00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 050B (NỮ) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - NHÂN QUẢ ÁI KIẾT SỬ - CẢM THỌ

CK 050B (NỮ) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - NHÂN QUẢ ÁI KIẾT SỬ - CẢM THỌ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 08/01/2006

Thời lượng: [55:44]

1- GIỮ TÂM THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ.

(00:01) Trưởng lão: Huệ Ân con nói đi con, con cứ ngồi đó hỏi Thầy đi, không có đi đâu con. Con ngồi trên ghế hỏi Thầy đi, không có sao đâu con.

Huệ Ân: Con xin phép con ngồi …​ (không nghe rõ) tâm như cục đất, ly tham sân si, tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Con ngồi yên lặng để lắng nghe trên thân, thọ, tâm, pháp của con coi có chướng ngại gì không …​ (không nghe rõ). Pháp Thân Hành Niệm con thử với Định Niệm Hơi Thở, an tịnh thân hành con đưa tay vô đưa tay ra đưa tay khổ đau phải theo tay cánh tay đi ra, khổ đau theo cánh tay đi vô. Tới pháp …​ (không nghe rõ) con cả nghĩ, con cả nghĩ rồi bắt đầu con lệnh, con nói con nằm xuống con chứng nghiệm, an tịnh thân hành con đuổi con đuổi niệm khổ, rồi một phút nữa là nó hết. Hết rồi hết giờ con xả nghỉ thôi, con thấy như là …​ (không nghe rõ). Cái pháp Thân Hành Niệm rồi cái tác ý đó thầy bảo cho rồi con cứ giữ vậy rồi con tu rồi con tu không biết rồi có đúng không.

(03:03) Trưởng lão: Đúng con, con tu như vậy được rồi con, con nhớ tu như vậy tốt lắm. Có bệnh thì con cứ nhớ tác ý đuổi bệnh thôi, chừng nào bệnh hết thì nó thanh thản, an lạc, vô sự, không có gì hết, con tu như vậy được rồi. Cái sức của con thì bây giờ đó tu như vậy rồi giữ gìn cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự được như vậy là tốt lắm, ráng tu tập như vậy được rồi, không có sai đâu. Rồi con trình Thầy đi con.

Tu sinh: …​ (không nghe rõ)

(04:11) Trưởng lão: Đó là những hiện tượng của tưởng đó con, con bảo “Dừng, tất cả những cái này là ma tưởng, đi đi”, con chỉ tác ý như vậy đủ rồi, rồi con giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, tức là con quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của con.

Mấy con lưu ý cái phần này, nghe nói giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì mấy con chú ý cái thanh thản. Nói tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì mấy con nhìn lại cái thân của mấy con, cảm nhận toàn thân của mấy con thì đó là thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ không khéo mấy con sẽ nhận qua một cái trạng thái vô hình bằng cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự thì coi chừng mình tập trung trong đó thì cũng sai mấy con.

Mới đầu thì chúng ta nhắc để chúng ta giữ gìn cái đó thôi, nhưng mà sau này chúng ta quan sát ở trên cái thân của chúng ta thôi. Quay vô nhìn cái thân để coi nó có xảy ra những cái động tĩnh gì trên đó thôi, chứ không phải là chú ý ở trong cái thân của chúng ta nữa, mà nhìn để coi nó có sự ác pháp gì tác động ở trên đó thôi.

Đó là chúng ta lưu ý, còn có cái gì cảm nhận gì khác thì tác ý bảo cái đó dừng lại, đuổi nó đi ra khỏi thân tâm của mấy con. Bởi vì Tứ Niệm Xứ mà, nó phải bình an, nếu không bình an thì tức là nó có chướng ngại ở trên đó, mà chướng ngại thì phải khắc phục cho được cái chướng ngại đó. Thì nhớ như vậy thì mấy con sẽ đi tới nơi tới chốn một cách bình an chứ không có gì cả. Con nhớ đuổi nó con, thì cái chướng ngại đó con phải đuổi, tác ý nó không đúng đâu.

2- KHI TU KHÔNG ĐỂ ĐỘNG TÂM.

(05:34) Tu sinh: …​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Động quá, để Thầy nói cô Út cho mấy con tách ra ngoài, thì mấy con tập cho tự nhiên. Nếu mà ở trong đó người ta bật đèn cho mình tu thì cũng được, mà không có đèn mình cũng tự nhiên, chứ đừng kêu bật đèn, bật đèn cái kiểu đó thì động mình và động người nữa. Đó mấy con vì quá chú ý cây đèn, cho nên có mình tu cũng được mà không có thì tu cũng được chứ không sao đâu.

Tu sinh: …​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Bởi vì vấn đề cái pháp này tu tập nó không gì, mà cái vấn đề mà quan trọng, tất cả bên ngoài quan trọng ở nội tâm của chúng ta. Thì chúng ta quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp thấy chướng ngại chúng ta ngăn diệt nó mà thôi. Thế mà chúng ta bị các ác pháp chướng ngại hoài thì chúng ta tu không có tới.

Cho nên Tứ Niệm Xứ đặc tính của nó là thanh tịnh, còn cái đặc tướng của nó là cái sự an ổn của cái thân tướng của nó, còn cái tính của nó là thanh tịnh hoàn toàn nó thanh thản, an lạc, vô sự nó mới đúng, còn nếu mà nó bị động hoài thì không đúng. Cho nên cái tướng động là tướng không đúng của Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ là cái tướng thanh tịnh, còn cái đặc tướng của nó là cái hình sắc của nó, vóc dáng của nó luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thấy cụ thể rõ ràng.

Cái thân của chúng ta, hoàn toàn nó bình thường không cao không lớn, không nặng không nhẹ, thì cái tướng của nó. Cũng như cái thân của Thầy bây giờ như thế này Thầy cảm nhận thế này, một lát nó nặng thì cái tướng của nó sai, các con hiểu chưa, đó là cái tướng của nó sai. Cho nên nó hoàn toàn không đúng. Vì vậy mà không đúng thì chúng ta biết đó là tưởng cho nên chúng ta tác ý đuổi nó đi.

3- HỎI ĐÁP MỘT SỐ KHÁI NIỆM.

(08:33) Tu sinh: …​ (không nghe rõ), Thầy dạy cho con hai chữ pháp vương và vương pháp, ý nghĩa nó có gì khác nhau không?

(08:42) Trưởng lão: Pháp vương thì khác con, bởi vì pháp vương là cái luật lệ. Bây giờ thí dụ như con đến đây ở đây thì con phải xin phép đàng hoàng, còn cái pháp để chúng ta tu, tức là Phật pháp đó, thì nó là giữ gìn Tứ Niệm Xứ để cho chúng ta ly dục ly ác pháp mà thôi, cho nên nó có khác.

Thí dụ như luật của Phật nó là đức hạnh ly dục ly ác pháp, còn cái luật của Nhà nước là cấm không cho người ta vi phạm tội lỗi. Thí dụ như pháp Phật nó dạy chúng ta cái đức từ bỏ lấy của không cho, còn vương pháp thì nó dạy người ăn cắp của người ta thì sẽ bị kết tội mấy tháng tù, đó thì đó là cái vương pháp. Còn cái này Phật pháp là đức hạnh của nó, đức từ bỏ lấy của không cho chứ nó không bắt buộc ai. Nhưng mà đừng có lấy, lấy cái đó là mình thiếu đức. Đó thì Phật pháp và Vương pháp nó khác, hai cái.

Một cái thì bắt buộc anh phạm vào cái tội này, tôi kêu anh lấy của không cho thì anh sáu tháng tù, thì cái luật vương pháp nó bắt buộc mình phải ở tù sáu tháng. Còn cái này nó không bắt buộc mình ở tù, nhưng mà làm sai thì anh thiếu cái đức đó, anh không xứng đáng là con người thôi. Như vậy cho nên Phật pháp và vương pháp nó khác nhau.

Cũng một cái hành động trộm cắp tham lam, mà trộm cắp tham lam như vậy vương pháp thì anh ở tù 6 tháng, còn cái hành động tu hành của anh mà anh phạm vào giới luật của Phật, cái đức hạnh lấy của không cho thì anh chỉ là người thiếu đạo đức mà thôi.

Tu sinh: …​ (không nghe rõ)

(10:46) Trưởng lão: Đúng rồi con, bởi vì cái thân của mình mà mình cứ nghĩ là nó thường, nó sạch sẽ, nó thanh tịnh, thì đó là mình hiểu sai. Cho nên vì vậy hầu hết là đạo Phật từ cái quán nhân quả cho đến cái quán từ bi đều đức hạnh hết con. Cho nên quán thân bất tịnh nó cũng nằm trong cái đức, sau này mấy con chưa biết đặt cái tên Thầy sẽ đặt cái tên cho nó thôi, không có gì hết. Cứ Thầy làm sao thì mấy con, mấy con làm trước đi, Thầy làm sau, Thầy làm sau để xác định cho cái sai của mấy con chứ không có gì. Mấy con cứ tự đặt cho nó sao cũng được. Nó là đức hạnh đó hết mấy con.

Tu sinh: …​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Coi như là cái nhân bản của mình, mỗi hành động của mình coi chừng nó có đức hay là không đức ở trong đó con, cho nên gọi là đạo đức nhân bản là như vậy. Cho nên cái gì mà tư duy suy nghĩ của mình, trong đầu của mình, cái sự tư duy suy nghĩ của mình có đức hay là không đức ở trong đó, hễ nó ác là không đức, mà nó thiện là có đức. Nó làm cho mình đừng có tham đắm, đứng có dính mắc cái thân của nó nữa, nó làm cho mình đừng chấp đắm vào cái thân sắc dục của mình nữa thì nó là cái đức con, đức thanh tịnh. Cho nên cái quán thân bất tịnh nó thuộc về cái đức thanh tịnh mấy con, chứ đâu phải là gì, các con hiểu chưa. Nó thuộc về đức, bởi vì Phật pháp là đức hạnh không à.

Trưởng lão: Rồi con, con hỏi gì con, có gì không con, con hỏi đi. Con cứ ngồi đó hỏi mà con, đừng có lên mất công, ngồi trên ghế hỏi đi con. Mấy con cũng là vua mà Thầy cũng là vua, mấy con vua con, Thầy vua lớn có vậy thôi.

4- TU TẬP CẢM GIÁC TOÀN THÂN, TỰA VÀO HƠI THỞ CHỨ KHÔNG PHẢI TẬP TRUNG TRONG HƠI THỞ.

(12:32) Tu sinh: Dạ bạch Thầy nãy con đang ngồi tu, con tu không được con đẩy nó ra, có giờ hỏi bây giờ con mới lên, bữa nay có phải ngày học không ạ.

Trưởng lão: Bữa nay đâu có ngày học đâu con, bữa nay ngày hỏi, bữa nay thứ 6 ngày hỏi. Ngày học là thứ 2

Tu sinh: Dạ con về thầy dạy con tu tập cảm giác toàn thân đó. Dạ lúc nãy con ngồi thì con tập mà sao con coi trong sách ấy thì mười tám đề mục thì Thầy ghi là nương hơi thở để biết cái thân, mà Thầy dạy con là không có theo cái hơi thở, chỉ biết cái thân thôi. Thành ra con ngồi con cứ lẫn lộn giữa hai cái đó hoài con không…​

Trưởng lão: Bởi vì coi như mình cảm nhận cái thân, tựa vào hơi thở chứ không phải tập trung trong hơi thở, ý Thầy muốn nói vậy. Đừng có tập trung trong hơi thở mà tựa vào hơi thở để cảm nhận cái toàn thân. Cho nên “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”.

Tu sinh: Dạ thì con tập như vậy, nhưng mà trong sách thì ghi là cứ mỗi một hơi thở vô thở ra là biết rung động toàn thân.

Trưởng lão: Thì nó vậy chứ sao.

Tu sinh: Cái con theo hơi thở ra với vô thì nó khó chịu cho con. Nhưng mà con không có theo cái hơi thở mà con biết cái thân thì nó đỡ hơn.

Trưởng lão: Thì đó là cái đặc tướng, cái kinh nghiệm của con mà. Còn cái Thầy giải thích, nghĩa là nương vào hơi thở để biết sự rung động của toàn thân, mà nếu mà con cứ tập trung trong hơi thở để biết thì con bị ức chế con, cho nên con thấy khó chịu.

Vì vậy thì đúng chứ có gì đâu mà, cái gì mà con tu mà con thấy cảm nhận toàn thân con, nhưng mà con không phải tập trung trong hơi thở, nhưng mà lại không mất hơi thở. Con nên nhớ là hoàn toàn con cứ biết cái thân con không mà không có hơi thở thì nó sai. Bởi vì hơi thở là cái …​ (không nghe rõ) mà không phải ở trên hơi thở, không phải là tập trung trong hơi thở, tựa vào hơi thở để biết cái thân.

Thí dụ như bây giờ hít vô, thì nhờ cái sự hít vô nó mới có sự rung động cái thân con. Có nhiều khi con dụng cái tưởng của con, con thấy cái hơi thở con nó chạy từ trên đầu con xuống đến chân, con thở ra thấy từ chân rút ra nó thở ra, thì cái đó là bị tưởng thôi. Nhưng mà sự thật ra mình hít vô thì nó có sự rung, cái hơi thở vô trong phổi thì có cái cảm nhận rung động cái thân.

(14:51) Tu sinh: Dạ, con không có tưởng hơi thở theo cái thân con, con chỉ tưởng tới cái mũi mà Thầy dạy nó rung thôi, thì con theo hơi thở thì nó mệt như vậy ấy, mà nếu không có thì nó nhẹ hơn một chút.

Trưởng lão: Nó nhẹ nhưng mà con đâu có mất hơi thở đâu.

Tu sinh: Có khi mất, có khi không mất.

Trưởng lão: Có khi mất là con mất cái chỗ đứng của con rồi đó, con sẽ lọt vô không rồi. Thành ra hiểu nếu mà mất hơi thở một chút rồi bắt đầu nó chỉ còn biết cái rung động, mất cái rung động nữa cái nó lọt không mất rồi.

Tu sinh: Dạ, còn cái tác ý bạch Thầy là con phải theo hơi thở con tác ý luôn hay là con ngưng lại con tác ý lần thứ hai?

Trưởng lão: À con ngưng lại con tác ý rồi con mới hít thở lên con lắng nghe.

Tu sinh: Cái câu nó dài quá rồi con không …​

Trưởng lão: Bởi vì con tác ý trường trên cái hơi thở con thì con tác ý dài quá. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, con tác ý rồi bắt đầu bây giờ hít vô để mình nhận xét cái cảm nhận của cái thân của mình, rồi mình thở ra mình cảm nhận chứ không tác ý nữa. Rồi năm ba hơi thở như vậy đó rồi mình tác ý một lần, mà nếu mình tác ý mình thấy nó cảm nhận được thì mình không tác ý nữa, mình cứ hít vô thở ra mình cảm nhận nó thôi.

(16:04) Tu sinh: Dạ bữa hôm con bạch với Thầy là khi con thở vậy thì nó bị nóng toàn thân đó, rồi từ đó đến bữa nay nó hết rồi đó, nó còn nóng cái khoảng sau lưng của con thì…​

Trưởng lão: Nó sẽ lần lần nó hết, không có sao đâu con. Nhưng mà con nhớ là con đừng có tập trung trong hơi thở. Tập trung trong hơi thở là mình biết hơi thở mà quên cái thân của mình. Bây giờ đầu tiên nó có hai phần chia ra từ cái tâm con, một cái phần biết hơi thở, một cái phần biết cái sự trong thân con, toàn thân con, con hiểu chỗ đó không. Nó phân hai ra, ý thức của con nó biết, hai phần, một phần hơi thở, một phần cái thân con. Mà cái phần cái thân con là tâm quay vô đó, còn cái phần biết hơi thở là …​ (không nghe rõ) .

Tu sinh: Biết hai phần mới đúng. Để về con tập lại coi có gì không con méc Thầy tiếp.

Trưởng lão: Rồi, rồi…​

5- XẢ ÁI KIẾT SỬ, THIỆN HỮU LẬU.

(17:12) Tu sinh: …​ (không nghe rõ) . Ngay cả khi điện con về gấp là mẹ con bệnh nặng, con đẩy lui nó, việc gì mà vướng vào đó làm gì, nếu mà về mà mẹ con bớt thì con về, hoặc là về mà mình không giúp được gì còn trong lúc đó con thấy gia đình con thừa sức làm việc đó, mình cứ ngồi đây. Mà sao mấy bữa nay con tu Tứ Niệm Xứ thì cái tâm con cũng chưa có an trú được, nhưng mà con cũng biết là cái tâm đứng chỗ đó và nhìn thấy là thân, thọ, tâm, pháp. Thì cái thân với thọ thì con chỉ biết sao con không quan tâm, nhưng về cái tâm của con. Thí dụ như cái tâm của con thì con thường hay để ý.

Ví dụ con tác ý thì con cũng tác ý cái tâm của con nhiều hơn và không cho nó phóng dật, không có gì, bất cứ điều gì, niệm thiện niệm ác. Cái niệm thiện nó thật là thiện nhưng mình không giải quyết được là mình cũng dẹp nó, mình cũng diệt nó luôn.

Mấy hôm nay ái kiết sử nó cứ nổi lên, là nó cứ nghĩ sao nhà mình không có phước có đức vậy, nó cứ nhớ mấy cái đó vậy thưa Thầy. Mà con biết nó cũng là ác pháp rồi, dù là cái niệm thiện nhưng mà nó là ác bởi vì nó là chướng ngại pháp mà …​ (không nghe rõ) nó cứ ẩn hiện cái đó không. Thì con tác ý đuổi nó mà nó cứ lấp ló lấp ló như vậy đó.

Trưởng lão: Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ là có mục đích mình quét tất cả những cái niệm về cái tâm và trên Tứ Niệm Xứ cái mục đích mình quét các cảm thọ, con hiểu không. Và trên Tứ Niệm Xứ thì ngăn ngừa các ác pháp bên ngoài tác động, con hiểu chưa. Cho nên vì vậy mà nó được thanh thản một phút hai phút cũng tốt, mà nó không được thì nó có niệm này, nó có trạng thái kia, nó có những cái ác pháp tác động thì lúc bấy giờ mình cứ lo mình đuổi thôi.

Thì cái mục đích của các con hiện giờ là đang đuổi giặc thôi, đuổi chừng nào mà giặc hết thì mình mới là thanh bình, còn nó còn thì mình cứ đuổi, đánh hoài đánh hoài, đánh năm này qua năm khác, đánh hoài đừng có, khi mà ôm pháp Tứ Niệm Xứ thì ở trên mặt trận đó mình đánh hoài, còn thì còn đánh mà hết thì thôi.

Cho nên vì vậy khi mấy con nhuần nhuyễn được rồi thì Thầy mới yên tâm mà có thể ngồi viết sách. Tại sao, tại vì mấy con biết đánh giặc rồi, bây giờ mấy con biết cứ hở một chút có giặc cái mấy con lo, còn không giặc thì thôi. Còn bây giờ có giặc thì mình cứ đánh, sử dụng những cái pháp mà Thầy đã dạy các con cách thức đánh giặc thì mấy con cứ dẹp nó. Dẹp lũ này chưa hết thì lũ khác nó tới dẹp nữa dẹp hoài, đánh hoài đánh chừng nào mình thành công thì thôi, tức là sung mãn Tứ Niệm Xứ.

(19:59) Cho nên mấy con yên tâm không có gì hết, tất cả những điều mấy con suy nghĩ bây giờ, thí dụ như nghe tin mẹ con bệnh, đau rồi sắp chết đi, thì con tư duy suy nghĩ đó cũng là cách tác chiến của con đó, suy nghĩ tức là tác chiến “À bây giờ anh chị em của mình ở nhà đủ sức lo chuyện đó, mình về bây giờ dù mẹ có chết chắc mẹ cũng phải chết thôi, chứ làm sao mình về mẹ mạnh được sao. Cho nên mình ở đây mình ráng nỗ lực mình tu. Nếu họa chăng mẹ mình có chết thì mình ước nguyện mẹ mình được tái sanh để làm người, để gặp được chánh pháp của Phật, cũng được tu như mình. Còn bây giờ bà có tu gì được đâu, cho nên mình ước nguyện tu tập như thế này và mình ước nguyện mẹ mình sẽ được như thế này, và mình phải nỗ lực mình tu thanh tịnh hơn, cố gắng dẹp những cái ác pháp, những cái vọng tưởng. Những cái ác pháp tấn công mình, mình phải giữ gìn cho thân tâm mình thanh tịnh”.

Do đó con càng tư duy suy nghĩ thì con càng dẹp cái tâm ái kiết sử đó, nó không làm con xốn xang, nó không còn làm cho con đau khổ nữa. Thì đó là con dẹp, đúng không, đó là cách thức tu mà.

Cho nên cứ có chuyện gì thì các con cứ sử dụng pháp mà đẩy lui nó đi thì đó là các con tu. Dù là cái giờ mấy con nghỉ mà nó có những cái niệm nó làm cho các con quá lo quá suy tư, thì các con cũng không nên để cho cái tâm mình trong lúc đó lúc nghỉ mà nó suy tư

Trừ ra lúc nghỉ của mình mà nó không có ác pháp nào nó làm cho mình phải bận tâm thì mình cứ thanh thản, mình cứ xả ra sống bình thường, còn khi nó có những ác pháp mình xả ra nó làm cho mình quá đau khổ, tâm mình không bất động được thì lúc bấy giờ đều sử dụng Định Vô Lậu tư duy suy nghĩ để quét nó ra hết, cũng như mình tu Tứ Niệm Xứ vậy.

(21:46) Tu sinh: Con bị vướng ở chỗ thế này, con thấy những người mà sinh ra cùng con, họ sống rất là thành thật, rất là đạo đức, hiền hơn con nữa, sống chân thật, con cứ nghĩ vậy, con cứ nghĩ luẩn quẩn ở chỗ không biết tại sao nó lại như vậy, họ không tu, họ tu thì họ sẽ đi nhanh hơn mình mà tại sao không tu. Con muốn phát hiện giúp họ, con cũng biết là nếu mà mình chưa có đạo thì chưa có làm được gì hết, con cũng biết vậy mà nó cứ mò tới vậy không à, …​ (không nghe rõ) .

Trưởng lão: Đó là nó sống dậy với một cái tình đời người ta gọi là tình người. Cái đó là cái thiện pháp biết thương người, nhưng cái thương này nó chưa đúng lúc. Mình phải tư duy suy nghĩ để mình dẹp nó, khi con tư duy suy nghĩ con dẹp nó thì con phải thấu suốt nó. Mặc dù đó là thiện, nhưng cái thiện này không phải là thiện vô lậu, cái thiện vô lậu chỉ có tâm thanh thản, an lạc mới là thiện vô lậu, còn tất cả những thiện này đều là thiện hữu lậu hết con.

Do đó con tư duy suy nghĩ đúng thì những niệm này không đến quấy rầy con nữa, tức là con đã diệt ba cái niệm này. Thiện, nhưng mà thiện hữu lậu đó con, cho nên mình thương tội nghiệp mấy người đó họ rất là sống hiền từ, nhưng mà cái hiền từ của họ là cái hiền từ ở trong cái hữu lậu chứ không phải là cái vô lậu.

Còn bây giờ chính mấy con đang tu trong cái thiện vô lậu mà, vậy thì mình phải thực hiện cho được cái thiện vô lậu thì tất cả cái thiện hữu lậu này đều bị dẹp ra hết, thì như vậy nó mới giải thoát được.

Đó thì mình phân biệt được như vậy, mình tư duy được như vậy thì lúc bấy giờ tâm con mới phá đi được cái sự. Chứ nếu không đây là pháp thiện mà, đâu phải pháp ác, nhưng mà thiện này cũng còn khổ đau chứ đâu phải thiện này hết khổ đau, cho nên con tư duy như vậy rồi thì con sẽ quét nó ra hết, nó mới bình an cho con.

(23:35) Từ các pháp ác nó làm cho chúng ta động tâm phiền não, đau khổ, giận hờn, thương ghét, lo lắng, sầu khổ thì đến cái thiện, cái thiện này nó không gây cho con đau khổ gì hết, nhưng nó vẫn làm động tâm chứ, nó hữu lậu mà, cho nên mình vẫn đuổi ra hết. Cho nên mặc dù tụi bay là trời, nhưng mà trời ở đây cũng không được nữa, ở đây chỉ có Phật chứ không có trời, con hiểu không. Trời là thiện, Thập Thiện đó, còn ác ma thì nó toàn là ác, nó làm cho mình phiền não, sầu khổ, còn thiện cũng như vậy đuổi ra.

Cho nên trong kinh Phật dạy, khi mà ác ma đến thì biết liền, nó cám dỗ mình trong cái dục trong cái ác, làm cho mình ham muốn, làm cho mình đau khổ, thì đây là ác ma, đức Phật đuổi như vậy mà.

Còn cái thiện thì đức Phật cũng đuổi, ta biết rồi, đây là đúng rồi thì ngay đó ta đã hiểu được cái thiện này đúng rồi, thì ngay đó dù trời cũng biến đi, con hiểu chưa, đó là tất cả những cái tâm niệm thiện tâm niệm ác của chúng ta mà đức Phật gọi là ác ma, gọi là trời.

Đó thì mấy con cũng hiểu được như vậy thì khi tu Tứ Niệm Xứ phân biệt rõ đây là ác ma, đây là trời, đúng rồi, mấy ông cũng đi, chỗ này là cái chỗ nó là thiện vô lậu chứ không phải là thiện hữu lậu như cõi Trời nữa. Đó, cuối cùng thì hai cái người này đi hết, chỉ còn có Phật mà thôi, mình giải thoát.

(24:53) Tu sinh: Con bạch Thầy con cũng hiểu những cái đó là thiện pháp, nhưng mà trong lúc mình đang tu với lại cái đó cũng thiện vì mình cũng không làm được thì nó cũng là ác pháp, vì nó là chướng ngại pháp, làm cho tâm mình lúc đó con không có thanh thản được, vậy con cũng thấy được cái điều đó. Mà hồi trước giờ thì những cái đó nó không có đến với con, nó rất là nhẹ thưa Thầy. Thế tự nhiên bây giờ…​

Trưởng lão: Bây giờ nó đến đâu có gì đâu, thì nó còn bao nhiêu thì nó lôi ra cho hết chứ để cho nó nằm ở trong đó làm chi. Con còn chất chứa ba cái kho thiện đó làm gì, cho nó lôi cho sạch kho ra hết, như vậy mới trống mới là thanh tịnh hoàn toàn, mới là Tứ Niệm Xứ, con mới sung mãn Tứ Niệm Xứ chứ. Cho nên ở trong cái kho tàng của con chất chứa hồi đó nó có những cái thiện mà con thấy nó thiện đó, thì nó cũng chất chứa bao nhiêu cái ác giờ cũng lôi ra rồi đó, nhưng mà nó chưa hết đâu, nó còn tuôn ra nữa đó con.

Cho nên vì vậy cứ nó đổ ra thì cứ lôi ra, quét nó đi thì nó sẽ hết, nó hết sạch. Chứ bây giờ con nói sao hồi nào tới giờ nó không có mà bây giờ nó có, lẽ ra ít ra trong đầu con nó cũng có những cái thiện đó rồi, nó nằm ở trong đó rồi, bây giờ nó ra là tốt chứ sao. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ là càng có niệm nhiều chừng nào tốt chừng nấy, hốt ra để mình quét cho nó sạch.

6- BẤT ĐỘNG TÂM.

(26:00) Tu sinh: Nhưng mà con bạch Thầy là mình không cần quan trọng, cái tâm mình không cần quan trọng quá về cái vấn đề an trú nữa thưa Thầy. Thí dụ như con có nhiều khi con nghĩ làm sao, nhiều khi cái tâm con, cái tỉnh giác mà nó nhìn thấy thân, thọ, tâm, pháp nó nhìn rõ nhưng mà nó vẫn không an trú, con cứ phân vân tại sao mình không an trú được, thì cái đó nó…​

Trưởng lão: Không cần, an trú cũng là một cái lạc, cho nên đức Phật nói thọ lạc, thọ khổ, thọ không lạc không khổ, không có sử dụng nó đâu. Cho nên ở đây sử dụng rất là bình thường, bất động tâm, không có cầu cái điều này, không có ham những cái điều này. Cho nên vì vậy mình đừng có sợ không có an trú mà mình chỉ biết từng niệm của mình, tỉnh thức từng niệm để mà xả thôi, thì cái đó là cái đúng của đạo Phật, mình làm chủ mà.

Tu sinh: …​ (không nghe rõ)Thí dụ trước đây mình muốn may một cái áo hoặc muốn cái gì đẹp. Thí dụ như cái niệm mình thích thì mình cũng thấy, mình thích nó mình duyên theo, hoặc là mình không thích thì lại khởi cái niệm tôi còn mang cái này cái kia. Con bây giờ con biết được tức là mình không dính mắc bất cứ cái gì, mình không có dính mắc nó nữa. Thì đó, thế rồi là con cứ nghĩ mấy chuyện đó không, còn cái chuyện an trú thì Thầy dạy vậy thì con yên tâm, con nói sao ai tu cũng an trú mà mình tu không có an trú gì hết ạ, dạ.

(27:23) Trưởng lão: À không có cần thiết đâu con. Nhưng mà con xả ra con nghĩ con cũng thấy tâm mình bất động trước cái ác pháp hay cái gì đó, làm cho mình không dao động tâm, không có lo lắng. Thấy cái đó, người ta mặc cái áo đẹp mình cũng không bị cám dỗ cái áo đẹp thì đó là bất động tâm, còn nếu mà thấy à cái áo đẹp, phải chi mình có được cái áo này thì đó là mình bị động tâm.

Hoặc là bữa nay cái ông đem đồ ăn cúng dường, bữa nay ông làm ngon chứ, đó thì mình động tâm, đó là tâm bất động đó. Còn ngon dở bữa nào cũng vậy mình thấy ăn để sống thôi, do đó mình tập dần nó quen đi, thì mình nhìn trên cái món ăn mà cúng dường bữa nay mình thấy như ngày hôm qua không có gì khác lạ, không có gì hết thì như vậy là bất động tâm.

Đó Thầy nói những cái chuyện nho nhỏ thôi nhưng mà không khéo mình không lưu ý thì mình sẽ động tâm. Còn bữa nay cô Út cho ăn rau nhiều quá, thí dụ như vậy nó cũng bị động tâm mất đi. Giữa cái kệ có ăn thôi còn không có thì thôi chứ còn không đòi hỏi, cho nhiều cũng ăn vậy mà cho ít cũng ăn vậy, phải không?

Sao bữa nay cô Út cho bánh cho trái quá trời, thêm chè cháo nữa ăn sao cho hết, thì đó là bị động tâm mất. À bây giờ cho nhiều rồi mình ăn được thì ăn, không ăn được thì thôi, mình cứ lượng theo cái cái sức mình ăn đó mình nhận chứ không có gì hết, có vậy thôi. Đó thì Thầy nói tất cả những chuyện nho nhỏ đó nó là ác pháp chứ nó không phải thiện pháp đâu, nó làm cái tâm mình dao động.

Tu sinh: Cái tâm mình nó xấu nó có những cái tệ hại thưa Thầy. Thí dụ như bây giờ cô Út cho một rổ dưa đi, thì mỗi người một trái, thì mình đến trước đó mình nhìn mình muốn cái trái mà tươi hơn, tốt hơn, lớn hơn mình lấy thưa Thầy.

Trưởng lão: Đó là cũng biết cái tâm tham của mình, lựa cái trái này lát nữa ăn nó mềm, còn cái trái này sượng, ăn nó cứng. Bây giờ mắt con nó gợi những cái chỗ như vậy mà cái tâm bị như vậy đó, nhắm mắt lại lấy, coi như rút thăm.

Tu sinh: Không, lúc đó mình chiến đấu với nó phải không Thầy, nó không có khởi.

Trưởng lão: Đúng rồi, phải tác ý đó con, tác ý. Nói chung là mình tu là phải ý thức chứ không phải là rút thăm, Thầy nói đùa vậy thôi, làm chủ đó.

Ừ, con đó, con có hỏi gì không?

7- ĐỐI TRỊ CẢM THỌ.

(29:32) Tu sinh: …​ (không nghe rõ). Xin phép Thầy, được Thầy chỉ dạy cho, con về con tu thấy lẹ lắm. Con ngồi ba thời mà hai thời thì …​ (không nghe rõ), còn một thời cuối cùng thưa Thầy nhức hai cái giò con quá chừng. Bởi con ngồi kiết già, nó nhức quá, còn 10 phút mà con cố con vượt qua, con ôm pháp con vượt qua, con an tịnh thân hành đó Thầy. Đúng 10 phút mà nó đau điếng như vậy, như vậy là con có phải ôm pháp đi hay là nó đau là phải bỏ.

Trưởng lão: À không con, để Thầy dạy cho. Khi con ngồi kiết già, thì hai cái thời kia nó dồn cho cái thời cuối cùng nó đánh con, được rồi mày đánh chết bỏ tao ngồi sừng sững. Do đó con cứ tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì lúc bấy giờ con sử dụng cái pháp đó thì con đuổi cái cảm thọ của con cho đến hết giờ thì thôi. Cỡ còn 10 phút nữa thì cũng tiến tới chứ không thua, không có gẫy giò con đâu mà sợ, vượt qua con, rồi con thấy nó sẽ hết, không có gì đâu.

Tu sinh: Nó bị vậy rồi con cũng đi cho tới cái đích cuối cùng, hết giờ luôn, đau mặc kệ đau, con ôm pháp đi. Nhưng vẫn nhớ có một lúc Thầy dạy con là khi nào đau thì bỏ…​

Trưởng lão: À cái khác con, bây giờ nó khác rồi. Bây giờ tới cái giai đoạn chiến đấu, bây giờ là chiến đấu với giặc. Mở mặt trận rồi, còn hôm đó mình còn đánh du kích, cho nên khi mình đụng nó thấy nó đánh mạnh cái mình rút mình chạy.

Còn bây giờ không chạy nữa rồi, hiện đại rồi, bây giờ mặt trận hiện đại mình đánh mình quét nó đó. Cho nên bây giờ mấy con tập, khi mà giặc nó đánh mạnh vào, quét chứ còn không có chạy nữa, núp dưới lỗ châu mai mà đánh chứ còn không có chịu rút chạy. Còn hồi đó kể như hơi tê tê là đứng dậy đi rồi, không có để, đó là cái giai đoạn đầu mấy con tập, để tập luyện thôi. Cái giai đoạn này là tới cái giai đoạn còn có 5 tháng nữa thôi, mà nếu mà con đầu hàng biết chừng nào mới tu xong, con hiểu chưa. Cho nên bây giờ cố gắng thực hiện Tứ Niệm Xứ, có chướng ngại đến trong giờ tu là quét, nhất định chết bỏ chứ, một là chết, hai là chứng đạo.

Các con thấy thường thường Thầy ngồi sừng sững, lúc mệt sắp sửa chứng đạo, bất kỳ các ác pháp nào đến không có bao giờ chạy hết. Con nhớ đức Phật không, ma vương đến thôi đủ thứ, đức Phật ngồi sừng sững không sợ hãi, thì lúc bấy giờ mấy con phải tập tác chiến như vậy đó, thì đừng có sợ.

(32:10) Tu sinh: Thưa Thầy còn một điều nữa là con đi kinh hành đó Thầy, con luôn luôn nghĩ là đi Chánh Niệm đó Thầy, hai là vẫn đi bình thường, vẫn đi như Thầy dạy là luôn luôn phải chú ý vào bước đi và an trú luôn thưa Thầy.

Trưởng lão: Đúng rồi con, con phải đi Chánh Niệm Tỉnh Thức chứ không phải là đi thư giãn. Còn đi tu mà trong cái oai nghi tế hạnh mà đi để mà tu Tứ Niệm Xứ thì chưa. Hôm đó Thầy dạy mấy con chung chung, hôm nay thì bây giờ Thầy dạy mấy con ngồi, mấy con lấy cái kiết già mấy con ngồi thì tốt đó, rồi mấy con chiến đấu với cảm thọ của mấy con, để cho nó lòi cái mặt của nó ra hết.

Tất cả những cái mặt của niệm, lòi nó ra hết để mình quét bằng cái phương pháp của mình trên Tứ Niệm Xứ. Rồi còn cái đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác thì con đi như vậy được rồi.

  1. (không nghe rõ) .

Trưởng lão: Tại con quỳ đó, Thầy bảo con ngồi ghế con hỏi đi, vậy Thầy mới nói mấy con là vua con, Thầy là vua cha nên thầy ở trên cao, mấy con ngồi ghế, ai bảo mấy con. Cứ ngồi đi mà thưa đi. Mấy con làm quân thần không à, cứ quỳ không à.

Thôi ngồi xuống đi, để mỏi đầu gối nữa.

8- ÁI KIẾT SỬ VỚI ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ.

(33:35) Tu sinh: Con xin thưa Thầy, hiện tại tâm con đang bị một cái chướng ngại mà khả năng quán vô lậu của con không có đẩy lui được thưa Thầy.

Trưởng lão: Sao vậy? Con nên nhớ rằng cố gắng, theo Thầy thiết nghĩ, cố gắng giữ độc cư trọn vẹn, đừng có nói chuyện ai hết, coi như mình sống một mình. Thì cái sức của con chừng vài hôm con quét ba cái thứ này ra hết.

Tu sinh: Không được Thầy ơi, quét rồi nó trở lại.

Trưởng lão: Thì nó trở lại, cho nó trở lại nhiều lần chứ đâu phải một lần con, con đừng có sợ.

Tu sinh: Hồi hôm qua cái con nhận được điện thoại của người bạn, người bạn báo cho con hay là gia đình của con rời nhà đi nơi khác rồi.

Trưởng lão: À không có sao đâu, rời nhà đi nơi khác thì nó tốt chứ có sao đâu, chỗ đó không yên ở chỗ khác không có gì, con đừng có buồn.

Tu sinh: Mẹ của con không chịu báo cho con hay, mẹ con rời hai tháng mà chẳng cho con hay gì hết.

Trưởng lão: Thôi đừng có khóc con, đừng có khóc, có gì ráng đừng có sợ.

Tu sinh: Bạn con cho con số điện thoại để mà gọi về cho mẹ, khi con gọi về thì mẹ nói bạn học của con trong lớp có đến nhà con, bạn ấy đến ở hai ngày, bạn gọi mẹ con với ba con là ba mẹ rồi mặc đồ của con, bạn với mẹ con khóc nhớ con. Tự nhiên con đặt tâm con vào tâm của mẹ con, con thấy có lỗi với mẹ con quá.

(35:16) Trưởng lão: Vậy thôi bây giờ thì như vậy thì theo Thầy thấy con, thôi bây giờ nó bị cái kiết sử mà con không quán tư duy cho được thì xả nó thôi. Thì con hãy trở về để không khéo nó lỗi đạo làm con thì sao, phải không? Thấy mình tu không được thì thôi chứ bây giờ ép buộc sao được.

Chừng nào mà thấy rằng cuộc đời này đều là cái cuộc đời do nhân quả kết hợp, mẹ con cũng là duyên nhân quả, con cũng là một nhân quả trong cái chùm nhân quả mà thôi. Nếu thấy đây là nhân quả có gì là của mình, có gì là mẹ, có gì là con, kết hợp để vay trả mà thôi. Mẹ thương con cũng để mà vay trả mà con thương mẹ cũng là để trả vay, có cái điều kiện đó mà thôi.

Mà nỗ lực để thực hiện được giải thoát hoàn toàn thì đó là tốt, mà nếu mà thực hiện không vượt qua cái ái kiết sử thì phải về thực hiện cái đạo đức làm người, cho nó xong cái bổn phận của nhân quả trong một kiếp này trả vay, vay trả cho nó xong. Còn nếu không thì mình phải vượt lên nhân quả, để cho mình ra khỏi nhân quả, thì mình mới cứu độ được cái chùm nhân quả của mình. Từ cái chỗ mà mẹ con ngồi khóc nhớ con, thì bắt đầu nó sẽ, con tu được rồi thì con sẽ chuyển cái chùm nhân quả thì mẹ con không còn nhớ con nữa mà thấy đây là cái nhân quả mà thôi.

(36:41) Cho nên Thầy cho mấy con học nhân quả để làm gì, để biết để dùng nó, để mà hàng phục những cái tâm phiền não, cái tâm thương yêu, cái ái kiết sử của mình chứ có gì. Thế mà mấy con đã học rồi mà không biết áp dụng thì thiệt là uổng cái bài pháp quá uổng. Phải nỗ lực, Thầy biết là cái tình cảm của mấy con ướt át quá độ, rồi kiết sử nó trói rịt. Thầy thấy người nào cũng nước mắt nhiều quá, cho nên đức Phật mới nói: "Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển". Hở chút là mấy con chảy, chảy riết chắc ngập Thầy ngộp thở, ngộp thở như nước mắt của mấy con, phải không?

Tu sinh: Tại hồi nhỏ tới lớn con chưa có sống xa cha mẹ.

Trưởng lão: Rồi bây giờ sống xa cha mẹ con khổ tâm quá.

Tu sinh: Rồi Thầy đưa con vô độc cư thành ra nó trỗi dậy mạnh quá con chịu không nổi.

(37:35) Trưởng lão: Thế thì sao được, bởi bây giờ con vô đây là phải khép mình trong cái sự độc cư để mà tiến tới. Muốn làm Phật mà, đâu có sống chung với ai được, Phật còn bỏ vợ bỏ con đi mà, bỏ cha bỏ mẹ đi hết. Sáu năm ở trong rừng già, con mới đến đây chưa có được sáu năm mà lo khóc um sùm sao được.

Muốn làm Phật chứ phải muốn làm chúng sanh sao. Con thấy ông Phật khi mà bỏ đi rồi đâu có trở về nữa, tôi nhớ quá trời quá đất, trời ơi con tôi mới đẻ có chút mà tôi bỏ đi như vậy tôi lỗi đạo làm sao. Nếu mà đức Phật vậy thì chắc chắn không bao giờ. Con thế con muốn làm Phật hay muốn làm chúng sanh, phải không.

Mình phải suy nghĩ trời ơi Phật bỏ con mà còn nhỏ, mới đẻ ra mà đã bỏ đi, rồi vợ rồi con như thế nào. Bây giờ bà ở nhà mà bà sản hậu một cái bà chết, phải không? tức là nghĩ ngợi đó, thì do đó con thấy đức Phật có nghĩ điều đó không. Rồi thậm chí như cha mẹ cũng đâu bằng lòng. Trong khi vua cha thì già, buồn khổ lắm, con hiểu chưa.

Cho nên do đó thì khi đi mà còn có một đứa con để nó thay thế lãnh đạo cái ngai vàng thì khi đi như vậy cái ngai vàng này để cho ai đây, nỗi khổ của ông cha ghê gớm. Thế mà đức Phật cắt đứt, sáu năm khổ hạnh coi như mình gần chết, còn con có chút xíu mà bi lụy quá vậy, không mạnh mẽ. Bởi vì con cháu Trưng Vương Triệu Ấu mà sao Thầy thấy con cháu của ai chứ đâu phải con cháu Trưng Vương Triệu Ẩu (Bà Triệu), có phải không mấy con, yếu quá vậy, mạnh mẽ lên.

(39:04) Tu sinh: Mẹ của con có nói cuộc sống này ổn định rồi, với em của con cũng có hiếu, với những người bạn của con cũng tới lui đó, thành ra mẹ nói con cứ an tâm tu đi, hè mẹ con với bạn con đến thăm con. Rồi mẹ nói lâu lâu mẹ nhớ con mẹ gọi điện cho con, rồi con đồng ý. Và khi con nhận điện thoại thì tâm con có một sự đấu tranh phiền não quá à. Con thì nửa muốn về nửa muốn ở.

Nửa muốn sống bên Thầy mà nửa muốn gần bên mẹ nữa. Thành ra cuối cùng thì con không có muốn về, con muốn ở đây học. Nhưng mà khi con muốn ở đây học thi tâm con nó khởi nghĩ lên một điều là nó trách con bất hiếu vô đạo đức gì tùm lum hết, thành ra con không biết là một người ở đây tu vậy họ có bất hiếu hay không hở Thầy?

(40:24) Trưởng lão: Thế con hỏi ông Phật coi ông có bất hiếu hay không? Có phải không? Nhưng mà sau đó thì ông đã làm vinh hạnh cho cả cái dòng họ, cả cha mẹ ông ấy. Bây giờ chúng ta ngồi đây nhớ đến đức Phật chúng ta thấy rằng ông Phật đã làm vinh hạnh cho cái dòng họ ông quá lớn. Làm vua không có bằng cái chuyện ông làm Phật đâu, thì con thấy phải không? So sánh với ông Phật thì con hỏi đó, con thấy con làm như thế nào, làm như Phật hay hoặc là làm như chúng sanh.

Bây giờ con trở về thì cũng được, nhưng cái đó là cái nhỏ, cái hiếu nhỏ, còn ở đây tu cái hiếu lớn lắm con, lớn vô cùng. Con trở về ở gần bên mẹ con thì mẹ con không có khổ rồi, có con mình ở gần bên rồi. Nhưng mà mẹ con đau con có đau thế được không? Mẹ con chết con có chết thế được không? Mẹ con tiếp tục tái sanh luân hồi con có tái sanh luân hồi giùm được không? Chắc chắn điều này không ai làm thay cho ai được. Như vậy là con về có lợi ích gì cho bà hay là về cho bà đừng khóc chơi.

Phải không, phải chọn lấy một con đường, đạo là đạo mà đời là đời. Cho nên vì vậy muốn mình không xa mẹ mà cũng không xa Thầy thì thôi thỉnh bà lên đây ở luôn tu, thì càng tốt chứ có sao đâu, Thầy cho cả hai mẹ con tu hết, sợ mẹ con nói trời ơi…​

Tu sinh: Rủ không được Thầy ơi, mẹ con ăn chay một ngày cũng không được chứ đừng nói tu.

Trưởng lão: Đó thì như vậy rõ ràng là rủ không được rồi, mà rủ không được rồi thì thằng con phải lo cứu. Cũng như ông Phật ông biết là rủ vợ không đi tu đâu, mà rủ ông già ông già không chịu bỏ ngai vàng đâu. Cho nên chỉ còn có một nước trốn đi thôi, mà ông Phật trốn đi, con hiểu không?

Bây giờ mình biết đạo đức rồi, trước khi con đi con cũng an ủi bà, bây giờ bà cũng yên tâm, bà biết con đang tu. Và bà cũng dù không hiểu sâu lắm, nhưng mà con mình tu đúng pháp không đến nỗi nào đâu, bà cũng an tâm, có gì mà con phải lo. Tại vì tâm thường tình của con không giống Trưng Vương Triệu Ẩu cho nên nó lo bậy bạ, lo cái chuyện nhỏ mọn. Phải ở gần bên mẹ để tối ngày núp dưới cánh mẹ nó mới yên tâm, như thế này thì không yên. Cho nên vì vậy mà quá là con gà con, sợ diều nó bắt.

(42:44) Tu sinh: Không phải không phải, tại con muốn biết là tại vì con đang theo Thầy học đạo đức nhân bản mà khi con làm việc đó con không biết thật ra mình làm điều đó có trái với đạo đức hay không, để mà mình thực hiện cho nó đúng thôi. Còn trở về sống bên mẹ luôn thì con không có ý định đó.

Tại vì con đã sống ba năm ở trường Đại học rồi con xa gia đình cũng đã ba năm rồi, lâu lâu con cũng có về thăm mẹ. Mà chẳng hiểu sao con về thăm mẹ tối đa một tháng, hai tháng là tâm con muốn đi à, thành ra con biết là con về sống bên mẹ không được. Ở bên mẹ là tự nhiên muốn đi, thích ở chùa hơn ở nhà. Con nghĩ đó là nghiệp duyên của con, cho nên dù con có trở về chăng nữa con cũng trở lại à. Cho nên con không có về, nhưng mà…​

Trưởng lão: Nhưng mà kỳ này con trở về trở lại Thầy không cho, nhất định là không cho. Tại sao? Thôi trở về đời đời luôn đi, còn trở về đạo đạo luôn đi, có phải không. Bởi vì cho như vậy thì con tu cũng mất công con, đời một nửa mà đạo một nửa thì như vậy nó không tới đâu, nó uổng phí con.

Đời là đời mà đạo là đạo. Bây giờ cái giai đoạn con biết cái lớp Bát Chánh Đạo này là lớp Thầy đào tạo cho người đạo thật đạo mà đời thật đời. Cho nên cái người nào mà lớp bớp thì ít hôm Thầy để cho họ ở lại, Thầy không nói ra đâu nhưng Thầy để cho họ ngồi lại cái lớp, họ ngồi hoài họ tu hoài một chỗ thôi. Nó cũng mất công thôi chứ không có gì, còn cái người nào được thì nâng họ lên.

Cho nên coi vậy chứ con mắt Thầy đảo quan sát lắm mấy con. Người nào mà được Thầy sẽ nâng đỡ họ lên, họ tu tới cuối cùng. Để cho họ làm cái nòng cốt, thắp sáng ngọn đèn của Phật pháp. Thầy mong rằng tuổi trẻ mấy con nó không có ô nhiễm đời nhiều thì mấy con dễ tu lắm chứ. Nhưng mà mấy con lại còn bi lụy có chút xíu gia đình.

Thầy nghĩ rằng cái gương của đức Phật quá sáng suốt, mà trong khi đức Phật chưa biết đạo đức, đi như vậy thì vợ khổ con khổ lắm, và cha rất là khổ. Còn bây giờ các con đi các con có đạo đức rồi, các con có báo trước hết rồi, các con tạo đủ điều kiện cho cha mẹ người thân của mình đều cảm thông được cái sự tu tập của mình rồi, thì còn gì nữa mà mấy con lại không an tâm mà tu tập. Chứ phải chi mấy con trốn như đức Phật vậy đó thì mấy con bây giờ ngồi lại mới hối hận.

(45:09) Mấy con đã thông báo, đã cho gia đình mình biết hết rồi, thì còn gì nữa mà mình hối hận, mấy con. Mình đã làm rồi, còn bây giờ họ tự làm khổ họ chứ, mình đã nói rồi mà, cái đó là cái quyền của họ, họ muốn khóc họ làm gì đó là tự họ phải chịu. Còn bây giờ con bị giọt nước mắt của thất tình lục dục đó họ làm cho con cũng đổ nước mắt xuống thì như vậy sai rồi, mấy con không đúng. Phải không?

Mấy con thấy học đạo đức mà mình đã làm tròn cái đạo đức của mình rồi, mà người đó họ không chấp nhận cái đạo đức tự họ làm khổ họ chứ đâu phải là mình không làm, phải không? Mình đâu có trốn đâu, rõ ràng là tôi đi tu tôi thông báo hết rồi, tôi cũng an ủi đàng hoàng đó, tôi cũng cho biết cái chỗ tôi tu đàng hoàng đó. Chứ hồi ông Phật đi tu ông trốn mà, đâu có dám cho vua cha biết, phải không?

(45:56) Cho nên trong cái vấn đề của chúng ta hôm nay chúng ta sống có đạo đức, người không đạo đức thì chịu lấy trách nhiệm khổ của họ. Còn chúng ta sống có đạo đức mà, không làm khổ mình khổ người, cái hành động con đã báo trước là hành động không làm khổ người thân, còn tại người thân mình muốn khổ, cứ đó mà khóc. Cho mà khóc, khóc đi, lấy thau mà đựng nước mắt, khỏi nói.

Đừng có sợ hãi, bởi vì nhân quả của mấy người mà, tôi bảo mấy người đừng khóc, tại mấy người không nghe thì mấy người khóc ráng chịu. Phải không? chứ đâu lẽ mai mốt mấy người chết rồi tôi đi theo được sao, hoặc là mai mốt xe đụng tôi chết mấy người cứu tôi được sao. Chắc chắn không ai cứu ai hết, điều này là tôi thấy rất rõ. Do đó mà nỗ lực tu đi con.

Tu sinh: Con về con trở lại Thầy không cho con học hở Thầy?

Trưởng lão: Con trở lại thì thôi, đi ra rồi thôi, trở lại mà tu học cái gì. Đi ra đi vô mà tu cái gì được đâu, con hiểu không?

Tu sinh: Thôi, nghỉ luôn rồi, thôi con chiến thắng ác pháp Thầy ơi, con ở học.

Trưởng lão: À ở học thì phải ráng giữ hạnh độc cư. Biết mình độc cư không nổi, cứ nói chuyện nói chuyện cho vui chứ gì, sống ở cho được, cái này là cái chết. Cho nên phải giữ gìn trọn vẹn, không được nói chuyện, phải nỗ lực tiến tới.

Tu sinh: Con thưa Thầy mấy ngày nay con ráng giữ đúng đó Thầy, con đâu có chạy ra chỗ khác đâu.

Trưởng lão: Đúng rồi Thầy biết rồi, chứ mấy hôm bữa hở ra chút là chạy qua Tuệ Hạnh liền tức khắc.

Tu sinh: Dạ tại chị Tuệ Hạnh đi rồi.

Trưởng lão: Rồi mấy con hỏi Thầy gì kế tiếp nữa không con?

9- ĐỐI TRỊ CẢM THỌ (TIẾP THEO)

(47:42) Tu sinh: Thưa thầy, con bị ác pháp nó tấn công tứ phía. …​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Được con, bây giờ mình thấy cái sức mình yếu mình cũng sử dụng mình đánh nó, mình đánh tỉa thôi, chứ còn mình cương với nó thì không được. Bởi vì mình biết mình biết giặc mà, cái lực của nó đánh con hôn trầm đánh không có thắng được nó mà con cứ thức suốt đêm thì con bị nó dập con chết, con hiểu không.

Còn những cái ác pháp khác chứ đâu phải một cái ác pháp đó đâu. Cho nên vì vậy mà tùy theo cái khả năng của mình, cái sức của mình tu, mình có vội vàng lắm đâu, nhưng mình biết cách biết điều hướng cái yếu cái mạnh của mình thì cũng tốt chứ không có sao đâu con.

Tu sinh: Con thưa Sư Ông mấy ngày nay nó cứ tức thở, mỗi lần mình tác ý như vậy nó tức thở thế rồi con cũng chẳng biết làm sao.

Trưởng lão: Con cứ sử dụng cái pháp Như Lý Tác Ý, rồi con nương vào cái tâm thanh thản của con cũng được hoặc là nương vào cái hơi thở hoặc là nương vào cánh tay, nương vào bước đi. Khi mình tác ý để đối trị với cảm thọ của mình thì mình nương vào, mình đi kinh hành hoặc là ngồi tại chỗ, hoặc là đưa tay ra vô tùy theo cái hoạt động của cơ thể con.

Nếu không nhiếp trong hơi thở được thì hoàn toàn con thay đổi cái hành động ở bên ngoài để con nương vào đó mà con tác ý cái bệnh. Thì khi nào mà tác ý cái bệnh con bình an được thì con mới tiến tu tới cái niệm khác.

(49:28) Chứ bây giờ niệm Thọ nó lớn lắm con, thì từ từ hàng ngày con tiến tới con đánh nó chút rồi con rút kinh nghiệm rồi tới chút, dần dần con sẽ diệt đi cái bệnh. Chứ đừng có ngay cảm thọ đó là cái bệnh của con mà con cố gắng, ngày nào giờ nào phút nào con cũng cố gắng thì con đánh không lại nó đâu. Cái sức của con sẽ bị suy yếu đi, bởi vì dùng cái pháp tác ý và dùng cái sức an trú của mình thì hai cái nó sẽ mất cái năng lực, năng lực của con bị hao tổn.

Cho nên vì vậy mà con chỉ đánh nó một hơi cái con rút nghỉ, rồi lát nữa con đánh nó một hơi nữa rồi con rút nghỉ, coi như mình tập có thời giờ mà. Mà thời giờ mình tập vậy để đối trị với bệnh chứ không phải là ở trên Tứ Niệm Xứ đâu, con hiểu không? Cho nên mình biết áp dụng đó con, không sao đâu.

Rồi mấy con ai muốn hỏi gì mấy con? Rồi con hỏi đi con.

(50:25) Tu sinh: …​ (không nghe rõ)

(54:28) Trưởng lão: Con cứ về tu tập vậy được rồi con, không có gì đâu, không có sai đâu, cứ về như vậy mà cố gắng mình xả tâm, rồi nương vào Tứ Niệm Xứ để mà quét sạch những cái ác pháp. Không có gì đâu, tu vậy đúng không có sai đâu, con cứ về tu tập. Mấy con về thấy tu đúng rồi mấy con cứ đóng cửa thất mà tu thôi, ở trong thất rồi khi nào thấy hơi buồn ngủ thì mình đi kinh hành thôi, có vậy thôi.

Cứ giữ tu Tứ Niệm Xứ, nỗ lực tu đừng có để động thì mấy con tu nhanh lắm. Chứ con không khéo mấy con bị động đó, nó làm cho mấy con bị gián đoạn nhiều cái thời gian không có đi liên tục được. Cho nên tu như vậy đúng rồi con cứ về tu, không có gì đâu.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy