00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 032A - CHÁNH NIỆM TỈNH THỨC - TƯ DUY NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - TRI KIẾN GIẢI THOÁT

CK 032A - CHÁNH NIỆM TỈNH THỨC - TƯ DUY NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - TRI KIẾN GIẢI THOÁT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 06/12/2005

Thời lượng: [43:59]

1. THẦY GỢI Ý CÁCH THỨC TRIỂN KHAI, TƯ DUY KHI LÀM BÀI LUẬN VỀ ĐỊNH VÔ LẬU

(00:03) Trưởng lão: Hôm nay là cái buổi học mà Thầy sắp xếp cho mấy con tu tập cái Chánh Niệm Tỉnh Thức, để tu tập được tâm định tỉnh, nhu nhuyến dễ sử dụng. Khi mà tu tập Định Vô Lậu quán nhân quả, mà Thầy thấy hầu như là ở bên cái lớp nam của chúng ta về cái Định Vô Lậu thì Thầy thấy có nhiều người có đưa ra nhiều cái mẩu chuyện nhân quả rất là thực tế. Nhưng mà không có khéo áp dụng vào cái đời sống của mình, không diễn tả được từng cái đặc tướng, đặc tính của nhân quả và sự chuyển đổi của nhân quả qua những cái mẩu chuyện. Khi viết bài thì các thầy nên lưu ý cái điều này.

Là vì mình đưa ra một cái mẩu chuyện, từ trên mẩu chuyện đó mình mới khai triển cái nhân quả để nói nó cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai và áp áp dụng vào đời sống của mình thì như khuyên nhắc mình không nên làm những cái hành động ác đó. Để khi chúng ta biết cách chúng ta áp dụng vào để ngăn chặn những cái hành động ác, hoặc đã và đang và sắp tới chúng ta sẽ có những hành động đó. Cho nên chúng ta học về Định Vô Lậu là mục đích áp dụng vào đời sống của chúng ta, để chúng ta thực hiện được những hành động thiện không có những hành động ác.

Cho nên đường đi của nhân quả là thân hành, khẩu hành, ý hành. Mà chúng ta nắm trọn được nhân quả thân hành, khẩu hành, ý hành, mà áp áp dụng được những cái mẩu chuyện khuyên lơn nhắc nhở chúng ta thấy đó là những điều đau khổ, những điều ác, những điều không đúng đạo đức nhân bản nhân quả, thì chúng ta chấm dứt ngay không có hành động đó, để đem lại sự vô lậu cho chính chúng ta.

Cho nên ở đây phần nhiều quý thầy viết thì nhân quả thì có biết. Nhưng nhiều khi biết một cách rất đơn giản là chỉ nói hành động thiện ác nó như vậy thôi. Như dựa vào Hành Thập Thiện, con đường đi của nhân quả con người, thì thân hành, khẩu hành, ý hành, quý vị nói không sai, nhưng mà nói như vậy không áp dụng vào đời sống của chúng ta được, mà chỉ nói để hiểu chơi thôi, chứ còn thiệt ra áp dụng không được. Là vì chúng ta hiểu một cách nó quá cạn, không sâu.

Cho nên khi mà viết thì chúng ta phải dựa vào cái đặc tướng, đặc tính, duyên hợp, duyên tan chuyển đổi và kết luận vào đời sống của chúng ta qua một cái câu chuyện. Chúng ta đưa nhiều cái câu chuyện rất là xúc động, rất là hay, nhưng chúng ta phải biết áp dụng nó vào đời sống của chúng ta, thì cái Định Vô Lậu mới thật sự là Tri kiến giải thoát. Bởi vì nói nó Tri kiến giải thoát mà chúng ta không biết áp dụng thì làm sao được giải thoát, làm sao xả được tâm, làm sao ly dục, ly ác pháp được?

(02:54) Cho nên trong cái sự tu tập về Định Vô Lậu là nó giúp chúng ta hoàn toàn giải thoát. Một khi tu tập học hiểu biết, tức là chúng ta Minh. Minh ở đây không phải là Tam Minh, mà Minh ở đây là Tri kiến giải thoát chứ không phải là Minh gì cả. Nhưng vì Vô minh, tức là cũng từ ở chỗ cái Tri kiến của chúng ta nó Vô minh, cho nên nó hành theo cái ham muốn cái tham, sân, si. Vì vậy mà nó đem lại cho chúng ta có nhiều sự đau khổ.

Còn hiện giờ chúng ta học, chúng ta hiểu biết rõ ràng các pháp như thật, như nhân quả, thì chúng ta đã Minh. Thì Minh thì chúng ta không bao giờ chạy theo cái lòng ham muốn, các ác pháp tham, sân, si, thì do đó chúng ta hết đau khổ. Mà hết đau khổ thì đó là mục đích của Đạo Phật đạt được, cho nên gọi là Định Vô Lậu. Nó là những cái bài học rất là thực tế, cụ thể.

Nếu chúng ta viết, nói, luận về nhân quả, mà luận như thế này thì làm sao chúng ta áp dụng vào đời sống của chúng ta để chúng ta sống trong đạo đức nhân bản - nhân quả được. Cho nên chúng ta phải cố gắng tư duy suy nghĩ, dựa vào những điều kiện mà Thầy đã nêu như đặc tướng, đặc tính duyên hợp, duyên tan. Bởi vì nó có duyên hợp nó mới có thành cái nhân quả, còn không có duyên hợp thì làm sao thành nhân quả. Duyên tan là nó đi đến cái nỗi đau khổ, hoặc là hạnh phúc, sự an vui cho chúng ta. Và đồng thời chúng ta kết luận để áp dụng vào đời sống của chúng ta bằng những phương pháp, bằng những cái khuyên răn nhắc nhở chúng ta không nên làm những hành động đó. Như vậy bài viết của chúng ta mới có một cái giá trị.

Như bên nam, chúng ta thấy viết thì có nhiều người đưa ra mẩu chuyện rất là hay, nhưng mà không giải thích được cái nhân quả của nó cụ thể. Nói thì người ta ngầm, người ta hiểu được nhân quả, nhưng mà mình không luận ra được nhân quả đó để khuyên răn, để nhắc nhở mình để tránh.

Cho nên ở đây thì bên nữ thì cũng có nhiều người cũng xuất sắc lắm. Họ nói cái chuyện của cuộc đời của họ xảy ra thôi, những cái mẩu chuyện xảy ra của cuộc đời họ, mà họ nói để mà nhắc họ những cái hành động đó là những hành động ác xấu và những hành động tốt. Chỉ trong đời sống của họ không, những mẩu chuyện lặt vặt xung quanh đời sống của họ, xung quanh gia đình họ không, mà họ nói lên được cái nhân quả và cũng là họ lột tẩy được cái nhân quả của bản thân họ, để họ trở thành một người tốt, một người có đạo đức.

(05:25) Cho nên hôm nay Thầy muốn nhắc nhở khi làm Định Vô Lậu thì lưu ý những điều mà Thầy gợi ý. Mặc dù là nhân quả thảo mộc Thầy cũng có gợi ý, thì các thầy, các phật tử cũng thấy rằng đặc tướng, đặc tính duyên hợp, duyên tan chuyển đổi và kết luận. Thì rõ ràng là chúng ta đều học từ nhân quả thảo mộc cho đến nhân quả con người, thì chúng ta vẫn đi vào một cái dàn bài, cái sườn đồ của nó để mà chúng ta viết cái bài luận của chúng ta. Tức là chúng ta có cái đường đi để tư duy, để suy nghĩ về một cái đề tài mà chúng ta viết không lệch. Còn nếu không thì chúng ta sẽ viết thiếu hoặc là lệch đi. Và như vậy là cái sự tư duy, cái tri kiến của chúng ta nó không sâu. Mà nó không sâu thì chúng ta sẽ không áp dụng được vào đời sống của chúng ta được.

Cho nên từ lâu chúng ta đã thấy rằng có cái Định Vô Lậu, có khuyên quý thầy tu tập Định Vô Lậu, nhưng vì quý thầy có sự tư duy, nhưng tư duy nó không đúng cách. Cho nên vì vậy mà tâm tham, sân, si mình vẫn còn, chưa ly dục, ly ác pháp. Hôm nay chúng ta khai triển tất cả những sự học hiểu của chúng ta, để triển khai cái tri kiến của chúng ta, làm cho nó có một cái nhìn, cái hiểu biết của nó, để nó được giải thoát, vì vậy mà đức Phật nói: "Tri kiến giải thoát". Mà hôm nay chúng ta lại học hiểu một cách cạn cợt như thế này, thì tri kiến giải thoát không bao giờ có đến với chúng ta được.

2. THẦY GÓP Ý CHỈNH SỬA BÀI LÀM CỦA TU SINH

(06:51) Trưởng lão: Đây là bài làm của Minh Trí. Cũng có nhiều bài, nhưng mà Thầy nhắc nhở phải làm áp dụng cho đúng, phải theo cái đặc tướng, đặc tính duyên hợp, duyên tan chuyển đổi và kết luận vào đời sống của chúng ta qua những mẩu chuyện. Nó có hai cách luận về nhân quả, tư duy về nhân quả nó có hai cách:

Cách thứ nhất là: Chúng ta nhắc đến về thân hành. Thân hành nó có ba, mà trong thân hành cái thứ nhất là giết hại chúng sanh. Thì chúng ta nêu cho người ta hiểu rằng cái thân hành thứ nhất là giết hại chúng sanh. Vậy thì muốn không giết hại chúng sanh thì như thế nào? Thì do đó chúng ta đưa ra một cái mẩu chuyện xảy ra người ta giết hại chúng sanh như vậy. Rồi chúng ta từ ở trên cái mẩu chuyện đó chúng ta mới luận, luận cái nhân, cái thiện của nó - cái nhân ác và cái thiện, cái quả ác của nó. Rồi cái hành động mà làm ngược lại cái hành động ác đó, thì nó sẽ đem đến như thế nào và cái hành động ác đó nó sẽ đem đến cái quả như thế nào. Qua câu chuyện đó thì chúng ta thuật lại, rồi chúng ta từ trên câu chuyện đó mà chúng ta luận ra. Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai: Chúng ta luận nhân quả thân hành của chúng ta, rồi chúng ta đưa một cái mẩu chuyện để chứng minh. Chúng ta luận rồi chúng ta cái mẩu chuyện để chứng minh cho cái hành động của chúng ta, như hành động tham lam trộm cắp, hay giết hại, hay hoặc là tà dâm. Nó sẽ xảy đến như thế nào? Cái kết luận của nó như thế nào để thấy những cái nhân quả của nó? Rồi sau đó thì cái lời khuyên răn nhắc nhở cho mọi người và cũng chính cho mình. Tức là áp dụng vào đời sống của chúng ta. Vì vậy mà trong cái bài luận của chúng ta như vậy nó mới đầy đủ, chứ không khéo nó không đầy đủ. Dựa theo những tiêu chuẩn đó mà mình viết, thì để nhắc nhở mình, để nhắc nhở mọi người khác, cho nên cái bài luận của chúng ta nó có một cái giá trị rất lớn.

(08:52) Bên nữ, có nhiều người viết bài rất hay, là viết được khi dựa theo cái đặc tướng, đặc tính mà họ viết, họ nói rất rõ ràng.

Thí dụ như đặc tướng thì họ nói đây là đặc tính của cái hành động đó, rồi đặc tướng của cái hành động đó như thế nào, họ diễn tả ra được những cái điều đó cụ thể, rõ ràng. Họ nói họ xác định cụ thể, chứ không có viết lu bù, viết luôn tuồng. Nghĩa là nói đặc tính, đặc tướng, khi một người có hiểu thì người ta đọc, người ta thấy: "À! Chỗ này là đặc tướng, chỗ này là đặc tính". Cho nên vì vậy có khi nó lộn lên trên, có khi nó lộn xuống dưới, nó không có theo cái kiểu đúng cái đường đi của tư duy của đầu óc của chúng ta. Hầu hết là chúng ta từ lâu tới giờ cái sự tư duy nó hơi lộn xộn, nó không có vạch ra một cái dàn bài để nó theo thứ tự mà nó tư duy.

*Cho nên hôm nay muốn tu tập Định Vô Lậu để triển khai tri kiến giải thoát của chúng ta, thì chúng ta phải có một cái đường hướng dẫn cho sự tư duy của ý thức của chúng ta, chúng ta tư duy cái gì trước, tư duy cái gì sau nó lần lượt, chứ không thể lộn xộn như vậy được*. Những mẩu chuyện mà chúng ta đưa ra là những mẩu chuyện thật của đời chúng ta. Nghĩa là chúng ta gặp hoặc là chính bản thân của chúng ta, thì những mẩu chuyện đó chúng ta phải vạch ra tất cả những cái nhân của nó và cái quả của nó như thế nào, để nói với mình cho mình hiểu rõ đó là những cái hành động tốt, hay là hành động xấu. Đó là cái quả tốt hay là cái quả xấu.

(10:21) Ở đây bài của Minh Phước viết bài nhiều, những mẩu chuyện đưa ra rất thực tế. Nhưng vì không biết luận áp dụng vào nhân quả. Nói ra thì cái bài viết, cái ví dụ đem đưa ra cái mẩu chuyện thì nó thật sự là nhân quả. Ai cũng đọc cũng biết là nhân quả, nhưng ít ra chúng ta phải nói, phải luận ra cho nó rõ ràng, cụ thể, để xác minh cho được cái nhân quả của cái mẩu chuyện đó, để nhắc nhở chúng ta thì rất hay.

Đây là Minh Phước 1, viết như thế này rất nhiều mấy con, viết rất nhiều, những mẩu chuyện rất hay. Nhưng mà biết áp dụng một chút nữa thì những cái bài luận này rất là tuyệt vời. Nếu mà Thầy có những cái mẩu chuyện này để mà Thầy viết đạo đức nhân bản nhân quả, thì rất là tuyệt vời mấy con, rất là tuyệt vời!

