00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 037D (NAM) - VẤN ĐẠO TỪ BI HỶ XẢ - ĐỊNH VÔ SẮC - THÂN HÀNH NIỆM - TỨ-NIỆM XỨ - QUÁN NIỆM - TỪ TRƯỜNG GẶP PHẬT NHÂN QUẢ

CK 037D (NAM) - VẤN ĐẠO TỪ BI HỶ XẢ - ĐỊNH VÔ SẮC - THÂN HÀNH NIỆM - TỨ NIỆM XỨ - QUÁN NIỆM - TỪ TRƯỜNG GẶP PHẬT NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 20/12/2005

Thời lượng: [40:44]

1. THẦY TRẢ LỜI PHẦN CÂU HỎI CỦA SƯ CHƠN NIỆM

(00:00) Trưởng lão: Bây giờ Thầy xin trả lời những cái phần của Chơn Niệm hỏi Thầy.

“Các danh từ: Từ - Bi - Hỷ - Xả là đã có trước hay là sau khi tu xong đức Phật mới đặt cái tên cho các trạng thái này?”

Nói chung là đức Phật đã chỉ cho chúng ta là những cái có sẵn, chứ đức Phật không có đặt những cái gì mới hết. Đó là trả lời cái câu hỏi. Từ - Bi - Hỷ - Xả không phải là có sau đức Phật. Cái này là có trước đức Phật, đức Phật tu rồi chọn lấy cái nào đúng, cái nào sai thì đức Phật nói ra thôi. Nghĩa là cái tâm Từ, tâm Bi, con người đã có sẵn. Đức Phật nói ra cái có sẵn của con người chứ không có đặt ra mới. Con hiểu chỗ đó không? Đó là cái có sẵn.

2. CHÂN LÝ LÀ CÓ SẴN

(00:52) “Bốn Định Vô Sắc, ai đã đặt tên cho nó? Nó có tên từ trước hay là sau khi đức Phật tu xong mới đặt tên?”

Trưởng lão: Rõ ràng là nó có tên từ trước. Khi mà đức Phật tu Không Vô Biên Xứ và Thức Vô Biên Xứ có hai vị Thầy dạy mình đó. Rồi đức Phật thấy không có kết quả nên đức Phật ném bỏ, không có xài nữa, cho nên nó có trước. Ở đây chúng ta nói rằng: tất cả những cái gì đức Phật nói là cái con người đã có sẵn, chứ không có đặt thêm cái gì mới hết. Cho nên Bốn cái chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo đó là Bốn cái chân lý nó có sẵn, chứ đức Phật không có đặt ra, không có đặt cái gì mới hết.

Cái đó có sẵn. Nói khổ, là tại con người đã khổ rồi, đức Phật chỉ nói ra cho người ta biết thôi, chứ đức Phật không có đặt cái mới đâu. Cho nên cái lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả, đều là có hết ở trong con người của chúng ta. Bởi vì con người mà sinh ra thì họ phải có cái tâm Xả thì họ mới sống được, chứ không xả, họ tức riết, họ không xả ra được thì chết luôn, cho nên có tâm Xả.

Và nó có tâm Từ, thì tức là lòng thương yêu họ phải có, họ có Bi, họ có Hỷ, chắc chắn ai cũng có cái hoan hỷ, có niềm vui. Có giận chứ một lát cũng có vui, cho nên nó có sẵn. Nhưng muốn triển khai cho nó lớn, nó mạnh lên thì do cái sự công phu tu tập, nó có phương pháp và nó có cách thức.

(02:18) Cho nên cái gì mà đức Phật nói ra là cái có sẵn hết. Hồi nãy con hỏi bốn Định Vô Sắc: Không Vô Biên Xứ và Thức Vô Biên Xứ là ngoại đạo Bà La Môn đã có cái tên đó sẵn rồi. Thậm chí như Bốn Thiền - Tứ Thiền, nó cũng có sẵn rồi đặt cái tên sẵn hết rồi, đức Phật không có đặt tên gì mới hết, tất cả những cái này đều có hết rồi.

Còn đức Phật dạy Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ đã có sẵn rồi. Có thân ai mà không có cái thân, có cái thân ai mà không có cái tâm, không ai có cái thân ai mà không có cảm thọ, không ai mà không thấy các pháp. Nó có sẵn, đức Phật chỉ nói Tứ Niệm Xứ, chỉ cho chúng ta 4 cái này ghép lại thành ra Tứ Niệm Xứ. Nó có sẵn hết rồi chứ không phải nó mới có. Cho nên những cái mà đạo Phật dạy là cái có sẵn như thật của một con người, nói ra là của con người.

Nói Thân Hành Niệm, sự thật ra mình có cái thân thì ai mà không cục cựa, không hành …​ Phải không? Nói hơi thở thì người nào cũng có hơi thở, chứ không phải đức Phật đặt hơi thở rồi bây giờ mình mới có hơi thở. Rồi cái Thân Hành Niệm, ví dụ như mình đi, thì rõ ràng là con người là có đi rồi. Cho nên nó có sẵn rồi nói. Nhưng đức Phật lấy cái đó để làm cái pháp mình tu. Cho nên những cái điều đó có sẵn hết.

Cho nên hiện giờ, Thầy cũng như vậy. Cái gì mà của mấy con là có rồi, nhưng mà mấy con không lưu ý thôi chứ có rồi. Thầy nói cái đó là con người nào cũng có hết, nhưng mà không lưu ý nên thầy nói: “Cái này có đạo đức, mà cái này không có đạo đức, thì mấy con mới giật mình”. Hồi nào tới giờ mấy con cũng có rồi, nhưng Thấy nói rằng: “Cái bao tử của mấy con là mồ chôn xác chúng sinh”, thì mấy con mới giật mình, chứ hồi đó mấy con đâu có nghĩ, phải không? Thầy nói cái mấy con có sẵn, nhưng mà bây giờ mấy con mới thấy. Đó là cái có sẵn chứ không phải cái đặt ra. Cũng như thuở giờ cái bao tử của mấy con không phải là cái mồ chôn xác chúng sanh mà giờ Thầy nói ra mới mẻ đó là Thầy đặt ra, đặt ra nghe nó lạ lùng.

(04:22) Còn Thầy nói về nhân quả, một người sanh ra nhiều người. Thì cái này không phải Thầy đặt mà nó nó thật. Cho nên vì vậy muốn dẫn chứng cho nó cụ thể, cho ý thức mấy con hiểu, thì không thể nào mà dẫn chứng cho mấy con thấy rằng, từ con ngồi đây mà nó sanh ra một cái người khác. Nói cái đó mấy con khó hiểu quá, cho nên bằng chứng là Thầy dựa vào cái Nhân Quả Thảo Mộc, để xác định một cái hạt nó lên cái cây, cái cây ra nhiều quả. Nó đã có cái sẵn như vậy rồi, cho nên cái này cụ thể, nên bằng ý thức mấy con thấy được, nhưng qua cái hành động; bởi vì nhân quả của con người là nó bằng cái hành động, hành động thân, khẩu, ý mà. Nó trừu tượng quá rồi. Có phải không?

Cái hành động của mình mà nói nhân, nói quả, mà sự thật nó có chứ. Con làm ác coi cái quả con có khổ đau không? Có chứ, có cái quả chứ. Cho nên vì vậy nó cụ thể rồi. Và vì vậy mỗi hành động đó trong cái quả khổ đau đó hay là cái quả ngon ngọt đó, thì nó sẽ có những cái hạt của nó trong đó, mà cái hạt của nó trừu tượng quá. Còn cái hạt của thảo mộc thì chúng ta thấy cái hạt của nó tròn, méo, hay dẹt, chúng ta thấy rõ, còn cái này nó trừu tượng, tức là cái quả của nó trong cái quả đau khổ.

Chúng ta thấy cái quả có rồi nhưng cái hạt của nó mấy con có thấy được không? Cái từ trường đó thì làm sao mấy con thấy. Cho nên mấy con không thấy nhưng mà nó có chứ đâu phải không. Đưa cái tay ra vậy thì nó cũng phải có cái lực của nó chứ, làm sao không được. Cho nên nói không là không được, mà nói có thì chúng ta không thấy. Nhưng chúng ta học hiểu chúng ta biết có chứ.

Do đó như vậy, chúng ta biết rằng mỗi cái từ trường của chúng ta nó tương ưng trong cái hành động ác của nó, nó sẽ sanh làm con vật hoặc là con người, làm sao mà trật được, bởi vì nhân quả mà.

Nhân quả sanh chứ đâu phải con người chúng ta đi sanh, mình đi sanh là mình chết rồi mình sanh, còn cái này là nhân quả sanh, cái hành động thiện ác sanh chứ đâu phải chúng ta sanh. Mà hành động thiện ác nó có liên hệ trong hành động thiện ác của chúng ta chứ nó có liên hệ gì với chúng ta đâu. Cho nên chúng ta thấy như là cái người đó khác với chúng ta chứ không có liên hệ gì với chúng ta, nhưng mà cái hành động thiện ác của chúng ta - hành động nhân quả mà.

Như vậy bằng chứng chúng ta thấy rõ ràng là Phật ngày xưa không đặt cái gì mới, cái gì của con người có là nói ra, đạo Phật là đạo không có tưởng tượng, đạo không có khởi nghĩ một cái gì cao siêu, mà cái gì của con người biết, có thì nói, nói đúng như thật.

Hôm nay, bây giờ mấy con còn hỏi gì Thầy nữa không?

(06:54) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Tâm Bi là tâm thương xót, cái trạng thái thương xót này thì ai cũng có hết. Thời đó là cái chính là người ta chưa biết cái danh từ bên trong. Ý cho con hỏi là đức Phật có đặt cái danh từ bên trong trạng thái thương xót này hay không?

Trưởng lão: Đức Phật không có đặt con. Hồi đó nó có những cái tôn giáo người ta đặt rồi. Cho nên Bốn cái Định Vô Sắc: Không Vô Biên Xứ và Thức Vô Biên Xứ người ta cũng đặt rồi. Người ta đặt hết rồi. Bởi vì con người mà xuất phát thì bắt đầu người ta từ cái chỗ phát triển cái ngôn ngữ, cái lời nói, để diễn tả cái ý của người ta. Mà trong cái thời đó nó có văn mình rồi, có kinh Vệ Đà rồi. Trong cái thời đức Phật nó có rồi, thì tức là người ta biết viết chữ rồi đó con, cho nên nó có chữ rồi. Cho nên cái ngôn ngữ của người ta đã phát triển rồi, người ta nói chuyện với nhau được rồi. Cho nên nó có những cái từ này hết chứ không phải đức Phật chế ra nói. Con hiểu không? Ý của con là con nói chế cái từ ấy.

3. THÂN HÀNH NIỆM - TỨ NIỆM XỨ

(07:56) Tu sinh: Kính bạch Thầy, mình đọc mình biết đây là Thân Hành Niệm. Thì cái pháp môn mà mình đang tu chẳng hạn chúng ta đang đi Chánh Niệm Tỉnh Giác mà mình biết vào cái thân hành của mình đang đi, thì cũng gọi là Thân Hành Niệm, phải không Thầy?

Trưởng lão: Thân hành Niệm đó con.

Tu sinh: Tại sao không gọi là Thân Hành Niệm mà gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác?

Trưởng lão: Là tại vì khởi sự mới tu tập của cái giai đoạn đó, nên mình đặt cái tên đó Chánh Niệm Tỉnh Giác, mới có tập để có Chánh Niệm thôi. Cái hơi thở của mình cũng là Thân Hành Niệm nữa đó, mà gọi nó là Định Niệm Hơi Thở đó, con thấy không, nó có cái tên! Cái vật này có, cái ly này có, những cái vật có mình đặt nó cái tên đó thôi, để cho mình phân biệt, mình gọi cái đó cho người khác người ta nhận cho được.

Con tu Tứ Niệm Xứ, thì thứ nhất là tu Tứ Niệm Xứ mình sợ bị Hôn Trầm, Thùy Miên thì mình mới đi kinh hành thôi, còn không Hôn Trầm, Thùy Miên thì mình đi chi cho mất công. Con hiểu không? Nghĩa là mình đi kinh hành là mình đi Chánh Niệm Tỉnh Giác hay hoặc là pháp Thân Hành Niệm.

Cái pháp mà như hồi nãy sư Pháp Ngộ hỏi đó, đi Chánh Niệm Tỉnh Giác cũng là Thân Hành Niệm, mà tu tập về cái phương pháp mà Thân Hành Niệm mà đặt riêng đó để cho mình tác ý từng cái hành động của nó đó thì nó là Thân Hành Niệm, còn cái kia cũng là Thân Hành Niệm, Chánh Niệm Tỉnh Giác cũng là Thân Hành Niệm.

Nhưng cái đó nó có cái phương pháp không giống nhau, cách thức tu tập mọi người đều lấy cái thân hành tu tập. Nhưng cái pháp Thân Hành Niệm là tác ý, mình kèm theo cái tác ý, còn cái Chánh Niệm Tỉnh Giác thì mình đi để mình cảm nhận cái bước đi của mình thôi. Con hiểu không? Cho nên vì vậy mà nó cái tên riêng để cho mình phân biệt cái pháp này với pháp kia thôi.

(10:07) Còn về vấn đề mà tu Tứ Niệm Xứ, nếu mà tâm con thanh thản, an lạc, vô sự, mà nó không bị hôn trầm, thùy miên thì con đâu có cần đi kinh hành để làm gì, phải không? Nhưng mà bây giờ nó không niệm, bởi vì con tu Tứ Niệm Xứ mà, nó không niệm thì con cứ ngồi thanh thản, an lạc, vô sự thì nó càng tốt chứ gì. Vì mà nó có niệm, có niệm bởi vì nó không buồn ngủ, không hôn trầm thì con đâu có đi kinh hành, cho nên con ngồi tu. Mà con ngồi tu thì nó có niệm, mà có niệm thì con phải dùng Định Vô Lậu con tư duy quán xét để con xả nó. Chứ nếu có niệm mà con ngắt ngang nó, ví dụ như có niệm con nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, thì bắt đầu niệm nó dừng đó, nhưng mà con bị ức chế mất đi, con hiểu điều đó không? Đó là cách thức mình tu sai.

Còn trái lại nếu mà nó có niệm thì con đưa cái niệm đó ra, con tư duy quán xét bằng cái Định Vô Lậu, bằng Tri kiến của con, con hóa giải cái niệm đó, thành ra con thông suốt nó tức là hiểu cái niệm đó. Do đó con hiểu nó là ác pháp, là cái điều kiện gì, là thật, đúng như thật, thì cái niệm đó sẽ bị diệt đó, nó không sai, nó không bảo con được. Còn có niệm nào mà con cứ gạt ngang, gạt ngang thì con bị ức chế.

Tu sinh: Thưa Thầy, cho con xin hỏi! Định Vô Lậu mà có niệm thì đâu có định được đâu Thầy?

Trưởng lão: Bởi vì ở trên Định Vô Lậu là con quán, tư duy mà, còn này con tu Tứ Niệm Xứ mà.

Tu sinh: Dạ. Ý con nói là lúc con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, khi có niệm vô thì có thể dùng Định Vô Lậu đuổi đi, quét đi. Còn có cái thì không thể dùng Định Vô Lậu thì bắt buộc phải tác ý đuổi đi.

Trưởng lão: Cái niệm mà nó không rõ, tức là nó khởi niệm không rõ, tức là vi tế rồi đó con. Thì khi mà niệm vi tế như vậy, nó không rõ, còn cái niệm rõ thì con phải đưa nó ra con quán, còn cái niệm mà không rõ đó thì con chỉ tác ý.

Nhưng mà sự thật ra cái niệm mà không rõ, tức là con đang còn lờ mờ, nghĩa là con tỉnh đó nhưng mà cái niệm hiện ra không rõ, tức là nó còn lờ mờ ở trong cái niệm, tức là vi tế của nó. Cho nên cái sức Tỉnh Giác cao của con nó không có, nó còn kém đó. Cho nên, con phải tập Nhiếp Tâm.

Bởi vì con tu Tứ Niệm Xứ thì nó có 2 phần, 1 phần Nhiếp Tâm và An Trú Tâm cho rất kỹ, thì nó không niệm vô thì an trú được chứ gì? Còn giờ con tu Tứ Niệm Xứ mà còn niệm vô mà con không có rõ cái niệm. Cho nên dùng Định Vô Lậu mà không rõ thì làm sao quán?

(12:43) Tu sinh: Ý con nói là như lúc con đi ra ngoài, khi con về (thất) con tu Tứ Niệm Xứ, con ngồi nó khởi niệm đó thì con phải quán cái niệm đó…​?

Trưởng lão: Ví dụ như từ trong thất con đi ra khất thực, rồi con về con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, thì cái niệm mà đi khất thực đó nó khởi lên. Thì như vậy rõ ràng là trong khi đi khất thực con không phòng hộ. Con phòng hộ cho nên nó thanh tịnh trong khi đi khất thực, con phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mình, nó khởi cái niệm đó, cái niệm đi kinh hành mà khất thực, tức là nó nhớ lại cái hồi mình đi kinh hành khất thực thôi, thì cái đó con tác ý dừng lại: “Đây không phải là đi kinh hành khất thực mà lặp đi lặp lại như vậy là không đúng”, con tác ý bỏ nó đi.

Bởi vì con cũng nhắc đó, con cũng quán đó. “Đi khất thực là biết đi khất thực trong thời đó, chứ không phải bây giờ ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà khởi cái niệm đó”. Con tác ý nó như vậy: “Hãy dừng lại, không có được lặp đi lặp lại như thế này, lặp như vậy đó là tưởng”.

Con điểm mặt cho nó đúng con, bởi vì cái đó là cái tưởng của con. Con tưởng mình, hồi nãy đi bây giờ ngồi lại đây mà nó khởi ra đi khất thực, khởi ra cái niệm đi khất thực thì đó là bị tưởng rồi. Con hiểu không? Cho nên con tác ý con đuổi cái tưởng này đi. Cái niệm tưởng đi khất thực nó không thành một niệm thiện, niệm ác gì mà nó lặp đi cái hành động hồi nãy, có phải không?

Còn nếu mà trên cái hành động hồi nãy con thiếu phòng hộ, con đi trên đường có cái gì đó người ta nói nó lọt trong lỗ tai con, bây giờ ngồi lại thì cái niệm đó nó khởi ra, nó nghe cái tiếng người đó nói hồi đó thì cái đó là nó thành cái niệm rồi đó con, phải ngồi quán rồi đó.

Cái niệm đó con phải mổ xẻ quán là tại vì nó lọt trong lỗ tai con. Hồi nãy người đó nói, à chị A, chị B hay là thầy nào đó đi khất thực mà tướng đi nó thế này thế khác. Nó lọt trong lỗ tai con nghe vậy, thì lúc bấy giờ nó khởi cái niệm: “cái ông thầy đó ông đi vậy nên người ta nói ông”, cái đầu con nó khởi cái niệm vậy, thì bắt đầu ở đây là bị các pháp ở ngoài tác động rồi. Cho nên vì vậy con khởi cái xấu của người ta ra, thì con nhắc liền: “Người ta tu được hay không được là mặc người ta, tại sao mày lại nghe mày lại dính vào đó. Mày hãy biết lỗi mày, chứ không được biết lỗi người khác”. Con hiểu không? Mình phải nhắc cho đúng đó con. Rồi con cứ tác ý đuổi cái niệm đó đi.

(15:13) Bởi vì khi mà tu Tứ Niệm Xứ là phải thanh thản, an lạc, vô sự, có niệm động là phải tác ý đuổi nó đi chứ không được để. Mà phải rõ, nếu cái niệm đó nó thành hình thật sự thì mình kê nó ra là Nhân Quả hay là Kiết Sử, để mình quán xét cái niệm đó mình xả, mình thông suốt nó là mình xả. Còn bây giờ cái niệm đó như nó lặp đi cái hình ảnh con vừa đi khất thực thôi, thì nó bị tưởng rồi.

Mình phải phân biệt cái niệm nào niệm tưởng, cái niệm nào là không niệm tưởng. Cho nên khi mình hiểu được rồi thì ở trên Tứ Niệm Xứ mình tác ý ngay liền: “Đây là cái niệm tưởng, hồi nãy mày đi khất thực thì biết đi khất thực, sao bây giờ mày còn nhắc lại chuyện đi khất thực”, con tác ý mạnh lên: “Đi đi! Chỗ này không phải chỗ mày lặp đi lặp lại, đây là tưởng, tao biết mặt mày” . Thì con điểm tên điểm mặt cho đúng thì nó mới đi.

Con thấy Thầy thường nhắc mấy con đó, cái đầu nhức thì đừng nói cái tay nhức, nó không hết đau bệnh đâu. Mà cái đầu nhức thì nói: “Thọ là vô thường, cái đầu nhức này phải hết, thì nó sẽ hết đau”. Mà cái đầu nhức mà con nói cái tay nhức thì nó không hết đâu. Con biết cái lệnh của ý thức lực nó mạnh lắm, cho nên mình phải nói cho đúng, cái tưởng phải nói cho đúng cái tưởng của nó, mà cái ý thức thì phải nói cho đúng cái ý thức của nó, thì con sẽ dẹp được. Và từ đó nó mới đem lại sự bình an cho tâm con trong Tứ Niệm Xứ, thì không bị lạc.

Tu sinh: Dạ. Cho con hỏi khi ngồi ở đây rồi về trong thất mà nó quán tưởng chỗ này, vậy có dùng Định Vô Lậu kéo dài hay là tác ý đuổi đi Thầy?

Trưởng lão: À, bây giờ con ngồi đây, rồi con về trong thất con con ngồi tu thì nó cũng nhớ lại cái hình ảnh ngồi đây phải không?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Nó nhớ lại cái hình ảnh đó thì tức là nó bị sắc tưởng rồi đó con, nó bị tưởng. Cái hình ảnh mình đang học ở đây, cái mình về ngồi thất nó hiện ra, thì con bị sắc tưởng rồi, tức là con bị tưởng đó. Cho nên nó dễ lắm, nó dễ gây lại những cái hình ảnh cũ. Khi mà gặp cái hình ảnh nào đó, về ngồi trong thất thì nó nhớ lại. Đó là bị tưởng, bị ý thức tưởng của con, nó câu hợp với cái ý thức. Cho nên con thấy con như bình thường nhưng mà bị tưởng đó con. Cho nên tác ý đuổi tưởng liền đi, không được để nó.

Tu sinh: Dạ. Vậy là có dùng Định Vô Lậu không Thầy?

Trưởng lão: Không. Cái đó thuộc về Vô Lậu mà tác ý đó con, tức là có sự hiểu biết của cái niệm đó bằng cái tưởng, bằng cái không, tức là quán Định Vô Lậu rồi đó, mà Định Vô Lậu bằng phương pháp tác ý. Còn Định Vô Lậu kia quán, thành ra một cái đề tài của nó, nó thành ra một cái bài vở, nó cũng là Vô Lậu đó con. Những cái tư duy, suy nghĩ ở trong đầu chúng ta để hiểu biết đều là Vô Lậu hết, đó là Định Vô Lậu.

Cho nên khi tu Tứ Niệm Xứ thì Định Vô Lậu là cái phương pháp để ngăn và diệt cái ác pháp đó, ngăn ác, diệt ác đó, đó là Định Vô Lậu. Con hiểu chưa?

Cho nên tu Tứ Niệm Xứ thì nó nhẹ nhàng lắm, nhưng mà có điều kiện là phải sử dụng cái pháp Định Vô Lậu, chứ mình cứ gạt ngang, gạt ngang là coi như bị ức chế, lọt vô Không Vô Biên Xứ Tưởng đó, từ Tứ Niệm Xứ mà nó rơi vào Không Vô Biên Xứ Tưởng.

4. MUỐN GẶP PHẬT THÌ PHẢI LÀM SAO?

(18:09) Trưởng lão: Rồi mấy con còn hỏi gì Thầy thêm không?

Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con có chỗ này chưa thông hiểu về phóng xuất từ trường đi tái sanh. Sau khi con người chết Ngũ uẩn không còn cái gì nữa. Vậy thì sau khi mình tu xong thì dùng Tam Minh đi về đời quá khứ của mình. Vậy nó tồn tại bằng cái gì mà mình thấy biết nó còn?

Trưởng lão: Những hình ảnh đó được lưu lại chứ, cho nên vì vậy khi mình có Tam Minh thì mình nhìn lại được những hình ảnh đó nó lưu lại trong không gian đầy đủ, không có mất, những cái từ trường mà nó phóng ra thì nó còn lưu lại hình ảnh đó con. Còn cái từ trường tương ưng thì nó đi tái sanh rồi, còn cái hình ảnh nó lưu lại.

Chẳng hạn có người cách đây 10 năm, họ thắt cổ họ chết ở đây, thì cái tưởng của nhà ngoại cảm, người mà có cái tưởng hoạt động đó, họ giao cảm họ thấy cái hình ảnh của người đó bị thắt cổ như thế nào, tên gì, là họ biết hết. Đó là cái tưởng thôi.

Còn cái người Tam Minh thì người ta cũng bắt gặp những hình ảnh đó hết. Cũng như bây giờ, đức Phật ngồi thuyết giảng ở chỗ nào, với chúng Tỳ kheo, ai ai ngồi trong thời đức Phật cách đây 2500 năm, thì người có Tam Minh người ta bắt gặp hết những hình ảnh này, không trật. Đâu phải mà bây giờ đức Phật con ngồi thuyết giảng nữa đâu. Phải không? Cho nên đó là những hình ảnh nó còn, nó còn lại, nó không có mất.

Cũng như bây giờ cái lớp học của chúng ta, 1000 năm sau cái hình ảnh này còn. Nghĩa là bao nhiêu năm nó cũng còn hết, chỉ trừ ra cái môi trường sống này mất, thì nó hoại diệt, thì nó không còn thôi, chứ còn môi trường sống này còn là nó còn, nó không có mất đi đâu hết. Cho nên khi mà có Tam Minh rồi chúng ta trở về quá khứ, tức là chúng ta sống trở lại quá khứ, những hình ảnh đó còn nguyên.

Cũng như là nhìn trong cái băng video đi hay là cái đĩa VCD nó có hình đó. Chúng ta thấy nó cũng dao động, nó cũng hoạt động, nó cũng này kia. Thì bây giờ chúng ta cũng trở về đó chúng ta cũng nghe đức Phật thuyết pháp, rành rành tiếng Phật nói, rành rành y như vậy, còn lưu lại. Nhưng đức Phật đâu còn ở đó nữa nhưng cái đó nó vẫn còn, cho nên nó không có mất đâu con.

(20:17) Tu sinh: Nó là hình ảnh chứ không phải là từ trường?

Trưởng lão: Nó là cái hình ảnh của nó. Còn cái từ trường nó tương ưng nó đi rồi, từ trường mà Vô Lậu của đức Phật, nó đã Niết Bàn rồi chứ đâu còn ở đây nữa.

Tu sinh: Bạch Thầy! Cho con xin hỏi là làm sao gặp đức Phật được Thầy?

Trưởng lão: Con muốn gặp đức Phật thì con giữ tâm thanh than, an lạc, vô sự, thì đức Phật ngay chỗ đó thôi.

Tu sinh: Ý con hỏi là gặp đức Phật ở trên được không ấy?

Trưởng lão: Đức Phật bằng cái hình ảnh của quá khứ hay là hoặc đức Phật hiện tại?

Tu sinh: Ý con hỏi là giờ Trưởng lão ngồi đây mà Trưởng lão đi gặp đức Phật ở trên được không ấy?

Trưởng lão: Đâu có đi trên ở chỗ nào đâu. Tâm Thầy thanh thản với tâm Phật là tương ưng rồi, giống nhau rồi chứ còn đi đâu nữa, đâu có đi. Con hiểu không? Con đừng nghĩ là bây giờ Thầy phải đi lên trên kia mới gặp Phật thì không phải. Cái chân lý thì nó là thanh thản, an lạc, vô sự rồi, phải không? Mà tâm Thầy thanh thản, an lac, vô sự thì nó tương ưng giống nhau rồi thì ngay đó là Phật Thích Ca chứ gì.

Còn giờ muốn biết những cái hình ảnh của đức Phật ngày xưa, cái thân xác của đức Phật ngày xưa, cái hình ảnh của đức Phật đó, chứ còn đức Phật hiện bây giờ mà Niết Bàn rồi thì đừng nghĩ cái thân xác của ông Phật đó. Con hiểu không? Cái hình ảnh mà đức Phật con vua Tịnh Phạn đó, cái thân xác của nó thì đừng nói cái chỗ thanh thản này được.

Cái kia là cái hình sắc của một cái kiếp nhân quả. Cho nên đức Phật mang cái thân đó để mà thuyết pháp dạy chúng ta, thì cái đó, hình ảnh nó còn lưu lại cách đây hai ngàn mấy trăm năm nó còn. Chúng ta trở về để mà chúng ta thấy hình ảnh thật của một vĩ nhân, như đức Phật, thì chúng ta thấy hình ảnh đó còn, nó không mất. Còn cái hình ảnh mà Niết Bàn ấy, thì nó là thanh thản, an lac, vô sự.

Con thanh thản, an lạc, vô sự thì con với Phật là một chứ đâu có hai mà đi tìm, đi lên đi xuống để gặp Phật, gặp ngay chỗ thanh thản. Bây giờ Thầy chỉ 1 giây thanh thản, an lạc và vô sự thôi, mà cái tâm của Thầy không còn tham, sân, si thì 1 giây đó là Phật tại đó rồi, Thầy với Phật là một không còn hai. Hai người không có cách nhau, nên đâu có tìm ở đâu. Mà ngay cái trạng thái thanh thản đó.

Bởi vì Thầy nói, mấy con cố gắng, khi nào mà có hữu sự gì đó, mấy con gọi Thầy rồi mấy con giữ tâm thanh thản, mà giữ được tâm thanh thản thì mấy con bắt gặp Thầy liền. Ngay đó thì mấy con gặp Thầy, không có khó khăn gì hết.

Cho nên phật Thích Ca, cái người mà tu đúng, chúng ta thường gặp Phật lắm, chứ mấy con tưởng tượng gặp Phật chắc ông Phật ngồi vậy. Không có phải cái kiểu đó đâu. Hiểu như vậy là hiểu sai, không đúng.

5. CUNG KÍNH PHÁP BẢO

(23:15) Trưởng lão: Ở đây con hỏi Thầy là “những quyển sách, những lời Phật dạy hay cuốn sách Giới luật thì con có nên đọc tới, đọc lui không?”

Đúng là bây giờ mấy con đang học cái này để cho cái niềm tin mấy con tăng lên thêm, thì đọc những lời Phật dạy thì thấy lời Thầy dạy là lời của Phật dạy, chứ Thầy không có dạy thêm, làm cho các con tăng niềm tin lên. Bởi vì hầu hết là mấy con tin Phật nhiều lắm, còn Thầy chẳng qua là một người dựng lại đạo Phật thôi chứ chưa phải là Phật, chứ cái niềm tin của mấy con chưa trọn vẹn. Vì vậy mà mấy con đọc lại những lời Phật dạy mà Thầy đã chú thích để làm cho mấy con hiểu rõ nghĩa và các pháp hành, thì mấy con còn tin thêm.

Và đọc 2 cái cuốn Giới mà Thầy đã viết xong rồi đó, thì nó nhằm trong con đường mà tu cái Định Vô Lậu, mà quán cái Vô Lậu này, tức là nhân quả đó. Con đọc 2 cái cuốn sách này thì mấy con thấy cái đường đi của nó rất rõ ràng và tu tập cụ thể lắm.

Các con thấy như Mười Giới Đức Thánh Đức Sa Di, Hai Mươi Lăm Giới Hành Sa Di đó, mà đức Phật dạy La Hầu La, mấy con thấy tâm như đất, như nước không?

(24:20) Vừa rồi thì sư Pháp Ngộ hỏi Thầy đó, quán như nước, quán như lửa đó. Quán tâm mình như nước, như lửa. Thì các con thấy đó là một cái giới luật để chúng ta thực hiện được tâm như đất, như nước, như lửa đó. Đó là giải thoát hoàn toàn Vô Lậu đó, chứ không phải nói là mình còn tu cái pháp nào khác đâu. Chỉ nội khi mà cái tri kiến của chúng ta mà hoàn toàn nó triển khai lớn rồi, chúng ta hoàn toàn bất động được rồi thì chúng ta đã chứng đạo đó, nó không phải chỗ khác đâu.

Chỉ có Định Vô Lậu, đã là Vô Lậu rồi thì còn cái gì nữa, mà Vô Lậu là A La Hán chứ gì. Đó là cái điều kiện, khi mà ông đã quán như nước, tâm ông mà thật sự như nước rồi thì không phải là Vô Lậu sao, phải không? Như lửa thì Vô Lậu thôi, chứ làm sao còn gì nữa. Nội cái pháp này là đủ, nội cái Định Vô Lậu này là chúng ta đủ giải thoát rồi.

Cho nên cái lớp Chánh Kiến, rồi Chánh Tư Duy, rồi Chánh Ngữ, rồi Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, tất cả những cái này đều là tu ở trong cái Định Vô Lậu hết. Cho nên dồn tất cả những công phu này để mà chứng đạt được chân lý mà đâu có ít được.

Cho nên những sách đó mấy con cần đọc, càng đọc mấy con càng thấy hay, dùng cái Định Vô Lậu mấy con càng tu về sự tư duy đó. Rồi bắt đầu mấy con đọc, bữa nay mấy con thấy chưa hay đâu, nhưng sau cái thời gian 1 tháng, 2 tháng, mấy con đọc lại mấy con thấy cái lời Thầy dạy trong đó nó thấm thía vô cùng, nhất là cái bộ Mười Giới Sa Di, Hai Mươi Lăm Giới Hành. Càng đọc nó càng thấm thía cho mấy con ghê gớm lắm mấy con, chứ không ít đâu.

(26:03) Còn đọc qua tập Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, tập 2, Giới Đức Tỳ Kheo Tăng và Ni đó, thì mấy con đọc mấy con thấy từng hành động, từng cái lời nói dạy rõ ràng, cụ thể lắm mấy con. Từ cái oai nghi tế hạnh, từ cách sống cạo bỏ râu tóc của chúng ta đều là thấy trách nhiệm bổn phận chúng ta lớn lắm, chứ không nhỏ đâu.

Cho nên càng học, càng đọc những cuốn sách này, làm chúng ta càng sâu hơn và càng thích tu hơn, càng thấy được sự giải thoát nữa. Chứ đâu phải sách đọc một lần, đọc để thấm nhuần. Mỗi lần đọc các con thấy hay hơn, vì cái mật độ tu được giải thoát mấy con mới truy ra cái nghĩa của nó, chứ không phải nghĩa nó có một lần đâu. Mà càng tu, càng xả được tâm thì lại thấu suốt được cái nghĩa của nó hay hơn, nó làm cho mấy con thích thú hơn và muốn ham tu hơn.

Lớp Nam, thì về cái ngày thưa hỏi, cái ngày mà không phải là cái ngày như ngày học như thế này. Ví dụ như bữa nay thứ 3, buổi sáng học còn buổi chiều mấy con được hỏi Thầy thêm một giờ nữa mà. Nghĩa là bây giờ trả lời chưa hết, mà bây giờ đúng 10 giờ rồi thì mình nghỉ, còn sót lại những câu hỏi mà chưa trả lời đó thì mấy con sẽ được hỏi thầy thêm. Thì coi như là nam thì 3, 5, 7 - ngày lẻ, còn nữ thì 2, 4, 6.

Bên nữ trong một tuần lễ người ta được 3 ngày để hỏi, và bên nam cũng được 3 ngày để hỏi. Tức là cái ngày học và thì buổi chiều được thưa hỏi. Bên nam thì ngày 3, 5, 7, còn bên nữ thì ngày 2, 4, 6. Thầy sẽ trả lời những câu hỏi về sự tu tập của mấy con, khi gặp những khó khăn thì mấy con sẽ được Thầy trả lời.

Kinh sách con để trong đơn giường có lỗi hay không khi trong thất không có kệ?”

Trưởng lão: Không có lỗi gì hết mấy con. Bởi vì mấy con ở đây là mấy con tập thanh tịnh, mấy con không còn phàm phu nữa. Ví dụ như đơn giường của người thế tục thì người ta dâm dục, người ta này kia, người ta làm những điều bất tịnh. Còn mấy con có làm điều đó đâu mà gọi là tội lỗi. Cho nên mấy con để gọn gàng ở trong cái giường học của mấy con thì không sao hết.

Như mấy con biết cái đầu của mấy con để ở chỗ nào thì con để kinh sách ở trên đầu đi, vì đó là lời của Phật dạy mà, mình cung kính và tôn trọng. Không lẽ mấy con đưa kinh sách của Phật của Thầy ở dưới chân mấy con sao, có phải không?

(28:43) Chứng tỏ mình có chỗ để kinh sách chứ không phải là không có chỗ để kinh sách nhưng phải kín đáo không cần đòi hỏi tủ hay rương gì hết thì vẫn được. Bởi vì những cái lời của Phật dạy, những cái lời của Thầy dạy, đó là những phương pháp để giúp cho mình giải thoát, cho nên mình rất cung kính tôn trọng pháp.

Vậy thì cái đầu giường mình nằm thì mình để những cái đó đi. Còn y áo, vật dụng mình để dưới chân của mình được chứ có sao đâu. Có chỗ để chứ đâu phải là không có chỗ để. Cho nên mấy con để ngay trong giường của mấy con thì thật tốt chứ không có gì hết.

Nhưng những kinh sách, những lời Phật dạy thì để trên đầu nằm của chúng ta. Chúng ta ở đây không có bày ra kệ kinh sách này kia cho người ta thấy mình là học giả kinh sách nhiều, là không có. Vô thất mình không thấy cuốn kinh sách nào hết, nhưng sự thật trên đầu của mình đây, là kinh sách ở trong này. Đó, thì mấy con thấy có phải đẹp không? Mà nó gọn gàng. Cho nên, Thầy thấy trong thất mà để thêm tủ thì nó bận quá, nó làm như cái nhà như thế tục nữa. Chúng ta có cái giường học đó là tuyệt rồi, gọn ghẽ và may mắn lắm rồi, đầy đủ rồi, không có cần thiết.

Thầy nói đồ mình đâu có nhiều, cái giường học mình bấy nhiêu là mình chất thấy đầy đủ rồi. Con ngồi cái giường học một học quá lớn rồi và dài, trời đất ơi, chất được hết tài sản. Mình có một cái túi bát à. Con thấy: Thầy có cái túi bát treo trong đó thôi, không có vật gì hết. Nghĩa là đi đâu mang cái túi bát đi. Chỗ nào cũng vậy không còn vướng bận gì hết. Còn những cái gì của Tu viện thì trả Tu viện, còn Thầy không có cái gì hết. Máy móc, bàn ghế này đều là sử dụng theo cái vị trí của mình thôi. Còn khi đi rồi thì toàn bộ cái này không nghĩ là của mình nữa.

(30:18) Tu sinh: Thưa Thầy! Cho con hỏi, những kinh sách Thầy cho con hiện giờ thì con có đọc được không?

Trưởng lão: Bây giờ con tu mà con không có thì giờ nữa thì con đọc làm gì. Trừ ra con có thì giờ con đọc. Như bây giờ mình tu Định Vô Lậu này, bắt đầu về cái giới luật này, thì con lấy ra con đọc lại để khi cái giờ mà con làm bài Vô Lậu đó, để con tra thêm, để con triển khai cái sự hiểu biết con thêm, thì con cần đọc chớ. Bởi vì cái Định Vô Lậu là cái giờ đó để cho mình tìm hiểu thêm những cái gì mình chưa hiểu, thì bắt đầu con có đọc kinh sách trong giờ đó.

Còn giờ khác con mắc tu mà con cũng đọc thì không được, nó có giờ. Mà Định Vô Lậu là triển khai tri kiến, thì cần thiết đọc những gì thì con cứ đọc, không sao hết, để triển khai. Nhưng mà đọc những sách nhảm nhí ngoài đời thì không được.

“Con xin bản quy ước để con xem lại kỹ.”

Trưởng lão: Thầy sẽ in ra cho mỗi người một bản quy ước, nghĩa là Thầy sẽ in ra cho mỗi người một bản.

6. NHÂN QUẢ THẢO MỘC

(31:52) “Như nhân quả của cây cải, khi cây cải có hạt mới có nhân, mới sanh ra nhân quả mới, thì tương ưng, liên hệ với con người là nhân quả nào?”

Trưởng lão: Con hỏi sao lạ vậy? Con nói về cây cải, đây là nói về Nhân Quả Thảo Mộc, con nói sao mà bắt quàng qua bên con người.

Để mà chứng minh, bây giờ cây cải nó ra cái bông của nó chứ gì, bông nó thì nó có những cái quả, trong quả thì ở trong đó nó có những cái hạt, nó mới lên những cây cải khác. Con hiểu không? Nhưng mà cái quả của cây cải mà liên hệ đối với con người, là cái quả nó, là ta dùng cây cải đó mà ăn. Cái quả của nó là cây cải, chứ bây giờ mình ăn hạt cải được không? Lấy cái hạt cải mình ăn sao được. Bởi vì cái hạt cải nó cũng có cái quả của hạt cải, cho nên ở trong đó nó không có cơm, có gì hết, nó chỉ là cái hạt trú ở trong đó. Cái quả của nó là cái hạt luôn. Con hiểu không? Cho nên vì vậy mà đâu có ăn nó được. Cho nên nó đâu có liên hệ gì với con người đâu.

Con người của mình liên hệ với cây cải là cắt cây cải này đem rửa mà ăn. Thì cái cây của nó là cái quả. Cũng như cây mía, con thấy không? Cây mía nó vừa là cái nhân mà vừa là cái quả. Còn cây cải thì cái hạt là cái nhân của nó, nó lên cái cây cải, nhưng mà cái thân nó là cái quả, cái quả để chúng ta ăn, chứ có ai mà lấy cái hạt cải mà ăn bao giờ được, hạt trú trong, xung quanh có cái vỏ không, cái vỏ hạt cải làm sao ăn, con hiểu không?

Cho nên nói cái quả của hạt cải, thì thật sự ra thì có nhân là có quả ở trong đó nó mới lên được, nhưng nó có liên hệ với con người là tại cái cây cải chúng ta ăn được cây cải. Do đó nó có liên hệ với con người một chút đó thôi. Nó là cái quả của cái cây, cái quả rất rõ. Cho nên nó có liên hệ vậy thôi chứ còn con hỏi nó còn liên hệ cái nào nữa thì Thầy đâu có, Nghĩa là tương ưng với con người để con người sinh ra cây cải, phải không? Thì con ăn cải nhiều thì con phải sanh ra cây cải chứ sao.

7. TU SINH THƯA HỎI THÊM

(34:36)Ngoài giờ tu tập như 4 giờ, 7 giờ, 12 giờ, 2 giờ, con có thể đi trên đường ra vào trong Tu viện để trả bình thủy thì có lỗi không?”

Trương lão: Con hỏi về vấn đề trả bình thủy thì các con đi cũng được chứ có gì đâu. Thầy nói đi ngang qua thất người ta cũng được nữa, nhưng mà đừng có đi vòng chơi. Ở đây trong cái quy ước là đừng có đi chơi, đi qua cái khu vực người ta chơi, để nhìn coi mấy ông này tu sao, coi có ngủ gục không, thì không có được. Ví dụ cái thất con ở đây thì con cứ đi theo con đường đó con ra con đem trả bình thủy thì đều được hết, không có gì đâu, hoặc là đi lấy nước.

Lẽ ra thì hôm nay nước ở trong bình không có, thì mọi người đều có 1 cái bình lọc nước trong thất để chúng ta tự lọc nước, còn giờ nó không có thì mấy con chịu khó lấy cái chai mà đi, sẵn dịp mình đi ra. Bây giờ mình không lọc nước mà mấy con lấy nước trong kia mình uống thì cũng được, nhưng mà điều kiện nó không bằng mình tự lọc lấy. Còn ở ngoài này, cô Út cô có lọc thì mình ra mình lấy cũng không sao đâu. Xách cái chai mình uống, tính uống ngày một chai thì mình sách cái chai ra mình lấy nước mình đem về mình uống.

Để lần lượt rồi có đủ điều kiện, đủ tiền bạc thì Thầy sẽ mua cho mỗi con một cái bình lọc nước. Ở trong thất, mấy con để bình lọc nước, rồi mấy con cho nước vào đó mấy con lọc, rồi mấy con lấy uống, rất là tốt. Nước ở đây rất tốt, tốt hơn của mấy cái nhà mà làm nước đó, thực sự nước ở đây rất tốt đó con, cho nên chúng ta tự lọc lấy uống rất là tiện. Vì vậy mà nếu có điều kiện Thầy sẽ sắm cho mấy con mỗi cái thất có 1 cái bình lọc.

Cũng như vài hôm nữa, thì trong thất mấy con có cái bàn, cái bàn như thế này để cho mấy con ngồi mấy con làm việc, nó không bị khòm lưng con, mỗi người đều có. Bên nữ có hết rồi, còn bên nam chúng ta thiếu, bữa nay dường như là sẽ chở về, và đồng thời mỗi người sẽ có một cái bàn như vậy, cái ghế ngồi và viết như vậy, làm bài rất dễ dàng cho mấy con, và cái bình lọc.

(36:57) Hôm đó thì có một cái nhà làm nước, họ cúng dường cho mình, nhưng mà họ khéo lắm mấy con. Họ cúng dường cho mình uống để mình mê đó. Rồi bắt đầu bây giờ không có thì gọi, họ kéo lên. Thì bắt đầu bây giờ họ không cúng dường nữa, phải trả tiền, con hiểu chưa? Cho nên thầy biết họ nhử mình đó, Thầy nói cúng dường thì uống mà không cúng dường thì thôi, nước tôi cũng có, nhưng mà tôi khéo tôi lọc tôi uống, không sao. Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ chuẩn bị cho mấy con có những cái bình lọc.

Trước kia ở đây mọi người đều có bình lọc hết, nhưng mà cái thời gian gần đây thì coi như một cái số bình lọc đó nó bị bể, bị hư, nên còn lại một số ít thôi. Và đồng thời cái số người hôm nay đông, cho nên vì vậy cái bình lọc của chúng ta sẽ tăng lên. Chúng ta mỗi người sẽ có một cái bình lọc, chúng ta lấy nước ở nơi của chúng ta rồi chúng ta lọc chúng ta uống, rất là tốt.

Con thấy vào buổi chiều đốt bọc thì khói bay là là dưới lớp sương mù thường hay rất hôi, dễ gây bệnh. Nếu con đốt như vậy có lỗi hay không? Theo con nghĩ là đốt lúc còn có nắng hoặc buổi sáng là tốt nhất.”

Trưởng lão: Đúng rồi, con nên đốt vào buổi sáng con. Vì cái khói có lên đi nữa thì chỉ chút ít rồi nó tan biến trong hư không thôi. Chứ mà con đốt buổi chiều này kia, nó ẩm, nhất là u ám như thế này, đốt nó không có tan biến mau mà nó là là, nó đi từ cái thất này qua thất khác, nghe cái mùi nó hôi hôi, gây cái mùi khó chịu. Cho nên cách thức mà đốt như vậy đó là không biết. Bởi vì tất cả những cái vật này nó không có tiêu được đâu, nó không có mục được. Mình đốt nó là mới hủy nó, và nó mới sạch sẽ trong môi trường sống chúng ta, chứ không khéo dơ lắm.

(38:51)Xung quanh thất con có nhiều con vật, hằng ngày con lấy cơm hơi dư để cho nó ăn, như vậy con có lỗi hay không?” (Câu hỏi Tu sinh)

Trưởng lão: Sự thật con thấy chúng đói mà con làm vậy thì không có lỗi gì đâu con. Bởi vì mình no mà thấy những con kiến đói thì cũng thương lắm mấy con. Bởi vì mình thấy xung quanh, thấy có con vật mà, nó chạy nó kiếm lăng xăng biết có không, thôi mình xin Phật tử một ít. Thay vì mình ăn 2 bát cơm đi, thì mình xin họ thêm nửa bát nữa đi, mình đem về cho chúng sinh mình bố thí cho chúng sanh.

Thì đương nhiên đó là gieo cái lòng từ của mình, cũng là gieo duyên thiện cho cái người cúng dường, để tạo thêm một cái phước cho họ chứ không có gì. Bởi vì mình lấy mình có phải hủy bỏ đâu, mình bố thí cho chúng sanh, mình thấy chúng sanh đang đói khổ. Nó chạy lăng xăng nó đi tìm, không có ăn, mà con làm điều này thì Thầy ca ngợi cái lòng thương yêu của con.

Từ đó mà cái lòng của con nó sẽ lớn lên cái sự thương yêu của con với chúng sanh. Nhớ mình tu tập! Nhất là bốn cái pháp để được giải thoát, đó là tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả đó mấy con.

Hết giờ chưa con? Thôi tới giờ rồi, để buổi chiều Thầy trả lời cho con. Thôi bây giờ nghỉ đi các con. Để chiều rồi tiếp tục mấy con còn hỏi Thầy thì mấy con đến đây Thầy sẽ trả lời cho. Thầy xin trả lại mấy bài này cho mấy con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy