng Thầy giải quyết cho cái niệm này để con yên tâm con tu con.
Sư Phước Tồn: Nhưng mà nó khởi lên như vậy con có nên dùng câu tác ý để đập nó xuống không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không! “Giải quyết chứ không phải đập. Đây là cái giải quyết của cái ái kiết sử. Con đập ngang tức là con bị ức chế nó con, nó sẽ không hết ái kiết sử”. Mà để bây giờ cái này cái lợi ích, lòng thương của con hơn là con đem Chánh pháp cho cha mẹ mình mà. Cho nên con xin sách hoặc là xin băng đĩa để về cho cha mẹ mình được khi mà nhớ mình người ta đọc người ta thấy mình tu vậy người ta lại an vui, người ta thấy thích. Là đem lại cái nguồn an ủi và đồng thời cũng được nghe chánh pháp nữa thì nó lại làm cho ba mẹ con đi vào con đường chánh pháp của Phật tốt chớ.
Sư Phước Tồn: Thầy con sợ rằng là nếu mà cái niệm này nó khởi lên nhiều lần như vậy thì cái ái kiết sử làm cho cái lòng tâm con càng nhớ thương cha mẹ.
Trưởng lão: Không phải, không phải đâu! Nhưng mà cái trách nhiệm bổn phận hiếu đạo của con. Khi mà Thầy đã cho con sách vở, băng đĩa đồ rồi thì con thấy an, rồi chờ ba mẹ mình lên mình trao cái nó an ổn. Và đồng thời khi mà có đủ cái tài liệu mà mong muốn thì nó cũng an con rồi; nó không còn lo nữa. Cho nên vì vậy mà con ngồi con yên tu hơn. Còn bây giờ nó chưa có đủ nó cứ nhắc hoài không biết làm sao chớ.
Để Thầy thấy Thầy thông cảm được cái điều kiện đó Thầy sẽ giúp đỡ, cần những gì đó con viết ở trong cái tờ giấy đi. Rồi Thầy đến Thầy xin cô Út rồi cái gì mà cần thiết Thầy giúp đỡ cho con đầy đủ để cái tâm con an ổn trên cái lòng hiếu con đối với cha mẹ mình.
(35:59) Sư Phước Tồn: … (Không nghe rõ). Ba bốn năm nay cái Tết con không có về…. Tết về thăm gia đình chút rồi đi cũng được… Như vậy tâm con khởi lên…( nghe không rõ )
Trưởng lão: À cũng được không có sao hết; Thầy sẽ cho về. Để mình giải quyết vừa cái ái kiết sử, mà cũng vừa để mà sau đó mình trở lại mình tu. Vì cái nghiệp của mình đang dính cái nghiệp nặng cho nên mình giữ Tứ Niệm Xứ không được. Cho nên mình phải chậm hơn một chút không có sao. Co cứ… tới chừng đó rồi Thầy sẽ cho nếu mà ba mẹ con không lên thì con cứ về trong ba cái ngày tết, rồi về đó cũng là một cái điều kiện tốt cho gia đình của mình chứ không sao Thầy sẽ cho.
Bị vì bây giờ con bị cái nghiệp như vậy con tu Tứ Niệm Xứ không được, bảo vệ nó không được đâu. Bởi vì nó đâu có hiện được, hễ con ôm pháp nào tu thì hơi nó cũng thừa hơi ra thì không được đó con.
Tốt hơn là tới chừng đó sẽ giải quyết Thầy rất là giải quyết về đạo đức lắm, tâm lý lắm không có gì đâu mà sợ. Yên tâm bây giờ cứ được giờ nào lo tu giờ nấy thôi không có gì đâu phải sợ, tới chừng đó xin Thầy Thầy cho hà không có gì đâu.
(37:35) Sư Phước Tồn: Tại vì con sợ nếu rằng về thì phá hạnh độc cư…
Trưởng lão: Không phải đâu! Bây giờ mà gọi là phá hạnh độc cư thì “nếu mà con đang tu Tứ Niệm Xứ cái giai đoạn cuối cùng đó mà con còn nói chuyện đó thì con mới là người phá hạnh độc cư”. Còn bây giờ đó con có thể tiếp với nhau, mà con có thể hỏi những cái pháp tu hay hoặc là rút tỉa từng kinh nghiệm mình cố gắng mình không nói chuyện thì càng tốt. Nhưng mà lỡ mà có nói chuyện thì mình nghĩ rằng mình đừng có nói chuyện tào lao là cũng được; chứ không khéo mình nói chuyện đời nói chuyện này kia nó quen đi; nó khó bỏ. Cho nên ngay bây giờ đó mình tập, nhưng mà vì cái vấn đề đó không phải bắt buộc mình ức chế đến cái mức độ mà chịu đựng không có nổi.
Cho nên ở đây Thầy không có làm cho mấy con phải khổ sở về cái pháp độc cư đâu. Nhưng mà Thầy thường thường Thầy tha thứ những cái lỗi lầm của mấy con hay nói chuyện đó Thầy cũng tha thứ. Nhưng mà cái vấn đề đó là phải giải quyết và khắc phục để lần lượt cho mình phải trọn vẹn độc cư. Chứ bây giờ trong cái giai đoạn con như vậy chưa phải trọn vẹn được đâu. Con cứ sợ rằng mình đi ra vậy thì nó không được, nhưng mà cái tâm con thì nó bất an lắm. Con hiểu không?
(38:38) Sư Phước Tồn: Dạ có một cái trường hợp này đối với cô Nguyên Thanh, con coi như là cô Nguyên Thanh cũng giống như một đứa em gái con, thì cũng bằng tuổi của em gái của con hiện giờ. Thì khi mà có mỗi lần cô Nguyên Thanh khi mà đứng ở ngoài này thì con có gặp mặt được nhưng con không dám nhìn, thì con quay mặt cúi đầu xuống. Như vậy con mới sợ rằng cô ấy sẽ khởi những cái ý niệm cho con là giống như những người khác, là có cái mặc cảm đối với cô ấy. Trong cái trường hợp này con phải, nếu mà nhìn mặt thì cả cái tâm mình phóng dật. Cái thứ hai là nếu mà phòng hộ về cái mắt của mình thì sợ rằng cô Nguyên Thanh sẽ có cái khởi nghĩ rằng con thí dụ như sợ mình buồn, người khác đối xử với cô như vậy. Trong trường hợp này con phải như thế nào?
Trưởng lão: Không có sao, con cứ giữ được cái hạnh của mình phòng hộ như vậy là tốt thôi con đừng có ngại, đừng có lo rằng cô sẽ nghĩ. Những cái người nào mà cô nghĩ là những người đó cô đã biết. Người như cô Nguyên Thanh cô biết người nào không ưa, người nào ghét cô cô cũng biết hết. Cô thông minh lắm mấy con đừng có lo điều đó.
Đối với bên nam, bên nữ bên gì đó cô cũng biết hết hà, người nào sao cô cũng biết hết bởi vì cái đầu óc đó nó thông minh lắm, biết cái người nào hết. Con bây giờ không nhìn không ngó gì cô cũng biết con sao cô cũng biết hết. Con khỏi lo điều đó; con chỉ lo mình phòng hộ mình tu cho mình thôi, đừng lo cái điều đó đâu.
Sư Phước Tồn: Như vậy trong những cái bài mà của cô Nguyên Thanh viết như vậy đó, thì Thầy có thể cho con mượn con đọc để mà con hiểu để mà cái tri kiến con được phát triển.
Trưởng lão: Được mà không có gì đâu con Thầy sẽ sau này khi mà đánh vi tính xong rồi Thầy sẽ photo một ít bởi vì Thầy thấy những cái điều học hiểu đó nó có cái tầm rộng trên các pháp rồi Thầy sẽ gửi cho mấy con để mấy con nghiên cứu thêm để mình huân thêm những cái hiểu biết do người ta kết tập lại cho mình nó gọn vậy đó, thì nó quá đỡ cho mình biết bao nhiêu. Do đó thì Thầy sẽ photo cho con.
(40:42) Sư Phước Tồn: Con lấy kinh nghiệm trong cái học tập trong lớp của con cũng vậy. Rằng những cái bài toán nào con biết giải được thì con cũng phải cần học hỏi những cái người bạn, những cái phương pháp, những cái cách giải khác nhau. Thì trên lớp này cũng vậy con… những bài hay con muốn rằng có thể con muốn mình đọc những cái bài nào mà thấy trong cái lớp tri kiến này mà đúng, thì Thầy biết rằng đây là cái bài đúng về cái lớp tri kiến này thì Thầy sẽ cho con mượn những cái bài đó con đọc qua để mà con tích tập những cái tri kiến của con để con xả tâm được tốt.
Trưởng lão: Được chứ con. Sau này những cái bài nào mà Thầy chọn đó nó sẽ đóng được thành sách nó sẽ gửi cho mỗi người đều có một cuốn mấy con chứ không phải là riêng đâu, nhất là cái bộ mà đạo đức làm người đó, đạo đức nhân bản đó. Thì cái vấn đề đó là cái vấn đề nó được từ cái lớp học của mấy con đó nó trở thành những cái môn học sau này cho mọi người; mọi người đều có cái lối viết, một cái lối… sau này Thầy sẽ mượn hết những cái bài vở của mấy con, có những cái gì mà cần thiết đó sau này Thầy sẽ chịu khi Thầy chỉnh sửa lại cho nó hoàn chỉnh hơn, để sau khi mình cho nó thành sách, sách của mấy con mà. Thành ra mấy con viết, mấy con học mấy con tu mà. Nó là cái điều kiện cần thiết cho mấy con; mấy con mới thấy từng cái kinh nghiệm của người này đến người kia. Ở đây mình học mình tu, để mình hiểu biết mình tu. Cho nên mọi bạn của mình đều là thầy của mình hết mà, tất cả các bạn đều là thiện hữu tri thức mà. Nên nhớ cái điều đó chứ nó không có xa lạ gì đâu con.
Sư Phước Tồn: Mô Phật! Bạch Thầy, như trong trường hợp cái bài viết của Nguyên Thanh là quán thân bất tịnh. Nhưng mà Thầy muốn cho đọc lên mà không có thời gian, như vậy nếu mà cái bài đó con Thầy giờ Thầy có thể cho con mượn đọc qua được không Thầy.
Trưởng lão: Ờ bây giờ coi như là đang đưa đánh vi tính đó con, để đưa đánh vi tính xong đã con.
Rồi con.
(42:33) Tu sinh: Dạ kính bạch Thầy! Con xin sám hối về cái chuyện về con nói chuyện với Thầy hôm qua đó… (không nghe rõ). Con xin sám hối.
Trưởng lão: Không có gì đâu con.
(42:48) Tu sinh: Con xin sám hối (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Con biết sám hối, biết như vậy là hay lắm đó con. Ráng cố gắng khắc phục.
Trưởng lão: Bởi vì trong cuộc đời mà tu hành chúng ta hoàn toàn mà muốn trở thành Thánh thì nó cũng từ nơi chúng ta biết sửa những cái sai của mình nó mới trở thành Thánh chứ không phải ông Thánh nó có sẵn mấy con, mà chính từ con người. Cho nên những cái lỗi phải chúng ta đều là ai cũng có cái lỗi hết. Mà mình cứ tập trung mình nhìn cái lỗi thì mình không thấy cái hay của người khác… Do như vậy đó mình cố gắng mình khắc phục mình, vì vậy mà cố gắng phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình càng tối đa chừng nào càng quý chừng đó con, ráng cố gắng khắc phục thì mình sẽ tiến bước trên con đường tu tập đến giải thoát dễ dàng không có khó mấy con.
(44:27) Sư Phước Tồn: Mô Phật, bạch Thầy! Hôm nay con có về đó con có ăn một bữa thì con tu tập… ( nghe không rõ )Trong suốt thời gian tu tập con có phá hôn trầm thùy miên… Qua 45 phút thì nó tỉnh, ngồi 15 phút sau… phi thời thì không nên, con xin sám hối con sẽ ráng cố gắng khắc phục (không nghe rõ).
Trưởng lão: Ráng cố gắng khắc phục Thầy dạy giờ nào nó ngủ giờ nào thức nó nghiêm chỉnh thì nó tốt mấy con, đừng có để mà phi thời thì nó không tốt, phải ráng cố gắng khắc phục. Hôm nào có dịp mà Thầy sẽ đưa một cái bài kinh của đức Phật dạy cách thức ngủ nghỉ cho mấy con thấy. Chứ không khéo mấy con muốn ngủ hồi nào ngủ, muốn thức hồi nào thức, rồi muốn tập điên tập khùng nữa, Thấy sợ riết rồi mấy con loạn thần kinh chết Thầy đó, nó cực khổ mang tiếng Thầy.
Tu sinh: Dạ tụi con xin…
Trưởng lão: Thầy sẽ đưa cái bài kinh mà đức Phật dạy cái chỗ mà ngủ nghỉ, đức Phật trả lời với ngoại đạo rất hay mấy con, về vấn đề ngủ nghỉ.
Bởi vì trong khi ngoại đạo nó cũng cho rằng cái ngủ đó là cái si; cho nên vì vậy nó phá nó không có ngủ, nó tập ngủ. Đức Phật phá rất hay, để rồi Thầy sẽ cho mấy con cái đoạn kinh đó mấy con. Có thể mang Thầy photo ra cho mấy con đọc đoạn.
Sư Phước Tồn: Như vậy giờ giấc bây giờ con chỉ tu tập bình thường.
Trưởng lão: Đúng rồi con! Con giữ bình thường. Bởi vì đối trị với cái bệnh con nó không có phải mà gắt quá như vậy được. Cho nên nó cần phải có sự ngủ nghỉ. Cái phá cái ngủ nghỉ của mấy con là coi chừng nó sanh ra cái bệnh còn nặng hơn nữa chứ không phải dễ đâu. Bởi vì mình đi ngược lại với cái cơ thể của mình, mình làm sai cái quy luật của nó rồi. Cho nên vì vậy tới chừng tự nó mà tu Tứ Niệm Xứ tới chừng nó tỉnh; nó sẽ không có buồn ngủ mà nó rất là sung mãn; nó không có ngủ là khác. Còn cái này mình chưa tới mức độ đó mình ép nó thì coi chừng mình bị ức chế đó, mình làm hại cho cái thân mình mà mình không biết.
Cho nên ông Phật ông dạy kỹ lắm cái bài kinh mà Thầy nói tuyệt vời. Bởi vì ở đây tại cái lớp của chúng ta có những người mà thức như vậy đó, nó nhiều như vậy. cho nên vì vậy mà Thầy muốn đem cái bài kinh đó ra để cho mấy con thấy rằng đạo Phật không có dạy. Sai cái quy luật của nhân quả của nó.
Thường thường nó làm chủ chứ nó chuyển biến chứ nó không có làm nghịch ức chế nó, ức chế trên cái thân và tâm của nó bằng cách như vậy. Cho nên đức Phật mới dám tuyên bố rằng: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Mấy con nghe cái câu nói đó là đủ biết mình ức chế, mình cố gắng mình thức là mình cũng tự làm khổ mình đó.
(47:23) Sư Phước Tồn: Như vậy trong trường hợp này con thấy là ví dụ trong ba tiếng đồng hồ tu tập hoàn toàn liên tục, ba tiếng đồng hồ pháp Thân Hành Niệm như vậy con có ức chế hay không?
Trưởng lão: Không! Bởi vì mình đang phấn đấu mình đối trị bệnh mà. Đang mình đối trị cái bệnh của con thì có gì đâu ức chế. Con hiểu không? Mình dẹp nó tức là mình cán nát cái bệnh của con nó khác. Con hiểu không?
Đây là mình dùng cái phương pháp để cán cái bệnh của con hết cái giờ đó thì mình nghỉ.
Sư Phước Tồn: Có nghĩa là trong giờ tu tập cứ việc ôm pháp Thân Hành Niệm đi suốt mãi.
Trưởng lão: Ờ tập được thì càng tốt, nhưng mà hễ có hiện tượng gì thì cứ báo cho Thầy giúp đỡ. Chứ đừng có ờ bây giờ tôi cán nát cái bệnh tôi mà giờ nó thành ra cái bệnh khác nữa thì thôi cái này nguy hiểm. Vừa phá bệnh này nó để ra bệnh khác nữa thì thôi.
Cho nên hễ khi tu tập mà thấy có gì đó chướng ngại thì ngay đó báo cáo cho Thầy biết liền. Phá bệnh nhưng điều kiện rằng không phải phá mình. Phá giặc chứ không phải là phá cho mình tiêu.
Bây giờ thí dụ như quân đội mình đóng đây để đánh nhau rồi. Bây giờ muốn diệt hết quân đội của giặc thì dập luôn quân đội mình chết luôn hết; cả hai cái bỏ bom chết hết thì thôi rồi, nước con độc lập còn ai ở đây? Phải không? Con hiểu cái điều đó coi chừng sai.
Cho nên bây giờ đó lính của giải phóng nằm đây mà lính quốc gia nằm đây; bây giờ đem nguyên tử dập xuống hết đi. Chết rồi thì còn ai, chết ba ông Việt cộng này chết Quốc gia luôn thì còn cái chỗ nào nữa mà xài. Con hiểu chỗ đó?
(48:49) Sư Phước Tồn: Cho nên con sợ Thầy lo lắng cho nên con không có dám thức suốt đêm.
Trưởng lão: Bây giờ đó mà không thức suốt đêm mà cố gắng thức suốt đêm mà trái lại ngủ phi thời cũng hơn. Phải không mấy con để ý. Rốt cuộc rồi con cứ bị ngủ phi thời không. Giờ nào ra giờ nấy con.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Bây giờ cũng bốn giờ rồi.
Trưởng lão: Nghỉ con. Bắt đầu bây giờ mấy con có hỏi Thầy gì nữa thêm không? Hết rồi ráng cố gắng, mình biết sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Mọi việc đều chờ Thầy giải quyết rồi Thầy giải quyết Thầy làm sao mà nó trở thành thanh tịnh.
Tu sinh: … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Bởi vì Thầy mới đưa ra cái Thiền Căn Bản là phải sống ba đức, ba hạnh: nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Mấy con thấy trong cái thiền căn bản. Học những cái đầu tiên, biết nhẫn nhục trên giai đoạn đó. Và giải quyết mọi mặt nó điều biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng; nó giải quyết, nó mới đi trên cái bình yên, nếu không khéo không yên. Cuộc đời mình cả một cái vấn đề khó, cho nên mấy con mà được sống gần Thầy phải học những cái hạn Thầy ghê gớm lắm. Mà không bắt chước Thầy thì mấy con sẽ tiêu chứ không phải dễ.
Thôi bây giờ nghỉ mấy con!
HẾT BĂNG