Vì mẩu chuyện này là mẩu chuyện thực, mà Minh Phước 1 đã viết những chuyện thực của cuộc đời của mình từ trong quân ngũ, mà đã chứng kiến và cũng chính bản thân của mình phải làm những cái điều đó nữa, cho nên viết rất hay. Nhưng mà có điều kiện mà áp dụng vào cái nhân quả thì không có biết cách áp dụng.

Cho nên vì vậy mà từ đây về sau các con nên nhớ lưu ý những cái gì mà Thầy nói để thành một cái dàn bài, thành một cái sườn để chúng ta theo đó mà chúng ta lý luận. "Nhờ cái tri kiến giải thoát có cái sự lý luận, lập luận rất vững vàng, nó mới đánh bại được những ác pháp. Còn chúng ta thiếu cái sự lý luận sắc bén đó, thì chúng ta đánh bại không nổi ác pháp đâu. Khi ác pháp nó tác động đến thân tâm của chúng ta, mà chúng ta không có đủ cái tri kiến, không có đủ sự tư duy đầy đủ thì chúng ta không thắng nổi nó".

Cho nên đức Phật mới gọi Tri kiến giải thoát là như vậy, sự hiểu biết giải thoát chứ không có gì khác. Mà nó là chính của đạo Phật, nó là chính của đạo Phật. Bởi vì đạo Phật đạt được mục đích vô lậu, mà chính Tri kiến giải thoát đó là Tri kiến vô lậu, chứ không có gì. Cái định mà chúng ta đã học, cái phương pháp mà chúng ta học gọi là Định Vô Lậu.

Mục đích của đạo Phật là vô lậu, chứ không phải ngồi mà nhiếp tâm cho nó không có niệm khởi. Ở đây đức Phật không cần chúng ta hết niệm, mà chỉ cần chúng ta biết niệm thiện và niệm ác, để chúng ta thấy rõ được cái đúng, cái sai, mà để chúng ta ngăn chặn những điều ác làm cho chúng ta được sống an ổn, thanh thản yên ổn mà không bị đau khổ phiền não trong lòng của chúng ta. Thì đây mới là chính những cái bài học rất là thực tế.

(13:08) Cho nên những cái điều mấy con làm, thì theo Thầy thấy bây giờ mấy con đã làm tới cái bài ý hành, rồi tới cái bài. Nghĩa là coi như là về đường đi của nhân quả, thì từ cái thân hành, khẩu hành, ý hành, các con đã làm hết rồi. Bây giờ tới cái bài cuối cùng của nhân quả này là Nhân Quả Ái Ngữ, Chánh Kiến, hay là Chánh Ngữ. Thì cái bài làm mà Ái ngữ để chúng ta sử dụng được cái ngôn ngữ của chúng ta không có nói những cái lời ác, cái lời lật lọng, cái lời thêu dệt, không nói những cái điều đó, thì chúng ta phải sử dụng cái ái ngữ. Cho nên cái bài mà về thân hành đường đi của nhân quả của chúng ta, thì cái bài ái ngữ là cái bài cuối cùng của nó.

Nhưng hầu hết là Thầy thấy như vừa rồi, hôm rồi Thầy có đọc một cái bài ái ngữ của một cái bên nữ. Không biết là bữa đó các con có dự không. Cái bài ái ngữ nói toàn là thơ văn của người xưa đến giờ đều là có những cái ái ngữ. Nhưng ái ngữ đó không đúng, vì ái ngữ đó là tà ngữ, gợi lên tình yêu thương trai gái, gợi lên tình chồng vợ, gợi lên tình lãng mạn. Do đó nó cũng là ái ngữ, nhưng mà ái ngữ của tà ngữ chứ không phải là Chánh Ngữ. Còn cái Ái ngữ Chánh Ngữ, thì nó phải khởi sự lòng thương yêu chân thật tâm từ bi của chúng ta.

(14:39) Về Thiện Thảo thì con viết một cái bài của con không có đúng. Bởi vì con phải dựa theo đề tài mà viết, con viết cái bài của con nó sai, nó không có đúng cái đề tài. Thí dụ như con muốn viết lại cho đúng thì con phải viết về nhân quả thảo mộc. Rồi con sẽ dựa vào những đặc tướng, đặc tính đó con viết, rồi sau đó con mới viết cái bài nhân quả của con người - đường đi nhân quả của con người. Phải dựa vào kinh Hành Thập Thiện mà viết, thì con sẽ không viết sai. Rồi con sẽ viết cái nhân quả thân hành, rồi nhân quả khẩu hành, rồi nhân quả ý hành.

Rồi ái ngữ, viết về nhân quả ái ngữ, mở ngoặc và đóng ngoặc để Chánh Ngữ, chứ đừng có để mà tà ngữ, hay hoặc là Chánh Kiến, đừng có để tà kiến, thì như vậy cái ái ngữ nó mới đúng. Chứ không khéo những cái lời mà yêu thương của cuộc đời chạy theo thất tình lục dục mà viết vào trong này thì cái ái ngữ này rất sai, không đúng. Vì đó là gợi lên cái lòng thương yêu, không đúng đâu!

Đó, thì con hãy dựa vào những cái bài có những cái đề tài mà để mà tư duy quán xét về nhân quả. Vì chính cái con người của chúng ta và mọi vật trên hành tinh này đều bị quy luật của nhân quả chi phối. Mà nếu không thông suốt nhân quả thì chúng ta không làm sao giải thoát cho chúng ta được. Tri kiến giải thoát chỉ có nhân quả là những cái bài học đầu tiên trong cuộc đời tu tập của chúng ta. Vì chúng ta có hiểu được nhân quả thì chúng ta mới xả được tâm, mà không hiểu được nhân quả thì không xả được tâm.

Rồi kế đó thì các con sẽ học đến những cái đề tài khác: ví dụ như: Các pháp vô thường, hay hoặc là Thân vô thường. Tới chừng đó các con sẽ học đến sự vô thường của các pháp, nó vô thường như thế nào? Thì lúc bây giờ các con sẽ dễ dàng để nhìn thấy sự thay đổi từng phút, từng giây của thân của mấy con, của các pháp của thời tiết, của vũ trụ, nó luôn luôn nó có sự thay đổi. Thì đó là những cái bài nó kế tiếp mà chúng ta học. Và chúng ta còn học nhiều nữa, nhiều nữa, để triển khai tri kiến chúng ta đầy đủ. Khi ác pháp đến thì có những cái ác pháp nào đó nó nhầm ở trong cái chỗ nào đó thì tri kiến của chúng ta đều lật tẩy nó ra hết, hóa giải chuyển đổi nó làm cho tâm của chúng ta bình an, không có còn bị dao động, không có còn bị tác động. Cho nên nó là cứu cánh giải thoát bằng Tri kiến giải thoát.

(17:23) Cho nên ở đây chúng ta học Định Vô Lậu trước để làm gì? Để triển khai tri kiến của chúng ta để làm gì? Để áp dụng vào sự tu tập của chúng ta kế tiếp, tức là Tâm Định Tỉnh. Tâm có Định Tỉnh thì chúng ta mới nhu nhuyễn, mới dễ sử dụng. Tâm không Định Tỉnh thì không nhu nhuyễn, không dễ sử dụng. Mà nếu muốn được Định Tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng, thì chúng ta phải có Định Vô Lậu để xả tâm để ly dục, ly ác pháp. Nếu không có Định Vô Lậu thì chúng ta sẽ tu chỉ có ức chế tâm mà thôi.

Cũng như bây giờ chúng ta ngồi đây mà hít thở một giờ, hai giờ mà không niệm, tức là chúng ta bị ức chế. Còn bây giờ nó có niệm thì lúc mấy giờ chúng ta mới dùng Định Vô Lậu mà xả từng niệm đó. Thì mỗi niệm chúng ta xả hết, tâm ly dục, ly ác pháp thì trong tâm chúng ta không có niệm. Cho nên chúng ta tu rất dễ dàng mà không bị ức chế, không có khó khăn. Tu đúng thì nó sẽ đúng, mà tu sai thì nó sẽ sai.

Nhưng ở đây chúng ta thấy rằng phải cố gắng, phải cố gắng rèn luyện cái tri kiến của chúng ta. Trong một cái số bên nam mà các con viết thì có những bài rất hay nhưng chưa trọn vẹn lắm, phải cố gắng mà viết lại cho những cái bài nó đầy đủ hơn theo cái sự hướng dẫn của cái sườn đồ của Thầy. Có những cái bài thì quá ngắn gọn, nhưng cũng nói được đầy đủ của nhân quả, nhưng mà đầy đủ nhân quả mà không có trọn vẹn là vì quá ngắn, làm cho chúng ta chỉ tư duy có như vậy, thì không thể nào đủ sức mà xả cái tâm của chúng ta khi ác pháp đến. Cho nên phải cố gắng làm hơn nữa để chúng ta có được cái Tri kiến giải thoát đầy đủ.

(19:09) Có người làm bài rất nhiều, nhưng đưa nhiều cái mẩu chuyện mà không có triển khai ra nhân quả, để tự ngầm người đọc hiểu biết mà thôi. Ở đây có một số bài làm nhân quả khẩu hành, lý luận đầy đủ nhân quả, nhưng không dựa vào những đặc tướng, đặc tính duyên hợp, duyên tan chuyển đổi, kết luận áp dụng vào đời sống. Viết về nhân quả phải đưa ra một mẩu chuyện rồi luận nhân quả về đề tài đó mới sáng suốt chứng minh cụ thể. Do cái chỗ mà mình viết đó, mình đưa ra một cái đề tài rồi mình luận như Thầy đã nói ở trên.

Bài làm đầy đủ ý nghĩ, hãy tiếp tục làm bài nhân quả ái ngữ. Ở đây Thanh Quang con hãy làm thêm một cái bài nhân quả ái ngữ. Bài của thầy Chơn Thành, bài làm đầy đủ ý nghĩ nhân quả, nhưng không dựa vào mẫu chuyện để luận nhân quả và thiếu áp dụng vào đời sống, hãy làm lại bài nhân quả khẩu hành. Nghĩa là thầy Chơn Thành có đưa ra những mẩu chuyện, nhưng mà không dựa vào mẩu chuyện để mà áp dụng vào đời sống của mình, cho nên nó còn thiếu một ít. Vì vậy mà phải cố gắng làm lại để áp dụng cho đúng cách. Bài làm đầy đủ nhân quả nhưng thiếu áp dụng vào đời sống để xả tâm mình. Đó, cho nên vì vậy mà những điều mà Thầy nhắc nhở thì mấy con sẽ đọc lại trong cái lời ghi của Thầy mà cố gắng sửa lại.

Bên nữ thì trong khi đó thì cũng có nhiều người tuổi cũng còn trẻ lắm, nhưng mà làm những cái bài cũng khá xuất sắc. Nói lên được và đồng thời nếu mà triển khai những cái tư tưởng này sau khi mà đứng lớp để mà dạy đạo đức nhân bản nhân quả, thì những người này họ sẽ đứng lớp họ dạy rất là đầy đủ. Bởi vì họ đã từng tư duy suy nghĩ, và từng áp dụng vào đời sống của mình, thì tức là họ sẽ làm rất đầy đủ khi mà đứng lớp mà dạy về đạo đức.

3. TINH TẤN THỰC HÀNH TRI KIẾN GIẢI THOÁT

(21:14) Cho nên ở đây cái triển khai của Thầy đầu tiên là để giúp cho mấy con có một Tri kiến giải thoát, để mình đứng lớp để mình dạy đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người bằng cái tri kiến của chúng ta, bằng sự hiểu biết của chúng ta chứ không có gì, không có Thiền Định gì cả. Đạo Phật không có điều kiện đó, không có nói mà Thiền Định. Bởi vì cái lớp Chánh Định của đạo Phật là cái lớp thứ 8, nó đâu có quan trọng. Còn cái lớp Chánh Kiến, rồi Chánh Tư Duy, rồi Chánh Ngữ, rồi Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Các con thấy hoàn toàn là nó ở trong cái sự tư duy của chúng ta không, ở trong cái tri kiến của chúng ta không, chứ nó đâu có phải ngoài cái tri kiến của con người đâu. Mà Chánh Niệm nó cũng ở trong cái tri kiến của chúng ta tư duy, suy nghĩ ra, chứ nó đâu có mà ngồi vắng bặt nó đâu.

Mà bây giờ vắng bặt thì chúng ta làm gì đây, có lợi ích gì? Ngồi mà cứng ngắc, cũng như ngồi mà như gốc cây thì nó có lợi ích gì cho đời và lợi ích gì cho bản thân của chúng ta? Chúng ta đứng trước ác pháp, cái gì mà chúng ta hiểu được ác pháp, có phải là tri kiến của chúng ta không? Cho nên không triển khai được nó thì làm sao mà chúng ta hiểu được. Mà chúng ta không hiểu được thì làm sao mà chúng ta thắng được ác pháp, chuyển đổi ác pháp. Cho nên sự tu tập đúng sẽ đem đến sự lợi lạc.

Biết bao nhiêu người vào rừng ngồi thiền một, hai ngày, bảy, tám ngày, nhưng phỏng ích gì, ích lợi cho những sự ngồi thiền đó? Các con thấy những nhà Yoga họ tập luyện để họ nhập Định, nó đủ cách. Các nhà Lão Trang họ cũng đủ cách để mà luyện tinh khí thần để ngồi nhập định để triển khai những cái điều tâm linh của họ. Nhưng mà sự thật ở đây đức Phật không cần tâm linh, mà chỉ cần Tri Kiến giải thoát của chúng ta mà thôi.

