CK 035D (NAM) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ, NHIẾP TÂM, ĐỊNH VÔ LẬU, ĐUỔI BỆNH, HÔN TRẦM, NHÂN QUẢ BỆNH TẬT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 12/2005
Thời lượng: [36:49]
(00:00) Trưởng lão: Sau này mấy con học nhân quả, mấy con phải học từng những điều kiện mà cần thiết, hỏi những điều đó nó mới sâu sắc để mà chúng ta biết, các con nghe đạo Phật nói không làm khổ mình khổ người.
Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: "Mà Thầy con tu thanh thản, an lạc, vô sự, không đối tượng thì phải làm sao, ngó vào kim đồng hồ thì có thể bị vướng mắc chăng? Xin Thầy chỉ dạy".
Trưởng lão: Hiện giờ tu mà thanh thản an lạc vô sự thì thì đương nhiên là các con không có ngó vào đồng hồ. Chỉ có tu Định Niệm Hơi Thở hít thở hoặc đi Chánh Niệm Tĩnh Giác để mà nhiếp tâm thôi. Con nhìn vào đồng hồ để giữ cái tâm của mình thì coi như là ức chế tâm mất rồi còn gì, làm sao gọi là thanh thản đâu, phải không? Thanh thản thì không có bị bận tâm gì hết mới là thanh thản còn cái này mắt nhìn kim đồng hồ coi mình tu được 1 phút, 2 phút gì đây, thì như vậy là đâu có thanh thản; nó sai cái nghĩa của nó rồi.
Cho nên vì vậy tu mà "thanh thản, an lạc, vô sự" đó thì đương nhiên là chúng ta để tự nhiên thôi chỉ cần nhắc nó thôi, mà sợ còn nhắc nhiều là còn bị ức chế nữa chứ đừng nói, nó không thanh thản nữa đó.
Vì vậy đức Phật dạy chúng ta tu giữ tâm thanh thản của mình chỉ có nhìn thân, thọ, tâm, pháp tức là quán trên thân, thọ, tâm, pháp mình thôi.
Bây giờ mình muốn nó thanh thản thì mình nhìn coi cái thân này, cái đầu óc của mình đang làm việc bây giờ nó quán là coi cái thân nó có đau nhức chỗ nào không? có cảm thọ chỗ nào không? Đó là mình đang xem xét thôi. Coi như là mình chưa có vô sự đâu, mình đang hữu sự, mới tu mà chừng nào thật sự mình không quan sát nữa mà nó thanh thản được đó thì nó là vô sự luôn rồi đó. Còn bây giờ nó đang có sự này, giờ nó đang quan sát cái thân nó này, quan sát cái tâm, rồi quan sát coi bên ngoài thời tiết nóng lạnh, mưa gió hoặc tiếng ồn tiếng gì hoặc là tất cả các ác pháp bên ngoài coi có tác động vào thân, thọ, tâm nó bất an không? Mình quan sát thấy nó bình an quá không có gì hết, ngồi đây cũng thấy an ổn thì biết rồi.
Bắt đầu đó quan sát trở lại nếu mà mình quan sát liên tục như vậy thì lúc đầu mới tu. Còn tu mà khá hơn thì mình quan sát rồi giờ không có gì hết thôi ngồi chơi, không cần nghĩ gì hết. Mà coi thấy thằng nào ở trong này mà muốn suy nghĩ ra thì: “mày chết tao biết mặt mày quá, tao đang ngồi chơi mà mày vô đây làm động”. Thì do đó mình kê ra cái Định Vô Lậu quét hoặc pháp tác ý quét, cho nên mới ngồi mà quét tâm đó.
(02:20)Tu sinh: Mình định trên một phút, mình định đến chỗ nào mình mới dừng?
Trưởng lão: Chỗ này tu không có một phút đâu, con tu bây giờ tu một giờ, bởi tu Tứ Niệm Xứ mà đâu có tu một phút.
Chỉ có nhiếp tâm và an trú tâm từ bước đi, từ cái hơi thở mới là tu 1 phút; cái đó là Chánh Niệm Tĩnh giác. Còn Tứ Niệm Xứ là giờ ngồi chơi chứ ở đó. Ngồi có rác thì quét không có rác thì thôi nghĩa là suốt ngày ngồi chơi mà hốt rác thôi chứ có làm gì đâu. Quét rác, quét hết ba cái bẩn ở trong tâm của con thôi. Có vậy thôi, mình cứ ngồi mà quét thôi, nó có thì quét mà không có thì thôi, không có thì mình ngồi chơi cho nó sướng.
Đó là cách thức của mình, sống an nhàn, an nhàn lắm. Bởi vậy Thầy nói tới tu Tứ Niệm Xứ như tiên rồi không còn cực khổ gì nữa hết. Ngồi đó mà tiên ông, bởi mấy con có làm gì đâu không mà nó không có gì mình ngồi chơi thôi chứ không có gì, chỉ ngặt có một cái là niệm này niệm kia lăng xăng vô trong đó.
Cho nên buộc lòng chúng ta phải quét lúc bây giờ cực lắm. Mà lúc mà nó tuôn trào như sư Pháp Ngộ đó, con thấy trời đất ơi sao mà nó dẫn cha con chồng vợ nó đùa ra bầy bầy à, quét hoài mà quét không hết. Các con hỏi sư Pháp Ngộ thì biết, sư Pháp Ngộ lại chạy lên hỏi Thầy: trời đất ơi! nó làm cho con khổ quá trời. Thì các con biết “nó dẫn cha con chồng vợ nó ào ào nó ra, thằng này nó ra hết tới thằng kia, thằng kia ra hết nó ra đầy hết, nó ra gì mà ra dữ vậy?”
Đó là nó tuôn trào mà trong khi tuôn trào thì mình nhắc: “tụi bây cứ ra từng thằng thôi chứ ra như vậy tao quét làm sao cho hết! Từ từ, từ từ tao quét. Dặn nó vậy thì nó đi từ từ chứ mấy con cứ ngồi đó mà quét, quét gì đống đống”.
Cũng như mấy con chọc ổ kiến vàng. Trời ơi bầy bầy nó bò ra nó cắn chỉ còn nước tuột xuống chứ làm sao nữa, trời ơi sao chịu nổi con thấy không? Trong khi nó tuôn trào là vậy đó nó như là cái bầy kiến mà nó tuôn ra. Chứ đừng có nghĩ rằng lâu lâu nó có một niệm đâu, không phải nó như bầy kiến. Nó khó lắm mấy con. Đó là cách thức tu như vậy nó mới đúng con. Về Tứ Niệm Xứ mấy con là…
(04:23) Tu sinh: Kính bạch Thầy, con hỏi Thầy chỗ này… (nghe không rõ)
(04:31) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: "Kính bạch Thầy con xin hỏi Thầy từ bi chỉ giáo cho chúng con được rõ, khi con tu tập tâm thanh thản, an lạc thì có tu Định Vô Lậu xen kẽ được không?"
Trưởng lão: Khi con tu tập tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì tức là con câu hữu với Định Vô Lậu rồi chứ không còn cách nào khác hơn hết. Đây là câu hỏi của Minh Trí này con.
Cho nên khi con tu tập Tứ Niệm Xứ đó tức là "tâm thanh thản an lạc vô sự" đó thì luôn luôn lúc nào cái Định Vô Lậu cũng kế bên con. Định Vô Lậu là cây chổi để quét những chướng ngại trên thân, thọ, tâm của con nó làm cho con mất thanh thản an lạc con hiểu không? Cho nên con phải tu.
(05:16) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Thầy cho con biết về sáu loại tưởng thức và sáu loại tưởng thông, nếu có thì con đuổi nó đi.
Nó sáu loại tưởng nó không có khó đâu con. Sắc là con ngồi đây con thấy hình sắc nó hiện ra gọi là sắc tưởng hoặc thấy ánh sáng là sắc tưởng.
Tu sinh: Sáu loại tưởng trần thì con biết rồi.
Trưởng lão: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đó
Tu sinh: Vâng. Đấy con con biết rồi ạ. Đây là sáu loại tưởng thông và sáu loại tưởng thức ạ.
Trưởng lão: Sáu loại tưởng thông là sáu loại cảm thọ ở nơi thân con. Sáu loại tưởng thức là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức tưởng đó. Ở trong tưởng con cũng có con mắt con thấy, ở trong tưởng con cũng có lỗ tai con nghe. Sáu cái loại tưởng thức đó, tưởng thức.
Cho nên khi con nằm chiêm bao thì con mắt con nó ngủ, nó không thấy đâu. Tức là sáu căn nó không thấy. Nhưng mà nó ở trong đó nó có sáu cái thức tưởng của nó nó thấy. Cho nên lúc bấy giờ con nằm chiêm bao, con cũng nghe, cũng thấy, cũng nói, cũng biết như là mình bình thường. Đó là sáu cái thức tưởng. Thấy sáu thức tưởng không? Cho nên con muốn hỏi đây là hỏi 18 cái loại tưởng phải không?
(06:27) Tu sinh: Vâng!
Trưởng lão: Thì 18 loại tưởng đó; nó tương đương với sáu trần, nhưng mà nó có hình dáng của nó. Thí dụ như: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là sáu cái tưởng đó. Thí dụ như con thấy sắc, thấy âm thanh, con biết rồi nghe, đó là sáu.
Bây giờ sáu cái thức, sáu cái thức tưởng cũng mắt thấy, tai nghe, thấy biết cũng thấy, tai nghe cũng biết nhưng mà nó tưởng. Sáu cái tưởng căn của nó là sáu cái loại tưởng thông. Nó có Tha tâm thông; nó có Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông; đều là thuộc về loại tưởng thông đó. Gọi là Ngũ thông của ngoại đạo đó, trừ ra có cái Lậu tận thông là nó không có. Nó có cái Ngũ thông của nó.
Cho nên nói sáu cái loại tưởng mà nó có cái Tha tâm thông của nó. Nó không có cái Lậu tận thông thôi, chứ nó có cái Tha tâm thông. Tức là nó cảm thông, nó giao cảm; nó biết được cái chuyện quá khứ vị lai của người khác, cái đối tượng của nó. Đó là sáu cái thông của tưởng.
Cho nên là sáu cái thức của tưởng, sáu cái trần của tưởng, sáu cái thông của tưởng, cộng lại là 18. Mười tám cái loại tưởng. Con hiểu không? Trừ ra có cái Lậu tận thông nó không có thôi. Mà Lậu tận thông thì nó phải có Tam Minh là nó mới có cái Lậu tận minh, Lậu tận minh nó mới có Lậu tận thông. Còn không thì ngoại đạo nó không bao giờ nó có cái Lậu tận thông. Mà nó có cái Tha tâm thông của nó. Đó thì cái câu hỏi của con, sáu cái tưởng.
(08:12) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Khi tâm đã bất động, có khi nào nó còn động nữa không?
Trưởng lão: Khi nó đã bất động rồi thì nó không còn động lại nữa. Tại sao? Chứ nó không phải là giống như mà Phật tánh mà còn lại chui vào cái túi da nữa. Còn cái này không. Khi mà tâm con bất động là bằng cái tri kiến của con rồi. Còn cái tâm mà bất động của con là lúc bấy giờ con ngồi đây con nhiếp tâm an trú, không động đậy gì hết.
Nhưng mà con xả ra chúng nói một cái con giận liền đó là tâm còn động. Còn bây giờ con sống ở trong cái tri kiến, cái sự hiểu biết của con. Cho nên con đã bất động tâm. Cho nên người ta chửi, người ta mắng, người ta làm gì con cũng chẳng động. Tại vì con có cái tri kiến hiểu biết. Con sống bình thường như người khác mà bất động. Đó là con bất động. Con hiểu không?
Cho nên cái động đó nó không còn trở lại nữa. Còn khi nào mà cái động nó còn trở lại đó, là bây giờ con ngồi mà con nhiếp tâm mà con hít vô ra vô ra là con bất động, an trú, an lạc dữ lắm.
Nhưng mà khi con xả ra rồi thì có ai nói gì đó nó làm tâm con nó động. Thì đó là cái động nó trở lại. Gọi là con ngồi thiền con tu như vậy đó, đó là tâm con bất động trong khi con ngồi thiền, mà khi con thả thiền ra, nó động. Các con hiểu chưa? Còn ở đây thì chúng ta dùng cái tri kiến, cái Định Vô Lậu. Do đó cái tâm bất động, bởi vì nó không còn lậu hoặc nữa mà lặng yên. Câu hỏi con hết rồi phải không?
Tu sinh: Dạ, con cảm ơn Thầy. Vậy là được rồi.
(09:42) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Câu của Thiện Trí: "Tự học nhiếp tâm không phóng tâm được theo lời Thầy dặn một phút thì con học được kết quả tốt. Con có ngồi học từ một phút đến sáu phút cũng tốt. Nhưng con ngồi trên ghế có đồ dựa mới được, bởi vì lưng của con có tật bị khom. Còn an trú là thế nào? Con xin Thầy chỉ cho con"?
Trưởng lão: Bây giờ con tu 1 phút thì với con thì ngồi trên ghế được, không có sao hết. Ở đây mình không có ngồi như ông Phật đâu. Mình làm Phật cái kiểu của mình nó dễ dàng hơn.
Tôi là ông Phật già thì tôi phải ngồi trên ghế đàng hoàng. Chứ còn ông Phật khi còn trẻ thì ông ngồi như vậy được. Cho nên con yên tâm, đừng có lo về vấn đề ngồi, mà chỉ lo vấn đề tâm của mình thôi.
Cho nên vì vậy mà con ngồi con thấy con nhiếp tâm trong 1 phút, mà “nó vẫn biết đều đều ở trong cái hơi thở con, hay hoặc là trong cái hành động đưa tay ra vô. Con ngồi trên ghế con biết, đều đều như vậy đó mà giữ gìn nó trong 1 phút con vẫn biết, tức là con đã nhiếp tâm”.
Nhưng mà trong một phút đó nó còn có một niệm nào chen vô, nhưng mà con vẫn không mất cái thanh thản của con, đó là con nhiếp tâm được. “Còn trong một phút đó mà con thấy không có một niệm nào chen vô được, không có niệm nào khởi vô được, thì hoặc là cái cảm thọ mỏi mệt, hay hoặc là cái trạng thái hôn trầm, thùy miên không có chen vô được. Thì đó là một phút an trú”.
Nghĩa là không có cái đối tượng nào mà chen vô trong đó được hết thì đó là một phút an trú. Còn con ngồi một phút mà con tỉnh táo, con biết rõ ràng từng hành động, mà có một niệm nào chen vô, có một cảm giác mỏi mệt, có một trạng thái tưởng nào đó con biết, thì đó là một phút con mới nhiếp tâm, chứ chưa an trú. Con phân biệt được cái an trú và cái nhiếp tâm chưa? Đó là cái trả lời câu hỏi của con.
(11:45) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Kính bạch Thầy, hiện giờ con học tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Rồi học nhiếp tâm trong vòng 30 phút, rồi con có đi kinh hành không? Con xin Thầy chỉ dạy.
Trưởng lão: Nghĩa là con học tu về Tứ Niệm Xứ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, con tu cái nhiếp tâm trong 30 phút. Tu 30 phút đó thì con muốn đi kinh hành là tại vì lúc con buồn ngủ thì con đứng dậy con đi vài ba vòng cho nó hết ngủ.
Còn nếu mà con thấy mình cần phải ngồi mà không cần đi, để cho mình nhiếp tâm cho nó định tĩnh, nó đừng buồn ngủ thì con dùng cái Định Niệm Hơi Thở con nhắc: “Với tâm định tĩnh, tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh, tôi biết tôi thở ra”. Thì con sẽ tỉnh táo trở lại.
Nếu mà nó chưa tỉnh táo mà nó còn buồn ngủ, thì con đứng dậy con đi kinh hành. Còn con tu thanh thản, an lạc, vô sự trong 30 phút, mà con thấy rằng mình cần đi cho nó thoải mái một chút, nãy giờ ngồi 30 phút rồi, thì con đứng dậy con đi như người vô sự, đi coi như là thư giãn, cho nó thoải mái. Rồi một chút sau đó con trở vào con ngồi tu được cho nó thoải mái. Nghĩa là mình thấy trên cái vấn đề đi để cho nó thoải mái thì con chứ đi không sao.
Tu sinh: Thưa Thầy, nếu trường hợp của con không có buồn ngủ, thì con có phải đi kinh hành không thưa Thầy?
Trưởng lão: Con đi để thoải mái, nãy giờ vì con ngồi con tu, con ngồi trên ghế 30 phút rồi. Bây giờ mà ngồi nữa thì chắc chắn nó sẽ mệt nhọc. Nếu không mình đi ra vòng vòng một nơi. Thứ nhất là thư giãn ở cái tinh thần của con. Thứ hai là cơ thể nó cũng được thoải mái, nó được thư giãn. Khi con trở vào con tu nó mới có chất lượng hơn. Chứ con ngồi lì đó, lát nữa ngồi chờ hết giờ con tu nữa, thì bắt đầu ngồi có 1 chỗ cái nó thấy mệt nhọc, nó không thoải mái, và tinh thần ngồi một chỗ nó cũng không thoải mái.
Con thấy khi Thầy nhắc lại cho mấy con nghe. Khi trong cái buổi họp, trong cái buổi 1 giờ hay là 1 giờ rưỡi gì đó, thì người ta có cái giờ mà gọi là giải lao đó, người ta xả người ta nghỉ. Mình đi ra chỗ này chỗ kia nó thoải mái. Để bắt ngồi mà nghe hoài cái đầu óc nó bực lắm. Phải không? Cho nên đó là cái thư giãn đó.
Để sau khi trở vào đó mình sẽ tập trung lại kỹ lưỡng hơn. Theo Thầy thiết nghĩ con tu 30 phút ngồi rồi. Thì lúc bấy giờ đó, không có buồn ngủ thì con cũng nên đi một vòng cho nó thoải mái. Hoặc là con đi dời lại chỗ khác, con lại cái chỗ cửa kia con nhìn trời, nhìn đất một chút đi. Chứ đừng có ngồi tại chỗ này nữa, thì vô lát nữa nhiếp tâm nó cực khổ hơn. Thay đổi cái tư thế đi của mình. Cho nên vì vậy đó mình tu nó mới có chất lượng.
(14:11) Trưởng lão: Một lát nữa Minh Nhân đấy con, Thầy sẽ cho con 2 tập giấy. Đây là cái thời khóa của con phải không con.
Tu sinh: Dạ. Con tu con thỉnh thoảng con ngó vô cái đồng hồ nó chạy, chắc là sai rồi Thầy ạ.
Trưởng lão: Sai rồi không được.
Tu sinh: Con tính bảy ngày nay nó… Một thời con tu có một tiếng đồng hồ…
Trưởng lão: Cái đó là tu để cho giữ cho nó cái mực đó thôi. Rồi sau này đó mình tu được thì mình lần lượt cái Định Vô Lậu nó sẽ tăng cho mình. Khi cái tâm mình nó xả nó ly. Dục ly ác pháp nó mới nhập Sơ Thiền, lần lượt nó mới vào thiền định nó mới tốt được.
Cho nên con ghi vậy rất kỹ lưỡng để cho mình quan sát được cái ngày giờ của mình tu tập. Tu hồi mấy giờ mấy giờ, xem nó ra làm sao, kết quả như thế nào? Vừa kiểm soát được cái sự tu tập của mình. Con làm vậy là có công lắm. Nhưng mà điều kiện là nên làm để chúng ta kiểm soát được cái sự tu tập của chúng ta nó chặt chẽ.
Tu sinh: Bạch Thầy! Nếu mà tu thanh thản khoảng một thời gian nó lan rộng ra, thì như vậy là phải nhiều.
Trưởng lão: Phải nhiều con. Cho nên vì vậy mà cứ nó lần lượt rồi coi như là con là cái người quét rác. Cứ quét nó chừng nào nó hết rác thì mới thôi. Còn nó còn rác thì mình còn.
Tu sinh: Như vậy là nó trọn vẹn trong ba tiếng đồng hồ.
Trưởng lão: Đúng đó con, nó liên tục, suốt buổi. Sau này nó còn tăng luôn lên, nó không cần đói khát. Tăng luôn con, phải tu tập dữ lắm.
(15:37) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Bạch Thầy! Khi con tu tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Con cứ đi kinh hành, con niệm tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự trong 5 giây rồi con ngồi xả nghỉ 5 giây. Con cứ đi đến hết thời gian 3 tiếng rồi con nghỉ. Nhưng nếu thấy đầu con hơi chóng mặt, hơi chán nản. Đôi khi con nghĩ hay là?… Con đang nói gì đây, 3 3 gì mà 3 4. …Vậy hả? Rồi xả nghỉ phải không? 30 giây, 30 phút? Chữ phút con chỉ đánh dấu phẩy thôi, con đừng làm 2 cái dấu như vậy đó là giây, con để phút thì con nên để một dấu thôi. Trong 5 phút, rồi con ngồi xả nghỉ 5 phút. Con cứ đi đến hết thời gian 3 tiếng rồi con nghỉ. Nhưng nếu trong đầu con hơi chán nản thì con nghỉ. Hay là tu trong 30 phút thì lại xả nghỉ 30 phút?
Trưởng lão: Theo con hỏi Thầy, trong cái sự thanh thản, an lạc, vô sự này. Bây giờ con định con tu nó là: con tu hoàn toàn là 30 phút, tu cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự này con tu 30 phút. Chứ đừng có tu trong 5 phút rồi lại xả nghỉ rồi tu 5 phút. Con ngồi chơi mà có gì đâu. Chỉ nó có cái gì tác động trên thân và tâm của con thì con dùng cái Định Vô Lậu con quán xét, con tác ý con xả nó thôi.
Để cho nó trở về với sự thanh thản. Cho nên con tu trong 30 phút, chứ đừng có tu 5 phút. Tu 5 phút cứ cà đoạn cà đoạn như vậy. Nó không phải là cái lối nhiếp tâm mà cái lối ngồi chơi để mà đuổi những cái chướng ngại ở trên thân và tâm con thôi. Nó có thì mình đuổi mà không có thì thôi. Cái này nó đơn giản, nó dễ lắm.
Cho nên vì vậy mà con tu tập trở lại, tu tập trở lại để kiểm lại, có thì giờ Thầy sẽ kiểm lại cho nó cẩn thận. Vì lớn tuổi rồi mấy con chỉ còn tu có pháp này tiện nhất thôi. Khi nào mà có bị hôn trầm, thùy miên thì con đi kinh hành.
(18:17) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Khi con tu thanh thản, an lạc, vô sự, con có tu nhiếp tâm nữa không? Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Trưởng lão: Con tu tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì không có nhiếp tâm gì. Chỉ có thanh thản, an lạc, vô sự thôi. Nó được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, mà nó có niệm thì cứ đuổi, mà không niệm thì thôi.
Bởi vì trong khi đó mấy con không phải tu mà theo cái kiểu mà chất lượng như là nhiếp tâm, an trú tâm ở trong cái bước đi hoặc là hơi thở như các cái pháp kia được. Bởi vì các con cứ nghĩ tu thanh thản, vậy tôi chỉ tu 1 phút thanh thản. Thì như vậy không có được. Ở đây tu thanh thản có nghĩa là để cho nó có những chướng ngại mà đuổi.
Nó ngắn quá nó không có thì lấy gì đuổi? Mà ở đây mục đích của mình ở đây để quét, để mà quét, để mà trông cho có rác mà quét. Mà rác nhiều thì đừng có nói là sao mà dơ quá, tôi quét không nổi. Quét nhiều chừng nào, quét nhiều chừng nấy là tốt chừng nấy, nó mau thành tựu. Bữa nào mà thấy nhà mình mà nó đổ rác quá đó, sắp sửa cái nhà nó sạch rồi đó. Nó đổ nhiều là nó sắp sửa. Cho nên phải cố gắng. Đó thì hôm nay Thầy trả lời, các con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?
(19:28) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Kính bạch Thầy! Nhiều lúc con ngồi tu Tứ Niệm Xứ kéo dài 2, 3 tiếng đồng hồ không buồn ngủ, rất an lạc. Vậy có ức chế hay không? Lúc có ác pháp đến là con dùng pháp tác ý đuổi đi, con không dùng Định Vô Lậu được không?
Trưởng lão: Trong vấn đề mà tu có cái pháp mà tác ý. Thiện xảo đó con, con lưu ý cái con, trong khi mà con tu Tứ Niệm Xứ để kéo dài cái trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự 2, 3 tiếng đồng hồ thì là tốt, không có gì. Nó không có buồn ngủ thì con cứ tu.
Nó có niệm hay là có chướng ngại gì ở trên thân, thọ, tâm của con thì con cứ quét nó ra thôi. Quét thì nó có 2 cách quét, thứ nhất là mình thấy cái niệm đó mình không có rõ, không có thể suy tư được, tức là cái Định Vô Lậu của mình chưa hiểu, thì mình dùng cái pháp tác ý quét: “Tất cả niệm thiện, niệm ác này đi rời đi, ở đây không có chỗ để chỗ cho mày vô”.
Bởi vì mình đâu biết nó là thiện hay ác. Cho nên mình bảo “Thiện ác ở đây không có chỗ cho mày vô đây, hãy đi! Như vậy là thanh thản, an lạc, vô sự”. Con chỉ nói vậy thì nó trở về thanh thản, an lạc, vô sự. Còn nếu mà con biết, con biết vì cái niệm mà con tác ý như vậy nó sẽ đi và nó sẽ tới. Tại vì nó biết là con chưa có hiểu nó đâu. Cho nên nói con biết nó, con chưa có biết nó là thằng gian. Cho nên con chỉ nghi nghi vậy thôi, mày cứ đi thôi chứ tao không cho mày vô cửa đâu. Rồi nó đi rồi nó biết ông này ông chưa có biết mình, mình là gián điệp mà ông đâu có biết. Một thời gian mình giả dạng mà đi, thì do đó nó đi lại nữa, con hiểu không? Nó đi ra đi vô hoài.
Còn khi mà con biết mặt nó rồi, thì con dùng cái Định Vô Lậu “mày là cái thằng gián điệp, mày đâu có được vô trong thành này, tao thấy cái mặt mày tao biết rồi”. Do đó mà con biết nó, con quán con mới hiểu nó, mà hiểu nó thì nó nói: ông này ông biết mình rồi, không vô trở lại được đâu, nó đi luôn. Con hiểu không?
Tại vì ông giữ cửa này ông thấy ông biết rồi, mà bây giờ ông biết mặt mình rồi thì ông nội mình dám vô đây không? Ông biết mình là cái thằng gian, ăn trộm ăn cắp rồi thì làm sao mình dám vô đây. Trừ ra ông không biết thì mình mới còn lẻn mình vô được. Còn giờ nó biết rồi thì mình trà trộn với ai?
Bây giờ đi một đám người vậy mà ông biết cái mặt của mình là thằng trộm rồi. Ai mà cho nó vô trong cái thành này, cho nó trộm đồ cho ra sao? Con hiểu không? Vì cái Định Vô Lậu con đã quán, con hiểu được cái niệm đó.
Mà hiểu được cái niệm đó là hóa giải nó rồi, diệt nó rồi đó, nó không còn tới lui nữa đâu.
Thì Thầy cho cái ví dụ, nó là cái thằng ăn trộm hoặc là thằng gián điệp mà nó muốn vô cái cửa thành con để mà nó vô trong này nó đập, nó quậy nó phá trong này. Mà con đã biết mặt nó rồi, con biết rõ thì nó không bao giờ nó tới nữa đâu. Nó để thằng khác tới, nó không tới nữa đâu. Thì cái niệm khác chứ gì?
(22:23) Còn bây giờ con không biết nó, con đuổi. Tao bây giờ tao không có chấp nhận tụi mày, tụi mày cứ đi đi, ra đi. Bây giờ cái người lương thiện cũng đi, mà cái người không lương thiện cũng đi, sao mà được? Không có tiếp tụi bây thì tụi bây cứ đuổi mà đi. Thì bây giờ nói đi ra cho cái niệm nó tự nó biết.
Cái ông này chắc ông gác thành chứ ông chưa thuộc mặt mình đâu, cho nên ông nói thiện ác đi luôn đi. Do đó thì nó lần lượt nó vô lại. Thì đó, con mới nói tại sao mà đuổi nó hoài nó cứ tới. Cái pháp tác ý nó vậy đó con, tác ý rồi nó tới, tác ý rồi, chứ không phải. Còn mình thông suốt nó rồi.
Cho nên mình phải hiểu được cái chỗ mà lợi ích của cái pháp Định Vô Lậu. Nó là vô lậu, còn kia tác ý đuổi nó đi, tác ý những tướng khác khác để cho nó đi thôi chứ thật ra thì mình chưa thông.
Sau một thời gian đó mình mới học thêm những cái sự huấn luyện cho mình nhận ra được cái bọn gián điệp này mới được. Nó nhiều cái mặt giả nó vô trong này lắm. Mà khi mà học thêm rồi bắt đầu thông thường mình ra phá được rồi, thằng nào mà cái mặt nó mà xanh xanh mét mét là biết liền, phải không?
Cho nên mình thấy nó vô đến cửa thành, cái trạm gác mình đứng mình gác đây mà thấy nó xanh xanh là biết thằng này có gian. Ít ra trong người của nó cũng phải có lệnh súng, nó mới có sợ sợ đó. Đó thì như vậy nó phải có đồ gian nó mới sợ chứ gì? Cho nên mình đã biết mặt nó thì nó phải lui. Còn mình không biết mặt thì không lui. Đó là cách thức tu như vậy.
Cho nên con không dùng Định Vô Lậu thì không được. Cái cần dùng Định Vô Lậu thì nên dùng, mà cái không, chưa hiểu biết về vô lậu của nó thì mình tác ý cho nó đi, để cho nó giữ được cái thanh thản an lạc. Nhưng cái tác ý đó vẫn bị ức chế tâm, cái tác ý đó vẫn bị ức chế. Còn cái Định Vô Lậu lại xả tâm chứ không ức chế tâm. Cho nên nó ly dục ly ác pháp là xả tâm đó, đó là cái Định Vô Lậu. Còn cái tác ý là cái ức chế tâm. Phải hiểu, mình phải hiểu mình dùng cái pháp nào thì mình phải hiểu cái pháp đó.
(24:16) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Con xin hỏi Thầy một câu hỏi như sự an trú mình có tăng lên rõ rệt chẳng hạn 1 phút tăng lên được 2, 3 phút vậy mình có giữ con số mới không?
Trưởng lão: Con hỏi Thầy khi mình tu 1 phút, bây giờ mình có thể tăng lên 2 phút, 3 phút. Bây giờ Thầy khuyên con: “bây giờ cứ giữ 1 phút đi, khoan tăng đã. Mặc dù bây giờ con có thể tăng lên 2 phút hay 3 phút nó nhiếp tâm và an trú tâm được nhưng Thầy không cho mấy con tăng lên”. Là tại vì cái Định Vô Lậu mấy con nó mới có học có nhân quả à. Nó còn nhiều lắm để chờ cho học được cái Định Vô Lậu này cho xong đã thì Thầy sẽ cho tăng lên thì mấy con sẽ không bị ức chế tâm của mình thôi.
Cho nên từ từ, vấn để tu tập của mấy con thì phải từ cái lớp 1 chứ đừng có nhảy lên lớp 2 tức là giờ mấy con lên 2 phút là mấy con lên lớp 2 rồi đó mà lên lớp 2 coi chừng bị ức chế tâm đó.
Cho nên từ từ để rồi Thầy hướng dẫn cho mấy con lần lượt. Vì vậy mà cần căn bản 1 phút mà giờ nào con tu 1 phút con thấy ngon quá lúc này là 1 phút mình chủ động điều khiển đàng hoàng không còn có một niệm nào chen vô đây được. Mình an trú hoàn toàn trong 1 phút này đây là hạnh phúc nhất rồi đó.
Tu 1 phút thôi đừng có tu nhiều, mà tu 1 phút mà được như vậy là con đã là cái căn bản nhất đó chứ không có gì. Cho nên đừng tham tăng, nhớ lời thầy dạy đừng có tăng 2, 3 phút, mặc dù thấy mình nhiếp lên 2, 3 phút không có khó khăn nhưng mà đừng tăng.
Đó là cái sự tu tập của con, nhớ kỹ. Con làm bài, về vấn đề làm bài của con Thầy thấy có tiến bộ khá lắm nhờ có tiến bộ khá cái tâm con nó mới xả được đó con. Cho nên cố gắng tiến tới đi. Thật sự ra những bài viết của con Thầy thấy áp dụng vào đời sống của mình, cái tâm nó xả.
(26:14) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Còn Phước Tồn thì hỏi thầy: kính bạch Thầy, riêng về cái phần bị thừa hơi của con kéo dài mấy năm qua đến nay vẫn còn. Con cần phải tìm cái nhân của nó như thế nào?
Trưởng lão: Rõ ràng là con hồi đó con cũng đã thổi bong bóng heo này kia dữ tợn, bởi vậy nó thừa hơi, chứ có gì mà phải tìm cho mất công. Bây giờ có tìm đi nữa cũng làm gì. Thì bây giờ chỉ có lo mà tu tập xả được cái niệm tham, sân, si không thôi. Thì chừng đó, chừng đó cái bệnh của con nó sẽ hết đi. Con cứ xả nhiều tham, sân, si hết thì nó sẽ hết. Hồi đó con là những cái người mà làm những cái điều ác lắm đó, cho nên cái bao tử của con bây giờ nó cứ thừa hơi nên cho con khó chịu.
Bây giờ phải xả cái nhân quả. Mà may là con có gieo cái duyên tu hành. Cho nên bây giờ vô tu hành mà bị bệnh thừa hơi của con nó cũng cản trở con rất lớn, cái nghiệp của nó cản trở. Cho nên con cố gắng vượt qua, tu tập đúng giờ giấc, giờ nào ra giờ nấy, ngủ ra ngủ mà thức ra thức.
Trước khi mà nó, khi mà tu tập cái pháp nào đó mà thừa hơi nó làm cho con khó chịu. Nhất định là chết bỏ, con phải ôm chặt cái pháp đó cho hết giờ mới đi ngủ. Chứ không phải bây giờ thấy thừa hơi quá, thôi tôi xả ra, tôi đầu hàng nó trước thôi tôi nằm ngủ chút hay là tôi nghỉ chút rồi tôi mới tu tiếp thì con thua nó đó.
Cho nên thí dụ như bây giờ con tu mới 30 phút à, con tu 1 giờ, còn 30 phút nữa hết. Thì bây giờ nó thừa hơi nó làm cho con tức bụng hoặc là con khó chịu, làm cho con không thể tu được. Nhất định chết bỏ, tao nhất định tao cho mày chừa. Bây giờ còn bao nhiêu tao cũng không sợ.
Vì vậy cho nên con phải gan dạ lên, con tu được thôi chứ không có gì đâu. Bởi vì nếu mà cái thừa hơi này nó chết thì chết lâu rồi. Chết trong bệnh viện, chứ không phải chết ở trong Tu viện này đâu, hiểu không? Cho nên vì vậy mà con bình tâm, con đừng có sợ.
Hôm nay con được tu chánh pháp rồi. Nó sẽ là cái phương pháp để đối trị cái bệnh của con. Con nỗ lực con tu, con đừng có sợ gì hết. Rồi lần lượt tu nó sẽ hết chứ không có gì.
(28:13) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Như vào buổi tối, vào khuya thì thân con nó thừa hơi, luôn rất nhiều, thường gây hôn trầm thùy miên.
Trưởng lão: Nó buồn ngủ nó thừa hơi cho con đi ngủ chứ có gì đâu. Tại vì nó buồn ngủ nó mới thừa hơi làm cho con bị hôn trầm thùy miên.
Thì bây giờ thừa hơi như vậy thì con cũng đứng dậy con đi kinh hành. Còn không thì con chạy vòng vòng thất. Chạy mãi nó làm sao nó ngủ được. Mà nó thừa hơi thì kệ nó, bây giờ tới giờ tu rồi, phải có sự quyết định con.
Đừng có nói bây giờ, mặc dù mình nằm xuống thì thấy nó đỡ, nhưng mà quyết định là không nằm, cho hết giờ. Vì vậy cho nên con chiến đấu lần lượt như vậy đó. Thì có gì đó thì con hỏi lại Thầy, nhất là cái bệnh, cái bệnh của con. Để không con làm đại đó, sáng ra mất công con chết queo đó rồi mất công Thầy, phải không? Cho nên vì vậy đó, cái gì đó mà thấy nó có thể là thắng được thì mình thắng, còn cái gì mà thắng không được thì hỏi lại Thầy, Thầy chỉ cách cho mà tu tập.
Còn bây giờ đó thì con hỏi như vậy, "thì lúc bấy giờ mà khuya, buổi tối mà con tu, thân con an trú, thân con có thừa hơi thì rất nhiều thường gây hôn trầm thùy miên. Buổi tối và buổi khuya là nó hay như vậy". Tức là nó tạo ra cái chướng si của con, nó làm cho con hôn trầm thùy miên. Cho nên vì vậy mà cái giờ con tu con phải báo cho Thầy biết, nhưng con phải mạnh mẽ lên.
(29:41) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Con mới đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác thì hơi thừa cứ trào tuôn ra, không giảm nhanh. Hôn trầm thùy miên theo đi mà kéo theo một thời gian dài.
Trưởng lão: Nghĩa là trong lúc đó chỉ còn bền chí tu hành. Bây giờ bị hôn trầm, thùy miên rồi, mà thừa hơi nó làm cho bị hôn trầm, thùy miên. Thì con cố gắng con đi kinh hành. Hoặc là con không đi đi nữa, con ít ra con cũng ngồi con đưa tay đưa chân, kéo tay kéo chân để cho nó đừng có ngủ. Lúc bấy giờ là mình chiến thắng cái ngủ.
Mà vừa chiến thắng cái ngủ mà cũng vừa chiến thắng cái bệnh của con. Nó hai mặt, nó đánh con hai mặt cho nên nó rất khó hơn người ta. Người ta nội cái hôn trầm, thùy miên không người ta gần muốn chết đó rồi. Còn con gặp hai thằng nó đánh con một lượt. Thằng thừa hơi còn thêm một cái thằng nữa là thằng hôn trầm, thùy miên.
Hai thằng này nó rủ nhau mà nó đánh, cho nên nó tập trung nó đánh con. Vì vậy mà con thường thường con bị buồn ngủ không à. Cho nên bữa nào mà đến thất con thì Thầy trông thấy con chỉnh màn đi ngủ à, là vì con đầu hàng giặc.
(30:43) Cho nên bị hai cái thằng đánh lận, nó lôi kéo hai đứa chứ không phải một đứa, cho nên con thường thường bị hôn trầm thùy miên.
Con bây giờ con nói với nó đi, “tao chấp cho mày dẫn 3 đứa 4 đứa tao cũng không sợ, chỉ có nước chết tao thôi chứ tao không có đầu hàng”. Con nói chắc chắn nó như vậy rồi một đêm con thức, rồi bây giờ con nói: “ cái giờ này là mày chưa phải giờ đi ngủ, mà mày làm cái chuyện này là tao nói trước phá cái ăn ngủ phi thời”.
Nhất định là con phải chiến thắng nó, cách thức của con là con đi kinh hành con làm sao con lăn, nghĩa là bây giờ nó thừa hơi, con đi không được con lăn, con lăn ở trên sàn nhà con. Còn không khéo thì con lăn ở trên giường con nhắm cho nó rớt xuống. Thì như vậy nó sẽ ớn chứ không có gì. Nó rớt một lần rồi sau này nó hết thừa hơi và cái thằng hôn trầm thùy miên nó cũng chạy tuốt luốt. Vì ở trên giường mà con rớt xuống nó còn buồn ngủ nổi không? Nhớ, nhớ khi mà có lăn rớt thì các con đừng có chống tay, nó gãy tay đó.
Thường thường khi mà cái người mà học võ khi mà người ta lộn cổ hoặc là người ta nhảy, khi mà rớt xuống hai cái tay nó co lại ở bên mình rớt cái bịch, trên cái thân nó không có hư chỗ nào hết. Nó rớt như trái banh. Mấy con sợ, mấy con chống tay nó rớt xuống nó gãy, nó gãy tay.
(32:01) Cho nên khi mình trèo cây hay gì đó mà cái nhánh cây nó gãy thì mấy con cứ co hai tay ôm lại cho chặt, nó rớt cái bịch vậy thôi chứ nó không có chết. Đó là cách thức như vậy, cho nên vì vậy Thầy dặn là con muốn mà trị hôn trầm cho nó nhanh thì ở trên giường lăn xuống, nó phá được liền à mấy con, nó phá được liền. Rồi từng đó đứng dậy lồm cồm mà ngồi thì mới tu.
Tu hành nó phải gan dạ, có nhiều khi phải làm như vậy nhưng mà điều kiện nó không đúng pháp. Đúng pháp là đi kinh hành, chỉ có pháp đi kinh hành giúp cho mình để mà phá nó từ từ, còn cái đó nó làm cho nó tởm vậy thôi. Chứ còn thật ra thì nó không có đúng pháp.
Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Con đứng lên đi thì hơi khí tràn ra rất nhiều và bớt hôn trầm. Nhưng hơi căng đầu và đau ngực. Nếu con nhiếp tâm không tốt và tại nhân trung. Vậy con cần phải tu tập như thế nào để thân con được hết bệnh?
Sự thật ra hết bệnh là cái nghiệp của con. Bây giờ nó chưa hết đâu. Mà con chỉ không sợ nó, không sợ nó tức là mình không sợ nhân quả là mình chuyển. Còn lo lắng cho nó, sợ nó thì cái nhân quả nó không bao giờ hết. Bởi vì, thí dụ như người ta chửi mình mình không giận tức là mình chuyển nhân quả.
Còn mình đau mà mình không sợ tức là mình chuyển nhân quả. Còn mình hay sợ thì không chuyển nhân quả. Cho nên nó đau nhức cách gì thì mình chỉ nói: “chết bỏ tao còn không sợ, sợ thứ đồ mày đau”. Thì như vậy là mình bình tâm mình không sợ, cái nhân quả nó chuyển. Các con nhớ rằng người tu theo đạo Phật là một người gan dạ lắm, không có nhát gan.
Mà nhát gan thì tu không vô đâu. Cho nên ở đây mà có thân bệnh là một điều khó tu. Nhưng có thân bệnh cũng là có đối tượng để mà chiến đấu với giặc sinh tử đó.
Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Bây giờ con làm bài Định Vô Lậu, khi nào trong cơ thể con có sự hôn trầm căng đầu do suy nghĩ hoặc thừa hơi tràn thì con mới tu Chánh Niệm Tỉnh Giác có được không?
Trưởng lão: Được chứ, không có gì đâu! Bởi vì nói chung là tu Chánh Niệm Tỉnh Giác là con đi kinh hành thì được chứ không có gì. Tùy theo cái đặc tướng của mình. Nhưng cái giờ mà chưa ngủ đừng có nên ngủ trước.
Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Trong một phút con nhiếp tâm chỉ có bốn hoặc năm hơi thở.
Trưởng lão: Một phút mà nhiếp tâm bốn năm hơi thở, chắc con thở chậm lắm. Con thở như rùa. Con thở chậm đó, một phút mà bốn năm hơi thở thì đó thở chậm chứ không nói thở nhanh được.
(34:38)Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Và Trong lúc nhiếp tâm mắt con phải nhìn nơi đâu? Ở chóp mũi hay ở trước mặt đất như thế nào?
Trưởng lão: Khi nhiếp tâm mà an trú trong hơi thở đó thì con nên để cho cái cảm nhận của con ở trên con mắt nhìn xuống ở chóp mũi của mình, đó là tập trung gom lại chỗ đó.
Còn nếu mà con đi kinh hành thì con tập trung con nhiếp tâm ở bước đi của con mà thôi trong cái cảm giác của con. Tức là mắt của con thì coi như là nếu mình tập trung nhiếp cho nó, nhiếp tâm và an trú cho được, không có niệm khởi đó thì con cúi xuống nhìn, hai con mắt mình nhìn bước đi của mình. Còn mình đi kinh hành mà nó thư giãn đó thì mình không được nhìn xuống đó mà mình ngó thẳng ra. Phải phân biệt được. Chứ đừng nói sao lúc Thầy bảo mình ngó ra mà lúc Thầy bảo mình ngó xuống.
Ở đây là con hỏi về vấn đề nhiếp tâm và an trú cho nên khi đó mình nhìn xuống. Còn mình đi mà thư giãn đó thì mình cảm nhận bước đi của mình mà mình nhìn ra chứ mình không có cúi đầu xuống. Cho nên những phương pháp mình tu tập cho đúng cách thì nó mới được.
Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Nếu như thân con bệnh như thế này thì con có quán nhân quả con không?
Trưởng lão: Về cái thân bệnh mà con, giờ con không quán nhân quả thì nó cũng là nhân quả của con rồi, cái bệnh là quả rồi chứ còn gì mà phải quán. Con có tìm hiểu như thế này: cái nhân nào mà con đã làm cái quả này thì con nhìn lại trong cái thời gian mà con bắt cóc bắt nhái bắt ếch gì đó. Coi có làm cái gì mổ bụng, rạch da lôi bao tử nó. Thì con xét lại cái điều kiện con làm trong cái tuổi trẻ, tuổi nhỏ khi chưa xuất gia con tu đó. Mình sống trong gia đình của mình, mình có làm cái điều gì ác không mà giờ tôi phải mang cái họa như thế này.
Còn nếu mà trong cái đời nay mà không vì cái hành động đó mà tôi mang cái bệnh này thì ít ra trong cái đời trước thì tôi đã gieo cái nhân gì. Nhưng mà hầu hết là cái đời trước con mà có làm cái nhân quả gì thì cái nền tảng của thời nay là cái nền tảng để con sống tại cái địa phương đó. Cái nơi đó để con trả cái quả của con mà thôi. Chứ nó không phải mang cái điều đó mà từ đời đời kiếp trước.
HẾT BĂNG.