CK 049B - TỨ NIỆM XỨ - ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ - ĐỨC PHẬT KHÔNG DẠY THẦN THÔNG - TỨ THẦN TÚC - NHÂN QUẢ - ƯỚC NGUYỆN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 07/01/2006
Thời lượng: [52:30]
(00:00) Trưởng lão: cái giai đoạn này là cái giai đoạn bắt đầu tập quan sát mà mấy con, cái kiểu mà mấy con cứ động địa hoài làm sao quan sát, mấy con hiểu chưa? Tập cho nó quen đi cái quan sát đã, rồi chừng đó mới là mấy bài tới chứ, mấy con phải biết. Còn kia Thầy dạy, trước kia Thầy dạy chung chung, rồi giải thích ở trong cái bài Tứ Niệm Xứ tức là cái bài Đại Không đó, tu bốn oai nghi đó; cái đó là người ta dạy chung mà. Còn bây giờ mình chuyên môn rồi, bây giờ quan sát chưa được đây, mà ở đây mà còn lo động đậy nữa thì thôi rồi, làm sao?
Tu sinh: Thưa Thầy, khi con quan sát ở trên Thân-Thọ-Tâm-Pháp của mình giống như con tập mấy ngày nay, khi con xả ra đó, khi con đưa tay ra con giật mình đó Thầy. Như vậy có phải ý thức của mình đang kiềm chế không thưa Thầy? Thí dụ như mình đang quan sát nó rất bình thản trong một cái tư thế không hoạt động gì hết, không hoạt động ý thức, nhưng mà khi mình xả ra, mình làm cái gì đó, có đôi khi mình nghe nó nóng, mình cũng ý thức có hạn là con đưa tay ra, con ý thức cái tay. Vậy có phải là con đang.
Trưởng lão: Đang tỉnh thức đó con.
Tu sinh: Đang tỉnh thức đó không?
Tu sinh: (01:07 - 01: 14) con tác ý “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, (01:18 -01:21)
Trưởng lão: À. Nếu mà con thấy cái tâm của con nó bị hay lãng thì con nên tác ý để nhắc nó, lôi nó sẽ trở lại. Còn nếu không thì con không tác ý nữa, cứ quan sát nó thôi. Có một lần một thôi? Ờ, có một lần một. Còn nếu mà con thấy trong khoảng thời gian tu ba mươi phút mà nó cứ một lát nó nhìn được, một lát nó lại quên đi thì phải nhắc à. Cái đó phải thiện xảo phải nhắc để cho nó nhớ lại, chứ không khéo nó quên, nó đi tầm bậy, nó phóng dật ra ngoài.
Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi, tất cả những hiện tượng lạ nó tới, thì mình quán liên tục, vậy thì rồi tác ý cho nó đi?
Trưởng lão: Không. Quán Định Vô Lậu, quán nhân quả, quán vô thường. Đuổi nó đi.
Tu sinh: Bạch Thầy, con có thể lần hồi tăng lên năm chục phút, rồi mình đi kinh hành mười phút được không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ con, được.
Tu sinh: Thưa Thầy, nếu mà ngồi năm mươi phút rồi đứng dậy đi kinh hành mười phút. Đi kinh hành đó có phải là một pháp không Thầy, hay là phải hoàn toàn bỏ hết, không tu gì?
(02:22) Trưởng lão: đi kinh hành đó là mình cũng ở trên Tứ Niệm Xứ đó con. Chứ không phải tu cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu pháp khác. Chứ không phải là mình đi thư giãn, không phải đâu. Tu Tứ Niệm Xứ luôn.
Tu sinh: Tu như vậy một giờ luôn?
Trưởng lão: Một giờ luôn. Một giờ mà có tập thêm cái oai nghi đi nữa. Coi như mình tập một lần tới bốn oai nghi, thành ra cũng giữ, khi đứng dậy cũng giữ, chuyển qua cái hành động đứng dậy đi đều là từ từ để nhìn bốn chỗ rồi đứng dậy đi. Chứ không phải là đứng dậy đi thì quên hết đâu, không được.
Tu sinh: Đừng có vội vàng hả Thầy?
Trưởng lão: Ờ, không có vội vàng. Bởi vì đức Phật dạy trong cái bài Đại Không đó, khi mình đứng dậy mình thay đổi cái oai nghi là mình chú ý rất cẩn thận. Đó, mấy con nhớ cái chỗ đó. Nó mới đúng cách.
Tu sinh: Không cho mất cái trạng thái..
Trưởng lão: Không cho mất cái trạng thái quan sát Tứ Niệm Xứ, con. Mình thay đổi là coi chừng nó mất đó. Thành ra phải cẩn thận chỗ đó.
Tu sinh: Thưa Thầy, Thầy dạy là tu Tứ Niệm Xứ một thời gian, rồi xả nghỉ một thời gian bằng cái thời gian tu. Nếu mà cần thiết, còn nếu không cần thiết có thể giảm bớt cái thời gian xả đó được không Thầy?
Trưởng lão: Cái thời gian nghỉ có thể giảm bớt, cái thời gian tu tăng lên, không có gì đâu. Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ giống như mình ngồi nghỉ vậy chứ không có gì.
Có điều, mới ban đầu nó cực một cái là mình quan sát lại nó thôi. Nó cực vậy chứ mình không có tập trung trong đó đâu, tại vì mình quan sát. Cũng như mình ngồi mình nhìn cái gì đó thôi, mình nhìn vậy thôi để coi nó có cái sai đúng hay có cái gì xảy ra ở chỗ đó thôi, chứ còn không có làm gì trong đó nhiều.
Cần quan sát vậy thôi, cho nên quan sát Tứ Niệm Xứ thôi. Cái lúc khó khăn, lúc cực khổ là lúc mà nó có chướng ngại đó, lúc đó mới cực. Còn cái lúc mình ngồi, thấy nó bình thường không có gì hết, thì không có cực gì hết. Nhưng mà đừng có quên thôi. Có sợ nó quên quan sát nó thôi, nó có cái quên.
Tu sinh: Thưa Thầy, trong lúc mình quan sát, thấy nó yên mình phải tác ý liền hả Thầy. Cần quan sát mà im im mà nó biết, nhưng mà kéo dài hơi lâu lâu thì nó qua tác ý lại.
(04:19) Trưởng lão: Cái đó là mình sợ nó quên đó thì mình mới tác ý. Còn không, mình thấy nó tỉnh thì không tác ý. Mình tác ý nó cũng bị động đó.
Bởi vậy tu tập lần lượt rồi nó mới nắm vững được rồi, Thầy mới dám thả lỏng mấy con tu Tứ Niệm Xứ. Khi nào mà Thầy thả lỏng mấy con tu là khi đó mấy con sẽ tu bốn oai nghi rồi, mới thả lỏng mấy con. Cho nên bây giờ Thầy không có đến mà xem bài xem vở xem mấy con nữa đâu. Để cho mấy con tự tu. Lúc bấy giờ coi như tu bốn oai nghi rồi, thì mấy con không có giờ nghỉ, luôn luôn ở trên Tứ Niệm Xứ hết.
Tu sinh: Bạch Thầy, lâu lâu cũng cho lên đây để ngồi chung để mà kiểm điểm, để Thầy kiểm duyệt?
Trưởng lão: Đương nhiên trong lúc này đều phải kiểm duyệt hết. Vừa duyệt mà vừa trao đổi kinh nghiệm, mấy con. Cái đó là cái lợi ích lớn đó, lợi ích lớn trong sự tu tập. Trao đổi kinh nghiệm. Người có kinh nghiệm này, kẻ có kinh nghiệm kia trao đổi với nhau qua trung gian của Thầy, để Thầy xác định cái đúng để mấy con lấy đó làm kinh nghiệm chung mà tu. Nó sẽ tiến bộ nhiều.
(05:25) Tu sinh: Bạch Thầy, trong quá trình con ngồi con thấy trên cơ thể con, trên cái cổ của con có cái trở ngại. Thí dụ nó mỏi, con không tác ý mà con nhìn nó; con nhìn nó một hồi thì nó hết. Như vậy đúng không ạ?
Trưởng lão: À, không. Mình phải dùng pháp tác ý chứ không phải nhìn. Nhìn tức là mình chấp nhận nó rồi nó hết. Nhưng cái nhìn đó không phải là bằng phương pháp của Phật. Phật bảo mình “tác ý một tướng khác của tướng đó”, thì mình phải dùng phải sử dụng pháp mà tác ý.
Tu sinh: Tác ý rồi mình nhìn nó một cái?
Trưởng lão: Mình tác ý, rồi cái nó theo cái ý thức lực nó sẽ đẩy lùi đi.
Tu sinh: Dạ. Con nhìn nó cũng hết nữa Thầy.
(06:04) Trưởng lão: Nhìn nó cũng hết nữa con. Bởi vì, nhìn nó thì nó hết à, nhưng cái điều kiện là nó không phải pháp tác ý. Đang nói theo cái phương pháp của Phật dạy thì mình tác ý, để cho nó trở thành cái ý thức lực, nó trở thành Tứ Thần Túc đó. Mỗi cái chướng ngại trong thân mình đẩy lui đều trở thành cái lực của Tứ Thần Túc hết. Nó không mất mát gì cái chỗ tác ý của mấy con. Còn mấy con nhìn mấy con không thành cái pháp tác ý đâu, sau này mấy con không có Tứ Thần Túc. Thành ra mình sử dụng ngay liền, mỗi chướng ngại là nó biến thành cái lực của mình hết. Nó gom góp từ khi mình tu tới khi thanh tịnh thì nó trở thành Tứ Thần Túc. Nó gom lại tức là tích tập, đức Phật nói “tích tập” mà tích tập nhiều thì nó sẽ gom lại.
Tu sinh: Sao con thấy bên cái pháp của Mahasi, theo cái ý như thầy đây vừa mới trình bày vậy đó: cứ ghi nhận ghi nhận không hà, chứ không có tác ý.
Trưởng lão: Thành ra nó mất ý thức lực. Sau đó nó không có Tứ Thần Túc, con. Nó không có Dục Như Ý Túc. Mình muốn nó không làm theo đâu.
Còn cái này mình tác ý là mình tạo thành cái lực của nó, để dành đó. Cứ mỗi lần mình góp chút chút mình để, bỏ vô kho cất đó. Sau đó nó đủ rồi thì lấy ra xài; nó mới làm chủ được sanh-già-bệnh-chết đó mấy con.
Còn cái kia nó cứ ghi nhận thôi, nó cũng hết đó nhưng nó không có lực. Cuối cùng ông ta đi vô cái định điên điên của ông ta chứ ông ta đâu có làm chủ.
Mình tu đúng theo Phật là hay con. Mình tu đúng theo Phật là nó đủ cái lực để cho mình làm chủ. Nó kết hợp, sau này nó trở thành Tứ Thần Túc. Cho nên mấy con có bệnh, mấy con đừng có nản chí. Nó càng có bệnh mình càng tác ý, mình càng tạo thành cái lực sau này. “Thọ là vô thường, (cái đầu nhức hay cái tay, cái chân nhức, hay cái bụng đau) đi!”. Lực nó trở thành, nó gom lại đó; mà nó hết bệnh mà nó gom lại một số rất lớn, bởi vì nó thành Tứ Thần Túc mà.
Tu sinh: Sao con thấy cái Thân Hành Niệm, mà ông ngồi ôm suốt như Thầy chỉ như vậy mà ông bệnh hả Thầy?
Trưởng lão: Hết bệnh.
Tu sinh: Lúc trước ông cũng tập cái đó, ông thấy rất là ổn
Trưởng lão: Bởi vì hầu hết Thầy dạy cái pháp Thân Hành Niệm, cái kết quả đem lại cho mọi người là cái bệnh của họ sẽ hết. Mà cái người nào bền chí, cứ tập nó riết là hết bệnh.
Tu sinh: Ngó thấy nó mệt vậy đó Thầy, sao mà không tập nó không khoẻ, mà mỗi lần tập rồi nó khoẻ lắm.
(08:28) Tu sinh: kính thưa Trưởng lão cái trang 94, con phải đánh dấu mấy chỗ đó. Với lại con viết cái bài đạo đức nhân bản con căn cứ chỗ đó con viết rất là dài Trang thứ tư, đánh dấu ngay chỗ..
Trưởng lão: Trang 94 nè, con đánh dấu đỏ đỏ đây phải không?
*Tu sinh*: Dạ!
Trưởng lão: "Cho nên bộ Giới Cấm này thay vì là bộ Giới Đức, Giới Hạnh, Giới Hành để trở thành một nếp sống có văn hoá có đạo đức nhân bản".
Tu sinh: Giới Đức, Giới Hạnh và Giới Hành tức là đạo đức nhân bản. Nhưng mà vừa rồi con thấy tất cả những bài viết nó khóng có..
(9:19) Trưởng lão: không con, nó ngầm ở trong đó, người ta không nói ra chứ nó có, con. Còn ở đây Thầy viết ra cái giới luật, nêu lên cái Giới Đức, Giới Hạnh, Giới Hành. Cái khi mà người ta nói nó có cái hạnh trong đó, cái đức cái hạnh.
Thí dụ như bây giờ cái Đức Ly Tham, cái Đức Ly Tham thuộc về ý. Nhưng mà cái ý nó biến thành cái hành động, cũng như câu chuyện của chú đi đốn củi, rồi đến đó ngồi dựa gần bên đống rơm đó, rồi mới xếp củi. Rồi có cái chú cướp giật của người ta, rồi chú bị người ta đuổi chú, rồi chút nhét cái gói tiền ở trong cái đống rơm, rồi chú chạy đi. Đó là câu chuyện mấy con nghe rồi, của Nguyên Thanh viết đó. Do đó chú mới suy nghĩ, từ cái chỗ mẹ chú đau mà đi bán củi, mà bây giờ cái gói tiền bỏ đây thì mê quá rồi. Đó là cái ý thức rồi, ý ly tham. Nếu mà không ly thì chú này lấy à. Thành ra tới giai đoạn trộm cắp rồi, cắp của người ta. Từ đó cái đấu tranh trong cái ý của chú, do đó chú không lấy mà giúp đỡ bà già đó, đem trả lại cho bà già đó. Đến đó là cái chỗ cái ý rồi, cho nên cái đức đó gọi là Đức Ly Tham, chứ không thể nói là cái Đức Từ Bỏ Lấy Của Không Cho. Nó khác, mấy con.
Còn cái hành động lấy của người ta cướp giật, cái đó là Đức Từ Bỏ Lấy Của Không Cho. Cho nên phải phân biệt cho rõ, vì vậy mà từ chỗ đó nó có cái Hạnh ở trong đó. Cái “lấy” là cái Hạnh, mà cái không lấy là cái Đức - cái Hạnh không lấy - nó có trong đó mà người ta không nói ra.
Còn ở đây Thầy nói ra cho người ta thấy rõ cái giới Đức, giới Hạnh, giới Hành cho nó rõ, cụ thể để mình học. Vì đây là sách học cho nên Thầy ghi rõ. Còn cái kia mình nói về Đức, đức Nhân Bản Nhân Quả, mình nói cái Đức và đồng thời có cái Hạnh nữa con.
(11:03) Nó có cái Hạnh - thí dụ như bây giờ, thí dụ như bây giờ mình nói về cái hạnh - cái hạnh mà ba mươi hai cái điều quán thân bất tịnh, con thấy trong, đó là ba mươi hai cái hạnh. Cái hành động của mình để quán, để làm mình nhàm chán, để làm cho mình trừ cái tâm sắc dục của mình - đó là cái hạnh - cái hành động, cho nên nó gọi là Hạnh. Còn cái Đức của mình là thanh tịnh, nó không có dâm dục. Con hiểu không? Đó, mình phải hiểu chỗ đó. Đức thanh tịnh, Đức đó thanh tịnh không có dâm dục.
Cho nên khi viết đạo đức, Thầy muốn cho mấy con hiểu như vậy đó. Con ghi chỗ này nè, giới Đức, giới Hạnh, giới Hành - ở đây giới thì cái chữ Đức, nói về cái Đức của nó; mà nói về Hạnh - cái Hạnh của nó; còn nói về Hành là cái pháp hành. Đó, cái pháp hành như quán tưởng bất tịnh đó mấy con, quán tưởng thân bất tịnh, đó là cái hành đó. Cái Hành là cái pháp hành. Cho nên về đức hạnh nó phải có hành trong đó mới thực hiện được cái đức, có hạnh trong đó.
Tu sinh : Con nghe tất cả những bài viết Thầy chưa nêu rõ tất cả những cái đức hạnh trong đó.
Trưởng lão: Ờ thì lần lượt người ta sẽ hiểu. Nếu mà người ta đọc cái này kỹ lưỡng chắc chắn người ta sẽ hiểu rồi. Bởi vì mình đọc qua thôi, mình không lưu ý đó mấy con. Chứ mình lưu ý thì Thầy nói về đạo đức nhân bản thì mấy con đã lưu ý rồi, mà Thầy đã viết nhiều rồi đó, chứ không phải không. Rồi từ mới đầu vô, cái đầu đề vô, giới thiệu cái lời nói đầu, rồi giới thiệu như thế nào, ở trong này nó có những cái lời đủ hết để tới chừng đó chúng ta vào cái Đức, rồi cái đức nào sau đức nào trước. Đó nó vậy.
Mấy con cứ nương vào cái dàn bài này thì mấy con sẽ viết được bộ sách về đạo đức rất tuyệt vời rồi. Mà những mẫu chuyện của mấy con còn hay hơn những mẫu chuyện của Thầy nữa, Thầy còn tìm không ra. Chứ còn mấy con có quá trời nhiều những mẫu chuyện, vậy mà không viết được sách đạo đức thì dở.
Tu sinh: Những cái đề tài đó con lục hết trong sách về đạo đức nhân bản, lục hết rồi, đến cái trang cuối cùng này con mới thấy được hai chữ “nhân bản”
(13:14) Trưởng lão: Bộ sách này, cuối cùng Thầy mới kết luận.
Tu sinh: Những bộ sách trước có nói về đạo đức nhân bản, nói chung đến bộ này mới nêu lên vấn đề nhân bản nhiều thôi. Chắc chắn đúng không sai, nhưng mà (13:28)
Trưởng lão: Thì cái bài này là cái bài so sánh giữa giới Bổn và giới Kinh tức là Thầy muốn nói về cái Đức, cái Hạnh, cái Hành. Còn cái kia nói giới Bổn là giới cấm không hà; nó không có Đức - Hạnh - Hành của nó. Thành ra cái bài này là cái bài cuối cùng giới thiệu cái tập sách này.
Thầy mừng là tại sao mấy con biết không, Thầy mở cái lớp này, rồi mấy con mỗi người thay thế Thầy viết sách về đạo đức, Thầy đỡ viết. Thầy chỉ còn có cái là bây giờ khi mấy con viết xong rồi để làm thành sách, Thầy duyệt lại cho mấy con. Rồi từ đó mỗi người đứng trên tập sách này của mình mà dạy đạo đức, mình nói của mình.
Cứ mỗi chuyện mình đưa cái đời sống của mình ra trong đó, nhiều lắm mấy con, mà nó thực tế nó cụ thể, không có nói sai sự thật, nói đúng sự thật. Nên mấy con cố gắng để từ khả năng mấy con có mà không được triển khai, nó không lợi ích cho bản thân mấy con, mà cũng không lợi ích cho người khác. Chứ mấy con triển khai mà đem đạo đức vào đời thì mấy con có lợi ích, ngay từ cái chỗ mình học nó đã có lợi ích cho mình rồi. Đến khi mình viết ra , mọi người đọc nó sẽ lợi ích cho mọi người.
Thầy nghĩ rằng cái khả năng cái điều kiện của mấy con, chỉ cần triển khai giúp cho mấy con trở thành những ngòi bút đạo đức. Cho nên ngày xưa thầy Chân Quang được ở gần Thầy một năm, nhưng không được triển khai cho rốt ráo cho nên thầy Chân Quang bây giờ, cái ngòi bút của thầy Chân Quang thì dẫn dắt một số rất đông người, mà rất uổng. Chứ nếu mà cái ngòi bút đó mà được đào luyện đạo đức một cách đúng đắn rồi thì thầy Chân Quang bây giờ dẫn dắt một số người đạo đức rất tốt. Nó không còn lệch nữa mấy con, nó không còn thầy nhảy múa, ca hát như vậy, không còn ôm cây đàn đâu.
Tu sinh: Thưa Thầy, cái tháng 7 năm rồi là mười ngàn người đó Thầy.
(15:22) Trưởng lão: Mấy con thấy không, nghĩa là cái sai nó dẫn dắt một số ghê gớm sai chứ đâu phải. Mà cái đúng thì dẫn dắt một cái đúng, cho nên Thầy thiết nghĩ cái lớp học của Thầy, các đệ tử của Thầy có nhiều người có khả năng lắm, nhưng phải đào luyện họ chứ. Không khéo sau khi Thầy chết rồi, bắt đầu cái khả năng đó nó hoạt động thì thôi trời ơi, nó dẫn dắt một số nữa.
Cũng như đức Phật ngày xưa, đức Phật chết rồi, một số A-la-hán đi luôn rồi, bao nhiêu người mà chưa chứng quả A-la-hán thì nguy hiểm vô cùng đó; cho nên chúng ta bị nhầm hết. Hai mươi mấy thế kỷ mà chúng ta đều là ở trên con đường sai không. Những cái bút của các ngài đâu phải là những cái bút vừa. Con nghe ngài Long Thọ không, ghê gớm lắm chứ. Ngài Cưu Ma La Thập nè, ngài Vô Trước, ngài Thế Thân, trời đất ơi, những cây bút! Thậm chí như ngài Mã Minh cũng ghê chứ đâu phải, những cây bút dữ tợn chứ đâu phải là thường. Mà nếu được huấn luyện đúng cách thử coi, dựng lại cái nền đạo đức của Phật giáo coi, nó đem lại lợi ích từ những thế kỷ đó tới bây giờ, các con biết, con người chúng ta đạo đức rất tốt. Đạo đức nhân bản mà.
Tu sinh: Bạch Thầy, như ngài Vô Trước ngài viết cái “duy thức” đâu có đúng hả Thầy?
Trưởng lão: Tưởng mà làm sao đúng được.
Tu sinh: Con thấy có nhiều người học cái bài đó người ta học cả năm này qua năm khác, người ta học chín, mười năm cũng có. Uổng công quá.
Trưởng lão: Uổng cái công, có lợi ích gì không? Con học rồi con thấy có lợi ích gì không? Hay là nói “duy thức” thôi, chơi thôi.
(16:49) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, hồi nãy Thầy ngồi ở đây Thầy có hỏi về cái động thân (16:59).
Trưởng lão: Con hỏi Thầy về cái động thân như thế nào con?
Tu sinh: Con ngồi tu Tứ Niệm Xứ thì nó hay động thân, có nghĩa là con hay bị thất niệm, tự nhiên nó bị đưa tay ra một cách vô thức.
Trưởng lão: Như vậy con dùng pháp tác ý, con. Con dùng pháp tác ý. Con thấy mình có cái tình trạng vô thức, nó muốn đưa tay ra nó vụt nó đưa ra, hoặc là nó muốn đưa chân là nó đưa chân. Nó hoàn toàn không phải do cái ý thức con chủ động. Con phải nhắc lại: “Thân phải bất động. Khi nào muốn đưa tay đưa chân là phải có ý thức điều khiển”. Con nhắc nó một câu, dùng pháp tác ý thôi, để điều khiển nó bằng ý thức lực để nó trở lại để cái thân con trở lại bình thường. Chứ còn không, nó giật nó muốn đưa tay ra nó đưa tay, nó như vậy là hoàn toàn ngoài cái sự kiểm soát của con rồi.
Thí dụ như cái thần kinh của con, nó qua cái thần kinh rồi. Con muốn nói cái con nói đại chứ con không có kiểm soát nó. Hễ đưa ta ra mà con không có chủ ý đưa tay ra mà nó đã đưa ra thì coi chừng, nó điều khiển qua cái lời nói, qua cái hành động của con hoàn toàn là vô thức đó.
Thì phải sử dụng cái pháp Như Lý Tác Ý để nó trở lại cái điều khiển của nó. Mục đích của đạo Phật là làm chủ qua tất cả các thân hành, khẩu hành, ý hành của nó hết. Do đó nó có cái gì vô thức của nó, tức là ý thức không điều khiển được thì phải chỉnh đốn lại. Cho nên cái vấn đề của con là dùng pháp Như Lý Tác Ý.
Con biết nó, coi như cái tật của con đó, thì con tác ý bảo nó bình phục trở lại. “Khi muốn hành động một cái điều kiện gì, muốn nói một cái gì, thì Ý thức phải chỉ huy, phải suy tư”, con nhắc nó vậy để sau này nó làm việc nó cẩn thận hơn. Nó không có tự động như vậy nữa.
(18:36) Tu sinh: Nhiều khi con đang ngồi, cái cơ trong thân thể của con tự nhiên nó giật một cái
Trưởng lão: Cái đó cũng là cái tự động điều khiển đó con. Mình không cho nó làm chuyện như vậy, do đó mình phải tác ý nó thôi. Cái đó là cái hệ thần kinh của con chứ không có gì đâu. Nó bình phục trở lại chứ không khéo, đó cũng là cái trạng thái bệnh đó. Mấy con tự động đưa tay ra, tự động đưa tay đưa chân ra, tự động méo miệng qua lại đó, cái kiểu đó là nó bị tự động, bị cái Tưởng hoạt động rồi, cái hệ thần kinh Tưởng. Cái miệng con như vậy mà nó kéo qua kéo lại là con bị tưởng rồi. Kêu là Hành Tưởng.
Mình không còn ở trong cái ý thức của mình được nữa, cho nên nó làm những việc đó thì mấy con bảo nó: "tịnh chỉ, ngưng lại! Hoàn toàn phải theo ý thức chủ động chứ không được tự động, cái thân thể mà tự động hoạt động như vậy!" Các con phải mạnh mẽ, phải tác ý nó. Tác ý nhiều lần chứ không phải một lần đâu, một lần nó không hết đâu, phải bền chí. Cũng như mình bị đau, cái bệnh của mình thì mình phải tác ý nhiều lần nó mới hết. Cái gì cũng vậy, chứ đừng có tác ý một bữa, hai nữa rồi bỏ, cho qua, hoặc thấy nó bớt bớt rồi thôi. Hoàn toàn phải là bình phục, hoàn toàn không còn thấy cái bóng dáng của nó nữa, mới thôi.
Tu sinh: Thưa Thầy, trong cái trường hợp cái bệnh của con, thân con bị cảm thọ, cái thân con nó cứ chướng chướng, nó chú ý đến cái cảm thọ hoài, nó cứ quay nhìn vào trong cái bụng hoài. Con không biết làm sao.
Trưởng lão: Cái đó con phải tác ý nó. Đừng có chú ý, đừng có sợ hãi, đừng có lo lắng. Cái chỗ mà con chú ý nó là con lo lắng nó, con sợ nó đó. Con đừng có lưu ý tới nó, con tác ý: “Thọ là vô thường. Cái thân này phải bình thường trở lại. Không được thừa hơi nữa. Tao không có sợ mày đâu. Tối ngày mày cứ lo chăm chú lo cái bệnh của mày hoài à”. Bệnh là cái nghiệp cái thọ chứ có gì đâu mà sợ. Chết bỏ. Không sợ không lo lắng. Không cứ ngó nó hoài là con cưng nó đâu. Cứ tối ngày săm soi cái bệnh hoài thì nó cứ bệnh hoài. Hiểu không?
Con tác ý cho mạnh đó, đừng có lo. Thầy nói ở đây là chết bỏ, không có sợ ba cái thứ này. Phải gan dạ như vậy chứ không khéo tối ngày con cứ lo cái bệnh của mình.
(20:50) Tu sinh: Bạch Thầy, trường hợp cái hành động vô thức đó xảy ra, thì phải sau một thời gian mình ngồi tu rồi thì nó mới xảy ra. Vậy thì mình tác ý là khi nó xảy ra rồi mình tác ý hay tác ý trước đó, bao lâu mới tác ý?
Trưởng lão: Mình tác ý trước đó. Rồi cứ một thời gian mình biết mình có cái đó thì mình luôn luôn lúc nào mình tu, bất kỳ pháp nào mình tu mình cũng tác ý cái điều đó trước đầu tiên, để nó diệt trước. Chứ đừng có để nó xảy ra mình mới tác ý thì nó muộn rồi. Cũng như mấy con đợi hôn trầm rồi mấy con mới đi kinh hành thì muộn rồi. Nghĩa là nó có bệnh rồi mới trị bệnh thì nó dở lắm, ngừa bệnh hơn trị bệnh. Biết giờ này sắp sửa mình sẽ bị hôn trầm thì mình đi kinh hành trước. Đừng để gục một cái rồi mới đi thì cái chuyện đó dở quá rồi. Phải trừ nó, bởi vì mình có pháp trừ trước ngừa trước hết rồi. Không để xảy ra, mà không để xảy ra riết nó quen, nó không bị nữa. Còn mình để xảy ra rồi, bao giờ trị cũng không hết đó.
(21:42) Tu sinh: Bạch Thầy, có một pháp môn của ngoại đạo người ta tu, người ta đưa cái hoả hầu ở dưới xương cụt nó lên tới đỉnh đầu, chừng nó thoát ra được rồi thì người ta có thể, nắng nóng cỡ như bốn mươi mấy độ người ta cũng không ăn thua gì hết, mặc chỉ có một cái áo mỏng thôi; mà lạnh cỡ không độ, âm mấy độ người ta cũng không ăn thua gì hết, người ta chỉ mặc một áo mỏng thôi. Như vậy cái đó nó có lợi gì không Thầy?
(22:12) Trưởng lão: Nó chỉ biểu diễn chơi vậy chứ lợi gì? Biểu diễn cho người ta coi hay chơi vậy thôi chứ trời ơi, trời nóng như thế này mà tôi chẳng có sao hết, mà lạnh như thế này tôi chỉ ở trần cũng chỉ nghe như thường. Nghĩa là kê nước đá vậy mà tôi không cóng tay gì hết, cái sức nóng trong người đó thì thấy ai cũng ghê, chứ cái này có lợi ích gì đâu.
Tu sinh: Thầy đó ông chỉ dạy cho một số đông người lắm, ở bên Mỹ..
Trưởng lão: Bởi vì người ta thấy kỳ lạ
Tu sinh: Có một số người theo học đó Thầy
Trưởng lão: Học làm chi vậy cho nó uổng. Bây giờ có một cái tin ở bên Ấn Độ, có một chú bé đó nó mười sáu tuổi, bây giờ chú ngồi sáu tháng, ngồi thiền sáu tháng không ăn uống, mà bây giờ thiên hạ tập trung ở đó nói hay quá ta. Ngồi không ăn uống thì có lợi ích gì? Vậy mà chú bé này ngồi làm Phật. Bộ ông Phật ông dạy cái kiểu đó sao? Ông Phật ông dạy mình sống một đời sống không làm khổ mình, khổ người. Bởi vậy mới có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chạnh Mạng, Chánh Nghiệp, .. mấy con thấy Chánh không. Chứ đâu có dạy tôi ngồi thiền để biểu diễn thần thông kiểu kỳ cục vậy.
Trời đất ơi, bộ thế gian này hết đồ ăn rồi hay sao mà thử. Vậy mà người ta lại chăm chú vào nói cái chú này ngồi hay. Thầy nói hay có lợi ích gì? Tốn tiền mấy người đi xe đến đó xem chơi chứ có cái gì đâu. Cho nên vì vậy mà có cái bức thơ đó họ đánh rồi họ bỏ lên mạng, Thanh Trí mới đưa cho Thầy. Lẽ ra thì chuyện của người ta thôi Thầy không nói, mà tại bỏ lên cái mạng (trang web) của Thầy cho nên Thầy mới trả lời. Vậy mà nói ngồi sáu năm để làm Phật. Bộ Phật ngồi cứng ngắt vậy sao, lợi ích gì cho ai? Bộ điên sao mà học theo Phật rồi nói ông Phật làm vậy. Mấy người nghĩ Phật như vậy à, mấy người phỉ báng Phật đó. Người nào mà thị hiện thần thông, người nào mà ngồi thiền mà sáu bảy tháng không ăn, hay một năm, hai năm, ba năm mà cho đó là Phật, thì đó là ông Phật điên.
Ông Phật người ta sống bằng trí tuệ chứ đâu phải ông Phật nào sống bằng như vậy đâu. Đức hạnh của người ta đem đến một thân giáo của người ta là đem đến hạnh phúc cho người ta chứ đâu phải là ngồi đó, cho nên đức Phật đi khất thực là hóa duyên độ chúng. Người ta thấy nội cái hạnh của đức Phật đi xin ăn không người ta cũng cảm mến nữa. Còn mình ngồi cứng ngắt ở trong rừng đó làm cho người ta tốn hao tiền thêm, có không mấy con, thấy không? Chứ nó đâu phải là sự lợi ích đâu; nó là cái tai hại. Đem cái chú bé này gặp Thầy ở bên Ấn Độ là Thầy lôi ra Thầy nít cho mấy cây. Phật như vậy à? Mấy người hiểu Phật như vậy à? Hiểu Phật phải hiểu Bát Chánh Đạo chứ sao, hiểu bốn cái chân lý chứ sao, mà bốn chân lý này có nói cái điều đó không, có nói ngồi cứng ngắt không?
(24:43) Tu sinh: Bạch Thầy, trong trường hợp trong 49 ngày đức Phật ngồi tu tập như vậy, là mỗi ngày đức Phật có còn đi khất thực không?
Trưởng lão: Còn chứ. Có đi khất thực mới có ăn, chứ không đi khất thực chết mất sao. Ngồi đó mà xả tâm ly dục ly ác pháp kia mà còn chưa xong mà ở đó ngồi cứng ngắt làm sao mà xả. Cho nên 49 ngày tưởng đâu ông Phật ông ngồi cứng ngắt đó ha? Đâu thì mấy con trở về quá khứ coi thử phải trong 49 ngày ông ngồi ra sao. Có Tam Minh rồi về nhìn, có phải không? Chứ giờ ai cũng nghe nói 49 ngày chắc ông Phật ông ngồi cứng ngắt không nhúc nhích, mấy con hay tưởng tượng cái kiểu đó.
Tu sinh: Thầy nói vậy phải, con cũng tưởng như vậy không.
Trưởng lão: Mới nghĩ như vậy, ngồi thiền như vậy nhập định 49 ngày cái chứng đạo!
Tu sinh: Trong cái quyển Bên Thềm Thất Sơn đó Thầy, cũng kể trường hợp một thầy tu cũng nhập thất cái kiểu đó, có bốn mươi mấy ngày, không ăn uống gì, ngồi trong hang động đất đá vậy đó. Thành cái đó nghĩa là cả thế giới người ta tin là như vậy.
Trưởng lão: Cái hiểu lầm. Thật sự ra trong Bát Chánh Đạo có dạy chúng ta cái điều này đâu, có phải không? Bảy cái lớp hoàn toàn ở trong giới luật hết tức là Chánh Niệm, hoàn toàn động đậy hết, hoàn toàn cử động, Bất động tâm. Cái lớp Chánh Định để làm gì?
Đức Phật nói “tâm định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng". Sử dụng để nhập định chơi vậy thôi, chứ ngồi đó bảy, tám ngày, bảy tám tháng mà làm cái gì. Tôi nhập định để tôi biết tôi tịnh chỉ hơi thở, tôi làm chủ để tôi chết, rồi thôi.
Tôi đâu cần nhập định biểu diễn cho mấy người xem làm chi cho mất công. Cái này có lợi ích gì chứ.
Các con thấy cái Chánh Định của Phật, bốn cái thiền: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Mà tôi Chánh Định được là tôi nhờ cái Tứ Thần Túc, phải không, cái Định Thần Túc đó, tôi mới nhập bốn cái loại định này tôi làm chủ cái hơi thở của tôi, tôi muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Thì cái này là chứng minh tôi làm chủ chứ đâu phải để biểu diễn cho mấy người xem cái Định này.
(26:36) Còn tôi sống bảy cái lớp đầu tiên từ cái Chánh Kiến cho tới cái Chánh Niệm là tôi sống thân giáo về đức hạnh rồi. Có phải không? Mấy con thấy "Chánh" không hà. Hoàn toàn tôi là con người như bình thường chứ gì, nhưng tôi sống có đạo đức, tôi sống trong cái chánh chứ không trong cái tà nữa. Mấy con thấy rõ không? Còn cái Chánh Định là để tôi làm chủ cái thân cuối cùng của tôi, tôi muốn chết thì chết, muốn sống thì sống thôi. Bởi vì cái Tứ Thiền nó xác định cho chúng ta biết tịnh chỉ hơi thở mà, chứ nó có bảo chúng ta làm cái gì đâu, có đem lại lợi ích gì đâu, cho cái người tu đó để họ chỉ làm chủ thôi chớ, bây giờ tôi làm chủ đó còn người khác làm chủ được không? Cho nên tôi đem cái thiền định ra đó tôi ngồi, mấy ông có làm vậy được không?
Phải hiểu đạo Phật chứ. Hiểu cái kiểu của mấy ông là hiểu mù, hiểu như cái chuyện thần thông của cái đạo nào đâu không chứ đâu phải đạo Phật dạy. Thầy sẽ trả lời cái bài đó. Thầy sẽ trả lời nhưng mà điều kiện, Thầy bị không có thời giờ chứ có thời giờ Thầy trả lời cho tá hoả tam tinh cho thế giới biết. Đụng hơi đâu thấy lạ lạ thì cho đó là thần thông, cho nó là hay cho nên tập trung tốn tiền tốn bạc, nước này chạy nước cũng bu theo. Đây qua Ấn Độ bộ không tốn tiền à. Máy bay nó ăn tiền mình chứ nó có cho không mình đâu? Vậy mà cũng chạy qua đó xem một chút. Bộ hay ho gì lắm sao, không có hay gì hết. Thầy nói cái thứ đó không có hay đâu, toàn là thứ Tưởng không mà hay cái gì.
Ngồi đó, thí dụ như con nói cái chuyện tụi con thấy nóng lạnh nó vẫn làm chủ được, toàn là cái lực tưởng của người ta chứ làm cái gì.
(28:05) Tu sinh: Bây giờ ông thầy đố ông lại hướng dẫn một số đông người lắm, các Phật tử ở thành phố Hồ Chí Mình mua đất cho ông ở Đà Lạt, mua tới năm sáu mẫu gì đó, lập cái trường thiền ở đó Thầy. Nó vậy tai hại lớn lắm
Trưởng lão: Tai hại lớn lắm, mà sao Nhà nước lại cấm mà lại không làm nổi?
Tu sinh: ông mang bộ y áo khất sĩ nên người ta tưởng ông tu bên Phật giáo.
Trưởng lão: Tu Phật giáo cái kiểu kỳ lạ. Giáo pháp của Phật không có ba cái thứ này mà bây giờ nhét vô ba cái thứ này. Thật kỳ lạ.
Tu sinh: Con cũng có tập một thời gian mà con thấy nó không có hiệu quả gì, nó đau đầu quá.
(28:45) Trưởng lão: Thật sự ra nó có nhiều cái sai lệch Phật giáo nhiều quá mà họ cứ đưa vô, cho đó là của Phật giáo. Vừa rồi có chú Lĩnh, chú đọc ở trên mạng Hoa Sen ở đâu đó, chú lôi xuống một cái bài nói về cái Cơ quan tiềm năng ở ngoài Hà Nội đã cho cái cơ quan mà tìm tiềm năng con người đó. Bây giờ nó cấm cái Cơ quan đó liền, do đó cái số người đó họ la lối om xùm. La lối nào là dùng cái nhân điện để phát triển cây lúa của nhân điện gì đó, bây giờ Nhà nước này cấm rồi. Sau một thời gian cho mấy bà này, có một bà ở trong cái Cơ quan đó đi ra làm chuyện đó, cuối cùng Nhà nước coi như cho báo chí theo, cho nên báo Thanh Niên có đăng mấy cái bài báo đó. Chờ đến kết quả rõ ràng rồi, sao mà Nhà nước cho quan sát làm sao mà cấm cái cơ quan đó, không cho hoạt động nữa. Bây giờ (họ) la lối. Chú Lĩnh nói mới gửi cái bài đó qua cho Thầy, chắc có lẽ ý ông này cũng muốn Thầy góp phần coi cái này đúng hay sai, coi nó ở trong cái dạng nào. Nhưng mà Thầy thì mới có đọc đến đó, mà thôi Thầy chưa nói bởi vì công chuyện của Thầy nhiều quá, ở đâu mà lo chuyện thiên hạ. Với lại đối với Thầy biết ở đâu mà ra rồi, Thầy biết ở đâu rồi. Đối với Thầy thì không có gì mà dấu được Thầy đâu, nhưng mà Thầy không muốn động chạm ai hết, ai muốn làm gì thì làm. Cũng được. (Thầy cười)
Tu sinh : Tổ chức đưa…
Trưởng lão: Cái cơ quan, cái trường đó ở Hà Nội lớn lắm đó con, tập trung cái số lực lượng của những người tưởng ghê gớm lắm về đó, toàn mấy ông lớn không chứ không phải ông nhỏ đâu. Mà bây giờ Nhà nước cấm rồi, cấm rồi dẹp, dẹp cái trường đó rồi. Thì đọc qua cái bài đó Thầy mới biết chứ sự thật ra Thầy đâu có hay. Đọc qua cái bài đó mới biết Nhà nước này cấm.
(30:44) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con còn hỏi điều này nữa chắc là hết giờ rồi. Tức là tu Tứ Niệm Xứ (30:56 - 31:08).
Trưởng lão: À không, bây giờ đâu có cần. Bây giờ Thầy chỉ cần mấy con nhiếp tâm và an trú một phút thôi, không có cần nhiều. Bây giờ tu Tứ Niệm Xứ rồi thì cái sức an trú của mấy con sẽ tăng, bởi vì nhờ cái Tứ Niệm Xứ này mà xả tâm, ly dục ly ác pháp. Cho nên vì vậy mấy con mới không bị ức chế, chứ còn bây giờ an trú nhiếp tâm mấy con tăng lên hai phút thì mấy con bị ức chế rồi. Mấy con hiểu chưa?
Tu sinh: Thưa Thầy, xin Thầy kiểm duyệt cho con được lên trên này nha Thầy. Tu trên này sẽ siêng năng hơn.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên rồi, mấy con lên trên đây rồi mấy con về mới ham tu hơn. Chứ mà để một tuần hay một tháng mới lên gặp Thầy một lần, chắc là mấy ngày đó mấy con tu chậm lắm. Sự thật ra là phải như vậy mấy con, bởi vì cái lớp học của mình đào tạo thì nó phải có sự sách tấn, có cái sự góp những cái điều kiện, mình nghe được mình về áp dụng mình tu.
Coi cái đặc tướng của mình nó phù hợp chỗ nào để mình quyết tâm, mình có kết quả ngay liền, thì mình phấn khởi mình tu nữa. Nó càng ngày càng tu tốt mà, cho nên càng lúc mấy con càng xả tâm thấy cái tâm nó thanh thản, an lạc, vô sự thì mấy con thấy giải thoát thật sự mà. Tới chừng mà mấy con đủ Tứ Thần Túc rồi mấy con mới thấy lạ lùng, cái tâm mình nó thanh tịnh, sao mình có cái lực kỳ lạ kìa. Mình không luyện, con; mà tới chừng đó nó lại có, nó sử dụng rất dễ chứ không có gì. Thầy biết, chính bản thân Thầy hiểu, mình không có luyện nó mà tại sao nó lại có. Kỳ? Nó kỳ là tại do tâm mình thanh tịnh.
(32:30) Mà mục đích mình làm sao cho tâm mình thanh tịnh? Mình ly tham, sân, si chứ gì đâu. Mà, ly thì phải có Định Vô Lậu, ly phải có pháp Thân Hành Niệm. Bởi vì chướng ngại trên thân của mình nó nhiều lắm, mà không có pháp Thân Hành Niệm làm sao phá các chướng ngại được. Mà nếu không có Định Vô Lậu, không có tri kiến của mình thì làm sao phá được tất cả các niệm tham-sân-si.
Tới hồi nó hội đủ các điều kiện để cho mình đi vào cái chỗ thanh tịnh tâm của mình hoàn toàn.
Mà khi thanh tịnh tâm của mình hoàn toàn thì hằng ngày mình đã góp biết bao nhiêu cái lực, mình tác ý ra đó, thành ra mình gom góp, mình tích tập những cái lực đó thành một khối rất lớn. Sau khi tâm mình thanh tịnh thì nó trở thành một cái lực cho mình sử dụng chứ. Mình không luyện nó - mục đích của mình là không luyện nó đâu - nhưng mà nó trở thành.
Mà mục đích mình luyện nó là mình bị tưởng. Mấy con thấy bây giờ mấy con cứ ôm pháp Thân Hành Niệm mấy con thấy tác ý đi, mấy con tập cái gì mấy con cứ lệnh cho nó đi, rồi mấy con tưởng cho nó làm đi, là mấy con bị tưởng hết.
Còn cái này mình có gì đâu, mình lệnh cho nó đuổi những cái cảm thọ, đuổi những cái tâm niệm của mình ra, phải không? Thì những cái cảm thọ, những cái tâm niệm của mình sẽ hết đi; nó hết đi thì những cái lực đó nó gom góp lại thành cái lực làm chủ chứ có sao. Tại vì hồi đó mình cứ luyện nó, mình cứ bảo tâm ly dục ly ác pháp đi, có phải không? Cho nên bây giờ cái lực này nó muốn mà, nó muốn ly dục ly ác pháp chứ cái lực này đâu còn có ham muốn tiền bạc nữa.
Tu sinh: Ăn uống, nó cũng không ham muốn nữa hả Thầy?
Trưởng lão: Nó cũng không ham muốn nữa, ăn uống gì nữa, con. Bởi vì khi con ngồi tu Tứ Niệm Xứ sung mãn, nó không đói mà. Nó không đói, không mệt, không buồn ngủ nữa. Nó sung mãn Tứ Niệm Xứ rồi mấy con mới thấy. Nó vĩ đại thật, nó an trú ghê gớm thiệt. Bởi vậy mới nói “an trú, nhiếp tâm và an trú đó”.
Bây giờ chúng ta chỉ có một phút mà một phút chúng ta rất vất vả, phải không mấy con thấy? Còn bây giờ mình xả tâm riết rồi bây giờ nó an trú được rồi, thật khoẻ. Tức là nhiếp tâm-An trú đó, nó ở trong Tứ Niệm Xứ mà nó nhiếp tâm an trú đó, nó không có bị ức chế. Cho nên pháp Phật, ông Phật biết rõ ràng là tu theo ngoại đạo là bị ức chế hết, nên đức Phật dẹp bỏ mà thực hiện qua cái chỗ ly dục ly ác pháp. Cho nên mới có Tứ Niệm Xứ ra đời. Người ta không hiểu, người ta tu bậy tu bạ cũng bị lọt vô ức chế.
Các con thấy từ lúc Thầy triển khai ra, càng lúc mấy con càng rõ cái pháp của Phật thêm; nó không có sai nữa.
(34:47) Tu sinh: Mô Phật, thưa Thầy bây giờ con lo cái pháp Thân Hành Niệm trước, ban đầu là hai thứ (34:53)
Trưởng lão: Bây giờ mục đích của con là sử dụng để ức chế, để trị bệnh của con thôi, chứ còn Tứ Niệm Xứ thì không có ức chế được. Rồi sau đó mới trở về cái vị trí tu Tứ Niệm Xứ. Chứ bây giờ bệnh của con vậy mà con tu Tứ Niệm Xứ thì bệnh của con nó cản trở con rồi, rồi con cũng phải ôm pháp Thân Hành Niệm để phá cái bệnh của con chứ gì. Vì vậy hễ người nào có bệnh thì người đó khó tu. Trước phải diệt bệnh rồi sau đó mới tu được. Còn năm điều kiện khó mà đức Phật đã nói mà: “người có bệnh là khó tu”. Các con hiểu không?
Tu sinh: Như vậy trong trường hợp này con tu tập pháp Thân Hành Niệm nhiều ức chế cũng không sao ha Thầy?
Trưởng lão: Không sao, bởi vì pháp Thân Hành Niệm ức chế nhiều là tại con tập trung chú ý, nó nặng đầu là tại con bị ức chế đó. Còn cái này bảo đưa tay ra thì con cứ đưa ra, chứ đừng có chú ý nhiều trong cái đưa ra. Hễ con chú ý nhiều trong cái đưa ra là bị ức chế. Thầy đã nói rồi, đây là cái giai đoạn trị bệnh chứ không phải giai đoạn như căn cứ địa. Nó tới giai đoạn nào thì tu tập theo giai đoạn đó. Biết rõ từng chút.
Tu sinh: Con còn một câu thứ hai nữa.
Trưởng lão: Còn câu thứ hai nữa hả con: Thân tức nhói đủ chỗ, lúc phải bị muỗi cắn đủ mọi cách, như vậy là động ổ của cảm thọ đau phải không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Tu sinh: Cái thân con thì nó không có bệnh hoạn, mà sao vô ngồi một hồi thì đủ thứ chuyện xảy ra.
Trưởng lão: Con vô cái Tứ Niệm Xứ đó phải không?
Tu sinh: dạ, dạ!
Trưởng lão: Vậy đúng rồi, vô hang của nó thì nó phải rồi, nó ra làm động để con khỏi tu. Thì bây giờ con vô đó, mà nó tức nhói chỗ nào thì được thôi, thì mình tác ý nó hết. Con cứ tác ý thôi. Còn muỗi cắn thì đâu có gì, thì con làm cái màn che mặt cũng như phụ nữ Ấn Độ.
(36:41) Tu sinh: Con thấy trong trường hợp như cái đơn của con, con bắt cái ghế này lên cái đơn, rồi bắt đầu con mới giăng cái mùng, coi như con ngồi trong mùng, cho nên cái ghế này ở trên cái nấp mùng, cái dây thì con rút cái mùng này lên cho cao cũng tốt (36:58)
Trưởng lão: Thì như vậy cũng đâu có sao đâu, ngồi cao coi chừng nó té xuống.
Tu sinh: Con thấy ở chùa người ta ràng cái mùng ngồi nhưng mà lúc nằm ngủ cũng giãn ra được Thầy. Giãn ra được, tại người ta miếng dính dính nhiều lớp đó Thầy.
Trưởng lão: Cái đó là người ta cũng sử dụng một cái mùng mà khi ngồi và khi nằm đều được. Cái đó cũng là nghĩ cách ra để người ta ngăn ngừa muỗi thôi mà.
Tu sinh: Người ta sợ ngồi trên giường thì dễ muốn buồn ngủ, người ta làm vậy để khỏi buồn ngủ.
Trưởng lão: Cái đó là cái mùng treo ngoài gốc cây, cái mùng của sư Pháp Ngộ đó, hay treo ngoài gốc cây, đặng ra ngoài gốc cây ngồi nó lạnh lạnh nó không có ngủ, để không ở trong nhà ấm ấm là nó ngủ. Thì những phương tiện đó giúp cho chúng ta ở giai đoạn đầu, còn giai đoạn sau thì chắc chắn là nó không đến nổi điều đó đâu. Riêng cái từ trường của mấy con phóng ra rồi thì muỗi nó không có vô, nó không tác động. Còn bây giờ mấy con ngồi đâu thì nó bu tới đó.
Cái từ trường của mấy con bây giờ nó phóng ra là từ trường nghiệp, nghiệp ác cho nên muỗi nó đến đòi nợ máu của nó. Không, Thầy nói thiệt mà.
Tu sinh: Con thấy trong thất con trống trải vậy đó, không có muỗi nhiều. Còn mấy thất mà kín là ổ của nó không đó
Trưởng lão: Cứ mà lấy giấy ghim cho nó kín chừng nào là làm cái ổ muỗi chứ có gì, còn nó trống như thế này mấy con ngồi nảy giờ mấy con thấy đâu có thấy muỗi không? Tối mà cứ thoảng thoáng như thế này thì muỗi sao mà nó ở đây được. Cái chỗ nào mà kín thì muỗi nó núp vô mà, cái nhà người nào làm kín là nó có muỗi.
(38:44) Tu sinh: (38:44 - 38:52)
Trưởng lão: Ờ, thầy Chơn Thành thì coi như cái phần Tứ Niệm Xứ thầy còn xả nhiều lắm đó mấy con. Thầy chỉ nhiếp tâm an trú ở trong cái phần ức chế của thầy đi vào được, cho nên thầy ức chế trong cái pháp Thân Hành Niệm thì rất tốt đó. Thầy bây giờ thầy động đậy nó không ngủ, chứ thầy không động đậy thầy ngồi thì nó ngủ. Mà không thể nào cái này kéo dài hoài, mà cái này như vậy vẫn là dậm chân tại chỗ thôi.
Thầy thức suốt đêm suốt đêm rất cực khổ, mà cuối cùng thầy không chứng tới. Buộc lòng thầy phải đi qua cái định Tứ Niệm Xứ, mà do cái Định Vô Lậu nghĩa là xả tâm thì thầy mới tiến tới đó. Thầy biết cái này mà, cho nên phải hướng dẫn chứ không khéo mấy con chỏng khu chỏng gọng mà thức suốt đêm bắt chước thầy Chơn Thành thì nó cũng chừng đó thôi. Nó không hết đâu.
Mục đích của Định Vô Lậu là nó quét cái gốc. Còn cái kia mình quét cái ngọn. Cho nên cái ngọn coi vậy chứ mà cái gốc nó còn thì nó đâm ra hoài hà, nó không hết.
(39:47) Tu sinh: thưa Thầy, sau cái thời gian tu ba giờ một thời đó, mà còn tỉnh táo không có ngủ, nằm cũng không ngủ được thì như vậy mình có thể thức thêm được không Thầy?
Trưởng lão: được chứ con, thức thêm được. Hễ càng mình thấy tỉnh thì càng mình thức thêm được. Hễ mình thức thêm là cứ tới chứ không có lùi lại. Nó cứ vậy là con sẽ tiến tới, tiến tới nó rất tỉnh con, mà ở trên Tứ Niệm Xứ con còn nó không có buồn ngủ, con, không buồn ngủ. Cứ hễ tới Tứ Niệm Xứ là xả liền lần lần, tưởng nó tỉnh lắm.
(40:19) Tu sinh: Như vậy là mấy bữa tới giờ ngủ mà nó chưa ngủ là phải tu nữa hả Thầy?
Trưởng lão: Bây giờ giờ nào ra giờ nấy chứ con.
Tu sinh: Chưa tới giờ ngủ mà sao nó tỉnh táo hoài
Trưởng lão: Tỉnh táo vậy chứ rồi khuya nó dậy không nổi.
Tu sinh: Giống mình ru nó vậy, không ru nó không ngủ.
Trưởng lão: Coi như nếu không, nó làm cho con trật giờ đó. Nó khôn lắm đó. Nó đánh cái cú đó coi như đánh cái cú để khuya dậy hết nổi. Tới chừng đó nó lười biếng ghê gớm lắm.
Tu sinh: Giấc khuya cũng vậy, con tỉnh hơn giấc 4, 5 giờ sáng, yêu cầu con thức dậy rất tỉnh táo và tu rất ngon lành; nó làm như tới khoảng giấc 4, 5 giờ sáng nó êm lại. Hằng ngày 4, 5 giờ sáng con phải đi hoài.
Trưởng lão: Cái đó là mình chống lại nó, chứ còn sự thật mà 4, 5 giờ sáng - đó là khoảng thời gian con tu từ 2 giờ sáng con thức dậy - con tu tới đó là con bị mệt mỏi rồi đó. Cho nên con nằm xuống nghe nó thoải mái dữ lắm, nó phục hồi lại sức khỏe. Tới sáng 7 giờ con tu lại thì tốt chứ mà con ráng tu con thức luôn, con đấu đá với nó luôn tới sáng là con tu nó lờ mờ lắm, nó không tỉnh lắm đâu.
Tu sinh: Vậy rồi giấc 4, 5 giờ sáng con phải làm sao?
Trưởng lão: Con ngủ lại một giấc đi, rồi 7 giờ con tu lại tốt chứ sao. Thầy nói thì con để ý coi, nếu mà con thức suốt rồi con thấy tới 7 giờ tối cứ ngồi là nó muốn gục đó chớ, nó không tỉnh, trong cái giờ mình tu nó không tỉnh. Tu suốt ba tiếng đồng hồ, 2 giờ tới 5 giờ là ba tiếng đồng hồ, mấy con nghỉ đi, để phục hồi lại. Bởi vì mấy con hao cái năng lượng nhiều lắm, hao cái năng lực của mấy con nhiều lắm trong khoảng thời gian tu. Tu dù ít dù nhiều gì mấy con cũng bị hao hết.
Tu sinh: Bạch Thầy, nghỉ vậy là bị phi thời sao Thầy?
Trưởng lão: Đâu phải phi thời đâu con.
Tu sinh: Thí dụ 5 giờ mà nó buồn ngủ là mình phải phá nó chứ.
Trưởng lão: Chưa tới lúc phá. Chừng nào tới lúc phá rồi chừng đó sẽ tính sau. Chừng nó tỉnh rồi, mấy con giờ không phá nó cũng tỉnh. Còn bây giờ nó buồn ngủ để nó phục hồi lại 7 giờ sáng nó tiếp tục tu chứ không, 7 giờ sáng mấy con tu cứ lờ mờ, lờ mờ, nó gục tới gục luôn, nó còn mất cái thời giờ của mấy con còn vô ích nữa.
Tu sinh: Nó vô một cái như sét đánh vậy, mình đi đi vậy chứ nó gục một cái, nó làm một cái rột xuống nặng lắm
(42:24) Trưởng lão: Bởi vậy, nó hao năng lực, nó đòi hỏi phục hồi mà mấy con không cho nó phục hồi, trong khi mấy con sử dụng chừng nào là mấy con tu tập suốt ba tiếng đồng hồ mà mấy con không vận dụng cái năng lực của mấy con nữa, thì mấy con mới thấy nó tỉnh chứ. Còn bây giờ mấy con tu suốt ba tiếng đồng hồ rồi, mấy con thấy lúc 5 giờ mấy con thấy nó uể oải ghê gớm lắm. Làm việc mà không nghỉ thì thôi rồi, kiểu đó mấy con sẽ tiêu luôn. Cho nên mấy giờ sau mấy con ráng tu chứ mấy con tu không vô không nổi đâu. Thầy biết, nó lờ đờ lờ đờ; tu nó không tỉnh thức hoàn toàn đâu.
(43:01) Tu sinh: Bạch Thầy, về nhân quả chỗ này con chưa hiểu. Là ví dụ như mình muốn giết một con gà, thì từ trường ác của mình phóng xuất ra thành con gà. Còn con gà đó nó cũng phóng ra lúc bị cắt cổ đau đớn chứ, sự đau đớn đó nó cũng phóng xuất ra một từ trường cũng đi tái sanh hả Thầy?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là nó cũng đi theo cái dòng của nhân quả rồi. Cái từ trường mà con cầm con dao con cắt cổ con gà, thì cái từ trường ác của con nó phóng xuất ra nó tái sanh làm con gà, để cho người ta cắt cổ lại. Thì con gà bị cắt cổ này nó thọ lấy cái đau đớn của nó, thì trong cái đau đớn đó nó có cái nhân và cái quả của nó, nó cũng tiếp tục nó sanh. Bây giờ nó đang trả cái quả đó phải không, nhưng nó không có làm cái điều ác nữa, nó lại, trong khi đó cái từ trường chịu đau đớn của nó với cái tâm không thù hận, mà nếu con gà này bị cắt cổ mà nó mở con mắt tráo tráo nó nhìn con là có thù hận trong đó thì nó lại tiếp tục trong ác pháp, nó lại đi tái sanh những con vật khác nữa, hoặc là cái người ác nữa, để nó hành động trở lại trả thù lại những điều kiện đó. Nó là Nhân quả mà con.
(44:05) Tu sinh: Còn trường hợp mà mình đang tu - con đã bị một lần, con cuốn chiếu - con đã canh, trước khi con đi, con đã dò đường hết rồi mới đi, nhưng không biết thế nào nó bò lên đó con đi tới đó con dậm một cái. Như vậy thì trong lúc con tu, chứ con không có cái tâm niệm ác, vậy khi bị con dậm chết thì từ trường của con với từ trường của nó như thế nào?
Trưởng lão: Cái từ trường của con là vô tình mà làm ác; con thấy không, cái từ trường vô tình thôi. Nó để dành cho con để mai mốt xe đụng, nó cũng vô tình nó đụng con chứ sao, con phải trả cái quả một cái “rốp” đó chứ. Nó cũng hai cái xe cũng đụng cái rốp thì con cũng vậy thôi, không có gì đâu.
Cái đó là nó tích luỹ cái quả đó. Nhưng mà con vật này bị chết đi, bị chết đi, thì nó sẽ tái sanh. Khi nó trả cái quả của nó rồi nó sẽ tái sanh, thay vì nó làm con cuốn chiếu mà dưới cái bàn chân đang tu hành của con, bàn chân thiện, cho nên nó chết nó sẽ làm người được, không có sao, con khỏi lo điều đó.
Nhưng mà con cố, đi như vậy để cho mấy con vật này cho nó chết thì coi chừng con phải trả cái quả vô tình của con. Con phải trả quả, con sẽ gặp những tai hoạ sắp sửa tới với con tại vì con không cẩn thận cho nên con sẽ trả những cái quả, ờ bây giờ ít ra con tu tốt đó nhưng tâm của con cũng còn tham sân si, cũng còn này kia thì cái quả cũng sẽ đến với con, thì đi xe nó quẹt thì con cũng phải nằm nhà thương hay nó gãy giò con một cái đi. Về đó đi cà nhắc chứ không có gì.
Tu cũng được chứ không phải không được, nhưng mà hồi đó mình đi Thân Hành Niệm ngon lành, bây giờ coi chừng tu hơi khó, không có sao.
Nó phải trả quả thôi, cho nên vì vậy mà cuộc sống của người tu sĩ Phật giáo là phải tỉnh thức hoàn toàn, cẩn thận hẳn hòi, đừng có vô tình một chút làm mình cũng phải trả (quả).
(45:50) Chứ không phải như trong kinh Pháp Cú ví dụ đó, nói hễ mình vô tình thì không có tội lỗi gì hết. Không, có tội. Phải nói, bởi vì cái chuyện trước mắt mình thấy rõ ràng là lương tâm mình thấy đạp con cuốn chiếu, trời đất ơi, cái rốp nghe nát hết trơn hết trọi, hay hoặc nó gãy khúc. Thì cái chuyện mình thấy nó quằn quại đau thương, trước khi nó chết nó lăn lộn, thì cái hành động đó nó không tha thứ cho mình, bởi vì vô tình mình vẫn phải trả quả của nhân quả, chứ không phải.
Cho nên đạo Phật dạy chúng ta “hữu tình, hữu ý” đàng hoàng, cho nên dạy ý thức “Ý làm chủ, ý tạo tác”. Lúc nào chúng ta cũng phải chủ động hết chứ không có được, cho nên phải tập Chánh Niệm Tỉnh Thức, tỉnh giác đó.
Tỉnh thức trong từng hành động gọi là Thân Hành Niệm. Vì vậy người ta mới nói là tu trong các hành động đó, tu trong việc làm, tu trong các hành động đó. Đó là tỉnh tức từng hành động đó.
(46:44) Tu sinh: Bạch Thầy, con có còn một chuyện nữa, Thầy giảng dùm con: ở trong gia đình có người tu, thí dụ bây giờ con hay tin bà nội con mất đi, mà con quyết định ở đây con tu với Thầy, thì cái việc tu của con nó có giúp gì được cho nhân quả của bà nội đã mất không Thầy?
Trưởng lão: Tốt lắm. Bởi vì bây giờ con ước nguyện bà nội con mất đi mà trong khi những ngày con tu tập ở đây, ước nguyện bà cũng sẽ được tu tập như con. Bởi vì cái vòng nhân quả mà, con ở đây con không cần về đó vì ở đó người ta cũng lo đám ma rồi, phải không. Không lẽ người ta để sao, có con người ta cũng chôn mà không có con người ta cũng chôn. Nhưng mà con lại biết được tin, còn người ta không cho tin thì con không biết gì hết thì coi như con không có hồi hướng. Còn như con biết được tin ờ bây giờ bà tôi mất, tôi ước nguyện những công phu tu hành của tôi, tôi ước nguyện cho bà cũng được tu hành như tôi.
Tu sinh: Cái ước nguyện của con, bà cảm ứng được không Thầy?
Trưởng lão: Cảm ứng được, bởi vì là chùm nhân quả của mình mà, nó dễ giao cảm và nó được hưởng cái từ trường đó khi mà nó giữ giới luật. Còn con về con lo đám ma, con lạy lễ, con bịt khăn tang thì cái chuyện đó của thế gian rồi, nó không có lợi ích gì cho bà con nhiều đâu.
Tu sinh: Con nghĩ người ta nói cái chỗ mà đạo đức không làm khổ mình khổ người, thí dụ con không về thì sẽ điện những người thân của mình nói nó tu cái gì mà nghe như thế mà không có nhân nghĩa lễ trí tín gì hết.
*Trưởng lão*: Không có nhân nghĩa.
Tu sinh: Như vậy chỗ này con có dẹp qua được không Thầy?
Trưởng lão: Chỗ này con dẹp qua được tại vì con có cái ý và con hiểu. Đồng thời con phải có cái giải quyết của nhân quả. Biết là những người trong thân của mình họ chưa hiểu hết Phật pháp đâu, thì con giải quyết nhân quả để mình yên ổn mình tu thì con viết một bức thư nói rõ cái lý do tại sao con không về. Con không về là vì con muốn ước nguyện cho bà con như vậy, và đồng thời cái lòng của con rất yêu thương bà.
Còn nếu con về thì chẳng qua con dự cái đám như vậy cũng như mấy bác, mấy chú, mấy dì hoặc anh chị em thôi; thì cũng như vậy thôi, có lợi ích gì cho bà? Hơn là thà nghe bà mất, con càng nỗ lực tu, ước nguyện cái sự tu tập của con để bà được hưởng cái phước báu đó.
Tu sinh: Con định viết như thế này, con nói ra nếu như con về mà con là một đứa con, một đứa con hiếu tử phải đầy đủ đạo đức làm người mới gọi là một đứa con hiếu tử. Tại vì con biết thương mọi người, con biết thương mọi người cho nên con phải giữ thân tâm hoàn toàn chính chắn và trong sạch, cho nên con cố gắng nỗ lực tu cho nên con không về. Viết vậy có được không Thầy?
(49:15) Trưởng lão: Không được. Nó nói hiếu tử mà bây giờ bà nó chết nó không về, nó hiếu tử cái thứ gì?
Tu sinh: Dạ!
Trưởng lão: Người ta đời người ta nghĩa vậy mà. Nó cố gắng đi mà bà nó chết, một lần mất là đâu còn gặp nữa mà bây giờ nó không về. Như vậy nó nói dóc chứ hiếu gì. Phải không? Cho nên vì vậy con phải nói cái khác, cái lợi ích của con đang ở tu đây để hướng cho bà. Người ta thấy rằng đứa cháu nó hiếu đó chứ, thật sự ra nó nỗ lực nó tu cho bà nó đây. Còn con về đó mà con biết kinh này kia, con lấy chuông lấy mõ con tụng kinh thì ở nhà nói: “chà! thằng này hiếu”, như vậy nó về nó tụng cho bà nó một xấp kinh, phải không? Còn con bây giờ con nói cho gia đình con, mọi người trong nhà cho hiểu biết nè: cái việc con đang ở tu, con biết được tin thì con lại ra công con thực hiện con tu tập hơn để ước nguyện cho bà được thêm, thì người ta nói ờ, nó đi tu mà cũng có lòng ghê gớm thiệt chớ, bây giờ nó nỗ lực nó tu vậy, vừa lợi ích cho nó và vừa lợi ích cho bà nó nữa, thì mình thấy cái thằng này nó có hiếu. Phải không, người ta thấy an tâm hơn.
Tu sinh: Thí dụ như bây giờ con giải thích bằng thơ nó quá dài dòng, thì khi ấy rồi con về con nói lại được không Thầy?
Trưởng lão: Con về nói lại cũng được, cũng được, có sao đâu.
Tu sinh: Con nghe cái đạo đức mà Thầy truyền dạy cho con, thì con có thể nói một câu để họ hiểu thông hơn đó Thầy.
Trưởng lão: Cũng là cái duyên để cho mình giúp cho những người, coi như chùm nhân quả của mình hiểu, thì nó không có gì hết.
Tu sinh: Nói một câu, nhẹ nhàng hơn.
(50:47) Trưởng lão: Có Thầy thì nói chung là Thầy góp ý với mấy con để cái gì đúng, cái gì sai, cái chánh hay cái tà thôi, để góp phần xây dựng cái xã hội. Để không, cái người thường thường người ta hiểu một cái khác mà mình nói một cái khác thì người ta vẫn xem mình là bất hiếu.
Mà mình nói đúng lý thì người ta sẽ không cho là mình sai. Ăn thua cái chỗ mình hiểu, mình giải thích cho rõ để mình cứu độ cái chùm nhân quả của mình. Không lẽ một mình mình tu mà để cả gia đình mình người ta sa đọa ở trên các ác pháp sao. Thôi bây giờ xong rồi hả mấy con.
Tu sinh: Tới giờ rồi Trưởng lão
Tu sinh: Xong cũng 2 giờ rồi. Thầy nhớ cho con xin cái cuốn sinh nhật của Thầy. Sinh nhật của Thầy nó là cái ngày tụi con..
Trưởng lão: Nguyên Thanh có nói Nguyên Thanh sẽ đánh vi tính rồi sẽ in ra cho con.
HẾT BĂNG