CK 021A (NỮ) - ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ VÀ TỪ TRƯỜNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [59:54]
(00:00) Trưởng lão: Thân hành nó có ba cái điều kiện gốc, khẩu hành có bốn cái điều kiện gốc và ý hành nó có ba cái điều kiện gốc của nó. Do từ những điều kiện đó mà nó sinh ra muôn vàn thứ điều kiện; và cũng từ những cái điều ác đó mà nó sinh ra muôn vàn thứ điều ác. Cho nên nó thuộc về nhân quả, vì vậy mới nói nó là đường đi của nhân quả.
Nếu mà chúng ta không dựa vào cái ý của đức Phật đã dựng lên thì chúng ta sẽ nói đủ thứ nhân quả mà không xoáy vào, không đưa vào cái chủ đề của nó, không có nhắm vào cái đường đi của nó, làm cho người đọc, người ta sẽ mênh mông, cái nào cũng nhân quả được hết nhưng mà người ta không hiểu rõ là đường đi của nó như thế nào cụ thể.
Cho nên hôm nay Thầy sẽ gửi cuốn Hành Thập Thiện này cho mấy con nghiên cứu kỹ về thân hành, khẩu hành, ý hành đây là đường đi nhân quả mà Đức Phật đã dựng lại cho chúng ta biết. Nó không có khó gì hết, đây là đường đi của nhân quả, nó chỉ ngắn gọn chứ nó không có nhiều.
Các con thấy đây là cuốn Hành Thập Thiện mà thầy đã viết rất lâu rồi, tức là nói về nhân quả, đức Phật nói về cái điều này, đường đi nhân quả của con người.
Và hôm nay, Thầy trước tiên để trả lại những cái bài cho mấy con thì Thầy xin trả lời một câu hỏi mà câu hỏi này rất là chính đáng. Có một người hỏi Thầy như thế này: Cái cây bắp - tại vì vừa rồi chúng ta học nhân quả thảo mộc - một cây bắp thì nó ra một trái bắp, mà nhiều hơn nữa thì nó có hai trái chứ nó không có nhiều. Cây bắp nó có ít trái lắm.
Khi mà cây bắp nó chết đi thì cái trái nó mới già, vậy thì nó có đúng nhân quả là khi có nhiều như cây mít, cây xoài: cái cây nó còn sống mà trái nó lên hạt, trong cái trái nó có những cái hạt, rồi cái hạt nó tiếp tục lên, nó lên tiếp tục nữa. Còn cây bắp thì cái trái của nó, hạt của nó được già thì cây bắp nó chết thì chúng ta mới ươm lên được. Vậy thì đối với con người chúng ta có phải là đợi khi mà chúng ta chết rồi nó mới sinh hay không? - cái ý của câu hỏi này.
Thầy thấy cái lời hỏi này rất chính đáng, nếu mà không hỏi vậy thì mấy con sẽ không hiểu.
(02:55) Ví dụ bây giờ chúng ta là những người tu để chúng ta làm những hành động những điều thiện. Cái điều thiện của chúng ta là không tham, sân, si mà đức Phật gọi là Thiện Vô Lậu - các con nhớ cái Thiện Vô Lậu và cái Thiện Hữu Lậu. Cũng như bây giờ mấy con làm từ thiện, đi cứu trợ, giúp đỡ những người nghèo khổ khác thì cái đó là Thiện Hữu Lậu; nó còn lậu hoặc thì nó còn tiếp tục tái sanh.
Qua hình ảnh của cây bắp, nó có nhân có quả phải không? Nó có từ cái hạt bắp nó mới lên được cái cây, nó mới ra cái quả là trái bắp; trong cái quả trái bắp nó có nhiều cái hạt nhưng mà đợi đến khi cây bắp chết rồi thì mấy hạt bắp này ươm nó mới lên cây được.
Nhưng cái hạt giống của con người: Khẩu hành, thân hành, ý hành thanh thản, an lạc, vô sự - đó là cái hạt giống đó mấy con, cái hạt giống của con người! Là nếu chúng ta không biết Phật pháp thì chúng ta có làm thiện, làm ác nó cũng đều là Hữu Lậu hết. Cho nên khi chúng ta vẫn còn sống mà nó vẫn có sự tiếp tục tái sanh, nghĩa là có sinh ra những con vật khác. Nghĩa là cũng như cây xoài còn sống mà cái hạt xoài, cái trái xoài nó chín, thì cái hạt xoài nó sẽ lên thành cây xoài con, rồi xoài cha, xoài chắt, xoài chít của nó, tùm lum hết mà cây xoài ông nó vẫn còn, có phải không?
Thì cái người làm ác, người sống vẫn còn nhưng cái hành động đó nó tiếp tục nó tương ưng; bởi vì hành động đó là hành động tham, sân, si đó mấy con, có hiểu không? Nó tương ưng với những người tham, sân, si nó sinh ra được.
Còn cái hành động mà chúng ta vô lậu, thiện mà vô lậu, không tham sân si - cho nên bây giờ người ta chửi Thầy, Thầy không giận, Thầy không buồn, Thầy không tức - thì cái hành động Thầy thanh thản an lạc, vô sự, phải không? Nó có giống ai không mà nó đi (tái) sinh được?
Cho nên nó như là cái hạt bắp, các con lắng nghe cho kỹ! Như hạt bắp cho đến khi chờ cho chúng ta chết thì tất cả những cái hạt này nó sẽ tương ưng với cái chỗ thanh thản an lạc vô sự. Tất cả những cái hạt giống này nó sẽ vào Niết Bàn hết. Nó có sinh làm người được không? Có phải không?
(05:21) Cho nên khi mà Thầy chết rồi thì toàn bộ cái hành động thiện của Thầy, tất cả những cái điều mà Thầy dạy mấy con là vì lòng thương yêu, từ bi của Thầy nhưng mà Thầy còn tham, sân, si thì lòng thương yêu đó nó sẽ trở thành còn tái sinh vào trong cái nhà phước đức.
Nhưng mà Thầy lại thanh thản, an lạc, vô sự, thương yêu là thương yêu mà không vì cái tham, sân, si của mình; Thầy không vì danh, vì lợi của Thầy, có phải không?
Còn Thầy thương yêu các con nhưng mà Thầy thấy người ta ca ngợi Thầy là thế này, thế khác Thầy còn ham còn thích, còn ham chùa to Phật lớn, còn tham nó còn phải tái sinh. Các con hiểu chỗ đó! Cái nguyên nhân tái sinh là còn tham.
Nhưng mà vì Thầy thiện thầy thương mấy con, cái này Thầy thương mấy con là vì Thầy thấy mấy con khổ; Thầy không tham danh, Thầy không tham lợi, tức là không tham vật chất trên thế gian này cho nên tâm Thầy thanh thản, nó không tương ưng với ai hết thì nó không sinh được.
Mặc dù hiện giờ là cái từ trường Thầy phóng ra, nhưng mà nó không giống ai hết, cũng như cái hạt giống nó không có thể lên được trong lúc này bởi vì cái đất màu mỡ không có giống nó được, nó lên không được. Cho nên nó chờ cho đến khi mà Thầy chết thì những cái hạt giống này nó sẽ lên cái chỗ mà thanh thản, an lạc, vô sự chứ không thể lên chỗ đất mà tham, sân, si được. Có đúng không mấy con?
Cho nên đem một cái cây thảo mộc, nhân quả thảo mộc mà sánh thì chúng ta mới biết từ chỗ đó mà đức Phật suy ra dạy chúng ta "Ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện" để sống trong Tứ Niệm Xứ - tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Đó, mấy con thấy hiểu chưa? Để từ cái chỗ thanh thản, an lạc, vô sự đó mà nó không còn tái sinh.
Còn không thì nó còn tương ưng, hở một chút chúng ta làm cái hành động ác thì cái hành động ác đó là cái nhân thì chúng ta sẽ gặt lấy cái quả: Bị đánh, bị đập, bị đau khổ, buồn phiền. Từ cái nhân đau khổ buồn phiền nó sẽ tương ưng với những sự đau khổ buồn phiền của người khác, nó tiếp tục nó sinh ra những người khác chứ sao?! Có phải (không)? Luật nhân quả - chứ chúng ta đi tái sinh luân hồi sao? Đâu có một người!
Mà cái hành động, cái nhân quả đau khổ đó nó tiếp tục trong cái tham, sân, si nó mới có cái đau khổ đó, nó tương ưng, nó giống nhau thì chúng ta còn sống mà nó vẫn lên; giống như cây đu đủ, cây xoài, cây mẹ nó còn sống nhưng mà cái hạt nó vẫn lên (cây) con, chứ nó đâu không lên!
(07:48) Còn trái lại những cái hạt mà thanh thản, an lạc, vô sự hằng ngày Thầy giữ tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự trước ác pháp, trước lòng ham muốn, trước những cám dỗ Thầy vẫn giữ thanh thản, an lạc, vô sự. Thì lúc bây giờ những cái hạt này có chứ đâu phải không! Cái từ trường này có, nhưng nó đâu có tương ưng với tham, sân, si mà tái sanh; nó đâu có tương ưng với loài cỏ cây; nó đâu có tương ưng với loài động vật. Cho nên nó không tái sanh. Mà không tái sinh thì nó chờ Thầy tịch, tất cả những hạt giống này nó sẽ lên cái nơi chỗ thanh thản, an lạc, vô sự. Các con hiểu chưa?
Chúng ta lấy nhân quả thảo mộc mà chúng ta suy cái nhân quả con người thì chúng ta thấy rõ ràng. Giống như cây bắp đến khi cây mẹ nó chết thì mấy cái hạt đó mới ươm nó lên, có đúng không? Như vậy rõ ràng từ cái suy ở trong nhân quả thảo mộc thì chúng ta suy qua cái nhân quả con người không khác! Vì vậy nhờ chỗ này mà đức Phật đã thấy được, cho nên mới dạy chúng ta để chấm dứt luân hồi.
Chứ hàng ngày chúng ta cũng sống, giờ có người chửi Thầy, Thầy bất động tâm thanh thản, an lạc, vô sự trong khi Thầy bị nhân quả đó; nhưng cái từ trường của Thầy nó phải phóng ra chứ sao, giống như những hạt bắp; nhưng mà hạt bắp đó làm sao nó lên được; nó đâu có đất. Cái đất tham, sân, si mà gieo nó đâu lên được! Còn cái kia nó có cái đất tham, sân, si cho nên nó tương ưng nó lên. Đó, mấy con thấy chưa!
Cho nên trong khi mà chúng ta tu tập nó lợi ích rất lớn, nó không có sinh - (nó) bất tử. Cho nên nó chờ chúng ta chết rồi chúng ta vào Niết Bàn thì những hạt này nó cũng vào luôn Niết Bàn. Tức là những từ trường Thiện Vô Lậu của chúng ta - là những hạt đó - nó cũng sẽ vào Niết Bàn. Nó đâu còn sanh làm con người nữa; cho nên nó chấm dứt tái sinh luân hồi.
(09:37) Như vậy chúng ta học nhân quả chúng ta mới hiểu được cái này, hiểu được cái lý này mà hiểu như thật, nó có cái hình ảnh cụ thể là cây bắp. Phải không? Mấy con thấy cây bắp! Khi mà cây bắp chết nó chỉ có trái bắp và trong trái bắp nó có những cái hạt của nó, nó sẽ lên những cây bắp sau này.
Nhưng mà cây bắp thì nó có môi trường đất ẩm ướt nó sẽ lên; còn chúng ta, cái môi trường chúng ta không phải là cái môi trường đó, cái thanh thản an lạc vô sự là cái môi trường khác rồi; nó đâu phải là cái môi trường sinh làm chúng sinh nữa. Cho nên những cái hạt của chúng ta, trong cái hạt của chúng ta thì nó sẽ đi vào Niết Bàn hết, nó không còn cái nào là làm con người hết.
Đó, các con hiểu chưa? Cho nên hàng ngày mà chúng ta tu tập là lợi ích rất lớn, chúng ta biết rằng chúng ta không có sinh ra nữa. Không có sinh ra từng giây, từng phút chứ không phải mà đợi chúng ta chết rồi mới sinh.
Do cái chỗ hỏi nó có lợi ích thiết thực như vậy; cho nên nhờ cái hỏi mà Thầy mới nói ra, còn không có hỏi thì không có nói ra. Như một người hỏi nó lợi ích cho nhiều người để học hiểu, các con thấy chưa?
Cho nên trong cái sự học hỏi thì trên cái vấn đề tu Định Vô Lậu nó làm cho tri kiến chúng ta càng sáng suốt. Vì vậy mà chúng ta còn tha thiết gì trong cuộc đời này mà không tu!
(10:59) Chúng ta cố gắng nỗ lực thực hiện rốt ráo cuối cùng để chấm dứt sinh tử luân hồi. Đời có gì đâu, các pháp đều vô thường! Cho nên Thầy dạy mấy con qua một cái bài kệ:
“ Buông xuống đi
Hãy buông xuống đi
Chớ giữ làm chi có ích gì
Thở ra chẳng lại còn chi nữa
Vạn sự vô thường buông xuống đi.”
Trong khi chúng ta còn sống thì sinh ra nhiều người nhiều vật, đến khi chúng ta chết rồi thì nhiều người nhiều vật cũng tiếp tục tái sanh. Và mỗi người mỗi vật đều đau khổ, có sung sướng gì mà chúng ta ham hố ở trên cuộc đời này. Ăn nhai nuốt có gì đâu mà gọi là ngon béo - toàn là bất tịnh.
Rồi đây mấy con sẽ học về thực phẩm bất tịnh, quán thực phẩm bất tịnh, rồi mấy con sẽ thấy nó bất tịnh như thế nào. Chúng ta ăn để sống, sống để trong một kiếp này giải quyết cho hết những tham, sân, si mà chúng ta mang và chúng ta đang ôm ấp trong lòng mà không biết cách nào mà buông xả ra được.
Bây giờ nhờ được Phật pháp mà chúng ta biết cách xả ra, vậy mà chúng ta không xả ra thì quá uổng một đời chúng ta. Vì ngồi đây chỉ có một người mà bao nhiêu người đang tiếp tục tái sinh thọ lấy sự đau khổ. Vì quy luật của nhân quả chứ không phải ai sanh. Cho nên cái hành động thiện ác nó sẽ tiếp tục tái sanh. Thì chúng ta đã làm cái hành động thiện ác thì phải tiếp tục tái sanh, chứ làm sao mà bảo chấm dứt tái sinh được.
Thí dụ một cơn giận dữ thì từ trường giận dữ sẽ phóng xuất ra và sự giận dữ đó sẽ bị quả khổ và từ trong cái quả khổ đó lưu xuất ra những từ trường và tiếp tục, tiếp tục ngay lúc bây giờ tương ưng với ai sinh dữ tợn thì sẽ sinh ra làm những con người như vậy.
(12:52) Cho nên chúng ta hiền lành thì sinh những đứa con hiền lành, những con người hiền lành; mà chúng ta gian ác, gian xảo, tham lam, trộm cắp, giết người thì chính từ những từ trường đó sẽ sinh ra làm những con người gian tham, trộm cắp, gian ác xảo trá.
Cũng chính ai mà làm ra những con người đó?! Rồi chúng ta lại mắng chửi cái người này vô đạo đức, hung ác, tàn bạo, dữ tợn, gian xảo. Chính từ trường của ai mà ra đây, mà bây giờ chúng ta lại chửi mắng những người đó!
Chúng ta nên thương, thương tất cả những người khác. Vì họ đang ở trong nhân quả từ trường thiện, ác cũng do chính mình. Một lần mình giận dữ, thì một lần mình biết mình tái sinh biết bao nhiêu con người giận dữ, biết bao nhiêu loài vật giận dữ.
Một lần mà chúng ta ăn thịt chúng sanh, cầm dao giết chúng sinh thì từ trường đó sẽ sinh ra biết bao nhiêu loài chúng sinh để trả những cái quả mà chúng ta đã từng giết, từng ăn thịt. Thì chúng ta hiểu được nhân quả, do đó chúng ta mới nỗ lực tu hành. Vì chúng ta muốn rằng trên thế gian này không còn ai đau khổ nữa hết.
Thầy giữ được tâm Thầy thanh thản, an lạc, vô sự thì Thầy chấm dứt những con người sinh ra, những con vật sinh ra. Cũng như hiện giờ mấy con ăn chay thì mấy con chấm dứt sinh ra làm loài động vật như cá, tôm, gà, vịt, heo dê. Còn mấy con còn ăn thịt chúng sinh thì mấy con không thoát khỏi làm thân chúng sinh. Mỗi từ trường của mấy con, ngay con vật đó thì mấy con trả quả con vật đó.
Vậy thì mấy con phải cố gắng mà tu tập, tin hay không tin là quyền của các con. Nhưng dạy đạo là Thầy dạy hết mình, từ đó mấy con thấu suốt được lý nhân quả để nỗ lực tu hành cho đến nơi đến chốn.
(14:56) Bây giờ, những người nào mà không có cái Hành Thập Thiện thì một lúc nữa… (Có gì không con?)
Bây giờ Thầy xin trả bài trở lại cho mấy con, rồi mấy con coi theo ở trong cái bài - những cái bài mà mấy con mới gửi Thầy thì Thầy chưa chấm kịp, còn những bài gửi hôm qua thì hôm nay Thầy chấm hết rồi - Thầy ghi ở trong này.
Mấy con có những tập vở cũ mà kỳ trước Thầy chưa trả, hôm nay Thầy sẽ trả luôn cho mấy con và Thầy ghi ở trong này. Nếu mà có cái gì không hiểu thì…Mấy con phát bài giùm Thầy...để rồi mấy con về đọc lại cái bài, không hiểu chỗ nào đó thì hỏi, Thầy sẽ hướng dẫn thêm. (Ở đây còn một cái bài này của Từ Hạnh, con đưa Từ Hạnh. Còn đây là cái bài của con và Thầy cho con hai cái tập giấy).
Mấy con chưa có cái tập Hành Thập Thiện, người nào không có thì Thầy sẽ cho cái cuốn Hành Thập Thiện đọc để biết căn bản của cái đường đi nhân quả. Khi mình biết được đường đi nhân quả rồi thì bắt đầu mới đi vào từng phần.
(Con đem cái Hành Thập Thiện coi ai cần, con gửi cho luôn. Ai cần thì đưa tay. Còn thiếu, thì lát nữa Thầy gửi cho mấy con ).
Trong những bài làm của mấy con, có nhiều bài làm rất hay nhưng mà vì không có đi vào cái đề tài; những cái bài, dường như có những cái bài mấy con làm tổng hợp nhân quả con người, cho nên mấy con nói không sai, nhưng mà nó chưa phải lúc nói những điều đó.
(16:49) Mà ở đây chúng ta muốn xoáy từng cái hành động, từng cái nhân quả để chúng ta hiểu cho rõ, thật rõ, như vậy nó mới thông suốt được cái lý nhân quả. Cho nên khi mà vào cái đề nó hơi tổng quát là đường đi nhân quả - nó tổng quát - nó chỉ cho cái đường đi của nó là thân hành, khẩu hành, ý hành.
Chúng ta nói làm sao để chúng ta xoáy được vào đề tài đó, sau này chúng ta đi vào từng phần, các con sẽ viết từng cái phần, thí dụ như một hành động thôi, chứ đừng nói nhiều hành động. Nhưng mà chúng ta sẽ viết nhiều hành động, thí dụ nói thân hành thì cái thân hành của chúng ta nó có nhiều cái hành động để tạo ra cái nhân thiện, nhân ác của nó.
Thí dụ như muốn nói một cái hành động đó, thì các con vào đề, các con giới thiệu thân hành rồi các con sẽ đưa ra một mẩu chuyện, mẩu chuyện có thật trong cuộc sống của chúng ta. Mẩu chuyện đó, mấy con thuật cho mọi người nghe cái chuyện xảy ra, rồi các con chứng minh trên cái hành động của câu chuyện đó là cái hành động thiện hay ác.
Cái quả của hành động thiện ác đó nó sẽ đi đến chỗ nào, xảy ra chỗ nào, để nó có sự áp dụng vào đời sống chúng ta cụ thể và cuối cùng chúng ta kết luận là nhắc chúng ta không nên làm cái hành động đó, sẽ gây ra đau khổ cho mình cho người.
Từ cái hành động thân của chúng ta làm cái điều bất thiện đó, nó sẽ đưa đến chúng ta cái đau khổ cho mình cho người như thế nào. Và kết luận có những cái lời khuyên: Đây là nhân quả thực tế, cụ thể đem lại sự đau khổ. Muốn hết đau khổ thì chúng ta không nên làm những hành động đó - để nhắc đi nhắc lại cái việc đó.
Trước tiên cái bài làm là nhắc mình qua một cái hình ảnh thật sự của cuộc đời người, có cái sự đau khổ trên hành động thiện ác đó. Và khi mà mọi người đọc bài của chúng ta thì lời nhắc nhở cho mình cho người ở trong đó đầy đủ làm cho bài viết của chúng ta súc tích, người ta đọc đến có khi người ta rất là thích cái hình ảnh thật sự của nhân quả.
(19:16) Cho nên, mấy con khéo léo đưa ra cái mẩu chuyện của cuộc đời thật sự có xảy ra trong gia đình mình hoặc là những người khác. Ví dụ một tai nạn giao thông, xảy ra do sự không cẩn thận của mình hoặc là do uống rượu say sưa để rồi đưa đến hậu quả đó. Thì mình đem ra cái câu chuyện nó xảy ra như thật để rồi tác hại đi đến cái sự đau khổ, cái quả đau khổ không những riêng cho mình mà cho nhiều người nữa; không riêng cho mình mà cho nhiều người.
Cho nên những cái nhân quả mà biết cách thức, chúng ta viết có cái điều áp dụng vào đời sống thì cái bài luận về nhân quả của chúng ta rất là thực tế và một bài học nó trở thành một bài học đạo đức. Nó giúp cho chúng ta khắc phục được mình; mà giúp cho mọi người khắc phục mọi người. Do những bài viết của các con - cái công vừa học mà vừa viết khéo léo đúng đắn và những cái ý tưởng hay như vậy - nó sẽ đóng thành một tập về đạo đức nhân quả.
Bắt đầu đường đi nhân quả là giới thiệu, làm sao mấy con viết nó gọn nhẹ qua cái như kinh Hành Thập Thiện - các con thấy kinh Hành Thập Thiện nó gọn nhẹ, nó nói lên được đường đi nhân quả của con người - chúng ta viết, rồi chúng ta nói, nó thành ra nó rõ ràng cụ thể.
Sau đó, chúng ta đi vào thân hành, khẩu hành, ý hành thì chúng ta sẽ có những cái bài luận nó sẽ trở thành cuốn sách Đạo đức Nhân bản - Nhân quả.
(21:08) Cho nên Thầy mong rằng mấy con là những tác giả của những tập sách này. Nó không những riêng giúp cho mấy con có tri kiến hiểu biết về đạo đức nhân bản - nhân quả mà còn giúp cho những người sau làm cái tài liệu rất lớn.
Khả năng mấy con viết Thầy thấy có người viết rất hay, cái khả năng cầm cây bút viết rất là chính xác, câu văn gọn gàng. Mà nếu không được xây dựng cái ngòi bút mà viết thì mấy con viết nó không thành một cuốn sách Đạo đức. Mà chính hôm nay Thầy xây dựng cho mấy con viết, làm sao mỗi đứa viết một cuốn sách Đạo đức Nhân bản - Nhân quả.
Qua nhân quả của con người mà mấy con viết ra thì khả năng của mấy con thừa sức làm cái điều đó, chứ không phải không có! Nhưng mà nhờ thầy gợi ý từng bước một; cũng như mình muốn viết một cuốn sách, mình phải có cái dàn bài, viết cái gì trước, cái gì sau, xoáy vào cái gì, xoáy vào cái đề tài gì của nó, mỗi một cái đề tài nó sẽ nói lên một cái điều kiện mà ở đây là cái đề tài thiết thực cụ thể của cuộc đời của con người.
Cho nên thí dụ như nói về thân hành thì các con biết rằng trong thân hành có nhiều sự vô tình nhưng có nhiều sự hữu ý của chúng ta; nhưng sự hữu ý thì không ngoài ý điều khiển, ý chúng ta điều khiển, cái ý của chúng ta điều khiển; cho nên vì vậy nói về thân hành, khẩu hành hoàn toàn là cái ý của chúng ta trong đó rất nhiều, chứ ít có khi chúng ta vô tình.
Vô tình như thế này: Chúng ta đi kinh hành, trên con đường đi kinh hành, chúng ta đạp con ốc (nghe) một cái rốp, thì đó là chúng ta vô tình ngoài cái ý chúng ta điều khiển.
Còn bây giờ, chúng ta có cái ý biết dưới chân chúng ta ban đêm sẽ có những con ốc, vì thế mà chúng ta muốn đi kinh hành để đuổi những hôn trầm thùy miên của mình, thì mình sẽ soi, mình sẽ cầm theo cây đèn pin, mình soi đường trước, nhìn một loạt xa như thế này không có (con vật gì) thì từng đó mình bước từng bước của mình để nhiếp tâm, để an trú tâm trong một khoảng đường theo cái bóng đèn đã rọi.
Rồi tiếp đó chúng ta sẽ rọi tới một đoạn nữa, thì khi mà chúng ta đứng rọi chúng ta lại tác ý, ta lại tác ý tiếp tục trên bước đi và cứ thế mà chúng ta rất là tỉnh táo và cũng giúp cho chúng ta tỉnh thức từng bước đi rất rõ ràng.
(23:53) Còn mình đi kinh hành, buồn ngủ quá! Thôi (rồi), chạy tùm lum tà la. Đạp thôi (rồi) biết bao nhiêu kiến trùng; thậm chí như con ốc mình mới nghe được cái rốp, mới biết nó chết! Còn tất cả kiến trùng (mình đạp, mình) có nghe đâu. Chúng ta đạp chết biết bao nhiêu con vật không? Cho nên khi chúng ta rọi dưới đường thấy không có gì hết, rồi chúng ta sẽ bước đi.
Mỗi con vật chết là mỗi sự đau khổ quằn quại dưới bàn chân chúng ta, cho nên người tu hành theo đạo Phật phải giữ tâm, giữ lòng thương yêu của chúng ta thì khi đi kinh hành chúng ta không nên làm điều đó, phải cẩn thận kỹ lưỡng. Và cẩn thận kỹ lưỡng như vậy, cố gắng cẩn thận kỹ lưỡng như vậy thì mấy con có buồn ngủ được không? Không buồn ngủ được! Nếu mà còn buồn ngủ, không cẩn thận kỹ lưỡng được như vậy thì làm sao dám đi, mấy con?
Cho nên sự tu hành của chúng ta là phải tu hành thật sự, và phải làm đúng như vậy. Chứ không khéo thì mấy con sẽ tạo vô tình đau khổ; mặc dù vô tình vẫn có sự đau khổ của chúng sinh. Sự tu tập pháp môn nào của Phật cũng dạy chúng ta tỉnh thức, dạy chúng ta trí tuệ, cho nên chúng ta phải cố gắng!
(25:08) Thầy hướng dẫn từng chút để mấy con làm bài, mỗi bài vở của mấy con có giá trị sau này để kết lại thành một tập sách Đạo đức Nhân bản - Nhân quả như Thầy đã nói hồi nãy.
Cố gắng các con sẽ làm, có nhiều người làm bài Thầy thấy khá hay và có thể kết tập được, nhưng phải sửa lại đôi chút nữa thì nó mới thành được cuốn sách Đạo Đức, còn nếu không thì nó sẽ không thành gì cả. Và nó sẽ thành những cái bài mà mấy con viết rồi sẽ ném bỏ, rất uổng, rất uổng!
Mình đã đem hết công sức của mình, cho nên mỗi lần mỗi con viết trong một tuần lễ, mấy con viết rồi mấy con suy nghĩ, mấy con sửa đi sửa lại, làm chừng nào mà cái bài mấy con vừa ngắn vừa gọn, xoáy vào đi đúng vào cái đề tài nó trở thành, chứ đừng viết tùm lum tà la mà nó đủ thứ. Thầy đọc rất mệt, nhiều mà nó không xoáy vào cái chủ đề, nó không có chứng minh một cái cụ thể thực tế.
Và đến đây không phải còn cái bài nhân quả thảo mộc nữa mà nhân quả con người; mà nhân quả con người là một bài đạo đức rất lớn đó mấy con.
Cần phải nhớ điều mà chúng ta viết, chúng ta viết là chúng ta học, chúng ta viết là chúng ta triển khai cái sự hiểu biết của đầu óc của chúng ta, chúng ta viết là để lại cho người sau để họ thấy được nhân quả. Cho nên cầm cây bút mà viết một cái bài như vậy thì mấy con thấy nó có cái trách nhiệm rất lớn. Nó không những bây giờ chúng ta học rồi chúng ta ném như những học sinh, mà chúng ta học rồi chúng ta còn lưu lại cho người sau, cho con cháu của mình nữa.
Làm sao viết lại những - các con là mỗi tác giả cho mỗi tác phẩm đạo đức của mình - mà mình nói sao để con cháu của mình cầm lại cái tác phẩm trong thời gian tu học tại Tu viện Chơn Như, để lại một kỷ niệm, một kỷ niệm rất là quý giá; trở thành một cuốn sách do chính tay mấy con viết ra. Cho nên vì vậy mấy con đừng viết vội vã mà trong một tuần tới cái giờ Định Vô Lậu thì mấy con đọc lại cái bài của mình, coi lời văn của mình viết nó ngắn gọn hay nó rườm rà.
Rồi cái ý của nó đúng hay là còn sai, mình sửa đi sửa lại nhiều lần thì cái bài viết của mình nó rất là hay, nó rất là đúng. Và đồng thời cũng từ đó cái đầu óc chúng ta đọc lặp đi lặp lại nhiều lần, gọi là Quán vô lậu, nó làm chúng ta thấm nhuần, thấu suốt cái lý chơn thật của nhân quả. Chứ nó đâu phải không có ích lợi!
(28:05) Cho nên các con còn đọc rồi sửa đi sửa lại, làm cho mình thấm nhuần. Còn nếu mà các con chỉ viết cho lấy lệ, cho qua để Thầy chấm rồi để học bài mới khác, đó không phải mục đích của chúng ta ở đây. Không phải là học trò, làm rồi thôi, rồi đi tới, để mà huân thu những kiến thức.
Mà ở đây chúng ta là những tác phẩm, những nhà viết đạo đức. Văn chương chúng ta không hay nhưng chúng ta nói rõ ràng cụ thể, thực tế trong cái sự sống của con người, nói lên được cái đạo đức của con người, thì cái điều kiện mấy con sẽ làm được. Và mấy con là những tác giả của tập sách Đạo Đức này.
Tuy rằng mỗi người đều có một cái lối viết khác nhau, nhưng tựu trung cái ý của nó thì không sai; nhưng các con nên nhớ rằng khi chúng ta viết thì những cái mẩu chuyện được thực tế xảy ra mà hầu như báo chí thường đăng, chúng ta dựa vào những cái sự kiện thực tế của xã hội mà chúng ta nêu ra, nêu ra trong cái đạo đức nhân quả để nói lên cái nhân và cái quả của nó đem đến sự đau khổ cho con người phải gánh chịu. Chúng ta nên nêu ra những điều đó!
Và dựa vào trong những trang lịch sử của đất nước này hoặc đất nước khác, của tôn giáo này của tôn giáo khác, chúng ta đều nêu lên bài luận nhân quả được cả hết. Và nó làm cho bài văn và lời chúng ta diễn tả hiểu biết về nhân quả rất là súc tích đầy đủ ý nghĩa.
(29:53) Xã hội, lịch sử đã để lại chúng ta nhiều bài học thiết thực cụ thể nhân quả của con người mà người nào đã từng đọc lịch sử, đã từng nghiên cứu những lịch sử thì hôm nay viết đạo đức nhân bản nhân quả, đạo đức nhân quả con người, chúng ta viết rất hay. Nó có nhiều đề tài, nó có nhiều mẩu chuyện mà chúng ta đưa vào để nó áp dụng vào đời sống chúng ta thiết thực; thì như Thầy đã nói nó vừa nhắc nhở mình mà sau này nó vừa nhắc nhở mọi người để chúng ta sống có đạo đức.
Phải cố gắng học tập! Đây là những điều lợi ích rất lớn. Và hôm nay, may mắn thay chúng ta đã biến từ cái lớp học, lớp giảng thuyết trở thành cái lớp học của chúng ta.
Hiện giờ, mấy con ngồi trên mỗi cái bàn là một người học trò, mà là học trò tu tập, vì vậy mà phải ráng! Ở đây không phải là người học trò suông mà là người học trò trong sự tu tập để giải thoát và cố gắng Định Vô Lậu để diệt sạch Dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu.
Những gì chúng ta nói được, chúng ta viết được, thì chúng ta phải quyết tâm làm cho được! Chứ không phải nói được mà không làm được. Người nói được, không làm được, là người chưa xứng đáng là con người!
Cho nên, chúng ta nói được trong bài luận chúng ta viết được, thì nhất định chúng ta phải làm y như lời chúng ta nói, nhất định một lần chưa làm được nhất định sám hối, nhất định hối hận, nhất định xấu hổ và cố gắng khắc phục làm cho được.
Từ cái quyết tâm thì những cái bài luận của các con viết, các con sẽ trở thành người có đạo đức. Và mục đích mà Thầy từng nói đạo Phật ra đời là đem lại cho con người, cho con người Đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người. Mà hôm nay, chúng ta học từng cái tư duy suy nghĩ chúng ta viết ra để chúng ta trở thành con người có đạo đức không làm khổ mình khổ người thì nó thực tế và cụ thể.
(32:06) Vì vậy mà phải ráng cố gắng làm cho đúng. Suy tư một tuần lễ - mấy con đừng đưa Thầy nhiều bài mà những bài các con viết chưa có chuẩn xác lắm, viết cho nhiều rồi rốt cuộc nó chẳng đi về đâu - để cái bài chúng ta viết lần thứ nhất chúng ta đọc đi đọc lại, sửa cái bài đó lại, từ cái bài đầu tiên đến cái bài cuối cùng, chúng ta sửa nhiều lần.
Ở đây có những người có máy vi tính, thì chúng ta sửa ngay trên máy vi tính dễ dàng, chúng ta không có bôi xóa; còn những người không có máy vi tính thì chúng ta phải khó khăn lắm. Viết cái bài này rồi, rồi phải viết lại, nó mất cái thời gian mà mình lặp lại những câu, những cú, những lời, những ý mình đã viết rồi bây giờ phải viết lại. Nó đòi hỏi chúng ta phải viết lại thì các con khi mà viết lại phải mất thời giờ.
Còn người có máy vi tính họ dễ dàng lắm, họ cần thêm là họ thêm vào, họ cần xóa cái chỗ đó, bỏ chỗ đó - không đúng là họ xóa ngay liền. Cho nên soạn thảo ở trên máy vi tính nó dễ dàng, nó không mất thời giờ.
Thầy thường soạn thảo ở trên máy vi tính hơn. Đồng thời khi mà viết cái bản thảo là viết đại khái trên cái sườn của nó thôi, rồi giao lại cho thầy Mật Hạnh đánh (máy vi tính) vào cái sườn đó, rồi bắt đầu mới ngồi trên máy vi tính mà Thầy sửa lại những cái bài đó, văn phạm, rồi chính tả, rồi ý thêm bớt, tất cả những cái này đều là ở trên vi tính, thì nó đỡ rất nhiều.
Nhưng chúng ta làm sao mỗi người có máy! Chúng ta là những người tu sĩ nghèo, làm sao có! Thì chúng ta cố gắng, Thầy sẽ cung cấp giấy, mực, viết cho mấy con, để mấy con viết, cố gắng viết, làm lại nhiều lần thì mấy con thấm nhuần. Nó không khó!
Bởi vì mấy con còn là người tu, còn là học sinh thì mấy con viết nhiều, thí dụ một tuần lễ mấy con sẽ gặp Thầy trong một ngày học về Định Vô Lậu thì trong tuần lễ đó, bảy ngày, thì mấy con sẽ làm đi làm lại bảy lần như vậy. Mỗi lần viết xong rồi - bữa nay viết xong - thì ngày mai tới giờ Định Vô Lậu, các con lật ra mấy con đọc lại coi nó sai chỗ nào, chưa đúng thì mấy con chỉnh lại.
Và khi được học thì Thầy gợi ý xoáy vào cái đề tài cho nó đúng, đừng có lệch, đừng có thừa dư ở trong đó. Cái đề tài đó muốn nói gì thì chúng ta phải tư duy suy nghĩ kỹ mà viết, đừng có viết sai, đừng có đưa vào những cái đề, những chi tiết nhiều quá, nó rườm rà, nó làm cho lệch cái ý chúng ta mất đi. Do đó Thầy khuyên mấy con cẩn thận kỹ lưỡng để học cho nó đúng và để triển khai tri kiến của mình cho nó sâu hơn. Như vậy nó mới được!
(35:08) Còn các con, những người mà không làm được thì Thầy sẽ sắp xếp cái lớp - những người mà tu về Định Vô Lậu triển khai không được - thì Thầy sẽ sắp xếp cái lớp đó vào ở trong một cái vị trí để Thầy hướng dẫn cách khác hơn. Nhưng dù sao đi nữa cũng cố gắng giúp cho họ biết cách xả tâm.
Còn bây giờ, chính các con làm được những bài như vậy, các con dễ dàng dùng tri kiến của mình xả.
Còn những người khác thì rất khó cho Thầy hơn tại vì tri kiến, trình độ học thức kém, họ cầm cây bút họ viết không có được, họ muốn viết cái gì đó, họ viết không được. Nhưng có người, người ta thông minh lắm, họ không học, họ cầm cây bút họ viết, tuy rằng văn cú của họ không được hướng dẫn, không được dạy, nhưng họ vẫn viết có ý, rất hay! Cái ý của họ viết rất hay, nhưng văn cú của họ nó rườm rà, nó không hay cái về văn. Còn cái ý của họ, họ viết Thầy thấy họ là người thông minh. Cho nên ở đây, mục đích chúng ta là nhìn vào cái ý mà thôi, còn văn cú không cần.
Còn Thầy khuyên các con là mình sửa đi sửa lại là để trở thành một cái tác phẩm của mình. Các con cũng nên xem xét lại, bởi vì ở trong cái lớp này 20 người hay 30 người mà Thầy chỉnh sửa các tác phẩm của mấy con thì Thầy không có đủ sức sửa để cho trở thành cái tác phẩm.
Chẳng hạn bây giờ mấy con viết cái bài như vậy rồi thì bắt đầu bây giờ Thầy nhuận lại, Thầy làm cho cái bài của các con - coi như Thầy phải biên tập lại cái bài của các con - để trở thành tập sách Đạo đức thì Thầy không có thời giờ làm hết.
Bởi vì ở đây ba chục cái tác phẩm - ba chục người là ba chục cái tác phẩm, mà năm chục người là năm chục cái tác phẩm - mà Thầy sửa lại cho nó hoàn chỉnh hết cho mấy con thì Thầy không có đủ sức sửa.
Thầy chỉ khéo nhắc cho mấy con thôi, chứ không có thể nào mà sửa cho nó thành một cái tác phẩm, bởi vì mấy con tự sửa đi sửa lại thì làm càng lúc càng hay, cái ngòi bút các con càng sắc bén và tư tưởng mấy con càng sâu sắc hơn. Tất cả những cái này đều phải huân học, chứ còn những người khác không thể nào làm được.
Và hơn nữa ở đây mấy con thấy những người mà còn tuổi trẻ, còn khả năng; còn cái người già làm sao đây! đầu óc của họ đâu còn như cái đầu óc của người tuổi trẻ nữa, bắt buộc người ta phải suy tư như vậy thì nó không tốt, nó không tốt, mà con đường tu của họ nó không triển khai được gì hết. Tốt hơn thì Thầy giúp đỡ cho những người già và những người mà gọi là u tối, họ không có làm được.
(38:13) Sự thật ở đây mấy con phân biệt, phân biệt cho rõ: Cái người thông minh - khác mà cái người u tối - khác, đó mấy con!
Cái người mà đọc, thí dụ như đưa một cái bài như thế này họ đọc hoài họ không thuộc, đó là người u tối - thường thường ông bà chúng ta nói là người tối dạ. Nhưng cái người mà họ đọc bài không thuộc, chứ họ thông minh - có người thông minh, họ nhanh nhẹn, họ hiểu biết, họ dễ hiểu biết, nhưng nhiều khi họ đọc không thuộc.
Còn có người thì đọc thuộc, nhưng cũng không thông minh; chứ không phải là người nào đọc thuộc làu hết là thông minh, không phải! Nhưng có người thì thuộc làu mà thông minh, còn có người không thông minh. Cho nên, cái sự thông minh và cái sự nhớ dai có khác nhau, nó không có giống nhau.
(39:05) Thí dụ như ngày xưa ở bên Trung Quốc có những người rất thông minh; ở Việt Nam chúng ta như ông Lê Quý Đôn cũng là một nhà thông minh; nhưng mà cái thông minh của ông ta nó lại có cái nhớ dai trong đó. Còn cái ông Dương Tu ở bên Trung Quốc, ông cũng nhớ dai lắm; nhưng mà cái thông minh của ông - nó không thông minh - cho nên ông bị Tào Tháo giết chết.
Ông không có thông minh cho nên vì vậy mà ông hiểu được tâm ý của Tào Tháo, ông nói lên được cái tâm ý của Tào Tháo - Tào Tháo là con người nghi kỵ, người nào mà hiểu được tâm mình là giết - cho nên cái thông minh, ông không thấy vì vậy mà ông tự làm cái điều đó, ông đã tự chết mình, rất uổng một người có trí nhớ dai. Nghĩa là cái tác phẩm của Tào Tháo mà viết ra gọi là Tào Mạnh Đức Kinh thì ông chỉ đọc lướt qua thôi, rồi ông đọc làu làu - Tào Tháo quá tuyệt và Tào Tháo quá kinh.
Cũng như ông Lê Quý Đôn ở đất nước chúng ta, ông chỉ ra cái chỗ bán lịch, ông đọc hết cái cuốn lịch, ông về chép lại cho ông thân. Các con thấy một người nhớ dai mới làm được điều đó, chứ còn không nhớ dai thì không thể nào làm được điều đó.
Cho nên ở đây Thầy có phân biệt để chúng ta thấy một người nhớ dai - nghĩa là đọc qua thuộc làu - nhưng có thông minh; nhiều khi không (có) thông minh. Cho nên khi mà không nhận định được cái sự sáng suốt, bất kỳ nó đến một cái điều gì đó cuối cùng những nhà nhớ dai chưa hẳn đã là giải quyết được khỏi cái nhân quả của chính tự mình tạo ra nhân quả. Như ông Dương Tu, ông không hiểu, ông không thông minh, ông không biết đối tượng của ông là người như thế nào cho nên ông lầm; vì vậy mà ông nói rõ tâm ý của Tào Tháo thì Tào Tháo giết ông chết. Đó là cái người không thông minh!
Mà người thông minh là người như thế nào mà thông minh? Chẳng hạn là như người bây giờ mà chúng ta gọi là thần đồng, chưa học cái điều đó mà đã đọc được chữ - các con nghe báo chí có đăng một số thần đồng - là những người đó họ có cái sự tập tỉnh thức, rồi những người đó họ có huân học trong cái đời trước của họ, đời nay họ thông minh.
Vì vậy sự thông minh không hẳn là người nào cũng có thể thông minh. Nhưng chúng ta chịu khó học tập thì chúng ta sẽ thông minh, không có gì khó khăn hết, vì chúng ta học rồi cho nên chúng ta hiểu.
(41:54) Cũng như bây giờ người mà có trí thông minh, không có cái gì xảy ra cho họ - tai nạn - thì họ phải có Tam Minh! Bởi vì cái sự Tam Minh đó họ thấy trước được những sự việc cho nên họ không điên gì để cho nhân quả tác động cho họ, cho nên họ không xảy ra tai nạn, không xảy ra một cái điều gì cả.
Nhưng quy luật nhân quả thì tác động, nhưng mà họ bình an, họ không bị một cái gì xảy đến cho họ, cho nên họ là người thông minh, nghĩa là họ đoán trước được, họ biết trước được những sự việc, đó mới gọi là thông minh, cho nên gọi là Tam Minh, ba cái minh, ba cái trí thông minh, cho nên đó gọi là Tuệ, trí tuệ. Còn cái mà hiểu biết chúng ta gọi là tri kiến mà thôi.
Hôm nay các con hiểu được như vậy thì các con nên triển khai cái tri kiến, để rồi sau đó các con mới có được trí Tam Minh, tức là cái ba minh của mấy con.
Còn nếu bây giờ mấy con không triển khai tri kiến thì mấy con không ly dục ly ác pháp thì Tam Minh không bao giờ có. Muốn tu học thì phải tu học rất kỹ, làm rất kỹ như Thầy dặn mấy con, đừng lười biếng! Bởi vì Định Vô Lậu cũng giống như là Chánh Niệm Tỉnh Giác, phải siêng năng đi kinh hành mà người nào làm biếng thì chắc chắn là không tỉnh giác, còn người nào siêng năng thì sẽ có sức tỉnh giác. Còn khai triển tri kiến mà lười biếng thì các con không triển khai tri kiến được.
Cho nên những cái bài học hôm nay là triển khai được tri kiến của mấy con, phải ráng cố gắng! Mấy con đừng vội mà làm (cho xong) rồi nộp bài cho Thầy như học trò thì không phải đâu! Mấy con phải nhẩm đi nhẩm lại cái bài của mấy con rất nhiều.
Ở đây có một vài thầy, người ta làm suốt một tuần lễ, tính ra người ta không những làm bảy bài, mà người ta làm rất nhiều; mà mỗi lần làm vậy cứ đưa Thầy, nhờ Thầy đọc liền, giải quyết giùm. Thầy làm sao có thời giờ mà giải quyết được!
Cho nên mình đọc lại cái bài của mình, bất quá thì Thầy chỉ gợi ý thôi. Cho nên khi mà gợi ý thì mấy con cố gắng, khi làm bài thì nhớ đừng có nộp liền (cho) Thầy, mà đọc bài đó rồi đi gởi Thầy. Phải không? Các con nhớ điều đó!
Đã là xong cái vấn đề hướng dẫn, các con còn hỏi Thầy những gì cần hỏi thì mấy con hỏi để chúng ta triển khai thêm cái vấn đề mà học.
Con hỏi Thầy!
(44:21) Tu sinh: Dạ, bạch Thầy! Hồi nãy Thầy có dạy là những người ác thì gặp từ trường ác rồi cha mẹ ác sinh ra. Có những trường hợp cha mẹ hiền mà sinh con dữ đó Thầy?
Trưởng lão: À có!
Tu sinh: Dạ, vậy là những trường hợp đó thì sao Thầy?
Trưởng lão: À con, để Thầy nói cho nghe!
Bởi vì một cái hành động ác của một người nào đó nó sẽ có một từ trường, một từ trường phóng ra - cái hành động ác của người đó, con! Mà người đó cũng có những cái thiện, cũng có những cái ác.
Nhưng mà cái từ trường ác của họ phóng ra, phóng ra rồi nó tương ưng với một cái ác của một người nào đó, cho nên nó sinh ra trong cái ác. Nhưng trong gia đình đó ác mà đứa con này nó sẽ thiện. Vì cái từ trường đó nó hoàn toàn nó có một cái mà thôi. Con hiểu không?
Bây giờ Thầy nói lại để cho thấy nó rõ ràng hơn.
Cho nên đức Phật nói: "Pháp Trắng, pháp Đen". Nghĩa là có một đứa con ở trong gia đình ác mà nó là thiện, để nó trả những cái quả của nó làm điều ác. Cũng như bây giờ mấy con là một người thiện, nhưng mà lỡ mấy con tức giận mấy con làm cái điều gì ác thì cái từ trường ác đó nó sẽ đi tái sinh làm con người nó tương ưng với cái người ác đó. Nhưng mà vì trong cái từ trường của người đó họ vô tình làm cái chuyện ác đó; chứ chưa phải họ đã muốn ác.
Chẳng hạn như bây giờ chúng ta đi - sự tu tập của chúng ta - đạp con ốc chết, phải không? Cái từ trường mà đạp con ốc chết vẫn ác chứ?! Cho nên vì vậy nó phải tương ưng vào cái chỗ bị giết hại mà nó sanh, có phải không? Do (đó) nó sinh (ra) trong một cái gia đình ác, nhưng mà vì cái ác đó nó vô tình cho nên nó trả cái quả của nó, nhưng nó vẫn thiện. Cho nên có đứa con tốt trong cái gia đình ác.
(46:16) Mà có những đứa con ác trong gia đình tốt là vì cái nhân quả nó luôn luôn nó có; cho nên bây giờ có người sinh ra, sinh ra trong một cái gia đình đó rất là thiện có đạo đức nhưng đứa con đó lại phá phách này kia nọ, ăn cắp, lấy tiền của cha mẹ. Con hiểu chỗ đó chưa?
Cái đứa con đó nó xấu, nó ác, cha mẹ rầy gì cũng không được. Như vậy rõ ràng là đứng trong nhân quả nhìn: Cha mẹ cái người này đã làm một cái điều ác, đã có điều ác nợ với cái người này cho nên đứa con đó sinh ra để mà trả, để mà trả.
Thì cái nhân quả trả vay như vậy đó, do cái tương ưng như thế nào trong cái nhân quả đó - chẳng hạn bây giờ Thầy làm cái điều gì đó tương ưng, nó tương ưng với cái gia đình đó, nó sinh làm đứa con. Nhưng mà cái từ trường ác Thầy nó tương ưng với người đó thôi; cái người đó cũng có cái sự tương ưng với cái hành động mà vay trả, vay trả của cái nghiệp của Thầy trong cái quá khứ của Thầy.
Chẳng hạn bây giờ cái hành động của Thầy nó xuất phát từ cái hành động ác, nó sinh ra làm đứa con của người kia, nhưng người kia trong đời trước có vay nợ với Thầy với điều kiện gì đó, cho nên cái từ trường ác Thầy nó đến đây nó báo người đó, nó làm cho người đó phải khổ sở để trả cái quả đó.
Còn không thì đứa con này nó sinh ra, nó rất là hiếu hạnh, nó lo lắng, nó làm ăn, cha mẹ dạy bảo gì nó nghe. Tức là do hành động của Thầy nó có vay nợ với ông kia cho nên nó tương ưng từ cái nợ nhau. Bây giờ Thầy vay nợ ông kia, Thầy thiếu nợ ông kia, cho nên cái từ trường của Thầy, Thầy làm một cái điều kiện gì đó ác, nó tương ưng với ông ta, cho nên bây giờ cái hành động thiện ác của Thầy sinh làm đứa con của ông ta.
Rồi đứa con đó nó phải trả cái nợ bởi vì Thầy vay cái nợ với ông ta - ví dụ Thầy vay cái nợ của ông ta - cho nên cái từ trường của Thầy nó sinh ra, nó làm đứa con của ông ta, nó siêng năng làm lụng nó luôn luôn hiếu hạnh lo lắng cho cha mẹ, dù cha mẹ nghiện rượu đánh đập nó cách gì, nó cũng thương ông ta, nó lo cho ông ta bà ta hết. Nghĩa là xua đuổi nó cách gì nó cũng lao cái đầu vô nó lo. Cũng như nó thay Thầy, bởi vì cái từ trường của Thầy mà, nó thay Thầy để nó trả nợ đó cho ông ta. Con hiểu không?
Còn không thì nó sẽ phá hoại, nó xài xể, nó lấy tiền, lấy của; ông bà cho nó ăn học mà nó trốn học nó đi chơi, rồi nó ăn cắp tiền của, rồi nó lấy xe nó chạy đua nó gây ra tai nạn đủ thứ, ông bà đủ thứ khổ. Đó là ông bà nợ Thầy, cho nên cái từ trường ác của Thầy sinh làm đứa con ông ta, thì ông ta phải trả cái nợ đó bằng cách như vậy.
Con thấy cái nhân quả nó không có sai một chút nào hết, nó phải tương ưng nhau. Chẳng hạn là như bây giờ Thầy có nợ với một người nào đó, nợ trong cái đời trước nào đó trong cái duyên nào đó, bây giờ cái từ trường ác của Thầy tương ưng nó làm con ông đó để nó trả nợ. Con hiểu chỗ đó, con sẽ hiểu được nhân quả.
Rồi con còn hỏi điều gì thêm không? Có hỏi gì không con?
(49:44) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con nghe Thầy nói về từ trường mà con tưởng tượng như cái từ trường là luồng khí đó Thầy (49:51) …
Trưởng lão: Nó không phải cái từ trường, tại cái danh từ Thầy đặt - nó vô hình. Bởi vì con thấy: Thầy chửi người ta, con thấy âm thanh Thầy chửi, lòng tức của Thầy nhưng mà cái lực của nó không phải là không khí, nó không phải là cái luồng gì hết, nó vô hình vô cùng, nhưng nó có trong không gian chúng ta.
Bởi vì nó không có sao được! Con cứ thấy những cái hình ảnh nó cũng còn lưu lại. Cũng như bây giờ cái lớp học chúng ta vậy, nhưng một ngàn năm sau nó cũng còn mấy con ngồi hoài, nó đâu có mất. Cho nên người vào Tam Minh, người ta thấy lại cái hình ảnh cụ thể rõ ràng.
Bây giờ cả ngàn năm rồi, hai ngàn mấy trăm năm mà đức Phật ngồi lúc bây giờ giảng đạo, thì đức Phật còn trẻ chứ chưa già, mới đi ra thuyết giảng, hình ảnh trẻ nó vẫn còn như thường. Rồi cái hình ảnh mà sắp sửa Niết Bàn, tám mươi tuổi rồi, nó cũng còn, cái hình ảnh ông già nó cũng còn vậy, nó đâu mất, nó đâu có xóa đâu.
Thì cái đó Thầy không biết nói sao, không biết mà như thế nào Thầy cũng đâu có hiểu, Thầy cũng không hiểu mà nói cho mấy con được. Thầy thấy biết mà Thầy nói sao được. Nhưng mà nó không có cái luồng không khí! Nó như cái dòng điện, nó như thế nào?! Bởi vì cái dòng điện mà nó đi trong cái dây đồng mình cũng đâu có biết làm sao mà nó cháy đèn, phải không? Mình nói đâu có được cái này, Thầy đâu có nói được! Nhưng mà nó có, chứ nó không có sao được!
Mình ví dụ những cái nó cụ thể như vậy, cũng như bây giờ không khí của chúng ta có nhiều cái vô hình của nó, nó pha trộn trong này nhiều lắm, những chất bẩn cũng có, những cái chất thanh tịnh cũng có trong này, nó đủ thứ lộn xộn. Mặc dù mình hít thở mình sống như vậy, chứ thật ra ở trong đó nó có nhiều lắm.
Cho nên cái từ trường chỉ là một danh từ mượn theo khoa học nói cho nó có vẻ, chứ Thầy chưa biết danh từ để gọi nó; chưa có biết cái danh từ mà gọi nó, nhưng mà mường tượng, mường tượng.
Cũng như con thấy cái nam châm, để miếng sắt đây nó có sức hút, cái sức hút đó mình đâu có thấy được mà sao nó hút cái mảnh sắt được, con hiểu chỗ đó - thì mình gọi là từ trường của nam châm. Mình nói một lời nói ác thì từ trường nó phóng ra, mình nói một lời nói thiện từ trường nó phóng ra, cái ý của Thầy thôi mà giữ thanh thản an lạc vô sự nó phóng ra cái từ trường đó. Con hiểu không?
Nói từ trường để mình mường tượng nó giống như cái từ trường của nam châm, từ trường của điện, từ trường của năng lượng mặt trời. Tất cả những cái đó đều có từ trường. Cũng như cái lá cây nó phóng xuất ra cái dưỡng khí, cái thoáng khí của nó, nó phóng xuất ra nhưng cái hình ảnh đó mắt mình không thấy được, làm cho mình không có cụ thể, nhưng mà nó vẫn có. Cho nên vì vậy mà các nhà khoa học người ta có máy móc, người ta đo được, mình thì không được.
Rồi, con hỏi Thầy!
(52:33) Tu sinh: Mô Phật, kính bạch Thầy! Nói về từ trường, tuy là nó không hình tướng nhưng mà có thể biết được, ví dụ như là - con nghĩ - như là có một nơi nào đó chiến tranh, nếu mà họ giết chóc nhiều, số lượng người chết đông, nhưng mà lâu thật lâu mấy chục năm đi nữa khi mà mình đi tới đó tự nhiên người bị rợn lên, nó sợ, cũng như cái từ trường nó lạnh, nó nóng làm sao đó?
Hoặc là ví dụ như một cái làng, một cái chỗ đó mình lên có bọn cướp ở đó, nhưng mà lúc đó mình đến mình không biết, mà tới đó mình vẫn sợ, thì tự nhiên từ trường khác làm cho mình sợ mà mình không thấy được từ trường đó. Nhưng mà đi tới đó tự nhiên mình sợ. Thì nó…
Trưởng lão: Cái đó là qua cái sự giao cảm của con trong cái khoảng không gian đó, nó có cái ảnh hưởng rất lớn là tại vì mặc dù con không tiếp nhận nhưng mà vì ở đó nó còn cái sát khí cái chỗ mà người ta chết, nó rờn rợn.
Cũng như bây giờ Thầy nói con đi qua cái đồng mả đi, người ta đem chôn nhiều người chết ở đó, mình đi ngang mình cũng nghe rờn rợn tại vì cái cảm nhận của mình qua cái tưởng của mình, nó cảm nhận nhưng nó không rõ ra, nó cảm nhận cái sự sợ của nó, cho nên hầu như bản chất của chúng ta sợ thì nó có cái đó, còn không sợ thì nó bình thường.
Từ trường này nó không phải như vậy, cái đó là sự giao cảm giữa mình với cái bầu không khí, cái địa điểm đó. Còn cái từ trường này nó là cái nghiệp rồi, thành ra nói nó tương tự để cho chúng ta hiểu thôi. Nó giống như cái từ trường của nam châm, nó không phải sợ ai hết, nhưng mà nó vẫn có ở trong không gian chúng ta.
(54:17) Bởi vì, người nào nói nó cũng phóng ra, người nào làm cái hành động thiện ác nó cũng phóng xuất ra; nhờ cái sự đó mà tiếp nhận được sự sống của chúng ta. Chứ nếu mà không có sự đó thì không tiếp nhận sự sống của chúng ta được. Nó là cái môi trường sống mà! Cái này phóng xuất ra để cho cái kia sống. Cho nên nó luân chuyển sống, bởi vậy nó cứ thiện ác thiện ác hoài, nó không bao giờ hết.
Nhưng mà ông Phật dạy chúng ta sống không còn thiện ác nữa cho nên từ đó cái từ trường đó nó lại khác lạ với tất cả từ trường trong môi trường sống của chúng ta. Vì môi trường sống của chúng ta là môi trường nhân quả, cái môi trường nhân quả cho nên nó phóng xuất như vậy.
Nhưng mà từ cái chỗ biết tu thì cái từ trường chúng ta phóng xuất ra là cái từ trường thanh thản an lạc vô sự, nó sẽ không còn ở trên cái môi trường sống này, nó không còn ở trong môi trường sống này nữa. Vì nó không tương ưng nhau được nữa, nó không tái sanh, cho nên nó không sống trong môi trường này nữa mà nó không ngoài cái không gian này - cho nên nó ra ngoài nhân quả.
Con nghe một người tu là người ta làm chủ nhân quả tức là người ta ra ngoài nhân quả rồi. Hiểu không? Ra ngoài nhân quả tức là cái môi trường thiện ác nó không còn có nữa. Cho nên con thấy thanh thản là con ra ngoài khỏi - con giữ tâm thanh thản con ra ngoài khỏi.
Con thấy ở trong không gian chúng ta nó có cái trạng thái thanh thản, trạng thái mà không tham sân si. Đó là cái từ trường thanh thản của nó, từ trường thanh thản nó không bị quy luật của nhân quả, cho nên Thầy nói nó ra ngoài khỏi cái môi trường sống của chúng ta.
Cho nên từ khi Thầy chết rồi nó đâu còn tái sinh được nữa, các con hiểu? Thầy muốn tái sinh thì phải tập tham, sân, si trở lại. Thầy nói như vậy mấy con hiểu! Bởi vì mình mới lọt vô cái môi trường nó mới sinh được; còn mình ở ngoài cái môi trường đó thì nó không sanh.
Mà bây giờ Thầy đang tập ở ngoài môi trường và cuối cùng Thầy đã sống ở ngoài môi trường rồi. Mà sống ở ngoài môi trường thì mới làm chủ được cái nhân quả của nó. Cho nên bây giờ thân Thầy đau, Thầy bảo hết thì nó hết, các con hiểu không?
(56:19) Mà thân Thầy muốn chết, bảo nó chết thì nó chết, tức là Thầy ra ngoài cái nhân quả rồi. Còn bị trong quy luật của nhân quả thì nó muốn chết chúng ta cãi không được; mà nó muốn sống thì mình nằm la liệt đó, nó để cho chúng ta cũng sống vậy - cho nên chúng ta bị quy luật nhân quả!
Còn chúng ta ra ngoài quy luật nhân quả; vì ra ngoài quy luật nhân quả cho nên chúng ta phải có một từ trường khác, nó không có cái từ trường ở trong cái từ trường này - cái từ trường của nhân quả.
Cho nên học cái bài nhân quả, chúng ta phải thấu rõ là chúng ta đang sống ra ngoài quy luật của nhân quả - là chúng ta giữ tâm bất động đó mấy con! Động một chút là còn ở trong quy luật của nhân quả; không động là chúng ta ra khỏi quy luật nhân quả. Bởi vậy nó tuyệt vời, nó hay - tại sao ông Phật biết được chỗ này mà dạy chúng ta tu hành!
Cho nên chúng ta phải cố gắng tu học, như vậy mới đúng. Biết được, biết được chúng ta không cần tới thần thông phép tắc gì cả, mà chỉ cần tâm chúng ta thanh thản an lạc vô sự, đó là cái chân lý thật sự của đạo Phật - ra khỏi cái môi trường đau khổ này. Đó thì mấy con thấy ra khỏi cái môi trường đau khổ này. Con hiểu chưa?
(57:25) Tu sinh: Mô Phật, kính bạch Thầy! (57:28) … Nhìn quả hiện tại, biết nhân trước của họ, hoặc nhìn nhân họ đang gieo trồng biết quả trong tương lai. Nhưng mà có nhiều cái, ví dụ như con biết có chỗ mà có những cặp vợ chồng họ có thể sống với nhau lâu mà không có con; như vậy thì nói về luật nhân quả hoặc là nói về cái trí nhà Phật thì những người đó là họ hết nợ, không có nợ với con cái. Nhưng mà nếu hết nợ thì họ sẽ vui vẻ sống thanh thản an lạc, còn ngược lại những người đó thì họ khổ và buồn rầu suốt kiếp suốt đời luôn!
Trưởng lão: Không phải đâu con! Tại cái nhân quả của họ. Họ đã làm một cái điều, thí dụ như bây giờ - con - Thầy đặt thành vấn đề về nhân quả, con làm bác sĩ con móc thai người ta đi thì cái duyên đó con sẽ không còn có con nữa, chứ đâu phải là không đâu! Cho nên để cho con sống khổ cho con biết là không có con nó cũng khổ, chứ đâu phải không! Con móc con thiên hạ thì con phải không có con chứ sao! Phải không? Cái điều đó là mình làm một cái điều gì đó mình mới sống vợ chồng mà không có sinh con được.
Thì như vậy là rõ ràng là về hạnh phúc gia đình thì vợ chồng phải có con có cái với nhau, nương tựa nhau, nó mới thấy cái hạnh phúc của họ. Cái hạnh phúc theo dục, nó đau khổ nhưng mà họ vẫn thấy vui. Còn bây giờ con cũng sống như thiên hạ, mà giờ không con, con mới rầu rĩ: "Trời đất ơi! Mình không có đứa trẻ nào nó nói thỏ thẻ, nghe buồn khổ ghê gớm!" Có phải không? Bởi vì nó là tư tưởng thế gian mà! Chứ đâu phải tư tưởng của một ông Thầy tu. Biết tu đâu mà sống độc cư một mình. Cho nên càng không có trẻ con ở trong nhà nó mới càng buồn rầu đó chứ!
Cho nên những cái này do nhân quả tạo - kêu là tiệt chủng đó! Chứ không phải không đâu, nó trổ - nhân quả mà đâu tránh khỏi! Mình làm điều gì thì mình phải - tại sao người ta con bầy con đống, mà mình không có đứa nào? - Cho nên mình do cái nhân gì quả gì, mà bây giờ mình mới gánh chịu. Nó cũng nằm trong quy luật nhân quả mà mình lại khác người ta thì nó hành hạ mình chứ đâu phải! Nó trị mình đó, kêu là nó trị tội mình.
Đó! Thì theo những cái ví dụ như vậy con biết nhân quả nó không tha ai đâu. Còn với mấy người tu hành mà như mình tu đúng pháp của Phật, sống độc cư, sống không gia đình, không gì hết là do mình đi ra khỏi cái quy luật của nhân quả. Còn cái này sống vợ chồng đàng hoàng mà không đẻ ra thì chắc mấy người đó muốn chết rồi. Đó nó sai rồi, mấy con hiểu không?
Rồi bây giờ các con muốn hỏi Thầy gì nữa không?
HẾT BĂNG