Cho nên Giới - Định - Tuệ: Giới hương, Định hương, Giữ huệ hương, Giải thoát, Giải thoát tri kiến hương. Đó là cái cần thiết của giải thoát, chứ đâu phải là cần thiết của Định đâu. Nhưng mà khi mà chúng ta đã ly dục, ly ác pháp xả tâm được, thì Tâm Bất Động đó là Định, cái Định do ly dục ly ác pháp mà, Bất Động Tâm Định, mà cái Định đó là của tâm. Và khi mà chúng ta thực hiện được thì chúng ta mới thấy đó là cái kết quả rất lớn cho sự tu tập đúng pháp, chứ không phải tà pháp.

(23:25) Bát Chánh Đạo là chân lý của con người mà đức Phật đã nêu ra bốn cái chân lý. Thế rồi bây giờ chúng ta tu Thiền Định cái kiểu mà ngồi trong rừng để mà nhập định bảy, tám ngày để làm gì? Có đúng Chánh Kiến, Chánh Tư Duy hay không? Thế mà chúng ta không học đúng thì làm sao. Vì vậy mà cố gắng triển khai mấy con!

Đừng nghĩ rằng tôi làm không được. Các con cứ làm đi. Cho nên có một cái người mà người ta khuyên chúng ta, chúng ta cứ hãy viết đi, chúng ta viết đi rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ thành một nhà văn mấy con. Rồi bây giờ chúng ta viết đi và hãy tư duy đi, hãy suy nghĩ đi, hãy vắt từng chút trong tư tưởng của chúng ta mà tư duy về nhân quả, tư duy những đề tài mà Thầy đã cho rồi mấy con sẽ thông suốt chứ không có gì.

Đừng nghĩ rằng chúng ta liệt tuệ, không có người nào liệt tuệ đâu, mà chỉ có chúng ta cố gắng triển khai nó thì cái trí tuệ của chúng ta sẽ thông hiểu và cuối cùng chúng ta thành tựu. Đạo giải thoát không phải ngoài tri kiến của chúng ta mà giải thoát. Thầy xác định cho mấy con.

Bởi vì nói đến thần thông, nói đến phép tắc, đều hoàn toàn là đều bị lừa đảo. Người ta lừa đảo muôn đời để cho chúng ta ở trong cái thần thông, mà cuối cùng những người có thần thông họ có giải thoát không? Tâm tham, sân, si vẫn còn! Những người luyện bùa, luyện chú có đủ thần thông mà chính ông thân Thầy là một người đã luyện bùa, luyện chú có đầy đủ, làm cho thiên hạ kinh nể. Các con thấy ông chỉ cần đi một vòng rào này thôi, mà người ta đến cắt măng là bị dính kẹt ở đó cứng ngắc ai bắt. Cái đó không phải thần thông hay sao?

Những bà con ở đây người ta nghèo, người ta đến cái hàng rào chùa này, hồi đó tre, mấy con biết tre bây giờ còn tre đó, mà ông làm như thế nào đó mà người ta đến đó nó bắt người ta đứng đó chứ không có đi được. Thì các con thấy gia đình của Thầy có thần thông lắm chứ, nhưng mà tại sao Thầy không chuộng nó, Thầy không làm những cái điều kỳ quái đó? Thầy làm được chứ sao không được! Nhưng mà tại sao Thầy không làm, Thầy không ưa nó?

Làm như vậy để làm gì? Trong khi người ta nghèo người ta đến kiếm một vài mụt măng để người ta về người ta kho, người ta luộc ăn thôi. Trong cái thời đó, cái thời ông thân thầy còn sống, người ta đâu có đi bán mà ai mua. Người ta chỉ cần thôi, mà người ta nghèo khổ, làm người ta chi vậy. Mình giữ bụi tre mình làm gì mà trong khi người ta đói khổ, trong khi người ta cần thiết. Cho nên đối với Thầy thì cái chuyện làm đó là vì mình bảo vệ cái ích kỷ của mình mà thôi.

(25:39) Mà sự thật ra cái Thầy muốn nói là cái thần lực làm cho người ta đứng đó mà không đi được. Ai trói? Có hình dáng nào ai trói họ không, mà họ vẫn đứng đó cho đến khi ông thân Thầy đến bắt họ? Mà ông thân Thầy thì rất hiền, không có phải bắt họ để làm gì, nhưng mà cảnh cáo cho họ sợ vậy thôi, sau này họ không có dám tới đó mà cắt măng thôi.

Rồi ông cũng tha cho người ta và ông cũng cho người ta măng, chứ ông không có bắt bớ, không có đem mà giao cho làng xã nói cô này ăn trộm, cậu kia ăn cắp, không bao giờ mà nói điều đó đâu. Nhưng mà có điều là làm cho người ta sợ để người ta đừng có đến chùa người ta quậy phá vậy thôi. Nhưng mà Thầy thấy điều đó không có đúng. Đối với ông thân Thầy thì tất cả những bùa chú luyện mà có linh hiển thì có, chứ không phải không. Thầy biết rất rõ! Thầy chính là người được truyền thừa về mặt đó, về những phương pháp đó, mà Thầy vẫn bỏ mấy con.

Như đến hôm nay Thầy thấy rõ ràng đạo Phật dạy chúng ta rất thực tế, dạy chúng ta cuộc sống của chúng ta. Cho nên Thầy mới nêu ra đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người là đạo Phật. Mà sống bằng cách nào đây? Bằng tri kiến của chúng ta chứ không bằng gì, bằng những cái mà các con đang học hiểu, các con đang biết cuộc đời của các con, các con đang sống với nó hàng ngày, dùng nó mà tiếp xúc với mọi người, dùng nó mà sống hàng ngày biết thiện, biết ác, biết buồn, biết vui, chính cái tri kiến của mấy con. Nếu một người nào mà không còn tri kiến đó, thì vui buồn mấy con cũng chẳng biết. Cho nên ở đây đức Phật triển khai cái tri kiến của chúng ta để mà chúng ta được giải thoát chứ không có gì hết, bởi vì đó là Định Vô Lậu.

(27:10) Cho nên ở đây chúng ta tu đúng. Thì bởi vậy tại sao Thầy dám xác định rằng cái khóa này Thầy phải đào tạo người ta chứng quả A La Hán. Chứng đạo! Tại sao Thầy dám xác định được điều đó? Mà từ xưa tới giờ ai dám nói điều này không? Mà Thầy dám xác định. Mà nếu mà Thầy dạy mấy con mà không chứng đạt được chân lý, không chứng quả A La Hán, nhất định là Thầy đốt sách!

Thầy dám quả quyết điều đó là tại sao dám nhận xét được cái điều này. Nghĩa là mấy con chịu khó học tập, rèn luyện tri kiến của mấy con, một cái tri kiến làm cho mấy con được giải thoát hoàn toàn, thì đó là mấy con chứng quả chứ còn cái gì nữa. Thầy đâu cần Thiền Định. Nhưng mà khi tâm mấy con thanh tịnh, hoàn toàn không còn tham, sân, si thì mấy con thấy nó như thế nào? Mấy con biết cái người hết tham, sân, si người ta như thế nào không?

Bây giờ Thầy không nói Phật, không nói ai hết, mà Thầy nói cái trí tuệ của Thầy thôi. Vì hết tham, sân, si Thầy mới nhận định được, Thầy mới sáng suốt được. Chứ còn tham, sân, si thì Thầy thấy được không mấy con? Qua cái chỗ mà Thầy nói lên, Thầy viết lên những tập sách mà mấy con đọc, mấy con thấy là đúng. Nếu mà tâm Thầy còn tham, sân, si thì Thầy viết được không? Thầy biết các tổ sai không? Thầy dám nói không? Các con thấy cái điều đó!

Thầy không nói về vấn đề mà thần lực cái gì hết, Thầy chẳng có thần lực gì cả hết, Thầy nói thật. Mà Thầy có một cái tri kiến thấy đúng, nói đúng, ai chửi Thầy Thầy không giận, ai làm gì Thầy không buồn, luôn luôn lúc nào Thầy cũng đứng trên đầu sóng của nhân quả chứ Thầy không bao giờ để sóng gió nhân quả chụp Thầy, không bao giờ! Còn mấy con hở một chút là sóng gió chụp mấy con liền.

(28:42) Tại sao vậy, tại sao Thầy biết? Mấy con thích nói chuyện, mấy con còn tham ăn, mấy con còn tham ngủ, mấy con không chiến thắng được nó là mấy con nằm dưới sóng, dưới đợt sóng của nhân quả. Mấy con bị cuốn đi trong đợt sóng của nhân quả. Còn Thầy thì đứng trên đầu sóng, cho nên nó làm sao cuốn Thầy được. Mà như vậy là rõ ràng là tâm Thầy phải do tri kiến của Thầy nó ly tham, sân, si mới được.

Chứ nếu không nhờ cái tri kiến không ly tham, sân, si thì làm sao Thầy đứng trên đầu sóng đó được? Cho nên Tu viện luôn lúc nào cũng có thể sóng gió. Nhưng mà nhờ đứng trên đầu sóng chúng ta mới được an ổn, chứ nếu mà chúng ta đứng dưới chân sóng thì chắc chắn là chúng ta sẽ bị chết đuối rồi. Do cái sự tu tập hôm nay mà mấy con siêng năng làm bài như thế này Thầy mừng lắm mấy con!

Thầy biết rằng con đường Thầy sẽ hướng dẫn mấy con đạt được - từ tuổi trẻ cho đến người già vẫn chứng đạo được hoàn toàn. Ngày xưa đức Phật có nói ông Hiếp Tôn Giả tám mươi tuổi vẫn theo Phật chứng đạo quả A La Hán, chứ đâu phải không. Thì phỏng chừng mấy con hôm nay ngồi trước mặt Thầy, Thầy tin rằng những gương mặt mà hiện diện đối với Thầy hôm nay là những người mà cố gắng theo đúng lời Thầy dạy - Tri Kiến giải thoát sẽ giúp các con chứng quả A La Hán hoàn toàn. Mấy con sẽ là một con người phàm phu như bao nhiêu người khác, nhưng tâm hồn của mấy con là tâm hồn của bậc A La Hán. Thầy tin chắc điều đó! Và những gương mặt mà đang ngồi trước mặt Thầy sẽ là những người chứng đạo chứ không phải là những người không chứng đạo. Nếu mấy con quyết tâm.

(30:17) Do cái điều kiện ở sự quyết tâm của mấy con và sự hướng dẫn của Thầy, Thầy tin rằng trước mặt Thầy ngày nay, nhưng mà một năm sau, một năm sau nữa thì mấy con sẽ thấy sự giải thoát của mấy con rất tuyệt vời. Hãy cố gắng! Và làm bài tư duy cho kỹ dựa theo cái dàn bài của Thầy, cái sườn mà luận thì mấy con sẽ triển khai được. Làm bài này chưa xong, thì làm bài khác nữa, làm hoài, làm chừng nào mà Thầy cho rằng cái bài này đúng, thì mấy con mới làm. Mặc dù là Thầy không nỡ nói mấy con làm sai, sợ mấy con tự ái, mấy con buồn, mà Thầy nói làm đầy đủ nhưng còn thiếu chỗ nào đó, thì mấy con biết rằng bài làm của mấy con chưa trọn đâu. Cho nên tiếp tục làm lại, đừng sợ mất công. Tu học mà!

Mà mỗi lần làm là mỗi lần có cái sự tư duy làm cho tri kiến của mấy con sáng suốt lên thêm, hiểu biết lên thêm. Mỗi lần làm là mỗi lần giúp cho tri kiến của mấy con đầy đủ thêm, không thiếu. Làm rồi đừng nghĩ rồi như người học sinh tôi làm bài đó rồi, phải làm bài khác, tiếp tục làm cho nhiều nhưng mà không sâu. Làm trở lại cho đúng, cho sâu, ý nghĩa đầy đủ, áp dụng vào đời sống của chúng ta là một bài học và một cái bài thực hiện để chúng ta được giải thoát hoàn toàn, thì cái bài luận đó nó mới có ý nghĩa. Và những bài luận đó sẽ trở thành những cái tập sách sau này. Các con sẽ thấy Thầy sẽ góp lại những cái bài luận mà mấy con đầy đủ nó sẽ góp lại thành một tập sách. Sau này cái người mà người ta chưa tu người ta sẽ đọc, người ta thấy người ta cũng đã được giải thoát, mười phần người ta cũng sẽ được giải thoát năm phần, khi người ta đọc thôi người ta cũng sẽ được giải thoát.

Thầy nói như thế này có một người chưa từng đến chùa, chưa bao giờ, mà lại là say sưa rượu chè chơi bời đủ cách, bài bạc nữa. Mà khi đọc Hành Thập Thiện, Tứ Vô Lượng Tâm, hoặc là đọc sách của Thầy dạy về Đạo Đức Làm Người, thì họ không còn say mê cờ bạc, rượu chè, hút hít, họ bỏ sạch xuống hết, họ trở thành một con người tốt, làm cho gia đình cha mẹ họ ngạc nhiên thằng này tại sao mà như vậy. Cuối cùng thì hỏi ra mới biết rằng là do đọc sách Thầy mà tự nó thay đổi.

Các con thấy những cái lời mà con nói trong những cái bài luận về đạo đức nó lợi ích rất lớn mấy con, nó lợi ích ngay bản thân của mấy con và đồng thời lợi ích rất lớn cho những người khác khi đọc sách. Cho nên những bài mà mấy con viết, mấy con lấy những cái mẩu chuyện không xa đâu, chính bản thân của mấy con triển khai ra thì mấy con sẽ thấy được lợi ích rất lớn cho bản thân mấy con và lợi ích rất lớn cho người khác. Nó là những cái bài học thật, chứ không phải là giả, không phải là tìm cái chuyện xa vời.

(33:06) Nhiều khi mấy con viết một cái câu chuyện nghe như tiểu thuyết, nghe rất hay, nghe hấp dẫn lắm, nhưng mà nó dài dòng, quá dài làm cho cái người đọc nó mất nhiều cái thì giờ. Cái câu chuyện ngắn gọn đầy đủ ý nghĩ của nó thôi, xoáy mạnh vào trong cái nhân quả của nó, đó là cách thức của mấy con viết, đừng có nói dài dòng: " À! Cái câu chuyện nó xảy ra tôi làm như vậy như vậy, hồi đó tôi chứng kiến như vậy như vậy, thế nào, khi nào, tôi thấy như vậy".

Và đồng thời bây giờ khi đưa cái mẩu chuyện ra rồi, thì những cái hành động đó thì mình nên nêu trở lại đây là đặc tướng, mình đưa ra cái mẩu chuyện, rồi mình: "Đây là đặc tướng của nhân quả mẫu chuyện này, cái đặc tướng như thế nào, cái hành động đó, cái tướng đó như thế nào. Rồi đây là đặc tính, thì cái tính của cái nhân quả này nó như thế nào". Thì mình nêu ra ngay.

Rồi bắt đầu đó tới cái duyên hợp: "Do sao mà cái sự kiện này xảy ra. Rồi cái duyên tan của nó như thế nào". Đó là mình dựa theo cái đó là mình viết không sai chút nào hết, mà bài viết của mình rất hay, đầy đủ.

Và cuối cùng lời khuyên răn, phương pháp. Nếu mình khéo léo nữa mình khuyên răn mình và còn kèm theo cái phương pháp trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo cái phương pháp nào, nhất là cái phương pháp Tác ý. Mình áp dụng vô trong đó để nhắc nhở cho mình và cũng nhắc nhở cho người khác để thực hiện được cái Tri Kiến Giải Thoát.

(34:25) Bây giờ thì xin trả lại để chúng ta tiếp tục qua cái bài khác. Bây giờ cái bài học khác cũng rất là quan trọng. Thầy sẽ trả lời một vài điều cần thiết mà mấy con đã hỏi Thầy:

Vấn đề bác Phước tu tập, thì bác hỏi Thầy: Tu tập như vậy có lạc ở trong cái pháp không?

Thầy bảo rằng không có lạc pháp. Bác tu tập như vậy là đúng chứ không có sai đâu, cứ tiếp tục tu tập như vậy là tốt, không có gì đâu.

Còn ở đây Thầy xin trả lại mấy cái bài này và Thầy sẽ trả lời qua một cái câu hỏi. Đây, con sẽ đem trả lại mấy cái bài này con. Rồi coi theo đó mấy con sẽ làm lại mấy con, càng làm nó sẽ giúp cho tri kiến mình càng rộng hơn. Đây là câu hỏi.

Ở đây cũng có người làm bài cũng khá lắm, nhưng mà Thầy chưa cho đọc, nhất là các con mà còn tuổi trẻ. Thầy nhắm vào tuổi trẻ của mấy con lắm, bởi vì tuổi trẻ của mấy con là tương lai của Phật giáo. Mấy con tu xong rồi cái trách nhiệm của mấy con rất lớn là mấy con gánh vác. Cũng như Phước Tồn, như Thiện Thảo, như Minh Trí, ai nữa con. Mấy con còn tuổi trẻ mấy con phải cố gắng mà làm bài cho nó kỹ lưỡng. Chứ mấy con mà tu tập như vậy mà mấy con đứng lớp mấy con dạy không được đâu. Cái kiểu mấy con viết bài như vậy là mấy con đứng lớp mấy con dạy đạo đức người ta không xong đâu.

Cho nên mình phải cố gắng học để triển khai tri kiến của mình, thứ nhất là được giải thoát cho mình vô lậu, tâm vô lậu. Thứ hai là mình đứng lớp mình dạy người ta với cái đạo đức qua cái thân hành của mình là sống đúng giới hạnh, qua cái ngôn ngữ của mình nói về nhân quả ở đâu ra đó, mình đứng lớp dạy mà mình là gương hạnh cho những người khác nữa. Cho nên vấn đề mà học về Định Vô Lậu này, triển khai Tri Kiến giải thoát này rất cần thiết cho mấy con rất lớn.

(36:14) Tương lai mấy con phải đứng lớp, chứ không thể nào mà nói suông được, bởi vì cái duyên nó sẽ đến. Là có thể nói rằng những cái Trung Tâm An Dưỡng, những cái Chi nhánh An Dưỡng sẽ ra đời. Mà ra đời Thầy phải có người, mà có người thì phải đứng lớp dạy. Vì cái khu an dưỡng nó có cái khu trường học, nó cũng như cái lớp học của chúng ta hôm nay vậy, thì mấy con là những người đứng lớp dạy. Thì thứ nhất là phải thân giáo, thứ hai là phải thuyết giáo. Thuyết giáo là dạy cho người ta biết cách để mà người ta học tu về đạo đức nhân bản, nhân quả. Đó thì mấy con nhớ kỹ, cố gắng tuổi trẻ mấy con phải nỗ lực tu.

Còn những người già, những người lớn tuổi thì mấy con tu để làm chủ sự sống chết của mấy con. Mấy con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, thấy con hãy nỗ lực tu. Đầu tiên mấy con phải dùng cái Định Vô Lậu mà ly tham, sân, si cho sạch, tâm mấy con thanh tịnh. Khi mà tâm thanh tịnh thì mấy con mới có đạo lực làm chủ được sự sống chết của mấy con. Chứ nếu tâm mấy con còn tham, sân, si, thì chắc chắn là không bao giờ có. Cho nên nhờ Định Vô Lậu mà mấy con quét sạch hết cái tham, sân, si, làm cho thân tâm mấy con bất động trước cái ác pháp và các cảm thọ.

Do cái sự tu tập đúng như vậy, thì Thầy mong rằng cái ngày mà có đủ duyên mà có các lớp học, thì trong những lớp học đó có những vị tuổi tám mươi vẫn đứng lớp dạy đạo đức mấy con, đầu bạc phơ như mấy con vẫn đứng lớp dạy. Thay vì tuổi mấy con là tuổi hưu trí, không còn đi ra lớp dạy đâu, nhưng vì đạo đức của con người mà tới cái hơi thở cuối cùng chúng ta mới hưu trí. Nghĩa là tới cái hơi thở cuối cùng là chúng ta bỏ cái xác thân này thì chúng ta hưu trí.

Còn một chút hơi là vì con người trên hành tinh còn đau khổ nhiều lắm, chúng ta không ngồi không mà để thọ hưởng, mà chúng ta hãy đến lớp mà chúng ta dạy cho con em của chúng ta có những ngày học đạo đức để đem lại sự hạnh phúc cho họ.

Đó là những ước mơ của Thầy thôi. Còn cái duyên của mấy con, còn cái duyên của mấy con. Cho nên mấy con ráng tu học mấy con! Con cháu chúng ta khổ lắm mấy con, đang sống khổ! Mà chính bây giờ chúng ta cũng thấy mình đang làm khổ, bởi vì còn mang cái tham, sân, si là còn khổ. Cho nên sống chết của chúng ta chưa làm chủ thì còn nỗi khổ.

Cho nên vì vậy mà chúng ta rất thương lấy cái sự khổ của mình mà thương con cháu của mình. Cho nên phải ráng nỗ lực tu tập thực sự, làm bài thật sự, không được làm sơ sót mấy con, nhất là đạo đức đường đi nhân quả của con người, nhất là đạo đức thân hành, khẩu hành, ý hành, chúng ta phải làm cụ thể rõ ràng.

Bài làm của mấy con mỗi người được Thầy chấp nhận và cho làm thành sách thì mấy con hạnh phúc lắm mấy con. Vì hạnh phúc nhất là những cái lời tư duy suy nghĩ của mấy con viết lên trang giấy mà là những cái bài học cho bản thân mình và cho con cháu của mình sau này, thì điều đó là điều hạnh phúc nhất mấy con. Vừa học mà vừa để những cái gương hạnh tốt, vừa nói lên được tiếng nói tốt để giúp đời, thì còn gì hạnh phúc nữa. Phải cố gắng!

4. ĐẶC TƯỚNG, ĐẶC TÍNH, DUYÊN HỢP, DUYÊN TAN, CHUYỂN ĐỔI & PHƯƠNG PHÁP

(39:12) Trưởng lão: Về nhân quả thảo mộc mà hỏi đặc tướng, đặc tính, thì dễ thấy rõ rồi, các con thấy đó là nhân quả thảo mộc mình thấy rõ rồi. Nhưng mà về đặc tướng, đặc tính cái phần nào trong những cái mẩu chuyện.

Thí dụ như bây giờ một cái người mà có những cái hành động làm ác, thì cái tướng của họ đó thô tháo như thế nào, qua cái người mà làm ác các con thấy nó hiện ra cái tướng hung dữ, phải không? Mình nhìn thấy cái người mà họ hay giết súc vật đó, thì mình sẽ thấy. Cái người làm gà nó có cái tướng của họ, họ cắt cổ gà thường xuyên nó hiện ra cái tướng của họ. Mình nhìn qua cái người đó nó có cái tướng của cái người giết. Mình nhìn một cái người mà hay đâm trâu, hay đập đầu trâu, hay giết bò, heo, dê, thì mình thấy cái tướng của họ nó không phải là cái tướng của người đàng hoàng đâu, nó có cái tướng của nó.

Cho nên mình xét nhận qua nhân quả, cái tướng người giết hại nó phải có những cái sát khí của nó, nó hiện ra cái người đó như thế nào. Và cái hình tướng mà cái người giết hại thì họ hung dữ lắm, họ hung dữ lắm. Khi mà một cái người sân mà con thấy họ đấm ngực, đấm tay, họ đập bàn, đập ghế, đó là cái tướng nó hiện ra. Cái tướng hoặc là họ la lớn tiếng, họ nói ồn náo, họ không có nói nhỏ nhẹ được, đó là cái tướng của họ.

Còn cái đặc tính của họ, hoặc là họ khóc lu bù. Cái tướng của họ làm cho họ đau khổ, làm cho họ vui mừng, làm cho họ, cái tướng của họ. Cái tướng thì nó hiện ra cái tướng là nó hung dữ, nó lộ vẻ ra bực tức, nó đập cái này, nó phá cái kia, đó là cái tướng.

Còn cái tính của nó thì con phải xét qua cái tính đó nó ác hay là thiện. Rồi cái tính của nó ác là nó có những cái làm cho cái người khác khổ, và chính bản thân của người đó khổ, thì đó là cái tính của nó, tính khổ. Cũng như là nói qua cái đặc tính của nhân quả thì con thấy như cái trái cây có ngọt, có đắng, có cay. Còn cái tính người thì ác hay là thiện, còn cái kia nó đắng, cay, ngọt, bùi, còn cái này nó thiện hay là ác, cái tính của nó. Cái đó nó ác nhiều hay ác ít, cái đó nó đem lên cái khổ nhiều, hay là khổ ít, đó là cái tính. Cho nên vì vậy mà cái đặc tính của nó thì nó là cái thiện, cái ác, cái khổ nhiều, khổ ít.

Còn cái đặc tướng của nó là cái tướng của nó hung dữ, nó ồ ạt, nó la lối, nó đánh đập, nó phá cái này, nó đập cái kia, đó là cái tướng của nó. Đó thì con thấy cái tướng của nhân quả đó nó là như vậy. Cho nên nói về cái thân hành thì cái tướng của nó, cũng như bây giờ thân hành của cái thân hành là cái tướng giết hại chúng sanh, nó cầm dao nó giết, nó lấy búa nó đập, nó đi nó đạp, nó chà, nó đạp đá, đó là cái hành động đó là cái tướng của nó. Còn nói cái tướng của cái miệng, cái khẩu nghiệp, thì cái la lối, hung dữ nạt nộ, đó là cái tướng của nó, nó hiện ra cái tướng của nó.

Còn cái tính của nó ác nhiều, ác ít, thiện nhiều, thiện ít, đó là cái tính của nó. Do đó mình dựa vào thì mình nói được cái tính của nó. Trong cái mẩu chuyện mình đưa ra rồi thì mình nhìn thấy cái hành động đó là nó làm đó, thì mình nhận ra cái tướng của nó rồi mình nói lên cái nhân quả của cái tướng, rồi nhân quả của cái tính.

Rồi mình mới nói đến cái duyên hợp, có những cái duyên nào mà hợp nó mới thành ra những hành động đó. Còn không có thì nó làm sao mà nó có được cái nhân quả đó. Cho nên cái duyên hợp. Rồi duyên tan. Nghĩa là cái kết cuộc của cái sự việc đó, nó tan rã.

Rồi cái chuyển đổi. Mình chuyển đổi tức là từ cái hành động ác đó mình chuyển thành thiện. Bằng cách thí dụ như người ta chửi mình mà mình không chửi lại, mà mình nhẫn nhịn và mình khởi sự mình thương yêu. Đó là mình chuyển đổi cái nhân quả.

Rồi mình chuyển đổi rồi thì tức là mình có những cái phương pháp để mình áp dụng, phương pháp áp dụng đó để áp dụng vào đời sống của mình bằng một lời khuyên, bằng một cái phương pháp cách thức mà tu tập nhắc nhở tâm mình. Hàng ngày mình thấy cái tướng mình hay sân, hay giận dữ như vậy là những cái tướng, cái tính như vậy là hung ác, thì do đó thì mình thường nhắc nhở tâm mình bằng cái phương pháp Tự Kỷ Ám Thị hay là Như Lý Tác Ý. Thì đó là mình biết áp dụng vào đời sống của mình bằng cái đó, để cho mình ngăn chặn những cái nhân quả ác đó. Đó là cách thức như vậy.

Cho nên ở đây nhớ kỹ những cái tướng, rồi những cái tính của cái hành động đó thì mình sẽ giải rõ làm cho người ta hiểu và cũng chính mình hiểu, hiểu rất rõ để mình xả tâm.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy