CK 023C - NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - VẤN ĐẠO ĐỊNH VÔ LẬU - ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 01/11/2005
Thời lượng: [56:07]
(00:00) Tu sinh: Con thưa Thầy, bây giờ thì khoảng thứ Hai mình mới học Thầy kiểm tra để lại cho chắc chắn hay học giờ dự giờ Thầy.
Trưởng lão: Các con cứ làm bài phải không con về cái này phải không con. Có thể thứ 2 mấy con nộp cũng được, để mình kiểm tra lại cho nó chắc mấy con. Chứ bây giờ Thầy nói rồi mấy con chưa có nắm chắc của nó đó, rồi mấy con viết Thầy kiểm tra lại Thầy bắt quỳ gối hết đó.
Tu sinh: con kính thưa Thầy, Thầy phạt chúng con vi phạm, Thầy cũng không vui. Cho nên chúng con cũng cố gắng.
Trưởng lão: Đúng vậy, Thầy biết mấy con mà sơ sót, mà Thầy phạt mấy con, rất là hãnh diện, được phạt.
(00:51) Tu sinh: Con kính thưa Thầy, hôm trước con dự thính thành thử ra con xin Thầy con thức đêm. Nhưng mà con vừa làm học mà con thức đêm nữa con chịu không nổi thành ra con xin Thầy hai đêm nay con nghỉ, con tu thân hành nội. Con thức đêm nhiều rồi con học bài nữa sợ loạn thần kinh.
Trưởng lão: Được mà con, không có gì đâu. Phải học cho đúng, cái lớp mà đào tạo. Chứ mấy con mà vừa thức đêm nữa thì chắc chắn là cái lớp học này mấy con học có nữa. Chưa được phân nữa mà mấy con đã đi rồi, đi Niết Bàn rồi.
Tu sinh: thưa Thầy con xin Thầy như vậy cho con được dự thính.
Trưởng lão: Mấy con làm việc, mấy con làm ít thôi, để mà còn học thêm mấy con. Bởi vì cái lớp này, lớp đào tạo thật sự. Cho nên mấy con thấy những cái đứa bé mà đi học, chúng phải đi làm phụ giúp công việc cho cha mẹ không có thì giờ để học. Có những đứa nó thông minh lắm, nhưng mà nó vì đi làm giúp cha mẹ nó sẽ giảm bớt cái sự học tập của nó rất nhiều. Cho nên mình thấy những đứa bé mình nhìn cực lắm.
(02:10) Trưởng lão: còn bây giờ ở đây mấy con cũng như là những đứa học trò mà mấy con làm nhiều mấy con sẽ tu học rất khó, không phải dễ. Cho nên mình làm mình phụ giúp mình thấy làm vệ sinh thật sự ra các con làm vệ sinh, dọn dẹp rác rến nó sạch sẽ. Bởi vì cái con người của mình là cái con người sống có vệ sinh cho nên làm sạch sẽ thì nó thấy quang đãng, để như cây cối um tùm vậy nó dơ bẩn.
Chúng ta vì tu hành, chúng ta không nỡ làm hại cây cỏ. Chứ thực ra đối với con người chúng ta, khoảng khoát thì nghe cái sự sống của chúng ta nó có sự an lạc kỳ lạ. Còn nếu u tộp, những con vật nó ở đó, rồi nhiều khi nó đến nó làm hại chúng ta nữa. Nó đem vi trùng, như muỗi đồ đó nó đem những vi trùng bệnh, rồi những con vật khác nó đem đến sự ngứa ngáy, hoặc là đủ thứ làm cho chúng ta cũng chướng ngại lắm, còn nó khoảng khoát con vật nó không có núp ở trong đó nó cũng đỡ cho chúng ta biết bao nhiêu.
Nhưng vì cái sự tu hành của chúng ta, chúng ta không có nên phá cây cỏ. Nên chúng ta cũng chấp nhận vậy thôi. Chúng ta cũng biết những cái lá mục ở dưới đó nó có chứa những vi khuẩn, côn trùng núp trong đó, sinh trưởng nó sống đó. Chúng ta làm sự chết ở trong, mà để dơ thì nó không có khoảng khoát. Nhưng mà không nỡ tâm thôi. Chứ thật ra con người chúng ta là con người sinh ra, muốn sống nó có sạch sẽ, khoảng khoát nó có cái sự vệ sinh của nó.
(03:44) Cho nên đối với con người nó có cái lối sống khác cho nên vì vậy. Chúng ta có điều kiện để tránh đi những cái tai hại đó . Như cái đường chúng ta đi, thì tránh sự nhổ cỏ, chúng ta chỉ trám xi măng thì có không lên. Nhưng mà tốn hao quá chúng ta làm không nổi đâu. Vì vậy mà nói thì ước ao vậy thôi nhưng sự thật ra chúng ta không nên làm tốn hao tiền của đàn na thí chủ.
Mình có làm ra tiền đâu. Mình đến đây mình tu để giải thoát, cho nên vấn đề đó mình biết. Mình biết nếu có đủ phương tiện mình làm vậy, mình cũng không làm rộng lắm để con đường mình đi mình tránh khỏi nhổ cỏ và nó sạch sẽ. Nó không có đi dậm con này, con kia ẩn núp ở dưới cho nên nó đỡ nhưng mà không …. Chúng ta thấy tốn hao quá,
Thầy khuyên chúng ta cố gắng thỉnh thoảng có nhổ cây cỏ nào, thì mấy con có thương yêu nó thì mấy con móc cái lỗ ở chỗ khác đem trồng nó lại. Thì nó vẫn sống chứ nó không chết đâu. Nhưng mà đó là nói lên được cái lòng thương yêu của mình đối với sự sống của cây cỏ mấy con. Chứ đừng có nhổ rồi quăng ném, tội nó lắm.
Nhiều khi Thầy thấy mấy con muốn sạch sẽ, vệ sinh mấy con vứt nhổ nó quăng đống đống, ném nó chết Thầy thấy cũng tội. Bởi vì dưới cái đôi mắt của cái người có tâm từ người ta thấy người ta cũng thương lắm. Mấy con cứ xét, xét áp dụng về nhân quả thì mấy con sẽ thấy được cái tâm mình rất rõ. Khi thấy người khác mà nhổ cỏ rác này kia, gom một đống đó, mấy con đi ngang, thản nhiên. Thì biết rõ nhân quả cái nhân quả của mình chưa sâu đâu, chưa áp dụng vào đời sống đâu. Chưa áp dụng vào đời sống cái lòng hiếu sinh của mình.
Trước cái cảnh mà cây cỏ nó bị nhổ gốc, quăng một đống. Mình rất là xót xa, đau xót, đó cũng là mình thấu suốt được quy luật nhân quả sanh diệt. Mình thấy nó cũng xót xa nếu mà mình muốn sống mà cây cỏ nó chết nó cũng đau. Vì vậy cho nên mình có những tâm niệm như vậy, mà tâm niệm thật sự mình sống nhân quả.
(05:43) Trưởng lão: nên ở đây thì mấy con nhớ, về cái lớp học tới đây cái lớp học Chánh Niệm Tỉnh Giác sẽ triển khai kỹ. Bởi vì Thầy thấy cái Định Vô Lậu thì mấy con cũng cạn cợt, về tư duy quán xét. Về cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, chắc chắn là mấy con mất nó là dậm chân tại chỗ rồi. Mấy con nói thế nào chứ còn Thầy biết là mình chưa có chủ động đâu. Bữa thì tốt bữa thì xấu, bữa tốt bữa xấu, kiểu này chắc không biết tu biết bao nhiêu kiếp nhập định mới được. Bởi vì sự tu tập như vậy thì nó làm sao nó đạt được cái chất lượng cao. Mấy con hiểu chưa?
Cho nên bây giờ là phải có cái sự đào luyện của Thầy. Bắt buộc phải nhiếp tâm, phải dẫn tâm như thế nào. Tỉnh Thức, Định Tỉnh như thế nào để tâm Nhu Nhuyễn Dễ Sử Dụng. Còn quán xét như thế nào để tri kiến mấy con rộng mở với cái tầm nhìn thấu suốt. Nó không còn cái áng mây vô minh nào che đậy trên cái sự hiểu biết của mấy con. Như vậy thì lợi ích rất lớn cho mấy con và cũng chính chỗ đó mà mấy con đã chứng đạo.
(06:45) Đó là cái con đường đào tạo giáo dục. Cho nên, nó không phải là ngồi không mà làm được. Đây là mấy con vừa học tập vừa tập luyện. Mà Thầy vừa dạy bảo là thúc đẩy. Thậm chí như mà cần thiết cũng phải đánh đòn mấy con nữa. Bởi vì ham ngủ quá phải đánh chứ sao. Mà không đánh thì không phá được hôn trầm thùy miên. Nhiều người, nếu mà Thầy tăng giờ lên mà cứ gục tới, gục lui, buộc lòng phải cho cái roi mây mới được. Đặng nó nhớ đời đặng nó thức, không khéo nó ham ngủ.
Đó là cách thức đào luyện, phải dạy bảo, phải sách tấn, phải khích lệ. Làm cho nó thực hiện phải chiến thắng, còn nếu bây giờ người học trò giỏi thì phải nhờ Thầy phải răn dạy, phải phạt vạ thì nó sợ nó mới ráng học. Còn cái người mà muốn tu cho được, nếu cứ dễ dãi. Muốn ngủ hồi nào ngủ, muốn tu hồi nào tu thì chắc chắn không bao giờ.
Cho nên vì vậy mà không có vị Thầy thúc đẩy sách tấn mấy con thì khó mà các con đạt được vô lậu. Do vì vậy mà phải có cái sự phạt vạ bằng cách này, bằng cách khác. Thầy nói nhưng Thầy biết là không bao giờ Thầy phạt đâu. Nhưng mà nói để cho mấy con ráng. Chứ không bao giờ mà Thầy nỡ cầm cái cây mà Thầy đánh mấy con đâu. Bởi vì đánh mấy con đau thì cũng như Thầy đánh Thầy. Nói thì nói chứ còn thực sự để cây tầm vông đó đứa nào ngủ gục là Thầy đánh. Nhưng mà sự thực Thầy chưa có đánh mà để hăm thôi, để làm cho mấy con ráng tu. Đó là cách thức của Thầy.
Thôi bây giờ thì đến đây mấy con về nghỉ. Một giờ nữa là mấy con đi khất thực. Thầy còn làm công việc khác nữa. Thứ hai, Thầy kiểm lại kỹ lưỡng, mấy con sẽ ghi lại cho Thầy. Phải không? Mấy con nộp bài Thầy, thứ 2 Thầy sẽ trả. Bây giờ mấy con có hỏi trước khi mà rời bàn học thì mấy con có hỏi gì không?
(08:48) Tu sinh: Thầy cho con hỏi con có được làm bài với mấy bạn đồng tu hay không?
Trưởng lão: được chứ con, con cứ làm đi. Ghi cho Thầy, Thầy đọc rồi Thầy giúp con. Rồi, mấy con còn.
Tu sinh: thưa Thầy! hôm nay con mới làm bài, con cũng xin kính mong Thầy…
(09:20) Trưởng lão: được, mấy con
Tu sinh: con làm tiếp
Trưởng lão: con nên làm tiếp tục cái bài của con là đường đi nhân quả hay là nhân quả thảo mộc con?
Tu sinh: đường đi nhân quả
Trưởng lão: đường đi nhân quả rồi phải không? Thì con tiếp tục cái bài nhân quả thân hành đi Thầy sẽ duyệt cái bài này rồi Thầy sẽ gợi một ý sai.
Thì con làm cái bài nhân quả thân hành thì nương vào cái đặc tướng của thân hành rồi đặc tính của thân hành, rồi duyên hợp của thân hành, rồi duyên tan của thân hành và chuyển đổi của thân hành, dựa vào cái tiêu chuẩn đó mà mấy con viết cái bài nó cụ thể rõ ràng, và đưa ra một cái mẫu chuyện, từ trên cái mẫu chuyện đó mới luận ra cái nhân quả thân hành. Nhớ vậy thì làm không sai.
Trưởng lão: Con, có điều gì con?
Tu sinh: Thưa Thầy như trường hợp của con, con đang tính là con dọn dẹp … là cái thứ nhất, thứ hai là đồ đạc còn nhiều con không biết giải quyết làm sao.
Trưởng lão: Không bây giờ con dẹp đồ đạc trong đầu của con, đừng có đem đồ đạc của con mà đem bỏ. Bây giờ thật sự ra thì bé Nhi nó còn nhỏ những cái đồ đạc đó coi như là giao cho nó hết đi, còn phần con là phải lập cái hạnh mình bỏ hết mình chỉ sống ba y một bát thôi. Tức là con chỉ sống 3 cái bộ đồ và một cái áo tràng vậy đủ rồi, còn kem đánh răng, bàn chải một cái, cái nào thừa mẹ cho con hết, con còn giữ được chứ mẹ không giữ được, mẹ là người đi tu rồi không giữ được, mai mốt mẹ hết mẹ xin con, mình hết mình xin, nó như là Phật tử nó cúng dường lại con thôi, còn bây giờ ai có cho con thì giao cho nó hết còn con đừng có nhận gì nữa hết, con chỉ sống để lo tu cho mình thôi, thì như vậy phải lập cái hạnh cho nó đúng con. Sau này có những dịp mà mấy con nỗ lực tu hành thật sự thì phải sống cho đúng ba y một bát mấy con. Nhất là những tu sĩ hoàn toàn là chỉ có cái bát thôi chứ không có cái gì nữa hết, cái y với cái bát thôi chứ không có cái gì nhiều đâu.
(11:41) Tu sinh Nguyên Thanh: bạch Thầy cho con hỏi là Định Vô Lậu và Chánh Niệm Tỉnh Giác cái nào có tiêu chuẩn cao hơn?
Trưởng lão: Định Vô Lậu là cái Định có cái cao hơn cái Định Tỉnh Giác và cái sự lợi ích rất lớn của cái Định Vô Lậu là vì nó là cái đạo đức của con người, sống bằng cái tri kiến của nó. Cho nên cái Định Vô Lậu rất cần và Định Vô Lậu nó quét được cái dục lậu và hữu lậu, mà nói vô lậu mà cái đạt kết quả của đạo Phật là vô lậu. Cho nên cái Định Vô Lậu mà cái kết quả, của mục đích của đạo Phật để đạt được là phải là vô lậu.
Cho nên Định Vô Lậu là cái pháp chính, còn Chánh Niệm Tỉnh Giác là cái pháp phụ chứ nó không phải Chánh Niệm Tỉnh Giác là cái pháp chính.
Cho nên ở đây chúng ta tu học chúng ta phải thấy rằng Định Vô Lậu là cần thiết cho sự tu tu tập của chúng ta, nó là cái phương pháp chính để đi đến vô lậu chứ không phải Chánh Niệm Tỉnh Giác mà đi đến vô lậu.
Cho nên một người ngồi trong thất mà giữ Tâm Bất Động, giữ im lặng và không khởi niệm thì cái người đó chưa hẳn đã là vô lậu, mà cái người dùng cái tri kiến hiểu biết của chúng ta sống bình thường như mọi người mà tâm chúng ta không bị động thì cái này thật sự là vô lậu đúng là đạo Phật. Đó thì như vậy mấy con hiểu được cái pháp lợi ích và cái pháp không lợi ích. Cái pháp lợi ích nhất cho chúng ta đó là Định Vô Lậu, là sự tư duy quán xét là sự triển khai được cái tri kiến chúng ta sống trong cái đạo đức Nhân Bản - Nhân Quả không làm khổ mình khổ người đó là Định Vô Lậu đó mấy con.
Cho nên Thầy nhắc nhở mấy con học tu về cái đạo đức nhân bản nhân quả, mà học tu đạo đức Nhân Bản - Nhân Quả thì phải bằng cái sự hiểu biết, bằng cái tri kiến chứ không phải bằng cái Định được. Nếu mà ngồi Định thì cái tri kiến chúng ta ở đâu?
Cho nên cái vấn đề quan trọng là ở chỗ tri kiến chúng ta, nhưng không phải vì đó mà chúng ta phát triển Minh Sát Tuệ, không phải, mà chúng ta triển khai tri kiến giải thoát, tri kiến ở đâu thì đức hạnh ở đó, đức hạnh ở đâu thì tri kiến ở đó, tri kiến làm thanh tịnh đức hạnh, đức hạnh làm thanh tịnh tri kiến, thì sự thanh tịnh của đức hạnh thì chúng ta thấy rõ ràng.
Chữ đức hạnh ở đây là Thầy muốn chỉ cho giới luật của Phật, trong bài kinh Đức Phật nhắc là giới luật nhưng ở đây Thầy nói là đức hạnh.
Cho nên vấn đề học để triển khai sự hiểu biết của chúng ta là điều quan trọng, còn ngồi trong thất tu nhiếp tâm không niệm khởi là cái điều phụ không có quan trọng, nó chỉ cần nhiếp tâm an trú để đẩy lui bệnh chúng ta thôi, nó qua cái giai đoạn đó để đẩy lui bệnh chúng ta thôi chứ không phải đẩy lui những cái tâm niệm phiền não đau khổ chúng ta được.
Cho nên người mà tu Chánh Niệm Tỉnh Giác mà nói để ly dục ly ác pháp để làm cho tâm hết phiền não thì người đó không có, tu đó không bao giờ có, mà cái người mà tu dùng tri kiến, sự hiểu biết của chúng ta Định Vô Lậu là người đó sẽ ly tham sân si, ly dục ly ác pháp, cụ thể bởi vì chúng ta hiểu chúng ta mới ly, chúng ta không hiểu là chúng ta không ly, mà không ly thì chúng ta hoàn toàn không hết. Nó mấy con hiểu không.
(14:56) Tu sinh: Cái người còn vô minh lậu thì có tri kiến giải thoát không?
Trưởng Lão: Cái người mà còn vô minh lậu tức là con còn nói con còn buồn ngủ hôn trầm chứ gì. Đúng rồi cái người mà còn buồn ngủ, còn lười biếng thì người đó không bao giờ giải thoát được, bởi vì còn si, mà cái người đã có Chánh Tri Kiến thì cái người đó đã đẩy lui, tự họ đã ly tham sân si. Cũng như bây giờ mình ít ăn thì mình ít ngủ các con hiểu không nó tương ưng mà, tui ly cái tham ăn của tui thì tự nhiên cái ngủ nó giảm xuống, còn cái người ăn nhiều phải ngủ nhiều con hiểu chỗ đó không?
(15:35) Cho nên mình ly tham, sân, của mình, mà ly tham sân bằng tri kiến chúng ta thì cái ngủ nó giảm xuống nó tỉnh, nó không phải do chỗ ức chế cho nên lần lượt đó. Còn bây giờ mình cố gắng để mình phá cho hết buồn ngủ là mình bị ức chế.
Tu sinh: Thưa Thầy Chánh Niệm Tỉnh Giác là phá Vô Minh Lậu
Trưởng lão: Nó phá Vô Minh Lậu
Tu sinh: nó phá Vô Minh Lậu bằng Chánh Niệm Tỉnh giác
Trưởng Lão: Không được, bởi vì Đức Phật dạy lớp Chánh Kiến trước chứ đâu có dạy lớp Chánh Định trước. Thành ra mình phải đi từ chỗ này để ly dục ly ác pháp, rồi tuần tự nó còn sót lại những cái Vô Minh Lậu đó, còn sót lại thì chúng ta mới dùng cái tỉnh thức, mà hơn nữa hai cái pháp nó kềm để khi mà chúng ta ngồi tư duy mà buồn ngủ thì chúng ta có cái Chánh Niệm Tỉnh Giác chúng ta phá. Mà chúng ta phá một mình cái pháp này phá không hết Vô Minh Lậu, cái Chánh Niệm Tỉnh Giác phá không hết.
Bằng chứng là các con biết 5, 6 năm rồi mà thầy Chơn Thành cố gắng mà đến hôm nay mà thức suốt ngày đêm nhưng mà hở một chút là ngủ, hở một chút là ngủ, nghĩa là bây giờ tỉnh là đi hoặc là ngồi hoặc là đứng thì nó không ngủ, mà nằm xuống là nó thiếp vô liền, nó đang tỉnh chứ mà nó thiếp nhanh lắm. Cái ngủ nó không phải dễ.
Cho nên bây giờ mà triển khai qua cái vô lậu Thầy thấy nó giảm xuống được liền, nghĩa là ngay cả khi mà cái vô lậu, triển khai cái tri kiến của mình nó ly dục. Còn trước kia do ức chế mà đẩy lui cái Vô Minh Lậu đó nhưng mà mình ức chế nó chứ không phải là mình xả nó. Nhờ cái pháp bên đây nó xả tham, sân mà bên đây nó giảm cái si.
Cũng như chúng ta giảm cái ăn thì cái ngủ nó giảm. Thầy lấy ví dụ con thấy không, mà giảm cái ăn tức là giảm cái tham chứ gì, tham ăn thì cái si bên đây nó giảm, tức là cái ngủ nó giảm. Mà cái người ăn nhiều thì cái người đó ngủ nhiều, nó tăng lên cái si, cho nên nó sanh ra cái dục. Vì vậy cho nên ở bên đây cái dục ly bằng cái tri kiến, cái dục của chúng ta thì cái bên đây cái si nó giảm xuống.
Cho nên cái Chánh Niệm Tỉnh Thức của chúng ta dễ, cũng như bây giờ con nhiếp tâm mà nó cứ nó bị niệm hoài nó không vô, nó không an trú được là do cái tham, sân con còn. Mà cái tham, sân con còn thì nhiếp vô không được thì nó dễ bị hôn trầm thùy miên, có phải không. Bây giờ con ly cái tham bằng cái tri kiến của con, con ly cái tham, cái sân bằng cái tri kiến của con.
Cho nên ở đây nó giảm cái ngủ, nó giảm thì con nhiếp tâm vô phải không, có phải là nhờ cái gốc này không, mà cái này nó giảm. Cho nên tham, sân thì Đức Phật cũng vạch cho chúng ta rõ, cái si nó là cái gốc, nhưng mà nó không diệt được mà phải diệt cái tham cái sân trước.
(18:22) Cho nên tham, sân, si các con thấy có bao giờ Đức Phật nói si rồi tham sân bao giờ, có phải đúng không. Cho nên Đức Phật biết rõ ràng là quét sạch nó thì phải quét sạch bằng định. Nhưng mà những cái thô đó thì cái Định quét không có được, chỉ có cái tri kiến của chúng ta quét tất cả những cái thô. Còn cái vi tế của nó, nhờ chúng ta quét hết cái thô thì cái Định Tỉnh chúng ta mới có, mà Định Tỉnh chúng ta có thì nó nhu nhuyễn nó dễ sử dụng thì nó mới quét sạch cái vi tế, chỉ có Định mới quét sạch vi tế.
Cho nên con thấy, khi chúng ta tu từ cái Bát Chánh Đạo, Chánh Kiến cho đến Chánh Niệm thì tất cả những cái ly tham, sân chúng ta ly hết, mà bây giờ mới vào Chánh Định thì có một lớp Chánh Định thôi mà vào Chánh Định thì nó mới có thực hiện được Tam Minh. Thì như vậy rõ ràng là cái lớp mà Chánh Định, cái lớp mà tu tập về Chánh Định nó không có khó khăn mà nó chỉ có cái phần quét vi tế mà thôi, cũng như nói Lậu Tận Minh, nếu không có nhập được Định thì làm sao quét được Lậu Tận Minh, cái mầm tái sanh con hiểu không.
(19:27) Cho nên vì vậy mà nếu ở trong Chánh Niệm không thì nó quét không có sạch cái mầm đó đâu. Nghĩa là cuộc sống chúng ta rất bình an, thanh thản an lạc, sung mãn Tứ Niệm Xứ mà nó đạt được cái chân lý đó nhưng mà nó không thực hiện được cái Lậu Tận Minh. Cho nên buộc lòng khi đó tâm Định Tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng thì phải nhập các định.
Nhập các Định thì mới thực hiện được Tam Minh cái minh cuối cùng mấy con biết cái gì không, Lậu Tận Minh, lậu hoặc nó mới hết, cái vi tế. Còn cái lậu hoặc mà chúng ta quét ở đây là cái trí kiến của chúng ta là quét những cái thô. Cho đến khi nhập Định thực hiện Tam Minh, cái mầm của nó rất là nhỏ. Cho nên Đức Phật nói còn một chút xíu như đất trong móng tay ta thì chưa hẳn là giải thoát, tức là tham, sân, si chúng ta còn.
Cho nên thấy mình hoàn toàn không còn buồn ngủ nhưng sự thật nó vẫn còn, khi mà thực hiện đến cái định Tứ Thiền rồi mới thực hiện Tam Minh cái lậu hoặc nó hết thì cái buồn ngủ nó mới hết, con thấy ghê lắm chứ nó không phải dễ. Nếu mà không đi từ cái căn bản này mà đi ngang vô chỗ này thì con sẽ không đạt được mà con bị ức chế.
(20:35) Cho nên có nhiều thầy cứ cũng nghĩ rằng cứ vô cái chỗ mà tỉnh thức nhiếp tâm Định Tỉnh của mình để đi vào chỗ này thì mình phá được cái hôn trầm thùy miên của mình là cái Vô Minh Lậu chứ gì, nhưng phá cái thô phá không nổi đâu, nó phá cái vi tế chung của nó thôi, phải thực hiện cho tới Lậu Tận Minh nó mới phá hết chỗ đó, Lậu Tận Minh nó mới hết si, chứ nó còn một chút si của nó ở trong đó thì nó cũng chưa thành. Cho nên buộc lòng chúng ta quét sạch thì chúng ta phải đi tới Lậu Tận Minh.
Nhưng vì cái Lậu Tận Minh đó nó thuộc về Tam Minh nó thần thông cho nên Thầy không muốn nhắc, Thầy không muốn nói, vì chúng ta thực hiện chúng ta tu là chúng ta phải có, không phải để có mà thực hiện những cái này, có để cho biết rằng chúng ta là người hoàn toàn phá sạch lậu hoặc, không còn lậu hoặc. Nó là Lậu Tận Minh mà nó phá sạch, tới cái chốt cuối cùng là Lậu Tận Minh nó mới hết thật sự nó hết không còn một chút xíu, nó thật sự hết.
Còn cái Chánh Niệm Tỉnh Thức mấy con sống được cái trạng thái bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự nó là cái chân lý của đạo Phật rồi. Nhưng mà cái mầm để mà cuối cùng cho sạch lậu hoặc là phải tới Lậu Tận Minh.
Cho nên cái quả A La Hán là cái quả Lậu Tận Minh chứ không có gì hết, vậy thì chúng ta đạt được cái A La Hán thì chúng ta phải có cái Lậu Tận Minh nhưng mà cái Lậu Tận Minh nó đòi hỏi ở cái Chánh Niệm Tỉnh Giác thanh thản, an lạc, vô sự nó mới có.
Mà muốn có Chánh Niệm Tỉnh Giác thanh thản an lạc vô sự này thì nó phải do cái tri kiến giải thoát của chúng ta. Bởi vì nó bảy cái lớp học của nó, bảy cái lớp học của nó bằng tri kiến giải thoát, các con thấy. Cho nên nó quan trọng rất lớn mà nó căn bản rất lớn trên con đường tu tập. Con hỏi gì?
(22:24) Tu sinh: dạ thưa! con muốn hỏi Sư Ông! tu Chánh Niệm Tỉnh Giác lúc nào, cái nào hít vào, hít ra, con không biết.
Trưởng lão: Trong cái Chánh Niệm Tỉnh Giác thì bước thứ nhất của nó là chúng ta đi chúng ta biết chúng ta đi, tập trung biết đi thôi, cảm nhận cái đi thôi, đó là bước đầu hoặc hít vô biết hít vô, thở ra biết thở ra, đưa tay ra tôi biết đưa tay ra, tức là chúng ta ở trong thân hành mà chúng ta tập cái Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Tu sinh: Con muốn hỏi là Định Vô Lậu trước hay là Định Sáng Suốt trước. hay là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Trưởng lão: Chánh Niệm Tỉnh Giác trước con. Con muốn hỏi cái thứ lớp phải không. Thật sự ra cái lớp Chánh Kiến là học cái lớp mà Định Vô Lậu trước, rồi bắt đầu Định Sáng Suốt, xả nghỉ. Định Vô Lậu trước rồi Định Sáng Suốt, rồi mới bắt đầu đó Chánh Niệm Tỉnh Giác rồi mới tới Định Niệm Hơi Thở con, Định Niệm Hơi Thở cuối cùng, cái Định Niệm Hơi Thở nó khó hơn, nó dễ rối loạn hô hấp.
Cho nên vì vậy mình tập đi kinh hành trước rồi sau đó mình tập tới hơi thở thì nó không bị rối loạn.
(23:42) Tu sinh: Con tu tập, con kết hợp. Tại vì cái đặc tướng của con là ham làm, con muốn sử dụng cái sự tinh tấn cho nên là con áp dụng giống như là con quét. Ban đầu thì con nghĩ là con áp dụng sao cho cái sự quét sân của con nó thoải mái. Thì ngày đầu con quét … (nghe không rõ).
(24:37) Trưởng lão: Rồi con nói đi con.
Tu sinh: Dạ ngày đầu con quét lá rất là nhiều và con nghĩ là mỗi cái lá là mỗi cái tham sân si, nếu mình quét như vậy thì mình vừa quét vừa quán được không Sư Ông?
Con quét con thường nói là, ví dụ như ngày đầu mình quét rất là nhiều lá nhưng mà mình siêng năng thì tới bây giờ con chỉ cần đi lượm những cái lá thôi. Con không cần quét cái mảnh sân nó rất là rộng. Ngày đầu con quét 2 tiếng mới hết. Giờ con chỉ cần 5 phút để con đi lượm vài cái lá rơi, khi như vậy thì. Cứ mỗi lần con lượm, trước khi con bước đi thì con nói là: “Tôi đi lượm rác tôi biết tôi đi lượm rác”.
(25:30) Con đếm những chiếc lá xong rồi con bỏ rác con cũng nói: “Tôi bỏ rác”. Thì kế đó con hết mệt, cho nên con không có nghỉ. Con làm xong rồi con ra nghỉ xả. Con làm những động tác con thấy vui, con thấy rất là khỏe. Không biết sao, con trẻ mà con có đặc tướng tu của người già. Thành ra con thích cái đặc tướng tu đó lắm. Thì con không biết như vậy có sai hay không? Khi mình sáng chế ra cái gì đó nó tiện cho mình những cái cho mình thoải mái?
Trưởng lão: Cái đó được, tốt con. Bởi vì nó là ở trong cái sự tu tỉnh thức của con. Mà con sáng chế như vậy để cho mình tu tập tỉnh thức là tốt đó con. Nó hợp.
Tu sinh: Con không biết là tại vì trong cái thời gian con làm rác như vậy, con hoàn toàn tỉnh thức, không hề có niệm nào hết. Thì con không biết là ghi như thế nào, Sư Ông nói mình đi mình tỉnh ở trong năm phút hay một một phút hay gì thì con biết con làm như vậy là con biết hết rác thôi thì con ghi làm sao?
(26:21) Trưởng lão: Làm sao biết mình nhiếp tâm được phải không con? Ở đây, khi mình tập tỉnh thức là mình biết bây giờ mình lo cái hành động làm công việc nó tỉnh thức như vậy. Rồi bắt đầu con áp dụng vào cái đi kinh hành con. Trong khi đi là nó có cái pháp. Còn cái kia là tu trong Thân Hành Niệm là tu chung chung. Con hiểu không? Bây giờ con làm cái gì nó cũng có cái thân hành của con hết, con tập trung ở trong cái thân hành đó. Có phải không? Thì đó là chung chung con thấy nó không có niệm.
Nhưng khi mà áp dụng vô pháp để coi cái khoảng thời gian nào nó có niệm, khoảng thời gian nào không niệm để lấy cái đó làm căn cứ để lấy pháp mà dẫn cái tâm mình đi. Là mình làm chủ đó.
Còn mình tu chung chung vậy, con thiện xảo vậy để cho nó được an trú ở tâm đang làm, để cho nó đừng có niệm khởi ra khởi vô. Để cho nó an tịnh ở trong cái hành động làm thôi.
Nhưng mà khi con dụng cái pháp, bây giờ con dùng hơi thở con hít thở. Hít thở đó trong cái thời gian nào mà con nhiếp tâm được, an trú được mà cái thời gian nào mà con nhiếp tâm không được, an trú không được. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Cho nên căn cứ vào cái pháp con đang tu, hơi thở hoặc là đi kinh hành. Con bước đi trong 30 phút. Mà 30 phút hoàn toàn con bước đi không có niệm khởi thì con ghi nó là 30 phút.
Mà bây giờ con hít thở, trong khi đó 30 phút con hít thở mà con không có niệm, con ghi cái đó là con đã nhiếp tâm được. Còn cái kia là con thiện xảo trong cái hành động của con, con hiểu không. Thì lúc bấy giờ đó con không có tính cái vấn đề thiện xảo đó đâu. Biết là mình tu tỉnh thức đó mà nhưng ăn thua ở chỗ cái pháp tu. Lấy cái pháp làm cái chuẩn chứ không phải lấy cái tu mênh mông đó.
Mặc dù là người ta nói tu trong công việc, tại vì người ta nghĩ rằng pháp môn của Đức Phật là tu trong Thân Hành Niệm, tu trong công việc làm, tu trong mọi hành động nhưng không phải đâu.
Đức Phật nói cấu kết như cỗ xe, kiên cố như căn cứ địa tức là pháp Thân Hành Niệm là phải vậy chứ không phải như các quý thầy đã hiểu với một cách sai lệch là tu trong công việc.
Tu trong công việc thật sự ra mình tu vậy chứ mình chưa có biết đó là cái pháp còn ở đây cấu kết lại thành như cỗ xe biến cái pháp thân hành của chúng ta trở thành cái cỗ xe kiên cố trong cái thời gian đó mình tu được mấy phút.
Nghĩa là nhiếp tâm, an trú tâm được bao nhiêu. Bây giờ ăn thua con đi kinh hành bây giờ được 30 phút, 30 phút đó con thấy con tu được bao nhiêu phút mà con làm chủ, nhiếp tâm được và không có niệm.
Tu sinh: Cũng tùy theo Sư Ông, có nghĩa là khi mà con đi bước một là nó đi thanh thản an lạc vô sự thì con không có niệm gì hết nhưng mà bước ba thì có niệm, bước hai thì không có niệm, bước ba có niệm, bước tư lại không. Tùy theo ví dụ như ngày đó có chuyện xảy ra hoặc như mọi ngày, buổi sáng không có niệm, buổi trưa lại có niệm, buổi tối đi Thân Hành Niệm không có niệm. Khi con làm việc Thân Hành Niệm không có niệm vậy thì con phải ghi như thế nào?
Trưởng Lão: Như vậy con căn cứ cái giờ, cái buổi nào con cũng nhiếp được hết con ghi cái giờ đó chứ bây giờ buổi sáng được, buổi trưa không được, buổi chiều không được thì không được ghi cái thời gian đó.
Nghĩa là cái thời nào con nhiếp được thì cái thời gian đó mới được.
(29:52) Tu sinh: Nói lớp Chánh Tri Kiến nhưng mà con thấy con chưa có hiểu nhiều từ như chẳng hạn như con không biết lậu là gì hết, con thấy cái từ khái niệm trong đầu con nó lằng quằn những từ đó như lậu, kiết sử, coi như học Thập Thiện thấy cõi Trời, con không biết cõi Trời ở đâu hết, rồi các cái từ hôn trầm, thùy miên, tri kiến, Chánh Kiến, Chánh Niệm, Tam Minh những cái này thì làm sao để con hiểu những từ đó để con mới dùng cái Định Vô Lậu, cho nên con chưa hiểu nên con thấy mấy từ đó nó khó, cho con hiểu.
Trưởng lão: Cái vô lậu có nghĩa là nói không có phiền não, không có đau khổ trong tâm của chúng ta gọi là vô lậu.
Tu sinh: Chữ lậu là gì thưa Sư Ông?
Trưởng Lão: Chữ lậu cái danh từ của hán là nó rò rỉ, lậu hoặc nghĩa là mình gom chung lại nói như thế này cái nghĩa cho nó rõ. Cái nghĩa của lậu hoặc là nó rò rĩ, cái nghĩa của nó tiếng Hán Tự là rò rĩ. Còn Kiết Sử là sợi dây, Kiết là cái sợi dây, Sử là trói buộc, đó là những cái danh từ của nó.
Tu sinh: Cõi trời là gì thưa Sư Ông?
Trưởng Lão: Cõi trời là một trạng thái của Thập Thiện Mười Điều Lành đó, nghĩa là mình không phạm một cái điều gì ác gì trong mười điều điều lành đó, cái tâm của mình nó yên lặng, nó yên ổn trong cái đó thì gọi là cõi Trời.
Tu sinh: Nhưng mà có thật là cõi Trời không Sư Ông?
Trưởng lão: Nó không cõi Trời mà nó có trạng thái của chúng ta trong Thập Thiện gọi là cõi Trời, một trạng thái bây giờ Thầy không có phạm năm giới thì trạng thái đó là cõi người, còn Thầy đang sát sanh, Thầy đang vọng ngữ thì trạng thái đó là trạng thái của cõi dục, ác pháp của Địa Ngục.
(31:52) Tu sinh: Còn Ma Ba Tuần là gì thưa Sư Ông?
Trưởng lão: Ma Ba Tuần cũng là một cái loại cõi Trời có cái loại Ma Ba Tuần thường thường là Ma Ba Tuần, cũng như ở trong cái Thập Thiện có Ma Ba Tuần nó đến nó ca hát đó là Ma Ba Tuần. Nó nằm trong trạng thái của chúng ta, trạng thái tâm của chúng ta, nó thiện hoặc ác mà nó gợi cho mình những cái ý cho chúng ta để mà thực hiện được điều lành, điều tốt mà gọi là Ma Ba Tuần.
Còn Ma Ba Tuần là những người phạm Giới phá Giới ở cõi dục của chúng ta, là Ma Ba Tuần. Ví dụ như một vị thầy đã phá Giới người ta gọi là Ma Ba Tuần.
Một cái vị tu sĩ mà phạm Giới như ăn phi thời đó cũng là Ma Ba Tuần, mặc chiếc áo như Phật mà phạm giới gọi là Ma Ba Tuần mà cõi Trời nó hay dùng đàn ca tiếng hát này kia để nó gợi lên cái điều thiện cho chúng ta nhớ cũng là Ma Ba Tuần nhưng mà cõi Trời. Còn cái cõi người chúng ta mà tu hành mà phạm Giới phá Giới đều gọi là Ma Ba Tuần.
Cho nên một vị thầy tu mà phạm Giới thì gọi Ma Ba Tuần. Cũng như bây giờ quý thầy quý sư đều thọ Giới không ăn phi thời mà ăn phi thời đó là Ma Ba Tuần. Thọ Giới không sát sanh mà sát sanh, ăn thịt chúng sanh là Ma Ba Tuần đó. Đó là những cái người mà phạm Giới gọi là Ma Ba Tuần.
Tu sinh: Còn Tri Kiến, Chánh Kiến, Chánh Niệm là phân biệt như thế nào?
Trưởng Lão: Tri kiến là ý thức chúng ta hiểu biết, còn Chánh Kiến là mình hiểu đúng không hiểu sai, hiểu như thật gọi là Chánh Kiến.
Tu sinh: vậy Chánh Kiến có khác với Chánh Niệm không?
Trưởng lão: Chánh niệm khác con Chánh Niệm đó là cái niệm thanh thản an lạc vô sự như Đức Phật đã nói trong Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ đó, thanh thản, an lạc, vô sự.
Còn Tam Minh là ba cái Minh của Tuệ, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh, Túc Mạng Minh.
Túc Mạng Minh biết nhiều đời trong quá khứ. Thiên Nhãn Minh thấy thông suốt mọi sự việc.
Hôn trầm thùy miên là nó ngủ gục, thùy miên là ngủ. Thùy Miên nó không có gục con, gục vậy là nó hôn trầm, còn thùy miên nó ngoài nó ngủ vậy nó yên lặng, nó lặng vô nó ngủ gọi là thùy miên. Còn vô ký nó quên mất, còn ngoan không, không ngơ, nó không có biết, còn hôn tịch lúc tỉnh tỉnh mê mê, lúc tỉnh, lúc mê là hôn tịch.
Rồi con hỏi gì?
(34:57) Tu sinh: Thưa Sư Ông, con làm bài, con thấy khó chịu, con …
Trưởng lão: con thấy như thế này, con tu hành như thế nào mà thấy nặng nề khó chịu.
Tu sinh: Con thấy nó ..con làm bài con thấy nó khó chịu, không biết sao …
Trưởng lão: Con làm bài nó khó chịu phải không, tại vì con làm nhiều quá, con quá làm nhiều, người ta làm có giờ giấc, làm ít thôi, tư duy thôi. Còn này làm viết bài này tới bài kia, một số thì bỏ, một số thì xé rồi một số thì nộp thì như vậy con làm nhiều quá, con bắt đầu óc con suy tư quá nhiều, con từ từ cái nào không hiểu mình hỏi, hỏi rồi mình làm, làm một cái bài đó rồi lần lượt mình tu tập từ từ chứ, mình vội vàng quá sao được con hiểu chưa, cho nên mình làm quá riết rồi mòn mỏi rồi đây Niết Bàn sớm đó, nó chưa có thành tựu được đó, làm từ từ, học tu thì nó từ từ chứ đừng có vội.
Tu sinh: thưa Sư Ông cho con hỏi, khi giờ ngủ con dễ bị (36:07) có nhiều câu (36:10 -36:16)
Trưởng Lão: Được con có ở trong sách, trong tập vở con có hỏi Thầy nhiều câu hỏi nhưng mà không có thì giờ để Thầy trả lời. Con có hỏi Thầy rất nhiều để hôm nào rồi Thầy sẽ trả lời hết.
(36:36) Tu sinh: con hỏi Thầy như con thấy những cái (36:41 - 36;43)
Trưởng lão: con nói như thế nào.
Tu sinh: con thấy có rất nhiều vị mang dép.
Trưởng Lão: Mang dép đó phải không? Theo Thầy thấy sự thật ra thì con chưa có lập cái hạnh khất sĩ cho nên con cứ bình thường mang dép. Vả lại thì ở trên mặt đất của chúng ta có nhiều vi khuẩn nó nhiều cái dơ lắm mấy con. Nếu mà mấy con mang dép lâu rồi đó mà bây giờ bỏ dép là bị ngứa chân nó làm cho mấy con khổ đó.
Còn cái người mà người ta đi chân không quen rồi thì người ta đi không có bị ngứa, con mấy con lơ mơ bỏ dép là bị ngứa. Cho nên vấn đề đó không quan trọng, mấy con cứ mang dép để cho cái chân mấy con sạch không có gì đâu. Có phương tiện thì mấy con dùng để cho nó đỡ cảm thọ nó bị ngứa đó mấy con chứ nó không quan trọng đâu. Cái hạnh thì lần lược chúng ta sẽ tập, chứ bây giờ thấy người ta không mang dép rồi mình cũng vội mình bỏ dép. Về ngứa chân, nó quào quào cái chân cũng cực khổ lắm. Tốt hơn từ từ rồi Thầy dạy tới mình lập được cái hạnh gì đó từ từ mình sẽ dạy tới mấy con.
(37:57) Tu sinh: Sư ông! cho con hỏi bao giờ (38:01- 38:20)
Trưởng lão: nói xung quanh thôi! Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? Hết rồi phải không con. Con hỏi gì đó con.
(38:31) Tu sinh: cho con hỏi, sao mà từ khi Thầy bảo (38:36) sao con thấy có nhiều suy nghĩ sao mà không có được thiện lắm đó Thầy, như là cái tâm ganh ghét đố kỵ có khi nó khởi tâm độc ác nữa, nó không có thành hành động được vì nó làm con cảm thấy bứt rứt, rồi nghĩ tại sao mình lại nghĩ điều đó, rồi gần đây con bị vướng một cái nữa là tự nhiên con lại nghĩ nhớ đến nhà, đến cha, đến mẹ, đến hai em, rồi đang ở trạng thái này con đổi sang con buồn hay gì đó, nó gây trở ngại đường tu con nhưng con không biết như thế nào để khắc phục được nữa.
Trưởng lão: Như vậy là con phải dùng tri kiến của con con mới tư duy quán xét về nhớ nhà, nhớ em của mình thì đó là ái kiết sử rồi.
Cho nên mình quán xét, tất cả những cái điều kiện đó phải quán xét qua nhân quả, cái duyên mà gặp nhau trong đời này đều là do duyên nhân quả gặp nhau thì phỏng chừng mình về mình có thỏa mãn cái lòng thương yêu, mình sẽ gặp rồi mình cũng sẽ đi chung vào cái quy luật của nhân quả, rồi cũng sẽ tới cái ngày chết rồi người nào trong gia đình mình cũng khổ đau, cũng phiền não, xa thì thương nhớ còn gần thì cãi cọ rầy rà nữa còn khổ đau hơn nữa.
Thì mình tư duy suy nghĩ để cho mình thấu suốt được ái kiết sử đó rồi mình hóa giải, nhiều khi mình không có, mình đi tu rồi mình nghĩ rằng mình không có niệm ác nữa, sao bây giờ nó khởi những cái niệm đó mình thấy nó quá ác.
(40:06) Do cái chỗ mà con thấy được nó quá ác đó thì con biết rằng cái tạp khí nhiều đời của mình nó chưa dứt cho nên bây giờ nó hiện ra những niệm ác đó mà may mà mình biết chứ cỡ mình không biết mình sẽ sống theo cái niệm ác đó thì cái quả như thế nào nữa con hiểu không?
May mà mình đã nhận diện ra được nó là cái niệm ác do cái sự tu học của mình mình mới thấy được cái niệm ác đó, mình biết nó ác.
Chứ còn cỡ mà không thấy thì nó sao. Cho nên bây giờ con đã thấy được những cái niệm ác, rồi nó làm cho con muốn trở về gia đình, không muốn tu nữa thí dụ vậy, thì mình thấy đây là những cái nghiệp của đời trước nó trỗi dậy nó lôi mình trở về với cái nghiệp ác, toàn bộ cuộc sống ác chứ chưa hẳn đã giải thoát, do cái sự suy tư nghĩ tưởng như vậy đó mình mới dừng được cái ý tưởng đó.
Chẳng hạn như ở đây nó còn khôn khéo nữa, nó còn khôn khéo nó lý luận nữa.
Thí dụ như đặt thành vấn đề nó buồn ngủ thôi, nó luận thôi đi nằm chút để ngủ cho khỏe tu cho tốt, nó cũng dụ mình đó để cho mình ngủ, giờ nó cũng dụ con thôi mình về ít hôm rồi mình tu nó tốt giờ nó cứ như vậy mình tu không tốt nó cũng dụ con.
Nhưng mà khi con về nó không phải đơn giản đâu, nó lại còn dính mắc hơn nữa, nó còn có những chuyện khác nữa, nó trói buộc thêm bởi vì nó là kiết sử, ái kiết sử, nó là sợi dây trói buộc, nó ràng rịt mình thêm, cho nên nó làm cho mình rất là khó bứt ra thì trong khi những cái tâm niệm đó chỉ có con cứu con được là con phải dùng tri kiến của con, mà cái tri kiến của con hiện giờ mà cái Định Vô Lậu con mới học ít quá về cái ái kiết sử, về cái Thất Kiết Sử hay hoặc là thập Thất Kiết Sử mình chưa có quán, chưa có thông suốt.
Cho nên bây giờ cũng quán, quán đỡ đỡ thôi chứ thật ra thì nó chưa thông suốt. Cho nên vì vậy mà nhiều khi nó đi một chút nó trở lại bởi vì cái sức quán của mình nó yếu quá, nó không có đủ, nó không có sâu, cho nên mình quán rồi nó tới tui tới lui nó không có hoàn toàn là thắng được con hiểu không.
Cho nên vì vậy có gắng khắc phục nó, chứ hiện bây giờ Thầy đang triển khai cái lớp này để cho mấy con học, mà mấy con chưa có hoàn thành được cái lớp thì mấy con chưa đủ sức thắng nó đâu.
Nhưng mà mình cố nghĩ suy tư, mình thấy đây là một cái diễm phúc lớn trong cuộc đời của mình, được học cái lớp này để triển khai cái sự giải thoát, nếu mà mình không được tham dự thì không chừng ngày mai có được cái lớp này nữa không, mình đem như vậy để mình sách tấn cho mình vượt qua để mình thắng lại cái nghiệp của mình, cái những cái mà nó hiện giờ.
Vì Thầy nói như thế này mấy con biết khi chúng ta sống độc cư trầm lặng rồi thì chúng ta mới thấy được cái nghiệp, nó hiện ra trong tâm tư của chúng ta rất nhiều điều, nó làm cho chúng ta mới thấy được tâm mình, còn nếu mình sống mình nói chuyện, mình tiếp duyên con thấy nó vui vẻ con đâu có thấy cái nghiệp nó đâu, nó đâu có nổi lên đâu.
(42:59) Nhưng mà mình sống một mình mình không nói chuyện với ai hết thì bắt đầu nó mới thấy được nó. Cho nên nó khổ ở cái chỗ là nó thấy được nó mà không thắng được nó thì nó bị cái nghiệp nó lôi, cái nghiệp nó lôi mình đi vào cái cuộc sống của thế tục, vào cuộc sống đau khổ.
Nó lôi cuốn mình như dòng nước thác mà đổ, nó lôi mà nếu mà con không gượng lại được thì nó sẽ lôi con bay tuốt ra phải không, nhớ kỹ đó là những cái nghiệp chứ không có gì, cái nghiệp của đời trước, cái nghiệp của con, sanh ra làm người ai cũng có mang cái nghiệp đó hết, nếu mà thắng không nổi thì dòng nước nghiệp nó lôi đi trong cái dòng đời, dòng đời đau khổ đó.
Đó cứ vậy mà suy tư thôi, rồi lần lượt rồi mấy con sẽ triển khai cái tri kiến hiểu biết thì nó không thắng mấy con đâu, nó hiện ra thì mấy con đã dẹp ngay liền có không còn có mà dây dưa chút nào được.
Còn bây giờ con dẹp không nổi là vì cái tri kiến con về kiết sử, về cái nhân quả, kiết sử con chưa có thấu suốt nó, chưa có thấm nhuần được nó. Cho nên chưa thắng nó được.
(44:00) Trưởng lão: Các con hỏi gì thêm không?
(44:03) Tu sinh: như trường hợp của con bé Nhi nó vẫn ở chung cốc với con được hay là tách riêng nó ra Thầy.
Trưởng lão: Được chứ không sao hết, như vậy mình khi, có lúc mà mình tách riêng nó ra coi nó ra sao, còn có lúc mà mình để nó ở, nhưng mà lúc tách riêng mình mới biết được cái ái kiết sử của mình còn hay là mất, cha, bữa này hơn tháng mà không thấy bé Nhi nghe nó nhớ thương quá thì biết là kiết sử nó nổi dậy còn bây giờ nó đang sống gần thì cũng chưa thấy đâu, bây giờ nó ở thì nó ở, có dịp thì thôi bây giờ con lên với Út con nghỉ ở trên đó đi, một tháng, hai tháng đi để mẹ yên tu rồi chừng đó vắng nó rồi mới biết kiết sử nó nổi dậy. Chứ bây giờ con chưa biết, mà bây giờ con cho nó đi rồi kiết sử nó cũng rầy rà con lắm đó.
Để cho mình tu tập cho xong cái lớp Định Vô Lậu này, cái tri kiến giải thoát nó xong rồi đó mới thử coi, cho nó đi ở chỗ nào coi rồi mới thử mới biết kiết sử, lúc bây giờ cái Định Vô Lậu, cái tri kiến của mình coi đủ thắng nó hay không, nếu nó không thắng là phải học lại nữa.
Rồi con hỏi thầy.
Tu sinh: Kính bạch Sư Ông, con có một thắc mắc nhỏ. Con bị phóng dật ra. Nhưng mà con thấy phóng dật con toàn là phóng dật thiện không à. Thí dụ như con thấy âm thanh nghe dở quá con đang ngồi con nghĩ nghĩ có thể cúng dường dàn âm thanh, vậy cái con nó lại phóng dật nữa con nghiên cứu rồi có bỏ cái đó qua, rồi con lại tiếp tục phóng dật cái khác. Tức là cái phóng dật của con là suy nghĩ về người khác và làm những việc cho mọi người. Và con không biết sao mà mỗi khi mỗi hành động con còn đều tìm thấy ý nghĩa và niềm vui. Đôi lúc những cái cũ như là bài hát mà ngày đó con chế khi con hát đất và cây, cây và đất, nó hiện ra rất là nhiều vui vẻ trong người con. Con nghĩ cái nhân con không có làm khổ mình, khổ người, nó không có quả. Nó cứ, nó làm cho con cảm thấy vui vẻ và có ý nghĩa trong từng hành động. Thì như vậy thì con có nên diệt cái phóng dật đó hay không hay tiếp tục nuôi dưỡng nó.
Trưởng lão: Cái tâm đó thì nó rất tốt nó không phải xấu đâu con. Nhưng mà có điều kiện là hiện giờ mình đang tu học mà nó khởi lên: “Khoan, để rồi mình sẽ làm những cái điều tốt này chứ không phải là bỏ. Nhưng bây giờ đang ở cái giai đoạn tu học này thì mình phải dừng nó lại. Con nhắc nó khéo chứ không phải gì. Phải không? Cái đó là điều tốt mà.
(46:50) Tu sinh: Trước đây thì con tu theo Tịnh Độ thì con ở đâu con cũng theo đủ hết rồi. Khi mà con theo Tịnh Độ thì con biết Niệm Phật thôi. Giống như 2 đêm vừa rồi mà con thức thì một đêm con vẽ hình Phật Thích Ca. Thức để vẽ hình thôi. Con vẽ thì lâu lâu nhìn lại con cũng thấy đẹp. Tại vì trước đây theo Phật Di Đà thì con hay vẽ Phật Di Đà. Con không biết tại sao nó có khiếu vẽ mà con không biết làm thơ, vẽ mà mỗi lần mà con tìm ý nghĩa được trong cuộc sống nó lên nó rất tự nhiên như thơ, nhạc nhưng mà mấy cái đó Sư Ông nói không được. Giờ con không biết làm sao, nó cứ ra vậy rồi con vẽ, con không biết trời đất gì hết, con cứ vẽ. Đó là cái lúc trước mà con có người anh họ thì anh nhiệt tình, anh khổ lúc đó con đang tu Tịnh Độ thì con giúp cho anh phương pháp Niệm Phật bây giờ anh rất an lạc, sung sướng anh cũng sang Mỹ, thì anh ngồi anh nói với lại anh viết thư lại cho con. Anh nói lại, anh ngồi anh Niệm Phật nguyên đêm mà tự nhiên nói anh chuyển hướng. Nói chung là anh báo cáo những chuyện đó thì bây giờ con đã đổi khác rồi, con không biết có nên viết thư để mà nói anh về cái vấn đề này là con đang đi theo một cái đường đúng hơn hay là tiếp tục để anh ở trong thế giới tưởng như vậy.
Tại vì khi mà con giúp anh thoát khỏi vụ tự tử thì anh ra khỏi chuyện đó thì tự nhiên anh thích ngồi, anh nói có một vị giúp anh con gặp Pháp. Con chỉ cho anh cách Niệm Phật, anh lên Hoằng Pháp anh vô nhập thất trên Hoằng Pháp với con. Nói chung là cuộc sống anh đổi khác từ ngày anh Niệm Phật thì anh được đi Mỹ, được đủ những điều như ý hết thì như vậy con đang để anh thế giới tưởng hay con dẫn anh đi ra. Chỉ có con nói thì anh mới nghe thôi. Những người bạn tu trước của con là một số bên Thiền Tông, một số họ đều muốn biết con đang ở đâu, làm cái gì. Con giống như là đi tìm thầy cho mọi người bây giờ con đi tới đây con lặn mất chứ con nổi lên, con nói khoan để tu xong rồi nói nhưng con sợ chờ lâu quá rồi con không biết nữa.
Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy nói như thế này này. Đây là cái khóa mới tu, con phải tu một thời gian nữa rồi con mới giúp đỡ cho các bạn, những người bạn con. Chứ còn bây giờ con khoan đã, khoan vội. Với cái sự thật ra thì đối với đạo Phật là mình tu chứng mình mới hướng dẫn người ta. Còn mình chưa chứng, mình nửa đường mình không biết có được không đây, rồi mình dạy người ta bất thình lình vậy không được. Con hiểu không?
(49:50) Thầy mong rằng mấy con sẽ có cái duyên mà con tu được xong rồi con sẽ giúp đỡ mọi người nhiều hơn nữa là mình tu lầm thật sự tôi tu cái này tu làm chủ được sự sống chết của tôi hẳn hòi hoàn toàn. Tôi giúp đỡ cho mọi người là đúng không còn lọt trong tưởng nữa đâu. Bắt đầu cái giá trị lời nói của con nó có cái giá trị hơn. Còn bây giờ, đó, con dẫn thế này, con dẫn thế khác thì như vậy là nó hoàn toàn là nó đều lọt ở trong cái tưởng này nó đi tới cái tưởng kia nữa. Cho nên bây giờ là con bình tâm, con giữ phải ráng tu. Tu để còn những bạn bè khác đang chờ đợi, không khéo tội họ quá.
Hồi đó, tôi không nghĩ là Niệm Phật nó đúng, cho nên con mới đưa. Nhưng mà thấy đưa đến cũng có kết quả nhưng kết quả trong tưởng mất tiêu, nó không thực tế rồi. Bây giờ, nói về sự sống chết thì anh này làm sao làm chủ được, anh chỉ tưởng thôi. Do đó vì vậy mà con phải ráng tu để cái hành động mà mình thật thế mình đã làm chủ được thì mình dạy, mình hướng dẫn, mình giúp đỡ, cái duyên nó còn chờ đợi chứ không mất đâu con. Những người đó họ còn chờ đợi… ráng tu cho xong rồi hẵng …
Tu sinh: Còn những phóng dật từ thiện thì sao thưa Sư Ông?
Trưởng Lão: Còn về cái phóng dật từ thiện thì khoan đã, để chờ cái lúc nào cần thiết, mình làm cái gì mà có lợi ích thiết thực thì mấy con hãy làm. Chứ bây giờ từ thiện nó nhiều góc độ lắm. Mà nó phóng ra làm từ thiện này thì tu biết chừng nào cho hết? Ở đây làm từ thiện đúng đắn là tâm con phải vô lậu. Con hiểu không? Cái tâm con vô lậu, tức là tâm ở cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, đó là từ thiện đúng đắn hơn hết.
Con phải nhắc tâm con, tất cả những cái này đều là tốt, đều là thiện hết chứ không có ác. Cái từ thiện đệ nhất là tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ, cái từ thiện đệ nhất mà chưa đạt được, đi làm cái từ thiện nhỏ này thì cái từ thiện đệ nhất này nó sẽ bị mất đi, nó bị động.
(51:45) Cho nên, bây giờ cái từ thiện nhất là mình phải tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Bởi vì cái thiện của đạo Phật, Ngăn ác, Diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Mà cái thiện này nó không phải đi làm việc từ thiện kia đâu. Phải không? Mà nó là từ thiện thanh thản, an lạc, vô sự. Nó là vô lậu hoàn toàn đó. Bởi vì thiện nó có hữu lậu và vô lậu.
(52:04) Tu sinh: Tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì con lại vẽ với ca hát không à.
Trưởng lão: Bây giờ nó qua cái hướng, con giữ được tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Nó thể hiện qua cái cọ vẽ, con vẽ hình hoặc là con làm thơ thì con nói: “Vẽ hình thì coi như cũng là những cái điều để mà tập trung vào tâm của mình, cái nét vẽ của nó rồi. Thì như vậy nó mất cái thanh thản của nó rồi, sẽ làm mất thanh thản”. Cái thứ hai, làm thơ, mày lại muốn thích thơ thì nó mất độc cư. Như vậy là 2 cái này lại không được. Vậy bây giờ mày phải thanh thản, an lạc, vô sự, mới đúng được cái chân lý của Phật là giải thoát này.
Mình cứ nhắc nhở cho nó, lần lượt nó sẽ dừng lại con. Chứ không nó sẽ thành cái thói quen. Khi mà nhiếp tâm an trú thì bắt đầu nó vẽ. Nó nhiếp tâm an trú được thì bắt đầu nó làm thơ. Làm thơ thì nó phạm cái Giới độc cư rồi. Con hiểu không? Đó thành ra những cái này mình phải lấy Giới mình kê, làm thầy mà. Mày vi phạm Giới rồi, mày đâu có lấy Giới mà làm thầy mày đâu. Vậy mày sai, không được. Do đó, các con lần lượt các con biết được cái sai đó con dừng lại.
Thì lúc bấy giờ tâm con hoàn toàn nó sẽ ở trong trạng thái thanh thản. Thì như vậy là có kết quả rất lớn vì nó dừng được cái này thì nó sẽ ở trong cái bất động.
Tu sinh: Bản chất của con là thích làm việc bây giờ con phải tu như thế nào.
Trưởng lão: Thích làm việc, lúc làm việc thì con sẽ tập tỉnh thức trên mọi cái công việc làm của con. Và đồng thời, cái làm việc nhất, siêng năng nhất là trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên pháp quán pháp.
Nghĩa là, con ngồi con siêng năng con làm việc thì bắt đầu con quay vào con quán từng cái thân con có an lạc không. Rồi con quán cái cảm thọ của cái thân có cái cảm thọ nào không? Hàng ngày, luôn luôn là mình coi như là mình giữ cửa thành mà, quan sát cửa thành coi có kẻ gian nào vô không. Mà nó không có, hoàn toàn phải tỉnh thức chứ không tỉnh thức kẻ gian nó vô, nó chên vào cửa
(54:20) Thì việc làm của con là việc làm nó quan trọng lắm. Mà cái công việc nó làm hoài, con hiểu không? Chứ nó không phải là không làm.
Tu sinh: Còn một cái về hơi thở nhưng mà con thở hồi xưa con có một người bạn chỉ thở một phút thì sống lâu thì ra giờ thành thói quen con ngồi hít vô 30 giây, con ngưng 15 giây, con thở 15 giây, con ngồi chơi, con không biết là sao tại vì như vậy là đúng hay sai thưa Sư Ông.
Trưởng lão: Được chứ con. Không có sao đâu! Tu vừa rèn luyện sức tỉnh thức của mình 15 giây, con tu tập như vậy để tập luyện, Đức Phật nói tích tập. Mình tu là mình tích tập từng chút, từng chút nó gom lại, nó thành ra một cái trạng thái nó Định Tỉnh. Cho nên cái sự tu tập của con là cách thức tích tập, chứ không có gì hết.
Tu sinh: Con thấy con tu mà con chơi vui, thành ra con không biết có sai không?
Trưởng lão: Không, mình tu như vậy nó mới đúng. Nó có cái vui trong cái tu. Còn cái tu mà mình chăm bẵm, nó ức chế mất đi. Thành ra cái tu mà làm sao nó cởi mở, nó thoải mái, nó dễ chịu, nó vui trong cái tu thì cái đó nó đúng. Tạo cái thiện xảo như thế nào để mà thấy được cái sự giải thoát trong cái tu. Chứ nhiều khi, gò bó quá coi chừng cũng bị kẹt, bị kẹt.
Tu sinh: Khi con ngồi thở con có cái đồng hồ rồi con nhìn 1/4 cái đồng hồ. Thưa Sư Ông, thì nó đi đi đến thì nó ngưng, đến số 6 con thở tiếp ra, con ngồi con chơi cái đồng hồ, con không nhắm mắt..
Trưởng lão: cái đó thì không có sao hết. Đó là cái thiện xảo của mình để cho mình nhiếp tâm. Rồi mấy con còn hỏi gì nữa không con? Bây giờ mình xả nghỉ đi ăn cơm, đi khất thực.
HẾT BĂNG