00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 049A (NAM) - VẬN DỤNG TỨ NIỆM XỨ - ĐUỔI BỆNH BẰNG THÂN HÀNH NIỆM

CK 049A (NAM) - VẬN DỤNG TỨ NIỆM XỨ - ĐUỔI BỆNH BẰNG THÂN HÀNH NIỆM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 07/01/2006

Thời lượng: [52:15]

1- GIẢI NGHIỆP, CHUYỂN NGHIỆP BẰNG TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay ai tu có cái gì thì thưa hỏi Thầy, để hướng dẫn cách thức tu tập cho nó đúng.

Câu hỏi: Tất cả các niệm hồi nào tới giờ mình huân vào, khi tu Tứ Niệm Xứ nó có hiện ra hết không?

Khi tu Tứ Niệm Xứ nó sẽ hiện ra hết. Nghĩa là tất cả mình huân hồi nào tới bây giờ, mình huân mọi cái nó đều vào nó nằm ở trong đó hết, không có cái nào mình không nhớ, trừ ra mình không có huân. Khi có một niệm, cái chuyện gì xảy ra là nó vô, mình huân vô đó, rồi huân cái giận cái hờn, cái tham, cái muốn; đủ cách, nó cũng huân vô hết, nó đầy ở trong đó hết. Cho nên nó thành một cái nghiệp. Bây giờ mình tu, mình tu Tứ Niệm Xứ là mình giải cái nghiệp đó, chuyển cái nghiệp đó đi. Cho nên từng cái niệm nó đổ nó ra; nó ra nhiều lần, do đó nó càng ra nhiều chừng nào thì trên Tứ Niệm Xứ nó có cái phương pháp để mình ngăn, mình diệt ác pháp thì lần lượt nó sẽ hết, chứ không có gì hết. Cho nên bền chí mà ở trên Tứ Niệm Xứ mà quét thì nó sẽ sạch. Nó sạch thì nó thanh tịnh, nó không còn tham, sân, si nữa.

Tu sinh: Như vậy cái niệm nó quá nhiều, mình diệt trong cái thời gian ngắn, mau quá nó không hết niệm được?

Trưởng lão: Bởi vì ở trên Tứ Niệm Xứ mình sẽ trong ngày, coi như không có phút giây nào mình nghỉ ngơi, luôn luôn lúc nào mình cũng tu cho nên nó diệt nhanh lắm. Mình huân, lâu lâu mình mới huân vô một lần. Còn cái này mình ngồi đó để cho trong đó nó ra; nó ra mình diệt, cho nên nó ra từ cái chỗ như cái nghiệp như thân mình đau nhức, ngứa ngáy, nó làm cho mình khó chịu mọi cái, đều là cũng là nghiệp hết à. Nó ra, do đó mình tác ý để cho cái thân mình nó được an lạc trở lại.

Rồi còn cái tâm nữa, nó khởi ra; rồi các pháp ở bên ngoài nó tác động vô nữa. Cho nên khi tu Tứ Niệm Xứ, nó bốn chỗ đó - luôn luôn chúng ta như Thầy nói như người mà gác bốn cửa thành cho nên nó vô đâu mình biết đó, vô đâu mình biết đó để mình ngăn chặn chứ không gì. Cho nên nói “ngăn ác, diệt ác - sanh thiện, tăng trưởng thiện” hoặc Tứ Chánh Cần. Cần mẫn, siêng năng làm cái này thì nó sẽ thanh tịnh.

Đó, do đó nếu mà siêng tu thì Đức Phật xác định Tứ Niệm Xứ rõ ràng mà, bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Thấy không? Đức Phật xác định được cái thời gian tu. Mà, bảy năm là quá lâu, cho nên bảy tháng; nỗ lực bảy tháng. Mà hôm nay chúng ta được học cái Định Vô Lậu. Cái Định Vô lậu là nó dẹp được cái tâm niệm của chúng ta rất lớn, do đó chúng ta còn học thêm những cái Định Vô Lậu, tức là triển khai thêm cái tri kiến vô lậu, chúng ta thêm.

(02:51) Triển khai thêm là cái phần nào? Chúng ta thấy bây giờ cái phần mà chúng ta quán thân bất tịnh để đối trị với Tâm Sắc Dục chứ không có gì hết. Mà quán sâu, quán thấy rõ từng chút ở trong cơ thể chúng ta, hễ mà càng quán. Chứ bây giờ viết có mấy chữ thôi, trời đất ơi viết thân bất tịnh gì đâu mà có nhiều người đưa Thầy có 2 trang là hết biết cái chỗ quán rồi. Thầy nói nó quá dở, trời đất ơi! Sao không nghiên cứu kỹ lại. Có người viết được 4 trang cũng hết sức. Còn thấy có người viết 26 trang mà trang giấy kêu là A4 đó, mà người ta nói đủ thứ hết. Khi mà cái người nói quán như vậy, mình đọc không mình cũng gớm cái thân nữa chứ đừng nói, nói quá rõ ràng. Còn mà viết thân bất tịnh đàm nhớt này kia sơ sơ đọc nó không gớm (Thầy cười). Cách thức quán, quán làm sao mà cho nó gớm thì mới thật sự là quán.

Cho nên ba mươi sáu, ba mươi hai cái điều kiện mà Đức Phật dạy chúng ta quán thân bất tịnh, không biết mấy con có đọc trong kinh Phật dạy cái điều đó không? Có hả? Ghê lắm.

Tu sinh: Bạch Thầy, con muốn trình Thầy cách tu thế này coi đúng không Thầy?

(04:07) Trưởng lão: Con trình đi, con

Tu sinh: Như là mình ngồi, quyết định cái thời gian khoảng nửa tiếng, một tiếng gì đó mình có nói trước không, mình có tác ý trước không Thầy?

Trưởng lão: Có, con. Mình xác định.

Tu sinh: Mình ngồi. Bắt đầu con tác ý xong rồi con để yên, cái thời gian yên lặng rồi con nghe cái hơi thở ra vô như Thầy dạy. Rồi xong, cái mình nhìn cái thân, mình nhìn cái phồng xẹp, phồng xẹp xong thì mình nhìn cái thọ, cảm thọ bên trong. Rồi mình nhìn cái tâm luôn, ba cái mình nhìn một lượt phải không Thầy?

Trưởng lão: Ừ, nhìn cái thân là ở trong đó luôn cả thân - thọ - tâm luôn, một lượt đó.

Tu sinh: Một lượt luôn.

Trưởng lão: Rồi, bắt đầu nó ở trong này nhìn chứ ở ngoài này cái tác động các pháp đó, coi như mình nhìn luôn các pháp đó. Nó thành ra bốn pháp lận, bốn chỗ lận đó.

Tu sinh: Có lúc con thấy mình có thể mình ngồi tập lâu khoảng chừng mười phút hoặc hai mươi phút không có niệm. Có lúc mình ngồi cỡ chừng bốn, năm phút cái bắt đầu niệm nó vô ào ạt. Có đúng vậy không thưa Thầy?

Trưởng lão: Đúng, không sai đâu. Có lúc thì nó vô ào ạt, có lúc thì nó ngồi yên tịnh không có gì hết. Đúng vậy.

Tu sinh: Cái lúc mình nhìn thân thôi, mình có phải nhìn cái cảm thọ, với cái tâm mình quên nó đi, chỉ còn cái phồng xẹp, mình thấy nó cũng được lâu lắm Thầy, cũng được hai mươi phút, vậy có đúng không Thầy?

Trưởng lão: Được, không có sao hết, mà đừng có tập trung ở chỗ phồng xẹp (Dạ) Mình nhìn mình nương vào, thí dụ như nương vào hơi thở thì thấy phồng xẹp, thấy đầu tiên ở trên cái bụng lên xuống, lên xuống rồi cái mình quan sát cái thân. Cái thân lúc bấy giờ thấy an ổn không có gì hết thì cái tâm nó không có niệm thì cái tâm nó thanh thản ở chỗ đó đó chứ không chỗ nào - Chỗ cái thân yên ổn mà cái tâm không có niệm đó.

Cái tâm nó có niệm nó mới nhận ra được cái tâm. Còn cái tâm không niệm thì nó thanh thản cho nên không có thấy cái tâm đâu; nhưng mà cái tâm nó ngay ở chỗ cái thân chứ không ở đâu. Đó, mình nhận xét. Cho nên khi đó cảm thọ nó ở chỗ cái thân và ở chỗ cái tâm đó, nó có luôn cả thân - thọ - tâm - pháp, nó luôn cả bốn cái ở chỗ đó luôn. Nhưng mà mình nhìn cái thân mình biết mấy cái kia hết. Đó, nó như vậy là đúng chứ không sai.

(06:16) Chứ đừng nói bây giờ tôi phải đi tìm cái tâm của tôi, tôi muốn quan sát cái tâm thì trật đó. Nó ở chỗ cái thân là nó có cái tâm.

Tu sinh: Vậy là con có cái sai chỗ đó là con cũng cảm nhận cái tâm đó mà mình thấy nó không có niệm, nhưng mà mình thấy nó không có niệm gì mà mình lại đi tìm cái tâm, mình quán lại cái tâm thì lúc đó lại thấy nó có niệm rồi.

Trưởng lão: Thì bởi vậy nó sai rồi.

Tu sinh: Dạ con hiểu rồi.

Trưởng lão: Cái câu chuyện mà Huệ Khả nói với Bồ Đề Đạt Ma, nói: “Tâm con không an”, thì Bồ Đề Đạt Ma nói: “Đưa tâm ta an cho”. Con nhớ câu chuyện đó không? (Tu sinh: Dạ nhớ). Ờ cái chỗ đó đó, do đó thì Huệ Khả mới nói: “Tâm con ở đâu mà lấy cho Hòa thượng an? ” đó, thì Bồ Đề Đạt Ma nói: “Ta đã an tâm cho con rồi đó”. Cái tâm nó không có tướng gì hết đâu, cho nên khi nó có một cái niệm thì mình mới thấy nó, còn không có thì nó thanh thản đó. Cho nên ở trên cái thân (mà) thanh thản là cái tâm. Nó dễ lắm. Cho nên chúng ta lầm đi kiếm cái tâm, coi cái tâm ở chỗ nào, chạy loanh quanh một hơi, không ngờ là mình đi kiếm lại là có cái tâm của mình bất (07:23 không nghe rõ).

Tu sinh: Con bị cái đó mà nó mới. (TL: mới động đó). Dạ.

Trưởng lão: Đừng có chạy đi kiếm tâm. Rồi còn cái cảm thọ cũng vậy, tự cái thân của chúng ta nó có cái cảm thọ nó hiện ra, mà nó không có thì nó an lạc chứ có gì. Cho nên vì vậy mà mình cứ nhìn nó thôi, nhìn cái thân là cả bốn cái là đủ đó. Nó vậy là đúng rồi, không có trật. Bây giờ được học Thầy dạy cách thức để mình biết mình tu Tứ Niệm Xứ chứ không gì, nhìn một chỗ mà bốn cái đó, bốn chỗ. Rồi còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?

Tu sinh: Dạ, con có câu hỏi thứ hai thưa Thầy

(07:55) Trưởng lão: Câu hỏi thứ 2: Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con pháp đi Tứ Niệm Xứ để mỗi khi có hôn trầm chúng con sẽ sử dụng cho liên tục.

Cũng y vậy, khi chúng ta đi là chúng ta nương vào bước đi của chúng ta mà nhìn, nhận xét qua cái thân của chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự, chứ không có gì hết. Cũng như mình nương vào hơi thở, đứng ở chóp bu của hơi thở mà nhìn cái thân, chứ không phải nhìn hơi thở, nhưng mà vẫn biết hơi thở. Do đó khi biết hơi thở thì biết cái bụng mình thoi thóp. Cho nên vì vậy mà cũng đứng trên cái hơi thở mà nhận cái bước đi; nhận cái bước đi là nhận cái thân.

Tu sinh: Đứng trên hơi thở chứ không phải đứng trên cái..

Trưởng lão: Mình vẫn biết cái hơi thở bởi vì nó là cái chóp bu rồi. Cũng như là mình đứng trên cái hơi thở, mình thấy cái bụng phình lên xẹp xuống mà lại nhìn cái thân của mình; còn cái kia nhìn bước đi mà thấy cái thân thôi.

Tu sinh: Vậy là mình cứ nhìn cái hơi thở?

Trưởng lão: Ờ, con cứ đi rồi con sẽ lắng cái tâm thanh tịnh thì con lại thấy hơi thở. Tức là con đứng trên hơi thở mà con thấy bước đi rõ lắm.

Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Vậy thì mình thấy bước đi là mình biết mọi nhân quả để mình nhìn vô bốn chỗ này. Vậy mình xét nhân quả như thế nào, phải đứng ngoài nhân quả chứ?

Trưởng lão: À không, ở đây không phải mình đứng ở ngoài nhân quả mà mình đang ở trên cái Hành, mà cái Hành cũng thuộc về nằm trong nhân quả rồi con. Bởi vì con thấy cái thân Ngũ Uẩn của mình nó có năm uẩn đó, Hành uẩn đó, cho nên mình đứng ở trên cái Hành uẩn, con. Mình nương vào Hành uẩn mà Hành uẩn nó là cái Chánh niệm của Phật, lấy cái niệm thân hành đó, làm cái niệm. Cho nên mình chưa ra đâu, còn đứng ở trong nhân quả để mà quán xét để chuyển đổi nhân quả đó. Còn ra rồi thì mình làm chủ nó rồi. Cho nên đứng ở trên Tứ Niệm Xứ thì cái Chánh niệm của nó là cái Thân hành, mà Thân hành nó còn nằm trong cái Ngũ uẩn - Hành uẩn. Mà Hành uẩn còn thì nó còn ở trong cái nhân quả, bởi vì thân của chúng ta là thân nhân quả mà, thân Ngũ Uẩn là thân nhân quả mà.

(10:06) Câu hỏi: Kính bạch Thầy, con tu Tứ Niệm Xứ con thấy rất rõ từng niệm, từng niệm nhưng niệm cũng khác nhiều. Như vậy lâu ngày nó có hết niệm không hay còn mãi như thế? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Trưởng lão: Nghĩa là từng cái niệm mà mỗi niệm đều là mình có những cái phương pháp mình đã đẩy lùi nó, đã diệt nó, đã ly nó chứ không có để.

Thí dụ như bây giờ cái niệm thân mình đau cũng là một niệm, con; bây giờ trong tâm mình khởi ra một niệm cũng là một niệm; một cái pháp ác ở ngoài tác động vào làm cho mình phóng dật theo cái pháp đó thì cũng là niệm. Bây giờ tai đang yên tĩnh như vầy bỗng nhiên có tiếng ca hát, thì tai mình nghe tiếng ca hát là nó cũng một niệm nó rồi đó. Mà niệm của ác pháp nó tác vô, do đó chúng ta bị cái niệm nào thì chúng ta dùng pháp nấy mà đẩy lui nó, đừng có để nó làm động bốn chỗ thân-thọ-tâm-pháp tức là mình hộ trì cái chân lý của mình.

Đó, cách thức như bây giờ mình đang ngồi đây, bắt đầu mình nghe cái cảm thọ của thân mình. Bởi vì nghe cảm thọ là biết nó đang ngứa cái lỗ tai Thầy móc móc như vầy, thì như vậy là Thầy bị rồi, Thầy bị phóng dật ra rồi. Cho nên mình không phóng dật thì mình ở đây mình đuổi nó, mình tác ý: “Thọ là vô thường, cái ngứa lỗ tai này tao không sợ mày đâu, mày đi đi, tao không chấp nhận”. Rồi mình cứ nương vào cái hơi thở, quan sát cái thân, kệ nó làm gì nó làm, một hơi mình tác ý, nếu nó còn mình tác ý nữa. Mà nó hết thì thôi. Nó hết thì mình không tác ý, thì mình ở trong thanh thản. Còn nó đang còn thì mình phải sử dụng pháp, cho nên mình phải tác ý đuổi. Con hiểu không?

Lúc bấy giờ mình coi như nó có cái tướng trạng của nó bị động, nó làm cho thân-thọ-tâm-pháp chúng ta không còn thanh thản, an lạc, vô sự thì chúng ta phải ở trên pháp. Cho nên lấy cái động của chúng ta diệt cái động của nó, nó làm động mình. Cho nên mình ở trên pháp mình quét, quét chừng nào nó hết thì thôi.

(12:08) Cũng như bây giờ mình đau cái đầu, mà bây giờ đó mình tác ý: “Thọ là vô thường, cái đầu đau này phải đi! Không được ở đây nữa”, thì mình cũng nương vào hơi thở nhìn lại cái thân tứ đại, chứ không lìa cái thân tứ đại của mình đâu, cũng nhìn lại nó. Rồi nó còn đau, mình tác ý nữa; nó còn đau, mình tác ý nữa; nó càng đau mình tác ý nhiều. Cứ tác ý hoài chừng nào hễ nó hết đau thì thôi. Coi như lúc bây giờ mình không còn thanh thản, an lạc, vô sự đâu, mà đang ở trong cái cuộc đấu tranh. Đấu tranh đang đánh nhau hai bên; chúng ta không nhịn nó mà nó cũng không nhịn mình đâu. Mình đánh hoài, đánh cho đến nó bay ra hết, bình an trở lại thì được rồi; thôi mình không đánh nữa.

2- PHƯƠNG PHÁP PHÁ HÔN TRẦM

(12:43) Tu sinh: Thưa Thầy khi đó cái thân của mình bất động chứ không nhúc nhích gì hết phải không?

Trưởng lão: Không nhúc nhích đâu. Cái tư tưởng đánh đó, nghĩa là mình đánh về cái mặt tư tưởng của mình nhiều, mình tác ý không hà. Chứ còn lúc bấy giờ mình đau quá, mình nhúc nhích là mình thua trận rồi đó; hoặc đi nằm hoặc là rên, hoặc đi uống thuốc, đều là thua trận hết.

Tu sinh: Nếu mình tu nửa tiếng là mình ráng chịu nửa tiếng, đúng nửa tiếng; xong rồi mình vẫn nhúc nhích, mình được nhúc nhích?

Trưởng lão: Ở, xong rồi, coi như mình, khi con tu Tứ Niệm Xứ thì không nhúc nhích. Mà khi mình xả ra rồi - cũng như (tu) nửa tiếng - thì sau nửa tiếng rồi nhúc nhích. Nó mỏi mệt gì thì tác ý thôi, chứ không được nhúc nhích để mình sử dụng pháp đó, để mình khắc phục được cái ưu phiền ở trên cái thân của mình. Chứ còn con bây giờ mới có hai mươi lăm phút cái con mỏi quá, thôi nhúc nhích một cái, thì nhúc nhích nó đỡ đó nhưng con là người thua trận. Không thắng nó được.

Tu sinh: Thưa Thầy, trong trường hợp đó thí dụ như mình tác ý rồi bắt đầu sau nó qua cái trường hợp hôn trầm, làm sao mà ..

Trưởng lão: Thì, coi như hôn trầm ngay đó thì con phải ở trong cái thân con không nhúc nhích tức là con không đứng dậy đi được, con hiểu không? Thì lúc bấy giờ con sử dụng cái pháp ngồi của con phá hôn trầm.

Tu sinh: Có phải con cũng ngồi đó mà sử dùng cánh tay đưa ra vào?

Trưởng lão: Không được. Con chỉ dùng hơi thở thôi.

Bởi vì trong pháp hơi thở nó có mà: “Với tâm định tĩnh, tôi biết tôi hít vô. Với tâm định tĩnh, tôi biết tôi thở ra”. Con tác ý lớn ra, chứ không có ngồi đó mà làm thinh được nữa. Cho nên thân con bất động đó, vậy chứ con dùng cái pháp Định Niệm Hơi Thở nó có những cái đề mục, con. Bởi vì lúc bấy giờ con tu Tứ Niệm Xứ con ngồi bất động rồi.

Tu sinh: Thưa Thầy, trường hợp đó như bản thân con, thì cái thân thọ trên bản thân con thì nếu mà con dùng cái pháp Thân Hành Ngoại để đánh vào cái…​

(14:28) Trưởng lão: Lúc bây giờ kể như cái sức của con mà ngồi như vậy chưa được thì con ngồi ít lại. Chứ mà con đặt rồi thì chết bỏ, nhất định bây giờ chết bỏ cũng chết ở trên Tứ Niệm Xứ đó. Bởi vậy Thầy nói tu Tứ Niệm Xứ tới cái giây phút cuối cùng, cuối cùng một là mình chết, hai là mình sống. Nó đánh tan nát mình, nó đánh mình dữ tợn lắm bởi vì nó không có pháp đỡ. Nó không có pháp trú đâu. Nó ngồi chơi chơi vậy mà nó vô nó đánh, đánh ghê gớm lắm.

Tu sinh: Thưa Thầy, như vậy trong trường hợp này có phải tác ý ra lời luôn phải không Thầy?

Trưởng lão: Tác ý ra lời luôn. Bởi vì cái đó mình tác ý được nhưng mà điều kiện là đừng có nhúc nhích thân.

Tu sinh: Con thấy trong trường hợp đó mới ban đầu thì con thở, sau vài hơi thở đầu, cái bắt đầu xong khoảng hơn mười hơi thở, cái bắt đầu nó đánh hôn trầm là con không hay

Trưởng lão: Cái đó là coi như con bị hôn trầm nặng rồi. Tức là trước khi con tu Tứ Niệm Xứ, con phải thấy biết mình rất tỉnh táo đã. Cho nên con phải: “cái giờ đó là cái giờ hôn trầm thùy miên” thì con đừng có ôm cái pháp Tứ Niệm Xứ. Bởi vì cái pháp Tứ Niệm Xứ không có chỗ nào con núp con đỡ đâu. Con ngồi chơi chơi vậy à. Con chỉ có cái quan sát thôi chứ không có núp. Khi con bị chướng ngại con chỉ núp vào đó để con đánh, thì con núp vào cái hơi thở tức là con tập trung vô hơi thở nữa, con tập trung vô hơi thở con dùng pháp tác ý, cho nên nhiếp tâm và an trú tâm đó để đẩy lui thôi. Đó là cảm thọ. Còn như những cái niệm của con thì nó bình thường. Cảm thọ tức là cái thân con đau, con phải trú, nhưng con trú với bất động chứ không phải con trú mà đứng dậy; không có thay đổi.

(16:01) Lúc bấy giờ con cho là ba mươi phút mà trong khi đó ba mươi phút cái con bị cảm thọ, chưa tới ba mươi phút mà bị cảm thọ. Lúc bấy giờ con trú vô hơi thở, thay vì hồi đó con đứng trên hơi thở chóp bu đó mà con nhìn cái Tứ Niệm Xứ chứ gì, bây giờ con không còn nhìn cái Tứ Niệm Xứ nữa đâu mà con trú vào hơi thở, con tác ý đuổi cái cảm thọ đó đi. Mà nó không đi, chừng nào hết giờ thì con xả ra. Còn khi con tăng lên từ ba mươi phút, rồi một giờ, hai giờ, ba giờ; suốt ba giờ đồng hồ đó con đánh rốc nó, chừng nào nó đi thì thôi, chứ nó không đi thì con chết với nó, chết với cái cảm thọ đó, chứ nhất định là không đứng dậy đâu. Đứng dậy là thua rồi.

Tu sinh: Nghĩa là trong khi mình đặt ba mươi phút, mà cảm thọ trong vòng ba mươi phút đó mà nó chưa đi thì cứ tiếp tục?

Trưởng lão: Lẽ ra thì con ôm cái Tứ Niệm Xứ đó. Bởi vì bây giờ cái sức của con chưa đủ cho nên vì vậy mà con mới tập ba mươi phút thôi. Nhưng mà cái cảm thọ con nó hơn ba mươi phút của con thì con đẩy lui không được đâu. Con chưa đẩy lui thì ba mươi phút đó con xả. Nhưng con tập dần con sẽ tăng lên, tăng lên. Mà cái cảm thọ nó cũng tăng lên chứ nó không có ở cái mức độ ba mươi phút nữa đâu, nó sẽ tăng lên. Đồng thời, bây giờ con mới tu, khi đó cái cảm thọ đến con đánh nó khoảng suốt ba mươi phút, nhưng cảm thọ của con chưa hết đâu. Con chưa hết. Nhưng con tăng dần lên một giờ, một giờ thì cảm thọ con đánh lui đó. Bởi vì cái thời gian đó cái sức nghiệp của con, nghiệp Thọ của con có thể nó nặng, nó có thể kéo dài cho con một tiếng đồng hồ, thì trong một tiếng đồng hồ mà con nhiếp tâm và an trú.

Trong khi đó cái cuộc chiến đầu này coi như con chiến đấu với cái cảm thọ của con. Do đó con nhiếp tâm trong hơi thở, con tác ý con đuổi mà nó không đi. Thì một phút không đi, hai phút không đi, ba mươi phút không đi cho đến một giờ, lúc bấy giờ nó mới đi; vì vậy mà con phải tập dần cho đến khi con tăng tới ba tiếng đồng hồ trong một buổi. Lúc bấy giờ cái cảm thọ con mới không sợ, chứ không khéo con đánh nó không trôi đâu. Nó chừng ba mươi phút không trôi.

3- PHÁP THÂN HÀNH NIỆM DIỆT VÔ KÝ, ĐỐI TRỊ CẢM THỌ

(18:00) Tu sinh: Trong cái trường hợp con sợ là đang hít thở con biết rõ ràng nó đánh vô ký trong các hành (không rõ)

Trưởng lão: Mà khi nó đau thì nó không vô ký con nổi đâu.

Tu sinh: Không, cái cảm thọ thì nó không có đau như là nhức đầu hoặc là đau chân, mà nó làm như căng ở …​ (không rõ)

Trưởng lão: À cái trạng thái thừa hơi thì nó không đau nhức. Chứ còn cái trạng thái đau nhức thì không bao giờ ngủ được. Không có người nào đau mà ngủ được. Trừ ra cái thừa hơi không đau nhưng nó cũng tức chứ, nó thừa hơi lên nó tức cũng không ngủ được đâu. Chỉ có cách thức như thế nào nó mới lặng yên nó mới ngủ được chứ. Hễ người có bệnh là khó ngủ lắm, trừ ra phải uống thuốc làm cho nó mê nó ngủ được trong cơn đau, nó mới quên cái cơn đau. Còn con sao lại nó thừa hơi lại cứ đi ngủ. Cái đó là tại cái tánh lười biếng rồi; mới thấy nó thừa hơi nặng nề rồi thôi đi nằm cho nó khoẻ, thì như vậy nó mới ngủ được chứ không khéo thì đâu có..

Tu sinh: Trong trường hợp nó đánh vô ký con, con quên khoảng cỡ năm phút thì bắt đầu tỉnh dậy, thở đầu tiên nó hơi chậm …​ (không rõ) nó căng quá nó tức, làm cho cơ thể mình chịu không nổi..

Trưởng lão: Thì bây giờ theo Thầy thấy con đang ở trên cái cảm thọ như vậy, con tu Tứ Niệm Xứ không vô đâu. Con phải ôm cái pháp Thân Hành Niệm, con quét ba cái cảm thọ này cho ra rồi cái đã, rồi mới trở về tu Tứ Niệm Xứ mới được. Bởi vì Tứ Niệm Xứ không có cái chỗ trú để diệt cái cảm thọ; còn cái pháp Thân Hành Niệm nó có cái chỗ trú để diệt cái cảm thọ được.

Tu sinh: Như vậy con cần phải tu tập cái pháp Thân Hành Niệm như thế nào để?

Trưởng lão: Coi như là con bắt đầu tu từ bây giờ đến một giờ, đến hai giờ, ba giờ liên tục, tức là buổi này con tu ba tiếng, buổi sau con tu ba tiếng, liên tục cái pháp Thân Hành Niệm. Chừng nào mà hết bệnh thôi - Trước khi mà con tu cái pháp Thân Hành Niệm thì con tác ý ngay cái bệnh của con phải hết, để khi nó bình phục, cơ thể con trở lại rồi - thì con ôm pháp Tứ Niệm Xứ con tu thì rất dễ.

(20:11) Không khó, chứ không khéo con ngồi một hơi cái nó thừa hơi lên thì nó làm chướng cho con. Thành ra nó bị chướng mà bây giờ con sử dụng cái ngồi để an trú trong hơi thở để đẩy lui thì đẩy lui không nổi, nó bị hôn trầm rồi. Con đẩy lui không nổi thì chỉ có cái pháp Thân Hành Niệm là con đi tới đi lui, đưa tay đưa chân, truyền lệnh thì thời may nó mới phá được cái bệnh của con. Do đó sau khi thấy cái bệnh nó hết rồi thì con trở về Tứ Niệm Xứ, con ngồi đó con tu thì nó dễ hơn.

Tu sinh: Như vậy có phải là con tu khoảng từ một tiếng cho đến suốt buổi luôn được không thưa Thầy?

(20:45) Trưởng lão: Được chứ con, được. Cái pháp Thân Hành Niệm tu tốt không có gì.

Tu sinh: Nhưng mà con sợ là nó lọt vào trong Tưởng.

Trưởng lão: Nó không có lọt vào trong Tưởng đâu. Cái ý thức con cứ lệnh tác ý hoài mà làm sao được. Bởi vì, khi cái tưởng - nó lập đi lập lại một cái thì nó thuộc về Tưởng. Thí dụ như bây giờ con niệm Phật hay hoặc là con biểu đưa tay ra, đưa tay vô, rồi đưa tay ra vô thì một hơi cái Tưởng nó bắt chước nó đưa tay ra đưa tay vô. Cái Tưởng nó cũng thành thói quen rồi, nó thành Tưởng. Còn bây giờ con tay ra vô rồi, chân rồi ngồi rồi đứng lên, hít thở, nó lia lịa, nó quen không nổi. Tại cái đó phải có ý thức điều khiển chứ cái Tưởng nó quen không được bởi vì nó nhiều quá, nó nhiều quá. Nhất là con đi cái pháp Thân Hành Niệm thì Thầy thấy con được đưa chân ra, con kéo chân lại, con đưa chân ngang nữa, đủ loại thành ra nó quýnh quáng nó cũng không thành thói quen được đâu. Cho nên nó không thành Tưởng đâu.

Nhưng mà thật sự ra cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp rất tuyệt vời để đối trị cái bệnh, rất dễ không có khó đâu. Con cứ tập đi, không có sao, không có tưởng đâu mà sợ. Chừng nào có Tưởng, mình thấy có Tưởng là cái dạng có Tưởng nó hiện ra. Thí dụ như bây giờ con đi như vậy mà thấy có cái lực nó đẩy, con bảo: “Dừng lại!. Không có thực hiện cái lực Tưởng này. Tao biết mày”. Bị cái pháp tác ý của mình nó dừng lại, nó không làm gì đâu. Mà nó có hiện ra một cái tướng ma tướng quỷ gì đứng trước mặt con, con tác ý bảo đuổi: “Đây là Tưởng. Sắc Tưởng mày đi đi, không được ở đây”. Còn con đi mà con nghe có tiếng ù hay tiếng nói gì trong tai con thì đó là thinh Tưởng thôi. Tất cả những cái Tưởng mà nó hiện ra con đều biết hết mà, đâu có gì, đâu có gì sợ. Ý thức con còn hẳn hòi đây mà, cho nên cái Tưởng nào ló đầu ra là con chặt đầu nó xuống hết.

Tu sinh: Trong trường hợp thí dụ con đang theo tu tập pháp Thân Hành Niệm như vậy mà có những cái niệm khởi như vậy xảy ra thì cứ mặc kệ nó?

(22:32) Trưởng lão: Con cứ mặc kệ nó chứ đâu có cần. Để cái niệm đó con chờ tu Tứ Niệm Xứ con quét chứ gì đâu, chứ bây giờ đâu có cần dừng nó đâu. Chỉ cần con nhớ tác ý rồi hành động, tác ý rồi hành động. Có vậy thôi. Còn có niệm gì xen vô kệ nó, miễn là con cứ rọ rạy, cái thân của con cứ rọ rạy hoài đó để cho nó đừng có bệnh đau thôi. Nó vậy là được rồi.

Tu sinh: Ngoài cái pháp Thân Hành Niệm, con có thể dùng cái pháp kia để con, thí dụ như con (không rõ) …​ nhưng thí dụ như ban đầu thì con tác ý biết cái bệnh của con, mai mốt con không tác ý mà nói cái câu “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra…​ ”

Trưởng lão: Thôi bây giờ con như thế này nè, dồn lại cái pháp Thân Hành Niệm. Cái đưa tay ra vô cũng là cái pháp Thân Hành Niệm nữa con, chứ không phải không, nhưng nó không cấu kết như cổ xe. Còn cái kia nó cấu kết tất cả những cái hành niệm, tất cả mọi cái thân hành của con ngoại và nội hết, nó thành một cái cổ xe kiên cố để cho mình trở thành một cái căn cứ để cho tất cả những cái chướng ngại, nhứt là cái cảm thọ mà chướng ngại của thân con bịnh đó, nó sẽ không đánh con được và con sẽ dẹp nó đi.

Khi dẹp nó được rồi thì con trở về Tứ Niệm Xứ mà con tu tập, thì nó có thể nó quét hết những cái vi tế. Chứ còn pháp Thân Hành Niệm thì nó hay thực hiện những cái lực tưởng lắm, nhưng điều kiện là mình biết rồi mình cũng không sợ đâu. Cho nên mục đích của con bây giờ đang đối trị với cảm thọ bệnh của con thôi. Chừng nào hết rồi hẳn quay về Tứ Niệm Xứ mà tu. Vì vậy thì con đâu còn thời giờ đâu, con tu suốt! Buổi này ba tiếng, buổi sau ba tiếng, buổi nọ cũng ba tiếng, ba tiếng ba tiếng hết, buổi nào cũng tu ba tiếng hết, pháp Thân hành Niệm hết thì nó đâu còn cái thời gian mà tu pháp khác đâu. Đưa tay ra vô làm chi cho mất công.

Chỉ người đưa tay ra vô là tại vì chỉ người ta không đi được, hoặc là người ta không có tu tập cái pháp Thân Hành Niệm, mà người ta muốn đối trị cái bệnh, con hiểu không? Còn bây giờ con nè, bị hôn trầm nè, mà bệnh còn hôn trầm nữa thì buộc lòng phải đi Thân Hành Niệm chứ ngồi đưa tay ra vô nó ngủ làm sao, phải không? Cho nên vì vậy đưa tay ra vô không đủ đâu. Cho nên con đi cả cái đi kinh hành, cả cái đưa tay đưa chân, cả cái hơi thở con luôn, kết hợp cho nó thành cái cổ xe kiên cố. Tập cho nhuần nhuyễn. Lúc bấy giờ con tập làm sao mà sáng 7 giờ tu tới 10 giờ, rồi chiều 2 giờ tu tới 5 giờ, tối 7 giờ tới 10 giờ, khuya con dậy 2 giờ con tu tới 5 giờ. Rồi có thể con tăng lên mỗi buổi bốn giờ luôn cũng không sao hết. Tu luôn chừng nào hết bệnh thì thôi. Cái pháp đó sẽ trị hết bệnh, con.

(25:01) Tu sinh: Kính bạch Thầy, với bệnh huyết áp của con hiện giờ con có thể tu tập như thế được không Thầy, tu độ vài ba tiếng trong một buổi?

Trưởng lão: Vài ba tiếng được. Con tu tập nó cũng xuống con. Nhưng mà trước khi con tu cái pháp Thân Hành Niệm thì con tác ý cái bệnh của con (Vâng). Rồi con ôm pháp Thân Hành Niệm thì cái bệnh của con nó sẽ theo cái hoạt động đó mà nó giảm xuống.

Tu sinh: Như vậy trong trường hợp này cái câu tác ý của con cần như thế nào?

Trưởng lão: Cái câu tác ý bệnh con thì con tác ý trước khi con nói: “Thọ là vô thường. (Cái bệnh gì đó, con nói cái tên của nó) Phải đi khỏi thân này. Nếu không đi, pháp Thân Hành Niệm sẽ cán nát thân mày”. Nói vậy.

Tu sinh: Cái pháp này nhiệm màu đó Thầy. Con bị kiết nặng mà con làm ba bữa là hết liền Thầy.

Trưởng lão: Vậy hả con? Cái nào, pháp Thân Hành Niệm hả con?

Tu sinh: Dạ pháp Thân Hành Niệm

Trưởng lão: Nó trị hết đó con chứ không phải không hết đâu. Cho nên vì vậy mà mình nỗ lực mình áp dụng, mình tu tập đúng, đúng cách nó là mình phải tác ý con. Chứ đừng có đi Thân Hành Niệm mà mình không có tác ý cái bệnh của mình thì nó không biết đâu mà nó trị. Mình tác ý rồi nó trị. Bệnh gì mình tác ý nó cũng trị miễn là mình ôm pháp

Tu sinh: Mình tác ý chỉ một lần ở lúc ban đầu thôi?

Trưởng lão: Ờ ban đầu. Rồi thỉnh thoảng, thỉnh thoảng thí dụ như bây giờ con tu một tiếng đồng hồ rồi, thì sau tiếng thứ hai con tác ý cái bệnh của con một lần nữa, rồi con lại tiếp tục con đi tiếp một tiếng. Sau đó con con tác ý một lần nữa. Bởi vì mình thấy cái bệnh của mình chưa hết thì mình phải tác ý, trong một thời gian ba tiếng đồng hồ, con có thể tác ý ba bốn lần cũng được.

Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Con có câu hỏi là trong cái thời gian con tu tập Tứ Niệm Xứ ba mươi phút mà tập một tiếng được không? Cái thứ hai nữa là cái thời gian mình đi ba mươi phút rồi, thì nghỉ chừng khoảng mười phút thì con vô lại được không? ( Câu hỏi này tôi không nghe rõ)

(26:47) Trưởng lão: Ờ được. Con tu ba mươi phút thì con tu lại. Đầu tiên con hỏi nè: “Bây giờ con nhất định là mình tu ba mươi phút phải không? ” (Tu sinh: Ba mươi phút. Dạ) “Nhưng mà mình tu một tiếng được không? ”

Sự thật đã nhất định ba mươi phút là ba mươi phút chứ không được tu thêm. Tu thêm thì bữa nay mình tu thêm, bữa mai mình có ba mươi phút à, như vậy nó không có đồng đều. Hễ chọn ba mươi phút là ba mươi phút, chết cũng ba mươi phút mà sống cũng ba mươi phút, thì lúc nào cũng ba mươi phút. Bây giờ bữa nay tốt cũng không tăng nữa. Do đó tu ở trên cái Tứ Niệm Xứ này như vậy.

Còn bây giờ con chọn một giờ là một giờ đó. Nó là vậy chứ đừng có tăng lên tăng xuống mà phải giữ gìn đúng. Đồng thời khi con tu ba mươi phút rồi, nghỉ ba mươi phút, không tu gì hết, chứ không phải nghỉ rồi cũng xả tâm bằng cách này hay cách khác thì không được, để cho cái thời gian trở vào tu để cho mình tập mình quan sát bốn chỗ thân-thọ-tâm-pháp kỹ lưỡng.

4- TU THEO ĐẶC TƯỚNG

(27:40) Tu sinh: Con có câu hỏi tiếp theo là cái thời gian tu tu tập như vậy, con thấy mình ngồi cái ghế này có cũng được nhưng có hiện tượng là rất dễ bị hôn trầm mà nếu ngồi xếp bằng thì (27:49 nghe không rõ …​) nhưng ngồi xếp bằng thì không vô được.

Trưởng lão: Cái đó là thiện xảo của mấy con. Mấy con ngồi dựa lưng như vầy mà dễ hôn trầm thì mấy con thấy chỗ mình tu, mình rút tỉa thấy chỗ mình ngồi thẳng lưng, ngồi kiết già không hôn trầm; được, như vậy lấy cái này mình ngồi mình tu.

Nó tùy theo chứ, còn bây giờ mà có người ngồi như thế này, dựa lưng thế này, chống tay thế này, người ta cũng tu vậy chứ, nhưng mà người ta thấy người ta không bị hôn trầm thì mặc tình người ta ngồi; không sao. Còn mình bị hôn trầm, ngồi nghe sướng quá nó ngủ, thì cái này không được, thì dẹp cái cách ngồi này đi. Cách ngồi này nó xen vô cái này thì làm sao mình quan sát được bốn chỗ thân-thọ-tâm mình được. Cho nên phải khéo léo cái chỗ tu chứ không phải cố chấp đâu. Cái ngồi nào cũng được hết nhưng mà cái ngồi thẳng lưng ngồi kiết già thì Thầy thấy cái phương pháp ngồi nó tiện hơn hết. Nó tiện là nó tỉnh chứ không có gì. Chứ nó đau chân gần chết, tréo hai cái giò kiểu này ngủ nghe cũng khổ. Thành ra phải biết cách thức để cho mình tu tập thì nó kết quả.

Tu sinh: Bữa giờ còn cái nữa là cái vụ mở mắt và nhắm mắt thì con ngồi tréo chân nhắm mắt nó quen mười năm năm nay rồi, con nháy mắt thì nó mất cái sự nhiếp tâm, mà bây giờ mình mở mắt ra thì nhiếp tâm không được, không cảm nhận được…​ (không nghe rõ câu này)

Trưởng lão: Nó có cách thức như thế này, hễ xét thấy nếu nhắm mắt mà nó dễ bị hôn trầm thôi làm ơn mở ra dùm. Nó có vậy thôi à, mình phải xét thấy chứ con. Còn bây giờ, thí dụ như con nói nếu bây giờ mình nhắm mắt lại, mình nhiếp tâm mình lắng nghe, cảm nhận cái thân mình nó dễ. Nó dễ nhưng mà bị hôn trầm thì nó lại cũng mất đi, cho nên mình mở mắt để mình tập, mình mở mắt mình nhìn xuống mình mở mắt, nhưng mình vẫn quay cái tâm của mình trở lại mình nghe thân của mình. Dễ mà con, không khó đâu. Nhưng mà mở mắt thì nó ít bị hôn trầm đó.

Tu sinh: Như vậy mình mở mắt mình phải nháy được không?

Trưởng lão: Nháy được con, nháy được, không có sao hết

Tu sinh: Kính bạch Thầy, con thì lại thấy với con thì nhắm mắt vào thì quan sát bốn chỗ rõ ràng tinh tường hơn, chứ còn mở mắt ra thì con thấy nó cứ ngà ngà xong rồi dần dần nó dẫn tới trạng thái bần thần. Thế thì bây giờ chỗ này..

(30:06) Trưởng lão: Cái đó là đặc tướng của con rồi thì con nhắm mắt mà nó đừng có bị buồn ngủ thì được hà. Thầy nói con nhắm mắt mà con thấy quan sát rất rõ, suốt ba mươi phút con ngồi mà không thấy buồn ngủ thì cứ nhắm mắt mà quan sát. Thầy không có rầy điều đó, nhưng mà sợ nhắm mắt nó buồn ngủ, hay hoặc là nó bị tưởng thì không nên nhắm mắt thôi. Còn nếu nó không có thì nhắm mắt vẫn tốt chứ cũng không sao. Con hiểu không? Tùy theo cái đặc tướng của mỗi người.

Tu sinh: Trường hợp mà nó bị hôn trầm đó Thầy, con tính con định hít một hơi thở dài, xong rồi cái mình thở ra cho nó hết, bắt đầu con nín thở lại, con định làm vài hơi như vậy, có lần con làm thử thì thấy nó cũng mất tiêu luôn.

(30:45) Trưởng lão: À được. Đâu có sao đâu. Bây giờ nó buồn ngủ quá con nín thở, “tao cho mày nín thở đặng cho mày ngủ”. Nín thở một hơi nó đổ mồ hôi con. Con nín thử đi, con nín thử, con nín cho đến khi cuối cùng con hết sức nín được cái con thở ra đi. Rồi con làm một hơi nữa, làm một hơi nữa, mồ hôi nó toát ra hà. (Ts3: Cái đó là nó tỉnh táo) Nó hết buồn ngủ nổi.

Tu sinh: Nhưng mà con sợ nó sai pháp

Trưởng lão: Không. Bây giờ con có cách thức mình đang ngồi để phá nó thôi; thiện xảo đó, gọi là thiện xảo phá nó thôi. Cho nên Đức Phật nói “hơi thở dài, hơi thở ngắn” đó. Có cái đề mục hơi thở dài hay ngắn để mình sử dụng chứ không có gì. Khi mà nó bị hôn trầm mà mình muốn cho nó tỉnh đó, thì mình dùng hơi thở dài. Tức là mình thở chậm …​ chậm …​ chậm …​ chậm …​ chậm …​ dài quá, dài đến cái mức độ mà hết thở được nữa, thì bắt đầu hít vô chậm …​ chậm…​ chậm …​ chậm …​ chậm. Chừng vài ba hơi nó cũng hết hôn trầm hà. Đó cũng là cách thức phá đó, nhưng mà Đức Phật cũng đã dạy cho mình rồi, cho nên mình biết cách thì mình cũng dụng nó mình cũng phá được chứ không.

Tu sinh: Như vậy nó không sai pháp hả Thầy?

Trưởng lão: Không con, đâu có sai dâu. Bởi vì đó là cái hơi thở mà, hơi thở dài; còn hơi thở nín thì Đức Phật không có dạy hơi thở nín, mà có dạy hơi thở dài, hơi thở dài, hơi thở ngắn. Thì đúng pháp là con thở hơi thở dài, thở chậm…​chậm…​chậm…​chậm…​chậm. Cũng thở ra mà thở chậm, cho đến khi hết thở được nữa thì bắt đầu hít vô. Đừng có hít cái rộp. Mà, thở ra chậm chứ hít vô nó đòi hỏi hít vô mau lắm, cho nên hít vô cũng từ từ chậm chậm; như vậy nó cũng tỉnh lắm.

Tu sinh: Dạ rất là tỉnh, con có làm rồi.

Tu sinh: Thưa Thầy cái cách mở mắt, con tu theo mở mắt thì con thấy cái khi mở mắt tu Tứ Niệm Xứ, cái tâm nó khác với lúc mình mở mắt theo Định Niệm Hơi Thở đó Thầy. Cái tâm dụng nó khác nhau Thầy. Giống như khi mà tu Tứ Niệm Xứ thì con mở mắt, con nhìn ra đằng trước nhưng mà con quán lại thân con cũng giống như con nhìn Thầy một cách trực tiếp như vầy nè, nó không có một cái chướng ngại gì hết, rất bình thường như vầy cho nên con được rất tỉnh qua sáu thời tu vừa rồi, hoàn toàn tỉnh không hà, không có gì hết. Mà khi tu Định Niệm Hơi Thở thì cái tâm tại vì nó sát với mình, cho nên nó dễ bị hôn trầm hơn. Thế nên con không biết tại sao như vậy. Do vậy con mới sợ con lên hỏi thăm Thầy

(33:03) Trưởng lão: Đúng rồi. Đúng, con. Con nhìn ra ngoài nhưng mà cái tâm con quay vô, nó không theo con mắt nhìn ra ngoài cho nên nó không bị tập trung trong hơi thở. Còn cái kia con bị tập trung trong hơi thở. Con biết không, tu Định Niệm Hơi Thở, con nhiếp trong hơi thở.

Còn cái này con ở trên hơi thở, biết hơi thở nhưng cái tâm nó vẫn quay vô trong. Mấy con lưu ý coi nó quay vô nghe, rõ ràng nó quay vô nó mới quan sát cái thân nó, chứ nó không quay vô là nó bị quan sát cái đối tượng ở bên ngoài như thấy hơi thở. Còn bây giờ mình nhìn ra ngoài, mình biết hơi thở, mình nhìn ra ngoài vậy, mình thấy hơi thở mình biết, nó ra vô mình biết. Nhưng mà lại mình để ý coi, nó quay vô, nếu mình chú ý cái thân của mình, bắt đầu nó quay vô con, cái tâm quay vô thật. Cho nên cái tâm mà nó quay vô trên Tứ Niệm Xứ gọi là cái tâm không phóng dật. Nó định trên thân nó đó.

Tu sinh: Con xin hỏi kỹ trước thưa Thầy, thí dụ như lúc mình nhìn cái hơi thở mình thấy hơi thở rồi mình nhìn cái tâm mình, cái thân, mình thấy cái phồng xẹp của nó. Nhìn một cái là thấy được ba cái kia, như vậy mình có thể nhìn một cái đó lâu dài được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con, đâu có sao đâu. Quan trọng là cái chỗ mình quan sát cái thân của mình thôi, nhìn cái thân của mình đó thôi. Còn mấy cái kia nó phụ để cho mình nương đó mình nhìn, chứ mình không có nhìn mấy cái động này đâu. Đúng đó con. Mà con cứ nhận xét đi, khi mà con nhìn vậy đó, con nhìn cái phồng xẹp mà con quay trở lại con quan sát cái thân con, con mới thấy cái chỗ quay vô quan sát đó, cái chỗ đó mới chính chỗ Tứ Niệm Xứ đó.

Tu sinh: Hèn chi cái pháp này con có tập ở bên Nam Tông, con có tập một thời gian dài nên nó cũng thuần rồi nhưng mà cái pháp nó tập không giống cái pháp tập của Thầy, nhưng mà nó có cái tập chung với hơi thở phồng xẹp trong một thời gian dài nên nó thuần

(34:46) Trưởng lão: Cái đó là tại mình trụ vào cái chỗ phồng xẹp, chỗ động của nó. Còn bây giờ từ cái chỗ động đó của nó, mình lại nhìn lại cái thân của mình một lần nữa chứ mình không nhìn cái chỗ phồng xẹp, nhưng mà vẫn cảm nhận phồng xẹp. Coi như mình đứng ở chỗ đó mà mình quan sát chỗ khác chứ không phải mình quan sát cái chỗ đó. Cái đó đúng đó.

Cho nên Thầy nói có nhiều người chống tay nhìn vầy nè, mà sao nó không buồn ngủ đó con, nó quay vô, nó quay vô nó nhìn nó không buồn ngủ. Cho nên Thầy nói sao mấy người tu mà nó cứ buồn ngủ kỳ vậy? Tại vì, nó buồn ngủ là tại mình không chịu quan sát, không chịu làm việc cho nên nó quên đi, nó buồn ngủ. Chứ còn cái mà Thầy nói thật sự, mình nhìn đi, rồi mình cho cái tâm quay vô, rồi mình nhìn cái thân mình đi. Rồi đó nó nhìn đó rồi bắt đầu nó cứ cảm, nó thấy dường như nó đứng ở trên cái chỗ động của thân: hơi thở, phồng xẹp bụng, hoặc là mạch máu trong thân mình, hoặc tim đập, nó vẫn thấy biết rõ hết. Nó biết rõ tức là nó quan sát cái thân nó đó, chứ không có gì đâu.

5- NHẬN BIẾT TƯỞNG TRONG KHI TU TỨ NIỆM XỨ

(35:43) Tu sinh: Bạch Thầy, như vậy giữa hai trạng thái mà nó diễn ra như vậy là tâm với ý mình quan sát phải không Thầy?

Trưởng lão: Quan sát đó.

Tu sinh: Cái tâm của mình ở trên cái chóp bu, còn con cái ý của mình là quan sát phải không Thầy?

Trưởng lão: Không, cái đó là cái ý không hà con. Cái đó tâm mình chưa có cái tâm nào, không có tâm; cái ý thức của chúng ta, coi như Ý chúng ta đang nhìn nó đó, cái ý thức ấy. Chứ còn cái tâm chưa có đâu. Khi nào con tu tới khi con tịnh chỉ hơi thở được thì cái tâm con mới hoạt động - Thức uẩn đó. Chứ bây giờ là Sắc uẩn với Tưởng uẩn thôi. Nó có hai cái biết này thôi.

Tu sinh: Khi con tịnh tâm như vậy thì con quan sát tất cả những tế bào trong cơ thể hoàn toàn hoạt động, từng mạch máu biết hết. Như vậy là con quan sát các tế bào hoạt động nguyên một khối như vậy được không Thầy?

Trưởng lão: Con nhìn một khối như vậy là con bị nhìn tưởng. Bởi vì cái tế nào hoạt động mà con cảm nhận được là bị tưởng. Còn cái ý thức của con không thể nào cảm nhận như vậy được, nó chỉ nhận được sự rung động của nó thôi.

Tu sinh: Nó rung động là cơ thể mình có sự dao động hả Thầy?

(36:45) Trưởng lão: Nó có sự dao động. Nhưng mà con tới cái vi tế đến cái mức độ đó thì cái Ý thức nó không làm việc nổi. Chỉ có cái Tưởng thức mới làm việc nổi điều đó, cái Tưởng nó giao cảm nổi.

Bởi vậy Thầy nói mấy con nhận xét từng chút mà: cái nào Tưởng, nó quan sát. Nó do Tưởng, nó quan sát nó khác đó con. Mà, Ý thức nó quan sát khác. Cái mức độ của Ý thức nó phải ở chỗ nào nó quan sát, nó hơn nữa cái tầm vóc đó thì cái Ý thức sẽ bị chìm rồi. Hễ con yên lặng một hơi vậy, cái Tưởng nó vô làm việc thì con bắt đầu “Trời, sao tôi thấy toàn bộ cơ thể của tôi nó rung động hết vậy!”. Thì đó là bị tưởng đó, nó cảm nhận rồi. Cho nên mình biết, phải dừng lại: “Tao bảo Ý thức chứ không bảo mày”. Chứ nó rung động riết cái nó bắt đầu rung động kiểu khác nữa.

Tu sinh: Lúc đó nó tự động luôn hả Thầy?

Trưởng lão: Nó tự động, con.

Tu sinh: Nó tự động luôn, chứ mình không cần tác ý, nó vẫn có?

Trưởng lão: Nó mất cái Ý của mình rồi. Nó tự động.

Tu sinh: Cái ý thức của mình là như mình quan sát cái đồng hồ đang chạy phải không Thầy?

Trưởng lão: Nó vậy đó

Tu sinh: Theo kinh nghiệm con là cứ nhìn một cách một cách tự nhiên, thấy một cách tự nhiên, không có gò ép, vậy là tinh thần mình tỉnh táo lắm.

Trưởng lão: Đúng đó con. Chính chỗ đó phải lưu ý, mấy con. Bởi vậy ở đây mình góp những cái ý kiến của mình trên cái pháp hành để giúp nhau, để mình hiểu được cái tu tập của Tứ Niệm Xứ, con. Tự nhiên, chứ mấy con có gò bó trong đó thì nó cũng trật đó.

Tu sinh: Kính thưa Trương lão là khi con ngồi như vậy một tiếng trở lên, một tiếng trở lên nhe, …​(không rõ) con mở mắt ra là nó bị phân tán liền, nó không vô, thì con phải nhắm mắt lại tập. (nguyên câu không rõ)

(38:27) Trưởng lão: Thì cái đó là tuỳ cái đặc tướng của con đó. Thì tuỳ đặc tướng của con. Bắt đầu bây giờ mình muốn gom tâm thì mình tập trung, nhưng mà cái nhắm mắt lại thì không khéo nó bị tưởng đó con. Khi mình nhận ra được, mình mở mắt ra lại thì cái Tưởng nó đang hoạt động, mình thấy nó an trú. Mình an trú, không ngờ mình an trú tỉnh mà nó ở trong Tưởng. Phải lưu ý cái phần này đó con. Chứ không khéo khi hồi mình nhắm mắt là tạo cái thế Tưởng nó hoạt động, con hiểu không? Rồi khi mình mở mắt ra thì Tưởng đang hoạt động, nhưng mà mình tưởng là Ý thức. Nhưng mà sự thật - Con nhớ kỹ cái chỗ này - để không khéo bị cái Tưởng nó hoạt động.

Tu sinh: Thưa Thầy trong trường hợp con tu Tứ Niệm Xứ, thí dụ con ngồi như thế này?

Trưởng lão: Ngồi sao cũng được hết, con.

Tu sinh: Trong trường hợp đó con có thể ngồi như thế này nhưng mà tay chân, cái thân của con không có động nhưng mà trên cái cơ bụng của con nó có thể chuyển động mạnh, lúc mạnh lúc nhẹ

Trưởng lão: Cũng được con. Tuỳ nó, nó hoạt động như thế nào thì con nghe như thế nấy thôi, chứ còn không có vận dụng

Tu sinh: Nếu mà con vận dụng cái cơ bụng của con là sai hả Thầy?

Trưởng lão: Là con sai bởi vì con đang tập trung nên vận dụng cơ bụng. Hễ mình tập trung chỗ đó là mình vận dụng thôi. Không thể nào trật. Còn mình không vận dụng thì nó phải nhìn cái chỗ khác.

Tu sinh: Thưa Thầy, trong quá trình mà con ngồi, thí dụ như cái cơ thể con ngồi một giờ sao tự nhiên nó mỏi, nó mỏi ngay chăng cái điểm nào đó mà con đang quan sát, cái con mới tác ý: “Cơ thể hoàn toàn thư giản đi không thôi không hết”, thì tự nhiên mình nhìn ngay chỗ đó, mà mình phải nhìn ngay chỗ đó nó mới hết. Không cần tác ý nữa được không Thầy?

(40:04) Trưởng lão: Được, nó hết rồi thôi. Còn khi nó không hết thì …​

Tu sinh: Mình ngó nó một hồi tự nhiên nó hết

Trưởng lão: Vậy được, đó là mình đẩy lui chướng ngại pháp trên Thân bằng Tứ Niệm Xứ

Tu sinh: Còn mình đi kinh hành thì sao thưa Trưởng Lão? Mình đi kinh hành bữa nay là mình cảm nhận thôi chứ mình không phải đếm từng bước chân như lúc trước nữa?

Trưởng lão: Không con, bây giờ đây là cái giai đoạn (nó) khác rồi.

Tu sinh: Mình cũng không có đứng lại đếm 5 hơi?

Trưởng lão: Không. Mình đi Tứ Niệm Xứ rồi con.

Tu sinh: Cái thứ hai nữa là con có thể con bước, con bước rồi con cảm nhận được không?

Trưởng lão: Cũng được con, bởi vì bốn oai nghi mà. Đi - đứng - nằm - ngồi, tứ niệm xứ mà.

Tu sinh: Dạ, nằm cũng vẫn được?

Trưởng lão: Được, nhưng mà coi chừng nó ngủ.

6- XẢ NGHỈ TRONG TỨ NIỆM XỨ

(40:45) Tu sinh: Thưa Thầy, trong khi mà tu Tứ Niệm Xứ xong rồi, xả nghỉ. Thầy bảo là lúc đó xả nghỉ mà đừng làm gì hết hay sao?

Trưởng lão: Xả nghỉ, coi như mình xả nghỉ, mình đi làm gì cũng được hết. Mình xả nghỉ mà, hoặc là mình ngồi chơi cũng được, nhưng hoàn toàn không tu à nhen. Chứ đừng có “tôi tu” là không được. Tu thì không được, bởi vì mình xả nghỉ trên Tứ Niệm Xứ - tu là xả nghỉ rồi. Tại vì là mình kéo dài thêm cái thời gian nữa, thì cái cơ thể mình nó chưa thích nghi, nó sanh ra nó chướng ngại. Cho nên mình tu tập từ từ. Do đó mà bắt đầu mình xả nghỉ, coi như mình đi thư giãn, mình chơi vậy thôi, như người vô sự chơi vậy thôi, chứ còn không tu gì nữa hết. Chứ không khéo mình tu nữa là mình hao năng lực của mình, mình vô mình tu nó rất là mệt nhọc.

7- PHÂN BIỆT BỊ TƯỞNG HAY BỆNH THẬT ĐỂ ĐỐI TRỊ

(41:33) Tu sinh: Dạ bạch Thầy, trong trường hợp bây giờ con đối trị cái bệnh của con, con tu cái pháp Thân Hành Niệm. Thí dụ như con định xong …​. (không rõ) nhưng mà sao cái cơ thể của con có trường hợp là nó căng đầu, nhức đầu lên thì con có thể ôm pháp…​ (không rõ)

Trưởng lão: Con căng đầu, nhức đầu đó là tại vì con chú ý qua cái hành động nhiều quá, tập trung trong hành động của con nhiều quá. Cũng như bây giờ con tập trung như thế này: “Đưa tay ra!” Thì con chú ý cái hành động cánh tay của con nhiều quá. Mà suốt trong cái thời gian đó con tập trung nhiều thì bị căng đầu thôi. Còn cái này không có tập trung mà chỉ lệnh thôi, rồi mình theo hành động mình đi thôi. Bây giờ ở trong giai đoạn trị bệnh, mình tập trung nhiều quá nó cũng ảnh hưởng nữa.

Còn trừ ra mà khi tập trung cái pháp Thân Hành Niệm để kiên cố thành như căn cứ địa để thực hiện cái Tứ Thần Túc thì nó khác rồi mấy con. Ở đây nó trị bệnh nó khác, cho nên phải biết, mình tác ý cũng như “đưa tay ra” là mình đưa tay ra chứ mình không có chú ý kỹ ở trong cái đưa tay ra. Con hiểu vậy không? Đó là cách thức để mình hoạt động cơ bắp của mình qua cái điều khiển của cái pháp Tác Ý thôi, để cho nó phục hồi cơ thể đang bệnh.

Tu sinh: Như vậy là trong trường hợp thí dụ con đang đi mà con không thể nhìn theo, vừa tác ý nhưng mà nó không nhìn ra phía ngoài nhưng tâm con vẫn chú ý theo bước đi có được hay không? (không rõ)

(42:56) Trưởng lão: Được, con. Không sao hết, không có gì hết. Cái đó là mình đang trị bệnh rồi thì mình phải - cách thức của pháp Thân Hành Niệm - mình khéo léo thiện xảo để trị bệnh. Chứ chưa phải lúc để mình thực hiện cái Tứ Thần Túc.

Thực hiện Tứ Thần Túc thì không được xao lảng đâu, nghĩa là tập trung rất kỹ đó, rất kỹ từng cái hành động. Tác ý rồi cái hành động phải làm theo rất kỹ lượng chứ không phải; cái đó là để thực hiện Tứ Thần Túc. Còn cái này để thực hiện trị bệnh. Hai cái nó khác.

Tu sinh: Như vậy trong trường hợp này là con tác ý rồi con đưa ra, cái hành động con theo cái ý đó. Nhưng mà cái niệm nó khởi lên hay không cũng không quan trọng?

Trưởng lão: Nó có niệm hay không niệm cũng không quan trọng, vì nó không phải cần kiên cố như căn cứ địa đâu, nó kiên cố như cỗ xe; nó không biến thành không căn cứ địa. Nghĩa là bây giờ cái cỗ xe Thân Hành Niệm của con là kiên cố như cỗ xe, nhưng không trở thành căn cứ địa cho nên nó có niệm hay không niệm, không quan trọng.

Tu sinh: Bạch Thầy nhưng mà tập như thế thì nó thành một cái thói quen, thói hư để sau này đến lúc mình tập chỗ kiên cố thì nó sẽ cản trở.

Trưởng lão: Mình tập cái nào mình làm chủ cái nấy, con. Chứ còn con nói như vậy thì bây giờ phải tập kiên cố rồi sau đó, như vậy không đúng. Bởi vì mình ôm pháp nào ra pháp nấy. Bây giờ là trị bệnh thì mình tập nó như vậy, nhưng mà sau thì đừng có vì cái chỗ này mà tập lại, thì nó phải là như căn cứ địa. Nó lại khác, con. Nó kỹ lưỡng.

Tu sinh: Bạch Thầy, bây giờ ở trong đầu con, con cứ nghe cái tiếng của tim mình nó cứ đập thình thình như thế mà cái lúc con ngồi bắt đầu quan sát bốn chỗ thân-thọ-tâm-pháp thì nó thành một cái cản trở. Thế thì con về con giải quyết nó như thế nào, cái đó có phải cái Tưởng không?

(44:31) Trưởng lão: Nói chung là bây giờ con phải giải quyết tim con đập thình thịch đó, thì con phải giải quyết cho nó đập lại bình thường. Mình có phương pháp để đối trị nó mà, cho nên con có thể dùng cái phương pháp đối trị để nó đập như bình thường, nó không được đập thình thịch, thình thịch như người ta giã gạo ở trong đó vậy; không được.

Bắt đầu con thấy cái gì mà cơ thể chúng ta nó có một cái chướng ngại khác mà ngồi tu Tứ Niệm Xứ là vì cái tâm nó tập trung trong đó. Mà nếu nó tập trung ở chỗ đó thì nó sẽ sanh ảnh hưởng ở chỗ đó, nó gom cái tâm ở chỗ nào thì chỗ đó hơi hoại đó, nó sẽ bệnh chỗ đó chứ không có gì. Con thấy cái đầu tập trung mà cái lổ mũi nhức. Mà tập trung trong cái bụng thì coi chừng, sau này cái bụng nó sẽ u cục trong đó đó. Nó cứng hết chứ không phải không đâu. Mấy người tu thiền Minh Sát Tuệ là mấy người nào cũng có cái bụng cứng cứng như vậy. Nó tập trung ở đâu là nó cứng ở đó mà. Mấy con có tu rồi mấy con biết, Thầy nói không sai bệnh đó đâu.

Cô Kim Tiên về đây tu Thầy cũng biết đó, tập trung phồng xẹp, cái bụng nó khác với người ta rồi. Cho nên cái tâm mà đặt ở chỗ nào là nguy hiểm chỗ nấy lắm. Bởi vậy Đức Phật bảo mình "cảm giác toàn thân" thôi, không có cho đặt ở chỗ nào.

Tu sinh: Bạch Thầy, cái tiếng động ấy có phải của Tưởng không?

Trưởng lão: Tưởng đó con. Nó bắt đầu nó có, sự thật ra, nó bắt đầu con lắng nghe trái tim con nó đập bình thường chứ không có gì, mà nó nghe bịch bịch ở trong đó là bị tưởng thêm rồi. Còn nếu mà cái tim con đập kiểu đó thì chắc con ngồi đó chắc con không thở nổi rồi. Nó bất bình thường rồi, nó không có khoẻ được đâu con, nó sẽ mệt chết. Con thở không ra hơi luôn.

Tu sinh: Bạch Thầy, nếu chướng ngại pháp đến thì con đuổi có thể có cái nó dừng ngay, nó đi, tập một tí thì nó đi, nhưng mà cái tiếng đập này hai năm nay rồi con đuổi nó liên tục như thế. Nhưng mà con thấy là..

(46:23) Trưởng lão: Nếu Tưởng thì con đuổi đi rồi. Còn nếu không thì đó là bệnh của con rồi, phải đối trị bệnh. Nó lại khác. Cho nên cái nào nó phải đúng con. Bây giờ thí dụ con biết cái tim đập này, tiếng đập này thuộc về Tưởng, thì con phải đuổi nó bằng tưởng thì hết. Mà trái tim con mà đập kiểu này tức là bị bệnh tim, nó đập mạnh thì con biết rằng con phải sử dụng nó như thế nào. Và đồng thời khi quán thân bất tịnh, mấy con phải moi móc trái tim ra mà coi nó hoạt động kiểu nào đây để mà nó tạo cái bất tịnh của nó mà đau khổ đây, thì chừng đó con sẽ thấy. Bây giờ quán thân bất tịnh rồi con sẽ thấy cái mặt nó. Con nghiệm qua cái bệnh của con rồi con sẽ thấy, lôi cái tim ra mà quán coi nó đập như thế nào. Thì con quán xong rồi thì con sẽ biết cách trị bệnh nó.

Tu sinh: Kính bạch Thầy, mình quán thân bất tịnh như vậy là mình đem từng phần ra mình quán phải không Thầy?

Trưởng lão: Đã nói rồi là quán bất tịnh mà. Cái chỗ nào cũng đem ra hết.

Tu sinh: Con có rút ra được ba mươi hai cái tướng của nó nhưng con

Trưởng lão: Ba mươi hai tướng bất tịnh đó phải không?

Tu sinh: Chưa có đem ra được cái bất tịnh của nó

Trưởng lão: Phải quan sát chứ. Phật nói một chút chứ mình phải nói nhiều hơn mới được.

Tu sinh: Kính bạch Thầy, con cũng còn cái giấc khuya, con cũng còn bị cái hôn trầm khi tu Tứ Niệm Xứ thì nó cũng hơi chướng ngại, con không cảm nhận của trạng thái Tứ Niệm Xứ lúc khuya đó, con qua cái tu Thân Hành Niệm có được không?

Trưởng lão: Được, con. Bởi vì bây giờ mình có tu Tứ Niệm Xứ cũng không được đâu. Bởi vì nó bị hôn trầm đó, thì con tu pháp Thân Hành Niệm để tập cho nó tỉnh. Từ lúc mà, chừng nào cái sức tỉnh nó tăng lên thì buổi khuya con thấy không bị hôn trầm nữa là con nhờ cái phương pháp tỉnh thức đó, thì bắt đầu con áp dụng vô cái thời đó vào Tứ Niệm Xứ mới được. Hễ nó tỉnh thì áp dụng vô Tứ Niệm Xứ, mà không tỉnh thì phải pháp Thân Hành Niệm thôi chứ không có cách nào khác hơn nữa.

Tu sinh: Dạ, con thấy tu cái pháp Thân Hành Niệm nó rất là tỉnh. Nhưng hễ con ngồi xuống chút xíu, ngồi xuống chút xíu là bị hôn trầm

(48:28) Trưởng lão: Cái giờ đó mà con không có pháp Thân Hành Niệm thì chắc chắn là bị ngủ.

Tu sinh: Dạ. Hôn trầm thì nó không có cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ

Trưởng lão: Cho nên cái giờ đó thì con tu pháp Thân Hành Niệm đi, không có sao đâu.

8- LÀM MÙNG NGĂN MUỖI CÓ PHẠM GIỚI KHÔNG?

(48:44) Tu sinh: Con muốn hỏi một câu nữa, về chuyện ở dưới con thì muỗi nhiều lắm, cho nên con tính may một cái chụp như cái mùng vậy, nhỏ vậy, chụp ở trên cái ghế con ngồi. Bạch Thầy như vậy nó dư một cái không, như cái mùng mình ngủ, thêm một cái như vậy nữa có dư không?

Trưởng lão: Con muốn làm hai cái thì bây giờ có thể mình lấy cái mùng ngủ của mình mình biến thành cái chỗ mình ngồi luôn được không? Thì cứ lấy cái mùng ngủ mình xài một cái thôi. Chứ đừng có hai ba cái, tính ra nhiều quá. Rốt cuộc rồi một cái ngồi, rồi một cái nằm, rồi một cái xách ra ngoài sau. Như vậy đủ thứ cái.

Tu sinh: Dạ bạch Thầy, cái giải pháp muỗi bữa qua con có xử lý rồi, thế là ngồi trên ghế thì tốt, được lâu. Còn nếu ngồi ở trong màn, cái tư thế của nó không ngồi kiết già thì rất dễ buồn ngủ. Cho nên hôm qua con mới đan một cái mũ bằng tre, thế, sau con mới may một cái mảng màn xung quanh cái mũ đó giống như cái màn che mặt của phụ nữ, nó dài tới cỡ này. Thế thì như vậy thì tay con may hai cái túi con xỏ vào, còn đầu thì đội cái đó. Thế tối qua con ngồi ở ghế, thế xong thì chân thì xỏ tất hoặc là đi vào giày. Như thế là con ngồi tuyệt đối không có một con muỗi nào vào làm gì được cả. Ngồi rất yên lành.

Trưởng lão: Kêu là mặc giáp rồi (cười)

Tu sinh: Như kiểu mặc giáp ra trận, muỗi không làm gì được cả.

(50:12) Trưởng lão: Cái này kêu là ngăn ngừa được ác pháp bên ngoài. Tu Tứ Niệm Xứ thì do đó bây giờ - cách thức mình ngăn muỗi cũng là mình ngăn các ác pháp đó chứ sao, bằng cách là ngăn không cho nó tấn công vô, bằng cách là con mang giáp. Kêu là mặc giáp đó, thì như vậy cũng được chứ đâu có sao, không có sao.

Tu sinh: Vậy có dư không?

Trưởng lão: Dư, thì bây giờ.. Đức Phật cho mình tứ sự mà con. Mình tìm cách như thế nào, còn nếu không thì mình giăng mùng. Mình lấy cái mùng mình giăng lên, mình ngồi trong đó, chỉ sợ mình buồn ngủ.

Tu sinh: Có cái như thầy có ở đây nó không phải như cái mùng, cho nên nó cũng không phải là dư. Như con tính thì thành ra như nó dư một cái đó. Còn như thầy ở đây thì..

Tu sinh: Con nhặt cái màn rách bỏ đi, thế nên con mới bện chiều cao của nó cỡ sáu mươi phân thôi, quây vòng quanh của một cái mũ, cái mũ táng của nó rộng khoảng độ chừng mười phân ra ngoài tai, quây vòng quanh như thế nó thẳng xuống thì con thấy nó tuyệt đối nó chỉ mất có tí màn rách chứ nó không mất cái gì cả nên thế không thể nói nó là tài sản, là đồ dùng. Thế nhưng hiệu quả nó chắn muỗi thì đúng là không có gì qua nổi được.

Trưởng lão: Thôi được rồi, bởi vì cái đó nó không có hai món

Tu sinh: Thưa Thầy, lúc con tu Tứ Niệm Xứ con hay cục cựa đó Thầy (không rõ)

Trưởng lão: Thì con phải tác ý sự bất động của thân con, đừng có cho nhúc nhích.

Tu sinh: Bạch Thầy, sao tu Tứ Niệm Xứ thì lúc trước đây là giữ thân bất động cả trong bốn cái tư thế đi, đứng, nằm, ngồi. Thế giữ tâm thanh thản …​ mà lúc bấy giờ ngồi yên tĩnh không cựa..

Trưởng lão: Lúc bấy giờ mới bắt đầu vô mình tập quan sát mà mấy con động đậy nó chạy tầm bậy quan sát không có được. Sau khi quan sát được rồi mấy con tu luôn bốn oai nghi

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy